Incoterm-la-gi-00.jpg

Incoterm là gì? Những thuật ngữ mới nhất về điều khoản Incoterm

5/5 - (153 bình chọn)

Incoterm là gì? Tìm hiểu nội dung Incoterm là bước đầu tiên khi tham gia học tập và làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Có nhiều người đã tiếp xúc nhiều với thuật ngữ này, nhưng để áp dụng đúng vào trong thực tế lại không dễ dàng. Trong bài viết dưới đây của Finlogistics, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Incoterm là gì và những thuật ngữ liên quan chi tiết về các điều khoản quan trọng này nhé!

Incoterm là gì?
Khái niệm Incoterm trong hoạt động xuất nhập khẩu


Incoterm là gì?

Định nghĩa

Incoterm bao gồm các điều khoản thương mại quốc tế chuẩn hóa, được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ công nhận và sử dụng. Nội dung của Incoterm liên quan đến hai trọng điểm:

  • Trách nhiệm giữa bên bán và bên mua
  • Vị trí chuyển giao trách nhiệm, rủi ro, chi phí từ bên bán sang bên mua

Incoterm sẽ do phòng Thương mại Quốc tế (ICC – International Chamber of Commerce) phát hành. Bộ quy tắc này được xuất bản bằng nhiều ngôn ngữ và được sử dụng phổ biến nhất trong Tiếng Anh. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo Incoterm 2000, 2010, 2020 bằng Tiếng Việt từ chính đơn vị xuất bản tại Việt Nam.

Ở Incoterm 2010, Incoterm được chia thành 11 điều, nằm trong 4 nhóm E, F, C, D cụ thể như sau:

  • Nhóm E: EXW (ExWork) giao hàng tại xưởng
  • Nhóm F: FOB (Free On Board), FCA (Free Carrier), FAS (Free Alongside)
  • Nhóm C: CRF (Cost & Freight), CIF (Cost Insurance & Freight), CPT (Carriage Paid To), CIP (Cost Insurance Paid to)
  • Nhóm D: DAT (Delivered at Terminal), DAP (Delivered at Place), DDP (Delivered Duty Paid)

Điểm khác biệt giữa phiên bản Incoterm năm 2010 và 2020 bao gồm:

  • Giải thích cụ thể về Incoterm ở phần giới thiệu
  • Bổ sung điều kiện DPU (thay thế cho DAT)
  • Thay đổi mức bảo hiểm ở điều kiện CIF và CIP
  • Thêm quy định Onboard vận đơn ở điều khoản FCA
  • Sắp xếp nghĩa vụ của từng bên, làm rõ nội dung của nghĩa vụ giao hàng và phân chia rủi ro
  • Quy định phân chia chi phí có sự thay đổi và di dời sang mục A9/B9
Incoterm là gì?
Tìm hiểu định nghĩa về các điều khoản Incoterm

>>> Xem thêm: Những thông tin cần biết về Shipping Mark trong xuất nhập khẩu

Mục đích

Incoterm ra mắt nhằm làm rõ điều kiện thương mại quốc tế. Qua đó, phân chia trách nhiệm, rủi ro, chi phí trong quá trình chuyển giao hàng hóa từ phía bán sang bên mua. Nhờ có Incoterm, các bên tham gia giao dịch có thể đạt được thống nhất. Đồng thời giảm thiểu tranh chấp phát sinh do sự bất đồng, hiểu sai về quyền lợi và nhiệm vụ.

Trường hợp không có Incoterm, các bên tham gia sẽ phải đàm phán và thống nhất từng chi tiết, dẫn kiến kéo dài thời gian thương thảo, hợp đồng cũng sẽ trở nên dài dòng, không có trọng điểm. Thay vào đó, Incoterm mang đến một bộ quy tắc với điều kiện kèm theo. Khi đã lựa chọn điều khoản nào thì xem như đã đồng ý với những điều kiện đính kèm đó.

Những điểm cần lưu ý về Incoterm là gì?

#Không mang tính bắt buộc

Khi tham gia ký kết, bạn cần lưu ý vai trò của Incoterm là gì? Đầu tiên, Incoterm không phải luật pháp, do đó nó không mang tính bắt buộc. Incoterm là tập quán thương mại được nhiều bên áp dụng.

Vì thế bạn có thể sử dụng quy tắc trong Incoterm để tham khảo. Chỉ khi nào cả bên bán và mua đồng ý với điều kiện nào đó trong Incoterm. Sau đó đưa vào văn bản ký kết. Lúc này nội dung của Incoterm mới được áp dụng và mang tính ràng buộc.

#Nhiều phiên bản hiện hành

Thực tế, Incoterm có nhiều phiên bản và các phiên bản sau không phủ nhận hiệu lực của phiên bản trước. Phiên bản Incoterm được ban hành vào năm: 1936, 1953 (Sửa đổi vào năm 1967 & 1976), 1980, 1990, 2000, 2010 và mới nhất là Incoterm 2020.

Điều này đòi hỏi khi sử dụng Incoterm trong giao thương quốc tế, bạn cần hiểu rõ quy tắc của từng phiên bản Incoterm là gì. Để từ đó có thể đối chiếu, xác định nhiệm vụ và quyền lợi các bên.

Incoterm là gì?
Incoterm 2020 là phiên bản cập nhật mới nhất

>>> Xem thêm: Bill of Lading (vận đơn đường biển) là gì? 

#Chỉ tham gia xác định vị trí di chuyển rủi ro

Incoterm được dùng để xác định vị trí chuyển giao trách nhiệm, rủi ro, chi phí giữa người bán và người mua. Những nội dung khác liên quan đến quyền sở hữu hàng hóa, biện pháp xử lý khi vi phạm hợp đồng không được bao gồm. Do đó, những vấn đề này nên được thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng.

Lời kết

Hy vọng bài viết này đã phần nào giúp bạn hiểu rõ những điều kiện và nội dung quan trọng ở trong Incoterm là gì. Hãy tìm hiểu các quy định quốc tế trước khi tham gia mua bán, để hoạt động trao đổi hàng hóa thương mại diễn ra thật thuận lợi. Hoặc hãy liên hệ với Finlogistics để tìm hiểu thêm và được tư vấn về quy trình xuất nhập khẩu cũng như những giấy tờ, thủ tục Hải Quan liên quan nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Incoterm-la-gi


Mục lục