Exw-la-gi-00.jpg

Những ai làm trong ngành dịch vụ Logistics – xuất nhập khẩu thì chắc chắn không còn xa lạ gì đối với thuật ngữ EXW. Vậy khái niệm EXW là gì? Những điều kiện của EXW như thế nào? Cần lưu ý gì khi sử dụng EXW Incoterms?… Hãy cùng tìm câu trả lời ngay trong bài viết hữu ích này của Finlogistics nhé!

Exw-la-gi
Điều khoản EXW là gì?


 

Tìm hiểu khái niệm EXW là gì?

EXW là gì? Được viết tắt từ cụm từ Ex-works, EXW được hiểu là giá xuất xưởng hoặc giao hàng tại xưởng. Đây cũng là một trong những điều khoản cơ bản mà Bộ quy tắc thương mại quốc tế sử dụng cho tất cả những hình thức vận tải hiện nay, bao gồm: đường biển, đường hàng không, đường sắt,… (Incoterms 2020)

Theo đó, người bán sẽ phải bàn giao hàng hóa tại nhà máy hoặc kho xưởng, còn người mua sẽ phải chịu trách nghiệm với những công việc liên quan còn lại như: sắp xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải; book tàu, máy bay;… EXW Incoterms thông thường sẽ đi kèm cùng với địa chỉ giao hàng là tại kho xưởng.

Trong Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract), điều khoản EXW sẽ được dẫn chiếu với địa chỉ giao hàng của phía người bán (kho xưởng thường là địa điểm thường được sử dụng nhiều nhất), với cấu trúc như sau: EXW + Địa chỉ giao hàng + Incoterms.

Exw-la-gi
Giải nghĩa EXW là gì

Sử dụng điều kiện EXW Incoterms như thế nào?

Những nghĩa vụ và điều kiện mà người mua và người bán nên quan tâm của điều khoản EXW là gì?

  • Người mua làm thủ tục Hải Quan nhập khẩu, còn thủ tục xuất khẩu sẽ do người bán lo
  • Việc thuê những phương tiện để vận chuyển hàng hóa sẽ do người mua lo
  • Người mua sẽ phải trả trước cước phí đường biển hoặc đường bay
  • Phí Local Charge đầu đến và đi cũng do người mua trả
  • Người bán phải nhắc nhở về điều kiện EXW từ đầu cho người mua làm theo, để hạn chế rủi ro không đáng có
  • Địa chỉ giao hàng thường sẽ là kho xưởng của người bán
  • Người mua sẽ phải chịu những chi phí rủi ro phát sinh khi bốc dỡ, sắp xếp hàng hóa
  • Người mua sẽ không phải nhận rủi ro, nếu như hàng hóa vẫn đang nằm trong kho xưởng của người bán
  • Không bắt buộc phải có bảo hiểm cho hàng hóa, những để đảm bảo thì người mua nên chuẩn bị thêm bảo hiểm để phòng những trường hợp không mong muốn xảy ra
Exw-la-gi
Điều khoản EXW Incoterms sử dụng ra sao?

Trách nhiệm và rủi ro của các bên liên quan trong điều kiện EXW là gì?

Đối với người bán

  • Chuẩn bị hàng hóa đầy đủ và cung cấp chứng từ liên quan cần thiết theo như thỏa thuận ban đầu trong hợp đồng
  • Phải thông báo địa chỉ, thời gian giao hàng và thực hiện đúng theo hợp đồng đã ghi
  • Hỗ trợ cho người mua nếu gặp những vấn đề phát sinh trong quá trình làm thủ tục Hải Quan nhập khẩu
  • Chịu tất cả những chi phí phát sinh và tình huống rủi ro cho đến khi hàng hóa được bốc lên phương tiện vận tải
  • Không phải chịu chi phí bốc xếp hàng nếu như không ghi trong hợp đồng

Xem thêm: Incoterms là gì và đóng vai trò quan trọng như thế nào năm 2024?

Đối với người mua

  • Nhận hàng hóa đúng địa chỉ mà hai bên đã thỏa thuận từ đầu trong hợp đồng.
  • Thanh toán chi phí hàng hóa và chịu tất cả những rủi ro phát sinh trong quá trình nhận hàng
  • Chịu những khoản chi phí nhập khẩu, Hải Quan, quá cảnh, thông quan,.. của lô hàng
Exw-la-gi
Người bán và người mua đều có trách nhiệm và rủi ro khi sử dụng EXW

Một vài chú ý quan trọng khi sử dụng Ex WORKs là gì?

Người mua và người bán cần lưu ý một số điều khi sử dụng điều kiện Ex works trong Incoterms:

  • Hai bên chỉ cần thực hiện đúng những điều khoản ghi trong hợp đồng, còn những vấn đề khác sẽ bổ sung thêm nếu muốn thay đổi điều kiện
  • Nếu người mua không xử lý trực tiếp thủ tục xuất khẩu hoặc gián tiếp tham gia thì không nên sử dụng điều kiện EXW Incoterms, bởi vì người bán sẽ phải chịu nhiều chi phí và rủi ro phát sinh
  • Cần ghi rõ thông tin như: địa chỉ giao, chi phí và rủi ro trong quá trình giao hàng
  • Người bán không cần phải tham gia vào việc bốc xếp hàng hóa, những có thể giúp bằng cách nhận chi phí hỗ trợ nếu được yêu cầu
  • Người mua hạn chế cung cấp thông tin về hàng hóa cho người bán, nhưng người bán lại cần biết những thông tin nhằm tính thuế và lập báo cáo bán hàng
  • Người mua phải trực tiếp giao dịch, nếu muốn áp dụng EXW, nếu không thì tất cả đều không được thực hiện
  • Hàng hóa rời khỏi kho xưởng thì người bán sẽ không phải chịu bất kỳ rủi ro liên quan nào, vì vấn đề đó đã được chuyển hết sang người mua.
  • Cần đưa ra điều kiện hợp lý trong hợp đồng để có thể thỏa thuận những điều kiện này, nếu không thì sẽ khá bất lợi đối với người mua và có lợi cho người bán.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc “EXW là gì?” và những vấn đề xung quanh việc áp dụng điều khoản EXW vào việc giao nhận – vận chuyển hàng hóa. Nếu bạn có nhu cầu thực hiện vận chuyển hoặc nhờ dịch vụ Logistics để thông quan hàng hóa, hãy liên hệ cho Finlogistics. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng một cách tận tâm, nhanh chóng và tối ưu nhất!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

EXW là gì?

Bài viết gợi ý:


Incoterm-la-gi-00.jpg

Tìm hiểu nội dung Incoterm là gì chính là bước đầu tiên khi tham gia học tập và làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Có nhiều người đã nghe và tiếp xúc nhiều với thuật ngữ này, thế nhưng để áp dụng đúng vào trong thực tế lại không mấy dễ dàng. Trong bài viết sau của Finlogistics, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Incoterm là gì và những thuật ngữ liên quan chi tiết về các điều khoản quan trọng này nhé!!!

Incoterm là gì?
Incoterm là gì?


 

Incoterm là gì?

Định nghĩa

Incoterm bao gồm các điều khoản thương mại quốc tế chuẩn hóa, được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ công nhận và sử dụng. Nội dung của Incoterm liên quan đến hai trọng điểm:

  • Trách nhiệm giữa bên bán và bên mua
  • Vị trí chuyển giao trách nhiệm, rủi ro, chi phí từ bên bán sang bên mua

Incoterm sẽ do phòng Thương mại Quốc tế (ICC – International Chamber of Commerce) phát hành. Bộ quy tắc này được xuất bản bằng nhiều ngôn ngữ và được sử dụng phổ biến nhất trong Tiếng Anh. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo Incoterm 2000, 2010, 2020 bằng Tiếng Việt từ chính đơn vị xuất bản tại Việt Nam.

Ở Incoterm 2010, Incoterm được chia thành 11 điều, nằm trong 4 nhóm E, F, C, D cụ thể như sau:

  • Nhóm E: ExW (ExWork) giao hàng tại xưởng
  • Nhóm F: FOB (Free On Board), FCA (Free Carrier), FAS (Free Alongside)
  • Nhóm C: CRF (Cost & Freight), CIF (Cost Insurance & Freight), CPT (Carriage Paid To), CIP (Cost Insurance Paid to)
  • Nhóm D: DAT (Delivered at Terminal), DAP (Delivered at Place), DDP (Delivered Duty Paid)

Điểm khác biệt của phiên bản 2020 và 2010 trong Incoterm là gì:

  • Giải thích cụ thể về Incoterm ở phần giới thiệu
  • Bổ sung điều kiện DPU (thay thế cho DAT)
  • Thay đổi mức bảo hiểm ở điều kiện CIFCIP
  • Thêm quy định Onboard vận đơn ở điều khoản FCA
  • Sắp xếp nghĩa vụ của từng bên, làm rõ nội dung của nghĩa vụ giao hàng và phân chia rủi ro
  • Quy định phân chia chi phí có sự thay đổi và di dời sang mục A9/B9
Incoterm là gì?
Incoterm là gì?

Xem thêm: Thông tin cần biết về Shipping Mark trong xuất nhập khẩu năm 2024

Mục đích

Incoterm ra mắt nhằm làm rõ điều kiện thương mại quốc tế. Qua đó, phân chia trách nhiệm, rủi ro, chi phí trong quá trình chuyển giao hàng hóa từ phía bán sang bên mua. Nhờ có Incoterm, các bên tham gia giao dịch có thể đạt được thống nhất. Đồng thời giảm thiểu tranh chấp phát sinh do sự bất đồng, hiểu sai về quyền lợi và nhiệm vụ.

Trường hợp không có Incoterm, các bên tham gia sẽ phải đàm phán và thống nhất từng chi tiết, dẫn kiến kéo dài thời gian thương thảo, hợp đồng cũng sẽ trở nên dài dòng, không có trọng điểm. Thay vào đó, Incoterm mang đến một bộ quy tắc với điều kiện kèm theo. Khi đã lựa chọn điều khoản nào thì xem như đã đồng ý với những điều kiện đính kèm đó.

Những điểm cần lưu ý về Incoterm là gì?

Không mang tính bắt buộc

Khi tham gia ký kết, bạn cần lưu ý vai trò của Incoterm là gì? Đầu tiên, Incoterm không phải luật pháp, do đó nó không mang tính bắt buộc. Incoterm là tập quán thương mại được nhiều bên áp dụng. Vì thế bạn có thể sử dụng quy tắc trong Incoterm để tham khảo. Chỉ khi nào cả bên bán và mua đồng ý với điều kiện nào đó trong Incoterm. Sau đó đưa vào văn bản ký kết. Lúc này nội dung của Incoterm mới được áp dụng và mang tính ràng buộc.

Nhiều phiên bản hiện hành

Thực tế, Incoterm có nhiều phiên bản và các phiên bản sau không phủ nhận hiệu lực của phiên bản trước. Phiên bản Incoterm được ban hành vào năm: 1936, 1953 (Sửa đổi vào năm 1967 & 1976), 1980, 1990, 2000, 2010 và 2020. Điều này đòi hỏi khi sử dụng Incoterm trong giao thương quốc tế, bạn cần hiểu rõ quy tắc của từng phiên bản Incoterm là gì. Để từ đó có thể đối chiếu, xác định nhiệm vụ và quyền lợi các bên.

Incoterm là gì?
Incoterm là gì?

Xem thêm: Bill of Lading đóng vai trò gì trong xuất nhập khẩu đường biển?

Chỉ tham gia xác định vị trí di chuyển rủi ro

Incoterm được dùng để xác định vị trí chuyển giao trách nhiệm, rủi ro, chi phí giữa người bán và người mua. Những nội dung khác liên quan đến quyền sở hữu hàng hóa, biện pháp xử lý khi vi phạm hợp đồng không được bao gồm. Do đó, những vấn đề này nên được thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng.

