Dich-vu-Hai-Quan-hang-may-moc-cu-va-moi-00.jpg

Mỗi năm, hàng hóa máy móc cũ và mới được nhập khẩu vào Việt Nam rất nhiều và đa dạng. Từ những máy móc dành cho hộ kinh doanh nhỏ lẻ, máy móc dùng trong công nghiệp cho đến những dây chuyền lắp ráp tự động, phải thông qua dịch vụ Hải Quan hàng máy móc cũ và mới trọn gói từ bên nước ngoài. Trong đó, các loại máy móc mới 100% và đã qua sử dụng vẫn phải đảm bảo về chất lượng và hiệu năng sử dụng.

Các doanh nghiệp đã phải tốn khá nhiều chi phí và thời gian, đồng thời lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ nhập khẩu hàng máy móc cũ và mới uy tín và có năng lực xử lí các lô hàng, giảm thiểu tối đa các chi phí phát sinh. Khác với những loại hàng hóa máy móc đang còn mới, thì máy móc cũ thường phải trải qua kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt, trước khi được phép thông quan. Vậy quá trình này diễn ra như thế nào, hãy khám phá cùng với Finlogistics để hiểu hơn nhé!!!

Dịch vụ Hải Quan hàng máy móc cũ và mới
Dịch vụ Hải Quan hàng máy móc cũ và mới

(16/11/2023)


 

Dịch vụ Hải Quan hàng máy móc cũ và mới yêu cầu điều kiện như thế nào?

Định nghĩa về máy móc cũ

Máy móc và thiết bị đã qua sử dụng là những mặt hàng, sản phẩm đã được đưa vào sử dụng thực tế trước đó và đã được tu sửa mới lại để có thể dùng tiếp. Theo như quy định ghi tại Khoản 3, Điều 3, Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg, khi tiến hành nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng có nghĩa là những loại máy móc, thiết bị hoặc dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng một thời gian, trải qua quá trình lắp ráp vận hành lại và có thể hoạt động như bình thường.

Điều kiện để nhập khẩu

Hiện nay, Pháp luật hiện hành đã đưa ra những quy định cho các doanh nghiệp, nếu như muốn nhập khẩu hàng máy móc cũ và mới thì bắt buộc theo đáp ứng được những yêu cầu mà Nhà nước yêu cầu như sau:

  • Tuổi đời của máy móc, thiết bị không được phép vượt quá 10 năm, điều này đã được quy định rõ ràng tại tại Phụ lục I của Quyết định số 18/2018/QĐ-TTg. Theo đó, cách tính tuổi cho mặt hàng máy móc, thiết bị cũ là: Năm nhập khẩu – Năm sản xuất = Tuổi thiết bị
  • Trong trường hợp niên hạn của máy móc, thiết bị vượt quá số năm được cho phép theo quy định Pháp luật, nhưng hiệu suất làm việc của máy vẫn đạt ít nhất khoảng 85%, so với hiệu suất làm việc ban đầu. Lúc này, mặt hàng vẫn đủ điều kiện để nhập khẩu và tiến hành hoạt động sản xuất như bình thường ở trong nước.

Những loại máy móc, thiết bị phải được nghiên cứu, sản xuất theo các quy chuẩn cụ thể và đáp ứng đúng quy chuẩn kỹ thuật chuẩn quốc gia về bảo đảm mức độ an toàn và tiêu thụ năng lượng. Tuyệt đối không được gây ra những hiện tượng ô nhiễm cho môi trường bên ngoài. Nếu như việc nhập khẩu hàng máy móc cũ và mới không đáp ứng được những yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật thì cũng phải đáp ứng được quy trình sản xuất theo các chỉ tiêu kỹ thuật. Đặc biệt, chỉ tiêu này phải được bảo đảm đạt tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn của khối G7.

Xem thêm: Các bước giám định chi tiết hàng hóa máy móc, thiết bị cũ đồng bộ

Dich vu Hai Quan hang may moc cu va moi 02 Finlogistics https://finlogistics.vn
Dịch vụ Hải Quan hàng máy móc cũ và mới

Những quy định chung về thủ tục nhập khẩu máy móc cũ và mới

Xác định mã HS code

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, bất cứ mặt hàng nào cũng cần xác định đúng mã HS code để có chính sách và thủ tục nhập khẩu phù hợp. Để có thể áp chính xác mã HS, doanh nghiệp có thể đề nghị phía đơn vị cung cấp dịch vụ khai báo xác định mã HS code cho mình, trước khi làm các bước nhập khẩu hàng máy móc cũ và mới. Tất cả được quy định tại Điều 24, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Điều 7, Thông tư số 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi và bổ sung tại Khoản 3, Điều 1, Thông tư số 39/2018/TT-BTC).

Việc xác định đúng chi tiết mã HS của mặt hàng máy móc đã qua sử dụng phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất và thành phần cấu tạo thực tế khi được tiến hành nhập khẩu. Theo như quy định của Nhà nước, doanh nghiệp có thể căn cứ để áp dụng mã HS vào hàng hóa tại một thời điểm trong quá trình nhập khẩu. Điều này thường sẽ dựa trên catalogue, tài liệu kỹ thuật,… được giám định cụ thể tại Cục Kiểm định Hải Quan. Kết quả của kiểm tra thực tế tại Hải Quan và Cục Kiểm định Hải Quan sẽ là cơ sở để áp mã HS đối với hàng hóa.

Xác định chủng loại hàng hóa

Việc xác định đúng xuất xứ và chủng loại của hàng hóa sẽ giúp cho doanh nghiệp giải quyết các giấy tờ và làm dịch vụ Hải Quan hàng máy móc cũ và mới cho mặt hàng này dễ dàng và thuận tiện hơn: 

  • Trường hợp máy móc nhập khẩu mới 100%: doanh nghiệp cần xem xét loại máy móc nhập khẩu này có thuộc diện bị cấm nhập khẩu hay nhập khẩu hay không, theo điều kiện ghi tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, ban hành ngày 15/05/2018. Nếu không có thì doanh nghiệp có thể tiến hành nhập khẩu như bình thường.
  • Trường hợp máy móc đã qua sử dụng: doanh nghiệp cần phải căn cứ theo những quy định ghi tại Quyết định số 18/2019/QĐ-TTG, ban hành ngày 19/04/2019 để xác định rõ các điều kiện và bộ hồ sơ thủ tục để nhập khẩu hàng máy móc cũ và mới.

Xác định hiệu suất năng lượng

Doanh nghiệp sẽ căn cứ vào Khoản 3, Điều 1, Điểm A; Khoản 1, Điều 2 và Khoản 2, Khoản 4, Điều 3 của Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg, ban hành ngày 09/03/2017 (có hiệu lực từ 25/04/2017) để xác định hiệu suất năng lượng phù hợp và thực hiện dịch vụ Hải Quan hàng máy móc cũ và mới thuận tiện nhất.

Dịch vụ Hải Quan hàng máy móc cũ và mới
Dịch vụ Hải Quan hàng máy móc cũ và mới

Các bước nhập khẩu hàng máy móc cũ và mới chi tiết

Quy trình nhập khẩu

Những quy định khi làm dịch vụ Hải Quan hàng máy móc cũ và mới khác nhau ở chỗ phải kiểm tra niên hạn sử dụng của hàng hóa. Việc giám định tuổi của máy móc sẽ được tiến hành song song cùng với những thủ tục nhập khẩu Hải Quan khác. Hồ sơ đăng ký nhập khẩu, thông quan để giám định tuổi của mặt hàng, tùy thuộc vào những trung tâm giám định khác nhau. Theo đó, quy trình làm thủ tục nhập khẩu hàng máy móc cũ và mới gồm những bước như sau:

Bước 1: Khai tờ khai Hải Quan

Nếu như đã chuẩn bị đầy đủ những chứng từ, giấy tờ xuất nhập khẩu, bao gồm: hợp đồng ngoại thương, Commercial Invoice, Packing List, B/L, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và mã HS đã xác nhận chính xác của hàng hóa máy móc, thiết bị thì lúc này, doanh nghiệp có thể tiến hành kê khai, nhập thông tin lên trên hệ thống phần mềm của Hải Quan.

Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan

Sau khi đã hoàn thành bước kê khai tờ khai Hải Quan, hệ thống trên sẽ gửi thông báo kết quả về phân luồng tờ khai. Nếu đã có luồng tờ khai (theo tùy từng màu đỏ, vàng, xanh) thì doanh nghiệp chỉ cần in tờ khai và mang theo bộ hồ sơ nhập khẩu xuống Chi cục Hải Quan để tiến hành khai báo. Đối với việc nhập khẩu hàng máy móc cũ và mới thì đến bước này, doanh nghiệp phải làm thêm một tờ giấy giám định niên hạn. Quy trình này sẽ phụ thuộc vào từng trung tâm phụ trách.

Xem thêm: Di dời máy móc thiết bị nhanh chóng và an toàn gồm những bước nào? 

Bước 3: Hải Quan thông quan tờ khai

Sau khi đã kiểm tra xong bộ hồ sơ, nếu không còn vấn đề thắc mắc gì thì các cán bộ Hải Quan sẽ chấp nhận cho thông quan tờ khai. Các doanh nghiệp lúc này sẽ tiến hành làm các bước dịch vụ Hải Quan hàng máy móc cũ và mới tiếp theo, để đóng thuế phí nhập khẩu cho phía Hải Quan để có thể thông quan hàng hóa.

Bước 4: Đưa hàng hóa về kho chứa

Nếu như bộ hồ sơ đã được thông quan thì tiếp theo tiến hành bước thanh lý tờ khai và thực hiện thêm những thủ tục cần thiết, để có thể mang hàng hóa máy móc về kho. Cuối cùng, các doanh nghiệp đã hoàn thành các bước để nhập khẩu hàng máy móc thiết bị cũ và mới.

Dịch vụ Hải Quan hàng máy móc cũ và mới
Dịch vụ Hải Quan hàng máy móc cũ và mới

Hồ sơ nhập khẩu

Theo như quy định đưa ra của phía Hải Quan, nếu muốn làm các bước dịch vụ Hải Quan hàng máy móc cũ và mới thì bạn cần phải chuẩn bị những giấy tờ hồ sơ như sau:

  • Hồ sơ nhập khẩu máy móc theo quy đinh của bộ Luật Hải Quan
  • Giấy chứng nhận đăng ký của doanh nghiệp và có đóng dấu lẫn chữ ký của doanh nghiệp
  • Giấy xác nhận từ nhà sản xuất máy móc, trong đó nêu rõ năm sản xuất và tiêu chuẩn sản xuất của mặt hàng
  • Nếu như máy móc nhập khẩu có số tuổi vượt mức quy định, nhưng vẫn có hiệu suất hoạt động ~85% trở lên thì doanh nghiệp chỉ cần phải nộp thêm Văn bản chấp thuận nhập khẩu máy móc của Bộ Khoa học và Công nghệ

Thủ tục nhập khẩu

Các bước thủ tục nhập khẩu hàng máy móc cũ và mới mà doanh nghiệp cần thực hiện:

  • Bước 1: Doanh nghiệp phải tiến hành nộp 01 bộ hồ sơ, chứng từ về việc nhập khẩu hàng hóa và tài liệu liên quan, theo quy định về cho Cơ quan Hải Quan hoặc nơi đăng ký lấy tờ khai Hải Quan
  • Bước 2: Cơ quan Hải Quan sẽ làm thủ tục để thông quan hàng hóa theo quy định, ngay khi bộ hồ sơ nhập khẩu và tài liệu liên quan theo quy định được đảm bảo đầy đủ và hợp lệ
  • Bước 3: Doanh nghiệp tiến hành đưa lô hàng về để bảo quản, trong trường hợp kết quả giám định của máy móc, thiết bị cũ và mới không đáp ứng được yêu cầu như quy định, thì doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp luật về hành vi vi phạm hành chính lĩnh vực Hải Quan

Dịch vụ Hải Quan hàng máy móc cũ và mới tại Finlogistics

Với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu – Logistics, đặc biệt là dịch vụ Hải Quan hàng máy móc cũ và mới, công ty Finlogistics luôn là đơn vị uy tín và là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều khách hàng khi muốn thực hiện vận chuyển và thông quan hàng hóa. Khi đến với chúng tôi, khách hàng sẽ nhận được những lợi ích khi thực hiện nhập khẩu hàng máy móc cũ và mới như sau:

  1. Hỗ trợ khách hàng chi tiết, từ khâu tư vấn thủ tục nhập khẩu cho đến thực hiện các bước thông quan cuối cùng
  2. Thực hiện khai báo Hải Quan cho hàng hóa máy móc mới 100% và hàng đã qua sử dụng
  3. Xin các loại chứng thư, giấy tờ giám định máy móc cũ, làm việc với phía Hải Quan để thông quan lô hàng máy móc cũ và mới
  4. Thực hiện vận chuyển hàng máy móc nhập khẩu về kho chứa hàng
  5. Nhận rút cont, di dời nâng hạ máy móc và lắp ráp vào vị trí yêu cầu
  6. Hỗ trợ những vấn đề liên quan đến lô hàng sau khi đã thông quan thành công
Dich vu Hai Quan hang may moc cu va moi 03 Finlogistics https://finlogistics.vn
Dịch vụ Hải Quan hàng máy móc cũ và mới

Xem thêm: Quy trình nhập khẩu máy móc cũ về Việt Nam yêu cầu những thủ tục gì?

