Port-of-loading-la-gi-00.jpg

Ngành vận đường tải biển có rất nhiều thuật ngữ mà bạn cần phải ghi nhớ và hiểu rõ, để có thể áp dụng một cách thuận tiện hơn khi xử lý, thực hiện quy trình xuất nhập khẩu. Port of Loading – POL là một trong những thuật ngữ quan trọng đó. Vậy Port of Loading là gì? Vai trò của POL trong vận chuyển đường biển như thế nào?… Cùng Finlogistics đi tìm lời giải đáp qua bài viết hữu ích này nhé!

Port-of-loading-la-gi
Làm rõ câu hỏi Port of Loading là gì?


Port of Loading là gì?

Vậy Port of Loading là gì? Nói một cách đơn giản, POL là trường thông tin hoặc địa điểm của cảng đóng xếp hàng hóa lên trên tàu để khởi hành (áp dụng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển). Port of Loading thường được ghi trên Bill of Lading, về nơi mà hàng hóa được sắp xếp lên tàu vận chuyển.

Tàu biển trên thực tế sẽ ít khi đi thẳng một mạch đến cảng đích (POD), mà sẽ ghé qua lấy hàng tại nhiều cảng xếp hàng (POL) dọc đường đi. Cũng có thể hiểu Port of Loading chỉ là cảng xếp của một lô hàng cụ thể nào đó, chứ không hẳn tất cả hàng hóa trên tàu. Điều này sẽ khác với việc vận tải tàu hàng rời, khi chỉ xếp hoặc dỡ duy nhất một lô hàng trong một chuyến ghé cảng.

Trên phiếu B/L, thông tin cảng xếp nằm tại đoạn giữa trang vận đơn, cùng với những mục khác ví dụ như: tên cảng dỡ, tên tàu, mã số chuyến,… Một số khái niệm khác liên quan đến Port of Loading mà bạn nên nắm được như:

  • ETD – Estimated Time of Departure (Thời gian rời cảng dự kiến): đây là thời gian dự kiến mà tàu sẽ rời cảng POL để đến cảng POD.
  • ETA – Estimated Time of Arrival (Thời gian đến cảng dự kiến): đây là thời gian dự kiến mà tàu sẽ đến cảng nào đó, thông thường là cảng xếp hàng và cảng dỡ hàng hoặc cũng có thể là một cảng trung gian khác.
  • Transit Time (Thời gian vận chuyển): đây là khoảng thời gian tính từ thời điểm mà tàu rời cảng POL đến khi tàu cập bến cảng POD.
Port-of-loading-la-gi
Khái niệm xoay quanh Port of Loading – cảng bốc xếp hàng hóa

>>> Xem thêm: Port of Discharge là gì?

Ảnh hưởng trong vận tải đường biển của POL là gì?

Vậy trong quá trình vận tải hàng hoá đường biển, những ảnh hưởng của cảng POL là gì?. Việc chọn lựa đúng POL giúp các doanh nghiệp như thế nào?

Chi phí vận chuyển

Nếu một cảng Port of Loading có chi phí quá đắt đỏ hoặc quá xa xôi nếu so với nơi sản xuất hoặc nơi tiêu thụ hàng hóa, thì chi phí cho việc vận chuyển cũng sẽ tăng lên. Vì vậy, việc chọn POL phù hợp là điều rất quan trọng nhằm tối ưu chi phí vận chuyển.

Thời gian vận chuyển

Nếu một cảng Port of Loading có quá nhiều tàu chờ để vận tải hàng hóa thì thời gian chờ đợi có thể sẽ bị kéo dài, gây ảnh hưởng lớn đến thời hạn vận chuyển, thậm chí còn dễ phát sinh thêm phí tắc nghẽn cảng (PSS). Do đó, việc chọn cảng xếp hàng phù hợp sẽ giảm thiểu thời gian phải chờ đợi và bảo đảm tốc độ vận chuyển một cách nhanh chóng.

Chất lượng hàng hóa

Hàng hóa của bạn cũng có thể bị hư hỏng hoặc mất mát trong quá trình vận chuyển, nếu xuất phải tại một cảng POL không đảm bảo an toàn an ninh. Vì thế, để đảm bảo an toàn và bảo vệ hàng hóa tốt nhất, bạn cần chọn một cảng Port of Loading thích hợp.

Port-of-loading-la-gi
Port of Loading ảnh hưởng như thế nào đối với vận tải đường biển?

Việc lựa chọn cảng xếp hàng POL cần quan tâm đến những yếu tố nào?

Bạn cần xem xét nhiều yếu tố khác nhau như: vị trí địa lý, dịch vụ vận tải, các loại hàng hóa, Văn bản Pháp lý và thời gian,… để lựa chọn một cảng POL phù hợp với yêu cầu.

Vị trí địa lý

Vị trí địa lý chính là một yếu tố quan trọng cần được xem xét khi lựa chọn Port of Loading. Nó sẽ ảnh hưởng lớn đến thời gian cũng như chi phí vận chuyển hàng hóa. Một cảng nằm cách xa nơi sản xuất hoặc nơi tiêu thụ làm tăng thời gian và đội chi phí vận chuyển. Do đó, bạn cần chọn một cảng xếp hàng có vị trí địa lý thuận lợi nhất.

dịch vụ vận tải

Những dịch vụ vận tải cung cấp tại cảng POL cũng cần phải được xem xét kỹ lưỡng. Một số dịch vụ nổi bật phổ biến bao gồm: việc tải và dỡ hàng, lưu kho bãi, đóng gói và xếp dỡ hàng hóa trên tàu,… Nếu Port of Loading cung cấp dịch vụ vận tải tốt thì sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt thời gian vận chuyển và đảm bảo an toàn cho hàng hóa.

Yêu cầu Pháp lý

Một số cảng sẽ đưa ra các quy định về Pháp lý khá khắt khe về việc bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp cần tuân thủ theo những các quy định này để tránh bị phạt hoặc tịch thu hàng hóa. Hơn nữa, bạn cũng cần xem xét đến các quy định Hải Quan và thuế nhập khẩu tại địa phương để tuân thủ theo đúng quy định.

Port-of-loading-la-gi
Một vài yếu tố quan trọng khi lựa chọn cảng Port of Loading

Các loại hàng hóa

Một số cảng POL đặc biệt chỉ phù hợp đối với nhiều mặt hàng cụ thể, ví dụ: có cảng chỉ chuyên vận chuyển hàng lỏng (dầu, gas, hóa chất,…); có cảng khác phù hợp hơn với hàng rắn (than, gỗ, xi măng,…);… Do đó, khi chọn lựa Port of Loading, bạn cần xem xét loại hàng hóa đang vận chuyển có phù hợp với cảng xếp hàng hay không.

yêu cầu thời gian

Cuối cùng, thời gian vận chuyển cũng nên được xem xét trong quá trình chọn Port of Loading. Nếu bạn cần giao hàng hàng hóa trong một khoảng thời gian nhất định, thì việc lựa chọn một cảng POL có thời gian xếp dỡ hàng hóa nhanh chóng là điều cần ưu tiên.

>>> Xem thêm: Danh sách các cảng biển lớn nhất Việt Nam hiện nay

Kết luận

Trên đây, Finlogistics đã giải đáp đến cho bạn về khái niệm Port of Loading là gì cũng như ảnh hưởng của nó trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Việc lựa chọn đúng POL không chỉ giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí vận chuyển, mà còn bảo đảm an toàn cho hàng hóa. Nếu bạn có nhu cầu vận chuyển hàng hóa đa phương thức, đặc biệt là đường bộ và đường biển, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline để được hỗ trợ kịp thời nhé! 

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Port of Loading là gì?


Hang-qua-kho-qua-tai-nhap-khau-duong-bien-00.jpg

Vận chuyển đường biển phù hợp đối với rất nhiều loại hàng hóa khác nhau, đặc biệt là các mặt hàng quá khổ quá tải (OOG – Out of Gauge). Ngoài ra, các mặt hàng quá khổ quá tải nhập khẩu đường biển cũng cần chú ý một số điểm quan trọng. Bài viết dưới đây của Finlogistics sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình này, cùng tìm hiểu nhé!

Hang-qua-kho-qua-tai-nhap-khau-duong-bien
Tìm hiểu về hàng quá khổ quá tải nhập khẩu bằng đường biển chi tiết


Hàng quá khổ quá tải nhập khẩu đường biển như thế nào?

Khái niệm

Vận tải hàng hóa bằng đường biển đóng một vai trò trung tâm trong hệ thống Logistics – xuất nhập khẩu toàn cầu, cho phép các doanh nghiệp trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên phạm vi cực lớn. Với khả năng vận tải lượng lớn hàng hóa cùng một lúc và chi phí thấp hơn so với những phương thức vận tải khác, thì hàng quá khổ quá tải nhập khẩu đường biển là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều bên. 

Các sản phẩm máy móc, thiết bị kích thước lớn dùng trong công nghiệp lớn như: cầu trục, rô-tô của tua-bin gió,… cần phải được vận chuyển bằng những phương tiện đặc biệt. Chúng có thiết kế bảo đảm chịu được trọng lượng và kích thước tổng thể của hàng OOG. Do đó, vận tải đường biển sẽ là giải pháp hữu ích và hiệu quả cho những hàng hóa quá khổ quá tải.

Ưu điểm nổi bật

Hàng quá khổ quá tải nhập khẩu đường biển ngày càng được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng nhờ vào những lợi ích nổi trội sau đây:

  • Quy mô vận chuyển lớn: Tàu biển có thể chứa đến hàng trăm nghìn tấn hàng hóa, từ các loại thiết bị, máy móc dùng trong công nghiệp, ô tô, tua-bin,… cho đến những mặt hàng tiêu dùng (thực phẩm, quần áo,…).
  • Chi phí bỏ ra hợp lý: Mức phí vận chuyển đường biển doanh nghiệp cần bỏ ra thấp hơn khá nhiều so với những phương pháp khác. Điều này cực kỳ quan trọng đối với những bên muốn giảm thiểu chi phí Logistics.
  • Thân thiện với môi trường: Hàng quá khổ quá tải nhập khẩu đường biển cũng là một sự lựa chọn thân thiện đối với môi trường, bởi nó tạo ra lượng khí thải ít hơn so với hình thức vận tải đường hàng không, đường bộ,…
  • Mức độ an toàn cao: Những quy định và tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt trong vận tải đường biển sẽ giúp đảm bảo hàng OOG của doanh nghiệp một cách an toàn, từ điểm xuất phát cho đến điểm đích.
Hang-qua-kho-qua-tai-nhap-khau-duong-bien
Khái niệm và lợi thế của hàng quá khổ quá tải nhập khẩu bằng đường biển

Kích thước cont Flat rack và cont Open top trong nhập khẩu hàng quá khổ quả tải đường biển

Các mặt hàng quá khổ quá tải thường sẽ sử dụng một số loại container chuyên dụng đặc biệt như: cont Open Top hoặc cont Flat Rack. Việc xác định chính xác thông tin khổ hàng vô cùng cần thiết để bạn có thể chọn loại cont phù hợp, vừa tối ưu chi phí lại vừa đóng hàng hiệu quả. Dưới đây là kích thước cont chi tiết cho từng loại, bạn có thể tham khảo:

Đối với cont Flat rack

Loại cont này được thiết kế mở hai bên thành và phía trên, đặc biệt là hai vách ở hai đầu có thể tháo ra (Flatform container) hoặc gập xuống tùy ý. Với kiểu thiết kế như vậy, các loại hàng quá khổ quá tải nhập khẩu đường biển đều có thể sử dụng loại cont Flat rack này.