Hy vọng bài viết này đã phần nào giúp bạn hiểu rõ những điều kiện và nội dung quan trọng ở trong Incoterm là gì. Hãy tìm hiểu các quy định quốc tế trước khi tham gia mua bán, để hoạt động trao đổi hàng hóa thương mại diễn ra thật thuận lợi. Hoặc hãy liên hệ với Finlogistics để tìm hiểu thêm và được tư vấn về quy trình xuất nhập khẩu cũng như những giấy tờ, thủ tục Hải Quan liên quan nhé!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Incoterm là gì?

Θ Bài viết gợi ý:


CIF-la-gi-00.jpg

Thuật ngữ CIF được sử dụng nhiều trong ngành Logistics, đây là một trong những điều kiện để giao hàng quan trọng và phổ biến đối với những người làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Vậy định nghĩa CIF là gì? Trách nhiệm của người mua và người bán như thế nào? CIF có khác gì so với điều kiện giao hàng khác? Cùng Finlogistics tìm hiểu chi tiết ở bài viết bổ ích dưới đây nhé!!!

CIF là gì?
CIF là gì?


 

Định nghĩa của CIF là gì trong hoạt động xuất nhập khẩu?

Vậy nên hiểu CIF là gì? CIF chính là viết tắt của Cost, Insurance và Freight (tiền hàng, bảo hiểm và cước phí). Đây là một trong những điều khoản ở trong Incoterm.

Theo như điều kiện CIF – Incoterm năm 2020, phía người bán sẽ phải chịu trách nhiệm khi thông quan hàng hóa tại cảng đi, đồng thời xếp dỡ hàng hóa lên tàu và chi trả cước phí, bảo hiểm tối thiểu,… Phía người bán cũng sẽ chi trả những khoản chi phí, tiền bảo hiểm liên quan trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

Tuy nhiên, những rủi ro vẫn được chuyển sang cho người mua, ngay tại thời điểm hàng hóa bắt đầu được đưa lên tàu. Khi xảy ra sự cố ngoài ý muốn trên tuyến đường vận chuyển, người mua có thể đứng ra đòi bảo hiểm bồi thường. Đặc biệt, các điều khoản CIF chỉ được áp dụng riêng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa.

Trách nhiệm của hai bên trong CIF là gì?

Cung cấp hàng hóa

Người bán sẽ có trách nhiệm giao hàng hóa và cung cấp những chứng từ, giấy tờ quan trọng, ví dụ như: Invoice, B/L,

Người mua sẽ có trách nhiệm thanh toán đầy đủ phí mua hàng đúng như quy định đã nêu rõ trong Hợp đồng Sales đã ký kết giữa hai bên. Mỗi bên đều phải biết trách nhiệm của mình trong các điều khoản CIF là gì.

Giấy phép và thủ tục

Người bán sẽ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ chứng từ, giấy phép xuất khẩu cùng những giấy tờ ủy quyền hợp lệ  từ địa phương cho lô hàng hóa được xuất khẩu. Người mua sẽ có trách nhiệm làm các thủ tục thông quan Hải Quan cho lô hàng đó, đồng thời xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa.

Hợp đồng bảo hiểm và chi phí vận chuyển

Người bán sẽ có trách nhiệm ký Hợp đồng bảo hiểm và chi phí vận chuyển của lô hàng đó đến cảng đích đã được chỉ định. Người mua sẽ không có trách nhiệm ký kết những hợp đồng vận chuyển chính, cũng như cũng không phải ký hợp đồng bảo hiểm cho hàng hóa. 

CIF là gì?
CIF là gì?

Giao hàng và nhận hàng

Người bán sẽ có trách nhiệm giao hàng hóa tại cảng đích đã được chỉ định. Đây chính là một trong những điều cơ bản của điều khoản CIF. Người mua cũng sẽ có trách nhiệm nhận hàng hóa từ phía người bán tại cảng đã được chỉ định bên trong hợp đồng.

Chuyển giao rủi ro

Việc chuyển giao rủi ro trong các điều khoản CIF là gì? Những rủi ro sẽ được chuyển giao từ người bán sang người mua sau khi toàn bộ lô hàng đã được giao qua lan can tàu. Từ đây, người mua sẽ tiếp nhận rủi ro xảy ra khi hàng hóa đã được giao hết xuống boong tàu.

