Thiết bị chuyển mạch (Switch) đóng vai trò quan trọng, nhưng lại không yêu cầu về giấy phép nhập khẩu chuyên ngành hoặc kiểm định chất lượng sản phẩm. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã tiến hành thủ tục nhập khẩu thiết bị chuyển mạch một cách chủ quan hoặc không đầy đủ, khiến hàng hoá không được thông quan, thậm chí còn bị phạt hành chính. Bài viết hôm nay của Finlogistics sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình xử lý nhập khẩu mặt hàng này, cùng theo dõi đến cuối nhé!
Thiết bị chuyển mạch là gì?
Trước khi bắt đầu đi sâu tìm hiểu về các bước thông quan nhập khẩu, chúng ta hãy cùng khái quát một lượt để nắm được định nghĩa thiết bị chuyển mạch là gì nhé.
Khái niệm
Thiết bị chuyển mạch (Switch) có một vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống kết nối mạng, dùng để nối những đoạn dây mạng theo mô hình sao (Star). Trong đó, Switch được xem là trung tâm, tạo ra đường truyền trung chuyển dữ liệu tạm thời tới tất cả các thiết bị vệ tinh. Thông thường, Switch được hỗ trợ công nghệ Full Duplex, giúp mở rộng băng thông đường truyền, điều mà nhiều thiết bị khác không làm được.
Ứng dụng
Vậy ứng dụng trong thực tế của thiết bị chuyển mạch là gì? Tuy có nhiều loại thiết bị chuyển đổi mạch khác nhau như: Router, HUB,… những Switch vẫn được ưu tiên sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Các doanh nghiệp thường sử dụng Switch để kết nối những thiết bị văn phòng như: máy tính, máy in, máy ảnh, điện thoại, đèn hoặc máy chủ trong tòa nhà, trường học,… Switch không khác gì một chiếc Bridge nhiều cổng.
Các thiết bị công nghệ được kết nối gián tiếp với nhau, thông qua các cổng Switch.
Switch cho phép Host hoạt động ở chế độ song công Duplex (chuyển tín hiệu theo 02 hướng “đọc – ghi” và “nghe – nói” cùng một lúc).
Các cổng Switch quyết định tín hiệu băng thông truyền đi mà không cần phải chia sẻ với nhau.
Frame được kiểm tra giúp giảm tỷ lệ lỗi, đi kèm công nghệ Store-and-Forward dùng để lưu lại những gói tin tốt trước khi được chuyển đi.
Thiết lập giới hạn lưu lượng truyền đi tại một ngưỡng cho phép nhất định.
HS code và thuế phí thiết bị chuyển mạch nhập khẩu
Dưới đây là bảng mã HS code và thuế phí nhập khẩu của thiết bị chuyển mạch nhập khẩu, doanh nghiệp có thể tham khảo và áp dụng khi tiến hành các bước thủ tục:
MÃ HS
MÔ TẢ
8517.62
Máy thu, chuyển đổi và truyền hoặc tái tạo hình ảnh, âm thanh hoặc các dạng dữ liệu khác (bao gồm thiết bị chuyển mạch và thiết bị định tuyến)
8517.6230
Thiết bị chuyển mạch bằng điện báo hoặc điện thoại
Loại sản phẩm
Thuế NK thông thường
Thuế NK ưu đãi
Thuế GTGT
Thuế NK ưu đãi với C/O (form E, D, VK, EUR1,…)
Thiết bị chuyển mạch
5 %
0 %
10 %
0 %
Bộ chứng từ thủ tục nhập khẩu thiết bị chuyển mạch
Các doanh nghiệp cần lưu ý, khi làm thủ tục nhập khẩu thiết bị chuyển mạch, hàng hóa phải là mới 100% và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng (nên kèm theo C/O). Hơn nữa, thiết bị chuyển mạch không nằm trong Danh mục bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam, nên doanh nghiệp có thể chuẩn bị đầy đủ những chứng từ dưới đây để tiến hành khai báo Hải Quan:
Certificate of Origin – C/O (Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ)
Catalog tài liệu kỹ thuật và các loại chứng từ khác (nếu có)
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu thiết bị chuyển mạch
Để quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu thiết bị chuyển mạch diễn ra một cách nhanh chóng và thuận lợi, doanh nghiệp nên tối ưu và chuẩn chỉnh trong từng khâu xử lý. Quy trình nhập khẩu thường bao gồm những bước sau:
1. Chuẩn bị giấy tờ đầy đủ
Lựa chọn chính xác mã HS thiết bị chuyển mạch để nộp đúng thuế phí và hiểu rõ quy định nhập khẩu.
Chuẩn bị các loại chứng từ quan trọng cần thiết như: Tờ khai Hải Quan, Hợp đồng, Invoice, Packing List, B/L, C/O,… cùng những tài liệu kỹ thuật khác.
2. Kiểm tra điều khoản nhập khẩu
Kiểm tra lại những điều kiện và hạn chế đặc biệt đối với thiết bị chuyển mạch nhập khẩu.
3. Xác định rõ nguồn gốc xuất xứ
Thiết bị chuyển mạch cần xác định rõ nguồn gốc xuất xứ và kiểm tra thêm một số chứng từ hỗ trợ khác như: C/O form E, D, VK, EUR1,…
4. Tìm hiểu việc thanh toán chi phí thuế
Tìm hiểu kỹ việc thanh toán các loại thuế phí như thuế nhập khẩu thông thường, thuế nhập khẩu ưu đãi, thuế GTGT,… và kiểm tra lại quyền lợi của mình về nghĩa vụ thuế.
5. Khai báo thông quan Hải Quan
Điền đầy đủ và chính xác tất cả các thông tin về hàng hoá vào tờ khai Hải Quan, rồi nộp lại trên Hệ thống của Hải Quan và chờ kết quả.
6. Hải Quan kiểm kê thực tế hàng hoá
Hải Quan sẽ tiến hành kiểm tra và xác nhận những thông tin trong tờ khai, nếu đúng số lượng và chất lượng như đã khai báo thì hàng hoá sẽ được phép thông quan.
7. Giao nhận hàng hoá và bảo quản hồ sơ
Hàng hóa sau khi được thông quan sẽ được giao đến địa chỉ nhận, doanh nghiệp đóng đủ các loại phí để hoàn tất việc nhập khẩu và bảo quản những hồ sơ liên quan.
Lưu ý: Quy trình nhập khẩu thiết bị chuyển mạch có thể thay đổi tùy theo từng quy định cụ thể của mỗi quốc gia và cơ quan Hải Quan tại địa phương.
Trên đây là khái niệm, công năng sử dụng cũng như chi tiết các bước thủ tục nhập khẩu thiết bị chuyển mạch mà các doanh nghiệp đang quan tâm tìm hiểu. Tuy là mặt hàng không yêu cầu giấy phép nhập khẩu chuyên ngành nhưng quá trình nhập khẩu thiết bị chuyển mạch cần chuẩn bị kỹ càng và tối ưu hoá các bước. Nếu bạn đang tìm một đối tác hỗ trợ thực hiện nhập khẩu và xử lý mặt hàng thiết bị chuyển mạch, hãy gọi ngay cho Finlogistics chúng tôi để được tư vấn 24/7 nhé!
Hàng gia dụng chính là những vật dụng không thể thiếu vắng trong cuộc sống hằng ngày. Thậm chí, nhu cầu sử dụng đồ gia dụng các loại ngày càng tăng lên mỗi năm, nhất là hàng gia dụng nhập khẩu. Nếu bạn đang muốn kinh doanh mặt hàng này, mà vẫn chưa nắm rõ thủ tục nhập khẩu hàng gia dụng như thế nào, hãy cùng tìm hiểu chi tiết với Finlogistics thông qua bài viết hữu ích dưới đây nhé!
Thủ tục nhập khẩu hàng gia dụng dựa trên những cơ sở pháp lý nào?
Hàng gia dụng tại Việt Nam thường được nhập khẩu từ một số quốc gia như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Ấn Độ, châu Âu,… Theo đó, chính sách thủ tục nhập khẩu hàng gia dụng nói riêng đã được quy định đầy đủ tại một số Văn bản Pháp luật sau đây:
Thông tư số 38/2015/TT-BTC, sửa đổi và bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC
Thông tư số 14/2015/TT-BTC
Nghị định số 187/2013/NĐ-CP
Nghị định số 43/2017/NĐ-CP
Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
Công văn số 1267/TCHQ-GSQL
Thông báo số 1850/ATTP-VP
Nghị định số 128/2020/NĐ-CP
Từ những Văn bản Pháp luật nêu trên có thể thấy, những mặt hàng gia dụng nhập khẩu không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm đưa vào Việt Nam, trừ các loại hàng hóa cũ đã qua sử dụng. Ngoài ra, khi thực hiện nhập khẩu mặt hàng gia dụng, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến một vài điểm như sau:
Hàng gia dụng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm cần phải tự làm công bố An toàn vệ sinh thực phẩm (đặc biệt đối với hàng gia dụng nhà bếp). Đơn vị kiểm nghiệm chính là Viện Dinh dưỡng, Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia và những cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác.
Hàng gia dụng điện tử phải trải qua bước kiểm tra kiểm định chất lượng và hiệu năng tối thiểu.
Doanh nghiệp cần xác định chính xác mã HS code sản phẩm, trước khi tiến hành thủ tục nhập khẩu.
Nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng vào các bước xử lý, vận chuyển hàng gia dụng nhập khẩu, mà lại quên mất việc lựa chọn đúng mã HS code. Đây chính là một trong những bước đầu tiên và quan trọng bậc nhất khi làm thủ tục nhập khẩu, bởi nó ảnh hưởng đến thuế phí và quá trình xử lý thủ tục sau này.
Mã HS code
Mã HS code là một dãy số được quy định cho từng mặt hàng cụ thể và quy ước trên toàn thế giới. Mã HS giữa các quốc gia với nhau thường giống khoảng 4 – 6 chữ số đầu. Doanh nghiệp nhập khẩu có thể tham khảo mã HS mà phía người bán hàng cung cấp để thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm mã HS trong nước. Dưới đây là bảng mã HS code của một số mặt hàng gia dụng:
HÀNG GIA DỤNG CÁC LOẠI
MÃ HS CODE
Tivi và màn hình hiển thị
8528.7200
Tủ lạnh – Tủ đông
8418.1000
Điện thoại di động
8517.1200
Laptop – Máy tính bảng
8471.3000
Quạt điện – Quạt hút
8414.5100
Nồi cơm điện – Bếp điện
8516.7900
Máy hút bụi – Máy làm sạch
8508.1100
Ổ cắm – Bảng điều khiển điện
8536.6900
Mặt hàng gia dụng nhập khẩu nhỏ lẻ thường không có mã HS cụ thể. Bạn cần xác định mã HS một số mặt hàng lớn hơn như: tủ lạnh, bếp, tivi, nồi cơm, điều hòa,… Nếu trong trường hợp không có hoặc xác định mã HS sai, thì doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phải đối mặt với những rủi ro sau đây:
Đóng phạt do chọn sai mã HS code theo quy định ghi tại Nghị định số 128/2020/NĐ-CP.
Nếu phát sinh thuế phí nhập khẩu, thì phạt tối thiểu là 2 triệu VNĐ và mức cao nhất gấp 3 lần so với mức thuế chênh lệch.
Thuế nhập khẩu
Thuế suất nhập khẩu mặt hàng gia dụng phù thuộc vào mã HS tương ứng và quyết định phần lớn số thuế nhập khẩu mà doanh nghiệp cần đóng. Trong đó, chia làm hai loại chính bao gồm: thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt. Phần lớn thuế suất ưu đãi đặc biệt là 0%, đối với những mặt hàng gia dụng nhập khẩu từ các quốc gia mà Việt Nam ký kết hiệp định thương mại (FTA) như: ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, EU,…
Tuy vậy, doanh nghiệp muốn được hưởng mức thuế này, thì hàng hóa nhập khẩu cần phải có đầy đủ các loại giấy tờ, đặc biệt là Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O). Mức thuế nhập khẩu của mặt hàng gia dụng sẽ dao động trong khoảng từ 0 – 35%, thay đổi tùy vào mã HS.
Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu hàng gia dụng chi tiết
Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu hàng gia dụng các loại được quy định rõ trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC và sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Bạn có thể tham khảo một số giấy tờ quan trọng dưới đây:
Tờ khai Hải Quan
Hợp đồng thương mại (Purchase Order or Sales Contract)
Những loại giấy tờ khác (theo yêu cầu từ Chi cục Hải Quan)
Trong số đó, những chứng từ quan trọng nhất trong bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu đồ gia dụng bao gồm: Tờ khai Hải Quan, Invoice, B/L, hồ sơ công bố VSATTP,… Tuy C/O không bắt buộc nhưng nếu có thì doanh nghiệp sẽ được hưởng mức thuế suất ưu đãi, đa phần là 0%.
Các bước cụ thể trong quy trình làm thủ tục nhập khẩu đồ gia dụng
Các Thông tư, Văn bản Pháp luật đã nêu rõ các quy định chi tiết về quy trình làm thủ tục nhập khẩu đồ gia dụng, tương tự như những mặt hàng khác vào thị trường Việt Nam. Tóm tắt tổng quan các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Khai báo Hải Quan
Sau khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ nhập khẩu như: Hợp đồng thương mại, B/L, Packing List, Invoice, C/O, thông báo hàng đến cảng và mã HS code cho từng mặt hàng, thì sẽ tiến hành nhập liệu các thông tin để khai báo lên trên Hệ thống Hải Quan.
Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan
Bạn thực hiện kê khai đầy đủ thông tin ở trên tờ khai Hải Quan trực tuyến sao cho chính xác nhất. Sau đó, Hệ thống Hải Quan sẽ trả lại kết quả phân luồng tờ khai (gồm 3 phân luồng: luồng xanh – vàng – đỏ). Tuỳ theo từng luồng mà bạn sẽ cần thực hiện các bước thông quan hàng hóa phù hợp. Tiếp theo bạn đi in tờ khai và mang bộ hồ sơ tới Chi cục Hải Quan để tiến hành mở tờ khai.
Bước 3: Thông quan hàng hóa
Các cán bộ Hải Quan sẽ kiểm tra bộ hồ sơ thông quan hàng gia dụng nhập khẩu nhận được, nếu không có bất cứ vấn đề gì thì sẽ cho phép hàng hóa thông quan, lúc này bạn sẽ tiếp tục hoàn tất nốt thuế phí nhập khẩu cho tờ khai.
Bước 4: Vận chuyển về kho
Sau khi hàng hóa gia dụng đã được thông qua thì sẽ được chuyển về kho bãi riêng để bảo quản và đưa ra thị trường. Lô hàng có thể được xử lý, bốc dỡ và vận chuyển bằng đường bộ, đường thủy, đường sắt hoặc đường hàng không, tùy thuộc vào nhiều yếu tố liên quan.
Một vài lưu ý cần thiết khi tiến hành thủ tục nhập khẩu hàng gia dụng
Khi thực hiện các bước thủ tục nhập khẩu hàng gia dụng cho các khách hàng có nhu cầu, Finlogistics đã đúc rút ra những điểm mà các doanh nghiệp cần lưu ý sau:
Nên lựa chọn nguồn hàng nhập khẩu chất lượng và bên cung cấp gửi đầy đủ các loại giấy tờ
Việc xác định chính xác và đầy đủ mã HS cho hàng hóa cực kỳ quan trọng
Nộp đầy đủ thuế phí nhập khẩu là nghĩa vụ bắt buộc của các doanh nghiệp đối với Nhà nước
Chứng nhận xuất xứ (C/O) có thể giúp doanh nghiệp nhận được mức thuế ưu đãi đặc biệt lên đến 0%
Cần chuẩn bị trước các loại chứng từ gốc và quan trọng nhất nhằm tránh tình trạng lưu kho bãi gây tổn thất
Chủ động hoàn tất các loại giấy tờ phát sinh quan trọng khác như: chứng nhận VSATTP, hồ sơ hiệu suất năng lượng,…
Dán nhãn hàng hóa là bắt buộc khi làm các bước thủ tục nhập khẩu
Tạm kết
Như vậy, hy vọng rằng những nội dung trên đây do Finlogistics tổng hợp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình làm thủ tục nhập khẩu hàng gia dụng các loại. Đây là một trong những mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất, mang lại nguồn lợi lớn cho các doanh nghiệp, do đó cần thực hiện một cách đầy đủ, chuẩn chỉnh và đúng quy định. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc xử lý thủ tục hoặc vận chuyển mặt hàng này, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời nhé!
Booking xuất nhập khẩu cũng giống như việc bạn book vé máy bay hay phòng nghỉ. Đây là một trong những thủ tục quan trọng, thường xuyên xuất hiện dưới hình thức vận chuyển đường biển hoặc hoạt động Logistics nói chung.
Vậy khái niệm booking trong xuất nhập khẩu là gì? Các bước quy trình làm thủ tục booking hàng hóa xuất nhập khẩu như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết hữu ích dưới đây với Finlogistics nhé!
Tìm hiểu khái niệm Booking trong xuất nhập khẩu là gì?
Định nghĩa
Vậy booking trong xuất nhập khẩu là gì? Việc booking thường được hiểu là quá trình đặt chỗ cho hàng hóa trên những phương tiện vận chuyển, ví dụ như: tàu biển, máy bay hay xe tải,… Quá trình booking hàng hóa xuất nhập khẩu này thường được thực hiện qua việc đặt chỗ trên những phương tiện vận chuyển, nhằm đảm bảo rằng hàng hóa sẽ được vận chuyển đi đúng với thời gian và địa chỉ mong muốn.
Những thuật ngữ phổ biến
Booking Note
Là một tài liệu hoặc chứng từ thường được sử dụng trong ngành xuất nhập khẩu hàng hóa, nhằm mục đích ghi lại những thông tin quan trọng, liên quan đến việc đặt chỗ trên phương tiện vận chuyển và quá trình vận chuyển hàng hóa. Hình thức booking hàng hóa xuất nhập khẩu này thường bao gồm những thông tin cần thiết như:
Thông tin bên vận chuyển (phương tiện vận chuyển, đơn vị vận chuyển,…)
Thông tin về hàng hóa (số lượng, trọng lượng, đặc điểm,…)
Thông tin chi tiết của người gửi và người nhận hàng
Thời gian và địa chỉ gửi – nhận hàng hóa
Những điều khoản và điều kiện vận chuyển hàng hóa
Những hướng dẫn khác liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa
Booking Request
Loại booking này thường được sử dụng khi cần đưa ra yêu cầu đặt chỗ trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Khi một doanh nghiệp muốn di chuyển hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác, thì họ sẽ gửi một yêu cầu đặt chỗ hàng hóa tới đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa, chẳng hạn như: các hãng tàu, hãng hàng không hoặc những công ty vận tải Logistics,…
Các chủ hàng cần phải điền đầy đủ những thông tin cần thiết vào tờ Booking Request, thông qua biểu mẫu ở trên website của hãng, thông qua Email hoặc công ty Logistics để có thể đặt chỗ với các hãng vận chuyển hàng hóa.
Việc booking hàng hóa xuất nhập khẩu này sẽ chứa những thông tin chi tiết về: loại hàng, khối lượng, trọng lượng, địa điểm xuất phát và điểm đến cùng những yêu cầu khác liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa. Lúc đó, phía đơn vị vận chuyển hàng hóa sẽ xem xét các yêu cầu và tiến hành xác nhận việc đặt chỗ nếu có khả năng vận chuyển cho các chủ hàng.
Booking Confirmation
Đây là một thông báo chính thức từ phía nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa để xác nhận rằng yêu cầu đặt chỗ của chủ hàng đã được chấp thuận. Lúc này, hàng hóa sẽ được đơn vị vận chuyển tiến hành theo như lịch trình đã đăng ký.
Thông báo booking hàng hóa xuất nhập khẩu này thông thường sẽ bao gồm những thông tin cụ thể về việc đặt chỗ, ngày và giờ vận chuyển, tên của người gửi và người nhận, địa chỉ đón và trả hàng hóa, thông tin của đơn vị vận chuyển và hình thức vận chuyển sẽ được sử dụng,…
Sau khi đã nhận được Booking Request từ phía chủ hàng và chấp thuận yêu cầu, thì đơn vị vận chuyển sẽ gửi lại bản Booking Confirmation đến cho chủ hàng. Tiếp theo, bên đơn vị vận chuyển sẽ chuẩn bị các chứng từ và thủ tục thông quan Hải Quan để vận chuyển hàng hóa như đúng giao dịch.
Một số thông tin quan trọng thường có trong tờ booking hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm:
Thông tin của người gửi hàng (công ty/ doanh nghiệp xuất khẩu): bao gồm tên công ty, địa chỉ, các thông tin liên hệ như: số điện thoại và mã fax của người gửi hàng,…
Thông tin của người phụ trách: bao gồm tên của người phụ trách Logistics hoặc người đại diện của công ty/ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa.
Thông tin vận chuyển hàng hóa: bao gồm tên của hãng tàu hoặc hãng hàng không vận chuyển khi mà booking được thực hiện.
Cảng đi (Port of Loading): đây là cảng nơi mà hàng hóa sẽ được bốc xếp lên phương tiện vận chuyển (như tàu biển, máy bay, xe tải,…).
Cảng đến (Port of Discharge): đây là cảng đích hoặc nơi tiến hành nhận và bốc dỡ hàng hóa.
Ngày tàu chạy (ETD): đây là ngày dự kiến tàu biển sẽ bắt đầu khởi hành từ cảng đi.
Thông tin về đơn hàng: bao gồm cả khối lượng, số lượng, kích thước và bất kỳ chi tiết nào khác có liên quan đến đặc điểm, tính chất của hàng hóa.
Cước phí vận chuyển: thông tin về cước phí sẽ bao gồm phí trả trước (Freight Prepaid) và phí trả sau (Freight Collect).
Giá mua và bán: thông tin về giá cả mua hàng và giá bán hàng hóa ở trên tàu.
Những phụ phí khác: bao gồm cả những phụ phí liên quan đến quá trình vận chuyển và xử lý hàng hóa như phí bốc dỡ, phí vận chuyển nội địa, phí bốc xếp, phí cân nặng hàng hóa,…
Quy trình thực hiện booking hàng hóa xuất nhập khẩu chi tiết
Theo đó, quá trình booking hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ bao gồm các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Tìm kiếm và chọn lựa những hãng tàu vận chuyển hàng hóa phù hợp với yêu cầu về thời gian và hàng hóa của doanh nghiệp. Công ty xuất khẩu cần phải tạo danh sách những hãng tàu có thể đáp ứng được yêu cầu vận chuyển hàng hóa.
Bước 2: Gửi yêu cầu booking hàng hóa xuất nhập khẩu tới cho hãng tàu, bao gồm những thông tin chi tiết về hàng hóa như ngày dự kiến xuất cảng, cảng đi, cảng đến, số lượng và phân loại container, yêu cầu về vị trí và thời gian cung cấp thùng container rỗng, thời gian được miễn lưu trữ hàng tại cảng,…
Bước 3: Hãng tàu sẽ xem xét và kiểm tra tính khả thi của các yêu cầu. Nếu hợp lý, thì hãng sẽ gửi Booking Confirmation và Packing List cho bên yêu cầu, theo đúng yêu cầu của bên vận chuyển.
Bước 4: Tiến hành duyệt lệnh tại văn phòng của hãng tàu để có thể sắp lịch và lấy thùng container rỗng đóng hàng hóa.
Quy trình booking hàng hóa xuất nhập khẩu này có thể đi kèm với những bước khác, điều này tùy thuộc vào yêu cầu và các quy định của từng công ty, đơn vị vận chuyển và cảng biển. Chính vì vậy, các chủ hàng cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng và làm việc chặt chẽ cùng với những đối tác để có thể đảm bảo việc xuất nhập khẩu hàng hóa diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng.
Một số lưu ý cần thiết trong quá trình lấy Booking Note
Kiểm tra kỹ càng những thông tin về lô hàng như: mã hàng hóa, số lượng, trọng lượng, kích thước,… để có thể đảm bảo rằng những thông tin trên Booking Note là đúng và phù hợp với những yêu cầu của doanh nghiệp.
Xác định những yêu cầu về quá trình vận chuyển như: phương tiện vận chuyển (xe container, tàu biển, máy bay,…), điểm đi và điểm đến, thời gian vận chuyển dự kiến,… Phải đảm bảo rằng booking hàng hóa xuất nhập khẩu đáp ứng đầy đủ những yêu cầu này và phù hợp đối với kế hoạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
Tiến hành đặt lịch và lấy Booking Note đúng thời gian đã quy định. Nên lập kế hoạch từ trước và thực hiện các bước thủ tục liên quan với thời hạn để tránh gây trễ hẹn hoặc những vấn đề phát sinh khác.
