Kiem-dich-dong-vat-00.jpg

Đối với loại hàng hóa nhập khẩu là động vật thì bắt buộc phải kiểm dịch động vật trước khi tiến hành các bước nhập khẩu. Mục đích của việc kiểm dịch là dùng những biện pháp kỹ thuật để phát hiện, kiểm soát và ngăn chặn những động vật bị nhiễm dịch bệnh vào lãnh thổ Việt Nam. Vậy quy trình diễn ra như thế nào? Mời bạn theo dõi cùng với Finlogistics qua bài viết này nhé!!!

Kiểm dịch động vật
Kiểm dịch động vật trên cạn nhập khẩu

(06/09/2023)


 

Định nghĩa kiểm dịch

Kiểm dịch là công tác quản lý Nhà nước nhằm ngăn chặn những loài sâu, bệnh, cỏ dại nguy hiểm… lây lan giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài. Với hàng nhập khẩu có liên quan hoặc có nguồn gốc thực vật, kiểm dịch là để đảm bảo không cho mầm bệnh theo hàng hóa nhập khẩu đi vào nước ta. Với hàng xuất khẩu, công việc cũng tương tự. Nhưng là để chứng minh hàng đảm bảo điều kiện về kiểm dịch để xuất khẩu ra nước ngoài.

Các đối tượng phải thực hiện kiểm dịch động vật

Việc kiểm dịch động vật căn cứ dựa theo Thông tư số: 25/2016/TT-BNNPTNT, 35/2018/TT-BNNPTNT và 09/2022/TT-BNNPTNT.

Tất cả các động thực vật, sản phẩm dạng thô của động thực vật đều là các đối tượng phải kiểm dịch. Trừ những trường hợp đặc biệt được nhập khẩu nhằm mục đích nghiên cứu khoa học. Hoặc miễn trừ ngoại giao… thì phải có công văn hoặc quyết định của các ban ngành liên quan khác.

Kiểm dịch động vật
Kiểm dịch động vật trên cạn nhập khẩu

Quy trình kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu 

Đăng ký tài khoản trên hệ thống một cửa quốc gia

  • Vào trang vnsw.gov.vn đăng ký theo hướng dẫn.
  • Sau khi đăng ký xong vào cập nhật tài khoản kéo xuống BỘ NÔNG NGHIỆP”, chọn mục Nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật trên cạn” (cho các động vật và sản phẩm động vật trên cạn), chọn mục Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu”.
  • Hai tiếng sau khi cập nhật thì tài khoản sử dụng được.

Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu Thiết bị y tế mới nhất năm 2023

Đăng ký kiểm dịch động vật sản phẩm nhập khẩu

Những chứng từ, giấy tờ cần chuẩn bị như sau:

  • Bản sao đăng ký kinh doanh (có thể hiện doanh nghiệp được phép kinh doanh chế biến sp động vật nhập khẩu)
  • Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu của tổ chức, cá nhân (Theo mẫu 19, Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 25)
  • Đối với động vật, sản phẩm động vật thuộc đối tượng quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan khác, phải nộp văn bản hoặc giấy phép theo quy định
Kiểm dịch động vật
Kiểm dịch động vật trên cạn nhập khẩu

Đăng nhập vào hệ thống 01 cửa quốc gia, chọnBỘ NÔNG NGHIỆP”, chọn Nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật trên cạn” (cho các động vật và sản phẩm động vật trên cạn) chọn Thêm mới”, điền thông tin theo yêu cầu và cập nhật các chứng từ trên, trong khoảng 05 ngày làm việc. Nếu bộ hồ sơ hợp lệ thì cục thú y trả kết quả đồng ý kiểm dịch cho chủ hàng và cơ quan kiểm dịch cửa khẩu.

Đăng ký kiểm dịch động vật cho lô hàng cụ thể

Khi phát sinh lô hàng nhập khẩu, cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

Đăng nhập vào hệ thống 01 cửa quốc gia, chọn BỘ NÔNG NGHIỆP”, chọn Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu”, chọn Tạo mới” và điền thông tin yêu cầu, cập nhật Giấy kiểm dịch thực vật do cục thú y cấp, và giấy kiểm dịch đầu nước ngoài, sau khoảng 01 tiếng nếu chứng từ hợp lệ chuyên viên sẽ trả kết quả đồng ý kiểm dịch. Và cho 01 bản đơn xin kiểm dịch có số tiếp nhận và số vào sổ.

Cầm bộ chứng từ giấy giới thiệu, lệnh giao hàng, Bill of Lading. Công văn xin lấy mẫu. Đơn xin kiểm dịch lên đăng ký lấy mẫu kiểm dịch với chi cục hải quan cửa khẩu. Cầm giấy giới thiệu, hợp đồng, Commercial Invoice, Packing List, Bill of Lading, đơn xin kiểm dịch (bản sao). Kiểm dịch nước ngoài bản gốc lên chi cục thú y cửa khẩu để đăng ký với chuyên viên và hẹn ngày giờ đi lấy mẫu.

Kiểm dịch động vật
Kiểm dịch động vật trên cạn nhập khẩu

Xem thêm: Vận chuyển hàng hóa đường bộ qua biên giới – Finlogistics

Hẹn chuyên viên ở cảng, kho hàng mở hàng lấy mẫu. Sau khi lấy mẫu xong khoảng 24 giờ, chuyên viên sẽ trả kết quả đạt hay không đạt trên hệ thống 01 cửa quốc gia. Và trả 02 bản chứng thư kiểm dịch (01 gốc, 01 copy) tại Chi cục. Lên chi cục đóng lệ phí và lấy chứng thư về, kết thúc quy trình kiểm dịch.

Nếu quý khách hàng, doanh nghiệp có vấn đề hay thắc mắc gì về kiểm dịch động vật, thủ tục thông quan hàng hóa, hay vận chuyển nội địa – quốc tế, có thể liên hệ với Finlogistics để được giải đáp và tư vấn. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ mọi lúc mọi nơi, với chất lượng dịch vụ tốt nhất, kèm theo mức chi phí ưu đãi!!! 

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Kiểm dịch động vật

Θ Bài viết gợi ý:


Xuat-nhap-khau-00.jpg

Bạn là doanh nghiệp lần đầu thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu? Nếu bạn chưa có kiến thức và kinh nghiệp để tiến hành xuất nhập một lô hàng hóa thì hãy theo dõi những nội dung, thông tin dưới đây. Bài viết hữu ích của Finlogistics sẽ hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu – nhập khẩu và thủ tục Hải Quan dễ dàng và nhanh chóng nhất!!!

Xuất nhập khẩu
Thực hiện xuất nhập khẩu lần đầu với các doanh nghiệp

(04/09/2023)


 

Ký hợp đồng mua bán và các điều khoản giao hàng Incoterm, điều kiện thanh toán

  1. Tên hàng hóa, số lượng, chất lượng, đơn giá, thời gian giao hàng, địa chỉ giao hàng

2.  Phương thức vận chuyển

  • Đường biển/ đường bộ/ đường hàng không hay dịch vụ chuyển phát nhanh
  • Cảng đi, cảng đến
  • Thời gian giao hàng dự kiến

3.  Điều kiện bảo hành, đổi trả hàng lỗi, các điều kiện về hướng dẫn lắp đặt, hướng dẫn vận hành

4.  Điều kiện thanh toán:

  • Đặt cọc sản xuất – thanh toán trước hoặc sau khi giao hàng: 30/70, 20/80, 50/50.
  • Hình thức thanh toán T/T (thanh toán ngay) hay thanh toán LC (thanh toán bảo lãnh ngân hàng qua bộ chứng từ gốc)

5.  Điều kiện giao hàng: áp dụng theo Incoterm 2010 hoặc Incoterm 2020 phụ thuộc vào thỏa thuận 2 bên.

6.  Điều kiện về các giấy tờ đi kèm như: CO – chứng nhận xuất xứ hàng hóa để hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu, CQ (chứng nhận chất lượng), Phyto, Healthy Cert, CFS,… và các chứng từ khác nếu có, cần kiểm tra thủ tục nhập khẩu trước khi làm việc với người xuất khẩu để có thông tin đầy đủ, chính xác.

7.  Bảo hiểm hàng hóa

  • Tùy vào điều kiện Incoterm để cân đối xem người mua hay người bán sẽ là người mua bảo hiểm.
  • Có thể tham khảo một số đơn vị bán bảo hiểm hàng hóa: PTI, Bảo Việt, Chubb,….

8. Nơi giải quyết khi có tranh chấp

Xuất nhập khẩu
Thực hiện xuất nhập khẩu lần đầu với các doanh nghiệp

Xem thêm: Giám định máy móc cũ đồng bộ năm 2023

Thủ tục Hải Quan xuất nhập khẩu hàng hóa

Thông tin chữ ký số

Chữ ký số (Token) của kế toán dùng để khai báo thuế có thể dùng để khai báo Hải Quan. Nếu doanh nghiệp vẫn chưa có chữ kí số có thể tham khảo một số đơn vị cung cấp chữ kí số như: thaison.vn, fpt-ca.com.vn, newca-chukyso.com,…

Đăng kí thông tin VNACSS với Tổng cục Hải Quan

Để kê khai xuất nhập khẩu được trên hệ thống VNACCS, doanh nghiệp cần 04 thông số khai báo với Cổng điện tử. Chúng được gọi là thông tin VNACSS:

  • User Code: Mã người sử dụng
  • Password: Mật khẩu
  • Terminal ID: Mã số máy trạm, định danh máy trạm khai báo
  • Terminal Access Key: Khóa truy cập, kết hợp với các thông tin trên dùng trong việc
 

Chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục xuất nhập khẩu

Xuất nhập khẩu
Thực hiện xuất nhập khẩu lần đầu với các doanh nghiệp

Xem thêm: Quy trình kiểm tra sau thông quan như thế nào trong xuất nhập khẩu?

Nộp hồ sơ Hải Quan và thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu

Lưu ý: Tờ khai nhập khẩu lần đầu sẽ 100% bị kiểm hóa (mở cont/ kiểm tra thực tế hàng hóa)

Do đó, các doanh nghiệp cần chú ý về tem mác, nhãn hiệu trên hàng hóa, số lượng, chủng loại phải khớp với tờ khai vận chuyển hàng hóa.

Để nhận được những tư vấn chi tiết, quý khách hàng vui lòng liên hệ với đơn vị Finlogistics. Chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung và lĩnh vực Forwarder nói riêng. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tếvận chuyển nội địa, làm thủ tục thông quan Hải Quan, xin giấy tờ, chứng tờ khó,…. với các tiêu chí nhanh chóng, an toàn và tối ưu chi phí!!! 

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Xuất nhập khẩu

Θ Bài viết gợi ý: 


Thu-tuc-Hai-Quan-nhap-hang-Air-00.jpg

Quy trình làm thủ tục Hải Quan nhập khẩu hàng Air tại sân bay Nội Bài diễn ra cụ thể như thế nào? Các doanh nghiệp cần phải tiến hành những bước ra sao để có thể nhập khẩu lô hàng một cách thành công?… Hãy đọc thêm bài viết bổ ích sau đây của Finlogistics để hiểu rõ hơn về những vấn đề này nhé!!!

Thủ tục Hải Quan nhập hàng Air
Thủ tục Hải Quan nhập hàng Air

(03/09/2023)


 

Kho hàng làm thủ tục Hải Quan nhập hàng Air

Khi tiến hành thủ tục Hải Quan nhập hàng Air tại sân bay quốc tế Nội Bài, hàng hóa sẽ được chuyển qua các kho chính như: kho NCTS, kho ACSV, kho ALS. Vị trí của những kho này khá gần nhau, cùng nằm trên trục đường Võ Nguyên Giáp (thuộc xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) và cách nhà ga sân bay chỉ chưa đến 1 km.

Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu qua các kho trên, chủ hàng hay công ty dịch vụ khai thuê Hải Quan đều mở tờ khai tại Chi cục Hải Quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài. Lối vào Chi cục nằm ngay đối diện kho ALS và chỉ cách kho NCTS khoảng vài chục mét. 

Quy trình thực hiện thủ tục Hải Quan nhập hàng Air

Các doanh nghiệp cần phải xác định rõ loại hình tờ khai Hải Quan đối với lô hàng làm thủ tục Hải Quan nhập hàng Air của mình là gì, được phân loại bao gồm:

Thủ tục Hải Quan nhập hàng Air
Thủ tục Hải Quan nhập hàng Air

Xem thêm: Phí CIC là gì? Các quy định và cách tính phí CIC vào trị giá tính thuế

Mở tờ khai Hải Quan và thông quan tờ khai

Các doanh nghiệp sẽ tiến hành mở tờ khai Hải Quan, sau đó lấy phản hồi phân luồng để tiến hành các bướcthủ tục Hải Quan nhập hàng Air:

  • Đối với luồng xanh: doanh nghiệp nộp thuế, lệ phí để thông quan tờ khai
  • Đối với luồng vàng: doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ giấy tờ để nộp Hải Quan, bao gồm: Commercial Invoice, Packing List, Bill of Lading, Hóa đơn cước (nếu có), CO (nếu có), Giấy phép kiểm tra chuyên ngành (nếu có). Sau đó, doanh nghiệp tiến hành nộp thuế, lệ phí để thông quan tờ khai
  • Đối với luồng đỏ: doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ giấy tờ để nộp Hải Quan và Hải Quan kiểm tra thực tế hàng hóa và nộp thuế, lệ phí để thông quan tờ khai

Thủ tục Hải Quan nhập hàng Air tại kho hàng sân bay quốc tế Nội Bài

Sau khi tờ khai Hải Quan của hàng hóa được thông quan từ phía Hải Quan, các doanh nghiệp sẽ tiến hành in danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực Hải Quan giám sát, đóng dấu giám sát Hải Quan và làm các thủ tục Hải Quan để nhận hàng. Khi nhận hàng, bạn cần phải kiểm tra hàng hóa chính xác của mình hay chưa, đã đúng đủ hay chưa, có bị méo móp hay hư hỏng gì không để tiến hành lập biên bản bất thường hoặc xử lý kịp thời nếu có vấn đề phát sinh.

Liên hệ đội vận tải để phối hợp kế hoạch xe và tiến hành vận chuyển hàng về kho khách hàng để hoàn thành thủ tục nhận hàng tại sân bay Nội Bài sớm nhất.

Thủ tục Hải Quan nhập hàng Air
Thủ tục Hải Quan nhập hàng Air

Xem thêm: Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường hàng không – Finlogistics

Trong trường hợp quý khách hàng, doanh nghiệp cần tư vấn thêm về các chứng từ, giấy tờ và những thủ tục Hải Quan nhập hàng Air liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt tại sân bay. Xin vui lòng liên hệ cho đội ngũ nhân sự của công ty Finlogistics để được hỗ trợ nhanh chóng: Chúng tôi đã có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh xuất nhập khẩu, có mối quan hệ tốt với phía Hải Quan và các Cơ quan chức năng khác, có thể tiến hành thông quan hàng hóa một cách nhanh chóng, an toàn và hiệu quả!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thủ tục Hải Quan nhập hàng Air

Θ Bài viết gợi ý:


Nhap-khau-may-moc-00.jpg

Thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị cũ về đến Việt Nam có đơn giản hay không? Nhà nhập khẩu cần phải cần tuân thủ theo những quy định gì? Bài viết sau đây của Finlogistics sẽ cung cấp những nội dung, thông tin chi tiết cho các doanh nghiệp, về thủ tục nhập khẩu mặt hàng máy móc, thiết bị cũ theo Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg. Hãy cùng đón xem nhé!!!

Nhập khẩu máy móc
Nhập khẩu máy móc thiết bị cũ

(01/09/2023)


 

Thông tin quan trọng để nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ

  • Mã HS code: Chương 84 và 85
  • Tuổi máy: Để biết máy đó có thể nhập trong phạm vi bao nhiêu năm đã đưa vào sử dụng => Phụ lục quyết định 18/2019/QĐ-TTg.
  • Thông thường, máy móc cũ có thể nhập về thường sẽ không quá 10 năm tuổi, tính theo năm sản xuất
  • Ngoài ra, có một số máy được nhập với thời hạn 15 – 20 năm (tra cứu chi tiết theo phụ lục I quyết định 18/2019/QĐ-TTg.

*) Cách tính tuổi thiết bị (X): X = Năm nhập khẩu – Năm sản xuất

Tuổi thiết bị được tính theo năm, không tính theo tháng.

Ví dụ: thiết bị A được sản xuất tháng 01 năm 2008, nhập khẩu về cảng Việt Nam tháng 12 năm 2018.

X = 2018 – 2008 = 10 (năm)

  • Máy móc, thiết bị cũ phải phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật (QCVN) quốc gia về an toàn và tiết kiệm năng lượng.
  • Trường hợp không có QCVN, thì máy móc đó phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hoặc của các nước thuộc G7 hoặc Hàn Quốc.

Những quy định về việc nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ

  • Thông tin cần cung cấp: Đăng kí kinh doanh có ngành nghề liên quan tới máy móc, thiết bị cũ nhập khẩu về
  • Theo Quyết định 18 thì các doanh nghiệp chỉ có thể nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ về nhằm mục đích sản xuất hoặc cho thuê => Tờ khai truyền A12
  • Không được nhập máy móc, thiết bị cũ về Việt Nam với mục đích kinh doanh, thương mại
  • Name Plate: Khắc Laser trên kim loại hoặc tấm nhựa (dán giấy, số năm sản xuất có dâu hiệu bút lông tẩy xóa => không được Hải Quan chấp nhận)
  • Số serial và model của máy
  • Số serial: Mỗi máy có một số serial khác nhau, liên quan tới việc bảo hành, có thể dùng số serial để tra tuổi máy
  • Năm sản xuất: tháng + năm để có thể tính tuổi máy
  • Tên đơn vị sản xuất
  • Thông tin nguồn gốc, xuất xứ
Nhập khẩu máy móc
Nhập khẩu máy móc thiết bị cũ

Xem thêm: Các bước giám định máy móc cũ đồng bộ năm 2023

Lưu ý: Máy móc, thiết bị cũ nhập khẩu về không đạt tiêu chuẩn sẽ không được phép thông quan và bị xử theo theo quy định Pháp luật.