Hang-qua-kho-qua-tai-nhap-khau-duong-bien
Container Flat rack thường được sử dụng nhiều để vận chuyển hàng OOG

#Flat rack (FR) 20 feet:

Thông số Dài Rộng Cao
Kích thước bên ngoài 6.058 mét 2.438 mét 2.591 mét
Kích thước bên trong 5.553 mét 2.194 mét 2.213 mét
Chiều cao đế 0.378 mét
Trọng lượng Vỏ cont Hàng có thể đóng Tổng trọng lượng
2,800 kg 31,200 kg 34,000 kg

#Flat rack (FR) 40 feet:

Thông số Dài Rộng Cao
Kích thước bên ngoài 12.192 mét 2.438 mét 2.591 mét
Kích thước bên trong 11.686 mét 2.374 mét 1.955 mét
Chiều cao đế 0.636 mét
Trọng lượng Vỏ cont Hàng có thể đóng Tổng trọng lượng
4,900 kg 40,100 kg 45,000 kg

#Flat rack (FR) 40 feet HC:

Thông số Dài Rộng Cao
Kích thước bên ngoài 12.192 mét 2.438 mét 2.896 mét
Kích thước bên trong 11.686 mét 2.374 mét 2.264 mét
Chiều cao đế 0.632 mét
Trọng lượng Vỏ cont Hàng có thể đóng Tổng trọng lượng
5,000 kg 45,000 kg 50,000 kg

Đối với cont Open top

Đây là loại cont được thiết kế mở mái, nghĩa là khả năng đóng các loại hàng hóa quá khổ quá tải với chiều cao vượt mức cont bình thường. Ngoài ra, loại cont Open top này còn phù hợp khi đóng rút hàng từ trên cao xuống dưới bằng cần cẩu.

Hang-qua-kho-qua-tai-nhap-khau-duong-bien
Container Open top được sử dụng cho các loại hàng OOG có chiều cao quá khổ

#Open top (OT) 20 feet:

Thông số Dài Rộng Cao
Kích thước bên ngoài 6.058 mét 2.438 mét 2.591 mét
Kích thước bên trong 5.898 mét 2.352 mét 2.348 mét
Chiều cao đế 0.2 mét
Trọng lượng Vỏ cont Hàng có thể đóng Tổng trọng lượng
2,410 kg 21,590 kg 24,000 kg

#Open top (OT) 40 feet:

Thông số Dài Rộng Cao
Kích thước bên ngoài 12.192 mét 2.438 mét 2.591 mét
Kích thước bên trong 12.032 mét 2.352 mét 2.348 mét
Chiều cao đế 0.2 mét
Trọng lượng Vỏ cont Hàng có thể đóng Tổng trọng lượng
4,300 kg 26,180 kg 30,480 kg

#Open top (OT) 40 feet HC:

Thông số Dài Rộng Cao
Kích thước bên ngoài 12.192 mét 2.438 mét 2.896 mét
Kích thước bên trong 12.032 mét 2.352 mét 2.653 mét
Chiều cao đế 0.2 mét
Trọng lượng Vỏ cont Hàng có thể đóng Tổng trọng lượng
4,260 kg 26,220 kg 30,480 kg
Hang-qua-kho-qua-tai-nhap-khau-duong-bien
Hàng quá khổ quá tải nhập khẩu bằng đường biển cần chú ý lựa chọn container thích hợp

>>> Xem thêm: Hướng dẫn 10 bước trong quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển

Cần lưu ý gì đối với hàng quá khổ quá tải nhập khẩu đường biển?

Khi vận chuyển hàng hóa quá khổ quá tải bằng đường biển, có một vài điều quan trọng mà các doanh nghiệp và cá nhân cần nắm rõ và ghi nhớ, để bảo đảm quá trình vận chuyển diễn ra suôn sẻ và an toàn.

1. Nắm rõ về loại hàng hóa cần vận chuyển: Mỗi loại hàng OOG đều sẽ có những yêu cầu vận chuyển, đóng gói, chằng buộc (Lashing) và bảo quản riêng. Đồng thời, bạn cũng cần thực hiện đúng quy định về việc vận chuyển hàng hóa của các Cơ quan quản lý chuyên ngành.

2. Hiểu chi tiết về thủ tục Hải Quan liên quan: Đây cũng là một phần việc khá quan trọng đối với các doanh nghiệp trong quá trình vận chuyển hàng hóa đường biển. Bạn cần thực hiện đúng và đầy đủ các bước thủ tục để tránh xảy ra bất kỳ sự cố nào khác.

3. Một số mặt hàng không thể vận chuyển đường biển: Mặc dù tàu biển có thể vận chuyển nhiều loại hàng hóa quá khổ quá tải, nhưng trừ một số loại như: nhà máy hoàn chỉnh, nhà ở di động, cầu trục cỡ lớn,…. Bạn có thể yêu cầu sử dụng những phương tiện vận chuyển khác (đường bộ hoặc đường sắt) để bảo đảm an toàn cho hàng hóa.

4. Lựa chọn đơn vị vận chuyển hàng hóa uy tín: Nếu cần sự hỗ trợ từ bên thứ ba, các doanh nghiệp nên chọn lựa các đơn vị Logistics có dịch vụ xử lý thông quan và vận tải bằng đường biển chất lượng.

Hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, công ty Finlogistics mang đến cho các doanh nghiệp dịch vụ vận tải đường biển nội địa và đa quốc gia. Chúng tôi có thể đáp ứng tất tần tật các loại hàng hóa vận chuyển của khách hàng, kể cả những loại hàng OOG có kích thước và khối lượng lớn.

Khách hàng sẽ được đội ngũ chuyên viên của chúng tôi hỗ trợ thực hiện thủ tục chứng từ và vận chuyển hàng hóa một cách nhanh chóng, chính xác và tối ưu chi phí.

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs. Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Hàng quá khổ quá tải nhập khẩu đường biển


Exw-la-gi-00.jpg

Những ai làm trong ngành dịch vụ Logistics – xuất nhập khẩu thì chắc chắn không còn xa lạ gì đối với thuật ngữ EXW trong Incoterms. Vậy cụ thể khái niệm EXW là gì? Những điều kiện đối với EXW như thế nào? Cần lưu ý những gì khi sử dụng EXW?… Hãy cùng tìm câu trả lời ngay trong bài viết hữu ích này của Finlogistics nhé!

Exw-la-gi
Điều khoản EXW có vai trò như thế nào trong Incoterms?


Tìm hiểu khái niệm EXW là gì?

EXW là gì? Được viết tắt từ cụm từ Ex-works, EXW được hiểu là giá xuất xưởng hoặc giao hàng tại xưởng. Đây cũng là một trong những điều khoản cơ bản mà Bộ quy tắc thương mại quốc tế sử dụng cho tất cả những hình thức vận tải hiện nay, bao gồm: đường biển, đường hàng không, đường sắt,… (Incoterms 2020).

Theo đó, người bán sẽ phải bàn giao hàng hóa tại nhà máy hoặc kho xưởng, còn người mua sẽ phải chịu trách nghiệm với những công việc liên quan còn lại như: sắp xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải; book tàu, máy bay;… EXW Incoterms thông thường sẽ đi kèm cùng với địa chỉ giao hàng là tại kho xưởng.

Trong Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract), điều khoản EXW sẽ được dẫn chiếu với địa chỉ giao hàng của phía người bán (kho xưởng thường là địa điểm thường được sử dụng nhiều nhất), với cấu trúc như sau: 

EXW + Địa chỉ giao hàng + Incoterms

Exw-la-gi
Giải thích ý nghĩa của điều khoản EXW

Sử dụng điều kiện EXW Incoterms như thế nào?

Những nghĩa vụ và điều kiện mà người mua và người bán nên quan tâm của điều khoản EXW là gì?

  • Người mua làm thủ tục Hải Quan nhập khẩu, còn thủ tục xuất khẩu sẽ do người bán lo
  • Việc thuê những phương tiện để vận chuyển hàng hóa sẽ do người mua lo
  • Người mua sẽ phải trả trước cước phí đường biển hoặc đường bay
  • Phí Local Charge đầu đến và đi cũng do người mua trả
  • Người bán phải nhắc nhở về điều kiện EXW từ đầu cho người mua làm theo, để hạn chế rủi ro không đáng có
  • Địa chỉ giao hàng thường sẽ là kho xưởng của người bán
  • Người mua sẽ phải chịu những chi phí rủi ro phát sinh khi bốc dỡ, sắp xếp hàng hóa
  • Người mua sẽ không phải nhận rủi ro, nếu như hàng hóa vẫn đang nằm trong kho xưởng của người bán
  • Không bắt buộc phải có bảo hiểm cho hàng hóa, những để đảm bảo thì người mua nên chuẩn bị thêm bảo hiểm để phòng những trường hợp không mong muốn xảy ra
Exw-la-gi
Điều khoản EXW trong Incoterms được sử dụng ra sao?

Trách nhiệm và rủi ro của các bên liên quan trong điều kiện EXW là gì?

Đối với người bán

  • Chuẩn bị hàng hóa đầy đủ và cung cấp chứng từ liên quan cần thiết theo như thỏa thuận ban đầu trong hợp đồng
  • Phải thông báo địa chỉ, thời gian giao hàng và thực hiện đúng theo hợp đồng đã ghi
  • Hỗ trợ cho người mua nếu gặp những vấn đề phát sinh trong quá trình làm thủ tục Hải Quan nhập khẩu
  • Chịu tất cả những chi phí phát sinh và tình huống rủi ro cho đến khi hàng hóa được bốc lên phương tiện vận tải
  • Không phải chịu chi phí bốc xếp hàng nếu như không ghi trong hợp đồng

>>> Xem thêm: Incoterms là gì?

Đối với người mua

  • Nhận hàng hóa đúng địa chỉ mà hai bên đã thỏa thuận từ đầu trong hợp đồng
  • Thanh toán chi phí hàng hóa và chịu tất cả những rủi ro phát sinh trong quá trình nhận hàng
  • Chịu những khoản chi phí nhập khẩu, Hải Quan, quá cảnh, thông quan,.. của lô hàng
Exw-la-gi
Người bán và người mua đều có trách nhiệm và rủi ro khi sử dụng EXW

Một vài chú ý quan trọng khi sử dụng Ex WORKs là gì?

Người mua và người bán cần lưu ý một số điều khi sử dụng điều kiện Ex works trong Incoterms:

  • Hai bên chỉ cần thực hiện đúng những điều khoản ghi trong hợp đồng, còn những vấn đề khác sẽ bổ sung thêm nếu muốn thay đổi điều kiện
  • Nếu người mua không xử lý trực tiếp thủ tục xuất khẩu hoặc gián tiếp tham gia thì không nên sử dụng điều kiện EXW Incoterms, bởi vì người bán sẽ phải chịu nhiều chi phí và rủi ro phát sinh
  • Cần ghi rõ thông tin như: địa chỉ giao, chi phí và rủi ro trong quá trình giao hàng
  • Người bán không cần phải tham gia vào việc bốc xếp hàng hóa, những có thể giúp bằng cách nhận chi phí hỗ trợ nếu được yêu cầu
  • Người mua hạn chế cung cấp thông tin về hàng hóa cho người bán, nhưng người bán lại cần biết những thông tin nhằm tính thuế và lập báo cáo bán hàng
  • Người mua phải trực tiếp giao dịch, nếu muốn áp dụng EXW Incoterms, nếu không thì tất cả đều không được thực hiện
  • Hàng hóa rời khỏi kho xưởng thì người bán sẽ không phải chịu bất kỳ rủi ro liên quan nào, vì vấn đề đó đã được chuyển hết sang người mua
  • Cần đưa ra điều kiện hợp lý trong hợp đồng để có thể thỏa thuận những điều kiện này, nếu không thì sẽ khá bất lợi đối với người mua và có lợi cho người bán

Lời kết

Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc “EXW là gì?” và những vấn đề xung quanh việc áp dụng điều khoản EXW vào việc giao nhận – vận chuyển hàng hóa. Nếu bạn có nhu cầu thực hiện vận chuyển hoặc nhờ dịch vụ Logistics để thông quan hàng hóa, hãy liên hệ cho Finlogistics. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng một cách tận tâm, nhanh chóng và tối ưu nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

EXW là gì?


DEM-la-gi-00.jpg

DEM là gì? DET là gì? Đây là hai câu hỏi khá phổ biến của nhiều người trong hoạt động vận tải hàng hóa. Tuy nhiên, với những newbie mới thì việc phân biệt giữa DEM và DET sẽ gặp nhiều khó khăn. Bài viết này của Finlogistics sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất, giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về những thuật ngữ này, cùng tìm hiểu nhé!

DEM-la-gi
Làm rõ khái niệm DEM – DET là gì?


DEM là gì?

DEM (viết tắt của Demurrage Charge) DEM là chi phí lưu container tại bãi của cảng, do bên hãng tàu thu. Thực chất, DEM chỉ là việc cảng tiến hành thu phí của các hãng tàu. Sau đó, hãng tàu sẽ thu lại từ phía khách hàng và đóng ngược lại cho cảng theo thỏa thuận riêng.

Mỗi hãng tàu sẽ có các chính sách về thời gian miễn phí khi lưu cont tại bãi cho khách hàng của mình. Hãng tàu chỉ bắt đầu tính phí khi hết thời gian miễn phí này.

Đối với hàng nhập:

  • Thời hạn miễn phí DEM là khoảng 01 đến 07 ngày đối với cont khô và 01 đến 03 ngày đối với cont lạnh.
  • Phí DEM sẽ được tính kể từ ngày quá hạn miễn phí đến ngày lấy hàng.
  • Phí DEM được tính bằng đơn vị là tiền/ ngày/ cont (tùy vào chủng loại và kích thước của cont).

Đối với hàng xuất:

  • Thời hạn miễn phí DEM là khoảng 01 tới 07 ngày đối với cont khô và 01 tới 03 ngày đối với cont lạnh.
  • Hàng xuất thường rất ít khi phải đóng phí DEM, chỉ trừ trường hợp bạn bị rớt hàng do quá trình thanh lý Hải Quan muộn và phải đi chuyến sau (hoặc do một vài lý do khác).

DET là gì?

DET (viết tắt của Detention Charge) là phí lưu container tại kho và được đóng cho bên hãng tàu. Tương tự như DEM, phí DET cũng có các chính sách miễn phí lưu cont trong khoảng thời gian nhất định. Phí DET sẽ được tính theo ngày và tùy vào chủng loại, kích thước của cont.

  • Đối với hàng nhập: phí DET sẽ được tính kể từ ngày trả cont rỗng muộn so với thời hạn miễn phí.
  • Đối với hàng xuất: phí DET được tính từ ngày hãng tàu cho phép lấy cont so với ngày mà bạn lấy cont. Nếu bạn lấy sớm hơn thì bạn sẽ phải trả phí DET, còn lấy muộn hơn thì không cần.
DEM-la-gi
Định nghĩa DEM DET là gì?

Phí Storage là gì?

Phí Storage là gì? Đây được xem là loại phí lưu container tại cảng mà khách hàng sẽ đóng trực tiếp cho phía cảng (mà không cần thông qua hãng tàu). Đây cũng là loại phí được tách ra từ phí DEM, do đó thường dễ gây nhầm lẫn.

Hiểu đơn giản rằng, nếu cảng đang giữ hàng của bạn, thì thời gian miễn phí DEM đã kết thúc. Lúc này, bạn sẽ phải đóng phí lưu cont trực tiếp cho phía cảng, gọi là Storage Charge.

>>> Xem thêm: Một số loại phụ phí (Surcharge) trong vận chuyển đường biển

Lý do khiến Doanh nghiệp phải chịu phí DEM – DET và STORAGE

Những nguyên nhân khiến những doanh nghiệp phải chịu phí DEM/DET hay phí Storage là gì? Cùng tìm hiểu dưới đây:

Khai báo thủ tục Hải Quan/ làm hàng chậm

Nhiều doanh nghiệp không nắm rõ những việc cần phải làm, dẫn đến việc chủ quan hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm để thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa. Điều này sẽ làm chậm thời gian cũng như phát sinh thêm nhiều khoản phí không cần thiết.

Hoàn thành chứng từ muộn

Những chứng từ, giấy tờ rất cần thiết có cho quá trình thông quan nhưng doanh nghiệp lại kéo dài thời gian làm, khiến cho phát sinh những chi phí khác.

Chứng từ bị lỗi

Nếu chứng từ nộp về cho Hải Quan bị sai sót hoặc thiếu các thông tin về: tàu bè, địa chỉ, hàng hóa,… thì sẽ bị phía Hải Quan yêu cầu sửa đổi. Điều này cũng làm mất rất nhiều thời gian và hàng hóa sẽ bị lưu kho tại bãi cho đến khi chỉnh sửa chính xác các thông tin.

Chứng từ từ mất

Vấn đề này cũng thường xảy ra, có thể là trong lúc vận chuyển hoặc quản lý hồ sơ không chặt chẽ. Doanh nghiệp cần chú ý vì nếu mất chứng từ sẽ tốn rất nhiều thời gian để lấy lại.

DEM-la-gi
Những lý do khiến doanh nghiệp phải chịu phí Storage, DET và DEM là gì?

Những điểm cần lưu ý về DEM DET là gì?

Dưới đây là một vài điểm mà bạn nên lưu ý khi tìm hiểu DEM DET là gì, bao gồm:

  • Việc đóng hàng tại bãi sẽ không cần chịu phí DET.
  • Phí DEM, DET và Storage được tính dựa theo số ngày lưu kho bãi muộn, chủng loại và kích thước của cont. Do đó, mức phí cho các cont lạnh thường cao hơn rất nhiều so với những cont còn lại.
  • Thời hạn miễn phí DEM và DET sẽ được tính cho cả ngày cuối tuần và nghỉ lễ,chỉ trừ những trường hợp đặc biệt mới có sự linh động, thay đổi.
  • Phí DEM và DET cũng khác nhau, phụ thuộc vào chính sách từng hãng tàu.
  • Bạn có thể xin thêm thời hạn miễn phí DEM và DET, nếu hãng tàu áp dụng chính sách miễn phí, số lượng volume hàng mỗi tháng, mối quan hệ với chủ tàu,…
  • Khi tiến hành booking hàng, hãy chú ý cho dù bạn làm hợp đồng theo điều kiện nào trong Incoterm thì phải luôn làm rõ về thời hạn miễn phí DEM và DET tại cảng bốc dỡ hàng hóa.

Trên đây là những nội dung giải thích cho thắc mắc phí DEM là gì, phí DET là gì cũng như các lưu ý mà doanh nghiệp cần biết xung quanh việc lưu container tại kho bãi.

Nếu bạn có nhu cầu thông quan hàng hóa hoặc vận chuyển quốc tế, vận chuyển nội địa đi các tỉnh, hãy gọi ngay cho Finlogistics qua hotline bên dưới. Chúng tôi luôn sẵn lòng giúp đỡ khách hàng một cách tận tâm, nhiệt tình và tối ưu nhất!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

DEM là gì?


ATD-la-gi-00.jpg

ATA và ATD là gì? Trong ngành Logistics, bạn thường xuyên phải kết nối các quy trình, phương tiện cũng như con người thành một chuỗi những hoạt động liền mạch. Công việc lập kế hoạch cũng như ghi nhận những mốc thời gian trong hoạt động vận tải là rất quan trọng. Bài viết hôm nay của Finlogistics sẽ làm rõ cho bạn hiểu về ATD và ATA, đừng bỏ qua nhé!

ATD-la-gi
Tìm hiểu hai khái niệm ATA và ATD trong Logistics


Khái niệm ATD là gì?

Vậy ATD là gì? Đây là từ viết tắt của Actual Time of Department, là thời gian khởi hành trên thực tế. Phương tiện chuyên chở đó có thể là: xe tải, tàu thủy, máy bay, tàu hỏa,… Điểm khởi hành thông thường là bến xe, cảng biển, sân bay, nhà ga,…

Trong đó, ATD sẽ khác với thời gian dự kiến ​​khởi hành (ETD). ATD thường muộn hơn hoặc (đôi khi) sớm hơn so với ETD. Một ví dụ điển hình để cho bạn hiểu ATD là gì:

Ví dụ, bạn được hãng tàu thông báo rằng chuyến tàu sẽ rời cảng xếp (ETD) ngày 29/03, nhưng do cảng biển đang bị tắc nghẽn, nên tàu sẽ lùi lại 01 ngày. Thực tế tàu đã chạy vào ngày hôm sau (30/03). Như vậy, ETD là 30/03 và chậm hơn so với ETD là 29/03.

ATD-la-gi
ATD là thời gian hàng hóa khởi hành đến điểm đích trên thực tế

Khái niệm ATA là gì?

ATA là viết tắt của Actual Time of Arrival, là thời gian đến điểm đích trên thực tế (thời điểm mà phương tiện vận chuyển đến địa điểm đích). ATA cũng sẽ khác với ETA (thời gian đến điểm đích dự kiến), bởi vì xảy ra nhiều yếu tố trong môi trường vận chuyển thực tế sẽ ảnh hưởng lớn đến thời gian vận tải hàng hóa.

Mặc dù ETA có thể hữu ích cho việc lập kế hoạch vận chuyển hàng, nhưng nó cũng chỉ mang tính dự kiến và không quá chính xác. Hơn nữa, việc hiểu rõ ATA là gì cũng như theo dõi sát sao nó, có thể giúp xác định những điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng.

ATD-la-gi
ATA là thời gian hàng hóa đến điểm đích trong thực tế

Vai trò quan trọng của ATA và ATD là gì?

  • Các cảng/ sân bay phải nắm rõ ATA và ATD để lên kế hoạch hoạt động hiệu quả và giảm rủi ro

Đây là điều rất quan trọng vì phải theo dõi những thay đổi nhỏ nhất theo thời gian thực tế trong ATA – ATD, để có thể chuyển hướng tàu thuyền hoặc máy bay trong các trường hợp bị chậm trễ, xảy ra sự cố.

  • Những nhà cung cấp dịch vụ cần biết thời gian chính xác để hỗ trợ công việc lên lịch trình

Các hãng vận tải nên thực hiện kiểm soát giờ làm việc của các lái xe và sắp xếp tải trọng hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Các hãng hàng không cũng phải lập kế hoạch về việc sử dụng nhiên liệu hiệu quả. Những chủ tàu nếu muốn đảm bảo trước hợp đồng thuê tàu thì cần nắm rõ ATA và ATD là gì.

  • Tiền phạt sẽ rất lớn nếu nhà cung cấp dịch vụ tính toán sai ATA và bị chậm trễ

Nếu khách hàng muốn theo dõi những lô hàng của mình và nhận thức được những giai đoạn giao hàng trong thời gian thực tế, thì cũng giúp họ hài lòng hơn với dịch vụ của bạn.

ATD-la-gi
ATA và ATD có vai trò rất quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu
  • Người nhận hàng sẽ là những người dựa vào việc lên kế hoạch chính xác bởi vì đó là cơ sở cho quá trình quản lý hàng tồn kho hiệu quả

Khi đã biết chính xác thời gian giao hàng hóa, các doanh nghiệp có thể lập kế hoạch cho những hoạt động sản xuất, lưu kho bãi và buôn bán hàng hóa của mình. Điều này cho phép tránh tình trạng quá tải và tồn kho cũng như lúc lái xe chạy không tải và tắc nghẽn kho bãi.

Ngoài ra, người nhận hàng thường sẽ là người trả tiền thuê cẩu. Sự chậm trễ này có thể gây thêm nhiều chi phí cho việc kéo dài thời gian thuê hoặc giữ hàng và sắp xếp thời gian thay thế khác.

Bài viết trên đã nêu rõ chi tiết về khái niệm ATA và ATD là gì trong quá trình vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Nếu có nhu cầu hỗ trợ xuất nhập khẩu hoặc vận chuyển hàng hóa, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến cho Finlogistics. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc xử lý hàng hóa một cách NHANH CHÓNG – AN TOÀN – TỐI ƯU, Finlogistics cam kết mang lại cho khách hàng dịch vụ uy tín và chất lượng hàng đầu hiện nay!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

ATD là gì?


Quy-trinh-nhap-khau-hang-hoa-duong-bien-00-1.jpg

Hiện nay, Việt Nam đã và đang áp dụng nhiều hình thức nhập khẩu hàng hóa khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất vẫn là qua đường biển. Vì thế nên việc nắm rõ quy định hàng hải sẽ giúp hoạt động mua bán của quý doanh nghiệp diễn ra thuận lợi.

Cụ thể, quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển chi tiết sẽ phụ thuộc vào từng nhóm sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, một quy trình tối thiểu sẽ bao gồm những bước sau đây. Hãy cùng theo dõi với Finlogistics nhé!

Quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển
Quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển


Quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển bao gồm 10 bước chi tiết

Đặt lịch, kiểm tra, xác nhận booking tàu

Sau khi ký kết hợp đồng mua bán (Sale Contract), bước đầu tiên trong quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển cần thực hiện là đặt booking tàu.

Thông thường, hãng tàu sẽ hết chỗ trước lịch chạy 01 tuần, đặc biệt là vào mùa cao điểm. Khi thực hiện booking tàu, doanh nghiệp cần cung cấp các thông tin sau trong quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển:

  • Cảng đi (Port of Loading): Nơi hàng hóa được xếp lên tàu
  • Cảng chuyển tải: Có 2 hình thức bao gồm chuyển tải (transit) hoặc đi thẳng (direct) tùy theo lựa chọn ban đầu
  • Cảng đến (Port of Discharge): Nơi đáp hàng hóa
  • Tên hàng, trọng lượng: Theo thông tin trên bộ chứng từ
  • Số lượng (Volumn): Số lượng container 
  • Mã HS code
  • Ngày xuất hàng (ETD): Ngày tàu xuất phát theo dự kiến
  • Thời gian hàng xong (Cargo Ready Date): Theo thống nhất giữa đôi bên
  • Một số yêu cầu khác: Kích cỡ, loại container, nhiệt độ, độ thông gió…

Sau khi cung cấp thông tin, bước tiếp theo trong quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển là kiểm tra và xác nhận booking :

  • Tuyến (POL-POD) 
  • Giá cước 
  • ETD/ Line (Hãng tàu nào)
  • Khối lượng hàng, số lượng container,..
  • Local Charge 
  • Hình thức trả (Prepaid hay Collect) 
  • Cancel Fee, Deposit,… 
Quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển
Quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển

>>> Xem thêm: Các bước xuất nhập khẩu đối với những doanh nghiệp lần đầu thực hiện

Theo dõi đóng hàng và cập nhật thông tin từ bên xuất khẩu

Việc theo dõi, giám sát tiến trình đóng hàng sẽ do bên xuất khẩu, đại lý hoặc đối tác giao dịch FWD của bạn thực hiện. Những thông tin cần cập nhật khi thực hiện quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển bao gồm:

  • Ảnh chụp container rỗng nhằm đảm bảo không xảy ra hư hại gì trước đó
  • Ảnh chụp bảng điều khiển nhiệt độ với hàng hóa đông lạnh

Kiểm tra chứng từ, hồ sơ lô hàng

Bước tiếp theo trong quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển là yêu cầu đối tác chuẩn bị các chứng từ cần thiết để tiến hành nhập lô hàng.

Nhận thông báo khi hàng đến

Doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo hàng đến (Arrival Notice) trước khi tàu cập bến 01 ngày. Các thông tin Arrival Notice sẽ tương tự như hóa đơn mua hàng, bao gồm: tên nhà xuất khẩu/ nhập khẩu, tên tàu, số chuyến, số hiệu container, Seal, mô tả hàng hóa,…

Sau đó, chúng ta tiến hành thực hiện lệnh giao hàng D/O: Giấy giới thiệu, Hóa đơn gốc, Giấy ủy quyền (nếu có yêu cầu).

Đăng ký chứng từ để nhận lô hàng

Tùy theo yêu cầu của từng loại hàng, doanh nghiệp cần chuẩn bị mã HS code, chứng từ liên quan theo quy định để đăng ký thủ tục nhập hàng trong quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển.

Khai báo Hải Quan

Đây là bước quan trọng và tương đối phức tạp trong quy trình nhập khẩu hàng hóa. Thủ tục này đòi hỏi đầy đủ các chứng từ: hợp đồng, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy phép nhập khẩu,… Ngoài các chứng từ theo như liệt kê, doanh nghiệp cần lưu ý đến chữ ký số nếu thực hiện thủ tục khai báo Hải Quan online.

Quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển
Quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển

Mở và thông quan; thanh lý tờ khai

Để tiến hành mở tờ khai và thông quan trong quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển, doanh nghiệp cần chuẩn bị giấy giới thiệu, tờ khai phân luồng Hải Quan, Invoice, phiếu đóng gói, vận đơn,…

Sau đó hoàn thiện thủ tục nộp thuế, in mã vạch tại cảng và nộp ít nhất 02 bộ tờ khai đã thông quan cùng mã vạch cho bên giám sát Hải Quan. Họ sẽ đóng dấu lên mã vạch rồi giữ lại 01 bộ, bộ còn lại trả về cho doanh nghiệp.

Vận chuyển hàng hóa về kho

Sau khi thanh lý tờ khai, doanh nghiệp hãy mang theo D/O đến phòng thương vụ cảng để đóng phí. Tiếp theo giao chứng từ EIR, D/O cho tài xế để trình giám sát cổng, sau đó cho xe rời cảng về kho.

Rút hàng và trả container

Khi xe chở hàng đến kho, doanh nghiệp cần kiểm tra tình trạng container, Seal,… Sau khi rút hàng, tài xế sẽ mang trả container về cảng, kết thúc quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển.

Lưu trữ chứng từ và hồ sơ

Khi quy trình nhập khẩu hàng hóa vào kho được hoàn tất, doanh nghiệp cần lưu trữ toàn bộ chứng từ liên quan đến quy trình nhập khẩu hàng hóa để đối chiếu trong trường hợp khiếu nại phát sinh.

Những điều cần lưu ý trong quy trình nhập khẩu hàng hóa

Khi thực hiện quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển, doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Mỗi tờ khai có thể khai tối đa 50 loại hàng hóa. Nếu số lượng hàng hóa nhiều hơn, doanh nghiệp cần dùng nhiều tờ khai và liên kết bằng số nhánh.
  • Nếu doanh nghiệp thuộc diện không đủ điều kiện để đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ báo lỗi và từ chối cấp tờ khai (trừ các loại hàng hóa cứu trợ, phục vụ an ninh quốc phòng).
  • Với cùng một mặt hàng nhưng lại có thời gian nộp thuế khác nhau, doanh nghiệp cần khai báo trên nhiều tờ khai khác nhau ứng với thời điểm nộp thuế.
  • Liệt kê các loại hàng hóa thuộc diện miễn giảm thuế/ hàng hóa chịu thuế VAT/ hàng hóa đặc biệt với thuế suất cao. Điều này nhằm đảm bảo lợi ích cũng như thực hiện đầy đủ nghĩa vụ doanh nghiệp.
Quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển
Cần lưu ý gì khi nhập khẩu hàng hóa đường biển?

>>> Xem thêm: Vận chuyển hàng hóa Việt Trung nhanh chóng, an toàn và hiệu quả

Trên đây là tổng hợp 10 bước chi tiết trong quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện hơn về lĩnh vực.

Hiện nay, công ty Finlogistics là đơn vị cung cấp dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hóa quốc tế, thủ tục thông quan Hải Quan,… tối ưu về chi phí lẫn thời gian. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng và doanh nghiệp!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển


Hang-tau-container-van-tai-bien-lon-nhat-00.jpg

Vận tải hàng hóa bằng đường biển ngày nay đang diễn ra rất thuận lợi, nhờ vào những hãng vận tải container qua đường biển vừa hiện đại và nhanh chóng. Trong bài viết hấp dẫn này, chúng tôi muốn giới thiệu đến cho bạn danh sách 10 hãng tàu container vận tải biển lớn nhất trên thế giới hiện tại. Đừng bỏ lỡ những thông tin quan trọng mà Finlogistics đã tổng hợp lại được dưới đây nhé!

Hãng tàu container vận tải biển lớn nhất
Điểm mặt 10 hãng tàu container vận tải biển lớn nhất hiện nay


Hãng tàu container vận tải biển lớn nhất: Top 1 – MSC

MSC là Công ty Vận tải biển quốc tế Địa Trung Hải, được thành lập vào năm 1970, bởi thuyền trưởng Gianluigi Aptone. Công ty do tổ chức tư nhân toàn cầu nắm giữ, cùng với chiến lược thu mua nhiều tàu biển cũ, hãng tàu MSC đã vượt qua công ty vận tải biển nổi tiếng lúc bấy giờ là Maersk, để trở thành hãng tàu có sức chứa hàng hóa lớn bậc nhất trên thế giới hiện nay. Hãng MSC nổi tiếng với những tàu chuyên chở hàng hóa trọng tải nặng và vận hành tàu du lịch biển.

  • Website: https://www.msc.com
  • Số lượng tàu: 783
  • Công suất TEU: 5,326,425
  • Thị phần: 19.3%
Hãng tàu container vận tải biển lớn nhất
Hãng tàu container vận tải đường biển lớn nhất – MSC

Hãng tàu container vận tải biển lớn nhất: Top 2 – Maersk

Hãng tàu Maersk là một trong những công ty vận tải container toàn cầu và cũng là công ty con lớn nhất của tập đoàn Maersk Group thuộc Đan Mạch. Được thành lập vào năm 1946, ngay sau Thế chiến thứ hai bằng cách thực hiện vận chuyển hàng hóa trung gian giữa Mỹ và châu Âu, trước khi mở rộng dịch vụ ra thế giới vào năm 1950. Maersk cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa container với hơn 200 tuyến đường, kết nối gần 400 cảng biển tại hơn 130 quốc gia.

  • Website: https://www.maersk.com
  • Số lượng tàu: 685
  • Công suất TEU: 4,151,918
  • Thị phần: 15.1%
Hãng tàu container vận tải biển lớn nhất
Hãng tàu container vận tải biển lớn nhất – MAERSK

Hãng tàu container vận tải biển lớn nhất: Top 3 – CMA – CGM

Là một công ty vận tải hàng container toàn cầu của nước Pháp, CMA CGM là hãng tàu lớn top ba trên thế giới. CMA CGM được thành lập từ năm 1978, nhờ vào sự sáp nhập của hai công ty vận tải container lớn của Pháp lúc đó là: Compagnie Maritime d’Affrètement (CMA) và Compagnie Générale Maritime (CGM). Với trụ sở chính đặt tại Marseille, Pháp, các tàu biển của CMA CGM hoạt động trên hơn 200 tuyến đường biển, kết nối hơn 420 cảng thông qua những cơ sở, văn phòng tại hơn 160 quốc gia.

  • Website: https://www.cma-cgm.com
  • Số lượng tàu: 627
  • Công suất TEU: 3,506,558
  • Thị phần: 12.7%
Hãng tàu container vận tải biển lớn nhất
Hãng tàu container vận tải đường biển lớn nhất – CMA CMG

>>> Xem thêm: Danh sách cập nhật 10 cảng biển hàng hóa lớn nhất Việt Nam

Hãng tàu container vận tải biển lớn nhất: Top 4 – COSCO

Hãng tàu COSCO được ra đời vào năm 1961, là một công ty vận tải container toàn cầu của Trung Quốc và cũng được xem là một trong những tập đoàn hùng mạnh nhất, nắm trong tay hàng loạt những công ty vận tải tại thị trường tỷ dân này. Hãng tàu COSCO hiện đang ở vị trí thứ tư toàn cầu về tổng sức tải trọng hàng hóa. COSCO chuyển cung cấp dịch vụ vận chuyển container trên hơn 200 tuyến đường, kết nối hơn 356 cảng tại 105 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới.

  • Website: https://lines.coscoshipping.com
  • Số lượng tàu: 475
  • Công suất TEU: 2,978,431
  • Thị phần: 10.8%
Hãng tàu container vận tải biển lớn nhất
Hãng tàu container vận tải biển lớn nhất – COSCO

Hãng tàu container vận tải biển lớn nhất: Top 5 – Hapag Lloyd

Hapag-Lloyd là một trong những tập đoàn rất nổi tiếng với những công ty con chuyên vận chuyển hàng hóa quốc tế, được thành lập vào năm 1970 thông qua sự sáp nhập của hai công ty vận tải biển có lịch sử lâu đời tại Đức, Hamburg-Amerikanische Packetfahrt-Actien-Gesellschaft (Hapag) và Norddeutscher Lloyd (NDL). Hapag Lloyd cung cấp dịch vụ vận chuyển container với hơn 200 tuyến đường, kết nối hơn 300 cảng biển tại 120 quốc gia. Theo đó, hãng tàu Hapag Lloyd hiện đang đứng vị trí thứ 5 trong danh sách này.

  • Website: https://www.hapag-lloyd.com
  • Số lượng tàu: 259
  • Công suất TEU: 1,888,161
  • Thị phần: 6.9%
Hãng tàu container vận tải biển lớn nhất
Hãng tàu container vận tải đường biển lớn nhất – HAPAG LLOYD

Hãng tàu container vận tải biển lớn nhất: Top 6 – ONE

Hãng tàu biển ONE được thành lập vào đầu năm 2007 tại Nhật Bản và hiện đang thuộc quyền sở hữu của 3 công ty vận tải biển lớn sáp nhập lại với nhau, đó là Nippon Yusen Kaisha (NYK), Mitsui O.S.K. Lines (MOL) và Kawasaki Kisen Kaisha (K-Line). ONE đã trở thành một trong những công ty liên minh vận tải container thuộc hàng lớn nhất trên thế giới. Hãng tàu này cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa container với hơn 200 tuyến đường, kết nối hơn 350 cảng tại hơn 100 quốc gia trên thế giới.

  • Website: https://www.one-line.com
  • Số lượng tàu: 223
  • Công suất TEU: 1,694,943
  • Thị phần: 6.2%
Hãng tàu container vận tải biển lớn nhất
Hãng tàu container vận tải biển lớn nhất – ONE

Hãng tàu container vận tải biển lớn nhất: Top 7 – Evergreen

Tập đoàn Evergreen Marine được bắt đầu thành lập từ năm 1968 bởi doanh nhân người Đài Loan Chang Yung-fa. Đây là một trong những hãng tàu container toàn cầu của Đài Loan, có trụ sở chính nằm tại quận Luzhu, thành phố Đào Viên, Đài Loan. Trải qua một quá trình phát triển nhanh chóng, Evergreen hiện đang là một trong những hãng tàu container hàng đầu thế giới, cung cấp dịch vụ vận chuyển container với hơn 240 tuyến đường, kết nối hơn 400 cảng tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ.

  • Website: https://www.evergreen-marine.com
  • Số lượng tàu: 215
  • Công suất TEU: 1,690,196
  • Thị phần: 6,1%
Hãng tàu container vận tải biển lớn nhất
Hãng tàu container vận tải đường biển lớn nhất – EVERGREEN

Hãng tàu container vận tải biển lớn nhất: Top 8 – HMM

Hãng tàu HMM (Hyundai Merchant Marine) là một công ty vận tải container hàng đầu có trụ sở tại Hàn Quốc, được thành lập vào năm 1976. Hãng tàu này có lịch sử lâu đời và hiện là một trong những hãng tàu container hàng đầu thế giới, chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường xuất khẩu tại Hàn Quốc. Là một công ty hậu cần lớn, HMM đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế ở Hàn Quốc. Hãng HMM cung cấp dịch vụ vận chuyển với hơn 200 tuyến đường và kết nối hơn 350 cảng tại hơn 100 quốc gia. 

  • Website: https://www.hmm21.com
  • Số lượng tàu: 71
  • Công suất TEU: 790,342
  • Thị phần: 2,9%
Hãng tàu container vận tải biển lớn nhất
Hãng tàu container vận tải biển lớn nhất – HMM

>>> Xem thêm: Tổng hợp các cảng biển quốc tế ở Ấn Độ lớn nhất

Hãng tàu container vận tải biển lớn nhất: Top 9 – Yang Ming

Hãng tàu Yang Ming được thành lập vào đầu năm 1972 tại quận Luzhu, thành phố Đào Viên, Đài Loan, đây là công ty cung cấp các dịch vụ vận chuyển trên khắp các Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Úc. Bằng cách cung cấp cho khách hàng những dịch vụ chất lượng cao, với tiêu chí “nhanh chóng, đáng tin cậy và tiết kiệm”, hãng tàu Yang Ming đã và đang trở thành một trong những công ty vận chuyển hàng đầu trên thế giới. Hãng hiện cung cấp dịch vụ vận chuyển container trên hơn 200 tuyến đường và kết nối hơn 350 cảng tại hơn 100 quốc gia.

  • Website: https://www.yangming.com
  • Số lượng tàu: 93
  • Công suất TEU: 705,614
  • Thị phần: 2.6%
Hãng tàu container vận tải biển lớn nhất
Hãng tàu container vận tải đường biển lớn nhất – YANG MING

Hãng tàu container vận tải biển lớn nhất: Top 10 – Zim

ZIM được thành lập vào năm 1945 với tên gọi là Công ty Hàng Hải ZIM Palestine và được đổi thành Công ty Hàng hải ZIM Israel vào năm 1948. Hãng tàu này có trụ sở chính tại Tel Aviv, Israel và hoạt động thông qua các văn phòng tại hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới. Hãng tàu ZIM đã tiến hành bổ sung hơn 30 tàu vào đội tàu của mình vào năm 2021 và trở thành một trong những công ty vận tải container hàng đầu trên toàn thế giới. ZIM hiện đang cung cấp dịch vụ vận chuyển container với hơn 200 tuyến đường và kết nối hơn 350 cảng tại hơn 100 quốc gia

  • Website: https://www.zim.com
  • Số lượng tàu: 127
  • Định mức TEU: 572,978
  • Thị phần: 2,1%
Hãng tàu container vận tải biển lớn nhất
Hãng tàu container vận tải biển lớn nhất – ZIM

Tổng kết

Trên đây là danh sách top 10 hãng tàu container vận tải biển lớn nhất trên thế giới mà chúng tôi đã tổng hợp lại được. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin thú vị và bổ ích về tình hình vận tải đường biển hiện nay. Nếu có thêm thắc mắc nào liên quan đến nội dung bài viết hoặc về việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, hãy liên hệ cho Finlogistics để được giải đáp một cách nhanh chóng và tốt nhất nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Hãng tàu container vận tải biển lớn nhất


Van-don-sach-00.jpg

Ngành Logistics có rất nhiều loại vận đơn và được phân loại trong từng trường hợp cụ thể. Thông thường, người ta hay nhắc đến vận đơn gốc, vận đơn theo lệnh, vận đơn đích danh,…và vận đơn sạch. Vậy loại vận đơn này được hiểu như thế nào?

Nếu muốn hiểu thêm về khái niệm, nội dung cũng như những chức năng, lợi ích liên quan đến vận đơn sạch, thì bạn hãy tham khảo bài viết chia sẻ các thông tin hữu ích bên dưới của Finlogistics nhé!

Vận đơn sạch
Tìm hiểu về Clean Bill of Lading


Tổng quát về các loại vận đơn (B/L)

Vận đơn sạch

Vận đơn sạch (hay còn gọi là Clean B/L) là viết tắt của cụm từ “Clean Bill of Lading”. Hiểu một cách đơn giản nhất, thì loại vận đơn này được xem như là một tuyên bố không có thiệt hại hay mất mát gì trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Tức là, hoạt động vận chuyển đã diễn ra một cách suôn sẻ và không gặp sự cố dẫn đến tổn hại về hàng hóa trong khi chuyển đi.

Thông thường, Clean Bill of Lading sẽ được bên chuyên chở cung cấp, ngay sau khi đã tiến hành kiểm tra kỹ càng hàng hóa. Nếu kiện hàng không bị thiệt hại, sai lệch hay hao hụt về số lượng hoặc chất lượng thì sẽ đạt đủ điều kiện để cấp vận đơn sạch.

Clean B/L là một loại vận đơn đường biển, đồng thời cũng là loại hợp đồng vận chuyển giữa bên gửi hàng, bên chuyên chở và bên nhận hàng. Vận đơn sạch sẽ giúp đảm bảo hàng hóa từ khi được gửi, bốc xếp lên tàu và vận chuyển luôn ở trong tình trạng tốt nhất, không có những thiệt hại hoặc khiếm khuyết nào bên ngoài.

Thêm vào đó, Clean Bill of Lading còn bảo đảm số lượng hàng hóa khi xếp lên tàu luôn bằng nhau và không sai lệch. Đặc biệt, vận đơn sạch còn được xem như là “bằng chứng” giúp cho bên nhận hàng xác minh lô hàng chuyển đến có đúng với thỏa thuận như ban đầu với bên gửi hàng hay không. Bởi vì, chỉ có những lô hàng đủ số lượng, đúng chất lượng và không bị thiệt hại hay mất mát gì thì mới có thể được cấp loại vận đơn này.

Bên cạnh những yếu tố trên, có một điều mà các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp xuất nhập khẩu đều cần quan tâm đó là Clean Bill of Lading sẽ không có các phê chú xấu của bên chuyên chở về tình trạng của hàng hóa khi hãng tàu tiếp nhận hàng hóa từ bên gửi hàng.

Vận đơn không sạch

Bên cạnh loại vận đơn sạch thì thuật ngữ vận đơn không sạch (Unclean B/L – Unclean Bill of Lading) cũng thường xuyên được nhắc đến nhiều, trong khi vận chuyển hàng hóa thông qua đường biển. Ngoài ra, loại vận đơn này còn có những cái tên khác là Foul Bill of Lading hoặc Clause Bill of Lading.

Vận đơn không sạch cho thấy sự thiếu hụt, mất mát và thiệt hại của lô hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Khi hàng hóa chuyển đi bằng đường biển gặp phải sự cố dẫn đến những thiệt hại cho chủ hàng hoặc lô hàng cung cấp không đúng như thỏa thuận ban đầu thì Unclean B/L sẽ được cấp phát.

Nói chung, việc nhận vận đơn không sạch có thể gây ra nhiều khó khăn đối với các chủ hàng, nhà xuất khẩu trong tương lai. Bởi vì, số lô hàng chuyển đi không đúng với thỏa thuận đối với bên nhận. Khi đó, việc thanh toán chi phí giữa hai bên gửi và nhận sẽ tương đối khó khăn hơn.

Thông thường, khi thực hiện vận chuyển hàng hóa, bên nhận hàng thường sẽ dựa vào loại hình thư tín dụng để thanh toán. Tuy nhiên, đa phần những ngân hàng hiện nay lại từ chối thanh toán cho những mẫu vận đơn không sạch.

Trong khi đó, bên gửi hàng lại muốn nhận lại được tiền như thỏa thuận ban đầu, thì đều phải thông qua hình thức thư tín để nhận lại. Vì vậy, nếu bên nhận hàng cấp một vận đơn không sạch thì bên gửi hàng có thể sẽ không nhận được hết tiền hàng thanh toán, nên rất dễ bị lỗ nặng khi thực hiện giao dịch mua bán.

Vận đơn sạch
Vận đơn không sạch có gì khác?

>>> Xem thêm: Bill of Lading là gì?

Sự khác nhau giữa vận đơn sạch và không sạch

Thông qua hai khái niệm cụ thể của Clean Bill of Lading và Unclean Bill of Lading ở trên, chúng ta đều có thể nhận thấy sự khác nhau cơ bản giữa hai hình thức vận đơn như sau:

Vận đơn sạch Vận đơn không sạch
Chỉ được phát hành khi bên chuyên chở đã tiến hành kiểm tra hàng hóa chuyển đi đúng “nguyên đai nguyên kiện” như lúc ban đầu. Hàng hóa không bị thiệt hại, mất mát hay giảm chất lượng, số lượng so với ban đầu khi bên gửi hàng đã chuyển đi. Sẽ được phát hành khi hàng hóa vận chuyển gặp phải những sự cố như thiệt hại, mất mát hoặc chất lượng, số lượng không đảm bảo đúng như thỏa thuận giữa đôi bên.
Vận đơn sạch
Biểu mẫu Clean Bill of Lading

Những lợi ích lớn của vận đơn sạch

Đối với bên mua hàng

Khi nhận được một vận đơn sạch, bên mua hàng sẽ có cơ sở để yên tâm hơn khi lô hàng hóa của mình đã được phía bên bán giao cho đơn vị chuyên chở trong điều kiện tình trạng tốt nhất, đầy đủ về số lượng và không bị hư hại, rách vỡ, ẩm mốc, han gỉ,…

Hay có nghĩa là bên bán hàng đã hoàn thành đúng nghĩa vụ giao hàng. Khi tàu cập cảng tại quốc gia của bên mua, nếu hàng hóa có sự thiếu hụt về số lượng, chất lượng, hay có rách vỡ,… thì tờ vận đơn sẽ là một cơ sở pháp lý để bên mua hàng có thể khiếu nại đơn vị chuyên chở để đòi bồi thường thiệt hại.

Đối với bên bán hàng

Việc lấy được Clean Bill of Lading sẽ bảo đảm được bộ chứng từ gửi tới ngân hàng thanh toán theo phương thức thanh toán LC. Nếu vận đơn có phê chú xấu thì ngân hàng sẽ từ chối thanh toán cho bộ chứng từ. Để lấy được Clean B/L, thì bên bán cần tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về quá trình giao hàng, bảo đảm lô hàng hóa đều trong điều kiện và tình trạng tốt cả về số lượng lẫn chất lượng.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc xếp dỡ lên tàu hay khi vận chuyển thì lô hàng có thể bị rách, ẩm mốc, bẹp vỡ,…và có thể bị phê xấu vào vận đơn. Khi đó, bên bán cần phải:

  • Sau khi đã nhận biên lai thì thuyền phó ngay lập tức phải có biện pháp khắc phục bằng cách: thay thế hàng hóa (thay hàng hóa bị rách, vỡ, bẹp, gỉ,…) hoặc bổ sung số hàng còn thiếu. Đến khi thuyền trưởng tiến hành kiểm tra hàng hóa (khi hàng hóa đã được khắc phục xong) thì sẽ đổi biên lai, thuyền phó lấy vận đơn sạch do thuyền trưởng cấp.
  • Thông báo với bên mua hàng về việc lô hàng bị thiếu hụt hay tổn thất và thực hiện cam kết sẽ giao bổ sung chỗ hàng thiếu đó trong những đơn hàng sau. Đồng thời, đề nghị để đơn vị chuyên chở vẫn cấp vận đơn sạch để được phía ngân hàng chấp nhận thanh toán. Thường cách này sẽ chỉ áp dụng khi bên mua và bên bán đã có mối quan hệ thương mại lâu dài và thân thiết.

Vai trò quan trọng của Clean Bill of Lading

Bằng chứng cho hợp đồng vận chuyển

Nhiều người cho rằng, vận đơn chính là bản hợp đồng giữa “bên bán” và “bên mua” hoặc là hợp đồng vận chuyển giữa “đơn vị vận chuyển” và “bên gửi hàng”, song điều này lại không hoàn toàn là chính xác.

  • Bản hợp đồng giữa “bên mua” và “bên bán” đã được thiết lập từ khi bên mua đặt hàng với bên bán và cả hai đã tiến hành thảo luận và đồng ý về những nội dung, thông tin và vấn đề chi tiết của giao dịch (ghi lại bằng lời nói hoặc văn bản).
  • Bản hợp đồng giữa bên gửi hàng và đơn vị chuyên chở đã được thiết lập từ khi bên gửi hàng hoặc nhà cung cấp dịch vụ hậu cần (bên thứ ba) của họ đã đặt chỗ với đơn vị vận chuyển để tiến hành vận chuyển lô hàng hóa.

Do đó, vận đơn chính là bằng chứng quan trọng của bản hợp đồng vận chuyển, được ký kết giữa “nhà cung cấp” và “đơn vị vận chuyển hoặc chủ sở hữu phương tiện vận chuyển hàng hóa” để có thể vận chuyển hàng hóa đúng theo hợp đồng giữa bên mua và bên bán.

Vận đơn sạch
Vận đơn sạch

Tài liệu tiêu đề

Về mặt kỹ thuật, thì vận đơn còn được xem là loại tài liệu tiêu đề, có nghĩa là bất cứ ai nắm giữ vận đơn đều có quyền sở hữu đối với lô hàng hóa (quyền yêu cầu được nhận hàng). Nhưng tiêu đề này lại có sự thay đổi, tùy thuộc theo cách vận đơn được ký gửi rõ ràng trước đó như thế nào.

Hóa đơn hàng hóa

Vận đơn được vận chuyển bởi đơn vị vận chuyển hoặc phía bên cung cấp dịch vụ hậu cần (bên thứ ba) của họ cho bên giao hàng để đổi lấy việc nhận vận chuyển hàng hóa. Vì thế, việc phát hành vận đơn theo cách này còn được xem như là một bằng chứng cho thấy bên vận chuyển đã nhận hàng hóa từ phía bên giao hàng theo thứ tự và tình trạng tốt rõ ràng, cụ thể (do bên giao hàng tiến hành bàn giao).

>>> Xem thêm: Commercial Invoice có chức năng gì?

Tổng kết

Như vậy, trên đây là tất tần tật những thông tin chi tiết và cần thiết về khái niệm cũng như những lợi ích của vận đơn sạch mang lại cho các bên trong hoạt động vận chuyển hàng hóa. Nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm thì hình thức vận đơn này hoặc mong muốn thực hiện vận chuyển hàng hóa, thì bạn hãy liên hệ cho Finlogistics. Kinh nghiệm lâu năm và sự tận tình của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn giải quyết vấn đề, với tiêu chí nhanh chóng, an toàn và hiệu quả!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Vận đơn sạch


Hang-FCL-la-gi-00.jpg

FCL là gì trong hoạt động xuất nhập khẩu?” Đây là một thuật ngữ được áp dụng phổ biến hiện nay trong phương thức vận chuyển hàng hóa bằng thùng container. Hải bên mua bán khi sử dụng loại hình vận chuyển này thì nên hiểu rõ để có thể tối ưu chi phí và đảm bảo an toàn cho hàng hóa. Do vậy, hãy theo dõi chi tiết bài viết này của Finlogistics để hiểu hơn nhé!

Hàng FCL là gì?
Định nghĩa hàng FCL là gì?


FCL là gì trong xuất nhập khẩu hàng hóa?

Hiểu một cách đơn giản, FCL là hình thức gửi hàng nguyên thùng container. Hàng hóa sẽ được đóng kín bên trong một container, thường các mặt hàng sẽ vận chuyển đồng nhất và cùng từ một chủ hàng. Đây chính là phương thức vận tải ưa chuộng, trong việc vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển.

Khi muốn sử dụng FCL để vận chuyển, thì bên bán hay bên gửi hàng (người xuất khẩu) sẽ có nhiệm vụ đóng gói hàng hóa vào thùng container. Sau đó, giao container đó cho các đơn vị vận chuyển. Container sẽ được vận chuyển đến tay bên mua hay bên nhận hàng.

Bên nhận sẽ có nhiệm vụ dỡ hàng ra khỏi thùng container mà không được gây hư hỏng gì cho container. Đơn vị vận chuyển sẽ mang trả container rỗng trở về lại cho nhà xuất khẩu. Container sau khi được sử dụng, sẽ được mang về để tái chế sử dụng cho những lần vận chuyển tiếp theo.

Các bước nhập khẩu hàng hóa FCL đường biển

Dưới đây là một số bước nhập khẩu hàng hóa FCL bằng đường biển mà bạn có thể tham khảo:

Đặt lịch tàu

Thông tin cần có để tiến hành đặt lịch tàu bao gồm: cảng đi, cảng đến, kích thước container, số lượng đặt, ngày đóng hàng, ngày tàu đi, bảng kê khai Hải Quan và những chứng từ, giấy tờ có liên quan khác,…

Đóng và bốc hàng – theo dõi tiến độ

Sau khi đã đặt xong lịch tàu, bên mua cần liên hệ với các hãng tàu để mượn vỏ container để đóng hàng. Hãy chuẩn bị những thông tin theo yêu cầu để được cấp vận đơn. Khi hàng đã lên tàu thì bên gửi sẽ nhận được chứng từ vận đơn từ hãng tàu. Bên gửi hàng theo dõi tiến độ của lô hàng đang tới đâu, những thông tin sẽ được thông báo từ hãng tàu như: ngày cập bến, chi phí phát sinh khác,…

Hàng FCL là gì?
Các bước nhập hàng FCL đường biển chi tiết

Nhận hàng và kiểm tra chứng từ

Sau khi hàng hóa đã được chuyển lên boong tàu, bên bán sẽ gửi bộ chứng từ nhập khẩu hàng cho bên mua để hoàn tất các bước thủ tục thanh toán. Khi đó, bên mua phải có các chứng từ gốc mới có thể làm thủ tục nhập hàng hóa. Bên mua cũng cần hoàn thiện thủ tục khai báo với Hải Quan và đóng thuế phí nhập khẩu.

Nhập hàng FCL

Khi tàu đến cảng, bên mua sẽ hoàn thiện những thủ tục Hải Quan tại cảng và đợi các cán bộ phía Hải Quan tới để kiểm hóa hàng FCL (nếu có các quy định về nhập khẩu hàng hóa). Bên mua sẽ làm thủ tục xin rút tờ khai, xuất phiếu EIR và thực hiện thanh lý tờ khai.

>>> Xem thêm: LCL là gì? Phân biệt LCL với FCL

Trách nhiệm của các bên khi tham gia vận chuyển hàng FCL

Bên gửi hàng

Bên gửi có trách nhiệm như sau:

  • Đặt thuê và ra cảng lấy container, cũng như tiến hành đóng hàng vào container
  • Cung cấp những nội dung, thông tin cần thiết cho hãng tàu vận chuyển để làm giấy tờ vận đơn
  • Thực hiện công việc giao hàng hóa, đảm bảo hàng đóng đầy và không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển
  • Làm các bước thủ tục Hải Quan để thông quan hàng hóa
  • Chịu chi phí bốc dỡ, nâng hạ container hoặc chi phí DEM/DET (nếu có)

Bên vận chuyển

Đơn vị vận chuyển tàu sẽ có trách nhiệm:

  • Phát hành chứng từ vận đơn, kê khai Manifest cho bên gửi hàng
  • Tiến hành bốc container lên tàu và sắp xếp thùng container an toàn trước khi tàu nhổ neo di chuyển
  • Tiến hành dỡ container khỏi tàu khi hàng hóa đến cảng đích
  • Giao container cho bên nhận hàng, kèm vận đơn hợp lệ tại bãi gửi container

Bên nhận hàng

Khi có thông báo hàng đã đến cảng đích, bên nhận có trách nhiệm:

  • Chuẩn bị làm các bước thủ tục Hải Quan để thông quan cho lô hàng hóa
  • Vận chuyển container về kho chứa và tiến hành dỡ hàng
  • Trả container về đúng nơi quy định của hãng tàu
  • Tiến hành dỡ hàng ngay tại cảng đích
  • Thanh toán các khoản chi phí tại cảng, chi phí cược container,…
Hàng FCL là gì?
Các bên tham gia vận chuyển đều phải có tránh nhiệm đối với hàng FCL

Tạm kết

Để vận chuyển hàng FCL một cách an toàn và nhanh chóng, doanh nghiệp nên chọn lựa đơn vị vận chuyển uy tín và am hiểu FCL là gì, các bước làm thủ tục Hải Quan. Với nhiều năm kinh nghiệm, Finlogistics chúng tôi tự tin hỗ trợ khách hàng vận chuyển hàng hóa liên quốc tế và xuyên nội địa.

Với đa dạng các loại hình vận tải phổ biển như: đường bộ, đường biển, đường hàng không,… khách hàng sẽ được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu và chi tiết về đơn hàng, cùng mức chi phí thấp nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Hàng FCL là gì?


Cac-cang-bien-quoc-te-o-An-Do-00.jpg

Các cảng biển quốc tế ở Ấn Độ luôn được đánh giá rất cao về tiềm năng phát triển. Với vị thể là một trong những cường quốc trên thế giới, Ấn Độ tự khẳng định mình bằng cách luôn nằm trong tốp đầu những nước về kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, diện tích và cả dân số

Hơn nữa, với việc sở hữu vùng biển rộng lớn, vị trí địa lý giúp ngành hải hàng của Ấn Độ phát triển mạnh mẽ. Quốc gia này đang sở hữu rất nhiều cảng biển quốc tế lớn, là điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế cũng như thương mại quốc tế. Hãy cùng Finlogistics khám phá chi tiết về các cảng biển ở Ấn Độ nhé!

Các cảng biển quốc tế ở Ấn Độ
Các cảng biển quốc tế ở Ấn Độ


Tổng quan về ngành vận tải hàng hải của Ấn Độ

Từ rất lâu, các cảng biến quốc tế ở Ấn Độ, hay nói rộng hơn là kinh tế biển, đã được xem là một trong những yếu tố tiên quyết, trong việc phát triển kinh tế tại quốc gia này. Hơn 95% tỷ lệ giao thương với thế giới được thực hiện thông qua ngành vận tải hàng hải, chiếm khoảng 70% tổng giá trị.

Hiện tại, Ấn Độ đang có khoảng 15 cảng chính, nằm rải rác khắp đất nước, cùng hơn 211 cảng vừa và nhỏ được công nhận (theo số liệu mới nhất được công bố vào năm 2021, bao gồm cả những cảng sông nằm trong nội địa).

Đặc biệt, các cảng sông ở Ấn Độ đều có chung xuất phát điểm ở khu vực trung tâm, đổ ra biển từ phía Đông và Đông Nam. Các cảng sông ở Ấn Độ chủ yếu nằm ở hai con sông lớn là sông Hằng và sông Brahmaputra. Cả hai dĩ nhiên đều đổ về vịnh Bengal.

Về yếu tố tự nhiên, thì các cảng biển ở Ấn Độ tuy không có nhiều đặc điểm nổi bật, nhưng lại sở hữu yếu tố vị trí địa lý cực kỳ tốt.

Điều này đã giúp cho Ấn Độ trở thành một cường quốc đích thực về hàng hải, mặc dù không có quá nhiều cảng biển giống như Trung Quốc. Chúng ta có thể thống kê một vài yếu tố mà các cảng biển quốc tế ở Ấn Độ có:

  • Giáp trực tiếp với biển: phía Nam giáp với Ấn Độ Dương, phía Tây – Nam giáp với biển Ả Rập và vịnh Bengal nằm ở mặt phía Đông – Nam.
  • Nằm trên tuyến đường biển quốc tế Á – Phi – Âu:

=> Các cảng biển ở Ấn Độ nằm giữa tuyến đường đi qua kênh đào Suez và qua Đông Nam Á.

=> Tuyến đường biển quốc tế muốn đi qua mũi Hảo Vọng để tới Đông Nam Á cần đi qua các cảng biển ở Ấn Độ.

  • Diện tích phần lớn giáp biển: Ấn Độ gần như được bao trùm bởi tiểu lục địa Nam Á và chiếm vị trí gần như độc quyền trên những vùng biển tiếp giáp xung quanh đất nước này.
Các cảng biển quốc tế ở Ấn Độ
Các cảng biển quốc tế ở Ấn Độ

Sở hữu ưu thế cực lớn về địa lý, nên Ấn Độ hoàn toàn làm chủ được kinh tế – thương mại đường biển. Hàng năm, các tàu vận chuyển hàng hóa lớn trên thế giới đều cập bến giao thương, qua lại rất nhộn nhịp và tấp nập.  

>>> Xem thêm: Tiếp giáp với Trung Quốc mang lại những lợi thế gì cho Việt Nam?

Danh sách các cảng biển quốc tế ở Ấn Độ

Các cảng biển ở Ấn Độ nằm ở Vịnh Bengal

 

Tên cảng Ký hiệu Vị trí địa lý Đặc điểm nổi bật Thời gian vận chuyển / Ngày
Chennai / Madras MAD / MAA Nằm trên bờ biển Coromandel ở phía Đông Nam của Ấn Độ – Cảng container lớn thứ 2 tại Ấn Độ và lớn nhất vịnh Bengal
– Cảng sở hữu kho chứa hàng đông lạnh cỡ lớn
– Đây là một loại cảng nhân tạo, nhưng lại được che chắn bởi các đê chắn sóng ở lối vào
15 – 20
Ennore ENR Nằm cách thành phố Chennai khoảng 13 hải lý về phía Bắc – Cảng mới được xây dựng gần đây, nhằm phục vụ việc xuất khẩu than và nhập khẩu dầu
– Có 2 đê chắn sóng dài, bảo vệ những tàu hàng vào trú tránh bão
16 – 22
Kolkata / Calcutta CCU Nằm cách đất liền khoản 200 km và ven sông Hooghly. Đây là cảng lâu đời nhất trong danh sách các cảng biển ở Ấn Độ còn hoạt động – Cảng sông phục vụ hầu hết nhu cầu vận chuyển tại miền Bắc và miền Đông Ấn Độ, bao gồm các nước láng giềng như: Nepal, Bhutan, Bangladesh và khu tự trị Tây Tạng (Trung Quốc) 20 – 24
Paradip Garh PRT Nằm ở ngã ba sông Mahanadi và Vịnh Bengal – Cảng biển nhân tạo mới, với sức vận tải tàu lớn đến gần 60.000 tấn
– Kết hợp với tuyến đường sắt để vận chuyển mặt hàng chủ lực là sắt và mangan
18 – 22
Tuticorin / Chidambaranar TUT Nằm ở Thoothukudi, Tamil Nadu – Nằm ở vị trí chiến lược, phục vụ cho trung tâm kinh tế  và ngành hoá chất của bang Tamil Nadu, Ấn Độ
– Cảng chuyên xuất khẩu những loại mặt hàng hóa chất tổng hợp và phân bón ở địa phương
– Cảng này phục vụ các tàu biển tới từ Trung Quốc, Châu Âu, Sri Lanka, Địa Trung Hải và Hoa Kỳ
18 – 24
New Tuticorin NTU Nằm gần Tuticorin – Cảng này được phát triển từ cảng nhỏ, phục vụ cho làng chài ven biển, hỗ trợ cho cảng Tuticorin khi đang bị quá tải
– Những hoạt động chính của cảng nằm sâu trong đất liền, cách cảng khoảng 8km
19 – 26
Visakhapatnam / Vizag VTZ Nằm gần giữa Kolkata ở phía Bắc và Chennai ở phía Nam trên Bờ biển phía Đông – Cảng chuyên phục vụ hàng hóa ở khu vực miền Trung và Nam Ấn Độ
– Cảng có chi phí vận chuyển và bốc xếp giá rẻ, giúp thúc đẩy kinh tế trong khu vực
– Đôi khi ở gần cảng cũng xảy ra lốc xoáy theo mùa, nhưng vẫn được che chắn khá tốt nên không ảnh hưởng quá nhiều
19 – 22
Kattupalli KAT Nằm cách Ennore 4 km về phía bắc, ở Tamil Nadu – Đây là một cảng tư nhân, chuyên phục vụ cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa
– Cảng có liên quan lớn đến quốc phòng, an ninh tại Ấn Độ
– Cảng đang được đầu tư phát triển mở rộng hơn
16 – 20
         

>>> Xem thêm: Một vài kiến thức cần hiểu rõ về dịch vụ Lashing là gì

Các cảng biển quốc tế ở Ấn Độ
Các cảng biển quốc tế ở Ấn Độ

Các cảng biển ở Ấn Độ nằm ở vùng biển Ả Rập

 

Tên cảng Ký hiệu Vị trí địa lý Đặc điểm nổi bật Thời gian vận chuyển / Ngày
Nhava Sheva / Jawaharlal Nehru Port Trust (JNPT) NXV / NSA Nằm ở Navi Mumbai, bờ Tây của Ấn Độ – Đây là loại cảng nhân tạo, cũng là một trong các cảng biển quốc tế ở Ấn Độ chuyên về container lớn nhất

– Cảng này do doanh nghiệp tư nhân quản lý
– Cảng được xây dựng chủ yếu nhằm để giải quyết những vấn đề tại cảng Mumbai gần đó, do chỉ có độ sâu khoảng 10m
– Cảng hiện nay đang lọt top 30 cảng biển hàng đầu thế giới về việc xử lý container, chiếm khoảng 55% về số lượng

18 – 20
Mudra / Gujarat MUN Nằm ở Bang Gujarat, bờ Tây của Ấn Độ – Cảng bận rộn thứ hai ở Ấn Độ, đây cũng là một cảng biển thuộc về tư nhân
– Nằm trong top 50 những cảng biển xử lý hàng hóa container nhiều nhất trên thế giới
19 – 23
Kandla / Deendayal hoặc Tidal IXY Nằm tại Khu vực Lạch Kandla và cách Vịnh Kutch khoảng 90 km – Đây là cảng chính nằm miền Tây của Ấn Độ, được xây dựng nhằm giảm ùn tắc hàng hóa tại cảng Mumbai
– Cảng chủ yếu nhập khẩu thiết bị, máy móc công nghiệp nhẹ và nhu yếu phẩm hàng ngày
18 – 26
Mumbai
/ Bombay Port Trust (BPT)
BOM Nằm trên bờ biển phía Tây của Bang Maharashtra, Ấn Độ – Cảng này trước đây là cảng biển lớn và quan trọng nhất tại Ấn Độ, nhưng sau này do quá tải nên buộc phải chia sẻ hàng hóa cho các cảng biển ở Ấn Độ xung quanh khác
– Đây là cảng biển tự nhiên tốt nhất tại Ấn Độ, được che chắn bởi đảo Mumbai và dải đất liền Konkan
– Cảng này kết hợp với du lịch rất tốt, khi chào đón khoảng 31.000 du khách hàng năm
17 – 22
Cochin hoặc Kochi COK Nằm ở phía Tây Nam của Ấn Độ và thuộc tỉnh Kerala – Cảng Cochin là một trong những trung tâm đóng tàu ở Ấn Độ, cảng cũng có bến du thuyền để phục vụ cho du lịch
– Cảng chủ yếu xử lý những mặt hàng về nông nghiệp như: xơ dừa, hạt điều, cao su chè và dừa.
– Cảng vẫn đang phát triển và mở rộng từng ngày để trở thành cảng trung chuyển container quốc tế
18 – 21
Hazira / Surat HZA Nằm cách thành phố Surat khoảng 20 dặm về phía Tây Nam. Sau này, cảng đã sáp nhập vào cảng Surat – Đây là loại cảng LNG (khí tự nhiên hóa lỏng) và dầu mỏ quan trọng hàng đầu, nằm trên bờ biển phía Tây của Ấn Độ, gần với thành phố Surat
– Đây là một cảng thuộc tốp phát triển cao, nằm trong nhóm Adani và hoạt động như một trung tâm đa phương thức.
18 – 22
>>> Xem thêm: Chuỗi cung ứng lạnh (Cold chain) có ý nghĩa thực tiễn như thế nào?
 
Các cảng biển quốc tế ở Ấn Độ
Các cảng biển quốc tế ở Ấn Độ

Trên đây là danh sách các cảng biển quốc tế ở Ấn Độ mà bạn nên nhớ. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, Finlogistics là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế đường biển tại Việt Nam.

Quý khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng hóa, đặc biệt tại các cảng biển ở Ấn Độ có thể liên hệ với đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp của chúng tôi để giải quyết nhanh nhất, hiệu quả và tối ưu chi phí nhé!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Các cảng biển quốc tế ở Ấn Độ