Thu-tuc-nhap-khau-tao-do-00.jpg

Táo đỏ sấy khô vùng Tân Cương hiện nay đang cực kỳ hot và được bày bán trên nhiều sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Tiktokshop,… bởi mùi vị thơm ngon và nhiều công dụng tuyệt vời. Vì vậy, nhu cầu làm thủ tục nhập khẩu táo đỏ sấy khô trong nước đã tăng lên mạnh mẽ, đặc biệt trong giai đoạn cận Tết năm 2025. Nếu bạn và doanh nghiệp đang quan tâm đến điều kiện và quy trình nhập khẩu mặt hàng này thì hãy theo dõi kỹ bài viết này nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-tao-do


Thủ tục nhập khẩu táo đỏ Tân Cương được quy định như thế nào?

Các cá nhân, doanh nghiệp mong muốn làm thủ tục nhập khẩu táo đỏ sấy khô Tân Cương có thể tham khảo những quy định được ghi rõ trong một số Chính sách pháp lý sau đây:

Hơn nữa, mặt hàng táo đỏ là loại thực phẩm phục vụ ăn uống cho con người, nên sẽ chịu sự quản lý về Vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, các cá nhân, doanh nghiệp cần tiến hành tự công bố sản phẩm và đăng ký kiểm tra An toàn thực phẩm để đảm bảo lô hàng được phép thông quan Hải Quan.

Thu-tuc-nhap-khau-tao-do

Xác định mã HS code và thuế suất nhập khẩu hàng hoá

Xác định chính xác mã HS code là bước rất quan trọng trong quá trình nhập khẩu bất kỳ loại hàng hoá nào. Khi chọn lựa được mã HS, bạn sẽ nắm được những chính sách và quy định về thuế suất nhập khẩu đối với mặt hàng đó. Theo đó, mã HS code tham khảo cho mặt hàng táo đỏ sấy khô nằm trong Phần II (Các sản phẩm thực vật), Chương 8 (Quả và quả hạch ăn được; vỏ quả thuộc chi cam quýt hoặc các loại dưa)

  • 0813: Quả khô (trừ các loại quả thuộc Nhóm 0801 – 0806); Hỗn hợp các loại quả hạch (Nuts) hoặc quả khô thuộc Chương này.
  • 0813.3000: Quả táo (Apples)
  • 0813.4090: Đối với mặt hàng táo tàu khô

Dựa theo Biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2024, táo đỏ Tân Cương sấy khô sẽ chịu mức thuế suất như sau:

  • Thuế GTGT (VAT): 0%
  • Thuế suất nhập khẩu thông thường: 45%
  • Thuế suất ưu đãi nhập khẩu đặc biệt giữa các quốc gia ASEAN và Trung Quốc (ACFTA): 0%

Thu-tuc-nhap-khau-tao-do

Hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu táo đỏ Tân Cương

Các cá nhân, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ Công bố sản phẩm, hồ sơ đăng ký kiểm tra An toàn thực phẩm và hồ sơ khai báo Hải Quan trong quá trình nhập khẩu tảo đỏ:

Hồ sơ tự công bố sản phẩm

  • Giấy phép đăng ký hoạt động kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp
  • Phiếu kết quả kiểm tra, kiểm nghiệm mẫu test sản phẩm
  • Nhãn chính và nhãn phụ của sản phẩm táo đỏ
  • Bản tự công bố sản phẩm do cá nhân, doanh nghiệp tự chuẩn bị

Hồ sơ kiểm nghiệm An toàn thực phẩm

  • Phiếu đăng ký kiểm tra, kiểm nghiệm Vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Hồ sơ tự công bố sản phẩm mặt hàng táo đỏ
  • Tờ khai Hải Quan nhập khẩu táo đỏ
  • Vận đơn (Bill of Lading); Hoá đơn thương mại (Invoice)
  • Hợp đồng ngoại thương; Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List)
  • Chứng nhận xuất xứ sản phẩm – C/O (nếu có)

Hồ sơ khai báo Hải Quan

  • Hoá đơn thương mại; Vận đơn; Phiếu đóng gói hàng hoá
  • Hợp đồng ngoại thương; Giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có)
  • Tờ khai Hải Quan nhập khẩu; Bản tự công bố sản phẩm táo đỏ 
  • Chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật 
  • Tem dán, nhãn mác của sản phẩm táo đỏ

Thu-tuc-nhap-khau-tao-do

>>> Xem thêm: Quá trình xử lý chi tiết dự án lô hàng Táo Đỏ xuất khẩu từ Trung Quốc

Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu táo đỏ sấy khô Tân Cương

Để có thể thực hiện thông quan một cách thuận lợi, các cá nhân, doanh nghiệp sẽ cần thực hiện đầy đủ các bước thủ tục nhập khẩu táo đỏ như sau:

#Bước 1: Tự công bố sản phẩm táo đỏ 

Bạn cần nộp mẫu test sản phẩm táo đỏ (khoảng 400 gram) để kiểm tra các chỉ tiêu theo TCVN và chuẩn bị hồ sơ công bố chất lượng. Sau khoảng 7 đến 10 ngày, bạn sẽ nhận được kết quả công bố. Nếu không đạt, bạn phải thực hiện kiểm tra sản phẩm táo đỏ nhập khẩu.

#Bước 2: Đăng ký kiểm dịch thực vật

Sau đó, bạn nộp bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật và nhận lại một bản giấy đăng ký kiểm dịch thực vật. Khi đã có giấy này, bạn tiến hành nộp bộ hồ sơ cho phía Hải Quan.

#Bước 3: Lấy mẫu test và kiểm tra an toàn thực phẩm

Bước này nên được thực hiện cùng với quá trình làm thủ tục Hải Quan. Nếu tờ khai thuộc luồng vàng, bạn sẽ cần xin đăng ký lấy mẫu kiểm dịch thực vật. Còn nếu tờ khai bị luồng đỏ, bạn phải kết hợp đồng thời kiểm hoá lô hàng với Hải Quan và lấy mẫu kiểm dịch.

#Bước 4: Đợi kết quả kiểm dịch sản phẩm

Khi đã lấy mẫu xong, bạn đợi Chi cục kiểm dịch kiểm tra mẫu test. Sau khi có kết quả chính thức, Chi cục sẽ đưa ra văn bản thông báo kết quả chính thức cho bạn.

#Bước 5: Thông quan hàng hoá táo đỏ

Nếu kết quả kiểm dịch đạt tiêu chuẩn, bạn liên hệ với cán bộ Hải Quan để tiến hành nốt các bước thông quan và đưa lô hàng về kho để đưa ra thị trường. 

Thu-tuc-nhap-khau-tao-do

Tại sao nên chọn Finlogistics làm đối tác nhập khẩu táo đỏ sấy khô?

Bạn đang gặp khó khăn không biết phải làm thế nào để hoàn thành các bước thủ tục Hải Quan, tự công bố sản phẩm hay kiểm dịch thực vật cho mặt hàng táo đỏ Tân Cương? Bạn đang tìm kiếm một đối tác Logistics uy tín và chuyên nghiệp, nhằm hỗ trợ đắc lực trong việc nhập khẩu mặt hàng này? Hãy để cho Finlogistics giúp bạn!

Finlogistics là đơn vị Forwarder, chuyên cung cấp các dịch vụ Logistics như vận chuyển quốc tế và nội địa, xử lý chứng từ,… Với hơn 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi đã xử lý thủ tục và làm kiểm dịch thực vật cho nhiều mặt hàng nhập khẩu, trong đó có mặt hàng táo đỏ sấy khô Tân Cương. Một số dịch vụ chất lượng mà khách hàng có thể nhận được như:

  • Kiểm tra Danh mục hàng hoá nhập khẩu và xin giấy phép kiểm dịch từ Cục Bảo vệ thực vật
  • Đăng ký lấy mẫu test kiểm dịch và kết quả kiểm nghiệm dựa theo TCVN
  • Tiến hành thủ tục thông quan và thanh toán thuế suất ưu đãi nhập khẩu
  • Hỗ trợ tìm kiếm nguồn hàng táo đỏ sấy khô vùng Tân Cương chất lượng cao, có giấy tờ và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và giá thành hợp lý
  • Thực hiện vận chuyển hàng hoá từ Trung Quốc về Việt Nam bằng đường bộ hoặc đường biển nhanh chóng và đảm bảo an toàn

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-tao-do


Dich-vu-van-chuyen-noi-dia-00.jpg

Hoạt động vận chuyển hàng hoá nội địa luôn là một phần cực kỳ quan trọng của chuỗi Logistics. Do đó, dịch vụ vận chuyển nội địa luôn được nhiều doanh nghiệp quan tâm và có nhu cầu. Hiểu được điều đó, công ty Finlogistics luôn cố gắng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, nhằm mang đến cho khách hàng giải pháp vận chuyển hiệu quả và tối ưu nhất. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về phương thức vận chuyển này qua bài viết hữu ích dưới đây!

Dich-vu-van-chuyen-noi-dia
Tìm hiểu khái niệm và quy trình thực hiện dịch vụ vận chuyển nội địa


Khái niệm dịch vụ vận chuyển nội địa là gì?

Dịch vụ vận chuyển nội địa là phương thức vận chuyển hàng hóa nguyên container bằng đường bộ (hoặc đường biển) nội địa. Khách hàng được tự do chọn lựa hình thức gửi hàng khác nhau, tùy theo từng loại hàng lớn nhỏ khác nhau. Dưới đây là một số hình thức gửi hàng phổ biến hiện nay mà bạn nên tham khảo:

#Vận chuyển nội địa đường bộ

Đây là hình thức vận chuyển hàng hóa, sản phẩm bằng đường bộ, từ khu vực này sang khu vực khác trên toàn quốc bằng một số loại phương tiện vận tải đường bộ chuyên dụng như: xe tải lớn, xe container,… Hình thức vận chuyển này được rất nhiều doanh nghiệp hiện nay lựa chọn do có một số ưu điểm như:

  •  Có thể vận chuyển nhiều loại hàng lớn, nặng và cồng kềnh.
  •  Chi phí vận chuyển thấp hơn so với hình thức khác.
  •  Vận chuyển nhanh chóng và đúng quy trình theo yêu cầu.
  •  Lịch trình di chuyển đáp ứng được mọi yêu cầu.
Dich-vu-van-chuyen-noi-dia
Vận chuyển đường bộ là hình thức được sử dụng nhiều nhất, do có ưu thế về chi phí và mức độ linh động

#Vận chuyển hàng lẻ (LTL)

Để vận chuyển hàng hoá Bắc – Nam, việc đóng hàng nguyên container thường được ưu tiên, do có thể tối ưu chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, với những đơn hàng số lượng ít hoặc quy mô sản xuất nhỏ, lượng hàng muốn vận chuyển không đủ để đóng vào một container, thì việc vận chuyển hàng lẻ (LTL – Less Than Truckload) sẽ được áp dụng.

Hàng hoá của nhiều chủ hàng sẽ được đóng chung, từ đó giảm bớt chi phí thuê nguyên cont. Hình thức này rất được ưu chuộng tại Việt Nam và được nhiều đơn vị xuất nhập khẩu đảm nhận, trong đó có Finlogistics.

>>> Xem thêm: LTL là gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng hình thức vận chuyển LTL?

#Vận chuyển nguyên xe (FTL)

FTL (Full Truckload) là sự lựa chọn hợp lý cho các doanh nghiệp muốn vận chuyển hàng hoá với số lượng nhiều và trọng lượng lớn trên 5.000 kg. Hàng sẽ được chất đầy trên xe tải, mặc dù có thể còn không gian để hàng nhưng các chủ hàng muốn lô hàng của mình được vận chuyển riêng biệt.

Chi phí ban đầu của dịch vụ vận chuyển nội địa FTL khá cao, nếu so với LTL. Tuy nhiên, đây sẽ là phương pháp hiệu quả nhất nếu bạn đang có lô hàng lớn, tối ưu hơn so với việc chia nhỏ hàng ra để vận chuyển. Hơn nữa, hàng hóa của bạn sẽ được bốc dỡ, nâng hạ chỉ ở hai đầu nên không mất công xử lý hàng và giảm bớt thời gian vận chuyển trung gian.

Dich-vu-van-chuyen-noi-dia
Vận chuyển FTL và LTL được nhiều doanh nghiệp lựa chọn đối với các loại hàng hoá khác nhau

#Vận chuyển container 20/40 feet

Vận chuyển container là một hình thức không thể thiếu trong dịch vụ vận chuyển nội địa lẫn quốc tế. Có 3 loại container phổ biến nhất hiện nay đó là: cont 20 feet, 40 feet và ít thấy hơn là 45 feet. Tuỳ theo lượng hàng hoá và nhu cầu sử dụng thì doanh nghiệp sẽ chọn lựa loại container phù hợp. Kích thước phủ bì của container được tính như sau:

  • Container 20 feet (dài x rộng x cao): 6,060 x 2,440 x 2,590 (m)
  • Container 40 feet (dài x rộng x cao): 12,190 x 2,440 x 2,590 (m)

Tổng quan quy trình dịch vụ vận chuyển nội địa mới nhất

Nếu bạn vẫn chưa nắm vững quy trình làm dịch vụ vận chuyển nội địa hàng hoá, hãy lưu ý các bước sau đây:

#Bước 1: Tiếp nhận thông tin, yêu cầu đầy đủ

Doanh nghiệp điền đầy đủ các thông tin về hàng hoá theo yêu cầu của đơn vị vận tải. Khách hàng chỉ cần liên hệ thông qua hotline hoặc email của đơn vị để các nhân viên tư vấn. Hãy nhấc máy liên hệ với Finlogistics qua hotline: 0963.126.995 (Mrs.Loan) để được đáp ứng những nhu cầu cụ thể.

Dich-vu-van-chuyen-noi-dia
Quy trình thực hiện dịch vụ vận chuyển nội địa bao gồm 5 bước chính

#Bước 2: Báo giá cước và chi phí dịch vụ

Sau khi đã tiếp nhận và xác định rõ yêu cầu, những đơn vị vận tải sẽ lấy một số thông tin cụ thể về lô hàng như: phân loại, kích thước, trọng lượng, thời gian và khoảng cách vận chuyển,…Mục đích nhằm thông báo giá cước phí cho khách hàng.

#Bước 3: Tiếp nhận đơn hàng vận chuyển

Đây là bước tiếp theo trong dịch vụ vận tải nội địa. Nếu khách hàng đồng ý cước phí, hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng giao – nhận hàng hoá. Đơn vị vận tải sẽ điều phương tiện chuyên dụng đến để tiếp nhận hàng hóa doanh nghiệp muốn gửi đi.

#Bước 4: Tiến hành vận tải hàng hóa

Dựa vào thông tin trong hợp đồng, đơn vị vận tải sẽ giao hàng đến nơi nhận hàng trong thời gian quy định. Sau đó, hai bên sẽ ký giấy xác nhận bảo đảm hàng được giao đúng địa điểm và người nhận.

#Bước 5: Thanh toán cước phí

Tùy theo từng hợp đồng đã ký, khách hàng sẽ tiến hành chi trả cước phí cho đơn vị vận tải và kết thúc quá trình vận chuyển hàng hóa nội địa bằng đường bộ.

Dich-vu-van-chuyen-noi-dia
Việc nắm rõ quy trình làm dịch vụ vận chuyển nội địa giúp doanh nghiệp có thể chủ động hơn

>>> Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hàng dự án hàng công trình cho doanh nghiệp

Tại sao nên chọn dịch vụ vận tải nội địa hàng hoá tại Finlogistics?

Với phương châm luôn nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải nội địa hàng hóa, hàng hoá của khách hàng luôn được Finlogistics vận chuyển khắp toàn quốc một cách nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Dịch vụ của chúng tôi sẽ giúp khách hàng tập trung và tối ưu tốt hơn trong hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh doanh số cao nhất.

Đội ngũ chuyên viên kinh doanh tại Finlogistics luôn nỗ lực tư vấn và cung cấp cho khách hàng những thông tin, kiến thức cập nhật mới nhất, đi cùng mức cước phí linh động, phù hợp đối với nhiều mục tiêu khách hàng. Vì vậy, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm rằng đang trải nghiệm hết mọi lợi thế của những phương thức vận tải hàng hoá nội địa. Liên hệ ngay để nhận được báo giá ưu đãi và sớm nhất nhé.

Trên đây là những nội dung liên quan đến dịch vụ vận chuyển nội địa hàng hoá các loại mà nhiều doanh nghiệp đan quan tâm và tìm hiểu. Hy vọng chúng sẽ có ích cho bạn trong việc thực hiện vận chuyển và giao – nhận hàng hoá!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Dich-vu-van-chuyen-noi-dia


Van-chuyen-hang-du-an-00.jpg

Quá trình thực hiện vận chuyển hàng dự án yêu cầu những đơn vị Logistics phải có nhiều kinh nghiệm và làm việc một cách chuyên nghiệp. Hơn nữa, các loại hàng hóa đặc biệt này thường có kích thước cồng kềnh và trọng lượng rất lớn, nên phải sử dụng các loại container và phương tiện vận tải chuyên dụng. Để tìm hiểu rõ hơn về quy trình vận chuyển này, hãy cùng Finlogistics đọc qua bài viết dưới đây nhé!

Van-chuyen-hang-du-an
Hàng dự án hàng công trình cần một phương thức và kế hoạch vận chuyển phù hợp


Tìm hiểu hàng dự án là gì?

Nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ hàng dự án là gì và có vai trò quan trọng như thế nào. Hàng dự án (Project Cargo) – còn được gọi là hàng công trình, là khái niệm dùng trong việc quản lý dự án và sản phẩm trong một phạm vi đề án cụ thể.

Các loại hàng dự án thường có kích thước rất lớn và nặng, không thể tháo rời từng bộ phận, ví dụ như: phương tiện giao thông, máy móc công nghiệp, thiết bị khai thác hoặc thiết bị xây dựng,… Với những đặc tính đặc biệt như vậy, quá trình vận chuyển các lô hàng dự án đòi hỏi cao về tính chuyên nghiệp và cực kỳ nghiêm ngặt trong việc điều phối thời gian vận tải.

Van-chuyen-hang-du-an
Hàng dự án thường có khối lượng rất lớn và cồng kềnh, gây nhiều khó khăn trong quá trình vận chuyển

>>> Xem thêm: Hàng quá khổ quá tải (OOG – Out Of Gauge) và những điều cần biết

Nên sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng dự án khi nào?

Có khá nhiều tình huống cụ thể nên sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng dự án để tối ưu thời gian và công sức: 

  • Hàng hoá phục vụ những dự án trọng điểm quốc gia: Đơn vị Logistics cần vận chuyển hàng hóa đến các điểm dự án quan trọng mang tính chiến lược, ví dụ: xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công nghiệp hoặc những dự án phát triển kinh tế – xã hội có quy mô lớn,…
  • Trang thiết bị, dây chuyền sản xuất cho nhà máy mới: Việc xây dựng hoặc mở rộng nhà máy luôn ưu tiên quá trình vận chuyển các trang thiết bị sản xuất và dây chuyền công nghiệp. Điều này nhằm bảo đảm nhà máy mới có đầy đủ những trang thiết bị để đi vào hoạt động.
  • Hàng hoá, sản phẩm cho những công ty công nghiệp nặng: Nếu hàng hoá của công ty có kích thước lớn, trọng lượng nặng và tính chất đặc biệt, ví dụ như: bồn công nghiệp, máy dập hoặc những thiết bị công nghệ,… thì việc vận chuyển đòi hỏi chuyên môn và kỹ thuật cao.
Van-chuyen-hang-du-an
Hàng dự án được vận chuyển phục vụ cho những dự án có quy mô lớn của doanh nghiệp, Nhà nước,…

Vận chuyển hàng dự án những loại hàng hoá nào?

Các loại hàng dự án cũng rất đa dạng, bao gồm tất cả những sản phẩm, hàng hóa được dùng để hoàn thiện cho một dự án nhất định. Finlogistics sẽ liệt kê đến một số mặt hàng nên sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng dự án phổ biến như:

  • Hàng nguyên vật liệu và thiết bị thành phẩm (công cụ, máy móc và trang thiết bị cần thiết để xây dựng hoặc triển khai dự án,…)
  • Hàng máy móc hoàn thiện (máy móc, trang thiết bị hoặc dây chuyền sản xuất hoặc những sản phẩm được lắp ráp hoàn thiện như các phương tiện vận chuyển)
  • Hàng nhiên liệu như gas dầu, năng lượng, nhà máy điện, khai thác mỏ và những dự án cơ sở hạ tầng khác.

Để có thể vận chuyển hàng dự án, tùy thuộc vào từng loại hàng cụ thể mà doanh nghiệp cần lựa chọn thuê những phương tiện vận tải phù hợp như: xe container, xe tải hoặc các xe chuyên dụng khác. Việc quản lý quá trình vận chuyển các loại hàng dự án yêu cầu lên kế hoạch, tài nguyên và quản lý một cách cẩn thận, mục đích nhằm bảo đảm hàng hóa được vận chuyển hiệu quả và an toàn.

Van-chuyen-hang-du-an
Hàng dự án được vận chuyển khá đa dạng, phù hợp nhiều mục đích sử dụng khác nhau

Các bước chi tiết trong quy trình vận chuyển hàng dự án

Để quá trình vận chuyển hàng dự án diễn ra an toàn và nhanh chóng đến điểm đích, quy trình các bước thực hiện yêu cầu phải tỉ mỉ, đầy đủ và sử dụng những hình thức quản lý phù hợp:

  • Bước 1: Đơn vị vận tải cử nhân viên đến kiểm tra và khảo sát tình hình thực tế của lô hàng. Từ đó, những phương án và kế hoạch vận chuyển phù hợp nhất sẽ được chuẩn bị để tiết kiệm chi phí và vận chuyển an toàn. 
  • Bước 2: Sau khi lấy đầy đủ thông tin về lô hàng, yêu cầu và lịch trình vận chuyển, đơn vị sẽ tiến hành các phương án vận chuyển tối ưu nhất cho khách hàng.
  • Bước 3: Việc chọn lựa phương án vận chuyển và tuyến đường di chuyển thích hợp với từng loại hàng hoá cụ thể cực kỳ quan trọng. Điều này giúp tiết kiệm hiệu quả thời gian và nguồn lực trong suốt quá trình làm hàng. 
  • Bước 4: Đơn vị vận chuyển báo giá vận chuyển hàng dự án đầy đủ theo từng dịch vụ và yêu cầu của khách hàng. Sau khi đã thống nhất thì hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng hợp tác.
  • Bước 5: Đơn vị vận chuyển tiến hành quá trình vận chuyển hàng hoá như trong hợp đồng và theo quy định phát luật. Đơn vị cần thực hiện các hình thức quản lý hàng dự án theo quy trình trong quá trình vận chuyển.
  • Bước 6: Khi hàng hoá đến điểm đích, đơn vị vận chuyển sẽ tiến hành giao – nhận hàng dự án cho phía chủ hàng và hoàn tất việc thanh lý hợp đồng. 
Van-chuyen-hang-du-an
Vận chuyển những lô hàng dự án cần trải qua các bước thực hiện cẩn thận và tỉ mỉ

>>> Xem thêm: Hàng sản xuất xuất khẩu và những lưu ý cần thiết khi vận chuyển

Lý do nên chọn lựa vận chuyển hàng dự án tại Finlogistics

Công ty Cổ phần Kinh doanh Quốc tế Fingroup (Finlogistics) là đơn vị có hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực Logistics – xuất nhập khẩu. Chúng tôi chuyên cung cấp các loại dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế lẫn nội địa, xử lý thủ tục Hải Quan, xin các loại giấy phép chuyên ngành khó,…cùng một số dịch vụ hậu cần, kho bãi khác.

