Ho-so-hai-quan-xuat-nhap-khau-00.jpg

Hồ sơ Hải Quan xuất nhập khẩu bao gồm những loại giấy tờ quan trọng nào? Có điểm gì khác giữa chứng từ của các mặt hàng xuất nhập khẩu?… Đây là thắc mắc của khá nhiều người mới vào nghề và chưa có kinh nghiệm. Do đó, việc gặp phải những rủi ro ngoài ý muốn khi thực hiện các bước thông quan hàng hóa là điều khó có thể tránh khỏi.

Hiểu rõ điều đó, bài viết hữu ích dưới đây mà Finlogistics cung cấp, hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn đọc tất tần tật những thông tin chi tiết nhất về bộ hồ sơ Hải Quan đối với hàng nhập khẩu và xuất khẩu, cùng theo dõi nhé!

Ho-so-hai-quan-xuat-nhap-khau
Có những giấy tờ gì trong bộ hồ sơ Hải Quan xuất nhập khẩu?


Bộ hồ sơ Hải Quan đối với hàng nhập khẩu bao gồm những chứng từ nào?

Hồ sơ Hải Quan xuất nhập khẩu đã được Nhà nước quy định rõ trong Khoản 2, Điều 16, Thông tư số 39/2018/TT-BTC, bao gồm các loại chứng từ sau:

#Tờ khai Hải Quan hàng hóa

Doanh nghiệp nhập khẩu cần làm hồ sơ Hải Quan đối với hàng nhập khẩu phải nộp 02 bản chính của tờ khai Hải Quan (in theo mẫu HQ/2015/NK). Đây cũng là chính sách áp dụng đối với trường hợp khai báo Hải Quan trên giấy, đã được quy định rõ tại Khoản 2, Điều 25, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, được sửa đổi & bổ sung tại Khoản 12, Điều 1, Nghị định số 59/2018/NĐ-CP.

Ho-so-hai-quan-xuat-nhap-khau
Mẫu tờ khai Hải Quan hàng hóa

#Hóa đơn thương mại (Invoice)

Hồ sơ Hải Quan đối với hàng nhập khẩu bắt buộc phải có Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice). Phía doanh nghiệp phải trình lên 01 bản chụp của tờ Invoice hoặc những chứng từ có giá trị tương đương khác. Tuy nhiên, có vài trường hợp không cần nộp chứng từ này như:

  • Hàng hóa nhập khẩu nhằm thực hiện hợp đồng gia công cho doanh nghiệp nước ngoài.
  • Bên mua hàng không cần thanh toán cho bên bán hàng, lô hàng gốc không có hóa đơn.
Ho-so-hai-quan-xuat-nhap-khau
Mẫu hóa đơn thương mại

#Vận đơn hàng hải (B/L)

Doanh nghiệp cần nộp cho Hải Quan một bản sao vận đơn (Bill of Lading – B/L) hoặc những giấy tờ khác tương đương trong hồ sơ Hải Quan xuất nhập khẩu. Đặc biệt, hàng hóa vận chuyển đa phương thức theo quy định của pháp luật bắt buộc phải có chứng từ này. Điều này cũng áp dụng đối với những trường hợp sau đây:

  • Hàng hóa nhập khẩu thông qua cửa khẩu biên giới bằng hình thức đường bộ.
  • Hàng hóa mua bán giữa các khu phi thuế quan và khu nội địa.
  • Hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo bên mình.

Nếu hàng hóa nhập khẩu nhằm phục vụ cho hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí hoặc vận chuyển tại các tàu dịch vụ thì doanh nghiệp có thể nộp bản kê khai hàng hóa thay thế cho B/L.

Ho-so-hai-quan-xuat-nhap-khau
Mẫu vận đơn hàng hải

>>> Xem thêm: 7 bước thực hiện thủ tục Hải Quan mà các doanh nghiệp cần nắm rõ

#Giấy phép nhập khẩu hàng hóa

Chính sách Nhà nước quy định rõ các mặt hàng nằm trong Danh mục bị hạn chế nhập khẩu buộc phải làm thủ tục đăng ký xin giấy phép nhập khẩu chuyên ngành. Do đó, bộ hồ sơ Hải Quan đối với hàng nhập khẩu cũng thường yêu cầu phải có giấy phép nhập khẩu.

  • Nếu chỉ nhập khẩu một lần, doanh nghiệp cần có một bản chính giấy phép nhập khẩu hoặc Văn bản cho phép nhập khẩu hợp lệ.
  • Nếu nhập khẩu nhiều lần, doanh nghiệp chỉ cần nộp một bản chính khi thực hiện nhập khẩu lần đầu.
Ho-so-hai-quan-xuat-nhap-khau
Mẫu giấy phép nhập khẩu hàng hóa

#Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành

Đây là loại giấy thường được yêu cầu trong bộ hồ sơ Hải Quan xuất nhập khẩu. Tùy vào từng loại hàng hóa cụ thể, doanh nghiệp khai sẽ phải nộp bản sao y hoặc bản gốc giáy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành. Nếu nhập khẩu mặt hàng đó nhiều lần thì doanh nghiệp chỉ cần trình lên cho Chi cục Hải Quan bản gốc ở lần nhập khẩu đầu tiên.

Ho-so-hai-quan-xuat-nhap-khau
Mẫu giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành

#Giấy tờ chứng minh cá nhân, doanh nghiệp

Nằm trong bộ hồ sơ Hải Quan xuất nhập khẩu, chứng từ này cần nộp nhằm chứng minh doanh nghiệp đạt đủ điều kiện để tiến hành nhập khẩu mặt hàng đó về Việt Nam. Chứng từ này chỉ cần nộp một bản sao duy nhất trong lần nhập khẩu hàng hóa đầu tiên.

Ho-so-hai-quan-xuat-nhap-khau
Mẫu giấy chứng minh cá nhân, doanh nghiệp

#Tờ khai trị giá

Tờ khai trị giá là một phần không thể thiếu trong bộ hồ sơ Hải Quan xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp khi làm thủ tục khai quan cần nộp tờ khai trị giá lên trên Hệ thống Hải Quan dưới dạng file điện tử hoặc nộp trực tiếp 02 bản chính lên cho Cơ quan Hải Quan (nếu chọn khai báo trên giấy). Những trường hợp cần phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá được ghi rõ trong Thông tư số 39/2015/TT-BTC.

Ho-so-hai-quan-xuat-nhap-khau
Mẫu tờ khai trị giá

#Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)

Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là loại giấy tờ quan trọng nằm trong bộ hồ sơ Hải Quan đối với hàng nhập khẩu. Việc nộp C/O nhằm xác định chính xác nguồn gốc xuất xứ của lô hàng trong quá trình xuất nhập khẩu và doanh nghiệp nên liên hệ với bên nhà sản xuất tại quốc gia xuất khẩu để xin cung cấp C/O. Hơn nữa, doanh nghiệp xin được C/O còn có thể nhận được mức ưu đãi đặc biệt về thuế khi thông quan.

Ho-so-hai-quan-xuat-nhap-khau
Mẫu chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)

#Danh mục thiết bị, máy móc 

Danh mục thiết bị, máy móc sẽ được yêu cầu đối với những mặt hàng máy liên hợp hoặc tổ hợp máy có mã HS code thuộc Chương 84, 85 và 90 hoặc khi phân loại thiết bị, máy móc ở trạng thái chưa lắp ráp hoặc tháo rời. Hải Quan thường sẽ yêu cầu doanh nghiệp nộp 01 bản chụp và xuất trình bản chính Danh mục thiết bị. máy móc. Đồng thời, doanh nghiệp cần mang kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi (theo Thông tư số 14/2015/TT-BTC), nếu nhập khẩu nhiều lần.

Ho-so-hai-quan-xuat-nhap-khau
Mẫu danh mục thiết bị, máy móc

#Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu

Đối với những doanh nghiệp sử dụng dịch vụ uỷ thác nhập khẩu thì hồ sơ Hải Quan xuất nhập khẩu không thể không có Hợp đồng uỷ thác. Nếu mặt hàng nhập khẩu có tên trong Danh mục hàng hóa bắt buộc phải xin giấy phép thì doanh nghiệp phải trình lên 01 bản sao y hợp đồng. 

Ho-so-hai-quan-xuat-nhap-khau
Mẫu hợp đồng uỷ thác nhập khẩu

Bộ hồ sơ Hải Quan đối với hàng xuất khẩu thương mại như thế nào?

Với các doanh nghiệp muốn làm hồ sơ Hải Quan đối với hàng xuất khẩu thương mại, quy trình thực hiện diễn ra như sau:

  • Doanh nghiệp tiến hành khai báo Hải Quan và xuất trình bộ hồ sơ Hải Quan xuất khẩu với đầy đủ các loại giấy tờ. Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên xuất trình thực tế hàng hóa cho Cơ quan Hải Quan kiểm tra. 
  • Sau đó, Hải Quan sẽ có trách nhiệm thông quan lô hàng xuất khẩu cho doanh nghiệp, nếu không có gì sai sót.

Hồ sơ Hải Quan xuất nhập khẩu trình lên sẽ bao gồm:

  • Tờ khai hàng hóa xuất khẩu
  • Giấy phép xuất khẩu (đối với các lô hàng yêu cầu)
  • Giấy thông báo miễn kiểm tra (hoặc thay bằng bản gốc giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành)

Sau khi doanh nghiệp nộp và xuất trình bộ hồ sơ, Hải Quan sẽ tiếp nhận và kiểm tra kỹ lượng các giấy tờ trong khoảng 01 ngày làm việc.

Ho-so-hai-quan-xuat-nhap-khau
Quy trình làm thủ tục Hải Quan xuất khẩu hàng hóa

Những đối tượng cần làm hồ sơ Hải Quan xuất nhập khẩu

Dựa theo Khoản 4, Điều 1, Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, những đối tượng cần làm hồ sơ Hải Quan xuất nhập khẩu được quy định rõ sau đây:

1. Hàng hóa/Vật phẩm

  • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc hàng quá cảnh.
  • Ngoại tệ (tiền mặt) hoặc tiền Việt.
  • Công cụ chuyển nhượng
  • Vàng, đá quý, kim loại quý,…
  • Những sản phẩm văn hóa
  • Di vật, cổ vật, bảo vật,…
  • Bưu kiện hoặc bưu phẩm xuất nhập khẩu
  • Tư trang, hành lý của người thực hiện xuất nhập cảnh
  • Một số vật phẩm xuất nhập khẩu hoặc quá cảnh trong địa bàn hoạt động của Hải Quan.

2. Phương tiện vận tải

  • Vận chuyển hàng bằng đường bộ
  • Vận chuyển hàng bằng đường biển
  • Vận chuyển hàng bằng đường sắt
  • Vận chuyển hàng bằng đường hàng không
  • Vận chuyển hàng bằng đường thủy nội địa
  • Vận chuyển hàng bằng đường sông xuất nhập cảnh hoặc quá cảnh
Ho-so-hai-quan-xuat-nhap-khau
Danh sách các đối tượng cần làm hồ sơ Hải Quan

Quy định thời hạn nộp hồ sơ Hải Quan xuất nhập khẩu

Điều 25 của Luật Hải Quan năm 2014 quy định chính xác thời hạn nộp hồ sơ Hải Quan xuất nhập khẩu như sau:

  • Đối với các lô hàng xuất khẩu: Tờ khai phải nộp sau khi hàng đã được tập kết tại địa điểm do doanh nghiệp thông báo, chậm nhất là 04 tiếng trước khi phương tiện vận chuyển xuất cảnh.
  • Đối với các lô hàng hóa xuất khẩu bằng dịch vụ chuyển phát nhanh: Thời gian nộp chậm nhất là 02 giờ, trước khi phương tiện vận chuyển xuất cảnh.
  • Đối với các lô hàng nhập khẩu: Tờ khai phải được nộp trước khi lô hàng đến cửa khẩu hoặc sau 30 ngày, tính từ ngày lô hàng hóa đến cửa khẩu.

Tại sao nên chọn làm hồ sơ Hải Quan xuất nhập khẩu tại Finlogistics?

Finlogistics tự tin là một trong những đơn vị Forwarder uy tín và tiên phong hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ Hải Quan trọn gói, xử lý thủ tục xuất nhập khẩu hiện nay. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi thấu hiểu những vấn đề, khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục thông quan và vận chuyển hàng hóa.

Được đánh giá là đối tác đáng tin cậy và lâu dài của nhiều doanh nghiệp trong nước và ngoài quốc tế, Finlogistics cam kết với khách hàng:

  • Hỗ trợ tận tình từ A-Z các bước làm thủ tục thông quan, hồ sơ Hải Quan xuất nhập khẩu hàng hóa trọn gói
  • Giàu kinh nghiệm và xử lí những vấn đề rủi ro một cách triệt để, hạn chế hậu quả
  • Chi phí cạnh tranh, xứng đáng với chất lượng dịch vụ mang lại
  • Quy trình làm việc chuyên nghiệp, minh bạch và đầy đủ tính pháp lý
  • Luôn bảo đảm tiến độ thông quan lô hàng một cách nhanh chóng
  • Sẵn sàng tư vấn và giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong quá trình làm thủ tục
Ho-so-hai-quan-xuat-nhap-khau
Những lý do doanh nghiệp nên chọn làm hồ sơ Hải Quan xuất nhập khẩu tại Finlogistics

>>> Xem thêm: Tìm hiểu các bước cách tra cứu mã vạch Hải Quan từ A – Z chi tiết

Tổng kết

Toàn bộ nội dung, thông tin chi tiết về hồ sơ Hải Quan xuất nhập khẩu đã được Finlogistics làm rõ ở trên. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc xử lý giấy tờ, thông quan hàng hóa, hãy liên hệ trực tiếp đến hotline hoặc form đăng ký để được hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Ho-so-hai-quan-xuat-nhap-khau


Xuat-khau-hang-thu-cong-my-nghe-00.jpg

Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ Việt Nam đi quốc tế không chỉ mang giá trị về kinh tế, mà còn được xem là cầu nối văn hóa giữa các quốc gia với nhau. Tuy vậy, việc vận chuyển và xử lý thủ tục cho hàng thủ công mỹ nghệ cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải có kiến thức và kinh nghiệm. Điều này nhằm bảo đảm hàng hoá có thể đến nơi một cách nhanh chóng, an toàn và giữ trọn vẻ đẹp vốn có. Hãy cùng theo chân Finlogistics tìm hiểu kỹ hơn về quy trình này nhé!

Xuat-khau-hang-thu-cong-my-nghe


Mã HS của một số hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu phổ biến

Việt Nam từ lâu đã là một trong các nước nổi tiếng với ngành sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, vừa độc đáo lại vừa mang đậm nét văn hóa truyền thống dân tộc. Những sản phẩm này không chỉ đáp ứng được nhu cầu trang trí của người dân, mà còn có giá trị xuất khẩu rất cao và được ưa chuộng tại khá nhiều trên thế giới. Dưới đây là bảng mã HS code của một số hàng thủ công mỹ nghệ phổ biến mà bạn nên tham khảo:

#Đồ gốm sứ

Đồ gốm sứ là một trong những hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu nhiều nhất hiện nay, thể hiện sự tinh tế và khéo léo của thợ thủ công Việt Nam. Ví dụ: bình hoa, chén đĩa, bộ ấm trà, tượng gốm, đèn gốm trang trí,… Những sản phẩm này thường được làm ra từ làng gốm Bát Tràng, Chu Đậu hoặc Phù Lãng,…

Mã HS:

  • 6909: Các loại bát, chén, đĩa, bình hoa,… làm bằng gốm sứ
  • 6912: Các sản phẩm dùng để trang trí và đồ gia dụng làm bằng gốm sứ

#Đồ sơn mài

Sơn mài được xem là nghệ thuật truyền thống lâu đời của Việt Nam, với những sản phẩm cực kỳ bắt mắt và sang trọng. Ví dụ: tranh sơn mài, khay trà, lọ hoa, hộp trang sức,… Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu đặc biệt này thường đến từ những làng nghề như Hạ Thái (Hà Nội).

Mã HS:

  • 4421: Các sản phẩm sơn mài làm bằng gỗ: hộp, khay,…
  • 9602: Các tác phẩm nghệ thuật, thủ công mỹ nghệ được làm từ sơn mài.

Xuat-khau-hang-thu-cong-my-nghe

>>> Tham khảo thêm: Hàng sản xuất xuất khẩu và một số thủ tục mới nhất cần lưu ý

#Đồ mây tre đan

Đây là nhóm hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu được làm từ một số nguyên liệu tự nhiên và thân thiện đối với môi trường, mang phong cách dân dã nhà nông. Ví dụ: bàn ghế tre, túi giỏ xách, đèn trang trí, khay mây, hộp đựng đồ,… Các sản phẩm được sản xuất tại một vài làng nghề tại Nam Định, Thanh Hóa hoặc Nghệ An.

Mã HS:

  • 4602: Các sản phẩm được làm từ mây, tre, cói,… hoặc nguyên liệu tương tự.

#Tượng đá và gỗ

Việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ như tượng đá hay gỗ điêu khắc là một trong những điểm nhấn đặc biệt trong ngành này, mang đậm ý nghĩa tôn giáo và phong thuỷ. Ví dụ:

  • Tượng đá: Tượng Phật, tượng thần, phù điêu làm bằng đá cẩm thạch hoặc đá Granit. Các sản phẩm này thường đến từ một số làng nghề sản xuất đá mỹ nghệ tại Non Nước (Đà Nẵng).
  • Tượng gỗ: Tượng thần tài, tượng ông hổ, tranh khắc gỗ,… Các sản phẩm này thường được làm tại làng nghề Sơn Đồng (Hà Nội).

Mã HS:

  • 6802: Sản phẩm đá điêu khắc hoặc đá dùng trong xây dựng.
  • 4420: Sản phẩm tượng điêu khắc, đồ gỗ mỹ nghệ,…

Xuat-khau-hang-thu-cong-my-nghe

Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ gồm các bước thủ tục nào?

Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm những tài liệu quan trọng như sau:

  • Tờ khai Hải Quan hàng thủ công mỹ nghệ (theo mẫu sẵn)
  • Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice); Phiếu đóng gói sản phẩm (Packing List)
  • Vận đơn hàng tàu (Bill of Lading); Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ C/O (nếu có)
  • Chứng nhận kiểm dịch thực vật – Phytosanitary Certificate (nếu bên mua hàng yêu cầu)

*Lưu ý: Doanh nghiệp cần chuẩn bị Chứng nhận hun trùng, khi lô hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu được đóng gói ở trên Pallet (nếu quốc gia nhập khẩu yêu cầu).

Về thủ tục thông quan Hải Quan, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ chứng từ đầy đủ, bao gồm: Invoice, Packing List,… và tiến hành mở tờ khai khi hàng được đưa về cảng hoặc kho bãi, chờ xuất khẩu. Nếu tờ khai được xếp vào luồng xanh, doanh nghiệp lúc này chỉ cần chữ ký xác nhận của Hải Quan giám sát để có thể thanh lý tờ khai. Sau đó, doanh nghiệp bàn giao lô hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu cho hãng tàu và hoàn thành quy trình thông quan.

Xuat-khau-hang-thu-cong-my-nghe

Tổng quan quy trình thực hiện xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ 

Tương tự như nhiều loại hàng hoá khác, quy trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cũng bao gồm 5 bước cơ bản sau đây: 

*Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ Hải Quan

Doanh nghiệp cần hoàn thành đầy đủ bộ hồ sơ chứng từ thông quan Hải Quan theo quy định pháp luật hiện hành, bao gồm những loại giấy tờ đã đề cập ở trên.

*Bước 2: Đăng ký khai báo Hải Quan

Việc thực hiện đăng ký khai báo Hải Quan hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu có thể tại một trong những địa điểm sau:

  • Chi cục Hải Quan, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở hoặc cơ sở sản xuất hàng hoá.
  • Chi cục Hải Quan, nơi lô hàng được tập kết để chuẩn bị xuất khẩu ra nước ngoài.
  • Chi cục Hải Quan tại cửa khẩu xuất hàng đi quốc tế.

*Bước 3: Kiểm tra kỹ tờ khai Hải Quan

  • Phía Hải Quan sẽ từ chối đăng ký và đưa ra những lý do cụ thể cho bên khai báo, nếu như lô hàng vẫn chưa đáp ứng đủ điều kiện cần thiết.
  • Đối với vệc khai báo trực tiếp trên giấy, phía Hải Quan sẽ kiểm tra kỹ những thông tin có trong tờ khai và một số chứng từ khác trong bộ hồ sơ.
  • Hồ sơ khai báo sẽ được phép thông qua mà không cần phải bổ sung chứng từ hoặc kiểm tra thực tế hàng hoá, ngoại trừ những điều kiện tiêu chuẩn.

*Bước 4: Phân luồng tờ khai theo màu

Sau khi khai báo Hải Quan online, hệ thống sẽ tự động phân luồng tờ khai và thông báo cho bên khái báo dưới ba hình thức luồng đỏ, vàng và xanh. Quy trình này sẽ bảo đảm việc quản lý và xử lý thông tin một cách chặt chẽ, chính xác và tuân thủ quy định pháp lý hơn.

*Bước 5: Thông quan, vận chuyển hàng về kho

Thủ tục thông quan mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu về cơ bản khá giống với hàng hoá thương mại thông thường khác. Vì vậy, doanh nghiệp cần hoàn thành đầy đủ các bước để lô hàng được thông quan một cách nhanh chóng và thuận lợi.

Xuat-khau-hang-thu-cong-my-nghe

Một số yếu tố cần lưu ý đối với hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu

Để quá trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ diễn ra thuận lợi, các doanh nghiệp cần lưu ý đến một số điều quan trọng sau đây:

#Chọn lựa phương thức vận chuyển

Khi thực hiện vận chuyển hàng thủ công mỹ nghệ (đặc biệt là hàng mây tre đan), doanh nghiệp cần xem xét và đánh giá kỹ lưỡng những phương thức vận chuyển nhằm tối ưu hoá chi phí và thời gian.

1. Vận chuyển đường biển

=> Ưu điểm:

  • Phù hợp đối với những lô hàng lớn, cồng kềnh và nặng nề, ví dụ: hàng thủ công mỹ nghệ có kích thước lớn hoặc hàng mây tre đan,…
  • Chi phí thấp hơn nhiều so với những phương thức khác, giúp doanh nghiệp tối ưu ngân sách.
  • Đa dạng container, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu có thể dùng container nguyên (FCL) hoặc ghép hàng (LCL).
  • Thích hợp đối với những tuyến vận chuyển quốc tế đường dài như Mỹ, châu Âu hoặc châu Á.

=> Nhược điểm:

  • Thời gian vận chuyển khá lâu (từ vài tuần đến hơn 01 tháng), không phù hợp đối với những lô hàng cần giao gấp.
  • Phụ thuộc nhiều vào lịch trình vận tải của tàu biển cũng như điều kiện thời tiết, thậm chí có thể bị chậm trễ.
  • Quy cách đóng gói cần phải thật cẩn thận để tránh gây hư hỏng hàng hoá, do bị rơi rớt, va đập trong quá trình vận chuyển đường dài.