Shipping Mark:

  • Seller
  • Buyer
  • Tên máy
  • Xuất xứ

Hồ sơ nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng

Hồ sơ nhập khẩu và hoạt động giám định đối với máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng gồm những nội dung quan trọng sau đây:

  • Tờ khai Hải Quan
  • Hợp đồng thương mại (Sale Contract)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Danh sách đóng gói (Packing List)
  • Vận đơn (Bill of Lading)
  • Catalogue (nếu có) và các chứng từ khác nếu phía Hải Quan yêu cầu.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đóng dấu của doanh nghiệp.
  • Đơn đăng ký giám định được cấp bởi một tổ chức giám định
  • Công văn mang hàng về kho bảo quan theo mẫu 09/BQHH/GSQL, Hợp đồng thuê kho bãi, giấy tờ sử dụng đất.
  • Trường hợp không có QCVN, thì phải có giấy xác nhận năm sản xuất nhà máy tại nước xuất và có xác nhận của lãnh sự quán Việt Nam tại nước đó.

Quy trình nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng

Dưới đây là các bước trong quy trình nhập khẩu máy móc cũ:

  • Bước 1: Kê khai tờ khai Hải Quan
  • Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan
  • Bước 3: Thông quan tờ khai Hải Quan
  • Bước 4: Đưa hàng về kho để bảo quản
  • Bước 5: Đơn vị giám định tiến hành thủ tục giám định và trưng cầu giám định hàng hóa
  • Bước 6: Doanh nghiệp nộp bản trưng cầu giám định cho Hải Quan để thông quan hàng hóa

Lưu ý: Với những trường hợp hàng hóa không đủ điều kiện để nhập khẩu theo quy định của Điều 6, thì sẽ xử lý theo quy định của Luật Hải Quan.

Nhập khẩu máy móc
Nhập khẩu máy móc thiết bị cũ

Xem thêm: Dịch vụ Hải Quan hàng máy móc cũ và mới trọn gói mới nhất

Trên đây là những quy định và các bước nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ về Việt Nam mới nhất. Nếu quý khách hàng, doanh nghiệp có vấn đề gì thắc mắc hoặc mong muốn thực hiện nhập khẩu mặt hàng này, có thể liên hệ trực tiếp cho đội ngũ tư vấn viên của Finlogistics để được hỗ trợ sớm nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến của khách hàng và cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu chất lượng và uy tín, với mức chi phí tối ưu nhất!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Nhập khẩu máy móc

Θ Bài viết gợi ý:


Commercial-Invoice-00.jpg

Commercial Invoice có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh tế thương mại, đặc biệt là xuất nhập khẩu. Có lẽ chúng ta đã quá quen thuộc đối với những loại hóa đơn thông thường khác, nhưng chi tiết về Hóa đơn thương mại thì không phải ai cũng có cơ hội để tiếp xúc và hiểu rõ.

Do đó, qua bài viết này của Finlogistics, chúng tôi sẽ mang đến những nội dung, thông tin cô đọng và đầy đủ nhất về tờ đơn Invoice. Hy vọng bạn sẽ phần nào nắm được quy trình thủ tục, vai trò cũng như tính pháp lý của Commercial Invoice trong những hoạt động thương mại – xuất nhập khẩu!!!

Commercial Invoice
Commercial Invoice là gì?

(26/08/2023)


 

Khái niệm Xoay quanh Commercial Invoice

Định nghĩa

Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại) là một loại chứng từ vô cùng quan trọng trong thương mại quốc tế. Và nó được sử dụng để thanh toán giá trị hàng hóa giữa người bán và người mua. Cụ thể, Commercial thể hiện giá bán sản phẩm và nhà cung cấp hàng hóa bắt buộc phải có loại chứng từ này để thể hiện số tiền bên nhập khẩu cần thanh toán. Cũng như xác định giá trị lô hàng để đơn vị Hải Quan tính thuế nhập khẩu. Trên Commercial sẽ ghi chú đầy đủ về chủng loại, đặc điểm hàng hóa, đơn vị tính, giá thành, hình thức giao hàng, vận chuyển,… 

Commercial Invoice hay hoá đơn thương mại được gọi tắt (CI) là một loại chứng từ thương mại được sử dụng để thanh toán giá trị hàng hóa giữa bên xuất khẩu và nhập khẩu. Trên một hóa đơn thương mai tiêu chuẩn sẽ bao gồm các thông tin sau: đặc điểm hàng hóa, giá thành nhập, số lượng, tổng giá trị hàng hóa, điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán , vận chuyển,…

CI là chứng từ vô cùng quan trọng trong xuất nhập khẩu quốc tế hiện nay. Đây là chứng từ mà các nhà cung cấp bắt buộc phải có để chỉ ra số tiền nhà nhập khẩu phải thanh toán và xác định giá trị hải quan để căn cứ đó tính giá thuế nhập khẩu. Nó thể hiện giá mua, giá bán của hàng hóa mà công ty bạn nhập khẩu. 

Chức năng

Vai trò của Commercial được thể hiện qua các yếu tố:

  • CI sẽ dùng cho việc thanh toán giữa bên bán và bên mua/ người xuất khẩu và người nhập khẩu. Commercial Invoice sẽ là căn cứ để bên bán yêu cầu bên mua thanh toán cho mình.
  • Bên cạnh đó, CI còn là cơ sở để tính toán số thuế xuất nhập khẩu mà công ty bạn phải nộp. Điều này hầu hết ai lên tờ khai hải quan sẽ hiểu rõ về việc nhập số tiền hoá đơn vào phần mềm hải quan.
  • Commercial Invoice còn là cơ sở để đối chiếu thông tin với các loại chứng từ quan trọng khác trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hay làm thủ tục xuất nhập cảnh liên quan. Khi khai hải quan, việc đối chiếu chéo chứng từ này với các thông tin tương ứng trên vận đơn, Packing List, giấy báo hàng đến,… là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Nếu như có sự sai khác giữa các giấy tờ, người làm chứng từ hoặc khai hải quan phải lập tứ kiểm tra và bổ sung chỉnh sửa ngay số liệu.
Commercial Invoice
Commercial Invoice

Xem thêm: Thủ tục đăng ký tài khoản tại Cổng thông tin quốc gia năm 2023

Ý nghĩa

Commercial Invoice hay hoá đơn thương mại điện tử là loại chứng từ đặt biệt quan trọng khi làm thủ tục xuất nhập khẩu. Điều đó được thể hiện qua các yếu tố:

  • Invoice là chứng từ không thể thiếu trong vấn đề giao hàng
  • Trong việc xác lập thanh toán với đối tác, hoá đơn thương mại điện tử cũng là một chứng từ quan trọng
  • Ngoài ra, Invoice còn là căn cứ thiết yếu để có thể xác định được giá trị hải quan của hàng hoá. Từ đó có thể tính được thuế nhập khẩu

Tuy nhiên, bạn cần chú ý rằng Commercial Invoice không phải là chứng từ sở hữu hàng hoá. Trừ khi nó có chứng từ đính kèm về việc chứng minh thanh toán hàng hoá của bên nhập khẩu (người mua). Số lượng bản sao của hoá đơn (tính cả bản chính và bản sao) cần thiết để giao hàng, phải được người nhập khẩu đồng ý.

Thường thì Commercial Invoice sẽ được phát hành một bản gốc và 2 bản sao. Ở mỗi nước thì luật pháp sẽ có những quy định khác nhau và không hạn chế số lượng bản chính. Đây là điều thực sự cần thiết trong quy trình nhập khẩu để khai báo hải quan theo yêu cầu của bên mua.

Nội dung chính của Commercial Invoice

Hình thức

Thông thường, Invoice sẽ được phát hành theo bộ 03 bản: 01 bản gốc + 02 bản sao. Tuy nhiên, hầu hết các nước đều không giới hạn số lượng bản chính có thể phát hành. Vì đây là chứng từ thật sự cần thiết trong hoạt động xuất nhập khẩukhai báo Hải Quan.

