Doanh-nghiep-che-xuat-00.jpg

Trong giai đoạn kinh tế hội nhập ngày nay, hoạt động xuất nhập khẩu nhận được rất nhiều sự quan tâm. Do đó, Nhà nước cũng đã đưa ra nhiều chính sách hấp dẫn để thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Chính vì vậy, các doanh nghiệp chế xuất hoạt động tại những khu chế xuất ngày càng nhiều. Vậy đây là hình thức sản xuất như thế nào? Có những ưu đãi đặc biệt gì cho các doanh nghiệp này? Để trả lời cho thắc mắc này, hãy cùng tiếp tục theo dõi bài viết này của Finlogistics nhé!!!

Doanh nghiệp chế xuất
Doanh nghiệp chế xuất

(10/10/2023)


 

Doanh nghiệp chế xuất là gì?

Định nghĩa

Doanh nghiệp chế xuất có tên tiếng Anh là Export Processing Enterprise (thường gọi tắt là EPE). Dựa theo Khoản 10, Điều 2, tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp chế xuất được định nghĩa là những “‘khu vực” chuyên sản xuất các loại hàng hóa, sản phẩm, dùng để tiến hành xuất khẩu ra nước ngoài. Những doanh nghiệp này được thành lập và hoạt động mạnh mẽ bên trong các khu chế xuất, khu kinh tế hoặc khu công nghiệp. 

Doanh nghiệp chế xuất không được xem là một loại hình doanh nghiệp, nhưng lại thường được đầu tư trực tiếp từ nguồn vốn nước ngoài. Cụm từ “chế xuất” ở đây được dùng để chỉ địa điểm đặt trụ sở của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp này nằm trong một khu vực được tách biệt, có rào chắn ngăn cách riêng với bên ngoài. Ngoài ra còn có khu vực cảng và khu cửa ra vào nghiêm ngặt. Những sản phẩm, hàng hóa do những doanh nghiệp chế xuất sản xuất phải tiến hành xuất khẩu 100% và khai báo đầy đủ với cơ quan Hải Quan trong khu vực. 

Đặc điểm

Căn cứ theo Điều 2, Nghị định số 35/2022/NĐ-CP về quản lý doanh nghiệp chế xuất và khu chế xuất, thì đặc điểm của doanh nghiệp này bao gồm:

  • Doanh nghiệp chế xuất được nhận nhiều ưu đãi đầu tư và áp dụng chính sách thuế phí đối với khu phi thuế quan (trừ những ưu đãi dành riêng của khu phi thuế quan tại những khu kinh tế cửa khẩu), từ khi bắt đầu đầu tư thành lập doanh nghiệp, được ghi rõ ràng trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (hoặc giấy xác nhận đăng ký của doanh nghiệp do Cơ quan có thẩm quyền cấp phép).
  • Những doanh nghiệp chế xuất phải hoạt động bên trong các khu chế xuất và tách biệt hẳn với bên ngoài. Có hàng rào chắn và cổng ra vào riêng, nằm dưới sự giám sát, kiểm tra của Cơ quan Hải Quan và những Cơ quan chức năng khác.
  • Sau khi xây dựng hoàn thiện thì doanh nghiệp chế xuất sẽ phải thông qua xác nhận đáp ứng điều kiện kiểm tra, theo đúng quy định của Pháp luật về thuế phí xuất nhập khẩu, từ phía Cơ quan Hải Quan.
  • Doanh nghiệp chế xuất được quyền mua vật liệu xây dựng, lương thực thực phẩm, văn phòng phẩm và những loại hàng tiêu dùng trong nước, để phục vụ cho quá trình xây dựng công trình và điều hành văn phòng, cũng như cho những hoạt động sinh hoạt bình thường của cán bộ, công nhân trong doanh nghiệp. 
  • Doanh nghiệp và những người bán hàng hóa cho doanh nghiệp có quyền lựa chọn thực hiện hoặc không làm các bước thủ tục xuất nhập khẩu những loại vật liệu xây dựng, lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và văn phòng phẩm.

Xem thêm: Các bước thủ tục Hải Quan cho hàng từ kho ngoại quan vào nội địa

  • Thủ tục kiểm tra và giám sát Hải Quan đối với những loại hàng hóa xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp chế xuất sẽ được thực hiện dựa theo quy định của Pháp luật. 
  • Doanh nghiệp chế xuất có thể bán những sản phẩm thanh lý cho thị trường trong nước, theo những quy định về đầu tư thương mại. 
  • Cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp chế xuất có thể mang ngoại hối, lấy từ nội địa vào doanh nghiệp và ngược lại, từ doanh nghiệp ra bên ngoài mà không cần phải khai báo cho phía Hải Quan. 
  • Doanh nghiệp chế xuất có thể tiến hành mua bán hàng hóa tại Việt Nam và phải có hạch toán thu chi riêng. Có khu vực lưu giữ hàng hóa riêng, tách biệt với khu vực hàng hóa sản xuất xuất khẩu của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thành lập một chi nhánh riêng, để thực hiện việc mua bán những mặt hàng nội địa. 
Doanh nghiệp chế xuất
Doanh nghiệp chế xuất

Hồ sơ thủ tục

Để đăng ký thành lập doanh nghiệp chế xuất, các cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ như sau:

  • Giấy đăng ký chủ trương đầu tư dự án với Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố
  • Giấy chứng nhận đăng ký thành lập của doanh nghiệp chế xuất
  • Dấu mộc của doanh nghiệp
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án của doanh nghiệp chế xuất
  • Văn bản công bố thành lập doanh nghiệp và mẫu dấu có trên Cổng thông tin điện tử quốc gia

Những ưu đãi đối với các doanh nghiệp chế xuất

Khoản ưu đãi về thuế phí

Theo quy định ghi tại Khoản 3, Điều 26, thuộc Nghị định số 35/2022/NĐ-CP thì các doanh nghiệp chế xuất được quyền hưởng những ưu đãi về đầu tư và chính sách thuế phí đối với khu phi thuế quan. Bắt đầu từ thời điểm mục tiêu đầu tư thành lập doanh nghiệp chế xuất, được ghi rõ tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án điều chỉnh hoặc Giấy xác nhận đăng ký cho doanh nghiệp chế xuất của Cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong khu vực.

Sau khi đã hoàn thiện quá trình xây dựng, doanh nghiệp chế xuất phải được Cơ quan Hải Quan có thẩm quyền xác nhận đáp ứng những tiêu chí, điều kiện kiểm tra và giám sát của Hải Quan theo quy định của Pháp luật về thuế xuất khẩu, nhập khẩu, trước khi chính thức được đưa vào hoạt động.

Trường hợp nếu doanh nghiệp chế xuất không đáp ứng được điều kiện kiểm tra và giám sát của Hải Quan thì sẽ không được hưởng những chính sách về thuế phí, áp dụng đối với khu vực phi thuế quan. Việc kiểm tra, xác nhận và hoàn thiện các tiêu chí, điều kiện kiểm tra, giám sát của Hải Quan của doanh nghiệp chế xuất được thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật về thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

Theo đó, các doanh nghiệp chế xuất sẽ được hưởng những ưu đãi về đầu tư và chính sách thuế phí đối với khu vực phi thuế quan, sau khi đã được Cơ quan Hải Quan xác nhận đáp ứng đầy đủ những điều kiện kiểm tra và giám sát của Hải Quan, trước khi được chính thức đi vào hoạt động bình thường.

Xem thêm: Thủ tục làm hàng sản xuất xuất khẩu cần chú ý điều gì?

Chi tiết hơn, các doanh nghiệp chế xuất sẽ được hưởng một số các ưu đãi hấp dẫn về thuế phí như sau:

– Ưu đãi về mức thuế thu nhập

Tại Điểm A, Khoản 4, Điều 19 của Thông tư số 78/2014/TT-BTC đã quy định rằng: thu nhập của các doanh nghiệp từ việc thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, thì sẽ được áp dụng mức thuế suất ưu đãi lên đến 20%, trong thời hạn 10 năm. Đồng thời, doanh nghiệp chế xuất còn được miễn nộp thuế tới 02 năm và giảm 50% tổng số thuế phải nộp trong vòng 04 năm tiếp theo, đối với thu nhập từ việc thực hiện dự án đầu tư mới (theo Điều 6, thuộc Thông tư số 151/2014/TT-BTC).

– Ưu đãi về chi phí sử dụng đất trong khu chế xuất

Các doanh nghiệp chế xuất sẽ được miễn tiền thuê đất trong 07 năm (dựa theo điểm B, Khoản 3, Điều 19 của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP).

– Ưu đãi về mức thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu

Căn cứ theo điểm C, Khoản 4, Điều 2 của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016, doanh nghiệp sẽ nhận được các ưu đãi cho:

  • Hàng hóa, sản phẩm xuất khẩu từ khu vực phi thuế quan ra nước ngoài
  • Hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vào khu vực phi thuế quan và chỉ sử dụng bên trong khu vực phi thuế quan
  • Hàng hóa, sản phẩm chuyển từ khu vực phi thuế quan này sang khu vực phi thuế quan khác thì không phải là đối tượng phải chịu thuế phí

Như vậy, khi bắt đầu thành lập, các doanh nghiệp chế xuất sẽ được hưởng những ưu đãi lớn về thuế thu nhập cho doanh nghiệp; chi phí sử dụng đất; thuế xuất nhập khẩu;….

Doanh nghiệp chế xuất
Doanh nghiệp chế xuất

Áp dụng thuế suất 0%

Thuế suất 0% sẽ được ưu tiên áp dụng đối với những loại hàng hóa, sản phẩm có hợp đồng mua bán hoặc thực hiện gia công hàng hóa (đối với hợp đồng cung ứng dịch vụ), hợp đồng ủy thác xuất khẩu hàng hóa. Ngoài ra, các loại chứng từ, giấy tờ thanh toán có giá trị hàng hóa thông qua ngân hàng hoặc những chứng từ khác theo quy định Nhà nước và có tờ khai thuế quan đều được áp dụng thuế suất 0%.

Một số trường hợp khác sẽ không được áp dụng thuế suất 0%, ví dụ như: những loại dịch vụ chuyển nhượng vốn hoặc quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao công nghệ máy móc; dịch vụ bưu chính viễn thông; dịch vụ cấp phát tín dụng, tài chính phái sinh hoặc đầu tư chứng khoán; những sản phẩm khai thác tài nguyên, khoáng sản vẫn chưa chế biến; hàng hóa dịch vụ không thông qua đăng ký kinh doanh bên trong khu vực phi thuế quan (ví dụ như: xe cộ, xăng dầu, dịch vụ thuê văn phòng, kho bãi, nhà ở, khách sạn, dịch vụ ăn uống, đưa đón người lao động,…)

Xem thêm: Máy móc cũ đồng bộ cần thông quan giám định như thế nào?

Hy vọng qua bài viết chi tiết này, bạn đã có cái nhìn rõ hơn về các doanh nghiệp chế xuất trong những khu công nghiệp, khu chế xuất. Nếu muốn tham khảo thêm thông tin, bạn có thể tìm đọc tại những nguồn văn bản, tài liệu chính thống của Nhà nước hoặc liên hệ trực tiếp với đội ngũ tư vấn của Finlogistics để được hỗ trợ. Nếu bạn có nhu cầu vận chuyển hàng hóa liên quốc tế – nội địa, thông quan qua Hải Quan hoặc làm các chứng từ, giấy tờ khó có liên quan,… công ty chúng tôi sẵn sàng giúp bạn thực hiện, với tiêu chí: nhanh chóng, an toàn và tối ưu nhất!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Doanh nghiệp chế xuất

Θ Bài viết gợi ý:


Nhan-CE-la-gi-00.jpg

Khi đi mua sắm, bạn có để ý tới một số chi tiết nhỏ như nhãn hiệu có dạng CE ở trên bao bì sản phẩm hay không? Với nhiều người làm trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa sang thị trường châu Âu thì chắc chắn không thể không biết tới mẫu nhãn này. Nhưng nhãn CE là gì vẫn là thắc mắc lớn đối với những người mới. Vậy để giải thích và đi tìm hiểu sâu hơn về khái niệm cũng như những vấn đề xung quanh nhãn hiệu này, hãy theo dõi bài viết này với Finlogistics bạn nhé!!!

Nhãn CE là gì?
Nhãn CE là gì?

(16/10/2023)


 

Định nghĩa nhãn CE là gì?

Khái niệm về nhãn CE

Nhãn CE (viết tắt của Conformité Européenne) hãy còn được gọi là chứng nhận CE Marking (European Conformity). Đây được xem nôm na như là một dạng hộ chiếu kỹ thuật thương mại, giấy thông hành đạt đủ điều kiện của các hàng hóa, sản phẩm được nhập khẩu vào thị trường châu Âu (EU) và Hiệp hội Thương mại Tự do (EFTA), cũng như mọi quốc gia khác trên thế giới.

Hiện nay, đối với nhiều tổ chức, doanh nghiệp xuất khẩu thì chứng chỉ CE là yếu tố quan trọng và quyết định xem hàng hóa có được đảm bảo trong quá trình hoạt động thương mại tại thị trường châu Âu hay không. Những cũng cần lưu ý rằng, nhãn CE không phải là loại chứng nhận cụ thể hay gì cả, đây đơn thuần chỉ là mẫu xác nhận về tiêu chuẩn đảm bảo an toàn, chất lượng của hàng hóa theo tiêu chuẩn Châu Âu.

Đặc điểm của nhãn CE

Chứng chỉ CE sẽ có một vài đặc điểm nổi bật như sau:

  • Khi hàng hóa, sản phẩm đã mang dấu CE, có nghĩa là nó đã được trải qua kiểm định, đánh giá, trước khi được đưa ra ngoài thị trường tiêu thụ và hoàn toàn đáp ứng những yêu cầu của các quốc gia thành viên EU về tiêu chuẩn an toàn sức khỏe và môi trường.
  • Tiêu chuẩn CE không nên được xem là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của sản phẩm hay cấp phép giấy chứng nhận xuất xứ, mà thay vào đó là tiêu chuẩn đảm bảo an toàn sản phẩm.
  • Nếu một sản phẩm nào đó được dán nhãn CE, đó đây sẽ là một lợi thế cạnh tranh lớn của nhà sản xuất, giúp nâng cao thương hiệu, chất lượng cũng tính cạnh tranh của sản phẩm. Mục đích nhằm dễ dàng thâm nhập vào thị trường khó tính như châu Âu, là cũng là tiền đề quan trọng để sản phẩm vươn xa ra toàn thế giới.

Xem thêm: Hướng dẫn kiểm tra mã vạch sản phẩm Trung Quốc mới nhất

Nhãn CE là gì?
Nhãn CE là gì?

Sản phẩm nếu đã có chứng chỉ CE, nghĩa là đã tuân thủ đúng quy định Pháp luật của Liên minh châu Âu (EU) và được quyền tự do buôn bán tại thị trường những quốc gia thành viên này. Tuy vậy, hiện nay, trên nhiều sản phẩm gốc gác từ Trung Quốc cũng in nhãn CE. Vậy dấu ký hiệu CE này có phải là CE thuộc EU hay không? Điều này sẽ được lí giải như sau:

  • Những nhà sản xuất của Trung Quốc cũng tiến hành làm dấu CE cho sản phẩm của mình. Những người dùng cần chú ý để tránh nhầm lẫn với những dấu chứng chỉ CE Marking do EU cấp. Đây chính là cách mà người Trung Quốc cố tình làm, để gây nhầm lẫn có chủ đích cho những khách hàng không để ý kỹ hoặc thiếu hiểu biết về nhãn CE. Trên thực tế, nhãn CE của Trung Quốc viết tắt là China Export, tức hàng hóa, sản phẩm được sản xuất trực tiếp tại Trung Quốc và do Trung Quốc xuất khẩu. Mẫu dấu CE này sẽ không được đăng ký, cũng như kiểm nghiệm và đánh giá, mà sẽ do những công ty Trung Quốc tùy ý sử dụng, thêm vào bao bì sản phẩm.
  • Tuy nhiên, những nhà sản xuất ở châu Âu cũng có thể tự làm công bố đạt chuẩn CE, nếu như họ đủ tự tin về các sản phẩm của mình đã đảm bảo theo các yêu cầu, điều kiện về tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu đề ra. Thế nhưng, nếu như sau khi kiểm tra mà sản phẩm này chưa thực sự đạt chuẩn CE, thì nó sẽ bị cấm lưu thông vĩnh viễn trên khắp thị trường châu Âu. Theo đó, nhà sản xuất cũng phải tự chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại cho những ảnh hưởng của sản phẩm của họ.
  • Đối với những công ty, tập đoàn lớn, thì họ có thể tiến hành các bước kiểm tra và đánh giá chính xác hơn, do sở hữu những phòng thí nghiệm đạt chuẩn thế giới. Còn đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ sẽ phải nhờ đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của những tổ chức chuyên thực hiện chứng nhận đánh giá như: TUV, SGS,… Lúc này, nếu sản phẩm có bất kỳ vấn đề nào thì trách nhiệm sẽ thuộc về những tổ chức đã đánh giá trước đó.

Những sản phẩm cần phải có chứng chỉ CE

Chứng chỉ CE là điều kiện bắt buộc cần phải có đối với những hàng hóa, sản phẩm nằm trong phạm vi của Hướng dẫn tiếp cận mới (New Approach Directives). Không phải tất cả những sản phẩm được bày bán trên thị trường của những quốc gia thuộc liên minh châu Âu đều phải cần có dấu này. Ngoài EU, thì vẫn có một số nước khác cũng cần nhãn CE, ví dụ như: Na Uy, Iceland, Liechtenstein,… Trong đó, danh sách những sản phẩm cần phải có nhãn CE bao gồm:

Nhãn CE là gì?
Danh sách sản phẩm cần có nhãn CE

Ngoài ra, những sản phẩm không cần nhãn CE bao gồm: hóa chất, thuốc men, thực phẩm, mỹ phẩm,… Hiện tại, cũng có khá nhiều lần các doanh nghiệp tại Việt Nam bị Hải Quan của EU tịch thu sản phẩm với lí do: hàng kém chất lượng, thiếu CE Marking,…

Các bước cấp chứng chỉ CE như thế nào?

Quy trình cụ thể

Thông thường, quy trình để được cấp chứng chỉ CE sẽ trải qua những bước cần thiết như sau:

  1. Xác định tiêu chuẩn áp dụng
  2. Xác định những yêu cầu chi tiết về sản phẩm
  3. Tiến hành thử nghiệm, đánh giá và kiểm tra sản phẩm hợp chuẩn
  4. Cung cấp đầy đủ tài liệu kỹ thuật TCF (Technical File)
  5. Công bố phù hợp và ban hành chứng chỉ CE Marking

Tuy vậy, với một số mặt hàng đặc biệt, thì quy trình này có thể sẽ cần thêm vài các bước nữa như sau:

  • Tiến hành chứng nhận lại sản phẩm
  • Thực hiện đánh giá mở rộng
  • Thực hiện đánh giá đột xuất

Xem thêm: Mã HS code có vai trò như nào trong hoạt động xuất nhập khẩu?

Hồ sơ xin đánh giá chứng chỉ CE

Để chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ đăng kí chứng chỉ cho sản phẩm, thì phía doanh nghiệp xuất khẩu sẽ không được thiếu:

  • Mẫu giấy cấp chứng chỉ CE
  • Sơ đồ bộ máy tổ chức của tổ chức, công ty hoặc doanh nghiệp
  • Những tài liệu liên quan đến đặc tính và thông số kỹ thuật của sản phẩm
  • File kế hoạch sản xuất và kiểm tra, giám sát chất lượng cho sản phẩm.
  • File kế hoạch kiểm soát những trang bị và phương tiện dùng để đo lường, thử nghiệm.
  • Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu điển hình của phòng thí nghiệm đã được công nhận hoặc chỉ định (nếu có). Những thông tin trên đều phải được tổ chức đánh giá một cách bí mật và không được tiết lộ ra bên ngoài.
Nhãn CE là gì?
Nhãn CE là gì?

