Don-vi-giam-dinh-may-moc-cu-00.jpg

Trong quá trình hội nhập, đẩy mạnh và phát triển quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, số lượng máy móc, thiết bị cũ được nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng lớn và đều có nguồn gốc xuất xứ khác nhau. Theo đó, những nhà đầu tư, nhà nhập khẩu sẽ kết hợp và làm việc với những đơn vị giám định máy móc cũ uy tín để kiểm tra về số lượng, chất lượng, quy cách, xuất xứ, chủng loại, tính đồng bộ,… của hàng hóa nhập khẩu.

Bởi vì máy móc thiết bị cũ được nhập về Việt Nam tương đối lớn, nên Nhà nước ngày càng phải kiểm soát kỹ càng hơn và phải đáp ứng được những tiêu chuẩn đề ra. Do đó, việc giám định máy móc cũ đã và đang nhận được sự quan tâm hơn bao giờ hết. Ngoài việc kiểm định thông số, chất lượng, quá trình này còn giúp Cơ quan quản lý xác định được cách áp thuế, thông quan, thanh lý, gian lận thương mại… Hãy cùng với Finlogistics theo dõi thêm nhé!!!

Đơn vị giám định máy móc cũ
Những đơn vị giám định máy móc cũ

(13/11/2023)


 

Vì sao lại cần đến những đơn vị giám định máy móc cũ?

Định nghĩa giám định máy móc cũ

Quá trình giám định hàng hóa máy móc thiết bị cũ là sử dụng những phương pháp, quy định và hệ thống trang thiết bị đo lường để đánh giá, kiểm định sự phù hợp của lô hàng được kiểm tra so với bộ chứng từ nhập khẩu. Công việc này giúp kiểm soát chặt chẽ số lượng, chất lượng của lô hàng máy móc, thiết bị cũ nhập khẩu, nhằm phát hiện kịp thời khi xảy ra thiếu hụt, sai lệch, hư hỏng hoặc tổn thất hàng hóa,… Do đó, việc lựa chọn dịch vụ của những đơn vị giám định máy móc cũ có chuyên môn cao là yêu cầu cần thiết và quan trọng.

Thông thường, quy trình này sẽ được bắt đầu tiến hành ngay tại điểm đi, trên các phương tiện vận chuyển, cảng biển, cửa khẩu,… hoặc trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ hàng cho đến tận nhà máy, công trình, bãi tập kết hàng hóa… Theo đó, những mặt hàng máy móc, thiết bị đã qua sử dụng nếu muốn nhập khẩu vào thị trường Việt Nam  cần phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu được quy định tại Quyết định số 18/2019/QĐ–TTg, ban hành ngày 19 tháng 04 năm 2019 của Chính phủ.

Việc giám định máy móc cũ nhập khẩu có ý nghĩa rất quan trọng và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả bên mua, bên bán cũng như những bên liên quan khác (ví dụ như: nhà thầu, người vận tải, các công ty bảo hiểm), khi xảy ra những tranh chấp thương mại cần giải quyết. Hơn nữa, Cơ quan quản lý của Nhà nước cũng cần đến các kết quả giám định chính xác và khách quan này, để phục vụ mục đích quản lý cao hơn như: áp mức thuế, thông quan hàng hóa, thanh lý các quyết toán của những công trình đầu tư, hạn chế gian lận thương mại,…

Nhằm hỗ trợ cho các công ty, doanh nghiệp tiết kiệm được phần lớn thời gian, chi phí và nhân lực trong việc thực hiện hợp đồng mua bán, các đơn vị giám định máy móc cũ đã ra đời. Với đội ngũ cán bộ chuyên môn , có nghiệp vụ và kinh nghiệm lâu năm trong việc kiểm định máy móc thiết bị,… các đơn vị giám định máy móc cũ sẽ chứng minh lô hàng xuất nhập khẩu có đáp ứng đầy đủ yêu cầu đối với hợp đồng mua bán hay yêu cầu của công trình, dự án và những quy định quản lý của Nhà nước hay không.

Phân loại đối tượng máy móc cũ cần giám định

Theo quy định, hàng hóa máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng sẽ có mã số HS nhập khẩu thuộc vào chương 84 và 85, quy định trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu – nhập khẩu vào Việt Nam. Mặt hàng này được nhập khẩu, nhằm mục đích sử dụng cho những hoạt động sản xuất sản phẩm tại Việt Nam, mà không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu do Chính phủ quy định.

Các Bộ hoặc Cơ quan ngang bộ công bố bảng phân loại chi tiết việc giám định máy móc cũ, theo quy định từ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, ban hành ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ. Văn bản có quy định chi tiết một số điều của bộ Luật Quản lý ngoại thương. Những đối tượng được phân loại giám định như sau:

  • Dây chuyền sản xuất hoặc thiết bị công trình sử dụng trong đời sống, công nghiệp, giao thông, thủy lợi,…
  • Máy móc, thiết bị, đồ phụ tùng hoặc máy móc chuyên dụng trong công trình
  • Phương tiện vận tải như ô tô, xe máy, xe chuyên dụng,…
  • Thiết bị sử dụng điện, điện tử, điện lạnh hoặc thiết bị viễn thông, thiết bị y tế, thiết bị sử dụng trong trường học
  • Nguyên vật liệu để sản xuất như sắt, thép, gang hoặc những loại sắt, thép thành phẩm, hợp kim,…

Xem thêm: Quy trình giám định máy móc cũ đồng bộ tại Finlogistics năm 2023

Đơn vị giám định máy móc cũ
Những đơn vị giám định máy móc cũ

Các loại hình giám định máy móc cũ

Những đơn vị giám định hiện nay có khá đa dạng các loại hình giám định máy móc cũ mà doanh nghiệp có thể tham khảo dưới đây:

  • Giám định số lượng – chất lượng và tình trạng của hàng hóa
  • Giám định chủng loại và phân loại
  • Giám định nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa
  • Giám định tính đồng bộ máy móc
  • Giám định tính chuyên dùng và phạm vi sử dụng
  • Giám định tổn thất hư hỏng
  • Thẩm định giá trị của máy móc thiết bị phục vụ cho mục đích xem xét, ký kết hợp đồng nhập khẩu hàng hóa hoặc góp vốn kinh doanh bằng các loại máy móc thiết bị hoặc hoạt động cầm cố, cho vay

Đơn vị giám định máy móc cũ thực hiện các bước thủ tục như thế nào?

Mỗi một đơn vị giám định máy móc cũ sẽ có những quy chuẩn riêng để thực hiện các bước thủ tục kiểm định hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, các bước cụ thể sẽ được tóm gọn trong quy trình như sau:

  • Bước 1: Tiến hành hoàn thành các thủ tục đăng ký giám định máy móc cũ với đơn vị theo mẫu đăng ký giám định BM-QT-10-02-01. Sau đó, đơn vị giám định sẽ tiếp nhận, kiểm tra mẫu đăng ký và hồ sơ của lô hàng đính kèm (bộ hồ sơ chuẩn sẽ bao gồm: Sales Contact, Commercial Invoice, Bill of Lading, Packing ListCertificate of Original – CO,…)
  • Bước 2: Sau khi đã kiểm tra mẫu đăng ký và hồ sơ lô hàng xong, đơn vị giám định sẽ tiến hành cấp số giám định cũng như gửi mẫu đăng ký về cho doanh nghiệp để tiến hành làm các thủ tục mở tờ khai Hải Quan
  • Bước 3: Đơn vị giám định sẽ lên kế hoạch và tiến hành kiểm tra hàng hóa máy móc cũ trên thực tế, theo đúng quy trình giám định máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng. Tất cả phải đảm bảo tính khách quan, trung thực và hiệu quả
  • Bước 4: Căn cứ theo kết quả kiểm tra thực tế đối với hàng hóa máy móc cũ và đối chiếu với bộ hồ sơ mà doanh nghiệp cung cấp, đơn vị giám định sẽ đánh giá hàng hóa có phù hợp với những tiêu chí mà Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg đã quy định hay không. Sau khi đã tổng hợp kết quả, đơn vị giám định sẽ công bố Chứng thư giám định để đánh giá mức độ phù hợp của hàng hóa, so với những tiêu chí trong Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg đã quy định.
  • Bước 5: Đơn vị giám định sẽ thông báo kết quả giám định và sẽ gửi Chứng thư giám định về cho doanh nghiệp để tiến hành hoàn tất các bước thủ tục Hải Quan, theo đúng quy định
Đơn vị giám định máy móc cũ
Những đơn vị giám định máy móc cũ

Danh sách các đơn vị giám định máy móc cũ uy tín hiện nay

Hiện nay, có khá nhiều đơn vị giám định máy móc cũ uy tín với quy mô và lĩnh vực đa dạng, trải rộng khắp tại Việt Nam. Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp lại danh sách một vài đơn vị hàng đầu được nhiều cơ quan và khách hàng đánh giá cao:

STT

Tên đơn vị giám định

Thông tin liên hệ

1

Công ty TNHH Giám định, Định giá và Dịch vụ kỹ thuật Bảo Tín

- Địa chỉ: Tầng 4, Tòa nhà Rublue, số 223, phố Đội Cấn, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội
- Điện thoại: 0243 554 3555
- Fax: 0243 715 2011
- Email: baotinvatesco@gmail.com
- Website: baotinvatesco.com/

2

Chi nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinacontrol Hà Nội

- Địa chỉ: Số 96, đường Yết Kiêu, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Điện thoại: 0243 942 1343
- Fax: 0243 942 1002
- Email: vinacontrol@vinacontrol.com.vn
- Website: vinacontrol.com.vn/

3

Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định TTP

- Địa chỉ: Số 298, phố Mai Anh Tuấn, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội
- Điện thoại: 0243 225 2618 / 098 449 2282;
- Email: ttp@ttpcert.com.vn
- Website: ttpcert.com.vn/

4

Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VIETCERT

- Địa chỉ: Tòa nhà F4, số 114, phố Trung Kính, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 0236 656 3399
- Fax: 0236 361 7519
- Email: kythuat@vietcert.org
- Website: vietcert.org/

5

Công ty Cổ phần Giám định Nam Việt

- Địa chỉ: Số 4/6, đường số 3, khu phố 4, phường Bình An, quận 2, TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0282 253 1519
- Fax: 0286 296 0188
- Email: nvco@navicontrol.com.vn
- Website: navicontrol.com.vn/

6

Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3

- Địa chỉ: Số 49, đường Pasteur, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0283 829 4274
- Fax: 0283 829 3012
- Email: qt-tonghop@quatest3.com.vn
- Website: quatest3.com.vn/

7

Công ty Cổ phần Giám định - Thương mại Bảo Linh

- Địa chỉ: Số 19, đường Lê Thánh Tông, phường Máy Chai, quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng
- Điện thoại: 0225 350 1789
- Fax: 0904 331 468
- Email: baolinhcontrol@gmail.com

8

Công ty Cổ phần T&TBON 

- Địa chỉ: Số 31, ngõ 47A, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội
- Điện thoại: 0243 773 9716 / 0978 722 272
- Email: congtyttbonvn@gmail.com
- Website: ttbon.com.vn/

9

Công ty Cổ phần Giám định Á Việt

- Địa chỉ: Số 32, đường Lê Đình Lý, phường Thạc Gián, quận Thanh Khê, Đà Nẵng
- Điện thoại: 0236 365 5665
- Fax: 0236 365 5675
- Email: avietcontrol@avietcontrol.com.vn
- Website: avietcontrol.com.vn

10

Trung tâm Kiểm định thiết bị an toàn máy, thiết bị nông nghiệp

- Địa chỉ: Số 54, ngõ 102, đường Trường Chinh, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: 0243 793 0957
- Email: kiemdinhnn@gmail.com

Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu hàng hóa máy móc thiết bị cũ về Việt Nam chi tiết

Ngoài những đơn vị giám định máy móc cũ kể ở trên, nếu công ty, doanh nghiệp của bạn cần thực hiện giám định, đánh giá hàng hóa máy móc, thiết bị cũ nhập khẩu, thì hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi – Finlogistics. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thông quan hàng hóa qua Hải Quan và vận chuyển nội địa – quốc tế, chúng tôi sẽ đảm bảo lô hàng của bạn được giám định một cách nhanh chóng, an toàn và tối ưu nhất. Hãy nhấc máy lên và liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ tận tình và chuyên nghiệp!!!  

