Thu-tuc-nhap-khau-thiet-bi-chuyen-mach-00.jpg

Thiết bị chuyển mạch (Switch) đóng vai trò quan trọng, nhưng lại không yêu cầu về giấy phép nhập khẩu chuyên ngành hoặc kiểm định chất lượng sản phẩm. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã tiến hành thủ tục nhập khẩu thiết bị chuyển mạch một cách chủ quan hoặc không đầy đủ, khiến hàng hoá không được thông quan, thậm chí còn bị phạt hành chính. Bài viết hôm nay của Finlogistics sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình xử lý nhập khẩu mặt hàng này, cùng theo dõi đến cuối nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-thiet-bi-chuyen-mach
Hướng dẫn chi tiết quy trình thủ tục nhập khẩu thiết bị chuyển mạch mới nhất


Thiết bị chuyển mạch là gì?

Trước khi bắt đầu đi sâu tìm hiểu về các bước thông quan nhập khẩu, chúng ta hãy cùng khái quát một lượt để nắm được định nghĩa thiết bị chuyển mạch là gì nhé.

Khái niệm

Thiết bị chuyển mạch (Switch) có một vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống kết nối mạng, dùng để nối những đoạn dây mạng theo mô hình sao (Star). Trong đó, Switch được xem là trung tâm, tạo ra đường truyền trung chuyển dữ liệu tạm thời tới tất cả các thiết bị vệ tinh. Thông thường, Switch được hỗ trợ công nghệ Full Duplex, giúp mở rộng băng thông đường truyền, điều mà nhiều thiết bị khác không làm được.

Ứng dụng

Vậy ứng dụng trong thực tế của thiết bị chuyển mạch là gì? Tuy có nhiều loại thiết bị chuyển đổi mạch khác nhau như: Router, HUB,… những Switch vẫn được ưu tiên sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Các doanh nghiệp thường sử dụng Switch để kết nối những thiết bị văn phòng như: máy tính, máy in, máy ảnh, điện thoại, đèn hoặc máy chủ trong tòa nhà, trường học,… Switch không khác gì một chiếc Bridge nhiều cổng.

Thu-tuc-nhap-khau-thiet-bi-chuyen-mach
Thiết bị chuyển mạch được dùng nhiều trong việc kết nối mạng hoặc tín hiệu tới các thiết bị vệ tinh

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết quy trình thủ tục nhập khẩu động cơ điện

Lợi ích

  • Các thiết bị công nghệ được kết nối gián tiếp với nhau, thông qua các cổng Switch.
  • Switch cho phép Host hoạt động ở chế độ song công Duplex (chuyển tín hiệu theo 02 hướng “đọc – ghi” và “nghe – nói” cùng một lúc).
  • Các cổng Switch quyết định tín hiệu băng thông truyền đi mà không cần phải chia sẻ với nhau.
  • Frame được kiểm tra giúp giảm tỷ lệ lỗi, đi kèm công nghệ Store-and-Forward dùng để lưu lại những gói tin tốt trước khi được chuyển đi.
  • Thiết lập giới hạn lưu lượng truyền đi tại một ngưỡng cho phép nhất định.

HS code và thuế phí thiết bị chuyển mạch nhập khẩu

Dưới đây là bảng mã HS code và thuế phí nhập khẩu của thiết bị chuyển mạch nhập khẩu, doanh nghiệp có thể tham khảo và áp dụng khi tiến hành các bước thủ tục:

MÃ HS MÔ TẢ
8517.62 Máy thu, chuyển đổi và truyền hoặc tái tạo hình ảnh, âm thanh hoặc các dạng dữ liệu khác (bao gồm thiết bị chuyển mạch và thiết bị định tuyến)
8517.6230 Thiết bị chuyển mạch bằng điện báo hoặc điện thoại
Loại sản phẩm Thuế NK thông thường Thuế NK ưu đãi Thuế GTGT Thuế NK ưu đãi với C/O (form E, D, VK, EUR1,…)
Thiết bị chuyển mạch 5 % 0 % 10 % 0 %
Thu-tuc-nhap-khau-thiet-bi-chuyen-mach
Doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng thiết bị chuyển mạch cần xác định chính xác mã HS code

Bộ chứng từ thủ tục nhập khẩu thiết bị chuyển mạch

Các doanh nghiệp cần lưu ý, khi làm thủ tục nhập khẩu thiết bị chuyển mạch, hàng hóa phải là mới 100% và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng (nên kèm theo C/O). Hơn nữa, thiết bị chuyển mạch không nằm trong Danh mục bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam, nên doanh nghiệp có thể chuẩn bị đầy đủ những chứng từ dưới đây để tiến hành khai báo Hải Quan:

  • Tờ khai Hải Quan nhập khẩu
  • Sales Contract (Hợp đồng ngoại thương)
  • Packing List – P/L (Phiếu đóng gói hàng hoá)
  • Bill of Lading – B/L (Vận đơn)
  • Commercial Invoice (Hoá đơn thương mại)
  • Certificate of Origin – C/O (Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ)
  • Catalog tài liệu kỹ thuật và các loại chứng từ khác (nếu có)

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu thiết bị chuyển mạch

Để quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu thiết bị chuyển mạch diễn ra một cách nhanh chóng và thuận lợi, doanh nghiệp nên tối ưu và chuẩn chỉnh trong từng khâu xử lý. Quy trình nhập khẩu thường bao gồm những bước sau:

1. Chuẩn bị giấy tờ đầy đủ

    • Lựa chọn chính xác mã HS thiết bị chuyển mạch để nộp đúng thuế phí và hiểu rõ quy định nhập khẩu.
    • Chuẩn bị các loại chứng từ quan trọng cần thiết như: Tờ khai Hải Quan, Hợp đồng, Invoice, Packing List, B/L, C/O,… cùng những tài liệu kỹ thuật khác.

2. Kiểm tra điều khoản nhập khẩu

    • Kiểm tra lại những điều kiện và hạn chế đặc biệt đối với thiết bị chuyển mạch nhập khẩu.

3. Xác định rõ nguồn gốc xuất xứ

    • Thiết bị chuyển mạch cần xác định rõ nguồn gốc xuất xứ và kiểm tra thêm một số chứng từ hỗ trợ khác như: C/O form E, D, VK, EUR1,…
Thu-tuc-nhap-khau-thiet-bi-chuyen-mach
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu thiết bị chuyển mạch trải qua khá nhiều bước quan trọng

4. Tìm hiểu việc thanh toán chi phí thuế

    • Tìm hiểu kỹ việc thanh toán các loại thuế phí như thuế nhập khẩu thông thường, thuế nhập khẩu ưu đãi, thuế GTGT,… và kiểm tra lại quyền lợi của mình về nghĩa vụ thuế.

5. Khai báo thông quan Hải Quan

    • Điền đầy đủ và chính xác tất cả các thông tin về hàng hoá vào tờ khai Hải Quan, rồi nộp lại trên Hệ thống của Hải Quan và chờ kết quả.

6. Hải Quan kiểm kê thực tế hàng hoá

    • Hải Quan sẽ tiến hành kiểm tra và xác nhận những thông tin trong tờ khai, nếu đúng số lượng và chất lượng như đã khai báo thì hàng hoá sẽ được phép thông quan.

7. Giao nhận hàng hoá và bảo quản hồ sơ

    • Hàng hóa sau khi được thông quan sẽ được giao đến địa chỉ nhận, doanh nghiệp đóng đủ các loại phí để hoàn tất việc nhập khẩu và bảo quản những hồ sơ liên quan.

Lưu ý: Quy trình nhập khẩu thiết bị chuyển mạch có thể thay đổi tùy theo từng quy định cụ thể của mỗi quốc gia và cơ quan Hải Quan tại địa phương.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu các bước làm thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử

Lời kết

Trên đây là khái niệm, công năng sử dụng cũng như chi tiết các bước thủ tục nhập khẩu thiết bị chuyển mạch mà các doanh nghiệp đang quan tâm tìm hiểu. Tuy là mặt hàng không yêu cầu giấy phép nhập khẩu chuyên ngành nhưng quá trình nhập khẩu thiết bị chuyển mạch cần chuẩn bị kỹ càng và tối ưu hoá các bước. Nếu bạn đang tìm một đối tác hỗ trợ thực hiện nhập khẩu và xử lý mặt hàng thiết bị chuyển mạch, hãy gọi ngay cho Finlogistics chúng tôi để được tư vấn 24/7 nhé!

Finlogistics 

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-thiet-bi-chuyen-mach


Thu-tuc-nhap-khau-tu-ruou-00.jpg

Thị trường rượu vang trong nước ngày càng phát triển, kéo theo nhu cầu làm thủ tục nhập khẩu tủ rượu tăng cao. Đây là loại tủ chuyên dụng với thiết kế bắt mắt, nhằm tạo môi trường lý tưởng để bảo quản và lưu trữ rượu. Bài viết này của Finlogistics sẽ hướng dẫn giúp bạn chi tiết cách xử lý các khâu nhập khẩu tủ rượu một cách nhanh chóng và hiệu quả, cùng theo dõi đến cuối nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-tu-ruou
Tìm hiểu chi tiết quá trình làm thủ tục nhập khẩu tủ rượu


Thủ tục nhập khẩu tủ rượu dựa vào những chính sách nào?

Các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu tủ rượu nói riêng và những mặt hàng khác nói chung, được quy định cụ thể trong những Văn bản pháp luật sau đây:

  • Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12
  • Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN
  • Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC, sửa đổi và bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
  • Thông tư số 09/2019/TT-BKHCN
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP
  • Quyết định số 1182/QĐ-BCT

Theo đó, mặt hàng tủ bảo quản rượu vang nhập khẩu không nằm trong Danh mục hàng hoá bị cấm. Riêng đối với loại tủ cũ đã qua sử dụng, niên hạn sử dụng không được quá 10 năm. Ngoài ra, khi nhập khẩu tủ rượu, bạn cũng cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Đối với tủ rượu lắp thiết bị làm lạnh, làm đông thì cần làm kiểm tra chất lượng
  • Đối với tủ rượu thông thường, các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu tương tự mặt hàng nội thất thông thường.
  • Việc dán nhãn hàng hóa là bắt buộc (theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)
  • Cần xác định chính xác mã HS code để nộp đúng thuế phí và tránh bị cơ quan chức năng phạt
Thu-tuc-nhap-khau-tu-ruou
Doanh nghiệp cần tham khảo chi tiết những chính sách nhập khẩu mặt hàng tủ rượu

>>> Xem thêm: Tìm hiểu dịch vụ thông quan rượu vang tại sân bay Nội Bài

Mã HS và thuế nhập khẩu tủ bảo quản rượu vang

Trước khi tiến hành thủ tục nhập khẩu tủ rượu, việc tra cứu và lựa chọn chính xác mã HS code là rất quan trọng. Mã HS chính là một chuỗi số được quy ước quốc tế cho từng loại hàng hóa cụ thể, áp dụng trên phạm vi toàn cầu. Theo đó, mã HS code của tủ rượu được chia thành 02 loại chính:

  • Tủ rượu lắp thiết bị làm lạnh, kết đông: 8418.5019
  • Tủ rượu thông thường thuộc nhóm 9403

Thuế nhập khẩu ưu đãi của mặt hàng tủ rượu các loại khoảng từ 10 – 25%, thậm chí mức thuế ưu đãi đặc biệt lên đến 0%. Mức thuế ưu đãi đặc biệt được áp dụng cho hầu hết các loại hàng hóa nhập khẩu từ những nước đã ký Hiệp định FTA cùng với Việt Nam.

Thu-tuc-nhap-khau-tu-ruou
Việc lựa chọn chính xác HS code tủ rượu sẽ giúp doanh nghiệp không bị cơ quan Hải Quan phạt

Hồ sơ thông quan tủ bảo quản rượu vang nhập khẩu

Theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC, bộ hồ sơ chứng từ thông quan mặt hàng tủ bảo quản rượu vang nhập khẩu sẽ bao gồm:

  1. Tờ khai Hải Quan, Hợp đồng
  2. Invoice, Bill of Lading
  3. Packing List, C/O
  4. Hồ sơ kiểm tra chất lượng tủ rượu nhập khẩu
  5. Catalogs (nếu có)

Trong số này, tờ khai Hải Quan, Invoice và Packing List là những chứng từ quan trọng nhất. Những giấy tờ còn lại được Hải Quan yêu cầu cung cấp sau. Việc kiểm tra chất lượng và thông quan nhập khẩu sẽ được thực hiện song song với nhau. C/O tuy không bắt buộc, nhưng nếu doanh nghiệp muốn hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thì nên yêu cầu bên bán cung cấp đầy đủ.

Thu-tuc-nhap-khau-tu-ruou
Doanh nghiệp cần chuẩn kỹ lưỡng bộ hồ sơ trước khi tiến hành nhập khẩu tủ rượu

Các bước trong quy trình làm thủ tục nhập khẩu tủ rượu

Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu tủ rượu được nêu rõ trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi và bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Dưới đây là 04 bước chi tiết mà các doanh nghiệp có thể tham khảo:

Bước 1: Khai tờ khai Hải Quan

Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ xuất nhập khẩu (Hợp đồng, Invoice, Packing List, B/L, C/O, thông báo hàng đến,…) và xác định chính xác mã HS code, doanh nghiệp nhập tất cả các thông tin để khai báo lên Hệ thống của Hải Quan, thông qua phần mềm kê khai.

Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan

Khi hoàn tất khai báo, Hệ thống của Hải Quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Tuỳ theo luồng màu xanh, vàng hoặc đỏ mà doanh nghiệp sẽ thực hiện các bước thủ tục phù hợp. Sau đó, bạn đi in tờ khai và mang bộ hồ sơ nhập khẩu đến Chi cục Hải Quan để tiến hành mở tờ khai.

Lưu ý: Đối với tủ bảo quản rượu vang nhập khẩu có chức năng giữ lạnh, doanh nghiệp cần đăng ký thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm theo quy định.

Bước 3: Thông quan hàng hóa

Sau khi hoàn tất bước kiểm tra hồ sơ, nếu không có vấn đề gì, phía Hải Quan sẽ cho phép thông quan tờ khai. Doanh nghiệp tiếp tục bước thanh toán thuế phí nhập khẩu để có thể thông quan hàng hóa.

Bước 4: Đưa hàng về kho để bảo quản

Tờ khai Hải Quan được thông quan, lúc này doanh nghiệp tiến hành thanh lý tờ khai và hoàn tất nốt những thủ tục cần thiết để mang hàng hoá về kho bảo quản và bày bán.

Thu-tuc-nhap-khau-tu-ruou
Quy trình nhập khẩu tủ bảo quản rượu vang bao gồm 4 bước chính

>>> Xem thêm: Một số điều cần lưu ý khi nhập khẩu mặt hàng quà tặng

Một số lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu tủ rượu

Finlogistics đã đúc rút ra một vài điểm quan trọng cần chú ý khi tiến hành thủ tục nhập khẩu tủ rượu. Bạn có thể tham khảo để tránh xảy ra những sai sót khi thực hiện quá trình nhập khẩu mặt hàng này:

  • Doanh nghiệp cần hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế phí nhập khẩu đầy đủ cho Nhà nước.
  • Hãy đảm bảo rằng C/O của doanh nghiệp hợp lệ và chính xác từ quốc gia xuất khẩu.
  • Để hạn chế tình trạng lưu kho bãi, doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn các chứng từ gốc và các tài liệu liên quan.
  • Hàng hoá tủ rượu của doanh nghiệp cần phải được dán nhãn đúng cách và đầy đủ thông tin cần thiết.
  • Đối với tủ rượu có chức năng bảo quản lạnh, doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ chất lượng hàng hóa trước khi tiến hành nhập khẩu để đảm bảo đáp ứng đúng tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật.

Tổng kết

Việc nhập khẩu mặt hàng tủ rượu đã không còn là thách thức, mà đó chính là cơ hội lớn để các doanh nghiệp mở rộng thị trường kinh doanh trong nước và quốc tế. Nếu doanh nghiệp của bạn đang trong quá trình làm các bước thủ tục nhập khẩu tủ rượu thì hãy đọc kỹ chi tiết bài viết hữu ích này nhé. Finlogistics chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp kịp thời mọi khó khăn, thắc mắc của khách hàng về quy trình thủ tục và xử lý thông quan Hải Quan. Liên hệ ngay!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-tu-ruou


Thu-tuc-nhap-khau-hang-gia-dung-00.jpg

Hàng gia dụng chính là những vật dụng không thể thiếu vắng trong cuộc sống hằng ngày. Thậm chí, nhu cầu sử dụng đồ gia dụng các loại ngày càng tăng lên mỗi năm, nhất là hàng gia dụng nhập khẩu. Nếu bạn đang muốn kinh doanh mặt hàng này, mà vẫn chưa nắm rõ thủ tục nhập khẩu hàng gia dụng như thế nào, hãy cùng tìm hiểu chi tiết với Finlogistics thông qua bài viết hữu ích dưới đây nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-hang-gia-dung
Tìm hiểu chi tiết các bước thủ tục nhập khẩu hàng gia dụng mới nhất


Thủ tục nhập khẩu hàng gia dụng dựa trên những cơ sở pháp lý nào?

Hàng gia dụng tại Việt Nam thường được nhập khẩu từ một số quốc gia như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Ấn Độ, châu Âu,… Theo đó, chính sách thủ tục nhập khẩu hàng gia dụng nói riêng đã được quy định đầy đủ tại một số Văn bản Pháp luật sau đây:

  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC, sửa đổi và bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC
  • Thông tư số 14/2015/TT-BTC
  • Nghị định số 187/2013/NĐ-CP
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
  • Công văn số 1267/TCHQ-GSQL
  • Thông báo số 1850/ATTP-VP
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP

Từ những Văn bản Pháp luật nêu trên có thể thấy, những mặt hàng gia dụng nhập khẩu không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm đưa vào Việt Nam, trừ các loại hàng hóa cũ đã qua sử dụng. Ngoài ra, khi thực hiện nhập khẩu mặt hàng gia dụng, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến một vài điểm như sau:

  • Hàng gia dụng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm cần phải tự làm công bố An toàn vệ sinh thực phẩm (đặc biệt đối với hàng gia dụng nhà bếp). Đơn vị kiểm nghiệm chính là Viện Dinh dưỡng, Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia và những cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác.
  • Hàng gia dụng điện tử phải trải qua bước kiểm tra kiểm định chất lượng và hiệu năng tối thiểu.
  • Doanh nghiệp cần xác định chính xác mã HS code sản phẩm, trước khi tiến hành thủ tục nhập khẩu.
Thu-tuc-nhap-khau-hang-gia-dung
Cơ sở pháp lý đối với việc nhập khẩu mặt hàng gia dụng như thế nào?

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng

Mã HS và thuế phí đối với hàng gia dụng nhập khẩu

Nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng vào các bước xử lý, vận chuyển hàng gia dụng nhập khẩu, mà lại quên mất việc lựa chọn đúng mã HS code. Đây chính là một trong những bước đầu tiên và quan trọng bậc nhất khi làm thủ tục nhập khẩu, bởi nó ảnh hưởng đến thuế phí và quá trình xử lý thủ tục sau này.

Mã HS code

Mã HS code là một dãy số được quy định cho từng mặt hàng cụ thể và quy ước trên toàn thế giới. Mã HS giữa các quốc gia với nhau thường giống khoảng 4 – 6 chữ số đầu. Doanh nghiệp nhập khẩu có thể tham khảo mã HS mà phía người bán hàng cung cấp để thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm mã HS trong nước. Dưới đây là bảng mã HS code của một số mặt hàng gia dụng: 

HÀNG GIA DỤNG CÁC LOẠI MÃ HS CODE
Tivi và màn hình hiển thị 8528.7200
Tủ lạnh – Tủ đông 8418.1000
Điện thoại di động 8517.1200
Laptop – Máy tính bảng 8471.3000
Quạt điện – Quạt hút 8414.5100
Nồi cơm điện – Bếp điện 8516.7900
Máy hút bụi – Máy làm sạch 8508.1100
Ổ cắm – Bảng điều khiển điện 8536.6900

Mặt hàng gia dụng nhập khẩu nhỏ lẻ thường không có mã HS cụ thể. Bạn cần xác định mã HS một số mặt hàng lớn hơn như: tủ lạnh, bếp, tivi, nồi cơm, điều hòa,… Nếu trong trường hợp không có hoặc xác định mã HS sai, thì doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phải đối mặt với những rủi ro sau đây:

  • Đóng phạt do chọn sai mã HS code theo quy định ghi tại Nghị định số 128/2020/NĐ-CP.
  • Nếu phát sinh thuế phí nhập khẩu, thì phạt tối thiểu là 2 triệu VNĐ và mức cao nhất gấp 3 lần so với mức thuế chênh lệch.
Thu-tuc-nhap-khau-hang-gia-dung
Việc xác định mã HS code rất quan trọng khi nhập khẩu mặt hàng gia dụng

Thuế nhập khẩu

Thuế suất nhập khẩu mặt hàng gia dụng phù thuộc vào mã HS tương ứng và quyết định phần lớn số thuế nhập khẩu mà doanh nghiệp cần đóng. Trong đó, chia làm hai loại chính bao gồm: thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt. Phần lớn thuế suất ưu đãi đặc biệt là 0%, đối với những mặt hàng gia dụng nhập khẩu từ các quốc gia mà Việt Nam ký kết hiệp định thương mại (FTA) như: ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, EU,…

Tuy vậy, doanh nghiệp muốn được hưởng mức thuế này, thì hàng hóa nhập khẩu cần phải có đầy đủ các loại giấy tờ, đặc biệt là Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O). Mức thuế nhập khẩu của mặt hàng gia dụng sẽ dao động trong khoảng từ 0 – 35%, thay đổi tùy vào mã HS.

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu hàng gia dụng chi tiết

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu hàng gia dụng các loại được quy định rõ trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC và sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Bạn có thể tham khảo một số giấy tờ quan trọng dưới đây:

  • Tờ khai Hải Quan
  • Hợp đồng thương mại (Purchase Order or Sales Contract)
  • Hóa đơn thương mại (Invoice)
  • Phiếu đóng gói (Packing List)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)
  • Vận đơn (B/L – Bill of Lading) 
  • Hồ sơ Công bố VSATTP (nếu có)
  • Hồ sơ kiểm định Hiệu suất năng lượng
  • Phiếu kiểm tra chất lượng
  • Những loại giấy tờ khác (theo yêu cầu từ Chi cục Hải Quan)

Trong số đó, những chứng từ quan trọng nhất trong bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu đồ gia dụng bao gồm: Tờ khai Hải Quan, Invoice, B/L, hồ sơ công bố VSATTP,… Tuy C/O không bắt buộc nhưng nếu có thì doanh nghiệp sẽ được hưởng mức thuế suất ưu đãi, đa phần là 0%.

Thu-tuc-nhap-khau-hang-gia-dung
Bộ hồ sơ nhập khẩu hàng gia dụng bao gồm những chứng từ quan trọng nào?

Các bước cụ thể trong quy trình làm thủ tục nhập khẩu đồ gia dụng

Các Thông tư, Văn bản Pháp luật đã nêu rõ các quy định chi tiết về quy trình làm thủ tục nhập khẩu đồ gia dụng, tương tự như những mặt hàng khác vào thị trường Việt Nam. Tóm tắt tổng quan các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Khai báo Hải Quan

Sau khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ nhập khẩu như: Hợp đồng thương mại, B/L, Packing List, Invoice, C/O, thông báo hàng đến cảng và mã HS code cho từng mặt hàng, thì sẽ tiến hành nhập liệu các thông tin để khai báo lên trên Hệ thống Hải Quan.

Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan

Bạn thực hiện kê khai đầy đủ thông tin ở trên tờ khai Hải Quan trực tuyến sao cho chính xác nhất. Sau đó, Hệ thống Hải Quan sẽ trả lại kết quả phân luồng tờ khai (gồm 3 phân luồng: luồng xanh – vàng – đỏ). Tuỳ theo từng luồng mà bạn sẽ cần thực hiện các bước thông quan hàng hóa phù hợp. Tiếp theo bạn đi in tờ khai và mang bộ hồ sơ tới Chi cục Hải Quan để tiến hành mở tờ khai.

Bước 3: Thông quan hàng hóa

Các cán bộ Hải Quan sẽ kiểm tra bộ hồ sơ thông quan hàng gia dụng nhập khẩu nhận được, nếu không có bất cứ vấn đề gì thì sẽ cho phép hàng hóa thông quan, lúc này bạn sẽ tiếp tục hoàn tất nốt thuế phí nhập khẩu cho tờ khai.

Bước 4: Vận chuyển về kho

Sau khi hàng hóa gia dụng đã được thông qua thì sẽ được chuyển về kho bãi riêng để bảo quản và đưa ra thị trường. Lô hàng có thể được xử lý, bốc dỡ và vận chuyển bằng đường bộ, đường thủy, đường sắt hoặc đường hàng không, tùy thuộc vào nhiều yếu tố liên quan.

Thu-tuc-nhap-khau-hang-gia-dung
Tổng hợp các bước trong quy trình nhập khẩu hàng gia dụng

>>> Xem thêm: Quy trình làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm

Một vài lưu ý cần thiết khi tiến hành thủ tục nhập khẩu hàng gia dụng

Khi thực hiện các bước thủ tục nhập khẩu hàng gia dụng cho các khách hàng có nhu cầu, Finlogistics đã đúc rút ra những điểm mà các doanh nghiệp cần lưu ý sau:

  • Nên lựa chọn nguồn hàng nhập khẩu chất lượng và bên cung cấp gửi đầy đủ các loại giấy tờ
  • Việc xác định chính xác và đầy đủ mã HS cho hàng hóa cực kỳ quan trọng
  • Nộp đầy đủ thuế phí nhập khẩu là nghĩa vụ bắt buộc của các doanh nghiệp đối với Nhà nước
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O) có thể giúp doanh nghiệp nhận được mức thuế ưu đãi đặc biệt lên đến 0%
  • Cần chuẩn bị trước các loại chứng từ gốc và quan trọng nhất nhằm tránh tình trạng lưu kho bãi gây tổn thất
  • Chủ động hoàn tất các loại giấy tờ phát sinh quan trọng khác như: chứng nhận VSATTP, hồ sơ hiệu suất năng lượng,…
  • Dán nhãn hàng hóa là bắt buộc khi làm các bước thủ tục nhập khẩu

Tạm kết

Như vậy, hy vọng rằng những nội dung trên đây do Finlogistics tổng hợp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình làm thủ tục nhập khẩu hàng gia dụng các loại. Đây là một trong những mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất, mang lại nguồn lợi lớn cho các doanh nghiệp, do đó cần thực hiện một cách đầy đủ, chuẩn chỉnh và đúng quy định. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc xử lý thủ tục hoặc vận chuyển mặt hàng này, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời nhé!

Finlogistics 

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thủ tục nhập khẩu hàng gia dụng


Thu-tuc-nhap-khau-bong-thuy-tinh-00.jpg

Bông thủy tinh là một trong những vật liệu phổ biến trong ngành xây dựng, với đặc tính cách nhiệt, giảm âm và chống cháy hiệu quả. Ngoài những sản phẩm sản xuất nội địa, thì bông thủy tinh nhập từ các quốc gia khác cũng được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng. Vậy thủ tục nhập khẩu bông thủy tinh có dễ hay không? Chính sách Nhà nước đối với hàng bông thuỷ tinh như thế nào?… Hãy cùng giải đáp những thắc mắc này qua bài viết dưới đây của Finlogistics nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-bong-thuy-tinh
Tổng quan các bước nhập khẩu mặt hàng bông thuỷ tinh mới nhất


Thủ tục nhập khẩu bông thủy tinh dựa vào những Chính sách Pháp lý nào?

Những chính sách về thủ tục nhập khẩu bông thủy tinh đã được quy định rõ ràng trong một số Văn bản Pháp luật dưới đây:

  • Nghị định số 187/2013/NĐ-CP
  • Nghị định số 77/2016/NĐ-CP
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi và bổ sung theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
  • Công văn số 6313/TB-TCHQ
  • Nghị định số 15/2022/NĐ-CP

Theo đó, mặt hàng bông thủy tinh không bị cấm nhập khẩu, vì vậy các bước nhập khẩu mặt hàng này sẽ tương tự như những mặt hàng khác. Tuy nhiên, bông thủy tinh nhập khẩu đã qua sử dụng lại bị cấm. Trong quá trình thực hiện nhập khẩu, việc quan trọng nhất của các doanh nghiệp là chọn chính xác mã HS bông thủy tinh, nhằm giúp xác định thuế nhập khẩu, thuế VAT,…

Bông thủy tinh có rất nhiều loại khác nhau, do đó bạn có thể tìm kiếm được nguồn hàng phù hợp cho mình tuỳ theo nhu cầu. Tính đến năm 2024, 05 nước sản xuất bông thủy tinh lớn nhất thế giới bao gồm: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Đức và Ấn Độ. Với lợi thế giáp ranh biên giới, việc nhập khẩu mặt hàng bông thuỷ tinh từ Trung Quốc về Việt Nam rất thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt.

Thu-tuc-nhap-khau-bong-thuy-tinh
Doanh nghiệp muốn nhập khẩu bông thuỷ tinh cần tham khảo qua những Văn bản Pháp lý nêu trên

>>> Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết thủ tục nhập khẩu van công nghiệp

Tìm hiểu mã HS code và thuế phí bông thủy tinh nhập khẩu

Việc lựa chọn đúng mã HS code cho mặt hàng bông thủy tinh nhập khẩu là bước cực kỳ quan trọng, khi bắt đầu quy trình thủ tục. Điều này giúp doanh nghiệp xác định chính xác mức thuế phí nhập khẩu hoặc những chính sách, quy trình liên quan đến loại hàng hóa này. Bạn có thể tham khảo mã HS bông thuỷ tinh các loại dưới đây:

Mô tả Mã HS code Thuế nhập khẩu ưu đãi Thuế VAT
Bông thủy tinh dạng chiếu 7019.3100 3 % 8 %
Bông thủy tinh dạng tấm 7019.3200 3 % 8 %

Nếu doanh nghiệp có thêm chứng nhận xuất xứ (C/O) các loại như: C, D, AK, AJ,… thì mức thuế phí nhập khẩu ưu đãi là 0%. Ngoài ra, còn có thêm thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, áp dụng đối với từng loại phần trăm cụ thể. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết, bạn hãy liên hệ hotline hoặc email của Finlogistics để được tư vấn kỹ hơn nhé.

Đối với mặt hàng bông thuỷ tinh nhập khẩu từ các quốc gia như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu, Ấn Độ, Úc,… và khối ASEAN, các doanh nghiệp nên yêu cầu bên bán cung cấp đầy đủ chứng nhận xuất xứ C/O để được hưởng mức thuế nhập khẩu thấp nhất, nhằm tối ưu chi phí Logistics.

Thu-tuc-nhap-khau-bong-thuy-tinh
Doanh nghiệp cần xác định rõ mã HS code trước khi tiến hành nhập khẩu bông thuỷ tinh

Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu bông thủy tinh chi tiết

Hồ sơ làm các bước thủ tục nhập khẩu bông thuỷ tinh sẽ được thực hiện dựa theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC, giống như các mặt hàng thông thường khác. Theo đó, bộ hồ sơ nhập khẩu đầy đủ bao gồm:

1. Tờ khai Hải Quan
2. Hợp đồng thương mại (Sales Contract)
3. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
4. Phiếu đóng gói (Packing List)
5. Vận đơn đường biển (Bill of Lading)
6. Giấy chứng nhận xuất xứ – C/O (nếu có)
7. Catalogs (nếu có) và những chứng từ khác liên quan (theo yêu cầu của Hải Quan)

Đây đều là những giấy tờ, chứng từ cần thiết để thực hiện nhập khẩu bông thủy tinh. Đặc biệt, tờ khai Hải Quan, C/O, Invoice và B/L là những chứng từ quan trọng nhất, còn lại sẽ được bổ sung sau theo yêu cầu của phía cán bộ Hải Quan.

Thu-tuc-nhap-khau-bong-thuy-tinh
Việc chuẩn bị kỹ lưỡng bộ hồ sơ nhập khẩu sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện thủ tục nhanh chóng hơn

Các bước trong quy trình làm thủ tục nhập khẩu bông thủy tinh

Sau khi đã chọn xong mã HS và chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ nhập khẩu như đã nêu trên, doanh nghiệp có thể tiến hành quy trình làm thủ tục nhập khẩu bông thủy tinh theo các bước sau đây:

Bước 1: Khai báo Hải Quan

Sau khi chuẩn bị xong bộ chứng từ bao gồm: Hợp đồng, Invoice, Packing List, B/L, C/O, có thông báo hàng cập bến, cùng với mã HS code của bông thủy tinh, bạn tiến hành nhập tất cả các thông tin về hàng hóa vào Hệ thống của Hải Quan, thông qua phần mềm khai báo online.

Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan

Khi đã hoàn thành việc khai báo, thì Hệ thống của Hải Quan sẽ tự động phản hồi lại kết quả phân luồng tờ khai (xanh, vàng hoặc đỏ). Lúc này, bạn đi in tờ khai và mang toàn bộ hồ sơ bông thuỷ tinh nhập khẩu đến tận Chi cục Hải Quan để tiến hành mở tờ khai theo quy định.

Bước 3: Thông quan Hải Quan

Nếu như bộ hồ sơ nhập khẩu không có vấn đề gì, thì cán bộ Hải Quan sẽ cho phép thông quan hàng hóa. Sau đó, bạn có thể nộp thuế phí nhập khẩu và hoàn tất các bước thủ tục thông quan hàng hóa.

Bước 4: Vận chuyển hàng về kho

Khi tờ khai đã được thông quan, bạn thực hiện thanh lý tờ khai và làm nốt các thủ tục cần thiết khác để tiến hành vận chuyển lô hàng về kho, nhằm bảo quản và sử dụng.

Thu-tuc-nhap-khau-bong-thuy-tinh
Doanh nghiệp cần nắm vững quy trình nhập khẩu bông thuỷ tinh để tránh xảy ra những sai sót

>>> Xem thêm: Quy trình làm thủ tục nhập khẩu bột giặt nước giặt

Một vài lưu ý nhỏ đối với bông thủy tinh nhập khẩu nước ngoài

Khi thực hiện các bước thủ tục nhập khẩu bông thủy tinh, doanh nghiệp nên chú ý đến một số điểm sau đây để tối ưu quy trình:

  • Hàng hóa chỉ được phép thông quan Hải Quan khi đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế phí đối với Nhà nước.
  • Các loại C/O như: form D, form E, form AK,… thường đóng vai trò quan trọng về mức thuế nhập khẩu. Vì vậy, bạn cần ưu tiên bàn bạc với bên cung cấp để nhận được những mẫu chứng nhận này.
  • Thuế GTGT (VAT) có thể sẽ khác nhau, tuỳ theo từng mã HS code.
  • Nên gói gọn quy trình thủ tục nhập khẩu trong thời gian khoảng 30 ngày để tránh bị bị phạt do việc để quá hạn và gây tổn thất chi phí lưu kho.

Tổng kết

Trên đây là hầu hết những thông tin quan trọng về thủ tục nhập khẩu bông thuỷ tinh mà các doanh nghiệp hiện nay đang quan tâm và tìm hiểu. Đây là mặt hàng phổ biến dùng trong xây dựng nên rất có lợi đối với các doanh nghiệp nhập khẩu. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào hoặc muốn một đơn vị xử lý thủ tục giấy tờ, vận chuyển bông thuỷ tinh hoặc mặt hàng khác,… bạn hãy liên hệ ngay cho Finlogistics qua hotline bên dưới để được hỗ trợ 24/7 nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thủ tục nhập khẩu bông thuỷ tinh


Thu-tuc-nhap-khau-lop-xe-00.jpg

Lốp xe ô tô là một trong những bộ phận cần phải sửa chữa và thay thế rất nhiều. Do đó, tại thị trường Việt Nam, thủ tục nhập khẩu lốp xe ô tô được khá nhiều doanh nghiệp quan tâm, đặc biệt là lốp nhập khẩu vì chất lượng và giá thành phù hợp. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu cách nhập khẩu lốp xe các loại về để sử dụng hoặc kinh doanh, thì hãy tham khảo ngay bài viết sau của Finlogistics nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-lop-xe
Việc nhập khẩu lốp xe ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp


Thủ tục nhập khẩu lốp xe dựa trên những quy định Pháp luật nào?

Theo đó, những quy định về thủ tục nhập khẩu lốp xe đã được ghi rõ trong những Văn bản Pháp luật sau đây:

  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, quy định về việc dán nhãn hàng hóa khi được lưu thông ra ngoài thị trường.
  • Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT, quy định về Danh mục các loại hàng hóa, sản phẩm có khả năng gây mất an toàn, do Bộ Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm quản lý.
  • Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC, sửa đổi và bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC, quy định về các bước làm thủ tục Hải Quan xuất nhập khẩu và những vấn đề liên quan khác.
  • Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN, quy định về việc công bố hàng hóa, sản phẩm nhóm 2, do Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm quản lý.
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, quy định về một số điều của Bộ luật Quản lý ngoại thương.
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP, quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính trong ngành Hải Quan.
  • Nghị định số 187/2013/NĐ-CP, quy định về việc thi hành Luật Thương mại quốc tế đối với những hoạt động có liên quan.

Dựa trên những Văn bản pháp lý kể trên, thì mặt hàng lốp xe nhập khẩu mới 100% không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Ngược lại, mặt hàng lốp xe cũ đã qua sử dụng bị cấm nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ tốn nhiều chi phí và thời gian để có thể tiêu hủy hoặc trả lại lô hàng. Hơn nữa, khi tiến hành các bước thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp cần lưu ý đến một vài điều sau đây:

  • Thực hiện nghiêm chỉnh việc dán nhãn hàng hóa theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.
  • Đăng ký làm thủ tục hợp chuẩn hợp quy cho lốp xe nhập khẩu theo QCVN 36:2010/BGTVT (lốp xe mô tô, xe gắn máy) và QCVN 34:2017/BGTVT (lốp xe ô tô).
  • Xác định chính xác mã HS code cho mặt hàng lốp xe để có thể hưởng mức thuế ưu đãi và tránh bị cơ quản chức năng xử phạt.
Thu-tuc-nhap-khau-lop-xe
Quá trình nhập khẩu lốp xe ô tô cần dựa theo nhiều quy định Văn bản pháp lý khác nhau 

Tìm hiểu mã HS và thuế phí đối với lốp xe nhập khẩu

Lốp xe nhập khẩu có rất nhiều loại, phù hợp với từng chủng loại ô tô khác nhau. Do đó, mỗi loại lốp ô tô cũng sở hữu một mã HS code và biểu thuế riêng tương ứng.

Mã HS code

Mã HS mặt hàng lốp xe ô tô được quy định rõ ràng tại tiểu mục 4011, ở trên Biểu thuế xuất nhập khẩu. Dưới đây là bảng mã HS cụ thể, ứng với từng loại lốp xe:

MÔ TẢ HÀNG HOÁ MÃ HS  THUẾ ƯU ĐÃI
Lốp xe ô tô con 4011.1000 25%
Lốp xe ô tô chở khách – Lốp xe ô tô chở hàng
— Chiều rộng không quá 230 mm và đường kính vành nhỏ hơn 16 inch 4011.2011 25%
— Chiều rộng không quá 230 mm và đường kính vành lớn hơn 16 inch 4011.2012 25%
— Chiều rộng trong khoảng từ 230 – 385 mm 4011.2013 25%
Loại khác 4011.2019 25%

>>> Xem thêm: Hướng dẫn các bước làm thủ tục nhập khẩu động cơ điện

Các doanh nghiệp nên nhớ, việc lựa chọn mã HS chính xác khi làm thủ tục nhập khẩu lốp xe là quy định bắt buộc. Nếu chọn sai mã HS, doanh nghiệp hoàn toàn có thể gặp phải những rủi ro sau đây:

  • Thủ tục thông quan Hải Quan bị trì hoãn, do cần có thời gian để xác minh lại mã HS lô hàng.
  • Cơ quan chức năng tiến hành xử phạt hành chính (theo Nghị định số 128/2020/NĐ-CP).
  • Lô hàng bị chậm giao và lưu kho, ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Thuế nhập khẩu có nguy cơ phát sinh (mức phạt thấp nhất là 2 triệu VNĐ và cao nhất lên đến 3 lần mức thuế phải nộp ban đầu).

Lưu ý: mã HS của lốp xe tải và xe rơ-moóc rất dễ nhầm lẫn nên cần phải xác định chính xác, bởi mức chênh lệch thuế nhập khẩu của hai mặt hàng này lên đến 25%.

Thu-tuc-nhap-khau-lop-xe
Doanh nghiệp cần lựa chọn đúng mã HS để nộp đúng thuế phí và tránh bị phạt bởi cơ quan chức năng

Thuế nhập khẩu

Thuế phí lốp xe nhập khẩu sẽ phụ thuộc phần lớn vào thuế suất nhập khẩu. Loại thuế suất này sẽ thu dựa theo mã HS của loại lốp xe đó. Ngoài ra, doanh nghiệp nhập khẩu cũng có thể được hưởng mức thuế suất ưu đãi 0% từ những nước mà Việt Nam đã ký kết Hiệp định Thương mại như: EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, khối ASEAN,… (điều kiện tiên quyết là lô hàng đó phải có Giấy chứng nhận xuất xứ – C/O).

Dán nhãn hàng hóa

Việc dán nhãn hàng hóa nhập khẩu, bao gồm cả lốp xe ô tô đã được quy định rõ ràng và giám sát chặt chẽ, kể từ sau Nghị định số 128/2020/NĐ-CP. Các mặt hàng có nhãn dán cho phép cơ quan hành chính có thể thực hiện quản lý chặt chẽ, xác định nhanh chóng xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm. Do đó, việc dán nhãn là bước quan trọng, không thể thiếu khi làm thủ tục nhập khẩu lốp xe. Theo đó, những nội dung cơ bản trong nhãn mác lốp xe bao gồm:

  • Những thông tin liên quan tới nhà sản xuất
  • Những thông tin liên quan tới nhà nhập khẩu
  • Tên và các thông tin đặc điểm, tính chất của hàng hóa
  • Xuất xứ, nguồn gốc của hàng hóa

Nếu doanh nghiệp thực hiện thủ tục nhập khẩu lốp ô tô mà không dán nhãn hàng hóa hoặc các thông tin trên nhãn sai so với thực tế thì sẽ phải đối mặt với những rủi ro sau đây:

  • Bị cơ quản chức năng xử phạt hành chính (theo quy định tại Điều 2, Nghị định số 128/2020/NĐ-CP).
  • Bị loại bỏ C/O khiến hàng hóa không được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (nếu có).
  • Nguy cơ thất lạc, hư hỏng hàng hóa cao, do không có thông tin chính xác hay cảnh báo xếp dỡ và vận chuyển.
Thu-tuc-nhap-khau-lop-xe
Việc dán nhãn hàng hóa giúp phía cơ quan chức năng xác định rõ thông tin và nguồn gốc của sản phẩm

Quy trình các bước làm thủ tục nhập khẩu lốp ô tô chi tiết

Trên thực tế, lốp xe mới 100% khi nhập khẩu vào thị trường Việt Nam thì không cần phải xin giấy phép nhập khẩu và tiến hành kiểm tra đánh giá chất lượng. Tuy nhiên, theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN, khi làm thủ tục nhập khẩu lốp ô tô thì doanh nghiệp cũng phải làm công bố chứng nhận hợp quy sản phẩm.

Bộ hồ sơ thủ tục thông quan Hải Quan

Bộ hồ sơ làm thủ tục thông quan Hải Quan cho lốp xe nhập khẩu bao gồm những giấy tờ sau:

  • Giấy giới thiệu
  • Giấy phép nhập khẩu
  • Hóa đơn (Commercial Invoice)
  • Phiếu đóng gói (Packing List)
  • Vận đơn đường biển (Bill of Lading)
  • C/O (trường hợp được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi)
  • Hóa đơn cước đường biển
  • Hồ sơ kiểm tra chất lượng
  • Những chứng từ khác liên quan

Sau khi bộ hồ sơ giấy tờ trên đã chuẩn bị xong, doanh nghiệp tiến hành kê khai Hải Quan, thông qua phần mềm trực tuyến. Khi nhận được kết quả tờ khai do hệ thống trả về, doanh nghiệp tiến hành đi in rồi mở tờ khai tại Chi cục Hải Quan để xác định phân luồng hàng hoá (luồng xanh, luồng vàng hoặc luồng đỏ).

Thu-tuc-nhap-khau-lop-xe
Doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng bộ chứng từ khi làm thủ tục nhập khẩu lốp xe

Các bước công bố hợp quy đối với lốp xe nhập khẩu

Lốp xe các loại nằm trong Phụ lục 2, Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT, nên doanh nghiệp chỉ cần làm công bố hợp quy sau khi thông quan Hải Quan. Mục đích nhằm bảo đảm chất lượng của sản phẩm lốp xe nhập khẩu trước khi tiến hành phân phối và lưu thông ra ngoài thị trường.

Bước 1: Đánh giá tổng quan lốp xe nhập khẩu

Doanh nghiệp sẽ sử dụng Tiêu chuẩn kỹ thuật số 34:2017/BGTVT để làm căn cứ đánh giá lô hàng và chuẩn bị mẫu thử điển hình (4 mẫu) kèm theo các tài liệu kỹ thuật tới cho các đơn vị kiểm định có thẩm quyền. Sau khi việc thử nghiệm đạt yêu cầu, thì đơn vị kiểm định sẽ gửi trả lại kết quả trong vòng 15 ngày, kể từ ngày gửi mẫu.

Bước 2: Thực hiện công bố hợp quy cho lốp xe

Bộ hồ sơ làm công bố hợp quy lốp xe nhập khẩu sẽ bao gồm:

  • Sản phẩm mẫu lốp xe (đóng gói kỹ lưỡng)
  • Mẫu đăng ký công bố chứng nhận hợp quy
  • Giấy đăng ký kinh doanh (hoặc giấy chứng nhận đầu tư): bản sao y có chứng thực
  • Giấy chứng nhận phân tích (Certificate of Analysis): 02 bản chính hoặc bản sao y có chứng thực
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sales) được quốc gia xuất khẩu cấp phép
  • Nhãn dán sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn dán và nội dung trên nhãn phụ (nếu có)

Thời gian để thực hiện công bố hợp quy sản phẩm là 05 ngày làm việc, tính từ ngày nộp hồ sơ, do Cục Đăng kiểm Việt Nam, thuộc Bộ Giao thông Vận tải thực hiện.

Thu-tuc-nhap-khau-lop-xe
Công bố hợp quy là bước quan trọng khi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu lốp xe

>>> Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết các bước thủ tục nhập khẩu linh kiện ô tô

Các bước thủ tục nhập khẩu lốp xe qua Hải Quan

Quy trình nhập khẩu lốp xe ô tô đã được quy định chi tiết trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC, sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Dưới đây là tóm tắt những bước chính mà bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Khai tờ khai Hải Quan

Sau khi doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ xuất nhập khẩu, ví dụ: Sales Contract, Invoice, Packing List, B/L, C/O, thông báo hàng cập bến và mã HS code thì nộp lại thông tin khai báo lên trên Hệ thống Hải Quan, qua phần mềm khai quan trực tuyến.

Bước 2: Đăng ký kiểm định chất lượng

Tiếp theo, doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu lốp xe tiến hành bước đăng ký kiểm tra đánh giá chất lượng hàng hóa, theo quy định ghi tại Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT.

Bước 3: Mở tờ khai Hải Quan

Sau khi đã hoàn tất việc khai báo Hải Quan, hệ thống của Hải Quan sẽ tiến hành xử lý và trả lại kết quả phân luồng tờ khai. Tờ khai khi được phân vào luồng xanh, vàng hoặc đỏ, thì bạn in ra rồi mang cả bộ hồ sơ nhập khẩu xuống đến Chi cục Hải Quan để mở tờ khai.

Bước 4: Thông quan hàng hóa

Sau khi phía cán bộ Hải Quan kiểm tra hồ sơ không phát hiện vấn đề gì, thì sẽ chấp nhận cho thông quan tờ khai. Bạn thực hiện nốt việc thanh toán thuế phí cho mặt hàng lốp xe nhập khẩu cho tờ khai để được thông quan.

Bước 5: Đưa hàng hóa về sử dụng

Khi đã hoàn tất việc thông quan, bạn tiến hành thanh lý tờ khai và những thủ tục pháp lý cần thiết để đưa hàng hóa về kho bảo quản, sử dụng hoặc bày bán.

Tổng kết

Tóm lại, bài viết trên của Finlogistics đã chia sẻ và hướng dẫn chi tiết cho bạn về thủ tục nhập khẩu lốp xe. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn trong việc nhập khẩu mặt hàng này. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào hoặc muốn nhờ hỗ trợ xử lý thủ tục, vận chuyển đa phương thức,… bạn hãy nhấc máy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên viên của chúng tôi để được tư vấn và giúp đỡ một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp và tối ưu nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thủ tục nhập khẩu lốp xe


Thu-tuc-nhap-khau-phu-tung-o-to-00.jpg

Doanh nghiệp của bạn cần nhập khẩu phụ tùng ô tô nhưng chưa có kinh nghiệm? Bạn đang gặp nhiều vướng mắc khi thực hiện thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô về Việt Nam? Bạn muốn hỗ trợ từ các đơn vị vận chuyển, cung cấp dịch vụ Hải Quan uy tín và giá cả cạnh tranh? Cùng tìm hiểu ngay quy trình thủ tục với Finlogistics qua bài viết đầy đủ dưới đây!

Thu-tuc-nhap-khau-phu-tung-o-to
Tất tần tật thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô – bạn đã biết chưa?


Tình hình nhập khẩu phụ tùng xe ô tô các loại về thị trường Việt Nam hiện nay

Tình hình nhập khẩu phụ tùng xe ô tô trong năm vừa qua luôn thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng. Nhu cầu sử dụng mặt hàng phụ tùng ô tô nhập khẩu ngày càng tăng cao, khiến các hãng sản xuất và nhập khẩu cần phải chuẩn bị và cung ứng đầy đủ những sản phẩm chất lượng ra ngoài thị trường.

Theo Tổng cục Hải Quan thống kê, chỉ trong năm 2023, tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng phụ tùng ô tô của Việt Nam đã đạt mức 1.5 tỷ USD. Trong số đó, một số loại phụ tùng chiếm tỷ lệ cao trong tổng giá trị này ví dụ như: lốp xe, dầu nhớt, đèn pha, pin, bộ giảm xóc,…

Lốp xe chính là loại phụ tùng ô tô được tiêu thụ nhiều nhất, với tổng giá trị nhập khẩu lên đến 500 triệu USD. Đây cũng là loại phụ tùng quan trọng và kiểm tra kỹ lưỡng nhất trong việc quản lý và duy trì trật tự an toàn giao thông. Vì vậy, người tiêu dùng có thể yên tâm lựa chọn sử dụng mặt hàng này.

Tiếp theo đó là dầu nhớt, cũng là loại phụ tùng ô tô nhập khẩu không thể thiếu khi bảo trì và bảo dưỡng. Việt Nam trong năm 2023 đã nhập khoảng 300 triệu USD dầu nhớt từ những quốc gia như: Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore,… Ngoài ra, nhiều loại phụ tùng như: pin, đèn pha, bộ giảm xóc,… cũng có sự tăng trưởng rất nhanh trong thời gian qua.

Thu-tuc-nhap-khau-phu-tung-o-to
Việt Nam tiếp tục nhập khẩu phụ tùng xe ô tô với số lượng lớn trong những năm trở lại đây

Phụ tùng xe ô tô là gì?

Trước khi tìm hiểu thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô, chúng ta hãy làm rõ về chúng nhé. Phụ tùng ô tô là tất cả những bộ phận cấu thành tạo nên chiếc xe và được sản xuất riêng lẻ nhằm thay thế khi bị hư hỏng. Một vài loại phụ tùng ô tô phổ biến hiện nay như: xi-lanh, pít-tông, séc-măng, xu-pap, trục khuỷu,…

Một chiếc xe ô tô sẽ gồm rất nhiều bộ phận khác nhau, có thể lên đến hàng nghìn chi tiết nhỏ lẻ. Trong đó, có phần thiết yếu (như khung, gầm và động cơ), phần phụ trợ (như đèn, lốp, phanh,..), và cả những bộ phận phục vụ nhu cầu của người dùng (như màn hình, điều hòa, hệ thống sưởi,…)

Khi chi tiết nào đó bị thiếu hoặc hư hỏng, thì bạn cần phải sửa chữa hoặc bổ sung thay thế. Do khả năng sản xuất  trong lĩnh vực xe hơi của Việt Nam còn khá hạn chế, nên đa số các bên cung ứng đều nhập khẩu phụ tùng xe ô tô trực tiếp hoặc gián tiếp từ nước ngoài. Đây cũng là lý do mà bạn cần phải làm thủ tục để đưa các loại phụ tùng này về Việt Nam.

Thu-tuc-nhap-khau-phu-tung-o-to
Các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về phụ tùng ô tô trước khi nhập khẩu mặt hàng này

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu xe nâng hàng

Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô các loại về Việt Nam

Nhiều người hiện vẫn chưa nắm rõ các bước làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô như thế nào. Do đó, để giúp bạn hiểu kỹ hơn về một số thủ tục, quy trình cơ bản khi nhập khẩu mặt hàng này, Finlogistics sẽ chia sẻ cụ thể qua nội dung dưới đây.

Phân loại

Hàng phụ tùng ô tô khi được nhập khẩu sẽ được phân ra làm hai loại chính, theo quy định của Nhà nước, bao gồm:

  • Loại 1: Phụ tùng không nằm trong chính sách đặc biệt khi nhập khẩu: Bạn có thể tiến hành các bước nhập khẩu và thủ tục thông quan giống như những hàng hóa thông thường.
  • Loại 2: Phụ tùng nằm trong Phụ lục II, Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT: Ngoài những giấy tờ thông thường thì bạn phải bổ sung thêm Phiếu đăng ký kiểm định hàng hóa (có dấu xác nhận của Cơ quan kiểm tra chất lượng) cho Cơ quan Hải Quan khi tiến hành thông quan hàng hóa.

Mã HS code phụ tùng ô tô và thuế nhập khẩu

Việc xác định chi tiết mã HS phụ tùng ô tô sẽ căn cứ vào đặc điểm tính chất, thành phần cấu tạo,…của hàng hóa thực tế. Theo quy định pháp luật hiện hành, doanh nghiệp sẽ căn cứ trên cơ sở Catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) và đi giám định hàng hóa tại Cục Kiểm định của Hải Quan.

Kết quả buổi kiểm tra thực tế của Hải Quan và Cục Kiểm định Hải Quan sẽ là cơ sở để xác định và áp mã HS đối với mặt hàng nhập khẩu.

Thu-tuc-nhap-khau-phu-tung-o-to
Bạn cần lựa chọn chính xác mã HS code để tránh bị Cơ quan chức năng bắt phạt

Cụ thể, mã HS phụ tùng ô tô nhập khẩu được quy định như sau:

Mã HS hàng hóa Mô tả hàng hóa Thuế GTGT (%) Thuế NK thông thường (%) Thuế NK ưu đãi (%)
3917.3999 Ống hút gió ở sau cabin 10 22.5 15
3923.3090 Bình dầu 10 22.5 15
Bình nước làm mát động cơ
Bình nước rửa kính
3926.3000 Phụ kiện lắp vào đồ nội thất, trên thân xe (coachwork) hoặc loại tương tự 10 30 20
4009.1290 Ống dẫn hướng xu-páp hút; Ống dẫn hướng xu-páp xả;  Ống hút cao su; Ống nối cao su; Ống nước quy lát về bơm,… 10 4.5 3
4009.3191 Ống cao su; Ống rửa kính cao su; Ống làm mát bằng cao su…; Tuy-ô thấp áp;  Tuy-ô cao áp 10 4.5 3
4010.1200 Dây cu-roa 10 7.5 5
4010.1900 Dây cu-roa cam 10 7.5 5
4010.3100 Dây cu-roa bơm nước 10 22.5 15
4016.9911 Bạc cân bằng; Cổ hút; Cao su cổ hút 10 15 10
4016.9913 Gioăng cao su 10 15 10
7007.1110 Kính an toàn 10 30 20
7009.1000 Gương chiếu hậu dùng cho xe 10 37.5 25
7318.1510 Bu-lông; Bu-lông giảm xóc; Bu-lông phanh hãm;  Bu-lông tắc kê; Bu-lông vỏ giảm tốc; Bu-lông bích vuông tu-bô; Bu-lông khớp nối ống xả; Bu-lông mũ; Bu-lông + vòng đệm; Bu-lông bích; Đinh vít 10 18 12
7318.1610 Đai ốc 10 18 12
7318.1910 Ốc bàn tay ếch; Ốc-xăng-tan 10 18 12
7318.2910 Bu lông ống xả 10 18 12
7320.1011 Lò xo ngoài xu-pap 10 15 10
8301.7000 Bộ chìa khóa 10 37.5 25
8302.1000 Bản lề 10 30 20
8408.2022 Động cơ Diesel 10 37.5 20
8409.9947 Pít-tông 10 15 10
8409.9949 Thanh tắt máy 10 15 10
Thu-tuc-nhap-khau-phu-tung-o-to
Doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng phụ tùng ô tô sẽ nhận được mức thuế ưu đãi khá cao

Đối với mặt hàng phụ tùng ô tô nhập khẩu, bạn sẽ phải nộp thuế phí nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT). Mức thuế sẽ có sự khác nhau giữa từng loại hàng, tùy theo mã HS code. Còn đối với thuế VAT, hiện vẫn đang được áp ở mức 10% đối với mặt hàng phụ tùng xe ô tô.

Bộ chứng từ nhập khẩu phụ tùng xe ô tô

Việc chuẩn bị đầy đủ và kỹ lưỡng bộ chứng từ cần thiết khi thông quan Hải Quan rất quan trọng khi nhập khẩu phụ tùng xe ô tô, bao gồm:

  • Tờ khai Hải Quan
  • Vận đơn (B/L)
  • Hóa đơn thương mại (Invoice)
  • Đơn đóng gói (Packing List)
  • Hợp đồng (Sales Contract)
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O – nếu có)
  • Đơn đăng ký hợp chuẩn hợp quy
Thu-tuc-nhap-khau-phu-tung-o-to
Những chứng từ không thể thiếu khi nhập khẩu phụ tùng ô tô như: Hợp đồng, Invoice, B/L, C/O, chứng nhận hợp quy,…

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô chi tiết

#Bước 1: Khai báo tờ khai Hải Quan

Sau khi đã chọn đúng mã HS phụ tùng ô tô, thì bạn tiến hành khai báo tờ khai Hải Quan thông qua phần mềm khai quan chuyên dụng. Ngay khi nhận được tờ khai Hải Quan thì bạn cũng sẽ nắm được mức thuế nhập khẩu, thuế VAT bao nhiêu.

#Bước 2: Đăng ký kiểm tra chất lượng

Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT quy định rằng mặt hàng phụ tùng ô tô phải có chứng nhận hợp quy sau khi thông quan mới được phép đưa ra thị trường sử dụng. Do đó, khi nhập khẩu phụ tùng xe ô tô thì bạn phải đăng ký kiểm tra chất lượng đối với mặt hàng này, bao gồm:

  • Vật liệu nội thất
  • Gương chiếu hậu
  • Kính an toàn
  • Lốp hơi xe
  • Vành hợp kim
  • Thùng nhiên liệu
Thu-tuc-nhap-khau-phu-tung-o-to
Doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký kiểm định chất lượng sản phẩm khi nhập khẩu

#Bước 3: Mở tờ khai nhập khẩu

Sau khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ nhập khẩu, thì xuống ngay Chi cục Hải Quan để tiến hành mở tờ khai và hoàn tất các bước thông quan hàng hóa như bình thường. Nếu không có vấn đề nào thì phía Hải Quan sẽ cho phép hàng hóa của bạn thông quan. Lúc này, bạn tiếp tục đi đóng thuế phí nhập khẩu.

#Bước 4: Mang hàng về kho và hoàn tất việc đăng ký kiểm tra chuyên ngành

Sau khi nộp thuế nhập khẩu phụ tùng xe ô tô xong, bạn có thể mang hàng hóa về kho để bảo quản. Lưu ý, để đưa hàng ra thị trường bày bán thì bạn phải có Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Thu-tuc-nhap-khau-phu-tung-o-to
Doanh nghiệp có thể đưa lô hàng về kho bảo quản ngay khi đóng xong thuế nhập khẩu

Một vài lưu ý khi nhập khẩu phụ tùng xe ô tô về thị trường Việt Nam

Khi tiến hành các bước thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô, các doanh nghiệp cần phải lưu ý đến một số điểm quan trọng sau đây:

  • Không phải loại phụ tùng ô tô nào cũng đều phải kiểm tra chất lượng, nhiều mặt hàng chỉ cần làm thủ tục thông quan như bình thường.
  • Nếu hàng hóa có chứng nhận xuất xứ C/O thì có thể được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.
  • Hàng phụ tùng ô tô nhập khẩu đã qua sử dụng không được phép đưa về Việt Nam.
  • Phụ tùng ô tô hầu hết là hàng mang tính thẩm mỹ cao do đó cần phải cẩn thận trong quá trình bốc xếp, vận chuyển và kiểm hóa, tránh gây trầy xước, hư hỏng.

Lời kết

Như vậy, bài viết này của Finlogistics đã giúp bạn giải đáp tường tận về thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô các loại. Đây là một trong những loại hàng hóa được nhập khẩu về nhiều nhất, nhưng không phải ai cũng nắm chắc được quy trình xử lý. Nếu doanh nghiệp của bạn có nhu cầu nhập khẩu, vận chuyển và xử lý thông quan mặt hàng này, hãy liên hệ ngay đến cho chúng tôi qua hotline bên dưới nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs. Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô


Thu-tuc-nhap-khau-linh-kien-o-to-00.jpg

Nhu cầu mua bán và sử dụng các loại linh kiện ô tô trong nước đang rất lớn, tuy nhiên khả năng sản xuất loại hàng hóa này còn khá hạn chế. Do đó, phần lớn các doanh nghiệp đều phải làm thủ tục nhập khẩu linh kiện ô tô từ các quốc gia khác trên thế giới như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đài Loan,…

Bài viết này của Finlogistics sẽ phân tích giúp bạn những vấn đề liên quan đến quy trình thủ tục nhập khẩu, giấy tờ, mã HS code, thuế suất,… Tất cả đều là những thông tin rất quan trọng, nên bạn chớ vội bỏ qua nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-linh-kien-o-to
Hướng dẫn các bước làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng linh kiện ô tô chi tiết


Thủ tục nhập khẩu linh kiện ô tô về Việt Nam dựa trên cơ sở pháp lý nào?

Trước khi đi sâu tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu linh kiện ô tô, chúng ta hãy cùng làm rõ về mặt hàng này nhé. Linh kiện ô tô được hiểu là tất cả những bộ phận được lắp ráp cấu tạo nên một chiếc xe hoàn chỉnh và có thể chạy được. Chúng sẽ được sản xuất riêng lẻ với số lượng rất lớn, nhằm đáp ứng nhu cầu thay thế khi xe bị hỏng hóc.

Linh kiện ô tô rất đa dạng chủng loại và có tới hàng nghìn chi tiết khác nhau. Chúng ta cũng có thể phân loại những linh kiện này theo nhóm, bao gồm: phần khung, phần gầm, phần động cơ và phần phụ trợ.

Đây là một trong những mặt hàng thiết yếu và không gây hại cho đó các doanh nghiệp có thể tự do nhập khẩu. Thủ tục nhập khẩu linh kiện xe hơi cũng tương tự như những loại hàng hóa thông thường khác. Bạn có thể tham khảo thêm một số Văn bản pháp lý dưới đây để lưu ý khi nhập khẩu:

  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP
  • Thông tư số 39/2018/TT-BTC
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP
  • Thông tư số 12/2022/TT-BGTVT

Theo Thông tư số 12/2022/TT-BGTVT, một số loại linh kiện ô tô nhập khẩu phải làm kiểm tra chất lượng như: kính chiếu hậu, đèn pha, lốp xe, kính an toàn,… Khi nhập khẩu, các doanh nghiệp cần nhớ dán nhãn hàng hóa theo quy định từ Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.

Thu-tuc-nhap-khau-linh-kien-o-to
Doanh nghiệp cần chú ý dán nhãn hàng hóa và làm kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu linh kiện ô tô

Lưu ý: Khi tiến hành nhập khẩu hàng linh kiện ô tô cũ đã qua sử dụng, bạn cần phải đọc kỹ nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP. Theo đó, một vài linh kiện đã qua sử dụng ví dụ như: khung, săm, lốp, máy móc, phụ tùng, máy kéo, xe gắn máy,… thuộc vào hàng bị cấm nhập khẩu.

Mã HS code linh kiện ô tô nhập khẩu và thuế phí

Việc tra cứu mã HS code hàng hóa là một bước quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu. Mặt hàng này có rất nhiều chủng loại, mẫu mã và chi tiết nhỏ lẻ khác nhau, nhưng đã được phân loại vào từng nhóm cụ thể.

Nếu bạn muốn tra cứu mã HS linh kiện ô tô nhập khẩu thì có thể bắt đầu từ Chương 87 để tìm tổ hợp sản phẩm này, ví dụ:

  • 8706 – Bộ khung gầm lắp ráp động cơ
  • 8707 – Phụ tùng thân xe hơi
  • 8708 – Phụ tùng và phụ kiện xe hơi có động cơ

Ngoài ra, mã HS linh kiện ô tô cũng được lưu trong Chương 84 và 85, chẳng hạn như:

  • 8407, 8408 – Động cơ xe hơi
  • 8409 – Bộ phận của động cơ (xu-pap, gioăng quy lát, thân máy, xi-lanh, bộ chế hòa khí,…)
  • 8512 – Hệ thống đèn các loại (đèn pha, đèn hậu,…)
  • 8413, 8414 – Máy nén khí, bơm nước, quạt gió
  • 8483 – Bánh răng, trục khuỷu
Thu-tuc-nhap-khau-linh-kien-o-to
Các doanh nghiệp cần chọn đúng mã HS để nộp chính xác các loại thuế phí khi nhập khẩu

Bất kỳ hàng hóa nào nhập khẩu vào Việt Nam cũng đều phải đóng đủ 02 loại thuế cơ bản chính là thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT). Mặt hàng linh kiện ô tô nhập khẩu cũng không ngoại lệ. Mỗi loại hàng linh kiện sẽ được áp mức thuế khác nhau, tùy theo mã HS mà doanh nghiệp đã tra cứu trước đó.

Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu doanh nghiệp bạn nhập khẩu linh kiện ô tô từ các quốc gia có ký kết hiệp định thương mại với Việt Nam thì sẽ được hưởng mức ưu đãi thuế suất đặc biệt là 0%.

Hướng dẫn các bước làm thủ tục nhập khẩu linh kiện ô tô về Việt Nam chi tiết

Các doanh nghiệp cần lưu ý, hàng linh kiện nhập khẩu vào Việt Nam có thể phải thực hiện kiểm tra chuyên ngành hoặc không. Dưới đây là các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu linh kiện ô tô mà Finlogistics đã tổng hợp lại giúp cho bạn.

Chuẩn bị bộ hồ sơ nhập khẩu

Để đẩy nhanh quá trình thông quan nhập khẩu và hạn chế những rủi ro xảy ra, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ nhập khẩu với các loại chứng từ quan trọng sau đây:

  • Tờ khai Hải Quan
  • Vận đơn (Bill of Lading)
  • Phiếu đóng gói (Packing List)
  • Hợp đồng thương mại (Sales Contract)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)
  • Giấy chứng nhận đăng ký hợp chuẩn hợp quy (nếu có)
Thu-tuc-nhap-khau-linh-kien-o-to
Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ là bước quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu linh kiện ô tô

Đây là những loại giấy tờ cơ bản buộc phải có khi làm thủ tục nhập khẩu linh kiện ô tô. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể, thì phía Hải Quan sẽ yêu cầu bổ sung thêm sau, nếu có vấn đề gì đó phát sinh.

Quá trình làm thủ tục nhập khẩu linh kiện ô tô

Một số loại linh kiện ô tô cần phải tiến hành kiểm tra chuyên ngành, trước khi được phép thông quan. Dưới đây là các bước trong quy trình nhập khẩu mặt hàng linh kiện ô tô (bao gồm cả kiểm tra chuyên ngành):

Bước 1: Khai tờ khai Hải Quan

Sau khi tra cứu xong mã HS, bạn sẽ tiến hành nhập các thông tin liên quan vào tờ khai Hải Quan ở trên phần mềm khai quan. Khi đó, bạn sẽ nắm được mức thuế nhập khẩu mà mình cần phải đóng là bao nhiêu.

Thu-tuc-nhap-khau-linh-kien-o-to
Khi nhập khẩu linh kiện ô tô bạn cần chú ý mặt hàng nào cần phải làm kiểm tra chuyên ngành hoặc không

Bước 2: Kiểm tra chất lượng linh kiện ô tô nhập khẩu

Dựa theo Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT, một số linh kiện ô tô cần phải được cấp giấy Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy thì mới được phép thông quan và phân phối ra thị trường. Cụ thể những mục hàng hóa cần kiểm tra chất lượng bao gồm:

  • Gương chiếu hậu
  • Vật liệu nội thất
  • Kính an toàn
  • Thùng nhiên liệu
  • Lốp hơi
  • Vành hợp kim

Lưu ý: Bước này chỉ áp dụng đối với một vài mặt hàng linh kiện đặc biệt. Với những linh kiện ô tô khác thì bạn có thể bỏ qua bước kiểm tra chất lượng này.

Bước 3: Mở tờ khai nhập khẩu tại Hải Quan

Sau đó, bạn tiếp tục mở tờ khai nhập khẩu tại Chi cục Hải Quan. Các cán bộ Hải Quan sẽ xem xét và kiểm tra tờ khai của bạn, nếu không có nghi vấn gì thì lô hàng nhập khẩu sẽ được phép thông quan. Bạn sẽ có trách nhiệm đóng đầy đủ thuế phí nhập khẩu cho Chi cục Hải Quan.

Bước 4: Vận chuyển về kho và hoàn tất kiểm tra chuyên ngành

Lúc này, bạn có thể vận chuyển toàn bộ lô hàng linh kiện của mình về kho để bảo quản. Sau khi hàng linh kiện ô tô nhập khẩu đã được cấp đầy đủ các loại giấy chứng nhận, thì mới được phép đưa vào sử dụng.