Cước phí

Người bán sẽ chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ các chi phí để đưa hàng hóa lên tàu, vận chuyển đến cảng dỡ, cũng như khai báo Hải Quan, làm bảo hiểm và đóng thuế phí xuất khẩu,…

Người mua sẽ có trách nhiệm thanh toán những khoản chi phí phát sinh, sau khi lô hàng đã được giao lên tàu. Ngoài ra, người mua sẽ phải đóng thuế nhập khẩu, cũng như làm thủ tục Hải Quan nhập khẩu cho lô hàng hóa đó.

Bằng chứng giao hàng

Người bán có trách nhiệm giao những chứng từ gốc, ngay sau khi lô hàng đã được giao lên tàu. Người mua sẽ chấp nhận những giấy tờ, chứng từ được chuyển giao từ bên người bán, dưới hình thức phù hợp nhất.

Kiểm tra hàng

Người bán sẽ tiến hành thanh toán tất cả các chi phí cho việc kiểm kê hàng, quản lý chất lượng, đóng gói hàng hóa,… Người mua sẽ có trách nhiệm chi trả cho những chi phí về công tác kiểm dịch tại quốc gia xuất khẩu,…

Sự khác biệt giữa điều khoản FOB và CIF là gì trong Logistics?

CIF và FOB là hai điều kiện giao hàng thường xuyên được sử dụng nhất trong vận tải biển hiện nay. Vậy sự khác biệt chính giữa FOB và CIF là gì? Một vài điểm khác có thể kể tới như:

  • Điều kiện bên trong Incoterm: Điều kiện giao hàng của FOB (Free on Board) là giao hàng lên tàu / Điều kiện giao hàng của CIF (Cost, Insurance, Freight) là tiền hàng, bảo hiểm và cước tàu. 
  • Bảo hiểm: Với CIF, người bán sẽ có trách nhiệm ký kết hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng hóa xuất khẩu / Với FOB thì người bán không cần phải mua bảo hiểm.
  • Trách nhiệm vận tải thuê tàu: Với FOB, người bán không có trách nhiệm phải thuê tàu mà người mua sẽ chịu trách nhiệm phần này/ Với CIF, người bán sẽ chịu trách nhiệm tìm kiếm tàu vận chuyển. 
  • Địa điểm cuối cùng để kết thúc bản hợp đồng: Với CIF, bên mua phải có trách nhiệm “cuối cùng” tới khi hàng hóa đã qua đến cảng dỡ hàng (cảng đích).
CIF la gi 03 Finlogistics https://finlogistics.vn
CIF là gì?

Xem thêm: Nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc gồm những bước như thế nào?

Trên đây là tất cả những thông tin, nội dung hữu ích nếu bạn muốn hiểu hơn điều khoản CIF là gì. Hy vọng rằng bài viết trên có thể giúp bạn tích lũy thêm những kiến thức cần thiết về hoạt động xuất nhập khẩu.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi khó nào, quý khách hàng và doanh nghiệp có thể gửi về cho đội ngũ tư vấn viên của Finlogistics thông qua phần liên hệ phía bên dưới. Chúng tôi rất sẵn lòng để giúp đỡ quý khách hàng và doanh nghiệp một cách nhanh chóng, tận tình và uy tín nhất!!!


Dieu-khoan-FOB-la-gi-00.jpg

Thuật ngữ FOB đã không còn quá xa lạ đối với những người làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Nếu hiểu rõ FOB sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể lựa chọn đúng hình thức giao hàng phù hợp. Vậy định nghĩa về FOB là gì? Hãy đi tìm hiểu chi tiết hơn thông qua bài viết sau đây cùng với Finlogistics nhé!!!

FOB là gì?
FOB là gì?


 

Thuật ngữ FOB trong xuất nhập khẩu là gì?

FOB là chữ viết tắt tiếng Anh của Free on Board (hay còn gọi là Freight on Board). Thực chất, FOB chỉ là tên của một điều khoản giao hàng bên trong Incoterm. Đây cũng được hiểu như là một điều kiện giao hàng cần thiết, nhằm chuyển đổi trách nhiệm hàng hóa của bên bán cho bên vận chuyê khi hàng hóa của họ đã lên boong tàu.