Phân loại

Hiện nay hóa đơn thương mại được phân ra làm 4 loại chính bao gồm:

  • Hóa đơn tạm thời (Provisional Invoice): Là hóa đơn thanh toán sơ bộ tiền hàng trong những trường hợp như giá hàng là tạm tính, thanh toán theo từng phần,…
  • Hóa đơn chính thức (Final Invoice): Là hóa đơn dùng để thanh toán hàng khi thực hiện toàn bộ hợp đồng.
  • Hóa đơn chi tiết (Detailed invoice): Là hóa đơn có tác dụng phân tích chi tiết các bộ phận của giá hàng.
  • Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice): Nhìn chung hình thức của hóa đơn chiếu lệ cũng giống như hóa đơn thương mại. Tuy nhiên chúng không dùng để thanh toán vì không phải là yêu cầu đòi tiền. Loại hóa đơn này thường dùng khi hàng hóa được gửi đi triển lãm, gửi bán hoặc có tác dụng làm đơn chào hàng, làm thủ tục xuất nhập khẩu,…
Commercial Invoice
Commercial Invoice

Nội dung

Hóa đơn thương mại thường do các công ty tự lựa chọn và soạn thảo. Tuy nhiên dù lựa chọn mẫu hóa đơn nào thì Commercial invoice đều cần bao gồm những thông tin bắt buộc như:

  • Người mua (Buyer/Importer): Cần có đầy đủ các thông tin liên quan đến bên mua như: Tên công ty, fax, địa chỉ, người đại diện, địa chỉ email, số điện thoại, thông tin tài khoản ngân hàng thanh toán,..
  • Người bán (Seller/Exporter): Cũng phải đảm bảo đầy đủ thông tin cơ bản về người bán giống như người mua
  • Số Invoice: Là mục thể hiện số tên viết tắt chuẩn, hợp lệ do bên xuất khẩu quy định và cung cấp trên hóa đơn thương mại.
  • Ngày Invoice: Ngày Invoice là ngày 2 bên ký hợp đồng và sẽ là trước ngày xuất khẩu hàng hóa (ngày vận đơn – Bill of Lading)
  • Hình thức thanh toán: Terms of Payment có thể kể đến những phương thức phổ biến như:  T/T; L/C; D/A; D/P. Được dùng phổ biến nhất chính là T/T (điện chuyển tiền – người mua chuyển tiền thẳng vào tài khoản người bán). Hay phương thức L/C (thanh toán tín dụng bằng chứng từ) cũng khá được ưa chuộng. Cuối cùng là 2 hình thức thanh toán D/A và D/P áp dụng cho thanh toán nhờ thu chứng từ.
  • Thông tin hàng hóa: Bao gồm những thông tin: tên hàng, số lượng, tổng trọng lượng, số khối , số kiện hàng (tính theo bao/chiếc/cái/thùng…), giá nhập,… để bạn có thể tính thử ra được số tiền hàng, tiền vận chuyển cần thanh toán.
  • Nước xuất xứ hàng hóa: Nhằm truy xuất nguồn gốc của hàng hóa đó xuất xứ từ quốc gia nào ví dụ như Vietnam, China,…để bạn có thể biết được.
  • Tổng tiền (Amount): Thể hiện tổng trị giá của hóa đơn hàng hóa xuất khẩu, được ghi bằng cả số và chữ, với mệnh giá thanh toán đồng tiền quy định của 2 bên.
  • Điều kiện Incoterm: Ghi cùng địa điểm cụ thể của bên xuất khẩu (ví dụ như CIF HN, Vietnam).

Xem thêm: Hướng dẫn nhập khẩu hàng quà tặng doanh nghiệp mới nhất 2023

 

Ngoài ra, trên Commercial Invoice cũng sẽ có một số thông tin thường gặp khác như: POL – cảng xếp hàng/ POD – cảng dỡ hàng, tên tàu/số chuyến, Destination – Đích đến – thường hay trùng với POD…hay các giảm giá, chiết khấu,…ghi kèm theo.

Ngoài những thông tin trên ra, Invoice còn bao gồm một số nội dung như: Cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng, ký hiệu chuyến bay, ngày giao hàng dự kiến,…

Commercial Invoice
Commercial Invoice

Sự khác nhau giữa Commercial Invoice và Non Commercial Invoice

Có khá nhiều người nhầm lẫn giữa commercial invoice và non commercial invoice. Tuy nhiên đây là 2 chứng từ hoàn toàn khác nhau. Như trên chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về commercial invoice là gì? Vậy non commercial invoice là gì? Non commercial invoice hay còn được gọi là hóa đơn phi thương mại là chứng từ có chức năng mở tờ khai và kê khai các vấn đề về giá, thuế nhập khẩu. Đây là hóa đơn không được dùng làm căn cứ để thanh toán giữa các bên mua bán. Điểm giống và khác nhau giữa commercial invoice và non commercial invoice cụ thể như sau:

  • Các điểm giống nhau: Hóa đơn thương mại và phi thương mại có hình thức hoàn toàn giống nhau. Nội dung của 2 loại chứng từ này cũng bao gồm các thông tin tương tự nhau. 
  • Khác biệt: Điểm khác biệt lớn nhất giữa hóa đơn thương mại và phi thương mại là chức năng. Theo đó non commercial invoice chỉ có chức năng là mở tờ khai, kê khai giá và nộp thuế hải quan. Chứng từ này không có ý nghĩa phải thanh toán giữa các bên mua bán như hóa đơn thương mại. 

Một vài lưu ý về Hóa đơn thương mại trong thương mại

Thời gian phát hành

Hóa đơn thương mại được phát hành sau khi gửi hàng hoặc sau khi đóng xong hàng vào container bởi khi ấy mới có đủ thông tin về hàng hóa để tính tổng tiền hàng. Ngoài ra cũng có trường hợp Invoice được lập từ trước đó với hợp đồng giao hàng nhiều lần, các lần giống nhau về số lượng và không có sự thay đổi về giá. 

Khi có đầy đủ nhất các thông tin về số lượng hàng hóa, nguồn gốc, chủng loại,.. Commercial Invoice sẽ được lập để làm căn cứ tính tổng giá trị hóa đơn, từ đó xác định được chính xác thuế giá trị xuất khẩu.

Khai thiếu thông tin

Trong trường hợp Commercial invoice thiếu các thông tin quan trọng hoặc các thông tin giữa các chứng từ có sự chênh lệch sẽ ảnh hưởng tới quá trình thông quan hàng hóa. Nghiêm trọng hơn còn có thể bị xử phạt theo quy định. 

Bạn cần chuẩn bị đây đủ hồ sơ hải quan trong quá trình khai báo, làm thủ tục để tránh bị bắt lỗi thiếu thông tin, dễ bị nhầm lẫn hoặc bị trả hàng về không được thông quan nhé.

Commercial Invoice
Commercial Invoice

Phân biệt giữa Commercial Invoice và Packing List

Khi làm CI, bạn cần đảm bảo các nội dung của văn bản phải chuẩn xá. Bởi giữa báo cáo thông tin hàng hóa đóng gói “Packing List” và hóa đơn xuất nhập khẩu thường dễ bị nhầm lẫn với nhau vì nội dung của chúng khá tương đồng.

Mặc dù các thông tin trong packing list (Danh sách đóng gói hàng hóa) và hóa đơn thương mại có vẻ giống nhau nhưng hai tài liệu này có chức năng hoàn toàn khác nhau.

  • Packing List là chứng từ mô tả chi tiết các thông tin về lô hàng như kích thước, trọng lượng, đơn vị tính,… Ngoài ra nó còn bao gồm thông tin về cách thức đóng gói lô hàng, nhãn hiệu. 
  • Còn hóa đơn thương mại là bằng chứng về giao dịch thương mại giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu.

Xem thêm: Phiếu Packing List là gì trong hoạt động xuất nhập khẩu?

Trong bài viết này, Finlogistics đã trình bài những nội dung liên quan đến Commercial Invoice cũng như một số điều cần lưu ý khi tham gia hoạt động commercial là gì? Mong rằng quý khách hàng, doanh nghiệp đã có cái nhìn tổng quan nhất về thuật ngữ nêu trên. Trong trường hợp, quý khách hàng cần tư vấn thêm về những chứng từ, thủ tục liên quan đến hoạt động commercial là gì? Vui lòng liên hệ cho đội ngũ nhân sự của Finlogistics để được hỗ trợ mọt cách nhanh chóng, hiệu quả và tối ưu!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Contact Finlogistics

Θ Bài viết gợi ý:


Quy-trinh-nhap-khau-hang-hoa-tu-Trung-Quoc-00.jpg

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc bao gồm những bước làm quan trọng nào? Những giấy tờ, chứng từ và thủ tục thông quan Hải Quan bao gồm những gì? Hãy cùng theo dõi bài viết để hiểu hơn về chủ đề hấp dẫn này với Finlogistics nhé!