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Đơn vị giám định máy móc cũ

Θ Bài viết gợi ý:


Nhap-khau-tieu-ngach-00.jpg

Có thể hàng ngày, bạn đã nghe báo đài hoặc mạng xã hội nói nhiều đến cụm từ “hàng hóa tiểu ngạch”. Nhưng bạn có thực sự hiểu rõ việc nhập khẩu tiểu ngạch là gì hay không? Hiện nay, hoạt động thông thương hàng hóa, sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế đất nước. Trong đó, phải kể tới vai trò của việc buôn bán giữa những quốc gia láng giềng với nhau và từ đó hai thuật ngữ “chính ngạch” và “tiểu ngạch” đã được ra đời.

Trong bài viết lần này, Finlogistics sẽ giúp cho bạn hiểu thêm nhiều hơn về khái niệm hàng hóa tiểu ngạch là gì, hoạt động nhập khẩu tiểu ngạch hiện giờ ra sao, cùng với việc làm rõ một vài hiểu lầm thường gặp, liên quan đến hình thức buôn bán này. Hãy theo dõi chi tiết đến cuối bài nhé!!!

Nhập khẩu tiểu ngạch
Nhập khẩu tiểu ngạch

(24/10/2023)


 

Tìm hiểu nhập khẩu tiểu ngạch là gì?

Khái niệm chung về tiểu ngạch

“Tiểu ngạch” được xem là một trong những hình thức buôn bán, trao đổi hàng hóa mang tính nhỏ lẻ, không chính thức giữa những người dân sinh sống ở gần khu vực biên giới giữa hai nước có chung đường biên giới trên bộ liền kề nhau. Nói một cách đầy đủ, thì phải gọi là “xuất nhập khẩu tiểu ngạch” hay “buôn bán tiểu ngạch” mới thực sự đầy đủ ý nghĩa. Việc thực hiện hoạt động trao đổi hàng hóa này khá đơn giản và linh hoạt, có thể đưa các hàng hóa thông qua những cửa khẩu phụ hoặc các đường mòn được mở giữa hai nước.

Chẳng hạn, người dân Việt sinh sống tại những vùng cửa khẩu sẽ buôn bán tiểu ngạch tại một số tỉnh giáp biên giới cùng với những quốc gia láng giềng, ví dụ như: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng,… giáp ranh với Trung Quốc; Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Trị,… giáp ranh với Lào; Long An, Tây Ninh, An Giang,… giáp ranh với Campuchia.

Những mặt hàng thường được trao đổi, buôn bán thông qua con đường tiểu ngạch chủ yếu là mặt hàng thông dụng, giá trị nhỏ và dễ dàng tiêu thụ, ví dụ như: nông sản, đồ gia dụng, quần áo, giày dép,… Đặc điểm của hình thức trao đổi này là mang tính “nhỏ lẻ” giữa cư dân của hai nước láng giềng. Điều này là để phân biệt giữa khái niệm “tiểu ngạch” với “chính ngạch”. Quốc gia mua hàng hóa sẽ là nước nhập khẩu tiểu ngạch và ngược lại.

Đặc điểm của việc buôn bán tiểu ngạch

Có thể nói, hoạt động nhập khẩu tiểu ngạch chính là hình thức mua bán, kinh doanh hàng hóa, sản phẩm được nhiều thương lái và cư dân có hộ khẩu vùng biên giới ưa chuộng, bởi vì thủ tục khá đơn giản, dễ dàng cũng như chi phí vận chuyển thấp. Giá trị của hàng hóa thường không vượt quá 2 triệu VNĐ/người/ngày.

Theo quy định, khi mua bán hàng tiểu ngạch, các cá nhân vẫn phải khai báo đầy đủ với Cơ quan Hải Quan, đồng thời cũng phải nộp thuế và phải tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch động thực vật,… Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người đã lợi dụng tính linh hoạt và nhỏ lẻ để tiến hành gian lận thương mại, trốn thuế hoặc thậm chí là buôn lậu. Nhiều hình thức được các đối tượng sử dụng như: khai man thông tin; chia nhỏ lô hàng để người dân có thể mang vác trái phép qua biên giới;… 

Xem thêm: Những loại hình nhập khẩu hàng hóa chính ngạch mới nhất

Nhập khẩu tiểu ngạch
Nhập khẩu tiểu ngạch
Những lợi ích

Hoạt động buôn bán hàng hóa tiểu ngạch mang đến khá nhiều lợi ích cho người dân vùng biên giới, có thể kể đến như:

  • Khi tiến hành nhập khẩu tiểu ngạch hàng hóa thì không cần phải đi qua cửa khẩu chính nên các bước thủ tục cũng đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng hơn, có thể tiết kiệm thời gian vận chuyển
  • Tiết kiệm và tối ưu chi phí trong quá trình vận chuyển
  • Khi vận chuyển hàng hóa, bên vận chuyển sẽ gom hàng chung lên cùng xe tải, sau đó sẽ kê khai hàng hóa chung. Tuy vẫn phải đóng thuế như bình thường, nhưng mức thuế phải nộp sẽ ít hơn khá nhiều, so với việc nhập khẩu chính ngạch thông thường khác.
Một số rủi ro

Đây được xem là hình thức buôn bán mang tính ổn định khá thấp, hàng hóa thường khó thông quan chính thức, do không có đầy đủ các giấy từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ. Giá trị cho mỗi cuộc giao dịch nhỏ lẻ, kim ngạch buôn bán cũng thường xuyên thay đổi theo thời vụ, thời tiết hoặc theo chính sách kiểm định của hai quốc gia. Thông thường, sẽ quy định cho mỗi người dân được quyền mua bán một lượng hàng hóa với giá trị hàng hóa nhất định (tối đa khoảng 2 triệu VNĐ/người/ngày).

Việc nhập khẩu tiểu ngạch cũng rất dễ bị lợi dụng để cho các đối tượng xấu trốn tránh nộp thuế. Nếu không có các bước kiểm soát nghiêm túc và chặt chẽ thì hoạt động nhập khẩu tiểu ngạch sẽ làm cho tình trạng vận chuyển và buôn lậu hàng hóa bẩn vào thị trường nước ta ngày càng nhiều hơn. Lợi dụng những thủ tục đơn giản, những lỗ hổng trong việc kiểm soát và quản lý thì nhiều đối tượng đã đưa hàng trái phép qua biên giới để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa cao.

Nhập khẩu tiểu ngạch
Nhập khẩu tiểu ngạch

Các bước làm thủ tục nhập khẩu tiểu ngạch chi tiết

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa tiểu ngạch thông qua biên giới sẽ được tiến hành với các bước cụ thể như sau:

Thủ tục khai hàng

Các cá nhân, tổ chức được phép kinh doanh nhập khẩu tiểu ngạch, khi có hàng hóa cần tiến hành nhập khẩu, thì phải đến Cơ quan Hải Quan cửa khẩu để làm các thủ tục khai báo và nộp thuế phí theo quy định. Để có thể nhập khẩu hàng hóa tiểu ngạch thì cần phải chuẩn bị và nộp đủ các loại giấy tờ sau:

  • Tờ khai hàng hóa (2 tờ: HQ7A – HQ7B)
  • Giấy chứng minh cư dân vùng biên giới (hoặc hộ khẩu)
  • Giấy phép kinh doanh nhập khẩu tiểu ngạch vùng biên giới, do Ủy ban nhân dân tỉnh cấp phép

Riêng đối với hàng hóa tự sản xuất tự tiêu dùng của cư dân vùng biên giới đem đi trao đổi mua bán, mỗi lần sẽ có tổng trị giá trong định mức tiêu chuẩn. Theo Thông tư Liên Bộ, mặt hàng này sẽ được miễn thuế và chỉ phải xuất trình chứng minh cư dân vùng biên giới và để phía Hải quan kiểm tra hàng hóa, ghi vào sổ theo dõi.

Nếu tổng giá trị của những hàng hóa đó vượt định mức miễn thuế theo quy định thì các cá nhân, tổ chức phải tiến hành nộp thuế nhập khẩu tiểu ngạch cho phần vượt đó. Đối với những trường hợp này, thì Cơ quan Hải Quan sẽ dùng biên lai CT13 của Bộ Tài chính, cùng lúc thay cho cả tờ khai hàng hóa và biên lai nộp thuế phí.

Xem thêm: Thực hiện thủ tục thông quan Hải Quan với 7 bước chính xác nhất

Thủ tục kiểm hóa

  • Các cá nhân, tổ chức có hàng hóa cần nhập khẩu tiểu ngạch đều phải đưa hàng hóa trực tiếp đến cửa khẩu và xuất trình cho phía Hải Quan kiểm tra
  • Tùy theo tính chất, đặc điểm của từng loại hàng hóa cụ thể, thì Trưởng Hải Quan cửa khẩu sẽ đưa ra những phương pháp kiểm tra phù hợp
  • Việc kiểm hóa hàng hóa phải được tiến hành minh bạch trước sự chứng kiến của chủ hàng
  • Các cán bộ kiểm hóa sẽ đối chiếu giữa tờ khai và những giấy tờ có liên quan với hàng hóa nhập khẩu thực tế, để ghi kết quả kiểm hóa
  • Căn cứ vào giấy tờ khai báo và kết quả kiểm hóa, thì Trưởng Hải Quan cửa khẩu sẽ quyết định việc nộp thuế và có cho phép hàng nhập khẩu hay không. Sau đó, sẽ ghi chứng nhận thực nhập và kết thúc các bước thủ tục Hải Quan

Việc luân chuyển giấy tờ

  • Phía Hải Quan sẽ trả lại cho chủ hàng 01 tờ khai hàng hóa, 01 biên lai thu thuế phí nếu đó là hàng nhập khẩu tiểu ngạch hoặc 01 tờ CT13 nếu đó là hàng hóa của cư dân vùng biên giới
  • Các giấy tờ còn lại sẽ được lưu tại Hải Quan cửa khẩu
Nhập khẩu tiểu ngạch
Nhập khẩu tiểu ngạch

Những hiểu lầm về nhập khẩu tiểu ngạch

Hàng tiểu ngạch có phải là hàng lậu?

Việc nhập khẩu tiểu ngạch (buôn bán giữa cư dân biên giới hai nước) là một hình thức nhập khẩu đã được Pháp luật thừa nhận và còn được gọi theo tên khác là biên mậu. Do đó, hàng hóa tiểu ngạch không phải là hàng buôn lậu. Tuy nhiên, trên thực tế như đã phân tích, do tính linh hoạt và nhỏ lẻ của hình thức này, nên nhiều người đã lợi dụng để tiến hành gian lận thương mại và thậm chí là buôn lậu.

Nhập khẩu tiểu ngạch sẽ không phải đóng thuế phí?

Theo quy định được đưa ra, thì hàng hóa tiểu ngạch vẫn phải nộp thuế nhập khẩu như bình thường, mặc dù các bước làm thủ tục khai báo Hải Quan đã được lược giản hơn.

Hình thức nhập khẩu tiểu ngạch không dành cho các doanh nghiệp lớn?

Điều này là không hoàn toàn đúng, mặc dù hình thức nhập khẩu tiểu ngạch này sinh ra với mục đích là dành cho cư dân vùng biên. Các doanh nghiệp nếu cần nhập khẩu số lượng nhỏ hàng hóa tại các khu vực biên giới, thì vẫn có thể mua gom từ những người dân tại khu vực này. Miễn là doanh nghiệp đó vẫn nộp đủ tiền thuế và trả chi phí đầy đủ theo quy định hiện hành của Pháp luật.

Xem thêm: Xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa cần chuẩn bị những gì?

Trên đây là những nội dung đầy đủ và chi tiết nhất về hình thức nhập khẩu tiểu ngạch mà bạn đang quan tâm đến. Khác với hàng hóa chính ngạch thì việc nhập hàng tiểu ngạch tuy hình thức sẽ đơn giản và chịu ít chi phí hơn nhưng lại không hiệu quả đối với những doanh nghiệp lớn. Do đó, bạn cũng cần tìm hiểu và cân nhắc kỹ trước khi tiến hành nhập khẩu theo con đường này. Hy vọng bài viết hữu ích này của Finlogistics đã mang đến cho bạn thêm nhiều kiến thức mới về xuất nhập khẩu. Hẹn gặp lại bạn trong những chuyên mục thú vị tiếp theo của nhà FIN!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Nhập khẩu tiểu ngạch

Θ Bài viết gợi ý:


Xin-giay-phep-nhap-khau-00.jpg

Trong thời buổi kinh tế thương mại hội nhập như hiện nay, những hoạt động kinh doanh xuyên quốc gia, liên quốc tế ngày càng trở nên phổ biến hơn. Hàng hóa, sản phẩm ra vào các cửa khẩu Hải Quan tăng lên khiến cho việc xin cấp giấy phép nhập khẩu phải được tiến hành nhanh chóng, kịp thời và tối ưu nhất. Để thuận lợi trong quá trình giám sát hoạt động nhập khẩu, Nhà nước đã ban hành những Văn bản Luật và dưới Luật, quy định những trường hợp cụ thể liên quan đến lĩnh vực nhập khẩu hàng hóa. 

Từ đó, nhu cầu hội nhập với thị trường nước ngoài và nâng cao chất lượng của sản phẩm ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm hơn của các doanh nghiệp trong nước. Vậy cụ thể, giấy phép nhập khẩu là gì? Cần chuẩn bị giấy tờ, chứng từ gì để được cấp giấy phép nhập khẩu? Các bước thủ tục để xin cấp giấy phép chi tiết như thế nào? Đây sẽ là vấn đề được đề cập ngay trong bài viết này của Finlogistics, đừng bỏ lỡ nhé!!! 

Xin giấy phép nhập khẩu
Xin giấy phép nhập khẩu

(17/10/2023)


 

Giấy phép nhập khẩu là gì?

Định nghĩa

Có thể nói, giấy phép nhập khẩu là một loại chứng từ mang tính hợp pháp, cho phép những loại hàng hóa dịch vụ từ các quốc giá khác trên thế giới đi vào sâu bên trong thị trường tiêu dùng Việt Nam. Đây cũng là loại văn bản liên quan đến một hay nhiều hàng hóa nào đó, nhằm đánh giá tiêu chuẩn có thể nhập khẩu theo nhiều hình thức và  phương tiện vận chuyển khác nhau. Không khác gì việc xin cấp giấy phép thành lập công ty, doanh nghiệp thì việc xin cấp giấy phép nhập khẩu cũng cần phải bảo đảm được những yêu cầu, điều kiện tiêu chuẩn riêng.

Hơn nữa, thủ tục xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa chính là một công việc bắt buộc cần phải thực hiện khi các doanh nghiệp muốn nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu,… từ nước ngoài vào, với nhiều mục đích khác nhau. Vậy sẽ có những loại giấy phép nhập khẩu hàng hóa nào? Các điều kiện cụ thể để có thể xin được giấy phép nhập khẩu là gì? Đặc biệt, với mỗi loại hàng hóa thì những tiêu chuẩn cần đảm bảo là gì và cần xin những loại chứng từ, giấy phép nào?

Dịch vụ tư vấn online MIỄN PHÍ của Finlogistics sẽ tổng hợp, phân tích và giải đáp cho bạn những vấn đề quan trọng, liên quan đến quá trình xin cấp giấy phép nhập khẩu hàng hóa.

Căn cứ pháp lý

Theo đó, các cá nhân, doanh nghiệp muốn xin cấp giấy phép nhập khẩu hàng hóa sẽ phải căn cứ dựa theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật quản lý Ngoại thương. Do đó, hầu như giấy phép nhập khẩu của các loại mặt hàng hiện nay đều do Bộ Công Thương cấp phép. Ngoài ra:

  • Với những mặt hàng mà giấy phép nhập khẩu được phân quyền cho Bộ, Ban ngành khác để quản lý sẽ được quy định tổng hợp trong Danh mục hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP.
  • Với những mặt hàng mà giấy phép nhập khẩu được cấp trực tuyến thì doanh nghiệp nên tham khảo Danh mục cấp phép trên Cổng thông tin một cửa quốc gia: https://vnsw.gov.vn/. Trong phần trang chủ, nhấp vào mục “MỘT CỬA QUỐC GIA” (sau đó doanh nghiệp nhấp vào tên thủ tục để download những tài liệu liên quan).

Xem thêm: Những hình thức nhập khẩu chính ngạch phổ biến nhất

Phân loại

Giấy phép nhập khẩu sẽ được chia làm 02 loại chính, đó là:

  • Giấy phép nhập khẩu tự động: là loại giấy phép được Bộ Công Thương cấp phép cho các doanh nghiệp dưới hình thức xác nhận Đơn đăng ký nhập khẩu cho mỗi lô hàng nhập. Riêng với hàng hóa nhập khẩu thông qua cửa khẩu đường bộ hay từ những khu phi thuế quan vào nội địa, thì phải được xác nhận đăng ký nhập khẩu theo thời gian quy định.
  • Giấy phép nhập khẩu không tự động: là loại giấy phép được áp dụng cho những loại hàng hóa nằm trong Danh mục các hàng hóa được cấp phép nhập khẩu tự động. Muốn xin được giấy phép, thì các doanh nghiệp phải đáp ứng một vài điều kiện nhất định, do Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đưa ra.
Xin giấy phép nhập khẩu
Xin giấy phép nhập khẩu

Điều kiện cấp giấy phép

Hiện nay, có 02 điều kiện cơ bản khi doanh nghiệp muốn tiến hành xin cấp giấy phép nhập khẩu, bao gồm:

Hàng hóa nhập khẩu thuộc trường hợp phải xin cấp giấy phép

Pháp luật đã đưa ra quy định những loại hàng hóa nhập khẩu thuộc trường hợp phải có giấy phép nhập khẩu thì phải đi kèm theo giấy phép của Bộ, Ngành có liên quan. Bên cạnh đó, hàng hóa, sản phẩm muốn nhập khẩu nhất định không được nằm trong Danh sách cấm xuất nhập khẩu hoặc bị tạm ngừng xuất nhập khẩu.

Những điều kiện về chủ thể xin cấp giấy phép

Những chủ thể có thể xin cấp giấy phép nhập khẩu theo quy định của Nhà nước đó là: 

  • Các doanh nghiệp tại Việt Nam không có vốn đầu tư của những tổ chức hay công ty, doanh nghiệp nước ngoài
  • Các công ty, doanh nghiệp hay chi nhánh có vốn đầu tư từ nước ngoài hoặc doanh nghiệp nước ngoài đặt cơ sở tại Việt Nam đều phải thực hiện theo những quy định nhập khẩu tại Việt Nam và lộ trình xin cấp phép của Bộ Công Thương đã công bố, khi muốn xin cấp giấy phép nhập khẩu hàng hóa.
Xin giấy phép nhập khẩu
Mẫu giấy phép nhập khẩu

Xem thêm: Nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc bao gồm các bước nào?

Quá trình xin cấp giấy phép nhập khẩu hàng hóa

Hồ sơ cấp giấy phép

Theo đó, bộ hồ sơ cấp giấy phép nhập khẩu đầy đủ sẽ bao gồm những chứng từ, giấy tờ quan trọng sau:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp
  • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh (hoặc giấy chứng nhận đầu tư từ nước ngoài, giấy chứng nhận đăng ký của doanh nghiệp,…)
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ của loại hàng hóa nhập khẩu
  • Những loại hóa đơn thương mại, có liên quan đến giao dịch của hàng hóa đó
  • Hóa đơn vận tải của hàng hóa nhập khẩu
  • Giấy xác nhận thanh toán đầy đủ đơn hàng
  • Những loại hợp đồng thương mại giữa các bên trong giao dịch về việc cung ứng hàng hóa
  • Những giấy tờ, tài liệu liên quan do Pháp luật quy định

Quy trình cấp giấy phép

Các doanh nghiệp tiến hành xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa theo trình tự các bước như sau: 

  • Doanh nghiệp gửi bộ hồ sơ đã được quy định trực tiếp, thông qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu được áp dụng) đến cho Bộ hay Cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu
  • Trường hợp nếu bộ hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định hoặc cần phải bổ sung thêm tài liệu giải trình, thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, tính từ ngày tiếp nhận hồ sơ, thì Bộ hay Cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm thông báo cho doanh nghiệp hoàn thiện nốt hồ sơ
  • Trừ trường hợp có những quy định khác về thời hạn cấp giấy phép, thì trong thời hạn là 10 ngày, tính từ ngày nhận được bộ hồ sơ đúng quy định và đầy đủ, Bộ hay Cơ quan ngang Bộ phải có văn bản trả lời cho doanh nghiệp
  • Trường hợp nếu có quy định về việc Bộ hay Cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu phải trao đổi ý kiến cùng với những Cơ quan liên quan, thì thời hạn xử lý hồ sơ sẽ được tính từ thời điểm nhận được ý kiến trả lời của các Cơ quan liên quan
Xin giấy phép nhập khẩu
Xin giấy phép nhập khẩu

Ngoài ra, việc cấp sửa đổi và bổ sung giấy phép hoặc cấp lại giấy phép nhập khẩu do bị mất, thất lạc sẽ được thực hiện theo nguyên tắc như sau:

  • Các doanh nghiệp chỉ phải nộp những giấy tờ, chứng từ liên quan đến các nội dung cần sửa đổi hoặc bổ sung
  • Thời hạn cấp sửa đổi, bổ sung hoặc cấp lại sẽ không được dài hơn thời hạn cấp giấy phép nhập khẩu
  • Trường hợp nếu từ chối sửa đổi, bổ sung hoặc cấp lại giấy phép nhập khẩu, thì Bộ hay Cơ quan ngang Bộ phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do cho doanh nghiệp
  • Bộ hay Cơ quan ngang Bộ, cùng với Cơ quan có thẩm quyền, sẽ căn cứ theo quy định trong Nghị định số 69/2018/NĐ-CP và quy định Nhà nước ban hành, để đưa ra những quy định chi tiết về hồ sơ xin cấp giấy phép và công bố cơ quan, tổ chức và địa chỉ tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép của các doanh nghiệp.

Dưới đây là những văn bản hướng dẫn làm thủ tục, giấy phép nhập khẩu hàng hóa cho một số loại hàng hóa: 

Xem thêm: Các doanh nghiệp mới nên tiến hành nhập khẩu hàng hóa như thế nào?

Tổng kết lại, hy vọng những thông tin, nội dung chi tiết về khái niệm và quá trình xin cấp giấy phép nhập khẩu hàng hóa ở trên sẽ hữu ích đối với bạn. Hãy đọc kỹ bài biết để thực hiện xin phép giấy tờ một cách hiệu quả và tối ưu nhất nhé. Ngoài ra, nếu có nhu cầu tư vấn về thủ tục xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa hay xin giấy tờ khó,… quý khách hàng và doanh nghiệp đừng ngần ngại mà hãy liên hệ cho Finlogistics để được hỗ trợ tận tình và nhanh chóng. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải quyết những vấn đề của khách hàng mọi lúc mọi nơi!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Xin giấy phép nhập khẩu

Θ Bài viết gợi ý:


Thanh-toan-TT-la-gi-00.jpg

Thanh toán T/T là một trong những hình thức thanh toán được sử dụng phổ biến trên toàn cầu hiện nay. Hình thức này được sử dụng nhiều bởi vì sự tiện lợi, nhanh chóng và hiệu quả trong hoạt động mua bán hàng hóa. Thông thường, T/T sẽ phù hợp đối với những bản hợp đồng có giá trị không quá lớn. Vậy khái niệm thanh toán T/T là gì? Các bước làm quy trình thanh toán bằng hình thức này sẽ như thế nào? Hãy cùng đi sâu tìm hiểu thêm ở bài viết hữu ích dưới đây với Finlogistics nhé!!!

Thanh toán TT là gì?
Thanh toán T/T là gì?

(17/02/2023)


 

Thanh toán T/T là gì?

Phương thức thanh toán T/T (viết tắt của Telegraphic Transfer) hay còn gọi là thanh toán chuyển tiền điện tử. Đây chính là một trong những hình thức nằm trong các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến. Thanh toán T/T được hiểu phương thức thanh toán mà theo đó, các ngân hàng sẽ thực hiện chuyển một số tiền nhất định cho bên được hưởng lợi, bằng phương tiện chuyển tiền (điện Swift/telex), trên cơ sở hướng dẫn của bên trả tiền. 

Thanh toán T/T sẽ dựa trên cơ sở hai bên cùng có lợi đó là: bên mua hàng nhận được đúng và đủ lô hàng, còn bên bán nhận được tiền đầy đủ và nhanh chóng. Có hai hình thức chuyển tiền được sử dụng chính:

  • Chuyển tiền trả trước (TTR): bên nhập khẩu sẽ thanh toán trước một khoản tiền cho bên xuất khẩu, trước khi tiến hành giao hàng
  • Chuyển tiền sau (T/T After Shipment): bên xuất khẩu sẽ được thanh toán sau, ngay khi bên nhập khẩu nhận được hàng

Các bên tham gia hình thức thanh toán T/T bao gồm:

  • Bên chuyển tiền (Remitter): bên mua, bên nhập khẩu.
  • Bên thụ hưởng (Beneficiary): bên bán, bên xuất khẩu
  • Ngân hàng chuyển tiền (Remitting bank): ngân hàng phục vụ cho bên chuyển tiền
  • Ngân hàng đại lý (Agent bank): đây là ngân hàng phục vụ cho người hưởng thụ và thường có quan hệ đại lý với ngân hàng chuyển tiền.
  • Ngân hàng thanh toán (Paying bank): ngân hàng phục vụ cho việc thanh toán các khoản chi phí
Thanh toán TT là gì?
Thanh toán T/T là gì?

Xem thêm: Hình thức thanh toán LC như thế nào trong xuất nhập khẩu hàng ?

Các bước trong quy trình thanh toán T/T

Dưới đây là các bước chi tiết và cụ thể trong tiến trình thanh toán T/T:

Bước 1: Bên xuất khẩu sẽ giao hàng hoặc nội dung dịch vụ cùng bộ chứng từ cần thiết cho bên nhập khẩu.

Bước 2: Bên nhập khẩu sẽ viết lệnh chuyển tiền và gửi bộ hồ sơ đến cho ngân hàng chuyển tiền (Remitting bank) để yêu cầu thanh toán phí cho bên xuất khẩu. Trong đó, bộ hồ sơ sẽ bao gồm:

Bước 3: Sau khi tiến hành kiểm tra, nếu thấy các bước hợp lệ và có đủ khả năng để chi trả thì ngân hàng phía bên nhập khẩu sẽ thanh toán tiền phí cho bên hưởng lợi và gửi giấy báo nợ (giấy báo đã thanh toán chi phí cho bên nhập khẩu).

Bước 4: Ngân hàng đại lý (Agent bank) sẽ chuyển nốt số tiền cho bên xuất khẩu.

Thanh toán TT là gì?
Thanh toán T/T là gì?

Những ưu điểm và rủi ro khi dùng thanh toán T/T

Ưu điểm

  • Các bước thanh toán đơn giản và quy trình nghiệp vụ dễ dàng – nhanh chóng – hiệu quả
  • Chi phí thanh toán T/T qua ngân hàng sẽ tiết kiệm hơn so với những phương thức thanh toán khác, ví dụ như phương thức thanh toán LC
  • Việc chuyển tiền trả trước sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho nhà xuất khẩu, bởi vì sẽ nhận được tiền phí trước khi giao hàng, nên sẽ không lo lắng việc nhà nhập khẩu chi trả chậm
  • Việc chuyển tiền trả sau sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho nhà nhập khẩu, bởi vì sẽ kiểm tra được số lượng và chất lượng hàng hóa, sản phẩm trước khi thanh toán tiền
  • Trong hình thức thanh toán T/T, các ngân hàng chỉ đóng vai trò làm trung gian trong việc thực hiện thanh toán theo ủy nhiệm, để có thể nhận thủ tục chi phí (hoa hồng) và không bị ràng buộc

Rủi ro

Bên cạnh khá nhiều ưu điểm như nhanh chóng và tiện lợi, thì việc sử dụng hình thức thanh toán T/T cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro rất lớn. Bởi vì, việc trả tiền sẽ phụ thuộc phần lớn vào bên mua hàng. Nếu sử dụng hình thức thanh toán này, thì quyền lợi của bên bán hàng sẽ không được bảo đảm. 

Đối với phương thức thanh toán trả tiền trước, thường có thể mang lại nhiều rủi ro đối với bên mua. Bên xuất khẩu có thể sẽ không vận chuyển hàng hoặc chuyển hàng hóa kém chất lượng, ngay cả khi đã được thanh toán đầy đủ. Điều này làm cho những nhà nhập khẩu có thể rơi vào tình trạng bị động. Phương thức thanh toán này còn gây ra nhiều khó khăn đối với bên mua hàng, cho nên thường ít khi chấp nhận việc thanh toán, trước khi nhận được lô hàng. 

Xem thêm: Hướng dẫn các cách tra cứu mã HS chính xác mới nhất 

Thanh toán TT là gì?
Thanh toán T/T là gì?

Đối với hình thức chuyển tiền sau sẽ mang lại nhiều bất lợi cho những nhà xuất khẩu. Bên nhập khẩu có thể từ chối không nhận lo hàng, khi đó mọi chi phí vận chuyển sẽ lại do bên xuất khẩu chi trả. Nếu như bên nhập khẩu chậm trễ trong việc gửi lệnh chuyển tiền cho ngân hàng thì bên xuất khẩu cũng sẽ nhận được tiền thanh toán chậm hơn so với dự định. Điều này dẫn đến tình trạng nhà xuất khẩu bị thiệt hại nặng do thu hồi vốn chậm và ảnh hưởng lớn đến kế hoạch sản xuất trong thời gian tới. 

Vì do những rủi ro tiềm ẩn từ việc thanh toán T/T này đem tới, mà phương thức này chỉ thường được sử dụng trong những trường hợp giữa bên xuất khẩu và bên nhập khẩu đã có sự tin tưởng và hợp tác lâu dài, cũng như đã thanh toán vài chi phí nhỏ. Trên đây là tất cả những thông tin cơ bản và chi tiết về hình thức thanh toán T/T. Hi vọng với những kiến thức hữu ích trên sẽ giúp cho các doanh nghiệp hình dung rõ ràng và thực hiện hình thức thanh toán này một cách thành thạo và hiệu quả. Finlogistics chúc bạn luôn thành công!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thanh toán T/T là gì?

Θ Bài viết gợi ý:


Du-an-lo-hang-Tao-Do-00.jpg

Câu chuyện về quá trình bén duyên với dự án hàng Táo Đỏ năm 2023, được chia sẻ bởi một bạn Sales xuất nhập khẩu nhà FIN. Quá trình vận chuyển hàng từ Trung Quốc về tới Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề thủ tục, giấy tờ. Nhưng với nỗ lực không biết mệt mỏi của mình, cộng với sự hợp tác, hỗ trợ nhiệt tình từ phía khách hàng, Finlogistics đã thông quan thành công dự án đúng thời hạn. Dưới đây là chi tiết quá trình ủy thác xuất, hãy cùng đón xem nhé!!!

Du an lo hang Tao Do 01 Finlogistics https://finlogistics.vn
Dự án lô hàng Táo Đỏ

(23/09/2023)


 

Bối cảnh dự án hàng Táo Đỏ

Cuối tháng 12/2022, Finlogistics nhận được một đơn offer của khách hàng, yêu cầu vận chuyển hàng Táo Đỏ từ Tân Cương, Trung Quốc về Việt Nam. Khách hàng tìm đến Finlogistics, bởi vì tin tưởng và chọn lựa dịch vụ ủy thác xuất, cũng chính là thế mạnh của công ty. FIN đã tiếp nhận lô hàng và tiến hành tư vấn, làm thủ tục như bình thường. Nhưng những vấn đề và khó khăn lúc này mới bắt đầu xuất hiện, mặc dù các bước đều rất cẩn thận và chỉn chu từng khâu.

Vùng Tân Cường, Trung Quốc là một khu vực chủ yếu là hoang mạc và bị chia tách bởi dãy Hỏa Diệm Sơn. Để có thể làm Phyto ở khu vực này cực kì khó, FIN cũng đã cố gắng liên hệ làm việc với rất nhiều đại lý và Agent, để có thể làm được Phyto xử lý ủy thác xuất cho lô hàng này. Nhưng do không tìm được nên khách hàng đành phải tự tìm bên có thể làm được Phyto ở khu vực Tân Cương.

Trên thực tế, điều này cũng khá khó, vì thế mất một khoảng thời gian, khách hàng mới tìm được một đơn vị làm được Phyto ở Tân Cương. Nhưng đơn vị đó lại chưa từng làm chứng từ và đứng tên xuất khẩu lần nào, vì vậy FIN lại tiếp tục trực tiếp hỗ trợ họ để có thể làm được chứng từ và khai báo xuất khẩu cho hàng Táo Đỏ.

Dự án lô hàng Táo Đỏ
Dự án lô hàng Táo Đỏ

║Xem thêm: Cập nhật hình ảnh xử lý hàng hóa của Finlogistics

Quy trình dự án hàng Táo Đỏ của Finlogistics

Lô hàng Táo Đỏ lần này có hai loại. Thứ nhất, là loại hàng dùng để ăn trực tiếp, nên sẽ mất thuế nhập khẩu có CO là 30% và thuế giá trị gia tăng (VAT) là 8%. Mã HS code của mặt hàng này là 2008990. Loại thứ hai, đây là loại Táo Đỏ vẫn chưa qua chế biến. Với mặt hàng này thì thuế nhập khẩu và thuế VAT đều là 0% (có CO) và mã HS code là 08134090. Đối với cả 2 loại hàng Táo Đỏ này đều cần làm thử nghiệm và xin giấy phép nhập khẩu.

Khi hàng về tới Việt Nam, FIN bắt đầu các bước khai tờ khai Hải Quan. Mặc dù đã check tài khoản VNACC từ trước, nhưng có nhiều phần chưa được khai trực tiếp thì chưa nắm rõ, ví dụ như: tên khai báo khi truyền, thông tin của người nộp thuế khác với tên hộ kinh doanh,…

Sau đó, khi kê khai tới danh sách container cũng xuất hiện lỗi. FIN cố gắng làm việc với bên Hải Quan, kết hợp với khách hàng cũng phải dùng những mối quan hệ của mình để có thể xử lý nhanh chóng vấn đề. Bởi vì, hàng Táo Đỏ này đã để khá lâu ở cảng, mà hàng tính chất của hàng hóa là thực phẩm. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng sản phẩm, nên các bước thủ tục đều phải đẩy nhanh hết mức có thể.

Dự án lô hàng Táo Đỏ
Dự án lô hàng Táo Đỏ

Sau cùng, lô hàng Táo Đỏ cũng được xử lý êm xuôi, khách hàng cũng đã nhận được hàng Test chất lượng ổn định. Một phần là do container hàng hóa được đặt ở bên trong và những hàng container được xếp sát với nhau. Do đó, thời tiết ít ảnh hưởng đến nên hàng Táo Đỏ vẫn đạt đủ chất lượng. Các bước tổng quát trong quá trình làm hàng của nhà FIN:

  • Khách hàng liên hệ
  • Tra cứu thủ tục chính sách nhập khẩu 
  • Tư vấn khách hàng theo Thông tư, Nghị định phù hợp
  • Làm Phyto
  • Tiến hành thanh toán
  • Đóng hàng 
  • Mua bảo hiểm
  • Khai Tờ khai ộ kinh doanh
  • Đăng kí Kiểm tra chất lượng

Note: Hộ kinh doanh khai Hải Quan thì tờ khai sẽ hiện thông tin của hộ kinh doanh hay của cá nhân người nộp thuế ở ô Cnee

  • Khai tờ khai thì trên đó sẽ hiện thông tin người nộp thuế theo đúng đăng kí hộ kinh doanh.
  • Ví dụ: lô hàng này khi khai tờ khai gặp vấn đề ở chỗ là hiện tên chủ hộ kinh doanh, thay vì hiện Hộ kinh doanh. Khi đó, FIN sẽ đi cập nhật thông tin với bên Thuế
  • Sau khi bên Thuế cập nhật xong thì sẽ gửi email về đã cập nhật trên Tổng cục Hải Quan.

+ Hình ảnh khi chưa cập nhật (thông tin người nộp thuế):

Dự án lô hàng Táo Đỏ

+ Hình ảnh khi đã cập nhật lạ thông tin:

Dự án lô hàng Táo Đỏ

Dự án lô hàng Táo Đỏ

Dự án lô hàng Táo Đỏ

Kết quả đạt được

Cuối cùng, lô hàng Táo Đỏ đã được thông quan thành công và kịp thời. Công ty Finlogistics xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất, đầu tiên là phía khách hàng, vì đã luôn tin tưởng giao hàng và hỗ trợ cho FIN hết mức trong quá trình làm hàng khi có các vấn đề, khó khăn xảy ra. Tiếp theo chính là đội ngũ support phía sau của FIN đã luôn nhiệt tình và làm việc bằng cả cái tâm.

Hy vọng trong thời gian sắp tới, nhà FIN sẽ tiếp tục nhận được thêm nhiều sự tin tưởng của các khách hàng cũng như ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ, để đáp ứng những nhu cầu vận chuyển, thủ tục xuất nhập khẩu của khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng mang đến như giá trị tốt và tối ưu nhất dành cho quý khách hàng và doanh nghiệp.

║Xem thêm: Feedback của khách hàng đối với dịch vụ của Finlogistics

Khách hàng hỏi – FIN trả lời

Câu hỏi 1: Hàng Táo Đỏ sấy ăn trực tiếp có bị phía Hải Quan bắt chuyển sang hàng Dược phẩm Đông y hay không? Nếu không thì sẽ dựa theo Bộ Luật gì? Hàng Táo sấy khô là loại Táo đã qua sơ chế nên vẫn cần làm Phyto và làm kiểm dịch ở đầu Việt Nam phải không? Kể cả đã thực hiện tự công bố?

Trả lời:

  • Hàng Thực phẩm và Dược liệu thường sẽ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng Bộ Y tế cấp phép
  • Hàng Táo Đỏ này được Bộ Y tế họ xếp vào loại vừa là Dược liệu vừa là Thực phẩm, nên không cấp phép cho FIN nhập mặt hàng này
  • FIN tiếp tục xin giấy phép nhập khẩu bên Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kết hợp làm bản tự công bố và nộp giấy Test lên phần mềm PQS (Plant Quarantine Services). Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Bộ Nông nghiệp sẽ trả cho FIN một bản Kết quả chấp nhận đủ điều kiện nhập khẩu (giấy phép). Kết quả chỉ trả trực tiếp trên phần mềm, sau đó FIN lấy về để đăng lên hệ thống một cửa và làm những thủ tục tiếp theo.

Câu hỏi 2: Nếu hàng Táo Đỏ này đã được tẩm đường, thì có được xếp hẳn sang loại hàng hóa Thực phẩm hay không? (đã miễn kiểm dịch và áp mã HS đầu 2008)

Trả lời:

  • Hàng Thực phẩm thì ở đầu Trung Quốc, mặt hàng nào cũng cần phải trải qua quá trình kiểm dịch. Nếu hàng hóa có tẩm đường thì sẽ dễ bị áp vào mã hàng dùng để ăn trực tiếp. Lúc này thuế nhập khẩu và thuế VAT sẽ lần lượt là 30% 8% (HS code: 2008990)
  • Mã hàng hóa không dùng ăn trực tiếp cũng không cần phải làm kiểm dịch ở đầu Việt Nam

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone: 0963.126.995 (Ms.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Contact Finlogistics

Θ Bài viết gợi ý:


Thu-tuc-nhap-khau-cang-y-te-00.jpg

Kể từ sau khi đại dịch Covid-19 qua đi, thì nhu cầu mua bán và sử dụng cáng y tế tăng đột biến, hỗ trợ rất lớn trong việc thuyên chuyển người bệnh. Mặt hàng cáng y tế ở Việt Nam đến từ khá nhiều quốc gia khác nhau như: Trung Quốc, Hoa kỳ, Nhật Bản,… Do đó, nhiều tổ chức, doanh nghiệp cũng muốn chen chân vào lĩnh vực này để tìm hiểu các thủ tục nhập khẩu cáng y tế, nhằm mục đích kinh doanh.

Những thông tin, nội dung trên các diễn đàn, mạng xã hội,… hiện nay về hàng hóa cáng y tế nhập khẩu vẫn còn khá ít và sơ sài, không đủ làm thỏa mãn nhu cầu của những nhà nhập khẩu. Nhận thấy điều đó, Finlogistics đã tổng hợp ngay cho bạn bài viết tổng quát và chi tiết nhất về vấn đề này dưới đây. Hãy đọc hết những nội dung hữu ích này nhé!!! 

Thủ tục nhập khẩu cáng y tế
Thủ tục nhập khẩu cáng y tế

(20/09/2023)


 

Thủ tục nhập khẩu cáng y tế dựa vào cơ sở pháp lý nào?

Các tổ chức, doanh nghiệp muốn làm thủ tục nhập khẩu cáng y tế thì nên đọc kỹ những cơ sở pháp lý sau:

Theo đó, hàng hóa cáng y tế nhập khẩu được phân loại là trang thiết bị y tế loại A (mức độ rủi ro thấp) và không cần phải xin Giấy phép nhập khẩu. Do đó, các tổ chức, doanh nghiệp cần hoàn thành kịp thời Hồ sơ phân loại A và Công bố tiêu chuẩn đối với trang thiết bị y tế loại A, rồi nộp lên Sở Y tế xét duyệt. Dưới đây là danh mục những mặt hàng thiết bị y tế loại A phổ biến:

Kính chì, áo chì dùng trong phòng chụp X-quang Xe lăn Nẹp ngoài cố định, dùng trong điều trị chấn thương chỉnh hình
Băng y tế/ Gạc y tế/ Bông y tế Bình hút dịch Cọc truyền dịch
Phim X quang dùng trong y tế Bộ dẫn thức ăn qua ống thông Tròng kính thuốc
Ghế nha khoa (loại không đi kèm thiết bị) Môi trường lấy mẫu bệnh phẩm và que lấy mẫu bệnh phẩm Bộ dụng cụ phẫu thuật: Kìm, kẹp, kéo
Khuôn Plastic lấy dấu răng Bàn mổ, hoạt động bằng điện Bàn khám/ Khung tập đi
Găng tay  Bàn mổ, không hoạt động bằng điện Bột bó/ Túi đựng nước tiểu
Tất, vớ dùng cho người giãn tĩnh mạch Bồn rửa tay vô trùng Gel siêu âm
Áo phẫu thuật  Cáng y tế Máy ly tâm 
Khẩu trang y tế Giường bệnh/ Bàn ăn di động Hàng may mặc từ bông, loại có tính đàn hồi bó chặt để điều trị mô vết sẹo và ghép da
Ống nghe y tế Đồ nội thất giải phẫu bệnh Đệm chống loét do tỳ đè
Màn thử thị lực Đèn mổ/ Túi hấp tiệt trùng Băng dán vết thương, băng dính lụa

║Xem thêm: Công bố thiết bị y tế loại A mới nhất năm 2023

Bộ hồ sơ Hải quan cáng y tế nhập khẩu

Mã HS code

Mỗi sản phẩm nhập khẩu đều phải được phân mã HS riêng, đóng vai trò quan trọng trong việc tính thuế suất và giá cả của hàng hóa đó. Theo đó, mã HS code của mặt hàng cáng y tế nhập khẩu là 8713 1000

Thủ tục nhập khẩu cáng y tế
Thủ tục nhập khẩu cáng y tế

Hồ sơ Hải Quan nhập khẩu

Các tổ chức, doanh nghiệp tiến hành chuẩn bị và hoàn thiện bộ hồ sơ Hải quan để nhập khẩu cáng y tế, với những phần chính sau đây:

Ngoài ra, bên nhập khẩu có thể sẽ phải chuẩn bị thêm những giấy tờ, tùy theo bên Sở y tế yêu cầu như: Giấy chứng nhận đạt quản lý tiêu chuẩn chất lượng, Giấy ủy quyền sở hữu trang thiết bị, Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo hành, Giấy chứng chứng nhận hợp chuẩn theo quy định,….

Chú ý: Tem nhãn dán (Model, Manufacturer, Made in) phải đúng chuẩn 100% như trên Công bố tiêu chuẩn, Commercial Invoice và Tờ khai Hải Quan)

Thuế nhập khẩu mặt hàng cáng y tế

Trước khi tiến hành các thủ tục nhập khẩu cáng y tế, thì hàng hóa phải là trang thiết bị y tế mới chuẩn 100%. Những thiết bị y tế đã qua sử dụng nằm trong Phụ lục I: “Danh mục hàng hóa bị cấm xuất khẩu và nhập khẩu”, kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, ban hành ngày 15/05/2018 của Chính phủ. Vì vậy, sản phẩm cáng y tế muốn nhập khẩu về thị trường Việt Nam trước hết phải là những thiết bị mới chưa qua sử dụng.

║Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu thiết bị y tế mới nhất

Khi nhập khẩu thiết bị y tế nói chung và cáng y tế nói riêng, bên nhập khẩu cần phải nộp thuế phí nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT) cho Nhà nước. Theo đó:

  • Thuế nhập khẩu đối với cáng y tế là 0%
  • Thuế VAT đối với cáng y tế nhập khẩu là 5% (tùy theo mã HS code)
Thủ tục nhập khẩu cáng y tế
Thủ tục nhập khẩu cáng y tế

Hy vọng bài viết này đã đem đến cho quý khách hàng và doanh nghiệp những thông tin, nội dung quan trọng về các bước thủ tục nhập khẩu cáng y tế mới nhất. Nếu muốn thực hiện nhập khẩu hay thông quan hàng hóa thiết bị y tế, quý khách hàng và doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp cho đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của Finlogistics để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời, với mức phí tối ưu nhất!!! 

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone: 0963.126.995 (Ms.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Contact Finlogistics

Θ Bài viết gợi ý:

 


Thu-tuc-nhap-khau-nuoc-mam-nuoc-tuong-00.jpg

Nước mắm nước tương được xem là gia vị phổ biến, có mặt hàng ngày trên mâm cơm của hàng triệu gia đình Việt. Do đó, thị trường nhập khẩu mặt hàng này cũng sôi động không kém gì những hàng hóa thiết yếu khác. Việc tìm hiểu thủ tục nhập khẩu nước mắm nước tương hiện đang là mối quan tâm lớn đối với nhiều tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu. Hãy cùng xem các bước thông quan chi tiết mặt hàng này cùng Finlogistics nhé!!!

Thủ tục nhập khẩu nước mắm nước tương
Thủ tục nhập khẩu nước mắm nước tương

(19/09/2023)


 

Cơ sở pháp lý đối với hàng hóa nước mắm nước tương nhập khẩu

Quy định Nhà nước

Theo Nhà nước quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, hàng hóa sản phẩm nước mắm nước tương nhập khẩu thuộc nhóm ‘tự công bố”. Do đó, các cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này vào thị trường Việt Nam cần hoàn tất các bước tự công bố sản phẩm và làm đăng ký kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm. Về thủ tục tự công bố sản phẩm nước mắm nước tương, bên nhập khẩu có thể đọc thêm tại đây.