2. Vận chuyển đường hàng không

=> Ưu điểm:

  • Thời gian vận chuyển nhanh chóng (từ 1-7 ngày), phù hợp đối với những đơn hàng cần giao gấp hoặc những hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu có giá trị cao.
  • Độ an toàn cao hơn cho các loại hàng hoá, hạn chế tối đa tình trạng hư hỏng do thời tiết hoặc va chạm.
  • Quy trình vận chuyển và thông quan xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ diễn ra nhanh chóng, hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

=> Nhược điểm:

  • Chi phí vận chuyển tương đối cao, đặc biệt đối với những lô hàng có kích thước lớn hoặc nặng điển hình như hàng mây tre đan.
  • Không phù hợp đối với những lô hàng lớn, cồng kềnh hoặc số lượng nhiều vì có sự hạn chế về trọng lượng và kích thước hàng hoá tối đa.

#Đóng gói và bảo quản hàng hoá

  • Việc đóng gói và bảo quản hàng hóa đúng quy cách sẽ là yếu tố then chốt, giúp bảo đảm chất lượng sản phẩm trong quá trình vận chuyển hàng thủ công mỹ nghệ đến thị trường quốc tế.
  • Doanh nghiệp cần thực hiện quy trình đóng gói hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu cẩn thận, do tính chất dễ bị hư hỏng của một số mặt hàng thủ công.
  • Bạn nên sử dụng thùng carton dày, pallet gỗ hoặc bao bì nhựa cứng để có thể bảo vệ hàng hoá khỏi bị va đập. Đối với hàng mây tre đan, bạn nên bọc thêm lớp mút xốp, hạt chống sốc hoặc màng co để có thể chống ẩm mốc và trầy xước. Bên ngoài lô hàng bạn nên dán thêm nhãn “Hàng hoá dễ vỡ” để mọi người lưu ý.
  • Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ gỗ hoặc mây tre đan cần phải được xử lý chống ẩm, mối mọt trước khi tiến hành đóng gói. Kho bãi chứa hàng cần phải đảm bảo khô ráo và thoáng mát để giữ nguyên chất lượng của lô hàng trước khi xuất khẩu nước ngoài.

Xuat-khau-hang-thu-cong-my-nghe

>>> Tham khảo thêm: Quy trình các bước xuất khẩu hàng nội thất đi thị trường Nhật Bản

Các quy định liên quan đến bảo vệ môi trường và thuế quan

Doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cần phải nắm vững các quy định về bảo vệ môi trường và chính sách thuế quan tại thị trường mà họ muốn thâm nhập. Những tiêu chuẩn về môi trường ngày càng khắt khe, nhất là đối với sản phẩm làm từ gỗ và mây tre đan. Nhiều quốc gia như Mỹ và EU đòi hỏi các sản phẩm này phải có giấy chứng nhận về nguồn gốc xuất xứ và tính thân thiện với môi trường.

Để chứng minh nguồn gốc của nguyên liệu gỗ được khai thác bền vững và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, các sản phẩm gỗ cần có chứng nhận FSC (Forest Stewardship Council). Điều này đặc biệt quan trọng đối với hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, giúp chúng được thị trường quốc tế chấp nhận và nâng cao giá trị. Về vấn đề thuế quan và những chi phí liên quan, doanh nghiệp cần nắm rõ:

  • Thuế xuất khẩu hàng hoá: Một vài mặt hàng thủ công mỹ nghệ phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định pháp luật của Việt Nam.
  • Thuế nhập khẩu hàng hoá: Thị trường quốc tế sẽ áp dụng những mức thuế nhập khẩu khác nhau. Nếu doanh nghiệp tận dụng được những ưu đãi từ các Hiệp định FTA thì có thể giảm bớt chi phí hiệu quả.
  • Chi phí vận chuyển: Bao gồm những chi phí liên quan đến vận tải quốc tế, phí bốc dỡ hàng hoá và lưu kho lưu bãi tại cảng đi/cảng đến.
  • Một số chi phí khác: Ví dụ: phí kiểm dịch, phí chứng từ, phí thông quan,… cần phải được tính toán kỹ lưỡng, nhằm tránh phát sinh thêm các chi phí không mong muốn.

Xuat-khau-hang-thu-cong-my-nghe

Tổng kết

Việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cần được các doanh nghiệp thực hiện đúng theo quy định pháp luật. Điều này góp phần bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế và giúp sản phẩm nội địa dễ dàng thâm nhập thị trường thế giới, nâng cao thêm giá trị và hình ảnh của những sản phẩm Việt. Nếu bạn cần hỗ trợ giải quyết chứng từ thông quan hoặc vận chuyển hàng thủ công mỹ nghệ đi quốc tế, hãy liên hệ ngay với đội ngũ của Finlogistics. Chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp cho khách hàng dịch vụ xuất nhập khẩu chuyên nghiệp và uy tín nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Xuat-khau-hang-thu-cong-my-nghe


Cut-off-time-la-gi-00.jpg

Cut-off time là gì? Đây là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong ngành xuất nhập khẩu, vận tải hàng hoá. Tuy nhiên, đối với những ai mới bước chân vào ngành, thì có thể vẫn chưa hiểu chuyên sâu cách sử dụng thuật ngữ đặc biệt này. Do đó, Finlogistics sẽ cung cấp đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích liên quan đến khái niệm, đối tượng, quy định, phân loại của Cut-off time, đừng vội bỏ qua nhé!

Cut-off-time-la-gi


Cut-off time là gì?

Hãy cùng làm rõ khái niệm Cut-off time là gì thông qua những nội dung, thông tin hữu ích dưới đây nhé:

Khái niệm

Cut-off time (hoặc Closing time, Deadtime, Lead time,…) được dịch ra là “giờ cắt máng”. Thuật ngữ này được sử dụng để chỉ thời hạn cuối cùng mà đơn vị vận chuyển phải kết thúc thông quan cho lô hàng và thanh lý container tại cảng để bốc xếp hàng lên tàu.

Nếu lô hàng không được thông quan và thanh lý trước thời gian cắt máng theo quy định, thì hãng tàu sẽ từ chối nhận hàng. Điều này đồng nghĩa với việc hàng của bạn sẽ bị “rớt tàu” và phải chờ chuyến tàu vận tải tiếp theo. Vì vậy, các doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý Cut-off time nhằm tránh làm ảnh hưởng tới lịch trình vận chuyển.

>>> Xem thêm: Một số loại hình nhập khẩu chính ngạch hàng hoá phổ biến nhất hiện nay

Cut-off-time-la-gi

Quy định

Quy trình thông quan hàng hoá sẽ bao gồm cả việc cung cấp những thông tin hướng dẫn vận chuyển. Theo quy định, thời hạn nộp thông tin chi tiết về vận đơn sẽ do phía hãng tàu vận chuyển thiết lập.

Nếu lô hàng bị ‘rớt tàu’, bạn có thể thử xin gia hạn thời gian Cut off time. Việc này sẽ phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ giữa đơn vị Forwarder hoặc chính doanh nghiệp với phía hãng tàu. Những Forwarder thường có mối quan hệ tốt với những hãng tàu nên việc xin thêm thời gian sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu không được gia hạn, lô hàng của bạn sẽ phải đợi chuyến tàu tiếp theo.

Đối tượng liên quan

Để tìm hiểu Cut-off time là gì, bạn cần lưu ý đến một số đối tượng quan trọng xung quanh thuật ngữ này như:

  • Bên mua (nhập khẩu) sẽ đặt mua hàng hoá sản phẩm
  • Bên bán (xuất khẩu) sẽ sản xuất và cung cấp hàng hóa, sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của bên mua
  • Đơn vị vận chuyển cung cấp dịch vụ vận chuyển từ cảng bốc hàng cho tới cảng đích
  • Hải Quan của cả hai bên sẽ giữ vai trò kiểm tra thông tin và cho phép thông quan cho hàng hoá, sản phẩm rời cảng xuất khẩu và nhập cảnh tại quốc gia nhập khẩu
  • Bên cung cấp vận tải đa phương thức như: đường bộ, đường sắt,… sẽ làm trung gian vận chuyển hàng hoá, sản phẩm từ kho bãi hoặc bên sản xuất đến cảng và từ cảng đến bên nhận hàng
  • Công ty bảo hiểm đóng vai trò trang trải các chi phí rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hoá, sản phẩm.

Cut-off-time-la-gi

Phân loại những Cut off time phổ biến hiện nay

Hiện nay, Cut off time được phân chia ra thành nhiều loại khác nhau, dưới đây là một số loại phổ biến nhất:

Cut off S/l

Cut off S/l (viết tắt của Shipping Instruction) là nội dung quan trọng, yêu cầu phía Shipper gửi hàng cho hãng tàu để tiến hành phát hành B/l. Nếu Shipper gửi không đúng như đã hẹn, hãng tàu không làm kịp B/I sẽ khiến lô hàng không kịp thời gian vận chuyển hay chính là “rớt tàu”.

Cut off VGM

Cut off VGM chỉ thời hạn cuối cùng để bên xuất khẩu gửi lại phiếu cân container cho hãng tàu. Tương tự như Cut off S/l, lô hàng sẽ không được phía hãng tàu vận chuyển nếu bên xuất khẩu không kịp gửi giấy đúng hẹn. 

Cut off Draft B/l (Cut off Doc)

Cut off Doc yêu cầu Shipper xác nhận lại nội dung, thông tin của B/l với bên hãng tàu. Nếu bên xuất khẩu không đối chiếu hoặc xác nhận muộn thì phía hãng tàu sẽ dùng thông tin S/l để xuất vận đơn gốc. Tất cả những điều chỉnh sau vận đơn gốc đều sẽ bị tính phí.

Cut off bãi (Cut off C/y)

Cut off C/Y là thời hạn cuối cùng để Shipper có thể giao hàng đến địa điểm hạ container theo quy định. Nhân viên hiện trường (Ops) có trách nhiệm thực hiện các bước thủ tục Hải Quan để hoàn thiện “vào sổ tàu” – khâu cuối cùng của quá trình thông quan hàng xuất. Nếu không hoàn thành kịp theo thời hạn, thì lô hàng sẽ bị “rớt tàu”.

Cut-off-time-la-gi

>>> Xem thêm: Tìm hiểu 07 bước tiến hành thủ tục Hải Quan nhanh chóng, chính xác nhất

Bạn cần làm gì khi không kịp giờ cắt máng?

Nói chung, nếu không kịp giờ cắt máng, lô hàng của bạn hầu như sẽ bị “rớt tàu”. Tình trạng này cũng không hiếm gặp trong hoạt động xuất nhập khẩu, vận tải hiện nay. Vậy cách giải quyết cho vấn đề này ra sao?

  • Đầu tiên, bạn cần tìm một đơn vị chuyên Forwarder có mối quan hệ tốt với hãng tàu – điều này vô cùng quan trọng trong suốt quá trình vận chuyển hàng hoá, sản phẩm. Forwarder sẽ liên hệ trực tiếp với hãng tàu để thương lượng gia hạn và kéo dài thời gian, giúp lô hàng của bạn kịp thời hạn vận chuyển.
  • Sau đó, bạn cần xin mẫu đơn lùi thời hạn Cut off time (có chữ ký của hãng tàu) và gửi đơn lên bộ phận Terminal của cảng để tiến hành xác nhận. Bộ phận Terminal sẽ xem xét trường hợp lô hàng của bạn, nếu thuận lợi họ sẽ ghi lại vào sổ tàu. Nếu không kịp, hãng tàu sẽ chuyển toàn bộ lô hàng của bạn sang chuyến tàu khác và thông báo với khách hàng để đặt với bên vận chuyển khác, nhằm tránh rủi ro cho cả đôi bên.

Cut-off-time-la-gi

Tạm kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến khái niệm Cut-off time là gì cũng như một số kinh nghiệm xử lý khi không kịp thời gian cắt máng. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến chủ đề này hoặc muốn tìm một đơn vị Forwarder uy tín, đáng tin cậy, bạn hãy liên hệ ngay đến cho Finlogistics. Đội ngũ chuyên viên của chúng tôi sẵn sàng mang tới cho khách hàng dịch vụ tiêu chuẩn chất lượng, an toàn và tối ưu hàng đầu hiện nay.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Cut-off-time-la-gi


Co-form-ai-la-gi-00.jpg

Nếu doanh nghiệp của bạn có nhu cầu xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Ấn Độ, thì CO mẫu AI là nội dung không thể bỏ qua. Vậy CO form AI là gì? Đây là chứng nhận mà các doanh nghiệp cần có để nhận được những ưu đãi đặc biệt về thuế quan khi nhập hàng. Để phân tích sâu hơn, hãy cùng Finlogistics tìm hiểu qua bài viết hữu ích dưới đây nhé!

Co-form-ai-la-gi


Định nghĩa CO form AI là gì?

CO form AI là gì? Đây là một loại giấy chứng nhận xuất xứ được áp dụng đối với hàng hoá từ Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ và các quốc gia thành viên ASEAN (dựa theo Hiệp định AIFTA). Các mặt hàng có chứng nhận CO mẫu AI khi xuất khẩu sang Ấn sẽ nhận được những khoản ưu đãi về thuế quan. Do đó, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm được khoản chi phí đáng kể.

Theo đó, hàng hóa nhập khẩu muốn nhận được CO form AI phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện sau đây:

  • Mặt hàng nằm trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt được ban hành cho các quốc gia trong Hiệp định.
  • Các quốc gia xuất nhập khẩu có tên trong Hiệp định AIFTA bao gồm: Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia, Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippin, Singapore và Myanmar.
  • Hàng hoá được vận chuyển trực tiếp từ quốc gia xuất khẩu.
  • Đáp ứng đầy đủ những quy định về chứng nhận xuất xứ của Hiệp định.

Co-form-ai-la-gi

>>> Đọc thêm: Quy trình xin cấp phép CO form AK bao gồm những bước nào?

Hồ sơ xin cấp phép CO form AI gồm những gì?

Bộ hồ sơ thủ tục xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ CO form AI cho hàng hoá sẽ bao gồm những giấy tờ quan trọng như sau:

  • Đơn đề nghị cấp phép chứng nhận CO mẫu AI
  • Mẫu tờ khai chứng nhận xuất xứ hàng hoá hoàn chỉnh
  • Tờ khai Hải Quan của lô hàng
  • Hoá đơn thương mại (Invoice); Vận tải đơn hàng hoá (Bill of Lading)
  • Một vài chứng từ khác cần thiết khác: Packing List (bản gốc), Bảng giải trình quy trình sản xuất hàng hoá, tờ khai Hải Quan hàng nhập,…

Co-form-ai-la-gi

Quy trình các bước chi tiết xin cấp phép CO form AI

Các doanh nghiệp muốn xin cấp giấy chứng nhận CO form AI cần thực hiện các bước theo quy trình như sau:

  • Bước 1: Truy cập vào Hệ thống của Bộ Công Thương hoặc VCCI để thực hiện khai báo trực tuyến.
  • Bước 2: Mang bộ hồ sơ đầy đủ đến Cơ quan chịu trách nhiệm cấp phép CO, lấy số thứ tự và chờ đến khi được gọi tại quầy.
  • Bước 3: Nộp lại hồ sơ trực tiếp tại quầy để cán bộ tiếp nhận, kiểm tra và chuyển cho các chuyên viên tiến hành xử lý.
  • Bước 4: Cấp số CO và nhận dữ liệu chứng nhận CO từ trang web.
  • Bước 5: Cơ quan chịu trách nhiệm đóng dấu và ký duyệt CO
  • Bước 6: Cơ quan quản lý sẽ lưu lại một bản, bản còn lại sẽ trả cho doanh nghiệp giữ.

Sau khi đã hoàn thành quy trình xin cấp CO, cơ quan chức năng sẽ trả lại bộ hồ sơ cho doanh nghiệp xin cấp trong vòng 1 – 2 ngày, tính từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

Co-form-ai-la-gi

Những nội dung cần lưu ý khi làm CO form AI là gì?

Các vấn đề mà doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần chú ý đối với bộ hồ sơ xin cấp CO form AI là gì? Dưới đây là chi tiết nội dung mà bạn có thể tham khảo để thực hiện theo:

Ô số 1: Điền những thông tin liên quan bên xuất khẩu (tên, địa chỉ, quốc gia xuất khẩu,…) 

Ô số 2: Điền những thông tin bên nhận hàng bao gồm (tên, địa chỉ,…). Nếu chỉ nhận hàng được chỉ định, bạn điền trong tờ khai là TO ORDER hoặc TO ORDER OF. Những thông tin này phải đồng nhất với thông tin trên B/L và những chứng từ hợp lệ khác.

Ô số 3: Điền những thông tin về hình thức và phương tiện vận tải, bao gồm: số chuyến, ký hiệu, tên cửa khẩu tiếp nhận hàng,… 

Ô số 4: Điền những thông tin về cơ quan thẩm quyền cấp phép CO (địa chỉ, số điện thoại, thông tin liên lạc,…)

Ô số 5: Những ghi chú liên quan đến cơ quan cấp phép CO form AI

Ô số 6: Điền những thông tin chi tiết về hàng hoá (nhãn hiệu, mã số và chủng loại,…) Những thông tiên liên quan đến số và ngày trên tờ khai Hải Quan cần được ghi rõ ràng. Nếu người khai báo không phải là người gửi hàng thì cũng cần ghi rõ thông tin về người khai báo.

Ô số 7: Khai báo số lượng và trọng lượng của lô hàng thô. 

Ô số 8: Khai báo số hóa đơn và ngày hoá đơn (nếu không có hoá đơn cần ghi rõ lý do).

Ô số 9: Khai báo thông tin về địa điểm và thời gian cụ thể phát hành CO.

Ô số 10: Điền những thông tin về quốc gia mà hàng hoá xuất khẩu tới. Những thông tin về tên người ký có thẩm quyền và ngày ký cũng cần được ghi rõ. 

Ô số 11: Bạn điền theo thứ tự như sau:

  • Dòng thứ 1, ghi “VIETNAM
  • Dòng thứ 2, ghi những thông tin về tên quốc gia nhập khẩu
  • Dòng thứ 3, ghi rõ địa chỉ cấp, thời gian cấp và chữ ký của bên cấp hoặc bên được ủy quyền ký nhận.

Ô số 12: Người khai CO thường có thể để trống ô này. Bạn có thể thể ghi “ISSUED RETROACTIVELY” nếu hàng hoá theo Điều 7, Khoản 4. Còn nếu ở Điều 8, thì bạn sẽ ghi “CERTIFIED TRUE COPY”.

Ô số 13: Tích dấu chọn vào những ô tương ứng: “Third-Country Invoicing”, “Exibition” và “Back to back CO”.

Co-form-ai-la-gi

Co-form-ai-la-gi

>>> Đọc thêm: Khái niệm và vai trò của CO form AJ trong xuất nhập khẩu hàng hoá

Một số trường hợp bị từ chối CO form AI

Trong nhiều trường hợp, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ từ chối cấp phép CO form AI cho doanh nghiệp. Nguyên nhân thường liên quan đến những thông tin cung cấp trong bộ hồ sơ chưa đáp ứng theo đúng yêu cầu quy định. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị hồ sơ và kê khai thông tin đầy đủ và cẩn thận. Dưới đây là một số lý do từ chối cấp CO mẫu AI thường gặp mà bạn có thể tham khảo:

  • Mẫu hồ sơ đề nghị cấp CO mẫu AI không chính xác 
  • Doanh nghiệp chưa hoàn tất khoản nợ phí chứng từ từ đợt xin cấp CO trước đó.
  • Những vấn đề liên quan đến dấu hiệu gian lận trong quá trình xin cấp CO trước đó mà vẫn chưa được giải quyết.
  • Doanh nghiệp không chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo quy định. 
  • Những thông tin trong hồ sơ xin cấp CO form AI không thống nhất với nhau. 
  • Thông tin trên tờ khai viết bằng mực đỏ hoặc viết tay, ký tự bị mờ hoặc tẩy xóa,…
  • Doanh nghiệp không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của lô hàng xuất khẩu.

Kết luận

Như vậy, bài viết trên của Finlogistics đã khái quát tổng quan định nghĩa, lợi ích và quy trình xin cấp CO form AI là gì. Nếu doanh nghiệp của bạn cần thực hiện xuất khẩu hàng hoá sang Ấn Độ hoặc các quốc gia khác trong Hiệp định AIFTA thì việc xin CO mẫu AI là điều rất cần thiết. Bất kỳ câu hỏi thắc mắc nào liên quan đến quy trình xin loại CO này hoặc những CO khác, bạn hãy gửi về ngay cho tổng đài hỗ trợ của chúng tôi ngay bên dưới để được tư vấn kỹ hơn nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Co-form-ai-la-gi


Thu-tuc-xuat-khau-che-kho-duong-bo-00.jpg

Nhu cầu làm thủ tục xuất khẩu chè khô đường bộ ở Việt Nam đang ngày càng tăng lên, do ngành công nghiệp thức uống phát triển và sự yêu thích của người tiêu dùng nước ngoài. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội và thách thức lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè khô nhằm mở rộng thị trường. Để hiểu hơn về quy trình xuất khẩu mặt hàng này, bạn hãy theo dõi chi tiết bài viết này của Finlogistics nhé!

Thu-tuc-xuat-khau-che-kho-duong-bo


Thủ tục xuất khẩu chè khô đường bộ cần những giấy phép gì?

Theo quy định pháp luật ghi rõ tại Điều 4 và 5 tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, chè khô không thuộc Danh mục hàng hoá bị cấm xuất nhập khẩu và cũng không nằm trong Danh mục hàng hoá xuất khẩu có điều kiện. Do đó, các doanh nghiệp hoặc đơn vị làm thủ tục xuất khẩu chè khô đường bộ không yêu cầu phải xin giấy phép chuyên ngành. Các bước xuất khẩu chè khô cũng tương tự như những loại hàng hoá thông thường khác.

Thu-tuc-xuat-khau-che-kho-duong-bo

Mã HS code và thuế suất của sản phẩm chè khô xuất khẩu

Các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ mã HS code của sản phẩm chè khô, trước khi tiến hành xuất khẩu để nắm chắc mức thuế xuất khẩu phải nộp. Cụ thể, mã HS của sản phẩm chè khô xuất khẩu là 0902.2090. Dưới đây là mã HS code của một số loại chè xuất khẩu mà doanh nghiệp của bạn có thể tham khảo:

+ 0902.10: Chè xanh (chưa được ủ men) được đóng gói sẵn (với trọng lượng không vượt quá 03 kg)

  • 0902.1010: Lá chè
  • 0902.1090: Loại khác

+ 0902.20: Chè xanh khác (chưa được ủ men)

  • 0902.2010: Lá chè
  • 0902.2090: Loại khác

+ 0902.30: Chè đen (đã được ủ men hoặc ủ men một phần) được đóng gói sẵn (với trọng lượng không vượt quá 03 kg)

  • 0902.3010: Lá chè
  • 0902.3090: Loại khác

+ 0902.40: Chè đen khác (đã ủ men hoặc ủ men một phần)

  • 0902.4010: Lá chè

Theo đó, mức thuế mà các đơn vị kinh doanh phải trả khi xuất khẩu chè khô như sau:

  • Thuế suất xuất khẩu: 0%
  • Thuế GTGT (VAT): 0%

Thu-tuc-xuat-khau-che-kho-duong-bo

>>> Đọc thêm: Hướng dẫn quy trình thực hiện tự công bố trà túi lọc chi tiết

Bộ hồ sơ chi tiết làm thủ tục xuất khẩu chè khô đường bộ

Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ thủ tục xuất khẩu chè khô đường bộ để tối ưu thời gian thông quan và kiểm định. 

Hồ sơ làm thủ tục kiểm dịch thực vật cho chè khô

Để có thể làm thủ tục kiểm dịch thực vật cho sản phẩm chè khô, bộ chứng từ đăng ký kiểm dịch cần bao gồm những giấy tờ sau đây:
  1. Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu mà Cơ quan kiểm dịch quy định tại Phụ lục IV, kèm với Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT)
  2. Mẫu test chè khô từ lô hàng cần thực hiện kiểm dịch
  3. Hoá đơn thương mại – Invoice; Phiếu đóng gói hàng hóa (nếu có) – Packing List
  4. Giấy ủy quyền từ phía chủ hàng (nếu bên đăng ký kiểm dịch là người được chủ lô hàng ủy quyền)

Thu-tuc-xuat-khau-che-kho-duong-bo

Hồ sơ làm thủ tục xuất khẩu cho chè khô

Một số hồ sơ thông quan Hải Quan cho việc làm thủ tục xuất khẩu chè khô đường bộ được quy định rõ theo Khoản 5, Điều 1 trong Thông tư số 39/2018/TT-BTC (sửa đổi và bổ sung cho Điều 16 của Thông tư số 38/2015/TT-BTC). Theo đó, hồ sơ xuất khẩu chè khô sẽ bao gồm các loại giấy tờ và chứng từ quan trọng sau đây:
  1. Hợp đồng ngoại thương – Sales Contract
  2. Hoá đơn thương mại – Commercial Invoice
  3. Phiếu đóng gói hàng hoá – Packing List
  4. Giấy phép xuất khẩu của lô hàng chè khô (nếu có)
  5. Giấy phép kiểm dịch thực vật lô hàng chè khô

Thu-tuc-xuat-khau-che-kho-duong-bo

Quy trình cụ thể làm thủ tục xuất khẩu chè khô đường bộ

Doanh nghiệp tiến hành thủ tục xuất khẩu chè khô đường bộ dựa theo quy định Nhà nước hiện hành. Việc kê khai Hải Quan hiện nay chủ yếu thực hiện online thông qua phần mềm khai quan điện tử ECUS5-VNACCS. Sau khi hoàn tất tờ khai, doanh nghiệp đi in tờ khai và kèm theo bộ tài liệu đã chuẩn bị từ trước để nộp tại Chi cục Hải Quan. Tùy theo kết quả phân luồng tờ khai mà doanh nghiệp tiếp tục các bước thông quan:
  • Luồng xanh: Hệ thống tự động cho thông quan trực tiếp và doanh nghiệp chỉ cần thực hiện bước thanh lý tờ khai vào sổ tàu xuất.
  • Luồng vàng: Doanh nghiệp sẽ phải mang bộ hồ sơ giấy đến cho Hải Quan để tiến hành kiểm tra.
  • Luồng đỏ: Đối với trường hợp này, lô hàng của doanh nghiệp sẽ cần kiểm tra cả hồ sơ giấy lẫn hàng hoá thực tế.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu thêm về những quy định đối với vấn đề Vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch và kiểm tra chất lượng hàng hoá mà quốc gia nhập khẩu yêu cầu. Một số chứng từ cần bổ sung như: Chứng thư kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) và Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O),… để đảm bảo hàng hoá tuân thủ đầy đủ những quy định nhập khẩu của quốc gia đối tác.

Thu-tuc-xuat-khau-che-kho-duong-bo

>>> Đọc thêm: Các bước làm thủ tục nhập khẩu bột trà xanh (Matcha) bạn đã biết?

Lời kết

Nếu doanh nghiệp của bạn đang muốn tìm hiểu thủ tục xuất khẩu chè khô đường bộ qua Trung Quốc hoặc các quốc gia khác, thì những thông tin trong bài viết này sẽ cực kỳ hữu ích. Đây là mặt hàng cần chú ý đến công tác kiểm dịch thực phẩm và kiểm định chất lượng, do đó các doanh nghiệp xuất khẩu cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để quá trình thông quan diễn ra thành công. Finlogistics sẵn sàng làm đối tác đồng hành cùng với các doanh nghiệp trong việc xuất nhập khẩu các loại hàng hoá với đa phương thức, đặc biệt là đường bộ xuyên quốc tế – quốc gia.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone: 0963.126.995 (Ms.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-xuat-khau-che-kho-duong-bo


Xuat-khau-nong-san-duong-bo-00.jpg

Nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với đối tác lớn nhất là Trung Quốc. Do đó, việc nắm vững thủ tục xuất khẩu nông sản đường bộ qua nước bạn sẽ giúp ích cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Nếu doanh nghiệp của bạn đang có nguồn cung nông sản xuất khẩu mạnh, nhưng chưa biết rõ quy trình xuất khẩu mặt hàng này thì hãy tham khảo kỹ bài viết này của Finlogistics nhé!

Xuat-khau-nong-san-duong-bo


Các bước chi tiết trong quy trình xuất khẩu nông sản đường bộ

Bỏ qua một số bước đầu tiên như nhận yêu cầu, tìm kiếm nguồn cung hàng hoá,… Finlogistics sẽ tập trung chủ yếu vào khâu xử lý thủ tục xuất khẩu nông sản đường bộ:

#Bước 1: Kiểm tra các quy định xuất khẩu

Mỗi quốc gia đều có những quy định và yêu cầu khác nhau đối với hàng hoá nông sản xuất khẩu vào quốc gia mình. Do vậy, các đơn vị xuất khẩu nông sản cần thường xuyên tìm hiểu và cập nhật những thông tin, quy định của những quốc gia mua hàng. Điều này cũng đảm bảo hàng hóa đáp ứng tốt những yêu cầu và được quốc gia nhập khẩu chấp thuận.

Doanh nghiệp xuất khẩu cũng có thể căn cứ theo những thông tin đó trên để xây dựng Danh mục các loại sản phẩm và chọn lựa thị trường xuất khẩu thích hợp. Nếu chưa có giấy phép xuất khẩu hàng hoá, doanh nghiệp cần tiến hành xin giấy phép để sử dụng cho nhiều lần sau này.

Xuat-khau-nong-san-duong-bo

#Bước 2: Thực hiện kiểm dịch và thủ tục xuất khẩu

Sau khi đã nắm rõ những quy định của thị trường, nông sản xuất khẩu đường bộ của doanh nghiệp sẽ phải thỏa mãn những yêu cầu sau:

  • Chiếu xạ nông sản
  • Đăng ký kiểm dịch thực vật
  • Kiểm định chất lượng nông sản
  • Đóng gói theo tiêu chuẩn đối với nông sản xuất khẩu
  • Đúng thời hạn làm thủ tục Hải Quan, làm C/O, hun trùng,…

#Bước 3: Chuẩn bị đầy đủ chứng từ

Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đường bộ cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ quan trọng sau đây:

  • Booking nông sản xuất khẩu
  • Hợp đồng (Sales Contract), Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Phiếu hàng hoá (Packing List), Vận đơn (Bill of Lading)
  • Chứng nhận nguồn gốc (C/O), Chứng nhận chất lượng (C/Q)
  • Giấy kiểm dịch thực vật, Giấy chứng nhận y tế đối với thực phẩm, Giấy chứng nhận bức xạ

Tùy theo từng lô hàng cụ thể và những yêu cầu, quy định, tập quán của mỗi quốc gia, mà đơn vị xuất khẩu sẽ phải chuẩn bị những giấy tờ, chứng từ phù hợp.

Xuat-khau-nong-san-duong-bo

#Bước 4: Chuẩn bị khâu giao hàng

Dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể tiến hành đóng gói hàng hoá nông sản xuất khẩu đường bộ vào những container phù hợp với từng chủng loại. Bạn nên chú ý lựa chọn và kiểm tra kỹ càng container nhằm hạn chế rủi ro hư hại hoặc mất mát trong quá trình vận chuyển.

Nếu muốn lấy container rỗng, doanh nghiệp cần liên hệ đặt booking với hãng tàu (theo CIF) hoặc bên mua hàng sẽ liên hệ đặt booking (theo FOB).

  • Với điều kiện CIF, doanh nghiệp đổi lấy Booking Confirmation tại cảng, sau khi đã có Booking, rồi xác nhận với hãng tàu để lấy container và seal.
  • Với điều kiện FOB, doanh nghiệp nhận Transport Confirmation và đem đổi lấy Booking, rồi làm những bước tương tự như CIF.

#Bước 5: Khai báo và thông quan Hải Quan

Doanh nghiệp khi trải qua bước này sẽ phải làm khá nhiều công việc quan trọng như: mở tờ khai, đăng ký tờ khai, đóng phí, lấy và thanh lý tờ khai, đăng ký sổ tàu và xuất tờ khai Hải Quan.

Xuat-khau-nong-san-duong-bo

#Bước 6: Thực hiện giao – nhận hàng hóa

Phía bên bán hàng sẽ cung cấp cho hãng tàu những thông tin cụ thể về lô hàng nông sản xuất khẩu đường bộ để để được cấp B/L. Lúc này, bên bán đã hoàn thành công việc giao hàng sau khi được cấp vận đơn.

#Bước 7: Thanh toán chi phí hàng hoá

Đơn vị xuất khẩu sẽ hoàn thiện nốt bộ chứng từ để tiến hành thanh toán chi phí. Nếu sử dụng phương thức thanh toán L/C, doanh nghiệp tiến hành xuất trình bộ chứng từ thông quan tại ngân hàng được thông báo.

>>> Xem thêm: Quy trình xuất khẩu hạt cafe sang thị trường Trung Quốc

Tổng chi phí thực hiện xuất khẩu nông sản đường bộ

Dưới đây là bảng tính toán sơ bộ các loại chi phí cơ bản để thực hiện xuất khẩu nông sản đường bộ. Các doanh nghiệp có thể tham khảo và điền chi phí thực tế vào để cân đối ngân sách sao cho hợp lý:

Xuat-khau-nong-san-duong-bo

Lời kết

Xuất khẩu nông sản đường bộ là lĩnh vực kinh doanh quốc tế quan trọng mà Việt Nam luôn hướng mục tiêu trong tương lai. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cần tìm hiểu kỹ và thực hiện quy trình chuẩn chỉnh để có thể đem lại hiệu quả và lợi nhuận cao nhất. Nếu bạn đang tìm một đơn vị Logistics hỗ trợ xử lý thủ tục và thông quan hàng nông sản xuất khẩu, thì Finlogistics là một trong những sự lựa chọn hàng đầu. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Xuat-khau-nong-san-duong-bo


Thu-tuc-xuat-khau-to-yen-00.jpg

Việc nắm rõ thủ tục xuất khẩu tổ yến là điều cần thiết để bảo đảm quy trình xuất hàng hóa ra thị trường nước ngoài được diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Công việc này đòi hỏi các bước hoàn tất giấy tờ, thủ tục Hải Quan và chi phí vận chuyển, nhằm đưa hàng của bạn đến các thị trường uy tín toàn cầu. Vậy cần chú ý những gì khi xuất khẩu hàng tổ yến? Cùng Finlogistics giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé!

Thu-tuc-xuat-khau-to-yen
Quy trình làm thủ tục xuất khẩu mặt hàng tổ yến mới nhất


Thủ tục xuất khẩu tổ yến dựa trên cơ sơ pháp lý nào?

Dựa theo quy định tại Điểm 14, Phần II, Mục 2 của Danh mục những đối tượng buộc phải kiểm dịch động vật và các sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch (Quyết định số 45/2005/QB-BNN), thì mặt hàng tổ yến là sản phẩm cần phải đăng ký kiểm dịch động vật.

Do vậy, trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu tổ yến, bạn cần tiến hành đăng ký kiểm dịch với các cơ quan kiểm dịch động vật có thẩm quyền (theo Nghị định số 33/2005/NĐ-CP). Điều này nhằm mục đích đảm bảo sản phẩm tổ yến đáp ứng tốt và đầy đủ các tiêu chuẩn kiểm dịch và an toàn thực phẩm đặt ra.

Hơn nữa, doanh nghiệp cũng nên tham khảo Công văn số 2163/TY-HTQT (hướng dẫn quy trình đăng ký xuất khẩu tổ yến từ Việt Nam sang Trung Quốc). Mặt hàng tổ yến xuất khẩu không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm xuất khẩu, nên các doanh nghiệp có thể tiến hành xuất khẩu như mặt hàng thông thường. 

Thu-tuc-xuat-khau-to-yen
Doanh nghiệp cần đăng ký kiểm dịch động vật khi xuất khẩu tổ yến 

Mã HS và thuế phí đối với yến sào xuất khẩu

Doanh nghiệp xuất khẩu cần xác định rõ mã HS code của sản phẩm trước khi bắt đầu thông quan hàng hóa ra nước ngoài. Dựa theo Biểu thuế xuất nhập khẩu 2025, HS code tổ yến được phân loại chi tiết như sau:

  • 0410: Những sản phẩm có thể ăn được có nguồn gốc từ động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.
  • 0410.0010: Tổ yến

Pháp luật quy định những sản phẩm xuất khẩu từ tổ yến được áp dụng mức thuế GTGT (VAT) là 0%. Điều này nhằm khuyến khích hoạt động xuất khẩu và giảm giá thành sản phẩm. Để chắc chắn hơn, bạn nên cập nhật những thông tin mới nhất về quy định hiện hành hoặc từ cơ quan thuế tại địa phương. Đồng thời, tổ yến xuất khẩu cũng không nằm trong Danh sách hàng hóa chịu thuế xuất khẩu, vẫn ở mức 0%.

Thu-tuc-xuat-khau-to-yen
Khi xuất khẩu tổ yến, doanh nghiệp cần chú ý chọn chính xác mã HS để tránh nộp sai thuế phí

Cần chuẩn bị những bộ hồ sơ nào khi làm thủ tục xuất khẩu Tổ Yến?

Trước khi tiến hành làm thủ tục xuất khẩu tổ yến, thì các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị và hoàn thành đầy đủ những bộ hồ sơ quan trọng dưới đây:

#Hồ sơ đăng ký kiếm định ATTP

  • Phiếu đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
  • Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (bản sao)
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ,… đảm bảo điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định
  • Giấy xác nhận đạt đủ sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp phép
  • Giấy xác nhận chủ cơ sở hoặc người trực tiếp sản xuất và kinh doanh thực phẩm được tập huấn về những kiến thức Vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định

#Hồ sợ tự công bố sản phẩm

  • Thông tin chi tiết về sản phẩm: đặc điểm, công dụng,…
  • Kết quả kiểm định chất lượng tổ yến (trong vòng 01 năm trở lại)
  • Nhãn dán hàng hóa theo quy định
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu
  • Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất tổ yến đạt đủ điều kiện an toàn thực phẩm (nếu có)
Thu-tuc-xuat-khau-to-yen
Để làm thủ tục xuất khẩu tổ yến cần chuẩn bị khá nhiều loại hồ sơ chứng từ khác nhau 

#Hồ sơ kiểm dịch động vật

  • Chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu
  • Chứng nhận đạt đủ điều kiện an toàn thực phẩm (hoặc phiếu xác nhận công bố chất lượng sản phẩm GMP – IFS – HACCP – BRC – ISO 22000 – FSSC 22000… hoặc tương đương)
  • Nhãn dán hàng hóa theo quy định
  • Kết quả kiểm định tổ yến xuất khẩu (trong vòng 06 tháng trở lại)
  • Hợp đồng gia công (nếu hợp tác với đơn vị gia công)

#Hồ sơ khai báo Hải Quan

  • Commercial Invoice (hoá đơn)
  • Packing List (phiếu đóng gói)
  • Sales Contract (hợp đồng)
  • Bill of Lading (vận đơn)
  • Một số chứng từ, giấy tờ khác theo quy định
Thu-tuc-xuat-khau-to-yen
Tổ yến là mặt hàng có nguồn gốc động vật nên phải trải qua nhiều bước kiểm định nghiêm ngặt

Thủ tục xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc gồm các bước nào?

Cục Thú y Việt Nam đã chủ động trao đổi với Tổng cục Hải Quan Trung Quốc để thống nhất mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch mặt hàng tổ yến xuất khẩu. Vì vậy, việc xuất khẩu mặt hàng tổ yến của Việt Nam chỉ có thể được thực hiện khi phía Hải quan Trung Quốc chấp thuận mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu. Theo đó, các bước đăng ký xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc cụ thể như sau:

  • Đăng ký mã số hộ kinh doanh nuôi chim yến với cơ quan địa phương có thẩm quyền.
  • Gửi tới Cục Thú y Văn bản đề nghị hướng dẫn và hỗ trợ các bước làm thủ tục xuất khẩu yến sào kèm theo các văn bản quan trọng.
  • Căn cứ theo đề nghị của doanh nghiệp, Cục Thú y sẽ gửi lại Công văn hướng dẫn giám sát dịch bệnh và an toàn thực phẩm.
  • Sau khi có kết quả đạt yêu cầu giám định dịch bệnh và an toàn thực phẩm đối với tổ yến xuất khẩu, các doanh nghiệp tiếp tục làm đăng ký xuất khẩu với Tổng cục Hải Quan của Trung Quốc theo quy định.
  • Sau khi phía doanh nghiệp khai báo và đăng tải những giấy tờ, chứng từ theo yêu cầu lên lên Hệ thống quản lý đăng ký doanh nghiệp của phía Hải Quan Trung Quốc, thì Cục Thú y sẽ bổ sung thêm Thư xác nhận doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Nghị định thư và gửi đến cho nước bạn xem xét, quyết định.
  • Kết quả đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được Tổng cục Hải Quan Trung Quốc thông báo trực tiếp đến cho doanh nghiệp, thông qua tài khoản doanh nghiệp đã được đăng ký.
  • Các doanh nghiệp được Trung Quốc chấp thuận sẽ thực hiện các bước thủ tục xuất khẩu yến sào theo quy định.
Thu-tuc-xuat-khau-to-yen
Tổ yến xuất khẩu sang Trung Quốc cần được sự cho phép của Tổng cục Hải Quan nước bạn

>>> Xem thêm: Tìm hiểu quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu yến sào về Việt Nam

Lời kết

Trên đây là tất tần tật những nội dung hữu ích nhất dành cho các doanh nghiệp mong muốn thực hiện thủ tục xuất khẩu tổ yến ra nước ngoài. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hoặc nhu cầu hỗ trợ, bạn hay gọi điện ngay cho Finlogistics qua hotline bên dưới để được giúp đỡ. Chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm trong việc xử lý hàng hóa sẽ giải quyết giúp bạn mọi vướng mắc cần thiết.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs. Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thủ tục xuất khẩu tổ yến


Giay-phep-xuat-khau-la-gi-00.jpg

Giấy phép xuất khẩu là gì? Việc xuất khẩu hàng hóa đóng một vai trò quan trọng đối với kinh tế thương mại. Việt Nam cũng đã có thêm nhiều cơ chế để khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu. Tuy nhiên, không phải tất cả hàng hóa đều có thể được phép xuất khẩu tự do. Có những loại hàng cần được kiểm duyệt ở mức cao hơn và buộc phải xin giấy phép xuất khẩu. Dưới đây là các thủ tục xin giấy phép chi tiết mà Finlogistics muốn gửi đến cho bạn!

Giay-phep-xuat-khau-la-gi
Tìm hiểu chi tiết khái niệm giấy phép xuất khẩu


Giấy phép xuất khẩu là gì?

Khái niệm

Vậy giấy phép nhập khẩu là gì? Đây là loại giấy tờ do chính Cơ quan có thẩm quyền một quốc gia cho phép mặt hàng nhất định nào đó được phép đưa ra khỏi lãnh thổ cho mục đích thương mại. Ở thị trường Việt Nam, giấy phép nhập khẩu là các văn bản do Cơ quan Nhà nước cấp phép cho các cá nhân hoặc tổ chức đáp ứng đầy đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa, dựa theo quy định đối với các loại hàng hóa cụ thể.

Luật Thương mại năm 2005 và Luật Quản lý Ngoại thương năm 2017 chính là căn cứ để quản lý quá trình xuất khẩu hàng hóa. Bên cạnh đó, còn có thêm Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, quy định chi tiết về một số điều của hai bộ luật này.

Điều kiện nhận giấy phép xuất khẩu

Theo đó, có hai điều kiện cơ bản khi tiến hành thủ tục xin giấy phép xuất khẩu hàng hóa:

Đầu tiên, hàng hóa xuất khẩu phải thuộc trường hợp xin cấp giấy phép: Pháp luật Nhà nước đã quy định một số hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu của các Bộ, Ngành liên quan. Hơn nữa, hàng hóa muốn xuất khẩu nhất định không được nằm trong Danh mục bị cấm hoặc tạm ngừng xuất nhập khẩu.

Tiếp theo, chủ thể có thể xin cấp giấy phép xuất khẩu phải là những cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam không có vốn đầu tư từ các công ty, tổ chức của nước ngoài.

Giay-phep-xuat-khau-la-gi
Để cấp giấy phép xuất khẩu cần những điều kiện cần thiết nào?

Các mặt hàng yêu cầu giấy phép xuất khẩu

Dựa theo phụ lục III, của Nghị định số 69/2018/NĐ-CP đã nêu ở trên, một số mặt hàng sẽ yêu cầu doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu. Dưới đây là Danh sách các mặt hàng cần xin giấy phép xuất khẩu mà bạn có thể tham khảo:

STT

HÀNG HÓA NHẬP KHẨU CẦN GIẤY PHÉP

Hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương

1

Hàng hóa cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên do Bộ Công Thương công bố cho từng thời kỳ

2

Hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động: Bộ Công Thương công bố danh mục hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động cho từng thời kỳ và tổ chức cấp phép theo quy định hiện hành về cấp phép

3

Hàng hóa áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan:

a) Muối

b) Thuốc lá nguyên liệu

c) Trứng gia cầm

d) Đường tinh luyện, đường thô

4

Tiền chất công nghiệp

5

Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp

Hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông Vận tải

6

Pháo hiệu các loại cho an toàn hàng hải

Hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

7

Thuốc bảo vệ thực vật bao gồm:

a) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam để tạm nhập, tái xuất hoặc nhập khẩu để sản xuất tại Việt Nam nhằm mục đích xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với nước ngoài

b) Thuốc bảo vệ thực vật để xông hơi khử trùng chứa hoạt chất methyl bromide và các hoạt chất có độ độc cấp tính loại I, II theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS)

c) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để khảo nghiệm nhằm mục đích đăng ký thuốc bảo vệ thực vật

d) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để thử nghiệm, nghiên cứu; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam; thuốc bảo vệ thực vật làm hàng mẫu, hàng phục vụ triển lãm, hội chợ và sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

đ) Thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam nhưng nhập khẩu để làm chất chuẩn

8

Giống vật nuôi ngoài danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; côn trùng các loại chưa có ở Việt Nam; tinh, phôi của giống vật nuôi nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam (có thể thay thề bằng Giấy phép khảo nghiệm)

9

Giống cây trồng, sinh vật sống thuộc lĩnh vực bảo vệ thực vật và các vật thể khác trong danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam

10

Giống cây trồng chưa có trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nhập khẩu để nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất thử hoặc nhập khẩu với mục đích hợp tác quốc tế, để làm mẫu tham gia triển lãm, làm quà tặng hoặc để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư (Có thể thay thề bằng Giấy phép khảo nghiệm)

11

Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; thức ăn thủy sản và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản ngoài danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam (có thể thay thề bằng Giấy phép khảo nghiệm)

12

Phân bón chưa được công nhận lưu hành tại Việt Nam trong các trường hợp sau:

a) Phân bón để khảo nghiệm

b) Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí

c) Phân bón chuyên dùng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của doanh nghiệp; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam

d) Phân bón làm quà tặng; làm hàng mẫu

đ) Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm

e) Phân bón nhập khẩu để sản xuất phân bón xuất khẩu

g) Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học

h) Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón

13

Nguồn gen của cây trồng, vật nuôi, vi sinh phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học, kỹ thuật

14

Sản phẩm hoàn chỉnh chưa có tên trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong Danh mục sản phẩm nhập khẩu có điều kiện

15

Giống thủy sản chưa có trong danh mục được phép nhập khẩu thông thường lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam

Hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin & Truyền thông

16

Tem bưu chính, ấn phẩm tem bưu chính và các mặt hàng tem bưu chính

17

Sản phẩm an toàn thông tin mạng, bao gồm:

a) Sản phẩm kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng

b) Sản phẩm giám sát an toàn thông tin mạng

c) Sản phẩm chống tấn công, xâm nhập

18

Hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế

19

Thuốc phải kiểm soát đặc biệt

20

Nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt

21

Thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam

22

Nguyên liệu làm thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, trừ nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt

23

Chất chuẩn, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc

24

Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để nghiên cứu khoa học hoặc kiểm nghiệm hoặc hướng dẫn sử dụng, sửa chữa trang thiết bị y tế

25

Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để phục vụ mục đích viện trợ

26

Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để sử dụng cho mục đích chữa bệnh cá nhân

27

Hóa chất, chế phẩm nhập khẩu để nghiên cứu

28

Chế phẩm nhập khẩu phục vụ mục đích viện trợ; sử dụng cho mục đích đặc thù khác (là quà biếu, cho, tặng hoặc trên thị trường không có sản phẩm và phương pháp sử dụng phù hợp với nhu cầu sử dụng của tổ chức, cá nhân xin nhập khẩu)

Hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước

29

Vàng nguyên liệu

Hồ sơ giấy phép xuất khẩu hàng hóa cần những giấy tờ gì?

Theo Điều 9, Nghị định 69/2018/NĐ-CP, thì bộ hồ sơ giấy phép xuất khẩu sẽ được quy định như sau:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép (01 bản chính)
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký doanh nghiệp) (01 bản sao có dấu)
  • Phiếu hóa đơn vận tải hàng hóa
  • Phiếu xác nhận thanh toán hàng hóa
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O)
  • Một số giấy tờ liên quan khác theo quy định
Giay-phep-xuat-khau-la-gi
Doanh nghiệp cần nộp lại hồ sơ giấy phép xuất khẩu cho Bộ hoặc Cơ quan ngang Bộ để được xét duyệt

>>> Xem thêm: Những thủ tục bạn cần lưu ý đối với hàng hóa sản xuất xuất khẩu

Các bước trong quy trình xin giấy phép xuất khẩu hàng hóa

Quy trình xin giấy phép xuất khẩu đã được Nhà nước quy định chi tiết tại Khoản 3, Điều 7 và Khoản 4, Điều 8 của Nghị định 69/2018/NĐ-CP, cùng với Khoản 1, Điều 14 của Luật Quản lý Ngoại thương năm 2017. Trình tự xin giấy phép xuất khẩu như sau:

Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ chứng từ.

Bước 2: Doanh nghiệp nộp lại hồ sơ giấy phép xuất khẩu:

  • Trong thời gian 03 ngày, Bộ hoặc cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét hồ sơ. Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc chưa đầy đủ, thì cơ quan sẽ thông quan lại cho phía doanh nghiệp để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. (thời gian xem xét sẽ không vượt quá 10 ngày).
  • Thời gian để xử lý bộ hồ sơ được tính từ thời điểm mà cơ quan nhận được ý kiến trả lời từ những cơ quan liên quan (nếu có). Nếu có quy định Pháp luật yêu cầu Bộ hoặc cơ quan ngang Bộ phải trao đổi ý kiến với những cơ quan liên quan, thì thời hạn xử lý sẽ kéo dài phụ thuộc vào cuộc trao đổi này.
  • Sau khi đã hoàn thiện xem xét hồ sơ, Bộ hoặc cơ quan ngang Bộ sẽ thông quan kết quả lại cho doanh nghiệp.

Bước 3: Doanh nghiệp nhận lại kết quả và kết thúc quy trình xin giấy phép xuất khẩu.

Tạm kết

Như vậy, bài viết này đã giải thích rõ giúp bạn biết giấy phép xuất khẩu là gì cũng như các bước thủ tục xin giấy phép xuất khẩu hàng hóa chi tiết. Nếu doanh nghiệp bạn đã muốn xuất khẩu hàng hóa nhưng chưa có kinh nghiệm hoặc muốn nhờ đơn vị Logistics hỗ trợ thì hãy liên hệ ngay cho Finlogistics.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs. Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Giay-phep-xuat-khau-la-gi


Tam-xuat-tai-nhap-la-gi-00.jpg

Tạm xuất tái nhập là gì? Đây là một trong những hình thức xuất nhập khẩu hàng hóa phổ biến tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Hoạt động này cũng thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thương mại đất nước đó. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về những nội dung quan trọng này qua bài viết của Finlogistics nhé!

Tam-xuat-tai-nhap-la-gi
Khái niệm tạm xuất tái nhập là gì?


làm rõ khái niệm tạm xuất tái nhập là gì?

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Thương mại năm 2005 và Nghị định số 69/2018/NĐ-CP đã quy định chi tiết một số điều đối với Luật quản lý Ngoại Thương về nội dụng tạm xuất tái nhập là gì. Điều 42, Bộ luật Quản lý ngoại thương năm 2017 cũng đã quy định về hàng tạm xuất tái nhập:

Các doanh nghiệp được phép tạm xuất tái nhập hàng hóa nhằm mục đích sản xuất, thi công, bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa, thuê mượn, trưng bày, triển lãm hoặc để sử dụng với mục đích khác,… theo hợp đồng trước đó với các đối tác nước ngoài.

Vai trò

Khi đã hiểu được khái niệm tạm xuất tái nhập là gì cũng như những quy định liên quan, doanh nghiệp có thể nhìn ra được những lợi ích của hoạt động tạm xuất tái nhập hàng hóa, bao gồm: 

  • Hoạt động tạm xuất tái nhập sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam và đối tác nước ngoài trong quá trình trao đổi và giao thương hàng hóa, nhằm đảm bảo kết nối hoạt động thuê mượn, sửa chữa giữa các doanh nghiệp của các quốc gia với nhau.
  • Có thể giảm bớt gánh nặng về thuế xuất nhập khẩu cho những doanh nghiệp Việt Nam. Cơ quan Hải Quan chính là nơi chịu trách nhiệm hoàn thuế và một vài phí dụng khác cho người tạm xuất, sau khi đã hoàn tất các bước thủ tục tái nhập.
Tam-xuat-tai-nhap-la-gi
Vai trò của tạm xuất tái nhập như thế nào trong xuất nhập khẩu?

Hàng tạm xuất tái nhập được quy định như thế nào?

Bộ luật Hải Quan năm 2014 đã nếu rõ cụ thể những loại hàng tạm xuất tái xuất, bao gồm:

  • Các loại phương tiện quay vòng dùng để chứa hàng hóa
  • Máy móc, trang thiết bị hoặc dụng cụ nghề nghiệp dùng để phục vụ công việc trong thời gian nhất định
  • Máy móc, trang thiết bị hoặc phương tiện thi công, khuôn mẫu theo những bản hợp đồng thuê mượn dùng để sản xuất và thi công
  • Các loại linh kiện và phụ tùng của những chủ tàu nhập khẩu dùng để thay thế và sửa chữa tàu biển, máy bay nước ngoài
  • Các loại hàng hóa tham dự hội chợ, triển lãm hoặc giới thiệu sản phẩm
  • Các loại hàng hóa khác dựa theo quy định của Pháp luật

Trái lại, có nhiều loại hàng hóa bị cấm kinh doanh và thực hiện tạm xuất tái nhập, bao gồm:

  • Các loại chất thải công nghiệp nguy hiểm, phế liệu phế thải,…
  • Các loại hàng hóa nằm trong diện bị cấm kinh doanh tạm xuất tái nhập, theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
  • Các loại hàng tiêu dùng đã qua sử dụng và có nguy cơ gian lận thương mại
  • Các loại hàng hóa có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, gây dịch bệnh hoặc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng con người
  • Các di vật, cổ vật hoặc bảo vật quốc gia muốn đem ra nước ngoài trưng bày mà chưa được cho phép
  • Các loại vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự, an ninh chưa được sự cho phép của Bộ Quốc phòng

>>> Xem thêm: Khái niệm và vai trò của tạm nhập tái xuất là gì?

Thời hạn làm hàng tạm xuất tái nhập

Thời hạn làm hàng tạm xuất tái nhập sẽ được thực hiện theo thỏa thuận của các doanh nghiệp với bên đối tác nước ngoài. Hơn nữa, doanh nghiệp cần đăng ký với cơ quan Hải Quan làm nơi làm thủ tục tạm xuất.

Theo đó, doanh nghiệp được phép tạm xuất tái nhập hàng hóa khi còn trong thời hạn bảo hành, dựa theo hợp đồng nhập khẩu hoặc theo hợp đồng (thỏa thuận) bảo hành ký kết với đối tác nước ngoài dùng cho mục đích bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa.

Tam-xuat-tai-nhap-la-gi
Thời gian làm hàng hóa tạm xuất tái nhập

Trong trường hợp hàng hóa không còn trong thời gian bảo hành, thì việc tạm xuất tái nhập hàng hóa ra nước ngoài dùng để bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa sẽ được thực hiện theo những quy định sau:

  • Đối với loại hàng hóa bị cấm xuất khẩu – nhập khẩu; hàng hóa bị tạm ngừng xuất khẩu – nhập khẩu; hàng hóa nằm trong diện bị quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu – nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu – nhập khẩu (trừ loại giấy phép xuất khẩu – nhập khẩu tự động);… thì doanh nghiệp phải được Bộ Công Thương cấp giấy phép tạm xuất tái nhập hàng hóa.
  • Hàng tiêu dùng, hàng linh kiện, phụ tùng đã qua sử dụng nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu sẽ không được phép làm tạm xuất ra nước ngoài dùng để bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa.
  • Hàng hóa tạm xuất tái nhập trong khi tiêu thụ tại nước ngoài phải được thực hiện theo những quy định về việc quản lý xuất khẩu hàng hóa của Bộ luật Quản lý ngoại thương và các quy định khác của Pháp luật liên quan.

Lời kết

Trên đây là những nội dung về hình thức tạm xuất tái nhập là gì và các quy định xung quanh mặt hàng này. Nếu doanh nghiệp của bạn chưa có kinh nghiệm thực hiện thông quan Hải Quan và làm giấy tờ cho loại hàng hóa đặc biệt này, thì việc liên hệ với một đơn vị hỗ trợ làm hàng tạm xuất tái nhập là điều cực kỳ cần thiết. Finlogistics sẵn sàng giúp doanh nghiệp của bạn mang hàng hóa ra thế giới, với tiêu chí NHANH CHÓNG – AN TOÀN – TỐI ƯU.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Tam-xuat-tai-nhap-la-gi


Tam-nhap-tai-xuat-la-gi-00.jpg

Tạm nhập tái xuất là gì? Đây là hình thức xuất nhập khẩu đặc biệt, không giống với những hình thức khác. Do đó, khi các doanh nghiệp mới thực hiện các bước tạm nhập tái xuất này sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Lúc này, việc hợp tác với những đơn vị FWD chuyên mảng hàng tạm nhập tái xuất sẽ là giải pháp hiệu quả và nhanh chóng. Tìm hiểu những thông tin chi tiết về loại hình Logistics này qua bài viết của Finlogistics nhé!

Tam-nhap-tai-xuat-la-gi
Tìm hiểu chi tiết về hình thức tạm nhập tái xuất hàng hóa


Hoạt động tạm nhập tái xuất là gì?

Vậy định nghĩa của hoạt động tạm nhập tái xuất là gì? Thuật ngữ về tạm nhập tái xuất đã được Nhà nước quy định rõ bên trong Luật Thương mại Việt Nam năm 2005, cụ thể như sau:

Tạm nhập tái xuất là chuỗi hoạt động đưa hàng hóa, sản phẩm từ nước ngoài hoặc từ những khu vực đặc biệt, nằm trên lãnh thổ của Việt Nam (được coi là khu vực Hải Quan riêng dựa theo quy định của Pháp luật Việt Nam) có làm các bước thủ tục nhập khẩu vào thị trường nội địa và thủ tục xuất khẩu chính loại hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ của Việt Nam.

Nói chung, các doanh nghiệp có thể hiểu một cách đơn giản như sau:

  • Tạm nhập chính là việc cho hàng hóa của nước ngoài quá cảnh ở trên lãnh thổ của một quốc gia, trong một khoảng thời gian nhất định, trước khi được xuất sang thị trường quốc gia thứ ba.
  • Tái xuất chính là quá trình nối tiếp của hoạt động tạm nhập. Sau khi đã làm thủ tục thông quan nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, hàng hóa sẽ được xuất đi đến một quốc gia khác. Tóm lại, về bản chất thì hàng hóa đã được xuất khẩu hai lần, cho nên được gọi là tái xuất.

Tình hình hàng tạm nhập tái xuất tại Việt Nam hiện nay

Hiện nay, tình hình hoạt động của hàng tạm nhập tái xuất tại Việt Nam diễn ra ngày càng sôi nổi và phát triển, một phần là do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Tuy nhiên cũng vì lý do vậy nên hoạt động tạm nhập tái xuất hàng hóa diễn ra một cách tràn lan và xuất hiện nhiều sai phạm.

Điều này buộc các cơ quan Nhà nước cần tiến hành kiểm soát nghiêm túc và gắt gao hơn quá trình làm hàng tạm nhập tái xuất. Các doanh nghiệp cần lưu ý rằng, khi thực hiện việc tạm nhập tái xuất, thì hàng hóa đã tạm nhập phải được tái xuất ngay.

Nếu không thì sẽ bị lưu giữ tại khu vực chịu sự giám sát của Hải Quan tại cửa khẩu tạm nhập hoặc cửa khẩu tái xuất, dựa theo quy định ghi tại Điểm a, Khoản 5, Điều 82 của Thông tư số 38/2015/TT-BTC, ban hành ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính (hiện nay đã thay thế sử dụng Thông tư số 39/2018/TT-BTC, sửa đổi bổ sung cho Thông tư số 38/2015/TT-BTC).

Hàng hóa tạm nhập tái xuất sẽ không được phép thay đổi phương thức và phương tiện vận tải, khi tiến hành vận chuyển từ cửa khẩu nhập cho đến cửa khẩu xuất. Theo đó, quá trình thay đổi phương tiện vận tải thông thường sẽ chỉ được thực hiện tại cửa khẩu nhập và cửa khẩu xuất, dưới sự giám sát chặt chẽ của Cơ quan Hải Quan.

Tam-nhap-tai-xuat-la-gi
Hàng hóa tạm nhập tái xuất tại Việt Nam hiện nay đang rất phát triển

Tầm quan trọng của hoạt động tạm nhập tái xuất là gì?

Vậy vai trò của tạm nhập tái xuất là gì? Tạm nhập tái xuất là một hình thức xuất nhập khẩu đặc biệt quan trọng và có tầm ảnh hưởng khá lớn đối với sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Điều này đã được thể hiện thông qua:

  • Hoạt động làm hàng tạm nhập tái xuất bao gồm cả hình thức nhập khẩu và xuất khẩu. Đây là một phương thức thu nguồn ngoại tệ và thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất nhập khẩu quốc tế. Hàng xuất đi thường sẽ thu về một lượng ngoại tệ lớn hơn nhiều so với chi phí vốn ban đầu.
  • Quá trình tạm nhập tái xuất hàng hóa đã góp phần rất lớn vào sự phát triển của nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau như: dịch vụ vận tải hàng hóa quốc tế, dịch vụ thông quan Hải Quan, du lịch,… Việc này cũng giúp những khu kinh tế khu vực tại cửa khẩu thu hút ngày càng nhiều dự án đầu tư vào sản xuất, kinh doanh và góp phần vào sự phát triển gần đây của nền kinh tế – xã hội Việt Nam.

Hoạt động tạm nhập tái xuất cũng thúc đẩy nhiều dịch vụ liên quan, đặt biệt là dịch vụ Logistics, ví dụ như: hoạt động làm hàng tại cảng; dịch vụ kho bãi, cảng biển; vận chuyển đường thủy, đường hàng không, đường bộ,…; dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa;… thu được rất nhiều cước phí và tạo thêm việc làm cho nhiều người. Như vậy, hoạt động hàng tạm nhập tái xuất đã giúp cho doanh nghiệp tham gia vào quá trình luân chuyển dòng hàng hóa quốc tế.

Hơn nữa điều này còn tạo điều kiện tốt cho những công ty giao nhận vận tải ở Việt Nam được xử lý và nâng cao nghiệp vụ, năng lực vận tải, khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Từ đó, vị thế và uy tín của Việt Nam được khẳng định, giúp nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế hơn.

>>> Xem thêm: Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu chi tiết dành cho doanh nghiệp

Những loại hàng tạm nhập tái xuất tại Việt Nam

Hiện nay, các loại mặt hàng tạm nhập tái xuất tại Việt Nam vô cùng đa dạng, thông thường là máy móc, thiết bị, phương tiện thi công,… Tất cả không được nằm trong Danh mục bị cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu. Hàng hóa được phép tạm nhập tái xuất sẽ dựa theo các hợp đồng thuê mượn của thương nhân Việt Nam ký kết cùng với bên đối tác nước ngoài để sản xuất và thi công.

Các doanh nghiệp cũng cần lưu ý những mặt hàng thuộc vào Danh mục bị cấm tạm nhập tái xuất, để tránh tiến hành tạm nhập tái xuất những mặt hàng dưới đây:

  • Hàng hóa bị cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là quốc gia thành viên
  • Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng và có nguy cơ gian lận thương mại cao
  • Những loại mặt hàng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, có thể gây ra dịch bệnh hoặc ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và tính mạng con người
  • Những loại chất thải công nghiệp nguy hại, phế liệu phế thải,…

Theo quy định Nhà nước mới nhất hiện nay, các loại mặt hàng tạm nhập tái xuất tại Việt Nam sẽ không có tên trong Phụ lục VI, Danh mục hàng hóa bị cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất của Nghị định số 69/2018/NĐ-CP. Các doanh nghiệp cần tránh những mặt hàng này, trước khi tìm hiểu kỹ hơn về thủ tục tạm nhập tái xuất.

Tam-nhap-tai-xuat-la-gi
Những loại hàng hóa được phép làm tạm nhập tái xuất khá đa dạng

Các bước làm thủ tục cho hàng tạm nhập tái xuất

Khi thực hiện thủ tục đối với hàng tạm nhập tái xuất, các doanh nghiệp cần lưu ý về những nội dung thông tin sau:

Thời hạn khai báo và nộp tờ khai

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 25, Bộ luật Hải Quan năm 2014, thời hạn khai báo và nộp tờ khai Hải Quan được quy định như sau:

Đối với mặt hàng xuất khẩu, tiến hành nộp tờ khai sau khi tập kết hàng hóa tại địa điểm mà người khai Hải Quan thông báo, chậm nhất khoảng 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh. Đối với hàng hóa xuất khẩu được gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất khoảng 02 giờ, trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh.

Đối với mặt hàng nhập khẩu, tiến hành nộp tờ khai trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời gian 30 ngày, tính từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu. Thời hạn để nộp tờ khai Hải Quan đối với phương tiện vận tải được thực hiện theo quy định của Bộ luật Hải Quan năm 2014.

Địa điểm làm thủ tục hàng hóa tạm nhập tái xuất

  • Địa điểm để thực hiện thủ tục Hải Quan đối với hàng tạm nhập tái xuất là nơi mà Cơ quan Hải Quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra bộ hồ sơ để làm thủ tục Hải Quan, sau đó tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa và phương tiện vận tải (quy định tại Khoản 1, Điều 22 của Bộ luật Hải Quan năm 2014).
  • Địa điểm để các doanh nghiệp thực hiện khai báo Hải Quan đối với hàng tạm nhập tái xuất là trụ sở của Cục Hải Quan hoặc trụ sở của Chi cục Hải Quan.

Bộ hồ sơ làm hàng hóa tạm nhập tái xuất

  • Tờ khai Hải Quan được soạn theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành
  • Giấy tờ vận tải đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt – 01 bản chụp
  • Chứng từ có dấu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đối với tổ chức hội chợ, triển lãm (ngoại trừ tạm nhập – tái xuất để giới thiệu sản phẩm) – 01 bản chụp
  • Giấy phép nhập khẩu hàng hóa, chứng từ thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo những quy định liên quan – 01 bản chính
Tam-nhap-tai-xuat-la-gi
Bộ hồ sơ tạm nhập tái xuất bao gồm những gì?

>>> Xem thêm: Những vấn đề xung quanh dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói

Lời kết

Như vậy, quá trình các bước thực hiện thủ tục Hải Quan đối với hàng tạm nhập tái xuất có rất nhiều sự khác biệt, nếu so với những mặt hàng xuất nhập khẩu thông thường khác. Doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu về tạm nhập tái xuất là gì và những chính sách Nhà nước đối với mặt hàng này, để xin những loại giấy phép cần thiết. Điều này nhằm tránh bị động, dẫn đến lưu kho, lưu bãi do phải chờ làm thủ tục Hải Quan.

Nếu doanh nghiệp bạn chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này hoặc có nhu cầu hợp tác với một đơn vị có chuyên môn thực hiện làm hàng tạm nhập tái xuất, thì Finlogistics là một sự lựa chọn không thể tốt hơn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thông quan và vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, Finlogistics luôn là nơi mà các khách hàng tin tưởng gửi gắm hàng của mình. Liên hệ ngay hotline bên dưới để được đội ngũ công ty tư vấn MIỄN PHÍ và nhận báo giá nhanh chóng.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Tam-nhap-tai-xuat-la-gi


Quy-trinh-thong-quan-xuat-khau-duong-bo-00.jpg

Đây là tổng hợp quy trình thông quan xuất khẩu đường bộ của công ty Finlogistics, các doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển hoặc thông quan Hải Quan hàng xuất khẩu có thể tham khảo các bước chi tiết bên dưới. Liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng, an toàn và tối ưu chi phí nhất nhé!

Quy-trinh-thong-quan-xuat-khau-duong-bo
Tổng quan quy trình thông quan xuất khẩu đường bộ


Các bước chi tiết trong quy trình thông quan xuất khẩu đường bộ

#Bước 1

  • Chuẩn bị bộ hồ sơ, chứng từ, giấy giới thiệu,…
  • Lập tờ khai/ mở tờ khai điện tử, đăng ký ở trên cửa khẩu số.
  • Đăng ký lịch bốc xếp hàng hóa.

#Bước 2

  • Tra cứu các thông tin về bến bãi, tình trạng ùn tắc giao thông,… để lựa chọn ngày cho xe lên thông quan.
  • Từ cửa ngõ cho đến cửa khẩu: Xe vận chuyển hàng hóa sẽ đi qua cổng B2 hoặc cửa khẩu phụ Tân Thanh (khu vực có hệ thống camera).

