Container-bon-la-gi-00.jpg

Xuất hiện tại Việt Nam chưa lâu, nhưng container bồn lại đang đóng vai trò rất quan trọng trong ngành vận tải – Logistics. Loại container này được thiết kế riêng biệt, nhằm có thể chứa và vận chuyển các loại chất khí hoặc chất lỏng.

Vậy container bồn là gì? Những ứng dụng thực tiễn của nó như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về trong bài viết sau đây với Finlogistics nhé!

Container-bon-la-gi
Container bồn là gì?


 

Tìm hiểu khái niệm container bồn là gì?

Định nghĩa

Container bồn là gì? Container bồn hay còn được gọi là Tank container, là loại thùng chứa cỡ lớn, dạng hình trụ và được sử dụng trong quá trình vận chuyển chất lỏng hoặc chất khí.

Chúng được nghiên cứu thiết kế để sử dụng làm container đa phương thức, ví dụ như: xe tải, tàu hỏa và tàu thủy,… mà không cần phải tháo dỡ hàng xuống.

Thùng chứa được làm bằng loại thép không gỉ hoặc nhôm, được kiểm tra áp suất nhằm đảm bảo chúng có thể vận chuyển một cách an toàn nhiều loại chất.

Phân loại

Container bồn thường sẽ được phân loại dựa theo loại chất lỏng hoặc chất khí được vận chuyển, cũng như những yêu cầu và quy định về việc vận chuyển. Theo đó, sẽ gồm có 07 loại phổ biến như sau:

  1. IMO Type 1: Chứa các chất lỏng không nguy hiểm
  2. IMO Type 2: Chứa các chất lỏng nguy hiểm
  3. Swap body: Giống thùng chứa bồn tiêu chuẩn nhưng dung tích nhỏ hơn
  4. Reefer tank container: Thùng chứa lạnh dùng để vận chuyển chất lỏng cần kiểm soát nhiệt độ
  5. Bitumen tank container: Thùng chứa nhựa đường dùng để vận chuyển các sản phẩm nhựa đường
  6. Gas tank container: Thùng chứa khí dùng để vận chuyển chất khí (ví dụ như: LPG, nitơ,…)
  7. ISO container: Được thiết kế nhằm đáp ứng các yêu cầu vận chuyển hàng quốc tế
Container-bon-la-gi
Container bồn là gì?

Xem thêm: Một vài điều quan trọng cần biết về loại container Open top (OT)

Kích thước, cấu tạo và chất liệu của container bồn là gì?

Kích thước

Các container bồn thường được chế tạo để đáp ứng với những tiêu chuẩn ISO và có kích thước là 20 feet hoặc 40 feet. Theo đó, kích thước tiêu chuẩn đối với container bồn là:

  • Container 20 feet: Dài 20 feet, rộng 8 feet, cao 8,5 feet và có sức chứa tối đa đạt mức 24.000L (lít) hoặc 6.400gal (gallon).
  • Container 40 feet: Dài 40 feet, rộng 8 feet, cao 8,5 feet và có sức chứa tối đa lên đến 48.000L (lít) hoặc 12.800gal (gallon).

Cấu trúc và chất liệu

Tuy phụ thuộc vào hàng hóa vận chuyển cũng như các quy định kèm theo, nhưng nhìn chung, tank container sẽ được cấu thành từ những thành phần sau:

  • Vỏ ngoài: Được làm bằng chất liệu thép không gỉ hoặc nhôm và có thể chịu được sự khắc nghiệt trong quá trình vận chuyển, cũng như bảo vệ hàng hóa khỏi môi trường bên ngoài.
  • Ruột bình: Đây chính là nơi chứa chất lỏng hoặc chất khí, được làm bằng loại thép không gỉ cao cấp, nhằm đảm bảo độ bền và khả năng chứa các chất bên trong an toàn.
  • Cách nhiệt: Một số các thùng chứa còn có thêm lớp cách nhiệt, nhằm giữ cho các chất bên trong luôn ở nhiệt độ ổn định hoặc ngăn ngừa những phản ứng đối với môi trường.
  • Hệ thống van: Được sử dụng để kiểm soát dòng chảy của các chất khi ra vào thùng chứa, thường được làm bằng chất liệu đồng thau hoặc thép không gỉ.
  • Khung: Giúp ổn định và bảo vệ thùng chứa trong quá trình vận chuyển và thường được làm bằng loại thép có cường độ cao.
Container-bon-la-gi
Container bồn là gì?

Một vài lưu ý quan trọng khi sử dụng Tank container

  • Tuân thủ các quy định: Phải đảm bảo rằng việc sử dụng container bồn phải tuân thủ tất cả những quy định và tiêu chuẩn liên quan. Bình chứa phù hợp với loại chất lỏng hoặc chất khí được vận chuyển và đáp ứng những yêu cầu về mức độ an toàn.
  • Bốc dỡ đúng cách: Các thùng chứa phải được chất lên hoặc dỡ xuống đúng cách, nhằm tránh bất kỳ hư hỏng nào cho thùng hoặc các chất bên trong.
  • Bảo trì thường xuyên: Đây là việc rất quan trọng giúp giữ bình chứa luôn ở trong tình trạng tốt và sẵn sàng sử dụng. Hãy kiểm tra mọi dấu hiệu hư hỏng, ví dụ như: rò rỉ hoặc ăn mòn,… và thực hiện những bước xử lý cần thiết.
  • Xử lý và bảo quản đúng cách: Thùng chứa phải được xử lý và bảo quản một cách cẩn thận để tránh hư hỏng hoặc tai nạn. Tránh xếp chồng những thùng chứa quá cao và tiếp xúc với nhiệt độ lớn hoặc những yếu tố môi trường khác gây hư hỏng.
  • Thiết bị an toàn: Phải có sẵn các trang thiết bị an toàn phù hợp trong khi sử dụng thùng chứa, ví dụ như: bình chữa cháy, đồ bảo hộ và lên kế hoạch ứng phó khẩn cấp khi sự cố xảy ra.
Container-bon-la-gi
Container bồn là gì?

Xem thêm: Container Flat rack (FR) và những thông tin chi tiết cần nắm rõ

Với những hướng dẫn chi tiết này, có thể đảm bảo việc sử dụng container bồn để chất lỏng và chất khí một cách an toàn và hiệu quả nhất. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc có nhu cầu vận chuyển container hàng hóa đa phương thức, hay liên hệ với Finlogistics để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và tối ưu chi phí nhé!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Container bồn là gì?

Bài viết gợi ý:


Container-flat-rack-la-gi-00.jpg

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại container được thiết kế với đa dạng kích thước và công dụng khác nhau. Trong đó, Flat rack chính là loại container vận chuyển chuyên dùng đối với những hàng hóa siêu trường, siêu trọng.

Vậy container Flat rack là gì? Kích thước của loại container này như thế nào?… Hãy cùng với Finlogistics tìm hiểu kỹ hơn về Flat rack trong bài viết này nhé!

Container-flat-rack-la-gi
Container Flat rack là gì?


 

Container Flat rack là gì?

Vậy container Flat rack là gì? Viết tắt là FR, đây là một loại container chuyên dụng dùng để vận chuyển những kiện hàng với kích thước to lớn, những máy móc siêu trường siêu trọng (hàng OOG). Những loại hàng hóa kiểu này thường không thể vận chuyển được bằng loại xe container thông thường.

Đặc điểm khác biệt lớn nhất của loại container Flat rack này so với những loại container khác đó là nó được trang bị phần sàn đế bằng thép siêu dày, có thể chịu được tải trọng cực lớn.

Ngoài ra, loại container này cũng chỉ có phần chắn ở đầu và cuối, không có thanh chắn ở hai bên hay trên nóc cont. Đặc biệt, những thanh chắn này cũng có thể gập xuống để tạo thành một mặt phẳng đặt những hàng hóa quá cỡ.

Container-flat-rack-la-gi
Khái niệm container Flat rack là gì?

Tìm hiểu kích thước chung của container Flat rack là gì

Flat rack container thường được thiết kế với đa dạng kích thước, để có thể chuyên chở được nhiều loại hàng hóa. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là 2 loại kích thước cơ bản dưới đây:

Flat rack 20 feet

Flat rack 20 feet thường được sử dụng nhiều trong quá trình vận tải hàng hóa đường biển. Đặc điểm của loại container Flat rack 20′ là có thân, hai đầu và việc bốc xếp hàng hóa sẽ được thực hiện từ hai bên hoặc từ phía trên cont xuống.

Ngoài ra, có một số lọai Flat rack container 20′ cũng được thiết kế để hai đầu có thể gập xuống, tạo thành một mặt phẳng liền, dùng để vận chuyển những kiện hàng quá to như: thiết bị, máy móc, thùng phuy, xe cộ,…

Loại container này cũng phù hợp trong việc vận chuyển hàng trọng lượng dưới 30 tấn. Dưới đây là kích thước cụ thể của cont FR 20 feet:

Container-flat-rack-la-gi
Kích thước container FR 20′

Flat rack 40 feet

Kích thước của Flat rack container 40 feet được xem là tiêu chuẩn dùng để sản xuất và thiết kế những loại container khác.

Do đó, loại cont này được thiết kế theo đúng kích thước quy chuẩn quốc tế, nhằm bảo đảm lưu thông cont giữa các quốc gia. Loại cont 40′ này có thể vận chuyển được những hàng hóa cồng kềnh và trọng lượng dưới 35 tấn.

Sở hữu cấu trúc cực kỳ chắc chắn và có khả năng chồng tầng, cont FR 40′ còn có thể chống chịu được với mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Mặc dù có kích thước khá lớn nhưng container này lại có sự cơ động và linh hoạt rất cao.

Do đó, nó có thể được sử dụng để vận chuyển cho cả đường bộ, đường biển lẫn đường hàng không. Dưới đây là kích thước cont FR 40′ chi tiết:

Container-flat-rack-la-gi
Kích thước container FR 40′

Xem thêm: Một số điều quan trọng mà bạn cần biết về loại container Open top (OT)

Một số mặt hàng nên sử dụng cont flat rack là gì?

Container Flat rack thường được sử dụng để vận chuyển những loại máy móc, thiết bị xuất nhập khẩu hoặc những lô hàng có giá trị cao cần phải được chằng buộc chắc chắn (Lashing), nhất là các kiện hàng quá khổ so với kích thước container thông thường.

Một số loại hàng hóa có tải trọng lớn hay quá khổ như: dây chuyền sản xuất thiết bị máy móc, xe cẩu chuyên dùng, xe nâng, xe cơ giới, lò hơi – bồn chứa công nghiệp,… sẽ thường được vận chuyển bằng Flat rack container.

Cần lưu ý vấn đề gì khi lựa chọn Flat rack container?

Trước khi quyết định chọn container Flat rack để vận chuyển hàng hóa thì bạn cần lưu ý đến những yếu tố dưới đây:

  • Xác định chính xác về những thông số, kích thước cũng như trọng lượng của từng loại hàng hóa cần vận chuyển. Nếu như hàng hóa không quá cỡ, thì có thể dùng phương thức vận chuyển thông thường. Còn nếu hàng hóa cồng kềnh và kích thước quá lớn thì lúc này vận chuyển bằng container Flat rack là sự lựa chọn cần thiết.
  • Container Flat rack thường dùng để chuyên chở các lô hàng quá cỡ và quá tải, nên việc Trucking sẽ tốn kém khá nhiều chi phí của doanh nghiệp. Do vậy, hãy cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng trước khi quyết định sử dụng dịch vụ.
  • Với trường hợp chọn mua các cont FR cũ, doanh nghiệp cũng cần kiểm tra kỹ lưỡng về chất lượng vỏ có còn nguyên vẹn hay gỉ sét, móp méo nghiêm trọng hay không. Việc mua cont cũ tuy có nhiều lợi ích nhưng nếu chọn nhầm loại thì sẽ khiến cho doanh nghiệp chịu nhiều tổn thất hơn.
Container-flat-rack-la-gi
Cont FR là gì?

Hy vọng những nội dung chia sẻ trong bài viết hữu ích này của Finlogistics đã giúp bạn hiểu rõ về container Flat rack là gì. Từ đó, bạn có thể lựa chọn được hình thức vận chuyển hàng hóa bằng container phù hợp và tiết kiệm chi phí nhất. Nếu bạn có có bất kỳ nhu cầu vận chuyển hàng bằng container, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời từ A đến Z nhé!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Container Flat rack là gì?

Bài viết gợi ý:


Container-open-top-la-gi-00.jpg

Thị trường hiện nay có khá nhiều loại container với những kích cỡ, đặc thù, công năng,… khác nhau, trong đó có loại Open top. Vậy container Open top là gì? Loại container này có đặc điểm thiết kế và gia công như thế nào? Ưu điểm nổi bật của Open top so với những container thông thường là gì? Sau đây, Finlogistics sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc liên quan về cont Open top, hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Container-open-top-la-gi
Container Open top là gì?


 

Định nghĩa container open top là gì?

Vậy container Open top là gì? Viết tắt là OT, container Open top còn có tên gọi khác là container mở nóc hay container hở mái. Đây chính là loại container không có nóc bên trên hoặc chỉ dùng tấm bạt để che chắn.
Loại cont này được thường xuyên được dùng để vận chuyển các loại hàng hóa có kích thước lớn và cồng kềnh, ví dụ như: trang thiết bị, máy móc, thiết bị xây dựng, gỗ có thân dài, đá tảng,…
 

Tìm hiểu chất liệu và thiết kế của cont open top

Về chất liệu

Open top container thường được cải biến từ vỏ và khung của những container khô nguyên bản, nên chất liệu chủ yếu chính là thép đúc và thép tấm.
Do đó, loại container này có độ bền rất cao và khả năng chịu lực cực kỳ tốt. Nhờ đó, hàng hóa được lưu trữ trong cont Open top sẽ được đảm bảo an toàn và hạn chế bị tác động từ môi trường bên ngoài.
 
Container-open-top-la-gi
Khái niệm về container mở nóc

Về thiết kế

Như đã nói trên, container Open top được dùng để vận chuyển các loại hàng hóa kích thước lớn. Những mặt hàng này không thể bốc xếp qua các container thường, mà chỉ có thể xếp qua nóc cont.

Do đó, đặc điểm thiết kế của loại container Open top này cũng rất đặc biệt với phần nóc trống. Hàng sau khi đóng xong có thể để trống hoặc che chắn cẩn thận bằng vải bạt.

Hơn nữa, để giữ an toàn cho hàng hóa bên trong, loại container mở nóc này còn được bố trí và lắp đặt thêm những thanh xà bạt. Đây là những thanh trụ hình tròn hoặc vát, được gắn nằm ngang và theo chiều dọc của container.

Trung bình, thì một container sẽ có khoảng 12 thanh xà bạt. Với cách sắp xếp như này, hàng hóa bên trong sẽ được bảo quản tốt và an toàn nhất.

Những ưu điểm của container Open top là gì?

Với những loại hàng hóa có khối lượng lớn và cồng kềnh, không thể bốc xếp thông qua cửa container, nhưng kích thước lại vừa vặn thì việc chọn lựa cont Open top là đúng đắn nhất.

Với tấm bạt rời ở trên nóc, người dùng có thể đóng hoặc rút hàng ra thông thông qua phần nóc của container theo phương thẳng đứng, bằng cách dùng hệ thống cần cẩu. Sau khi đã đóng hàng xong, phần mái của container sẽ được phủ kín lại.

Container-open-top-la-gi
Những ưu điểm của container Open top là gì?

Xem thêm: Kích thước của thùng container khi nhập hàng hóa như thế nào?

Cont Open top có những loại nào?

Đối với loại container Open top, người ta sẽ chia thành 02 loại thông dụng như sau:

Cont OT 20 feet

Container 20′ Open top được thiết kế từ loại container khô, rỗng, dài 20 feet nguyên bản, nên thông số kỹ thuật cũng không có gì khác nhau, ngoài trừ hở phía trên và phần nóc được làm bằng gạt.
Theo đó, kích thước container 20′ Open top như sau:
 
Container-open-top-la-gi
Kích thước container Open top 20 feet

Cont OT 40 feet

Cũng giống như loại container Open top 20′, thì cont 40′ cũng có thiết kế hở nóc, được phủ bạt và chuyên chở các loại hàng hóa quá khổ. Điểm khác là kích thước của container dài hơn gấp đôi.

Theo đó, kích thước container 40′ Open top như sau:

Container-open-top-la-gi
Kích thước container Open top’ 40 feet 
Qua những nội dung trên, chắc hẳn bạn đã nắm được rõ định nghĩa container Open top là gì, cũng như những thông tin liên quan. Nếu khách hàng cần tìm những đơn vị chuyên cung cấp những dịch vụ vận chuyển container, thì hãy liên hệ ngay cho Finlogistics. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, chúng tôi cam kết sẽ mang tới cho khách hàng dịch vụ chất lượng tốt nhất!
 

Teu-la-gi-00.jpg

TEU là gì? Ngành vận tải container đường biển đang phát triển cực kỳ mạnh trong những năm gần đây. Do đó, chắc hẳn nhiều người cũng đã có lúc thắc mắc về khái niệm của TEU container. Bài viết hữu ích dưới đây của Finlogistics sẽ giúp bạn giải đáp về chủ đề này. Hãy theo dõi đến cuối bài viết về TEU này nhé!!!

Teu-la-gi
Khái niệm TEU là gì?


 

Tìm hiểu khái niệm TEU là gì?

TEU là gì? TEU là từ viết tắt của Twenty-foot Equivalent Units, một đơn vị đo lường tương đương với container 20 feet. TEU được xem là đơn vị đo sức chứa hàng hóa không chính xác và thường chỉ được sử dụng để mô tả khả năng chứa hàng của một tàu hoặc bến container.

Có 03 loại container phổ biến dùng làm tiêu chuẩn đó là: 20ft – 40ft – 45ft. Tính ra cho một TEU sẽ tương ứng với một khoảng 39 m³ thể tích, ứng với một cont 20ft hoặc một cont 40ft bằng với 2 TEU. Đối với container 45ft cũng sẽ được quy ra làm 2 TEU.

Bạn có thể hiểu 1 TEU = 1 ton hoặc 1 TEU = 1 containner. Người ta sẽ thường sử dụng đơn vị TEU container này nhiều trong những chuyến vận chuyển hàng hóa đường biển có quy mô lớn. Ngoài đơn vị TEU, thì người ta cũng sẽ sử dụng thêm đơn vị FEU, tương ứng là: 2 TEU = 1 FEU.

Teu-la-gi
TEU là được dùng thường xuyên trong vận tải đường biển

Xem thêm: Những mã ký hiệu ở trên thùng container có ý nghĩa như thế nào?

Quá trình hình thành đơn vị TEU container

Vậy khái niệm TEU container đã xuất hiện từ khi nào? Xét về mặt lịch sử, từ hàng thập kỷ trước, TEU đã được ra đời từ quá trình vận chuyển container cùng với một người có tên là Malcolm McLean (đây là người phát minh ra container từ năm 1935 tại New Jersey).

Malcolm McLean chính là một doanh nhân trong lĩnh vực vận tải đường bộ. Khi đang làm việc tại cảng vào năm 1937, ông nhận thấy công việc xếp dỡ hàng hóa mất rất nhiều thời gian và rắc rối, khi phải di chuyển theo từng sọt, thùng chứa hoặc bao tải,… Và ông đã nghĩ ra một cách đó là sử dụng thùng xe tải để làm công cụ mang hàng. Sau đó, dần dần thùng xe đã được tối ưu hóa để trở thành những chiếc container tiêu chuẩn như ngày nay.

Teu-la-gi
Lịch sử hình thành đơn vị TEU container

Vai trò của TEU container là gì trong ngành vận tải đường biển?

Việc áp dụng đơn vị TEU container đã mang tới cho ngành vận tải hàng hóa đường biển một bước tiến mới, bước đột phá khá quan trọng. Khi làm những báo cáo thống kê về hàng hóa trong từng cảng riêng biệt hoặc sử dụng tại ngân hàng thế giới, thì TEU container sẽ được làm đơn vị đo lường tiêu chuẩn.

Nhờ sự ra đời của container và đơn vị TEU, hàng hóa sẽ nhanh chóng được vận chuyển lên các tàu biển thành từng cụm. Mỗi năm có tới xấp xỉ 200 triệu thùng container được vận chuyển. Nhờ vậy, những tiêu chuẩn bên trong ngành vận tải đã thay đổi.

Do đó, việc sử dụng thùng Pallet để vận tải hàng hóa đã được thay đổi hoàn toàn, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển của toàn cầu. Chúng ta có thể thấy được vai trò quan trọng và cần thiết của đơn vị TEU container như thế nào.

Teu-la-gi
Vai trò chính của TEU là gì?

Xem thêm: 10 hãng tàu container vận tải hàng đường biển lớn nhất thế giới năm 2024

Để có thể phân loại kích cỡ tàu biển theo đơn vị TEU container, người ta thường sẽ tính toán như sau:

  • Tàu nhỏ (Small Feeder): 1,000 TEU
  • Tàu trung bình (Feeder): 1,000 – 2,000 TEU
  • Tàu bình thường (Feedermax): 2,000 – 3,000 TEU
  • Tàu Panamax vessels: 3,000 – 5,000 TEU
  • Tàu Post Panamax vessels: 5,000 – 10,000 TEU
  • Tàu New Panamax vessels (2014): 10,000 – 14,500 TEU
  • Tàu Ultra Large Container Vessel (ULCV): 14,500 TEU trở lên

Hiện nay, chiếc tàu biển của Đài Loan, thuộc hãng Evergreen có tên là Ever Alot đang được coi là con tàu container lớn nhất trên thế giới (24.000 TEU).

Như vậy, bài viết này đã làm rõ cho bạn nội dung về khái niệm TEU là gì cũng như vai trò, ý nghĩa của đơn vị này đối với hoạt động vận tải hàng hóa đường biển. Đừng quên cập nhật những kiến thức tổng quan và mới nhất về Logistics tại Finlogistics nhé!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

TEU là gì?

Θ Bài viết gợi ý:


LCL-la-gi-00.jpg

Khi tiến hành xuất khẩu hoặc nhập khẩu, sẽ xảy ra nhiều trường hợp hàng hóa không đủ để xếp đầy một thùng container. Khi đó, các chủ hàng có thể chọn lựa giải pháp vận chuyển hàng lẻ LCL, để tối ưu thời gian và chi phí.

Vậy LCL là gì? Đặc điểm và lợi ích của hình thức vận chuyện này như thế nào? Làm thế nào để phân biệt giữa vận chuyển hàng LCL và hàng FCL? Cùng theo dõi bài viết này với Finlogistics để hiểu thêm về loại hình này nhé!!!

LCL là gì?
LCL là gì?


 

Khái niệm LCL là gì? 

LCL là gì? LCL (Less than Container Load) được hiểu là loại hàng hóa không sắp xếp đủ vào một thùng container. Trong quá trình đóng hàng hóa vận chuyển quốc tế, nếu như chủ hàng không có đủ lượng hàng để đóng vào container nguyên, thì cần phải ghép hàng với những chủ hàng khác. 

Khi thực hiện LCL, cần phải gom nhiều lô hàng từ nhiều chủ hàng khác nhau, quá trình này gọi là Consolidation. Hàng hóa được gom sẽ gọi là hàng Consol và người đứng ra thực hiện quy trình này gọi là Consolidator (người gom hàng).

Dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL, hàng ghép hoặc hàng Consol sẽ có những đặc điểm sau đây:

– Chủ hàng sẽ chịu chi phí vận chuyển hàng lẻ LCL đến các địa điểm đóng hàng lẻ vào thùng container, thường là một kho để khai thác hàng lẻ CFS (Container Freight Station)

– Chủ hàng sẽ cung cấp những chứng từ, giấy tờ cần thiết và liên quan đến hàng hóa. Sau đó, chủ hàng sẽ nhận vận đơn House Bill of Lading (B/L) do công ty giao nhận phát hành.

– Dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL sẽ kết hợp giữa hai phương thức vận chuyển FCL và LCL, đó có thể là:

  • Gửi container nguyên hoặc giao hàng lẻ (FCL/LCL)
  • Gửi hàng lẻ hoặc giao container nguyên (LCL/FCL)

Trách nhiệm của các bên đối với hàng LCL là gì?

Đối với người gửi hàng LCL

  • Đóng gói hàng rồi mang đến kho CFS của Consolidator, đồng thời thực hiện các bước thủ tục Hải Quan để tiến hành thông quan cho lô hàng.
  • Cung cấp nội dung, thông tin chi tiết có trên B/L cho người gom hàng để làm vận đơn đường biển.
  • Kiểm tra và xác nhận Bill nháp và nhận vận đơn.

Đối với người gom hàng LCL

  • Người gom hàng sẽ chịu trách nhiệm làm việc trực tiếp với khách hàng trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa.
  • Cung cấp vận đơn đường biển cho khách hàng và tiến hành kê khai Manifest lên trên hệ thống.
  • Thông báo cho khách hàng khi lô hàng đến và liên hệ với đại lý của bên nhận để làm thủ tục giao nhận hàng hóa.

Đối với bên vận chuyển hàng LCL

  • Vận chuyển và mang hàng hóa đến điểm đích an toàn.
  • Bốc cont lên tàu và sắp xếp cont an toàn trước khi tàu nhổ neo di chuyển.
  • Dỡ cont khỏi tàu, để lên bãi cont tại cảng đích.
  • Khi lô hàng đến thì làm D/O và giao thùng cont cho người nhận có vận đơn B/L hợp lệ tại bãi cont (CY).

Đối với người nhận hàng LCL

  • Sau khi nhận được thông báo hàng hóa đã đến kho của Consolidator, thì sắp xếp bộ chứng từ, giấy tờ hợp lý để đến đại lý của người gom hàng đổi lệnh giao hàng.
  • Thực hiện các bước thủ tục Hải Quan để thông quan lô hàng.
  • Vận chuyển lô hàng về kho và tiến hành rút hàng, sau đó trả thùng cont về đúng nơi quy định cho hãng tàu hoặc có thể rút hàng ngay tại cảng, nếu như đã làm lệnh rút ruột.
  • Hoàn tất các chi phí Local Charge, D/O, chi phí Handling Charge (nếu như người gom hàng thanh toán thì chỉ cần chi trả cho người gom hàng).

Xem thêm: Hàng FCL là gì? Quy trình nhập khẩu đường biển hàng FCL như thế nào?

LCL là gì?
LCL là gì?

Lợi ích của vận chuyển hàng lẻ bằng đường biển LCL là gì?

Tiết kiệm chi phí vận chuyển

Đối với các chủ hàng (Shipper) là cá nhân hoặc doanh nghiệp, khi có số lượng hàng hóa nhỏ lẻ, không đủ để lấp đầy một thùng cont, thì nên lựa chọn dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL. Điều này giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển một cách hiệu quả hơn.

Đối với những công ty giao nhận vận tải (Freight Forwarder), nếu khách hàng đặt chỗ (booking) thùng cont với khối lượng hàng nhỏ lẻ, không đủ số lượng hàng hóa tối thiểu để đóng vào trong một thùng cont, thì có thể đặt chỗ (co-loading) thông qua một công ty giao nhận hàng khác (còn được gọi là Master Consol hoặc Master Consolidator).

Đối với dịch vụ hàng lẻ LCL, thì các chủ hàng chỉ cần trả tiền cước phí vận chuyển cho không gian cont mà họ sử dụng. Đây còn được xem là lợi ích nổi bật nhất của mô hình dịch vụ LCL này.

Tiết kiệm thời gian

Nhờ có dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL, mà các chủ hàng không cần phải chờ đợi cho đến khi có đủ số lượng hàng để đóng đầy thùng cont rồi mới tiến hành vận chuyển.

Chủ hàng cũng có thể sử dụng dịch vụ gom hàng lẻ LCL để đóng ghép cùng với các chủ hàng khác, nhằm đóng đầy một container hàng hóa nhanh chóng. Như vậy, hàng hóa cũng sẽ được vận chuyển nhanh chóng và tiết kiệm được thời gian hơn.

Tiết kiệm chi phí lưu kho

Việc đặt hàng hóa trong kho và chờ đợi cho đến khi gom đủ hàng trong một thùng cont sẽ làm phát sinh thêm nhiều chi phí lưu kho. Việc sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL này giúp vận chuyển hàng hóa ngay, từ đó chủ hàng sẽ tiết kiệm được chi phí lưu kho khá lớn.

LCL là gì?
LCL là gì?

Phân biệt giữa hàng FCL và LCL là gì?

Nhiều người sẽ bị lẫn lộn giữa hàng FCL và LCL là gì? Vậy hãy cùng theo dõi bảng phân tích dưới đây để biết sự khác nhau giữa hai loại vận chuyện hàng hóa này nhé!!! 

 FCLLCL
Tên viết tắtFull Container Load (hàng nguyên cont)Less than Container Load (một phần của cont hoặc hàng đóng ghép)
Chi phíVề tổng chi phí, thì việc đặt một cont FCL sẽ đắt hơn do khối lượng. Tuy nhiên, nếu như xem xét những chi phí khác, thì việc chọn lựa vận chuyển hàng FCL thường rẻ hơn so với LCL. Cùng một lượng hàng hóa, thì mỗi lô hàng sẽ có các khoản chi phí khác nhau. Do đó, khi gom lại, thì chi phí dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL thường sẽ lớn hơn. Đối với hàng hóa nhỏ lẻ, thì rõ ràng LCL là lựa chọn phù hợp.
Kích thước hàngNgoài việc chủ hàng có nhiều thùng hàng đủ chứa cho một cont, thì thường loại hàng hóa phù hợp với FCL là loại cồng kềnh và nặngHàng LCL thường nhỏ gọn và dễ di chuyển hơn so với FCL
Tỷ giáTỷ giá của FCL dễ biến độngTỷ giá của LCL lại ổn định hơn
Điều kiện vận chuyểnĐể vận chuyển được hàng FCL, người gửi hàng sẽ phải đặt trước ít nhất một cont nguyên. Đối với một lô hàng LCL, không cần thiết phải đặt trước một cont nguyên mà chỉ cần một phần.
Chủ hàngChỉ một chủ hàngCó nhiều chủ hàng khác nhau
Thời gian giao hàngNhanh hơn, bởi vì chỉ giao cho một chủ hàng. Toàn bộ cont đều đã được đặt trước và không cần phải phân loại và đóng thùng cont tại các cảng giao hàng. Khả năng xảy ra tình trạng chậm trễ tại cảng và bị Cơ quan Hải Quan kiểm tra cũng thấp hơn. Chậm hơn, bởi vì phải giao cho nhiều chủ hàng. Ngoài ra, cần thêm thời gian để phân loại các loại hàng hóa, tổng hợp những chứng từ và xử lý chúng. Thời gian cần thiết trong việc xếp dỡ hàng cũng có thể cao hơn, nếu trong trường hợp gửi dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL.
LCL là gì?
LCL là gì?

Xem thêm: Hàng Consol và hoạt động Co-loading đóng vai trò như thế nào?

Trên đây là những kiến thức đầy đủ nhất về hàng LCL là gì và sự khác nhau đối với hàng FCL mà bạn cần biết. Các doanh nghiệp cũng cần nắm vững đặc điểm của hai hình thức vận chuyển hàng hóa bằng thùng cont để tối ưu quy trình thông quan.

Nếu muốn biết thêm về các bước vận chuyển hàng hóa LCL là gì hoặc có nhu cầu thông quan Hải Quan, hãy liên hệ cho Finlogistics để được đội ngũ tư vấn của chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, hiệu quả và tối ưu chi phí nhất!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

LCL là gì?

Bài viết gợi ý:


Ma-ky-hieu-Container-00.jpg

Hình ảnh các thùng hàng container từ lâu đã là biểu tượng nổi bật nhất, mỗi khi nhắc đến lĩnh vực Logistics – xuất nhập khẩu hàng hóa. Các mặt hàng nếu muốn xuất nhập khẩu bằng đường biển hoặc đường bộ đều phải đóng vào thùng container, để đưa lên phương tiện và vận chuyển. Vì vậy, việc hiểu rõ những mã ký hiệu container đối với những người làm trong ngành xuất nhập khẩu đều rất quan trọng và cần thiết.

Chỉ cần am hiểu những ký hiệu ghi trên container và thông số kỹ thuật riêng của từng loại container thì quá trình vận chuyển hàng hóa sẽ dễ dàng hơn. Vì vậy, để giải đáp thắc mắc của nhiều người về vấn đề những dòng mã trên container, bài viết dưới đây của Finlogistics sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích và thú vị nhất về mã ký hiệu container, đừng bỏ qua nhé!!!

Mã ký hiệu Container
Mã ký hiệu container


 

Container là gì?

Container thường sẽ được viết tắt là Cont, là một loại thùng lớn cấu tạo chủ yếu bằng thép. Các loại container thông dụng sẽ có hình dạng hộp chữ nhật, ruột rỗng và có cửa mở bao gồm hai cánh tại một mặt cũng như có chốt để đóng kín. Vỏ ngoài của container thường được phủ một lớp sơn tĩnh điện đa dạng màu sắc. Tuy nhiên, vẫn có những loại màu container tùy thuộc vào nhà sản xuất, người sử dụng hoặc đặc tính, mục đích sử dụng của từng loại container.

Thời điểm trước thế kỷ XVIII, những thùng chứa tương tự như container ngày nay đã được sử dụng trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Nhưng chúng chủ yếu được cấu tạo từ nguyên liệu gỗ và có kích thước không theo bất kỳ một tiêu chuẩn nào. Đến những năm 1930, Malcolm McLean là người được cho là đã đầu tiên phát minh ra container, với ý tưởng “Container Intermodal”. Đây là thùng chứa hàng có thể sử dụng cho nhiều loại phương tiện vận tải khác nhau như: tàu hỏa, xe tải, tàu thủy, máy bay,… mà không cần phải tiến hành tháo dỡ hàng hóa.

Nhiều năm sau, những chiếc thùng container hiện đại như ngày nay đã được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Những nhà sản xuất cũng đã thống nhất một kích thước container và mã ký hiệu container chung, theo tiêu chuẩn ISO. Tiêu chuẩn này sẽ được thay đổi theo từng mốc thời gian, nhằm để phù hợp với kích thước cũng như tải trọng của các loại phương tiện vận tải hàng hóa, nhất là đường bộ.

Phân biệt các mã ký hiệu container và ý nghĩa của chúng

Trên mỗi thùng container vận chuyển hàng hóa sẽ có rất nhiều loại mã ký hiệu container khác nhau. Do đó, chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu từng loại ký hiệu riêng, để có thể dễ dàng nhận biết những loại container khác nhau hoặc nhận biết các thông số, trọng lượng hay kích thước container,…

Xem thêm: 10 hãng tàu biển vận tải hàng hóa container lớn hàng đầu trên thế giới

Mã ký hiệu container chỉ mục đích sử dụng

DC (Dry Container)

DC là viết tắt của Dry Container, có nghĩa là loại container khô. Đây là loại thùng container cơ bản nhất, thường được viết là 20’DC hoặc 40’DC. Loại cont này được sử dụng để đóng gói những loại hàng hóa khô, trọng lượng nặng và thể tích nhỏ, ví dụ như: gạo, bột, sắt, thép, xi măng,…

HC (High Cube)

Loại container này được dùng chuyên để đóng hàng với kích cỡ và khối lượng lớn. Ngoài ra, loại thùng container này cũng phù hợp với việc làm văn phòng, nhà ở kiểu container.

RE (Reefer)

Loại cont này được thiết kế chuyên dành cho các kho lạnh hoặc xe đông lạnh. Thông thường, container lạnh sẽ chia làm hai loại chính là: nhôm và sắt. Lớp bên trong của loại container này được làm bằng Inox, nhằm mục đích chống chịu nhiệt độ lạnh khắc nghiệt khi vận chuyển hàng hóa. Do đó, cont Reefer thường có chi phí lưu kho khá tốn kém.

Mã ký hiệu Container
Mã ký hiệu Container

HR (Hi – Cube reefer)

Loại container này cũng là một dạng thùng container lạnh, nhưng có thiết kế cao và dùng để chuyên chở những loại hàng hóa có sức chứa lớn.

OT (Open Top)

Đây là một loại container mở nóc trên, có thể tiến hành đóng hàng và rút hàng thông qua nóc. Sau đó, phần nóc cont sẽ được phủ bạt nhằm để che chắn mưa. Do vậy, loại container này sẽ dùng để chuyên chở các loại máy móc và thiết bị.

FR (Flat Rack)

Đây là loại container không có vách, không mái và chỉ có phần sàn, chuyên dùng để vận chuyển những loại hàng hóa nặng, quá tải. Container loại này sẽ có vách hai đầu trước sau, hoàn toàn có thể cố định, gập xuống hoặc tháo rời.

Kẹp chì (Seal Container)

Seal container chính là khóa niêm phong container, được sử dụng để niêm phong thùng hàng container, trước khi tiến hành xuất hàng. Mục đích là để đảm bảo hàng hóa, sản phẩm bên trong vẫn đầy đủ số lượng và hạn chế những ảnh hưởng xấu đến chất lượng. Trong mã ký hiệu container, loại kẹp chì này còn bao gồm một dãy Serial bao gồm 6 chữ số. Mỗi thùng container niêm phong sẽ có một số chì duy nhất, sau đó sẽ được khai báo Hải Quan thông qua các kí hiệu như: P/L, B/L, C/O.

Mã ký hiệu container chỉ kích thước

  • Chiều dài: Có 03 loại độ dài tiêu chuẩn cho thùng container, đó là: 20 feet (6.1m), 40 feet (12.2 m) và 45 feet (13.7m).
  • Chiều cao: hiện chủ yếu sử dụng 02 loại thường và cao, với loại container thường sẽ cao khoảng 8 feet 6 inch (8’6”), còn loại thùng container cao sẽ có chiều cao là 9 feet 6 inch (9’6”).
  • Chiều rộng: bên ngoài của container (20’DC/ 40’DC/ 40’HC) là khoảng 8 feet (2,438m)

Mã ký hiệu container cơ bản trên vỏ thùng

Trên container có rất nhiều ký hiệu khác nhau, có mã hiệu ở phía trước, phía sau, bên trong, bên ngoài hoặc thậm chí là trên nóc. Hệ thống để nhận biết mã ký hiệu container bao gồm các thành phần như sau:

  • Mã số chủ sở hữu (Owner Code)
  • Mã ký hiệu container của loại thiết bị (Equipment Category Identifier/ Product Group Code)

– U: Dạng container chở hàng (Freight Container)
– J: Dạng thiết bị có thể tháo rời ra (Detachable Freight Container/ Related Equipment)
– Z: Dạng đầu kéo (Trailer) hoặc rơ-moóc (Chassis)

  • Số serie (Serial Number/ Registration Number), ví dụ như: 001234, 002334
  • Chữ số để kiểm tra (Check Digit)
  • Mã số kích thước (Size Code): bao gồm 02 ký tự (chữ cái hoặc chữ số), trong đó kí tự đầu tiên biểu thị chiều dài của thùng container, còn kí tự thứ hai biểu thị chiều cao.
  • Mã loại (Type Code): bao gồm 02 ký tự, trong đó kí tự đầu tiên biểu thị loại container, ví dụ như: G – General R-Refrigerate hoặc U – Open Top. Còn ký tự thứ hai biểu thị những đặc tính chính của thùng container.
Mã ký hiệu Container
Mã ký hiệu Container

Xem thêm: Kích thước của thùng container khi nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Những ký hiệu dùng để khai thác khác (Operational Markings)

Theo đó, những mã ký hiệu container trong việc khai thác bao gồm hai loại chính: bắt buộc và không bắt buộc. Trong đó:

– Dấu hiệu bắt buộc (trọng lượng tối đa của container/ cảnh báo nguy hiểm điện/ container cao)

  • Trọng lượng tối đa (Maximum Gross Mass) được ghi ở trên cửa thùng container. Những số liệu tương tự như ghi trong biển chứng nhận an toàn CSC. Một vài container cũng sẽ thể hiện trọng lượng vỏ (Tare Weight), trọng tải hữu ích (Net Weight) hoặc lượng hàng sắp xếp cho phép (Payload).
  • Dấu hiệu cảnh báo có nguy hiểm về điện từ từ đường dây điện phía trên. Ký hiệu này dùng cho tất cả những container có lắp thang leo.
  • Dấu hiệu container cao trên mức 2,6 mét, mã ký hiệu container này bắt buộc đối với những thùng container cao trên mức 8ft 6in (2,6m).

– Dấu hiệu không bắt buộc (khối lượng container hữu ích lớn nhất/ mã quốc gia)

  • Khối lượng hữu ích lớn nhất (Max Net Mass) sẽ được dán trên cửa thùng container, còn phía dưới là dấu hiệu trọng lượng container có thể đạt tối đa.
  • Mã quốc gia (Country Code) bao gồm hai chữ cái viết tắt, thể hiện tên quốc gia sở hữu chiếc container đó.

Như vậy, qua những nội dung, thông tin về mã ký hiệu container mà chúng tôi tổng hợp được ở trên, hy vọng bạn có thể nắm rõ được để có ích trong việc vận chuyển hàng hóa bằng container. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về mã ký hiệu container hoặc liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa, bạn có thể nhờ sự trợ giúp của Finlogistics. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của bạn, cũng như hỗ trợ vận chuyển hàng hóa quốc tếnội địa, làm thủ tục thông quan Hải Quan, xin giấy tờ,… 

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Mã ký hiệu container

Θ Bài viết gợi ý:


Kich-thuoc-container-00.jpg

Việc nhập hàng hóa từ cửa khẩu Trung Quốc về tới Việt Nam hiện đang là nhu cầu lớn và thiết yếu của nhiều doanh nghiệp trong nước. Do đó, những phương thức vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc cũng đang được quan tâm khá nhiều. Có thể kể tới vài loại hình như: vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường bộ,…

Tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng mà sẽ có những kích thước container khác nhau, với mục đích phục vụ vận chuyển hàng hóa và nhập hàng Trung Quốc. Nếu bạn đang quan tâm chủ đề này thì đừng vội lướt qua bài viết thú vị này của Finlogistics nhé!!!

Kích thước container
Kích thước container


 

Hàng hóa từ Trung Quốc vận chuyển về bằng container

Đối với các loại hàng hóa có trọng lượng lớn, số lượng nhiều hoặc kích thước to quá khổ, thì việc thực hiện vận chuyển bằng xe thùng container chính là lựa chọn tối ưu, hiệu quả nhất. Việc vận chuyển bằng container sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, cũng như đảm bảo tính thuận tiện và thời gian.

Những mặt hàng nên sử dụng loại hình vận chuyển này có thể kể tới như: hàng thiết bị máy móc sản xuất, hàng may mặc tiêu dùng, hàng thực phẩm – đồ đông lạnh, hàng nội thất gia dụng,… cùng nhiều loại hàng hóa khác. Do vậy, kích thước container rất quan trọng trong việc đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển.

Ưu điểm của loại hình dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng container

Hàng hóa được bảo đảm an toàn

Tùy theo mỗi kích thước container, những thùng hàng đều được thiết kế chắc chắn, bền vững với chất liệu thép chất lượng cao, nên có khả năng bảo vệ hàng hóa, sản phẩm bên trong hiệu quả.

Với bốn góc kín và chỉ có một cửa ra vào, nên trong quá trình vận chuyển sẽ tránh bị nhiễm bẩn, mất cắp, hư hỏng hàng hóa do chịu tác động của môi trường bên ngoài. Đặc biệt, bảo hiểm hàng hóa lên đến 100% dành cho các khách hàng bị mất, hỏng hàng hoặc không đúng theo như yêu cầu đặt hàng từ trước.

Xem thêm: Nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc giá tận gốc mới nhất năm 2024

Kích thước container
Kích thước container

Tối ưu hóa chi phí vận chuyển

Hình thức vận chuyển bằng xe container sẽ rất phù hợp đối với các khách hàng cần vận chuyển hàng hóa với số lượng và khối lượng lớn. Điều này giúp tiết kiệm chi phí, phụ phí như bảo hiểm hàng hóa, cộng thêm độ an toàn cao nên có thể giảm thiểu được phần nào chi phí đóng gói hàng hóa, sản phẩm.

Thời gian vận chuyển linh động

Nếu lựa chọn vận chuyển hàng hóa ghép chung với nhau thì sẽ phụ thuộc vào lịch trình gom hàng hóa, đóng gói,… Do đó sẽ dễ dẫn đến sự chậm trễ so với kế hoạch ban đầu.

Những khi sử dụng dịch vụ vận tải xe container thì khách hàng hoàn toàn có thể chủ động được lịch trình di chuyển. Khách hàng được quyền tự do quyết định thời gian vận chuyển hàng hóa và giao nhận hàng tại bất cứ khu vực nào (được cho phép).

Kích thước container chi tiết

Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà sẽ có những loại xe container với kích thước khác nhau (Dài x Rộng x Cao), bao gồm:

  • Kích thước xe container rộng 20 feet là: 6,060 x 2,440 x 2,590 (m)
  • Kích thước xe container rộng 40 feet là: 12,190 x 2,440 x 2,590 (m). Trọng lượng khoảng 3,7 tấn và có thể chứa được khối lượng hàng hóa lên đến 26 tấn
  • Kích thước container rộng 45 feet là: 13,716 x 2,44 x 2,896 (m). Kích thước bên trong là 13.56 x 2,35 x 2,7 (m)

Trên thực tế, những số liệu về kích thước container ở trên chỉ mang tính chất tương đối. Tùy vào mỗi nhà sản xuất container riêng hoặc điều kiện bên ngoài mà kích thước container có thể chênh lệch nhau khoảng vài mm cho đến vài cm.

Kích thước container
Kích thước container

Các bước nhập khẩu từ Trung Quốc hàng chính ngạch bằng container

Dưới đây là quy trình nhập khẩu hàng hóa chính ngạch từ Trung Quốc mà các doanh nghiệp nên nắm rõ:

  • Bước 1: Nhận hàng hóa từ kho của bên bán và thực hiện vận chuyển đến cửa khẩu để thông quan.
  • Bước 2: Bắt đầu mở tờ khai hàng hóa tại cửa khẩu của Trung Quốc.
  • Bước 3: Hải Quan Trung Quốc kiểm kê hàng hóa và cho phép thông quan.
  • Bước 4: Thực hiện vận chuyển hàng chính ngạch từ cửa khẩu Trung Quốc sang cửa khẩu Việt Nam.
  • Bước 5: Bắt đầu mở tờ khai hàng hóa tại cửa khẩu Việt Nam.
  • Bước 6: Hải Quan Việt Nam kiểm kê hàng hóa và cho phép thông quan.
  • Bước 7: Thực hiện vận chuyển hàng chính ngạch về kho của bên mua và kết thúc công việc.

Xem thêm: Cần lưu ý những gì khi nhập khẩu ủy thác hàng hóa từ Trung Quốc?

Kích thước container
Kích thước container

Nếu quý khách hàng, doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng container, còn chần chừ gì mà hãy liên hệ ngay cho đơn vị nhập khẩu chính ngạch hàng hóa uy tín từ Trung Quốc về thị trường Việt Nam – công ty Finlogistics: chuyên chở khối lượng hàng hóa lớn; thời gian vận chuyển hàng hóa nhanh chóng; đảm bảo hàng hóa đến tận tay khách hàng trong thời hạn sớm, với mức chi phí tối ưu nhất.

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Kích thước container

Bài viết gợi ý: 


Hang-OOG-00.jpg

Hàng OOG (Out Of Gauge) hay còn gọi là hàng quá khổ, là một thuật ngữ tuy đã được sử dụng khá lâu, nhưng đối với một số người thì vẫn còn khá mới mẻ, mơ hồ hoặc đã biết nhưng chưa hiểu rõ tường tận. Vì vậy, Finlogistics sẽ chia sẻ một vài kiến thức cơ bản và quan trọng nhất về hình thức vận chuyển loại hàng quá khổ này trong xuất nhập khẩu nhé!!!

Hàng OOG
Hàng OOG là gì?


 

Khái niệm chung về hàng OOG

Trước tiên, chúng ta phải hiểu rõ định nghĩa hàng OOG là gì. Hàng hóa OOG (Out Of Gauge) là thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. “Out Of Gauge” nhằm chỉ những mặt hàng có kích thước hay trọng lượng tổng thể vượt quá so với tiêu chuẩn được cho phép, để vận chuyển bằng những phương tiện vận tải hay container thông thường.

Hàng hóa OOG sẽ sử dụng những loại container đặc biệt như: Open Top hoặc Flat Rack. Hầu hết những mặt hàng OOG được vận chuyển bằng container chuyên dụng Flat rack sẽ có kích thước 20 feet hoặc 40 feet. Loại container này có thể chở được những loại hàng có kích thước lớn, cồng kềnh, với trọng lượng rất nặng và vượt quá mức quy định của những loại container thông thường.

Đặc điểm dễ nhận biết của loại container này là có phần sàn được làm bằng thép khá dày, để chở các loại hàng siêu trường siêu trọng. Chúng được sử dụng linh hoạt với những loại hàng hóa cỡ lớn quá mức cho phép, có thể tháo rời và lắp ráp ổn định, chắc chắn vào các container loại Flat rack.

Xem thêm: Hàng công trình, hàng dự án (Project Cargo) có gì đặc biệt?

Phương pháp xác định hàng OOG

Việc xác định hàng OOG thường được thực hiện dựa theo những quy định và quy chuẩn vận chuyển hàng hóa của từng quốc gia hoặc khu vực riêng. Dưới đây là một vài phương pháp phổ biến dùng để xác định hàng quá khổ:

  • Kích thước tiêu chuẩn: Mỗi quốc gia hoặc khu vực đều có các quy định về kích thước tiêu chuẩn dành cho việc vận chuyển hàng hóa, thông qua những phương tiện vận tải như: xe container, xe tải, xe lửa, tàu biển, máy bay,… Mặt hàng quá khổ sẽ được xác định dựa trên việc so sánh kích thước tổng thể thực tế của mục hàng với giới hạn đã được quy định.
  • Trọng lượng tiêu chuẩn: Ngoài kích thước, thì trọng lượng cũng là một yếu tố rất quan trọng khi muốn xác định hàng hóa quá khổ. Nhiều quy định về trọng lượng tối đa dành cho từng loại phương tiện vận tải thường được đưa ra, nhằm hạn chế việc hàng hóa có thể vượt quá giới hạn trọng lượng tiêu chuẩn này.
  • Kiểm tra hành lang giao thông: Để xác định hàng OOG, một phương pháp thực tế khác được đưa ra đó là kiểm tra hành lang giao thông trên những tuyến đường dự kiến phương tiện chuyên chở hàng hóa đi qua. Nếu hàng hóa không thể vượt qua hạ tầng giao thông như cầu, cống,… hoặc không thể di chuyển một cách an toàn và hợp pháp trên đường, thì loại hàng hóa này có thể được xem là hàng quá khổ.
  • Đánh giá chuyên gia: Trong một số trường hợp, thì việc xác định hàng hóa OOG có thể yêu cầu sự đánh giá khách quang từ các chuyên gia về vận chuyển. Họ sẽ có nhiều kinh nghiệm và kiến thức để đưa ra những đánh giá chính xác về tính chất quá khổ của loại hàng hóa, dựa trên những thông tin cụ thể về kích thước, trọng lượng và tuyến đường vận chuyển của xe.
Hàng OOG
Hàng OOG được xác định như thế nào?

Kích thước trung bình của container chứa hàng OOG

Thông số kỹ thuật20’ Flat Rack Container40’ Flat Rack Container
Tổng trọng lượng tối đa21,440 Kgs25,000 Kgs
Trọng lượng bì2,560 Kgs5,480 Kgs
Kích thướcChiều dàiChiều rộngChiều cao
20’ Flat Rack External6.06 m (20’)2.44 m (8’)2.90 m (9’6”)
20’ Flat Rack Internal5.80 m2.29 m2.66 m
40’ Flat Rack External12.19 m (40’)2.44 m (8’)2.90 m (9’6”)
40’ Flat Rack Internal12.00 m2.29 m2.66 m

Lưu ý khi sử dụng Flat Rack cho vận chuyển hàng OOG

  • Doanh nghiệp cần nắm rõ để tính toán được mức chi phí phù hợp trong việc điều phối chuỗi cung ứng.
  • Đơn vị vận chuyển nên chọn loại container thích hợp, khi biết được trọng lượng cũng như kích thước của hàng hóa. Tùy thuộc vào đặc tính của mỗi loại hàng hóa, kích thước và khối lượng mà phải lựa chọn loại container phù hợp. Ngoài ra, việc vận chuyển bằng những loại container chuyên biệt cũng mất phí khá cao.
  • Khi đã có được mối quan hệ tốt với phía hãng tàu, thì việc bốc xếp hàng hóa sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn, doanh nghiệp còn có thể lựa chọn được những vị trí phù hợp ở trên tàu.
  • Nên kết hợp ăn ý với những người chuyên bốc xếp hàng hóa lên tàu, để hạn chế việc hàng hóa bị hư hỏng và va chạm không đáng có.

Hàng OOG tác động như thế nào?

Hàng quá khổ cũng tác động đáng kể đến quá trình vận chuyển cũng như hoạt động Logistics nói chung. Dưới đây là một vài tác động chính sau khi doanh nghiệp đã hiểu rõ hàng OOG là gì:

  • Hạn chế việc vận chuyển bằng container: Hàng quá khổ không thể vận chuyển được bằng loại container tiêu chuẩn do kích thước và trọng lượng vượt quá giới hạn của chúng. Điều này tạo ra một thách thức lớn trong việc vận chuyển, vì doanh nghiệp và đơn vị vận chuyển cần phải tìm những phương tiện vận tải khác phù hợp hơn để di chuyển hàng hóa.
  • Yêu cầu loại phương tiện vận chuyển đặc biệt: Đối với loại hàng OOG, đơn vị vận tải cần sử dụng những phương tiện vận chuyển chuyên biệt: như tàu rời, container mở hoặc loại xe tải đặc biệt. Điều này cũng đòi hỏi sự chuẩn bị và tổ chức kỹ lưỡng và chi tiết hơn, để đảm bảo an toàn, nhanh chóng và hiệu quả trong quá trình vận chuyển.
  • Mức phí vận chuyển cao hơn: Bởi vì yêu cầu sử dụng những phương tiện vận chuyển đặc biệt, nên hàng quá khổ thường sẽ đi kèm với mức chi phí vận chuyển cao hơn khá nhiều so với mặt hàng thông thường. Những phương tiện đặc biệt sẽ này đòi hỏi sự chuyên nghiệp và kỹ thuật cao, cũng như những biện pháp bảo vệ và an toàn phù hợp.
  • Khó khăn trong việc quản lý và xử lý hàng hóa: Hàng OOG còn có thể gây ra khó khăn trong quá trình quản lý và xử lý hàng hóa. Hàng hóa quá khổ đòi hỏi sự chú ý đặc biệt nhằm để đảm bảo tính chính xác, chất lượng và hiệu quả trong việc định vị, đóng gói, vận chuyển và giao nhận hàng hóa.

Xem thêm: Vài điều quan trọng cần biết về Chuỗi cung ứng lạnh – Cold chain

Hàng OOG
Tác động của hàng OOG ra sao?
  • Ảnh hưởng tới chuỗi thời gian vận chuyển: Do yêu cầu quy trình đặc biệt và phức tạp hơn, nên mặt hàng OOG có thể tốn nhiều thời gian hơn để vận chuyển, nếu so với những loại hàng thông thường. Việc phải xử lý và vận chuyển hàng hóa một cách cẩn thận, kỹ lưỡng và an toàn còn có thể làm gia tăng thời gian vận chuyển. Điều này gây ra sự chậm trễ trong chuỗi cung ứng sản phẩm.
  • Cần tuân thủ theo những quy định và hạn chế về pháp lý: Hàng quá khổ cần phải tuân thủ theo những quy định và bị hạn chế bởi pháp lý liên quan đến việc vận chuyển và an toàn giao thông. Việc không tuân thủ sẽ có thể dẫn đến những trường hợp vi phạm pháp lý, bị phạt tiền hoặc thậm chí tới mức bị ngừng vận chuyển hàng hóa.

Các doanh nghiệp gặp những vấn đề trong việc vận chuyển hàng OOG và khó khăn khi làm giấy tờ thông quan Hải Quan có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Finlogistics để được chúng tôi tư vấn và giải đáp thắc mắc nhanh chóng, uy tín và tối ưu nhất nhé!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Contact Finlogistics

Bài viết gợi ý: