Thu-tuc-nhap-khau-may-in-00.jpg

Máy in đóng một vai trò rất quan trọng trong những hoạt động kinh doanh, công việc cũng như cuộc sống cá nhân. Do đó, quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy in yêu cầu các doanh nghiệp phải tuân thủ về chất lượng, an toàn và quy chuẩn quốc tế.

Nếu bạn đang quan tâm đến quy trình nhập khẩu mặt hàng này thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Finlogistics sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết, giúp bạn hiểu rõ và thực hiện các bước một cách dễ dàng và hiệu quả nhất.

Thu-tuc-nhap-khau-may-in
Tìm hiểu chi tiết thủ tục nhập khẩu máy in


Thủ tục nhập khẩu máy in dựa vào những Chính sách pháp lý nào?

Quy định về các bước làm thủ tục nhập khẩu máy in được ghi rõ trong những Văn bản sau đây:

Cơ sở Pháp lý

  • Nghị định số 60/2014/NĐ-CP, ban bố ngày 19/06/2021
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC, ban bố ngày 25/03/2015; sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 39/2018/TT-BTC, ban bố ngày 20/04/2018
  • Quyết định số 2479/QĐ-BTTTT, ban bố ngày 29/12/2017
  • Thông tư số 16/2015/TT-BTTTT, ban bố ngày 17/06/2015
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, ban bố ngày 14/04/2017
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP, ban bố ngày 19/10/2020
  • Nghị định số 32/2023/NĐ-CP, ban bố ngày 09/06/2023
Dựa theo những Văn bản ở trên, thì máy in nhập khẩu không thuộc Danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp thực hiện thủ tục nhập khẩu mặt hàng này, cần lưu ý đến một số điểm như sau:
 
  • Hàng máy in cũ, đã qua sử dụng được giới hạn tuổi đời không quá 10 năm
  • Máy in muốn được nhập khẩu vào Việt Nam cần phải có giấy phép đóng dấu của Bộ Thông tin và Truyền thông
  • Khi nhập khẩu hàng máy in, doanh nghiệp cần phải tuân thủ quy định dán nhãn hàng hóa (dựa theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)
  • Doanh nghiệp cần xác định chính xác mã HS code để nộp đúng thuế phí và tránh bị cơ quan Hải Quan phạt

Các loại máy in cần xin giấy phép nhập khẩu

Việc xin giấy phép nhập khẩu khi làm thủ tục nhập khẩu máy in chủ yếu sẽ dựa vào công nghệ in của máy chứ không phụ thuộc vào mục đích sử dụng. Cụ thể, dưới đây là những loại máy in phải xin giấy phép nhập khẩu từ Cục Xuất bản:
  1. Loại máy in sử dụng công nghệ in kỹ thuật số như: máy in laser, máy in phun (tốc độ trên 50 tờ A4/phút, máy in có khổ in trên A3, máy in có tính năng đa màu.
  2. Máy in offset, letterpress, flexo, ống đồng,…
  3. Máy photocopy màu hoặc có tính năng photocopy màu.

Những loại máy in cần xin giấy phép nhập khẩu bao gồm cả những loại máy có chức năng bảo mật fax, điện báo mới,…

Còn lại, những loại máy in 3D, máy in nhiệt, máy in lưới (lụa) không cần phải xin giấy phép nhập khẩu.

Thu-tuc-nhap-khau-may-in
Các doanh nghiệp cần phải xin giấy phép nhập khẩu cho một số loại máy in

Mã HS máy in và dán nhãn hàng hóa

Trước khi nhập khẩu mặt hàng máy in về Việt Nam, bạn cần chú ý lựa chọn chính xác mã HS máy tin và tuân thủ quy định dán nhãn hàng hóa.

Bảng mã HS máy in 

Mã HS code đóng một vai trò rất quan trọng khi nhập khẩu mọi loại hàng hóa. Bởi đây là cơ sở cho việc áp thuế nhập khẩu, thuế VAT và những chính sách khác liên quan đến hàng hóa nhập khẩu. Các doanh nghiệp phải hiểu rõ các đặc điểm, tính chất của sản phẩm như: nguyên liệu, thành phần,… để chọn đúng mã HS code.

Thu-tuc-nhap-khau-may-in
Bảng mã HS code chi tiết mặt hàng máy in

Dán nhãn hàng hóa

Tuy việc dán nhãn lên hàng hóa nhập khẩu là một quy định không mới nhưng từ sau khi Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ra đời thì đã được giám sát một cách chặt chẽ hơn.

Hơn nữa, việc dán nhãn hàng hóa còn giúp Cơ quan hành chính quản lý hàng hóa, xác định được nguồn gốc xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm. Do đó, dán nhãn lên hàng hóa là một trong những khâu cực kỳ quan trọng, không thể thiếu khi làm nhập khẩu máy in.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết thủ tục nhập khẩu bình ắc quy

Các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu máy in chi tiết

Finlogistics sẽ giải đáp giúp bạn quy trình xử lý hồ sơ và các bước thông quan Hải Quan khi làm thủ tục nhập khẩu máy in qua nội dung dưới đây.

Thu-tuc-nhap-khau-may-in
Doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu cần phải chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ cần thiết

Chuẩn bị bộ hồ sơ máy in nhập khẩu

Danh sách những loại chứng từ cần thiết khi nhập khẩu các loại máy in bao gồm:
  • Tờ khai Hải Quan
  • Hợp đồng thương mại (Sales Contract)
  • Danh sách đóng gói (Packing List)
  • Hóa đơn thương mại (Invoice)
  • Vận đơn hàng hải (B/L)
  • Chứng nhận xuất xứ C/O (nếu có)
  • Catalogs (nếu có) hoặc bất kỳ tài liệu khác nào mà phía Cơ quan Hải Quan yêu cầu

Trong số các loại giấy tờ này, thì tờ khai Hải Quan, Invoice, B/L và C/O là những tài liệu quan trọng nhất. Còn những tài liệu khác sẽ được cơ quan Hải quan có yêu cầu bổ sung cụ thể sau.

Quy trình thực hiện thủ tục thông quan

Dựa theo quy định của Nghị định 32/2023/NĐ-CP, thì máy in là mặt hàng nhập khẩu có điều kiện. Do vậy, để nhập khẩu mặt hàng này cần phải có giấy phép nhập khẩu. Theo đó, quá trình làm thủ tục cho máy in nhập khẩu bao gồm các bước chi tiết sau đây:
 

Bước 1. Khai tờ khai Hải Quan

Sau khi doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ những tài liệu, giấy tờ xuất nhập khẩu như: hợp đồng, Invoice, P/L, B/L, C/O, thông báo hàng đến,… và mã HS máy in các loại, thì có thể tiến hành nhập liệu những thông tin vào hệ thống Hải Quan, thông qua phần mềm kê khai chuyên dụng.

Thu-tuc-nhap-khau-may-in
Quy trình thông quan mặt hàng máy in các loại như thế nào?

Bước 2. Mở tờ khai Hải Quan

Sau khi đã hoàn tất bước khai tờ khai Hải Quan, hệ thống của Hải Quan sẽ phân loại tờ khai theo một trong 03 luồng: xanh, vàng hoặc đỏ. Tùy theo luồng tờ khai, doanh nghiệp sẽ đi in tờ khai và mang bộ hồ sơ nhập khẩu tới Chi cục Hải Quan để mở tờ khai.

Bước 3. Thông quan hàng hóa

Sau khi đã kiểm tra xong bộ hồ sơ và hàng hóa thực tế, nếu không có vấn đề gì phát sinh, thì các cán bộ Hải Quan sẽ cho phép thông quan tờ khai máy in nhập khẩu. Lúc này, doanh nghiệp có thể thanh toán thuế phí nhập khẩu để hoàn tất quá trình thông quan hàng hóa.

Bước 4. Nhận và bảo quản hàng hóa

Sau khi đã hoàn thành thủ tục thông quan, doanh nghiệp sẽ tiến hành nốt các bước cần thiết để nhận lại hàng và đưa về kho để bảo quản, sử dụng.

Thu-tuc-nhap-khau-may-in
Các bước thông quan Hải Quan mặt hàng máy in các loại không khác gì so với những hàng hóa khác

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu van công nghiệp mới nhất

Một vài lưu ý khi thực hiện thủ tục nhập khẩu máy in

Trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu máy in, các doanh nghiệp cần chú ý đến một số lưu ý quan trọng sau đây:

  • Những đối tượng được phép nhập khẩu máy in gồm có: Cơ sở in ấn; Doanh nghiệp có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu trang thiết bị ngành in ấn; Cơ quan, tổ chức khác có tư cách sử dụng trang thiết bị in ấn phục vụ công việc nội bộ.
  • Các loại giấy phép nhập khẩu máy in sẽ được cấp theo cho từng mặt hàng cụ thể (dựa theo mã định danh).
  • Đối với mặt hàng linh kiện máy in nhập khẩu thì không cần phải xin giấy phép.
  • Hàng máy in chỉ được phép thông quan khi doanh nghiệp đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nước.

Tổng kết

Như vậy, trên đây là tất tần tận quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu máy in mà các doanh nghiệp đang quan tâm tìm hiểu. Hy vọng rằng bài viết này của Finlogistics đã mang lại những thông tin hữu ích cho bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn nhận báo giá dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu các mặt hàng, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp qua hotline hoặc email của chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng nhất nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thủ tục nhập khẩu máy in


Thu-tuc-nhap-khau-phu-tung-o-to-00.jpg

Doanh nghiệp của bạn cần nhập khẩu phụ tùng ô tô nhưng chưa có kinh nghiệm? Bạn đang gặp nhiều vướng mắc khi thực hiện thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô về Việt Nam? Bạn muốn hỗ trợ từ các đơn vị vận chuyển, cung cấp dịch vụ Hải Quan uy tín và giá cả cạnh tranh? Cùng tìm hiểu ngay quy trình thủ tục với Finlogistics qua bài viết đầy đủ dưới đây!

Thu-tuc-nhap-khau-phu-tung-o-to
Tất tần tật thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô – bạn đã biết chưa?


Tình hình nhập khẩu phụ tùng xe ô tô các loại về thị trường Việt Nam hiện nay

Tình hình nhập khẩu phụ tùng xe ô tô trong năm vừa qua luôn thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng. Nhu cầu sử dụng mặt hàng phụ tùng ô tô nhập khẩu ngày càng tăng cao, khiến các hãng sản xuất và nhập khẩu cần phải chuẩn bị và cung ứng đầy đủ những sản phẩm chất lượng ra ngoài thị trường.

Theo Tổng cục Hải Quan thống kê, chỉ trong năm 2023, tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng phụ tùng ô tô của Việt Nam đã đạt mức 1.5 tỷ USD. Trong số đó, một số loại phụ tùng chiếm tỷ lệ cao trong tổng giá trị này ví dụ như: lốp xe, dầu nhớt, đèn pha, pin, bộ giảm xóc,…

Lốp xe chính là loại phụ tùng ô tô được tiêu thụ nhiều nhất, với tổng giá trị nhập khẩu lên đến 500 triệu USD. Đây cũng là loại phụ tùng quan trọng và kiểm tra kỹ lưỡng nhất trong việc quản lý và duy trì trật tự an toàn giao thông. Vì vậy, người tiêu dùng có thể yên tâm lựa chọn sử dụng mặt hàng này.

Tiếp theo đó là dầu nhớt, cũng là loại phụ tùng ô tô nhập khẩu không thể thiếu khi bảo trì và bảo dưỡng. Việt Nam trong năm 2023 đã nhập khoảng 300 triệu USD dầu nhớt từ những quốc gia như: Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore,… Ngoài ra, nhiều loại phụ tùng như: pin, đèn pha, bộ giảm xóc,… cũng có sự tăng trưởng rất nhanh trong thời gian qua.

Thu-tuc-nhap-khau-phu-tung-o-to
Việt Nam tiếp tục nhập khẩu phụ tùng xe ô tô với số lượng lớn trong những năm trở lại đây

Phụ tùng xe ô tô là gì?

Trước khi tìm hiểu thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô, chúng ta hãy làm rõ về chúng nhé. Phụ tùng ô tô là tất cả những bộ phận cấu thành tạo nên chiếc xe và được sản xuất riêng lẻ nhằm thay thế khi bị hư hỏng. Một vài loại phụ tùng ô tô phổ biến hiện nay như: xi-lanh, pít-tông, séc-măng, xu-pap, trục khuỷu,…

Một chiếc xe ô tô sẽ gồm rất nhiều bộ phận khác nhau, có thể lên đến hàng nghìn chi tiết nhỏ lẻ. Trong đó, có phần thiết yếu (như khung, gầm và động cơ), phần phụ trợ (như đèn, lốp, phanh,..), và cả những bộ phận phục vụ nhu cầu của người dùng (như màn hình, điều hòa, hệ thống sưởi,…)

Khi chi tiết nào đó bị thiếu hoặc hư hỏng, thì bạn cần phải sửa chữa hoặc bổ sung thay thế. Do khả năng sản xuất  trong lĩnh vực xe hơi của Việt Nam còn khá hạn chế, nên đa số các bên cung ứng đều nhập khẩu phụ tùng xe ô tô trực tiếp hoặc gián tiếp từ nước ngoài. Đây cũng là lý do mà bạn cần phải làm thủ tục để đưa các loại phụ tùng này về Việt Nam.

Thu-tuc-nhap-khau-phu-tung-o-to
Các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về phụ tùng ô tô trước khi nhập khẩu mặt hàng này

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu xe nâng hàng

Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô các loại về Việt Nam

Nhiều người hiện vẫn chưa nắm rõ các bước làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô như thế nào. Do đó, để giúp bạn hiểu kỹ hơn về một số thủ tục, quy trình cơ bản khi nhập khẩu mặt hàng này, Finlogistics sẽ chia sẻ cụ thể qua nội dung dưới đây.

Phân loại

Hàng phụ tùng ô tô khi được nhập khẩu sẽ được phân ra làm hai loại chính, theo quy định của Nhà nước, bao gồm:

  • Loại 1: Phụ tùng không nằm trong chính sách đặc biệt khi nhập khẩu: Bạn có thể tiến hành các bước nhập khẩu và thủ tục thông quan giống như những hàng hóa thông thường.
  • Loại 2: Phụ tùng nằm trong Phụ lục II, Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT: Ngoài những giấy tờ thông thường thì bạn phải bổ sung thêm Phiếu đăng ký kiểm định hàng hóa (có dấu xác nhận của Cơ quan kiểm tra chất lượng) cho Cơ quan Hải Quan khi tiến hành thông quan hàng hóa.

Mã HS code phụ tùng ô tô và thuế nhập khẩu

Việc xác định chi tiết mã HS phụ tùng ô tô sẽ căn cứ vào đặc điểm tính chất, thành phần cấu tạo,…của hàng hóa thực tế. Theo quy định pháp luật hiện hành, doanh nghiệp sẽ căn cứ trên cơ sở Catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) và đi giám định hàng hóa tại Cục Kiểm định của Hải Quan.

Kết quả buổi kiểm tra thực tế của Hải Quan và Cục Kiểm định Hải Quan sẽ là cơ sở để xác định và áp mã HS đối với mặt hàng nhập khẩu.

Thu-tuc-nhap-khau-phu-tung-o-to
Bạn cần lựa chọn chính xác mã HS code để tránh bị Cơ quan chức năng bắt phạt

Cụ thể, mã HS phụ tùng ô tô nhập khẩu được quy định như sau:

Mã HS hàng hóa Mô tả hàng hóa Thuế GTGT (%) Thuế NK thông thường (%) Thuế NK ưu đãi (%)
3917.3999 Ống hút gió ở sau cabin 10 22.5 15
3923.3090 Bình dầu 10 22.5 15
Bình nước làm mát động cơ
Bình nước rửa kính
3926.3000 Phụ kiện lắp vào đồ nội thất, trên thân xe (coachwork) hoặc loại tương tự 10 30 20
4009.1290 Ống dẫn hướng xu-páp hút; Ống dẫn hướng xu-páp xả;  Ống hút cao su; Ống nối cao su; Ống nước quy lát về bơm,… 10 4.5 3
4009.3191 Ống cao su; Ống rửa kính cao su; Ống làm mát bằng cao su…; Tuy-ô thấp áp;  Tuy-ô cao áp 10 4.5 3
4010.1200 Dây cu-roa 10 7.5 5
4010.1900 Dây cu-roa cam 10 7.5 5
4010.3100 Dây cu-roa bơm nước 10 22.5 15
4016.9911 Bạc cân bằng; Cổ hút; Cao su cổ hút 10 15 10
4016.9913 Gioăng cao su 10 15 10
7007.1110 Kính an toàn 10 30 20
7009.1000 Gương chiếu hậu dùng cho xe 10 37.5 25
7318.1510 Bu-lông; Bu-lông giảm xóc; Bu-lông phanh hãm;  Bu-lông tắc kê; Bu-lông vỏ giảm tốc; Bu-lông bích vuông tu-bô; Bu-lông khớp nối ống xả; Bu-lông mũ; Bu-lông + vòng đệm; Bu-lông bích; Đinh vít 10 18 12
7318.1610 Đai ốc 10 18 12
7318.1910 Ốc bàn tay ếch; Ốc-xăng-tan 10 18 12
7318.2910 Bu lông ống xả 10 18 12
7320.1011 Lò xo ngoài xu-pap 10 15 10
8301.7000 Bộ chìa khóa 10 37.5 25
8302.1000 Bản lề 10 30 20
8408.2022 Động cơ Diesel 10 37.5 20
8409.9947 Pít-tông 10 15 10
8409.9949 Thanh tắt máy 10 15 10
Thu-tuc-nhap-khau-phu-tung-o-to
Doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng phụ tùng ô tô sẽ nhận được mức thuế ưu đãi khá cao

Đối với mặt hàng phụ tùng ô tô nhập khẩu, bạn sẽ phải nộp thuế phí nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT). Mức thuế sẽ có sự khác nhau giữa từng loại hàng, tùy theo mã HS code. Còn đối với thuế VAT, hiện vẫn đang được áp ở mức 10% đối với mặt hàng phụ tùng xe ô tô.

Bộ chứng từ nhập khẩu phụ tùng xe ô tô

Việc chuẩn bị đầy đủ và kỹ lưỡng bộ chứng từ cần thiết khi thông quan Hải Quan rất quan trọng khi nhập khẩu phụ tùng xe ô tô, bao gồm:

  • Tờ khai Hải Quan
  • Vận đơn (B/L)
  • Hóa đơn thương mại (Invoice)
  • Đơn đóng gói (Packing List)
  • Hợp đồng (Sales Contract)
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O – nếu có)
  • Đơn đăng ký hợp chuẩn hợp quy
Thu-tuc-nhap-khau-phu-tung-o-to
Những chứng từ không thể thiếu khi nhập khẩu phụ tùng ô tô như: Hợp đồng, Invoice, B/L, C/O, chứng nhận hợp quy,…

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô chi tiết

#Bước 1: Khai báo tờ khai Hải Quan

Sau khi đã chọn đúng mã HS phụ tùng ô tô, thì bạn tiến hành khai báo tờ khai Hải Quan thông qua phần mềm khai quan chuyên dụng. Ngay khi nhận được tờ khai Hải Quan thì bạn cũng sẽ nắm được mức thuế nhập khẩu, thuế VAT bao nhiêu.

#Bước 2: Đăng ký kiểm tra chất lượng

Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT quy định rằng mặt hàng phụ tùng ô tô phải có chứng nhận hợp quy sau khi thông quan mới được phép đưa ra thị trường sử dụng. Do đó, khi nhập khẩu phụ tùng xe ô tô thì bạn phải đăng ký kiểm tra chất lượng đối với mặt hàng này, bao gồm:

  • Vật liệu nội thất
  • Gương chiếu hậu
  • Kính an toàn
  • Lốp hơi xe
  • Vành hợp kim
  • Thùng nhiên liệu
Thu-tuc-nhap-khau-phu-tung-o-to
Doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký kiểm định chất lượng sản phẩm khi nhập khẩu

#Bước 3: Mở tờ khai nhập khẩu

Sau khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ nhập khẩu, thì xuống ngay Chi cục Hải Quan để tiến hành mở tờ khai và hoàn tất các bước thông quan hàng hóa như bình thường. Nếu không có vấn đề nào thì phía Hải Quan sẽ cho phép hàng hóa của bạn thông quan. Lúc này, bạn tiếp tục đi đóng thuế phí nhập khẩu.

#Bước 4: Mang hàng về kho và hoàn tất việc đăng ký kiểm tra chuyên ngành

Sau khi nộp thuế nhập khẩu phụ tùng xe ô tô xong, bạn có thể mang hàng hóa về kho để bảo quản. Lưu ý, để đưa hàng ra thị trường bày bán thì bạn phải có Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Thu-tuc-nhap-khau-phu-tung-o-to
Doanh nghiệp có thể đưa lô hàng về kho bảo quản ngay khi đóng xong thuế nhập khẩu

Một vài lưu ý khi nhập khẩu phụ tùng xe ô tô về thị trường Việt Nam

Khi tiến hành các bước thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô, các doanh nghiệp cần phải lưu ý đến một số điểm quan trọng sau đây:

  • Không phải loại phụ tùng ô tô nào cũng đều phải kiểm tra chất lượng, nhiều mặt hàng chỉ cần làm thủ tục thông quan như bình thường.
  • Nếu hàng hóa có chứng nhận xuất xứ C/O thì có thể được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.
  • Hàng phụ tùng ô tô nhập khẩu đã qua sử dụng không được phép đưa về Việt Nam.
  • Phụ tùng ô tô hầu hết là hàng mang tính thẩm mỹ cao do đó cần phải cẩn thận trong quá trình bốc xếp, vận chuyển và kiểm hóa, tránh gây trầy xước, hư hỏng.

Lời kết

Như vậy, bài viết này của Finlogistics đã giúp bạn giải đáp tường tận về thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô các loại. Đây là một trong những loại hàng hóa được nhập khẩu về nhiều nhất, nhưng không phải ai cũng nắm chắc được quy trình xử lý. Nếu doanh nghiệp của bạn có nhu cầu nhập khẩu, vận chuyển và xử lý thông quan mặt hàng này, hãy liên hệ ngay đến cho chúng tôi qua hotline bên dưới nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs. Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô


To-khai-nhanh-la-gi-00.jpg

Trước khi tiến hành xuất nhập khẩu hàng hóa, thì doanh nghiệp hoặc đơn vị Logistics phải tiến hành lập tờ khai Hải Quan và nộp lại cho Chi cục Hải Quan để hoàn tất các thủ tục thông quan hàng hóa.

Tuy nhiên, có nhiều lúc bạn sẽ cần phải sử dụng đến tờ khai nhánh. Vậy tờ khai nhánh là gì? Khi nào thì bạn được phép mở tờ khai nhánh?… Hãy cùng tìm hiểu thêm qua nội dung bài viết hữu ích dưới đây với Finlogistics nhé!

To-khai-nhanh-la-gi
Làm rõ khái niệm tờ khai nhánh khi thực hiện khai báo Hải Quan


Tìm hiểu tờ khai nhánh là gì?

Trước khi đi tìm hiểu tờ khai nhánh là gì, thì bạn nên biết rằng đây là một phần khá quan trọng của tờ khai Hải Quan điện tử (E-Customs). Tờ khai nhánh do chính Hệ thống phần mềm khai báo của Hải Quan tự động tách ra và chia nhỏ những dữ liệu hàng hóa thành các phần nhỏ.

Việc sử dụng tờ khai nhánh nhằm mục đích dễ dàng hơn trong quá trình quản lý, khai báo chính xác và thuận tiện trong việc kiểm tra, giám sát của phía Cơ quan Hải Quan.

To-khai-nhanh-la-gi
Giải đáp những thắc mắc về việc sử dụng tờ khai nhánh

Khi nào cần mở tờ khai nhánh?

Thông thường, có 03 lý do chính khiến chủ hàng phải mở tờ khai nhánh, bao gồm:

Tờ khai Hải Quan vượt quá 50 dòng

Mỗi tờ khai Hải Quan chỉ có thể được phép ghi tối đa 50 dòng. Sau khi nhập liệu đầy đủ những thông tin tờ khai xong, Hệ thống phần mềm của Hải Quan sẽ tiến hành rà soát và đánh giá. Nếu như vượt quá số lượng dòng ở trên, thì tờ khai sẽ tự động phân tách ra thành nhiều tờ khai nhánh khác nhau.

Do đó, người khai tờ khai sẽ phải ghi lần lượt, bắt đầu từ tờ số 1 đầu tiên. Những tờ khai nhánh này đều có những thông tin đồng bộ với tờ khai đầu tiên, ví dụ như: mã vận đơn, số hóa đơn,… Điều này sẽ giúp cho người khai báo và Cơ quan Hải Quan nắm chắc được đây là tờ khai của cùng một lô hàng.

Tuy nhiên, trên mỗi tờ khai nhánh sẽ có thêm những thông tin khác như: luồng tờ khai hay mức thuế phí,… Trên bản in của tờ khai này cũng sẽ thể hiện tờ khai đầu tiên, tờ khai nhánh thứ và tổng số phân nhánh. Khi tiến hành in, thì người khai báo sẽ phải in đầy đủ và đóng dấu giáp lai tất cả những tờ khai nhánh này.

To-khai-nhanh-la-gi
Khi vượt quá 50 dòng thì Hệ thống của Hải Quan sẽ tự động phân tách thành các tờ khai nhánh

Mức thuế phí vượt quá số ký tự của mục tiền thuế

Khi mặt hàng nào đó có mức thuế phí vượt quá số ký tự của mục ghi tiền thuế ở trên tờ khai Hải Quan, thì sẽ có 02 trường hợp sau xảy ra:

  • Trường hợp 1: Nếu thông tin có thể tách dòng, thì người khai báo có thể phân tách ra thành nhiều mẫu tờ khai nhánh khác nhau.
  • Trường hợp 2: Nếu thông tin không thể tách dòng, thì người khai báo nên thực hiện ở trên tờ khai Hải Quan bản giấy.

Tổng mức thuế phí vượt số ký tự của mục tổng số tiền thuế

Nếu tổng số tiền thuế phí của lô hàng vượt quá số ký tự của mục tổng số tiền thuế phí có trên tờ khai thì người khai báo được phép tách và mở tờ khai nhánh.

Nếu như tờ khai có chung vận tải đơn, hóa đơn và khai ở trên nhiều tờ khai nhánh tại Chi cục Hải Quan thì người khai chỉ cần nộp lại một bộ hồ sơ Hải Quan (trong trường hợp nộp hồ sơ giấy). Những tờ khai phía sau sẽ ghi rõ “chung chứng từ cùng với tờ khai số… ngày… vào mục “Phần ghi chú”.

To-khai-nhanh-la-gi
Khi tổng mức thuế phí vượt số ô điền thuế phí thì người khai báo cần làm tờ khai nhánh

Lệ phí khi mở tờ khai nhánh

Trước đây, nếu như phân tờ khai nhánh và tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ sẽ được miễn thu lệ phí. Còn hiện nay, theo Khoản 1, Điều 9, Thông tư số 274/2016/TT-BTC quy định rõ:

  • Cục Hải Quan tại các tỉnh, thành phố phải thực hiện thu phí Hải Quan, lệ phí hàng hóa và phương tiện quá cảnh đối với tờ khai nhánh và tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ là: 20.000 VNĐ/một tờ khai.
  • Bãi bỏ các Khoản 1, 2, 3, 4, 7 và 8, Điều 45 của Thông tư số 38/2015/TT-BTC về quy định không nộp lệ phí khi tiến hành mở tờ khai nhánh.

Lời kết

Trên đây là các nội dung giải đáp cho bạn biết tờ khai nhánh là gì, hy vọng sẽ có ích cho bạn trong quá trình khai tờ khai Hải Quan. Nếu doanh nghiệp của bạn đang cần hỗ trợ khai báo và xử lý tờ khai, hãy liên hệ nhanh ngay cho Finlogistics. Chúng tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc giải quyết thông quan tờ khai cho khách hàng, từ dễ đến khó, với tiêu chí nhanh chóng – an toàn – tối ưu nhất.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Tờ khai nhánh là gì


Thu-tuc-nhap-khau-can-cau-banh-xich-00.jpg

Bạn muốn làm thủ tục nhập khẩu cần cẩu bánh xích đã qua sử dụng từ nước ngoài? Tuy nhiên, thủ tục Hải Quan đối với mặt hàng máy móc, thiết bị cũ khá nghiêm ngặt, cũng như nhiều rủi ro khác đi kèm. Bài viết hữu ích này của Finlogistics sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình nhập khẩu cần cẩu bánh xích cũ vào thị trường Việt Nam, hãy cùng theo dõi đến cuối nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-can-cau-banh-xich
Tìm hiểu chi tiết thủ tục nhập khẩu mặt hàng cần cẩu bánh xích


Khái niệm cần cẩu bánh xích đã qua sử dụng là gì?

Cần cẩu bánh xích là một loại cần trục, bao gồm một toa ở phía trên gắn trên một gầm xe kiểu bánh xích. Toa trên và các phần được đính kèm như: cần cẩu, đối trọng,… có thể xoay 360º. Cần cẩu bánh xích thường có thiết kế dạng ống lồng hoặc thẳng kiểu xương sống. Nó cũng có thể được trang bị một cần phụ tùy chọn (cố định hoặc di động).

Việc nhập khẩu cần cẩu bánh xích đã qua sử dụng phải tuân thủ theo quy định Pháp luật, được ghi rõ trong Phụ lục 1, Thông tư số 22/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải.

Thu-tuc-nhap-khau-can-cau-banh-xich
Định nghĩa cần cẩu bánh xích đã qua sử dụng

Chính sách đối với thủ tục nhập khẩu cần cẩu bánh xích đã qua sử dụng như thế nào?

Theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, (thay thế cho Nghị định số 187/2013/NĐ-CP), thì những mặt hàng như xe nâng, máy xúc, cần cẩu bánh xích,….đều không nằm trong Danh mục bị cấm nhập khẩu, kể cả các mặt hàng đã qua sử dụng. Do đó, các doanh nghiệp có thể làm thủ tục nhập khẩu cần cẩu bánh xích đã qua sử dụng như những mặt hàng bình thường khác.

Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg (thay thế cho Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN) quy định về việc nhập khẩu hàng máy móc, trang thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng như sau:

  • Quy định tuổi máy cũ không được quá 10 năm, tuy nhiên sẽ không bao gồm các loại xe – máy chuyên dùng được nêu trong phạm vi bài viết này.
  • Xe nâng, máy xúc đào, xe lu, cần cẩu tự hành… không chịu quản lý chuyên ngành của Bộ Khoa học Công nghệ mà là do Bộ Giao thông Vận tải. Vì vậy, phương tiện quá 10 năm vẫn có thể được phép nhập khẩu.

Thông tư số 12/2022/TT-BGTVT cũng đã quy định rõ Danh mục hàng hóa có khả năng gây mất an toàn, thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ GTVT.

Thu-tuc-nhap-khau-can-cau-banh-xich
Thủ tục nhập khẩu cần cẩu bánh xích tương tự như những loại hàng hóa khác

Mã HS xe cần cẩu bánh xích và thuế nhập khẩu

Trước khi tiến hành các bước nhập khẩu, doanh nghiệp cần lựa chọn đúng mã HS xe cần cẩu bánh xích để có thể nộp thuế phí nhập khẩu đầy đủ và tránh bị phạt bởi Cơ quan Hải Quan. Mặt hàng cần cẩu bánh xích thuộc Phần XVII, Chương 87:

  • 8705 – Các loại xe chuyên dùng có động cơ (trừ loại được thiết kế dùng để chở người hoặc hàng hóa)
  • 8705.1000 – Các loại xe cần cẩu

Một số loại thuế phí mà doanh nghiệp phải nộp khi tiến hành nhập khẩu cần cẩu bánh xích cũ có mã HS 8705.1000 vào Việt Nam bao gồm:

  • Thuế giá trị gia tăng (VAT)
  • Thuế nhập khẩu thông thường
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt
  • Thuế bảo vệ môi trường
  • Thuế chống bán phá giá

Quy trình đăng điểm và làm thủ tục nhập khẩu cần cẩu bánh xích chi tiết

Để hiểu rõ hơn về các bước trong quy trình làm đăng ký đăng kiểm và thủ tục nhập khẩu cần cẩu bánh xích, các doanh nghiệp nên tham khảo Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư số 39/2018/TT-BTC.

Thu-tuc-nhap-khau-can-cau-banh-xich
Doanh nghiệp cần làm đăng kiểm cho cần cẩu bánh xích nhập khẩu

Bước 1: Tiến hành đăng ký đăng kiểm hàng hóa

Trước khi hàng hóa cập bến và có giấy báo từ hãng tàu, bạn nên đăng ký đăng kiểm hàng tại Cục Đăng kiểm. Hiện nay, doanh nghiệp chỉ việc nộp hồ sơ online thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Sau khi hồ sơ đăng ký hợp lệ, bên Đăng kiểm sẽ tiến hành cấp số vào phiếu đăng ký. Bạn nhập số đăng ký đó và đính kèm file đăng ký vào cùng tờ khai Hải Quan điện tử bằng phần mềm VNACCS.

Bước 2: Làm các bước thủ tục Hải Quan

Sau khi truyền tờ khai xong, bạn cần đem bộ hồ sơ xuống đến Chi cục Hải Quan để tiếp tục làm các bước thủ tục. Vì hàng cần cẩn bánh xích nhập khẩu phải làm đăng kiểm, nên sẽ rơi vào luồng vàng hoặc đỏ, chứ không được luồng xanh. Bộ hồ sơ sẽ gồm có:

  • Hợp đồng mua bán (Contract)
  • Hóa đơn thương mại (Invoice)
  • Tờ phiếu đóng gói hàng (Packing List)
  • Hồ sơ kỹ thuật (Catalogue)
Thu-tuc-nhap-khau-can-cau-banh-xich
Doanh nghiệp giờ có thể làm đăng ký đăng kiểm cần cẩu bánh xích nhập khẩu trực tuyến

Bước 3: Đưa hàng hóa về kho để bảo quản

Thông thường, sẽ có hai địa điểm để các cán bộ đăng kiểm đến để tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa:

  1. Kho bãi riêng của chủ hàng
  2. Kho bãi tại cảng nơi tàu ghé vào để dỡ hàng

Đối mặt hàng như xe nâng, máy đào… có kích thước không lớn, có thể đóng trong container, thì doanh nghiệp nên chọn phương án một. Cách này cũng sẽ thuận lợi hơn cho quá trình lắp đặt chạy thử và tiết kiệm chi phí lưu kho bãi tại cảng biển. Còn nếu hàng hóa cỡ lớn (như cần cẩu bánh xích đã qua sử dụng) không thể đóng vừa container, thì có thể chọn một trong hai phương án trên.

Hồ sơ xin tạm giải phóng hàng hóa về kho bãi trong thời gian chờ kết quả đăng kiểm sẽ bao gồm:

  • Mẫu đơn xin mang hàng về kho riêng để bảo quản (mẫu số 09/BQHH/GSQL)
  • Sơ đồ thiết kế của khu vực lưu kho bãi
  • Giấy thẩm định phòng cháy chữa cháy của kho bãi
  • Các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, sở hữu kho bãi

Sau đó, bạn nộp lại bộ hồ sơ kèm giấy đề nghị được đưa hàng về kho và nộp thuế nhập khẩu đầy đủ. Phía Hải Quan nếu xem xét thấy hồ sơ hoàn chỉnh và tiền thuế đã nổi, sẽ duyệt cho bạn đưa hàng về kho.

Lưu ý: Trong thời gian bảo quản cần cẩu bánh xích nhập khẩu tại kho chờ để thông quan, chủ hàng không được phép sử dụng hay mua bán hàng hóa đó. Nếu vi phạm mà bị phát hiện sẽ bị xử phạt theo quy định.
Thu-tuc-nhap-khau-can-cau-banh-xich
Doanh nghiệp nhập khẩu cần cẩu bánh xích cũ có thể xin phép đem hàng về kho chờ thông quan

Bước 4: Tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa

Trong quá trình lắp đặt và chạy thử máy, doanh nghiệp nên kiểm tra lại chính xác số khung số máy của hàng hóa. Sau đó, bạn mời các cán bộ đăng kiểm đến để tiến hành kiểm tra thực tế. Nếu thông qua đơn vị dịch vụ, thì họ sẽ thông báo lịch đăng kiểm để cơ quan chức năng cử cán bộ đến kiểm tra ngay tại kho bãi của bạn.

Nếu bạn để hàng hóa tại cảng, thì bạn cũng nên xin kiểm tra đăng kiểm luôn ngay tại bãi cảng. Sau khi đã hoàn tất quá trình kiểm tra, bạn sẽ phải đợi kết quả kiểm định trong vòng từ 05 – 07 ngày.

Bước 5: Thông quan hàng hóa

Khi đã có kết quả kiểm định trực tuyến, bạn sẽ báo lại cho cán bộ Hải Quan để họ kiểm tra ở trên hệ thống và thực hiện nốt khâu thông quan. Đến lúc này, cần cẩu bánh xích nhập khẩu mới chính thức được phép sử dụng, trao đổi và mua bán.

Thu-tuc-nhap-khau-can-cau-banh-xich
Thủ tục nhập khẩu cần cẩu bánh xích

>>> Xem thêm: Tìm hiểu thủ tục nhập khẩu máy ủi

Một số lời khuyên khi nhập khẩu cần cẩu bánh xích cũ

Nếu như doanh nghiệp bạn đang có ý định nhập khẩu cần cẩu bánh xích cũ, thì hãy cân nhắc và lưu ý một số điều sau để bảo đảm quá trình nhập khẩu hàng hóa diễn ra thuận lợi:
  1. Tìm hiểu kỹ về những quy định đối với việc nhập khẩu cần cẩu bánh xích đã qua sử dụng về Việt Nam.
  2. Hãy thực hiện kiểm tra tình trạng của hàng hóa để đảm bảo không xảy ra hỏng hóc và đáp ứng đầy đủ yêu cầu.
  3. Để nhập khẩu cần cẩu bánh xích, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết.
  4. Ngoài giá mua hàng hóa, bạn sẽ phải trả các khoản như: chi phí vận chuyển, thuế phí liên quan,…. 
  5. Nếu doanh nghiệp bạn không có đủ kinh nghiệm để hoàn thành thủ tục nhập khẩu cần cẩn bánh xích đã qua sử dụng, hãy ưu tiên sử dụng dịch vụ các đơn vị vận chuyển uy tín – chuyên nghiệp.

Lời kết

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý, thông quan hàng hóa, đặc biệt là hàng máy móc, thiết bị, Finlogistics luôn tự khẳng định là đơn vị Forwarder, cung cấp dịch vụ uy tín và chuyên nghiệp hàng đầu hiện nay. Liên hệ ngay với đội ngũ chuyên viên của chúng tôi để được hỗ trợ NHANH CHÓNG – AN TOÀN – TỐI ƯU CHI PHÍ nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thủ tục nhập khẩu cần cẩu bánh xích


Thu-tuc-nhap-khau-xe-cuu-hoa-00.jpg

Thời gian gần đây, liên tục xảy ra những vụ hỏa hoạn, mà nguyên nhân hầu hết đến từ sự chủ quan và thiếu ý thức của nhiều người trong công tác phòng cháy chữa cháy. Trong những vụ cháy nổ như vậy, nếu không có sự xuất hiện kịp thời của những chiếc xe cứu hỏa, thì thiệt hại sẽ là rất lớn.

Do đó, thủ tục nhập khẩu xe cứu hỏa đang ngày càng được nhiều tổ chức, doanh nghiệp quan tâm và thực hiện. Nhưng không phải ai cũng biết mặt hàng này nằm dưới sự quản lý của cơ quan nào? Quy trình xử lý và vận chuyển xe cứu hỏa ra sao?… Hãy để Finlogistics giúp bạn giải đáp những thắc mắc này nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-xe-cuu-hoa
Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu xe cứu hỏa như thế nào?


Vai trò của xe cứu hỏa là gì?

Xe cứu hỏa là gì? Đây là loại phương tiện được thiết kế và trang bị đặc biệt nhằm đáp ứng kịp thời những tình huống khẩn cấp ví dụ như: hỏa hoạn, tai nạn hay hỗ trợ y tế. Sự xuất hiện của xe cứu hỏa sẽ giúp ngăn chặn và dập lửa nhanh chóng, đồng thời kiểm soát ngọn lửa không để lan rộng. Từ đó, thiệt hại về người và của trong các vụ cháy sẽ được giảm thiểu tối đa.

Các loại xe cứu hỏa hiện đại còn được trang bị thêm những thiết bị đặc biệt để giải cứu nạn nhân ra khỏi hiện trường nhanh nhất. Hệ thống thang máy lắp đặt trong mỗi xe cứu hỏa cũng giúp đẩy nhanh quá trình cứu thoát nạn nhân và đảm bảo tính mạng con người.

Theo đó, xe cứu hỏa nhập khẩu sẽ được phần chia làm hai loại riêng biệt trong bộ hồ sơ đăng kiểm phương tiện:

  • Xe cơ sở: Đây là một phần thiết kế gốc của chiếc xe, bao gồm: khung xe (sườn xe) khi chưa được gắn những thiết bị chữa cháy. Loại xe cơ sở sẽ bao gồm số khung (Chassis hoặc VIN N0) và số máy (Engine N0) đều tương ứng với khung xe lẫn hệ thống động cơ.
  • Xe thành phẩm: Đây là loại xe cơ sở đã được gắn đầy đủ các thiết bị chữa cháy chuyên dụng và là phiên bản hoàn chỉnh của một chiếc xe cứu hỏa (thiết bị chữa cháy và cứu hộ).
Thu-tuc-nhap-khau-xe-cuu-hoa
Tìm hiểu chi tiết xe cứu hỏa là gì

Cơ sở Pháp lý để thực hiện thủ tục nhập khẩu xe cứu hỏa

Theo đó, thủ tục nhập khẩu xe cứu hỏa sẽ được thực hiện dựa theo những quy định Pháp lý sau đây:

Theo Bộ Công an

    • Thông tư số 66/2014/TT-BCA quy định về việc quản lý những thiết bị phòng cháy, chữa cháy. Trong đó, phương tiện xe cứu hỏa được xem là một thiết bị phòng cháy, chữa cháy.
    • Thông tư trên đã được sửa đổi và bổ sung bởi Thông tư số 36/2018/TT-BCA, quy định về những yêu cầu kiểm tra, đánh giá và cấp giấy phép cho mặt hàng xe cứu hỏa nhập khẩu.

Theo Bộ Giao thông – Vận tải

    • Thông tư số 55/2014/TT-BGTVT đưa ra quy định về việc quản lý phương tiện tham gia giao thông lẫn tự hành.
    • Xe cứu hỏa nếu đóng vai trò là phương tiện tham gia giao thông hoặc tự hành, thì phải tuân thủ theo những quy định an toàn giao thông, đăng ký và kiểm định xe.
    • Quy định này cũng yêu cầu kiểm tra và bảo đảm những tiêu chuẩn an toàn và kỹ thuật đối với xe cứu hỏa trước khi tiến hành nhập khẩu.
Thu-tuc-nhap-khau-xe-cuu-hoa
Các bước thủ tục nhập khẩu mặt hàng xe cứu hỏa dựa trên cơ sở Pháp lý nào?

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu xe điện sân Golf

Hồ sơ thủ tục và mã HS xe cứu hỏa

Các tổ chức, doanh nghiệp nếu muốn nhập về xe cứu hỏa thì phải cần chuẩn bị một số loại tài liệu cơ bản sau:

  • Giấy chứng nhận hệ thống động cơ đạt tiêu chuẩn khí thải EURO II trở lên.
  • Bản cam kết hàng hóa nhập khẩu tuân thủ theo những yêu cầu về tiêu chuẩn an toàn và bảo vệ môi trường.
  • Bộ hồ sơ hàng hóa nhập khẩu chi tiết (bao gồm: Sales Contract, Invoice, Packing List, B/L,…).
  • Thông số, bản vẽ chi tiết về mẫu xe nhập khẩu.
  • Bảng kê khai chi tiết về số lượng xe nhập khẩu.

#Dưới đây là bảng mã HS xe cứu hỏa:

MÃ HS CODE MÔ TẢ HÀNG HÓA
8705.3000 Xe cứu hỏa
Thu-tuc-nhap-khau-xe-cuu-hoa
Xe cứu hỏa nhập khẩu cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ lẫn xác định đúng mã HS

Quy trình các bước làm thủ tục nhập khẩu xe cứu hỏa chi tiết

Bởi vì là mặt hàng nhập khẩu có điều kiện, do đó trước khi tiến hành thủ tục nhập khẩu xe cứu hỏa, doanh nghiệp phải kiểm định phương tiện PCCC theo đúng quy định.

Giấy phép kiểm định phương tiện PCCC

  • Bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ nhập khẩu, bao gồm bản sao y hợp đồng, Invoice, P/L,… và giấy đề nghị kiểm định phương tiện PCCC (dựa theo mẫu PC17, Thông tư số 66/2014/TT-BCA).
  • Sau đó, bạn mang bộ hồ sơ đến nộp tại Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy.
  • Tiếp nhận xong, cơ quan kiểm tra sẽ tiến hành cấp số xác nhận để làm các bước thủ tục Hải Quan.

Giấy phép kiểm tra an toàn chất lượng

  • Bạn scan bộ hồ sơ nhập khẩu, bao gồm: hợp đồng, Invoice, P/L và chuẩn bị tài liệu kỹ thuật của phương tiện (đầy đủ thông số).
  • Sau đó, bạn tiến hành khai báo điện tử trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (vnsw.gov.vn), đăng ký sử dụng tài khoản và chữ ký số của doanh nghiệp.
  • Bạn cần khai báo những tiêu chí đúng với chi tiết ghi trong hồ sơ. Sau đó, bạn sẽ được được cấp số để tiếp tục các bước thủ tục Hải Quan.
Thu-tuc-nhap-khau-xe-cuu-hoa
Xe cứu hỏa nhập khẩu cần phải làm kiểm định phương tiện PCCC và an toàn chất lượng

Khai báo online tờ khai Hải Quan

  • Bạn chuẩn bị bản gốc Invoice (có đóng dấu của doanh nghiệp) và giấy đề nghị kiểm định phương tiện PCCC.
  • Tiếp theo, bạn scan hai giấy này và đính kèm theo trong tờ khai Hải Quan điện tử.
  • Bạn khai báo và truyền tờ khai điện tử như bình thường, bao gồm việc lấy số và phân luồng tờ khai  (nhớ ghi chú rõ ràng số đăng kiểm và đăng ký kiểm định PCCC).

Thực hiện thủ tục Hải Quan

  • Bạn phải chuẩn bị một bản sao y Invoice, giấy đề nghị lẫn Công văn xin đem hàng hóa về bảo quản (dựa theo mẫu Thông tư số 38/2015 của phía Hải Quan).
  • Sau đó, bạn chuẩn bị bản số khung, số máy (bản gốc) và nộp thuế (theo mẫu giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước).
  • Bạn chờ tiếp nhận và chuyển đến những bộ phận giám sát, kiểm hóa, tách hồ sơ để có thể tạm giải phóng hàng hóa.

Hoàn tất thủ tục thông quan

  • Sau khi bạn đã có kết quả từ Cục Đăng kiểm và Cục Cảnh sát PCCC, hãy đến Hải Quan để hoàn tất thủ tục thông quan hàng hóa.
  • Sau khi thông quan, thì hàng hóa mới được xuất hóa đơn VAT.
  • Thời gian để chờ kết quả kiểm tra, kiểm định trong vòng 01 tháng hoặc sớm hơn. Do đó, nếu quá hạn 01 tháng, bạn cần phải làm công văn xác nhận lý do trả kết quả muộn.
Thu-tuc-nhap-khau-xe-cuu-hoa
Thủ tục nhập khẩu xe cứu hỏa cần qua khá nhiều bước quan trọng

>>> Xem thêm: Quy trình làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng xe nâng

Vận chuyển xe cứu hỏa cần lưu ý những gì?

Xe cứu hỏa và những phương tiện cơ giới khác sẽ được thiết kế để có thể tự hành trên đường. Tuy nhiên, đối với xe cứu hỏa mới nhập khẩu và chưa có đầy đủ giấy tờ cần thiết để lưu thông, thì quá trình vận chuyển xe cứu hỏa cần phải lưu ý một vài điểm.

Xe cứu hỏa có gầm khá thấp và thân xe dài, gây khó khăn trong quá trình vận chuyển trên những rơ-moóc lùn thông thường. Do đó, để vận chuyển xe cứu hỏa, chúng ta phải dùng đến những thiết bị cẩu hiện đại và phù hợp hơn.

Sau khi phương tiện đã được cẩu lên, quá trình vận chuyển xe cứu hỏa sẽ được tiếp tục bằng những phương tiện vận tải hợp pháp như: xe chuyên dụng hoặc xe chở hàng. Điều này nhằm đảm bảo rằng xe cứu hỏa có thể được di chuyển đến điểm đích một cách nhanh chóng, an toàn mà vẫn tuân thủ quy định giao thông.

Tổng kết

Như vậy, bài viết này của Finlogistics đã giúp bạn làm rõ về khái niệm xe cứu hỏa, các bước làm thủ tục nhập khẩu xe cứu hỏa cũng như cách xử lý giấy tờ và vận chuyển loại hàng hóa này. Nếu doanh nghiệp của bạn vẫn gặp khúc mắc hoặc có nhu cầu hỗ trợ, hãy liên hệ đến ngay hotline tổng đài (0963 126 995).

Với nhiều năm trong lĩnh vực vận chuyển và xử lý hàng hóa, chúng tôi cam kết hàng hóa của bạn sẽ đến điểm đích một cách nhanh chóng, an toàn và tối ưu.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thủ tục nhập khẩu xe cứu hỏa


Thu-tuc-nhap-khau-thep-00.jpg

Nhu cầu sử dụng và tìm hiểu thủ tục nhập khẩu thép tại Việt Nam ngày càng tăng cao, nhằm phục vụ phát triển đất nước, đặc biệt trong nhiều ngành công nghiệp chủ chốt như: xây dựng, đóng tàu, sản xuất xe hơi, chế tạo máy móc,…

Hơn hết, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu thép, bởi năng lực sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu. Nhằm giúp doanh nghiệp có thể hiểu rõ quy trình thông quan thép nhập khẩu, Finlogistics đã tổng hợp các bước chi tiết trong bài viết hữu ích dưới đây, cùng tham khảo nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-thep
Tìm hiểu thủ tục nhập khẩu mặt hàng thép chi tiết


Thủ tục nhập khẩu thép dựa vào những Thông tư, Nghị định nào?

Thép chính là một trong những mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất vào thị trường Việt Nam, chủ yếu tập trung phục vụ nhu cầu xây dựng, đóng tàu, sản xuất máy móc, xe ô tô,… Theo đó, quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu thép các loại đã được Nhà nước quy định rõ ràng tại những Văn bản Pháp luật dưới đây:

  • Quyết định số 1656/QĐ-BCT
  • Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN
  • Thông tư số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN
  • Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN
  • Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN
  • Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN
  • Thông tư số 14/2017/TT-BCT

Theo những Văn bản trên thì mặt hàng thép nhập khẩu mới không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu, do đó các doanh nghiệp có thể tiến hành nhập khẩu bình thường. Đối với mặt hàng thép dưới dạng phế liệu, nếu muốn nhập khẩu phải buộc phải có giấy phép nhập khẩu. Bên cạnh đó, thuế phí nhập khẩu của thép cũng khác nhau, thậm chí có một số loại còn phải chịu thuế chống bán phá giá.

Thu-tuc-nhap-khau-thep
Các bước nhập khẩu thép dựa vào Văn bản Pháp lý nào?

Thủ tục nhập khẩu thép vào thị trường Việt Nam chi tiết

Mã HS code thép các loại

Trước khi bắt đầu nhập khẩu thép vào Việt Nam, thì doanh nghiệp cần lưu ý xác định chính xác mã HS code thép các loại. Danh mục các loại sản phẩm từ thép phải tiến hành kiểm tra chất lượng đã được quy định tại phụ lục II, III của Thông tư số 58/2015/TTLT-BKHCN, bao gồm:

MÃ HS CODE THÉP

TÊN SẢN PHẨM

7201

Gang thỏi, gang đúc

7202

Hợp kim Ferro Silic FE, MN

7204

Thép phế liệu

7205

Hạt thép, bi thép, bột sắt, thép tấm hợp kim

7206 - 7207

Thép hợp kim làm khuôn, phôi thép SD295A, SD390, 3SP, 5SP

7208

Thép tấm, cuộn cán nóng không hợp kim (SS400, SAE1006,...)

7209

Thép cuộn, tấm cán nguội (SPCC,...)

7210

Thép mạ không hợp kim (kẽm, nhôm, mạ thiếc, mạ điện,...)

7211

Thép cán nóng, cán nguội loại 2, PO, băng

7212

Thép mạ (kẽm, nhôm, mạ thiếc, mạ điện,...) loại 2, băng

7213

Thép cuộn/cây tròn, wire rod, phôi thép đường kính lớn

7214 - 7215

Thép công cụ

7216

Thép hình U, I, V, Góc, L, hộp vuông

7217

Dây thép carbon, không hợp kim các loại

7218

Thép không rỉ dạng thỏi, khuôn, phôi

7219 - 7221 - 7222

Thép không rỉ cán nóng, cán nguội, dạng tấm, cuộn, que

7224

Thép đặc chủng (SKD11, S50C, thép hợp kim,...)

7225

Thép cán nóng hợp kim A36B, SS400, SPHC cuộn/tấm (hàng chính phẩm) có Crom hoặc Bo

7226

Thép hợp kim mã kẽm tấm/băng, thép Siliic định hướng và không định hướng

7227 - 7228

Thép tròn, thép hình hợp kim

7229

Dây thép hợp kim

Thu-tuc-nhap-khau-thep
Mã HS thép các loại rất đa dạng nên cần tìm hiểu kỹ lưỡng

Công bố hợp quy thép nhập khẩu

Mặt hàng thép các loại nằm trong Danh mục hàng hóa nhóm II, chịu quản lý của Bộ Khoa học & Công nghệ. Do đó, sau khi thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng, doanh nghiệp cần làm công bố hợp quy cho lô hàng thép của mình. Công bố sẽ dựa trên những quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cũng như tiêu chuẩn công bố áp dụng.

Công bố hợp quy chính là điều kiện bắt buộc khi muốn tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm thép các loại. Tất cả sẽ dựa trên kết quả tự đánh giá của doanh nghiệp hoặc kết quả đánh giá của tổ chức có thẩm quyền.

Kiểm tra chất lượng thép các loại

Phần lớn mặt hàng thép nguyên liệu khi làm thủ tục nhập khẩu đều phải tiến hành kiểm tra chất lượng. Quá trình này thuộc quản lý của Bộ Khoa học Công nghệ và được quy định theo Thông tư số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN. Sau đây là quy trình các bước kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu cụ thể:

Bước 1: Đăng ký trên hệ thống một cửa

Để có thể đăng ký được hồ sơ kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu, trước hết doanh nghiệp cần phải có tài khoản ở trên trang một cửa quốc gia (vnsw.gov.vn). Sau khi đã có tài khoản thì doanh nghiệp có thể tiến hành nhập liệu thông tin và đăng ký kiểm tra chất lượng cho lô hàng. Hồ sơ đăng ký sẽ được Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại mỗi địa phương quản lý

Bước 2: Lấy mẫu test và kiểm  chất lượng

Khi đã được chấp nhập hồ sơ ở trên cổng thông tin một cửa, doanh nghiệp có thể liên hệ với đơn vị kiểm tra chất lượng để tiến hành lấy mẫu và test thử. Việc chọn lựa đơn vị kiểm tra sẽ tùy thuộc vào doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn phải nằm trong danh sách đã được Bộ Khoa học Công nghệ cho phép.

Thu-tuc-nhap-khau-thep
Kiểm tra chất lượng là thủ tục bắt buộc khi muốn nhập khẩu các loại thép

>>> Xem thêm: Nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc cần làm thủ tục gì?

Bước 3: Nhận và tải kết quả kiểm tra lên trang

Sau khi đã có kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa, doanh nghiệp có thể tải kết quả đó lên cổng thông tin một cửa để hoàn thành bước thủ tục nhập khẩu thép tiếp theo. Kết quả kiểm tra này có thể do bên trung tâm kiểm tra thực hiện hoặc chính doanh nghiệp sử dụng tài khoản của mình để tải thông tin lên.

Theo đó, hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng được quy định tại Điều 6, Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN, bao gồm những chứng từ như sau:

  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
  • Công bố hợp quy đối với hàng hóa thép nhập khẩu
  • Hợp đồng (Contract); Danh mục hàng hóa (Packing List): bản sao y
  • Vận đơn đường biển (Bill of Lading); Hóa đơn (Commercial Invoice); Chứng nhận xuất xứ (C/O – Certificate of Origin): bản sao y có xác nhận của bên nhập khẩu
  • Ảnh mẫu hoặc bản mô tả hàng hóa (nộp cho cơ quan có thẩm quyền chứng nhận hợp quy)
  • Nhãn hiệu hàng nhập khẩu (đã được gắn dấu hợp quy) và nhãn phụ (nếu nhãn chính thiếu nội dung)
  • Chứng chỉ lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS)
Thu-tuc-nhap-khau-thep
Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng thép đầy đủ

Quy trình các bước nhập khẩu thép chi tiết

Bước 1: Khai tờ khai Hải Quan

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ xuất nhập khẩu, bao gồm: hợp đồng, Invoice, P/L, B/L, C/O, thông báo hàng tới và xác định được mã HS,… thì doanh nghiệp có thể tiến hành kê khai thông tin hàng hóa lên trên hệ thống của Hải Quan bằng phần mềm.

Sau khi đã có tờ khai Hải Quan, doanh nghiệp đăng ký hồ sơ kiểm tra chất lượng trên hệ thống một cửa. Tùy theo từng loại thép khác nhau, do có một vài loại không cần làm kiểm tra chất lượng.

Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan

Sau khi đã khai xong tờ khai, hệ thống của Hải Quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Ngay khi có luồng tờ khai, doanh nghiệp đi in tờ khai và nộp bộ hồ sơ nhập khẩu hàng hóa tại Chi cục Hải Quan để tiến hành mở tờ khai. Tùy theo loại luồng xanh, vàng hay đỏ mà doanh nghiệp sẽ thực hiện các bước làm thủ tục nhập khẩu thép các loại như: chữ I, H, L, V, Y, thép ống, thép tròn, thép không gỉ,… phù hợp.

Bước 3: Tiến hành hông quan hàng hóa

Sau khi cán bộ Hải Quan kiểm tra xong bộ hồ sơ, nếu không có gì thắc mắc, sẽ chấp nhập cho thông quan tờ khai. Doanh nghiệp lúc này có thể đóng thuế phí nhập khẩu để hoàn tất các  thông quan hàng hóa.

Bước 4: Đưa hàng hóa về kho

Khi tờ khai được thông quan thì doanh nghiệp chỉ cần tiến hành bước thanh lý tờ khai cũng như làm nốt các thủ tục cần thiết cuối cùng để mang hàng hóa về kho bảo quản và sử dụng.

Thu-tuc-nhap-khau-thep
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu các loại thép cần theo trình tự các bước

Một vài lưu ý quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu thép

  • Các doanh nghiệp có nghĩa vụ phải hoàn thành đầy đủ thuế phí đối với Nhà nước
  • Sản phẩm thép nguyên liệu có rất nhiều mã HS code khác nhau (cộng thêm thuế tự vệ và thuế chống bán phá giá), do đó doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ lưỡng trước khi tiến hành thủ tục nhập khẩu thép, để tránh phát sinh thuế phí khác ngoài dự kiến
  • Thuế Giá trị gia tăng (VAT) đối với mặt hàng thép nhập khẩu là 10%
  • Các doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các chứng từ trước khi tiến hành nhập khẩu hàng hóa để tránh tình trạng hàng lưu bãi, lưu kho gây phát sinh thêm chi phí.

Lời kết

Tóm lại, các doanh nghiệp muốn làm thủ tục nhập khẩu thép các loại cần đọc và tham khảo kỹ những hướng dẫn ở trên để thực hiện các bước cho đúng, tránh vi phạm quy định cũng như bị cơ quan chức năng phạt.

Nếu doanh nghiệp của bạn mới thành lập hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý thông quan mặt hàng này, hãy liên hệ cho Finlogistics. Công ty chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng dịch vụ Logistics trọn gói với cam kết NHANH CHÓNG – AN TOÀN – TỐI ƯU!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thủ tục nhập khẩu thép


Nhap-khau-lan-dau-00.jpg

Các bước thực hiện nhập khẩu lần đầu luôn gây nhiều vấn đề khó khăn cho những doanh nghiệp mới thành lập. Nếu bạn vẫn đang loay hoay không biết nên bắt đầu từ đâu và làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa lần đầu ra sao? Vậy hãy để Finlogistics hướng dẫn giúp bạn quy trình tiến hành nhập khẩu ngay bài viết dưới đây!

Nhap-khau-lan-dau
Nhập khẩu lần đầu cho các doanh nghiệp mới cần lưu ý những điều gì?


Nhập khẩu lần đầu cần chuẩn bị bộ chứng từ hàng hóa

Bước đầu tiên và cũng là bước rất quan trọng trong hướng dẫn nhập khẩu lần đầu cho doanh nghiệp mới đó chính là chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ hàng hóa. Cụ thể như sau:

  • Thứ nhất: Doanh nghiệp cần dành thời gian tìm hiểu những chứng từ, giấy tờ có liên quan tới hàng hóa bao gồm: Hợp đồng mua bán (Sales Contract), Phiếu đóng gói chi tiết (Packing List), Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice), Vận đơn (Bill of Lading) và Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O). Ngoài ra, một số dạng chứng từ khác cũng cần phải tìm hiểu như: C/Q, Fumigation Certificate,…
  • Thứ hai: Sau khi đã kiểm tra xong những thông tin lẫn số liệu, doanh nghiệp tiến hành đối chiếu chéo số liệu nhằm bảo đảm tính thống nhất và chính xác cho bộ chứng từ (đặc biệt chú ý tới C/O và Invoice).
    Nhap-khau-lan-dauBộ chứng từ hàng hóa rất quan trọng khi tiến hành nhập khẩu lần đầu

Mua và đăng ký chữ ký điện tử với Hải Quan

Trong quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa lần đầu, doanh nghiệp nên đăng ký chữ ký số 02 lần, bao gồm:

  • Đăng ký thông tin doanh nghiệp dùng chữ ký số nhằm mục đích là truyền số Seal/container, C/O,… Sau khi thực hiện xong, bạn chỉ cần đợi vài tiếng là chữ ký số sẽ được bên hệ thống cập nhật.
  • Đăng ký dùng hệ thống VNACCS nhằm mục đích là truyền tờ khai và doanh nghiệp phải đợi ít nhất 1 ngày mới có thể dùng được chức năng này.

Tiến hành cài đặt phần mềm kê khai Hải Quan VNACCS

Về mặt lý thuyết, doanh nghiệp có thể chọn lựa một trong 3 phương án sau để khai báo Hải Quan online:

  • Phần mềm khai báo Hải Quan miễn phí do phía Tổng cục Hải Quan cung cấp
  • Tự xây dựng phần mềm dựa theo quy chuẩn được Tổng cục Hải Quan cấp phép và kết nối
  • Phần mềm do những công ty tin học được phía Tổng cục Hải Quan xác nhận hợp chuẩn cung cấp.

Tuy nhiên, thực tế thì chỉ có phương án thứ 3 được nhiều doanh nghiệp đánh giá là khả thi nhất khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa lần đầu. Trong đó, nổi bật phải kể đến phần mềm ECUS5-VNACCS của công ty Thái Sơn.

Nhap-khau-lan-dau
Doanh nghiệp cần lựa chọn phần mềm khai báo Hải Quan khi nhập khẩu lần đầu

>>> Xem thêm: Nhập khẩu máy móc cần làm những bước thủ tục gì?

Thực hiện đăng ký kiểm tra chuyên ngành cho hàng hóa

Đây được xem là bước quan trọng trong thủ tục nhập khẩu hàng hóa lần đầu, bởi vì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ lấy mẫu kiểm tra. Mục đích nhằm đảm bảo rằng hàng hóa của doanh nghiệp đáp ứng tốt những tiêu chuẩn xuất nhập khẩu.

Ở bước này, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thực hiện kiểm tra các nội dung như: chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động – thực vật và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Riêng đối với loại hàng hóa kiểm tra chuyên ngành, doanh nghiệp cũng nên làm hồ sơ đăng ký với cơ quan kiểm tra theo quy định như: kiểm dịch động – thực vật, an toàn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, xe máy – xe cơ giới chuyên dụng,…

Tiến hành khai và truyền tờ khai Hải Quan

Sau khi doanh nghiệp nhận được giấy báo hàng cập bến từ phía hãng vận chuyển, hãy tiến hành khai tờ khai Hải Quan. Ở bước này, bạn dùng phần mềm kê khai Hải Quan đã cài đặt rồi nhập toàn bộ những thông tin và số liệu lô hàng vào tờ khai. Tờ khai này sẽ được hệ thống Hải Quan tự động phân luồng một trong ba mục sau:

  • Luồng xanh: hàng đã được thông quan và chỉ cần phải nộp thuế phí, đồng thời đến cơ quan Hải Quan để thực hiện nốt các bước thủ tục.
  • Luồng vàng: hàng hóa sẽ bị cơ quan Hải Quan giữ lại để tiến hành kiểm tra bộ hồ sơ giấy.
  • Luồng đỏ: hàng hóa bị giữ lại để cơ quan Hải Quan kiểm tra hồ sơ giấy lẫn kiểm tra thực tế hàng hóa.
Nhap-khau-lan-dau
Quy trình nhập khẩu lần đầu cho doanh nghiệp mới gồm nhiều bước quan trọng

Nhập khẩu lần đầu nên chú ý lấy lệnh giao hàng D/O

Lệnh giao hàng là một trong những giấy tờ chứng từ quan trọng, nhằm mục đích hoàn tất thủ tục ở cảng đến trong khi kiểm hóa và lấy mẫu kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa. Nếu doanh nghiệp của bạn nhận hàng, thì hãy đến hãng tàu để lấy lệnh giao hàng. 

Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng House Bill, hãy lấy lệnh D/O từ đơn vị giao nhận lấy lệnh của họ. Hoặc bạn có thể làm ủy quyền để doanh nghiệp sang hãng tàu lấy lệnh và cược vỏ container. Một vài trường hợp, đơn vị Forwarder (FWD) lấy lệnh từ hãng tàu và bạn chỉ cần lấy vỏ từ phía hãng tàu là hoàn tất.

Nên chuẩn bị bộ hồ sơ, chứng từ Hải Quan đầy đủ

Bước tiếp theo trong hướng dẫn nhập khẩu lần đầu là việc chuẩn bị hồ sơ Hải Quan. Điều này sẽ phụ thuộc phần lớn vào luồng tờ khai nhận được, cụ thể:

  • Đối với tờ khai luồng xanh: doanh nghiệp khai in ở ngay phần mềm lẫn tờ mã vạch trên website của Tổng cục Hải Quan.
  • Đối với tờ khai luồng vàng: giấy giới thiệu, bản in từ phần mềm kê khai, hóa đơn thương mại – Invoice, vận đơn – B/L, hóa đơn cước vận chuyển, chứng nhận xuất xứ – C/O,…
  • Đối với tờ khai luồng đỏ: Phía Hải Quan sẽ kiểm tra toàn bộ chứng từ và thực tế hàng hóa. 
Nhap-khau-lan-dau
Nhập khẩu lần đầu cần chuẩn bị tốt bộ hồ sơ Hải Quan

Hoàn thành thủ tục thông quan tại Chi cục Hải Quan

Khi đã đến bước làm thủ tục thông quan tại Chi cục Hải Quan, doanh nghiệp cũng dựa theo phân luồng tờ khai để thực tiếp các bước thủ tục nhập khẩu hàng hóa lần đầu tương ứng:

  • Đối với tờ khai luồng xanh: doanh nghiệp chỉ cần nộp thuế phí nhập khẩu và VAT.
  • Đối với tờ khai luồng vàng: cán bộ của Cơ quan Hải Quan sẽ chỉ tiến hành kiểm tra bộ hồ sơ trên giấy.
  • Đối với tờ khai luồng đỏ: phía Hải Quan sẽ kiểm tra toàn bộ hồ sơ giấy, cho tới khi hợp lệ thì mới tiếp nhận và chuyển đến bộ phận kiểm tra thực tế hàng hóa.

>>> Xem thêm: 10 bước quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển chi tiết và dễ nhớ

Trên đây là một số hướng dẫn chi tiết và quan trọng đối với các doanh nghiệp nhập khẩu lần đầu, bạn cần phải tìm hiểu và đọc kỹ từng bước để tránh xảy ra sai sót, gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu. Cách tốt nhất là bạn nên tìm một đơn vị chuyên giao nhận hàng hóa để xử lý và hỗ trợ thông quan hàng hóa trong lần đầu tiên. 

Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành xuất nhập khẩu nói chung và Forwarder nói riêng, công ty Finlogistics chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng giải quyết và xử lý hàng hóa. Đội ngũ chuyên viên của chúng tôi sẽ tư vấn, đưa ra giải pháp và hỗ trợ dịch vụ Logistics, giúp thông quan đơn hàng của bạn một cách nhanh chóng, tối ưu và an toàn nhất! 

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Nhập khẩu lần đầu


Cua-khau-quoc-te-huu-nghi-00.jpg

Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình giao lưu văn hóa, cũng như hoạt động kinh tế – thương mại giữa hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về cửa khẩu này qua bài viết dưới đây của Finlogistics nhé!

Cua-khau-quoc-te-huu-nghi
Tìm hiểu chi tiết về cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị


Vị trí địa lý của cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị có gì đặc biệt?

Nằm giữa biên giới của Việt Nam và Trung Quốc, cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị chính là một trong những điểm quan trọng nhất trong hoạt động giao thương kinh tế và văn hóa của hai quốc gia.

Cửa khẩu này được đặt tại thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn và cách TP. Lạng Sơn khoảng 17km đi về phía Bắc và cách thủ đô Hà Nội khoảng 171km về phía Đông Bắc.

Cửa khẩu Hữu Nghị cũng có hai cột mốc lớn là mốc 1116 (đại diện cho Việt Nam) và mốc 1117 (đại diện cho Trung Quốc). Quốc huy của hai nước đều được gắn ở trên cả hai mốc này, tượng trưng cho tinh thần hữu nghị cũng như hợp tác bình đẳng, song phương giữa hai quốc gia láng giềng.

Những hoạt động chính diễn ra tại cửa khẩu Hữu Nghị

Những hoạt động chính diễn ra tại cửa khẩu Hữu Nghị bao gồm: kết nối kinh tế, thương mại và văn hóa, du lịch giữa hai vùng Lạng Sơn (Việt Nam) và khu vực Bằng Tường (Trung Quốc). Du khách đến Lạng Sơn cũng có thể dễ dàng nhập cảnh sang Trung Quốc thông qua đường Hữu Nghị này.

Hơn nữa, cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng chủ trường “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” của hai nước tại các tỉnh Nam Ninh (Trung Quốc) và Lạng Sơn, Hà Nội, Hải Phòng (Việt Nam). Thỏa thuận này do chính các nhà lãnh đạo cấp cao của hai nước thảo luận và ký kết.

Cửa khẩu Hữu Nghị đã đóng góp một phần quan trọng trong việc củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế – thương mại giữa Trung Quốc, Việt Nam cũng như các nước thành viên trong khối ASEAN.

Cua-khau-quoc-te-huu-nghi
Cửa khẩu Hữu Nghị đang diễn ra những hoạt động nào?

Mỗi năm, Hữu Nghị đón tiếp đến hơn 30 nghìn lượt vận tải hàng hóa và 40 đến 50 nghìn lượt vận chuyển hành khách. Hải Quan tại Lạng Sơn cũng thực hiện trung bình khoảng 100 nghìn thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa mỗi năm.

Những con số trên cho thấy việc thúc đẩy buôn bán, trao đổi thương mại và hợp tác vùng tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị tiếp tục có nhiều triển vọng, đóng góp vào quan hệ song phương và đa phương giữa các quốc gia.

Phương hướng phát triển của cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị trong tương lai

Trong năm 2023 và 2024, hoạt động tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị vẫn trên đà phát triển mạnh mẽ. Những biện pháp, chính sách nhằm mục đích thúc đẩy giao thương và hợp tác đã được chính quyền khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư của hai quốc gia.

Ngoài ra, việc tăng cường hợp tác về giao lưu văn hóa và du lịch cũng là một trong những mục tiêu quan trọng trong giai đoạn gần đây. Cửa khẩu Hữu Nghị sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách từ hai quốc gia.

Việc tổ chức những hoạt động quảng bá, trao đổi và gắn kết văn hóa đã, đang và sẽ thúc đẩy hiểu biết và tình hữu nghị giữa những người dân khu vực biên giới với nhau.

Cua-khau-quoc-te-huu-nghi
Phương hướng phát triển cửa khẩu Hữu Nghị

Thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị qua Finlogistics

Việc thông quan hàng hóa tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị cũng đang được nhiều doanh nghiệp, đơn vị vận chuyển quan tâm. So với các đơn vị chuyên Logistics khác ở trên thị trường, thì Finlogistics cung cấp những dịch vụ vận chuyển hàng theo hướng tập trung và chuyên sâu hơn.

Với năng lực và kinh nghiệm trong việc thông quan hàng hóa, thanh toán cước phí vận chuyển quốc tế, chúng tôi còn có thể thay mặt khách hàng xử lý tất tần tật các bước thủ tục, giúp quá trình thông quan lô hàng đi qua cửa khẩu Hữu Nghị diễn ra một cách nhanh chóng, tối ưu và hợp pháp.

<<< Tìm hiểu thêm về quá trình thông quan hàng hóa qua cửa khẩu Hữu Nghị của Finlogistics tại đây >>>

Finlogistics cam kết duy trì và giữ vững đạo đức nghề nghiệp, tính trung thực, tận tâm cùng với tinh thần phục vụ chuyên nghiệp, uy tín và đặt lợi ích khách hàng lên đầu tiên. Liên hệ với chúng tôi qua hotline bên dưới ngay để được hỗ trợ 24/7 kịp thời!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị


Thu-tuc-nhap-khau-linh-kien-dien-tu-00.jpg

Linh kiện điện tử là thành phần cơ bản nhất được ghép nối thành các mạch điện hoặc thiết bị điện tử cụ thể. Những linh kiện thường gặp ví dụ như: IC, Transistor, tụ điện, điện trở, biến trở, đèn LED,… Có rất nhiều doanh nghiệp quan tâm đến thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử về thị trường Việt Nam. Vậy quy trình thực hiện nhập khẩu mặt hàng này như thế nào, hãy đi tìm câu trả lời cùng với Finlogistics nhé!

Thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử
Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử cho các doanh nghiệp có nhu cầu


Thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử dựa vào cơ sơ pháp lý nào?

Các chính sách và quy trình làm thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử được quy định đầy đủ tại những Văn bản pháp lý sau đây:

  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP

Theo đó, mặt hàng linh kiện điện tử mới 100% chưa qua sử dụng thì không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu. Còn đối với mặt hàng đã qua sử dụng thì sẽ không được phép tiến hành nhập khẩu.

Ngoài ra, khi làm thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử, các doanh nghiệp cần lưu ý một vài điểm như: phải dán nhãn hàng hóa (theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP); xác định chính xác mã HS code để nộp thuế và tránh bị Hải Quan phạt. Các đơn vị kinh doanh có nhu cầu mang linh kiện điện tử nhập khẩu về Việt Nam thì cần đáp ứng những điều kiện sau:

  • Doanh nghiệp được thành lập một cách hợp pháp, có giấy đăng ký ngành nghề kinh doanh về việc nhập khẩu linh kiện điện tử, theo quy định của Pháp luật.
  • Doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử tại Hải Quan, theo quy định (Khoản 4, Điều 4, Nghị định số 69/2018/NĐ-CP). Trong trường hợp này, thì mặt hàng linh kiện điện tử không cần thiết phải xin giấy phép nhập khẩu. 

Xác định mã HS và thuế nhập khẩu linh kiện điện tử

Việc xác định mã HS chính là bước quan trọng hàng đầu, khi tiến hành làm thủ tục nhập khẩu bất kỳ loại mặt hàng nào, linh kiện điện tử nhập khẩu cũng không ngoại lệ. Khi tìm được mã HS, doanh nghiệp sẽ xác định được thuế nhập khẩu, thuế VAT và chính sách nhập khẩu đối với mặt hàng đó. Dưới đây là mã HS của các loại linh kiện điện tử mà bạn có thể tham khảo:

Máy tính và mặt hàng linh kiện liên quan

  1. Hàng máy tính nền tảng (8471)
  2. Bộ vi xử lý (CPU) (8471.30)
  3. Bộ nhớ RAM (8471.50)
  4. Ổ cứng (8471.60)
  5. Card đồ họa (8473.30)
  6. Bo mạch chủ (Mainboard) (8471.41)

Linh kiện điện tử tổng hợp

Các loại hàng linh kiện điện tử tổng hợp có thể được phân loại dưới hình thức các mã HS khác nhau, điều này tùy thuộc vào tính chất cụ thể của từng loại linh kiện. Thông thường, chúng sẽ được liệt trong phạm vi mã HS từ 8541 – 8548, với những con số và chữ cái tùy thuộc vào những loại sản phẩm cụ thể.

Các loại linh kiện điện tử khác

Cuộn cảm, điện trở, tụ điện, Diode, Transistor cùng những linh kiện điện tử khác thường sẽ được phân loại dưới hình thức các mã HS riêng biệt, nằm trong phạm vi từ 8533 – 8547. Dựa vào Biểu thuế xuất nhập khẩu 2024 thì mặt hàng linh kiện điện tử nhập khẩu có mức thuế suất ưu đãi là 0%. Khi nhập khẩu thì doanh nghiệp chỉ đóng thuế VAT là 10%.

Thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử
Trước khi nhập khẩu linh kiện điện tử, các doanh nghiệp cần xác định rõ mã HS code

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu ống nhựa PVC

Thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử bao gồm những bước nào?

Dưới đây là các bước làm thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử mà doanh nghiệp bạn đang quan tâm:

Chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ nhập khẩu

Bộ hồ sơ, giấy tờ nhập khẩu linh kiện điện tử nói riêng và những mặt hàng khác nói chung đã được quy định rõ ràng trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Theo đó, doanh nghiệp cần chú ý những chứng từ quan trọng sau đây:

  • Tờ khai Hải Quan
  • Bill of Lading, Commercial Invoice
  • Packing List, Sales Contract, C/O
  • Thông số kỹ thuật, Catalogs,…

Đây là những chứng từ cần thiết trong bộ hồ sơ nhập khẩu mà doanh nghiệp cần chuẩn bị Trong đó, tờ khai Hải Quan, B/L và Invoice là những chứng từ không thể thiếu. Những loại chứng từ khác sẽ cần cung cấp khi có yêu cầu của cơ quan Hải Quan.

C/O là loại chứng từ không cần bắt buộc phải có, tuy nhiên đây là chứng từ có ý nghĩa quan trọng, nếu doanh nghiệp nhập khẩu muốn được được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi. Do đó, các bên nhập hàng cần đàm phán và yêu cầu với người bán hàng cung cấp đầy đủ C/O.

Thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử
Việc nhập khẩu linh kiện điện tử cần chuẩn bị những giấy tờ quan trọng nào?

Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử

Quy trình để làm thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử cũng giống như những mặt hàng thông thường khác, bao gồm các bước sau:

Bước 1. Khai tờ khai Hải Quan

Sau khi có đầy đủ bộ chứng từ xuất nhập khẩu, bao gồm: Sales Contract, Invoice, P/L, B/L, C/O, thông báo hàng đến và đã xác định được mã HS thì doanh nghiệp có thể tiến hành nhập thông tin khai báo trên Hệ thống của Hải Quan, qua phần mềm kê khai online.

Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày hàng hóa cập cảng thì người kê khai phải thực hiện khai báo tờ khai Hải Quan lên  Hệ thống. Nếu để quá thời hạn thì doanh nghiệp nhập khẩu phải đối mặt với phí phạt từ cơ quan Hải Quan.

Bước 2. Mở tờ khai Hải Quan

Sau khi khai xong tờ khai, thì Hệ thống Hải Quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Bạn nhanh chóng đi in tờ khai và mang kèm bộ hồ sơ nhập khẩu đến Chi cục Hải Quan để tiến hành mở tờ khai. Tùy theo màu luồng xanh, vàng hay đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai phù hợp.

Việc mở tờ khai phải được tiến hành sớm nhất có thể, chậm nhất trong vòng 15 ngày, kể từ ngày khai tờ khai. Nếu thời hạn quá thì tờ khai sẽ bị hủy bỏ và doanh nghiệp sẽ phải nộp phạt.

Bước 3. Thông quan hàng hóa

Sau khi kiểm tra xong bộ hồ sơ, nếu không có vấn đề gì, cán bộ Hải Quan sẽ cho phép thông quan tờ khai. Lúc này, bạn đóng thuế nhập khẩu để thông quan lô hàng linh kiện điện tử nhập khẩu.

Trong một số trường hợp, tờ khai sẽ được giải phóng để doanh nghiệp nhập khẩu mang lô hàng về kho bảo quản trước. Sau khi bổ sung đầy đủ bộ hồ sơ thì Hải Quan tiến thành thông quan tờ khai sau. Khi tờ khai chưa được thông quan thì bạn cần phải nhanh chóng tiến hành các bước thủ tục cần thiết.

Bước 4. Đưa hàng về kho

Khi tờ khai được thông quan thì bạn thực hiện nốt bước thanh lý tờ khai và thủ tục cần thiết để mang lô hàng về kho. Để lấy hàng nhanh chóng, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ lệnh thả hàng, phương tiện vận chuyển cũng như phiếu xác nhận lô hàng đã được phép thông quan.

Thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử
Quy trình các bước chi tiết khi nhập khẩu mặt hàng linh kiện điện tử

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu ngói lợp mái

Một số lưu ý đối với linh kiện điện tử nhập khẩu

Trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử thì doanh nghiệp cần chú ý nhiều vấn đề, nếu không muốn gặp phải các “trouble”:

  • Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ bắt buộc mà doanh nghiệp phải hoàn thành đầy đủ và đúng hạn.
  • Nên tìm nhà cung cấp uy tín và lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp để tránh bị lừa đảo và thất thoát.
  • Xác định chính xác mã HS linh kiện điện tử nhập khẩu rất quan trọng, giúp xác định số thuế cần đóng và tránh bị phạt do áp sai HS.
  • Khi nhập khẩu mặt hàng linh kiện điện tử doanh nghiệp phải thực hiện dán nhãn hàng hóa đầy đủ bên ngoài.
  • Hàng hóa chỉ được phép tiêu thụ ra ngoài thị trường khi tờ khai Hải Quan được phép thông quan.

Tổng kết

Nếu bạn đang quan tâm đến thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử, thì bài viết này sẽ cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích. Còn nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm một đơn vị Forwarder – chuyên dịch vụ vận chuyển hàng hóa đa phương thức, xử lý giấy tờ khó, làm các bước thủ tục thông quan Hải Quan,… thì Finlogistics sẽ là một trong những sự lựa chọn tốt hàng đầu. Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline để được hỗ trợ kịp thời!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử


Kiem-tra-sau-thong-quan-00.jpg

Hình thức kiểm tra sau thông quan là một trong những hoạt động kiểm tra bình thường của Cơ quan Hải Quan. Những mục cần kiểm tra bao gồm: hồ sơ Hải Quan, sổ sách kế toán, chứng từ kế toán và những chứng từ, tài liệu hoặc dữ liệu quan trọng khác, có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa.

Việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện trong trường hợp cần thiết và sau khi hàng hóa đã được thông quan Hải Quan. Vậy chi tiết các bước kiểm tra sau khi thông quan như thế nào? Hãy cùng Finlogistics tìm hiểu sâu hơn trong bài viết này nhé!

Kiểm tra sau thông quan
Hướng dẫn quy trình kiểm tra sau khi thông quan chi tiết


Việc kiểm tra sau thông quan được hiểu như thế nào?

Căn cứ dựa theo Điều 77, Bộ Luật Hải Quan công bố năm 2014, cơ quan Hải Quan sẽ tiến hành các bước kiểm tra sau thông quan trong những trường hợp cần thiết hoặc sau khi hàng hóa đã được thông quan thành công. Những giấy tờ, chứng từ cần kiểm tra sẽ liên quan đến thủ tục xuất – nhập khẩu hoặc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm, ví dụ như: chứng từ, sổ sách kế toán; hồ sơ Hải Quan,…

Việc kiểm tra sau thông quan sẽ giúp đánh giá tính chính xác và trung thực của những nội dung ghi trong các chứng từ, hồ sơ mà người kê khai Hải Quan đã khai, nộp và xuất trình với Cơ quan Hải Quan. Ngoài ra, đây cũng là cách để đánh giá việc tuân thủ Pháp luật Hải Quan và những quy định khác của Nhà nước, liên quan đến việc quản lý quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa của bên kê khai Hải Quan.

Để thực hiện quá trình kiểm tra sau khi thông quan, địa điểm tổ chức thường là trụ sở Cơ quan Hải Quan hoặc trụ sở của bên kê khai Hải Quan. Trong đó, trụ sở của người kê khai sẽ bao gồm cả trụ sở chính, chi nhánh, nơi sản xuất, nơi lưu giữ hàng hóa, cửa hàng,… Ngoài ra, thời hạn cho phép kiểm tra sau thông quan là 05 năm, bắt đầu tính từ ngày bên kê khai đăng ký tờ khai Hải Quan.

Những trường hợp cần kiểm tra sau thông quan

Trường hợp cần kiểm tra sau khi thông quan

Căn cứ theo Điều 78, Bộ Luật Hải Quan năm 2014, những trường hợp cần phải được kiểm tra sau thông quan sẽ nằm trong 03 trường hợp như sau: 

  1. Đơn vị kê khai có dấu hiệu vi phạm Pháp luật Hải Quan và các quy định khác của Nhà nước, liên quan đến việc quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa
  2. Những trường hợp không thuộc quy định ghi tại khoản 1. Việc kiểm tra sau thông quan sẽ được thực hiện trên cơ sở áp dụng đối với hình thức quản lý rủi ro
  3. Kiểm tra thông thường việc tuân thủ Pháp luật của bên kê khai Hải Quan
Kiểm tra sau thông quan
Một số trường hợp cần phải kiểm tra sau khi thông quan

>>> Xem thêm: Thủ tục Hải Quan hàng hóa chi tiết từ kho quan ngoại vào nội địa

Địa điểm để kiểm tra sau khi thông quan

Việc tiến hành thực hiện kiểm tra sau thông quan ở hai địa điểm khác nhau bao gồm trụ sở của Cơ quan Hải Quan và trụ sở của bên kê khai Hải Quan là khác nhau. Cụ thể:

Tại trụ sở Cơ quan Hải Quan

Căn cứ theo Điều 79, Bộ Luật Hải Quan năm 2014, việc kiểm tra sau khi thông quan tại trụ sở của Cơ quan Hải Quan sẽ được quy định như sau:

  • Cục trưởng Cục Hải Quan và Chi cục trưởng Chi cục Hải Quan sẽ ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan. Bên kê khai Hải Quan được yêu cầu cung cấp: hóa đơn thương mại, các chứng từ vận tải, hợp đồng ngoại thương, chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng từ thanh toán, hồ sơ tài liệu kỹ thuật liên quan đến hàng hóa,… và phải giải trình những thông tin, nội dung liên quan. Thời gian tiến hành kiểm tra sẽ được xác định trong tờ quyết định kiểm tra, nhưng quy định tối đa là 05 ngày làm việc.
  • Quyết định kiểm tra sau thông quan phải được gửi cho bên kê khai Hải Quan trong thời hạn là 03 ngày làm việc, kể từ ngày ký kiểm tra và chậm nhất là 05 ngày làm việc, trước ngày tiến hành các bước kiểm tra. Bên kê khai Hải Quan sẽ có trách nhiệm giải trình và cung cấp những hồ sơ, chứng từ liên quan theo yêu cầu của Cơ quan Hải Quan.

Trong thời gian tiến hành kiểm tra, bên kê khai Hải Quan có quyền giải trình và bổ sung các thông tin, tài liệu liên quan đến chứng từ, hồ sơ Hải Quan. Việc xử lý kết quả kiểm tra cũng được quy định rõ ràng như sau:

  • Trường hợp nếu những thông tin, nội dung của chứng từ, tài liệu được cung cấp và nội dung đã giải trình chứng minh nội dung kê khai Hải Quan là chính xác thì hồ sơ Hải Quan sẽ được chấp thuận.
  • Trường hợp nếu không chứng minh được nội dung kê khai Hải Quan là chính xác hoặc bên kê khai Hải Quan không cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu,… đầy đủ và không giải trình theo như yêu cầu kiểm tra, thì Cơ quan Hải Quan sẽ đưa ra quyết định xử lý theo quy định của Pháp luật về thuế phí và vi phạm hành chính.

Trong thời hạn là 05 ngày làm việc, bắt đầu từ ngày kết thúc kiểm tra, người đưa ra quyết định kiểm tra phải ký vào thông báo kết quả kiểm tra và gửi cho bên kê khai Hải Quan.

Tại trụ sở bên kê khai Hải Quan

Căn cứ theo Điều 80, Bộ Luật Hải Quan năm 2014, quy định về việc kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của bên kê khai Hải Quan, thẩm quyền quyết định tiến trình kiểm tra sau thông quan sẽ thuộc về:

  • Tổng cục trưởng Tổng cục Hải Quan hoặc Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan sẽ đưa ra quyết định kiểm tra sau thông quan trong phạm vi toàn quốc gia
  • Cục trưởng Cục Hải Quan sẽ đưa ra quyết định kiểm tra sau thông quan trong địa bàn quản lý của mình

Trường hợp nếu việc kiểm tra doanh nghiệp không thuộc phạm vi địa bàn quản lý đã được phân công, thì Cục Hải Quan sẽ báo cáo cho Tổng cục Hải Quan để xem xét phân công các đơn vị về thực hiện kiểm tra. Việc kiểm tra và đánh giá sẽ tuân thủ theo Pháp luật, bên kê khai Hải Quan thực hiện theo kế hoạch kiểm tra sau khi thông quan hàng năm do chính Tổng cục trưởng Tổng cục Hải Quan ban hành trước đó.

Kiểm tra sau thông quan
Có những địa điểm để thực hiện kiểm tra sau khi thông quan nào?

>>> Xem thêm: Tờ khai Hải Quan trên giấy cần chú ý những điều gì?

Thời hạn cần kiểm tra sau thông quan

Thời hạn để kiểm tra sau thông quan sẽ được xác định rõ trong tờ quyết định kiểm tra, nhưng vẫn tối đa trong 10 ngày làm việc. Trong đó, thời gian sẽ được tính từ ngày bắt đầu tiến hành các bước kiểm tra. Nếu trường hợp phạm vi kiểm tra lớn hơn, nội dung lại phức tạp thì người ký quyết định kiểm tra có thể gia hạn thêm một lần nữa, nhưng không thêm quá 10 ngày làm việc.

Quyết định kiểm tra sau khi thông quan phải được gửi cho bên kê khai Hải Quan trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày ký và chậm nhất khoảng 05 ngày làm việc, trước ngày tiến hành các bước kiểm tra. Trừ những trường hợp được quy định tại Khoản 1, Điều 78 của Bộ Luật này. Theo đó, trình tự làm thủ tục kiểm tra sau thông quan như sau: 

  • Công bố quyết định kiểm tra sau thông quan hàng hóa ngay khi bắt đầu tiến hành kiểm tra.
  • Đối chiếu những thông tin, nội dung đã khai báo với sổ sách kế toán, chứng từ kế toán, các báo cáo tài chính, những tài liệu, giấy tờ có liên quan, tình trạng thực tế của hàng hóa, sản phẩm xuất nhập khẩu trong phạm vi, nội dung chính của quyết định kiểm tra sau khi thông quan.
  • Tiến hành lập biên bản kiểm tra sau thông quan, trong thời hạn là 05 ngày làm việc, tính từ ngày kết thúc công việc kiểm tra.
  • Trong thời hạn là 15 ngày, tính từ ngày kết thúc công việc kiểm tra, người quyết định kiểm tra sẽ phải ký kết luận kiểm tra và gửi cho bên kê khai Hải Quan. Lưu ý, trường hợp kết luận kiểm tra cần có ý kiến chuyên môn của Cơ quan có thẩm quyền, thì thời hạn ký kết luận kiểm tra sẽ được tính bắt đầu từ ngày có ý kiến. Ngoài ra, Cơ quan chuyên môn có thẩm quyền được quyền ý kiến trong vòng 30 ngày, bắt đầu từ ngày nhận được yêu cầu kiểm định của Cơ quan Hải Quan.
  • Thực hiện xử lý công việc kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chuyển cấp cho Cơ quan có thẩm quyền xử lý theo kết quả kiểm tra có được.

Nếu trong trường hợp bên kê khai Hải Quan không chấp hành theo quyết định kiểm tra hoặc không giải trình, cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu theo đúng thời hạn, thì Cơ quan Hải Quan sẽ căn cứ theo hồ sơ, tài liệu đã thu thập và xác minh để quyết định xử lý theo quy định của Pháp luật. Bên kê khai Hải Quan sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc phải thực hiện thanh tra chuyên ngành theo đúng quy định của Nhà nước.

Quy trình kiểm tra sau thông quan gồm những bước quan trọng nào?

Quy trình kiểm tra sau thông quan cụ thể được quy định theo trình tự. Các thủ tục, hồ sơ và nội dung tiến hành đánh giá, bắt đầu từ các bước: thu thập, sàng lọc thông tin; xác định rõ đối tượng cần kiểm tra; thực hiện việc kiểm tra; xử lý các kết quả nhận được và giải quyết những công việc có liên quan đến kết quả kiểm tra của Cơ quan Hải Quan. Ngoài ra, quy định của ghi rõ công chức hoặc nhóm công chức Hải Quan sẽ nhận nhiệm vụ thực hiện kiểm tra sau thông quan này.

Kiểm tra sau thông quan
Quy trình làm kiểm tra sau khi thông quan

>>> Xem thêm: Quy trình làm thủ tục Hải Quan chính xác nhất

Quy trình kiểm tra sau khi thông quan hàng hóa bao gồm 08 bước đầy đủ như sau:

  • Bước 1: Thu thập, sàng lọc, phân tích và nhận định thông tin
  • Bước 2: Đề xuất tiến hành kiểm tra theo các dấu hiệu và rủi ro
  • Bước 3: Người có thẩm quyền sẽ đưa ra quyết định kiểm tra
  • Bước 4: Thực hiện công việc kiểm tra theo trình tự quy định
  • Bước 5: Xem xét và báo cáo lại kết quả kiểm tra
  • Bước 6: Kết luận các bước kiểm tra
  • Bước 7: Đưa ra quyết định xử lý kết quả kiểm tra
  • Bước 8: Tiến hành cập nhật, lưu trữ và phản hồi trên hệ thống

Lời kết

Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết về các bước cụ thể làm kiểm tra hàng hóa sau khi thông quan, bạn có thể tham khảo Quyết định số 1410/QĐ-TCHQ công bố ngày 14/05/2015, về việc ban hành quy trình kiểm tra sau thông quan.

Còn nếu có thắc mắc, câu hỏi hay nhu cầu làm thủ tục thông quan hàng hóa qua Hải Quan, làm chứng từ, giấy tờ khó, xin CO,… quý khách hàng, doanh nghiệp có thể liên hệ cho công ty Finlogistics để được trải nghiệm dịch vụ xuất nhập khẩu chất lượng và uy tín hàng đầu!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Kiểm tra sau thông quan


To-khai-xuat-nhap-khau-tai-cho-00.jpg

Việc làm tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ là điều bắt buộc mỗi khi tiến hành xuất hoặc nhập khẩu tại chỗ qua Hải Quan, nhằm mục đích kiểm soát số lượng, chất lượng cũng như khối lượng hàng hóa tốt nhất. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chưa hiểu về loại chứng từ này, đặc biệt là hình thức kê khai tại chỗ.

Vậy mẫu đơn tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ cụ thể như thế nào? Các bước thực hiện kê khai ra sao? Cần lưu ý những gì khi kê khai chứng từ?…Tất cả những thắc mắc kể trên của bạn sẽ được Finlogistics giải đáp ngay dưới bài viết chi tiết và hữu ích này.

Tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ
Việc làm tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ là bắt buộc khi bạn muốn thông quan hàng hóa trực tiếp qua Hải Quan


Xuất nhập khẩu tại chỗ được định nghĩa thế nào?

Hiểu một cách đơn giản, xuất nhập khẩu tại chỗ là một loại hình xuất nhập khẩu mà trong đó, các cá nhân, doanh nghiệp ở Việt Nam sẽ thực hiện mua – bán hàng hóa với những đối tác, khách hàng ở nước ngoài.

Những lô hàng mua bán của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được giao nhận trực tiếp tại Việt Nam và tuân theo sự chỉ định, quy tắc của đối tác, khách hàng nước ngoài. Theo quy định hiện nay, đơn vị xuất nhập khẩu tại chỗ không chỉ là doanh nghiệp tại Việt Nam, mà còn có cả doanh nghiệp được rót vốn đầu tư từ nước ngoài.

Đối với hình thức làm thủ tục tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ thì các doanh nghiệp cần lưu ý 03 điểm như sau:

  • Hàng hóa, sản phẩm phải được mua bán đối với thương nhân nước ngoài
  • Địa điểm giao nhận hàng tại Việt Nam sẽ do hai bên tự thỏa thuận với nhau
  • Khách hàng nước ngoài sẽ cung cấp những thông tin về người giao nhận hàng

Các doanh nghiệp cần phải lưu ý rằng: doanh nghiệp hoặc đơn vị xuất nhập khẩu muốn ký kết hợp đồng mua bán với các đối tác nước ngoài thì trong hợp đồng phải ghi rõ ràng địa điểm giao nhận hàng tại Việt Nam, thông tin về người giao hàng tại Việt Nam,…

Theo Khoản 1, Điều 86, Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ sẽ bao gồm:

  • Hàng hóa, sản phẩm đã gia công; máy móc, thiết bị cho thuê hoặc mượn; nguyên vật liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công, được quy định tại Điều 4, Khoản 2, Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
  • Hàng hóa, sản phẩm mua bán giữa các doanh nghiệp nội địa với các doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp nằm trong khu phi thuế quan
  • Hàng hóa, sản phẩm mua bán giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các tổ chức, cá nhân nước ngoài không ở Việt Nam và được doanh nghiệp nước ngoài chỉ định giao nhận hàng hóa với những doanh nghiệp khác tại Việt Nam
 

>>> Xem thêm: Tổng hợp những đơn vị giám định máy móc cũ

Các bước làm thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ

Đối với những loại hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ, thì thủ tục Hải Quan đã được quy định rõ ràng trong các văn bản Pháp luật hiện hành như sau:

  • Nghị định số 08/2015/NĐ-CP
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC

Do đó, khi doanh nghiệp muốn thực hiện tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ để trình lên Hải Quan thì cần phải chuẩn bị đầy đủ những chứng từ quan trọng dưới đây:

  • Tờ khai Hải Quan
  • Bản hợp đồng ngoại thương (Sales Contract)
  • Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Chứng từ vận tải (vận đơn, phiếu kiểm kê, giấy chứng nhận kiểm định,…)
  • Những loại chứng từ cần thiết khác (nếu có)
  • Nếu hàng hóa, sản phẩm nằm trong Danh mục những loại hàng phải kiểm tra chuyên ngành thì doanh nghiệp cần chuẩn bị thêm chứng từ liên quan đến kiểm tra chất lượng

Khi làm các bước thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ, thì doanh nghiệp cũng cần xác định chính xác mã loại hình để kẹp cùng tờ khai Hải Quan. Một số mã loại hình trong xuất nhập khẩu tại chỗ bao gồm:

  • Mã loại hình A42: Chuyên tiêu thụ nội địa khác.
  • Mã loại hình E23: Nhập nguyên liệu gia công từ bản hợp đồng khác chuyển sang
  • Mã loại hình E41: Nhập hàng hóa, sản phẩm thuê gia công tại nước ngoài
  • Mã loại hình E21: Nhập nguyên liệu để gia công cho doanh nghiệp nước ngoài

Để hiểu rõ hơn về việc làm thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ, cần phải phân rõ ràng công việc của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu cũng như Cơ quan Hải Quan.

Mẫu đơn tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ chi tiết

Dưới đây là chi tiết một ví dụ về mẫu tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ mà các cá nhân, doanh nghiệp cần nắm rõ để thực hiện cho đúng:

HẢI QUAN VIỆT NAM

Cục Hải Quan: ABC

TỜ KHAI HÀNG HÓA, SẢN PHẨM XUẤT KHẨU (NHẬP KHẨU) HQ/2015/XK
Chi cục Hải Quan nơi đăng ký tờ khai: Q

Chi cục Hải Quan nơi cửa khẩu xuất hàng: P

Số tham chiếu: abc

Ngày, giờ gửi: 04/10/2023 – 09 giờ 30 phút

 

Số tờ khai: 123

Ngày, giờ đăng ký: 04/10/2023 – 10 giờ 00 phút

 

Công chức đăng ký tờ khai
1. Người xuất khẩu: Cao Xuân L

MST: 479557

5. Loại hình: hàng hóa, sản phẩm
2. Người nhập khẩu: Lê Văn M 6. Giấy phép số: 3561

Ngày 10/7/2023

Ngày hết hạn 10/12/2023

7. Hợp đồng mua bán hàng hóa

Ngày 05/08/2023

Ngày hết hạn 05/10/2023

 

8. Hóa đơn thương mại
3. Người ủy thác/ người được ủy quyền: Trần Văn T

MST: 046697

9. Cửa khẩu xuất hàng: QE 10. Nước nhập khẩu: Trung Quốc
4. Đại lý Hải Quan

Mã số thuế: 891462

11. Điều kiện giao hàng: Tốt

 

12. Phương thức thanh toán: tiền mặt trực tiếp/ chuyển khoản 13. Đồng tiền thanh toán: tiền nhân dân tệ 14. Tỷ giá tính thuế: SQP
Số thứ tự 15. Mô tả hàng hóa 16. Mã số hàng hóa 17. Nguồn gốc, xuất xứ 18. Lượng hàng 19. Đơn vị tính 20. Đơn giá nguyên tệ 21. Trị giá nguyên tệ
1

2

3

             
Cộng:  
Số thứ tự 22. Thuế xuất khẩu (nhập khẩu) 23. Thu khác
  a. Trị giá tính thuế b. Thuế suất (%) c. Tiền thuế   a. Trị giá tính thu khác b. Tỷ lệ (%) c. Số tiền
1

2

3

             
  Cộng:     Cộng:  
24. Tổng số tiền thuế và thu khác (ô 22 + 23) bằng số: 200.000.000 VNĐ

Bằng chữ: Hai trăm triệu Việt Nam đồng chẵn

25. Lượng hàng, số hiệu container
Số thứ tự A. Số hiệu container B. Số lượng kiện hàng C. Trọng lượng hàng hóa D. Địa điểm đóng hàng
1

2

3

4

         

 

 

Cộng:

   
26. Chứng từ, giấy tờ đi kèm 27. Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm trước Pháp luật về nội dung khai trên tờ khai

Ngày 04 tháng 10 năm 2023

(Người khai ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu mộc)

 

28. Kết quả phân luồng tờ khai và những hướng dẫn làm thủ tục Hải Quan

29. Các ghi chép khác

 

30. Xác nhận thông quan Hải Quan 31. Xác nhận của Hải Quan giám sát
Tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ
Mẫu tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ mà bạn có thể tham khảo

>>> Xem thêm: Tìm hiểu dự án hàng táo đỏ Trung Quốc

Hướng dẫn cách kê khai tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ chi tiết

Trong khi hoàn thành bản tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ, người kê khai cần lưu ý một vài chú ý cụ thể dưới đây:

Ô 01 (Người xuất khẩu): cần ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, mã fax, mã số thuế (nếu có) của doanh nghiệp xuất khẩu, số căn cước công dân hoặc hộ chiếu (đối với cá nhân)

Ô 02 (Nhà nhập khẩu): cần ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, mã fax, mã số thuế (nếu có) của doanh nghiệp nhập khẩu

Ô 03 (Người được ủy thác/ ủy quyền): cần ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, mã fax, mã số thuế của bên ủy thác cho doanh nghiệp xuất khẩu. Hoặc ghi họ tên, địa chỉ, số điện thoại, mã fax, mã số thuế của doanh nghiệp xuất khẩu. Bên được ủy quyền ghi thông tin số căn cước công dân hoặc hộ chiếu (đối với cá nhân)

Ô 04 (Đại lý Hải Quan): cần ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, mã fax, mã số thuế của đại lý Hải Quan, số và ngày hợp đồng của đại lý Hải Quan

Ô 05: Người khai tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ nhập loại hình xuất khẩu (nhập khẩu) tương ứng

Ô 06: Ghi số, ngày, tháng và năm của giấy phép do Cơ quan quản lý chuyên ngành cấp, đối với loại hàng hóa xuất khẩu (nhập khẩu) và ngày hết hạn của chứng từ (nếu có)

Ô 07: Ghi số, ngày, tháng và năm ký kết hợp đồng và ngày hết hạn (nếu có) của Hợp đồng hoặc phụ lục của Hợp đồng (nếu có)

Ô 08: Ghi số, ngày, tháng và năm của Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice – nếu có)

Ô 09: Ghi tên cảng hoặc địa điểm (được thỏa thuận trong Hợp đồng), nơi hàng hóa, sản phẩm được sắp xếp lên phương tiện vận tải để tiến hành xuất khẩu (nhập khẩu)

Ô 10: Ghi tên quốc gia hoặc vùng lãnh thổ của điểm đến cuối cùng được xác định, tại thời điểm mà hàng hóa được xuất khẩu (nhập khẩu), không bao gồm cả những quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà lô hàng đó được quá cảnh. Ngoài ra, áp dụng mã quốc gia và lãnh thổ (ISO 3166)

Ô 11: Ghi rõ những điều kiện giao hàng mà bên mua và bán đã thỏa thuận từ trước trong Hợp đồng thương mại

Ô 12: Ghi rõ phương thức thanh toán đã thỏa thuận bên trong Hợp đồng thương mại (ví dụ: LC, DA, DP, TTR hoặc hàng đổi hành,…) (nếu có)

Ô 13: Ghi mã của đồng tiền thanh toán (nguyên tệ) theo những thỏa thuận bên trong Hợp đồng thương mại. Nên áp dụng mã tiền tệ (ISO 4217) (ví dụ: đô la Mỹ là USD) (nếu có)

Ô 14: Ghi tỷ giá hối đoái quy đổi giữa nguyên tệ với đồng Việt Nam đã tính thuế (theo các quy định hiện hành tại thời điểm đăng ký tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ) bằng đồng Việt Nam (nếu có)

Ô 15: Ghi rõ tên hàng hóa, quy cách hàng hóa theo Hợp đồng thương mại và những chứng từ khác có liên quan đến lô hàng đó

  • Trong trường hợp lô hàng có từ 04 món hàng trở lên, thì ghi trên tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ theo phụ lục tờ khai. Trên phụ lục khai báo nên ghi rõ tên và quy cách chất lượng của từng loại mặt hàng
  • Đối với lô hàng chỉ áp dụng một mã, nhưng trong lô hàng lại có nhiều chi tiết, mặt hàng nhỏ khác thì tờ khai sẽ ghi tên chung của lô hàng và cho phép lập bảng kê khai chi tiết từng món (không cần khai phụ lục)

Ô 16: Ghi mã phân loại theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam: Trường hợp nếu lô hàng có từ 04 mặt hàng trở lên thì không ghi gì. Còn trên phụ lục tờ khai sẽ ghi rõ mã số của từng mặt hàng

Ô 17: Ghi tên quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất hàng hóa, sản phẩm. Mã quốc gia sẽ được chỉ định trong từng ISO được áp dụng. Nếu trường hợp lô hàng có từ 04 mặt hàng trở lên thì người khai thực hiện như ô thứ 16

Ô 18: Ghi số lượng, thể tích và trọng lượng của từng loại mặt hàng trong lô hàng theo tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ tại ô thứ 19. Trường hợp nếu lô hàng có từ 04 mặt hàng trở lên thì cách ghi cũng tương tự như ô thứ 16

Ô 19: Ghi tên đơn vị tính của từng loại mặt hàng theo quy định trong Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu hoặc thực tế giao dịch. Trường hợp nếu lô hàng có từ 04 mặt hàng trở lên thì cách ghi cũng giống như ô thứ 16

Ô 20: Ghi giá của đơn vị hàng hóa theo đồng tiền đã quy định tại ô thứ 13, căn cứ vào các thỏa thuận trong Hợp đồng thương mại, hóa đơn, LC hoặc những chứng từ khác có liên quan đến lô hàng đó. Trường hợp nếu lô hàng có từ 04 mặt hàng trở lên thì người khai thực hiện như ở ô thứ 16

Ô 21: Nhập trị giá nguyên tệ của từng loại mặt hàng xuất khẩu (nhập khẩu), là kết quả của phép nhân giữa số lượng và đơn giá. Trường hợp nếu lô hàng có từ 04 món trở lên thì trên tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ sẽ ghi tổng trị giá nguyên tệ của những mặt hàng đã khai báo trên phụ lục tờ khai. Còn trên phụ lục tờ khai sẽ ghi trị giá nguyên tệ cho từng loại mặt hàng

Ô 22

  • Trị giá tính thuế: người khai ghi trị giá của từng loại mặt hàng bằng tiền Việt Nam
  • Thuế suất phần trăm: ghi thuế suất tương ứng cùng với mã quy định tại ô thứ 16 theo biểu thuế xuất khẩu (nhập khẩu)
  • Nhập số thuế xuất khẩu (nhập khẩu) phải nộp của từng loại mặt hàng

(*) Trường hợp lô hàng có từ 04 mặt hàng trở lên thì cách ghi tờ khai cụ thể như sau:

  • Trên tờ khai Hải Quan, người khai ghi tổng số tiền thuế xuất khẩu (nhập khẩu) phải nộp vào ô cộng
  • Phụ lục tờ khai sẽ ghi rõ trị giá tính thuế, thuế suất cũng như số thuế xuất khẩu (nhập khẩu) phải nộp của từng loại mặt hàng

Ô 23:

  • Giá trị phải thu khác: người kê khai nhập số tiền phải nộp khác
  • Tỷ lệ phần trăm: nhập tỷ lệ phần trăm của những khoản thu khác theo quy định Pháp luật
  • Số tiền: nhập số tiền cần thanh toán trong Hợp đồng

(*) Nếu trường hợp lô hàng có từ 04 mặt hàng trở lên thì cách ghi sẽ như ô thứ 22

Ô 24: Tổng số tiền thuế và những khoản thu khác, người kê khai sẽ ghi tổng số tiền thuế xuất khẩu (nhập khẩu) và các khoản phí thu khác cụ thể bằng số và chữ

Ô 25: Khi người khai Hải Quan kê khai hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng container thì phải ghi đầy đủ số container, số kiện hàng container, trọng lượng hàng hóa bên trong container và nơi đóng gói. Nếu trường hợp có từ 04 container trở lên thì ghi cụ thể những thông tin trên phụ lục của tờ khai, không nên ghi trên tờ khai

Ô 26: Liệt kê những chứng từ đi kèm theo của tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ

Ô 27: Ghi ngày, tháng và năm kê khai; ký tên xác nhận, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu mộc vào tờ khai

Tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ
Hướng dẫn cách khai tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ cho hàng hóa

>>> Xem thêm: Những lưu ý đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Bắc Âu

Những lưu ý khi làm tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ

Xuất nhập khẩu tại chỗ có rất nhiều ưu điểm mạnh, nhưng để hình thức này diễn ra một cách suôn sẻ và hiệu quả, thì các doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau đây, khi làm thủ tục Hải Quan để mở tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ:

  • Tờ khai Hải Quan sau khi được đăng ký thì chỉ có giá trị làm thủ tục trong thời hạn tối đa là15 ngày.
  • Trường hợp hợp hàng hóa, sản phẩm xuất nhập khẩu tại chỗ có chỉ định từ doanh nghiệp nước ngoài thì hàng tháng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại chỗ phải tổng hợp và lập danh sách những tờ khai đã được thông quan theo quy định mẫu 20/TKXNTC/GSQL phụ lục V, ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Sau đó, doanh nghiệp tiến hành gửi danh sách tờ khai này tới Cơ quan Thuế quản lý trực tiếp.
  • Khi làm các bước khai báo thông tin hàng hóa, sản phẩm để mở tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp cần phải đảm bảo tính chính xác về mặt thời gian trong hợp đồng mua bán đã ký kết và tuân theo trình tự Pháp luật.
  • Đối với những trường hợp đặc biệt, ví dụ như: bên làm thủ tục Hải Quan là doanh nghiệp cần được ưu tiên (doanh nghiệp nằm trong luồng siêu xanh), đối tác với doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp tuân thủ theo luật Hải Quan hoặc là đối tác cùng với doanh nghiệp, cũng tuân thủ theo luật Hải Quan thực hiện xuất nhập khẩu tại chỗ nhiều lần trong thời gian nhất định (cùng một hợp đồng, người mua và người bán) thì được phép giao nhận hàng hóa trước và mở tờ khai Hải Quan sau. Tuy nhiên, thời gian khai báo Hải Quan không được vượt quá 30 ngày, tính từ thời điểm giao nhận hàng hóa.
  • Người khai Hải Quan được phép đăng ký mở tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ duy nhất tại 01 Chi cục Hải Quan thuận tiện nhất với mình.
  • Trường hợp tờ khai xuất nhập khẩu cùng được mở tại một Cơ quan Hải Quan, mà tờ khai lại được phân luồng đỏ, phải qua kiểm tra hàng hóa thực tế và hoàn thành thủ tục khai báo thông quan, thì có thể vẫn được miễn kiểm tra hàng hóa thực tế theo quy định Pháp luật.
  • Trường hợp nếu đã quá hạn mở tờ khai nhập khẩu đối ứng thì doanh nghiệp sẽ chịu các hình thức xử phạt vi phạm theo Khoản 3, Điều 1, Nghị định số 45/2016/NĐ-CP.

Tổng kết

Trên đây là những nội dung, thông tin cụ thể nhất khi các doanh nghiệp muốn làm tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ. Bạn cần đọc kỹ các bước hoàn thành và mẫu đơn chi tiết để làm thủ tục kê khai hàng hóa một cách hiệu quả.

Nếu còn câu hỏi nào về tờ khai Hải Quan này hoặc bất kỳ vấn đề nào liên quan đến chứng từ, giấy tờ xuất nhập khẩu, thì Finlogistics chính là địa chỉ tin cậy giúp bạn giải quyết khó khăn. Chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, cam kết mang đến dịch vụ chất lượng, uy tín và tối ưu nhất cho khách hàng.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ


Thu-tuc-Hai-Quan-hang-hoa-00.jpg

Có lẽ không ít bạn mới vào ngành hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm trong xuất nhập khẩu sẽ gặp phải câu hỏi “Thủ tục Hải Quan hàng hóa từ kho ngoại quan đưa vào nội địa hoặc nhập khẩu cần những gì?”. Hoặc quy trình làm thủ tục sao cho nhanh chóng và hiệu quả. Hãy cùng Finlogistics tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết chia sẻ dưới đây nhé!

Thủ tục Hải Quan hàng hóa
Tìm hiểu chi tiết thủ tục Hải Quan hàng hóa


Kho ngoại quan là gì? 

“Theo Khoản 10, Điều 4, Luật Hải Quan năm 2014, kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục Hải Quan hàng hóa được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam”. 

Các loại hàng hóa được đưa vào lưu giữ trong kho ngoại quan 

Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan

  • Hàng hóa của chủ hàng nước ngoài chưa ký hợp đồng bán hàng cho doanh nghiệp ở Việt Nam;
  • Hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài chờ đưa vào thị trường trong nước hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba;
  • Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan, làm thủ tục Hải Quan hàng hóa để chờ xuất khẩu sang nước thứ ba.

Hàng hóa từ nội địa Việt Nam đưa vào kho ngoại quan

  • Hàng xuất khẩu đã làm xong thủ tục Hải Quan hàng hóa, đang chờ xuất khẩu.
  • Hàng hóa hết thời hạn tạm nhập phải tái xuất.
Thủ tục Hải Quan hàng hóa
Những loại hàng hóa được lưu giữ tại kho quan ngoại

Chi tiết thủ tục Hải Quan hàng hóa hành chính

Căn cứ pháp lý

Các doanh nghiệp muốn làm thủ tục thông quan Hải Quan cần tuân theo những Thông tư, Nghị định được Nhà nước ban hành như sau:

  • Bộ Luật Hải Quan số 54/2014/QH13
  • Nghị định số 08/2015/NĐ-CP
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC
  • Thông tư số 106/2016/TT-BTC

>>> Xem thêm: 7 bước thực hiện thủ tục Hải Quan nhanh và chính xác nhất

Trình tự thực hiện

Bước 1:

Thực hiện việc kê khai thông tin hàng hóa xuất kho ngoại quan với Chi cục Hải Quan quản lý kho ngoại quan. Cụ thể:

  • Cập nhật thông tin hàng hóa xuất kho ngoại quan vào phần mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan của chủ kho ngoại quan
  • Chia sẻ các thông tin trên với cơ quan Hải Quan để tiến hành quản lý và theo dõi.

Bước 2:

Thực hiện các thủ tục Hải Quan hàng hóa, theo quy định tại Điểm A, Khoản 2, Điều 52, Thông tư số 38/2015/TT-BTC tại Chi cục Hải Quan quản lý kho ngoại quan, cụ thể:

Đối với hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc đưa hàng về bảo quản hoặc đưa hàng về địa điểm kiểm tra. Hoặc hàng hóa đã được phê duyệt vận chuyển độc lập hoặc hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế, không chịu thuế, có số tiền thuế phải nộp bằng không hoặc được ân hạn thuế 275 ngày do Chi cục Hải Quan cửa khẩu kiểm tra thực tế (kiểm hóa hộ) theo đề nghị của Chi cục Hải Quan nơi đăng ký tờ khai:

  • Cung cấp thông tin số tờ khai Hải Quan
  • Cung cấp danh sách container theo mẫu số 29/DSCT/GSQL, Phụ lục V (đối với hàng hóa vận chuyển bằng container).

=> Hoặc danh sách hàng hóa theo mẫu số 30/DSHH/GSQL, Phụ lục V (đối với hàng hóa khác). Hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi tại khu vực cửa khẩu, cảng biển, cảng hàng không quốc tế, kho hàng không kéo dài.

=> Hoặc cho cơ quan Hải Quan tại khu vực cửa khẩu đường bộ, đường sông, đường thủy nội địa, ga đường sắt liên vận quốc tế.

Thủ tục Hải Quan hàng hóa
Trình tự thực hiện các bước thủ tục Hải Quan hàng hóa

>>> Xem thêm: Tờ khai Hải Quan làm trên giấy gồm những bước quan trọng nào?

Người khai thủ tục Hải Quan hàng hóa cần thực hiện in danh sách container, danh sách hàng hóa trên Cổng thông tin điện tử hải quan (địa chỉ: customs.gov.vn) hoặc hệ thống khai của người khai Hải Quan.

Trường hợp có sự thay đổi danh sách container, danh sách hàng hóa so với nội dung khai trên tờ khai Hải Quan khi người khai Hải Quan nhận hàng hóa tại cửa khẩu nhập. Người khai Hải Quan in hoặc đề nghị công chức Hải Quan tại Chi cục Hải Quan cửa khẩu in danh sách container, danh sách hàng hóa từ Hệ thống.

Đối với hàng hóa nhập khẩu đưa ra khỏi khu vực cảng, cửa khẩu thuộc diện phải niêm phong Hải Quan theo quy định tại Khoản 3, Điều 52, Thông tư 38/2015/TT-BTC:

  • Xuất trình hàng hóa cho cơ quan Hải Quan thực hiện niêm phong;
  • Bàn giao hàng hóa cho Chi cục Hải Quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến để làm tiếp thủ tục Hải Quan theo quy định;
  • Bảo quản nguyên trạng hàng hóa và niêm phong Hải Quan theo quy định hiện hành và thủ tục Hải Quan hàng hóa.

– Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng chưa có hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định. Để quản lý, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi thì người khai Hải Quan cung cấp thông tin số tờ khai, danh sách container, danh sách hàng hóa cho cơ quan Hải Quan.

Khi sử dụng dịch vụ Hải Quan tại Finlogistics chúng tôi cam kết

  • Xử lý các thủ tục Hải Quan hàng hóa xuất nhập khẩu theo từng yêu cầu về lô hàng đặc thù riêng biệt. Đảm bảo tính đầy đủ, chính xác, nhanh chóng và hợp pháp.
  • Tư vấn miễn phí thủ tục, giấy phép,…
  • Giúp khách hàng kiểm tra và hoàn thiện bộ hồ sơ trước khi xuất nhập khẩu
  • Hạn chế tối đa những rủi ro phát sinh ngoài ý muốn nhằm tránh thiệt hại chi phí khi làm thủ tục Hải Quan.
  • Cung cấp thêm những dịch vụ trọn gói vận chuyển khác để có thể hoàn thiện quy trình vận chuyển cho khách hàng. 
Thủ tục Hải Quan hàng hóa
Dịch vụ Hải Quan hàng hóa tại Finlogistics uy tín và chất lượng

Trên đây là những chia sẻ về thủ tục Hải Quan hàng hóa từ kho ngoại quan vào nội địa hoặc nhập khẩu vào khu phi thuế quan. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các thủ tục giấy tờ cần chuẩn bị, đồng thời tối ưu được quy trình xử lý thủ tục.

Nếu quý khách hàng, doanh nghiệp đang có nhu cầu tư vấn những thủ tục thông quan tờ khai hay các thủ tục Hải Quan hàng hóa khác,… hãy liên hệ với Finlogistics để được tư vấn và hỗ trợ ngay, với mức chi phí tốt nhất!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thủ tục Hải Quan hàng hóa


Thu-tuc-Hai-Quan-nhap-hang-Air-00.jpg

Quy trình làm thủ tục Hải Quan nhập hàng Air tại sân bay Nội Bài diễn ra cụ thể như thế nào? Các doanh nghiệp cần phải tiến hành những bước ra sao để có thể nhập khẩu lô hàng một cách thành công?… Hãy đọc thêm bài viết bổ ích sau đây của Finlogistics để hiểu rõ hơn về những vấn đề này nhé!

Thủ tục Hải Quan nhập hàng Air
Tìm hiểu thủ tục Hải Quan nhập khẩu hàng Air


Kho hàng làm thủ tục Hải Quan nhập hàng Air

Khi tiến hành thủ tục Hải Quan nhập hàng Air tại sân bay quốc tế Nội Bài, hàng hóa sẽ được chuyển qua các kho chính như: kho NCTS, kho ACSV và kho ALS. Vị trí của những kho này khá gần nhau, cùng nằm trên trục đường Võ Nguyên Giáp (thuộc xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) và cách nhà ga sân bay chỉ chưa đến 1 km.

Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu qua các kho trên, chủ hàng hay công ty dịch vụ khai thuê Hải Quan đều mở tờ khai tại Chi cục Hải Quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài. Lối vào Chi cục nằm ngay đối diện kho ALS và chỉ cách kho NCTS khoảng vài chục mét. 

Quy trình thực hiện thủ tục Hải Quan nhập hàng Air

Các doanh nghiệp cần phải xác định rõ loại hình tờ khai Hải Quan đối với lô hàng làm thủ tục Hải Quan nhập hàng Air của mình là gì, được phân loại bao gồm:

  • Loại hình nhập khẩu hàng quà biếu tặng, hàng phi mậu dịch
  • Loại hình nhập khẩu hàng gia công
  • Loại hình nhập khẩu hàng sản xuất xuất khẩu
  • Loại hình xuất nhập khẩu hàng tại chỗ
  • Loại hình hàng tạm nhập tái xuất + hàng tạm xuất tái nhập
  • Loại hình hàng quá cảnh
Thủ tục Hải Quan nhập hàng Air
Quy trình thực hiện thủ tục thông quan Hải Quan hàng Air chi tiết

>>> Xem thêm: Phí CIC là gì?

Mở tờ khai Hải Quan và thông quan tờ khai

Các doanh nghiệp sẽ tiến hành mở tờ khai Hải Quan, sau đó lấy phản hồi phân luồng Hải Quan để tiến hành các bước thủ tục Hải Quan nhập hàng Air:

  • Đối với luồng xanh: doanh nghiệp nộp thuế, lệ phí để thông quan tờ khai
  • Đối với luồng vàng: doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ giấy tờ để nộp Hải Quan, bao gồm: Commercial Invoice, Packing List, Bill of Lading, Hóa đơn cước (nếu có), C/O (nếu có), Giấy phép kiểm tra chuyên ngành (nếu có). Sau đó, doanh nghiệp tiến hành nộp thuế, lệ phí để thông quan tờ khai
  • Đối với luồng đỏ: doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ giấy tờ để nộp Hải Quan và Hải Quan kiểm tra thực tế hàng hóa và nộp thuế, lệ phí để thông quan tờ khai

Thủ tục Hải Quan nhập hàng Air tại kho hàng sân bay quốc tế Nội Bài

Sau khi tờ khai Hải Quan của hàng hóa được thông quan từ phía Hải Quan, các doanh nghiệp sẽ tiến hành in danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực Hải Quan giám sát, đóng dấu giám sát Hải Quan và làm các thủ tục Hải Quan để nhận hàng.

Khi nhận hàng, bạn cần phải kiểm tra hàng hóa chính xác của mình hay chưa, đã đúng đủ hay chưa, có bị méo móp hay hư hỏng gì không để tiến hành lập biên bản bất thường hoặc xử lý kịp thời nếu có vấn đề phát sinh.

Liên hệ đội vận tải để phối hợp kế hoạch xe và tiến hành vận chuyển hàng về kho khách hàng để hoàn thành thủ tục nhận hàng tại sân bay Nội Bài sớm nhất.

Thủ tục Hải Quan nhập hàng Air
Thủ tục thông quan Hải Quan hàng Air tại kho sân bay Nội Bài như thế nào?

>>> Xem thêm: Tìm hiểu dịch vụ vận chuyển hàng quốc tế hàng không

Trong trường hợp quý khách hàng, doanh nghiệp cần tư vấn thêm về các chứng từ, giấy tờ và những thủ tục Hải Quan nhập hàng Air liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt tại sân bay. Xin vui lòng liên hệ cho đội ngũ nhân sự của công ty Finlogistics để được hỗ trợ nhanh chóng.

Chúng tôi đã có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh xuất nhập khẩu, có mối quan hệ tốt với phía Hải Quan và các Cơ quan chức năng khác, có thể tiến hành thông quan hàng hóa một cách nhanh chóng, an toàn và hiệu quả!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thủ tục Hải Quan nhập hàng Air


To-khai-Hai-Quan-00.jpg

Khi xuất nhập khẩu hàng hóa luôn có bước khai báo Hải Quan. Đây là việc quan trọng, đảm bảo hàng hóa có được thông quan hay không. Nhiều trường hợp cần phải khai báo trên tờ khai Hải Quan giấy. Mặc dù hiện nay, hình thức khai báo Hải Quan điện tử mang lại sự tiện lợi vô cùng lớn.

Vậy đó là những trường hợp cụ thể nào? Quy trình kê khai tờ khai trực tiếp trên giấy ra sao? Hãy tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này với Finlogistics nhé!

Tờ khai Hải Quan
Các bước làm tờ khai Hải Quan giấy như thế nào?

Trường hợp nào cần phải khai tờ khai Hải Quan trên giấy?

Theo quy định mới nhất tại Khoản 2, Điều 25, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ. Có 08 trường hợp buộc phải khai báo trên tờ khai Hải Quan giấy như sau:

  • Trường hợp 1: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới.
  • Trường hợp 2: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vượt định mức miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh.
  • Trường hợp 3: Hàng cứu trợ khẩn cấp, hàng viện trợ nhân đạo.
  • Trường hợp 4: Hàng quà biếu, quà tặng, tài sản di chuyển của cá nhân.
  • Trường hợp 5: Hàng hóa là phương tiện chứa hàng hóa quay vòng theo phương thức tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập quy định tại Điểm A và Điểm B, Khoản 1, Điều 49 của Nghị định này.
Tờ khai Hải Quan
Làm tờ khai Hải Quan giấy
  • Trường hợp 6: Hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định trong trường hợp mang theo khách xuất cảnh, nhập cảnh.
  • Trường hợp 7: Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử Hải Quan, hệ thống tờ khai Hải Quan điện tử không thực hiện được các giao dịch điện tử với nhau, mà nguyên nhân có thể do một hoặc cả hai hệ thống hoặc do nguyên nhân khác.

Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của Hải Quan không thực hiện được thủ tục Hải Quan điện tử, cơ quan Hải Quan có trách nhiệm thông báo trên trang thông tin điện tử Hải Quan chậm nhất 01 giờ kể từ thời điểm không thực hiện được các giao dịch điện tử.

Trường hợp hệ thống khai Hải Quan điện tử của người khai Hải Quan không thực hiện được thủ tục Hải Quan điện tử, người khai Hải Quan có văn bản thông báo cho Chi cục Hải Quan nơi dự kiến làm thủ tục Hải Quan. T

rong đó, cần nêu rõ tên và nguyên nhân sự cố, thời hạn dự kiến khắc phục sự cố và phương thức thực hiện thủ tục khai Hải Quan trong thời gian hệ thống khai Hải Quan điện tử của người khai Hải Quan gặp sự cố theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Tờ khai Hải Quan
Làm tờ khai Hải Quan giấy

>>> Xem thêm: Bộ chứng từ xuất nhập khẩu mà dân ngành Logistics cần phải biết 

  • Trường hợp 8: Hàng hóa khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Trên đây là những trường hợp cần phải làm tờ khai Hải Quan trực tiếp trên giấy, bạn nên đọc kỹ để thực hiện cho đúng. Để được tư vấn chi tiết và kỹ càng hơn về tờ khai Hải Quan, thủ tục Hải Quan nhanh chóng và chính xác, vận chuyển hàng hóa nội địa và vận chuyển quốc tế,…. quý khách hàng, doanh nghiệp vui lòng liên hệ với đơn vị Finlogistics để được hỗ trợ kịp thời!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Tờ khai Hải Quan


Quy-trinh-nhap-khau-hang-hoa-tu-Trung-Quoc-00.jpg

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc bao gồm những bước làm quan trọng nào? Những giấy tờ, chứng từ và thủ tục thông quan Hải Quan bao gồm những gì? Hãy cùng theo dõi bài viết để hiểu hơn về chủ đề hấp dẫn này với Finlogistics nhé!

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc


Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc: Tiến hành đặt hàng

Trước hết, bạn hãy gửi giấy đặt hàng (Purchase Order – PO) cho nhà xuất khẩu hoặc gửi email. Trong giấy đặt hàng nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc, sẽ ghi đầy đủ những nội dung sau:

  • Thông tin “‘the Seller” bao gồm: tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, email, người đại diện
  • Thông tin “the Buyer” bao gồm: tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, email, người đại diện
  • Thông tin hàng hóa bao gồm: tên hàng hóa, số lượng, điều kiện để giao hàng, tổng chi phí
  • Điều kiện để giao hàng
  • Thời gian: ngày, tháng, năm và số hợp đồng
  • Điều kiện thanh toán bao gồm: thông tin tài khoản ngân hàng người hưởng thụ, điều kiện để thanh toán

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc: Thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm (nếu cần)

Phương tiện vận tải quốc tế

Trước đây:

  • Về an toàn: SEA < TRUCK < AIR
  • Về thời gian: AIR < TRUCK < SEA
  • Về chi phí: SEA < TRUCK < AIR

Hiện tại:

Chi phí và thời gian vận chuyển đường bộ và đường biển cũng ngang nhau. Thông thường, các hãng tàu sẽ hết chỗ sớm trước một tuần, nhất là khi rơi vào mùa cao điểm. Khi booking tàu để nhập hàng, bạn chỉ cần cung cấp thông tin cho dịch vụ vận chuyển FWD tại Việt Nam để lấy booking. Sau đó, họ sẽ liên hệ với đối tác của bạn để phối hợp đóng hàng theo kế hoạch và quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc đã được xác định trước đó.

>>> Xem thêm: Quy trình 10 bước vận chuyển quốc tế đường bộ mới nhất

Mua bảo hiểm

Người nhập khẩu chỉ mua bảo hiểm trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc, theo điều kiện giao hàng nhóm E, F và nhóm C (trừ CIF và CIP). Người xuất khẩu sẽ mua bảo hiểm nếu bán CIF, CIP. Có 3 điều kiện bảo hiểm A, B, C với phạm vi bảo hiểm từ cao nhất đến thấp nhất, tương ứng trách nhiệm của nhà bảo hiểm cũng sẽ giảm dần. Căn cứ vào loại hàng hóa, phương thức vận tải, khí hậu, mùa vụ… để mua loại bảo hiểm nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc phù hợp.

Mùa mưa bão các công ty nên mua bảo hiểm cho hàng hóa đi biển. Tỷ lệ phí bảo hiểm chỉ từ 0,05% giá trị bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm tối đa 110% giá trị CIF của lô hàng và có thể bao gồm:

  • Giá hàng
  • Cước vận chuyển
  • Thuế nhập khẩu
  • Phí bảo hiểm
  • Lãi ước tính
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Các loại chứng từ cần thiết để mua bảo hiểm trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc:

  • Hợp đồng thương mại – Sales Contract
  • Vận đơn B/L – Bill of Lading
  • Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice
  • Phiếu đóng gói – Packing List
  • Thanh toán LC (nếu có)

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc: Xin giấy phép nhập khẩu (nếu có)

Danh mục xuất nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc theo giấy phép, điều kiện – Phụ lục III – ban hành kèm Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2018 của Chính Phủ. Đối với hàng nhập có giấy phép: doanh nghiệp phải có giấy phép tại thời điểm đăng ký tờ khai Hải Quan và phải khai đầy đủ thông tin giấy phép trên tờ khai.

Thông thường thời gian xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc (ở Cục hoặc Bộ) là từ 07 đến 10 ngày làm việc, nếu đơn vị không có người đi nộp và nhận hồ sơ trực tiếp mà nộp qua bưu điện thì bạn nên cộng thêm thời gian gửi thư. Tiếp theo là kiểm tra thời gian tàu/xe chạy: thời gian tàu/xe di chuyển từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng có đủ để kịp xin giấy phép hay không.

Nếu tuyến xa, tàu/xe chạy từ 25 đến 35 ngày thì giấy phép sẽ có trước khi hàng về. Tuy nhiên, nếu đi tuyến gần thì bạn nên xin giấy phép trước khi cho hàng lên tàu/xe để hạn chế phát sinh chi phí tại cảng đến, do chưa có giấy phép. Ví dụ: phí lưu cont tại bãi – DEM, phí lưu bãi – Storage, hoặc phí chạy điện đối với hàng lạnh.

Thủ tục thanh toán, theo dõi tiến trình người bán chuẩn bị hàng hóa và chứng từ yêu cầu

Phương thức thanh toán

Các công ty Việt Nam muốn thực hiện quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc thường thanh toán bằng phương thức chuyển tiền bằng điện T/T. Thường là chuyển tiền trả trước toàn bộ hoặc trả trước một phần giá trị hàng hóa.

Phần còn lại trả trước khi giao hàng(vì thường không đàm phán được với nhà cung cấp). Phương thức này sẽ bất lợi cho người mua vì chậm xoay vòng vốn và rủi ro cho người mua. Người bán nhận tiền nhưng không giao hàng hoặc giao chậm, giao thiếu, giao hàng không đạt chất lượng.

Phương thức nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc này chỉ nên dùng trong trường hợp hai bên đã hợp tác lâu dài, có sự tin tưởng. Trước khi tiến thành thanh toán T/T, khách hàng cần phải chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Hợp đồng mua bán có hiệu lực của hai bên.
  • Ủy nhiệm chi ngoại tệ và phí chuyển tiền.
  • Hợp đồng mua bán ngoại tệ (trong trường hợp tài khoản ngoại tệ của bạn không đủ, bạn cần mua ngoại tệ để thanh toán cho bên xuất khẩu)

*) Các bước thanh toán T/T để nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc:

Bước 1: Người mua đến ngân hàng của người mua lập lệnh chuyển tiền để trả cho người bán
Bước 2: Ngân hàng người mua gửi giấy báo nợ đến người mua
Bước 3: Ngân hàng người mua chuyển tiền cho ngân hàng người bán
Bước 4: Ngân hàng người bán gửi giấy báo có cho người bán
Bước 5: Người bán giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người mua

Bên cạnh đó, sau khi nhận được được hàng, bạn cũng cần phải bổ sung thêm cho ngân hàng: tờ khai Hải Quan, vận đơn, hóa đơn thương mại,…

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

>>> Xem thêm: Vận chuyển hàng hóa Trung – Việt nhanh chóng và an toàn mới nhất

Hình thức thanh toán

Đối với các công ty có đăng ký kinh doanh, có thể đứng tên nhập khẩu, có hai hình thức thanh toán nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc:

  • Khách hàng chuyển tiền trực tiếp qua ngân hàng ở Việt Nam cho tài khoản nhận đô của nhà cung cấp: nếu nhà cung cấp có thể đứng tên xuất khẩu
  • Thanh toán hộ thông qua các công ty vận chuyển: nhà cung cấp thường là các xưởng sản xuất, không thể đứng tên xuất khẩu, không có tài khoản nhận đô. Khách hàng cần tìm một công ty vận chuyển Việt Nam có pháp nhân ở Trung Quốc đứng ra xuất khẩu và có tài khoản nhận đô.
  • Khách hàng sẽ chuyển khoản VND vào tài khoản công ty vận chuyển và công ty đó sẽ có pháp nhân đứng ra nhận đô, khách hàng phải trả phí ủy thác xuất cho công ty vận chuyển khoảng 1 – 2% giá trị hàng.
  • Thanh toán tệ cho nhà cung cấp

Lời khuyên đối với hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, khi muốn quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc. Chỉ cần mua chữ ký số (khoảng 1tr5/ năm, phí gia hạn sẽ thấp hơn phí lần đầu) là có thể đứng tên nhập khẩu. Và vẫn được hoàn thuế như các công ty có đăng ký kinh doanh.

Chi phí chữ ký số sẽ thấp hơn nhiều so với khoản phí ủy thác nhập 1 – 2% giá trị hàng hóa phải trả cho công ty vận chuyển để họ đứng tên nhập hàng cho. Sau đó vẫn có thể thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp theo một trong hai hình thức trên.

Tiến trình người bán chuẩn bị hàng hóa và chứng người mua yêu cầu

Lưu ý đối với đường biển: trước khi đóng hàng, yêu cầu đầu xuất chụp hình container rỗng. Nhiều trường hợp khi hàng về tới Việt Nam, người nhận hàng kéo cont về kho rút hàng. Sau đó thì hãng tàu thông báo cont hư, cont dơ và yêu cầu người mua đóng tiền sửa chữa cont, vệ sinh cont.

Khi đó lại xảy ra tranh chấp và đổ lỗi cho nhau, xuất nói do nhập làm hư và nhập đỗ lỗi cho xuất lấy cont hư và dơ sẵn từ bên kia. Do đó bạn nên kiểm tra sơ bộ cont rỗng trước thông qua hình ảnh để tránh tranh chấp về sau. Sau cùng là đóng hàng xong bạn kiểm tra tình trạng chốt seal, để đảm bảo rằng hàng hóa không bị mất trong suốt quá trình vận chuyển.

Hợp đồng thương mại quốc tế

Trong bản hợp đồng thương mại quốc tế, bạn cần chú ý một số điều khoản trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc như sau:

  • Tên mặt hàng, số lượng, tổng tiền phải khớp với Invoice, Packing List, B/L
  • Nguồn gốc từ đâu, thông tin này rất quan trọng, nếu thiếu thì Cơ quan Hải Quan sẽ làm khó bạn
  • Điều khoản thanh toán về thời gian thanh toán, thời gian giao hàng, thời gian tàu bắt đầu chạy

Invoice (Hóa đơn thương mại)

Invoice có chức năng thanh toán giữa người mua và người bán, tính thuế, đối chiếu với chứng từ khác và là chứng từ bắt buộc phải cung cấp khi làm thủ tục Hải Quan. Vì vậy, cần chú ý kỹ về thông tin trong hóa đơn thương mại. Các số liệu với tờ khai Hải Quan, tên nhà cung cấp, tên số liệu, thông tin điều kiện thanh toán và điều kiện giao hàng phải khớp nhau. Thường thì Commercial Invoice được lập cùng/sau ngày hợp đồng được các bên ký kết và trước ngày xuất khẩu hàng hóa (ngày vận đơn)

Packing List (Phiếu đóng gói)

Phiếu đóng gói phục vụ cho việc làm thủ tục Hải Quan, để nhận hàng tại kho bãi, thể hiện quy cách đóng hàng, bao gồm số hộp/kiện, trọng lượng toàn bộ, trọng lượng tịnh, số khối của mỗi hộp/kiện.

Người mua thanh toán nốt số tiền còn lại (nếu có)

Theo quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, phụ thuộc vào khả năng đàm phán, 90% nhà cung cấp sẽ yêu cầu thanh toán trước khi giao hàng.

Vận chuyển hàng hóa nội địa Trung Quốc xin giấy chứng nhận xuất xứ

*Chức năng: Chứng minh rõ ràng nguồn gốc xuất xứ, hưởng ưu đãi thuế phí

  • Đối với đường bộ, người bán có thể xin C/O trước hoặc cùng ngày với ngày xe khởi hành.
  • Đối với đường biển, người bán có thể xin C/O sau hoặc cùng ngày với ngày tàu khởi hành.

Các thông tin trên C/O phải khớp với hợp đồng, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, các doanh nghiệp cũng nên lưu ý C/O 3 bên.

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc: Thông quan xuất khẩu

Thường thì Trung Quốc muốn đẩy mạnh xuất khẩu nên sẽ dễ dàng thông quan xuất khẩu. Kiểm hóa của Hải Quan có nhiều hướng khác nhau, nhưng dưới đây là một số nội dung cơ bản sẽ được kiểm tra và thường hay xảy ra sai sót:

  • Kiểm tra tên sản phẩm: Có không ít trường hợp sai sót xảy ra với tên sản phẩm khi lựa chọn sử dụng tên khoa học hay tên thông dụng của sản phẩm; hoặc có sự sai lệch khi dịch tên sản phẩm tiếng Trung sang tiếng Anh.
  • Kiểm tra các thông số kỹ thuật: Lỗi hay xảy ra khi trên bao bì của nhà cung cấp in các thông số kỹ thuật không chuẩn thực tế; loạt sản phẩm có nhiều kích thước. Cần khai kích thước nhỏ nhất và lớn nhất; hoặc do sản phẩm kích thước không đồng đều giữa các bộ phận/các phần, cần khai báo cả phần lớn nhất và nhỏ nhất…
  • Kiểm tra số lượng: Kiểm tra tổng số lượng, lỗi hay mắc nhất là khai báo ít hơn so với thực tế
  • Kiểm tra trọng lượng: Lỗi hay xảy ra nhất là Net weight và Gross weight của hàng trên tờ khai chênh lệch so với trọng lượng thực tế từ 3% -5%
  • Kiểm tra số lượng kiện hàng: Hàng mẫu, hàng tặng vẫn phải khai báo Hải Quan
  • Kiểm tra Shipping Mark
  • Kiểm tra vấn đề vi phạm quyền sở hữu trí tuệ: Chú ý xem hàng nào có nhãn hiệu, hàng nào không và phân biệt giữa nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu nhái, hàng hóa được bảo hộ, logo, thẻ,… Trước khi tiến hành quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, bạn có thể tra trước xem Brand, hình ảnh in trên hàng hóa đã đăng ký bảo hộ hay chưa
  • Kiểm tra xuất xứ, phân loại: Kiểm tra độ chính xác của mã HS, cần chú ý với sản phẩm đa chức năng
  • Kiểm tra giá cả: Với mỗi mã HS ứng với từng loại hàng xuất nhập khẩu, cơ quan Hải Quan đều có mức giá trên hệ thống. Nhìn chung có hai mức, một là mức giá của cảng xuất khẩu; hai là mức giới hạn giá của quốc gia. Đối với việc nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc thì xem xét giá đặc biệt nghiêm ngặt, còn hàng xuất khẩu thì có nới lỏng hơn
  • Lấy mẫu và kiểm tra: Việc này tương đối hiếm, thường áp dụng với các sản phẩm hóa học cần được xét nghiệm trong phòng thí nghiệm chứ không thể đánh giá bằng mắt thường
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Quy trình nhập khẩu Hàng hóa từ Trung Quốc: Vận chuyển quốc tế

Kiểm tra số cont/seal: khi hàng về tới cảng Việt Nam bạn có thể đối chiếu lại so với cont thực tế, số cont/seal trên B/L. Nếu có thông tin nào sai lệch thì thông báo cho bên xuất hoặc công ty bảo hiểm để xác nhận trước.

>>> Xem thêm: Cách tính thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc: Đăng ký chứng nhận liên quan đến lô hàng

Tùy thuộc vào từng loại hàng, mã HS code,.. các quy định của Nhà nước mà bạn phải đăng ký những thủ tục gì để được cấp các chứng nhận có liên quan. Nếu bạn không đăng ký các chứng nhận liên quan đến lô hàng. Thì lô hàng của bạn sẽ không được thông quan cũng như gặp khó khăn trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc với các cơ quan chức năng.

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc: Thông quan nhập khẩu

Đây là bước quan dễ xảy ra lỗi nhất trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc.

Chuẩn bị bộ chứng từ

Tùy thuộc vào từng mặt hàng mà sẽ có những yêu cầu về các chứng từ khác nhau. Về cơ bản, sẽ bao gồm các loại giấy tờ nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc như sau:

  • Sales Contract (Hợp đồng)
  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
  • Packing List (Phiếu đóng gói)
  • Certificate of Original (Giấy chứng nhận xuất xứ)
  • Certificate of Quality (Giấy chứng nhận chất lượng)
  • Bill of Lading (B/L – Vận đơn đường biển) hoặc Airway Bill (AWB – vận đơn hàng không)
  • Arrival Notice – Giấy báo hàng đến (đường biển)
  • Giấy phép quản lý chuyên ngành (nếu có)

Mở và thông quan tờ khai

Chữ ký số và cách đăng ký tài khoản khai báo Hải Quan

Khi một doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc về một mặt hàng nào đó. Thì làm tờ khai Hải Quan là một trong những bước bắt buộc phải thực hiện khi hàng đến cảng/ cửa khẩu. Nếu không truyền tờ khai Hải Quan thì mọi hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu đều bị dừng lại.

Hiện nay, để truyền tờ khai Hải Quan, doanh nghiệp sẽ thực hiện thông quan phần mềm. Có 2 phần mềm được sử dụng phổ biến nhất trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc là: Hệ thống phần mềm ECUS5VNACCS của công ty Thái Sơn và Phần mềm Hải Quan điện tử FPT.TQDT của FPT. Thông thường đa số doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu sẽ sử dụng phần mềm của bên Thái Sơn để khai Hải Quan điện tử.

Thiết bị chữ ký số hay còn gọi là USB Token: Doanh nghiệp có thể tiếp tục sử dụng CKS đang khai báo nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc, trên hệ thống Hải Quan điện tử V4 nếu hạn sử dụng vẫn còn hiệu lực.

  • Tài khoản khai báo VNACCS được đăng ký gắn liền với chữ ký số khai báo: Mỗi chữ ký số sẽ được đăng ký là một tài khoản khai báo VNACCS (User ID).
  • Tài khoản khai báo VNACCS giống như Account kết nối với Hải quan trên Cổng thông tin một cửa quốc gia www.customs.gov.vn. Một doanh nghiệp có thể đăng ký nhiều tài khoản khai báo khác nhau, mỗi tài khoản tương ứng với một chữ ký số.
  • Các tài khoản này được quản lý bởi một tài khoản gọi là Tài khoản quản trị. Để đăng ký và quản lý các tài khoản khai báo này, doanh nghiệp cần phải đăng ký Tài khoản quản trị trước.
  • Quy trình đăng ký tài khoản khai báo VNACCS
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Để đăng ký mới từ đầu tài khoản khai báo VNACCS trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, doanh nghiệp thực hiện theo các bước sau đây bằng cách gửi email cho Tổng cục Hải Quan hoặc liên hệ bên cấp chữ ký số họ đăng ký tài khoản, đây là cách dễ dàng và nhanh nhất:

+ Đăng ký tài khoản quản trị: để xác định đối tượng đăng ký (là doanh nghiệp nào) tài khoản này dùng để quản lý, đăng ký mới, sửa hoặc xóa các tài khoản khai báo VNACCS. Lưu ý, tài khoản quản trị không được dùng trong việc khai báo VNACCS. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều hơn một chữ ký số (nhưng cùng mã số thuế) thì khi đăng ký tài khoản quản trị có thể sử dụng một trong các chữ ký số đó để xác thực.

+ Đăng ký tài khoản VNACCS: là tài khoản sử dụng trong các giao dịch khai báo Hải Quan. Đăng ký tài khoản đồng nghĩa với việc đăng ký các chữ ký số được dùng trong khai báo đến hệ thống VNACCS của doanh nghiệp.

Mỗi chữ ký số sẽ là một tài khoản khai báo nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc, được gắn liền với một User ID, một tài khoản khai báo VNACCS bao gồm các thông tin sau:

  • User ID: tên tài khoản
  • Password : mật khẩu truy nhập
  • Terminal ID : mã số máy trạm, định danh máy trạm khai báo
  • Terminal access key: khóa truy cập, kết hợp với các thông tin trên dùng trong việc lấy phản hồi các thông điệp do cơ quan Hải Quan trả về.

– Thông tin của Chữ ký số: Serial number, Mã số thuế và thông tin nhà cung cấp chữ ký số. Thiết lập thông số khai báo trên phần mềm ECUS5VNACCS.

Truyền và phân luồng tờ khai

Sau khi có đầy đủ bộ chứng từ xuất nhập khẩu của quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc thì người khai Hải Quan lên tờ khai Hải Quan theo những thông tin trên hệ thống. Sau khi lên tờ khai đầy đủ thì mình truyền tờ khai lên hệ thống Hải Quan. Khi truyền số liệu, bạn sẽ nhận được thông tin phản hồi từ cơ quan Hải Quan.

Trường hợp hệ thống phát hiện thấy lỗi, sẽ có thông báo trên màn hình máy tính để bạn sửa lại, tính thuế nhập khẩu. Khi các bước thực hiện và số liệu sơ bộ hợp lệ, hệ thống sẽ trả về về số tờ khai Hải Quan và kết quả phân luồng Hải Quan.

Theo đó, hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu sẽ được thông quan dưới 3 hình thức: Luồng xanh, vàng và đỏ. Mỗi luồng hàng được phân loại nói lên mức độ đánh giá của cơ quan Hải Quan đối với hàng hóa trong quá trình quản lý rủi ro.

  • Mức (1) – Luồng xanh: Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Đóng thuế xong thì có thể tiến hành thanh lý, nhận hàng;
  • Mức (2) – Luồng vàng: kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Nếu được yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì doanh nghiệp thực hiện theo yêu cầu và xuất trình hồ sơ giấy để cơ quan Hải Quan kiểm tra. Nếu lô hàng được chấp nhận thì được đóng thuế xong là thông quan, nếu cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa thì phải kiểm hóa giống như trường hợp bị luồng đỏ.
  • Mức (3) – luồng đỏ: Kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa. Hiên nay có hai cách để thực hiện kiểm hóa. Hải Quan trực tiếp xuống mở container ra kiểm tra thực tế hàng hóa, hai là thực hiện qua máy soi kiểm hóa.
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Có 3 mức độ kiểm tra thực tế trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc:

  • Kiểm tra thực tế không quá 5% lô hàng: được tiến hành nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật Hải Quan của chủ hàng. Nếu không có dấu hiệu sai phạm thì kết thúc kiểm tra; nếu có thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi xác định được mức độ vi phạm
  • Kiểm tra thực tế 10% lô hàng: hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra thực tế nhưng cơ quan Hải Quan qua phân tích thông tin phát hiện thấy có dấu hiệu sai phạm. Tiến hành kiểm tra nếu không sai phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có thì tiếp tục kiểm tra
  • Kiểm tra toàn bộ lô hàng: đối với hàng hóa có chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật về Hải Quan

Một số trường hợp, chẳng hạn như sau khi máy tính xác định được hình thức, mức độ kiểm tra, nhưng cán bộ/nhân viên Hải Quan xét thấy việc xác định của máy tính là chưa chính xác (do thông tin về các quy định, chính sách hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục chưa được cập nhật đầy đủ).

Cán bộ công chức Hải Quan sẽ đề xuất Lệnh hình thức và mức độ kiểm tra khác phù hợp hơn, việc phân luồng sẽ được ghi nhận lại (có ghi rõ lý do điều chỉnh). Sau đó chuyển cho lãnh đạo Chi cục Hải Quan xem xét và quyết định.

Tiếp theo, bạn có thể tiến hành mở tờ khai. Để thực hiện được bước này, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau cho quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc:

  • Giấy giới thiệu
  • Tờ khai phân luồng
  • Packing List
  • Bill of Lading
  • Các chứng từ cần thiết khác (CO, hóa đơn cước, giấy phép nhập khẩu,…)

Khi xuất trình hồ sơ nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc cho Hải Quan, nếu các chứng từ đã hợp lệ. Hải Quan sẽ tiến hành thông quan trên hệ thống. Một số trường hợp hàng hóa bị bẻ luồng:

– Có dấu hiệu vi phạm pháp luật Hải Quan, pháp luật về thuế:

Hàng bạn có “mật báo” là hàng vi phạm hoặc hàng bạn nhập đang thuộc diện quản lý rủi ro, nhiều trường hợp mặt hàng này đã từng vi phạm trước đây nên cứ nhập về hoặc xuất đi thì mặc định là “có dấu hiệu vi phạm”.

Ví dụ: Hàng xuất nhập từ Úc, hàng thuốc lá, hàng phế liệu…

– Người khai Hải Quan không nộp được chứng từ theo yêu cầu của cơ quan Hải Quan hoặc qua kiểm tra các chứng từ, cơ quan hải quan chưa đủ cơ sở để xác định tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế:

Trường hợp này hay gặp ở tình trạng bộ hồ sơ thiếu chứng từ này thiếu chứng chừng kia, hoặc tên hàng phức tạp không thể xác định chỉ bằng đọc tên hàng, yêu cầu cần thêm catalogue hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa.

– Trường hợp cơ quan hải quan chưa đủ căn cứ để xác định tính chính xác của nội dung khai báo.

Trường hợp này do chứng từ khai báo không rõ ràng hoặc tên hàng khai không rõ ràng, thông tin khai báo không hợp lý, mâu thuẫn lẫn nhau.

Ví dụ: Bạn khai báo nhập 10 cái Iphone nhưng trọng lượng trên bill lại thể hiện tới 50kg hoặc hơn thì rõ ràng là có nghi vấn.

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Thanh lý tờ khai

Sau khi hoàn thành việc nộp thuế và tờ khai nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc được thông quan, bạn có thể tiến hành in mã vạch. Bạn phải nộp mã vạch + tờ khai đã thông quan cho Hải Quan giám sát ít nhất là 02 bộ. Hải Quan sẽ đóng dấu lên mã vạch và trả lại cho doanh nghiệp 01 bộ, còn 01 bộ Hải Quan sẽ giữ.

Các lỗi thường gặp khi làm thủ tục Hải Quan điện tử

– Khai sai các tiêu chí trên phần mềm VNACCS: có một số tiêu chí có thể chỉnh sửa bổ sung. Nhưng có một số tiêu chí không thể chỉnh sửa bổ sung mà phải khai lại tờ khai mới, dẫn đến việc quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc bị chậm trễ. Đặc biệt, nếu tờ khai đã được đóng thuế thì phải mất thời gian điều chỉnh thuế rất lâu.

– Áp mã số hàng hóa (HS code) chưa chính xác: do chưa nắm rõ nguyên tắc áp mã theo quy định. Có một số loại hàng cùng có mô tả ở nhiều nơi khác nhau trong biểu thuế có thể với thuế suất khác nhau gây lúng túng cho người khai Hải Quan.

Nhưng theo nguyên tắc mã số của hệ thống hài hòa (mã HS code) thì mỗi loại hàng hóa chỉ có một mã số duy nhất – vậy vấn đề ở đây là phải tìm cho được mã số phù hợp cho mặt hàng đó trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc.

Tâm lý của chủ hàng là áp vào mã HS code có thuế suất thấp nhất nhưng quan điểm của Hải Quan thì ngược lại – áp vào mã HS code có thuế suất cao nhất, do đó người khai Hải Quan cần có kiến thức chuyên môn để chứng minh việc khai báo của mình.

>>> Xem thêm: Nhập hàng Trung Quốc cần kích thước container như thế nào?

Các lỗi trên chứng từ Hải Quan

– Các thông tin trên bộ chứng từ không khớp nhau: sai lệch về điều kiện giao hàng, số lượng, trọng lượng, các lỗi chính tả,… Đòi người khai Hải Quan phải kiểm tra kỹ bộ chứng từ xem sai sót đó do đâu. Thông báo cho các bên liên quan để có sự điều chỉnh đúng trước khi khai Hải Quan và nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc.

– Các lỗi thường gặp trên CO: trường hợp áp dụng tiêu chí RVC thì ghi trị giá FOB (USD). Nhưng một số trường hợp lại ghi trị giá khác (EXW, CFR, CIF,…), theo như trị giá trên hợp đồng và Invoice.

Trong trường hợp CO được phát hành bởi bên thứ ba (third party) thì số Invoice phải là số của Invoice do bên bán hàng (Seller). Không phải số Invoice của người gửi hàng (shipper) phát hành và phải được đánh dấu (tick) vào ô “Third Party Invoicing”,… Nếu có các lỗi trên thì CO sẽ bị bác, không được xem xét chấp nhận.

Ngoài các lỗi về chứng từ, còn có thể gặp các lỗi khác khi kiểm tra quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc như: cont bị sai seal; hàng hóa không đúng chủng loại, thiếu hoặc dư số lượng. Hoặc không có tem nhãn, hoặc thể hiện xuất xứ, ngày sản xuất, hạn sử dụng không đúng hoặc không có,…

Người khai Hải Quan cần có kinh nghiệm để xử lý các tình huống này theo cách nhanh nhất, tránh phát sinh những chi phí không đáng có và có thể mất thời gian rất lâu để bổ sung làm chậm quá trình thông quan hàng hóa.

Trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, có thể gặp trường hợp tình trạng hàng hóa bị bất thường (thường là hàng lẻ – LCL), ví dụ như:  kiện hàng bị móp méo, bể vỡ, có dấu hiệu bị khui mở bất thường,..

Đòi hỏi người khai Hải Quan phải kiểm tra và phối hợp kiểm tra với các bên liên quan để xử lý. Ngoài ra, trong quá trình thông quan, rủi ro bị tham vấn giá cũng cần dự tính phương án xử lý trước.

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc: Lấy hàng hóa và đưa về kho

Sau khi đã hoàn thành xong thủ tục Hải Quan nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc, việc tiếp theo mà bạn cần làm là bố trí phương tiện vận tải bộ để đưa hàng về kho để kết thúc quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc.

Thông thường, các chủ hàng sẽ thuê xe cont hoặc xe tải nhỏ rồi chuyển cho họ lệnh giao hàng mà đơn vị vận tải biển cấp. Nhà xe sẽ vào cảng thực hiện nốt thủ tục Hải Quan tại kho bãi rồi lấy hàng chở về địa điểm kho cho bạn.

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc: Giải quyết tranh chấp phát sinh

Hãy liên hệ tới Finlogistics để được tư vấn chi tiết nhất về quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc và giải quyết những vấn đề, tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc


hai-quan-trung-quoc-kiem-hoa-thi-kiem-tra-nhung-gi.webp

Nhìn chung, việc Hải Quan Trung Quốc kiểm hóa hàng xuất khẩu có nhiều hướng khác nhau, nhưng dưới đây là một số nội dung cơ bản sẽ được kiểm tra và thường hay xảy ra sai sót. Hãy cùng Finlogistics xem qua các bước kiểm tra hàng hóa xuất khẩu của phía Trung Quốc nhé!


Hải Quan Trung Quốc kiểm hóa hàng xuất khẩu loại tên sản phẩm

Có không ít trường hợp sai sót xảy ra với tên sản phẩm khi lựa chọn sử dụng tên khoa học hay tên thông dụng của sản phẩm; hoặc có sự sai lệch khi dịch tên sản phẩm tiếng Trung sang tiếng Anh.

Kiểm tra các thông số kỹ thuật

Lỗi hay xảy ra khi trên bao bì của nhà cung cấp in các thông số kỹ thuật không chuẩn thực tế; loạt sản phẩm có nhiều kích thước, cần khai kích thước nhỏ nhất và lớn nhất; hoặc do sản phẩm kích thước không đồng đều giữa các bộ phận/ các phần, cần khai báo cả phần lớn nhất và nhỏ nhất…

Hải quan Trung Quốc kiểm hóa hàng xuất khẩu mới nhất
Hải quan Trung Quốc kiểm hóa hàng xuất khẩu mới nhất

Kiểm tra về số lượng

Kiểm tra tổng số lượng, lỗi hay mắc nhất là khai báo ít hơn so với thực tế, đặc biệt là hàng hoàn thuế.

Hải Quan Trung Quốc kiểm hóa hàng xuất khẩu về trọng lượng

Lỗi hay xảy ra nhất là Net weight và Gross weight của hàng chêch lệch so với trọng lượng thực tế từ 3 – 5%. Nguyên nhân có thể do trên mỗi thùng carton đặt in theo yêu cầu của khách hàng có nhãn ghi net và gross nhưng hoàn toàn không khớp với khối lượng trên tờ khai Hải Quan.

Kiểm tra về số lượng kiện hàng

Lỗi hay mắc phải là không khai báo kiện hàng mẫu, hàng được tặng thường vào tổng số kiện hàng.

Kiểm tra phần Shipping Mark

Một số hàng có dán Shipping Mark, một số lại không, một số nhãn dán vận chuyển thể hiện thông tin hàng hóa, logo… nếu có thì đều phải thể hiện trên tờ khai Hải Quan.

Hải Quan Trung Quốc kiểm hóa hàng xuất khẩu vấn đề vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Khi Hải Quan Trung Quốc kiểm hóa hàng xuất khẩu, cần chú ý xem hàng nào có nhãn hiệu, hàng nào không và phân biệt giữa nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu nhái, hàng hóa được bảo hộ, logo, tag… Trước khi nhập hàng, bạn có thể tra trước xem Brand, hình ảnh in trên hàng hóa đã đăng kí bảo hộ hay chưa.

Hải quan Trung Quốc kiểm hóa hàng xuất khẩu mới nhất
Hải Quan Trung Quốc kiểm hóa hàng xuất khẩu mới nhất

Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ

Một số nhà xưởng sẽ thể hiện thông tin nguồn gốc hàng hoặc thông tin quảng cáo trên bao bì sản phẩm, đặc biệt là khi giao dịch ba bên.

Hải Quan Trung Quốc kiểm hóa hàng xuất khẩu việc phân loạ

Kiểm tra độ chính xác của mã HS, lỗi này thường xuyên xảy ra khi phân loại sản phẩm đa chức năng, ví dụ máy tính bảng có chức năng nghe gọi thì họ sẽ xếp vào loại điện thoại di động thay vì máy tính bảng.

Kiểm tra giá cả

Với mỗi mã HS ứng với từng loại hàng xuất nhập khẩu, cơ quan hải quan đều có mức giá trên hệ thống, nhìn chung có hai mức, một là mức giá của cảng xuất; hai là mức giới hạn giá của quốc gia, đối với hàng nhập khẩu thì việc xem xét giá đặc biệt nghiêm ngặt còn hàng xuất khẩu thì có nới lỏng hơn.

Hải Quan Trung Quốc kiểm hóa hàng xuất khẩu lấy mẫu và đánh giá 

Việc này tương đối hiếm, thường áp dụng với các sản phẩm hóa học cần được xét nghiệm trong phòng thí nghiệm chứ không thể đánh giá bằng mắt thường.

>>> Xem thêm: Vận chuyển đường bộ từ Trung Quốc về Việt Nam

Công ty Finlogistics với nhiều năm kinh nghiệm trong việc xử lý hàng hóa xuất nhập khẩu, sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng và doanh nghiệp xử lý nhanh chóng và hiệu quả quá trình thông quan qua Hải Quan. Hơn nữa, các thủ tục, giấy tờ hay chứng từ đều được chúng tôi giải quyết nhanh gọn và tối ưu nhất!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Hải Quan Trung Quốc kiểm hóa hàng xuất khẩu