Finlogistics luôn cam kết về dịch vụ Hải Quan hàng máy móc cũ và mới chất lượng và tối ưu về mọi mặt:

  • Kiểm tra kỹ càng và chính xác bộ chứng từ, giấy tờ xuất nhập khẩu trước khi tiến hành khai báo Hải Quan
  • Thời gian giao nhận hàng hóa và thủ tục Hải Quan nhanh chóng và đúng thời hạn như cam kết (khoảng 1 – 2 ngày)
  • Chi phí giao nhận, vận chuyển và nhập khẩu hàng máy móc cũ và mới luôn được ưu đãi và cạnh tranh
  • Đội ngũ tư vấn, nhân viên giao nhận chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, sẵn sàng tư vấn tận tình về thông tin chứng từ, cũng như quy trình thủ tục nhập khẩu, hướng dẫn áp mã HS code,…
  • Tuyệt đối bảo mật tất cả các thông tin về khách hàng và hàng hóa
  • Chịu trách nhiệm đền bù tổn thất cho khách hàng, nếu để xảy ra tình trạng chậm trễ hoặc hư hỏng hàng hóa

Ngoài ra, khách hàng mong muốn thực hiện vận chuyển hàng hóa Forwarder, vận chuyển nội địa hoặc vận chuyển quốc tế ra các thị trường khác, xin giấy tờ, chứng từ khó như: CO, tờ khai Hải Quan,… hoặc những thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa liên quan, có thể liên hệ cho Finlogistics bằng thông tin liên lạc bên dưới. Chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng một cách nhanh chóng, an toàn và hiệu quả!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Dịch vụ Hải Quan hàng máy móc cũ và mới

Θ Bài viết gợi ý:


Thu-tuc-nhap-khau-Cau-thap-00.jpg

Nhu cầu xây dựng công trình cao tầng ngày càng được quan tâm nhiều tại Việt Nam, điều này kéo theo nhu cầu nhập khẩu mặt hàng Cẩu tháp, dùng trong việc xây dựng cũng ngày một tăng. Nhiều công ty, doanh nghiệp cũng đã nhảy vào lĩnh vực này nhưng chưa nắm rõ các bước thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp ra sao hay quy định, pháp chế của Nhà nước đối với mặt hàng này như thế nào. Hãy cùng với Finlogistics giải đáp những thắc mắc kể trên qua bài viết chi tiết và đầy đủ này nhé!!! 

Thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp (Crane)
Thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp (Crane)

(14/01/2023)


 

Thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp dựa trên cơ sở pháp lý nào?

Cẩu tháp hay còn được gọi là cơ cấu cẩu, cần cẩu, cần trục tháp,… đây là loại thiết bị chuyên dụng, dùng để nâng đỡ và di chuyển các nguyên vật liệu trong việc xây dựng những công trình cao tầng. Thiết bị này kết hợp rất vững chắc, dễ dàng tháo lắp và có tính cơ động cao, có khả năng tải trọng những nguyên vật liệu xây dựng từ 40 m trở lên, với trọng tải từ 3 đến 10 tấn.

Những bộ phận của Cẩu tháp có thể tháo rời để thay đổi chiều cao, tầm với hoặc vận chuyển giữa những công trình. Cấu tạo được chia thành: phần quay và phần không quay, trong đó trục thân tháp chính là bộ phận quan trọng nhất. Cẩu tháp được nhập khẩu từ rất nhiều quốc gia khác nhau như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức,… Tuy nhiên, thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp lại không có quá nhiều khác biệt. Chính sách nhập hàng hóa Cẩu tháp được quy định tại những Văn bản Pháp luật sau đây:

Căn cứ theo những Văn bản hành chính trên thì mặt hàng Cẩu tháp mới và cũ sẽ không nằm trong Danh mục bị cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, khi tiến hành thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp, doanh nghiệp cần phải tuân theo những điều kiện như sau:

  • Niên hạn của thiết bị có quy định và giới hạn cụ thể
  • Cẩu tháp phải có tem mác, nhãn dán theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP
  • Cẩu trục tháp khi nhập khẩu phải được tiến hành kiểm tra chất lượng kỹ càng
  • Xác định đúng mã HS code để nộp đúng chi phí thuế và tránh bị Cơ quan chức năng phạt

Mã HS code

Mã HS chính là một dãy số mã số đặc biệt, được dùng chung cho toàn bộ hàng hóa, sản phẩm trên toàn thế giới. Giữa các quốc gia khác nhau thì sẽ có sự khác biệt ở phần đuôi của mã HS. Vì thế, 6 số đầu của mã HS đều đại diện cho cùng một mặt hàng như nhau. Theo đó, mã HS code khi làm thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp là 8426 200000. Mức thuế phí và thuế giá trị gia tăng sẽ tùy vào mã HS của mặt hàng để doanh nghiệp tiến hành nộp theo quy định của Nhà nước.

Xem thêm: Xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa cần những bước quan trọng nào?

Thu tuc nhap khau Cau thap 02 Finlogistics https://finlogistics.vn
Thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp (Crane)

Chính sách nhập khẩu Cẩu tháp

Về những chính sách mới nhất của Nhà nước thì mặt hàng cẩu tháp mới và cũ sẽ không bị cấm nhập khẩu. Những đơn vị thi công nếu có nhu cầu thì có thể đặt mua Cẩu tháp từ nước ngoài về, để đảm bảo an toàn và chất lượng và nhập khẩu để sử dụng cho các công trình xây dựng trong nước. Tuy nhiên, thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp lại có yêu cầu khá phức tạp, hơn so với những loại máy móc, thiết bị thông thường khác.

Mặt hàng Cầu tháp mới 100% dĩ nhiên sẽ được phép nhập khẩu dễ dàng vào trong nước. Tuy nhiên, đối với thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp xây dựng cũ, đã qua sử dụng thì cần phải lưu ý nhiều vấn đề. Đặc biệt, Cẩu tháp nhập khẩu đã được sử dụng không quá 10 năm và cần phải có đầy đủ giấy tờ để chứng minh.

Các bước đăng ký làm thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp chi tiết

Chuẩn bị bộ chứng từ nhập khẩu

Để có thể làm thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp thì trước hết, doanh nghiệp cần làm đăng ký kiểm định chất lượng cho thiết bị này, sau đó mới có thể tiến hành mở tờ khai Hải Quan nhập khẩu. Theo đó, bộ hồ sơ nhập khẩu Cẩu tháp đã được quy định rõ ràng trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC, ban hành ngày 25/03/2015, sửa đổi và bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC

Với những chứng từ dùng để làm thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp thì quan trọng nhất vẫn là tờ khai Hải Quan, sau đó là chứng thư giám định, hóa đơn thương mại, vận đơn đường biển,… Những chứng từ khác sẽ được phía Cơ quan Hải Quan yêu cầu bổ sung sau. Tờ khai Hải Quan sẽ được kê khai sau khi hàng hóa đã cập cảng. Doanh nghiệp nên chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ từ trước, để tránh tình trạng hàng hóa đã cập cảng rồi mới chuẩn bị. Điều này sẽ kéo dài thời gian làm thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp và phát sinh thêm chi phí.

Các bước chuẩn bị hồ sơ không quá phức tạp, song hầu hết các doanh nghiệp đều gặp vấn đề về việc áp dụng thuế nhập khẩu (do hiểu sai mã HS, cập nhật ở phần dưới) và thiếu giấy đăng ký kiểm định chất lượng dùng để mở tờ khai Hải Quan.

Thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp (Crane)
Thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp (Crane)

Xem thêm: Quá trình làm tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ chi tiết mới nhất

Cách tính thuế nhập khẩu

Cẩu tháp mới hoặc đã qua sử dụng khi có thể đáp ứng được những điều kiện ở trên thì sẽ được phép nhập khẩu à nộp thuế như bình thường. Trong đó, thuế nhập khẩu là nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải hoàn thành đầy đủ đối với Nhà nước. Thuế nhập khẩu trong thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp mới và cũ đều phụ thuộc vào mã HS mà doanh nghiệp chọn ở trên. Mỗi mã HS sẽ có một mức phí thuế suất riêng cụ thể. Do đó, bạn có thể tham khảo vài cách tính thuế nhập khẩu như dưới đây:

  • Thuế nhập khẩu Cẩu tháp xác định theo mã HS như sau: Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT) nhập khẩu Cẩu tháp được xác định theo công thức sau: Thuế giá trị gia tăng = (Trị gia CIF + Thuế nhập khẩu) x % thuế suất VAT

Trong đó, trị giá CIF sẽ được xác định bằng giá trị hàng hóa xuất xưởng cộng với tất cả những chi phí để có thể đưa được hàng hóa về đến cửa khẩu đầu tiên của quốc gia nhập khẩu. Đối với thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp xây dựng thì thuế nhập khẩu dành cho mặt hàng này đang áp dụng là 0% và thuế VAT là 8 – 10% (dựa theo mã HS 8426). Đặc biệt, từng bộ phận của Cẩu tháp sẽ được Nhà nước áp mã riêng để đóng thuế nhập khẩu khác nhau, nhất là khung thân của Cẩu tháp.

Theo hướng dẫn của Công văn số 4896/TCHQ – TXNK về thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp thì khung thân phải được nhập khẩu riêng biệt, có nghĩa là phải tiến hành đóng thuế riêng. Bởi vì bộ phận này có cấu trúc tĩnh, gồm 4 thanh thép cứng ở phần góc và những thanh thép giằng kết nối cùng với nhau bằng bu lông. Khung thân này có thể dùng như một đốt thân thay thế, gắn thêm để tăng độ cao nhưng lại không được thiết kế để gắn với những trang thiết bị chuyển động. Như vậy, khung thân của Cẩu tháp thuộc nhóm 73.08 và áp dụng thuế nhập khẩu với mức từ 0 – 10%.

Quy trình các bước làm thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp

Tất cả các bước trong quy trình hoàn thành thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp đã được quy định cụ thể bên trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Theo đó, doanh nghiệp sẽ thực hiện theo thứ tự như sau:

Bước 1: Điền tờ khai Hải Quan

Sau khi đã có đầy đủ bộ chứng từ xuất nhập khẩu bao gồm: Hợp đồng, Commercial Invoice, Vận đơn đường biển, Packing List, Chứng nhận xuất xứ CO, tờ thông báo hàng đến và mã HS của Cẩu tháp đã xác định xong thì doanh nghiệp có thể nhập các thông tin khai báo lên trên hệ thống khai Hải Quan qua phần mềm.

Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan

Sau khi đã kê khai xong tờ khai Hải Quan, thì hệ thống Hải Quan sẽ trả về kết quả phân luồng đối với tờ khai. Khi đã có luồng tờ khai thì doanh nghiệp sẽ tiến hành in tờ khai và mang bộ hồ sơ nhập khẩu đến Chi cục Hải Quan gần nhất để có thể mở tờ khai khi làm thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp.

Khi đó, tùy theo phân luồng màu xanh, vàng và đỏ mà doanh nghiệp sẽ thực hiện những bước mở tờ khai phù hợp. Doanh nghiệp có thể mời nhân viên giám định của Cơ quan đăng kiểm xuống để kiểm tra hàng tại cảng hoặc tại kho bảo quản. Nếu không có vấn đề gì thì làm các bước tiếp theo để xin được giải phóng hàng hóa.

Thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp (Crane)
Thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp (Crane)

Xem thêm: Kiểm tra sau thông quan hàng hóa là gì trong xuất nhập khẩu?

Bước 3: Giải phóng hàng hóa

Sau khi đã kiểm tra xong bộ hồ sơ, nếu như không có gì thắc mắc thì các cán bộ Hải Quan sẽ chấp nhận cho phép giải phóng hàng. Doanh nghiệp lúc này có thể tiến hành đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai Hải Quan, để mang hàng hóa về bảo quản và kết thúc các bước thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp.

Bước 4: Mang hàng hóa về kho bảo quản và thông quan

Khi tờ khai Hải Quan được giải phóng thì doanh nghiệp tiến hành bước thành lý tờ khai và làm các thủ tục cần thiết để mang hàng hóa về kho chứa. Sau khi đã có chứng thư giám định thì làm nốt bước tải lên hệ thống một cửa quốc gia để hoàn thành bộ hồ sơ và thông báo ngay cho phía cán bộ Hải Quan để có thể thông quan tờ khai thành công.

Trên đây là những nội dung quan trọng khi doanh nghiệp muốn làm thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp (Crane) nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Để hạn chế rủi ro và rút ngắn thời gian làm các bước để thông quan mặt hàng này, bạn cần đọc kỹ những thông tin có trong bài hoặc liên hệ trực tiếp đến cho công ty Finlogistics. Chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực làm thủ tục nhập hàng hóa, thông quan chứng từ, giấy tờ và vận chuyển nội địa lẫn quốc tế. Mọi đơn hàng của bạn đều sẽ được giải quyết một cách nhanh gọn, tối ưu và chi phí tốt nhất!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp

Θ Bài viết gợi ý:


Don-vi-giam-dinh-may-moc-cu-00.jpg

Trong quá trình hội nhập, đẩy mạnh và phát triển quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, số lượng máy móc, thiết bị cũ được nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng lớn và đều có nguồn gốc xuất xứ khác nhau. Theo đó, những nhà đầu tư, nhà nhập khẩu sẽ kết hợp và làm việc với những đơn vị giám định máy móc cũ uy tín để kiểm tra về số lượng, chất lượng, quy cách, xuất xứ, chủng loại, tính đồng bộ,… của hàng hóa nhập khẩu.

Bởi vì máy móc thiết bị cũ được nhập về Việt Nam tương đối lớn, nên Nhà nước ngày càng phải kiểm soát kỹ càng hơn và phải đáp ứng được những tiêu chuẩn đề ra. Do đó, việc giám định máy móc cũ đã và đang nhận được sự quan tâm hơn bao giờ hết. Ngoài việc kiểm định thông số, chất lượng, quá trình này còn giúp Cơ quan quản lý xác định được cách áp thuế, thông quan, thanh lý, gian lận thương mại… Hãy cùng với Finlogistics theo dõi thêm nhé!!!

Đơn vị giám định máy móc cũ
Những đơn vị giám định máy móc cũ

(13/11/2023)


 

Vì sao lại cần đến những đơn vị giám định máy móc cũ?

Định nghĩa giám định máy móc cũ

Quá trình giám định hàng hóa máy móc thiết bị cũ là sử dụng những phương pháp, quy định và hệ thống trang thiết bị đo lường để đánh giá, kiểm định sự phù hợp của lô hàng được kiểm tra so với bộ chứng từ nhập khẩu. Công việc này giúp kiểm soát chặt chẽ số lượng, chất lượng của lô hàng máy móc, thiết bị cũ nhập khẩu, nhằm phát hiện kịp thời khi xảy ra thiếu hụt, sai lệch, hư hỏng hoặc tổn thất hàng hóa,… Do đó, việc lựa chọn dịch vụ của những đơn vị giám định máy móc cũ có chuyên môn cao là yêu cầu cần thiết và quan trọng.

Thông thường, quy trình này sẽ được bắt đầu tiến hành ngay tại điểm đi, trên các phương tiện vận chuyển, cảng biển, cửa khẩu,… hoặc trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ hàng cho đến tận nhà máy, công trình, bãi tập kết hàng hóa… Theo đó, những mặt hàng máy móc, thiết bị đã qua sử dụng nếu muốn nhập khẩu vào thị trường Việt Nam  cần phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu được quy định tại Quyết định số 18/2019/QĐ–TTg, ban hành ngày 19 tháng 04 năm 2019 của Chính phủ.

Việc giám định máy móc cũ nhập khẩu có ý nghĩa rất quan trọng và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả bên mua, bên bán cũng như những bên liên quan khác (ví dụ như: nhà thầu, người vận tải, các công ty bảo hiểm), khi xảy ra những tranh chấp thương mại cần giải quyết. Hơn nữa, Cơ quan quản lý của Nhà nước cũng cần đến các kết quả giám định chính xác và khách quan này, để phục vụ mục đích quản lý cao hơn như: áp mức thuế, thông quan hàng hóa, thanh lý các quyết toán của những công trình đầu tư, hạn chế gian lận thương mại,…

Nhằm hỗ trợ cho các công ty, doanh nghiệp tiết kiệm được phần lớn thời gian, chi phí và nhân lực trong việc thực hiện hợp đồng mua bán, các đơn vị giám định máy móc cũ đã ra đời. Với đội ngũ cán bộ chuyên môn , có nghiệp vụ và kinh nghiệm lâu năm trong việc kiểm định máy móc thiết bị,… các đơn vị giám định máy móc cũ sẽ chứng minh lô hàng xuất nhập khẩu có đáp ứng đầy đủ yêu cầu đối với hợp đồng mua bán hay yêu cầu của công trình, dự án và những quy định quản lý của Nhà nước hay không.

Phân loại đối tượng máy móc cũ cần giám định

Theo quy định, hàng hóa máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng sẽ có mã số HS nhập khẩu thuộc vào chương 84 và 85, quy định trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu – nhập khẩu vào Việt Nam. Mặt hàng này được nhập khẩu, nhằm mục đích sử dụng cho những hoạt động sản xuất sản phẩm tại Việt Nam, mà không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu do Chính phủ quy định.

Các Bộ hoặc Cơ quan ngang bộ công bố bảng phân loại chi tiết việc giám định máy móc cũ, theo quy định từ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, ban hành ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ. Văn bản có quy định chi tiết một số điều của bộ Luật Quản lý ngoại thương. Những đối tượng được phân loại giám định như sau:

  • Dây chuyền sản xuất hoặc thiết bị công trình sử dụng trong đời sống, công nghiệp, giao thông, thủy lợi,…
  • Máy móc, thiết bị, đồ phụ tùng hoặc máy móc chuyên dụng trong công trình
  • Phương tiện vận tải như ô tô, xe máy, xe chuyên dụng,…
  • Thiết bị sử dụng điện, điện tử, điện lạnh hoặc thiết bị viễn thông, thiết bị y tế, thiết bị sử dụng trong trường học
  • Nguyên vật liệu để sản xuất như sắt, thép, gang hoặc những loại sắt, thép thành phẩm, hợp kim,…

Xem thêm: Quy trình giám định máy móc cũ đồng bộ tại Finlogistics năm 2023

Đơn vị giám định máy móc cũ
Những đơn vị giám định máy móc cũ

Các loại hình giám định máy móc cũ

Những đơn vị giám định hiện nay có khá đa dạng các loại hình giám định máy móc cũ mà doanh nghiệp có thể tham khảo dưới đây:

  • Giám định số lượng – chất lượng và tình trạng của hàng hóa
  • Giám định chủng loại và phân loại
  • Giám định nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa
  • Giám định tính đồng bộ máy móc
  • Giám định tính chuyên dùng và phạm vi sử dụng
  • Giám định tổn thất hư hỏng
  • Thẩm định giá trị của máy móc thiết bị phục vụ cho mục đích xem xét, ký kết hợp đồng nhập khẩu hàng hóa hoặc góp vốn kinh doanh bằng các loại máy móc thiết bị hoặc hoạt động cầm cố, cho vay

Đơn vị giám định máy móc cũ thực hiện các bước thủ tục như thế nào?

Mỗi một đơn vị giám định máy móc cũ sẽ có những quy chuẩn riêng để thực hiện các bước thủ tục kiểm định hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, các bước cụ thể sẽ được tóm gọn trong quy trình như sau:

  • Bước 1: Tiến hành hoàn thành các thủ tục đăng ký giám định máy móc cũ với đơn vị theo mẫu đăng ký giám định BM-QT-10-02-01. Sau đó, đơn vị giám định sẽ tiếp nhận, kiểm tra mẫu đăng ký và hồ sơ của lô hàng đính kèm (bộ hồ sơ chuẩn sẽ bao gồm: Sales Contact, Commercial Invoice, Bill of Lading, Packing ListCertificate of Original – CO,…)
  • Bước 2: Sau khi đã kiểm tra mẫu đăng ký và hồ sơ lô hàng xong, đơn vị giám định sẽ tiến hành cấp số giám định cũng như gửi mẫu đăng ký về cho doanh nghiệp để tiến hành làm các thủ tục mở tờ khai Hải Quan
  • Bước 3: Đơn vị giám định sẽ lên kế hoạch và tiến hành kiểm tra hàng hóa máy móc cũ trên thực tế, theo đúng quy trình giám định máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng. Tất cả phải đảm bảo tính khách quan, trung thực và hiệu quả
  • Bước 4: Căn cứ theo kết quả kiểm tra thực tế đối với hàng hóa máy móc cũ và đối chiếu với bộ hồ sơ mà doanh nghiệp cung cấp, đơn vị giám định sẽ đánh giá hàng hóa có phù hợp với những tiêu chí mà Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg đã quy định hay không. Sau khi đã tổng hợp kết quả, đơn vị giám định sẽ công bố Chứng thư giám định để đánh giá mức độ phù hợp của hàng hóa, so với những tiêu chí trong Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg đã quy định.
  • Bước 5: Đơn vị giám định sẽ thông báo kết quả giám định và sẽ gửi Chứng thư giám định về cho doanh nghiệp để tiến hành hoàn tất các bước thủ tục Hải Quan, theo đúng quy định
Đơn vị giám định máy móc cũ
Những đơn vị giám định máy móc cũ

Danh sách các đơn vị giám định máy móc cũ uy tín hiện nay

Hiện nay, có khá nhiều đơn vị giám định máy móc cũ uy tín với quy mô và lĩnh vực đa dạng, trải rộng khắp tại Việt Nam. Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp lại danh sách một vài đơn vị hàng đầu được nhiều cơ quan và khách hàng đánh giá cao:

STT

Tên đơn vị giám định

Thông tin liên hệ

1

Công ty TNHH Giám định, Định giá và Dịch vụ kỹ thuật Bảo Tín

- Địa chỉ: Tầng 4, Tòa nhà Rublue, số 223, phố Đội Cấn, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội
- Điện thoại: 0243 554 3555
- Fax: 0243 715 2011
- Email: baotinvatesco@gmail.com
- Website: baotinvatesco.com/

2

Chi nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinacontrol Hà Nội

- Địa chỉ: Số 96, đường Yết Kiêu, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Điện thoại: 0243 942 1343
- Fax: 0243 942 1002
- Email: vinacontrol@vinacontrol.com.vn
- Website: vinacontrol.com.vn/

3

Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định TTP

- Địa chỉ: Số 298, phố Mai Anh Tuấn, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội
- Điện thoại: 0243 225 2618 / 098 449 2282;
- Email: ttp@ttpcert.com.vn
- Website: ttpcert.com.vn/

4

Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VIETCERT

- Địa chỉ: Tòa nhà F4, số 114, phố Trung Kính, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 0236 656 3399
- Fax: 0236 361 7519
- Email: kythuat@vietcert.org
- Website: vietcert.org/

5

Công ty Cổ phần Giám định Nam Việt

- Địa chỉ: Số 4/6, đường số 3, khu phố 4, phường Bình An, quận 2, TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0282 253 1519
- Fax: 0286 296 0188
- Email: nvco@navicontrol.com.vn
- Website: navicontrol.com.vn/

6

Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3

- Địa chỉ: Số 49, đường Pasteur, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0283 829 4274
- Fax: 0283 829 3012
- Email: qt-tonghop@quatest3.com.vn
- Website: quatest3.com.vn/

7

Công ty Cổ phần Giám định - Thương mại Bảo Linh

- Địa chỉ: Số 19, đường Lê Thánh Tông, phường Máy Chai, quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng
- Điện thoại: 0225 350 1789
- Fax: 0904 331 468
- Email: baolinhcontrol@gmail.com

8

Công ty Cổ phần T&TBON 

- Địa chỉ: Số 31, ngõ 47A, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội
- Điện thoại: 0243 773 9716 / 0978 722 272
- Email: congtyttbonvn@gmail.com
- Website: ttbon.com.vn/

9

Công ty Cổ phần Giám định Á Việt

- Địa chỉ: Số 32, đường Lê Đình Lý, phường Thạc Gián, quận Thanh Khê, Đà Nẵng
- Điện thoại: 0236 365 5665
- Fax: 0236 365 5675
- Email: avietcontrol@avietcontrol.com.vn
- Website: avietcontrol.com.vn

10

Trung tâm Kiểm định thiết bị an toàn máy, thiết bị nông nghiệp

- Địa chỉ: Số 54, ngõ 102, đường Trường Chinh, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: 0243 793 0957
- Email: kiemdinhnn@gmail.com

Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu hàng hóa máy móc thiết bị cũ về Việt Nam chi tiết

Ngoài những đơn vị giám định máy móc cũ kể ở trên, nếu công ty, doanh nghiệp của bạn cần thực hiện giám định, đánh giá hàng hóa máy móc, thiết bị cũ nhập khẩu, thì hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi – Finlogistics. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thông quan hàng hóa qua Hải Quan và vận chuyển nội địa – quốc tế, chúng tôi sẽ đảm bảo lô hàng của bạn được giám định một cách nhanh chóng, an toàn và tối ưu nhất. Hãy nhấc máy lên và liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ tận tình và chuyên nghiệp!!!  

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Đơn vị giám định máy móc cũ

Θ Bài viết gợi ý:


Nhap-khau-tieu-ngach-00.jpg

Có thể hàng ngày, bạn đã nghe báo đài hoặc mạng xã hội nói nhiều đến cụm từ “hàng hóa tiểu ngạch”. Nhưng bạn có thực sự hiểu rõ việc nhập khẩu tiểu ngạch là gì hay không? Hiện nay, hoạt động thông thương hàng hóa, sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế đất nước. Trong đó, phải kể tới vai trò của việc buôn bán giữa những quốc gia láng giềng với nhau và từ đó hai thuật ngữ “chính ngạch” và “tiểu ngạch” đã được ra đời.

Trong bài viết lần này, Finlogistics sẽ giúp cho bạn hiểu thêm nhiều hơn về khái niệm hàng hóa tiểu ngạch là gì, hoạt động nhập khẩu tiểu ngạch hiện giờ ra sao, cùng với việc làm rõ một vài hiểu lầm thường gặp, liên quan đến hình thức buôn bán này. Hãy theo dõi chi tiết đến cuối bài nhé!!!

Nhập khẩu tiểu ngạch
Nhập khẩu tiểu ngạch

(24/10/2023)


 

Tìm hiểu nhập khẩu tiểu ngạch là gì?

Khái niệm chung về tiểu ngạch

“Tiểu ngạch” được xem là một trong những hình thức buôn bán, trao đổi hàng hóa mang tính nhỏ lẻ, không chính thức giữa những người dân sinh sống ở gần khu vực biên giới giữa hai nước có chung đường biên giới trên bộ liền kề nhau. Nói một cách đầy đủ, thì phải gọi là “xuất nhập khẩu tiểu ngạch” hay “buôn bán tiểu ngạch” mới thực sự đầy đủ ý nghĩa. Việc thực hiện hoạt động trao đổi hàng hóa này khá đơn giản và linh hoạt, có thể đưa các hàng hóa thông qua những cửa khẩu phụ hoặc các đường mòn được mở giữa hai nước.

Chẳng hạn, người dân Việt sinh sống tại những vùng cửa khẩu sẽ buôn bán tiểu ngạch tại một số tỉnh giáp biên giới cùng với những quốc gia láng giềng, ví dụ như: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng,… giáp ranh với Trung Quốc; Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Trị,… giáp ranh với Lào; Long An, Tây Ninh, An Giang,… giáp ranh với Campuchia.

Những mặt hàng thường được trao đổi, buôn bán thông qua con đường tiểu ngạch chủ yếu là mặt hàng thông dụng, giá trị nhỏ và dễ dàng tiêu thụ, ví dụ như: nông sản, đồ gia dụng, quần áo, giày dép,… Đặc điểm của hình thức trao đổi này là mang tính “nhỏ lẻ” giữa cư dân của hai nước láng giềng. Điều này là để phân biệt giữa khái niệm “tiểu ngạch” với “chính ngạch”. Quốc gia mua hàng hóa sẽ là nước nhập khẩu tiểu ngạch và ngược lại.

Đặc điểm của việc buôn bán tiểu ngạch

Có thể nói, hoạt động nhập khẩu tiểu ngạch chính là hình thức mua bán, kinh doanh hàng hóa, sản phẩm được nhiều thương lái và cư dân có hộ khẩu vùng biên giới ưa chuộng, bởi vì thủ tục khá đơn giản, dễ dàng cũng như chi phí vận chuyển thấp. Giá trị của hàng hóa thường không vượt quá 2 triệu VNĐ/người/ngày.

Theo quy định, khi mua bán hàng tiểu ngạch, các cá nhân vẫn phải khai báo đầy đủ với Cơ quan Hải Quan, đồng thời cũng phải nộp thuế và phải tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch động thực vật,… Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người đã lợi dụng tính linh hoạt và nhỏ lẻ để tiến hành gian lận thương mại, trốn thuế hoặc thậm chí là buôn lậu. Nhiều hình thức được các đối tượng sử dụng như: khai man thông tin; chia nhỏ lô hàng để người dân có thể mang vác trái phép qua biên giới;… 

Xem thêm: Những loại hình nhập khẩu hàng hóa chính ngạch mới nhất

Nhập khẩu tiểu ngạch
Nhập khẩu tiểu ngạch
Những lợi ích

Hoạt động buôn bán hàng hóa tiểu ngạch mang đến khá nhiều lợi ích cho người dân vùng biên giới, có thể kể đến như:

  • Khi tiến hành nhập khẩu tiểu ngạch hàng hóa thì không cần phải đi qua cửa khẩu chính nên các bước thủ tục cũng đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng hơn, có thể tiết kiệm thời gian vận chuyển
  • Tiết kiệm và tối ưu chi phí trong quá trình vận chuyển
  • Khi vận chuyển hàng hóa, bên vận chuyển sẽ gom hàng chung lên cùng xe tải, sau đó sẽ kê khai hàng hóa chung. Tuy vẫn phải đóng thuế như bình thường, nhưng mức thuế phải nộp sẽ ít hơn khá nhiều, so với việc nhập khẩu chính ngạch thông thường khác.
Một số rủi ro

Đây được xem là hình thức buôn bán mang tính ổn định khá thấp, hàng hóa thường khó thông quan chính thức, do không có đầy đủ các giấy từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ. Giá trị cho mỗi cuộc giao dịch nhỏ lẻ, kim ngạch buôn bán cũng thường xuyên thay đổi theo thời vụ, thời tiết hoặc theo chính sách kiểm định của hai quốc gia. Thông thường, sẽ quy định cho mỗi người dân được quyền mua bán một lượng hàng hóa với giá trị hàng hóa nhất định (tối đa khoảng 2 triệu VNĐ/người/ngày).

Việc nhập khẩu tiểu ngạch cũng rất dễ bị lợi dụng để cho các đối tượng xấu trốn tránh nộp thuế. Nếu không có các bước kiểm soát nghiêm túc và chặt chẽ thì hoạt động nhập khẩu tiểu ngạch sẽ làm cho tình trạng vận chuyển và buôn lậu hàng hóa bẩn vào thị trường nước ta ngày càng nhiều hơn. Lợi dụng những thủ tục đơn giản, những lỗ hổng trong việc kiểm soát và quản lý thì nhiều đối tượng đã đưa hàng trái phép qua biên giới để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa cao.

Nhập khẩu tiểu ngạch
Nhập khẩu tiểu ngạch

Các bước làm thủ tục nhập khẩu tiểu ngạch chi tiết

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa tiểu ngạch thông qua biên giới sẽ được tiến hành với các bước cụ thể như sau:

Thủ tục khai hàng

Các cá nhân, tổ chức được phép kinh doanh nhập khẩu tiểu ngạch, khi có hàng hóa cần tiến hành nhập khẩu, thì phải đến Cơ quan Hải Quan cửa khẩu để làm các thủ tục khai báo và nộp thuế phí theo quy định. Để có thể nhập khẩu hàng hóa tiểu ngạch thì cần phải chuẩn bị và nộp đủ các loại giấy tờ sau:

  • Tờ khai hàng hóa (2 tờ: HQ7A – HQ7B)
  • Giấy chứng minh cư dân vùng biên giới (hoặc hộ khẩu)
  • Giấy phép kinh doanh nhập khẩu tiểu ngạch vùng biên giới, do Ủy ban nhân dân tỉnh cấp phép

Riêng đối với hàng hóa tự sản xuất tự tiêu dùng của cư dân vùng biên giới đem đi trao đổi mua bán, mỗi lần sẽ có tổng trị giá trong định mức tiêu chuẩn. Theo Thông tư Liên Bộ, mặt hàng này sẽ được miễn thuế và chỉ phải xuất trình chứng minh cư dân vùng biên giới và để phía Hải quan kiểm tra hàng hóa, ghi vào sổ theo dõi.

Nếu tổng giá trị của những hàng hóa đó vượt định mức miễn thuế theo quy định thì các cá nhân, tổ chức phải tiến hành nộp thuế nhập khẩu tiểu ngạch cho phần vượt đó. Đối với những trường hợp này, thì Cơ quan Hải Quan sẽ dùng biên lai CT13 của Bộ Tài chính, cùng lúc thay cho cả tờ khai hàng hóa và biên lai nộp thuế phí.

Xem thêm: Thực hiện thủ tục thông quan Hải Quan với 7 bước chính xác nhất

Thủ tục kiểm hóa

  • Các cá nhân, tổ chức có hàng hóa cần nhập khẩu tiểu ngạch đều phải đưa hàng hóa trực tiếp đến cửa khẩu và xuất trình cho phía Hải Quan kiểm tra
  • Tùy theo tính chất, đặc điểm của từng loại hàng hóa cụ thể, thì Trưởng Hải Quan cửa khẩu sẽ đưa ra những phương pháp kiểm tra phù hợp
  • Việc kiểm hóa hàng hóa phải được tiến hành minh bạch trước sự chứng kiến của chủ hàng
  • Các cán bộ kiểm hóa sẽ đối chiếu giữa tờ khai và những giấy tờ có liên quan với hàng hóa nhập khẩu thực tế, để ghi kết quả kiểm hóa
  • Căn cứ vào giấy tờ khai báo và kết quả kiểm hóa, thì Trưởng Hải Quan cửa khẩu sẽ quyết định việc nộp thuế và có cho phép hàng nhập khẩu hay không. Sau đó, sẽ ghi chứng nhận thực nhập và kết thúc các bước thủ tục Hải Quan

Việc luân chuyển giấy tờ

  • Phía Hải Quan sẽ trả lại cho chủ hàng 01 tờ khai hàng hóa, 01 biên lai thu thuế phí nếu đó là hàng nhập khẩu tiểu ngạch hoặc 01 tờ CT13 nếu đó là hàng hóa của cư dân vùng biên giới
  • Các giấy tờ còn lại sẽ được lưu tại Hải Quan cửa khẩu
Nhập khẩu tiểu ngạch
Nhập khẩu tiểu ngạch

Những hiểu lầm về nhập khẩu tiểu ngạch

Hàng tiểu ngạch có phải là hàng lậu?

Việc nhập khẩu tiểu ngạch (buôn bán giữa cư dân biên giới hai nước) là một hình thức nhập khẩu đã được Pháp luật thừa nhận và còn được gọi theo tên khác là biên mậu. Do đó, hàng hóa tiểu ngạch không phải là hàng buôn lậu. Tuy nhiên, trên thực tế như đã phân tích, do tính linh hoạt và nhỏ lẻ của hình thức này, nên nhiều người đã lợi dụng để tiến hành gian lận thương mại và thậm chí là buôn lậu.

Nhập khẩu tiểu ngạch sẽ không phải đóng thuế phí?

Theo quy định được đưa ra, thì hàng hóa tiểu ngạch vẫn phải nộp thuế nhập khẩu như bình thường, mặc dù các bước làm thủ tục khai báo Hải Quan đã được lược giản hơn.

Hình thức nhập khẩu tiểu ngạch không dành cho các doanh nghiệp lớn?

Điều này là không hoàn toàn đúng, mặc dù hình thức nhập khẩu tiểu ngạch này sinh ra với mục đích là dành cho cư dân vùng biên. Các doanh nghiệp nếu cần nhập khẩu số lượng nhỏ hàng hóa tại các khu vực biên giới, thì vẫn có thể mua gom từ những người dân tại khu vực này. Miễn là doanh nghiệp đó vẫn nộp đủ tiền thuế và trả chi phí đầy đủ theo quy định hiện hành của Pháp luật.

Xem thêm: Xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa cần chuẩn bị những gì?

Trên đây là những nội dung đầy đủ và chi tiết nhất về hình thức nhập khẩu tiểu ngạch mà bạn đang quan tâm đến. Khác với hàng hóa chính ngạch thì việc nhập hàng tiểu ngạch tuy hình thức sẽ đơn giản và chịu ít chi phí hơn nhưng lại không hiệu quả đối với những doanh nghiệp lớn. Do đó, bạn cũng cần tìm hiểu và cân nhắc kỹ trước khi tiến hành nhập khẩu theo con đường này. Hy vọng bài viết hữu ích này của Finlogistics đã mang đến cho bạn thêm nhiều kiến thức mới về xuất nhập khẩu. Hẹn gặp lại bạn trong những chuyên mục thú vị tiếp theo của nhà FIN!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Nhập khẩu tiểu ngạch

Θ Bài viết gợi ý:


Hang-gia-cong-la-gi-00.jpg

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, những hoạt động kinh tế thương mại, đặc biệt là việc làm hàng gia công thương mại ngày càng trở nên phổ biến hơn. Nhiều cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp hiện nay cũng lựa chọn mô hình sản xuất này. Điều này mang lại nhiều lợi ích nhất định, bao gồm cả việc đạt được những mục tiêu lợi nhuận trong các hoạt động thương mại. Vậy thông tin chi tiết về mặt hàng gia công này như thế nào? Hãy để Finlogistics giải đáp giúp bạn trong bài viết tổng quan này nhé!!!

Hàng gia công là gì?
Hàng gia công là gì?

(06/10/2023)


 

Tìm hiểu chung về hàng gia công

Định nghĩa

Nói một cách khái quát, gia công là một hoạt động mà bên nhận gia công sẽ thực hiện một hoặc nhiều công đoạn sản xuất, để làm ra hàng hóa, sản phẩm theo những yêu cầu của bên đặt gia công. Đây chính là hoạt động dựa trên hợp đồng hợp tác giữa hai bên. Trong đó, có một số quy định yêu cầu đối với hàng hóa được gia công như: thời hạn gia công, kinh phí cho các hoạt động gia công và vài vấn đề ngoài lề khác.

Hàng hóa, sản phẩm mới được sản xuất thương mại theo Hợp đồng gia công được sẽ được gọi là hàng gia công. Tất cả các loại hàng hóa đều có thể được gia công, dĩ nhiên ngoại trừ những mặt hàng bị cấm cho mục đích thương mại. Hàng gia công cho những doanh nghiệp nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài, thuộc vào diện cấm kinh doanh và xuất nhập khẩu theo quy định của Pháp luật Việt Nam. Nhưng nếu được Cơ quan Nhà nước có phẩm quyền cho phép thì doanh nghiệp mới được phép nhận làm gia công.

Đặc điểm

Quyền sở hữu hàng hóa, bao gồm: quyền sử dụng, quyền chiếm đoạt, quyền sở hữu,… sẽ không chuyển từ bên thuê gia công sang bên thực hiện gia công. Hiểu một cách đơn giản hơn thì quyền sở hữu đối với những loại hàng hóa gia công chính là các quyền bán, quyền giao dịch,… Theo quy định ghi tại Điều 180, Bộ Luật Thương mại năm 2005, hàng gia công sẽ phải đáp ứng đủ những điều kiện sau đây:

  • Hàng gia công không thuộc vào những loại hàng hóa nằm trong diện bị cấm kinh doanh, ví dụ như: các chất gây nghiện; những loại hóa chất khoáng vật; mẫu vật của những loài động thực vật hoang dã được khai thác hoặc có nguồn gốc từ tự nhiên;… theo quy định Pháp luật
  • Hàng gia công thuộc vào diện bị cấm kinh doanh hoặc xuất nhập khẩu, chỉ có thể được thực hiện gia công khi người thuê gia công là doanh nghiệp nước ngoài, dùng để tiêu thụ ở nước ngoài. Mặt hàng này phải được các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép, ví dụ như: vật liệu nổ, vũ khí, đạn dược, trang thiết bị kỹ thuật quân sự; sản phẩm mật mã dùng để bảo vệ thông tin bí mật của Nhà nước; gỗ tròn, gỗ xẻ từ những loại từ gỗ rừng tự nhiên bên trong quốc gia;…

Những mặt hàng bị cấm nhập khẩu là loại hàng đã qua sử dụng, bao gồm: hàng dệt may, giày dép và quần áo; hàng điện tử điện lạnh;…

Xem thêm: Những thông tin về hàng quá cảnh đường bộ chi tiết nhất

Hàng gia công là gì?
Hàng gia công là gì?

Lợi ích

Hàng gia công không chỉ mang đến nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp gia công, mà còn có những lợi ích đặc biệt đối với nền kinh tế thị trường và những doanh nghiệp khác.

  • Hỗ trợ các tầng lớp công ty có thể học hỏi và tiếp cận với những công nghệ mới, tiến bộ khoa học để hiện đại hóa quy trình sản xuất và nâng cao hiệu suất lao động
  • Tận dụng tốt cơ sở sản xuất, thiết bị máy móc, nhà xưởng và những nguyên liệu sẵn có, để giúp các doanh nghiệp sử dụng “thương hiệu” và kênh phân phối hàng gia công bên trong và ngoài nước hiệu quả, tăng tỷ trọng hàng hóa, sản phẩm sản xuất trực tiếp, hàng xuất khẩu
  • Giảm thiểu tình trạng thất nghiệp và tăng thêm thu nhập của người lao động. Hoạt động gia công cũng sẽ giúp giảm chi phí thuê mướn nhân lực và thu lợi nhuận về cho doanh nghiệp, do chúng sẽ thu hút một phần lớn số lao động phổ thông giá rẻ trong khu vực
  • Thu hút vốn đầu tư cùng công nghệ hiện đại của các nhà đầu tư nước ngoài để thực hiện gia công

*) Những mặt hàng được gia công ở Việt Nam: sản phẩm dệt may (quần áo, giày dép,…); lắp ráp điện tử (máy tính, thiết bị, điện thoại,…);…

*) Công ty gia công: Đây là các công ty chuyên nhận gia công và thực hiện những công việc nhất định để tạo ra hàng hóa, sản phẩm theo đúng yêu cầu của bên đặt gia công.

Thông tin về hợp đồng hàng gia công

Khái niệm

Hợp đồng gia công là bản thỏa thuận chính thức giữa các bên trong quá trình gia công hàng hóa. Theo đó, bên nhận gia công sẽ thực hiện những đơn đặt hàng làm sản phẩm theo đúng yêu cầu của bên thuê gia công và bên thuê gia công sẽ nhận sản phẩm, trả tiền công theo thỏa thuận hợp đồng. Đối tượng của bản Hợp đồng gia công chính là những vật được xác định theo mẫu tiêu chuẩn mà các bên đã thỏa thuận hoặc có Pháp luật quy định sẵn, ví dụ như: Hợp đồng gia công đồ gốm sứ; Hợp đồng gia công quần áo, giày dép; Hợp đồng gia công cơ khí;…

Đặc điểm

Bản hợp đồng gia công có ba điểm chính cần hiểu kỹ, đó là:

+ Hợp đồng gia công là bản hợp đồng song vụ

Bên thực hiện gia công có quyền yêu cầu cho bên đặt gia công phải chuyển cho mình loại vật liệu đạt tiêu chuẩn về chất lượng, chủng loại cũng như tính đồng bộ và số lượng (có thể đi kèm vật mẫu, bản vẽ gốc để chế tạo). Bên gia công cũng cần yêu cầu bên đặt gia công nhận sản phẩm mới do mình tạo ra và trả tiền công theo như đã thỏa thuận của hợp đồng. 

+ Hợp đồng gia công là bản hợp đồng có đền bù

Số tiền mà bên thuê gia công phải trả cho bên nhận gia công chính là tiền công. Khoản thù lao này đã được hai bên thỏa thuận rõ ràng trong điều khoản chung của hợp đồng.

+ Hợp đồng gia công sẽ được vật thể hóa

Đối tượng sẽ được xác định trước theo mẫu và tiêu chuẩn đã thỏa thuận từ trước giữa các bên. Hoặc sẽ xác lập trước theo những quy định của Pháp luật hiện hành. Mẫu hoặc tiêu chuẩn của vật gia công chỉ được công nhận (được vật chất hóa hoặc trở thành hàng hóa, sản phẩm), ngay sau khi bên nhận gia công đã hoàn thành tất cả các thao tác gia công.

Xem thêm: Các bước nhập khẩu lô hàng Táo Đỏ từ nội địa Trung Quốc năm 2023

Hàng gia công là gì?
Hàng gia công là gì?

Quyền và nghĩa vụ

Đối với bên đặt gia công:

  • Giao một phần hoặc toàn bộ nguyên vật liệu gia công theo đúng như hợp đồng gia công hoặc giao kinh phí để bên gia công mua nguyên vật liệu theo số lượng, chất lượng và mức giá đã thỏa thuận
  • Nhận lại toàn bộ sản phẩm và tài sản gia công (bao gồm máy móc, thiết bị cho thuê hoặc mượn, nguyên vật liệu, vật tư, phụ liệu, phế liệu,…) sau khi đã thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp đã có các thỏa thuận khác
  • Cử người đại diện đến tới kiểm tra và giám sát quá trình gia công tại nơi nhận gia công hàng hóa. Có thể cử các chuyên gia đến hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng hàng gia công, theo như thỏa thuận trong hợp đồng gia công
  • Chịu trách nhiệm trước Pháp luật về tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của lô hàng gia công và toàn bộ nguyên vật liệu, máy móc thiết bị dùng để tiến hành gia công khi chuyển cho bên nhận gia công

Đối với bên nhận gia công:

  • Cung cấp một phần hoặc toàn bộ nguyên vật liệu để thực hiện gia công theo như thỏa thuận với bên đặt gia công về tiêu chí số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và giá cả
  • Nhận thù lao và những chi phí hợp lý khác theo như hợp đồng
  • Trường hợp nếu nhận gia công cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài, bên nhận gia công được quyền xuất khẩu tại chỗ những sản phẩm gia công, máy móc thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên vật liệu, phụ liệu, phế phẩm, phế liệu, vật tư dư thừa,… theo như ủy quyền trong hợp đồng của bên đặt gia công
  • Trường hợp nếu nhận gia công cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài, bên nhận gia công sẽ được miễn thuế nhập khẩu đối với các loại thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, phụ liệu, vật tư tạm nhập khẩu theo định mức quy định, để thực hiện bản hợp đồng gia công theo quy định của Pháp luật về thuế phí
  • Chịu trách nhiệm trước Pháp luật về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hóa, trong trường hợp nếu hàng gia công nằm trong danh sách cấm kinh doanh và xuất nhập khẩu

Quy trình thực hiện

Các doanh nghiệp thực hiện Hợp đồng làm hàng gia công theo các bước quy trình cụ thể như sau:

  • Hợp đồng thuê gia công ngoài cần phải được soạn thảo rõ ràng, thông thường sẽ bằng tiếng Anh và ngôn ngữ của những bên liên quan khác
  • Làm đơn xin thực hiện hợp đồng gia công nộp cho Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
  • Sau khi đã nhận được đơn, tiếp tục mô tả địa điểm sản xuất hàng gia công tương ứng với những gì đã nêu rõ trong hợp đồng
  • Cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ với những tài liệu quan trọng liên quan như: giấy chứng nhận thêm vốn đầu tư; tờ khai đăng ký nộp thuế; đăng ký dấu mộc;… .cùng những tài liệu liên quan đến hàng gia công khác
  • Cần chú ý văn bản thông báo hợp đồng gia công là bắt buộc
  • Nguyên vật liệu và máy móc thiết bị phải được tiến hành nhập khẩu theo yêu cầu đặt ra, để thực hiện gia công đúng theo quy trình.
  • Cuối cùng, kết hợp gửi hợp đồng gia công và thủ tục Hải Quan để xét duyệt

Xem thêm: Hàng hóa vận chuyển đường bộ năm 2023 gồm những loại nào?

Hàng gia công là gì?
Hàng gia công là gì?

Trên đây là những thông tin, nội dung chi tiết và khái quát nhất về mặt hàng gia công. Các doanh nghiệp cần đọc kỹ bài viết này để hiểu rõ hơn loại hình sản xuất sản phẩm đặc biệt này. Nếu còn câu hỏi gì liên quan đến hàng gia công hoặc liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi – Finlogistics, qua kênh liên lạc bên dưới. Hãy để chúng tôi hỗ trợ và cung cấp cho bạn dịch vụ Logistics tiêu chuẩn, chất lượng, uy tín và ấn tượng nhất!!! 

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Hàng gia công là gì?

Θ Bài viết gợi ý:


Cac-cang-bien-lon-nhat-Viet-Nam-00.jpg

Việt Nam là một quốc gia sở hữu đường bờ biển dài với hơn 3.200 km, có nhiều vị trí thuận lợi cho việc xây dựng cảng biển, đặc biệt là những cảng nước sâu. Do đó, hoạt động xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa tại những cảng biển lớn nhất Việt Nam, dọc từ Bắc xuống Nam này rất nhộn nhịp và phát triển. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến cho bạn top 10 cảng biển quan trọng hàng đầu hiện nay và là mũi nhọn trong lĩnh vực Logistics. Hãy cùng theo dõi để biết thêm với Finlogistics nhé!!!

Các cảng biển lớn nhất Việt Nam
Các cảng biển lớn nhất Việt Nam

(18/10/2023)


 

Cảng biển lớn nhất Việt Nam: Cảng biển Hải Phòng

Hải Phòng luôn được biết đến như là thành phố cảng biển lớn nhất tại Việt Nam. Cảng Hải Phòng đã được đầu tư với hệ thống trang thiết bị hiện đại, cùng cơ sở hạ tầng an toàn, đầy đủ và phù hợp với phương thức vận tải và thương mại nội địa – quốc tế. Cầu cảng ở đây độ dài là 2.567 m, với diện tích kho lên đến 52.052 m² và hàng năm có thể xếp đỡ khoảng trên dưới 10 triệu tấn hàng hóa.

Theo kế hoạch của Bộ Giao Thông Vận Tải thì cảng Hải Phòng sẽ được tiến hành nâng cấp, hoàn thiện những trang thiết bị và xây dựng thêm 02 bến tại Đình Vũ để tàu tải trọng 20.000 DWT có thể thuận tiện lưu thông qua. Mục đích là đưa lượng hàng hóa thông quan qua cảng lên tới khoảng 25 – 30 triệu tấn/năm.

Các cảng biển lớn nhất Việt Nam
Các cảng biển lớn nhất Việt Nam

Cảng biển lớn nhất Việt Nam: Cảng biển Vũng Tàu

Cảng Vũng Tàu đứng trong danh sách 10 cảng biển lớn nhất ở Việt Nam và cũng là cảng biển lớn hàng đầu ở vùng Đông Nam Bộ. Đây chính là một cụm cảng biển tổng hợp tầm cỡ quốc gia và là đầu mối quốc tế của Việt Nam với thế giới. Cảng Vũng Tàu hiện đang có 04 khu bến, bao gồm: sông Dinh, Cái Mép – Sao Mai Bến Đình, Mỹ Xuân – Phú Mỹ và khu bến Đầm – Côn Đảo và 10 cảng lớn khác, phục vụ cho nhu cầu vận chuyển, trao đổi thương mại và kinh doanh dầu khí tại miền Đông Nam Bộ.
 
Cảng biển lớn nhất Việt Nam
Các cảng biển lớn nhất Việt Nam

Cảng biển lớn nhất Việt Nam: Cảng biển Vân Phong

Cảng Vân Phong đang là dự án cảng tổng hợp quốc gia, là điểm trung chuyển quốc tế loại 1A lớn nhất tại Việt Nam. Cảng nằm trong vịnh Vân Phong, thuộc khu kinh tế Vân Phong của tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Vị trí của cảng Vân Phong nằm gần những tuyến đường quốc tế, với khoảng cách tới Thái Bình Dương ngắn nhất, nếu so với HongKong hay Singapore. Hiện tại, cảng Vân Phong đang có 02 khu bến là: Ninh Thủy và Mỹ Giang – Dốc Lết.
 
Cảng biển lớn nhất Việt Nam
Các cảng biển lớn nhất Việt Nam

Xem thêm: Danh sách những cảng biển quốc tế tại Ấn Độ năm 2023

Cảng biển lớn nhất Việt Nam: Cảng biển Quy Nhơn

Cảng Quy Nhơn thuộc thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực loại 01 của vùng Nam Trung bộ. Cảng nằm sâu bên trong vịnh Quy Nhơn, có bán đảo Phương Mai giúp che chắn, kín gió  và rất thuận lợi cho các tàu neo đậu và xếp dỡ hàng hóa quanh năm.

Tổng diện tích mặt bằng của cảng lên đến 306.568 m², với tổng diện tích kho chứa hàng chiếm 30.723 m² và kho CFS là 1.971 m². Ngoài ra, diện tích bãi của cảng là 201.000 m² với bãi chứa container chiếm tới 48.000 m². Do đó, cảng có khả năng tiếp nhận những tàu có trọng tải khoảng từ 30.000 DWT (deadweight tonnage) đến 50.000 DWT.

Trong tương lai, dự kiến cảng Quy Nhơn sẽ được đầu tư khoảng 180 tỷ đồng để nâng cấp luồng chạy tàu biển, để có khả năng đón những tàu từ 05 vạn tấn ra vào cảng an toàn và thuận tiện. Đồng thời, cảng Quy Nhơn được xác định sẽ trở thành một trong những cảng quốc tế tại vùng Nam Trung Bộ, sau khi thuộc quyền quản lý của Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam. Điều này giúp đẩy mạnh cơ hội phát triển của ngành vận tải Hàng Hải Việt Nam trong thời gian tới.

Cảng biển lớn nhất Việt Nam
Các cảng biển lớn nhất Việt Nam

Cảng biển lớn nhất Việt Nam: Cảng biển Quảng Ninh

Cảng Quảng Ninh là một cảng biển nước sâu, nằm trong hệ thống cảng biển của Việt Nam, thuộc địa bàn quản lý của Thành phố Hạ Long. Đây còn là cảng tổng hợp quốc gia và đầu mối khu vực loại 01, nằm trong vùng trung tâm kinh tế – chính trị của Quảng Ninh. Đây là một trong ba điểm của vùng tam giác kinh tế trọng điểm phía bắc (bao gồm: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh).

Cảng Quảng Ninh có tổng diện tích mặt bằng chiếm tới 154.700 m², với tổng kho đạt diện tích 5400 m² và có bãi chứa container lên đến 49000 m². Với điều kiện tự nhiên và khí hậu rất thuận lợi, đi kèm cơ sở vật chất có sẵn, thì cảng Quảng Ninh đang không ngừng phát triển và cải tiến hệ thống kỹ thuật công nghệ. Đồng thời, cảng còn đảm bảo an ninh sát sao, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ trong tương lai.

Cảng biển lớn nhất Việt Nam
Các cảng biển lớn nhất Việt Nam

Cảng biển lớn nhất Việt Nam: Cảng biển Sài Gòn

Cảng Sài Gòn được xem là cảng chính của vùng kinh tế phía Nam Việt Nam, đóng vai trò chủ chốt trong quá trình kết nối vận tải Hàng Hải của khu vực Đông Nam Bộ với vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cảng Sài Gòn bao gồm những khu cảng tổng hợp và cảng container: Cảng Cát Lái nằm trên sông Đồng Nai, Cảng Hiệp Phước nằm trên sông Soài Rạp,…

Sắp tới, cảng Sài Gòn có kế hoạch xây dựng thêm hai khu bến Gò Công và bến Cần Giuộc trên sông Soài Rạp, thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang và Long An, với mục tiêu là hình thành bến cảng vệ tinh cho những khu bến chính bên trong cảng Sài Gòn. Năm 2015, cảng Sài Gòn đã được vinh dự đứng trong top 25 cảng biển container hàng đầu trên thế giới.

Cảng biển lớn nhất Việt Nam
Các cảng biển lớn nhất Việt Nam

Xem thêm: 10 bước nhập khẩu hàng hóa qua đường biển chi tiết và dễ nhớ

Cảng biển lớn nhất Việt Nam: Cảng biển Cửa Lò

Cảng nước sâu Cửa Lò chính là một bộ phận thuộc cụm cảng biển tại Nghệ An. Cảng này nằm ở xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc. Theo Quyết định phê duyệt hệ thống cảng biển ban hành năm 2023, thì cảng Cửa Lò sẽ được xây dựng trở thành cảng biển quốc tế, nhằm để đáp nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm của Nghệ An và các tỉnh lân cận khu vực Bắc Trung Bộ.

Dự án này cũng sẽ thu hút một phần hàng hóa, sản phẩm của Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan, qua để thông thương. Chiều dài của bến cảng là 3.020 m, với khả năng tiếp nhận những tàu có trọng tải lên đến 30.000 – 50.000 DWT.

Cảng biển lớn nhất Việt Nam
Các cảng biển lớn nhất Việt Nam

Cảng biển lớn nhất Việt Nam: Cảng biển Đà Nẵng

Với lịch sử hơn 115 năm xây dựng và phát triển, thì cảng Đà Nẵng cho đến nay đã, đang và sẽ chứng tỏ được sự quan trọng của mình, trong việc củng cố và phát triển kinh tế thương mại của thành phố và khu vực miền Trung. Nằm bên trong vịnh Đà Nẵng, nên cảng này có hệ thống giao thông rất thuận lợi, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi dịch vụ Logistics của khu vực Trung bộ Việt Nam.

Với mục tiêu sắp tới trở thành cảng biển hiện đại bậc nhất tại miền Trung, cảng Đà Nẵng hiện đang lên kế hoạch và triển khai dự án đầu tư mở rộng cảng Tiên Sa vào giai đoạn 02, cho đến năm 2018. Ngoài ra, cảng còn nâng tải trọng các tàu tiếp nhận lên mức 50.000 DWT, tàu container là 3000 TEU. Đồng thời, việc thiết lập khu kho bãi trung chuyển hàng hóa, với diện tích 30 – 50 ha trong giai đoạn 2015 – 2020 sẽ là cú hích phát triển lớn cho cảng.

Cảng biển lớn nhất Việt Nam
Các cảng biển lớn nhất Việt Nam

Cảng biển lớn nhất Việt Nam: Cảng biển Chân Mây

Cảng Chân Mây chính là cảng biển tổng hợp hàng hóa đầu mối của nước ta tại vị trí giữa hai thành phố Huế và Đà Nẵng. Bên cạnh khả năng đón nhận những tàu container hàng hóa với lượng tải trọng xấp xỉ 50.000 DWT, thì cảng Chân Mây còn được Hiệp hội Du thuyền châu Á chọn lựa để xây dựng điểm dừng chân cho những du thuyền ở khu vực Đông Nam Á. Hơn nữa, cảng Chân Mây còn có khả năng đón tàu du lịch quốc tế.
 
Cảng Chân Mây hiện đang có bến số 01 và 02, còn dự án bến số 03 cũng đã được hoàn thành vào năm 2018. Theo quy hoạch, đến năm 2023, thì cảng này sẽ có khoảng 08 bến hàng tổng hợp, với tổng chiều dài lên đến 2.280 m.
 
Cảng biển lớn nhất Việt Nam
Các cảng biển lớn nhất Việt Nam

Xem thêm: Quy trình nhập khẩu bằng đường biển tổng quát hàng FCL

Cảng biển lớn nhất Việt Nam: Cảng biển Dung Quất

Thuộc quản lý của tỉnh Quảng Ngãi, cảng Dung Quất nằm trong danh sách cảng biển tổng hợp quốc gia của nước ta. Hàng năm, số lượng hàng hóa được bốc dỡ thông qua cảng đạt khoảng gần 01 triệu tấn, số lượng cập cảng trung bình là 150 tàu/ năm. Cảng Dung Quất gồm có 02 khu bến cảng, với tổng diện tích kho chứa hàng đạt 3.600 m² và bãi cảng là 50.000 m².

Bến số 01 là khu cảng chính ở vịnh Dung Quất, với năng lực đón những tàu có tải trọng lớn lên đến 70.000 DWT, với chức năng phục vụ bốc dỡ và vận chuyển toàn bộ hàng hóa, trang thiết bị để xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất hiện đại hàng đầu Đông Nam Á.

Trong khi đó, bến số 02 ở cửa biển Sa Kỳ chỉ có năng lực đón tàu khoảng 3.000 DWT, chủ yếu dành cho nhu cầu vận tải Hàng Hải của địa phương. Theo quy hoạch của Nhà Nước, thì 01 khu bến cảng nằm trong vịnh Mỹ Hàn có thể sẽ trở thành một phần của cảng Dung Quất trong tương lại.

Cảng biển lớn nhất Việt Nam
Các cảng biển lớn nhất Việt Nam

Các cảng biển lớn này không chỉ đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại, vận chuyển hàng hóa,… mà còn góp phần vào việc phát triển nền kinh tế mở của Việt Nam, cũng như thúc đẩy ngành công nghiệp du lịch tiến xa hơn.

Trên đây là tổng hợp top 10 cảng biển lớn nhất Việt Nam hiện nay, hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn. Finlogistics đã hợp tác thành công với nhiều cảng biển lớn như cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn, cảng Quảng Ninh,… Chúng tôi có đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ khách hàng giải quyết tổng thể về Logistics!!!


Nhan-CE-la-gi-00.jpg

Khi đi mua sắm, bạn có để ý tới một số chi tiết nhỏ như nhãn hiệu có dạng CE ở trên bao bì sản phẩm hay không? Với nhiều người làm trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa sang thị trường châu Âu thì chắc chắn không thể không biết tới mẫu nhãn này. Nhưng nhãn CE là gì vẫn là thắc mắc lớn đối với những người mới. Vậy để giải thích và đi tìm hiểu sâu hơn về khái niệm cũng như những vấn đề xung quanh nhãn hiệu này, hãy theo dõi bài viết này với Finlogistics bạn nhé!!!

Nhãn CE là gì?
Nhãn CE là gì?

(16/10/2023)


 

Định nghĩa nhãn CE là gì?

Khái niệm về nhãn CE

Nhãn CE (viết tắt của Conformité Européenne) hãy còn được gọi là chứng nhận CE Marking (European Conformity). Đây được xem nôm na như là một dạng hộ chiếu kỹ thuật thương mại, giấy thông hành đạt đủ điều kiện của các hàng hóa, sản phẩm được nhập khẩu vào thị trường châu Âu (EU) và Hiệp hội Thương mại Tự do (EFTA), cũng như mọi quốc gia khác trên thế giới.

Hiện nay, đối với nhiều tổ chức, doanh nghiệp xuất khẩu thì chứng chỉ CE là yếu tố quan trọng và quyết định xem hàng hóa có được đảm bảo trong quá trình hoạt động thương mại tại thị trường châu Âu hay không. Những cũng cần lưu ý rằng, nhãn CE không phải là loại chứng nhận cụ thể hay gì cả, đây đơn thuần chỉ là mẫu xác nhận về tiêu chuẩn đảm bảo an toàn, chất lượng của hàng hóa theo tiêu chuẩn Châu Âu.

Đặc điểm của nhãn CE

Chứng chỉ CE sẽ có một vài đặc điểm nổi bật như sau:

  • Khi hàng hóa, sản phẩm đã mang dấu CE, có nghĩa là nó đã được trải qua kiểm định, đánh giá, trước khi được đưa ra ngoài thị trường tiêu thụ và hoàn toàn đáp ứng những yêu cầu của các quốc gia thành viên EU về tiêu chuẩn an toàn sức khỏe và môi trường.
  • Tiêu chuẩn CE không nên được xem là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của sản phẩm hay cấp phép giấy chứng nhận xuất xứ, mà thay vào đó là tiêu chuẩn đảm bảo an toàn sản phẩm.
  • Nếu một sản phẩm nào đó được dán nhãn CE, đó đây sẽ là một lợi thế cạnh tranh lớn của nhà sản xuất, giúp nâng cao thương hiệu, chất lượng cũng tính cạnh tranh của sản phẩm. Mục đích nhằm dễ dàng thâm nhập vào thị trường khó tính như châu Âu, là cũng là tiền đề quan trọng để sản phẩm vươn xa ra toàn thế giới.

Xem thêm: Hướng dẫn kiểm tra mã vạch sản phẩm Trung Quốc mới nhất

Nhãn CE là gì?
Nhãn CE là gì?

Sản phẩm nếu đã có chứng chỉ CE, nghĩa là đã tuân thủ đúng quy định Pháp luật của Liên minh châu Âu (EU) và được quyền tự do buôn bán tại thị trường những quốc gia thành viên này. Tuy vậy, hiện nay, trên nhiều sản phẩm gốc gác từ Trung Quốc cũng in nhãn CE. Vậy dấu ký hiệu CE này có phải là CE thuộc EU hay không? Điều này sẽ được lí giải như sau:

  • Những nhà sản xuất của Trung Quốc cũng tiến hành làm dấu CE cho sản phẩm của mình. Những người dùng cần chú ý để tránh nhầm lẫn với những dấu chứng chỉ CE Marking do EU cấp. Đây chính là cách mà người Trung Quốc cố tình làm, để gây nhầm lẫn có chủ đích cho những khách hàng không để ý kỹ hoặc thiếu hiểu biết về nhãn CE. Trên thực tế, nhãn CE của Trung Quốc viết tắt là China Export, tức hàng hóa, sản phẩm được sản xuất trực tiếp tại Trung Quốc và do Trung Quốc xuất khẩu. Mẫu dấu CE này sẽ không được đăng ký, cũng như kiểm nghiệm và đánh giá, mà sẽ do những công ty Trung Quốc tùy ý sử dụng, thêm vào bao bì sản phẩm.
  • Tuy nhiên, những nhà sản xuất ở châu Âu cũng có thể tự làm công bố đạt chuẩn CE, nếu như họ đủ tự tin về các sản phẩm của mình đã đảm bảo theo các yêu cầu, điều kiện về tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu đề ra. Thế nhưng, nếu như sau khi kiểm tra mà sản phẩm này chưa thực sự đạt chuẩn CE, thì nó sẽ bị cấm lưu thông vĩnh viễn trên khắp thị trường châu Âu. Theo đó, nhà sản xuất cũng phải tự chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại cho những ảnh hưởng của sản phẩm của họ.
  • Đối với những công ty, tập đoàn lớn, thì họ có thể tiến hành các bước kiểm tra và đánh giá chính xác hơn, do sở hữu những phòng thí nghiệm đạt chuẩn thế giới. Còn đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ sẽ phải nhờ đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của những tổ chức chuyên thực hiện chứng nhận đánh giá như: TUV, SGS,… Lúc này, nếu sản phẩm có bất kỳ vấn đề nào thì trách nhiệm sẽ thuộc về những tổ chức đã đánh giá trước đó.

Những sản phẩm cần phải có chứng chỉ CE

Chứng chỉ CE là điều kiện bắt buộc cần phải có đối với những hàng hóa, sản phẩm nằm trong phạm vi của Hướng dẫn tiếp cận mới (New Approach Directives). Không phải tất cả những sản phẩm được bày bán trên thị trường của những quốc gia thuộc liên minh châu Âu đều phải cần có dấu này. Ngoài EU, thì vẫn có một số nước khác cũng cần nhãn CE, ví dụ như: Na Uy, Iceland, Liechtenstein,… Trong đó, danh sách những sản phẩm cần phải có nhãn CE bao gồm:

Nhãn CE là gì?
Danh sách sản phẩm cần có nhãn CE

Ngoài ra, những sản phẩm không cần nhãn CE bao gồm: hóa chất, thuốc men, thực phẩm, mỹ phẩm,… Hiện tại, cũng có khá nhiều lần các doanh nghiệp tại Việt Nam bị Hải Quan của EU tịch thu sản phẩm với lí do: hàng kém chất lượng, thiếu CE Marking,…

Các bước cấp chứng chỉ CE như thế nào?

Quy trình cụ thể

Thông thường, quy trình để được cấp chứng chỉ CE sẽ trải qua những bước cần thiết như sau:

  1. Xác định tiêu chuẩn áp dụng
  2. Xác định những yêu cầu chi tiết về sản phẩm
  3. Tiến hành thử nghiệm, đánh giá và kiểm tra sản phẩm hợp chuẩn
  4. Cung cấp đầy đủ tài liệu kỹ thuật TCF (Technical File)
  5. Công bố phù hợp và ban hành chứng chỉ CE Marking

Tuy vậy, với một số mặt hàng đặc biệt, thì quy trình này có thể sẽ cần thêm vài các bước nữa như sau:

  • Tiến hành chứng nhận lại sản phẩm
  • Thực hiện đánh giá mở rộng
  • Thực hiện đánh giá đột xuất

Xem thêm: Mã HS code có vai trò như nào trong hoạt động xuất nhập khẩu?

Hồ sơ xin đánh giá chứng chỉ CE

Để chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ đăng kí chứng chỉ cho sản phẩm, thì phía doanh nghiệp xuất khẩu sẽ không được thiếu:

  • Mẫu giấy cấp chứng chỉ CE
  • Sơ đồ bộ máy tổ chức của tổ chức, công ty hoặc doanh nghiệp
  • Những tài liệu liên quan đến đặc tính và thông số kỹ thuật của sản phẩm
  • File kế hoạch sản xuất và kiểm tra, giám sát chất lượng cho sản phẩm.
  • File kế hoạch kiểm soát những trang bị và phương tiện dùng để đo lường, thử nghiệm.
  • Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu điển hình của phòng thí nghiệm đã được công nhận hoặc chỉ định (nếu có). Những thông tin trên đều phải được tổ chức đánh giá một cách bí mật và không được tiết lộ ra bên ngoài.
Nhãn CE là gì?
Nhãn CE là gì?

Một vài lưu ý nhỏ

Thông thường, những sản phẩm nếu muốn được gắn nhãn CE thì phải được tiến hành sản xuất theo những tiêu chuẩn đã được thông qua bởi: CEN, CENELECETSI,… và những tiêu chuẩn khác đã được công bố. Nhà sản xuất cũng có thể chọn không sử dụng những tiêu chuẩn EU hài hòa, nhưng sau đó phải tiến hành chứng minh rằng sản phẩm của mình đáp ứng đẩy đủ những yêu cầu an toàn cơ bản, trước khi được lưu hành bên trong thị trường EU.

Nếu nhà sản xuất có sản phẩm thỏa mãn được các quy định của EU, thì có thể nộp đơn đến những tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn để được cấp phép bày bán ở bất cứ quốc gia thành viên EU nào (cấp chứng nhận tiêu chuẩn EU). Sau khi đã được cấp giấy chứng nhận, thì nhà sản xuất có thể đóng riêng nhãn CE cho sản phẩm của mình và tự công bố sản phẩm của mình đã đạt tiêu chuẩn EU.

Tuy nhiên, đối với một vài sản phẩm đặc biệt, thì nhà sản xuất có thể chọn lựa tự đánh giá sản phẩm có phù hợp với những yêu cầu của EU hay không và gắn nhãn CE sau khi đã tuyên bố sản phẩm hợp quy chuẩn. Tuy nhiên, nhà sản xuất cũng sẽ phải tự chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc tuyên bố của mình. Những nhà sản xuất cũng cần cân nhắc những yếu tố dưới đây, trước khi tự tuyên bố hợp quy chuẩn chất lượng, an toàn.

  • Hãy đảm bảo rằng sản phẩm phù hợp với tất cả những yêu cầu trên toàn khu vực EU
  • Xác định liệu rằng có thể tự tiến hành đánh giá sản phẩm của mình là hợp quy chuẩn, hay cần phải có giấy chứng nhận của Cơ quan tiêu chuẩn của EU được chỉ định
  • Tạo một bộ tài liệu kỹ thuật phù hợp cho sản phẩm
  • Làm dự thảo và ký kết một tuyên bố về sản phẩm hợp quy chuẩn EU
  • Khi sản phẩm đã được gắn nhãn CE, nếu các Cơ quan có thẩm quyền của EU yêu cầu, thì nhà sản xuất phải cung cấp cho họ tất cả các thông tin và tài liệu hỗ trợ liên quan đến việc gắn nhãn CE cho sản phẩm. Đối với những mặt hàng có nguy cơ, rủi ro an toàn cao hơn thì sẽ bắt buộc phải kiểm tra mức độ an toàn, trước khi được cấp phép giấy chứng chỉ.

Xem thêm: Commercial Invoice bao gồm những chức năng chính nào?

Như vậy, chúng ta đã đảo qua hết một lượt về những nội dung, thông tin xung quanh nhãn CE là gì và được quy định như thế nào? Hy vọng rằng bạn đã biết thêm kiến thức về mẫu ký hiệu này và tiêu chuẩn xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu nói riêng và thế giới nói chung. Nếu có nhu cầu vận chuyển hàng hóa hay làm giấy tờ thông quan Hải Quan, thì Finlogistics chính là địa chỉ không thể phù hợp và tin cậy hơn dành cho quý khách hàng cùng doanh nghiệp. Hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin ở bên dưới để được tư vấn MIỄN PHÍ nhé!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Nhãn CE là gì?

Θ Bài viết gợi ý:


Thanh-toan-TT-la-gi-00.jpg

Thanh toán T/T là một trong những hình thức thanh toán được sử dụng phổ biến trên toàn cầu hiện nay. Hình thức này được sử dụng nhiều bởi vì sự tiện lợi, nhanh chóng và hiệu quả trong hoạt động mua bán hàng hóa. Thông thường, T/T sẽ phù hợp đối với những bản hợp đồng có giá trị không quá lớn. Vậy khái niệm thanh toán T/T là gì? Các bước làm quy trình thanh toán bằng hình thức này sẽ như thế nào? Hãy cùng đi sâu tìm hiểu thêm ở bài viết hữu ích dưới đây với Finlogistics nhé!!!

Thanh toán TT là gì?
Thanh toán T/T là gì?

(17/02/2023)


 

Thanh toán T/T là gì?

Phương thức thanh toán T/T (viết tắt của Telegraphic Transfer) hay còn gọi là thanh toán chuyển tiền điện tử. Đây chính là một trong những hình thức nằm trong các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến. Thanh toán T/T được hiểu phương thức thanh toán mà theo đó, các ngân hàng sẽ thực hiện chuyển một số tiền nhất định cho bên được hưởng lợi, bằng phương tiện chuyển tiền (điện Swift/telex), trên cơ sở hướng dẫn của bên trả tiền. 

Thanh toán T/T sẽ dựa trên cơ sở hai bên cùng có lợi đó là: bên mua hàng nhận được đúng và đủ lô hàng, còn bên bán nhận được tiền đầy đủ và nhanh chóng. Có hai hình thức chuyển tiền được sử dụng chính:

  • Chuyển tiền trả trước (TTR): bên nhập khẩu sẽ thanh toán trước một khoản tiền cho bên xuất khẩu, trước khi tiến hành giao hàng
  • Chuyển tiền sau (T/T After Shipment): bên xuất khẩu sẽ được thanh toán sau, ngay khi bên nhập khẩu nhận được hàng

Các bên tham gia hình thức thanh toán T/T bao gồm:

  • Bên chuyển tiền (Remitter): bên mua, bên nhập khẩu.
  • Bên thụ hưởng (Beneficiary): bên bán, bên xuất khẩu
  • Ngân hàng chuyển tiền (Remitting bank): ngân hàng phục vụ cho bên chuyển tiền
  • Ngân hàng đại lý (Agent bank): đây là ngân hàng phục vụ cho người hưởng thụ và thường có quan hệ đại lý với ngân hàng chuyển tiền.
  • Ngân hàng thanh toán (Paying bank): ngân hàng phục vụ cho việc thanh toán các khoản chi phí
Thanh toán TT là gì?
Thanh toán T/T là gì?

Xem thêm: Hình thức thanh toán LC như thế nào trong xuất nhập khẩu hàng ?

Các bước trong quy trình thanh toán T/T

Dưới đây là các bước chi tiết và cụ thể trong tiến trình thanh toán T/T:

Bước 1: Bên xuất khẩu sẽ giao hàng hoặc nội dung dịch vụ cùng bộ chứng từ cần thiết cho bên nhập khẩu.

Bước 2: Bên nhập khẩu sẽ viết lệnh chuyển tiền và gửi bộ hồ sơ đến cho ngân hàng chuyển tiền (Remitting bank) để yêu cầu thanh toán phí cho bên xuất khẩu. Trong đó, bộ hồ sơ sẽ bao gồm:

Bước 3: Sau khi tiến hành kiểm tra, nếu thấy các bước hợp lệ và có đủ khả năng để chi trả thì ngân hàng phía bên nhập khẩu sẽ thanh toán tiền phí cho bên hưởng lợi và gửi giấy báo nợ (giấy báo đã thanh toán chi phí cho bên nhập khẩu).

Bước 4: Ngân hàng đại lý (Agent bank) sẽ chuyển nốt số tiền cho bên xuất khẩu.

Thanh toán TT là gì?
Thanh toán T/T là gì?

Những ưu điểm và rủi ro khi dùng thanh toán T/T

Ưu điểm

  • Các bước thanh toán đơn giản và quy trình nghiệp vụ dễ dàng – nhanh chóng – hiệu quả
  • Chi phí thanh toán T/T qua ngân hàng sẽ tiết kiệm hơn so với những phương thức thanh toán khác, ví dụ như phương thức thanh toán LC
  • Việc chuyển tiền trả trước sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho nhà xuất khẩu, bởi vì sẽ nhận được tiền phí trước khi giao hàng, nên sẽ không lo lắng việc nhà nhập khẩu chi trả chậm
  • Việc chuyển tiền trả sau sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho nhà nhập khẩu, bởi vì sẽ kiểm tra được số lượng và chất lượng hàng hóa, sản phẩm trước khi thanh toán tiền
  • Trong hình thức thanh toán T/T, các ngân hàng chỉ đóng vai trò làm trung gian trong việc thực hiện thanh toán theo ủy nhiệm, để có thể nhận thủ tục chi phí (hoa hồng) và không bị ràng buộc

Rủi ro

Bên cạnh khá nhiều ưu điểm như nhanh chóng và tiện lợi, thì việc sử dụng hình thức thanh toán T/T cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro rất lớn. Bởi vì, việc trả tiền sẽ phụ thuộc phần lớn vào bên mua hàng. Nếu sử dụng hình thức thanh toán này, thì quyền lợi của bên bán hàng sẽ không được bảo đảm. 

Đối với phương thức thanh toán trả tiền trước, thường có thể mang lại nhiều rủi ro đối với bên mua. Bên xuất khẩu có thể sẽ không vận chuyển hàng hoặc chuyển hàng hóa kém chất lượng, ngay cả khi đã được thanh toán đầy đủ. Điều này làm cho những nhà nhập khẩu có thể rơi vào tình trạng bị động. Phương thức thanh toán này còn gây ra nhiều khó khăn đối với bên mua hàng, cho nên thường ít khi chấp nhận việc thanh toán, trước khi nhận được lô hàng. 

Xem thêm: Hướng dẫn các cách tra cứu mã HS chính xác mới nhất 

Thanh toán TT là gì?
Thanh toán T/T là gì?

Đối với hình thức chuyển tiền sau sẽ mang lại nhiều bất lợi cho những nhà xuất khẩu. Bên nhập khẩu có thể từ chối không nhận lo hàng, khi đó mọi chi phí vận chuyển sẽ lại do bên xuất khẩu chi trả. Nếu như bên nhập khẩu chậm trễ trong việc gửi lệnh chuyển tiền cho ngân hàng thì bên xuất khẩu cũng sẽ nhận được tiền thanh toán chậm hơn so với dự định. Điều này dẫn đến tình trạng nhà xuất khẩu bị thiệt hại nặng do thu hồi vốn chậm và ảnh hưởng lớn đến kế hoạch sản xuất trong thời gian tới. 

Vì do những rủi ro tiềm ẩn từ việc thanh toán T/T này đem tới, mà phương thức này chỉ thường được sử dụng trong những trường hợp giữa bên xuất khẩu và bên nhập khẩu đã có sự tin tưởng và hợp tác lâu dài, cũng như đã thanh toán vài chi phí nhỏ. Trên đây là tất cả những thông tin cơ bản và chi tiết về hình thức thanh toán T/T. Hi vọng với những kiến thức hữu ích trên sẽ giúp cho các doanh nghiệp hình dung rõ ràng và thực hiện hình thức thanh toán này một cách thành thạo và hiệu quả. Finlogistics chúc bạn luôn thành công!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thanh toán T/T là gì?

Θ Bài viết gợi ý:


Ma-HS-code-la-gi-00.jpg

Việc tra mã HS chính xác đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tính toán thuế xuất nhập khẩu của hàng hóa. Điều này ít nhiều còn ảnh hưởng đến giá cả của hàng hóa khi ra thị trường. Tuy nhiên, để tra mã HS code không phải là một vấn đề dễ dàng, ngay cả đối với những người đã có kinh nghiệm lâu năm. Hãy cùng đi tìm hiểu rõ hơn về khái niệm HS code là gì, cũng như các cách tra mã HS code chính xác và hiệu quả nhất, ngay tại bài viết hữu ích dưới đây của Finlogistics nhé!!! 

Mã HS code là gì?
Mã HS code là gì?

(14/10/2023)


 

Ý nghĩa của HS code là GÌ?

Khái niệm

HS code chính là mã phân loại của các loại hàng hóa được cộng đồng quốc tế áp dụng quy chuẩn trên toàn thế giới. Đây cũng là một trong những mã số giúp cho doanh nghiệp nhận dạng được những loại mặt hàng khác nhau. HS code còn được dùng để xác định biểu thuế suất xuất nhập khẩu hàng hóa. Cùng với đó, loại mã này sẽ phục vụ cho công tác thống kê chung về thương mại, liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa. 

Việc sử dụng mã HS code sẽ giúp các doanh nghiệp phân loại hàng hóa một cách hiệu quả, tối ưu nhất. Các quốc gia sẽ cùng chung mã hàng và thống nhất về những thuật ngữ Hải Quan. Từ đó, việc giao thương giữa các nước sẽ diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn. Đồng thời, việc đàm phán thương mại cũng sẽ hiệu quả hơn. Nếu hơn 200 quốc gia trên thế giới cùng sử dụng chung một hệ thống mã HS sẽ hỗ trợ thúc đẩy phát triển giao thương toàn cầu cực kỳ mạnh mẽ. 

Mã HS code là gì?
Mã HS code là gì?

Cấu trúc

Nếu hiểu được cấu trúc mã HS code sẽ hỗ trợ chúng ta rất nhiều trong công tác phân loại những loại hàng hóa khi xuất nhập khẩu. Cấu trúc của một mã HS bao gồm những bộ phận khác nhau, được phân chia từ lớn đến nhỏ là Phần. Trong từng Phần sẽ có các Chương, trong các Chương sẽ có các Nhóm, rồi sẽ phân Nhóm và cuối cùng là Phân nhóm phụ. Phần sẽ bao gồm 21 hoặc 22 phần, bao gồm những mặt hàng như sau:

  • Động thực vật, khoáng sản, cao su, nhựa plastic,…
  • Đồ trang sức, sản phẩm đá, sản phẩm dệt,…
  • Máy móc thiết bị, hàng điện tử, xe cộ, dụng cụ,…

Trong đó, Chương 98 là chương phân loại hàng hóa được ưu đãi riêng.

Xem thêm: Dịch vụ thông quan tờ khai Hải Quan tại công ty Finlogistics

Hướng dẫn cách tra mã HS code chi tiết 

Việc tra cứu mã HS chính xác sẽ giúp rất nhiều cho việc mở tờ khai Hải Quan nhanh chóng hơn, hạn chế việc khai sai mã hàng hóa và đảm bảo tính toán thuế phí được rõ ràng. Bạn có thể áp dụng những cách dưới đây để thực hiện tra cứu mã HS code:

Mã HS code là gì?
Mã HS code là gì?

Căn cứ từ những chứng từ cũ

Những loại giấy tờ, chứng từ cũ thường sẽ có sẵn mã HS code của hàng hóa công ty bạn. Hãy dựa vào những thông tin đó, chúng ta hoàn toàn có thể biết được hàng hóa xuất nhập khẩu sắp tới sẽ có mã HS như thế nào. Nên nhớ, cách này chỉ nên áp dụng cho cùng loại hàng hóa xuất nhập khẩu, từ trước đến nay của đơn vị hoạt động. 

Sử dụng dịch vụ tư vấn ngoài

Bạn cũng có thể tham khảo những dịch vụ tư vấn và làm chứng từ, giấy tờ. Đây là những bên có kinh nghiệm, chuyên môn và mối quan hệ chặt chẽ với các cán bộ kiểm duyệt tờ khai Hải Quan. Do đó, việc tra cứu mã HS chính xác cũng sẽ trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. 

Tra cứu mã HS code trên Website

Hiện nay, thời đại công nghệ thông tin phát triển, hiện mại mang đến rất nhiều thuận tiện cho người sử dụng. Bạn có thể thực hiện các bước tra mã HS code tại website chính thống của Cơ quan Hải Quan Việt Nam: Customs.gov.vn. Chỉ cần gõ vài từ khóa về hàng hóa vào thanh công cụ tìm kiếm, thì bạn sẽ có rất nhiều kết quả chính thống hiện ra. Lúc này, hãy chọn vào mục chứa những thông tin chính xác nhất. Sau đó, những phân nhóm nhỏ với mã HS ở đầu sẽ hiện ra cho bạn lựa chọn.

Xem thêm: Quá trình thanh toán LC diễn ra như thế nào trong xuất nhập khẩu? 

Căn cứ dựa vào biểu thuế

Những loại hàng hóa sẽ được áp dụng biểu thuế xuất nhập khẩu riêng nhất định. Bạn có thể căn cứ vào điều này để đơn giản và tối ưu hóa việc tra mã HS. Tuy nhiên, với phương pháp này, bạn nên sử dụng thêm bảng Excel để tiện trong việc tra cứu và kiểm tra. Hãy nhấn tổ hợp phím “CTRL + F” và gõ từ khóa cần tìm kiếm để tra cứu nhé. 

Mã HS code là gì?
Mã HS code là gì?

Như vậy, trên đây là những thông tin hữu ích và quan trọng về HS code, cũng như hướng dẫn cách tra cứu mã HS code chính xác nhất. Hi vọng rằng, với bài viết trên, thì các bạn đã có thể áp dụng thành công mã code trong việc mở tờ khai Hải Quan một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nếu còn thắc mắc gì hoặc muốn biết thêm về những vấn đề khác trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, vận chuyển – thông quan hàng hóa, thì quý khách hàng và doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp tới Finlogistics – chuyên môn trong lĩnh vực Forwarder nói riêng và xuất nhập khẩu nói chung!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

HS code là gì?

Θ Bài viết gợi ý:


CIF-la-gi-00.jpg

Thuật ngữ CIF được sử dụng nhiều trong ngành Logistics, đây là một trong những điều kiện để giao hàng quan trọng và phổ biến đối với những người làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Vậy định nghĩa CIF là gì? Trách nhiệm của người mua và người bán trong CIF được hiểu như thế nào? CIF có khác gì so với những điều kiện giao hàng khác không? Cùng Finlogistics tìm hiểu chi tiết nội dung ở bài viết bổ ích dưới đây nhé!!!

CIF là gì?
CIF là gì?

(08/02/2023)


 

Định nghĩa của CIF là gì trong hoạt động xuất nhập khẩu?

Vậy nên hiểu CIF là gì? CIF chính là viết tắt của Cost, Insurance và Freight (tiền hàng, bảo hiểm và cước phí). Đây là một trong những điều khoản ở trong Incoterm. Theo như điều kiện CIF – Incoterm năm 2020, phía người bán sẽ phải chịu trách nhiệm khi thông quan hàng hóa tại cảng đi, đồng thời xếp dỡ hàng hóa lên tàu và chi trả cước phí, bảo hiểm tối thiểu, cho đến khi hàng hóa, sản phẩm cập bến tại cảng đến. Phía người bán cũng sẽ chi trả những khoản chi phí, tiền bảo hiểm liên quan trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

Tuy nhiên, những rủi ro vẫn được chuyển sang cho người mua, ngay tại thời điểm hàng hóa bắt đầu được đưa lên tàu. Khi xảy ra sự cố ngoài ý muốn trên tuyến đường vận chuyển, người mua có thể đứng ra đòi bảo hiểm bồi thường. Thông thường CIF sẽ được viết liền với tên cảng đích, ví dụ như: CIF Hải Phòng, CIF Sài Gòn,… Đặc biệt, các điều khoản CIF chỉ được áp dụng riêng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa.

Theo đó, những nội dung bên trong điều khoản CIF quy định rằng những rủi ro xảy ra khi chuyển giao hàng hóa từ cảng xếp hàng, chứ không phải tại cảng dỡ hàng. Nhiều người sẽ thường hay nhầm lẫn không biết CIF là gì ở điểm này. 

Xem thêm: Shipping Mark có ý nghĩa như thế nào trong xuất nhập khẩu?

Trách nhiệm của hai bên trong CIF là gì?

Cung cấp hàng hóa

Người bán sẽ có trách nhiệm giao hàng hóa và cung cấp những chứng từ, giấy tờ quan trọng, ví dụ như: hóa đơn thương mại, vận đơn đường biển,Người mua sẽ có trách nhiệm thanh toán đầy đủ phí mua hàng đúng như quy định đã nêu rõ trong Hợp đồng ngoại thương đã ký kết giữa hai bên. Mỗi bên đều phải biết trách nhiệm của mình trong các điều khoản CIF là gì.

Giấy phép và thủ tục

Người bán sẽ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ chứng từ, giấy phép xuất khẩu cùng những giấy tờ ủy quyền hợp lệ  từ địa phương cho lô hàng hóa được xuất khẩu. Người mua sẽ có trách nhiệm làm các thủ tục thông quan Hải Quan cho lô hàng đó, đồng thời xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa.

Hợp đồng bảo hiểm và chi phí vận chuyển

Người bán sẽ có trách nhiệm ký Hợp đồng bảo hiểm và chi phí vận chuyển của lô hàng đó đến cảng đích đã được chỉ định. Người mua sẽ không có trách nhiệm ký kết những hợp đồng vận chuyển chính, cũng như cũng không phải ký hợp đồng bảo hiểm cho hàng hóa. 

CIF là gì?
CIF là gì?

Giao hàng và nhận hàng

Người bán sẽ có trách nhiệm giao hàng hóa tại cảng đích đã được chỉ định. Đây chính là một trong những điều cơ bản của điều khoản CIF. Người mua cũng sẽ có trách nhiệm nhận hàng hóa từ phía người bán tại cảng đã được chỉ định bên trong hợp đồng.

Chuyển giao rủi ro

Việc chuyển giao rủi ro trong các điều khoản CIF là gì? Những rủi ro sẽ được chuyển giao từ người bán sang người mua sau khi toàn bộ lô hàng đã được giao qua lan can tàu. Từ đây, người mua sẽ tiếp nhận rủi ro xảy ra khi hàng hóa đã được giao hết xuống boong tàu.

Cước phí

Người bán sẽ chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ các chi phí để đưa hàng hóa lên tàu, vận chuyển đến cảng dỡ, cũng như khai báo Hải Quan, làm bảo hiểm và đóng thuế phí xuất khẩu,… Người mua sẽ có trách nhiệm thanh toán những khoản chi phí phát sinh, sau khi lô hàng đã được giao lên tàu. Ngoài ra, người mua sẽ phải đóng thuế nhập khẩu, cũng như làm thủ tục Hải Quan nhập khẩu cho lô hàng hóa đó.

Bằng chứng giao hàng

Người bán có trách nhiệm giao những chứng từ gốc, ngay sau khi lô hàng đã được giao lên tàu. Người mua sẽ chấp nhận những giấy tờ, chứng từ được chuyển giao từ bên người bán, dưới hình thức phù hợp nhất (trực tiếp hoặc online).

Kiểm tra hàng

Người bán sẽ tiến hành thanh toán tất cả các chi phí cho việc kiểm kê hàng, quản lý chất lượng, đóng gói hàng hóa,… Người mua sẽ có trách nhiệm chi trả cho những chi phí về công tác kiểm dịch tại quốc gia xuất khẩu,…

Sự khác biệt giữa điều khoản FOB và CIF là gì trong Logistics?

CIF và FOB là hai điều kiện giao hàng thường xuyên được sử dụng nhất trong vận tải biển hiện nay. Vậy sự khác biệt chính giữa FOB và CIF là gì? Một vài điểm khác có thể kể tới như:

  • Điều kiện bên trong Incoterm: Điều kiện giao hàng của FOB (Free on Board) là giao hàng lên tàu / Điều kiện giao hàng của CIF (Cost, Insurance, Freight) là tiền hàng, bảo hiểm và cước tàu. 
  • Bảo hiểm: Với CIF, người bán sẽ có trách nhiệm ký kết hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng hóa xuất khẩu / Với FOB thì người bán không cần phải mua bảo hiểm.
  • Trách nhiệm vận tải thuê tàu: Với FOB, người bán không có trách nhiệm phải thuê tàu mà người mua sẽ chịu trách nhiệm phần này / Với CIF, người bán sẽ chịu trách nhiệm tìm kiếm tàu vận chuyển. 
  • Địa điểm cuối cùng để kết thúc bản hợp đồng: Với CIF, bên mua phải có trách nhiệm “cuối cùng” tới khi hàng hóa đã qua đến cảng dỡ hàng (cảng đích).
 
CIF la gi 03 Finlogistics https://finlogistics.vn
CIF là gì?

Xem thêm: Nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc gồm các bước như thế nào?

Trên đây là tất cả những thông tin, nội dung hữu ích nếu bạn muốn hiểu hơn điều khoản CIF là gì. Hy vọng rằng bài viết trên có thể giúp bạn tích lũy thêm những kiến thức cần thiết về hoạt động xuất nhập khẩu. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi khó nào, quý khách hàng và doanh nghiệp có thể gửi về cho đội ngũ tư vấn viên của Finlogistics thông qua phần liên hệ phía bên dưới. Chúng tôi rất sẵn lòng để giúp đỡ quý khách hàng và doanh nghiệp một cách nhanh chóng, tận tình và uy tín nhất!!!


Phone
Mục lục