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

(22/08/2023)

Nội dung chính


 

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc: Tiến hành đặt hàng

Trước hết, bạn hãy gửi giấy đặt hàng (Purchase Order – PO) cho nhà xuất khẩu hoặc gửi email. Trong giấy đặt hàng nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc, sẽ ghi đầy đủ những nội dung sau:

  • Thông tin “‘the Seller” bao gồm: tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, email, người đại diện
  • Thông tin “the Buyer” bao gồm: tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, email, người đại diện
  • Thông tin hàng hóa bao gồm: tên hàng hóa, số lượng, điều kiện để giao hàng, tổng chi phí
  • Điều kiện để giao hàng
  • Thời gian: ngày, tháng, năm và số hợp đồng
  • Điều kiện thanh toán bao gồm: thông tin tài khoản ngân hàng người hưởng thụ, điều kiện để thanh toán

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc: Thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm (nếu cần)

Phương tiện vận tải quốc tế

Trước đây:

  • Về an toàn: SEA < TRUCK < AIR
  • Về thời gian: AIR < TRUCK < SEA
  • Về chi phí: SEA < TRUCK < AIR

Hiện tại:

Chi phí và thời gian vận chuyển đường bộ và đường biển cũng ngang nhau. Thông thường, các hãng tàu sẽ hết chỗ sớm trước một tuần, nhất là khi rơi vào mùa cao điểm. Khi booking tàu để nhập hàng, bạn chỉ cần cung cấp thông tin cho dịch vụ vận chuyển FWD tại Việt Nam để lấy booking. Sau đó, họ sẽ liên hệ với đối tác của bạn để phối hợp đóng hàng theo kế hoạch và quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc đã được xác định trước đó.

Xem thêm: Quy trình 10 bước vận chuyển đường bộ quốc tế mới nhất

Mua bảo hiểm

Người nhập khẩu chỉ mua bảo hiểm trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc, theo điều kiện giao hàng nhóm E, F và nhóm C (trừ CIFCIP). Người xuất khẩu sẽ mua bảo hiểm nếu bán CIF, CIP. Có 3 điều kiện bảo hiểm A, B, C với phạm vi bảo hiểm từ cao nhất đến thấp nhất, tương ứng trách nhiệm của nhà bảo hiểm cũng sẽ giảm dần. Căn cứ vào loại hàng hóa, phương thức vận tải, khí hậu, mùa vụ… để mua loại bảo hiểm nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc phù hợp.

Mùa mưa bão các công ty nên mua bảo hiểm cho hàng hóa đi biển. Tỷ lệ phí bảo hiểm chỉ từ 0,05% giá trị bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm tối đa 110% giá trị CIF của lô hàng và có thể bao gồm:

  • Giá hàng
  • Cước vận chuyển
  • Thuế nhập khẩu
  • Phí bảo hiểm
  • Lãi ước tính
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Các loại chứng từ cần thiết để mua bảo hiểm trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc:

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc: Xin giấy phép nhập khẩu (nếu có)

Danh mục xuất nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc theo giấy phép, điều kiện – Phụ lục III – ban hành kèm Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2018 của Chính Phủ. Đối với hàng nhập có giấy phép: doanh nghiệp phải có giấy phép tại thời điểm đăng ký tờ khai Hải Quan và phải khai đầy đủ thông tin giấy phép trên tờ khai.

Thông thường thời gian xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc (ở Cục hoặc Bộ) là từ 07 đến 10 ngày làm việc, nếu đơn vị không có người đi nộp và nhận hồ sơ trực tiếp mà nộp qua bưu điện thì bạn nên cộng thêm thời gian gửi thư. Tiếp theo là kiểm tra thời gian tàu/xe chạy: thời gian tàu/xe di chuyển từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng có đủ để kịp xin giấy phép hay không.

Nếu tuyến xa, tàu/xe chạy từ 25 đến 35 ngày thì giấy phép sẽ có trước khi hàng về. Tuy nhiên, nếu đi tuyến gần thì bạn nên xin giấy phép trước khi cho hàng lên tàu/xe để hạn chế phát sinh chi phí tại cảng đến, do chưa có giấy phép. Ví dụ: phí lưu cont tại bãi – DEM, phí lưu bãi – Storage, hoặc phí chạy điện đối với hàng lạnh.

Thủ tục thanh toán, theo dõi tiến trình người bán chuẩn bị hàng hóa và chứng từ yêu cầu

Người mua tiến hành thủ tục thanh toán

Phương thức thanh toán

Các công ty Việt Nam muốn thực hiện quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc thường thanh toán bằng phương thức chuyển tiền bằng điện T/T. Thường là chuyển tiền trả trước toàn bộ hoặc trả trước một phần giá trị hàng hóa. Phần còn lại trả trước khi giao hàng(vì thường không đàm phán được với nhà cung cấp). Phương thức này sẽ bất lợi cho người mua vì chậm xoay vòng vốn và rủi ro cho người mua. Người bán nhận tiền nhưng không giao hàng hoặc giao chậm, giao thiếu, giao hàng không đạt chất lượng.

Phương thức nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc này chỉ nên dùng trong trường hợp hai bên đã hợp tác lâu dài, có sự tin tưởng. Trước khi tiến thành thanh toán T/T, khách hàng cần phải chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Hợp đồng mua bán có hiệu lực của hai bên.
  • Ủy nhiệm chi ngoại tệ và phí chuyển tiền.
  • Hợp đồng mua bán ngoại tệ (trong trường hợp tài khoản ngoại tệ của bạn không đủ, bạn cần mua ngoại tệ để thanh toán cho bên xuất khẩu)

Các bước thanh toán T/T để nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc:

Bước 1: Người mua đến ngân hàng của người mua lập lệnh chuyển tiền để trả cho người bán.
Bước 2: Ngân hàng người mua gửi giấy báo nợ đến người mua.
Bước 3: Ngân hàng người mua chuyển tiền cho ngân hàng người bán.
Bước 4: Ngân hàng người bán gửi giấy báo có cho người bán.
Bước 5: Người bán giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người mua.

Bên cạnh đó, sau khi nhận được được hàng, bạn cũng cần phải bổ sung thêm cho ngân hàng: tờ khai Hải Quan, vận đơn, hóa đơn thương mại,…

Xem thêm: Vận chuyển hàng hóa Trung – Việt nhanh chóng, an toàn mới nhất

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Hình thức thanh toán

Đối với các công ty có đăng ký kinh doanh, có thể đứng tên nhập khẩu, có hai hình thức thanh toán nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc:

  • Khách hàng chuyển tiền trực tiếp qua ngân hàng ở Việt Nam cho tài khoản nhận đô của nhà cung cấp: nếu nhà cung cấp có thể đứng tên xuất khẩu
  • Thanh toán hộ thông qua các công ty vận chuyển: nhà cung cấp thường là các xưởng sản xuất, không thể đứng tên xuất khẩu, không có tài khoản nhận đô. Khách hàng cần tìm một công ty vận chuyển Việt Nam có pháp nhân ở Trung Quốc đứng ra xuất khẩu và có tài khoản nhận đô.
  • Khách hàng sẽ chuyển khoản VND vào tài khoản công ty vận chuyển và công ty đó sẽ có pháp nhân đứng ra nhận đô, khách hàng phải trả phí ủy thác xuất cho công ty vận chuyển khoảng 1 – 2% giá trị hàng.
  • Thanh toán tệ cho nhà cung cấp

Lời khuyên đối với hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, khi muốn quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc. Chỉ cần mua chữ ký số (khoảng 1tr5/năm, phí gia hạn sẽ thấp hơn phí lần đầu) là có thể đứng tên nhập khẩu. Và vẫn được hoàn thuế như các công ty có đăng ký kinh doanh.

Chi phí chữ ký số sẽ thấp hơn nhiều so với khoản phí ủy thác nhập 1 – 2% giá trị hàng hóa phải trả cho công ty vận chuyển để họ đứng tên nhập hàng cho. Sau đó vẫn có thể thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp theo một trong hai hình thức trên.

Tiến trình người bán chuẩn bị hàng hóa và chứng người mua yêu cầu

Lưu ý đối với đường biển: trước khi đóng hàng, yêu cầu đầu xuất chụp hình container rỗng. Nhiều trường hợp khi hàng về tới Việt Nam, người nhận hàng kéo cont về kho rút hàng. Sau đó thì hãng tàu thông báo cont hư, cont dơ và yêu cầu người mua đóng tiền sửa chữa cont, vệ sinh cont.

Khi đó lại xảy ra tranh chấp và đổ lỗi cho nhau, xuất nói do nhập làm hư và nhập đỗ lỗi cho xuất lấy cont hư và dơ sẵn từ bên kia. Do đó bạn nên kiểm tra sơ bộ cont rỗng trước thông qua hình ảnh để tránh tranh chấp về sau. Sau cùng là đóng hàng xong bạn kiểm tra tình trạng chốt seal, để đảm bảo rằng hàng hóa không bị mất trong suốt quá trình vận chuyển.

