Thu-tuc-xuat-khau-to-yen-00.jpg

Việc nắm rõ thủ tục xuất khẩu tổ yến là điều cần thiết để bảo đảm quy trình xuất hàng hóa ra thị trường nước ngoài được diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Công việc này đòi hỏi các bước hoàn tất giấy tờ, thủ tục Hải Quan và chi phí vận chuyển, nhằm đưa hàng của bạn đến các thị trường uy tín toàn cầu. Vậy cần chú ý những gì khi xuất khẩu hàng tổ yến? Cùng Finlogistics giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé!

Thu-tuc-xuat-khau-to-yen
Quy trình làm thủ tục xuất khẩu mặt hàng tổ yến mới nhất


Thủ tục xuất khẩu tổ yến dựa trên cơ sơ pháp lý nào?

Dựa theo quy định tại Điểm 14, Phần II, Mục 2 của Danh mục những đối tượng buộc phải kiểm dịch động vật và các sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch (Quyết định số 45/2005/QB-BNN), thì mặt hàng tổ yến là sản phẩm cần phải đăng ký kiểm dịch động vật.

Do vậy, trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu tổ yến, bạn cần tiến hành đăng ký kiểm dịch với các cơ quan kiểm dịch động vật có thẩm quyền (theo Nghị định số 33/2005/NĐ-CP). Điều này nhằm mục đích đảm bảo sản phẩm tổ yến đáp ứng tốt và đầy đủ các tiêu chuẩn kiểm dịch và an toàn thực phẩm đặt ra.

Hơn nữa, tổ yến cũng không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm xuất khẩu, nên các doanh nghiệp có thể tiến hành xuất khẩu giống như những mặt hàng thông thường khác. 

Thu-tuc-xuat-khau-to-yen
Doanh nghiệp cần đăng ký kiểm dịch động vật khi xuất khẩu tổ yến 

Mã HS và thuế phí đối với yến sào xuất khẩu

Dựa theo Biểu thuế Xuất Nhập khẩu năm 2024, thì mặt hàng yến sào xuất khẩu được phân loại với mã HS code chi tiết như sau:

  • 0410: Các sản phẩm có thể ăn được có nguồn gốc từ động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.
  • 0410.0010: Tổ yến

Theo quy định Pháp luật, các sản phẩm xuất khẩu từ yến sào, thường được áp dụng mức thuế VAT là 0%. Điều này nhằm khuyến khích hoạt động xuất khẩu và giảm giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn, bạn nên cập nhật, tham khảo những thông tin mới nhất về các quy định hiện hành hoặc từ cơ quan thuế tại địa phương.

Đồng thời, tổ yến xuất khẩu không nằm trong Danh sách những mặt hàng chịu thuế xuất khẩu, nên mức thuế xuất khẩu hiện nay đang là 0%.

Thu-tuc-xuat-khau-to-yen
Khi xuất khẩu tổ yến, doanh nghiệp cần chú ý chọn chính xác mã HS để tránh nộp sai thuế phí

Cần chuẩn bị những bộ hồ sơ nào khi làm thủ tục xuất khẩu yến sào?

Trước khi tiến hành làm thủ tục xuất khẩu yến sào, thì các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị và hoàn thành đầy đủ những bộ hồ sơ quan trọng dưới đây:

Hồ sơ đăng ký kiếm định ATTP

  • Phiếu đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
  • Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (bản sao)
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo điều kiện VS-ATTP theo quy định
  • Giấy xác nhận đạt đủ sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp phép
  • Giấy xác nhận chủ cơ sở hoặc người trực tiếp sản xuất và kinh doanh thực phẩm được tập huấn về những kiến thức VS-ATTP theo quy định

Hồ sợ tự công bố sản phẩm

  • Thông tin chi tiết về sản phẩm
  • Kết quả kiểm định chất lượng yến sào (trong vòng 01 năm)
  • Nhãn dán hàng hóa
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất yến sào đạt đủ điều kiện an toàn thực phẩm (nếu có)
Thu-tuc-xuat-khau-to-yen
Để làm thủ tục xuất khẩu tổ yến cần chuẩn bị khá nhiều loại hồ sơ chứng từ khác nhau 

Hồ sơ kiểm dịch động vật

  • Chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Chứng nhận đạt đủ điều kiện an toàn thực phẩm (hoặc phiếu xác nhận công bố chất lượng sản phẩm GMP – IFS – HACCP – BRC – ISO 22000 – FSSC 22000… hoặc tương đương)
  • Nhãn dán sản phẩm
  • Kết quả kiểm định sản phẩm trong vòng 06 tháng trở lại
  • Hợp đồng gia công (nếu hợp tác với đơn vị gia công)

Hồ sơ khai báo Hải Quan

  • Commercial Invoice
  • Packing List
  • Sales Contract
  • Bill of Lading
  • Những chứng từ, giấy tờ khác theo quy định
Thu-tuc-xuat-khau-to-yen
Yến sào xuất khẩu là mặt hàng có nguồn gốc động vật nên phải trải qua nhiều bước kiểm định nghiêm ngặt

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu yến sào về Việt Nam

Yến sào xuất khẩu sang Trung Quốc gồm các bước nào?

Cục Thú y Việt Nam đã chủ động trao đổi với Tổng cục Hải Quan Trung Quốc để thống nhất mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch mặt hàng yến sào xuất khẩu. Vì vậy, việc xuất khẩu mặt hàng tổ yến của Việt Nam chỉ có thể được thực hiện khi phía Hải quan Trung Quốc chấp thuận mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu.

Theo đó, các bước đăng ký xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc cụ thể như sau:

  • Đăng ký mã số hộ kinh doanh nuôi chim yến với cơ quan địa phương có thẩm quyền.
  • Gửi tới Cục Thú y Văn bản đề nghị hướng dẫn và hỗ trợ các bước làm thủ tục xuất khẩu yến sào kèm theo các văn bản quan trọng.
  • Căn cứ theo đề nghị của doanh nghiệp, Cục Thú y sẽ gửi lại Công văn hướng dẫn giám sát dịch bệnh và an toàn thực phẩm.
  • Sau khi có kết quả đạt yêu cầu giám định dịch bệnh và an toàn thực phẩm, các doanh nghiệp tiếp tục làm đăng ký xuất khẩu với Tổng cục Hải Quan của Trung Quốc theo quy định.
Thu-tuc-xuat-khau-to-yen
Việc xuất khẩu yến sào sang Trung Quốc cần được sự cho phép của Tổng cục Hải Quan nước bạn
  • Sau khi phía doanh nghiệp khai báo và đăng tải những giấy tờ, chứng từ theo yêu cầu lên lên Hệ thống quản lý đăng ký doanh nghiệp của phía Hải Quan Trung Quốc, thì Cục Thú y sẽ bổ sung thêm Thư xác nhận doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Nghị định thư và gửi đến cho nước bạn xem xét, quyết định.
  • Kết quả đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được Tổng cục Hải Quan Trung Quốc thông báo trực tiếp đến cho doanh nghiệp, thông qua tài khoản doanh nghiệp đã được đăng ký.
  • Các doanh nghiệp được Trung Quốc chấp thuận sẽ thực hiện các bước thủ tục xuất khẩu yến sào theo quy định.

Trên đây là tất tần tật những nội dung hữu ích nhất dành cho các doanh nghiệp mong muốn thực hiện thủ tục xuất khẩu tổ yến ra nước ngoài. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hoặc nhu cầu hỗ trợ, bạn hay gọi điện ngay cho Finlogistics qua hotline bên dưới để được giúp đỡ. Chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm trong việc xử lý hàng hóa sẽ giải quyết giúp bạn mọi vướng mắc cần thiết.

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs. Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thủ tục xuất khẩu tổ yến


Giay-phep-xuat-khau-la-gi-00.jpg

Việc xuất khẩu hàng hóa đóng một vai trò rất quan trọng đối với kinh tế thương mại mỗi quốc gia. Việt Nam cũng đã có thêm nhiều cơ chế để khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại hàng hóa đều có thể được phép xuất khẩu tự do.

Có những loại hàng cần được kiểm duyệt ở mức cao hơn và buộc phải xin giấy phép xuất khẩu. Vậy giấy phép xuất khẩu là gì? Dưới đây là các thủ tục xin giấy phép chi tiết mà Finlogistics muốn gửi đến cho bạn, cùng theo dõi nhé!

Giay-phep-xuat-khau-la-gi
Tìm hiểu chi tiết khái niệm giấy phép xuất khẩu


Giấy phép xuất khẩu là gì?

Khái niệm

Vậy giấy phép nhập khẩu là gì? Đây là loại giấy tờ do chính Cơ quan có thẩm quyền một quốc gia cho phép mặt hàng nhất định nào đó được phép đưa ra khỏi lãnh thổ cho mục đích thương mại.

Ở thị trường Việt Nam, giấy phép nhập khẩu là các văn bản do Cơ quan Nhà nước cấp phép cho các cá nhân hoặc tổ chức đáp ứng đầy đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa, dựa theo quy định đối với các loại hàng hóa cụ thể.

Luật Thương mại năm 2005 và Luật Quản lý Ngoại thương năm 2017 chính là căn cứ để quản lý quá trình xuất khẩu hàng hóa. Bên cạnh đó, còn có thêm Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, quy định chi tiết về một số điều của hai bộ luật này.

Điều kiện nhận giấy phép xuất khẩu

Theo đó, có hai điều kiện cơ bản khi tiến hành thủ tục xin giấy phép xuất khẩu hàng hóa:

Đầu tiên, hàng hóa xuất khẩu phải thuộc trường hợp xin cấp giấy phép: Pháp luật Nhà nước đã quy định một số hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu của các Bộ, Ngành liên quan. Hơn nữa, hàng hóa muốn xuất khẩu nhất định không được nằm trong Danh mục bị cấm hoặc tạm ngừng xuất nhập khẩu.

Tiếp theo, chủ thể có thể xin cấp giấy phép xuất khẩu phải là những cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam không có vốn đầu tư từ các công ty, tổ chức của nước ngoài.

Giay-phep-xuat-khau-la-gi
Để cấp giấy phép xuất khẩu cần những điều kiện cần thiết nào?

Các mặt hàng yêu cầu giấy phép xuất khẩu

Dựa theo phụ lục III, của Nghị định số 69/2018/NĐ-CP đã nêu ở trên, một số mặt hàng sẽ yêu cầu doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu. Dưới đây là Danh sách các mặt hàng cần xin giấy phép xuất khẩu mà bạn có thể tham khảo:

STT

HÀNG HÓA NHẬP KHẨU CẦN GIẤY PHÉP

Hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương

1

Hàng hóa cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên do Bộ Công Thương công bố cho từng thời kỳ

2

Hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động: Bộ Công Thương công bố danh mục hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động cho từng thời kỳ và tổ chức cấp phép theo quy định hiện hành về cấp phép

3

Hàng hóa áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan:

a) Muối

b) Thuốc lá nguyên liệu

c) Trứng gia cầm

d) Đường tinh luyện, đường thô

4

Tiền chất công nghiệp

5

Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp

Hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông Vận tải

6

Pháo hiệu các loại cho an toàn hàng hải

Hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

7

Thuốc bảo vệ thực vật bao gồm:

a) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam để tạm nhập, tái xuất hoặc nhập khẩu để sản xuất tại Việt Nam nhằm mục đích xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với nước ngoài

b) Thuốc bảo vệ thực vật để xông hơi khử trùng chứa hoạt chất methyl bromide và các hoạt chất có độ độc cấp tính loại I, II theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS)

c) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để khảo nghiệm nhằm mục đích đăng ký thuốc bảo vệ thực vật

d) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để thử nghiệm, nghiên cứu; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam; thuốc bảo vệ thực vật làm hàng mẫu, hàng phục vụ triển lãm, hội chợ và sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

đ) Thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam nhưng nhập khẩu để làm chất chuẩn

8

Giống vật nuôi ngoài danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; côn trùng các loại chưa có ở Việt Nam; tinh, phôi của giống vật nuôi nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam (có thể thay thề bằng Giấy phép khảo nghiệm)

9

Giống cây trồng, sinh vật sống thuộc lĩnh vực bảo vệ thực vật và các vật thể khác trong danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam

10

Giống cây trồng chưa có trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nhập khẩu để nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất thử hoặc nhập khẩu với mục đích hợp tác quốc tế, để làm mẫu tham gia triển lãm, làm quà tặng hoặc để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư (Có thể thay thề bằng Giấy phép khảo nghiệm)

11

Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; thức ăn thủy sản và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản ngoài danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam (có thể thay thề bằng Giấy phép khảo nghiệm)

12

Phân bón chưa được công nhận lưu hành tại Việt Nam trong các trường hợp sau:

a) Phân bón để khảo nghiệm

b) Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí

c) Phân bón chuyên dùng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của doanh nghiệp; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam

d) Phân bón làm quà tặng; làm hàng mẫu

đ) Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm

e) Phân bón nhập khẩu để sản xuất phân bón xuất khẩu

g) Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học

h) Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón

13

Nguồn gen của cây trồng, vật nuôi, vi sinh phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học, kỹ thuật

14

Sản phẩm hoàn chỉnh chưa có tên trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong Danh mục sản phẩm nhập khẩu có điều kiện

15

Giống thủy sản chưa có trong danh mục được phép nhập khẩu thông thường lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam

Hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin & Truyền thông

16

Tem bưu chính, ấn phẩm tem bưu chính và các mặt hàng tem bưu chính

17

Sản phẩm an toàn thông tin mạng, bao gồm:

a) Sản phẩm kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng

b) Sản phẩm giám sát an toàn thông tin mạng

c) Sản phẩm chống tấn công, xâm nhập

18

Hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế

19

Thuốc phải kiểm soát đặc biệt

20

Nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt

21

Thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam

22

Nguyên liệu làm thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, trừ nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt

23

Chất chuẩn, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc

24

Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để nghiên cứu khoa học hoặc kiểm nghiệm hoặc hướng dẫn sử dụng, sửa chữa trang thiết bị y tế

25

Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để phục vụ mục đích viện trợ

26

Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để sử dụng cho mục đích chữa bệnh cá nhân

27

Hóa chất, chế phẩm nhập khẩu để nghiên cứu

28

Chế phẩm nhập khẩu phục vụ mục đích viện trợ; sử dụng cho mục đích đặc thù khác (là quà biếu, cho, tặng hoặc trên thị trường không có sản phẩm và phương pháp sử dụng phù hợp với nhu cầu sử dụng của tổ chức, cá nhân xin nhập khẩu)

Hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước

29

Vàng nguyên liệu

Hồ sơ giấy phép xuất khẩu hàng hóa cần những giấy tờ gì?

Theo Điều 9, Nghị định 69/2018/NĐ-CP, thì bộ hồ sơ giấy phép xuất khẩu sẽ được quy định như sau:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép (01 bản chính)
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký doanh nghiệp) (01 bản sao có dấu)
  • Phiếu hóa đơn vận tải hàng hóa
  • Phiếu xác nhận thanh toán hàng hóa
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O)
  • Một số giấy tờ liên quan khác theo quy định
Giay-phep-xuat-khau-la-gi
Doanh nghiệp cần nộp lại hồ sơ giấy phép xuất khẩu cho Bộ hoặc Cơ quan ngang Bộ để được xét duyệt

>>> Xem thêm: Những thủ tục bạn cần lưu ý đối với hàng hóa sản xuất xuất khẩu

Các bước trong quy trình xin giấy phép xuất khẩu hàng hóa

Quy trình xin giấy phép xuất khẩu đã được Nhà nước quy định chi tiết tại Khoản 3, Điều 7 và Khoản 4, Điều 8 của Nghị định 69/2018/NĐ-CP, cùng với Khoản 1, Điều 14 của Luật Quản lý Ngoại thương năm 2017. Trình tự xin giấy phép xuất khẩu như sau:

Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ chứng từ.

Bước 2: Doanh nghiệp nộp lại hồ sơ giấy phép xuất khẩu:

  • Trong thời gian 03 ngày, Bộ hoặc cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét hồ sơ. Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc chưa đầy đủ, thì cơ quan sẽ thông quan lại cho phía doanh nghiệp để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. (thời gian xem xét sẽ không vượt quá 10 ngày).
  • Thời gian để xử lý bộ hồ sơ được tính từ thời điểm mà cơ quan nhận được ý kiến trả lời từ những cơ quan liên quan (nếu có). Nếu có quy định Pháp luật yêu cầu Bộ hoặc cơ quan ngang Bộ phải trao đổi ý kiến với những cơ quan liên quan, thì thời hạn xử lý sẽ kéo dài phụ thuộc vào cuộc trao đổi này.
  • Sau khi đã hoàn thiện xem xét hồ sơ, Bộ hoặc cơ quan ngang Bộ sẽ thông quan kết quả lại cho doanh nghiệp.

Bước 3: Doanh nghiệp nhận lại kết quả và kết thúc quy trình xin giấy phép xuất khẩu.

Như vậy, bài viết này đã giải thích rõ giúp bạn biết giấy phép xuất khẩu là gì cũng như các bước thủ tục xin giấy phép xuất khẩu hàng hóa chi tiết. Nếu doanh nghiệp bạn đã muốn xuất khẩu hàng hóa nhưng chưa có kinh nghiệm hoặc muốn nhờ đơn vị Logistics hỗ trợ thì hãy liên hệ ngay cho Finlogistics.

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs. Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Giấy phép xuất khẩu là gì


Hang-phi-mau-dich-00.jpg

Hàng phi mậu dịch là gì? Hiện nay, nền kinh tế phát triển kéo theo lượng hàng hóa được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều. Bên cạnh loại hàng hóa mậu dịch trong xuất nhập khẩu thì có một loại hình xuất nhập khẩu không dùng để kinh doanh, đó là hàng phi mậu dịch. Hãy cùng tìm hiểu về loại hàng hóa phi mậu dịch và so sánh giữa hai loại hàng này cùng bài viết dưới đây của Finlogistics nhé!

Hang-phi-mau-dich
Tìm hiểu hàng hóa phi mậu dịch là gì?


Định nghĩa hàng phi mậu dịch là gì?

Hàng phi mậu dịch (hàng PMD) là những loại hàng không phải chịu thuế phí khi nhập khẩu, xuất khẩu để sử dụng. Bên cạnh đó, các mặt hàng PMD cũng sẽ không được phép thực hiện mua bán và cũng không được khấu trừ thuế phí. Hàng PMD bao gồm:

  • Quà biếu, quà tặng của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi về cho các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam. Hoặc của các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam gửi ra cho các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài
  • Hàng hóa của Cơ quan đại diện ngoại giao và tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại những cơ quan, tổ chức này
  • Hàng hóa cho viện trợ nhân đạo
  • Hàng hóa tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu của các cá nhân đã được Nhà nước cho miễn thuế phí
  • Hàng mẫu không cần thanh toán
  • Các loại dụng cụ nghề nghiệp hoặc phương tiện làm việc được tạm xuất, tạm nhập có thời hạn của Cơ quan, tổ chức; của người xuất cảnh, nhập cảnh
  • Những tài sản di chuyển của các tổ chức, cá nhân
  • Hành lý cá nhân của người nhập cảnh được gửi theo vận đơn; hàng hóa mang theo bên người của người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế phí
Hang-phi-mau-dich
Định nghĩa và đặc điểm của hàng hóa phi mậu dịch

>>> Xem thêm: Dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói

Hàng phi mậu dịch có nộp thuế không?

Nhiều người thắc mặc liêu hàng phi mậu dịch có nộp thuế không. Đối với loại hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân nước ngoài về Việt Nam, bạn có thể tham khảo tại Quyết định 31/2015/QĐ-TTg:

1. Quà biếu, quà tặng được miễn thuế quy định tại Điều này là những loại mặt hàng không nằm trong Danh mục mặt hàng bị cấm nhập khẩu – xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu – nhập khẩu và không thuộc vào Danh mục mặt hàng chịu thuế phí tiêu thụ đặc biệt (ngoại trừ quà biếu, quà tặng dùng để phục vụ mục đích an ninh quốc phòng) theo quy định của Pháp luật.

2. Quà biếu, quà tặng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho cá nhân Việt Nam; quà biếu, quà tặng của các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam dành cho cá nhân ở nước ngoài sẽ có trị giá không được vượt quá 2 triệu VND hoặc có trị giá vượt quá 2 triệu VND.

3. Quà biếu, quà tặng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho tổ chức tại Việt Nam; quà biếu, quà tặng của các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam dành cho tổ chức ở nước ngoài sẽ có trị giá không vượt quá 30 triệu CND, sẽ được xét miễn thuế xuất khẩu – nhập khẩu và không phải chịu thuế VAT.

4. Trường hợp quà biếu, quà tặng được quy định tại Khoản 2, Khoản 3 của Điều này thuộc vào Danh mục mặt hàng chịu thuế phí tiêu thụ đặc biệt, dùng để phục vụ mục đích an ninh quốc phòng thì sẽ được miễn thuế phí xuất khẩu – nhập khẩu, không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế VAT.

5. Trường hợp quà biếu, quà tặng là mặt hàng thuốc cấp cứu, thiết bị y tế dành cho người bị bệnh nặng hoặc người gặp thiên tai hay tai nạn có trị giá không quá 10 triệu VND thì sẽ được miễn các loại thuế phí.

6. Quà biếu, quà tặng trong định mức miễn thuế phí được quy định tại các Khoản 3, 4 và 5 của Điều này sẽ không áp dụng đối với trường hợp các tổ chức, cá nhân thường xuyên nhận một hay một số hàng hóa nhất định.”

Hang-phi-mau-dich
Hàng phi mậu dịch có nộp thuế không?

Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng phi mậu dịch

Quy trình nhập khẩu mặt hàng phi mậu dịch bao gồm những bước sau:

Bước 1: Kê khai thông tin tờ khai Hải Quan

Sau khi đã có chứng từ xuất nhập khẩu như: Hợp đồng ngoại thương, Non-commercial invoice, Packing List, Vận đơn đường biển (B/L), Chứng nhận xuất xứ (C/O),… và xác định mã HS code của mặt hàng nhập khẩu, doanh nghiệp nhập các thông tin khai báo lên trên Hệ thống của Hải Quan.

Bước 2: Mở và phân luồng tờ khai Hải Quan

Sau khi doanh nghiệp đã khai xong tờ khai Hải Quan, thì hệ thống của Hải Quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Khi đã có luồng tờ khai thì doanh nghiệp in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống đến Chi cục Hải Quan để có thể mở tờ khai.

Bước 3: Tiến hành thông quan tờ khai Hải Quan

Sau khi đã kiểm tra xong bộ hồ sơ, nếu không có xảy ra vấn đề gì thì cán bộ Hải Quan sẽ chấp nhận cho thông quan tờ khai. Chủ hàng lúc này có thể đóng thuế phí nhập khẩu cho tờ khai Hải Quan để có thể nhanh chóng thông quan hàng hóa. 

Bước 4: Đưa hàng hóa về kho bảo quản, sử dụng

Tờ khai đã được thông quan thì doanh nghiệp tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm các thủ tục cần thiết để có thể mang hàng về kho chứa.

Hang-phi-mau-dich
Quy trình nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch

Một vài lưu ý quan trọng khi nhập khẩu hàng phi mậu dịch

Khi làm thủ tục nhập khẩu hàng phi mậu dịch, các doanh nghiệp cần lưu ý những điểm như sau:

  1. Hàng PMD cũng phải đóng thuế phí nhập khẩu (nếu mặt hàng giá trị dưới 1 triệu VND thì không cần phải đóng thuế).
  2. Hàng PMD cũng được hưởng các mức thuế ưu đãi nếu có giấy C/O (chứng nhận xuất xứ).
  3. Thuế GTGT (VAT) nhập khẩu đối với hàng PMD sẽ không được khấu trừ. Loại thuế phí này được sẽ đưa vào cùng những chi phí khác trong bộ hồ sơ khai báo thuế phí.
  4. Hàng PMD có thể bán ra dưới dạng thanh lý tài sản và ghi nhận doanh thu khác cho doanh nghiệp.
  5. Hàng PMD có thể là hàng thanh toán hoặc không thanh toán thông qua ngân hàng (ví dụ: thanh toán hàng mẫu vật; hàng viện trợ nhân đạo thì không cần thanh toán).
  6. Hàng PMD đa phần là không phải kiểm tra chuyên ngành hoặc làm những chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy hoặc công bố sản phẩm như mặt hàng khác.
Hang-phi-mau-dich
Những lưu ý đối với hàng hóa phi mậu dịch

>>> Xem thêm: Thủ tục Hải Quan hàng hóa từ kho ngoại quan vào nội địa

Phân biệt hàng mậu dịch và hàng phi mậu dịch chi tiết

Hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch sẽ có những điểm giống nhau và khác nhau riêng:

Đặc điểm Hàng mậu dịch Hàng phi mậu dịch
Mục đích sử dụng Dùng cho kinh doanh và mua bán Dùng cho viện trợ, nhân đạo, biếu tặng, quảng cáo,…
Hợp đồng và thanh toán Cần hợp đồng và thanh toán bằng tiền Không cần hợp đồng và không cần thanh toán
Thuế phí Bắt buộc chịu thuế theo quy định Miễn thuế hoặc chịu mức thuế suất ưu đãi
Thủ tục Hải Quan Phức tạp Đơn giản
Giấy tờ Phức tạp Đơn giản
Giá trị Cao Thấp
Rủi ro Cao Thấp

Lời kết

Như vậy, bài viết này đã làm rõ khái niệm và những vấn đề cần chú ý xung quanh loại hàng phi mậu dịch. Trong trường hợp là doanh nghiệp chưa có đủ kinh nghiệm hoặc cần hỗ trợ, thì bạn có thể liên hệ với Finlogistics. Với nhiều năm xử lý loại hàng phi mậu dịch, chúng tôi sẽ cung cấp đến cho bạn dịch vụ nhanh chóng, uy tín và tận tâm nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Hàng phi mậu dịch


Tam-xuat-tai-nhap-la-gi-00.jpg

Tạm xuất tái nhập là gì? Đây là một trong những hình thức xuất nhập khẩu hàng hóa phổ biến tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Hoạt động này cũng thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thương mại đất nước đó. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về những nội dung quan trọng này qua bài viết của Finlogistics nhé!

Tam-xuat-tai-nhap-la-gi
Khái niệm tạm xuất tái nhập là gì?


làm rõ khái niệm tạm xuất tái nhập là gì?

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Thương mại năm 2005 và Nghị định số 69/2018/NĐ-CP đã quy định chi tiết một số điều đối với Luật quản lý Ngoại Thương về nội dụng tạm xuất tái nhập là gì.

Điều 42, Bộ luật Quản lý ngoại thương năm 2017 cũng đã quy định về hàng tạm xuất tái nhập:

Các doanh nghiệp được phép tạm xuất tái nhập hàng hóa nhằm mục đích sản xuất, thi công, bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa, thuê mượn, trưng bày, triển lãm hoặc để sử dụng với mục đích khác,… theo hợp đồng trước đó với các đối tác nước ngoài.

Vai trò

Khi đã hiểu được khái niệm tạm xuất tái nhập là gì cũng như những quy định liên quan, doanh nghiệp có thể nhìn ra được những lợi ích của hoạt động tạm xuất tái nhập hàng hóa, bao gồm: 

  • Hoạt động tạm xuất tái nhập sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam và đối tác nước ngoài trong quá trình trao đổi và giao thương hàng hóa, nhằm đảm bảo kết nối hoạt động thuê mượn, sửa chữa giữa các doanh nghiệp của các quốc gia với nhau.
  • Có thể giảm bớt gánh nặng về thuế xuất nhập khẩu cho những doanh nghiệp Việt Nam. Cơ quan Hải Quan chính là nơi chịu trách nhiệm hoàn thuế và một vài phí dụng khác cho người tạm xuất, sau khi đã hoàn tất các bước thủ tục tái nhập.
Tam-xuat-tai-nhap-la-gi
Vai trò của tạm xuất tái nhập như thế nào trong xuất nhập khẩu?

Hàng tạm xuất tái nhập được quy định như thế nào?

Bộ luật Hải Quan năm 2014 đã nếu rõ cụ thể những loại hàng tạm xuất tái xuất, bao gồm:

  • Các loại phương tiện quay vòng dùng để chứa hàng hóa
  • Máy móc, trang thiết bị hoặc dụng cụ nghề nghiệp dùng để phục vụ công việc trong thời gian nhất định
  • Máy móc, trang thiết bị hoặc phương tiện thi công, khuôn mẫu theo những bản hợp đồng thuê mượn dùng để sản xuất và thi công
  • Các loại linh kiện và phụ tùng của những chủ tàu nhập khẩu dùng để thay thế và sửa chữa tàu biển, máy bay nước ngoài
  • Các loại hàng hóa tham dự hội chợ, triển lãm hoặc giới thiệu sản phẩm
  • Các loại hàng hóa khác dựa theo quy định của Pháp luật

>>> Xem thêm: Khái niệm và vai trò của hình thức tạm nhập tái xuất là gì?

Trái lại, có nhiều loại hàng hóa bị cấm kinh doanh và thực hiện tạm xuất tái nhập, bao gồm:

  • Các loại chất thải công nghiệp nguy hiểm, phế liệu phế thải,…
  • Các loại hàng hóa nằm trong diện bị cấm kinh doanh tạm xuất tái nhập, theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
  • Các loại hàng tiêu dùng đã qua sử dụng và có nguy cơ gian lận thương mại
  • Các loại hàng hóa có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, gây dịch bệnh hoặc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng con người
  • Các di vật, cổ vật hoặc bảo vật quốc gia muốn đem ra nước ngoài trưng bày mà chưa được cho phép
  • Các loại vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự, an ninh chưa được sự cho phép của Bộ Quốc phòng

Thời hạn làm hàng tạm xuất tái nhập

Thời hạn làm hàng tạm xuất tái nhập sẽ được thực hiện theo thỏa thuận của các doanh nghiệp với bên đối tác nước ngoài. Hơn nữa, doanh nghiệp cần đăng ký với cơ quan Hải Quan làm nơi làm thủ tục tạm xuất.

Theo đó, doanh nghiệp được phép tạm xuất tái nhập hàng hóa khi còn trong thời hạn bảo hành, dựa theo hợp đồng nhập khẩu hoặc theo hợp đồng (thỏa thuận) bảo hành ký kết với đối tác nước ngoài dùng cho mục đích bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa.

Tam-xuat-tai-nhap-la-gi
Thời gian làm hàng hóa tạm xuất tái nhập

Trong trường hợp hàng hóa không còn trong thời gian bảo hành, thì việc tạm xuất tái nhập hàng hóa ra nước ngoài dùng để bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa sẽ được thực hiện theo những quy định sau:

  • Đối với loại hàng hóa bị cấm xuất khẩu – nhập khẩu; hàng hóa bị tạm ngừng xuất khẩu – nhập khẩu; hàng hóa nằm trong diện bị quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu – nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu – nhập khẩu (trừ loại giấy phép xuất khẩu – nhập khẩu tự động);… thì doanh nghiệp phải được Bộ Công Thương cấp giấy phép tạm xuất tái nhập hàng hóa.
  • Hàng tiêu dùng, hàng linh kiện, phụ tùng đã qua sử dụng nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu sẽ không được phép làm tạm xuất ra nước ngoài dùng để bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa.
  • Hàng hóa tạm xuất tái nhập trong khi tiêu thụ tại nước ngoài phải được thực hiện theo những quy định về việc quản lý xuất khẩu hàng hóa của Bộ luật Quản lý ngoại thương và các quy định khác của Pháp luật liên quan.

Trên đây là những nội dung về hình thức tạm xuất tái nhập là gì và các quy định xung quanh mặt hàng này. Nếu doanh nghiệp của bạn chưa có kinh nghiệm thực hiện thông quan Hải Quan và làm giấy tờ cho loại hàng hóa đặc biệt này, thì việc liên hệ với một đơn vị hỗ trợ làm hàng tạm xuất tái nhập là điều cực kỳ cần thiết.

Finlogistics sẵn sàng giúp doanh nghiệp của bạn mang hàng hóa ra thế giới, với tiêu chí NHANH CHÓNG – AN TOÀN – TỐI ƯU!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Tạm xuất tái nhập là gì?


Tam-nhap-tai-xuat-la-gi-00.jpg

Tạm nhập tái xuất là gì? Đây được xem một loại hình thức xuất nhập khẩu khá đặc biệt và không giống với những hình thức khác. Do đó, khi các doanh nghiệp mới thực hiện các bước tạm nhập tái xuất hàng hóa này sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Lúc này, việc chọn lựa hợp tác với những đơn vị FWD chuyên mảng hàng tạm nhập tái xuất sẽ là giải pháp hiệu quả và nhanh chóng. Tìm hiểu những thông tin chi tiết về loại hình Logistics này qua bài viết của Finlogistics nhé!

Tam-nhap-tai-xuat-la-gi
Tìm hiểu chi tiết về hình thức tạm nhập tái xuất hàng hóa


Hoạt động tạm nhập tái xuất là gì?

Vậy định nghĩa của hoạt động tạm nhập tái xuất là gì? Thuật ngữ về tạm nhập tái xuất đã được Nhà nước quy định rõ bên trong Luật Thương mại Việt Nam năm 2005, cụ thể như sau:

Tạm nhập tái xuất là chuỗi hoạt động đưa hàng hóa, sản phẩm từ nước ngoài hoặc từ những khu vực đặc biệt, nằm trên lãnh thổ của Việt Nam (được coi là khu vực Hải Quan riêng dựa theo quy định của Pháp luật Việt Nam) có làm các bước thủ tục nhập khẩu vào thị trường nội địa và thủ tục xuất khẩu chính loại hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ của Việt Nam.

Nói chung, các doanh nghiệp có thể hiểu một cách đơn giản như sau:

  • Tạm nhập chính là việc cho hàng hóa của nước ngoài quá cảnh ở trên lãnh thổ của một quốc gia, trong một khoảng thời gian nhất định, trước khi được xuất sang thị trường quốc gia thứ ba.
  • Tái xuất chính là quá trình nối tiếp của hoạt động tạm nhập. Sau khi đã làm thủ tục thông quan nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, hàng hóa sẽ được xuất đi đến một quốc gia khác. Tóm lại, về bản chất thì hàng hóa đã được xuất khẩu hai lần, cho nên được gọi là tái xuất.

Tình hình hàng tạm nhập tái xuất tại Việt Nam hiện nay

Hiện nay, tình hình hoạt động của hàng tạm nhập tái xuất tại Việt Nam diễn ra ngày càng sôi nổi và phát triển, một phần là do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Tuy nhiên cũng vì lý do vậy nên hoạt động tạm nhập tái xuất hàng hóa diễn ra một cách tràn lan và xuất hiện nhiều sai phạm.

Điều này buộc các cơ quan Nhà nước cần tiến hành kiểm soát nghiêm túc và gắt gao hơn quá trình làm hàng tạm nhập tái xuất. Các doanh nghiệp cần lưu ý rằng, khi thực hiện việc tạm nhập tái xuất, thì hàng hóa đã tạm nhập phải được tái xuất ngay.

Nếu không thì sẽ bị lưu giữ tại khu vực chịu sự giám sát của Hải Quan tại cửa khẩu tạm nhập hoặc cửa khẩu tái xuất, dựa theo quy định ghi tại Điểm a, Khoản 5, Điều 82 của Thông tư số 38/2015/TT-BTC, ban hành ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính (hiện nay đã thay thế sử dụng Thông tư số 39/2018/TT-BTC, sửa đổi bổ sung cho Thông tư số 38/2015/TT-BTC).

Hàng hóa tạm nhập tái xuất sẽ không được phép thay đổi phương thức và phương tiện vận tải, khi tiến hành vận chuyển từ cửa khẩu nhập cho đến cửa khẩu xuất. Theo đó, quá trình thay đổi phương tiện vận tải thông thường sẽ chỉ được thực hiện tại cửa khẩu nhập và cửa khẩu xuất, dưới sự giám sát chặt chẽ của Cơ quan Hải Quan.

Tam-nhap-tai-xuat-la-gi
Hàng hóa tạm nhập tái xuất tại Việt Nam hiện nay đang rất phát triển

Tầm quan trọng của hoạt động tạm nhập tái xuất là gì?

Vậy vai trò của tạm nhập tái xuất là gì? Tạm nhập tái xuất là một hình thức xuất nhập khẩu đặc biệt quan trọng và có tầm ảnh hưởng khá lớn đối với sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Điều này đã được thể hiện thông qua:

  • Hoạt động làm hàng tạm nhập tái xuất bao gồm cả hình thức nhập khẩu và xuất khẩu. Đây là một phương thức thu nguồn ngoại tệ và thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất nhập khẩu quốc tế. Hàng xuất đi thường sẽ thu về một lượng ngoại tệ lớn hơn nhiều so với chi phí vốn ban đầu.
  • Quá trình tạm nhập tái xuất hàng hóa đã góp phần rất lớn vào sự phát triển của nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau như: dịch vụ vận tải hàng hóa quốc tế, dịch vụ thông quan Hải Quan, du lịch,… Việc này cũng giúp những khu kinh tế khu vực tại cửa khẩu thu hút ngày càng nhiều dự án đầu tư vào sản xuất, kinh doanh và góp phần vào sự phát triển gần đây của nền kinh tế – xã hội Việt Nam.

Không chỉ vậy, hoạt động tạm nhập tái xuất cũng thúc đẩy nhiều dịch vụ liên quan, đặt biệt là dịch vụ Logistics, ví dụ như: hoạt động làm hàng tại cảng; dịch vụ kho bãi, cảng biển; vận chuyển đường thủy, đường hàng không, đường bộ,…; dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa;… thu được rất nhiều cước phí và tạo thêm việc làm cho người trong ngành.

Như vậy, hoạt động hàng tạm nhập tái xuất đã giúp cho doanh nghiệp tham gia vào quá trình luân chuyển dòng hàng hóa quốc tế.

Hơn nữa điều này còn tạo điều kiện tốt cho những công ty giao nhận vận tải ở Việt Nam được xử lý và nâng cao nghiệp vụ, năng lực vận tải, khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Từ đó, vị thế và uy tín của Việt Nam được khẳng định, giúp nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế hơn.

>>> Xem thêm: Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu chi tiết cho doanh nghiệp

Những loại hàng tạm nhập tái xuất tại Việt Nam

Hiện nay, các loại mặt hàng tạm nhập tái xuất tại Việt Nam vô cùng đa dạng, thông thường là máy móc, thiết bị, phương tiện thi công,…

Tất cả không được nằm trong Danh mục bị cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu. Hàng hóa được phép tạm nhập tái xuất sẽ dựa theo các hợp đồng thuê mượn của thương nhân Việt Nam ký kết cùng với bên đối tác nước ngoài để sản xuất và thi công.

Các doanh nghiệp cũng cần lưu ý những mặt hàng thuộc vào Danh mục bị cấm tạm nhập tái xuất, để tránh tiến hành tạm nhập tái xuất những mặt hàng dưới đây:

  • Hàng hóa bị cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là quốc gia thành viên
  • Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng và có nguy cơ gian lận thương mại cao
  • Những loại mặt hàng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, có thể gây ra dịch bệnh hoặc ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và tính mạng con người
  • Những loại chất thải công nghiệp nguy hại, phế liệu phế thải,…

Theo quy định Nhà nước mới nhất hiện nay, các loại mặt hàng tạm nhập tái xuất tại Việt Nam sẽ không có tên trong Phụ lục VI, Danh mục hàng hóa bị cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất của Nghị định số 69/2018/NĐ-CP. Các doanh nghiệp cần tránh những mặt hàng này, trước khi tìm hiểu kỹ hơn về thủ tục tạm nhập tái xuất.

Tam-nhap-tai-xuat-la-gi
Những loại hàng hóa được phép làm tạm nhập tái xuất khá đa dạng

Các bước làm thủ tục cho hàng tạm nhập tái xuất

Khi thực hiện thủ tục đối với hàng tạm nhập tái xuất, các doanh nghiệp cần lưu ý về những nội dung thông tin sau:

Thời hạn khai báo và nộp tờ khai

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 25, Bộ luật Hải Quan năm 2014, thời hạn khai báo và nộp tờ khai Hải Quan được quy định như sau:

Đối với mặt hàng xuất khẩu, tiến hành nộp tờ khai sau khi tập kết hàng hóa tại địa điểm mà người khai Hải Quan thông báo, chậm nhất khoảng 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh. Đối với hàng hóa xuất khẩu được gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất khoảng 02 giờ, trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh.

Đối với mặt hàng nhập khẩu, tiến hành nộp tờ khai trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời gian 30 ngày, tính từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu. Thời hạn để nộp tờ khai Hải Quan đối với phương tiện vận tải được thực hiện theo quy định của Bộ luật Hải Quan năm 2014.

Địa điểm làm thủ tục hàng hóa tạm nhập tái xuất

  • Địa điểm để thực hiện thủ tục Hải Quan đối với hàng tạm nhập tái xuất là nơi mà Cơ quan Hải Quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra bộ hồ sơ để làm thủ tục Hải Quan, sau đó tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa và phương tiện vận tải (quy định tại Khoản 1, Điều 22 của Bộ luật Hải Quan năm 2014).
  • Địa điểm để các doanh nghiệp thực hiện khai báo Hải Quan đối với hàng tạm nhập tái xuất là trụ sở của Cục Hải Quan hoặc trụ sở của Chi cục Hải Quan.

Bộ hồ sơ làm hàng hóa tạm nhập tái xuất

  • Tờ khai Hải Quan được soạn theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành
  • Giấy tờ vận tải đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt – 01 bản chụp
  • Chứng từ có dấu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đối với tổ chức hội chợ, triển lãm (ngoại trừ tạm nhập – tái xuất để giới thiệu sản phẩm) – 01 bản chụp
  • Giấy phép nhập khẩu hàng hóa, chứng từ thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo những quy định liên quan – 01 bản chính
Tam-nhap-tai-xuat-la-gi
Bộ hồ sơ tạm nhập tái xuất bao gồm những gì?

>>> Xem thêm: Những vấn đề xung quanh dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói

Như vậy, quá trình các bước thực hiện thủ tục Hải Quan đối với hàng tạm nhập tái xuất có rất nhiều sự khác biệt, nếu so với những mặt hàng xuất nhập khẩu thông thường khác.

Các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu về tạm nhập tái xuất là gì, cũng như những chính sách Nhà nước đối với mặt hàng này, để xin những loại giấy phép cần thiết. Mục đích chính là để tránh bị động, dẫn đến những trường hợp xấu xảy ra như lưu kho, lưu bãi do phải chờ làm thủ tục Hải Quan tạm nhập tái xuất.

Nếu doanh nghiệp bạn chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này hoặc có nhu cầu hợp tác với một đơn vị có chuyên môn thực hiện làm hàng tạm nhập tái xuất, thì Finlogistics là một sự lựa chọn không thể tốt hơn.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thông quan và vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, Finlogistics luôn là nơi mà các khách hàng tin tưởng gửi gắm hàng của mình. Liên hệ ngay hotline bên dưới để được đội ngũ công ty tư vấn MIỄN PHÍ và nhận báo giá nhanh chóng!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Tạm nhập tái xuất là gì?


Van-chuyen-duong-bo-hang-may-mac-00.jpg

Dệt may hiện nay đang đóng vai trò là một trong những ngành xuất khẩu hàng hóa chủ lực của Việt Nam. Bởi vì hàng may mặc rất nhạy cảm với độ ẩm, nhiệt độ,… nên trong quá trình vận chuyển, các doanh nghiệp cần phải chú ý đến nhiều vấn đề như phương tiện vận tải, container (thùng chứa),… Do đó, hình thức vận chuyển đường bộ hàng may mặc chính là sự chọn lựa ưu tiên hàng đầu của những nhà xuất khẩu.

Tất nhiên, quá trình này đòi hỏi phải được thực hiện bởi những đơn vị vận chuyển uy tín, có chuyên môn và giàu kinh nghiệm nhằm tối ưu về mặt chi phí, cũng những đảm bảo thời gian vận chuyển hàng hóa đến bên nhận. Vậy nội dung và quy trình chi tiết khi vận chuyển mặt hàng này như thế nào, hãy đi tìm hiểu thêm với Finlogistics qua bài viết này nhé!

Vận chuyển đường bộ hàng may mặc
Quy trình thực hiện vận chuyển đường bộ hàng may mặc như thế nào?


Vận chuyển đường bộ hàng may mặc như thế nào?

Hàng may mặc là một trong những sản phẩm ngành dệt may và cũng là kết quả cuối cùng của chuỗi dây chuyển sản xuất, bao gồm các mặt hàng quần áo và những phụ kiên đi kèm. Một trong những vấn đề lớn mà ngành may mặc đang gặp phải đó là việc giữ nguyên chất lượng của sản phẩm, từ lúc nhập khẩu nguyên – phụ liệu và xuất khẩu thành phẩm đến tận tay khách hàng.

Bởi vì hàng dệt may khá nhạy cảm với độ ẩm và nhiệt độ cao nên đòi hỏi phải được vận chuyển bằng những phương tiện hoặc thùng chứa phù hợp. Vì vậy, khâu vận chuyển hàng dệt may thường sẽ chiếm một khoản chi phí lớn của các nhà máy và doanh nghiệp.

Đối với các phương thức vận chuyển hàng dệt may, thì doanh nghiệp có thể lựa chọn đi theo đường biển, đường sắt, đường hàng không và vận chuyển đường bộ hàng may mặc. Trong đó, đường bộ chính là phương án thuận tiện và phù hợp nhất cho hàng may mặc và những sản phẩm công nghiệp nhẹ.

Hơn nữa, đối với những chuyến hàng vận chuyển nội địa, thì phương án vận chuyển đường bộ hàng may mặc từ nhà máy sản xuất (bên phân phối) đến bên nhận hoặc nhà bán lẻ cũng là sự lựa chọn tối ưu nhất. Phương thức vận chuyển này sẽ tùy thuộc vào khối lượng, thời gian cũng như khu vực cần vận chuyển. 

Đối với mặt hàng may mặc xuất nhập khẩu, thì chủ yếu doanh nghiệp nên lựa chọn vận chuyển với khối lượng lớn bằng đường biển và kết hợp với vận chuyển đường bộ hàng may mặc bằng xe tải để di chuyển lô hàng từ kho hàng đến cảng và vận chuyển hàng hóa từ cảng đến tận tay bên nhận.

Vận chuyển đường bộ hàng may mặc
Các bước vận chuyển hàng may mặc bằng đường bộ

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tham khảo thêm về hai hình thức vận chuyển hàng may mặc theo đường biển phổ biển hiện nay là:

  • Phương pháp gói hàng phẳng (Flatpack)
  • Phương pháp treo trên móc áo (Garment On Hanger – GOH)

Trong quá trình vận chuyển đường bộ hàng may mặc trên toàn quốc hoặc giữa những khu vực, doanh nghiệp có thể đặt cả dịch vụ xe container vận tải (FTL). Nếu như số lượng hàng thấp thì doanh nghiệp cũng có thể cân nhắc đến dịch vụ vận chuyển, gom hàng lẻ (LCL), được xác định bằng mật độ và phân loại hàng hóa.

Đây được xem là một giải pháp hàng đầu cho những doanh nghiệp liên tục có các đơn hàng nhỏ, giúp cho việc vận chuyển sản phẩm từ nhà máy đến kho bãi hoặc thậm chí là bên bán lẻ một cách nhanh chóng và thuận tiện.

>>> Xem thêm: FCL là gì?

Một vài cách vận chuyển đường bộ hàng may mặc hiệu quả và tối ưu chi phí

Để có thể thực hiện vận chuyển đường bộ hàng may mặc đạt hiệu quả cao nhất, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ những chứng từ, giấy tờ cần thiết cho phía đơn vị vận chuyển và giao nhận hàng hóa. Việc chuẩn bị hàng hóa phải được thực hiện một cách cẩn thận, bao gồm:

  • Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, thường sẽ bao gồm hóa đơn VAT, phiếu xuất kho, hợp đồng mua bán, giấy chứng nhận hàng hóa theo yêu cầu (nếu là hàng xuất nhập khẩu),…
  • Mặt hàng quần áo rất dễ bị ẩm ướt, vì vậy chúng phải được đóng gói và đóng thùng/hộp cẩn thận. Doanh nghiệp nên thông báo cho đơn vị vận chuyển để tránh việc xếp dỡ hàng may mặc cùng với những thứ dễ bị rò rỉ nước.
  • Hàng may mặc cần phải được kiểm tra đúng quy cách, số lượng và chất lượng trước khi tiến hành giao hàng.
  • Doanh nghiệp nên kiểm tra kỹ đơn hàng, để tránh trường hợp bị thiếu hàng và phát sinh các chi phí trung chuyển đường dài.
  • Đối với hàng hóa có giá trị cao thì doanh nghiệp nên mua bảo hiểm vận chuyển đường bộ hàng may mặc để đảm bảo an toàn và phòng ngừa rủi ro xảy ra.
  • Tìm kiếm và chọn lựa những đơn vị, công ty vận chuyển hàng may mặc uy tín và có chuyên môn, để vừa đem lại chất lượng dịch vụ tốt nhất, vừa có giá cước cạnh tranh.
  • Quá trình vận chuyển đường bộ hàng may mặc sẽ có những rủi ro không thể lường trước được, nên nếu chuẩn bị tốt doanh nghiệp sẽ hạn chế phần lớn những rủi ro, tiết kiệm chi phí và tối ưu thời gian vận chuyển nhanh chóng.
Vận chuyển đường bộ hàng may mặc
Vận chuyển hàng may mặc hiệu quả và tối ưu

>>> Xem thêm: Cập nhật những hàng hóa vận chuyển đường bộ mới nhất

Dịch vụ vận chuyển đường bộ hàng may mặc tại Finlogistics

Khách hàng đến với đơn vị vận chuyển hàng hóa Finlogistics sẽ được trải nghiệm dịch vụ vận chuyển đường bộ hàng may mặc và những mặt hàng liên quan khác, với những tiêu chí hấp dẫn như:

  • Tất cả các mặt hàng đều được vận chuyển trong ngày với số lượng chuyến không giới hạn
  • Đội ngũ vận tải chạy nhanh chóng, an toàn và giao hàng trong vòng 24 – 48 tiếng
  • Hỗ trợ giao nhận hàng hóa tận nơi và cung cấp vận chuyển trên mọi miền đất nước
  • Hỗ trợ bốc dỡ và nâng hạ hàng hóa nhanh chóng và miễn phí
  • Giá cước vận chuyển cực kỳ ưu đãi với nhiều đợt hỗ trợ chi phí vận chuyển
  • Các mặt hàng vận chuyển đều được bảo hiểm hàng hóa 100%

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Vận chuyển đường bộ hàng may mặc


Kep-Seal-la-gi-00.jpg

Trong khi vận chuyển hàng hóa bằng thùng container đi đường biển, thì kẹp Seal chính là thứ bắt buộc phải sử dụng. Vậy cụ thể kẹp Seal là gì? Nên dùng seal như thế nào cho đúng chuẩn và tránh được những rủi ro đáng tiếc xảy ra? Trên thực tế, không phải ai cũng biết để kẹp seal đúng quy cách. Ở trong bài viết dưới đây của Finlogistics, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này nhé!

Kẹp Seal là gì?
Tìm hiểu chi tiết về kẹp Seal


Kẹp Seal là gì?

Kẹp Seal container (hay còn được gọi là kẹp chì Hải Quan/ kẹp Seal niêm phong) được hiểu một cách đơn giản chính là một dạng sản phẩm khá nhỏ nhắn và bền chắc, chuyên dùng để niêm phong hoặc bảo mật bên ngoài các hàng container, sau khi đã được chứa đầy hàng hóa. Loại kẹp Seal này nhằm mục đích kiểm soát, bảo đảm và giữ gìn hàng hóa trong quá trình lưu thông trong nội địa hoặc khi xuất đi các nước khác nhau trên thế giới.

Trên các kẹp Seal thường có những kí hiệu cho biết lô hàng hóa đó thuộc của chủ hàng nào và một vài thông tin, nội dung khác nữa. Vì vậy, ngoài công năng bảo mật hàng hóa trong thùng container, thì kẹp chì còn có thêm chức năng chứng minh chủ hàng của lô hàng hóa đó. Hơn nữa, kẹp Seal còn là nghiệp vụ bắt buộc đối với mặt hàng xuất trong lĩnh vực xuất nhập khẩu theo quy định của Tổng cục Hải Quan.

Trên mặt Seal, bạn sẽ thấy những thông tin ký hiệu thể hiện nhà sản xuất, còn số seal sẽ dùng để theo dõi tình trạng của lô hàng. Nếu tiến hành kiểm tra thấy kẹp Seal có tình trạng thay đổi cấu tạo của chì, thì rất có khả năng hàng hóa chứa bên trong container đã bị tác động sau khi đã kẹp chì (kiểm tra, đóng lại hàng hoặc mất trộm hàng).

Lý do nên sử dụng kẹp chì trong vận chuyển container

Bởi vì chức năng chính của kẹp Seal container chính là niêm phong và bảo mật, nên nó được xem là một “người vệ sĩ thầm lặng”, luôn theo dõi và bám sát kiện hàng trên mỗi chuyến vận chuyển. Điều này vừa giúp các chủ doanh nghiệp có thể yên tâm hơn, vừa không phải gồng mình để ngăn cản những ý định đen tối khi muốn “rút ruột” hàng hóa trong container, để thay vào đó là những loại sản phẩm nhái và kém chất lượng.

Vậy kẹp Seal có nghĩa vụ lớn đến như vậy, thì nó sẽ được trang bị những gì để đảm bảo cho lô hàng hóa được an toàn nhất? Đó chính là nhờ vào những con số seri, những kí hiệu đặc biệt hoặc những chiếc mẫu logo được khắc ở trên thân kẹp chì và cơ chế khóa một chiều mà nó mang lại (chỉ sử dụng được một lần duy nhất).

Kẹp Seal là gì?
Seal cáp

>>> Xem thêm: Dịch vụ Lashing là gì?

Thêm vào đó, hệ thống rãnh khóa trên kẹp Seal được thiết kế vô cùng đặc biệt, nằm sau bên trong sản phẩm và được bao bọc bên ngoài bởi một lớp nhựa ABS thân thiện môi trường. Phần trụ của kẹp chì cũng được thiết kế từ loại nguyên liệu kim loại rắn chắc hoặc những đoạn dây cáp được đan xen với nhau cực kỳ bền. Nếu muốn phá kẹp chì, thì phải sử dụng đến kìm cắt cộng lực và lực mạnh.

Hướng dẫn cách kẹp Seal đúng quy chuẩn

Theo đó, mỗi loại kẹp Seal sẽ có cách bấm Seal khác nhau. Hiện nay, với dòng Seal container thì chủ yếu vẫn là loại kẹp Seal cáp và Seal cối.

Đối với loại kẹp chì/ Seal cáp

  • Bước 1: Luồn vị trí dây Seal qua lỗ khóa ở trên thùng container
  • Bước 2: Bấm hai đầu Seal lại với nhau cho đến khi nghe thấy tiếng “tách” là được
  • Bước 3: Thử giật mạnh Seal để kiểm tra xem kẹp Seal có bị lỗi hay không, sau đó ghi chép lại những thông tin ghi ở trên Seal

Loại Seal cáp có phần dây cáp khá dài, nên sẽ không bị giới hạn về diện tích cần kẹp chì, nên rất phù hợp đối với việc niêm phong container đi đường dài, thùng xe tải hoặc khi trường lỗ khóa ở trên thùng container không tốt. Còn nếu là kẹp chì niêm phong với dây cáp rút thì nên rút sát đến hết mức có thể, sau đó ghi lại số seri để kiểm tra.

Còn với Seal cáp bấm thì khi bấm xong phải kéo ngược trở lại xem kẹp có hoạt động hay không, đồng thời ghi lại số seri của chì.

Đối với loại niêm phong Seal cối

  • Bước 1: Bẻ cối kẹp Seal và niêm Seal thành hai phần riêng biệt
  • Bước 2: Tiến hành luồn niêm Seal qua vị trí khóa ở trên cửa thùng container
  • Bước 3: Bấm mạnh phần cối Seal vào niêm Seal, cho đến khi nghe thấy tiếng “tách” là được
  • Bước 4: Ghi chép lại những thông tin và số seri ghi trên Seal
Kẹp Seal là gì?
Seal cối

>>> Xem thêm: Packing List là gì?

Những bên cung cấp kẹp Seal trên thi trường hiện nay rất nhiều, nhưng để đảm bảo, các doanh nghiệp nên sử dụng những loại Seal đã được công nhận và thông qua cấp phép bởi Tổng cục Hải Quan. Khi đó, trên vỏ Seal sẽ có ký hiệu chữ H in nổi.

Kết luận

Trên đây là tất cả những nội dung, thông tin về khái niệm kep Seal là gì, cũng như mục đích và cách thức sử dụng. Finlogistics hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều hiểu biết hữu ích về xuất nhập khẩu nói chung. Nếu muốn hỗ trợ xuất nhập khẩu, xử lý thông quan hàng hoá, giấy tờ,… hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline bên dưới.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Kẹp Seal là gì?


Hang-gia-cong-la-gi-00.jpg

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và hoạt động thương mại, khái niệm hàng gia công là gì đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Nhiều cá nhân và doanh nghiệp hiện nay cũng xem xét lựa chọn mô hình sản xuất này. Vậy hàng gia công có gì đặc biệt? Quy trình sản xuất hàng gia công như thế nào?… Hãy để Finlogistics giải đáp giúp bạn trong bài viết dưới đây!

Hàng gia công là gì?
Tìm hiểu chi tiết về hàng hóa gia công tại Việt Nam


Tìm hiểu chung khái niệm hàng gia công là gì?

Định nghĩa

Gia công là hoạt động mà bên nhận sẽ thực hiện một hoặc nhiều công đoạn sản xuất, để làm ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt. Đây là hoạt động dựa trên hợp đồng hợp tác giữa đôi bên. Có vài quy định yêu cầu đối với hàng hóa gia công như: thời hạn, chi phí và vài vấn đề ngoài lề khác. Sản phẩm được sản xuất thương mại theo hợp đồng được sẽ được gọi là hàng gia công (trừ mặt hàng bị cấm cho mục đích thương mại). 

Đặc điểm

Quyền sở hữu hàng hóa, bao gồm: quyền sử dụng, quyền chiếm đoạt, quyền sở hữu,… sẽ không chuyển từ bên thuê sang bên thực hiện gia công (quyền sở hữu đối với hàng gia công là quyền bán, quyền giao dịch,…). Theo Bộ Luật Thương mại năm 2005, hàng gia công phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:

  • Không thuộc diện hàng hóa bị cấm kinh doanh như: chất gây nghiện, hóa chất khoáng vật,…
  • Nếu thuộc vào diện bị cấm kinh doanh hoặc xuất nhập khẩu, chỉ có thể được thực hiện gia công khi người thuê là doanh nghiệp nước ngoài và dùng để tiêu thụ ở nước ngoài. Mặt hàng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép.

Mặt hàng bị cấm nhập khẩu là loại hàng đã qua sử dụng như: hàng dệt may, giày dép và quần áo; hàng điện tử, điện lạnh;…

Hàng gia công là gì?
Hàng gia công là gì?

>>> Xem thêm: Một số thông tin về hàng quá cảnh đường bộ

Lợi ích

Hàng gia công không chỉ mang đến lợi nhuận cho doanh nghiệp, mà còn có ích đối với kinh tế thị trường và các doanh nghiệp khác.

  • Hỗ trợ tầng lớp công ty học hỏi và tiếp cận với công nghệ mới, tiến bộ khoa học để hiện đại hóa quy trình sản xuất và nâng cao hiệu suất lao động.
  • Tận dụng tốt cơ sở sản xuất, thiết bị máy móc, nhà xưởng và nguyên liệu sẵn có, giúp doanh nghiệp sử dụng “thương hiệu” và kênh phân phối trong và ngoài nước hiệu quả, tăng tỷ trọng hàng hóa sản xuất trực tiếp, hàng xuất khẩu.
  • Giảm thất nghiệp và tăng thu nhập cho người lao động. Hoạt động gia công giúp giảm phí thuê mướn nhân lực và thu lợi nhuận về cho doanh nghiệp, do thu hút số lượng lớn số lao động phổ thông giá rẻ trong khu vực.
  • Thu hút vốn đầu tư và công nghệ hiện đại của các nhà đầu tư nước ngoài.

Hợp đồng hàng gia công là gì?

Khái niệm

Hợp đồng gia công là bản thỏa thuận chính thức giữa các bên trong quá trình gia công hàng hóa. Bên nhận sẽ thực hiện các đơn đặt hàng theo đúng yêu cầu của bên thuê. Ngược lại, bên thuê sẽ nhận sản phẩm và trả tiền công theo thỏa thuận.

Đối tượng của hợp đồng gia công là những vật được xác định theo mẫu tiêu chuẩn được thỏa thuận hoặc Pháp luật quy định sẵn như: hợp đồng gia công đồ gốm sứ: hợp đồng gia công quần áo, giày dép; hợp đồng gia công cơ khí;…

Đặc điểm

Bản hợp đồng gia công có ba điểm chính cần hiểu kỹ, đó là:

+ Hợp đồng gia công là bản hợp đồng song vụ

Bên nhận có quyền yêu cầu cho bên thuê phải chuyển cho mình loại vật liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng, chủng loại cũng như tính đồng bộ, số lượng (có thể đi kèm vật mẫu, bản vẽ gốc để chế tạo). Bên thực hiện cũng cần yêu cầu bên đặt nhận sản phẩm mới do mình tạo ra và trả tiền công theo như đã thỏa thuận hợp đồng. 

+ Hợp đồng gia công là bản hợp đồng có đền bù

Số tiền mà bên thuê phải trả cho bên nhận chính là tiền công. Khoản thù lao này đã được hai bên thỏa thuận rõ ràng trong điều khoản chung của hợp đồng.

+ Hợp đồng gia công sẽ được vật thể hóa

Mẫu sản phẩm tiêu chuẩn đã thỏa thuận từ trước giữa các bên hoặc theo quy định Pháp luật hiện hành. Mẫu tiêu chuẩn chỉ được công nhận (được vật chất hóa hoặc trở thành sản phẩm) khi bên nhận hoàn thành tất cả các thao tác gia công.

Hàng gia công là gì?
Chi tiết khái niệm về hàng hóa gia công

>>> Xem thêm: Các bước nhập khẩu hàng Táo Đỏ Trung Quốc

Quyền lợi và nghĩa vụ

Đối với bên thuê:

  • Giao một phần hoặc toàn bộ nguyên vật liệu gia công theo đúng như hợp đồng hoặc gửi chi phí để bên gia công mua nguyên vật liệu theo số lượng, chất lượng và mức giá đã thỏa thuận.
  • Nhận lại toàn bộ sản phẩm và tài sản gia công (bao gồm máy móc, thiết bị cho thuê hoặc mượn, nguyên vật liệu, vật tư, phụ liệu, phế liệu,…) sau khi đã thanh lý hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Cử người đại diện đến kiểm tra và giám sát quá trình tại nơi nhận gia công hàng hóa. Hoặc cử chuyên gia đến hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, theo như thỏa thuận hợp đồng.
  • Chịu trách nhiệm trước Pháp luật về tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của lô hàng gia công và toàn bộ nguyên vật liệu, máy móc thiết bị dùng để tiến hành gia công khi chuyển cho bên nhận gia công.

Đối với bên nhận:

  • Cung cấp một phần hoặc toàn bộ nguyên vật liệu để thực hiện gia công theo như thỏa thuận với bên đặt gia công về tiêu chí số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và giá cả.
  • Nhận thù lao và những chi phí hợp lý khác theo như hợp đồng.
  • Trường hợp nếu nhận gia công cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài, bên nhận gia công được quyền xuất khẩu tại chỗ những sản phẩm gia công, máy móc thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên vật liệu, phụ liệu, phế phẩm, phế liệu, vật tư dư thừa,… theo như ủy quyền trong hợp đồng của bên đặt gia công.
  • Trường hợp nếu nhận gia công cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài, bên nhận gia công sẽ được miễn thuế nhập khẩu đối với các loại thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, phụ liệu, vật tư tạm nhập khẩu theo định mức quy định, để thực hiện bản hợp đồng gia công theo quy định của Pháp luật về thuế phí.
  • Chịu trách nhiệm trước Pháp luật về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hóa, trong trường hợp nếu hàng gia công nằm trong danh sách cấm kinh doanh và xuất nhập khẩu.

Quy trình thực hiện

Các doanh nghiệp thực hiện hợp đồng làm hàng gia công theo các bước quy trình cụ thể như sau:

  • Hợp đồng thuê gia công ngoài cần phải được soạn thảo rõ ràng, thông thường sẽ bằng tiếng Anh và ngôn ngữ của các bên liên quan.
  • Làm đơn xin thực hiện hợp đồng gia công nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
  • Sau khi đã nhận được đơn, mô tả địa điểm sản xuất hàng gia công tương ứng với những gì đã nêu rõ trong hợp đồng.
  • Cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ với những tài liệu quan trọng liên quan như: giấy chứng nhận thêm vốn đầu tư; tờ khai đăng ký nộp thuế; đăng ký dấu mộc;… .cùng những tài liệu liên quan khác.
  • Cần chú ý văn bản thông báo hợp đồng gia công là bắt buộc.
  • Nguyên vật liệu và máy móc thiết bị phải được tiến hành nhập khẩu theo yêu cầu đặt ra, để thực hiện gia công đúng theo quy trình.
  • Kết hợp gửi hợp đồng gia công và làm thủ tục Hải Quan để xét duyệt.
Hàng gia công là gì?
Quy trình các bước thực hiện hàng hóa gia công

>>> Xem thêm: Hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ gồm những loại nào?

Tổng kết

Trên đây là những nội dung chi tiết và khái quát, giải thích hàng gia công là gì. Các doanh nghiệp cần đọc kỹ bài viết này để hiểu rõ hơn loại hình sản xuất sản phẩm đặc biệt này. Nếu còn câu hỏi gì liên quan đến hàng gia công hoặc liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi – Finlogistics, qua kênh liên lạc bên dưới nhé.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Hàng gia công là gì?


Doanh-nghiep-che-xuat-00.jpg

Trong giai đoạn kinh tế hội nhập ngày nay, Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách hấp dẫn để thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Do đó, các doanh nghiệp chế xuất hoạt động tại những khu chế xuất ngày càng nhiều. Vậy hình thức sản xuất này như thế nào? Có ưu đãi đặc biệt gì cho các doanh nghiệp này? Để trả lời cho thắc mắc này, hãy cùng tiếp tục theo dõi bài viết này của Finlogistics nhé!

Doanh nghiệp chế xuất
Tìm hiểu chi tiết về các doanh nghiệp nằm trong khu chế xuất


Doanh nghiệp chế xuất là gì?

Định nghĩa

Doanh nghiệp chế xuất có tên tiếng Anh là Export Processing Enterprise (thường gọi tắt là EPE). Dựa theo Khoản 10, Điều 2, tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp chế xuất được định nghĩa là những “‘khu vực” chuyên sản xuất các loại hàng hóa, sản phẩm, dùng để tiến hành xuất khẩu ra nước ngoài. Những doanh nghiệp này được thành lập và hoạt động mạnh mẽ bên trong các khu chế xuất, khu kinh tế hoặc khu công nghiệp. 

Doanh nghiệp trong khu chế xuất không được xem là một loại hình doanh nghiệp, nhưng lại thường được đầu tư trực tiếp từ nguồn vốn nước ngoài. Cụm từ “chế xuất” ở đây được dùng để chỉ địa điểm đặt trụ sở của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp này nằm trong một khu vực được tách biệt, có rào chắn ngăn cách riêng với bên ngoài.

Ngoài ra còn có khu vực cảng và khu cửa ra vào nghiêm ngặt. Những sản phẩm, hàng hóa do những doanh nghiệp trong khu chế xuất sản xuất phải tiến hành xuất khẩu 100% và khai báo đầy đủ với cơ quan Hải Quan trong khu vực. 

Đặc điểm

Căn cứ theo Điều 2, Nghị định số 35/2022/NĐ-CP về quản lý doanh nghiệp chế xuất và khu chế xuất, thì đặc điểm của doanh nghiệp này bao gồm:

  • Doanh nghiệp trong khu chế xuất được nhận nhiều ưu đãi đầu tư và áp dụng chính sách thuế phí đối với khu phi thuế quan (trừ những ưu đãi dành riêng của khu phi thuế quan tại những khu kinh tế cửa khẩu), từ khi bắt đầu đầu tư thành lập doanh nghiệp, được ghi rõ ràng trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (hoặc giấy xác nhận đăng ký của doanh nghiệp do Cơ quan có thẩm quyền cấp phép).
  • Những doanh nghiệp trong khu chế xuất phải hoạt động bên trong các khu chế xuất và tách biệt hẳn với bên ngoài. Có hàng rào chắn và cổng ra vào riêng, nằm dưới sự giám sát, kiểm tra của Cơ quan Hải Quan và những Cơ quan chức năng khác.
  • Sau khi xây dựng hoàn thiện thì doanh nghiệp chế xuất sẽ phải thông qua xác nhận đáp ứng điều kiện kiểm tra, theo đúng quy định của Pháp luật về thuế phí xuất nhập khẩu, từ phía Cơ quan Hải Quan.
  • Doanh nghiệp trong khu chế xuất được quyền mua vật liệu xây dựng, lương thực thực phẩm, văn phòng phẩm và những loại hàng tiêu dùng trong nước, để phục vụ cho quá trình xây dựng công trình và điều hành văn phòng, cũng như cho những hoạt động sinh hoạt bình thường của cán bộ, công nhân trong doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp và những người bán hàng hóa cho doanh nghiệp có quyền lựa chọn thực hiện hoặc không làm các bước thủ tục xuất nhập khẩu những loại vật liệu xây dựng, lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và văn phòng phẩm.

>>> Xem thêm: Thủ tục Hải Quan hàng hoá từ kho ngoại quan vào nội địa

  • Thủ tục kiểm tra và giám sát Hải Quan đối với những loại hàng hóa xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong khu chế xuất sẽ được thực hiện dựa theo quy định của Pháp luật.
  • Doanh nghiệp trong khu chế xuất có thể bán những sản phẩm thanh lý cho thị trường trong nước, theo những quy định về đầu tư thương mại.
  • Cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp chế xuất có thể mang ngoại hối, lấy từ nội địa vào doanh nghiệp và ngược lại, từ doanh nghiệp ra bên ngoài mà không cần phải khai báo cho phía Hải Quan.
  • Doanh nghiệp trong khu chế xuất có thể tiến hành mua bán hàng hóa tại Việt Nam và phải có hạch toán thu chi riêng. Có khu vực lưu giữ hàng hóa riêng, tách biệt với khu vực hàng hóa sản xuất xuất khẩu của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thành lập một chi nhánh riêng, để thực hiện việc mua bán những mặt hàng nội địa.
Doanh nghiệp chế xuất
Đặc điểm của những doanh nghiệp trong khu chế xuất là gì?

Hồ sơ thủ tục

Để đăng ký thành lập doanh nghiệp chế xuất, các cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ như sau:

  • Giấy đăng ký chủ trương đầu tư dự án với Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố
  • Giấy chứng nhận đăng ký thành lập của doanh nghiệp chế xuất
  • Dấu mộc của doanh nghiệp
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án của doanh nghiệp chế xuất
  • Văn bản công bố thành lập doanh nghiệp và mẫu dấu có trên Cổng thông tin điện tử quốc gia

Những ưu đãi đối với các doanh nghiệp chế xuất

Khoản ưu đãi về thuế phí

Theo quy định ghi tại Khoản 3, Điều 26, thuộc Nghị định số 35/2022/NĐ-CPthì các doanh nghiệp trong khu chế xuất được quyền hưởng những ưu đãi về đầu tư và chính sách thuế phí đối với khu phi thuế quan.

Bắt đầu từ thời điểm mục tiêu đầu tư thành lập doanh nghiệp chế xuất, được ghi rõ tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án điều chỉnh hoặc Giấy xác nhận đăng ký cho doanh nghiệp chế xuất của Cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong khu vực.

Sau khi đã hoàn thiện quá trình xây dựng, doanh nghiệp trong khu chế xuất phải được Cơ quan Hải Quan có thẩm quyền xác nhận đáp ứng những tiêu chí, điều kiện kiểm tra và giám sát của Hải Quan theo quy định của Pháp luật về thuế xuất khẩu, nhập khẩu, trước khi chính thức được đưa vào hoạt động.

Trường hợp nếu doanh nghiệp chế xuất không đáp ứng được điều kiện kiểm tra và giám sát của Hải Quan thì sẽ không được hưởng những chính sách về thuế phí, áp dụng đối với khu vực phi thuế quan. Việc kiểm tra, xác nhận và hoàn thiện các tiêu chí, điều kiện kiểm tra, giám sát của Hải Quan của doanh nghiệp chế xuất được thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật về thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

Theo đó, các doanh nghiệp chế xuất sẽ được hưởng những ưu đãi về đầu tư và chính sách thuế phí đối với khu vực phi thuế quan, sau khi đã được Cơ quan Hải Quan xác nhận đáp ứng đầy đủ những điều kiện kiểm tra và giám sát của Hải Quan, trước khi được chính thức đi vào hoạt động bình thường.

>>> Xem thêm: Thủ tục làm hàng sản xuất xuất khẩu cần chú ý điều gì?

Chi tiết hơn, các doanh nghiệp chế xuất sẽ được hưởng một số các ưu đãi hấp dẫn về thuế phí như sau:

Ưu đãi về mức thuế thu nhập

Tại Điểm A, Khoản 4, Điều 19 của Thông tư số 78/2014/TT-BTC đã quy định rằng: thu nhập của các doanh nghiệp từ việc thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, thì sẽ được áp dụng mức thuế suất ưu đãi lên đến 20%, trong thời hạn 10 năm.

Đồng thời, doanh nghiệp chế xuất còn được miễn nộp thuế tới 02 năm và giảm 50% tổng số thuế phải nộp trong vòng 04 năm tiếp theo, đối với thu nhập từ việc thực hiện dự án đầu tư mới (theo Điều 6, thuộc Thông tư số 151/2014/TT-BTC).

Ưu đãi về chi phí sử dụng đất trong khu chế xuất

Các doanh nghiệp trong khu chế xuất sẽ được miễn tiền thuê đất trong 07 năm (dựa theo điểm B, Khoản 3, Điều 19 của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP).

Ưu đãi về mức thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu

Căn cứ theo điểm C, Khoản 4, Điều 2 của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016, doanh nghiệp sẽ nhận được các ưu đãi cho:

  • Hàng hóa, sản phẩm xuất khẩu từ khu vực phi thuế quan ra nước ngoài
  • Hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vào khu vực phi thuế quan và chỉ sử dụng bên trong khu vực phi thuế quan
  • Hàng hóa, sản phẩm chuyển từ khu vực phi thuế quan này sang khu vực phi thuế quan khác thì không phải là đối tượng phải chịu thuế phí

Như vậy, khi bắt đầu thành lập, các doanh nghiệp chế xuất sẽ được hưởng những ưu đãi lớn về thuế thu nhập cho doanh nghiệp; chi phí sử dụng đất; thuế xuất nhập khẩu;….

Doanh nghiệp chế xuất
Các doanh nghiệp trong khu chế xuất nhận được ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu

Áp dụng thuế suất 0%

Thuế suất 0% sẽ được ưu tiên áp dụng đối với những loại hàng hóa, sản phẩm có hợp đồng mua bán hoặc thực hiện gia công hàng hóa (đối với hợp đồng cung ứng dịch vụ), hợp đồng ủy thác xuất khẩu hàng hóa.

Ngoài ra, các loại chứng từ, giấy tờ thanh toán có giá trị hàng hóa thông qua ngân hàng hoặc những chứng từ khác theo quy định Nhà nước và có tờ khai thuế quan đều được áp dụng thuế suất 0%.

Một số trường hợp khác sẽ không được áp dụng thuế suất 0%, ví dụ như:

  • Những loại dịch vụ chuyển nhượng vốn hoặc quyền sở hữu trí tuệ
  • Chuyển giao công nghệ máy móc
  • Dịch vụ bưu chính viễn thông
  • Dịch vụ cấp phát tín dụng, tài chính phái sinh hoặc đầu tư chứng khoán
  • Những sản phẩm khai thác tài nguyên, khoáng sản vẫn chưa chế biến
  • Hàng hóa dịch vụ không thông qua đăng ký kinh doanh bên trong khu vực phi thuế quan (ví dụ như: xe cộ, xăng dầu, dịch vụ thuê văn phòng, kho bãi, nhà ở, khách sạn, dịch vụ ăn uống, đưa đón người lao động,…)

>>> Xem thêm: Giám định máy móc cũ đồng bộ như thế nào?

Lời kết

Hy vọng qua bài viết chi tiết này, bạn đã có cái nhìn rõ hơn về các doanh nghiệp chế xuất trong những khu công nghiệp, khu chế xuất. Nếu muốn tham khảo thêm thông tin, bạn có thể tìm đọc tại những nguồn văn bản, tài liệu chính thống của Nhà nước hoặc liên hệ trực tiếp với đội ngũ tư vấn của Finlogistics để được hỗ trợ.

Nếu bạn có nhu cầu vận chuyển hàng hóa liên quốc tế – nội địa, thông quan qua Hải Quan hoặc làm các chứng từ, giấy tờ khó có liên quan,… công ty chúng tôi sẵn sàng giúp bạn thực hiện, với tiêu chí: nhanh chóng, an toàn và tối ưu nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Doanh nghiệp chế xuất


Hang-san-xuat-xuat-khau-00.jpg

Bên cạnh việc gia công hàng hóa, thì mô hình hàng sản xuất xuất khẩu sản phẩm đã được nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam áp dụng thành công trong những năm gần đây. Với nhiều ưu điểm vượt trội, cùng lợi nhuận lớn, ngày càng nhiều bên mong muốn thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh này.

Vậy mô hình này căn cứ vào thủ tục pháp lý như thế nào? Các bước làm thủ tục sản xuất ra sao? Hoặc có gì khác nhau giữa hàng gia công và hàng sản xuất để xuất ra nước ngoài? Hãy cùng với Finlogistics theo dõi bài viết ngày hôm nay nhé!

Hàng sản xuất xuất khẩu
Cùng tìm hiểu hàng sản xuất xuất khẩu là gì?


Hàng sản xuất xuất khẩu được hiểu như thế nào?

Định nghĩa

Giải thích đơn giản thì loại hình hàng sản xuất xuất khẩu này là một phương thức kinh doanh – sản xuất hiệu quả. Các doanh nghiệp sẽ thực hiện nhập khẩu nguyên liệu, vật tư từ nhiều nguồn khác nhau về để chế biến và sản xuất ra những sản phẩm dùng để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Đây cũng coi là một hình thức kinh doanh kiểu mua đứt bán đoạn của các doanh nghiệp hiện nay.

Đặc điểm

Mặt hàng sản xuất xuất khẩu có một vài đặc điểm như sau:

  • Dựa theo Khoản 20, Điều 4 của Thông tư số 219/2013/TT-BTC, thì mô hình sản xuất xuất khẩu là đối tượng không phải chịu thuế giá trị gia tăng (VAT)
  • Mặt hàng này được miễn thuế theo Điều 12 của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP
  • Doanh nghiệp được hoàn toàn làm chủ quy trình sản xuất và tự chủ về nguồn nguyên liệu, vật tư
  • Doanh nghiệp có thể bán sản phẩm cho những đối tác và các quốc gia khác nhau

Các thủ tục cần lưu ý khi làm hàng sản xuất xuất khẩu

Thủ tục Hải Quan

Chuẩn bị hồ sơ Hải Quan 

Các doanh nghiệp muốn tiến hành làm hàng sản xuất xuất khẩu thì cần chuẩn bị đầy đủ tờ khai Hải Quan cùng những chứng từ quan trọng khác có liên quan, bao gồm:

  • Hóa đơn thương mại (Commerical Invoice)
  • Chứng từ vận tải (vận đơn đường biển, giấy tờ đường bộ,…)
  • Bộ chứng từ chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa (C/O)
  • Các giấy phép xuất nhập khẩu. 
  • Văn bản thông báo kết quả hoặc được miễn kiểm tra chuyên ngành
  • Các giấy tờ, chứng từ khác liên quan

Địa điểm làm thủ tục Hải Quan

Căn cứ theo Điểm A, Khoản 1, Điều 58 của Thông tư số 38/2015/TT-BTC, Các cá nhân, doanh nghiệp có thể lựa chọn làm các bước thủ tục Hải Quan tại một trong những Chi cục Hải Quan dưới đây sao cho thuận tiện nhất: 

  • Chi cục Hải Quan nơi các cá nhân, doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc cơ sở chi nhánh, cơ sở sản xuất
  • Chi cục Hải Quan tại cửa khẩu hoặc Chi cục Hải Quan tại cảng xuất nhập khẩu hàng hóa, được thành lập trong khu vực nội địa
  • Chi cục Hải Quan quản lý hàng hóa gia công, hàng sản xuất xuất khẩu thuộc Cục Hải Quan, nơi đặt cơ sở sản xuất hoặc nơi có cửa khẩu nhập khẩu.
Hàng sản xuất xuất khẩu
Một số điều cầu lưu ý khi làm hàng hoá sản xuất xuất khẩu

>>> Xem thêm: Các bước làm tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ

Thời hạn nộp thuế 

Điều kiện

Doanh nghiệp nộp thuế cho hàng sản xuất xuất khẩu thì cần phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện dưới đây, để được áp dụng thời hạn nộp thuế là 275 ngày, bắt đầu từ ngày đăng ký tờ khai Hải Quan:

– Doanh nghiệp phải có ít nhất một cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam, có quyền sử dụng hoặc sở hữu hợp pháp đối với: mặt bằng sản xuất, nhà xưởng, hệ thống máy móc thiết bị,… tại cơ sở sản xuất đó.

– Theo Điều 42, Thông tư số 38/2015/TT-BTC, đối với loại hàng hóa nhập khẩu là những nguyên liệu, vật tư dùng để sản xuất hàng xuất khẩu, thì doanh nghiệp cần có hoạt động xuất nhập khẩu, trong thời gian ít nhất là 2 năm liên tiếp (tính đến ngày đăng ký tờ khai Hải Quan được Cơ quan Hải Quan xác nhận): 

  • Không bị Cơ quan chức năng xử lý về hành vi buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa thông qua biên giới
  • Không bị Cơ quan chức năng xử lý về hành vi trốn thuế hoặc gian lận trong thương mại
  • Không nợ tiền thuế phí quá hạn hoặc chậm nộp tiền phạt đối với loại hàng hóa xuất nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai Hải Quan
  • Không bị Cơ quan quản lý của Nhà nước có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực kế toán trong 02 năm liên tiếp

Trách nhiệm

Căn cứ dựa theo mẫu số 04/DKNT-SXXK/TXNK, Phụ lục VI, ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC, thì doanh nghiệp tiến hành nộp thuế cho hàng sản xuất xuất khẩu, phải tự kê khai và chịu trách nhiệm trước Pháp luật về việc kê khai đầy đủ điều kiện, được áp dụng thời hạn nộp thuế là 275 ngày.

Theo Điều 56 của Thông tư số 38/2015/TT-BTC và mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL, Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC, thì các doanh nghiệp có trách nhiệm phải thông báo thông tin của cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu cho Chi cục Hải Quan, nơi doanh nghiệp làm các thủ tục nhập khẩu. 

Hàng sản xuất xuất khẩu
Trách nhiệm nộp thuế đối với doanh nghiệp làm hàng sản xuất xuất khẩu

Sự khác nhau giữa hàng gia công và hàng sản xuất xuất khẩu

Để hiểu rõ hơn về loại hàng sản xuất xuất khẩu, chúng ta hãy làm một vài so sánh sự khác nhau giữa mô hình này với hàng gia công, thông quan bảng dưới đây:

Mục Hàng gia công Hàng sản xuất xuất khẩu
Văn bản Pháp luật Quy định về hàng gia công được ghi cụ thể trong Luật Quản lý Ngoại thương (Nghị định số 69/2018/NĐ-CP) Mặt hàng này không được quy định rõ ràng, cụ thể trong Luật Quản lý Ngoại thương
Hợp đồng Bên nhận gia công sẽ ký kết hợp đồng gia công với bên thuê gia công Bên thực hiện xuất khẩu sẽ ký kết hợp đồng bán sản phẩm với bên mua và có thể mua nguyên liệu, vật tư từ nhiều bên bán khác nhau
Nguyên liệu, vật tư sản xuất Doanh nghiệp nhận nguyên liệu, vật tư hoặc nhận tiền để mua nguyên liệu, vật tư từ bên thuê gia công để thực hiện sản xuất sản phẩm và xuất khẩu hàng hóa cho bên thuê gia công hoặc do chính bên gia công chỉ định

Doanh nghiệp không được tự ý sử dụng nguyên liệu, vật tư của bên thuê gia công khi chưa được sự cho phép 

Doanh nghiệp tự bỏ tiền mua nguyên liệu, vật tư để tiến hành làm hàng sản xuất xuất khẩu cho các bên mua ở nước ngoài, đã ký kết hợp đồng xuất khẩu sản phẩm từ trước

Doanh nghiệp được toàn quyền sử dụng nguyên liệu, vật tư mà mình tự bỏ tiền ra mua và nhập khẩu về để sản xuất

Nguyên liệu, vật tư dư thừa Sau khi kết thúc quy trình gia công, phần nguyên liệu, vật tư dư thừa hoặc phế liệu, phế phẩm,… muốn xử lý cần phải thỏa thuận với bên thuê gia công Doanh nghiệp được toàn quyền xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa
Sản phẩm Bên nhận gia công sẽ nhận được chi phí gia công sản phẩm, do bên thuê gia công chi trả Doanh nghiệp được bán sản phẩm và nhận tiền bán sản phẩm từ bên mua trong hoạt động xuất khẩu sản phẩm
Mã loại hình E21, E23, E52 và E54 E31 và E62

>>> Xem thêm: Hướng dẫn doanh nghiệp lần đầu thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu

Tổng kết

Trên đây là tất cả những thông tin và nội dung cần thiết về các bước thủ tục cho hàng sản xuất xuất khẩu mà các doanh nghiệp đang quan tâm. Nếu quý khách hàng và doanh nghiệp muốn thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm hoặc vận chuyển quốc tế – vận chuyển nội địa, làm thủ tục thông quan Hải Quan, xin giấy tờ khó,… thì Finlogistics chính là địa chỉ tin cậy và uy tín hàng đầu.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Hàng sản xuất xuất khẩu


Thu-tuc-nhap-khau-nuoc-mam-nuoc-tuong-00.jpg

Nước mắm nước tương được xem là gia vị phổ biến, có mặt hàng ngày trên mâm cơm của hàng triệu gia đình Việt. Do đó, thị trường nhập khẩu mặt hàng này cũng sôi động không kém gì những hàng hóa thiết yếu khác.

Việc tìm hiểu thủ tục nhập khẩu nước mắm nước tương hiện đang là mối quan tâm lớn đối với nhiều tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu. Hãy cùng xem các bước thông quan chi tiết mặt hàng này cùng Finlogistics nhé!

Thủ tục nhập khẩu nước mắm nước tương
Tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu nước mắm nước tương chi tiết


Cơ sở pháp lý đối với hàng hóa nước mắm nước tương nhập khẩu

Quy định Nhà nước

Theo Nhà nước quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, hàng hóa sản phẩm nước mắm nước tương nhập khẩu thuộc nhóm ‘tự công bố”.

Do đó, các cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này vào thị trường Việt Nam cần hoàn tất các bước tự công bố sản phẩm và làm đăng ký kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm. Về thủ tục tự công bố sản phẩm nước mắm nước tương, bên nhập khẩu có thể đọc thêm tại đây.

Mã HS code

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung, thì với bất cứ mặt hàng nào, điều đầu tiên mà các cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu cần làm đó là phải xác định mã số HS của mặt hàng. Qua đó sẽ xác định đúng về những chính sách về thuế, các thủ tục nhập khẩu cần thiết,… Theo đó:

  • Mã HS nước mắm: 2103.9012
  • Mã HS nước tương: 2103.1000

Việc xác định chi tiết mã HS code của một mặt hàng nào đó phải căn cứ vào đặc điểm tính chất, thành phần cấu tạo, nguồn gốc xuất xứ,… của hàng hóa nhập khẩu đó. Theo quy định Pháp luật hiện hành, bên nhập khẩu có thể căn cứ áp mã HS vào hàng hóa nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu, dựa trên cơ sở tài liệu kỹ thuật (nếu có) và giám định tại Cục Kiểm định Hải Quan.

Kết quả kiểm tra thực tế của Hải Quan và Cục Kiểm định Hải Quan chính là cơ sở pháp lý để áp mã HS đối với hàng hóa nước mắm nước tương nhập khẩu.

Thủ tục nhập khẩu nước mắm nước tương
Khi nhập khẩu nước mắm nước tương cần chú ý mã HS code để nộp thuế phí chính xác

>>> Xem thêm: Bộ chứng từ xuất nhập khẩu chi tiết mà dân ngành Logistics nên biết

Chuẩn bị thủ tục nhập khẩu nước mắm nước tương

Hồ sơ Hải Quan

Hồ sơ Hải Quan nhập khẩu nước mắm nước tương hông thường bao gồm bản scan nộp online hoặc bản gốc với những giấy tờ như sau:

  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): Bản sao y (một số Cục sẽ yêu cầu nộp bản chính)
  • Vận đơn (Bill of Landing): Bản sao y
  • Giấy giới thiệu: Bản chính
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Original – C/O): Bản chính hoặc bản online (nếu muốn hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt)
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List): Bản sao y
  • Bản Thỏa thuận Phát triển Mối quan hệ đối tác giữa Hải quan – Doanh nghiệp: Bản chính
  • Bản tự công bố hàng hóa
  • Kết quả thông qua kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm

Quy định nhãn mác

Hàng hóa nước mắm nước tương khi thực hiện nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác, theo quy định Pháp luật hiện hành. Theo đó, nhãn dán hàng hóa bắt buộc phải thể hiện được những nội dung sau:

  • Tên của hàng hóa
  • Tên và địa chỉ của cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp chịu trách nhiệm về hàng hóa
  • Nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa
Thủ tục nhập khẩu nước mắm nước tương
Mặt hàng nước mắm nước tương nhập khẩu cần dán nhãn mác đầy đủ

Ngoài ra, khi nhập khẩu mặt hàng nước mắm nước tương, bên nhập khẩu cần bổ sung những nội dung sau trên nhãn mác: 

  • Định lượng sản xuất
  • Ngày sản xuất + hạn sử dụng
  • Thành phần cấu tạo hoặc thành phần định lượng; thành phần dinh dưỡng + giá trị dinh dưỡng (nếu có)
  • Những thông tin cảnh báo
  • Hướng dẫn sử dụng + bảo quản

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu nước mắm nước tương

Các cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp nhập khẩu cần chú ý các bước thủ tục nhập khẩu nước mắm nước tương như sau:

  • Bước 1: Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa
  • Bước 2: Làm tự công bố sản phẩm, trước khi nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam
  • Bước 3: Đăng ký kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm khi hàng hóa đến cảng nhập
  • Bước 4: Chuẩn bị đầy đủ hoàn tất hồ sơ và mở tờ khai Hải Quan
  • Bước 5: Lấy mẫu và nhận kết quả kiểm tra vệ sinh chất lượng, an toàn thực phẩm
  • Bước 6: Nộp chứng nhận, thuế phí, thông quan hàng hóa

Khi tiến hành thủ tục, các bên nhập khẩu cũng cần chú ý nộp đầy đủ và kịp thời những loại thuế như sau:

  • Thuế giá trị gia tăng (VAT) khoảng 10%
  • Thuế nhập khẩu (tùy theo mã HS code)
Thủ tục nhập khẩu nước mắm nước tương
Các bước làm thủ tục nhập khẩu nước mắm nước tương cụ thể

>>> Xem thêm: Incoterm là gì?

Lời kết

Tổng kết lại, trên đây là các bước làm thủ tục nhập khẩu nước mắm nước tương về tới thị trường Việt Nam cho các nhà nhập khẩu quan tâm. Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, quý khách hàng, doanh nghiệp có thể qua thông tin liên hệ bên dưới của Finlogistics để trao đổi và được giải đáp.

Chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, cùng đội ngũ hỗ trợ lớn mạnh, sẽ giúp bạn vận chuyển hàng hóa, thông quan Hải quan, xin giấy tờ khó,… một cách nhanh chóng, hiệu quả và tối ưu nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thủ tục nhập khẩu nước mắm nước tương


Hang-hoa-Viet-Nam-xuat-khau-vao-Bac-Au-00-1.jpg

Vừa qua, Tham tán Bộ Thương mại Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm các nước như: Đan Mạch, Na Uy, Latvia và Iceland đã có vài lời về nền kinh tế và thương mai của các nước Bắc Âu. Theo đó, đây là những nền kinh tế mở, với tỷ trọng xuất nhập khẩu khá cao, cùng với động lực từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và EU (EVFTA) nên hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu có nhiều lợi thế.

Các doanh nghiệp tại Việt Nam có thể khai thác thương mại tự do tại khu vực này. Nhưng có một vài lưu ý cần quan tâm vì đây cũng là một thị trường khá khó tính, đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Bài viết tổng hợp dưới đây của Finlogistics sẽ giúp bạn hiểu hơn về những điểm cần lưu tâm này!

Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu
Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu


Tình hình mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Bắc Âu

Theo thống kê từ Bộ Công Thương, mặc dù nền kinh tế thế giới bị tác động rất lớn, nhưng trong năm 2022, tỷ lệ thương mại hai chiều giữa Việt Nam và những nước Bắc Âu (chưa tính Phần Lan) vẫn tăng trưởng ở mức cao, lên đến 14,2%, đạt 3,26 tỷ USD. Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu vẫn đạt mức tỷ lệ rất cao.

Trong đó, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu đạt mốc 2,23 tỷ USD, tăng tới 16,1% và nhập khẩu đạt 1,03 tỷ USD, mức tăng là 10,1%. Việt Nam cũng đã xuất siêu 1,2 tỷ USD và hàng hóa, sản phẩm “made in Vietnam” ngày càng hiện diện nhiều hơn tại thị trường ở khu vực Bắc Âu.

Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) đã và đang giúp mở rộng hơn nữa những cơ hội kinh doanh, trao đổi hàng hóa giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Bắc Âu. Thông qua việc cải thiện khả năng tiếp cận thị trường, cũng như giải quyết những rào cản về thương mại mà những doanh nghiệp hai bên có thể gặp phải.

>>> Xem thêm: Lưu ý khi xuất hàng đi Úc

Những quy tắc và thực tiễn minh bạch cũng sẽ mang đến sự ổn định và cải thiện khả năng dự báo cho các doanh nghiệp. Điều này cho phép các đơn vị kinh doanh yên tâm hơn khi triển khai những kế hoạch dài hạn. Tuy nhiên, người tiêu dùng tại những quốc gia Bắc Âu này đặc biệt quan tâm đến những vấn đề bảo vệ môi trường và an toàn của người tiêu dùng.

Vì vậy, trong tương lai tới sẽ rất khá nhiều quy định mới được ban hành. Tất cả đều sẽ hướng đến hai mối quan tâm này, nên các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần lưu ý để có sự chuẩn bị và xuất khẩu hàng hóa thành công.

Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu
Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu

Những lưu ý khi hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu

Những nước khu vực Bắc Âu đều có nhu cầu lớn đối với hàng hóa sản phẩm tới từ Việt Nam. Tuy nhiên, để hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu thành công, các doanh nghiệp nội địa cần đáp ứng những yêu cầu, quy định khắt khe cũng như tuân thủ đúng theo hợp đồng.

Đại diện Cơ quan thương mại nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tại khu vực Bắc Âu đã đưa ra những chia sẻ, kinh nghiệm thực tế với những doanh nghiệp muốn thâm nhập và khai thác thị trường này.

Bảo đảm chất lượng, uy tín và tuân thủ đúng theo hợp đồng

Trên thực tế, những mặt hàng nông sản tại Việt Nam thuộc hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu như rau củ quả, hàng đông lạnh và hàng tươi sống muốn tiếp cận được với thị trường Thụy Điển nói riêng và Bắc Âu nói chung cần:

  • Thứ nhất: phải hội tụ đủ các điều kiện mà Chính quyền sở tại Thụy Điển và Bắc Âu đặt ra.
  • Thứ hai: hàng hóa, sản phẩm Việt Nam muốn tiếp thị và có mặt nhanh nhất vào thị trường Bắc Âu thì cần phải bảo đảm chất lượng, uy tín và tuân thủ đúng quy định đã ghi trên hợp đồng.
  • Thứ ba: doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn kết nối với thị trường tiềm năng này, cần phải liên hệ với Thương vụ Việt Nam hoặc Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Thụy Điển (Bắc Âu) để có thể được trợ giúp kết nối khi tiến hành xuất khẩu hàng hóa sang đây. Điều này giúp những doanh nghiệp Việt Nam hiểu thêm về các điều kiện và dễ tiếp cận thị trường Bắc Âu hơn.

Quan trọng nhất vẫn là hàng nông sản, thủy hải sản phải đảm bảo sạch sẽ và chất lượng, không có bị sâu rầy, sử dụng hóa chất vi phạm,… thì mới có thể tiếp thị tới được thị trường này. Nếu không thực hiện theo những điều đó, thì hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu khó để vượt qua được quy trình kiểm soát vệ sinh của Chính quyền tại đây.

Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu
Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu

>>> Xem thêm: 14 lời khuyên khi kinh doanh quốc tế ở Ấn Độ

Đáp ứng đủ tiêu chuẩn sản xuất phù hợp và thời hạn giao hàng

Thông thường, những sản phẩm gia công cơ khí thuộc hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu, chủ yếu là những bộ phận bằng kim loại, ví dụ như: ốc vít, đinh, các đầu nối, vòng đệm, khớp nối dùng trong công nghiệp xe đạp, đồ đạc nội thất,…

Đối với những sản phẩm bộ phận kim loại nói chung thì thường không có yêu cầu pháp lý cụ thể nào, mà đều tùy thuộc vào từng loại mặt hàng riêng. Tuy nhiên, có một vấn đề chính mà những doanh nghiệp bên nước này rất quan tâm khi hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu, đó là tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm.

Khi tiến hành trao đổi với một số doanh nghiệp tại Đan Mạch và những doanh nghiệp tham gia Hội chợ công nghiệp Bắc Âu tại Thụy Điển, thì họ đều sẽ hỏi cùng một câu. Đó là “Tiêu chuẩn quản lý chất lượng của những doanh nghiệp Việt Nam đang áp dụng hiện tại là gì?”.

Thông thường, những doanh nghiệp nội địa sẽ chủ yếu áp dụng tiêu chuẩn chứng nhận ISO cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu của mình. Nhưng một vài doanh nghiệp tại Đan Mạch lại yêu cầu sản xuất theo tiêu chuẩn DIN, thì họ mới làm việc cùng, nếu không thì sẽ không hợp tác.

Ngoài ra, còn có thêm Quy định 85/374/EEC, về trách nhiệm đối với mặt hàng sản phẩm bị lỗi, nêu rõ rằng nhà nhập khẩu từ Châu Âu sẽ phải chịu trách nhiệm về những sản phẩm được đưa vào thị trường Châu Âu. Tuy nhiên, thông thường những nhà nhập khẩu Châu Âu sẽ yêu cầu các đối tác sản xuất, xuất khẩu phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn này, ngay khi còn đang sản xuất ở Việt Nam.

Một số quy định khác cũng dựa theo những quy định chung của EU, ví dụ như: Quy định 94/62/EEC về bao bì sản phẩm hoặc Quy định 2000/29/EC về vật liệu bằng gỗ, dùng để vận chuyển và đóng gói hàng hóa.

Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu
Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu

Ngoài ra, còn một yêu cầu bổ sung khác đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu, đó là về vấn đề môi trường. Hiện tại, ngày càng nhiều doanh nghiệp ở Bắc Âu quan tâm đến những phương pháp sản xuất xanh và tránh các quy trình gây ô nhiễm, nhằm tiết kiệm năng lượng để thu hút lượng lớn người tiêu dùng EU.

Bên cạnh đó, thực tế cho thấy rằng, có một khó khăn khác đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu, đặc biệt là sản phẩm cơ khí, đó chính là vấn đề thời gian. Qua trao đổi với một vài doanh nghiệp ở Thụy Điển, họ cho biết rằng thực ra giá cả cũng chỉ là một trong vấn đề mà họ quan tâm. Còn vấn đề thời gian mới là thứ họ cần hơn, bởi vì yêu cầu khách hàng của họ thường chỉ tầm khoảng một đến hai tuần là phải có sẵn hàng.

>>> Xem thêm: Lợi thế của việc tiếp giáp với Trung Quốc

Thế nhưng, đối với những hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu, khi yêu cầu phải gia công ở Việt Nam và xuất sang bên này, thường mất thời gian cả tháng hoặc hơn. Điều này khiến khách hàng của họ sẽ không thể chấp nhận. Do đó, thông thường đối tác Bắc Âu sẽ đặt hàng sản xuất tới từ Đức hay Thụy Sĩ, để tiết kiệm thời gian hơn và đáp ứng thời hạn giao hàng.

Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu
Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu

Trên đây là những kinh nghiệm và lưu ý cần thiết để hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu được nhanh chóng, hiệu quả và thuận lợi nhất. Hy vọng bài viết hữu ích này sẽ giúp bạn cùng doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về những vấn đề xoay quanh xuất nhập khẩu và thương mại giữa Việt Nam và thị trường Bắc Âu.

Nếu quý khách hàng, doanh nghiệp muốn thông quan, vận chuyển hàng hóa, sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài, tới thị trường châu Âu thì công ty Finlogistics chính là sự lựa chọn tuyệt vời nhất.

Là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực FWD, chúng tôi đã giải quyết rất nhiều đơn hàng khó, làm thủ tục Hải quan và tiến hành vận chuyển nội địa lẫn vận chuyển quốc tế cho nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Hãy liên hệ ngay với đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu