LCL-la-gi-00.jpg

LCL là gì? Hướng dẫn phân biệt giữa hàng LCL và hàng FCL

5/5 - (131 bình chọn)

Khi tiến hành xuất khẩu hoặc nhập khẩu, sẽ xảy ra nhiều trường hợp hàng hóa không đủ để xếp đầy một thùng container. Khi đó, các chủ hàng có thể chọn lựa giải pháp vận chuyển hàng lẻ LCL, để tối ưu thời gian và chi phí.

Vậy LCL là gì? Đặc điểm và lợi ích của hình thức vận chuyện này như thế nào? Làm thế nào để phân biệt giữa vận chuyển hàng LCL và hàng FCL? Cùng theo dõi bài viết này với Finlogistics để hiểu thêm về loại hình này nhé!

LCL là gì?
LCL là gì?


Khái niệm LCL là gì? 

LCL là gì? LCL (Less than Container Load) được hiểu là loại hàng hóa không sắp xếp đủ vào một thùng container. Trong quá trình đóng hàng hóa vận chuyển quốc tế, nếu như chủ hàng không có đủ lượng hàng để đóng vào container nguyên, thì cần phải ghép hàng với những chủ hàng khác. 

Khi thực hiện LCL, cần phải gom nhiều lô hàng từ nhiều chủ hàng khác nhau, quá trình này gọi là Consolidation. Hàng hóa được gom sẽ gọi là hàng Consol và người đứng ra thực hiện quy trình này gọi là Consolidator (người gom hàng).

Dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL, hàng ghép hoặc hàng Consol sẽ có những đặc điểm sau đây:

=> Chủ hàng sẽ chịu chi phí vận chuyển hàng lẻ LCL đến các địa điểm đóng hàng lẻ vào thùng container, thường là một kho để khai thác hàng lẻ CFS (Container Freight Station)

=> Chủ hàng sẽ cung cấp những chứng từ, giấy tờ cần thiết và liên quan đến hàng hóa. Sau đó, chủ hàng sẽ nhận vận đơn House Bill of Lading do công ty giao nhận phát hành.

=> Dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL sẽ kết hợp giữa hai phương thức vận chuyển FCL và LCL, đó có thể là:

  • Gửi container nguyên hoặc giao hàng lẻ (FCL/LCL)
  • Gửi hàng lẻ hoặc giao container nguyên (LCL/FCL)

Trách nhiệm của các bên đối với hàng LCL là gì?

Đối với người gửi hàng LCL

  • Đóng gói hàng rồi mang đến kho CFS của Consolidator, đồng thời thực hiện các bước thủ tục Hải Quan để tiến hành thông quan cho lô hàng.
  • Cung cấp nội dung, thông tin chi tiết có trên B/L cho người gom hàng để làm vận đơn đường biển.
  • Kiểm tra và xác nhận Bill nháp và nhận vận đơn.

Đối với người gom hàng LCL

  • Người gom hàng sẽ chịu trách nhiệm làm việc trực tiếp với khách hàng trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa.
  • Cung cấp vận đơn đường biển cho khách hàng và tiến hành kê khai Manifest lên trên hệ thống.
  • Thông báo cho khách hàng khi lô hàng đến và liên hệ với đại lý của bên nhận để làm thủ tục giao nhận hàng hóa.

Đối với bên vận chuyển hàng LCL

  • Vận chuyển và mang hàng hóa đến điểm đích an toàn.
  • Bốc cont lên tàu và sắp xếp cont an toàn trước khi tàu nhổ neo di chuyển.
  • Dỡ cont khỏi tàu, để lên bãi cont tại cảng đích.
  • Khi lô hàng đến thì làm D/O và giao thùng cont cho người nhận có vận đơn B/L hợp lệ tại bãi cont (CY).

Đối với người nhận hàng LCL

  • Sau khi nhận được thông báo hàng hóa đã đến kho của Consolidator, thì sắp xếp bộ chứng từ, giấy tờ hợp lý để đến đại lý của người gom hàng đổi lệnh giao hàng.
  • Thực hiện các bước thủ tục Hải Quan để thông quan lô hàng.
  • Vận chuyển lô hàng về kho và tiến hành rút hàng, sau đó trả thùng cont về đúng nơi quy định cho hãng tàu hoặc có thể rút hàng ngay tại cảng, nếu như đã làm lệnh rút ruột.
  • Hoàn tất các chi phí Local Charge, D/O, chi phí Handling Charge (nếu như người gom hàng thanh toán thì chỉ cần chi trả cho người gom hàng).
LCL là gì?
LCL là gì?

Lợi ích của vận chuyển hàng lẻ bằng đường biển LCL là gì?

Tiết kiệm chi phí vận chuyển

Đối với các chủ hàng (Shipper) là cá nhân hoặc doanh nghiệp, khi có số lượng hàng hóa nhỏ lẻ, không đủ để lấp đầy một thùng cont, thì nên lựa chọn dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL. Điều này giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển một cách hiệu quả hơn.

Đối với những công ty giao nhận vận tải (Freight Forwarder), nếu khách hàng đặt chỗ (booking) thùng cont với khối lượng hàng nhỏ lẻ, không đủ số lượng hàng hóa tối thiểu để đóng vào trong một thùng cont, thì có thể đặt chỗ (co-loading) thông qua một công ty giao nhận hàng khác (còn được gọi là Master Consol hoặc Master Consolidator).

Đối với dịch vụ hàng lẻ LCL, thì các chủ hàng chỉ cần trả tiền cước phí vận chuyển cho không gian cont mà họ sử dụng. Đây còn được xem là lợi ích nổi bật nhất của mô hình dịch vụ LCL này.

>>> Xem thêm: Hàng FCL là gì?

Tiết kiệm thời gian

Nhờ có dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL, mà các chủ hàng không cần phải chờ đợi cho đến khi có đủ số lượng hàng để đóng đầy thùng cont rồi mới tiến hành vận chuyển.

Chủ hàng cũng có thể sử dụng dịch vụ gom hàng lẻ LCL để đóng ghép cùng với các chủ hàng khác, nhằm đóng đầy một container hàng hóa nhanh chóng. Như vậy, hàng hóa cũng sẽ được vận chuyển nhanh chóng và tiết kiệm được thời gian hơn.

Tiết kiệm chi phí lưu kho

Việc đặt hàng hóa trong kho và chờ đợi cho đến khi gom đủ hàng trong một thùng cont sẽ làm phát sinh thêm nhiều chi phí lưu kho. Việc sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL này giúp vận chuyển hàng hóa ngay, từ đó chủ hàng sẽ tiết kiệm được chi phí lưu kho khá lớn.

LCL là gì?
LCL là gì?

Phân biệt giữa hàng FCL và LCL là gì?

Nhiều người sẽ bị lẫn lộn giữa hàng FCL và LCL là gì? Vậy hãy cùng theo dõi bảng phân tích dưới đây để biết sự khác nhau giữa hai loại vận chuyện hàng hóa này nhé!!! 

FCL LCL
Tên viết tắt Full Container Load (hàng nguyên cont) Less than Container Load (một phần của cont hoặc hàng đóng ghép)
Chi phí Về tổng chi phí, thì việc đặt một cont FCL sẽ đắt hơn do khối lượng. Tuy nhiên, nếu như xem xét những chi phí khác, thì việc chọn lựa vận chuyển hàng FCL thường rẻ hơn so với LCL.  Cùng một lượng hàng hóa, thì mỗi lô hàng sẽ có các khoản chi phí khác nhau. Do đó, khi gom lại, thì chi phí dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL thường sẽ lớn hơn. Đối với hàng hóa nhỏ lẻ, thì rõ ràng LCL là lựa chọn phù hợp.
Kích thước hàng Ngoài việc chủ hàng có nhiều thùng hàng đủ chứa cho một cont, thì thường loại hàng hóa phù hợp với FCL là loại cồng kềnh và nặng Hàng LCL thường nhỏ gọn và dễ di chuyển hơn so với FCL
Tỷ giá Tỷ giá của FCL dễ biến động Tỷ giá của LCL lại ổn định hơn
Điều kiện vận chuyển Để vận chuyển được hàng FCL, người gửi hàng sẽ phải đặt trước ít nhất một cont nguyên.  Đối với một lô hàng LCL, không cần thiết phải đặt trước một cont nguyên mà chỉ cần một phần.
Chủ hàng Chỉ một chủ hàng Có nhiều chủ hàng khác nhau
Thời gian giao hàng Nhanh hơn, bởi vì chỉ giao cho một chủ hàng. Toàn bộ cont đều đã được đặt trước và không cần phải phân loại và đóng thùng cont tại các cảng giao hàng. Khả năng xảy ra tình trạng chậm trễ tại cảng và bị Cơ quan Hải Quan kiểm tra cũng thấp hơn.  Chậm hơn, bởi vì phải giao cho nhiều chủ hàng. Ngoài ra, cần thêm thời gian để phân loại các loại hàng hóa, tổng hợp những chứng từ và xử lý chúng. Thời gian cần thiết trong việc xếp dỡ hàng cũng có thể cao hơn, nếu trong trường hợp gửi dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL.
LCL là gì?
Nên phân biệt giữa hàng FCL và LCL

>>> Xem thêm: Hàng Consol là gì?

Kết luận

Trên đây là những kiến thức đầy đủ nhất về hàng LCL là gì và sự khác nhau đối với hàng FCL mà bạn cần biết. Các doanh nghiệp cũng cần nắm vững đặc điểm của hai hình thức vận chuyển hàng hóa bằng thùng cont để tối ưu quy trình thông quan.

Nếu muốn biết thêm về các bước vận chuyển hàng hóa LCL là gì hoặc có nhu cầu thông quan Hải Quan, hãy liên hệ cho Finlogistics để được đội ngũ tư vấn của chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, hiệu quả và tối ưu chi phí nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

LCL là gì?


Mục lục