Mã HS code

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung, thì với bất cứ mặt hàng nào, điều đầu tiên mà các cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu cần làm đó là phải xác định mã số HS của mặt hàng. Qua đó sẽ xác định đúng về những chính sách về thuế, các thủ tục nhập khẩu cần thiết,… Theo đó:

  • Mã HS code của mặt hàng nước mắm: 2103.9012
  • Mã HS code của mặt hàng nước tương: 2103.1000

║Xem thêm: Bộ chứng từ xuất nhập khẩu chi tiết mà dân ngành Logistics nên biết

Việc xác định chi tiết mã HS code của một mặt hàng nào đó phải căn cứ vào đặc điểm tính chất, thành phần cấu tạo, nguồn gốc xuất xứ,… của hàng hóa nhập khẩu đó. Theo quy định Pháp luật hiện hành, bên nhập khẩu có thể căn cứ áp mã HS vào hàng hóa nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu, dựa trên cơ sở tài liệu kỹ thuật (nếu có) và giám định tại Cục Kiểm định Hải Quan. Kết quả kiểm tra thực tế của Hải Quan và Cục Kiểm định Hải Quan chính là cơ sở pháp lý để áp mã HS đối với hàng hóa nước mắm nước tương nhập khẩu.

Thủ tục nhập khẩu nước mắm nước tương
Thủ tục nhập khẩu nước mắm nước tương

Chuẩn bị thủ tục nhập khẩu nước mắm nước tương

Hồ sơ Hải Quan

Hồ sơ Hải Quan nhập khẩu nước mắm nước tương hông thường bao gồm bản scan nộp online hoặc bản gốc với những giấy tờ như sau:

  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): Bản sao y (một số Cục sẽ yêu cầu nộp bản chính)
  • Vận đơn (Bill of Landing): Bản sao y
  • Giấy giới thiệu: Bản chính
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Original – C/O): Bản chính hoặc bản online (nếu muốn hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt)
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List): Bản sao y
  • Bản Thỏa thuận Phát triển Mối quan hệ đối tác giữa Hải quan – Doanh nghiệp: Bản chính
  • Bản tự công bố hàng hóa
  • Kết quả thông qua kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm

Quy định nhãn mác

Hàng hóa nước mắm nước tương khi thực hiện nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác, theo quy định Pháp luật hiện hành. Theo đó, nhãn dán hàng hóa bắt buộc phải thể hiện được những nội dung sau:

  • Tên của hàng hóa
  • Tên và địa chỉ của cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp chịu trách nhiệm về hàng hóa
  • Nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa

║Xem thêm: Incoterm là gì? Những thuật ngữ mới nhất về Incoterm năm 2023

Thủ tục nhập khẩu nước mắm nước tương
Thủ tục nhập khẩu nước mắm nước tương

Ngoài ra, khi nhập khẩu mặt hàng nước mắm nước tương, bên nhập khẩu cần bổ sung những nội dung sau trên nhãn mác: 

  • Định lượng sản xuất
  • Ngày sản xuất + hạn sử dụng
  • Thành phần cấu tạo hoặc thành phần định lượng; thành phần dinh dưỡng + giá trị dinh dưỡng (nếu có). Cách ghi nội dung, thành phần dinh dưỡng, bảng giá trị dinh dưỡng được làm lộ trình thực hiện hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế;
  • Những thông tin cảnh báo
  • Hướng dẫn sử dụng + hướng dẫn bảo quản

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu nước mắm nước tương

Các cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp nhập khẩu cần chú ý các bước nhập khẩu nước mắm nước tương như sau:

Bước 1: Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Bước 2: Làm tự công bố sản phẩm, trước khi nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam

Bước 3: Đăng ký kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm khi hàng hóa đến cảng nhập

Bước 4: Chuẩn bị đầy đủ hoàn tất hồ sơ và mở tờ khai Hải Quan

Bước 5: Lấy mẫu và nhận kết quả kiểm tra vệ sinh chất lượng, an toàn thực phẩm

Bước 6: Nộp chứng nhận, thuế phí, thông quan hàng hóa

Khi tiến hành thủ tục nhập khẩu nước mắm nước tương, các bên nhập khẩu cũng cần chú ý nộp đầy đủ và kịp thời những loại thuế như sau:

Thủ tục nhập khẩu nước mắm nước tương
Thủ tục nhập khẩu nước mắm nước tương

║Xem thêm: Những thông tin cần biết về Shipping Mark trong xuất nhập khẩu

Tổng kết lại, trên đây là những thủ tục nhập khẩu nước mắm nước tương về tới thị trường Việt Nam cho các nhà nhập khẩu quan tâm. Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, quý khách hàng, doanh nghiệp có thể qua thông tin liên hệ bên dưới của Finlogistics để trao đổi và được giải đáp. Chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, cùng đội ngũ hỗ trợ lớn mạnh, sẽ giúp bạn vận chuyển hàng hóa, thông quan Hải quan, xin giấy tờ khó,… một cách nhanh chóng, hiệu quả và tối ưu nhất!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Contact Finlogistics

Θ Bài viết gợi ý:


Thu-tuc-nhap-khau-bom-kim-tiem-00.jpg

Bơm kim tiêm là một trong những trang thiết bị y tế rất quan trọng trong Y khoa, nhằm để lấy máu, truyền dịch,… Do đó, mặt hàng này thường được nhập khẩu từ nước ngoài, nhằm đảm bảo chất lượng cao nhất. Nhận thấy được tiềm năng kinh doanh trong lĩnh vực này, nhiều cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp cũng đang thăm dò và tìm hiểu các bước làm thủ tục nhập khẩu bơm kim tiêm vào thị trường Việt Nam.

Những có nhiều vấn đề khiến mọi người đều băn khoăn, thí dụ như: Thuế nhập khẩu bơm kim tiêm tại thời điểm này ra sao? Có ưu đãi gì về thuế nhập khẩu dành cho mặt hàng này không? Chính sách của Nhà nước với bơm kim tiêm nhập khẩu thế nào? Quy trình nhập hàng vào nội địa có khó không? Những thắc mắc này sẽ được Finlogistics giải đáp ngay trong bài viết này, nhớ đón xem nhé!!!

Thủ tục nhập khẩu bơm kim tiêm
Thủ tục nhập khẩu bơm kim tiêm

(19/09/2023)


 

Nhập khẩu bơm kim tiêm dựa vào văn bản pháp lý nào?

Thủ tục nhập khẩu bơm kim tiêm căn cứ vào các chính sách, văn bản của Sở Y tế quy định về việc quản lý trang thiết bị y tế, bao gồm:

Trong đó, việc quản lý trang thiết bị y tế sẽ có những thay đổi quan trọng, cụ thể:

  • Thứ nhất, trang thiết bị y tế nhập khẩu đều phải được phân loại, nhằm để làm căn cứ cho việc làm Công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc để Sở Y tế cấp số đăng ký lưu hành.
  • Thứ hai, việc quản lý trang thiết bị y tế sẽ dựa trên số lưu hành, mã HS code,…

Theo đó, mặt hàng bơm kim tiêm nhập khẩu được phân vào thiết bị y tế loại B. Ngoài ra, mã HS code của hàng hóa này là 9018.3200. Với mã HS trên, sản phẩm bơm kim tiêm sẽ thuộc danh mục quản lí của Sở Y Tế, khi tiến hành nhập khẩu phải thực hiện phân loại trang thiết bị y tế và cấp số lưu hành. Dưới đây là danh mục trang thiết bị y tế loại B phổ biến:

Hóa chất sinh hóa Giường kéo giãn cột sống Dây cung chỉnh nha
Ống nội soi tai-mũi-họng Máy siêu âm Máy phân tích da
Máy soi cổ tử cung Que thử thai Mắc cài răng
Ống đặt nội khí quản Nhiệt kế điện tử Máy tập phục hồi chức năng
Máy đo huyết áp Kim châm cứu Máy tạo Oxy
Răng giả Kim luồn tĩnh mạch Ghế máy Nha Khoa
Bơm kim tiêm Mặt nạ Oxy có túi Máy phân tích sinh hóa
Máy khí dung Máy trợ thính Vật liệu trám răng
Dây dẫn dịch Nước mắt nhân tạo Đèn chiếu vàng da
Phôi sứ làm răng giả Máy hút sữa Máy cạo vôi răng

║Xem thêm: Những loại hàng hóa vận chuyển đường bộ năm 2023

Chuẩn bị thủ tục nhập khẩu bơm kim tiêm

Hồ sơ Hải Quan

Các cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu cần chuẩn bị bộ hồ sơ Hải Quan đầy đủ và chi tiết, để nộp lên Bộ Y tế xét duyệt, trong đó các chứng từ cho mặt hàng bơm kim tiêm nhập khẩu cần có bao gồm:

  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại): Bản sao y (một số chi cục sẽ yêu cầu nộp bản gốc khi lô hàng áp dụng loại thuế ưu đãi đặc biệt với một số mẫu C/O (ví dụ: C/O form E, C/O form D,…)
  • Bill of Lading (Vận đơn) – Bản sao y
  • Giấy giới thiệu – Bản gốc
  • Certificate of Origin (C/O – Giấy chứng nhận xuất xứ): Bản gốc hoặc bản online trong trường hợp bên nhập khẩu muốn được hưởng ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu
  • Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa): Bản sao y
  • Công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với thiết bị y tế loại B
Thủ tục nhập khẩu bơm kim tiêm
Thủ tục nhập khẩu bơm kim tiêm

Quy định nhãn mác

Hàng hóa bơm kim tiêm nhập khẩu cũng cần phải có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành của Pháp luật. Trong đó, nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện được những nội dung cụ thể sau:

  • Tên của hàng hóa
  • Tên và địa chỉ của cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp chịu trách nhiệm về lô hàng hóa
  • Nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa
  • Những nội dung khác theo đặc điểm, tính chất của mỗi loại hàng hóa

*Lưu ý: Đối với trang thiết bị y tế thì trên nhãn dán hàng hóa cần thể hiện các thông tin như:

A. Số lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu của trang thiết bị y tế.

B. Số lô hàng hoặc số sê ri của trang thiết bị y tế.

C. Ngày sản xuất và hạn sử dụng: Trang thiết bị y tế được tiệt trùng, sử dụng một lần hoặc thuốc thử, chất hiệu chuẩn, vật liệu kiểm soát, hóa chất,… thì phải ghi rõ hạn sử dụng. Những trường hợp khác cần ghi rõ ngày sản xuất hoặc hạn sử dụng. Đối với trang thiết bị y tế là dạng máy móc, thiết bị,… thì ghi tháng –  năm sản xuất.

D. Những thông tin cảnh báo, hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng, cơ sở bảo hành,.. có thể được thể hiện trực tiếp ngay trên nhãn dán trang thiết bị y tế hoặc ghi rõ các hướng dẫn tra cứu thông tin này trên nhãn dán trang thiết bị y tế.

║Xem thêm: Công bố thiết bị y tế loại A mới nhất năm 2023

Quy trình đăng ký mặt hàng bơm kim tiêm nhập khẩu

Sở Y tế có thẩm quyền cao nhất đối với việc đăng ký hàng hóa bơm kim tiêm nhập khẩu cho các cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp có nhu cầu. Trình tự thực hiện như sau:

Bước 1:  Các cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp nhập khẩu nộp bộ hồ sơ đầy đủ cho Sở Y tế

Bước 2: Sau khi đã nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Y tế sẽ cấp cho cơ sở đề nghị số lưu hành của Phiếu tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp số lưu hành trang thiết bị y tế.

Bước 3: Nộp lệ phí cho Nhà nước: 3.000.000 VNĐ

A. Nếu trường hợp không có yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ đăng ký thủ tục nhập khẩu bơm kim tiêm, Sở Y tế sẽ có trách nhiệm:

  • Đối với trang thiết bị y tế vẫn chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng thì sẽ tổ chức thẩm định để cấp mới số lưu hành, trong thời hạn là 60 ngày hoặc gia hạn thêm số lưu hành trong thời hạn là 30 ngày, tính từ ngày được ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Nếu không cấp mới, thì việc gia hạn số lưu hành phải có Văn bản trả lời và nêu rõ ràng lý do cho bên nhập khẩu.
  • Đối với trang thiết bị y tế đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng thì sẽ tổ chức thẩm định để cấp mới số lưu hành trong vòng 15 ngày hoặc gia hạn thêm số lưu hành trong thời gian là 10 ngày, tính từ ngày được ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Nếu không cấp mới, thì việc gia hạn số lưu hành vẫn phải có Văn bản trả lời và nêu rõ ràng lý do cho bên nhập khẩu.
  • Cấp lại cho bên nhập khẩu số lưu hành sản phẩm bơm kim tiêm nhập khẩu trong thời hạn là 05 ngày làm việc, bắt đầu từ ngày được ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Nếu không cấp lại số lưu hành thì phải có Văn bản trả lời và nêu rõ ràng lý do.
  • Tổ chức buổi thẩm định để cấp mới lại số lưu hành trong vòng 30 ngày, bắt đầu từ ngày được ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, đối với những trường hợp được quy định tại Khoản 2, Điều 25, Văn bản hợp nhất số 01/VBHN/BYT/2020.

B. Nếu trường hợp hồ sơ thủ tục nhập khẩu bơm kim tiêm vẫn chưa hoàn chỉnh, thì Sở Y tế phải có Văn bản thông báo kịp thời cho cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp để đề nghị cấp mới cấp lại hoặc gia hạn số lưu hành. Mục đích nhằm bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ đăng ký bơm kim tiêm nhập khẩu. Trong đó, Sở Y tế phải nêu cụ thể là bổ sung thêm những tài liệu, thông tin gì hay nội dung nào nên sửa đổi trong thời hạn từ:

  • 15 ngày làm việc, tính từ ngày được ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, đối với hồ sơ đề nghị cấp mới hoặc gia hạn số lưu hành.
  • 05 ngày làm việc, tính từ ngày được ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, đối với hồ sơ đề nghị cấp mới lại số lưu hành.

C. Sau khi nhận được Văn bản yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ thủ tục nhập khẩu bơm kim tiêm, bên nhập khẩu phải bổ sung và sửa đổi theo đúng như những nội dung đã được ghi trong Văn bản thông báo và gửi lại về cho Sở Y tế. Nếu trường hợp đã bổ sung và sửa đổi hồ sơ, nhưng vẫn không đúng với yêu cầu thì Sở Y tế sẽ tiếp tục gửi thông báo cho phía nhập khẩu để hoàn thành hồ sơ, theo quy định Pháp luật.

Sau 90 ngày làm việc, tính từ ngày Sở Y tế gửi Văn bản yêu cầu mà bên nhập khẩu vẫn không bổ sung, sửa đổi hồ sơ hoặc nếu sau 05 lần sửa đổi và bổ sung hồ sơ kể từ lần đầu, mà hồ sơ vẫn không thể đáp ứng được yêu cầu thì các cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp nhập khẩu phải thực hiện lại từ đầu các bước thủ tục đề nghị cấp số lưu hành cho hàng hóa bơm kim tiêm nhập khẩu.

Trong quá trình sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ, nếu những chứng từ, giấy tờ làm thủ tục nhập khẩu bơm kim tiêm được quy định tại Khoản 1, Điều 26 hết hiệu lực thì bên nhập khẩu phải tiến hành nộp bổ sung những chứng từ, giấy tờ thay thế vẫn còn hiệu lực và đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 28, Văn bản hợp nhất số 01/VBHN/BYT/2020.

Thủ tục nhập khẩu bơm kim tiêm
Thủ tục nhập khẩu bơm kim tiêm

D. Trong trường hợp Hội đồng thẩm định yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ thủ tục nhập khẩu bơm kim tiêm thì trong thời gian 10 ngày làm việc, tính từ ngày có biên bản họp của Hội đồng, thì Sở Y tế phải có Văn bản thông báo đến cho bên nhập khẩu để tiến hành bổ sung hồ sơ. Văn bản thông báo cũn phải nêu rõ ràng, cụ thể là bổ sung những tài liệu, thông tin gì, nội dung nào cần phải sửa đổi hoặc thay thế.

Sau khi đã nhận được Văn bản yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ đăng ký thủ tục nhập khẩu bơm kim tiêm, bên nhập khẩu phải bổ sung và sửa đổi theo đúng như những nội dung đã được ghi trong Văn bản và gửi lại về cho Sở Y tế. Ngày tiếp nhận hồ sơ bổ sung hoặc sửa đổi cũng được ghi rõ trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.

Nếu phía nhập khẩu đã bổ sung và sửa đổi hồ sơ nhưng vẫn không đúng với yêu cầu thì Sở Y tế sẽ tiếp tục thông báo đề nghị cấp lại số lưu hành để tiếp tục hoàn thiện bộ chứng từ, hồ sơ theo quy định được ghi tại Khoản 4 và 5.

Bước 4: Trong thời gian 03 – 07 ngày làm việc, bắt đầu từ ngày cấp số lưu hành, thì Sở Y tế có trách nhiệm công khai ở trên Cổng thông tin điện tử (https://dmec.moh.gov.vn/) những thông tin về thủ tục nhập khẩu bơm kim tiêm như sau:

  • Tên hàng hóa + phân loại + cơ sở sản xuất + quốc gia sản xuất lô hàng bơm kim tiêm
  • Số lưu hành của lô hàng bơm kim tiêm
  • Tên + địa chỉ của chủ sở hữu lô hàng bơm kim tiêm (bên nhập khẩu)
  • Tên + địa chỉ của chủ sở hữu số lưu hành
  • Tên + địa chỉ của cơ sở bảo hành bơm kim tiêm
  • Bộ hồ sơ đăng ký thủ tục nhập khẩu bơm kim tiêm, trừ các thông tin theo quy định tại Điểm H, Khoản 1, Điều 26 thuộc Nghị định này

║Xem thêm: Thủ tục đăng ký tài khoản tại Cổng thông tin quốc gia

Như vậy, trên đây là tất cả những thông tin cần thiết và quy trình từ tổng thể đến chi tiết cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp mong muốn biết thêm về thủ tục nhập khẩu bơm kim tiêm. Hãy đọc kỹ bài viết này để nắm vững những Chính sách, Văn bản mà Nhà nước, Sở Y tế yêu cầu đối với mặt hàng này, cũng như các bước làm thủ tục cho sản phẩm y tế bơm kim tiêm nhập khẩu.

Nếu quý khách hàng và doanh nghiệp gặp phải những khó khăn, vướng mắc nào trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu bơm kim tiêm hoặc những mặt hàng trang thiết bị y tế khác vào thị trường Việt Nam, có thể nhanh chóng gọi đến ngay cho chúng tôi – công ty Finlogistics.

Là đơn vị Forwarder với kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung và vận chuyển hàng hóa nội địa – quốc tế, làm giấy tờ – thủ tục kê khai, thông quan Hải Quan,…nói riêng, Finlogistics tự tin cam kết mang lại nhiều lợi ích và giá trị tuyệt vời cho khách hàng. Với đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, nhiệt tình và uy tín, mọi vấn đề của quý khách hàng và doanh nghiệp sẽ được giải quyết nhanh chóng và tối ưu chi phí!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone: 0963.126.995 (Ms.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Contact Finlogistics

Θ Bài viết gợi ý:


Thu-tuc-nhap-khau-ta-bim-tre-em-00.jpg

Là một trong những sản phẩm bán chạy hàng đầu, mặt hàng tã bỉm trẻ em tại thị trường Việt Nam hiện đang được nhập khẩu từ rất nhiều quốc gia như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan,… Theo đó, nhiều doanh nghiệp mới cũng muốn nhảy vào lĩnh vực béo bở này để nhập khẩu và kinh doanh, nhưng lại chưa biết nên làm theo những bước nào.

Bài viết hướng dẫn thủ tục nhập khẩu tã bỉm trẻ em mới nhất dưới đây của nhà Finlogistics sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu rõ những quy định, chính sách của Nhà nước và quy trình từ tổng quát đến chi tiết đối với loại hàng hóa tã bỉm trẻ em nhập khẩu. Đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích này nhé!!!   

Thủ tục nhập khẩu tã bỉm trẻ em
Thủ tục nhập khẩu tã bỉm trẻ em

(18/09/2023)


 

Chính sách của Nhà nước về mặt hàng tã bỉm trẻ em nhập khẩu

Theo quy định, thủ tục nhập khẩu tã bỉm trẻ em được Nhà nước nêu rõ trong những chính sách, văn bản Pháp luật như sau: 

Theo những Thông tư, Nghị định ở trên thì mặt hàng tã bỉm trẻ em nhập khẩu không nằm trong danh mục các hàng hóa bị cấm nhập khẩu (trừ loại hàng hóa đã qua sử dụng). Ngoài ra, theo Thông tư số 37/2015/TT-BCT, thì khi tiến hành đưa tã bỉm trẻ em ra ngoài thị trường Việt Nam cần kiểm tra, giám định hàm lượng Formaldehyde và các amin thơm, chuyển hóa từ thuốc nhuộm Azo bên trong sản phẩm dệt may.

║Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu Thiết bị y tế mới nhất năm 2023

Mã HS code của hàng hóa tã bỉm trẻ em

Trước khi tiến hành làm thủ tục nhập khẩu tã bỉm trẻ em, doanh nghiệp cần phải xác định rõ mặt hàng này có chính sách và thủ tục nhập khẩu như thế nào. Vì vậy, điều đầu tiên là cần phải xác định rõ mã số HS của sản phẩm tã bỉm trẻ em.

Việc xác định mã HS code của hàng hóa sẽ giúp bên nhập hàng tính được biểu thuế và xem mặt hàng đó có hợp lệ trong quá trình tiến hành nhập khẩu đối với Nhà nước hay không. Tã bỉm trẻ em bao gồm các loại bỉm và miếng lót vệ sinh trẻ em, làm từ giấy, bột giấy, tấm xơ sợi xenlulô hoặc màng xơ sợi xenlulô,… có mã HS code là 96190013.

Thủ tục nhập khẩu tã bỉm trẻ em
Thủ tục nhập khẩu tã bỉm trẻ em

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu tã bỉm trẻ em

Theo quy định Pháp luật hiện hành thì mặt hàng tã bỉm trẻ em không thuộc danh mục hàng hóa bị cấm xuất nhập khẩu. Do đó, các doanh nghiệp có nhu cầu có thể làm thủ tục nhập hàng tã bỉm trẻ em theo đúng quy định của Cục kiểm định Hải Quan. Mặt hàng này cũng không nằm trong diện kiểm tra chuyên ngành khi tiến hành nhập khẩu, vì vậy doanh nghiệp hoàn toàn có thể làm thủ tục thông quan như bình thường.

Theo Khoản 5, Điều 1, Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi cho Điều 16, Thông tư 38/2015/TT-BT, trong bộ hồ sơ Hải Quan nhập khẩu về thủ tục nhập khẩu tã bỉm trẻ em sẽ cần yêu cầu phải có đầy đủ những giấy tờ bao gồm:

║Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu Mỹ phẩm cho người mới năm 2023

Sau khi doanh nghiệp đã chuẩn bị đầy đủ những loại chứng từ, giấy tờ cần thiết để thực hiện thủ tục nhập khẩu tã bỉm trẻ em, thì sẽ tiếp tục tiến hành những bước sau:

  • Bước 1: Khai báo thông qua tờ khai Hải Quan
  • Bước 2: Tiến hành nộp và xuất trình những chứng từ, hồ sơ kèm theo tờ khai Hải Quan vừa kê khai.
  • Bước 3: Thực hiện xuất trình hàng hóa tã bỉm trẻ em để cho Cơ quan Hải Quan tiến hành kiểm tra. Doanh nghiệp phải thực hiện đúng theo các yêu cầu của Cơ quan chức năng trong việc kiểm soát mặt hàng nhập khẩu như: kiểm tra chất lượng hàng hóa, kiểm dịch, giám định và phân tích hàng hóa,…
  • Bước 4: Sau khi đã được xác nhận mặt hàng tã bỉm trẻ em nhập khẩu đảm bảo, doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp thuế và lệ phí cùng những khoản thu phụ khác. Cuối cùng tiếp nhận hàng hóa sau khi đã thông quan thành công.
Thủ tục nhập khẩu tã bỉm trẻ em
Thủ tục nhập khẩu tã bỉm trẻ em

Thuế nhập khẩu đối với tã bỉm trẻ em

Khi tiến hành nhập khẩu tã bỉm trẻ em về thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp sẽ cần phải nộp những khoản thuế bao gồm: thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT). Dựa vào đó, bên nhập khẩu sẽ biết được mã HS của tùy sản phẩm sẽ nhận được mức thuế nhập khẩu ưu đãi, khoảng từ 5 – 15% và mất thêm thuế VAT là 10%, trong quá trình nhập khẩu tã bỉm trẻ em. Ngoài ra:

  • Tã bỉm trẻ em nhập khẩu từ Nhật Bản với C/O form VJ sẽ có mức thuế nhập khẩu là 0%
  • Tã bỉm trẻ em nhập khẩu từ Hàn Quốc với C/O form AK, VK sẽ có mức thuế nhập khẩu là 0%

Chú ý: Các cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu cũng cần xem những thương hiệu tã bỉm trẻ em đã có đăng ký sở hữu trí tuệ hay chưa, để tránh những rắc rối không đáng có.

Bên cạnh đó, nếu trong trường hợp mặt hàng tã bỉm trẻ em nhập khẩu từ những nước đã có Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam, thì sẽ có thể được miễn giảm thuế nhập khẩu, cùng với các ưu đãi đặc biệt, rẻ hơn so với thông thường. Tùy vào từng tính chất riêng của hàng hóa mà doanh nghiệp có thể chọn hình thức vận chuyển theo nhiều phương diện khác nhau, ví dụ như: vận chuyển đường biển, đường bộ, đường hàng không,…

Hơn nữa, chi phí và thời gian vận chuyển sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu cũng sẽ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì tính chất tã bỉm trẻ em khá nhẹ, nhưng lại cồng kềnh nên các doanh nghiệp sẽ phải thường nhập khẩu nguyên thùng container theo đường biển là chủ yếu. Thời gian vận chuyển sẽ dao động trong khoảng 4 – 7 ngày hoặc lâu hơn nếu chịu nhiều yếu tố tự nhiên tác động tới.

║Xem thêm: Hướng dẫn nhập khẩu Quà tặng doanh nghiệp mới nhất năm 2023

Tổng kết lại, trên đây là những quy định, chính sách mà Nhà nước đã và đang áp dụng đối với việc nhập khẩu mặt hàng tã bỉm trẻ em. Hy vọng bài viết hữu ích này đã mang tới cái nhìn rõ hơn về các bước để thực hiện thủ tục nhập khẩu tã bỉm trẻ em. Các doanh nghiệp mong muốn nhập khẩu mặt hàng này cần đọc kỹ những thông tin trên bài viết để quá trình nhập khẩu diễn ra thuận lợi, hiệu quả và tối ưu.

Những thắc mắc, câu hỏi của quý doanh nghiệp về vấn đề nhập khẩu tã bỉm trẻ em hoặc bất kỳ mặt hàng nào liên quan, có thể gửi về trực tiếp cho công ty Finlogistics. Với gần chục năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế và nội địa, làm thủ tục – xin giấy tờ Hải Quan,… đội ngũ nhân viên của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cho quý doanh nghiệp mọi lúc mọi nơi, một cách chuyên nghiệp, tận tình và nhanh chóng nhất!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone: 0963.126.995 (Ms.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Contact Finlogistics

Θ Bài viết gợi ý:


Thu-tuc-nhap-khau-bot-giat-nuoc-giat-00.jpg

Ngày nay, mặt hàng bột giặt nước giặt là những nhu yếu phẩm không thể thiếu trong cuộc sống. Do đó, có khá nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp mong muốn thực hiện thủ tục nhập khẩu bột giặt nước giặt về Việt Nam để phân phối hoặc kinh doanh. Nhưng ít ai hiểu rõ những quy định về mặt hàng này cũng như các bước thủ tục nhập khẩu chi tiết.  

Một số người còn cho rằng hàng hóa bột giặt nước giặt thuộc nhóm Mỹ phẩm, nên phải thực hiện khá nhiều thủ tục Công bố phức tạp khi tiến hành nhập khẩu. Vậy cụ thể vấn đề này ra sao? Hãy cùng Finlogistics tìm hiểu kỹ hơn về quy trình thông quan bột giặt nước giặt nhập khẩu nhé!!!

Thủ tục nhập khẩu bột giặt nước giặt
Thủ tục nhập khẩu bột giặt nước giặt

(18/09/2023)


 

Quy định thủ tục nhập khẩu bột giặt nước giặt

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp còn nhầm lẫn những mặt hàng ví dụ như: bột giặt nước giặt, nước rửa chén, nước rửa tay, nước hoa xịt trong phòng, nước thơm,…. là sản phẩm Mỹ phẩm. Finlogistics xin khẳng định giúp bạn rằng, những sản phẩm bột giặt nước giặt không phải là Mỹ phẩm.

Chúng đều là những sản phẩm Hóa phẩm. Vì vậy, các cá nhân, doanh nghiệp không cần phải làm thủ tục công bố Mỹ phẩm khi tiến hành nhập khẩu mặt hàng này. Để hiểu rõ hơn về định nghĩa của Mỹ phẩm, bạn có thể đọc kỹ Thông tư số 06/2011/TT-BYT.

“Sản phẩm Mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng với các bộ phận bên ngoài của cơ thể con người (như da, lông tóc, móng, môi và cơ quan sinh dục ngoài), răng hoặc niêm mạc miệng. Mục đích chính là nhằm làm sạch làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi của cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cho cơ thể trong điều kiện tốt”.

Về cơ bản, mặt hàng bột giặt nước giặt nhập khẩu không có quá nhiều quy định đặc biệt về thủ tục xuất nhập khẩu. Cụ thể, sản phẩm này không nằm trong danh mục bị cấm xuất khẩu hay nhập khẩu, nên các cá nhân, doanh nghiệp có thể tiến hành nhập khẩu về thị trường trong nước.

Hàng hóa bột giặt nước giặt cũng không có yêu cầu gì đặc biệt về những chính sách nhập khẩu, nên các bước làm thủ tục nhập khẩu bột giặt nước giặt vẫn được thực hiện như những hàng hóa bình thường, theo quy định của Pháp luật. Ngoài ra, mặt hàng này cũng không cần Giấy phép chuyên ngành để nhập khẩu.

║Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu Serum dành cho người mới năm 2023

Thủ tục nhập khẩu bột giặt nước giặt
Thủ tục nhập khẩu bột giặt nước giặt

Mã HS code của bột giặt nước giặt nhập khẩu

Bột giặt nước giặt được xem là chế phẩm giặt rửa, do đó theo biểu thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ có mã HS code là 340290

Bất cứ loại hàng hóa nào khi tiến hành nhập khẩu về thị trường Việt Nam cũng đều cần xác định được mã HS. Bởi vì, mã HS chính là căn cứ để xác định loại thuế, mức thuế phải nộp và những quy định liên quan khác khi thực hiện nhập khẩu. Khi làm thủ tục nhập khẩu bột giặt nước giặt về Việt Nam, thì các cá nhân, doanh nghiệp cũng nên chú ý áp đúng mã HS cho loại mặt hàng này.

Bạn hãy dựa vào những đặc điểm như: tính chất, thành phần, thông tin tài liệu liên quan để xác định mã HS cho đúng. Với mặt hàng bột giặt nước giặt nhập khẩu, sản phẩm này có mã HS thuộc Chương 34 – Xà phòng. Các cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu chú ý phần kiểm tra sở hữu trí tuệ của sản phẩm.

Thủ tục nhập khẩu bột giặt nước giặt
Thủ tục nhập khẩu bột giặt nước giặt

║Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu Kem đánh răng mới nhất 2023

Thủ tục nhập khẩu bột giặt nước giặt chi tiết

Như chúng tôi đã nói ở trên, bột giặt nước giặt không thuộc nhóm hàng hóa Mỹ phẩm, nên khi tiến hành nhập khẩu, các cá nhân, doanh nghiệp không phải làm thủ tục Công bố Mỹ phẩm. Theo đó, thủ tục nhập khẩu bột giặt nước giặt sẽ được thực hiện tương tự như những thủ tục nhập khẩu các mặt hàng thông thường khác.

Cụ thể, ngoài việc xác định mã HS code cho sản phẩm, các cá nhân, doanh nghiệp muốn nhập khẩu sẽ cần thực hiện một vài thủ tục cơ bản như: mở tờ khai Hải quan nhập khẩu, chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ Hải quan nhập khẩu, truyền tờ khai, nhận kết quả phân luồng hàng hóa và thực hiện những bước thông quan theo quy định.

Về bộ hồ sơ Hải Quan nhập khẩu, các cá nhân, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ, chi tiết những loại giấy tờ, chứng từ theo quy định được ghi tại Khoản 5, Điều 1, Thông tư số 39/2018/TT-BTC (sửa đổi và bổ sung cho Điều 16, Thông tư số 38/2015/TT-BTC). Căn cứ vào Thông tư trên, có thể liệt kê ra một số loại giấy tờ, chứng từ cần thiết như sau:

  • Tờ khai Hải Quan nhập khẩu theo mẫu sẵn
  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
  • Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
  • Sales contract (Hợp đồng mua bán)
  • Bill of Lading (Vận đơn)
  • Certificate of Origin (C/O – Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa)
  • Giấy phép nhập khẩu hàng hóa
  • Những chứng từ liên quan khác (nếu có)

Sau khi đã mở tờ khai Hải Quan và điền đầy đủ các thông tin theo hướng dẫn, các cá nhân, doanh nghiệp sẽ truyền tờ khai, đợi kết quả phân luồng để thực hiện nốt những bước thông quan cho lô hàng bột giặt nước giặt. Trường hợp nếu hàng hóa vẫn chưa được thông quan, thì bên nhập khẩu cần chú ý thực hiện đúng theo hướng dẫn để đảm bảo hàng hóa được thông quan thuận lợi.

Thủ tục nhập khẩu bột giặt nước giặt
Thủ tục nhập khẩu bột giặt nước giặt

chính sách thuế đối với việc nhập khẩu bột giặt nước giặt

Khi tiến hành nhập khẩu hàng hóa, chính sách về thuế luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Mỗi loại mặt hàng khi nhập khẩu lại có các quy định riêng về mức thuế quan. Vậy đối với mặt hàng bột giặt nước giặt nhập khẩu thì mức này ra sao?

Khi nhập khẩu hàng hóa về thị trường Việt Nam, các cá nhân, doanh nghiệp sẽ phải nộp hai loại thuế chính là: thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT). Mức thuế cụ thể giữa các mặt hàng cũng sẽ có sự khác biệt, do mã HS code được áp khác nhau. Theo đó, mức thuế nhập khẩu ưu đãi đối với bột giặt nước giặt là 8% và thuế VAT là 10%.

Nếu các cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm từ Thái Lan và hàng hóa có C/O form D thì sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi lên đến 0%. Còn nếu nhập khẩu mặt hàng từ Trung Quốc, có C/O form E thì cũng sẽ được hưởng 0% thuế nhập khẩu. 

║Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu Thực phẩm chức năng năm 2023

Như vậy, trên đây là những điều cần biết về thủ tục nhập khẩu bột giặt nước giặt dành cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp có nhu cầu. Quý khách hàng và doanh nghiệp cần đọc kỹ những thông tin, chính sách nhập khẩu và các bước quy trình làm thủ tục thông quan hàng hóa. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ cho công ty Finlogistics – đơn vị FWD với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi cam kết sẽ giải quyết mọi vấn đề của quý khách hàng, doanh nghiệp, từ cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế lẫn nội địa bằng nhiều hình thức, cho đến khai báo thủ tục Hải Quan, làm chứng từ, giấy tờ khó,… một cách nhanh chóng, hiệu quả, chất lượng và tối ưu chi phí!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone: 0963.126.995 (Ms.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Contact Finlogistics

Θ Bài viết gợi ý:


Phone
Mục lục