Doanh nghiệp của bạn muốn thực hiện xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Chi Ma nhưng lại đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình xử lý hàng hóa, giấy tờ? Đừng lo lắng, dịch vụ xuất nhập khẩu tại Finlogistics sẽ hỗ trợ bạn tất tần tật các “trouble” xảy ra. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu này từ những nội dung dưới đây.
Chi Ma là một trong những cửa khẩu sôi động hàng đầu tại Việt Nam
Tổng quan đầy đủ về cửa khẩu Chi Ma
Cửa khẩu Chi Ma được đặt tại khu vực thôn Chi Ma, thuộc xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam. Cửa khẩu này thông thương cùng với cửa khẩu Ái Điểm (爱店口岸) thuộc huyện Ninh Minh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, tại cột mốc số 1223.
Cửa khẩu Chi Ma đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình thúc đẩy giao thương hàng hóa giữa hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc. Việc mở cặp cửa khẩu song phương Chi Ma – Ái Điểm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại, cũng như buôn bán, trao đổi hàng hóa… của cư dân vùng biên giới và tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh Lạng Sơn.
Chi Ma có vai trò lớn trong việc trao đổi thương mại giữa nước ta với đất nước láng giềng
Tiềm năng phát triển tại khu vực cửa khẩu Chi Ma
Năm 2008, cửa khẩu Chi Ma đã được tỉnh Lạng Sơn quyết định quy hoạch chi tiết, nhằm phục vụ thông thương đang phát triển trong vùng. Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký Quyết định số 343/2013/QĐ-TTg, liên quan về việc nâng cấp cửa khẩu xuất nhập khẩu Chi Ma từ cửa khẩu phụ lên cửa khẩu chính.
Hơn nữa, nhằm mục tiêu đáp ứng những yêu cầu về phát triển kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng vùng biên giới, cũng như khai thác quỹ đất, quản lý xây dựng và tạo cơ sở pháp lý cho quá trình triển khai những dự án đầu tư, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ra Quyết định số 393/QĐ-TTg, phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng Khu vực xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Chi Ma.
Với quy mô xấp xỉ 535 ha, thời hạn quy hoạch đối với cửa khẩu này được kéo dài ngắn hạn đến năm 2030 và dài hạn đến năm 2045. Quan điểm thành lập quy hoạch chính bao gồm:
Phát triển khu vực Chi Ma gắn liền với xây dựng và phát triển mối quan hệ chính trị hữu nghị, ổn định và bền vững giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Tăng cường sự hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư trong và ngoài quốc gia, thông qua khu vực cửa khẩu.
Phù hợp đối với vị trí chiến lược quan trọng của tỉnh Lạng Sơn về mặt kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh và bảo vệ – bảo toàn chủ quyền biên giới quốc gia trên đất liền.
Nhìn chung, mục tiêu xây dựng của khu vực cửa khẩu Chi Ma là trở thành một khu kinh tế phát triển, năng động, hiệu quả và mang tầm vóc quốc tế, đóng vai trò là một cực tăng trưởng quan trọng tại phía Đông của Lạng Sơn.
Cửa khẩu xuất nhập khẩu Chi Ma có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai gần
Tại sao nên chọn dịch vụ xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Chi Ma của Finlogistics?
Hiểu rõ những khó khăn, vấn đề của các doanh nghiệp khi thông quan xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Chi Ma, Finlogistics tự tin cung cấp dịch vụ xử lý giấy tờ, thông quan Hải Quan và vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên nghiệp và uy tín hàng đầu. Chúng tôi luôn sẵn sàng trở thành người đồng hành tận tâm cùng với khách hàng trong từng lô hàng:
1. Tư vấn chi tiết và kỹ lưỡng cho khách hàng chi phí thủ tục từ A – Z
Finlogistics sẽ tư vấn và hỗ trợ khách hàng đưa ra dự toán chi phí đầy đủ, bao gồm: thuế phí các loại, phí vận chuyển trọn gói (vận chuyển quốc tế, vận chuyển nội địa, xin giấy phép khó, dịch vụ Hải Quan,…). Mọi chi phí đều cạnh tranh và hợp lý với chất lượng dịch vụ mà khách hàng sử dụng.
2. Mạng lưới vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu đa dạng và rộng khắp
Chúng tôi có mối quan hệ mật thiết với nhiều nhà xe trên khắp cả nước, cho phép huy động phương tiện vận chuyển với đa dạng tải trọng và kích cỡ container (20ft , 40ft,…) nhằm phục vụ tốt nhất trong quá trình vận chuyển hàng hóa của khách hàng đến điểm đích.
3. Sở hữu đội ngũ chuyên viên Logistics nhiệt tình, giàu kinh nghiệm
Finlogistics có thể thay mặt khách hàng xử lý từ A – Z tất tần tật các bước thủ tục Hải Quan, hỗ trợ thông quan lô hàng một cách nhanh chóng, an toàn và hợp pháp. Ngoài đội ngũ chuyên viên có nhiều kinh nghiệm, luôn sẵn sàng giải đáp và tư vấn về hầu hết các thắc mắc của khách hàng, Finlogistics còn có sự đồng hành của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực Hải Quan – xuất nhập khẩu.
4. Nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm mang tới sự hài lòng cho khách hàng
Với tinh thần phục vụ chuyên nghiệp, chúng tôi cam kết mang tới cho khách hàng sự hài lòng tuyệt đối. Finlogistics sẽ là đối tác tin cậy, đồng hành cùng với khách hàng trong từng lô hàng, không chỉ trong quá trình vận chuyển và thông quan, mà còn hỗ trợ các dịch vụ khác như: kiểm tra sau thông quan, báo cáo quyết toán Hải Quan,…
Dịch vụ xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu Lạng Sơn của Finlogistics có nhiều ưu điểm vượt trội
Trên đây là tổng quan về dịch vụ xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Chi Ma của Finlogistics. Nếu khách hàng có nhu cầu thực hiện xuất nhập khẩu các loại hàng hóa qua cửa khẩu Chi Ma hoặc những cửa khẩu khác như: Hữu Nghị, Tân Thanh,… và muốn check giá cước, hãy liên hệ đến ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng: 0963.126.995 (Mrs.Loan)hoặc email: info@fingroup.vn.
“Xu hướng xuất nhập khẩu 2025 được dự báo sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tích nổi bật, khi nhu cầu thị trường tiếp tục tăng cao và lạm phát tại nhiều thị trường giảm…” TS. Lê Quốc Phương – Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại thuộc Bộ Công Thương đã chia sẻ.
Vài nét về xu hướng xuất nhập khẩu 2025
Năm 2024 sắp kết thúc với những kết quả xuất nhập khẩu rất đáng khích lệ, tổng kim ngạch đã tiệm cận con số gần 800 tỷ USD. Vậy, theo ông, bức tranh xu hướng xuất nhập khẩu 2025 sẽ như thế nào?
Năm 2024 đánh dấu một năm thành công cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Nhu cầu thế giới dần phục hồi sau 02 năm khó khăn do đại dịch COVID-19. Giá nông sản tăng cao cũng góp phần thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu.
Đặc biệt, sự phối hợp đồng bộ và hiệu quả giữa các bộ, các ngành, trong đó vai trò của Bộ Công Thương là rất quan trọng trong việc xây dựng các chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chủ động của các doanh nghiệp cũng góp phần quan trọng vào sự khởi sắc của hoạt động xuất nhập khẩu 2025.
Năm 2024 đã tạo đà cho những động lực phát triển mới trong năm 2025. Chúng tôi tin rằng xu hướng xuất nhập khẩu 2025 toàn cầu sẽ tiếp tục khởi sắc. Nhu cầu hàng hóa tăng, tạo điều kiện tốt cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vươn đến những thị trường khó tính nhất.
Tuy vậy, đà phục hồi này có thể sẽ không bền vững do tình hình lạm phát toàn cầu vẫn diễn biến khá phức tạp. Bên cạnh đó, những cuộc xung đột nổ ra trên thế giới cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động giao thương nói chung.
Hơn nữa, việc ông Donald Trump vừa tái đắc cử Tổng thống Mỹ, cùng với những chính sách mới sẽ có những tác động nhất định tới hoạt động xuất khẩu 2025 của Việt Nam. Bởi lẽ, ông Trump sẽ đưa ra những chính sách bảo vệ cho hàng hóa sản xuất trong nước, gây nhiều khó khăn cho hàng xuất khẩu của Việt Nam vươn đến thị trường Mỹ.
Thời gian qua, câu chuyện về “hàng rào xanh” đã được nhắc đến rất nhiều. Vậy theo ông, những rào cản của việc xuất khẩu xanh tác động như thế nào đến xu hướng xuất nhập khẩu 2025 của Việt Nam?
Gần đây, Liên minh châu Âu (EU) vừa thông báo lùi thời gian áp dụng Luật Chống phá rừng (EUDR). Thay vì có hiệu lực vào đầu năm 2025 như dự kiến, bộ luật này sẽ chính thức được áp dụng vào những thời điểm khác nhau dành cho từng loại doanh nghiệp:
Đối với doanh nghiệp lớn: 30/12/2025
Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: 30/06/2026
Như vậy, các doanh nghiệp lớn sẽ bắt đầu thực thi Luật chống phá rừng từ cuối năm 2025, trong khi những doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có thêm thời gian chuẩn bị đến giữa năm 2026
Động thái lùi thời gian áp dụng Luật Chống phá rừng của EU chỉ là một ví dụ cho thấy xu hướng “xanh hóa” hàng rào thương mại là không thể tránh khỏi. Những thị trường lớn như EU ngày càng khắt khe hơn trong việc áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường đối với hàng hóa nhập khẩu. Điều này xuất phát từ thực tế biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, đòi hỏi các quốc gia phải có những hành động quyết liệt để bảo vệ môi trường.
Để đáp ứng những yêu cầu này trong hoạt động xuất nhập khẩu 2025, các doanh nghiệp cần ưu tiên sử dụng nguyên liệu tái chế cho hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu. Đồng thời, những sản phẩm xuất khẩu phải tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của thị trường nhập khẩu.
Chuyển đổi xanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư chi phí ban đầu, ví dụ như: trang bị thiết bị tiết kiệm điện hoặc sử dụng nguyên liệu tái chế,… Tuy nhiên, về lâu dài, chuyển đổi xanh cũng sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế đáng kể, bao gồm cả việc giảm thiểu chi phí năng lượng và giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp nào càng sớm thực hiện chuyển đổi xanh, thì sẽ càng có lợi thế cạnh tranh lớn hơn so với các đối thủ còn lại.
“Phòng vệ thương mại được dự đoán sẽ tiếp tục là một xu hướng mà nhiều thị trường sử dụng để bảo vệ hàng hóa sản xuất trong nước, trước làn sóng hàng nhập khẩu ồ ạt. Theo ông, những giải pháp nào có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua được các rào cản phòng vệ thương mại này trong xu hướng xuất nhập khẩu 2025?”
Việt Nam hiện đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về xuất nhập khẩu trên thế giới. Theo báo cáo gần đây của WTO, Việt Nam đã khẳng định vị trí thứ 23 của mình trong Top 30 nền kinh tế xuất khẩu hàng hóa lớn nhất toàn cầu. Về lĩnh vực nhập khẩu, Việt Nam cũng không kém cạnh khi xếp thứ 22 trong số 30 nền kinh tế nhập khẩu lớn nhất thế giới, với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt mốc 326 tỷ USD, chiếm 1,3% tổng giá trị nhập khẩu toàn cầu.
Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải đối mặt với những hàng rào phòng vệ thương mại trong quá trình hoạt động. Vì vậy, doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng hồ sơ và các phương án ứng phó hiệu quả trong trường hợp hàng hóa của mình không may bị vướng vào các vụ kiện phòng vệ thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu 2025.
Bên cạnh những nỗ lực của doanh nghiệp, vai trò hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước cũng vô cùng quan trọng. Các cơ quan này cần chủ động hỗ trợ doanh nghiệp trong việc cảnh báo sớm về các nguy cơ phòng vệ thương mại. Đây là hoạt động mà Bộ Công Thương đã triển khai tương đối hiệu quả trong thời gian qua. Các cơ quan quản lý Nhà nước cũng cần sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại khi cần thiết.
Cùng lúc đó, các cơ quan chức năng cũng cần làm tốt công tác bảo vệ hàng hóa sản xuất trong nước, sẵn sàng khởi kiện nếu phát hiện các hành vi vi phạm từ các quốc gia khác. Việc thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại ở cả thị trường trong nước và quốc tế sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam.
Tạm kết
Trên đây là một số thông tin về xu hướng xuất nhập khẩu 2025 trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Nếu bạn có thêm bất kỳ ý kiến nào hoặc cần sự hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hóa các loại, hãy liên hệ ngay cho Finlogistics để được tư vấn kỹ lưỡng nhé.
Các bước thực hiện nhập khẩu lần đầu luôn gây nhiều vấn đề khó khăn cho những doanh nghiệp mới thành lập. Nếu bạn vẫn đang loay hoay không biết nên bắt đầu từ đâu và làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa lần đầu ra sao? Vậy hãy để Finlogistics hướng dẫn giúp bạn quy trình tiến hành nhập khẩu ngay bài viết dưới đây!
Nhập khẩu lần đầu cho các doanh nghiệp mới cần lưu ý những điều gì?
Nhập khẩu lần đầu cần chuẩn bị bộ chứng từ hàng hóa
Bước đầu tiên và cũng là bước rất quan trọng trong hướng dẫn nhập khẩu lần đầu cho doanh nghiệp mới đó chính là chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ hàng hóa. Cụ thể như sau:
Thứ nhất: Doanh nghiệp cần dành thời gian tìm hiểu những chứng từ, giấy tờ có liên quan tới hàng hóa bao gồm: Hợp đồng mua bán (Sales Contract), Phiếu đóng gói chi tiết (Packing List), Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice), Vận đơn (Bill of Lading) và Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O). Ngoài ra, một số dạng chứng từ khác cũng cần phải tìm hiểu như: C/Q, Fumigation Certificate,…
Thứ hai: Sau khi đã kiểm tra xong những thông tin lẫn số liệu, doanh nghiệp tiến hành đối chiếu chéo số liệu nhằm bảo đảm tính thống nhất và chính xác cho bộ chứng từ (đặc biệt chú ý tới C/O và Invoice).
Bộ chứng từ hàng hóa rất quan trọng khi tiến hành nhập khẩu lần đầu
Mua và đăng ký chữ ký điện tử với Hải Quan
Trong quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa lần đầu, doanh nghiệp nên đăng ký chữ ký số 02 lần, bao gồm:
Đăng ký thông tin doanh nghiệp dùng chữ ký số nhằm mục đích là truyền số Seal/container, C/O,… Sau khi thực hiện xong, bạn chỉ cần đợi vài tiếng là chữ ký số sẽ được bên hệ thống cập nhật.
Đăng ký dùng hệ thống VNACCS nhằm mục đích là truyền tờ khai và doanh nghiệp phải đợi ít nhất 1 ngày mới có thể dùng được chức năng này.
Tiến hành cài đặt phần mềm kê khai Hải Quan VNACCS
Về mặt lý thuyết, doanh nghiệp có thể chọn lựa một trong 3 phương án sau để khai báo Hải Quan online:
Phần mềm khai báo Hải Quan miễn phí do phía Tổng cục Hải Quan cung cấp
Tự xây dựng phần mềm dựa theo quy chuẩn được Tổng cục Hải Quan cấp phép và kết nối
Phần mềm do những công ty tin học được phía Tổng cục Hải Quan xác nhận hợp chuẩn cung cấp.
Tuy nhiên, thực tế thì chỉ có phương án thứ 3 được nhiều doanh nghiệp đánh giá là khả thi nhất khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa lần đầu. Trong đó, nổi bật phải kể đến phần mềm ECUS5-VNACCS của công ty Thái Sơn.
Doanh nghiệp cần lựa chọn phần mềm khai báo Hải Quan khi nhập khẩu lần đầu
Thực hiện đăng ký kiểm tra chuyên ngành cho hàng hóa
Đây được xem là bước quan trọng trong thủ tục nhập khẩu hàng hóa lần đầu, bởi vì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ lấy mẫu kiểm tra. Mục đích nhằm đảm bảo rằng hàng hóa của doanh nghiệp đáp ứng tốt những tiêu chuẩn xuất nhập khẩu.
Ở bước này, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thực hiện kiểm tra các nội dung như: chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động – thực vật và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Riêng đối với loại hàng hóa kiểm tra chuyên ngành, doanh nghiệp cũng nên làm hồ sơ đăng ký với cơ quan kiểm tra theo quy định như: kiểm dịch động – thực vật, an toàn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, xe máy – xe cơ giới chuyên dụng,…
Tiến hành khai và truyền tờ khai Hải Quan
Sau khi doanh nghiệp nhận được giấy báo hàng cập bến từ phía hãng vận chuyển, hãy tiến hành khai tờ khai Hải Quan. Ở bước này, bạn dùng phần mềm kê khai Hải Quan đã cài đặt rồi nhập toàn bộ những thông tin và số liệu lô hàng vào tờ khai. Tờ khai này sẽ được hệ thống Hải Quan tự động phân luồng một trong ba mục sau:
Luồng xanh: hàng đã được thông quan và chỉ cần phải nộp thuế phí, đồng thời đến cơ quan Hải Quan để thực hiện nốt các bước thủ tục.
Luồng vàng: hàng hóa sẽ bị cơ quan Hải Quan giữ lại để tiến hành kiểm tra bộ hồ sơ giấy.
Luồng đỏ: hàng hóa bị giữ lại để cơ quan Hải Quan kiểm tra hồ sơ giấy lẫn kiểm tra thực tế hàng hóa.
Quy trình nhập khẩu lần đầu cho doanh nghiệp mới gồm nhiều bước quan trọng
Nhập khẩu lần đầu nên chú ý lấy lệnh giao hàng D/O
Lệnh giao hàng là một trong những giấy tờ chứng từ quan trọng, nhằm mục đích hoàn tất thủ tục ở cảng đến trong khi kiểm hóa và lấy mẫu kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa. Nếu doanh nghiệp của bạn nhận hàng, thì hãy đến hãng tàu để lấy lệnh giao hàng.
Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng House Bill, hãy lấy lệnh D/O từ đơn vị giao nhận lấy lệnh của họ. Hoặc bạn có thể làm ủy quyền để doanh nghiệp sang hãng tàu lấy lệnh và cược vỏ container. Một vài trường hợp, đơn vị Forwarder (FWD) lấy lệnh từ hãng tàu và bạn chỉ cần lấy vỏ từ phía hãng tàu là hoàn tất.
Nên chuẩn bị bộ hồ sơ, chứng từ Hải Quan đầy đủ
Bước tiếp theo trong hướng dẫn nhập khẩu lần đầu là việc chuẩn bị hồ sơ Hải Quan. Điều này sẽ phụ thuộc phần lớn vào luồng tờ khai nhận được, cụ thể:
Đối với tờ khai luồng xanh: doanh nghiệp khai in ở ngay phần mềm lẫn tờ mã vạch trên website của Tổng cục Hải Quan.
Đối với tờ khai luồng vàng: giấy giới thiệu, bản in từ phần mềm kê khai, hóa đơn thương mại – Invoice, vận đơn – B/L, hóa đơn cước vận chuyển, chứng nhận xuất xứ – C/O,…
Đối với tờ khai luồng đỏ: Phía Hải Quan sẽ kiểm tra toàn bộ chứng từ và thực tế hàng hóa.