Đọc kỹ và tìm hiểu những điều khoản và điều kiện liên quan đến Booking Note. Điều này sẽ bao gồm những quy định về mức phí vận chuyển, bảo hiểm và trách nhiệm, thủ tục đăng ký, hủy bỏ,… Hãy đảm bảo doanh nghiệp xuất khẩu đã hiểu và chấp thuận tất cả những điều khoản trước khi lấy booking hàng hóa xuất nhập khẩu.
Lưu ý một vài thông tin quan trọng, quá trình giao dịch và số liên lạc của các bên liên quan để có thể liên hệ và giải quyết nhanh chóng những vấn đề khi cần thiết. Đồng thời, nên lưu trữ những tài liệu, bản gốc và bản sao của Booking Note và những tài liệu liên quan một cách an toàn và đúng theo trình tự.
Tổng kết
Trên đây là những nội dung, thông tin giải thích booking trong xuất nhập khẩu là gì, cũng như quy trình lấy booking cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa. Nếu như quý khách hàng muốn nhờ bên thứ ba thực hiện booking hàng hóa xuất nhập khẩu thì Finlogistics chính là một sự lựa chọn tuyệt vời.
Với gần 10 năm kinh nghiệm trong ngành Logistics và lĩnh vực booking hàng hóa xuất nhập khẩu, làm giấy tờ khó, chúng tôi tự tin sẽ cung cấp cho khách hàng dịch vụ chất lượng an toàn, nhanh chóng và tối ưu giá cả hàng đầu hiện nay!
Van công nghiệp là một trong những vật dụng phổ biến, được sử dụng nhằm mục đích đóng hoặc mở, điều tiết chất lỏng trong những đường ống. Tuy nhiên, có rất nhiều loại van với các chính sách nhập khẩu khác nhau. Do đó, thủ tục nhập khẩu van công nghiệp cũng được khá nhiều doanh nghiệp quan tâm.
Bài viết dưới đây sẽ trình bày tất cả những thông tin chi tiết nhất khi thực hiện quy trình nhập khẩu van công nghiệp tại thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp sẽ có cái nhìn rõ hơn và dễ dàng thực hiện các bước thủ tục, hạn chế được nhiều rủ ro. Hãy cùng với Finlogistics tìm hiểu về việc nhập mặt hàng này nhé!
Thủ tục nhập khẩu van công nghiệp dựa vào Chính sách, Quy định nào?
Quy trình các bước làm thủ tục nhập khẩu van công nghiệp cụ thể đã được Nhà nước quy định rõ ràng bên trong những Văn bản Pháp luật dưới đây:
Luật thuế Giá trị gia tăng (VAT) số 13/2008/QH12, ban hành ngày 03/06/2008
Thông tư số 38/2015/TT-BTC, ban hành ngày 25/3/2015 và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC, ban hành ngày 20/04/2018
Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, ban hành ngày 15/05/2018
Thông tư số 22/2018/TT-BLĐTBXH, ban hành ngày 06/12/2018
Nghị định số 128/2020/NĐ-CP, ban hành ngày 19/10/2020
Thông tư số 01/2021/TT-BLĐTBXH, ban hành ngày 03/06/2021
Dựa theo những Văn bản ở trên thì mặt hàng van công nghiệp nhập khẩu không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu. Tuy vậy, khi làm thủ tục nhập khẩu loại hàng hóa này thì các doanh nghiệp cần chú ý chia ra làm hai loại đó là:
Thủ tục nhập khẩu các loại van thông thường
Thủ tục nhập khẩu loại van ngắt/ van một chiều của dòng thang máy thủy lực
Theo đó, đối với loại mặt hàng van ngắt/ van một chiều của dòng thang máy thủy lực thì doanh nghiệp nhập khẩu cần phải làm kiểm tra chất lượng hàng hóa dựa theo Thông tư số 01/2021/TT-BLĐTBXH.
Xác định Mã HS và thuế nhập khẩu van công nghiệp
Mã HS code
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung, hoặc với bất kỳ loại hàng nào, việc đầu tiên cần làm rõ đó là mã HS, nhằm để xác định đúng chính sách về thuế phí và thủ tục nhập khẩu cho mặt hàng nhập khẩu đó.
Việc xác định chi tiết mã HS của van công nghiệp nhập khẩu đều phải căn cứ vào đặc điểm tính chất, thành phần cấu tạo,… của lô hàng trên thực tế. Theo quy định Pháp luật hiện hành, muốn áp mã HS vào hàng hóa nhập khẩu tại thời điểm tiến hành nhập khẩu thì phải dựa trên cơ sở Catalogue hoặc tài liệu kỹ thuật (nếu có) và tới Cục Kiểm định Hải Quan để giám định.
Kết quả kiểm tra hàng hóa thực tế của phía Hải Quan và của Cục Kiểm định Hải Quan sẽ là cơ sở pháp lý để áp mã HS với mặt hàng nhập khẩu. Theo đó, van công nghiệp nhập khẩu có mã HS thuộc vào Chương 84 (Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy móc thiết bị cơ khí và những bộ phận của chúng).
Dưới đây là bảng mã HS và thuế nhập khẩu ưu đãi cho mặt hàng van công nghiệp nhập khẩu:
Mô tả
Mã HS Code
Thuế nhập khẩu ưu đãi (%)
Van giảm áp
Van giảm áp làm bằng sắt hoặc thép, van cổng điều khiển bằng tay (đường kính trong cửa nạp hoặc cửa thoát trên 5 cm, nhưng không quá 40 cm)
84811011
5
Van giảm áp làm bằng sắt hoặc thép khác
84811019
3
Van làm bằng đồng hoặc hợp kim đồng (đường kính trong không quá 2,5 cm)
84811021
3
Van bằng đồng hoặc hợp kim đồng (đường kính trong trên 2,5 cm)
84811022
3
Van loại khác làm bằng plastics (có đường kính trong từ 1 cm – 2,5 cm)
84811091
3
Van giảm áp loại khác
84811099
3
Van dùng trong truyền động dầu thủy lực hay khí nén
Van cổng điều khiển bằng tay (đường kính trong cửa nạp hoặc cửa thoát trên 05 cm nhưng không quá 40 cm)
84812010
5
Van làm bằng đồng hoặc hợp kim đồng (đường kính trong không quá 2,5 cm) hoặc van làm bằng plastic (có đường kính trong từ 01 cm đến 2,5 cm)
84812020
0
Van dùng trong truyền động dầu thủy lực hay khí nén khác
84812090
0
Van kiểm tra (Van một chiều)
Van cản làm bằng gang đúc (đường kính trong cửa nạp từ 04 cm đến 60 cm)
84813010
0
Van làm bằng đồng hoặc hợp kim đồng (đường kính trong từ 2,5 cm trở xuống)
84813020
2
Van làm bằng plastic (đường kính trong từ 01 cm đến 2,5 cm)
84813040
0
Van kiểm tra loại khác
84813090
0
Van an toàn hay van xả
Van làm bằng đồng hoặc hợp kim đồng (đường kính trong từ 2,5 cm trở xuống)
84814010
5
Van làm bằng plastic (đường kính trong từ 01 cm đến 2,5 cm)
84814030
5
Van an toàn hay van xả khác
84814090
5
Thuế nhập khẩu
Khi tiến hành thủ tục nhập khẩu van công nghiệp, thì các doanh nghiệp nhập khẩu cần phải nộp những loại thuế phí như sau:
Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Thuế nhập khẩu hàng hóa
Thuế suất nhập khẩu của các loại van công nghiệp các loại sẽ khá thấp, thường từ 8% đến 10%. Thông thường sẽ có ba loại thuế nhập khẩu chính, được xác định dựa theo các nguyên tắc như sau:
Thuế nhập khẩu thông thường: Nếu nhập khẩu van công nghiệp từ những quốc gia chưa có quan hệ tối huệ quốc (MFN) với Việt Nam thì mức thuế nhập khẩu sẽ là thuế nhập khẩu thông thường.
Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: Nếu nhập khẩu van công nghiệp từ những quốc gia đã có Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam, thì mặt hàng đó có thể sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, nếu đáp ứng đầy đủ những điều kiện mà Hiệp định có quy định.
Thuế nhập khẩu ưu đãi: Nếu nhập khẩu van công nghiệp mà không thuộc hai trường hợp ở trên (nghĩa là nhập khẩu từ những quốc gia có MFN và không có FTA đối với Việt Nam) thì hàng hóa sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi.
Hiện nay, Việt Nam đang có quan hệ MFN với gần 200 quốc gia và quan hệ FTA với trên 50 quốc gia. Do đó, những quốc gia không có tối huệ quốc đối với Việt Nam là cực kỳ ít và hàng hóa được áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt dựa theo Hiệp định FTA đang ngày càng tăng lên.
Các bước làm thủ tục nhập khẩu van công nghiệp chi tiết
Bộ hồ sơ nhập khẩu van công nghiệp
Khi làm thủ tục nhập khẩu van công nghiệp mà không có những chính sách gì đặc biệt, thì doanh nghiệp nhập khẩu chỉ cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ Hải Quan thông thường.
Lưu ý: Van công nghiệp nằm trong diện quản lý chuyên ngành của Bộ Giao thông Vận tải. Theo đó, van công nghiệp nhập khẩu phải được làm Chứng nhận hoặc Công bố hợp chuẩn, hợp quy sau khi thông quan Hải Quan và trước khi được đưa ra thị trường (đối với những sản phẩm dùng cho tàu biển hoặc phương tiện thăm dò khai thác ở trên biển).
Bộ hồ sơ thủ tục cho van công nghiệp nhập khẩu được quy định rõ bên trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC, ban hành ngày 25/3/2015 và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC, ban hành ngày 20/04/2018. Sau đây là những giấy từ, chứng từ quan trọng mà doanh nghiệp cần lưu ý:
Chứng nhận xuất xứ – Certificate of Orignal (C/O)
Hồ sơ kiểm tra chất lượng (đối với loại van ngắt/ van một chiều của dòng thang máy thủy lực)
Catalogs, tài liệu kĩ thuật (nếu có)
Nhãn mác van công nghiệp
Hàng hóa khi được tiến hành nhập khẩu qua Hải Quan, bắt buộc phải được dán nhãn mác. Theo đó, nhãn mác cho van công nghiệp nhập khẩu sẽ thể hiện những nội dung sau đây:
Thông tin tên, tính chất, công dụng,… của lô hàng nhập
Thông tin tên và địa chỉ của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp chịu trách nhiệm về lô hàng nhập
Quy trình đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa
Thủ tục thực hiện đăng ký kiểm tra chất lượng với mặt hàng van ngắt/ van một chiều của thang máy thủy lực đã được quy định tại Thông tư số 22/2018/TT-BLĐTBXH. Dưới đây là các bước làm đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu chi tiết:
Bước 01: Chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ nhập khẩu
Bộ hồ sơ giấy tờ đăng ký kiểm tra chất lượng van nhập khẩu đã được quy định trong Nghị định số 154/2018/NĐ-CP, ban hành ngày 09/11/2018. Sau khi đã có đầy đủ bộ hồ sơ thì doanh nghiệp có thể đến Sở Lao động Thương binh và Xã hội để tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng cho lô hàng nhập khẩu.
Bước 02: Xác nhận đăng ký kiểm tra chất lượng
Khi đã nhận được hồ sơ đăng ký từ phía doanh nghiệp nhập khẩu, thì Sở Lao động Thương binh và Xã hội sẽ xác nhận đơn đăng ký đó trong vòng 2 – 3 ngày làm việc. Khi có đơn đăng ký thì doanh nghiệp có thể tiến hành mở tờ khai Hải Quan và thực hiện các bước mang hàng hóa về để bảo quản.
Bước 03: Tiến hành kiểm tra chất lượng
Sở Lao động Thương binh và Xã hội sẽ không trực tiếp kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Chỉ các tổ chức được cấp phép kiểm tra chuyên ngành đối với loại van ngắt/ van một chiều của dòng thang máy thủy lực mới được phép tiến hành kiểm tra.
Doanh nghiệp nhập khẩu sẽ đăng ký lên những tổ chức hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng. Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký thì những đơn vị kiểm tra này sẽ đến tiến hành kiểm tra chất lượng.
Bước 04: Bổ sung kết quả hợp chuẩn hợp quy
Sau khi đã thực hiện kiểm tra chất lượng theo những tiêu chuẩn quy định thì tổ chức kiểm tra sẽ đưa ra quyết định và cấp cho doanh nghiệp nhập khẩu Chứng thư đạt chuẩn.
Khi có Chứng thư này thì doanh nghiệp sẽ tiếp tục bổ sung cho bên Sở Lao động Thương binh và Xã hội. Lúc này, doanh nghiệp có thể đưa kết quả xác nhận để bổ sung cho phía Hải Quan và tiến hành thông quan cho hàng hóa.
Trên đây là những cơ bản để thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối với loại van ngắt/ van một chiều của dòng thang máy thủy lực. Còn đối với những loại van công nghiệp nhập khẩu khác thì không cần thiết phải làm bước kiểm tra chuyên ngành này.
Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu van công nghiệp
Các bước trong quy trình làm thủ tục nhập khẩu van công nghiệp đã được quy định cụ thể bên trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC, ban hành ngày 25/3/2015 và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC, ban hành ngày 20/04/2018:
Bước 01: Kê khai tờ khai Hải Quan
Sau khi đã có đầy đủ bộ chứng từ, giấy tờ cho hàng van công nghiệp nhập khẩu như: Hợp đồng ngoại thương, Commercial Invoice, Packing List, vận đơn, C/O, thông báo hàng đến,…. và đã xác định được đúng mã HS code, thì doanh nghiệp nhập khẩu có thể nhập các thông tin khai báo lên trên hệ thống của Hải Quan thông qua phần mềm ECUS5VNACCS.
Bước 02: Mở tờ khai Hải Quan
Sau khi đã kê khai xong tờ khai Hải Quan, thì hệ thống của Hải Quan sẽ trả về kết quả của phân luồng tờ khai. Khi đã có luồng tờ khai thì doanh nghiệp tiếp tục in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu đến tại Chi cục Hải Quan để tiến hành các bước mở tờ khai.
Tùy theo loại phân luồng màu xanh, vàng hay đỏ mà sẽ thực hiện những bước mở tờ khai cho hàng van công nghiệp nhập khẩu phù hợp.
Bước 03: Thông quan tờ khai Hải Quan
Sau khi đã kiểm tra xong bộ hồ sơ, nếu phía Hải Quan không có thắc mắc hay vấn đề gì thì sẽ chấp nhận thông quan cho tờ khai. Doanh nghiệp nhập khẩu lúc này có thể đóng thuế phí nhập khẩu cho tờ khai Hải Quan để có thể mang lô hàng van công nghiệp nhập khẩu về kho bảo quản.
Bước 04: Mang hàng hóa về và sử dụng
Tờ khai khi đã thông quan thì sẽ tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm những thủ tục cần thiết để di chuyển hàng về kho. Kết hợp với kết quả kiểm tra chất lượng bổ sung vào bộ hồ sơ cho phía Hải Quan để tiến hành thông quan hàng hóa, đối với loại van cần phải kiểm tra chất lượng.
Một số lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu van công nghiệp
Trong quá trình doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu van công nghiệp các loại thì cần phải chú ý một vài những điều sau đây, để thời gian thông quan diễn ra nhanh hơn và hạn chế những rủi ro:
Thuế phí nhập khẩu chính là nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải hoàn thành đối với Nhà nước.
Van ngắt/ van một chiều của dòng thang máy thủy lực là mặt hàng cần phải làm kiểm tra chất lượng khi thực hiện thủ tục nhập khẩu.
Những chứng từ, giấy tờ gốc cần phải được chuẩn bị trước, để tránh tình trạng bị lưu container hay lưu bãi hàng hóa, gây tổn thất.
Với các loại van công nghiệp nhập khẩu thì buộc phải dán nhãn hàng hóa, theo quy định từ Thông tư số 43/2017/NĐ-CP.
Doanh nghiệp nhập khẩu cần xác định đúng mã HS code để nộp đúng thuế phí và tránh bị Cơ quan chức năng xử phạt.
Mã HS của mặt hàng van công nghiệp có rất nhiều, điều này có thể sẽ dẫn tới việc chọn lựa sai mã HS. Do đó, doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ lưỡng, để có thể áp được mã HS phù hợp với mặt hàng nhập khẩu của mình.
Tổng kết
Trên đây là những nội dung hữu ích khi làm thủ tục nhập khẩu van công nghiệp mà doanh nghiệp cần lưu ý. Hãy đọc kỹ thông tin để tối ưu thời gian và quy trình nhập khẩu, tránh mắc phải sai sót khi thực hiện các bước nhập khẩu. Nếu cần sự hỗ trợ từ bên thứ ba, thì Finlogistics chính là cái tên không thể phù hợp hơn.
Chúng tôi với kinh nghiệm 10 năm trong việc thông quan hàng hóa qua Hải Quan, xử lý những giấy tờ khó và thực hiện vận chuyển hàng hóa với đa dạng phương thức, sẽ hoàn thành đơn hàng của bạn một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất!
Doanh nghiệp của bạn thường xuyên thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị sang Trung Quốc và nhập khẩu ngược lại về thị trường Việt Nam? Doanh nghiệp của bạn đang gặp các vấn đề về thủ tục Hải Quan, kê khai Hải Quan tại cửa khẩu hay sự cố hàng bị giữ lại,…?
Bạn muốn nhờ đến sự hỗ trợ của đơn vị Logistics chuyên nghiệp, thực hiện các công việc thông quan từ A đến Z với chi phí tốt nhất? Hãy đọc bài viết hữu ích này để tham khảo dịch vụ của Finlogistics nhé!
Thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị như thế nào?
Vài nét về cửa khẩu Hữu Nghị
Cửa khẩu Hữu Nghị, thuộc tỉnh Lạng Sơn là cửa khẩu đường bộ, với đối tác xuất nhập khẩu duy nhất là đất nước Trung Quốc. Ngoài ra, trên địa bàn Lạng Sơn còn có những cửa khẩu khác như là cửa khẩu Tân Thanh, cửa khẩu Cốc Nam hay cửa khẩu Chi Ma,…
Trung Quốc là quốc gia sở hữu kim ngạch xuất nhập khẩu thuộc hàng lớn nhất của Việt Nam, do đó khối lượng thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị và những cửa khẩu khác là rất lớn.
Tương tự như những cảng cửa khẩu khác, đều phải tuân thủ theo những quy định, chính sách xuất nhập khẩu của Nhà nước, cách thức khai báo Hải Quan hay những quy định về hồ sơ chứng từ xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Hữu Nghị không có gì khác.
Nhưng đặc thù của mỗi cửa khẩu mỗi khác, cách hiểu của mỗi cán bộ Hải Quan cũng vậy, tạo điều kiện cho các đơn vị, công ty Logistics phát triển. Tuy vậy, phải nói rằng, thủ tục Hải Quan tại cửa khẩu Hữu Nghị là dịch vụ hỗ trợ được nhiều khách hàng quan tâm nhất khi thực hiện xuất nhập khẩu tại đây.
Đối tượng thực hiện thông quan
Những công ty, doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu thông qua các sân bay, cảng biển của Việt Nam và quốc tế
Những công ty, doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu vào/ra những khu công nghiệp hoặc khu phi thuế quan
Những khách hàng có mong muốn, nhu cầu sử dụng dịch vụ thủ tục Hải Quan tại cửa khẩu Hữu Nghị trọn gói.
Những mặt hàng thông quan Hữu Nghị chủ yếu
Nhóm hàng hóa thực phẩm thông thường, thực phẩm nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe
Nhóm mặt hàng thực phẩm bao gồm: thịt trâu, thịt bò, thịt xông khói, rau củ quả các loại, hải sản tươi sống (cá, tôm, cua, mực, ốc,…)
Nhóm hàng hóa phân bón hữu cơ/ vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật,…
Nhóm hàng hóa thiết bị chuyên dụng như: thiết bị y tế; thiết bị dùng trong công nghiệp, thiết bị dành cho ngành hàng không và quốc phòng, thiết bị cho máy in màu, ngành in ấn,…
Hàng hóa thủ công mỹ nghệ như: mây tre đan, nội thất,…
Hàng hóa đồ chơi dành cho trẻ em, thiết bị điện tử gia dụng,…
Hàng hóa mỹ phẩm (lưu ý: hàng thương mại, không phải là hàng xách tay)
Hàng hóa linh kiện điện tử và phụ tùng máy móc phục vụ trong công nghiệp,…
Thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị cần làm thủ tục Hải Quan ra sao?
Chuẩn bị hồ sơ Hải Quan
Việc nộp đầy đủ bộ hồ sơ Hải Quan sẽ giúp quá trình làm thủ tục Hải Quan tại cửa khẩu Hữu Nghị được diễn ra nhanh hơn, bớt được nhiều thời gian và chi phí:
Tờ khai Hải Quan
Hợp đồng mua bán (Sales Contract)
Hóa đơn thương mại (Invoice)
Bảng kê khai chi tiết hàng hóa với nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất (01 bản chụp)
Phiếu vận đơn hoặc những giấy tờ khác có giá trị tương đương
Giấy tờ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa
Một vài lưu ý khi thực hiện thủ tục Hải Quan tại cửa khẩu Hữu Nghị
Các doanh nghiệp lưu tâm những vấn đề sau khi thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị:
Đối với loại hàng hóa xuất khẩu, doanh nghiệp nộp tờ khai sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm mà người kê khai Hải Quan thông báo. Chậm nhất là khoảng 04 giờ, trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh, còn đối với hàng hóa chuyển phát nhanh thì chậm nhất là khoảng 02 giờ.
Đối với loại hàng hóa nhập khẩu, doanh nghiệp nộp tờ khai trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu Hữu Nghị hoặc trong vòng 30 ngày, tính từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu.
Hướng dẫn các bước kê khai Hải Quan tại cửa khẩu Hữu Nghị
Quy trình làm thủ tục Hải Quan tại cửa khẩu Hữu Nghị sẽ được tiến hành qua các bước tổng quát sau:
Xác định rõ loại hàng nhập khẩu
Doanh nghiệp cần phải xác định loại hàng hóa xuất nhập khẩu là gì, ví dụ như hàng hóa đặc biệt, hàng hóa bị hạn chế nhập khẩu hay bị cấm nhập khẩu,…. Cụ thể như sau:
Hàng hóa thương mại thông thường: đây là những lô hàng đạt đủ điều kiện để tiến hành làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu.
Hàng hóa cần công bố hợp chuẩn, hợp quy: doanh nghiệp cần phải làm thủ tục công bố hợp quy, trước khi lô hàng được đưa về cửa khẩu.
Hàng hóa phải xin giấy phép nhập khẩu: doanh nghiệp cần phải hoàn tất các thủ tục, trước khi đưa lô hàng về cửa khẩu (nếu không thì sẽ phát sinh thêm nhiều chi phí không đáng có).
Hàng hóa cần kiểm tra chuyên ngành: công tác kiểm tra chuyên ngành của Hải Quan sẽ được thực hiện sau khi đưa lô hàng qua cửa khẩu. Theo đó, Cơ quan chức năng sẽ đến tận nơi đặt hàng hóa để lấy mẫu kiểm tra. Sau khi có kết quả, thì doanh nghiệp sẽ tiến hành những công đoạn làm thủ tục còn lại tiếp theo.
Hàng hóa bị cấm nhập khẩu: bắt buộc phải dừng toàn bộ hoạt động nhập khẩu mặt hàng này, do các vấn đề về pháp lý.
Kiểm tra bộ chứng từ hàng hóa
Theo đó, bộ chứng từ, giấy tờ cơ bản khi thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị bao gồm:
Giấy chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ của lô hàng – C/O
Hoặc các giấy tờ, chứng từ có liên quan khác
Việc khai/truyền tờ khai Hải Quan
Sau khi bên thực hiện vận chuyển gửi giấy báo lô hàng đã đến, doanh nghiệp cần tiến hành các bước lên tờ khai Hải Quan và điền đầy đủ những thông tin vào tờ khai ở trên hệ thống VNACCS của Tổng cục Hải Quan Việt Nam. Khi tờ khai đã được hoàn tất và được truyền đi, thì hệ thống sẽ tự động cấp số, nếu như những thông tin đã điền chính xác và đầy đủ.
Lấy lệnh giao hàng
Các doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ và mang đến cho bên vận chuyển để lấy lệnh giao hàng trong quy trình thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị, bao gồm:
Căn cước công dân (bản sao y)
Vận đơn (bản sao y)
Vận đơn đã được ban lãnh đạo của công ty đóng dấu (bản gốc)
Chuẩn bị bộ hồ sơ Hải Quan
Sau khi tờ khai Hải Quan đã được truyền đi, thì hệ thống trên sẽ tiến hành phân luồng hàng hóa thành luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ để phân biệt.
Đối với luồng xanh: doanh nghiệp được phép in tờ khai, đóng thuế và lấy hàng
Đối với luồng vàng: phía Hải quan sẽ chỉ kiểm tra hồ sơ giấy của lô hàng chứ không kiểm hàng thực tế
Đối với luồng đỏ: lô hàng sẽ bị phía Hải Quan kiểm hóa nghiêm ngặt
Nộp thuế phí và hoàn tất bước thủ tục Hải Quan
Sau khi tờ khai Hải Quan đã được truyền và thông qua, để hoàn tất thủ tục Hải Quan tại cửa khẩu Hữu Nghị thì doanh nghiệp sẽ cần tiến hành nộp 02 loại thuế phí chính, đó là:
Thuế nhập khẩu hàng hóa
Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Tùy theo một số loại hàng hóa mà các doanh nghiệp có thể sẽ phải nộp thêm các loại thuế phí môi trường hay thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thủ tục đổi lệnh và chuyển hàng về kho
Sau khi đã hoàn thành các bước thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị, doanh nghiệp cần chuẩn bị trước 02 vấn đề quan trọng như sau:
Thuê các phương tiện vận tải chuyên chở đến để tiến hành lấy hàng về
Thuê nhà kho hoặc bến bãi nhằm để bảo quản, cất giữ lô hàng
Dịch vụ thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị tại Finlogistics
Loại hình khai báo Hải Quan
Đến với Finlogistics, khách hàng sẽ được sử dụng dịch vụ khai báo Hải Quan, thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị với đa dạng loại hình:
Loại hình hàng hóa xuất khẩu đầu tư có hoặc miễn thuế phí
Đội ngũ tư vấn có năng lực
Không chỉ sở hữu năng lực và kinh nghiệm về thông quan hàng hóa, cước phí vận chuyển quốc tế, đơn vị của chúng tôi còn có thế mạnh đặc biệt về quy trình làm thủ tục Hải Quan tại cửa khẩu Hữu Nghị. Finlogistics có thể thay mặt các khách hàng xử lý mọi thủ tục, giúp quá trình thông quan lô hàng qua cửa khẩu diễn ra nhanh chóng và hợp pháp.
Đội ngũ tư vấn viên của Finlogistics đều có kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, sẵn sàng giải đáp cũng như tư vấn mọi thắc mắc của các khách hàng và doanh nghiệp.
Chúng tôi còn có thêm sự đồng hành, giúp sức của những chuyên gia trong lĩnh vực Hải Quan.
Cam kết dịch vụ chất lượng
Công ty Finlogistics luôn mong muốn duy trì tốt nhất đạo đức nghề nghiệp, tính trung thực, lòng tận tâm với tinh thần phục vụ chuyên nghiệp, uy tín và đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.
Công ty chúng tôi cam kết sẽ song hành bền chặt cùng với khách hàng, đối với những dịch vụ Logistics mà chúng tôi cung cấp. Việc thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị của bạn sẽ được Finlogistics – đơn vị Forwarder chuyên nghiệp giải quyết một cách tối ưu nhất.
Tại khu vực các cảng biển, cảng hàng không hay kho hàng, có nhiều vị trí cần người để làm giấy tờ, thông quan Hải Quan, lấy hàng và xuất hàng. Những người đó được gọi là nhân viên giao nhận/ hiện trường – OPS.
Vậy thuật ngữ OPS là gì? Trong xuất nhập khẩu, vị trí này có những đặc điểm hay yêu cầu đặc thù gì khác hơn so với những công việc trong ngành Logistics? Hãy cùng với Finlogistics tìm hiểu kỹ hơn về công việc này nhé!
Khái niệm OPS là gì?
Định nghĩa OPS là gì trong lĩnh vực xuất nhập khẩu? Đây chính là từ viết tắt của Operations, tạm dịch là nhân viên giao nhận hiện trường. Khái niệm này thường để chỉ chung những công việc tại cảng, kho hàng liên quan đến quá trình thông quan, vận chuyển, giao nhận,… và tiếp xúc trực tiếp với lô hàng hóa.
Vị trí nhân viên giao nhận hiện trường này sẽ do những người thuộc các doanh nghiệp, công ty xuất nhập khẩu – Logistics đảm nhiệm. Nói cách khác, OPS chính là những người trực tiếp đi đến những cảng biển, cảng hàng không hoặc kho hàng để điều phối, đẩy nhanh quá trình thông quan cho hàng hóa và đảm bảo hàng hóa được nhập và vận chuyển đến kho bãi an toàn.
Với đặc thù công việc như vậy, OPS được coi là vị trí khá khó nhằn với nhiều người, do yêu cầu thường xuyên đi lại vất vả. Tuy nhiên, nếu làm nhiều quen dần, thì công việc này cũng không yêu cầu cao về kiến thức chuyên môn như những vị trí khác trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu – Logistics.
Công việc của OPS – nhân viên giao nhận hiện trường rất đa dạng và tùy vào quy mô, loại hình của doanh nghiệp cũng như lĩnh vực, mặt hàng xuất nhập khẩu. Vậy nhiệm vụ chính của một OPS là gì? Họ sẽ thực hiện việc giao nhận hàng hóa từ cảng, nhập về kho và hoàn thành các bước thủ tục, giấy tờ cần thiết để xuất – nhập cảnh cho lô hàng. Cụ thể, OPS sẽ làm những công việc như sau:
Chịu trách nhiệm về những giấy tờ, chứng từ về thuế xuất – nhập cảnh cho hàng hóa
Liên hệ trực tiếp với khách hàng và hướng dẫn các thủ tục cần thiết để vận chuyển hàng hóa
Tiến hành các bước khai báo Hải Quan tại cảng, kho hàng
Đảm bảo quá trình xuất nhập cảnh cho hàng hóa diễn ra an toàn, suôn sẻ
Tiến hành giao – nhận lệnh xuất nhập hàng hóa
Điều hành và kiểm tra những hoạt động như bốc dỡ hay vận chuyển hàng hóa từ kho hàng đến đối tác
Những điều kiện đối với vị trí nhân viên OPS là gì?
Để có thể trở thành một nhân viên giao nhận hiện trường cho các doanh nghiệp, công ty công ty sản xuất, kinh doanh và giao nhận vận tải Logistics, thì bạn cần phải đáp ứng được những điều kiện như sau:
Giàu kiến thức chuyên môn
Kiến thức chuyên môn chính là câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi điều kiện để trở thành nhân viên OPS là gì. Công việc này bắt buộc các ứng viên phải nắm rõ những kiến thức về: bộ chứng từ giấy tờ, nghiệp vụ xuất nhập khẩu, quy định của thuế và Hải Quan,…
Hơn nữa, các nhân viên giao nhận hiện trường OPS cũng cần phải am hiểu nhiều về luật, các công ước, cũng như những quy định liên quan đến lĩnh vực Logistics để có thể thực hiện và điều phối công việc một cách hiệu quả, tối ưu nhất.
Kỹ năng giao tiếp tốt
Công việc đặc thù của những nhân viên giao nhận hiện trường chính là thường xuyên phải tiếp xúc với rất nhiều người, ví dụ như: các đối tác, cơ quan nhà nước, chủ tàu,… để có thể hoàn thành tốt công việc thông quan. Do đó, những OPS cần phải có kỹ năng giao tiếp, nói chuyện tốt và linh hoạt để có thể diễn đạt, trình bày vấn đề một cách rõ ràng và chuyên nghiệp.
Việc khéo léo, giao tiếp tốt sẽ là một lợi thế rất lớn cho một nhân viên giao nhận hiện trường, để có thể phối hợp làm việc hiệu quả với các khách hàng, bộ phận Hải Quan và còn có thể mở rộng những quan hệ trong ngành. Vì vậy, nếu không có khiếu giao tiếp, khả năng nói chuyện hạn chế thì bạn cần phải rèn luyện rất nhiều để tăng sự tự tin, thoải mái khi giao tiếp với các đối tác, cán bộ Hải Quan,…
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Trong suốt quá trình thực hiện vận chuyển hàng hóa và hoàn thành hồ sơ thông quan, các OPS có thể gặp những vấn đề lớn hoặc sự cố phát sinh không mong muốn. Và chính những nhân viên hiện trường là người trực tiếp xử lý những khó khăn, vướng mắc đó.
Nếu như nhân viên OPS đó có khả năng điều hướng và xử lý tình huống tốt thì quá trình giải quyết các rắc rối liên quan đến hàng hóa sẽ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Tinh thần trách nhiệm cao
Do mặt hàng xuất nhập khẩu có liên quan tới an ninh hàng hóa nên vị trí OPS yêu cầu những người có tinh thần trách nhiệm cao. OPS cần phải kiểm tra những thông tin ghi trên giấy tờ có đồng nhất hay không, để tránh xảy ra sai sót hoặc nhầm lẫn gây ảnh hưởng tới thời gian giao nhận hàng theo đúng tiến độ.
Ngoài ra, nhân viên giao nhận hiện trường cũng phải kiểm kê số lượng, chủng loại hàng hóa cần đúng và đủ như thông tin ghi trên hợp đồng và các chứng từ xuất nhập khẩu, tờ khai Hải Quan hay không.
Có sức khỏe thật tốt
Do công việc của một nhân viên giao nhận hiện trường OPS thường xuyên phải di chuyển, đi lại nhiều ngoài trời nên đòi hỏi những người đảm nhiệm phải có sức khỏe tốt. Bởi vì vậy nên công việc này thường sẽ phù hợp với nam giới hơn. Nhưng vẫn có những trường hợp ngoại lệ là những chị em phụ nữ có sức khỏe tốt đảm nhận vị trí công việc này.
Một vài câu hỏi liên quan tới công việc OPS là gì?
Vị trị nhân viên OPS có nhiều yêu cầu khó hay không?
Yêu cầu đối với các OPS là gì? Nếu bạn đang muốn tìm kiếm một công việc liên quan Logistics mà không có quá nhiều yêu cầu cao về năng lực, trình độ thì OPS cũng sẽ là một gợi ý tốt.
Sau một thời gian làm việc và tích lũy đủ kinh nghiệm thì bạn có thể sẽ được cân nhắc lên những vị trí cao hơn. Do vậy, nếu có thể, hãy thử sức ở vị trí này trước khi chuyển sang những vị trí khác trong doanh nghiệp, công ty xuất nhập khẩu – Logistics.
Ngoài ra, khi làm việc tại vị trí nhân viên giao nhận hiện trường, thì bạn sẽ tích lũy được cho mình rất nhiều kinh nghiệm cần thiết trong quá trình hoàn tất các thủ tục, chứng từ giấy tờ pháp lý. Kỹ năng giao tiếp của bạn cũng sẽ được cải thiện hơn, do phải làm việc cùng với nhiều đối tác, khách hàng hay với cơ quan Hải Quan, Nhà nước.
Mặc dù không có nhiều yêu cầu cao về năng lực hay trình độ, thế nhưng vị trí nhân viên giao nhận hiện trường lại khá quan trọng, trong cả hệ thống vận hành Logistics của những doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Vì vậy, công việc OPS đòi hỏi nhân viên phải có trách nhiệm và sự cẩn thận để có thể hoàn thành tốt công việc giao nhận hàng hóa cho khách hàng.
Thu nhập của nhân viên OPS có cao không?
Việc hợp tác quốc tế phát triển trên quy mô toàn thế giới, nên ngành xuất nhập khẩu và Logistics cũng theo đà tăng trưởng nhanh chóng theo xu thế. Nhân viên giao nhận hiện trường cũng là một nhân tố quan trọng nên đây là một công việc tuy thu nhập ban đầu không quá cao, nhưng sẽ tăng nhanh với mức lương cao hơn nhiều so với nhiều ngành khác. Cụ thể:
Đối với những sinh viên, những người mới đi làm chưa có nhiều kinh nghiệm (thường dưới 1 năm) thì mức lương sẽ dao động trong khoảng 5 – 8 triệu VNĐ/ tháng, tùy theo từng doanh nghiệp, công ty.
Đối với những người đã có kinh nghiệm thì thu nhập của họ khá tốt, rơi vào tầm từ 13 – 15 triệu VNĐ/ tháng, càng có nhiều kinh nghiệm và năng lực cá nhân thì mức lương sẽ càng cao. Ngoài lương cứng ra thì họ sẽ còn có thêm những nguồn thu khác hàng tháng, nên mức lương tối đa của OPS còn có thể lên đến 20 – 30 triệu VNĐ/ tháng.
Việc nên học OPS ở đâu cũng được khá nhiều người quan tâm, đặc biệt là các bạn trẻ có mong muốn làm trong ngành Logistics – xuất nhập khẩu.
Bạn có thể đăng ký học các ngành đào tạo xuất nhập khẩu tại một số ngành liên quan như: xuất nhập khẩu, kinh tế đối ngoại, thương mại quốc tế,… ở một vài trường đại học nổi tiếng như: Đại học Hàng Hải Việt Nam, Đại học Ngoại thương hay Đại học Giao thông vận tải,… Hoặc bạn cũng có thể tham gia những khóa học về Logistics của các công ty, doanh nghiệp xuất nhập khẩu uy tín.
Lời kết
Như vậy, qua bài viết này, hy vọng bạn đã hiểu được công việc của một OPS là gì và những đặc điểm, yêu cầu đối với một nhân viên giao nhận hiện trường như thế nào.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan tới OPS hoặc muốn thực hiện xuất nhập khẩu, thông quan giấy tờ, hàng hóa, bạn hãy liên hệ với chúng tôi. Finlogistics luôn sẵn sàng giải đáp và hỗ trợ bạn một cách tận tình, chuyên nghiệp và uy tín!
Nhu cầu xây dựng công trình ngày càng được quan tâm nhiều tại Việt Nam, điều này kéo theo nhu cầu nhập khẩu mặt hàng cẩu tháp, dùng trong việc xây dựng cũng ngày một tăng. Nhiều doanh nghiệp cũng đã nhảy vào lĩnh vực này, nhưng chưa nắm rõ các bước thủ tục nhập khẩu cẩu tháp ra sao? Hãy cùng với Finlogistics giải đáp cặn kẽ những thắc mắc kể trên qua bài viết đầy đủ này nhé!
Thủ tục nhập khẩu cẩu tháp dựa trên cơ sở pháp lý nào?
Chính sách của Nhà nước
Cẩu tháp hay còn được gọi là cơ cấu cẩu, cần cẩu, cần trục tháp,… đây là loại thiết bị chuyên dụng, dùng để nâng đỡ và di chuyển các nguyên vật liệu trong việc xây dựng những công trình cao tầng. Thiết bị này kết hợp rất vững chắc, dễ dàng tháo lắp và có tính cơ động cao, có khả năng tải trọng những nguyên vật liệu xây dựng từ 40 m trở lên, với trọng tải từ 3 – 10 tấn.
Những bộ phận của cẩu tháp có thể tháo rời để thay đổi chiều cao, tầm với hoặc vận chuyển giữa những công trình. Cấu tạo được chia thành: phần quay và phần không quay, trong đó trục thân tháp chính là bộ phận quan trọng nhất. Chính sách nhập hàng hóa cẩu tháp được quy định tại những Văn bản Pháp luật sau đây:
Thông tư số 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi và bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC
Thông tư số 29/2016/TT-BXD
Nghị định số 43/2017/NĐ-CP
Nghị định số 69/2018/NĐ-CO
Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg
Nghị định số 128/2020/NĐ-CP
Căn cứ theo những Văn bản hành chính trên thì mặt hàng cẩu tháp mới và cũ sẽ không nằm trong Danh mục bị cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, khi tiến hành thủ tục nhập khẩu cẩu tháp, các doanh nghiệp cần phải tuân theo những điều kiện như sau:
Niên hạn của thiết bị có quy định và giới hạn cụ thể
Cẩu tháp phải có tem mác, nhãn dán theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP
Cẩu tháp nhập khẩu phải được tiến hành kiểm tra chất lượng kỹ càng
Xác định đúng mã HS code để nộp đúng chi phí thuế và tránh bị các Cơ quan chức năng phạt
Mã HS code
Mã HS chính là một dãy số mã số đặc biệt, được dùng chung cho toàn bộ hàng hóa, sản phẩm trên toàn thế giới. Giữa các quốc gia khác nhau thì sẽ có sự khác biệt ở phần đuôi của mã HS. Vì thế, 6 số đầu của mã HS đều đại diện cho cùng một mặt hàng như nhau.
Theo đó, mã HS cẩu tháp nhập khẩu là 8426.2000. Mức thuế phí và thuế giá trị gia tăng sẽ tùy vào mã HS của mặt hàng để doanh nghiệp tiến hành nộp theo quy định của Nhà nước.
Các bước đăng ký làm thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp chi tiết
Chuẩn bị bộ chứng từ nhập khẩu
Để có thể làm thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp thì trước hết, doanh nghiệp cần làm đăng ký kiểm định chất lượng cho thiết bị này, sau đó mới có thể tiến hành mở tờ khai Hải Quan nhập khẩu. Theo đó, bộ hồ sơ nhập khẩu Cẩu tháp đã được quy định rõ ràng trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC, sửa đổi và bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC
Chứng nhận xuất xứ/ Chứng nhận chất lượng (C/O – C/Q)
Chứng nhận giám định hàng hóa, sản phẩm
Catalogs (nếu có) và những chứng từ khác liên quan
Với những chứng từ dùng để làm thủ tục nhập khẩu cẩu tháp thì quan trọng nhất vẫn là tờ khai Hải Quan, sau đó là chứng thư giám định, hóa đơn thương mại, vận đơn đường biển,… Những chứng từ khác sẽ được phía Cơ quan Hải Quan yêu cầu bổ sung sau. Tờ khai Hải Quan sẽ được kê khai sau khi hàng hóa đã cập cảng.
Cách tính thuế nhập khẩu
Cẩu tháp mới hoặc đã qua sử dụng khi có thể đáp ứng được những điều kiện ở trên thì sẽ được phép nhập khẩu à nộp thuế như bình thường. Trong đó, thuế nhập khẩu là nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải hoàn thành đầy đủ đối với Nhà nước.
Đối với thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp xây dựng thì thuế nhập khẩu dành cho mặt hàng này đang áp dụng là 0% và thuế VAT là 8 – 10% (dựa theo mã HS 8426). Đặc biệt, từng bộ phận của cẩu tháp sẽ được Nhà nước áp mã riêng để đóng thuế nhập khẩu khác nhau, nhất là khung thân của cẩu tháp.
Khung thân này có thể dùng như một đốt thân thay thế, gắn thêm để tăng độ cao nhưng lại không được thiết kế để gắn với những trang thiết bị chuyển động. Như vậy, khung thân của cẩu tháp thuộc nhóm 7308 và áp dụng thuế nhập khẩu với mức từ 0 – 10%.
Quy trình các bước làm thủ tục nhập khẩu cẩu tháp
Tất cả các bước trong quy trình hoàn thành thủ tục nhập khẩu cẩu tháp đã được quy định cụ thể bên trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Theo đó, doanh nghiệp sẽ thực hiện theo thứ tự như sau:
Bước 1: Điền tờ khai Hải Quan
Sau khi đã có đầy đủ bộ chứng từ xuất nhập khẩu bao gồm: Hợp đồng, Commercial Invoice, Vận đơn đường biển, Packing List, Chứng nhận xuất xứ C/O, tờ thông báo hàng đến và mã HS của cẩu tháp đã xác định xong thì doanh nghiệp có thể nhập các thông tin khai báo lên trên hệ thống khai Hải Quan qua phần mềm.
Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan
Sau khi đã kê khai xong tờ khai Hải Quan, thì hệ thống Hải Quan sẽ trả về kết quả phân luồng đối với tờ khai. Khi đã có luồng tờ khai thì doanh nghiệp sẽ tiến hành in tờ khai và mang bộ hồ sơ nhập khẩu đến Chi cục Hải Quan gần nhất để có thể mở tờ khai khi làm thủ tục nhập khẩu cẩu tháp.
Khi đó, tùy theo phân luồng màu xanh, vàng và đỏ mà doanh nghiệp sẽ thực hiện những bước mở tờ khai phù hợp. Các doanh nghiệp có thể mời nhân viên giám định của Cơ quan đăng kiểm xuống để kiểm tra hàng tại cảng hoặc tại kho bảo quản. Nếu không có vấn đề gì, thì doanh nghiệp làm các bước tiếp theo để xin được giải phóng hàng hóa.
Sau khi đã kiểm tra xong bộ hồ sơ, nếu như không có gì thắc mắc thì các cán bộ Hải Quan sẽ chấp nhận cho phép giải phóng hàng. Doanh nghiệp lúc này có thể tiến hành đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai Hải Quan, để mang hàng hóa về bảo quản và kết thúc các bước thủ tục nhập khẩu cẩu tháp.
Bước 4: Mang hàng hóa về kho bảo quản và thông quan
Khi tờ khai Hải Quan được giải phóng thì doanh nghiệp tiến hành bước thành lý tờ khai và làm các thủ tục cần thiết để mang hàng hóa về kho chứa. Sau khi đã có chứng thư giám định thì làm nốt bước tải lên hệ thống một cửa quốc gia để hoàn thành bộ hồ sơ và thông báo ngay cho phía cán bộ Hải Quan để có thể thông quan tờ khai thành công.
Tổng kết
Trên đây là những nội dung quan trọng khi doanh nghiệp muốn làm thủ tục nhập khẩu cẩu tháp nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Để hạn chế rủi ro và rút ngắn thời gian làm các bước để thông quan mặt hàng này, bạn cần đọc kỹ những thông tin có trong bài hoặc liên hệ trực tiếp đến cho công ty Finlogistics.
Chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực làm thủ tục nhập hàng hóa, thông quan chứng từ, giấy tờ và vận chuyển nội địa lẫn quốc tế. Mọi lô hàng của bạn đều sẽ được giải quyết một cách nhanh gọn, tối ưu và chi phí tốt nhất!
Ngoại thương được xem là những hoạt động buôn bán và trao đổi hàng hóa trên thị trường quốc tế theo nguyên tắc ngang bằng giá cả đã quy định. Trong đó, hợp đồng ngoại thương là một trong những giấy tờ quan trọng nhất trong việc thực hiện thỏa thuận mua bán giữa các đối tác với nhau.
Vậy khái niệm, đặc điểm cụ thể cùng những nội dung xoay quanh bản hợp đồng này như thế nào? Cần chú ý những gì khi tiến hành hoàn tất các thủ tục hợp đồng ngoại thương? Tất cả sẽ được Finlogistics bật mí dưới đây!
Tổng quan chung về Hợp đồng ngoại thương
Khái niệm
Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract) hay còn được gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu, một thỏa thuận pháp lý giữa bên mua và bên bán giữa các quốc gia khác nhau. Trong đó, hợp đồng này quy định bên bán phải cung cấp đúng và đủ hàng hóa, sản phẩm và gửi lại những chứng từ, giấy tờ liên quan đến cho bên mua. Còn nghĩa vụ của bên mua sẽ là trả cho bên bán các chi phí cho lô hàng đó.
Hợp đồng ngoại thương được xác định trên một văn bản chính thức, gồm các điều khoản và điều kiện có sẵn trong Văn bản mẫu cụ thể và chứng thực bằng chữ ký của hai bên. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, hợp đồng sẽ xác định rõ vai trò và trách nhiệm của hai bên:
Bên mua hàng: sẽ nhận hàng hóa và thanh toán đầy đủ số tiền chi phí cho bên bán hàng.
Bên bán hàng: giao hàng hóa đúng và đủ số lượng cũng như chất lượng theo thời gian quy định.
– Ví dụ điển hình về Hợp đồng ngoại thương
Một công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam xuất khẩu 10 tấn vải thiều sang cho doanh nghiệp đối tác tại Nhật Bản. Trong khi ký kết hợp đồng mua bán loại trái cây này, thì hai bên đã ký kết một bản Sales Contract, ghi những điều khoản giao dịch. Cụ thể, hợp đồng này được phân thành hai bản bằng tiếng Việt và tiếng Nhật và đều có hiệu lực pháp lý như nhau.
– Hợp đồng ngoại thương có hiệu lực từ khi nào?
Theo nguyên tắc, hợp đồng bằng văn bản đương nhiên sẽ có hiệu lực khi bên cuối cùng tiến hành ký vào hợp đồng, trừ khi cả hai bên đều thống nhất hợp đồng sẽ có hiệu lực vào thời điểm khác.
– Trước khi ký Hợp đồng ngoại thương thì hai bên mua bán cần lưu ý những bước sau:
Khi ký kết Hợp đồng, doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ về đối tác của mình: thông tin về doanh nghiệp đối tác càng rõ ràng thì sẽ hạn chế được những rủi ro trong hoạt động giao dịch thương mại. Do đó, cần quan tâm tới những yếu tố quan trọng như lịch sử hình thành, ngành nghề kinh doanh, kênh website, trụ sở văn phòng,… Có thể tạo các buổi gặp mặt trực tiếp hoặc trực tuyến, tiến hành tham quan nhà xưởng hoặc nhờ bên thứ 3 tiến hành giám định về năng lực tài chính của đối tác.
Những yếu tố về Luật pháp khi đưa vào trong Hợp đồng: Hợp đồng ngoại thương chính là căn cứ pháp lý quan trọng để giải quyết các mẫu thuẫn phát sinh giữa các bên mua bán trong quá trình trao đổi. Vì vậy, việc dựa vào Luật pháp để soạn thảo Hợp đồng xuất nhập khẩu là rất cần thiết. Hơn nữa, việc áp dụng Luật quốc gia hay tuân theo tập quán thương mại quốc tế cũng cần được quy định cụ thể, rõ ràng trong hợp đồng.
Xác định rõ ràng loại hình Hợp đồng phù hợp trước khi soạn thảo: cần sử dụng đúng loại Hợp đồng xuất nhập khẩu như: hợp đồng dài hạn, hợp đồng ngắn hạn, hợp đồng gia công, hợp đồng tư vấn, hợp đồng chuyển giao công nghê,…
Xác định người lập Hợp đồng: cần lưu ý đối với những bản hợp đồng quan trọng nên giành quyền chủ động trong việc thành lập hợp đồng, thông thường người giành quyền chủ động lập hợp đồng sẽ có thể thể hiện được đầy đủ những mong muốn của phía doanh nghiệp trên bản hợp đồng
Đặc điểm
Đối với Hợp đồng ngoại thương sẽ có một vài đặc điểm khác với những loại hợp đồng khác sau:
Chủ thể của hợp đồng sẽ là bên mua hàng và bên bán hàng, họ có thể là thể nhân, pháp nhân hoặc trong trường hợp đặc biệt chính là Nhà nước.
Đối tượng của hợp đồng phải là hàng hóa, sản phẩm.
Nội dung của hợp đồng sẽ là toàn bộ nghĩa vụ và trách nhiệm của hai bên trong việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, sản phẩm cũng như việc giao hàng cho bên mua hàng và thanh toán chi phí cho bên bán hàng.
Hình thức của hợp đồng có thể bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng những hành động cụ thể.
Hợp đồng mua bán hàng hóa chính là bản hợp đồng song vụ và có cam kết rõ ràng giữa đôi bên.
>>> Xem thêm: Việc sử dụng bảo hiểm hàng hóa cần chú ý những vấn đề nào?
Phân loại
Theo đó, Hợp đồng ngoại thương sẽ được phân làm hai loại hình chính:
Hợp đồng dài hạn (có thời gian thực hiện trong thời gian dài và được chia thành nhiều lần giao hàng trong khoảng thời gian đó).
Hợp đồng ngắn hạn (có thời gian thực hiện ngắn hơn và thường được giao hàng trong một lần).
Hướng dẫn chuẩn bị và soạn thảo Hợp đồng ngoại thương
Bố cục cụ thể của Hợp đồng ngoại thương
Phần mở đầu hợp đồng
Tên hợp đồng và mã số hợp đồng
Thời gian thành lập hợp đồng
Thông tin cá nhân của bên mua hàng và bên bán hàng
Nội dung chính của hợp đồng
Mô tả chi tiết về hàng hóa, sản phẩm bao gồm: số lượng, chất lượng, giá thành, đơn vị tính, quy cách đóng gói, tổng số tiền của lô hàng,…
Những điều kiện để tiến hành giao hàng, thanh toán chi phí, bảo hiểm bảo hành, hình thức vận chuyển, cảng xuất cảng nhập,…
Phần cuối của hợp đồng
Thời gian quy định có hiệu lực của hợp đồng
Chữ ký và đóng dấu mộc của phía đại diện hai bên
Những nội dung chính trong Hợp đồng ngoại thương
Nội dung của bản Hợp đồng ngoại thương sẽ có khá nhiều thông tin cực kỳ quan trọng mà cả bên bán lẫn bên mua cần phải chú ý. Nếu thiếu đi phần nội dung nào đó thì có thể sẽ ảnh hưởng đến những quyền lợi của một trong hai bên. Do đó, trước khi đưa ra hợp đồng, doanh nghiệp cần kiểm tra thật kỹ những mục sau:
Commodity: Phần mô tả tổng quan về hàng hóa, sản phẩm.
Quality: Phần mô tả về chất lượng của hàng hóa, sản phẩm.
Quantity: Phần đưa ra số lượng hay trọng lượng, dựa vào đơn vị tính toán được quy định sẵn cho hàng hóa, sản phẩm.
Price: Đơn giá cần được ghi rõ ràng, dựa trên những điều kiện về thương mại đã chọn lọc, cũng như tổng số tiền trong hợp đồng cần được thanh toán đầy đủ.
Shipment: Phần này mô tả thời gian cũng như địa điểm giao hàng.
Payment: Phương thức thanh toán, chú ý phải là phương thức quốc tế mới có thể tiến hành thanh toán.
Packing and Marking: Nêu ra những quy cách đóng gói đối với bao bì, cũng như phần nhãn mác của hàng hóa, sản phẩm.
Warranty: Nêu ra tất cả những nội dung chính sách bảo hành hàng hóa, sản phẩm của bên bán hàng.
Insurance: Bên bán hàng sẽ có những chính sách bảo hiểm cho hàng hóa, sản phẩm dành cho bên mua, dựa vào bên nào sẽ mua, mua theo những điều kiện như thế nào, đến nơi nào để có thể khiếu nại và đòi lại tiền bồi thường bảo hiểm?,…
Arbitration: Những quy định, luật lệ của hợp đồng và đối tượng (trọng tài) nào sẽ được chọn để giải quyết cho cả hai bên khi xảy ra vi phạm hợp đồng.
Claim: Điều khoản về những trường hợp muốn khiếu nại trong quá trình giao dịch, mua bán hàng hóa, sản phẩm.
Force Majeure: Điều khoản về những trường hợp, tình huống bất khả kháng hoặc được miễn trách nhiệm, chỉ có thể hủy bỏ hoặc không tiếp tục thực hiện hợp đồng.
Penalty: Phần mô tả những quy định về việc phạt và bồi thường hàng hóa, sản phẩm trong trường hợp xảy ra các vấn đề vì có một bên nào đó vi phạm hợp đồng.
Other terms and conditions: Những quy định khác được thêm vào bên ngoài các điều khoản ở trên.
Để có thể soạn thảo ra một bản Sales Contract chỉn chu và đúng quy tắc, thì bạn cần lưu ý một vài điểm như sau:
Do những sự khó khăn, trở ngại về khoảng cách địa lý, ngôn ngữ bất đồng nên hai bên mua bán cần phải đạt được thỏa thuận chung, trước khi tiến hành ký kết hợp đồng, nếu có bất kỳ sự thay đổi gì thì đôi bên sẽ lại mất thêm nhiều khoản chi phí để sửa đổi.
Khi thực hiện đàm phán hợp đồng cần phải thống nhất tất cả những vấn đề có liên quan đến việc trao đổi, mua bán hàng hóa. Những điều khoản mà Pháp luật mà quốc gia hai bên cấm thì không được nêu ra, vì nếu các bên có những quy định khác nhau sẽ dẫn đến bản hợp đồng bị vô hiệu.
Hợp đồng mua bán nên ghi rõ ràng, đầy đủ ý nghĩa và tối ưu văn phong, tránh sử dụng những từ ngữ bị tối nghĩa hoặc có nhiều ý nghĩa, cách hiểu khác nhau nếu trong trường hợp xảy ra tranh chấp.
Bên ký và đóng dấu phải có thẩm quyền, nếu không thì bản hợp đồng cũng coi như vô hiệu.
Nếu bên đối tác thực hiện soạn thảo Hợp đồng ngoại thương, thì cần phải đọc kỹ càng và hiểu rõ những quyền và nghĩa vụ của mình, để tránh vi phạm hợp đồng, có thể thêm bớt điều khoản để có lợi hơn cho mình và tránh rơi vào trường hợp xảy ra sai sót hoặc bất lợi.
Ngôn ngữ được sử dụng trong hợp đồng phải là ngôn ngữ mà cả hai bên mua bán đều thông thạo hoặc nếu không thì có thể sử dụng hợp đồng song ngữ.
Một vài biểu mẫu Hợp đồng phổ biến
Nhằm mục đích hoàn thảnh bản Hợp đồng ngoại thương một cách chính xác và chặt chẽ nhất trong từng điều khoản, quy định cũng như phương thức trình bày hay những thông tin cơ bản khác, thì bạn có thể theo dõi một vài mẫu Hợp đồng ngoại thương dưới đây:
Với những nội dung, thông tin chi tiết về khái niệm Hợp đồng ngoại thương mà chúng tôi gửi đến, hy vọng sẽ có ích cho bạn trong việc thỏa thuận mua bán hàng hóa với đối tác nước ngoài một cách suôn sẻ nhất. Bởi là loại giấy tờ quan trọng, nên bạn cần phải tìm hiểu kỹ các bước cũng như bảo quản tốt Hợp đồng này, để tránh những vụ việc không đáng có xảy ra.
Nếu muốn biết thêm kiến thức về các loại hợp đồng trong Logistics hoặc những chủ đề khác liên quan, hãy liên hệ ngay cho Finlogistics để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng. Chúng tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ khách hàng giải quyết và xử lý khó khăn khi thông quan hàng hoá!
Thanh toán TTR là gì? Đây là một trong những hình thức thanh toán quốc tế khá phổ biến, mà bất cứ ai khi tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu đều cần phải biết. Quy trình này cũng là nghiệp vụ quan trọng và cần thiết, khi làm các bước thủ tục thanh toán Quốc tế.
Tuy nhiên, vẫn không ít người còn đang nhầm lẫn giữa khái niệm thanh toán T/T với TTR. Để làm rõ hơn về vấn đề này,Finlogistics sẽ cung cấp đến cho bạn những nội dung, kiến thức cần biết về TTR cũng như so sánh giữa hai loại thanh toán nhé!
Thanh toán TTR Là Gì?
Khái niệm
TTR (viết tắt của cụm từ Telegraphic Transfer Reimbursement – chuyển tiền bồi hoàn bằng điện) thường được sử dụng trong phương thức thanh toán LC. Thanh toán TTR chính là phương thức thanh toán quốc tế mà bên mua hàng sẽ đề nghị phía ngân hàng phải thực hiện chuyển khoản một số tiền phí cho bên bán hàng, bằng điện chuyển tiền.
Do đó, TTR được xem như là phương thức chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn, thường được sử dụng nhiều trong hoạt động thanh toán LC (thanh toán thư tín dụng).
Trường hợp nếu LC chấp nhận sử dụng TTR: thì bên làm chỉ cần cung cấp đầy đủ bộ chứng từ phù hợp theo quy định của Pháp luật, do phía ngân hàng thông báo sẽ được quyết toán ngay lập tức. Ngân hàng cũng sẽ có công văn hay gọi điện đòi tiền cho phía ngân hàng phát hành LC. Số tiền chi phí sẽ được hoàn trả trong vòng 36 giờ làm việc (khoảng 3 ngày), tính từ lúc ngân hàng phát hành nhận được điện báo và bộ chứng từ cũng sẽ được gửi sau.
Trường hợp nếu LC không cho phép sử dụng TTR: bên xuất khẩu cần đợi bộ chứng từ được gửi đến phía ngân hàng phát hành. Ngoài ra, còn cần phải đợi thêm tầm một tuần làm việc để biết chính xác rằng có được thanh toán hay không.
Đánh giá thanh toán TTR
Theo đó, thanh toán TTR sẽ có một vài điểm mạnh và nhược điểm riêng, vì thế nên các doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ những ưu nhược điểm sau để sử dụng phương thức thanh toán TTR sao cho đảm bảo hiệu quả nhất:
Ưu điểm
Về bản chất, các thao tác thực hiện thanh toán theo hình thức TTR sẽ có nhiều điểm khá giống với thanh toán T/T. Do vậy, những ưu điểm của phương thức thanh toán TTR cũng giống T/T đó là thanh toán nhanh chóng. Chỉ cần bên nhập khẩu hàng gửi lệnh thanh toán thì lệnh chuyển tiền có thể hoàn thành trong vòng một ngày làm việc. Ngoài ra, thanh toán bằng điện còn có phí tổn tương đối thấp.
Hạn chế
Thanh toán bằng điện thường diễn ra trong thời gian ngắn, nên nếu có sự cố hay thiếu sót sẽ khó để chỉnh sửa lại. Đây cũng chính là phần hạn chế lớn nhất của phương thức thanh toán kiểu TTR.
Bước 1: Bên bán cần chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ liên quan tới lô hàng sắp xuất và chuyển cho bên mua hàng
Bước 2: Sau khi đã nhận được những chứng từ liên quan, thì bên mua sẽ tiến hành kiểm tra, rà soát lại xem giấy tờ đó có bảo đảm tính chính xác và quy định hay không. Nếu đúng thì sẽ tiến hành sắp xếp và vận chuyển hàng
Bước 3: Bên nhập khẩu sẽ tiến hành nhận lô hàng theo đúng như dự kiến. Sau khi đã nhận đủ hàng, bên mua sẽ tới ngân hàng làm thủ tục thanh toán TTR
Bước 4: Phía ngân hàng chuyển tiền sẽ xác nhận yêu cầu của khách hàng. Sau đó sẽ tiến hành làm thủ tục đặt lệnh chuyển tiền sang cho ngân hàng nước ngoài để tiến hành thanh toán cho bên mua hàng
Bước 5: Phía ngân hàng cũng sẽ tiến hành xác nhận lệnh chuyển và tiến hành thanh toán cho bên bán hàng
Thanh toán TTR trả trước
Bước 1: Bên mua đến ngân hàng của mình ra yêu cầu gửi lệnh chuyển tiền để trả cho phía bên xuất khẩu
Bước 2: Ngân hàng của bên mua sẽ gửi giấy báo nợ đến cho bên mua
Bước 3: Ngân hàng của bên mua sẽ chuyển tiền cho phía ngân hàng của bên bán
Bước 4: Ngân hàng của bên bán tiến hành gửi giấy báo có cho bên bán
Bước 5: Bên bán hoàn tất giao hàng hóa và bộ chứng từ hàng hóa cho bên mua
Thanh toán TTR trả sau
Bước 1: Bên xuất khẩu sẽ giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho bên nhập khẩu
Bước 2: Bên nhập khẩu đưa lệnh yêu cầu cho ngân hàng của bên mua chuyển tiền để trả
Bước 3: Ngân hàng của bên mua sẽ gửi giấy báo nợ về cho bên nhập khẩu
Bước 4: Ngân hàng của bên nhập khẩu sẽ thực hiện giao dịch chuyển tiền cho phía ngân hàng bên xuất khẩu
Bước 5: Ngân hàng của bên bán sẽ gửi giấy báo có cho bên bán
Nhìn chung, quy trình thanh toán TTR cũng không quá phức tạp. Tuy nhiên, một khi lựa chọn thanh toán bằng phương thức này, thì bạn cần lưu ý những điều như sau:
Trong trường hợp Cơ quan Hải Quan kiểm tra, để có thể đảm bảo có giấy tờ đối soát, các doanh nghiệp nên giữ lại những giấy tờ liên quan đến việc mua bán hàng hóa và thanh toán chi phí. Những chứng từ, giấy tờ cần được giữ lại bao gồm: lệnh chuyển tiền và điện chuyển tiền (có dấu mộc của ngân hàng), kèm theo bộ chứng từ gốc.
Khi sử dụng thanh toán TTR trả sau, thì bên nhập khẩu chỉ cần thanh toán khi đã nhận đủ hàng hóa, kèm theo tờ khai Hải Quan và bộ chứng từ gốc.
Bên xuất khẩu có trách nhiệm mang bộ chứng từ gốc đi sao y và chủ động gửi bản photo kèm theo lệnh chuyển tiền, đồng thời gửi lại cho phía ngân hàng để thực hiện thanh toán chi phí bằng cách chuyển khoản.
Bên nhập khẩu cần bảo đảm có đủ số tiền trong tài khoản để thực hiện thanh toán theo hóa đơn thương mại.
Sau khi đã hoàn tất các thủ tục thanh toán bằng T/T và TTR, cần giữ lại một lệnh chuyển tiền và điện chuyển tiền (có dấu mộc của ngân hàng) kèm theo bộ chứng gốc, để tránh những rắc rối không đáng có về sau.
Phân biệt giữa thanh toán T/T và TTR
Trong thanh toán LC cũng có thể chia ra làm hai hình thức thanh toán khác, đó là T/T và TTR. Thanh toán TTR và TT thường rất dễ gây ra nhầm lẫn đối với những người mới. Vì vậy, cần phải hiểu rõ mối liên hệ giữa thanh toán T/T và TTR là gì?
+ T/T sử dụng trong thanh toán LC khi:
Ở trường hợp thứ nhất, phía ngân hàng sẽ mở phương thức thanh toán tín dụng chứng từ LC để tiến hành giải quyết cho bên xuất khẩu hàng hóa, khi ngân hàng quyết định điện đòi tiền.
Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết ở đây là bộ chứng từ, giấy tờ phải được xác minh là hợp lệ. Với trường hợp kiểu này, bên xuất khẩu hàng hóa sẽ không chọn lựa chiết khấu bộ chứng từ.
Ở trường hợp thứ hai, khi ngân hàng mở phương thức thanh toán tín dụng chứng từ LC cho phía ngân hàng chiết khấu, nhưng với điều kiện là ngân hàng đó phải nhận được bộ chứng từ hoặc giấy tờ đúng, đồng thời phía ngân hàng chiết khấu cũng điện đòi tiền. Lúc này, bên xuất khẩu hàng hóa sẽ chọn chiết khấu truy đòi lại bộ chứng từ.
+ T/T trở thành thanh toán TTR khi:
Để T/T trở thành TTR và được sử dụng trong thanh toán LC thì phía ngân hàng sẽ mở LC thanh toán cho bên ngân hàng chiết khấu, sau khi đã nhận được điện đòi tiền mà không cần biết bộ chứng từ đã đến hay chưa. Trong khi đó, bên xuất khẩu hàng hóa lựa chọn chiết khấu miễn truy đòi bộ chứng từ.
Nói một cách đơn giản hơn, thì hai phương thức thanh toán TTR và T/T về hình thức đều dùng hình thức điện trả tiền. Tuy nhiên, xét sâu về bản chất thì cả hai không hề giống nhau. Vì vậy, nếu trên hợp đồng phương thức thanh toán là thanh toán T/T thì trên tờ khai Hải Quan không thể nhập là TTR. Lúc đó, T/T sẽ chọn là RC là “Khác”.
Như vậy, hy vọng bài viết chi tiết về thanh toán TTR này đã giúp bạn hiểu rõ hơn sự khác nhau giữa hai loại thanh toán trong LC cũng như thanh toán quốc tế. Hãy để lại comment phía bên dưới cho chúng tôi, nếu bạn muốn biết thêm thông tin hay vấn đề gì liên quan đến Logistics hoặc xuất nhập khẩu nhé.
Finlogistics luôn đồng hành cùng với khách hàng, đảm bảo quá trình hàng hóa vận chuyển quốc tế, vận chuyển nội địa và thủ tục thông quan Hải Quan,… diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và an toàn hàng đầu. Hãy tối ưu mọi chi phí bằng cách nhấc máy liên hệ cho chúng tôi!
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và hoạt động thương mại, khái niệm hàng gia công là gì đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Nhiều cá nhân và doanh nghiệp hiện nay cũng xem xét lựa chọn mô hình sản xuất này. Vậy hàng gia công có gì đặc biệt? Quy trình sản xuất hàng gia công như thế nào?… Hãy để Finlogistics giải đáp giúp bạn trong bài viết dưới đây!
Tìm hiểu chung khái niệm hàng gia công là gì?
Định nghĩa
Gia công là hoạt động mà bên nhận sẽ thực hiện một hoặc nhiều công đoạn sản xuất, để làm ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt. Đây là hoạt động dựa trên hợp đồng hợp tác giữa đôi bên. Có vài quy định yêu cầu đối với hàng hóa gia công như: thời hạn, chi phí và vài vấn đề ngoài lề khác. Sản phẩm được sản xuất thương mại theo hợp đồng được sẽ được gọi là hàng gia công (trừ mặt hàng bị cấm cho mục đích thương mại).
Đặc điểm
Quyền sở hữu hàng hóa, bao gồm: quyền sử dụng, quyền chiếm đoạt, quyền sở hữu,… sẽ không chuyển từ bên thuê sang bên thực hiện gia công (quyền sở hữu đối với hàng gia công là quyền bán, quyền giao dịch,…). Theo Bộ Luật Thương mại năm 2005, hàng gia công phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
Không thuộc diện hàng hóa bị cấm kinh doanh như: chất gây nghiện, hóa chất khoáng vật,…
Nếu thuộc vào diện bị cấm kinh doanh hoặc xuất nhập khẩu, chỉ có thể được thực hiện gia công khi người thuê là doanh nghiệp nước ngoài và dùng để tiêu thụ ở nước ngoài. Mặt hàng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
Mặt hàng bị cấm nhập khẩu là loại hàng đã qua sử dụng như: hàng dệt may, giày dép và quần áo; hàng điện tử, điện lạnh;…
Hàng gia công không chỉ mang đến lợi nhuận cho doanh nghiệp, mà còn có ích đối với kinh tế thị trường và các doanh nghiệp khác.
Hỗ trợ tầng lớp công ty học hỏi và tiếp cận với công nghệ mới, tiến bộ khoa học để hiện đại hóa quy trình sản xuất và nâng cao hiệu suất lao động.
Tận dụng tốt cơ sở sản xuất, thiết bị máy móc, nhà xưởng và nguyên liệu sẵn có, giúp doanh nghiệp sử dụng “thương hiệu” và kênh phân phối trong và ngoài nước hiệu quả, tăng tỷ trọng hàng hóa sản xuất trực tiếp, hàng xuất khẩu.
Giảm thất nghiệp và tăng thu nhập cho người lao động. Hoạt động gia công giúp giảm phí thuê mướn nhân lực và thu lợi nhuận về cho doanh nghiệp, do thu hút số lượng lớn số lao động phổ thông giá rẻ trong khu vực.
Thu hút vốn đầu tư và công nghệ hiện đại của các nhà đầu tư nước ngoài.
Hợp đồng hàng gia công là gì?
Khái niệm
Hợp đồng gia công là bản thỏa thuận chính thức giữa các bên trong quá trình gia công hàng hóa. Bên nhận sẽ thực hiện các đơn đặt hàng theo đúng yêu cầu của bên thuê. Ngược lại, bên thuê sẽ nhận sản phẩm và trả tiền công theo thỏa thuận.
Đối tượng của hợp đồng gia công là những vật được xác định theo mẫu tiêu chuẩn được thỏa thuận hoặc Pháp luật quy định sẵn như: hợp đồng gia công đồ gốm sứ: hợp đồng gia công quần áo, giày dép; hợp đồng gia công cơ khí;…
Đặc điểm
Bản hợp đồng gia công có ba điểm chính cần hiểu kỹ, đó là:
+ Hợp đồng gia công là bản hợp đồng song vụ
Bên nhận có quyền yêu cầu cho bên thuê phải chuyển cho mình loại vật liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng, chủng loại cũng như tính đồng bộ, số lượng (có thể đi kèm vật mẫu, bản vẽ gốc để chế tạo). Bên thực hiện cũng cần yêu cầu bên đặt nhận sản phẩm mới do mình tạo ra và trả tiền công theo như đã thỏa thuận hợp đồng.
+ Hợp đồng gia công là bản hợp đồng có đền bù
Số tiền mà bên thuê phải trả cho bên nhận chính là tiền công. Khoản thù lao này đã được hai bên thỏa thuận rõ ràng trong điều khoản chung của hợp đồng.
+ Hợp đồng gia công sẽ được vật thể hóa
Mẫu sản phẩm tiêu chuẩn đã thỏa thuận từ trước giữa các bên hoặc theo quy định Pháp luật hiện hành. Mẫu tiêu chuẩn chỉ được công nhận (được vật chất hóa hoặc trở thành sản phẩm) khi bên nhận hoàn thành tất cả các thao tác gia công.