Hợp đồng thương mại quốc tế

Trong bản hợp đồng thương mại quốc tế, bạn cần chú ý một số điều khoản trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc như sau:

  • Tên mặt hàng, số lượng, tổng tiền phải khớp với Invoice, Packing List, B/L
  • Nguồn gốc từ đâu, thông tin này rất quan trọng, nếu thiếu thì Cơ quan Hải Quan sẽ làm khó bạn
  • Điều khoản thanh toán về thời gian thanh toán, thời gian giao hàng, thời gian tàu bắt đầu chạy
Invoice (Hóa đơn thương mại)

Invoice có chức năng thanh toán giữa người mua và người bán, tính thuế, đối chiếu với chứng từ khác và là chứng từ bắt buộc phải cung cấp khi làm thủ tục Hải Quan. Vì vậy, cần chú ý kỹ về thông tin trong hóa đơn thương mại. Các số liệu với tờ khai Hải Quan, tên nhà cung cấp, tên số liệu, thông tin điều kiện thanh toán và điều kiện giao hàng phải khớp nhau. Thường thì Commercial Invoice được lập cùng/sau ngày hợp đồng được các bên ký kết và trước ngày xuất khẩu hàng hóa (ngày vận đơn)

Packing List (Phiếu đóng gói)

Phiếu đóng gói phục vụ cho việc làm thủ tục Hải Quan, để nhận hàng tại kho bãi, thể hiện quy cách đóng hàng, bao gồm số hộp/kiện, trọng lượng toàn bộ, trọng lượng tịnh, số khối của mỗi hộp/kiện.

Certificate of Quality (Chứng nhận chất lượng – CQ)

Người mua thanh toán nốt số tiền còn lại (nếu có)

Theo quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, phụ thuộc vào khả năng đàm phán, 90% nhà cung cấp sẽ yêu cầu thanh toán trước khi giao hàng.

Vận chuyển hàng hóa nội địa Trung Quốc Xin giấy chứng nhận xuất xứ

*Chức năng: Chứng minh rõ ràng nguồn gốc xuất xứ, hưởng ưu đãi thuế phí

  • Đối với đường bộ, người bán có thể xin CO trước hoặc cùng ngày với ngày xe khởi hành.
  • Đối với đường biển, người bán có thể xin CO sau hoặc cùng ngày với ngày tàu khởi hành.

Các thông tin trên CO phải khớp với hợp đồng, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, các doanh nghiệp cũng nên lưu ý CO 3 bên.

Xem thêm: Nhập hàng ủy thác từ Trung Quốc cần lưu ý những vấn đề gì?

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc: Thông quan xuất khẩu

Thường thì Trung Quốc muốn đẩy mạnh xuất khẩu nên sẽ dễ dàng thông quan xuất khẩu. Kiểm hóa của Hải Quan có nhiều hướng khác nhau, nhưng dưới đây là một số nội dung cơ bản sẽ được kiểm tra và thường hay xảy ra sai sót:

  • Kiểm tra tên sản phẩm: Có không ít trường hợp sai sót xảy ra với tên sản phẩm khi lựa chọn sử dụng tên khoa học hay tên thông dụng của sản phẩm; hoặc có sự sai lệch khi dịch tên sản phẩm tiếng Trung sang tiếng Anh.
  • Kiểm tra các thông số kỹ thuật: Lỗi hay xảy ra khi trên bao bì của nhà cung cấp in các thông số kỹ thuật không chuẩn thực tế; loạt sản phẩm có nhiều kích thước. Cần khai kích thước nhỏ nhất và lớn nhất; hoặc do sản phẩm kích thước không đồng đều giữa các bộ phận/các phần, cần khai báo cả phần lớn nhất và nhỏ nhất…
  • Kiểm tra số lượng: Kiểm tra tổng số lượng, lỗi hay mắc nhất là khai báo ít hơn so với thực tế
  • Kiểm tra trọng lượng: Lỗi hay xảy ra nhất là Net weightGross weight của hàng trên tờ khai chênh lệch so với trọng lượng thực tế từ 3% -5%
  • Kiểm tra số lượng kiện hàng: Hàng mẫu, hàng tặng vẫn phải khai báo Hải Quan
  • Kiểm tra Shipping Mark
  • Kiểm tra vấn đề vi phạm quyền sở hữu trí tuệ: Chú ý xem hàng nào có nhãn hiệu, hàng nào không và phân biệt giữa nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu nhái, hàng hóa được bảo hộ, logo, thẻ,… Trước khi tiến hành quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, bạn có thể tra trước xem Brand, hình ảnh in trên hàng hóa đã đăng ký bảo hộ hay chưa
  • Kiểm tra xuất xứ, phân loại: Kiểm tra độ chính xác của mã HS, cần chú ý với sản phẩm đa chức năng
  • Kiểm tra giá cả: Với mỗi mã HS ứng với từng loại hàng xuất nhập khẩu, cơ quan Hải Quan đều có mức giá trên hệ thống. Nhìn chung có hai mức, một là mức giá của cảng xuất khẩu; hai là mức giới hạn giá của quốc gia. Đối với việc nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc thì xem xét giá đặc biệt nghiêm ngặt, còn hàng xuất khẩu thì có nới lỏng hơn
  • Lấy mẫu và kiểm tra: Việc này tương đối hiếm, thường áp dụng với các sản phẩm hóa học cần được xét nghiệm trong phòng thí nghiệm chứ không thể đánh giá bằng mắt thường
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Quy trình nhập khẩu Hàng hóa từ Trung Quốc: Vận chuyển quốc tế

Kiểm tra số cont/seal: khi hàng về tới cảng Việt Nam bạn có thể đối chiếu lại so với cont thực tế, số cont/seal trên B/L. Nếu có thông tin nào sai lệch thì thông báo cho bên xuất hoặc công ty bảo hiểm để xác nhận trước.

Xem thêm: Thuế nhập khẩu được tính thế nào đối với hàng hóa Trung Quốc?

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc: Đăng ký chứng nhận liên quan đến lô hàng

Tùy thuộc vào từng loại hàng, mã HS code,.. các quy định của Nhà nước mà bạn phải đăng ký những thủ tục gì để được cấp các chứng nhận có liên quan. Nếu bạn không đăng ký các chứng nhận liên quan đến lô hàng. Thì lô hàng của bạn sẽ không được thông quan cũng như gặp khó khăn trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc với các cơ quan chức năng.

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc: Thông quan nhập khẩu

Đây là bước quan dễ xảy ra lỗi nhất trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc.

Chuẩn bị bộ chứng từ

Tùy thuộc vào từng mặt hàng mà sẽ có những yêu cầu về các chứng từ khác nhau. Về cơ bản, sẽ bao gồm các loại giấy tờ nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc như sau:

  • Sales Contract (Hợp đồng)
  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
  • Packing List (Phiếu đóng gói)
  • Certificate of Original (Giấy chứng nhận xuất xứ)
  • Certificate of Quality (Giấy chứng nhận chất lượng)
  • Bill of Lading (B/L – Vận đơn đường biển) hoặc Airway Bill (AWB – vận đơn hàng không)
  • Arrival Notice – Giấy báo hàng đến (đường biển)
  • Giấy phép quản lý chuyên ngành (nếu có)

Mở và thông quan tờ khai

Chữ ký số và cách đăng ký tài khoản khai báo Hải Quan

Khi một doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc về một mặt hàng nào đó. Thì làm tờ khai Hải Quan là một trong những bước bắt buộc phải thực hiện khi hàng đến cảng/ cửa khẩu. Nếu không truyền tờ khai Hải Quan thì mọi hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu đều bị dừng lại.

Hiện nay, để truyền tờ khai Hải Quan, doanh nghiệp sẽ thực hiện thông quan phần mềm. Có 2 phần mềm được sử dụng phổ biến nhất trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc là: Hệ thống phần mềm ECUS5VNACCS của công ty Thái Sơn và Phần mềm Hải Quan điện tử FPT.TQDT của FPT. Thông thường đa số doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu sẽ sử dụng phần mềm của bên Thái Sơn để khai Hải Quan điện tử.

Thiết bị chữ ký số hay còn gọi là USB Token: Doanh nghiệp có thể tiếp tục sử dụng CKS đang khai báo nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc, trên hệ thống Hải Quan điện tử V4 nếu hạn sử dụng vẫn còn hiệu lực.

  • Tài khoản khai báo VNACCS được đăng ký gắn liền với chữ ký số khai báo: Mỗi chữ ký số sẽ được đăng ký là một tài khoản khai báo VNACCS (User ID).
  • Tài khoản khai báo VNACCS giống như Account kết nối với Hải quan trên Cổng thông tin một cửa quốc gia www.customs.gov.vn. Một doanh nghiệp có thể đăng ký nhiều tài khoản khai báo khác nhau, mỗi tài khoản tương ứng với một chữ ký số.
  • Các tài khoản này được quản lý bởi một tài khoản gọi là Tài khoản quản trị. Để đăng ký và quản lý các tài khoản khai báo này, doanh nghiệp cần phải đăng ký Tài khoản quản trị trước.
  • Quy trình đăng ký tài khoản khai báo VNACCS
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Để đăng ký mới từ đầu tài khoản khai báo VNACCS trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, doanh nghiệp thực hiện theo các bước sau đây bằng cách gửi email cho Tổng cục Hải Quan hoặc liên hệ bên cấp chữ ký số họ đăng ký tài khoản, đây là cách dễ dàng và nhanh nhất:

+ Đăng ký tài khoản quản trị: để xác định đối tượng đăng ký (là doanh nghiệp nào) tài khoản này dùng để quản lý, đăng ký mới, sửa hoặc xóa các tài khoản khai báo VNACCS. Lưu ý, tài khoản quản trị không được dùng trong việc khai báo VNACCS. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều hơn một chữ ký số (nhưng cùng mã số thuế) thì khi đăng ký tài khoản quản trị có thể sử dụng một trong các chữ ký số đó để xác thực.

+ Đăng ký tài khoản VNACCS: là tài khoản sử dụng trong các giao dịch khai báo Hải Quan. Đăng ký tài khoản đồng nghĩa với việc đăng ký các chữ ký số được dùng trong khai báo đến hệ thống VNACCS của doanh nghiệp.

Mỗi chữ ký số sẽ là một tài khoản khai báo nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc, được gắn liền với một User ID, một tài khoản khai báo VNACCS bao gồm các thông tin sau:

  • User ID: tên tài khoản
  • Password : mật khẩu truy nhập
  • Terminal ID : mã số máy trạm, định danh máy trạm khai báo
  • Terminal access key: khóa truy cập, kết hợp với các thông tin trên dùng trong việc lấy phản hồi các thông điệp do cơ quan Hải Quan trả về.

– Thông tin của Chữ ký số: Serial number, Mã số thuế và thông tin nhà cung cấp chữ ký số. Thiết lập thông số khai báo trên phần mềm ECUS5VNACCS.

Truyền và phân luồng tờ khai

Sau khi có đầy đủ bộ chứng từ xuất nhập khẩu của quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc thì người khai Hải Quan lên tờ khai Hải Quan theo những thông tin trên hệ thống. Sau khi lên tờ khai đầy đủ thì mình truyền tờ khai lên hệ thống Hải Quan. Khi truyền số liệu, bạn sẽ nhận được thông tin phản hồi từ cơ quan Hải Quan.

Trường hợp hệ thống phát hiện thấy lỗi, sẽ có thông báo trên màn hình máy tính để bạn sửa lại, tính thuế nhập khẩu. Khi các bước thực hiện và số liệu sơ bộ hợp lệ, hệ thống sẽ trả về về số tờ khai hải quan, kết quả phân luồng. Hải Quan Việt Nam sẽ phân loại nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc dưới hình thức 3 luồng: Luồng xanh, vàng và đỏ. Mỗi luồng hàng được phân loại nói lên mức độ đánh giá của cơ quan Hải Quan đối với hàng hóa trong quá trình quản lý rủi ro.

Xem thêm: Hướng dẫn quy đổi tiền nhân dân tệ sang Việt Nam đồng mới nhất

  • Mức (1) – Luồng xanh: Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Đóng thuế xong thì có thể tiến hành thanh lý, nhận hàng;
  • Mức (2) – Luồng vàng: kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Nếu được yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì doanh nghiệp thực hiện theo yêu cầu và xuất trình hồ sơ giấy để cơ quan Hải Quan kiểm tra. Nếu lô hàng được chấp nhận thì được đóng thuế xong là thông quan, nếu cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa thì phải kiểm hóa giống như trường hợp bị luồng đỏ.
  • Mức (3) – luồng đỏ: Kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa. Hiên nay có hai cách để thực hiện kiểm hóa. Hải Quan trực tiếp xuống mở container ra kiểm tra thực tế hàng hóa, hai là thực hiện qua máy soi kiểm hóa.
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Có 3 mức độ kiểm tra thực tế trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc:

  • Kiểm tra thực tế không quá 5% lô hàng: được tiến hành nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật Hải Quan của chủ hàng. Nếu không có dấu hiệu sai phạm thì kết thúc kiểm tra; nếu có thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi xác định được mức độ vi phạm.
  • Kiểm tra thực tế 10% lô hàng: hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra thực tế nhưng cơ quan Hải Quan qua phân tích thông tin phát hiện thấy có dấu hiệu sai phạm. Tiến hành kiểm tra nếu không sai phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có thì tiếp tục kiểm tra
  • Kiểm tra toàn bộ lô hàng: đối với hàng hóa có chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật về Hải Quan

Một số trường hợp, chẳng hạn như sau khi máy tính xác định được hình thức, mức độ kiểm tra, nhưng cán bộ/nhân viên Hải Quan xét thấy việc xác định của máy tính là chưa chính xác (do thông tin về các quy định, chính sách hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục chưa được cập nhật đầy đủ). Cán bộ công chức Hải Quan sẽ đề xuất Lệnh hình thức và mức độ kiểm tra khác phù hợp hơn, việc phân luồng sẽ được ghi nhận lại (có ghi rõ lý do điều chỉnh). Sau đó chuyển cho lãnh đạo Chi cục Hải Quan xem xét và quyết định.

Tiếp theo, bạn có thể tiến hành mở tờ khai. Để thực hiện được bước này, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau cho quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc:

  • Giấy giới thiệu
  • Tờ khai phân luồng
  • Packing List
  • Bill of Lading
  • Các chứng từ cần thiết khác (CO, hóa đơn cước, giấy phép nhập khẩu,…)

Khi xuất trình hồ sơ nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc cho hải quan, nếu các chứng từ đã hợp lệ. Hải Quan sẽ tiến hành thông quan trên hệ thống. Một số trường hợp hàng hóa bị bẻ luồng:

– Có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật về thuế:

Hàng bạn có “mật báo” là hàng vi phạm hoặc hàng bạn nhập đang thuộc diện quản lý rủi ro, nhiều trường hợp mặt hàng này đã từng vi phạm trước đây nên cứ nhập về hoặc xuất đi thì mặc định là “có dấu hiệu vi phạm”.

Ví dụ: Hàng xuất nhập từ Úc, hàng thuốc lá, hàng phế liệu…

– Người khai Hải Quan không nộp được chứng từ theo yêu cầu của cơ quan Hải Quan hoặc qua kiểm tra các chứng từ, cơ quan hải quan chưa đủ cơ sở để xác định tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế:

Trường hợp này hay gặp ở tình trạng bộ hồ sơ thiếu chứng từ này thiếu chứng chừng kia, hoặc tên hàng phức tạp không thể xác định chỉ bằng đọc tên hàng, yêu cầu cần thêm catalogue hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa.

– Trường hợp cơ quan hải quan chưa đủ căn cứ để xác định tính chính xác của nội dung khai báo.

Trường hợp này do chứng từ khai báo không rõ ràng hoặc tên hàng khai không rõ ràng, thông tin khai báo không hợp lý, mâu thuẫn lẫn nhau.

Ví dụ: Bạn khai báo nhập 10 cái Iphone nhưng trọng lượng trên bill lại thể hiện tới 50kg hoặc hơn thì rõ ràng là có nghi vấn.

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Thanh lý tờ khai

Sau khi hoàn thành việc nộp thuế và tờ khai nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc được thông quan, bạn có thể tiến hành in mã vạch. Bạn phải nộp mã vạch + tờ khai đã thông quan cho Hải Quan giám sát ít nhất là 02 bộ. Hải Quan sẽ đóng dấu lên mã vạch và trả lại cho doanh nghiệp 01 bộ, còn 01 bộ Hải Quan sẽ giữ.

Các lỗi thường gặp khi làm thủ tục Hải Quan điện tử

– Khai sai các tiêu chí trên phần mềm VNACCS: có một số tiêu chí có thể chỉnh sửa bổ sung. Nhưng có một số tiêu chí không thể chỉnh sửa bổ sung mà phải khai lại tờ khai mới, dẫn đến việc quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc bị chậm trễ. Đặc biệt, nếu tờ khai đã được đóng thuế thì phải mất thời gian điều chỉnh thuế rất lâu.

– Áp mã số hàng hóa (HS code) chưa chính xác: do chưa nắm rõ nguyên tắc áp mã theo quy định. Có một số loại hàng cùng có mô tả ở nhiều nơi khác nhau trong biểu thuế có thể với thuế suất khác nhau gây lúng túng cho người khai Hải Quan.

Nhưng theo nguyên tắc mã số của hệ thống hài hòa (mã HS code) thì mỗi loại hàng hóa chỉ có một mã số duy nhất – vậy vấn đề ở đây là phải tìm cho được mã số phù hợp cho mặt hàng đó trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc.

Tâm lý của chủ hàng là áp vào mã HS code có thuế suất thấp nhất nhưng quan điểm của Hải Quan thì ngược lại – áp vào mã HS code có thuế suất cao nhất, do đó người khai Hải Quan cần có kiến thức chuyên môn để chứng minh việc khai báo của mình.

Xem thêm: Nhập hàng Trung Quốc cần kích thước container như thế nào?

Các lỗi trên chứng từ Hải Quan

– Các thông tin trên bộ chứng từ không khớp nhau: sai lệch về điều kiện giao hàng, số lượng, trọng lượng, các lỗi chính tả,… Đòi người khai Hải Quan phải kiểm tra kỹ bộ chứng từ xem sai sót đó do đâu. Thông báo cho các bên liên quan để có sự điều chỉnh đúng trước khi khai Hải Quan và nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc.

– Các lỗi thường gặp trên CO: trường hợp áp dụng tiêu chí RVC thì ghi trị giá FOB (USD). Nhưng một số trường hợp lại ghi trị giá khác (EXW, CFR, CIF,…), theo như trị giá trên hợp đồng và Invoice.

Trong trường hợp CO được phát hành bởi bên thứ ba (third party) thì số Invoice phải là số của Invoice do bên bán hàng (Seller). Không phải số Invoice của người gửi hàng (shipper) phát hành và phải được đánh dấu (tick) vào ô “Third Party Invoicing”,… Nếu có các lỗi trên thì CO sẽ bị bác, không được xem xét chấp nhận.

Ngoài các lỗi về chứng từ, còn có thể gặp các lỗi khác khi kiểm tra quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc như: cont bị sai seal; hàng hóa không đúng chủng loại, thiếu hoặc dư số lượng. Hoặc không có tem nhãn, hoặc thể hiện xuất xứ, ngày sản xuất, hạn sử dụng không đúng hoặc không có,… Người khai Hải Quan cần có kinh nghiệm để xử lý các tình huống này theo cách nhanh nhất, tránh phát sinh những chi phí không đáng có và có thể mất thời gian rất lâu để bổ sung làm chậm quá trình thông quan hàng hóa.

Trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, có thể gặp trường hợp tình trạng hàng hóa bị bất thường (thường là hàng lẻ – LCL), ví dụ như:  kiện hàng bị móp méo, bể vỡ, có dấu hiệu bị khui mở bất thường,.. Đòi hỏi người khai Hải Quan phải kiểm tra và phối hợp kiểm tra với các bên liên quan để xử lý. Ngoài ra, trong quá trình thông quan, rủi ro bị tham vấn giá cũng cần dự tính phương án xử lý trước.

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Xem thêm: Nhập hàng hóa uy tín từ Trung Quốc với giá tận gốc mới nhất

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc: Lấy hàng hóa và đưa về kho

Sau khi đã hoàn thành xong thủ tục Hải Quan nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc, việc tiếp theo mà bạn cần làm là bố trí phương tiện vận tải bộ để đưa hàng về kho để kết thúc quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc. Thông thường, các chủ hàng sẽ thuê xe cont hoặc xe tải nhỏ rồi chuyển cho họ lệnh giao hàng mà đơn vị vận tải biển cấp. Nhà xe sẽ vào cảng thực hiện nốt thủ tục Hải Quan tại kho bãi rồi lấy hàng chở về địa điểm kho cho bạn.

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc: Giải quyết tranh chấp phát sinh

Hãy liên hệ tới Finlogistics để được tư vấn chi tiết nhất về quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc. Nếu bạn muốn xem hướng dẫn quy trình nhập khẩu cho các doanh nghiệp mới năm 2023 thì hãy nhấp tại đây.

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Θ Bài viết gợi ý:


Bo-chung-tu-xuat-nhap-khau-00.jpg

Bộ chứng từ xuất nhập khẩu bao gồm những loại hồ sơ quan trọng nào? Đây là câu hỏi chung của nhiều cá nhân và đơn vị khi tiến hành giao thương hàng hóa với đối tác nước ngoài. Hôm nay, Finlogistics sẽ tổng hợp lại những thông tin cần thiết để bạn cùng doanh nghiệp có được cái nhìn cụ thể và rõ ràng nhất, khi thực hiện các bước làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa nhé!!!

Bộ chứng từ xuất nhập khẩu
Bộ chứng từ xuất nhập khẩu

(21/08/2023)


 

Định nghĩa bộ chứng từ xuất nhập khẩu

Bộ chứng từ xuất nhập khẩu bao gồm những văn bản chứa thông tin về hàng hóa, phương thức vận tải, hình thức thanh toán và quy chế bảo hiểm. Từ đó, để làm căn cứ giao – nhận hàng, chi trả, khiếu nại hoặc bồi thường khi xảy ra mâu thuẫn giữa đôi bên. Một bộ chứng từ đầy đủ sẽ có nhiều loại chứng từ khác nhau. Chúng thực hiện chức năng, vai trò nhất định. Mục đích chung là giúp cho quá trình xuất – nhập hàng hóa, thanh toán diễn ra minh bạch, hợp pháp.

Bộ chứng từ xuất nhập khẩu gồm có những gì?

Một số bộ chứng từ xuất nhập khẩu thông thường

  • Sale Contract (Hợp đồng thương mại): Văn bản thỏa thuận giữa bên mua và bên bán về các nội dung liên quan đến thông tin đơn vị, thông tin hàng hóa, phương pháp giao hàng, thanh toán…
  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại): Văn bản do bên xuất khẩu phát hành để thực hiện thu tiền hàng hóa từ người mua. Chức năng chính của Commercial Invoice là chứng từ thanh toán. Do đó, nó cần thể hiện rõ số lượng, đơn giá, thông tin ngân hàng…
  • Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa): Văn bản thể hiện cách thức đóng gói hàng hóa. Thông qua đó, người đọc có thể hiểu được lô hàng gồm bao nhiêu kiện. Chúng có khối lượng, thể tích như thế nào?
  • Bill of Lading (Vận đơn): Chứng từ xác nhận hàng hóa đã được xếp lên phương tiện vận tải 
  • Customs Declaration (Tờ khai hải quan): Chứng từ người sở hữu lô hàng hoặc đơn vị vận tải cần kê khai khi tiến hành xuất – nhập khẩu hàng hóa xuyên biên giới.
  • LC (Thư tín dụng): Chứng từ do ngân hàng phát hành dựa trên yêu cầu của người nhập hàng. Nó có vai trò tương tự như văn bản cam kết thanh toán cho người bán trong thời gian cụ thể.
  • CO form A/ CO form E (Giấy chứng nhận xuất xứ): Văn bản thể hiện nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Với một số loại hàng hóa đặc biệt, CO form E và CO form A giúp người mua/bán được giảm thuế hoặc hưởng thuế suất đặc biệt.
  • Proforma Invoice (Hóa đơn chiếu lệ): Sở hữu hình thức tương tự như hóa đơn. Nhưng không dùng cho mục đích thanh toán.
  • Insurance Certificate (Chứng từ bảo hiểm): Văn bản bao gồm đơn bảo hiểm, chứng nhận bảo hiểm. Tùy theo điều kiện vận tải (CIF hoặc FOB) mà việc mua bảo hiểm sẽ do người bán hay người mua đảm nhiệm.
  • Phytosanitary Certificate (Chứng từ kiểm định): Văn bản do cơ quan kiểm dịch động/thực vật cấp phép. Nó nhằm xác nhận lô hàng đã được kiểm định, ngăn ngừa lây lan dịch bệnh.
Bộ chứng từ xuất nhập khẩu
Bộ chứng từ xuất nhập khẩu

Những bộ chứng từ xuất nhập khẩu khác

Bên cạnh những văn bản, giấy tờ kể trên, các doanh nghiệp cần lưu ý một số bộ chứng từ xuất nhập khẩu quan trọng khác như:

  • Mã HS code (Mã phân loại hàng hóa)
  • CQ – Certificate of Quality (Giấy chứng nhận chất lượng)
  • CA – Certificate of Analysis (Chứng nhận kiểm định)
  • Sanitary Certificate (Giấy chứng nhận vệ sinh)
  • Fumigation Certificate (Chứng thư hun trùng)
  • MSDS – Material Safety Data Sheet (Phiếu an toàn hóa chất)
 

Nhìn chung, bộ chứng từ xuất nhập khẩu thường bao gồm nhiều loại văn bản. Và có sự khác biệt theo từng trường hợp nhất định. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi sẽ tư vấn giải pháp tiết kiệm, nhanh chóng và phù hợp nhất với nhu cầu giao thương hàng hóa của bạn. 

Xem thêm: Nhập khẩu chính ngạch là gì? Những loại hình phổ biến nhất

Nếu quý khách hàng và doanh nghiệp đang có nhu cầu làm các thủ tục Hải Quan, bộ chứng từ xuất nhập khẩu hay xin giấy tờ khó,…hãy kết nối với Finlogistics để được tư vấn và hỗ trợ tối đa. Chúng tôi có đội ngũ tư vấn viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình và luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng mọi lúc mọi nơi, với mức phí tốt nhất!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Bộ chứng từ xuất nhập khẩu

Θ Bài viết gợi ý: 


Phone
Mục lục