Nhập khẩu lần đầu cần chuẩn bị tốt bộ hồ sơ Hải Quan
Hoàn thành thủ tục thông quan tại Chi cục Hải Quan
Khi đã đến bước làm thủ tục thông quan tại Chi cục Hải Quan, doanh nghiệp cũng dựa theo phân luồng tờ khai để thực tiếp các bước thủ tục nhập khẩu hàng hóa lần đầu tương ứng:
Đối với tờ khai luồng xanh: doanh nghiệp chỉ cần nộp thuế phí nhập khẩu và VAT.
Đối với tờ khai luồng vàng: cán bộ của Cơ quan Hải Quan sẽ chỉ tiến hành kiểm tra bộ hồ sơ trên giấy.
Đối với tờ khai luồng đỏ: phía Hải Quan sẽ kiểm tra toàn bộ hồ sơ giấy, cho tới khi hợp lệ thì mới tiếp nhận và chuyển đến bộ phận kiểm tra thực tế hàng hóa.
Tạm kết
Trên đây là một số hướng dẫn chi tiết và quan trọng đối với các doanh nghiệp nhập khẩu lần đầu, bạn cần phải tìm hiểu và đọc kỹ từng bước để tránh xảy ra sai sót, gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu. Cách tốt nhất là bạn nên tìm một đơn vị chuyên giao nhận hàng hóa để xử lý và hỗ trợ thông quan hàng hóa trong lần đầu tiên.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành xuất nhập khẩu nói chung và Forwarder nói riêng, công ty Finlogistics chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng giải quyết và xử lý hàng hóa. Đội ngũ chuyên viên của chúng tôi sẽ tư vấn, đưa ra giải pháp và hỗ trợ dịch vụ Logistics, giúp thông quan đơn hàng của bạn một cách nhanh chóng, tối ưu và an toàn nhất!
ĐỊA ĐIỂM: Tầng 21, Tháp A, Tòa nhà sông Đà, Số 18, Đường Phạm Hùng, Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Finlogistics là một công ty Forwarder, được bắt đầu thành lập từ năm 2014 – chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển quốc tế hàng nhập/ hàng xuất tuyến Châu Âu và Châu Á; vận chuyển nội địa đa phương thức; thủ tục thông quan Hải Quan các mặt hàng khó; xin giấy phép kiểm tra chuyên ngành;…
Với sự nỗ lực của từng thành viên trong công ty, cho đến nay Finlogistics đã mở rộng ra với 4 trụ sở và văn phòng tại: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Lạng Sơn. Qua đó, kết nối và hợp tác với nhiều khách hàng trong đa lĩnh vực.
Do nhu cầu mở rộng kinh doanh, Finlogistics trụ sở tại Hà Nội hiện đang cần tuyển dụng TTS Sales Logistics mảng KH thương mại. Hãy tham gia cùng với chúng tôi để gia nhập vào đội ngũ trẻ trung, giàu kiến thức, kinh nghiệm, nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
MÔ TẢ CÔNG VIỆC
Giới thiệu dịch vụ vận tải đường hàng không (AIR) và đường biển (FCL & LCL), đường bộ (CROSS BORDER) tới khách hàng
Tìm kiếm, thu hút và phát triển thêm khách hàng mới có nhu cầu vận chuyển hàng hóa
Liên tục xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng, thương hiệu công ty
Báo cáo công việc hàng ngày/ tuần cho mentor
Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của mentor
QUYỀN LỢI ĐƯỢC HƯỞNG
Phụ cấp thực tập + Phí gửi xe
Hỗ trợ giấy tờ thực tập, dấu mộc
Được đào tạo kinh nghiệm và nâng cao chuyên môn
Tham gia vào các công việc, hoạt động thực tế của Công ty
Cơ hội phát triển lên vị trí Nhân viên chính thức của Công ty
Môi trường làm việc năng động và sáng tạo
Nghỉ Thứ 7 và Chủ nhật
TIÊU CHÍ ỨNG VIÊN
Sinh viên năm 4, Chuyên ngành cung ứng, Logistics hoặc các ngành học có liên quan
Định hướng phát triển và mong muốn học hỏi chuyên sâu về Logistics
Năng động, chủ động và tỉ mỉ trong công việc
Có ngôn ngữ và các mối quan hệ liên quan tới xuất nhập khẩu, Logistics là một lợi thế
Có thể thực tập Full-time, từ thứ 2 – thứ 6 trong 3 tháng (sau 2 tháng thực tập có thể cân nhắc lên vị trí nhân viên công ty nếu đạt kết quả tốt)
Có kỹ năng tin học văn phòng, kế hoạch công việc, có laptop và phương tiện đi lại
Yêu cầu giới tính: Nam/Nữ
Ngành nghề: Kinh Doanh/Bán Hàng, Tư Vấn Bán Hàng, Xuất Nhập Khẩu
Tạm xuất tái nhập là gì? Đây là một trong những hình thức xuất nhập khẩu hàng hóa phổ biến tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Hoạt động này cũng thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thương mại đất nước đó. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về những nội dung quan trọng này qua bài viết của Finlogistics nhé!
Khái niệm tạm xuất tái nhập là gì?
làm rõ khái niệm tạm xuất tái nhập là gì?
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Thương mại năm 2005 và Nghị định số 69/2018/NĐ-CP đã quy định chi tiết một số điều đối với Luật quản lý Ngoại Thương về nội dụng tạm xuất tái nhập là gì. Điều 42, Bộ luật Quản lý ngoại thương năm 2017 cũng đã quy định về hàng tạm xuất tái nhập:
Các doanh nghiệp được phép tạm xuất tái nhập hàng hóa nhằm mục đích sản xuất, thi công, bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa, thuê mượn, trưng bày, triển lãm hoặc để sử dụng với mục đích khác,… theo hợp đồng trước đó với các đối tác nước ngoài.
Vai trò
Khi đã hiểu được khái niệm tạm xuất tái nhập là gì cũng như những quy định liên quan, doanh nghiệp có thể nhìn ra được những lợi ích của hoạt động tạm xuất tái nhập hàng hóa, bao gồm:
Hoạt động tạm xuất tái nhập sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam và đối tác nước ngoài trong quá trình trao đổi và giao thương hàng hóa, nhằm đảm bảo kết nối hoạt động thuê mượn, sửa chữa giữa các doanh nghiệp của các quốc gia với nhau.
Có thể giảm bớt gánh nặng về thuế xuất nhập khẩu cho những doanh nghiệp Việt Nam. Cơ quan Hải Quan chính là nơi chịu trách nhiệm hoàn thuế và một vài phí dụng khác cho người tạm xuất, sau khi đã hoàn tất các bước thủ tục tái nhập.
Vai trò của tạm xuất tái nhập như thế nào trong xuất nhập khẩu?
Hàng tạm xuất tái nhập được quy định như thế nào?
Bộ luật Hải Quan năm 2014 đã nếu rõ cụ thể những loại hàng tạm xuất tái xuất, bao gồm:
Các loại phương tiện quay vòng dùng để chứa hàng hóa
Máy móc, trang thiết bị hoặc dụng cụ nghề nghiệp dùng để phục vụ công việc trong thời gian nhất định
Máy móc, trang thiết bị hoặc phương tiện thi công, khuôn mẫu theo những bản hợp đồng thuê mượn dùng để sản xuất và thi công
Các loại linh kiện và phụ tùng của những chủ tàu nhập khẩu dùng để thay thế và sửa chữa tàu biển, máy bay nước ngoài
Các loại hàng hóa tham dự hội chợ, triển lãm hoặc giới thiệu sản phẩm
Các loại hàng hóa khác dựa theo quy định của Pháp luật
Trái lại, có nhiều loại hàng hóa bị cấm kinh doanh và thực hiện tạm xuất tái nhập, bao gồm:
Các loại chất thải công nghiệp nguy hiểm, phế liệu phế thải,…
Các loại hàng hóa nằm trong diện bị cấm kinh doanh tạm xuất tái nhập, theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
Các loại hàng tiêu dùng đã qua sử dụng và có nguy cơ gian lận thương mại
Các loại hàng hóa có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, gây dịch bệnh hoặc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng con người
Các di vật, cổ vật hoặc bảo vật quốc gia muốn đem ra nước ngoài trưng bày mà chưa được cho phép
Các loại vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự, an ninh chưa được sự cho phép của Bộ Quốc phòng
Thời hạn làm hàng tạm xuất tái nhập sẽ được thực hiện theo thỏa thuận của các doanh nghiệp với bên đối tác nước ngoài. Hơn nữa, doanh nghiệp cần đăng ký với cơ quan Hải Quan làm nơi làm thủ tục tạm xuất.
Theo đó, doanh nghiệp được phép tạm xuất tái nhập hàng hóa khi còn trong thời hạn bảo hành, dựa theo hợp đồng nhập khẩu hoặc theo hợp đồng (thỏa thuận) bảo hành ký kết với đối tác nước ngoài dùng cho mục đích bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa.
Thời gian làm hàng hóa tạm xuất tái nhập
Trong trường hợp hàng hóa không còn trong thời gian bảo hành, thì việc tạm xuất tái nhập hàng hóa ra nước ngoài dùng để bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa sẽ được thực hiện theo những quy định sau:
Đối với loại hàng hóa bị cấm xuất khẩu – nhập khẩu; hàng hóa bị tạm ngừng xuất khẩu – nhập khẩu; hàng hóa nằm trong diện bị quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu – nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu – nhập khẩu (trừ loại giấy phép xuất khẩu – nhập khẩu tự động);… thì doanh nghiệp phải được Bộ Công Thương cấp giấy phép tạm xuất tái nhập hàng hóa.
Hàng tiêu dùng, hàng linh kiện, phụ tùng đã qua sử dụng nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu sẽ không được phép làm tạm xuất ra nước ngoài dùng để bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa.
Hàng hóa tạm xuất tái nhập trong khi tiêu thụ tại nước ngoài phải được thực hiện theo những quy định về việc quản lý xuất khẩu hàng hóa của Bộ luật Quản lý ngoại thương và các quy định khác của Pháp luật liên quan.
Lời kết
Trên đây là những nội dung về hình thức tạm xuất tái nhập là gì và các quy định xung quanh mặt hàng này. Nếu doanh nghiệp của bạn chưa có kinh nghiệm thực hiện thông quan Hải Quan và làm giấy tờ cho loại hàng hóa đặc biệt này, thì việc liên hệ với một đơn vị hỗ trợ làm hàng tạm xuất tái nhập là điều cực kỳ cần thiết. Finlogistics sẵn sàng giúp doanh nghiệp của bạn mang hàng hóa ra thế giới, với tiêu chí NHANH CHÓNG – AN TOÀN – TỐI ƯU.
Tạm nhập tái xuất là gì? Đây là hình thức xuất nhập khẩu đặc biệt, không giống với những hình thức khác. Do đó, khi các doanh nghiệp mới thực hiện các bước tạm nhập tái xuất này sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Lúc này, việc hợp tác với những đơn vị FWD chuyên mảng hàng tạm nhập tái xuất sẽ là giải pháp hiệu quả và nhanh chóng. Tìm hiểu những thông tin chi tiết về loại hình Logistics này qua bài viết của Finlogistics nhé!
Tìm hiểu chi tiết về hình thức tạm nhập tái xuất hàng hóa
Hoạt động tạm nhập tái xuất là gì?
Vậy định nghĩa của hoạt động tạm nhập tái xuất là gì? Thuật ngữ về tạm nhập tái xuất đã được Nhà nước quy định rõ bên trong Luật Thương mại Việt Nam năm 2005, cụ thể như sau:
Tạm nhập tái xuất là chuỗi hoạt động đưa hàng hóa, sản phẩm từ nước ngoài hoặc từ những khu vực đặc biệt, nằm trên lãnh thổ của Việt Nam (được coi là khu vực Hải Quan riêng dựa theo quy định của Pháp luật Việt Nam) có làm các bước thủ tục nhập khẩu vào thị trường nội địa và thủ tục xuất khẩu chính loại hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ của Việt Nam.
Nói chung, các doanh nghiệp có thể hiểu một cách đơn giản như sau:
Tạm nhập chính là việc cho hàng hóa của nước ngoài quá cảnh ở trên lãnh thổ của một quốc gia, trong một khoảng thời gian nhất định, trước khi được xuất sang thị trường quốc gia thứ ba.
Tái xuất chính là quá trình nối tiếp của hoạt động tạm nhập. Sau khi đã làm thủ tục thông quan nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, hàng hóa sẽ được xuất đi đến một quốc gia khác. Tóm lại, về bản chất thì hàng hóa đã được xuất khẩu hai lần, cho nên được gọi là tái xuất.
Tình hình hàng tạm nhập tái xuất tại Việt Nam hiện nay
Hiện nay, tình hình hoạt động của hàng tạm nhập tái xuất tại Việt Nam diễn ra ngày càng sôi nổi và phát triển, một phần là do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Tuy nhiên cũng vì lý do vậy nên hoạt động tạm nhập tái xuất hàng hóa diễn ra một cách tràn lan và xuất hiện nhiều sai phạm.
Điều này buộc các cơ quan Nhà nước cần tiến hành kiểm soát nghiêm túc và gắt gao hơn quá trình làm hàng tạm nhập tái xuất. Các doanh nghiệp cần lưu ý rằng, khi thực hiện việc tạm nhập tái xuất, thì hàng hóa đã tạm nhập phải được tái xuất ngay.
Nếu không thì sẽ bị lưu giữ tại khu vực chịu sự giám sát của Hải Quan tại cửa khẩu tạm nhập hoặc cửa khẩu tái xuất, dựa theo quy định ghi tại Điểm a, Khoản 5, Điều 82 của Thông tư số 38/2015/TT-BTC, ban hành ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính (hiện nay đã thay thế sử dụng Thông tư số 39/2018/TT-BTC, sửa đổi bổ sung cho Thông tư số 38/2015/TT-BTC).
Hàng hóa tạm nhập tái xuất sẽ không được phép thay đổi phương thức và phương tiện vận tải, khi tiến hành vận chuyển từ cửa khẩu nhập cho đến cửa khẩu xuất. Theo đó, quá trình thay đổi phương tiện vận tải thông thường sẽ chỉ được thực hiện tại cửa khẩu nhập và cửa khẩu xuất, dưới sự giám sát chặt chẽ của Cơ quan Hải Quan.
Hàng hóa tạm nhập tái xuất tại Việt Nam hiện nay đang rất phát triển
Tầm quan trọng của hoạt động tạm nhập tái xuất là gì?
Vậy vai trò của tạm nhập tái xuất là gì? Tạm nhập tái xuất là một hình thức xuất nhập khẩu đặc biệt quan trọng và có tầm ảnh hưởng khá lớn đối với sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Điều này đã được thể hiện thông qua:
Hoạt động làm hàng tạm nhập tái xuất bao gồm cả hình thức nhập khẩu và xuất khẩu. Đây là một phương thức thu nguồn ngoại tệ và thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất nhập khẩu quốc tế. Hàng xuất đi thường sẽ thu về một lượng ngoại tệ lớn hơn nhiều so với chi phí vốn ban đầu.
Quá trình tạm nhập tái xuất hàng hóa đã góp phần rất lớn vào sự phát triển của nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau như: dịch vụ vận tải hàng hóa quốc tế, dịch vụ thông quan Hải Quan, du lịch,… Việc này cũng giúp những khu kinh tế khu vực tại cửa khẩu thu hút ngày càng nhiều dự án đầu tư vào sản xuất, kinh doanh và góp phần vào sự phát triển gần đây của nền kinh tế – xã hội Việt Nam.
Hoạt động tạm nhập tái xuất cũng thúc đẩy nhiều dịch vụ liên quan, đặt biệt là dịch vụ Logistics, ví dụ như: hoạt động làm hàng tại cảng; dịch vụ kho bãi, cảng biển; vận chuyển đường thủy, đường hàng không, đường bộ,…; dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa;… thu được rất nhiều cước phí và tạo thêm việc làm cho nhiều người. Như vậy, hoạt động hàng tạm nhập tái xuất đã giúp cho doanh nghiệp tham gia vào quá trình luân chuyển dòng hàng hóa quốc tế.
Hơn nữa điều này còn tạo điều kiện tốt cho những công ty giao nhận vận tải ở Việt Nam được xử lý và nâng cao nghiệp vụ, năng lực vận tải, khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Từ đó, vị thế và uy tín của Việt Nam được khẳng định, giúp nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế hơn.
Hiện nay, các loại mặt hàng tạm nhập tái xuất tại Việt Nam vô cùng đa dạng, thông thường là máy móc, thiết bị, phương tiện thi công,… Tất cả không được nằm trong Danh mục bị cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu. Hàng hóa được phép tạm nhập tái xuất sẽ dựa theo các hợp đồng thuê mượn của thương nhân Việt Nam ký kết cùng với bên đối tác nước ngoài để sản xuất và thi công.
Các doanh nghiệp cũng cần lưu ý những mặt hàng thuộc vào Danh mục bị cấm tạm nhập tái xuất, để tránh tiến hành tạm nhập tái xuất những mặt hàng dưới đây:
Hàng hóa bị cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là quốc gia thành viên
Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng và có nguy cơ gian lận thương mại cao
Những loại mặt hàng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, có thể gây ra dịch bệnh hoặc ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và tính mạng con người
Những loại chất thải công nghiệp nguy hại, phế liệu phế thải,…
Theo quy định Nhà nước mới nhất hiện nay, các loại mặt hàng tạm nhập tái xuất tại Việt Nam sẽ không có tên trong Phụ lục VI, Danh mục hàng hóa bị cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất của Nghị định số 69/2018/NĐ-CP. Các doanh nghiệp cần tránh những mặt hàng này, trước khi tìm hiểu kỹ hơn về thủ tục tạm nhập tái xuất.
Những loại hàng hóa được phép làm tạm nhập tái xuất khá đa dạng
Các bước làm thủ tục cho hàng tạm nhập tái xuất
Khi thực hiện thủ tục đối với hàng tạm nhập tái xuất, các doanh nghiệp cần lưu ý về những nội dung thông tin sau:
Thời hạn khai báo và nộp tờ khai
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 25, Bộ luật Hải Quan năm 2014, thời hạn khai báo và nộp tờ khai Hải Quan được quy định như sau:
Đối với mặt hàng xuất khẩu, tiến hành nộp tờ khai sau khi tập kết hàng hóa tại địa điểm mà người khai Hải Quan thông báo, chậm nhất khoảng 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh. Đối với hàng hóa xuất khẩu được gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất khoảng 02 giờ, trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh.
Đối với mặt hàng nhập khẩu, tiến hành nộp tờ khai trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời gian 30 ngày, tính từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu. Thời hạn để nộp tờ khai Hải Quan đối với phương tiện vận tải được thực hiện theo quy định của Bộ luật Hải Quan năm 2014.
Địa điểm làm thủ tục hàng hóa tạm nhập tái xuất
Địa điểm để thực hiện thủ tục Hải Quan đối với hàng tạm nhập tái xuất là nơi mà Cơ quan Hải Quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra bộ hồ sơ để làm thủ tục Hải Quan, sau đó tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa và phương tiện vận tải (quy định tại Khoản 1, Điều 22 của Bộ luật Hải Quan năm 2014).
Địa điểm để các doanh nghiệp thực hiện khai báo Hải Quan đối với hàng tạm nhập tái xuất là trụ sở của Cục Hải Quan hoặc trụ sở của Chi cục Hải Quan.
Bộ hồ sơ làm hàng hóa tạm nhập tái xuất
Tờ khai Hải Quan được soạn theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành
Giấy tờ vận tải đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt – 01 bản chụp
Chứng từ có dấu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đối với tổ chức hội chợ, triển lãm (ngoại trừ tạm nhập – tái xuất để giới thiệu sản phẩm) – 01 bản chụp
Giấy phép nhập khẩu hàng hóa, chứng từ thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo những quy định liên quan – 01 bản chính
Như vậy, quá trình các bước thực hiện thủ tục Hải Quan đối với hàng tạm nhập tái xuất có rất nhiều sự khác biệt, nếu so với những mặt hàng xuất nhập khẩu thông thường khác. Doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu về tạm nhập tái xuất là gì và những chính sách Nhà nước đối với mặt hàng này, để xin những loại giấy phép cần thiết. Điều này nhằm tránh bị động, dẫn đến lưu kho, lưu bãi do phải chờ làm thủ tục Hải Quan.
Nếu doanh nghiệp bạn chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này hoặc có nhu cầu hợp tác với một đơn vị có chuyên môn thực hiện làm hàng tạm nhập tái xuất, thì Finlogistics là một sự lựa chọn không thể tốt hơn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thông quan và vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, Finlogistics luôn là nơi mà các khách hàng tin tưởng gửi gắm hàng của mình. Liên hệ ngay hotline bên dưới để được đội ngũ công ty tư vấn MIỄN PHÍ và nhận báo giá nhanh chóng.
Nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa gần đây của thế giới và Việt Nam ngày một tăng lên. Do đó, việc tìm kiếm dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu chất lượng của một đơn vị Logistics có chuyên môn là điều cực kỳ cần thiết, nhằm tối ưu thời gian và chi phí. Để có thể hiểu kỹ hơn về hình thức dịch vụ ủy thác này, mời các bạn cùng theo dõi bài viết hữu ích dưới đây của Finlogistics nhé!
Tìm hiểu dịch vụ ủy thác hàng hóa xuất nhập khẩu chi tiết
Tìm hiểu chung về dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu
#Khái niệm
Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu bao gồm 02 hoạt động chính: ủy thác xuất khẩu và ủy thác nhập khẩu. Các doanh nghiệp có thể sử dụng một trong 02 loại dịch vụ này hoặc đồng thời cả hai. Ủy thác xuất nhập khẩu là công việc của một cá nhân hoặc doanh nghiệp bất kỳ khi tiến hành thuê hoặc hợp tác với một đơn vị Logistics cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu.
Đơn vị này sẽ được hoặc thay mặt doanh nghiệp đó ủy quyền và tiến hành các thủ tục xuất/nhập khẩu hàng hóa theo thỏa thuận hợp đồng. Nói đơn giản, dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu là việc thuê ngoài (Outsourcing) một đơn vị cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu, nhằm mục đích tổ chức và thực hiện những hoạt động xuất/nhập khẩu hàng hóa cho bên bán/bên mua.
#Tính pháp lý
Các cá nhân, tổ chức được thành lập trong nước muốn thực hiện ủy thác thủ tục xuất/nhập khẩu hàng hóa cho cá nhân, tổ chức khác, thì phải đáp ứng được những quy định về người khai Hải Quan.
Dựa theo những quy định tại Điều 5, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, được sửa đổi & bổ sung tại Khoản 3, Điều 1, Nghị định số 59/2018/NĐ-CP.
Ngoài ra, thủ tục Hải Quan sẽ thực hiện theo quy định ghi tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư số 39/2018/TT-BTC
Tính pháp lý của dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu
Tại sao các doanh nghiệp lại cần đến dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu?
Có nhiều lý do khiến cho các cá nhân, doanh nghiệp không trực tiếp đứng tên thực hiện những hoạt động xuất/nhập khẩu. Nguyên nhân phổ biến nhất là tình trạng thiếu nhân lực có kinh nghiệm, am hiểu các bước thủ tục, yêu cầu về pháp lý,…Cụ thể:
Cá nhân không phải là pháp nhân để thực hiện xuất nhập khẩu: Thương mại toàn cầu càng phát triển, sẽ kéo theo nhu cầu buôn bán, thông thương quốc tế tăng trưởng. Tuy nhiên, nếu chỉ là một cá nhân, không phải là doanh nghiệp và không có tư cách pháp nhân, bạn thường sẽ không thể tiến hành mua bán và kết giao hợp đồng với những đối tác nước ngoài..
Những công ty mới thành lập, chưa có nhiều kinh nghiệm: Một số công ty, doanh nghiệp mới thành lập có thể sẽ gặp khó khăn trong quá trình giao thương quốc tế, do chưa quen làm thủ tục, thuế quan,…
Các mặt hàng mới hoặc mặt hàng đặc biệt: Nhiều doanh nghiệp có sự am hiểu nhất định trong giao thương hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên, những loại hàng hóa mới hoặc hàng đặc biệt dễ gặp phải khó khăn trong quá trình thông quan. Lúc này, việc thuê một công ty cung cấp dịch vụ ủy thác nhập khẩu là sự lựa chọn tốt nhất.
Không đặt niềm tin vào những nhà cung cấp quốc tế: Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu tại nước ngoài là một trong những dịch vụ phát triển rất mạnh. Vì vậy, các đối tác quốc tế hoàn toàn có thể hỗ trợ doanh nghiệp của bạn trong hoạt động này.
Những lý do mà các doanh nghiệp cần làm ủy thác xuất nhập khẩu
Một vài nguyên tắc cơ bản trong dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu
Nhằm bảo đảm hoạt động dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi và đúng Pháp luật, cả doanh nghiệp ủy thác lẫn đơn vị cung cấp dịch vụ ủy thác cần phải:
Luôn tiến hành kiểm tra hàng hóa cẩn thận; xem xét kỹ lưỡng mặt hàng xuất/nhập khẩu nằm trong danh sách hàng bị cấm nhập/cấm xuất hay không;…
Chuẩn bị kỹ các loại chứng từ cần thiết để xin cấp phép xuất/nhập khẩu hàng hóa.
Khi đã có bộ chứng từ hàng hóa, bên nhận ủy thác có trách nhiệm thực hiện thủ tục Hải Quan hiện hành.
Kiểm tra kỹ năng lực và kinh nghiệm của đơn vị tiếp nhận làm dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu.
Ký kết thỏa thuận, hợp đồng lô hàng xuất nhập khẩu rõ ràng.
Quy trình thực hiện dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu của Finlogistics
Finlogistics là đơn vị cung cấp dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu uy tín và chuyên nghiệp hàng đầu hiện nay, bao gồm:
#Ủy thác xuất khẩu
Quá trình ủy thác xuất khẩu hàng hóa nói chung sẽ được Finlogistics tiến hành như sau:
Bước 1: Ký kết hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa (Finlogistics gửi cho đối tác mẫu Hợp đồng ủy thác xuất khẩu, khách hàng sẽ hoàn thiện thông tin và ký gửi lại cho Finlogistics).
Bước 2:Thanh toán hoặc chi hộ hàng hóa + dịch vụ (Finlogistics làm Hợp đồng với bên nhập khẩu và nhận thanh toán tiền hàng hóa từ bên nhập khẩu).
Bước 3:Sắp xếp lịch trình vận chuyển hàng hóa (Finlogistics hoặc bên nhập khẩu bố trí phương tiện vận tải về cửa khẩu theo điều kiện giao hàng như đã thỏa thuận).
Bước 4:Thông quan hàng hóa tại Hải Quan (Finlogistics sẽ chuẩn bị hồ sơ Hải Quan và làm thủ tục thông quan hàng hóa. Khách hàng thuê dịch vụ ủy thác phải có hóa đơn đầu vào xuất cho Finlogistics)
Bước 5: Thanh toán chi phí (Finlogistics tập hợp chứng từ, làm Debit và xuất hóa đơn cho khách hàng. Khách hàng thanh toán theo Hợp đồng ủy thác xuất khẩu và Finlogistics sẽ chuyển lại tiền hàng cho khách hàng).
Quá trình ủy thác nhập khẩu hàng hóa nói chung sẽ được Finlogistics tiến hành như sau:
Bước 1: Ký Hợp đồng ủy thác nhập khẩu hàng hóa (Finlogistics gửi mẫu hợp đồng ủy thác nhập khẩu, khách hàng sẽ hoàn thiện thông tin và ký gửi lại cho Finlogistics).
Bước 2: Thanh toán chi phí hợp đồng tạm ứng.
Bước 3:Sắp xếp lịch trình vận chuyển hàng hóa (Finlogistics hoặc bên xuất khẩu bố trí phương tiện vận tải về cửa khẩu theo điều kiện giao hàng như đã thỏa thuận).
Bước 4:Thông quan hàng hóa qua Hải Quan (Finlogistics chuẩn bị bộ hồ sơ Hải Quan và làm thủ tục thông quan hàng hóa)
Bước 5: Thanh toán chi phí (Finlogistics tập hợp chứng từ và xuất hóa đơn cho khách hàng. Khách hàng tiến hành thanh toán chi phí theo Hợp đồng ủy thác nhập khẩu).
Các bước thực hiện ủy thác nhập khẩu hàng hóa
#Lợi ích khi sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu của Finlogistics
Chọn lựa sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa tại Finlogistics, các cá nhân, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức và chi phí, bao gồm:
Khách hàng không cần phải đứng tên khi xuất nhập khẩu hàng hóa.
Không gặp phải những “trouble” lớn về thủ tục Hải Quan, thuế phí,…
Dịch vụ bao trọn gói, chỉ phải thanh toán một lần và cam kết không phát sinh thêm chi phí.
Thực hiện mua bán hàng hóa quốc tế nhưng chỉ cần thông qua hóa đơn VAT thông thường.
Uy tín – trách nhiệm – bảo mật toàn bộ thông tin của khách hàng và lô hàng.
Chi phí dịch vụ ủy thác hợp lý đối với từng loại mặt hàng, cùng mức giá cạnh tranh và ưu đãi hàng đầu trên thị trường hiện nay.
Ngoài ra, dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu tại Finlogistics cũng được thực hiện trên đa dạng những phương thức vận tải phổ biến như: đường bộ, đường biển, đường hàng không,… Chúng tôi cũng nhận thực hiện ủy thác xuất nhập khẩu tại tất cả những quốc gia trên thế giới, đảm bảo về mặt Pháp luật và không vi phạm những chính sách của Liên hợp quốc.
Tổng kết
Finlogistics là một trong những đơn vị được cấp phép cung cấp dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu tại thị trường Việt Nam. Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực, chúng tôi cam kết mang tới cho khách hàng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu trọn gói uy tín, chuyên nghiệp và tận tâm nhất. Nếu bạn có nhu cầu cụ thể, vui lòng liên hệ với đội ngũ chuyên viên của chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết và báo giá hoàn toàn MIỄN PHÍ nhé!
Top 10 vị trí ngành Logistics phổ biến nhất: Nền kinh tế hàng hóa toàn cầu ngày càng phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ. Dù mới hình thành nhưng Logistics đã dần khẳng định được vai trò to lớn của mình đối với nền kinh tế thương mại. Bài viết dưới đây của Finlogistics sẽ làm rõ cho bạn những công việc phổ biển trong ngành xuất nhập khẩu nhé!
Khám phá top 10 vị trí công việc phổ biến nhất trong ngành Logistics
Ngành Logistics là gì?
Logistics chính là dịch vụ cung cấp và vận chuyển hàng hóa, sản phẩm một cách tối ưu nhất từ nơi sản xuất đến tận tay của người tiêu dùng. Trong top 10 vị trí ngành Logistics phổ biến nhất thì mỗi công việc đều có vai trò, nhiệm vụ khác nhau.
Để có thể cạnh tranh hiệu quả trong ngành nghề Logistics, các công ty phải luôn cải tiến và chú trọng đến những yếu tố như: số lượng, chất lượng, thời gian cũng như giá cả dịch vụ. Bên cạnh nghiệp vụ giao – nhận hàng, thì ngành Logistics còn bao gồm thêm những hoạt động khác như: đóng gói, kho bãi, lưu trữ, luân chuyển hàng hóa, xử lý hàng hóa hỏng,…
Top 10 vị trí ngành Logistics phổ biến nhất
Sinh viên ngành Logistics ra trường sẽ làm gì?
Ngành Logistics có thể chia thành ba mảng chính trong top 10 vị trí ngành Logistics phổ biến nhất, đó là: kho bãi, vận chuyển và giao nhận hàng hóa. Những hoạt động cụ thể khác nhau ví dụ như:
Dịch vụ cho thuê kho bãi và lưu trữ hàng hóa, sản phẩm.
Dịch vụ bốc xếp và dỡ hàng hóa từ các phương tiện vận tải như: tàu, xe tải hoặc xe container,…
Dịch vụ đại lý vận tải chuyên phụ trách làm các bước thủ tục Hải Quan, lập kế hoạch vận chuyển và bốc dỡ hàng hóa.
Những dịch vụ liên quan đến lĩnh vực vận tải, bao gồm dịch vụ vận tải bằng đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không, đường sắt và đường ống.
Những dịch vụ bổ trợ khác trong top 10 vị trí ngành Logistics phổ biến nhất như: tiếp nhận và lưu kho hàng hóa, quản lý các thông tin liên quan đến quá trình vận chuyển và lưu kho hàng, xử lý những vấn đề phát sinh khi hàng bị lỗi, hỏng hóc, quá hạn sử dụng hoặc hàng bị đổi trả lại, hàng tồn kho,…
Những dịch vụ Logistics liên quan khác như: bưu chính, kiểm tra và phân tích kỹ thuật, thương mại bán buôn/ bán lẻ,…
Tìm hiểu top 10 vị trí ngành Logistics phổ biến nhất năm 2025
Top 10 vị trí ngành Logistics phổ biến nhấtTop 10 vị trí ngành Logistics phổ biến nhất
Nên tìm công việc NGÀNH nghề Logistics ở đâu? Có những lưu ý gì khi đi tìm việc?
Các ngành nghề Logistics phổ biến hiện nay rất đa dạng với top 10 vị trí ngành Logistics phổ biến nhất, cùng cơ hội nghề nghiệp rộng mở và mức lương hấp dẫn.
Bạn có thể tìm kiếm việc làm tại trang tuyển dụng của các công ty chuyên Logistics, tại những trang tuyển dụng uy tín, các Headhunt hoặc mạng xã hội như: Facebook, Youtube, Tiktok,… Tuy nhiên, sẽ có một vài điều quan trọng mà bạn cần phải lưu ý khi đi tìm việc như sau:
Hãy tìm việc tại những trang website và nguồn tuyển dụng uy tín, đáng tin cậy.
Nên ứng tuyển tại những công ty, doanh nghiệp có thông tin, địa chỉ cụ thể và rõ ràng; có quy trình phỏng vấn ứng viên chuyên nghiệp.
Không nên đặt cọc hoặc nộp bất cứ loại phí nào trong quá trình ứng tuyển công việc.
Hãy xem thêm các review, đánh giá về công ty, doanh nghiệp Logistics đó trước khi ứng tuyển và phỏng vấn.
Nên chuẩn bị hồ sơ, CV thật chỉn chu và đọc kỹ mô tả công việc (JD) trước khi tiến hành ứng tuyển.
Hãy điều chỉnh trạng thái thật tốt trước khi tham gia phỏng vấn xin việc.
Nhằm mục đích tăng khả năng cạnh tranh và apply vào top 10 vị trí ngành Logistics phổ biến nhất, bạn không chỉ phải tập trung vào những kiến thức chuyên môn, mà cũng cần nâng cao các kinh nghiệm, kỹ năng cũng như những kiến thức thực tế.
Việc học thêm những chứng chỉ, kỹ năng từ những trung tâm đào tạo hay khóa học Logistics cũng là một trong những sự lựa chọn tốt của rất nhiều bạn trẻ hiện nay.
Lời kết
Trên đây là những thông tin về top 10 vị trí ngành Logistics phổ biến nhất cũng như hướng dẫn cách xin việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu mà bạn quan tâm. Hy vọng sau khi đọc xong bài chia sẻ này của Finlogistics, bạn sẽ biết được bản thân mình nên làm gì để theo đuổi ngành Logistics. Chúc bạn nhanh chóng đạt được thành công như mong đợi!
Dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói hiện nay đang là xu hướng mới trong ngành vận tải đường biển. Dịch vụ này được dự báo sẽ phát triển theo cấp số nhân tại thị trường Việt Nam trong thời gian tới.
Khi mà số lượng các doanh nghiệp nước ngoài đặt nhà máy trong nước ngày một tăng cũng như các chính sách khuyến khích xuất khẩu của Chính phủ. Dịch vụ này không chỉ mang đến nhiều lợi ích về mặt thời gian mà còn, giúp doanh nghiệp tránh mất các chi phí tốn kém.
Điều này cũng có thể đặc biệt quan trọng đối với một số doanh nghiệp nhỏ lẻ, không có lợi thế về ngân sách cho hoạt động Logistics. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói qua bài viết này cùng Finlogistics nhé!
Tìm hiểu dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói chi tiết
Tìm hiểu dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói là gì?
Định nghĩa dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói
Giải thích một cách ngắn gọn, dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói là tổng hợp những nghiệp vụ liên quan đến hoạt động ngoại thương như: ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, thủ tục Hải Quan, thủ tục đăng ký và kiểm tra với cơ quan Nhà nước (xin giấy phép xuất nhập khẩu, đăng ký kiểm dịch, phun trùng, công bố sản phẩm, kiểm tra chất lượng, đăng kiểm, xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – C/O,…
Trong đó, bên công ty chuyên dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói sẽ đứng ra đảm nhận và thực hiện tất tần tật, thay cho bên yêu cầu dịch vụ. Dịch vụ Logistics là nằm trong dịch vụ xuất nhập trọn gói, có thể hiểu đơn giản là các bước quản lý dòng luân chuyển hàng hóa, sản phẩm, vật tư,… từ nơi sản xuất (hoặc nơi nhận hàng) cho đến nơi tiêu thụ (hoặc nơi trả hàng).
Dịch vụ này còn áp dụng đối với vận chuyển hàng hóa và vật tư đa phương tiện. Thuật ngữ này được cộng đồng quốc tế sử dụng chung, do đó thay vì gọi là dịch vụ hậu cần, giao – nhận hàng hóa hay vận chuyển hàng hóa vật tư đa phương tiện,… thì người ta sẽ gọi tắt chung là dịch vụ Logistics.
Tại sao nên thuê dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói?
Đây là một trong những câu hỏi mà chúng tôi nhận được nhiều nhất. Công ty, doanh nghiệp chưa từng xuất khẩu, nhập khẩu hàng thì có thể tự mua hàng hoặc tự xuất khẩu hàng được không? Hay cần phải tiến hành thuê dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói bên ngoài?
Đối với những người đã từng làm việc trong ngành này thì việc tự làm xuất nhập khẩu đã còn gặp nhiều khó khăn, vậy những người mới tìm hiểu, “chân ướt chân ráo” về nghề này thì chắc chắn còn khó hơn gấp bội.
Bởi để có thể tự mình làm các bước xuất nhập khẩu hàng hóa cần phải có kiến thức, có hiểu biết, có đội ngũ Sales chất lượng,… Ngoài ra, còn cần tìm hiểu thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, thực hiện vận chuyển, làm việc với Hải Quan, giao nhận hàng hóa,…
Trong trường hợp nếu bạn đã biết mua – nhập hàng hóa ở đâu hay xuất hàng cho đối tác nào, nhưng vẫn chưa biết cách thực hiện vận chuyển, thông quan Hải Quan hay tiến hành giao nhận hàng hóa thế nào thì cách tốt nhất là nên thuê dịch vụ Logistics – xuất nhập khẩu trọn gói.
Hiện tại, ở Việt Nam có khá nhiều công ty, đơn vị Logistics cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói đa dạng và toàn diện, từ khâu làm thủ tục vận chuyển hàng hóa cho đến đóng thuế phí hay thanh toán,… Những công ty này đều có nhiều lợi thế và giúp cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa của bạn trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Những lý do nên sử dụng dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa trọn gói
Lợi ích từ việc thuê dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói
Khi thuê dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói sẽ mang lại một số lợi ích lớn cho các doanh nghiệp như:
#Mạng lưới phủ rộng khắp và sẵn sàng sử dụng
Đây sẽ là một lợi thế lớn từ bên Logistic thứ ba đem lại cho các doanh nghiệp thuê dịch vụ. Bạn sẽ được sử dụng dịch vụ Logistic toàn cầu của họ. Không chỉ có quyền lựa chọn những công ty lớn và danh tiếng mà bạn còn có được các mức giá ưu đãi về cước phí vận chuyển – dịch vụ, từ đó nâng cao khả năng nguồn vốn một cách hợp lý.
#Tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển
Đối với các chủ doanh nghiệp thì việc tối ưu tài chính và thời gian sẽ được đặt lên hàng đầu. Tuy những điều không trực tiếp giúp công ty của bạn tiết kiệm được tiền nhưng chính giá trị của nó sẽ đem lại cho bản thân bạn cũng như doanh nghiệp, nhờ những hoạt động hiệu quả trong quá trình đóng gói, vận chuyển hàng hóa, vận hành kho bãi,…
#Bên Logistics thứ ba có tính linh hoạt cao
Khi tiến hành thuê ngoài một công ty Logistics, thì bạn có thể tự do chọn lựa một trong những dịch vụ phù hợp với doanh nghiệp của mình. Nếu hàng hóa của bạn là loại hàng lẻ thì việc lựa chọn hãng tàu vận chuyển là rất khó khăn, nhưng nếu thông qua một đơn vị cung cấp dịch vụ Logistics thì công việc này lại trở lên dễ dàng hơn rất nhiều.
Với những lợi ích đặc biệt kể trên thì chắc bạn hiểu được phần nào nhu cầu thiết yếu của việc ra đời bên cung cấp Logistic thứ ba và những lợi ích đem lại cho công ty khi sử dụng loại dịch vụ này.
Nếu như thuê dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói thì bạn sẽ được hưởng nhiều tiện ích như vậy. Đây cũng chính là giải pháp tốt nhất dành cho những người mới làm nghiệp vụ xuất nhập khẩu và chưa thành thạo về thủ tục Hải Quan hay thủ tục giao nhận hàng hóa.
Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa trọn gói mang lại những lợi ích như thế nào?
Những loại dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói phổ biến hiện nay
Dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói phổ biến hàng đầu được nhiều doanh nghiệp chọn lựa hiện này có thể kể đến như:
Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa kinh doanh thương mại
Dịch vụ tạm nhập tái xuất/ tạm xuất tái nhập hàng hóa
Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa đầu tư có thuế hoặc miễn thuế
Dịch vụ xuất nhập khẩu đối với hàng hóa gia công
Dịch vụ nhập khẩu mặt hàng nguyên liệu dùng để sản xuất hàng xuất khẩu
Dịch vụ xuất nhập khẩu phi mậu dịch(hàng cho tặng, hàng viện trợ, hàng đặc biệt,…)
Trong bối cảnh nhu cầu trao đổi hàng hóa và xuất nhập khẩu ngày càng phát triển theo hướng chuyên môn hóa và hiện đại hóa, thì các công ty sẽ tập trung phát triển chuyên sâu vào những lĩnh vực của mình.
Điều này nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ có chất lượng tốt nhất và cạnh tranh trong thế giới mở như hiện nay. Dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói chính là người bạn đồng hành cùng các doanh nghiệp và là cầu nối lớn giúp doanh nghiệp tiếp cận được thị trường thế giới một cách dễ dàng, nhanh chóng và tự tin.
Một số loại hình dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa trọn gói hiện nay
Quy trình các bước làm dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói chi tiết tại Finlogistics
Dưới đây là quy trình thực hiện dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói mẫu của công ty Finlogistics:
Tư vấn và thương thảo cùng với khách hàng, tìm kiếm nguồn hàng và ký kết hợp đồng ngoại thương (Sales Contract) với những điều kiện thỏa thuận và giá cả tốt nhất.
Dịch vụ xin các loại giấy phép, chứng từ xuất nhập khẩu đối với những loại mặt hàng được yêu cầu.
Tiến hành thanh toán cước phí quốc tế (mở L/C, TTR,…).
Tổ chức theo dõi sát sao những lô hàng đến hoặc đi mọi lúc mọi nơi.
Booking container, tàu, làm Bill cho lô hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
Dịch vụ thẩm định giá khai báo Hải Quan, tính chính xác các loại thuế phí phải nộp.
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và tiến hành thủ tục Hải Quan theo đúng quy định.
Chuẩn bị sẵn thủ tục đăng kiểm hoặc kiểm tra chất lượng, giám định,…
Các bước thông quan và vận chuyển hàng hóa về kho theo yêu cầu của khách hàng.
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành Logistics đang tạo ra nhiều cơ hội lớn cho quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa, sản phẩm một cách tối ưu và hiệu quả hơn. Điều này cũng góp phần sinh ra một khái niệm mới gọi là Logistics Xanh. VậyLogistics Xanh là gì? Mối quan hệ giữa hai bên là như thế nào?… Cùng với Finlogistics khai thác sâu hơn qua bài viết này nhé!
Tìm hiểu những vấn đề quan trọng xoay quanh hình thức Logistics Xanh
Khái niệm Logistics Xanh là gì?
Định nghĩa
Vậy Logistics Xanh là gì? Hình thái này còn có tên gọi khác là “Green Logistics”, được ra đời vào những năm 1980. Logistics Xanh là một khái niệm chỉ việc tính toán và sử dụng những ứng dụng công nghệ, sinh học,… nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực về sinh thái, môi trường của hoạt động Logistics nói chung.
Logistics xanh sẽ bao gồm những “‘giao dịch” cả trước và sau của hàng hóa. Thêm vào đó là những dịch vụ và thông tin cần thiết giữa điểm bắt đầu sản xuất và điểm tiêu thụ sản phẩm. Mục đích của Green Logistics chính là tạo ra những giá trị bền vững, để củng cố và phát triển công ty, doanh nghiệp.
Song song với đó là phát triển kinh tế thương mại và bảo vệ môi trường. Hơn nữa, Logistics Xanh còn đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ và nghiêm túc giữa Chính phủ, các doanh nghiệp và toàn xã hội. Một vài giải pháp Green Logistics có thể kể tới bao gồm:
Vận tải Xanh: sử dụng những loại phương tiện vận tải ít gây ô nhiễm môi trường và lượng khí thải thấp hơn ví dụ như: xe điện sử dụng năng lượng sạch (năng lượng tái tạo), vận tải đường thủy,…
Bao bì Xanh: giảm thiểu lãng phí trong quá trình đóng gói sản phẩm như: tái chế, tái sử dụng, dùng bao bì dễ dàng phân hủy và phân hủy sinh học,…
Quản lý dữ liệu Logistics Xanh: sử dụng ứng dụng công nghệ hiện đại trong việc quản lý dữ liệu, giúp nâng cao hiệu quả Logistics, giảm thời gian tối đa vận chuyển và giao nhận hàng hóa,…
Kho bãi Xanh: cải thiện việc quản lý kho bãi để giảm thiểu lượng hàng hóa tồn kho hư hỏng hoặc bị phân hủy.
Lợi ích
Nhiều người sẽ khá thắc mắc không biết những ưu điểm, lợi ích vượt trội của Logistics Xanh là gì? Dưới đây sẽ là ba đối tượng mà hình thái Logistics xanh đang hướng đến:
Đối với môi trường
Tình trạng ô nhiễm môi trường đang có dấu hiệu ngày càng tăng, mà trong đó khí thải CO² chính là nguyên nhân hàng đầu. Việc triển khai các bước Logistics Xanh sẽ góp phần giảm tình trạng ô nhiễm môi trường và giảm việc tiêu thụ nguyên vật liệu không cần thiết.
Thêm vào đó, Green Logistics còn giúp tăng cường việc tuân thủ luật môi trường và điều chỉnh lại định mức tài nguyên thiên nhiên để sản xuất những loại hàng hóa, sản phẩm và cung ứng dịch vụ.
Có thể nói rằng, Logistics xanh đã góp phần lớn vào việc giảm thiểu lượng khí thải và ô nhiễm đến từ những hoạt động xuất nhập khẩu. Điều này giúp ngăn chăn những tác động của biến đổi khí hậu và bảo vệ an toàn sức khỏe của con người.
Logistics xanh góp phần gìn giữ và bảo vệ môi trường xung quanh
Green Logistics giúp giảm thiểu và tiết kiệm chi phí một cách đáng kể. Điển hình nhất là chi phí lưu trữ, vận chuyển và chuyển nhượng hàng hóa, sản phẩm từ những công ty, doanh nghiệp đến tay khách hàng. Bên cạnh đó, Logistics Xanh còn hỗ trợ hạ bớt chi phí sản xuất và tiết kiệm nguồn năng lượng, nguyên vật liệu từ môi trường.
Thúc đẩy kinh doanh
Theo Tổng cục thống kê thì tổng sản phẩm trong nước (GDP) của quý I năm 2022 ước tính tăng khoảng 5,03%. Điều này cũng là minh chứng cho việc kinh tế tại Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh. Nhưng cũng sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm cũng ngày càng trở nên nghiêm trọng, lượng khí thải CO² tăng cao gây biến đổi xấu cho khí hậu.
Đối với chuỗi cung ứng
Hình thái Green Logistics đã đưa những hàng hóa, sản phẩm đến tay người tiêu dùng trong thời gian ngắn với nhiều cách bảo quản cẩn thận và tối ưu. Hơn nữa, Logistics Xanh cũng đã giúp nâng cấp chuỗi cung ứng, giúp tiết kiệm khá nhiều thời gian và chi phí cũng như hoạt động cực kỳ hiệu quả.
Việc các công ty, doanh nghiệp chuyển đổi hướng đi theo Logistics Xanh, ngoài bảo vệ môi trường thì còn bảo vệ và nâng cao hình ảnh của mình trước người tiêu dùng. Sáng kiến Logistics Xanh cũng được nhiều doanh nghiệp đưa vào áp dụng trong những dự án lớn.
Mục đích để tìm ra chuỗi cung ứng và chuỗi vận hành an toàn đối với môi trường, giảm bớt năng lượng tiêu thụ trong quá trình lưu trữ, vận chuyển, hoặc có thể tái sử dụng, tái chế lại những vật liệu đóng gói bền vững.
Logistics Xanh có vai trò quan trọng trong lĩnh vực kinh tế thương mại
Thực trạng và cơ hội phát triển của Green Logistics tại Việt Nam
Thực trạng hiện nay
Trên thế giới hiện nay, hoạt động Logistics Xanh đã được thực hiện theo chuỗi cung ứng từ lâu, thì các công ty, doanh nghiệp ở Việt Nam mới chỉ chập chững tiến hành ở một vài mắt xích nhỏ. Phổ biến nhất là tập trung ở dịch vụ kho bãi lưu trữ hàng hóa và việc ứng dụng công nghệ hiện đại, thông minh và thân thiện đối với môi trường.
Hơn nữa, Green Logistics còn được thực hiện qua những hoạt động Logistics ngược, nhưng cũng mới chỉ được thực hiện tại một vài doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam.
Cơ hội phát triển
Nhiều người sẽ đặt câu hỏi liệu cơ phát triển trong tương lai của Logistics Xanh là gì? Hiện nay, việc xây dựng hệ thống Logistics Xanh vẫn đang là xu thế mới trên khắp thế giới, ngành Logistics cũng được thế để trên đà phát triển nhanh chóng. Quy mô hiện nay trên thương trường xuất nhập khẩu toàn cầu vào năm 2021 được ước tính đạt mốc 3.215 tỷ USD, tăng khoảng 17.6%, so với cùng kỳ năm 2020.
Ở Việt Nam, thì ngành này vẫn đang tăng trưởng khá nhanh trong những năm gần đây, bình quân khoảng 14 – 16%. Theo báo cáo về chỉ số Logistics tại những thị trường mới nổi năm 2021 thì Việt Nam hiện đang chiếm vị trí thứ 8 trong top 10 quốc gia đứng đầu trong danh sách. Chứng tỏ nước ta đã tăng 3 bậc xếp hạng so với năm 2020.
Giải pháp cho Logistics Xanh là gì?
Để phát triển hình thái Logistics xanh tại Việt Nam, Chính phủ và các doanh nghiệp cần thực hiện những giải pháp tốt nhất, trong đó bao gồm:
Tập trung đầu tư vào hệ thống hạ tầng của Logistics Xanh
Nâng cao nhận thức và đào tạo nhân lực chất lượng cao về Logistics Xanh
Đưa ra nhiều chính sách ưu đãi dành cho Logistics Xanh
Áp dụng những công nghệ mới và ứng dụng AI để tối ưu hóa Logistics xanh
Xây dựng mô hình Logistics Xanh tích hợp
Tăng cường cập nhật thông tin và giải pháp tiếp cận với Logistics Xanh
Như vậy, với những thông tin hữu ích mà chúng tôi cung cấp ở trên, hy vọng bạn đã nắm rõ được khái niệm Logistics Xanh là gì? Qua đó hiểu thêm về bức tranh toàn cảnh của tình hình Green Logistics hiện nay tại Việt Nam. Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này hoặc có nhu cầu vận chuyển hàng hóa nội địa hoặc liên quốc tế đa dạng phương thức; làm thủ tục thông quan Hải Quan hoặc xin giấy tờ, chứng từ khó;… Finlogistics luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng!
Bắt đầu từ ngày 01/01/2024, Quy chuẩn kỹ thuật mới về hàng hóa VLXD (QCVN 16:2023/BXD) từ Thông tư số 04/2023/TT-BXD của Bộ Xây dựng ban hành chính thức có hiệu lực. Theo đó, các mặt hàng vật liệu xây dựng sẽ có quy chuẩn kỹ thuật, nhãn hàng hóa và hướng dẫn đo lường chất lượng mới. Hãy cùng với Finlogistics tìm hiểu chi tiết hơn về quy định này qua bài chia sẻ dưới đây nhé!
Tìm hiểu quy chuẩn kỹ thuật mới về hàng hóa VLXD
»»» Thông tư số 04/2023/TT-BXD, xem chi tiết TẠI ĐÂY
»»» Quy chuẩn kỹ thuật mới về hàng hóa VLXD (QCVN 16:2023/BXD), xem chi tiết TẠI ĐÂY
Quy định chung về Quy chuẩn kỹ thuật mới về hàng hóa VLXD
Trong Quy chuẩn kỹ thuật mới về hàng hóa VLXD, thì quy định mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu về quản lý các hàng hóa VLXD được nêu trong Bảng 1, Phần 2, thuộc nhóm 2. Tất cả dựa theo quy định ghi trong Luật Chất lượng hàng hóa được sản xuất trực tiếp trong nước, nhập khẩu nước ngoài, kinh doanh, đang lưu thông trên thị trường và sử dụng vào những công trình xây dựng ở trên lãnh thổ Việt Nam.
QCVN 16:2023/BXD sẽ không áp dụng cho những hàng hóa VLXD nhập khẩu dưới dạng mẫu hàng dùng để quảng cáo và không có giá trị để sử dụng hoặc hàng mẫu dùng để nghiên cứu; để thử nghiệm;… Đáng chú ý, Quy chuẩn này còn dành hẳn một chương để quy định những quy chuẩn đối với mặt hàng nội thất.
Việc ban hành các quy chuẩn mới đối với vật liệu nội thất và các sản phẩm làm từ gỗ công nghiệp sẽ giúp phân loại những loại vật liệu này an toàn và thân thiện hơn với người dùng.
Trước đó, Quy chuẩn kỹ thuật mới về hàng hóa VLXD chỉ nhắc đến hai vật liệu liên quan đến nội thất đó là: tấm thạch cao và sơn tường dạng nhũ tương. Nhưng đến lần công bố mới nhất này, Quy chuẩn đã được bổ sung thêm hai loại vật liệu nội thất khác là giấy dán tường và những sản phẩm làm từ gỗ công nghiệp.
Việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật mới đối với những loại vật liệu nội thất, nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng. Quy chuẩn kỹ thuật mới về hàng hóa VLXD bắt buộc áp dụng đối với những mặt hàng vật liệu nội thất và đưa ra các ngưỡng an toàn mà những nhà sản xuất phải tuân thủ khi tiến hành sản xuất các sản phẩm bằng gỗ công nghiệp.
Bên cạnh đó, QCVN 16:2023/BXD còn đưa ra những tiêu chuẩn về việc phát thải kim loại nặng đối với mặt hàng giấy dán tường hoặc việc phát tán hàm lượng Formaldehyde đối với những loại ván gỗ công nghiệp (bao gồm: ván sợi, ván dăm và ván thanh). Tiếp đến là ngưỡng phát thải của các chất hữu cơ dễ bay hơi đối với sản phẩm sơn tường dạng nhũ tương.
Ngoài ra, còn một chỉ tiêu nữa ghi trong Quy chuẩn kỹ thuật mới về hàng hóa VLXD, đó là hàm lượng SO2 dễ bay hơi đối với loại vật liệu thạch cao dùng trong xây dựng.
Tiếp đến, QCVN 16:2023/BXD cũng quy định về độ bền uốn, bền kéo và độ trương nở chiều dày khi ngâm nước của sản phẩm gỗ công nghiệp. Những chỉ tiêu này được ban hành đều hướng tới mục tiêu bảo vệ an toàn tối đa cho sức khỏe người tiêu dùng.
Những vật liệu nội thất thường được sử dụng bên trong nhà ở, trong không gian khá kín nên việc phát tán những chất độc hại sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh.
Quy chuẩn kỹ thuật mới về hàng hóa VLXD cũng đưa ra những ngưỡng tối thiểu về độ bền và độ uốn của vật liệu xây dựng, nhằm bảo vệ lợi ích của người mua và sử dụng, giúp họ được sử dụng những mặt hàng, sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Những sản phẩm vật liệu làm từ gỗ công nghiệp được sản xuất trong nước thì cũng phải tuân thủ theo QCVN 16:2023/BXD.
Trước khi Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật mới về hàng hóa VLXD, thì trong hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam cũng đã có những yêu cầu kỹ thuật về mặt hàng làm từ gỗ công nghiệp với yêu cầu kỹ thuật về độ bền, mức phát thải Formaldehyde, nhưng lại không bắt buộc phải tuân thủ và áp dụng. Từ đó, Thông tư số 04/2023/TT-BXD đã nâng những yêu cầu kỹ thuật này lên thành các quy chuẩn bắt buộc phải tuân thủ.
Khi QCVN 16:2023/BXD đã có hiệu lực, ngoài việc những sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng sẽ an toàn hơn, thì các Cơ quan chức năng, Cơ quan quản lý của Nhà nước cũng sẽ có đầy đủ căn cứ để tiến hành thanh tra, kiểm tra, nếu như phát hiện vi phạm sẽ xử lý nghiêm minh.
Tạm kết
Follow Finlogistics để liên tục cập nhật những thông tin, kiến thức về tình hình Logistics trong và ngoài nước nhanh chóng và hữu ích nhất!
Mặc dù đã sang năm 2024, nhưng những ảnh hưởng về kinh tế thương mại từ đại dịch Covid-19 vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt. Tuy nền kinh tế của Việt Nam đã sự tăng trưởng khoảng 6,5% trong năm 2023, nhưng sắp tới, giai đoạn nửa đầu năm nay sẽ là một kịch bản đầy khó khăn, với tốc độ tăng trưởng khá thấp. Điều này vô hình trung sẽ gây áp lực cực kỳ lớn cho mục tiêu phát triển cả năm của Việt Nam.
Vậy trong những diễn biến khó lường này, đâu sẽ là nhóm ngành kinh doanh lên ngôi năm 2024? Các lĩnh vực này có phải là cú hích mạnh đối với kinh tế quốc gia, để sớm đối mặt và vượt qua khó khăn này hay không? Hãy cùng Finlogistics tham khảo một vài ngành nghề được dự báo sẽ có giá trị lớn trong năm này nhé!
Nhóm ngành kinh doanh lên ngôi năm 2024
Điểm danh nhóm ngành kinh doanh lên ngôi năm 2024
Kinh tế vĩ mô hiện tại đang ủng hộ cho đà hồi phục của các doanh nghiệp và tạo triển vọng tăng trưởng lợi nhuận trong năm tới. Dự báo con số sẽ khả quan hơn khi đạt khoảng từ 8 đến 10%. Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong ngành, thì mỗi nhóm ngành sẽ có sự phân hóa về lợi nhuận khác nhau.
Theo đó, nhóm ngành kinh doanh lên ngôi năm 2024 có triển vọng tích cực nhất sẽ là các nhóm ngành liên quan đến hoạt động sản xuất xuất khẩu và xây dựng hạ tầng.
Lĩnh vực Công nghệ thông tin – Viễn thông
Nhóm ngành Công nghệ thông tin – Viễn thông được nhiều người kỳ vọng nhờ vào xu hướng trí tuệ nhân tạo (AI). Đi cùng với đó là tiến trình chuyển đổi số nhằm kích thích chi tiêu dành cho phần mềm và những dịch vụ công nghệ thông tin, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến Cloud.
Hơn nữa, các doanh nghiệp IT trong nước sẽ có nhiều lợi thế với chi phí thấp và đa dạng sản phẩm. Trong lĩnh vực Công nghệ thông tin – Viễn thông, có nhiều nhóm ngành kinh doanh lên ngôi năm 2024 khác nhau, bao gồm:
Phát triển phần mềm: Ngành này sẽ bao gồm phát triển những ứng dụng trên những nền tảng khác nhau như: thiết kế website, phát triển các phần mềm quản lý doanh nghiệp,…
Dịch vụ điện toán đám mây: Ngành này sẽ cung cấp những dịch vụ lưu trữ và quản lý các dữ liệu, ứng dụng ở trên điện toán đám mây,…
An ninh mạng: Ngành này cung cấp những dịch vụ bảo mật, giám sát và quản lý mạng cũng như phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng nguy hiểm.
Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI): Việc phát triển những ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho các ngành công nghiệp khác nhau đang được xem trọng, bao gồm cả những sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng cá nhân.
Công nghệ Blockchain: Các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến công nghệ Blockchain đang ngày càng phát triển, sẽ là nhóm ngành kinh doanh lên ngôi năm 2024. Ngành này gồm có những ứng dụng liên quan đến tiền điện tử, quản lý chuỗi cung ứng,…
Công nghệ IoT: Ngành này sẽ tập trung phát triển các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến công nghệ IoT (Internet of Things), gồm có những thiết bị kết nối internet và ứng dụng thực tế cho các ngành công nghiệp khác nhau.
Dịch vụ tư vấn và giám sát mạng: Đây là ngành cung cấp những dịch vụ tư vấn và giám sát mạng cho các doanh nghiệp, giúp hỗ trợ, đảm bảo an ninh và ổn định cho hệ thống mạng.
Lĩnh vực Y tế, đặc biệt là mảng thiết bị công nghệ dùng trong hoạt động y tế và dược phẩm đang ngày càng phát triển không ngừng. Là một trong những nhóm ngành kinh doanh lên ngôi năm 2024, chúng ta có thể kể đến một vài ngành chủ đạo như sau:
Sản xuất và kinh doanh dược phẩm: Đây chính là ngành nghề chuyên sản xuất và kinh doanh những loại thuốc và dược phẩm, nhằm mục đích cải thiện sức khỏe con người. Đây cũng là ngành nghề khá đa dạng và phát triển, vốn có nhiều cơ hội và tiềm năng cho những ai muốn thử sức kinh doanh trong lĩnh vực y tế.
Thiết bị y tế: Đây là ngành sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thiết bị y tế, ví dụ như: máy móc y tế, thiết bị chẩn đoán bằng hình ảnh, thiết bị giải phẫu, máy móc xét nghiệm và những loại vật tư y tế khác. Đây sẽ là một trong những ngành nghề cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực y tế nói chung và cũng giàu tiềm năng, cơ hội để kinh doanh.
Dịch vụ y tế: Đây là ngành nghề cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân và những người khỏe mạnh. Dịch vụ thuộc nhóm ngành kinh doanh lên ngôi năm 2024 này sẽ bao gồm: bác sĩ, y tá, bệnh viện, phòng khám, nhà thuốc, trung tâm chăm sóc điều dưỡng sức khỏe, trung tâm đào tạo y tế và những công ty, doanh nghiệp chuyên dịch vụ y tế khác.
Công nghệ y tế: Đây là ngành nghề ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào lĩnh vực y tế, nhằm tạo ra những giải pháp thông minh và hiệu quả hơn cho việc chăm sóc sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của con người. Những sản phẩm và dịch vụ bên trong ngành công nghệ y tế bao gồm: hệ thống phần mềm y tế, các thiết bị y tế thông minh, những ứng dụng di động và dịch vụ trực tuyến khác.
Tuy nhiên, những ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực Y tế đều có tính chất phức tạp và yêu cầu người kinh doanh phải đầy đủ kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm và tâm huyết.
Để kinh doanh thành công trong nhóm ngành kinh doanh lên ngôi năm 2024 này, người kinh doanh còn cần phải có thêm nhiều kiến thức về lĩnh vực y tế, quản lý trong kinh doanh, Marketing và những kỹ năng tương tác với khách hàng.
Nhóm ngành kinh doanh lên ngôi năm 2024
Lĩnh vực Năng lượng tái tạo
Năng lượng tái tạo cũng đang được quan tâm ngày càng nhiều trong những năm trở lại đây. Thuộc một trong những nhóm ngành kinh doanh lên ngôi năm 2024, đây sẽ cơ hội tốt cho những nhà kinh doanh muốn phát triển.
Những ngành nghề trong lĩnh vực Năng lượng tái tạo có thể kinh doanh bao gồm:
Lắp đặt hệ thống điện mặt trời: Đây sẽ là một trong những ngành nghề phát triển thuộc top nhanh nhất trong lĩnh vực Năng lượng tái tạo. Việc kinh doanh lắp đặt hệ thống điện mặt trời sẽ giúp tiết kiệm chi phí sử dụng điện năng và giúp bảo vệ môi trường xung quanh.
Kinh doanh thiết bị năng lượng tái tạo: Năng lượng gió, mặt trời và thủy điện là ba nguồn năng lượng đang được phát triển rất mạnh mẽ, do vậy, việc kinh doanh những thiết bị liên quan đến những nguồn năng lượng này cũng sẽ là một lựa chọn tốt trong thời gian tới.
Điều hành dịch vụ quản lý năng lượng: Ngành công nghiệp này thường sẽ liên quan đến việc cung cấp những dịch vụ về quản lý năng lượng cho các doanh nghiệp, giúp cho họ tiết kiệm hiệu quả chi phí và tăng cường năng suất hoạt động.
Kinh doanh sản xuất nhiên liệu sinh học: Quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học là một trong những ngành nghề có khá nhiều tiềm năng trong lĩnh vực Năng lượng tái tạo, là nhóm ngành kinh doanh lên ngôi năm 2024. Việc kinh doanh sản xuất nhiên liệu sinh học cũng giúp giảm thiểu đi sự phụ thuộc của người dùng vào nguồn năng lượng hóa thạch, góp phần bảo vệ môi trường.
Kinh doanh dịch vụ tư vấn – thiết kế hệ thống năng lượng tái tạo: Những công ty, doanh nghiệp và cá nhân cần tư vấn và thiết kế một hệ thống năng lượng tái tạo sẽ là đối tượng khách hàng tiềm năng khi muốn kinh doanh trong lĩnh vực này.
Nhóm ngành kinh doanh lên ngôi năm 2024
Những nhóm ngành khác
Nhóm bất động sản khu công nghiệp
Dự báo cho thấy rằng, Bất động sản khu công nghiệp sẽ nằm trong nhóm ngành kinh doanh lên ngôi năm 2024, khi mà vốn FDI rót vào Việt Nam sẽ ngày càng cải thiện.
Điều này nhờ vào sự chuyển dịch dòng vốn từ Trung Quốc và sự phục hồi dòng vốn từ những quốc gia truyền thống như: Nhật Bản, Hàn Quốc hay Singapore,…
Thế nhưng, những rủi ro từ dòng vốn đa quốc gia chủ đạo có thể sẽ hồi phục chậm, bởi vì tình trạng môi trường lãi suất cao kéo dài và triển vọng kinh tế kém khả quan hơn so với dự báo.
Cùng với đó, những trở ngại về mặt pháp lý trong việc xây mới các khu công nghiệp và sự thiếu hụt về nguồn cung điện và nhân lực chất lượng cao chính là những vấn đề mà người kinh doanh cần phải đối mặt. Những nguyên nhân này có thể khiến cho ngành này rơi khỏi top nhóm ngành kinh doanh lên ngôi năm 2024.
Nhóm Dầu khí
Dầu khi cũng được nêu tên trong nhóm ngành kinh doanh lên ngôi năm 2024, bởi vì giá dầu đang được dự báo neo ở mức cao trong năm nay. Tất cả đều nhờ vào nguồn cung được thắt chặt khi những căng thẳng về địa chính trị tiếp diễn và tình hình sản xuất công nghiệp vẫn trên đà hồi phục.
Động lực chính của quá trình này đến từ Trung Quốc, thông qua nỗ lực nới lỏng các chính sách để thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
Nhóm ngành kinh doanh lên ngôi năm 2024
Nhóm Hàng xuất khẩu
Các mặt hàng gồm dệt may, thủy hải sản,… đang có cơ hội được xuất khẩu nước ngoài, khi nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm là Trung Quốc, Mỹ và châu Âu đang dần phục hồi.
Những nhà bán lẻ cũng đã tăng cường sản lượng nhập khẩu hàng hóa giúp cho nhóm Hàng xuất khẩu được liệt vào nhóm ngành kinh doanh lên ngôi năm 2024.
Nhóm Thép xây dựng
Ngành Thép xây dựng có thể sẽ được hưởng lợi lớn khi hoạt động xuất khẩu hồi phục, nằm trong danh sách nhóm ngành kinh doanh lên ngôi năm 2024.
Nhờ vào việc cải thiện giá bán ra, nhích lên cộng thêm giá nguyên vật liệu đầu vào (như quặng sắt, than cốc,…) lại biến động nhẹ hoặc đi ngang, kết hợp tối ưu hàng tồn kho, khiến cho lợi nhuận của ngành có thể tăng trưởng.
Nhóm Hóa chất
Ngành ngày Hóa chất cũng sẽ tăng mạnh lên khoảng +20,2% trong năm nay (so với +10% như dự báo trước đó), được xếp vào các nhóm ngành kinh doanh lên ngôi năm 2024.
Với việc nhu cầu tiêu thụ các thiết bị bán dẫn toàn cầu và xu hướng gia tăng sử dụng những sản phẩm AI và hàng máy tính/điện thoại tồn kho trở về mức bình thường trong nửa cuối năm 2023.
Nhóm Thực phẩm hữu cơ
Trong lĩnh vực Thực phẩm hữu cơ – một trong nhóm ngành kinh doanh lên ngôi năm 2024, người kinh doanh có thể tận dụng các sản phẩm như: rau củ, quả hữu cơ, thực phẩm chế biến từ những nguyên liệu hữu cơ, thực phẩm sạch và những sản phẩm liên quan đến sức khỏe và dinh dưỡng.
Những loại sản phẩm này đều được sản xuất và chế biến trong dây chuyền hiện đại, cùng với quy trình đảm bảo tiêu chuẩn hữu cơ và không sử dụng hóa chất độc hại được tối ưu.
Lĩnh vực nào nằm ngoài danh sách nhóm ngành kinh doanh lên ngôi năm 2024?
Theo như dự báo của các chuyên gia, bên cạnh nhóm ngành kinh doanh lên ngôi năm 2024 thì vẫn có nhiều nhóm ngành đi xuống và chứng kiến cảnh tăng trưởng lợi nhuận kém khả quan trong giai đoạn sắp tới.
Lấy ví dụ điển hành là nhóm ngành Ngân hàng, khi những rủi ro về nợ xấu liên quan các khoản cho vay vào bất động sản và trái phiếu của doanh nghiệp đang ngày một tăng, gây nên sức ép rất lớn.
Ngoài ra, nhóm ngành này còn phải chịu ảnh hưởng từ những yếu tố khác như: tỷ lệ tăng trưởng tín dụng thấp, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế trong nước còn yếu và NIM (Net Interest Margin) dần thu hẹp.
Trong khi đó, mảng Bancassurance và tư vấn phát hành cũng bị ảnh hưởng bởi những diễn biến tiêu cực trong thời gian gần đây. Việc này liên quan tới hoạt động bán chéo bảo hiểm cũng như phát hành Dư nợ trái phiếu, thu nhập bên ngoài của ngân hàng cũng có mức lãi khá kém.
Bên cạnh đó, Bất động sản dân cư cũng không nằm trong top nhóm ngành kinh doanh lên ngôi năm 2024, khi vẫn phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực, đến từ tình trạng thị trường nhà ở ảm đạm kéo dài hơn so với dự kiến.
Bởi vì những ách tắc, sai phạm về Cơ chế Pháp lý và nguồn vốn vẫn chưa được khơi thông do dự thảo Luật đất đai sửa đổi vẫn chưa được Nhà nước phê duyệt.
Theo đó, giá bán sơ cấp và thứ cấp cũng không có biến động mạnh, số lượng dự án nhà ở được cấp phép xây dựng hay mở bán còn rất ít. Với những chủ đầu tư thì cũng liên tục phải thúc đẩy các chính sách chiết khấu, do đó biên lợi nhuận cũng bị thu hẹp.
Nhóm ngành kinh doanh lên ngôi năm 2024
Đối với mảng kinh doanh Điện máy – Điện thoại, thì nhóm Bán lẻ cũng được cho là đang rơi vào trong thời kỳ bão hòa. Riêng mảng điện máy còn phải chịu tác động tiêu cực đến từ thị trường nhà ở ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Điều này gây sức ép lên mức tăng trưởng doanh thu và biên lợi nhuận của những nhà kinh doanh.
Nhóm cuối cùng nằm ngoài những nhóm ngành kinh doanh lên ngôi năm 2024 đó là nhóm mặt hàng Phân bón. Hiện tượng El Nino ngày càng gia tăng vào các tháng cuối năm nay và đầu năm sau, gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động trồng trọt, đặc biệt là lúa gạo (vốn đã chiếm khoảng 50% tổng diện tích gieo trồng tại Việt Nam).
Từ đó, nhu cầu sử dụng phân bón sẽ giảm xuống. Cũng theo dự báo, thì giá bán phân bón năm nay sẽ ổn định hơn một chút, vì nguồn cung dồi dào hơn.
Như vậy, bài viết trên đã tổng kết lại những nhóm ngành kinh doanh lên ngôi năm 2024 một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Hy vọng những nội dung, thông tin này sẽ mang lại cho bạn thêm nhiều kiến thức và cái nhìn rõ hơn về bức tranh toàn cảnh về kinh tế thương mại Việt Nam trong năm tới.
Nếu có dự định kinh doanh hàng hóa trong năm tới, hãy nhớ Finlogistics luôn đồng hành cùng quý khách hàng thực hiện việc vận chuyển và thông quan hàng hóa với đa dạng phương thức!
Một cuộc khủng hoảng mới đang tiếp tục nhen nhóm tại Biển Đỏ, một trong những cung đường vận chuyển kinh tế thương mại huyết mạch của cả thế giới. Điều này khiến cho vận tải biển gặp khó do chiến tranh Israel – Hamas đang có nguy cơ bùng nổ. Hậu quả để lại rất nặng nề, có thể đảo lộn chuỗi cung ứng cũng như đẩy giá cả xăng dầu và lạm phát lên cao. Ngay trong thời điểm mà tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang giảm tốc.
Vậy chi tiết diễn biến của cuộc xung đột giữa Israel và Hamas ra sao? Ảnh hưởng tiêu cực của nó đến ngành vận tải đường biển nói chung như thế nào? Chúng ta hãy cùng phân tích vấn đề vận tải biển gặp khó do chiến tranh Israel – Hamas thông qua bài viết này của Finlogistics nhé!
Vận tải biển gặp khó do chiến tranh giữa Israel và Hamas
Vận tải biển gặp khó do chiến tranh Israel – Hamas
Những diễn biến leo thang tại Biển Đỏ
Xung đột căng thẳng tại Biển Đỏ – tuyến hàng hải quan trọng hàng đầu, chiếm khoảng 15% lưu lượng vận tải biển của cả thế giới vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu lại. Trong bối cảnh đó, nhóm phiến quân nổi dậy Houthi tại Yemen mới đây vừa phát đi cảnh báo rằng sẽ mở rộng mục tiêu tấn công trong khu vực, nếu như Mỹ tiến hành những chiến dịch chống lại lực lượng này.
Động thái trên đã diễn ra ngay sau khi Washington thông báo sẽ lập liên minh gồm nhiều nước, bao gồm: Anh, Pháp, Italia, Tây Ban Nha,… nhằm ứng phó với những vụ tập kích của phiến quân Houthi nhằm vào các tàu chở hàng qua Biển Đỏ. Đồng thời, liên minh này sẽ triển khai nhiều khí tài quân sự để chống lại các cuộc tấn công vũ lực bằng tên lửa và máy bay không người lái đối với Houthi.
Houthi đã kiểm soát phần lớn khu vực tại bờ Biển Đỏ của Yemen và tự xem mình là một phần quan trọng trong “trục kháng chiến” nhắm vào quốc gia Israel. Lực lượng này đã tấn công vào tàu thuyền di chuyển trên tuyến đường vận tải quan trọng này. Đồng thời phóng máy bay không người lái cùng tên lửa vào Israel, từ khi chiến sự giữa Israel và Hamas bắt đầu bùng nổ vào ngày 07/10 vừa qua.
Vận tải biển gặp khó do chiến tranh Israel – Hamas
Tiếp đó, phiến quân Houthi đã tấn công hai tàu “có liên hệ trực tiếp với Israel” vào ngày 18/12 và đồng thời tuyên bố rằng sẽ tiếp tục “ngăn mọi tàu thuyền di chuyển trong khu vực Ả-rập và Biển Đỏ hướng đến các cảng biển tại Israel”. Việc này sẽ diễn ra cho đến khi người dân ở dải Gaza được cấp viện trợ thêm thuốc men và nhu yếu phẩm.
Chi phí vận tải biển tăng vọt
Những cuộc tấn công của Houthi nhằm vào các tàu thương mại đã gia tăng khiến cho 4 trong số những công ty, tập đoàn vận tải đường biển lớn nhất thế giới (bao gồm: CMA CGM, Maersk, Hapag-Lloyd và MSC) buộc phải dừng vận chuyển hàng hóa qua khu vực eo Biển Đỏ. Nhiều hãng tàu vận tải lựa chọn tuyến đường tránh qua Mũi Hảo Vọng ở vùng phía Nam châu Phi, mặc dù điều này sẽ làm gia tăng đáng kể chi phí và kéo dài thời gian vận chuyển.
Theo hãng ô tô Volkswagen, thì việc các tàu vận tải không di chuyển qua Biển Đỏ sẽ khiến cho các lô hàng của nhà sản xuất đến từ Đức này lại mất thêm khoảng 2 tuần để đến điểm đích. Trong khi đó, nhà bán lẻ nội thất IKEA tới từ Thụy Điển cho biết rằng nguồn cung của nhiều loại hàng hóa, sản phẩm đã bị ảnh hưởng nặng nề khi chiến tranh giữa Israel và Hamas xảy ra.
Tuyến đường đi qua Biển Đỏ cũng là tuyến giao thông nối liền cùng với kênh đào Suez. Điều này đồng nghĩa với việc những chuyến tàu “né” đi qua Biển Đỏ thì cũng phải tránh cả tuyến đường trọng yếu đi qua kênh đào Suez. Mặc dù đây chính là tuyến hàng hải huyết mạch của khoảng 30% khối lượng hàng hóa thương mại, vận chuyển bằng tàu container trên khắp thế giới. Từ đó, chi phí bảo hiểm rủi ro cho mỗi chuyến vận chuyển hàng cũng bị đội lên khá đáng kể.
Vận tải biển gặp khó do chiến tranh Israel – Hamas
Một nguồn tin của hãng Reuters xác nhận, chi phí bảo hiểm rủi ro xung đột cho những chuyến tàu đi qua khu vực Biển Đỏ đã tăng lên gấp 5 lần. Trong khi đó, nhiều chuyên gia vận tải cũng đã nhận định rằng, sự xáo trộn trong hành trình vận chuyển có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn tại các cảng biển.
Bên cạnh những vấn đề đối với tuyến vận tải, thì một trong những mối quan ngại lớn hơn đó là việc giá dầu tăng, do nhu cầu của những chuyến vận chuyển kéo dài tăng lên và những rủi ro đối với những tàu chuyên chở dầu. Ví dụ như ngày 18/12, giá dầu thô đã tăng thêm khoảng 2%, sau khi một tàu chở thuộc sở hữu của Na Uy bị tấn công. Tập đoàn Dầu khí BP cũng đã thông báo tạm dừng mọi hoạt động vận chuyển dầu đi qua Biển Đỏ.
Trước những diễn biến phức tạp giữa Israel và Hamas, Houthi tại Biển Đỏ và những rủi ro hiển hiện về mặt kinh tế thương mại, Mỹ cùng EU, NATO và một số quốc gia khác, trong đó có Yemen, đã đưa ra tuyên bố chung để lên án “sự can thiệp của phiến quân Houthi vào quyền tự do hoạt động hàng hải tại Biển Đỏ”.
Vận tải biển gặp khó do chiến tranh Israel – Hamas
Rõ ràng, những diễn biến căng thẳng giữa Israel và Hamas tại Biển Đỏ đang “đổ dầu vào lửa”, bên cạnh hàng loạt những rắc rối mà thế giới đang phải đối mặt từng ngày. Nếu không giải quyết tình trạng vận tải biển gặp khó do chiến tranh Israel – Hamas thì ngành Logistics thế giới sẽ lao đao trong thời gian tới.
Nếu như các bên liên quan không thể tìm được tiếng nói chung, thì nền kinh tế toàn cầu sẽ phải đối mặt thêm nhiều gánh nặng và những làn sóng bất ổn mới, khi bước sang năm 2024. Đọc thêm bài viết tại Finlogistics tại đây.
Cơ sở hạ tầng và giao thông của Nhật Bản được đầu tư rất lớn, với nhiều công trình nổi tiếng. Trong đó, các sân bay quốc tế lớn tại Nhật Bản kết nối những chuyến bay đến và đi, với quy mô hiện đại bậc nhất toàn cầu. Trong bài viết này, Finlogistics sẽ giới thiệu đến top những sân bay quốc tế lớn nhất tại xứ sở Mặt trời mọc này. Hãy cùng đón xem nhé!
Điểm mặt những sân bay quốc tế lớn nhất tại Nhật Bản
Những thông tin chung về các sân bay quốc tế tại Nhật Bản
Ở Nhật Bản hiện nay có khoảng 173 sân bay đang hoạt động, với lượng khác vô cùng tấp nập. Nhưng nếu nói về các sân bay quốc tế lớn ở Nhật Bản lớn đạt tiêu chuẩn thì quốc gia này hiện có đến 5 sân bay, được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao. Những sân bay đó bao gồm:
Sân bay quốc tế Kansai
Sân bay quốc tế Narita
Sân bay quốc tế Chūbu
Sân bay quốc tế Tokyo
Sân bay quốc tế Osaka
Theo đó, thời điểm hiện tại, hệ thống các sân bay quốc tế lớn tại Nhật Bản đã được phân chia thành 03 nhóm chính, đó là:
Sân bay cấp 1: đóng vai trò như là một trung tâm giao thông vận tải trong nước hay quốc tế ở Nhật, được chia cho các tư nhân quản lý các sân bay (gồm 03 sân bay quốc tế lớn nhất), sân bay quốc gia (được điều hành bởi Chính phủ Trung ương) và sân bay tại khu vực đặc biệt (được điều hành bởi Chính phủ tỉnh).
Sân bay cấp 2: là những sân bay khác tỉnh, nhằm mục đích phục vụ Hàng không quốc gia.
Sân bay cấp 3: là những sân bay phục vụ cho mục đích dân sự và các lực lượng phòng vệ của Nhật Bản.
Dựa vào những thống kê mới nhất từ Cục dự trữ Hàng không Nhật Bản, thì hiện tại có rất nhiều hãng hàng không lớn, đang khai thác các đường bay từ bên Việt Nam đến Nhật Bản, bao gồm: Japan Airlines, Korean Air, All Nippon Airlines, Eva Air, American Airlines, Cathy Pacific, Asiana Airlines, Delta Airlines,…
Trọng tâm lớn nhất chủ yếu vẫn thuộc về những hãng hàng không Nhật Bản, bởi vì các đường bay đã được hãng khai thác đều là đường bay thẳng, thuận tiện để khách hàng hoặc hàng hóa vận chuyển có những chuyến bay thuận lợi, nhanh chóng hơn những hãng hàng không có trung tâm trung chuyển khác.
Do đó, hành khách và hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ phải dừng quá cảnh tại một điểm trung chuyển, rồi mới bay đến Nhật Bản.
Danh sách các sân bay quốc tế lớn tại Nhật Bản chi tiết
Dưới đây là bảng danh sách và thông tin các sân bay quốc tế lớn tại Nhật Bản mà hành khách và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu – Logistics nên quan tâm, nếu muốn khai thác những chuyến bay này.
STT
Tên sân bay
Mã ICAO
Mã IATA
1
Sân bay quốc tế Kansai
Kansai International Airport
RJBB
KIX
2
Sân bay quốc tế Narita
Narita International Airport
RJAA
NRT
3
Sân bay quốc tế Chūbu Centrair
Chūbu Centrair International Airport
RJGG
NGO
4
Sân bay quốc tế Tokyo
Tokyo International Airport
RJTT
HND
5
Sân bay quốc tế Osaka
Osaka International Airport
RJOO
ITM
Một vài chặng bay phổ biến từ Việt Nam đến Nhật Bản
Thông tin chi tiết về chặng bay tại Việt Nam đến Nhật Bản qua các sân bay quốc tế lớn tại Nhật Bản thể hiện rõ dưới bảng sau:
Điểm khởi hành
Điểm đến
Hãng bay
Thời gian bay
Hà Nội
Sân bay quốc tế Tokyo Narita
Vietnam Airline
4h40p
Sân bay quốc tế Tokyo Narita (*Quá cảnh tại Manila)
Vietjet Air
7h10p
TP. Hồ Chí Minh
Sân bay quốc tế Kansai (Osaka)
China Southern
4h30p
Sân bay quốc tế Tokyo Narita
Vietnam Airlines
5h55p
Sân bay quốc tế Tokyo Narita
Malaysia Airlines
12h25p
Sân bay quốc tế Tokyo Narita
Thai Airways
9h5p
Sân bay quốc tế Haneda *Quá cảnh tại Singapore
Singapore Airlines
10h30p
Sân bay quốc tế Kansai (Osaka)
Vietjet Air
5h5p
Tìm hiểu chi tiết về các sân bay quốc tế lớn tại Nhật Bản
Sân bay quốc tế Osaka
Sân bay quốc tế Osaka chính là sân bay nội địa đầu tiên của vùng Kansai, Nhật Bản. Khu vực này bao gồm các thành phố lớn như Osaka, Kyoto và Kobe. Sân bay này đã được xếp vào hạng sân bay hạng nhất tại xứ sở hoa Anh Đào. Sân bay này cũng thường được gọi là sân bay Itami, do phần lớn đất đai của sân bay này đều tọa lạc tại vùng Itami, Hyogo.
Các sân bay quốc tế lớn tại Nhật Bản – Osaka
Sân bay quốc tế Chubu
Sân bay quốc tế Chubu là một sân bay nằm trên một đảo nhân tạo thuộc vịnh Ise, thành phố Tokoname ở tỉnh Aichi, phía Nam của khu vực Nagoya, miền Trung Nhật Bản. Đây là một sân bay hạng nhất trong số các sân bay quốc tế lớn tại Nhật Bản, cũng cửa ngõ chính của vùng. Chubu này là sân bay nằm ngoài biển thứ ba của Nhật Bản, chỉ sau sân bay Nagasaki và sân bay quốc tế Kansai.
Các sân bay quốc tế lớn tại Nhật Bản – Chubu
Sân bay quốc tế Narita
Sân bay quốc tế Narita là một sân bay quốc tế tọa lạc tại khu vực Narita, tỉnh Chiba, phía Đông, của Vùng Đại Tokyo. Narita đã phục vụ phần lớn những chuyến bay vận chuyển hành khách và hàng hóa đến và đi Nhật Bản và cũng là một trong những điểm kết nối hàng không chính giữa khu vực châu Á và châu Mỹ. Đây chính là sân bay tấp nập thuộc hàng thứ hai và là sân bay vận chuyển hàng hóa lớn hàng đầu tại Nhật Bản, thứ ba trên thế giới.
Các sân bay quốc tế lớn tại Nhật Bản – Narita
Sân bay quốc tế Kansai
Cảng hàng không quốc tế Kansai nằm trong danh sách các sân bay quốc tế lớn tại Nhật Bản. Đây còn là công trình được xây dựng ở trên một hòn đảo nhân tạo nằm giữa vịnh Osaka. Sân bay Kansai được mở cửa từ ngày 4 tháng 9 năm 1994, hỗ trợ giảm tình trạng quá tải cho sân bay quốc tế Osaka gần đó (sân bay Osaka từ sau thời điểm này thường chỉ phục vụ những chuyến bay nội địa).
Sân bay Quốc tế Tokyo, hay với cái tên thông dụng khác là sân bay Haneda, là một trong các sân bay quốc tế lớn tại Nhật Bản, thuộc khu Ota, Thành phố Tokyo. Đây chính là một trong những sân bay lớn và nhộn nhịp bậc nhất thế giới và châu Á, với lưu lượng vận chuyển khách hàng và hàng hóa rất lớn. Sân bay này đã được gọi là sân bay Haneda, để dễ dàng phân biệt với sân bay Narita nằm ở tỉnh Chiba.
Các sân bay quốc tế lớn tại Nhật Bản – Tokyo
Tổng kết
Như vậy, trên đây là danh sách các sân bay quốc tế lớn tại Nhật Bản mà bạn cần biết. Mỗi sân bay sẽ có quy mô, kích thước cũng như cách thức hoạt động khác nhau, do đó bạn nên chú ý nếu mong muốn xuất nhập khẩu hàng hóa qua các sân bay này.
Còn nếu đang tìm kiếm một đơn vị Forwarder chuyên nghiệp và uy tín để thực hiện thông quan, vận chuyển hàng hóa, thì Finlogistics sẵn sàng hỗ trợ giúp bạn giải quyết vấn đề này. Hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không của bạn sẽ được chúng tôi xử lý một cách nhanh chóng, hiệu quả và tối ưu mức chi phí!
Hiện nay, Việt Nam đã và đang áp dụng nhiều hình thức nhập khẩu hàng hóa khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất vẫn là qua đường biển. Quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển chi tiết sẽ phụ thuộc vào từng mặt hàng khác nhau. Tuy nhiên, một quy trình tối thiểu sẽ bao gồm những bước quan trọng sau đây. Hãy cùng theo dõi với Finlogistics nhé!
Quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển
Quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển bao gồm 10 bước chi tiết
Đặt lịch, kiểm tra, xác nhận booking tàu
Sau khi ký kết Hợp đồng mua bán (Sales Contract), bước đầu tiên trong quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển cần thực hiện là đặt booking tàu. Thông thường, hãng tàu sẽ hết chỗ trước lịch chạy 01 tuần, đặc biệt là vào mùa cao điểm. Khi thực hiện booking tàu, doanh nghiệp cần cung cấp các thông tin sau trong quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển:
Cảng đi (Port of Loading): Nơi hàng hóa được xếp lên tàu
Cảng chuyển tải: Có 2 hình thức bao gồm chuyển tải (transit) hoặc đi thẳng (direct) tùy theo lựa chọn ban đầu
Theo dõi đóng hàng và cập nhật thông tin từ bên xuất khẩu
Việc theo dõi, giám sát tiến trình đóng hàng sẽ do bên xuất khẩu, đại lý hoặc đối tác giao dịch FWD của bạn thực hiện. Những thông tin cần cập nhật khi thực hiện quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển bao gồm:
Ảnh chụp container rỗng nhằm đảm bảo không xảy ra hư hại gì trước đó
Ảnh chụp bảng điều khiển nhiệt độ với hàng hóa đông lạnh
Kiểm tra chứng từ, hồ sơ lô hàng
Bước tiếp theo trong quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển là yêu cầu đối tác chuẩn bị các chứng từ cần thiết để tiến hành nhập lô hàng.
Nhận thông báo khi hàng đến
Doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo hàng đến (Arrival Notice) trước khi tàu cập bến 01 ngày. Các thông tin Arrival Notice sẽ tương tự như hóa đơn mua hàng, bao gồm: tên nhà xuất khẩu/ nhập khẩu, tên tàu, số chuyến, số hiệu container, số Seal, mô tả hàng hóa,… Sau đó, chúng ta tiến hành thực hiện lệnh giao hàng D/O: Giấy giới thiệu, Hóa đơn gốc, Giấy ủy quyền (nếu có yêu cầu).
Đăng ký chứng từ để nhận lô hàng
Tùy theo yêu cầu của từng loại hàng, doanh nghiệp cần chuẩn bị mã HS code, chứng từ liên quan theo quy định để đăng ký thủ tục nhập hàng trong quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển.
Khai báo Hải Quan
Đây là bước quan trọng và tương đối phức tạp trong quy trình nhập khẩu hàng hóa. Thủ tục này đòi hỏi đầy đủ các chứng từ: hợp đồng, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy phép nhập khẩu,… Ngoài các chứng từ theo như liệt kê, doanh nghiệp cần lưu ý đến chữ ký số nếu thực hiện thủ tục khai báo Hải Quan online.
Quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển
Mở và thông quan; thanh lý tờ khai
Để tiến hành mở tờ khai và thông quan trong quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển, doanh nghiệp cần chuẩn bị giấy giới thiệu, tờ khai phân luồng Hải Quan, Invoice, phiếu đóng gói, vận đơn,… Sau đó hoàn thiện thủ tục nộp thuế, in mã vạch tại cảng và nộp ít nhất 02 bộ tờ khai đã thông quan cùng mã vạch cho bên giám sát Hải Quan. Họ sẽ đóng dấu lên mã vạch rồi giữ lại 01 bộ, bộ còn lại trả về cho doanh nghiệp.
Vận chuyển hàng hóa về kho
Sau khi thanh lý tờ khai, doanh nghiệp hãy mang theo D/O đến phòng thương vụ cảng để đóng phí. Tiếp theo giao chứng từ EIR, D/O cho tài xế để trình giám sát cổng, sau đó cho xe rời cảng về kho.
Rút hàng và trả container
Khi xe chở hàng đến kho, doanh nghiệp cần kiểm tra tình trạng container, Seal,… Sau khi rút hàng, tài xế sẽ mang trả container về cảng, kết thúc quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển.
Lưu trữ chứng từ và hồ sơ
Khi quy trình nhập khẩu hàng hóa vào kho được hoàn tất, doanh nghiệp cần lưu trữ toàn bộ chứng từ liên quan đến quy trình nhập khẩu hàng hóa để đối chiếu trong trường hợp khiếu nại phát sinh.
Những điều cần lưu ý trong quy trình nhập khẩu hàng hóa
Khi thực hiện quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển, doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề sau:
Mỗi tờ khai có thể khai tối đa 50 loại hàng hóa. Nếu số lượng hàng hóa nhiều hơn, doanh nghiệp cần dùng nhiều tờ khai và liên kết bằng số nhánh.
Nếu doanh nghiệp thuộc diện không đủ điều kiện để đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ báo lỗi và từ chối cấp tờ khai (trừ các loại hàng hóa cứu trợ, phục vụ an ninh quốc phòng).
Với cùng một mặt hàng nhưng lại có thời gian nộp thuế khác nhau, doanh nghiệp cần khai báo trên nhiều tờ khai khác nhau ứng với thời điểm nộp thuế.
Liệt kê các loại hàng hóa thuộc diện miễn giảm thuế/ hàng hóa chịu thuế VAT/ hàng hóa đặc biệt với thuế suất cao. Điều này nhằm đảm bảo lợi ích cũng như thực hiện đầy đủ nghĩa vụ doanh nghiệp.
Cần lưu ý gì khi nhập khẩu hàng hóa đường biển?
Tổng kết
Trên đây là tổng hợp 10 bước chi tiết trong quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện hơn về lĩnh vực. Hiện nay, công ty Finlogistics là đơn vị cung cấp dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hóa quốc tế, thủ tục thông quan Hải Quan,… tối ưu về chi phí lẫn thời gian. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng và doanh nghiệp!
Shipping Mark là gì? Tại sao hàng hóa trong xuất nhập khẩu lại cần phải có nhãn hiệu vận chuyển? Nhãn hiệu vận chuyển có bao nhiêu loại tất cả và ghi những nội dung quan trọng nào? Nên dán nhãn hiệu này ở vị trí nào trên lô hàng?… Tất cả những câu hỏi trên sẽ được Finlogistics giải đáp ngay trong bài viết dưới đây, hãy đón xem nhé!
Tìm hiểu chi tiết về nhãn hiệu vận chuyển
Mục đích của Shipping Mark là gì?
Shipping Mark được định nghĩa là một dạng ký hiệu, từ hoặc số được gắn trên mỗi đơn vị đóng gói để dễ dàng nhận biết và xử lý hàng hóa. Shipping Mark thường được biết đến với hai mục đích sau :
Đầu tiên, đây là nhãn hiệu chứa đầy đủ thông tin, từ mặt hàng cho đến tính chất hàng hóa, giúp cho quá trình vận chuyển dễ dàng hơn. Đơn vị vận chuyển cũng dễ dàng xử lý các thùng hàng trong quá trình vận chuyển cũng như quá cảnh mà không làm tổn hại đến sản phẩm bên trong. Đồng thời, giúp họ giao hàng đúng địa điểm mà người gửi yêu cầu.
Tiếp theo, nhãn hiệu vận chuyển giúp người nhận dễ dàng kiểm tra hàng hóa, chẳng hạn như số lượng, loại hàng cùng nhiều thông tin khác.
Nhãn hiệu vận chuyển có mấy loại?
Nắm rõ được định nghĩa, bạn cũng cần tìm hiểu thêm các loại Shipping Mark. Ngày nay, khi việc xuất nhập khẩu ngày càng phát triển thì nhãn hiệu vận chuyển ngày càng được đa dạng hơn về mặt hình thức cũng như cách in, dưới đây là một vài loại nhãn dán phổ biến hiện nay:
Ý nghĩa của Shipping Mark trong vận chuyển quốc tế
Vậy Shipping Markcó ý nghĩa như thế nào trong việc vận chuyển hàng hóa xuất khẩu?
Quá trình vận chuyển sẽ dễ dàng hơn khi có nhãn hiệu vận chuyển, vì đơn vị vận chuyển sẽ có thể nhận dạng được hàng hóa và nắm rõ được tính chất của hàng hóa và xử lý trong quá trình vận chuyển được đúng cách, an toàn cho hàng hóa.
Hạn chế việc sai sót về mặt hàng cũng như thất thoát và mất mát trong quá trình vận chuyển cũng như bảo quản.
Nhãn hiệu vận chuyển cũng bao gồm các thông tin về các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, giúp hải quan kiểm soát được chính xác các lô hàng xuất – nhập.
Những thay đổi phát sinh trong quá trình vận chuyển nội địa ở nước nhập khẩu đều có thể được giải quyết và xử lý nhanh chóng nhờ vào nhãn hiệu vận chuyển. Và nhờ đó sẽ hạn chế được việc phát sinh các khoản chi phí bị đội lên vì sự chậm trễ cho cả bên xuất khẩu và bên nhập khẩu.
Nhãn hiệu vận chuyển phải được đóng gói trên từng kiện hàng và có đầy đủ các thông tin cần thiết.
Các thông tin cần có trên Shipping Mark
Thông tin quan trọng
Tùy thuộc vào quy mô mà các đơn vị, doanh nghiệp được yêu cầu đưa ra Shipping Mark phù hợp. Có nhiều ngành hàng hoặc đơn vì chỉ cần đưa ra các thông tin cần thiết và đầy đủ nhưng cũng nhiều ngành hàng yêu cầu cần phải có đầy đủ mọi thông tin.
Những thông tin gì cần có trên nhãn hiệu vận chuyển?
*) Lưu ý: Các quy định về nhãn hiệu vận chuyển đều dựa vào thỏa thuận riêng giữa bên bán và bên mua chứ không hề có một văn bản pháp quy nào quy định cụ thể. Tuy nhiên, phải thể hiện được những thông tin cơ bản như sau:
Tên hàng (bằng tiếng Anh)
Tên đơn bị sản xuất/ xuất khẩu
Mã ký hiệu hàng hóa
Tên đơn vị nhập khẩu
Thứ tự các kiện hàng hóa
Nhà sản xuất
Lưu ý sắp xếp hàng hóa, số thứ tự các kiện hàng ….
Số thứ tự kiện/ tổng số kiện
Ngoài ra, có thể thêm các thông tin như Số hợp đồng/ Commercial Invoice trên Shipping Mark.
Quy định về Nhãn hiệu vận chuyển
Quy định hiện hành về ghi nhãn đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định tại mẫu nhãn hiệu vận chuyển theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 của Chính phủ về Nhãn hàng hóa. Nhãn hiệu càng đầy đủ giúp cho quá trình xử lý hàng hóa được nhanh chóng, chính xác.
Nên dán nhãn hiệu vận chuyển ở đâu?
Việc dán Shipping Mark cũng có những quy định tiêu chuẩn chung, cụ thể như sau:
Nhãn hiệu vận chuyển phải được gắn ở bao bì sản phẩm, hàng hóa ở vị trí dễ quan sát nhất để có thể dễ dàng đọc được đầy đủ các thông tin cũng như quy định mà không phải tháo bao bì cũng như tháo rời các phần của sản phẩm.
Nếu đó là sản phẩm không thể được mở bao bì thì bên ngoài bao bì phải thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết.
Đối với trường hợp nhãn hiệu vận chuyển không thể thể hiện đầy đủ các thông tin thì cần bổ sung thêm các tài liệu cần thiết về sản phẩm được đính kèm.
Nhãn hiệu vận chuyển nên được dán ở những vị trí nào?
Tổng kết
Trên đây là những thông tin, nội dung chi tiết, liên quan đến Shipping Mark là gì trong xuất nhập khẩu. Hãy liên hệ với Finlogistics để được đội ngũ tư vấn của chúng tôi hỗ trợ các vấn đề liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu như: vận chuyển hàng hóa quốc tế – nội địa, làm thủ tục thông quan Hải Quan, xin giấy tờ, chứng từ khó,… Tất cả dịch vụ đều đảm bảo chất lượng, uy tín và với mức giá phù hợp nhất cho khách hàng!
Thuật ngữ “hàng Consol” thường không được sử dụng phổ biến. Nếu làm các bước xuất nhập khẩu thì chắc chắn bạn phải hiểu rõ về hàng FCL và hàng LCL, nhưng hàng Consol là gì thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết hôm nay, Finlogistics sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất về mặt hàng này, cũng như những lưu ý khi thực hiện Co-loading hàng hóa, cùng theo dõi nhé!
Hàng Consol tuy không phổ biến nhưng lại đem lại khá nhiều lợi ích lớn nếu được tận dụng tốt
Khái niệm hàng Consol là gì?
Định nghĩa
Hàng Consol là gì? Consol chính là viết tắt của Consolidation, chỉ hành động hợp nhất hoặc gom nhiều lô hàng lẻ dưới dạng LCL (Less than Container Load) của một bên gom hàng (gọi là Consolidator/ Groupage Operator). Consol xuất hiện trong hoạt động giao nhận, xuất nhập khẩu hàng hóa, khi mà hàng bị xếp thiếu hoặc không đủ cho một container.
Do đó, khi thực hiện xuất khẩu hoặc nhập khẩu, gặp tình trạng này, hàng của bạn có thể ghép chung container cùng với một số lô hàng khác cùng loại. Theo đó:
Co-loader(bên đóng ghép hàng lẻ LCL): Trên thực tế, những Co-loader sẽ đóng khá nhiều vai trò khác nhau (bên bán lại cước hàng lẻ, bên gom hàng lẻ hay bên gom hàng nguyên cont) hoặc có thể kết hợp nhiều vai trò lại với nhau, tùy theo từng tình huống cụ thể.
NVOCC (Non Vessel Operating Common Carrier): Có thể hiểu đây là một đơn vị kinh doanh vận tải đường biển, có thể gọi là Carrier, có nhiệm vụ mua bán cước phí khác với hãng tàu (Shipping line). Một đặc điểm khác đó là NVOCC không sở hữu bất kỳ tàu vận tải nào.
Consolidator (bên gom hàng lẻ LCL): Người book cước với NVOCC để có mức giá cước tốt hơn hoặc trao đổi mua trực tiếp từ hãng tàu vận tải.
Để vận chuyển được hàng lẻ, thì Shipper phải vận chuyển hàng hóa tới điểm tập kết, được gọi là CFS (Container Freight Station), vận hành bởi những hãng tàu hoặc các Consolidator. Tại đây, hàng hóa có cùng đặc điểm, tính chất hay cùng cảng đích,… thì sẽ được gom và đóng chung cùng vào một container.
Nếu như việc gom hàng và đóng hàng được hãng tàu thực hiện thì container đó sẽ được gọi là Container LCL/LCL Box
Mặt khác, nếu container đó được các Consolidator gom và đóng hàng thì lại được gọi là hàng Consol (hoặc Consol Box/ Consol Container)
Sau khi đã tìm hiểu rõ những định nghĩa về hàng Consol là gì, thì bạn cũng nên biết về những điểm mạnh cũng như hạn chế của loại hàng này.
Điểm mạnh
Hàng Consol không cần phải thực hiện và chịu những chi phí liên quan đến lô hàng FCL, ví dụ như: lấy container rỗng từ bên Depot của hãng tàu; đảm bảo container sạch sẽ hay được nguyên vẹn; đóng hàng vào container tại kho của riêng của doanh nghiệp hoặc bên thứ ba; sắp xếp nhân công đóng hàng; vận chuyển container đã đóng tới cảng đích;…
Hàng Consol có cước phí thấp, khi sử dụng bạn chỉ cần phải trả cho không gian bên trong một container mà bạn sử dụng. Các Consolidator sẽ tính toán không gian hoặc trọng lượng (Freight ton) mà hàng hóa của bạn sử dụng bên trong container và đưa ra mức phí tương ứng. Chi phí này thường sẽ rẻ hơn so với chi phí đầy đủ của FCL, dựa trên việc sử dụng không gian hay trọng lượng container.
Hàng Consol là cơ hội tốt để kiểm tra mức độ tin cậy của dịch vụ của một nhà cung cấp mới hoặc nhằm để kiểm tra những sản phẩm mới mà bạn đặt mua. Số lượng hàng hóa càng nhỏ thì càng mang lại sự linh hoạt cho cả bên gửi hàng và bên nhận hàng.
Hạn chế
Hàng Consol chí có thể phát hành House bill, mà không thể dùng Master bill.
Hàng Consol sẽ gặp khó khăn trong việc lựa chọn Consolidator uy tín, chất lượng và có kinh nghiệm. Vì loại hàng này phải cần lên kế hoạch và được tổ chức kỹ lưỡng, nên các Shipper cần phải nắm rõ về các chi phí, tần suất vận chuyển, thời gian vận chuyển và kích thước hàng hóa để có thể đảm bảo lập kế hoạch hiệu quả, tối ưu.
Hàng Consol có thể sẽ dễ bị chậm trễ tại CFS đầu xuất, để chờ những hàng hóa khác.
Hàng Consol có khả năng bị hư hại nhiều hơn so với hàng FCL, bởi vì hàng hóa phải trải qua khá nhiều quá trình xử lý tại nhiều địa điểm tập kết khác nhau. Không những thế, hàng hóa còn phải được gom hàng hoặc xếp dỡ hai lần tại một vài điểm.
Hàng Consol có khả năng sẽ bị tạm giữ toàn bộ container, để tiến hành kiểm tra hoặc điều tra Hải Quan. Ngay cả khi chỉ một trong số những hàng hóa bên trong container bị cơ quan Hải Quan nghi ngờ.
Có thể nhận thấy sự khác biệt lớn về thời gian vận chuyển giữa hàng LCL và FCL đến cùng một cảng đích. Các Shipper và CNEE phải nắm rõ điều này để có thể sắp xếp những chuyến hàng cho phù hợp nhất.
Đơn vị phụ trách hàng Consol là gì?
Các doanh nghiệp có hàng sẽ liên hệ với những đơn vị dịch vụ để báo giá cước và thủ tục thực tế. Chủ hàng ít khi phân biệt rằng hàng full cont đi bên A, hàng lẻ đi bên B mà họ sẽ gửi hết tất cả thông tin hàng hóa của mình cho bên dịch vụ để hỗ trợ mình. Do đó, các công ty Logistics hoặc chuyên Forwader khi nhận được những thông tin này sẽ bán cước lại cho những công ty Coloader.
Nhiều người sẽ nghĩ nếu cứ trao đổi qua lại như vậy giá cước mà chủ hàng phải trả có bị tăng hay không? Trên thực tế thì giá cước mà Coloader đưa ra cho những công ty Logistics chính là giá buôn. Để giữ chân khách hàng của mình thì công ty Logistics sẽ tự điều chỉnh giá cước sao phù hợp với khách hàng.
Đơn vị nào chịu trách nhiệm về hàng Consol?
Co-loading trong hàng Consol có vai trò như thế nào?
Hàng Coload là gì?
Hàng Coload là hình thức vận tải trong vận chuyển hàng hóa, áp dụng đối với hai hình thức hàng lẻ (LCL) và hàng full container (FCL). Hiểu một cách đơn giản thì khi lô hàng của bạn trải qua nhiều đơn vị vận chuyển để tới được cảng đích thì đó gọi là hàng Coload.
Quá trình Co-loading trong hàng Consol là việc đem hàng lẻ (LCL) của một đơn vị Forwarder (hoặc bên Consolidator) đi đóng ghép cùng với Master Consolidator hoặc hàng nguyên container (FCL) đi đóng ghép cùng với NVOCC.
Vai trò của hoạt động Co-loading trong hàng Consol
Đơn vị Forwarder không đủ hàng để tự mình mở container chứa hàng Consol, nhưng phải cho hàng hóa đi kịp chuyến đúng với lịch tàu đã book với phía khách hàng. Do đó, Co-loading sẽ giúp Forwarder tránh lãng phí hoặc bị lỗ nếu như tự mở container Consol, khi lượng hàng ít và buộc phải giữ uy tín với các khách hàng.
Đơn vị Forwarder muốn có giá cước và dịch vụ tốt hơn hoặc được nhận tiền Refund cao hơn từ phía Master Consolidator.
Đơn vị Forwarder có thể nhận vận chuyển Co-loading trong hàng Consol đến những cảng đích mà phía họ không có dịch vụ.
Những lý do khác, ví dụ như: Forwarder không có Bill of Lading đến thị trường Hoa Kỳ, nên phải dùng B/L trực tiếp của bên gom hàng lẻ để cấp cho khách hàng của mình,…
Lợi ích của Co-loading trong hàng Consol cho các bên tham gia
Các Co-loader sẽ cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa, với lịch tàu và giá cước linh hoạt dành cho khách hàng hoặc có thể giảm lỗ hoặc tăng thêm lợi nhuận sao cho phù hợp.
Master Loader sẽ tận dụng hết dung tích của container chứa hàng Consol và có thể bán cước với mức giá cạnh tranh.
Hãng tàu vận tải sẽ nhận thêm container từ các chủ container hàng Consol hoặc các NVOCC/ hãng tàu khác, cũng như tận dụng hết tất cả các slot ở trên tàu.
Khách hàng sẽ được hưởng lợi khá nhiều từ việc Co-loading trong hàng Consol, ví dụ như: chủ động sắp xếp thời gian để xuất hàng, có thể đáp ứng tốt lịch giao hàng đã ký với bên nhập khẩu, có được dịch vụ tốt với giá cước cạnh tranh.
Co-loading hàng Consol có lợi ích gì cho các bên tham gia?
Những lưu ý cần biết khi tiến hành gửi hàng Co-load và hàng Consol là gì?
Một số vấn đề thường xảy ra
Hàng Consol thường sẽ có sự chênh lệch lớn về cước khá nhiều, ngoài ra hàng lẻ LCL sẽ phát sinh thêm nhiều chi phí tại kho gom hàng lẻ, do đó các chủ hàng cần hiểu trước về những loại chi phí này.
Hàng Consol nếu được thực hiện vận chuyển bởi những đơn vị vận chuyên không uy tín thì sẽ gây nhiều bất lợi cho chủ hàng.
Thường thì các Coloader sẽ chờ hàng đến từ những nguồn khác nhau và không phải lúc nào tất cả lô hàng gom lại đều sẽ đến cùng một lúc. Lúc này, chi phí lưu kho bãi tại điểm gom hàng sẽ phát sinh cùng với nhiều loại phí đóng hàng.
Master Consolidator là gì?
Master Consolidator là bên mua lại chỗ trên tàu vận tải và container, để có thể thu gom hàng lẻ từ những doanh nghiệp xuất khẩu và các công ty chuyên Forwarder nhỏ lẻ. Sau đó, Master Consolidator sẽ tiến hành sắp xếp hàng hóa và đóng lại với nhau thành một full cont, sau đó vận chuyển chúng đến cảng chuyển tải.
Hàng hóa tiếp đó sẽ được bốc dỡ ra một lần nữa tại cảng, để có thể sắp xếp lại theo cùng cảng đích. Hàng được đóng vào cùng một container, trước khi được vận chuyển đến cảng đích cuối cùng.
Thế nào là LCL Coloader?
LCL Coloader đóng vai trò trong hàng Consol là gì? Trong thực tế, những lô hàng Consol trong cùng một Container không phải lúc nào cũng sẽ đi đến cùng một cảng đích. Chúng nhiều khi chỉ được vận chuyển cùng chung một container trên một chặng đường nào đó.
Sau đó, sẽ lại được sắp xếp vào những container khác nhau trước khi đi tiếp về cảng. Trên thị trường hiện nay, những người làm Sales hàng lẻ (LCL Coloader) thường thông qua những công ty Forwarder hoặc đọc báo cáo tài chính để tiến hành gom hàng.
Bài viết này đã mang đến cho bạn tất cả những nội dung, thông tin cụ thể và liên quan đến chủ đề hàng Consol là gì và tầm quan trọng của hoạt động Co-loading trong hàng Consol. Nếu đang cần tìm một đơn vị chuyên Forwarder uy tín, cung cấp dịch vụ vận chuyển tối ưu, chất lượng với mức phí ưu đãi thì hãy chọn lựa Finlogistics bạn nhé!
Những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển là một vấn đề lớn mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần phải lưu ý hàng đầu. Bởi vì, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa. Quá trình vận tải bằng đường biển thường sẽ phát sinh rất nhiều phụ phí khác nhau, do đó bạn có thể tham khảo chi tiết những loại phí đó trong bài viết dưới đây của Finlogistics nhé!
Tổng hợp các loại phụ phí trong vận chuyển hàng hóa đường biển
Những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển là gì?
Nhằm mục đích hiểu rõ về những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển một cách cụ thể, thì bạn cần phải biết phụ phí vận tải đường biển là gì?
Phụ phí vận tải đường biển (Ocean Freight Surcharges) là những khoản chi phí được tính thêm, cộng vào cước vận tải biển trong biểu giá của hãng tàu hoặc của công hội.
Mục đích của những khoản phụ phí này chính là nhằm để bù đắp thiệt hại cho hãng tàu, những chi phí phát sinh thêm trong quá trình vận chuyển hay doanh thu bị giảm đi do những nguyên nhân khách quan cụ thể nào đó (ví dụ như: giá thành nhiên liệu bị thay đổi, chiến tranh bùng nổ,…).
Khi tiến hành tính toán tổng chi phí, chủ hàng cần phải lưu ý tránh bỏ sót những khoản phụ phí thêm vào, mà hãng tàu đang áp dụng ở trên tuyến vận tải mà lô hàng của mình sẽ đi qua.
Như vậy, có thể hiểu rằng phụ phí vận tải đường biển sẽ thường xuyên phát sinh trong khi vận chuyển hàng hóa, sản phẩm. Vậy cụ thể có những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển nào mà doanh nghiệp cần nắm rõ?
Vận chuyển đường biển có khá nhiều loại phụ phí khác nhau
Những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển mà bạn cần biết
Dưới đây là những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển thường gặp nhất, các doanh nghiệp hãy đọc kỹ để có thể dự trù được các khoản phí cần phải trả sau này:
Phí THC (Terminal Handling Charge): Đây là một trong những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển, trả cho việc xếp dỡ hàng hóa tại cảng, cũng là khoản phí thu trên mỗi thùng hàng container để bù đắp vào chi phí cho những hoạt động làm hàng tại cảng, ví dụ như: xếp dỡ, tập kết container,…
Phí Handling (Handling Fee): Đây là loại phí do những công ty giao nhận hàng đặt ra nhằm để thu Shipper hay Consignee. Handling là quá trình mà một đơn vị Forwarder giao dịch với đại lý, công ty đối tác của họ ở nước ngoài, nhằm để thỏa thuận về việc đại diện cho đại lý ở nước ngoài đó tại thị trường Việt Nam.
Phí chứng từ (Documentation Fee): Đây là một trong những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển phổ biển nhất hiện nay. Đối với những lô hàng xuất khẩu thì những hãng tàu và đơn vị Forwarder phải phát hành Bill of Lading (vận đơn đường biển) hoặc Airway Bill (vận đơn đường hàng không).
Phí AMS (Automatic Manifest System): Đây là phí dùng để truyền dữ liệu của Hải Quan cho lô hàng đi các nước như: Mỹ, Canada,…
Phí AFR (Advance Filing Rules): Đây là phí dùng để truyền dữ liệu của Hải Quan cho lô hàng đi Nhật Bản.
Phí ENS (Entry Summary Declaration): Đây là phí dùng để truyền dữ liệu Hải Quan cho lô hàng đi các nước châu Âu.
Phí CFS (Container Freight Station Fee): Đây chính là phí xếp dỡ và quản lý của kho tại cảng biển.
Cleaning Fee: Đây cũng là một trong những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển, chi trả cho khoản vệ sinh thùng container.
Phí Bill (Bill of Lading): Đây là phí để làm Bill, giúp các hãng tàu làm vận đơn và những thủ tục cần thiết về giấy tờ cho lô hàng xuất khẩu của mình.
Phí D/O (Delivery Order): Danh sách những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển bao gồm cả lệnh giao hàng.
Phí Det (Detention): Phí lưu container tại kho riêng của khách hàng cũng là một trong những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển.
Phí Dem (Demurrage): Đây là phí để lưu trữ các thùng container tại kho bãi (cảng).
Phí ISPS (International Ship and Port Facility Security): Phụ phí bảo đảm an ninh cùng nằm trong list những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển cần quan tâm.
Phí CIC (Container Imbalance Charge): Khoản phụ phí (ngoài cước biển) này giúp chủ hàng có thể để bù đắp các chi phí phát sinh từ việc vận chuyển (Re-Position) một lượng lớn vỏ container rỗng, từ nơi thừa đến nơi thiếu.
Một số loại phụ phí vận chuyển hàng hóa đường biển phổ biển
Phí Telex: Đây là loại phí điện giao hàng. Một hình thức giao hàng cho phía Consignee mà bên Shipper không cần phải gửi Bill gốc.
Phí ISF (Importer Security Filing): Một loại phí dùng để truyền dữ liệu của Hải Quan đi sang Mỹ cho phía Consignee
Phí Lift On/Off: Đây là phí trả cho việc nâng/ hạ container
Phí Courier Fee: Phí chuyển phát nhanh này được thực hiện bởi các đơn vị vận chuyển có tiếng như DHL hay FedEx hay UPS.
Phí PSS (Peak Season Surcharge): Phụ phí này thường được những hãng tàu áp dụng trong mùa cao điểm, bắt đầu từ tháng 8 cho đến tháng 10.
Phí PCS (Port Congestion Surcharge): Đây là loại phí tắc nghẽn cảng, áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra tình trạng bị ùn tắc.
Phí Seal: Những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển không thể thiếu đó là phí niêm chì container
Phí chỉnh sửa B/L (Amendment Fee): Phí này được áp dụng khi doanh nghiệp cần chỉnh sửa Bill of Lading.
Phí LSS (Low Sulphur Surcharge): Đây là phụ phí giảm thải chất lưu huỳnh.
Phí CAF (Currency Adjustment Factor): Đây là phụ phí biến động của tỷ giá ngoại tệ, là khoản phụ phí (ngoài phí cước biển) mà hãng tàu thu từ phía chủ hàng.
Phí BAF/FAF (Bunker Adjustment Factor/Fuel Adjustment Factor): Đây là khoản phụ phí (ngoài phí cước biển) mà hãng tàu lấy từ phía chủ hàng để bù vào thiệt hại do biến động giá nhiên liệu.
Lời kết
Trên đây là những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển thông dụng nhất hiện nay mà các chủ hàng, doanh nghiệp cần chú ý khi thực hiện vận tải hàng hóa. Mong rằng bài viết này của Finlogistics sẽ giúp ích được bạn nếu đang tìm hiểu về nghiệp vụ kho hàng hoặc gặp những vấn đề về xuất nhập khẩu. Hãy liên hệ cho công ty chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời và tư vấn MIỄN PHÍ!
Incoterm là gì? Tìm hiểu nội dung Incoterm là bước đầu tiên khi tham gia học tập và làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Có nhiều người đã tiếp xúc nhiều với thuật ngữ này, nhưng để áp dụng đúng vào trong thực tế lại không dễ dàng. Trong bài viết dưới đây của Finlogistics, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Incoterm là gì và những thuật ngữ liên quan chi tiết về các điều khoản quan trọng này nhé!
Khái niệm Incoterm trong hoạt động xuất nhập khẩu
Incoterm là gì?
Định nghĩa
Incoterm bao gồm các điều khoản thương mại quốc tế chuẩn hóa, được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ công nhận và sử dụng. Nội dung của Incoterm liên quan đến hai trọng điểm:
Trách nhiệm giữa bên bán và bên mua
Vị trí chuyển giao trách nhiệm, rủi ro, chi phí từ bên bán sang bên mua
Incoterm sẽ do phòng Thương mại Quốc tế (ICC – International Chamber of Commerce) phát hành. Bộ quy tắc này được xuất bản bằng nhiều ngôn ngữ và được sử dụng phổ biến nhất trong Tiếng Anh. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo Incoterm 2000, 2010, 2020 bằng Tiếng Việt từ chính đơn vị xuất bản tại Việt Nam.
Ở Incoterm 2010, Incoterm được chia thành 11 điều, nằm trong 4 nhóm E, F, C, D cụ thể như sau:
Incoterm ra mắt nhằm làm rõ điều kiện thương mại quốc tế. Qua đó, phân chia trách nhiệm, rủi ro, chi phí trong quá trình chuyển giao hàng hóa từ phía bán sang bên mua. Nhờ có Incoterm, các bên tham gia giao dịch có thể đạt được thống nhất. Đồng thời giảm thiểu tranh chấp phát sinh do sự bất đồng, hiểu sai về quyền lợi và nhiệm vụ.
Trường hợp không có Incoterm, các bên tham gia sẽ phải đàm phán và thống nhất từng chi tiết, dẫn kiến kéo dài thời gian thương thảo, hợp đồng cũng sẽ trở nên dài dòng, không có trọng điểm. Thay vào đó, Incoterm mang đến một bộ quy tắc với điều kiện kèm theo. Khi đã lựa chọn điều khoản nào thì xem như đã đồng ý với những điều kiện đính kèm đó.
Những điểm cần lưu ý về Incoterm là gì?
#Không mang tính bắt buộc
Khi tham gia ký kết, bạn cần lưu ý vai trò của Incoterm là gì? Đầu tiên, Incoterm không phải luật pháp, do đó nó không mang tính bắt buộc. Incoterm là tập quán thương mại được nhiều bên áp dụng.
Vì thế bạn có thể sử dụng quy tắc trong Incoterm để tham khảo. Chỉ khi nào cả bên bán và mua đồng ý với điều kiện nào đó trong Incoterm. Sau đó đưa vào văn bản ký kết. Lúc này nội dung của Incoterm mới được áp dụng và mang tính ràng buộc.
#Nhiều phiên bản hiện hành
Thực tế, Incoterm có nhiều phiên bản và các phiên bản sau không phủ nhận hiệu lực của phiên bản trước. Phiên bản Incoterm được ban hành vào năm: 1936, 1953 (Sửa đổi vào năm 1967 & 1976), 1980, 1990, 2000, 2010 và mới nhất là Incoterm 2020.
Điều này đòi hỏi khi sử dụng Incoterm trong giao thương quốc tế, bạn cần hiểu rõ quy tắc của từng phiên bản Incoterm là gì. Để từ đó có thể đối chiếu, xác định nhiệm vụ và quyền lợi các bên.
Incoterm được dùng để xác định vị trí chuyển giao trách nhiệm, rủi ro, chi phí giữa người bán và người mua. Những nội dung khác liên quan đến quyền sở hữu hàng hóa, biện pháp xử lý khi vi phạm hợp đồng không được bao gồm. Do đó, những vấn đề này nên được thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng.
Lời kết
Hy vọng bài viết này đã phần nào giúp bạn hiểu rõ những điều kiện và nội dung quan trọng ở trong Incoterm là gì. Hãy tìm hiểu các quy định quốc tế trước khi tham gia mua bán, để hoạt động trao đổi hàng hóa thương mại diễn ra thật thuận lợi. Hoặc hãy liên hệ với Finlogistics để tìm hiểu thêm và được tư vấn về quy trình xuất nhập khẩu cũng như những giấy tờ, thủ tục Hải Quan liên quan nhé!
Ngoại thương được xem là những hoạt động buôn bán và trao đổi hàng hóa trên thị trường quốc tế theo nguyên tắc ngang bằng giá cả đã quy định. Trong đó, hợp đồng ngoại thương là một trong những giấy tờ quan trọng nhất trong việc thực hiện thỏa thuận mua bán giữa các đối tác với nhau. Vậy khái niệm, đặc điểm cùng những nội dung xoay quanh loại hợp đồng này như thế nào? Tất cả sẽ được Finlogistics bật mí dưới đây!
Tìm hiểu Hợp đồng ngoại thương là gì?
Tổng quan chung về Hợp đồng ngoại thương
Khái niệm
Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract) hay còn được gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu, một thỏa thuận pháp lý giữa bên mua và bên bán giữa các quốc gia khác nhau. Trong đó, hợp đồng này quy định bên bán phải cung cấp đúng và đủ hàng hóa, sản phẩm và gửi lại những chứng từ, giấy tờ liên quan đến cho bên mua. Còn nghĩa vụ của bên mua sẽ là trả cho bên bán các chi phí cho lô hàng đó.
Hợp đồng ngoại thương được xác định trên một văn bản chính thức, gồm các điều khoản và điều kiện có sẵn trong Văn bản mẫu cụ thể và chứng thực bằng chữ ký của hai bên. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, hợp đồng sẽ xác định rõ vai trò và trách nhiệm của hai bên:
Bên mua hàng: sẽ nhận hàng hóa và thanh toán đầy đủ số tiền chi phí cho bên bán hàng.
Bên bán hàng: giao hàng hóa đúng và đủ số lượng cũng như chất lượng theo thời gian quy định.
– Ví dụ điển hình về Hợp đồng ngoại thương
Một công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam xuất khẩu 10 tấn vải thiều sang cho doanh nghiệp đối tác tại Nhật Bản. Trong khi ký kết hợp đồng mua bán loại trái cây này, thì hai bên đã ký kết một bản Sales Contract, ghi những điều khoản giao dịch. Cụ thể, hợp đồng này được phân thành hai bản bằng tiếng Việt và tiếng Nhật và đều có hiệu lực pháp lý như nhau.
– Hợp đồng ngoại thương có hiệu lực từ khi nào?
Theo nguyên tắc, hợp đồng bằng văn bản đương nhiên sẽ có hiệu lực khi bên cuối cùng tiến hành ký vào hợp đồng, trừ khi cả hai bên đều thống nhất hợp đồng sẽ có hiệu lực vào thời điểm khác.
– Trước khi ký Hợp đồng ngoại thương thì hai bên mua bán cần lưu ý những bước sau:
Khi ký kết Hợp đồng, doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ về đối tác của mình: thông tin về doanh nghiệp đối tác càng rõ ràng thì sẽ hạn chế được những rủi ro trong hoạt động giao dịch thương mại. Do đó, cần quan tâm tới những yếu tố quan trọng như lịch sử hình thành, ngành nghề kinh doanh, kênh website, trụ sở văn phòng,… Có thể tạo các buổi gặp mặt trực tiếp hoặc trực tuyến, tiến hành tham quan nhà xưởng hoặc nhờ bên thứ 3 tiến hành giám định về năng lực tài chính của đối tác.
Những yếu tố về Luật pháp khi đưa vào trong Hợp đồng: Hợp đồng ngoại thương chính là căn cứ pháp lý quan trọng để giải quyết các mẫu thuẫn phát sinh giữa các bên mua bán trong quá trình trao đổi. Vì vậy, việc dựa vào Luật pháp để soạn thảo Hợp đồng xuất nhập khẩu là rất cần thiết. Hơn nữa, việc áp dụng Luật quốc gia hay tuân theo tập quán thương mại quốc tế cũng cần được quy định cụ thể, rõ ràng trong hợp đồng.
Xác định rõ ràng loại hình Hợp đồng phù hợp trước khi soạn thảo: cần sử dụng đúng loại Hợp đồng xuất nhập khẩu như: hợp đồng dài hạn, hợp đồng ngắn hạn, hợp đồng gia công, hợp đồng tư vấn, hợp đồng chuyển giao công nghê,…
Xác định người lập Hợp đồng: cần lưu ý đối với những bản hợp đồng quan trọng nên giành quyền chủ động trong việc thành lập hợp đồng, thông thường người giành quyền chủ động lập hợp đồng sẽ có thể thể hiện được đầy đủ những mong muốn của phía doanh nghiệp trên bản hợp đồng
Khái niệm về Hợp đồng thương mại trong xuất nhập khẩu
Đặc điểm
Đối với Hợp đồng ngoại thương sẽ có một vài đặc điểm khác với những loại hợp đồng khác sau:
Chủ thể của hợp đồng sẽ là bên mua hàng và bên bán hàng, họ có thể là thể nhân, pháp nhân hoặc trong trường hợp đặc biệt chính là Nhà nước.
Đối tượng của hợp đồng phải là hàng hóa, sản phẩm.
Nội dung của hợp đồng sẽ là toàn bộ nghĩa vụ và trách nhiệm của hai bên trong việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, sản phẩm cũng như việc giao hàng cho bên mua hàng và thanh toán chi phí cho bên bán hàng.
Hình thức của hợp đồng có thể bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng những hành động cụ thể.
Hợp đồng mua bán hàng hóa chính là bản hợp đồng song vụ và có cam kết rõ ràng giữa đôi bên.
Hợp đồng dài hạn (có thời gian thực hiện trong thời gian dài và được chia thành nhiều lần giao hàng trong khoảng thời gian đó).
Hợp đồng ngắn hạn (có thời gian thực hiện ngắn hơn và thường được giao hàng trong một lần).
Phân loại các mẫu Hợp đồng thương mại
Hướng dẫn chuẩn bị và soạn thảo Hợp đồng ngoại thương
Bố cục cụ thể của Hợp đồng ngoại thương
Phần mở đầu hợp đồng
Tên hợp đồng và mã số hợp đồng
Thời gian thành lập hợp đồng
Thông tin cá nhân của bên mua hàng và bên bán hàng
Nội dung chính của hợp đồng
Mô tả chi tiết về hàng hóa, sản phẩm bao gồm: số lượng, chất lượng, giá thành, đơn vị tính, quy cách đóng gói, tổng số tiền của lô hàng,…
Những điều kiện để tiến hành giao hàng, thanh toán chi phí, bảo hiểm bảo hành, hình thức vận chuyển, cảng xuất cảng nhập,…
Phần cuối của hợp đồng
Thời gian quy định có hiệu lực của hợp đồng
Chữ ký và đóng dấu mộc của phía đại diện hai bên
Những nội dung chính trong Hợp đồng ngoại thương
Nội dung của bản Hợp đồng ngoại thương sẽ có khá nhiều thông tin cực kỳ quan trọng mà cả bên bán lẫn bên mua cần phải chú ý. Nếu thiếu đi phần nội dung nào đó thì có thể sẽ ảnh hưởng đến những quyền lợi của một trong hai bên. Do đó, trước khi đưa ra hợp đồng, doanh nghiệp cần kiểm tra thật kỹ những mục sau:
Commodity: Phần mô tả tổng quan về hàng hóa, sản phẩm.
Quality: Phần mô tả về chất lượng của hàng hóa, sản phẩm.
Quantity: Phần đưa ra số lượng hay trọng lượng, dựa vào đơn vị tính toán được quy định sẵn cho hàng hóa, sản phẩm.
Price: Đơn giá cần được ghi rõ ràng, dựa trên những điều kiện về thương mại đã chọn lọc, cũng như tổng số tiền trong hợp đồng cần được thanh toán đầy đủ.
Shipment: Phần này mô tả thời gian cũng như địa điểm giao hàng.
Payment: Phương thức thanh toán, chú ý phải là phương thức quốc tế mới có thể tiến hành thanh toán.
Packing and Marking: Nêu ra những quy cách đóng gói đối với bao bì, cũng như phần nhãn mác của hàng hóa, sản phẩm.
Warranty: Nêu ra tất cả những nội dung chính sách bảo hành hàng hóa, sản phẩm của bên bán hàng.
Insurance: Bên bán hàng sẽ có những chính sách bảo hiểm cho hàng hóa, sản phẩm dành cho bên mua, dựa vào bên nào sẽ mua, mua theo những điều kiện như thế nào, đến nơi nào để có thể khiếu nại và đòi lại tiền bồi thường bảo hiểm?,…
Arbitration: Những quy định, luật lệ của hợp đồng và đối tượng (trọng tài) nào sẽ được chọn để giải quyết cho cả hai bên khi xảy ra vi phạm hợp đồng.
Claim: Điều khoản về những trường hợp muốn khiếu nại trong quá trình giao dịch, mua bán hàng hóa, sản phẩm.
Force Majeure: Điều khoản về những trường hợp, tình huống bất khả kháng hoặc được miễn trách nhiệm, chỉ có thể hủy bỏ hoặc không tiếp tục thực hiện hợp đồng.
Penalty: Phần mô tả những quy định về việc phạt và bồi thường hàng hóa, sản phẩm trong trường hợp xảy ra các vấn đề vì có một bên nào đó vi phạm hợp đồng.
Other terms and conditions: Những quy định khác được thêm vào bên ngoài các điều khoản ở trên.
Để có thể soạn thảo ra một bản Sales Contract chỉn chu và đúng quy tắc, thì bạn cần lưu ý một vài điểm như sau:
Do những sự khó khăn, trở ngại về khoảng cách địa lý, ngôn ngữ bất đồng nên hai bên mua bán cần phải đạt được thỏa thuận chung, trước khi tiến hành ký kết hợp đồng, nếu có bất kỳ sự thay đổi gì thì đôi bên sẽ lại mất thêm nhiều khoản chi phí để sửa đổi.
Khi thực hiện đàm phán hợp đồng cần phải thống nhất tất cả những vấn đề có liên quan đến việc trao đổi, mua bán hàng hóa. Những điều khoản mà Pháp luật mà quốc gia hai bên cấm thì không được nêu ra, vì nếu các bên có những quy định khác nhau sẽ dẫn đến bản hợp đồng bị vô hiệu.
Hợp đồng mua bán nên ghi rõ ràng, đầy đủ ý nghĩa và tối ưu văn phong, tránh sử dụng những từ ngữ bị tối nghĩa hoặc có nhiều ý nghĩa, cách hiểu khác nhau nếu trong trường hợp xảy ra tranh chấp.
Bên ký và đóng dấu phải có thẩm quyền, nếu không thì bản hợp đồng cũng coi như vô hiệu.
Nếu bên đối tác thực hiện soạn thảo Hợp đồng ngoại thương, thì cần phải đọc kỹ càng và hiểu rõ những quyền và nghĩa vụ của mình, để tránh vi phạm hợp đồng, có thể thêm bớt điều khoản để có lợi hơn cho mình và tránh rơi vào trường hợp xảy ra sai sót hoặc bất lợi.
Ngôn ngữ được sử dụng trong hợp đồng phải là ngôn ngữ mà cả hai bên mua bán đều thông thạo hoặc nếu không thì có thể sử dụng hợp đồng song ngữ.
Một vài biểu mẫu Hợp đồng phổ biến
Nhằm mục đích hoàn thảnh bản Hợp đồng ngoại thương một cách chính xác và chặt chẽ nhất trong từng điều khoản, quy định cũng như phương thức trình bày hay những thông tin cơ bản khác, thì bạn có thể theo dõi một vài mẫu Hợp đồng ngoại thương dưới đây:
Với những nội dung, thông tin chi tiết về khái niệm Hợp đồng ngoại thương mà chúng tôi gửi đến, hy vọng sẽ có ích cho bạn trong việc thỏa thuận mua bán hàng hóa với đối tác nước ngoài một cách suôn sẻ nhất. Nếu muốn biết thêm kiến thức về các loại hợp đồng trong Logistics hoặc những chủ đề khác liên quan, hãy liên hệ ngay cho Finlogistics để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng. Chúng tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ khách hàng giải quyết và xử lý khó khăn khi thông quan hàng hoá!