#Bước 3

Tại cổng vào (barie vào)

Biên phòng sẽ nhận dạng biển số xe cũng như tiến hành kiểm tra tờ khai, giấy tờ xe,… Nếu như sai sót sẽ yêu cầu khai lại. Nếu đúng thì sẽ xác nhận phiếu và cho phép xe đi vào bãi.

#Bước 4

Tại khu vực kho bãi

Doanh nghiệp tại bến bãi sẽ tra cứu phiếu xin sang tải và thực hiện công việc sang tải cũng như xác nhận xe vào ra.

Quy-trinh-thong-quan-xuat-khau-duong-bo
Quy trình thông quan xuất khẩu đường bộ

#Bước 5

Tại khu vực cửa khẩu

  • Nhân viên OPS làm các bước thủ tục thông quan.
  • Nộp lại hồ sơ biên phòng.
  • Phân luồng tờ khai và tiến hành nộp phí.

>>> Đăng ký làm kiểm dịch động thực vật (nếu cần).

>>> Đăng ký làm Hải Quan giám sát (nếu cần).

>>> Hải Quan sẽ xác nhận việc lưu kho hoặc hạ bãi.

#Bước 6

Tại khu vực cửa khẩu

  • Đợi phía Hải Quan phê duyệt phiếu xin sang tảiv
  • Nộp lại phiếu xin sang tải cho ban quản lý của cửa khẩu và nộp phív
  • Tách bộ hồ sơv

#Bước 7

Tại cổng ra (barie ra)

Biên phòng cho thả xe và tiến hành đem hàng đi và kết thúc quy trình thông quan xuất khẩu đường bộ.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Quy-trinh-thong-quan-xuat-khau-duong-bo


Xuat-khau-Cafe-hat-di-Trung-Quoc-00.jpg

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu cafe lớn hàng đầu của Việt Nam, với nhu cầu tiêu thụ rất lớn và đa dạng. Nhiều doanh nghiệp đã tìm hiểu về thị hiếu xuất khẩu Cafe hạt đi Trung Quốc cũng như các xu hướng của thị trường để xây dựng kế hoạch và tiếp cận cơ hội xuất hàng Cafe sang đất nước tỷ dân này. Vậy thủ tục xuất khẩu Cafe các bước đầy đủ ra sao, hãy cùng Finlogistics khám phá nhé!

Xuất khẩu Cafe hạt đi Trung Quốc
Xuất khẩu mặt hàng cafe hạt đi Trung Quốc như thế nào?


Tình hình xuất khẩu Cafe hạt đi Trung Quốc

Theo bảng số liệu thống kê, thì tốc độ nhập khẩu mặt hàng Cafe của Trung Quốc đã tăng bình quân lên hơn 25%/năm. Chỉ trong năm 2022, quốc gia này chi gần 50 triệu USD để mua Cafe và các sản phẩm liên quan của Việt Nam.

Ngoài Cafe hòa tan, Cafe pha sẵn thì tại thị trường đông dân này, thì Cafe hạt cũng đang chiếm thị phần lớn, nhờ vào hương vị đặc biệt. Đây cũng được coi là yếu tố thuận lợi, giúp thúc đẩy quá trình xuất khẩu Cafe hạt đi Trung Quốc. Vừa qua, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã có nhiều cơ hội để tiếp cận và giới thiệu những sản phẩm Cafe hạt chế biến của mình tại Hội chợ Trung Quốc – ASEAN, được tổ chức tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

Các doanh nghiệp Việt đã tìm hiểu kỹ về thị hiếu tiêu dùng cũng như xu hướng của thị trường, nhằm xây dựng một kế hoạch tiếp cận cơ hội xuất khẩu Cafe hạt đi Trung Quốc một cách thuận lợi nhất. Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh cây trồng Cafe vùng Tây Nguyên nhận định rằng, Trung Quốc hiện vẫn đang là thị trường có nhiều tiềm năng khai thác với sức mua rất lớn.

Tuy nhiên, đây cũng không còn là một thị trường dễ tính. Bởi vì, người tiêu dùng của quốc gia này đang dần khắt khe hơn trong vấn đề phải được trải nghiệm những sản phẩm Cafe mới nhất với chất lượng cao. Hiện nay, những thị trường nhập khẩu Cafe hạt trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, đã đặt ra nhiều tiêu chuẩn về chất lượng và kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật nông sản rất gắt gao.

Nhằm mục đích đáp ứng tốt các tiêu chuẩn này, những doanh nghiệp Cafe Việt Nam phải xây dựng và tối ưu được cho mình quy trình sản xuất – chế biến Cafe đạt những chứng nhận quốc tế, để có thể gia tăng xuất khẩu Cafe hạt đi Trung Quốc và các nước.

Xuất khẩu Cafe hạt đi Trung Quốc
Xuất khẩu cafe hạt đi Trung Quốc

>>> Xem thêm: Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về đến Việt Nam

Một vài lưu ý khi xuất khẩu Cafe hạt đi Trung Quốc

Chính sách mặt hàng

Dựa theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC, quy định về hồ sơ làm thủ tục xuất khẩu Cafe ra thị trường nước ngoài, thì mặt hàng Cafe không nằm trong số các loại hàng hóa phải có giấy xin phép xuất khẩu. Vì vậy, các doanh nghiệp không cần giấy phép xuất khẩu khi thực hiện vận chuyển loại hàng này qua biên giới. 

HS Code và thuế xuất khẩu

Để xác định mã HS code của sản phẩm, cần phải dựa vào đặc điểm, tính chất cấu tạo, người ta sẽ phải phân những mặt hàng thành nhiều loại khác nhau, tương ứng với các mã HS Code đã quy định.

Trong đó, Cafe hạt Robusta hay Cafe hạt Arabica đã rang hoặc chưa rang, đã được hoạt khử chất caffeine thuộc vào chương 09, trong biểu thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam. Vì vậy, Cafe hạt được quy định thuộc nhóm mã HS: 0901. Trong khi đó, thuế xuất khẩu cho mặt hàng này là 0%.

Kiểm dịch thực vật

Các doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu Cafe hạt đi Trung Quốc cần phải làm thủ tục kiểm dịch thực vật. Quy trình kiểm tra cũng khá đơn giản, bao gồm: 

  • Đơn đăng ký kiểm dịch thực vật và mẫu sản phẩm hạt Cafe.
  • Thời gian tiến hành kiểm dịch thông thường là khoảng 01 – 02 ngày, tính từ khi Cơ quan chức năng tiếp nhận được mẫu vật và hồ sơ đăng ký. 
Xuất khẩu Cafe hạt đi Trung Quốc
Xuất khẩu cafe hạt đi Trung Quốc

Đăng ký mã xuất khẩu

Bắt đầu từ năm ngoái, thì Chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu Cafe hạt đi Trung Quốc cần phải đăng ký mã số xuất khẩu, theo lệnh 248, 249 của Tổng cục Hải Quan Trung Quốc (GACC).

Nhờ vậy, những công ty, doanh nghiệp xuất khẩu Cafe ở Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế hơn khi xuất mặt hàng này sang Trung Quốc với ưu thế sản lượng lớn, vị trí địa lý và chính sách thương mại giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

Tuy nhiên, để có thể giữ vững được lợi thế này, thì các doanh nghiệp cũng cần phải đảm bảo đáp ứng theo những yêu cầu ngày càng cao của phía Trung Quốc, cả về chất lượng sản phẩm lẫn vệ sinh an toàn.

Đăng ký theo mã số xuất khẩu Cafe sang Trung Quốc theo lệnh 248 của GACC chính là quy định mới nhất mà doanh nghiệp xuất khẩu Cafe nói chung và của Việt Nam nói riêng cần phải nghiêm túc tuân thủ để thuận lợi mang sản phẩm Cafe của mình sang thị trường tỷ dân.

Quy trình xuất khẩu Cafe hạt đi Trung Quốc

Thủ tục Hải Quan

Khi thực hiện thủ tục xuất khẩu Cafe hạt đi Trung Quốc, bạn cần hỏi phía đối tác xem bên họ có cần yêu cầu phải kiểm dịch hay không, để tránh rủi ro lô hàng bị trả về vì không đạt đủ điều kiện nhập khẩu vào quốc gia của họ.

Tổng cục Hải Quan sẽ có trách nhiệm cập nhật Danh sách những nước có yêu cầu phải kiểm dịch, để ứng dụng vào việc phân luồng tự động để kiểm soát các lô hàng xuất khẩu vào nước có yêu cầu kiểm dịch, mà Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện quá trình này.

uCơ quan Hải Quan chỉ cho phép thông quan hàng hóa, khi doanh nghiệp nộp đầy đủ giấy chứng nhận kiểm dịch, do chính Cơ quan kiểm dịch cấp phép.

Việt Nam là một trong những thành viên tham gia Công ước Bảo vệ Thực vật quốc tế (IPPC), thuộc tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Qua đó, IPPC đã thống nhất quy định những lô hàng thuộc diện kiểm dịch thực vật phải được tiến hành kiểm dịch và phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do Cơ quan kiểm dịch cấp, kèm theo lô hàng.

Bộ hồ sơ Hải Quan xuất khẩu Cafe hạt đi Trung Quốc sẽ tuân theo Khoản 5, Điều 1, Thông tư số 39/2018/TT-BTC  (sửa đổi cho Điều 16, Thông tư số 38/2015/TT-BTC). Hàng hóa này không nằm trong diện quản lý chuyên ngành. Trong quá trình nộp, doanh nghiệp có thể chuẩn bị đính kèm những chứng từ sau:

  • Commercial Invoice
  • Packing List
  • Giấy tờ đầu vào của hàng hóa (bao gồm: hóa đơn, bảng kê thu mua,…)
Xuất khẩu Cafe hạt đi Trung Quốc
Xuất khẩu cafe hạt đi Trung Quốc

Bộ chứng từ và yêu cầu 

Doanh nghiệp cần hỏi rõ bên nhập khẩu (ở Trung Quốc) về các điều kiện và yêu cầu về giấy tờ, chứng từ của nước nhập khẩu. Theo đó, một số chứng từ quan trọng khi xuất khẩu Cafe hạt đi Trung Quốc cần có như sau:

  • Invoice (~ Hóa đơn thương mại)
  • Packing List (~ Phiếu đóng gói hàng)
  • Sales Contract (~ Hợp đồng ngoại thương)
  • Phytosanitary of Certificate (~ Giấy kiểm dịch thực vật)
  • C/O form B (~ Chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Việt Nam)
  • C/O form ICO (~ Chứng nhận xuất xứ hàng hóa riêng cho loại hàng Cafe)
  • Certificate of Quality, Quantity, Weight (~ Chứng nhận chất lượng, số lượng và trọng lượng) 
  • Bill of Lading (~ Vận đơn đường biển)
  • Insurance (~ Bảo hiểm nếu có)
  • Fumigation (~ Hun trùng riêng cho loại hàng Cafe)
  • Những chứng từ, giấy tờ liên quan khác
Xuất khẩu Cafe hạt đi Trung Quốc
Xuất khẩu cafe hạt đi Trung Quốc

>>> Xem thêm: Nhập khẩu ủy thác hàng hóa Trung Quốc cần lưu ý các bước nào?

Tổng kết

Trên đây là các bước quan trọng để xuất khẩu mặt hàng Cafe hạt sang tới thị trường Trung Quốc. Nếu doanh nghiệp của bạn có nhu cầu tìm kiếm một đơn vị Forwarder thực hiện giúp từ A – Z, việc xuất khẩu Cafe hạt đi Trung Quốc thì Finlogistics chính là một sự lựa chọn không tồi. Tham khảo ngay dịch vụ vận chuyển hàng hóa, thông quan Hải Quan, xin giấy tờ khó,… của chúng tôi để đưa hàng hóa, sản phẩm của bạn đến nơi an toàn, nhanh chóng và tối ưu chi phí nhất.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Xuất khẩu Cafe hạt đi Trung Quốc


Dich-vu-hang-Air-xuat-khau-di-Nhat-Ban-00.jpg

Dịch vụ hàng Air xuất khẩu đi Nhật Bản từ Việt Nam ngày càng được sử dụng nhiều và ngược lại. Từ đó, nhu cầu tìm hiểu về lĩnh vực này cũng tăng mạnh. Vậy các bước làm thủ tục, giấy tờ như thế nào? Quy trình vận chuyển tổng quan cần chú ý những điểm nào? Hãy cùng theo dõi bài viết hấp dẫn này với Finlogistics để giải đáp cho tất cả những thắc mắc ở trên nhé!

Dịch vụ hàng Air xuất khẩu đi Nhật Bản
Dịch vụ hàng Air xuất khẩu đi Nhật Bản


Tổng quan về dịch vụ hàng Air xuất khẩu đi Nhật Bản

#Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Nhật Bản

Nhật Bản chính là một trong những đối tác, đầu tư thương mại truyền thống quan trọng của Việt Nam trong nhiều thập kỉ vừa qua. Tính trung bình, mỗi năm sẽ có hơn 500 dự án được những công ty, doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam. Vì vậy, nhu cầu vận chuyển, thực hiện dịch vụ hàng Air xuất khẩu đi Nhật Bản để giao thương giữa hai quốc gia là rất lớn.

Hiện nay, Nhật Bản đang nằm trong vị trí top 4 nhà đầu tư nước ngoài (FDI) lớn nhất vào thị trường Việt Nam. Theo những thống kê, đã có hơn 4.500 dự án được đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, với tổng số vốn đạt trên mức 64 tỷ USD. Về kim ngạch xuất nhập khẩu, hai quốc gia trong năm gần nhất (năm 2024) cũng đã đạt gần 50 tỷ USD. Điều này giúp Nhật Bản trở thành một trong những đối tác thương mại lớn và quan trọng nhất của Việt Nam.

Việc xuất khẩu hàng Air đi Nhật Bản điển hình là những mặt hàng chính như: phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, phụ tùng, các sản phẩm từ gỗ,… Những tháng đầu năm 2025, thì Nhật Bản cũng đã mở thêm cơ hội cho thị trường Việt Nam trong việc cho phép xuất khẩu những loại nông sản thế mạnh. Mối quan hệ hợp tác song phương Việt – Nhật đã tạo đà mạnh mẽ cho sự phát triển của nền kinh tế, thương mại của hai nước. 

Dịch vụ hàng Air xuất khẩu đi Nhật Bản
Dịch vụ hàng Air xuất khẩu đi Nhật Bản

#Quy mô các sân bay quốc tế tại Nhật Bản

Theo những thống kê mới đây nhất, thì Nhật Bản đang có tổng cộng hơn 170 sân bay (bao gồm quốc tế và nội địa) đang hoạt động nhộn nhịp.

Về các sân bay quốc tế nhằm mục đích phục vụ cho việc giao thương, xuất nhập khẩu hàng hóa thì có thể kể đến một vài sân bay lớn đạt tiêu chuẩn của Nhật Bản như: sân bay Haneda (sân bay Tokyo), sân bay Narita, sân bay Chubu, sân bay Kansai,… Ngoài những sân bay quốc tế lớn ở trên, thì còn thêm một vài sân bay khác như: sân bay Toyama, sân bay Fuji Shizuoka,…

Đặc biệt, các sân bay của Nhật Bản đều được đầu tư cực kỳ “xịn sò”, cả về quy mô lẫn kiến trúc. Không chỉ cho thấy chất lượng tốt trong việc vận chuyển hành khách, mà còn là một “điểm cộng” rất lớn trong vận chuyển, nhập – xuất khẩu hàng Air đi Nhật Bản. Sự hợp tác giữa hai nước đã tạo nên bước đà cho sự phát triển của ngành Logistics, đặc biệt là dịch vụ xuất khẩu hàng Air đi Nhật Bản. 

>>> Xem thêm: Danh sách những sân bay quốc tế hàng đầu tại Nhật Bản

Xuất khẩu hàng Air đi Nhật Bản gồm những vấn đề quan trọng nào?

#Phân loại hàng hóa

Thông thường, dịch vụ xuất khẩu hàng Air đi Nhật Bản sẽ phân loại những mặt hàng như sau: 

  • Hàng hóa thông thường
  • Hàng hóa đông lạnh
  • Hàng hóa gây mùi
  • Hàng hóa dễ hỏng hóc
  • Hàng hóa quá khổ quá tải (hàng OOG)
  • Hàng hóa nguy hiểm (Dangerous Goods)

(*) Phân loại các loại hàng nguy hiểm trong quá trình thực hiện dịch vụ hàng Air xuất khẩu đi Nhật Bản:

  • Loại 1 – Chất cháy nổ
  • Loại 2 – Chất khí nguy hiểm, độc hại
  • Loại 3 – Chất lỏng dễ cháy nổ
  • Loại 4 – Chất rắn dễ cháy nổ
  • Loại 5 – Chất oxy hóa và chất Pe-rô-xít hữu cơ
  • Loại 6 – Chất độc hại và lây nhiễm
  • Loại 7 – Vật liệu chứa chất phóng xạ
  • Loại 8 – Chất ăn mòn nguy hiểm
  • Loại 9 – Những loại hàng nguy hiểm khác
Dịch vụ hàng Air xuất khẩu đi Nhật Bản
Dịch vụ hàng Air xuất khẩu đi Nhật Bản

#Thời gian vận chuyển

Khi đã lựa chọn phương án vận chuyển xuất khẩu hàng Air đi Nhật Bản, thì yếu tố thời gian vận chuyển luôn được các doanh nghiệp và chủ hàng quan tâm hàng đầu. Hiện nay, vận tải hàng không vẫn là một lựa chọn tốt cho những lô hàng công trình dự án cần gấp hoặc hàng hóa có giá trị cao.

Đối với tuyến hàng không giữa Việt Nam và Nhật Bản, thì thời gian vận chuyển thường trong vòng 01 ngày, đối với phương án bay thẳng (Direct Service) và khoảng 01 – 02 ngày đối với phương án bay chuyển tải (Tranship Service).

#Chi phí vận chuyển

Mức giá để thực hiện dịch vụ hàng Air xuất khẩu đi Nhật Bản phụ thuộc vào một vài yếu tố như sau:

  • Số lượng và khối lượng hàng hóa (khối lượng hàng hóa càng nhiều thì cước phí vận chuyển sẽ càng cao).
  • Kích thước hàng hóa (đối với một số hàng hóa đặc thù, thì khối lượng lô hàng sẽ được tính theo khối lượng quy đổi – Chargeable Weight).
  • Điều kiện cơ sở để giao hàng (hay còn gọi là Incoterms được Phòng Thương mại và công nghiệp ICC ban hành). Với mỗi điều khoản Incoterms, thì dịch vụ mà Finlogistics cung cấp sẽ khác nhau. Đối với việc xuất khẩu thàng Air đi Nhật Bản, một vài điều kiện Incoterms thường được dùng bao gồm: EXW (giao hàng tại xưởng), FCA (giao hàng cho bên chuyên chở) hay FOB (giao hàng trên boong tàu). Vì vậy, khách hàng cần cung cấp những thông tin về điều kiện Incoterms chính xác cho Finlogistics để được tư vấn đầy đủ nhất.
Dịch vụ hàng Air xuất khẩu đi Nhật Bản
Dịch vụ hàng Air xuất khẩu đi Nhật Bản

Ngoài tiền cước phí được tính theo từng thời điểm, thì việc xuất khẩu hàng Air đi Nhật Bản còn được tính những chi phí khai thác như sau:

  • Phí soi chiếu hàng hóa (X-ray Fee): 0.017 USD/kg
  • Phí khai thác hàng hóa (Terminal Handling): 0.07 USD/kg
  • Phí lưu kho (nếu có): 1,200 VNĐ/kg/ngày (đối với loại hàng thường, không yêu cầu phải bảo quản lạnh)

Đơn giá vận chuyển, xuất khẩu hàng Air đi Nhật Bản thường được tính toán dựa trên khoảng khối lượng của hàng hóa. Khoảng khối lượng này sẽ thường được viết tắt như sau: -45, +45, +100, +250, + 300 hoặc +500kg … Lấy đơn giá này rồi nhân với khối lượng (khối lượng trên thực tế hoặc khối lượng theo thể tích), ta sẽ tính toán được chi phí vận chuyển lô hàng Air cuối cùng:

– Khối lượng trên thực tế của hàng hóa (Actual Weight)

– Khối lượng theo thể tích, hay còn được gọi là khối lượng kích cỡ (Chargable/ Volumetric/ Dimensional Weight) là loại quy đổi tính từ thể tích của lô hàng theo một công thức đã được Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế – IATA quy định.

quy trình vận chuyển hàng air xuất khẩu đi Nhật Bản

  • Bước 1: Khách hàng sẽ gửi Booking Request tới cho Finlogistics, trước ngày khởi hành (ETD) ít nhất là 01 ngày. Những thông tin cần cung cấp bao gồm: tuyến đường vận chuyển, tên hàng hóa, khối lượng – kích thước, ngày tháng dự kiến khởi hành (ETD),…
  • Bước 2: Ngay sau khi nhận được Booking Request từ phía khách hàng, thì bộ phận thực hiện dịch vụ hàng Air xuất khẩu đi Nhật Bản của chúng tôi sẽ sắp xếp để tải (space) và gửi Booking Confirmation đến cho khách hàng. Thời gian (Leadtime) trong vòng 1-2 tiếng, sau khi nhận được đơn yêu cầu của khách hàng.
  • Bước 3: Bộ phận chứng từ (Docs) của Finlogistics sẽ tiến hành thu thập các thông tin (Shipping Instruction) từ  phía khách hàng cũng như phát hành vận đơn hàng không (Airway Bill) nháp để cho khách hàng kiểm tra và xác nhận.
  • Bước 4: Sau khi hàng hóa đã được đưa lên máy bay và bắt đầu vận chuyển, tình hình chuyến bay (tất tần tận quá trình xử lý ở trên sân bay, bốc xếp, dán tem nhãn,…) sẽ được chúng tôi cập nhật thường xuyên tới cho khách hàng bằng những hình ảnh thông qua email
  • Bước 5: Trường hợp nếu khách hàng sử dụng dịch vụ vận tải nội địa và khai báo Hải Quan của Finlogistics, thì chúng tôi sẽ tiến hành làm thủ tục thông quan và giao – nhận hàng Air tại địa chỉ mà khách hàng yêu cầu.
Dịch vụ hàng Air xuất khẩu đi Nhật Bản
Dịch vụ hàng Air xuất khẩu đi Nhật Bản

Thủ tục Hải Quan cho hàng Air xuất khẩu đi Nhật Bản

Finlogistics cung cấp dịch vụ hàng Air xuất khẩu đi Nhật Bản cho khách hàng, bao gồm cả việc khai báo Hải Quan tại các Chi cục Hải Quan hàng không. Để quá trình thông quan được hoàn thiện một cách nhanh chóng và chính xác nhất, phía doanh nghiệp cần cung cấp bộ hồ sơ chứng từ đầy đủ như sau:

  • Hóa đơn thương mại (- Commercial Invoice)
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (- Packing List)
  • Tờ khai Hải Quan, đi kèm kết quả phân luồng Hải Quan
  • Những chứng từ, giấy tờ khác liên quan tới hàng hóa (nếu có)

Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng cần nắm rõ những thông tin sau khi xử lý đơn hàng:

  • Tên hàng hóa
  • Số lượng và cân nặng của từng kiện hàng
  • Kích thước tổng thể của lô hàng Air
  • Giao hàng ngay tại sân bay (Port To Door) hoặc tại địa chỉ của bên nhận (Door To Door)
  • Thông tin chi tiết của bên gửi hàng (Shipper) và của bên nhận hàng (Cnee)

Một vài lưu ý khi thực hiện dịch vụ hàng Air xuất khẩu đi Nhật Bản

Việc xuất khẩu hàng Air đi Nhật Bản và ngược lại là một trong những hoạt động ngày càng trở nên quen thuộc với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, nhằm để đảm bảo đúng quy định Pháp luật và tránh thất thoát hàng hóa, thì bạn cần “bỏ túi” một vài lưu ý quan trọng dưới đây:

#Cách tính toán trọng lượng hàng hóa

Việc tính toán trọng lượng hàng hóa chính xác sẽ giúp các doanh nghiệp tiến hành làm dịch vụ hàng Air xuất khẩu đi Nhật Bản một cách nhanh chóng và cân đối được mức phí hơn: 

  • Nếu số kg trên thực tế nặng lớn hơn so với số kg thể tích thì cước phí lô hàng sẽ được tính theo số kg cân nặng.
  • Nếu số kg quy đổi ra lớn hơn so với số cân nặng trên thực tế thì cước phí lô hàng sẽ tính theo số kg được quy đổi

#Giấy tờ đầy đủ hợp lệ, đóng gói hàng cẩn thận

Hàng hóa khi được vận chuyển đi quốc tế, thông qua đường hàng không, nếu muốn được xuất nhập (thông quan Hải Quan) thì phải có đầy đủ những chứng từ, giấy tờ hợp lệ. Đồng thời lô hàng đó cần được đóng gói một cách cẩn thận, theo quy định của hãng hàng không vận tải hoặc những đơn vị chuyên vận chuyển hàng hóa hàng không quốc tế.

Dịch vụ hàng Air xuất khẩu đi Nhật Bản
Dịch vụ hàng Air xuất khẩu đi Nhật Bản

>>> Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết dịch vụ thông quan rượu vang tại sân bay Nội Bài

#Lựa chọn đơn vị vận chuyển hàng Air uy tín

Nếu doanh nghiệp chọn được những đơn vị, công ty vận chuyển hàng hóa đường hàng không uy tín, có thể bao trọn gói từ A đến Z,… thì sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tiết kiệm và kiểm soát được thời gian vận chuyển hàng hóa. Đặc biệt hơn, là có thể tránh được việc xảy ra những sai sót hoặc rắc rối ở khâu thủ tục khai báo Hải Quan.

Là một trong những đơn vị có tiếng trong ngành vận chuyển hàng hóa đường hàng không, Finlogistics luôn cố gắng hết mình để hoàn thành từng đơn hàng, từng hành trình vận chuyển từ Việt Nam – Nhật Bản và ngược lại. Sự hài lòng của khách hàng luôn là một động lực to lớn, để chúng tôi nỗ lực và phát triển dịch vụ hơn từng ngày. Dịch vụ hàng Air xuất khẩu đi Nhật Bản của Finlogistics hiện đang được đánh giá rất tích cực trên thị trường xuất nhập khẩu.

Kết luận

Với sự uy tín, chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm trong quá trình xử lý những thủ tục khai báo  và thông quan Hải Quan, chúng tôi luôn cam kết mang đến một hành trình vận chuyển suôn sẻ và nhanh chóng nhất cho đơn hàng của doanh nghiệp, khi thực hiện nhập – xuất khẩu hàng Air đi Nhật Bản và ngược lại. Nếu bạn và doanh nghiệp đang có nhu cầu vận chuyển hàng hóa tới Nhật Bản, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay cho Finlogistics nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Dich-vu-hang-air-xuat-khau-di-nhat-ban


Van-don-sach-00.jpg

Ngành Logistics có rất nhiều loại vận đơn và được phân loại trong từng trường hợp cụ thể. Người ta hay nhắc đến vận đơn gốc, vận đơn theo lệnh, vận đơn đích danh,…và đặc biệt là vận đơn sạch. Vậy vận đơn này được hiểu như nào? Nếu muốn hiểu thêm về nội dung cũng như những chức năng, lợi ích liên quan đến vận đơn sạch, thì bạn hãy tham khảo bài viết chia sẻ các thông tin hữu ích bên dưới của Finlogistics nhé!

Vận đơn sạch
Tìm hiểu về Clean Bill of Lading


Tổng quát về các loại vận đơn (B/L)

Vận đơn sạch

Vận đơn sạch (hay còn gọi là Clean B/L) là viết tắt của cụm từ “Clean Bill of Lading”. Hiểu một cách đơn giản nhất, thì loại vận đơn này được xem như là một tuyên bố không có thiệt hại hay mất mát gì trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Tức là, hoạt động vận chuyển đã diễn ra một cách suôn sẻ và không gặp sự cố dẫn đến tổn hại về hàng hóa trong khi chuyển đi.

Thông thường, Clean Bill of Lading sẽ được bên chuyên chở cung cấp, ngay sau khi đã tiến hành kiểm tra kỹ càng hàng hóa. Nếu kiện hàng không bị thiệt hại, sai lệch hay hao hụt về số lượng hoặc chất lượng thì sẽ đạt đủ điều kiện để cấp vận đơn sạch.

Clean B/L là một loại vận đơn đường biển, đồng thời cũng là loại hợp đồng vận chuyển giữa bên gửi hàng, bên chuyên chở và bên nhận hàng. Vận đơn sạch sẽ giúp đảm bảo hàng hóa từ khi được gửi, bốc xếp lên tàu và vận chuyển luôn ở trong tình trạng tốt nhất, không có những thiệt hại hoặc khiếm khuyết nào bên ngoài.

Thêm vào đó, Clean Bill of Lading còn bảo đảm số lượng hàng hóa khi xếp lên tàu luôn bằng nhau và không sai lệch. Đặc biệt, vận đơn sạch còn được xem như là “bằng chứng” giúp cho bên nhận hàng xác minh lô hàng chuyển đến có đúng với thỏa thuận như ban đầu với bên gửi hàng hay không. Bởi vì, chỉ có những lô hàng đủ số lượng, đúng chất lượng và không bị thiệt hại hay mất mát gì thì mới có thể được cấp loại vận đơn này.

Bên cạnh những yếu tố trên, có một điều mà các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp xuất nhập khẩu đều cần quan tâm đó là Clean Bill of Lading sẽ không có các phê chú xấu của bên chuyên chở về tình trạng của hàng hóa khi hãng tàu tiếp nhận hàng hóa từ bên gửi hàng.

#Vận đơn không sạch

Bên cạnh loại vận đơn sạch thì thuật ngữ vận đơn không sạch (Unclean B/L – Unclean Bill of Lading) cũng thường xuyên được nhắc đến nhiều, trong khi vận chuyển hàng hóa thông qua đường biển. Ngoài ra, loại vận đơn này còn có những cái tên khác là Foul Bill of Lading hoặc Clause Bill of Lading.

Vận đơn không sạch cho thấy sự thiếu hụt, mất mát và thiệt hại của lô hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Khi hàng hóa chuyển đi bằng đường biển gặp phải sự cố dẫn đến những thiệt hại cho chủ hàng hoặc lô hàng cung cấp không đúng như thỏa thuận ban đầu thì Unclean B/L sẽ được cấp phát.

Nói chung, việc nhận vận đơn không sạch có thể gây ra nhiều khó khăn đối với các chủ hàng, nhà xuất khẩu trong tương lai. Bởi vì, số lô hàng chuyển đi không đúng với thỏa thuận đối với bên nhận. Khi đó, việc thanh toán chi phí giữa hai bên gửi và nhận sẽ tương đối khó khăn hơn.

Thông thường, khi thực hiện vận chuyển hàng hóa, bên nhận hàng thường sẽ dựa vào loại hình thư tín dụng để thanh toán. Tuy nhiên, đa phần những ngân hàng hiện nay lại từ chối thanh toán cho những mẫu vận đơn không sạch.

Trong khi đó, bên gửi hàng lại muốn nhận lại được tiền như thỏa thuận ban đầu, thì đều phải thông qua hình thức thư tín để nhận lại. Vì vậy, nếu bên nhận hàng cấp một vận đơn không sạch thì bên gửi hàng có thể sẽ không nhận được hết tiền hàng thanh toán, nên rất dễ bị lỗ nặng khi thực hiện giao dịch mua bán.

Vận đơn sạch
Vận đơn không sạch có gì khác?

>>> Xem thêm: Bill of Lading là gì và có vai trò như thế nào?

#Sự khác nhau giữa vận đơn sạch và không sạch

Thông qua hai khái niệm cụ thể của Clean Bill of Lading và Unclean Bill of Lading ở trên, chúng ta đều có thể nhận thấy sự khác nhau cơ bản giữa hai hình thức vận đơn như sau:

Vận đơn sạch Vận đơn không sạch
Chỉ được phát hành khi bên chuyên chở đã tiến hành kiểm tra hàng hóa chuyển đi đúng “nguyên đai nguyên kiện” như lúc ban đầu. Hàng hóa không bị thiệt hại, mất mát hay giảm chất lượng, số lượng so với ban đầu khi bên gửi hàng đã chuyển đi. Sẽ được phát hành khi hàng hóa vận chuyển gặp phải những sự cố như thiệt hại, mất mát hoặc chất lượng, số lượng không đảm bảo đúng như thỏa thuận giữa đôi bên.
Vận đơn sạch
Biểu mẫu Clean Bill of Lading

Những lợi ích lớn của vận đơn sạch

#Đối với bên mua hàng

Khi nhận được một vận đơn sạch, bên mua hàng sẽ có cơ sở để yên tâm hơn khi lô hàng hóa của mình đã được phía bên bán giao cho đơn vị chuyên chở trong điều kiện tình trạng tốt nhất, đầy đủ về số lượng và không bị hư hại, rách vỡ, ẩm mốc, han gỉ,…

Hay có nghĩa là bên bán hàng đã hoàn thành đúng nghĩa vụ giao hàng. Khi tàu cập cảng tại quốc gia của bên mua, nếu hàng hóa có sự thiếu hụt về số lượng, chất lượng, hay có rách vỡ,… thì tờ vận đơn sẽ là một cơ sở pháp lý để bên mua hàng có thể khiếu nại đơn vị chuyên chở để đòi bồi thường thiệt hại.

#Đối với bên bán hàng

Việc lấy được Clean Bill of Lading sẽ bảo đảm được bộ chứng từ gửi tới ngân hàng thanh toán theo phương thức thanh toán LC. Nếu vận đơn có phê chú xấu thì ngân hàng sẽ từ chối thanh toán cho bộ chứng từ. Để lấy được Clean B/L, thì bên bán cần tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về quá trình giao hàng, bảo đảm lô hàng hóa đều trong điều kiện và tình trạng tốt cả về số lượng lẫn chất lượng.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc xếp dỡ lên tàu hay khi vận chuyển thì lô hàng có thể bị rách, ẩm mốc, bẹp vỡ,…và có thể bị phê xấu vào vận đơn. Khi đó, bên bán cần phải:

  • Sau khi đã nhận biên lai thì thuyền phó ngay lập tức phải có biện pháp khắc phục bằng cách: thay thế hàng hóa (thay hàng hóa bị rách, vỡ, bẹp, gỉ,…) hoặc bổ sung số hàng còn thiếu. Đến khi thuyền trưởng tiến hành kiểm tra hàng hóa (khi hàng hóa đã được khắc phục xong) thì sẽ đổi biên lai, thuyền phó lấy vận đơn sạch do thuyền trưởng cấp.
  • Thông báo với bên mua hàng về việc lô hàng bị thiếu hụt hay tổn thất và thực hiện cam kết sẽ giao bổ sung chỗ hàng thiếu đó trong những đơn hàng sau. Đồng thời, đề nghị để đơn vị chuyên chở vẫn cấp vận đơn sạch để được phía ngân hàng chấp nhận thanh toán. Thường cách này sẽ chỉ áp dụng khi bên mua và bên bán đã có mối quan hệ thương mại lâu dài và thân thiết.

Vai trò quan trọng của Clean Bill of Lading

#Bằng chứng cho hợp đồng vận chuyển

Nhiều người cho rằng, vận đơn chính là bản hợp đồng giữa “bên bán” và “bên mua” hoặc là hợp đồng vận chuyển giữa “đơn vị vận chuyển” và “bên gửi hàng”, song điều này lại không hoàn toàn là chính xác.

  • Bản hợp đồng giữa “bên mua” và “bên bán” đã được thiết lập từ khi bên mua đặt hàng với bên bán và cả hai đã tiến hành thảo luận và đồng ý về những nội dung, thông tin và vấn đề chi tiết của giao dịch (ghi lại bằng lời nói hoặc văn bản).
  • Bản hợp đồng giữa bên gửi hàng và đơn vị chuyên chở đã được thiết lập từ khi bên gửi hàng hoặc nhà cung cấp dịch vụ hậu cần (bên thứ ba) của họ đã đặt chỗ với đơn vị vận chuyển để tiến hành vận chuyển lô hàng hóa.

Do đó, vận đơn chính là bằng chứng quan trọng của bản hợp đồng vận chuyển, được ký kết giữa “nhà cung cấp” và “đơn vị vận chuyển hoặc chủ sở hữu phương tiện vận chuyển hàng hóa” để có thể vận chuyển hàng hóa đúng theo hợp đồng giữa bên mua và bên bán.

Vận đơn sạch
Vận đơn sạch

>>> Xem thêm: Commercial Invoice có những chức năng gì đặc biệt?

#Tài liệu tiêu đề

Về mặt kỹ thuật, thì vận đơn còn được xem là loại tài liệu tiêu đề, có nghĩa là bất cứ ai nắm giữ vận đơn đều có quyền sở hữu đối với lô hàng hóa (quyền yêu cầu được nhận hàng). Nhưng tiêu đề này lại có sự thay đổi, tùy thuộc theo cách vận đơn được ký gửi rõ ràng trước đó như thế nào.

#Hóa đơn hàng hóa

Vận đơn được vận chuyển bởi đơn vị vận chuyển hoặc phía bên cung cấp dịch vụ hậu cần (bên thứ ba) của họ cho bên giao hàng để đổi lấy việc nhận vận chuyển hàng hóa. Vì thế, việc phát hành vận đơn theo cách này còn được xem như là một bằng chứng cho thấy bên vận chuyển đã nhận hàng hóa từ phía bên giao hàng theo thứ tự và tình trạng tốt rõ ràng, cụ thể (do bên giao hàng tiến hành bàn giao).

Tổng kết

Như vậy, trên đây là tất tần tật những thông tin chi tiết và cần thiết về khái niệm cũng như những lợi ích của vận đơn sạch mang lại cho các bên trong hoạt động vận chuyển hàng hóa. Nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm thì hình thức vận đơn này hoặc mong muốn thực hiện vận chuyển hàng hóa, thì bạn hãy liên hệ cho Finlogistics. Kinh nghiệm lâu năm và sự tận tình của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn giải quyết vấn đề, với tiêu chí nhanh chóng, an toàn và hiệu quả!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Van-don-sach


Doanh-nghiep-che-xuat-00.jpg

Trong giai đoạn kinh tế hội nhập ngày nay, Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách hấp dẫn để thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Do đó, các doanh nghiệp chế xuất hoạt động tại những khu chế xuất ngày càng nhiều. Vậy hình thức sản xuất này như thế nào? Có ưu đãi đặc biệt gì cho các doanh nghiệp này? Để trả lời cho thắc mắc này, hãy cùng tiếp tục theo dõi bài viết này của Finlogistics nhé!

Doanh nghiệp chế xuất
Tìm hiểu chi tiết về các doanh nghiệp nằm trong khu chế xuất


Doanh nghiệp chế xuất là gì?

#Định nghĩa

Doanh nghiệp chế xuất có tên tiếng Anh là Export Processing Enterprise (thường gọi tắt là EPE). Dựa theo Khoản 10, Điều 2, tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp chế xuất được định nghĩa là những “‘khu vực” chuyên sản xuất các loại hàng hóa, sản phẩm, dùng để tiến hành xuất khẩu ra nước ngoài. Những doanh nghiệp này được thành lập và hoạt động mạnh mẽ bên trong các khu chế xuất, khu kinh tế hoặc khu công nghiệp. 

Doanh nghiệp trong khu chế xuất không được xem là một loại hình doanh nghiệp, nhưng lại thường được đầu tư trực tiếp từ nguồn vốn nước ngoài. Cụm từ “chế xuất” ở đây được dùng để chỉ địa điểm đặt trụ sở của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp này nằm trong một khu vực được tách biệt, có rào chắn ngăn cách riêng với bên ngoài.

Ngoài ra còn có khu vực cảng và khu cửa ra vào nghiêm ngặt. Những sản phẩm, hàng hóa do những doanh nghiệp trong khu chế xuất sản xuất phải tiến hành xuất khẩu 100% và khai báo đầy đủ với cơ quan Hải Quan trong khu vực. 

#Đặc điểm

Căn cứ theo Điều 2, Nghị định số 35/2022/NĐ-CP về quản lý doanh nghiệp chế xuất và khu chế xuất, thì đặc điểm của doanh nghiệp này bao gồm:

  • Doanh nghiệp trong khu chế xuất được nhận nhiều ưu đãi đầu tư và áp dụng chính sách thuế phí đối với khu phi thuế quan (trừ những ưu đãi dành riêng của khu phi thuế quan tại những khu kinh tế cửa khẩu), từ khi bắt đầu đầu tư thành lập doanh nghiệp, được ghi rõ ràng trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (hoặc giấy xác nhận đăng ký của doanh nghiệp do Cơ quan có thẩm quyền cấp phép).
  • Những doanh nghiệp trong khu chế xuất phải hoạt động bên trong các khu chế xuất và tách biệt hẳn với bên ngoài. Có hàng rào chắn và cổng ra vào riêng, nằm dưới sự giám sát, kiểm tra của Cơ quan Hải Quan và những Cơ quan chức năng khác.
  • Sau khi xây dựng hoàn thiện thì doanh nghiệp chế xuất sẽ phải thông qua xác nhận đáp ứng điều kiện kiểm tra, theo đúng quy định của Pháp luật về thuế phí xuất nhập khẩu, từ phía Cơ quan Hải Quan.
  • Doanh nghiệp trong khu chế xuất được quyền mua vật liệu xây dựng, lương thực thực phẩm, văn phòng phẩm và những loại hàng tiêu dùng trong nước, để phục vụ cho quá trình xây dựng công trình và điều hành văn phòng, cũng như cho những hoạt động sinh hoạt bình thường của cán bộ, công nhân trong doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp và những người bán hàng hóa cho doanh nghiệp có quyền lựa chọn thực hiện hoặc không làm các bước thủ tục xuất nhập khẩu những loại vật liệu xây dựng, lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và văn phòng phẩm.
  • Thủ tục kiểm tra và giám sát Hải Quan đối với những loại hàng hóa xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong khu chế xuất sẽ được thực hiện dựa theo quy định của Pháp luật.
  • Doanh nghiệp trong khu chế xuất có thể bán những sản phẩm thanh lý cho thị trường trong nước, theo những quy định về đầu tư thương mại.
  • Cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp chế xuất có thể mang ngoại hối, lấy từ nội địa vào doanh nghiệp và ngược lại, từ doanh nghiệp ra bên ngoài mà không cần phải khai báo cho phía Hải Quan.
  • Doanh nghiệp trong khu chế xuất có thể tiến hành mua bán hàng hóa tại Việt Nam và phải có hạch toán thu chi riêng. Có khu vực lưu giữ hàng hóa riêng, tách biệt với khu vực hàng hóa sản xuất xuất khẩu của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thành lập một chi nhánh riêng, để thực hiện việc mua bán những mặt hàng nội địa.

>>> Xem thêm: Thủ tục Hải Quan hàng hoá từ kho quan ngoại vào khu vực nội địa

Doanh nghiệp chế xuất
Đặc điểm của những doanh nghiệp trong khu chế xuất là gì?

#Hồ sơ thủ tục

Để đăng ký thành lập doanh nghiệp chế xuất, các cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ như sau:

  • Giấy đăng ký chủ trương đầu tư dự án với Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố
  • Giấy chứng nhận đăng ký thành lập của doanh nghiệp chế xuất
  • Dấu mộc của doanh nghiệp
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án của doanh nghiệp chế xuất
  • Văn bản công bố thành lập doanh nghiệp và mẫu dấu có trên Cổng thông tin điện tử quốc gia

Những ưu đãi đối với các doanh nghiệp chế xuất

#Khoản ưu đãi về thuế phí

Theo quy định ghi tại Khoản 3, Điều 26, thuộc Nghị định số 35/2022/NĐ-CPthì các doanh nghiệp trong khu chế xuất được quyền hưởng những ưu đãi về đầu tư và chính sách thuế phí đối với khu phi thuế quan.

Bắt đầu từ thời điểm mục tiêu đầu tư thành lập doanh nghiệp chế xuất, được ghi rõ tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án điều chỉnh hoặc Giấy xác nhận đăng ký cho doanh nghiệp chế xuất của Cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong khu vực.

Sau khi đã hoàn thiện quá trình xây dựng, doanh nghiệp trong khu chế xuất phải được Cơ quan Hải Quan có thẩm quyền xác nhận đáp ứng những tiêu chí, điều kiện kiểm tra và giám sát của Hải Quan theo quy định của Pháp luật về thuế xuất khẩu, nhập khẩu, trước khi chính thức được đưa vào hoạt động.

Trường hợp nếu doanh nghiệp chế xuất không đáp ứng được điều kiện kiểm tra và giám sát của Hải Quan thì sẽ không được hưởng những chính sách về thuế phí, áp dụng đối với khu vực phi thuế quan. Việc kiểm tra, xác nhận và hoàn thiện các tiêu chí, điều kiện kiểm tra, giám sát của Hải Quan của doanh nghiệp chế xuất được thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật về thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

Theo đó, các doanh nghiệp chế xuất sẽ được hưởng những ưu đãi về đầu tư và chính sách thuế phí đối với khu vực phi thuế quan, sau khi đã được Cơ quan Hải Quan xác nhận đáp ứng đầy đủ những điều kiện kiểm tra và giám sát của Hải Quan, trước khi được chính thức đi vào hoạt động bình thường.

>>> Xem thêm: Thủ tục làm hàng sản xuất xuất khẩu cần chú ý điều gì?

Chi tiết hơn, các doanh nghiệp chế xuất sẽ được hưởng một số các ưu đãi hấp dẫn về thuế phí như sau:

1. Ưu đãi về mức thuế thu nhập

Tại Điểm A, Khoản 4, Điều 19 của Thông tư số 78/2014/TT-BTC đã quy định rằng: thu nhập của các doanh nghiệp từ việc thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, thì sẽ được áp dụng mức thuế suất ưu đãi lên đến 20%, trong thời hạn 10 năm.

Đồng thời, doanh nghiệp chế xuất còn được miễn nộp thuế tới 02 năm và giảm 50% tổng số thuế phải nộp trong vòng 04 năm tiếp theo, đối với thu nhập từ việc thực hiện dự án đầu tư mới (theo Điều 6, thuộc Thông tư số 151/2014/TT-BTC).

2. Ưu đãi về chi phí sử dụng đất trong khu chế xuất

Các doanh nghiệp trong khu chế xuất sẽ được miễn tiền thuê đất trong 07 năm (dựa theo điểm B, Khoản 3, Điều 19 của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP).

3. Ưu đãi về mức thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu

Căn cứ theo điểm C, Khoản 4, Điều 2 của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016, doanh nghiệp sẽ nhận được các ưu đãi cho:

  • Hàng hóa, sản phẩm xuất khẩu từ khu vực phi thuế quan ra nước ngoài
  • Hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vào khu vực phi thuế quan và chỉ sử dụng bên trong khu vực phi thuế quan
  • Hàng hóa, sản phẩm chuyển từ khu vực phi thuế quan này sang khu vực phi thuế quan khác thì không phải là đối tượng phải chịu thuế phí

Như vậy, khi bắt đầu thành lập, các doanh nghiệp chế xuất sẽ được hưởng những ưu đãi lớn về thuế thu nhập cho doanh nghiệp; chi phí sử dụng đất; thuế xuất nhập khẩu;….

Doanh nghiệp chế xuất
Các doanh nghiệp trong khu chế xuất nhận được ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu

>>> Xem thêm: Quy trình giám định máy móc cũ đồng bộ như thế nào?

#Áp dụng thuế suất 0%

Thuế suất 0% sẽ được ưu tiên áp dụng đối với những loại hàng hóa, sản phẩm có hợp đồng mua bán hoặc thực hiện gia công hàng hóa (đối với hợp đồng cung ứng dịch vụ), hợp đồng ủy thác xuất khẩu hàng hóa.

Ngoài ra, các loại chứng từ, giấy tờ thanh toán có giá trị hàng hóa thông qua ngân hàng hoặc những chứng từ khác theo quy định Nhà nước và có tờ khai thuế quan đều được áp dụng thuế suất 0%.

Một số trường hợp khác sẽ không được áp dụng thuế suất 0%, ví dụ như:

  • Những loại dịch vụ chuyển nhượng vốn hoặc quyền sở hữu trí tuệ
  • Chuyển giao công nghệ máy móc
  • Dịch vụ bưu chính viễn thông
  • Dịch vụ cấp phát tín dụng, tài chính phái sinh hoặc đầu tư chứng khoán
  • Những sản phẩm khai thác tài nguyên, khoáng sản vẫn chưa chế biến
  • Hàng hóa dịch vụ không thông qua đăng ký kinh doanh bên trong khu vực phi thuế quan (ví dụ như: xe cộ, xăng dầu, dịch vụ thuê văn phòng, kho bãi, nhà ở, khách sạn, dịch vụ ăn uống, đưa đón người lao động,…)

Lời kết

Hy vọng qua bài viết chi tiết này, bạn đã có cái nhìn rõ hơn về các doanh nghiệp chế xuất trong những khu công nghiệp, khu chế xuất. Nếu muốn tham khảo thêm thông tin, bạn có thể tìm đọc tại những nguồn văn bản, tài liệu chính thống của Nhà nước hoặc liên hệ trực tiếp với đội ngũ tư vấn của Finlogistics để được hỗ trợ.

Nếu bạn có nhu cầu vận chuyển hàng hóa liên quốc tế – nội địa, thông quan qua Hải Quan hoặc làm các chứng từ, giấy tờ khó có liên quan,… công ty chúng tôi sẵn sàng giúp bạn thực hiện, với tiêu chí: nhanh chóng, an toàn và tối ưu nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Doanh-nghiep-che-xuat


Hang-san-xuat-xuat-khau-00.jpg

Bên cạnh việc gia công hàng hóa, thì mô hình hàng sản xuất xuất khẩu sản phẩm đã được nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam áp dụng thành công trong những năm gần đây. Với nhiều ưu điểm vượt trội, cùng lợi nhuận lớn, ngày càng nhiều bên mong muốn thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh này. Vậy các bước làm thủ tục sản xuất ra sao?… Hãy cùng với Finlogistics theo dõi bài viết ngày hôm nay nhé!

Hàng sản xuất xuất khẩu
Cùng tìm hiểu hàng sản xuất xuất khẩu là gì?


Hàng sản xuất xuất khẩu được hiểu như thế nào?

Định nghĩa

Giải thích đơn giản thì loại hình hàng sản xuất xuất khẩu này là một phương thức kinh doanh – sản xuất hiệu quả. Các doanh nghiệp sẽ thực hiện nhập khẩu nguyên liệu, vật tư từ nhiều nguồn khác nhau về để chế biến và sản xuất ra những sản phẩm dùng để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Đây cũng coi là một hình thức kinh doanh kiểu mua đứt bán đoạn của các doanh nghiệp hiện nay.

Đặc điểm

Mặt hàng sản xuất xuất khẩu có một vài đặc điểm như sau:

  • Dựa theo Khoản 20, Điều 4 của Thông tư số 219/2013/TT-BTC, thì mô hình sản xuất xuất khẩu là đối tượng không phải chịu thuế giá trị gia tăng (VAT)
  • Mặt hàng này được miễn thuế theo Điều 12 của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP
  • Doanh nghiệp được hoàn toàn làm chủ quy trình sản xuất và tự chủ về nguồn nguyên liệu, vật tư
  • Doanh nghiệp có thể bán sản phẩm cho những đối tác và các quốc gia khác nhau

Các thủ tục cần lưu ý khi làm hàng sản xuất xuất khẩu

Thủ tục Hải Quan

Chuẩn bị hồ sơ Hải Quan 

Các doanh nghiệp muốn tiến hành làm hàng sản xuất xuất khẩu thì cần chuẩn bị đầy đủ tờ khai Hải Quan cùng những chứng từ quan trọng khác có liên quan, bao gồm:

  • Hóa đơn thương mại (Commerical Invoice)
  • Chứng từ vận tải (vận đơn đường biển, giấy tờ đường bộ,…)
  • Bộ chứng từ chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa (C/O)
  • Các giấy phép xuất nhập khẩu. 
  • Văn bản thông báo kết quả hoặc được miễn kiểm tra chuyên ngành
  • Các giấy tờ, chứng từ khác liên quan

Địa điểm làm thủ tục Hải Quan

Căn cứ theo Điểm A, Khoản 1, Điều 58 của Thông tư số 38/2015/TT-BTC, Các cá nhân, doanh nghiệp có thể lựa chọn làm các bước thủ tục Hải Quan tại một trong những Chi cục Hải Quan dưới đây sao cho thuận tiện nhất: 

  • Chi cục Hải Quan nơi các cá nhân, doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc cơ sở chi nhánh, cơ sở sản xuất
  • Chi cục Hải Quan tại cửa khẩu hoặc Chi cục Hải Quan tại cảng xuất nhập khẩu hàng hóa, được thành lập trong khu vực nội địa
  • Chi cục Hải Quan quản lý hàng hóa gia công, hàng sản xuất xuất khẩu thuộc Cục Hải Quan, nơi đặt cơ sở sản xuất hoặc nơi có cửa khẩu nhập khẩu.
Hàng sản xuất xuất khẩu
Một số điều cầu lưu ý khi làm hàng hoá sản xuất xuất khẩu

>>> Xem thêm: Các bước thực hiện đăng ký tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ

Thời hạn nộp thuế 

Điều kiện

Doanh nghiệp nộp thuế cho hàng sản xuất xuất khẩu thì cần phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện dưới đây, để được áp dụng thời hạn nộp thuế là 275 ngày, bắt đầu từ ngày đăng ký tờ khai Hải Quan:

– Doanh nghiệp phải có ít nhất một cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam, có quyền sử dụng hoặc sở hữu hợp pháp đối với: mặt bằng sản xuất, nhà xưởng, hệ thống máy móc thiết bị,… tại cơ sở sản xuất đó.

– Theo Điều 42, Thông tư số 38/2015/TT-BTC, đối với loại hàng hóa nhập khẩu là những nguyên liệu, vật tư dùng để sản xuất hàng xuất khẩu, thì doanh nghiệp cần có hoạt động xuất nhập khẩu, trong thời gian ít nhất là 2 năm liên tiếp (tính đến ngày đăng ký tờ khai Hải Quan được Cơ quan Hải Quan xác nhận): 

  • Không bị Cơ quan chức năng xử lý về hành vi buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa thông qua biên giới
  • Không bị Cơ quan chức năng xử lý về hành vi trốn thuế hoặc gian lận trong thương mại
  • Không nợ tiền thuế phí quá hạn hoặc chậm nộp tiền phạt đối với loại hàng hóa xuất nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai Hải Quan
  • Không bị Cơ quan quản lý của Nhà nước có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực kế toán trong 02 năm liên tiếp

Trách nhiệm

Căn cứ dựa theo mẫu số 04/DKNT-SXXK/TXNK, Phụ lục VI, ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC, thì doanh nghiệp tiến hành nộp thuế cho hàng sản xuất xuất khẩu, phải tự kê khai và chịu trách nhiệm trước Pháp luật về việc kê khai đầy đủ điều kiện, được áp dụng thời hạn nộp thuế là 275 ngày.

Theo Điều 56 của Thông tư số 38/2015/TT-BTC và mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL, Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC, thì các doanh nghiệp có trách nhiệm phải thông báo thông tin của cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu cho Chi cục Hải Quan, nơi doanh nghiệp làm các thủ tục nhập khẩu. 

Hàng sản xuất xuất khẩu
Trách nhiệm nộp thuế đối với doanh nghiệp làm hàng sản xuất xuất khẩu

Sự khác nhau giữa hàng gia công và hàng sản xuất xuất khẩu

Để hiểu rõ hơn về loại hàng sản xuất xuất khẩu, chúng ta hãy làm một vài so sánh sự khác nhau giữa mô hình này với hàng gia công, thông quan bảng dưới đây:

Mục Hàng gia công Hàng sản xuất xuất khẩu
Văn bản Pháp luật Quy định về hàng gia công được ghi cụ thể trong Luật Quản lý Ngoại thương (Nghị định số 69/2018/NĐ-CP) Mặt hàng này không được quy định rõ ràng, cụ thể trong Luật Quản lý Ngoại thương
Hợp đồng Bên nhận gia công sẽ ký kết hợp đồng gia công với bên thuê gia công Bên thực hiện xuất khẩu sẽ ký kết hợp đồng bán sản phẩm với bên mua và có thể mua nguyên liệu, vật tư từ nhiều bên bán khác nhau
Nguyên liệu, vật tư sản xuất Doanh nghiệp nhận nguyên liệu, vật tư hoặc nhận tiền để mua nguyên liệu, vật tư từ bên thuê gia công để thực hiện sản xuất sản phẩm và xuất khẩu hàng hóa cho bên thuê gia công hoặc do chính bên gia công chỉ định

Doanh nghiệp không được tự ý sử dụng nguyên liệu, vật tư của bên thuê gia công khi chưa được sự cho phép 

Doanh nghiệp tự bỏ tiền mua nguyên liệu, vật tư để tiến hành làm hàng sản xuất xuất khẩu cho các bên mua ở nước ngoài, đã ký kết hợp đồng xuất khẩu sản phẩm từ trước

Doanh nghiệp được toàn quyền sử dụng nguyên liệu, vật tư mà mình tự bỏ tiền ra mua và nhập khẩu về để sản xuất

Nguyên liệu, vật tư dư thừa Sau khi kết thúc quy trình gia công, phần nguyên liệu, vật tư dư thừa hoặc phế liệu, phế phẩm,… muốn xử lý cần phải thỏa thuận với bên thuê gia công Doanh nghiệp được toàn quyền xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa
Sản phẩm Bên nhận gia công sẽ nhận được chi phí gia công sản phẩm, do bên thuê gia công chi trả Doanh nghiệp được bán sản phẩm và nhận tiền bán sản phẩm từ bên mua trong hoạt động xuất khẩu sản phẩm
Mã loại hình E21, E23, E52 và E54 E31 và E62

>>> Xem thêm: Hướng dẫn doanh nghiệp lần đầu thực hiện các bước xuất nhập khẩu

Tổng kết

Trên đây là tất cả những thông tin và nội dung cần thiết về các bước thủ tục cho hàng sản xuất xuất khẩu mà các doanh nghiệp đang quan tâm. Nếu quý khách hàng và doanh nghiệp muốn thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm hoặc vận chuyển quốc tế – vận chuyển nội địa, làm thủ tục thông quan Hải Quan, xin giấy tờ khó,… thì Finlogistics chính là địa chỉ tin cậy và uy tín hàng đầu.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Hàng sản xuất xuất khẩu


Packing-List-la-gi-00-1.jpg

Packing List là gì? Khái niệm Packing List chắc hẳn đã không còn quá xa lạ đối với nhiều người. Đặc biệt, đối với những ai ở trong lĩnh vực vận tải hàng hóa hoặc kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp mới bắt đầu thì khái niệm này có lẽ vẫn sẽ khá lạ lẫm.

Vì vậy, các cá nhân, doanh nghiệp nếu muốn hoạt động trong ngành Logistics, thì cần phải nắm vững về định nghĩa cũng như những đặc điểm riêng của từng loại phiếu đóng gói. Finlogistics sẽ giúp bạn hiểu thêm về loại hình này, chỉ gói gọn trong bài viết dưới đây, nên bạn đừng vội bỏ qua nhé!

Packing List là gì?
Tìm hiểu về Packing List – phiếu chi tiết hàng hóa


Packing List là gì?

Để làm rõ khái niệm Packing List là gì, hãy cùng Finlogistics lần lượt tìm hiểu về định nghĩa, phân loại cũng như công dụng của loại giấy tờ quan trọng này nhé.

#Định nghĩa

Packing List (hay còn gọi là bảng kê khai hoặc phiếu chi tiết hàng hóa) là một trong những thành phần không thể thiếu trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm. Nó mô tả chi tiết những thông tin, nội dung chính của lô hàng và không bao gồm cả giá trị của lô hàng.

Nếu như dịch sát theo nghĩa tiếng anh đơn thuần, thì Packing List sẽ có nghĩa là “chi tiết đóng gói” hay “danh sách đóng gói”. Tại Việt Nam, dân ngành xuất nhập khẩu thường gọi đây là “phiếu đóng gói”. Đối với ngành dịch vụ hậu cần nói chung, Packing List hỗ trợ cho quá trình xuất nhập hàng hóa được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Trong quá trình xuất nhập hàng hóa, các doanh nghiệp sẽ cần kê khai chính xác những thông tin về những loại hàng hóa cần làm xuất nhập khẩu. Bởi lẽ, chẳng có ai có thể được ghi nhớ được hết những danh sách dài đằng đẵng kia. Do đó, bạn cần phải có phiếu đóng gói hàng hóa để có thể làm danh sách hàng hóa, sản phẩm xuất nhập khẩu, nhằm mục đích bảo đảm đúng theo yêu cầu khách hàng và quy định Pháp luật.

Phiếu Packing List trong hoạt động xuất nhập khẩu là loại giấy tờ, chứng từ khá quan trọng, cần phải được lưu giữ cẩn thận. Vì phiếu đóng gói sẽ có hiệu lực pháp lý khi xảy ra những vụ việc không mong muốn khác nhau. Việc kê khai chi tiết trong tờ danh sách đóng gói hàng hóa xuất nhập khẩu còn thể hiện nghĩa vụ đóng thuế phí của các doanh nghiệp đối với Nhà nước.

#Phân loại

Phiếu Packing List thông thường sẽ được chia làm 03 loại chính như sau:

  • Phiếu đóng gói chi tiết hàng hóa (Detailed Packing List), nếu tiêu đề ghi như vậy và nội dung bên trong tương đối chi tiết
  • Phiếu đóng gói trung lập (Neutrai Packing List), nếu như những nội dung của nó không chỉ rõ ràng thông tin của bên bán
  • Phiếu đóng gói kiêm bảng kiểm kê trọng lượng hàng hóa (Packing Weight List)
Packing List là gì?
Packing List được phân loại như thế nào?

>>> Xem thêm: Các chức năng cơ bản của Commercial Invoice trong xuất nhập khẩu

#Công dụng

Sẽ có khá nhiều người thắc mắc về những chức năng của phiếu đóng gói là gì trong hoạt động xuất nhập khẩu. Nói một cách đơn giản, Packing List sẽ cho chúng ta biết được những nội dung, thông tin cần thiết như: trọng lượng tịnh, trọng lượng bì, hình thức đóng gói hàng hóa, cách thức phân loại hàng hóa, số lượng hàng hóa, hình thức đóng gói,… Từ đó, các doanh nghiệp sẽ tính toán được những vấn đề cụ thể như sau:

  • Sắp xếp kho bãi chứa hàng hóa (ví dụ: xếp dỡ một xe container 20’ DC, xếp chỗ dỡ hàng hóa,…)
  • Cách bố trí loại hình phương tiện vận tải (ví dụ: nên dùng xe loại mấy tấn, kích thước thùng container là bao nhiêu mới phù hợp,…)
  • Bốc dỡ hàng hóa bằng những thiết bị chuyên dụng ví dụ như: cần cẩu, xe nâng,… hay thuê công nhân ngoài
  • Mặt hàng có bị phía Hải Quan kiểm hóa hay không (ví dụ: cần tìm mặt hàng cụ thể nào đó ở đâu, loại pallet nào,…) trong quá trình tiến hành kiểm tra các bước thủ tục Hải Quan

Ngay sau khi đã đóng xong lô hàng, bên bán sẽ gửi ngay cho bên mua hàng phiếu đóng gói, để phía bên mua có thể kiểm tra lại hàng hóa, xem có thiếu sót hay hư hỏng gì không trước khi nhận hàng.

Có những nội dung chính nào bên trong Packing List?

#Nội dung chính

Trên Packing List sẽ thể hiện những thông tin, nội dung cơ bản sau đây:

  • Tiêu đề (Logo, tên, địa chỉ,…) + Số phiếu Packing List + Hạn thời gian
  • Bên xuất khẩu hàng hóa (Shipper)
  • Bên nhập khẩu hàng hóa (Consignee)
  • Mã số Booking (chú ý một vài hãng tàu biển sẽ có số Booking và số B/L khác nhau)
  • Những thông tin cơ bản của người đại diện nhập khẩu hàng hóa (Notify party)
  • Tên tàu vận chuyển và mã số chuyến ở trên Booking (Vessel Name/ Voy)
  • Ngày tàu chạy dự kiến (ETD)
  • Mã số container + số Seal container
  • Mô tả chung về hàng hóa (Description of goods): tên hàng, mã ký hiệu, mã HS,…
  • Số lượng lô hàng được vận chuyển (Number of package)
  • Cảng xuất hàng hóa (Port of Loading)
  • Cảng nhập hàng hóa (Port of Discharge)
  • Trọng lượng tịnh (Net weight)
  • Trọng lượng bì (Gross weight)
  • Những ghi chú thêm (Remark)
  • Xác nhận của bên bán hàng (Ký tên, đóng dấu)
Packing List là gì?
Những nội dung chính có trong Packing List

>>> Xem thêm: Incoterm là gì và đóng vai trò như thế nào trong Logistics?

#Mục đích sử dụng

Vậy mục đích chính của Packing List là gì? Trong quá trình thực hiện công việc xuất nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm thông qua Hải Quan, phiếu chi tiết đóng gói sẽ được dùng với những mục đích như sau:

  • Packing List chính là chứng từ, giấy tờ quan trọng bắt buộc dùng để khai báo Hải Quan
  • Căn cứ theo những nội dung, thông tin hàng hóa, thì Packing List là chứng từ, giấy tờ giúp hỗ trợ việc thanh toán quốc tế nhanh chóng hơn
  • Khai báo với hãng tàu vận chuyển để phát hành vận đơn đường biển (Bill of Lading)
  • Bên mua hàng sẽ căn cứ theo những thông tin trên Packing List để tiến hành kiểm kê hàng hóa khi nhận hàng
  • Packing List là chứng từ, giấy tờ cần thiết khi yêu cầu đền bù bảo hiểm tổn thất khi xảy ra tình trạng mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa

Nếu như các doanh nghiệp không hoàn thành phiếu Packing List đúng hạn thì có thể gây ra nhiều vấn đề lớn, ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp, ví dụ như: không nhận hoặc gửi được hàng hóa, bị cơ quan chức năng phạt hành chính,…

Do vậy, các doanh nghiệp nên chú ý hoàn thành kịp thời loại giấy tờ, chứng từ này, kẹp kèm trong bộ hồ sơ xuất nhập khẩu hàng hóa. Hơn nữa, cần phải được gắn chặt phiếu đóng gói bên ngoài của mỗi thùng container vận chuyển. Đây cũng chính là trách nhiệm tối thiểu của các doanh nghiệp và đại lý vận chuyển, trong việc xác định tổng trọng lượng và khối lượng của lô hàng, xem có chính xác với thực tế hay không.

Tổng kết

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc Packing List là gì, nếu bạn có thêm câu hỏi nào về loại giấy tờ này hoặc muốn thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa thông quan Hải Quan, hãy nhanh tay liên hệ cho Finlogistics để được hỗ trợ tốt nhất.

Công ty chúng tôi sở hữu bộ máy vận hành chất lượng, từ hoạt động tư vấn khách hàng cho đến làm những thủ tục Hải Quan; dịch vụ vận chuyển liên quốc tế và nội địa; xin các giấy tờ, chứng từ khó,… Chúng tôi tự tin hỗ trợ cho khách hàng mọi lúc mọi nơi 24/7 và cam kết đem đến dịch vụ uy tín hàng đầu!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Packing-list-la-gi


Dieu-khoan-FOB-la-gi-00.jpg

Thuật ngữ FOB đã không còn quá xa lạ đối với những người làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Nếu hiểu rõ FOB sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể lựa chọn đúng hình thức giao hàng phù hợp. Vậy định nghĩa về FOB là gì? Hãy đi tìm hiểu chi tiết hơn thông qua bài viết sau đây cùng với Finlogistics nhé!

FOB là gì?
Nhiều người vẫn chưa nắm chắc rõ định nghĩa FOB là gì?


Thuật ngữ FOB là gì trong xuất nhập khẩu?

Nên hiểu FOB là gì? FOB là chữ viết tắt tiếng Anh của Free on Board (hoặc Freight on Board). Thực chất, FOB chỉ là tên của một điều khoản giao hàng bên trong Incoterm. Đây cũng được hiểu như là một điều kiện giao hàng cần thiết, nhằm chuyển đổi trách nhiệm hàng hóa của bên bán cho bên vận chuyê khi hàng hóa của họ đã lên boong tàu.

Sau khi hàng hóa đã được vận chuyển lên boong tàu, thì mọi vấn đề liên quan sẽ được chuyển giao qua bên mua như là: quản lý hàng, rủi ro về hàng hóa,… Nếu như hàng hóa vẫn chưa được xếp dỡ lên tàu thì bên bán vẫn phải chịu trách nhiệm chung về lô hàng. Theo đó, lan can tàu tại cảng đi sẽ chính là địa điểm chuyển đổi rủi ro, như trong điều kiện của FOB.

Trong quá trình hàng hóa được vận chuyển, từ nước này sang nước khác bằng đường thủy thì sẽ phải trải qua quãng thời gian dài trên biển. Những rủi ro có thể gặp phải như: sóng thần, cướp biển, va chạm tàu,… có thể gây hư hỏng hoặc mất trắng hàng hóa.

Khi đó, theo điều khoản FOB thì bên bán sẽ không phải chịu trách nhiệm cho vấn đề này. Chính vì vậy, bên mua cần phải mua thêm bảo hiểm cho lô hàng hóa.

Hướng dẫn cách tính giá FOB Incoterm

Giá của Free on Board chính là giá tại cửa khẩu của quốc gia bên bán (bên xuất khẩu). Giá FOB Incoterm sẽ bao gồm các chi phí vận chuyển lô hàng ra cảng đi, thuế phí xuất khẩu và thuế để làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa.

Giá FOB sẽ không bao gồm chi phí vận chuyển bằng đường biển và phụ phí khác như bảo hiểm đường biển. Theo đó, gFOB sẽ được tính toán cụ thể như sau:

Giá FOB Incoterm = Giá hàng hóa + Phí kéo container + Phí nâng hạ container  + Phí mở tờ khai Hải Quan + Phí kẹp trì +  Phí phun kiểm dịch + Phí xin giấy chứng nhận xuất xứ – CO (nếu được yêu cầu)

FOB là gì?
Các bước chi tiết để tính toán giá FOB Incoterm

Trách nhiệm của các bên khi thực hiện hợp đồng FOB là gì?

Khi thực hiện hợp đồng FOB Incoterm thì trách nhiệm của bên bán và bên mua được quy định chi tiết trong bộ quy tắc Incoterms.

Nghĩa vụ thanh toán

Bên bán sẽ có trách nhiệm giao hàng hóa lên tàu và cung cấp đầy đủ những hóa đơn, chứng từ, đồng thời cung cấp thêm vận đơn đường biển để làm bằng chứng khi giao hàng. Bên mua có trách nhiệm thanh toán toàn bộ các chi phí về tiền hàng cho bên bán.

Chuẩn bị giấy phép và thủ tục

Trong FOB Incoterm, bên bán sẽ làm các bước thủ tục xuất khẩu hàng hóa, đồng thời cung cấp chứng từ, giấy phép xuất khẩu để lô hàng được xuất đi thành công. Bên mua sẽ có trách nhiệm chuẩn bị bộ giấy phép xuất khẩu và hoàn tất thủ tục Hải Quan để lô hàng được cấp phép nhập khẩu vào quốc gia và vùng lãnh thổ của mình.

Trách nhiệm giao hàng

Bên bán sẽ chi trả những chi phí cho quá trình lô hàng được đưa lên tàu. Hàng hóa sẽ do bên bán vận chuyển từ cảng xuất đã được chỉ định. Bên mua sẽ được nhận hàng hóa ngay khi hàng được bốc lên tàu, tại cảng đến.

Hợp đồng bảo hiểm vận chuyển

Bên bán sẽ phải chịu các chi phí và rủi ro trong quá trình vận chuyển lô hàng từ kho tới cảng đi. Chi phí này sẽ được tính và chuyển giao cho bên mua, ngay sau khi lô hàng đã được đưa lên tàu.

Bên mua sẽ thanh toán các chi phí vận chuyển hàng hóa từ cảng xuất đi đến cảng nhận. Bên mua sẽ không bị bắt buộc phải mua hợp đồng bảo hiểm, nếu không có nhu cầu.

Cước phí

Bên bán sẽ trả toàn bộ chi phí cho đến khi hàng hóa đã được chuyển lên boong tàu, bao gồm như: chi phí vận chuyển, chi phí kê khai Hải Quan và thuế,… Bên mua sẽ trả cước vận chuyển lô hàng, tính từ lúc tất cả hàng hóa được đặt lên boong tàu.

Bên cạnh đó, bên mua còn phải trả mọi chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển trên biển, bao gồm cước phí và phụ phí khác nhau, để có được những chứng từ cần thiết.

FOB là gì?
Doanh nghiệp cần check kỹ cước phí trong FOB Incoterm

Thông tin về lô hàng

Bên bán phải thông báo lô hàng đã được chuyển giao hoàn tất qua lan can tàu. Bên mua sẽ phải thông báo hàng đã được chất đầy đủ lên tàu cùng những thông tin về tàu và cảng chỉ định.

Kiểm tra đóng gói hàng hóa

Bên bán sẽ chi trả toàn bộ chi phí cho quá trình kiểm tra và quản lý chất lượng của lô hàng. Hơn nữa, bên bán cũng cần thông báo với bên mua khi lô hàng được đóng gói đặc biệt. Bên mua sẽ chi trả những khoản phí phát sinh nếu như lô hàng bị Hải Quan của nước xuất khẩu tiến hành kiểm tra.

Tổng kết

Trên đây là tất cả những nội dung liên quan đến điều khoản FOB cần thiết mà bạn nên biết. Hãy liên hệ ngay tới đội ngũ tư vấn viên của Finlogistics để được hỗ trợ vận chuyển hàng hóa đường biển, nhập khẩu chính ngạch Trung Quốc, làm thủ tục Hải Quan,… Chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ uy tín, chất lượng hàng đầu, với mức chi phí tối ưu nhất tới cho quý khách hàng và doanh nghiệp.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

fob-la-gi


Hang-hoa-viet-nam-xuat-khau-vao-bac-au-00.jpg

Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu có nhiều lợi thế, bởi đây là những nền kinh tế mở, với tỷ trọng xuất nhập khẩu khá cao, cùng với động lực từ Hiệp định EVFTA. Các doanh nghiệp tại Việt Nam có thể khai thác thương mại tự do tại khu vực này. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu tâm vì đây cũng là thị trường khá khó tính đối với hàng hóa từ Việt Nam. Bài viết tổng hợp dưới đây của Finlogistics sẽ giúp bạn hiểu hơn về những điểm cần lưu tâm này!

Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu
Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu


Tình hình mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Bắc Âu

Theo thống kê từ Bộ Công Thương, mặc dù nền kinh tế thế giới bị tác động rất lớn, nhưng trong năm 2022, tỷ lệ thương mại hai chiều giữa Việt Nam và những nước Bắc Âu (chưa tính Phần Lan) vẫn tăng trưởng ở mức cao, lên đến 14,3%, đạt 3,27 tỷ USD. Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu vẫn đạt mức tỷ lệ rất cao.

Trong đó, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu đạt mốc 2,24 tỷ USD, tăng tới 16,2% và nhập khẩu đạt 1,04 tỷ USD, mức tăng là 10,2%. Việt Nam cũng đã xuất siêu 1,3 tỷ USD và hàng hóa, sản phẩm “made in Vietnam” ngày càng hiện diện nhiều hơn tại thị trường ở khu vực Bắc Âu.

Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) đã và đang giúp mở rộng hơn nữa những cơ hội kinh doanh, trao đổi hàng hóa giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Bắc Âu. Thông qua việc cải thiện khả năng tiếp cận thị trường, cũng như giải quyết những rào cản về thương mại mà những doanh nghiệp hai bên có thể gặp phải.

Những quy tắc và thực tiễn minh bạch cũng sẽ mang đến sự ổn định và cải thiện khả năng dự báo cho các doanh nghiệp. Điều này cho phép các đơn vị kinh doanh yên tâm hơn khi triển khai những kế hoạch dài hạn. Tuy nhiên, người tiêu dùng tại những quốc gia Bắc Âu này đặc biệt quan tâm đến những vấn đề bảo vệ môi trường và an toàn của người tiêu dùng.

Vì vậy, trong tương lai tới sẽ rất khá nhiều quy định mới được ban hành. Tất cả đều sẽ hướng đến hai mối quan tâm này, nên các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần lưu ý để có sự chuẩn bị và xuất khẩu hàng hóa thành công.

>>> Xem thêm: Tổng hợp những lưu ý khi xuất hàng đi Úc mới nhất

Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu
Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu

Những lưu ý khi hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu

Những nước khu vực Bắc Âu đều có nhu cầu lớn đối với hàng hóa sản phẩm tới từ Việt Nam. Tuy nhiên, để hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu thành công, các doanh nghiệp nội địa cần đáp ứng những yêu cầu, quy định khắt khe cũng như tuân thủ đúng theo hợp đồng.

Đại diện Cơ quan thương mại nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tại khu vực Bắc Âu đã đưa ra những chia sẻ, kinh nghiệm thực tế với những doanh nghiệp muốn thâm nhập và khai thác thị trường này.

#Bảo đảm chất lượng, uy tín và tuân thủ đúng theo hợp đồng

Trên thực tế, những mặt hàng nông sản tại Việt Nam thuộc hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu như rau củ quả, hàng đông lạnh và hàng tươi sống muốn tiếp cận được với thị trường Thụy Điển nói riêng và Bắc Âu nói chung cần:

  • Thứ nhất: phải hội tụ đủ các điều kiện mà Chính quyền sở tại Thụy Điển và Bắc Âu đặt ra.
  • Thứ hai: hàng hóa, sản phẩm Việt Nam muốn tiếp thị và có mặt nhanh nhất vào thị trường Bắc Âu thì cần phải bảo đảm chất lượng, uy tín và tuân thủ đúng quy định đã ghi trên hợp đồng.
  • Thứ ba: doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn kết nối với thị trường tiềm năng này, cần phải liên hệ với Thương vụ Việt Nam hoặc Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Thụy Điển (Bắc Âu) để có thể được trợ giúp kết nối khi tiến hành xuất khẩu hàng hóa sang đây. Điều này giúp những doanh nghiệp Việt Nam hiểu thêm về các điều kiện và dễ tiếp cận thị trường Bắc Âu hơn.

Quan trọng nhất vẫn là hàng nông sản, thủy hải sản phải đảm bảo sạch sẽ và chất lượng, không có bị sâu rầy, sử dụng hóa chất vi phạm,… thì mới có thể tiếp thị tới được thị trường này. Nếu không thực hiện theo những điều đó, thì hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu khó để vượt qua được quy trình kiểm soát vệ sinh của Chính quyền tại đây.

Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu
Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu

>>> Xem thêm: Tất tần tật những kinh doanh quốc tế tại thị trường Ấn Độ

#Đáp ứng đủ tiêu chuẩn sản xuất phù hợp và thời hạn giao hàng

Thông thường, những sản phẩm gia công cơ khí thuộc hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu, chủ yếu là những bộ phận bằng kim loại, ví dụ như: ốc vít, đinh, các đầu nối, vòng đệm, khớp nối dùng trong công nghiệp xe đạp, đồ đạc nội thất,…

Đối với những sản phẩm bộ phận kim loại nói chung thì thường không có yêu cầu pháp lý cụ thể nào, mà đều tùy thuộc vào từng loại mặt hàng riêng. Tuy nhiên, có một vấn đề chính mà những doanh nghiệp bên nước này rất quan tâm khi hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu, đó là tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm.

Khi tiến hành trao đổi với một số doanh nghiệp tại Đan Mạch và những doanh nghiệp tham gia Hội chợ công nghiệp Bắc Âu tại Thụy Điển, thì họ đều sẽ hỏi cùng một câu. Đó là “Tiêu chuẩn quản lý chất lượng của những doanh nghiệp Việt Nam đang áp dụng hiện tại là gì?”.

Thông thường, những doanh nghiệp nội địa sẽ chủ yếu áp dụng tiêu chuẩn chứng nhận ISO cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu của mình. Nhưng một vài doanh nghiệp tại Đan Mạch lại yêu cầu sản xuất theo tiêu chuẩn DIN, thì họ mới làm việc cùng, nếu không thì sẽ không hợp tác.

Ngoài ra, còn có thêm Quy định số 85/374/EEC, về trách nhiệm đối với mặt hàng sản phẩm bị lỗi, nêu rõ rằng nhà nhập khẩu từ Châu Âu sẽ phải chịu trách nhiệm về những sản phẩm được đưa vào thị trường Châu Âu. Tuy nhiên, thông thường những nhà nhập khẩu Châu Âu sẽ yêu cầu các đối tác sản xuất, xuất khẩu phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn này, ngay khi còn đang sản xuất ở Việt Nam.

Một số quy định khác cũng dựa theo những quy định chung của EU, ví dụ như: Quy định số 94/62/EEC về bao bì sản phẩm hoặc Quy định số 2000/29/EC về vật liệu bằng gỗ, dùng để vận chuyển và đóng gói hàng hóa.

Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu
Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu

Ngoài ra, còn một yêu cầu bổ sung khác đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu, đó là về vấn đề môi trường. Hiện tại, ngày càng nhiều doanh nghiệp ở Bắc Âu quan tâm đến những phương pháp sản xuất xanh và tránh các quy trình gây ô nhiễm, nhằm tiết kiệm năng lượng để thu hút lượng lớn người tiêu dùng EU.

Bên cạnh đó, thực tế cho thấy rằng, có một khó khăn khác đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu, đặc biệt là sản phẩm cơ khí, đó chính là vấn đề thời gian. Qua trao đổi với một vài doanh nghiệp ở Thụy Điển, họ cho biết rằng thực ra giá cả cũng chỉ là một trong vấn đề mà họ quan tâm. Còn vấn đề thời gian mới là thứ họ cần hơn, bởi vì yêu cầu khách hàng của họ thường chỉ tầm khoảng một đến hai tuần là phải có sẵn hàng.

>>> Xem thêm: Lợi thế của việc tiếp giáp với Trung Quốc

Thế nhưng, đối với những hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu, khi yêu cầu phải gia công ở Việt Nam và xuất sang bên này, thường mất thời gian cả tháng hoặc hơn. Điều này khiến khách hàng của họ sẽ không thể chấp nhận. Do đó, thông thường đối tác Bắc Âu sẽ đặt hàng sản xuất tới từ Đức hay Thụy Sĩ, để tiết kiệm thời gian hơn và đáp ứng thời hạn giao hàng.

Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu
Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu

Tổng kết

Trên đây là những kinh nghiệm và lưu ý cần thiết để hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu được nhanh chóng, hiệu quả và thuận lợi nhất. Hy vọng bài viết hữu ích này sẽ giúp bạn cùng doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về những vấn đề xoay quanh xuất nhập khẩu và thương mại giữa Việt Nam và thị trường Bắc Âu.

Nếu quý khách hàng, doanh nghiệp muốn thông quan, vận chuyển hàng hóa, sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài, tới thị trường châu Âu thì công ty Finlogistics chính là sự lựa chọn tuyệt vời nhất.

Là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực FWD, chúng tôi đã giải quyết rất nhiều đơn hàng khó, làm thủ tục Hải quan và tiến hành vận chuyển nội địa lẫn vận chuyển quốc tế cho nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Hãy liên hệ ngay với đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Hang-hoa-viet-nam-xuat-khau-vao-bac-au


Luu-y-khi-xuat-hang-di-Uc-00.jpg

Úc là một trong những thị trường đầy tiềm năng, nhiều cơ hội và thách thức cho những nhà xuất khẩu cả trong nước. Do đó, những lưu ý khi xuất hàng đi Úc dưới đây sẽ giúp bạn tận dụng được hiệu quả những cơ hội mà thị trường này mang lại cho doanh nghiệp của bạn. Hãy phổ cập một vài kiến thức hữu ích cùng với Finlogistics nhé!

Lưu ý khi xuất hàng đi Úc
Lưu ý khi xuất hàng đi Úc


Lưu ý khi xuất hàng đi Úc: Xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Úc có nhiều hạn chế

Nước Úc có khá nhiều hạn chế rất nghiêm ngặt đối với những sản phẩm, hàng hóa có thể gây ô nhiễm, ảnh hưởng cho ngành nông nghiệp hoặc môi trường của quốc gia họ. Những loại sản phẩm và giá trị của hàng hóa cần lưu ý khi xuất hàng đi Úc, có thể bao gồm những chi phí như: phí thông quan; thuế Hải Quan; thuế hàng hóa và dịch vụ;…

Trang website Border Force tại Úc có thể cung cấp cho bạn những thông tin về việc yêu cầu giải phóng rời cảng, thông quan cùng các bước làm giấy phép. Nếu hàng hóa của bạn chứa những hóa chất công nghiệp, ví dụ như: mỹ phẩm, mực, nhựa hoặc đồ đạc vệ sinh cá nhân, thì bạn sẽ cần phải đăng ký, khai báo doanh nghiệp của mình.

Cách tốt nhất là thông qua Chương trình Đánh giá và Thông báo Hóa chất Công nghiệp Quốc gia (NICNAS) của Chính Phủ Úc và phải trả phí đăng ký.

Lưu ý khi xuất hàng đi Úc: Những tiêu chuẩn và quy định về kỹ thuật

Có một vài tiêu chuẩn tại Úc có thể yêu cầu sản phẩm của bạn phải được sửa đổi hoặc bổ sung, mới được phép gia nhập vào thị trường của nước này. Họ sẽ sử dụng dấu chứng nhận để cho biết một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó, có đáp ứng đầy đủ những yêu cầu pháp lý cụ thể để xuất khẩu hàng hóa, sản phẩm hay không.

Tất cả những loại hàng hóa đóng gói sẵn cũng phải tuân thủ theo luật đo lường thương mại của Úc. Việc tham khảo những trang sản phẩm an toàn Úc sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về Bộ luật an toàn sản phẩm tại đây.

Lưu ý khi xuất hàng đi Úc
Lưu ý khi xuất hàng đi Úc

>>> Xem thêm: Những lời khuyên tốt nhất khi kinh doanh quốc tế tại Ấn Độ

Lưu ý khi xuất hàng đi Úc: Hành trình xuất khẩu hàng hóa sản phẩm sang Úc

Nếu bạn không am hiểu về những thủ tục gửi hàng quốc tế, thì vẫn có thể sử dụng những hãng tàu biển (dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hóa quốc tế) để tiến hành xuất khẩu cho doanh nghiệp của mình. Họ sẽ có những nhân viên giao nhận hàng, đủ kiến ​​thức sâu rộng về những yêu cầu: thông tin tài liệu, quy định quy tắc, mức chi phí vận chuyển và những hoạt động ngân hàng tại Úc,…

Khi đã tìm được đơn vị giao nhận hàng hóa phù hợp với bạn, hãy đảm bảo rằng họ đã có bảo hiểm và có thể giúp bạn tuân thủ theo HMRC. Đơn vị giao nhận cũng cần phải có nhiều kinh nghiệm và tuân thủ theo những lưu ý khi xuất hàng đi Úc.

Bạn cũng nên tìm một đơn vị giao nhận tại Việt Nam, gần với doanh nghiệp bạn. Đây sẽ là đầu mối quan trọng để đảm bảo phản hồi kịp thời cho những thắc mắc, ý kiến của khách hàng hoặc bất kỳ vấn đề nào liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Nếu bạn đang bán hàng trực tuyến hoặc trực tiếp cho khách hàng tại Úc thì đây có thể sẽ là một lựa chọn tốt hơn. Đồng nghĩa với việc bạn phải xử lý tất cả những quy trình liên quan đến việc tiếp thị, bán hàng, đóng gói, gửi hàng hóa ra nước ngoài và nhận tiền.

Lưu ý khi xuất hàng đi Úc: Các điều khoản thanh toán hàng hóa

Những điều khoản thanh toán an toàn cần lưu ý khi xuất hàng đi Úc là yêu cầu bắt buộc người mua phải thanh toán trước cho bạn. Tuy nhiên, người mua hàng phải tin tưởng rằng bạn sẽ cung cấp cho họ những sản phẩm chất lượng và đúng thời hạn.

Trong khi điều này giúp hạn chế rủi ro cho bạn, với tư cách là một nhà xuất khẩu sang Úc. Một giải pháp khác thường hay sử dụng là yêu cầu khách mua thanh toán đơn hàng trước một phần.

Để đảm bảo an toàn, bạn cũng có thể sử dụng thư tín dụng, để chắc chắn rằng bạn sẽ được thanh toán giá trị hàng hóa. Trong trường hợp này, ngân hàng của người thực hiện nhập khẩu sẽ phát hành một chứng từ, ghi rằng họ sẽ thanh toán cho bạn, khi mà những điều khoản của Thư tín dụng được hoàn thành.

Khách hàng của bạn cũng có thể yêu cầu bạn cung cấp những điều khoản về tín dụng. Hoặc có thể, bạn sẽ thấy rằng nên cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng nhằm để cạnh tranh cùng với các đối thủ của mình. Bạn nên thực hiện trách nhiệm giải trình về hàng hóa của riêng mình đối với người mua.

Và chỉ thực hiện giao hàng hóa hoặc dịch vụ của bạn, trước khi phần thanh toán khi bạn đã thiết lập được mối quan hệ kinh tế thương mại và sự tin tưởng với các đối tác nhập khẩu tại Úc.

Lưu ý khi xuất hàng đi Úc
Lưu ý khi xuất hàng đi Úc

Lưu ý khi xuất hàng đi Úc: Khi đóng hàng hóa sang Úc

Khi tiến hành đóng thùng hàng hóa và xuất khẩu, bạn cần phải lưu ý khi xuất hàng đi Úc như sau:

  • Không đóng hàng bằng loại thùng giấy cứng, thùng bìa cát-tông hoặc túi giấy cũ. Nếu sử dụng, thì chúng sẽ bị tiêu hủy khi nhập cảnh tại Úc.
  • Hạn chế dùng những loại ván gỗ có dính vỏ cây. Thành phần vỏ cây bị cấm khi lưu hành hàng hóa vào Úc và dĩ nhiên cũng sẽ bị tiêu hủy.
  • Không dùng chất liệu rơm rạ, vật liệu thảo mộc để đóng hàng hóa, do chúng có thể chứa những loại côn trùng, vật gây hại hoặc bệnh dịch vào Úc.
  • Thùng chứa hàng hóa phải không bị dính đất cát, những loại hạt, ốc, thực vật hoặc những sản phẩm được làm từ động vật. Bên ngoài và bên trong của những thùng hàng đều phải đảm bảo sạch sẽ và gọn gàng, trước khi xếp dỡ hàng hóa xuống tàu.
  • Những quốc gia có mức độ nguy hiểm cao về bệnh hiểm nghèo và những loại côn trùng thì toàn bộ hàng hóa sẽ phải được khám xét và kiểm tra kỹ càng, trước khi tiến hành thông quan và nhập khẩu vào Úc.
  • Nộp cho Cơ quan An toàn Sinh học (AQIS) tập hồ sơ khai báo chi tiết để việc thông quan hàng hóa trong thùng được dễ dàng, nhanh chóng hơn và không ảnh hưởng tới tiến độ giao hàng của bạn.

>>> Xem thêm: Việt Nam có những lợi thế nào khi tiếp giáp Trung Quốc?

Lưu ý khi xuất hàng đi Úc: Cơ hội để xuất khẩu sang những thị trường khác

Khi tiến hành xuất khẩu sang thị trường Úc, doanh nghiệp của bạn cũng có thể tận dụng cơ hội này để bổ sung hàng hóa ở những thị trường khác và cho phép nó tăng trưởng hơn nữa. Úc hiện đang có liên kết thương mại chặt chẽ với nhiều nền kinh tế đang phát triển rất nhanh ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,…

Lưu ý khi xuất hàng đi Úc
Lưu ý khi xuất hàng đi Úc

Kết luận

Trên đây là những điều mà bạn cần phải lưu ý khi xuất hàng đi Úc, hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với doanh nghiệp của bạn khi muốn trao đổi, kinh doanh tại thị trường hấp dẫn này. Nếu bạn gặp khó khăn hay khúc mắc gì trong việc xuất hàng hóa sang thị trường này, thì có thể liên lạc với Finlogistics – công ty chuyên xuất nhập khẩu hàng đầu tại Việt Nam để được giải đáp.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Luu-y-khi-xuat-hang-di-uc