Thu-tuc-nhap-khau-linh-kien-o-to
Quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu linh kiện ô tô cũng giống với nhiều mặt hàng khác

Một vài chú ý khi làm thủ tục nhập khẩu linh kiện xe hơi

Có một số điều mà bạn cần lưu ý trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu linh kiện xe hơi:

  • Mặt hàng linh kiện ô tô thường có tính thẩm mỹ cao, do đó việc kiểm tra và bốc xếp hàng hóa phải hết sức cẩn thận để tránh hư hỏng.
  • Bạn có thể cung cấp Chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa như: C/O form D, C/O form E,… để được hưởng mức thuế phí ưu đãi đặc biệt.
  • Phía Hải Quan sẽ kiểm tra rất kỹ linh kiện mà bạn nhập về thuộc dòng xe nào. Vậy nên bạn cần ghi rõ nội dung thông tin này một cách chính xác trong phần khai tờ khai. Nếu Hải Quan kiểm tra hàng thực tế không khớp với bản kê khai, thì bạn sẽ bị xử phạt theo quy định Pháp luật.
  • Một số mặt hàng linh kiện có thể gây mất an toàn như: khung xe, vành – lốp xe, động cơ, ắc quy, gương chiếu hậu… phải làm công bố hợp quy thì mới được phép sử dụng.
Thu-tuc-nhap-khau-linh-kien-o-to
Bạn cần lưu ý đến một số vấn đề quan trọng khi nhập khẩu mặt hàng linh kiện xe hơi

Dịch vụ hỗ trợ thủ tục nhập khẩu linh kiện ô tô tại Finlogistics

Khá nhiều khách hàng gặp khó khăn trong khi làm thủ tục nhập khẩu linh kiện ô tô về Việt Nam. Có trường hợp áp sai mã HS, dẫn đến tình trạng bị Chi cục Hải Quan phát hiện và phạt hành chính. Có trường hợp xử lý thủ tục, giấy tờ rườm rà, phức tạp khiến cho quá trình thông quan kéo dài, gây ảnh hưởng công việc.

Hiểu rõ được vấn đề này, Finlogistics cung cấp tới cho các khách hàng dịch vụ nhập khẩu linh kiện xe hơi trọn gói và uy tín. Bạn chỉ cần liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên viên của chúng tôi và cung cấp những thông tin cần thiết về mặt hàng. Còn lại toàn bộ công việc chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ, khai báo Hải Quan, vận chuyển hàng hóa,…đều sẽ do chúng tôi xử lý.

Với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm và nhanh nhạy trong mọi tình huống, đơn hàng của bạn chắc chắn sẽ được thông quan một cách nhanh chóng và tối ưu chi phí nhất. Trên đây là những nội dung mà Finlogistics muốn gửi gắm đến cho bạn về các bước thủ tục nhập khẩu linh kiện ô tô, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình nhập hàng.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs. Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thủ tục nhập khẩu linh kiện ô tô


Thu-tuc-nhap-khau-thuc-pham-chuc-nang-00.jpg

Thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng đang nhận được sự quan tâm khá lớn của nhiều doanh nghiệp, do tầm quan trọng của mặt hàng này ngày càng được nâng cao. Vậy chi tiết quy trình nhập khẩu như thế nào? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Finlogistics để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-thuc-pham-chuc-nang
Hướng dẫn quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng mới nhất


Định nghĩa về thực phẩm bảo vệ sức khỏe và dùng cho chế độ ăn đặc biệt

Không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đối với sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh, việc sử dụng thực phẩm chức năng nhập khẩu sẽ giúp ngăn ngừa sự thiếu hụt về dinh dưỡng. Điều này cũng hỗ trợ sự phát triển sự tăng trưởng và quá trình phát triển ở trẻ nhỏ.

Các doanh nghiệp sẽ dựa theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP về việc quản lý thực phẩm chức năng để làm căn cứ Pháp lý khi muốn nhập nhập khẩu mặt hàng này về thị trường trong nước tiêu thụ.

Thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng
Mặt hàng thực phẩm chức năng được Pháp luật Nhà nước quy định khá chặt chẽ

Mã HS code và thuế nhập khẩu của thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng nhập khẩu có mã HS code thuộc vào Phần IV, Chương 21, 22

(Phần IV: THỰC PHẨM CHẾ BIẾN SẴN; ĐỒ UỐNG, RƯỢU MẠNH VÀ GIẤM; THUỐC LÁ VÀ CÁC LOẠI NGUYÊN LIỆU THAY THẾ CHO THUỐC LÁ ĐÃ CHẾ BIẾN)

Theo đó, mặt hàng thực phẩm chức năng sẽ chịu một số loại thuế phí bắt buộc như:

  • Thuế GTGT (VAT): 10%
  • Thuế nhập khẩu thông thường: 22.5 – 45%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 15 – 30%
Thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng
Doanh nghiệp cần chọn đúng mã HS code để nộp đúng thuế phí nhập khẩu

Đăng ký công bố đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu

Nhằm đem đến những sản phẩm chất lượng, an toàn và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, các doanh nghiệp cần phải công bố chất lượng sản phẩm tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm), trước khi bày bán ra ngoài thị trường. Hồ sơ công bố khi làm thủ tục thực phẩm chức năng sẽ bao gồm:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh của chủ hàng
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) hoặc giấy chứng nhận xuất khẩu (CE) và giấy chứng nhận sức khỏe (HC)
  • Tài liệu, chứng từ chứng minh công dụng sản phẩm
  • Kết quả kiểm tra sản phẩm tại những Cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam
  • Giấy chứng nhận HACCP (hoặc giấy chứng nhận ISO 22000/2005 nếu có)

Bộ hồ sơ Hải Quan đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu

Bộ hồ sơ Hải Quan đối với loại thực phẩm chức năng nhập khẩu sẽ bao gồm:

  • Commercial Invoice (hóa đơn thương mại)
  • Packing List (phiếu đóng gói)
  • Bill of Lading (vận đơn hãng tàu)
  • Template For Notification Of Cosmetic Product (phiếu tiếp nhận công bố mỹ phẩm)
  • Certificate of Origin – C/O (giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ)
  • Certificate of Quality – C/Q (giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa)
  • Những chứng từ liên quan khác,…

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu Serum dưỡng da

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng tổng quát

Dưới đây là bảng quy trình thông quan hàng thực phẩm chức năng từ nước ngoài về Việt Nam mà bạn có thể tham khảo:

Thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng cần thông qua nhiều bước để được phép bày bán trên thị trường
Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu hoặc tư vấn thêm về việc công bố sản phẩm hay làm thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng thông qua Hải Quan, xin vui lòng liên hệ cho Finlogistics để được hỗ trợ kịp thời và đảm bảo nhất.
 
Chúng tôi với gần 10 năm kinh nghiệm trong ngành xuất nhập khẩu, đặc biệt là lĩnh vực FWD, sẽ cung cấp cho khách hàng dịch vụ xử lý và giao – nhận hàng hóa chất lượng hàng đầu, đi kèm mức phí tối ưu nhất!
 

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng


Thu-tuc-nhap-khau-may-ui-00.jpg

Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển ngành xây dựng thuộc top nhanh nhất thế giới. Vì vậy, nhu cầu sử dụng và nhập khẩu trang thiết bị, máy móc xây dựng, trong đó có các loại máy ủi rất lớn.

Tuy nhiên, làm thế nào để thực hiện thủ tục nhập khẩu máy ủi hiệu quả? Bộ hồ sơ để nhập khẩu mặt hàng này cần những gì?… Finlogistics sẽ giúp bạn hiểu kỹ hơn về quy trình nhập khẩu loại máy này, cùng theo dõi nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-may-ui
Hướng dẫn các bước thủ tục nhập khẩu mặt hàng máy ủi chi tiết


Thủ tục nhập khẩu máy ủi dựa vào cơ sở Pháp lý nào?

Theo quy định Nhà nước, các doanh nghiệp thực hiện thủ tục nhập khẩu máy ủi sẽ cần tham khảo kỹ những Văn bản Pháp luật dưới đây:

  • Thông tư số 41/2011/TT-BGTVT, ban hành ngày 18/05/2011
  • Thông tư số 13/2015/TT-BGTVT, ban hành ngày 21/04/2015
  • Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN, ban hành ngày 13/11/2015
  • Thông tư số 103/2015/TT-BTC, ban hành ngày 01/07/2015
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC, ban hành ngày 25/3/2015; được sửa đổi và bổ sung theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC, ban hành ngày 20/04/2018
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, ban hành ngày 15/05/2018
  • Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg, ban hành ngày 19/04/2019

Từ cơ sở pháp lý trên, có thể thấy mặt hàng máy ủi nhập khẩu mới và cũ không nằm trong Danh mục bị cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu máy ủi thì cần tuân theo những điều kiện sau:

  • Niên hạn của máy móc, trang thiết bị không được quy định cụ thể, do đó cần tìm hiểu kỹ trước khi nhập về thị trường trong nước.
  • Hàng hóa phải đáp ứng đầy đủ những quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về mức độ an toàn và tiết kiệm năng lượng.
  • Trong trường hợp hàng hóa không có QCVN, thì máy ủi cần phải đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hoặc những tiêu chuẩn tương đương của các quốc gia trong khối G7, Hàn Quốc,…
Thu-tuc-nhap-khau-may-ui
Việc nhập khẩu máy ủi dựa vào nhiều Văn bản pháp lý khác nhau

Mã HS máy ủi và thuế nhập khẩu

Việc xác định chính xác mã HS máy ủi là công việc quan trọng đầu tiên mà các doanh nghiệp phải thực hiện khi làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng này. Mã HS code không chỉ quyết định tới mức thuế phí nhập khẩu mà doanh nghiệp cần nộp, mà còn là cơ sở chính để xác định chính sách nhập khẩu đối với mặt hàng.

  • 8429.1100: Máy ủi đất loại bánh xích
  • 8429.1900: Máy ủi đất khác
  • 8429.2000: Máy san đất
  • 8429.3000: Máy cạp đất

Mặt hàng máy ủi nhập khẩu từ các quốc gia như: ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu,… sẽ được hưởng mức thuế xuất nhập khẩu ưu đãi, nếu doanh nghiệp có Chứng nhận xuất xứ (C/O – Certificate of Origin). Tuy nhiên, nếu máy ủi có thuế suất bằng 0, thì giấy chứng nhận xuất xứ có thể sẽ được yêu cầu hoặc không, tùy thuộc vào quy định cụ thể của cơ quan chức năng.

Thu-tuc-nhap-khau-may-ui
Doanh nghiệp nhập khẩu máy ủi cần xác định chính xác mã HS code để nộp đúng thuế phí

Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu máy ủi chi tiết

Khi các doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu xe ủi thì phải tiến hành đăng kiểm, trước khi đưa vào sử dụng tại Việt Nam. Quy trình đăng kiểm máy ủi hiện nay được thực hiện qua 05 bước sau đây:

Bước 1. Thực hiện đăng ký trước khi hàng hóa cập bến

Xe ủi nhập khẩu sẽ thường sẽ được vận chuyển bằng đường biển, do đó trước khi tàu cập cảng, thì các doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký đăng kiểm hàng hóa với Cơ quan Đăng kiểm.

  • Thời gian: ngay sau khi doanh nghiệp nhận được giấy báo hàng về (Arrival Notice)
  • Hình thức: trực tuyến thông qua Công thông tin một cửa quốc gia. Bộ hồ sơ sẽ bao gồm: Mẫu giấy đăng ký + Hóa đơn thương mại (Invoice) + Phiếu xác nhận giá trị hàng + Chứng nhận chất lượng (C/Q)

Sau khi đã đăng ký và nộp hồ sơ hợp lệ, thì doanh nghiệp sẽ nhận được số đăng ký rồi đính kèm cùng với tờ khai Hải Quan tại bước 2.

Bước 2. Nộp lại bộ hồ sơ Hải Quan

Sau khi thực hiện đăng ký đăng kiểm cho máy ủi nhập khẩu, bước thứ 2 là làm thủ tục Hải Quan:

  • Doanh nghiệp sẽ truyền tờ khai Hải Quan ở trên phần mềm ECUS (lưu ý điền số đăng ký đăng kiểm vào tờ khai).
  • Đối với hàng hóa máy ủi nhập khẩu, tờ khai sẽ thường được phân luồng xanh hoặc vàng. Sau đó, doanh nghiệp nộp thuế phí và thông quan hàng hóa. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đợi đăng kiểm thực tế hàng hóa, trước khi đưa phương tiện máy ủi tiêu thụ trên thị trường.
Thu-tuc-nhap-khau-may-ui
Trước khi nhập khẩu máy ủi doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký đăng kiểm hàng hóa

>>> Xem thêm: Hướng dẫn từng bước làm thủ tục nhập khẩu máy đào, máy xúc

Bước 3. Đưa hàng hóa về kho bãi bảo quản và đợi đăng kiểm

Theo quy định thì các doanh nghiệp sau khi mở tờ khai Hải Quan phải đưa máy ủi nhập khẩu về kho để bảo quản và đợi Cục Đăng kiểm cử người xuống kiểm tra và chạy thử xe. Hồ sơ để doanh nghiệp xin đưa hàng về kho bảo quản sẽ bao gồm:

  • Công văn xin mang hàng hóa về kho riêng để bảo quản (dựa theo mẫu số 09/BQHH/GSQL)
  • Sơ đồ thiết kế khu vực lưu kho bãi hàng hóa
  • Giấy thẩm định đảm bảo phòng cháy chữa cháy của kho bãi
  • Các loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng kho bãi

Sau khi doanh nghiệp đã nộp đầy đủ thuế (thuế nhập khẩu và thuế GTGT), phía Hải Quan sẽ xét duyệt cho phép đưa hàng hóa về kho để bảo quản và chờ đăng kiểm thực tế.

Bước 4. Tiến hành đăng kiểm thực tế hàng hóa

Sau khi được đưa xe ủi nhập khẩu về kho bãi, thì các doanh nghiệp cần lưu ý đến một số điểm như sau:

  • Kiểm tra kỹ lại số khung, số máy thật chính xác
  • Tiến hành lắp đặt chạy thử máy ủi

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ, thì doanh nghiệp liên hệ với phía Cục Đăng kiểm hẹn đến để kiểm tra. Nếu tất cả mọi thứ đạt chuẩn thì sẽ có kết quả kiểm định trong khoảng một tuần.

Bước 5. Nhận lại kết quả đăng kiểm hàng hóa

Khi nhận được kết quả giám định, thì các doanh nghiệp kiểm tra ở trên Hệ thống một cửa. Bản Scan giấy đăng kiểm cũng có thể lấy ở đây. Để có thể nhận giấy đăng kiểm bản gốc, doanh nghiệp đăng ký với Cục Đăng kiểm theo mẫu. Bản gốc sẽ được gửi về địa chỉ theo đường bưu điện.

Thu-tuc-nhap-khau-may-ui
Máy ủi nhập khẩu cần được Cục Đăng kiểm làm kiểm tra thực tế

Một số điều cần lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu máy ủi

Trong quá trình thực hiện các bước thủ tục nhập khẩu máy ủi, thì doanh nghiệp cần chú ý đến một số điểm dưới đây:

  • Linh kiện hàng máy ủi đã qua sử dụng sẽ bị cấm nhập khẩu
  • Thuế nhập khẩu đối với máy ủi cũ được áp dụng như máy mới
  • Máy ủi cũ nếu có trong QCVN, thì phải có giấy xác nhận từ bên bán và lãnh sự quán Việt Nam tại quốc gia xuất khẩu.

Lời kết

Trên đây là tất tần tận quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu máy ủi mà các doanh nghiệp muốn tìm hiểu. Là đơn vị FWD – giao nhận hàng hóa lâu năm, Finlogistics luôn là sự lựa chọn hàng hàng đầu của nhiều doanh nghiệp khi muốn nhập khẩu hàng máy móc, trang thiết bị vật tư xây dựng.

Đến với dịch vụ xuất nhập khẩu của chúng tôi, khách hàng sẽ được tư vấn giải pháp trọn gói bởi các chuyên viên nhiệt tình, chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm. Liên hệ ngay với Finlogistics để được hỗ trợ 24/7, nhanh chóng – tối ưu – an toàn.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs. Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thủ tục nhập khẩu máy ủi


Thu-tuc-nhap-khau-may-khoan-coc-nhoi-00.jpg

Máy khoan cọc nhồi là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng tới hiệu quả công việc của phía nhà thầu và sự vững chắc của toàn bộ công trình. Do đó, nhiều doanh nghiệp rất quan tâm đến thủ tục nhập khẩu máy khoan cọc nhồi để sử dụng hoặc kinh doanh. Vậy chi tiết quy trình nhập khẩu mặt hàng này như nào? Hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-may-khoan-coc-nhoi
Tìm hiểu các bước nhập khẩu lô hàng máy khoan cọc nhồi mới nhất


Khái niệm máy khoan cọc nhồi là gì?

Máy khoan cọc nhồi là gì? Đây là loại thiết bị được sử dụng trong quá trình thi công nền móng. Nhiệm vụ của loại máy này là khoan sâu xuống dưới nền đất để có thể tạo ra những lỗ có kích thước thích hợp. Từ đó, người ta mới dựng được lồng thép và nhồi bê tông xuống, để tạo nên cọc nhồi trực tiếp trên nền đất. 

Hiện nay, có khá nhiều các loại máy khoan cọc nhồi khác nhau, tuy nhiên chúng đều có cấu tạo gồm hai phần cơ bản:  thân máy và trục khoan. Trong đó, phần trục khoan là quan trọng nhất, bao gồm cần khoan và mũi khoan. Khi tiến hành thi công, tùy theo yêu cầu về mức độ nông sâu, những mũi khoan sẽ thò ra theo từng đoạn. Nếu cần đạt độ sâu tối đa, thì các đoạn mũi khoan sẽ thò ra hết để đạt đến độ sâu lý tưởng.

Thu-tuc-nhap-khau-may-khoan-coc-nhoi
Tìm hiểu định nghĩa máy khoan cọc nhồi là gì?

Phân loại các loại máy khoan cọc nhồi phổ biến ở Việt Nam

Các loại máy khoan cọc nhồi sẽ được sử dụng với từng mục đích công trình cụ thể. Với đặc điểm về địa chất và công trình xây dựng tại Việt Nam, sẽ có 03 dòng máy khoan cọc nhồi chính như sau.

Máy khoan cọc nhồi dạng cánh xoắn

Đây là loại máy mà mũi khoan được cấu tạo theo hình xoắn ốc. Cơ chế hoạt động của loại máy khoan này là sử dụng mô men xoắn để khoan xuống lòng đất. Các cánh xoắn này sẽ ép một lực rất mạnh và đều đặn theo phương thẳng đứng (dạng xoáy ốc), xuyên thủng và đồng thời tự động đẩy đất đá lên. 

Thu-tuc-nhap-khau-may-khoan-coc-nhoi
Máy khoan cọc nhồi cánh xoắn

Máy khoan cọc nhồi dạng thùng đào

Một trong các loại máy khoan cọc nhồi phổ biến hiện nay là loại thùng đào. Với cấu tạo bao gồm thân máy, cần trục và gầu khoan (chứa đầu mũi khoan), chiếc máy này hoạt động thông qua một hệ thống ép thủy lực. Cần khoan có khoảng 3 – 5 đoạn có thể thò ra, thụt vào để đạt được độ nông sâu thích hợp. Gầu khoan thường có hình dạng và cấu tạo tương tự như thùng phuy, với đường kính từ 0,6 – 3 mét, bên trong có thể gắn lưỡi khoan.

Thu-tuc-nhap-khau-may-khoan-coc-nhoi
Máy khoan cọc nhồi thùng đào

Máy khoan cọc nhồi dạng tuần hoàn

Đây là một trong các loại máy khoan cọc nhồi hiện đại nhất, với kết cấu nhiều bộ phận và linh kiện phức tạp, bao gồm: 

  • Mũi khoan: Một mũi chứa những hàm răng dùng để khoan đất và một mũi dùng có khắc răng cưa bằng thép, chịu mài mòn để khoan đá.
  • Quả chùy: Dùng để tạo lực tác động đè vào mũi khoan.
  • Cần khoan: Cấu tạo từ một đoạn hình chữ khẩu, giúp dễ dàng tháo lắp thêm những đoạn cần khác khi muốn tăng độ sâu.
Thu-tuc-nhap-khau-may-khoan-coc-nhoi
Máy khoan cọc nhồi tuần hoàn

Máy khoan cọc nhồi nhập khẩu dựa vào Văn bản pháp lý nào?

Căn cứ theo Phụ lục I, kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, máy khoan cọc nhồi nhập khẩu không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm nhập về Việt Nam. Mặt hàng này cũng không nằm trong Danh mục các loại hàng hóa có khả năng gây mất an toàn, thuộc phần trách nhiệm quản lý của Bộ Giao thông vận tải.

Mã HS máy khoan cọc nhồi và thuế nhập khẩu

Việc xác định đúng mã HS code máy khoan cọc nhồi giúp các doanh nghiệp nộp đúng mức thuế nhập khẩu và tránh bị Cơ quan chức năng bắt phạt:

  • Mã HS các loại máy ủi, máy xúc dọn, máy cào, máy san, máy đào, máy đầm, máy nén hoặc máy khoan khác dùng trong công việc thi công, xây dựng đất đá, khoáng hoặc quặng; máy đóng cọc – nhổ cọc; máy xới tuyết và dọn tuyết: 8430 
  • Mã HS các loại máy khoan hoặc máy đào sâu khác (loại tự hành, không có khả năng tham gia giao thông): 8430.4100

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có nghĩa vụ hoàn thành đầy đủ thuế phí cho máy khoan cọc nhồi nhập khẩu, bao gồm:

  • Thuế VAT: 10%
  • Thuế nhập khẩu thông thường: 5%

Hơn nữa, nếu nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia có Hiệp định FTA với Việt Nam như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc,… thì doanh nghiệp còn được hưởng nhiều mức thuế nhập khẩu ưu đãi (ACFTA, ATIGA, AJCEP, AKFTA,….)

Thu-tuc-nhap-khau-may-khoan-coc-nhoi
Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ mã HS máy khoan cọc nhồi để nộp đầy đủ thuế nhập khẩu

>>> Xem thêm: Quy trình nhập khẩu loại xe điện sân Golf (Golf Cart)

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy khoan cọc nhồi chi tiết

Trước khi làm các bước thủ tục nhập khẩu máy khoan cọc nhồi, bạn cần phải trải qua bước làm đăng ký kiểm tra chất lượng, an toàn đối cho hàng hóa tại Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng

Theo đó, bộ hồ sơ làm đăng ký kiểm tra chất lượng cho mặt hàng máy khoan cọc nhồi nhập khẩu sẽ bao gồm:

  • Phiếu đăng ký kiểm tra chất lượng
  • Bảng thống kê chi tiết
  • Bản đăng ký thay đổi địa điểm, thời gian kiểm tra hàng hóa
  • Commercial Invoice (bản sao y)
  • Bản xác nhận giá trị hàng hóa
  • Catalogs, tài liệu kỹ thuật (hoặc bản đăng ký thông số kỹ thuật đối với hàng hóa đã qua sử dụng)
  • Chứng nhận chất lượng – C/Q (đối với máy móc mới 100%)

Các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu máy khoan cọc nhồi

  • Bước 1: Tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa trên Hệ thống một cửa quốc gia (hồ sơ nộp lên Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng).
  • Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan và nộp thêm Phiếu đăng ký kiểm tra chất lượng.
  • Bước 3: Khi hồ sơ được duyệt và tờ khai thông quan, thì doanh nghiệp có thể mang hàng về kho.
  • Bước 4: Bên trung tâm thử nghiệm sẽ đến tận kho để test, nếu như đạt chất lượng sẽ cấp cho doanh nghiệp Chứng nhận hợp quy và tem hợp quy CR để dán lên hàng hóa khi lưu thông ngoài thị trường.
  • Bước 5: Doanh nghiệp nộp lại kết quả hợp quy cho bên Cục tiêu chuẩn đo lường để đưa ra thông báo kết quả kiểm tra hàng hóa đáp ứng yêu cầu là xong quy trình.
Thu-tuc-nhap-khau-may-khoan-coc-nhoi
Khi làm nhập khẩu máy khoan cọc nhồi cần chú ý làm đăng ký kiểm tra chất lượng

(*) Lưu ý:

  • Doanh nghiệp nên chú ý gắn tem mác, dán nhãn đầy đủ cho hàng máy khoan cọc nhồi nhập khẩu
  • Doanh nghiệp cần tìm hiểu, tra cứu và cập nhật những thông tin trên Biểu thuế và chính sách Xuất Nhập khẩu thay đổi qua từng thời kỳ của Việt Nam để thực hiện cho đúng.

