Dich-Vu-Hau-Can-Nguoc-00.jpg

Hầu hết, hiện nay mọi người đều xem Logistics như là một chuỗi hoạt động liên quan đến quá trình quản lý, phân phối và vận chuyển hàng hóa, sản phẩm bằng nhiều phương thức, từ nơi sản xuất cho đến nơi tiêu thụ. Tuy nhiên, có một khái niệm cũng tồn tại song song cùng với hình thức Logistics truyền thống này, đó chính là dịch vụ hậu cần ngược.

Theo đó, các công ty, doanh nghiệp cũng phải đảm bảo vận hành tốt hoạt động Logistics theo hướng ngược trở lại, từ nơi tiêu thụ cuối cùng trở về đến nơi sản xuất. Tất cả nhằm mục đích giữ cho hành trình vòng đời của sản phẩm được diễn ra thông suốt. Vậy hoạt động này cụ thể là như thế nào? Hãy để Finlogistics giải đáp nỗi thắc mắc này giúp cho bạn nhé!!!

Dịch vụ hậu cần ngược
Dịch vụ hậu cần ngược

(29/10/2023)


 

Khái niệm chung về dịch vụ hậu cần ngược

Reverse Logistics là gì?

Dịch vụ hậu cần ngược (dịch từ tiếng anh là Reverse Logistics) còn được gọi với cái tên khác là Logistics ngược hay Logistics thu hồi. Đây được xem là quá trình lên kế hoạch, tiến hành thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả dòng chảy của nguyên vật liệu, bán thành phẩm và những thông tin có liên quan khác, từ các điểm tiêu thụ hàng hóa, đến điểm xuất xứ (nơi sản xuất) với mục đích thu hồi lại giá trị hoặc đưa ra cách xử lý phù hợp.

Nói một cách khác đơn giản hơn, Reverse Logistics là bao hàm của tất cả những hoạt động liên quan đến việc thu hồi, bảo trì, sửa chữa, nâng cấp và tái chế hàng hóa, sản phẩm hay nguyên vật liệu, khi chúng đã có dấu hiệu bị hư hỏng và không thể đáp ứng tốt những yêu cầu của người tiêu dùng.

Lấy một ví dụ về Reverse Logistics thường thấy: những hãng xe ô tô lớn sẽ tiến hành thu hồi hàng loạt các mẫu xe mà họ đã tung ra thị trường, bởi vì các sự cố về kỹ thuật; hoặc các hãng đồ điện tử thu hồi những sản phẩm điện thoại do dính lỗi phần mềm, lỗi về pin;… Tất cả các sản phẩm sẽ được nhà sản xuất thu hồi lại để có thể xử lý, khắc phục những sự cố cũng như sẽ gửi lại cho người tiêu dùng các phiên bản hoàn thiện và chất lượng nhất.

Reverse Logistics quan trọng như thế nào?

Theo một báo cáo của tổ chức WTO vào năm 2017, chi phí dành cho Reverse Logistics chiếm đến khoảng 0,5% đến 1% trong tổng thu nhập quốc nội GDP của nước Mỹ. Bên cạnh đó, có gần 54% người tiêu dùng khá ngại việc mua hàng hóa trên mạng nói chung và những trang website mua sắm trực tuyến nói riêng. Lý do là bởi quá trình đổi trả lại hàng rất khó khăn và phức tạp. Hơn nữa, chi phí để thực hiện việc thu hồi hàng hóa có thể cao hơn từ 2 đến 3 lần, so với việc xuất khẩu hàng hóa sang nước ngoài.

Do đó, Logistics ngược sẽ có thể hỗ trợ đẩy mạnh cho Logistics xuôi (Logistics thông thường). Trong quá trình vận hành chuỗi Logistics xuôi, khi sản phẩm đã được phân phối đến nơi tiêu thụ nhưng lại bị hoàn trả về vì nhiều lý do khác nhau, thì vai trò của dịch vụ hậu cần ngược lại trở nên vô cùng quan trọng. Nó giúp cho những sản phẩm, nguyên vật liệu được sửa chữa và phục hồi nhanh chóng, để được đưa trở về kênh Logistics xuôi một cách kịp thời và hiệu quả.

Một chuỗi Reverse Logistics thành công còn giúp cho các công ty, doanh nghiệp chủ quản giảm thiểu được những chi phí kinh doanh. Bởi lẽ, người ta sẽ tính toán ra được khoảng cách thu hồi hàng hóa, sản phẩm tối thiểu, từ đó có thể cắt giảm tối đa những loại chi phí khi tiến hành thu hồi hàng lỗi. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có thêm một số nguồn thu khác từ: việc tái chế hoặc tái sử dụng bao bì sản phẩm; giữ lại những bộ phận vẫn còn sử dụng được của sản phẩm (đã bị loại bỏ); bán lại những sản phẩm đã qua sử dụng (vẫn còn giá trị sử dụng);…

Dịch vụ hậu cần ngược
Dịch vụ hậu cần ngược

Xem thêm: Quá trình nhập khẩu hàng hóa tiểu ngạch cần chú ý những điều gì?  

Do đó, Reverse Logistics trong thời đại ngày nay đang dần trở thành một trong những tiêu chuẩn quan trọng, song song với chiến lược quản lý chuỗi cung ứng của các công ty, doanh nghiệp. Reverse Logistics còn giúp tạo sự thiện cảm của các khách hàng đối với doanh nghiệp chủ quản. Người tiêu dùng sẽ cảm thấy hài lòng với dịch vụ của công ty, doanh nghiệp khi sản phẩm của họ đã được sửa chữa và bảo dưỡng tốt theo đúng thời hạn.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của những sản phẩm công nghệ, thì nhu cầu tiêu dùng của khách hàng cũng biến đổi theo từng ngày. Kéo theo đó khiến cho vòng đời của các sản phẩm trở nên ngắn hơn so với trước. Các công ty, doanh nghiệp cần liên tục sáng tạo và đưa ra những thay đổi, nâng cấp về công nghệ mới nhằm mục đích thu hút khách hàng tiềm năng và đạt được những mục tiêu kinh doanh quan trọng. Và dịch vụ hậu cần ngược chính là một trong những giải pháp hữu hiệu. 

Chính vì những lí do này đã khiến cho những chuỗi Reverse Logistics diễn ra ngày càng nhiều và đa dạng hơn. Cũng dễ hiểu, vì thời gian phát triển, thử nghiệm sản phẩm ít đi, kéo theo đó là những lỗi phát sinh tiềm ẩn mà khi đưa vào sử dụng thực tế, được cộng đồng người dùng đông đảo trải nghiệm, thì các doanh nghiệp mới bắt đầu nắm bắt được. Khi tình trạng ở trên trở nên xảy ra phổ biến, thì để đảm bảo sự hài lòng cho khách hàng, các công ty, doanh nghiệp cần có những chiến lược Reverse Logistics nhanh chóng, không chỉ là hiện tại mà còn cho cả tương lai.

Phân loại Reverse Logistics

Dựa theo cấu trúc

Nếu dựa vào cấu trúc, thì chuỗi dịch vụ hậu cần ngược sẽ bao gồm hai loại chính là: cấu trúc tập trung (Centralized Structure) và cấu trúc phi tập trung (Decentralized Structure).

Dựa theo thành phần
  • Quản lý đổi trả sản phẩm: quy trình này giúp giải quyết việc đổi trả lại sản phẩm từ tay khách hàng hoặc tránh việc trả lại hàng ngay từ lúc đầu. Hoạt động này phải được thực hiện đơn giản, nhanh chóng và có thể nhìn thấy cũng như được kiểm soát. Khách hàng sẽ có thể đánh giá một công ty, doanh nghiệp dựa trên những chính sách hoàn trả và tái hoàn chi phí sản phẩm.
  • Chính sách và thủ tục hoàn trả (RPP): những chính sách liên quan đến lợi nhuận mà một công ty, doanh nghiệp chia sẻ với khách hàng chính là RPP của công ty đó. Do đó, những chính sách này phải rõ ràng, cụ thể và nhất quán, hơn nữa những nhân viên của doanh nghiệp cũng nên tuân thủ chúng.
  • Tái sản xuất hoặc tân trang sản phẩm: có một loại dịch vụ hậu cần ngược khác bao gồm: tái sản xuất, tân trang và phục hồi sản phẩm. Những hoạt động này sẽ tiến hành sửa chữa, xây dựng hoặc làm lại mới sản phẩm. Các công ty, doanh nghiệp sẽ thu hồi các bộ phận hoặc nguyên vật liệu có thể thay thế hoặc tái sử dụng từ những sản phẩm khác. Điều này còn được gọi là quá trình “ăn thịt” các bộ phận. Công việc tái tạo sản phẩm bao gồm tháo rời, làm sạch và lắp ráp lại.
Dịch vụ hậu cần ngược
Dịch vụ hậu cần ngược
  • Quản lý tái sử dụng bao bì: hình thức hậu cần ngược này sẽ tập trung vào việc tái sử dụng các nguyên vật liệu đóng gói sản phẩm, để giảm thiểu các chất thải và việc thải bỏ những chất liệu có giá trị.
  • Sản phẩm chưa bán được: dịch vụ hậu cần ngược giúp những mặt hàng chưa bán được của các nhà bán lẻ được phép trả lại cho phía nhà sản xuất (hoặc nhà phân phối). Những loại sản phẩm trả lại này, nguyên nhân có thể là do doanh số bán hàng kém, hàng hóa bị tồn kho lỗi thời hoặc bị từ chối giao nhận.
  • Hết thời hạn sử dụng (EOL): khi một sản phẩm được cho là EOL, thì nó sẽ không còn hữu ích hoặc không thể hoạt động. Những sản phẩm này sẽ không còn đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng hoặc sẽ được thay thế bằng những phiên bản mới và tốt hơn. Các nhà sản xuất thường tiến hành tái chế hoặc thải bỏ các sản phẩm đã hết giá trị và tuổi thọ. Vì vậy, những hàng hóa này sẽ tạo ra những thách thức lớn về môi trường trong tương lai cho các doanh nghiệp và quốc gia.
  • Giao hàng không thành công: Khi quá trình giao hàng diễn ra không thành công, người giao hàng sẽ trả lại sản phẩm cho trung tâm phân loại, rồi lại về điểm xuất xứ của chúng. Mặc dù hơi hiếm gặp, nhưng một số trung tâm phân loại vẫn có thể xác định lý do tại sao không giao hàng thành công, sẽ khắc phục sự cố và gửi lại sản phẩm. 
  • Sửa chữa và bảo trì sản phẩm: Trong một số thỏa thuận chung về sản phẩm, khách hàng và công ty bảo trì hoặc sửa chữa sản phẩm sẽ ngồi lại với nhau nếu có những vấn đề phát sinh. Trong một số trường hợp khác, công ty, doanh nghiệp sẽ bán sản phẩm bị hỏng đã được sửa chữa lại cho một người tiêu dùng khác.

Xem thêm: Hướng dẫn quy định và cách sử dụng bảo hiểm hàng hóa mới nhất

So sánh giữa hoạt động Logistics thông thường vs dịch vụ hậu cần ngược

Nhằm để có thể thấy rõ hơn về sự khác biệt giữa Logistics ngược và quá trình Logistics thông thường, chúng ta hãy thử phân tích một vài yếu tố dưới đây:

Tiêu chí

Quá trình Logistics thông thường

Logistics ngược  (Reverse Logistics)

Dự báo về nhu cầu

Khả năng dự báo tương đối đơn giản theo những mô hình truyền thông

Rất khó dự đoán do các trường hợp cần Reverse Logistics có thể xảy ra bất cứ lúc nào nhưng lại với tỷ lệ nhỏ

Hành trình

Thông thường các sản phẩm sẽ được chuyển xuôi từ một địa điểm đến nhiều địa điểm phân phối/tiêu thụ

Các sản phẩm sẽ được tổng hợp từ rất nhiều địa chỉ khác nhau và chuyển trả về địa điểm sản xuất ban đầu

Chất lượng sản phẩm

Các sản phẩm được thiết kế đồng nhất, cùng tiêu chuẩn, bao bì đóng gói giống nhau để đưa ra thị trường

Các sản phẩm thu hồi sẽ có tình trạng sử dụng khác nhau do hoàn cảnh sử dụng khác nhau (của mỗi cá nhân), bao bì sản phẩm thường không còn nguyên trạng, hư hỏng hoặc đã bị thất lạc

Tốc độ

Là ưu tiên hàng đầu

Là yếu tố quan trọng

Chi phí

Được kiểm soát chủ động

Các doanh nghiệp thường khó kiểm soát và thấy được chi phí này

Tuyên bố sở hữu

Quy định về trách nhiệm và sở hữu vật chất rõ rang

Thường phát sinh các mẫu thuẫn về sở hữu và trách nhiệm vật chất

Mức giá

Đồng nhất cho mọi sản phẩm

Giá sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

Các bước trong quy trình thực hiện dịch vụ hậu cần ngược

Quá trình xây dựng Reverse Logistics

Một quá trình dịch vụ hậu cần ngược thành công nên được xây dựng thông qua 8 bước cần thiết như sau:

  • Phân tích nguyên nhân, lý do tại sao hàng hóa, sản phẩm bị trả lại và đưa ra hình dung chi tiết quá trình thu hồi lại sản phẩm
  • Dự kiến chi tiết tổng chi phí để tiến hành thu hồi sản phẩm
  • Tìm hiểu và ghi lại mong đợi của khách hàng về tốc độ quá trình thu hồi sản phẩm
  • Kiểm tra kỹ càng lại những nguyên vật liệu dùng để sản xuất ra những sản phẩm bị thu hồi và đáp ứng đơn đặt hàng của khách hàng dựa theo kế hoạch thu hồi đã lên sẵn
  • Ngăn chặn những vấn đề phát sinh trong những yêu cầu của người tiêu dùng, chức năng sản phẩm cũng như số liệu kinh doanh của doanh nghiệp
  • Đánh giá tất cả những lựa chọn thu hồi sản phẩm, trước khi chọn dịch vụ cung cấp một bên cung ứng thứ ba
  • So sánh tất cả những lựa chọn thu hồi sản phẩm khả thi với nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp và kiểm tra lại những số liệu tham khảo từ những nhà cung ứng khác
Dịch vụ hậu cần ngược
Dịch vụ hậu cần ngược

Quá trình thực hiện Reverse Logistics

Chúng ta có thể tóm gọn quá trình làm dịch vụ hậu cần ngược thông qua 4 bước cơ bản như dưới đây:

Bước 1: Tập hợp 

Đây chính là quá trình triển khai những hoạt động thu hồi các mặt hàng, sản phẩm bị lỗi về nơi tập kết (địa điểm để phục hồi). Điều kiện để thực thi việc thu hồi ở đây khá đa dạng, ví dụ như: thu hồi những sản phẩm bị lỗi không bán được; những sản phẩm bị hỏng hoặc thiếu bao bì;…

Bước 2: Kiểm tra

Tại địa điểm thu hồi, công ty, doanh nghiệp chủ quản sẽ tiến hành phân loại, chọn lọc cũng như kiểm tra lại chất lượng của những sản phẩm đã thu hồi.

Xem thêm: Vận đơn sạch: nội dung và chức năng của Clean B/L trong xuất nhập khẩu

Bước 3: Xử lý sản phẩm

Tại bước này, những sản phẩm bị trả về sau khi đã kiểm tra chất lượng, sẽ tiếp tục được phân nhóm riêng để có các hướng xử lý tiếp theo. Theo đó, các sản phẩm có thể được:

  • Phục hồi trở lại (sửa chữa, làm mới hoặc sản xuất lại từ đầu)
  • Tái sử dụng hoặc bán lại cho bên thứ ba
  • Tiêu hủy hoàn toàn và xử lý rác thải

Bước 4: Phân phối trở lại thị trường

Các sản phẩm bị lỗi sau khi được doanh nghiệp phục hồi sẽ được đưa trở lại thị trường để tiếp tục hành trình sử dụng và được giao đến tay người sử dụng.

Trên đây là tất tần tật những nội dung chi tiết và dễ hiểu nhất về khái niệm dịch vụ hậu cần ngược mà bạn đang tìm kiếm. Nếu còn có bất kỳ câu hỏi, thắc mắc nào về chủ đề thú vị này hoặc có nhu cầu thực hiện vận chuyển hàng hóa đường bộ, đường biển, đường hàng không quốc tế hoặc nội địa, làm thủ tục thông quan Hải Quan, xin giấy tờ,… quý khách hàng hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi, thông qua dòng thông tin bên dưới. Finlogistics luôn sẵn sàng đồng hành cùng với khách hàng trên từng đơn hàng!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Dịch vụ hậu cần ngược

Θ Bài viết gợi ý:


Cac-cang-bien-lon-nhat-Viet-Nam-00.jpg

Việt Nam là một quốc gia sở hữu đường bờ biển dài với hơn 3.200 km, có nhiều vị trí thuận lợi cho việc xây dựng cảng biển, đặc biệt là những cảng nước sâu. Do đó, hoạt động xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa tại những cảng biển lớn nhất Việt Nam, dọc từ Bắc xuống Nam này rất nhộn nhịp và phát triển. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến cho bạn top 10 cảng biển quan trọng hàng đầu hiện nay và là mũi nhọn trong lĩnh vực Logistics. Hãy cùng theo dõi để biết thêm với Finlogistics nhé!!!

Các cảng biển lớn nhất Việt Nam
Các cảng biển lớn nhất Việt Nam

(18/10/2023)


 

Cảng biển lớn nhất Việt Nam: Cảng biển Hải Phòng

Hải Phòng luôn được biết đến như là thành phố cảng biển lớn nhất tại Việt Nam. Cảng Hải Phòng đã được đầu tư với hệ thống trang thiết bị hiện đại, cùng cơ sở hạ tầng an toàn, đầy đủ và phù hợp với phương thức vận tải và thương mại nội địa – quốc tế. Cầu cảng ở đây độ dài là 2.567 m, với diện tích kho lên đến 52.052 m² và hàng năm có thể xếp đỡ khoảng trên dưới 10 triệu tấn hàng hóa.

Theo kế hoạch của Bộ Giao Thông Vận Tải thì cảng Hải Phòng sẽ được tiến hành nâng cấp, hoàn thiện những trang thiết bị và xây dựng thêm 02 bến tại Đình Vũ để tàu tải trọng 20.000 DWT có thể thuận tiện lưu thông qua. Mục đích là đưa lượng hàng hóa thông quan qua cảng lên tới khoảng 25 – 30 triệu tấn/năm.

Các cảng biển lớn nhất Việt Nam
Các cảng biển lớn nhất Việt Nam

Cảng biển lớn nhất Việt Nam: Cảng biển Vũng Tàu

Cảng Vũng Tàu đứng trong danh sách 10 cảng biển lớn nhất ở Việt Nam và cũng là cảng biển lớn hàng đầu ở vùng Đông Nam Bộ. Đây chính là một cụm cảng biển tổng hợp tầm cỡ quốc gia và là đầu mối quốc tế của Việt Nam với thế giới. Cảng Vũng Tàu hiện đang có 04 khu bến, bao gồm: sông Dinh, Cái Mép – Sao Mai Bến Đình, Mỹ Xuân – Phú Mỹ và khu bến Đầm – Côn Đảo và 10 cảng lớn khác, phục vụ cho nhu cầu vận chuyển, trao đổi thương mại và kinh doanh dầu khí tại miền Đông Nam Bộ.
 
Cảng biển lớn nhất Việt Nam
Các cảng biển lớn nhất Việt Nam

Cảng biển lớn nhất Việt Nam: Cảng biển Vân Phong

Cảng Vân Phong đang là dự án cảng tổng hợp quốc gia, là điểm trung chuyển quốc tế loại 1A lớn nhất tại Việt Nam. Cảng nằm trong vịnh Vân Phong, thuộc khu kinh tế Vân Phong của tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Vị trí của cảng Vân Phong nằm gần những tuyến đường quốc tế, với khoảng cách tới Thái Bình Dương ngắn nhất, nếu so với HongKong hay Singapore. Hiện tại, cảng Vân Phong đang có 02 khu bến là: Ninh Thủy và Mỹ Giang – Dốc Lết.
 
Cảng biển lớn nhất Việt Nam
Các cảng biển lớn nhất Việt Nam

Xem thêm: Danh sách những cảng biển quốc tế tại Ấn Độ năm 2023

Cảng biển lớn nhất Việt Nam: Cảng biển Quy Nhơn

Cảng Quy Nhơn thuộc thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực loại 01 của vùng Nam Trung bộ. Cảng nằm sâu bên trong vịnh Quy Nhơn, có bán đảo Phương Mai giúp che chắn, kín gió  và rất thuận lợi cho các tàu neo đậu và xếp dỡ hàng hóa quanh năm.

Tổng diện tích mặt bằng của cảng lên đến 306.568 m², với tổng diện tích kho chứa hàng chiếm 30.723 m² và kho CFS là 1.971 m². Ngoài ra, diện tích bãi của cảng là 201.000 m² với bãi chứa container chiếm tới 48.000 m². Do đó, cảng có khả năng tiếp nhận những tàu có trọng tải khoảng từ 30.000 DWT (deadweight tonnage) đến 50.000 DWT.

Trong tương lai, dự kiến cảng Quy Nhơn sẽ được đầu tư khoảng 180 tỷ đồng để nâng cấp luồng chạy tàu biển, để có khả năng đón những tàu từ 05 vạn tấn ra vào cảng an toàn và thuận tiện. Đồng thời, cảng Quy Nhơn được xác định sẽ trở thành một trong những cảng quốc tế tại vùng Nam Trung Bộ, sau khi thuộc quyền quản lý của Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam. Điều này giúp đẩy mạnh cơ hội phát triển của ngành vận tải Hàng Hải Việt Nam trong thời gian tới.

Cảng biển lớn nhất Việt Nam
Các cảng biển lớn nhất Việt Nam

Cảng biển lớn nhất Việt Nam: Cảng biển Quảng Ninh

Cảng Quảng Ninh là một cảng biển nước sâu, nằm trong hệ thống cảng biển của Việt Nam, thuộc địa bàn quản lý của Thành phố Hạ Long. Đây còn là cảng tổng hợp quốc gia và đầu mối khu vực loại 01, nằm trong vùng trung tâm kinh tế – chính trị của Quảng Ninh. Đây là một trong ba điểm của vùng tam giác kinh tế trọng điểm phía bắc (bao gồm: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh).

Cảng Quảng Ninh có tổng diện tích mặt bằng chiếm tới 154.700 m², với tổng kho đạt diện tích 5400 m² và có bãi chứa container lên đến 49000 m². Với điều kiện tự nhiên và khí hậu rất thuận lợi, đi kèm cơ sở vật chất có sẵn, thì cảng Quảng Ninh đang không ngừng phát triển và cải tiến hệ thống kỹ thuật công nghệ. Đồng thời, cảng còn đảm bảo an ninh sát sao, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ trong tương lai.

Cảng biển lớn nhất Việt Nam
Các cảng biển lớn nhất Việt Nam

Cảng biển lớn nhất Việt Nam: Cảng biển Sài Gòn

Cảng Sài Gòn được xem là cảng chính của vùng kinh tế phía Nam Việt Nam, đóng vai trò chủ chốt trong quá trình kết nối vận tải Hàng Hải của khu vực Đông Nam Bộ với vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cảng Sài Gòn bao gồm những khu cảng tổng hợp và cảng container: Cảng Cát Lái nằm trên sông Đồng Nai, Cảng Hiệp Phước nằm trên sông Soài Rạp,…

Sắp tới, cảng Sài Gòn có kế hoạch xây dựng thêm hai khu bến Gò Công và bến Cần Giuộc trên sông Soài Rạp, thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang và Long An, với mục tiêu là hình thành bến cảng vệ tinh cho những khu bến chính bên trong cảng Sài Gòn. Năm 2015, cảng Sài Gòn đã được vinh dự đứng trong top 25 cảng biển container hàng đầu trên thế giới.

Cảng biển lớn nhất Việt Nam
Các cảng biển lớn nhất Việt Nam

Xem thêm: 10 bước nhập khẩu hàng hóa qua đường biển chi tiết và dễ nhớ

Cảng biển lớn nhất Việt Nam: Cảng biển Cửa Lò

Cảng nước sâu Cửa Lò chính là một bộ phận thuộc cụm cảng biển tại Nghệ An. Cảng này nằm ở xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc. Theo Quyết định phê duyệt hệ thống cảng biển ban hành năm 2023, thì cảng Cửa Lò sẽ được xây dựng trở thành cảng biển quốc tế, nhằm để đáp nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm của Nghệ An và các tỉnh lân cận khu vực Bắc Trung Bộ.

Dự án này cũng sẽ thu hút một phần hàng hóa, sản phẩm của Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan, qua để thông thương. Chiều dài của bến cảng là 3.020 m, với khả năng tiếp nhận những tàu có trọng tải lên đến 30.000 – 50.000 DWT.

Cảng biển lớn nhất Việt Nam
Các cảng biển lớn nhất Việt Nam

Cảng biển lớn nhất Việt Nam: Cảng biển Đà Nẵng

Với lịch sử hơn 115 năm xây dựng và phát triển, thì cảng Đà Nẵng cho đến nay đã, đang và sẽ chứng tỏ được sự quan trọng của mình, trong việc củng cố và phát triển kinh tế thương mại của thành phố và khu vực miền Trung. Nằm bên trong vịnh Đà Nẵng, nên cảng này có hệ thống giao thông rất thuận lợi, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi dịch vụ Logistics của khu vực Trung bộ Việt Nam.

Với mục tiêu sắp tới trở thành cảng biển hiện đại bậc nhất tại miền Trung, cảng Đà Nẵng hiện đang lên kế hoạch và triển khai dự án đầu tư mở rộng cảng Tiên Sa vào giai đoạn 02, cho đến năm 2018. Ngoài ra, cảng còn nâng tải trọng các tàu tiếp nhận lên mức 50.000 DWT, tàu container là 3000 TEU. Đồng thời, việc thiết lập khu kho bãi trung chuyển hàng hóa, với diện tích 30 – 50 ha trong giai đoạn 2015 – 2020 sẽ là cú hích phát triển lớn cho cảng.

Cảng biển lớn nhất Việt Nam
Các cảng biển lớn nhất Việt Nam

Cảng biển lớn nhất Việt Nam: Cảng biển Chân Mây

Cảng Chân Mây chính là cảng biển tổng hợp hàng hóa đầu mối của nước ta tại vị trí giữa hai thành phố Huế và Đà Nẵng. Bên cạnh khả năng đón nhận những tàu container hàng hóa với lượng tải trọng xấp xỉ 50.000 DWT, thì cảng Chân Mây còn được Hiệp hội Du thuyền châu Á chọn lựa để xây dựng điểm dừng chân cho những du thuyền ở khu vực Đông Nam Á. Hơn nữa, cảng Chân Mây còn có khả năng đón tàu du lịch quốc tế.
 
Cảng Chân Mây hiện đang có bến số 01 và 02, còn dự án bến số 03 cũng đã được hoàn thành vào năm 2018. Theo quy hoạch, đến năm 2023, thì cảng này sẽ có khoảng 08 bến hàng tổng hợp, với tổng chiều dài lên đến 2.280 m.
 
Cảng biển lớn nhất Việt Nam
Các cảng biển lớn nhất Việt Nam

Xem thêm: Quy trình nhập khẩu bằng đường biển tổng quát hàng FCL

Cảng biển lớn nhất Việt Nam: Cảng biển Dung Quất

Thuộc quản lý của tỉnh Quảng Ngãi, cảng Dung Quất nằm trong danh sách cảng biển tổng hợp quốc gia của nước ta. Hàng năm, số lượng hàng hóa được bốc dỡ thông qua cảng đạt khoảng gần 01 triệu tấn, số lượng cập cảng trung bình là 150 tàu/ năm. Cảng Dung Quất gồm có 02 khu bến cảng, với tổng diện tích kho chứa hàng đạt 3.600 m² và bãi cảng là 50.000 m².

Bến số 01 là khu cảng chính ở vịnh Dung Quất, với năng lực đón những tàu có tải trọng lớn lên đến 70.000 DWT, với chức năng phục vụ bốc dỡ và vận chuyển toàn bộ hàng hóa, trang thiết bị để xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất hiện đại hàng đầu Đông Nam Á.

Trong khi đó, bến số 02 ở cửa biển Sa Kỳ chỉ có năng lực đón tàu khoảng 3.000 DWT, chủ yếu dành cho nhu cầu vận tải Hàng Hải của địa phương. Theo quy hoạch của Nhà Nước, thì 01 khu bến cảng nằm trong vịnh Mỹ Hàn có thể sẽ trở thành một phần của cảng Dung Quất trong tương lại.

Cảng biển lớn nhất Việt Nam
Các cảng biển lớn nhất Việt Nam

Các cảng biển lớn này không chỉ đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại, vận chuyển hàng hóa,… mà còn góp phần vào việc phát triển nền kinh tế mở của Việt Nam, cũng như thúc đẩy ngành công nghiệp du lịch tiến xa hơn.

Trên đây là tổng hợp top 10 cảng biển lớn nhất Việt Nam hiện nay, hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn. Finlogistics đã hợp tác thành công với nhiều cảng biển lớn như cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn, cảng Quảng Ninh,… Chúng tôi có đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ khách hàng giải quyết tổng thể về Logistics!!!


Manifest-la-gi-00.jpg

Manifest là một trong những nghiệp vụ quan trọng và cần thiết trong xuất nhập khẩu nói chung và làm thủ tục Hải Quan nói riêng. Hình thức thủ tục này được sử dụng nhiều hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu qua đường biển. Vậy chi tiết Manifest là gì trong Logistics? Cách kê khai Manifest như thế nào là chuẩn xác nhất? Cùng theo dõi để tìm hiểu qua bài viết này với Finlogistics nhé!!!

Manifest là gì?
Manifest là gì?

(12/10/2023)


 

Khái niệm Manifest là gì?

Định nghĩa

Để hiểu được định nghĩa Manifest là gì, thì chúng ta phải bắt đầu với hệ thống tiếp nhận bảng kê khai hàng hoá cùng những chứng từ, giấy tờ liên quan đến lô hàng, dùng để thông quan Hải Quan đối với các tàu xuất nhập cảnh. Khi lô hàng cập bến tại cảng, hãng tàu sẽ nhận được thông báo hàng hóa đến (Arrival Notice). Việc khai báo Hải Quan sẽ đại lý ở cảng thực hiện, qua đó những thông tin về lô hàng cần phải khai báo sẽ bao gồm: số vận đơn, số lượng – khối lượng hàng, chi tiết đặc điểm về lô hàng, ngày tàu khởi hành, ngày phát hành vận đơn,…

Những thông tin dùng trong việc khai báo Hải Quan phải chắc chắn trùng khớp với lô hàng đã được cung cấp do ngư xuất khẩu. Việc hãng tàu và đơn vị giao nhận hàng (Forwarder) kê khai thông tin lô hàng với Cơ quan Hải Quan sẽ được gọi là kê khai Manifest. Cụ thể hơn, đơn vị Forwarder sẽ khai báo Manifest cho House Bill of Lading. Trong khi đó, hãng tàu sẽ khai báo Manifest cho Master Bill of Lading.

Khi bên nhận hàng đến để nhận lại hàng hóa, thì Cơ quan Hải Quan sẽ tiến hành đối chiếu những thông tin về lô hàng trên lệnh giao hàng DO (Delivery Order) với thông tin mà hãng tàu đã kê khai trên Manifest. Lô hàng sẽ được giao sau khi thông tin đối chiếu trùng khớp với nhau và ngược lại. Do đó, nếu bên nhận hàng muốn đẩy nhanh  quá trình giao nhận sớm thì việc kê khai Manifest phải được tiến hành hết sức tỉ mỉ và cẩn thận.

Việc khai Manifest đã trở thành một trong những nghiệp vụ không thể thiếu, khi thực hiện vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Công tác này cũng đóng vai trò cần thiết để phía Hải Quan thông quan thành công cho lô hàng. Tờ khai Manifest rất quan trọng, vì sau khi nhận Arrival Notice, bên nhận hàng sẽ cầm lệnh giao hàng DO đến Hải Quan để lấy hàng. Nếu thông tin trên lệnh DO giống với những thông tin đã khai ở trên Manifest thì Cơ quan Hải Quan mới tiến hành giao hàng cho bên nhận hàng.

Manifest được kê khai ở đâu và khi nào?

Thông thường, các hãng tàu phải kê khai Manifest trước ngày cập cảng khoảng 01 cho đến 02 ngày. Nhưng hiện nay, Hải Quan của nhiều quốc gia đã bắt buộc kê khai Manifest ngay khi tàu đã chạy được khoảng 12 tiếng, để tránh tình trạng buôn lậu hàng hóa. Việc thời gian kê khai được rút ngắn xuống là do hiện tại các nước đều đang áp dụng hệ thống khai E-Manifest, tức là hệ thống khai Manifest điện tử hay khai Manifest trực tuyến. Điều này mang đến khá nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp và hãng tàu.

Xem thêm: Phiếu Packing List có giá trị gì trong hoạt động xuất nhập khẩu?

Manifest là gì?
Manifest là gì?

Hướng dẫn kê khai E-manifest chi tiết, đầy đủ

Nhằm hạn chế việc chỉnh sửa Manifest gây tốn kém chi phí và thời gian, thì việc kê khai Manifest cần phải được tiến hành hết sức tỉ mỉ và cận thận. Tại Việt Nam, hệ thống kê khai Manifest online hay còn gọi là manifest điện tử (E-Manifest) đã được chính thức áp dụng thành công. Để tiến hành kê khai E-Manifest, các tổ chức, doanh nghiệp có thể truy cập vào đường link website của Cổng thông tin một cửa quốc gia tại đây.

Sau khi đã tiến hành đăng nhập thành công, người kê khai cần tải mẫu Excel khai Manifest về và điền tất cả những thông tin một cách chính xác và đầy đủ nhất. Nhớ chú ý rằng, không được thay đổi những trường tên của các sheet trong file Excel này và không được phép xoá bất kỳ file nào hay có bất cứ hành động nào khiến những ô có sẵn bị thay đổi. Những mục cụ thể trong file E-Manifest bao gồm như sau:

  • Declaration List: mục chứa những dữ liệu tiêu chuẩn của hệ thống nên tuyệt đối không được động chạm, xoá bỏ hay chỉnh sửa bất kỳ nội dung nào ở mục này
  • House Bill of Lading: nơi dùng để những đơn vị giao nhận (Forwarder) khai báo vận đơn và gom hàng
  • Goods Declaration: mục dùng để khai báo tờ khai hàng hoá
  • General Declaration: mục dùng để khai báo bản kê khai chung
  • Passenger List: mục dùng để khai báo danh sách thông tin khách hàng
  • Empty Container: mục dùng để khai báo bảng kê danh sách những thùng container rỗng
  • Crew List: mục dùng để khai báo danh sách thuyền viên trên 
  • Dangerous Goods Manifest: mục dùng để khai báo những mặt hàng bên trong danh mục hàng hoá nguy hiểm
Manifest la gi 03 Finlogistics https://finlogistics.vn
Manifest là gì?

Quy trình chỉnh sửa nội dung Manifest là gì?

Nếu để xảy ra những sai sót trong khi kê khai Manifest, thì cách chỉnh sửa Manifest là gì? Dưới đây là quy trình các bước sửa sai chi tiết:

Bước 1: Chỉnh sửa bản kê khai E-Manifest trên Cổng thông tin điện tử: https://vnsw.gov.vn/. Sau khi đã chỉnh sửa bản kê khai theo những thông tin mới nhất, người khai cần tích chọn vào mã hồ sơ của lô hàng này. Sau khi đã hoàn thành thì nhấn vào “‘yêu cầu chỉnh sửa”, rồi chuyển hồ sơ đi.

Bước 2: Người kê khai E-Manifest cần chuẩn bị đầy đủ những hồ sơ sau khi đến Cơ quan Hải Quan để yêu cầu phía Hải Quan chấp nhận bản khai đã chỉnh sửa.

  • Công văn xin phép chỉnh sửa.
  • Thư điện tử của bên đại lý hoặc bên vận chuyển yêu cầu chỉnh sửa Manifest
  • Master Bill of Lading (MBL) (hoặc House Bill of Lading – HBL) của lô hàng đó

Sau khi phía Hải Quan đã chấp nhận bản chỉnh sửa, thì coi như đã hoàn thành công việc điều chỉnh Manifest. Bởi vì thủ tục chỉnh sửa Manifest sẽ mất khá nhiều thời gian và công sức, nên tốt nhất người kê khai nên chú ý khai thông tin cẩn thận. Hãy hạn chế những trường hợp phải chỉnh sửa do kê khai nhầm, để tiết kiệm những chi phí chỉnh sửa.

Xem thêm: Làm tờ kê khai xuất nhập khẩu tại chỗ gồm những bước nào?

Hy vọng những kiến thức ở trên về định nghĩa Manifest là gì và những hướng dẫn để kê khai E-Manifest sẽ hỗ trợ bạn nhiều hơn khi làm các bước thủ tục xuất nhập khẩu. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Manifest hoặc những chứng từ, giấy tờ liên quan thì bạn hãy liên hệ cho chúng tôi – công ty chuyên Forwarder hàng đầu tại Việt Nam Finlogistics. Mọi yêu cầu của khách hàng sẽ được chúng tôi giải quyết một cách nhanh chóng, an toàn và tối ưu chi phí!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Manifest là gì?

Θ Bài viết gợi ý: 


Kiem-tra-sau-thong-quan-00.jpg

Hình thức kiểm tra sau thông quan là một trong những hoạt động kiểm tra bình thường của Cơ quan Hải Quan. Những mục cần kiểm tra bao gồm: hồ sơ Hải Quan, sổ sách kế toán, chứng từ kế toán và những chứng từ, tài liệu hoặc dữ liệu quan trọng khác, có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện trong trường hợp cần thiết và sau khi hàng hóa đã được thông quan Hải Quan. Vậy chi tiết các bước kiểm tra sau khi thông quan như thế nào? Hãy cùng Finlogistics tìm hiểu sâu hơn trong bài viết này nhé!!!

Kiểm tra sau thông quan
Kiểm tra sau khi thông quan

(05/10/2023)


 

Việc kiểm tra sau thông quan được hiểu như thế nào?

Căn cứ dựa theo Điều 77, Bộ Luật Hải Quan công bố năm 2014, cơ quan Hải Quan sẽ tiến hành các bước kiểm tra sau thông quan trong những trường hợp cần thiết hoặc sau khi hàng hóa đã được thông quan thành công. Những giấy tờ, chứng từ cần kiểm tra sẽ liên quan đến thủ tục xuất – nhập khẩu hoặc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm, ví dụ như: chứng từ, sổ sách kế toán; hồ sơ Hải Quan,…

Việc kiểm tra sau thông quan sẽ giúp đánh giá tính chính xác và trung thực của những nội dung ghi trong các chứng từ, hồ sơ mà người kê khai Hải Quan đã khai, nộp và xuất trình với Cơ quan Hải Quan. Ngoài ra, đây cũng là cách để đánh giá việc tuân thủ Pháp luật Hải Quan và những quy định khác của Nhà nước, liên quan đến việc quản lý quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa của bên kê khai Hải Quan.

Để thực hiện quá trình kiểm tra sau thông quan, địa điểm tổ chức thường là trụ sở Cơ quan Hải Quan hoặc trụ sở của bên kê khai Hải Quan. Trong đó, trụ sở của người kê khai sẽ bao gồm cả trụ sở chính, chi nhánh, nơi sản xuất, nơi lưu giữ hàng hóa, cửa hàng,… Ngoài ra, thời hạn cho phép kiểm tra sau thông quan là 05 năm, bắt đầu tính từ ngày bên kê khai đăng ký tờ khai Hải Quan.

Những trường hợp cần kiểm tra sau thông quan

Trường hợp cần kiểm tra sau khi thông quan

Căn cứ theo Điều 78, Bộ Luật Hải Quan năm 2014, những trường hợp cần phải được kiểm tra sau thông quan sẽ nằm trong 03 trường hợp như sau: 

  1. Đơn vị kê khai có dấu hiệu vi phạm Pháp luật Hải Quan và các quy định khác của Nhà nước, liên quan đến việc quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa
  2. Những trường hợp không thuộc quy định ghi tại khoản 1. Việc kiểm tra sau thông quan sẽ được thực hiện trên cơ sở áp dụng đối với hình thức quản lý rủi ro
  3. Kiểm tra thông thường việc tuân thủ Pháp luật của bên kê khai Hải Quan

Xem thêm: Thủ tục Hải Quan hàng hóa chi tiết từ kho quan ngoại vào nội địa

Kiểm tra sau thông quan
Kiểm tra sau khi thông quan

Địa điểm để kiểm tra sau khi thông quan

Việc tiến hành thực hiện kiểm tra sau thông quan ở hai địa điểm khác nhau bao gồm trụ sở của Cơ quan Hải Quan và trụ sở của bên kê khai Hải Quan là khác nhau. Cụ thể:

Tại trụ sở Cơ quan Hải Quan

Căn cứ theo Điều 79, Bộ Luật Hải Quan năm 2014, việc kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của Cơ quan Hải Quan sẽ được quy định như sau:

  • Cục trưởng Cục Hải Quan và Chi cục trưởng Chi cục Hải Quan sẽ ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan. Bên kê khai Hải Quan được yêu cầu cung cấp: Hóa đơn thương mại, các chứng từ vận tải, hợp đồng mua bán hàng hóa, chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng từ thanh toán, hồ sơ tài liệu kỹ thuật liên quan đến hàng hóa,… và phải giải trình những thông tin, nội dung liên quan. Thời gian tiến hành kiểm tra sẽ được xác định trong tờ quyết định kiểm tra, nhưng quy định tối đa là 05 ngày làm việc
  • Quyết định kiểm tra sau thông quan phải được gửi cho bên kê khai Hải Quan trong thời hạn là 03 ngày làm việc, kể từ ngày ký kiểm tra và chậm nhất là 05 ngày làm việc, trước ngày tiến hành các bước kiểm tra. Bên kê khai Hải Quan sẽ có trách nhiệm giải trình và cung cấp những hồ sơ, chứng từ liên quan theo yêu cầu của Cơ quan Hải Quan

Trong thời gian tiến hành kiểm tra, bên kê khai Hải Quan có quyền giải trình và bổ sung các thông tin, tài liệu liên quan đến chứng từ, hồ sơ Hải Quan. Việc xử lý kết quả kiểm tra cũng được quy định rõ ràng như sau:

  • Trường hợp nếu những thông tin, nội dung của chứng từ, tài liệu được cung cấp và nội dung đã giải trình chứng minh nội dung kê khai Hải Quan là chính xác thì hồ sơ Hải Quan sẽ được chấp thuận
  • Trường hợp nếu không chứng minh được nội dung kê khai Hải Quan là chính xác hoặc bên kê khai Hải Quan không cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu,… đầy đủ và không giải trình theo như yêu cầu kiểm tra, thì Cơ quan Hải Quan sẽ đưa ra quyết định xử lý theo quy định của Pháp luật về thuế phí và vi phạm hành chính

Trong thời hạn là 05 ngày làm việc, bắt đầu từ ngày kết thúc kiểm tra, người đưa ra quyết định kiểm tra phải ký vào thông báo kết quả kiểm tra và gửi cho bên kê khai Hải Quan.

Tại trụ sở bên kê khai Hải Quan

Căn cứ theo Điều 80, Bộ Luật Hải Quan năm 2014, quy định về việc kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của bên kê khai Hải Quan như sau:

Thẩm quyền quyết định tiến trình kiểm tra sau thông quan sẽ thuộc về:

  • Tổng cục trưởng Tổng cục Hải Quan hoặc Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan sẽ đưa ra quyết định kiểm tra sau thông quan trong phạm vi toàn quốc gia
  • Cục trưởng Cục Hải Quan sẽ đưa ra quyết định kiểm tra sau thông quan trong địa bàn quản lý của mình

Trường hợp nếu việc kiểm tra doanh nghiệp không thuộc phạm vi địa bàn quản lý đã được phân công, thì Cục Hải Quan sẽ báo cáo cho Tổng cục Hải Quan để xem xét phân công các đơn vị về thực hiện kiểm tra. Việc kiểm tra và đánh giá sẽ tuân thủ theo Pháp luật, bên kê khai Hải Quan thực hiện theo kế hoạch kiểm tra sau thông quan hàng năm do chính Tổng cục trưởng Tổng cục Hải Quan ban hành trước đó.

Xem thêm: Làm tờ khai Hải Quan trên giấy cần chú ý những điều gì?

Kiểm tra sau thông quan
Kiểm tra sau khi thông quan

Thời hạn cần kiểm tra sau thông quan

Thời hạn để kiểm tra sau thông quan sẽ được xác định rõ trong tờ quyết định kiểm tra, nhưng vẫn tối đa trong 10 ngày làm việc. Trong đó, thời gian sẽ được tính từ ngày bắt đầu tiến hành các bước kiểm tra. Nếu trường hợp phạm vi kiểm tra lớn hơn, nội dung lại phức tạp thì người ký quyết định kiểm tra có thể gia hạn thêm một lần nữa, nhưng không thêm quá 10 ngày làm việc.

Quyết định kiểm tra sau thông quan phải được gửi cho bên kê khai Hải Quan trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày ký và chậm nhất khoảng 05 ngày làm việc, trước ngày tiến hành các bước kiểm tra. Trừ những trường hợp được quy định tại Khoản 1, Điều 78 của Bộ Luật này. Theo đó, trình tự làm thủ tục kiểm tra sau thông quan như sau: 

  • Công bố quyết định kiểm tra sau thông quan hàng hóa ngay khi bắt đầu tiến hành kiểm tra
  • Đối chiếu những thông tin, nội dung đã khai báo với sổ sách kế toán, chứng từ kế toán, các báo cáo tài chính, những tài liệu, giấy tờ có liên quan, tình trạng thực tế của hàng hóa, sản phẩm xuất nhập khẩu trong phạm vi, nội dung chính của quyết định kiểm tra sau khi thông quan
  • Tiến hành lập biên bản kiểm tra sau thông quan, trong thời hạn là 05 ngày làm việc, tính từ ngày kết thúc công việc kiểm tra
  • Trong thời hạn là 15 ngày, tính từ ngày kết thúc công việc kiểm tra, người quyết định kiểm tra sẽ phải ký kết luận kiểm tra và gửi cho bên kê khai Hải Quan. Lưu ý, trường hợp kết luận kiểm tra cần có ý kiến chuyên môn của Cơ quan có thẩm quyền, thì thời hạn ký kết luận kiểm tra sẽ được tính bắt đầu từ ngày có ý kiến. Ngoài ra, Cơ quan chuyên môn có thẩm quyền được quyền ý kiến trong vòng 30 ngày, bắt đầu từ ngày nhận được yêu cầu kiểm định của Cơ quan Hải Quan
  • Thực hiện xử lý công việc kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chuyển cấp cho Cơ quan có thẩm quyền xử lý theo kết quả kiểm tra có được

Nếu trong trường hợp bên kê khai Hải Quan không chấp hành theo quyết định kiểm tra hoặc không giải trình, cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu theo đúng thời hạn, thì Cơ quan Hải Quan sẽ căn cứ theo hồ sơ, tài liệu đã thu thập và xác minh để quyết định xử lý theo quy định của Pháp luật. Bên kê khai Hải Quan sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc phải thực hiện thanh tra chuyên ngành theo đúng quy định của Nhà nước.

Quy trình kiểm tra sau thông quan gồm những bước quan trọng nào?

Quy trình kiểm tra sau thông quan cụ thể được quy định theo trình tự. Các thủ tục, hồ sơ và nội dung tiến hành đánh giá, bắt đầu từ các bước: thu thập, sàng lọc thông tin; xác định rõ đối tượng cần kiểm tra; thực hiện việc kiểm tra; xử lý các kết quả nhận được và giải quyết những công việc có liên quan đến kết quả kiểm tra của Cơ quan Hải Quan. Ngoài ra, quy định của ghi rõ công chức hoặc nhóm công chức Hải Quan sẽ nhận nhiệm vụ thực hiện kiểm tra sau thông quan này.

Xem thêm: Chi tiết 07 bước làm thủ tục Hải Quan chính xác nhất

Kiểm tra sau thông quan
Quy trình kiểm tra sau khi thông quan

Quy trình kiểm tra sau khi thông quan hàng hóa bao gồm 08 bước đầy đủ như sau:

  • Bước 1: Thu thập, sàng lọc, phân tích và nhận định thông tin
  • Bước 2: Đề xuất tiến hành kiểm tra theo các dấu hiệu và rủi ro
  • Bước 3: Người có thẩm quyền sẽ đưa ra quyết định kiểm tra
  • Bước 4: Thực hiện công việc kiểm tra theo trình tự quy định
  • Bước 5: Xem xét và báo cáo lại kết quả kiểm tra
  • Bước 6: Kết luận các bước kiểm tra
  • Bước 7: Đưa ra quyết định xử lý kết quả kiểm tra
  • Bước 8: Tiến hành cập nhật, lưu trữ và phản hồi trên hệ thống

Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết về các bước cụ thể làm kiểm tra hàng hóa sau khi thông quan, bạn có thể tham khảo Quyết định số 1410/QĐ-TCHQ công bố ngày 14/05/2015, về việc ban hành quy trình kiểm tra sau thông quan. Còn nếu có thắc mắc, câu hỏi hay nhu cầu làm thủ tục thông quan hàng hóa qua Hải Quan, làm chứng từ, giấy tờ khó, xin CO,… quý khách hàng, doanh nghiệp có thể liên hệ cho công ty Finlogistics để được trải nghiệm dịch vụ xuất nhập khẩu chất lượng và uy tín hàng đầu!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Contact Finlogistics

Θ Bài viết gợi ý:


Hang-FCL-la-gi-00.jpg

FCL là gì trong hoạt động xuất nhập khẩu? Đây là một thuật ngữ được áp dụng phổ biến hiện nay trong phương thức vận chuyển hàng hóa bằng thùng container. Bên mua và bên bán khi sử dụng loại hình vận chuyển hàng hóa này thì nên hiểu rõ để có thể tối ưu chi phí và bảo đảm an toàn cho hàng hóa. Đây là thuật ngữ khá quan trọng, do đó hãy theo dõi bài viết này của Finlogistics để hiểu hơn nhé!!!

Hàng FCL là gì?
Hàng FCL là gì?

(28/09/2023)


 

FCL là gì trong xuất nhập khẩu hàng hóa?

Hiểu đơn giản, FCL là hình thức gửi hàng nguyên thùng container. Hàng hóa sẽ được đóng kín bên trong một container, thường các mặt hàng sẽ vận chuyển đồng nhất và cùng từ một chủ hàng. Đây chính là phương thức vận tải ưa chuộng, trong việc vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Khi muốn sử dụng FCL để vận chuyển, thì bên bán hay bên gửi hàng (người xuất khẩu) sẽ có nhiệm vụ đóng gói hàng hóa vào thùng container. Sau đó, giao container đó cho các đơn vị vận chuyển. Container sẽ được vận chuyển đến tay bên mua hay bên nhận hàng.

Bên nhận sẽ có nhiệm vụ dỡ hàng ra khỏi thùng container mà không được gây hư hỏng gì cho container. Đơn vị vận chuyển sẽ mang trả container rỗng trở về lại cho nhà xuất khẩu. Thùng container sau khi được sử dụng, sẽ được mang về để tái chế sử dụng cho những lần vận chuyển tiếp theo.

Các bước nhập khẩu hàng hóa FCL đường biển

Đặt lịch tàu

Thông tin cần có để tiến hành đặt lịch tàu bao gồm: cảng đi, cảng đến, kích thước container, số lượng đặt, ngày đóng hàng, ngày tàu đi, bảng kê khai Hải Quan và những chứng từ, giấy tờ có liên quan khác,…

Đóng và bốc hàng – theo dõi tiến độ

Sau khi đã đặt xong lịch tàu, bên mua cần liên hệ với các hãng tàu để mượn vỏ container để đóng hàng. Hãy chuẩn bị những thông tin theo yêu cầu để được cấp vận đơn. Khi hàng đã lên tàu thì bên gửi sẽ nhận được chứng từ vận đơn từ hãng tàu. Sau đó, bên gửi tiếp tục theo dõi tiến độ của lô hàng đang tới đâu, những thông tin sẽ được thông báo từ hãng tàu như: ngày cập bến, chi phí phát sinh khác,…

Xem thêm: Quy trình lấy lệnh EDO giao hàng điện tử gồm các bước nào?

Hàng FCL là gì?
Hàng FCL là gì?

Nhận hàng và kiểm tra chứng từ

Sau khi hàng hóa đã được chuyển lên boong tàu, bên bán sẽ gửi bộ chứng từ nhập khẩu hàng cho bên mua để hoàn tất các bước thủ tục thanh toán. Khi đó, bên mua phải có các chứng từ gốc mới có thể làm thủ tục nhập hàng hóa. Bên mua cũng cần hoàn thiện thủ tục khai báo với Hải Quan và đóng thuế phí nhập khẩu đầy đủ.

Nhập hàng FCL

Khi tàu đến cảng, bên mua sẽ hoàn thiện những thủ tục Hải Quan tại cảng và đợi các cán bộ phía Hải Quan tới để kiểm hóa (nếu có các quy định về nhập khẩu hàng hóa). Bên mua sẽ làm thủ tục xin rút tờ khai, xuất phiếu EIR và thực hiện thanh lý tờ khai. Nếu được thông quan thì doanh nghiệp có thể cho xe hàng vào cảng để bốc dỡ hàng. Hàng hóa sau khi vận chuyển, sẽ được tiến hành trả lại vỏ container rỗng cho bên hãng tàu và nhận lại tiền cược trước đó.

Xem thêm: Làm thủ tục Hải Quan chính xác nhất với 7 bước thực hiện

Trách nhiệm của các bên khi tham gia vận chuyển hàng FCL

Bên gửi hàng

Bên gửi có trách nhiệm như sau:

  • Đặt thuê và ra cảng lấy container, cũng như tiến hành đóng hàng vào container
  • Cung cấp những nội dung, thông tin cần thiết cho hãng tàu vận chuyển để làm giấy tờ vận đơn
  • Thực hiện công việc giao hàng hóa, đảm bảo hàng đóng đầy và không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển
  • Làm các bước thủ tục Hải Quan để thông quan hàng hóa
  • Chịu chi phí bốc dỡ, nâng hạ container hoặc chi phí DEM/DET (nếu có)

Bên vận chuyển

Đơn vị vận chuyển tàu sẽ có trách nhiệm:

  • Phát hành chứng từ vận đơn, kê khai Manifest cho bên gửi hàng
  • Tiến hành bốc container lên tàu và sắp xếp thùng container an toàn trước khi tàu nhổ neo di chuyển
  • Tiến hành dỡ container khỏi tàu khi hàng hóa đến cảng đích
  • Giao container cho bên nhận hàng, kèm vận đơn hợp lệ tại bãi gửi container

Bên nhận hàng

Khi có thông báo hàng đã đến cảng đích, bên nhận có trách nhiệm:

  • Chuẩn bị làm các bước thủ tục Hải Quan để thông quan cho lô hàng hóa
  • Vận chuyển container về kho chứa và tiến hành dỡ hàng
  • Trả container về đúng nơi quy định của hãng tàu
  • Tiến hành dỡ hàng ngay tại cảng đích
  • Thanh toán các khoản chi phí tại cảng, chi phí cược container,…
Hàng FCL là gì?
Hàng FCL là gì?

Xem thêm: Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ETA trong Logistics

Để vận chuyển hàng FCL một cách an toàn và nhanh chóng, doanh nghiệp nên chọn lựa đơn vị vận chuyển uy tín và am hiểu FCL là gì, các bước làm thủ tục Hải Quan. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Forwarder, công ty Finlogistics chúng tôi tự tin hỗ trợ khách hàng thực hiện vận chuyển hàng hóa liên quốc tế và xuyên nội địa, với đa dạng các loại hình vận tải phổ biển như: đường bộ, đường biển, đường hàng không,… Khách hàng sẽ được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu và chi tiết về đơn hàng, cùng mức chi phí thấp nhất!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Hàng FCL là gì?

Θ Bài viết gợi ý:


Hang-cong-trinh-du-an-00.jpg

Hàng công trình dự án là loại hàng hóa có đặc điểm và khó khăn riêng, do đó cần có những doanh nghiệp chuyên môn về mặt hàng này để có thể đáp ứng nhu cầu vận chuyển. Đối với một số loại hàng hóa đặc biệt, ví dụ như: thiết bị công trình, đường ống, bồn ủ, turbin,… hoặc những phương tiện vận tải phổ biến như: máy bay, xe tải hay tàu thuyền,… thì không thể nào chứa và vận chuyển.

Vì vậy, đối với những hàng hóa này cần phải dùng những loại hình vận chuyển riêng biệt phù hợp hơn. Hãy cùng Finlogistics tìm hiểu kỹ hơn về loại hàng công trình, dự án là gì nhé!!!

Hàng công trình - dự án
Hàng công trình – dự án

(07/09/2023)


 

Hàng công trình dự án là gì?

Định nghĩa

Hàng công trình dự án (Project Cargo) hay còn gọi là loại hàng hóa siêu trường siêu trọng, có đặc điểm cực kỳ quan trọng là nó không được phép tháo rời khi vận chuyển. Đây cũng là loại hàng có tính chất đặc thù, yêu cầu khắt khe hàng đầu về sự chuyên nghiệp và có giới hạn về thời gian vận tải hàng.

Kích thước thông thường của loại hàng công trình dự án này thường ở mức chiều dài >20m, chiều rộng >2,5m và chiều cao được tính từ mặt đường đi bộ trở lên sẽ là >4,2m. Những đơn vị vận tải muốn chuyên chở các mặt hàng này thường phải sở hữu nhiều loại phương tiện phù hợp, đội ngũ kỹ thuật vô cùng chuyên nghiệp, trách nhiệm và có kế hoạch tốt nhất cho từng phương án. 

Việc hiểu rõ hàng công trình dự án là gì sẽ giúp cho các đơn vị vận chuyển có thể đảm bảo về tính hợp lý, an toàn, đúng thời gian tiến độ và tiết kiệm tối đa chi phí vận chuyển, có lợi cho doanh nghiệp đối tác.

║Xem thêm: Vài điều cần biết về Chuỗi cung ứng lạnh (Cold chain)

Đặc điểm

Thông thường, những mặt hàng công trình dự án sẽ có các đặc điểm như sau:

  • Hàng hóa thường là trang thiết bị, kết cấu và vật liệu được cung cấp cho những công trình xây dựng và hiện đại hóa các cơ sở, trung tâm công nghiệp.
  • Hàng công trình dự án thường là loại hàng cồng kềnh, quá khổ, quá tải (oversized). Hơn nữa, loại hàng hóa này rất đa dạng về đặc tính kỹ thuật cũng như cấu hình và yêu cầu về vận chuyển. Hoặc cũng có thể là: trang thiết bị dùng để khai thác khoáng sản, các phương tiện, thiết bị đặc biệt, thiết bị xây dựng,…
  • Tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam đều có những quy định riêng cho loại hàng quá khổ, quá tải. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, do mỗi cung đường, bến bãi đều có các tiêu chuẩn kỹ thuật riêng. Khi thực hiện vận chuyển hàng hóa, đơn vị vận tải cần phải tìm hiểu về mức độ giới hạn trọng tải, kích thước, nhằm tránh tổn thất, đổ vỡ không đáng có cho các hàng hóa và tài sản công cộng.
  • Mỗi hàng công trình dự án sẽ được thực hiện vận chuyển theo một khung thời gian nghiêm ngặt và nhất quán.
  • Số lượng hàng hóa đã được xác định rõ ràng bên trong hợp đồng cung cấp hoặc xây dựng. Một dự án sẽ chỉ được coi là hoàn thành, sau khi đã xuất hết khối lượng hàng được quy định trong bản hợp đồng.
Hàng công trình dự án
Hàng công trình – dự án

Quy trình vận chuyển hàng công trình dự án tổng thể

Các bước trong quy trình vận chuyển hàng hóa công trình dự án được phần loại như sau:

  • Bước 1: Thực hiện khảo sát hiện trường và lên kế hoạch tổng thể, chi làm hàng hóa
  • Bước 2: Khảo sát tuyến đường vận chuyển tối ưu và lựa chọn loại phương tiện vận tải phù hợp
  • Bước 3: Kiểm tra tiến trình vận chuyển hàng hóa từ khi bắt đầu đến khi nhận hàng
  • Bước 4: Hoàn thiện thủ tục thông quan hàng hóa (nếu có)
  • Bước 5: Trực tiếp xử lý những vụ việc phát sinh trong quá trình làm hàng

Các quy định vận tải dành cho hàng công trình dự án

Đối với đơn vị vận chuyển hàng hóa

  • Đơn vị vận tải cần có giấy phép đăng ký kinh doanh và có đầy đủ điều kiện kinh doanh theo quy định hiện hành của Pháp luật.
  • Đội ngũ kỹ thuật, lái xe và công nhân được phép sử dụng những phương tiện cũng như các thiết bị công nghệ chuyên dùng trong quá trình vận chuyển.
  • Thường xuyên phối hợp với các Cơ quan chức năng liên quan để xây dựng phương án vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng, nhằm đảm bảo an toàn cũng như hàng hóa cho các công trình giao thông.

Đối với bên gửi hàng

Doanh nghiệp cần phải thông báo cho bên vận chuyển các thông tin cần thiết về địa điểm xếp dỡ, trọng lượng hàng hóa,… Bên cạnh đó, bên gửi hàng cũng cần chịu trách nhiệm về nhãn hiệu gửi hàng như: tên, địa chỉ người nhận, nơi gửi hàng và giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện gửi hàng.

Về việc cấp phép lưu hành

Xe vận chuyển hàng công trình dự án chỉ được cấp phép lưu hành trên một số đoạn đường hoặc các tuyến đường bộ riêng. Còn đối với những loại xe quá khổ, cũng không được phép lưu hành đối với hàng hóa đã tháo rời.

Hàng công trình dự án
Hàng công trình – dự án

║Xem thêm: Hướng dẫn cách kiểm tra CO trên trang điện tử mới nhất

Các phương tiện được phép vận chuyển hàng công trình dự án

Những phương tiện khi muốn thực hiện vận chuyển phải có kích thước và tải trọng phù hợp với các loại hàng hóa vận chuyển. Đồng thời, phương tiện vận tải cũng phải phù hợp với những thông số đã ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật, cũng như giấy bảo vệ môi trường của xe.

Khi vận chuyển mặt hàng siêu trường siêu trọng này, các phương tiên cần chú ý về tốc độ đã được quy định và phải thông báo trước về kích thước. Ngoài ra, trong một vài trường hợp, người hướng dẫn giao thông sẽ phải có mặt để đảm bảo an toàn hàng hóa và tính mạng con người, trong suốt quá trình vận chuyển hàng.

Đối với loại hàng công trình dự án thì việc thực hiện vận chuyển trên những tuyến đường dài sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Với hơn 9 năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng với các doanh nghiệp, tổ chức vận chuyển hàng hóa tới nhiều địa điểm khác nhau trên khắp cả nước, Finlogistics đồng thời đã giải quyết nhiều vướng mắc, khó khăn về giấy tờ, thủ tục Hải quan trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Contact Finlogistics

Θ Bài viết gợi ý:


Xuat-nhap-khau-00.jpg

Bạn là doanh nghiệp lần đầu thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu? Nếu bạn chưa có kiến thức và kinh nghiệp để tiến hành xuất nhập một lô hàng hóa thì hãy theo dõi những nội dung, thông tin dưới đây. Bài viết hữu ích của Finlogistics sẽ hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu – nhập khẩu và thủ tục Hải Quan dễ dàng và nhanh chóng nhất!!!

Xuất nhập khẩu
Thực hiện xuất nhập khẩu lần đầu với các doanh nghiệp

(04/09/2023)


 

Ký hợp đồng mua bán và các điều khoản giao hàng Incoterm, điều kiện thanh toán

  1. Tên hàng hóa, số lượng, chất lượng, đơn giá, thời gian giao hàng, địa chỉ giao hàng

2.  Phương thức vận chuyển

  • Đường biển/ đường bộ/ đường hàng không hay dịch vụ chuyển phát nhanh
  • Cảng đi, cảng đến
  • Thời gian giao hàng dự kiến

3.  Điều kiện bảo hành, đổi trả hàng lỗi, các điều kiện về hướng dẫn lắp đặt, hướng dẫn vận hành

4.  Điều kiện thanh toán:

  • Đặt cọc sản xuất – thanh toán trước hoặc sau khi giao hàng: 30/70, 20/80, 50/50.
  • Hình thức thanh toán T/T (thanh toán ngay) hay thanh toán LC (thanh toán bảo lãnh ngân hàng qua bộ chứng từ gốc)

5.  Điều kiện giao hàng: áp dụng theo Incoterm 2010 hoặc Incoterm 2020 phụ thuộc vào thỏa thuận 2 bên.

6.  Điều kiện về các giấy tờ đi kèm như: CO – chứng nhận xuất xứ hàng hóa để hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu, CQ (chứng nhận chất lượng), Phyto, Healthy Cert, CFS,… và các chứng từ khác nếu có, cần kiểm tra thủ tục nhập khẩu trước khi làm việc với người xuất khẩu để có thông tin đầy đủ, chính xác.

7.  Bảo hiểm hàng hóa

  • Tùy vào điều kiện Incoterm để cân đối xem người mua hay người bán sẽ là người mua bảo hiểm.
  • Có thể tham khảo một số đơn vị bán bảo hiểm hàng hóa: PTI, Bảo Việt, Chubb,….

8. Nơi giải quyết khi có tranh chấp

Xuất nhập khẩu
Thực hiện xuất nhập khẩu lần đầu với các doanh nghiệp

Xem thêm: Giám định máy móc cũ đồng bộ năm 2023

Thủ tục Hải Quan xuất nhập khẩu hàng hóa

Thông tin chữ ký số

Chữ ký số (Token) của kế toán dùng để khai báo thuế có thể dùng để khai báo Hải Quan. Nếu doanh nghiệp vẫn chưa có chữ kí số có thể tham khảo một số đơn vị cung cấp chữ kí số như: thaison.vn, fpt-ca.com.vn, newca-chukyso.com,…

Đăng kí thông tin VNACSS với Tổng cục Hải Quan

Để kê khai xuất nhập khẩu được trên hệ thống VNACCS, doanh nghiệp cần 04 thông số khai báo với Cổng điện tử. Chúng được gọi là thông tin VNACSS:

  • User Code: Mã người sử dụng
  • Password: Mật khẩu
  • Terminal ID: Mã số máy trạm, định danh máy trạm khai báo
  • Terminal Access Key: Khóa truy cập, kết hợp với các thông tin trên dùng trong việc
 

Chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục xuất nhập khẩu

Xuất nhập khẩu
Thực hiện xuất nhập khẩu lần đầu với các doanh nghiệp

Xem thêm: Quy trình kiểm tra sau thông quan như thế nào trong xuất nhập khẩu?

Nộp hồ sơ Hải Quan và thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu

Lưu ý: Tờ khai nhập khẩu lần đầu sẽ 100% bị kiểm hóa (mở cont/ kiểm tra thực tế hàng hóa)

Do đó, các doanh nghiệp cần chú ý về tem mác, nhãn hiệu trên hàng hóa, số lượng, chủng loại phải khớp với tờ khai vận chuyển hàng hóa.

Để nhận được những tư vấn chi tiết, quý khách hàng vui lòng liên hệ với đơn vị Finlogistics. Chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung và lĩnh vực Forwarder nói riêng. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tếvận chuyển nội địa, làm thủ tục thông quan Hải Quan, xin giấy tờ, chứng tờ khó,…. với các tiêu chí nhanh chóng, an toàn và tối ưu chi phí!!! 

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Xuất nhập khẩu

Θ Bài viết gợi ý: 


Thu-tuc-Hai-Quan-nhap-hang-Air-00.jpg

Quy trình làm thủ tục Hải Quan nhập khẩu hàng Air tại sân bay Nội Bài diễn ra cụ thể như thế nào? Các doanh nghiệp cần phải tiến hành những bước ra sao để có thể nhập khẩu lô hàng một cách thành công?… Hãy đọc thêm bài viết bổ ích sau đây của Finlogistics để hiểu rõ hơn về những vấn đề này nhé!!!

Thủ tục Hải Quan nhập hàng Air
Thủ tục Hải Quan nhập hàng Air

(03/09/2023)


 

Kho hàng làm thủ tục Hải Quan nhập hàng Air

Khi tiến hành thủ tục Hải Quan nhập hàng Air tại sân bay quốc tế Nội Bài, hàng hóa sẽ được chuyển qua các kho chính như: kho NCTS, kho ACSV, kho ALS. Vị trí của những kho này khá gần nhau, cùng nằm trên trục đường Võ Nguyên Giáp (thuộc xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) và cách nhà ga sân bay chỉ chưa đến 1 km.

Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu qua các kho trên, chủ hàng hay công ty dịch vụ khai thuê Hải Quan đều mở tờ khai tại Chi cục Hải Quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài. Lối vào Chi cục nằm ngay đối diện kho ALS và chỉ cách kho NCTS khoảng vài chục mét. 

Quy trình thực hiện thủ tục Hải Quan nhập hàng Air

Các doanh nghiệp cần phải xác định rõ loại hình tờ khai Hải Quan đối với lô hàng làm thủ tục Hải Quan nhập hàng Air của mình là gì, được phân loại bao gồm:

Thủ tục Hải Quan nhập hàng Air
Thủ tục Hải Quan nhập hàng Air

Xem thêm: Phí CIC là gì? Các quy định và cách tính phí CIC vào trị giá tính thuế

Mở tờ khai Hải Quan và thông quan tờ khai

Các doanh nghiệp sẽ tiến hành mở tờ khai Hải Quan, sau đó lấy phản hồi phân luồng để tiến hành các bướcthủ tục Hải Quan nhập hàng Air:

  • Đối với luồng xanh: doanh nghiệp nộp thuế, lệ phí để thông quan tờ khai
  • Đối với luồng vàng: doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ giấy tờ để nộp Hải Quan, bao gồm: Commercial Invoice, Packing List, Bill of Lading, Hóa đơn cước (nếu có), CO (nếu có), Giấy phép kiểm tra chuyên ngành (nếu có). Sau đó, doanh nghiệp tiến hành nộp thuế, lệ phí để thông quan tờ khai
  • Đối với luồng đỏ: doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ giấy tờ để nộp Hải Quan và Hải Quan kiểm tra thực tế hàng hóa và nộp thuế, lệ phí để thông quan tờ khai

Thủ tục Hải Quan nhập hàng Air tại kho hàng sân bay quốc tế Nội Bài

Sau khi tờ khai Hải Quan của hàng hóa được thông quan từ phía Hải Quan, các doanh nghiệp sẽ tiến hành in danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực Hải Quan giám sát, đóng dấu giám sát Hải Quan và làm các thủ tục Hải Quan để nhận hàng. Khi nhận hàng, bạn cần phải kiểm tra hàng hóa chính xác của mình hay chưa, đã đúng đủ hay chưa, có bị méo móp hay hư hỏng gì không để tiến hành lập biên bản bất thường hoặc xử lý kịp thời nếu có vấn đề phát sinh.

Liên hệ đội vận tải để phối hợp kế hoạch xe và tiến hành vận chuyển hàng về kho khách hàng để hoàn thành thủ tục nhận hàng tại sân bay Nội Bài sớm nhất.

Thủ tục Hải Quan nhập hàng Air
Thủ tục Hải Quan nhập hàng Air

Xem thêm: Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường hàng không – Finlogistics

Trong trường hợp quý khách hàng, doanh nghiệp cần tư vấn thêm về các chứng từ, giấy tờ và những thủ tục Hải Quan nhập hàng Air liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt tại sân bay. Xin vui lòng liên hệ cho đội ngũ nhân sự của công ty Finlogistics để được hỗ trợ nhanh chóng: Chúng tôi đã có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh xuất nhập khẩu, có mối quan hệ tốt với phía Hải Quan và các Cơ quan chức năng khác, có thể tiến hành thông quan hàng hóa một cách nhanh chóng, an toàn và hiệu quả!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thủ tục Hải Quan nhập hàng Air

Θ Bài viết gợi ý:


hai-quan-trung-quoc-kiem-hoa-thi-kiem-tra-nhung-gi.webp

Nhìn chung, việc Hải Quan Trung Quốc kiểm hóa hàng xuất khẩu có nhiều hướng khác nhau, nhưng dưới đây là một số nội dung cơ bản sẽ được kiểm tra và thường hay xảy ra sai sót. Hãy cùng Finlogistics xem qua các bước kiểm tra hàng hóa xuất khẩu của phía Trung Quốc nhé!!!


 

Hải Quan Trung Quốc kiểm hóa hàng xuất khẩu loại tên sản phẩm

Có không ít trường hợp sai sót xảy ra với tên sản phẩm khi lựa chọn sử dụng tên khoa học hay tên thông dụng của sản phẩm; hoặc có sự sai lệch khi dịch tên sản phẩm tiếng Trung sang tiếng Anh.

Kiểm tra các thông số kỹ thuật

Lỗi hay xảy ra khi trên bao bì của nhà cung cấp in các thông số kỹ thuật không chuẩn thực tế; loạt sản phẩm có nhiều kích thước, cần khai kích thước nhỏ nhất và lớn nhất; hoặc do sản phẩm kích thước không đồng đều giữa các bộ phận/ các phần, cần khai báo cả phần lớn nhất và nhỏ nhất…

Hải quan Trung Quốc kiểm hóa hàng xuất khẩu mới nhất
Hải quan Trung Quốc kiểm hóa hàng xuất khẩu mới nhất

Kiểm tra về số lượng

Kiểm tra tổng số lượng, lỗi hay mắc nhất là khai báo ít hơn so với thực tế, đặc biệt là hàng hoàn thuế.

Hải Quan Trung Quốc kiểm hóa hàng xuất khẩu về trọng lượng

Lỗi hay xảy ra nhất là Net weight và Gross weight của hàng chêch lệch so với trọng lượng thực tế từ 3 – 5%. Nguyên nhân có thể do trên mỗi thùng carton đặt in theo yêu cầu của khách hàng có nhãn ghi net và gross nhưng hoàn toàn không khớp với khối lượng trên tờ khai Hải Quan.

Kiểm tra về số lượng kiện hàng

Lỗi hay mắc phải là không khai báo kiện hàng mẫu, hàng được tặng thường vào tổng số kiện hàng.

Kiểm tra phần Shipping Mark

Một số hàng có dán Shipping Mark, một số lại không, một số nhãn dán vận chuyển thể hiện thông tin hàng hóa, logo… nếu có thì đều phải thể hiện trên tờ khai Hải Quan.

Hải Quan Trung Quốc kiểm hóa hàng xuất khẩu vấn đề vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Khi Hải Quan Trung Quốc kiểm hóa hàng xuất khẩu, cần chú ý xem hàng nào có nhãn hiệu, hàng nào không và phân biệt giữa nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu nhái, hàng hóa được bảo hộ, logo, tag… Trước khi nhập hàng, bạn có thể tra trước xem Brand, hình ảnh in trên hàng hóa đã đăng kí bảo hộ hay chưa.

Hải quan Trung Quốc kiểm hóa hàng xuất khẩu mới nhất
Hải Quan Trung Quốc kiểm hóa hàng xuất khẩu mới nhất

Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ

Một số nhà xưởng sẽ thể hiện thông tin nguồn gốc hàng hoặc thông tin quảng cáo trên bao bì sản phẩm, đặc biệt là khi giao dịch ba bên.

Hải Quan Trung Quốc kiểm hóa hàng xuất khẩu việc phân loại 

Kiểm tra độ chính xác của mã HS, lỗi này thường xuyên xảy ra khi phân loại sản phẩm đa chức năng, ví dụ máy tính bảng có chức năng nghe gọi thì họ sẽ xếp vào loại điện thoại di động thay vì máy tính bảng.

Kiểm tra giá cả

Với mỗi mã HS ứng với từng loại hàng xuất nhập khẩu, cơ quan hải quan đều có mức giá trên hệ thống, nhìn chung có hai mức, một là mức giá của cảng xuất; hai là mức giới hạn giá của quốc gia, đối với hàng nhập khẩu thì việc xem xét giá đặc biệt nghiêm ngặt còn hàng xuất khẩu thì có nới lỏng hơn.

Hải Quan Trung Quốc kiểm hóa hàng xuất khẩu lấy mẫu và đánh giá 

Việc này tương đối hiếm, thường áp dụng với các sản phẩm hóa học cần được xét nghiệm trong phòng thí nghiệm chứ không thể đánh giá bằng mắt thường.

║Xem thêm: Dịch vụ thông quan tờ khai – Finlogistics

Công ty Finlogistics với nhiều năm kinh nghiệm trong việc xử lý hàng hóa xuất nhập khẩu, sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng và doanh nghiệp xử lý nhanh chóng và hiệu quả quá trình thông quan qua Hải Quan. Hơn nữa, các thủ tục, giấy tờ hay chứng từ đều được chúng tôi giải quyết nhanh gọn và tối ưu nhất!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Contact Finlogistics

Θ Bài viết gợi ý:


Phone
Mục lục