Uy-thac-xuat-nhap-khau-00.jpg

Ủy thác xuất nhập khẩu từ lâu đã là một trong những dịch vụ quan trọng của nhiều doanh nghiệp, nhà máy khi có nhu cầu xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá. Tuy nhiên, phải nắm rõ quy trình và chọn lựa những đối tác cung cấp dịch vụ ủy thác uy tín mới có thể biến dịch vụ này trở thành một thế mạnh của doanh nghiệp. Hãy cùng với Finlogistics tìm hiểu chi tiết về khái niệm và các bước thực hiện ủy thác qua bài viết dưới đây nhé!

Uy-thac-xuat-nhap-khau


Ủy thác xuất nhập khẩu là gì?

Để có thể hiểu sâu hơn về định nghĩa dịch vụ uỷ thác xuất khẩu là gì, bạn hãy tham khảo kỹ nội dung bên dưới:

Khái niệm

Uỷ thác xuất nhập khẩu bao gồm 02 hoạt động chính là: uỷ thác xuất khẩuuỷ thác nhập khẩu. Các doanh nghiệp có thể sử dụng một trong hai hoặc đồng thời cả hai dịch vụ này.

  • Uỷ thác nhập khẩu (nhập khẩu uỷ thác) là hình thức doanh nghiệp liên kết hoặc sử dụng một công ty thứ ba (chuyên về ủy thác) làm đại diện để thực hiện các bước nhập khẩu hàng hoá, sản phẩm về cho doanh nghiệp (đơn vị ủy thác).
  • Uỷ thác xuất khẩu (xuất khẩu ủy thác) là hình thức doanh nghiệp liên kết hoặc sử dụng một công ty thứ ba (chuyên về ủy thác) làm đại diện để thực hiện các bước xuất khẩu hàng hoá, sản phẩm ra quốc tế (đối tác mua bán).

Đối tượng

Vậy đâu là đối tượng nên sử dụng dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu hàng hoá?

  • Những đơn vị, doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá.
  • Hàng hoá không nằm trong Danh mục được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu của doanh nghiệp.
  • Những cá nhân không có tư cách pháp nhân để có thể ký kết hợp đồng trực tiếp với các đối tác nước ngoài.

Việc tìm kiếm, chọn lựa và hợp tác với những đơn vị cung cấp dịch vụ ủy thác là điều rất cần thiết nhằm bảo đảm quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi và nhanh chóng. Đây cũng là một giải pháp tối ưu được khá nhiều doanh nghiệp lựa chọn hiện nay.

Lợi ích

Việc sử dụng dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và chi phí. Những lợi ích cụ thể mà những đơn vị uỷ thác mang lại như: 

  • Khách hàng không cần phải đứng tên khi thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.
  • Hạn chế gặp phải những vấn đề liên quan đến thủ tục Hải Quan, thuế phí,…
  • Dịch vụ bao trọn gói, chỉ phải thành toán một lần và cam kết không phát sinh thêm chi phí.
  • Hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế nhưng chỉ cần thông qua hoá đơn VAT thông thường.
  • Cam kết trách nhiệm, uy tín và bảo mật thông tin của khách hàng.
  • Chi phí thực hiện ủy thác hợp lý đối với từng loại mặt hàng.

Uy-thac-xuat-nhap-khau

Các bước trong quy trình làm dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu

Quá trình thực hiện dịch vụ uỷ thác xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hoá các loại sẽ được tiến hành lần lượt như sau:

  • Bước 1: Tìm kiếm các đối tác, nhà cung cấp uy tín (theo dõi thị trường, những bài đánh giá hoặc lời khuyên)
  • Bước 2: Kiểm tra kỹ lưỡng hàng hoá để đảm bảo không phải hàng cấm, hàng vi phạm pháp luật,…
  • Bước 3: Tiến hành làm Hợp đồng thương mại (Contract)
  • Bước 4: Chọn lựa đơn vị cung cấp dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu uy tín 
  • Bước 5: Ký kết hợp đồng và những thủ tục cần thiết để xuất nhập hàng
  • Bước 6: Giải trình một số vấn đề liên quan tới hàng hoá (nếu có)
  • Bước 7: Thực hiện vận chuyển đến tận kho hàng của khách hàng

Một số nguyên tắc cơ bản trong hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu 

Để có thể bảo đảm hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi và theo đúng pháp luật, cả doanh nghiệp uỷ thác lẫn đơn vị cung cấp dịch vụ uỷ thác cần phải: 

  • Luôn kiểm tra hàng hoá, sản phẩm một cách cẩn thận, xem chúng có thuộc hàng cấm xuất nhập hay không 
  • Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ, thủ tục cần thiết để xin cấp phép xuất/nhập khẩu hàng hoá
  • Bên nhận uỷ thác có trách nhiệm thực hiện các bước thủ tục Hải Quan hiện hành, sau khi đã có bộ chứng từ hàng hoá.
  • Kiểm tra năng lực xử lý công việc của đơn vị tiếp nhận ủy thác.
  • Ký kết thỏa thuận, hợp đồng đối với lô hàng xuất nhập khẩu

Uy-thac-xuat-nhap-khau

Những lưu ý về pháp luật khi ủy thác xuất nhập khẩu

Dưới đây là một số điều mà các doanh nghiệp cần chú ý kỹ khi chọn lựa thực hiện uỷ thác xuất nhập khẩu:

Về hợp đồng uỷ thác

Hợp đồng uỷ thác thường chứa những điều khoản chính như: hồ sơ dịch vụ, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, thanh toán chi phí,… và gắn liền với hợp đồng xuất nhập khẩu. Do đó, các nội dung phải tương thích để hạn chế xảy ra các tranh chấp không đáng có. 

Việc xác định chi phí thực hiện ủy thác (hoa hồng) trong hợp đồng này cũng cần phải được làm rõ. Phí hoa hồng thường được xác định bởi phân loại và giá trị của lô hàng cụ thể. Ngoài ra, nghĩa vụ của các bên đều được ghi rõ bên trong hợp đồng.

Về trách nhiệm của đơn vị được ủy thác

1. Hợp đồng quốc tế phải được trao đổi, thương lượng và ký kết với bên bán ở nước ngoài.

2. Thực hiện tất cả những quy trình cần thiết để có thể xuất nhập khẩu hàng hoá, sản phẩm.

3. Thanh toán đầy đủ cho nhà cung cấp quốc tế: Đơn vị cung cấp dịch vụ cho người giao được gọi là bên nhận. Đối với hàng hoá sản xuất cần bảo đảm chuẩn bị giấy tờ, kê khai và nộp thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT,… 

4. Giữ lại tất cả các loại giấy tờ xuất nhập khẩu, bao gồm những giao dịch ký gửi như:

  • Hợp đồng thương mại (Sales Contract) thương lượng với chính phủ nước ngoài
  • Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice) do bên bán hàng phát hành
  • Danh sách đóng gói (Packing List) do bên bán hàng phát hành
  • Danh sách đóng gói (Packing List) do bên bán hàng cung cấp
  • Đăng ký Hải Quan, biên lai thuế (nếu có), vận đơn đường biển (Bill of Lading) do đơn vị vận chuyển (tàu biển, máy bay) cung cấp…

(*) Lưu ý: Khi trả lô hàng nhập khẩu cho phía chủ hàng (bên giao hàng), bên nhận hàng phải xuất trình được hóa đơn GTGT (VAT) cho lô hàng.

Về trách nhiệm của doanh nghiệp ủy thác

  • Đối với bên nhận hàng yêu cầu có thông số đầy đủ và chi tiết về hàng hoá sản phẩm: tiêu chuẩn, kích thước,…
  • Đàm phán thỏa thuận với các đối tác quốc tế cùng sự cộng tác của đơn vị được ủy thác xuất nhập khẩu.
  • Các khoản thanh toán đối với bên cung cấp được chuyển cho đơn vị được ủy thác.
  • Tổ chức hoạt động vận chuyển hàng hoá, sản phẩm.
  • Chi trả phí bảo hiểm cho những hoạt động tin cậy.

Uy-thac-xuat-nhap-khau

Một vài rủi ro trong quá trình thực hiện uỷ thác xuất nhập khẩu 

Phần lớn những rủi ro trong quá trình uỷ thác xuất nhập khẩu hàng hoá là do các đơn vị cung cấp dịch vụ uỷ thác. Đây là những công ty thay mặt cho doanh nghiệp nhập khẩu đứng tên trên các loại giấy tờ, chịu mọi trách nhiệm pháp lý khi tiến hành xuất nhập hàng. Vì vậy, nếu phát sinh những rủi ro liên quan pháp lý trong quá trình xuất nhập khẩu thì các đơn vị cung cấp dịch vụ uỷ thác sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

>>> Xem thêm: Lựa chọn Forwarder – Dịch vụ giao nhận hàng hoá tại Finlogistics

Finlogistics cung cấp dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu chuyên nghiệp và uy tín

Finlogistics là một trong số những đơn vị cung cấp dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Logistics – xuất nhập khẩu, chúng tôi cam kết mang đến cho tất cả các khách hàng dịch vụ tận tâm, tối ưu và chuyên nghiệp nhất. Một số sản phẩm đang giữ thế mạnh của Finlogistics có thể kể đến như: 

  • Hàng thiết bị y tế, hàng mỹ phẩm, làm đẹp, nước hoa,…
  • Hàng vật liệu xây dựng, hàng sắt thép, máy móc, linh kiện điện tử, cẩu tháp,…
  • Những loại hàng cần giấy phép thông quan như: rượu bia, xe cơ giới,…
  • Hàng nông sản, thực phẩm khô như: bánh kẹo, trái cây,…
  • Thực phẩm chức năng, mặt hàng tiêu dùng, đồ gia dụng,…

Uy-thac-xuat-nhap-khau

Lời kết

Quý khách hàng có nhu cầu thực hiện uỷ thác xuất nhập khẩu hàng hoá các loại, vui lòng liên hệ với Finlogistics để được đội ngũ chuyên viên của chúng tư vấn và hướng dẫn chi tiết. Dịch vụ uỷ thác tại Finlogistics được thực hiện trên đa dạng phương thức như: đường bộ, đường biển, đường hàng không,… với chi phí cạnh tranh, thời gian tối ưu và chất lượng bảo đảm.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Uy-thac-xuat-nhap-khau


Dich-vu-nhap-khau-chuyen-nganh-00.jpg

Dịch vụ nhập khẩu chuyên ngành ngày càng được nhiều doanh nghiệp quan tâm hơn trong hoạt động giao thương hiện nay. Đặc biệt, phương thức này rất thích hợp đối với những doanh nghiệp thương mại và sản xuất, khi có nhu cầu nhập khẩu hàng hoá quốc tế. Nếu bạn đang tìm hiểu và muốn sử dụng dịch vụ này thì đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây của Finlogistics để nắm rõ hơn nhé! 

Dich-vu-nhap-khau-chuyen-nganh


Những hàng hoá nào nên sử dụng dịch vụ nhập khẩu chuyên ngành?

Các loại hàng hoá mà dịch vụ nhập khẩu chuyên ngành cung cấp rất đa dạng và phong phú, ví dụ như:

  • Máy móc dùng trong công nghiệp, máy dò kim loại
  • Dây chuyền, băng tải, máy chiết rót tự động,…
  • Động cơ, phụ tùng và thiết bị điện tử
  • Máy in, mực in công nghiệp, máy đóng gói
  • Máy tách nước ly tâm, máy Seal Carton, máy ép gỗ…
  • Nguyên phụ liệu sản xuất hạt nhựa, Polyester resin, PE, PP,…
  • Khăn ướt, mỹ phẩm, vải, sợi,… 
  • Hoá chất ngành xây dựng, chất làm đông bê tông, cẩu tháp,…
  • Showcase, máy Chiller, dây Belt an toàn,…
  • Xe nâng tay, xe nâng điện, xe nâng dầu,….
  • Thực phẩm và những nguyên phụ liệu thực phẩm

Dich-vu-nhap-khau-chuyen-nganh

Quy trình tiếp nhận và xử lý dịch vụ nhập khẩu chuyên ngành

Doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ nhập khẩu chuyên ngành cần chú ý quy trình tiếp nhận và xử lý của đơn vị tiếp nhận, cụ thể như sau:

  • Bước 1: Tiếp nhận đầy đủ thông tin về lô hàng, bao gồm: phân loại, số lượng, khối lượng, kích thước,…
  • Bước 2: Tiến hành thực hiện thủ tục báo giá chi phí để lấy hàng tại quốc gia xuất khẩu; tính cước phí vận chuyển từ cảng biển/sân bay về Việt Nam; thủ tục Hải Quan và vận chuyển hàng hoá về tận kho bãi của doanh nghiệp; kiểm tra, tư vấn chính sách và thuế suất nhập khẩu cũng như những rủi ro có thể xảy ra.
  • Bước 3: Sau khi khách hàng quyết định sử dụng dịch vụ, đơn vị tiếp nhận sẽ cử đội ngũ chuyên viên có nghiệp vụ cao và nhiệt tình để phụ trách, theo dõi.

Dich-vu-nhap-khau-chuyen-nganh

Một số loại hình hàng hoá nhập khẩu dành cho khách hàng

Các đơn vị cung cấp dịch vụ nhập khẩu chuyên ngành cho khách hàng bao gồm các loại hình phổ biến như sau: 

  • Nhập hàng phi mậu dịch: Loại hàng hoá nhập khẩu này không được mang mục đích thương mại, không nằm trong Danh mục bị cấm nhập khẩu và phải được nhập khẩu dựa theo giấy phép do Cơ quan quản lý chuyên ngành cấp. Mặt hàng này cần phải nộp thuế trước khi tiến hành thông quan Hải Quan.
  • Nhập hàng kinh doanh: Loại hàng hoá nhập khẩu này dựa theo các hợp đồng mua bán về đến thị trường Việt Nam để phục vụ kinh doanh hoặc sử dụng làm nguyên phụ liệu cho hoạt động sản xuất.

Bên cạnh thủ tục Hải Quan nhập khẩu, những hàng hoá bị vướng chính sách sẽ được yêu cầu làm thêm một vài dịch vụ khác như: kiểm tra an toàn chất lượng, công bố hợp chuẩn hợp quy, tự công bố sản phẩm, đăng ký công bố mỹ phẩm, đăng kiểm phương tiện,…

Dich-vu-nhap-khau-chuyen-nganh

>>> Đọc thêm: Tham khảo chi tiết quy trình làm dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói

Tại sao nên lựa chọn dịch vụ nhập khẩu chuyên ngành tại Finlogistics?

Vậy nên chọn lựa đơn vị nhập khẩu chuyên ngành nào tại để đảm bảo uy tín và chuyên nghiệp nhất? Dưới đây là top các lý do mà khách hàng nên chọn dịch vụ của Finlogistics:

  • Các bước làm thủ tục thông quan diễn ra một cách nhanh chóng, rút ngắn tối đa thời gian.
  • Khách hàng được cung cấp thủ tục trọn gói từ A – Z trong lần đầu sử dụng dịch vụ.
  • Hỗ trợ kiểm tra bộ chứng từ đầu xuất nhằm bảo đảm hạn chế phát sinh rủi ro trong khi khai báo nhập khẩu hàng hoá tại Việt Nam.
  • Đội ngũ chuyên viên tư vấn trẻ trung, nhiệt tình, hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề một cách tối ưu nhất.
  • Đảm bảo an toàn cho hàng hoá chuyên ngành, đồng thời giao hàng theo đúng theo tiến độ, hạn chế tình trạng chậm trễ.
  • Tất cả các gói cước dịch vụ vô cùng hợp lý, giải quyết mọi thắc mắc và khiếu nại cho khách hàng một cách nhanh gọn và thỏa đáng nhất.

Dich-vu-nhap-khau-chuyen-nganh

Tổng kết

Trên đây là những nội dung chi tiết nhất về dịch vụ nhập khẩu chuyên ngành các loại hàng hoá quốc tế mà Finlogistics muốn gửi đến cho bạn đọc. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu thêm về quy trình nhập khẩu và dịch vụ uy tín tại Finlogistics. Hãy liên hệ ngay đến cho đội ngũ của chúng tôi qua số hotline: 0963.126.995 (Mrs.Loan) để được hỗ trợ tận tâm và hiệu quả nhất nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Dich-vu-nhap-khau-chuyen-nganh


To-khai-chuyen-tiep-hang-duong-bo-00.jpg

Tờ khai chuyển tiếp hàng đường bộ là một trong những thuật ngữ gây khó hiểu cho nhiều người làm trong ngành xuất nhập khẩu. Loại tờ khai này được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, cung cấp nhiều thông tin hữu ích. Vậy cần lưu ý những vấn đề gì khi làm tờ khai Hải Quan chuyển tiếp hàng hóa đường bộ? Hãy cùng Finlogistics phân tích kỹ hơn qua bài viết này nhé!

o-khai-chuyen-tiep-hang-duong-bo


Tờ khai chuyển tiếp hàng đường bộ là gì?

Khái niệm

Tờ khai chuyển tiếp hàng đường bộ được xem là một loại giấy tờ, chứng từ Hải Quan, dùng để khai báo tất tần tật các thông tin về hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ trong quá trình nhập khẩu hoặc xuất khẩu.

Loại giấy tờ này sẽ giúp Cơ quan Hải Quan có thể theo dõi và quản lý hàng hóa khi vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến cửa khẩu xuất hoặc từ khu vực này sang khu vực khác, mà vẫn chưa hoàn thành thủ tục nhập khẩu tại quốc gia ấy.

Mục đích sử dụng

Vậy mục đích sử dụng của tờ khai chuyển tiếp hàng đường bộ bao gồm những gì?

  • Theo dõi hành trình hàng hóa: Giúp cơ quan Hải Quan theo dõi và quản lý hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển, nhằm đảm bảo hàng hóa không bị mất mát, thất lạc hoặc chuyển hướng trái phép.
  • Cung cấp thông tin cho Hải Quan: Cung cấp đầy đủ những thông tin về hàng hóa như: tên, số lượng, khối lượng, trị giá, quốc gia xuất xứ, điểm đến, phương tiện vận tải,… để phía Hải Quan tiến hành kiểm tra và làm các bước thủ tục.
  • Làm cơ sở để tính thuế phí: Dựa theo những thông tin trên tờ khai, phía Hải Quan sẽ tính toán và tiến hành thu các loại thuế phí theo quy định.

o-khai-chuyen-tiep-hang-duong-bo

Hàng hóa áp dụng

Có những loại hàng hóa nào được áp dụng tờ khai chuyển tiếp hàng đường bộ?

  • Hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ: Áp dụng đối với các loại hàng hóa được vận chuyển bằng phương tiện vận tải đường bộ như: xe tải, xe container,… từ một địa điểm này tới địa điểm khác, trong cùng một quốc gia hoặc giữa các nước với nhau.
  • Hàng hóa quá cảnh: Áp dụng đối với các loại hàng hóa chỉ quá cảnh qua lãnh thổ của một quốc gia mà không bị giữ lại để tiêu thụ.

Thông tin thường có

Đây là những thông tin thường xuất hiện trên tờ khai chuyển tiếp hàng đường bộ:

  • Thông tin về người khai báo: Tên, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế,…. 
  • Thông tin về phương tiện vận tải: Biển số, phân loại, tên chủ xe,…
  • Thông tin về hàng hóa: Tên, số lượng, khối lượng, giá trị, mã HS code, quốc gia xuất xứ, điểm đi, điểm đến,….
  • Thông tin về giấy tờ liên quan: Hóa đơn thương mại (Invoice), vận đơn (B/L), giấy chứng nhận chất lượng (C/Q),…

Quy trình làm tờ khai chuyển tiếp hàng đường bộ

Vậy quy trình làm tờ khai chuyển tiếp hàng đường bộ được cụ thể như sau:

  1. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ: Người khai báo chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định của Hải Quan.
  2. Khai báo điện tử: Người khai báo thực hiện khai báo điện tử thông tin về hàng hóa trên Hệ thống thông quan quốc gia của Hải Quan.
  3. Kiểm tra và đối chiếu: Cơ quan Hải Quan sẽ tiến hành kiểm tra và đối chiếu những thông tin có trên tờ khai với hàng hóa thực tế và những giấy tờ đi kèm.
  4. Cấp giấy phép chuyển tiếp: Nếu thông tin chính xác và hợp lệ, cán bộ Hải Quan sẽ cấp giấy phép chuyển tiếp cho phương tiện vận tải hàng hóa.
  5. Vận chuyển hàng hóa: Phương tiện vận tải được phép vận chuyển hàng hóa đến điểm đến như đã khai báo.
  6. Làm thủ tục tại điểm đến: Khi hàng hóa cập bến tại điểm đến, người nhận hàng sẽ làm các bước thủ tục Hải Quan theo quy định pháp luật.

o-khai-chuyen-tiep-hang-duong-bo

>>> Xem thêm: Tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ cần lưu ý những vấn đề gì?

Một số lưu ý nhỏ đối với tờ khai chuyển tiếp

Dưới đây là một vài điều mà bạn cần chú ý khi làm tờ khai chuyển tiếp hàng đường bộ:

  • Quy định cụ thể: Quy trình và mẫu tờ khai chuyển tiếp có thể thay đổi tùy theo từng quốc gia và từng thời điểm. Do vậy, người khai báo cần tham khảo thông tin chi tiết từ cơ quan Hải Quan.
  • Hỗ trợ của các đơn vị Logistics: Nhằm đảm bảo thủ tục diễn ra một cách nhanh chóng và chính xác, người khai báo có thể nhờ đến sự hỗ trợ của những đơn vị Logistics có chuyên môn và kinh nghiệm, ví dụ như Finlogistics. Liên hệ ngay với chung tôi qua hotline để nhận được dịch vụ uy tín và báo giá hấp dẫn nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

To-khai-chuyen-tiep-hang-duong-bo


Thu-tuc-nhap-khau-xe-co-gioi-00.jpg

Xu hướng và nhu cầu thị trường xe cơ giới ở Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, phản ánh sự ổn định và phát triển của nền kinh tế và xã hội. Do đó, việc làm thủ tục nhập khẩu xe cơ giới cũng được nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ quan tâm, tìm hiểu và thực hiện. Tuy nhiên, vì là mặt hàng xe cộ đặc thù nên chịu khá nhiều quy định và giấy tờ khác nhau. Vậy các doanh nghiệp nên xử trí như thế nào? Tham khảo ngay bài viết của Finlogistics để hiểu rõ hơn nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-xe-co-gioi
Tìm hiểu chi tiết quy trình nhập khẩu xe cơ giới mới nhất


Thủ tục nhập khẩu xe cơ giới dựa vào cơ sở pháp lý nào?

Quy trình đăng kiểm cũng như xử lý thủ tục nhập khẩu xe cơ giới được quy định rõ trong một số Văn bản pháp luật dưới đây:

  • Thông tư số 41/2011/TT-BGTVT
  • Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN
  • Thông tư số 103/2015/TT-BTC
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC; được sửa đổi và bổ sung bởi Thông tư số 39/2018/TT-BTC
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
  • Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP

Dựa vào những văn bản trên, mặt hàng xe cơ giới nhập khẩu không thuộc Danh mục hàng hóa bị cấm. Tuy vậy, quá trình nhập khẩu xe cơ giới, các doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm sau đây:

  • Xe cơ giới không quy định niên hạn sử dụng, chỉ cần là loại xe phù hợp với những quy chuẩn sẽ được phép thông quan, nhập khẩu.
  • Xe cơ giới muốn nhập khẩu vào Việt Nam phải được đăng ký kiểm tra chất lượng.
  • Việc dán nhãn hàng hóa là bắt buộc, dựa theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.
  • Mã HS code của từng loại xe cơ giới phải lựa chọn chính xác để nộp đúng thuế phí và tránh bị cơ quan chức năng bắt phạt.
Thu-tuc-nhap-khau-xe-co-gioi
Việc nhập khẩu xe cơ giới vào Việt Nam chịu nhiều Văn bản pháp lý liên quan 

>>> Xem thêm: Phân biệt các loại xe đầu kéo chuyên dùng ở Việt Nam

Bộ chứng từ làm thủ tục nhập khẩu xe cơ giới

Trước khi tiến hành các bước thủ tục nhập khẩu xe cơ giới, các doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ bộ chứng từ thông quan Hải Quan cần thiết, bao gồm những giấy tờ quan trọng sau:

  • Tờ khai Hải Quan
  • Vận đơn đường biển (Bill of Lading – B/L)
  • Hợp đồng thương mại (Sales Contract)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Phiếu đóng gói (Packing List – P/L)
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O) (nếu có)
  • Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng xe cơ giới
  • Catalogs, giấy tờ khác,… (nếu có)

Trong số những chứng từ kể trên, Tờ khai Hải Quan, B/L và Invoice là những giấy tờ quan trọng nhất. Còn lại sẽ cung cấp theo yêu cầu của phía Hải Quan. C/O tuy không bắt buộc nhưng lại rất quan trọng nếu bạn muốn được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi.

Thu-tuc-nhap-khau-xe-co-gioi
Trước khi nhập khẩu, doanh nghiệp cần hoàn thành bộ chứng từ thông quan Hải Quan

Tổng quan quy trình làm thủ tục nhập khẩu xe cơ giới

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu xe cơ giới được ghi chi tiết bên trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi và bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Finlogistics sẽ tóm tắt các bước chính để bạn tham khảo dễ dàng hơn:

Bước 1: Kê khai tờ khai

Sau khi lựa chọn chính xác mã HS code của loại xe cơ giới và chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ nhập khẩu như: Hợp đồng, Invoice, P/L, B/L, C/O,… thì doanh nghiệp tiến hành nhập đầy đủ các thông tin khai báo lên hệ thống của Hải Quan qua phần mềm khai quan.

Bước 2: Đăng ký kiểm định

Liên hệ ngay với Finlogistics qua Hotline: 0963.126.995 (Mrs.Loan) để được tư vấn về quy trình kiểm định chất lượng xe cơ giới nhập khẩu theo quy định ghi tại Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT.

Bước 3: Mở tờ khai Hải Quan

Hệ thống của Hải Quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai (màu xanh, vàng và đỏ). Sau đó, doanh nghiệp đi in tờ khai và mang cả bộ hồ sơ nhập khẩu đến Chi cục Hải Quan để tiến hành bước mở tờ khai. Tùy theo màu phân luồng, doanh nghiệp sẽ thực hiện các bước mở tờ khai phù hợp.

Bước 4: Thông quan hàng hoá

Cán bộ Hải Quan sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết bộ hồ sơ và chấp nhận cho thông quan tờ khai nếu không có vấn đề gì. Sau đó, doanh nghiệp đóng đầy đủ thuế phí nhập khẩu cho tờ khai hải quan để được phép thông quan hàng hóa.

Bước 5: Đưa hàng về kho bãi

Cuối cùng, doanh nghiệp hoàn tất nốt bước thanh lý tờ khai và xử lý những thủ tục cần thiết để đưa xe cơ giới về kho bãi để bảo quản hoặc sử dụng.

Thu-tuc-nhap-khau-xe-co-gioi
Các bước nhập khẩu xe cơ giới cũng tương tư như nhiều mặt hàng thông thường khác

>>> Xem thêm: Phân biệt các loại xe tải chuyên dụng trong vận chuyển đường bộ

Một số lưu ý cần nắm khi làm thủ tục nhập khẩu xe cơ giới

Trong quá trình xử lý thủ tục nhập khẩu xe cơ giới cho hàng trăm khách hàng, Finlogistics muốn chia sẻ đến cho bạn một số điều quan trọng cần chú ý sau đây:

  • Việc đóng đầy đủ thuế phí nhập khẩu là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với Nhà nước. Do đó, bạn cần tìm kiếm nhà cung cấp hàng hoá đáng tin cậy và chọn lựa hình thức thanh toán phù hợp.
  • Thuế nhập khẩu của mặt hàng linh kiện, phụ tùng xe cơ giới khá cao, vì vậy trong quá trình đàm phán, bạn nên yêu cầu bên bán cung cấp C/O để có thể được hưởng những ưu đãi về thuế.
  • Bạn cần đảm bảo lựa chọn chính xác mã HS code, hơn nữa lô hàng xe cơ giới nhập khẩu cần phải được dán nhãn theo quy định.
  • Việc làm đăng ký đăng kiểm cho xe cơ giới chắc chắn phải thực hiện nếu muốn thông quan Hải Quan.
  • Lô hàng xe cơ giới chỉ được tiêu thụ trên thị trường chỉ khi tờ khai được phép thông quan Hải Quan.
Thu-tuc-nhap-khau-xe-co-gioi
Doanh nghiệp nhập khẩu cần nhớ một số lưu ý nhỏ nếu muốn thông quan xe cơ giới thành công

Lời kết

Như vậy, bài viết hữu ích của Finlogistics đã giúp bạn hiểu rõ và chi tiết hơn về quy trình xử lý thủ tục nhập khẩu xe cơ giới các loại. Đây là mặt hàng khó, yêu cầu cao về giấy tờ và chịu nhiều quy định khác nhau, do đó các doanh nghiệp cần chú ý để tránh bị phạt và lưu kho, gây tổn thất chi phí và ảnh hưởng thời gian kinh doanh. Tốt hơn hết, bạn nên liên hệ với một đơn vị Logistics chuyên nhập khẩu và xử lý giấy tờ mặt hàng xe cơ giới và Finlogisics chính là ứng cử viên sáng giá. Liên hệ ngay để được tư vấn MIỄN PHÍ!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-xe-co-gioi


Van-tai-duong-bo-la-gi-00.jpg

Vận tải đường bộ là gì? Đây một trong những ngành vận tải mũi nhọn đang phát triển mạnh mẽ hiện nay tại Việt Nam. Không chỉ có tính ứng dụng cao mà hình thức vận chuyển này còn có nhiều ưu điểm, lợi thế cho các doanh nghiệp như chi phí, thời gian,… Nếu bạn đang quan tâm thì hãy đọc ngay bài viết này của Finlogistics để biết thêm thông tin nhé!

Van-tai-duong-bo-la-gi
Làm rõ câu hỏi vận tải đường bộ là gì


Vận tải đường bộ là gì?

Vậy vận tải đường bộ là gì? Trong tiếng Anh, người ta sử dụng cụm từ Road Transport để chỉ hình thức vận tải đường bộ hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. Đường bộ là tuyến đường có bề mặt phẳng, ở giữa hai điểm đến, và được trải nhựa đường nhằm cho phép các phương tiện cơ giới và phương tiện không có động cơ di chuyển qua. 

Thực tế, vận tải đường bộ có nhiều lợi thế hơn so với những phương thức vận tải khác. Nguồn kinh phí để xây dựng đường bộ ít hơn so với đường sắt và vận tải đường hàng không. Chi phí vận hành và bảo trì đường bộ cũng thường  rẻ hơn so với đường sắt.

Phương thức Road Transport là một bộ phận rất quan trọng của hệ thống vận tải quốc gia. Chúng có nhiệm vụ chuyên chở các loại hàng hóa giữa những trung tâm kinh tế, các xí nghiệp sản xuất với nơi tiêu dùng. Hơn nữa, vận tải đường bộ còn có thể chuyên chở hỗ trợ cho những phương tiện vận tải khác như: đường sắt, đường biển,…

Van-tai-duong-bo-la-gi
Tìm hiểu khái quát vận tải đường bộ là gì

>>> Xem thêm: Tìm hiểu dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ mới nhất

Những ưu điểm và hạn chế của vận tải đường bộ là gì?

Mỗi phương thức vận tải đều có những điểm mạnh và hạn chế khác nhau, vận tải đường bộ cũng không ngoại lệ. Hãy cùng xem những ưu nhược điểm của vận tải đường bộ là gì dưới đây nhé.

Ưu điểm

#Tính linh hoạt, cơ động rất cao

Đây chính là một trong những đặc điểm nổi bật của phương thức vận tải Road Transport. Điều này thể hiện ở chỗ, có thể tập trung một lượng lớn các phương tiện một cách nhanh chóng, tiện lợi bất cứ lúc nào, nhằm đáp ứng nhu cầu chuyên chở. Hơn nữa, chúng còn ít phụ thuộc vào đường sá, bến bãi nên có thể thực hiện chuyên chở hàng hóa đến những vùng xa xôi hẻo lánh.

#Tốc độ vận chuyển hàng nhanh

Tuy tốc độ kĩ thuật của những phương tiện đường bộ thấp hơn nếu so với máy bay hay tàu hỏa, nhưng lại nhanh hơn so với tàu biển, tàu sông. Thời gian xếp dỡ, bốc hàng ở điểm đầu và điểm cuối được hạn chế, ít đỗ dọc đường nên tốc độ đưa hàng đường bộ tương đối nhanh chóng. 

#Vốn đầu tư xây dựng ít tốn kém

Tùy theo từng loại đường sá mà vốn đầu tư cho đường bộ cũng sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung thường ít tốn kém nguyên vật liệu và sắt thép hơn so với phương thức khác. Do đó, trong trường hợp lưu lượng hàng hóa vận chuyển nhỏ hoặc không có đường thủy thì xây dựng đường bộ sẽ có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Van-tai-duong-bo-la-gi
Những điểm mạnh của vận tải hàng hóa đường bộ

Hạn chế

#Giá thành cao

Điều này là dễ hiểu bởi hàng hóa vận tải đường bộ chịu ảnh hưởng nhiều từ các yếu tố như: tỉ lệ phương tiện chạy không hàng hóa cao, chất lượng đường sá không đồng đều,… Vì vậy, giá thành khi vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ sẽ cao gấp 4 – 5 lần nếu so với vận tải đường sắt và 3 – 4 lần nếu so với vận tải đường sông.

#Trọng tải nhỏ

Trừ một số loại xe container, xe tải đặc biệt chuyên chở hàng quá khổ quá tải (hàng OOG), thì trọng tải trung bình của vận tải đường bộ khá nhỏ so với những phương thức khác. Tải trọng trung bình của xe ô tô chỉ vào khoảng 5 – 10 tấn, với xe chuyên dùng thì có thể lên tới 30 tấn hoặc hơn nữa. Trong khi đó, tải trọng của tàu hỏa hay tàu biển thường lên đến hàng vạn, hàng chục vạn tấn, cho nên năng suất vận chuyển cũng cao hơn rất nhiều.

Nhìn chung, phương thức vận tải đường bộ khá phù hợp đối với những mặt hàng vừa và nhỏ, ưu tiên thời gian vận chuyển và sự linh hoạt cao. Các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kĩ và cân đối hợp lý để chọn lựa phương thức vận chuyển phù hợp cho hàng hóa của mình.

Lời kết

Trên đây là những nội dung giải đáp cho bạn hiểu rõ vận tải đường bộ là gì và những ưu nhược điểm của phương thức này. Nếu doanh nghiệp của bạn có nhu cầu vận chuyển hoặc nhờ đơn vị vận tải hỗ trợ, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay cho Finlogistics để được tư vấn và xử lý 24/7 nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Van-tai-duong-bo-la-gi


Dich-vu-van-tai-hang-hoa-duong-bo-00.jpg

Vận tải đường bộ đã trở nên quá quen thuộc đối với các công ty, doanh nghiệp sản xuất. Với sự ra đời của hàng trăm đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ, thì quá trình lưu thông hàng hóa giữa trong cả nước ngày càng trở nên dễ dàng hơn.

Nếu chọn được một công ty đáng tin cậy, đảm bảo tiêu chuẩn với nhiều loại phương tiện vận tải đa dạng thì chắc chắn hàng hóa của bạn sẽ được vận chuyển nhanh chóng, an toàn và tối ưu nhất. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về loại hình này cũng như dịch vụ vận tải của Finlogistics nhé!

Dich-vu-van-tai-hang-hoa-duong-bo
Tìm hiểu về dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ


Định nghĩa dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ là gì?

Dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động lưu thông hàng hóa và góp phần phát triển xã hội hiện nay. Đây cũng là lựa chọn hàng đầu đối với nhiều chủ hàng nếu muốn chuyển hàng trong khu vực nội thành hoặc liên tỉnh.

Vận tải hàng bằng đường bộ đóng góp rất lớn trong sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế đất nước. Hình thức vận tải này còn góp vào ngân sách thông qua nhiều loại thuế phí và tạo thêm hàng triệu việc làm cho người lao động, nhờ vào những dịch vụ ăn theo.

Tuy nhiên, để có thể vận chuyển quốc tế, thì dịch vụ vận tải hàng bằng đường bộ cần phải kết cùng với những phương thức khác, ví dụ như: đường biển, đường hàng không, đường sắt,… Đây là giải pháp vận chuyển hàng hóa phổ biến và thông dụng nhất hiện nay cho các doanh nghiệp.

Đặc biệt, loại hình vận tải này thường sử dụng một số phương tiện chuyên chở ví dụ như: xe rơ-moóc, xe bồn, xe container hoặc xe đầu kéo,… để có thể chuyển giao hàng hóa từ nơi này sang nơi khác, theo thời gian quy định.

Đặc điểm của dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ

Phương thức vận chuyển

Được xem là phương thức vận tải phổ biến nhất hiện nay, hàng hóa sẽ được chuyên chở theo dịch vụ vận chuyển hàng hóa đường bộ bằng những loại phương tiện đường bộ khác nhau. 

Vận tải đường bộ sẽ thích hợp khi cần vận chuyển hàng hóa với khối lượng vừa và nhỏ, với cự li di chuyển ngắn và trung bình hoặc đối với hàng hóa mau hỏng và hàng hóa cần nhu cầu vận chuyển nhanh.

Vận chuyển đường bộ cũng chủ yếu phục vụ cho việc chuyên chở nội địa, còn đối với vận tải hàng hóa quốc tế, thì dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ sẽ bị hạn chế khá nhiều.

Dich-vu-van-tai-hang-hoa-duong-bo
Dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ là gì?

Những loại hàng hóa vận chuyển

Các doanh nghiệp ưa dùng dịch vụ vận tải hàng bằng đường bộ bởi vì luôn chủ động được về thời gian cũng như đa dạng các loại hàng hóa có thể vận chuyển. Nhu cầu giao thương ngày càng phát triển, đồng nghĩa với việc trao đổi hàng hóa cũng ngày càng lớn hơn.

Mỗi hình thức vận tải đường bộ đều sẽ có những ưu nhược điểm riêng, dó đó để có thể lựa chọn đúng đắn thì các doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ về những đặc điểm này:

#Vận chuyển hàng container

Hàng container chính là hình thức vận chuyển phổ biến hàng đầu trên thế giới. Đây là một đơn vị vận tải đã được chuẩn hóa, với rất nhiều loại khác nhau. Kích thước container cũng được chuẩn hóa trong những thông số nhất định. Hiện nay, chỉ có các loại container với độ dài 20ft, 40ft và 45ft. Xét về chiều cao thì sẽ có loại container thường và container cao.

Hàng container có đặc điểm lợi thế đó là tiết kiệm được chi phí bốc dỡ. Khi tiến hành chuyển tải, người ta sẽ di chuyển cả thùng container mà không cần di chuyển hàng hóa bên trong. Do đó, có thể nói rằng hàng container đã làm giảm số lần tác động đến hàng hóa trong khi bốc dỡ, giúp đảm bảo an toàn hơn.

Một đặc điểm dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ này nằm ở loại hình phương tiện chuyên chở chúng. Do các container đã được chuẩn hóa vì thế những phương tiện chuyên chở cũng phải được chuẩn hóa theo. Đó là những dòng xe container, xe đầu kéo container,… Những phương tiện này phải có các loại thiết bị chuyên dụng, dùng để cố định và tháo rời các thùng container.

>>> Xem thêm: Vận chuyển container bằng đường bộ có gì đặc biệt?

#Vận chuyển hàng lạnh

Hàng lạnh thông thường cũng được xem là hàng container. Bởi vì đặc điểm chính của loại hàng này là phải được giữ ở khoảng nhiệt độ thấp thường xuyên. Do vậy, cũng cần những thiết bị chuyên dụng, dành riêng cho chúng. Vì thế, người ta đã tích hợp chức năng giữ lạnh vào các thùng container và gọi là những container lạnh.

Hàng lạnh sẽ có hai loại, một là hàng mát và còn lại là hàng đông lạnh. Hàng mát sẽ được bảo quản ở nền nhiệt thấp tương đối. Còn hàng đông lạnh thì yêu cầu phải nhiệt độ phải thấp hơn rất nhiều. Do đó, công suất điện năng sử dụng cho việc vận hành các container lạnh cũng khác nhau. Điều này khiến cho loại hàng đông lạnh thường sẽ có mức chi phí cao hơn.

Các doanh nghiệp khi muốn thực hiện dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ này cần chú ý rằng, hàng lạnh cũng có những kho bãi tập kết riêng của chúng. Thông thường những bãi container đều có một khu riêng, được gọi là khu container lạnh. Chi phí vận chuyển và thuê container đối với hàng lạnh đặc biệt cao hơn đối với hàng thường khá nhiều.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về chuỗi cung ứng lạnh trong xuất nhập khẩu

Dich-vu-van-tai-hang-hoa-duong-bo
Quy trình thực hiện dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ

#Vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng (OOG)

Hàng siêu trường siêu trọng là loại hàng hóa nặng, có khối lượng và kích thước cực lớn. Loại hàng này cũng có tên gọi khác đó là hàng quá khổ quá tải (Out of Gauge – OOG). Thông thường đây là các loại máy móc thiết bị đặc khối, dùng cho các ngành sản xuất, xây dựng,…

Phổ biến nhất vẫn là các loại máy móc công trình, thiết bị nông nghiệp,… Đặc điểm của loại hàng này là khá kén chọn phương tiện vận tải, cả phương tiện bốc dỡ lẫn phương tiện chuyên chở.

Về phương tiện bốc dỡ, loại hàng này cần những thiết bị lớn với công suất khổng lồ. Khi đó mới có thể xử lý được khối lượng “siêu nặng” của chúng. Các đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ thường phải sử dụng đến các loại máy nâng hoặc máy cẩu có công suất lớn để bốc dỡ.

Đối với loại phương tiện vận tải cũng vậy, người ta sẽ dùng các dòng xe đầu kéo, kết hợp với moóc lùn. Chỉ có loại phương tiện này mới đủ khả năng để vận chuyển được loại hàng này.

#Vận chuyển hàng lẻ (LCL)

Dịch vụ vận tải hàng bằng đường bộ đối với hàng lẻ thường sẽ có hai loại chính: hàng lẻ container và hàng lẻ thông thường (bởi vì trong quá trình vận chuyển đường bộ có thể gửi hàng trong container hoặc không):

  • Đối với hàng lẻ thông thường thì sẽ khá đơn giản. Hàng hóa từ những người gửi khác nhau được tổng hợp cùng lên một phương tiện vận tải. Do đó, chúng sẽ được phân phối đến cho những người nhận tự do, nhỏ lẻ hơn.
  • Đối với hàng lẻ container (LCL) thì sẽ có sự khác biệt lớn trong quá trình tổng hợp hàng hóa. Thường các loại hàng container nhỏ lẻ sẽ được tổng hợp tại kho bãi tập kết container. Sau đó, hàng hóa sẽ được chở trong cùng một container mà không có tác động đến bên trong. Hàng hóa sẽ phải trải qua một bãi tập kết khác tại điểm đến, lúc này người nhận mới có thể nhận được hàng của mình.

>>> Xem thêm: Hàng LCL là gì? Vai trò của LCL trong vận chuyển hàng hóa

Những lý do nên chọn dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ của Finlogistics

Hiểu rõ dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ là một trong những mắt xích cực kỳ quan trọng nằm trong chuỗi cung ứng dịch vụ Logistics, Finlogistics đã nghiên cứu, đầu tư và hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực vận chuyển đường bộ nội địa. Chúng tôi tập trung vào những tuyến đường vận chuyển như sau:

ĐIỂM NHẬN HÀNG

ĐIỂM TRẢ HÀNG

SỐ KM


1,25T/1,5T

2,5T

3,5T

5T

8T

10T

13T

C40/45

Moóc sàn

Moóc rào

CUT OFF

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Bắc Giang, Việt Yên

140

1.800.000 VNĐ

2.100.000 VNĐ

2.450.000 VNĐ

2.900.000 VNĐ

3.000.000 VNĐ

3.250.000 VNĐ

3.800.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

5.800.000 VNĐ

6.200.000 VNĐ

12H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Bắc Ninh (trừ Thuận Thành)

150

1.900.000 VNĐ

2.200.000 VNĐ

2.550.000 VNĐ

3.000.000 VNĐ

3.200.000 VNĐ

3.350.000 VNĐ

4.100.000 VNĐ

5.400.000 VNĐ

6.000.000 VNĐ

6.300.000 VNĐ

12H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Thuận Thành, Bắc Ninh

165

2.100.000 VNĐ

2.400.000 VNĐ

2.800.000 VNĐ

3.250.000 VNĐ

3.500.000 VNĐ

3.700.000 VNĐ

4.600.000 VNĐ

6.000.000 VNĐ

6.700.000 VNĐ

6.700.000 VNĐ

12H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Thái Nguyên (Phổ Yên)

190

2.600.000 VNĐ

3.000.000 VNĐ

3.400.000 VNĐ

3.900.000 VNĐ

4.400.000 VNĐ

4.700.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

7.000.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

14H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Vĩnh Phúc (Bình Xuyên)

200

2.600.000 VNĐ

3.000.000 VNĐ

3.400.000 VNĐ

3.900.000 VNĐ

4.400.000 VNĐ

4.700.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

7.000.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

14H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Phú Thọ (Việt Trì)

240

3.100.000 VNĐ

3.700.000 VNĐ

4.000.000 VNĐ

4.800.000 VNĐ

5.400.000 VNĐ

5.800.000 VNĐ

6.500.000 VNĐ

8.300.000 VNĐ

9.500.000 VNĐ

9.500.000 VNĐ

18H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Hà Nội (Đông Anh, Gia Lâm)

190

2.600.000 VNĐ

3.000.000 VNĐ

3.400.000 VNĐ

3.900.000 VNĐ

4.400.000 VNĐ

4.700.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

7.000.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

14H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Hà Nội (Thạch Thất, Phú Xuyên)

210

2.800.000 VNĐ

3.200.000 VNĐ

3.600.000 VNĐ

4.200.000 VNĐ

4.900.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

5.900.000 VNĐ

7.500.000 VNĐ

8.500.000 VNĐ

8.500.000 VNĐ

18H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Hòa Bình (Lương Sơn)

270

3.100.000 VNĐ

3.700.000 VNĐ

4.100.000 VNĐ

4.900.000 VNĐ

5.400.000 VNĐ

5.800.000 VNĐ

6.600.000 VNĐ

8.700.000 VNĐ

10.000.000 VNĐ

10.000.000 VNĐ

18H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Hưng Yên (Phố Nối)

180

2.600.000 VNĐ

3.000.000 VNĐ

3.400.000 VNĐ

3.900.000 VNĐ

4.400.000 VNĐ

4.700.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

7.000.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

14H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Hải Dương (Thành phố)

180

2.600.000 VNĐ

3.000.000 VNĐ

3.400.000 VNĐ

3.900.000 VNĐ

4.400.000 VNĐ

4.700.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

7.000.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

14H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Hải Phòng (Nội thành)

230

3.100.000 VNĐ

3.700.000 VNĐ

4.000.000 VNĐ

4.800.000 VNĐ

5.400.000 VNĐ

5.800.000 VNĐ

6.500.000 VNĐ

8.300.000 VNĐ

9.500.000 VNĐ

9.500.000 VNĐ

18H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Hải Phòng (Vinfast)

250

3.400.000 VNĐ

4.000.000 VNĐ

4.300.000 VNĐ

5.300.000 VNĐ

5.900.000 VNĐ

6.300.000 VNĐ

7.000.000 VNĐ

8.700.000 VNĐ

10.000.000 VNĐ

10.000.000 VNĐ

18H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Hà Nam (Đồng Văn)

230

3.100.000 VNĐ

3.700.000 VNĐ

4.000.000 VNĐ

4.800.000 VNĐ

5.400.000 VNĐ

5.800.000 VNĐ

6.500.000 VNĐ

8.300.000 VNĐ

9.500.000 VNĐ

9.500.000 VNĐ

18H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Nam Định (Thành phố)

280

3.300.000 VNĐ

3.900.000 VNĐ

4.500.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

5.900.000 VNĐ

6.300.000 VNĐ

7.000.000 VNĐ

9.500.000 VNĐ

11.000.000 VNĐ

11.000.000 VNĐ

18H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Thái Bình (Thành phố)

280

3.300.000 VNĐ

3.900.000 VNĐ

4.500.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

5.900.000 VNĐ

6.300.000 VNĐ

7.000.000 VNĐ

9.500.000 VNĐ

11.000.000 VNĐ

11.000.000 VNĐ

18H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Ninh Bình (Thành phố)

280

3.300.000 VNĐ

3.900.000 VNĐ

4.500.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

5.900.000 VNĐ

6.300.000 VNĐ

7.000.000 VNĐ

9.500.000 VNĐ

11.000.000 VNĐ

11.000.000 VNĐ

18H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Thanh Hóa (Thành phố)

340

4.200.000 VNĐ

4.900.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

6.000.000 VNĐ

7.300.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

8.500.000 VNĐ

11.800.000 VNĐ

13.300.000 VNĐ

13.300.000 VNĐ

12H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Nghệ An (Vinh)

470

4.800.000 VNĐ

5.700.000 VNĐ

6.300.000 VNĐ

7.400.000 VNĐ

8.400.000 VNĐ

9.400.000 VNĐ

10.500.000 VNĐ

14.800.000 VNĐ

16.500.000 VNĐ

16.500.000 VNĐ

18H00 N+1

Kích thước thùng xe

3.5->3.7*1.7*1.7

3.5->3.7*1.7*1.7

4.3*1.9*1.85

5.7->6.0*2.05*1.85

6.9->7.4*2.3*2.2

9.3->9.9*2.35*2.3

9.3->9.9*2.35*2.4

13.5*2.35*2.65

Dài 12-m>14m

Dài 13.5->15m

LƯU CA XE

Cước phí thêm nếu xe sang bên Trung Quốc

500.000 VNĐ

500.000 VNĐ

500.000 VNĐ

500.000 VNĐ

500.000 VNĐ

500.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

Phí lưu ca xe/ngày bãi Việt Nam ca 1->3

700.000 VNĐ

700.000 VNĐ

700.000 VNĐ

700.000 VNĐ

800.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.500.000 VNĐ

1.500.000 VNĐ

Phí lưu ca xe/ngày bãi Việt Nam từ ca 4

800.000 VNĐ

800.000 VNĐ

800.000 VNĐ

800.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.500.000 VNĐ

2.000.000 VNĐ

2.000.000 VNĐ

Phí lưu ca xe/ngày bãi Trung Quốc

1.000.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.200.000 VNĐ

1.200.000 VNĐ

1.500.000 VNĐ

1.500.000 VNĐ

1.500.000 VNĐ

2.000.000 VNĐ

2.000.000 VNĐ

Phí hủy xe

70%

GHI CHÚ:

- Phí trên chưa bao gồm VAT 10%, phí nâng hạ, bốc xếp, bến bãi,...

- Giá trên báo cho hàng đủ khổ - đủ tải, nếu quá sẽ báo theo phát sinh thực tế

- Giá đã bao gồm chi phí vé cầu đường bộ theo quy định

- Trường hợp hàng hai chiều sẽ cộng thêm 50% cước chiều đi

TUYẾN ĐƯỜNG

CƯỚC PHÍ (VNĐ)

Nhận hàng

Dỡ hàng

Cont 20′

Cont 40′

Cảng Hải Phòng

Hoa Lâm, Long Biên (Hà Nội)

4,700,000 VNĐ

5,200,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Lai Xá, Hoài Đức (Hà Nội)

4,900,000 VNĐ

5,200,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Sóc Sơn (Hà Nội)

5,000,000 VNĐ

5,400,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Quế Võ, VSIP, Tp Bắc Ninh (Bắc Ninh)

4,700,000 VNĐ

5,000,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Từ Sơn, Yên Phong (Bắc Ninh)

4,900,000 VNĐ

5,200,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Hoàng Mai, Quỳnh Lưu (Nghệ An)

8,900,000 VNĐ

10,400,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Diễn Châu (Nghệ An)

9,200,000 VNĐ

10,900,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Nam Đàn, Nghi Lộc, TP Vinh, (Nghệ An)

9,400,000 VNĐ

11,400,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Đô Lương, Yên Thành (Nghệ An)

9,900,000 VNĐ

11,900,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Hồng Lĩnh, Nghi Xuân, Can Lộc, Đức Thọ, TP. Hà Tĩnh (Hà Tĩnh)

12,900,000 VNĐ

13,900,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Thạch Hà, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh)

13,400,000 VNĐ

14,400,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Kỳ Anh (Hà Tĩnh)

13,900,000 VNĐ

15,400,000 VNĐ

TẠI VIỆT NAM

CÁC NƯỚC

ĐỊA ĐIỂM

Đi từ tất cả các địa điểm qua Hữu Nghị, Tân Thanh, Móng Cái 

 Trung Quốc 

Cửa Khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh, Móng Cái

Đi từ Hải Phòng / Hà Nội 

Lào 

Cầu Treo 

Đi từ Hải Phòng / Hà Nội 

Campuchia 

 Bavet

Đi từ Hải Phòng / Hà Nội 

Thái Lan

Qua Lào

Dich-vu-van-tai-hang-hoa-duong-bo
Lý do nên chọn dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ tại Finlogistics

 

Finlogistics tự tin là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hàng bằng đường bộ hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi luôn nắm bắt và cập nhật được tình hình phát triển của kinh tế thương mại khu vực và các quốc gia trên thế giới.

Với kinh nghiệm gần 10 năm trong ngành Logistics, Finlogistics có thể bảo đảm uy tín và mang đến những quyền lợi tốt nhất dành cho các khách hàng của mình. Cùng hệ thống phương tiện vận tải chuyên dụng hoạt động 24/7 và đội ngũ tài xế giàu kinh nghiệm, thông thuộc các tuyến đường vận chuyển, hoàn toàn có thể đáp ứng những yêu cầu xuất nhập khẩu của các chủ tàu và chủ hàng.

Lời kết

Bằng kinh nghiệm và nỗ lực không ngừng nghỉ của mình, Finlogistics bước đầu đã nắm vững được một thị phần nhất định trong lĩnh vực dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ tại thị trường trong nước. Liên hệ ngay để được đội ngũ của chúng tôi kịp thời tư vấn MIỄN PHÍ và nhận báo giá sớm!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Dich-vu-van-tai-hang-hoa-duong-bo


Tieu-chi-danh-gia-don-vi-van-tai-duong-bo-00.png

Hiện nay có hàng trăm đơn vị vận tải lớn nhỏ khác nhau, nên để tìm được một bên vận chuyển uy tín là điều không phải dễ dàng. Với 7 tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ dưới đây, bạn có thể chọn lựa được công ty cung cấp dịch vụ uy tín – chuyên nghiệp – an toàn. Tìm hiểu ngay những tiêu chí này với Finlogistics nhé!

Những tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ
Tìm hiểu những tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ mới nhất


Danh sách 7 tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ chi tiết

Để có thể được xếp vào top đầu, thì nhà cung cấp dịch vụ Logistics cần đáp ứng được những tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ như sau:

#Tính linh hoạt trong dịch vụ

Khả năng linh hoạt trong việc sử dụng dịch vụ Logistics được thể hiện ở các bước xử lý những sự cố trong quá trình vận chuyển hàng hóa. 

Tuy đây là sự cố ngoài ý muốn, nhưng nếu những đơn vị vận tải uy tín sẽ tìm được các phương án xử lý phù hợp, để giảm thiểu những thiệt hại cho khách hàng và doanh nghiệp. Đây là một trong những tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ hàng đầu.

#Giá cả hợp lý và tối ưu

Một công ty dịch vụ vận tải uy tín sẽ có bảng giá chi phí minh bạch, rõ ràng và công khai trực tiếp ở trên hệ thống của mình. Thực tế thì khách hàng là người trực tiếp sử dụng dịch vụ vận tải của công ty, nên họ được quyền biết rõ từng mức giá dịch vụ.

Khi tiến hành tư vấn dịch vụ, khách hàng cũng nên yêu cầu đơn vị vận tải tư vấn rõ ràng về dịch vụ, chính sách, chi phí,… để có thể đưa ra những so sánh và đánh giá.

Những tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ
Những tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ

#Quy định hợp đồng rõ ràng

Một khi đã quyết định ký hợp đồng vận tải hàng hóa, thì doanh nghiệp nên đọc kỹ về những quy định và chính sách về thủ tục, quá trình vận chuyển cũng như thủ tục giao nhận hàng và lời cam kết đi kèm khi giao hàng.

Đặc biệt, tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ tốt đó là hãy chọn những công ty có cam kết về việc đền bù hàng hóa, khi xảy ra hư hỏng, mất mát. Điều này nhằm để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho bản thân doanh nghiệp.

#Giấy phép hoạt động đầy đủ

Giấy tờ trong hoạt động kinh doanh vận tải cực kỳ quan trọng. Bởi vì, khi có giấy phép thì đơn vị vận tải mới được hoạt động công khai, dưới sự bảo vệ của Pháp luật. Các đơn vị vận tải sẽ được phép xuất hóa đơn vận chuyển cũng như những loại hóa đơn khác theo quy định.

Khi những công ty cung cấp dịch vụ vận tải có đủ giấy phép thì sẽ đảm bảo hàng hóa luôn được an toàn và tránh những rủi ro không đáng có trong khi vận chuyển. Do đó, sở hữu giấy phép hoạt động là tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ cần phải có.

#Năng lực vận chuyển tốt

Năng lực vận chuyển hàng hóa của đơn vị vận tải thể hiện ở số lượng phương tiện và khối lượng hàng hóa có thể vận chuyển. Đối với những công ty vận tải nhỏ lẻ, thường chỉ có số lượng xe ít và không đủ cho việc chuyên chở lượng hàng hóa lớn. Chưa kể những công ty vận tải này cũng khó đảm bảo được thời gian và mức phí giao hàng.

Để hàng hóa được vận chuyển nhanh chóng và hạn chế những rủi ro, nhiều doanh nghiệp sẽ chấp nhận bỏ ra khoản chi phí lớn để thuê một công ty chuyên vận tải lớn và uy tín để hợp tác, với nhiều tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ. Hợp tác với một công ty vận tải uy tín lớn sẽ giúp cho doanh nghiệp tối ưu về mặt chi phí và thời gian.

Những tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ
Những tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ

#Thời gian vận chuyển chính xác

Hiện nay có không ít công ty vận tải đường bộ thực hiện công việc giao hàng trì trệ, muộn hơn so với thời gian dự kiến trong hợp đồng. Điều này sẽ khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, ví dụ như: mất uy tín đối với khách hàng, lô hàng cần gấp nhưng không thể làm được gì hơn ngoài việc chờ đợi,…

Vậy nên, bạn cần tìm hiểu và lựa chọn những công ty có thể đảm bảo tốt tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ là thời gian vận chuyển.

#Các gói dịch vụ cung cấp

Tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ cuối trong bài viết này đó chính là những gói dịch vụ chất lượng được cung cấp. Nếu bạn muốn biết công ty vận tải đó sở hữu dịch vụ Logistics như thế nào, thì nên tham khảo ở trên website, fanpage,…

Hoặc theo dõi những ý kiến, phản hồi của những khách hàng cũ đã từng sử dụng dịch vụ của họ để có cái nhìn khách quan hơn. Bên cạnh đó, hãy xem xét đơn vị đó có cung cấp những loại hình dịch vụ nào phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp không.

Những tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ
Những tiêu chí để đánh giá các đơn vị vận tải đường bộ

Lời kết

Nếu bạn đang tìm kiếm một công ty đạt đủ những tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ, thì Finlogistics xứng đáng là sự chọn lựa phù hợp ngay lúc này. Chúng tôi sẵn sàng cung cấp cho các doanh nghiệp dịch vụ Logistics uy tín hàng đầu hiện nay như: thông quan tờ khai, xử lý hàng ủy thác,… và đặc biệt là vận chuyển đa phương thức từ nội địa lẫn quốc tế. Liên hệ với chúng tôi ngay để được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Tieu-chi-danh-gia-don-vi-van-tai-duong-bo


Dich-vu-uy-thac-xuat-nhap-khau-00.png

Nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa gần đây của thế giới và Việt Nam ngày một tăng lên. Do đó, việc tìm kiếm dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu chất lượng của một đơn vị Logistics có chuyên môn là điều cực kỳ cần thiết, nhằm tối ưu thời gian và chi phí. Để có thể hiểu kỹ hơn về hình thức dịch vụ ủy thác này, mời các bạn cùng theo dõi bài viết hữu ích dưới đây của Finlogistics nhé!

Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu
Tìm hiểu dịch vụ ủy thác hàng hóa xuất nhập khẩu chi tiết


Tìm hiểu chung về dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu

#Khái niệm

Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu bao gồm 02 hoạt động chính: ủy thác xuất khẩuủy thác nhập khẩu. Các doanh nghiệp có thể sử dụng một trong 02 loại dịch vụ này hoặc đồng thời cả hai. Ủy thác xuất nhập khẩu là công việc của một cá nhân hoặc doanh nghiệp bất kỳ khi tiến hành thuê hoặc hợp tác với một đơn vị Logistics cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu.

Đơn vị này sẽ được hoặc thay mặt doanh nghiệp đó ủy quyền và tiến hành các thủ tục xuất/nhập khẩu hàng hóa theo thỏa thuận hợp đồng. Nói đơn giản, dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu là việc thuê ngoài (Outsourcing) một đơn vị cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu, nhằm mục đích tổ chức và thực hiện những hoạt động xuất/nhập khẩu hàng hóa cho bên bán/bên mua.

#Tính pháp lý

Các cá nhân, tổ chức được thành lập trong nước muốn thực hiện ủy thác thủ tục xuất/nhập khẩu hàng hóa cho cá nhân, tổ chức khác, thì phải đáp ứng được những quy định về người khai Hải Quan.

  • Dựa theo những quy định tại Điều 5, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, được sửa đổi & bổ sung tại Khoản 3, Điều 1, Nghị định số 59/2018/NĐ-CP.
  • Ngoài ra, thủ tục Hải Quan sẽ thực hiện theo quy định ghi tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư số 39/2018/TT-BTC
Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu
Tính pháp lý của dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu

Tại sao các doanh nghiệp lại cần đến dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu? 

Có nhiều lý do khiến cho các cá nhân, doanh nghiệp không trực tiếp đứng tên thực hiện những hoạt động xuất/nhập khẩu. Nguyên nhân phổ biến nhất là tình trạng thiếu nhân lực có kinh nghiệm, am hiểu các bước thủ tục, yêu cầu về pháp lý,…Cụ thể: 

  • Cá nhân không phải là pháp nhân để thực hiện xuất nhập khẩu: Thương mại toàn cầu càng phát triển, sẽ kéo theo nhu cầu buôn bán, thông thương quốc tế tăng trưởng. Tuy nhiên, nếu chỉ là một cá nhân, không phải là doanh nghiệp và không có tư cách pháp nhân, bạn thường sẽ không thể tiến hành mua bán và kết giao hợp đồng với những đối tác nước ngoài..
  • Những công ty mới thành lập, chưa có nhiều kinh nghiệm: Một số công ty, doanh nghiệp mới thành lập có thể sẽ gặp khó khăn trong quá trình giao thương quốc tế, do chưa quen làm thủ tục, thuế quan,…
  • Các mặt hàng mới hoặc mặt hàng đặc biệt: Nhiều doanh nghiệp có sự am hiểu nhất định trong giao thương hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên, những loại hàng hóa mới hoặc hàng đặc biệt dễ gặp phải khó khăn trong quá trình thông quan. Lúc này, việc thuê một công ty cung cấp dịch vụ ủy thác nhập khẩu  là sự lựa chọn tốt nhất.
  • Không đặt niềm tin vào những nhà cung cấp quốc tế: Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu tại nước ngoài là một trong những dịch vụ phát triển rất mạnh. Vì vậy, các đối tác quốc tế hoàn toàn có thể hỗ trợ doanh nghiệp của bạn trong hoạt động này.
Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu
Những lý do mà các doanh nghiệp cần làm ủy thác xuất nhập khẩu

Một vài nguyên tắc cơ bản trong dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu 

Nhằm bảo đảm hoạt động dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi và đúng Pháp luật, cả doanh nghiệp ủy thác lẫn đơn vị cung cấp dịch vụ ủy thác cần phải: 

  • Luôn tiến hành kiểm tra hàng hóa cẩn thận; xem xét kỹ lưỡng mặt hàng xuất/nhập khẩu nằm trong danh sách hàng bị cấm nhập/cấm xuất hay không;…  
  • Chuẩn bị kỹ các loại chứng từ cần thiết để xin cấp phép xuất/nhập khẩu hàng hóa. 
  • Khi đã có bộ chứng từ hàng hóa, bên nhận ủy thác có trách nhiệm thực hiện thủ tục Hải Quan hiện hành.
  • Kiểm tra kỹ năng lực và kinh nghiệm của đơn vị tiếp nhận làm dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu.
  • Ký kết thỏa thuận, hợp đồng lô hàng xuất nhập khẩu rõ ràng.

Quy trình thực hiện dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu của Finlogistics

Finlogistics là đơn vị cung cấp dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu uy tín và chuyên nghiệp hàng đầu hiện nay, bao gồm:

#Ủy thác xuất khẩu

Quá trình ủy thác xuất khẩu hàng hóa nói chung sẽ được Finlogistics tiến hành như sau:

  • Bước 1: Ký kết hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa (Finlogistics gửi cho đối tác mẫu Hợp đồng ủy thác xuất khẩu, khách hàng sẽ hoàn thiện thông tin và ký gửi lại cho Finlogistics).
  • Bước 2: Thanh toán hoặc chi hộ hàng hóa + dịch vụ (Finlogistics làm Hợp đồng với bên nhập khẩu và nhận thanh toán tiền hàng hóa từ bên nhập khẩu).
  • Bước 3: Sắp xếp lịch trình vận chuyển hàng hóa (Finlogistics hoặc bên nhập khẩu bố trí phương tiện vận tải về cửa khẩu theo điều kiện giao hàng như đã thỏa thuận).
  • Bước 4: Thông quan hàng hóa tại Hải Quan (Finlogistics sẽ chuẩn bị hồ sơ Hải Quan và làm thủ tục thông quan hàng hóa. Khách hàng thuê dịch vụ ủy thác phải có hóa đơn đầu vào xuất cho Finlogistics)
  • Bước 5: Thanh toán chi phí (Finlogistics tập hợp chứng từ, làm Debit và xuất hóa đơn cho khách hàng. Khách hàng thanh toán theo Hợp đồng ủy thác xuất khẩu và Finlogistics sẽ chuyển lại tiền hàng cho khách hàng).
Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu
Các bước thực hiện ủy thác xuất khẩu hàng hóa

>>> Xem thêm: Nhập khẩu ủy thác hàng Trung Quốc cần chú ý những điều gì?

#Ủy thác nhập khẩu

Quá trình ủy thác nhập khẩu hàng hóa nói chung sẽ được Finlogistics tiến hành như sau:

  • Bước 1: Ký Hợp đồng ủy thác nhập khẩu hàng hóa (Finlogistics gửi mẫu hợp đồng ủy thác nhập khẩu, khách hàng sẽ hoàn thiện thông tin và ký gửi lại cho Finlogistics).
  • Bước 2: Thanh toán chi phí hợp đồng tạm ứng.
  • Bước 3: Sắp xếp lịch trình vận chuyển hàng hóa (Finlogistics hoặc bên xuất khẩu bố trí phương tiện vận tải về cửa khẩu theo điều kiện giao hàng như đã thỏa thuận).
  • Bước 4: Thông quan hàng hóa qua Hải Quan (Finlogistics chuẩn bị bộ hồ sơ Hải Quan và làm thủ tục thông quan hàng hóa)
  • Bước 5: Thanh toán chi phí (Finlogistics tập hợp chứng từ và xuất hóa đơn cho khách hàng. Khách hàng tiến hành thanh toán chi phí theo Hợp đồng ủy thác nhập khẩu).
Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu
Các bước thực hiện ủy thác nhập khẩu hàng hóa

#Lợi ích khi sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu của Finlogistics

Chọn lựa sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa tại Finlogistics, các cá nhân, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức và chi phí, bao gồm: 

  • Khách hàng không cần phải đứng tên khi xuất nhập khẩu hàng hóa.
  • Không gặp phải những “trouble” lớn về thủ tục Hải Quan, thuế phí,…
  • Dịch vụ bao trọn gói, chỉ phải thanh toán một lần và cam kết không phát sinh thêm chi phí.
  • Thực hiện mua bán hàng hóa quốc tế nhưng chỉ cần thông qua hóa đơn VAT thông thường.
  • Uy tín – trách nhiệm – bảo mật toàn bộ thông tin của khách hàng và lô hàng.
  • Chi phí dịch vụ ủy thác hợp lý đối với từng loại mặt hàng, cùng mức giá cạnh tranh và ưu đãi hàng đầu trên thị trường hiện nay.

Ngoài ra, dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu tại Finlogistics cũng được thực hiện trên đa dạng những phương thức vận tải phổ biến như: đường bộ, đường biển, đường hàng không,… Chúng tôi cũng nhận thực hiện ủy thác xuất nhập khẩu tại tất cả những quốc gia trên thế giới, đảm bảo về mặt Pháp luật và không vi phạm những chính sách của Liên hợp quốc.

Tổng kết

Finlogistics là một trong những đơn vị được cấp phép cung cấp dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu tại thị trường Việt Nam. Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực, chúng tôi cam kết mang tới cho khách hàng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu trọn gói uy tín, chuyên nghiệp và tận tâm nhất. Nếu bạn có nhu cầu cụ thể, vui lòng liên hệ với đội ngũ chuyên viên của chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết và báo giá hoàn toàn MIỄN PHÍ nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Dich-vu-uy-thac-xuat-nhap-khau


Dich-vu-xuat-nhap-khau-tron-goi-00.png

Dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói hiện nay đang là xu hướng mới trong ngành vận tải đường biển. Dịch vụ này được dự báo sẽ phát triển theo cấp số nhân tại thị trường Việt Nam trong thời gian tới.

Khi mà số lượng các doanh nghiệp nước ngoài đặt nhà máy trong nước ngày một tăng cũng như các chính sách khuyến khích xuất khẩu của Chính phủ. Dịch vụ này không chỉ mang đến nhiều lợi ích về mặt thời gian mà còn, giúp doanh nghiệp tránh mất các chi phí tốn kém.

Điều này cũng có thể đặc biệt quan trọng đối với một số doanh nghiệp nhỏ lẻ, không có lợi thế về ngân sách cho hoạt động Logistics. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói qua bài viết này cùng Finlogistics nhé!

Dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói
Tìm hiểu dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói chi tiết


Tìm hiểu dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói là gì?

Định nghĩa dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói

Giải thích một cách ngắn gọn, dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói là tổng hợp những nghiệp vụ liên quan đến hoạt động ngoại thương như: ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, thủ tục Hải Quan, thủ tục đăng ký và kiểm tra với cơ quan Nhà nước (xin giấy phép xuất nhập khẩu, đăng ký kiểm dịch, phun trùng, công bố sản phẩm, kiểm tra chất lượng, đăng kiểm, xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – C/O,…

Trong đó, bên công ty chuyên dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói sẽ đứng ra đảm nhận và thực hiện tất tần tật, thay cho bên yêu cầu dịch vụ. Dịch vụ Logistics là nằm trong dịch vụ xuất nhập trọn gói, có thể hiểu đơn giản là các bước quản lý dòng luân chuyển hàng hóa, sản phẩm, vật tư,… từ nơi sản xuất (hoặc nơi nhận hàng) cho đến nơi tiêu thụ (hoặc nơi trả hàng).

Dịch vụ này còn áp dụng đối với vận chuyển hàng hóa và vật tư đa phương tiện. Thuật ngữ này được cộng đồng quốc tế sử dụng chung, do đó thay vì gọi là dịch vụ hậu cần, giao – nhận hàng hóa hay vận chuyển hàng hóa vật tư đa phương tiện,… thì người ta sẽ gọi tắt chung là dịch vụ Logistics.

Tại sao nên thuê dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói?

Đây là một trong những câu hỏi mà chúng tôi nhận được nhiều nhất. Công ty, doanh nghiệp chưa từng xuất khẩu, nhập khẩu hàng thì có thể tự mua hàng hoặc tự xuất khẩu hàng được không? Hay cần phải tiến hành thuê dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói bên ngoài?

Đối với những người đã từng làm việc trong ngành này thì việc tự làm xuất nhập khẩu đã còn gặp nhiều khó khăn, vậy những người mới tìm hiểu, “chân ướt chân ráo” về nghề này thì chắc chắn còn khó hơn gấp bội.

Bởi để có thể tự mình làm các bước xuất nhập khẩu hàng hóa cần phải có kiến thức, có hiểu biết, có đội ngũ Sales chất lượng,… Ngoài ra, còn cần tìm hiểu thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, thực hiện vận chuyển, làm việc với Hải Quan, giao nhận hàng hóa,… 

Trong trường hợp nếu bạn đã biết mua – nhập hàng hóa ở đâu hay xuất hàng cho đối tác nào, nhưng vẫn chưa biết cách thực hiện vận chuyển, thông quan Hải Quan hay tiến hành giao nhận hàng hóa thế nào thì cách tốt nhất là nên thuê dịch vụ Logistics – xuất nhập khẩu trọn gói.

Hiện tại, ở Việt Nam có khá nhiều công ty, đơn vị Logistics cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói đa dạng và toàn diện, từ khâu làm thủ tục vận chuyển hàng hóa cho đến đóng thuế phí hay thanh toán,… Những công ty này đều có nhiều lợi thế và giúp cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa của bạn trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói
Những lý do nên sử dụng dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa trọn gói

Lợi ích từ việc thuê dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói

Khi thuê dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói sẽ mang lại một số lợi ích lớn cho các doanh nghiệp như:

#Mạng lưới phủ rộng khắp và sẵn sàng sử dụng

Đây sẽ là một lợi thế lớn từ bên Logistic thứ ba đem lại cho các doanh nghiệp thuê dịch vụ. Bạn sẽ được sử dụng dịch vụ Logistic toàn cầu của họ. Không chỉ có quyền lựa chọn những công ty lớn và danh tiếng mà bạn còn có được các mức giá ưu đãi về cước phí vận chuyển – dịch vụ, từ đó nâng cao khả năng nguồn vốn một cách hợp lý.

#Tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển

Đối với các chủ doanh nghiệp thì việc tối ưu tài chính và thời gian sẽ được đặt lên hàng đầu. Tuy những điều không trực tiếp giúp công ty của bạn tiết kiệm được tiền nhưng chính giá trị của nó sẽ đem lại cho bản thân bạn cũng như doanh nghiệp, nhờ những hoạt động hiệu quả trong quá trình đóng gói, vận chuyển hàng hóa, vận hành kho bãi,… 

#Bên Logistics thứ ba có tính linh hoạt cao

Khi tiến hành thuê ngoài một công ty Logistics, thì bạn có thể tự do chọn lựa một trong những dịch vụ phù hợp với doanh nghiệp của mình. Nếu hàng hóa của bạn là loại hàng lẻ thì việc lựa chọn hãng tàu vận chuyển là rất khó khăn, nhưng nếu thông qua một đơn vị cung cấp dịch vụ Logistics thì công việc này lại trở lên dễ dàng hơn rất nhiều.

Với những lợi ích đặc biệt kể trên thì chắc bạn hiểu được phần nào nhu cầu thiết yếu của việc ra đời bên cung cấp Logistic thứ ba và những lợi ích đem lại cho công ty khi sử dụng loại dịch vụ này.

Nếu như thuê dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói thì bạn sẽ được hưởng nhiều tiện ích như vậy. Đây cũng chính là giải pháp tốt nhất dành cho những người mới làm nghiệp vụ xuất nhập khẩu và chưa thành thạo về thủ tục Hải Quan hay thủ tục giao nhận hàng hóa.

Dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói
Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa trọn gói mang lại những lợi ích như thế nào?

>>> Xem thêm: Các bước xuất nhập khẩu chi tiết đối với doanh nghiệp lần đầu thực hiện

Những loại dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói phổ biến hiện nay

Dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói phổ biến hàng đầu được nhiều doanh nghiệp chọn lựa hiện này có thể kể đến như:

  • Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa kinh doanh thương mại
  • Dịch vụ tạm nhập tái xuất/ tạm xuất tái nhập hàng hóa
  • Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa đầu tư có thuế hoặc miễn thuế
  • Dịch vụ xuất nhập khẩu đối với hàng hóa gia công
  • Dịch vụ nhập khẩu mặt hàng nguyên liệu dùng để sản xuất hàng xuất khẩu
  • Dịch vụ xuất nhập khẩu phi mậu dịch (hàng cho tặng, hàng viện trợ, hàng đặc biệt,…)

Trong bối cảnh nhu cầu trao đổi hàng hóa và xuất nhập khẩu ngày càng phát triển theo hướng chuyên môn hóa và hiện đại hóa, thì các công ty sẽ tập trung phát triển chuyên sâu vào những lĩnh vực của mình.

Điều này nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ có chất lượng tốt nhất và cạnh tranh trong thế giới mở như hiện nay. Dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói chính là người bạn đồng hành cùng các doanh nghiệp và là cầu nối lớn giúp doanh nghiệp tiếp cận được thị trường thế giới một cách dễ dàng, nhanh chóng và tự tin.

Dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói
Một số loại hình dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa trọn gói hiện nay

Quy trình các bước làm dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói chi tiết tại Finlogistics

Dưới đây là quy trình thực hiện dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói mẫu của công ty Finlogistics:

  • Tư vấn và thương thảo cùng với khách hàng, tìm kiếm nguồn hàng và ký kết hợp đồng ngoại thương (Sales Contract) với những điều kiện thỏa thuận và giá cả tốt nhất.
  • Dịch vụ xin các loại giấy phép, chứng từ xuất nhập khẩu đối với những loại mặt hàng được yêu cầu.
  • Tiến hành thanh toán cước phí quốc tế (mở L/C, TTR,…).
  • Tổ chức theo dõi sát sao những lô hàng đến hoặc đi mọi lúc mọi nơi.
  • Booking container, tàu, làm Bill cho lô hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
  • Dịch vụ thẩm định giá khai báo Hải Quan, tính chính xác các loại thuế phí phải nộp.
  • Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và tiến hành thủ tục Hải Quan theo đúng quy định.
  • Chuẩn bị sẵn thủ tục đăng kiểm hoặc kiểm tra chất lượng, giám định,…
  • Các bước thông quan và vận chuyển hàng hóa về kho theo yêu cầu của khách hàng.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Dich-vu-xuat-nhap-khau-tron-goi


Quy-dinh-ve-van-tai-hang-hoa-duong-bo-00.png

Nhằm điều hành và quản lý tốt hoạt động vận tải hàng hóa đường bộ, Nhà nước đã đưa ra khá nhiều quy định nghiêm ngặt. Do đó, các doanh nghiệp và đơn vị vận tải cần nắm rõ những Văn bản Pháp lý và quy định về vận tải hàng hóa đường bộ, để thực hiện đúng và tránh bị phạt. Vậy cụ thể những quy định này như thế nào? Hãy tìm hiểu rõ hơn với Finlogistics qua bài viết chi tiết này nhé!

Quy định về vận tải hàng hóa đường bộ
Quy định về vận tải hàng hóa đường bộ


Quy định về vận tải hàng hóa đường bộ căn cứ theo văn bản pháp lý nào?

Theo Điều 64, Chương VI, Bộ luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 đã ghi rõ quy định về vận tải hàng hóa đường bộ như sau:

1. Hoạt động vận tải đường bộ sẽ gồm hoạt động vận tải không kinh doanh và hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ. Trong đó, kinh doanh vận tải đường bộ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, dựa theo quy định của Pháp luật.

2. Việc kinh doanh vận tải đường bộ sẽ gồm có kinh doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải hàng hóa.

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 64, Bộ luật Giao thông đường bộ năm 2008, có đưa ra quy định về vận tải hàng hóa đường bộ, bao gồm:

  • Hoạt động vận tải nhưng không mở kinh doanh
  • Hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ (đơn vị vận tải)

Hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ chính là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, dựa theo các quy định về vận tải hàng hóa đường bộ của Pháp luật, bao gồm:

  • Phải sở hữu giấy phép kinh doanh vận tải đường bộ còn thời hạn.
  • Phải sở hữu phương tiện vận tải với số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng phù hợp với hình thức kinh doanh (phương tiện kinh doanh vận tải phải được gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định của Chính phủ).
  • Đảm bảo số lượng tài xế và nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với những phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản giấy tờ.
  • Nhân việc phục vụ vận chuyển hàng hóa trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải đường bộ, an toàn giao thông.
  • Không sử dụng tài xế đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề, dựa theo quy định của Pháp luật.
Quy định về vận tải hàng hóa đường bộ
Quy định về vận tải hàng hóa đường bộ

>>> Xem thêm: Hình thức vận chuyển qua biên giới hàng đường bộ

Quy định về vận tải hàng hóa đường bộ bắt đầu từ ngày 15/02/2024

Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư số 41/2023 nhằm sửa đổi và bổ sung cho Thông tư số 35/2013, quy định về vận tải hàng hóa đường bộ ở trên phương tiện giao thông, đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/02/2024.

#Đối với từng loại hàng hóa đường bộ cụ thể

Theo Thông tư số 41/2023, thì khi vận chuyển loại hàng rời thì phải sử dụng phương tiện có khoang chở hàng phù hợp, nhằm đảm bảo hàng hóa đã được che phủ chắc chắn và không bị rơi vãi ra ngoài. Hơn nữa, chiều cao tối đa của hàng hóa phải thấp hơn, so với mép trên thành thùng phương tiện.

Đối với loại hàng bao kiện, quy định về vận tải hàng hóa đường bộ mới cũng buộc các kiện hàng có khối lượng nặng hơn và có bao gói cứng, ổn định thì được sắp xếp ở phía dưới cùng. Những kiện hàng có kích thước giống với nhau sẽ được sắp xếp cùng vị trí. Nếu kiện hàng bị nghiêng hoặc xô lệch phải được xếp vào chính giữa để đảm bảo hạn chế tình trạng hàng bị xáo trộn trong quá trình vận chuyển.

Trường hợp giữa những kiện hàng có khoảng cách, thì đơn vị vận chuyển phải dùng các trang thiết bị hoặc dụng cụ chèn, lót để chống va chạm và xê dịch trong quá trình vận chuyển. Trường hợp nếu sau khi sắp xếp hàng hóa xong mà vẫn còn có khoảng trống trong thùng của phương tiện vận tải thì đơn vị vận chuyển phải tiến hành gia cố để cố định hàng hóa.

Đối với loại hàng dạng trụ, thì phải sắp xếp nằm ngang hoặc nằm chiều dọc theo độ dài phương tiện, tùy thuộc vào độ dài của hàng hóa, so với thùng hàng của phương tiện. Khi đặt hàng nằm ngang thì phải đặt vuông góc với chiều dài của phương tiện, theo quy định về vận tải hàng hóa đường bộ.

Nếu hàng dạng trụ có chiều cao nhỏ hơn hoặc bằng đường kính thùng hàng thì phải được đặt thẳng đứng, sao cho phần trục của hàng dạng trụ nằm vuông góc với mặt đáy của thùng phương tiện hoặc phải thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

Thông tư trên cũng quy định rõ, khi xếp loại hàng này phải được tiến hành chằng buộc (Lashing) chắc chắn vào thành của phương tiện. Hoặc phải sử dụng thùng hàng chuyên dụng, giá kê, giá đỡ có những thiết bị chêm, đế chêm hoặc máng, thiết bị chèn lót, chằng buộc và gia cố để có thể cố định ở trên sàn thùng xe.

Công việc này nhằm đảm bảo chắc chắn và tránh dịch chuyển hàng hóa theo phương ngang, phương dọc và phương thẳng đứng, gâ nguy hiểm trong quá trình vận chuyển.

Đối với loại hàng dạng trụ có bề mặt trơn nhẵn, thì khi xếp chồng hàng lên nhau phải sử dụng những vật liệu đệm lót kê giữa các lớp hàng, giúp chống trơn trượt. Khi xếp hàng vào thùng container thì phải phù hợp với loại hàng hóa và những đặc tính riêng của hàng hóa đó. Ngoài ra, quy định về vận tải hàng hóa đường bộ bắt buộc chèn lót hàng hóa trong container không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển.

Khi vận chuyển hàng container thì phải sử dụng tổ hợp xe đầu kéo, kết hợp với rơ-moóc, sơ mi rơ-moóc hoặc loại xe ô tô tải có thể vận chuyển container phù hợp. Thùng container phải được lắp đặt cố định và chắc chắn với phương tiện, thông qua những cơ cấu khóa hãm, nhằm đảm bảo hàng không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển.

Quy định về vận tải hàng hóa đường bộ
Quy định về vận tải hàng hóa đường bộ

#Quy định rõ về trách nhiệm

Thông tư cũng quy định rõ về trách nhiệm của các đơn vị vận tải, người lái xe và người áp tải khi tiến hành xếp hàng hóa trên phương tiện vận chuyển. Cụ thể, đơn vị vận tải phải tuân thủ quy trình bốc xếp hàng hóa trên phương tiện theo quy định về vận tải hàng hóa đường bộ, ghi tại Thông tư này và những Văn bản quy phạm Pháp luật khác có liên quan đến hoạt động này.

Trước khi thực hiện các bước trong quy trình vận chuyển theo quy định về vận tải hàng hóa đường bộ, đơn vị vận tải phải cung cấp đầy đủ những thông tin cho tài xế, người áp tải và người xếp hàng về: đặc điểm – tính chất của hàng hóa, kích thước và khối lượng của hàng hóa, bao kiện, khối lượng hàng hóa được phép tham gia giao thông của phương tiện vận tải, tải trọng và khổ giới hạn cho phép của đường bộ ở trên toàn tuyến đường vận chuyển. Đồng thời, đơn vị vận tải cũng chịu trách nhiệm về tính chính xác của những thông tin cung cấp.

Đối với tài xế, người áp tải, thì bên cạnh việc tuân thủ quy định về vận tải hàng hóa đường bộ ở trên phương tiện,  thì trước khi thực hiện nhiệm vụ vận chuyển phải thực hiện các bước kiểm tra hàng hóa. Công việc này giúp đảm bảo hàng hóa đã được sắp xếp, che chắn, chằng buộc, gia cố và chèn lót chắc chắn, để có thể đối chiếu với những thông tin do bên đơn vị vận tải cung cấp và hướng dẫn chung của nhà sản xuất. Bước này sẽ bảo đảm phương tiện không chở vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép khi tham gia giao thông.

Kết luận

Trên đây là những quy định về vận tải hàng hóa đường bộ do Nhà nước ban hành mà các doanh nghiệp đang quan tâm. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm một đơn vị để lo hết quá trình vận chuyển hàng đường bộ từ các cửa khẩu, hãy nhấc máy gọi ngay cho Finlogistics qua số hotline bên dưới. Chúng tôi sẽ kịp thời hỗ trợ và giải quyết giúp bạn đơn hành một cách nhanh chóng, uy tín và tối ưu nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Quy-dinh-ve-van-tai-hang-hoa-duong-bo


Uu-nhuoc-diem-cua-van-tai-duong-bo-00.png

Những ưu nhược điểm của vận tải đường bộ đang được nhiều người quan tâm, nhằm phù hợp với từng loại hàng hóa và nhu cầu của khách hàng. Vậy chi tiết những ưu thế và hạn chế của phương thức này thế nào? Hãy để Finlogistics giải đáp thắc mắc này của bạn nhé!

Ưu nhược điểm của vận tải đường bộ
Làm rõ chi tiết những ưu nhược điểm của vận tải đường bộ


Các phương thức vận chuyển hàng hóa phổ biển hiện nay

Tính đến thời điểm hiện tại, có 05 phương thức vận chuyển hàng hóa phổ biến, bao gồm:

  1. Vận tải hàng bằng đường bộ
  2. Vận tải hàng bằng đường biển
  3. Vận tải hàng bằng đường hàng không
  4. Vận tải hàng bằng đường sắt
  5. Vận tải hàng bằng đường ống

Không chỉ được áp dụng phát triển mạnh tại Việt Nam, những phương thức vận chuyển này cũng được các quốc gia trên thế giới chọn lựa sử dụng. Mỗi phương thức vận chuyển hàng hóa này đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng.

Theo đó, vận tải đường bộ chính là hình thức vận chuyển hàng hóa được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Trong quá trình vận tải hàng hóa bằng đường bộ, thì những đơn vị vận chuyển sẽ sử dụng: xe tải, xe container hoặc xe đầu kéo,… để chuyên chở các loại hàng hóa từ điểm nhận hàng đến điểm giao hàng cuối cùng.

Bởi vì đã xuất hiện từ rất lâu ở trên thị trường nên những ưu nhược điểm của vận tải đường bộ đều được thể hiện rất rõ. Trải qua thời gian phát triển lâu dài và ổn định, hệ thống các phương tiện đường bộ ngày càng tiên tiến và tối ưu hơn. Vì thế nên các ưu điểm của vận tải đường bộ cũng được nâng lên đáng kể.

Ưu nhược điểm của vận tải đường bộ
Doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ các ưu điểm và hạn chế của vận tải đường bộ

Những ưu nhược điểm của vận tải đường bộ chi tiết

Ưu điểm của vận tải đường bộ

Vận tải hàng hóa đường bộ có những ưu điểm nổi bật như sau:

  • Điểm mạnh lớn nhất của phương thức vận tải đường bộ chính là sự linh hoạt trong quá trình vận chuyển, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cũng như lịch trình cố định. Ngoài ra, thời gian và địa điểm giao nhận hàng hóa có thể thương lượng được giữa bên yêu cầu và bên dịch vụ vận tải.
  • Bạn cũng có thể tự do lựa chọn loại phương tiện, tuyến đường vận chuyển hoặc số lượng hàng hóa vận chuyển theo yêu cầu riêng. Do đó, hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ đa phần sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí hiệu quả so với những phương thức vận chuyển khác.
  • Ưu điểm của vận tải đường bộ thể hiện rõ ràng ở khoảng cách vận chuyển ngắn và trung bình. Phương thức này rất hiệu quả và tiết kiệm thời gian, nếu như so với hình thức vận tải khác như: đường sắt, đường biển hay đường hàng không,…
  • Hình thức vận tải này cũng có khả năng đóng gói và bảo quản hàng hóa cao, nhằm bảo đảm chất lượng của hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển trên đường.
  • Trong quá trình vận chuyển, thì hàng hóa sẽ được chuyên chở trực tiếp từ kho của người gửi đến kho của người nhận mà không đi qua bất kì địa điểm trung gian vận chuyển nào. Do đó sẽ không có công đoạn bốc xếp hàng hóa bằng nhân công, vì điều này có thể gây độn chi phí lên cao.
Ưu nhược điểm của vận tải đường bộ
Những ưu điểm của vận tải đường bộ là gì?

>>> Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ mới nhất

Hạn chế của vận tải đường bộ

Đây là các hạn chế lớn nhất khi khách hàng tìm hiểu về những ưu nhược điểm của vận tải đường bộ:

  • Đối với phương thức vận tải hàng hóa đường bộ, thì bạn sẽ phải mất thêm nhiều thời gian và chi phí bên ngoài như: cước tại trạm thu phí, chi phí nhiên liệu, chi phí cầu đường,…
  • Vận tải đường bộ vẫn còn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro như: tắc đường, kẹt xe,… hoặc thậm chí là tai nạn giao thông trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Do đó, chủ yếu các phương tiên sẽ chia thành nhiều đơn hàng nhỏ lẻ để dễ dàng vận chuyển. Điều này sẽ ảnh hưởng khá lớn đến hàng hóa cũng như thời gian giao hàng
  • Phương thức này thường không vận chuyển được những loại hàng hóa cỡ lớn. Khối lượng và kích thước của hàng hóa vận chuyển còn hạn chế hơn nhiều so với việc vận chuyển bằng đường biển và đường sắt.
  • Phương thức này cũng phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố thời tiết. Ví dụ như nếu trời mưa bão lớn gây ngập lụt trên diện rộng thì sẽ khiến thời gian và kế hoạch vận chuyển hàng hóa đường bộ cũng bị ảnh hưởng theo.

Lời kết

Trên đây là những ưu nhược điểm của vận tải đường bộ mà bạn đang quan tâm. Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm một đơn vị vận tải hàng đường bộ uy tín và cung cấp dịch vụ chất lượng hàng đầu, hãy gọi cho Finlogistics qua liên hệ bên dưới để được hỗ trợ nhanh chóng và tốt nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Uu-nhuoc-diem-cua-van-tai-duong-bo


Gia-cuoc-van-chuyen-hang-hoa-duong-bo-00.png

Giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, khi bạn cần vận chuyển hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác. Nhưng do nhiều tác nhân mà mức giá này thường không cố định. Nhằm hiểu rõ hơn về giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ và cách tính toán chúng, bài viết này của Finlogistics sẽ cung cấp cho bạn những nội dung, thông tin hữu ích và chi tiết về vấn đề này!

Giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ
Tìm hiểu khái niệm giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ


Giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ là gì?

Khái niệm

Để có thể biết được cách tính cước phí vận chuyển đường bộ như thế nào thì chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ hơn về loại cước phí này. Hiểu một cách đơn giản, cước phí vận chuyển chính là số tiền mà người gửi hàng phải tiến hành trả cho những đơn vị vận chuyển, để chuyển – gửi hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, trong khoảng thời gian nhất định.

Quy định chung về cước phí vận chuyển

Cước phí ở mỗi đơn vị vận chuyển sẽ khác nhau và có từng mức giá cụ thể. Để biết được cước phí vận chuyển chính xác cho mỗi chuyến gửi hàng thì còn phải tùy thuộc vào phương thức giao hàng mà bên yêu cầu vận chuyển lựa chọn.
Tuy nhiên, tất cả các mục đều phải đảm bảo tuân theo những quy định về cách tính cước phí vận chuyển hàng hóa đường bộ. Theo đó, cách tính cước phí vận chuyển tại Việt Nam sẽ dựa trên 02 yếu tố đó là khối lượng của hàng hóa và phương thức vận chuyển.
Đơn vị tính cước phí sẽ là T x Km. Trong đó, khối lượng hàng hóa được tính cước là trọng lượng vận chuyển cả bao bì, tính theo đơn vị tấn (T). Khoảng cách tính cước vận chuyển được xem là khoảng cách thực tế trên xe có hàng, tính theo đơn vị Km và khoảng cách tối thiểu quy định là 01 mét.

Hướng dẫn cách tính giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ chi tiết

Các yếu tố xem xét

Để có thể tính toán được giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ, có một vài yếu tố quan trọng cần được xem xét. Đầu tiên, bạn cần phải xác định được khoảng cách giữa điểm đi (điểm nhận hàng) và điểm đến (điểm trả hàng).

Khoảng cách này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá cước, vì nó liên quan trực tiếp đến thời gian cũng như những tổn thất, tiêu hao trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Bạn cũng nên xem xét đến trọng lượng và kích thước tổng thể của hàng hóa cần vận chuyển, vì những yếu tố này sẽ tác động đến sức chứa và khả năng vận chuyển bình thường của xe.

Cuối cùng, là các bước kiểm tra những yêu cầu đặc biệt, ví dụ như hàng hóa yêu cầu về điều kiện nhiệt độ hay những giấy tờ, chứng từ liên quan đến Hải Quan,… Tất cả những yếu tố quan trọng này sẽ ảnh hưởng đến cước phí vận chuyển hàng hóa đường bộ cuối cùng.

Giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ
Hướng dẫn cách tính giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ

Công thức tính

Dưới đây là công thức chung để tính toán giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ:

Giá cước = (Khoảng cách x Giá cước trên 01 km) + (Phí cố định) + (Phí xử lý hàng hóa) + (Phụ phí khác)

Trong công thức trên:

  • Khoảng cách sẽ được tính theo đơn vị Km, giá cước trên 01 km sẽ do công ty vận chuyển xác định, dựa trên những yếu tố như: phân loại hàng hóa, phân loại xe và thị trường vận chuyển.
  • Phí cố định chính là một khoản chi phí không thay đổi, phụ thuộc theo quãng đường hoặc thời gian vận chuyển.
  • Phí xử lý hàng hóa sẽ áp dụng cho công việc bốc dỡ và kiểm tra hàng hóa khi cần.
  • Phụ phí là những khoản phí phụ thuộc vào những yêu cầu đặc biệt của khách hàng hoặc những chi phí ngoài dự tính.

Để giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ, dưới đây là một bảng đơn giá cước tham khảo:

Trọng lượng hàng (kg) Khoảng cách (km) Giá cước (VNĐ)
1000 100 500,000
2000 200 1,000,000
3000 300 1,500,000

Bảng trên chỉ là một ví dụ điển hình và giá cước trên thực tế có thể thay đổi, tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Để có thể nắm chắc giá cước chi tiết và chính xác nhất, bạn nên liên hệ cho các công ty vận chuyển hoặc nhà cung cấp dịch vụ Logistics như Finlogistics để được tư vấn và báo giá kịp thời.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu những chứng từ vận tải đường bộ quan trọng

Bảng giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ tại Finlogistics

Giá cước từ cửa khẩu Hữu Nghị đi các tỉnh

ĐIỂM NHẬN HÀNG

ĐIỂM TRẢ HÀNG

SỐ KM


1,25T/1,5T

2,5T

3,5T

5T

8T

10T

13T

C40/45

Moóc sàn

Moóc rào

CUT OFF

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Bắc Giang, Việt Yên

140

1.800.000 VNĐ

2.100.000 VNĐ

2.450.000 VNĐ

2.900.000 VNĐ

3.000.000 VNĐ

3.250.000 VNĐ

3.800.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

5.800.000 VNĐ

6.200.000 VNĐ

12H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Bắc Ninh (trừ Thuận Thành)

150

1.900.000 VNĐ

2.200.000 VNĐ

2.550.000 VNĐ

3.000.000 VNĐ

3.200.000 VNĐ

3.350.000 VNĐ

4.100.000 VNĐ

5.400.000 VNĐ

6.000.000 VNĐ

6.300.000 VNĐ

12H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Thuận Thành, Bắc Ninh

165

2.100.000 VNĐ

2.400.000 VNĐ

2.800.000 VNĐ

3.250.000 VNĐ

3.500.000 VNĐ

3.700.000 VNĐ

4.600.000 VNĐ

6.000.000 VNĐ

6.700.000 VNĐ

6.700.000 VNĐ

12H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Thái Nguyên (Phổ Yên)

190

2.600.000 VNĐ

3.000.000 VNĐ

3.400.000 VNĐ

3.900.000 VNĐ

4.400.000 VNĐ

4.700.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

7.000.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

14H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Vĩnh Phúc (Bình Xuyên)

200

2.600.000 VNĐ

3.000.000 VNĐ

3.400.000 VNĐ

3.900.000 VNĐ

4.400.000 VNĐ

4.700.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

7.000.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

14H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Phú Thọ (Việt Trì)

240

3.100.000 VNĐ

3.700.000 VNĐ

4.000.000 VNĐ

4.800.000 VNĐ

5.400.000 VNĐ

5.800.000 VNĐ

6.500.000 VNĐ

8.300.000 VNĐ

9.500.000 VNĐ

9.500.000 VNĐ

18H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Hà Nội (Đông Anh, Gia Lâm)

190

2.600.000 VNĐ

3.000.000 VNĐ

3.400.000 VNĐ

3.900.000 VNĐ

4.400.000 VNĐ

4.700.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

7.000.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

14H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Hà Nội (Thạch Thất, Phú Xuyên)

210

2.800.000 VNĐ

3.200.000 VNĐ

3.600.000 VNĐ

4.200.000 VNĐ

4.900.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

5.900.000 VNĐ

7.500.000 VNĐ

8.500.000 VNĐ

8.500.000 VNĐ

18H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Hòa Bình (Lương Sơn)

270

3.100.000 VNĐ

3.700.000 VNĐ

4.100.000 VNĐ

4.900.000 VNĐ

5.400.000 VNĐ

5.800.000 VNĐ

6.600.000 VNĐ

8.700.000 VNĐ

10.000.000 VNĐ

10.000.000 VNĐ

18H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Hưng Yên (Phố Nối)

180

2.600.000 VNĐ

3.000.000 VNĐ

3.400.000 VNĐ

3.900.000 VNĐ

4.400.000 VNĐ

4.700.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

7.000.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

14H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Hải Dương (Thành phố)

180

2.600.000 VNĐ

3.000.000 VNĐ

3.400.000 VNĐ

3.900.000 VNĐ

4.400.000 VNĐ

4.700.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

7.000.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

14H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Hải Phòng (Nội thành)

230

3.100.000 VNĐ

3.700.000 VNĐ

4.000.000 VNĐ

4.800.000 VNĐ

5.400.000 VNĐ

5.800.000 VNĐ

6.500.000 VNĐ

8.300.000 VNĐ

9.500.000 VNĐ

9.500.000 VNĐ

18H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Hải Phòng (Vinfast)

250

3.400.000 VNĐ

4.000.000 VNĐ

4.300.000 VNĐ

5.300.000 VNĐ

5.900.000 VNĐ

6.300.000 VNĐ

7.000.000 VNĐ

8.700.000 VNĐ

10.000.000 VNĐ

10.000.000 VNĐ

18H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Hà Nam (Đồng Văn)

230

3.100.000 VNĐ

3.700.000 VNĐ

4.000.000 VNĐ

4.800.000 VNĐ

5.400.000 VNĐ

5.800.000 VNĐ

6.500.000 VNĐ

8.300.000 VNĐ

9.500.000 VNĐ

9.500.000 VNĐ

18H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Nam Định (Thành phố)

280

3.300.000 VNĐ

3.900.000 VNĐ

4.500.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

5.900.000 VNĐ

6.300.000 VNĐ

7.000.000 VNĐ

9.500.000 VNĐ

11.000.000 VNĐ

11.000.000 VNĐ

18H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Thái Bình (Thành phố)

280

3.300.000 VNĐ

3.900.000 VNĐ

4.500.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

5.900.000 VNĐ

6.300.000 VNĐ

7.000.000 VNĐ

9.500.000 VNĐ

11.000.000 VNĐ

11.000.000 VNĐ

18H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Ninh Bình (Thành phố)

280

3.300.000 VNĐ

3.900.000 VNĐ

4.500.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

5.900.000 VNĐ

6.300.000 VNĐ

7.000.000 VNĐ

9.500.000 VNĐ

11.000.000 VNĐ

11.000.000 VNĐ

18H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Thanh Hóa (Thành phố)

340

4.200.000 VNĐ

4.900.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

6.000.000 VNĐ

7.300.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

8.500.000 VNĐ

11.800.000 VNĐ

13.300.000 VNĐ

13.300.000 VNĐ

12H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Nghệ An (Vinh)

470

4.800.000 VNĐ

5.700.000 VNĐ

6.300.000 VNĐ

7.400.000 VNĐ

8.400.000 VNĐ

9.400.000 VNĐ

10.500.000 VNĐ

14.800.000 VNĐ

16.500.000 VNĐ

16.500.000 VNĐ

18H00 N+1

Kích thước thùng xe

3.5->3.7*1.7*1.7

3.5->3.7*1.7*1.7

4.3*1.9*1.85

5.7->6.0*2.05*1.85

6.9->7.4*2.3*2.2

9.3->9.9*2.35*2.3

9.3->9.9*2.35*2.4

13.5*2.35*2.65

Dài 12-m>14m

Dài 13.5->15m

LƯU CA XE

Cước phí thêm nếu xe sang bên Trung Quốc

500.000 VNĐ

500.000 VNĐ

500.000 VNĐ

500.000 VNĐ

500.000 VNĐ

500.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

Phí lưu ca xe/ngày bãi Việt Nam ca 1->3

700.000 VNĐ

700.000 VNĐ

700.000 VNĐ

700.000 VNĐ

800.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.500.000 VNĐ

1.500.000 VNĐ

Phí lưu ca xe/ngày bãi Việt Nam từ ca 4

800.000 VNĐ

800.000 VNĐ

800.000 VNĐ

800.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.500.000 VNĐ

2.000.000 VNĐ

2.000.000 VNĐ

Phí lưu ca xe/ngày bãi Trung Quốc

1.000.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.200.000 VNĐ

1.200.000 VNĐ

1.500.000 VNĐ

1.500.000 VNĐ

1.500.000 VNĐ

2.000.000 VNĐ

2.000.000 VNĐ

Phí hủy xe

70%

GHI CHÚ:

- Phí trên chưa bao gồm VAT 10%, phí nâng hạ, bốc xếp, bến bãi,...

- Giá trên báo cho hàng đủ khổ - đủ tải, nếu quá sẽ báo theo phát sinh thực tế

- Giá đã bao gồm chi phí vé cầu đường bộ theo quy định

- Trường hợp hàng hai chiều sẽ cộng thêm 50% cước chiều đi

Giá cước từ cảng Hải Phòng đi các tỉnh

TUYẾN ĐƯỜNG

CƯỚC PHÍ (VNĐ)

Nhận hàng

Dỡ hàng

Cont 20′

Cont 40′

Cảng Hải Phòng

Hoa Lâm, Long Biên (Hà Nội)

4,700,000 VNĐ

5,200,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Lai Xá, Hoài Đức (Hà Nội)

4,900,000 VNĐ

5,200,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Sóc Sơn (Hà Nội)

5,000,000 VNĐ

5,400,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Quế Võ, VSIP, Tp Bắc Ninh (Bắc Ninh)

4,700,000 VNĐ

5,000,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Từ Sơn, Yên Phong (Bắc Ninh)

4,900,000 VNĐ

5,200,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Hoàng Mai, Quỳnh Lưu (Nghệ An)

8,900,000 VNĐ

10,400,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Diễn Châu (Nghệ An)

9,200,000 VNĐ

10,900,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Nam Đàn, Nghi Lộc, TP Vinh, (Nghệ An)

9,400,000 VNĐ

11,400,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Đô Lương, Yên Thành (Nghệ An)

9,900,000 VNĐ

11,900,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Hồng Lĩnh, Nghi Xuân, Can Lộc, Đức Thọ, TP. Hà Tĩnh (Hà Tĩnh)

12,900,000 VNĐ

13,900,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Thạch Hà, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh)

13,400,000 VNĐ

14,400,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Kỳ Anh (Hà Tĩnh)

13,900,000 VNĐ

15,400,000 VNĐ

Giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ
Bảng giá cước vận chuyển đường bộ chi tiết tại Finlogistics

Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ là một trong những phương thức phổ biến và tiện lợi nhất hiện nay. Tuy nhiên, việc tính toán giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ có thể khá phức tạp và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau.

Lời kết

Bài viết hữu ích này đã cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể nhất để nắm rõ khái niệm và cách tính toán giá cước một cách chính xác nhất. Nếu bạn có nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hãy liên hệ với đơn vị Finlogistics để được chúng tôi tư vấn và báo giá cước chi tiết và ưu đãi nhất nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Gia-cuoc-van-chuyen-hang-hoa-duong-bo


Chung-tu-van-tai-duong-bo-00.png

Việc hiểu rõ các chứng từ vận tải đường bộ là điều không thể thiếu, nếu muốn quá trình vận chuyển hàng hóa được diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi nhất. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ được những giấy tờ quan trọng này. Vậy chứng từ vận tải đó bao gồm những loại nào? Hãy cùng với Finlogistics tìm hiểu chi tiết hơn về nội dung hữu ích này thông qua bài viết thú vị dưới đây nhé!!!

Chứng từ vận tải đường bộ
Tìm hiểu một số loại chứng từ vận tải đường bộ phổ biến


Vận đơn đường bộ có tồn tại hay không?

Đối với các loại hình thức vận chuyển khác nhau, thì chứng từ vận tải quan trọng và tuyệt đối không thể để xảy ra một lỗi sai sót nào đó chính là vận đơn (Bill of Lading). Hiện nay, có khá nhiều loại vận đơn như sau: vận đơn đường biển, vận đơn đường hàng không và giấy gửi hàng đường sắt.

Còn đối với hình thức vận tải đường bộ thì lại không có vận đơn. Thay vào đó sẽ là những giấy tờ, chứng từ khác như: chứng từ giao nhận hàng tại kho FCR, Cargo Receipt,… Những loại giấy tờ này thường sẽ không có giá trị sở hữu hoặc chuyển nhượng hàng hóa, mà chỉ được sử dụng như một biên nhận hàng hóa. Do đó, trong các loại chứng từ vận tải đường bộ sẽ không tồn tại vận đơn đường bộ.

Liệt kê những loại chứng từ vận tải đường bộ quan trọng cần phải nhớ

Giấy tờ xe

Trong các loại chứng từ vận tải đường bộ, thì không thể thiếu những loại giấy tờ xe như sau:

  • Giấy đăng ký xe ô tô.
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm xe ô tô các loại.
  • Giấy chứng nhận kiểm định xe ô tô (có dán tem kiểm định còn thời hạn).
  • Giấy lưu hành cho loại xe quá khổ, quá tải (nếu có).
  • Sổ nhật ký hành trình chạy xe (đối với các loại xe khách tuyến cố định).
  • Phù hiệu của loại xe chạy hợp đồng (đối với các loại xe khách chạy hợp đồng).
Chứng từ vận tải đường bộ
Danh sách các loại chứng từ vận tải đường bộ mà bạn cần biết

Giấy tờ của chủ xe

Đây sẽ là các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đường bộ theo các ngành nghề cụ thể của chủ phương tiện.

Giấy tờ của người điều khiển xe

  • Giấy phép lái xe ô tô.
  • Giấy chứng nhận khóa huấn luyện vận chuyển hàng hóa.

Hợp đồng vận chuyển

Hợp đồng vận chuyển từ lâu được xem là một trong các loại chứng từ vận tải đường bộ quan trọng, không thể thiếu. Văn bản này là lời cam kết thực hiện những thỏa thuận của bên đơn vị vận tải và bên thuê đơn vị vận tải theo Pháp luật. Hợp đồng vận tải sẽ là chứng từ quan trọng có tính pháp lý, dùng để giải quyết những vấn đề khi tranh chấp xảy ra.

Những nội dung bên trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa sẽ bao gồm: số lượng – khối lượng hàng hóa, thời gian và địa điểm nhận/trả hàng hóa, hình thức và thời gian thanh toán cước phí, mức cước phí cùng những thỏa thuận khác về nghĩa vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cả hai bên.

Ngoài những thông tin trên, thì trong hợp đồng vận chuyển cũng cần thể hiện thêm vài nội dung như:

  • Cách thức xếp dỡ, chằng buộc và chèn lót hàng hóa.
  • Quy cách đặc điểm, tính chất hàng hóa, cách phòng hộ dọc đường khi xảy ra sự cố, phương thức giao – nhận hàng hóa.
  • Các điều kiện khác về quản lý thị trường, Hải Quan và kiểm dịch,…
Chứng từ vận tải đường bộ
Hợp đồng vận chuyển là một trong những chứng từ vận tải đường bộ quan trọng

>>> Xem thêm: Dịch vụ hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ có gì đặc biệt?

Giấy đi đường

Loại chứng từ vận tải đường bộ này sẽ dành có những loại xe kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa, sẽ được cấp cho từng chuyến hàng, từng xe riêng, để làm chứng từ xác minh trong quá trình thực hiện vận chuyển hàng hóa.

Đơn vị vận tải cũng sẽ dùng giấy đi đường để tiến hành giao công việc vận chuyển hàng cho người lái xe hoặc để hoạch toán chi phí và theo dõi những sự cố xảy ra trên đường. Giấy đi đường trong chứng từ vận tải đường bộ sẽ giúp cho tài xế rất nhiều trong việc giao – nhận hàng hóa cho chủ hàng.

Phiếu thu cước

Trong các loại chứng từ vận tải đường bộ, thì phiếu thu cước cũng nắm giữ một vai trò khá quan trọng. Loại giấy này sẽ phản ánh kết quả kinh doanh vận tải và dùng để:

  • Làm giấy tờ thu – chi cước phí vận chuyển và dịch vụ.
  • Tính toán giá trị vận chuyển và dịch vụ thành tiền phí.
  • Kiểm tra hoạt động vận chuyển hàng hóa, dịch vụ đã hoàn thành như thế nào.
  • Tính toán kết quả của quá trình vận chuyển hàng hóa.

Phiếu thu cước sẽ do phía đơn vị vận tải lập và người lập phiếu thu cước cần phải có trách nhiệm ghi đầy đủ và chính xác nội dung các mục. Đồng thời, họ cũng phải chịu trách nhiệm về những ghi chép, giấy tờ của mình. Chủ hàng sẽ sử dụng phiếu thu cước này để làm chứng từ xuất tiền và trả cho phía đơn vị vận tải, sau đó xác nhận rằng quá trình vận chuyển và dịch vụ đã hoàn tất.

Chứng từ vận tải đường bộ
Phiếu thu cước phản ánh kết quả kinh doanh của đơn vị vận tải

Giấy gửi hàng

Đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải sẽ sử dụng loại giấy gửi hàng để làm chứng minh cho công việc vận chuyển đã hoàn thành. Ngoài ra, loại chứng từ vận tải đường bộ này có thể thay cho các hóa đơn hay phiếu xuất kho,… Giấy gửi hàng còn là chứng từ pháp lý khi hàng hóa được chuyên chở trên xe.

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của chúng tôi, liên quan đến các loại chứng từ vận tải đường bộ thường gặp. Nếu như bạn vẫn đang băn khoăn, thắc mắc về những loại chứng từ đường bộ này hoặc có nhu cầu vận chuyển hàng hóa đường bộ thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với Finlogistics, để được hỗ trợ kịp thời.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành vận chuyển hàng đường bộ nội địa và xuyên biên giới, công ty chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ về Logistics, vận tải chuyên nghiệp, chất lượng và uy tín hàng đầu hiện nay!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Chứng từ vận tải đường bộ


Dich-vu-van-chuyen-hang-hoa-bang-duong-bo-00.png

Vận tải đường bộ chính là một mắt xích rất quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động Logistics. Do đó, dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng. Tuy nhiên, không phải đơn vị vận tải nào cũng có thể mang đến chất lượng và hài lòng. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Finlogistics để có lời giải đáp phù hợp nhé!

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ


Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ là gì?

Định nghĩa

Dịch vụ vận tải đường bộ chính là giải pháp vận chuyển hàng hóa phổ biến và thông dụng nhất hiện nay. Phương thức này sử dụng một số loại phương tiện chuyên chở chuyên dụng, ví dụ như: xe rơ moóc, xe bồn, xe container hoặc xe đầu kéo,… dùng để chuyển giao hàng hóa, sản phẩm từ nơi này đến nơi khác theo thời gian đã thỏa thuận.

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ được biết đến như là phương thức vận chuyển linh hoạt, đóng góp một phần không nhỏ trong chuỗi cung ứng Logistics tại Việt Nam và không thể tách rời nhau. Ưu điểm nổi bật nhất của loại hình vận tải này là sự cơ động, thuận tiện và dễ dàng thích nghi với mọi địa hình di chuyển khó khăn trên đất liền. Vận tải đường bộ cũng rất hiệu quả đối với những tuyến đường có độ dài trung bình ngắn.

Bên cạnh đó, dịch vụ vận tải đường bộ còn giúp các chủ hàng chủ động hơn về mặt thời gian vận chuyển, so với những phương thức vận chuyển khác như: đường biển, đường hàng không,… Ngày nay, hình thức vận tải đường bộ còn đóng góp thúc đẩy phát triển xã hội và cơ sở hạ tầng, từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước tăng trưởng.

Trên thực tế, thì chi phí để triển khai vận tải đường bộ sẽ thấp hơn nhiều so với đường hàng không và đường biển. Loại hình vận tải này vẫn được nhiều doanh nghiệp sử dụng phổ biến, vì có thể hoạt động trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Đặc điểm của dịch vụ vận tải đường bộ

Dịch vụ vận tải đường bộ sẽ có những điểm mạnh và hạn chế như sau:

#Ưu điểm

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ thường được lựa chọn phổ biến bởi những ưu điểm nổi bật sau đây:

  • Linh hoạt, nhanh chóng trong khi vận chuyển; dễ dàng thay đổi lộ trình di chuyển theo tuyến đường ngắn và tối ưu nhất để đảm bảo đúng thời hạn giao hàng quy định.
  • Đa dạng phương tiện vận tải như: ô tô tải hạng nhẹ, xe máy, xe đầu kéo, xe container,…
  • Thời gian vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ sẽ nhanh hơn khá nhiều so với đường sắt và đường biển.
  • Đa dạng các loại mặt hàng vận chuyển, kể cả những hàng hóa có khối lượng lớn, cồng kềnh như: máy móc, trang thiết bị,…
  • Hàng hóa sẽ được vận chuyển trực tiếp từ kho của người gửi đến kho của người nhận, nhằm đảm bảo an toàn trong khi vận chuyển và hạn chế tối đa chi phí thuê nhân công bốc dỡ hàng.
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

#Hạn chế

Bên cạnh những tiện ích và ưu thế của dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ thì cũng còn có những hạn chế lớn như:

  • Với những chặng đường di chuyển dài, thì doanh nghiệp cần nộp thêm các khoản phụ phí đường bộ như: phí nhiên liệu, trạm thu phí cầu đường,…
  • Hình thức này có thể phát sinh nhiều rủi ro trong quá trình vận chuyển, ví dụ như: tai nạn giao thông, tình trạng kẹt xe, thời tiết xấu,… Những điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa cũng như thời gian giao hàng.
  • Khối lượng và kích thước của hàng hóa khi thực hiện dịch vụ vận tải đường bộ sẽ bị hạn chế hơn so với vận chuyển bằng đường biển.

Những loại hàng hóa dịch vụ vận tải đường đường bộ 

Có thể kể đến một số loại hàng hóa, sản phẩm thường sử dụng dịch vụ vận tải đường bộ như sau:

#Hàng container

Container chính là một trong những đơn vị vận tải được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới. Đây là một khối hình hộp, được làm từ những loại vật liệu bền (phổ biến nhất vẫn là kim loại), có kích thước khá đa dạng và được chuẩn hóa theo những thông số quy định.

Theo đó, các hàng hóa sẽ được đóng vào thùng container và sử dụng xe đầu kéo hoặc xe tải chuyên chở để vận chuyển đến điểm đích. Sau đó, hàng trên container sẽ được tập trung tại bãi chứa container – nơi có những phương tiện chuyên dụng, dùng để bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa đến điểm nhận hàng cuối cùng.

#Hàng lạnh

Hàng lạnh cũng được xem là một loại hàng container. Tuy nhiên, mặt hàng này có điểm khác biệt đó là sẽ được vận chuyển bên trong thùng container chuyên dụng, có thể điều chỉnh nhiệt độ bảo quản hàng phù hợp. Loại hàng lạnh này bao gồm có hai loại chính là hàng mát và hàng đông lạnh.

Theo đó, hàng mát sẽ được bảo quản ở nhiệt độ thấp vừa phải, còn đối với hàng đông lạnh sẽ yêu cầu nhiệt độ bảo quản ở mức thấp hơn. Sau khi đã được chuyển lên trên container, hàng lạnh cũng được vận chuyển bằng đường bộ bằng những loại phương tiện như: xe tải, xe đầu kéo,…

#Hàng siêu trường siêu trọng

Hàng siêu trường siêu trọng, quá khổ quá tải (hay còn gọi là hàng OOG – Out Of Gauge) là những mặt hàng có khối lượng và kích thước rất lớn, ví dụ như: các loại máy móc, trang thiết bị công – nông nghiệp, dùng trong công trình,… Với những đặc điểm như thế, thì loại hàng này thường thông qua dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ với các loại xe tải, xe đầu kéo chuyên dụng. Ngoài ra, phương tiện dùng để bốc dỡ hàng siêu trường siêu trọng cũng đòi hỏi phải là các thiết bị lớn như: máy nâng, máy cẩu,… với công suất lớn.

<<< Tìm hiểu thêm về hàng siêu trường siêu trọng tại đây >>>

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

#Hàng thủy hải sản

Thủy hải sản, động vật tươi sống là loại mặt hàng cần phải được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ lạnh phù hợp để có thể giữ được độ tươi ngon. Thông thường, đối với loại hàng hóa này, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ như những loại xe tải, xe thùng đông lạnh chuyên dụng.

#Hàng hóa dễ vỡ

Mặt hàng dễ vỡ sẽ dễ bị hư hỏng do những tác động vật lý gây ra, chẳng hạn như: đồ thủy tinh, đồ gốm sứ, đồ cổ, hàng nguyên mác, các loại hóa chất quan trọng,… Để có thể vận chuyển an toàn đối với loại hàng này, thì cần phải đáp ứng tốt khâu đóng gói và sử dụng những loại xe ô tô chuyên dụng.

#Hàng nông sản

Quá trình vận chuyển mặt hàng nông sản sẽ cần đảm bảo những điều kiện bảo quản về nhiệt độ cũng như độ ẩm. Nếu như nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp thì có thể khiến cho nông sản bị hư hỏng, gây tổn thất.

Đồng thời, độ ẩm trong thùng container cũng cần giữ ở mức phù hợp, để tránh ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa. Hơn nữa, quá trình vận chuyển nông sản, cũng cần hạn chế tình trạng va đập vật lý, làm hàng hóa bị hư hại, dập nát,…

Các loại phương tiện của dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

Nhằm có thể đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, nhiều đơn vị chuyên dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ đã đầu tư hàng loạt phương tiện vận tải đường bộ hiện đại, cụ thể:
  • Xe container: dùng để chuyên chở các loại thùng Flatrack, 40’ hoặc 20’. Đặc biệt, còn có các xe container loại rơ-moóc sàn khi muốn vận chuyển mặt hàng khó như: thép cuộn, thép bó, thép thanh,… hoặc những loại hàng nặng cần phải được vận chuyển bằng loại xe sàn.
  • Xe tải thùng: đặc điểm của loại xe này đó chính là có thùng, hở hoặc đóng kín phần mái. Xe tải thùng thường dùng để chở hàng nội địa trong chặng đường ngắn, đi liên tỉnh hoặc tuyến Bắc – Nam đều được. Loại phương tiện này rất thích hợp để chở những lô hàng lớn, để tập kết cho các tàu hàng hoặc lô hàng xuất khẩu nhỏ lẻ, không đủ đóng vào container.
  • Xe fooc: đây là loại xe chuyên để vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng – quá khổ quá tải (OOG) cho các công trình, dự án lớn.
  • Xe bồn: thường được dùng để chở những loại hàng hóa chất lỏng, ví dụ như: xăng dầu, hóa chất, ga hóa lỏng,…

Cước phí thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ 

Cước phí cho dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ thường phụ thuộc phần lớn vào tải trọng xe, phân loại xe và khoảng cách giao nhận hàng. Tùy theo từng mặt hàng vận chuyển, khối lượng hàng hóa cần vận chuyển,… mà các doanh nghiệp có thể chọn lựa tải trọng xe vận chuyển phù hợp, nhằm tiết kiệm chi phí tối đa và bảo đảm an toàn khi di chuyển.

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

Quy trình các bước dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

Quy trình dịch vụ vận tải đường bộ sẽ được thực hiện bao gồm 04 bước sau đây:

#Bước 1: Tiếp nhận thông tin và yêu cầu của phía khách hàng

Sau khi đã tiếp nhận các yêu cầu vận chuyển cũng như thông tin chi tiết về hàng hóa từ khách hàng, thì đơn vị vận chuyển sẽ tư vấn kỹ càng những loại hình vận chuyển phù hợp, tùy theo nhu cầu về số lượng, đặc điểm của hàng hóa,…

#Bước 2: Tiến hành báo giá chi tiết cho khách hàng

Sau khi đã nhận đầy đủ các thông tin về hàng hóa, thì đơn vị vận chuyển sẽ báo giá chi tiết cho khách hàng, sau đó hai bên sẽ trao đổi, thống nhất ý kiến và kế hoạch vận chuyển.

#Bước 3: Điều phối phương tiện vận chuyển

Đơn vị vận chuyển thực hiện điều phối các loại phương tiện chuyên chở phù hợp đến địa điểm đã định để lấy hàng hóa. Sau đó, hàng hóa sẽ được phân loại và đóng gói nhằm đảm bảo chất lượng trong quá trình di chuyển.

#Bước 4: Vận chuyển hàng hóa đến địa điểm của người nhận

Sau khi hàng hóa đã được đóng gói và bốc xếp lên xe đầy đủ, thì đơn vị vận chuyển tiến hành di chuyển đến địa chỉ đã thỏa thuận của người nhận.

#Bước 5: Thu cước phí vận chuyển hàng hóa

Sau khi hàng hóa đã được giao đến địa chỉ của người nhận, thì đơn vị vận chuyển tiến hành thu phí theo như thỏa thuận Hợp đồng ban đầu. Nếu như khách hàng không có khiếu nại hay phản hồi gì về đơn hàng thì quy trình thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ đến đây được coi như hoàn thành.

Một vài lưu ý quan trọng đối với dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

Khi tiến hành thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, thì khách hàng cần phải lưu ý một số điều quan trọng dưới đây: 

1. Chú ý về tải trọng của hàng hóa

Cả đơn vị vận chuyển và khách hàng đều nên tham khảo Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về quy định tải trọng và khổ giới hạn của hàng hóa đường bộ; việc lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ có giới hạn, xe bánh xích ở trên đường bộ; vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng; giới hạn việc xếp hàng hóa ở trên phương tiện giao thông đường bộ;…

Trong đó, tổng trọng lượng của xe sẽ bao gồm trọng lượng nguyên của xe cộng với hàng hóa có trên xe thời điểm đó. Tải trọng sẽ là khối lượng hàng hóa, tải trọng của trục xe và cầu đường bộ.

2. Chọn lựa các loại phương tiện vận tải phù hợp

Khách hàng cũng nên cân nhắc thuê những phương tiện vận tải phù hợp với khối lượng cũng như kích thước của hàng hóa, nhằm để tối ưu chi phí và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ. 

3. Đóng gói hàng hóa đúng cách

Hàng hóa, sản phẩm cần phải được đóng gói đúng cách, để hạn chế tình trạng hư hỏng khi gặp sự cố va đập trong quá trình vận chuyển.

4. Thông tin của người nhận phải đúng và rõ ràng

Nhằm mục đích giúp quy trình vận chuyển hàng hóa diễn ra một cách liền mạch và tránh tình trạng chậm trễ thời gian, thì đơn vị vận chuyển và người gửi hàng cần phải ghi đúng các thông tin cơ bản của người nhận hàng.

5. Lựa chọn những đơn vị vận chuyển đường bộ uy tín hàng đầu

Các đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ uy tín sẽ có đầy đủ điều kiện và kinh nghiệm để chuyển giao hàng hóa một cách chuẩn xác và đảm bảo chất lượng nguyên vẹn của lô hàng. Đồng thời, những đơn vị này cũng đưa ra các cam kết về thời gian vận chuyển và có bảo hành rủi ro, tổn thất cho hàng hóa của bạn trong quá trình di chuyển. 

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
Một số lưu ý khi thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

Dịch vụ vận tải đường bộ uy tín, chất lượng hàng đầu tại Finlogistics

Finlogistics là đơn vị hàng đầu hiện nay, chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ nói riêng và Logistics nói chung. Với gần 10 năm kinh nghiệm và thực chiến trong và ngoài nước, chúng tôi đã xử lý hàng trăm những đơn hàng khó và quy mô khác nhau.

Đặc biệt, dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ tại Finlogistics đã nhận được sự tín nhiệm bền vững từ các khách hàng, nhờ vào những điểm mạnh nổi trội sau đây:

  • Chúng tôi cung cấp đa dạng các loại phương thức vận chuyển khác nhau, giúp khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn vận chuyển như: giao hàng tận nơi, giao đến kho bãi,…
  • Tiềm lực vận chuyển vững mạnh, chúng tôi sẽ đảm nhận toàn bộ quy trình vận chuyển một cách đáng tin cậy, tối ưu và hiệu quả, để hàng hóa của bạn được giao đến nơi an toàn và đúng thời hạn.
  • Nhờ vào hệ thống phương tiện vận tải đa dạng, chúng tôi có thể điều khiến các chuyến hàng gần như là hàng ngày, đến khắp đất nước.
  • Quy trình làm việc nhanh chóng và sẵn sàng hoạt động 24/24, bất kỳ thời gian hay địa điểm nào.
  • 100% đội xe sẽ được trang bị thiết bị định vị giám sát hành trình vận tải (GPS) và tính năng quản lý bằng phần mềm hiện đại, nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng.
  • Các tài xế của chúng tôi đều có đầy đủ những giấy tờ cần thiết khi tiến hành vận chuyển đường bộ, hạn chế rủi ro trong quá trình di chuyển.

Từ khi thành lập năm 2014 cho đến nay, Finlogistics luôn hoạt động với phương châm “Khách hàng chính là trung tâm”. Do đó, chúng tôi luôn đặt lợi ích và trải nghiệm sử dụng dịch vụ của khách hàng lên hàng đầu, với những cam kết chung về chất lượng dịch vụ như sau:

  • Quy trình thực hiện nhanh chóng, tối ưu kết hợp vận chuyển hàng hóa an toàn và tiết kiệm.
  • Cước phí vận chuyển cực kỳ cạnh tranh và nhiều ưu đãi hấp dẫn.
  • Đảm bảo hoàn thành tiến độ vận chuyển hàng hóa như đã ghi trong thỏa thuận Hợp đồng.
  • Lịch trình và tiến độ làm việc sẽ được thông báo cụ thể và đầy đủ cho khách hàng cập nhật.
  • Đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, tận tâm và sẵn sàng phục vụ khách hàng mọi lúc mọi nơi.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ


Ghep-cont-chinh-ngach-00.jpg

Vận chuyển đường tiểu ngạch hiện không còn giữ được sự ổn định như trước. Chi phí vận chuyển cũng tăng cao hơn và thường xuyên xảy ra sự cố,… Do đó, hình thức ghép cont chính ngạch là một giải pháp thay thế hoàn hảo và hiệu quả. Vậy ghép cont hàng chính ngạch là gì? Hãy theo dõi bài viết này của Finlogistics để biết thêm nhé!

Ghép cont chính ngạch
Tất tần tật những thông tin về hình thức ghép cont hàng hóa chính ngạch


Khái niệm ghép cont chính ngạch trong xuất nhập khẩu

Ghép cont chính ngạch, hay còn được gọi là hình thức vận chuyển hàng lẻ LCL trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Hiểu một cách đơn giản, thì sẽ có nhiều trường hợp một lô hàng không đủ số lượng hàng cần thiết để lấp đầy một thùng container. Lúc này, bên vận chuyển sẽ tiến hành gộp hoặc ghép những lô hàng khác có cùng điểm đến, để làm đầy container. Điều này giúp thuận tiện hơn cho quá trình giao – nhận hàng hóa.

Việc ghép chung hàng như vậy sẽ giúp cho các chủ kinh doanh và doanh nghiệp tối ưu chi phí hơn. Bên cạnh đó, còn giúp bảo đảm chất lượng của lô hàng, cũng như tính pháp lý. Hiện nay, thường có 03 hình thức ghép cont, bao gồm:

  • Ghép cont dựa theo khối lượng: Các mặt hàng có cùng chủng loại, đặc điểm với nhau sẽ được ghép chung trong một cont. Còn bên vận chuyển sẽ tiến hành kiểm tra và tính cước phí dựa trên tổng khối lượng hoặc thể tích rồi sau đó mới sắp xếp hàng vào container.
  • Ghép cont dựa theo trọng lượng: Thông thường sẽ không yêu cầu hàng hóa phải có cùng chủng loại với nhau.
  • Ghép cont dựa theo phần xe/ đoạn xe: Sẽ được tính dựa trên diện tích của hàng hóa khi đã đóng thùng hoặc diện tích tính theo sàn xe.

Điểm mạnh của hình thức ghép cont chính ngạch

Sở dĩ hình thức ghép cont chính ngạch ngày càng được nhiều công ty, doanh nghiệp và chủ kinh doanh ưa chuộng là bởi những ưu điểm đặc biệt sau đây:

#Tiết kiệm chi phí

Thay vì phải chi trả cho toàn bộ phần chi phí vận chuyển của lô hàng, thì với ghép cont chính ngạch, cước phí vận chuyển của lô hàng sẽ được chia theo tỉ lệ cho tất cả của những bên cùng gửi hàng. Mỗi bên đều sẽ có trách nhiệm về những điều khoản và nghĩa vụ thanh toán chi phí vận chuyển. Điều này cũng giúp các chủ kinh doanh có thể tiết kiệm phần nào chi phí cho mình.

#Đảm bảo tính pháp lý

Với hình thức ghép cont hàng chính ngạch, thì toàn bộ hàng hóa bắt buộc phải được kê khai Hải Quan, cũng như đóng thuế phí đầy đủ. Điều này cũng nhằm mục đích đảm bảo tính pháp lý cho lô hàng, hạn chế bị các cơ quan quản lý Nhà nước kiểm tra, bắt giữ vì hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Ghép cont chính ngạch
Ghép cont hàng hóa chính ngạch có nhiều điểm mạnh mà các doanh nghiệp cần

#Thời gian giao nhận nhanh

Hàng hóa được vận chuyển chính ngạch thường hạn chế được tình trạng tắc biên, thời gian vận chuyển cũng nhanh chóng, hiệu quả và ổn định hơn. Tùy theo từng phương thức vận chuyển thì thời gian giao nhận hàng cũng sẽ khác nhau. Trung bình sẽ từ 02 đến 05 ngày là lô hàng chính ngạch sẽ được vận chuyển từ bên Trung Quốc về đến Việt Nam.

#Hàng hóa bảo đảm an toàn

Hình thức ghép cont chính ngạch sẽ yêu cầu công việc kiểm định hàng hóa phải diễn ra nghiêm ngặt và chặt chẽ. Lô hàng phải luôn được đảm bảo trong tình trạng tốt nhất. Ngoài ra, hàng hóa còn được đóng gói, sắp xếp cản thận, để hạn chế tối đa tình trạng móp méo, rơi vỡ hoặc hư hỏng…

Lô hàng sẽ được đóng vào thùng container, vận chuyển từ Trung Quốc và được bốc dỡ xuống khi cập bến tại Việt Nam, hoàn toàn không thông qua kho trung gian. Như vậy, lô hàng sẽ luôn được kiểm soát một cách tối ưu, cũng như tránh được những sự cố không mong muốn.

>>> Xem thêm: Dịch vụ nhập khẩu tiểu ngạch hàng hóa có gì đặc biệt?

Hạn chế của hình thức ghép cont chính ngạch

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, thì việc ghép cont chính ngạch cũng đang tồn tại một vài nhược điểm sau:

  • Thời gian chờ để vận chuyển lâu: Việc tìm kiếm và chờ đợi để ghép hàng lên container thường sẽ tốn thời gian khá lâu, nhất là trong trường hợp không có những lô hàng phù hợp để các bên tiến hành ghép.
  • Điều kiện vận chuyển khắt khe: Đối với những mặt hàng giả, hàng nhái thương hiệu đã được bảo hộ hoặc thuộc vào danh mục bị cấm hay hạn chế nhập khẩu thì sẽ không được phép thông quan. Ngoài ra, các điều kiện để vận chuyển hàng hóa ghép cont cũng sẽ khắt khe hơn rất nhiều, so với hình thức tiểu ngạch.
  • Trọng lượng của lô hàng: Yêu cầu tối thiểu cho mỗi lô hàng ghép cont là trọng lượng phải đạt 150 kg trở lên. Do đó, những chủ kinh doanh nhỏ lẻ thường sẽ không đạt đủ điều kiện để tiếp cận với loại hình dịch vụ này.
Ghép cont chính ngạch
Những hạn chế của hình thức ghép cont hàng hóa chính ngạch là gì?

Một vài chú ý quan trọng khi sử dụng ghép cont chính ngạch

Hình thức ghép cont chính ngạch thường phổ biến hơn so với vận chuyển đường biển, bởi vì không lo ngại những vấn đề tắc biên và hàng hóa sẽ được đảm bảo. Khi chuyển hàng thông qua phương thức này, khách hàng lưu ý:

  • Đầu tiên: Sẽ có rất nhiều mặt hàng bị cấm hoặc hạn chế việc vận chuyển chính ngạch bằng đường biển. Có thể kể đến một vài loại như hàng nhái, hàng thương hiệu đã được bảo hộ, hàng thuốc lá điện tử,… Bên cạnh đó, các loại hàng thuộc vào chất lỏng, hàng dễ gây gây cháy nổ, hàng nguy hiểm,… cũng nằm trong danh sách này.
  • Thứ hai: Hàng lẻ nếu như muốn ghép cont chính ngạch, thì chủ hàng phải yêu cầu với bên vận chuyển để tiến hành lấy chỗ. Sau khi đã yêu cầu đặt chỗ, thì hàng hóa mới được giao đến kho CFS, để bắt đầu đóng vào thùng container chung.
  • Thứ ba: Mọi loại hàng hóa đều phải được đóng gói, sắp xếp cẩn thận và an toàn, Những lô hàng nặng thì bắt buộc phải có “Pallet”. Chủ hàng cũng nên hạn chế đóng hàng bằng những chất liệu như gỗ tự nhiên. Hàng hóa của bên doanh nghiệp nào thì sẽ được dán “Shipping Mark” riêng, để tránh nguy cơ bị thất lạc trong quá trình vận chuyển và lưu kho.
  • Thứ tư: Hàng hóa nếu như vận chuyển bằng đường biển sẽ được tính cước phí nhỏ nhất là 1 khối (CBM). Đối với những đơn hàng dưới 0.5 CBM thì sẽ phải chịu mức phí vận chuyển tương đối cao.
  • Thứ năm: Các doanh nghiệp nên ghép cont chính ngạch với những lô hàng có một hoặc ít chủng loại hàng hóa. Bởi vì việc có quá nhiều mặt hàng khác nhau trong cùng một lô hàng sẽ tốn khá nhiều chi phí để khai báo Hải Quan và thường xảy ra nhiều rủi ro trong quá trình kiểm soát hàng hóa.

Lời kết

Việc ghép cont chính ngạch sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp rất nhiều trong việc vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là hàng nhập khẩu. Đây cũng sẽ là hình thức thay thế cho việc vận chuyển hàng tiểu ngạch. Bên cạnh đó, công ty Finlogistics với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hiện vận chuyển hàng tiểu ngạch và ghép cont chính ngạch, sẽ tận tình hỗ trợ các doanh nghiệp có nhu cầu. Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng, tối ưu và hiệu quả nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Ghep-cont-chinh-ngach

 


Lua-chon-Forwarder-00.jpg

Trên thị trường xuất nhập khẩu hiện nay, có khá nhiều đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu lựa chọn Forwarder. Mục đích nhằm để lưu thông hàng hóa và giải quyết những nhu cầu trong chiến lược kinh doanh. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng tìm được nhà cung cấp giàu kinh nghiệm và hỗ trợ nhiệt tình. Cập nhật bài viết này của Finlogistics để có thể chọn lựa đối tác Forwarder uy tín và hợp lý nhé!

Lựa chọn Forwarder
Doanh nghiên nên lựa chọn Forwarder như thế nào?


Forwarder là gì?

Forwarder hay còn được gọi là dịch vụ giao nhận hàng hóa. Về cơ bản, đây là một bên cung cấp dịch vụ trung gian, nhận vận chuyển hàng hóa của phía nhà sản xuất. Hoặc gom nhiều lô hàng nhỏ (Consolidation) thành những lô hàng lớn hơn.

Sau đó, đơn vị lại thuê người vận tải (các hãng tàu, hãng hàng không) để vận chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát tới địa điểm giao nhận cho nhà sản xuất. Ngoài các tuyến vận chuyển quốc tế, thì doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn Forwarder diễn ra trên tuyến đường nội địa.

Ví dụ: Hàng hóa được đóng trong thùng container, rồi được vận chuyển nội địa từ phía Bắc, thông qua cảng Hải Phòng và đưa vào phía Nam qua cảng biển Sài Gòn, hoặc vận chuyển theo chiều ngược lại. Dịch vụ giao nhận hàng hóa là một trong những yếu tố quan trọng, giúp cho những doanh nghiệp thực hiện xuất nhập khẩu dễ dàng hơn trong việc đưa hàng hóa, sản phẩm của minh đi đến khắp nơi trên thế giới.

>>> Xem thêm: Những công ty Forwarder tại Việt Nam nổi bật nhật mà bạn nên biết

Lý do vận chuyển hàng hóa lại cần lựa chọn Forwarder?

Đầu tiên, đối với những khách hàng nhỏ, họ sẽ khó có thể tiếp cận trực tiếp được với những hãng tàu hay chủ tàu vận chuyển lớn. Lúc này, các đơn vị Forwarder sẽ là trung gian hiệu quả, để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa cho họ.

Lựa chọn Forwarder sẽ giúp giảm tải chi phí, vì các đơn vị sẽ tìm những tuyến đường vận chuyển hàng hóa tốt nhất Cộng thêm phương thức và hãng vận tải phù hợp nhất dành cho nhu cầu của chủ hàng. Những đơn vị Forwarder cũng sẽ thu xếp nhiều lô hàng nhỏ để đóng ghép với nhau (Consolidate) và vận chuyển tới địa điểm đích theo thời gian quy định. Nhờ đó, từng chủ hàng riêng lẻ có thể tối ưu mức chi phí rất tốt.

Lựa chọn Forwarder
Việc lựa chọn Forwarder có thực sự khó khăn đối với các doanh nghiệp?

Hơn nữa, ngoài việc chịu trách nhiệm về vận chuyển hàng hóa, thì những công ty chuyên Forwarder còn cung cấp cho khách hàng các dịch vụ khác, ví  như:

  • Thông quan giấy tờ: đơn vị Forwarder có thể thay thế chủ doanh nghiệp hoàn tất các hồ sơ thông quan và nộp thuế xuất nhập khẩu cho hàng hóa.
  • Họ cũng sẽ xử lý những vấn đề liên quan đến những chứng từ cần thiết như: giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), vận đơn (Bill of Lading), giấy phép xuất nhập khẩu – Logistics – quản lý hàng tồn kho và những hoạt động quản lý chuỗi cung ứng khác.
  • Vận chuyển nội địa và vận chuyển xuyên biên giới (Cross Border Transport),…

Ngoài những dịch vụ nổi trội đã kể ở trên, việc lựa chọn Forwarder cũng cách để tìm hiểu những thông tin hữu ích về tình hình thương mại quốc tế. Họ có kinh nghiệm dày dặn và tiếp xúc thường xuyên với xuất nhập khẩu và cũng sẽ là những người tư vấn tốt, miễn phí dành cho những doanh nghiệp mới tham gia vào lĩnh vực ngoại thương.

Những kinh nghiệm lựa chọn Forwarder tốt nhất

Nếu bạn là nhà sản xuất, kinh doanh hàng hóa hay công ty thương mại có nhu cầu vận chuyển hàng hóa, sản phẩm thì việc lựa chọn Forwarder – đối tác giao nhận là rất quan trọng, cần được quan tâm. Trước hết, việc đầu tiên của doanh nghiệp là phải tìm được những công ty, đơn vị vận chuyển tiềm năng.

Thông tin về những công ty, đơn vị này dễ dàng tìm thấy trên Internet hoặc các kênh Social, tại những danh bạ công ty, những Hiệp hội giao nhận hoặc qua mối quan hệ cá nhân, lời giới thiệu của bạn bè đồng nghiệp. Khi bạn đã có một danh sách những Forwarder để lựa chọn, bạn hãy chú ý để chọn lựa Forwarder cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình.

Một số kinh nghiệm để có thể lựa chọn đơn vị Forwarder phù hợp đối với các doanh nghiệp mới:

  • Những kinh nghiệm và tuyến dịch vụ của công ty Forwarder này đối với từng loại hàng hóa của doanh nghiệp bạn như thế nào? Ví dụ như: doanh nghiệp sản xuất cần vận chuyển hàng hóa đông lạnh sang các khu vực tại Châu Âu. Bạn cần phải tìm hiểu xem đơn vị Forwarder nào thực sự có kinh nghiệm về tuyến dịch vụ vận chuyển kiểu này. Hãy lựa chọn một cách thông minh, kỹ lưỡng và sáng suốt và đặc biệt là không để ảnh hưởng tới chất lượng của đơn hàng.
  • Dịch vụ phụ trợ và mức chi phí mà bên công ty Forwarder tính cho bạn. Tổng chi phí dịch vụ cho một lô hàng hóa vận chuyển sẽ là bao nhiêu? Bạn cần phải làm rõ ràng tất cả những chi phí để hạn chế tối đa những vụ việc phát sinh không đáng có sau này. Bạn cũng nên so sánh giữa nhiều bên cung cấp dịch vụ Forwarder, nhằm để chọn đơn vị đưa ra mức giá tốt và ưu đãi nhất.

>>> Xem thêm: Tổng quan về các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ

Lựa chọn Forwarder
Một vài cách chọn đơn vị Forwarder tốt và tối ưu nhất
  • Thái độ tư vấn và sự chuyên nghiệp trong làm việc. Bạn đừng quên rằng phong thái lẫn tác phong tư vấn chuyên nghiệp, nhiệt tình của một đơn vị Forwarder cũng ảnh hưởng rất lớn. Một công ty cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa tốt thì sẽ nhiệt tình tư vấn cho khách hàng, giải thích những thắc mắc và cung cấp những thông tin chi tiết, cần thiết nhất cho bạn.
  • Những điều khoản về thương mại quốc tế (Incoterms) mới nhất là những điều khoản phổ biến như sau: FOB, CIF, CNF, DDU,…
  • Những bên liên quan tới hãng tàu (hãng hàng không), cảng biển (sân bay), Hải Quan, công tác kiểm dịch, CFS/Depot,… Những chứng từ vận tải, ngoại thương như: vận đơn, bảng kê khai đóng gói hàng hóa (Packing List) và bản lược khai hàng hóa (Cargo Manifest). Hoặc những bản hợp đồng thương mại, giấy phép chứng nhận xuất xứ (C/O), tín dụng thư (L/C),…

Lời kết

Với gần 10 năm kinh nghiệm trong ngành, công ty Finlogistics luôn tự hào là đơn vị Forwarder nằm trong top đầu tại Việt Nam. Chúng tôi đã từng hợp tác với rất nhiều doanh nghiệp, công ty lớn nhỏ để làm thủ tục xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa cả trong lẫn bên ngoài nước.

Đội ngũ tư vấn viên tại Finlogistics được đánh giá nhiệt tình, chuyên nghiệp, xử lý và hỗ trợ những vấn đề của khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả và tối đa. Không những vậy, chúng tôi mang tới cho quý khách hàng và doanh nghiệp dịch vụ tốt nhất kèm theo mức chi phí tối ưu. Lựa chọn Forwarder thông minh bằng cách liên hệ với chúng tôi để nhận hỗ trợ tư vấn dịch vụ phù hợp với nhu cầu vận chuyển!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Lua-chon-forwarder