Phan-biet-Master-Bill-va-House-Bill-00.jpg

Vận đơn đường biển hiện nay có khá nhiều loại, trong đó nổi bật nhất vẫn là Master Bill và House Bill. Chỉ có chủ sở hữu tàu hay hãng tàu mới được quyền cấp giấy Master bill. Còn với House Bill sẽ do đơn vị Forwader cấp cho Shipper (chủ hàng). Nếu không phân biệt Master Bill và House Bill rõ ràng, sẽ gây nhầm lẫn và ảnh hưởng tới quá trình và thời gian vận chuyển hàng hóa.

Mỗi loại vận đơn sẽ có những ưu điểm và điểm yếu riêng. Qua bài viết này, Finlogistics sẽ đưa ra những khái niệm cụ thể và so sánh sự giống và khác nhau giữa hai loại vận đơn, Master Bill và House Bill (MBL và HBL). Khi đó, nhìn vào những mẫu vận đơn, bạn sẽ phân biệt được một cách dễ dàng. Đừng bỏ qua những nội dung hấp dẫn bên dưới nhé!!!

Phân biệt Master Bill và House Bill
Phân biệt Master Bill và House Bill

(28/11/2023)


 

Tìm hiểu sâu về Master Bill – House Bill (MBL và HBL)

Trong quá trình vận chuyển hàng hóa đường biển và đường hàng không, thì vận đơn chính là giấy tờ, chứng từ quan trọng, không thể thiếu. Theo đó, vận đơn đều chia ra hai loại chính, đó là: Master và House (MBL và HBL). Việc phân chia kiểu này nguyên nhân đến từ đặc thù của ngành vận tải, với nhiều đơn vị cùng tham gia, nhiều công ty, doanh nghiệp trung gian làm dịch vụ vận chuyển hàng hóa.

Định nghĩa Master Bill (MBL)

Master Bill là những loại vận đơn do chính bên sở hữu phương tiện vận tải (chủ hãng tàu, hãng máy bay) cấp cho bên đứng tên ở trên Bill, với tư cách là chủ hàng (Shipper). Hình thức để nhận diện MBL khi muốn phân biệt Master Bill và House Bill, là bên trên vận đơn có thông tin của hãng tàu như: logo, tên của công ty, số điện thoại, địa chỉ văn phòng hãng tàu,…

Thông thường, sẽ có hai cách để bạn đặt booking cho một lô hàng xuất khẩu, đó là: liên hệ trực tiếp với hãng tàu hoặc liên hệ thông qua đơn vị Forwarder, là bên trung gian để tiến hành booking cho bạn.

– Khi bạn liên hệ trực tiếp với hãng tàu, bạn sẽ phải đóng mọi chi phí từ A – Z cho hãng tàu như: cước phí tàu, phí Local Charge,…

– Khi bạn liên hệ thông qua Forwarder, bạn sẽ trả mọi chi phí cho bên Forwarder. Nhưng nếu bạn không muốn lấy vận đơn House Bill từ phía Forwarder, mà muốn lấy vận đơn Master Bill từ chính hãng tàu, thì lúc này bạn (Shipper) vẫn sẽ được đứng tên trên Bill, do phía hãng tàu cấp. Mọi chi phí bạn trả cho bên Forwarder, sau đó Forwarder sẽ lại trả cho hãng tàu, sau khi có một phần lợi nhuận trong đó, từ việc liên hệ đặt booking vận chuyển hàng cho bạn.

Bạn có thể book tàu trực tiếp từ hãng tàu và đơn vị Forwarder cũng có quyền book như vậy. Do đó, ở trên Master Bill sẽ xảy ra hai trường hợp về việc người đứng tên trong ô Shipper và Consignee:

  • Shipper: Là bên xuất khẩu thực tế (Real Shipper) hoặc bên trung gian (Forwarder)
  • Consignee: Là bên nhập khẩu thực tế (Real Consignee) hoặc là đại lý của Forwarder tại cảng đích (Forwarding Agent)
Phân biệt Master Bill và House Bill
Phân biệt Master Bill và House Bill

Xem thêm: Khái niệm Bill of Lading trong hoạt động vận tải hàng hóa đường biển 

Định nghĩa House Bill (HBL)

House Bill chính là những loại vận đơn do phía đơn vị Forwarder phát hành cho Shipper (bên xuất hàng thực tế – Real Shipper) và bên nhận hàng thực tế (Real Consignee). Như vậy, những loại vận đơn do bên hãng tàu phát hành, ví dụ như: Bill gốc (Original Bill), Telex Release (Surrendered Bill) hay Express Release (Seaway Bill),… thì đơn vị Forwarder vẫn có quyền phát hành những loại Bill này. Tuy nhiên, về mặt pháp luật, quyền và trách nhiệm cho mỗi loại Bill là khác nhau.

Như vậy, về phần hình thức để phân biệt Master Bill và House Bill, giữa hai loại cũng không khác gì nhiều. Tuy nhiên, House Bill sẽ do đơn vị trung gian (Forwarder) phát hành và sẽ in hình logo của Forwarder ở trên.

Có nhiều người sẽ hình dung rằng Forwarder cấp House Bill giống như một hình thức “cò”, cấp vận đơn cho khách hàng để kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, dùng từ “cò” ở đây là không hợp lý, vì đây là chỉ cách gọi dân giã của những người trong ngành ở Việt Nam. Thực tế, ở trên thế giới hiện nay có rất nhiều công ty Forwarder lớn và chuyên nghiệp như: DHL, FREDX, UPS, Kuehne + Nagel, Schenker, Expeditors, Panalpina,…

Phân biệt Master Bill và House Bill
Phân biệt Master Bill và House Bill

Hướng dẫn cách phân biệt Master Bill và House Bill chi tiết

Giống nhau

Sự giống nhau dễ nhận thấy nhất đó là MBL và HBL đều có hình thức và công dụng tương tự nhau. Ngoài ra, hai loại vận đơn này đều có thể làm được Original Bill (Bill gốc) hay Surrender Bill, Seaway Bill

Khác nhau

+ Phân biệt Master Bill và House Bill bằng hình thức bên ngoài:

  • Master Bill sẽ có hình logo của hãng tàu, còn đối với House Bill sẽ in hình logo của đơn vị Forwarder
  • Master Bill chỉ có một dấu và một chữ ký còn với House Bill có thể sẽ có hai dấu và hai chữ ký (của bên gom hàng và bên vận chuyển)
  • Trên Master Bill sẽ ghi thông tin cảng đến (Port), còn trên House Bill sẽ ghi nơi nhận hàng (hoặc kho bãi của đơn vị Forwarder)

+ Xét về tính dễ dàng chỉnh sửa Bill gốc: House Bill sẽ dễ chỉnh sửa hơn so với Master Bill. Do Bill gốc do đơn vị Forwarder tự làm theo mẫu của mình, tự in hình logo và cấp cho Shipper, do đó việc chỉnh sửa tương đối dễ dàng. Việc này như là chuyện nội bộ của đơn vị Forwarder với khách hàng của mình.

+ Xét về rủi ro cho chủ hàng: House bill cũng sẽ nhiều rủi ro hơn so với Master Bill. Nếu xảy ra rủi ro, Master Bill do người gửi hàng Shipper làm, có thể đến lấy Bill gốc để kiện hãng tàu. Còn với House Bill, khi xảy ra rủi ro, thì bạn chỉ có thể cầm theo Bill gốc này đến đơn vị Forwarder để kiện. Những công ty Forwarder nhỏ sẽ dễ dàng trốn tránh trách nhiệm của mình.

Master Bill sẽ điều chỉnh mối quan hệ giữa người vận chuyển thực tế (chủ tàu) và người đặt chỗ ở trên tàu (đơn vị Forwarder hoặc bên xuất khẩu trên thực tế). Trong khi đó, House Bill chỉ điều chỉnh mối quan hệ của người chủ hàng (Real Shipper) và đơn vị trung gian (Forwarder). Khi phát hành vận đơn, thì Master Bill sẽ chịu tác động của quy tắc Hague, công ước Hamburg,… còn đối với House Bill thì không.

Việc phân biệt Master Bill và House Bill nhằm mục đích đơn giản hóa quá trình quản lý hàng hóa và nhận biết được mối quan hệ giữ chủ hàng (Shipper) và đơn vị vận chuyển thực tế (hãng tàu). Việc thực hiện Master Bill chính là mối quan hệ thực tế của hãng tàu đối với chủ hàng thực tế hoặc chủ hàng là đơn vị Forwarder. Còn việc thực hiện House Bill là mối quan hệ giữa chủ hàng thực tế (Shipper) đối với đơn vị trung gian vận chuyển (đơn vị Forwarder). Giữa hai loại Bill vẫn có những đặc điểm khác nhau và không thể thay thế được.

Phân biệt Master Bill và House Bill
Phân biệt Master Bill và House Bill (MBL)
 
Phân biệt Master Bill và House Bill
Phân biệt Master Bill và House Bill

Xem thêm: Phân biệt giữa Chuỗi vận chuyển (Logistics) và chuỗi cung ứng (Supply Chain)

Một số lưu ý liên quan đến việc phân biệt Master Bill và House Bill

Dưới đây là những điểm cần lưu ý khi muốn so sánh, phân biệt Master Bill và House Bill:

  • Không phải lô hàng nào cũng cần cả hai loại vận đơn này, nghĩa là không phải lúc nào bạn cũng phải phân biệt Master Bill và House Bill. Đã có nhiều trường hợp, chủ hàng làm việc trực tiếp với hãng tàu mà không qua đơn vị Forwarder hoặc có nhờ đơn vị Forwarder book chỗ, nhưng chủ hàng vẫn yêu cầu được đứng tên ở trên Bill. Lúc đó, hãng tàu vẫn sẽ cấp vận đơn MBL trực tiếp cho phía chủ hàng và cũng đồng nghĩa rằng sẽ không có HBL.
  • Hoặc với trường hợp một lô hàng khác, có một MBL nhưng lại nhiều HBL. Ví dụ điển hình nhất là việc hàng ghép container (LCL). Khi có hãng tàu vận chuyển nguyên thùng container, một đơn vị Forwarder gom hàng lẻ (consolidator) HBL cho mỗi lô hàng. Một đơn vị Forwarder khác sẽ nhận một lô hàng và chỉ cấp một HBL cho lô hàng mà họ nhận vận chuyển. Trong trường hợp này, sẽ xuất hiện khá nhiều B/L (thường được gọi là Bill nối) và nhiều D/O (thường được gọi là lệnh nối).
  • Ở một vài trường hợp khác, đơn vị Forwarder có nhiều lô hàng của những chủ hàng khác nhau, nhưng lại đi cùng một chuyến tàu. Do đó, đơn vị Forwarder sẽ cấp nhiều HBL, nhưng chỉ làm một MBL với hãng tàu (mục đích để tiết kiệm thời gian và chi phí).

Tóm lại, sự khác biệt cơ bản nhất giữa MBL và HBL vẫn là ở bên nào phát hành. Theo đó, HBL sẽ do Forwarder, còn với MBL là do hãng tàu.

Để có thể hiểu rõ hết những khái niệm, đặc điểm và công dụng của từng loại vận đơn, thì bạn cần một quá trình tìm hiểu, học hỏi và tiếp xúc nhiều với đa dạng các loại vận đơn khác nhau. Hy vọng bài viết với chủ đề phân biệt Master Bill và House Bill này sẽ giúp bạn hiểu hơn phần nào về hai loại vận đơn này, cũng như không còn nhầm lẫn giữa chúng. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào về nội dung này hoặc liên quan tới quá trình vận chuyển hàng hóa đường biển, hãy liên hệ cho Finlogistics để được hỗ trợ kịp thời nhé!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Phân biệt Master Bill và House Bill

Θ Bài viết gợi ý:


Nhap-khau-day-chuyen-dong-bo-may-moc-00.jpg

Ngành công nghiệp đang phát triển ngày một nhanh chóng tại thời điểm hiện tại thì việc ứng dụng máy móc thiết bị tự động vào quá trình sản xuất cũng được đầu tư chỉn chu hơn. Những mô hình dây chuyền sản xuất tự động sẽ giúp cho những nhà máy, nhà xưởng tiết kiệm được tối đa nhiều loại chi phí. Vì vậy, thủ tục nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc đang là vấn đề được khá nhiều doanh nghiệp sản xuất quan tâm và tìm hiểu.

Theo đó, việc thực hiện các bước thủ tục và làm giấy tờ liên quan tới việc nhập khẩu bắt buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ theo quy định hiện hành của Nhà nước. Do đó, nhằm hỗ trợ cho những doanh nghiệp sản xuất có thể nắm vững thủ tục nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc này, bài viết bổ ích sau của Finlogistics sẽ cung cấp chi tiết những nội dung và thông tin quan trọng nhất, đừng bỏ lỡ nhé!!!

Nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc
Nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc

(18/11/2023)


 

Chính sách nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc thiết bị

Định nghĩa

Dây chuyền đồng bộ chính là tập hợp những hoạt động được cài đặt, thiết lập sẵn tại nhà máy sản xuất. Theo đó, nguyên vật liệu sẽ tuần tự được đưa vào các công đoạn, nhằm tạo ra hàng hóa, sản phẩm tiêu dùng cuối cùng, hoặc những bộ phận khác nhau để chế tạo thành phẩm. Thông thường, những nguyên liệu thô, các mặt hàng nông nghiệp hoặc những loại cây có sợi cần phải một chuỗi những phương pháp xử lý đặc biệt để trở có thể sử dụng.

Thông thường, việc nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc thiết bị mới hoàn toàn sẽ không thuộc Danh mục hàng hóa, sản phẩm bị cấm nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Ngoài ra, để chuẩn bị tốt cho hoạt động nhập khẩu này, doanh nghiệp cần thực hiện khối lượng công việc và hoàn thành giấy tờ khá lớn và có thể kéo dài thời gian đối với những loại dây chuyền có cấp độ lớn và mức độ tối ưu hóa cao hơn. Các doanh nghiệp cần chú ý:

  • Dây chuyền đồng bộ máy móc trong trường hợp thuộc dạng phải kiểm tra chuyên ngành của Nhà nước về những tiêu chuẩn chất lượng, hợp chuẩn, hợp quy, hiệu suất,… thì doanh nghiệp phải tiến hành các bước đăng ký trước khi về tới cửa khẩu Việt Nam.
  • Bởi vì là dây chuyền đồng bộ, nên hàng hóa máy móc nhập khẩu buộc phải tiến hành thủ tục giám định đồng bộ.

Mã HS

Các doanh nghiệp cần tham khảo Chương 84 và 85 trong Biểu thuế xuất nhập khẩu mới nhất về mã HS code khi tiến hành nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc. Nếu doanh nghiệp đã có mã định danh của mặt hàng thì sẽ dựa vào mã định danh đó để tiến hành áp mã. Trường hợp nếu không có mã định danh thì doanh nghiệp sẽ tuân theo 6 quy tắc áp mã HS để thực hiện cho đúng, để tránh bị Cơ quan chức năng phạt.

Nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc
Nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc

Xem thêm: Tối ưu chi phí và thời gian bằng dịch vụ di dời máy móc thiết bị

Kiểm định chất lượng việc nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc

Quy định của Nhà nước

Việc nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc có cần thiết phải thực hiện các bước thủ tục kiểm tra, kiểm định chất lượng hay không? Và quá trình thực hiện cụ thể như thế nào? Sau khi đã phân nhóm Danh mục mặt hàng, doanh nghiệp sẽ dựa vào Danh sách tổng hợp bên dưới để tiến hành tra cứu về những yêu cầu thực hiện kiểm tra chất lượng đối với mặt hàng của mình có cần thiết không.

  • Bộ Thông tin và Truyền thông: dựa theo Quyết định số 2261/2018/QĐ-BTTTT – hàng hóa, sản phẩm thuộc chuyên ngành Công nghệ Thông tin và Truyền thông phải được chứng nhận và Công bố hợp quy.

  • Bộ Khoa học và Công nghệ: dựa theo Quyết định số 3482/2017/QĐ-BKHCN – hàng hóa, sản phẩm nhóm 2 phải thuộc trách nhiệm quản lý của bộ Khoa học và Công nghệ.

  • Bộ Công an: dựa theo Thông tư số 08/2019/TT-BCA – việc nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc có khả năng gây mất an toàn phải thuộc trách nhiệm quản lý của bộ Công an.

  • Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn: dựa theo Thông tư số 14/2018/TT-BNNPTNT – danh mục hàng hóa, sản phẩm có khả năng gây mất an toàn sẽ thuộc trách nhiệm quản lý của bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

  • Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: dựa theo Thông tư số 22/2018/TT-BLĐTBXH – danh mục hàng hóa, sản phẩm nhóm 2 sẽ thuộc trách nhiệm quản lý của bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

  • Bộ Giao thông Vận tải: dựa theo Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT – danh mục hàng hóa, sản phẩm phải được chứng nhận trước khi tiến hành thông quan (đối với hàng nhập khẩu), trước khi đưa ra thị trường (đối với hàng sản xuất, lắp ráp). Danh mục nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc cũng phải được chứng nhận hoặc công bố hợp chuẩn hợp quy.

  • Bộ Công Thương: dựa theo Văn bản hợp nhất số 13/2018/VBHN-BCT – danh mục hàng hóa, sản phẩm có khả năng gây mất an toàn, sẽ thuộc trách nhiệm quản lý của bộ Công Thương.

Đăng ký danh mục dây chuyền máy móc thiết bị nhập khẩu

Doanh nghiệp tiến hành đăng ký Danh mục khi nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc, bao gồm những thông tin chi tiết sau trong bộ hồ sơ: 

  • Thông tin, tên của doanh nghiệp nhập khẩu
  • Mục đích sử dụng của dây chuyền máy móc
  • Mã HS code của hệ thống máy móc chính 
  • Thời gian nhập khẩu hàng và địa điểm cập bến ở đâu
  • Danh sách các loại máy móc trong dây chuyền chi tiết

Quy trình thủ tục nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc thiết bị chi tiết

Những loại máy móc lớn có đặc điểm là chứa nhiều linh kiện, động cơ phức tạp, do đó khi tiến hành nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc thiết bị, các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ thủ tục đã được quy định tại Thông tư số 14/2015/TT-BTC. Theo đó, thủ tục nhập khẩu mặt hàng dây chuyền đồng bộ cụ thể sẽ qua 4 bước lớn dưới đây:

Nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc
Nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc

Xem thêm: Thủ tục đưa hàng hóa máy móc cũ nhập khẩu về Việt Nam như thế nào?

Bước 1: Đăng ký Danh mục nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc thiết bị

Các doanh nghiệp có thể khai báo Danh mục hàng hóa, với những chi tiết, linh kiện rời của máy móc, thiết bị nhập khẩu, theo hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp tại Chi cục Hải Quan. Tờ đăng ký Danh mục nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc sẽ dựa theo mẫu số 01/ĐKDMTB/2015 của Thông tư số 14/2015/TT-BTC, bao gồm những nội dung chính như sau:

  • Tên người kê khai Hải Quan: Ghi tên, thông tin của Doanh nghiệp nhập khẩu
  • Hàng nhập khẩu máy liên hợp/tổ hợp máy: Ghi tên của dây chuyền máy móc thiết bị sản xuất
  • Mã số theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam: Ghi 8 số của mã HS máy chính (bất kỳ dây chuyền máy móc sản xuất nào cũng có thể nhận ra được bộ phận  máy chính, tổ hợp máy chính hay cụm máy chính, qua đó sẽ xác định được mã HS của phần máy chính đó)
  • Thời gian dự kiến tiến hành nhập khẩu: Ghi rõ thời gian dự kiến nhập hàng, từ ngày nào đến ngày nào, nếu nhập một lần thì mở ngoặc “nhập 1 lần”, còn nhập nhiều lần thì ghi chi tiết số lần nhập
  • Địa điểm tập kết lô hàng nhập khẩu: Ghi rõ nơi đến hoặc địa chỉ cập bến của hàng hóa
  • Đăng ký tại Cơ quan Hải Quan: Ghi rõ địa chỉ Chi cục Hải Quan tiến hành mở tờ khai nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc
  • Phần ghi danh sách tên các loại hàng hóa: Tách theo từng phần, từng cụm và công đoạn hoặc hệ thống máy, viết tên những loại máy móc, thiết bị thuộc các bộ phận, những loại máy cụ thể, . .. Chú ý liệt kê những máy móc nằm trong chương 84, 85 và 90 và tuyệt đối không được bỏ thiết bị phụ tùng, phụ kiện ra mục riêng biệt. Nếu có mà không nhớ chính xác thì doanh nghiệp có thể gán nó là loại phụ kiện của máy móc nào đó
  • Phần ghi giá thành: Nếu không có giá hàng hóa chi tiết thì chỉ cần điền tên hàng hóa, sản phẩm là được

Bước 2: Lập phiếu theo dõi hàng hóa tại Chi cục Hải Quan

Doanh nghiệp lập Phiếu theo dõi hàng hóa, sản phẩm và trừ lùi theo mẫu 02/PTDTL-DMTB/2015 để nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc. Nếu nhập nhiều lần thì sẽ ghi đúng Danh mục hàng hóa thực nhập, còn nếu chỉ nhập một lần thì phải ghi đầy đủ Danh mục hàng hóa đã nhập.

Bước 3: Chuẩn bị đầy đủ tài liệu kỹ thuật của lô hàng

Doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ phần thuyết minh thông tin, kỹ thuật với nội dung bên trong sẽ mô tả các loại máy móc đã được đăng ký Danh mục máy móc thiết bị, theo mẫu số 01/ĐKDMTB/2015. Nhớ kèm theo cả ảnh thực tế và những thông tin chi tiết đi kèm cùng bản vẽ kỹ thuật hoặc sơ đồ công nghệ của lô hàng máy móc.

Nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc
Nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc

Bước 4: Khai tờ khai và nộp bộ hồ sơ Hải Quan và thông quan hàng hóa

Các doanh nghiệp sẽ dựa theo những quy định áp dụng đối với bên kê khai Hải Quan từ Điều 7, Thông tư 14/2015/TT-BTC, về việc đăng ký Danh mục máy móc thiết bị theo hình thức online. Theo đó, bộ hồ sơ Hải Quan cho việc nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc mà các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ, bao gồm:

  • Tờ khai Hải Quan nhập khẩu máy móc
  • Commercial Invoice
  • Bill of Lading
  • CO (nếu có)
  • Tờ kiểm tra giám định đồng bộ
  • Danh mục hàng hóa máy móc thiết bị nhập khẩu
  • Phiếu theo dõi trừ lùi
  • Những giấy tờ nhập khẩu máy móc khác liên quan (nếu có)

Xem thêm: Những quy định nào dành cho mặt hàng gia công sản xuất tại Việt Nam?

Trên đây là tất cả những nội dung về quá trình nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc thiết bị từ nước ngoài về đến thị trường Việt Nam mà các doanh nghiệp quan tâm. Nếu bạn còn thắc mắc hay vấn đề gì liên quan đến việc làm thủ tục hay xin giấy tờ cho mặt hàng này, có thể liên hệ trực tiếp với Finlogistics. Chúng tôi tự tin với kinh nghiệm gần 10 năm trong lĩnh vực Logistics, thực hiện và giải quyết rất nhiều đơn hàng vận chuyển, nhập – xuất khẩu hàng hóa, từ đơn giản cho đến phức tạp, cho hàng nghìn khách hàng!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc

Θ Bài viết gợi ý:


Hop-dong-ngoai-thuong-00.jpg

Ngoại thương được xem là những hoạt động buôn bán và trao đổi hàng hóa trên thị trường quốc tế theo nguyên tắc ngang bằng giá cả đã quy định. Trong đó, hợp đồng ngoại thương là một trong những giấy tờ quan trọng nhất trong việc thực hiện thỏa thuận mua bán giữa các đối tác với nhau. Vậy khái niệm, đặc điểm cụ thể cùng những nội dung xoay quanh bản hợp đồng này như thế nào? Cần chú ý những gì khi tiến hành hoàn tất các thủ tục hợp đồng ngoại thương? Tất cả sẽ được Finlogistics bật mí dưới đây!!! 

Hợp đồng ngoại thương
Hợp đồng ngoại thương

(02/11/2023)


 

Tổng quan chung về Hợp đồng ngoại thương

Khái niệm

Hợp đồng ngoại thương hay còn được gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu, một thỏa thuận pháp lý giữa bên mua và bên bán giữa các quốc gia khác nhau. Trong đó, hợp đồng này quy định bên bán phải cung cấp đúng và đủ hàng hóa, sản phẩm và gửi lại những chứng từ, giấy tờ liên quan đến cho bên mua. Còn nghĩa vụ của bên mua sẽ là trả cho bên bán các chi phí cho lô hàng đó.

Hợp đồng ngoại thương được xác định trên một văn bản chính thức, gồm các điều khoản và điều kiện có sẵn trong Văn bản mẫu cụ thể và chứng thực bằng chữ ký của hai bên. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, hợp đồng sẽ xác định rõ vai trò và trách nhiệm của hai bên:

  • Bên mua hàng: sẽ nhận hàng hóa và thanh toán đầy đủ số tiền chi phí cho bên bán hàng.
  • Bên bán hàng: giao hàng hóa đúng và đủ số lượng cũng như chất lượng theo thời gian quy định.

– Ví dụ điển hình về Hợp đồng ngoại thương

Một công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam xuất khẩu 10 tấn vải thiều sang cho doanh nghiệp đối tác tại Nhật Bản. Trong khi ký kết hợp đồng mua bán loại trái cây này, thì hai bên đã ký kết một bản Hợp đồng ngoại thương, ghi những điều khoản giao dịch. Cụ thể, hợp đồng này được phân thành hai bản bằng tiếng Việt và tiếng Nhật và đều có hiệu lực pháp lý như nhau.

– Hợp đồng ngoại thương có hiệu lực từ khi nào?

Theo nguyên tắc, hợp đồng bằng văn bản đương nhiên sẽ có hiệu lực khi bên cuối cùng tiến hành ký vào hợp đồng, trừ khi cả hai bên đều thống nhất hợp đồng sẽ có hiệu lực vào thời điểm khác.

– Trước khi ký Hợp đồng ngoại thương thì hai bên mua bán cần lưu ý những bước sau

  • Khi ký kết Hợp đồng ngoại thương, doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ về đối tác của mình: thông tin về doanh nghiệp đối tác càng rõ ràng thì sẽ hạn chế được những rủi ro trong hoạt động giao dịch thương mại. Do đó, cần quan tâm tới những yếu tố quan trọng như lịch sử hình thành, ngành nghề kinh doanh, kênh website, trụ sở văn phòng,… Có thể tạo các buổi gặp mặt trực tiếp hoặc trực tuyến, tiến hành tham quan nhà xưởng hoặc nhờ bên thứ 3 tiến hành giám định về năng lực tài chính của đối tác.
  • Những yếu tố về Luật pháp khi đưa vào trong Hợp đồng ngoại thương: Hợp đồng ngoại thương chính là căn cứ pháp lý quan trọng để giải quyết các mẫu thuẫn phát sinh giữa các bên mua bán trong quá trình trao đổi. Vì vậy, việc dựa vào Luật pháp để soạn thảo Hợp đồng xuất nhập khẩu là rất cần thiết. Hơn nữa, việc áp dụng Luật quốc gia hay tuân theo tập quán thương mại quốc tế cũng cần được quy định cụ thể, rõ ràng trong hợp đồng.
  • Xác định rõ ràng loại hình Hợp đồng ngoại thương phù hợp trước khi soạn thảo: cần sử dụng đúng loại Hợp đồng xuất nhập khẩu như: hợp đồng dài hạn, hợp đồng ngắn hạn, hợp đồng gia công, hợp đồng tư vấn, hợp đồng chuyển giao công nghê,…
  • Xác định người lập Hợp đồng ngoại thương: cần lưu ý đối với những bản hợp đồng quan trọng nên giành quyền chủ động trong việc thành lập hợp đồng, thông thường người giành quyền chủ động lập hợp đồng sẽ có thể thể hiện được đầy đủ những mong muốn của phía doanh nghiệp trên bản hợp đồng
Hợp đồng ngoại thương
Hợp đồng ngoại thương

Đặc điểm

Đối với Hợp đồng ngoại thương sẽ có một vài đặc điểm khác với những loại hợp đồng khác sau:

  • Chủ thể của hợp đồng sẽ là bên mua hàng và bên bán hàng, họ có thể là thể nhân, pháp nhân hoặc trong trường hợp đặc biệt chính là Nhà nước.
  • Đối tượng của hợp đồng phải là hàng hóa, sản phẩm.
  • Nội dung của hợp đồng sẽ là toàn bộ nghĩa vụ và trách nhiệm của hai bên trong việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, sản phẩm cũng như việc giao hàng cho bên mua hàng và thanh toán chi phí cho bên bán hàng.
  • Hình thức của hợp đồng có thể bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng những hành động cụ thể.
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa chính là bản hợp đồng song vụ và có cam kết rõ ràng giữa đôi bên.

Xem thêm: Việc sử dụng bảo hiểm hàng hóa cần chú ý những vấn đề gì?

Phân loại

Theo đó, Hợp đồng ngoại thương sẽ được phân làm hai loại hình chính:

+ Theo hình thức kinh doanh của đôi bên: hợp đồng xuất nhập khẩu, hợp đồng gia công hàng hóa, hợp đồng tạm nhập tái xuất, hợp đồng chuyển giao công nghệ,…

+ Theo thời gian quy định bên trong hợp đồng:

  • Hợp đồng dài hạn (có thời gian thực hiện trong thời gian dài và được chia thành nhiều lần giao hàng trong khoảng thời gian đó).
  • Hợp đồng ngắn hạn (có thời gian thực hiện ngắn hơn và thường được giao hàng trong một lần).
Hợp đồng ngoại thương
Hợp đồng ngoại thương

Hướng dẫn chuẩn bị và soạn thảo Hợp đồng ngoại thương

Bố cục cụ thể của Hợp đồng ngoại thương

Phần mở đầu hợp đồng

  • Tên hợp đồng và mã số hợp đồng
  • Thời gian thành lập hợp đồng
  • Thông tin cá nhân của bên mua hàng và bên bán hàng

Nội dung chính của hợp đồng

  • Mô tả chi tiết về hàng hóa, sản phẩm bao gồm: số lượng, chất lượng, giá thành, đơn vị tính, quy cách đóng gói, tổng số tiền của lô hàng,…
  • Những điều kiện để tiến hành giao hàng, thanh toán chi phí, bảo hiểm bảo hành, hình thức vận chuyển, cảng xuất cảng nhập,…

Phần cuối của hợp đồng

  • Thời gian quy định có hiệu lực của hợp đồng
  • Chữ ký và đóng dấu mộc của phía đại diện hai bên

Những nội dung chính trong Hợp đồng ngoại thương

Nội dung của bản Hợp đồng ngoại thương sẽ có khá nhiều thông tin cực kỳ quan trọng mà cả bên bán lẫn bên mua cần phải chú ý. Nếu thiếu đi phần nội dung nào đó thì có thể sẽ ảnh hưởng đến những quyền lợi của một trong hai bên. Do đó, trước khi đưa ra hợp đồng, doanh nghiệp cần kiểm tra thật kỹ những mục sau: 

  • Commodity: Phần mô tả tổng quan về hàng hóa, sản phẩm.
  • Quality: Phần mô tả về chất lượng của hàng hóa, sản phẩm.
  • Quantity: Phần đưa ra số lượng hay trọng lượng, dựa vào đơn vị tính toán được quy định sẵn cho hàng hóa, sản phẩm.
  • Price: Đơn giá cần được ghi rõ ràng, dựa trên những điều kiện về thương mại đã chọn lọc, cũng như tổng số tiền trong hợp đồng cần được thanh toán đầy đủ.
  • Shipment: Phần này mô tả thời gian cũng như địa điểm giao hàng.
  • Payment: Phương thức thanh toán, chú ý phải là phương thức quốc tế mới có thể tiến hành thanh toán.
  • Packing and Marking: Nêu ra những quy cách đóng gói đối với bao bì, cũng như phần nhãn mác của hàng hóa, sản phẩm.
  • Warranty: Nêu ra tất cả những nội dung chính sách bảo hành hàng hóa, sản phẩm của bên bán hàng.
  • Insurance: Bên bán hàng sẽ có những chính sách bảo hiểm cho hàng hóa, sản phẩm dành cho bên mua, dựa vào bên nào sẽ mua, mua theo những điều kiện như thế nào, đến nơi nào để có thể khiếu nại và đòi lại tiền bồi thường bảo hiểm?,…  
  • Arbitration: Những quy định, luật lệ của hợp đồng và đối tượng (trọng tài) nào sẽ được chọn để giải quyết cho cả hai bên khi xảy ra vi phạm hợp đồng.
  • Claim: Điều khoản về những trường hợp muốn khiếu nại trong quá trình giao dịch, mua bán hàng hóa, sản phẩm.
  • Force Majeure: Điều khoản về những trường hợp, tình huống bất khả kháng hoặc được miễn trách nhiệm, chỉ có thể hủy bỏ hoặc không tiếp tục thực hiện hợp đồng.
  • Penalty: Phần mô tả những quy định về việc phạt và bồi thường hàng hóa, sản phẩm trong trường hợp xảy ra các vấn đề vì có một bên nào đó vi phạm hợp đồng.
  • Other terms and conditions: Những quy định khác được thêm vào bên ngoài các điều khoản ở trên.

Xem thêm: Quá trình xin giấy phép nhập khẩu mới nhất có khó hay không?

Hợp đồng ngoại thương
Hợp đồng ngoại thương

Vài lưu ý khi soạn thảo Hợp đồng ngoại thương

Để có thể soạn thảo ra một bản Hợp đồng ngoại thương chỉn chu và đúng quy tắc, thì bạn cần lưu ý một vài điểm như sau: 

  • Do những sự khó khăn, trở ngại về khoảng cách địa lý, ngôn ngữ bất đồng nên hai bên mua bán cần phải đạt được thỏa thuận chung, trước khi tiến hành ký kết hợp đồng, nếu có bất kỳ sự thay đổi gì thì đôi bên sẽ lại mất thêm nhiều khoản chi phí để sửa đổi.
  • Khi thực hiện đàm phán hợp đồng cần phải thống nhất tất cả những vấn đề có liên quan đến việc trao đổi, mua bán hàng hóa. Những điều khoản mà Pháp luật mà quốc gia hai bên cấm thì không được nêu ra, vì nếu các bên có những quy định khác nhau sẽ dẫn đến bản hợp đồng bị vô hiệu.
  • Hợp đồng mua bán nên ghi rõ ràng, đầy đủ ý nghĩa và tối ưu văn phong, tránh sử dụng những từ ngữ bị tối nghĩa hoặc có nhiều ý nghĩa, cách hiểu khác nhau nếu trong trường hợp xảy ra tranh chấp.
  • Bên ký và đóng dấu phải có thẩm quyền, nếu không thì bản hợp đồng cũng coi như vô hiệu.
  • Nếu bên đối tác thực hiện soạn thảo Hợp đồng ngoại thương, thì cần phải đọc kỹ càng và hiểu rõ những quyền và nghĩa vụ của mình, để tránh vi phạm hợp đồng, có thể thêm bớt điều khoản để có lợi hơn cho mình và tránh rơi vào trường hợp xảy ra sai sót hoặc bất lợi.
  • Ngôn ngữ được sử dụng trong hợp đồng phải là ngôn ngữ mà cả hai bên mua bán đều thông thạo hoặc nếu không thì có thể sử dụng hợp đồng song ngữ.

Một vài biểu mẫu Hợp đồng ngoại thương

Nhằm mục đích hoàn thảnh bản Hợp đồng ngoại thương một cách chính xác và chặt chẽ nhất trong từng điều khoản, quy định cũng như phương thức trình bày hay những thông tin cơ bản khác, thì bạn có thể theo dõi một vài mẫu Hợp đồng ngoại thương dưới đây:

Hợp đồng ngoại thương
Mẫu 1
Hợp đồng ngoại thương
Mẫu 2
Hợp đồng ngoại thương
Mẫu 3

Xem thêm: Những doanh nghiệp chế xuất năm 2023 nhận được ưu đãi thế nào?

Với những nội dung, thông tin chi tiết về khái niệm Hợp đồng ngoại thương mà chúng tôi gửi đến, hy vọng sẽ có ích cho bạn trong việc thỏa thuận mua bán hàng hóa với đối tác nước ngoài một cách suôn sẻ nhất. Bởi là loại giấy tờ quan trọng, nên bạn cần phải tìm hiểu kỹ các bước cũng như bảo quản tốt Hợp đồng này, để tránh những vụ việc không đáng có xảy ra. Nếu muốn biết thêm kiến thức về các loại hợp đồng trong Logistics hoặc những chủ đề khác liên quan, hãy liên hệ cho Finlogistics để được hỗ trợ giải đáp. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ cho khách hàng!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Hợp đồng ngoại thương

Θ Bài viết gợi ý:


Ma-HS-code-la-gi-00.jpg

Việc tra mã HS chính xác đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tính toán thuế xuất nhập khẩu của hàng hóa. Điều này ít nhiều còn ảnh hưởng đến giá cả của hàng hóa khi ra thị trường. Tuy nhiên, để tra mã HS code không phải là một vấn đề dễ dàng, ngay cả đối với những người đã có kinh nghiệm lâu năm. Hãy cùng đi tìm hiểu rõ hơn về khái niệm HS code là gì, cũng như các cách tra mã HS code chính xác và hiệu quả nhất, ngay tại bài viết hữu ích dưới đây của Finlogistics nhé!!! 

Mã HS code là gì?
Mã HS code là gì?

(14/10/2023)


 

Ý nghĩa của HS code là GÌ?

Khái niệm

HS code chính là mã phân loại của các loại hàng hóa được cộng đồng quốc tế áp dụng quy chuẩn trên toàn thế giới. Đây cũng là một trong những mã số giúp cho doanh nghiệp nhận dạng được những loại mặt hàng khác nhau. HS code còn được dùng để xác định biểu thuế suất xuất nhập khẩu hàng hóa. Cùng với đó, loại mã này sẽ phục vụ cho công tác thống kê chung về thương mại, liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa. 

Việc sử dụng mã HS code sẽ giúp các doanh nghiệp phân loại hàng hóa một cách hiệu quả, tối ưu nhất. Các quốc gia sẽ cùng chung mã hàng và thống nhất về những thuật ngữ Hải Quan. Từ đó, việc giao thương giữa các nước sẽ diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn. Đồng thời, việc đàm phán thương mại cũng sẽ hiệu quả hơn. Nếu hơn 200 quốc gia trên thế giới cùng sử dụng chung một hệ thống mã HS sẽ hỗ trợ thúc đẩy phát triển giao thương toàn cầu cực kỳ mạnh mẽ. 

Mã HS code là gì?
Mã HS code là gì?

Cấu trúc

Nếu hiểu được cấu trúc mã HS code sẽ hỗ trợ chúng ta rất nhiều trong công tác phân loại những loại hàng hóa khi xuất nhập khẩu. Cấu trúc của một mã HS bao gồm những bộ phận khác nhau, được phân chia từ lớn đến nhỏ là Phần. Trong từng Phần sẽ có các Chương, trong các Chương sẽ có các Nhóm, rồi sẽ phân Nhóm và cuối cùng là Phân nhóm phụ. Phần sẽ bao gồm 21 hoặc 22 phần, bao gồm những mặt hàng như sau:

  • Động thực vật, khoáng sản, cao su, nhựa plastic,…
  • Đồ trang sức, sản phẩm đá, sản phẩm dệt,…
  • Máy móc thiết bị, hàng điện tử, xe cộ, dụng cụ,…

Trong đó, Chương 98 là chương phân loại hàng hóa được ưu đãi riêng.

Xem thêm: Dịch vụ thông quan tờ khai Hải Quan tại công ty Finlogistics

Hướng dẫn cách tra mã HS code chi tiết 

Việc tra cứu mã HS chính xác sẽ giúp rất nhiều cho việc mở tờ khai Hải Quan nhanh chóng hơn, hạn chế việc khai sai mã hàng hóa và đảm bảo tính toán thuế phí được rõ ràng. Bạn có thể áp dụng những cách dưới đây để thực hiện tra cứu mã HS code:

Mã HS code là gì?
Mã HS code là gì?

Căn cứ từ những chứng từ cũ

Những loại giấy tờ, chứng từ cũ thường sẽ có sẵn mã HS code của hàng hóa công ty bạn. Hãy dựa vào những thông tin đó, chúng ta hoàn toàn có thể biết được hàng hóa xuất nhập khẩu sắp tới sẽ có mã HS như thế nào. Nên nhớ, cách này chỉ nên áp dụng cho cùng loại hàng hóa xuất nhập khẩu, từ trước đến nay của đơn vị hoạt động. 

Sử dụng dịch vụ tư vấn ngoài

Bạn cũng có thể tham khảo những dịch vụ tư vấn và làm chứng từ, giấy tờ. Đây là những bên có kinh nghiệm, chuyên môn và mối quan hệ chặt chẽ với các cán bộ kiểm duyệt tờ khai Hải Quan. Do đó, việc tra cứu mã HS chính xác cũng sẽ trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. 

Tra cứu mã HS code trên Website

Hiện nay, thời đại công nghệ thông tin phát triển, hiện mại mang đến rất nhiều thuận tiện cho người sử dụng. Bạn có thể thực hiện các bước tra mã HS code tại website chính thống của Cơ quan Hải Quan Việt Nam: Customs.gov.vn. Chỉ cần gõ vài từ khóa về hàng hóa vào thanh công cụ tìm kiếm, thì bạn sẽ có rất nhiều kết quả chính thống hiện ra. Lúc này, hãy chọn vào mục chứa những thông tin chính xác nhất. Sau đó, những phân nhóm nhỏ với mã HS ở đầu sẽ hiện ra cho bạn lựa chọn.

Xem thêm: Quá trình thanh toán LC diễn ra như thế nào trong xuất nhập khẩu? 

Căn cứ dựa vào biểu thuế

Những loại hàng hóa sẽ được áp dụng biểu thuế xuất nhập khẩu riêng nhất định. Bạn có thể căn cứ vào điều này để đơn giản và tối ưu hóa việc tra mã HS. Tuy nhiên, với phương pháp này, bạn nên sử dụng thêm bảng Excel để tiện trong việc tra cứu và kiểm tra. Hãy nhấn tổ hợp phím “CTRL + F” và gõ từ khóa cần tìm kiếm để tra cứu nhé. 

Mã HS code là gì?
Mã HS code là gì?

Như vậy, trên đây là những thông tin hữu ích và quan trọng về HS code, cũng như hướng dẫn cách tra cứu mã HS code chính xác nhất. Hi vọng rằng, với bài viết trên, thì các bạn đã có thể áp dụng thành công mã code trong việc mở tờ khai Hải Quan một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nếu còn thắc mắc gì hoặc muốn biết thêm về những vấn đề khác trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, vận chuyển – thông quan hàng hóa, thì quý khách hàng và doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp tới Finlogistics – chuyên môn trong lĩnh vực Forwarder nói riêng và xuất nhập khẩu nói chung!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

HS code là gì?

Θ Bài viết gợi ý:


Bao-cao-quyet-toan-Hai-Quan-00.jpg

Các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, gia công và chế xuất hiện nay đang phải thực hiện bảng báo cáo quyết toán Hải Quan, trình lên cho Cơ quan Hải Quan. Vậy hình thức báo cáo quyết toán cho phía Hải Quan như thế nào? Thời hạn phải nộp báo cáo này hàng năm là khi nào? Cách thức lập báo cáo như thế nào là đúng?… Bài viết dưới đây của Finlogistics sẽ giải đáp hết những thắc mắc này của các doanh nghiệp, để hiểu rõ hơn về vấn đề này!!!

(05/10/2023)


 

Tổng quan về báo cáo quyết toán Hải Quan

Định nghĩa

Hiểu đơn giản, báo cáo quyết toán Hải Quan là bảng báo cáo chi tiết về tình hình sử dụng nguyên vật liệu, vật tư nhập khẩu hoặc hàng hóa xuất khẩu do chính đơn vị Hải Quan quản lý. Đây cũng là báo cáo bắt buộc đối với những doanh nghiệp sản xuất – xuất khẩu, gia công cũng như chế xuất. Báo cáo quyết toán Hải Quan thường được sử dụng với nhiều thuật ngữ tiếng Anh, ví dụ như: Customs Yearly Report (gọi tắt là Customs Report, Declaration Customs Report hoặc Settlement Customs Report).

Báo cáo quyết toán Hải Quan
Báo cáo quyết toán Hải Quan

Đối tượng cần làm báo cáo quyết toán Hải Quan

Những doanh nghiệp sản xuất – xuất khẩu, gia công và chế xuất được miễn thuế khi thực hiện nhập khẩu nguyên vật liệu. Trong đó, doanh nghiệp cần phải đối chiếu lượng nguyên liệu nhập khẩu, với những thành phẩm xuất khẩu và dựa trên định mức tiêu hao của chính loại nguyên vật liệu đó. Các đối tượng cụ thể bao gồm:

  • Các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động nhập khẩu nguyên liệu nhằm để sản xuất hàng hóa, sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài
  • Các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động gia công hàng hóa với các doanh nghiệp nước ngoài
  • Các doanh nghiệp chế xuất

Do đó, báo cáo quyết toán Hải Quan được xem là mẫu báo cáo quan trọng mà những doanh nghiệp sản xuất – xuất khẩu, gia công và chế xuất bắt buộc phải thực hiện đầy đủ và trình lên cho Cơ quan Hải Quan kiểm kê.

Xem thêm: Nhập hàng Air đầy đủ tại sân bay Nội Bài gồm các thủ tục gì?

Báo cáo quyết toán Hải Quan mới nhất có những quy định nào?

Những vấn đề về báo cáo quyết toán Hải Quan đã được quy định rõ ràng, cụ thể tại Khoản 39, Điều 1, Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi cho Điều 60, Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Thời hạn nộp

Căn cứ dựa theo Mục 2, Khoản 39, Điều 1 của Thông tư số 39/2018/TT-BTC quy định:

“Các tổ chức, cá nhân nộp đầy đủ báo cáo quyết toán Hải Quan muộn nhất là 90 ngày, tính từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc trước khi bắt đầu thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể và chuyển nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu cho bên Chi cục Hải Quan, nơi đã thông báo cho Cơ sở sản xuất, theo quy định ghi tại Điều 56, Thông tư này, thông qua hệ thống”.

Báo cáo quyết toán Hải Quan
Báo cáo quyết toán Hải Quan

Sửa đổi và bổ sung

Căn cứ dựa theo Điểm B, Mục 2, Khoản 39, Điều 1 của Thông tư số 39/2018/TT-BTC quy định:

“Trong thời hạn là 60 ngày, tính từ ngày nộp báo cáo quyết toán Hải Quan, nhưng phải trước thời điểm khi Cơ quan Hải Quan ban hành Quyết định tiến hành kiểm tra báo cáo quyết toán hoặc kiểm tra sau thông quan, nếu thanh tra, tổ chức và cá nhân phát hiện ra sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán thì được quyền sửa đổi và bổ sung báo cáo và tiếp tục nộp lại cho Cơ quan Hải Quan.

Hết thời hạn 60 ngày, tính từ ngày doanh nghiệp nộp báo cáo quyết toán hoặc sau khi Cơ quan Hải Quan quyết định tiến hành kiểm tra báo cáo quyết toán và kiểm tra sau thông quan, nếu thanh tra, tổ chức, cá nhân mới phát hiện ra sai sót trong việc lập báo cáo thì vẫn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung báo cáo với Cơ quan Hải Quan. Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định Pháp luật về thuế phí và vi phạm hành chính.”

Địa điểm nộp

Căn cứ dựa theo quy định ghi tại Điều 58, Thông tư số 39/2018/TT-BTC, các doanh nghiệp sản xuất – xuất khẩu, gia công và chế xuất sẽ tiến hành nộp báo cáo quyết toán tại Chi cục Hải Quan, nơi làm thủ tục xuất nhập khẩu hoặc Chi cục Hải Quan quản lý các doanh nghiệp chế xuất.

Mức xử phạt nộp chậm

Trong trường hợp doanh nghiệp nộp báo cáo quyết toán Hải Quan chậm so với quy định đưa ra thì sẽ bị phạt hành chính, từ 2.000.000 VNĐ cho đến 5.000.000 VNĐ. Nếu bên nộp báo cáo là cá nhân thì mức phạt sẽ giảm bằng ½ so với mức phạt tiền đối với tổ chức, doanh nghiệp.

  • Căn cứ theo Khoản 3, Điều 7 của Nghị định số 128/2020/NĐ-CP quy định: “Phạt tiền từ 2.000.000 VNĐ cho đến 5.000.000 VNĐ, đối với hành vi không nộp báo cáo quyết toán hoặc báo cáo tình hình sử dụng hàng hóa, sản phẩm miễn thuế đúng với thời hạn quy định Pháp luật”
  • Căn cứ theo Khoản 3, Điều 7 của Nghị định số 128/2020/NĐ-CP quy định: “Mức phạt tiền quy định được ghi tại Chương II là mức phạt tiền đối với các tổ chức. Đối với các cá nhân thì bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức, trừ trường hợp được quy định tại điểm B và điểm C tại Khoản này”

Xem thêm: Hàng hóa từ kho ngoại quan vào nội địa làm thủ tục Hải Quan ra sao?

Mẫu chung cho báo cáo quyết toán Hải Quan

Các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân nên sử dụng biểu mẫu báo cáo quyết toán Hải Quan số 15/BCQT-NVL/GSQL để kê khai thông tin, bạn có thể tải biểu mẫu tại đây. Dưới đây là một ví dụ về biểu mẫu báo cáo quyết toán Hải Quan:

Báo cáo quyết toán Hải Quan
Biểu mẫu báo cáo quyết toán Hải Quan

Hướng dẫn cách làm và kiểm tra báo cáo quyết toán Hải Quan

Cách thực hiện

Các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay thường xuyên sử dụng phần mềm ECUS5 VNACCS của công ty Thái Sơn. Đây là một trong những phần mềm kê khai báo cáo quyết toán Hải Quan rất hiệu quả, có thể xử lý số liệu và truyền thông tin lên cho Cơ quan Hải Quan một cách nhanh chóng và chính xác. Hướng dẫn cách làm báo cáo quyết toán Hải Quan theo những bước như sau:

  • Bước 1: Tổng hợp những thông tin, số liệu từ các bộ phận của doanh nghiệp từ: bộ phận kho, kế toán cho đến phòng ban xuất nhập khẩu,…
  • Bước 2: Tổng hợp các số liệu từ bước 1, tiến hành lập bảng thống kê về nguyên vật liệu, thành phẩm,… qua đó xác định số liệu tồn ở đầu kỳ, nhập và xuất trong kỳ, cuối tùng là tồn cuối kỳ, sau đó lập bảng báo cáo quyết toán chi tiết
  • Bước 3: Chuẩn bị bộ hồ sơ để lập báo cáo quyết toán Hải Quan nộp cho Cơ quan Hải Quan

Trong đó, hồ sơ đầy đủ để lập báo cáo quyết toán Hải Quan sẽ bao gồm những thành phần sau:

  • Bộ chứng từ về nguyên vật liệu nhập khẩu như: hợp đồng mua bán, Packing List, Commercial Invoice,…
  • Định mức và những điều chỉnh
  • Tờ khai Hải Quan xuất khẩu (nhập khẩu)
  • Phiếu nhập kho – xuất kho của nguyên vật liệu, sản phẩm
  • Những chứng từ về phế liệu và phế thải
  • Bảng báo cáo tài chính, đi kèm những khoản hạch toán kế toán liên quan khác 
  • Những chứng từ chứng minh đã xử lý tốt nguyên vật liệu dư thừa, sau khi kết thúc năm tài chính

Cách kiểm tra

Thông thường, các tổ chức, doanh nghiệp có thể tiến hành các bước kiểm tra nội dung báo cáo quyết toán như sau:

+ Kiểm tra tổng quát về định mức hàng hóa

+ Kiểm tra về tình hình hàng tồn kho, bao gồm: nguyên liệu, vật tư và hàng hóa xuất khẩu tại doanh nghiệp. Từ đó, sẽ xuất hiện 03 trường hợp dưới đây:

  • Không có chênh lệch gì so với số liệu kê khai cho Cơ quan Hải Quan
  • Chênh lệch thừa về số lượng tồn kho giữa thực tế doanh nghiệp với những số liệu đã kê khai cho Cơ quan Hải Quan
  • Chênh lệch thiếu về số lượng tồn kho giữa thực tế doanh nghiệp với những số liệu đã kê khai cho Cơ quan Hải Quan
Báo cáo quyết toán Hải Quan
Báo cáo quyết toán Hải Quan

Xem thêm: Quy trình kiểm hóa hàng xuất khẩu của Hải Quan Trung Quốc mới nhất

Dịch vụ làm báo cáo quyết toán Hải Quan, nên hay không?

Thông thường, các tổ chức, doanh nghiệp nếu có đủ khả năng, sẽ ưu tiên hơn việc tự làm báo cáo quyết toán Hải Quan riêng cho doanh nghiệp, thay vì thuê dịch vụ ngoài để làm báo cáo quyết toán Hải Quan hộ. Điều này cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản kha khá chi phí phát sinh. Nếu doanh nghiệp muốn tự làm báo cáo quyết toán, thì nên cho nhân viên đi học nâng cao thêm khóa làm báo cáo Hải Quan chuyên nghiệp, mà không cần phải thuê tới dịch vụ ngoài.

Việc thuê dịch vụ làm báo cáo quyết toán Hải Quan bên ngoài sẽ khiến cho tổ chức, doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào đơn vị dịch vụ và cũng khó để chủ động xử lý công việc. Thậm chí điều này còn sẽ bất tiện khi muốn hỏi thêm thông tin hay nhờ sự hỗ trợ khi cần thiết. Tuy nhiên, nếu tổ chức, doanh nghiệp không có nhân viên chuyên làm về mảng báo cáo quyết toán này thì nên thuê dịch vụ. Bởi vì, việc thuê dịch vụ sẽ chuyên môn hóa, được hỗ trợ trọn gói và xử lý những nghiệp vụ liên quan khác.

Nếu quý khách hàng muốn tìm hiểu thêm hoặc có nhu cầu thực hiện báo cáo quyết toán Hải Quan hoặc bất kỳ chứng từ, giấy tờ liên quan nào, hoàn toàn có thể nhờ sự giúp đỡ của chúng tôi – công ty FWD hàng đầu Finlogistics. Với sự chuyên nghiệp thể hiện trong quy trình làm việc với khách hàng, chúng tôi tự tin cam kết đem lại dịch vụ xuất nhập khẩu đa dạng, uy tín và chất lượng nhất!!! 

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Contact Finlogistics

Θ Bài viết gợi ý:


Kiem-tra-sau-thong-quan-00.jpg

Hình thức kiểm tra sau thông quan là một trong những hoạt động kiểm tra bình thường của Cơ quan Hải Quan. Những mục cần kiểm tra bao gồm: hồ sơ Hải Quan, sổ sách kế toán, chứng từ kế toán và những chứng từ, tài liệu hoặc dữ liệu quan trọng khác, có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện trong trường hợp cần thiết và sau khi hàng hóa đã được thông quan Hải Quan. Vậy chi tiết các bước kiểm tra sau khi thông quan như thế nào? Hãy cùng Finlogistics tìm hiểu sâu hơn trong bài viết này nhé!!!

Kiểm tra sau thông quan
Kiểm tra sau khi thông quan

(05/10/2023)


 

Việc kiểm tra sau thông quan được hiểu như thế nào?

Căn cứ dựa theo Điều 77, Bộ Luật Hải Quan công bố năm 2014, cơ quan Hải Quan sẽ tiến hành các bước kiểm tra sau thông quan trong những trường hợp cần thiết hoặc sau khi hàng hóa đã được thông quan thành công. Những giấy tờ, chứng từ cần kiểm tra sẽ liên quan đến thủ tục xuất – nhập khẩu hoặc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm, ví dụ như: chứng từ, sổ sách kế toán; hồ sơ Hải Quan,…

Việc kiểm tra sau thông quan sẽ giúp đánh giá tính chính xác và trung thực của những nội dung ghi trong các chứng từ, hồ sơ mà người kê khai Hải Quan đã khai, nộp và xuất trình với Cơ quan Hải Quan. Ngoài ra, đây cũng là cách để đánh giá việc tuân thủ Pháp luật Hải Quan và những quy định khác của Nhà nước, liên quan đến việc quản lý quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa của bên kê khai Hải Quan.

Để thực hiện quá trình kiểm tra sau thông quan, địa điểm tổ chức thường là trụ sở Cơ quan Hải Quan hoặc trụ sở của bên kê khai Hải Quan. Trong đó, trụ sở của người kê khai sẽ bao gồm cả trụ sở chính, chi nhánh, nơi sản xuất, nơi lưu giữ hàng hóa, cửa hàng,… Ngoài ra, thời hạn cho phép kiểm tra sau thông quan là 05 năm, bắt đầu tính từ ngày bên kê khai đăng ký tờ khai Hải Quan.

Những trường hợp cần kiểm tra sau thông quan

Trường hợp cần kiểm tra sau khi thông quan

Căn cứ theo Điều 78, Bộ Luật Hải Quan năm 2014, những trường hợp cần phải được kiểm tra sau thông quan sẽ nằm trong 03 trường hợp như sau: 

  1. Đơn vị kê khai có dấu hiệu vi phạm Pháp luật Hải Quan và các quy định khác của Nhà nước, liên quan đến việc quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa
  2. Những trường hợp không thuộc quy định ghi tại khoản 1. Việc kiểm tra sau thông quan sẽ được thực hiện trên cơ sở áp dụng đối với hình thức quản lý rủi ro
  3. Kiểm tra thông thường việc tuân thủ Pháp luật của bên kê khai Hải Quan

Xem thêm: Thủ tục Hải Quan hàng hóa chi tiết từ kho quan ngoại vào nội địa

Kiểm tra sau thông quan
Kiểm tra sau khi thông quan

Địa điểm để kiểm tra sau khi thông quan

Việc tiến hành thực hiện kiểm tra sau thông quan ở hai địa điểm khác nhau bao gồm trụ sở của Cơ quan Hải Quan và trụ sở của bên kê khai Hải Quan là khác nhau. Cụ thể:

Tại trụ sở Cơ quan Hải Quan

Căn cứ theo Điều 79, Bộ Luật Hải Quan năm 2014, việc kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của Cơ quan Hải Quan sẽ được quy định như sau:

  • Cục trưởng Cục Hải Quan và Chi cục trưởng Chi cục Hải Quan sẽ ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan. Bên kê khai Hải Quan được yêu cầu cung cấp: Hóa đơn thương mại, các chứng từ vận tải, hợp đồng mua bán hàng hóa, chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng từ thanh toán, hồ sơ tài liệu kỹ thuật liên quan đến hàng hóa,… và phải giải trình những thông tin, nội dung liên quan. Thời gian tiến hành kiểm tra sẽ được xác định trong tờ quyết định kiểm tra, nhưng quy định tối đa là 05 ngày làm việc
  • Quyết định kiểm tra sau thông quan phải được gửi cho bên kê khai Hải Quan trong thời hạn là 03 ngày làm việc, kể từ ngày ký kiểm tra và chậm nhất là 05 ngày làm việc, trước ngày tiến hành các bước kiểm tra. Bên kê khai Hải Quan sẽ có trách nhiệm giải trình và cung cấp những hồ sơ, chứng từ liên quan theo yêu cầu của Cơ quan Hải Quan

Trong thời gian tiến hành kiểm tra, bên kê khai Hải Quan có quyền giải trình và bổ sung các thông tin, tài liệu liên quan đến chứng từ, hồ sơ Hải Quan. Việc xử lý kết quả kiểm tra cũng được quy định rõ ràng như sau:

  • Trường hợp nếu những thông tin, nội dung của chứng từ, tài liệu được cung cấp và nội dung đã giải trình chứng minh nội dung kê khai Hải Quan là chính xác thì hồ sơ Hải Quan sẽ được chấp thuận
  • Trường hợp nếu không chứng minh được nội dung kê khai Hải Quan là chính xác hoặc bên kê khai Hải Quan không cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu,… đầy đủ và không giải trình theo như yêu cầu kiểm tra, thì Cơ quan Hải Quan sẽ đưa ra quyết định xử lý theo quy định của Pháp luật về thuế phí và vi phạm hành chính

Trong thời hạn là 05 ngày làm việc, bắt đầu từ ngày kết thúc kiểm tra, người đưa ra quyết định kiểm tra phải ký vào thông báo kết quả kiểm tra và gửi cho bên kê khai Hải Quan.

Tại trụ sở bên kê khai Hải Quan

Căn cứ theo Điều 80, Bộ Luật Hải Quan năm 2014, quy định về việc kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của bên kê khai Hải Quan như sau:

Thẩm quyền quyết định tiến trình kiểm tra sau thông quan sẽ thuộc về:

  • Tổng cục trưởng Tổng cục Hải Quan hoặc Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan sẽ đưa ra quyết định kiểm tra sau thông quan trong phạm vi toàn quốc gia
  • Cục trưởng Cục Hải Quan sẽ đưa ra quyết định kiểm tra sau thông quan trong địa bàn quản lý của mình

Trường hợp nếu việc kiểm tra doanh nghiệp không thuộc phạm vi địa bàn quản lý đã được phân công, thì Cục Hải Quan sẽ báo cáo cho Tổng cục Hải Quan để xem xét phân công các đơn vị về thực hiện kiểm tra. Việc kiểm tra và đánh giá sẽ tuân thủ theo Pháp luật, bên kê khai Hải Quan thực hiện theo kế hoạch kiểm tra sau thông quan hàng năm do chính Tổng cục trưởng Tổng cục Hải Quan ban hành trước đó.

Xem thêm: Làm tờ khai Hải Quan trên giấy cần chú ý những điều gì?

Kiểm tra sau thông quan
Kiểm tra sau khi thông quan

Thời hạn cần kiểm tra sau thông quan

Thời hạn để kiểm tra sau thông quan sẽ được xác định rõ trong tờ quyết định kiểm tra, nhưng vẫn tối đa trong 10 ngày làm việc. Trong đó, thời gian sẽ được tính từ ngày bắt đầu tiến hành các bước kiểm tra. Nếu trường hợp phạm vi kiểm tra lớn hơn, nội dung lại phức tạp thì người ký quyết định kiểm tra có thể gia hạn thêm một lần nữa, nhưng không thêm quá 10 ngày làm việc.

Quyết định kiểm tra sau thông quan phải được gửi cho bên kê khai Hải Quan trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày ký và chậm nhất khoảng 05 ngày làm việc, trước ngày tiến hành các bước kiểm tra. Trừ những trường hợp được quy định tại Khoản 1, Điều 78 của Bộ Luật này. Theo đó, trình tự làm thủ tục kiểm tra sau thông quan như sau: 

  • Công bố quyết định kiểm tra sau thông quan hàng hóa ngay khi bắt đầu tiến hành kiểm tra
  • Đối chiếu những thông tin, nội dung đã khai báo với sổ sách kế toán, chứng từ kế toán, các báo cáo tài chính, những tài liệu, giấy tờ có liên quan, tình trạng thực tế của hàng hóa, sản phẩm xuất nhập khẩu trong phạm vi, nội dung chính của quyết định kiểm tra sau khi thông quan
  • Tiến hành lập biên bản kiểm tra sau thông quan, trong thời hạn là 05 ngày làm việc, tính từ ngày kết thúc công việc kiểm tra
  • Trong thời hạn là 15 ngày, tính từ ngày kết thúc công việc kiểm tra, người quyết định kiểm tra sẽ phải ký kết luận kiểm tra và gửi cho bên kê khai Hải Quan. Lưu ý, trường hợp kết luận kiểm tra cần có ý kiến chuyên môn của Cơ quan có thẩm quyền, thì thời hạn ký kết luận kiểm tra sẽ được tính bắt đầu từ ngày có ý kiến. Ngoài ra, Cơ quan chuyên môn có thẩm quyền được quyền ý kiến trong vòng 30 ngày, bắt đầu từ ngày nhận được yêu cầu kiểm định của Cơ quan Hải Quan
  • Thực hiện xử lý công việc kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chuyển cấp cho Cơ quan có thẩm quyền xử lý theo kết quả kiểm tra có được

Nếu trong trường hợp bên kê khai Hải Quan không chấp hành theo quyết định kiểm tra hoặc không giải trình, cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu theo đúng thời hạn, thì Cơ quan Hải Quan sẽ căn cứ theo hồ sơ, tài liệu đã thu thập và xác minh để quyết định xử lý theo quy định của Pháp luật. Bên kê khai Hải Quan sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc phải thực hiện thanh tra chuyên ngành theo đúng quy định của Nhà nước.

Quy trình kiểm tra sau thông quan gồm những bước quan trọng nào?

Quy trình kiểm tra sau thông quan cụ thể được quy định theo trình tự. Các thủ tục, hồ sơ và nội dung tiến hành đánh giá, bắt đầu từ các bước: thu thập, sàng lọc thông tin; xác định rõ đối tượng cần kiểm tra; thực hiện việc kiểm tra; xử lý các kết quả nhận được và giải quyết những công việc có liên quan đến kết quả kiểm tra của Cơ quan Hải Quan. Ngoài ra, quy định của ghi rõ công chức hoặc nhóm công chức Hải Quan sẽ nhận nhiệm vụ thực hiện kiểm tra sau thông quan này.

Xem thêm: Chi tiết 07 bước làm thủ tục Hải Quan chính xác nhất

Kiểm tra sau thông quan
Quy trình kiểm tra sau khi thông quan

Quy trình kiểm tra sau khi thông quan hàng hóa bao gồm 08 bước đầy đủ như sau:

  • Bước 1: Thu thập, sàng lọc, phân tích và nhận định thông tin
  • Bước 2: Đề xuất tiến hành kiểm tra theo các dấu hiệu và rủi ro
  • Bước 3: Người có thẩm quyền sẽ đưa ra quyết định kiểm tra
  • Bước 4: Thực hiện công việc kiểm tra theo trình tự quy định
  • Bước 5: Xem xét và báo cáo lại kết quả kiểm tra
  • Bước 6: Kết luận các bước kiểm tra
  • Bước 7: Đưa ra quyết định xử lý kết quả kiểm tra
  • Bước 8: Tiến hành cập nhật, lưu trữ và phản hồi trên hệ thống

Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết về các bước cụ thể làm kiểm tra hàng hóa sau khi thông quan, bạn có thể tham khảo Quyết định số 1410/QĐ-TCHQ công bố ngày 14/05/2015, về việc ban hành quy trình kiểm tra sau thông quan. Còn nếu có thắc mắc, câu hỏi hay nhu cầu làm thủ tục thông quan hàng hóa qua Hải Quan, làm chứng từ, giấy tờ khó, xin CO,… quý khách hàng, doanh nghiệp có thể liên hệ cho công ty Finlogistics để được trải nghiệm dịch vụ xuất nhập khẩu chất lượng và uy tín hàng đầu!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Contact Finlogistics

Θ Bài viết gợi ý:


To-khai-xuat-nhap-khau-tai-cho-00.jpg

Việc làm tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ là điều bắt buộc mỗi khi tiến hành xuất hoặc nhập khẩu tại chỗ qua Hải Quan, nhằm mục đích kiểm soát số lượng, chất lượng cũng như khối lượng hàng hóa tốt nhất. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chưa hiểu về loại chứng từ này, đặc biệt là hình thức kê khai tại chỗ. Vậy mẫu đơn tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ cụ thể như thế nào? Các bước thực hiện kê khai ra sao? Cần lưu ý những gì khi kê khai chứng từ?…

Tất cả những thắc mắc kể trên của bạn sẽ được Finlogistics giải đáp ngay dưới bài viết chi tiết và hữu ích này. Hãy đọc kỹ từng phần để hiểu rõ hơn về quy trình làm tờ khai Hải Quan tại chỗ nhé!!!

(04/10/2023)


 

Xuất nhập khẩu tại chỗ được định nghĩa thế nào?

Hiểu một cách đơn giản, xuất nhập khẩu tại chỗ là một loại hình xuất nhập khẩu mà trong đó, các cá nhân, doanh nghiệp ở Việt Nam sẽ thực hiện mua – bán hàng hóa với những đối tác, khách hàng ở nước ngoài. Những lô hàng mua bán của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được giao nhận trực tiếp tại Việt Nam và tuân theo sự chỉ định, quy tắc của đối tác, khách hàng nước ngoài. Theo quy định hiện nay, đơn vị xuất nhập khẩu tại chỗ không chỉ là doanh nghiệp tại Việt Nam, mà còn có cả doanh nghiệp được rót vốn đầu tư từ nước ngoài.

Đối với hình thức làm thủ tục tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ thì các doanh nghiệp cần lưu ý 03 điểm như sau:

  • Hàng hóa, sản phẩm phải được mua bán đối với thương nhân nước ngoài
  • Địa điểm giao nhận hàng tại Việt Nam sẽ do hai bên tự thỏa thuận với nhau
  • Khách hàng nước ngoài sẽ cung cấp những thông tin về người giao nhận hàng

Các doanh nghiệp cần phải lưu ý rằng: doanh nghiệp hoặc đơn vị xuất nhập khẩu muốn ký kết hợp đồng mua bán với các đối tác nước ngoài thì trong hợp đồng phải ghi rõ ràng địa điểm giao nhận hàng tại Việt Nam, thông tin về người giao hàng tại Việt Nam,…

Theo Khoản 1, Điều 86, Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ sẽ bao gồm:

  • Hàng hóa, sản phẩm đã gia công; máy móc, thiết bị cho thuê hoặc mượn; nguyên vật liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công, được quy định tại Điều 4, Khoản 2, Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
  • Hàng hóa, sản phẩm mua bán giữa các doanh nghiệp nội địa với các doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp nằm trong khu phi thuế quan
  • Hàng hóa, sản phẩm mua bán giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các tổ chức, cá nhân nước ngoài không ở Việt Nam và được doanh nghiệp nước ngoài chỉ định giao nhận hàng hóa với những doanh nghiệp khác tại Việt Nam

Xem thêm: Giám định hàng hóa máy móc cũ đồng bộ mới nhất năm 2023

Tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ
Tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ

Các bước làm thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ

Đối với những loại hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ, thì thủ tục Hải Quan đã được quy định rõ ràng trong các văn bản Pháp luật hiện hành như sau:

Do đó, khi doanh nghiệp muốn thực hiện tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ để trình lên Hải Quan thì cần phải chuẩn bị đầy đủ những chứng từ quan trọng dưới đây:

  • Tờ khai Hải Quan
  • Bản hợp đồng ngoại thương (Sales Contract)
  • Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Chứng từ vận tải (vận đơn, phiếu kiểm kê, giấy chứng nhận kiểm định,…)
  • Những loại chứng từ cần thiết khác (nếu có)
  • Nếu hàng hóa, sản phẩm nằm trong Danh mục những loại hàng phải kiểm tra chuyên ngành thì doanh nghiệp cần chuẩn bị thêm chứng từ liên quan đến kiểm tra chất lượng

Khi làm các bước thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ, thì doanh nghiệp cũng cần xác định chính xác mã loại hình để kẹp cùng tờ khai Hải Quan. Một số mã loại hình trong xuất nhập khẩu tại chỗ bao gồm:

  • Mã loại hình A42: Chuyên tiêu thụ nội địa khác.
  • Mã loại hình E23: Nhập nguyên liệu gia công từ bản hợp đồng khác chuyển sang
  • Mã loại hình E41: Nhập hàng hóa, sản phẩm thuê gia công tại nước ngoài
  • Mã loại hình E21: Nhập nguyên liệu để gia công cho doanh nghiệp nước ngoài

Để hiểu rõ hơn về việc làm thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ, cần phải phân rõ ràng công việc của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu cũng như Cơ quan Hải Quan.

Mẫu đơn tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ chi tiết

Dưới đây là chi tiết một ví dụ về mẫu tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ mà các cá nhân, doanh nghiệp cần nắm rõ để thực hiện cho đúng:

HẢI QUAN VIỆT NAM

Cục Hải Quan: ABC

TỜ KHAI HÀNG HÓA, SẢN PHẨM XUẤT KHẨU (NHẬP KHẨU) HQ/2015/XK
Chi cục Hải Quan nơi đăng ký tờ khai: Q

Chi cục Hải Quan nơi cửa khẩu xuất hàng: P

Số tham chiếu: abc

Ngày, giờ gửi: 04/10/2023 – 09 giờ 30 phút

 

Số tờ khai: 123

Ngày, giờ đăng ký: 04/10/2023 – 10 giờ 00 phút

 

Công chức đăng ký tờ khai
1. Người xuất khẩu: Cao Xuân L

MST: 479557

5. Loại hình: hàng hóa, sản phẩm
2. Người nhập khẩu: Lê Văn M 6. Giấy phép số: 3561

Ngày 10/7/2023

Ngày hết hạn 10/12/2023

7. Hợp đồng mua bán hàng hóa

Ngày 05/08/2023

Ngày hết hạn 05/10/2023

 

8. Hóa đơn thương mại
3. Người ủy thác/ người được ủy quyền: Trần Văn T

MST: 046697

9. Cửa khẩu xuất hàng: QE 10. Nước nhập khẩu: Trung Quốc
4. Đại lý Hải Quan

Mã số thuế: 891462

11. Điều kiện giao hàng: Tốt

 

12. Phương thức thanh toán: tiền mặt trực tiếp/ chuyển khoản 13. Đồng tiền thanh toán: tiền nhân dân tệ 14. Tỷ giá tính thuế: SQP
Số thứ tự 15. Mô tả hàng hóa 16. Mã số hàng hóa 17. Nguồn gốc, xuất xứ 18. Lượng hàng 19. Đơn vị tính 20. Đơn giá nguyên tệ 21. Trị giá nguyên tệ
1

2

3

             
Cộng:  
Số thứ tự 22. Thuế xuất khẩu (nhập khẩu) 23. Thu khác
  a. Trị giá tính thuế b. Thuế suất (%) c. Tiền thuế   a. Trị giá tính thu khác b. Tỷ lệ (%) c. Số tiền
1

2

3

             
  Cộng:     Cộng:  
24. Tổng số tiền thuế và thu khác (ô 22 + 23) bằng số: 200.000.000 VNĐ

Bằng chữ: Hai trăm triệu Việt Nam đồng chẵn

25. Lượng hàng, số hiệu container
Số thứ tự A. Số hiệu container B. Số lượng kiện hàng C. Trọng lượng hàng hóa D. Địa điểm đóng hàng
1

2

3

4

         

 

 

Cộng:

   
26. Chứng từ, giấy tờ đi kèm 27. Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm trước Pháp luật về nội dung khai trên tờ khai

Ngày 04 tháng 10 năm 2023

(Người khai ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu mộc)

 

28. Kết quả phân luồng tờ khai và những hướng dẫn làm thủ tục Hải Quan

29. Các ghi chép khác

 

30. Xác nhận thông quan Hải Quan 31. Xác nhận của Hải Quan giám sát
Tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ
Tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ

Xem thêm: Dự án hàng hóa Táo Đỏ xuất khẩu từ nội địa Trung Quốc mới nhất

Hướng dẫn cách kê khai tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ chi tiết

Trong khi hoàn thành bản tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ, người kê khai cần lưu ý một vài chú ý cụ thể dưới đây:

Ô 01 (Người xuất khẩu): cần ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, mã fax, mã số thuế (nếu có) của doanh nghiệp xuất khẩu, số căn cước công dân hoặc hộ chiếu (đối với cá nhân)

Ô 02 (Nhà nhập khẩu): cần ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, mã fax, mã số thuế (nếu có) của doanh nghiệp nhập khẩu

Ô 03 (Người được ủy thác/ ủy quyền): cần ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, mã fax, mã số thuế của bên ủy thác cho doanh nghiệp xuất khẩu. Hoặc ghi họ tên, địa chỉ, số điện thoại, mã fax, mã số thuế của doanh nghiệp xuất khẩu. Bên được ủy quyền ghi thông tin số căn cước công dân hoặc hộ chiếu (đối với cá nhân)

Ô 04 (Đại lý Hải Quan): cần ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, mã fax, mã số thuế của đại lý Hải Quan, số và ngày hợp đồng của đại lý Hải Quan

Ô 05: Người khai tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ nhập loại hình xuất khẩu (nhập khẩu) tương ứng

Ô 06: Ghi số, ngày, tháng và năm của giấy phép do Cơ quan quản lý chuyên ngành cấp, đối với loại hàng hóa xuất khẩu (nhập khẩu) và ngày hết hạn của chứng từ (nếu có)

Ô 07: Ghi số, ngày, tháng và năm ký kết hợp đồng và ngày hết hạn (nếu có) của Hợp đồng hoặc phụ lục của Hợp đồng (nếu có)

Ô 08: Ghi số, ngày, tháng và năm của Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice – nếu có)

Ô 09: Ghi tên cảng hoặc địa điểm (được thỏa thuận trong Hợp đồng), nơi hàng hóa, sản phẩm được sắp xếp lên phương tiện vận tải để tiến hành xuất khẩu (nhập khẩu)

Ô 10: Ghi tên quốc gia hoặc vùng lãnh thổ của điểm đến cuối cùng được xác định, tại thời điểm mà hàng hóa được xuất khẩu (nhập khẩu), không bao gồm cả những quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà lô hàng đó được quá cảnh. Ngoài ra, áp dụng mã quốc gia và lãnh thổ (ISO 3166)

Ô 11: Ghi rõ những điều kiện giao hàng mà bên mua và bán đã thỏa thuận từ trước trong Hợp đồng thương mại

Ô 12: Ghi rõ phương thức thanh toán đã thỏa thuận bên trong Hợp đồng thương mại (ví dụ: LC, DA, DP, TTR hoặc hàng đổi hành,…) (nếu có)

Ô 13: Ghi mã của đồng tiền thanh toán (nguyên tệ) theo những thỏa thuận bên trong Hợp đồng thương mại. Nên áp dụng mã tiền tệ (ISO 4217) (ví dụ: đô la Mỹ là USD) (nếu có)

Ô 14: Ghi tỷ giá hối đoái quy đổi giữa nguyên tệ với đồng Việt Nam đã tính thuế (theo các quy định hiện hành tại thời điểm đăng ký tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ) bằng đồng Việt Nam (nếu có)

Ô 15: Ghi rõ tên hàng hóa, quy cách hàng hóa theo Hợp đồng thương mại và những chứng từ khác có liên quan đến lô hàng đó

  • Trong trường hợp lô hàng có từ 04 món hàng trở lên, thì ghi trên tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ theo phụ lục tờ khai. Trên phụ lục khai báo nên ghi rõ tên và quy cách chất lượng của từng loại mặt hàng
  • Đối với lô hàng chỉ áp dụng một mã, nhưng trong lô hàng lại có nhiều chi tiết, mặt hàng nhỏ khác thì tờ khai sẽ ghi tên chung của lô hàng và cho phép lập bảng kê khai chi tiết từng món (không cần khai phụ lục)

Ô 16: Ghi mã phân loại theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam: Trường hợp nếu lô hàng có từ 04 mặt hàng trở lên thì không ghi gì. Còn trên phụ lục tờ khai sẽ ghi rõ mã số của từng mặt hàng

Ô 17: Ghi tên quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất hàng hóa, sản phẩm. Mã quốc gia sẽ được chỉ định trong từng ISO được áp dụng. Nếu trường hợp lô hàng có từ 04 mặt hàng trở lên thì người khai thực hiện như ô thứ 16

Ô 18: Ghi số lượng, thể tích và trọng lượng của từng loại mặt hàng trong lô hàng theo tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ tại ô thứ 19. Trường hợp nếu lô hàng có từ 04 mặt hàng trở lên thì cách ghi cũng tương tự như ô thứ 16

Ô 19: Ghi tên đơn vị tính của từng loại mặt hàng theo quy định trong Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu hoặc thực tế giao dịch. Trường hợp nếu lô hàng có từ 04 mặt hàng trở lên thì cách ghi cũng giống như ô thứ 16

Ô 20: Ghi giá của đơn vị hàng hóa theo đồng tiền đã quy định tại ô thứ 13, căn cứ vào các thỏa thuận trong Hợp đồng thương mại, hóa đơn, LC hoặc những chứng từ khác có liên quan đến lô hàng đó. Trường hợp nếu lô hàng có từ 04 mặt hàng trở lên thì người khai thực hiện như ở ô thứ 16

Ô 21: Nhập trị giá nguyên tệ của từng loại mặt hàng xuất khẩu (nhập khẩu), là kết quả của phép nhân giữa số lượng và đơn giá. Trường hợp nếu lô hàng có từ 04 món trở lên thì trên tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ sẽ ghi tổng trị giá nguyên tệ của những mặt hàng đã khai báo trên phụ lục tờ khai. Còn trên phụ lục tờ khai sẽ ghi trị giá nguyên tệ cho từng loại mặt hàng

Ô 22

  • Trị giá tính thuế: người khai ghi trị giá của từng loại mặt hàng bằng tiền Việt Nam
  • Thuế suất phần trăm: ghi thuế suất tương ứng cùng với mã quy định tại ô thứ 16 theo biểu thuế xuất khẩu (nhập khẩu)
  • Nhập số thuế xuất khẩu (nhập khẩu) phải nộp của từng loại mặt hàng

*) Trường hợp lô hàng có từ 04 mặt hàng trở lên thì cách ghi tờ khai cụ thể như sau:

  • Trên tờ khai Hải Quan, người khai ghi tổng số tiền thuế xuất khẩu (nhập khẩu) phải nộp vào ô cộng
  • Phụ lục tờ khai sẽ ghi rõ trị giá tính thuế, thuế suất cũng như số thuế xuất khẩu (nhập khẩu) phải nộp của từng loại mặt hàng

Ô 23:

  • Giá trị phải thu khác: người kê khai nhập số tiền phải nộp khác
  • Tỷ lệ phần trăm: nhập tỷ lệ phần trăm của những khoản thu khác theo quy định Pháp luật
  • Số tiền: nhập số tiền cần thanh toán trong Hợp đồng

*) Nếu trường hợp lô hàng có từ 04 mặt hàng trở lên thì cách ghi sẽ như ô thứ 22

Ô 24: Tổng số tiền thuế và những khoản thu khác, người kê khai sẽ ghi tổng số tiền thuế xuất khẩu (nhập khẩu) và các khoản phí thu khác cụ thể bằng số và chữ

Ô 25: Khi người khai Hải Quan kê khai hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng container thì phải ghi đầy đủ số container, số kiện hàng container, trọng lượng hàng hóa bên trong container và nơi đóng gói. Nếu trường hợp có từ 04 container trở lên thì ghi cụ thể những thông tin trên phụ lục của tờ khai, không nên ghi trên tờ khai

Ô 26: Liệt kê những chứng từ đi kèm theo của tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ

Ô 27: Ghi ngày, tháng và năm kê khai; ký tên xác nhận, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu mộc vào tờ khai

Tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ
Tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ

Xem thêm: Lưu ý hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu năm 2023

Những lưu ý khi làm tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ

Xuất nhập khẩu tại chỗ có rất nhiều ưu điểm mạnh, nhưng để hình thức này diễn ra một cách suôn sẻ và hiệu quả, thì các doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau đây, khi làm thủ tục Hải Quan để mở tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ:

  • Tờ khai Hải Quan sau khi được đăng ký thì chỉ có giá trị làm thủ tục trong thời hạn tối đa là 15 ngày.
  • Trường hợp hợp hàng hóa, sản phẩm xuất nhập khẩu tại chỗ có chỉ định từ doanh nghiệp nước ngoài thì hàng tháng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại chỗ phải tổng hợp và lập danh sách những tờ khai đã được thông quan theo quy định mẫu 20/TKXNTC/GSQL phụ lục V, ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Sau đó, doanh nghiệp tiến hành gửi danh sách tờ khai này tới Cơ quan Thuế quản lý trực tiếp.
  • Khi làm các bước khai báo thông tin hàng hóa, sản phẩm để mở tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp cần phải đảm bảo tính chính xác về mặt thời gian trong hợp đồng mua bán đã ký kết và tuân theo trình tự Pháp luật.
  • Đối với những trường hợp đặc biệt, ví dụ như: bên làm thủ tục Hải Quan là doanh nghiệp cần được ưu tiên (doanh nghiệp nằm trong luồng siêu xanh), đối tác với doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp tuân thủ theo luật Hải Quan hoặc là đối tác cùng với doanh nghiệp, cũng tuân thủ theo luật Hải Quan thực hiện xuất nhập khẩu tại chỗ nhiều lần trong thời gian nhất định (cùng một hợp đồng, người mua và người bán) thì được phép giao nhận hàng hóa trước và mở tờ khai Hải Quan sau. Tuy nhiên, thời gian khai báo Hải Quan không được vượt quá 30 ngày, tính từ thời điểm giao nhận hàng hóa.
  • Người khai Hải Quan được phép đăng ký mở tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ duy nhất tại 01 Chi cục Hải Quan thuận tiện nhất với mình.
  • Trường hợp tờ khai xuất nhập khẩu cùng được mở tại một Cơ quan Hải Quan, mà tờ khai lại được phân luồng đỏ, phải qua kiểm tra hàng hóa thực tế và hoàn thành thủ tục khai báo thông quan, thì có thể vẫn được miễn kiểm tra hàng hóa thực tế theo quy định Pháp luật.
  • Trường hợp nếu đã quá hạn mở tờ khai nhập khẩu đối ứng thì doanh nghiệp sẽ chịu các hình thức xử phạt vi phạm theo Khoản 3, Điều 1, Nghị định số 45/2016/NĐ-CP.

Trên đây là những nội dung, thông tin cụ thể nhất khi các doanh nghiệp muốn làm tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ. Bạn cần đọc kỹ các bước hoàn thành và mẫu đơn chi tiết để làm thủ tục kê khai hàng hóa một cách hiệu quả. Nếu còn câu hỏi nào về tờ khai Hải Quan này hoặc bất kỳ vấn đề nào liên quan đến chứng từ, giấy tờ xuất nhập khẩu, thì Finlogistics chính là địa chỉ tin cậy giúp bạn giải quyết khó khăn. Chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, cam kết mang đến dịch vụ chất lượng, uy tín và tối ưu nhất cho khách hàng!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Contact Finlogistics

Θ Bài viết gợi ý:


Packing-List-la-gi-00-1.jpg

Khái niệm Packing List là gì trong Logistics chắc hẳn đã không còn quá xa lạ đối với nhiều người. Đặc biệt, đối với những ai ở trong lĩnh vực vận tải hàng hóa hoặc kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp mới bắt đầu thì khái niệm này có lẽ vẫn sẽ khá lạ lẫm. Packing List là một phần quan trọng trong quy trình xuất nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa. Nó đóng vai trò khá lớn, cũng như có ý nghĩa đặc biệt trong thực tiễn.

Vì vậy, các cá nhân, doanh nghiệp nếu muốn hoạt động trong ngành Logistics, thì cần phải nắm vững về định nghĩa cũng như những đặc điểm riêng của từng loại phiếu đóng gói. Nhằm mang tới những thông tin, kiến thức và kinh nghiệm hữu ích, Finlogistics sẽ giúp bạn hiểu thêm về loại hình này, chỉ gói gọn trong bài viết dưới đây, nên bạn đừng vội bỏ qua nhé!!!

Packing List là gì?
Packing List là gì?

(30/09/2023)


 

Packing List là gì?

Định nghĩa

Packing List (hay còn gọi là bảng kê khai/ phiếu chi tiết hàng hóa) là một trong những thành phần không thể thiếu trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm. Nó mô tả chi tiết những thông tin, nội dung chính của lô hàng và không bao gồm cả giá trị của lô hàng. Nếu như dịch sát theo nghĩa tiếng anh đơn thuần, thì Packing List sẽ có nghĩa là “chi tiết đóng gói” hay “danh sách đóng gói”. Tại Việt Nam, dân ngành xuất nhập khẩu thường gọi đây là “phiếu đóng gói”.

Đối với ngành dịch vụ hậu cần nói chung, Packing List hỗ trợ cho quá trình xuất nhập hàng hóa được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn. Trong quá trình xuất nhập hàng hóa, các doanh nghiệp sẽ cần kê khai chính xác những thông tin về những loại hàng hóa cần làm xuất nhập khẩu. Bởi lẽ, chẳng có ai có thể được ghi nhớ được hết những danh sách dài đằng đẵng kia. Do đó, bạn cần phải có phiếu đóng gói hàng hóa để có thể làm danh sách hàng hóa, sản phẩm xuất nhập khẩu, nhằm mục đích bảo đảm đúng theo yêu cầu khách hàng và quy định Pháp luật.

Phiếu Packing List trong hoạt động xuất nhập khẩu là loại giấy tờ, chứng từ khá quan trọng, cần phải được lưu giữ cẩn thận. Vì phiếu đóng gói sẽ có hiệu lực pháp lý khi xảy ra những vụ việc không mong muốn khác nhau. Việc kê khai chi tiết trong tờ danh sách đóng gói hàng hóa xuất nhập khẩu còn thể hiện nghĩa vụ đóng thuế phí của các doanh nghiệp đối với Nhà nước.

Phân loại

Phiếu Packing List thông thường sẽ được chia làm 03 loại chính như sau:

  • Phiếu đóng gói chi tiết hàng hóa (Detailed Packing List), nếu tiêu đề ghi như vậy và nội dung bên trong tương đối chi tiết
  • Phiếu đóng gói trung lập (Neutrai Packing List), nếu như những nội dung của nó không chỉ rõ ràng thông tin của bên bán
  • Phiếu đóng gói kiêm bảng kiểm kê trọng lượng hàng hóa (Packing Weight List)

Xem thêm: Các chức năng cơ bản của Hóa đơn thương mại trong Logistics

Packing List là gì?
Packing List là gì?

Công dụng

Sẽ có khá nhiều người thắc mắc về những chức năng của phiếu đóng gói là gì trong hoạt động xuất nhập khẩu. Nói một cách đơn giản, Packing List sẽ cho chúng ta biết được những nội dung, thông tin cần thiết như: trọng lượng tịnh, trọng lượng bì, hình thức đóng gói hàng hóa, cách thức phân loại hàng hóa, số lượng hàng hóa, hình thức đóng gói,… Từ đó, các doanh nghiệp sẽ tính toán được những vấn đề cụ thể như sau:

  • Sắp xếp kho bãi chứa hàng hóa (ví dụ: xếp dỡ một xe container 20’ DC, xếp chỗ dỡ hàng hóa,…)
  • Cách bố trí loại hình phương tiện vận tải (ví dụ: nên dùng xe loại mấy tấn, kích thước thùng container là bao nhiêu mới phù hợp,…)
  • Bốc dỡ hàng hóa bằng những thiết bị chuyên dụng ví dụ như: cần cẩu, xe nâng,… hay thuê công nhân ngoài
  • Mặt hàng có bị phía Hải Quan kiểm hóa hay không (ví dụ: cần tìm mặt hàng cụ thể nào đó ở đâu, loại pallet nào,…) trong quá trình tiến hành kiểm tra các bước thủ tục Hải Quan

Ngay sau khi đã đóng xong lô hàng, bên bán sẽ gửi ngay cho bên mua hàng phiếu đóng gói, để phía bên mua có thể kiểm tra lại hàng hóa, xem có thiếu sót hay hư hỏng gì không trước khi nhận hàng.

Có những nội dung chính nào bên trong Packing List?

Nội dung chính

Trên phiếu đóng gói hàng hóa sẽ thể hiện những thông tin, nội dung cơ bản sau đây:

  • Tiêu đề (Logo, tên, địa chỉ,…) + Số phiếu đóng gói + Hạn thời gian
  • Bên xuất khẩu hàng hóa (Shipper)
  • Bên nhập khẩu hàng hóa (Consignee)
  • Những thông tin cơ bản của người đại diện nhập khẩu hàng hóa (Notify party)
  • Tên tàu vận chuyển và mã số chuyến ở trên Booking (Vessel Name/ Voy)
  • Ngày tàu chạy dự kiến (ETD)
  • Mã số Booking (chú ý một vài hãng tàu biển sẽ có số Booking và số B/L khác nhau)
  • Mã số container + số Seal container
  • Cảng xuất hàng hóa (Port of Loading)
  • Cảng nhập hàng hóa (Port of Discharging)
  • Mô tả chung về hàng hóa (Description of goods): tên hàng, mã ký hiệu, mã HS,…
  • Số lượng lô hàng được vận chuyển (Number of package)
  • Trọng lượng tịnh (Net weight)
  • Trọng lượng bì (Gross weight)
  • Những ghi chú thêm (Remark)
  • Xác nhận của bên bán hàng (Ký tên, đóng dấu)
Packing List là gì?
Packing List là gì?

Mục đích sử dụng

Trong quá trình thực hiện công việc xuất nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm thông qua Hải Quan, phiếu đóng gói sẽ được dùng với những mục đích chính như sau:

  • Packing List chính là chứng từ, giấy tờ quan trọng bắt buộc dùng để khai báo Hải Quan
  • Căn cứ theo những nội dung, thông tin hàng hóa, thì Packing List là chứng từ, giấy tờ giúp hỗ trợ việc thanh toán quốc tế nhanh chóng hơn
  • Khai báo với hãng tàu vận chuyển để phát hành vận đơn đường biển (Bill of Lading)
  • Bên mua hàng sẽ căn cứ theo những thông tin trên Packing List để tiến hành kiểm kê hàng hóa khi nhận hàng
  • Packing List là chứng từ, giấy tờ cần thiết khi yêu cầu đền bù bảo hiểm tổn thất khi xảy ra tình trạng mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa

Nếu như các doanh nghiệp không hoàn thành phiếu Packing List đúng hạn thì có thể gây ra nhiều vấn đề lớn, ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp, ví dụ như: không nhận hoặc gửi được hàng hóa, bị cơ quan chức năng phạt hành chính,… Do vậy, các doanh nghiệp nên chú ý hoàn thành kịp thời loại giấy tờ, chứng từ này, kẹp kèm trong bộ hồ sơ xuất nhập khẩu hàng hóa. Hơn nữa, cần phải được gắn chặt phiếu đóng gói bên ngoài của mỗi thùng container vận chuyển.

Đây cũng chính là trách nhiệm tối thiểu của các doanh nghiệp và đại lý vận chuyển, trong việc xác định tổng trọng lượng và khối lượng của lô hàng, xem có chính xác với thực tế hay không.

Xem thêm: Những thuật ngữ về Incoterm mới nhất trong ngành xuất nhập khẩu

Nếu quý khách hàng và doanh nghiệp có thêm câu hỏi nào về nội dung phiếu đóng gói hàng hóa – Packing List hoặc muốn thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa thông quan Hải Quan, thì nhanh tay liên hệ cho Finlogistics để được giúp đỡ tốt nhất. Công ty chúng tôi sở hữu bộ máy vận hành chất lượng, từ hoạt động tư vấn khách hàng cho đến làm những thủ tục Hải Quan; dịch vụ vận chuyển liên quốc tế và nội địa; xin các giấy tờ, chứng từ khó,… Chúng tôi tự tin hỗ trợ cho khách hàng mọi lúc mọi nơi 24/7 và cam kết đem đến dịch vụ uy tín hàng đầu!!! 

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Packing List là gì

Θ Bài viết gợi ý:


Thu-tuc-Hai-Quan-hang-hoa-00.jpg

Có lẽ không ít bạn mới vào ngành hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm trong xuất nhập khẩu sẽ gặp phải câu hỏi “Thủ tục Hải Quan hàng hóa từ kho ngoại quan đưa vào nội địa hoặc nhập khẩu cần những gì?”. Hoặc quy trình làm thủ tục sao cho nhanh chóng và hiệu quả. Hãy cùng Finlogistics tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết chia sẻ dưới đây nhé!!!

Thủ tục Hải Quan hàng hóa
Thủ tục Hải Quan hàng hóa

(10/09/2023)


 

Kho ngoại quan là gì? 

“Theo Khoản 10, Điều 4, Luật Hải Quan năm 2014, kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục Hải Quan hàng hóa được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam”. 

Các loại hàng hóa được đưa vào lưu giữ trong kho ngoại quan 

Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan

  • Hàng hóa của chủ hàng nước ngoài chưa ký hợp đồng bán hàng cho doanh nghiệp ở Việt Nam;
  • Hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài chờ đưa vào thị trường trong nước hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba;
  • Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan, làm thủ tục Hải Quan hàng hóa để chờ xuất khẩu sang nước thứ ba.

Hàng hóa từ nội địa Việt Nam đưa vào kho ngoại quan

  • Hàng xuất khẩu đã làm xong thủ tục Hải Quan hàng hóa, đang chờ xuất khẩu.
  • Hàng hóa hết thời hạn tạm nhập phải tái xuất.
Thủ tục Hải Quan hàng hóa
Thủ tục Hải Quan hàng hóa

Chi tiết thủ tục Hải Quan hàng hóa hành chính

Căn cứ pháp lý

Các doanh nghiệp muốn làm thủ tục thông quan Hải Quan cần tuân theo những Thông tư, Nghị định được Nhà nước ban hành như sau:

Xem thêm: 7 bước thực hiện thủ tục Hải Quan chính xác nhất

Trình tự thực hiện

Bước 1:

Thực hiện việc kê khai thông tin hàng hóa xuất kho ngoại quan với Chi cục Hải Quan quản lý kho ngoại quan. Cụ thể:

  • Cập nhật thông tin hàng hóa xuất kho ngoại quan vào phần mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan của chủ kho ngoại quan
  • Chia sẻ các thông tin trên với cơ quan Hải Quan để tiến hành quản lý và theo dõi.

Bước 2:

Thực hiện các thủ tục Hải Quan hàng hóa, theo quy định tại Điểm A, Khoản 2, Điều 52, Thông tư số 38/2015/TT-BTC tại Chi cục Hải Quan quản lý kho ngoại quan, cụ thể:

Đối với hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc đưa hàng về bảo quản hoặc đưa hàng về địa điểm kiểm tra. Hoặc hàng hóa đã được phê duyệt vận chuyển độc lập hoặc hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế, không chịu thuế, có số tiền thuế phải nộp bằng không hoặc được ân hạn thuế 275 ngày do Chi cục Hải Quan cửa khẩu kiểm tra thực tế (kiểm hóa hộ) theo đề nghị của Chi cục Hải Quan nơi đăng ký tờ khai:

  • Cung cấp thông tin số tờ khai Hải Quan
  • Cung cấp danh sách container theo mẫu số 29/DSCT/GSQL, Phụ lục V (đối với hàng hóa vận chuyển bằng container). Hoặc danh sách hàng hóa theo mẫu số 30/DSHH/GSQL, Phụ lục V (đối với hàng hóa khác). Hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi tại khu vực cửa khẩu, cảng biển, cảng hàng không quốc tế, kho hàng không kéo dài. Hoặc cho cơ quan Hải Quan tại khu vực cửa khẩu đường bộ, đường sông, đường thủy nội địa, ga đường sắt liên vận quốc tế.
Thủ tục Hải Quan hàng hóa
Thủ tục Hải Quan hàng hóa

Xem thêm: Tờ khai Hải Quan làm trên giấy gồm những bước quan trọng nào?

Người khai thủ tục Hải Quan hàng hóa cần thực hiện in danh sách container, danh sách hàng hóa trên Cổng thông tin điện tử hải quan (địa chỉ: http://www.customs.gov.vn) hoặc hệ thống khai của người khai Hải Quan. Trường hợp có sự thay đổi danh sách container, danh sách hàng hóa so với nội dung khai trên tờ khai Hải Quan khi người khai Hải Quan nhận hàng hóa tại cửa khẩu nhập. Người khai Hải Quan in hoặc đề nghị công chức Hải Quan tại Chi cục Hải Quan cửa khẩu in danh sách container, danh sách hàng hóa từ Hệ thống.

Đối với hàng hóa nhập khẩu đưa ra khỏi khu vực cảng, cửa khẩu thuộc diện phải niêm phong Hải Quan theo quy định tại Khoản 3, Điều 52, Thông tư 38/2015/TT-BTC:

  • Xuất trình hàng hóa cho cơ quan Hải Quan thực hiện niêm phong;
  • Bàn giao hàng hóa cho Chi cục Hải Quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến để làm tiếp thủ tục Hải Quan theo quy định;
  • Bảo quản nguyên trạng hàng hóa và niêm phong Hải Quan theo quy định hiện hành và thủ tục Hải Quan hàng hóa.

– Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng chưa có hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định. Để quản lý, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi thì người khai Hải Quan cung cấp thông tin số tờ khai, danh sách container, danh sách hàng hóa cho cơ quan Hải Quan.

Khi sử dụng dịch vụ Hải Quan tại Finlogistics chúng tôi cam kết

  • Xử lý các thủ tục Hải Quan hàng hóa xuất nhập khẩu theo từng yêu cầu về lô hàng đặc thù riêng biệt. Đảm bảo tính đầy đủ, chính xác, nhanh chóng và hợp pháp.
  • Tư vấn miễn phí thủ tục, giấy phép,…
  • Giúp khách hàng kiểm tra và hoàn thiện bộ hồ sơ trước khi xuất nhập khẩu
  • Hạn chế tối đa những rủi ro phát sinh ngoài ý muốn nhằm tránh thiệt hại chi phí khi làm thủ tục Hải Quan.
  • Cung cấp thêm những dịch vụ trọn gói vận chuyển khác để có thể hoàn thiện quy trình vận chuyển cho khách hàng. 
Thủ tục Hải Quan hàng hóa
Thủ tục Hải Quan hàng hóa

Xem thêm: Các bước thủ tục Hải Quan nhập hàng Air đầy đủ năm 2023 

Trên đây là những chia sẻ về thủ tục Hải Quan hàng hóa từ kho ngoại quan vào nội địa hoặc nhập khẩu vào khu phi thuế quan. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các thủ tục giấy tờ cần chuẩn bị, đồng thời tối ưu được quy trình xử lý thủ tục. Nếu quý khách hàng, doanh nghiệp đang có nhu cầu tư vấn những thủ tục thông quan tờ khai hay các thủ tục Hải Quan hàng hóa khác,… hãy liên hệ với Finlogistics để được tư vấn và hỗ trợ ngay, với mức chi phí tốt nhất!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thủ tục Hải Quan hàng hóa

Θ Bài viết gợi ý:


To-khai-Hai-Quan-00.jpg

Khi xuất nhập khẩu hàng hóa luôn có bước khai báo Hải Quan. Đây là việc quan trọng, đảm bảo hàng hóa có được thông quan hay không. Nhiều trường hợp cần phải khai báo trên tờ khai Hải Quan giấy. Mặc dù hiện nay, hình thức khai báo Hải Quan điện tử mang lại sự tiện lợi vô cùng lớn. Vậy đó là những trường hợp cụ thể nào? Quy trình kê khai tờ khai trực tiếp trên giấy ra sao? Hãy tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này với Finlogistics nhé!!!

Tờ khai Hải Quan
Làm tờ khai Hải Quan giấy

(02/09/2023)


 

Trường hợp nào cần phải khai tờ khai Hải Quan trên giấy?

Theo quy định mới nhất tại Khoản 2, Điều 25, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ. Có 08 trường hợp buộc phải khai báo trên tờ khai Hải Quan giấy như sau:

Trường hợp 1: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới.

Trường hợp 2: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vượt định mức miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh.

Trường hợp 3: Hàng cứu trợ khẩn cấp, hàng viện trợ nhân đạo.

Trường hợp 4: Hàng quà biếu, quà tặng, tài sản di chuyển của cá nhân.

Trường hợp 5: Hàng hóa là phương tiện chứa hàng hóa quay vòng theo phương thức tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập quy định tại Điểm A và Điểm B, Khoản 1, Điều 49 của Nghị định này.

Tờ khai Hải Quan
Làm tờ khai Hải Quan giấy

Trường hợp 6: Hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định trong trường hợp mang theo khách xuất cảnh, nhập cảnh.

Trường hợp 7: Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử Hải Quan, hệ thống tờ khai Hải Quan điện tử không thực hiện được các giao dịch điện tử với nhau, mà nguyên nhân có thể do một hoặc cả hai hệ thống hoặc do nguyên nhân khác. Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của Hải Quan không thực hiện được thủ tục Hải Quan điện tử, cơ quan Hải Quan có trách nhiệm thông báo trên trang thông tin điện tử Hải Quan chậm nhất 01 giờ kể từ thời điểm không thực hiện được các giao dịch điện tử.

Trường hợp hệ thống khai Hải Quan điện tử của người khai Hải Quan không thực hiện được thủ tục Hải Quan điện tử, người khai Hải Quan có văn bản thông báo cho Chi cục Hải Quan nơi dự kiến làm thủ tục Hải Quan. Trong đó, cần nêu rõ tên và nguyên nhân sự cố, thời hạn dự kiến khắc phục sự cố và phương thức thực hiện thủ tục khai Hải Quan trong thời gian hệ thống khai Hải Quan điện tử của người khai Hải Quan gặp sự cố theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Tờ khai Hải Quan
Làm tờ khai Hải Quan giấy

Xem thêm: Bộ chứng từ xuất nhập khẩu mà dân ngành Logistics cần biết 

Trường hợp 8: Hàng hóa khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Trên đây là những trường hợp cần phải làm tờ khai Hải Quan trực tiếp trên giấy, bạn nên đọc kỹ để thực hiện cho đúng. Để được tư vấn chi tiết và kỹ càng hơn về tờ khai Hải Quan, thủ tục Hải Quan nhanh chóng và chính xác, vận chuyển hàng hóa nội địavận chuyển quốc tế,…. quý khách hàng, doanh nghiệp vui lòng liên hệ với đơn vị Finlogistics để được hỗ trợ kịp thời!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Tờ khai Hải Quan

Θ Bài viết gợi ý: 


Phone
Mục lục