Một vài lưu ý nhỏ

Thông thường, những sản phẩm nếu muốn được gắn nhãn CE thì phải được tiến hành sản xuất theo những tiêu chuẩn đã được thông qua bởi: CEN, CENELECETSI,… và những tiêu chuẩn khác đã được công bố. Nhà sản xuất cũng có thể chọn không sử dụng những tiêu chuẩn EU hài hòa, nhưng sau đó phải tiến hành chứng minh rằng sản phẩm của mình đáp ứng đẩy đủ những yêu cầu an toàn cơ bản, trước khi được lưu hành bên trong thị trường EU.

Nếu nhà sản xuất có sản phẩm thỏa mãn được các quy định của EU, thì có thể nộp đơn đến những tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn để được cấp phép bày bán ở bất cứ quốc gia thành viên EU nào (cấp chứng nhận tiêu chuẩn EU). Sau khi đã được cấp giấy chứng nhận, thì nhà sản xuất có thể đóng riêng nhãn CE cho sản phẩm của mình và tự công bố sản phẩm của mình đã đạt tiêu chuẩn EU.

Tuy nhiên, đối với một vài sản phẩm đặc biệt, thì nhà sản xuất có thể chọn lựa tự đánh giá sản phẩm có phù hợp với những yêu cầu của EU hay không và gắn nhãn CE sau khi đã tuyên bố sản phẩm hợp quy chuẩn. Tuy nhiên, nhà sản xuất cũng sẽ phải tự chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc tuyên bố của mình. Những nhà sản xuất cũng cần cân nhắc những yếu tố dưới đây, trước khi tự tuyên bố hợp quy chuẩn chất lượng, an toàn.

  • Hãy đảm bảo rằng sản phẩm phù hợp với tất cả những yêu cầu trên toàn khu vực EU
  • Xác định liệu rằng có thể tự tiến hành đánh giá sản phẩm của mình là hợp quy chuẩn, hay cần phải có giấy chứng nhận của Cơ quan tiêu chuẩn của EU được chỉ định
  • Tạo một bộ tài liệu kỹ thuật phù hợp cho sản phẩm
  • Làm dự thảo và ký kết một tuyên bố về sản phẩm hợp quy chuẩn EU
  • Khi sản phẩm đã được gắn nhãn CE, nếu các Cơ quan có thẩm quyền của EU yêu cầu, thì nhà sản xuất phải cung cấp cho họ tất cả các thông tin và tài liệu hỗ trợ liên quan đến việc gắn nhãn CE cho sản phẩm. Đối với những mặt hàng có nguy cơ, rủi ro an toàn cao hơn thì sẽ bắt buộc phải kiểm tra mức độ an toàn, trước khi được cấp phép giấy chứng chỉ.

Xem thêm: Commercial Invoice bao gồm những chức năng chính nào?

Như vậy, chúng ta đã đảo qua hết một lượt về những nội dung, thông tin xung quanh nhãn CE là gì và được quy định như thế nào? Hy vọng rằng bạn đã biết thêm kiến thức về mẫu ký hiệu này và tiêu chuẩn xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu nói riêng và thế giới nói chung. Nếu có nhu cầu vận chuyển hàng hóa hay làm giấy tờ thông quan Hải Quan, thì Finlogistics chính là địa chỉ không thể phù hợp và tin cậy hơn dành cho quý khách hàng cùng doanh nghiệp. Hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin ở bên dưới để được tư vấn MIỄN PHÍ nhé!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Nhãn CE là gì?

Θ Bài viết gợi ý:


Hang-san-xuat-xuat-khau-00.jpg

Bên cạnh việc gia công hàng hóa, thì mô hình hàng sản xuất xuất khẩu sản phẩm đã được nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam áp dụng thành công trong những năm gần đây. Với nhiều ưu điểm vượt trội, cùng lợi nhuận lớn cho những doanh nghiệp chủ quản, ngày càng nhiều bên mong muốn thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh này. Vậy mô hình này căn cứ vào thủ tục pháp lý như thế nào? Các bước làm thủ tục sản xuất ra sao? Hoặc có gì khác nhau giữa hàng gia công và hàng sản xuất để xuất ra nước ngoài? Hãy cùng với Finlogistics theo dõi bài viết ngày hôm nay nhé!!!

Hàng sản xuất xuất khẩu
Hàng sản xuất xuất khẩu

(10/10/2023)


 

Hàng sản xuất xuất khẩu được hiểu như thế nào?

Định nghĩa

Giải thích đơn giản thì loại hình hàng sản xuất xuất khẩu này là một phương thức kinh doanh – sản xuất hiệu quả. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ thực hiện nhập khẩu nguyên liệu, vật tư từ nhiều nguồn khác nhau về để chế biến và sản xuất ra những sản phẩm dùng để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Đây cũng coi là một hình thức kinh doanh kiểu mua đứt bán đoạn của các doanh nghiệp hiện nay.

Đặc điểm

Mặt hàng sản xuất xuất khẩu có một vài đặc điểm như sau:

  • Dựa theo Khoản 20, Điều 4 của Thông tư số 219/2013/TT-BTC, thì mô hình sản xuất xuất khẩu là đối tượng không phải chịu thuế giá trị gia tăng (VAT)
  • Mặt hàng này được miễn thuế theo Điều 12 của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP
  • Doanh nghiệp được hoàn toàn làm chủ quy trình sản xuất và tự chủ về nguồn nguyên liệu, vật tư
  • Doanh nghiệp có thể bán sản phẩm cho những đối tác và các quốc gia khác nhau.

Các thủ tục cần lưu ý khi làm hàng sản xuất xuất khẩu

Thủ tục Hải Quan

Chuẩn bị hồ sơ Hải Quan 

Các doanh nghiệp muốn tiến hành làm hàng sản xuất xuất khẩu thì cần chuẩn bị đầy đủ tờ khai Hải Quan cùng những chứng từ quan trọng khác có liên quan, bao gồm:

  • Hóa đơn thương mại (Invoice)
  • Chứng từ vận tải (vận đơn đường biển, vận đơn đường bộ,…)
  • Bộ chứng từ chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa (CO)
  • Các giấy phép xuất nhập khẩu. 
  • Văn bản thông báo kết quả hoặc được miễn kiểm tra chuyên ngành
  • Các giấy tờ, chứng từ khác liên quan
Địa điểm làm thủ tục Hải Quan

Căn cứ theo Điểm A, Khoản 1, Điều 58 của Thông tư số 38/2015/TT-BTC, Các cá nhân, doanh nghiệp có thể lựa chọn làm các bước thủ tục Hải Quan tại một trong những Chi cục Hải Quan dưới đây sao cho thuận tiện nhất: 

  • Chi cục Hải Quan nơi các cá nhân, doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc cơ sở chi nhánh, cơ sở sản xuất
  • Chi cục Hải Quan tại cửa khẩu hoặc Chi cục Hải Quan tại cảng xuất nhập khẩu hàng hóa, được thành lập trong khu vực nội địa
  • Chi cục Hải Quan quản lý hàng hóa gia công, hàng sản xuất xuất khẩu thuộc Cục Hải Quan, nơi đặt cơ sở sản xuất hoặc nơi có cửa khẩu nhập khẩu.

Xem thêm: Làm các bước tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ như thế nào? 

Hàng sản xuất xuất khẩu
Hàng sản xuất xuất khẩu

Thời hạn nộp thuế 

Điều kiện

Doanh nghiệp nộp thuế cho hàng sản xuất xuất khẩu thì cần phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện dưới đây, để được áp dụng thời hạn nộp thuế là 275 ngày, bắt đầu từ ngày đăng ký tờ khai Hải Quan:

– Doanh nghiệp phải có ít nhất một cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam, có quyền sử dụng hoặc sở hữu hợp pháp đối với: mặt bằng sản xuất, nhà xưởng, hệ thống máy móc thiết bị,… tại cơ sở sản xuất đó.

– Theo Điều 42, Thông tư số 38/2015/TT-BTC, đối với loại hàng hóa nhập khẩu là những nguyên liệu, vật tư dùng để sản xuất hàng xuất khẩu, thì doanh nghiệp cần có hoạt động xuất nhập khẩu, trong thời gian ít nhất là 2 năm liên tiếp (tính đến ngày đăng ký tờ khai Hải Quan được Cơ quan Hải Quan xác nhận): 

  • Không bị Cơ quan chức năng xử lý về hành vi buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa thông qua biên giới
  • Không bị Cơ quan chức năng xử lý về hành vi trốn thuế hoặc gian lận trong thương mại
  • Không nợ tiền thuế phí quá hạn hoặc chậm nộp tiền phạt đối với loại hàng hóa xuất nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai Hải Quan
  • Không bị Cơ quan quản lý của Nhà nước có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực kế toán trong 02 năm liên tiếp

– Theo Quy định ghi tại Khoản 4, Phụ lục VII, ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC, thì các doanh nghiệp phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng, đối với những loại hàng hóa nhập khẩu dùng để làm hàng sản xuất xuất khẩu. Những trường hợp thanh toán được xem là thanh toán qua ngân hàng sẽ được xử lý theo quy định Pháp luật.

Trách nhiệm

Căn cứ dựa theo mẫu số 04/DKNT-SXXK/TXNK, Phụ lục VI, ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC, thì doanh nghiệp tiến hành nộp thuế cho hàng sản xuất xuất khẩu, phải tự kê khai và chịu trách nhiệm trước Pháp luật về việc kê khai đầy đủ điều kiện, được áp dụng thời hạn nộp thuế là 275 ngày.

Theo Điều 56 của Thông tư số 38/2015/TT-BTC và mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL, Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC, thì các doanh nghiệp có trách nhiệm phải thông báo thông tin của cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu cho Chi cục Hải Quan, nơi doanh nghiệp làm các thủ tục nhập khẩu. 

Hàng sản xuất xuất khẩu
Hàng sản xuất xuất khẩu

Sự khác nhau giữa hàng gia công và hàng sản xuất xuất khẩu

Để hiểu rõ hơn về loại hàng sản xuất xuất khẩu, chúng ta hãy làm một vài so sánh sự khác nhau giữa mô hình này với hàng gia công, thông quan bảng dưới đây:

Mục Hàng gia công Hàng sản xuất xuất khẩu
Văn bản Pháp luật Quy định về hàng gia công được ghi cụ thể trong Luật Quản lý Ngoại thương (Nghị định số 69/2018/NĐ-CP) về các  bước hướng dẫn Luật Ngoại thương Mặt hàng này không được quy định rõ ràng, cụ thể trong Luật Quản lý Ngoại thương
Hợp đồng Bên nhận gia công sẽ ký kết hợp đồng gia công với bên thuê gia công Bên thực hiện xuất khẩu sẽ ký kết hợp đồng bán sản phẩm với bên mua và có thể mua nguyên liệu, vật tư từ nhiều bên bán khác nhau, mà không bị phụ thuộc vào bên mua sản phẩm
Nguyên liệu, vật tư sản xuất Doanh nghiệp nhận nguyên liệu, vật tư hoặc nhận tiền để mua nguyên liệu, vật tư từ bên thuê gia công để thực hiện sản xuất sản phẩm và xuất khẩu hàng hóa cho bên thuê gia công hoặc do chính bên gia công chỉ định

Doanh nghiệp không được tự ý sử dụng nguyên liệu, vật tư của bên thuê gia công khi chưa được sự cho phép 

Doanh nghiệp tự bỏ tiền mua nguyên liệu, vật tư để tiến hành làm hàng sản xuất xuất khẩu cho các bên mua ở nước ngoài, đã ký kết hợp đồng xuất khẩu sản phẩm từ trước

Doanh nghiệp được toàn quyền sử dụng nguyên liệu, vật tư mà mình tự bỏ tiền ra mua và nhập khẩu về để sản xuất

Nguyên liệu, vật tư dư thừa Sau khi kết thúc quy trình gia công, phần nguyên liệu, vật tư dư thừa hoặc phế liệu, phế phẩm,… muốn xử lý cần phải thỏa thuận với bên thuê gia công Doanh nghiệp được toàn quyền xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa
Sản phẩm Bên nhận gia công sẽ nhận được chi phí gia công sản phẩm, do bên thuê gia công chi trả Doanh nghiệp được bán sản phẩm và nhận tiền bán sản phẩm từ bên mua trong hoạt động xuất khẩu sản phẩm
Mã loại hình E21, E23, E52 và E54 E31 và E62

Xem thêm: Hướng dẫn doanh nghiệp lần đầu thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu

Trên đây là tất cả những thông tin và nội dung cần thiết về các bước thủ tục cho hàng sản xuất xuất khẩu mà các doanh nghiệp đang quan tâm. Nếu quý khách hàng và doanh nghiệp muốn thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm hoặc vận chuyển quốc tếvận chuyển nội địa, làm thủ tục thông quan Hải Quan, xin giấy tờ khó,… thì Finlogistics chính là địa chỉ tin cậy và uy tín hàng đầu. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Logistics, chúng tôi tự tin mang tới cho khách hàng dịch vụ chất lượng, nhanh chóng và an toàn!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Hàng sản xuất xuất khẩu

Θ Bài viết gợi ý:


Hang-hoa-Viet-Nam-xuat-khau-vao-Bac-Au-00-1.jpg

Vừa qua, Tham tán Bộ Thương mại Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm các nước như: Đan Mạch, Na Uy, Latvia và Iceland đã có vài lời về nền kinh tế và thương mai của các nước Bắc Âu. Theo đó, đây là những nền kinh tế mở, với tỷ trọng xuất nhập khẩu khá cao, cùng với động lực từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và EU (EVFTA) nên hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu có nhiều lợi thế.

Các doanh nghiệp tại Việt Nam có thể khai thác thương mại tự do tại khu vực này. Nhưng có một vài lưu ý cần quan tâm vì đây cũng là một thị trường khá khó tính, đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Bài viết tổng hợp dưới đây của Finlogistics sẽ giúp bạn hiểu hơn về những điểm cần lưu tâm này!!!

Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu
Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu

(14/09/2023)


 

Tình hình mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Bắc Âu

Theo thống kê từ Bộ Công Thương, mặc dù nền kinh tế thế giới bị tác động rất lớn, nhưng trong năm 2022, tỷ lệ thương mại hai chiều giữa Việt Nam và những nước Bắc Âu (chưa tính Phần Lan) vẫn tăng trưởng ở mức cao, lên đến 14,2%, đạt 3,26 tỷ USD. Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu vẫn đạt mức tỷ lệ rất cao.

Trong đó, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu đạt mốc 2,23 tỷ USD, tăng tới 16,1% và nhập khẩu đạt 1,03 tỷ USD, mức tăng là 10,1%. Việt Nam cũng đã xuất siêu 1,2 tỷ USD và hàng hóa, sản phẩm “made in Vietnam” ngày càng hiện diện nhiều hơn tại thị trường ở khu vực Bắc Âu.

Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) đã và đang giúp mở rộng hơn nữa những cơ hội kinh doanh, trao đổi hàng hóa giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Bắc Âu. Thông qua việc cải thiện khả năng tiếp cận thị trường, cũng như giải quyết những rào cản về thương mại mà những doanh nghiệp hai bên có thể gặp phải.

║Xem thêm: Những lưu ý khi xuất hàng đi Úc năm 2023

Những quy tắc và thực tiễn minh bạch cũng sẽ mang đến sự ổn định và cải thiện khả năng dự báo cho các doanh nghiệp. Điều này cho phép các đơn vị kinh doanh yên tâm hơn khi triển khai những kế hoạch dài hạn. Tuy nhiên, người tiêu dùng tại những quốc gia Bắc Âu này đặc biệt quan tâm đến những vấn đề bảo vệ môi trường và an toàn của người tiêu dùng.

Vì vậy, trong tương lai tới sẽ rất khá nhiều quy định mới được ban hành. Tất cả đều sẽ hướng đến hai mối quan tâm này, nên các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần lưu ý để có sự chuẩn bị và xuất khẩu hàng hóa thành công.

Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu
Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu

Những lưu ý khi hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu

Những nước khu vực Bắc Âu đều có nhu cầu lớn đối với hàng hóa sản phẩm tới từ Việt Nam. Tuy nhiên, để hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu thành công, các doanh nghiệp nội địa cần đáp ứng những yêu cầu, quy định khắt khe cũng như tuân thủ đúng theo hợp đồng.

Đại diện Cơ quan thương mại nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tại khu vực Bắc Âu đã đưa ra những chia sẻ, kinh nghiệm thực tế với những doanh nghiệp muốn thâm nhập và khai thác thị trường này.

Bảo đảm chất lượng, uy tín và tuân thủ đúng theo hợp đồng

Trên thực tế, những mặt hàng nông sản tại Việt Nam thuộc hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu như rau củ quả, hàng đông lạnh và hàng tươi sống muốn tiếp cận được với thị trường Thụy Điển nói riêng và Bắc Âu nói chung cần:

  • Thứ nhất: phải hội tụ đủ các điều kiện mà Chính quyền sở tại Thụy Điển và Bắc Âu đặt ra.
  • Thứ hai: hàng hóa, sản phẩm Việt Nam muốn tiếp thị và có mặt nhanh nhất vào thị trường Bắc Âu thì cần phải bảo đảm chất lượng, uy tín và tuân thủ đúng quy định đã ghi trên hợp đồng.
  • Thứ ba: doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn kết nối với thị trường tiềm năng này, cần phải liên hệ với Thương vụ Việt Nam hoặc Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Thụy Điển (Bắc Âu) để có thể được trợ giúp kết nối khi tiến hành xuất khẩu hàng hóa sang đây. Điều này giúp những doanh nghiệp Việt Nam hiểu thêm về các điều kiện và dễ tiếp cận thị trường Bắc Âu hơn.

Quan trọng nhất vẫn là hàng nông sản, thủy hải sản phải đảm bảo sạch sẽ và chất lượng, không có bị sâu rầy, sử dụng hóa chất vi phạm,… thì mới có thể tiếp thị tới được thị trường này. Nếu không thực hiện theo những điều đó, thì hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu khó để vượt qua được quy trình kiểm soát vệ sinh của Chính quyền tại đây.

║Xem thêm: 14 lời khuyên khi kinh doanh quốc tế tại Ấn Độ

Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu
Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu

Đáp ứng đủ tiêu chuẩn sản xuất phù hợp và thời hạn giao hàng

Thông thường, những sản phẩm gia công cơ khí thuộc hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu, chủ yếu là những bộ phận bằng kim loại, ví dụ như: ốc vít, đinh, các đầu nối, vòng đệm, khớp nối dùng trong công nghiệp xe đạp, đồ đạc nội thất,…

Đối với những sản phẩm bộ phận kim loại nói chung thì thường không có yêu cầu pháp lý cụ thể nào, mà đều tùy thuộc vào từng loại mặt hàng riêng. Tuy nhiên, có một vấn đề chính mà những doanh nghiệp bên nước này rất quan tâm khi hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu, đó là tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm.

Khi tiến hành trao đổi với một số doanh nghiệp tại Đan Mạch và những doanh nghiệp tham gia Hội chợ công nghiệp Bắc Âu tại Thụy Điển, thì họ đều sẽ hỏi cùng một câu. Đó là “Tiêu chuẩn quản lý chất lượng của những doanh nghiệp Việt Nam đang áp dụng hiện tại là gì?”.

Thông thường, những doanh nghiệp nội địa sẽ chủ yếu áp dụng tiêu chuẩn chứng nhận ISO cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu của mình. Nhưng một vài doanh nghiệp tại Đan Mạch lại yêu cầu sản xuất theo tiêu chuẩn DIN, thì họ mới làm việc cùng, nếu không thì sẽ không hợp tác.

Ngoài ra, còn có thêm Quy định 85/374/EEC, về trách nhiệm đối với mặt hàng sản phẩm bị lỗi, nêu rõ rằng nhà nhập khẩu từ Châu Âu sẽ phải chịu trách nhiệm về những sản phẩm được đưa vào thị trường Châu Âu. Tuy nhiên, thông thường những nhà nhập khẩu Châu Âu sẽ yêu cầu các đối tác sản xuất, xuất khẩu phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn này, ngay khi còn đang sản xuất ở Việt Nam.

Một số quy định khác cũng dựa theo những quy định chung của EU, ví dụ như: Quy định 94/62/EEC về bao bì sản phẩm hoặc Quy định 2000/29/EC về vật liệu bằng gỗ, dùng để vận chuyển và đóng gói hàng hóa.

Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu
Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu

Ngoài ra, còn một yêu cầu bổ sung khác đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu, đó là về vấn đề môi trường. Hiện tại, ngày càng nhiều doanh nghiệp ở Bắc Âu quan tâm đến những phương pháp sản xuất xanh và tránh các quy trình gây ô nhiễm, nhằm tiết kiệm năng lượng để thu hút lượng lớn người tiêu dùng EU. Họ cũng quan tâm đến việc những nhà máy ở Việt Nam khi sản xuất và gia công hàng hóa, sản phẩm có đáp ứng đầy đủ được việc giảm thiểu lượng khí CO2, phát thải ra môi trường tự nhiên hay không.

Bên cạnh đó, thực tế cho thấy rằng, có một khó khăn khác đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu, đặc biệt là sản phẩm cơ khí, đó chính là vấn đề thời gian. Qua trao đổi với một vài doanh nghiệp ở Thụy Điển, họ cho biết rằng thực ra giá cả cũng chỉ là một trong vấn đề mà họ quan tâm. Còn vấn đề thời gian mới là thứ họ cần hơn, bởi vì yêu cầu khách hàng của họ thường chỉ tầm khoảng một đến hai tuần là phải có sẵn hàng.

║Xem thêm: Lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc

Thế nhưng, đối với những hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu, khi yêu cầu phải gia công ở Việt Nam và xuất sang bên này, thường mất thời gian cả tháng hoặc hơn. Điều này khiến khách hàng của họ sẽ không thể chấp nhận. Do đó, thông thường đối tác Bắc Âu sẽ đặt hàng sản xuất tới từ Đức hay Thụy Sĩ, để tiết kiệm thời gian hơn và đáp ứng thời hạn giao hàng.

Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu
Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu

Trên đây là những kinh nghiệm và lưu ý cần thiết để hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu được nhanh chóng, hiệu quả và thuận lợi nhất. Hy vọng bài viết hữu ích này sẽ giúp bạn cùng doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về những vấn đề xoay quanh xuất nhập khẩu và thương mại giữa Việt Nam và thị trường Bắc Âu.

Nếu quý khách hàng, doanh nghiệp muốn thông quan, vận chuyển hàng hóa, sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài, tới thị trường châu Âu thì công ty Finlogistics chính là sự lựa chọn tuyệt vời nhất. Tự hào là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực FWD, chúng tôi đã giải quyết rất nhiều đơn hàng khó, làm thủ tục Hải quan và tiến hành vận chuyển nội địa lẫn vận chuyển quốc tế cho nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Hãy liên lạc ngay với đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone: 0963.126.995 (Ms.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Contact Finlogistics

 

Θ Bài viết gợi ý:


Luu-y-khi-xuat-hang-di-Uc-00.jpg

Hiện tại, Úc là một trong những thị trường đầy tiềm năng, nhiều cơ hội và thách thức cho những nhà xuất khẩu cả trong và ngoài nước. Do đó, những điều cần lưu ý khi xuất hàng đi Úc dưới đây sẽ giúp bạn tận dụng được hiệu quả những cơ hội mà thị trường này mang lại cho doanh nghiệp của bạn. Hãy phổ cập một vài kiến thức hữu ích cùng với Finlogistics nhé!!! 

Lưu ý khi xuất hàng đi Úc
Lưu ý khi xuất hàng đi Úc

(13/09/2023)


 

Lưu ý khi xuất hàng đi Úc: Xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Úc có nhiều hạn chế

Nước Úc có khá nhiều hạn chế rất nghiêm ngặt đối với những sản phẩm, hàng hóa có thể gây ô nhiễm, ảnh hưởng cho ngành nông nghiệp hoặc môi trường của quốc gia họ. Những loại sản phẩm và giá trị của hàng hóa cần lưu ý khi xuất hàng đi Úc, có thể bao gồm những chi phí như: phí thông quan; thuế Hải Quan; thuế hàng hóa và dịch vụ;…

Trang web Border Force tại Úc có thể cung cấp cho bạn những thông tin về việc yêu cầu giải phóng rời cảng, thông quan cùng các bước làm giấy phép. Nếu hàng hóa của bạn chứa những hóa chất công nghiệp, ví dụ như: mỹ phẩm, mực, nhựa hoặc đồ đạc vệ sinh cá nhân, thì bạn sẽ cần phải đăng ký, khai báo doanh nghiệp của mình. Cách tốt nhất là thông qua Chương trình Đánh giá và Thông báo Hóa chất Công nghiệp Quốc gia (NICNAS) của Chính Phủ Úc và phải trả phí đăng ký.

║Xem thêm: 14 lời khuyên khi kinh doanh quốc tế tại Ấn Độ

Lưu ý khi xuất hàng đi Úc: Những tiêu chuẩn và quy định về kỹ thuật

Có một vài tiêu chuẩn tại Úc có thể yêu cầu sản phẩm của bạn phải được sửa đổi hoặc bổ sung, mới được phép gia nhập vào thị trường của nước này. Họ sẽ sử dụng dấu chứng nhận để cho biết một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó, có đáp ứng đầy đủ những yêu cầu pháp lý cụ thể để xuất khẩu hàng hóa, sản phẩm hay không.

Tất cả những loại hàng hóa đóng gói sẵn cũng phải tuân thủ theo luật đo lường thương mại của Úc. Việc tham khảo những trang sản phẩm an toàn Úc sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về Bộ luật an toàn sản phẩm tại đây.

Lưu ý khi xuất hàng đi Úc
Lưu ý khi xuất hàng đi Úc

Lưu ý khi xuất hàng đi Úc: Hành trình xuất khẩu hàng hóa sản phẩm sang Úc

Nếu bạn không am hiểu về những thủ tục gửi hàng quốc tế, thì vẫn có thể sử dụng những hãng tàu biển (dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hóa quốc tế) để tiến hành xuất khẩu cho doanh nghiệp của mình. Họ sẽ có những nhân viên giao nhận hàng, đủ kiến ​​thức sâu rộng về những yêu cầu: thông tin tài liệu, quy định quy tắc, mức chi phí vận chuyển và những hoạt động ngân hàng tại Úc,…

Khi đã tìm được đơn vị giao nhận hàng hóa phù hợp với bạn, hãy đảm bảo rằng họ đã có bảo hiểm và có thể giúp bạn tuân thủ theo HMRC. Đơn vị giao nhận cũng cần phải có nhiều kinh nghiệm và tuân thủ theo những lưu ý khi xuất hàng đi Úc.

Bạn cũng nên tìm một đơn vị giao nhận tại Việt Nam, gần với doanh nghiệp bạn. Đây sẽ là đầu mối quan trọng để đảm bảo phản hồi kịp thời cho những thắc mắc, ý kiến của khách hàng hoặc bất kỳ vấn đề nào liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Nếu bạn đang bán hàng trực tuyến hoặc trực tiếp cho khách hàng tại Úc thì đây có thể sẽ là một lựa chọn tốt hơn. Đồng nghĩa với việc bạn phải xử lý tất cả những quy trình liên quan đến việc tiếp thị, bán hàng, đóng gói, gửi hàng hóa ra nước ngoài và nhận tiền.

║Xem thêm: Dịch vụ Lashing là gì? Những kiến thức về Lashing năm 2023

Lưu ý khi xuất hàng đi Úc: Các điều khoản thanh toán hàng hóa

Những điều khoản thanh toán an toàn cần lưu ý khi xuất hàng đi Úc là yêu cầu bắt buộc người mua phải thanh toán trước cho bạn. Tuy nhiên, người mua hàng phải tin tưởng rằng bạn sẽ cung cấp cho họ những sản phẩm chất lượng và đúng thời hạn. Trong khi điều này giúp hạn chế rủi ro cho bạn, với tư cách là một nhà xuất khẩu sang Úc. Một giải pháp khác thường hay sử dụng là yêu cầu khách mua thanh toán đơn hàng trước một phần.

Để đảm bảo an toàn, bạn cũng có thể sử dụng thư tín dụng, để chắc chắn rằng bạn sẽ được thanh toán giá trị hàng hóa. Trong trường hợp này, ngân hàng của người thực hiện nhập khẩu sẽ phát hành một chứng từ, ghi rằng họ sẽ thanh toán cho bạn, khi mà những điều khoản của Thư tín dụng được hoàn thành.

Khách hàng của bạn cũng có thể yêu cầu bạn cung cấp những điều khoản về tín dụng. Hoặc có thể, bạn sẽ thấy rằng nên cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng nhằm để cạnh tranh cùng với các đối thủ của mình. Bạn nên thực hiện trách nhiệm giải trình về hàng hóa của riêng mình đối với người mua. Và chỉ thực hiện giao hàng hóa hoặc dịch vụ của bạn, trước khi phần thanh toán khi bạn đã thiết lập được mối quan hệ kinh tế thương mại và sự tin tưởng với các đối tác nhập khẩu tại Úc.

Lưu ý khi xuất hàng đi Úc
Lưu ý khi xuất hàng đi Úc

Lưu ý khi xuất hàng đi Úc: Khi đóng hàng hóa sang Úc

Khi tiến hành đóng thùng hàng hóa và xuất khẩu, bạn cần phải lưu ý khi xuất hàng đi Úc như sau:

  • Không đóng hàng bằng loại thùng giấy cứng, thùng bìa cát-tông hoặc túi giấy cũ. Nếu sử dụng, thì chúng sẽ bị tiêu hủy khi nhập cảnh tại Úc.
  • Hạn chế dùng những loại ván gỗ có dính vỏ cây. Thành phần vỏ cây bị cấm khi lưu hành hàng hóa vào Úc và dĩ nhiên cũng sẽ bị tiêu hủy.
  • Không dùng chất liệu rơm rạ, vật liệu thảo mộc để đóng hàng hóa, do chúng có thể chứa những loại côn trùng, vật gây hại hoặc bệnh dịch vào Úc.
  • Thùng chứa hàng hóa phải không bị dính đất cát, những loại hạt, ốc, thực vật hoặc những sản phẩm được làm từ động vật. Bên ngoài và bên trong của những thùng hàng đều phải đảm bảo sạch sẽ và gọn gàng, trước khi xếp dỡ hàng hóa xuống tàu.
  • Những quốc gia có mức độ nguy hiểm cao về bệnh hiểm nghèo và những loại côn trùng thì toàn bộ hàng hóa sẽ phải được khám xét và kiểm tra kỹ càng, trước khi tiến hành thông quan và nhập khẩu vào Úc.
  • Nộp cho Cơ quan An toàn Sinh học (AQIS) tập hồ sơ khai báo chi tiết để việc thông quan hàng hóa trong thùng được dễ dàng, nhanh chóng hơn và không ảnh hưởng tới tiến độ giao hàng của bạn.

Lưu ý khi xuất hàng đi Úc: Cơ hội để xuất khẩu sang những thị trường khác

Khi tiến hành xuất khẩu sang thị trường Úc, doanh nghiệp của bạn cũng có thể tận dụng cơ hội này để bổ sung hàng hóa ở những thị trường khác và cho phép nó tăng trưởng hơn nữa. Úc hiện đang có liên kết thương mại chặt chẽ với nhiều nền kinh tế đang phát triển rất nhanh ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,…

Lưu ý khi xuất hàng đi Úc
Lưu ý khi xuất hàng đi Úc

Trên đây là những điều mà bạn cần phải lưu ý khi xuất hàng đi Úc, hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với doanh nghiệp của bạn khi muốn trao đổi, kinh doanh tại thị trường hấp dẫn này. Nếu bạn gặp khó khăn hay khúc mắc gì trong việc xuất hàng hóa sang thị trường này, thì có thể liên lạc với Finlogistics – công ty chuyên xuất nhập khẩu hàng đầu tại Việt Nam để được giải đáp.

║Xem thêm: Lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc

Với gần 10 năm kinh nghiệm trong ngành Logistics và sở hữu đội ngũ tư vấn viên nhiệt tình, chuyên nghiệp, Finlogistics đã thực hiện nhiều case xuất – nhập hàng hóa, sản phẩm từ nhiều quốc gia, cũng như giải quyết nhiều trường hợp khó xin giấy phép thông quan Hải Quan,…

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone: 0963.126.995 (Ms.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Contact Finlogistics

Θ Bài viết gợi ý:


Phone
Mục lục