Vì vậy, Finlogistics am hiểu các bước thủ tục và quy trình vận chuyển hàng dự án, hàng công trình một cách đầy đủ và chính xác, đảm bảo quá trình làm thủ tục và vận chuyển hàng hóa diễn ra thông suốt và hiệu quả. Chúng tôi cũng đã thực hiện thành công nhiều lô hàng dự án quan trọng cho nhiều doanh nghiệp lớn, củng cố lòng tin của khách hàng về chất lượng dịch vụ.

Mọi thông tin thắc mắc của khách hàng về dịch vụ vận chuyển hàng dự án hàng công trình sẽ được chúng tôi giải đáp qua hotline: 0963.126.995 (Mrs.Loan). Liên hệ ngay với Finlogistics để được các chuyên viên giàu kinh nghiệm và nhiệt tình của chúng tôi hỗ trợ trực tiếp MIỄN PHÍ nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Van-chuyen-hang-du-an


Nhap-khau-hoa-chat-duong-bo-00.jpg

Nhập khẩu hoá chất đường bộ được xem là quá trình tương đối phức tạp và quan trọng. Nhiều doanh nghiệp gặp thách thức trong việc bảo đảm hóa chất được nhập khẩu và sử dụng một cách an toàn và tuân thủ pháp luật. Do đó, khi tiến hành nhập khẩu mặt hàng nguy hiểm này, bạn cần tìm hiểu thật kỹ và chấp hành đúng quy trình theo quy định. Finlogistics sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các bước nhập khẩu mặt hàng hoá chất bằng đường bộ qua bài viết này, đừng vội bỏ qua nhé!

Nhap-khau-hoa-chat-duong-bo
Việc nhập khẩu hoá chất đường bộ cần tuân theo quy định của pháp luật


Vài nét về nhập khẩu hoá chất đường bộ

Trước khi tìm hiểu kỹ hơn về quy trình nhập khẩu hoá chất đường bộ, chúng ta hãy cùng khái quát một chút về khái niệm hoá chất dùng trong công nghiệp nhé.

Hoá chất và tiền chất công nghiệp

Theo Điều 4, Bộ luật Hóa chất năm 2018: “Hóa chất là đơn chất, hợp chất hoặc hỗn hợp chất do chính con người tạo ra hoặc khai thác từ những nguồn nguyên liệu tự nhiên và nhân tạo”. Mỗi hóa chất được ký hiệu bởi một dãy số tương ứng và duy nhất (mã CAS – Chemical Abstracts Service).

Theo Khoản 5, Điều 3, Nghị định số 113/2017 NĐ-CP: “Tiền chất công nghiệp là các loại hóa chất được dùng làm nguyên liệu, dung môi hoặc chất xúc tác trong quá trình sản xuất, phân tích, kiểm nghiểm và nghiên cứu khoa học, đồng thời cũng là hóa chất không thể thiếu trong quá trình sản xuất, điều chế ma túy”. Trong đó:

  • Nhóm 1: hóa chất thiết yếu dùng trong quá trình điều chế và sản xuất chất ma túy
  • Nhóm 2: hóa chất được sử dụng làm chất phản ứng hoặc làm dung môi trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy

Danh mục sản phẩm không phải là hóa chất

Khi nhập khẩu hoá chất đường bộ, doanh nghiệp cần phân biệt giữa các sản phẩm hoá chất và sản phẩm khác. Vậy những sản phẩm nào không được xem là hoá chất?

  • Thực phẩm; dược mỹ phẩm; chế phẩm công nghiệp dùng để diệt khuẩn, diệt côn trùng,…
  • Thức ăn trong chăn nuôi; thuốc thú y; thuốc bảo vệ thực vật; phân bón sinh học, phân bón hóa học, phân bón hữu cơ; nông sản, lâm sản hoặc hải sản đã qua chế biến;…
  • Vật liệu xây dựng; chất phòng xạ; chất tẩy rửa gia dụng; sơn, mực in, keo dán;…
  • Xăng dầu và các sản phẩm điều chế từ xăng dầu
Nhap-khau-hoa-chat-duong-bo
Doanh nghiệp cần chú ý để không bị nhẫm lẫn hoá chất với những sản phẩm thông thường

Hồ sơ nhập khẩu hoá chất đường bộ gồm những gì?

Việc khai báo hoá chất thông thường sẽ cần thực hiện trước khi tàu cập bến khoảng 2 ngày, để không mất thời gian chờ đợi. Doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ bộ hồ sơ khai báo nhập khẩu hoá chất đường bộ, bao gồm những loại giấy tờ quan trọng sau:

  • Mẫu đăng ký khai báo hóa chất (theo Thông tư số 40/2011/TT-BCT)
  • Phiếu an toàn hoá chất (MSDS)
  • Packing List, Commercial Invoice

Đối với hàng phi thương mại không có Invoice, thì doanh nghiệp có thể sử dụng giấy báo hàng cập cảng, thay cho Hóa đơn thương mại.

Doanh nghiệp cần chú ý, nơi đăng ký khai báo hóa chất là Cục hóa chất, thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Khi khai khai báo hóa chất thành công, doanh nghiệp tiến hành hoàn tất các bước thủ tục thông quan hàng hóa như bình thường.

Nhap-khau-hoa-chat-duong-bo
Doanh nghiệp nên chuẩn bị bộ hồ sơ nhập khẩu hoá chất trước khi hàng cập cảng

>>> Xem thêm: Một số điều cần biết về Dangerous Goods – hàng hoá nguy hiểm

Các bước trong quy trình nhập khẩu hóa chất đường bộ chi tiết

#Bước 1: Trước khi tiến hành nhập khẩu hóa chất đường bộ, doanh nghiệp cần xin phiếu MSDS từ phía Shipper (nhà xuất khẩu) để có thể check mã CAS. 

#Bước 2: Việc check mã CAS hóa chất được quy định như thế nào tại Phụ Lục 1, 2 ,3 ,4 và 5, thuộc Nghị định số 113/2017/NĐ-CP?

  • Mã CAS thuộc Phụ lục 1: Danh mục hóa chất được phép sản xuất hoặc kinh doanh (có điều kiện) trong công nghiệp
  • Mã CAS thuộc Phụ lục 2: Danh mục hóa chất bị hạn chế sản xuất hoặc kinh doanh trong công nghiệp 
  • Mã CAS thuộc Phụ lục 3: Danh mục hóa chất bị cấm sản xuất hoặc xuất nhập khẩu
  • Mã CAS thuộc Phụ lục 4: Danh mục hóa chất thuộc hàng nguy hiểm, phải xây dựng kế hoạch để phòng ngừa và ứng phó những sự cố hóa chất có thể xảy ra
  • Mã CAS thuộc Phụ lục 5: Danh mục hóa chất cần phải khai báo Hải Quan

Nếu mã CAS hoá chất vừa thuộc Phụ lục 5, vừa thuộc một trong những Phụ lục còn lại, doanh nghiệp sẽ phải vừa khai báo hóa chất và vừa đi xin các loại giấy phép theo quy định của từng Phụ lục.

#Bước 3: Sau khi hoàn thành việc xin giấy phép và khai báo, doanh nghiệp tiến hành nốt bước thủ tục thông quan Hải Quan như những lô hàng thông thường khác. 

Nhap-khau-hoa-chat-duong-bo
3 bước trong quy trình nhập khẩu hoá chất đường bộ mà doanh nghiệp cần nắm

Doanh nghiệp không phải khai báo nhập khẩu hóa chất đường bộ khi nào?

Có một số mặt hàng không cần phải thực hiện khai báo nhập khẩu hoá chất đường bộ, vậy đó là những sản phẩm nào?

  • Hóa chất được sản xuất hoặc nhập khẩu nhằm phục vụ an ninh quốc phòng và ứng phó sự cố do thiên tai, dịch bệnh khẩn cấp.
  • Hóa chất thuộc vào tiền chất ma túy, thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp và đã được cơ quan chức năng cấp phép sản xuất hoặc nhập khẩu.
  • Hóa chất dưới 10kg/lần nhập khẩu, tuy nhiên không áp dụng đối với các loại hóa chất bị hạn chế sản xuất hoặc kinh doanh trong công nghiệp.
  • Hóa chất là nguyên liệu dùng để sản xuất thuốc men (đã có Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc tại thị trường Việt Nam).
  • Hóa chất là nguyên liệu dùng để sản xuất thuốc bảo vệ thực vật (đã có Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại thị trường Việt Nam).
  • Hóa chất trong hỗn hợp chất thuộc vào Danh mục hóa chất cần phải khai báo có hàm lượng nhỏ hơn 0,1% (được bổ sung tại Nghị định số 82/2022/NĐ-CP).

Lời kết

Như vậy, bài viết của Finlogistics đã tổng hợp lại cho bạn những điều cần lưu ý khi thực hiện quy trình nhập khẩu hoá chất đường bộ. Đây là mặt hàng nguy hiểm, cần các doanh nghiệp nhập khẩu tiến hành một cách an toàn và đúng theo quy định pháp luật. Nếu có ý kiến phản hồi hoặc nhu cầu hỗ trợ, bạn đừng ngần ngại mà hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline bên dưới để được tư vấn và giúp đỡ. Chất lượng dịch vụ của Finlogistics chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Nhap-khau-hoa-chat-duong-bo


Cac-loai-xe-tai-trong-van-chuyen-duong-bo-00.jpg

Nếu như đang làm trong lĩnh vực Logistics, thì chắc chắn bạn sẽ không còn xa lạ với các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ. Mỗi dòng xe đều có đặc điểm, công dụng và mức tải trọng khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện vận chuyển, loại hàng hoá cũng như yêu cầu của bên chủ hàng.

Việc phân biệt được các loại xe tải đường bộ cho phép các cá nhân và doanh nghiệp có thể tối ưu được chi phí, thời gian vận chuyển và chủ động lựa chọn giải pháp chở hàng phù hợp nhất. Hãy đọc kỹ bài viết này của Finlogistics để hiểu thêm về các loại xe tải đường bộ hiện nay nhé!

Cac-loai-xe-tai-trong-van-chuyen-duong-bo
Tìm hiểu chi tiết các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ


Phân biệt các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ theo tải trọng

Thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay có khá đa dạng các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ, phục vụ cho những mục đích và nhu cầu vận chuyển hàng hoá khác nhau. Dưới đây là một số cách giúp bạn phân biệt được một số loại xe tải chuyên chở hàng hóa phổ biến:

#Xe tải hạng nhẹ 

Loại xe tải này thường có tải trọng dưới 3.5 tấn, nhưng cũng có thể thay đổi tùy theo các quy định Pháp luật của từng quốc gia khác nhau. Kích thước của những chiếc xe tải hạng nhẹ khá nhỏ gọn, do đó người điều khiển có thể di chuyển dễ dàng bên trong những khu vực bị hạn chế và phục vụ hiệu quả cho quá trình giao nhận hàng hóa.

Xe tải hạng nhẹ được thiết kế rất linh hoạt và dễ vận hành, khiến chúng phù hợp với đa dạng môi trường làm việc. Đây cũng là một trong các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ tiết kiệm nhiên liệu tối ưu nhất, giúp giảm thiểu chi phí vận chuyển cũng như không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Các cá nhân, đơn vị vận tải hàng hóa ví dụ như: dịch vụ giao hàng, cửa hàng thực phẩm,… hoặc những doanh nghiệp vừa và nhỏ khác thường xuyên sử dụng loại xe tải hạng nhẹ này để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa.

Cac-loai-xe-tai-trong-van-chuyen-duong-bo
Các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ được chia theo tải trọng khác nhau

#Xe tải hạng trung

Có thể nói rằng, dòng xe tải hạng trung đóng một vai trò rất quan trọng trong ngành vận tải và Logistics hiện nay. Chúng đáp ứng phần lớn nhu cầu vận chuyển hàng hóa ở mức tải trọng vừa và lớn. Kích thước của loại xe này cũng lớn hơn so với dòng xe hạng nhẹ, giúp chúng có thể vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn và cồng kềnh hơn.

Ngày nay, những chiếc xe tải hạng trung được thiết kế để phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau, từ vận chuyển hàng hóa bên trong nội đô cho đến dịch vụ giao hàng giữa các tỉnh thành và vùng lân cận. Đây cũng là dòng xe thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và lớn trong số các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ hiện nay.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu kích thước container khi nhập hàng từ Trung Quốc

#Xe tải hạng nặng 

Thôgn thường, xe tải hạng nặng sẽ có tải trọng từ 16 tấn trở lên, với khả năng vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn hơn rất nhiều so với hai dòng xe trước. Chiếc xe này được trang bị khối động cơ mạnh mẽ để vận chuyển nặng và di chuyển trên những đoạn đường đòi hỏi sức mạnh lớn và khả năng vận hành ổn định.

Xe tải hạng nặng cũng phù hợp để di chuyển trên những đoạn đường đồi núi gập ghềnh và địa hình khó khăn. Hơn nữa, so với các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ thì dòng hạng nặng cũng được chia thành nhiều loại như: xe tải đóng thùng, xe tải container, xe ben,…. nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của ngành vận tải, xuất nhập khẩu – Logistics.

Cac-loai-xe-tai-trong-van-chuyen-duong-bo
Xe tải hạng nặng được dùng để chuyên chở hàng hóa lớn, cồng kềnh qua địa hình khó di chuyển

Phân biệt các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ theo đặc điểm, công dụng

#Xe tải sử dụng thùng mui bạt

Là một trong các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ được sử dụng nhiều nhất, xe tải thùng mui bạt được thiết kế với khung kim loại kín và bảo vệ bằng một lớp vải mui bạt chống nước, có thể mở ra và cuốn lên. Thông thường thì dòng xe tải này được sử dụng trong việc vận chuyển các loại hàng hóa đóng gói chống mưa, nắng,….

Cấu tạo thùng mui bạt có thể cuốn lên hoặc mở ra một cách dễ dàng, giúp linh hoạt trong quá trình xếp dỡ hàng hóa. Nếu so với những loại thùng chở khác, thì thùng mui bạt thường nhẹ hơn, giúp xe giảm bớt tiêu thụ nhiên liệu.

Cac-loai-xe-tai-trong-van-chuyen-duong-bo
Các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ được chia theo đặc điểm và công dụng

#Xe tải thùng kín

Xe tải thùng kín được trang bị một thùng chở hàng được làm kín để bảo vệ hàng hóa khỏi thời tiết, bụi bẩn,… bên ngoài và tăng thêm tính an toàn, bảo mật cho hàng hóa. Thùng kín được thiết kế cố định và chắc chắn, thường được làm từ nguyên vật liệu chống nước và tích hợp phần cửa mở ra.

Loại xe tải thùng kín này thường được các doanh nghiệp sử dụng để vận chuyển hàng thực phẩm hay hàng hóa nhạy cảm với nhiệt độ môi trường. Hoặc đối với mặt hàng dược phẩm, thùng kín cũng là sự lựa chọn an toàn và rất phù hợp.

#Xe tải thùng đông lạnh

Khác với các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ thông thường, dòng xe tải thùng đông lạnh sẽ được trang bị thêm hệ thống làm lạnh, gắn liền với xe nhằm duy trì nhiệt độ thấp để bảo quản hàng hóa tối ưu. Đây cũng là giải pháp vận chuyển phổ biến cho những loại hàng hóa nhạy cảm với nhiệt độ như thực phẩm đông lạnh, đông đá,…

Cac-loai-xe-tai-trong-van-chuyen-duong-bo
Xe tải đông lạnh được dùng nhiều để vận chuyển những hàng hoá cần bảo quản ở nhiệt độ thấp

Phân biệt các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ theo động cơ nhiên liệu

#Xe tải dùng nhiên liệu xăng

Loại xe tải sử dụng nhiên liệu xăng thường là những dòng xe hạng nhẹ hoặc hạng trung. Loại xe tải chạy xăng thường có khả năng tăng tốc tốt hơn và cũng là lợi thế khi cần phải di chuyển nhanh và linh hoạt trong quá trình vận chuyển hàng hoá.

#Xe tải dùng nhiên liệu dầu diessel

Các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ sử dụng nhiên liệu Diesel thường thuộc dòng xe tải cỡ lớn, xe container, xe tải hạng nặng,… Động cơ chạy dầu Diesel thường có tuổi thọ khá cao, độ bền tốt và có thể giảm bớt chi phí bảo dưỡng máy móc.

Cac-loai-xe-tai-trong-van-chuyen-duong-bo
Các loại xe tải được chia làm hai loại sử dụng xăng hoặc dầu Diesel

>>> Xem thêm: Phân loại các xe đầu kéo đường bộ chuyên dùng hiện nay

Quy định về tải trọng đối với các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ

Các doanh nghiệp và đơn vị vận tải cần lưu ý những quy định về tải trọng trong vận chuyện hàng hoá để có thể chọn lựa được loại xe phù hợp với lượng hàng hóa của mình. Dưới đây là một vài thông tin về kích thước tải trọng cơ bản của các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ hiện nay:

LOẠI XE KÍCH THƯỚC THÙNG HÀNG (MM) TẢI TRỌNG TỐI ĐA
1 tấn 3,400 x 1,700 x 1,500 2,1 tấn
1,5 tấn 4,310 x 1,800 x 1,700 3,15 tấn
2 tấn 4,310 x 1,800 x 1,700 4,2 tấn
2,5 tấn 4,350 x 1,800 x 1,700 5,25 tấn
3,5 tấn 4,700 x 1,900 x 1,800 8 tấn
5 tấn 6,200 x 2,000 x 2,000 10 tấn
6,5 tấn 6,200 x 2,000 x 2,000 12 tấn
8 tấn 8,000 x 2,350 x 2,500 15 tấn
10 tấn 9,700 x 2,350 x 2,500 18 tấn
15 tấn 11,000 x 2,350 x 2,600 >20 tấn
Cac-loai-xe-tai-trong-van-chuyen-duong-bo
Các doanh nghiệp nên chọn lựa loại xe tải vận chuyển đường bộ phù hợp theo tải trọng, kích thước,…

Do đó, nhằm tối ưu hóa thời gian vận chuyển và tránh lãng phí nhiên liệu và chi phí, bạn nên tham khảo các loại xe tải tuỳ theo tải trọng và kích thước được mô tả ở bảng trên để lựa chọn hợp lý.

Lời kết

Trên đây là một số những thông tin quan trọng về các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ mà Finlogistics đã tổng hợp lại, mong rằng chúng sẽ hữu ích cho bạn. Nếu có nhu cầu vận chuyển đường bộ hoặc thông quan hàng hóa qua Hải Quan, xử lý giấy tờ khó,… hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ trọn gói và nhanh chóng nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone: 0963.126.995 (Ms.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Cac-loai-xe-tai-trong-van-chuyen-duong-bo


Van-chuyen-hang-le-duong-bo-quoc-te-00.jpg

Vận chuyển hàng hóa quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối các thị trường và thúc đẩy thương mại. Một trong những dịch vụ ngày càng được ưa chuộng đó chính là vận chuyển hàng lẻ đường bộ quốc tế. Dịch vụ này giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí và mang lại sự linh hoạt, hiệu quả cao. Trong bài viết này, Finlogistics sẽ giúp bạn khám phá chi tiết về loại hình vận chuyển đặc biệt này, đừng bỏ lỡ nhé!

Van-chuyen-hang-le-duong-bo-quoc-te
Tìm hiểu hình thức vận chuyển hàng lẻ bằng đường bộ quốc tế


Vận chuyển hàng lẻ đường bộ quốc tế là gì?

Vận chuyển hàng lẻ đường bộ quốc tế còn gọi là dịch vụ LTL (Less Than Truckload). Đây là phương thức vận tải mà trong đó hàng hóa của nhiều khách hàng khác nhau được gom lại và vận chuyển chung trong một xe tải. Đây là giải pháp lý tưởng cho các doanh nghiệp cần gửi hàng hóa quốc tế nhưng không có khối lượng đủ lớn để thuê toàn bộ xe tải.

Điều này có nghĩa là, thay vì phải thuê một xe tải đầy đủ cho lô hàng của mình, bạn có thể chia sẻ không gian với các khách hàng khác và chỉ trả tiền cho phần không gian mà bạn sử dụng. Dịch vụ vận chuyển hàng lẻ đường bộ quốc tế còn giúp giảm bớt chi phí vận chuyển và tăng tính linh hoạt cho các doanh nghiệp.

Van-chuyen-hang-le-duong-bo-quoc-te
Khái niệm vận chuyển hàng lẻ bằng đường bộ quốc tế

>>> Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LTL là gì?

Ưu nhược điểm của vận chuyển hàng lẻ đường bộ quốc tế

Một loại hình vận chuyển đều có ưu điểm và hạn chế khác nhau, vận chuyển hàng lẻ đường bộ quốc tế cũng không ngoại lệ. Hãy cùng điểm qua một số những ưu nhược điểm của hình thức vận chuyển này với Finlogistics nhé.

Những lợi ích và ưu thế

#Tiết kiệm chi phí

Một trong những lợi ích lớn nhất của dịch vụ vận chuyển hàng lẻ này là khả năng tiết kiệm chi phí tối ưu. Bằng cách chia sẻ không gian vận tải cùng với những khách hàng khác, bạn có thể giảm thiểu chi phí vận chuyển rất hiệu quả. Điều này đặc biệt hữu ích đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc có các lô hàng không đều đặn.

#Tính linh hoạt cao

Dịch vụ vận chuyển hàng lẻ đường bộ quốc tế sẽ cho phép bạn điều chỉnh khối lượng hàng hóa gửi đi một cách dễ dàng mà không cần phải ký cam kết thuê nguyên một xe tải. Điều này mang lại sự linh hoạt trong việc quản lý kho bãi và đáp ứng sự thay đổi nhu cầu của thị trường.

#Tiếp cận đa dạng thị trường

Vận chuyển hàng lẻ còn giúp các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận những thị trường quốc tế, mà không cần phải đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng vận tải. Điều này giúp bạn mở rộng kinh doanh – thị trường cốt lõi một cách hiệu quả và nhanh chóng.

#Dễ dàng theo dõi và quản lý

Nhiều công ty, đơn vị vận tải thường sẽ cung cấp dịch vụ theo dõi trực tuyến, giúp bạn có thể theo dõi trạng thái và vị trí của hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển. Điều này giúp bạn dễ dàng hơn trong việc quản lý và kiểm soát lô hàng.

#Bảo vệ môi trường

Hơn nữa, vận chuyển đường bộ hàng lẻ quốc tế còn góp phần vào việc bảo vệ môi trường. Bằng cách giảm số lượng xe tải cần thiết cho mỗi chuyến vận chuyển, dịch vụ này sẽ giúp giảm thiểu lượng khí thải carbon tác động xấu đến môi trường.

Van-chuyen-hang-le-duong-bo-quoc-te
Vận chuyển hàng lẻ bằng đường bộ quốc tế mang lại khá nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Những thách thức và khó khăn

#Kéo dài thời gian vận chuyển

Do hàng hóa phải được gom từ nhiều nguồn khác nhau và thực hiện tại nhiều điểm dừng, nên thời gian giao hàng thực tế có thể kéo dài hơn, nếu so với dịch vụ vận chuyển nguyên chuyến. Điều này bạn nên xem xét, cân nhắc khi sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng lẻ đường bộ quốc tế.

#Rủi ro cao về hàng hóa

Việc hàng hóa phải di chuyển qua nhiều điểm dừng và kho bãi cũng có thể làm tăng nguy cơ hư hỏng hoặc mất mát. Bạn phải bảo đảm hàng hóa được đóng gói một cách cẩn thận và sử dụng thêm dịch vụ bảo hiểm thích hợp để có thể giảm thiểu rủi ro xảy ra.

#Thực hiện các bước thủ tục

Khi vận chuyển hàng lẻ đường bộ quốc tế, hàng hóa sẽ cần phải trải qua khá nhiều thủ tục Hải Quan và giấy tờ liên quan. Điều này vô hình trung làm tăng độ phức tạp và thời gian xử lý chứng từ. Do đó, việc chuẩn bị đầy đủ và chính xác tài liệu Hải Quan là rất quan trọng, nhằm tránh sự cố phát sinh.

#Những chi phí phát sinh

Nhiều khoản chi phí bổ sung có thể phát sinh thêm như: phí lưu kho, phí quản lý, phụ phí,… tùy thuộc vào từng yêu cầu cụ thể của các chuyến hàng. Vì vậy, bạn cần lưu ý và tính toán kỹ lưỡng các chi phí này để lên kế hoạch ngân sách hợp lý.

Van-chuyen-hang-le-duong-bo-quoc-te
Vận chuyển hàng lẻ bằng đường bộ quốc tế cũng tồn tại một vài hạn chế nhất định

Một số cách tối ưu hóa dịch vụ vận chuyển hàng lẻ đường bộ quốc tế

Dưới đây là một số cách hiệu quả đều bạn có thể tối ưu hoá dịch vụ vận chuyển hàng lẻ đường bộ quốc tế một cách tốt nhất:

#Chọn đối tác vận chuyển uy tín

Bạn nên chọn những công ty, đơn vị vận tải có kinh nghiệm và danh tiếng tốt trong lĩnh vực vận chuyển quốc tế, để có thể đảm bảo chất lượng dịch vụ cũng như an toàn cho hàng hóa. Bước tìm hiểu và so sánh các nhà cung cấp dịch vụ để chọn lựa đơn vị phù hợp rất quan trọng và nên lưu ý.

#Chuẩn bị giấy tờ thông quan đầy đủ

Hãy đảm bảo rằng tất cả các loại giấy tờ, chứng từ liên quan đến Hải Quan của bạn đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu những rủi ro gặp phải khi thông quan hàng hoá và giúp quá trình vận chuyển hàng lẻ đường bộ quốc tế diễn ra suôn sẻ hơn.

#Đóng gói, bốc xếp hàng hóa cẩn thận

Hàng hóa của bạn cần phải được đóng gói và bốc xếp đúng cách trong suốt quá trình vận chuyển hàng lẻ. Bạn nên sử dụng loại vật liệu đóng gói chất lượng và đảm bảo hàng hóa được di chuyển, bốc dỡ và bảo vệ tốt nhất nhằm giảm thiểu rủi ro va chạm, hư hỏng.

#Theo dõi, đánh giá lộ trình vận chuyển

Điều cuối cùng, bạn hãy sử dụng những công cụ theo dõi và thông báo từ phía nhà cung cấp dịch vụ để cập nhật tình trạng và vị trí hiện tại của hàng hóa một cách liên tục. Điều này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc quản lý và điều chỉnh kế hoạch vận chuyển hàng lẻ đường bộ quốc tế khi cần thiết.

Van-chuyen-hang-le-duong-bo-quoc-te
Một số cách để tối ưu quá trình vận chuyển hàng lẻ bằng đường bộ quốc tế

>>> Xem thêm: Tìm hiểu quá trình vận chuyển LCL là gì?

Kết luận

Loại hình vận chuyển này sẽ là giải pháp hiệu quả cho các doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí và linh hoạt trong việc gửi hàng hóa quốc tế. Mặc dù vẫn còn một số khó khăn và thách thức, nhưng nếu chuẩn bị kỹ lưỡng và chọn lựa đối tác vận chuyển uy tín, bạn có thể tối ưu hóa quy trình vận chuyển và tận dụng được những lợi ích mà dịch vụ này mang lại.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn về vận chuyển hàng lẻ đường bộ quốc tế. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ vận chuyển đặc biệt này, đừng ngần ngại liên hệ ngay cho Finlogistics nhé. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng mọi lúc mọi nơi, cùng chất lượng dịch vụ tốt nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Van-chuyen-hang-le-duong-bo-quoc-te


ltl-la-gi-00.jpg

LTL là gì? Đây là một trong các thuật ngữ phổ biến của ngành Logistics. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm vững khái niệm LTL, cũng như những ứng dụng thực tiễn của chúng. Bạn hãy tham khảo ngay bài viết này của Finlogistics để có thể nắm rõ ý nghĩa của LTL và ưu nhược điểm của hình thức vận chuyển này nhé!

ltl-la-gi
Tìm hiểu chi tiết về hình thức LTL


Tìm hiểu LTL là gì?

Để làm rõ LTL là gì, chúng ta hãy cùng lướt qua một chút về khái niệm và đặc điểm của hình thức vận chuyển hàng hóa này nhé.

Khái niệm

LTL (Less Than Truckload) có nghĩa là vận chuyển hàng lẻ chưa đầy xe hoặc ít hơn so với trọng lượng vận tải của xe. Ý nghĩa thực sự ở đây nhằm chỉ khối lượng hàng hóa vận chuyển ít hơn so với mức mà phương tiện chuyên chở thông thường. 

Việc vận chuyển hàng hóa LTL thường không thể lấp đầy thùng xe bởi số lượng, kích thước của hàng hóa chỉ chiếm một phần nhỏ trên xe. Trường hợp này xảy ra rất nhiều trên thực tế nên LTL được áp dụng khá phổ biến. 

Các chủ phương tiện hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển LTL thường sẽ phải ghép chung những lô hàng nhỏ của những chủ hàng khác nhau trên cùng một chuyến (gọi là ghép hàng hoặc hàng ghép).

ltl-la-gi
Hàng hóa LTL chỉ chiếm một phần khá nhỏ trong thùng xe vận chuyển

Đặc điểm

Việc sử dụng hình thức vận chuyển LTL vào thực tế được áp dụng rộng rãi như:

#Ứng dụng thực tế

Hình thức LTL được sử dụng khi hàng hóa của bạn không có đủ số lượng, khối lượng ở trên một chuyến xe. Lúc này, hướng giải quyết hiệu quả nhất sẽ là ghép với hàng hóa của những đơn vị khác để đảm bảo đạt đủ lượng hàng hóa chuyên chở cần thiết.

Từ đó, phí thanh toán vận chuyển cũng sẽ được giảm bớt bởi bạn chỉ cần chi trả cho không gian hàng hóa của bạn ở trên xe hàng. Do vậy, phương pháp vận chuyển LTL sinh ra nhằm giải quyết tốt vấn đề chi phí và giảm lãng phí đối với các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, hình thức này thường không phù hợp đối với những doanh nghiệp đang cần vận chuyển hàng hóa gấp hoặc trong thời gian ngắn. Bởi lẽ xe sẽ phải dừng lại tại một số địa điểm khác nhau để đón và bốc hàng của đơn vị khác. Hơn nữa, những sự cố như va chạm, xô xát trong quá trình bốc dỡ hàng lên xe cũng là điều mà nhiều khách hàng nên lưu ý.

#Đối tượng áp dụng

Nhiều đơn vị Logistics nhỏ lẻ thường áp dụng hình thức LTL bởi họ thường chỉ cần vận chuyển với khối lượng hàng hóa không nhiều. Tuy vậy, phương pháp này cũng có thể gây ra rủi ro như trên nên bạn cần phải lưu ý chọn lựa những đơn vị vận chuyển uy tín và chất lượng.

ltl-la-gi
Những công ty Logistics nhỏ lẻ thường là đối tượng chính sử dụng hình thức vận chuyển này

Những điểm mạnh và hạn chế khi vận chuyển LTL

Khi đã hiểu rõ khái niệm LTL là gì thì sau đây Finlogistics sẽ giúp bạn hiểu thêm về những ưu nhược điểm của LTL để có thể lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp với hàng hóa, cụ thể:

Ưu điểm của vận chuyển LTL

Hình thức vận chuyển hàng bằng LTL có khá nhiều điểm mạnh, có lợi đối với các doanh nghiệp như:

  • Tiết kiệm chi phí hiệu quả: Bằng hình thức Less Than Truckload, bạn có thể ghép hàng với những chủ hàng khác nhau, thay vì phải chi trả toàn bộ chi phí vận chuyển. Bạn không cần phải bỏ quá nhiều chi phí mà hàng hóa vẫn cập bến nhanh chóng và an toàn đến địa điểm mong muốn
  • Phù hợp với lô hàng nhỏ: Hình thức Less Than Truckload sẽ ghép những lô hàng nhỏ lẻ lại với nhau để xe đủ điều kiện vận chuyển. Dù cho lượng hàng hóa của bạn không đủ để lấp đầy một chiếc xe tải, nhưng vẫn có thể yên tâm khi vẫn được giao đến nơi nhanh chóng.
ltl-la-gi
LTL là hình thức vận chuyển có nhiều ưu điểm lớn, phù hợp với hàng lẻ

Hạn chế của LTL là gì?

Ngoài những điểm vượt trội, thì vận chuyển LTL vẫn còn một số những hạn chế mà bạn phải chú ý:

  • Khó đảm bảo hàng hóa an toàn: Việc xếp dỡ hàng hóa lên xuống xe nhiều lần có nguy cơ va đập, trầy xướt cao, nên khi tới tay người nhận thì hàng hóa có thể không còn được nguyên vẹn.
  • Tốn khá nhiều thời gian vận chuyển: Do hàng hóa không đủ để lấp đầy thùng xe nên các chủ hàng sẽ tốn kha khá thời gian để tìm đủ khối lượng hàng ghép vào. Hơn nữa, quá trình vận chuyển còn phải trải nhiều khâu trung gian, hàng hóa cũng phải xếp dỡ nhiều lần. Điều này có thể ảnh hưởng rất lớn tới thời gian vận chuyển cũng như chất lượng hàng hóa.
ltl-la-gi
Bên cạnh những ưu điểm tích cực thì LTL cũng tồn tại khá nhiều mặt hạn chế

>>> Xem thêm: Hình thức vận chuyển hàng hóa LCL là gì?

Nên sử dụng vận chuyển LTL lúc nào?

Mặc dù vận chuyển LTL đã khá quen thuộc nhưng nhiều khách hàng vẫn băn khoăn không biết nên sử dụng hình thức này lúc nào. Trên thực tế, bạn có thể chọn vận chuyển hàng hóa bằng LTL trong những trường hợp dưới đây:

  • Cần tiết kiệm chi phí: Đối với những doanh nghiệp muốn tối ưu chi phí vận chuyển hàng thì LTL chính là một hình thức cực kỳ phù hợp.
  • Đơn hàng không cần gấp: Bởi vì phải tìm ghép thêm những đơn hàng lẻ khác nên thời gian vận chuyển có thể bị kéo dài hơi lâu, nhưng nếu hàng không gấp thì đây sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo.
  • Lượng hàng không lớn: LTL chính là hình thức phù hợp nhất trong trường hợp này bởi nó cho phép bạn vận chuyển hàng khối lượng nhỏ, nhưng vẫn đảm bảo thuận tiện.

Lời kết

Như vậy, bài viết này đã giúp bạn nắm vững khái niệm LTL là gì, cũng như những đặc điểm và ưu nhược điểm của loại hình vận chuyển này. Nếu có câu hỏi nào liên quan hoặc cần nhờ sự hỗ trợ vận chuyển theo hình thức LTL, bạn hãy liên hệ ngay cho Finlogistics qua hotline bên dưới để được chúng tôi giải đáp và xử lý một cách nhanh chóng, an toàn và tối ưu chi phí nhất nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Ltl-la-gi


Thu-tuc-nhap-khau-may-khoan-coc-nhoi-00.jpg

Máy khoan cọc nhồi là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng tới hiệu quả công việc của phía nhà thầu và sự vững chắc của toàn bộ công trình. Do đó, nhiều doanh nghiệp rất quan tâm đến thủ tục nhập khẩu máy khoan cọc nhồi để sử dụng hoặc kinh doanh. Vậy chi tiết quy trình nhập khẩu mặt hàng này như nào? Hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-may-khoan-coc-nhoi
Tìm hiểu các bước nhập khẩu lô hàng máy khoan cọc nhồi mới nhất


Khái niệm máy khoan cọc nhồi là gì?

Máy khoan cọc nhồi là gì? Đây là loại thiết bị được sử dụng trong quá trình thi công nền móng. Nhiệm vụ của loại máy này là khoan sâu xuống dưới nền đất để có thể tạo ra những lỗ có kích thước thích hợp. Từ đó, người ta mới dựng được lồng thép và nhồi bê tông xuống, để tạo nên cọc nhồi trực tiếp trên nền đất. 

Hiện nay, có khá nhiều các loại máy khoan cọc nhồi khác nhau, tuy nhiên chúng đều có cấu tạo gồm hai phần cơ bản:  thân máy và trục khoan. Trong đó, phần trục khoan là quan trọng nhất, bao gồm cần khoan và mũi khoan. Khi tiến hành thi công, tùy theo yêu cầu về mức độ nông sâu, những mũi khoan sẽ thò ra theo từng đoạn. Nếu cần đạt độ sâu tối đa, thì các đoạn mũi khoan sẽ thò ra hết để đạt đến độ sâu lý tưởng.

Thu-tuc-nhap-khau-may-khoan-coc-nhoi
Tìm hiểu định nghĩa máy khoan cọc nhồi là gì?

Phân loại các loại máy khoan cọc nhồi phổ biến ở Việt Nam

Các loại máy khoan cọc nhồi sẽ được sử dụng với từng mục đích công trình cụ thể. Với đặc điểm về địa chất và công trình xây dựng tại Việt Nam, sẽ có 03 dòng máy khoan cọc nhồi chính như sau.

Máy khoan cọc nhồi dạng cánh xoắn

Đây là loại máy mà mũi khoan được cấu tạo theo hình xoắn ốc. Cơ chế hoạt động của loại máy khoan này là sử dụng mô men xoắn để khoan xuống lòng đất. Các cánh xoắn này sẽ ép một lực rất mạnh và đều đặn theo phương thẳng đứng (dạng xoáy ốc), xuyên thủng và đồng thời tự động đẩy đất đá lên. 

Thu-tuc-nhap-khau-may-khoan-coc-nhoi
Máy khoan cọc nhồi cánh xoắn

Máy khoan cọc nhồi dạng thùng đào

Một trong các loại máy khoan cọc nhồi phổ biến hiện nay là loại thùng đào. Với cấu tạo bao gồm thân máy, cần trục và gầu khoan (chứa đầu mũi khoan), chiếc máy này hoạt động thông qua một hệ thống ép thủy lực. Cần khoan có khoảng 3 – 5 đoạn có thể thò ra, thụt vào để đạt được độ nông sâu thích hợp. Gầu khoan thường có hình dạng và cấu tạo tương tự như thùng phuy, với đường kính từ 0,6 – 3 mét, bên trong có thể gắn lưỡi khoan.

Thu-tuc-nhap-khau-may-khoan-coc-nhoi
Máy khoan cọc nhồi thùng đào

Máy khoan cọc nhồi dạng tuần hoàn

Đây là một trong các loại máy khoan cọc nhồi hiện đại nhất, với kết cấu nhiều bộ phận và linh kiện phức tạp, bao gồm: 

  • Mũi khoan: Một mũi chứa những hàm răng dùng để khoan đất và một mũi dùng có khắc răng cưa bằng thép, chịu mài mòn để khoan đá.
  • Quả chùy: Dùng để tạo lực tác động đè vào mũi khoan.
  • Cần khoan: Cấu tạo từ một đoạn hình chữ khẩu, giúp dễ dàng tháo lắp thêm những đoạn cần khác khi muốn tăng độ sâu.
Thu-tuc-nhap-khau-may-khoan-coc-nhoi
Máy khoan cọc nhồi tuần hoàn

Máy khoan cọc nhồi nhập khẩu dựa vào Văn bản pháp lý nào?

Căn cứ theo Phụ lục I, kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, máy khoan cọc nhồi nhập khẩu không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm nhập về Việt Nam. Mặt hàng này cũng không nằm trong Danh mục các loại hàng hóa có khả năng gây mất an toàn, thuộc phần trách nhiệm quản lý của Bộ Giao thông vận tải.

Mã HS máy khoan cọc nhồi và thuế nhập khẩu

Việc xác định đúng mã HS code máy khoan cọc nhồi giúp các doanh nghiệp nộp đúng mức thuế nhập khẩu và tránh bị Cơ quan chức năng bắt phạt:

  • Mã HS các loại máy ủi, máy xúc dọn, máy cào, máy san, máy đào, máy đầm, máy nén hoặc máy khoan khác dùng trong công việc thi công, xây dựng đất đá, khoáng hoặc quặng; máy đóng cọc – nhổ cọc; máy xới tuyết và dọn tuyết: 8430 
  • Mã HS các loại máy khoan hoặc máy đào sâu khác (loại tự hành, không có khả năng tham gia giao thông): 8430.4100

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có nghĩa vụ hoàn thành đầy đủ thuế phí cho máy khoan cọc nhồi nhập khẩu, bao gồm:

  • Thuế VAT: 10%
  • Thuế nhập khẩu thông thường: 5%

Hơn nữa, nếu nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia có Hiệp định FTA với Việt Nam như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc,… thì doanh nghiệp còn được hưởng nhiều mức thuế nhập khẩu ưu đãi (ACFTA, ATIGA, AJCEP, AKFTA,….)

Thu-tuc-nhap-khau-may-khoan-coc-nhoi
Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ mã HS máy khoan cọc nhồi để nộp đầy đủ thuế nhập khẩu

>>> Xem thêm: Quy trình nhập khẩu loại xe điện sân Golf (Golf Cart)

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy khoan cọc nhồi chi tiết

Trước khi làm các bước thủ tục nhập khẩu máy khoan cọc nhồi, bạn cần phải trải qua bước làm đăng ký kiểm tra chất lượng, an toàn đối cho hàng hóa tại Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng

Theo đó, bộ hồ sơ làm đăng ký kiểm tra chất lượng cho mặt hàng máy khoan cọc nhồi nhập khẩu sẽ bao gồm:

  • Phiếu đăng ký kiểm tra chất lượng
  • Bảng thống kê chi tiết
  • Bản đăng ký thay đổi địa điểm, thời gian kiểm tra hàng hóa
  • Commercial Invoice (bản sao y)
  • Bản xác nhận giá trị hàng hóa
  • Catalogs, tài liệu kỹ thuật (hoặc bản đăng ký thông số kỹ thuật đối với hàng hóa đã qua sử dụng)
  • Chứng nhận chất lượng – C/Q (đối với máy móc mới 100%)

Các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu máy khoan cọc nhồi

  • Bước 1: Tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa trên Hệ thống một cửa quốc gia (hồ sơ nộp lên Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng).
  • Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan và nộp thêm Phiếu đăng ký kiểm tra chất lượng.
  • Bước 3: Khi hồ sơ được duyệt và tờ khai thông quan, thì doanh nghiệp có thể mang hàng về kho.
  • Bước 4: Bên trung tâm thử nghiệm sẽ đến tận kho để test, nếu như đạt chất lượng sẽ cấp cho doanh nghiệp Chứng nhận hợp quy và tem hợp quy CR để dán lên hàng hóa khi lưu thông ngoài thị trường.
  • Bước 5: Doanh nghiệp nộp lại kết quả hợp quy cho bên Cục tiêu chuẩn đo lường để đưa ra thông báo kết quả kiểm tra hàng hóa đáp ứng yêu cầu là xong quy trình.
Thu-tuc-nhap-khau-may-khoan-coc-nhoi
Khi làm nhập khẩu máy khoan cọc nhồi cần chú ý làm đăng ký kiểm tra chất lượng

(*) Lưu ý:

  • Doanh nghiệp nên chú ý gắn tem mác, dán nhãn đầy đủ cho hàng máy khoan cọc nhồi nhập khẩu
  • Doanh nghiệp cần tìm hiểu, tra cứu và cập nhật những thông tin trên Biểu thuế và chính sách Xuất Nhập khẩu thay đổi qua từng thời kỳ của Việt Nam để thực hiện cho đúng.

Tổng kết

Trên đây những nội dung mà Finlogistics muốn gửi đến cho bạn về các bước làm thủ tục nhập khẩu máy khoan cọc nhồi. Nếu có nhu cầu nhập khẩu, xử lý, thông quan hoặc vận chuyển máy khoan cọc nhồi hoặc các mặt hàng tương tự, bạn hãy liên hệ cho chúng tôi qua hotline bên dưới. Với nhiều năm kinh nghiệm, đội ngũ chuyên viên của chúng tôi sẵn sàng giải quyết mọi khó khăn, vướng mắc của khách hàng nhanh chóng, an toàn và tối ưu chi phí!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs. Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-may-khoan-coc-nhoi


Door-to-door-la-gi-00.jpg

Door to door là gì? Thời kì kinh tế xã hội phát triển, việc gửi hàng đi các quốc gia với tần suất lớn khiến cho những rủi ro như hư hỏng, mất mát hay nhầm lẫn hàng hóa xảy ra càng nhiều. Do đó, sử dụng dịch vụ Door to door là giải pháp tối ưu nhất hiện nay. Vậy vận chuyển Door to door có ưu điểm gì nổi bật khiến nhiều khách hàng chọn lựa? Hãy cùng với Finlogistics tìm hiểu kỹ hơn về loại dịch vụ này qua bài viết dưới đây nhé!

Door-to-door-la-gi
Door to door đóng vai trò như thế nào trong Logistics?


Khái niệm Door to door là gì?

Vậy Door to door là gì? Thuật ngữ này được dịch ra là từ kho gửi hàng đến kho nhận hàng. Theo đó, dịch vụ Door to door bao gồm từ khâu vận chuyển hàng hóa, cho đến việc thực hiện những thủ tục, giấy tờ cần thiết. Các bước này nhằm mục đích xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài hoặc nhập khẩu hàng hóa vào trong nước.

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang sử dụng 02 loại hình dịch vụ vận chuyển Door to door chính đó là:

  • Vận chuyển Door to door nội địa: Đây là hình thức vận chuyển hàng (từ tay người gửi cho đến tay người nhận) trong phạm vi lãnh thổ của Việt Nam.
  • Vận chuyển Door to door quốc tế: Đây là hình thức vận chuyển hàng (từ tay người gửi cho đến tay người nhận) trên phạm vi toàn cầu, bao gồm quá trình thực hiện thủ tục Hải Quan xuất nhập khẩu.
Door-to-door-la-gi
Tìm hiểu chi tiết khái niệm Door to door trong xuất nhập khẩu hàng hóa

Dịch vụ vận chuyển Door to door có những ưu điểm nào?

Dịch vụ Door to door mang đến cho các doanh nghiệp nhiều lợi ích, bao gồm:

  • Lấy hàng hóa tận nơi – giao hàng hóa tận tay, nên khách hàng không cần phải làm gì thêm
  • Hàng hóa được đảm bảo chất lượng và an toàn tuyệt đối so với những dịch vụ gửi hàng giá rẻ hiện tại
  • Không có các quy định giới hạn về thời gian hàng tới hoặc địa điểm giao hàng, tất cả đều do thỏa thuận giữa khách hàng và phía bên cung cấp dịch vụ
  • Thời hạn giao hàng tùy theo yêu cầu của phía khách hàng
  • Các chính sách trả hàng y nguyên khi bên nhận là địa chỉ ảo hoặc có trục trặc.
  • Tiết kiệm được phần lớn thời gian và sức lực cho khách hàng
  • Chi phí bỏ ra chắc chắn sẽ được tối ưu hơn

Hướng dẫn gửi hàng Door to door nhanh chóng, an toàn

Để có thể sử dụng hiệu quả dịch vụ vận chuyển Door to door, dưới đây là các bước gửi hàng Door to door đầy đủ:

  • Kết nối với đơn vị vận chuyển để yêu cầu sử dụng dịch vụ Door to door
  • Trao đổi và thỏa thuận trực tiếp dựa trên những giấy tờ xác nhận, hợp đồng dịch vụ quan trọng
  • Đội ngũ vận chuyển đến tận nơi để nhận hàng hóa từ người gửi
  • Tiến hành đóng gói hàng hóa để bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển
  • Thực hiện quá trình vận chuyển và lưu hàng hóa tại kho (nếu cần)
  • Tiến hành các bước thủ tục thông quan Hải Quan
  • Xếp dỡ và di chuyển hàng lên những phương tiện vận tải phù hợp
  • Hàng hóa sẽ được di chuyển đến khu vực của người nhận
  • Đội ngũ vận chuyển đưa hàng đến tận tay người nhận
Door-to-door-la-gi
Hướng dẫn các bước gửi hàng theo hình thức Door to door

Quy trình thực hiện dịch vụ vận chuyển Door to door tại Finlogistics

  • Bước 1: Tiếp nhận những thông tin của khách hàng thông qua email, số điện thoại,…
  • Bước 2: Tiến hành đánh giá và so sánh những loại hàng hóa yêu cầu vận chuyển về kích thước, trọng lượng,… (đối với hàng siêu trường siêu trọng – hàng OOG)
  • Bước 3: Đưa ra những giải pháp đóng gói, gia cố hoặc bốc dỡ,… hàng hóa thích hợp và tối ưu nhất
  • Bước 4: Gửi lại bảng báo giá chi phí cho khách hàng
  • Bước 5: Ký kết hợp đồng dịch vụ vận chuyển
  • Bước 6: Tiến hành công việc gia cố và đóng gói hàng hóa (nếu có) sau đó vận chuyển trực tiếp đến tay người nhận
  • Bước 7: Xếp dỡ hàng hóa và bàn giao lại cho khách hàng

Lời kết

Dịch vụ Door to door tại Finlogistics luôn cam kết mang tới những lợi ích tốt nhất dành cho khách hàng sử dụng, nhờ vào dịch vụ chất lượng cùng đội ngũ nhân viên chăm sóc và tư vấn chu đáo, nhiệt tình. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những nội dung hữu ích và giải đáp thắc mắc Door to door là gì cũng như lựa chọn dịch vụ vận chuyển hàng hóa phù hợp.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Door-to-door-la-gi


ATD-la-gi-00.jpg

ATA và ATD là gì? Trong ngành Logistics, bạn thường xuyên phải kết nối các quy trình, phương tiện cũng như con người thành một chuỗi những hoạt động liền mạch. Công việc lập kế hoạch cũng như ghi nhận những mốc thời gian trong hoạt động vận tải là rất quan trọng. Bài viết hôm nay của Finlogistics sẽ làm rõ cho bạn hiểu về ATD và ATA, đừng bỏ qua nhé!

ATD-la-gi
Tìm hiểu hai khái niệm ATA và ATD trong Logistics


Khái niệm ATD là gì?

Vậy ATD là gì? Đây là từ viết tắt của Actual Time of Department, là thời gian khởi hành trên thực tế. Phương tiện chuyên chở đó có thể là: xe tải, tàu thủy, máy bay, tàu hỏa,… Điểm khởi hành thông thường là bến xe, cảng biển, sân bay, nhà ga,…

Trong đó, ATD sẽ khác với thời gian dự kiến ​​khởi hành (ETD). ATD thường muộn hơn hoặc (đôi khi) sớm hơn so với ETD. Một ví dụ điển hình để cho bạn hiểu ATD là gì:

Ví dụ, bạn được hãng tàu thông báo rằng chuyến tàu sẽ rời cảng xếp (ETD) ngày 29/03, nhưng do cảng biển đang bị tắc nghẽn, nên tàu sẽ lùi lại 01 ngày. Thực tế tàu đã chạy vào ngày hôm sau (30/03). Như vậy, ETD là 30/03 và chậm hơn so với ETD là 29/03.

ATD-la-gi
ATD là thời gian hàng hóa khởi hành đến điểm đích trên thực tế

Khái niệm ATA là gì?

ATA là viết tắt của Actual Time of Arrival, là thời gian đến điểm đích trên thực tế (thời điểm mà phương tiện vận chuyển đến địa điểm đích). ATA cũng sẽ khác với ETA (thời gian đến điểm đích dự kiến), bởi vì xảy ra nhiều yếu tố trong môi trường vận chuyển thực tế sẽ ảnh hưởng lớn đến thời gian vận tải hàng hóa.

Mặc dù ETA có thể hữu ích cho việc lập kế hoạch vận chuyển hàng, nhưng nó cũng chỉ mang tính dự kiến và không quá chính xác. Hơn nữa, việc hiểu rõ ATA là gì cũng như theo dõi sát sao nó, có thể giúp xác định những điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng.

ATD-la-gi
ATA là thời gian hàng hóa đến điểm đích trong thực tế

>>> Xem thêm: ETA là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tính ETA trong xuất nhập khẩu

Vai trò quan trọng của ATA và ATD là gì?

  • Các cảng/ sân bay phải nắm rõ ATA và ATD để lên kế hoạch hoạt động hiệu quả và giảm rủi ro

Đây là điều rất quan trọng vì phải theo dõi những thay đổi nhỏ nhất theo thời gian thực tế trong ATA – ATD, để có thể chuyển hướng tàu thuyền hoặc máy bay trong các trường hợp bị chậm trễ, xảy ra sự cố.

  • Những nhà cung cấp dịch vụ cần biết thời gian chính xác để hỗ trợ công việc lên lịch trình

Các hãng vận tải nên thực hiện kiểm soát giờ làm việc của các lái xe và sắp xếp tải trọng hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Các hãng hàng không cũng phải lập kế hoạch về việc sử dụng nhiên liệu hiệu quả. Những chủ tàu nếu muốn đảm bảo trước hợp đồng thuê tàu thì cần nắm rõ ATA và ATD là gì.

  • Tiền phạt sẽ rất lớn nếu nhà cung cấp dịch vụ tính toán sai ATA và bị chậm trễ

Nếu khách hàng muốn theo dõi những lô hàng của mình và nhận thức được những giai đoạn giao hàng trong thời gian thực tế, thì cũng giúp họ hài lòng hơn với dịch vụ của bạn.

ATD-la-gi
ATA và ATD có vai trò rất quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu
  • Người nhận hàng sẽ là những người dựa vào việc lên kế hoạch chính xác bởi vì đó là cơ sở cho quá trình quản lý hàng tồn kho hiệu quả

Khi đã biết chính xác thời gian giao hàng hóa, các doanh nghiệp có thể lập kế hoạch cho những hoạt động sản xuất, lưu kho bãi và buôn bán hàng hóa của mình. Điều này cho phép tránh tình trạng quá tải và tồn kho cũng như lúc lái xe chạy không tải và tắc nghẽn kho bãi.

Ngoài ra, người nhận hàng thường sẽ là người trả tiền thuê cẩu. Sự chậm trễ này có thể gây thêm nhiều chi phí cho việc kéo dài thời gian thuê hoặc giữ hàng và sắp xếp thời gian thay thế khác.

Lời kết

Bài viết trên đã nêu rõ chi tiết về khái niệm ATA và ATD là gì trong quá trình vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Nếu có nhu cầu hỗ trợ xuất nhập khẩu hoặc vận chuyển hàng hóa, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến cho Finlogistics. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc xử lý hàng hóa một cách NHANH CHÓNG – AN TOÀN – TỐI ƯU, Finlogistics cam kết mang lại cho khách hàng dịch vụ uy tín và chất lượng hàng đầu hiện nay!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

ATD là gì?


Quy-dinh-ve-van-tai-hang-hoa-duong-bo-00.png

Nhằm điều hành và quản lý tốt hoạt động vận tải hàng hóa đường bộ, Nhà nước đã đưa ra khá nhiều quy định nghiêm ngặt. Do đó, các doanh nghiệp và đơn vị vận tải cần nắm rõ những Văn bản Pháp lý và quy định về vận tải hàng hóa đường bộ, để thực hiện đúng và tránh bị phạt. Vậy cụ thể những quy định này như thế nào? Hãy tìm hiểu rõ hơn với Finlogistics qua bài viết chi tiết này nhé!

Quy định về vận tải hàng hóa đường bộ
Quy định về vận tải hàng hóa đường bộ


Quy định về vận tải hàng hóa đường bộ căn cứ theo văn bản pháp lý nào?

Theo Điều 64, Chương VI, Bộ luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 đã ghi rõ quy định về vận tải hàng hóa đường bộ như sau:

1. Hoạt động vận tải đường bộ sẽ gồm hoạt động vận tải không kinh doanh và hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ. Trong đó, kinh doanh vận tải đường bộ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, dựa theo quy định của Pháp luật.

2. Việc kinh doanh vận tải đường bộ sẽ gồm có kinh doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải hàng hóa.

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 64, Bộ luật Giao thông đường bộ năm 2008, có đưa ra quy định về vận tải hàng hóa đường bộ, bao gồm:

  • Hoạt động vận tải nhưng không mở kinh doanh
  • Hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ (đơn vị vận tải)

Hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ chính là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, dựa theo các quy định về vận tải hàng hóa đường bộ của Pháp luật, bao gồm:

  • Phải sở hữu giấy phép kinh doanh vận tải đường bộ còn thời hạn.
  • Phải sở hữu phương tiện vận tải với số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng phù hợp với hình thức kinh doanh (phương tiện kinh doanh vận tải phải được gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định của Chính phủ).
  • Đảm bảo số lượng tài xế và nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với những phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản giấy tờ.
  • Nhân việc phục vụ vận chuyển hàng hóa trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải đường bộ, an toàn giao thông.
  • Không sử dụng tài xế đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề, dựa theo quy định của Pháp luật.
Quy định về vận tải hàng hóa đường bộ
Quy định về vận tải hàng hóa đường bộ

>>> Xem thêm: Hình thức vận chuyển qua biên giới hàng đường bộ

Quy định về vận tải hàng hóa đường bộ bắt đầu từ ngày 15/02/2024

Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư số 41/2023 nhằm sửa đổi và bổ sung cho Thông tư số 35/2013, quy định về vận tải hàng hóa đường bộ ở trên phương tiện giao thông, đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/02/2024.

#Đối với từng loại hàng hóa đường bộ cụ thể

Theo Thông tư số 41/2023, thì khi vận chuyển loại hàng rời thì phải sử dụng phương tiện có khoang chở hàng phù hợp, nhằm đảm bảo hàng hóa đã được che phủ chắc chắn và không bị rơi vãi ra ngoài. Hơn nữa, chiều cao tối đa của hàng hóa phải thấp hơn, so với mép trên thành thùng phương tiện.

Đối với loại hàng bao kiện, quy định về vận tải hàng hóa đường bộ mới cũng buộc các kiện hàng có khối lượng nặng hơn và có bao gói cứng, ổn định thì được sắp xếp ở phía dưới cùng. Những kiện hàng có kích thước giống với nhau sẽ được sắp xếp cùng vị trí. Nếu kiện hàng bị nghiêng hoặc xô lệch phải được xếp vào chính giữa để đảm bảo hạn chế tình trạng hàng bị xáo trộn trong quá trình vận chuyển.

Trường hợp giữa những kiện hàng có khoảng cách, thì đơn vị vận chuyển phải dùng các trang thiết bị hoặc dụng cụ chèn, lót để chống va chạm và xê dịch trong quá trình vận chuyển. Trường hợp nếu sau khi sắp xếp hàng hóa xong mà vẫn còn có khoảng trống trong thùng của phương tiện vận tải thì đơn vị vận chuyển phải tiến hành gia cố để cố định hàng hóa.

Đối với loại hàng dạng trụ, thì phải sắp xếp nằm ngang hoặc nằm chiều dọc theo độ dài phương tiện, tùy thuộc vào độ dài của hàng hóa, so với thùng hàng của phương tiện. Khi đặt hàng nằm ngang thì phải đặt vuông góc với chiều dài của phương tiện, theo quy định về vận tải hàng hóa đường bộ.

Nếu hàng dạng trụ có chiều cao nhỏ hơn hoặc bằng đường kính thùng hàng thì phải được đặt thẳng đứng, sao cho phần trục của hàng dạng trụ nằm vuông góc với mặt đáy của thùng phương tiện hoặc phải thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

Thông tư trên cũng quy định rõ, khi xếp loại hàng này phải được tiến hành chằng buộc (Lashing) chắc chắn vào thành của phương tiện. Hoặc phải sử dụng thùng hàng chuyên dụng, giá kê, giá đỡ có những thiết bị chêm, đế chêm hoặc máng, thiết bị chèn lót, chằng buộc và gia cố để có thể cố định ở trên sàn thùng xe.

Công việc này nhằm đảm bảo chắc chắn và tránh dịch chuyển hàng hóa theo phương ngang, phương dọc và phương thẳng đứng, gâ nguy hiểm trong quá trình vận chuyển.

Đối với loại hàng dạng trụ có bề mặt trơn nhẵn, thì khi xếp chồng hàng lên nhau phải sử dụng những vật liệu đệm lót kê giữa các lớp hàng, giúp chống trơn trượt. Khi xếp hàng vào thùng container thì phải phù hợp với loại hàng hóa và những đặc tính riêng của hàng hóa đó. Ngoài ra, quy định về vận tải hàng hóa đường bộ bắt buộc chèn lót hàng hóa trong container không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển.

Khi vận chuyển hàng container thì phải sử dụng tổ hợp xe đầu kéo, kết hợp với rơ-moóc, sơ mi rơ-moóc hoặc loại xe ô tô tải có thể vận chuyển container phù hợp. Thùng container phải được lắp đặt cố định và chắc chắn với phương tiện, thông qua những cơ cấu khóa hãm, nhằm đảm bảo hàng không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển.

Quy định về vận tải hàng hóa đường bộ
Quy định về vận tải hàng hóa đường bộ

#Quy định rõ về trách nhiệm

Thông tư cũng quy định rõ về trách nhiệm của các đơn vị vận tải, người lái xe và người áp tải khi tiến hành xếp hàng hóa trên phương tiện vận chuyển. Cụ thể, đơn vị vận tải phải tuân thủ quy trình bốc xếp hàng hóa trên phương tiện theo quy định về vận tải hàng hóa đường bộ, ghi tại Thông tư này và những Văn bản quy phạm Pháp luật khác có liên quan đến hoạt động này.

Trước khi thực hiện các bước trong quy trình vận chuyển theo quy định về vận tải hàng hóa đường bộ, đơn vị vận tải phải cung cấp đầy đủ những thông tin cho tài xế, người áp tải và người xếp hàng về: đặc điểm – tính chất của hàng hóa, kích thước và khối lượng của hàng hóa, bao kiện, khối lượng hàng hóa được phép tham gia giao thông của phương tiện vận tải, tải trọng và khổ giới hạn cho phép của đường bộ ở trên toàn tuyến đường vận chuyển. Đồng thời, đơn vị vận tải cũng chịu trách nhiệm về tính chính xác của những thông tin cung cấp.

Đối với tài xế, người áp tải, thì bên cạnh việc tuân thủ quy định về vận tải hàng hóa đường bộ ở trên phương tiện,  thì trước khi thực hiện nhiệm vụ vận chuyển phải thực hiện các bước kiểm tra hàng hóa. Công việc này giúp đảm bảo hàng hóa đã được sắp xếp, che chắn, chằng buộc, gia cố và chèn lót chắc chắn, để có thể đối chiếu với những thông tin do bên đơn vị vận tải cung cấp và hướng dẫn chung của nhà sản xuất. Bước này sẽ bảo đảm phương tiện không chở vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép khi tham gia giao thông.

Kết luận

Trên đây là những quy định về vận tải hàng hóa đường bộ do Nhà nước ban hành mà các doanh nghiệp đang quan tâm. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm một đơn vị để lo hết quá trình vận chuyển hàng đường bộ từ các cửa khẩu, hãy nhấc máy gọi ngay cho Finlogistics qua số hotline bên dưới. Chúng tôi sẽ kịp thời hỗ trợ và giải quyết giúp bạn đơn hành một cách nhanh chóng, uy tín và tối ưu nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Quy-dinh-ve-van-tai-hang-hoa-duong-bo


Uu-nhuoc-diem-cua-van-tai-duong-bo-00.png

Những ưu nhược điểm của vận tải đường bộ đang được nhiều người quan tâm, nhằm phù hợp với từng loại hàng hóa và nhu cầu của khách hàng. Vậy chi tiết những ưu thế và hạn chế của phương thức này thế nào? Hãy để Finlogistics giải đáp thắc mắc này của bạn nhé!

Ưu nhược điểm của vận tải đường bộ
Làm rõ chi tiết những ưu nhược điểm của vận tải đường bộ


Các phương thức vận chuyển hàng hóa phổ biển hiện nay

Tính đến thời điểm hiện tại, có 05 phương thức vận chuyển hàng hóa phổ biến, bao gồm:

  1. Vận tải hàng bằng đường bộ
  2. Vận tải hàng bằng đường biển
  3. Vận tải hàng bằng đường hàng không
  4. Vận tải hàng bằng đường sắt
  5. Vận tải hàng bằng đường ống

Không chỉ được áp dụng phát triển mạnh tại Việt Nam, những phương thức vận chuyển này cũng được các quốc gia trên thế giới chọn lựa sử dụng. Mỗi phương thức vận chuyển hàng hóa này đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng.

Theo đó, vận tải đường bộ chính là hình thức vận chuyển hàng hóa được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Trong quá trình vận tải hàng hóa bằng đường bộ, thì những đơn vị vận chuyển sẽ sử dụng: xe tải, xe container hoặc xe đầu kéo,… để chuyên chở các loại hàng hóa từ điểm nhận hàng đến điểm giao hàng cuối cùng.

Bởi vì đã xuất hiện từ rất lâu ở trên thị trường nên những ưu nhược điểm của vận tải đường bộ đều được thể hiện rất rõ. Trải qua thời gian phát triển lâu dài và ổn định, hệ thống các phương tiện đường bộ ngày càng tiên tiến và tối ưu hơn. Vì thế nên các ưu điểm của vận tải đường bộ cũng được nâng lên đáng kể.

Ưu nhược điểm của vận tải đường bộ
Doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ các ưu điểm và hạn chế của vận tải đường bộ

Những ưu nhược điểm của vận tải đường bộ chi tiết

Ưu điểm của vận tải đường bộ

Vận tải hàng hóa đường bộ có những ưu điểm nổi bật như sau:

  • Điểm mạnh lớn nhất của phương thức vận tải đường bộ chính là sự linh hoạt trong quá trình vận chuyển, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cũng như lịch trình cố định. Ngoài ra, thời gian và địa điểm giao nhận hàng hóa có thể thương lượng được giữa bên yêu cầu và bên dịch vụ vận tải.
  • Bạn cũng có thể tự do lựa chọn loại phương tiện, tuyến đường vận chuyển hoặc số lượng hàng hóa vận chuyển theo yêu cầu riêng. Do đó, hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ đa phần sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí hiệu quả so với những phương thức vận chuyển khác.
  • Ưu điểm của vận tải đường bộ thể hiện rõ ràng ở khoảng cách vận chuyển ngắn và trung bình. Phương thức này rất hiệu quả và tiết kiệm thời gian, nếu như so với hình thức vận tải khác như: đường sắt, đường biển hay đường hàng không,…
  • Hình thức vận tải này cũng có khả năng đóng gói và bảo quản hàng hóa cao, nhằm bảo đảm chất lượng của hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển trên đường.
  • Trong quá trình vận chuyển, thì hàng hóa sẽ được chuyên chở trực tiếp từ kho của người gửi đến kho của người nhận mà không đi qua bất kì địa điểm trung gian vận chuyển nào. Do đó sẽ không có công đoạn bốc xếp hàng hóa bằng nhân công, vì điều này có thể gây độn chi phí lên cao.
Ưu nhược điểm của vận tải đường bộ
Những ưu điểm của vận tải đường bộ là gì?

>>> Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ mới nhất

Hạn chế của vận tải đường bộ

Đây là các hạn chế lớn nhất khi khách hàng tìm hiểu về những ưu nhược điểm của vận tải đường bộ:

  • Đối với phương thức vận tải hàng hóa đường bộ, thì bạn sẽ phải mất thêm nhiều thời gian và chi phí bên ngoài như: cước tại trạm thu phí, chi phí nhiên liệu, chi phí cầu đường,…
  • Vận tải đường bộ vẫn còn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro như: tắc đường, kẹt xe,… hoặc thậm chí là tai nạn giao thông trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Do đó, chủ yếu các phương tiên sẽ chia thành nhiều đơn hàng nhỏ lẻ để dễ dàng vận chuyển. Điều này sẽ ảnh hưởng khá lớn đến hàng hóa cũng như thời gian giao hàng
  • Phương thức này thường không vận chuyển được những loại hàng hóa cỡ lớn. Khối lượng và kích thước của hàng hóa vận chuyển còn hạn chế hơn nhiều so với việc vận chuyển bằng đường biển và đường sắt.
  • Phương thức này cũng phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố thời tiết. Ví dụ như nếu trời mưa bão lớn gây ngập lụt trên diện rộng thì sẽ khiến thời gian và kế hoạch vận chuyển hàng hóa đường bộ cũng bị ảnh hưởng theo.

Lời kết

Trên đây là những ưu nhược điểm của vận tải đường bộ mà bạn đang quan tâm. Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm một đơn vị vận tải hàng đường bộ uy tín và cung cấp dịch vụ chất lượng hàng đầu, hãy gọi cho Finlogistics qua liên hệ bên dưới để được hỗ trợ nhanh chóng và tốt nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Uu-nhuoc-diem-cua-van-tai-duong-bo


Gia-cuoc-van-chuyen-hang-hoa-duong-bo-00.png

Giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, khi bạn cần vận chuyển hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác. Nhưng do nhiều tác nhân mà mức giá này thường không cố định. Nhằm hiểu rõ hơn về giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ và cách tính toán chúng, bài viết này của Finlogistics sẽ cung cấp cho bạn những nội dung, thông tin hữu ích và chi tiết về vấn đề này!

Giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ
Tìm hiểu khái niệm giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ


Giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ là gì?

Khái niệm

Để có thể biết được cách tính cước phí vận chuyển đường bộ như thế nào thì chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ hơn về loại cước phí này. Hiểu một cách đơn giản, cước phí vận chuyển chính là số tiền mà người gửi hàng phải tiến hành trả cho những đơn vị vận chuyển, để chuyển – gửi hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, trong khoảng thời gian nhất định.

Quy định chung về cước phí vận chuyển

Cước phí ở mỗi đơn vị vận chuyển sẽ khác nhau và có từng mức giá cụ thể. Để biết được cước phí vận chuyển chính xác cho mỗi chuyến gửi hàng thì còn phải tùy thuộc vào phương thức giao hàng mà bên yêu cầu vận chuyển lựa chọn.
Tuy nhiên, tất cả các mục đều phải đảm bảo tuân theo những quy định về cách tính cước phí vận chuyển hàng hóa đường bộ. Theo đó, cách tính cước phí vận chuyển tại Việt Nam sẽ dựa trên 02 yếu tố đó là khối lượng của hàng hóa và phương thức vận chuyển.
Đơn vị tính cước phí sẽ là T x Km. Trong đó, khối lượng hàng hóa được tính cước là trọng lượng vận chuyển cả bao bì, tính theo đơn vị tấn (T). Khoảng cách tính cước vận chuyển được xem là khoảng cách thực tế trên xe có hàng, tính theo đơn vị Km và khoảng cách tối thiểu quy định là 01 mét.

Hướng dẫn cách tính giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ chi tiết

Các yếu tố xem xét

Để có thể tính toán được giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ, có một vài yếu tố quan trọng cần được xem xét. Đầu tiên, bạn cần phải xác định được khoảng cách giữa điểm đi (điểm nhận hàng) và điểm đến (điểm trả hàng).

Khoảng cách này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá cước, vì nó liên quan trực tiếp đến thời gian cũng như những tổn thất, tiêu hao trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Bạn cũng nên xem xét đến trọng lượng và kích thước tổng thể của hàng hóa cần vận chuyển, vì những yếu tố này sẽ tác động đến sức chứa và khả năng vận chuyển bình thường của xe.

Cuối cùng, là các bước kiểm tra những yêu cầu đặc biệt, ví dụ như hàng hóa yêu cầu về điều kiện nhiệt độ hay những giấy tờ, chứng từ liên quan đến Hải Quan,… Tất cả những yếu tố quan trọng này sẽ ảnh hưởng đến cước phí vận chuyển hàng hóa đường bộ cuối cùng.

Giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ
Hướng dẫn cách tính giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ

Công thức tính

Dưới đây là công thức chung để tính toán giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ:

Giá cước = (Khoảng cách x Giá cước trên 01 km) + (Phí cố định) + (Phí xử lý hàng hóa) + (Phụ phí khác)

Trong công thức trên:

  • Khoảng cách sẽ được tính theo đơn vị Km, giá cước trên 01 km sẽ do công ty vận chuyển xác định, dựa trên những yếu tố như: phân loại hàng hóa, phân loại xe và thị trường vận chuyển.
  • Phí cố định chính là một khoản chi phí không thay đổi, phụ thuộc theo quãng đường hoặc thời gian vận chuyển.
  • Phí xử lý hàng hóa sẽ áp dụng cho công việc bốc dỡ và kiểm tra hàng hóa khi cần.
  • Phụ phí là những khoản phí phụ thuộc vào những yêu cầu đặc biệt của khách hàng hoặc những chi phí ngoài dự tính.

Để giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ, dưới đây là một bảng đơn giá cước tham khảo:

Trọng lượng hàng (kg) Khoảng cách (km) Giá cước (VNĐ)
1000 100 500,000
2000 200 1,000,000
3000 300 1,500,000

Bảng trên chỉ là một ví dụ điển hình và giá cước trên thực tế có thể thay đổi, tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Để có thể nắm chắc giá cước chi tiết và chính xác nhất, bạn nên liên hệ cho các công ty vận chuyển hoặc nhà cung cấp dịch vụ Logistics như Finlogistics để được tư vấn và báo giá kịp thời.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu những chứng từ vận tải đường bộ quan trọng

Bảng giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ tại Finlogistics

Giá cước từ cửa khẩu Hữu Nghị đi các tỉnh

ĐIỂM NHẬN HÀNG

ĐIỂM TRẢ HÀNG

SỐ KM


1,25T/1,5T

2,5T

3,5T

5T

8T

10T

13T

C40/45

Moóc sàn

Moóc rào

CUT OFF

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Bắc Giang, Việt Yên

140

1.800.000 VNĐ

2.100.000 VNĐ

2.450.000 VNĐ

2.900.000 VNĐ

3.000.000 VNĐ

3.250.000 VNĐ

3.800.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

5.800.000 VNĐ

6.200.000 VNĐ

12H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Bắc Ninh (trừ Thuận Thành)

150

1.900.000 VNĐ

2.200.000 VNĐ

2.550.000 VNĐ

3.000.000 VNĐ

3.200.000 VNĐ

3.350.000 VNĐ

4.100.000 VNĐ

5.400.000 VNĐ

6.000.000 VNĐ

6.300.000 VNĐ

12H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Thuận Thành, Bắc Ninh

165

2.100.000 VNĐ

2.400.000 VNĐ

2.800.000 VNĐ

3.250.000 VNĐ

3.500.000 VNĐ

3.700.000 VNĐ

4.600.000 VNĐ

6.000.000 VNĐ

6.700.000 VNĐ

6.700.000 VNĐ

12H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Thái Nguyên (Phổ Yên)

190

2.600.000 VNĐ

3.000.000 VNĐ

3.400.000 VNĐ

3.900.000 VNĐ

4.400.000 VNĐ

4.700.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

7.000.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

14H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Vĩnh Phúc (Bình Xuyên)

200

2.600.000 VNĐ

3.000.000 VNĐ

3.400.000 VNĐ

3.900.000 VNĐ

4.400.000 VNĐ

4.700.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

7.000.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

14H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Phú Thọ (Việt Trì)

240

3.100.000 VNĐ

3.700.000 VNĐ

4.000.000 VNĐ

4.800.000 VNĐ

5.400.000 VNĐ

5.800.000 VNĐ

6.500.000 VNĐ

8.300.000 VNĐ

9.500.000 VNĐ

9.500.000 VNĐ

18H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Hà Nội (Đông Anh, Gia Lâm)

190

2.600.000 VNĐ

3.000.000 VNĐ

3.400.000 VNĐ

3.900.000 VNĐ

4.400.000 VNĐ

4.700.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

7.000.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

14H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Hà Nội (Thạch Thất, Phú Xuyên)

210

2.800.000 VNĐ

3.200.000 VNĐ

3.600.000 VNĐ

4.200.000 VNĐ

4.900.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

5.900.000 VNĐ

7.500.000 VNĐ

8.500.000 VNĐ

8.500.000 VNĐ

18H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Hòa Bình (Lương Sơn)

270

3.100.000 VNĐ

3.700.000 VNĐ

4.100.000 VNĐ

4.900.000 VNĐ

5.400.000 VNĐ

5.800.000 VNĐ

6.600.000 VNĐ

8.700.000 VNĐ

10.000.000 VNĐ

10.000.000 VNĐ

18H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Hưng Yên (Phố Nối)

180

2.600.000 VNĐ

3.000.000 VNĐ

3.400.000 VNĐ

3.900.000 VNĐ

4.400.000 VNĐ

4.700.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

7.000.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

14H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Hải Dương (Thành phố)

180

2.600.000 VNĐ

3.000.000 VNĐ

3.400.000 VNĐ

3.900.000 VNĐ

4.400.000 VNĐ

4.700.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

7.000.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

14H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Hải Phòng (Nội thành)

230

3.100.000 VNĐ

3.700.000 VNĐ

4.000.000 VNĐ

4.800.000 VNĐ

5.400.000 VNĐ

5.800.000 VNĐ

6.500.000 VNĐ

8.300.000 VNĐ

9.500.000 VNĐ

9.500.000 VNĐ

18H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Hải Phòng (Vinfast)

250

3.400.000 VNĐ

4.000.000 VNĐ

4.300.000 VNĐ

5.300.000 VNĐ

5.900.000 VNĐ

6.300.000 VNĐ

7.000.000 VNĐ

8.700.000 VNĐ

10.000.000 VNĐ

10.000.000 VNĐ

18H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Hà Nam (Đồng Văn)

230

3.100.000 VNĐ

3.700.000 VNĐ

4.000.000 VNĐ

4.800.000 VNĐ

5.400.000 VNĐ

5.800.000 VNĐ

6.500.000 VNĐ

8.300.000 VNĐ

9.500.000 VNĐ

9.500.000 VNĐ

18H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Nam Định (Thành phố)

280

3.300.000 VNĐ

3.900.000 VNĐ

4.500.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

5.900.000 VNĐ

6.300.000 VNĐ

7.000.000 VNĐ

9.500.000 VNĐ

11.000.000 VNĐ

11.000.000 VNĐ

18H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Thái Bình (Thành phố)

280

3.300.000 VNĐ

3.900.000 VNĐ

4.500.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

5.900.000 VNĐ

6.300.000 VNĐ

7.000.000 VNĐ

9.500.000 VNĐ

11.000.000 VNĐ

11.000.000 VNĐ

18H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Ninh Bình (Thành phố)

280

3.300.000 VNĐ

3.900.000 VNĐ

4.500.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

5.900.000 VNĐ

6.300.000 VNĐ

7.000.000 VNĐ

9.500.000 VNĐ

11.000.000 VNĐ

11.000.000 VNĐ

18H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Thanh Hóa (Thành phố)

340

4.200.000 VNĐ

4.900.000 VNĐ

5.200.000 VNĐ

6.000.000 VNĐ

7.300.000 VNĐ

8.000.000 VNĐ

8.500.000 VNĐ

11.800.000 VNĐ

13.300.000 VNĐ

13.300.000 VNĐ

12H00 N+1

CK Hữu Nghị, Lạng Sơn

Nghệ An (Vinh)

470

4.800.000 VNĐ

5.700.000 VNĐ

6.300.000 VNĐ

7.400.000 VNĐ

8.400.000 VNĐ

9.400.000 VNĐ

10.500.000 VNĐ

14.800.000 VNĐ

16.500.000 VNĐ

16.500.000 VNĐ

18H00 N+1

Kích thước thùng xe

3.5->3.7*1.7*1.7

3.5->3.7*1.7*1.7

4.3*1.9*1.85

5.7->6.0*2.05*1.85

6.9->7.4*2.3*2.2

9.3->9.9*2.35*2.3

9.3->9.9*2.35*2.4

13.5*2.35*2.65

Dài 12-m>14m

Dài 13.5->15m

LƯU CA XE

Cước phí thêm nếu xe sang bên Trung Quốc

500.000 VNĐ

500.000 VNĐ

500.000 VNĐ

500.000 VNĐ

500.000 VNĐ

500.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

Phí lưu ca xe/ngày bãi Việt Nam ca 1->3

700.000 VNĐ

700.000 VNĐ

700.000 VNĐ

700.000 VNĐ

800.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.500.000 VNĐ

1.500.000 VNĐ

Phí lưu ca xe/ngày bãi Việt Nam từ ca 4

800.000 VNĐ

800.000 VNĐ

800.000 VNĐ

800.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.500.000 VNĐ

2.000.000 VNĐ

2.000.000 VNĐ

Phí lưu ca xe/ngày bãi Trung Quốc

1.000.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

1.200.000 VNĐ

1.200.000 VNĐ

1.500.000 VNĐ

1.500.000 VNĐ

1.500.000 VNĐ

2.000.000 VNĐ

2.000.000 VNĐ

Phí hủy xe

70%

GHI CHÚ:

- Phí trên chưa bao gồm VAT 10%, phí nâng hạ, bốc xếp, bến bãi,...

- Giá trên báo cho hàng đủ khổ - đủ tải, nếu quá sẽ báo theo phát sinh thực tế

- Giá đã bao gồm chi phí vé cầu đường bộ theo quy định

- Trường hợp hàng hai chiều sẽ cộng thêm 50% cước chiều đi

Giá cước từ cảng Hải Phòng đi các tỉnh

TUYẾN ĐƯỜNG

CƯỚC PHÍ (VNĐ)

Nhận hàng

Dỡ hàng

Cont 20′

Cont 40′

Cảng Hải Phòng

Hoa Lâm, Long Biên (Hà Nội)

4,700,000 VNĐ

5,200,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Lai Xá, Hoài Đức (Hà Nội)

4,900,000 VNĐ

5,200,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Sóc Sơn (Hà Nội)

5,000,000 VNĐ

5,400,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Quế Võ, VSIP, Tp Bắc Ninh (Bắc Ninh)

4,700,000 VNĐ

5,000,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Từ Sơn, Yên Phong (Bắc Ninh)

4,900,000 VNĐ

5,200,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Hoàng Mai, Quỳnh Lưu (Nghệ An)

8,900,000 VNĐ

10,400,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Diễn Châu (Nghệ An)

9,200,000 VNĐ

10,900,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Nam Đàn, Nghi Lộc, TP Vinh, (Nghệ An)

9,400,000 VNĐ

11,400,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Đô Lương, Yên Thành (Nghệ An)

9,900,000 VNĐ

11,900,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Hồng Lĩnh, Nghi Xuân, Can Lộc, Đức Thọ, TP. Hà Tĩnh (Hà Tĩnh)

12,900,000 VNĐ

13,900,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Thạch Hà, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh)

13,400,000 VNĐ

14,400,000 VNĐ

Cảng Hải Phòng

Kỳ Anh (Hà Tĩnh)

13,900,000 VNĐ

15,400,000 VNĐ

Giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ
Bảng giá cước vận chuyển đường bộ chi tiết tại Finlogistics

Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ là một trong những phương thức phổ biến và tiện lợi nhất hiện nay. Tuy nhiên, việc tính toán giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ có thể khá phức tạp và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau.

Lời kết

Bài viết hữu ích này đã cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể nhất để nắm rõ khái niệm và cách tính toán giá cước một cách chính xác nhất. Nếu bạn có nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hãy liên hệ với đơn vị Finlogistics để được chúng tôi tư vấn và báo giá cước chi tiết và ưu đãi nhất nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Gia-cuoc-van-chuyen-hang-hoa-duong-bo


Chung-tu-van-tai-duong-bo-00.png

Việc hiểu rõ các chứng từ vận tải đường bộ là điều không thể thiếu, nếu muốn quá trình vận chuyển hàng hóa được diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi nhất. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ được những giấy tờ quan trọng này. Vậy chứng từ vận tải đó bao gồm những loại nào? Hãy cùng với Finlogistics tìm hiểu chi tiết hơn về nội dung hữu ích này thông qua bài viết thú vị dưới đây nhé!!!

Chứng từ vận tải đường bộ
Tìm hiểu một số loại chứng từ vận tải đường bộ phổ biến


Vận đơn đường bộ có tồn tại hay không?

Đối với các loại hình thức vận chuyển khác nhau, thì chứng từ vận tải quan trọng và tuyệt đối không thể để xảy ra một lỗi sai sót nào đó chính là vận đơn (Bill of Lading). Hiện nay, có khá nhiều loại vận đơn như sau: vận đơn đường biển, vận đơn đường hàng không và giấy gửi hàng đường sắt.

Còn đối với hình thức vận tải đường bộ thì lại không có vận đơn. Thay vào đó sẽ là những giấy tờ, chứng từ khác như: chứng từ giao nhận hàng tại kho FCR, Cargo Receipt,… Những loại giấy tờ này thường sẽ không có giá trị sở hữu hoặc chuyển nhượng hàng hóa, mà chỉ được sử dụng như một biên nhận hàng hóa. Do đó, trong các loại chứng từ vận tải đường bộ sẽ không tồn tại vận đơn đường bộ.

Liệt kê những loại chứng từ vận tải đường bộ quan trọng cần phải nhớ

Giấy tờ xe

Trong các loại chứng từ vận tải đường bộ, thì không thể thiếu những loại giấy tờ xe như sau:

  • Giấy đăng ký xe ô tô.
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm xe ô tô các loại.
  • Giấy chứng nhận kiểm định xe ô tô (có dán tem kiểm định còn thời hạn).
  • Giấy lưu hành cho loại xe quá khổ, quá tải (nếu có).
  • Sổ nhật ký hành trình chạy xe (đối với các loại xe khách tuyến cố định).
  • Phù hiệu của loại xe chạy hợp đồng (đối với các loại xe khách chạy hợp đồng).
Chứng từ vận tải đường bộ
Danh sách các loại chứng từ vận tải đường bộ mà bạn cần biết

Giấy tờ của chủ xe

Đây sẽ là các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đường bộ theo các ngành nghề cụ thể của chủ phương tiện.

Giấy tờ của người điều khiển xe

  • Giấy phép lái xe ô tô.
  • Giấy chứng nhận khóa huấn luyện vận chuyển hàng hóa.

Hợp đồng vận chuyển

Hợp đồng vận chuyển từ lâu được xem là một trong các loại chứng từ vận tải đường bộ quan trọng, không thể thiếu. Văn bản này là lời cam kết thực hiện những thỏa thuận của bên đơn vị vận tải và bên thuê đơn vị vận tải theo Pháp luật. Hợp đồng vận tải sẽ là chứng từ quan trọng có tính pháp lý, dùng để giải quyết những vấn đề khi tranh chấp xảy ra.

Những nội dung bên trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa sẽ bao gồm: số lượng – khối lượng hàng hóa, thời gian và địa điểm nhận/trả hàng hóa, hình thức và thời gian thanh toán cước phí, mức cước phí cùng những thỏa thuận khác về nghĩa vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cả hai bên.

Ngoài những thông tin trên, thì trong hợp đồng vận chuyển cũng cần thể hiện thêm vài nội dung như:

  • Cách thức xếp dỡ, chằng buộc và chèn lót hàng hóa.
  • Quy cách đặc điểm, tính chất hàng hóa, cách phòng hộ dọc đường khi xảy ra sự cố, phương thức giao – nhận hàng hóa.
  • Các điều kiện khác về quản lý thị trường, Hải Quan và kiểm dịch,…
Chứng từ vận tải đường bộ
Hợp đồng vận chuyển là một trong những chứng từ vận tải đường bộ quan trọng

>>> Xem thêm: Dịch vụ hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ có gì đặc biệt?

Giấy đi đường

Loại chứng từ vận tải đường bộ này sẽ dành có những loại xe kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa, sẽ được cấp cho từng chuyến hàng, từng xe riêng, để làm chứng từ xác minh trong quá trình thực hiện vận chuyển hàng hóa.

Đơn vị vận tải cũng sẽ dùng giấy đi đường để tiến hành giao công việc vận chuyển hàng cho người lái xe hoặc để hoạch toán chi phí và theo dõi những sự cố xảy ra trên đường. Giấy đi đường trong chứng từ vận tải đường bộ sẽ giúp cho tài xế rất nhiều trong việc giao – nhận hàng hóa cho chủ hàng.

Phiếu thu cước

Trong các loại chứng từ vận tải đường bộ, thì phiếu thu cước cũng nắm giữ một vai trò khá quan trọng. Loại giấy này sẽ phản ánh kết quả kinh doanh vận tải và dùng để:

  • Làm giấy tờ thu – chi cước phí vận chuyển và dịch vụ.
  • Tính toán giá trị vận chuyển và dịch vụ thành tiền phí.
  • Kiểm tra hoạt động vận chuyển hàng hóa, dịch vụ đã hoàn thành như thế nào.
  • Tính toán kết quả của quá trình vận chuyển hàng hóa.

Phiếu thu cước sẽ do phía đơn vị vận tải lập và người lập phiếu thu cước cần phải có trách nhiệm ghi đầy đủ và chính xác nội dung các mục. Đồng thời, họ cũng phải chịu trách nhiệm về những ghi chép, giấy tờ của mình. Chủ hàng sẽ sử dụng phiếu thu cước này để làm chứng từ xuất tiền và trả cho phía đơn vị vận tải, sau đó xác nhận rằng quá trình vận chuyển và dịch vụ đã hoàn tất.

Chứng từ vận tải đường bộ
Phiếu thu cước phản ánh kết quả kinh doanh của đơn vị vận tải

Giấy gửi hàng

Đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải sẽ sử dụng loại giấy gửi hàng để làm chứng minh cho công việc vận chuyển đã hoàn thành. Ngoài ra, loại chứng từ vận tải đường bộ này có thể thay cho các hóa đơn hay phiếu xuất kho,… Giấy gửi hàng còn là chứng từ pháp lý khi hàng hóa được chuyên chở trên xe.

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của chúng tôi, liên quan đến các loại chứng từ vận tải đường bộ thường gặp. Nếu như bạn vẫn đang băn khoăn, thắc mắc về những loại chứng từ đường bộ này hoặc có nhu cầu vận chuyển hàng hóa đường bộ thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với Finlogistics, để được hỗ trợ kịp thời.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành vận chuyển hàng đường bộ nội địa và xuyên biên giới, công ty chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ về Logistics, vận tải chuyên nghiệp, chất lượng và uy tín hàng đầu hiện nay!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Chứng từ vận tải đường bộ


van-chuyen-container-bang-duong-bo-00.png

Vận chuyển container bằng đường bộ chính là loại hình vận tải đang được rất nhiều doanh nghiệp, công ty sản xuất và xuất khẩu chọn lựa. Hình thức này mang lại khá nhiều lợi ích cho việc vận chuyển hàng hóa. Vậy chi tiết về vận chuyển container đường bộ như thế nào, hãy cùng với Finlogistics tìm hiểu kỹ hơn về hình thức vận chuyển phổ biển hàng đầu này nhé!

Vận chuyển container bằng đường bộ
Tìm hiểu chi tiết hình thức vận chuyển hàng hóa container bằng đường bộ


Khái niệm vận chuyển container bằng đường bộ là gì?

#Định nghĩa

Vận chuyển container bằng đường bộ hay còn gọi là dịch vụ vận chuyển container đường bộ được hiểu là chuỗi hoạt động chuyên chở những thùng container hàng hóa, từ điểm nhận hàng đến khu vực bốc xếp hoặc điểm  đích,… bằng đường bộ.

#Thế mạnh

  • Giảm thiểu chi phí để vận chuyển: Vận chuyển container bằng đường bộ thường sẽ được áp dụng đối với những lô hàng to và cồng kềnh, có kích thước hoặc số lượng lớn. Nếu muốn vận chuyển sẽ phải sử dụng cả xe chuyên dụng.
  • Đảo đảm hàng hóa an toàn khi vận chuyển: Các thùng container được phép lưu thông trên đường bộ sẽ phải đảm bảo được làm từ loại thép chắc chắn, chất lượng tốt và có khả năng bảo vệ hàng hóa bên trong.
  • Thời gian vận chuyển hàng hóa linh động: Thông thường, những đơn vị vận tải sẽ tiến hành gom số lượng hàng đủ nguyên thùng container rồi mới tiến hành vận chuyển.

Những loại container trong quá trình vận chuyển đường bộ

Dưới đây là một vài loại container vận chuyển hàng đường bộ phổ biến, được thiết kế với nhiều chức năng, công dụng khác nhau để phù hợp cho đa dạng loại hàng hóa, sản phẩm cụ thể:

1. Container nhiệt

Đây là loại container phù hợp với những loại hàng hóa dễ bị hư hỏng và biến đổi chất lượng nếu như chịu tác động của thời tiết xung quanh như: trái cây, thực phẩm tươi sống,… Vì thế nên bên trong container sẽ được lắp thêm dàn lạnh với mức nhiệt độ khoảng âm 23 độ C.

2. Container đặc thù

Đây là loại container chuyên dùng để vận chuyển container bằng đường bộ với những loại hàng hóa có tính chất đặc thù, ví dụ như: xe máy, ô tô, xe tải, tàu biển hay các linh kiện điện tử khác,… Theo đó, loại container này sẽ được thiết kế và bảo đảm nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn ISO quốc tế.

3. Container bách hóa

Container bách hóa chính là loại được sử dụng phổ biến nhất trong vận chuyển hàng đường bộ, chuyên chở những mặt hàng khô, chủ yếu là mặt hàng bách hóa. Loại container này có khá nhiều kích thước và được ký hiệu dưới dạng: 10’DC, 20’DC, 40’DC,… Đồng thời, mặt sàn của loại container được làm bằng gỗ chống nước, kết hợp với thùng kín để ánh sáng không lọt vào bên trong và chỉ có một cửa để bốc xếp, tháo dỡ hàng hóa.

Vận chuyển container bằng đường bộ
Điểm mặt một số loại container phổ biến trong vận chuyển hàng đường bộ

>>> Xem thêm: Kích thước container khi xuất nhập khẩu hàng hóa

4. Container hàng rời

Loại container hàng rời này có thiết kế đặc biệt hơn so với những loại khác, với phần nắp ở bên trên để bóc xếp hàng vào và phần cửa bên hông để có thể lấy hàng hóa ra. Đặc biệt, loại container này còn được trang bị thêm hệ thống đảo ngược, cho phép hàng hóa bên trong tự di chuyển từ trên xuống dưới, khi đến cửa ra thì sẽ tự động lật nghiêng để có thể tháo dỡ dễ dàng hơn.

5. Container mặt bằng

Loại container mặt bằng sẽ phù hợp để vận chuyển container bằng đường bộ với những mặt hàng có tải trọng cao, ví dụ như: máy móc, thiết bị, sắt thép,… Để bốc xếp và tháo dỡ dễ dàng hơn, container mặt bằng chỉ có vách ngăn ở phía đầu và phía sau. Hai tấm vách này còn có thể cố định, tháo rời hoặc gập lên/ xuống theo ý muốn. Còn phía bên trên có thể phủ bạt để che chắn hàng hóa khỏi thời tiết bên ngoài.

6. Container bồn

Đây là loại container được thiết kế dựa theo tiêu chuẩn ISO quốc tế, với đa dạng kích thước như: 20 feet, 40 feet,… Trên phần mái container được lắp đặt miệng bồn để có thể đổ hàng hóa, sau khi đến nơi thì sẽ được rút qua ban xả hoặc qua miệng bồn bằng máy bơm chuyên dụng. 

Vận chuyển container bằng đường bộ phù hợp đối với loại hàng hóa như nào?

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên nắm rõ những loại hàng hóa phù hợp đối với hình thức vận chuyển container đường bộ để hạn chế, không phát sinh thêm các chi phí và rủi ro:

#Loại hàng hóa được phép vận chuyển container đường bộ

Vận chuyển container theo đường bộ sẽ phù hợp với rất nhiều mặt hàng, chẳng hạn như:

  • Mặt hàng thủy hải sản: tôm cua, nghêu sò ốc hến, cá,…
  • Mặt hàng nông sản và hàng tiêu dùng thông thường: gạo, lúa mì, cà phê, bánh kẹo, thức ăn cho gia súc,…
  • Các loại thịt: thịt lợn, thịt gia cầm, thịt bò,…
  • Các loại trái cây chưa qua chế biến hoặc đã chế biến.
  • Mặt hàng chất lỏng: sữa, sơn nước, hóa chất,…
  • Mặt hàng vật liệu xây dựng: xi măng, gạch sỏi, than đá, kim loại,…

#Loại hàng hóa không phù hợp đối với vận chuyển container đường bộ

Bên cạnh đó, một số mặt hàng không phù hợp để sử dụng dịch vụ vận chuyển container bằng đường bộ như:

  • Mặt hàng có giá trị kinh tế lớn và cần phải vận chuyển nhanh: vàng bạc, đá quý, đồ trang sức,…
  • Mặt hàng cần phải vận chuyển bằng tàu biển chuyên dụng: dầu thô, khí hóa lỏng, xe hơi,…
  • Mặt hàng có tải trọng rất lớn (khoảng vài chục nghìn tấn trở lên, chỉ thích hợp đối với loại tàu vận chuyển hàng rời): quặng vôi, phân bón,…
Vận chuyển container bằng đường bộ
Có nhiều loại hàng không phù hợp để vận chuyển container đường bộ

Cước phí vận chuyển container đường bộ được tính như thế nào?

Để có thể xác định được giá cước vận chuyển, thì thông thường các doanh nghiệp sẽ dựa vào một vài yếu tố chính như: 

  • Loại mặt hàng cần vận chuyển.
  • Loại thùng container vận chuyển. 
  • Trọng lượng, khối lượng và kích thước đầy đủ của hàng hóa.
  • Yêu cầu về loại phương tiện vận chuyển, hình thức vận tải.
  • Địa điểm gửi hàng và nhận hàng (tính khoảng cách vận chuyển).
  • Thời gian vận chuyển hàng hóa thỏa thuận.

>>> Nhấn tại đây để được tư vấn về dịch vụ, giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ <<<

Các bước trong quy trình vận chuyển container bằng đường bộ chi tiết

Quy trình thực hiện vận chuyển container theo đường bộ bao gồm các bước sau đây:

  • Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu vận chuyển của các khách hàng có nhu cầu (khách hàng liên hệ với đơn vị giao hàng để nhận báo giá, nếu như đồng ý sẽ tiến hành ký kết hợp đồng vận chuyển).
  • Bước 2: Nhận hàng hóa từ người gửi (đơn vị giao hàng sẽ nhận bốc xếp hàng từ người gửi và di chuyển về kho chứa hàng).
  • Bước 3: Sắp xếp hàng hóa vào thùng container (đơn vị vận chuyển sẽ tiến hành thực hiện một số thủ tục, giấy tờ theo quy định Pháp luật, sau đó hàng hóa sẽ được bốc xếp lên loại container tương ứng và tiến hành vận chuyển đến điểm nhận).
  • Bước 4: Bốc dỡ hàng hóa tại địa chỉ nhận hàng (sau khi đã đến điểm đích hoặc điểm nhận hàng, thì đơn vị vận chuyển sẽ xếp dỡ hàng xuống, đồng thời cũng kiểm tra tình trạng của hàng hóa).
  • Bước 5: Giao hàng hóa đến người nhận (đơn vị vận chuyển đưa hàng đến kho hoặc địa chỉ của người nhận như cam kết ban đầu trong hợp đồng).
Vận chuyển container bằng đường bộ
Các bước trong quy trình vận chuyển hàng container bằng đường bộ

Tìm hiểu dịch vụ vận chuyển hàng container bằng đường bộ uy tín tại Finlogistics

Finlogistics là một trong những đơn vị hàng đầu, chuyên cung cấp dịch vụ Logistics và tư vấn các giải pháp chuỗi cung ứng toàn diện cho nhiều doanh nghiệp, công ty trong và ngoài nước. Với gần 10 năm kinh nghiệm trong ngành, cho đến nay, Finlogistics có thể đảm nhận toàn bộ quy trình vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là vận chuyển container bằng đường bộ, đường biển,…

Không những thế, ngoài hình thức vận tải container đường bộ, thì Finlogistics còn cung cấp nhiều hình thức vận chuyển khác nhau như: đường biển, đường hàng không,… nhằm phù hợp đối với từng loại hàng hóa và bảo đảm chất lượng của hàng hóa cho đến địa điểm nhận.

Lời kết

Trên đây là tổng hợp tất cả những thông tin tổng quan và chi tiết nhất về dịch vụ vận chuyển container bằng đường bộ. Hy vọng các doanh nghiệp có thể tham khảo và chọn lựa ra loại hình vận tải phù hợp nhất đối với từng lô hàng của mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn tham khảo chi tiết về dịch vụ, hãy liên hệ ngay với Finlogistics để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả nhất nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Van-chuyen-container-bang-duong-bo


Dich-vu-van-chuyen-hang-hoa-bang-duong-bo-00.png

Vận tải đường bộ chính là một mắt xích rất quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động Logistics. Do đó, dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng. Tuy nhiên, không phải đơn vị vận tải nào cũng có thể mang đến chất lượng và hài lòng. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Finlogistics để có lời giải đáp phù hợp nhé!

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ


Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ là gì?

Định nghĩa

Dịch vụ vận tải đường bộ chính là giải pháp vận chuyển hàng hóa phổ biến và thông dụng nhất hiện nay. Phương thức này sử dụng một số loại phương tiện chuyên chở chuyên dụng, ví dụ như: xe rơ moóc, xe bồn, xe container hoặc xe đầu kéo,… dùng để chuyển giao hàng hóa, sản phẩm từ nơi này đến nơi khác theo thời gian đã thỏa thuận.

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ được biết đến như là phương thức vận chuyển linh hoạt, đóng góp một phần không nhỏ trong chuỗi cung ứng Logistics tại Việt Nam và không thể tách rời nhau. Ưu điểm nổi bật nhất của loại hình vận tải này là sự cơ động, thuận tiện và dễ dàng thích nghi với mọi địa hình di chuyển khó khăn trên đất liền. Vận tải đường bộ cũng rất hiệu quả đối với những tuyến đường có độ dài trung bình ngắn.

Bên cạnh đó, dịch vụ vận tải đường bộ còn giúp các chủ hàng chủ động hơn về mặt thời gian vận chuyển, so với những phương thức vận chuyển khác như: đường biển, đường hàng không,… Ngày nay, hình thức vận tải đường bộ còn đóng góp thúc đẩy phát triển xã hội và cơ sở hạ tầng, từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước tăng trưởng.

Trên thực tế, thì chi phí để triển khai vận tải đường bộ sẽ thấp hơn nhiều so với đường hàng không và đường biển. Loại hình vận tải này vẫn được nhiều doanh nghiệp sử dụng phổ biến, vì có thể hoạt động trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Đặc điểm của dịch vụ vận tải đường bộ

Dịch vụ vận tải đường bộ sẽ có những điểm mạnh và hạn chế như sau:

#Ưu điểm

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ thường được lựa chọn phổ biến bởi những ưu điểm nổi bật sau đây:

  • Linh hoạt, nhanh chóng trong khi vận chuyển; dễ dàng thay đổi lộ trình di chuyển theo tuyến đường ngắn và tối ưu nhất để đảm bảo đúng thời hạn giao hàng quy định.
  • Đa dạng phương tiện vận tải như: ô tô tải hạng nhẹ, xe máy, xe đầu kéo, xe container,…
  • Thời gian vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ sẽ nhanh hơn khá nhiều so với đường sắt và đường biển.
  • Đa dạng các loại mặt hàng vận chuyển, kể cả những hàng hóa có khối lượng lớn, cồng kềnh như: máy móc, trang thiết bị,…
  • Hàng hóa sẽ được vận chuyển trực tiếp từ kho của người gửi đến kho của người nhận, nhằm đảm bảo an toàn trong khi vận chuyển và hạn chế tối đa chi phí thuê nhân công bốc dỡ hàng.
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

#Hạn chế

Bên cạnh những tiện ích và ưu thế của dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ thì cũng còn có những hạn chế lớn như:

  • Với những chặng đường di chuyển dài, thì doanh nghiệp cần nộp thêm các khoản phụ phí đường bộ như: phí nhiên liệu, trạm thu phí cầu đường,…
  • Hình thức này có thể phát sinh nhiều rủi ro trong quá trình vận chuyển, ví dụ như: tai nạn giao thông, tình trạng kẹt xe, thời tiết xấu,… Những điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa cũng như thời gian giao hàng.
  • Khối lượng và kích thước của hàng hóa khi thực hiện dịch vụ vận tải đường bộ sẽ bị hạn chế hơn so với vận chuyển bằng đường biển.

Những loại hàng hóa dịch vụ vận tải đường đường bộ 

Có thể kể đến một số loại hàng hóa, sản phẩm thường sử dụng dịch vụ vận tải đường bộ như sau:

#Hàng container

Container chính là một trong những đơn vị vận tải được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới. Đây là một khối hình hộp, được làm từ những loại vật liệu bền (phổ biến nhất vẫn là kim loại), có kích thước khá đa dạng và được chuẩn hóa theo những thông số quy định.

Theo đó, các hàng hóa sẽ được đóng vào thùng container và sử dụng xe đầu kéo hoặc xe tải chuyên chở để vận chuyển đến điểm đích. Sau đó, hàng trên container sẽ được tập trung tại bãi chứa container – nơi có những phương tiện chuyên dụng, dùng để bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa đến điểm nhận hàng cuối cùng.

#Hàng lạnh

Hàng lạnh cũng được xem là một loại hàng container. Tuy nhiên, mặt hàng này có điểm khác biệt đó là sẽ được vận chuyển bên trong thùng container chuyên dụng, có thể điều chỉnh nhiệt độ bảo quản hàng phù hợp. Loại hàng lạnh này bao gồm có hai loại chính là hàng mát và hàng đông lạnh.

Theo đó, hàng mát sẽ được bảo quản ở nhiệt độ thấp vừa phải, còn đối với hàng đông lạnh sẽ yêu cầu nhiệt độ bảo quản ở mức thấp hơn. Sau khi đã được chuyển lên trên container, hàng lạnh cũng được vận chuyển bằng đường bộ bằng những loại phương tiện như: xe tải, xe đầu kéo,…

#Hàng siêu trường siêu trọng

Hàng siêu trường siêu trọng, quá khổ quá tải (hay còn gọi là hàng OOG – Out Of Gauge) là những mặt hàng có khối lượng và kích thước rất lớn, ví dụ như: các loại máy móc, trang thiết bị công – nông nghiệp, dùng trong công trình,… Với những đặc điểm như thế, thì loại hàng này thường thông qua dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ với các loại xe tải, xe đầu kéo chuyên dụng. Ngoài ra, phương tiện dùng để bốc dỡ hàng siêu trường siêu trọng cũng đòi hỏi phải là các thiết bị lớn như: máy nâng, máy cẩu,… với công suất lớn.

<<< Tìm hiểu thêm về hàng siêu trường siêu trọng tại đây >>>

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

#Hàng thủy hải sản

Thủy hải sản, động vật tươi sống là loại mặt hàng cần phải được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ lạnh phù hợp để có thể giữ được độ tươi ngon. Thông thường, đối với loại hàng hóa này, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ như những loại xe tải, xe thùng đông lạnh chuyên dụng.

#Hàng hóa dễ vỡ

Mặt hàng dễ vỡ sẽ dễ bị hư hỏng do những tác động vật lý gây ra, chẳng hạn như: đồ thủy tinh, đồ gốm sứ, đồ cổ, hàng nguyên mác, các loại hóa chất quan trọng,… Để có thể vận chuyển an toàn đối với loại hàng này, thì cần phải đáp ứng tốt khâu đóng gói và sử dụng những loại xe ô tô chuyên dụng.

#Hàng nông sản

Quá trình vận chuyển mặt hàng nông sản sẽ cần đảm bảo những điều kiện bảo quản về nhiệt độ cũng như độ ẩm. Nếu như nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp thì có thể khiến cho nông sản bị hư hỏng, gây tổn thất.

Đồng thời, độ ẩm trong thùng container cũng cần giữ ở mức phù hợp, để tránh ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa. Hơn nữa, quá trình vận chuyển nông sản, cũng cần hạn chế tình trạng va đập vật lý, làm hàng hóa bị hư hại, dập nát,…

Các loại phương tiện của dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

Nhằm có thể đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, nhiều đơn vị chuyên dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ đã đầu tư hàng loạt phương tiện vận tải đường bộ hiện đại, cụ thể:
  • Xe container: dùng để chuyên chở các loại thùng Flatrack, 40’ hoặc 20’. Đặc biệt, còn có các xe container loại rơ-moóc sàn khi muốn vận chuyển mặt hàng khó như: thép cuộn, thép bó, thép thanh,… hoặc những loại hàng nặng cần phải được vận chuyển bằng loại xe sàn.
  • Xe tải thùng: đặc điểm của loại xe này đó chính là có thùng, hở hoặc đóng kín phần mái. Xe tải thùng thường dùng để chở hàng nội địa trong chặng đường ngắn, đi liên tỉnh hoặc tuyến Bắc – Nam đều được. Loại phương tiện này rất thích hợp để chở những lô hàng lớn, để tập kết cho các tàu hàng hoặc lô hàng xuất khẩu nhỏ lẻ, không đủ đóng vào container.
  • Xe fooc: đây là loại xe chuyên để vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng – quá khổ quá tải (OOG) cho các công trình, dự án lớn.
  • Xe bồn: thường được dùng để chở những loại hàng hóa chất lỏng, ví dụ như: xăng dầu, hóa chất, ga hóa lỏng,…

Cước phí thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ 

Cước phí cho dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ thường phụ thuộc phần lớn vào tải trọng xe, phân loại xe và khoảng cách giao nhận hàng. Tùy theo từng mặt hàng vận chuyển, khối lượng hàng hóa cần vận chuyển,… mà các doanh nghiệp có thể chọn lựa tải trọng xe vận chuyển phù hợp, nhằm tiết kiệm chi phí tối đa và bảo đảm an toàn khi di chuyển.

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

Quy trình các bước dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

Quy trình dịch vụ vận tải đường bộ sẽ được thực hiện bao gồm 04 bước sau đây:

#Bước 1: Tiếp nhận thông tin và yêu cầu của phía khách hàng

Sau khi đã tiếp nhận các yêu cầu vận chuyển cũng như thông tin chi tiết về hàng hóa từ khách hàng, thì đơn vị vận chuyển sẽ tư vấn kỹ càng những loại hình vận chuyển phù hợp, tùy theo nhu cầu về số lượng, đặc điểm của hàng hóa,…

#Bước 2: Tiến hành báo giá chi tiết cho khách hàng

Sau khi đã nhận đầy đủ các thông tin về hàng hóa, thì đơn vị vận chuyển sẽ báo giá chi tiết cho khách hàng, sau đó hai bên sẽ trao đổi, thống nhất ý kiến và kế hoạch vận chuyển.

#Bước 3: Điều phối phương tiện vận chuyển

Đơn vị vận chuyển thực hiện điều phối các loại phương tiện chuyên chở phù hợp đến địa điểm đã định để lấy hàng hóa. Sau đó, hàng hóa sẽ được phân loại và đóng gói nhằm đảm bảo chất lượng trong quá trình di chuyển.

#Bước 4: Vận chuyển hàng hóa đến địa điểm của người nhận

Sau khi hàng hóa đã được đóng gói và bốc xếp lên xe đầy đủ, thì đơn vị vận chuyển tiến hành di chuyển đến địa chỉ đã thỏa thuận của người nhận.

#Bước 5: Thu cước phí vận chuyển hàng hóa

Sau khi hàng hóa đã được giao đến địa chỉ của người nhận, thì đơn vị vận chuyển tiến hành thu phí theo như thỏa thuận Hợp đồng ban đầu. Nếu như khách hàng không có khiếu nại hay phản hồi gì về đơn hàng thì quy trình thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ đến đây được coi như hoàn thành.

Một vài lưu ý quan trọng đối với dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

Khi tiến hành thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, thì khách hàng cần phải lưu ý một số điều quan trọng dưới đây: 

1. Chú ý về tải trọng của hàng hóa

Cả đơn vị vận chuyển và khách hàng đều nên tham khảo Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về quy định tải trọng và khổ giới hạn của hàng hóa đường bộ; việc lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ có giới hạn, xe bánh xích ở trên đường bộ; vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng; giới hạn việc xếp hàng hóa ở trên phương tiện giao thông đường bộ;…

Trong đó, tổng trọng lượng của xe sẽ bao gồm trọng lượng nguyên của xe cộng với hàng hóa có trên xe thời điểm đó. Tải trọng sẽ là khối lượng hàng hóa, tải trọng của trục xe và cầu đường bộ.

2. Chọn lựa các loại phương tiện vận tải phù hợp

Khách hàng cũng nên cân nhắc thuê những phương tiện vận tải phù hợp với khối lượng cũng như kích thước của hàng hóa, nhằm để tối ưu chi phí và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ. 

3. Đóng gói hàng hóa đúng cách

Hàng hóa, sản phẩm cần phải được đóng gói đúng cách, để hạn chế tình trạng hư hỏng khi gặp sự cố va đập trong quá trình vận chuyển.

4. Thông tin của người nhận phải đúng và rõ ràng

Nhằm mục đích giúp quy trình vận chuyển hàng hóa diễn ra một cách liền mạch và tránh tình trạng chậm trễ thời gian, thì đơn vị vận chuyển và người gửi hàng cần phải ghi đúng các thông tin cơ bản của người nhận hàng.

5. Lựa chọn những đơn vị vận chuyển đường bộ uy tín hàng đầu

Các đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ uy tín sẽ có đầy đủ điều kiện và kinh nghiệm để chuyển giao hàng hóa một cách chuẩn xác và đảm bảo chất lượng nguyên vẹn của lô hàng. Đồng thời, những đơn vị này cũng đưa ra các cam kết về thời gian vận chuyển và có bảo hành rủi ro, tổn thất cho hàng hóa của bạn trong quá trình di chuyển. 

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
Một số lưu ý khi thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

Dịch vụ vận tải đường bộ uy tín, chất lượng hàng đầu tại Finlogistics

Finlogistics là đơn vị hàng đầu hiện nay, chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ nói riêng và Logistics nói chung. Với gần 10 năm kinh nghiệm và thực chiến trong và ngoài nước, chúng tôi đã xử lý hàng trăm những đơn hàng khó và quy mô khác nhau.

Đặc biệt, dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ tại Finlogistics đã nhận được sự tín nhiệm bền vững từ các khách hàng, nhờ vào những điểm mạnh nổi trội sau đây:

  • Chúng tôi cung cấp đa dạng các loại phương thức vận chuyển khác nhau, giúp khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn vận chuyển như: giao hàng tận nơi, giao đến kho bãi,…
  • Tiềm lực vận chuyển vững mạnh, chúng tôi sẽ đảm nhận toàn bộ quy trình vận chuyển một cách đáng tin cậy, tối ưu và hiệu quả, để hàng hóa của bạn được giao đến nơi an toàn và đúng thời hạn.
  • Nhờ vào hệ thống phương tiện vận tải đa dạng, chúng tôi có thể điều khiến các chuyến hàng gần như là hàng ngày, đến khắp đất nước.
  • Quy trình làm việc nhanh chóng và sẵn sàng hoạt động 24/24, bất kỳ thời gian hay địa điểm nào.
  • 100% đội xe sẽ được trang bị thiết bị định vị giám sát hành trình vận tải (GPS) và tính năng quản lý bằng phần mềm hiện đại, nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng.
  • Các tài xế của chúng tôi đều có đầy đủ những giấy tờ cần thiết khi tiến hành vận chuyển đường bộ, hạn chế rủi ro trong quá trình di chuyển.

Từ khi thành lập năm 2014 cho đến nay, Finlogistics luôn hoạt động với phương châm “Khách hàng chính là trung tâm”. Do đó, chúng tôi luôn đặt lợi ích và trải nghiệm sử dụng dịch vụ của khách hàng lên hàng đầu, với những cam kết chung về chất lượng dịch vụ như sau:

  • Quy trình thực hiện nhanh chóng, tối ưu kết hợp vận chuyển hàng hóa an toàn và tiết kiệm.
  • Cước phí vận chuyển cực kỳ cạnh tranh và nhiều ưu đãi hấp dẫn.
  • Đảm bảo hoàn thành tiến độ vận chuyển hàng hóa như đã ghi trong thỏa thuận Hợp đồng.
  • Lịch trình và tiến độ làm việc sẽ được thông báo cụ thể và đầy đủ cho khách hàng cập nhật.
  • Đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, tận tâm và sẵn sàng phục vụ khách hàng mọi lúc mọi nơi.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ


Van-chuyen-duong-bo-hang-may-mac-00.jpg

Dệt may hiện nay đang đóng vai trò là một trong những ngành xuất khẩu hàng hóa chủ lực của Việt Nam. Bởi vì hàng may mặc rất nhạy cảm với độ ẩm, nhiệt độ,… nên trong quá trình vận chuyển, các doanh nghiệp cần phải chú ý đến nhiều vấn đề như phương tiện vận tải, container (thùng chứa),… Do đó, hình thức vận chuyển đường bộ hàng may mặc chính là sự chọn lựa ưu tiên hàng đầu của những nhà xuất khẩu.

Tất nhiên, quá trình này đòi hỏi phải được thực hiện bởi những đơn vị vận chuyển uy tín, có chuyên môn và giàu kinh nghiệm nhằm tối ưu về mặt chi phí, cũng những đảm bảo thời gian vận chuyển hàng hóa đến bên nhận. Vậy nội dung và quy trình chi tiết khi vận chuyển mặt hàng này như thế nào, hãy đi tìm hiểu thêm với Finlogistics qua bài viết này nhé!

Vận chuyển đường bộ hàng may mặc
Quy trình thực hiện vận chuyển đường bộ hàng may mặc như thế nào?


Vận chuyển đường bộ hàng may mặc như thế nào?

Hàng may mặc là một trong những sản phẩm ngành dệt may và cũng là kết quả cuối cùng của chuỗi dây chuyển sản xuất, bao gồm các mặt hàng quần áo và những phụ kiên đi kèm. Một trong những vấn đề lớn mà ngành may mặc đang gặp phải đó là việc giữ nguyên chất lượng của sản phẩm, từ lúc nhập khẩu nguyên – phụ liệu và xuất khẩu thành phẩm đến tận tay khách hàng.

Bởi vì hàng dệt may khá nhạy cảm với độ ẩm và nhiệt độ cao nên đòi hỏi phải được vận chuyển bằng những phương tiện hoặc thùng chứa phù hợp. Vì vậy, khâu vận chuyển hàng dệt may thường sẽ chiếm một khoản chi phí lớn của các nhà máy và doanh nghiệp.

Đối với các phương thức vận chuyển hàng dệt may, thì doanh nghiệp có thể lựa chọn đi theo đường biển, đường sắt, đường hàng không và vận chuyển đường bộ hàng may mặc. Trong đó, đường bộ chính là phương án thuận tiện và phù hợp nhất cho hàng may mặc và những sản phẩm công nghiệp nhẹ.

Hơn nữa, đối với những chuyến hàng vận chuyển nội địa, thì phương án vận chuyển đường bộ hàng may mặc từ nhà máy sản xuất (bên phân phối) đến bên nhận hoặc nhà bán lẻ cũng là sự lựa chọn tối ưu nhất. Phương thức vận chuyển này sẽ tùy thuộc vào khối lượng, thời gian cũng như khu vực cần vận chuyển. 

Đối với mặt hàng may mặc xuất nhập khẩu, thì chủ yếu doanh nghiệp nên lựa chọn vận chuyển với khối lượng lớn bằng đường biển và kết hợp với vận chuyển đường bộ hàng may mặc bằng xe tải để di chuyển lô hàng từ kho hàng đến cảng và vận chuyển hàng hóa từ cảng đến tận tay bên nhận.

>>> Xem thêm: FCL là gì?

Vận chuyển đường bộ hàng may mặc
Các bước vận chuyển hàng may mặc bằng đường bộ

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tham khảo thêm về hai hình thức vận chuyển hàng may mặc theo đường biển phổ biển hiện nay là:

  • Phương pháp gói hàng phẳng (Flatpack)
  • Phương pháp treo trên móc áo (Garment On Hanger – GOH)

Trong quá trình vận chuyển đường bộ hàng may mặc trên toàn quốc hoặc giữa những khu vực, doanh nghiệp có thể đặt cả dịch vụ xe container vận tải (FTL). Nếu như số lượng hàng thấp thì doanh nghiệp cũng có thể cân nhắc đến dịch vụ vận chuyển, gom hàng lẻ (LCL), được xác định bằng mật độ và phân loại hàng hóa.

Đây được xem là một giải pháp hàng đầu cho những doanh nghiệp liên tục có các đơn hàng nhỏ, giúp cho việc vận chuyển sản phẩm từ nhà máy đến kho bãi hoặc thậm chí là bên bán lẻ một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Một vài cách vận chuyển đường bộ hàng may mặc hiệu quả và tối ưu chi phí

Để có thể thực hiện vận chuyển đường bộ hàng may mặc đạt hiệu quả cao nhất, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ những chứng từ, giấy tờ cần thiết cho phía đơn vị vận chuyển và giao nhận hàng hóa. Việc chuẩn bị hàng hóa phải được thực hiện một cách cẩn thận, bao gồm:

  • Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, thường sẽ bao gồm hóa đơn VAT, phiếu xuất kho, hợp đồng mua bán, giấy chứng nhận hàng hóa theo yêu cầu (nếu là hàng xuất nhập khẩu),…
  • Mặt hàng quần áo rất dễ bị ẩm ướt, vì vậy chúng phải được đóng gói và đóng thùng/hộp cẩn thận. Doanh nghiệp nên thông báo cho đơn vị vận chuyển để tránh việc xếp dỡ hàng may mặc cùng với những thứ dễ bị rò rỉ nước.
  • Hàng may mặc cần phải được kiểm tra đúng quy cách, số lượng và chất lượng trước khi tiến hành giao hàng.
  • Doanh nghiệp nên kiểm tra kỹ đơn hàng, để tránh trường hợp bị thiếu hàng và phát sinh các chi phí trung chuyển đường dài.
  • Đối với hàng hóa có giá trị cao thì doanh nghiệp nên mua bảo hiểm vận chuyển đường bộ hàng may mặc để đảm bảo an toàn và phòng ngừa rủi ro xảy ra.
  • Tìm kiếm và chọn lựa những đơn vị, công ty vận chuyển hàng may mặc uy tín và có chuyên môn, để vừa đem lại chất lượng dịch vụ tốt nhất, vừa có giá cước cạnh tranh.
  • Quá trình vận chuyển đường bộ hàng may mặc sẽ có những rủi ro không thể lường trước được, nên nếu chuẩn bị tốt doanh nghiệp sẽ hạn chế phần lớn những rủi ro, tiết kiệm chi phí và tối ưu thời gian vận chuyển nhanh chóng.

>>> Xem thêm: Cập nhật các loại hàng hóa vận chuyển đường bộ mới nhất

Vận chuyển đường bộ hàng may mặc
Vận chuyển hàng may mặc hiệu quả và tối ưu

Dịch vụ vận chuyển đường bộ hàng may mặc tại Finlogistics

Khách hàng đến với đơn vị vận chuyển hàng hóa Finlogistics sẽ được trải nghiệm dịch vụ vận chuyển đường bộ hàng may mặc và những mặt hàng liên quan khác, với những tiêu chí hấp dẫn như:

  • Tất cả các mặt hàng đều được vận chuyển trong ngày với số lượng chuyến không giới hạn
  • Đội ngũ vận tải chạy nhanh chóng, an toàn và giao hàng trong vòng 24 – 48 tiếng
  • Hỗ trợ giao nhận hàng hóa tận nơi và cung cấp vận chuyển trên mọi miền đất nước
  • Hỗ trợ bốc dỡ và nâng hạ hàng hóa nhanh chóng và miễn phí
  • Giá cước vận chuyển cực kỳ ưu đãi với nhiều đợt hỗ trợ chi phí vận chuyển
  • Các mặt hàng vận chuyển đều được bảo hiểm hàng hóa 100%

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Van-chuyen-duong-bo-hang-may-mac


Van-chuyen-duong-bo-qua-bien-gioi-00.jpg

Hình thức vận chuyển đường bộ qua biên giới đã không còn là thuật ngữ quá xa lạ đối với những người thường xuyên hoạt động trong ngành vận tải Logistics. Đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của kinh tế thương mại vùng biên và nội địa, việc vận chuyển xuyên biên giới hoặc vận chuyển hàng hóa bằng xe liên vận đang nhận được sự quan tâm rất lớn của các doanh nghiệp.

Không những thế, đối với loại hàng dự án cần tiến độ nhanh chóng, vận chuyển đường bộ qua biên giới giúp đơn giản hóa và đẩy nhanh thời gian di chuyển, có lợi cho cả chủ hàng lẫn khách hàng. Vậy cụ thể hình thức vận chuyển này như thế nào? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu kỹ thông tin thông qua bài viết dưới đây của Finlogistics nhé!

Vận chuyển đường bộ qua biên giới
Tìm hiểu chi tiết hình thức vận chuyển hàng hoá đường bộ qua biên giới


Vận chuyển đường bộ qua biên giới là gì?

Trước tiên, chúng ta sẽ đi làm rõ khái niệm về loại hình vận chuyển đường bộ qua biên giới và những lợi ích, khó khăn mà nó mang lại cho các doanh nghiệp:

Định nghĩa

Vận tải xuyên biên giới (Cross Border Transport) là hình thức vận chuyển các loại hàng hóa xuyên qua biên giới quốc tế, bằng cách sử dụng phương thức đường bộ, đường biển hoặc đường hàng không. Loại hình vận chuyển này không nằm giới hạn trong phạm vi một quốc gia, mà trong đó điểm đầu tiên là ở một nước và điểm cuối lại ở một nước khác.

Khác với việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hay đường hàng không thì vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới thường sử dụng loại hình đường bộ, đường sắt hoặc đường thủy giữa các quốc gia có chung đường biên giới với nhau.

Hiện tại, Việt Nam đang là cửa ngõ của Đông Dương và cũng là một nước ở lưu vực sông Mê Kông. Khu vực này bao gồm sáu quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc (đặc biệt là hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây).

Với ưu thế giáp ranh biên giới với Trung Quốc, Lào và Campuchia, việc phát triển lĩnh vực vận tải xuyên biên giới để đưa hàng hóa “Made in Vietnam” xuất khẩu hoặc hàng quá cảnh qua Việt Nam là ưu tiên phát triển hàng đầu trong của ngành Logistics.

Vận chuyển đường bộ qua biên giới
Doanh nghiệp cần hiểu rõ khái niệm vận chuyển đường bộ qua biên giới

>>> Xem thêm: Lựa chọn Forwarder – đơn vị giao nhận hàng hóa uy tín hàng đầu

Vai trò

Sau khi đã hiểu rõ về thuật ngữ vận tải xuyên biên giới (Cross Border Transport) thì hãy cùng với Finlogistics nghiên cứu vai trò của loại hình vận chuyển này. Với lợi thế lớn về mặt địa hình của mình, Việt Nam luôn làm tốt vai trò là quốc gia trung gian trong việc tiếp cận và phát triển loại hình vận chuyển đường bộ qua biên giới. Dưới đây chính là một vài vai trò cụ thể của quá trình vận tải hàng hóa xuyên biên giới bằng đường bộ:

  • Vận tải xuyên biên giới hỗ trợ cho các doanh nghiệp có thể vận chuyển hàng hóa đường bộ một cách nhanh chóng và tiết kiệm tối đa phí tổn hơn, nếu so với vận tải đường hàng không và vận tải đường biển. Do đó, hiện nay vận tải xuyên biên giới phát triển mạnh mẽ và được ưa chuộng so với những loại hình vận chuyển còn lại.
  • Vận tải xuyên biên giới giúp cho quá trình giao dịch hàng hóa được diễn ra một cách nhanh chóng hơn, thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế thương mại của các nước đang phát triển.

Khó khăn

Ngoài việc tìm hiểu những lợi ích của quá trình vận tải xuyên biên giới thì những khó khăn của loại hình này cũng được khá nhiều người quan tâm. Những khó khăn thường gặp khi sử dụng dịch vụ vận tải hàng dự án, công trình xuyên biên giới có thể kể tới như:

  • Hạn chế lớn nhất vẫn là hạ tầng công nghệ thông tin, bởi việc áp dụng những tiến bộ trong công nghệ thông tin vào quá trình giám sát vận chuyển vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn.
  • Về kết cấu hạ tầng thiết bị phục vụ cho vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia vẫn còn gặp nhiều hạn chế như: thiết bị làm hàng, dụng cụ soi chiếu container, khu vực bãi tập kết xe container, kho bãi đông lạnh, sửa chữa  các phương tiện vận chuyển,…
  • Việc mất cân đối giữa lượng hàng hóa của các nước về đến Việt Nam nhiều hơn so với chiều hàng ngược lại. Điều này khiến cho ngành Logistics không tận dụng được khả năng vận chuyển và chuyên chở của phương tiện vận tải làm cho chi phí Logistic tăng lên.
Vận chuyển đường bộ qua biên giới
Vận chuyển hàng hoá đường bộ qua biên giới gặp những khó khăn và thách thức gì?

Quy định đặt ra khi thực hiện vận chuyển đường bộ qua biên giới hàng dự án

Giống như những hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng các phương thức khác, việc vận chuyển hàng hóa đường bộ thông qua biên giới vẫn phải chịu sự quản lý của các Cơ quan chức năng có thẩm quyền. Hàng hóa muốn nhập khẩu vào quốc gia bên kia biên giới cần phải được kê khai Hải Quan; nộp thuế phí, thuế kiểm dịch,… 

Hơn nữa, hàng theo dự án là loại mặt hàng rất đặc thù, với nhiều yêu cầu khắt khe cả về sự chuyên nghiệp lẫn giới hạn thời gian vận chuyển. Để có thể thực hiện vận chuyển được mặt hàng khó này, đơn vị vận tải cần phải có đội ngũ kỹ thuật bài bản chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm cùng các phương tiện vận tải chuyên dụng và lên kế hoạch, phương án làm sao cho hợp lý. Tất cả đều cùng mục đích vận chuyển hàng đúng tiến độ và tiết kiệm chi phí tổng thể.

Các bước thực hiện vận chuyển hàng dự án

  • Tiến hành khảo sát tình hình thực tế và lên kế hoạch đầy đủ, chi tiết cho quá trình vận chuyển
  • Thu thập tất cả các thông tin về loại hàng hóa cùng những yêu cầu của khách hàng
  • Khảo sát các tuyến đường để vận chuyển và lựa chọn loại phương tiện vận tải phù hợp
  • Báo giá cước phí vận chuyển hàng hóa chính xác, đầy đủ và chi tiết nhất đến khách hàng
  • Kiểm tra và giám sát tiến trình vận chuyển hàng dự án qua biên giới
  • Trực tiếp xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa
  • Vận chuyển hàng đến địa điểm đích và tiến hành các bước thanh toán cước phí
Vận chuyển đường bộ qua biên giới
Các bước thực hiện vận chuyển hàng hoá đường bộ qua biên giới

>>> Xem thêm: Những điều bạn cần biết về mặt hàng công trình dự án – Project Cargo

Dịch vụ vận chuyển qua biên giới hàng dự án của Finlogistics

Finlogistics hiện đang là đơn vị chuyên Forwarder, cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa qua biên giới uy tín và chất lượng, đặc biệt là hàng công trình dự án cần tiến độ nhanh chóng với số lượng lớn. Không những vậy, mọi khâu từ giám sát hàng hóa khi lắp đặt, tháo dỡ cho đến vận chuyển đều được chúng tôi thực hiện một cách chuẩn chỉ, nghiêm túc và đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.

Loại hình vận chuyển hàng hóa công trình, dự án khá đa dạng, do mỗi loại hàng hóa đều có những đặc thù, tính chất riêng của nó. Bởi vậy, chúng tôi luôn tìm hiểu, nghiên cứu và chọn lựa giải pháp vận chuyển phù hợp và nhanh gọn nhất cho mỗi lô hàng dự án.

Mặc dù có nhiều hình thức vận tải nhưng dịch vụ vận chuyển đường bộ qua biên giới vẫn được nhiều khách hàng lựa chọn nhiều nhất, do tính chất linh hoạt và đơn giản hóa của việc giao nhận hàng. Ngoài ra, thời gian vận chuyển cũng cực kỳ nhanh chóng mà giá cước lại được tối ưu.

Kết luận

Trên đây là tất tần tận những thông tin về hình thức vận chuyển đường bộ qua biên giới mà bạn cùng doanh nghiệp đang quan tâm tìm hiểu. Với phương châm: “Hàng hóa của bạn – trách nhiệm của chúng tôi”, mọi đơn hàng vận chuyển của khách hàng đều được Finlogistics thực hiện một cách tận tâm, nhiệt tình và vượt ngoài sự mong đợi. Liên hệ hotline ngay để được tư vấn sớm nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Van-chuyen-duong-bo-qua-bien-gioi


Dich-vu-di-doi-may-moc-00.jpg

Những công trình, dự án xây dựng hoặc nhà máy, xí nghiệp,… là những nơi có nhiều máy móc thiết bị hạng nặng khác nhau, dùng để phục vụ cho tiến trình sản xuất. Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp muốn thay đổi, di dời vị trí của máy móc thì lại gặp khá nhiều khó khăn. Do đó, dịch vụ di dời máy móc, thiết bị đã ra đời nhằm giải quyết nhu cầu này, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Dịch vụ di dời máy móc
Tìm hiểu dịch vụ di dời máy móc uy tín và chất lượng hàng đầu hiện nay


Dịch vụ di dời máy móc là gì?

Những khu công nghiệp, nhà máy, nhà xưởng sản xuất,… là nơi rất cần đến những loại máy móc, thiết bị cỡ lớn, hạng nặng nhằm mục đích phục vụ cho công việc sản xuất. Thông thường, khi quyết định di dời nâng hạ máy móc đến một địa điểm khác nào đó thì nguyên nhân là do khách hàng đang gặp phải một số vấn đề nan giải như sau:

  • Kho xưởng cần được nâng cấp: có thể kho xưởng hàng hóa đã cũ, lâu đời và lỗi thời nên cần tìm tới một vị trí mới để có thể tân trang, đầu tư lại hệ thống máy móc, trang thiết bị mới.
  • Thay đổi địa chỉ kinh doanh, sản xuất: khi địa chỉ cũ đã không còn được thu hút, nhiều lợi thế hoặc cần tìm nơi phát triển cao nữa mà cơ sở hạ tầng cũ, diện tích eo hẹp không thể đáp ứng được đầy đủ nguồn cung, nên sẽ cần kiếm một nơi rộng hơn, mua sắm thêm máy móc thiết bị mới để đáp ứng yêu cầu và tối ưu lợi ích kinh doanh.
  • Giao bán lại máy móc, thiết bị cho khách hàng: thường là những đơn vị sản xuất máy móc cần phải đóng gói và vận chuyển máy móc, thiết bị đến nơi của khách hàng an toàn và nhanh chóng.

Chính vì vậy, nhu cầu tháo dỡ, lắp đặt và di dời nâng hạ máy móc vào những vị trí thích hợp bên trong hoặc bên ngoài các nhà xưởng luôn là điều cần thiết. Dịch vụ di dời máy móc mà công ty Finlogistics mang đến cho khách hàng bao gồm:

  • Đóng kiện hàng máy móc xuất khẩu – tháo dỡ linh kiện máy móc nhập khẩu
  • Di dời nâng hạ máy móc, thiết bị giữa các nhà máy, nhà xưởng với nhau
  • Di chuyển máy móc thiết bị ra khỏi vị trí cũ, để lắp đặt vào vị trí mới
  • Thực hiện vận chuyển các loại hàng hóa máy móc, thiết bị xuất nhập khẩu
Dịch vụ di dời máy móc
Việc sử dụng dịch vụ di dời rất cần thiết khi doanh nghiệp muốn di chuyển vị trí hoặc nâng hạ máy móc

>>> Xem thêm: Dịch vụ giám định máy móc cũ đồng bộ mới nhất

Các bước chi tiết trong quy trình nâng hạ di dời máy móc 

Nhằm giúp việc di dời nâng hạ máy móc diễn ra một cách nhanh chóng và chính xác, thì đơn vị vận chuyển và doanh nghiệp cần cùng nhau thực hiện theo đúng các bước như sau:

Bước 1: Tiến hành khảo sát máy móc cần được di dời

Đây chính là khâu quan trọng nhất, bởi vì chỉ có khảo sát kỹ lưỡng trước địa hình, vị trí cần di dời và đặt máy móc thì quá trình điều phối xe chuyên dụng và thực hiện nâng hạ máy móc sẽ nhanh chóng và thuận tiện hơn. 

  • Kiểm tra và nghiên cứu kỹ vị trí địa hình và địa thế nơi cần di dời nâng hạ máy móc
  • Kiểm tra tổng thể những máy móc, thiết bị cần di dời ở trong các nhà máy, nhà xưởng, công trình xây dựng,…
  • Tính toán khối lượng của từng loại máy móc, thiết bị, cũng như mức tải trọng cẩu nâng tối đa an toàn,… để có thể dễ dàng nâng hạ hàng hóa

Bước 2: Lên phương án nâng hạ di dời máy móc, sử dụng phương tiện

Sau khi đã tiến hành khảo sát xong xuôi, đơn bị vận chuyển sẽ bắt đầu lập kế hoạch tổng thể để thực hiện di dời, đồng thời sẽ đưa ra nhiều phương án dự phòng khác, để có thể quá trình di dời diễn ra an toàn và tốt ưu nhất. Sau đó, đơn vị sẽ gửi bảng kế hoạch cho phía doanh nghiệp duyệt, rồi mới bắt đầu tiến hành làm theo quy trình.

Bước 3: Thực hiện di dời nâng hạ máy móc theo đúng tiến độ

  • Việc vận chuyển máy móc đến nơi yêu cầu của khách hàng phải có sự điều khiển và hỗ trợ của đội ngũ nhân viên kỹ thuật chuyên môn, để có thể lắp đặt, tháo dỡ đúng cách và đảm bảo an toàn nhất
  • Đơn vị tiến hành lắp đặt máy móc thiết bị vào đúng vị trí được yêu cầu
  • Tiến hành kiểm tra lại máy móc thiết bị sau khi đã lắp ráp xong xuôi tất cả và có thể cho vận hành thử

Bước 4: Bàn giao lại máy móc và thanh toán chi phí

Nếu không xảy ra vấn đề gì hoặc không có phản hồi xấu gì từ phía doanh nghiệp thì đơn vị vận chuyển sẽ bắt đầu cho tiến hành bàn giao lại hàng hóa, máy móc thiết bị và đưa bảng thanh toán chi phí cho doanh nghiệp theo như hợp đồng đã quy định.

Dịch vụ di dời máy móc
Các khâu quan trọng cần thiết khi thực hiện dịch vụ di dời máy móc

Phương tiện sử dụng để di dời nâng hạ máy móc

Với kinh nghiệm và chuyên môn nhiều năm, đội ngũ nhân viên vận chuyển, di dời hàng hóa của Finlogistics cùng những phương tiện vận tải hiện đại, sẵn sàng đáp ứng và phục vụ cho công việc xếp dỡ, di dời nâng hạ máy móc và lắp đặt máy móc một cách an toàn, chính xác và hiệu quả nhất, bao gồm:

  • Xe nâng hạ: được thiết kế với bộ phận nâng hạ hàng hóa phía trước rất gọn nhẹ và linh hoạt, dễ điều khiển và chỉ cần một người điều khiển để có thể vừa di chuyển và di dời nâng hạ máy móc với nhiều tải trọng khác nhau. Đây chính là loại phương tiện cần thiết trong việc vận chuyển và nâng hạ hàng hóa, đặc biệt đối với là máy móc thiết bị bên trong nhà xưởng, nhà máy, xí nghiệp,…
  • Xe đầu kéo: với những loại máy móc, thiết bị quá to và cồng kềnh, khi muốn vận chuyển cần phải được đóng gói, bao bọc kỹ lưỡng hoặc đóng thành thùng gỗ rồi đưa lên container để xe đầu kéo vận chuyển đến vị trí mới. Do đó, đây là loại xe được thiết kế khá chuyên biệt và có thể tách rời thùng hàng hay kéo thêm phần rơ-moóc ở phía sau rất linh hoạt, tăng tính hiệu quả và năng suất trong quá trình vận chuyển.
  • Xe cẩu tự hành: có thể vận chuyển với nhiều mức tải trọng khác nhau, từ 2,5 cho đến 25 tấn, loại xe này cấu tạo gồm có thùng xe phía sau có gắn thêm cần cẩu để có thể di dời, nâng hạ cẩu di dời máy móc thiết bị có kích thước và khối lượng lớn lên xuống dễ dàng và có thể linh hoạt trong việc di chuyển giữa những địa điểm một cách nhanh chóng.
  • Xe tải đường bộ: đây là dòng xe tải rất thông dụng hiện nay, có thể sử dụng để tải tất cả những loại hàng hóa hoặc chuyên chở máy móc thiết bị để phục vụ trong các ngành công nghiệp khác nhau. Tùy thuộc vào mức tải trọng cần chở hay đặc điểm, tính chất của lô hàng mà sẽ có loại xe tải tương ứng phù hợp, bao gồm: xe tải hạng nhẹ, xe tải hạng trung hoặc xe tải hạng nặng.
  • Xe chở container: loại xe này thường dùng để vận chuyển các mặt hàng máy móc thiết bị, chủ yếu ở những bến cảng, khu công nghiệp hay những nhà máy, nhà xưởng sản xuất có quy mô rộng lớn. Đặc biệt, loại xe này chỉ chạy chủ yếu trên những tuyến đường quốc lộ chính, bởi vì rất khó để điều khiển và có kích thước rất lớn và dài, dễ gây ảnh hưởng đến những xe nhỏ và tình trạng giao thông xung quanh nếu lái không cẩn thận.
  • Thiết bị chuyên dụng: có thể kể tới như con lăn, rùa, đội, palang, sắt, bạt lót nền , thiết bị chèn lót để bảo vệ nền của nhà xưởng, nhà máy.
Dịch vụ di dời máy móc
Phương tiện nào được sử dụng đối với dịch vụ di dời máy móc?

>>> Xem thêm: Tìm hiểu dự án hàng Táo Đỏ Trung Quốc nhập khẩu nội địa

Chi phí dành cho dịch vụ di dời máy móc

Trên thị trường vận tải hàng hóa hiện nay, sự cạnh tranh giữa những đơn vị vận chuyển đã trở nên rất gay gắt hơn, cả về chất lượng lẫn chi phí dịch vụ. Hiểu rõ điều này, giá cước dịch vụ di dời máy móc theo yêu cầu của Finlogistics luôn ở mức tốt nhất và được đánh giá cao.

Các khách hàng đều được phục vụ khi có nhu cầu vận chuyển, di dời hàng hóa mà không cần phải đắn đo suy nghĩ về giá cả hay mức độ uy tín của đơn vị. Theo đó, giá cước di dời máy móc thiết bị sẽ tùy thuộc vào:

  • Khối lượng và kích thước của máy móc thiết bị cần được di dời nâng hạ cẩu
  • Mức độ phức tạp phải cần sử dung đến nhiều loại phương tiện chuyên dụng khác nhau 
  • Khoảng cách cần thực hiện vận chuyển, di dời bao gồm: từ vị trí này đến vị trí khác bên trong nhà máy, nhà xưởng; thay đổi địa điểm hay chuyển từ vùng miền này sang vùng miền khác cũng có giá tương ứng khác nhau

Kết luận

Trên đây là những lưu ý cần thiết khi làm dịch vụ di dời máy móc mà bạn đang quan tâm. Nếu có nhu cầu cần đến dịch vụ di dời máy móc, thiết bị cỡ lớn hạng nặng thì quý khách hàng đừng bỏ lỡ cơ hội được công ty Finlogistics hỗ trợ thực hiện, với mức giá ưu đãi và cam kết nhanh chóng, an toàn, tối ưu. Hãy liên lạc với chúng tôi qua thông tin liên hệ bên dưới để được phục vụ tốt nhất nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Dich-vu-di-doi-may-moc


Hang-qua-canh-duong-bo-la-gi-00.jpg

Việc quá cảnh hàng hóa thông qua đường bộ cũng đã tạo ra sự thuận tiện và tiết kiệm chi phí một cách tối ưu và hiệu quả. Vậy hàng quá cảnh đường bộ là gì? Việt Nam với ưu thế về mặt vị trí địa lý thì nên được coi là một nước trung gian trong quy trình quá cảnh hàng hóa giữa các nước trong khu vực và trên thế giới hay không? Cùng Finlogistics tìm hiểu về các quy định được ban hành đối với việc quá cảnh hàng đường bộ nhé!

Hàng quá cảnh đường bộ là gì?
Hàng quá cảnh đường bộ là gì?


Định nghĩa hàng quá cảnh đường bộ là gì?

Điều 241, Bộ Luật Thương mại năm 2005, có bổ sung quy định về hàng quá cảnh đường bộ là gì. Đây là việc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm, thuộc quyền sở hữu của những tổ chức, cá nhân nước ngoài đi qua lãnh thổ Việt Nam, trong thời gian được quy định. Kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho hay  tách lô hàng, thay đổi phương thức vận chuyển hoặc những công việc khác đều được thực hiện trong thời gian quá cảnh hàng hóa.

Quy định hàng quá cảnh đường bộ là gì khi thông qua lãnh thổ Việt Nam?

Theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP quy định chi tiết về việc thi hành luật thương mại về hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa quốc tế và những hoạt động địa lý mua bán, gia công và quá cảnh hàng hóa đường bộ, đối với nước ngoài. Quy định này được đưa ra khá rõ ràng về việc quá cảnh hàng hóa thông qua lãnh thổ Việt Nam. Trong đó, Điều 242 của Bộ Luật Thương mại năm 2005 có quy định:

Mọi hàng hóa, sản phẩm thuộc quyền sở hữu của các tổ chức, cá nhân nước ngoài đều được phép quá cảnh tại lãnh thổ Việt Nam và chỉ cần làm các thủ tục Hải Quan tại cửa khẩu nhập và xuất, theo quy định của Pháp luật.

Hàng quá cảnh đường bộ là gì?
Hàng quá cảnh đường bộ là gì?

Trừ những trường hợp sau đây:

  • Hàng hóa là những loại vũ khí, đạn dược, vật liệu gây cháy nổ và những loại hàng hóa có mức độ nguy hiểm cao khác, trừ các trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
  • Hàng hóa thuộc diện bị cấm kinh doanh, cấm xuất – nhập khẩu và chỉ được quá cảnh tại lãnh thổ Việt Nam khi được Bộ trưởng Bộ Công Thương cho phép.

Việc trao đổi và vận chuyển hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa có mức độ nguy hiểm cao muốn quá cảnh tại lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ theo những quy định của Pháp luật Việt Nam. Tất cả đều theo những điều quy ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang là thành viên.

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu mặt hàng serum đối với các doanh nghiệp mới

Nguyên tắc quản lý hoạt động quá cảnh hàng hóa đường bộ

Nguyên tắc quản lý hoạt động quá cảnh hàng hóa đường bộ được quy định tại Điều 45, Luật Quản lý Ngoại thương năm 2017 như sau:

  • Hàng hóa quá cảnh khi thực hiện xuất khẩu phải là toàn bộ hàng hóa đã nhập khẩu trước đó.
  • Việc các tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài muốn thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa hoặc tự mình thực hiện công việc quá cảnh hàng hóa thông qua lãnh thổ Việt Nam hoặc thuê thương nhân nước ngoài thực hiện quá cảnh hàng hóa đường bộ được thực hiện theo quy định của Pháp luật. (Quy định của Bộ Luật thương mại và các điều ước quốc tế mà nước Việt Nam là thành viên; Quy định của Pháp luật Việt Nam về việc xuất – nhập cảnh, giao thông vận tải).
  • Việc quá cảnh hàng hóa đường bộ tại lãnh thổ Việt Nam phải dưới sự giám sát của các Cơ quan Hải Quan trong toàn bộ thời gian thực hiện quá cảnh và vào – ra hàng hóa theo đúng quy định của cửa khẩu.
  • Hàng hóa quá cảnh khi được tiêu thụ trong thị trường nội địa phải thực hiện theo những quy định về việc quản lý xuất -nhập khẩu hàng hóa, mà Bộ Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 và những quy định khác của Pháp luật có liên quan đã đưa ra.
Hàng quá cảnh đường bộ là gì?
Hàng quá cảnh đường bộ là gì?

Thời gian quá cảnh hàng hóa đường bộ

Điều 47, Bộ Luật Quản lý Ngoại thương năm 2017 cũng đã quy định về thời gian cho hàng quá cảnh đường bộ là gì như sau:

Thời gian cho phép quá cảnh trên lãnh thổ Việt Nam tối đa là 30 ngày, kể từ ngày phía doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục Hải Quan tại cửa khẩu nhập, trừ những trường hợp sau:

  • Các trường hợp được phép gia hạn thêm thời gian quá cảnh hàng hóa đường bộ.
  • Các trường hợp hàng hóa được lưu trữ tại kho ở Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất hoặc phương tiện vận chuyển, chở hàng hóa, sản phẩm bị hư hỏng trong quá trình thực hiện quá cảnh.

Đối với những loại hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị tổn thất, hư hỏng hoặc phương tiện vận chuyển chở hàng bị hư hỏng, trong thời gian quá cảnh thì cần phải có thêm thời gian để tiếp tục lưu kho và khắc phục sự cố hư hỏng, tổn thất thì:

  • Thời gian quá cảnh sẽ được gia hạn tương ứng với thời gian cần thiết để thực hiện những công việc đó và phải được phía Cơ quan Hải Quan, nơi làm thủ tục quá cảnh hàng hóa đồng thuận.
  • Trường hợp muốn gia hạn thêm thời gian quá cảnh đối với những loại hàng hóa quá cảnh đã quy định thì phải được Bộ trưởng Bộ Công Thương  phép.

Trong thời gian lưu kho tại Việt Nam và khắc phục những sự cố hư hỏng, tổn thất nêu trên, thì hàng hóa và phương tiện vận chuyển chở hàng quá cảnh vẫn phải dưới quyền giám sát của Cơ quan Hải Quan.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn các bước thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng

Quyền và nghĩa vụ của các bên dịch vụ quá cảnh hàng hóa đường bộ

Hợp đồng dịch vụ quá cảnh hàng hóa đường bộ phải được lập thành văn bản chính quy hoặc bằng hình thức khác, nhưng vẫn có giá trị pháp lý tương đương.

Bên thuê dịch vụ quá cảnh

Trừ những trường hợp đã có thỏa thuận khác, thì bên thuê dịch vụ quá cảnh sẽ có những quyền sau đây:

  • Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh tiếp nhận hàng hóa, sản phẩm tại cửa khẩu nhập, theo đúng thời gian hai bên đã thỏa thuận.
  • Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh thông báo kịp thời về tình trạng của hàng hóa, sản phẩm quá cảnh trong thời gian hàng hóa quá cảnh tại lãnh thổ Việt Nam.
  • Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh thực hiện mọi thủ tục cần thiết để hạn chế những tổn thất, hư hỏng đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.

Trừ những trường hợp đã có thỏa thuận khác, thì bên thuê dịch vụ quá cảnh sẽ có những nghĩa vụ sau đây:

  • Đưa hàng hóa, sản phẩm đến cửa khẩu nhập của Việt Nam, theo đúng thời gian hai bên đã thỏa thuận.
  • Cung cấp đầy đủ và chi tiết cho bên cung ứng dịch vụ quá cảnh những thông tin cần thiết về hàng hóa quá cảnh.
  • Cung cấp đầy đủ những chứng từ cần thiết, để bên cung ứng dịch vụ quá cảnh có thể làm thủ tục nhập khẩu, thực hiện vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam và làm các thủ tục xuất khẩu.
  • Thanh toán chi phí, thù lao quá cảnh và những chi phí hợp lý khác cho bên cung ứng dịch vụ quá cảnh hàng hóa.
Hàng quá cảnh đường bộ là gì?
Hàng quá cảnh đường bộ là gì?

>>> Xem thêm: Chi tiết thủ tục nhập khẩu hàng mỹ phẩm mới nhất

Bên cung ứng dịch vụ quá cảnh

Trừ những trường hợp đã có thỏa thuận khác, thì bên cung ứng dịch vụ quá cảnh sẽ có những quyền sau đây:

  • Yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh đưa hàng hóa, sản phẩm đến cửa khẩu nhập của Việt Nam, theo đúng thời gian mà hai bên đã thỏa thuận.
  • Yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh cung cấp đầy đủ và chi tiết những thông tin cần thiết về hàng hóa quá cảnh;
  • Yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh cung cấp đầy đủ các chứng từ cần thiết, để làm thủ tục nhập khẩu, thực hiện vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu hàng quá cảnh.
  • Được nhận chi phí, thù lao quá cảnh như thỏa thuận và những chi phí hợp lý khác trong quá trình vận chuyển.

Trừ những trường hợp đã có thỏa thuận khác, thì bên cung ứng dịch vụ quá cảnh sẽ có những nghĩa vụ sau đây:

  • Tiếp nhận hàng hóa, sản phẩm quá cảnh tại cửa khẩu nhập tại Việt Nam, theo thời gian mà hai bên đã thỏa thuận.
  • Làm thủ tục nhập – khẩu hàng hóa quá cảnh ra khỏi ngoài lãnh thổ Việt Nam.
  • Chịu trách nhiệm trực tiếp đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian cho phép quá cảnh tại lãnh thổ Việt Nam.
  • Thực hiện những công việc cần thiết để hạn chế những tổn thất và hư hỏng đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian cho phép quá cảnh tại lãnh thổ Việt Nam.
  • Nộp các lệ phí và thực hiện những nghĩa vụ tài chính khác đối với hàng hóa quá cảnh, theo đúng quy định của Pháp luật Việt Nam.
  • Có trách nhiệm hợp tác cùng với Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, để xử lý những vấn đề quan trọng có liên quan đến hàng hóa quá cảnh.

Tổng kết

Như vậy, trên đây là những thông tin đầy đủ và chi tiết nhất về hàng quá cảnh đường bộ là gì và các quy định của Pháp luật Việt Nam đối với loại hàng hóa này. Nếu quý khách hàng và doanh nghiệp có mong muốn làm giấy tờ thông quan và thực hiện vận chuyển quá cảnh hàng hóa đường bộ qua lãnh thổ Việt Nam, có thể liên lạc với công ty Finlogistics.

Chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành xuất nhập khẩu nói chung và lĩnh vực làm thủ tục giấy tờ Hải Quan cùng như vận chuyển hàng hóa nội địa – quốc tế nói riêng. Đội ngũ nhân viên tư vấn của Finlogistics sẽ làm việc và theo dõi trực tiếp, sát sao cùng với quý khách hàng và doanh nghiệp để quá trình xuất – nhập trở nên nhanh chóng, an toàn và tối ưu chi phí nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone: 0963.126.995 (Ms.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Hang-qua-canh-duong-bo-la-gi