Net Weight là gì? Gross Weight là gì? Đây là hai khái niệm bắt buộc cần nắm rõ đối với nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Bởi lẽ, những thông số này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí vận chuyển, giá thành sản phẩm, thuế phí cũng như quy trình thông quan qua Hải Quan. Finlogistics sẽ giúp bạn đọc phân biệt, tính toán và tối ưu Gross Weight – Net Weight qua bài viết hữu ích dưới đây.
Net Weight và Gross Weight là những khái niệm quan trọng trong vận chuyển hàng hóa
Net Weight là gì?
Net Weight (viết tắt NW) còn được gọi là khối lượng tịnh, là khối lượng của hàng hóa KHÔNG bao gồm bất kỳ loại bao bì, vật liệu đóng gói, thùng chứa hoặc những vật liệu bảo vệ nào khác. Net Weight thường được nhà sản xuất ghi rõ ở bên ngoài vỏ bao bì của hàng hóa, giúp người sử dụng thuận tiện hơn trong việc phân loại và lựa chọn theo nhu cầu sử dụng.
Thông tư số 21/2014/TT-BKHCN nêu rõ quy cách đo lường của Bộ Khoa học và Công nghệ, do đó các doanh nghiệp sản xuất và đóng gói hàng hóa đều phải tuân thủ nghiêm ngặt tất cả các tiêu chuẩn về đo lường. Ngoài ra, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra và giám sát hoạt động của các doanh nghiệp, nhằm bảo đảm chấp hành theo đúng quy định.
Lấy ví dụ: Một công ty xuất khẩu sản phẩm nội thất, mỗi kiện hàng có trọng lượng là 150kg và khối lượng tịnh là 130kg. Kiện hàng được bọc trong màng co, thùng carton và tấm Pallet có trọng lượng riêng xấp xỉ 20kg. Vậy khối lượng tịnh được tính = Khối lượng của hàng nội thất mà không tính bao bì và Pallet là 130kg.
Net Weight chỉ tính riêng khối lượng hàng hóa mà không bao gồm những thành phần khác
Gross Weight là gì?
Gross Weight (viết tắt GM) là tổng trọng lượng của hàng hóa, gồm cả trọng lượng của sản phẩm chính và tất cả những thành phần liên quan như: bao bì, thùng chứa, tấm Pallet,… và bất kỳ loại vật liệu đóng gói nào khác. Gross Weight sẽ phản ảnh trọng lượng thực tế mà các phương tiện vận tải phải chịu khi vận chuyển lô hàng đó.
Gross Weight thường được sử dụng để có thể tính toán chi phí vận chuyển, lưu kho bãi và được yêu cầu rõ trong tờ khai Hải Quan và các loại giấy tờ vận chuyển khác. Doanh nghiệp cần khai báo chính xác tổng trọng lượng Gross Weight để có thể thông quan Hải Quan một cách thuận lợi.
Lấy ví dụ: Một doanh nghiệp xuất khẩu 3 tấn đường và bao bì đóng gói nặng khoảng 300 kg, thì Gross Weight sẽ là 3.300kg và Net Weight là 3000kg.
Gross Weight bao gồm cả trọng lượng của hàng hóa lẫn tất cả những thành phần liên quan
Công thức tính Net Weight & Gross Weight
Trong quá trình vận chuyển hàng hóa, nhất là đối với hàng hóa quốc tế, chi phí vận tải sẽ được tính phí dựa trên Gross Weight, thay vì Net Weight. Bởi vậy, bạn cần tính toán chính xác hai thông số này theo quy chuẩn quốc tế. Công thức tính cơ bản của Gross Weight sẽ là:
Gross Weight = Net Weight + Trọng lượng bao bì
Để có thể tính Gross Weight (trọng lượng tổng), các doanh nghiệp cần cộng khối lượng tịnh (Net Weight) với trọng lượng của tất tần tật bao bì và những vật liệu đóng gói khác. Về mặt vật lý, Net Weight và Gross Weight sẽ được tính theo công thức sau đây:
W = m × g
Trong đó:
W: Trọng lượng (Newton – N)
m: Khối lượng (Kilogram – kg)
g: Gia tốc trọng trường (m/s²), thường là g ≈ 9.81m/s²
Hướng dẫn chi tiết cách tính Gross Weight và Net Weight
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu thêm hơn về khái niệm Net Weight và Gross Weight là gì, cũng như cách tính chi tiết hai thông số này khi vận chuyển hàng hóa. Mong rằng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình xử lý, thông quan và vận chuyển hàng hóa. Nếu có câu hỏi nào hay nhu cầu xuất nhập khẩu, bạn hãy liên lạc ngay đến cho Finlogistics qua hotline để được tư vấn miễn phí và nhanh chóng nhé.
Máy dán nhãn tự động (Automatic Labeling Machine) là loại thiết bị được sử dụng để dán nhãn, tem mác cho các hàng hóa, sản phẩm trước khi bắt đầu đóng gói. Ngày càng nhiều đơn vị tìm hiểu và thực hiện nhập khẩu máy dán nhãn tự động từ nước ngoài về, do nhu cầu sử dụng và kinh doanh tăng cao.
Để có thể tiến hành nhập khẩu các loại máy dán nhãn tự động về đến Việt Nam, yêu cầu các doanh nghiệp phải tuân thủ đúng theo các quy định pháp lý và chuẩn bị bộ hồ sơ cần thiết. Nếu bạn đang quan tâm đến thủ tục nhập khẩu mặt hàng này, thì cùng theo dõi bài viết sau với Finlogistics nhé!
Máy dán nhãn tự động được sử dụng nhiều trong các nhà máy, xí nghiệp sản xuất sản phẩm
Việc nhập khẩu máy dán nhãn tự động dựa trên cơ sở pháp lý nào?
Các đơn vị thực hiện nhập khẩu máy dán nhãn tự động cần tham khảo kỹ các quy định pháp lý sau đây:
Nghị định số 187/2013/NĐ-CP (quy định về Danh mục hàng hóa bị cấm hoặc tạm ngừng và các loại hàng hóa khác phải được cấp phép nhập khẩu)
Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN (quy định về việc kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là thiết bị, máy móc dùng trong công nghiệp)
Nghị định số 74/2018/NĐ-CP(quy định về việc sửa đổi & bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật chất lượng hàng hóa, sản phẩm)
Dựa theo quy định hiện hành, mặt hàng máy dán nhãn tự động nhập khẩu không thuộc Danh mục hàng hóa bị cấm nhập về Việt Nam. Tuy vậy, khi thực hiện nhập khẩu loại máy này, bạn cần lưu ý một số điểm như sau:
Máy dán nhãn tự động cũ có tuổi đời vượt quá 10 năm sẽ không được phép nhập khẩu
Đơn vị nhập hàng cần tuân thủ những quy định về nhãn dán hàng hóa (Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)
Việc chọn lựa chính xác mã HS sản phẩm sẽ bảo đảm tính đúng mức thuế và tránh nguy cơ bị xử phạt
Máy dán nhãn tự động muốn nhập khẩu cần phải phù hợp với những quy định của Nhà nước
Mã HS code máy dán nhãn tự động và thuế suất nhập khẩu
Máy rửa bát đĩa; máy làm sạch hoặc làm khô chai lọ hoặc các loại đồ chứa khác; máy rót, đóng kín, gắn xi, đóng nắp hoặc dán nhãn vào các chai, lon, hộp, túi hoặc đồ chứa khác; máy bọc chai lọ, ống và các loại đồ chứa tương tự; máy đóng gói hoặc bao gói khác (kể cả máy bọc màng co nhiệt); máy nạp ga cho đồ uống
8422.3000
- Máy rót, đóng kín, đóng nắp, làm kín hoặc dán nhãn vào các chai, lon, hộp, túi hoặc đồ chứa khác; máy bọc chai, lọ, ống và các đồ chứa tương tự; máy nạp ga cho đồ uống
5%
0%
8%
Ngoài ra, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và Nghị định số 128/2020/NĐ-CP cũng đã quy định giám sát và kiểm soát chặt chẽ hơn về việc dán nhãn hàng hóa, sản phẩm. Điều này giúp các cơ quan quản lý có thể theo dõi hàng hóa, cũng như xác định chính xác nguồn gốc và đơn vị chịu trách nhiệm khi tiến hành thông quan.
Việc xác định rõ mã HS và dán nhãn đối với máy dán tem tự động cực kỳ quan trọng
Bộ hồ sơ Hải Quan máy dán nhãn tự động nhập khẩu chi tiết
Để thông quan máy dán nhãn tự động nhập khẩu một cách hợp pháp, bạn cần phải chuẩn bị chính xác và đầy đủ một bộ hồ sơ Hải Quan. Dưới đây là danh sách các tài liệu quan trọng cần có khi muốn thông quan nhập khẩu:
Tờ khai Hải Quan máy dán nhãn tự động
Hóa đơn thương mại (Invoice), Hợp đồng ngoại thương (Contract)
Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List); Vận đơn (B/L)
Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ C/O từ nước xuất khẩu (nếu có)
Catalogs, bản liệt kê hoặc bảng mô tả sản phẩm xuất xưởng
Một số giấy tờ, chứng từ khác theo yêu cầu của Hải Quan (nếu có)
Việc chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu cần được thực hiện trước khi hàng cập bến để tránh tốn thời gian lưu kho lưu bãi
Hướng dẫn quy trình thực hiện nhập khẩu máy dãn nhãn tự động
Trình tự nhập khẩu máy dán nhãn tự động mà các doanh nghiệp đang quan tâm bao gồm các bước tóm gọn như sau:
Bước 1: Bạn bắt đầu đăng ký Danh mục hàng hóa nhập khẩu với các cơ quan quản lý chuyên ngành, trước khi tiến hành nhập khẩu – thông quan hàng hóa.
Bước 2:Sau khi nhận được giấy phép nhập khẩu, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những chứng từ Hải Quan có liên quan như đã nói ở phần trên.
Bước 3: Tiếp theo, bạn thực hiện khai báo Hải Quan bằng hệ thống VNACCS/VCIS (lưu ý nhập đầy đủ các thông tin về lô hàng của mình và nộp lại hồ sơ cho Cơ quan Hải Quan kiểm tra).
Bước 4:Cơ quan Hải Quan sẽ thực hiện kiểm tra đối chiếu hồ sơ và thực tế hàng hóa. Nếu lô hàng đáp ứng được những yêu cầu quy định, Hải Quan sẽ cho phép hàng được thông quan.
Các bước nhập khẩu mặt hàng máy dán nhãn tự động cần tuân thủ theo quy định Hải Quan
Như vậy, Finlogistics đã giúp bạn đọc hiểu rõ và chi tiết hơn về quá trình xử lý thủ tục nhập khẩu máy dán nhãn tự động khi về Việt Nam. Vì là mặt hàng máy móc, thiết bị nên các doanh nghiệp cần chú ý để thực hiện cho đúng, tránh vi phạm pháp luật. Nếu cần hỗ trợ nhập khẩu hoặc vận chuyển hàng hóa, bạn nãy gọi ngay đến hotline/Zalo của chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn nhé.
Thảm tập Yoga là một trong các sản phẩm được nhập khẩu khá nhiều về thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, nếu so với thảm trải sàn thì thủ tục nhập khẩu thảm tập Yoga lại có đôi chút khác biệt. Vậy sự khác biệt đó đến từ đâu? Doanh nghiệp cần chú ý như thế nào khi nhập mặt hàng này?… Bài viết dưới đây của Finlogistics sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật những thắc mắc này.
Những quy định liên quan đến thủ tục nhập khẩu thảm tập Yoga
Quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu thảm tập Yoga trên thực tế không gặp quá nhiều khó khăn, bởi mặt hàng này không thuộc Danh mục bị cấm nhập khẩu hay có yêu cầu đặc biệt khi nhập khẩu về Việt Nam. Do đó, bạn có thể tiến hành nhập khẩu loại thảm này tương tự như những mặt hàng thông thường khác. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn cần phải tuân thủ theo một quy định trong những Văn bản dưới đây.
Quyết định số 08/2015/NĐ-CP
Thông tư số 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi và bổ sung thêm tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC
Việc tuân thủ đầy đủ theo những quy định pháp lý không chỉ giúp các doanh nghiệp đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động xuất nhập khẩu, mà còn giúp giảm bớt những rủi ro không đáng có khi làm thông quan Hải Quan.
Mã HS code và thuế suất đối với thảm tập Yoga nhập khẩu
Việc chọn lựa chính xác mã HS code là một phần không thể thiếu trong quá trình xử lý thủ tục nhập khẩu. Mã HS của thảm tập Yoga nhập khẩu thường thuộc vào Nhóm hàng hoá có liên quan đến sản phẩm cấu thành từ nhựa Plastic, thuộc Nhóm 39.18. Cụ thể, mã HS tham khảo của thảm tập Yoga như sau:
MS HS CODE
MÔ TẢ
3926.9099
Những sản phẩm làm bằng nhựa Plastic và các vật liệu khác của các nhóm từ 3901 đến 3914.
3918.9099
Thảm trải sàn làm bằng nhựa Plastic, có hoặc không tự dính, dạng cuộn hoặc dạng tấm rời để ghép…
Để có thể xác định mức thuế suất phải nộp, các doanh nghiệp cần căn cứ vào Nhóm sản phẩm, mã HS code. Thuế nhập khẩu đối với thảm tập Yoga bao gồm 02 loại sau đây:
Thuế Giá trị gia tăng – VAT: 10%
Thuế nhập khẩu hàng hoá: 18%
Tuy nhiên, nếu lô hàng của bạn xuất xứ từ những quốc gia có ký hiệp định thương mại với Việt Nam, thì sẽ nhận được hưởng mức thuế ưu đãi là 12%.
Các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu thảm tập Yoga bạn cần nắm rõ
Các doanh nghiệp có thể tham khảo nội dung các bước làm thủ tục nhập khẩu thảm tập Yoga như sau:
#Bước 1: Chuẩn bị chứng từ khai báo Hải Quan
Bạn cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng bộ hồ sơ với đầy đủ các loại giấy tờ, chứng từ được quy định tại Khoản 5, Điều 1, thuộc Thông tư số 39/2018/TT-BTC, bao gồm:
Tờ khai Hải Quan nhập khẩu (theo mẫu sẵn); Giấy phép nhập khẩu hàng hoá
Commercial Invoice – Hoá đơn thương mại; Packing List – Phiếu đóng gói lô hàng
Sales Sontract – Hợp đồng mua bán; Bill of Lading – Vận đơn đường biển
Certificate of Origin (C/O) – Chứng nhận xuất xứ của thảm tập Yoga
Một số chứng từ khác liên quan hàng hoá (nếu có)
#Bước 2: Tiến hành khai báo Hải Quan
Tiếp đến, bạn hoàn tất việc khai báo Hải Quan trên tờ khai, thông qua phần mềm chuyên dụng. Thông tin khai báo sản phẩm thảm tập Yoga nhập khẩu cần phải bảo đảm chính xác và ăn khớp với bộ chứng từ kèm theo khi nhập khẩu.
#Bước 3: Thực hiện truyền tờ khai, mở tờ khai Hải Quan
Sau khi đã khai báo xong, bạn tiến hành truyền tờ khai cho Hải Quan và mở tờ khai. Tờ khai sẽ được Hải Quan phân luồng để bạn thực hiện các bước còn lại.
#Bước 4: Nhận kết quả và thực hiện các bước thông quan còn lại
Tờ khai thảm tập Yoga nhập khẩu sau khi truyền sẽ được cơ quan Hải Quan phân vào một trong ba luồng sau đây:
Luồng xanh: Hàng được phép thông quan, miễn kiểm tra thực tế và kiểm tra bộ hồ sơ.
Luồng vàng: Hàng chưa được thông quan mà sẽ thực hiện kiểm tra hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế lô hàng.
Luồng đỏ: Hàng chưa được thông quan, bắt buộc thực hiện kiểm tra hồ sơ và thực tế lô hàng.
Tùy thuộc theo luồng tờ khai, bạn thực hiện nốt các bước thông quan còn lại để lô hàng đủ điều kiện thông quan theo quy định pháp luật.
Các lưu ý quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu thảm tập Yoga
Dưới đây là những lưu ý cần thiết khi làm thủ tục nhập khẩu thảm tập Yoga mà bạn cần biết:
Thảm tập Yoga không phải kiểm tra chuyên ngành nên sẽ được nhập khẩu giống với các loại mặt hàng thông thường khác.
Thuế suất nhập khẩu của thảm tập Yoga là 18%, nhưng sẽ giảm xuống còn 12% nếu bạn xin được Chứng nhận xuất xứ C/O.
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ trước khi nhập khẩu hàng hóa, để tránh tốn kém thời gian chờ làm thủ tục thông quan.
Việc tự làm thủ tục nhập khẩu có thể gặp nhiều khó khăn đối với những người thiếu kiến thức và kinh nghiệm, do đó doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu của các đơn vị chuyên Logistics để tối ưu thời gian và bảo đảm an toàn cho lô hàng.
Kết luận
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết về quy trình làm thủ tục nhập khẩu thảm tập Yoga mà Finlogistics muốn chia sẻ đến cho bạn đọc. Nếu bạn có nhu cầu nhập khẩu thảm tập Yoga hoặc các sản phẩm khác, bạn hãy nhanh tay liên hệ với tổng đài hotline của chúng tôi ngay bên dưới để biết thêm chi tiết. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, đội ngũ chuyên viên của chúng tôi có đủ tự tin cung cấp cho khách hàng một dịch vụ chất lượng tốt nhất!
Tiêu chuẩn đóng gói hàng hoá quốc tế được xem là bộ quy tắc nhằm bảo đảm an toàn cho các loại hàng hoá trong quá trình vận chuyển. Những quy chuẩn này bao gồm một vài thông số kỹ thuật cụ thể như: kích thước, khối lượng, nhãn mác và quy cách đóng gói đối với mỗi loại sản phẩm. Bài viết phân tích dưới đây của Finlogistics sẽ đi từ những tiêu chuẩn chung đến hướng dẫn cụ thể cho từng mặt hàng, bạn đừng bỏ lỡ nhé!
Tiêu chuẩn đóng gói hàng hoá quốc tế
Những tiêu chuẩn đóng gói hàng hoá quốc tế mới nhất
Các doanh nghiệp nên tham khảo các tiêu chuẩn đóng gói hàng hoá quốc tế dưới đây để tối ưu hoá và giảm rủi ro đối với quá trình chuẩn bị hàng hoá và vận chuyển đến điểm đích.
Một số tiêu chuẩn đóng gói hàng hoá chung
Trong hoạt động vận chuyển hàng hoá quốc tế, cả chủ hàng lẫn người giao hàng cần phải tiến hành đóng gói hàng hoá dựa theo một quy cách đóng gói chuẩn chung như sau:
#Kích thước giới hạn và khối lượng hàng hoá
Từng mặt hàng sẽ có cách thức đóng gói khác nhau, nên bạn cần phải xác định chính xác kích thước, khối lượng, chu vi, thể tích,… của mỗi lô hàng. Các doanh nghiệp cần tuân thủ theo những quy cách đóng gói hàng hoá của mỗi phương thức vận chuyển:
Vận chuyển hàng đường bộ: Quy định về kích thước và khối lượng hàng hoá cụ thể sẽ tùy theo từng quốc gia và khu vực.
Vận chuyển hàng đường biển: Sử dụng loại container 20′ (kích thước tối đa 5,9 x 2,3 x 2,4 m và khối lượng tối đa là 28 tấn). Đối với container 40′ (kích thước tối đa 12,0 x 2,3 x 2,4 m và khối lượng tối đa 32 tấn).
Vận chuyển hàng đường hàng không: Kích thước giới hạn của kiện hàng không được vượt quá 3 m mọi chiều. Khối lượng tối đa của mỗi kiện hàng thường là 1000 kg, tuy nhiên cũng có thể thấp hơn tùy theo từng hãng hàng không.
#Những thông tin hiển thị
Shipping Mark sản phẩm tuyệt đối không được thiếu bất cứ thông tin quan trọng nào như: tên hàng, phân loại, số lượng và khối lượng,… để hạn chế những rủi ro có thể phát sinh. Theo tiêu chuẩn đóng gói hàng hoá quốc tế, riêng đối với hàng hoá nguy hiểm (Dangerous Goods) bắt buộc phải có ký hiệu chuyên ngành.
Bạn cần ghi rõ ràng và chính xác địa chỉ của bên nhận và bên gửi hàng cả bên trong lẫn ngoài lô hàng. Theo quy cách đóng gói hàng hoá, dán nhãn và phiếu đóng gói hàng hoá cần nằm trên cùng một mặt dễ nhìn nhất. Một vài thông tin bắt buộc phải có, ví dụ như:
Tên và địa chỉ đầy đủ của bên gửi và bên nhận hàng
Số hiệu lô hàng (Number Tracking)
Khối lượng tổng, khối lượng tịnh của lô hàng
Kích thước của lô hàng (D x R x C)
Số lượng và thứ tự lô hàng (ví dụ: 1/5, 2/5,…)
Hướng dẫn quy cách xếp dỡ hàng (nếu cần)
Yêu cầu về hiển thị thông tin trong quy cách đóng gói hàng hoá như sau:
Thông tin rõ ràng, không bị mờ hoặc cố ý tẩy xoá
Bắt buộc sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính, kết hợp cùng với ngôn ngữ của quốc gia nhập khẩu (nếu cần)
Kích thước in chữ tối thiểu là 12 point đối với thông tin chính
Vị trí hiển thị thông tin: mặt trên và hai mặt bên của lô hàng
Sử dụng nhãn dán chống thấm nước nếu như vận chuyển trong điều kiện ẩm ướt lâu dài
Địa chỉ nhận cần ghi đầy đủ theo tiêu chuẩn quốc tế:
Tên của người hoặc đơn vị nhận
Số nhà, tên đường,…
Tên quận/huyện (nếu có)
Tên thành phố, bang/tỉnh
Mã bưu chính
Tên quốc gia (viết hoa)
Đối với nhãn dán đặc biệt:
Nhãn “Fragile” cho mặt hàng dễ vỡ
Nhãn “This Way Up” kèm theo mũi tên chỉ hướng
Nhãn “Keep Dry” đối với hàng hoá cần tránh ẩm ướt
Biểu tượng tái chế nếu như sử dụng vật liệu tái chế
Đối với hàng hoá nguy hiểm, bạn cần sử dụng nhãn cảnh báo đặc biệt (theo quy định của IATA):
Nhãn “Flammable” màu đỏ dành cho hàng hoá dễ cháy nổ
Nhãn “Corrosive” màu đen-trắng dành cho hàng hoá dễ bị ăn mòn
Nhãn “Toxic” màu trắng-đen dành cho hàng hoá độc hại
Vị trí dán nhãn hàng hoá thông thường ở góc phía trên, bên trái của mặt lớn nhất lô hàng, không bị che khuất bởi những thông tin khác.