Sau khi hàng hóa đã được vận chuyển lên boong tàu, thì mọi vấn đề liên quan sẽ được chuyển giao qua bên mua như là: quản lý hàng, rủi ro về hàng hóa,…

Nếu như hàng hóa vẫn chưa được xếp dỡ lên tàu thì bên bán vẫn phải chịu trách nhiệm chung về lô hàng. Theo đó, lan can tàu tại cảng đi sẽ chính là địa điểm chuyển đổi rủi ro, như trong điều kiện của FOB.

Trong quá trình hàng hóa được vận chuyển, từ nước này sang nước khác bằng đường thủy thì sẽ phải trải qua quãng thời gian dài trên biển. Những rủi ro có thể gặp phải như: sóng thần, cướp biển, va chạm tàu,… có thể gây hư hỏng hoặc mất trắng hàng hóa.

Khi đó, theo điều khoản FOB thì bên bán sẽ không phải chịu trách nhiệm cho vấn đề này. Chính vì vậy, bên mua cần phải mua thêm bảo hiểm cho lô hàng hóa.

Xem thêm: Shipping Mark trong hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò như thế nào?

Hướng dẫn cách tính giá FOB

Giá của Free on Board chính là giá tại cửa khẩu của quốc gia bên bán (bên xuất khẩu). Giá FOB sẽ bao gồm các chi phí vận chuyển lô hàng ra cảng đi, thuế phí xuất khẩu và thuế để làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa.

Giá FOB sẽ không bao gồm chi phí vận chuyển bằng đường biển và phụ phí khác như bảo hiểm đường biển. Theo đó, gFOB sẽ được tính toán cụ thể như sau:

Giá FOB = Giá hàng hóa + Phí kéo container + Phí nâng hạ container  + Phí mở tờ khai Hải Quan + Phí kẹp trì +  Phí phun kiểm dịch + Phí xin giấy chứng nhận xuất xứ – CO (nếu được yêu cầu)

FOB là gì?
FOB là gì?

Trách nhiệm Của các bên khi thực hiện hợp đồng FOB là gì?

Khi thực hiện hợp đồng FOB thì trách nhiệm của bên bán và bên mua được quy định chi tiết trong bộ quy tắc Incoterm.

Nghĩa vụ thanh toán

Bên bán sẽ có trách nhiệm giao hàng hóa lên tàu và cung cấp đầy đủ những hóa đơn, chứng từ, đồng thời cung cấp thêm vận đơn đường biển để làm bằng chứng khi giao hàng. Bên mua có trách nhiệm thanh toán toàn bộ các chi phí về tiền hàng cho bên bán.

Chuẩn bị giấy phép và thủ tục

Bên bán sẽ làm các bước thủ tục xuất khẩu hàng hóa, đồng thời cung cấp chứng từ, giấy phép xuất khẩu để lô hàng được xuất đi thành công. Bên mua sẽ có trách nhiệm chuẩn bị bộ giấy phép xuất khẩu và hoàn tất thủ tục Hải Quan để lô hàng được cấp phép nhập khẩu vào quốc gia và vùng lãnh thổ của mình.

Trách nhiệm giao hàng

Bên bán sẽ chi trả những chi phí cho quá trình lô hàng được đưa lên tàu. Hàng hóa sẽ do bên bán vận chuyển từ cảng xuất đã được chỉ định. Bên mua sẽ được nhận hàng hóa ngay khi hàng được bốc lên tàu, tại cảng đến.

Hợp đồng bảo hiểm vận chuyển

Bên bán sẽ phải chịu các chi phí và rủi ro trong quá trình vận chuyển lô hàng từ kho tới cảng đi. Chi phí này sẽ được tính và chuyển giao cho bên mua, ngay sau khi lô hàng đã được đưa lên tàu.

Bên mua sẽ thanh toán các chi phí vận chuyển hàng hóa từ cảng xuất đi đến cảng nhận. Bên mua sẽ không bị bắt buộc phải mua hợp đồng bảo hiểm, nếu không có nhu cầu.