Giao một phần hoặc toàn bộ nguyên vật liệu gia công theo đúng như hợp đồng hoặc gửi chi phí để bên gia công mua nguyên vật liệu theo số lượng, chất lượng và mức giá đã thỏa thuận.
Nhận lại toàn bộ sản phẩm và tài sản gia công (bao gồm máy móc, thiết bị cho thuê hoặc mượn, nguyên vật liệu, vật tư, phụ liệu, phế liệu,…) sau khi đã thanh lý hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Cử người đại diện đến kiểm tra và giám sát quá trình tại nơi nhận gia công hàng hóa. Hoặc cử chuyên gia đến hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, theo như thỏa thuận hợp đồng.
Chịu trách nhiệm trước Pháp luật về tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của lô hàng gia công và toàn bộ nguyên vật liệu, máy móc thiết bị dùng để tiến hành gia công khi chuyển cho bên nhận gia công.
Đối với bên nhận:
Cung cấp một phần hoặc toàn bộ nguyên vật liệu để thực hiện gia công theo như thỏa thuận với bên đặt gia công về tiêu chí số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và giá cả.
Nhận thù lao và những chi phí hợp lý khác theo như hợp đồng.
Trường hợp nếu nhận gia công cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài, bên nhận gia công được quyền xuất khẩu tại chỗ những sản phẩm gia công, máy móc thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên vật liệu, phụ liệu, phế phẩm, phế liệu, vật tư dư thừa,… theo như ủy quyền trong hợp đồng của bên đặt gia công.
Trường hợp nếu nhận gia công cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài, bên nhận gia công sẽ được miễn thuế nhập khẩu đối với các loại thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, phụ liệu, vật tư tạm nhập khẩu theo định mức quy định, để thực hiện bản hợp đồng gia công theo quy định của Pháp luật về thuế phí.
Chịu trách nhiệm trước Pháp luật về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hóa, trong trường hợp nếu hàng gia công nằm trong danh sách cấm kinh doanh và xuất nhập khẩu.
Quy trình thực hiện
Các doanh nghiệp thực hiện hợp đồng làm hàng gia công theo các bước quy trình cụ thể như sau:
Hợp đồng thuê gia công ngoài cần phải được soạn thảo rõ ràng, thông thường sẽ bằng tiếng Anh và ngôn ngữ của các bên liên quan.
Làm đơn xin thực hiện hợp đồng gia công nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Sau khi đã nhận được đơn, mô tả địa điểm sản xuất hàng gia công tương ứng với những gì đã nêu rõ trong hợp đồng.
Cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ với những tài liệu quan trọng liên quan như: giấy chứng nhận thêm vốn đầu tư; tờ khai đăng ký nộp thuế; đăng ký dấu mộc;… .cùng những tài liệu liên quan khác.
Cần chú ý văn bản thông báo hợp đồng gia công là bắt buộc.
Nguyên vật liệu và máy móc thiết bị phải được tiến hành nhập khẩu theo yêu cầu đặt ra, để thực hiện gia công đúng theo quy trình.
Kết hợp gửi hợp đồng gia công và làm thủ tục Hải Quan để xét duyệt.
Trên đây là những nội dung chi tiết và khái quát, giải thích hàng gia công là gì. Các doanh nghiệp cần đọc kỹ bài viết này để hiểu rõ hơn loại hình sản xuất sản phẩm đặc biệt này. Nếu còn câu hỏi gì liên quan đến hàng gia công hoặc liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi – Finlogistics, qua kênh liên lạc bên dưới nhé.
Có nhiều phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng thường xuyên như: chuyển tiền, nhờ thu trơn,… Trong đó, phổ biến và được sử dụng nhiều hơn cả vẫn là hình thức thanh toán chứng từ LC. Vậy khái niệm thanh toán LC là gì? Hãy cùng đi tìm hiểu ở bài viết dưới đây với Finlogistics nhé!
Định nghĩa thanh toán LC là gì?
Vậy thanh toán LC là gì và đóng vai trò như thế nào? Đây là những thắc mắc luôn được những người mới làm trong ngành Logistics đặc biệt quan tâm. Thanh toán LC được xem là hình thức thanh toán phổ biến và được sử dụng nhiều bậc nhất hiện nay.
Theo đó, hình thức này được hiểu như sau: ngân hàng sẽ thay mặt bên nhập khẩu cam kết với bên xuất khẩu hàng hóa trả tiền phí trong thời gian được quy định. Bên xuất khẩu sau khi đã hoàn tất xuất trình những chứng từ, giấy tờ phù hợp với quy định bên trong LC, thì sẽ được thanh toán tiền.
Đây cũng là phương thức thanh toán rất an toàn dành cho cả bên nhập khẩu và bên xuất khẩu. Bởi vì, bên xuất khẩu sẽ không lo xảy ra tình huống bị bùng tiền hay thanh toán thiếu.
Nhưng đổi lại, hình thức thanh toán LC này sẽ phải tốn nhiều chi phí hơn so với những hình thức thanh toán khác. Thời gian thực hiện thanh toán cũng khá chậm. Do đó, thanh toán LC sẽ không phù hợp đối với các công ty nhỏ và có ít kinh nghiệm.
Thanh toán thư tín dụng chứng từ LC gồm bao nhiêu bên tham gia?
Việc thanh toán LC sẽ bao gồm những bên tham gia sau:
Bên xin mở tín dụng chứng từ (Applicant): bên mua (nhập khẩu hàng hóa)
Bên được hưởng lợi từ thư tín dụng (Beneficiary): bên bán (xuất khẩu hàng hóa)
Ngân hàng phát hành thư tín dụng (Issuing bank): đây là ngân hàng đại diện cho bên nhập khẩu, có quyền cấp thư tín dụng cho bên nhập khẩu
Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising bank): đây là dạng ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư tín dụng hoặc ngân hàng của bên bán
Ngoài ra, còn một vài bên tham gia khác như: ngân hàng chiết khấu (Negotiating bank), ngân hàng xác nhận (Confirming bank), ngân hàng trả tiền (Reimbursing bank),… Điều này sẽ tùy thuộc vào yêu cầu của bên mua trong đơn xin mở LC và sự ủy nhiệm của phía ngân hàng mở LC.
Các bước trong quy trình làm thanh toán LC là gì?
Sau khi đã hiểu rõ thanh toán LC là gì, hãy cùng tìm hiểu về quy trình chi tiết như thế nào nhé. Theo đó, bên bán và bên mua sẽ ký kết Hợp đồng ngoại thương với nhau.
Trong bản hợp đồng đó, bên bán và bên mua phải chấp nhận các điều khoản của hình thức thanh toán này. Quy trình để thanh toán thư tín dụng chứng từ LC bao gồm 9 bước như sau:
Bên mua dựa vào việc ký kết hợp đồng với bên bán để làm hồ sơ xin mở tín dụng chứng từ LC và gửi đến cho ngân hàng phát hành (Issuing Bank).
Tiếp đó, ngân hàng phát hành (Issuing bank) sẽ tiến hành xem xét đề nghị. Nếu được chấp thuận, ngân hàng sẽ gửi thư tín dụng chứng từ cho ngân hàng thông báo (Advising bank), để gửi lại cho bên bán (bên xuất khẩu). Lưu ý, ngân hàng thông báo phải có quan hệ đại lý cùng với ngân hàng phát hành. Vì thế, ngân hàng thông báo mới có thể kiểm tra tính chân thực của nội dung thư tín dụng chứng từ.
Ngân hàng thông báo sẽ tiến hành đánh giá thư tín dụng chứng từ (LC) và chuyển thư bản gốc đến cho bên bán. Bên bán cũng cần kiểm tra khả năng đáp ứng của thư tín dụng chứng từ (LC), đồng thời có thể đề nghị chỉnh sửa thêm (nếu cần thiết).
Sau đó, bên bán (bên xuất khẩu) cũng tiến hành kiểm tra thư tín dụng chứng từ (LC). Nếu mọi nội dung đã đúng xác thức, thì sẽ giao hàng hóa cho bên nhập khẩu.
Sau khi đã giao hàng, bên bán (bên xuất khẩu) sẽ chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ hợp lệ để chuyển giao cho phía Ngân hàng thông báo (Advising Bank) và nên nhớ kèm theo Thông báo đòi tiền.
Sau khi đã nhận được bộ chứng từ, Ngân hàng thông báo có trách nhiệm tiến hành kiểm tra tính hợp lê của bộ chứng từ.
Sau đó, bộ chứng từ sẽ được chuyển cho Ngân hàng phát hành kiểm tra lần hai. Tiếp theo đó, Ngân hàng phát hành sẽ gửi kết quả kiểm tra đến cho Ngân hàng thông báo.
Kết thúc quá trình này, Ngân hàng phát hành đã nắm bộ chứng từ hàng hóa trong tay. Nếu bộ chứng từ này có sai sót thì phía Ngân hàng thông báo có trách nhiệm yêu cầu bên bán chỉnh sửa. Nếu tất cả đều hợp lệ thì Ngân hàng thông báo có trách nhiệm thông báo đến cho bên bán (bên xuất khẩu) và tiến hành thanh toán.
Khi Ngân hàng thông báo đã thanh toán xong cho bên bán (bên xuất khẩu), thì Ngân hàng phát hành cũng sẽ phát hành thanh toán đến cho bên mua (bên nhập khẩu).
>>> Xem thêm: Quy trình nhập khẩu đường biển hàngFCL là gì?
Hi vọng rằng, với những nội dung hữu ích ở trên, bạn đã có đáp án rõ nhất cho câu thắc mắc thanh toán LC là gì? Qua đó, để hiểu thêm hơn về hình thức thanh toán quốc tế phổ biến này, hãy để lại vài bình luận bên dưới để chúng ta cùng trao đổi nhé.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về chủ đề này hoặc những vấn đề liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu, có thể liên hệ trực tiếp đến cho Finlogistics để được giải đáp và hỗ trợ kịp thời.
Các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, gia công và chế xuất hiện nay đều đang phải thực hiện bảng báo cáo quyết toán Hải Quan. Vậy hình thức báo cáo quyết toán như thế nào? Thời hạn cần nộp báo cáo này hàng năm là khi nào? Cách thức lập báo cáo quyết toán như nào là đúng?… Bài viết dưới đây của Finlogistics sẽ giải đáp hết những thắc mắc này của các doanh nghiệp, để hiểu rõ hơn về vấn đề này!
Tổng quan về báo cáo quyết toán Hải Quan
Định nghĩa
Báo cáo quyết toán Hải Quan là bảng ghi chi tiết về tình hình sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu hoặc hàng hóa xuất khẩu do chính Hải Quan quản lý. Đây là báo cáo bắt buộc đối với những doanh nghiệp sản xuất – xuất khẩu, gia công cũng như chế xuất. Báo cáo quyết toán thường được sử dụng nhiều thuật ngữ tiếng Anh, ví dụ như: Customs Yearly Report (gọi tắt là Customs Report, Declaration Customs Report hoặc Settlement Customs Report).
Đối tượng cần làm báo cáo quyết toán Hải Quan
Các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, gia công và chế xuất được miễn thuế khi thực hiện nhập khẩu nguyên vật liệu. Doanh nghiệp cần phải đối chiếu lượng nguyên liệu nhập khẩu với những thành phẩm xuất khẩu và dựa trên định mức tiêu hao của chính loại nguyên vật liệu đó. Các đối tượng cụ thể:
Các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động nhập khẩu nguyên liệu nhằm để sản xuất hàng hóa, sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài
Các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động gia công hàng hóa với các doanh nghiệp nước ngoài
Các doanh nghiệp chế xuất
Do đó, báo cáo quyết toán Hải Quan được xem là mẫu báo cáo quan trọng mà những doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, gia công và chế xuất bắt buộc phải thực hiện đầy đủ và trình lên cho Cơ quan Hải Quan kiểm kê.
Báo cáo quyết toán Hải Quan mới nhất có những quy định nào?
Những vấn đề về báo cáo quyết toán Hải Quan đã được quy định rõ ràng, cụ thể tạiThông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Thời hạn nộp
Căn cứ dựa theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC quy định:
“Các cá nhân, tổ chức cần nộp đầy đủ báo cáo quyết toán Hải Quan muộn nhất là sau 90 ngày, tính từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc trước khi bắt đầu thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể và chuyển nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu cho bên Chi cục Hải Quan”.
Sửa đổi và bổ sung
Căn cứ dựa theo Điểm B, Mục 2, Khoản 39, Điều 1 của Thông tư số 39/2018/TT-BTC quy định:
“Trong thời hạn là 60 ngày, tính từ ngày nộp báo cáo quyết toán, nhưng phải trước thời điểm khi Hải Quan ban hành Quyết định tiến hành kiểm tra báo cáo quyết toán hoặc kiểm tra sau thông quan, nếu thanh tra, tổ chức và cá nhân phát hiện ra sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán thì được quyền sửa đổi và bổ sung báo cáo và tiếp tục nộp lại cho Hải Quan.
Hết thời hạn 60 ngày, tính từ ngày doanh nghiệp nộp báo cáo quyết toán hoặc sau khi Hải Quan quyết định tiến hành kiểm tra báo cáo quyết toán và kiểm tra sau thông quan, nếu thanh tra, tổ chức, cá nhân mới phát hiện ra sai sót trong việc lập báo cáo thì vẫn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung báo cáo với Hải Quan. Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định Pháp luật về thuế phí và vi phạm hành chính.”
Địa điểm nộp
Căn cứ dựa theo quy định ghi tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC, các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, gia công và chế xuất sẽ tiến hành nộp báo cáo quyết toán tại Chi cục Hải Quan, nơi làm thủ tục xuất nhập khẩu hoặc Chi cục Hải Quan quản lý các doanh nghiệp chế xuất.
Mức xử phạt nộp chậm
Trong trường hợp doanh nghiệp nộp báo cáo quyết toán Hải Quan chậm so với quy định đưa ra thì sẽ bị phạt hành chính, từ 2.000.000 –5.000.000VNĐ. Nếu bên nộp báo cáo là cá nhân thì mức phạt sẽ giảm bằng ½ so với mức phạt tiền đối với tổ chức, doanh nghiệp. Căn cứ theo Nghị định số 128/2020/NĐ-CP quy định:
“Phạt tiền từ 2.000.000 VNĐ cho đến 5.000.000 VNĐ, đối với hành vi không nộp báo cáo quyết toán hoặc báo cáo tình hình sử dụng hàng hóa, sản phẩm miễn thuế đúng với thời hạn quy định Pháp luật”
“Mức phạt tiền quy định được ghi tại Chương II là mức phạt tiền đối với các tổ chức. Đối với các cá nhân thì bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức, trừ trường hợp được quy định tại điểm B và điểm C tại Khoản này”
Các cá nhân và doanh nghiêoj nên sử dụng biểu mẫu báo cáo quyết toán Hải Quan số 15/BCQT-NVL/GSQL để kê khai thông tin, bạn có thể tải biểu mẫu tại đây. Dưới đây là một ví dụ:
Hướng dẫn cách làm và kiểm tra báo cáo quyết toán
Cách thực hiện
Các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay thường xuyên sử dụng phần mềm ECUS5 VNACCS. Đây là một trong những phần mềm kê khai báo cáo quyết toán Hải Quan hiệu quả, có thể xử lý số liệu và truyền thông tin lên cho Hải Quan nhanh chóng và chính xác. Hướng dẫn cách làm báo cáo quyết toán Hải Quan như sau:
Bước 1: Tổng hợp những thông tin, số liệu từ các bộ phận của doanh nghiệp: kho bãi, kế toán cho đến phòng ban xuất nhập khẩu,…
Bước 2: Tổng hợp các số liệu từ bước 1, tiến hành lập bảng thống kê về nguyên vật liệu, thành phẩm,… qua đó xác định số liệu tồn ở đầu kỳ, nhập và xuất trong kỳ, cuối tùng là tồn cuối kỳ, sau đó lập bảng báo cáo quyết toán chi tiết
Bước 3: Chuẩn bị bộ hồ sơ để lập báo cáo quyết toán Hải Quan nộp cho Cơ quan Hải Quan
Trong đó, hồ sơ đầy đủ để lập báo cáo quyết toán Hải Quan sẽ bao gồm những thành phần sau:
Bộ chứng từ về nguyên vật liệu nhập khẩu như: Hợp đồng mua bán, Packing List, Commercial Invoice,…
Định mức và những điều chỉnh
Tờ khai Hải Quan xuất khẩu (nhập khẩu)
Phiếu nhập – xuất kho của nguyên vật liệu, sản phẩm
Những chứng từ về phế liệu và phế thải
Bảng báo cáo tài chính, đi kèm những khoản hạch toán kế toán liên quan khác
Những chứng từ chứng minh đã xử lý tốt nguyên vật liệu dư thừa, sau khi kết thúc năm tài chính
Cách kiểm tra
Thông thường, các tổ chức, doanh nghiệp có thể tiến hành các bước kiểm tra nội dung báo cáo quyết toán như sau:
+ Kiểm tra tổng quát về định mức hàng hóa
+ Kiểm tra về tình hình hàng tồn kho, bao gồm: nguyên liệu, vật tư và hàng hóa xuất khẩu tại doanh nghiệp. Từ đó, sẽ xuất hiện các trường hợp dưới đây:
Không có chênh lệch gì so với số liệu kê khai cho Hải Quan
Chênh lệch thừa và thiếu về số lượng tồn kho giữa thực tế doanh nghiệp với những số liệu đã kê khai cho Hải Quan
Dịch vụ làm báo cáo quyết toán Hải Quan, nên hay không?
Các doanh nghiệp nếu có đủ khả năng nên tự làm báo cáo quyết toán Hải Quan riêng, thay vì thuê dịch vụ ngoài. Điều này cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản kha khá chi phí phát sinh. Nếu doanh nghiệp muốn tự làm báo cáo quyết toán, thì nên cho nhân viên đi học nâng cao thêm khóa làm báo cáo Hải Quan chuyên nghiệp, mà không cần phải thuê tới dịch vụ ngoài.
Việc thuê dịch vụ làm báo cáo quyết toán bên ngoài sẽ khiến cho doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào đơn vị cung cấp dịch vụ. Thậm chí điều này còn sẽ bất tiện khi muốn hỏi thêm thông tin hay nhờ sự hỗ trợ khi cần thiết. Tuy nhiên, nếu tổ chức, doanh nghiệp không có nhân viên chuyên làm về mảng báo cáo quyết toán này thì nên thuê dịch vụ. Bởi vì, việc thuê dịch vụ sẽ chuyên môn hóa, được hỗ trợ trọn gói và xử lý những nghiệp vụ liên quan khác.
Tổng kết
Nếu quý khách hàng muốn tìm hiểu thêm hoặc có nhu cầu thực hiện báo cáo quyết toán Hải Quan hoặc bất kỳ chứng từ, giấy tờ liên quan nào, hoàn toàn có thể nhờ sự giúp đỡ của chúng tôi – công ty FWD hàng đầu Finlogistics. Với sự chuyên nghiệp thể hiện trong quy trình làm việc với khách hàng, chúng tôi tự tin cam kết đem lại dịch vụ xuất nhập khẩu đa dạng, uy tín và chất lượng nhất!
Hình thức kiểm tra sau thông quan là một trong những hoạt động kiểm tra bình thường của Cơ quan Hải Quan. Những mục cần kiểm tra bao gồm: hồ sơ Hải Quan, sổ sách kế toán, chứng từ kế toán và những chứng từ, tài liệu hoặc dữ liệu quan trọng khác, có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa.
Việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện trong trường hợp cần thiết và sau khi hàng hóa đã được thông quan Hải Quan. Vậy chi tiết các bước kiểm tra sau khi thông quan như thế nào? Hãy cùng Finlogistics tìm hiểu sâu hơn trong bài viết này nhé!
Việc kiểm tra sau thông quan được hiểu như thế nào?
Căn cứ dựa theo Điều 77, Bộ Luật Hải Quan công bố năm 2014, cơ quan Hải Quan sẽ tiến hành các bước kiểm tra sau thông quan trong những trường hợp cần thiết hoặc sau khi hàng hóa đã được thông quan thành công. Những giấy tờ, chứng từ cần kiểm tra sẽ liên quan đến thủ tục xuất – nhập khẩu hoặc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm, ví dụ như: chứng từ, sổ sách kế toán; hồ sơ Hải Quan,…
Việc kiểm tra sau thông quan sẽ giúp đánh giá tính chính xác và trung thực của những nội dung ghi trong các chứng từ, hồ sơ mà người kê khai Hải Quan đã khai, nộp và xuất trình với Cơ quan Hải Quan. Ngoài ra, đây cũng là cách để đánh giá việc tuân thủ Pháp luật Hải Quan và những quy định khác của Nhà nước, liên quan đến việc quản lý quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa của bên kê khai Hải Quan.
Để thực hiện quá trình kiểm tra sau khi thông quan, địa điểm tổ chức thường là trụ sở Cơ quan Hải Quan hoặc trụ sở của bên kê khai Hải Quan. Trong đó, trụ sở của người kê khai sẽ bao gồm cả trụ sở chính, chi nhánh, nơi sản xuất, nơi lưu giữ hàng hóa, cửa hàng,… Ngoài ra, thời hạn cho phép kiểm tra sau thông quan là 05 năm, bắt đầu tính từ ngày bên kê khai đăng ký tờ khai Hải Quan.
Những trường hợp cần kiểm tra sau thông quan
Trường hợp cần kiểm tra sau khi thông quan
Căn cứ theo Điều 78, Bộ Luật Hải Quan năm 2014, những trường hợp cần phải được kiểm tra sau thông quan sẽ nằm trong 03 trường hợp như sau:
Đơn vị kê khai có dấu hiệu vi phạm Pháp luật Hải Quan và các quy định khác của Nhà nước, liên quan đến việc quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa
Những trường hợp không thuộc quy định ghi tại khoản 1. Việc kiểm tra sau thông quan sẽ được thực hiện trên cơ sở áp dụng đối với hình thức quản lý rủi ro
Kiểm tra thông thường việc tuân thủ Pháp luật của bên kê khai Hải Quan
Việc tiến hành thực hiện kiểm tra sau thông quan ở hai địa điểm khác nhau bao gồm trụ sở của Cơ quan Hải Quan và trụ sở của bên kê khai Hải Quan là khác nhau. Cụ thể:
Tại trụ sở Cơ quan Hải Quan
Căn cứ theo Điều 79, Bộ Luật Hải Quan năm 2014, việc kiểm tra sau khi thông quan tại trụ sở của Cơ quan Hải Quan sẽ được quy định như sau:
Cục trưởng Cục Hải Quan và Chi cục trưởng Chi cục Hải Quan sẽ ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan. Bên kê khai Hải Quan được yêu cầu cung cấp: hóa đơn thương mại, các chứng từ vận tải, hợp đồng ngoại thương, chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng từ thanh toán, hồ sơ tài liệu kỹ thuật liên quan đến hàng hóa,… và phải giải trình những thông tin, nội dung liên quan. Thời gian tiến hành kiểm tra sẽ được xác định trong tờ quyết định kiểm tra, nhưng quy định tối đa là 05 ngày làm việc.
Quyết định kiểm tra sau thông quan phải được gửi cho bên kê khai Hải Quan trong thời hạn là 03 ngày làm việc, kể từ ngày ký kiểm tra và chậm nhất là 05 ngày làm việc, trước ngày tiến hành các bước kiểm tra. Bên kê khai Hải Quan sẽ có trách nhiệm giải trình và cung cấp những hồ sơ, chứng từ liên quan theo yêu cầu của Cơ quan Hải Quan.
Trong thời gian tiến hành kiểm tra, bên kê khai Hải Quan có quyền giải trình và bổ sung các thông tin, tài liệu liên quan đến chứng từ, hồ sơ Hải Quan. Việc xử lý kết quả kiểm tra cũng được quy định rõ ràng như sau:
Trường hợp nếu những thông tin, nội dung của chứng từ, tài liệu được cung cấp và nội dung đã giải trình chứng minh nội dung kê khai Hải Quan là chính xác thì hồ sơ Hải Quan sẽ được chấp thuận.
Trường hợp nếu không chứng minh được nội dung kê khai Hải Quan là chính xác hoặc bên kê khai Hải Quan không cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu,… đầy đủ và không giải trình theo như yêu cầu kiểm tra, thì Cơ quan Hải Quan sẽ đưa ra quyết định xử lý theo quy định của Pháp luật về thuế phí và vi phạm hành chính.
Trong thời hạn là 05 ngày làm việc, bắt đầu từ ngày kết thúc kiểm tra, người đưa ra quyết định kiểm tra phải ký vào thông báo kết quả kiểm tra và gửi cho bên kê khai Hải Quan.
Tại trụ sở bên kê khai Hải Quan
Căn cứ theo Điều 80, Bộ Luật Hải Quan năm 2014, quy định về việc kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của bên kê khai Hải Quan, thẩm quyền quyết định tiến trình kiểm tra sau thông quan sẽ thuộc về:
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải Quan hoặc Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan sẽ đưa ra quyết định kiểm tra sau thông quan trong phạm vi toàn quốc gia
Cục trưởng Cục Hải Quan sẽ đưa ra quyết định kiểm tra sau thông quan trong địa bàn quản lý của mình
Trường hợp nếu việc kiểm tra doanh nghiệp không thuộc phạm vi địa bàn quản lý đã được phân công, thì Cục Hải Quan sẽ báo cáo cho Tổng cục Hải Quan để xem xét phân công các đơn vị về thực hiện kiểm tra. Việc kiểm tra và đánh giá sẽ tuân thủ theo Pháp luật, bên kê khai Hải Quan thực hiện theo kế hoạch kiểm tra sau khi thông quan hàng năm do chính Tổng cục trưởng Tổng cục Hải Quan ban hành trước đó.
>>> Xem thêm: Tờ khai Hải Quan trên giấy cần chú ý những điều gì?
Thời hạn cần kiểm tra sau thông quan
Thời hạn để kiểm tra sau thông quan sẽ được xác định rõ trong tờ quyết định kiểm tra, nhưng vẫn tối đa trong 10 ngày làm việc. Trong đó, thời gian sẽ được tính từ ngày bắt đầu tiến hành các bước kiểm tra. Nếu trường hợp phạm vi kiểm tra lớn hơn, nội dung lại phức tạp thì người ký quyết định kiểm tra có thể gia hạn thêm một lần nữa, nhưng không thêm quá 10 ngày làm việc.
Quyết định kiểm tra sau khi thông quan phải được gửi cho bên kê khai Hải Quan trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày ký và chậm nhất khoảng 05 ngày làm việc, trước ngày tiến hành các bước kiểm tra. Trừ những trường hợp được quy định tại Khoản 1, Điều 78 của Bộ Luật này. Theo đó, trình tự làm thủ tục kiểm tra sau thông quan như sau:
Công bố quyết định kiểm tra sau thông quan hàng hóa ngay khi bắt đầu tiến hành kiểm tra.
Đối chiếu những thông tin, nội dung đã khai báo với sổ sách kế toán, chứng từ kế toán, các báo cáo tài chính, những tài liệu, giấy tờ có liên quan, tình trạng thực tế của hàng hóa, sản phẩm xuất nhập khẩu trong phạm vi, nội dung chính của quyết định kiểm tra sau khi thông quan.
Tiến hành lập biên bản kiểm tra sau thông quan, trong thời hạn là 05 ngày làm việc, tính từ ngày kết thúc công việc kiểm tra.
Trong thời hạn là 15 ngày, tính từ ngày kết thúc công việc kiểm tra, người quyết định kiểm tra sẽ phải ký kết luận kiểm tra và gửi cho bên kê khai Hải Quan. Lưu ý, trường hợp kết luận kiểm tra cần có ý kiến chuyên môn của Cơ quan có thẩm quyền, thì thời hạn ký kết luận kiểm tra sẽ được tính bắt đầu từ ngày có ý kiến. Ngoài ra, Cơ quan chuyên môn có thẩm quyền được quyền ý kiến trong vòng 30 ngày, bắt đầu từ ngày nhận được yêu cầu kiểm định của Cơ quan Hải Quan.
Thực hiện xử lý công việc kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chuyển cấp cho Cơ quan có thẩm quyền xử lý theo kết quả kiểm tra có được.
Nếu trong trường hợp bên kê khai Hải Quan không chấp hành theo quyết định kiểm tra hoặc không giải trình, cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu theo đúng thời hạn, thì Cơ quan Hải Quan sẽ căn cứ theo hồ sơ, tài liệu đã thu thập và xác minh để quyết định xử lý theo quy định của Pháp luật. Bên kê khai Hải Quan sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc phải thực hiện thanh tra chuyên ngành theo đúng quy định của Nhà nước.
Quy trình kiểm tra sau thông quan gồm những bước quan trọng nào?
Quy trình kiểm tra sau thông quan cụ thể được quy định theo trình tự. Các thủ tục, hồ sơ và nội dung tiến hành đánh giá, bắt đầu từ các bước: thu thập, sàng lọc thông tin; xác định rõ đối tượng cần kiểm tra; thực hiện việc kiểm tra; xử lý các kết quả nhận được và giải quyết những công việc có liên quan đến kết quả kiểm tra của Cơ quan Hải Quan. Ngoài ra, quy định của ghi rõ công chức hoặc nhóm công chức Hải Quan sẽ nhận nhiệm vụ thực hiện kiểm tra sau thông quan này.
Quy trình kiểm tra sau khi thông quan hàng hóa bao gồm 08 bước đầy đủ như sau:
Bước 1: Thu thập, sàng lọc, phân tích và nhận định thông tin
Bước 2:Đề xuất tiến hành kiểm tra theo các dấu hiệu và rủi ro
Bước 3: Người có thẩm quyền sẽ đưa ra quyết định kiểm tra
Bước 4: Thực hiện công việc kiểm tra theo trình tự quy định
Bước 5: Xem xét và báo cáo lại kết quả kiểm tra
Bước 6: Kết luận các bước kiểm tra
Bước 7: Đưa ra quyết định xử lý kết quả kiểm tra
Bước 8: Tiến hành cập nhật, lưu trữ và phản hồi trên hệ thống
Lời kết
Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết về các bước cụ thể làm kiểm tra hàng hóa sau khi thông quan, bạn có thể tham khảo Quyết định số 1410/QĐ-TCHQ công bố ngày 14/05/2015, về việc ban hành quy trình kiểm tra sau thông quan.
Còn nếu có thắc mắc, câu hỏi hay nhu cầu làm thủ tục thông quan hàng hóa qua Hải Quan, làm chứng từ, giấy tờ khó, xin CO,… quý khách hàng, doanh nghiệp có thể liên hệ cho công ty Finlogistics để được trải nghiệm dịch vụ xuất nhập khẩu chất lượng và uy tín hàng đầu!
Việc làm tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ là điều bắt buộc mỗi khi tiến hành xuất hoặc nhập khẩu tại chỗ qua Hải Quan, nhằm mục đích kiểm soát số lượng, chất lượng cũng như khối lượng hàng hóa tốt nhất. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chưa hiểu về loại chứng từ này, đặc biệt là hình thức kê khai tại chỗ.
Vậy mẫu đơn tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ cụ thể như thế nào? Các bước thực hiện kê khai ra sao? Cần lưu ý những gì khi kê khai chứng từ?…Tất cả những thắc mắc kể trên của bạn sẽ được Finlogistics giải đáp ngay dưới bài viết chi tiết và hữu ích này.
Xuất nhập khẩu tại chỗ được định nghĩa thế nào?
Hiểu một cách đơn giản, xuất nhập khẩu tại chỗ là một loại hình xuất nhập khẩu mà trong đó, các cá nhân, doanh nghiệp ở Việt Nam sẽ thực hiện mua – bán hàng hóa với những đối tác, khách hàng ở nước ngoài.
Những lô hàng mua bán của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được giao nhận trực tiếp tại Việt Nam và tuân theo sự chỉ định, quy tắc của đối tác, khách hàng nước ngoài. Theo quy định hiện nay, đơn vị xuất nhập khẩu tại chỗ không chỉ là doanh nghiệp tại Việt Nam, mà còn có cả doanh nghiệp được rót vốn đầu tư từ nước ngoài.
Đối với hình thức làm thủ tục tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ thì các doanh nghiệp cần lưu ý 03 điểm như sau:
Hàng hóa, sản phẩm phải được mua bán đối với thương nhân nước ngoài
Địa điểm giao nhận hàng tại Việt Nam sẽ do hai bên tự thỏa thuận với nhau
Khách hàng nước ngoài sẽ cung cấp những thông tin về người giao nhận hàng
Các doanh nghiệp cần phải lưu ý rằng: doanh nghiệp hoặc đơn vị xuất nhập khẩu muốn ký kết hợp đồng mua bán với các đối tác nước ngoài thì trong hợp đồng phải ghi rõ ràng địa điểm giao nhận hàng tại Việt Nam, thông tin về người giao hàng tại Việt Nam,…
Theo Khoản 1, Điều 86, Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ sẽ bao gồm:
Hàng hóa, sản phẩm đã gia công; máy móc, thiết bị cho thuê hoặc mượn; nguyên vật liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công, được quy định tại Điều 4, Khoản 2, Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
Hàng hóa, sản phẩm mua bán giữa các doanh nghiệp nội địa với các doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp nằm trong khu phi thuế quan
Hàng hóa, sản phẩm mua bán giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các tổ chức, cá nhân nước ngoài không ở Việt Nam và được doanh nghiệp nước ngoài chỉ định giao nhận hàng hóa với những doanh nghiệp khác tại Việt Nam
Các bước làm thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ
Đối với những loại hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ, thì thủ tục Hải Quan đã được quy định rõ ràng trong các văn bản Pháp luật hiện hành như sau:
Nghị định số 08/2015/NĐ-CP
Thông tư số 38/2015/TT-BTC
Do đó, khi doanh nghiệp muốn thực hiện tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ để trình lên Hải Quan thì cần phải chuẩn bị đầy đủ những chứng từ quan trọng dưới đây:
Nếu hàng hóa, sản phẩm nằm trong Danh mục những loại hàng phải kiểm tra chuyên ngành thì doanh nghiệp cần chuẩn bị thêm chứng từ liên quan đến kiểm tra chất lượng
Khi làm các bước thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ, thì doanh nghiệp cũng cần xác định chính xác mã loại hình để kẹp cùng tờ khai Hải Quan. Một số mã loại hình trong xuất nhập khẩu tại chỗ bao gồm:
Mã loại hình A42: Chuyên tiêu thụ nội địa khác.
Mã loại hình E23: Nhập nguyên liệu gia công từ bản hợp đồng khác chuyển sang
Mã loại hình E41: Nhập hàng hóa, sản phẩm thuê gia công tại nước ngoài
Mã loại hình E21: Nhập nguyên liệu để gia công cho doanh nghiệp nước ngoài
Để hiểu rõ hơn về việc làm thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ, cần phải phân rõ ràng công việc của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu cũng như Cơ quan Hải Quan.
Mẫu đơn tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ chi tiết
Dưới đây là chi tiết một ví dụ về mẫu tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ mà các cá nhân, doanh nghiệp cần nắm rõ để thực hiện cho đúng:
HẢI QUAN VIỆT NAM
Cục Hải Quan: ABC
TỜ KHAI HÀNG HÓA, SẢN PHẨM XUẤT KHẨU (NHẬP KHẨU)
HQ/2015/XK
Chi cục Hải Quan nơi đăng ký tờ khai: Q
Chi cục Hải Quan nơi cửa khẩu xuất hàng: P
Số tham chiếu: abc
Ngày, giờ gửi: 04/10/2023 – 09 giờ 30 phút
Số tờ khai: 123
Ngày, giờ đăng ký: 04/10/2023 – 10 giờ 00 phút
Công chức đăng ký tờ khai
1. Người xuất khẩu: Cao Xuân L
MST: 479557
5. Loại hình: hàng hóa, sản phẩm
2. Người nhập khẩu: Lê Văn M
6. Giấy phép số: 3561
Ngày 10/7/2023
Ngày hết hạn 10/12/2023
7. Hợp đồng mua bán hàng hóa
Ngày 05/08/2023
Ngày hết hạn 05/10/2023
8. Hóa đơn thương mại
3. Người ủy thác/ người được ủy quyền: Trần Văn T
MST: 046697
9. Cửa khẩu xuất hàng: QE
10. Nước nhập khẩu: Trung Quốc
4. Đại lý Hải Quan
Mã số thuế: 891462
11. Điều kiện giao hàng: Tốt
12. Phương thức thanh toán: tiền mặt trực tiếp/ chuyển khoản
13. Đồng tiền thanh toán: tiền nhân dân tệ
14. Tỷ giá tính thuế: SQP
Số thứ tự
15. Mô tả hàng hóa
16. Mã số hàng hóa
17. Nguồn gốc, xuất xứ
18. Lượng hàng
19. Đơn vị tính
20. Đơn giá nguyên tệ
21. Trị giá nguyên tệ
1
2
3
Cộng:
Số thứ tự
22. Thuế xuất khẩu (nhập khẩu)
23. Thu khác
a. Trị giá tính thuế
b. Thuế suất (%)
c. Tiền thuế
a. Trị giá tính thu khác
b. Tỷ lệ (%)
c. Số tiền
1
2
3
Cộng:
Cộng:
24. Tổng số tiền thuế và thu khác (ô 22 + 23) bằng số: 200.000.000 VNĐ
Bằng chữ: Hai trăm triệu Việt Nam đồng chẵn
25. Lượng hàng, số hiệu container
Số thứ tự
A. Số hiệu container
B. Số lượng kiện hàng
C. Trọng lượng hàng hóa
D. Địa điểm đóng hàng
1
2
3
4
Cộng:
26. Chứng từ, giấy tờ đi kèm
27. Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm trước Pháp luật về nội dung khai trên tờ khai
Ngày 04 tháng 10 năm 2023
(Người khai ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu mộc)
28. Kết quả phân luồng tờ khai và những hướng dẫn làm thủ tục Hải Quan
Hướng dẫn cách kê khai tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ chi tiết
Trong khi hoàn thành bản tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ, người kê khai cần lưu ý một vài chú ý cụ thể dưới đây:
⊗Ô 01 (Người xuất khẩu): cần ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, mã fax, mã số thuế (nếu có) của doanh nghiệp xuất khẩu, số căn cước công dân hoặc hộ chiếu (đối với cá nhân)
⊗Ô 02 (Nhà nhập khẩu): cần ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, mã fax, mã số thuế (nếu có) của doanh nghiệp nhập khẩu
⊗Ô 03 (Người được ủy thác/ ủy quyền): cần ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, mã fax, mã số thuế của bên ủy thác cho doanh nghiệp xuất khẩu. Hoặc ghi họ tên, địa chỉ, số điện thoại, mã fax, mã số thuế của doanh nghiệp xuất khẩu. Bên được ủy quyền ghi thông tin số căn cước công dân hoặc hộ chiếu (đối với cá nhân)
⊗Ô 04 (Đại lý Hải Quan): cần ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, mã fax, mã số thuế của đại lý Hải Quan, số và ngày hợp đồng của đại lý Hải Quan
⊗Ô 05: Người khai tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ nhập loại hình xuất khẩu (nhập khẩu) tương ứng
⊗Ô 06: Ghi số, ngày, tháng và năm của giấy phép do Cơ quan quản lý chuyên ngành cấp, đối với loại hàng hóa xuất khẩu (nhập khẩu) và ngày hết hạn của chứng từ (nếu có)
⊗Ô 07: Ghi số, ngày, tháng và năm ký kết hợp đồng và ngày hết hạn (nếu có) của Hợp đồng hoặc phụ lục của Hợp đồng (nếu có)
⊗Ô 08: Ghi số, ngày, tháng và năm của Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice – nếu có)
⊗Ô 09: Ghi tên cảng hoặc địa điểm (được thỏa thuận trong Hợp đồng), nơi hàng hóa, sản phẩm được sắp xếp lên phương tiện vận tải để tiến hành xuất khẩu (nhập khẩu)
⊗Ô 10: Ghi tên quốc gia hoặc vùng lãnh thổ của điểm đến cuối cùng được xác định, tại thời điểm mà hàng hóa được xuất khẩu (nhập khẩu), không bao gồm cả những quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà lô hàng đó được quá cảnh. Ngoài ra, áp dụng mã quốc gia và lãnh thổ (ISO 3166)
⊗Ô 11: Ghi rõ những điều kiện giao hàng mà bên mua và bán đã thỏa thuận từ trước trong Hợp đồng thương mại
⊗Ô 12: Ghi rõ phương thức thanh toán đã thỏa thuận bên trong Hợp đồng thương mại (ví dụ: LC, DA, DP, TTR hoặc hàng đổi hành,…) (nếu có)
⊗Ô 13: Ghi mã của đồng tiền thanh toán (nguyên tệ) theo những thỏa thuận bên trong Hợp đồng thương mại. Nên áp dụng mã tiền tệ (ISO 4217) (ví dụ: đô la Mỹ là USD) (nếu có)
⊗Ô 14: Ghi tỷ giá hối đoái quy đổi giữa nguyên tệ với đồng Việt Nam đã tính thuế (theo các quy định hiện hành tại thời điểm đăng ký tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ) bằng đồng Việt Nam (nếu có)
⊗Ô 15: Ghi rõ tên hàng hóa, quy cách hàng hóa theo Hợp đồng thương mại và những chứng từ khác có liên quan đến lô hàng đó
Trong trường hợp lô hàng có từ 04 món hàng trở lên, thì ghi trên tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ theo phụ lục tờ khai. Trên phụ lục khai báo nên ghi rõ tên và quy cách chất lượng của từng loại mặt hàng
Đối với lô hàng chỉ áp dụng một mã, nhưng trong lô hàng lại có nhiều chi tiết, mặt hàng nhỏ khác thì tờ khai sẽ ghi tên chung của lô hàng và cho phép lập bảng kê khai chi tiết từng món (không cần khai phụ lục)
⊗Ô 16: Ghi mã phân loại theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam: Trường hợp nếu lô hàng có từ 04 mặt hàng trở lên thì không ghi gì. Còn trên phụ lục tờ khai sẽ ghi rõ mã số của từng mặt hàng
⊗Ô 17: Ghi tên quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất hàng hóa, sản phẩm. Mã quốc gia sẽ được chỉ định trong từng ISO được áp dụng. Nếu trường hợp lô hàng có từ 04 mặt hàng trở lên thì người khai thực hiện như ô thứ 16
⊗Ô 18: Ghi số lượng, thể tích và trọng lượng của từng loại mặt hàng trong lô hàng theo tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ tại ô thứ 19. Trường hợp nếu lô hàng có từ 04 mặt hàng trở lên thì cách ghi cũng tương tự như ô thứ 16
⊗Ô 19: Ghi tên đơn vị tính của từng loại mặt hàng theo quy định trong Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu hoặc thực tế giao dịch. Trường hợp nếu lô hàng có từ 04 mặt hàng trở lên thì cách ghi cũng giống như ô thứ 16
⊗Ô 20: Ghi giá của đơn vị hàng hóa theo đồng tiền đã quy định tại ô thứ 13, căn cứ vào các thỏa thuận trong Hợp đồng thương mại, hóa đơn, LC hoặc những chứng từ khác có liên quan đến lô hàng đó. Trường hợp nếu lô hàng có từ 04 mặt hàng trở lên thì người khai thực hiện như ở ô thứ 16
⊗Ô 21: Nhập trị giá nguyên tệ của từng loại mặt hàng xuất khẩu (nhập khẩu), là kết quả của phép nhân giữa số lượng và đơn giá. Trường hợp nếu lô hàng có từ 04 món trở lên thì trên tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ sẽ ghi tổng trị giá nguyên tệ của những mặt hàng đã khai báo trên phụ lục tờ khai. Còn trên phụ lục tờ khai sẽ ghi trị giá nguyên tệ cho từng loại mặt hàng
⊗Ô 22:
Trị giá tính thuế: người khai ghi trị giá của từng loại mặt hàng bằng tiền Việt Nam
Thuế suất phần trăm: ghi thuế suất tương ứng cùng với mã quy định tại ô thứ 16 theo biểu thuế xuất khẩu (nhập khẩu)
Nhập số thuế xuất khẩu (nhập khẩu) phải nộp của từng loại mặt hàng
(*) Trường hợp lô hàng có từ 04 mặt hàng trở lên thì cách ghi tờ khai cụ thể như sau:
Trên tờ khai Hải Quan, người khai ghi tổng số tiền thuế xuất khẩu (nhập khẩu) phải nộp vào ô cộng
Phụ lục tờ khai sẽ ghi rõ trị giá tính thuế, thuế suất cũng như số thuế xuất khẩu (nhập khẩu) phải nộp của từng loại mặt hàng
⊗Ô 23:
Giá trị phải thu khác: người kê khai nhập số tiền phải nộp khác
Tỷ lệ phần trăm: nhập tỷ lệ phần trăm của những khoản thu khác theo quy định Pháp luật
Số tiền: nhập số tiền cần thanh toán trong Hợp đồng
(*) Nếu trường hợp lô hàng có từ 04 mặt hàng trở lên thì cách ghi sẽ như ô thứ 22
⊗Ô 24: Tổng số tiền thuế và những khoản thu khác, người kê khai sẽ ghi tổng số tiền thuế xuất khẩu (nhập khẩu) và các khoản phí thu khác cụ thể bằng số và chữ
⊗Ô 25: Khi người khai Hải Quan kê khai hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng container thì phải ghi đầy đủ số container, số kiện hàng container, trọng lượng hàng hóa bên trong container và nơi đóng gói. Nếu trường hợp có từ 04 container trở lên thì ghi cụ thể những thông tin trên phụ lục của tờ khai, không nên ghi trên tờ khai
⊗Ô 26: Liệt kê những chứng từ đi kèm theo của tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ
⊗Ô 27: Ghi ngày, tháng và năm kê khai; ký tên xác nhận, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu mộc vào tờ khai
Những lưu ý khi làm tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ
Xuất nhập khẩu tại chỗ có rất nhiều ưu điểm mạnh, nhưng để hình thức này diễn ra một cách suôn sẻ và hiệu quả, thì các doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau đây, khi làm thủ tục Hải Quan để mở tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ:
Tờ khai Hải Quan sau khi được đăng ký thì chỉ có giá trị làm thủ tục trong thời hạn tối đa là15 ngày.
Trường hợp hợp hàng hóa, sản phẩm xuất nhập khẩu tại chỗ có chỉ định từ doanh nghiệp nước ngoài thì hàng tháng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại chỗ phải tổng hợp và lập danh sách những tờ khai đã được thông quan theo quy định mẫu 20/TKXNTC/GSQL phụ lục V, ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Sau đó, doanh nghiệp tiến hành gửi danh sách tờ khai này tới Cơ quan Thuế quản lý trực tiếp.
Khi làm các bước khai báo thông tin hàng hóa, sản phẩm để mở tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp cần phải đảm bảo tính chính xác về mặt thời gian trong hợp đồng mua bán đã ký kết và tuân theo trình tự Pháp luật.
Đối với những trường hợp đặc biệt, ví dụ như: bên làm thủ tục Hải Quan là doanh nghiệp cần được ưu tiên (doanh nghiệp nằm trong luồng siêu xanh), đối tác với doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp tuân thủ theo luật Hải Quan hoặc là đối tác cùng với doanh nghiệp, cũng tuân thủ theo luật Hải Quan thực hiện xuất nhập khẩu tại chỗ nhiều lần trong thời gian nhất định (cùng một hợp đồng, người mua và người bán) thì được phép giao nhận hàng hóa trước và mở tờ khai Hải Quan sau. Tuy nhiên, thời gian khai báo Hải Quan không được vượt quá 30 ngày, tính từ thời điểm giao nhận hàng hóa.
Người khai Hải Quan được phép đăng ký mở tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ duy nhất tại 01 Chi cục Hải Quan thuận tiện nhất với mình.
Trường hợp tờ khai xuất nhập khẩu cùng được mở tại một Cơ quan Hải Quan, mà tờ khai lại được phân luồng đỏ, phải qua kiểm tra hàng hóa thực tế và hoàn thành thủ tục khai báo thông quan, thì có thể vẫn được miễn kiểm tra hàng hóa thực tế theo quy định Pháp luật.
Trường hợp nếu đã quá hạn mở tờ khai nhập khẩu đối ứng thì doanh nghiệp sẽ chịu các hình thức xử phạt vi phạm theo Khoản 3, Điều 1, Nghị định số 45/2016/NĐ-CP.
Tổng kết
Trên đây là những nội dung, thông tin cụ thể nhất khi các doanh nghiệp muốn làm tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ. Bạn cần đọc kỹ các bước hoàn thành và mẫu đơn chi tiết để làm thủ tục kê khai hàng hóa một cách hiệu quả.
Nếu còn câu hỏi nào về tờ khai Hải Quan này hoặc bất kỳ vấn đề nào liên quan đến chứng từ, giấy tờ xuất nhập khẩu, thì Finlogistics chính là địa chỉ tin cậy giúp bạn giải quyết khó khăn. Chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, cam kết mang đến dịch vụ chất lượng, uy tín và tối ưu nhất cho khách hàng.
Cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thị trường thì quá trình xuất – nhập khẩu hàng hóa giữa các quốc gia đang diễn ra cực kỳ mạnh mẽ. Việc quá cảnh hàng hóa thông qua đường bộ cũng đã tạo ra sự thuận tiện và tiết kiệm chi phí một cách tối ưu và hiệu quả.
Vậy hàng quá cảnh đường bộ là gì? Việt Nam với ưu thế về mặt vị trí địa lý thì nên được coi là một nước trung gian trong quy trình quá cảnh hàng hóa giữa các nước trong khu vực và trên thế giới hay không? Cùng Finlogistics tìm hiểu về các quy định được ban hành đối với việc quá cảnh hàng đường bộ nhé!
Định nghĩa hàng quá cảnh đường bộ là gì?
Điều 241, Bộ Luật Thương mại năm 2005, có bổ sung quy định về hàng quá cảnh đường bộ là gì. Đây là việc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm, thuộc quyền sở hữu của những tổ chức, cá nhân nước ngoài đi qua lãnh thổ Việt Nam, trong thời gian được quy định. Kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho hay tách lô hàng, thay đổi phương thức vận chuyển hoặc những công việc khác đều được thực hiện trong thời gian quá cảnh hàng hóa.
Quy định hàng quá cảnh đường bộ là gì khi thông qua lãnh thổ Việt Nam?
Theo Nghị định 187/2013/NĐ-CP quy định chi tiết về việc thi hành luật thương mại về hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa quốc tế và những hoạt động địa lý mua bán, gia công và quá cảnh hàng hóa đường bộ, đối với nước ngoài. Quy định này được đưa ra khá rõ ràng về việc quá cảnh hàng hóa thông qua lãnh thổ Việt Nam. Trong đó, Điều 242 của Bộ Luật Thương mại năm 2005 có quy định:
Mọi hàng hóa, sản phẩm thuộc quyền sở hữu của các tổ chức, cá nhân nước ngoài đều được phép quá cảnh tại lãnh thổ Việt Nam và chỉ cần làm các thủ tục Hải Quan tại cửa khẩu nhập và xuất, theo quy định của Pháp luật.
Trừ những trường hợp sau đây:
Hàng hóa là những loại vũ khí, đạn dược, vật liệu gây cháy nổ và những loại hàng hóa có mức độ nguy hiểm cao khác, trừ các trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Hàng hóa thuộc diện bị cấm kinh doanh, cấm xuất – nhập khẩu và chỉ được quá cảnh tại lãnh thổ Việt Nam khi được Bộ trưởng Bộ Công Thương cho phép.
Việc trao đổi và vận chuyển hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa có mức độ nguy hiểm cao muốn quá cảnh tại lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ theo những quy định của Pháp luật Việt Nam. Tất cả đều theo những điều quy ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang là thành viên.
Nguyên tắc quản lý hoạt động quá cảnh hàng hóa đường bộ
Nguyên tắc quản lý hoạt động quá cảnh hàng hóa đường bộ được quy định tại Điều 45, Luật Quản lý Ngoại thương năm 2017 như sau:
Hàng hóa quá cảnh khi thực hiện xuất khẩu phải là toàn bộ hàng hóa đã nhập khẩu trước đó.
Việc các tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài muốn thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa hoặc tự mình thực hiện công việc quá cảnh hàng hóa thông qua lãnh thổ Việt Nam hoặc thuê thương nhân nước ngoài thực hiện quá cảnh hàng hóa đường bộ được thực hiện theo quy định của Pháp luật. (Quy định của Bộ Luật thương mại và các điều ước quốc tế mà nước Việt Nam là thành viên;Quy định của Pháp luật Việt Nam về việc xuất – nhập cảnh, giao thông vận tải).
Việc quá cảnh hàng hóa đường bộ tại lãnh thổ Việt Nam phải dưới sự giám sát của các Cơ quan Hải Quan trong toàn bộ thời gian thực hiện quá cảnh và vào – ra hàng hóa theo đúng quy định của cửa khẩu.
Hàng hóa quá cảnh khi được tiêu thụ trong thị trường nội địa phải thực hiện theo những quy định về việc quản lý xuất -nhập khẩu hàng hóa, mà Bộ Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 và những quy định khác của Pháp luật có liên quan đã đưa ra.
Thời gian quá cảnh hàng hóa đường bộ
Điều 47, Bộ Luật Quản lý Ngoại thương năm 2017 cũng đã quy định về thời gian cho hàng quá cảnh đường bộ là gì như sau:
Thời gian cho phép quá cảnh trên lãnh thổ Việt Nam tối đa là 30 ngày, kể từ ngày phía doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục Hải Quan tại cửa khẩu nhập, trừ những trường hợp sau:
Các trường hợp được phép gia hạn thêm thời gian quá cảnh hàng hóa đường bộ.
Các trường hợp hàng hóa được lưu trữ tại kho ở Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất hoặc phương tiện vận chuyển, chở hàng hóa, sản phẩm bị hư hỏng trong quá trình thực hiện quá cảnh.
Đối với những loại hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị tổn thất, hư hỏng hoặc phương tiện vận chuyển chở hàng bị hư hỏng, trong thời gian quá cảnh thì cần phải có thêm thời gian để tiếp tục lưu kho và khắc phục sự cố hư hỏng, tổn thất thì:
Thời gian quá cảnh sẽ được gia hạn tương ứng với thời gian cần thiết để thực hiện những công việc đó và phải được phía Cơ quan Hải Quan, nơi làm thủ tục quá cảnh hàng hóa đồng thuận.
Trường hợp muốn gia hạn thêm thời gian quá cảnh đối với những loại hàng hóa quá cảnh đã quy định thì phải được Bộ trưởng Bộ Công Thương phép.
Trong thời gian lưu kho tại Việt Nam và khắc phục những sự cố hư hỏng, tổn thất nêu trên, thì hàng hóa và phương tiện vận chuyển chở hàng quá cảnh vẫn phải dưới quyền giám sát của Cơ quan Hải Quan.
Quyền và nghĩa vụ của các bên dịch vụ quá cảnh hàng hóa đường bộ
Hợp đồng dịch vụ quá cảnh hàng hóa đường bộ phải được lập thành văn bản chính quy hoặc bằng hình thức khác, nhưng vẫn có giá trị pháp lý tương đương.
Bên thuê dịch vụ quá cảnh
Trừ những trường hợp đã có thỏa thuận khác, thì bên thuê dịch vụ quá cảnh sẽ có những quyền sau đây:
Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh tiếp nhận hàng hóa, sản phẩm tại cửa khẩu nhập, theo đúng thời gian hai bên đã thỏa thuận.
Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh thông báo kịp thời về tình trạng của hàng hóa, sản phẩm quá cảnh trong thời gian hàng hóa quá cảnh tại lãnh thổ Việt Nam.
Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh thực hiện mọi thủ tục cần thiết để hạn chế những tổn thất, hư hỏng đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
Trừ những trường hợp đã có thỏa thuận khác, thì bên thuê dịch vụ quá cảnh sẽ có những nghĩa vụ sau đây:
Đưa hàng hóa, sản phẩm đến cửa khẩu nhập của Việt Nam, theo đúng thời gian hai bên đã thỏa thuận.
Cung cấp đầy đủ và chi tiết cho bên cung ứng dịch vụ quá cảnh những thông tin cần thiết về hàng hóa quá cảnh.
Cung cấp đầy đủ những chứng từ cần thiết, để bên cung ứng dịch vụ quá cảnh có thể làm thủ tục nhập khẩu, thực hiện vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam và làm các thủ tục xuất khẩu.
Thanh toán chi phí, thù lao quá cảnh và những chi phí hợp lý khác cho bên cung ứng dịch vụ quá cảnh hàng hóa.
Bên cung ứng dịch vụ quá cảnh
Trừ những trường hợp đã có thỏa thuận khác, thì bên cung ứng dịch vụ quá cảnh sẽ có những quyền sau đây:
Yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh đưa hàng hóa, sản phẩm đến cửa khẩu nhập của Việt Nam, theo đúng thời gian mà hai bên đã thỏa thuận.
Yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh cung cấp đầy đủ và chi tiết những thông tin cần thiết về hàng hóa quá cảnh;
Yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh cung cấp đầy đủ các chứng từ cần thiết, để làm thủ tục nhập khẩu, thực hiện vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu hàng quá cảnh.
Được nhận chi phí, thù lao quá cảnh như thỏa thuận và những chi phí hợp lý khác trong quá trình vận chuyển.
Trừ những trường hợp đã có thỏa thuận khác, thì bên cung ứng dịch vụ quá cảnh sẽ có những nghĩa vụ sau đây:
Tiếp nhận hàng hóa, sản phẩm quá cảnh tại cửa khẩu nhập tại Việt Nam, theo thời gian mà hai bên đã thỏa thuận.
Làm thủ tục nhập – khẩu hàng hóa quá cảnh ra khỏi ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Chịu trách nhiệm trực tiếp đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian cho phép quá cảnh tại lãnh thổ Việt Nam.
Thực hiện những công việc cần thiết để hạn chế những tổn thất và hư hỏng đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian cho phép quá cảnh tại lãnh thổ Việt Nam.
Nộp các lệ phí và thực hiện những nghĩa vụ tài chính khác đối với hàng hóa quá cảnh, theo đúng quy định của Pháp luật Việt Nam.
Có trách nhiệm hợp tác cùng với Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, để xử lý những vấn đề quan trọng có liên quan đến hàng hóa quá cảnh.
Như vậy, trên đây là những thông tin đầy đủ và chi tiết nhất về hàng quá cảnh đường bộ là gì và các quy định của Pháp luật Việt Nam đối với loại hàng hóa này. Nếu quý khách hàng và doanh nghiệp có mong muốn làm giấy tờ thông quan và thực hiện vận chuyển quá cảnh hàng hóa đường bộ qua lãnh thổ Việt Nam, có thể liên lạc với công ty Finlogistics.
Chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành xuất nhập khẩu nói chung và lĩnh vực làm thủ tục giấy tờ Hải Quan cùng như vận chuyển hàng hóa nội địa – quốc tế nói riêng. Đội ngũ nhân viên tư vấn của Finlogistics sẽ làm việc và theo dõi trực tiếp, sát sao cùng với quý khách hàng và doanh nghiệp để quá trình xuất – nhập trở nên nhanh chóng, an toàn và tối ưu chi phí nhất!
Là một trong những sản phẩm bán chạy hàng đầu, mặt hàng tã bỉm trẻ em tại thị trường Việt Nam hiện đang được nhập khẩu từ rất nhiều quốc gia. Theo đó, nhiều doanh nghiệp mới cũng muốn nhảy vào lĩnh vực béo bở này để nhập khẩu và kinh doanh, nhưng lại chưa biết nên làm theo những bước nào.
Bài viết hướng dẫn thủ tục nhập khẩu tã bỉm trẻ em mới nhất dưới đây của nhà Finlogistics sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu rõ những quy định, chính sách của Nhà nước và quy trình từ tổng quát đến chi tiết đối với loại hàng hóa tã bỉm trẻ em nhập khẩu. Đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích này nhé!
Chính sách của Nhà nước về mặt hàng tã bỉm trẻ em nhập khẩu
Theo quy định, thủ tục nhập khẩu tã bỉm trẻ em được Nhà nước nêu rõ trong những chính sách, văn bản Pháp luật như sau:
Nghị định số 187/2013/NĐ-CP
Thông tư số 37/2015/TT-BCT
Thông tư số 38/2015/TT-BCT (sửa đổi và bổ sung từ Thông tư số 39/2018/TT-BCT
Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
Nghị định số 15/2022/NĐ-CP
Nghị định số 128/2020/NĐ-CP
Theo những Thông tư, Nghị định ở trên thì mặt hàng tã bỉm trẻ em nhập khẩu không nằm trong danh mục các hàng hóa bị cấm nhập khẩu (trừ loại hàng hóa đã qua sử dụng).
Ngoài ra, theo Thông tư số 37/2015/TT-BCT, thì khi tiến hành đưa tã bỉm trẻ em ra ngoài thị trường Việt Nam cần kiểm tra, giám định hàm lượng Formaldehyde và các amin thơm, chuyển hóa từ thuốc nhuộm Azo bên trong sản phẩm dệt may.
Mã HS code của hàng hóa tã bỉm trẻ em
Trước khi tiến hành làm thủ tục nhập khẩu tã bỉm trẻ em, doanh nghiệp cần phải xác định rõ mặt hàng này có chính sách và thủ tục nhập khẩu như thế nào. Vì vậy, điều đầu tiên là cần phải xác định rõ mã số HS của sản phẩm tã bỉm trẻ em.
Việc xác định mã HS code của hàng hóa sẽ giúp bên nhập hàng tính được biểu thuế và xem mặt hàng đó có hợp lệ trong quá trình tiến hành nhập khẩu đối với Nhà nước hay không. Tã bỉm trẻ em bao gồm các loại bỉm và miếng lót vệ sinh trẻ em, làm từ giấy, bột giấy, tấm xơ sợi xenlulô hoặc màng xơ sợi xenlulô,… có mã HS code là 9619.0013.
Theo quy định Pháp luật hiện hành thì mặt hàng tã bỉm trẻ em không thuộc danh mục hàng hóa bị cấm xuất nhập khẩu. Do đó, các doanh nghiệp có nhu cầu có thể làm thủ tục nhập hàng tã bỉm trẻ em theo đúng quy định của Cục kiểm định Hải Quan.
Mặt hàng này cũng không nằm trong diện kiểm tra chuyên ngành khi tiến hành nhập khẩu, vì vậy doanh nghiệp hoàn toàn có thể làm thủ tục thông quan như bình thường. Theo Khoản 5, Điều 1, Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi cho Điều 16, Thông tư 38/2015/TT-BT, trong bộ hồ sơ Hải Quan nhập khẩu về thủ tục nhập khẩu tã bỉm trẻ em sẽ cần yêu cầu phải có đầy đủ những giấy tờ bao gồm:
Sau khi doanh nghiệp đã chuẩn bị đầy đủ những loại chứng từ, giấy tờ cần thiết để thực hiện thủ tục nhập khẩu tã bỉm trẻ em, thì sẽ tiếp tục tiến hành những bước sau:
Bước 1: Khai báo thông qua tờ khai Hải Quan
Bước 2: Tiến hành nộp và xuất trình những chứng từ, hồ sơ kèm theo tờ khai Hải Quan vừa kê khai.
Bước 3: Thực hiện xuất trình hàng hóa tã bỉm trẻ em để cho Cơ quan Hải Quan tiến hành kiểm tra. Doanh nghiệp phải thực hiện đúng theo các yêu cầu của Cơ quan chức năng trong việc kiểm soát mặt hàng nhập khẩu như: kiểm tra chất lượng hàng hóa, kiểm dịch, giám định và phân tích hàng hóa,…
Bước 4: Sau khi đã được xác nhận mặt hàng tã bỉm trẻ em nhập khẩu đảm bảo, doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp thuế và lệ phí cùng những khoản thu phụ khác. Cuối cùng tiếp nhận hàng hóa sau khi đã thông quan thành công.
Thuế nhập khẩu đối với tã bỉm trẻ em
Khi tiến hành nhập khẩu tã bỉm trẻ em về thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp sẽ cần phải nộp những khoản thuế bao gồm: thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT). Dựa vào đó, bên nhập khẩu sẽ biết được mã HS của tùy sản phẩm sẽ nhận được mức thuế nhập khẩu ưu đãi, khoảng từ 5 – 15% và mất thêm thuế VAT là 10%, trong quá trình nhập khẩu tã bỉm trẻ em. Ngoài ra:
Tã bỉm từ Nhật Bản với C/O form VJ sẽ có mức thuế nhập khẩu là 0%
Tã bỉm từ Hàn Quốc với C/O form AK, VK sẽ có mức thuế nhập khẩu là 0%
Chú ý: Các cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu cũng cần xem những thương hiệu tã bỉm trẻ em đã có đăng ký sở hữu trí tuệ hay chưa, để tránh những rắc rối không đáng có
Bên cạnh đó, nếu trong trường hợp mặt hàng tã bỉm trẻ em nhập khẩu từ những nước đã có Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam, thì sẽ có thể được miễn giảm thuế nhập khẩu, cùng với các ưu đãi đặc biệt, rẻ hơn so với thông thường. Tùy vào từng tính chất riêng của hàng hóa mà doanh nghiệp có thể chọn hình thức vận chuyển theo nhiều phương diện khác nhau, ví dụ như: vận chuyển đường biển, đường bộ, đường hàng không,…
Hơn nữa, chi phí và thời gian vận chuyển sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu cũng sẽ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì tính chất tã bỉm trẻ em khá nhẹ, nhưng lại cồng kềnh nên các doanh nghiệp sẽ phải thường nhập khẩu nguyên thùng container theo đường biển là chủ yếu. Thời gian vận chuyển sẽ dao động trong khoảng 4 – 7 ngày hoặc lâu hơn nếu chịu nhiều yếu tố tự nhiên tác động tới.
Trên đây là những quy định, chính sách mà Nhà nước đã và đang áp dụng đối với việc nhập khẩu mặt hàng này. Hy vọng bài viết hữu ích này đã mang tới cái nhìn rõ hơn về các bước để thực hiện thủ tục nhập khẩu tã bỉm trẻ em. Những thắc mắc, câu hỏi của quý doanh nghiệp về vấn đề nhập khẩu tã bỉm trẻ em hoặc bất kỳ mặt hàng nào liên quan, có thể gửi về trực tiếp cho công ty Finlogistics.
Với gần chục năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế và nội địa, làm thủ tục – xin giấy tờ Hải Quan,… đội ngũ nhân viên của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cho quý doanh nghiệp mọi lúc mọi nơi.
Ngày nay, mặt hàng bột giặt nước giặt là những nhu yếu phẩm không thể thiếu trong cuộc sống. Do đó, có khá nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp mong muốn thực hiện thủ tục nhập khẩu bột giặt nước giặt về Việt Nam để phân phối hoặc kinh doanh.
Một số người còn cho rằng hàng hóa bột giặt nước giặt thuộc nhóm Mỹ phẩm, nên phải thực hiện khá nhiều thủ tục Công bố phức tạp khi tiến hành nhập khẩu. Vậy cụ thể vấn đề này ra sao? Hãy cùng Finlogistics tìm hiểu kỹ hơn về quy trình thông quan bột giặt nước giặt nhập khẩu nhé!
Quy định thủ tục nhập khẩu bột giặt nước giặt
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp còn nhầm lẫn những mặt hàng ví dụ như: bột giặt nước giặt, nước rửa chén, nước rửa tay, nước hoa xịt trong phòng, nước thơm,…. là sản phẩm mỹ phẩm. Finlogistics xin khẳng định giúp bạn rằng, những sản phẩm bột giặt nước giặt không phải là mỹ phẩm.
Chúng đều là những sản phẩm hóa phẩm. Vì vậy, các cá nhân, doanh nghiệp không cần phải làm thủ tục công bố Mỹ phẩm khi tiến hành nhập khẩu mặt hàng này. Để hiểu rõ hơn về định nghĩa của mỹ phẩm, bạn có thể đọc kỹ Thông tư số 06/2011/TT-BYT.
“Sản phẩm Mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng với các bộ phận bên ngoài của cơ thể con người (như da, lông tóc, móng, môi và cơ quan sinh dục ngoài), răng hoặc niêm mạc miệng. Mục đích chính là nhằm làm sạch làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi của cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cho cơ thể trong điều kiện tốt”.
Về cơ bản, mặt hàng bột giặt nước giặt nhập khẩu không có quá nhiều quy định đặc biệt về thủ tục xuất nhập khẩu. Cụ thể, sản phẩm này không nằm trong danh mục bị cấm xuất khẩu hay nhập khẩu, nên các cá nhân, doanh nghiệp có thể tiến hành nhập khẩu về thị trường trong nước.
Hàng hóa bột giặt nước giặt cũng không có yêu cầu gì đặc biệt về những chính sách nhập khẩu, nên các bước làm thủ tục nhập khẩu bột giặt nước giặt vẫn được thực hiện như những hàng hóa bình thường, theo quy định của Pháp luật. Ngoài ra, mặt hàng này cũng không cần Giấy phép chuyên ngành để nhập khẩu.
Bột giặt nước giặt được xem là chế phẩm giặt rửa, do đó theo biểu thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ có mã HS code là 3402.90
Bất cứ loại hàng hóa nào khi tiến hành nhập khẩu về thị trường Việt Nam cũng đều cần xác định được mã HS. Bởi vì, mã HS chính là căn cứ để xác định loại thuế, mức thuế phải nộp và những quy định liên quan khác khi thực hiện nhập khẩu. Khi làm thủ tục nhập khẩu bột giặt nước giặt về Việt Nam, thì các cá nhân, doanh nghiệp cũng nên chú ý áp đúng mã HS cho loại mặt hàng này.
Bạn hãy dựa vào những đặc điểm như: tính chất, thành phần, thông tin tài liệu liên quan để xác định mã HS cho đúng. Với mặt hàng bột giặt nước giặt nhập khẩu, sản phẩm này có mã HS thuộc Chương 34 – Xà phòng. Các cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu chú ý phần kiểm tra sở hữu trí tuệ của sản phẩm.
Thủ tục nhập khẩu bột giặt nước giặt chi tiết
Như chúng tôi đã nói ở trên, bột giặt nước giặt không thuộc nhóm hàng hóa Mỹ phẩm, nên khi tiến hành nhập khẩu, các cá nhân, doanh nghiệp không phải làm thủ tục Công bố Mỹ phẩm. Theo đó, thủ tục nhập khẩu bột giặt nước giặt sẽ được thực hiện tương tự như những thủ tục nhập khẩu các mặt hàng thông thường khác.
Cụ thể, ngoài việc xác định mã HS code cho sản phẩm, các cá nhân, doanh nghiệp muốn nhập khẩu sẽ cần thực hiện một vài thủ tục cơ bản như: mở tờ khai Hải quan nhập khẩu, chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ Hải quan nhập khẩu, truyền tờ khai, nhận kết quả phân luồng hàng hóa và thực hiện những bước thông quan theo quy định.
Về bộ hồ sơ Hải Quan nhập khẩu, các cá nhân, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ, chi tiết những loại giấy tờ, chứng từ theo quy định được ghi tại Khoản 5, Điều 1, Thông tư số 39/2018/TT-BTC (sửa đổi và bổ sung cho Điều 16, Thông tư số 38/2015/TT-BTC). Căn cứ vào Thông tư trên, có thể liệt kê ra một số loại giấy tờ, chứng từ cần thiết như sau:
Certificate of Origin (C/O – Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa)
Giấy phép nhập khẩu hàng hóa
Những chứng từ liên quan khác (nếu có)
Sau khi đã mở tờ khai Hải Quan và điền đầy đủ các thông tin theo hướng dẫn, các cá nhân, doanh nghiệp sẽ truyền tờ khai, đợi kết quả phân luồng để thực hiện nốt những bước thông quan cho lô hàng bột giặt nước giặt. Trường hợp nếu hàng hóa vẫn chưa được thông quan, thì bên nhập khẩu cần chú ý thực hiện đúng theo hướng dẫn để đảm bảo hàng hóa được thông quan thuận lợi.
chính sách thuế đối với việc nhập khẩu bột giặt nước giặt
Khi tiến hành nhập khẩu hàng hóa, chính sách về thuế luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Mỗi loại mặt hàng khi nhập khẩu lại có các quy định riêng về mức thuế quan. Vậy đối với mặt hàng bột giặt nước giặt nhập khẩu thì mức này ra sao?
Khi nhập khẩu hàng hóa về thị trường Việt Nam, các cá nhân, doanh nghiệp sẽ phải nộp hai loại thuế chính là: thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT). Mức thuế cụ thể giữa các mặt hàng cũng sẽ có sự khác biệt, do mã HS code được áp khác nhau. Theo đó, mức thuế nhập khẩu ưu đãi đối với bột giặt nước giặt là 8% và thuế VAT là 10%.
Nếu các cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm từ Thái Lan và hàng hóa có C/O mẫu D thì sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi lên đến 0%. Còn nếu nhập khẩu mặt hàng từ Trung Quốc, có C/O form E thì cũng sẽ được hưởng 0% thuế nhập khẩu.
Như vậy, trên đây là những điều cần biết về thủ tục nhập khẩu bột giặt nước giặt dành cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp có nhu cầu. Quý khách hàng và doanh nghiệp cần đọc kỹ những thông tin, chính sách nhập khẩu và các bước quy trình làm thủ tục thông quan hàng hóa. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ cho công ty Finlogistics – đơn vị FWD với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu – Logistics.
Đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi cam kết sẽ giải quyết mọi vấn đề của quý khách hàng, doanh nghiệp, từ cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế lẫn nội địa bằng nhiều hình thức, cho đến khai báo thủ tục Hải Quan, làm chứng từ, giấy tờ khó,… một cách nhanh chóng, hiệu quả, chất lượng và tối ưu chi phí!
Vừa qua, Tham tán Bộ Thương mại Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm các nước như: Đan Mạch, Na Uy, Latvia và Iceland đã có vài lời về nền kinh tế và thương mai của các nước Bắc Âu. Theo đó, đây là những nền kinh tế mở, với tỷ trọng xuất nhập khẩu khá cao, cùng với động lực từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và EU (EVFTA) nên hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu có nhiều lợi thế.
Các doanh nghiệp tại Việt Nam có thể khai thác thương mại tự do tại khu vực này. Nhưng có một vài lưu ý cần quan tâm vì đây cũng là một thị trường khá khó tính, đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Bài viết tổng hợp dưới đây của Finlogistics sẽ giúp bạn hiểu hơn về những điểm cần lưu tâm này!
Tình hình mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Bắc Âu
Theo thống kê từ Bộ Công Thương, mặc dù nền kinh tế thế giới bị tác động rất lớn, nhưng trong năm 2022, tỷ lệ thương mại hai chiều giữa Việt Nam và những nước Bắc Âu (chưa tính Phần Lan) vẫn tăng trưởng ở mức cao, lên đến 14,2%, đạt 3,26 tỷ USD. Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu vẫn đạt mức tỷ lệ rất cao.
Trong đó, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu đạt mốc 2,23 tỷ USD, tăng tới 16,1% và nhập khẩu đạt 1,03 tỷ USD, mức tăng là 10,1%. Việt Nam cũng đã xuất siêu 1,2 tỷ USD và hàng hóa, sản phẩm “made in Vietnam” ngày càng hiện diện nhiều hơn tại thị trường ở khu vực Bắc Âu.
Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) đã và đang giúp mở rộng hơn nữa những cơ hội kinh doanh, trao đổi hàng hóa giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Bắc Âu. Thông qua việc cải thiện khả năng tiếp cận thị trường, cũng như giải quyết những rào cản về thương mại mà những doanh nghiệp hai bên có thể gặp phải.
Những quy tắc và thực tiễn minh bạch cũng sẽ mang đến sự ổn định và cải thiện khả năng dự báo cho các doanh nghiệp. Điều này cho phép các đơn vị kinh doanh yên tâm hơn khi triển khai những kế hoạch dài hạn. Tuy nhiên, người tiêu dùng tại những quốc gia Bắc Âu này đặc biệt quan tâm đến những vấn đề bảo vệ môi trường và an toàn của người tiêu dùng.
Vì vậy, trong tương lai tới sẽ rất khá nhiều quy định mới được ban hành. Tất cả đều sẽ hướng đến hai mối quan tâm này, nên các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần lưu ý để có sự chuẩn bị và xuất khẩu hàng hóa thành công.
Những lưu ý khi hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu
Những nước khu vực Bắc Âu đều có nhu cầu lớn đối với hàng hóa sản phẩm tới từ Việt Nam. Tuy nhiên, để hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu thành công, các doanh nghiệp nội địa cần đáp ứng những yêu cầu, quy định khắt khe cũng như tuân thủ đúng theo hợp đồng.
Đại diện Cơ quan thương mại nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tại khu vực Bắc Âu đã đưa ra những chia sẻ, kinh nghiệm thực tế với những doanh nghiệp muốn thâm nhập và khai thác thị trường này.
Bảo đảm chất lượng, uy tín và tuân thủ đúng theo hợp đồng
Trên thực tế, những mặt hàng nông sản tại Việt Nam thuộc hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu như rau củ quả, hàng đông lạnh và hàng tươi sống muốn tiếp cận được với thị trường Thụy Điển nói riêng và Bắc Âu nói chung cần:
Thứ nhất: phải hội tụ đủ các điều kiện mà Chính quyền sở tại Thụy Điển và Bắc Âu đặt ra.
Thứ hai: hàng hóa, sản phẩm Việt Nam muốn tiếp thị và có mặt nhanh nhất vào thị trường Bắc Âu thì cần phải bảo đảm chất lượng, uy tín và tuân thủ đúng quy định đã ghi trên hợp đồng.
Thứ ba: doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn kết nối với thị trường tiềm năng này, cần phải liên hệ với Thương vụ Việt Nam hoặc Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Thụy Điển (Bắc Âu) để có thể được trợ giúp kết nối khi tiến hành xuất khẩu hàng hóa sang đây. Điều này giúp những doanh nghiệp Việt Nam hiểu thêm về các điều kiện và dễ tiếp cận thị trường Bắc Âu hơn.
Quan trọng nhất vẫn là hàng nông sản, thủy hải sản phải đảm bảo sạch sẽ và chất lượng, không có bị sâu rầy, sử dụng hóa chất vi phạm,… thì mới có thể tiếp thị tới được thị trường này. Nếu không thực hiện theo những điều đó, thì hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu khó để vượt qua được quy trình kiểm soát vệ sinh của Chính quyền tại đây.
Đáp ứng đủ tiêu chuẩn sản xuất phù hợp và thời hạn giao hàng
Thông thường, những sản phẩm gia công cơ khí thuộc hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu, chủ yếu là những bộ phận bằng kim loại, ví dụ như: ốc vít, đinh, các đầu nối, vòng đệm, khớp nối dùng trong công nghiệp xe đạp, đồ đạc nội thất,…
Đối với những sản phẩm bộ phận kim loại nói chung thì thường không có yêu cầu pháp lý cụ thể nào, mà đều tùy thuộc vào từng loại mặt hàng riêng. Tuy nhiên, có một vấn đề chính mà những doanh nghiệp bên nước này rất quan tâm khi hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu, đó là tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm.
Khi tiến hành trao đổi với một số doanh nghiệp tại Đan Mạch và những doanh nghiệp tham gia Hội chợ công nghiệp Bắc Âu tại Thụy Điển, thì họ đều sẽ hỏi cùng một câu. Đó là “Tiêu chuẩn quản lý chất lượng của những doanh nghiệp Việt Nam đang áp dụng hiện tại là gì?”.
Thông thường, những doanh nghiệp nội địa sẽ chủ yếu áp dụng tiêu chuẩn chứng nhận ISO cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu của mình. Nhưng một vài doanh nghiệp tại Đan Mạch lại yêu cầu sản xuất theo tiêu chuẩn DIN, thì họ mới làm việc cùng, nếu không thì sẽ không hợp tác.
Ngoài ra, còn có thêm Quy định 85/374/EEC, về trách nhiệm đối với mặt hàng sản phẩm bị lỗi, nêu rõ rằng nhà nhập khẩu từ Châu Âu sẽ phải chịu trách nhiệm về những sản phẩm được đưa vào thị trường Châu Âu. Tuy nhiên, thông thường những nhà nhập khẩu Châu Âu sẽ yêu cầu các đối tác sản xuất, xuất khẩu phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn này, ngay khi còn đang sản xuất ở Việt Nam.
Một số quy định khác cũng dựa theo những quy định chung của EU, ví dụ như: Quy định 94/62/EEC về bao bì sản phẩm hoặc Quy định 2000/29/EC về vật liệu bằng gỗ, dùng để vận chuyển và đóng gói hàng hóa.
Ngoài ra, còn một yêu cầu bổ sung khác đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu, đó là về vấn đề môi trường. Hiện tại, ngày càng nhiều doanh nghiệp ở Bắc Âu quan tâm đến những phương pháp sản xuất xanh và tránh các quy trình gây ô nhiễm, nhằm tiết kiệm năng lượng để thu hút lượng lớn người tiêu dùng EU.
Bên cạnh đó, thực tế cho thấy rằng, có một khó khăn khác đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu, đặc biệt là sản phẩm cơ khí, đó chính là vấn đề thời gian. Qua trao đổi với một vài doanh nghiệp ở Thụy Điển, họ cho biết rằng thực ra giá cả cũng chỉ là một trong vấn đề mà họ quan tâm. Còn vấn đề thời gian mới là thứ họ cần hơn, bởi vì yêu cầu khách hàng của họ thường chỉ tầm khoảng một đến hai tuần là phải có sẵn hàng.
Thế nhưng, đối với những hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu, khi yêu cầu phải gia công ở Việt Nam và xuất sang bên này, thường mất thời gian cả tháng hoặc hơn. Điều này khiến khách hàng của họ sẽ không thể chấp nhận. Do đó, thông thường đối tác Bắc Âu sẽ đặt hàng sản xuất tới từ Đức hay Thụy Sĩ, để tiết kiệm thời gian hơn và đáp ứng thời hạn giao hàng.
Trên đây là những kinh nghiệm và lưu ý cần thiết để hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu được nhanh chóng, hiệu quả và thuận lợi nhất. Hy vọng bài viết hữu ích này sẽ giúp bạn cùng doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về những vấn đề xoay quanh xuất nhập khẩu và thương mại giữa Việt Nam và thị trường Bắc Âu.
Nếu quý khách hàng, doanh nghiệp muốn thông quan, vận chuyển hàng hóa, sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài, tới thị trường châu Âu thì công ty Finlogistics chính là sự lựa chọn tuyệt vời nhất.
Là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực FWD, chúng tôi đã giải quyết rất nhiều đơn hàng khó, làm thủ tục Hải quan và tiến hành vận chuyển nội địa lẫn vận chuyển quốc tế cho nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Hãy liên hệ ngay với đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất!
Có lẽ không ít bạn mới vào ngành hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm trong xuất nhập khẩu sẽ gặp phải câu hỏi “Thủ tục Hải Quan hàng hóa từ kho ngoại quan đưa vào nội địa hoặc nhập khẩu cần những gì?”. Hoặc quy trình làm thủ tục sao cho nhanh chóng và hiệu quả. Hãy cùng Finlogistics tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết chia sẻ dưới đây nhé!
Kho ngoại quan là gì?
“Theo Khoản 10, Điều 4, Luật Hải Quan năm 2014, kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục Hải Quan hàng hóa được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam”.
Các loại hàng hóa được đưa vào lưu giữ trong kho ngoại quan
Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan
Hàng hóa của chủ hàng nước ngoài chưa ký hợp đồng bán hàng cho doanh nghiệp ở Việt Nam;
Hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài chờ đưa vào thị trường trong nước hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba;
Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan, làm thủ tục Hải Quan hàng hóa để chờ xuất khẩu sang nước thứ ba.
Hàng hóa từ nội địa Việt Nam đưa vào kho ngoại quan
Hàng xuất khẩu đã làm xong thủ tục Hải Quan hàng hóa, đang chờ xuất khẩu.
Hàng hóa hết thời hạn tạm nhập phải tái xuất.
Chi tiết thủ tục Hải Quan hàng hóa hành chính
Căn cứ pháp lý
Các doanh nghiệp muốn làm thủ tục thông quan Hải Quan cần tuân theo những Thông tư, Nghị định được Nhà nước ban hành như sau:
Bộ Luật Hải Quan số 54/2014/QH13
Nghị định số 08/2015/NĐ-CP
Thông tư số 38/2015/TT-BTC
Thông tư số 106/2016/TT-BTC
>>> Xem thêm: 7 bước thực hiện thủ tục Hải Quan nhanh và chính xác nhất
Trình tự thực hiện
Bước 1:
Thực hiện việc kê khai thông tin hàng hóa xuất kho ngoại quan với Chi cục Hải Quan quản lý kho ngoại quan. Cụ thể:
Cập nhật thông tin hàng hóa xuất kho ngoại quan vào phần mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan của chủ kho ngoại quan
Chia sẻ các thông tin trên với cơ quan Hải Quan để tiến hành quản lý và theo dõi.
Bước 2:
Thực hiện các thủ tục Hải Quan hàng hóa, theo quy định tại Điểm A, Khoản 2, Điều 52, Thông tư số 38/2015/TT-BTC tại Chi cục Hải Quan quản lý kho ngoại quan, cụ thể:
Đối với hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc đưa hàng về bảo quản hoặc đưa hàng về địa điểm kiểm tra. Hoặc hàng hóa đã được phê duyệt vận chuyển độc lập hoặc hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế, không chịu thuế, có số tiền thuế phải nộp bằng không hoặc được ân hạn thuế 275 ngày do Chi cục Hải Quan cửa khẩu kiểm tra thực tế (kiểm hóa hộ) theo đề nghị của Chi cục Hải Quan nơi đăng ký tờ khai:
Cung cấp thông tin số tờ khai Hải Quan
Cung cấp danh sách container theo mẫu số 29/DSCT/GSQL, Phụ lục V (đối với hàng hóa vận chuyển bằng container).
=> Hoặc danh sách hàng hóa theo mẫu số 30/DSHH/GSQL, Phụ lục V (đối với hàng hóa khác). Hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi tại khu vực cửa khẩu, cảng biển, cảng hàng không quốc tế, kho hàng không kéo dài.
=> Hoặc cho cơ quan Hải Quan tại khu vực cửa khẩu đường bộ, đường sông, đường thủy nội địa, ga đường sắt liên vận quốc tế.
>>> Xem thêm: Tờ khai Hải Quan làm trên giấy gồm những bước quan trọng nào?
Người khai thủ tục Hải Quan hàng hóa cần thực hiện in danh sách container, danh sách hàng hóa trên Cổng thông tin điện tử hải quan (địa chỉ: customs.gov.vn) hoặc hệ thống khai của người khai Hải Quan.
Trường hợp có sự thay đổi danh sách container, danh sách hàng hóa so với nội dung khai trên tờ khai Hải Quan khi người khai Hải Quan nhận hàng hóa tại cửa khẩu nhập. Người khai Hải Quan in hoặc đề nghị công chức Hải Quan tại Chi cục Hải Quan cửa khẩu in danh sách container, danh sách hàng hóa từ Hệ thống.
Đối với hàng hóa nhập khẩu đưa ra khỏi khu vực cảng, cửa khẩu thuộc diện phải niêm phong Hải Quan theo quy định tại Khoản 3, Điều 52, Thông tư 38/2015/TT-BTC:
Xuất trình hàng hóa cho cơ quan Hải Quan thực hiện niêm phong;
Bàn giao hàng hóa cho Chi cục Hải Quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến để làm tiếp thủ tục Hải Quan theo quy định;
Bảo quản nguyên trạng hàng hóa và niêm phong Hải Quan theo quy định hiện hành và thủ tục Hải Quan hàng hóa.
– Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng chưa có hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định. Để quản lý, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi thì người khai Hải Quan cung cấp thông tin số tờ khai, danh sách container, danh sách hàng hóa cho cơ quan Hải Quan.
Khi sử dụng dịch vụ Hải Quan tại Finlogistics chúng tôi cam kết
Xử lý các thủ tục Hải Quan hàng hóa xuất nhập khẩu theo từng yêu cầu về lô hàng đặc thù riêng biệt. Đảm bảo tính đầy đủ, chính xác, nhanh chóng và hợp pháp.
Tư vấn miễn phí thủ tục, giấy phép,…
Giúp khách hàng kiểm tra và hoàn thiện bộ hồ sơ trước khi xuất nhập khẩu
Hạn chế tối đa những rủi ro phát sinh ngoài ý muốn nhằm tránh thiệt hại chi phí khi làm thủ tục Hải Quan.
Cung cấp thêm những dịch vụ trọn gói vận chuyển khác để có thể hoàn thiện quy trình vận chuyển cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ về thủ tục Hải Quan hàng hóa từ kho ngoại quan vào nội địa hoặc nhập khẩu vào khu phi thuế quan. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các thủ tục giấy tờ cần chuẩn bị, đồng thời tối ưu được quy trình xử lý thủ tục.
Nếu quý khách hàng, doanh nghiệp đang có nhu cầu tư vấn những thủ tục thông quan tờ khai hay các thủ tục Hải Quan hàng hóa khác,… hãy liên hệ với Finlogistics để được tư vấn và hỗ trợ ngay, với mức chi phí tốt nhất!!!
Hàng OOG hay còn gọi là hàng quá khổ, là một thuật ngữ tuy đã được sử dụng khá lâu, nhưng đối với một số người thì vẫn còn khá mới mẻ, mơ hồ hoặc đã biết nhưng chưa hiểu rõ tường tận. Vì vậy, Finlogistics sẽ chia sẻ một vài kiến thức cơ bản và quan trọng nhất về hình thức vận chuyển loại hàng quá khổ này trong xuất nhập khẩu nhé!
Khái niệm chung về hàng OOG
Trước tiên, chúng ta phải hiểu rõ định nghĩa hàng OOG là gì. Theo đó, OOG (viết tắt của Out of Gauge) là thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. “Out Of Gauge” nhằm chỉ những mặt hàng có kích thước hay trọng lượng tổng thể vượt quá so với tiêu chuẩn được cho phép, để vận chuyển bằng những phương tiện vận tải hay container thông thường.
Hàng hóa OOG sẽ sử dụng những loại container đặc biệt như: Open Top hoặc Flat Rack. Hầu hết những mặt hàng OOG được vận chuyển bằng container chuyên dụng Flat rack sẽ có kích thước 20 feet hoặc 40 feet. Loại container này có thể chở được những loại hàng có kích thước lớn, cồng kềnh, với trọng lượng rất nặng và vượt quá mức quy định của những loại container thông thường.
Đặc điểm dễ nhận biết của loại container này là có phần sàn được làm bằng thép khá dày, để chở các loại hàng siêu trường siêu trọng. Chúng được sử dụng linh hoạt với những loại hàng hóa cỡ lớn quá mức cho phép, có thể tháo rời và lắp ráp ổn định, chắc chắn vào các container loại Flat rack.
Việc xác định hàng OOG thường được thực hiện dựa theo những quy định và quy chuẩn vận chuyển hàng hóa của từng quốc gia hoặc khu vực riêng. Dưới đây là một vài phương pháp phổ biến dùng để xác định hàng quá khổ:
Kích thước tiêu chuẩn: Mỗi quốc gia hoặc khu vực đều có các quy định về kích thước tiêu chuẩn dành cho việc vận chuyển hàng hóa, thông qua những phương tiện vận tải như: xe container, xe tải, xe lửa, tàu biển, máy bay,… Mặt hàng quá khổ sẽ được xác định dựa trên việc so sánh kích thước tổng thể thực tế của mục hàng với giới hạn đã được quy định.
Trọng lượng tiêu chuẩn: Ngoài kích thước, thì trọng lượng cũng là một yếu tố rất quan trọng khi muốn xác định hàng hóa quá khổ. Nhiều quy định về trọng lượng tối đa dành cho từng loại phương tiện vận tải thường được đưa ra, nhằm hạn chế việc hàng hóa có thể vượt quá giới hạn trọng lượng tiêu chuẩn này.
Kiểm tra hành lang giao thông: Để xác định hàng hóa OOG, một phương pháp thực tế khác được đưa ra đó là kiểm tra hành lang giao thông trên những tuyến đường dự kiến phương tiện chuyên chở hàng hóa đi qua. Nếu hàng hóa không thể vượt qua hạ tầng giao thông như cầu, cống,… hoặc không thể di chuyển một cách an toàn và hợp pháp trên đường, thì loại hàng hóa này có thể được xem là hàng quá khổ.
Đánh giá chuyên gia: Trong một số trường hợp, thì việc xác định hàng hóa OOG có thể yêu cầu sự đánh giá khách quang từ các chuyên gia về vận chuyển. Họ sẽ có nhiều kinh nghiệm và kiến thức để đưa ra những đánh giá chính xác về tính chất quá khổ của loại hàng hóa, dựa trên những thông tin cụ thể về kích thước, trọng lượng và tuyến đường vận chuyển của xe.
Kích thước trung bình của container chứa hàng OOG
Dưới đây là bảng thông số kích thước trung bình của các loại thùng container dùng để chứa và vận chuyển hàng hóa quá khổ quá tải:
Thông số kỹ thuật
20’ Flat Rack Container
40’ Flat Rack Container
Tổng trọng lượng tối đa
21,440 kgs
25,000 kgs
Trọng lượng bì
2,560 kgs
5,480 kgs
Kích thước
Chiều dài
Chiều rộng
Chiều cao
20’ Flat Rack External
6.06 m (20’)
2.44 m (8’)
2.90 m (9’6”)
20’ Flat Rack Internal
5.80 m
2.29 m
2.66 m
40’ Flat Rack External
12.19 m (40’)
2.44 m (8’)
2.90 m (9’6”)
40’ Flat Rack Internal
12.00 m
2.29 m
2.66 m
Lưu ý khi sử dụng Flat Rack cho vận chuyển hàng OOG
Doanh nghiệp và đơn vị vận tải cần lưu ý những gì khi dùng container Flat rack cho hoạt động vận chuyển hàng hóa OOG? Cùng tìm hiểu dưới đây:
Doanh nghiệp cần nắm rõ để tính toán được mức chi phí phù hợp trong việc điều phối chuỗi cung ứng.
Đơn vị vận chuyển nên chọn loại container thích hợp, khi biết được trọng lượng cũng như kích thước của hàng hóa. Tùy thuộc vào đặc tính của mỗi loại hàng hóa, kích thước và khối lượng mà phải lựa chọn loại container phù hợp. Ngoài ra, việc vận chuyển bằng những loại container chuyên biệt cũng mất phí khá cao.
Khi đã có được mối quan hệ tốt với phía hãng tàu, thì việc bốc xếp hàng hóa sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn, doanh nghiệp còn có thể lựa chọn được những vị trí phù hợp ở trên tàu.
Nên kết hợp ăn ý với những người chuyên bốc xếp hàng hóa lên tàu, để hạn chế việc hàng hóa bị hư hỏng và va chạm không đáng có.
Hàng OOG tác động như thế nào đến hoạt động Logistics?
Hàng quá khổ cũng tác động đáng kể đến quá trình vận chuyển cũng như hoạt động Logistics nói chung. Dưới đây là một vài tác động chính sau khi doanh nghiệp đã hiểu rõ hàng OOG là gì:
Hạn chế việc vận chuyển bằng container: Hàng quá khổ không thể vận chuyển được bằng loại container tiêu chuẩn do kích thước và trọng lượng vượt quá giới hạn của chúng. Điều này tạo ra một thách thức lớn trong việc vận chuyển, vì doanh nghiệp và đơn vị vận chuyển cần phải tìm những phương tiện vận tải khác phù hợp hơn để di chuyển hàng hóa.
Yêu cầu loại phương tiện vận chuyển đặc biệt: Đối với loại hàng hóa OOG, đơn vị vận tải cần sử dụng những phương tiện vận chuyển chuyên biệt: như tàu rời, container mở hoặc loại xe tải đặc biệt. Điều này cũng đòi hỏi sự chuẩn bị và tổ chức kỹ lưỡng và chi tiết hơn, để đảm bảo an toàn, nhanh chóng và hiệu quả trong quá trình vận chuyển.
Mức phí vận chuyển cao hơn: Bởi vì yêu cầu sử dụng những phương tiện vận chuyển đặc biệt, nên hàng quá khổ thường sẽ đi kèm với mức chi phí vận chuyển cao hơn khá nhiều so với mặt hàng thông thường. Những phương tiện đặc biệt sẽ này đòi hỏi sự chuyên nghiệp và kỹ thuật cao, cũng như những biện pháp bảo vệ và an toàn phù hợp.
Khó khăn trong việc quản lý và xử lý hàng hóa: Hàng hóa OOG còn có thể gây ra khó khăn trong quá trình quản lý và xử lý hàng hóa. Hàng hóa quá khổ đòi hỏi sự chú ý đặc biệt nhằm để đảm bảo tính chính xác, chất lượng và hiệu quả trong việc định vị, đóng gói, vận chuyển và giao nhận hàng hóa.
Ảnh hưởng tới chuỗi thời gian vận chuyển: Do yêu cầu quy trình đặc biệt và phức tạp hơn, nên hàng OOG có thể tốn nhiều thời gian hơn để vận chuyển, nếu so với những loại hàng thông thường. Việc phải xử lý và vận chuyển hàng hóa một cách cẩn thận, kỹ lưỡng và an toàn còn có thể làm gia tăng thời gian vận chuyển. Điều này gây ra sự chậm trễ trong chuỗi cung ứng sản phẩm.
Cần tuân thủ theo những quy định và hạn chế về pháp lý: Hàng quá khổ cần phải tuân thủ theo những quy định và bị hạn chế bởi pháp lý liên quan đến việc vận chuyển và an toàn giao thông. Việc không tuân thủ sẽ có thể dẫn đến những trường hợp vi phạm pháp lý, bị phạt tiền hoặc thậm chí tới mức bị ngừng vận chuyển hàng hóa.
Lời kết
Các doanh nghiệp gặp những vấn đề trong việc vận chuyển hàng OOG và khó khăn khi làm giấy tờ thông quan Hải Quan có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Finlogistics để được chúng tôi tư vấn và giải đáp thắc mắc nhanh chóng, uy tín và tối ưu nhất nhé!