Packing-List-la-gi-00-1.jpg

Packing List là gì trong hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024?

4.9/5 - (69 bình chọn)

Khái niệm Packing List là gì trong Logistics chắc hẳn đã không còn quá xa lạ đối với nhiều người. Đặc biệt, đối với những ai ở trong lĩnh vực vận tải hàng hóa hoặc kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp mới bắt đầu thì khái niệm này có lẽ vẫn sẽ khá lạ lẫm.

Vì vậy, các cá nhân, doanh nghiệp nếu muốn hoạt động trong ngành Logistics, thì cần phải nắm vững về định nghĩa cũng như những đặc điểm riêng của từng loại phiếu đóng gói. Finlogistics sẽ giúp bạn hiểu thêm về loại hình này, chỉ gói gọn trong bài viết dưới đây, nên bạn đừng vội bỏ qua nhé!

Packing List là gì?
Tìm hiểu về Packing List – phiếu chi tiết hàng hóa


Packing List là gì?

Để làm rõ khái niệm Packing List là gì, hãy cùng Finlogistics lần lượt tìm hiểu về định nghĩa, phân loại cũng như công dụng của loại giấy tờ quan trọng này nhé.

Định nghĩa

Packing List (hay còn gọi là bảng kê khai/ phiếu chi tiết hàng hóa) là một trong những thành phần không thể thiếu trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm. Nó mô tả chi tiết những thông tin, nội dung chính của lô hàng và không bao gồm cả giá trị của lô hàng.

Nếu như dịch sát theo nghĩa tiếng anh đơn thuần, thì Packing List sẽ có nghĩa là “chi tiết đóng gói” hay “danh sách đóng gói”. Tại Việt Nam, dân ngành xuất nhập khẩu thường gọi đây là “phiếu đóng gói”. Đối với ngành dịch vụ hậu cần nói chung, Packing List hỗ trợ cho quá trình xuất nhập hàng hóa được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Trong quá trình xuất nhập hàng hóa, các doanh nghiệp sẽ cần kê khai chính xác những thông tin về những loại hàng hóa cần làm xuất nhập khẩu. Bởi lẽ, chẳng có ai có thể được ghi nhớ được hết những danh sách dài đằng đẵng kia. Do đó, bạn cần phải có phiếu đóng gói hàng hóa để có thể làm danh sách hàng hóa, sản phẩm xuất nhập khẩu, nhằm mục đích bảo đảm đúng theo yêu cầu khách hàng và quy định Pháp luật.

Phiếu Packing List trong hoạt động xuất nhập khẩu là loại giấy tờ, chứng từ khá quan trọng, cần phải được lưu giữ cẩn thận. Vì phiếu đóng gói sẽ có hiệu lực pháp lý khi xảy ra những vụ việc không mong muốn khác nhau. Việc kê khai chi tiết trong tờ danh sách đóng gói hàng hóa xuất nhập khẩu còn thể hiện nghĩa vụ đóng thuế phí của các doanh nghiệp đối với Nhà nước.

Phân loại

Phiếu Packing List thông thường sẽ được chia làm 03 loại chính như sau:

  • Phiếu đóng gói chi tiết hàng hóa (Detailed Packing List), nếu tiêu đề ghi như vậy và nội dung bên trong tương đối chi tiết
  • Phiếu đóng gói trung lập (Neutrai Packing List), nếu như những nội dung của nó không chỉ rõ ràng thông tin của bên bán
  • Phiếu đóng gói kiêm bảng kiểm kê trọng lượng hàng hóa (Packing Weight List)
Packing List là gì?
Packing List được phân loại như thế nào?

>>> Xem thêm: Các chức năng cơ bản của Commercial Invoice trong Logistics

Công dụng

Sẽ có khá nhiều người thắc mắc về những chức năng của phiếu đóng gói là gì trong hoạt động xuất nhập khẩu. Nói một cách đơn giản, Packing List sẽ cho chúng ta biết được những nội dung, thông tin cần thiết như: trọng lượng tịnh, trọng lượng bì, hình thức đóng gói hàng hóa, cách thức phân loại hàng hóa, số lượng hàng hóa, hình thức đóng gói,… Từ đó, các doanh nghiệp sẽ tính toán được những vấn đề cụ thể như sau:

  • Sắp xếp kho bãi chứa hàng hóa (ví dụ: xếp dỡ một xe container 20’ DC, xếp chỗ dỡ hàng hóa,…)
  • Cách bố trí loại hình phương tiện vận tải (ví dụ: nên dùng xe loại mấy tấn, kích thước thùng container là bao nhiêu mới phù hợp,…)
  • Bốc dỡ hàng hóa bằng những thiết bị chuyên dụng ví dụ như: cần cẩu, xe nâng,… hay thuê công nhân ngoài
  • Mặt hàng có bị phía Hải Quan kiểm hóa hay không (ví dụ: cần tìm mặt hàng cụ thể nào đó ở đâu, loại pallet nào,…) trong quá trình tiến hành kiểm tra các bước thủ tục Hải Quan

Ngay sau khi đã đóng xong lô hàng, bên bán sẽ gửi ngay cho bên mua hàng phiếu đóng gói, để phía bên mua có thể kiểm tra lại hàng hóa, xem có thiếu sót hay hư hỏng gì không trước khi nhận hàng.

Có những nội dung chính nào bên trong Packing List?

Nội dung chính

Trên Packing List sẽ thể hiện những thông tin, nội dung cơ bản sau đây:

  • Tiêu đề (Logo, tên, địa chỉ,…) + Số phiếu Packing List + Hạn thời gian
  • Bên xuất khẩu hàng hóa (Shipper)
  • Bên nhập khẩu hàng hóa (Consignee)
  • Những thông tin cơ bản của người đại diện nhập khẩu hàng hóa (Notify party)
  • Tên tàu vận chuyển và mã số chuyến ở trên Booking (Vessel Name/ Voy)
  • Ngày tàu chạy dự kiến (ETD)
  • Mã số Booking (chú ý một vài hãng tàu biển sẽ có số Booking và số B/L khác nhau)
  • Mã số container + số Seal container
  • Cảng xuất hàng hóa (Port of Loading)
  • Cảng nhập hàng hóa (Port of Discharging)
  • Mô tả chung về hàng hóa (Description of goods): tên hàng, mã ký hiệu, mã HS,…
  • Số lượng lô hàng được vận chuyển (Number of package)
  • Trọng lượng tịnh (Net weight)
  • Trọng lượng bì (Gross weight)
  • Những ghi chú thêm (Remark)
  • Xác nhận của bên bán hàng (Ký tên, đóng dấu)
Packing List là gì?
Những nội dung chính có trong Packing List

Mục đích sử dụng

Vậy mục đích chính của Packing List là gì? Trong quá trình thực hiện công việc xuất nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm thông qua Hải Quan, phiếu chi tiết đóng gói sẽ được dùng với những mục đích như sau:

  • Packing List chính là chứng từ, giấy tờ quan trọng bắt buộc dùng để khai báo Hải Quan
  • Căn cứ theo những nội dung, thông tin hàng hóa, thì Packing List là chứng từ, giấy tờ giúp hỗ trợ việc thanh toán quốc tế nhanh chóng hơn
  • Khai báo với hãng tàu vận chuyển để phát hành vận đơn đường biển (Bill of Lading)
  • Bên mua hàng sẽ căn cứ theo những thông tin trên Packing List để tiến hành kiểm kê hàng hóa khi nhận hàng
  • Packing List là chứng từ, giấy tờ cần thiết khi yêu cầu đền bù bảo hiểm tổn thất khi xảy ra tình trạng mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa

Nếu như các doanh nghiệp không hoàn thành phiếu Packing List đúng hạn thì có thể gây ra nhiều vấn đề lớn, ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp, ví dụ như: không nhận hoặc gửi được hàng hóa, bị cơ quan chức năng phạt hành chính,…

Do vậy, các doanh nghiệp nên chú ý hoàn thành kịp thời loại giấy tờ, chứng từ này, kẹp kèm trong bộ hồ sơ xuất nhập khẩu hàng hóa. Hơn nữa, cần phải được gắn chặt phiếu đóng gói bên ngoài của mỗi thùng container vận chuyển. Đây cũng chính là trách nhiệm tối thiểu của các doanh nghiệp và đại lý vận chuyển, trong việc xác định tổng trọng lượng và khối lượng của lô hàng, xem có chính xác với thực tế hay không.

>>> Xem thêm: Incoterm là gì?

Tổng kết

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc Packing List là gì, nếu bạn có thêm câu hỏi nào về loại giấy tờ này hoặc muốn thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa thông quan Hải Quan, hãy nhanh tay liên hệ cho Finlogistics để được hỗ trợ tốt nhất.

Công ty chúng tôi sở hữu bộ máy vận hành chất lượng, từ hoạt động tư vấn khách hàng cho đến làm những thủ tục Hải Quan; dịch vụ vận chuyển liên quốc tế và nội địa; xin các giấy tờ, chứng từ khó,… Chúng tôi tự tin hỗ trợ cho khách hàng mọi lúc mọi nơi 24/7 và cam kết đem đến dịch vụ uy tín hàng đầu!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Packing List là gì?


Mục lục