Tiêu chuẩn đóng gói hàng hoá quốc tế
Tiêu chuẩn đóng gói hàng hóa quốc tế riêng từng loại hàng hoá
Tùy vào từng loại hàng hoá mà tiêu chuẩn đóng gói hàng hoá quốc tế cũng sẽ khác nhau. Dưới đây là một vài bước đóng gói đối với những mặt hàng đặc biệt:
#Thiết bị, máy móc dùng trong công nghiệp
Bước 1: Sử dụng tấm pallet bằng gỗ cứng, có khả năng chịu tải trọng gấp 2,5 lần khối lượng thực tế của thiết bị, máy móc.
Bước 2: Cố định thiết bị, máy móc chắc chắn bằng bu-lông xuống tấm pallet để bảo đảm hàng hoá không bị di chuyển trong quá trình vận chuyển.
Bước 3: Bọc toàn bộ thiết bị, máy móc bằng màng co PE dày ~100 micron, nhằm mục đích chống ẩm và bảo vệ khỏi bụi bẩn.
Bước 4: Thực hiện quy cách đóng gói hàng hoá vào trong thùng gỗ ván ép, dày tối thiểu ~12mm để tăng cường độ bền và khả năng bảo vệ.
Bước 5: Gia cố thêm các góc thùng bằng dây đai bằng thép rộng ~19mm, nhằm giảm thiểu những va đập không mong muốn.
Bước 6: Lót thêm túi hút ẩm Silica gel với tỷ lệ 500g/m³ trong thùng để giữ cho môi trường bên trong khô ráo.
#Tác phẩm và tranh ảnh nghệ thuật
Bước 1: Bọc tác phẩm, tranh ảnh nghệ thuật bằng giấy không chứa Axit hoặc vải bông nhằm giảm thiểu nguy cơ bị hư hại do ẩm mốc và oxy.
Bước 2: Sử dụng miếng đệm bằng xốp PE dày ~5cm bọc xung quanh nhằm tăng khả năng bảo vệ vật phẩm khỏi va đập mạnh.
Bước 3: Đặt trong thùng Carton 5 lớp, với độ cứng tối thiểu là 44 ECT, nhằm bảo đảm đủ sức chịu lực trong suốt quá trình vận chuyển.
Bước 4: Lót thêm tấm Polystyrene dày ~2cm tại các mặt thùng để tăng cường bảo vệ và cách nhiệt hiệu quả.
Bước 5: Niêm phong kỹ càng bằng băng keo chống ẩm rộng ~5cm nhằm bảo vệ hàng bên trong.
Bước 6: Dán nhãn rõ ràng “Fragile” và “Handle with Care” để cảnh báo cho người vận chuyển biết.
#Hàng hoá dễ vỡ (gốm, sứ, thủy tinh,…)
Bước 1: Bọc riêng từng món hàng dễ vỡ bằng bọt khí 2 lớp nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ bể vỡ trong quá trình vận chuyển.
Bước 2: Thực hiện quy cách đóng gói hàng hoá trong hộp đựng Carton cứng, dày tối thiểu ~5mm để bảo đảm an toàn.
Bước 3: Chèn thêm miếng xốp hạt hoặc mút xốp vào những khoảng trống nhằm tăng độ đệm hữu hiệu.
Bước 4: Đặt hộp Carton vào thùng Carton 3 lớp, có độ cứng từ 32 ECT trở lên, nhằm đảm bảo sức chịu lực.
Bước 5: Gia cố thêm các góc bằng tấm nhựa góc chuyên dụng để bảo vệ tốt hơn hàng hoá bên trong.
Bước 6: Dán nhãn “Fragile” kèm theo hình ảnh cốc vỡ, để nhấn mạnh tính dễ vỡ của lô hàng.
Tiêu chuẩn đóng gói hàng hoá quốc tế
#Trang thiết bị, linh kiện điện tử
Bước 1: Bọc từng trang thiết bị, linh kiện điện tử nhạy cảm bằng túi chống tĩnh điện để ngăn chặn những tác động điện từ bên ngoài.
Bước 2: Đặt vào hộp xốp EPS dạng đúc sẵn theo hình dáng sản phẩm nhằm bảo đảm vừa vặn và an toàn.
Bước 3: Lót thêm gói hút ẩm Silica gel với tỷ lệ 10g/m³, để có thể bảo vệ thiết bị, linh kiện khỏi dính ẩm.
Bước 4: Thực hiện quy cách đóng gói hàng hoá bên trong thùng Carton 5 lớp, với độ cứng tối thiểu ~44 ECT nhằm đảm bảo an toàn.
Bước 5: Dán nhãn “Handle with Care” kèm theo biểu tượng chống sốc để người vận chuyển lưu ý.
Bước 6: Ghi rõ “Sensitive Electronic Equipment” trên thùng hàng để cảnh báo về độ nhạy cảm của hàng hoá.
#Đồ gỗ, nội thất
Bước 1: Tháo rời từng bộ phận có thể nhằm giảm thiểu kích thước cũng như khối lượng tổng thể.
Bước 2: Bọc những cạnh sắc bằng miếng xốp PE dày ~10mm để giữ an toàn cho bề mặt và người xử lý.
Bước 3: Quấn thêm màng xốp bọt khí vào những bề mặt dễ bị trầy xước để bảo vệ hàng hoá và người xử lý.
Bước 4: Thực hiện quy cách đóng gói hàng hoá bên trong thùng gỗ ván ép dày ~15mm (hoặc thùng Carton 7 lớp), nhằm đảm bảo an toàn và chắc chắn.
Bước 5: Chèn thêm túi khí hoặc hạt xốp vào những khoảng trống để giảm thiểu rung lắc trong quá trình vận chuyển hàng hoá.
Bước 6: Gia cố bằng các dây đai nhựa PP rộng ~15mm để giữ an toàn và độ ổn định cho hàng hoá.
Hy vọng những thông tin về tiêu chuẩn đóng gói hàng hoá quốc tế mà Finlogistics đã tổng hợp ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc chuẩn bị và vận chuyển lô hàng nhanh chóng, an toàn đến điểm đích. Nếu có nhu cầu vận chuyển hoặc xử lý, thông quan hàng hoá các loại, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ cho chúng tôi qua đường dây nóng: 0963 126 995 (Mrs. Loan). Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ hỗ trợ nhiệt tình cho bạn, với chất lượng dịch vụ cao nhất!
Trong ngành công nghiệp dệt may, nguyên vật liệu nhập khẩu luôn giữ một vai trò quan trọng, quyết định trực tiếp đến chất lượng và tính đa dạng của sản phẩm, đặc biệt là lĩnh vực da giày. Do đó, các doanh nghiệp cần phải nắm rõ các bước làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu da giày để tối ưu thời gian và chi phí đầu vào. Nếu bạn đang tìm hiểu quy trình thực hiện nhập khẩu mặt hàng này thì đừng bỏ qua bài viết này của Finlogistics nhé!
Những yếu tố ảnh hưởng đến thủ tục nhập khẩu nguyên liệu da giày
Các doanh nghiệp khi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu da giày cần chú ý đến những yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình thông quan Hải Quan hàng hoá sau đây:
#Dán nhãn hàng hoá nhập khẩu
Việc dán nhãn hàng hoá nhập khẩu đầy đủ và chính xác thông tin sẽ giúp cho cơ quan Nhà nước có thể thắt chặt quản lý các loại hàng hoá và đơn vị chịu trách nhiệm. Những thông tin có trên nhãn mác nếu bị sai lệch cũng sẽ khiến doanh nghiệp gặp khá nhiều rủi ro lớn như: thất lạc hàng, không được hưởng ưu đãi về thuế,… thậm chí là phạt tiền. Do đó, khi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu da giày, bạn cần phải đảm bảo:
Nội dung: Nhãn dán phải có nội dung, thông tin đầy đủ và chính xác về đơn vị xuất khẩu, đơn vị nhập khẩu, đặc điểm cơ bản của hàng hoá, nguồn gốc xuất xứ, định lượng cũng như cảnh báo an toàn,…
Vị trí: Ngoài việc đáp ứng đủ thông tin cần thiết, nhãn dán hàng hoá còn phải được dán đúng vị trí, ở những bề mặt ngoài kiện hàng, dễ dàng tiện kiểm tra và không bị che khuất.
#Mã HS code
Một trong công việc quan trọng cần thực hiện đầu tiên khi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu da giày đó chính là tra cứu mã HS code. Đối với những sản phẩm thuộc ngành hàng nguyên vật liệu may mặc như da giày, thì mã HS sẽ quyết định phần lớn đến chính sách cũng như thuế suất nhập khẩu.
Hơn nữa, việc xác định, lựa chọn mã HS code mặt hàng nhập khẩu cũng cần căn cứ vào tính chất thực tế và các loại giấy tờ đi kèm. Theo quy định Nhà nước, kết quả mã HS code lô hàng sẽ dựa trên Catalogue, những tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc kết quả giám định tại Cục Kiểm định của Hải Quan.
Dựa theo bảng Biểu thuế Xuất Nhập khẩu 2024 thì mã HS của ngành hàng da giày thuộc Phần XII, Chương 64, Nhóm 6404, cụ thể là 6404.11 và 6404.1190.
#Thuế suất nhập khẩu
Khi chuẩn bị thủ tục nhập khẩu nguyên liệu da giày, doanh nghiệp cũng nên tính toán số thuế phải nộp khi tiến hành thông quan Hải Quan. Theo đó, mức thuế suất nhập khẩu cụ thể sẽ dựa vào từng mã HS đã được xác định từ trước. Bạn có thể tính toán dựa trên công thức tính thuế nhập khẩu cơ bản dưới đây:
Thuế nhập khẩu = trị giá CIF x % thuế suất nhập khẩu theo mã HS code
Trong đó, CIF được tính bằng giá trị xuất đi cùng với tổng chi phí dùng để lô hàng về cửa khẩu đầu tiên tại quốc gia làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu da giày. Công thức trên sẽ áp dụng đối với mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi thông thường, còn nếu bạn có giấy chứng nhận xuất xứ C/O thì có thể nhận được mức thuế ưu đãi đặc biệt lên đến 0%.
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu da giày
Các bước khi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu da giày hiện nay sẽ được thực hiện theo quy trình cụ thể, bao gồm:
#Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ thông quan Hải Quan
Đơn vị nhập khẩu sẽ cần chuẩn bị kỹ lưỡng bộ hồ sơ thông quan, với các loại giấy tờ quan trọng sau:
Tờ khai Hải Quan nhập khẩu
Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice); Vận đơn đường biển (Bill of Lading)
Danh sách đóng gói hàng hoá (Packing List); Giấy chứng nhận xuất xứ C/O (Certificate of Origin)
Catalogue hoặc các loại chứng từ khác có liên quan (nếu có)
Trong số này, quan trọng nhất chính là tờ khai Hải Quan, Invoice, B/L và Packing List. Tuy C/O không bắt buộc nhưng nếu có trong hồ sơ thì bạn sẽ được hưởng % thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Còn những chứng từ khác sẽ được phía Hải Quan yêu cầu khi cần thiết, bạn có thể bổ sung sau để đảm bảo quá trình làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu da giày diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng.
#Bước 2: Nộp bộ hồ sơ và mở tờ khai Hải Quan
Đây là một bước rất quan trọng trong quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu nguyên liệu da giày. Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ nhập khẩu, xác định chính xác mã HS code và nhận được thông báo lô hàng đến, bạn tiến hành nhập các thông tin khai báo lên Hệ thống của Hải Quan trực tiếp hoặc thông qua phần mềm online chuyên dụng.
Sau đó, bạn đợi kết quả phần luồng tờ khai do Hệ thống trả về. Tiếp theo, bạn đi in tờ khai và mang kèm cùng bộ hồ sơ đầy đủ đến Chi cục Hải Quan để mở tờ khai, cũng như kiểm tra thực tế lô hàng theo những mức độ phân luồng khác nhau. Chú ý, tại bước này, bạn sẽ phải nộp một khoản lệ phí theo quy định để hoàn thành thủ tục thông quan.
#Bước 3: Thông quan hàng hoá
Sau khi đã kiểm tra xong bộ hồ sơ thủ tục nhập khẩu nguyên liệu da giày, nếu không có sai sót gì thì cán bộ Hải Quan sẽ cho phép thông quan tờ khai. Lúc này, bạn có thể đóng thuế phí nhập khẩu theo tờ khai để thông quan lô hàng và hoàn tất quy trình thủ tục, vận chuyển hàng về kho doanh nghiệp để bảo quản và sử dụng.
Lời kết
Có thể thấy, thủ tục nhập khẩu nguyên liệu da giày là một phần không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh và phát triển bền vững của nhiều doanh nghiệp trong ngành thời trang hiện nay. Nếu hiểu rõ và tuân thủ theo đúng quy định, doanh nghiệp có thể tối ưu hoá hoạt động kinh doanh của mình và tăng doanh số. Nếu doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này, thì hãy nhanh chóng liên hệ với Finlogistics qua hotline để được đội ngũ chuyên viên của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé!
Chăn ga gối đệm được xem những món đồ nội thất không thể thiếu trong mỗi phòng ngủ của các gia đình. Không chỉ giúp nâng tính thẩm mỹ cho căn phòng mà nó còn giúp chúng ta có một giấc ngủ thoải mái. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp mới đang tìm cách xử lý thủ tục nhập khẩu chăn ga gối đệm để đem sản phẩm về thị trường Việt Nam kinh doanh. Tuy vậy, việc nhập khẩu mặt hàng này cũng gặp không ít khó khăn nhất định. Hãy cùng Finlogistics tìm hiểu kỹ hơn về mặt hàng thiết yếu này nhé!
Chính sách đối với thủ tục nhập khẩu chăn ga gối đệm như thế nào?
Các doanh nghiệp muốn thực hiện thủ tục nhập khẩu chăn ga gối đệm về thị trường Việt Nam để kinh doanh thì cần tuân thủ theo những chính sách đã được quy định rõ ràng dưới đây:
Thông tư số 38/2015/TT-BTC, có sửa đổi và bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC
Theo đó, mặt hàng chăn ga gối đệm nhập khẩu không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm, nên có thể tiến hành các bước thông quan tương tự những mặt hàng thông thường khác. Tuy nhiên, theo Thông tư số 21/2017/TT-BCT, doanh nghiệp cần phải đăng ký làm Công bố hợp quy đối với hàm lượng Formaldehyt và các loại amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm Azo, trước khi đưa hàng đi tiêu thụ.
Việc lựa chọn chính xác mã HS code của lô hàng chăn ga gối đệm nhập khẩu là bắt buộc. Bởi điều này ảnh hưởng đến thuế phí mà doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước, cũng như những giấy tờ, chính sách liên quan đến mặt hàng đó.
Mã HS code
Dựa theo đặc điểm tính chất, thành phần cũng như công dụng của các loại chăn ga gối đệm, bạn cần xác định rõ mã HS code của lô hàng của mình. Theo như Finlogistics tìm hiểu, mã HS code chăn ga gối đệm thuộc Chương 63 và Chương 94. Cụ thể như sau:
MÔ TẢ
MÃ HS CODE
Mã HS vỏ ga, vỏ gối từ bông
6302.3100
Mã HS vỏ ga, vỏ gối từ vải không dệt
6302.3210
Mã HS vỏ ga, vỏ gối từ những sợi nhân tạo khác
6302.3290
Mã HS vỏ ga, vỏ gối từ các vật liệu dệt khác
6302.3900
Mã HS đệm bằng cao su xốp
9404.2110
Mã HS đệm bằng plastic
9404.2120
Mã HS đệm lò xo
9404.2910
Mã HS chăn các loại
9404.9010
Thuế nhập khẩu
Sau khi lựa chọn xong mã HS chuẩn của chăn ga gối đệm nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ biết được mức thuế phải nộp của mặt hàng.
Đối với sản phẩm thuộc Chương 63:
Thuế suất nhập khẩu ưu đãi: 12%
Thuế GTGT (VAT): 8%
Thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (C/O form D và C/O form E): 0%
Đối với sản phẩm thuộc Chương 94:
Thuế suất nhập khẩu ưu đãi: 20 – 25%
Thuế GTGT (VAT): 8%
Thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (C/O form Dvà C/O form E): 0%
Các đơn vị nhập khẩu chăn ga gối đệm nên lựa chọn những đối tác tại các quốc gia có kí kết Hiệp định thương mại với Việt Nam để nhận được mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, ví dụ khối ASEAN hoặc Trung Quốc,…
Bộ hồ sơ chăn ga gối đệm bao gồm những giấy tờ nào?
Dựa theo Thông tư số 38/2015/TT-BTV, có sửa đổi và bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ chăn ga gối đệm nhập khẩu bao gồm:
Tờ khai Hải Quan nhập khẩu
Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract), Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List)
Hóa đơn thương mại (Invoice), Vận đơn (Bill of Lading), Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O)
Các giấy tờ khác (nếu có)
Quy trình các bước cụ thể làm thủ tục nhập khẩu chăn ga gối đệm
Sau khi hai bên đạt được thỏa thuận và tiến hành ký kết hợp đồng, các doanh nghiệp cần làm theo quy trình cụ thể để làm thủ tục nhập khẩu chăn ga gối đệm về đến Việt Nam. Các bước cụ thể như sau:
#Bước 1: Khai tờ khai Hải Quan
Doanh nghiệp tiến hành kê khai tờ khai Hải Quan trên Cổng thông tin điện tử quốc gia. Những thông tin khai báo cần dựa theo bộ hồ sơ nhập khẩu đã chuẩn bị từ trước và đợi lấy kết quả phân luồng Hải Quan.
#Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan
Doanh nghiệp tiếp tục đi in tờ khai đã được phân luồng, gộp cùng vào bộ hồ sơ nhập khẩu đã và nộp tại Chi cục Hải Quan địa phương. Tùy vào từng luồng tờ khai thì doanh nghiệp sẽ mở tờ khai phù hợp:
Luồng xanh: Hàng hoá của bạn sẽ được thông quan ngay.
Luồng vàng: Cán bộ Hải Quan sẽ kiểm tra chi tiết lại bộ hồ sơ, không kiểm tra thực tế lô hàng.
Luồng đỏ: Cán bộ Hải Quan sẽ kiểm tra chi tiết cả hồ sơ lẫn và thực tế hàng hoá.
#Bước 3: Thông quan hàng hóa
Nếu bộ hồ sơ không có vấn đề gì phát sinh, thì tờ khai sẽ được phía Hải Quan cho phép thông quan. Doanh nghiệp sau đó đóng đầy đủ thuế phí để lô hàng chăn ga gối đệm nhập khẩu được thông quan. Nếu phát sinh thêm vấn đề nào khác thì doanh nghiệp xử lý và bổ sung lại bộ hồ sơ để tiếp tục công việc.
#Bước 4: Nhận hàng và vận chuyển về kho
Sau khi hoàn tất các bước thông quan, doanh nghiệp tiến hành nhận hàng hoá và vận chuyển về kho bãi để đưa ra thị trường tiêu thụ.
Việc làm thủ tục nhập khẩu chăn ga gối đệm cần lưu ý những gì?
Có một số lưu ý quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải nắm được khi làm thủ tục nhập khẩu chăn ga gối đệm như sau:
Chăn ga gối đệm phải được dán nhãn sản phẩm trước khi nhập khẩu về Việt Nam. Nhãn phải được dán trên bề mặt của kiện hàng, những vị trí dễ thấy,…
Doanh nghiệp cần đóng thuế phí đầy đủ theo quy định Nhà nước trong quá trình nhập khẩu.
Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) tuy không bắt buộc nhưng nếu doanh nghiệp muốn nhận được mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thì nên liên hệ với nhà cung cấp để xin C/O.
Mặt hàng chăn ga gối đệm cũ đã qua sử dụng không được phép nhập khẩu. nếu không thì doanh nghiệp cần xin giấy nhập khẩu hàng hoá theo dạng phế liệu.
Tổng kết
Nếu bạn còn có thêm câu hỏi hoặc vấn đề nào khi làm thủ tục nhập khẩu chăn ga gối đệm các loại về Việt Nam để tiêu thụ, hãy gọi ngay cho Finlogistics – đơn vị FWD xuất nhập khẩu hàng đầu hiện nay. Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong ngành, chúng tôi có đội ngũ với kỹ năng chuyên môn cao, hỗ trợ nhiệt tình cho tất cả các khách hàng. Không chỉ mặt hàng chăn ga gối đệm mà bất kỳ loại hàng hoá nào khác, cũng đều được chúng tôi xử lý thông quan một cách nhanh chóng – an toàn – tối ưu chi phí!
Việc lắp đắt camera hành trình đối với phương tiện ô tô các loại là yêu cầu bắt buộc do Bộ Giao thông Vận tải quy định. Do đó, thủ tục nhập khẩu camera hành trình hiện nay được nhiều doanh nghiệp rất quan tâm, nhằm phục vụ nhu cầu đang tăng cao của thị trường. Nếu như bạn đang trong quá trình tìm hiểu và muốn nhập khẩu mặt hàng này nhưng vẫn chưa nắm rõ được các bước nhập khẩu và xử lý thủ tục, hãy tham khảo ngay bài viết hữu ích dưới đây nhé!
Chính sách và quy định đối với thủ tục nhập khẩu camera hành trình
Những quy định đối với việc làm thủ tục nhập khẩu camera hành trình đều được ghi rõ trong những văn bản, tài liệu pháp luật dưới đây:
Dựa theo cơ sở trên, mặt hàng camera hành trình nhập khẩu không thuộc Danh mục hàng bị cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, một số loại camera hành trình cụ thể có thể được Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu giấy phép nhập khẩu. Hơn nữa, doanh nghiệp nhập khẩu cần đăng ký làm Công bố hợp quy sản phẩm đối với mặt hàng camera hành trình, theo Quy chuẩn QCVN 31:2014/BGTVT. Bộ hồ sơ làm công bố hợp quy sẽ bao gồm:
Đơn xin phép chứng nhận hợp quy
Giấy phép đăng ký kinh doanh nhập khẩu hàng hoá hoặc quyết định đầu tư (đối với trang thiết bị nhập khẩu kèm theo dự án đầu tư), hoặc giấy phép sản xuất trang thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông (có công chứng của Nhà nước)
Thông số, tài liệu kỹ thuật liên quan hoặc sổ tay hướng dẫn sử dụng kèm theo ảnh chụp thực tế của camera
Kết quả đo lường trang thiết bị của phía nhà sản xuất hoặc cơ quan đo lường đủ thẩm quyền
Trước khi tiến hành nhập khẩu mặt hàng camera hành trình, đầu tiên bạn cần phải làm tra cứu và lựa chọn chính xác mã HS code của mặt hàng này, dựa vào tài liệu kỹ thuật, đặc điểm tính chất, cấu tạo thực tế,… Khi đã nắm được mã HS, bạn sẽ biết được những quy định, chính sách về thuế phí đối với lô hàng camera hành trình nhập khẩu của mình.
Mã HS code
Theo đó, mã HS code của camera hành trình các loại thuộc vào Chương 85, phân loại 8525.80 (camera truyền hình, camera kỹ thuật số hoặc camera ghi hình ảnh), cụ thể là 8525.8039
Thuế nhập khẩu
Đối với camera hành trình khi tiến hành nhập khẩu, doanh nghiệp cần trả hai loại thuế đó là: Thuế nhập khẩu thông thường: 5% và thuế giá trị gia tăng (VAT): 10%. Nếu doanh nghiệp có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) của các quốc gia nhập khẩu thì sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu đặc biệt lên đến 0%.
Bộ chứng từ làm thủ tục nhập khẩu camera hành trình
Các doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ, chứng từ nhập khẩu trước khi hàng hoá cập bến, quá trình thông quan diễn ra nhanh chóng hơn. Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu camera hành trình sẽ bao gồm:
Tờ khai Hải Quan nhập khẩu
Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành
Hoá đơn thương mại (Invoice) hoặc những chứng từ giá trị tương đương khác
Vận đơn (B/L) hoặc những chứng từ giá trị tương đương khác
Hợp đồng mua bán của lô hàng (Sales Contract)
Giấy chứng nhận xuất xứ của lô hàng (C/O)
Các loại giấy tờ, chứng từ liên quan khác (nếu có)
Quy trình các bước làm thủ tục nhập khẩu camera hành trình
Các khẩu thực hiện thủ tục nhập khẩu camera hành trình, tương tự như nhiều mặt hàng khác, đã được quy định chi tiết trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC và được điều chỉnh, bổ sung tại Thông tư tư 39/2018/TT-BTC. Finlogistics sẽ giúp bạn tóm tắt và tổng hợp những bước quan trọng nhất:
#Bước 1: Khai báo Hải Quan
Sau khi chuẩn bị xong đầy đủ bộ chứng từ nhập khẩu như: Hợp đồng, Invoice, B/L, Packing List, C/O và lựa chọn đúng mã HS code, bạn cần tiến hành nhập hết các thông tin để khai báo lên Hệ thống của Hải Quan, thông qua phần mềm kê khai online.
#Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan
Khi hoàn tất việc nhập liệu thông tin, Hệ thống của Hải Quan sẽ tiến hành xử lý và trả lại kết quả phân luồng tờ khai Hải Quan. Sau đó, bạn đi in tờ khai và đem kèm theo bộ hồ sơ nhập khẩu đến Chi cục Hải Quan để mở tờ khai camera hành trình nhập khẩu.
#Bước 3: Thông quan tờ khai hàng hoá
Nếu bộ hồ sơ được kiểm tra kỹ lưỡng và không có vấn đề gì, cán bộ Hải Quan sẽ cho phép thông quan tờ khai. Lúc này, bạn có thể thanh toán thuế phí nhập khẩu để hoàn thành khẩu thủ tục thông quan cuối cùng.
#Bước 4: Nhập kho bãi và sử dụng
Sau khi thủ tục thông quan đã hoàn tất, lô hàng của bạn có thể được vận chuyển về kho bãi để bảo quản và bày bán ra ngoài thị trường.
Một số lưu ý cần thiết khi thực hiện thủ tục nhập khẩu camera hành trình
Dưới đây là tổng hợp những kinh nghiệm quý báu mà Finlogistics muốn chia sẻ tới bạn trong quá trình hỗ trợ nhập khẩu camera hành trình cho các khách hàng khác:
Lô hàng chỉ được phép thông quan Hải Quan ngay sau khi hoàn tất nghĩa vụ thuế phí đối với Nhà nước
Những linh kiện cũ đã qua sử dụng của camera là mặt hàng bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Nếu doanh nghiệp bạn có kế hoạch nhập khẩu thì phải có giấy phép nhập khẩu hàng hoá dưới dạng phế liệu.
Các loại camera hành trình có khả năng truyền tải dữ liệu bằng sóng và ghi hình thì phải có giấy phép chuyên ngành và tuân thủ theo những quy chuẩn hợp quy.
Tổng kết
Trên đây là tổng hợp những nội dung quan trọng nhất khi thực hiện thủ tục nhập khẩu camera hành trình mà nhiều doanh nghiệp đang quan tâm và tìm hiểu. Các bước nhập khẩu camera hành trình không có gì khác so với những mặt hàng thông thường khác, trừ việc phải làm Công bố hợp quy sản phẩm. Nếu bạn đang có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này về Việt Nam kinh doanh, thì Finlogistics sẽ là “người đồng hành” đáng tin cậy, hỗ trợ bạn xử lý thông quan một cách nhanh chóng, tối ưu và hiệu quả nhất!
Bình giữ nhiệt là sản phẩm quen thuộc trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Nhờ vào khả năng bảo quản và giữ nhiệt cực tốt, cũng như ngoại hình bắt mắt, bình giữ nhiệt được rất nhiều người ưa chuộng sử dụng và tìm mua. Nắm được điều đó, có khá nhiều doanh nghiệp đã tìm hiểu thủ tục nhập khẩu bình giữ nhiệt, nhằm kinh doanh và đáp ứng nhu cầu ngày đang gia tăng.
Tuy nhiên, để có thể nhập khẩu mặt hàng này, doanh nghiệp cần tuân theo những quy định nào của Nhà nước? Các bước thực hiện nhập khẩu ly giữ nhiệt cụ thể như thế nào? Bộ chứng từ thông quan bao gồm những loại giấy tờ gì?… Cùng tìm hiểu thêm về chủ đề này qua bài viết này của Finlogistics nhé!
Tìm hiểu chi tiết quy trình làm thủ tục nhập khẩu bình giữ nhiệt mới nhất
Chính sách Nhà nước đối với thủ tục nhập khẩu bình giữ nhiệt
Những đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu làm thủ tục nhập khẩu bình giữ nhiệt các loại về thị trường Việt Nam kinh doanh thì cần tìm hiểu và tuân thủ theo các chính sách hiện hành của Nhà nước dưới đây:
Nghị định số 15/2018/ND-CP
Thông tư số 38/2015/TT-BTC, đã được sửa đổi và bổ sung thêm tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC
Theo đó, mặt hàng bình giữ nhiệt nhập khẩu không nằm trong Danh mục hàng hoá bị cấm nhập vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, với các loại bình giữ nhiệt cũ đã qua sử dụng, quá trình nhập khẩu phải theo dạng hàng phế liệu và phải xin giấy phép nhập khẩu chuyên ngành. Hơn nữa, các doanh nghiệp còn phải làm bộ hồ sơ tự công bố sản phẩm cho mặt hàng bình giữ nhiệt. Đặc biệt, đối với những sản phẩm có in hình logo hoặc tên những thương hiệu nổi tiếng đã đăng ký bản quyền, doanh nghiệp cần phải có giấy ủy quyền hoặc văn bản chấp thuận nhập khẩu của phía sản xuất.
Nhà nước ban hành quy định đối với thủ tục nhập khẩu bình giữ nhiệt như thế nào?
Việc xác định và chọn lựa chính xác mã HS code cực kỳ quan trọng, bởi nó sẽ ảnh hưởng lớn đến mức thuế nhập khẩu mà bạn cần đóng và toàn bộ hồ sơ chứng từ nhập khẩu thông quan hàng hoá. Theo đó, mã HS của bình giữ nhiệt thuộc vào Chương 96, cụ thể là 9617.0010. Dựa theo Biểu thuế Xuất Nhập khẩu 2024 có thể thấy rằng:
Thuế nhập khẩu ưu đãi: 30%
Thuế GTGT (VAT): 8%
Thuế phí nhập khẩu ưu đãi đặc biệt có C/O form D (từ các nước ASEAN): 0%
Thuế phí nhập khẩu ưu đãi đặc biệt có C/O form E (từ Trung Quốc): 0%
Bộ chứng từ làm thủ tục nhập khẩu bình giữ nhiệt
Căn cứ theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi và bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Dựa vào đó, bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu bình giữ nhiệt sẽ bao gồm những loại giấy tờ quan trọng sau:
Tờ khai Hải Quan
Hợp đồng thương mại (Sales Contracts); Phiếu đóng gói hàng hoá chi tiết(Packing List)
Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice); Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ C/O (nếu có)
Vận đơn (Bill of Lading); Hồ sơ tự công bố An toàn thực phẩm
Một số giấy tờ khác liên quan (nếu có)
Doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu bình giữ nhiệt
(*) Chuẩn bị hồ sơ tự Công bố An toàn thực phẩm cho ly giữ nhiệt Doanh nghiệp cần làm tự công bố An toàn thực phẩm cho mặt hàng ly giữ nhiệt nhập khẩu, theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP. Quy trình thực hiện như sau:
Bước 1:Kiểm tra mẫu sản phẩm theo quy chuẩn: Mẫu test sẽ lấy thẳng từ lô hàng nhập khẩu hoặc được lấy về từ trước.
Bước 2:Đăng kí kiểm tra chất lượng: Ngay khi nhận được kết quả kiểm tra, doanh nghiệp tiến hành đăng kí kiểm tra chất lượng sản phẩm, do những cơ quan có thẩm quyền được Bộ Y tế cấp phép xét duyệt.
Bước 3:Làm tự công bố sản phẩm: Doanh nghiệp chuẩn bị bộ hồ sơ theo quy định để tiến hành tự công bố sả phẩm trên trang một của quốc gia. Khi hoàn tất, doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm ra thị trường kinh doanh.
Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu bình giữ nhiệt chi tiết
Doanh nghiệp có thể tìm kiếm các nhà cung cấp sản phẩm tại nhiều quốc gia khác nhau để tiến hành ký kết hợp đồng. Sau đó, doanh nghiệp cần làm một số bước thủ tục nhập khẩu bình giữ nhiệt theo quy trình như sau:
Bước 1: Khai tờ khai Hải Quan Việc kê khai tờ khai Hải Quan được thực hiện trực tuyến ở trên Cổng thông tin điện tử của Hải Quan. Những nội dung, thông tin khai báo cần chính xác và đầy đủ, dựa theo bộ hồ sơ nhập khẩu đã chuẩn bị từ trước. Sau đó, doanh nghiệp sẽ chờ kết quả phân luồng Hải Quan. Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan Tiếp theo, doanh nghiệp mang theo bộ hồ sơ nhập khẩu với tờ khai đã được phân luồng đến nộp tại Chi cục Hải Quan địa phương. Cán bộ Hải Quan sẽ tiến hành kiểm tra kỹ bộ hồ sơ và sớm trả lại kết quả phân luồng. Tùy thuộc từng kết quả phân luồng mà hàng hoá của doanh nghiệp sẽ được xử lý phù hợp:
Đối với luồng xanh: Lô hàng sẽ được phép thông quan ngay.
Đối với luồng vàng: Cán bộ Hải Quan sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết bộ hồ sơ và không cần kiểm tra thực tế hàng hoá.
Đối với luồng đỏ: Cán bộ Hải Quan sẽ kiểm tra lại chi tiết cả bộ hồ sơ lẫn thực tế hàng hóa.
Bước 3: Thông quan hàng hóa Sau khi hoàn thành khâu kiểu tra hồ sơ, nếu không có thêm vấn đề gì phát sinh thì cán hộ Hải Quan sẽ cho phép thông quan tờ khai. Doanh nghiệp tiếp tục đóng đầy đủ thuế phí cho Hải Quan để lô hàng được thông quan. Bước 4: Nhận hàng, chuyển về kho Hàng hóa sẽ chỉ được phép phân phối ra thị trường khi doanh nghiệp đã hoàn tất việc nộp thuế và hồ sơ tự công bố An toàn thực phẩm.
Tất tần tật các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu bình giữ nhiệt các loại
Hàng hóa chỉ được phép thông quan khi doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ thuế phí với Nhà nước.
Việc xác định chính xác mã HS code để làm đúng hồ sơ nhập khẩu, tránh tốn thời gian và bị phạt tiền.
Doanh nghiệp nên xin C/O từ bên xuất khẩu sản phẩm để được hưởng thuế suất ưu đãi nhập khẩu đặc biệt.
Bình giữ nhiệt nhập khẩu cần phải làm hồ sơ tự công bố An toàn thực phẩm trước khi tiến hành nhập khẩu.
Việc kiểm tra sản phẩm nên làm trước khi nhập khẩu để tránh mất thời gian làm thủ tục, hạn chế chi phí lưu kho.
Tổng kết
Như vậy, bài viết hữu ích này của Finlogistics đã nêu rõ cho bạn những quy định cũng như quy trình xử lý, thực hiện các bước thủ tục nhập khẩu bình giữ nhiệt các loại. Nếu bạn muốn đặt câu hỏi hoặc có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này về thị trường Việt Nam, thì hãy nhấc máy gọi ngay với chúng tôi qua hotline. Đội ngũ dày dặn kinh nghiệm và nhiệt tình của chúng tôi sẽ sớm liên hệ và hỗ trợ bạn thông quan hàng hoá một cách an toàn – nhanh gọn – hiệu quả, với chi phí cạnh tranh nhất!
Nếu như đang làm trong lĩnh vực Logistics, thì chắc chắn bạn sẽ không còn xa lạ với các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ. Mỗi dòng xe đều có đặc điểm, công dụng và mức tải trọng khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện vận chuyển, loại hàng hoá cũng như yêu cầu của bên chủ hàng.
Việc phân biệt được các loại xe tải đường bộ cho phép các cá nhân và doanh nghiệp có thể tối ưu được chi phí, thời gian vận chuyển và chủ động lựa chọn giải pháp chở hàng phù hợp nhất. Hãy đọc kỹ bài viết này của Finlogistics để hiểu thêm về các loại xe tải đường bộ hiện nay nhé!
Tìm hiểu chi tiết các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ
Phân biệt các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ theo tải trọng
Thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay có khá đa dạng các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ, phục vụ cho những mục đích và nhu cầu vận chuyển hàng hoá khác nhau. Dưới đây là một số cách giúp bạn phân biệt được một số loại xe tải chuyên chở hàng hóa phổ biến:
#Xe tải hạng nhẹ
Loại xe tải này thường có tải trọng dưới 3.5 tấn, nhưng cũng có thể thay đổi tùy theo các quy định Pháp luật của từng quốc gia khác nhau. Kích thước của những chiếc xe tải hạng nhẹ khá nhỏ gọn, do đó người điều khiển có thể di chuyển dễ dàng bên trong những khu vực bị hạn chế và phục vụ hiệu quả cho quá trình giao nhận hàng hóa.
Xe tải hạng nhẹ được thiết kế rất linh hoạt và dễ vận hành, khiến chúng phù hợp với đa dạng môi trường làm việc. Đây cũng là một trong các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ tiết kiệm nhiên liệu tối ưu nhất, giúp giảm thiểu chi phí vận chuyển cũng như không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Các cá nhân, đơn vị vận tải hàng hóa ví dụ như: dịch vụ giao hàng, cửa hàng thực phẩm,… hoặc những doanh nghiệp vừa và nhỏ khác thường xuyên sử dụng loại xe tải hạng nhẹ này để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa.
Các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ được chia theo tải trọng khác nhau
#Xe tải hạng trung
Có thể nói rằng, dòng xe tải hạng trung đóng một vai trò rất quan trọng trong ngành vận tải và Logistics hiện nay. Chúng đáp ứng phần lớn nhu cầu vận chuyển hàng hóa ở mức tải trọng vừa và lớn. Kích thước của loại xe này cũng lớn hơn so với dòng xe hạng nhẹ, giúp chúng có thể vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn và cồng kềnh hơn.
Ngày nay, những chiếc xe tải hạng trung được thiết kế để phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau, từ vận chuyển hàng hóa bên trong nội đô cho đến dịch vụ giao hàng giữa các tỉnh thành và vùng lân cận. Đây cũng là dòng xe thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và lớn trong số các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ hiện nay.
Thôgn thường, xe tải hạng nặng sẽ có tải trọng từ 16 tấn trở lên, với khả năng vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn hơn rất nhiều so với hai dòng xe trước. Chiếc xe này được trang bị khối động cơ mạnh mẽ để vận chuyển nặng và di chuyển trên những đoạn đường đòi hỏi sức mạnh lớn và khả năng vận hành ổn định.
Xe tải hạng nặng cũng phù hợp để di chuyển trên những đoạn đường đồi núi gập ghềnh và địa hình khó khăn. Hơn nữa, so với các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ thì dòng hạng nặng cũng được chia thành nhiều loại như: xe tải đóng thùng, xe tải container, xe ben,…. nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của ngành vận tải, xuất nhập khẩu – Logistics.
Xe tải hạng nặng được dùng để chuyên chở hàng hóa lớn, cồng kềnh qua địa hình khó di chuyển
Phân biệt các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ theo đặc điểm, công dụng
#Xe tải sử dụng thùng mui bạt
Là một trong các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ được sử dụng nhiều nhất, xe tải thùng mui bạt được thiết kế với khung kim loại kín và bảo vệ bằng một lớp vải mui bạt chống nước, có thể mở ra và cuốn lên. Thông thường thì dòng xe tải này được sử dụng trong việc vận chuyển các loại hàng hóa đóng gói chống mưa, nắng,….
Cấu tạo thùng mui bạt có thể cuốn lên hoặc mở ra một cách dễ dàng, giúp linh hoạt trong quá trình xếp dỡ hàng hóa. Nếu so với những loại thùng chở khác, thì thùng mui bạt thường nhẹ hơn, giúp xe giảm bớt tiêu thụ nhiên liệu.
Các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ được chia theo đặc điểm và công dụng
#Xe tải thùng kín
Xe tải thùng kín được trang bị một thùng chở hàng được làm kín để bảo vệ hàng hóa khỏi thời tiết, bụi bẩn,… bên ngoài và tăng thêm tính an toàn, bảo mật cho hàng hóa. Thùng kín được thiết kế cố định và chắc chắn, thường được làm từ nguyên vật liệu chống nước và tích hợp phần cửa mở ra.
Loại xe tải thùng kín này thường được các doanh nghiệp sử dụng để vận chuyển hàng thực phẩm hay hàng hóa nhạy cảm với nhiệt độ môi trường. Hoặc đối với mặt hàng dược phẩm, thùng kín cũng là sự lựa chọn an toàn và rất phù hợp.
#Xe tải thùng đông lạnh
Khác với các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ thông thường, dòng xe tải thùng đông lạnh sẽ được trang bị thêm hệ thống làm lạnh, gắn liền với xe nhằm duy trì nhiệt độ thấp để bảo quản hàng hóa tối ưu. Đây cũng là giải pháp vận chuyển phổ biến cho những loại hàng hóa nhạy cảm với nhiệt độ như thực phẩm đông lạnh, đông đá,…
Xe tải đông lạnh được dùng nhiều để vận chuyển những hàng hoá cần bảo quản ở nhiệt độ thấp
Phân biệt các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ theo động cơ nhiên liệu
#Xe tải dùng nhiên liệu xăng
Loại xe tải sử dụng nhiên liệu xăng thường là những dòng xe hạng nhẹ hoặc hạng trung. Loại xe tải chạy xăng thường có khả năng tăng tốc tốt hơn và cũng là lợi thế khi cần phải di chuyển nhanh và linh hoạt trong quá trình vận chuyển hàng hoá.
#Xe tải dùng nhiên liệu dầu diessel
Các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ sử dụng nhiên liệu Diesel thường thuộc dòng xe tải cỡ lớn, xe container, xe tải hạng nặng,… Động cơ chạy dầu Diesel thường có tuổi thọ khá cao, độ bền tốt và có thể giảm bớt chi phí bảo dưỡng máy móc.
Các loại xe tải được chia làm hai loại sử dụng xăng hoặc dầu Diesel
Quy định về tải trọng đối với các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ
Các doanh nghiệp và đơn vị vận tải cần lưu ý những quy định về tải trọng trong vận chuyện hàng hoá để có thể chọn lựa được loại xe phù hợp với lượng hàng hóa của mình. Dưới đây là một vài thông tin về kích thước tải trọng cơ bản của các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ hiện nay:
LOẠI XE
KÍCH THƯỚC THÙNG HÀNG (MM)
TẢI TRỌNG TỐI ĐA
1 tấn
3,400 x 1,700 x 1,500
2,1 tấn
1,5 tấn
4,310 x 1,800 x 1,700
3,15 tấn
2 tấn
4,310 x 1,800 x 1,700
4,2 tấn
2,5 tấn
4,350 x 1,800 x 1,700
5,25 tấn
3,5 tấn
4,700 x 1,900 x 1,800
8 tấn
5 tấn
6,200 x 2,000 x 2,000
10 tấn
6,5 tấn
6,200 x 2,000 x 2,000
12 tấn
8 tấn
8,000 x 2,350 x 2,500
15 tấn
10 tấn
9,700 x 2,350 x 2,500
18 tấn
15 tấn
11,000 x 2,350 x 2,600
>20 tấn
Các doanh nghiệp nên chọn lựa loại xe tải vận chuyển đường bộ phù hợp theo tải trọng, kích thước,…
Do đó, nhằm tối ưu hóa thời gian vận chuyển và tránh lãng phí nhiên liệu và chi phí, bạn nên tham khảo các loại xe tải tuỳ theo tải trọng và kích thước được mô tả ở bảng trên để lựa chọn hợp lý.
Lời kết
Trên đây là một số những thông tin quan trọng về các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ mà Finlogistics đã tổng hợp lại, mong rằng chúng sẽ hữu ích cho bạn. Nếu có nhu cầu vận chuyển đường bộ hoặc thông quan hàng hóa qua Hải Quan, xử lý giấy tờ khó,… hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ trọn gói và nhanh chóng nhất!
Vận chuyển hàng hóa quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối các thị trường và thúc đẩy thương mại. Một trong những dịch vụ ngày càng được ưa chuộng đó chính là vận chuyển hàng lẻ đường bộ quốc tế. Dịch vụ này giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí và mang lại sự linh hoạt, hiệu quả cao. Trong bài viết này, Finlogistics sẽ giúp bạn khám phá chi tiết về loại hình vận chuyển đặc biệt này, đừng bỏ lỡ nhé!
Tìm hiểu hình thức vận chuyển hàng lẻ bằng đường bộ quốc tế
Vận chuyển hàng lẻ đường bộ quốc tế là gì?
Vận chuyển hàng lẻ đường bộ quốc tế còn gọi là dịch vụ LTL (Less Than Truckload). Đây là phương thức vận tải mà trong đó hàng hóa của nhiều khách hàng khác nhau được gom lại và vận chuyển chung trong một xe tải. Đây là giải pháp lý tưởng cho các doanh nghiệp cần gửi hàng hóa quốc tế nhưng không có khối lượng đủ lớn để thuê toàn bộ xe tải.
Điều này có nghĩa là, thay vì phải thuê một xe tải đầy đủ cho lô hàng của mình, bạn có thể chia sẻ không gian với các khách hàng khác và chỉ trả tiền cho phần không gian mà bạn sử dụng. Dịch vụ vận chuyển hàng lẻ đường bộ quốc tế còn giúp giảm bớt chi phí vận chuyển và tăng tính linh hoạt cho các doanh nghiệp.
Khái niệm vận chuyển hàng lẻ bằng đường bộ quốc tế
Ưu nhược điểm của vận chuyển hàng lẻ đường bộ quốc tế
Một loại hình vận chuyển đều có ưu điểm và hạn chế khác nhau, vận chuyển hàng lẻ đường bộ quốc tế cũng không ngoại lệ. Hãy cùng điểm qua một số những ưu nhược điểm của hình thức vận chuyển này với Finlogistics nhé.
Những lợi ích và ưu thế
#Tiết kiệm chi phí
Một trong những lợi ích lớn nhất của dịch vụ vận chuyển hàng lẻ này là khả năng tiết kiệm chi phí tối ưu. Bằng cách chia sẻ không gian vận tải cùng với những khách hàng khác, bạn có thể giảm thiểu chi phí vận chuyển rất hiệu quả. Điều này đặc biệt hữu ích đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc có các lô hàng không đều đặn.
#Tính linh hoạt cao
Dịch vụ vận chuyển hàng lẻ đường bộ quốc tế sẽ cho phép bạn điều chỉnh khối lượng hàng hóa gửi đi một cách dễ dàng mà không cần phải ký cam kết thuê nguyên một xe tải. Điều này mang lại sự linh hoạt trong việc quản lý kho bãi và đáp ứng sự thay đổi nhu cầu của thị trường.
#Tiếp cận đa dạng thị trường
Vận chuyển hàng lẻ còn giúp các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận những thị trường quốc tế, mà không cần phải đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng vận tải. Điều này giúp bạn mở rộng kinh doanh – thị trường cốt lõi một cách hiệu quả và nhanh chóng.
#Dễ dàng theo dõi và quản lý
Nhiều công ty, đơn vị vận tải thường sẽ cung cấp dịch vụ theo dõi trực tuyến, giúp bạn có thể theo dõi trạng thái và vị trí của hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển. Điều này giúp bạn dễ dàng hơn trong việc quản lý và kiểm soát lô hàng.
#Bảo vệ môi trường
Hơn nữa, vận chuyển đường bộ hàng lẻ quốc tế còn góp phần vào việc bảo vệ môi trường. Bằng cách giảm số lượng xe tải cần thiết cho mỗi chuyến vận chuyển, dịch vụ này sẽ giúp giảm thiểu lượng khí thải carbon tác động xấu đến môi trường.
Vận chuyển hàng lẻ bằng đường bộ quốc tế mang lại khá nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
Những thách thức và khó khăn
#Kéo dài thời gian vận chuyển
Do hàng hóa phải được gom từ nhiều nguồn khác nhau và thực hiện tại nhiều điểm dừng, nên thời gian giao hàng thực tế có thể kéo dài hơn, nếu so với dịch vụ vận chuyển nguyên chuyến. Điều này bạn nên xem xét, cân nhắc khi sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng lẻ đường bộ quốc tế.
#Rủi ro cao về hàng hóa
Việc hàng hóa phải di chuyển qua nhiều điểm dừng và kho bãi cũng có thể làm tăng nguy cơ hư hỏng hoặc mất mát. Bạn phải bảo đảm hàng hóa được đóng gói một cách cẩn thận và sử dụng thêm dịch vụ bảo hiểm thích hợp để có thể giảm thiểu rủi ro xảy ra.
#Thực hiện các bước thủ tục
Khi vận chuyển hàng lẻ đường bộ quốc tế, hàng hóa sẽ cần phải trải qua khá nhiều thủ tục Hải Quan và giấy tờ liên quan. Điều này vô hình trung làm tăng độ phức tạp và thời gian xử lý chứng từ. Do đó, việc chuẩn bị đầy đủ và chính xác tài liệu Hải Quan là rất quan trọng, nhằm tránh sự cố phát sinh.
#Những chi phí phát sinh
Nhiều khoản chi phí bổ sung có thể phát sinh thêm như: phí lưu kho, phí quản lý, phụ phí,… tùy thuộc vào từng yêu cầu cụ thể của các chuyến hàng. Vì vậy, bạn cần lưu ý và tính toán kỹ lưỡng các chi phí này để lên kế hoạch ngân sách hợp lý.
Vận chuyển hàng lẻ bằng đường bộ quốc tế cũng tồn tại một vài hạn chế nhất định
Một số cách tối ưu hóa dịch vụ vận chuyển hàng lẻ đường bộ quốc tế
Dưới đây là một số cách hiệu quả đều bạn có thể tối ưu hoá dịch vụ vận chuyển hàng lẻ đường bộ quốc tế một cách tốt nhất:
#Chọn đối tác vận chuyển uy tín
Bạn nên chọn những công ty, đơn vị vận tải có kinh nghiệm và danh tiếng tốt trong lĩnh vực vận chuyển quốc tế, để có thể đảm bảo chất lượng dịch vụ cũng như an toàn cho hàng hóa. Bước tìm hiểu và so sánh các nhà cung cấp dịch vụ để chọn lựa đơn vị phù hợp rất quan trọng và nên lưu ý.
#Chuẩn bị giấy tờ thông quan đầy đủ
Hãy đảm bảo rằng tất cả các loại giấy tờ, chứng từ liên quan đến Hải Quan của bạn đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu những rủi ro gặp phải khi thông quan hàng hoá và giúp quá trình vận chuyển hàng lẻ đường bộ quốc tế diễn ra suôn sẻ hơn.
#Đóng gói, bốc xếp hàng hóa cẩn thận
Hàng hóa của bạn cần phải được đóng gói và bốc xếp đúng cách trong suốt quá trình vận chuyển hàng lẻ. Bạn nên sử dụng loại vật liệu đóng gói chất lượng và đảm bảo hàng hóa được di chuyển, bốc dỡ và bảo vệ tốt nhất nhằm giảm thiểu rủi ro va chạm, hư hỏng.
#Theo dõi, đánh giá lộ trình vận chuyển
Điều cuối cùng, bạn hãy sử dụng những công cụ theo dõi và thông báo từ phía nhà cung cấp dịch vụ để cập nhật tình trạng và vị trí hiện tại của hàng hóa một cách liên tục. Điều này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc quản lý và điều chỉnh kế hoạch vận chuyển hàng lẻ đường bộ quốc tế khi cần thiết.
Một số cách để tối ưu quá trình vận chuyển hàng lẻ bằng đường bộ quốc tế
Loại hình vận chuyển này sẽ là giải pháp hiệu quả cho các doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí và linh hoạt trong việc gửi hàng hóa quốc tế. Mặc dù vẫn còn một số khó khăn và thách thức, nhưng nếu chuẩn bị kỹ lưỡng và chọn lựa đối tác vận chuyển uy tín, bạn có thể tối ưu hóa quy trình vận chuyển và tận dụng được những lợi ích mà dịch vụ này mang lại.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn về vận chuyển hàng lẻ đường bộ quốc tế. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ vận chuyển đặc biệt này, đừng ngần ngại liên hệ ngay cho Finlogistics nhé. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng mọi lúc mọi nơi, cùng chất lượng dịch vụ tốt nhất!
LTL là gì? Đây là một trong các thuật ngữ phổ biến của ngành Logistics. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm vững khái niệm LTL, cũng như những ứng dụng thực tiễn của chúng. Bạn hãy tham khảo ngay bài viết này của Finlogistics để có thể nắm rõ ý nghĩa của LTL và ưu nhược điểm của hình thức vận chuyển này nhé!
Tìm hiểu chi tiết về hình thức LTL
Tìm hiểu LTL là gì?
Để làm rõ LTL là gì, chúng ta hãy cùng lướt qua một chút về khái niệm và đặc điểm của hình thức vận chuyển hàng hóa này nhé.
Khái niệm
LTL (Less Than Truckload) có nghĩa là vận chuyển hàng lẻ chưa đầy xe hoặc ít hơn so với trọng lượng vận tải của xe. Ý nghĩa thực sự ở đây nhằm chỉ khối lượng hàng hóa vận chuyển ít hơn so với mức mà phương tiện chuyên chở thông thường.
Việc vận chuyển hàng hóa LTL thường không thể lấp đầy thùng xe bởi số lượng, kích thước của hàng hóa chỉ chiếm một phần nhỏ trên xe. Trường hợp này xảy ra rất nhiều trên thực tế nên LTL được áp dụng khá phổ biến.
Các chủ phương tiện hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển LTL thường sẽ phải ghép chung những lô hàng nhỏ của những chủ hàng khác nhau trên cùng một chuyến (gọi là ghép hàng hoặc hàng ghép).
Hàng hóa LTL chỉ chiếm một phần khá nhỏ trong thùng xe vận chuyển
Đặc điểm
Việc sử dụng hình thức vận chuyển LTL vào thực tế được áp dụng rộng rãi như:
#Ứng dụng thực tế
Hình thức LTL được sử dụng khi hàng hóa của bạn không có đủ số lượng, khối lượng ở trên một chuyến xe. Lúc này, hướng giải quyết hiệu quả nhất sẽ là ghép với hàng hóa của những đơn vị khác để đảm bảo đạt đủ lượng hàng hóa chuyên chở cần thiết.
Từ đó, phí thanh toán vận chuyển cũng sẽ được giảm bớt bởi bạn chỉ cần chi trả cho không gian hàng hóa của bạn ở trên xe hàng. Do vậy, phương pháp vận chuyển LTL sinh ra nhằm giải quyết tốt vấn đề chi phí và giảm lãng phí đối với các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, hình thức này thường không phù hợp đối với những doanh nghiệp đang cần vận chuyển hàng hóa gấp hoặc trong thời gian ngắn. Bởi lẽ xe sẽ phải dừng lại tại một số địa điểm khác nhau để đón và bốc hàng của đơn vị khác. Hơn nữa, những sự cố như va chạm, xô xát trong quá trình bốc dỡ hàng lên xe cũng là điều mà nhiều khách hàng nên lưu ý.
#Đối tượng áp dụng
Nhiều đơn vị Logistics nhỏ lẻ thường áp dụng hình thức LTL bởi họ thường chỉ cần vận chuyển với khối lượng hàng hóa không nhiều. Tuy vậy, phương pháp này cũng có thể gây ra rủi ro như trên nên bạn cần phải lưu ý chọn lựa những đơn vị vận chuyển uy tín và chất lượng.
Những công ty Logistics nhỏ lẻ thường là đối tượng chính sử dụng hình thức vận chuyển này
Những điểm mạnh và hạn chế khi vận chuyển LTL
Khi đã hiểu rõ khái niệm LTL là gì thì sau đây Finlogistics sẽ giúp bạn hiểu thêm về những ưu nhược điểm của LTL để có thể lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp với hàng hóa, cụ thể:
Ưu điểm của vận chuyển LTL
Hình thức vận chuyển hàng bằng LTL có khá nhiều điểm mạnh, có lợi đối với các doanh nghiệp như:
Tiết kiệm chi phí hiệu quả: Bằng hình thức Less Than Truckload, bạn có thể ghép hàng với những chủ hàng khác nhau, thay vì phải chi trả toàn bộ chi phí vận chuyển. Bạn không cần phải bỏ quá nhiều chi phí mà hàng hóa vẫn cập bến nhanh chóng và an toàn đến địa điểm mong muốn
Phù hợp với lô hàng nhỏ: Hình thức Less Than Truckload sẽ ghép những lô hàng nhỏ lẻ lại với nhau để xe đủ điều kiện vận chuyển. Dù cho lượng hàng hóa của bạn không đủ để lấp đầy một chiếc xe tải, nhưng vẫn có thể yên tâm khi vẫn được giao đến nơi nhanh chóng.
LTL là hình thức vận chuyển có nhiều ưu điểm lớn, phù hợp với hàng lẻ
Hạn chế của LTL là gì?
Ngoài những điểm vượt trội, thì vận chuyển LTL vẫn còn một số những hạn chế mà bạn phải chú ý:
Khó đảm bảo hàng hóa an toàn: Việc xếp dỡ hàng hóa lên xuống xe nhiều lần có nguy cơ va đập, trầy xướt cao, nên khi tới tay người nhận thì hàng hóa có thể không còn được nguyên vẹn.
Tốn khá nhiều thời gian vận chuyển: Do hàng hóa không đủ để lấp đầy thùng xe nên các chủ hàng sẽ tốn kha khá thời gian để tìm đủ khối lượng hàng ghép vào. Hơn nữa, quá trình vận chuyển còn phải trải nhiều khâu trung gian, hàng hóa cũng phải xếp dỡ nhiều lần. Điều này có thể ảnh hưởng rất lớn tới thời gian vận chuyển cũng như chất lượng hàng hóa.
Bên cạnh những ưu điểm tích cực thì LTL cũng tồn tại khá nhiều mặt hạn chế
Mặc dù vận chuyển LTL đã khá quen thuộc nhưng nhiều khách hàng vẫn băn khoăn không biết nên sử dụng hình thức này lúc nào. Trên thực tế, bạn có thể chọn vận chuyển hàng hóa bằng LTL trong những trường hợp dưới đây:
Cần tiết kiệm chi phí: Đối với những doanh nghiệp muốn tối ưu chi phí vận chuyển hàng thì LTL chính là một hình thức cực kỳ phù hợp.
Đơn hàng không cần gấp: Bởi vì phải tìm ghép thêm những đơn hàng lẻ khác nên thời gian vận chuyển có thể bị kéo dài hơi lâu, nhưng nếu hàng không gấp thì đây sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo.
Lượng hàng không lớn: LTL chính là hình thức phù hợp nhất trong trường hợp này bởi nó cho phép bạn vận chuyển hàng khối lượng nhỏ, nhưng vẫn đảm bảo thuận tiện.
Lời kết
Như vậy, bài viết này đã giúp bạn nắm vững khái niệm LTL là gì, cũng như những đặc điểm và ưu nhược điểm của loại hình vận chuyển này. Nếu có câu hỏi nào liên quan hoặc cần nhờ sự hỗ trợ vận chuyển theo hình thức LTL, bạn hãy liên hệ ngay cho Finlogistics qua hotline bên dưới để được chúng tôi giải đáp và xử lý một cách nhanh chóng, an toàn và tối ưu chi phí nhất nhé!
Vận tải đường bộ là gì? Đây một trong những ngành vận tải mũi nhọn đang phát triển mạnh mẽ hiện nay tại Việt Nam. Không chỉ có tính ứng dụng cao mà hình thức vận chuyển này còn có nhiều ưu điểm, lợi thế cho các doanh nghiệp như chi phí, thời gian,… Nếu bạn đang quan tâm thì hãy đọc ngay bài viết này của Finlogistics để biết thêm thông tin nhé!
Làm rõ câu hỏi vận tải đường bộ là gì
Vận tải đường bộ là gì?
Vậy vận tải đường bộ là gì? Trong tiếng Anh, người ta sử dụng cụm từ Road Transport để chỉ hình thức vận tải đường bộ hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. Đường bộ là tuyến đường có bề mặt phẳng, ở giữa hai điểm đến, và được trải nhựa đường nhằm cho phép các phương tiện cơ giới và phương tiện không có động cơ di chuyển qua.
Thực tế, vận tải đường bộ có nhiều lợi thế hơn so với những phương thức vận tải khác. Nguồn kinh phí để xây dựng đường bộ ít hơn so với đường sắt và vận tải đường hàng không. Chi phí vận hành và bảo trì đường bộ cũng thường rẻ hơn so với đường sắt.
Phương thức Road Transport là một bộ phận rất quan trọng của hệ thống vận tải quốc gia. Chúng có nhiệm vụ chuyên chở các loại hàng hóa giữa những trung tâm kinh tế, các xí nghiệp sản xuất với nơi tiêu dùng. Hơn nữa, vận tải đường bộ còn có thể chuyên chở hỗ trợ cho những phương tiện vận tải khác như: đường sắt, đường biển,…
Những ưu điểm và hạn chế của vận tải đường bộ là gì?
Mỗi phương thức vận tải đều có những điểm mạnh và hạn chế khác nhau, vận tải đường bộ cũng không ngoại lệ. Hãy cùng xem những ưu nhược điểm của vận tải đường bộ là gì dưới đây nhé.
Ưu điểm
#Tính linh hoạt, cơ động rất cao
Đây chính là một trong những đặc điểm nổi bật của phương thức vận tải Road Transport. Điều này thể hiện ở chỗ, có thể tập trung một lượng lớn các phương tiện một cách nhanh chóng, tiện lợi bất cứ lúc nào, nhằm đáp ứng nhu cầu chuyên chở. Hơn nữa, chúng còn ít phụ thuộc vào đường sá, bến bãi nên có thể thực hiện chuyên chở hàng hóa đến những vùng xa xôi hẻo lánh.
#Tốc độ vận chuyển hàng nhanh
Tuy tốc độ kĩ thuật của những phương tiện đường bộ thấp hơn nếu so với máy bay hay tàu hỏa, nhưng lại nhanh hơn so với tàu biển, tàu sông. Thời gian xếp dỡ, bốc hàng ở điểm đầu và điểm cuối được hạn chế, ít đỗ dọc đường nên tốc độ đưa hàng đường bộ tương đối nhanh chóng.
#Vốn đầu tư xây dựng ít tốn kém
Tùy theo từng loại đường sá mà vốn đầu tư cho đường bộ cũng sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung thường ít tốn kém nguyên vật liệu và sắt thép hơn so với phương thức khác. Do đó, trong trường hợp lưu lượng hàng hóa vận chuyển nhỏ hoặc không có đường thủy thì xây dựng đường bộ sẽ có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Những điểm mạnh của vận tải hàng hóa đường bộ
Hạn chế
#Giá thành cao
Điều này là dễ hiểu bởi hàng hóa vận tải đường bộ chịu ảnh hưởng nhiều từ các yếu tố như: tỉ lệ phương tiện chạy không hàng hóa cao, chất lượng đường sá không đồng đều,… Vì vậy, giá thành khi vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ sẽ cao gấp 4 – 5 lần nếu so với vận tải đường sắt và 3 – 4 lần nếu so với vận tải đường sông.
#Trọng tải nhỏ
Trừ một số loại xe container, xe tải đặc biệt chuyên chở hàng quá khổ quá tải (hàng OOG), thì trọng tải trung bình của vận tải đường bộ khá nhỏ so với những phương thức khác. Tải trọng trung bình của xe ô tô chỉ vào khoảng 5 – 10 tấn, với xe chuyên dùng thì có thể lên tới 30 tấn hoặc hơn nữa. Trong khi đó, tải trọng của tàu hỏa hay tàu biển thường lên đến hàng vạn, hàng chục vạn tấn, cho nên năng suất vận chuyển cũng cao hơn rất nhiều.
Nhìn chung, phương thức vận tải đường bộ khá phù hợp đối với những mặt hàng vừa và nhỏ, ưu tiên thời gian vận chuyển và sự linh hoạt cao. Các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kĩ và cân đối hợp lý để chọn lựa phương thức vận chuyển phù hợp cho hàng hóa của mình.
Lời kết
Trên đây là những nội dung giải đáp cho bạn hiểu rõ vận tải đường bộ là gì và những ưu nhược điểm của phương thức này. Nếu doanh nghiệp của bạn có nhu cầu vận chuyển hoặc nhờ đơn vị vận tải hỗ trợ, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay cho Finlogistics để được tư vấn và xử lý 24/7 nhé!
Những ưu nhược điểm của vận tải đường bộ đang được nhiều người quan tâm, nhằm phù hợp với từng loại hàng hóa và nhu cầu của khách hàng. Vậy chi tiết những ưu thế và hạn chế của phương thức này thế nào? Hãy để Finlogistics giải đáp thắc mắc này của bạn nhé!
Làm rõ chi tiết những ưu nhược điểm của vận tải đường bộ
Các phương thức vận chuyển hàng hóa phổ biển hiện nay
Tính đến thời điểm hiện tại, có 05 phương thức vận chuyển hàng hóa phổ biến, bao gồm:
Vận tải hàng bằng đường bộ
Vận tải hàng bằng đường biển
Vận tải hàng bằng đường hàng không
Vận tải hàng bằng đường sắt
Vận tải hàng bằng đường ống
Không chỉ được áp dụng phát triển mạnh tại Việt Nam, những phương thức vận chuyển này cũng được các quốc gia trên thế giới chọn lựa sử dụng. Mỗi phương thức vận chuyển hàng hóa này đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng.
Theo đó, vận tải đường bộ chính là hình thức vận chuyển hàng hóa được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Trong quá trình vận tải hàng hóa bằng đường bộ, thì những đơn vị vận chuyển sẽ sử dụng: xe tải, xe container hoặc xe đầu kéo,… để chuyên chở các loại hàng hóa từ điểm nhận hàng đến điểm giao hàng cuối cùng.
Bởi vì đã xuất hiện từ rất lâu ở trên thị trường nên những ưu nhược điểm của vận tải đường bộ đều được thể hiện rất rõ. Trải qua thời gian phát triển lâu dài và ổn định, hệ thống các phương tiện đường bộ ngày càng tiên tiến và tối ưu hơn. Vì thế nên các ưu điểm của vận tải đường bộ cũng được nâng lên đáng kể.
Doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ các ưu điểm và hạn chế của vận tải đường bộ
Những ưu nhược điểm của vận tải đường bộ chi tiết
Ưu điểm của vận tải đường bộ
Vận tải hàng hóa đường bộ có những ưu điểm nổi bật như sau:
Điểm mạnh lớn nhất của phương thức vận tải đường bộ chính là sự linh hoạt trong quá trình vận chuyển, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cũng như lịch trình cố định. Ngoài ra, thời gian và địa điểm giao nhận hàng hóa có thể thương lượng được giữa bên yêu cầu và bên dịch vụ vận tải.
Bạn cũng có thể tự do lựa chọn loại phương tiện, tuyến đường vận chuyển hoặc số lượng hàng hóa vận chuyển theo yêu cầu riêng. Do đó, hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ đa phần sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí hiệu quả so với những phương thức vận chuyển khác.
Ưu điểm của vận tải đường bộ thể hiện rõ ràng ở khoảng cách vận chuyển ngắn và trung bình. Phương thức này rất hiệu quả và tiết kiệm thời gian, nếu như so với hình thức vận tải khác như: đường sắt, đường biển hay đường hàng không,…
Hình thức vận tải này cũng có khả năng đóng gói và bảo quản hàng hóa cao, nhằm bảo đảm chất lượng của hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển trên đường.
Trong quá trình vận chuyển, thì hàng hóa sẽ được chuyên chở trực tiếp từ kho của người gửi đến kho của người nhận mà không đi qua bất kì địa điểm trung gian vận chuyển nào. Do đó sẽ không có công đoạn bốc xếp hàng hóa bằng nhân công, vì điều này có thể gây độn chi phí lên cao.
Đây là các hạn chế lớn nhất khi khách hàng tìm hiểu về những ưu nhược điểm của vận tải đường bộ:
Đối với phương thức vận tải hàng hóa đường bộ, thì bạn sẽ phải mất thêm nhiều thời gian và chi phí bên ngoài như: cước tại trạm thu phí, chi phí nhiên liệu, chi phí cầu đường,…
Vận tải đường bộ vẫn còn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro như: tắc đường, kẹt xe,… hoặc thậm chí là tai nạn giao thông trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Do đó, chủ yếu các phương tiên sẽ chia thành nhiều đơn hàng nhỏ lẻ để dễ dàng vận chuyển. Điều này sẽ ảnh hưởng khá lớn đến hàng hóa cũng như thời gian giao hàng
Phương thức này thường không vận chuyển được những loại hàng hóa cỡ lớn. Khối lượng và kích thước của hàng hóa vận chuyển còn hạn chế hơn nhiều so với việc vận chuyển bằng đường biển và đường sắt.
Phương thức này cũng phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố thời tiết. Ví dụ như nếu trời mưa bão lớn gây ngập lụt trên diện rộng thì sẽ khiến thời gian và kế hoạch vận chuyển hàng hóa đường bộ cũng bị ảnh hưởng theo.
Lời kết
Trên đây là những ưu nhược điểm của vận tải đường bộ mà bạn đang quan tâm. Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm một đơn vị vận tải hàng đường bộ uy tín và cung cấp dịch vụ chất lượng hàng đầu, hãy gọi cho Finlogistics qua liên hệ bên dưới để được hỗ trợ nhanh chóng và tốt nhất!
Giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, khi bạn cần vận chuyển hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác. Nhưng do nhiều tác nhân mà mức giá này thường không cố định. Nhằm hiểu rõ hơn về giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ và cách tính toán chúng, bài viết này của Finlogistics sẽ cung cấp cho bạn những nội dung, thông tin hữu ích và chi tiết về vấn đề này!
Tìm hiểu khái niệm giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ
Giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ là gì?
Khái niệm
Để có thể biết được cách tính cước phí vận chuyển đường bộ như thế nào thì chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ hơn về loại cước phí này. Hiểu một cách đơn giản, cước phí vận chuyển chính là số tiền mà người gửi hàng phải tiến hành trả cho những đơn vị vận chuyển, để chuyển – gửi hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, trong khoảng thời gian nhất định.
Quy định chung về cước phí vận chuyển
Cước phí ở mỗi đơn vị vận chuyển sẽ khác nhau và có từng mức giá cụ thể. Để biết được cước phí vận chuyển chính xác cho mỗi chuyến gửi hàng thì còn phải tùy thuộc vào phương thức giao hàng mà bên yêu cầu vận chuyển lựa chọn.
Tuy nhiên, tất cả các mục đều phải đảm bảo tuân theo những quy định về cách tính cước phí vận chuyển hàng hóa đường bộ. Theo đó, cách tính cước phí vận chuyển tại Việt Nam sẽ dựa trên 02 yếu tố đó là khối lượng của hàng hóa và phương thức vận chuyển.
Đơn vị tính cước phí sẽ là T x Km. Trong đó, khối lượng hàng hóa được tính cước là trọng lượng vận chuyển cả bao bì, tính theo đơn vị tấn (T). Khoảng cách tính cước vận chuyển được xem là khoảng cách thực tế trên xe có hàng, tính theo đơn vị Km và khoảng cách tối thiểu quy định là 01 mét.
Hướng dẫn cách tính giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ chi tiết
Các yếu tố xem xét
Để có thể tính toán được giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ, có một vài yếu tố quan trọng cần được xem xét. Đầu tiên, bạn cần phải xác định được khoảng cách giữa điểm đi (điểm nhận hàng) và điểm đến (điểm trả hàng).
Khoảng cách này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá cước, vì nó liên quan trực tiếp đến thời gian cũng như những tổn thất, tiêu hao trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Bạn cũng nên xem xét đến trọng lượng và kích thước tổng thể của hàng hóa cần vận chuyển, vì những yếu tố này sẽ tác động đến sức chứa và khả năng vận chuyển bình thường của xe.
Cuối cùng, là các bước kiểm tra những yêu cầu đặc biệt, ví dụ như hàng hóa yêu cầu về điều kiện nhiệt độ hay những giấy tờ, chứng từ liên quan đến Hải Quan,… Tất cả những yếu tố quan trọng này sẽ ảnh hưởng đến cước phí vận chuyển hàng hóa đường bộ cuối cùng.
Hướng dẫn cách tính giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ
Công thức tính
Dưới đây là công thức chung để tính toán giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ:
Giá cước = (Khoảng cách x Giá cước trên 01 km) + (Phí cố định) + (Phí xử lý hàng hóa) + (Phụ phí khác)
Trong công thức trên:
Khoảng cách sẽ được tính theo đơn vị Km, giá cước trên 01 km sẽ do công ty vận chuyển xác định, dựa trên những yếu tố như: phân loại hàng hóa, phân loại xe và thị trường vận chuyển.
Phí cố định chính là một khoản chi phí không thay đổi, phụ thuộc theo quãng đường hoặc thời gian vận chuyển.
Phí xử lý hàng hóa sẽ áp dụng cho công việc bốc dỡ và kiểm tra hàng hóa khi cần.
Phụ phí là những khoản phí phụ thuộc vào những yêu cầu đặc biệt của khách hàng hoặc những chi phí ngoài dự tính.
Để giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ, dưới đây là một bảng đơn giá cước tham khảo:
Trọng lượng hàng (kg)
Khoảng cách (km)
Giá cước (VNĐ)
1000
100
500,000
2000
200
1,000,000
3000
300
1,500,000
Bảng trên chỉ là một ví dụ điển hình và giá cước trên thực tế có thể thay đổi, tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Để có thể nắm chắc giá cước chi tiết và chính xác nhất, bạn nên liên hệ cho các công ty vận chuyển hoặc nhà cung cấp dịch vụ Logistics như Finlogistics để được tư vấn và báo giá kịp thời.
Bảng giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ tại Finlogistics
Giá cước từ cửa khẩu Hữu Nghị đi các tỉnh
ĐIỂM NHẬN HÀNG
ĐIỂM TRẢ HÀNG
SỐ KM
1,25T/1,5T
2,5T
3,5T
5T
8T
10T
13T
C40/45
Moóc sàn
Moóc rào
CUT OFF
CK Hữu Nghị, Lạng Sơn
Bắc Giang, Việt Yên
140
1.800.000 VNĐ
2.100.000 VNĐ
2.450.000 VNĐ
2.900.000 VNĐ
3.000.000 VNĐ
3.250.000 VNĐ
3.800.000 VNĐ
5.200.000 VNĐ
5.800.000 VNĐ
6.200.000 VNĐ
12H00 N+1
CK Hữu Nghị, Lạng Sơn
Bắc Ninh (trừ Thuận Thành)
150
1.900.000 VNĐ
2.200.000 VNĐ
2.550.000 VNĐ
3.000.000 VNĐ
3.200.000 VNĐ
3.350.000 VNĐ
4.100.000 VNĐ
5.400.000 VNĐ
6.000.000 VNĐ
6.300.000 VNĐ
12H00 N+1
CK Hữu Nghị, Lạng Sơn
Thuận Thành, Bắc Ninh
165
2.100.000 VNĐ
2.400.000 VNĐ
2.800.000 VNĐ
3.250.000 VNĐ
3.500.000 VNĐ
3.700.000 VNĐ
4.600.000 VNĐ
6.000.000 VNĐ
6.700.000 VNĐ
6.700.000 VNĐ
12H00 N+1
CK Hữu Nghị, Lạng Sơn
Thái Nguyên (Phổ Yên)
190
2.600.000 VNĐ
3.000.000 VNĐ
3.400.000 VNĐ
3.900.000 VNĐ
4.400.000 VNĐ
4.700.000 VNĐ
5.200.000 VNĐ
7.000.000 VNĐ
8.000.000 VNĐ
8.000.000 VNĐ
14H00 N+1
CK Hữu Nghị, Lạng Sơn
Vĩnh Phúc (Bình Xuyên)
200
2.600.000 VNĐ
3.000.000 VNĐ
3.400.000 VNĐ
3.900.000 VNĐ
4.400.000 VNĐ
4.700.000 VNĐ
5.200.000 VNĐ
7.000.000 VNĐ
8.000.000 VNĐ
8.000.000 VNĐ
14H00 N+1
CK Hữu Nghị, Lạng Sơn
Phú Thọ (Việt Trì)
240
3.100.000 VNĐ
3.700.000 VNĐ
4.000.000 VNĐ
4.800.000 VNĐ
5.400.000 VNĐ
5.800.000 VNĐ
6.500.000 VNĐ
8.300.000 VNĐ
9.500.000 VNĐ
9.500.000 VNĐ
18H00 N+1
CK Hữu Nghị, Lạng Sơn
Hà Nội (Đông Anh, Gia Lâm)
190
2.600.000 VNĐ
3.000.000 VNĐ
3.400.000 VNĐ
3.900.000 VNĐ
4.400.000 VNĐ
4.700.000 VNĐ
5.200.000 VNĐ
7.000.000 VNĐ
8.000.000 VNĐ
8.000.000 VNĐ
14H00 N+1
CK Hữu Nghị, Lạng Sơn
Hà Nội (Thạch Thất, Phú Xuyên)
210
2.800.000 VNĐ
3.200.000 VNĐ
3.600.000 VNĐ
4.200.000 VNĐ
4.900.000 VNĐ
5.200.000 VNĐ
5.900.000 VNĐ
7.500.000 VNĐ
8.500.000 VNĐ
8.500.000 VNĐ
18H00 N+1
CK Hữu Nghị, Lạng Sơn
Hòa Bình (Lương Sơn)
270
3.100.000 VNĐ
3.700.000 VNĐ
4.100.000 VNĐ
4.900.000 VNĐ
5.400.000 VNĐ
5.800.000 VNĐ
6.600.000 VNĐ
8.700.000 VNĐ
10.000.000 VNĐ
10.000.000 VNĐ
18H00 N+1
CK Hữu Nghị, Lạng Sơn
Hưng Yên (Phố Nối)
180
2.600.000 VNĐ
3.000.000 VNĐ
3.400.000 VNĐ
3.900.000 VNĐ
4.400.000 VNĐ
4.700.000 VNĐ
5.200.000 VNĐ
7.000.000 VNĐ
8.000.000 VNĐ
8.000.000 VNĐ
14H00 N+1
CK Hữu Nghị, Lạng Sơn
Hải Dương (Thành phố)
180
2.600.000 VNĐ
3.000.000 VNĐ
3.400.000 VNĐ
3.900.000 VNĐ
4.400.000 VNĐ
4.700.000 VNĐ
5.200.000 VNĐ
7.000.000 VNĐ
8.000.000 VNĐ
8.000.000 VNĐ
14H00 N+1
CK Hữu Nghị, Lạng Sơn
Hải Phòng (Nội thành)
230
3.100.000 VNĐ
3.700.000 VNĐ
4.000.000 VNĐ
4.800.000 VNĐ
5.400.000 VNĐ
5.800.000 VNĐ
6.500.000 VNĐ
8.300.000 VNĐ
9.500.000 VNĐ
9.500.000 VNĐ
18H00 N+1
CK Hữu Nghị, Lạng Sơn
Hải Phòng (Vinfast)
250
3.400.000 VNĐ
4.000.000 VNĐ
4.300.000 VNĐ
5.300.000 VNĐ
5.900.000 VNĐ
6.300.000 VNĐ
7.000.000 VNĐ
8.700.000 VNĐ
10.000.000 VNĐ
10.000.000 VNĐ
18H00 N+1
CK Hữu Nghị, Lạng Sơn
Hà Nam (Đồng Văn)
230
3.100.000 VNĐ
3.700.000 VNĐ
4.000.000 VNĐ
4.800.000 VNĐ
5.400.000 VNĐ
5.800.000 VNĐ
6.500.000 VNĐ
8.300.000 VNĐ
9.500.000 VNĐ
9.500.000 VNĐ
18H00 N+1
CK Hữu Nghị, Lạng Sơn
Nam Định (Thành phố)
280
3.300.000 VNĐ
3.900.000 VNĐ
4.500.000 VNĐ
5.200.000 VNĐ
5.900.000 VNĐ
6.300.000 VNĐ
7.000.000 VNĐ
9.500.000 VNĐ
11.000.000 VNĐ
11.000.000 VNĐ
18H00 N+1
CK Hữu Nghị, Lạng Sơn
Thái Bình (Thành phố)
280
3.300.000 VNĐ
3.900.000 VNĐ
4.500.000 VNĐ
5.200.000 VNĐ
5.900.000 VNĐ
6.300.000 VNĐ
7.000.000 VNĐ
9.500.000 VNĐ
11.000.000 VNĐ
11.000.000 VNĐ
18H00 N+1
CK Hữu Nghị, Lạng Sơn
Ninh Bình (Thành phố)
280
3.300.000 VNĐ
3.900.000 VNĐ
4.500.000 VNĐ
5.200.000 VNĐ
5.900.000 VNĐ
6.300.000 VNĐ
7.000.000 VNĐ
9.500.000 VNĐ
11.000.000 VNĐ
11.000.000 VNĐ
18H00 N+1
CK Hữu Nghị, Lạng Sơn
Thanh Hóa (Thành phố)
340
4.200.000 VNĐ
4.900.000 VNĐ
5.200.000 VNĐ
6.000.000 VNĐ
7.300.000 VNĐ
8.000.000 VNĐ
8.500.000 VNĐ
11.800.000 VNĐ
13.300.000 VNĐ
13.300.000 VNĐ
12H00 N+1
CK Hữu Nghị, Lạng Sơn
Nghệ An (Vinh)
470
4.800.000 VNĐ
5.700.000 VNĐ
6.300.000 VNĐ
7.400.000 VNĐ
8.400.000 VNĐ
9.400.000 VNĐ
10.500.000 VNĐ
14.800.000 VNĐ
16.500.000 VNĐ
16.500.000 VNĐ
18H00 N+1
Kích thước thùng xe
3.5->3.7*1.7*1.7
3.5->3.7*1.7*1.7
4.3*1.9*1.85
5.7->6.0*2.05*1.85
6.9->7.4*2.3*2.2
9.3->9.9*2.35*2.3
9.3->9.9*2.35*2.4
13.5*2.35*2.65
Dài 12-m>14m
Dài 13.5->15m
LƯU CA XE
Cước phí thêm nếu xe sang bên Trung Quốc
500.000 VNĐ
500.000 VNĐ
500.000 VNĐ
500.000 VNĐ
500.000 VNĐ
500.000 VNĐ
1.000.000 VNĐ
1.000.000 VNĐ
1.000.000 VNĐ
1.000.000 VNĐ
Phí lưu ca xe/ngày bãi Việt Nam ca 1->3
700.000 VNĐ
700.000 VNĐ
700.000 VNĐ
700.000 VNĐ
800.000 VNĐ
1.000.000 VNĐ
1.000.000 VNĐ
1.000.000 VNĐ
1.500.000 VNĐ
1.500.000 VNĐ
Phí lưu ca xe/ngày bãi Việt Nam từ ca 4
800.000 VNĐ
800.000 VNĐ
800.000 VNĐ
800.000 VNĐ
1.000.000 VNĐ
1.000.000 VNĐ
1.000.000 VNĐ
1.500.000 VNĐ
2.000.000 VNĐ
2.000.000 VNĐ
Phí lưu ca xe/ngày bãi Trung Quốc
1.000.000 VNĐ
1.000.000 VNĐ
1.000.000 VNĐ
1.200.000 VNĐ
1.200.000 VNĐ
1.500.000 VNĐ
1.500.000 VNĐ
1.500.000 VNĐ
2.000.000 VNĐ
2.000.000 VNĐ
Phí hủy xe
70%
GHI CHÚ:
- Phí trên chưa bao gồm VAT 10%, phí nâng hạ, bốc xếp, bến bãi,...
- Giá trên báo cho hàng đủ khổ - đủ tải, nếu quá sẽ báo theo phát sinh thực tế
- Giá đã bao gồm chi phí vé cầu đường bộ theo quy định
- Trường hợp hàng hai chiều sẽ cộng thêm 50% cước chiều đi
Giá cước từ cảng Hải Phòng đi các tỉnh
TUYẾN ĐƯỜNG
CƯỚC PHÍ (VNĐ)
Nhận hàng
Dỡ hàng
Cont 20′
Cont 40′
Cảng Hải Phòng
Hoa Lâm, Long Biên (Hà Nội)
4,700,000 VNĐ
5,200,000 VNĐ
Cảng Hải Phòng
Lai Xá, Hoài Đức (Hà Nội)
4,900,000 VNĐ
5,200,000 VNĐ
Cảng Hải Phòng
Sóc Sơn (Hà Nội)
5,000,000 VNĐ
5,400,000 VNĐ
Cảng Hải Phòng
Quế Võ, VSIP, Tp Bắc Ninh (Bắc Ninh)
4,700,000 VNĐ
5,000,000 VNĐ
Cảng Hải Phòng
Từ Sơn, Yên Phong (Bắc Ninh)
4,900,000 VNĐ
5,200,000 VNĐ
Cảng Hải Phòng
Hoàng Mai, Quỳnh Lưu (Nghệ An)
8,900,000 VNĐ
10,400,000 VNĐ
Cảng Hải Phòng
Diễn Châu (Nghệ An)
9,200,000 VNĐ
10,900,000 VNĐ
Cảng Hải Phòng
Nam Đàn, Nghi Lộc, TP Vinh, (Nghệ An)
9,400,000 VNĐ
11,400,000 VNĐ
Cảng Hải Phòng
Đô Lương, Yên Thành (Nghệ An)
9,900,000 VNĐ
11,900,000 VNĐ
Cảng Hải Phòng
Hồng Lĩnh, Nghi Xuân, Can Lộc, Đức Thọ, TP. Hà Tĩnh (Hà Tĩnh)
12,900,000 VNĐ
13,900,000 VNĐ
Cảng Hải Phòng
Thạch Hà, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh)
13,400,000 VNĐ
14,400,000 VNĐ
Cảng Hải Phòng
Kỳ Anh (Hà Tĩnh)
13,900,000 VNĐ
15,400,000 VNĐ
Bảng giá cước vận chuyển đường bộ chi tiết tại Finlogistics
Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ là một trong những phương thức phổ biến và tiện lợi nhất hiện nay. Tuy nhiên, việc tính toán giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ có thể khá phức tạp và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau.
Lời kết
Bài viết hữu ích này đã cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể nhất để nắm rõ khái niệm và cách tính toán giá cước một cách chính xác nhất. Nếu bạn có nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hãy liên hệ với đơn vị Finlogistics để được chúng tôi tư vấn và báo giá cước chi tiết và ưu đãi nhất nhé!
Vận chuyển container bằng đường bộ là loại hình vận tải đang được rất nhiều công ty, doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu chọn lựa. Phương thức vận tải này mang lại nhiều lợi ích cho quá trình vận chuyển hàng hóa nội địa cũng như quốc tế. Vậy loại hình vận chuyển này có gì đặc biệt? Những hàng hóa nào phù hợp đối với phương thức này?… Hãy cùng với Finlogistics tìm hiểu rõ hơn qua bài viết tổng quan này nhé!
Vận chuyển hàng hóa container bằng đường bộ được sử dụng nhiều tại Việt Nam
Khái niệm vận chuyển container bằng đường bộ là gì?
#Định nghĩa
Vận chuyển container bằng đường bộ hay còn gọi là dịch vụ vận chuyển container đường bộ được hiểu là chuỗi hoạt động chuyên chở những thùng container hàng hóa, từ điểm nhận hàng đến khu vực bốc xếp hoặc điểm đích,… bằng đường bộ.
#Thế mạnh
Giảm thiểu chi phí để vận chuyển: Vận chuyển container bằng đường bộ thường sẽ được áp dụng đối với những lô hàng to và cồng kềnh, có kích thước hoặc số lượng lớn. Nếu muốn vận chuyển sẽ phải sử dụng cả xe chuyên dụng.
Đảo đảm hàng hóa an toàn khi vận chuyển: Các thùng container được phép lưu thông trên đường bộ sẽ phải đảm bảo được làm từ loại thép chắc chắn, chất lượng tốt và có khả năng bảo vệ hàng hóa bên trong.
Thời gian vận chuyển hàng hóa linh động: Thông thường, những đơn vị vận tải sẽ tiến hành gom số lượng hàng đủ nguyên thùng container rồi mới tiến hành vận chuyển.
Những loại container trong quá trình vận chuyển đường bộ
Dưới đây là một vài loại container vận chuyển hàng đường bộ phổ biến, được thiết kế với nhiều chức năng, công dụng khác nhau để phù hợp cho đa dạng loại hàng hóa, sản phẩm cụ thể:
1. Container nhiệt
Đây là loại container phù hợp với những loại hàng hóa dễ bị hư hỏng và biến đổi chất lượng nếu như chịu tác động của thời tiết xung quanh như: trái cây, thực phẩm tươi sống,… Vì thế nên bên trong container sẽ được lắp thêm dàn lạnh với mức nhiệt độ khoảng âm 23°C.
2. Container đặc thù
Đây là loại container chuyên dùng để vận chuyển container bằng đường bộ với những loại hàng hóa có tính chất đặc thù, ví dụ như: xe máy, ô tô, xe tải, tàu biển hay các linh kiện điện tử khác,… Theo đó, loại container này sẽ được thiết kế và bảo đảm nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn ISO quốc tế.
3. Container bách hóa
Container bách hóa chính là loại được sử dụng phổ biến nhất trong vận chuyển hàng đường bộ, chuyên chở những mặt hàng khô, chủ yếu là mặt hàng bách hóa. Loại container này có khá nhiều kích thước và được ký hiệu dưới dạng: 10’DC, 20’DC, 40’DC,… Đồng thời, mặt sàn của loại container được làm bằng gỗ chống nước, kết hợp với thùng kín để ánh sáng không lọt vào bên trong và chỉ có một cửa để bốc xếp, tháo dỡ hàng hóa.
Một số loại container được dùng phổ biến trong vận chuyển hàng đường bộ
4. Container hàng rời
Loại container hàng rời này có thiết kế đặc biệt hơn so với những loại khác, với phần nắp ở bên trên để bóc xếp hàng vào và phần cửa bên hông để có thể lấy hàng hóa ra. Đặc biệt, loại container này còn được trang bị thêm hệ thống đảo ngược, cho phép hàng hóa bên trong tự di chuyển từ trên xuống dưới, khi đến cửa ra thì sẽ tự động lật nghiêng để có thể tháo dỡ dễ dàng hơn.
5. Container mặt bằng
Loại container mặt bằng sẽ phù hợp để vận chuyển container bằng đường bộ với những mặt hàng có tải trọng cao, ví dụ như: máy móc, thiết bị, sắt thép,… Để bốc xếp và tháo dỡ dễ dàng hơn, container mặt bằng chỉ có vách ngăn ở phía đầu và phía sau. Hai tấm vách này còn có thể cố định, tháo rời hoặc gập lên/ xuống theo ý muốn. Còn phía bên trên có thể phủ bạt để che chắn hàng hóa khỏi thời tiết bên ngoài.
6. Container bồn
Đây là loại container được thiết kế dựa theo tiêu chuẩn ISO quốc tế, với đa dạng kích thước như: 20 feet, 40 feet,… Trên phần mái container được lắp đặt miệng bồn để có thể đổ hàng hóa, sau khi đến nơi thì sẽ được rút qua ban xả hoặc qua miệng bồn bằng máy bơm chuyên dụng.
Vận chuyển container bằng đường bộ phù hợp đối với loại hàng hóa như nào?
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên nắm rõ những loại hàng hóa phù hợp đối với hình thức vận chuyển container đường bộ để hạn chế, không phát sinh thêm các chi phí và rủi ro:
#Loại hàng hóa được phép vận chuyển container đường bộ
Vận chuyển container theo đường bộ sẽ phù hợp với rất nhiều mặt hàng, chẳng hạn như:
Mặt hàng thủy hải sản: tôm cua, nghêu sò ốc hến, cá,…
Mặt hàng nông sản và hàng tiêu dùng thông thường: gạo, lúa mì, cà phê, bánh kẹo, thức ăn cho gia súc,…
Các loại thịt: thịt lợn, thịt gia cầm, thịt bò,…
Các loại trái cây chưa qua chế biến hoặc đã chế biến.
Mặt hàng chất lỏng: sữa, sơn nước, hóa chất,…
Mặt hàng vật liệu xây dựng: xi măng, gạch sỏi, than đá, kim loại,…
#Loại hàng hóa không phù hợp đối với vận chuyển container đường bộ
Bên cạnh đó, một số mặt hàng không phù hợp để sử dụng dịch vụ vận chuyển container bằng đường bộ như:
Mặt hàng có giá trị kinh tế lớn và cần phải vận chuyển nhanh: vàng bạc, đá quý, đồ trang sức,…
Mặt hàng cần phải vận chuyển bằng tàu biển chuyên dụng: dầu thô, khí hóa lỏng, xe hơi,…
Mặt hàng có tải trọng rất lớn (khoảng vài chục nghìn tấn trở lên, chỉ thích hợp đối với loại tàu vận chuyển hàng rời): quặng vôi, phân bón,…
Có nhiều loại hàng không phù hợp để vận chuyển container đường bộ
Cước phí vận chuyển container đường bộ được tính như thế nào?
Để có thể xác định được giá cước vận chuyển, thì thông thường các doanh nghiệp sẽ dựa vào một vài yếu tố chính như:
Loại mặt hàng cần vận chuyển
Loại thùng container vận chuyển
Trọng lượng, khối lượng và kích thước đầy đủ của hàng hóa
Yêu cầu về loại phương tiện vận chuyển, hình thức vận tải
Địa điểm gửi hàng và nhận hàng (tính khoảng cách vận chuyển)
Thời gian vận chuyển hàng hóa thỏa thuận
Các bước trong quy trình vận chuyển container bằng đường bộ chi tiết
Quy trình thực hiện vận chuyển container theo đường bộ bao gồm các bước sau đây:
Bước 1:Tiếp nhận yêu cầu vận chuyển của các khách hàng có nhu cầu (khách hàng liên hệ với đơn vị giao hàng để nhận báo giá, nếu như đồng ý sẽ tiến hành ký kết hợp đồng vận chuyển).
Bước 2: Nhận hàng hóa từ người gửi (đơn vị giao hàng sẽ nhận bốc xếp hàng từ người gửi và di chuyển về kho chứa hàng).
Bước 3:Sắp xếp hàng hóa vào thùng container (đơn vị vận chuyển sẽ tiến hành thực hiện một số thủ tục, giấy tờ theo quy định Pháp luật, sau đó hàng hóa sẽ được bốc xếp lên loại container tương ứng và tiến hành vận chuyển đến điểm nhận).
Bước 4:Bốc dỡ hàng hóa tại địa chỉ nhận hàng (sau khi đã đến điểm đích hoặc điểm nhận hàng, thì đơn vị vận chuyển sẽ xếp dỡ hàng xuống, đồng thời cũng kiểm tra tình trạng của hàng hóa).
Bước 5: Giao hàng hóa đến người nhận (đơn vị vận chuyển đưa hàng đến kho hoặc địa chỉ của người nhận như cam kết ban đầu trong hợp đồng).
Các bước trong quy trình vận chuyển hàng container bằng đường bộ
Tìm hiểu dịch vụ vận chuyển hàng container bằng đường bộ uy tín tại Finlogistics
Finlogistics là một trong những đơn vị hàng đầu, chuyên cung cấp dịch vụ Logistics và tư vấn các giải pháp chuỗi cung ứng toàn diện cho nhiều doanh nghiệp, công ty trong và ngoài nước. Với gần 10 năm kinh nghiệm trong ngành, cho đến nay, Finlogistics có thể đảm nhận toàn bộ quy trình vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là vận chuyển container bằng đường bộ, đường biển,…
Không những thế, ngoài hình thức vận tải container đường bộ, thì Finlogistics còn cung cấp nhiều hình thức vận chuyển khác nhau như: đường biển, đường hàng không,… nhằm phù hợp đối với từng loại hàng hóa và bảo đảm chất lượng của hàng hóa cho đến địa điểm nhận.
>>> Tham khảo dịch vụ và giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ tại đây <<<
Lời kết
Trên đây là tổng hợp tất cả những thông tin tổng quan và chi tiết nhất về dịch vụ vận chuyển container bằng đường bộ. Hy vọng các doanh nghiệp có thể tham khảo và chọn lựa ra loại hình vận tải phù hợp nhất đối với từng lô hàng của mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn tham khảo chi tiết về dịch vụ, hãy liên hệ ngay với Finlogistics để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả nhất nhé!
Vận tải đường bộ chính là một mắt xích rất quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động Logistics. Do đó, dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng. Tuy nhiên, không phải đơn vị vận tải nào cũng có thể mang đến chất lượng và hài lòng. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Finlogistics để có lời giải đáp phù hợp nhé!
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ là gì?
Định nghĩa
Dịch vụ vận tải đường bộ chính là giải pháp vận chuyển hàng hóa phổ biến và thông dụng nhất hiện nay. Phương thức này sử dụng một số loại phương tiện chuyên chở chuyên dụng, ví dụ như: xe rơ moóc, xe bồn, xe container hoặc xe đầu kéo,… dùng để chuyển giao hàng hóa, sản phẩm từ nơi này đến nơi khác theo thời gian đã thỏa thuận.
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ được biết đến như là phương thức vận chuyển linh hoạt, đóng góp một phần không nhỏ trong chuỗi cung ứng Logistics tại Việt Nam và không thể tách rời nhau. Ưu điểm nổi bật nhất của loại hình vận tải này là sự cơ động, thuận tiện và dễ dàng thích nghi với mọi địa hình di chuyển khó khăn trên đất liền. Vận tải đường bộ cũng rất hiệu quả đối với những tuyến đường có độ dài trung bình ngắn.
Bên cạnh đó, dịch vụ vận tải đường bộ còn giúp các chủ hàng chủ động hơn về mặt thời gian vận chuyển, so với những phương thức vận chuyển khác như: đường biển, đường hàng không,… Ngày nay, hình thức vận tải đường bộ còn đóng góp thúc đẩy phát triển xã hội và cơ sở hạ tầng, từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước tăng trưởng.
Trên thực tế, thì chi phí để triển khai vận tải đường bộ sẽ thấp hơn nhiều so với đường hàng không và đường biển. Loại hình vận tải này vẫn được nhiều doanh nghiệp sử dụng phổ biến, vì có thể hoạt động trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Đặc điểm của dịch vụ vận tải đường bộ
Dịch vụ vận tải đường bộ sẽ có những điểm mạnh và hạn chế như sau:
#Ưu điểm
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ thường được lựa chọn phổ biến bởi những ưu điểm nổi bật sau đây:
Linh hoạt, nhanh chóng trong khi vận chuyển; dễ dàng thay đổi lộ trình di chuyển theo tuyến đường ngắn và tối ưu nhất để đảm bảo đúng thời hạn giao hàng quy định.
Đa dạng phương tiện vận tải như: ô tô tải hạng nhẹ, xe máy, xe đầu kéo, xe container,…
Thời gian vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ sẽ nhanh hơn khá nhiều so với đường sắt và đường biển.
Đa dạng các loại mặt hàng vận chuyển, kể cả những hàng hóa có khối lượng lớn, cồng kềnh như: máy móc, trang thiết bị,…
Hàng hóa sẽ được vận chuyển trực tiếp từ kho của người gửi đến kho của người nhận, nhằm đảm bảo an toàn trong khi vận chuyển và hạn chế tối đa chi phí thuê nhân công bốc dỡ hàng.
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
#Hạn chế
Bên cạnh những tiện ích và ưu thế của dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ thì cũng còn có những hạn chế lớn như:
Với những chặng đường di chuyển dài, thì doanh nghiệp cần nộp thêm các khoản phụ phí đường bộ như: phí nhiên liệu, trạm thu phí cầu đường,…
Hình thức này có thể phát sinh nhiều rủi ro trong quá trình vận chuyển, ví dụ như: tai nạn giao thông, tình trạng kẹt xe, thời tiết xấu,… Những điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa cũng như thời gian giao hàng.
Khối lượng và kích thước của hàng hóa khi thực hiện dịch vụ vận tải đường bộ sẽ bị hạn chế hơn so với vận chuyển bằng đường biển.
Những loại hàng hóa dịch vụ vận tải đường đường bộ
Có thể kể đến một số loại hàng hóa, sản phẩm thường sử dụng dịch vụ vận tải đường bộ như sau:
#Hàng container
Container chính là một trong những đơn vị vận tải được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới. Đây là một khối hình hộp, được làm từ những loại vật liệu bền (phổ biến nhất vẫn là kim loại), có kích thước khá đa dạng và được chuẩn hóa theo những thông số quy định.
Theo đó, các hàng hóa sẽ được đóng vào thùng container và sử dụng xe đầu kéo hoặc xe tải chuyên chở để vận chuyển đến điểm đích. Sau đó, hàng trên container sẽ được tập trung tại bãi chứa container – nơi có những phương tiện chuyên dụng, dùng để bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa đến điểm nhận hàng cuối cùng.
#Hàng lạnh
Hàng lạnh cũng được xem là một loại hàng container. Tuy nhiên, mặt hàng này có điểm khác biệt đó là sẽ được vận chuyển bên trong thùng container chuyên dụng, có thể điều chỉnh nhiệt độ bảo quản hàng phù hợp. Loại hàng lạnh này bao gồm có hai loại chính là hàng mát và hàng đông lạnh.
Theo đó, hàng mát sẽ được bảo quản ở nhiệt độ thấp vừa phải, còn đối với hàng đông lạnh sẽ yêu cầu nhiệt độ bảo quản ở mức thấp hơn. Sau khi đã được chuyển lên trên container, hàng lạnh cũng được vận chuyển bằng đường bộ bằng những loại phương tiện như: xe tải, xe đầu kéo,…
#Hàng siêu trường siêu trọng
Hàng siêu trường siêu trọng, quá khổ quá tải (hay còn gọi là hàng OOG – Out Of Gauge) là những mặt hàng có khối lượng và kích thước rất lớn, ví dụ như: các loại máy móc, trang thiết bị công – nông nghiệp, dùng trong công trình,… Với những đặc điểm như thế, thì loại hàng này thường thông qua dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ với các loại xe tải, xe đầu kéo chuyên dụng. Ngoài ra, phương tiện dùng để bốc dỡ hàng siêu trường siêu trọng cũng đòi hỏi phải là các thiết bị lớn như: máy nâng, máy cẩu,… với công suất lớn.
<<< Tìm hiểu thêm về hàng siêu trường siêu trọng tại đây >>>
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
#Hàng thủy hải sản
Thủy hải sản, động vật tươi sống là loại mặt hàng cần phải được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ lạnh phù hợp để có thể giữ được độ tươi ngon. Thông thường, đối với loại hàng hóa này, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ như những loại xe tải, xe thùng đông lạnh chuyên dụng.
#Hàng hóa dễ vỡ
Mặt hàng dễ vỡ sẽ dễ bị hư hỏng do những tác động vật lý gây ra, chẳng hạn như: đồ thủy tinh, đồ gốm sứ, đồ cổ, hàng nguyên mác, các loại hóa chất quan trọng,… Để có thể vận chuyển an toàn đối với loại hàng này, thì cần phải đáp ứng tốt khâu đóng gói và sử dụng những loại xe ô tô chuyên dụng.
#Hàng nông sản
Quá trình vận chuyển mặt hàng nông sản sẽ cần đảm bảo những điều kiện bảo quản về nhiệt độ cũng như độ ẩm. Nếu như nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp thì có thể khiến cho nông sản bị hư hỏng, gây tổn thất.
Đồng thời, độ ẩm trong thùng container cũng cần giữ ở mức phù hợp, để tránh ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa. Hơn nữa, quá trình vận chuyển nông sản, cũng cần hạn chế tình trạng va đập vật lý, làm hàng hóa bị hư hại, dập nát,…
Các loại phương tiện của dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
Nhằm có thể đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, nhiều đơn vị chuyên dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ đã đầu tư hàng loạt phương tiện vận tải đường bộ hiện đại, cụ thể:
Xe container: dùng để chuyên chở các loại thùng Flatrack, 40’ hoặc 20’. Đặc biệt, còn có các xe container loại rơ-moóc sàn khi muốn vận chuyển mặt hàng khó như: thép cuộn, thép bó, thép thanh,… hoặc những loại hàng nặng cần phải được vận chuyển bằng loại xe sàn.
Xe tải thùng: đặc điểm của loại xe này đó chính là có thùng, hở hoặc đóng kín phần mái. Xe tải thùng thường dùng để chở hàng nội địa trong chặng đường ngắn, đi liên tỉnh hoặc tuyến Bắc – Nam đều được. Loại phương tiện này rất thích hợp để chở những lô hàng lớn, để tập kết cho các tàu hàng hoặc lô hàng xuất khẩu nhỏ lẻ, không đủ đóng vào container.
Xe fooc: đây là loại xe chuyên để vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng – quá khổ quá tải (OOG) cho các công trình, dự án lớn.
Xe bồn: thường được dùng để chở những loại hàng hóa chất lỏng, ví dụ như: xăng dầu, hóa chất, ga hóa lỏng,…
Cước phí thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
Cước phí cho dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ thường phụ thuộc phần lớn vào tải trọng xe, phân loại xe và khoảng cách giao nhận hàng. Tùy theo từng mặt hàng vận chuyển, khối lượng hàng hóa cần vận chuyển,… mà các doanh nghiệp có thể chọn lựa tải trọng xe vận chuyển phù hợp, nhằm tiết kiệm chi phí tối đa và bảo đảm an toàn khi di chuyển.
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
Quy trình các bước dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
Quy trình dịch vụ vận tải đường bộ sẽ được thực hiện bao gồm 04 bước sau đây:
#Bước 1: Tiếp nhận thông tin và yêu cầu của phía khách hàng
Sau khi đã tiếp nhận các yêu cầu vận chuyển cũng như thông tin chi tiết về hàng hóa từ khách hàng, thì đơn vị vận chuyển sẽ tư vấn kỹ càng những loại hình vận chuyển phù hợp, tùy theo nhu cầu về số lượng, đặc điểm của hàng hóa,…
#Bước 2: Tiến hành báo giá chi tiết cho khách hàng
Sau khi đã nhận đầy đủ các thông tin về hàng hóa, thì đơn vị vận chuyển sẽ báo giá chi tiết cho khách hàng, sau đó hai bên sẽ trao đổi, thống nhất ý kiến và kế hoạch vận chuyển.
#Bước 3: Điều phối phương tiện vận chuyển
Đơn vị vận chuyển thực hiện điều phối các loại phương tiện chuyên chở phù hợp đến địa điểm đã định để lấy hàng hóa. Sau đó, hàng hóa sẽ được phân loại và đóng gói nhằm đảm bảo chất lượng trong quá trình di chuyển.
#Bước 4: Vận chuyển hàng hóa đến địa điểm của người nhận
Sau khi hàng hóa đã được đóng gói và bốc xếp lên xe đầy đủ, thì đơn vị vận chuyển tiến hành di chuyển đến địa chỉ đã thỏa thuận của người nhận.
#Bước 5: Thu cước phí vận chuyển hàng hóa
Sau khi hàng hóa đã được giao đến địa chỉ của người nhận, thì đơn vị vận chuyển tiến hành thu phí theo như thỏa thuận Hợp đồng ban đầu. Nếu như khách hàng không có khiếu nại hay phản hồi gì về đơn hàng thì quy trình thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ đến đây được coi như hoàn thành.
Một vài lưu ý quan trọng đối với dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
Khi tiến hành thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, thì khách hàng cần phải lưu ý một số điều quan trọng dưới đây:
1. Chú ý về tải trọng của hàng hóa
Cả đơn vị vận chuyển và khách hàng đều nên tham khảo Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về quy định tải trọng và khổ giới hạn của hàng hóa đường bộ; việc lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ có giới hạn, xe bánh xích ở trên đường bộ; vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng; giới hạn việc xếp hàng hóa ở trên phương tiện giao thông đường bộ;…
Trong đó, tổng trọng lượng của xe sẽ bao gồm trọng lượng nguyên của xe cộng với hàng hóa có trên xe thời điểm đó. Tải trọng sẽ là khối lượng hàng hóa, tải trọng của trục xe và cầu đường bộ.
2. Chọn lựa các loại phương tiện vận tải phù hợp
Khách hàng cũng nên cân nhắc thuê những phương tiện vận tải phù hợp với khối lượng cũng như kích thước của hàng hóa, nhằm để tối ưu chi phí và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ.
3. Đóng gói hàng hóa đúng cách
Hàng hóa, sản phẩm cần phải được đóng gói đúng cách, để hạn chế tình trạng hư hỏng khi gặp sự cố va đập trong quá trình vận chuyển.
4. Thông tin của người nhận phải đúng và rõ ràng
Nhằm mục đích giúp quy trình vận chuyển hàng hóa diễn ra một cách liền mạch và tránh tình trạng chậm trễ thời gian, thì đơn vị vận chuyển và người gửi hàng cần phải ghi đúng các thông tin cơ bản của người nhận hàng.
5. Lựa chọn những đơn vị vận chuyển đường bộ uy tín hàng đầu
Các đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ uy tín sẽ có đầy đủ điều kiện và kinh nghiệm để chuyển giao hàng hóa một cách chuẩn xác và đảm bảo chất lượng nguyên vẹn của lô hàng. Đồng thời, những đơn vị này cũng đưa ra các cam kết về thời gian vận chuyển và có bảo hành rủi ro, tổn thất cho hàng hóa của bạn trong quá trình di chuyển.
Một số lưu ý khi thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
Dịch vụ vận tải đường bộ uy tín, chất lượng hàng đầu tại Finlogistics
Finlogistics là đơn vị hàng đầu hiện nay, chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ nói riêng và Logistics nói chung. Với gần 10 năm kinh nghiệm và thực chiến trong và ngoài nước, chúng tôi đã xử lý hàng trăm những đơn hàng khó và quy mô khác nhau.
Đặc biệt, dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ tại Finlogistics đã nhận được sự tín nhiệm bền vững từ các khách hàng, nhờ vào những điểm mạnh nổi trội sau đây:
Chúng tôi cung cấp đa dạng các loại phương thức vận chuyển khác nhau, giúp khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn vận chuyển như: giao hàng tận nơi, giao đến kho bãi,…
Tiềm lực vận chuyển vững mạnh, chúng tôi sẽ đảm nhận toàn bộ quy trình vận chuyển một cách đáng tin cậy, tối ưu và hiệu quả, để hàng hóa của bạn được giao đến nơi an toàn và đúng thời hạn.
Nhờ vào hệ thống phương tiện vận tải đa dạng, chúng tôi có thể điều khiến các chuyến hàng gần như là hàng ngày, đến khắp đất nước.
Quy trình làm việc nhanh chóng và sẵn sàng hoạt động 24/24, bất kỳ thời gian hay địa điểm nào.
100% đội xe sẽ được trang bị thiết bị định vị giám sát hành trình vận tải (GPS) và tính năng quản lý bằng phần mềm hiện đại, nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng.
Các tài xế của chúng tôi đều có đầy đủ những giấy tờ cần thiết khi tiến hành vận chuyển đường bộ, hạn chế rủi ro trong quá trình di chuyển.
Từ khi thành lập năm 2014 cho đến nay, Finlogistics luôn hoạt động với phương châm “Khách hàng chính là trung tâm”. Do đó, chúng tôi luôn đặt lợi ích và trải nghiệm sử dụng dịch vụ của khách hàng lên hàng đầu, với những cam kết chung về chất lượng dịch vụ như sau:
Quy trình thực hiện nhanh chóng, tối ưu kết hợp vận chuyển hàng hóa an toàn và tiết kiệm.
Cước phí vận chuyển cực kỳ cạnh tranh và nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Đảm bảo hoàn thành tiến độ vận chuyển hàng hóa như đã ghi trong thỏa thuận Hợp đồng.
Lịch trình và tiến độ làm việc sẽ được thông báo cụ thể và đầy đủ cho khách hàng cập nhật.
Đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, tận tâm và sẵn sàng phục vụ khách hàng mọi lúc mọi nơi.
Van công nghiệp là một trong những vật dụng phổ biến, được sử dụng nhằm mục đích đóng hoặc mở, điều tiết chất lỏng trong những đường ống. Tuy nhiên, có rất nhiều loại van với các chính sách nhập khẩu khác nhau. Do đó, thủ tục nhập khẩu van công nghiệp cũng được khá nhiều doanh nghiệp quan tâm.
Bài viết dưới đây sẽ trình bày tất cả những thông tin chi tiết nhất khi thực hiện quy trình nhập khẩu van công nghiệp tại thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp sẽ có cái nhìn rõ hơn và dễ dàng thực hiện các bước thủ tục, hạn chế được nhiều rủ ro. Hãy cùng với Finlogistics tìm hiểu về việc nhập mặt hàng này nhé!
Hướng dẫn các bước thủ tục nhập khẩu van công nghiệp mới nhất
Thủ tục nhập khẩu van công nghiệp dựa vào Chính sách, Quy định nào?
Quy trình các bước làm thủ tục nhập khẩu van công nghiệp cụ thể đã được Nhà nước quy định rõ ràng bên trong những Văn bản Pháp luật dưới đây:
Luật thuế Giá trị gia tăng (VAT) số 13/2008/QH12
Thông tư số 38/2015/TT-BTC và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC
Dựa theo những Văn bản ở trên thì mặt hàng van công nghiệp nhập khẩu không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu. Tuy vậy, khi làm thủ tục nhập khẩu loại hàng hóa này thì các doanh nghiệp cần chú ý chia ra làm hai loại đó là:
Thủ tục nhập khẩu các loại van thông thường
Thủ tục nhập khẩu loại van ngắt/ van một chiều của dòng thang máy thủy lực
Theo đó, đối với loại mặt hàng van ngắt/ van một chiều của dòng thang máy thủy lực thì doanh nghiệp nhập khẩu cần phải làm kiểm tra chất lượng hàng hóa dựa theo Thông tư số 01/2021/TT-BLĐTBXH.
Xác định Mã HS và thuế nhập khẩu van công nghiệp
Mã HS code
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung, hoặc với bất kỳ loại hàng nào, việc đầu tiên cần làm rõ đó là mã HS, nhằm để xác định đúng chính sách về thuế phí và thủ tục nhập khẩu cho mặt hàng nhập khẩu đó.
Việc xác định chi tiết mã HS của van công nghiệp nhập khẩu đều phải căn cứ vào đặc điểm tính chất, thành phần cấu tạo,… của lô hàng trên thực tế. Theo quy định Pháp luật hiện hành, muốn áp mã HS vào hàng hóa nhập khẩu tại thời điểm tiến hành nhập khẩu thì phải dựa trên cơ sở Catalogue hoặc tài liệu kỹ thuật (nếu có) và tới Cục Kiểm định Hải Quan để giám định.
Kết quả kiểm tra hàng hóa thực tế của phía Hải Quan và của Cục Kiểm định Hải Quan sẽ là cơ sở pháp lý để áp mã HS với mặt hàng nhập khẩu. Theo đó, van công nghiệp nhập khẩu có mã HS thuộc vào Chương 84 (Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy móc thiết bị cơ khí và những bộ phận của chúng).
Trước khi làm thủ tục nhập khẩu van công nghiệp, doanh nghiệp cần lựa chọn chính xác mã HS code
Dưới đây là bảng mã HS và thuế nhập khẩu ưu đãi cho mặt hàng van công nghiệp nhập khẩu:
MÔ TẢ
MÃ HS CODE
THUẾ NK ƯU ĐÃI (%)
Van giảm áp
Van giảm áp làm bằng sắt hoặc thép, van cổng điều khiển bằng tay (đường kính trong cửa nạp hoặc cửa thoát trên 5 cm, nhưng không quá 40 cm)
8481.1011
5
Van giảm áp làm bằng sắt hoặc thép khác
8481.1019
3
Van làm bằng đồng hoặc hợp kim đồng (đường kính trong không quá 2,5 cm)
8481.1021
3
Van bằng đồng hoặc hợp kim đồng (đường kính trong trên 2,5 cm)
8481.1022
3
Van loại khác làm bằng plastics (có đường kính trong từ 1 cm – 2,5 cm)
8481.1091
3
Van giảm áp loại khác
8481.1099
3
Van dùng trong truyền động dầu thủy lực hay khí nén
Van cổng điều khiển bằng tay (đường kính trong cửa nạp hoặc cửa thoát trên 05 cm nhưng không quá 40 cm)
8481.2010
5
Van làm bằng đồng hoặc hợp kim đồng (đường kính trong không quá 2,5 cm) hoặc van làm bằng plastic (có đường kính trong từ 01 cm đến 2,5 cm)
8481.2020
0
Van dùng trong truyền động dầu thủy lực hay khí nén khác
8481.2090
0
Van kiểm tra (Van một chiều)
Van cản làm bằng gang đúc (đường kính trong cửa nạp từ 04 cm đến 60 cm)
8481.3010
0
Van làm bằng đồng hoặc hợp kim đồng (đường kính trong từ 2,5 cm trở xuống)
8481.3020
2
Van làm bằng plastic (đường kính trong từ 01 cm đến 2,5 cm)
8481.3040
0
Van kiểm tra loại khác
8481.3090
0
Van an toàn hay van xả
Van làm bằng đồng hoặc hợp kim đồng (đường kính trong từ 2,5 cm trở xuống)
8481.4010
5
Van làm bằng plastic (đường kính trong từ 01 cm đến 2,5 cm)
8481.4030
5
Van an toàn hay van xả khác
8481.4090
5
Thuế nhập khẩu
Khi tiến hành thủ tục nhập khẩu van công nghiệp, thì các doanh nghiệp nhập khẩu cần phải nộp những loại thuế phí như sau:
Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Thuế nhập khẩu hàng hóa
Thuế suất nhập khẩu của van công nghiệp các loại khá thấp, thường từ 8 – 10%. Thông thường sẽ có ba loại thuế nhập khẩu chính, được xác định dựa theo các nguyên tắc như sau:
Thuế nhập khẩu thông thường: Nếu nhập khẩu van công nghiệp từ những quốc gia chưa có quan hệ tối huệ quốc (MFN) với Việt Nam thì mức thuế nhập khẩu sẽ là thuế nhập khẩu thông thường.
Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: Nếu nhập khẩu van công nghiệp từ những quốc gia đã có Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam, thì mặt hàng đó có thể sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, nếu đáp ứng đầy đủ những điều kiện mà Hiệp định có quy định.
Thuế nhập khẩu ưu đãi: Nếu nhập khẩu van công nghiệp mà không thuộc hai trường hợp ở trên (nghĩa là nhập khẩu từ những quốc gia có MFN và không có FTA đối với Việt Nam) thì hàng hóa sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi.
Hiện nay, Việt Nam đang có quan hệ MFN với gần 200 quốc gia và quan hệ FTA với trên 50 quốc gia. Do đó, những quốc gia không có tối huệ quốc đối với Việt Nam là cực kỳ ít và hàng hóa được áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt dựa theo Hiệp định FTA đang ngày càng tăng lên.
Việc xác định thuế nhập khẩu rất quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu van công nghiệp
Các bước làm thủ tục nhập khẩu van công nghiệp chi tiết
Bộ hồ sơ nhập khẩu van công nghiệp
Khi làm thủ tục nhập khẩu van công nghiệp mà không có những chính sách gì đặc biệt, thì doanh nghiệp nhập khẩu chỉ cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ Hải Quan thông thường.
Lưu ý: Van công nghiệp nằm trong diện quản lý chuyên ngành của Bộ Giao thông Vận tải. Theo đó, van công nghiệp nhập khẩu phải được làm Chứng nhận hoặc Công bố hợp chuẩn, hợp quy sau khi thông quan Hải Quan và trước khi được đưa ra thị trường (đối với những sản phẩm dùng cho tàu biển hoặc phương tiện thăm dò khai thác ở trên biển).
Bộ hồ sơ thủ tục cho van công nghiệp nhập khẩu được quy định rõ bên trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC, ban hành ngày 25/3/2015 và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC, ban hành ngày 20/04/2018. Sau đây là những giấy từ, chứng từ quan trọng mà doanh nghiệp cần lưu ý:
Chứng nhận xuất xứ – Certificate of Orignal (C/O)
Hồ sơ kiểm tra chất lượng (đối với loại van ngắt/ van một chiều của dòng thang máy thủy lực)
Catalogs, tài liệu kĩ thuật (nếu có)
Nhãn mác van công nghiệp
Hàng hóa khi được tiến hành nhập khẩu qua Hải Quan, bắt buộc phải được dán nhãn mác. Theo đó, nhãn mác cho van công nghiệp nhập khẩu sẽ thể hiện những nội dung sau đây:
Thông tin tên, tính chất, công dụng,… của lô hàng nhập
Thông tin tên và địa chỉ của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp chịu trách nhiệm về lô hàng nhập
Thông tin về nguồn gốc, xuất xứ của lô hàng nhập
Việc chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ và dãn nhãn rất quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu van công nghiệp
Quy trình đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa
Thủ tục thực hiện đăng ký kiểm tra chất lượng với mặt hàng van công nghiệp được quy định tại Thông tư số 22/2018/TT-BLĐTBXH. Dưới đây là các bước làm đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu chi tiết:
#Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ nhập khẩu
Bộ hồ sơ giấy tờ đăng ký kiểm tra chất lượng van nhập khẩu đã được quy định trong Nghị định số 154/2018/NĐ-CP, ban hành ngày 09/11/2018. Sau khi đã có đầy đủ bộ hồ sơ thì doanh nghiệp có thể đến Sở Lao động Thương binh và Xã hội để tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng cho lô hàng nhập khẩu.
#Bước 2: Xác nhận đăng ký kiểm tra chất lượng
Khi đã nhận được hồ sơ đăng ký từ phía doanh nghiệp nhập khẩu, thì Sở Lao động Thương binh và Xã hội sẽ xác nhận đơn đăng ký đó trong vòng 2 – 3 ngày làm việc. Khi có đơn đăng ký thì doanh nghiệp có thể tiến hành mở tờ khai Hải Quan và thực hiện các bước mang hàng hóa về để bảo quản.
#Bước 3: Tiến hành kiểm tra chất lượng
Sở Lao động Thương binh và Xã hội sẽ không trực tiếp kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Chỉ các tổ chức được cấp phép kiểm tra chuyên ngành đối với loại van ngắt/ van một chiều của dòng thang máy thủy lực mới được phép tiến hành kiểm tra.
Doanh nghiệp nhập khẩu sẽ đăng ký lên những tổ chức hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng. Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký thì những đơn vị kiểm tra này sẽ đến tiến hành kiểm tra chất lượng.
#Bước 4: Bổ sung kết quả hợp chuẩn hợp quy
Sau khi đã thực hiện kiểm tra chất lượng theo những tiêu chuẩn quy định thì tổ chức kiểm tra sẽ đưa ra quyết định và cấp cho doanh nghiệp nhập khẩu Chứng thư đạt chuẩn.
Khi có Chứng thư này thì doanh nghiệp sẽ tiếp tục bổ sung cho bên Sở Lao động Thương binh và Xã hội. Lúc này, doanh nghiệp có thể đưa kết quả xác nhận để bổ sung cho phía Hải Quan và tiến hành thông quan cho hàng hóa.
Trên đây là những cơ bản để thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối với loại van ngắt/ van một chiều của dòng thang máy thủy lực. Còn đối với những loại van công nghiệp nhập khẩu khác thì không cần thiết phải làm bước kiểm tra chuyên ngành này.
Doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu van công nghiệp cần đăng ký kiểm định chất lượng
Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu van công nghiệp
Các bước trong quy trình làm thủ tục nhập khẩu van công nghiệp đã được quy định cụ thể bên trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC, ban hành ngày 25/3/2015 và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC, ban hành ngày 20/04/2018:
#Bước 1: Kê khai tờ khai Hải Quan
Sau khi đã có đầy đủ bộ chứng từ, giấy tờ cho hàng van công nghiệp nhập khẩu như: Hợp đồng ngoại thương, Commercial Invoice, Packing List, vận đơn, C/O, thông báo hàng đến,…. và đã xác định được đúng mã HS code, thì doanh nghiệp nhập khẩu có thể nhập các thông tin khai báo lên trên hệ thống của Hải Quan thông qua phần mềm ECUS5VNACCS.
#Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan
Sau khi đã kê khai xong tờ khai Hải Quan, thì hệ thống của Hải Quan sẽ trả về kết quả của phân luồng tờ khai. Khi đã có luồng tờ khai thì doanh nghiệp tiếp tục in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu đến tại Chi cục Hải Quan để tiến hành các bước mở tờ khai. Tùy theo loại phân luồng màu xanh, vàng hay đỏ mà sẽ thực hiện những bước mở tờ khai cho hàng van công nghiệp nhập khẩu phù hợp.
#Bước 3: Thông quan tờ khai Hải Quan
Sau khi đã kiểm tra xong bộ hồ sơ, nếu phía Hải Quan không có thắc mắc hay vấn đề gì thì sẽ chấp nhận thông quan cho tờ khai. Doanh nghiệp nhập khẩu lúc này có thể đóng thuế phí nhập khẩu cho tờ khai Hải Quan để có thể mang lô hàng van công nghiệp nhập khẩu về kho bảo quản.
#Bước 4: Mang hàng hóa về và sử dụng
Tờ khai khi đã thông quan thì sẽ tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm những thủ tục cần thiết để di chuyển hàng về kho. Kết hợp với kết quả kiểm tra chất lượng bổ sung vào bộ hồ sơ cho phía Hải Quan để tiến hành thông quan hàng hóa, đối với loại van cần phải kiểm tra chất lượng.
Quy trình các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu van công nghiệp chi tiết
Một số lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu van công nghiệp
Trong quá trình doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu van công nghiệp các loại thì cần phải chú ý một vài những điều sau đây, để thời gian thông quan diễn ra nhanh hơn và hạn chế những rủi ro:
Thuế phí nhập khẩu chính là nghĩa vụ mà các doanh nghiệp phải hoàn thành đối với Nhà nước.
Van ngắt/ van một chiều của dòng thang máy thủy lực là mặt hàng cần phải làm kiểm tra chất lượng khi thực hiện thủ tục nhập khẩu.
Những chứng từ, giấy tờ gốc cần phải được chuẩn bị trước, để tránh tình trạng bị lưu container hay lưu bãi hàng hóa, gây tổn thất.
Với các loại van công nghiệp nhập khẩu thì buộc phải dán nhãn hàng hóa, theo quy định từ Thông tư số 43/2017/NĐ-CP.
Doanh nghiệp nhập khẩu cần xác định đúng mã HS code để nộp đúng thuế phí và tránh bị Cơ quan chức năng xử phạt.
Mã HS của mặt hàng van công nghiệp có rất nhiều, điều này có thể sẽ dẫn tới việc chọn lựa sai mã HS. Do đó, doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ lưỡng, để có thể áp được mã HS phù hợp với mặt hàng nhập khẩu của mình.
Tổng kết
Trên đây là những nội dung hữu ích khi làm thủ tục nhập khẩu van công nghiệp mà doanh nghiệp cần lưu ý. Hãy đọc kỹ thông tin để tối ưu thời gian và quy trình nhập khẩu, tránh mắc phải sai sót khi thực hiện các bước nhập khẩu. Nếu cần sự hỗ trợ từ bên thứ ba, thì Finlogistics chính là cái tên không thể phù hợp hơn.
Chúng tôi với kinh nghiệm 10 năm trong việc thông quan hàng hóa qua Hải Quan, xử lý những giấy tờ khó và thực hiện vận chuyển hàng hóa với đa dạng phương thức, sẽ hoàn thành đơn hàng của bạn một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất!
Doanh nghiệp của bạn thường xuyên thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị sang Trung Quốc và nhập khẩu ngược lại về thị trường Việt Nam? Bạn đang gặp các vấn đề về thủ tục Hải Quan, kê khai Hải Quan tại cửa khẩu hay sự cố hàng bị giữ lại? Bạn muốn nhờ đến sự hỗ trợ của đơn vị Logistics chuyên nghiệp, thực hiện các công việc thông quan từ A – Z với chi phí tốt nhất?… Đọc ngay bài viết hữu ích này để tham khảo dịch vụ của Finlogistics nhé!
Chi tiết các bước thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị
Thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị như thế nào?
Vài nét về cửa khẩu Hữu Nghị
Cửa khẩu Hữu Nghị, thuộc tỉnh Lạng Sơn là cửa khẩu đường bộ, với đối tác xuất nhập khẩu duy nhất là đất nước Trung Quốc. Ngoài ra, trên địa bàn Lạng Sơn còn có những cửa khẩu khác như là cửa khẩu Tân Thanh, cửa khẩu Cốc Nam hay cửa khẩu Chi Ma,…
Trung Quốc là quốc gia sở hữu kim ngạch xuất nhập khẩu thuộc hàng lớn nhất của Việt Nam, do đó khối lượng thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị và những cửa khẩu khác là rất lớn.
Tương tự như những cảng cửa khẩu khác, đều phải tuân thủ theo những quy định, chính sách xuất nhập khẩu của Nhà nước, cách thức khai báo Hải Quan hay những quy định về hồ sơ chứng từ xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Hữu Nghị không có gì khác.
Nhưng đặc thù của mỗi cửa khẩu mỗi khác, cách hiểu của mỗi cán bộ Hải Quan cũng vậy, tạo điều kiện cho các đơn vị, công ty Logistics phát triển. Tuy vậy, phải nói rằng, thủ tục Hải Quan tại cửa khẩu Hữu Nghị là dịch vụ hỗ trợ được nhiều khách hàng quan tâm nhất khi thực hiện xuất nhập khẩu tại đây.
Đối tượng thực hiện thông quan
Những công ty, doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu thông qua các sân bay, cảng biển của Việt Nam và quốc tế
Những công ty, doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu vào/ra những khu công nghiệp hoặc khu phi thuế quan
Những khách hàng có mong muốn, nhu cầu sử dụng dịch vụ thủ tục Hải Quan tại cửa khẩu Hữu Nghị trọn gói.
Những mặt hàng thông quan Hữu Nghị chủ yếu
Nhóm hàng hóa thực phẩm thông thường, thực phẩm nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe
Nhóm mặt hàng thực phẩm bao gồm: thịt trâu, thịt bò, thịt xông khói, rau củ quả các loại, hải sản tươi sống (cá, tôm, cua, mực, ốc,…)
Nhóm hàng hóa phân bón hữu cơ/ vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật,…
Nhóm hàng hóa thiết bị chuyên dụng như: thiết bị y tế; thiết bị dùng trong công nghiệp, thiết bị dành cho ngành hàng không và quốc phòng, thiết bị cho máy in màu, ngành in ấn,…
Hàng hóa thủ công mỹ nghệ như: mây tre đan, nội thất,…
Hàng hóa đồ chơi dành cho trẻ em, thiết bị điện tử gia dụng,…
Hàng hóa mỹ phẩm (lưu ý: hàng thương mại, không phải là hàng xách tay)
Hàng hóa linh kiện điện tử và phụ tùng máy móc phục vụ trong công nghiệp,…
Những mặt hàng nào được phép thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị?
Thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị cần làm thủ tục Hải Quan ra sao?
Chuẩn bị hồ sơ Hải Quan
Việc nộp đầy đủ bộ hồ sơ Hải Quan sẽ giúp quá trình làm thủ tục Hải Quan tại cửa khẩu Hữu Nghị được diễn ra nhanh hơn, bớt được nhiều thời gian và chi phí:
Bảng kê khai chi tiết hàng hóa với nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất (01 bản chụp)
Phiếu vận đơn hoặc những giấy tờ khác có giá trị tương đương
Giấy tờ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa
Một vài lưu ý khi thực hiện thủ tục Hải Quan tại cửa khẩu Hữu Nghị
Các doanh nghiệp lưu tâm những vấn đề sau khi thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị:
Đối với loại hàng hóa xuất khẩu, doanh nghiệp nộp tờ khai sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm mà người kê khai Hải Quan thông báo. Chậm nhất là khoảng 04 giờ, trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh, còn đối với hàng hóa chuyển phát nhanh thì chậm nhất là khoảng 02 giờ.
Đối với loại hàng hóa nhập khẩu, doanh nghiệp nộp tờ khai trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu Hữu Nghị hoặc trong vòng 30 ngày, tính từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu.
Thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị cần lưu ý một số điều quan trọng
Hướng dẫn các bước kê khai Hải Quan tại cửa khẩu Hữu Nghị
Quy trình làm thủ tục Hải Quan tại cửa khẩu Hữu Nghị sẽ được tiến hành qua các bước tổng quát sau:
Xác định rõ loại hàng nhập khẩu
Doanh nghiệp cần phải xác định loại hàng hóa xuất nhập khẩu là gì, ví dụ như hàng hóa đặc biệt, hàng hóa bị hạn chế nhập khẩu hay bị cấm nhập khẩu,…. Cụ thể như sau:
Hàng hóa thương mại thông thường: đây là những lô hàng đạt đủ điều kiện để tiến hành làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu.
Hàng hóa cần công bố hợp chuẩn, hợp quy: doanh nghiệp cần phải làm thủ tục công bố hợp quy, trước khi lô hàng được đưa về cửa khẩu.
Hàng hóa phải xin giấy phép nhập khẩu: doanh nghiệp cần phải hoàn tất các thủ tục, trước khi đưa lô hàng về cửa khẩu (nếu không thì sẽ phát sinh thêm nhiều chi phí không đáng có).
Hàng hóa cần kiểm tra chuyên ngành: công tác kiểm tra chuyên ngành của Hải Quan sẽ được thực hiện sau khi đưa lô hàng qua cửa khẩu. Theo đó, Cơ quan chức năng sẽ đến tận nơi đặt hàng hóa để lấy mẫu kiểm tra. Sau khi có kết quả, thì doanh nghiệp sẽ tiến hành những công đoạn làm thủ tục còn lại tiếp theo.
Hàng hóa bị cấm nhập khẩu: bắt buộc phải dừng toàn bộ hoạt động nhập khẩu mặt hàng này, do các vấn đề về pháp lý.
Kiểm tra bộ chứng từ hàng hóa
Theo đó, bộ chứng từ, giấy tờ cơ bản khi thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị bao gồm:
Giấy chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ của lô hàng – C/O
Hoặc các giấy tờ, chứng từ có liên quan khác
Việc khai/truyền tờ khai Hải Quan
Sau khi bên thực hiện vận chuyển gửi giấy báo lô hàng đã đến, doanh nghiệp cần tiến hành các bước lên tờ khai Hải Quan và điền đầy đủ những thông tin vào tờ khai ở trên hệ thống VNACCS của Tổng cục Hải Quan Việt Nam. Khi tờ khai đã được hoàn tất và được truyền đi, thì hệ thống sẽ tự động cấp số, nếu như những thông tin đã điền chính xác và đầy đủ.
Lấy lệnh giao hàng
Các doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ và mang đến cho bên vận chuyển để lấy lệnh giao hàng trong quy trình thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị, bao gồm:
Căn cước công dân (bản sao y)
Vận đơn (bản sao y)
Vận đơn đã được ban lãnh đạo của công ty đóng dấu (bản gốc)
Quy trình cụ thể khi thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị
Chuẩn bị bộ hồ sơ Hải Quan
Sau khi tờ khai Hải Quan đã được truyền đi, thì hệ thống trên sẽ tiến hành phân luồng hàng hóa thành luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ để phân biệt.
Đối với luồng xanh: doanh nghiệp được phép in tờ khai, đóng thuế và lấy hàng
Đối với luồng vàng: phía Hải quan sẽ chỉ kiểm tra hồ sơ giấy của lô hàng chứ không kiểm hàng thực tế
Đối với luồng đỏ: lô hàng sẽ bị phía Hải Quan kiểm hóa nghiêm ngặt
Nộp thuế phí và hoàn tất bước thủ tục Hải Quan
Sau khi tờ khai Hải Quan đã được truyền và thông qua, để hoàn tất thủ tục Hải Quan tại cửa khẩu Hữu Nghị thì doanh nghiệp sẽ cần tiến hành nộp 02 loại thuế phí chính, đó là:
Loại hình hàng hóa nhập khẩu quà biếu tặng, hàng phi mậu dịch
Loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ
Loại hình hàng hóa xuất khẩu kinh doanh
Loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu sản xuất xuất khẩu
Loại hình hàng hóa tạm xuất tái nhập
Loại hình hàng hóa tạm nhập tái xuất
Loại hình hàng hóa xuất khẩu đầu tư có hoặc miễn thuế phí
Tại sao nên sử dụng dịch vụ thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị của Finlogistics?
Đội ngũ tư vấn có năng lực
Không chỉ sở hữu năng lực và kinh nghiệm về thông quan hàng hóa, cước phí vận chuyển quốc tế, đơn vị của chúng tôi còn có thế mạnh đặc biệt về quy trình làm thủ tục Hải Quan tại cửa khẩu Hữu Nghị. Finlogistics có thể thay mặt các khách hàng xử lý mọi thủ tục, giúp quá trình thông quan lô hàng qua cửa khẩu diễn ra nhanh chóng và hợp pháp.
Đội ngũ tư vấn viên của Finlogistics đều có kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, sẵn sàng giải đáp cũng như tư vấn mọi thắc mắc của các khách hàng và doanh nghiệp.
Chúng tôi còn có thêm sự đồng hành, giúp sức của những chuyên gia trong lĩnh vực Hải Quan.
Cam kết dịch vụ chất lượng
Công ty Finlogistics luôn mong muốn duy trì tốt nhất đạo đức nghề nghiệp, tính trung thực, lòng tận tâm với tinh thần phục vụ chuyên nghiệp, uy tín và đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.
Công ty chúng tôi cam kết sẽ song hành bền chặt cùng với khách hàng, đối với những dịch vụ Logistics mà chúng tôi cung cấp. Việc thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị của bạn sẽ được Finlogistics – đơn vị Forwarder chuyên nghiệp giải quyết một cách tối ưu nhất.
Dệt may hiện nay đang đóng vai trò là một trong những ngành xuất khẩu hàng hóa chủ lực của Việt Nam. Bởi vì hàng may mặc rất nhạy cảm với độ ẩm, nhiệt độ,… nên trong quá trình vận chuyển, các doanh nghiệp cần phải chú ý đến nhiều vấn đề như phương tiện vận tải, container (thùng chứa),… Do đó, hình thức vận chuyển đường bộ hàng may mặc chính là sự chọn lựa ưu tiên hàng đầu của những nhà xuất khẩu.
Tất nhiên, quá trình này đòi hỏi phải được thực hiện bởi những đơn vị vận chuyển uy tín, có chuyên môn và giàu kinh nghiệm nhằm tối ưu về mặt chi phí, cũng những đảm bảo thời gian vận chuyển hàng hóa đến bên nhận. Vậy nội dung và quy trình chi tiết khi vận chuyển mặt hàng này như thế nào, hãy đi tìm hiểu thêm với Finlogistics qua bài viết này nhé!
Quy trình thực hiện vận chuyển đường bộ hàng may mặc như thế nào?
Vận chuyển đường bộ hàng may mặc như thế nào?
Hàng may mặc là một trong những sản phẩm ngành dệt may và cũng là kết quả cuối cùng của chuỗi dây chuyển sản xuất, bao gồm các mặt hàng quần áo và những phụ kiên đi kèm. Một trong những vấn đề lớn mà ngành may mặc đang gặp phải đó là việc giữ nguyên chất lượng của sản phẩm, từ lúc nhập khẩu nguyên – phụ liệu và xuất khẩu thành phẩm đến tận tay khách hàng.
Bởi vì hàng dệt may khá nhạy cảm với độ ẩm và nhiệt độ cao nên đòi hỏi phải được vận chuyển bằng những phương tiện hoặc thùng chứa phù hợp. Vì vậy, khâu vận chuyển hàng dệt may thường sẽ chiếm một khoản chi phí lớn của các nhà máy và doanh nghiệp.
Đối với các phương thức vận chuyển hàng dệt may, thì doanh nghiệp có thể lựa chọn đi theo đường biển, đường sắt, đường hàng không và vận chuyển đường bộ hàng may mặc. Trong đó, đường bộ chính là phương án thuận tiện và phù hợp nhất cho hàng may mặc và những sản phẩm công nghiệp nhẹ.
Hơn nữa, đối với những chuyến hàng vận chuyển nội địa, thì phương án vận chuyển đường bộ hàng may mặc từ nhà máy sản xuất (bên phân phối) đến bên nhận hoặc nhà bán lẻ cũng là sự lựa chọn tối ưu nhất. Phương thức vận chuyển này sẽ tùy thuộc vào khối lượng, thời gian cũng như khu vực cần vận chuyển.
Đối với mặt hàng may mặc xuất nhập khẩu, thì chủ yếu doanh nghiệp nên lựa chọn vận chuyển với khối lượng lớn bằng đường biển và kết hợp với vận chuyển đường bộ hàng may mặc bằng xe tải để di chuyển lô hàng từ kho hàng đến cảng và vận chuyển hàng hóa từ cảng đến tận tay bên nhận.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tham khảo thêm về hai hình thức vận chuyển hàng may mặc theo đường biển phổ biển hiện nay là:
Phương pháp gói hàng phẳng (Flatpack)
Phương pháp treo trên móc áo (Garment On Hanger – GOH)
Trong quá trình vận chuyển đường bộ hàng may mặc trên toàn quốc hoặc giữa những khu vực, doanh nghiệp có thể đặt cả dịch vụ xe container vận tải (FTL). Nếu như số lượng hàng thấp thì doanh nghiệp cũng có thể cân nhắc đến dịch vụ vận chuyển, gom hàng lẻ (LCL), được xác định bằng mật độ và phân loại hàng hóa.
Đây được xem là một giải pháp hàng đầu cho những doanh nghiệp liên tục có các đơn hàng nhỏ, giúp cho việc vận chuyển sản phẩm từ nhà máy đến kho bãi hoặc thậm chí là bên bán lẻ một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Một vài cách vận chuyển đường bộ hàng may mặc hiệu quả và tối ưu chi phí
Để có thể thực hiện vận chuyển đường bộ hàng may mặc đạt hiệu quả cao nhất, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ những chứng từ, giấy tờ cần thiết cho phía đơn vị vận chuyển và giao nhận hàng hóa. Việc chuẩn bị hàng hóa phải được thực hiện một cách cẩn thận, bao gồm:
Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, thường sẽ bao gồm hóa đơn VAT, phiếu xuất kho, hợp đồng mua bán, giấy chứng nhận hàng hóa theo yêu cầu (nếu là hàng xuất nhập khẩu),…
Mặt hàng quần áo rất dễ bị ẩm ướt, vì vậy chúng phải được đóng gói và đóng thùng/hộp cẩn thận. Doanh nghiệp nên thông báo cho đơn vị vận chuyển để tránh việc xếp dỡ hàng may mặc cùng với những thứ dễ bị rò rỉ nước.
Hàng may mặc cần phải được kiểm tra đúng quy cách, số lượng và chất lượng trước khi tiến hành giao hàng.
Doanh nghiệp nên kiểm tra kỹ đơn hàng, để tránh trường hợp bị thiếu hàng và phát sinh các chi phí trung chuyển đường dài.
Đối với hàng hóa có giá trị cao thì doanh nghiệp nên mua bảo hiểm vận chuyển đường bộ hàng may mặc để đảm bảo an toàn và phòng ngừa rủi ro xảy ra.
Tìm kiếm và chọn lựa những đơn vị, công ty vận chuyển hàng may mặc uy tín và có chuyên môn, để vừa đem lại chất lượng dịch vụ tốt nhất, vừa có giá cước cạnh tranh.
Quá trình vận chuyển đường bộ hàng may mặc sẽ có những rủi ro không thể lường trước được, nên nếu chuẩn bị tốt doanh nghiệp sẽ hạn chế phần lớn những rủi ro, tiết kiệm chi phí và tối ưu thời gian vận chuyển nhanh chóng.
Dịch vụ vận chuyển đường bộ hàng may mặc tại Finlogistics
Khách hàng đến với đơn vị vận chuyển hàng hóa Finlogistics sẽ được trải nghiệm dịch vụ vận chuyển đường bộ hàng may mặc và những mặt hàng liên quan khác, với những tiêu chí hấp dẫn như:
Tất cả các mặt hàng đều được vận chuyển trong ngày với số lượng chuyến không giới hạn
Đội ngũ vận tải chạy nhanh chóng, an toàn và giao hàng trong vòng 24 – 48 tiếng
Hỗ trợ giao nhận hàng hóa tận nơi và cung cấp vận chuyển trên mọi miền đất nước
Hỗ trợ bốc dỡ và nâng hạ hàng hóa nhanh chóng và miễn phí
Giá cước vận chuyển cực kỳ ưu đãi với nhiều đợt hỗ trợ chi phí vận chuyển
Các mặt hàng vận chuyển đều được bảo hiểm hàng hóa 100%
Hình thức vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam hiện đang là mối quan tâm lớn của rất nhiều công ty, doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa hiện nay. Đây là một trong những phương thức vận chuyển tối ưu, hiệu quả và được đa số các doanh nghiệp tin dùng. Vậy hình thức vận chuyển cụ thể này thế nào, hãy cùng với Finlogisticstìm hiểu nhé!
Tổng quan về hình thức vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam
Vài khái niệm về vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam
Định nghĩa
Trung Quốc là một quốc gia Đông Á, có lãnh thổ lãnh hải rộng lớn, cả biên giới đường bộ lẫn đường biển đều cùn tiếp giáp với nước ta. Với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và thương mại, Trung Quốc đã trở thành một trong những quốc gia có thị trường tiêu thụ lớn nhất, đồng thời là nguồn hàng nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam.
Vì vậy, nhu cầu thực hiện vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam rất lớn. Một lượng lớn hàng hóa được vận chuyển đường bộ đi vào Trung Quốc và ngược lại, bằng đường bộ qua những cửa khẩu quốc tế đặt giữa hai nước. Đa số trong những mặt hàng đi theo đường này sẽ được chuyển theo con đường bao thuế, mởtờ khai Hải Quan.
Hiện tại, dịch vụ vận chuyển “bao thuế” từ bên Trung Quốc về đến Việt Nam rất phát triển, đặc biệt tại các tỉnh giáp biên ví dụ như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng,… Những mặt hàng này thường được đặt trên các trang website thương mại điện tử bán hàng online lớn của Trung Quốc như: Taobao, Alibaba, 1688, Aliexpress,…
Với lợi thế đường biên giới dài, khá nhiều cửa khẩu,… nhu cầu nhập khẩu hàng hóa xuất phát từ Trung Quốc về Việt Nam bằng đường bộ luôn rất cao. Lý do đến từ những ưu điểm vượt trội như: giá cước chi phí rẻ, khối lượng hàng hóa lớn và thời gian tiến hành giao hàng nhanh chóng.
Mặt khác, những yếu tố như thời tiết và dịch bệnh cũng là nguyên nhân chính để nhiều khách hàng chọn lựa hình thức vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam, trực tiếp đẩy nhu cầu sử dụng loại hình vận tải này lên mức “chạm nóc” cao nhất, kể từ trước tới nay.
So với loại hình vận tải đường biển, thì vận chuyển bằng đường bộ từ Trung Quốc về Việt Nam hiện tại có thể giảm thiểu tình trạng delay hàng hóa nhiều ngày, so với việc vận chuyển hàng bằng đường biển. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng dễ dàng chủ động, linh hoạt hơn với lịch trình xe di chuyển và có thể đàm phán nhanh chóng giữa hai bên mà không bị phụ thuộc quá nhiều vào lịch tàu, giống như vận chuyển bằng đường biển
Các mặt hàng chính
Có một vài loại hàng hóa được vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam thường xuyên như:
Mặt hàng thực phẩm, thức ăn (bánh kẹo, ô mai, bò khô, hoa quả sấy khô,…)
Mặt hàng mỹ phẩm, sản phẩm làm đẹp nguồn gốc Trung Quốc
Chuyển phát thư từ, giấy tờ, hợp đồng hoặc những tài liệu quan trọng
Chuyển phát hàng mẫu, hàng nặng hoặc hàng đặc biệt
Mặt hàng nông sản khô, thủy hải sản sấy khô hoặc thực phẩm sấy khô
Mặt hàng đồ dùng trong gia đình, đồ đạc nội thất, đồ gỗ mỹ nghệ
Mặt hàng tiêu dùng, may mặc (quần áo, giày dép,…)
Vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam được hiểu như thế nào?
Ưu nhược điểm của hình thức vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam
Việc hiểu rõ những điểm mạnh và hạn chế của quá trình vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam sẽ giúp các công ty, doanh nghiệp dễ dàng đưa ra được những sự lựa chọn phù hợp nhất cho hàng hóa của mình:
Ưu điểm
Vận chuyển hàng bằng đường bộ từ Trung Quốc về Việt Nam có mức phí khá rẻ, điều này sẽ giúp cho các công ty, doanh nghiệp tiết kiệm được khá nhiều chi phí vận chuyển, thuế phí,…
Lựa chọn hình thức gửi hàng hóa Trung Quốc về Việt Nam theo đường bộ sẽ giúp công ty, doanh nghiệp linh động về mặt thời gian hơn. Cụ thể, không cần phải chờ đợi tàu theo chuyến giống như vận tải đường biển, đường sắt hay đường hàng không. Chỉ cần bốc xếp đủ hàng thì xe sẽ vận chuyển và sẽ không cần mất thời gian trung chuyển hàng hóa tại sân bay, cảng biển hay bến bãi,…
Vận chuyển được đa dạng nhiều loại mặt hàng cũng như số lượng, trọng lượng hàng hóa bằng đường bộ. Theo đó, hình thức vận tải này có thể bao gồm hầu hết những mặt hàng cồng kềnh và nặng như: máy móc thiết bị, thực phẩm,…
Hạn chế lớn nhất của quá trình vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam đó chính là thời gian để giao nhận hàng khá lâu.
Ngoài ra, quá trình vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam dễ gặp những rủi ro lớn như: tai nạn giao thông, tắc nghẽn đường, tắc đường biên giới, mất thêm những khoản chi phí qua trạm hay cầu phà,…
Các bước vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam chi tiết
Chuẩn bị bộ chứng từ cần thiết
Các công ty, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ, giấy tờ quan trọng và cần thiết như sau để thực hiện vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam, bao gồm:
Từng đơn vị vận chuyển hàng hóa sẽ có những quy trình gửi hàng từ Trung Quốc về Việt Nam khác nhau. Nhìn chung, các bước vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam sẽ bao gồm:
#Bước 1: Vận chuyển hàng hóa tới địa chỉ khách hàng
Hàng hóa được vận chuyển từ phía nhà cung cấp đến tận nơi địa chỉ của khách hàng, sau đó Finlogistics sẽ liên hệ để làm các bước thủ tục để vận chuyển hàng hóa về Việt Nam một cách an toàn và nhanh chóng.
#Bước 2: Kiểm tra, đo đếm và đóng hàng
Trong trường hợp nếu khách hàng muốn sử dụng dịch vụ kiểm tra, đo đếm và đóng gói hàng hóa, Finlogistics sẽ kiểm tra số lượng hàng xem đã đủ hay chưa và tiến hành đóng gói hàng cẩn thận. Đây được xem là dịch vụ không bắt buộc nên nếu khách hàng không muốn sử dụng, thì hàng hóa cũng sẽ được vận chuyển tới bãi tập kết (bước tiếp theo).
Các bước vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam chi tiết
#Bước 3: Vận chuyển hàng hóa đi tới kho bãi tập kết
Hàng hóa sẽ được vận chuyển từ kho hàng tới bãi tập kết để đưa lên xe container hoặc xe tải để vận chuyển về Việt Nam. Cũng tùy theo từng trường hợp, có thể hàng sẽ được đưa lên xe ngay khi tới bãi, những cũng có thể phải chờ đợi thêm vài ngày để tiến hành bốc xếp hàng lên container, bởi vì chưa nhận đủ hàng.
#Bước 4: Làm các thủ tục thông quan hàng hóa
Một trong những điều kiện bắt buộc để có thể vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam đó là phải có đầy đủ bộ chứng từ, giấy tờ xuất trình Hải Quan. Finlogistics sẽ tiến hành thực hiện đầy đủ những loại thủ tục và khai báo với Hải Quan, để có thể thuận lợi vận chuyển hàng về đến Việt Nam nhanh chóng và an toàn.
#Bước 5: Vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về đến Việt Nam
Sau khi đã làm thủ tục thông quan, thì hàng hóa sẽ được Finlogistics thực hiện vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam. Phụ thuộc nhiều yếu tố mà thời gian nhận hàng sẽ có sự khác nhau một chút. Thông thường, từ sau khoảng 3 – 5 ngày thì hàng hóa sẽ được cập bến tại Việt Nam.
#Bước 6: Hạ thùng container và tiến hành giao hàng
Đội ngũ của Finlogistics sẽ tiến hành bốc dỡ và nâng hạ hàng hóa xuống và làm các bước phân loại. Người nhận có thể liên hệ trực tiếp với Finlogistics hoặc sử dụng dịch vụ giao hàng khác.
Để có thể xác định rõ thời gian vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam, bạn cần hiểu rõ những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới nó như sau:
+ Phụ thuộc vào phía đối tác:tùy vào khoảng cách địa lý cũng như dịch vụ giao hàng từ phía đối tác cung cấp của doanh nghiệp tới kho bãi tại Trung Quốc, điều này có thể ảnh hưởng đến tiến độ đóng gói và vận chuyển. Nếu khoảng cách càng gần thì thời gian giao hàng sẽ càng nhanh và ngược lại.
+ Phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất hàng hóa: có một vài đặc điểm, tính chất của hàng hóa có thể ảnh hưởng lớn tới thời gian vận chuyển, ví dụ như:
Số lượng hàng hóa quá lớn
Nhiều mẫu mã, chủng loại hàng hóa khác nhau
Những mặt hàng có giá trị cao như trang sức, đồ điện tử,…
Những mặt hàng tiêu dùng như thực phẩm, mỹ phẩm…
Với những hàng hóa, sản phẩm ở trên, thì thời gian vận chuyển đường bộ Trung Việt có thể sẽ lâu hơn vì nó liên quan tới thủ tục Hải Quan và kiểm kê – phê duyệt để thông quan quốc tế.
+ Phụ thuộc vào đơn vị vận tải phía Trung Quốc: nếu đối tác của doanh nghiệp sử dụng dịch vụ vận tải phía Trung Quốc để chuyển hàng tới tới kho bãi thì doanh nghiệp sẽ khó để quyết định thời điểm kiểm kê cũng như ngày bắt đầu đóng gói. Điều này sẽ gián tiếp tác động xấu đến thời gian vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam.
Thời gian vận chuyển đường bộ Trung Việt phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
+ Phụ thuộc vào thời gian chuyển kho tại Trung Quốc: bởi vì lãnh thổ của Trung Quốc rất rộng lớn, nên đơn hàng có thể sẽ phải di chuyển các kho nhiều lần mới tới được điểm đích, khiến cho thời gian vận chuyển tăng lên. Lấy ví dụ: hàng hóa từ kho Quảng Châu sẽ giao chậm hơn khoảng 1 – 2 ngày so với hàng hóa Quảng Tây, do khoảng cách địa lý lên đến 1000 km.
+ Phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác: những yếu tố như thời tiết, giao thông, dịch bệnh,… hoặc các chính sách về kinh tế thương mại cũng ảnh hưởng ít nhiều tới thời gian vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam. Nhất là trong thời gian vừa qua, hiện tượng tắc biên, hàng dồn ứ đã xảy ra nhiều lần bởi tình trạng đóng cửa biên giới. Điều này khiến cho nhiều nguồn hàng từ Trung Quốc về lâu hơn so với thời gian đã dự kiến.
Dịch vụ vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam tại Finlogistics
Nhằm mục đích trở thành một đơn vị tiên phong trong lĩnh vực vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam, Finlogistics hiện tại sẵn sàng cung cấp cho khách hàng dịch vụ vận tải với nhiều ưu điểm vượt trội như sau:
+ Giá cả cạnh tranh và ổn định
Với lợi thế không thông qua kênh trung gian, cũng như việc tối ưu hình thức vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam qua chính ngạch và tiểu ngạch, nên chi phí vận chuyển của Finlogistics luôn cực kỳ cạnh tranh.
Một điểm cộng lớn nữa đó là giá cước của chúng tôi luôn ở mức ổn định, ít biến động, ngay cả với những điều kiện ngoại cảnh thay đổi. Điều này giúp cho các khách hàng có thể yên tâm hơn khi không cần phải trả thêm những khoản phí phát sinh không báo trước khác, dẫn tới việc tăng chi phí vận chuyển.
+ Chính sách tính giá và nhiều ưu đãi niêm yết minh bạch
Finlogistics luôn tự tin vào sự uy tín, chất lượng và những ưu đãi tốt nhất dành cho các khách hàng. Những chính sách tính giá luôn rõ ràng, minh bạch để khách hàng có thể so sánh và cân nhắc với những đơn vị vận chuyển khác, đồng thời có thể tính toán được mức chi phí bỏ ra sao cho phù hợp nhất.
+ Thời gian giao nhận hàng hóa chính xác và nhanh chóng
Finlogistics thấu hiểu được nhu cầu hàng hóa cấp thiết của khách hàng, do đó yếu tố thời gian luôn được chúng tôi quan tâm và đặt lên hàng đầu để có thể đảm bảo thời gian vận chuyển đường bộ Trung Việt nhanh chóng, chính xác theo như những thông tin đã cung cấp.
Nếu có điều gì ảnh hưởng tới thời gian giao hàng, thì chúng tôi có trách nhiệm thông báo ngay cho phía khách hàng và sẽ tìm các hướng xử lý tốt nhất, để đảm bảo hàng hóa cập bến nhanh chóng và an toàn.
+ Đội ngũ nhân viên của Finlogistics chuyên nghiệp và nhiệt tình
Chúng tôi tự tin vào đội ngũ tư vấn viên được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, khả năng sử dụng tiếng Trung, tiếng Anh thành tạo và luôn nhiệt tình giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ tối đa cho khách hàng, đặc biệt khi có vấn đề phát sinh trong lúc vận chuyển. Hơn nữa, đội xe vận tải hùng hậu của Finlogistics luôn sẵn sàng hỗ trợ vận chuyển hàng hóa cho khách hàng bất cứ thời gian nào.
+ Kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa
Với kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực vận tải hàng hóa quốc tế và nội địa, đặc biệt là hình thức vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam, chúng tôi đã đáp ứng được hầu hết những nhu cầu của khách hàng và mang đến một dịch vụ Logistics tối ưu với mức giá hấp dẫn.
Dịch vụ vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam qua Finlogistics có gì đặc biệt?
+ Khách hàng đã sử dụng dịch vụ của Finlogistics phản hồi tích cực
Được xem là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam hàng đầu hiện nay, Finlogistics đã có cơ hội được phục vụ hàng ngàn khách hàng và luôn nhận được những “feedback” tích cực và đánh giá cao sau mỗi đơn hàng giao tới tận tay cho khách hàng.
Lời kết
Không chỉ với những công ty, doanh nghiệp lớn và thân thiết, các khách hàng nhỏ lẻ sử dụng dịch vụ của Finlogistic cũng đều đặt sự tin tưởng đối với dịch vụ vận chuyển hàng hóa của chúng tôi. Đây chắc chắn không chỉ là những thành quả cho nỗ lực nhiều năm cố gắng không ngừng nghỉ của đội ngũ Finlogistics, mà còn là động lực to lức giúp chúng tôi hoàn thành sứ mệnh của mình trong tương lai!