Net-weight-la-gi-gross-weight-la-gi-00.jpg

Net Weight là gì? Gross Weight là gì? Đây là hai khái niệm bắt buộc cần nắm rõ đối với nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Bởi lẽ, những thông số này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí vận chuyển, giá thành sản phẩm, thuế phí cũng như quy trình thông quan qua Hải Quan. Finlogistics sẽ giúp bạn đọc phân biệt, tính toán và tối ưu Gross Weight – Net Weight qua bài viết hữu ích dưới đây.

Net-weight-la-gi-gross-weight-la-g
Net Weight và Gross Weight là những khái niệm quan trọng trong vận chuyển hàng hóa


Net Weight là gì?

Net Weight (viết tắt NW) còn được gọi là khối lượng tịnh, là khối lượng của hàng hóa KHÔNG bao gồm bất kỳ loại bao bì, vật liệu đóng gói, thùng chứa hoặc những vật liệu bảo vệ nào khác. Net Weight thường được nhà sản xuất ghi rõ ở bên ngoài vỏ bao bì của hàng hóa, giúp người sử dụng thuận tiện hơn trong việc phân loại và lựa chọn theo nhu cầu sử dụng.

Thông tư số 21/2014/TT-BKHCN nêu rõ quy cách đo lường của Bộ Khoa học và Công nghệ, do đó các doanh nghiệp sản xuất và đóng gói hàng hóa đều phải tuân thủ nghiêm ngặt tất cả các tiêu chuẩn về đo lường. Ngoài ra, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra và giám sát hoạt động của các doanh nghiệp, nhằm bảo đảm chấp hành theo đúng quy định.

Lấy ví dụ: Một công ty xuất khẩu sản phẩm nội thất, mỗi kiện hàng có trọng lượng là 150kg và khối lượng tịnh là 130kg. Kiện hàng được bọc trong màng co, thùng carton và tấm Pallet có trọng lượng riêng xấp xỉ 20kg. Vậy khối lượng tịnh được tính = Khối lượng của hàng nội thất mà không tính bao bì và Pallet là 130kg.

Net-weight-la-gi-gross-weight-la-g
Net Weight chỉ tính riêng khối lượng hàng hóa mà không bao gồm những thành phần khác

Gross Weight là gì?

Gross Weight (viết tắt GM) là tổng trọng lượng của hàng hóa, gồm cả trọng lượng của sản phẩm chính và tất cả những thành phần liên quan như: bao bì, thùng chứa, tấm Pallet,… và bất kỳ loại vật liệu đóng gói nào khác. Gross Weight sẽ phản ảnh trọng lượng thực tế mà các phương tiện vận tải phải chịu khi vận chuyển lô hàng đó.

Gross Weight thường được sử dụng để có thể tính toán chi phí vận chuyển, lưu kho bãi và được yêu cầu rõ trong tờ khai Hải Quan và các loại giấy tờ vận chuyển khác. Doanh nghiệp cần khai báo chính xác tổng trọng lượng Gross Weight để có thể thông quan Hải Quan một cách thuận lợi.

Lấy ví dụ: Một doanh nghiệp xuất khẩu 3 tấn đường và bao bì đóng gói nặng khoảng 300 kg, thì Gross Weight sẽ là 3.300kg và Net Weight là 3000kg.

Net-weight-la-gi-gross-weight-la-g
Gross Weight bao gồm cả trọng lượng của hàng hóa lẫn tất cả những thành phần liên quan

Công thức tính Net Weight & Gross Weight

Trong quá trình vận chuyển hàng hóa, nhất là đối với hàng hóa quốc tế, chi phí vận tải sẽ được tính phí dựa trên Gross Weight, thay vì Net Weight. Bởi vậy, bạn cần tính toán chính xác hai thông số này theo quy chuẩn quốc tế. Công thức tính cơ bản của Gross Weight sẽ là:

Gross Weight  =  Net Weight  +  Trọng lượng bao bì

Để có thể tính Gross Weight (trọng lượng tổng), các doanh nghiệp cần cộng khối lượng tịnh (Net Weight) với trọng lượng của tất tần tật bao bì và những vật liệu đóng gói khác. Về mặt vật lý, Net Weight và Gross Weight sẽ được tính theo công thức sau đây:

W = m × g

Trong đó:

  • W: Trọng lượng (Newton – N)
  • m: Khối lượng (Kilogram – kg)
  • g: Gia tốc trọng trường (m/s²), thường là g ≈ 9.81m/s²
Net-weight-la-gi-gross-weight-la-g
Hướng dẫn chi tiết cách tính Gross Weight và Net Weight

>>> Đọc thêm: ATA và ATD là gì trong hoạt động xuất nhập khẩu?

Lời kết

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu thêm hơn về khái niệm Net Weight và Gross Weight là gì, cũng như cách tính chi tiết hai thông số này khi vận chuyển hàng hóa. Mong rằng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình xử lý, thông quan và vận chuyển hàng hóa. Nếu có câu hỏi nào hay nhu cầu xuất nhập khẩu, bạn hãy liên lạc ngay đến cho Finlogistics qua hotline để được tư vấn miễn phí và nhanh chóng nhé.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Net-weight-la-gi-gross-weight-la-gi


Cy-la-gi-00.jpg

CY là gì? Đây là thuật ngữ mà nhiều chủ hàng và các công ty Forwarder cần phải nắm rõ khi tham gia vào lĩnh vực Logistics – xuất nhập khẩu. Cụm từ này thường dễ bị nhầm lẫn với thuật ngữ CFS, khiến cho những người khó hiểu. Do đó, nhằm giúp bạn hiểu thêm về hai thuật ngữ đặc biệt này, Finlogistics sẽ tổng hợp nội dung thông tin chi tiết dành cho bạn dưới đây, cùng theo dõi nhé.

Cy-la-gi


CY là gì?

Vậy cụ thể CY là gì? CY (được viết tắt từ Container Yard) là một thuật ngữ được dùng để chỉ các bãi container. Bãi container trong cảng biển hoặc cảng cạn được sử dụng để lưu trữ và chứa những container FCL, được bốc dỡ từ tàu chở hàng xuống hoặc những container trước khi được đưa lên các tàu vận chuyển.

Bên cạnh cụm từ “CY”, chúng ta sẽ thường nghe thấy thêm cụm từ CY/CY. Thực chất, đây chỉ là một hình thức giao hàng hoá từ bãi container (của bên gửi hàng) đến bãi container (của bên nhận hàng).

Cụ thể, đối với hình thức CY/CY, bên gửi hàng hàng hoặc Shipper sẽ kéo container về bãi, do bên hãng tàu chỉ định ở trên Booking Confirmation. Hãng tàu sẽ phải chịu trách nhiệm về container kể từ lúc được hạ tại bãi thuộc cảng xếp hàng (POL) và sẵn sàng bốc xếp lên tàu cho tới khi container được dỡ tại bãi theo chỉ định tại cảng dỡ hàng (POD). Bên nhận hàng hoặc Consignee sẽ làm các thủ tục để lấy và kéo container khỏi bãi về kho hàng của mình.

Như vậy, quá trình giao hàng từ Container Yard tại cảng xếp cho đến bãi container tại cảng dỡ hàng sẽ hoàn tất khi container được giao lại cho bên nhận hàng. Trách nhiệm của hãng tàu cũng sẽ kết thúc tại cảng dỡ hàng khi việc chuyên chở và tháo dỡ container tại bãi hoàn thành.

Cy-la-gi

CFS là gì?

Ngoài việc tìm hiểu CY là gì, thì CFS cũng là thuật ngữ cũng được nhiều người quan tâm, bởi vì họ thường bị nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này. CFS (Container Freight Station) là loại bãi khai thác hàng lẻ. Đây được xem là hệ thống kho bãi, nơi mà những lô hàng lẻ LCL của bên xuất khẩu, chủ hàng hay doanh nghiệp xuất nhập khẩu được gom nhóm lại với nhau, trước khi được tiến hành xuất khẩu hoặc phân chia sau khi nhập khẩu.

Tuy nhiên, đối với những lô hàng lẻ sau khi sử dụng dịch vụ gom hàng, tùy thuộc vào việc chọn lựa hãng tàu hay đơn vị gom hàng thực hiện nghiệp vụ này mà quy trình cũng sẽ có sự khác biệt.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tối ưu chi phí sử dụng kho CFS mới nhất

Cy-la-gi

Phân biệt giữa CY và CFS

Vậy sự khác nhau giữa CFS và CY là gì? Bạn có thể tham khảo nội dung so sánh dưới đây để hiểu thêm:

  • CY là bãi container tại cảng biển, được sử dụng để chứa các container hàng nguyên FCL từ tàu bốc dỡ xuống cảng hoặc từ bãi container bốc xếp lên tàu. Trong khi đó, CFS là bãi tập kết của hàng lẻ LCL của nhiều chủ hàng gom lại để bỏ chung vào một container vận chuyển.
  • CFS là nơi để tiến hành thu gom và chia tách hàng lẻ. Bởi các chủ hàng chỉ có lượng hàng nhỏ, không đóng đủ vào một container nên sẽ cần phải đưa đến kho CFS để đóng chung cùng với những lô hàng của chủ hàng khác. Khi hàng đã được đóng đầy vào container thì sẽ được chuyển đến Container Yard. CY là nơi tập kết của hàng nguyên cont, còn hàng lẻ được tập kết tại kho CFS.
  • Khi hàng hoá được vận chuyển từ CY thì điều kiện giao hàng là CY/CY. Với những lô hàng vận chuyển từ kho CFS thì điều kiện giao hàng là CFS/CFS. Còn khi hàng lẻ được đóng đầy container và vận chuyển đến bãi container thì điều kiện giao hàng mới sẽ là CY/CY.

Cy-la-gi

>>> Xem thêm: Các bước quy trình thủ tục Hải Quan hàng hóa từ kho ngoại quan

Tạm kết

Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc CY là gì, cũng như giúp bạn phân biệt hai khái niệm CY và CFS một cách chi tiết. Mong rằng với những chia sẻ này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về hai thuật ngữ này, tránh nhầm lẫn khi sử dụng. Nếu có thêm bất kỳ câu hỏi nào hoặc có nhu cầu vận chuyển, xử lý hàng hoá, giấy tờ xuất nhập khẩu, hãy liên hệ cho Finlogistics để được hỗ trợ giải quyết nhanh chóng và tối ưu nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Cy-la-gi


Thu-tuc-nhap-khau-tham-tap-yoga-00.jpg

Thảm tập Yoga là một trong các sản phẩm được nhập khẩu khá nhiều về thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, nếu so với thảm trải sàn thì thủ tục nhập khẩu thảm tập Yoga lại có đôi chút khác biệt. Vậy sự khác biệt đó đến từ đâu? Doanh nghiệp cần chú ý như thế nào khi nhập mặt hàng này?… Bài viết dưới đây của Finlogistics sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật những thắc mắc này.

Thu-tuc-nhap-khau-tham-tap-yoga


Những quy định liên quan đến thủ tục nhập khẩu thảm tập Yoga

Quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu thảm tập Yoga trên thực tế không gặp quá nhiều khó khăn, bởi mặt hàng này không thuộc Danh mục bị cấm nhập khẩu hay có yêu cầu đặc biệt khi nhập khẩu về Việt Nam. Do đó, bạn có thể tiến hành nhập khẩu loại thảm này tương tự như những mặt hàng thông thường khác. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn cần phải tuân thủ theo một quy định trong những Văn bản dưới đây.

  • Quyết định số 08/2015/NĐ-CP
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi và bổ sung thêm tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC
  • Thông tư số 14/2015/TT-BTC
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP

Việc tuân thủ đầy đủ theo những quy định pháp lý không chỉ giúp các doanh nghiệp đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động xuất nhập khẩu, mà còn giúp giảm bớt những rủi ro không đáng có khi làm thông quan Hải Quan.

Thu-tuc-nhap-khau-tham-tap-yoga

Mã HS code và thuế suất đối với thảm tập Yoga nhập khẩu

Việc chọn lựa chính xác mã HS code là một phần không thể thiếu trong quá trình xử lý thủ tục nhập khẩu. Mã HS của thảm tập Yoga nhập khẩu thường thuộc vào Nhóm hàng hoá có liên quan đến sản phẩm cấu thành từ nhựa Plastic, thuộc Nhóm 39.18. Cụ thể, mã HS tham khảo của thảm tập Yoga như sau: 

MS HS CODE MÔ TẢ
3926.9099  Những sản phẩm làm bằng nhựa Plastic và các vật liệu khác của các nhóm từ 3901 đến 3914.
3918.9099 Thảm trải sàn làm bằng nhựa Plastic, có hoặc không tự dính, dạng cuộn hoặc dạng tấm rời để ghép…

Để có thể xác định mức thuế suất phải nộp, các doanh nghiệp cần căn cứ vào Nhóm sản phẩm, mã HS code. Thuế nhập khẩu đối với thảm tập Yoga bao gồm 02 loại sau đây:

  • Thuế Giá trị gia tăng – VAT: 10%
  • Thuế nhập khẩu hàng hoá: 18%

Tuy nhiên, nếu lô hàng của bạn xuất xứ từ những quốc gia có ký hiệp định thương mại với Việt Nam, thì sẽ nhận được hưởng mức thuế ưu đãi là 12%.

>>> Đọc thêm: Hướng dẫn chi tiết các bước làm thủ tục nhập khẩu ghế massage

Thu-tuc-nhap-khau-tham-tap-yoga

Các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu thảm tập Yoga bạn cần nắm rõ

Các doanh nghiệp có thể tham khảo nội dung các bước làm thủ tục nhập khẩu thảm tập Yoga như sau:

#Bước 1: Chuẩn bị chứng từ khai báo Hải Quan

Bạn cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng bộ hồ sơ với đầy đủ các loại giấy tờ, chứng từ được quy định tại Khoản 5, Điều 1, thuộc Thông tư số 39/2018/TT-BTC, bao gồm:

  • Tờ khai Hải Quan nhập khẩu (theo mẫu sẵn); Giấy phép nhập khẩu hàng hoá
  • Commercial Invoice – Hoá đơn thương mại; Packing List – Phiếu đóng gói lô hàng
  • Sales Sontract – Hợp đồng mua bán; Bill of Lading –  Vận đơn đường biển
  • Certificate of Origin (C/O) – Chứng nhận xuất xứ của thảm tập Yoga
  • Một số chứng từ khác liên quan hàng hoá (nếu có)

#Bước 2: Tiến hành khai báo Hải Quan

Tiếp đến, bạn hoàn tất việc khai báo Hải Quan trên tờ khai, thông qua phần mềm chuyên dụng. Thông tin khai báo sản phẩm thảm tập Yoga nhập khẩu cần phải bảo đảm chính xác và ăn khớp với bộ chứng từ kèm theo khi nhập khẩu.

#Bước 3: Thực hiện truyền tờ khai, mở tờ khai Hải Quan

Sau khi đã khai báo xong, bạn tiến hành truyền tờ khai cho Hải Quan và mở tờ khai. Tờ khai sẽ được Hải Quan phân luồng để bạn thực hiện các bước còn lại.

#Bước 4: Nhận kết quả và thực hiện các bước thông quan còn lại

Tờ khai thảm tập Yoga nhập khẩu sau khi truyền sẽ được cơ quan Hải Quan phân vào một trong ba luồng sau đây:

  • Luồng xanh: Hàng được phép thông quan, miễn kiểm tra thực tế và kiểm tra bộ hồ sơ.
  • Luồng vàng: Hàng chưa được thông quan mà sẽ thực hiện kiểm tra hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế lô hàng.
  • Luồng đỏ: Hàng chưa được thông quan, bắt buộc thực hiện kiểm tra hồ sơ và thực tế lô hàng.

Tùy thuộc theo luồng tờ khai, bạn thực hiện nốt các bước thông quan còn lại để lô hàng đủ điều kiện thông quan theo quy định pháp luật.

Thu-tuc-nhap-khau-tham-tap-yoga

>>> Đọc thêm: Quy trình xử lý thủ tục nhập khẩu vali các loại từ Trung Quốc ra sao?

Các lưu ý quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu thảm tập Yoga

Dưới đây là những lưu ý cần thiết khi làm thủ tục nhập khẩu thảm tập Yoga mà bạn cần biết:

  • Thảm tập Yoga không phải kiểm tra chuyên ngành nên sẽ được nhập khẩu giống với các loại mặt hàng thông thường khác.
  • Thuế suất nhập khẩu của thảm tập Yoga là 18%, nhưng sẽ giảm xuống còn 12% nếu bạn xin được Chứng nhận xuất xứ C/O.
  • Bạn cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ trước khi nhập khẩu hàng hóa, để tránh tốn kém thời gian chờ làm thủ tục thông quan.
  • Việc tự làm thủ tục nhập khẩu có thể gặp nhiều khó khăn đối với những người thiếu kiến thức và kinh nghiệm, do đó doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu của các đơn vị chuyên Logistics để tối ưu thời gian và bảo đảm an toàn cho lô hàng.

Thu-tuc-nhap-khau-tham-tap-yoga

Kết luận

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết về quy trình làm thủ tục nhập khẩu thảm tập Yoga mà Finlogistics muốn chia sẻ đến cho bạn đọc. Nếu bạn có nhu cầu nhập khẩu thảm tập Yoga hoặc các sản phẩm khác, bạn hãy nhanh tay liên hệ với tổng đài hotline của chúng tôi ngay bên dưới để biết thêm chi tiết. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, đội ngũ chuyên viên của chúng tôi có đủ tự tin cung cấp cho khách hàng một dịch vụ chất lượng tốt nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-tham-tap-yoga


Soc-la-gi-00.jpg

SOC là gì? Thuật ngữ này có thể đã rất quen thuộc đối với những người làm việc lâu năm trong ngành Logistics – xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, nhiều người mới vẫn chưa hiểu rõ khái niệm cũng như nguyên nhân phát sinh thêm loại phí này. Vậy ưu nhược điểm của SOC trong hoạt động vận chuyển hàng hoá là gì? Hãy theo dõi bài viết của Finlogistics để hiểu hơn nhé!

Soc-la-gi


Khái niệm SOC là gì?

SOC (Shipper Owned Container) được hiểu là container thuộc sở hữu riêng của Shipper. Theo đó, Consignee sau khi kéo container về kho riêng để lấy hàng sẽ được sử dụng mà không cần phải trả rỗng hay phí DEM/DET nào cho phía hãng tàu. Sau khi sử dụng container xong có thể tái xuất trả lại cho Shipper hoặc dùng cho mục đích khác, tuỳ thuộc vào thỏa thuận khi ký kết. Trên thực tế, container có thể thuộc khá nhiều bên liên quan như:

  • Hãng tàu
  • Công ty buôn bán container
  • Công ty kinh doanh lĩnh vực vận tải hàng hoá (Carrier)
  • Shipper

Soc-la-gi

Những ưu nhược điểm của SOC là gì?

Ưu điểm

Vậy điểm mạnh của các container SOC là gì? SOC thường thuộc quyền sở hữu của chủ hàng, do đó container nhập khẩu có thể được dùng để lưu trữ hàng hoá trong thời gian dài và không cần phí lưu giữ, Bởi vì phía Consignee không cần phải trả lại container rỗng cho công ty vận chuyển hoặc hãng tàu.

Điểm nổi bật khác đó là các doanh nghiệp xuất khẩu có thể tự quản lý những container của mình. Khi sử dụng các container COC, bạn sẽ không nắm được tình trạng của container tại thời điểm đặt tàu như thế nào. Nếu bạn không lựa chọn được container và vô tình nhận phải một container chất lượng tệ, có thể gây tốn kém chi phí sửa chữa không đáng có cho bên người nhận hàng.