Cước phí

Bên bán sẽ trả toàn bộ chi phí cho đến khi hàng hóa đã được chuyển lên boong tàu, bao gồm như: chi phí vận chuyển, chi phí kê khai Hải Quan và thuế,… Bên mua sẽ trả cước vận chuyển lô hàng, tính từ lúc tất cả hàng hóa được đặt lên boong tàu.

Bên cạnh đó, bên mua còn phải trả mọi chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển trên biển, bao gồm cước phí và phụ phí khác nhau, để có được những chứng từ cần thiết.

Xem thêm: Thuật ngữ CIF được hiểu như thế nào trong xuất nhập khẩu năm 2024?

FOB là gì?
FOB là gì?

Thông tin về lô hàng

Bên bán phải thông báo lô hàng đã được chuyển giao hoàn tất qua lan can tàu. Bên mua sẽ phải thông báo hàng đã được chất đầy đủ lên tàu cùng những thông tin về tàu và cảng chỉ định.

Kiểm tra đóng gói hàng hóa

Bên bán sẽ chi trả toàn bộ chi phí cho quá trình kiểm tra và quản lý chất lượng của lô hàng. Hơn nữa, bên bán cũng cần thông báo với bên mua khi lô hàng được đóng gói đặc biệt. Bên mua sẽ chi trả những khoản phí phát sinh nếu như lô hàng bị Hải Quan của nước xuất khẩu tiến hành kiểm tra.

Trên đây là tất cả những nội dung liên quan đến điều khoản FOB cần thiết mà bạn nên biết. Hãy liên hệ ngay tới đội ngũ tư vấn viên của Finlogistics để được hỗ trợ vận chuyển hàng hóa đường biển, nhập khẩu chính ngạch Trung Quốc, làm thủ tục Hải Quan,… Chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ uy tín, chất lượng hàng đầu, với mức chi phí tối ưu nhất tới cho quý khách hàng và doanh nghiệp!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

FOB là gì?

Bài viết gợi ý: 


Hang-FCL-la-gi-00.jpg

FCL là gì trong hoạt động xuất nhập khẩu? Đây là một thuật ngữ được áp dụng phổ biến hiện nay trong phương thức vận chuyển hàng hóa bằng thùng container. Bên mua và bên bán khi sử dụng loại hình vận chuyển hàng hóa này thì nên hiểu rõ để có thể tối ưu chi phí và bảo đảm an toàn cho hàng hóa. Do đó, hãy theo dõi bài viết này của Finlogistics để hiểu hơn nhé!!!

Hàng FCL là gì?
Hàng FCL là gì?


 

FCL là gì trong xuất nhập khẩu hàng hóa?

Hiểu đơn giản, FCL là hình thức gửi hàng nguyên thùng container. Hàng hóa sẽ được đóng kín bên trong một container, thường các mặt hàng sẽ vận chuyển đồng nhất và cùng từ một chủ hàng. Đây chính là phương thức vận tải ưa chuộng, trong việc vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển.

Khi muốn sử dụng FCL để vận chuyển, thì bên bán hay bên gửi hàng (người xuất khẩu) sẽ có nhiệm vụ đóng gói hàng hóa vào thùng container. Sau đó, giao container đó cho các đơn vị vận chuyển. Container sẽ được vận chuyển đến tay bên mua hay bên nhận hàng.

Bên nhận sẽ có nhiệm vụ dỡ hàng ra khỏi thùng container mà không được gây hư hỏng gì cho container. Đơn vị vận chuyển sẽ mang trả container rỗng trở về lại cho nhà xuất khẩu. Container sau khi được sử dụng, sẽ được mang về để tái chế sử dụng cho những lần vận chuyển tiếp theo.

Các bước nhập khẩu hàng hóa FCL đường biển

Đặt lịch tàu

Thông tin cần có để tiến hành đặt lịch tàu bao gồm: cảng đi, cảng đến, kích thước container, số lượng đặt, ngày đóng hàng, ngày tàu đi, bảng kê khai Hải Quan và những chứng từ, giấy tờ có liên quan khác,…

Đóng và bốc hàng – theo dõi tiến độ

Sau khi đã đặt xong lịch tàu, bên mua cần liên hệ với các hãng tàu để mượn vỏ container để đóng hàng. Hãy chuẩn bị những thông tin theo yêu cầu để được cấp vận đơn. Khi hàng đã lên tàu thì bên gửi sẽ nhận được chứng từ vận đơn từ hãng tàu.

Sau đó, bên gửi tiếp tục theo dõi tiến độ của lô hàng đang tới đâu, những thông tin sẽ được thông báo từ hãng tàu như: ngày cập bến, chi phí phát sinh khác,…

Xem thêm: Khái niệm LCL là gì? Phân biệt giữa hàng LCL với hàng FCL

Hàng FCL là gì?
Hàng FCL là gì?

Nhận hàng và kiểm tra chứng từ

Sau khi hàng hóa đã được chuyển lên boong tàu, bên bán sẽ gửi bộ chứng từ nhập khẩu hàng cho bên mua để hoàn tất các bước thủ tục thanh toán. Khi đó, bên mua phải có các chứng từ gốc mới có thể làm thủ tục nhập hàng hóa. Bên mua cũng cần hoàn thiện thủ tục khai báo với Hải Quan và đóng thuế phí nhập khẩu đầy đủ.

Nhập hàng FCL

Khi tàu đến cảng, bên mua sẽ hoàn thiện những thủ tục Hải Quan tại cảng và đợi các cán bộ phía Hải Quan tới để kiểm hóa (nếu có các quy định về nhập khẩu hàng hóa). Bên mua sẽ làm thủ tục xin rút tờ khai, xuất phiếu EIR và thực hiện thanh lý tờ khai.

Xem thêm: Làm thủ tục Hải Quan chính xác nhất với 07 bước thực hiện

Trách nhiệm của các bên khi tham gia vận chuyển hàng FCL

Bên gửi hàng

Bên gửi có trách nhiệm như sau:

  • Đặt thuê và ra cảng lấy container, cũng như tiến hành đóng hàng vào container
  • Cung cấp những nội dung, thông tin cần thiết cho hãng tàu vận chuyển để làm giấy tờ vận đơn
  • Thực hiện công việc giao hàng hóa, đảm bảo hàng đóng đầy và không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển
  • Làm các bước thủ tục Hải Quan để thông quan hàng hóa
  • Chịu chi phí bốc dỡ, nâng hạ container hoặc chi phí DEM/DET (nếu có)

Bên vận chuyển

Đơn vị vận chuyển tàu sẽ có trách nhiệm:

  • Phát hành chứng từ vận đơn, kê khai Manifest cho bên gửi hàng
  • Tiến hành bốc container lên tàu và sắp xếp thùng container an toàn trước khi tàu nhổ neo di chuyển
  • Tiến hành dỡ container khỏi tàu khi hàng hóa đến cảng đích
  • Giao container cho bên nhận hàng, kèm vận đơn hợp lệ tại bãi gửi container

Bên nhận hàng

Khi có thông báo hàng đã đến cảng đích, bên nhận có trách nhiệm:

  • Chuẩn bị làm các bước thủ tục Hải Quan để thông quan cho lô hàng hóa
  • Vận chuyển container về kho chứa và tiến hành dỡ hàng
  • Trả container về đúng nơi quy định của hãng tàu
  • Tiến hành dỡ hàng ngay tại cảng đích
  • Thanh toán các khoản chi phí tại cảng, chi phí cược container,…
Hàng FCL là gì?
Hàng FCL là gì?

Xem thêm: Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ETA trong hoạt động Logistics

Để vận chuyển hàng FCL một cách an toàn và nhanh chóng, doanh nghiệp nên chọn lựa đơn vị vận chuyển uy tín và am hiểu FCL là gì, các bước làm thủ tục Hải Quan. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Forwarder, công ty Finlogistics chúng tôi tự tin hỗ trợ khách hàng thực hiện vận chuyển hàng hóa liên quốc tế và xuyên nội địa.

Với đa dạng các loại hình vận tải phổ biển như: đường bộ, đường biển, đường hàng không,… khách hàng sẽ được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu và chi tiết về đơn hàng, cùng mức chi phí thấp nhất!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Hàng FCL là gì?

Bài viết gợi ý: