Dieu-khoan-FOB-la-gi-00.jpg

Thuật ngữ FOB đã không còn quá xa lạ đối với những người làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Nếu hiểu rõ bản chất của FOB sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể lựa chọn đúng hình thức giao hàng một cách tối ưu và phù hợp nhất. Vậy định nghĩa về FOB là gì? Hãy đi tìm hiểu chi tiết hơn thông qua bài viết sau đây cùng với Finlogistics nhé!!!

FOB là gì?
FOB là gì?

(29/10/2023)


 

Thuật ngữ FOB trong xuất nhập khẩu là gì?

FOB là chữ viết tắt tiếng Anh của Free on Board (hay còn gọi là Freight on Board). Thực chất, FOB chỉ là tên của một điều khoản giao hàng bên trong Incoterm. Đây cũng được hiểu như là một điều kiện giao hàng cần thiết, nhằm chuyển đổi trách nhiệm hàng hóa của bên bán cho bên vận chuyê khi hàng hóa của họ đã lên boong tàu.

Sau khi hàng hóa đã được vận chuyển lên boong tàu, thì mọi vấn đề liên quan sẽ được chuyển giao qua bên mua như là: quản lý hàng, rủi ro về hàng hóa,… Nếu như hàng hóa vẫn chưa được xếp dỡ lên tàu thì bên bán vẫn phải chịu trách nhiệm chung về lô hàng. Theo đó, lan can tàu tại cảng đi sẽ chính là địa điểm chuyển đổi rủi ro, như trong điều kiện của FOB.

Trong quá trình hàng hóa được vận chuyển, từ nước này sang nước khác bằng đường thủy thì sẽ phải trải qua quãng thời gian dài trên biển. Những rủi ro có thể gặp phải như: sóng thần, cướp biển, va chạm tàu,… có thể gây hư hỏng hoặc mất trắng hàng hóa. Khi đó, theo điều khoản FOB thì bên bán sẽ không phải chịu trách nhiệm cho vấn đề này. Chính vì vậy, bên mua cần phải mua thêm bảo hiểm cho lô hàng hóa.

Xem thêm: Shipping Mark trong xuất nhập khẩu có vai trò như thế nào?

Hướng dẫn cách tính giá FOB

Giá của Free on Board chính là giá tại cửa khẩu của quốc gia bên bán (bên xuất khẩu). Giá FOB sẽ bao gồm các chi phí vận chuyển lô hàng ra cảng đi, thuế phí xuất khẩu và thuế để làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa. Giá FOB sẽ không bao gồm chi phí vận chuyển bằng đường biển và phụ phí khác như bảo hiểm đường biển. Theo đó, gFOB sẽ được tính toán cụ thể như sau:

Giá FOB = Giá hàng hóa + Phí kéo container + Phí nâng hạ container  + Phí mở tờ khai Hải Quan + Phí kẹp trì +  Phí phun kiểm dịch + Phí xin giấy chứng nhận xuất xứ – CO (nếu được yêu cầu)

FOB là gì?
FOB là gì?

Trách nhiệm Của các bên khi thực hiện hợp đồng FOB là gì?

Khi thực hiện hợp đồng FOB thì trách nhiệm của bên bán và bên mua được quy định chi tiết trong bộ quy tắc Incoterm.

Nghĩa vụ thanh toán

Bên bán sẽ có trách nhiệm giao hàng hóa lên tàu và cung cấp đầy đủ những hóa đơn, chứng từ, đồng thời cung cấp thêm vận đơn đường biển để làm bằng chứng khi giao hàng. Bên mua có trách nhiệm thanh toán toàn bộ các chi phí về tiền hàng cho bên bán.

Chuẩn bị giấy phép và thủ tục

Bên bán sẽ làm các bước thủ tục xuất khẩu hàng hóa, đồng thời cung cấp chứng từ, giấy phép xuất khẩu để lô hàng được xuất đi thành công. Bên mua sẽ có trách nhiệm chuẩn bị bộ giấy phép xuất khẩu và hoàn tất thủ tục Hải Quan để lô hàng được cấp phép nhập khẩu vào quốc gia và vùng lãnh thổ của mình.

Trách nhiệm giao hàng

Bên bán sẽ chi trả những chi phí cho quá trình lô hàng được đưa lên tàu. Hàng hóa sẽ do bên bán vận chuyển từ cảng xuất đã được chỉ định. Bên mua sẽ được nhận hàng hóa ngay khi hàng được bốc lên tàu, tại cảng đến.

Hợp đồng bảo hiểm vận chuyển

Bên bán sẽ phải chịu các chi phí và rủi ro trong quá trình vận chuyển lô hàng từ kho tới cảng đi. Chi phí này sẽ được tính và chuyển giao cho bên mua, ngay sau khi lô hàng đã được đưa lên tàu. Bên mua sẽ thanh toán các chi phí vận chuyển hàng hóa từ cảng xuất đi đến cảng nhận. Bên mua sẽ không bị bắt buộc phải mua hợp đồng bảo hiểm, nếu không có nhu cầu.

Cước phí

Bên bán sẽ trả toàn bộ chi phí cho đến khi hàng hóa đã được chuyển lên boong tàu, bao gồm như: chi phí vận chuyển, chi phí kê khai Hải Quan và thuế,… Bên mua sẽ trả cước vận chuyển lô hàng, tính từ lúc tất cả hàng hóa được đặt lên boong tàu. Bên cạnh đó, bên mua còn phải trả mọi chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển trên biển, bao gồm cước phí và phụ phí khác nhau, để có được những chứng từ cần thiết.

Xem thêm: Thuật ngữ CIF được hiểu như thế nào trong xuất nhập khẩu?

FOB là gì?
FOB là gì?

Thông tin về lô hàng

Bên bán phải thông báo lô hàng đã được chuyển giao hoàn tất qua lan can tàu. Bên mua sẽ phải thông báo hàng đã được chất đầy đủ lên tàu cùng những thông tin về tàu và cảng chỉ định.

Kiểm tra đóng gói hàng hóa

Bên bán sẽ chi trả toàn bộ chi phí cho quá trình kiểm tra và quản lý chất lượng của lô hàng. Hơn nữa, bên bán cũng cần thông báo với bên mua khi lô hàng được đóng gói đặc biệt. Bên mua sẽ chi trả những khoản phí phát sinh nếu như lô hàng bị Hải Quan của nước xuất khẩu tiến hành kiểm tra.

Trên đây là tất cả những nội dung liên quan đến điều khoản FOB cần thiết mà bạn nên biết. Hãy liên hệ ngay tới đội ngũ tư vấn viên của Finlogistics để được hỗ trợ vận chuyển hàng hóa đường biển, nhập khẩu chính ngạch Trung Quốc, làm thủ tục Hải Quan,… Chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ uy tín, chất lượng hàng đầu, với mức chi phí tối ưu nhất tới cho quý khách hàng và doanh nghiệp!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

FOB là gì?

Θ Bài viết gợi ý: 


Hang-FCL-la-gi-00.jpg

FCL là gì trong hoạt động xuất nhập khẩu? Đây là một thuật ngữ được áp dụng phổ biến hiện nay trong phương thức vận chuyển hàng hóa bằng thùng container. Bên mua và bên bán khi sử dụng loại hình vận chuyển hàng hóa này thì nên hiểu rõ để có thể tối ưu chi phí và bảo đảm an toàn cho hàng hóa. Đây là thuật ngữ khá quan trọng, do đó hãy theo dõi bài viết này của Finlogistics để hiểu hơn nhé!!!

Hàng FCL là gì?
Hàng FCL là gì?

(28/09/2023)


 

FCL là gì trong xuất nhập khẩu hàng hóa?

Hiểu đơn giản, FCL là hình thức gửi hàng nguyên thùng container. Hàng hóa sẽ được đóng kín bên trong một container, thường các mặt hàng sẽ vận chuyển đồng nhất và cùng từ một chủ hàng. Đây chính là phương thức vận tải ưa chuộng, trong việc vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Khi muốn sử dụng FCL để vận chuyển, thì bên bán hay bên gửi hàng (người xuất khẩu) sẽ có nhiệm vụ đóng gói hàng hóa vào thùng container. Sau đó, giao container đó cho các đơn vị vận chuyển. Container sẽ được vận chuyển đến tay bên mua hay bên nhận hàng.

Bên nhận sẽ có nhiệm vụ dỡ hàng ra khỏi thùng container mà không được gây hư hỏng gì cho container. Đơn vị vận chuyển sẽ mang trả container rỗng trở về lại cho nhà xuất khẩu. Thùng container sau khi được sử dụng, sẽ được mang về để tái chế sử dụng cho những lần vận chuyển tiếp theo.

Các bước nhập khẩu hàng hóa FCL đường biển

Đặt lịch tàu

Thông tin cần có để tiến hành đặt lịch tàu bao gồm: cảng đi, cảng đến, kích thước container, số lượng đặt, ngày đóng hàng, ngày tàu đi, bảng kê khai Hải Quan và những chứng từ, giấy tờ có liên quan khác,…

Đóng và bốc hàng – theo dõi tiến độ

Sau khi đã đặt xong lịch tàu, bên mua cần liên hệ với các hãng tàu để mượn vỏ container để đóng hàng. Hãy chuẩn bị những thông tin theo yêu cầu để được cấp vận đơn. Khi hàng đã lên tàu thì bên gửi sẽ nhận được chứng từ vận đơn từ hãng tàu. Sau đó, bên gửi tiếp tục theo dõi tiến độ của lô hàng đang tới đâu, những thông tin sẽ được thông báo từ hãng tàu như: ngày cập bến, chi phí phát sinh khác,…

Xem thêm: Quy trình lấy lệnh EDO giao hàng điện tử gồm các bước nào?

Hàng FCL là gì?
Hàng FCL là gì?

Nhận hàng và kiểm tra chứng từ

Sau khi hàng hóa đã được chuyển lên boong tàu, bên bán sẽ gửi bộ chứng từ nhập khẩu hàng cho bên mua để hoàn tất các bước thủ tục thanh toán. Khi đó, bên mua phải có các chứng từ gốc mới có thể làm thủ tục nhập hàng hóa. Bên mua cũng cần hoàn thiện thủ tục khai báo với Hải Quan và đóng thuế phí nhập khẩu đầy đủ.

Nhập hàng FCL

Khi tàu đến cảng, bên mua sẽ hoàn thiện những thủ tục Hải Quan tại cảng và đợi các cán bộ phía Hải Quan tới để kiểm hóa (nếu có các quy định về nhập khẩu hàng hóa). Bên mua sẽ làm thủ tục xin rút tờ khai, xuất phiếu EIR và thực hiện thanh lý tờ khai. Nếu được thông quan thì doanh nghiệp có thể cho xe hàng vào cảng để bốc dỡ hàng. Hàng hóa sau khi vận chuyển, sẽ được tiến hành trả lại vỏ container rỗng cho bên hãng tàu và nhận lại tiền cược trước đó.

Xem thêm: Làm thủ tục Hải Quan chính xác nhất với 7 bước thực hiện

Trách nhiệm của các bên khi tham gia vận chuyển hàng FCL

Bên gửi hàng

Bên gửi có trách nhiệm như sau:

  • Đặt thuê và ra cảng lấy container, cũng như tiến hành đóng hàng vào container
  • Cung cấp những nội dung, thông tin cần thiết cho hãng tàu vận chuyển để làm giấy tờ vận đơn
  • Thực hiện công việc giao hàng hóa, đảm bảo hàng đóng đầy và không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển
  • Làm các bước thủ tục Hải Quan để thông quan hàng hóa
  • Chịu chi phí bốc dỡ, nâng hạ container hoặc chi phí DEM/DET (nếu có)

Bên vận chuyển

Đơn vị vận chuyển tàu sẽ có trách nhiệm:

  • Phát hành chứng từ vận đơn, kê khai Manifest cho bên gửi hàng
  • Tiến hành bốc container lên tàu và sắp xếp thùng container an toàn trước khi tàu nhổ neo di chuyển
  • Tiến hành dỡ container khỏi tàu khi hàng hóa đến cảng đích
  • Giao container cho bên nhận hàng, kèm vận đơn hợp lệ tại bãi gửi container

Bên nhận hàng

Khi có thông báo hàng đã đến cảng đích, bên nhận có trách nhiệm:

  • Chuẩn bị làm các bước thủ tục Hải Quan để thông quan cho lô hàng hóa
  • Vận chuyển container về kho chứa và tiến hành dỡ hàng
  • Trả container về đúng nơi quy định của hãng tàu
  • Tiến hành dỡ hàng ngay tại cảng đích
  • Thanh toán các khoản chi phí tại cảng, chi phí cược container,…
Hàng FCL là gì?
Hàng FCL là gì?

Xem thêm: Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ETA trong Logistics

Để vận chuyển hàng FCL một cách an toàn và nhanh chóng, doanh nghiệp nên chọn lựa đơn vị vận chuyển uy tín và am hiểu FCL là gì, các bước làm thủ tục Hải Quan. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Forwarder, công ty Finlogistics chúng tôi tự tin hỗ trợ khách hàng thực hiện vận chuyển hàng hóa liên quốc tế và xuyên nội địa, với đa dạng các loại hình vận tải phổ biển như: đường bộ, đường biển, đường hàng không,… Khách hàng sẽ được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu và chi tiết về đơn hàng, cùng mức chi phí thấp nhất!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Hàng FCL là gì?

Θ Bài viết gợi ý:


Nhap-khau-may-gap-thu-nhoi-bong-00.jpg

Đối với hàng hóa máy gắp thú nhồi bông cần có giấy phép trước khi làm thủ tục hải quan. Vậy thủ tục nhập khẩu máy gắp thú nhồi bông gồm các bước như thế nào? Mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo Thông tư số 24/2018/TT-BVHTTDL-PL2. Finlogistics sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình này qua bài viết này nhé!!!

Nhập khẩu máy gắp thú nhồi bông
Nhập khẩu máy gắp thú nhồi bông

(05/09/2023)


 

Chuẩn bị nhập khẩu máy gắp thú nhồi bông

  • Bước 1: Chuẩn bị các loại giấy tờ, hồ sơ cần thiết và xin giấy phép nhập khẩu tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Vụ Kế hoạch, Tài chính – Bộ Văn hóa, Thể thao
  • Bước 2: Khai báo Hải Quan, lấy mẫu hàng hóa cần thẩm định
  • Bước 3: Mang mẫu thử nghiệm đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Vụ Kế hoạch, Tài chính – Bộ Văn hóa, Thể thao để thẩm định 
  • Bước 4: Nhận kết quả và thông quan hàng hóa

Khi nào thì Bộ Văn hóa và Sở Văn hóa cấp phép nhập khẩu máy gắp thú nhồi bông?

Trả lời: Bộ Văn hóa cấp phép khi doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hai trụ sở trở lên ở hai tỉnh khác nhau. Lúc đó Bộ Văn hóa sẽ cấp phép, còn Sở Văn hóa sẽ thẩm định. Hoặc Bộ Văn hóa sẽ cấp phép đối với hàng hóa thuộc danh mục thuộc thông tư 28, ví dụ như: máy đánh bạc dành cho người nước ngoài. Sở Văn hóa sẽ có thẩm quyền cấp phép khi doanh nghiệp chỉ có một đăng ký kinh doanh tại một tỉnh thành. 

Thủ tục nhập khẩu máy gắp thú nhồi bông

Dựa theo căn cứ Pháp lý: Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 và Thông tư 26/2018/TT-BVHTTDL, sửa đổi Thông tư 28/2014/TT-BVHTTDLDoanh nghiệp đề nghị nhập khẩu sẽ gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Vụ Kế hoạch, Tài chính – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hồ sơ nhập khẩu máy gắp thú nhồi bông bao gồm:

  • Đơn đề nghị nhập khẩu sản phẩm (Mẫu 05, tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 28/2014/TT-BVHTTDL);
  • Giấy phép kinh doanh 
  • Catalogue (thông số kỹ thuật của hàng hóa)
Nhập khẩu máy gắp thú nhồi bông
Nhập khẩu máy gắp thú nhồi bông

Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu Mỹ phẩm dành cho người mới năm 2023

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có văn bản thông báo cho doanh nghiệp đề nghị bổ sung đầy đủ hồ sơ hợp lệ để nhập khẩu máy gắp thú nhồi bông.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ có văn bản trả lời kết quả chấp thuận hoặc từ chối đề nghị nhập khẩu của Thương nhân và nêu rõ lý do, cụ thể:

  • Thời gian tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ: ½ ngày
  • Thẩm định hồ sơ: 07 ngày 
  • Xem xét và ký duyệt: 02 ngày
  • Tiếp nhận kết quả và trả kết quả: ½ ngày

Sau khi được trả kết quả thì doanh nghiệp cần phải tiến hành thông quan hàng hóa như bình thường với bộ hồ sơ nhập khẩu máy gắp thú nhồi bông như sau: 

Nhập khẩu máy gắp thú nhồi bông
Nhập khẩu máy gắp thú nhồi bông
 

Như vậy, trên đây là các bước chi tiết để thực hiện thủ tục nhập khẩu máy gắp thú nhồi bông dành cho các cá nhân, doanh nghiệp quan tâm. Bạn nên đọc kỹ những nội dung, thông tin có trong bài viết để hiểu rõ hơn về quy trình cũng như quy định của Nhà nước đối với mặt hàng này. Nếu quý khách hàng, doanh nghiệp có thắc mắc nào hay muốn nhập khẩu, hãy liên hệ cho chúng tôi – Finlogistics.

Tự hào là đơn vị Forwarder hàng đầu tại Việt Nam, chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế và nội địa, làm thủ tục thông quan Hải Quan và hồ sơ, chứng từ khó,… Mọi yêu cầu của khách hàng sẽ được đội ngũ tư vấn viên nhiệt tình, chuyên nghiệp của chúng tôi giải quyết một cách nhanh chóng, triệt để và tối ưu mọi chi phí!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Nhập khẩu máy gắp thú nhồi bông

Θ Bài viết gợi ý:


Xuat-nhap-khau-00.jpg

Bạn là doanh nghiệp lần đầu thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu? Nếu bạn chưa có kiến thức và kinh nghiệp để tiến hành xuất nhập một lô hàng hóa thì hãy theo dõi những nội dung, thông tin dưới đây. Bài viết hữu ích của Finlogistics sẽ hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu – nhập khẩu và thủ tục Hải Quan dễ dàng và nhanh chóng nhất!!!

Xuất nhập khẩu
Thực hiện xuất nhập khẩu lần đầu với các doanh nghiệp

(04/09/2023)


 

Ký hợp đồng mua bán và các điều khoản giao hàng Incoterm, điều kiện thanh toán

  1. Tên hàng hóa, số lượng, chất lượng, đơn giá, thời gian giao hàng, địa chỉ giao hàng

2.  Phương thức vận chuyển

  • Đường biển/ đường bộ/ đường hàng không hay dịch vụ chuyển phát nhanh
  • Cảng đi, cảng đến
  • Thời gian giao hàng dự kiến

3.  Điều kiện bảo hành, đổi trả hàng lỗi, các điều kiện về hướng dẫn lắp đặt, hướng dẫn vận hành

4.  Điều kiện thanh toán:

  • Đặt cọc sản xuất – thanh toán trước hoặc sau khi giao hàng: 30/70, 20/80, 50/50.
  • Hình thức thanh toán T/T (thanh toán ngay) hay thanh toán LC (thanh toán bảo lãnh ngân hàng qua bộ chứng từ gốc)

5.  Điều kiện giao hàng: áp dụng theo Incoterm 2010 hoặc Incoterm 2020 phụ thuộc vào thỏa thuận 2 bên.

6.  Điều kiện về các giấy tờ đi kèm như: CO – chứng nhận xuất xứ hàng hóa để hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu, CQ (chứng nhận chất lượng), Phyto, Healthy Cert, CFS,… và các chứng từ khác nếu có, cần kiểm tra thủ tục nhập khẩu trước khi làm việc với người xuất khẩu để có thông tin đầy đủ, chính xác.

7.  Bảo hiểm hàng hóa

  • Tùy vào điều kiện Incoterm để cân đối xem người mua hay người bán sẽ là người mua bảo hiểm.
  • Có thể tham khảo một số đơn vị bán bảo hiểm hàng hóa: PTI, Bảo Việt, Chubb,….

8. Nơi giải quyết khi có tranh chấp

Xuất nhập khẩu
Thực hiện xuất nhập khẩu lần đầu với các doanh nghiệp

Xem thêm: Giám định máy móc cũ đồng bộ năm 2023

Thủ tục Hải Quan xuất nhập khẩu hàng hóa

Thông tin chữ ký số

Chữ ký số (Token) của kế toán dùng để khai báo thuế có thể dùng để khai báo Hải Quan. Nếu doanh nghiệp vẫn chưa có chữ kí số có thể tham khảo một số đơn vị cung cấp chữ kí số như: thaison.vn, fpt-ca.com.vn, newca-chukyso.com,…

Đăng kí thông tin VNACSS với Tổng cục Hải Quan

Để kê khai xuất nhập khẩu được trên hệ thống VNACCS, doanh nghiệp cần 04 thông số khai báo với Cổng điện tử. Chúng được gọi là thông tin VNACSS:

  • User Code: Mã người sử dụng
  • Password: Mật khẩu
  • Terminal ID: Mã số máy trạm, định danh máy trạm khai báo
  • Terminal Access Key: Khóa truy cập, kết hợp với các thông tin trên dùng trong việc
 

Chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục xuất nhập khẩu

Xuất nhập khẩu
Thực hiện xuất nhập khẩu lần đầu với các doanh nghiệp

Xem thêm: Quy trình kiểm tra sau thông quan như thế nào trong xuất nhập khẩu?

Nộp hồ sơ Hải Quan và thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu

Lưu ý: Tờ khai nhập khẩu lần đầu sẽ 100% bị kiểm hóa (mở cont/ kiểm tra thực tế hàng hóa)

Do đó, các doanh nghiệp cần chú ý về tem mác, nhãn hiệu trên hàng hóa, số lượng, chủng loại phải khớp với tờ khai vận chuyển hàng hóa.

Để nhận được những tư vấn chi tiết, quý khách hàng vui lòng liên hệ với đơn vị Finlogistics. Chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung và lĩnh vực Forwarder nói riêng. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tếvận chuyển nội địa, làm thủ tục thông quan Hải Quan, xin giấy tờ, chứng tờ khó,…. với các tiêu chí nhanh chóng, an toàn và tối ưu chi phí!!! 

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Xuất nhập khẩu

Θ Bài viết gợi ý: 


Xuat-khau-hang-noi-that-00.jpg

Trong ba tháng đầu năm 2022, thị trường xuất khẩu hàng nội thất đã tăng 6% so với cùng kỳ năm 2021. Trong tháng 5 năm 2022, tiềm năng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng nhanh chóng. Đặc biệt, mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ sang thị trường Nhật Bản chiếm tỉ trọng rất lớn. Vậy chi tiết nội dung này là gì, hãy tìm hiểu sâu hơn với Finlogistics trong bài viết này nhé!!!

Xuất khẩu hàng nội thất
Xuất khẩu hàng nội thất đồ gỗ sang Nhật Bản

(31/08/2023)


 

Tổng quan thị trường xuất khẩu hàng nội thất gỗ và sản phẩm gỗ đi Nhật Bản

Nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Nhật Bản trong 4 tháng đầu năm 2022 đã đạt 264,8 nghìn tấn, trị giá 96,4 tỷ Yên (tương đương 756,8 triệu USD), giảm 9,1% về lượng nhưng tăng 7,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Nhật Bản nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ thị trường Việt Nam đạt 67 nghìn tấn, trị giá 23,1 tỷ Yên (tương đương 181,4 triệu USD), giảm 11,6% về lượng và tăng 7,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 25,3% tổng lượng nhập khẩu, giảm 0,7 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021.

Do đó, lượng xuất khẩu hàng nội thất, đặc biệt là sản phẩm gỗ từ Việt Nam sang Nhật Bản đang tăng mạnh. Dưới đây là kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường thế giới:

Nguồn dữ liệu thống kê_1
Nguồn dữ liệu thống kê xuất khẩu hàng nội thất
Nguồn dữ liệu thống kê_2
Nguồn dữ liệu thống kê xuất khẩu hàng nội thất

Đọc thêm: Hàng quá cảnh đường bộ là gì? Thông tin chi tiết mới nhất

Chính sách xuất khẩu hàng nội thất đồ gỗ

Chính sách mặt hàng gỗ xuất khẩu
Chính sách xuất khẩu hàng nội thất

Kiểm tra xem mặt hàng nội thất bằng gỗ này có thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu hay không (Phụ lục I – Nghị định 69/2018/NĐ-CP) . Ngoài ra, còn phải xem các loại gỗ này có thuộc Phụ lục I CITES phân bố tự nhiên tại Việt Nam được liệt kê tại Nhóm IA – Các loài thực vật rừng tại khoản 1, Điều, 4 Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính Phủ thì không được phép xuất khẩu hàng nội thất. Kiểm tra xem mặt hàng xuất khẩu hàng nội thất này có phải làm kiểm tra hun trùng hay là không.

Thủ tục xuất khẩu hàng nội thất đồ gỗ

Thủ tục xuất khẩu đồ gỗ nội thất
Thủ tục xuất khẩu đồ gỗ nội thất

Kê khai AFR (quy định khai báo trước, được hiểu là phí khai Manifest điện tử đối với các hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản) bắt đầu từ tháng 3/2014. Hạn chót để khai AFR chậm nhất trước 24h, tính từ giờ tàu rời cảng xếp hàng. Việc kê khai hồ sơ lâm sản để xuất khẩu hàng nội thất bao gồm:

  • Nếu mua nguyên liệu từ các nhà máy chế biến gỗ trong nước cần có hóa đơn bán hàng theo quy định của BTC và bảng kê lâm sản có xác nhận của Cơ quan kiểm lâm
  • Nếu mua nguyên liệu gỗ từ nước ngoài cần phải có tờ khai nhập khẩu nguyên liệu đầu vào

Hồ sơ Hải Quan

Doanh nghiệp xuất khẩu cần chuẩn bị bộ hồ sơ Hải Quan thông quan xuất khẩu hàng nội thất, bao gồm những giấy tờ quan trọng sau:

(Các sản phẩm nội thất được làm từ gỗ công nghiệp như MDF hay MFC, thủ tục xuất khẩu được thực hiện tương tự như hàng hóa thông thường).

Đọc thêm: Hướng dẫn lựa chọn Forwarder – Dịch vụ giao nhận hàng hóa

Mã HS code

Khi làm thủ tục xuất khẩu hàng nội thất, cần chú ý xác định đúng mã HS cho mặt hàng xuất khẩu dựa vào Biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành mới nhất năm 2022. Đối với sản phẩm nội thất từ gỗ, mặt hàng này có mã HS thuộc chương 94:

  • 940350 – Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong phòng ngủ
  • 940360 – Đồ nội thất bằng gỗ khác
  • 940161 – Ghế khác, có khung bằng gỗ, đã nhồi đệm
  • 940169 – Ghế khác, có khung bằng gỗ, loại khác
  • 940190 – Bộ phận ghế ngồi (trừ các loại nhóm thuộc nhóm 94.02)
  • 940390 – Các bộ phận của đồ nội thất khác
  • 940340 – Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong nhà bếp
  • 940490 – Khung đệm; các mặt hàng thuộc bộ đồ giường và các loại tương tự
  • 940389 – Đồ nội thất bằng mây, liễu gai và các vật liệu tương tự (như tre, mây)
  • 940330 – Đồ nội thất khác bằng gỗ được sử dụng trong văn phòng
  • 940151 – Ghế ngồi bằng tre hoặc bằng song, mây

Shipping Mark

Đối với việc xuất khẩu hàng nội thất, cần chú trọng việc dán nhãn Shipping mark trên các kiện hàng để việc vận chuyển và làm thủ tục hải quan thuận lợi.

Chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Khi xuất khẩu, chính phủ Việt Nam không yêu cầu người xuất khẩu làm xuất xứ made in Vietnam cho hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, với khách hàng ở những quốc gia đã ký Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam (FTA) thì có thể sẽ yêu cầu làm chứng nhận xuất xứ theo form trong Hiệp định Thương mại tự do tương ứng để người mua được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định. Đối với hàng hóa xuất đi Nhật Bản có các chứng nhận CO thông dụng như AJ (ASEAN – Japan), VJ (Việt Nam – Japan) hay CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương). 

Thủ tục xin CO

Trường hợp người đề nghị cấp CO xuất khẩu hàng nội thất lần đầu chưa có hồ sơ thương nhân thì phải đăng ký hồ sơ thương nhân, bao gồm: 

  • Đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp CO và con dấu của thương nhân
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có dấu sao y)
  • Danh mục các cơ sở sản xuất ra HH đề nghị cấp CO của thương nhân (nếu có)
Thủ tục xin CO form AJ

Hồ sơ xin CO form AJ xuất khẩu hàng nội thất, bao gồm: 

  • Đơn đề nghị cấp CO form AJ đã được khai hoàn chỉnh và hợp lệ (theo mẫu số 3) 
  • Mẫu CO form AJ đã được khai hoàn chỉnh 
  • Bản sao tờ khai Hải Quan đã hoàn thành thủ tục Hải Quan, trừ các trường hợp xuất khẩu không phải khai tờ khai Hải Quan 
  • Bản sao Hóa đơn thương mại
  • Bản sao Vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương
  • Bản tính hàm lượng giá trị khu vực 
  • Kê khai chi tiết mã HS nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra 
  • NVL có NK đính kèm bản sao TKHQ nhập khẩu NVL hoặc hợp đồng, hóa đơn VAT đối với NVL mua trong nước 
  • Giấy phép xuất khẩu và các chứng từ khác (nếu có)

Đọc thêm: Bộ chứng từ xuất nhập khẩu mà dân ngành Logistics cần biết

Tiêu chí xuất khẩu hàng nội thất đồ gỗ

  • Hàng hóa có xuất xứ thuần túy “WO”: Hàng hóa được sản xuất toàn bộ tại một lãnh thổ không sử dụng nguyên liệu đầu vào không xuất xứ
  • Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy “NOW”: Được coi là đã trải qua công đoạn gia công hoặc chế biến đầy đủ khi đáp ứng quy tắc cụ thể mặt hàng. Quốc gia nào tạo nên “sự biến đổi cơ bản” của hàng hóa so với nguyên liệu đầu vào không xuất xứ, chính là quốc gia xuất xứ của hàng hóa.

Quy tắc cụ thể của quá trình xuất khẩu hàng nội thất “PSR”: Áp dụng cho các HH cụ thể nằm trong danh mục riêng quy định tại Phụ lục II của Thông tư số 22/2016/TT-BCT

  • Tiêu chí RVC hoặc LVC
  • Tiêu chí CTC: CC, CTH, CTSH
  • PE – sản xuất hoàn từ nguyên liệu có xuất xứ 

Quy tắc chung: 

  • Tiêu chí RVC hoặc LVC
  • CTH
  • Tiêu chí tỷ lệ phần trăm giá trị: RVC >= 40%
Công thức RVC
Công thức 1
Công thức RVC
Công thức 2

Form AJ và VJ

Cấu trúc form AJ và HJ
Cấu trúc form AJ và HJ

Khi ký Hợp đồng mua bán, cần phải ràng buộc bên nhà sản xuất làm bảng kê hàng hóa xuất khẩu để xin được cấp CO đối với doanh nghiệp thương mại. Đối với doanh nghiệp sản xuất hàng hóa cần kê khai bảng kê chi tiết nguyên vật liệu dựa theo Thông tư số 05:

  • Mua NVL nhập khẩu theo CO (FTA)
  • Mua NVL nguồn gốc Việt Nam: Xuất trình hóa đơn VAT hoặc kê khai mẫu X (Phụ lục mẫu 10)

Các cảng biển chính ở Nhật Bản

  • Cảng TOKYO: 7 đến 9 ngày
  • Cảng KOBE: 7 đến 9 ngày
  • Cảng NAGOYA: 9 đến 10 ngày
  • Cảng OSAKA: 9 đến 10 ngày
  • Cảng YOKOHAMA: 7 đến 9 ngày
  • Cảng SHIMIZU: ~15 ngày 
  • Cảng HAKATA: ~15 ngày

Đóng gói thành phẩm

Việc xuất khẩu hàng nội thất bằng gỗ cần phải được đóng gói thật kỹ khi vận chuyển để tranh trường hợp hàng hóa bị trầy xước, rạn nứt hoặc va chạm với nhau. Cần bọc gỗ bằng màng ni lông dày hoặc màng bọc chuyên dụng dành cho đồ nội thất gỗ hoặc có thể bọc bằng vải dày. Cố định hàng hóa bằng dây quấn để tránh trường hợp xô đổ, va chạm lẫn nhau trong quá trình vận chuyển. Hoặc một số mặt hàng có thể tháo rời được thì nên tháo rời từng sản phẩm, bộ phận và bọc màng cẩn thận, sau đó nên lót thêm các lớp giấy Carton để cố định hàng hóa.

Thanh toán trong xuất khẩu hàng nội thất đồ gỗ

Quy trình thanh toán L/C_1
Quy trình thanh toán LC xuất khẩu hàng nội thất_1
Quy trình thanh toán L/C_2
Quy trình thanh toán LC xuất khẩu hàng nội thất_2

Đọc thêm: Thanh toán LC là gì trong hoạt động xuất nhập khẩu?

Những nội dung cần kiểm tra trong LC

Kiểm tra số hiệu và ngày mở LC 

  • Trường số 20 – Document Credit Number (số hiệu L/C)
  • Trường số 31C – Date of Issue (ngày mở L/C)

Kiểm tra tên và địa chỉ của các bên liên quan

  • Trường số 50 – Applicant (Nhà NK, người mở L/C)
  • Trường số 59 – Beneficiary (Người hưởng lợi L/C, nhà XK)
  • Trường số 57A – SWIFT CODE

Kiểm tra số tiền trên LC

  • Trường số 32B – Currency Code
  • Dung sai ở trường số 39A – Tolerance

Kiểm tra thời hạn giao hàng, ngày và nơi hết hạn, thời hạn trả tiền

  • Trường số 31D – Date and Place of Expiry
  • Trường số 44C – Latest Date of Shipment
  • Giao hàng từng lần, trường số 44D

Kiểm tra về nội dung vận tải, giao nhận

  • Term giao hàng
  • Thông tin người nhận hàng
  • Nơi nhận hàng

Kiểm tra các chứng từ yêu cầu của LC và cam kết trả tiền

Các khoản phí LCC (Local Charge) hàng xuất khẩu nội thất đồ gỗ

Đối với hàng hóa nội thất gỗ, 01 cont 40′, 60 khối, 21 tấn, cảng xuất Osaka, Japan. Term CIF, có làm CO gồm các chi phí như sau:

  • O/F: $490/40′ INCLUDED BK 
  • LCC tại Việt Nam: DO: 900k /set , Seal: 205k/cont , THC: 4059k/40’, Telex release: 550k/bill, MNF: 650k/set

Trên đây là những thủ tục và quy trình xuất khẩu hàng nội thất gỗ đi Nhật Bản chi tiết dành cho các doanh nghiệp quan tâm. Nếu quý khách hàng mong muốn tiến hành xuất khẩu hoặc cần tư vấn thêm về bất kỳ nội dung, thông tin gì, có thể vui lòng liên hệ cho Finlogistics. Chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, xin chứng từ, giấy tờ khó,… sẽ hỗ trợ nhiệt tình cho khách hàng mọi lúc mọi nơi.

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Xuất khẩu hàng nội thất

Θ Bài viết gợi ý:


CO-form-A-00.jpg

Trong hoạt động kinh tế thương mại với thị trường Châu Âu, CO form A là loại chứng từ xuất nhập khẩu không thể thiếu, giúp chứng minh được nguồn gốc, đảm bảo tính hợp pháp cho hàng hóa. Để đi sâu tìm hiểu thêm về loại CO mẫu A này, hãy cùng xem qua bài viết sau đây do Finlogistics tổng hợp lại dưới đây nhé!!!

CO form A
CO form A

(23/08/2023)


 

CO form A là gì?

CO form A là chứng từ quan trọn để hàng hóa của doanh nghiệp có thể xuất khẩu sang Châu Âu. Văn bản này do chính GSP (Generalized System of Preferences – Hệ thống ưu đãi phổ cập) cấp phép. Thông qua CO mẫu A, hàng hóa xuất khẩu sẽ được hưởng thuế GSP của đất nước nhập khẩu.

Ưu đãi thuế GSP bao gồm 28 thành viên thuộc khối EU, Canada, Nga, Belarus, New Zealand và Nhật Bản. Thông tin các nước sẽ được ghi chú cụ thể tại mặt sau CO mẫu A. Do đó, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sẽ được cấp CO form A nếu nhập khẩu sang các nước kể trên và đáp ứng được tiêu chí xuất xứ theo quy định.

Nội dung được kê khai trong CO form A

Chứng nhận xuất xứ form A bao gồm các nội dung cơ bản như sau:

  • Đơn vị xuất khẩu (tên, công ty, địa chỉ, tên quốc gia xuất khẩu,…)
  • Đơn vị nhập khẩu (tên, công ty, địa chỉ, tên quốc gia nhập khẩu,…)
  • Thông tin vận tải như: hình thức vận chuyển, tên phương tiện, số chuyến, hành trình, thời gian và số vận đơn
  • Ghi chú chi tiết từ cơ quan cấp CO mẫu A
  • Số thứ tự sản phẩm trong lô hàng
  • Thông tin nhãn, số hiệu thùng hàng (nếu có)
  • Tên và mô tả chi tiết về lô hàng
  • Tiêu chuẩn xuất xứ hàng hóa:
    • Xuất xứ thuần túy từ Việt Nam
    • Xuất xứ không thuần túy từ Việt Nam
CO form A
CO form A
  • Trọng lượng thô và khối lượng, số lượng khác của lô hàng
  • Ngày và số của hóa đơn
  • Địa điểm và ngày phát hành CO mẫu A
  • Thông tin về nước xuất xứ

Xem thêm: Những điều cần biết về CO mẫu D trong xuất nhập khẩu

Quy trình cấp CO mẫu A

Hồ sơ cần chuẩn bị

  • Vận đơn (Bill of Lading)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Phiếu đóng gói (Packing List)
  • Tờ khai Hải Quan
  • Văn bản giải trình chi tiết về quy trình sản xuất
  • Chứng từ định mức tiêu hao nguyên vật liệu theo % cụ thể
  • Hóa đơn mua bán nguyên vật liệu (áp dụng với nguyên vật liệu trong nước) hoặc tờ khai Hải Quan nhập khẩu nguyên vật liệu (áp dụng với nguyên vật liệu nhập từ nước ngoài)
  • Đơn đăng ký cấp CO mẫu A: doanh nghiệp khai báo online và in ra từ website hoặc hệ thống đang sử dụng
CO form A
Mẫu CO form A

Thời gian và nơi cấp

CO form A sẽ do Phòng Công nghiệp & Thương Mại Việt Nam (VCCI) cùng Bộ Công Thương cấp phép miễn phí theo thời gian như sau:

  • Cấp ngay trong ngày khi doanh nghiệp nộp hồ sơ hoàn chỉnh và hợp lệ. Với một số trường hợp cần thiết, thời hạn này có thể kéo dài tối đa 03 ngày.
  • Cấp trong vòng 07 ngày với trường hợp cần xác minh cơ sở sản xuất, đơn vị cấp phép sẽ thông báo quy trình cụ thể cho bên xuất khẩu.

Quy trình cấp phép

  • Bước 1: Doanh nghiệp thực hiện khai báo hồ sơ trên hệ thống và scan các tài liệu kèm theo.
  • Bước 2: Sau khi hoàn thành khai báo, VCCI sẽ cấp số CO mẫu A. Doanh nghiệp tiếp nhận số CO mẫu A và chỉnh sửa hồ sơ (nếu cần thiết) trước khi có xác nhận của cán bộ đơn vị cấp CO.
  • Bước 3: Doanh nghiệp tiến hành gửi hồ sơ đến VCCI.
  • Bước 4: VCCI tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp.
  • Bước 5: Cán bộ tiến hành xét duyệt hồ sơ. Lưu ý: Trong trường hợp hồ sơ bị từ chối, doanh nghiệp tiến hành chỉnh sửa bổ sung và quay lại nộp hồ sơ như ở bước 3.
  • Bước 7: Sau khi hồ sơ hoàn thiện đầy đủ, VCCI duyệt cấp CO mẫu A và gửi thông báo cho doanh nghiệp.
  • Bước 8: VCCI ký, đóng dấu và gửi trả CO mẫu A cho doanh nghiệp.
CO form A
CO form A

Xem thêm: Incoterm là gì? Những thuật ngữ về Incoterm mới nhất

Bài viết trên đã mang đến thông tin bao quát về nội dung, quy trình thực hiện CO form A. Nếu quý khách hàng và doanh nghiệp cần hỗ trợ đăng ký CO mẫu A hoặc bất kỳ hồ sơ, chứng từ xuất nhập khẩu nào, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ của Finlogistics để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể, nhanh chóng và chi phí tối ưu nhất!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

CO form A

Θ Bài viết gợi ý:


CO-CQ-la-gi-00.jpg

Khái niệm CO CQ thường hay xuất hiện trong những bản hợp đồng mua bán thương mại. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về hai loại chứng nhận này. Vậy cụ thể khái niệm CO CQ là gì? Chúng có những chức năng hay thủ tục như thế nào? Hãy cùng với Finlogistics tham khảo những thông tin chia sẻ hữu ích trong bài viết dưới đây nhé!!!

CO CQ là gì?
CO CQ là gì?

(27/08/2023)


 

CO CQ là gì?

CO (viết tắt của Certificate of Original) là chứng nhận xuất xứ, còn CQ (viết tắt Certificate of Quality) là chứng nhận chất lượng. CO CQ là những chứng chỉ rất cần thiết đối với hình thức làm thủ tục Hải Quan trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa. Hai chứng chỉ này hoàn toàn khác nhau và có những chức năng khác nhau. Chúng là những tiêu chí quan trọng được đề cập tới trong bộ hồ sơ, chứng từ cho sản phẩm. Mỗi lô hàng có thể có một trong hai loại giấy tờ này hoặc có cả hai.

Giấy chứng nhận xuất xứ (CO)

Nguồn gốc hay xuất xứ của hàng hóa chính là một trong những vấn đề lớn mà khách hàng quan tâm. Đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, một số người thậm chí còn xác định nguồn gốc để xem hàng hóa có được hưởng mức thuế ưu đãi hay không. Ví dụ, nếu hàng có nguồn gốc từ các quốc gia trong khu vực ASEAN thì có thể được hưởng những ưu đãi đặc biệt về thuế phí.

Vai trò của giấy chứng nhận xuất xứ

  • Xác định nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa theo hợp đồng mua bán và chứng minh hàng hóa trong hợp đồng có xuất xứ rõ ràng và hợp pháp. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, CO giúp chứng minh hàng hóa đang thực hiện xuất nhập khẩu từ các quốc gia phù hợp quy định của Pháp luật từng bên.
  • Bên cạnh đó, xác định được xuất xứ hàng hóa còn giúp chống bán phá giá và áp dụng thuế chống trợ giá cho sản phẩm.
  • Một số mặt hàng sẽ được chứng nhận CO quyết định có đủ tiêu chuẩn để nhập vào thị trường Việt Nam hay không.

Thủ tục khi xin cấp CO

Để hoàn thành thủ tục xin cấp phép chứng nhận CO, doanh nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ cần thiết, ví dụ như đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế, kèm theo đó là bộ mẫu hồ sơ xin cấp phép chứng nhận CO, bao gồm:

  • Đơn cấp CO điền đầy đủ thông tin, đóng dấu có thẩm quyền của doanh nghiệp.
  • Hóa đơn thương mại của doanh nghiệp, tờ khai Hải Quan các mặt hàng cần xuất nhập khẩu…
  • Những giấy phép liên quan như: bản giải trình quy định sản xuất, hợp đồng mua bán, chứng nhận nguyên vật liệu sản xuất,…
CO CQ là gì?
CO CQ là gì?
CO CQ là gì?
CO CQ là gì?

Giấy chứng nhận chất lượng (CQ)

CQ chính là chứng nhận hàng hóa có đủ chất lượng phù hợp đối với tiêu chuẩn của nhà sản xuất hoặc tiêu chuẩn quốc tế hay không. Giấy chứng nhận này thể hiện cam kết của bên bán hàng với bên mua về chất lượng của sản phẩm. Ngoài ra, chứng nhận CQ không bắt buộc cần phải có trong bộ hồ sơ Hải Quan.

Tuy nhiên, có một số mặt hàng khi làm các bước thủ tục kiểm tra chất lượng của Nhà nước thì phải nộp CQ bên trong hồ sơ đăng ký. Trong hoạt động mua bán và xuất nhập khẩu hàng hóa thì định nghĩa CO CQ là gì còn được giải thích là hai loại giấy tờ cần có trong hợp đồng mua bán.

Vai trò của giấy chứng nhận chất lượng

Theo đó, chứng nhận chất lượng CQ có một số vai trò cụ thể như sau: 

  • Chứng minh hàng hóa, sản phẩm phù hợp với những tiêu chuẩn đã công bố.
  • Xác nhận chất lượng của hàng hóa có đáp ứng được như thông số kỹ thuật trong công bố hay không

Việc yêu cầu chứng nhận CO CQ cho hàng hóa, sản phẩm giúp đảm bảo nguồn gốc, chất lượng hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Hiểu rõ về CO CQ là gì sẽ giúp cho người làm thủ tục Hải Quan dễ dàng hoàn thành thủ tục xuất nhập khẩu cho các lô hàng. Ngoài ra, nếu có giấy chứng nhận CO CQ, các nhà nhập khẩu biết được rằng hàng hóa, sản phẩm có được hưởng các loại chính sách ưu đãi đặc biệt về thuế phí hay không.

CO CQ là gì?
CO CQ là gì?

Xem thêm: Hướng dẫn cách kiểm tra CO trên trang điện tử mới nhất

Công ty Finlogistics chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế, vận chuyển nội địa, khai báo thủ tục Hải Quan, nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc chính ngạch,… Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc xin giấy phép, xin CO CQ các loại, tư vấn quy trình xuất nhập khẩu cho các khách hàng, chúng tôi sẵn sàng đem đến dịch vụ với chất lượng tốt và chi phí ưu đãi nhất. Còn chần chờ gì mà hãy liên hệ ngay với cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

CO CQ là gì?

Θ Bài viết gợi ý:


CO-form-E-00.jpg

CO form E là một trong những khái niệm quen thuộc đối với nhiều người trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Hầu hết các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong ngành đều cần phải biết về loại CO mẫu E này. Vậy đây chính xác là văn bản gì và có những lưu ý ra sao khi thực hiện các bước thủ tục này? Đừng bỏ qua bài viết hữu ích này của Finlogistics nhé để tìm hiểu thêm nhé!!!

CO form E
CO form E

(22/08/2023)


 

CO form E là gì?

CO form E (CO mẫu E) là chứng nhận hàng hóa quan trọng của bộ chứng từ xuất nhập khẩu, thường được dùng nhiều trong hoạt động thương mại giữa Trung và khối ASEAN. Thực tế, đây là loại chứng từ cần thiết khi thực hiện nhập khẩu Trung Quốc chính ngạch.

Mục đích của CO form E là tham gia xác nhận lô hàng có được hưởng mức ưu đãi thuế theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) hay không? Ngược lại, mẫu văn bản này cũng sẽ xác nhận hàng hóa nhập khẩu nguồn gốc từ Việt Nam hoặc các nước ASEAN, nhờ đó phía nhập khẩu Trung Quốc sẽ nhận ưu đãi thuế tương tự khi nhập hàng.

Nội dung và tiêu chí xuất xứ CO form E

Nội dung chính

Nội chung chứng nhận xuất xứ – CO mẫu E sẽ bao gồm các chi tiết cơ bản như sau:

  • Thông tin bên xuất khẩu (tên, công ty, địa chỉ, tên quốc gia xuất khẩu…)
  • Thông tin bên nhận hàng/nhập khẩu (tên, công ty, địa chỉ, tên quốc gia nhập khẩu…)
  • Hình thức vận tải, số hiệu tàu/máy bay, tuyến đường sẽ đi qua và tên cảng dỡ hàng
  • Số lượng hàng hóa, chủng loại và mô tả cụ thể (bao gồm số lượng hàng và mã HS code). Lưu ý: Mã HS code do nước nhập khẩu cung cấp. Nếu hàng nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam thì mã HS code sẽ ghi theo Việt Nam
  • Tiêu chí xuất xứ, tỷ lệ % của từng nguyên liệu. Tiêu chí này đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng nhất định đến tính hợp lý của CO form E
  • Trọng lượng toàn bộ lô hàng và giá trị FOB. Lưu ý: Nếu hóa đơn ghi theo giá trị khác (CIF, EXW..) thì phải điều chỉnh cộng trừ theo đúng giá trị FOB rồi mới điền vào ô
  • Số ngày Commercial Invoice được lấy từ việc mua bán hàng hóa
  • Tên nước xuất khẩu, nhập khẩu, địa điểm và thời gian xin CO mẫu E cùng với con dấu công ty xin CO
  • Chữ ký xác nhận của người được ủy quyền xin CO, con dấu của tổ chức cấp CO, chi tiết địa điểm và ngày cấp 
  • Xác nhận trường hợp hàng hóa:
    • Issued Retroactively: CO được cấp sau 3 ngày tính từ ngày tàu chạy
    • Exhibition: Hàng hóa tham gia triển lãm và được bán sau triển lãm
    • Movement Certificate: Hàng hóa được cấp CO giáp lưng
    • Third Party Invoicing: Hóa đơn phát hành tại Bên thứ ba
CO form E
CO form E

Xem thêm: CO form A là gì? Nội dung và những điều cần lưu ý về CO form A 

CO form E
CO form E

Tiêu chí xuất xứ

Hiện có nhiều khái niệm tiêu chí xuất xứ trong CO form E, tuy nhiên, có một vài tiêu chí cơ bản mà các doanh nghiệp cần nắm rõ:

  • WO – Wholly Owned: Sản phẩm xuất khẩu nguồn gốc 100% của Trung Quốc, tức là nguyên vật liệu, quy trình sản xuất đều thuộc quốc gia này.
  • PE – Produced Entirely: Sản phẩm có thể được gia công ở các nước khác nhưng vẫn phải đảm bảo nguồn gốc nguyên liệu xuất xứ từ Trung Quốc.
  • RVC – Regional Value Content – Hàm lượng giá trị khu vực FTA: Sản phẩm có giá trị nguyên liệu hơn 40% thuộc Trung Quốc.

Quy trình cấp CO form E

Chuẩn bị hồ sơ

Doanh nghiệp cần chuẩn bị các loại văn bản, chứng từ:

  • Tờ khai đề nghị cấp CO mẫu E hoàn chỉnh và hợp lệ
  • Bộ CO mẫu E hoàn chỉnh gồm 01 bản chính và 03 bản sao
  • Tờ khai Hải Quan đã hoàn thiện thủ tục
  • Hóa đơn thương mại và vận đơn

Chi tiết các bước

Doanh nghiệp xin cấp CO form E có thể thực hiện thủ tục trực tuyến hoặc đến trực tiếp sở công thương và thực hiện theo quy trình:

  • Bước 1: Đăng ký tài khoản cho doanh nghiệp (áp dụng với doanh nghiệp xin lần đầu)
  • Bước 2: Truy cập hệ thống ecosys.gov.vn và tiến hành khai báo hồ sơ online
  • Bước 3: Tải thông tin chứng từ bắt buộc, gồm tờ khai hải quan, bảng kê hàm lượng, vận đơn…
  • Bước 4: Sau khi hoàn tất khai thông tin, doanh nghiệp thực hiện thao tác ký điện tử và nộp hồ sơ online
  • Bước 5: Sau khi hồ sơ được xét duyệt, doanh nghiệp sẽ in đơn xin CO mẫu E được cấp số và nộp kèm theo hồ sơ
  • Bước 6: Cán bộ kiểm tra, duyệt hồ sơ giấy và cấp CO form E gốc (bản giấy) nếu hồ sơ của doanh nghiệp hợp lệ.
CO form E
CO form E

Xem thêm: CO form D là gì? Điều kiện cấp chứng nhận CO mẫu D

Mong rằng những thông tin này đã giúp quý doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khái niệm, vai trò và quy trình xin cấp CO form E trong hoạt động thương mại. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu vận chuyển hàng hóa, làm thủ tục thông quan Hải Quan,… quý khách hàng và doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp cho Finlogistics. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Logistics, chúng tôi sẵn sàng cung cấp cho quý khách hàng cùng doanh nghiệp dịch vụ uy tín, chất lượng và tối ưu nhất!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

CO form E

Θ Bài viết gợi ý:


Hiện nay, xuất nhập khẩu hàng hóa đang phát triển rất mạnh mẽ tại Việt Nam. Khái niệm CO nói chung hay CO form D nói riêng, đã không còn xa lạ gì trong ngành xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người chưa hiểu rõ chứng nhận form D này là gì? Những quy định khi xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ như thế nào? Vì vậy, hãy đọc bài viết dưới đây của Finlogistics để được giải đáp những thắc mắc này nhé!!!

CO form D
CO form D

(24/08/2023)


 

CO form D là gì?

Trước tiên, chúng ta phải hiểu CO là gì? CO viết tắt của từ Certificate of Original – đây là giấy chứng nhận xuất xứ, nguồn gốc của hàng hóa. CO form D chính là loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được áp dụng cho các loại hàng xuất khẩu sang các nước thành viên ASEAN.

Thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT nên hàng hóa khi có giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D sẽ được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu. Phần lớn các mặt hàng sẽ được miễn thuế nhập khẩu. Đây như là một phương án thúc đẩy và phát triển giao thương ASEAN. Hàng hóa xuất khẩu sang các nước thành viên ASEAN thì bên nhập khẩu luôn yêu cầu giấy CO form D kèm theo.

Điều kiện để được cấp chứng nhận xuất xứ

Hàng hóa khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại hiệp định CEPT sẽ được cấp giấy chứng nhận CO form D.

  • Thành phần của hàng hóa có chứa ít nhất 40% hàm lượng có xuất xứ từ bất kỳ các nước thành viên ASEAN.
  • Hàng hóa được vận chuyển từ các nước thành viên ASEAN đến các nước thành viên ASEAN khác.
  • Hàng hóa có thể được vận chuyển qua một vài nước trung gian không thuộc ASEAN. Tuy nhiên, tuyệt đối không được mua bán hay tiêu thụ tại các quốc gia đó. Không có bất kỳ tác động gì đến hàng hóa tại quốc gia đó, nếu vi phạm sẽ không được cấp giấy chứng nhận.
CO form D
Mẫu CO form D

Xem thêm: B/L là gì trong xuất nhập khẩu và vận tải đường biển?

Các giấy tờ cần thiết để xin cấp giấy CO form D

Doanh nghiệp cần có đơn xin giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D do bộ Thương mại cấp. Bên cạnh đó cần một số giấy tờ như:

Các giấy tờ khác, ví dụ như: giấy phép xuất khẩu, công văn cam kết, hợp đồng mua bán, mẫu nguyên vật liệu sản xuất hoặc các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm. Một số hàng hóa có đặc thù riêng như thủy sản, nông sản… có thể xác định xuất xứ tại Việt Nam. Doanh nghiệp làm cam kết về xuất xứ hàng hóa, xác định này, cũng thay cho giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ hàng hóa.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần khai báo online trên hệ thống cấp CO của Bộ Công Thương. Sau khi được duyệt và cấp mã số CO cho doanh nghiệp thì in mã số đó lên trên CO form D.

Nội dung của CO form D

Một bộ chứng nhận xuất xứ mẫu D thường có 3 tờ. Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ và chính xác thì doanh nghiệp sẽ được cấp CO ngay. Nếu không hợp lệ, doanh nghiệp cần bổ sung giấy tờ và làm đơn xin cấp lại CO thì mới được tiến hành giải quyết. Nội dung CO form D bao gồm:

  • Mục 1: Thông tin của công ty xuất khẩu (Yêu cầu điền đầy đủ thông tin như tên, địa chỉ, số điện thoại, email,…)
  • Mục 2: Thông tin của công ty nhập khẩu
  • Mục 3: Thông tin ngày tàu khởi hành, tên cảng xuất khẩu và cảng nhập khẩu (tên, số hiệu của phương thức vận chuyển,…)
  • Mục 4: Đối tượng được hưởng ưu đãi (nếu có)
  • Mục 5: Có thể để trống mục này
  • Mục 6: Số và ký hiệu trên kiện hàng hóa
  • Mục 7: Thông tin mô tả hàng hóa bao gồm tên hàng, số đơn hàng, loại kiện hàng,…
  • Mục 8: Thông tin tiêu chuẩn xuất xứ của hàng hóa
  • Mục 9: Trọng lượng hàng hóa và giá trị FOB
  • Mục 10: Số và ngày của hóa đơn bán hàng
  • Mục 11 và 12: Xác nhận chữ ký và đóng dấu của công ty xuất khẩu và nhập khẩu
  • Mục 13: Loại CO
CO form D
CO form D

Xem thêm: Công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu năm 2023

Công ty Finlogistics đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xin cấp chứng nhận CO các loại. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp xin cấp CO form D và những loại CO hiện hành khác. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ nhập khẩu chính ngạch, làm thủ tục Hải Quan, vận chuyển quốc tế, vận chuyển nội địa,… Liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

CO form D

Θ Bài viết gợi ý:


Quy-trinh-nhap-khau-hang-hoa-tu-Trung-Quoc-00.jpg

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc bao gồm những bước làm quan trọng nào? Những giấy tờ, chứng từ và thủ tục thông quan Hải Quan bao gồm những gì? Hãy cùng theo dõi bài viết để hiểu hơn về chủ đề hấp dẫn này với Finlogistics nhé!

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

(22/08/2023)

Nội dung chính


 

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc: Tiến hành đặt hàng

Trước hết, bạn hãy gửi giấy đặt hàng (Purchase Order – PO) cho nhà xuất khẩu hoặc gửi email. Trong giấy đặt hàng nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc, sẽ ghi đầy đủ những nội dung sau:

  • Thông tin “‘the Seller” bao gồm: tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, email, người đại diện
  • Thông tin “the Buyer” bao gồm: tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, email, người đại diện
  • Thông tin hàng hóa bao gồm: tên hàng hóa, số lượng, điều kiện để giao hàng, tổng chi phí
  • Điều kiện để giao hàng
  • Thời gian: ngày, tháng, năm và số hợp đồng
  • Điều kiện thanh toán bao gồm: thông tin tài khoản ngân hàng người hưởng thụ, điều kiện để thanh toán

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc: Thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm (nếu cần)

Phương tiện vận tải quốc tế

Trước đây:

  • Về an toàn: SEA < TRUCK < AIR
  • Về thời gian: AIR < TRUCK < SEA
  • Về chi phí: SEA < TRUCK < AIR

Hiện tại:

Chi phí và thời gian vận chuyển đường bộ và đường biển cũng ngang nhau. Thông thường, các hãng tàu sẽ hết chỗ sớm trước một tuần, nhất là khi rơi vào mùa cao điểm. Khi booking tàu để nhập hàng, bạn chỉ cần cung cấp thông tin cho dịch vụ vận chuyển FWD tại Việt Nam để lấy booking. Sau đó, họ sẽ liên hệ với đối tác của bạn để phối hợp đóng hàng theo kế hoạch và quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc đã được xác định trước đó.

Xem thêm: Quy trình 10 bước vận chuyển đường bộ quốc tế mới nhất

Mua bảo hiểm

Người nhập khẩu chỉ mua bảo hiểm trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc, theo điều kiện giao hàng nhóm E, F và nhóm C (trừ CIFCIP). Người xuất khẩu sẽ mua bảo hiểm nếu bán CIF, CIP. Có 3 điều kiện bảo hiểm A, B, C với phạm vi bảo hiểm từ cao nhất đến thấp nhất, tương ứng trách nhiệm của nhà bảo hiểm cũng sẽ giảm dần. Căn cứ vào loại hàng hóa, phương thức vận tải, khí hậu, mùa vụ… để mua loại bảo hiểm nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc phù hợp.

Mùa mưa bão các công ty nên mua bảo hiểm cho hàng hóa đi biển. Tỷ lệ phí bảo hiểm chỉ từ 0,05% giá trị bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm tối đa 110% giá trị CIF của lô hàng và có thể bao gồm:

  • Giá hàng
  • Cước vận chuyển
  • Thuế nhập khẩu
  • Phí bảo hiểm
  • Lãi ước tính
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Các loại chứng từ cần thiết để mua bảo hiểm trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc:

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc: Xin giấy phép nhập khẩu (nếu có)

Danh mục xuất nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc theo giấy phép, điều kiện – Phụ lục III – ban hành kèm Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2018 của Chính Phủ. Đối với hàng nhập có giấy phép: doanh nghiệp phải có giấy phép tại thời điểm đăng ký tờ khai Hải Quan và phải khai đầy đủ thông tin giấy phép trên tờ khai.

Thông thường thời gian xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc (ở Cục hoặc Bộ) là từ 07 đến 10 ngày làm việc, nếu đơn vị không có người đi nộp và nhận hồ sơ trực tiếp mà nộp qua bưu điện thì bạn nên cộng thêm thời gian gửi thư. Tiếp theo là kiểm tra thời gian tàu/xe chạy: thời gian tàu/xe di chuyển từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng có đủ để kịp xin giấy phép hay không.

Nếu tuyến xa, tàu/xe chạy từ 25 đến 35 ngày thì giấy phép sẽ có trước khi hàng về. Tuy nhiên, nếu đi tuyến gần thì bạn nên xin giấy phép trước khi cho hàng lên tàu/xe để hạn chế phát sinh chi phí tại cảng đến, do chưa có giấy phép. Ví dụ: phí lưu cont tại bãi – DEM, phí lưu bãi – Storage, hoặc phí chạy điện đối với hàng lạnh.

Thủ tục thanh toán, theo dõi tiến trình người bán chuẩn bị hàng hóa và chứng từ yêu cầu

Người mua tiến hành thủ tục thanh toán

Phương thức thanh toán

Các công ty Việt Nam muốn thực hiện quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc thường thanh toán bằng phương thức chuyển tiền bằng điện T/T. Thường là chuyển tiền trả trước toàn bộ hoặc trả trước một phần giá trị hàng hóa. Phần còn lại trả trước khi giao hàng(vì thường không đàm phán được với nhà cung cấp). Phương thức này sẽ bất lợi cho người mua vì chậm xoay vòng vốn và rủi ro cho người mua. Người bán nhận tiền nhưng không giao hàng hoặc giao chậm, giao thiếu, giao hàng không đạt chất lượng.

Phương thức nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc này chỉ nên dùng trong trường hợp hai bên đã hợp tác lâu dài, có sự tin tưởng. Trước khi tiến thành thanh toán T/T, khách hàng cần phải chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Hợp đồng mua bán có hiệu lực của hai bên.
  • Ủy nhiệm chi ngoại tệ và phí chuyển tiền.
  • Hợp đồng mua bán ngoại tệ (trong trường hợp tài khoản ngoại tệ của bạn không đủ, bạn cần mua ngoại tệ để thanh toán cho bên xuất khẩu)

Các bước thanh toán T/T để nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc:

Bước 1: Người mua đến ngân hàng của người mua lập lệnh chuyển tiền để trả cho người bán.
Bước 2: Ngân hàng người mua gửi giấy báo nợ đến người mua.
Bước 3: Ngân hàng người mua chuyển tiền cho ngân hàng người bán.
Bước 4: Ngân hàng người bán gửi giấy báo có cho người bán.
Bước 5: Người bán giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người mua.

Bên cạnh đó, sau khi nhận được được hàng, bạn cũng cần phải bổ sung thêm cho ngân hàng: tờ khai Hải Quan, vận đơn, hóa đơn thương mại,…

Xem thêm: Vận chuyển hàng hóa Trung – Việt nhanh chóng, an toàn mới nhất

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Hình thức thanh toán

Đối với các công ty có đăng ký kinh doanh, có thể đứng tên nhập khẩu, có hai hình thức thanh toán nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc:

  • Khách hàng chuyển tiền trực tiếp qua ngân hàng ở Việt Nam cho tài khoản nhận đô của nhà cung cấp: nếu nhà cung cấp có thể đứng tên xuất khẩu
  • Thanh toán hộ thông qua các công ty vận chuyển: nhà cung cấp thường là các xưởng sản xuất, không thể đứng tên xuất khẩu, không có tài khoản nhận đô. Khách hàng cần tìm một công ty vận chuyển Việt Nam có pháp nhân ở Trung Quốc đứng ra xuất khẩu và có tài khoản nhận đô.
  • Khách hàng sẽ chuyển khoản VND vào tài khoản công ty vận chuyển và công ty đó sẽ có pháp nhân đứng ra nhận đô, khách hàng phải trả phí ủy thác xuất cho công ty vận chuyển khoảng 1 – 2% giá trị hàng.
  • Thanh toán tệ cho nhà cung cấp

Lời khuyên đối với hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, khi muốn quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc. Chỉ cần mua chữ ký số (khoảng 1tr5/năm, phí gia hạn sẽ thấp hơn phí lần đầu) là có thể đứng tên nhập khẩu. Và vẫn được hoàn thuế như các công ty có đăng ký kinh doanh.

Chi phí chữ ký số sẽ thấp hơn nhiều so với khoản phí ủy thác nhập 1 – 2% giá trị hàng hóa phải trả cho công ty vận chuyển để họ đứng tên nhập hàng cho. Sau đó vẫn có thể thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp theo một trong hai hình thức trên.

Tiến trình người bán chuẩn bị hàng hóa và chứng người mua yêu cầu

Lưu ý đối với đường biển: trước khi đóng hàng, yêu cầu đầu xuất chụp hình container rỗng. Nhiều trường hợp khi hàng về tới Việt Nam, người nhận hàng kéo cont về kho rút hàng. Sau đó thì hãng tàu thông báo cont hư, cont dơ và yêu cầu người mua đóng tiền sửa chữa cont, vệ sinh cont.

Khi đó lại xảy ra tranh chấp và đổ lỗi cho nhau, xuất nói do nhập làm hư và nhập đỗ lỗi cho xuất lấy cont hư và dơ sẵn từ bên kia. Do đó bạn nên kiểm tra sơ bộ cont rỗng trước thông qua hình ảnh để tránh tranh chấp về sau. Sau cùng là đóng hàng xong bạn kiểm tra tình trạng chốt seal, để đảm bảo rằng hàng hóa không bị mất trong suốt quá trình vận chuyển.

Hợp đồng thương mại quốc tế

Trong bản hợp đồng thương mại quốc tế, bạn cần chú ý một số điều khoản trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc như sau:

  • Tên mặt hàng, số lượng, tổng tiền phải khớp với Invoice, Packing List, B/L
  • Nguồn gốc từ đâu, thông tin này rất quan trọng, nếu thiếu thì Cơ quan Hải Quan sẽ làm khó bạn
  • Điều khoản thanh toán về thời gian thanh toán, thời gian giao hàng, thời gian tàu bắt đầu chạy
Invoice (Hóa đơn thương mại)

Invoice có chức năng thanh toán giữa người mua và người bán, tính thuế, đối chiếu với chứng từ khác và là chứng từ bắt buộc phải cung cấp khi làm thủ tục Hải Quan. Vì vậy, cần chú ý kỹ về thông tin trong hóa đơn thương mại. Các số liệu với tờ khai Hải Quan, tên nhà cung cấp, tên số liệu, thông tin điều kiện thanh toán và điều kiện giao hàng phải khớp nhau. Thường thì Commercial Invoice được lập cùng/sau ngày hợp đồng được các bên ký kết và trước ngày xuất khẩu hàng hóa (ngày vận đơn)

Packing List (Phiếu đóng gói)

Phiếu đóng gói phục vụ cho việc làm thủ tục Hải Quan, để nhận hàng tại kho bãi, thể hiện quy cách đóng hàng, bao gồm số hộp/kiện, trọng lượng toàn bộ, trọng lượng tịnh, số khối của mỗi hộp/kiện.

Certificate of Quality (Chứng nhận chất lượng – CQ)

Người mua thanh toán nốt số tiền còn lại (nếu có)

Theo quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, phụ thuộc vào khả năng đàm phán, 90% nhà cung cấp sẽ yêu cầu thanh toán trước khi giao hàng.

Vận chuyển hàng hóa nội địa Trung Quốc Xin giấy chứng nhận xuất xứ

*Chức năng: Chứng minh rõ ràng nguồn gốc xuất xứ, hưởng ưu đãi thuế phí

  • Đối với đường bộ, người bán có thể xin CO trước hoặc cùng ngày với ngày xe khởi hành.
  • Đối với đường biển, người bán có thể xin CO sau hoặc cùng ngày với ngày tàu khởi hành.

Các thông tin trên CO phải khớp với hợp đồng, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, các doanh nghiệp cũng nên lưu ý CO 3 bên.

Xem thêm: Nhập hàng ủy thác từ Trung Quốc cần lưu ý những vấn đề gì?

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc: Thông quan xuất khẩu

Thường thì Trung Quốc muốn đẩy mạnh xuất khẩu nên sẽ dễ dàng thông quan xuất khẩu. Kiểm hóa của Hải Quan có nhiều hướng khác nhau, nhưng dưới đây là một số nội dung cơ bản sẽ được kiểm tra và thường hay xảy ra sai sót:

  • Kiểm tra tên sản phẩm: Có không ít trường hợp sai sót xảy ra với tên sản phẩm khi lựa chọn sử dụng tên khoa học hay tên thông dụng của sản phẩm; hoặc có sự sai lệch khi dịch tên sản phẩm tiếng Trung sang tiếng Anh.
  • Kiểm tra các thông số kỹ thuật: Lỗi hay xảy ra khi trên bao bì của nhà cung cấp in các thông số kỹ thuật không chuẩn thực tế; loạt sản phẩm có nhiều kích thước. Cần khai kích thước nhỏ nhất và lớn nhất; hoặc do sản phẩm kích thước không đồng đều giữa các bộ phận/các phần, cần khai báo cả phần lớn nhất và nhỏ nhất…
  • Kiểm tra số lượng: Kiểm tra tổng số lượng, lỗi hay mắc nhất là khai báo ít hơn so với thực tế
  • Kiểm tra trọng lượng: Lỗi hay xảy ra nhất là Net weightGross weight của hàng trên tờ khai chênh lệch so với trọng lượng thực tế từ 3% -5%
  • Kiểm tra số lượng kiện hàng: Hàng mẫu, hàng tặng vẫn phải khai báo Hải Quan
  • Kiểm tra Shipping Mark
  • Kiểm tra vấn đề vi phạm quyền sở hữu trí tuệ: Chú ý xem hàng nào có nhãn hiệu, hàng nào không và phân biệt giữa nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu nhái, hàng hóa được bảo hộ, logo, thẻ,… Trước khi tiến hành quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, bạn có thể tra trước xem Brand, hình ảnh in trên hàng hóa đã đăng ký bảo hộ hay chưa
  • Kiểm tra xuất xứ, phân loại: Kiểm tra độ chính xác của mã HS, cần chú ý với sản phẩm đa chức năng
  • Kiểm tra giá cả: Với mỗi mã HS ứng với từng loại hàng xuất nhập khẩu, cơ quan Hải Quan đều có mức giá trên hệ thống. Nhìn chung có hai mức, một là mức giá của cảng xuất khẩu; hai là mức giới hạn giá của quốc gia. Đối với việc nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc thì xem xét giá đặc biệt nghiêm ngặt, còn hàng xuất khẩu thì có nới lỏng hơn
  • Lấy mẫu và kiểm tra: Việc này tương đối hiếm, thường áp dụng với các sản phẩm hóa học cần được xét nghiệm trong phòng thí nghiệm chứ không thể đánh giá bằng mắt thường
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Quy trình nhập khẩu Hàng hóa từ Trung Quốc: Vận chuyển quốc tế

Kiểm tra số cont/seal: khi hàng về tới cảng Việt Nam bạn có thể đối chiếu lại so với cont thực tế, số cont/seal trên B/L. Nếu có thông tin nào sai lệch thì thông báo cho bên xuất hoặc công ty bảo hiểm để xác nhận trước.

Xem thêm: Thuế nhập khẩu được tính thế nào đối với hàng hóa Trung Quốc?

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc: Đăng ký chứng nhận liên quan đến lô hàng

Tùy thuộc vào từng loại hàng, mã HS code,.. các quy định của Nhà nước mà bạn phải đăng ký những thủ tục gì để được cấp các chứng nhận có liên quan. Nếu bạn không đăng ký các chứng nhận liên quan đến lô hàng. Thì lô hàng của bạn sẽ không được thông quan cũng như gặp khó khăn trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc với các cơ quan chức năng.

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc: Thông quan nhập khẩu

Đây là bước quan dễ xảy ra lỗi nhất trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc.

Chuẩn bị bộ chứng từ

Tùy thuộc vào từng mặt hàng mà sẽ có những yêu cầu về các chứng từ khác nhau. Về cơ bản, sẽ bao gồm các loại giấy tờ nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc như sau:

  • Sales Contract (Hợp đồng)
  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
  • Packing List (Phiếu đóng gói)
  • Certificate of Original (Giấy chứng nhận xuất xứ)
  • Certificate of Quality (Giấy chứng nhận chất lượng)
  • Bill of Lading (B/L – Vận đơn đường biển) hoặc Airway Bill (AWB – vận đơn hàng không)
  • Arrival Notice – Giấy báo hàng đến (đường biển)
  • Giấy phép quản lý chuyên ngành (nếu có)

Mở và thông quan tờ khai

Chữ ký số và cách đăng ký tài khoản khai báo Hải Quan

Khi một doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc về một mặt hàng nào đó. Thì làm tờ khai Hải Quan là một trong những bước bắt buộc phải thực hiện khi hàng đến cảng/ cửa khẩu. Nếu không truyền tờ khai Hải Quan thì mọi hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu đều bị dừng lại.

Hiện nay, để truyền tờ khai Hải Quan, doanh nghiệp sẽ thực hiện thông quan phần mềm. Có 2 phần mềm được sử dụng phổ biến nhất trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc là: Hệ thống phần mềm ECUS5VNACCS của công ty Thái Sơn và Phần mềm Hải Quan điện tử FPT.TQDT của FPT. Thông thường đa số doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu sẽ sử dụng phần mềm của bên Thái Sơn để khai Hải Quan điện tử.

Thiết bị chữ ký số hay còn gọi là USB Token: Doanh nghiệp có thể tiếp tục sử dụng CKS đang khai báo nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc, trên hệ thống Hải Quan điện tử V4 nếu hạn sử dụng vẫn còn hiệu lực.

  • Tài khoản khai báo VNACCS được đăng ký gắn liền với chữ ký số khai báo: Mỗi chữ ký số sẽ được đăng ký là một tài khoản khai báo VNACCS (User ID).
  • Tài khoản khai báo VNACCS giống như Account kết nối với Hải quan trên Cổng thông tin một cửa quốc gia www.customs.gov.vn. Một doanh nghiệp có thể đăng ký nhiều tài khoản khai báo khác nhau, mỗi tài khoản tương ứng với một chữ ký số.
  • Các tài khoản này được quản lý bởi một tài khoản gọi là Tài khoản quản trị. Để đăng ký và quản lý các tài khoản khai báo này, doanh nghiệp cần phải đăng ký Tài khoản quản trị trước.
  • Quy trình đăng ký tài khoản khai báo VNACCS
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Để đăng ký mới từ đầu tài khoản khai báo VNACCS trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, doanh nghiệp thực hiện theo các bước sau đây bằng cách gửi email cho Tổng cục Hải Quan hoặc liên hệ bên cấp chữ ký số họ đăng ký tài khoản, đây là cách dễ dàng và nhanh nhất:

+ Đăng ký tài khoản quản trị: để xác định đối tượng đăng ký (là doanh nghiệp nào) tài khoản này dùng để quản lý, đăng ký mới, sửa hoặc xóa các tài khoản khai báo VNACCS. Lưu ý, tài khoản quản trị không được dùng trong việc khai báo VNACCS. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều hơn một chữ ký số (nhưng cùng mã số thuế) thì khi đăng ký tài khoản quản trị có thể sử dụng một trong các chữ ký số đó để xác thực.

+ Đăng ký tài khoản VNACCS: là tài khoản sử dụng trong các giao dịch khai báo Hải Quan. Đăng ký tài khoản đồng nghĩa với việc đăng ký các chữ ký số được dùng trong khai báo đến hệ thống VNACCS của doanh nghiệp.

Mỗi chữ ký số sẽ là một tài khoản khai báo nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc, được gắn liền với một User ID, một tài khoản khai báo VNACCS bao gồm các thông tin sau:

  • User ID: tên tài khoản
  • Password : mật khẩu truy nhập
  • Terminal ID : mã số máy trạm, định danh máy trạm khai báo
  • Terminal access key: khóa truy cập, kết hợp với các thông tin trên dùng trong việc lấy phản hồi các thông điệp do cơ quan Hải Quan trả về.

– Thông tin của Chữ ký số: Serial number, Mã số thuế và thông tin nhà cung cấp chữ ký số. Thiết lập thông số khai báo trên phần mềm ECUS5VNACCS.

Truyền và phân luồng tờ khai

Sau khi có đầy đủ bộ chứng từ xuất nhập khẩu của quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc thì người khai Hải Quan lên tờ khai Hải Quan theo những thông tin trên hệ thống. Sau khi lên tờ khai đầy đủ thì mình truyền tờ khai lên hệ thống Hải Quan. Khi truyền số liệu, bạn sẽ nhận được thông tin phản hồi từ cơ quan Hải Quan.

Trường hợp hệ thống phát hiện thấy lỗi, sẽ có thông báo trên màn hình máy tính để bạn sửa lại, tính thuế nhập khẩu. Khi các bước thực hiện và số liệu sơ bộ hợp lệ, hệ thống sẽ trả về về số tờ khai hải quan, kết quả phân luồng. Hải Quan Việt Nam sẽ phân loại nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc dưới hình thức 3 luồng: Luồng xanh, vàng và đỏ. Mỗi luồng hàng được phân loại nói lên mức độ đánh giá của cơ quan Hải Quan đối với hàng hóa trong quá trình quản lý rủi ro.

Xem thêm: Hướng dẫn quy đổi tiền nhân dân tệ sang Việt Nam đồng mới nhất

  • Mức (1) – Luồng xanh: Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Đóng thuế xong thì có thể tiến hành thanh lý, nhận hàng;
  • Mức (2) – Luồng vàng: kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Nếu được yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì doanh nghiệp thực hiện theo yêu cầu và xuất trình hồ sơ giấy để cơ quan Hải Quan kiểm tra. Nếu lô hàng được chấp nhận thì được đóng thuế xong là thông quan, nếu cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa thì phải kiểm hóa giống như trường hợp bị luồng đỏ.
  • Mức (3) – luồng đỏ: Kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa. Hiên nay có hai cách để thực hiện kiểm hóa. Hải Quan trực tiếp xuống mở container ra kiểm tra thực tế hàng hóa, hai là thực hiện qua máy soi kiểm hóa.
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Có 3 mức độ kiểm tra thực tế trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc:

  • Kiểm tra thực tế không quá 5% lô hàng: được tiến hành nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật Hải Quan của chủ hàng. Nếu không có dấu hiệu sai phạm thì kết thúc kiểm tra; nếu có thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi xác định được mức độ vi phạm.
  • Kiểm tra thực tế 10% lô hàng: hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra thực tế nhưng cơ quan Hải Quan qua phân tích thông tin phát hiện thấy có dấu hiệu sai phạm. Tiến hành kiểm tra nếu không sai phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có thì tiếp tục kiểm tra
  • Kiểm tra toàn bộ lô hàng: đối với hàng hóa có chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật về Hải Quan

Một số trường hợp, chẳng hạn như sau khi máy tính xác định được hình thức, mức độ kiểm tra, nhưng cán bộ/nhân viên Hải Quan xét thấy việc xác định của máy tính là chưa chính xác (do thông tin về các quy định, chính sách hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục chưa được cập nhật đầy đủ). Cán bộ công chức Hải Quan sẽ đề xuất Lệnh hình thức và mức độ kiểm tra khác phù hợp hơn, việc phân luồng sẽ được ghi nhận lại (có ghi rõ lý do điều chỉnh). Sau đó chuyển cho lãnh đạo Chi cục Hải Quan xem xét và quyết định.

Tiếp theo, bạn có thể tiến hành mở tờ khai. Để thực hiện được bước này, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau cho quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc:

  • Giấy giới thiệu
  • Tờ khai phân luồng
  • Packing List
  • Bill of Lading
  • Các chứng từ cần thiết khác (CO, hóa đơn cước, giấy phép nhập khẩu,…)

Khi xuất trình hồ sơ nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc cho hải quan, nếu các chứng từ đã hợp lệ. Hải Quan sẽ tiến hành thông quan trên hệ thống. Một số trường hợp hàng hóa bị bẻ luồng:

– Có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật về thuế:

Hàng bạn có “mật báo” là hàng vi phạm hoặc hàng bạn nhập đang thuộc diện quản lý rủi ro, nhiều trường hợp mặt hàng này đã từng vi phạm trước đây nên cứ nhập về hoặc xuất đi thì mặc định là “có dấu hiệu vi phạm”.

Ví dụ: Hàng xuất nhập từ Úc, hàng thuốc lá, hàng phế liệu…

– Người khai Hải Quan không nộp được chứng từ theo yêu cầu của cơ quan Hải Quan hoặc qua kiểm tra các chứng từ, cơ quan hải quan chưa đủ cơ sở để xác định tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế:

Trường hợp này hay gặp ở tình trạng bộ hồ sơ thiếu chứng từ này thiếu chứng chừng kia, hoặc tên hàng phức tạp không thể xác định chỉ bằng đọc tên hàng, yêu cầu cần thêm catalogue hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa.

– Trường hợp cơ quan hải quan chưa đủ căn cứ để xác định tính chính xác của nội dung khai báo.

Trường hợp này do chứng từ khai báo không rõ ràng hoặc tên hàng khai không rõ ràng, thông tin khai báo không hợp lý, mâu thuẫn lẫn nhau.

Ví dụ: Bạn khai báo nhập 10 cái Iphone nhưng trọng lượng trên bill lại thể hiện tới 50kg hoặc hơn thì rõ ràng là có nghi vấn.

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Thanh lý tờ khai

Sau khi hoàn thành việc nộp thuế và tờ khai nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc được thông quan, bạn có thể tiến hành in mã vạch. Bạn phải nộp mã vạch + tờ khai đã thông quan cho Hải Quan giám sát ít nhất là 02 bộ. Hải Quan sẽ đóng dấu lên mã vạch và trả lại cho doanh nghiệp 01 bộ, còn 01 bộ Hải Quan sẽ giữ.

Các lỗi thường gặp khi làm thủ tục Hải Quan điện tử

– Khai sai các tiêu chí trên phần mềm VNACCS: có một số tiêu chí có thể chỉnh sửa bổ sung. Nhưng có một số tiêu chí không thể chỉnh sửa bổ sung mà phải khai lại tờ khai mới, dẫn đến việc quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc bị chậm trễ. Đặc biệt, nếu tờ khai đã được đóng thuế thì phải mất thời gian điều chỉnh thuế rất lâu.

– Áp mã số hàng hóa (HS code) chưa chính xác: do chưa nắm rõ nguyên tắc áp mã theo quy định. Có một số loại hàng cùng có mô tả ở nhiều nơi khác nhau trong biểu thuế có thể với thuế suất khác nhau gây lúng túng cho người khai Hải Quan.

Nhưng theo nguyên tắc mã số của hệ thống hài hòa (mã HS code) thì mỗi loại hàng hóa chỉ có một mã số duy nhất – vậy vấn đề ở đây là phải tìm cho được mã số phù hợp cho mặt hàng đó trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc.

Tâm lý của chủ hàng là áp vào mã HS code có thuế suất thấp nhất nhưng quan điểm của Hải Quan thì ngược lại – áp vào mã HS code có thuế suất cao nhất, do đó người khai Hải Quan cần có kiến thức chuyên môn để chứng minh việc khai báo của mình.

Xem thêm: Nhập hàng Trung Quốc cần kích thước container như thế nào?

Các lỗi trên chứng từ Hải Quan

– Các thông tin trên bộ chứng từ không khớp nhau: sai lệch về điều kiện giao hàng, số lượng, trọng lượng, các lỗi chính tả,… Đòi người khai Hải Quan phải kiểm tra kỹ bộ chứng từ xem sai sót đó do đâu. Thông báo cho các bên liên quan để có sự điều chỉnh đúng trước khi khai Hải Quan và nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc.

– Các lỗi thường gặp trên CO: trường hợp áp dụng tiêu chí RVC thì ghi trị giá FOB (USD). Nhưng một số trường hợp lại ghi trị giá khác (EXW, CFR, CIF,…), theo như trị giá trên hợp đồng và Invoice.

Trong trường hợp CO được phát hành bởi bên thứ ba (third party) thì số Invoice phải là số của Invoice do bên bán hàng (Seller). Không phải số Invoice của người gửi hàng (shipper) phát hành và phải được đánh dấu (tick) vào ô “Third Party Invoicing”,… Nếu có các lỗi trên thì CO sẽ bị bác, không được xem xét chấp nhận.

Ngoài các lỗi về chứng từ, còn có thể gặp các lỗi khác khi kiểm tra quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc như: cont bị sai seal; hàng hóa không đúng chủng loại, thiếu hoặc dư số lượng. Hoặc không có tem nhãn, hoặc thể hiện xuất xứ, ngày sản xuất, hạn sử dụng không đúng hoặc không có,… Người khai Hải Quan cần có kinh nghiệm để xử lý các tình huống này theo cách nhanh nhất, tránh phát sinh những chi phí không đáng có và có thể mất thời gian rất lâu để bổ sung làm chậm quá trình thông quan hàng hóa.

Trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, có thể gặp trường hợp tình trạng hàng hóa bị bất thường (thường là hàng lẻ – LCL), ví dụ như:  kiện hàng bị móp méo, bể vỡ, có dấu hiệu bị khui mở bất thường,.. Đòi hỏi người khai Hải Quan phải kiểm tra và phối hợp kiểm tra với các bên liên quan để xử lý. Ngoài ra, trong quá trình thông quan, rủi ro bị tham vấn giá cũng cần dự tính phương án xử lý trước.

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Xem thêm: Nhập hàng hóa uy tín từ Trung Quốc với giá tận gốc mới nhất

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc: Lấy hàng hóa và đưa về kho

Sau khi đã hoàn thành xong thủ tục Hải Quan nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc, việc tiếp theo mà bạn cần làm là bố trí phương tiện vận tải bộ để đưa hàng về kho để kết thúc quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc. Thông thường, các chủ hàng sẽ thuê xe cont hoặc xe tải nhỏ rồi chuyển cho họ lệnh giao hàng mà đơn vị vận tải biển cấp. Nhà xe sẽ vào cảng thực hiện nốt thủ tục Hải Quan tại kho bãi rồi lấy hàng chở về địa điểm kho cho bạn.

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc: Giải quyết tranh chấp phát sinh

Hãy liên hệ tới Finlogistics để được tư vấn chi tiết nhất về quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc. Nếu bạn muốn xem hướng dẫn quy trình nhập khẩu cho các doanh nghiệp mới năm 2023 thì hãy nhấp tại đây.

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Θ Bài viết gợi ý:


Phone

Nội dung chính

Mục lục