Đặc biệt, đối với những loại hàng hoá không được phép thấm ướt sẽ dễ dàng bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Do vậy, lợi thế của việc sử dụng SOC container chính là Consignee có thể tự quản lý và bảo trì container bất kỳ lúc nào.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm lớn thì SOC container cũng có những mặt hạn chế như:

  • Shipper cần phải bỏ chi phí để đầu tư vốn ban đầu cho việc sắm sửa container
  • Việc quản lý container khá tốn kém và mất rất nhiều thời gian

Chi phí mà phía Shipper bỏ ra sẽ bị ràng buộc với những container và ảnh hưởng đến dòng tiền chung. Nếu bạn là chủ sở hữu của những chiếc container này, thì sẽ phải trả một khoản “phí quản lý”. Ví dụ như: phí lưu trữ container rỗng tại kho, phí quản lý và bảo trì container, phí nhân công,…

Soc-la-gi

>>> Đọc thêm: Hướng dẫn chi tiết cách tính chi phí Local Charge

Hướng dẫn phân biệt SOC và COC

Ngoài ra, những người làm trong xuất nhập khẩu cần phân biệt SOC và COC (viết tắt của Carrier Owned Container) – chỉ những container của hãng tàu. Khi sử dụng COC, Consignee sau khi nhận và kéo container về kho riêng để dỡ hàng, bắt buộc phải trả lại container rỗng về lại cho phía hãng tàu và nộp lệ phí lưu bãi.

Đây cũng chính là hình thức được dùng nhiều nhất trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá (bởi đa số những container hiện tại trên thị trường hầu hết vẫn là của các hãng tàu biển phân phối).

Soc-la-gi

Lời kết

Hy vọng bài viết trên của Finlogistics đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm SOC là gì, cũng như tầm quan trọng sử dụng thuật ngữ này trong xuất nhập khẩu. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về SOC hoặc những dịch vụ Logistics khác có liên quan, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với đội ngũ chuyên viên của chúng tôi để được hỗ trợ tận tình và sớm nhất nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Soc-la-gi


Phieu-eir-la-gi-00.jpg

Phiếu EIR là gì? Việc sử dụng phiếu EIR đóng một vai trò quan trọng trong quá trình giao nhận và kiểm soát tình trạng container. Phiếu EIR không chỉ là bằng chứng cho việc trao đổi container, mà còn là công cụ để quản lý và giải quyết những tranh chấp liên quan đến container. Hãy cùng với Finlogistics tìm hiểu về phiếu EIR và cách lấy phiếu EIR đơn giản và nhanh chóng qua bài viết dưới đây nhé!

Phieu-eir-la-gi


Phiếu EIR là gì?

Nếu bạn đang thắc mắc phiếu EIR là gì thì hãy tham khảo những nội dung dưới đây nhé: 

Khái niệm

Phiếu EIR (viết tắt của Equipment Interchange Receipt) còn được gọi là phiếu giao nhận container. Đây là một loại tài liệu đóng vai trò quan trọng trong việc ghi chép tình trạng thực tế của container trong quá trình trao đổi, làm việc giữa các bên liên quan đến chuỗi cung ứng vận tải, ví dụ: quá trình vận chuyển, thuê vận chuyển, nhà xe, cảng biển, kho bãi,…

Phiếu EIR là giấy tờ cần thiết để các loại hàng hoá có thể tham gia hoạt động vận chuyển và xuất nhập khẩu. Trong trường hợp container gặp sự cố hoặc bị hư hại, chủ sở hữu container (bên hãng tàu) sẽ dựa vào phiếu EIR để xác định và yêu cầu bên chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Những thông tin cơ bản có trong phiếu EIR bao gồm:

  • Tên đơn vị vận tải
  • Số phiếu EIR
  • Số hiệu của container
  • Phân loại và kích thước container
  • Tình trạng thực tế của container (sạch – bẩn, móp méo, hư hỏng,…)
  • Những phụ kiện kèm theo (giấy niêm phong, kẹp Seal, dây đai,…)
  • Thời gian giao nhận container
  • Tên và chữ ký của bên giao nhận

>>> Xem thêm: Cược cont là gì? Quy trình làm thủ tục và chi phí cược cont mới nhất

Phieu-eir-la-gi

Vai trò

Những chức năng chính của phiếu EIR là gì? Dưới đây là một số những chức năng thường thấy của phiếu EIR:

  • Bằng chứng giao – nhận container: Đây là tài liệu quan trọng để chứng minh quá trình giao – nhận container giữa các bên liên quan trong chuỗi vận chuyển.
  • Cơ sở để kiểm tra và đánh giá tình trạng container: Dựa theo những thông tin trên phiếu EIR, hãng tàu có thể kiểm tra và đánh giá tình trạng của container.
  • Cơ sở để giải quyết tranh chấp và khiếu nại: Tài liệu này cung cấp những thông tin cần thiết để các bên giải quyết tranh chấp hoặc khiếu nại có liên quan tới tình trạng container.
  • Cơ sở để tính toán khoản chi bồi thường (nếu có): Các bên có thể dễ dàng tính toán chi phí vận chuyển và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp container bị hỏng.

Hơn nữa, phiếu giao nhận container còn có vai trò trong một số trường hợp cụ thể khác như:

  • Đối với hàng hoá nhập khẩu: Xác nhận việc thanh toán chi phí nâng container lên xe của chủ hàng.
  • Đối với hàng hoá xuất khẩu: Xác nhận việc thanh toán chi phí hạ container xuống bãi của chủ hàng.

Phieu-eir-la-gi

Phân loại

Sau khi đã nắm rõ khái niệm và vai trò của phiếu giao nhận container, thì bạn cần phân loại được các loại phiếu EIR theo nhiều tiêu chí khác nhau như:

#Theo ngành kinh doanh

  • Phiếu EIR trong ngành vận tải biển: Ghi nhận việc trao đổi, trả lại và kiểm tra tình trạng thực tế của container trong hoạt động vận chuyển đường biển.
  • Phiếu EIR trong hoạt động Logistics và kho vận: Ghi chép quá trình trao đổi và kiểm tra tình trạng thực tế của container trong quá trình quản lý Logistics và lưu trữ hàng hoá tại kho bãi.

#Theo mục đích sử dụng

  • Phiếu EIR giao nhận hàng (Delivery EIR): Áp dụng đối với container được vận chuyển từ bên gửi đến bên nhận, ghi lại tình trạng của container tại thời điểm nhận hàng hoá.
  • Phiếu EIR trả lại hàng (Return EIR): Sử dụng đối với container được trả lại từ bên nhận cho bên gửi hoặc di chuyển từ điểm B về lại điểm A, ghi nhận tình trạng của container tại thời điểm trả hàng.

#Theo tình trạng container

  • Phiếu EIR đầy đủ (Full EIR): Áp dụng đối với container được trao đổi trong tình trạng hoàn chỉnh, không có bất kỳ hư hỏng hoặc thiếu sót nào.
  • Phiếu EIR thiếu sót (Short EIR): Sử dụng đối với container trao đổi không đủ số lượng hoặc bị thiếu hụt so với những thông tin ghi chép lúc đầu.

Phieu-eir-la-gi

Tiêu chuẩn phiếu EIR là gì?

Nhiều đơn vị vận tải sẽ thiết kế phiếu EIR theo yêu cầu hoặc tiêu chuẩn riêng. Tuy nhiên, các thành phần chính trên phiếu giao nhận container vẫn sẽ bao gồm:

  • Phần tiêu đề: Biểu tượng, tên chứng từ, số hiệu, ngày phát hành,…
  • Thông tin chủ hàng: Tên cơ quan, tên người nhận hàng, số CMND, số hiệu lệnh giao hàng, lệnh cấp rỗng (hoặc số hiệu Booking Note), thời hạn lệnh giao hàng, cơ quan phát hành lệnh giao hàng,…
  • Thông tin container: Số hiệu container, kích cỡ, phân loại, trạng thái, trọng lượng, vị trí, tên tàu, số chuyến tàu, hãng tàu, chủ khai thác, thời gian xếp dỡ, cảng dỡ, số Seal,…
  • Tình trạng container: Mô tả tình trạng thực tế container (bằng hình vẽ, mã số quy ước và ghi chú thêm)
  • Thời gian giao – nhận hàng hóa: Phương án giao – nhận hàng, số hiệu xe nâng (cẩu khung), số lượng container cần di dời trong quá trình giao – nhận,…
  • Ký xác nhận: Xác nhận việc xử lý container và giao – nhận hàng hóa.

Equipment Interchange Receipt có chứa khá nhiều nội dung quan trọng, bạn cần chú ý trong khi điền thông tin để bảo đảm quá trình xử lý hàng hoá container trong cảng diễn ra theo đúng thời gian và quy trình. 

Phiếu EIR có bao nhiêu liên?

Phiếu EIR thường được tạo dưới dạng bản giấy truyền thống hoặc dạng điện tử, do phía cảng cấp cho chủ hàng và được cấp nhiều lần, tùy vào số lần chuyển giao container. Trong đó, phiếu EIR bản giấy thường được in thành hai bản sau:

  • Bản EIR dành cho người giao hàng
  • Bản EIR dành cho người nhận hàng

Tuy nhiên trên thực tế, Equipment Interchange Receipt dạng điện tử ngày càng được sử dụng phổ biến hơn. Loại chứng từ này thường được chuyển qua email hoặc những ứng dụng chuyên dụng, rất tiện lợi và tối ưu thời gian xử lý vận chuyển hàng hoá.

Phieu-eir-la-gi

Hướng dẫn cách lấy và khai phiếu EIR

Để hoàn tất quá trình khai phiếu Equipment Interchange Receipt một cách hiệu quả và chính xác nhất, bạn cần tuân thủ theo từng bước như sau:

  • Bước 1: Kiểm tra tình trạng thực tế của container khi giao – nhận hàng hoá (bao gồm: số hiệu, kích thước, phân loại, tình trạng container,…)
  • Bước 2: Ghi chi tiết tình trạng container vào phiếu EIR bản giấy hoặc bản điện tử. Nếu phát hiện có hư hại hoặc không khớp với phiếu EIR ban đầu, bạn hãy khai rõ vị trí và mức độ hư hại.
  • Bước 3: Ký tên và ghi rõ thời gian giao – nhận hàng lên phiếu EIR. Nếu sử dụng phiếu EIR bản giấy, bạn nhớ in thành hai bản và giao lại một bản cho bên nhận. Nếu sử dụng phiếu EIR bản điện tử, bạn cần gửi qua email hoặc ứng dụng chuyên dùng cho bên nhận hàng.
  • Bước 4: Bảo đảm lưu trữ phiếu EIR một cách an toàn để có thể sử dụng cho việc kiểm tra, đánh giá và giải quyết những tranh chấp, khiếu nại có liên quan đến container sau này.

>>> Xem thêm: Những lợi ích khi sử dụng dịch vụ vận chuyển Door to door

Phieu-eir-la-gi

Xin cấp lại phiếu EIR như thế nào?

Nếu bạn không may làm mất phiếu giao nhận container và muốn xin cấp lại phiếu lần thứ hai, thì cần tuân thủ theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Khi phát hiện mất phiếu EIR, bạn thông báo ngay lập tập và yêu cầu giữ container tại cảng. Để có thể xin cấp lại, bạn cung cấp CCCD và điền đầy đủ thông tin vào mẫu công văn tại Trực ban sản xuất của cảng, sau đó ký tên (không cần dấu mộc công ty). Điều này cần phải thực hiện nhanh chóng để tránh nguy cơ mất hàng.
  • Bước 2: Sau đó, bạn yêu cầu cấp lại phiếu giao nhận container mới khi có xác nhận từ phía Hải Quan giám sát cổng rằng “container chưa thông qua bộ phận giám sát” hoặc tương tự nếu như container đã được thanh lý ra khỏi cảng.
  • Bước 3: Tiếp theo, bạn nhận phiếu xác nhận từ Hải Quan giám sát cổng, đến Trực ban sản xuất của cảng để yêu cầu mở kho và cấp lại phiếu EIR mới. Cuối cùng, bạn đưa công văn này gửi đến Thương vụ cảng để tiến hành in lại phiếu mới và hoàn tất quy trình thanh lý container hàng hoá.

Lời kết

Việc nắm rõ về phiếu EIR là gì, cũng như các bước để lấy phiếu EIR sẽ hỗ trợ đắc lực cho các bên liên quan trong chuỗi cung ứng hàng hoá. Hy vọng những thông tin hữu ích do Finlogistics tổng hợp ở trên sẽ giúp bạn trong quá trình giao – nhận hàng hoá container. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, xin gửi về địa chỉ email hoặc hotline của chúng tôi qua kênh liên hệ.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Phieu-eir-la-gi


Cuoc-cont-la-gi-00.jpg

“Cược cont” hay “sửa chữa cont” là những khoản phí khiến nhiều doanh nghiệp nhập khẩu cảm thấy lo lắng mỗi khi nhắc đến, trong quá trình trả vỏ cont. Vậy cược cont là gì? Khi nào sẽ phát sinh thêm chi phí sửa chữa cont? Chủ hàng cần lưu ý vấn đề gì khi nhập hàng nguyên cont về Việt Nam?… Câu trả lời sẽ được Finlogistics chia sẻ ngay trong bài viết dưới đây!

Cuoc-cont-la-gi


Khái niệm cược cont là gì?

Cụ thể cược cont là gì? Cược cont hay còn gọi là cược vỏ container, sẽ có 2 trường hợp như sau:

  • Trường hợp 1: Chủ hàng đặt cọc một khoản tiền để phía hãng tàu đồng ý cho mượn container về kho bãi riêng để bốc dỡ hàng. Việc này được thực hiện khi chủ hàng đã làm thủ tục lấy lệnh giao hàng D/O.
  • Trường hợp 2: Sau khi đã rút hàng, khách hàng trả cont rỗng về bãi/cảng quy định. Sau đó, điều độ viên của bãi/cảng sẽ tiến hành kiểm tra và xác nhận tình trạng của cont. Nếu vỏ cont gặp tình trạng móp méo, sàn bẩn hoặc phình góc,… thì họ sẽ thu một khoản tiền, được gọi là phí cược sửa chữa container.

Điều này nhằm đảm bảo khách hàng sẽ trả phải lại container cho phía hãng tàu sau khi đã sử dụng. Đồng thời, các container trả về phải trong tình trạng nguyên vẹn, không hỏng hóc hoặc mất mát.

Đối với các loại hàng nhập khẩu, khi trả cont rỗng nếu phát sinh thêm phí cược sửa chữa cont thì công ty cung cấp dịch vụ Logistics sẽ ứng trước cho các chủ hàng để hạ rỗng. Còn nếu cont phát sinh thêm phí sửa chữa thì chính chủ hàng sẽ phải thanh toán cho hãng tàu để công ty Logistics lấy lại số tiền cược.

>>> Xem thêm: Một số điều bạn cần biết về vận chuyển container bằng đường bộ

Lý do hãng tàu yêu cầu cược container là gì?

Thông thường, các hãng tàu sẽ đề xuất về việc yêu cầu cược container, bởi vì container thuộc vào tài sản lớn và có giá trị cao. Nếu không có những cam kết tài chính thông qua phía cược, hãng tàu sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro khác nhau như sau:

  • Khách hàng không trả lại container sau khi sử dụng xong hoặc cố ý trả chậm hơn so với thời gian quy định.
  • Container bị hỏng hóc nặng do sử dụng không đúng cách hoặc xảy ra sự cố xảy ra trong quá trình vận chuyển.
  • Container bị mất cắp hoặc thất lạc do sai sót trong khâu quản lý hoặc từ những yếu tố khác bên ngoài.

Do đó, việc yêu cầu chủ hàng cược container là một biện pháp hữu hiệu, giúp các hãng tàu bảo vệ được quyền lợi của mình và giảm bớt rủi ro khi cho thuê container.

Cuoc-cont-la-gi

Chi phí cược container bao nhiêu?

Chi phí để cược container thường dao động trong khoảng từ 2 – 4 triệu VNĐ, đối với cont hàng hoá thông thường và sẽ gấp đôi đối với những mặt hàng máy móc, thiết bị nặng. Đặc biệt, đối với vỏ container lạnh, phí cược có thể lên tới 80 – 120 triệu VNĐ/vỏ.

Số tiền này có thể cao hơn hoặc thấp hơn, tùy theo từng loại container, từng hãng tàu cũng như tình trạng của vỏ cont lúc trả rỗng. Bên cạnh những chi phí cược container, chủ hàng cũng sẽ cần phải thanh toán chi phí lưu cont, sửa chữa hoặc các phí chi hộ khác của bên thứ ba,…

Quy trình cược và sửa chữa container chi tiết

#Bước 1: Trả lại container và kiểm tra

  • Doanh nghiệp nhập khẩu thực hiện rút hàng và đưa container rỗng ra bãi/cảng theo địa điểm được chỉ định của hãng tàu trên phiếu hạ cont.
  • Nhân viên bãi/cảng depot sẽ kiểm tra container để xác định có xảy ra hỏng hóc hoặc móp méo không và tiến hành thu phí cược container.

#Bước 2: Phát hành phiếu EIR

  • Sau khi đã thu phí cược, nhân viên depot sẽ phát hành phiếu EIR.
  • Những thông tin về vấn đề hỏng hóc, móp méo của container cũng sẽ được ghi trên phiếu EIR.

#Bước 3: Kiểm tra lại với hãng tàu

  • Công ty Logistics dùng phiếu EIR để gửi email cho Bộ phận thông báo hàng cập bến hoặc những bộ phận phụ trách của hãng tàu về vấn đề chi phí cược container.
  • Hãng tàu sẽ xem lại container có cần phải sữa chữa không và tính toán chi phí sửa chữa cụ thể bao nhiêu.
  • Thời gian từ lúc tiến hành trả container cho đến lúc hãng tàu phản hồi thông tin khoảng 5 – 7 ngày.

#Bước 4: Xác nhận và xử lý sửa chữa container

  • Nếu cần sửa cont: Hãng tàu sẽ gửi debit cụ thể chi phí và hình ảnh để xác nhận lý do cần phải sửa chữa.
  • Nếu không cần sửa cont: Hãng tàu sẽ gửi email để xác nhận và công ty Logistics ra bãi/cảng để nhận hoàn cược cont lúc đầu.

Cuoc-cont-la-gi

>>> Xem thêm: Hướng dẫn quy trình xếp dỡ hàng hóa trên container chi tiết

Những lưu ý cần nắm khi vận chuyển hàng FCL

Trong quá trình vận chuyển hàng hoá nguyên cont (FCL), các chủ hàng cần chú ý đến một số điều quan trọng như sau:

  • Yêu cầu bên Shipper kiểm tra cẩn thận các container sau khi nhận từ hãng tàu. Tốt nhất nên chụp đầy đủ 6 mặt bên trong và 6 mặt bên ngoài của container để lưu lại bằng chứng.
  • Nếu hãng tàu xác nhận container cần phải sửa chữa thì chủ hàng có trách nhiệm yêu cầu bên Shipper làm việc trực tiếp và cung cấp đầy đủ hình ảnh này cho bên hãng tàu tại quốc gia xuất khẩu, để tiến hành giải quyết những vấn đề liên quan đến chi phí cược container và sửa chữa.
  • Nếu Shipper không hỗ trợ làm việc với bên hãng tàu tại quốc gia xuất khẩu để giải quyết, chủ hàng bắt buộc phải trả chi phí sửa chữa container dựa theo hoá đơn của hãng tàu.
  • Nếu chủ hàng trực tiếp trả container rỗng về bãi/cảng thì cần kiểm tra kỹ lưỡng cùng với điều độ viên bãi/cảng và ký xác nhận tình trạng của container, để tránh xảy ra tranh chấp giữa hãng tàu và chủ hàng về vấn đề sửa chữa container sau này.

Cuoc-cont-la-gi

Tạm kết

Việc hiểu rõ cược cont là gì và chi phí cược cont, sửa chữa cont,… sẽ giúp cho các chủ hàng chủ động hơn trong việc vận chuyển và bốc dỡ hàng hoá. Đây không chỉ là trách nhiệm của những người làm việc trong ngành xuất nhập khẩu, mà còn của các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế. Nếu bạn cần tư vấn nhiều hơn về vấn đề cược cont hoặc muốn thực hiện vận chuyển hàng hoá container đường bộ, đường biển,… hãy liên hệ cho Finlogistics để được giúp đỡ!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Cuoc-cont-la-gi


Cac-loai-xe-tai-trong-van-chuyen-duong-bo-00.jpg

Nếu như đang làm trong lĩnh vực Logistics, thì chắc chắn bạn sẽ không còn xa lạ với các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ. Mỗi dòng xe đều có đặc điểm, công dụng và mức tải trọng khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện vận chuyển, loại hàng hoá cũng như yêu cầu của bên chủ hàng.

Việc phân biệt được các loại xe tải đường bộ cho phép các cá nhân và doanh nghiệp có thể tối ưu được chi phí, thời gian vận chuyển và chủ động lựa chọn giải pháp chở hàng phù hợp nhất. Hãy đọc kỹ bài viết này của Finlogistics để hiểu thêm về các loại xe tải đường bộ hiện nay nhé!

Cac-loai-xe-tai-trong-van-chuyen-duong-bo
Tìm hiểu chi tiết các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ


Phân biệt các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ theo tải trọng

Thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay có khá đa dạng các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ, phục vụ cho những mục đích và nhu cầu vận chuyển hàng hoá khác nhau. Dưới đây là một số cách giúp bạn phân biệt được một số loại xe tải chuyên chở hàng hóa phổ biến:

#Xe tải hạng nhẹ 

Loại xe tải này thường có tải trọng dưới 3.5 tấn, nhưng cũng có thể thay đổi tùy theo các quy định Pháp luật của từng quốc gia khác nhau. Kích thước của những chiếc xe tải hạng nhẹ khá nhỏ gọn, do đó người điều khiển có thể di chuyển dễ dàng bên trong những khu vực bị hạn chế và phục vụ hiệu quả cho quá trình giao nhận hàng hóa.

Xe tải hạng nhẹ được thiết kế rất linh hoạt và dễ vận hành, khiến chúng phù hợp với đa dạng môi trường làm việc. Đây cũng là một trong các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ tiết kiệm nhiên liệu tối ưu nhất, giúp giảm thiểu chi phí vận chuyển cũng như không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Các cá nhân, đơn vị vận tải hàng hóa ví dụ như: dịch vụ giao hàng, cửa hàng thực phẩm,… hoặc những doanh nghiệp vừa và nhỏ khác thường xuyên sử dụng loại xe tải hạng nhẹ này để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa.

Cac-loai-xe-tai-trong-van-chuyen-duong-bo
Các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ được chia theo tải trọng khác nhau

#Xe tải hạng trung

Có thể nói rằng, dòng xe tải hạng trung đóng một vai trò rất quan trọng trong ngành vận tải và Logistics hiện nay. Chúng đáp ứng phần lớn nhu cầu vận chuyển hàng hóa ở mức tải trọng vừa và lớn. Kích thước của loại xe này cũng lớn hơn so với dòng xe hạng nhẹ, giúp chúng có thể vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn và cồng kềnh hơn.

Ngày nay, những chiếc xe tải hạng trung được thiết kế để phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau, từ vận chuyển hàng hóa bên trong nội đô cho đến dịch vụ giao hàng giữa các tỉnh thành và vùng lân cận. Đây cũng là dòng xe thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và lớn trong số các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ hiện nay.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu kích thước container khi nhập hàng từ Trung Quốc

#Xe tải hạng nặng 

Thôgn thường, xe tải hạng nặng sẽ có tải trọng từ 16 tấn trở lên, với khả năng vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn hơn rất nhiều so với hai dòng xe trước. Chiếc xe này được trang bị khối động cơ mạnh mẽ để vận chuyển nặng và di chuyển trên những đoạn đường đòi hỏi sức mạnh lớn và khả năng vận hành ổn định.

Xe tải hạng nặng cũng phù hợp để di chuyển trên những đoạn đường đồi núi gập ghềnh và địa hình khó khăn. Hơn nữa, so với các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ thì dòng hạng nặng cũng được chia thành nhiều loại như: xe tải đóng thùng, xe tải container, xe ben,…. nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của ngành vận tải, xuất nhập khẩu – Logistics.

Cac-loai-xe-tai-trong-van-chuyen-duong-bo
Xe tải hạng nặng được dùng để chuyên chở hàng hóa lớn, cồng kềnh qua địa hình khó di chuyển

Phân biệt các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ theo đặc điểm, công dụng

#Xe tải sử dụng thùng mui bạt

Là một trong các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ được sử dụng nhiều nhất, xe tải thùng mui bạt được thiết kế với khung kim loại kín và bảo vệ bằng một lớp vải mui bạt chống nước, có thể mở ra và cuốn lên. Thông thường thì dòng xe tải này được sử dụng trong việc vận chuyển các loại hàng hóa đóng gói chống mưa, nắng,….

Cấu tạo thùng mui bạt có thể cuốn lên hoặc mở ra một cách dễ dàng, giúp linh hoạt trong quá trình xếp dỡ hàng hóa. Nếu so với những loại thùng chở khác, thì thùng mui bạt thường nhẹ hơn, giúp xe giảm bớt tiêu thụ nhiên liệu.

Cac-loai-xe-tai-trong-van-chuyen-duong-bo
Các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ được chia theo đặc điểm và công dụng

#Xe tải thùng kín

Xe tải thùng kín được trang bị một thùng chở hàng được làm kín để bảo vệ hàng hóa khỏi thời tiết, bụi bẩn,… bên ngoài và tăng thêm tính an toàn, bảo mật cho hàng hóa. Thùng kín được thiết kế cố định và chắc chắn, thường được làm từ nguyên vật liệu chống nước và tích hợp phần cửa mở ra.

Loại xe tải thùng kín này thường được các doanh nghiệp sử dụng để vận chuyển hàng thực phẩm hay hàng hóa nhạy cảm với nhiệt độ môi trường. Hoặc đối với mặt hàng dược phẩm, thùng kín cũng là sự lựa chọn an toàn và rất phù hợp.

#Xe tải thùng đông lạnh

Khác với các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ thông thường, dòng xe tải thùng đông lạnh sẽ được trang bị thêm hệ thống làm lạnh, gắn liền với xe nhằm duy trì nhiệt độ thấp để bảo quản hàng hóa tối ưu. Đây cũng là giải pháp vận chuyển phổ biến cho những loại hàng hóa nhạy cảm với nhiệt độ như thực phẩm đông lạnh, đông đá,…

Cac-loai-xe-tai-trong-van-chuyen-duong-bo
Xe tải đông lạnh được dùng nhiều để vận chuyển những hàng hoá cần bảo quản ở nhiệt độ thấp

Phân biệt các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ theo động cơ nhiên liệu

#Xe tải dùng nhiên liệu xăng

Loại xe tải sử dụng nhiên liệu xăng thường là những dòng xe hạng nhẹ hoặc hạng trung. Loại xe tải chạy xăng thường có khả năng tăng tốc tốt hơn và cũng là lợi thế khi cần phải di chuyển nhanh và linh hoạt trong quá trình vận chuyển hàng hoá.

#Xe tải dùng nhiên liệu dầu diessel

Các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ sử dụng nhiên liệu Diesel thường thuộc dòng xe tải cỡ lớn, xe container, xe tải hạng nặng,… Động cơ chạy dầu Diesel thường có tuổi thọ khá cao, độ bền tốt và có thể giảm bớt chi phí bảo dưỡng máy móc.

Cac-loai-xe-tai-trong-van-chuyen-duong-bo
Các loại xe tải được chia làm hai loại sử dụng xăng hoặc dầu Diesel

>>> Xem thêm: Phân loại các xe đầu kéo đường bộ chuyên dùng hiện nay

Quy định về tải trọng đối với các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ

Các doanh nghiệp và đơn vị vận tải cần lưu ý những quy định về tải trọng trong vận chuyện hàng hoá để có thể chọn lựa được loại xe phù hợp với lượng hàng hóa của mình. Dưới đây là một vài thông tin về kích thước tải trọng cơ bản của các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ hiện nay:

LOẠI XE KÍCH THƯỚC THÙNG HÀNG (MM) TẢI TRỌNG TỐI ĐA
1 tấn 3,400 x 1,700 x 1,500 2,1 tấn
1,5 tấn 4,310 x 1,800 x 1,700 3,15 tấn
2 tấn 4,310 x 1,800 x 1,700 4,2 tấn
2,5 tấn 4,350 x 1,800 x 1,700 5,25 tấn
3,5 tấn 4,700 x 1,900 x 1,800 8 tấn
5 tấn 6,200 x 2,000 x 2,000 10 tấn
6,5 tấn 6,200 x 2,000 x 2,000 12 tấn
8 tấn 8,000 x 2,350 x 2,500 15 tấn
10 tấn 9,700 x 2,350 x 2,500 18 tấn
15 tấn 11,000 x 2,350 x 2,600 >20 tấn
Cac-loai-xe-tai-trong-van-chuyen-duong-bo
Các doanh nghiệp nên chọn lựa loại xe tải vận chuyển đường bộ phù hợp theo tải trọng, kích thước,…

Do đó, nhằm tối ưu hóa thời gian vận chuyển và tránh lãng phí nhiên liệu và chi phí, bạn nên tham khảo các loại xe tải tuỳ theo tải trọng và kích thước được mô tả ở bảng trên để lựa chọn hợp lý.

Lời kết

Trên đây là một số những thông tin quan trọng về các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ mà Finlogistics đã tổng hợp lại, mong rằng chúng sẽ hữu ích cho bạn. Nếu có nhu cầu vận chuyển đường bộ hoặc thông quan hàng hóa qua Hải Quan, xử lý giấy tờ khó,… hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ trọn gói và nhanh chóng nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone: 0963.126.995 (Ms.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Cac-loai-xe-tai-trong-van-chuyen-duong-bo


Hang-roi-la-gi-00.jpg

Nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng cao, khiến cho nhiều doanh nghiệp phải lựa chọn phương án thuê nguyên tàu để vận chuyển hàng rời đi đường biển. Vậy hàng rời là gì? Tàu biển vận chuyển hàng rời có những loại nào? Dịch vụ vận chuyển hàng rời được quy định ra sao?… Những thắc mắc trên sẽ được Finlogistics giải đáp chi tiết ngay trong bài viết này!

Hang-roi-la-gi
Hàng rời là một trong những mặt hàng vận tải phổ biến hiện nay


Tìm hiểu hàng rời là gì?

Vậy hàng rời là gì? Hàng rời (còn gọi là Bulk Cargo) là các loại mặt hàng có kích thước quá lớn và không thể đóng vừa trong những container. Chúng bắt buộc phải đóng trong các Palllet hoặc kiện hàng chuyên biệt. Một vài loại hàng rời điển hình như: phương tiện giao thông cỡ lớn, trang thiết bị máy móc xây dựng, hệ thống động cơ cỡ lớn, cần cẩu các loại, hàng nông – lâm sản, khoáng sản, sắt thép, xi măng,…

Dựa theo tính chất vật lí, thì hàng rời sẽ được phân làm hai nhóm chính như sau:

  • Nhóm 1: Hàng chất rắn, kết hợp từ phần tử, hạt nhỏ (hàng khô) và thường được chở với khối lượng, số lượng lớn như nông sản (ngũ cốc, lúa gạo, cà phê,…) và nguyên vật liệu (đá, cát, sỏi, xi măng, than, quặng,…).
  • Nhóm 2: Hàng chất lỏng (có thể nguy hiểm hoặc không) như: hóa chất, xăng dầu, dầu thô,… và được vận chuyển bằng các tanker để đảm bảo an toàn.

Hình thức vận chuyển chính của hàng rời là gì? Do có kích thước lớn hơn so với container nên hàng rời sẽ được vận tải bằng những tàu biển chuyên dụng. Vì vậy, điều này sẽ dẫn đến những khó khăn, bất cập trong việc di chuyển hàng hóa lên xuống tàu, gây tốn kém chi phí. 

Hang-roi-la-gi
Làm rõ khái niệm hàng rời trong xuất nhập khẩu

>>> Xem thêm: Những loại phụ phí (Surcharge) trong vận chuyển đường biển

Khái niệm tàu rời là gì?

Định nghĩa

Vậy tàu rời là gì? Tàu rời (còn gọi là Bulk Carrier) là các loại tàu chở hàng rời và có công suất hoạt động cực lớn. Do được thiết kế đặc biệt, nên tàu rời có thể vận chuyển các mặt hàng không thể đóng gói như: ngũ cốc, lâm sản, khoáng sản, phân bón, phế liệu,… Chúng đều được chứa trực tiếp trong những khoang hàng chống thấm nước của tàu rời.

Tàu rời là loại tàu có cấu trúc rất vững chắc, có boong, két hông và két treo ở hai bên mạn, nhằm điều chỉnh trọng tâm của tàu khi cần thiết. Loại tàu này có miệng hầm mở rất rộng rãi và thuận lợi cho việc bốc xếp hàng hóa. Hầm hàng của tàu sẽ được gia cố cực kỳ chắc chắn, nhằm chịu được va đập của hàng hóa khi vận chuyển.

Đối với các loại hàng hóa có khối lượng lớn đến như vậy, thì phương thức vận chuyển hàng rời bằng tàu biển chuyên dụng sẽ giúp các doanh nghiệp giảm bớt các chi phí vận tải hơn, so với kiểu gửi hàng bằng container.

Hang-roi-la-gi
Tìm hiểu định nghĩa tàu rời là gì?

Phân loại

Hiện nay, tàu chở hàng rời sẽ được chia làm hai loại phổ biến sau đây:

– Tàu rời có cần trục: Loại tàu này có thể chứa gần 25000 DWT (Handysize), 75000 DWT, thậm chí lên đến 200000 DWT. Những thông số này cực kỳ hữu ích trong quy trình xếp dỡ hàng hóa cỡ lớn.

– Tàu rời không có hộp số: Kích thước và sức chứa của loại tàu rời này sẽ bao gồm:

  • Handysize: 20000 – 40000 DWT
  • Handymax: 40000 – 50000 DWT
  • Supramax: 50000 – 60000 DWT
  • Panamax: 60000 – 80000 DWT
  • Post- Panamax: < 125000 DWT
  • Capesize: 125000 – 200000 DWT
Hang-roi-la-gi
Phân biệt những loại hàng rời phổ biến

Lý do chọn vận chuyển hàng rời bằng tàu rời chuyên dụng

#Phù hợp đối với hàng hóa vận chuyển

Với các loại hàng hóa không thích hợp đóng container hoặc quá khổ quá sức chứa thì việc vận chuyển hàng hóa bằng tàu rời chính là giải pháp tốt nhất, giúp giải quyết các loại hàng khó và đa dạng.

#Giải quyết khối lượng hàng lớn trong một lần

Một lượng hàng hóa quá lớn sẽ phải cần rất nhiều container, phương tiện vận tải và cả tài xế. Do đó, chi phí vận chuyển sẽ tăng mạnh và khó kiểm soát. Hơn nữa, trong mùa cao điểm thì việc thuê container rỗng thì lại càng khó khăn hơn. Vì vậy, việc thuê tàu rời để vận chuyển hàng hóa sẽ là giải pháp tối ưu nhất cho doanh nghiệp.

Quy trình vận chuyển hàng rời bằng tàu tại cảng chi tiết

#Bước 1: Tiếp nhận các thông tin vận chuyển

  • Khách hàng cung cấp những thông tin cụ thể về tên hàng, số lượng và cách đóng gói
  • Trao đổi thông tin địa điểm lấy hàng và giao hàng cụ thể
  • Khai báo tổng lượng hàng cần vận chuyển để đơn vị vận tải sắp xếp tàu phù hợp với tải trọng
  • Trao đổi và lên thời gian dự kiến vận chuyển

#Bước 2: Khảo sát kho xưởng hàng hóa thực tế

Sau khi nhận thông tin xong, đơn vị vận tải sẽ đến kho xưởng để khảo sát thực tế về số lượng – khối lượng hàng hóa, kho bãi, đường xá và tốc độ bốc xếp hàng, để lên kế hoạch sắp xếp tàu rời chuẩn xác nhất. Đây là một khâu rất quan trọng, bởi nó ảnh hưởng tới quá trình tập kết hàng ở cảng, dẫn đến việc lưu ca xe hoặc lưu tàu chờ hàng tại cảng.

Hang-roi-la-gi
Các bước vận tải hàng rời bằng tàu biển

#Bước 3: Chốt tàu rời và tiến hành vận chuyển

  • Sau khi 2 bên đã thỏa thuận và ký xong hợp đồng về lượng hàng và chi phí vận chuyển, khách hàng được yêu cầu đặt cọc để đơn vị vận tải tiến hành cọc tàu rời.
  • Khi đã chốt xong tàu, đơn vị vận tải sẽ thông báo thời gian đến kho của khách để đưa hàng lên tàu (trừ khi khách hàng tự lo liệu khâu này).
  • Khi đã tập kết đủ hàng tại cảng để loading vào khoang tàu rời, nhân viên đơn vị vận tải sẽ túc trực tại cảng nhằm hướng dẫn, sắp xếp xe và hàng lên khoang tàu sao cho hợp lý và an toàn nhất.

#Bước 4: Hoàn tất giao hàng và thanh toán

  • Sau khi tàu rời khởi hành, đơn vị sẽ thông báo cho khách để chuẩn bị cho bước nhận hàng (thường sẽ thông báo trước 1 ngày khi hàng cập bến).
  • Cuối cùng, đơn vị vận tải sẽ gửi báo cáo chi phí để khách hàng thanh toán dịch vụ vận chuyển hàng rời.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu danh sách 10 cảng biển lớn nhất tại Việt Nam

Danh sách các cảng khai thác hàng tàu rời chi tiết

Dưới đây là bảng danh sách những cảng khai thác hàng tàu rời chi tiết tại Việt Nam hiện nay:

TỈNH THÀNH

TÊN CẢNG BIỂN

TP. HỒ CHÍ MINH

- Cảng Tân Cảng Cát Lái
- Cảng Tân Thuận
- Cảng Container Quốc tế Việt Nam (VICT)
- Cảng Bến Nghé
- Cảng Hoa Sen (Lotus)
- Cảng Hiệp Phước
- Cảng Container Trung tâm Sài Gòn (SPCT)
- Cảng Container Quốc tế SP-ITC

HẢI PHÒNG

- Cảng Lạch Huyện
- Cảng Nam Đình Vũ
- Cảng Tân Vũ
- Cảng Đình Vũ
- Cảng VIP Green
- Cảng Nam Hải
- Cảng Đoạn Xá
- Cảng Container Chùa Vẽ
- Cảng 128
- Cảng Transvina

ĐÀ NẴNG

- Cảng Tiên Sa
- Cảng Sông Hàn
- Cảng Nại Hiên
- Cảng Hải Sơn
- Cảng Sơn Trà

ĐỒNG NAI

- Cảng Đồng Nai
- Cảng Gò Dầu A
- Cảng Gò Dầu B
- Cảng Vedan Phước Thái
- Cảng Chuyên dụng Long Thành
- Cảng Gas PVC Phước Thái
- Cảng Phú Đông
- Cảng Xăng dầu Phước Khánh
- Cảng Lafarge Xi măng
- Cảng SCT GasJunior Author

QUẢNG NINH

- Cảng Mũi Chùa
- Cảng Vạn Gia
- Cảng Cẩm Phả
- Cảng Cái Lân
- Cảng Hạ Long
- Cảng Xi Măng Thăng Long
- Cảng Xăng dầu Cái Lân

THÁI BÌNH

- Cảng Diêm Điền
- Cảng Xuất nhập xăng dầu Hải Hà
- Cảng Tổng hợp Nghi Sơn
- Cảng Nhiệt điện Nghi Sơn 1
- Cảng Tổng hợp quốc tế Nghi Sơn

QUY NHƠN

- Cảng Quy Nhơn
- Cảng Thị Nại
- Tân cảng Quy Nhơn
- Cảng Quân sự Quy Nhơn

NGHỆ AN - HÀ TĨNH

- Cảng Cửa Lò
- Cảng Bến Thuỷ
- Cảng Xuân Hải
- Cảng Xuân Phổ
- Cảng Vũng Áng
- Cảng Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1
- Cảng Sơn Dương
- Cảng Gianh
- Cảng Hòn La
- Cảng Thắng Lợi

VŨNG TÀU

- Cảng Nhà máy điện Phú Mỹ
- Cảng Vietsovpetro
- Cảng Thượng Lưu PTSC
- Cảng Thép Phú Mỹ
- Cảng Kết cấu kim loại và lắp máy dầu khí (PVC-MS)
- Cảng Container quốc tế Cái Mép
- Cảng Posco SS-Vina
- Cảng Container quốc tế cảng Sài Gòn – SSA (SSIT)

QUẢNG NGÃI

- Cảng Sa Kỳ
- Cảng Doosan – Dung Quất
- Cảng PTSC Quảng Ngãi
- Cảng Germadept

NHA TRANG- KHÁNH HÒA

- Cảng Nhà máy tàu biển Hyundai – Vinashin
- Cảng Nha Trang
- Cảng Quốc tế Cam Ranh

ĐỒNG THÁP

- Cảng Đồng Tháp
- Cảng Sa Đéc

CẦN THƠ - HẬU GIANG

- Cảng Hoàng Diệu
- Cảng Vận tải thủy Cần Thơ
- Cảng Cái Cui
- Cảng Tân cảng Cái Cui
- Cảng Tổng hợp Vinalines Hậu Giang

TRÀ VINH

- Cảng Trung tâm điện lực Duyên Hải

AN GIANG

- Cảng Mỹ Thới

VĨNH LONG

- Cảng Vĩnh Long

KIÊN GIANG

- Cảng Hòn Chông

- Cảng Bình Trị

- Cảng An Thới

- Cảng Bãi vòng

Hang-roi-la-gi
Tìm hiểu danh sách các cảng khai thác hàng tàu rời

Lý do nên chọn dịch vụ vận chuyển hàng rời tại Finlogistics

Finlogistics tự hào là đơn vị Logistics mang tới cho khách hàng những giải pháp dịch vụ vận chuyển hàng rời tối ưu nhất. Chúng tôi sẽ giúp bạn nắm được cách đóng gói, tháo dỡ cũng như lắp ráp hàng hóa để vận chuyển đến địa điểm một cách an toàn và tiết kiệm chi phí. Hơn nữa, khi chọn lựa dịch vụ vận chuyển của chúng tôi, khách hàng còn nhận được nhiều lợi ích khác như:

  • Quy trình làm việc chuyên nghiệp, nhanh chóng và phục vụ khách hàng tận tình 24/7.
  • Đội ngũ chuyên viên giàu chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm và nhiệt tình hỗ trợ, giải quyết vấn đề cho khách hàng.
  • Cam kết đảm bảo an toàn cho hàng hóa và bồi thường thiệt hại nếu xảy ra hư hỏng, mất mát trong quá trình vận chuyển.
  • Đầy đủ các trang thiết bị hỗ trợ cần thiết nhằm giúp quy trình bốc xếp hàng hóa và vận chuyển diễn ra hiệu quả.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Hang-roi-la-gi


Phan-loai-xe-dau-keo-00.jpg

Mạng lưới giao thông ngày càng được mở rộng và phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho những loại xe đầu kéo phát huy thế mạnh của mình. Bên cạnh đó, việc phân loại xe đầu kéo cũng không hề dễ dàng, khiến cho các doanh nghiệp gặp khó trong việc chọn lựa xe để vận chuyển hàng hóa. Bài viết hôm nay của Finlogistics sẽ giúp bạn khai thác kỹ hơn về dòng xe đầu kéo container này nhé!

Phan-loai-xe-dau-keo
Tìm hiểu về các loại xe đầu kéo


Khái niệm xe đầu kéo

Trước khi phân biệt xe đầu kéo thì bạn phải biết đây là loại phương tiện gì. Xe đầu kéo là một trong những phương tiện vận tải thuộc hàng phổ biến nhất trong việc vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ.

Xe có thiết kế móc nối (rơ moóc chuyên dùng) với những thùng hàng để vận chuyển hàng hóa theo số lượng lớn hay những loại hàng hóa quá khổ quá tải (hàng OOG). Theo đó, mỗi xe đầu kéo container có thể chở được khối lượng hàng hóa lên đến hàng trăm tấn.

Đúng với tên gọi của nó, thì xe đầu kéo thường bao gồm hai phần chính:

  • Phần đầu xe (bao gồm khoang cabin và khối động cơ mạnh mẽ)
  • Phần rơ-mooc hoặc sơmi rơ-mooc ở phía sau dùng để kéo chở hàng hoặc đặt những thùng container
Phan-loai-xe-dau-keo
Xe đầu kéo là gì?

Phân loại xe đầu kéo

Xe đầu kéo hiện nay rất đa dạng về chủng loại, sức kéo cũng như những hãng sản xuất. Tại Việt Nam, có thể phân loại xe đầu kéo như sau:

Theo nguồn gốc xuất xứ

  • Xe đầu kéo nhập khẩu từ Mỹ, châu Âu như: MaxxForce, International, Freight Liner, Volvo, Kenword, Scania, Man,… với đặc điểm là ngoại hình khá bắt mắt, hiện đại, mạnh mẽ cũng như độ bền rất cao tương xứng với mức giá bán đắt đỏ.
Phan-loai-xe-dau-keo
Xe đầu kéo nhập từ Mỹ, châu Âu
  • Xe đầu kéo nhập khẩu từ Trung Quốc như: Howo, Dongfeng, Sinotruck, Dayun,… với đặc điểm là ngoại hình khá đơn giản, tốn nhiên liệu nhưng sở hữu động cơ khỏe và độ bền vừa phải phù hợp với mức giá thành rẻ.
Phan-loai-xe-dau-keo
Xe đầu kéo nhập từ Trung Quốc
  • Xe đầu kéo nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc: Hyundai, Deawoo, Isuzu, Hino,… với đặc điểm là ngoại hình tầm trung, có hệ thống động cơ bền bỉ và tiết kiệm nhiên liệu tối ưu. Ngoài ra, độ bền của xe khá cao, kèm theo đồ phụ tùng thay thế đơn giản và có mức giá ở mức trung bình.
Phan-loai-xe-dau-keo
Xe đầu kéo nhập từ Hàn Quốc, Nhật Bản

Theo nhu cầu sử dụng

Nếu dựa theo nhu cầu sử dụng để phân loại những xe đầu kéo thì sẽ có hai loại chính sau đây:

  • Xe thông dụng: Đây là loại xe có tải trọng với thiết kế kéo xấp xỉ 100 tấn, nhưng tải trọng kéo theo thực tế chỉ được khoảng 40 tấn.
  • Xe chuyên dụng: Đây là loại xe được chế tạo đặc biệt hơn và có tải trọng kéo theo hơn 100 tấn.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về kích thước container khi vận chuyển hàng hóa

Một vài thông tin về xe đầu kéo container

Tải trọng của mỗi loại xe đầu kéo container sẽ phụ thuộc vào số trục bánh xe của phần rơ-moóc hay sơmi rơ-moóc phía sau. Thông thường thì những chiếc container chở hàng sẽ có khối lượng tổng thể tối đa là 34 tấn hàng, mức này nằm trong sức kéo danh định của xe đầu kéo.

Trong hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng container, hàng hóa khối lượng dưới 20 tấn/container sẽ được coi là hàng nhẹ. Hàng hóa khối lượng từ 20 – 30 tấn/container thì được coi là loại hàng nặng và sẽ có mức phí vận tải cao hơn, bởi vì tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn trong quá trình vận chuyển.

#Kích thước cơ bản xe đầu kéo:

Loại xe Chiều dài Chiều rộng Chiều cao
Đầu kéo thông thường 6 – 7m 2.4 m 3.7 – 3.9m

#Kích thước xe đầu kéo khi có container:

Loại xe Chiều dài Chiều rộng Chiều cao
Đầu kéo container 20′ 10 – 11m 2.4 m 3.7 – 3.9m
Đầu kéo container 40′ 16 – 17m 2.4 m 3.7 – 3.9m
Đầu kéo container 40′ HC 16 – 17m 2.4 m 4.2 – 4.3m
Đầu kéo container 45′ 17.5 – 18.5m 2.4 m 4.2 – 4.3m
Phan-loai-xe-dau-keo
Một vài thông tin về phương tiện đầu kéo container

Điểm mạnh của xe đầu kéo container

Xe đầu kéo container ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng, nhờ mang tới những lợi ích nổi bật như sau:

  • Đối với những xe đầu kéo được nhập khẩu từ Mỹ, châu Âu thì đều sở hữu công suất đạt chuẩn và bảo đảm tuyệt đối theo quy trình sản xuất.
  • Bộ khung cùng những thiết bị đều được đảm bảo chất lượng, hơn nữa xe được thiết kế rất hiện đại, phong cách và màu sắc đa dạng cực kỳ thu hút.
  • Giá thành của xe đầu kéo container không quá cao và phù hợp với nhiều khách hàng (có thể trả góp).
  • Mỗi thương hiệu xe đầu kéo đều có chế độ bảo hành cũng như bảo dưỡng xe tốt nhất.

Tổng kết

Trên đây là những thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu rõ về khái niệm và phân loại xe đầu kéo hiện nay tại Việt Nam. Nếu có nhu cầu vận chuyển hàng hóa nội địa hoặc sang biên giới bằng xe đầu kéo, hãy liên hệ cho Finlogistics. Chúng tôi là đơn vị Forwarder luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng xử lý, thông quan và vận chuyển hàng hóa một cách nhanh chóng, an toàn và tối ưu chi phí nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Phan-loai-xe-dau-keo


Dich-vu-van-chuyen-hang-dong-lanh-00.jpg

Dịch vụ vận chuyển hàng đông lạnh luôn là một vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm và tìm hiểu. Loại hàng hóa này cần công nghệ bảo quản cao, tốn nhiều chi phí,.. để có thể kiểm soát tình trạng trong quá trình vận chuyển. Để có thể vận chuyển được thành công những lô hàng đông lạnh, bạn cần lưu ý những điều gì? Cùng tìm hiểu với Finlogistics qua bài viết này nhé!

Dich-vu-van-chuyen-hang-dong-lanh
Dịch vụ vận chuyển hàng đông lạnh


Cần lưu ý điều gì khi thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng đông lạnh?

Đặc trưng của hàng đông lạnh

  • Hàng đông lạnh yêu cầu nền nhiệt bảo quản thích hợp trong suốt quá trình vận chuyển.
  • Buộc phải có phương tiện vận tải chuyên dụng và đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về kĩ thuật, nhằm bảo đảm cho quá trình vận chuyển diễn ra an toàn.
  • Chi phí vận chuyển thường rất cao, đối với số lượng hàng càng lớn thì chi phí cũng sẽ tăng lên.

Đảm bảo nền nhiệt trong khi vận chuyển

Nếu hàng hóa của bạn là hàng rau củ quả thì nhiệt độ bảo quản sẽ dao động từ 10 – 15 độ C. Còn đối với mặt hàng hải sản đông lạnh thì cần phải bảo quản dưới dưới 0 độ C. Các đơn vị vận chuyển luôn phải đảm bảo nhiệt độ cố định trong quá trình vận chuyển hàng hóa. 

Đơn vị vận chuyển cần kiểm tra trạng thái hàng hóa ở một số thời điểm, trước khi đưa hàng lên phương tiện vận tải:

  • Nên kiểm tra hàng hóa trước khi hàng được đóng vào container hoặc chất lên xe tải lạnh. Người gửi cần phải theo dõi và kiểm tra để xác nhận hàng ở trạng thái tốt nhất. trước khi chuyển hàng.
  • Nên ghi chép nhiệt độ cẩn thận, có thể sử dụng nhiệt kế trong quá trình vận chuyển. Những thiết bị theo dõi nhiệt độ phổ biến như: ngưỡng nhiệt độ cảnh báo, thời gian lấy mẫu, số container, số chuyến,…
Dich-vu-van-chuyen-hang-dong-lanh
Dịch vụ vận chuyển hàng đông lạnh

Đóng hàng vào container lạnh

Việc đóng hàng vào container lạnh cũng cần phương thức và quy trình cụ thể. Bởi loại container này cần thiết lập chế độ chạy lạnh tương đối phức tạp. Vì vậy, việc nắm rõ những quy tắc đóng hàng vào container lạnh, sẽ giúp bạn bảo đảm được chuyến vận chuyển hàng đông lạnh lẻ thành công:

  • Sắp xếp hàng hóa thấp hơn vạch đỏ bên trong container, nhằm hỗ trợ cho luồng khí lạnh được lưu thông dễ dàng.
  • Đóng hàng vào container theo đúng với nền nhiệt đã chỉ định cho cả hành trình vận chuyển.
  • Sử dụng kẹp Seal an toàn cho hàng hóa.
Dich-vu-van-chuyen-hang-dong-lanh
Dịch vụ vận chuyển hàng đông lạnh

>>> Xem thêm: Những điều mà bạn cần biết về Chuỗi cung ứng lạnh

Những phương tiện chuyên dụng cho vận chuyển container lạnh

Container lạnh và phương tiện vận tải lạnh chính là những trang thiết bị chuyên dụng dùng trong vận chuyển đồ tươi sống hoặc những sản phẩm y tế. Bên cạnh đó, vận chuyển container lạnh cũng có thể được dùng cho những sản phẩm cần ở chế độ mát như: rau củ quả, thịt cá, rượu bia, dược phẩm,…

Hầu hết hệ thống container lạnh đều được thiết kế riêng biệt và tích hợp bộ điều khiển thông minh, nên có thể cung cấp thêm oxy, CO², khử hoặc tăng độ ẩm, cân bằng áp suất và duy trì nền nhiệt âm sâu để bảo vệ hàng hóa có giá trị cao khi có yêu cầu.

Dich-vu-van-chuyen-hang-dong-lanh
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa đông lạnh

Lựa chọn dịch vụ vận chuyển hàng lạnh uy tín và tối ưu tại Finlogistics

Finlogistics là đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng lạnh bằng container nội địa và quốc tế hàng đầu. Chúng tôi tự tin cung cấp giải pháp vận chuyển tối ưu cho những loại mặt hàng cần phải bảo quản lạnh như: trái cây, thực phẩm, rau củ quả,… cũng như những mặt hàng nông sản khác.

Với đội ngũ nhân viên dày dạn kinh nghiệm, khách hàng chọn lựa Finlogistics sẽ nhận được dịch vụ vận chuyển hàng lạnh chất lượng, an toàn và đáng tin cậy. Hàng hóa của bạn sẽ được bảo quản một cách cẩn thận trong suốt quá trình vận chuyển và giữ được chất lượng tốt nhất khi giao hàng.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Dich-vu-van-chuyen-hang-dong-lanh


Thu-tuc-nhap-khau-binh-ac-quy-00.jpg

Thủ tục nhập khẩu bình ắc quy là quy trình phức tạp mà doanh nghiệp cần thực hiện để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước. Ắc quy đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hiện đại, nhờ vào khả năng lưu trữ và cung cấp năng lượng hiệu quả. Trong bài viết này của Finlogistics, chúng ta sẽ tìm hiểu về các bước thủ tục cơ bản để nhập khẩu bình ắc quy, cũng như thông tin về chính sách nhập khẩu, mã HS, thuế phí,…

Thu-tuc-nhap-khau-binh-ac-quy
Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu bình ắc quy chi tiết, đầy đủ


Thủ tục nhập khẩu bình ắc quy dựa trên cơ sở pháp lý nào?

Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu bình ắc quy, bạn phải hiểu được những chính sách nhập khẩu của mặt hàng này. Theo đó, chính sách nhập khẩu ắc quy các loại đã được quy định rõ ràng bên trong những Văn bản Pháp luật sau đây:

  • Công văn số 4732/TCHQ-GSQL
  • Luật thuế VAT số 13/2008/QH12
  • Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg
  • Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT
  • Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN
  • Thông tư số 09/2019/TT-BKHCN
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP

Dựa vào những Văn bản Pháp luật ở trên thì mặt hàng bình ắc quy không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu. Khi làm các bước thủ tục nhập khẩu bình ắc quy, thì bạn cần lưu ý những điểm dưới đây:

  • Hàng hóa bình ắc quy đã qua sử dụng là loại hàng bị cấm nhập khẩu
  • Đối với bình ắc quy nhập khẩu thì buộc phải dán nhãn hàng hóa, dựa theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP
  • Phải xác định đúng mã HS code, để xác định đúng thuế phí và tránh bị phạt tiền
  • Bình ắc quy sử dụng cho xe máy, xe mô-tô, xe điện, xe đạp điện thì phải tiến hành kiểm tra chất lượng
Thu-tuc-nhap-khau-binh-ac-quy
Việc nhập khẩu bình ắc quy dựa trên những cơ sở nào?

>>> Xem thêm: Xác định các bước làm thủ tục nhập khẩu van công nghiệp

Xác định mã HS của bình ắc quy chi tiết

Việc xác định mã HS chính là một trong những bước quan trọng nhất khi làm thủ tục nhập khẩu bình ắc quy hoặc bất kỳ loại hàng nào khác. Để lựa chọn đúng mã HS bình ắc quy thì bạn cần phải hiểu được những đặc điểm, tính chất, chất liệu, thành phần,… của sản phẩm. Dưới đây là bảng mã HS các loại bình ắc quy hiện nay để bạn tham khảo:

MÔ TẢ MÃ HS CODE THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI (%)
Mã HS của bình ắc quy bằng axit chì (khởi động động cơ Piston)
Dùng cho máy bay 8507.1010 0
Loại khác:
+ Điện áp 6V hoặc 12V, dung lượng phóng điện dưới 200Ah:
 – Chiều cao (trừ đầu cực và tay cầm) không quá 13cm 8507.1092 25
 – Chiều cao (trừ đầu cực và tay cầm) trên 13cm, nhưng không quá 23cm 8507.1095 25
 – Chiều cao (trừ đầu cực và tay cầm) trên 23cm 8507.1096 25
+ Loại khác:
 – Chiều cao (trừ đầu cực và tay cầm) không quá 13cm 8507.1097 20
 – Chiều cao (trừ đầu cực và tay cầm) trên 13cm, nhưng không quá 23cm 8507.1098 20
 – Chiều cao (trừ đầu cực và tay cầm) trên 23cm 8507.1099 20
Mã HS của bình ắc quy bằng axit – chì loại khác
Dùng cho máy bay 8507.2010 0
Loại khác:
+ Điện áp 6 V hoặc 12 V, dung lượng phóng điện dưới 200Ah:
 – Chiều cao (trừ đầu cực và tay cầm) không quá 13cmm 8507.2094 25
 – Chiều cao (trừ đầu cực và tay cầm) trên 13cm, nhưng không quá 23cm 8507.2095 25
 – Chiều cao (trừ đầu cực và tay cầm) trên 23cm 8507.2096 25
+ Loại khác:
 – Chiều cao (trừ đầu cực và tay cầm) không quá 13cm 8507.2097 20
 – Chiều cao (trừ đầu cực và tay cầm) trên 13cm, nhưng không quá 23cm 8507.2098 20
 – Chiều cao (trừ đầu cực và tay cầm) trên 23cm 8507.2099 20
Mã HS của bình ắc quy bằng Niken-Cađimi
Dùng cho máy bay 8507.3010 0
Loại khác: 8507.3090 20
 + Bằng Niken-Hydrua kim loại: 8507.50
  – Dùng cho máy bay 8507.5010 0
  – Dùng cho phương tiện thuộc vào Chương 87 8507.5020 0
 + Loại khác 8507.5090 0
Mã HS bình ắc quy bằng Lithium-ion
Bộ pin (Battery Pack):
+ Loại dùng cho laptop (kể cả notebook và subnotebook) 8507.6031 0
+ Dùng cho máy bay 8507.6032 0
+ Dùng cho phương tiện thuộc Chương 87 8507.6033 0
+ Loại khác 8507.6039 0
Loại khác 8507.6090 0
Mã HS bình ắc quy khác
Dùng cho máy bay:
+ Bằng sắt-niken  8507.8011 0
+ Loại khác 8507.8019 0
+ Loại dùng cho laptop (kể cả notebook và subnotebook) 8507.8020 0
Loại khác
+ Bằng Sắt-Niken  8507.8091 20
+ Loại khác 8507.8099 0

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu bình ắc quy

Theo đó, bộ chứng từ làm thủ tục nhập khẩu bình ắc quy nói riêng và những mặt hàng khác nói chung đã được quy định rõ ràng trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Những giấy tờ quan trọng mà bạn cần chuẩn bị như:

  • Tờ khai Hải Quan
  • Vận đơn hàng hải (B/L)
  • Hóa đơn thương mại (Invoice)
  • Bản hợp đồng thương mại (Sales Contract)
  • Tờ chứng nhận xuất xứ (C/O – nếu có)
  • Phiếu đóng gói (Packing List)
  • Hồ sơ kiểm tra chất lượng
  • Catalogs hàng hóa (nếu có)

Trong số những chứng từ trên, thì quan trọng nhất vẫn là: Tờ khai Hải Quan, B/L và Invoice. Những chứng từ khác sẽ cung cấp khi phía cơ quan Hải Quan gửi yêu cầu.

Thu-tuc-nhap-khau-binh-ac-quy
Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu bình ắc quy bao gồm những giấy tờ gì?

Các bước trong quy trình làm thủ tục nhập khẩu bình ắc quy

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu bình ắc quy được quy định cụ thể trong Thông tư Nhà nước. Dưới đây là những bước thực hiện chính để nhập khẩu bình ắc quy các loại:

  • Bước 1: Kê khai các thông tin vào tờ khai Hải Quan
  • Bước 2: Tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng cho hàng hóa
  • Bước 3: Mở tờ khai Hải Quan và nhận phân luồng hàng hóa
  • Bước 4: Tiến hành thông quan hàng hóa qua Hải Quan
  • Bước 5: Đưa hàng hóa về để bảo quản và sử dụng

Trên đây là 05 bước để làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa bình ắc quy. Nếu bạn chưa hiểu rõ các bước trong quy trình, hãy liên hệ cho chúng tôi qua hotline: 0963.126.995 hoặc hotmail: info@fingroup.vn để được tư vấn.

Thu-tuc-nhap-khau-binh-ac-quy
Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu mặt hàng bình ắc quy gồm nhiều bước quan trọng

>>> Xem thêm: Chi tiết quy trình nhập khẩu mặt hàng dây chuyền đồng bộ máy móc

Một vài lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu bình ắc quy

Trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu bình ắc quy, có một số điều mà bạn cần phải chú ý như sau:

  • Thuế phí nhập khẩu chính là nghĩa vụ mà bên nhập khẩu phải hoàn thành đầy đủ và đúng hạn đối với Nhà nước
  • Nên tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp hàng hóa uy tín và hình thức thanh toán phí phù hợp
  • Thuế phí của bình ắc quy nhập khẩu các loại khá cao, do đó khi đàm phán với bên bán bạn nên yêu cầu cung cấp Chứng nhận xuất xứ (C/O) để được hưởng ưu đãi về thuế
  • Hàng hóa chỉ được phép tiêu thụ trên thị trường Việt Nam, khi tờ khai Hải Quan được thông quan.

Lời kết

Trên đây là những lưu ý về quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu bình ắc quy mà Finlogistics muốn gửi tới bạn để tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những nội dung, thông tin hữu ích mà bạn đang quan tâm. Nếu có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa, làm giấy tờ thông quan hoặc vận chuyển đa phương thức, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn với chất lượng dịch vụ tốt nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-binh-ac-quy


Container-bon-la-gi-00.jpg

Xuất hiện tại Việt Nam chưa lâu, nhưng container bồn lại đang đóng vai trò rất quan trọng trong ngành vận tải. Loại container này được thiết kế riêng biệt, nhằm có thể chứa và vận chuyển các loại chất khí hoặc chất lỏng. Vậy container bồn là gì? Những ứng dụng thực tiễn của nó như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về trong bài viết sau đây với Finlogistics nhé!

Container-bon-la-gi
Tìm hiểu định nghĩa về loại container bồn


Tìm hiểu khái niệm container bồn là gì?

Định nghĩa

Container bồn là gì? Container bồn hay còn được gọi là Tank container, là loại thùng chứa cỡ lớn, dạng hình trụ và được sử dụng trong quá trình vận chuyển chất lỏng hoặc chất khí.

Chúng được nghiên cứu thiết kế để sử dụng làm container đa phương thức, ví dụ như: xe tải, tàu hỏa và tàu thủy,… mà không cần phải tháo dỡ hàng xuống.

Thùng chứa được làm bằng loại thép không gỉ hoặc nhôm, được kiểm tra áp suất nhằm đảm bảo chúng có thể vận chuyển một cách an toàn nhiều loại chất.

Phân loại

Container bồn thường sẽ được phân loại dựa theo loại chất lỏng hoặc chất khí được vận chuyển, cũng như những yêu cầu và quy định về việc vận chuyển. Theo đó, sẽ gồm có 07 loại phổ biến như sau:

  1. IMO Type 1: Chứa các chất lỏng không nguy hiểm
  2. IMO Type 2: Chứa các chất lỏng nguy hiểm
  3. Swap body: Giống thùng chứa bồn tiêu chuẩn nhưng dung tích nhỏ hơn
  4. Reefer tank container: Thùng chứa lạnh dùng để vận chuyển chất lỏng cần kiểm soát nhiệt độ
  5. Bitumen tank container: Thùng chứa nhựa đường dùng để vận chuyển các sản phẩm nhựa đường
  6. Gas tank container: Thùng chứa khí dùng để vận chuyển chất khí (ví dụ như: LPG, nitơ,…)
  7. ISO container: Được thiết kế nhằm đáp ứng các yêu cầu vận chuyển hàng quốc tế
Container-bon-la-gi
Container bồn là gì?

>>> Xem thêm: Một vài điều quan trọng cần biết về container Open top (OT)

Kích thước, cấu tạo và chất liệu của container bồn là gì?

Kích thước

Các container bồn thường được chế tạo để đáp ứng với những tiêu chuẩn ISO và có kích thước là 20 feet hoặc 40 feet. Theo đó, kích thước tiêu chuẩn đối với container bồn là:

  • Container 20 feet: Dài 20 feet, rộng 8 feet, cao 8,5 feet và có sức chứa tối đa đạt mức 24.000L (lít) hoặc 6.400gal (gallon).
  • Container 40 feet: Dài 40 feet, rộng 8 feet, cao 8,5 feet và có sức chứa tối đa lên đến 48.000L (lít) hoặc 12.800gal (gallon).

Cấu trúc và chất liệu

Tuy phụ thuộc vào hàng hóa vận chuyển cũng như các quy định kèm theo, nhưng nhìn chung, tank container sẽ được cấu thành từ những thành phần sau:

  • Vỏ ngoài: Được làm bằng chất liệu thép không gỉ hoặc nhôm và có thể chịu được sự khắc nghiệt trong quá trình vận chuyển, cũng như bảo vệ hàng hóa khỏi môi trường bên ngoài.
  • Ruột bình: Đây chính là nơi chứa chất lỏng hoặc chất khí, được làm bằng loại thép không gỉ cao cấp, nhằm đảm bảo độ bền và khả năng chứa các chất bên trong an toàn.
  • Cách nhiệt: Một số các thùng chứa còn có thêm lớp cách nhiệt, nhằm giữ cho các chất bên trong luôn ở nhiệt độ ổn định hoặc ngăn ngừa những phản ứng đối với môi trường.
  • Hệ thống van: Được sử dụng để kiểm soát dòng chảy của các chất khi ra vào thùng chứa, thường được làm bằng chất liệu đồng thau hoặc thép không gỉ.
  • Khung: Giúp ổn định và bảo vệ thùng chứa trong quá trình vận chuyển và thường được làm bằng loại thép có cường độ cao.
Container-bon-la-gi
Cấu trúc và chất liệu của container bồn thông thường

>>> Xem thêm: Container Flat rack (FR) và những thông tin cần thiết mà bạn cần nắm

Một vài lưu ý quan trọng khi sử dụng Tank container

  • Tuân thủ các quy định: Phải đảm bảo rằng việc sử dụng container bồn phải tuân thủ tất cả những quy định và tiêu chuẩn liên quan. Bình chứa phù hợp với loại chất lỏng hoặc chất khí được vận chuyển và đáp ứng những yêu cầu về mức độ an toàn.
  • Bốc dỡ đúng cách: Các thùng chứa phải được chất lên hoặc dỡ xuống đúng cách, nhằm tránh bất kỳ hư hỏng nào cho thùng hoặc các chất bên trong.
  • Bảo trì thường xuyên: Đây là việc rất quan trọng giúp giữ bình chứa luôn ở trong tình trạng tốt và sẵn sàng sử dụng. Hãy kiểm tra mọi dấu hiệu hư hỏng, ví dụ như: rò rỉ hoặc ăn mòn,… và thực hiện những bước xử lý cần thiết.
  • Xử lý và bảo quản đúng cách: Thùng chứa phải được xử lý và bảo quản một cách cẩn thận để tránh hư hỏng hoặc tai nạn. Tránh xếp chồng những thùng chứa quá cao và tiếp xúc với nhiệt độ lớn hoặc những yếu tố môi trường khác gây hư hỏng.
  • Thiết bị an toàn: Phải có sẵn các trang thiết bị an toàn phù hợp trong khi sử dụng thùng chứa, ví dụ như: bình chữa cháy, đồ bảo hộ và lên kế hoạch ứng phó khẩn cấp khi sự cố xảy ra.
Container-bon-la-gi
Những lưu ý quan trọng khi sử dụng container bồn

Lời kết

Với những hướng dẫn chi tiết này, có thể đảm bảo việc sử dụng container bồn để chất lỏng và chất khí một cách an toàn và hiệu quả nhất. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc có nhu cầu vận chuyển container hàng hóa đa phương thức, hay liên hệ với Finlogistics để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và tối ưu chi phí nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Container-bon-la-gi


Container-open-top-la-gi-00.jpg

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại container với đầy đủ các loại kích cỡ, đặc thù, công năng,… khác nhau, trong đó có loại Open top. Vậy container Open top là gì? Loại container này có đặc điểm thiết kế như thế nào? Ưu điểm nổi bật của loại container Open top này ra sao?… Sau đây, Finlogistics sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc liên quan về loại cont này, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Container-open-top-la-gi
Tìm hiểu khái niệm container Open top là gì?


Định nghĩa container open top là gì?

Vậy container Open top là gì? Viết tắt là OT, container Open top còn có tên gọi khác là container mở nóc hay container hở mái. Đây chính là loại container không có nóc bên trên hoặc chỉ dùng tấm bạt để che chắn. Loại cont này được thường xuyên được dùng để vận chuyển các loại hàng hóa có kích thước lớn và cồng kềnh, ví dụ như: trang thiết bị, máy móc, thiết bị xây dựng, gỗ có thân dài, đá tảng,…

Tìm hiểu chất liệu và thiết kế của cont open top

Cont Open top được sử dụng phổ biến do chất liệu và thiết kế đặc biệt, phù hợp với nhiều loại hàng hóa khác nhau, đặc biệt là hàng quá khổ quá tải (hàng OOG).

Về chất liệu

Open top container thường được cải biến từ vỏ và khung của những container khô nguyên bản, nên chất liệu chủ yếu chính là thép đúc và thép tấm. Do đó, loại container này có độ bền rất cao và khả năng chịu lực cực kỳ tốt. Nhờ đó, hàng hóa được lưu trữ trong container Open top sẽ được đảm bảo an toàn và hạn chế bị tác động từ môi trường bên ngoài.

Container-open-top-la-gi
Khái niệm về loại container mở nóc

Về thiết kế

Như đã nói trên, container Open top được dùng để vận chuyển các loại hàng hóa kích thước lớn. Những mặt hàng này không thể bốc xếp qua các container thường, mà chỉ có thể xếp qua nóc cont. Do đó, đặc điểm thiết kế của loại container Open top này cũng rất đặc biệt với phần nóc trống. Hàng sau khi đóng xong có thể để trống hoặc che chắn cẩn thận bằng vải bạt.

Hơn nữa, để giữ an toàn cho hàng hóa bên trong, loại container mở nóc này còn được bố trí và lắp đặt thêm những thanh xà bạt. Đây là những thanh trụ hình tròn hoặc vát, được gắn nằm ngang và theo chiều dọc của container.  Trung bình, thì một container sẽ có khoảng 12 thanh xà bạt. Với cách sắp xếp như này, hàng hóa bên trong sẽ được bảo quản tốt và an toàn nhất.

>>> Xem thêm: Kích thước container khi nhập hàng hóa như thế nào?

Những ưu điểm của container Open top là gì?

Đối với những loại hàng hóa có khối lượng lớn và cồng kềnh, không thể bốc xếp thông qua cửa container, nhưng kích thước lại vừa vặn thì việc chọn lựa container Open top là đúng đắn nhất. Với tấm bạt rời ở trên nóc, người dùng có thể đóng hoặc rút hàng ra thông thông qua phần nóc của container theo phương thẳng đứng, bằng cách dùng hệ thống cần cẩu. Sau khi đã đóng hàng xong, phần mái của container sẽ được phủ kín lại.

Container-open-top-la-gi
Những ưu điểm của container Open top là gì?

Container Open top có những loại nào?

Đối với loại container Open top, người ta sẽ chia thành hai loại thông dụng như sau:

Cont OT 20 feet

Container 20′ Open top được thiết kế từ loại container khô, rỗng, dài 20 feet nguyên bản, nên thông số kỹ thuật cũng không có gì khác nhau, ngoài trừ hở phía trên và phần nóc được làm bằng gạt. Theo đó, kích thước container 20′ Open top như sau:
Container-open-top-la-gi
Kích thước container OT 20 feet

Cont OT 40 feet

Cũng giống như loại container Open top 20′, thì cont 40′ cũng có thiết kế hở nóc, được phủ bạt và chuyên chở các loại hàng hóa quá khổ. Điểm khác là kích thước của container dài hơn gấp đôi. Theo đó, kích thước container 40′ Open top như sau:

Container-open-top-la-gi
Kích thước container OT 40 feet 

>>> Xem thêm: Container Flat rack và những điều mà bạn chưa biết

Tạm kết

Qua những nội dung trên, chắc hẳn bạn đã nắm được rõ định nghĩa container Open top là gì, cũng như những thông tin liên quan. Nếu khách hàng đang cần tìm một đơn vị chuyên cung cấp những dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng container uy tín, thì hãy liên hệ ngay cho Finlogistics. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, chúng tôi cam kết sẽ mang tới cho khách hàng dịch vụ chất lượng tốt với giá cả cạnh tranh nhất!
Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Container-open-top-la-gi


Container-flat-rack-la-gi-00.jpg

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại container được thiết kế với đa dạng kích thước và công dụng khác nhau. Trong đó, Flat rack chính là loại container vận chuyển chuyên dùng đối với những hàng hóa siêu trường, siêu trọng. Vậy container Flat rack là gì? Kích thước của loại container này như thế nào?… Hãy cùng với Finlogistics tìm hiểu kỹ hơn về Flat rack trong bài viết này nhé!

Container-flat-rack-la-gi
Tìm hiểu chi tiết container Flat rack là gì?


Container Flat rack là gì?

Vậy container Flat rack là gì? Viết tắt là FR, đây là một loại container chuyên dụng dùng để vận chuyển những kiện hàng với kích thước to lớn, những máy móc siêu trường siêu trọng (hàng OOG). Những loại hàng hóa kiểu này thường không thể vận chuyển được bằng loại xe container thông thường.

Đặc điểm khác biệt lớn nhất của loại container Flat rack này so với những loại container khác đó là nó được trang bị phần sàn đế bằng thép siêu dày, có thể chịu được tải trọng cực lớn. Ngoài ra, loại container này cũng chỉ có phần chắn ở đầu và cuối, không có thanh chắn ở hai bên hay trên nóc cont. Đặc biệt, những thanh chắn này cũng có thể gập xuống để tạo thành một mặt phẳng đặt những hàng hóa quá cỡ.

Container-flat-rack-la-gi
Khái niệm cont Flat rack là gì?

Tìm hiểu kích thước chung của container Flat rack là gì?

Flat rack container thường được thiết kế với đa dạng kích thước, để có thể chuyên chở được nhiều loại hàng hóa. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là 02 loại kích thước cơ bản dưới đây:

Flat rack 20 feet

Flat rack 20 feet thường được sử dụng nhiều trong quá trình vận tải hàng hóa đường biển. Đặc điểm của loại container Flat rack 20′ là có thân, hai đầu và việc bốc xếp hàng hóa sẽ được thực hiện từ hai bên hoặc từ phía trên cont xuống.

Ngoài ra, có một số lọai container FR 20′ cũng được thiết kế để hai đầu có thể gập xuống, tạo thành một mặt phẳng liền, dùng để vận chuyển những kiện hàng quá to như: thiết bị, máy móc, thùng phuy, xe cộ,… Loại container này cũng phù hợp để vận chuyển hàng trọng lượng dưới 30 tấn. Dưới đây là kích thước cụ thể của cont FR 20 feet:

Container-flat-rack-la-gi
Kích thước container FR 20′

Flat rack 40 feet

Kích thước của container FR 40 feet được xem là tiêu chuẩn dùng để sản xuất và thiết kế những loại container khác. Do đó, loại cont này được thiết kế theo đúng kích thước quy chuẩn quốc tế, nhằm bảo đảm lưu thông cont giữa các quốc gia. Loại cont 40′ này có thể vận chuyển được những hàng hóa cồng kềnh và trọng lượng dưới 35 tấn.

Với cấu trúc chắc chắn và có khả năng chồng tầng, cont FR 40′ có thể chống chịu được với mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Dù có kích thước khá lớn nhưng container này lại có sự cơ động và linh hoạt rất cao. Nó có thể được sử dụng để vận chuyển cho cả đường bộ, đường biển lẫn đường hàng không. Dưới đây là kích thước cont FR 40′ chi tiết:

Container-flat-rack-la-gi
Kích thước container FR 40′

>>> Xem thêm: Một số điều quan trọng mà bạn cần biết về container Open Top (OT)

Một số mặt hàng nên sử dụng cont flat rack là gì?

Container Flat rack thường được sử dụng để vận chuyển những loại máy móc, thiết bị xuất nhập khẩu hoặc những lô hàng có giá trị cao cần phải được chằng buộc chắc chắn (Lashing), nhất là các kiện hàng quá khổ so với kích thước container thông thường.

Một số loại hàng hóa có tải trọng lớn hay quá khổ như: dây chuyền sản xuất thiết bị máy móc, xe cẩu chuyên dùng, xe nâng, xe cơ giới, lò hơi – bồn chứa công nghiệp,… sẽ thường được vận chuyển bằng Flat rack container.

Cần lưu ý vấn đề gì khi lựa chọn Flat rack container?

Trước khi quyết định chọn container Flat rack để vận chuyển hàng hóa thì bạn cần lưu ý đến những yếu tố dưới đây:

  • Xác định chính xác về những thông số, kích thước cũng như trọng lượng của từng loại hàng hóa cần vận chuyển. Nếu như hàng hóa không quá cỡ, thì có thể dùng phương thức vận chuyển thông thường. Còn nếu hàng hóa cồng kềnh và kích thước quá lớn thì lúc này vận chuyển bằng container Flat rack là sự lựa chọn cần thiết.
  • Container Flat rack thường dùng để chuyên chở các lô hàng quá cỡ và quá tải, nên việc Trucking sẽ tốn kém khá nhiều chi phí của doanh nghiệp. Do vậy, hãy cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng trước khi quyết định sử dụng dịch vụ.
  • Với trường hợp chọn mua các cont FR cũ, doanh nghiệp cũng cần kiểm tra kỹ lưỡng về chất lượng vỏ có còn nguyên vẹn hay gỉ sét, móp méo nghiêm trọng hay không. Việc mua cont cũ tuy có nhiều lợi ích nhưng nếu chọn nhầm loại thì sẽ khiến cho doanh nghiệp chịu nhiều tổn thất hơn.
Container-flat-rack-la-gi
Cần lưu ý gì khi chọn cont FR?

Tạm kết

Hy vọng những nội dung chia sẻ trong bài viết hữu ích này của Finlogistics đã giúp bạn hiểu rõ về container Flat rack là gì. Từ đó, bạn có thể lựa chọn được hình thức vận chuyển hàng hóa bằng container phù hợp và tiết kiệm chi phí nhất. Nếu bạn có có bất kỳ nhu cầu vận chuyển hàng bằng container, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời từ A đến Z nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Container-flat-rack-la-gi


Quy-trinh-xep-do-hang-hoa-container-00.jpg

Việc xếp đặt và dỡ hàng hóa vào container không chỉ đơn giản là bốc xếp chúng một cách bừa bãi, không có tổ chức. Các nguyên tắc trong quy trình xếp dỡ hàng hóa container là yếu tố cực kỳ quan trọng để đảm bảo sự an toàn và tăng hiệu quả trong quá trình vận chuyển. Vậy quy trình này là gì? Có những lưu ý nào khi thực hiện xếp dỡ hàng?… Tất cả sẽ được gói gọn trong bài viết dưới đây của Finlogistics, hãy cùng theo dõi nhé!

Quy-trinh-xep-do-hang-hoa-container
Tìm hiểu chi tiết quy trình xếp dỡ hàng hóa container


Những điều cần biết về quy trình xếp dỡ hàng hóa container

Định nghĩa

Nói một cách đơn giản, quy trình xếp dỡ hàng hóa container là việc bốc xếp hoặc dỡ hàng hóa, dùng đến sức người hoặc công cụ như: xe đẩy, xe nâng hàng,… sau quá trình vận chuyển hàng hóa từ: tàu biển, xe tải, xe container,…. Tùy theo từng loại hàng hóa và điều kiện của doanh nghiệp mà có thể dùng sức người (khuân vác, xếp tay,..) hoặc công cụ chuyên dụng (xe đẩy, xe nâng hàng,…) để xếp dỡ hàng.

Lý do cần bốc xếp hàng hóa đúng cách

Quy trình xếp dỡ hàng hóa container cần phải làm đúng cách bởi những lý do quan trọng như sau:

  • Tiêu chí an toàn: Nếu như hàng hóa không được xếp dỡ đúng cách, thì rất dễ xảy ra các tai nạn, gây thương tích cho người lao động khi tham gia quá trình xếp dỡ.
  • Bảo vệ hàng hóa: Bốc xếp hàng hóa chính xác và đúng quy chuẩn sẽ giúp bảo đảm hàng hóa không bị hư hỏng, va chạm hoặc phá vỡ trong quá trình xử lý hàng.
  • Tối ưu không gian: Bốc xếp đúng cách sẽ giúp tối ưu hóa không gian bên trong thùng container và khu vực kho bãi, cho phép doanh nghiệp vận chuyển được nhiều hàng hóa hơn trong mỗi lần di chuyển và tiết kiệm chi phí vận chuyển tối đa.
  • Hiệu quả vận chuyển: Khi hàng hóa được xếp dỡ đúng cách, thì quá trình vận chuyển cũng trở nên hiệu quả hơn nhiều. Container sẽ được nạp và dỡ hàng một cách nhanh chóng, giảm thiểu thời gian để chờ đợi và các chi phí liên quan khác.
  • Tuân thủ quy định: Trong lĩnh vực vận tải Logistics, có khá nhiều quy định đối với việc xếp dỡ hàng hóa nhằm đảm bảo an toàn và tuân thủ theo quy định của Pháp luật, doanh nghiệp có thể tránh được những vấn đề pháp lý tiềm ẩn.

Những điểm nổi bật về tầm quan trọng của nguyên tắc trong quy trình xếp dỡ hàng hóa container như sau:

  • Đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro: Đảm bảo công việc xếp dỡ, vận chuyển được thực hiện một cách chính xác và an toàn, giúp giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động.
  • Nâng cao hiệu quả và hiệu suất: Việc tối ưu hóa quy trình làm việc sẽ làm giảm lãng phí thời gian cũng như công sức và tăng thêm năng suất, tiết kiệm chi phí.
  • Đáp ứng yêu cầu và đảm bảo chất lượng: Đưa ra định hướng công việc xếp dỡ đúng chuẩn sẽ đảm bảo sản phẩm hoặc dịch vụ có thể đạt chất lượng cao hơn.
  • Xây dựng đạo đức và uy tín nghề nghiệp: Việc xây dựng niềm tin và sự tôn trọng từ các đối tác, khách hàng và cộng đồng là điều cực kỳ quan trọng với doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ quy định Pháp luật: Đảm bảo các hoạt động hợp pháp và tuân thủ theo yêu cầu ngành nghề cho doanh nghiệp.
  • Khám phá, cải tiến và sáng tạo: Việc tuân thủ nguyên tắc sẽ khuyến khích sự sáng tạo và giúp cải tiến quy trình làm việc để đạt được hiệu suất cao hơn.
Quy-trinh-xep-do-hang-hoa-container
Những lý do tại sao quy trình xếp dỡ hàng hóa container lại quan trọng

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về kích thước của container trong quá trình vận chuyển

Tổng quan quy trình xếp dỡ hàng hóa container chuẩn chỉnh

Container (theo tiêu chuẩn ISO) là loại có cấu trúc cách nhiệt, khép kín, không có phần nóc và vách ở bên hông, được sử dụng theo kiểu sàn chở tải hoặc kiểu container chứa bồn.

Thông thường có những kích thước phổ biến như 6m (20 feet), 12m (40 feet) hoặc 13m (45 feet) với chiều cao là 2.9m (9 feet 6 inch). Quy trình xếp dỡ hàng hóa container thường sẽ được chia thành 03 giai đoạn như sau:

Dưới hầm tàu

  • Nhập hàng: Nhân công sẽ tháo tăng và đặt khóa chằng buộc container lên trên tàu. Sau đó, cần trục khung cẩu sẽ được đưa vào và nối khớp với các lỗ khóa ở trên container. Gù quay được điều chỉnh xoay góc 90 độ, sau đó cần trục sẽ kéo container lên đến vị trí an toàn.
  • Xuất hàng: Sau khi cần trục hạ hàng hóa xuống vị trí được quy định, thì gù quay được quay ngược 90 độ để có thể mở khóa và lấy khung cẩu ra khỏi hàng hóa.
Quy-trinh-xep-do-hang-hoa-container
Quy trình xếp dỡ hàng hóa container dưới hầm tàu

Trên cầu tàu

  • Nhập hàng: Cần trục sẽ kéo hàng hóa xuống sàn rơ-moóc hoặc phần cầu tàu. Đối với khung cẩu bán tự động, thì nhân công xoay gù ngược một góc khoảng 90 độ. Đối với khung cẩu tự động, thì chỉ cần mở khóa để điều khiển. Sau đó, cần cẩu sẽ đưa khung cẩu lên khỏi container và xe nâng hoặc xe đầu kéo tiếp tục đưa hàng hóa vào bãi.
  • Xuất hàng: Xe nâng hoặc xe đầu sẽ mang hàng hóa đến chỗ cầu tàu. Cần cẩu đưa khung cẩu xuống để có thể gắn vào thùng container. Nếu sử dụng loại khung cẩu bán tự động, thì nhân công tiếp tục xoay gù một góc 90 độ. Nên kiểm tra mức độ an toàn ở độ cao 2 – 2,5m, trước khi tiếp tục đưa hàng hóa xuống hầm tàu.

Tại kho bãi

  • Hàng hóa tại kho bãi có thể được nâng hạ bằng phương tiện, thiết bị nâng hoặc sức người, tùy thuộc vào từng loại hàng và trọng lượng. Trong quy trình xếp dỡ hàng hóa container, với những loại hàng hóa và trọng lượng khác nhau, thì sẽ sử dụng nhiều loại phương tiện, thiết bị khác nhau.
  • Hàng hóa thường sẽ được sắp xếp lên trên những tấm Pallet và được cố định chắc chắn. Sau đó, các xe nâng sẽ đến để nâng Pallet lên khỏi mặt đất và di chuyển đến vị trí cần thiết. Sau đó, tiến hành nâng hạ hàng hóa theo ý muốn.
Quy-trinh-xep-do-hang-hoa-container
Quy trình xếp dỡ hàng hóa container tại kho bãi

Một vài lưu ý quan trọng trong quy trình xếp dỡ hàng hóa tại cảng

Kiểm tra và chuẩn bị kỹ trước khi bốc xếp hàng hóa

Việc kiểm tra và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bốc xếp chính là bước quan trọng giúp bảo đảm quy trình xếp dỡ hàng hóa tại cảng diễn ra một cách suôn sẻ và an toàn:

  • Kiểm tra tổng quan thùng container để chắc chắn không xảy ra vấn đề gì gây ảnh hưởng đến hàng hóa ở bên trong.
  • Xác nhận trạng thái niêm phong của container và đảm bảo niêm phong còn nguyên vẹn và an toàn.
  • Chuẩn bị bàn di động hoặc tấm Pallet để tiện hơn trong việc sắp xếp hàng và di chuyển vào thùng container.
  • Kiểm tra dây đai chằng buộc để cố định hàng hóa bên trong container (Lashing).
  • Chuẩn bị kích xếp, kích giữa nhằm hỗ trợ sắp xếp hàng hóa vào container.
  • Đội ngũ nhân công nên trang bị đầy đủ đồ bảo vệ cá nhân như: mũ bảo hộ, kính bảo hộ, giày bảo hộ, găng tay và đồng phục.
Quy-trinh-xep-do-hang-hoa-container
Quy trình xếp dỡ hàng hóa container cần lưu ý những điểm gì?

Sử dụng kỹ thuật và phương tiện hỗ trợ

Sử dụng kỹ thuật và phương tiện hỗ trợ trong quy trình xếp dỡ hàng hóa tại cảng là điều khá cần thiết. Trong đó, các kỹ thuật và phương tiện thường được áp dụng, bao gồm:

  • Xe nâng: Đây là phương tiện chuyên dụng quan trọng giúp nâng hạ và di chuyển những loại hàng hóa nặng và cồng kềnh vào trong container một cách dễ dàng và nhanh chóng.
  • Cần cẩu: Đối với hàng hóa lớn và nặng, thì cần cẩu được sử dụng để nâng hạ và di chuyển chúng vào thùng container một cách nhanh, chính xác và tiết kiệm công sức hơn.
  • Băng chuyền: Băng chuyền sẽ giúp di chuyển các loại hàng hóa một cách liên tục và nhanh chóng, giúp giảm công sức lao động và tăng thêm hiệu suất xếp dỡ hàng.
  • Dây đai chằng buộc: Việc sử dụng dây đai chằng buộc nhằm cố định hàng hóa bên trong container, giúp đảm bảo chúng không di chuyển lộn xộn trong quá trình vận chuyển.
  • Kích giữa/ Kích xếp: Các loại kích giữa và kích xếp hỗ trợ rất tốt trong quy trình xếp dỡ hàng hóa container một cách chắc chắn và thuận tiện hơn.
  • Kỹ thuật sắp xếp hàng hóa: Để có thể tối ưu hóa không gian bên trong container và bảo đảo tính ổn định của các loại hàng hóa, thì có một vài kỹ thuật sắp xếp hàng được áp dụng trong quy trình xếp dỡ hàng hóa tại cảng như: nguyên tắc tạo lớp cân bằng; nguyên tắc nặng trước và nhẹ sau;…

Đảm bảo an toàn trong khi bốc xếp

Việc đảm bảo an toàn trong quy trình xếp dỡ hàng hóa container là điều vô cùng quan trọng, giúp bảo vệ hàng hóa cũng như đội ngũ làm việc:

  • Đào tạo các nhân viên về quy trình cũng như kỹ thuật an toàn tiêu chuẩn
  • Yêu cầu đội ngũ nhân công đeo đầy đủ trang thiết bị và cân nhắc về khí hậu, thời tiết, ngoại cảnh,…
  • Phân công công việc hợp lý để có thể thực hiện xếp dỡ hàng hóa an toàn và hiệu quả
  • Kiểm tra hàng hóa kỹ lưỡng trước khi bốc xếp vào container để giữ toàn vẹn
  • Sử dụng các loại chằng buộc, dây đai và  công cụ hỗ trợ khác để cố định hàng hóa container
  • Sắp xếp hàng hóa chặt chẽ và cẩn thận để hạn chế hư hỏng trong quá trình vận chuyển tối đa
Quy-trinh-xep-do-hang-hoa-container
Nên lưu ý đảm bảo an toàn khi thực hiện quy trình xếp dỡ hàng hóa container 

>>> Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ có gì đặc biệt?

Những lưu ý khác

Ngoài những vấn đề đã được đề cập từ trước đó, còn có thêm một số lưu ý khác trong quy trình xếp dỡ hàng hóa container như:

  • Vệ sinh, khử mùi container trước khi sắp xếp hàng: Container cần phải được vệ sinh, khử mùi sạch sẽ. Đặc biệt là đối với những container đã được sử dụng trước đó. Điều này giúp đảm bảo hàng hóa không bị ảnh hưởng xấu bởi mùi hôi hoặc các chất gây ô nhiễm khác.
  • Hàng nặng xếp trước – Hàng nhẹ xếp trên: Đây là nguyên tắc giúp cân bằng được trọng lượng của container và giảm thiểu nguy cơ bị lật container trong quá trình di chuyển.
  • Hàng hóa kích thước lớn xếp bên dưới: Điều này giúp tối ưu không gian khi sắp xếp hàng, tránh bị hư hại do di chuyển thùng container.

Tổng kết

Trên đây là những vấn đề cần lưu ý khi thực hiện quy trình xếp dỡ hàng hóa container. Hy vọng bài viết hữu ích này sẽ giúp bạn hiểu kỹ hơn về cách vận hành, tạo dựng sơ đồ sắp xếp hàng hóa trong container trong quá trình xuất nhập khẩu và phân phối hàng hóa. Nếu như có nhu cầu sử dụng dịch vụ xếp dỡ container hoặc vận chuyển quốc tế, vận chuyển nội bộ,… đừng quên liên hệ với Finlogistics để được chúng tôi hỗ trợ tư vấn và báo giá một cách chi tiết và nhanh chóng nhất nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Quy-trinh-xep-do-hang-hoa-container


Teu-la-gi-00.jpg

TEU là gì? Ngành vận tải container đường biển đang phát triển cực kỳ mạnh trong những năm gần đây. Do đó, chắc hẳn nhiều người cũng đã có lúc thắc mắc về khái niệm của TEU. Bài viết hữu ích dưới đây của Finlogistics sẽ giúp bạn giải đáp về chủ đề này. Hãy theo dõi đến cuối bài viết về TEU này nhé!

Teu-la-gi
Tìm hiểu khái niệm TEU trong vận tải đường biển


Tìm hiểu khái niệm TEU là gì?

TEU là gì? TEU là từ viết tắt của Twenty-foot Equivalent Units, một đơn vị đo lường tương đương với container 20 feet. TEU được xem là đơn vị đo sức chứa hàng hóa không chính xác và thường chỉ được sử dụng để mô tả khả năng chứa hàng của một tàu hoặc bến container.

Có 03 loại container phổ biến dùng làm tiêu chuẩn đó là: 20ft – 40ft – 45ft. Tính ra cho một TEU sẽ tương ứng với một khoảng 39 m³ thể tích, ứng với một cont 20ft hoặc một cont 40ft bằng với 2 TEU. Đối với container 45ft cũng sẽ được quy ra làm 2 TEU.

Bạn có thể hiểu 1 TEU = 1 ton hoặc 1 TEU = 1 containner. Người ta sẽ thường sử dụng đơn vị TEU này nhiều trong những chuyến vận chuyển hàng hóa đường biển có quy mô lớn. Ngoài đơn vị TEU, thì người ta cũng sẽ sử dụng thêm đơn vị FEU, tương ứng là: 2 TEU = 1 FEU.

Teu-la-gi
TEU là được dùng thường xuyên trong vận tải đường biển

>>> Xem thêm: Mã ký hiệu container mang ý nghĩa như thế nào?

Quá trình hình thành đơn vị TEU container

Vậy khái niệm TEU container đã xuất hiện từ khi nào? Xét về mặt lịch sử, từ hàng thập kỷ trước, TEU đã được ra đời từ quá trình vận chuyển container cùng với một người có tên là Malcolm McLean (đây là người phát minh ra container từ năm 1935 tại New Jersey).

Malcolm McLean là doanh nhân trong lĩnh vực vận tải đường bộ. Năm 1937, ông nhận thấy công việc xếp dỡ hàng hóa mất rất nhiều thời gian và rắc rối, khi phải di chuyển theo từng sọt, thùng chứa hoặc bao tải,… Ông đã nghĩ ra việc sử dụng thùng xe tải để làm công cụ mang hàng. Sau đó, thùng xe đã được tối ưu hóa để trở thành những chiếc container tiêu chuẩn như ngày nay.

Teu-la-gi
Lịch sử hình thành của đơn vị TEU

Vai trò của TEU container là gì trong ngành vận tải đường biển?

Việc áp dụng đơn vị TEU container đã mang tới cho ngành vận tải hàng hóa đường biển một bước tiến mới, bước đột phá khá quan trọng. Khi làm những báo cáo thống kê về hàng hóa trong từng cảng riêng biệt hoặc sử dụng tại ngân hàng thế giới, thì TEU sẽ được làm đơn vị đo lường tiêu chuẩn.

Nhờ sự ra đời của container và đơn vị TEU, hàng hóa sẽ nhanh chóng được vận chuyển lên các tàu biển thành từng cụm. Mỗi năm có tới xấp xỉ 200 triệu thùng container được vận chuyển. Nhờ vậy, những tiêu chuẩn bên trong ngành vận tải đã thay đổi.

Do đó, việc sử dụng thùng Pallet để vận tải hàng hóa đã được thay đổi hoàn toàn, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển của toàn cầu. Chúng ta có thể thấy được vai trò quan trọng và cần thiết của đơn vị TEU như thế nào.

Teu-la-gi
Vai trò chính của đơn vị TEU

>>> Xem thêm: 10 hãng tàu container vận tải hàng đường biển lớn nhất hiện nay

Để có thể phân loại kích cỡ tàu biển theo đơn vị TEU, người ta thường sẽ tính toán như sau:

  • Tàu nhỏ (Small Feeder): 1,000 TEU
  • Tàu trung bình (Feeder): 1,000 – 2,000 TEU
  • Tàu bình thường (Feedermax): 2,000 – 3,000 TEU
  • Tàu Panamax vessels: 3,000 – 5,000 TEU
  • Tàu Post Panamax vessels: 5,000 – 10,000 TEU
  • Tàu New Panamax vessels (2014): 10,000 – 14,500 TEU
  • Tàu Ultra Large Container Vessel (ULCV): 14,500 TEU trở lên

Kết luận

Như vậy, bài viết này đã làm rõ cho bạn nội dung về khái niệm TEU là gì cũng như vai trò, ý nghĩa của đơn vị này đối với hoạt động vận tải hàng hóa đường biển. Bạn đừng quên cập nhật những kiến thức bổ ích, tổng quan và mới nhất về Logistics – xuất nhập khẩu tại Finlogistics nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Teu-la-gi


Dich-vu-van-chuyen-hang-hoa-bang-duong-bo-00.png

Vận tải đường bộ chính là một mắt xích rất quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động Logistics. Do đó, dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng. Tuy nhiên, không phải đơn vị vận tải nào cũng có thể mang đến chất lượng và hài lòng. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Finlogistics để có lời giải đáp phù hợp nhé!

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ


Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ là gì?

Định nghĩa

Dịch vụ vận tải đường bộ chính là giải pháp vận chuyển hàng hóa phổ biến và thông dụng nhất hiện nay. Phương thức này sử dụng một số loại phương tiện chuyên chở chuyên dụng, ví dụ như: xe rơ moóc, xe bồn, xe container hoặc xe đầu kéo,… dùng để chuyển giao hàng hóa, sản phẩm từ nơi này đến nơi khác theo thời gian đã thỏa thuận.

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ được biết đến như là phương thức vận chuyển linh hoạt, đóng góp một phần không nhỏ trong chuỗi cung ứng Logistics tại Việt Nam và không thể tách rời nhau. Ưu điểm nổi bật nhất của loại hình vận tải này là sự cơ động, thuận tiện và dễ dàng thích nghi với mọi địa hình di chuyển khó khăn trên đất liền. Vận tải đường bộ cũng rất hiệu quả đối với những tuyến đường có độ dài trung bình ngắn.

Bên cạnh đó, dịch vụ vận tải đường bộ còn giúp các chủ hàng chủ động hơn về mặt thời gian vận chuyển, so với những phương thức vận chuyển khác như: đường biển, đường hàng không,… Ngày nay, hình thức vận tải đường bộ còn đóng góp thúc đẩy phát triển xã hội và cơ sở hạ tầng, từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước tăng trưởng.

Trên thực tế, thì chi phí để triển khai vận tải đường bộ sẽ thấp hơn nhiều so với đường hàng không và đường biển. Loại hình vận tải này vẫn được nhiều doanh nghiệp sử dụng phổ biến, vì có thể hoạt động trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Đặc điểm của dịch vụ vận tải đường bộ

Dịch vụ vận tải đường bộ sẽ có những điểm mạnh và hạn chế như sau:

#Ưu điểm

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ thường được lựa chọn phổ biến bởi những ưu điểm nổi bật sau đây:

  • Linh hoạt, nhanh chóng trong khi vận chuyển; dễ dàng thay đổi lộ trình di chuyển theo tuyến đường ngắn và tối ưu nhất để đảm bảo đúng thời hạn giao hàng quy định.
  • Đa dạng phương tiện vận tải như: ô tô tải hạng nhẹ, xe máy, xe đầu kéo, xe container,…
  • Thời gian vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ sẽ nhanh hơn khá nhiều so với đường sắt và đường biển.
  • Đa dạng các loại mặt hàng vận chuyển, kể cả những hàng hóa có khối lượng lớn, cồng kềnh như: máy móc, trang thiết bị,…
  • Hàng hóa sẽ được vận chuyển trực tiếp từ kho của người gửi đến kho của người nhận, nhằm đảm bảo an toàn trong khi vận chuyển và hạn chế tối đa chi phí thuê nhân công bốc dỡ hàng.
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

#Hạn chế

Bên cạnh những tiện ích và ưu thế của dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ thì cũng còn có những hạn chế lớn như:

  • Với những chặng đường di chuyển dài, thì doanh nghiệp cần nộp thêm các khoản phụ phí đường bộ như: phí nhiên liệu, trạm thu phí cầu đường,…
  • Hình thức này có thể phát sinh nhiều rủi ro trong quá trình vận chuyển, ví dụ như: tai nạn giao thông, tình trạng kẹt xe, thời tiết xấu,… Những điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa cũng như thời gian giao hàng.
  • Khối lượng và kích thước của hàng hóa khi thực hiện dịch vụ vận tải đường bộ sẽ bị hạn chế hơn so với vận chuyển bằng đường biển.

Những loại hàng hóa dịch vụ vận tải đường đường bộ 

Có thể kể đến một số loại hàng hóa, sản phẩm thường sử dụng dịch vụ vận tải đường bộ như sau:

#Hàng container

Container chính là một trong những đơn vị vận tải được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới. Đây là một khối hình hộp, được làm từ những loại vật liệu bền (phổ biến nhất vẫn là kim loại), có kích thước khá đa dạng và được chuẩn hóa theo những thông số quy định.

Theo đó, các hàng hóa sẽ được đóng vào thùng container và sử dụng xe đầu kéo hoặc xe tải chuyên chở để vận chuyển đến điểm đích. Sau đó, hàng trên container sẽ được tập trung tại bãi chứa container – nơi có những phương tiện chuyên dụng, dùng để bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa đến điểm nhận hàng cuối cùng.

#Hàng lạnh

Hàng lạnh cũng được xem là một loại hàng container. Tuy nhiên, mặt hàng này có điểm khác biệt đó là sẽ được vận chuyển bên trong thùng container chuyên dụng, có thể điều chỉnh nhiệt độ bảo quản hàng phù hợp. Loại hàng lạnh này bao gồm có hai loại chính là hàng mát và hàng đông lạnh.

Theo đó, hàng mát sẽ được bảo quản ở nhiệt độ thấp vừa phải, còn đối với hàng đông lạnh sẽ yêu cầu nhiệt độ bảo quản ở mức thấp hơn. Sau khi đã được chuyển lên trên container, hàng lạnh cũng được vận chuyển bằng đường bộ bằng những loại phương tiện như: xe tải, xe đầu kéo,…

#Hàng siêu trường siêu trọng

Hàng siêu trường siêu trọng, quá khổ quá tải (hay còn gọi là hàng OOG – Out Of Gauge) là những mặt hàng có khối lượng và kích thước rất lớn, ví dụ như: các loại máy móc, trang thiết bị công – nông nghiệp, dùng trong công trình,… Với những đặc điểm như thế, thì loại hàng này thường thông qua dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ với các loại xe tải, xe đầu kéo chuyên dụng. Ngoài ra, phương tiện dùng để bốc dỡ hàng siêu trường siêu trọng cũng đòi hỏi phải là các thiết bị lớn như: máy nâng, máy cẩu,… với công suất lớn.

<<< Tìm hiểu thêm về hàng siêu trường siêu trọng tại đây >>>

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

#Hàng thủy hải sản

Thủy hải sản, động vật tươi sống là loại mặt hàng cần phải được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ lạnh phù hợp để có thể giữ được độ tươi ngon. Thông thường, đối với loại hàng hóa này, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ như những loại xe tải, xe thùng đông lạnh chuyên dụng.

#Hàng hóa dễ vỡ

Mặt hàng dễ vỡ sẽ dễ bị hư hỏng do những tác động vật lý gây ra, chẳng hạn như: đồ thủy tinh, đồ gốm sứ, đồ cổ, hàng nguyên mác, các loại hóa chất quan trọng,… Để có thể vận chuyển an toàn đối với loại hàng này, thì cần phải đáp ứng tốt khâu đóng gói và sử dụng những loại xe ô tô chuyên dụng.

#Hàng nông sản

Quá trình vận chuyển mặt hàng nông sản sẽ cần đảm bảo những điều kiện bảo quản về nhiệt độ cũng như độ ẩm. Nếu như nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp thì có thể khiến cho nông sản bị hư hỏng, gây tổn thất.

Đồng thời, độ ẩm trong thùng container cũng cần giữ ở mức phù hợp, để tránh ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa. Hơn nữa, quá trình vận chuyển nông sản, cũng cần hạn chế tình trạng va đập vật lý, làm hàng hóa bị hư hại, dập nát,…

Các loại phương tiện của dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

Nhằm có thể đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, nhiều đơn vị chuyên dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ đã đầu tư hàng loạt phương tiện vận tải đường bộ hiện đại, cụ thể:
  • Xe container: dùng để chuyên chở các loại thùng Flatrack, 40’ hoặc 20’. Đặc biệt, còn có các xe container loại rơ-moóc sàn khi muốn vận chuyển mặt hàng khó như: thép cuộn, thép bó, thép thanh,… hoặc những loại hàng nặng cần phải được vận chuyển bằng loại xe sàn.
  • Xe tải thùng: đặc điểm của loại xe này đó chính là có thùng, hở hoặc đóng kín phần mái. Xe tải thùng thường dùng để chở hàng nội địa trong chặng đường ngắn, đi liên tỉnh hoặc tuyến Bắc – Nam đều được. Loại phương tiện này rất thích hợp để chở những lô hàng lớn, để tập kết cho các tàu hàng hoặc lô hàng xuất khẩu nhỏ lẻ, không đủ đóng vào container.
  • Xe fooc: đây là loại xe chuyên để vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng – quá khổ quá tải (OOG) cho các công trình, dự án lớn.
  • Xe bồn: thường được dùng để chở những loại hàng hóa chất lỏng, ví dụ như: xăng dầu, hóa chất, ga hóa lỏng,…

Cước phí thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ 

Cước phí cho dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ thường phụ thuộc phần lớn vào tải trọng xe, phân loại xe và khoảng cách giao nhận hàng. Tùy theo từng mặt hàng vận chuyển, khối lượng hàng hóa cần vận chuyển,… mà các doanh nghiệp có thể chọn lựa tải trọng xe vận chuyển phù hợp, nhằm tiết kiệm chi phí tối đa và bảo đảm an toàn khi di chuyển.

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

Quy trình các bước dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

Quy trình dịch vụ vận tải đường bộ sẽ được thực hiện bao gồm 04 bước sau đây:

#Bước 1: Tiếp nhận thông tin và yêu cầu của phía khách hàng

Sau khi đã tiếp nhận các yêu cầu vận chuyển cũng như thông tin chi tiết về hàng hóa từ khách hàng, thì đơn vị vận chuyển sẽ tư vấn kỹ càng những loại hình vận chuyển phù hợp, tùy theo nhu cầu về số lượng, đặc điểm của hàng hóa,…

#Bước 2: Tiến hành báo giá chi tiết cho khách hàng

Sau khi đã nhận đầy đủ các thông tin về hàng hóa, thì đơn vị vận chuyển sẽ báo giá chi tiết cho khách hàng, sau đó hai bên sẽ trao đổi, thống nhất ý kiến và kế hoạch vận chuyển.

#Bước 3: Điều phối phương tiện vận chuyển

Đơn vị vận chuyển thực hiện điều phối các loại phương tiện chuyên chở phù hợp đến địa điểm đã định để lấy hàng hóa. Sau đó, hàng hóa sẽ được phân loại và đóng gói nhằm đảm bảo chất lượng trong quá trình di chuyển.

#Bước 4: Vận chuyển hàng hóa đến địa điểm của người nhận

Sau khi hàng hóa đã được đóng gói và bốc xếp lên xe đầy đủ, thì đơn vị vận chuyển tiến hành di chuyển đến địa chỉ đã thỏa thuận của người nhận.

#Bước 5: Thu cước phí vận chuyển hàng hóa

Sau khi hàng hóa đã được giao đến địa chỉ của người nhận, thì đơn vị vận chuyển tiến hành thu phí theo như thỏa thuận Hợp đồng ban đầu. Nếu như khách hàng không có khiếu nại hay phản hồi gì về đơn hàng thì quy trình thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ đến đây được coi như hoàn thành.

Một vài lưu ý quan trọng đối với dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

Khi tiến hành thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, thì khách hàng cần phải lưu ý một số điều quan trọng dưới đây: 

1. Chú ý về tải trọng của hàng hóa

Cả đơn vị vận chuyển và khách hàng đều nên tham khảo Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về quy định tải trọng và khổ giới hạn của hàng hóa đường bộ; việc lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ có giới hạn, xe bánh xích ở trên đường bộ; vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng; giới hạn việc xếp hàng hóa ở trên phương tiện giao thông đường bộ;…

Trong đó, tổng trọng lượng của xe sẽ bao gồm trọng lượng nguyên của xe cộng với hàng hóa có trên xe thời điểm đó. Tải trọng sẽ là khối lượng hàng hóa, tải trọng của trục xe và cầu đường bộ.

2. Chọn lựa các loại phương tiện vận tải phù hợp

Khách hàng cũng nên cân nhắc thuê những phương tiện vận tải phù hợp với khối lượng cũng như kích thước của hàng hóa, nhằm để tối ưu chi phí và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ. 

3. Đóng gói hàng hóa đúng cách

Hàng hóa, sản phẩm cần phải được đóng gói đúng cách, để hạn chế tình trạng hư hỏng khi gặp sự cố va đập trong quá trình vận chuyển.

4. Thông tin của người nhận phải đúng và rõ ràng

Nhằm mục đích giúp quy trình vận chuyển hàng hóa diễn ra một cách liền mạch và tránh tình trạng chậm trễ thời gian, thì đơn vị vận chuyển và người gửi hàng cần phải ghi đúng các thông tin cơ bản của người nhận hàng.

5. Lựa chọn những đơn vị vận chuyển đường bộ uy tín hàng đầu

Các đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ uy tín sẽ có đầy đủ điều kiện và kinh nghiệm để chuyển giao hàng hóa một cách chuẩn xác và đảm bảo chất lượng nguyên vẹn của lô hàng. Đồng thời, những đơn vị này cũng đưa ra các cam kết về thời gian vận chuyển và có bảo hành rủi ro, tổn thất cho hàng hóa của bạn trong quá trình di chuyển. 

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
Một số lưu ý khi thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

Dịch vụ vận tải đường bộ uy tín, chất lượng hàng đầu tại Finlogistics

Finlogistics là đơn vị hàng đầu hiện nay, chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ nói riêng và Logistics nói chung. Với gần 10 năm kinh nghiệm và thực chiến trong và ngoài nước, chúng tôi đã xử lý hàng trăm những đơn hàng khó và quy mô khác nhau.

Đặc biệt, dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ tại Finlogistics đã nhận được sự tín nhiệm bền vững từ các khách hàng, nhờ vào những điểm mạnh nổi trội sau đây:

  • Chúng tôi cung cấp đa dạng các loại phương thức vận chuyển khác nhau, giúp khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn vận chuyển như: giao hàng tận nơi, giao đến kho bãi,…
  • Tiềm lực vận chuyển vững mạnh, chúng tôi sẽ đảm nhận toàn bộ quy trình vận chuyển một cách đáng tin cậy, tối ưu và hiệu quả, để hàng hóa của bạn được giao đến nơi an toàn và đúng thời hạn.
  • Nhờ vào hệ thống phương tiện vận tải đa dạng, chúng tôi có thể điều khiến các chuyến hàng gần như là hàng ngày, đến khắp đất nước.
  • Quy trình làm việc nhanh chóng và sẵn sàng hoạt động 24/24, bất kỳ thời gian hay địa điểm nào.
  • 100% đội xe sẽ được trang bị thiết bị định vị giám sát hành trình vận tải (GPS) và tính năng quản lý bằng phần mềm hiện đại, nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng.
  • Các tài xế của chúng tôi đều có đầy đủ những giấy tờ cần thiết khi tiến hành vận chuyển đường bộ, hạn chế rủi ro trong quá trình di chuyển.

Từ khi thành lập năm 2014 cho đến nay, Finlogistics luôn hoạt động với phương châm “Khách hàng chính là trung tâm”. Do đó, chúng tôi luôn đặt lợi ích và trải nghiệm sử dụng dịch vụ của khách hàng lên hàng đầu, với những cam kết chung về chất lượng dịch vụ như sau:

  • Quy trình thực hiện nhanh chóng, tối ưu kết hợp vận chuyển hàng hóa an toàn và tiết kiệm.
  • Cước phí vận chuyển cực kỳ cạnh tranh và nhiều ưu đãi hấp dẫn.
  • Đảm bảo hoàn thành tiến độ vận chuyển hàng hóa như đã ghi trong thỏa thuận Hợp đồng.
  • Lịch trình và tiến độ làm việc sẽ được thông báo cụ thể và đầy đủ cho khách hàng cập nhật.
  • Đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, tận tâm và sẵn sàng phục vụ khách hàng mọi lúc mọi nơi.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ


Local-Charge-la-gi-00.jpg

Trong vận chuyển quốc tế, ngoài cước phí đường biển, thì chủ hàng còn phải chịu thêm các khoản phí Local Charge. Vậy cụ thể Local Charge là gì? Bài viết này sẽ giới thiệu tổng quan cho bạn những nội dung chi tiết về Local Charge và những lưu ý cần thiết. Hãy cùng với Finlogistics theo dõi kỹ nội dung dưới đây nhé!

Local Charge là gì?
Local Charge là gì?


Định nghĩa Local Charge là gì?

Vậy Local Charge là gì? Local Charge (viết tắt là LCC) là những loại phí phát sinh tại cảng địa phương, dùng để trả cho việc bốc xếp hàng hóa lên trên tàu. Hoặc là những chi phí khác trong quá trình giao nhận hàng tại những bến bãi, cảng biển và nhà ga do các hãng tàu vận chuyển hoặc đơn vị Forwarder thu thêm bên ngoài.

Ý nghĩa của Local Charge

Sở dĩ cần thực hiện thu phí LCC, vì trong thị trường vận tải Logistics, những hạng mục chi phí đều được công khai. Do đó, những công ty vận tải cần phải tách biệt phí vận chuyển cùng với các chi phí khác. Từ đó, hãng tàu vận chuyển sẽ chủ động hơn trong việc điều chỉnh giá cước, tùy theo thị trường trong khi vẫn không thay đổi phụ phí và ngược lại. Điều này cũng có nghĩa là hai loại chi phí là tương đối độc lập.

Vai trò của Local Charge

LCC đóng vai trò khá quan trọng trong ngành vận tải và Logistics, cụ thể như sau:

  • Là khoản phí thu lại để bù đắp vào những chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa tại cảng, bao gồm cả những hoạt động như: bốc dỡ, sắp xếp, tập kết và lưu trữ cont; khai báo với Hải Quan;…
  • Giúp điều tiết thị trường vận tải hàng hóa tốt hơn và khuyến khích những hãng tàu cạnh tranh về cước phí vận chuyển.
  • Là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến giá cước vận chuyển hàng hóa đi quốc tế. Vì vậy, bên gửi hàng cần phải hiểu rõ cách tính phí Local Charge để ước tính chính xác tổng chi phí của lô hàng.
Local Charge là gì?
Khái niệm về các loại phụ phí Local Charge

>>> Xem thêm: Có các loại phụ phí (Surcharge) nào trong vận chuyển đường biển?

Phân biệt những loại Local Charge thường gặp

Local Charge hàng nhập

1. CCF (Container Cleaning Fee)

Đây là mức phí vệ sinh thùng cont và sẽ khác nhau tùy theo mỗi loại cont. Đây cũng là khoản phí mà bên nhập khẩu phải thanh toán, ngay sau khi bên nhận hàng đã dỡ hàng hóa và trả lại cont về bãi, để hãng tàu dọn sạch thùng cont rỗng.

2. DEM/DET (Demurrage / Detention)

Khi bên mua hàng hoàn tất các thủ tục khai báo Hải Quan nhập khẩu và tiến hành mở lệnh kéo hàng từ cảng về đến kho của mình, thì hãng tàu thường cho phép bên mua 5 ngày DEM (lưu cont tại cảng) và 3 ngày DET (lưu cont tại kho).

3. CFS (Container Freight Station fee)

Khi bốc dỡ cont khỏi tàu, thì sẽ cần đưa cont về kho CFS trước khi mở ra để dỡ hàng lẻ. Vì vậy, CFS chính là chi phí bổ sung cho những lô hàng LCL.

Local Charge hàng xuất

4. THC (Terminal Handling Charge)

Phí THC trong Local Charge là gì? Đây là loại phí mà chủ hàng phải trả thêm cho việc bốc dỡ hàng của các hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu tại cảng đích khi vận chuyển hàng hóa.

5. Phí sửa vận đơn (B/L Fee)

Vận đơn sẽ do hãng tàu phát hành cho bên xuất khẩu. Cho nên nếu như vận đơn có sai sót thì phải sửa chữa ngay, nhưng bên xuất khẩu cũng sẽ phải thanh toán thêm cho hãng tàu một khoản tiền, đây gọi là phí chỉnh sửa vận đơn.

6. AMS (Advance Manifest System)

Đây là phụ phí khai báo Hải Quan trước khi lô hàng được sắp xếp lên trên tàu.

Những phụ phí khác

7. BAF (Bunker Adjustment Factor)

Giá thành nhiên liệu của những hãng tàu chủ yếu phụ thuộc vào biến động giá dầu của thế giới. Đó chính là lý do BAF sẽ giúp bù đắp vào chi phí khi giá dầu tăng lên quá cao.

8. PSS (Peak Season Surcharge)

Phí PSS trong Local Charge là gì? Đây chính là khoản phụ phí thường được thu hàng năm, bắt đầu từ tháng 8 cho đến tháng 10 khi thị trường Châu Âu và Châu Mỹ bước vào mùa cao điểm các dịp lễ lớn.

9. CAF (Currency Adjustment Factor)

Phụ phí biến động tỷ giá CAF là khoản phụ phí vận chuyển đường biển do những công ty vận chuyển tính thêm cho bên gửi hàng, nhằm mục đích bù đắp vào các chi phí phát sinh do biến động tỷ giá.

Local Charge là gì?
Có nhiều loại phụ phí khác mà doanh nghiệp cần quan tâm

>>> Xem thêm: Phí CIC là gì?

Hướng dẫn cách tính phí Local Charge chi tiết

Dưới đây là một vài cách tính phí Local Charge phổ biến:

  • THC = (Số cont x Đơn giá THC)
  • CFS = (Số cont x Đơn giá CFS)
  • AMS = (Số cont x Đơn giá AMS)

Cách tính phí Local Charge sẽ được tính phụ thuộc vào số lượng thùng cont và đơn giá cước. Mức cước phí này có thể thay đổi tùy theo tuyến đường, cảng biển và loại cont khác nhau.

Local Charge là gì?
Hướng dẫn cách tính toán phí Local Charge chi tiết

Kết luận

Bài viết hôm nay đã liệt kê và làm rõ cho bạn hiểu chi phí Local Charge là gì, cũng như cách tính toán và một số lưu ý đối với LCC. Nếu còn thắc mắc nào về phí Local Charge hoặc muốn tham khảo các dịch vụ vận chuyển, ủy thác xuất,… của Finlogistics, hãy liên hệ cho chúng tôi qua hotline bên dưới. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tối ưu quá trình vận chuyển một cách hiệu quả!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Local-charge-la-gi


LCL-la-gi-00.jpg

LCL là gì? Khi tiến hành xuất khẩu hoặc nhập khẩu, sẽ xảy ra nhiều trường hợp hàng hóa không đủ để xếp đầy một thùng container. Khi đó, các chủ hàng có thể chọn lựa giải pháp vận chuyển hàng lẻ LCL, để tối ưu thời gian và chi phí. Vậy đặc điểm của hình thức vận chuyện này như thế nào? Làm thế nào để phân biệt giữa vận chuyển hàng LCL và hàng FCL? Cùng theo dõi bài viết này với Finlogistics để hiểu thêm về loại hình này nhé!

LCL là gì?
LCL là gì?


Khái niệm LCL là gì? 

LCL là gì? LCL (Less than Container Load) được hiểu là loại hàng hóa không sắp xếp đủ vào một thùng container. Trong quá trình đóng hàng hóa vận chuyển quốc tế, nếu như chủ hàng không có đủ lượng hàng để đóng vào container nguyên, thì cần phải ghép hàng với những chủ hàng khác. 

Khi thực hiện LCL, cần phải gom nhiều lô hàng từ nhiều chủ hàng khác nhau, quá trình này gọi là Consolidation. Hàng hóa được gom sẽ gọi là hàng Consol và người đứng ra thực hiện quy trình này gọi là Consolidator (người gom hàng).

Dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL, hàng ghép hoặc hàng Consol sẽ có những đặc điểm sau đây:

=> Chủ hàng sẽ chịu chi phí vận chuyển hàng lẻ LCL đến các địa điểm đóng hàng lẻ vào thùng container, thường là một kho để khai thác hàng lẻ CFS (Container Freight Station)

=> Chủ hàng sẽ cung cấp những chứng từ, giấy tờ cần thiết và liên quan đến hàng hóa. Sau đó, chủ hàng sẽ nhận vận đơn House Bill of Lading do công ty giao nhận phát hành.

=> Dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL sẽ kết hợp giữa hai phương thức vận chuyển FCL và LCL, đó có thể là:

  • Gửi container nguyên hoặc giao hàng lẻ (FCL/LCL)
  • Gửi hàng lẻ hoặc giao container nguyên (LCL/FCL)

Trách nhiệm của các bên đối với hàng LCL là gì?

#Đối với người gửi hàng LCL

  • Đóng gói hàng rồi mang đến kho CFS của Consolidator, đồng thời thực hiện các bước thủ tục Hải Quan để tiến hành thông quan cho lô hàng.
  • Cung cấp nội dung, thông tin chi tiết có trên B/L cho người gom hàng để làm vận đơn đường biển.
  • Kiểm tra và xác nhận Bill nháp và nhận vận đơn.

#Đối với người gom hàng LCL

  • Người gom hàng sẽ chịu trách nhiệm làm việc trực tiếp với khách hàng trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa.
  • Cung cấp vận đơn đường biển cho khách hàng và tiến hành kê khai Manifest lên trên hệ thống.
  • Thông báo cho khách hàng khi lô hàng đến và liên hệ với đại lý của bên nhận để làm thủ tục giao nhận hàng hóa.

#Đối với bên vận chuyển hàng LCL

  • Vận chuyển và mang hàng hóa đến điểm đích an toàn.
  • Bốc cont lên tàu và sắp xếp cont an toàn trước khi tàu nhổ neo di chuyển.
  • Dỡ cont khỏi tàu, để lên bãi cont tại cảng đích.
  • Khi lô hàng đến thì làm D/O và giao thùng cont cho người nhận có vận đơn B/L hợp lệ tại bãi cont (CY).

#Đối với người nhận hàng LCL

  • Sau khi nhận được thông báo hàng hóa đã đến kho của Consolidator, thì sắp xếp bộ chứng từ, giấy tờ hợp lý để đến đại lý của người gom hàng đổi lệnh giao hàng.
  • Thực hiện các bước thủ tục Hải Quan để thông quan lô hàng.
  • Vận chuyển lô hàng về kho và tiến hành rút hàng, sau đó trả thùng cont về đúng nơi quy định cho hãng tàu hoặc có thể rút hàng ngay tại cảng, nếu như đã làm lệnh rút ruột.
  • Hoàn tất các chi phí Local Charge, D/O, chi phí Handling Charge (nếu như người gom hàng thanh toán thì chỉ cần chi trả cho người gom hàng).
LCL là gì?
LCL là gì?

Lợi ích của vận chuyển hàng lẻ bằng đường biển LCL là gì?

#Tiết kiệm chi phí vận chuyển

Đối với các chủ hàng (Shipper) là cá nhân hoặc doanh nghiệp, khi có số lượng hàng hóa nhỏ lẻ, không đủ để lấp đầy một thùng cont, thì nên lựa chọn dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL. Điều này giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển một cách hiệu quả hơn.

Đối với những công ty giao nhận vận tải (Freight Forwarder), nếu khách hàng đặt chỗ (booking) thùng cont với khối lượng hàng nhỏ lẻ, không đủ số lượng hàng hóa tối thiểu để đóng vào trong một thùng cont, thì có thể đặt chỗ (co-loading) thông qua một công ty giao nhận hàng khác (còn được gọi là Master Consol hoặc Master Consolidator).

Đối với dịch vụ hàng lẻ LCL, thì các chủ hàng chỉ cần trả tiền cước phí vận chuyển cho không gian cont mà họ sử dụng. Đây còn được xem là lợi ích nổi bật nhất của mô hình dịch vụ LCL này.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu các bước xử lý hàng FCL

#Tiết kiệm thời gian

Nhờ có dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL, mà các chủ hàng không cần phải chờ đợi cho đến khi có đủ số lượng hàng để đóng đầy thùng cont rồi mới tiến hành vận chuyển.

Chủ hàng cũng có thể sử dụng dịch vụ gom hàng lẻ LCL để đóng ghép cùng với các chủ hàng khác, nhằm đóng đầy một container hàng hóa nhanh chóng. Như vậy, hàng hóa cũng sẽ được vận chuyển nhanh chóng và tiết kiệm được thời gian hơn.

#Tiết kiệm chi phí lưu kho

Việc đặt hàng hóa trong kho và chờ đợi cho đến khi gom đủ hàng trong một thùng cont sẽ làm phát sinh thêm nhiều chi phí lưu kho. Việc sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL này giúp vận chuyển hàng hóa ngay, từ đó chủ hàng sẽ tiết kiệm được chi phí lưu kho khá lớn.

LCL là gì?
LCL là gì?

Phân biệt giữa hàng FCL và LCL là gì?

Nhiều người sẽ bị lẫn lộn giữa hàng FCL và LCL là gì? Vậy hãy cùng theo dõi bảng phân tích dưới đây để biết sự khác nhau giữa hai loại vận chuyện hàng hóa này nhé!!! 

FCL LCL
Tên viết tắt Full Container Load (hàng nguyên cont) Less than Container Load (một phần của cont hoặc hàng đóng ghép)
Chi phí Về tổng chi phí, thì việc đặt một cont FCL sẽ đắt hơn do khối lượng. Tuy nhiên, nếu như xem xét những chi phí khác, thì việc chọn lựa vận chuyển hàng FCL thường rẻ hơn so với LCL.  Cùng một lượng hàng hóa, thì mỗi lô hàng sẽ có các khoản chi phí khác nhau. Do đó, khi gom lại, thì chi phí dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL thường sẽ lớn hơn. Đối với hàng hóa nhỏ lẻ, thì rõ ràng LCL là lựa chọn phù hợp.
Kích thước hàng Ngoài việc chủ hàng có nhiều thùng hàng đủ chứa cho một cont, thì thường loại hàng hóa phù hợp với FCL là loại cồng kềnh và nặng Hàng LCL thường nhỏ gọn và dễ di chuyển hơn so với FCL
Tỷ giá Tỷ giá của FCL dễ biến động Tỷ giá của LCL lại ổn định hơn
Điều kiện vận chuyển Để vận chuyển được hàng FCL, người gửi hàng sẽ phải đặt trước ít nhất một cont nguyên.  Đối với một lô hàng LCL, không cần thiết phải đặt trước một cont nguyên mà chỉ cần một phần.
Chủ hàng Chỉ một chủ hàng Có nhiều chủ hàng khác nhau
Thời gian giao hàng Nhanh hơn, bởi vì chỉ giao cho một chủ hàng. Toàn bộ cont đều đã được đặt trước và không cần phải phân loại và đóng thùng cont tại các cảng giao hàng. Khả năng xảy ra tình trạng chậm trễ tại cảng và bị Cơ quan Hải Quan kiểm tra cũng thấp hơn.  Chậm hơn, bởi vì phải giao cho nhiều chủ hàng. Ngoài ra, cần thêm thời gian để phân loại các loại hàng hóa, tổng hợp những chứng từ và xử lý chúng. Thời gian cần thiết trong việc xếp dỡ hàng cũng có thể cao hơn, nếu trong trường hợp gửi dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL.
LCL là gì?
Nên phân biệt giữa hàng FCL và LCL

>>> Xem thêm: Khái niệm và những lợi ích của hàng Consol

Kết luận

Trên đây là những kiến thức đầy đủ nhất về hàng LCL là gì và sự khác nhau đối với hàng FCL mà bạn cần biết. Các doanh nghiệp cũng cần nắm vững đặc điểm của hai hình thức vận chuyển hàng hóa bằng thùng cont để tối ưu quy trình thông quan. Nếu muốn biết thêm về các bước vận chuyển hàng hóa LCL là gì hoặc có nhu cầu thông quan Hải Quan, hãy liên hệ cho Finlogistics để được đội ngũ tư vấn của chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, hiệu quả và tối ưu chi phí nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Lcl-la-gi


Ghep-cont-chinh-ngach-00.jpg

Vận chuyển đường tiểu ngạch hiện không còn giữ được sự ổn định như trước. Chi phí vận chuyển cũng tăng cao hơn và thường xuyên xảy ra sự cố,… Do đó, hình thức ghép cont chính ngạch là một giải pháp thay thế hoàn hảo và hiệu quả. Vậy ghép cont hàng chính ngạch là gì? Hãy theo dõi bài viết này của Finlogistics để biết thêm nhé!

Ghép cont chính ngạch
Tất tần tật những thông tin về hình thức ghép cont hàng hóa chính ngạch


Khái niệm ghép cont chính ngạch trong xuất nhập khẩu

Ghép cont chính ngạch, hay còn được gọi là hình thức vận chuyển hàng lẻ LCL trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Hiểu một cách đơn giản, thì sẽ có nhiều trường hợp một lô hàng không đủ số lượng hàng cần thiết để lấp đầy một thùng container. Lúc này, bên vận chuyển sẽ tiến hành gộp hoặc ghép những lô hàng khác có cùng điểm đến, để làm đầy container. Điều này giúp thuận tiện hơn cho quá trình giao – nhận hàng hóa.

Việc ghép chung hàng như vậy sẽ giúp cho các chủ kinh doanh và doanh nghiệp tối ưu chi phí hơn. Bên cạnh đó, còn giúp bảo đảm chất lượng của lô hàng, cũng như tính pháp lý. Hiện nay, thường có 03 hình thức ghép cont, bao gồm:

  • Ghép cont dựa theo khối lượng: Các mặt hàng có cùng chủng loại, đặc điểm với nhau sẽ được ghép chung trong một cont. Còn bên vận chuyển sẽ tiến hành kiểm tra và tính cước phí dựa trên tổng khối lượng hoặc thể tích rồi sau đó mới sắp xếp hàng vào container.
  • Ghép cont dựa theo trọng lượng: Thông thường sẽ không yêu cầu hàng hóa phải có cùng chủng loại với nhau.
  • Ghép cont dựa theo phần xe/ đoạn xe: Sẽ được tính dựa trên diện tích của hàng hóa khi đã đóng thùng hoặc diện tích tính theo sàn xe.

Điểm mạnh của hình thức ghép cont chính ngạch

Sở dĩ hình thức ghép cont chính ngạch ngày càng được nhiều công ty, doanh nghiệp và chủ kinh doanh ưa chuộng là bởi những ưu điểm đặc biệt sau đây:

#Tiết kiệm chi phí

Thay vì phải chi trả cho toàn bộ phần chi phí vận chuyển của lô hàng, thì với ghép cont chính ngạch, cước phí vận chuyển của lô hàng sẽ được chia theo tỉ lệ cho tất cả của những bên cùng gửi hàng. Mỗi bên đều sẽ có trách nhiệm về những điều khoản và nghĩa vụ thanh toán chi phí vận chuyển. Điều này cũng giúp các chủ kinh doanh có thể tiết kiệm phần nào chi phí cho mình.

#Đảm bảo tính pháp lý

Với hình thức ghép cont hàng chính ngạch, thì toàn bộ hàng hóa bắt buộc phải được kê khai Hải Quan, cũng như đóng thuế phí đầy đủ. Điều này cũng nhằm mục đích đảm bảo tính pháp lý cho lô hàng, hạn chế bị các cơ quan quản lý Nhà nước kiểm tra, bắt giữ vì hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Ghép cont chính ngạch
Ghép cont hàng hóa chính ngạch có nhiều điểm mạnh mà các doanh nghiệp cần

#Thời gian giao nhận nhanh

Hàng hóa được vận chuyển chính ngạch thường hạn chế được tình trạng tắc biên, thời gian vận chuyển cũng nhanh chóng, hiệu quả và ổn định hơn. Tùy theo từng phương thức vận chuyển thì thời gian giao nhận hàng cũng sẽ khác nhau. Trung bình sẽ từ 02 đến 05 ngày là lô hàng chính ngạch sẽ được vận chuyển từ bên Trung Quốc về đến Việt Nam.

#Hàng hóa bảo đảm an toàn

Hình thức ghép cont chính ngạch sẽ yêu cầu công việc kiểm định hàng hóa phải diễn ra nghiêm ngặt và chặt chẽ. Lô hàng phải luôn được đảm bảo trong tình trạng tốt nhất. Ngoài ra, hàng hóa còn được đóng gói, sắp xếp cản thận, để hạn chế tối đa tình trạng móp méo, rơi vỡ hoặc hư hỏng…

Lô hàng sẽ được đóng vào thùng container, vận chuyển từ Trung Quốc và được bốc dỡ xuống khi cập bến tại Việt Nam, hoàn toàn không thông qua kho trung gian. Như vậy, lô hàng sẽ luôn được kiểm soát một cách tối ưu, cũng như tránh được những sự cố không mong muốn.

>>> Xem thêm: Dịch vụ nhập khẩu tiểu ngạch hàng hóa có gì đặc biệt?

Hạn chế của hình thức ghép cont chính ngạch

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, thì việc ghép cont chính ngạch cũng đang tồn tại một vài nhược điểm sau:

  • Thời gian chờ để vận chuyển lâu: Việc tìm kiếm và chờ đợi để ghép hàng lên container thường sẽ tốn thời gian khá lâu, nhất là trong trường hợp không có những lô hàng phù hợp để các bên tiến hành ghép.
  • Điều kiện vận chuyển khắt khe: Đối với những mặt hàng giả, hàng nhái thương hiệu đã được bảo hộ hoặc thuộc vào danh mục bị cấm hay hạn chế nhập khẩu thì sẽ không được phép thông quan. Ngoài ra, các điều kiện để vận chuyển hàng hóa ghép cont cũng sẽ khắt khe hơn rất nhiều, so với hình thức tiểu ngạch.
  • Trọng lượng của lô hàng: Yêu cầu tối thiểu cho mỗi lô hàng ghép cont là trọng lượng phải đạt 150 kg trở lên. Do đó, những chủ kinh doanh nhỏ lẻ thường sẽ không đạt đủ điều kiện để tiếp cận với loại hình dịch vụ này.
Ghép cont chính ngạch
Những hạn chế của hình thức ghép cont hàng hóa chính ngạch là gì?

Một vài chú ý quan trọng khi sử dụng ghép cont chính ngạch

Hình thức ghép cont chính ngạch thường phổ biến hơn so với vận chuyển đường biển, bởi vì không lo ngại những vấn đề tắc biên và hàng hóa sẽ được đảm bảo. Khi chuyển hàng thông qua phương thức này, khách hàng lưu ý:

  • Đầu tiên: Sẽ có rất nhiều mặt hàng bị cấm hoặc hạn chế việc vận chuyển chính ngạch bằng đường biển. Có thể kể đến một vài loại như hàng nhái, hàng thương hiệu đã được bảo hộ, hàng thuốc lá điện tử,… Bên cạnh đó, các loại hàng thuộc vào chất lỏng, hàng dễ gây gây cháy nổ, hàng nguy hiểm,… cũng nằm trong danh sách này.
  • Thứ hai: Hàng lẻ nếu như muốn ghép cont chính ngạch, thì chủ hàng phải yêu cầu với bên vận chuyển để tiến hành lấy chỗ. Sau khi đã yêu cầu đặt chỗ, thì hàng hóa mới được giao đến kho CFS, để bắt đầu đóng vào thùng container chung.
  • Thứ ba: Mọi loại hàng hóa đều phải được đóng gói, sắp xếp cẩn thận và an toàn, Những lô hàng nặng thì bắt buộc phải có “Pallet”. Chủ hàng cũng nên hạn chế đóng hàng bằng những chất liệu như gỗ tự nhiên. Hàng hóa của bên doanh nghiệp nào thì sẽ được dán “Shipping Mark” riêng, để tránh nguy cơ bị thất lạc trong quá trình vận chuyển và lưu kho.
  • Thứ tư: Hàng hóa nếu như vận chuyển bằng đường biển sẽ được tính cước phí nhỏ nhất là 1 khối (CBM). Đối với những đơn hàng dưới 0.5 CBM thì sẽ phải chịu mức phí vận chuyển tương đối cao.
  • Thứ năm: Các doanh nghiệp nên ghép cont chính ngạch với những lô hàng có một hoặc ít chủng loại hàng hóa. Bởi vì việc có quá nhiều mặt hàng khác nhau trong cùng một lô hàng sẽ tốn khá nhiều chi phí để khai báo Hải Quan và thường xảy ra nhiều rủi ro trong quá trình kiểm soát hàng hóa.

Lời kết

Việc ghép cont chính ngạch sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp rất nhiều trong việc vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là hàng nhập khẩu. Đây cũng sẽ là hình thức thay thế cho việc vận chuyển hàng tiểu ngạch. Bên cạnh đó, công ty Finlogistics với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hiện vận chuyển hàng tiểu ngạch và ghép cont chính ngạch, sẽ tận tình hỗ trợ các doanh nghiệp có nhu cầu. Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng, tối ưu và hiệu quả nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Ghep-cont-chinh-ngach