Các bước chi tiết thực hiện tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ mới nhất
Việc làm tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ là điều bắt buộc mỗi khi tiến hành xuất hoặc nhập khẩu tại chỗ qua Hải Quan, nhằm mục đích kiểm soát số lượng, chất lượng cũng như khối lượng hàng hóa tốt nhất. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chưa hiểu về loại chứng từ này, đặc biệt là hình thức kê khai tại chỗ.
Vậy mẫu đơn tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ cụ thể như thế nào? Các bước thực hiện kê khai ra sao? Cần lưu ý những gì khi kê khai chứng từ?…Tất cả những thắc mắc kể trên của bạn sẽ được Finlogistics giải đáp ngay dưới bài viết chi tiết và hữu ích này.
Xuất nhập khẩu tại chỗ được định nghĩa thế nào?
Hiểu một cách đơn giản, xuất nhập khẩu tại chỗ là một loại hình xuất nhập khẩu mà trong đó, các cá nhân, doanh nghiệp ở Việt Nam sẽ thực hiện mua – bán hàng hóa với những đối tác, khách hàng ở nước ngoài.
Những lô hàng mua bán của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được giao nhận trực tiếp tại Việt Nam và tuân theo sự chỉ định, quy tắc của đối tác, khách hàng nước ngoài. Theo quy định hiện nay, đơn vị xuất nhập khẩu tại chỗ không chỉ là doanh nghiệp tại Việt Nam, mà còn có cả doanh nghiệp được rót vốn đầu tư từ nước ngoài.
Đối với hình thức làm thủ tục tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ thì các doanh nghiệp cần lưu ý 03 điểm như sau:
- Hàng hóa, sản phẩm phải được mua bán đối với thương nhân nước ngoài
- Địa điểm giao nhận hàng tại Việt Nam sẽ do hai bên tự thỏa thuận với nhau
- Khách hàng nước ngoài sẽ cung cấp những thông tin về người giao nhận hàng
Các doanh nghiệp cần phải lưu ý rằng: doanh nghiệp hoặc đơn vị xuất nhập khẩu muốn ký kết hợp đồng mua bán với các đối tác nước ngoài thì trong hợp đồng phải ghi rõ ràng địa điểm giao nhận hàng tại Việt Nam, thông tin về người giao hàng tại Việt Nam,…
Theo Khoản 1, Điều 86, Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ sẽ bao gồm:
- Hàng hóa, sản phẩm đã gia công; máy móc, thiết bị cho thuê hoặc mượn; nguyên vật liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công, được quy định tại Điều 4, Khoản 2, Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
- Hàng hóa, sản phẩm mua bán giữa các doanh nghiệp nội địa với các doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp nằm trong khu phi thuế quan
- Hàng hóa, sản phẩm mua bán giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các tổ chức, cá nhân nước ngoài không ở Việt Nam và được doanh nghiệp nước ngoài chỉ định giao nhận hàng hóa với những doanh nghiệp khác tại Việt Nam
>>> Xem thêm: Tổng hợp những đơn vị giám định máy móc cũ
Các bước làm thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ
Đối với những loại hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ, thì thủ tục Hải Quan đã được quy định rõ ràng trong các văn bản Pháp luật hiện hành như sau:
- Nghị định số 08/2015/NĐ-CP
- Thông tư số 38/2015/TT-BTC
Do đó, khi doanh nghiệp muốn thực hiện tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ để trình lên Hải Quan thì cần phải chuẩn bị đầy đủ những chứng từ quan trọng dưới đây:
- Tờ khai Hải Quan
- Bản hợp đồng ngoại thương (Sales Contract)
- Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Chứng từ vận tải (vận đơn, phiếu kiểm kê, giấy chứng nhận kiểm định,…)
- Những loại chứng từ cần thiết khác (nếu có)
- Nếu hàng hóa, sản phẩm nằm trong Danh mục những loại hàng phải kiểm tra chuyên ngành thì doanh nghiệp cần chuẩn bị thêm chứng từ liên quan đến kiểm tra chất lượng
Khi làm các bước thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ, thì doanh nghiệp cũng cần xác định chính xác mã loại hình để kẹp cùng tờ khai Hải Quan. Một số mã loại hình trong xuất nhập khẩu tại chỗ bao gồm:
- Mã loại hình A42: Chuyên tiêu thụ nội địa khác.
- Mã loại hình E23: Nhập nguyên liệu gia công từ bản hợp đồng khác chuyển sang
- Mã loại hình E41: Nhập hàng hóa, sản phẩm thuê gia công tại nước ngoài
- Mã loại hình E21: Nhập nguyên liệu để gia công cho doanh nghiệp nước ngoài
Để hiểu rõ hơn về việc làm thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ, cần phải phân rõ ràng công việc của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu cũng như Cơ quan Hải Quan.
Mẫu đơn tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ chi tiết
Dưới đây là chi tiết một ví dụ về mẫu tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ mà các cá nhân, doanh nghiệp cần nắm rõ để thực hiện cho đúng:
HẢI QUAN VIỆT NAM Cục Hải Quan: ABC |
TỜ KHAI HÀNG HÓA, SẢN PHẨM XUẤT KHẨU (NHẬP KHẨU) | HQ/2015/XK |
Chi cục Hải Quan nơi đăng ký tờ khai: Q
Chi cục Hải Quan nơi cửa khẩu xuất hàng: P |
Số tham chiếu: abc
Ngày, giờ gửi: 04/10/2023 – 09 giờ 30 phút
|
Số tờ khai: 123
Ngày, giờ đăng ký: 04/10/2023 – 10 giờ 00 phút
|
Công chức đăng ký tờ khai | ||||
1. Người xuất khẩu: Cao Xuân L
MST: 479557 |
5. Loại hình: hàng hóa, sản phẩm | ||||||
2. Người nhập khẩu: Lê Văn M | 6. Giấy phép số: 3561
Ngày 10/7/2023 Ngày hết hạn 10/12/2023 |
7. Hợp đồng mua bán hàng hóa
Ngày 05/08/2023 Ngày hết hạn 05/10/2023
|
8. Hóa đơn thương mại | ||||
3. Người ủy thác/ người được ủy quyền: Trần Văn T
MST: 046697 |
9. Cửa khẩu xuất hàng: QE | 10. Nước nhập khẩu: Trung Quốc | |||||
4. Đại lý Hải Quan
Mã số thuế: 891462 |
11. Điều kiện giao hàng: Tốt
|
12. Phương thức thanh toán: tiền mặt trực tiếp/ chuyển khoản | 13. Đồng tiền thanh toán: tiền nhân dân tệ | 14. Tỷ giá tính thuế: SQP | |||
Số thứ tự | 15. Mô tả hàng hóa | 16. Mã số hàng hóa | 17. Nguồn gốc, xuất xứ | 18. Lượng hàng | 19. Đơn vị tính | 20. Đơn giá nguyên tệ | 21. Trị giá nguyên tệ |
1
2 3 |
|||||||
Cộng: | |||||||
Số thứ tự | 22. Thuế xuất khẩu (nhập khẩu) | 23. Thu khác | |||||
a. Trị giá tính thuế | b. Thuế suất (%) | c. Tiền thuế | a. Trị giá tính thu khác | b. Tỷ lệ (%) | c. Số tiền | ||
1
2 3 |
|||||||
Cộng: | Cộng: | ||||||
24. Tổng số tiền thuế và thu khác (ô 22 + 23) bằng số: 200.000.000 VNĐ
Bằng chữ: Hai trăm triệu Việt Nam đồng chẵn |
|||||||
25. Lượng hàng, số hiệu container | |||||||
Số thứ tự | A. Số hiệu container | B. Số lượng kiện hàng | C. Trọng lượng hàng hóa | D. Địa điểm đóng hàng | |||
1
2 3 4 |
Cộng: |
||||||
26. Chứng từ, giấy tờ đi kèm | 27. Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm trước Pháp luật về nội dung khai trên tờ khai
Ngày 04 tháng 10 năm 2023 (Người khai ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu mộc)
|
||||||
28. Kết quả phân luồng tờ khai và những hướng dẫn làm thủ tục Hải Quan
29. Các ghi chép khác
|
30. Xác nhận thông quan Hải Quan | 31. Xác nhận của Hải Quan giám sát |
>>> Xem thêm: Tìm hiểu dự án hàng táo đỏ Trung Quốc
Hướng dẫn cách kê khai tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ chi tiết
Trong khi hoàn thành bản tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ, người kê khai cần lưu ý một vài chú ý cụ thể dưới đây:
⊗ Ô 01 (Người xuất khẩu): cần ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, mã fax, mã số thuế (nếu có) của doanh nghiệp xuất khẩu, số căn cước công dân hoặc hộ chiếu (đối với cá nhân)
⊗ Ô 02 (Nhà nhập khẩu): cần ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, mã fax, mã số thuế (nếu có) của doanh nghiệp nhập khẩu
⊗ Ô 03 (Người được ủy thác/ ủy quyền): cần ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, mã fax, mã số thuế của bên ủy thác cho doanh nghiệp xuất khẩu. Hoặc ghi họ tên, địa chỉ, số điện thoại, mã fax, mã số thuế của doanh nghiệp xuất khẩu. Bên được ủy quyền ghi thông tin số căn cước công dân hoặc hộ chiếu (đối với cá nhân)
⊗ Ô 04 (Đại lý Hải Quan): cần ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, mã fax, mã số thuế của đại lý Hải Quan, số và ngày hợp đồng của đại lý Hải Quan
⊗ Ô 05: Người khai tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ nhập loại hình xuất khẩu (nhập khẩu) tương ứng
⊗ Ô 06: Ghi số, ngày, tháng và năm của giấy phép do Cơ quan quản lý chuyên ngành cấp, đối với loại hàng hóa xuất khẩu (nhập khẩu) và ngày hết hạn của chứng từ (nếu có)
⊗ Ô 07: Ghi số, ngày, tháng và năm ký kết hợp đồng và ngày hết hạn (nếu có) của Hợp đồng hoặc phụ lục của Hợp đồng (nếu có)
⊗ Ô 08: Ghi số, ngày, tháng và năm của Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice – nếu có)
⊗ Ô 09: Ghi tên cảng hoặc địa điểm (được thỏa thuận trong Hợp đồng), nơi hàng hóa, sản phẩm được sắp xếp lên phương tiện vận tải để tiến hành xuất khẩu (nhập khẩu)
⊗ Ô 10: Ghi tên quốc gia hoặc vùng lãnh thổ của điểm đến cuối cùng được xác định, tại thời điểm mà hàng hóa được xuất khẩu (nhập khẩu), không bao gồm cả những quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà lô hàng đó được quá cảnh. Ngoài ra, áp dụng mã quốc gia và lãnh thổ (ISO 3166)
⊗ Ô 11: Ghi rõ những điều kiện giao hàng mà bên mua và bán đã thỏa thuận từ trước trong Hợp đồng thương mại
⊗ Ô 12: Ghi rõ phương thức thanh toán đã thỏa thuận bên trong Hợp đồng thương mại (ví dụ: LC, DA, DP, TTR hoặc hàng đổi hành,…) (nếu có)
⊗ Ô 13: Ghi mã của đồng tiền thanh toán (nguyên tệ) theo những thỏa thuận bên trong Hợp đồng thương mại. Nên áp dụng mã tiền tệ (ISO 4217) (ví dụ: đô la Mỹ là USD) (nếu có)
⊗ Ô 14: Ghi tỷ giá hối đoái quy đổi giữa nguyên tệ với đồng Việt Nam đã tính thuế (theo các quy định hiện hành tại thời điểm đăng ký tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ) bằng đồng Việt Nam (nếu có)
⊗ Ô 15: Ghi rõ tên hàng hóa, quy cách hàng hóa theo Hợp đồng thương mại và những chứng từ khác có liên quan đến lô hàng đó
- Trong trường hợp lô hàng có từ 04 món hàng trở lên, thì ghi trên tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ theo phụ lục tờ khai. Trên phụ lục khai báo nên ghi rõ tên và quy cách chất lượng của từng loại mặt hàng
- Đối với lô hàng chỉ áp dụng một mã, nhưng trong lô hàng lại có nhiều chi tiết, mặt hàng nhỏ khác thì tờ khai sẽ ghi tên chung của lô hàng và cho phép lập bảng kê khai chi tiết từng món (không cần khai phụ lục)
⊗ Ô 16: Ghi mã phân loại theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam: Trường hợp nếu lô hàng có từ 04 mặt hàng trở lên thì không ghi gì. Còn trên phụ lục tờ khai sẽ ghi rõ mã số của từng mặt hàng
⊗ Ô 17: Ghi tên quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất hàng hóa, sản phẩm. Mã quốc gia sẽ được chỉ định trong từng ISO được áp dụng. Nếu trường hợp lô hàng có từ 04 mặt hàng trở lên thì người khai thực hiện như ô thứ 16
⊗ Ô 18: Ghi số lượng, thể tích và trọng lượng của từng loại mặt hàng trong lô hàng theo tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ tại ô thứ 19. Trường hợp nếu lô hàng có từ 04 mặt hàng trở lên thì cách ghi cũng tương tự như ô thứ 16
⊗ Ô 19: Ghi tên đơn vị tính của từng loại mặt hàng theo quy định trong Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu hoặc thực tế giao dịch. Trường hợp nếu lô hàng có từ 04 mặt hàng trở lên thì cách ghi cũng giống như ô thứ 16
⊗ Ô 20: Ghi giá của đơn vị hàng hóa theo đồng tiền đã quy định tại ô thứ 13, căn cứ vào các thỏa thuận trong Hợp đồng thương mại, hóa đơn, LC hoặc những chứng từ khác có liên quan đến lô hàng đó. Trường hợp nếu lô hàng có từ 04 mặt hàng trở lên thì người khai thực hiện như ở ô thứ 16
⊗ Ô 21: Nhập trị giá nguyên tệ của từng loại mặt hàng xuất khẩu (nhập khẩu), là kết quả của phép nhân giữa số lượng và đơn giá. Trường hợp nếu lô hàng có từ 04 món trở lên thì trên tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ sẽ ghi tổng trị giá nguyên tệ của những mặt hàng đã khai báo trên phụ lục tờ khai. Còn trên phụ lục tờ khai sẽ ghi trị giá nguyên tệ cho từng loại mặt hàng
⊗ Ô 22:
- Trị giá tính thuế: người khai ghi trị giá của từng loại mặt hàng bằng tiền Việt Nam
- Thuế suất phần trăm: ghi thuế suất tương ứng cùng với mã quy định tại ô thứ 16 theo biểu thuế xuất khẩu (nhập khẩu)
- Nhập số thuế xuất khẩu (nhập khẩu) phải nộp của từng loại mặt hàng
(*) Trường hợp lô hàng có từ 04 mặt hàng trở lên thì cách ghi tờ khai cụ thể như sau:
- Trên tờ khai Hải Quan, người khai ghi tổng số tiền thuế xuất khẩu (nhập khẩu) phải nộp vào ô cộng
- Phụ lục tờ khai sẽ ghi rõ trị giá tính thuế, thuế suất cũng như số thuế xuất khẩu (nhập khẩu) phải nộp của từng loại mặt hàng
⊗ Ô 23:
- Giá trị phải thu khác: người kê khai nhập số tiền phải nộp khác
- Tỷ lệ phần trăm: nhập tỷ lệ phần trăm của những khoản thu khác theo quy định Pháp luật
- Số tiền: nhập số tiền cần thanh toán trong Hợp đồng
(*) Nếu trường hợp lô hàng có từ 04 mặt hàng trở lên thì cách ghi sẽ như ô thứ 22
⊗ Ô 24: Tổng số tiền thuế và những khoản thu khác, người kê khai sẽ ghi tổng số tiền thuế xuất khẩu (nhập khẩu) và các khoản phí thu khác cụ thể bằng số và chữ
⊗ Ô 25: Khi người khai Hải Quan kê khai hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng container thì phải ghi đầy đủ số container, số kiện hàng container, trọng lượng hàng hóa bên trong container và nơi đóng gói. Nếu trường hợp có từ 04 container trở lên thì ghi cụ thể những thông tin trên phụ lục của tờ khai, không nên ghi trên tờ khai
⊗ Ô 26: Liệt kê những chứng từ đi kèm theo của tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ
⊗ Ô 27: Ghi ngày, tháng và năm kê khai; ký tên xác nhận, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu mộc vào tờ khai
>>> Xem thêm: Những lưu ý đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Bắc Âu
Những lưu ý khi làm tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ
Xuất nhập khẩu tại chỗ có rất nhiều ưu điểm mạnh, nhưng để hình thức này diễn ra một cách suôn sẻ và hiệu quả, thì các doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau đây, khi làm thủ tục Hải Quan để mở tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ:
- Tờ khai Hải Quan sau khi được đăng ký thì chỉ có giá trị làm thủ tục trong thời hạn tối đa là15 ngày.
- Trường hợp hợp hàng hóa, sản phẩm xuất nhập khẩu tại chỗ có chỉ định từ doanh nghiệp nước ngoài thì hàng tháng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại chỗ phải tổng hợp và lập danh sách những tờ khai đã được thông quan theo quy định mẫu 20/TKXNTC/GSQL phụ lục V, ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Sau đó, doanh nghiệp tiến hành gửi danh sách tờ khai này tới Cơ quan Thuế quản lý trực tiếp.
- Khi làm các bước khai báo thông tin hàng hóa, sản phẩm để mở tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp cần phải đảm bảo tính chính xác về mặt thời gian trong hợp đồng mua bán đã ký kết và tuân theo trình tự Pháp luật.
- Đối với những trường hợp đặc biệt, ví dụ như: bên làm thủ tục Hải Quan là doanh nghiệp cần được ưu tiên (doanh nghiệp nằm trong luồng siêu xanh), đối tác với doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp tuân thủ theo luật Hải Quan hoặc là đối tác cùng với doanh nghiệp, cũng tuân thủ theo luật Hải Quan thực hiện xuất nhập khẩu tại chỗ nhiều lần trong thời gian nhất định (cùng một hợp đồng, người mua và người bán) thì được phép giao nhận hàng hóa trước và mở tờ khai Hải Quan sau. Tuy nhiên, thời gian khai báo Hải Quan không được vượt quá 30 ngày, tính từ thời điểm giao nhận hàng hóa.
- Người khai Hải Quan được phép đăng ký mở tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ duy nhất tại 01 Chi cục Hải Quan thuận tiện nhất với mình.
- Trường hợp tờ khai xuất nhập khẩu cùng được mở tại một Cơ quan Hải Quan, mà tờ khai lại được phân luồng đỏ, phải qua kiểm tra hàng hóa thực tế và hoàn thành thủ tục khai báo thông quan, thì có thể vẫn được miễn kiểm tra hàng hóa thực tế theo quy định Pháp luật.
- Trường hợp nếu đã quá hạn mở tờ khai nhập khẩu đối ứng thì doanh nghiệp sẽ chịu các hình thức xử phạt vi phạm theo Khoản 3, Điều 1, Nghị định số 45/2016/NĐ-CP.
Tổng kết
Trên đây là những nội dung, thông tin cụ thể nhất khi các doanh nghiệp muốn làm tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ. Bạn cần đọc kỹ các bước hoàn thành và mẫu đơn chi tiết để làm thủ tục kê khai hàng hóa một cách hiệu quả.
Nếu còn câu hỏi nào về tờ khai Hải Quan này hoặc bất kỳ vấn đề nào liên quan đến chứng từ, giấy tờ xuất nhập khẩu, thì Finlogistics chính là địa chỉ tin cậy giúp bạn giải quyết khó khăn. Chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, cam kết mang đến dịch vụ chất lượng, uy tín và tối ưu nhất cho khách hàng.
Finlogistics
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0243.68.55555
- Phone: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
- Email: info@fingroup.vn