Tổng kết

Trên đây những nội dung mà Finlogistics muốn gửi đến cho bạn về các bước làm thủ tục nhập khẩu máy khoan cọc nhồi. Nếu có nhu cầu nhập khẩu, xử lý, thông quan hoặc vận chuyển máy khoan cọc nhồi hoặc các mặt hàng tương tự, bạn hãy liên hệ cho chúng tôi qua hotline bên dưới. Với nhiều năm kinh nghiệm, đội ngũ chuyên viên của chúng tôi sẵn sàng giải quyết mọi khó khăn, vướng mắc của khách hàng nhanh chóng, an toàn và tối ưu chi phí!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs. Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thủ tục nhập khẩu máy khoan cọc nhồi


Thu-tuc-nhap-khau-xe-nang-nguoi-00.jpg

Xe nâng người đang ngày càng được ứng dụng phổ biến và rộng rãi trong nhiều lĩnh vực cần vận chuyển khác nhau. Vậy thủ tục nhập khẩu xe nâng người phải trải qua những bước nào? Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ chứng từ ra sao? Hãy cùng với Finlogistics tìm hiểu chi tiết về quy trình nhập khẩu mặt hàng này qua bài viết dưới đây nhé! 

Thu-tuc-nhap-khau-xe-nang-nguoi
Tìm hiểu các bước nhập khẩu xe nâng người chi tiết


Thủ tục nhập khẩu xe nâng người được quy định như thế nào?

Dựa theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP, việc nhập khẩu hàng xe nâng người mới 100% sẽ không bị cấm hay vi phạm điều luật. Do đó, các doanh nghiệp có thể làm thủ tục nhập khẩu xe nâng người như các loại hàng hóa bình thường khác.

Còn đối với xe nâng người cũ, thì doanh nghiệp cần tuân theo những điều kiện ghi tại Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN. Theo đó, các loại máy móc có tuổi đời không quá 10 năm mới được phép nhập khẩu vào Việt Nam.

Phần lớn xe nâng người trong nước đều được nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Đức,… Trong đó, một số hãng xe nâng người nhập khẩu đạt tiêu chuẩn được ưa chuộng sử dụng nhiều tại như: Genie, JLG, Skyjack, Snorkel, Toyota,… Với chiều cao làm việc linh hoạt dao động trong khoảng từ 4m đến 65m, cùng trọng tải nâng lên đến 900kg.

Mã HS xe nâng người và thuế phí nhập khẩu

Khi chuẩn bị nhập khẩu vào Việt Nam, bạn cần xác định chính xác mã HS xe nâng người và thuế phí áp dụng đối với mặt hàng này.

Thu-tuc-nhap-khau-xe-nang-nguoi
Việc tra mã HS xe nâng người rất quan trọng nên doanh nghiệp phải lựa chọn đúng

Tra cứu mã HS

Mã HS xe nâng người sẽ được phân chia làm 3 loại như sau: 

  • Xe nâng người tự hành, hoạt động bằng hệ thống mô tơ điện (xe nâng điện) – Mã số HS là 8427.1000
  • Xe nâng người tự hành khác (xe nâng thang tự hành) – Mã số HS là 8427.2000
  • Những loại xe nâng người khác (xe nâng dầu, xe nâng tay) – Mã số HS là 8427.9000

Thuế nhập khẩu

Theo những chính sách thuế phí hiện tại do Nhà nước ban hành, thì các khoản thuế nhập khẩu mà bạn cần phải đóng khi thực hiện nhập khẩu xe nâng người như sau:

  • Thuế VAT: 10%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 0%

Các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu và xem xét rõ nguồn gốc nhập khẩu của từng dòng xe nâng người cụ thể. Đối với những quốc gia ký kết hiệp định thương mại tự do với Việt Nam thì sẽ được áp thuế nhập khẩu ưu đãi là 0%.

Thu-tuc-nhap-khau-xe-nang-nguoi
Thuế nhập khẩu ưu đãi 0% dành cho một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN,…

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu xe nâng hàng hóa

Quy trình nhập khẩu xe nâng người chi tiết

Để quá trình nhập khẩu xe nâng người diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, các doanh nghiệp cần tiến hành theo những bước như sau: 

Chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ 

Trước khi bắt đầu thực hiện nhập khẩu xe nâng người, bạn cần chuẩn bị sẵn đầy đủ các loại giấy tờ, chứng từ cần thiết sau đây: 

#Hình thức đăng ký trực tiếp (bằng hồ sơ giấy)

  • Giấy Đăng ký kiểm tra chất lượng (dựa theo biểu mẫu)
  • Tờ khai Hải Quan
  • Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract)
  • Hóa đơn mua hàng (Invoice)
  • Danh mục hàng hóa (Packing List)
  • Vận đơn (Bill of Lading)
  • Tờ khai những mặt hàng nhập khẩu (Declaration of Imported Goods) (nếu có)
  • Catalogs, thông số, tài liệu kỹ thuật,… (Technical Document)
  • Chứng nhận chất lượng sản phẩm (C/Q)
  • Chứng nhận xuất xứ, nguồn gốc (C/O) (nếu có)

#Hình thức đăng ký trực tuyến (áp dụng đối với Cục Đăng kiểm)

Để có thể tiến hành đăng ký hồ sơ trực tuyến, các cá nhân hoặc tổ chức cần thực hiện trên trang website: https://vnsw.gov.vn/.

  • Bạn sử dụng thông tin tài khoản đã đăng ký từ trước để đăng nhập vào hệ thống. Sau đó, lựa chọn mục “Cục Đăng kiểm”.
  • Tại giao diện “Quản lý hồ sơ”, bạn tiếp tục chọn vào “Thêm mới hồ sơ” để bắt đầu đăng ký hồ sơ mới.
Thu-tuc-nhap-khau-xe-nang-nguoi
Có hai hình thức đăng kí chính khi nhập khẩu mặt hàng xe nâng người

Mở tờ khai Hải Quan

Sau khi điền đầy đủ các thông tin vào tờ khai Hải Quan và được Cục Đăng kiểm xác nhận, bạn có thể tiến hành mở tờ khai và thực hiện các bước thủ tục nhập khẩu xe nâng người để đưa hàng về kho bảo quản. Việc đăng ký chi tiết sẽ dựa theo Mẫu số 09/BQHH/GSQL (quy định trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC).

Thực hiện thủ tục đăng kiểm

Doanh nghiệp có thể hoàn thành các thủ tục chỉ cần thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia, thay vì việc lập hồ sơ giấy như trước kia. Nếu bộ hồ sơ đầy đủ các chứng từ hợp lệ, Cục Đăng kiểm sẽ cấp số lên giấy đăng ký. Sau đó, doanh nghiệp nhập số đăng ký này vào tờ khai điện tử (hoặc có thể đính kèm thêm tệp giấy đăng ký) để đảm bảo quy trình nhập khẩu diễn ra nhanh hơn. 

Thanh toán chi phí và thông quan

Cục Đăng kiểm sẽ cấp Chứng chỉ chất lượng bản mềm sau khoảng 05 ngày, thông qua hệ thống một cửa quốc gia. Sau đó, doanh nghiệp thanh toán các chi phí và nhận kết quả kiểm định. Kết quả này sẽ nộp lại cho Chi cục Hải Quan để tiến hành thông quan lô hàng xe nâng người nhập khẩu.

Thu-tuc-nhap-khau-xe-nang-nguoi
Quy trình nhập khẩu xe nâng người cần thực hiện thủ tục đăng kiểm

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu máy đào, máy xúc

Một số lưu ý quan trọng đối với xe nâng người nhập khẩu

Trong quá trình nhập khẩu xe nâng người, các doanh nghiệp cần lưu ý nhiều điểm quan trọng dưới đây

1. Những thông tin ở trên chứng từ phải cung cấp đầy đủ về: 

  • Nhãn hiệu
  • Loại xe
  • Số khung, số máy của xe
  • Nguồn gốc xuất xứ
  • Tình trạng xe mới hay cũ

2. Việc tẩy xóa, chỉnh sửa hoặc thay đổi số khung, số máy của xe nâng nhập khẩu sẽ vi phạm Quy định cấm nhập khẩu, dựa theo Phụ lục II, Nghị định số 69/2018.

Thu-tuc-nhap-khau-xe-nang-nguoi
Cần chú ý những gì khi thực hiện thủ tục nhập khẩu mặt hàng xe nâng người?

3. Các loại xe nâng cũ đã qua sử dụng vẫn được phép nhập khẩu về thị trường Việt Nam tuy nhiên không được quá 10 năm. 

4. Việc dán nhãn đầy đủ cho mặt hàng xe nâng người là một yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp nhập khẩu trong quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu.

5. Đối với những loại xe nâng người có động cơ thì phải được thực hiện đăng kiểm mới được phép thông quan, sau đó bạn có thể đưa xe về bảo quản ở kho. 

Lời kết

Tổng kết lại, mong rằng những nội dung trên đây về thủ tục nhập khẩu xe nâng người mà Finlogistics đã tổng hợp được sẽ giúp ích cho bạn. Nếu có nhu cầu nhờ đơn vị FWD xử lý thông quan hoặc vận chuyển hàng hóa, bạn đừng quên liên hệ cho chúng tôi qua số hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời và tối ưu nhất nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thủ tục nhập khẩu xe nâng người


Thu-tuc-nhap-khau-may-dao-may-xuc-00.jpg

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, khai thác thường xuyên sử dụng các loại máy xúc máy đào trong nhiều công trình, dự án xây dựng, nạo vét, san lấp,… Những phương tiện này thường được nhập khẩu trực tiếp vào thị trường Việt Nam từ: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu,…

Do đó, nhiều doanh nghiệp hiện nay đang muốn tìm hiểu chi tiết về thủ tục nhập khẩu máy đào máy xúc như: Chính sách  Pháp lý, thuế phí nhập khẩu, quy trình xử lý thông quan Hải Quan,… Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Finlogistics để cập nhật thông tin nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-may-dao-may-xuc
Thủ tục nhập khẩu mặt hàng máy đào máy xúc bao gồm các bước quan trọng nào?


Chính sách thủ tục nhập khẩu máy đào máy xúc như thế nào?

Thủ tục nhập khẩu máy đào máy xúc về thị trường Việt Nam được quy định rõ trong những Văn bản Pháp lý dưới đây:

  • Thông tư số 23/2009/TT-BGTVT, đã sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 41/2011/TT-BGTVT
  • Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN
  • Thông tư số 103/2015/TT-BTC
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
  • Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg

Theo đó, mặt hàng máy đào máy xúc nhập khẩu không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam (bao gồm cả hàng mới và cũ). Tuy nhiên, các doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu cần phải lưu ý một vài vấn đề như sau:

  • Quy định cụ thể về niên hạn của máy đào máy xúc nhập khẩu chưa rõ ràng (theo Quyết định số 18/2019/Qđ-TTg).
  • Hàng linh kiện máy đào máy xúc đã qua sử dụng sẽ bị cấm nhập khẩu.
  • Nhập khẩu hàng hóa máy đào máy xúc cần phải có tem dán, nhãn mác dựa theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.
  • Mặt hàng máy đào máy xúc phải phù hợp với những quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về tiêu chí an toàn và tiết kiệm năng lượng.
  • Nếu mặt hàng máy đào máy xúc chưa có QCVN thì phải phù hợp với tiêu chuẩn những quốc gia mà Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại.
Thu-tuc-nhap-khau-may-dao-may-xuc
Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ các Văn bản Pháp lý khi làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng máy đào máy xúc

Máy đào máy xúc nhập khẩu có nằm trong Danh mục hàng bị cấm không?

Các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP bởi trong trường hợp máy đào máy xúc nhập khẩu có sự sai lệch, thay đổi hoặc dập lại số khung, số máy sẽ bị cấm nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Dựa theo Phụ lục I, thuộc Thông tư số 22/2019/TT-BGTVT, các nhóm xe, máy chuyên dụng dưới đây sẽ có chung thủ tục nhập khẩu cùng với máy đào máy xúc:

  • Nhóm máy thi công mặt đường: máy đóng cọc, máy ép nhổ cọc, máy bơm bê tông, máy nghiền đá, xe lu,..
  • Nhóm máy làm đất: máy ủi, máy san nền, máy cạp,….
  • Nhóm máy xếp dỡ hàng hóa: xe nâng tay, xe nâng điện và xe nâng máy dầu
  • Một số loại xe, máy khác (phục vụ trong hoạt động công nghiệp và lâm nghiệp)

Nếu các doanh nghiệp nhập khẩu cùng lúc nhiều loại máy móc kể trên thì có thể tiến hành làm các bước thủ tục nhập khẩu chung để đỡ tốn kém chi phí và thời gian. 

Thu-tuc-nhap-khau-may-dao-may-xuc
Máy đào máy xúc không thuộc diện bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam

Mã HS máy xúc đào và thuế nhập khẩu

Việc định dạng mã HS code khi làm thủ tục nhập khẩu máy đào máy xúc sẽ dựa trên chủng loại và thông số kỹ thuật của phương tiện đó. Mỗi mã HS sẽ ứng với từng loại máy cũng như kèm theo biểu thuế nhập khẩu riêng. Mã HS máy xúc đào được quy định tại mục 8429, cụ thể như sau:

MÔ TẢ SẢN PHẨM MÃ HS CODE THUẾ NK ƯU ĐÃI (%)
Máy đào máy xúc và máy chuyển đất bằng gàu tự xúc (hoặc gàu tự xúc lắp phía trước) 8429.5100 0%
Máy đào máy xúc và máy chuyển đất bằng gàu tự xúc, máy có phần trên xoay 360º 8427.5200 0%

Mặt hàng máy đào máy xúc nhập khẩu sẽ được hưởng thuế phí nhập khẩu ưu đãi là 0%. Trong trường hợp doanh nghiệp muốn hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, thì bắt buộc phải có C/O từ các quốc gia ký kết Hiệp định thương mại với Việt Nam như: ASEAN, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,…

Thu-tuc-nhap-khau-may-dao-may-xuc
Doanh nghiệp cần chọn đúng mã HS máy xúc đào để nộp thuế phí đúng quy định

>>> Xem thêm: Tổng quan các bước làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng xe nâng

Hướng dẫn làm đăng kiểm hàng máy đào máy xúc nhập khẩu

Trước khi bắt đầu làm thủ tục nhập khẩu máy đào máy xúc, bạn cần tiến hành đăng kiểm hoặc công bố hợp chuẩn sản phẩm và kiểm tra chất lượng, trước khi thông quan vào thị trường Việt Nam. Quy định này đã được nêu rõ tại mục VII.71, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT.

Bước 1: Tạo lập tài khoản đăng kiểm

Doanh nghiệp tự tạo lập tài khoản đăng kiểm tại Hệ thống một cửa quốc gia (https://vnsw.gov.vn/), sau đó chọn Nhóm hàng hóa máy đào máy xúc thuộc mục quản lý của Bộ Giao thông Vận tải.

Bước 2: Khai báo hồ sơ đăng kiểm

Sau khi đã có tài khoản đăng kiểm, doanh nghiệp tiến hành khai báo hồ sơ, đảm bảo thông tin chính xác đúng quy định. Cục Đăng kiểm sẽ xác minh hồ sơ và hoàn tất xét duyệt. Tiếp đó, doanh nghiệp mang hồ sơ (bản cứng) đến Cục Đăng kiểm để lấy số tiếp nhận và thông báo thời điểm để kiểm tra thực tế hàng máy đào máy xúc nhập khẩu.

Thu-tuc-nhap-khau-may-dao-may-xuc
Trước khi bắt đầu thủ tục nhập khẩu mặt hàng máy đào máy xúc doanh nghiệp cần làm đăng kiểm

Đối với trường hợp khai báo bằng hồ sơ giấy, doanh nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Phiếu đăng ký kiểm tra chất lượng (theo mẫu sẵn)
  • Hóa đơn (Invoice)
  • Hợp đồng (Sales Contract)
  • Danh mục sản phẩm (Packing List)
  • Vận tải đơn (Bill of Lading)
  • Tờ khai hàng hóa (nếu yêu cầu)
  • Catalogs, tài liệu kỹ thuật hàng hóa (Technical document),…
  • Chứng nhận chất lượng (C/Q)
  • Chứng nhận xuất xứ, nguồn gốc (C/O) (nếu có)

Bước 3: Kiểm tra, kiểm thử hàng hóa

Cục Đăng kiểm sẽ đến tận nơi để tiến hành kiểm tra. Nơi đăng kiểm phải là khu vực đủ rộng để tạo không gian thử nghiệm phương tiện. Trong trường hợp máy đào máy xúc đã qua sử dụng sẽ phải kiểm tra cả thời gian sản xuất.

Bước 4: Thông báo kết quả, cấp chứng nhận

Cục Đăng kiểm sẽ trả về hồ sơ kiểm tra chất lượng sản phẩm và cấp chứng nhận đạt chất lượng với điều kiện:

  • Phương tiện đúng số khung, số máy
  • Số khung, số máy không có dấu hiệu bị tẩy xóa, dập lại hoặc thay đổi
Thu-tuc-nhap-khau-may-dao-may-xuc
Hồ sơ thủ tục nhập khẩu mặt hàng máy xúc đào cần có chứng nhận đăng kiểm bản mềm

Theo đó, thời gian cấp chứng nhận sẽ vào khoảng 03 – 05 ngày. Sau đó, Cục Đăng kiểm sẽ phát chứng nhận bản mềm nhằm bổ sung vào hồ sơ nhập khẩu mặt hàng máy đào máy xúc khi thực hiện thông quan trên hệ thống một cửa. Còn bản cứng sẽ dành để thông quan Hải Quan trực tiếp. 

Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu máy xúc đào chi tiết

Các doanh nghiệp thực hiện các bước thủ tục nhập khẩu máy đào máy xúc theo quy trình dưới đây:

  • Bước 1: Tiến hành đăng kiểm hàng máy đào máy xúc (theo những hướng dẫn ở trên).
  • Bước 2: Kê khai tờ khai Hải Quan, nhập những thông tin theo các mục qua phần mềm khai báo. Do đó, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ như khi khai báo hồ sơ đăng kiểm hàng hóa.
  • Bước 3: Hệ thống Hải Quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai, ngay sau khi khai báo Hải Quan thành công. Sau đó, tờ khai tiếp tục được mở tại Chi cục Hải Quan tương ứng, theo phân luồng xanh, vàng và đỏ. Trong khi đó, doanh nghiệp có thể mời bên Cục Đăng kiểm xuống đối chiếu và xác minh để rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa.
  • Bước 4: Sau khi hàng hóa đã được thông quan, doanh nghiệp hoàn tất việc thông quan tờ khai, giải phóng hàng hóa, nộp thuế phí theo quy định, đưa hàng về kho để bảo quản và sử dụng.
Thu-tuc-nhap-khau-may-dao-may-xuc
Cần chú ý các bước quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng máy đào máy xúc

>>> Xem thêm: Các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu xe cứu hỏa

Tại sao nên chọn làm thủ tục nhập khẩu máy đào máy xúc tại Finlogistics?

Finlogistics là đơn vị cung cấp dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu chuyên nghiệp, uy tín và hỗ trợ các doanh nghiệp xử lý các bước thủ tục nhập khẩu máy đào máy xúc. Không chỉ giúp nhập khẩu hàng máy đào máy xúc, mà dịch vụ của chúng tôi còn hỗ trợ đối với nhiều loại máy móc, thiết bị khác (nằm trong Danh mục được phép nhập khẩu).

Cùng với mạng lưới đối tác Logistics rộng khắp cả nước và trên thế giới, đội ngũ chuyên viên tại Finlogistics luôn nhiệt tình trực tiếp giải đáp mọi thắc mắc và xử lý, tháo gỡ mọi khó khăn để mang hàng hóa về đến tay khách hàng một cách NHANH CHÓNG – AN TOÀN – TỐI ƯU CHI PHÍ.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thủ tục nhập khẩu máy đào máy xúc


Thu-tuc-nhap-khau-xe-nang-00.jpg

Xe nâng là một trong những loại phương tiện vận chuyển khá phổ biến hiện nay, chuyên dùng để nâng và di chuyển các loại hàng hóa có trọng tải nặng, cồng kềnh. Vậy thủ tục nhập khẩu xe nâng về Việt Nam liên quan đến chính sách Pháp lý nào? Quy trình thực hiện nhập khẩu mặt hàng này cụ thể ra sao?… Finlogistics sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn qua bài viết hữu ích dưới đây!

Thu-tuc-nhap-khau-xe-nang
Tìm hiểu chi tiết thủ tục nhập khẩu mặt hàng xe nâng


Thủ tục nhập khẩu xe nâng căn cứ theo Văn bản Pháp lý nào?

Các doanh nghiệp muốn làm thủ tục nhập khẩu xe nâng thì cần tìm hiểu và làm theo hướng dẫn các Văn bản Pháp lý dưới đây:

  • Nghị định số 187/2013/NĐ-CP
  • Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN
  • Thông tư số 39/2016/TT-BGTVT
  • Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT
  • Công văn số 10988/BGTVT-KHCN
  • Nghị định số 128/2022/NĐ-CP

Dựa theo những Nghị định ở trên, mặt hàng xe nâng nhập khẩu sẽ không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu. Nhằm mục đích đảm bảo quá trình nhập khẩu hàng hóa tránh xảy ra rủi ro, sai sót, xe nâng cần phải đáp ứng những điều kiện như sau:

  • Xe nâng nhập khẩu phải có tem nhãn riêng (quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP).
  • Khi nhập khẩu xe nâng phải tiến hành đăng ký kiểm định chất lượng và an toàn (đối với loại xe nâng người).
  • Mỗi loại xe nâng sẽ do các cơ quản khác nhau xử lý, do đó doanh nghiệp cần xác định chính xác loại xe nâng để định hướng quy trình nhập khẩu.
Thu-tuc-nhap-khau-xe-nang
Chính sách Pháp lý đối với việc nhập khẩu xe nâng như thế nào?

Mã HS xe nâng và thuế nhập khẩu

Mặt hàng xe nâng sẽ được phân chia làm 03 loại chính, do đó mã HS xe nâng sẽ bao gồm:

  • Xe nâng tay (mã HS: 8427.9000)
  • Xe nâng điện (mã HS: 8427.1000)
  • Xe nâng chạy động cơ đốt trong (mã HS: 8427.2000)

Hơn nữa, thuế nhập khẩu của xe nâng sẽ được áp dụng với:

  • Thuế nhập khẩu: 0%
  • Thuế VAT: 10%

>>> Xem thêm: Các bước làm thủ tục nhập khẩu hàng dây chuyền đồng bộ máy móc

Quy trình các bước làm thủ tục nhập khẩu xe nâng chi tiết

Bước 1: Đăng ký đăng kiểm cho xe nâng nhập khẩu

Với những loại xe nâng khác nhau, thì doanh nghiệp sẽ tiến hành đăng ký đăng kiểm xe nâng ở các cơ quan có thẩm quyền tương ứng.

Cụ thể, đối với xe nâng tay và xe nâng người, bạn sẽ đăng ký tại Phòng Công nghiệp, Cục Đăng kiểm,… Còn đối với những xe nâng chạy bằng điện và động cơ đốt trong sẽ được đăng ký tại Cục Đăng kiểm.

Thu-tuc-nhap-khau-xe-nang
Quy trình đăng kiểm xe nâng hàng nhập khẩu ra sao?

Hiện nay, chúng ta có thể áp dụng theo 02 hình thức dưới đây để thuận tiện cho quá trình đăng ký xe nâng nhập khẩu:

#Hình thức 1: Đăng ký bằng hồ sơ trên giấy

Nếu muốn làm đăng ký bằng hồ sơ giấy, thì bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ những chứng từ như sau:

  • Tờ khai Hải Quan
  • Phiếu đăng ký kiểm định chất lượng (theo mẫu sẵn)
  • Hợp đồng ngoại thương (Contract Sales)
  • Hóa đơn (Commercial Invoice)
  • Phiếu hàng hóa (Packing List)
  • Vận đơn (Bill of Lading)
  • Tài liệu, thông tin kỹ thuật, catalog,… (Technical Document)
  • Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa (CQ)
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (CO)(nếu có).

#Hình thức 2: Đăng ký bằng hồ sơ trực tuyến (chỉ áp dụng đối với Cục Đăng kiểm)

Để có thể đăng ký hồ sơ online trực tuyến, bạn cần phải tiến hành đăng ký tài khoản một cửa tại cổng website: https://vnsw.gov.vn/. Quy trình các bước đăng ký online chi tiết như sau:

Đăng nhập ⇒ Mục “Cục Đăng kiểm” ⇒ Mục “Quản lý hồ sơ” ⇒ Mục “Thêm mới hồ sơ”

Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan, đưa hàng hóa về bảo quản

Sau khi đã nhận được thông tin số đăng ký và mở tờ khai Hải Quan, chúng ta sẽ tiếp tục làm Đăng ký mang hàng hóa về kho để bảo quản. Việc thực hiện Đăng ký sẽ dựa theo Mẫu số 09/BQHH/GSQL nằm trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Những giấy tờ cần thiết để xin mang hàng về sẽ bao gồm:

  • Sơ đồ, biểu đồ kho thiết kế khu vực lưu hàng kho bãi
  • Giấy tờ chứng minh được quyền sử dụng kho bãi (ví dụ: hợp đồng thuê kho bãi, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…)
Thu-tuc-nhap-khau-xe-nang
Doanh nghiệp cần làm đăng ký để đưa xe nâng hàng nhập khẩu về bảo quản

Bước 3: Đăng ký kiểm tra thực tế xe nâng nhập khẩu

  1. Doanh nghiệp tiến hành đăng ký thời gian và địa điểm kiểm tra thực tế với Cục Đăng kiểm
  2. Cục Đăng kiểm sẽ tiếp nhận và phân công các cán bộ để kiểm tra, cũng như thông báo cho doanh nghiệp thời gian thực hiện kiểm tra.
  3. Trong quá trình kiểm tra, doanh nghiệp sẽ tự sắp xếp người vận hành xe nâng
  4. Sau khi kết thúc kiểm tra, doanh nghiệp và cán bộ kiểm tra ký biên bản nghiệm thu

Bước 4: Thanh toán phí, nhận kết quả và thông quan hàng hóa

  1. Trong thời hạn 05 ngày, tính từ ngày kết thúc kiểm tra xe nâng thực tế và nhận đủ bộ hồ sơ theo quy định, thì Cục Đăng kiểm sẽ tiến hành cấp Chứng chỉ chất lượng.
  2. Sau đó, doanh nghiệp thanh toán tất cả các chi phí và nhận kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa.
  3. Cuối cùng, doanh nghiệp nộp lại Chứng chỉ chất lượng cho Chi cục Hải Quan để thông quan lô hàng.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu thủ tục nhập khẩu hàng xe điện sân Golf

Doanh nghiệp cần lưu ý vấn đề gì khi làm thủ tục nhập khẩu xe nâng?

1. Những thông tin trên bộ chứng từ nộp Chi cục Hải Quan phải được thể hiện rõ ràng các thông tin dữ liệu:

  • Nhãn hiệu (Trademark)
  • Xuất xứ (Origin)
  • Kiểu loại (Model)
  • Số khung (Chassis no)
  • Số máy (Engine no)
  • Hiện trạng: Máy mới (New) hoặc Máy cũ (Used)
Thu-tuc-nhap-khau-xe-nang
Cục Đăng kiểm sẽ cấp Chứng chỉ chất lượng đối với xe nâng hàng nhập khẩu theo quy định

2. Nên lưu lại những hình ảnh số khung, số máy của máy nâng nhập khẩu thực tế để đối chiếu, nhằm hạn chế sai sót khi thực hiện đăng ký thông tin.

3. Các mốc thời gian thực hiện đăng ký đăng kiểm hàng hóa:

  • Doanh nghiệp nhận được kết quả đăng ký trong vòng 01 ngày sau khi nộp hồ sơ đăng ký hợp lệ
  • Bộ phận tiếp nhận sẽ phản hồi lại trong vòng 01 ngày, nếu hồ sơ đăng ký không hợp lệ
  • Kiểm tra thực tế xe nâng nhập khẩu trong vòng 01 ngày
  • Thời gian từ ngày nhận số đăng ký cho đến ngày kiểm tra thực tế sẽ không quá 15 ngày
  • Cục Đăng kiểm sẽ cấp Chứng chỉ chất lượng trong vòng 05 ngày theo quy định

5. Các loại xe nâng đã bị tẩy xóa, đục sửa hoặc đóng lại số khung, số máy sẽ bị cấm nhập khẩu (theo Phụ lục II, ND 69/2018)

6. Các loại xe nâng đã qua sử dụng được phép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

Lời kết

Trên đây là tất tần tật những thông tin hữu ích nhất về thủ tục nhập khẩu xe nâng mà Finlogistics tổng hợp lại cho bạn. Nếu có nhu cầu thông quan, xử lý hoặc vận chuyển mặt hàng xe nâng nói riêng và những loại hàng hóa khác nói chung, bạn hãy liên hệ trực tiếp với chúng ta qua số hotline: 0963.126.995 để được đội ngũ chuyên viên hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thủ tục nhập khẩu xe nâng


Thu-tuc-nhap-khau-xe-dien-san-golf-00.jpg

Xe điện sân Golf là loại phương tiện giải trí phổ biến và rộng rãi tại những sân Golf và các khu nghỉ dưỡng, khu du lịch, khu đô thị,… Do đó, thủ tục nhập khẩu xe điện sân Golf đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm và tìm hiểu.

Tuy nhiên, việc nhập khẩu mặt hàng xe điện sân Golf thường gặp nhiều khó khăn, do một số quy chế nhập khẩu phương tiện vận chuyển tại Việt Nam. Vậy chi tiết các bước thủ tục nhập khẩu loại xe này như thế nào? Hãy cùng với Finlogistics tìm hiểu kỹ hơn nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-xe-dien-san-golf
Tìm hiểu thủ tục nhập khẩu các loại xe điện sân Golf chi tiết


Xe điện sân Golf là gì?

Nhiều người vẫn chưa hiểu rõ xe điện sân Golf là gì. Xe điện sân Golf (hay Golf Cart) là một dòng xe chuyên dụng và được sử dụng khá nhiều trong những sân chơi Golf 18 lỗ trở lên.

Loại xe chạy điện này được sản xuất khá nhỏ gọn với chiều cao thông thường 1,8m và chiều dài 1,2m (với thiết kế 4 chỗ ngồi). Công dụng chính của phương tiện Golf Cart này là giúp chuyên chở các các Golfer dễ dàng và thuận tiện hơn.

Thu-tuc-nhap-khau-xe-dien-san-golf
Phương tiện xe điện sân Golf là gì?

Tìm hiểu các bước thủ tục nhập khẩu xe điện sân Golf

Căn cứ Pháp lý

Thủ tục nhập khẩu xe điện sân Golf sẽ dựa theo Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT, quy định về Danh mục các sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn, dưới sự quản lý của Bộ Giao thông Vận tải.

Mặt hàng xe điện sân Golf cần phải làm đăng kiểm trước khi làm thủ tục nhập khẩu tại Cục Đăng kiểm. Đồng thời, các doanh nghiệp nhập khẩu cũng nên chú ý đến việc đảm bảo tính nguyên trạng của phương tiện khi tiến hành đăng kiểm.

Thu-tuc-nhap-khau-xe-dien-san-golf
Thủ tục nhập khẩu xe điện sân Golf dựa vào cơ sở Pháp lý nào?

Mã HS code

Căn cứ theo cấu tạo và chức năng, thì xe điện sân Golf được xác định thuộc phần XVII, chương 87. Theo đó, mã HS code của xe điện sân Golf là 870310.

Thuế nhập khẩu

Dựa vào mã HS code, các doanh nghiệp sẽ cần đóng những loại thuế sau khi làm thủ tục nhập khẩu xe điện sân Golf:

  • Thuế phí nhập khẩu thông thường: 105%
  • Thuế phí nhập khẩu ưu đãi: 70%
  • Thuế VAT: 10%
  • ACFTA: 0% (- BN, ID, MM)

Để có thể hạn chế mức thuế nhập khẩu lên đến 105%, các doanh nghiệp nên chủ động yêu cầu giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O) từ bên bán tại quốc gia nhập khẩu như: C/O form E, C/O form A, C/O form J,…

Thu-tuc-nhap-khau-xe-dien-san-golf
Thuế phí cần nộp sẽ dựa vào mã HS code của xe điện sân Golf nhập khẩu

Hồ sơ thông quan Hải Quan

Bộ hồ sơ Hải Quan để nhập khẩu xe điện sân Golf sẽ dựa theo Khoản 5, Điều 1, Thông tư số 39/2018/TT-BTC (sửa đổi và bổ sung Điều 16, Thông tư số 38/2015/TT-BTC). Theo đó, bộ hồ sơ cơ bản sẽ bao gồm:

  • Tờ khai Hải Quan nhập khẩu
  • Giấy đăng kiểm hàng hóa
  • Commercial Invoice – CI: Hóa đơn thương mại
  • Bill of Lading – B/L: Phiếu đóng gói hàng hóa
  • Certificate of Origin – C/O: Chứng nhận xuất xứ (nếu có)
  • Những chứng từ khác (nếu có)
Thu-tuc-nhap-khau-xe-dien-san-golf
Bộ hồ sơ nhập khẩu xe điện Golf Cart bao gồm những giấy tờ gì?

>>> Xem thêm: Quy trình chi tiết các bước thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp (Crane)

Một số lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu xe điện sân Golf

  • Hàng hóa xe điện sân Golf thường được nhập khẩu nguyên chiếc theo đường biển hoặc đường hàng không.
  • Hàng hóa xe điện sân Golf nhập khẩu cần phải tiến hành đăng kiểm chất lượng kỹ lưỡng và cẩn thận trước khi được phép lưu thông ra ngoài thị trường Việt Nam.
  • Thuế phí nhập khẩu xe điện sân Golf khá cao do đó doanh nghiệp cần kiểm tra kĩ mã HS code và những chứng từ liên quan như C/O để được hưởng những ưu đãi giảm thuế.
  • Dựa theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, tất cả các loại hàng hóa nếu muốn nhập khẩu đều phải dán nhãn mác (Shipping Mark) cùng những nội dung khác, bao gồm: tên, xuất xứ, địa chỉ của bên xuất khẩu,…

Tổng kết

Quá trình nhập khẩu mặt hàng xe điện Golf Cart đòi hỏi sự chuẩn bị cẩn thận, kỹ lưỡng và hiểu biết sâu rộng về những quy định Pháp lý cũng như thuế quan. Nếu doanh nghiệp của bạn có bất kỳ vướng mắc gì khi thực hiện thủ tục nhập khẩu xe điện sân Golf hoặc các mặt hàng khác, hãy liên hệ ngay với Finlogistics sớm nhất để được tư vấn và hỗ trợ xử lý nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thủ tục nhập khẩu xe điện sân Golf


Thu-tuc-nhap-khau-do-choi-tre-em-00.jpg

Đồ chơi trẻ em là một trong những mặt hàng nhập khẩu phổ biến nhất và được lưu thông rất nhiều trên thị trường hiện nay. Trung Quốc hiện vẫn đang là nguồn cung nhập khẩu đồ chơi dành cho trẻ em lớn nhất của nước ta.

Vậy thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em được thực hiện cụ thể như thế nào? Những chính sách của Nhà nước đối với việc nhập khẩu loại hàng hóa này ra sao?… Hãy cùng khám phá chi tiết với Finlogistics qua bài viết dưới đây nhé! 

Thu-tuc-nhap-khau-do-choi-tre-em
Tìm hiểu các bước làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng đồ chơi cho trẻ em chi tiết


Thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em dựa vào Văn bản Pháp lý nào?

Dựa vào Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL và Văn bản hợp nhất số 4225/VBHN-BVHTTDL, thì doanh nghiệp muốn làm thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em cần phải đảm bảo những điều kiện sau đây:

  • Hàng hóa phải bảo đảm mới 100%, chưa qua sử dụng, chất lượng phù hợp với những quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiêu chuẩn an toàn đồ chơi trẻ em (xem tại Thông tư số 09/2019/TT-BKHCN).
  • Đồ chơi trẻ em nhập khẩu có kiểu dáng và tính năng sử dụng không gây ảnh hưởng xấu, tiêu cực đến giáo dục và sức khỏe của trẻ em.
  • Trước khi tiến hành nhập khẩu hàng đồ chơi, doanh nghiệp cần phải tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa.
Thu-tuc-nhap-khau-do-choi-tre-em
Thủ tục nhập khẩu hàng đồ chơi trẻ em được quy định trong nhiều Văn bản Nhà nước

Mã HS code đồ chơi trẻ em và thuế nhập khẩu

Mã HS code đồ chơi trẻ em

Căn cứ theo Nghị định số 125/2017/NĐ-CP, mặt hàng đồ chơi trẻ em được phân thành 02 nhóm:

  • Hàng hóa đồ chơi thuộc Chương 95 (các loại đồ chơi, thiết bị trò chơi; dụng cụ và thiết bị thể thao; những bộ phận và phụ kiện đi kèm).
  • Hàng hóa đồ chơi có mã HS code chung là 9503 (các loại đồ chơi đố trí; xe đẩy, xe đạp ba bánh, xe có bàn đạp,…; búp bê; các mẫu đồ chơi thu nhỏ theo tỷ lệ)

Mã HS code đồ chơi trẻ em được chia cụ thể như sau:

MÃ HS CODE

MÔ TẢ HÀNG HÓA

9503.0010

- Xe đạp ba bánh, xe đẩy, xe có bàn đạp và đồ chơi tương tự có bánh

- Xe của búp bê

- Búp bê

9503.0021

Búp bê, có hoặc không có trang phục.

9503.0022

- Quần áo và phụ kiện quần áo

- Giày và mũ

9503.0030

Xe điện (kể cả đường ray, đèn hiệu và các phụ kiện khác của chúng)

9503.0040

Các mô hình thu nhỏ theo tỷ lệ (Scale) và các mô hình giải trí tương tự, có hoặc không vận hành

9503.0050

Đồ chơi và bộ đồ chơi xây dựng khác, bằng mọi loại vật liệu (trừ Plastic)

9503.0060

Đồ chơi hình con vật hoặc sinh vật không phải hình người

9503.0070

- Các loại đồ chơi đố trí (Puzzles)

- Loại khác

9503.0091

- Đồ chơi, xếp khối hoặc cắt rời hình chữ số, chữ cái hoặc hình con vật

- Bộ xếp chữ

- Bộ đồ chơi tạo chữ và tập nói

- Bộ đồ chơi in hình

- Bộ đồ chơi đếm (Abaci)

- Máy may đồ chơi

- Máy chữ đồ chơi

9503.0092

Dây nhảy

9503.0093

Hòn bi

9503.0094

Các đồ chơi khác, làm bằng cao su

9503.0099

Loại khác

Thuế suất nhập khẩu đồ chơi trẻ em

Các loại hàng hóa đồ chơi khi nhập khẩu về đến Việt Nam cần phải nộp thuế suất nhập khẩu đồ chơi trẻ em, thuế giá trị gia tăng (VAT), cụ thể:

  • Thuế VAT: 10%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 10 – 20% (phụ thuộc vào từng mã HS code)

Các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa đồ chơi từ các quốc gia đã ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam cũng như đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn thì có thể nhận được những ưu đãi về thuế phí nhập khẩu.

Thu-tuc-nhap-khau-do-choi-tre-em
Doanh nghiệp cần chú ý nộp đầy đủ thuế suất nhập khẩu đồ chơi dành cho trẻ em

Các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em chi tiết

Theo quy định, trước khi làm thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em, thì doanh nghiệp cần tiến hành làm đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa tại cơ quan có thẩm quyền.

Chuẩn bị bộ hồ sơ Hải Quan

Dựa vào Khoản 5, Điều 1, Thông tư số 39/2018/TT-BTC, bộ hồ sơ Hải Quan hoàn chỉnh cho hàng đồ chơi trẻ em nhập khẩu sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau đây:

  • Hóa đơn thương mại (Invoice)
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (P/L)
  • Vận đơn đường biển (B/L))
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)
  • Giấy kiểm định chất lượng hàng hóa
  • Nhãn mác trên bao bì sản phẩm

Các quy định với nhãn mác

Mặt hàng đồ chơi trẻ em cần phải có đầy đủ nhãn mác theo quy định Pháp luật hiện hành. Nhãn mác bắt buộc phải thể hiện được những nội dung chính sau:

  • Tên hàng hóa
  • Nguồn gốc, xuất xứ
  • Ngày – tháng – năm sản xuất
  • Tên, địa chỉ của bên công ty chịu trách nhiệm
  • Đặc điểm, thành phần
  • Thông số kỹ thuật
  • Nhãn mác 
Thu-tuc-nhap-khau-do-choi-tre-em
Đồ chơi trẻ em khi nhập khẩu cần chú ý nhãn mác đầy đủ

Quy trình thông quan đồ chơi trẻ em nhập khẩu 

Dưới đây là quy trình các bước làm thủ tục nhập khẩu hàng đồ chơi trẻ em chi tiết:

Bước 1: Mở tờ khai Hải Quan

Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ chứng từ trong bộ hồ sơ Hải Quan và tiến hành mở tờ khai ở trên phần mềm khai Hải Quan chuyên dụng. Những nội dung, thông tin có trong tờ khai sẽ dựa vào các loại giấy tờ, chứng từ đã chuẩn bị từ trước. 

Bước 2: Đăng ký kiểm định chất lượng

Mặt hàng đồ chơi trẻ em cần phải kiểm tra chất lượng hàng hóa, nhằm bảo đảm mặt hàng có thể đáp ứng tốt những tiêu chuẩn.

Để có thể đăng ký kiểm tra chất lượng, bạn cần tạo một tài khoản ở trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, sau đó tiến hành khai báo thông tin để tiến hành đăng ký. Sau khi ó kết quả trả về, thì bạn tiếp tục thực hiện các bước thủ tục nhập khẩu hàng hóa.

Thu-tuc-nhap-khau-do-choi-tre-em
Quy trình làm thủ tục cho hàng đồ chơi khá nhiều bước quan trọng

Bước 3: Làm thủ tục Hải Quan

Sau đó, bạn mang bộ hồ sơ nhập khẩu đã chuẩn bị trước đến nộp tại Chi cục Hải Quan. Tại đây, các cán bộ Hải quan tiếp nhận bộ hồ sơ và tiến hành kiểm tra hàng hóa.

Nếu như hồ sơ đáp ứng yêu cầu và không vướng mắc điều gì thì tờ khai sẽ được thông qua. Lúc này, bạn hoàn tất việc đóng thuế suất theo đúng quy định.

Bước 4: Vận chuyển về kho để lưu trữ

Khi tờ khai của bạn đã được thông quan, hàng hóa có thể mang về kho lưu trữ và tiến hành kiểm tra hợp chuẩn hợp quy sản phẩm. Lúc kết quả hợp chuẩn hợp quy trả về, bạn sẽ cập nhật các thông tin lên trên Cổng thông tin một cửa và hoàn tất các bước.

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu máy gắp thú nhồi bông đồ chơi

Những lưu ý quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu hàng đồ chơi trẻ em

Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng đồ chơi trẻ em, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng sau:

  • Hãy xác định đúng mã HS code đồ chơi trẻ em đối với từng mặt hàng.
  • Nhãn dán trên hàng hóa, sản phẩm phải đầy đủ thông tin, nếu không sẽ gây ảnh hưởng trong quá trình vận chuyển.
  • Đồ chơi trẻ em nhập khẩu sẽ được tiến hành kiểm tra chất lượng theo từng loại, còn đối với những đồ chơi mang tính chất vận động thì không cần thiết.
  • Nếu bạn nhập hàng đồ chơi theo dạng hàng mẫu thì cũng có thể xin miễn kiểm tra chất lượng hàng hóa.
Thu-tuc-nhap-khau-do-choi-tre-em
Một số lưu ý cần nắm rõ khi làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng đồ chơi

Tại sao nên chọn thực hiện thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em tại Finlogistics?

Finlogistics là đơn vị cung cấp giải pháp cho các doanh nghiệp mới, thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm làm thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em và đa dạng các loại hàng hóa khác cho hàng nghìn doanh nghiệp.

Đội ngũ chuyên viên hỗ trợ của chúng tôi luôn đảm bảo chuyên nghiệp, tận tình và hỗ trợ khách hàng đúng quy định. Nếu có bất kỳ vấn đề hay rủi ro nào phát sinh trong quá trình thông quan và vận chuyển hàng hóa, Finlogistics luôn sẵn sàng giải quyết và xử lý giúp khách hàng một cách kịp thời, nhanh chóng và tối ưu nhất.

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em


Thu-tuc-nhap-khau-thep-00.jpg

Nhu cầu sử dụng và tìm hiểu thủ tục nhập khẩu thép tại Việt Nam ngày càng tăng cao, nhằm phục vụ phát triển đất nước, đặc biệt trong nhiều ngành công nghiệp chủ chốt như: xây dựng, đóng tàu, sản xuất xe hơi, chế tạo máy móc,…

Hơn hết, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu thép, bởi năng lực sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu. Nhằm giúp doanh nghiệp có thể hiểu rõ quy trình thông quan thép nhập khẩu, Finlogistics đã tổng hợp các bước chi tiết trong bài viết hữu ích dưới đây, cùng tham khảo nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-thep
Tìm hiểu thủ tục nhập khẩu mặt hàng thép chi tiết


Thủ tục nhập khẩu thép dựa vào những Thông tư, Nghị định nào?

Thép chính là một trong những mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất vào thị trường Việt Nam, chủ yếu tập trung phục vụ nhu cầu xây dựng, đóng tàu, sản xuất máy móc, xe ô tô,… Theo đó, quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu thép các loại đã được Nhà nước quy định rõ ràng tại những Văn bản Pháp luật dưới đây:

  • Quyết định số 1656/QĐ-BCT
  • Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN
  • Thông tư số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN
  • Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN
  • Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN
  • Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN
  • Thông tư số 14/2017/TT-BCT

Theo những Văn bản trên thì mặt hàng thép nhập khẩu mới không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu, do đó các doanh nghiệp có thể tiến hành nhập khẩu bình thường. Đối với mặt hàng thép dưới dạng phế liệu, nếu muốn nhập khẩu phải buộc phải có giấy phép nhập khẩu. Bên cạnh đó, thuế phí nhập khẩu của thép cũng khác nhau, thậm chí có một số loại còn phải chịu thuế chống bán phá giá.

Thu-tuc-nhap-khau-thep
Các bước nhập khẩu thép dựa vào Văn bản Pháp lý nào?

Thủ tục nhập khẩu thép vào thị trường Việt Nam chi tiết

Mã HS code thép các loại

Trước khi bắt đầu nhập khẩu thép vào Việt Nam, thì doanh nghiệp cần lưu ý xác định chính xác mã HS code thép các loại. Danh mục các loại sản phẩm từ thép phải tiến hành kiểm tra chất lượng đã được quy định tại phụ lục II, III của Thông tư số 58/2015/TTLT-BKHCN, bao gồm:

MÃ HS CODE THÉP

TÊN SẢN PHẨM

7201

Gang thỏi, gang đúc

7202

Hợp kim Ferro Silic FE, MN

7204

Thép phế liệu

7205

Hạt thép, bi thép, bột sắt, thép tấm hợp kim

7206 - 7207

Thép hợp kim làm khuôn, phôi thép SD295A, SD390, 3SP, 5SP

7208

Thép tấm, cuộn cán nóng không hợp kim (SS400, SAE1006,...)

7209

Thép cuộn, tấm cán nguội (SPCC,...)

7210

Thép mạ không hợp kim (kẽm, nhôm, mạ thiếc, mạ điện,...)

7211

Thép cán nóng, cán nguội loại 2, PO, băng

7212

Thép mạ (kẽm, nhôm, mạ thiếc, mạ điện,...) loại 2, băng

7213

Thép cuộn/cây tròn, wire rod, phôi thép đường kính lớn

7214 - 7215

Thép công cụ

7216

Thép hình U, I, V, Góc, L, hộp vuông

7217

Dây thép carbon, không hợp kim các loại

7218

Thép không rỉ dạng thỏi, khuôn, phôi

7219 - 7221 - 7222

Thép không rỉ cán nóng, cán nguội, dạng tấm, cuộn, que

7224

Thép đặc chủng (SKD11, S50C, thép hợp kim,...)

7225

Thép cán nóng hợp kim A36B, SS400, SPHC cuộn/tấm (hàng chính phẩm) có Crom hoặc Bo

7226

Thép hợp kim mã kẽm tấm/băng, thép Siliic định hướng và không định hướng

7227 - 7228

Thép tròn, thép hình hợp kim

7229

Dây thép hợp kim

Thu-tuc-nhap-khau-thep
Mã HS thép các loại rất đa dạng nên cần tìm hiểu kỹ lưỡng

Công bố hợp quy thép nhập khẩu

Mặt hàng thép các loại nằm trong Danh mục hàng hóa nhóm II, chịu quản lý của Bộ Khoa học & Công nghệ. Do đó, sau khi thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng, doanh nghiệp cần làm công bố hợp quy cho lô hàng thép của mình. Công bố sẽ dựa trên những quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cũng như tiêu chuẩn công bố áp dụng.

Công bố hợp quy chính là điều kiện bắt buộc khi muốn tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm thép các loại. Tất cả sẽ dựa trên kết quả tự đánh giá của doanh nghiệp hoặc kết quả đánh giá của tổ chức có thẩm quyền.

Kiểm tra chất lượng thép các loại

Phần lớn mặt hàng thép nguyên liệu khi làm thủ tục nhập khẩu đều phải tiến hành kiểm tra chất lượng. Quá trình này thuộc quản lý của Bộ Khoa học Công nghệ và được quy định theo Thông tư số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN. Sau đây là quy trình các bước kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu cụ thể:

Bước 1: Đăng ký trên hệ thống một cửa

Để có thể đăng ký được hồ sơ kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu, trước hết doanh nghiệp cần phải có tài khoản ở trên trang một cửa quốc gia (vnsw.gov.vn). Sau khi đã có tài khoản thì doanh nghiệp có thể tiến hành nhập liệu thông tin và đăng ký kiểm tra chất lượng cho lô hàng. Hồ sơ đăng ký sẽ được Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại mỗi địa phương quản lý

Bước 2: Lấy mẫu test và kiểm  chất lượng

Khi đã được chấp nhập hồ sơ ở trên cổng thông tin một cửa, doanh nghiệp có thể liên hệ với đơn vị kiểm tra chất lượng để tiến hành lấy mẫu và test thử. Việc chọn lựa đơn vị kiểm tra sẽ tùy thuộc vào doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn phải nằm trong danh sách đã được Bộ Khoa học Công nghệ cho phép.

Thu-tuc-nhap-khau-thep
Kiểm tra chất lượng là thủ tục bắt buộc khi muốn nhập khẩu các loại thép

>>> Xem thêm: Nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc cần làm thủ tục gì?

Bước 3: Nhận và tải kết quả kiểm tra lên trang

Sau khi đã có kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa, doanh nghiệp có thể tải kết quả đó lên cổng thông tin một cửa để hoàn thành bước thủ tục nhập khẩu thép tiếp theo. Kết quả kiểm tra này có thể do bên trung tâm kiểm tra thực hiện hoặc chính doanh nghiệp sử dụng tài khoản của mình để tải thông tin lên.

Theo đó, hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng được quy định tại Điều 6, Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN, bao gồm những chứng từ như sau:

  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
  • Công bố hợp quy đối với hàng hóa thép nhập khẩu
  • Hợp đồng (Contract); Danh mục hàng hóa (Packing List): bản sao y
  • Vận đơn đường biển (Bill of Lading); Hóa đơn (Commercial Invoice); Chứng nhận xuất xứ (C/O – Certificate of Origin): bản sao y có xác nhận của bên nhập khẩu
  • Ảnh mẫu hoặc bản mô tả hàng hóa (nộp cho cơ quan có thẩm quyền chứng nhận hợp quy)
  • Nhãn hiệu hàng nhập khẩu (đã được gắn dấu hợp quy) và nhãn phụ (nếu nhãn chính thiếu nội dung)
  • Chứng chỉ lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS)
Thu-tuc-nhap-khau-thep
Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng thép đầy đủ

Quy trình các bước nhập khẩu thép chi tiết

Bước 1: Khai tờ khai Hải Quan

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ xuất nhập khẩu, bao gồm: hợp đồng, Invoice, P/L, B/L, C/O, thông báo hàng tới và xác định được mã HS,… thì doanh nghiệp có thể tiến hành kê khai thông tin hàng hóa lên trên hệ thống của Hải Quan bằng phần mềm.

Sau khi đã có tờ khai Hải Quan, doanh nghiệp đăng ký hồ sơ kiểm tra chất lượng trên hệ thống một cửa. Tùy theo từng loại thép khác nhau, do có một vài loại không cần làm kiểm tra chất lượng.

Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan

Sau khi đã khai xong tờ khai, hệ thống của Hải Quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Ngay khi có luồng tờ khai, doanh nghiệp đi in tờ khai và nộp bộ hồ sơ nhập khẩu hàng hóa tại Chi cục Hải Quan để tiến hành mở tờ khai. Tùy theo loại luồng xanh, vàng hay đỏ mà doanh nghiệp sẽ thực hiện các bước làm thủ tục nhập khẩu thép các loại như: chữ I, H, L, V, Y, thép ống, thép tròn, thép không gỉ,… phù hợp.

Bước 3: Tiến hành hông quan hàng hóa

Sau khi cán bộ Hải Quan kiểm tra xong bộ hồ sơ, nếu không có gì thắc mắc, sẽ chấp nhập cho thông quan tờ khai. Doanh nghiệp lúc này có thể đóng thuế phí nhập khẩu để hoàn tất các  thông quan hàng hóa.

Bước 4: Đưa hàng hóa về kho

Khi tờ khai được thông quan thì doanh nghiệp chỉ cần tiến hành bước thanh lý tờ khai cũng như làm nốt các thủ tục cần thiết cuối cùng để mang hàng hóa về kho bảo quản và sử dụng.

Thu-tuc-nhap-khau-thep
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu các loại thép cần theo trình tự các bước

Một vài lưu ý quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu thép

  • Các doanh nghiệp có nghĩa vụ phải hoàn thành đầy đủ thuế phí đối với Nhà nước
  • Sản phẩm thép nguyên liệu có rất nhiều mã HS code khác nhau (cộng thêm thuế tự vệ và thuế chống bán phá giá), do đó doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ lưỡng trước khi tiến hành thủ tục nhập khẩu thép, để tránh phát sinh thuế phí khác ngoài dự kiến
  • Thuế Giá trị gia tăng (VAT) đối với mặt hàng thép nhập khẩu là 10%
  • Các doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các chứng từ trước khi tiến hành nhập khẩu hàng hóa để tránh tình trạng hàng lưu bãi, lưu kho gây phát sinh thêm chi phí.

Lời kết

Tóm lại, các doanh nghiệp muốn làm thủ tục nhập khẩu thép các loại cần đọc và tham khảo kỹ những hướng dẫn ở trên để thực hiện các bước cho đúng, tránh vi phạm quy định cũng như bị cơ quan chức năng phạt.

Nếu doanh nghiệp của bạn mới thành lập hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý thông quan mặt hàng này, hãy liên hệ cho Finlogistics. Công ty chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng dịch vụ Logistics trọn gói với cam kết NHANH CHÓNG – AN TOÀN – TỐI ƯU!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thủ tục nhập khẩu thép


Thu-tuc-nhap-khau-vai-may-mac-00.jpg

Thủ tục nhập khẩu vải may mặc đang được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm, tìm hiểu và đẩy mạnh thực hiện. Được nhập rất nhiều quốc gia khác nhau như: Trung Quốc, Hàn Quốc, châu Âu,… vải chính là nguyên liệu chủ yếu dùng trong ngành dệt may.

Để có thể đem vải may mặc nhập khẩu về Việt Nam một cách thuận lợi, đòi hỏi phải có chuyên môn nghiệp vụ và hiểu rõ những quy định Pháp luật và Hải Quan. Bài viết dưới đây của Finlogistics sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình làm thủ tục mặt hàng này! 

Thu-tuc-nhap-khau-vai-may-mac
Các bước làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng vải may mặc chi tiết


Thị trường và nhu cầu hàng may mặc tại Việt Nam hiện nay

Trung Quốc hiện đang là thị trường cung cấp nguồn vải may mặc chính cho Việt Nam, chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu (62%). Tương tự, nguồn cung cấp xơ sợi dệt và những nguyên phụ liệu may mặc cũng đều bị Trung Quốc chi phối.

Thủ tục nhập khẩu vải may mặc được quan tâm nhiều do thị trường hàng may mặc tại Việt Nam đang trở nên đa dạng và sôi động hơn bao giờ hết. Sự phát triển kinh tế thương mại và thu nhập gia tăng đã thúc đẩy nhu cầu mua sắm và đầu tư vào thời trang, hàng may mặc của người dân.

Hơn nữa, Việt Nam còn là địa điểm hấp dẫn, béo bở cho nhiều thương hiệu thời trang lớn quốc tế. Những công ty nước ngoài đã mở rộng mạng lưới kinh doanh tại đây và tạo ra nhiều cơ hội cho người tiêu dùng. Không những thế, với nguồn nhân công giá rẻ dồi dào, nước ta còn lại nơi đặt những khu công nghiệp lớn, sản xuất hàng may mặc xuất khẩu đi nước ngoài.

Tuy vậy, để có thể nhập khẩu hàng vải may mặc thuận lợi, các doanh nghiệp cần nắm rõ các bước liên quan. Vậy thủ tục nhập khẩu vải may mặc cụ thể như thế nào? Tất cả những thắc mắc sẽ được giải đáp chi tiết ngay các phần dưới đây.

Thu-tuc-nhap-khau-vai-may-mac
Thị trường vải may mặc nhập khẩu hiện nay ra sao?

Thủ tục nhập khẩu vải may mặc dựa vào cơ sở Pháp lý nào?

Theo đó, thủ tục nhập khẩu vải may mặc đã được Nhà nước quy định trong những Văn bản Pháp luật sau đây:

  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC, sửa đổi và bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
  • Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg
  • Thông tư số 21/2017/ TT- BCT
  • Công văn số 4470/TCHQ-TXNK

Dựa vào những Văn bản nêu trên thì hàng hóa vải may mặc không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu. Thủ tục nhập khẩu vải may mặc sẽ được tiến hành tương tự như những hàng hóa bình thường khác.

Tuy nhiên, đối với những sản phẩm làm từ vải may mặc hoặc sản phẩm tiếp xúc với da người thì cần phải làm công bố về hàm lượng Formaldehytde, trước khi đưa lô hàng ra thị trường để kinh doanh, buôn bán.

Thu-tuc-nhap-khau-vai-may-mac
Những quy định đối với thủ tục nhập khẩu vải may mặc

Mã HS đối với vải may mặc

Để có thể tìm mã HS code phù hợp cho loại vải may mặc nhập khẩu, bạn cần tiến hành kiểm tra từ Chương 50 đến Chương 60 của Biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2024. Mặt hàng vải may mặc thường nằm trong Phần XI – Nguyên liệu dệt và những sản phẩm dệt. Phần này sẽ có nhiều chương khác nhau, bao gồm:

  • Chương 50: Tơ tằm
  • Chương 51: Lông động vật loại mịn hoặc thô; sợi từ lông đuôi hoặc bờm ngựa và vải dệt thoi từ những nguyên liệu trên
  • Chương 52: Bông
  • Chương 53: Xơ dệt nguồn gốc thực vật khác; sợi giấy và vải dệt thoi từ sợi giấy
  • Chương 54: Sợi Filament nhân tạo; sợi dạng dải và những dạng tương tự từ nguyên liệu dệt nhân tạo
  • Chương 55: Xơ và sợi Staple nhân tạo
  • Chương 56: Mền xơ, phớt và những sản phẩm không dệt; các loại sợi đặc biệt; sợi xe, sợi xoắn thừng, sợi cordage, sợi cáp và những sản phẩm của chúng
  • Chương 57: Thảm và các loại hàng dệt thảm trải sàn khác
  • Chương 58: Những loại vải dệt thoi đặc biệt; loại vải dệt chần sợi vòng; hàng ren; hàng trang trí; hàng thêu
  • Chương 59: Những loại vải dệt được ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép lớp; những mặt hàng dệt thích hợp dùng trong hoạt động công nghiệp
  • Chương 60: Những loại hàng dệt kim hoặc móc
  • Chương 61: Hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc
  • Chương 62: Hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc
  • Chương 63: Những mặt hàng dệt đã hoàn thiện khác; bộ vải; quần áo dệt cũ, các loại hàng dệt cũ khác; vải vụn
Thu-tuc-nhap-khau-vai-may-mac
Tìm hiểu mã HS của vải may mặc nhập khẩu

Thuế phí đối với vải may mặc

Trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu vải may mặc vào thị trường Việt Nam, doanh nghiệp cần nộp đầy đủ thuế nhập khẩu và thuế VAT. Mức thuế cần nộp sẽ phụ thuộc vào loại mã HS của từng mặt hàng cụ thể và được áp dụng như sau:
  1. Thuế VAT cho vải may mặc là 5 – 10% (tùy vào mã HS)
  2. Thuế nhập khẩu ưu đãi cho vải may mặc là 5 – 20% (tùy vào mã HS)
  3. Đối với vải may mặc nhập từ Nhật Bản thì thuế nhập khẩu ưu đãi là 0 – 12%
  4. Đối với vải may mặc nhập từ Hàn Quốc thì thuế nhập khẩu ưu đãi là 0 – 20%
  5. Đối với vải may mặc nhập từ Thái Lan/Indonesia/Malaysia thì thuế nhập khẩu ưu đãi là 0%

Nếu như vải may mặc nhập khẩu từ các quốc gia đã ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam và đáp ứng đầy đủ những điều kiện cần thiết (phải có chứng nhận xuất xứ C/O), thì có thể được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

Thu-tuc-nhap-khau-vai-may-mac
Thuế phí đối với hàng vải may mặc nhập khẩu từ các quốc gia khác nhau

Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu vải may mặc gồm những gì?

Bộ hồ sơ chứng từ Hải Quan khi làm thủ tục nhập khẩu vải may mặc thường bao gồm:

  • Giấy giới thiệu: Bản chính
  • Thỏa thuận Phát triển mối quan hệ đối tác Hải Quan và doanh nghiệp: Bản chính
  • Commercial Invoice: Bản gốc hoặc bản điện tử
  • Bill of Lading: Bản sao
  • Certificate of Origin (C/O): Bản gốc hoặc bản điện tử
  • Packing List: Bản sao

Ngoài ra, các doanh nghiệp nhập khẩu cần phải làm công bố hợp quy cho sản phẩm như sau:

  1. Bộ hồ sơ công bố sẽ nộp trực tiếp, thông qua đường bưu điện hoặc gửi vào Cổng thông tin một cửa của Sở Công Thương tỉnh, TP trực thuộc Trung ương
  2. Bộ hồ sơ còn lại sẽ doanh nghiệp tự cất giữ
Thu-tuc-nhap-khau-vai-may-mac
Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng vải may mặc cần chuẩn bị những gì?

>>> Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển đường bộ hàng may mặc (Garment) mới nhất

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu vải may mặc chi tiết

Việc làm thủ tục nhập khẩu vải may mặc cũng tương tự như những mặt hàng thông thường khác, gồm các bước sau:

BƯỚC 1 – KHAI TỜ KHAI HẢI QUAN: Khi đã có đầy đủ tài liệu xuất nhập khẩu như: Sales Contract, Invoice, B/L, Packing List, C/O, thông báo hàng đến,… và xác định được chính xác mã HS thì bạn tiến hành nhập thông tin khai báo trên Hệ thống phần mềm Hải Quan.

BƯỚC 2 – MỞ TỜ KHAI HẢI QUAN: Khi hoàn tất khai báo Hải Quan, Hệ thống của Hải Quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Bạn dựa vào kết quả này rồi đi in tờ khai và mang bộ hồ sơ nhập khẩu đầy đủ xuống cho Chi cục Hải Quan để tiến hành mở tờ khai. Tùy thuộc vào các luồng xanh, vàng hay đỏ mà sẽ thực hiện cho phù hợp.

BƯỚC 3 – THÔNG QUAN TỜ KHAI: Khi đã kiểm tra và không xảy ra vấn đề gì, phía Hải Quan sẽ đồng ý cho thông quan tờ khai. Tiếp đến bạn thanh toán thuế phí nhập khẩu để hoàn tất nốt thủ tục thông quan lô hàng.

BƯỚC 4 – MANG HÀNG VỀ KHO: Khi tờ khai đã được thông quan, bạn tiến hành bước thanh lý tờ khai cũng như thực hiện những thủ tục cần thiết để có thể thông quan và đưa hàng về kho để bảo quản và sử dụng.

Thu-tuc-nhap-khau-vai-may-mac
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng vải may mặc đầy đủ

Một vài lưu ý khi đối với hàng vải may mặc nhập khẩu

Trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu vảy may mặc, các doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau đây:

  • Chỉ có thể thông quan hàng hóa khi đã nộp đầy đủ thuế phí.
  • Hàng vải may mặc đã qua sử dụng bị cấm nhập khẩu, nếu muốn nhập khẩu thì phải sở hữu giấy phép nhập khẩu theo hình thức phế liệu.
  • Chứng nhận xuất xứ C/O khá quan trọng và ảnh hưởng đến mức thuế nhập khẩu nên cần phải có.
  • Khi tiến hành nhập khẩu vải may mặc buộc phải dán nhãn hàng hóa theo Thông tư số 43/2017/NĐ-CP.
  • Phải xác định đúng mã HS để nộp đúng thuế phí và tránh bị cơ quan chức năng phạt.
  • Hàng vải may quần áo sau khi đã thực hiện dệt may phải làm công bố Fomandehyt.

Tổng kết

Như vậy, bài viết hữu ích này đã tổng hợp cho bạn những nội dung, thông tin chi tiết và đầy đủ nhất về các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu vải may mặc. Nếu doanh nghiệp của bạn có nhu cầu cần hỗ trợ nhập khẩu, thông quan và vận chuyển mặt hàng này, hãy liên hệ cho Finlogistics

Với 10 năm kinh nghiệm trong ngành xuất nhập khẩu, đội ngũ nhân viên của chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ quý khách hàng thực hiện thông quan Hải Quan các loại hàng hóa từ dễ đến khó. Finlogistics cung cấp cho bạn đa dạng loại hình dịch vụ Logistics và hình thức vận chuyển, với tiêu chí NHANH CHÓNG – AN TOÀN – TỐI ƯU!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thủ tục nhập khẩu vải may mặc


Thu-tuc-nhap-khau-binh-ac-quy-00.jpg

Thủ tục nhập khẩu bình ắc quy là quy trình phức tạp mà doanh nghiệp cần thực hiện để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước. Ắc quy đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hiện đại, nhờ vào khả năng lưu trữ và cung cấp năng lượng hiệu quả.

Trong bài viết này của Finlogistics, chúng ta sẽ tìm hiểu về các bước thủ tục cơ bản để nhập khẩu bình ắc quy, cũng như thông tin về chính sách nhập khẩu, mã HS, thuế phí,… của bình ắc quy nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-binh-ac-quy
Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu bình ắc quy chi tiết, đầy đủ


Thủ tục nhập khẩu bình ắc quy dựa trên cơ sở pháp lý nào?

Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu bình ắc quy, bạn phải hiểu được những chính sách nhập khẩu của mặt hàng này. Theo đó, chính sách nhập khẩu ắc quy các loại đã được quy định rõ ràng bên trong những Văn bản Pháp luật sau đây:

  • Công văn số 4732/TCHQ-GSQL
  • Luật thuế VAT số 13/2008/QH12
  • Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg
  • Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT
  • Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN
  • Thông tư số 09/2019/TT-BKHCN
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP

Dựa vào những Văn bản Pháp luật ở trên thì mặt hàng bình ắc quy không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu. Khi làm các bước thủ tục nhập khẩu bình ắc quy, thì bạn cần lưu ý những điểm dưới đây:

  • Hàng hóa bình ắc quy đã qua sử dụng là loại hàng bị cấm nhập khẩu
  • Đối với bình ắc quy nhập khẩu thì buộc phải dán nhãn hàng hóa, dựa theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP
  • Phải xác định đúng mã HS code, để xác định đúng thuế phí và tránh bị phạt tiền
  • Bình ắc quy sử dụng cho xe máy, xe mô-tô, xe điện, xe đạp điện thì phải tiến hành kiểm tra chất lượng
Thu-tuc-nhap-khau-binh-ac-quy
Việc nhập khẩu bình ắc quy dựa trên những cơ sở nào?

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu van công nghiệp

Xác định mã HS của bình ắc quy chi tiết

Việc xác định mã HS chính là một trong những bước quan trọng nhất khi làm thủ tục nhập khẩu bình ắc quy hoặc bất kỳ loại hàng nào khác. Để lựa chọn đúng mã HS bình ắc quy thì bạn cần phải hiểu được những đặc điểm, tính chất, chất liệu, thành phần,… của sản phẩm. Dưới đây là bảng mã HS các loại bình ắc quy hiện nay để bạn tham khảo:

MÔ TẢ MÃ HS CODE THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI (%)
Mã HS của bình ắc quy bằng axit chì (khởi động động cơ Piston)
Dùng cho máy bay 8507.1010 0
Loại khác:
+ Điện áp 6V hoặc 12V, dung lượng phóng điện dưới 200Ah:
 – Chiều cao (trừ đầu cực và tay cầm) không quá 13cm 8507.1092 25
 – Chiều cao (trừ đầu cực và tay cầm) trên 13cm, nhưng không quá 23cm 8507.1095 25
 – Chiều cao (trừ đầu cực và tay cầm) trên 23cm 8507.1096 25
+ Loại khác:
 – Chiều cao (trừ đầu cực và tay cầm) không quá 13cm 8507.1097 20
 – Chiều cao (trừ đầu cực và tay cầm) trên 13cm, nhưng không quá 23cm 8507.1098 20
 – Chiều cao (trừ đầu cực và tay cầm) trên 23cm 8507.1099 20
Mã HS của bình ắc quy bằng axit – chì loại khác
Dùng cho máy bay 8507.2010 0
Loại khác:
+ Điện áp 6 V hoặc 12 V, dung lượng phóng điện dưới 200Ah:
 – Chiều cao (trừ đầu cực và tay cầm) không quá 13cmm 8507.2094 25
 – Chiều cao (trừ đầu cực và tay cầm) trên 13cm, nhưng không quá 23cm 8507.2095 25
 – Chiều cao (trừ đầu cực và tay cầm) trên 23cm 8507.2096 25
+ Loại khác:
 – Chiều cao (trừ đầu cực và tay cầm) không quá 13cm 8507.2097 20
 – Chiều cao (trừ đầu cực và tay cầm) trên 13cm, nhưng không quá 23cm 8507.2098 20
 – Chiều cao (trừ đầu cực và tay cầm) trên 23cm 8507.2099 20
Mã HS của bình ắc quy bằng Niken-Cađimi
Dùng cho máy bay 8507.3010 0
Loại khác: 8507.3090 20
 + Bằng Niken-Hydrua kim loại: 8507.50
  – Dùng cho máy bay 8507.5010 0
  – Dùng cho phương tiện thuộc vào Chương 87 8507.5020 0
 + Loại khác 8507.5090 0
Mã HS bình ắc quy bằng Lithium-ion
Bộ pin (Battery Pack):
+ Loại dùng cho laptop (kể cả notebook và subnotebook) 8507.6031 0
+ Dùng cho máy bay 8507.6032 0
+ Dùng cho phương tiện thuộc Chương 87 8507.6033 0
+ Loại khác 8507.6039 0
Loại khác 8507.6090 0
Mã HS bình ắc quy khác
Dùng cho máy bay:
+ Bằng sắt-niken  8507.8011 0
+ Loại khác 8507.8019 0
+ Loại dùng cho laptop (kể cả notebook và subnotebook) 8507.8020 0
Loại khác
+ Bằng Sắt-Niken  8507.8091 20
+ Loại khác 8507.8099 0

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu bình ắc quy

Theo đó, bộ chứng từ làm thủ tục nhập khẩu bình ắc quy nói riêng và những mặt hàng khác nói chung đã được quy định rõ ràng trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Những giấy tờ quan trọng mà bạn cần chuẩn bị như:

  • Tờ khai Hải Quan
  • Vận đơn hàng hải (B/L)
  • Hóa đơn thương mại (Invoice)
  • Bản hợp đồng thương mại (Sales Contract)
  • Tờ chứng nhận xuất xứ (C/O – nếu có)
  • Phiếu đóng gói (Packing List)
  • Hồ sơ kiểm tra chất lượng
  • Catalogs hàng hóa (nếu có)

Trong số những chứng từ trên, thì quan trọng nhất vẫn là: Tờ khai Hải Quan, B/L và Invoice. Những chứng từ khác sẽ cung cấp khi phía cơ quan Hải Quan gửi yêu cầu.

Thu-tuc-nhap-khau-binh-ac-quy
Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu bình ắc quy bao gồm những giấy tờ gì?

Các bước trong quy trình làm thủ tục nhập khẩu bình ắc quy

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu bình ắc quy được quy định cụ thể trong Thông tư Nhà nước. Dưới đây là những bước thực hiện chính để nhập khẩu bình ắc quy các loại:

  • Bước 1: Kê khai các thông tin vào tờ khai Hải Quan
  • Bước 2: Tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng cho hàng hóa
  • Bước 3: Mở tờ khai Hải Quan và nhận phân luồng hàng hóa
  • Bước 4: Tiến hành thông quan hàng hóa qua Hải Quan
  • Bước 5: Đưa hàng hóa về để bảo quản và sử dụng

Trên đây là 05 bước để làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa bình ắc quy. Nếu bạn chưa hiểu rõ các bước trong quy trình, hãy liên hệ cho chúng tôi qua hotline: 0963.126.995 hoặc hotmail: info@fingroup.vn để được tư vấn.

Thu-tuc-nhap-khau-binh-ac-quy
Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu mặt hàng bình ắc quy gồm nhiều bước quan trọng

>>> Xem thêm: Nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc

Một vài lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu bình ắc quy

Trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu bình ắc quy, có một số điều mà bạn cần phải chú ý như sau:

  • Thuế phí nhập khẩu chính là nghĩa vụ mà bên nhập khẩu phải hoàn thành đầy đủ và đúng hạn đối với Nhà nước
  • Nên tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp hàng hóa uy tín và hình thức thanh toán phí phù hợp
  • Thuế phí của bình ắc quy nhập khẩu các loại khá cao, do đó khi đàm phán với bên bán bạn nên yêu cầu cung cấp Chứng nhận xuất xứ (C/O) để được hưởng ưu đãi về thuế
  • Hàng hóa chỉ được phép tiêu thụ trên thị trường Việt Nam, khi tờ khai Hải Quan được thông quan.

Lời kết

Trên đây là những lưu ý về quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu bình ắc quy mà Finlogistics muốn gửi tới bạn để tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những nội dung, thông tin hữu ích mà bạn đang quan tâm. Nếu có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa, làm giấy tờ thông quan hoặc vận chuyển đa phương thức, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn với chất lượng dịch vụ tốt nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Hàng siêu trường siêu trọng


Quy-trinh-nhap-khau-hang-hoa-bang-duong-bo-00.png

Muốn tự nhập khẩu hàng hóa đường bộ, các doanh nghiệp trước tiên phải có giấy phép nhập khẩu đối với mặt hàng đó. Bạn cũng có thể thông qua quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ của các công ty cung cấp dịch vụ nhập khẩu. Sau đây là những hướng dẫn đầy đủ nhất về các bước nhập khẩu, cùng theo dõi với Finlogistics nhé!

Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ
Các bước trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ


Tìm hiểu quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ chi tiết

Bước 1 – Tham khảo giá và tìm đơn vị uy tín để đặt hàng

Bước đầu tiên trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ đó là tham khảo giá cả mặt hàng cần nhập khẩu về Việt Nam một cách kỹ lưỡng và cẩn thận. Bạn cũng tham khảo theo nhiều nguồn thông tin và tại các thị trường khác nhau.

Sau khi đã quyết định được loại hàng hóa cần nhập khẩu và lựa chọn được doanh nghiệp đối tác uy tín, thì bạn cần gửi đơn đặt hàng. Khi bắt đầu tiến hành quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ, bạn nên yêu cầu với bên đối tác ở nước ngoài gửi Proma Invoice.

Bước 2 – Ký kết hợp đồng và xác định thời gian vận chuyển hàng nhập khẩu

Đây là bước tiếp theo trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ. Bởi vì đây là hợp đồng giao thương (Sales Contract) với đối tác nước ngoài nên bạn cần phải hoàn thiện chi tiết, đầy đủ và có ràng buộc về tính pháp lý một cách chặt chẽ nhất. Nên lưu ý đặc biệt đến những chi tiết sau:

  • Thông tin tên của hàng hóa nhập khẩu, số lượng và tổng số tiền. Những thông tin này phải khớp với nội dung ghi trên Invoice, Packing List và Bill of Lading để tránh những rắc rối khi làm các bước thủ tục thông quan sau này.
  • Chú ý nguồn gốc xuất xứ của mặt hàng nhập khẩu, bởi vì bạn sẽ gặp nhiều trở ngại khi làm thủ tục Hải Quan nhập khẩu các loại mặt hàng này.
  • Những điều khoản và phương thức thanh toán chi phí cần chi tiết và cụ thể nhất để có thể tránh những tranh cãi, tranh chấp sau này.

Sự chọn lựa tốt nhất cho các doanh nghiệp mới lần đầu tự nhập khẩu hàng hóa đó là nên thông qua những công ty, đơn vị cung cấp dịch vụ Logistics (Forwarder) tại Việt Nam.

Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ
Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ

Bước 3 – Đóng gói và giao hàng hóa

Bạn cần phải theo dõi sát sao quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ. Hãy chú ý cách nhà xuất khẩu ở nước ngoài đóng gói hàng và giao hàng, ví dụ như: thời gian đóng gói, chi phí cần bỏ ra, vận chuyển trong thời gian bao lâu,…

Việc theo dõi kỹ lưỡng này có thể thực hiện thông qua những trang website mà hai bên đã thống nhất với nhau hoặc liên lạc trực tiếp thông qua điện thoại, email cùng những hình thức khác.

>>> Xem thêm: Cập nhật cước phí vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

Bước 4 – Vận chuyển quốc tế hàng hóa theo đường bộ

Trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ, bạn nên chú ý nhiều hơn tới những điểm như sau:

  • Tên của hãng vận tải, thông tin liên lạc, có website để theo dõi lịch trình hay đường đi của hàng hóa hay không?
  • Lịch trình di chuyển bao nhiêu chuyến/tuần?
  • Thời gian để vận chuyển sẽ mất bao nhiêu lâu?
  • Thời gian muộn nhất để giao hàng hóa là khi nào?
  • Thông tin ngày đi và ngày đến
  • Vận chuyển trực tiếp hay chuyển tải (Direct or Tranship)
  • Thông tin cảng đi và cảng đến
  • Trường hợp nếu hàng hóa bị hư hỏng thì có được bồi thường hay không và thực hiện như thế nào?

Bước 5 – Thanh toán chi phí đối với hàng hóa nhập khẩu

Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ không thể thiếu bước thanh toán cước phí nhập khẩu. Thời gian để doanh nghiệp thanh toán sẽ dựa theo bản hợp đồng nhập khẩu hàng hóa giữa đôi bên.

Doanh nghiệp thường dùng phương thức thanh toán L/C hoặc thanh toán T/T ưu tiên L/C). Cách thức thực hiện sẽ như sau: bên mua sẽ yêu cầu ngân hàng của mình tiến hành mở thư tín dụng LC.

Sau khi đã có L/C, bên bán sẽ tiến hành giao hàng hóa theo đúng quy định hợp đồng và gửi đến cho ngân hàng bên mua bộ chứng từ nhập khẩu, để chứng minh mình đã hoàn thành trách nhiệm.

Ngân hàng bên mua nếu như nhận được bộ chứng từ phù hợp, theo như quy định đã đưa ra trong L/C thì buộc phải thanh toán cước phí hàng hóa cho bên bán. Bộ chứng từ nhập khẩu hàng hóa cơ bản bao gồm:

  • Vận đơn đường biển – B/L
  • Hóa đơn thương mại – Invoice
  • Tờ phiếu đóng gói – Packing List
  • Hợp đồng ngoại thương – Sales Contract
  • Giấy chứng nhận xuất xứ – C/O
Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ
Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ

Bước 6 – Hoàn tất các bước thủ tục Hải Quan nhập khẩu hàng hóa

Thủ tục thông quan Hải Quan trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ thường sẽ có những bước cơ bản sau đây:

  • Kê khai thông tin hàng hóa nhập khẩu (IDA).
  • Đăng ký tờ khai cho hàng hóa nhập khẩu (IDC).
  • Kiểm tra các điều kiện để đăng ký tờ khai.
  • Phân luồng, kiểm tra và thông quan (khi tờ khai Hải Quan đã được đăng ký, thì hệ thống của Hải Quan sẽ tự động tiến hành phân luồng Hải Quan, bao gồm 03 luồng là xanh, vàng và đỏ).
  • Kê khai sửa đổi và bổ sung trong khi thông quan.

Ngoài ra những chứng từ ở trên, doanh nghiệp cần chuẩn bị đủ bộ chứng từ như sau:

  1. Kiểm dịch thực vật (Phytosan)
  2. Certificate of Analysis – COA (Chứng nhận phân tích)
  3. Health Certificate – HC (Chứng nhận y tế)
  4. Certificate of Free Sale – CFS (Chứng nhận lưu hành tự do)
  5. Công bố chất lượng sản phẩm
  6. Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm

>>> Xem thêm: Một số điều cần biết về quy trình vận chuyển container bằng đường bộ

Bước 7. Trình tự nhận hàng hóa nhập khẩu về Việt Nam

Dưới đây là bước cuối cùng trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ mà các doanh nghiệp quan tâm, trong đó:

*) Đối với hàng nguyên container (FCL)

  • Sau khi đã nhận được thông báo hàng đến, thì chủ hàng sẽ mang Bi/L gốc cùng giấy giới thiệu của cơ quan đến cho hãng tàu để tiến hành lấy lệnh giao hàng – D/O.
  • Chủ hàng sẽ mang D/O đến tại Cơ quan Hải Quan để làm thủ tục và đăng ký kiểm hóa. Hoặc có thể đề nghị đưa cả container về tới kho riêng hoặc cảng cạn (ICD) để kiểm tra Hải Quan. Nhưng chủ hàng phải chú ý trả vỏ container đúng hạn, nếu không sẽ bị phạt tiền.
  • Sau khi đã hoàn thành thủ tục Hải Quan, thì chủ hàng phải mang toàn bộ những giấy tờ, chứng từ nhận hàng cùng lệnh D/O đến Văn phòng quản lý tàu tại cảng để thực hiện xác nhận D/O.
  • Cuối cùng lấy phiếu xuất kho và nhận hàng hóa.

*) Đối với hàng lẻ, hàng ghép (LCL)
Chủ hàng sẽ mang vận đơn B/L gốc hoặc vận đơn gom hàng đến cho hãng tàu hoặc đại lý của bên gom hàng để lấy lệnh D/O. Sau đó, chủ hàng nhận hàng CFS theo quy định và làm các bước thủ tục như trên để kết thúc quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ.

Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ
Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ

Một vài lưu ý quan trọng trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ

Trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ, các doanh nghiệp nên chú ý những điểm quan trọng sau đây để có thể đảm bảo các bước diễn ra một cách thuận lợi và đạt được hiệu quả tối ưu nhất:

  • Thông tin vận chuyển: Phải xác định rõ tên của hãng vận tải, cũng như các thông tin liên lạc và kiểm tra có website theo dõi đường đi và lịch trình của hàng hóa. Nên hỏi rõ về lịch di chuyển, tần suất chuyến/tuần và thời gian vận chuyển trong vòng bao lâu.
  • Thời gian giao hàng: Đảm bảo hiểu rõ thời hạn giao hàng và muộn nhất để đón nhận hàng từ bên vận chuyển. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp dự trù và lập kế hoạch cho quá trình tiếp nhận hàng hóa một cách hợp lý hơn.
  • Phương thức vận chuyển: Hãy hỏi rõ liệu hàng hóa được vận chuyển trực tiếp hoặc chuyển tải qua những cảng khác. Điều này giúp đảm bảo hiểu rõ quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ và đưa ra những phương án phù hợp nếu cần chuyển tải.
  • Bồi thường hàng hóa: Cần trao đổi với đơn vị vận tải về chính sách bồi thường hàng hóa, trong trường hợp lô hàng xảy ra tình trạng hư hỏng hoặc mất mát trong quá trình vận chuyển.

Kết luận

Finlogistics là một trong những đơn vị Forwarder uy tín hàng đầu hiện nay, chuyên cung cấp dịch vụ Logistics, ủy thác hàng xuất nhập khẩu, thực hiện vận chuyển hàng hóa đa phương thức,… Mọi hàng hóa của bạn sẽ được chúng tôi thực hiện thông quan và vận chuyển một cách nhanh chóng, an toàn và tối ưu chi phí nhất. Liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn MIỄN PHÍ!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ


Thu-tuc-nhap-khau-linh-kien-dien-tu-00.jpg

Linh kiện điện tử là thành phần cơ bản nhất được ghép nối thành các mạch điện hoặc thiết bị điện tử cụ thể. Những linh kiện thường gặp ví dụ như: IC, Transistor, tụ điện, điện trở, biến trở, đèn LED,… Có rất nhiều doanh nghiệp quan tâm đến thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử về thị trường Việt Nam. Vậy quy trình thực hiện nhập khẩu mặt hàng này như thế nào, hãy đi tìm câu trả lời cùng với Finlogistics nhé!

Thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử
Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử cho các doanh nghiệp có nhu cầu


Thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử dựa vào cơ sơ pháp lý nào?

Các chính sách và quy trình làm thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử được quy định đầy đủ tại những Văn bản pháp lý sau đây:

  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP

Theo đó, mặt hàng linh kiện điện tử mới 100% chưa qua sử dụng thì không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu. Còn đối với mặt hàng đã qua sử dụng thì sẽ không được phép tiến hành nhập khẩu.

Ngoài ra, khi làm thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử, các doanh nghiệp cần lưu ý một vài điểm như: phải dán nhãn hàng hóa (theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP); xác định chính xác mã HS code để nộp thuế và tránh bị Hải Quan phạt. Các đơn vị kinh doanh có nhu cầu mang linh kiện điện tử nhập khẩu về Việt Nam thì cần đáp ứng những điều kiện sau:

  • Doanh nghiệp được thành lập một cách hợp pháp, có giấy đăng ký ngành nghề kinh doanh về việc nhập khẩu linh kiện điện tử, theo quy định của Pháp luật.
  • Doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử tại Hải Quan, theo quy định (Khoản 4, Điều 4, Nghị định số 69/2018/NĐ-CP). Trong trường hợp này, thì mặt hàng linh kiện điện tử không cần thiết phải xin giấy phép nhập khẩu. 

Xác định mã HS và thuế nhập khẩu linh kiện điện tử

Việc xác định mã HS chính là bước quan trọng hàng đầu, khi tiến hành làm thủ tục nhập khẩu bất kỳ loại mặt hàng nào, linh kiện điện tử nhập khẩu cũng không ngoại lệ. Khi tìm được mã HS, doanh nghiệp sẽ xác định được thuế nhập khẩu, thuế VAT và chính sách nhập khẩu đối với mặt hàng đó. Dưới đây là mã HS của các loại linh kiện điện tử mà bạn có thể tham khảo:

Máy tính và mặt hàng linh kiện liên quan

  1. Hàng máy tính nền tảng (8471)
  2. Bộ vi xử lý (CPU) (8471.30)
  3. Bộ nhớ RAM (8471.50)
  4. Ổ cứng (8471.60)
  5. Card đồ họa (8473.30)
  6. Bo mạch chủ (Mainboard) (8471.41)

Linh kiện điện tử tổng hợp

Các loại hàng linh kiện điện tử tổng hợp có thể được phân loại dưới hình thức các mã HS khác nhau, điều này tùy thuộc vào tính chất cụ thể của từng loại linh kiện. Thông thường, chúng sẽ được liệt trong phạm vi mã HS từ 8541 – 8548, với những con số và chữ cái tùy thuộc vào những loại sản phẩm cụ thể.

Các loại linh kiện điện tử khác

Cuộn cảm, điện trở, tụ điện, Diode, Transistor cùng những linh kiện điện tử khác thường sẽ được phân loại dưới hình thức các mã HS riêng biệt, nằm trong phạm vi từ 8533 – 8547. Dựa vào Biểu thuế xuất nhập khẩu 2024 thì mặt hàng linh kiện điện tử nhập khẩu có mức thuế suất ưu đãi là 0%. Khi nhập khẩu thì doanh nghiệp chỉ đóng thuế VAT là 10%.

Thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử
Trước khi nhập khẩu linh kiện điện tử, các doanh nghiệp cần xác định rõ mã HS code

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu ống nhựa PVC

Thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử bao gồm những bước nào?

Dưới đây là các bước làm thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử mà doanh nghiệp bạn đang quan tâm:

Chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ nhập khẩu

Bộ hồ sơ, giấy tờ nhập khẩu linh kiện điện tử nói riêng và những mặt hàng khác nói chung đã được quy định rõ ràng trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Theo đó, doanh nghiệp cần chú ý những chứng từ quan trọng sau đây:

  • Tờ khai Hải Quan
  • Bill of Lading, Commercial Invoice
  • Packing List, Sales Contract, C/O
  • Thông số kỹ thuật, Catalogs,…

Đây là những chứng từ cần thiết trong bộ hồ sơ nhập khẩu mà doanh nghiệp cần chuẩn bị Trong đó, tờ khai Hải Quan, B/L và Invoice là những chứng từ không thể thiếu. Những loại chứng từ khác sẽ cần cung cấp khi có yêu cầu của cơ quan Hải Quan.

C/O là loại chứng từ không cần bắt buộc phải có, tuy nhiên đây là chứng từ có ý nghĩa quan trọng, nếu doanh nghiệp nhập khẩu muốn được được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi. Do đó, các bên nhập hàng cần đàm phán và yêu cầu với người bán hàng cung cấp đầy đủ C/O.

Thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử
Việc nhập khẩu linh kiện điện tử cần chuẩn bị những giấy tờ quan trọng nào?

Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử

Quy trình để làm thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử cũng giống như những mặt hàng thông thường khác, bao gồm các bước sau:

Bước 1. Khai tờ khai Hải Quan

Sau khi có đầy đủ bộ chứng từ xuất nhập khẩu, bao gồm: Sales Contract, Invoice, P/L, B/L, C/O, thông báo hàng đến và đã xác định được mã HS thì doanh nghiệp có thể tiến hành nhập thông tin khai báo trên Hệ thống của Hải Quan, qua phần mềm kê khai online.

Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày hàng hóa cập cảng thì người kê khai phải thực hiện khai báo tờ khai Hải Quan lên  Hệ thống. Nếu để quá thời hạn thì doanh nghiệp nhập khẩu phải đối mặt với phí phạt từ cơ quan Hải Quan.

Bước 2. Mở tờ khai Hải Quan

Sau khi khai xong tờ khai, thì Hệ thống Hải Quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Bạn nhanh chóng đi in tờ khai và mang kèm bộ hồ sơ nhập khẩu đến Chi cục Hải Quan để tiến hành mở tờ khai. Tùy theo màu luồng xanh, vàng hay đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai phù hợp.

Việc mở tờ khai phải được tiến hành sớm nhất có thể, chậm nhất trong vòng 15 ngày, kể từ ngày khai tờ khai. Nếu thời hạn quá thì tờ khai sẽ bị hủy bỏ và doanh nghiệp sẽ phải nộp phạt.

Bước 3. Thông quan hàng hóa

Sau khi kiểm tra xong bộ hồ sơ, nếu không có vấn đề gì, cán bộ Hải Quan sẽ cho phép thông quan tờ khai. Lúc này, bạn đóng thuế nhập khẩu để thông quan lô hàng linh kiện điện tử nhập khẩu.

Trong một số trường hợp, tờ khai sẽ được giải phóng để doanh nghiệp nhập khẩu mang lô hàng về kho bảo quản trước. Sau khi bổ sung đầy đủ bộ hồ sơ thì Hải Quan tiến thành thông quan tờ khai sau. Khi tờ khai chưa được thông quan thì bạn cần phải nhanh chóng tiến hành các bước thủ tục cần thiết.

Bước 4. Đưa hàng về kho

Khi tờ khai được thông quan thì bạn thực hiện nốt bước thanh lý tờ khai và thủ tục cần thiết để mang lô hàng về kho. Để lấy hàng nhanh chóng, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ lệnh thả hàng, phương tiện vận chuyển cũng như phiếu xác nhận lô hàng đã được phép thông quan.

Thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử
Quy trình các bước chi tiết khi nhập khẩu mặt hàng linh kiện điện tử

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu ngói lợp mái

Một số lưu ý đối với linh kiện điện tử nhập khẩu

Trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử thì doanh nghiệp cần chú ý nhiều vấn đề, nếu không muốn gặp phải các “trouble”:

  • Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ bắt buộc mà doanh nghiệp phải hoàn thành đầy đủ và đúng hạn.
  • Nên tìm nhà cung cấp uy tín và lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp để tránh bị lừa đảo và thất thoát.
  • Xác định chính xác mã HS linh kiện điện tử nhập khẩu rất quan trọng, giúp xác định số thuế cần đóng và tránh bị phạt do áp sai HS.
  • Khi nhập khẩu mặt hàng linh kiện điện tử doanh nghiệp phải thực hiện dán nhãn hàng hóa đầy đủ bên ngoài.
  • Hàng hóa chỉ được phép tiêu thụ ra ngoài thị trường khi tờ khai Hải Quan được phép thông quan.

Tổng kết

Nếu bạn đang quan tâm đến thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử, thì bài viết này sẽ cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích. Còn nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm một đơn vị Forwarder – chuyên dịch vụ vận chuyển hàng hóa đa phương thức, xử lý giấy tờ khó, làm các bước thủ tục thông quan Hải Quan,… thì Finlogistics sẽ là một trong những sự lựa chọn tốt hàng đầu. Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline để được hỗ trợ kịp thời!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử