Van-tai-duong-bo-la-gi-00.jpg

Vận tải đường bộ là gì? Đây một trong những ngành vận tải mũi nhọn đang phát triển mạnh mẽ hiện nay tại Việt Nam. Không chỉ có tính ứng dụng cao mà hình thức vận chuyển này còn có nhiều ưu điểm, lợi thế cho các doanh nghiệp như chi phí, thời gian,… Nếu bạn đang quan tâm thì hãy đọc ngay bài viết này của Finlogistics để biết thêm thông tin nhé!

Van-tai-duong-bo-la-gi
Làm rõ câu hỏi vận tải đường bộ là gì


Vận tải đường bộ là gì?

Vậy vận tải đường bộ là gì? Trong tiếng Anh, người ta sử dụng cụm từ Road Transport để chỉ hình thức vận tải đường bộ hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. Đường bộ là tuyến đường có bề mặt phẳng, ở giữa hai điểm đến, và được trải nhựa đường nhằm cho phép các phương tiện cơ giới và phương tiện không có động cơ di chuyển qua. 

Thực tế, vận tải đường bộ có nhiều lợi thế hơn so với những phương thức vận tải khác. Nguồn kinh phí để xây dựng đường bộ ít hơn so với đường sắt và vận tải đường hàng không. Chi phí vận hành và bảo trì đường bộ cũng thường  rẻ hơn so với đường sắt.

Phương thức Road Transport là một bộ phận rất quan trọng của hệ thống vận tải quốc gia. Chúng có nhiệm vụ chuyên chở các loại hàng hóa giữa những trung tâm kinh tế, các xí nghiệp sản xuất với nơi tiêu dùng. Hơn nữa, vận tải đường bộ còn có thể chuyên chở hỗ trợ cho những phương tiện vận tải khác như: đường sắt, đường biển,…

Van-tai-duong-bo-la-gi
Tìm hiểu khái quát vận tải đường bộ là gì

>>> Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ mới nhất

Những ưu điểm và hạn chế của vận tải đường bộ là gì?

Mỗi phương thức vận tải đều có những điểm mạnh và hạn chế khác nhau, vận tải đường bộ cũng không ngoại lệ. Hãy cùng xem những ưu nhược điểm của vận tải đường bộ là gì dưới đây nhé.

Ưu điểm

#Tính linh hoạt, cơ động rất cao

Đây chính là một trong những đặc điểm nổi bật của phương thức vận tải Road Transport. Điều này thể hiện ở chỗ, có thể tập trung một lượng lớn các phương tiện một cách nhanh chóng, tiện lợi bất cứ lúc nào, nhằm đáp ứng nhu cầu chuyên chở. Hơn nữa, chúng còn ít phụ thuộc vào đường sá, bến bãi nên có thể thực hiện chuyên chở hàng hóa đến những vùng xa xôi hẻo lánh.

#Tốc độ vận chuyển hàng nhanh

Tuy tốc độ kĩ thuật của những phương tiện đường bộ thấp hơn nếu so với máy bay hay tàu hỏa, nhưng lại nhanh hơn so với tàu biển, tàu sông. Thời gian xếp dỡ, bốc hàng ở điểm đầu và điểm cuối được hạn chế, ít đỗ dọc đường nên tốc độ đưa hàng đường bộ tương đối nhanh chóng. 

#Vốn đầu tư xây dựng ít tốn kém

Tùy theo từng loại đường sá mà vốn đầu tư cho đường bộ cũng sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung thường ít tốn kém nguyên vật liệu và sắt thép hơn so với phương thức khác. Do đó, trong trường hợp lưu lượng hàng hóa vận chuyển nhỏ hoặc không có đường thủy thì xây dựng đường bộ sẽ có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Van-tai-duong-bo-la-gi
Những điểm mạnh của vận tải hàng hóa đường bộ

Hạn chế

#Giá thành cao

Điều này là dễ hiểu bởi hàng hóa vận tải đường bộ chịu ảnh hưởng nhiều từ các yếu tố như: tỉ lệ phương tiện chạy không hàng hóa cao, chất lượng đường sá không đồng đều,… Vì vậy, giá thành khi vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ sẽ cao gấp 4 – 5 lần nếu so với vận tải đường sắt và 3 – 4 lần nếu so với vận tải đường sông.

#Trọng tải nhỏ

Trừ một số loại xe container, xe tải đặc biệt chuyên chở hàng quá khổ quá tải (hàng OOG), thì trọng tải trung bình của vận tải đường bộ khá nhỏ so với những phương thức khác. Tải trọng trung bình của xe ô tô chỉ vào khoảng 5 – 10 tấn, với xe chuyên dùng thì có thể lên tới 30 tấn hoặc hơn nữa. Trong khi đó, tải trọng của tàu hỏa hay tàu biển thường lên đến hàng vạn, hàng chục vạn tấn, cho nên năng suất vận chuyển cũng cao hơn rất nhiều.

Nhìn chung, phương thức vận tải đường bộ khá phù hợp đối với những mặt hàng vừa và nhỏ, ưu tiên thời gian vận chuyển và sự linh hoạt cao. Các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kĩ và cân đối hợp lý để chọn lựa phương thức vận chuyển phù hợp cho hàng hóa của mình.

Lời kết

Trên đây là những nội dung giải đáp cho bạn hiểu rõ vận tải đường bộ là gì và những ưu nhược điểm của phương thức này. Nếu doanh nghiệp của bạn có nhu cầu vận chuyển hoặc nhờ đơn vị vận tải hỗ trợ, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay cho Finlogistics để được tư vấn và xử lý 24/7 nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Vận tải đường bộ là gì


Phan-loai-xe-dau-keo-00.jpg

Mạng lưới giao thông ngày càng được mở rộng và phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho những loại xe đầu kéo phát huy thế mạnh của mình. Những loại xe này thường được sử dụng trong quá trình lưu thông hàng hóa nội địa lẫn quốc tế.

Bên cạnh đó, việc phân loại xe đầu kéo cũng không hề dễ dàng, khiến cho các doanh nghiệp gặp khó trong việc chọn lựa xe để vận chuyển hàng hóa. Bài viết hôm nay của Finlogistics sẽ giúp bạn khai thác kỹ hơn về dòng xe đầu kéo container này nhé!

Phan-loai-xe-dau-keo
Tìm hiểu về các loại xe đầu kéo


Khái niệm xe đầu kéo

Trước khi phân biệt xe đầu kéo thì bạn phải biết đây là loại phương tiện gì. Xe đầu kéo là một trong những phương tiện vận tải thuộc hàng phổ biến nhất trong việc vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ.

Xe có thiết kế móc nối (rơ moóc chuyên dùng) với những thùng hàng để vận chuyển hàng hóa theo số lượng lớn hay những loại hàng hóa quá khổ quá tải (hàng OOG). Theo đó, mỗi xe đầu kéo container có thể chở được khối lượng hàng hóa lên đến hàng trăm tấn.

Đúng với tên gọi của nó, thì xe đầu kéo thường bao gồm hai phần chính:

  • Phần đầu xe (bao gồm khoang cabin và khối động cơ mạnh mẽ)
  • Phần rơ-mooc hoặc sơmi rơ-mooc ở phía sau dùng để kéo chở hàng hoặc đặt những thùng container
Phan-loai-xe-dau-keo
Xe đầu kéo là gì?

Phân loại xe đầu kéo

Xe đầu kéo hiện nay rất đa dạng về chủng loại, sức kéo cũng như những hãng sản xuất. Tại Việt Nam, có thể phân loại xe đầu kéo như sau:

Theo nguồn gốc xuất xứ

  • Xe đầu kéo nhập khẩu từ Mỹ, châu Âu như: MaxxForce, International, Freight Liner, Volvo, Kenword, Scania, Man,… với đặc điểm là ngoại hình khá bắt mắt, hiện đại, mạnh mẽ cũng như độ bền rất cao tương xứng với mức giá bán đắt đỏ.
Phan-loai-xe-dau-keo
Xe đầu kéo nhập từ Mỹ, châu Âu
  • Xe đầu kéo nhập khẩu từ Trung Quốc như: Howo, Dongfeng, Sinotruck, Dayun,… với đặc điểm là ngoại hình khá đơn giản, tốn nhiên liệu nhưng sở hữu động cơ khỏe và độ bền vừa phải phù hợp với mức giá thành rẻ.
Phan-loai-xe-dau-keo
Xe đầu kéo nhập từ Trung Quốc
  • Xe đầu kéo nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc: Hyundai, Deawoo, Isuzu, Hino,… với đặc điểm là ngoại hình tầm trung, có hệ thống động cơ bền bỉ và tiết kiệm nhiên liệu tối ưu. Ngoài ra, độ bền của xe khá cao, kèm theo đồ phụ tùng thay thế đơn giản và có mức giá ở mức trung bình.
Phan-loai-xe-dau-keo
Xe đầu kéo nhập từ Hàn Quốc, Nhật Bản

Theo nhu cầu sử dụng

Nếu dựa theo nhu cầu sử dụng để phân loại những xe đầu kéo thì sẽ có hai loại chính sau đây:

  • Xe thông dụng: Đây là loại xe có tải trọng với thiết kế kéo xấp xỉ 100 tấn, nhưng tải trọng kéo theo thực tế chỉ được khoảng 40 tấn.
  • Xe chuyên dụng: Đây là loại xe được chế tạo đặc biệt hơn và có tải trọng kéo theo hơn 100 tấn.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về kích thước container khi vận chuyển hàng hóa

Một vài thông tin về xe đầu kéo container

Tải trọng của mỗi loại xe đầu kéo container sẽ phụ thuộc vào số trục bánh xe của phần rơ-moóc hay sơmi rơ-moóc phía sau. Thông thường thì những chiếc container chở hàng sẽ có khối lượng tổng thể tối đa là 34 tấn hàng, mức này nằm trong sức kéo danh định của xe đầu kéo.

Trong hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng container, hàng hóa khối lượng dưới 20 tấn/container sẽ được coi là hàng nhẹ. Hàng hóa khối lượng từ 20 – 30 tấn/container thì được coi là loại hàng nặng và sẽ có mức phí vận tải cao hơn, bởi vì tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn trong quá trình vận chuyển.

Kích thước cơ bản xe đầu kéo:

Loại xe Chiều dài Chiều rộng Chiều cao
Đầu kéo thông thường 6 – 7m 2.4 m 3.7 – 3.9m

Kích thước xe đầu kéo khi có container:

Loại xe Chiều dài Chiều rộng Chiều cao
Đầu kéo container 20′ 10 – 11m 2.4 m 3.7 – 3.9m
Đầu kéo container 40′ 16 – 17m 2.4 m 3.7 – 3.9m
Đầu kéo container 40′ HC 16 – 17m 2.4 m 4.2 – 4.3m
Đầu kéo container 45′ 17.5 – 18.5m 2.4 m 4.2 – 4.3m
Phan-loai-xe-dau-keo
Một vài thông tin về phương tiện đầu kéo container

Điểm mạnh của xe đầu kéo container

Xe đầu kéo container ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng, nhờ mang tới những lợi ích nổi bật như sau:

  • Đối với những xe đầu kéo được nhập khẩu từ Mỹ, châu Âu thì đều sở hữu công suất đạt chuẩn và bảo đảm tuyệt đối theo quy trình sản xuất.
  • Bộ khung cùng những thiết bị đều được đảm bảo chất lượng, hơn nữa xe được thiết kế rất hiện đại, phong cách và màu sắc đa dạng cực kỳ thu hút.
  • Giá thành của xe đầu kéo container không quá cao và phù hợp với nhiều khách hàng (có thể trả góp).
  • Mỗi thương hiệu xe đầu kéo đều có chế độ bảo hành cũng như bảo dưỡng xe tốt nhất.

Trên đây là những thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu rõ về khái niệm và phân loại xe đầu kéo hiện nay tại Việt Nam. Nếu có nhu cầu vận chuyển hàng hóa nội địa hoặc sang biên giới bằng xe đầu kéo, hãy liên hệ cho Finlogistics. Chúng tôi là đơn vị Forwarder luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng xử lý, thông quan và vận chuyển hàng hóa một cách nhanh chóng, an toàn và tối ưu chi phí nhất!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Phân loại xe đầu kéo


Container-open-top-la-gi-00.jpg

Thị trường hiện nay có khá nhiều loại container với những kích cỡ, đặc thù, công năng,… khác nhau, trong đó có loại Open top. Vậy container Open top là gì? Loại container này có đặc điểm thiết kế như thế nào? Ưu điểm nổi bật của Open top là gì? Sau đây, Finlogistics sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc liên quan về loại cont này, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Container-open-top-la-gi
Container Open top là gì?


Định nghĩa container open top là gì?

Vậy container Open top là gì? Viết tắt là OT, container Open top còn có tên gọi khác là container mở nóc hay container hở mái. Đây chính là loại container không có nóc bên trên hoặc chỉ dùng tấm bạt để che chắn. Loại cont này được thường xuyên được dùng để vận chuyển các loại hàng hóa có kích thước lớn và cồng kềnh, ví dụ như: trang thiết bị, máy móc, thiết bị xây dựng, gỗ có thân dài, đá tảng,…

Tìm hiểu chất liệu và thiết kế của cont open top

Về chất liệu

Open top container thường được cải biến từ vỏ và khung của những container khô nguyên bản, nên chất liệu chủ yếu chính là thép đúc và thép tấm. Do đó, loại container này có độ bền rất cao và khả năng chịu lực cực kỳ tốt. Nhờ đó, hàng hóa được lưu trữ trong cont Open top sẽ được đảm bảo an toàn và hạn chế bị tác động từ môi trường bên ngoài.

Container-open-top-la-gi
Khái niệm về loại container mở nóc

Về thiết kế

Như đã nói trên, container Open top được dùng để vận chuyển các loại hàng hóa kích thước lớn. Những mặt hàng này không thể bốc xếp qua các container thường, mà chỉ có thể xếp qua nóc cont. Do đó, đặc điểm thiết kế của loại container Open top này cũng rất đặc biệt với phần nóc trống. Hàng sau khi đóng xong có thể để trống hoặc che chắn cẩn thận bằng vải bạt.

Hơn nữa, để giữ an toàn cho hàng hóa bên trong, loại container mở nóc này còn được bố trí và lắp đặt thêm những thanh xà bạt. Đây là những thanh trụ hình tròn hoặc vát, được gắn nằm ngang và theo chiều dọc của container.  Trung bình, thì một container sẽ có khoảng 12 thanh xà bạt. Với cách sắp xếp như này, hàng hóa bên trong sẽ được bảo quản tốt và an toàn nhất.

Những ưu điểm của container Open top là gì?

Với những loại hàng hóa có khối lượng lớn và cồng kềnh, không thể bốc xếp thông qua cửa container, nhưng kích thước lại vừa vặn thì việc chọn lựa container Open top là đúng đắn nhất.

Với tấm bạt rời ở trên nóc, người dùng có thể đóng hoặc rút hàng ra thông thông qua phần nóc của container theo phương thẳng đứng, bằng cách dùng hệ thống cần cẩu. Sau khi đã đóng hàng xong, phần mái của container sẽ được phủ kín lại.

Container-open-top-la-gi
Những ưu điểm của container Open top là gì?

>>> Xem thêm: Kích thước container khi nhập hàng hóa như thế nào?

Cont Open top có những loại nào?

Đối với loại container Open top, người ta sẽ chia thành hai loại thông dụng như sau:

Cont OT 20 feet

Container 20′ Open top được thiết kế từ loại container khô, rỗng, dài 20 feet nguyên bản, nên thông số kỹ thuật cũng không có gì khác nhau, ngoài trừ hở phía trên và phần nóc được làm bằng gạt. Theo đó, kích thước container 20′ Open top như sau:
 
Container-open-top-la-gi
Kích thước container OT 20 feet

Cont OT 40 feet

Cũng giống như loại container Open top 20′, thì cont 40′ cũng có thiết kế hở nóc, được phủ bạt và chuyên chở các loại hàng hóa quá khổ. Điểm khác là kích thước của container dài hơn gấp đôi. Theo đó, kích thước container 40′ Open top như sau:

Container-open-top-la-gi
Kích thước container OT 40 feet 
Qua những nội dung trên, chắc hẳn bạn đã nắm được rõ định nghĩa container Open top là gì, cũng như những thông tin liên quan. Nếu khách hàng cần tìm những đơn vị chuyên cung cấp những dịch vụ vận chuyển container, thì hãy liên hệ ngay cho Finlogistics. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, chúng tôi cam kết sẽ mang tới cho khách hàng dịch vụ chất lượng tốt nhất!
 

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Container Open top là gì?


Teu-la-gi-00.jpg

TEU là gì? Ngành vận tải container đường biển đang phát triển cực kỳ mạnh trong những năm gần đây. Do đó, chắc hẳn nhiều người cũng đã có lúc thắc mắc về khái niệm của TEU. Bài viết hữu ích dưới đây của Finlogistics sẽ giúp bạn giải đáp về chủ đề này. Hãy theo dõi đến cuối bài viết về TEU này nhé!

Teu-la-gi
Tìm hiểu khái niệm TEU trong vận tải đường biển


Tìm hiểu khái niệm TEU là gì?

TEU là gì? TEU là từ viết tắt của Twenty-foot Equivalent Units, một đơn vị đo lường tương đương với container 20 feet. TEU được xem là đơn vị đo sức chứa hàng hóa không chính xác và thường chỉ được sử dụng để mô tả khả năng chứa hàng của một tàu hoặc bến container.

Có 03 loại container phổ biến dùng làm tiêu chuẩn đó là: 20ft – 40ft – 45ft. Tính ra cho một TEU sẽ tương ứng với một khoảng 39 m³ thể tích, ứng với một cont 20ft hoặc một cont 40ft bằng với 2 TEU. Đối với container 45ft cũng sẽ được quy ra làm 2 TEU.

Bạn có thể hiểu 1 TEU = 1 ton hoặc 1 TEU = 1 containner. Người ta sẽ thường sử dụng đơn vị TEU này nhiều trong những chuyến vận chuyển hàng hóa đường biển có quy mô lớn. Ngoài đơn vị TEU, thì người ta cũng sẽ sử dụng thêm đơn vị FEU, tương ứng là: 2 TEU = 1 FEU.

Teu-la-gi
TEU là được dùng thường xuyên trong vận tải đường biển

>>> Xem thêm: Mã ký hiệu container có ý nghĩa như thế nào?

Quá trình hình thành đơn vị TEU container

Vậy khái niệm TEU container đã xuất hiện từ khi nào? Xét về mặt lịch sử, từ hàng thập kỷ trước, TEU đã được ra đời từ quá trình vận chuyển container cùng với một người có tên là Malcolm McLean (đây là người phát minh ra container từ năm 1935 tại New Jersey).

Malcolm McLean là doanh nhân trong lĩnh vực vận tải đường bộ. Năm 1937, ông nhận thấy công việc xếp dỡ hàng hóa mất rất nhiều thời gian và rắc rối, khi phải di chuyển theo từng sọt, thùng chứa hoặc bao tải,… Ông đã nghĩ ra việc sử dụng thùng xe tải để làm công cụ mang hàng. Sau đó, thùng xe đã được tối ưu hóa để trở thành những chiếc container tiêu chuẩn như ngày nay.

Teu-la-gi
Lịch sử hình thành của đơn vị TEU

Vai trò của TEU container là gì trong ngành vận tải đường biển?

Việc áp dụng đơn vị TEU container đã mang tới cho ngành vận tải hàng hóa đường biển một bước tiến mới, bước đột phá khá quan trọng. Khi làm những báo cáo thống kê về hàng hóa trong từng cảng riêng biệt hoặc sử dụng tại ngân hàng thế giới, thì TEU sẽ được làm đơn vị đo lường tiêu chuẩn.

Nhờ sự ra đời của container và đơn vị TEU, hàng hóa sẽ nhanh chóng được vận chuyển lên các tàu biển thành từng cụm. Mỗi năm có tới xấp xỉ 200 triệu thùng container được vận chuyển. Nhờ vậy, những tiêu chuẩn bên trong ngành vận tải đã thay đổi.

Do đó, việc sử dụng thùng Pallet để vận tải hàng hóa đã được thay đổi hoàn toàn, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển của toàn cầu. Chúng ta có thể thấy được vai trò quan trọng và cần thiết của đơn vị TEU như thế nào.

Teu-la-gi
Vai trò chính của đơn vị TEU

>>> Xem thêm: 10 hãng tàu container vận tải hàng đường biển lớn nhất

Để có thể phân loại kích cỡ tàu biển theo đơn vị TEU, người ta thường sẽ tính toán như sau:

  • Tàu nhỏ (Small Feeder): 1,000 TEU
  • Tàu trung bình (Feeder): 1,000 – 2,000 TEU
  • Tàu bình thường (Feedermax): 2,000 – 3,000 TEU
  • Tàu Panamax vessels: 3,000 – 5,000 TEU
  • Tàu Post Panamax vessels: 5,000 – 10,000 TEU
  • Tàu New Panamax vessels (2014): 10,000 – 14,500 TEU
  • Tàu Ultra Large Container Vessel (ULCV): 14,500 TEU trở lên

Kết luận

Như vậy, bài viết này đã làm rõ cho bạn nội dung về khái niệm TEU là gì cũng như vai trò, ý nghĩa của đơn vị này đối với hoạt động vận tải hàng hóa đường biển. Bạn đừng quên cập nhật những kiến thức bổ ích, tổng quan và mới nhất về Logistics – xuất nhập khẩu tại Finlogistics nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

TEU là gì?


Tieu-chi-danh-gia-don-vi-van-tai-duong-bo-00.png

Hiện nay có hàng trăm đơn vị vận tải lớn nhỏ khác nhau, nên để tìm được một bên vận chuyển uy tín là điều không phải dễ dàng. Với 7 tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ dưới đây, bạn có thể chọn lựa được công ty cung cấp dịch vụ uy tín – chuyên nghiệp – an toàn. Tìm hiểu ngay những tiêu chí này với Finlogistics nhé!

Những tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ
Tìm hiểu những tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ mới nhất


Danh sách 7 tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ chi tiết

Để có thể được xếp vào top đầu, thì nhà cung cấp dịch vụ Logistics cần đáp ứng được những tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ như sau:

Tính linh hoạt trong dịch vụ

Khả năng linh hoạt trong việc sử dụng dịch vụ Logistics được thể hiện ở các bước xử lý những sự cố trong quá trình vận chuyển hàng hóa. 

Tuy đây là sự cố ngoài ý muốn, nhưng nếu những đơn vị vận tải uy tín sẽ tìm được các phương án xử lý phù hợp, để giảm thiểu những thiệt hại cho khách hàng và doanh nghiệp. Đây là một trong những tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ hàng đầu.

Giá cả hợp lý và tối ưu

Một công ty dịch vụ vận tải uy tín sẽ có bảng giá chi phí minh bạch, rõ ràng và công khai trực tiếp ở trên hệ thống của mình. Thực tế thì khách hàng là người trực tiếp sử dụng dịch vụ vận tải của công ty, nên họ được quyền biết rõ từng mức giá dịch vụ.

Khi tiến hành tư vấn dịch vụ, khách hàng cũng nên yêu cầu đơn vị vận tải tư vấn rõ ràng về dịch vụ, chính sách, chi phí,… để có thể đưa ra những so sánh và đánh giá.

Những tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ
Những tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ

Quy định hợp đồng rõ ràng

Một khi đã quyết định ký hợp đồng vận tải hàng hóa, thì doanh nghiệp nên đọc kỹ về những quy định và chính sách về thủ tục, quá trình vận chuyển cũng như thủ tục giao nhận hàng và lời cam kết đi kèm khi giao hàng.

Đặc biệt, tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ tốt đó là hãy chọn những công ty có cam kết về việc đền bù hàng hóa, khi xảy ra hư hỏng, mất mát. Điều này nhằm để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho bản thân doanh nghiệp.

Giấy phép hoạt động đầy đủ

Giấy tờ trong hoạt động kinh doanh vận tải cực kỳ quan trọng. Bởi vì, khi có giấy phép thì đơn vị vận tải mới được hoạt động công khai, dưới sự bảo vệ của Pháp luật. Các đơn vị vận tải sẽ được phép xuất hóa đơn vận chuyển cũng như những loại hóa đơn khác theo quy định.

Khi những công ty cung cấp dịch vụ vận tải có đủ giấy phép thì sẽ đảm bảo hàng hóa luôn được an toàn và tránh những rủi ro không đáng có trong khi vận chuyển. Do đó, sở hữu giấy phép hoạt động là tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ cần phải có.

Năng lực vận chuyển tốt

Năng lực vận chuyển hàng hóa của đơn vị vận tải thể hiện ở số lượng phương tiện và khối lượng hàng hóa có thể vận chuyển. Đối với những công ty vận tải nhỏ lẻ, thường chỉ có số lượng xe ít và không đủ cho việc chuyên chở lượng hàng hóa lớn. Chưa kể những công ty vận tải này cũng khó đảm bảo được thời gian và mức phí giao hàng.

Để hàng hóa được vận chuyển nhanh chóng và hạn chế những rủi ro, nhiều doanh nghiệp sẽ chấp nhận bỏ ra khoản chi phí lớn để thuê một công ty chuyên vận tải lớn và uy tín để hợp tác, với nhiều tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ. Hợp tác với một công ty vận tải uy tín lớn sẽ giúp cho doanh nghiệp tối ưu về mặt chi phí và thời gian.

Những tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ
Những tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ

Thời gian vận chuyển chính xác

Hiện nay có không ít công ty vận tải đường bộ thực hiện công việc giao hàng trì trệ, muộn hơn so với thời gian dự kiến trong hợp đồng. Điều này sẽ khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, ví dụ như: mất uy tín đối với khách hàng, lô hàng cần gấp nhưng không thể làm được gì hơn ngoài việc chờ đợi,…

Vậy nên, bạn cần tìm hiểu và lựa chọn những công ty có thể đảm bảo tốt tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ là thời gian vận chuyển.

Các gói dịch vụ cung cấp

Tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ cuối trong bài viết này đó chính là những gói dịch vụ chất lượng được cung cấp. Nếu bạn muốn biết công ty vận tải đó sở hữu dịch vụ Logistics như thế nào, thì nên tham khảo ở trên website, fanpage,…

Hoặc theo dõi những ý kiến, phản hồi của những khách hàng cũ đã từng sử dụng dịch vụ của họ để có cái nhìn khách quan hơn. Bên cạnh đó, hãy xem xét đơn vị đó có cung cấp những loại hình dịch vụ nào phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp không.

Những tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ
Những tiêu chí để đánh giá các đơn vị vận tải đường bộ

Nếu bạn đang tìm kiếm một công ty đạt đủ những tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ, thì Finlogistics xứng đáng là sự chọn lựa phù hợp ngay lúc này.

Chúng tôi sẵn sàng cung cấp cho các doanh nghiệp dịch vụ Logistics uy tín hàng đầu hiện nay như: thông quan tờ khai, xử lý hàng ủy thác,… và đặc biệt là vận chuyển đa phương thức từ nội địa lẫn quốc tế. Liên hệ với chúng tôi ngay để được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Những tiêu chí đánh giá đơn vị vận tải đường bộ


Quy-trinh-nhap-khau-hang-hoa-bang-duong-bo-00.png

Muốn tự nhập khẩu hàng hóa đường bộ, các doanh nghiệp trước tiên phải có giấy phép nhập khẩu đối với mặt hàng đó. Bạn cũng có thể thông qua quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ của các công ty cung cấp dịch vụ nhập khẩu. Sau đây là những hướng dẫn đầy đủ nhất về các bước nhập khẩu, cùng theo dõi với Finlogistics nhé!

Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ
Các bước trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ


Tìm hiểu quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ chi tiết

Bước 1 – Tham khảo giá và tìm đơn vị uy tín để đặt hàng

Bước đầu tiên trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ đó là tham khảo giá cả mặt hàng cần nhập khẩu về Việt Nam một cách kỹ lưỡng và cẩn thận. Bạn cũng tham khảo theo nhiều nguồn thông tin và tại các thị trường khác nhau.

Sau khi đã quyết định được loại hàng hóa cần nhập khẩu và lựa chọn được doanh nghiệp đối tác uy tín, thì bạn cần gửi đơn đặt hàng. Khi bắt đầu tiến hành quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ, bạn nên yêu cầu với bên đối tác ở nước ngoài gửi Proma Invoice.

Bước 2 – Ký kết hợp đồng và xác định thời gian vận chuyển hàng nhập khẩu

Đây là bước tiếp theo trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ. Bởi vì đây là hợp đồng giao thương (Sales Contract) với đối tác nước ngoài nên bạn cần phải hoàn thiện chi tiết, đầy đủ và có ràng buộc về tính pháp lý một cách chặt chẽ nhất. Nên lưu ý đặc biệt đến những chi tiết sau:

  • Thông tin tên của hàng hóa nhập khẩu, số lượng và tổng số tiền. Những thông tin này phải khớp với nội dung ghi trên Invoice, Packing List và Bill of Lading để tránh những rắc rối khi làm các bước thủ tục thông quan sau này.
  • Chú ý nguồn gốc xuất xứ của mặt hàng nhập khẩu, bởi vì bạn sẽ gặp nhiều trở ngại khi làm thủ tục Hải Quan nhập khẩu các loại mặt hàng này.
  • Những điều khoản và phương thức thanh toán chi phí cần chi tiết và cụ thể nhất để có thể tránh những tranh cãi, tranh chấp sau này.

Sự chọn lựa tốt nhất cho các doanh nghiệp mới lần đầu tự nhập khẩu hàng hóa đó là nên thông qua những công ty, đơn vị cung cấp dịch vụ Logistics (Forwarder) tại Việt Nam.

Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ
Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ

Bước 3 – Đóng gói và giao hàng hóa

Bạn cần phải theo dõi sát sao quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ. Hãy chú ý cách nhà xuất khẩu ở nước ngoài đóng gói hàng và giao hàng, ví dụ như: thời gian đóng gói, chi phí cần bỏ ra, vận chuyển trong thời gian bao lâu,…

Việc theo dõi kỹ lưỡng này có thể thực hiện thông qua những trang website mà hai bên đã thống nhất với nhau hoặc liên lạc trực tiếp thông qua điện thoại, email cùng những hình thức khác.

>>> Xem thêm: Cập nhật cước phí vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

Bước 4 – Vận chuyển quốc tế hàng hóa theo đường bộ

Trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ, bạn nên chú ý nhiều hơn tới những điểm như sau:

  • Tên của hãng vận tải, thông tin liên lạc, có website để theo dõi lịch trình hay đường đi của hàng hóa hay không?
  • Lịch trình di chuyển bao nhiêu chuyến/tuần?
  • Thời gian để vận chuyển sẽ mất bao nhiêu lâu?
  • Thời gian muộn nhất để giao hàng hóa là khi nào?
  • Thông tin ngày đi và ngày đến
  • Vận chuyển trực tiếp hay chuyển tải (Direct or Tranship)
  • Thông tin cảng đi và cảng đến
  • Trường hợp nếu hàng hóa bị hư hỏng thì có được bồi thường hay không và thực hiện như thế nào?

Bước 5 – Thanh toán chi phí đối với hàng hóa nhập khẩu

Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ không thể thiếu bước thanh toán cước phí nhập khẩu. Thời gian để doanh nghiệp thanh toán sẽ dựa theo bản hợp đồng nhập khẩu hàng hóa giữa đôi bên.

Doanh nghiệp thường dùng phương thức thanh toán L/C hoặc thanh toán T/T ưu tiên L/C). Cách thức thực hiện sẽ như sau: bên mua sẽ yêu cầu ngân hàng của mình tiến hành mở thư tín dụng LC.

Sau khi đã có L/C, bên bán sẽ tiến hành giao hàng hóa theo đúng quy định hợp đồng và gửi đến cho ngân hàng bên mua bộ chứng từ nhập khẩu, để chứng minh mình đã hoàn thành trách nhiệm.

Ngân hàng bên mua nếu như nhận được bộ chứng từ phù hợp, theo như quy định đã đưa ra trong L/C thì buộc phải thanh toán cước phí hàng hóa cho bên bán. Bộ chứng từ nhập khẩu hàng hóa cơ bản bao gồm:

  • Vận đơn đường biển – B/L
  • Hóa đơn thương mại – Invoice
  • Tờ phiếu đóng gói – Packing List
  • Hợp đồng ngoại thương – Sales Contract
  • Giấy chứng nhận xuất xứ – C/O
Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ
Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ

Bước 6 – Hoàn tất các bước thủ tục Hải Quan nhập khẩu hàng hóa

Thủ tục thông quan Hải Quan trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ thường sẽ có những bước cơ bản sau đây:

  • Kê khai thông tin hàng hóa nhập khẩu (IDA).
  • Đăng ký tờ khai cho hàng hóa nhập khẩu (IDC).
  • Kiểm tra các điều kiện để đăng ký tờ khai.
  • Phân luồng, kiểm tra và thông quan (khi tờ khai Hải Quan đã được đăng ký, thì hệ thống của Hải Quan sẽ tự động tiến hành phân luồng Hải Quan, bao gồm 03 luồng là xanh, vàng và đỏ).
  • Kê khai sửa đổi và bổ sung trong khi thông quan.

Ngoài ra những chứng từ ở trên, doanh nghiệp cần chuẩn bị đủ bộ chứng từ như sau:

  1. Kiểm dịch thực vật (Phytosan)
  2. Certificate of Analysis – COA (Chứng nhận phân tích)
  3. Health Certificate – HC (Chứng nhận y tế)
  4. Certificate of Free Sale – CFS (Chứng nhận lưu hành tự do)
  5. Công bố chất lượng sản phẩm
  6. Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm

>>> Xem thêm: Một số điều cần biết về quy trình vận chuyển container bằng đường bộ

Bước 7. Trình tự nhận hàng hóa nhập khẩu về Việt Nam

Dưới đây là bước cuối cùng trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ mà các doanh nghiệp quan tâm, trong đó:

*) Đối với hàng nguyên container (FCL)

  • Sau khi đã nhận được thông báo hàng đến, thì chủ hàng sẽ mang Bi/L gốc cùng giấy giới thiệu của cơ quan đến cho hãng tàu để tiến hành lấy lệnh giao hàng – D/O.
  • Chủ hàng sẽ mang D/O đến tại Cơ quan Hải Quan để làm thủ tục và đăng ký kiểm hóa. Hoặc có thể đề nghị đưa cả container về tới kho riêng hoặc cảng cạn (ICD) để kiểm tra Hải Quan. Nhưng chủ hàng phải chú ý trả vỏ container đúng hạn, nếu không sẽ bị phạt tiền.
  • Sau khi đã hoàn thành thủ tục Hải Quan, thì chủ hàng phải mang toàn bộ những giấy tờ, chứng từ nhận hàng cùng lệnh D/O đến Văn phòng quản lý tàu tại cảng để thực hiện xác nhận D/O.
  • Cuối cùng lấy phiếu xuất kho và nhận hàng hóa.

*) Đối với hàng lẻ, hàng ghép (LCL)
Chủ hàng sẽ mang vận đơn B/L gốc hoặc vận đơn gom hàng đến cho hãng tàu hoặc đại lý của bên gom hàng để lấy lệnh D/O. Sau đó, chủ hàng nhận hàng CFS theo quy định và làm các bước thủ tục như trên để kết thúc quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ.

Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ
Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ

Một vài lưu ý quan trọng trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ

Trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ, các doanh nghiệp nên chú ý những điểm quan trọng sau đây để có thể đảm bảo các bước diễn ra một cách thuận lợi và đạt được hiệu quả tối ưu nhất:

  • Thông tin vận chuyển: Phải xác định rõ tên của hãng vận tải, cũng như các thông tin liên lạc và kiểm tra có website theo dõi đường đi và lịch trình của hàng hóa. Nên hỏi rõ về lịch di chuyển, tần suất chuyến/tuần và thời gian vận chuyển trong vòng bao lâu.
  • Thời gian giao hàng: Đảm bảo hiểu rõ thời hạn giao hàng và muộn nhất để đón nhận hàng từ bên vận chuyển. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp dự trù và lập kế hoạch cho quá trình tiếp nhận hàng hóa một cách hợp lý hơn.
  • Phương thức vận chuyển: Hãy hỏi rõ liệu hàng hóa được vận chuyển trực tiếp hoặc chuyển tải qua những cảng khác. Điều này giúp đảm bảo hiểu rõ quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ và đưa ra những phương án phù hợp nếu cần chuyển tải.
  • Bồi thường hàng hóa: Cần trao đổi với đơn vị vận tải về chính sách bồi thường hàng hóa, trong trường hợp lô hàng xảy ra tình trạng hư hỏng hoặc mất mát trong quá trình vận chuyển.

Kết luận

Finlogistics là một trong những đơn vị Forwarder uy tín hàng đầu hiện nay, chuyên cung cấp dịch vụ Logistics, ủy thác hàng xuất nhập khẩu, thực hiện vận chuyển hàng hóa đa phương thức,… Mọi hàng hóa của bạn sẽ được chúng tôi thực hiện thông quan và vận chuyển một cách nhanh chóng, an toàn và tối ưu chi phí nhất. Liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn MIỄN PHÍ!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ


Uu-nhuoc-diem-cua-van-tai-duong-bo-00.png

Những ưu nhược điểm của vận tải đường bộ đang được nhiều người quan tâm, nhằm phù hợp với từng loại hàng hóa và nhu cầu của khách hàng. Vậy chi tiết những ưu thế và hạn chế của phương thức này thế nào? Hãy để Finlogistics giải đáp thắc mắc này của bạn nhé!

Ưu nhược điểm của vận tải đường bộ
Làm rõ chi tiết những ưu nhược điểm của vận tải đường bộ


Các phương thức vận chuyển hàng hóa phổ biển hiện nay

Tính đến thời điểm hiện tại, có 05 phương thức vận chuyển hàng hóa phổ biến, bao gồm:

  1. Vận tải hàng bằng đường bộ
  2. Vận tải hàng bằng đường biển
  3. Vận tải hàng bằng đường hàng không
  4. Vận tải hàng bằng đường sắt
  5. Vận tải hàng bằng đường ống

Không chỉ được áp dụng phát triển mạnh tại Việt Nam, những phương thức vận chuyển này cũng được các quốc gia trên thế giới chọn lựa sử dụng. Mỗi phương thức vận chuyển hàng hóa này đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng.

Theo đó, vận tải đường bộ chính là hình thức vận chuyển hàng hóa được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Trong quá trình vận tải hàng hóa bằng đường bộ, thì những đơn vị vận chuyển sẽ sử dụng: xe tải, xe container hoặc xe đầu kéo,… để chuyên chở các loại hàng hóa từ điểm nhận hàng đến điểm giao hàng cuối cùng.

Bởi vì đã xuất hiện từ rất lâu ở trên thị trường nên những ưu nhược điểm của vận tải đường bộ đều được thể hiện rất rõ. Trải qua thời gian phát triển lâu dài và ổn định, hệ thống các phương tiện đường bộ ngày càng tiên tiến và tối ưu hơn. Vì thế nên các ưu điểm của vận tải đường bộ cũng được nâng lên đáng kể.

Ưu nhược điểm của vận tải đường bộ
Doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ các ưu điểm và hạn chế của vận tải đường bộ

Những ưu nhược điểm của vận tải đường bộ chi tiết

Ưu điểm của vận tải đường bộ

Vận tải hàng hóa đường bộ có những ưu điểm nổi bật như sau:

  • Điểm mạnh lớn nhất của phương thức vận tải đường bộ chính là sự linh hoạt trong quá trình vận chuyển, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cũng như lịch trình cố định. Ngoài ra, thời gian và địa điểm giao nhận hàng hóa có thể thương lượng được giữa bên yêu cầu và bên dịch vụ vận tải.
  • Bạn cũng có thể tự do lựa chọn loại phương tiện, tuyến đường vận chuyển hoặc số lượng hàng hóa vận chuyển theo yêu cầu riêng. Do đó, hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ đa phần sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí hiệu quả so với những phương thức vận chuyển khác.
  • Ưu điểm của vận tải đường bộ thể hiện rõ ràng ở khoảng cách vận chuyển ngắn và trung bình. Phương thức này rất hiệu quả và tiết kiệm thời gian, nếu như so với hình thức vận tải khác như: đường sắt, đường biển hay đường hàng không,…
  • Hình thức vận tải này cũng có khả năng đóng gói và bảo quản hàng hóa cao, nhằm bảo đảm chất lượng của hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển trên đường.
  • Trong quá trình vận chuyển, thì hàng hóa sẽ được chuyên chở trực tiếp từ kho của người gửi đến kho của người nhận mà không đi qua bất kì địa điểm trung gian vận chuyển nào. Do đó sẽ không có công đoạn bốc xếp hàng hóa bằng nhân công, vì điều này có thể gây độn chi phí lên cao.
Ưu nhược điểm của vận tải đường bộ
Những ưu điểm của vận tải đường bộ là gì?

>>> Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

Hạn chế của vận tải đường bộ

Đây là các hạn chế lớn nhất khi khách hàng tìm hiểu về những ưu nhược điểm của vận tải đường bộ:

  • Đối với phương thức vận tải hàng hóa đường bộ, thì bạn sẽ phải mất thêm nhiều thời gian và chi phí bên ngoài như: cước tại trạm thu phí, chi phí nhiên liệu, chi phí cầu đường,…
  • Vận tải đường bộ vẫn còn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro như: tắc đường, kẹt xe,… hoặc thậm chí là tai nạn giao thông trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Do đó, chủ yếu các phương tiên sẽ chia thành nhiều đơn hàng nhỏ lẻ để dễ dàng vận chuyển. Điều này sẽ ảnh hưởng khá lớn đến hàng hóa cũng như thời gian giao hàng
  • Phương thức này thường không vận chuyển được những loại hàng hóa cỡ lớn. Khối lượng và kích thước của hàng hóa vận chuyển còn hạn chế hơn nhiều so với việc vận chuyển bằng đường biển và đường sắt.
  • Phương thức này cũng phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố thời tiết. Ví dụ như nếu trời mưa bão lớn gây ngập lụt trên diện rộng thì sẽ khiến thời gian và kế hoạch vận chuyển hàng hóa đường bộ cũng bị ảnh hưởng theo.

Lời kết

Trên đây là những ưu nhược điểm của vận tải đường bộ mà bạn đang quan tâm. Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm một đơn vị vận tải hàng đường bộ uy tín và cung cấp dịch vụ chất lượng hàng đầu, hãy gọi cho Finlogistics qua liên hệ bên dưới để được hỗ trợ nhanh chóng và tốt nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Ưu nhược điểm của vận tải đường bộ


van-chuyen-container-bang-duong-bo-00.png

Vận chuyển container bằng đường bộ chính là loại hình vận tải đang được rất nhiều doanh nghiệp, công ty sản xuất và xuất khẩu chọn lựa. Hình thức này mang lại khá nhiều lợi ích cho việc vận chuyển hàng hóa. Vậy chi tiết về vận chuyển container đường bộ như thế nào, hãy cùng với Finlogistics tìm hiểu kỹ hơn về hình thức vận chuyển phổ biển hàng đầu này nhé!

Vận chuyển container bằng đường bộ
Tìm hiểu chi tiết hình thức vận chuyển hàng hóa container bằng đường bộ


Khái niệm vận chuyển container bằng đường bộ là gì?

Định nghĩa

Vận chuyển container bằng đường bộ hay còn gọi là dịch vụ vận chuyển container đường bộ được hiểu là chuỗi hoạt động chuyên chở những thùng container hàng hóa, từ điểm nhận hàng đến khu vực bốc xếp hoặc điểm  đích,… bằng đường bộ.

Thế mạnh

  • Giảm thiểu chi phí để vận chuyển: Vận chuyển container bằng đường bộ thường sẽ được áp dụng đối với những lô hàng to và cồng kềnh, có kích thước hoặc số lượng lớn. Nếu muốn vận chuyển sẽ phải sử dụng cả xe chuyên dụng.
  • Đảo đảm hàng hóa an toàn khi vận chuyển: Các thùng container được phép lưu thông trên đường bộ sẽ phải đảm bảo được làm từ loại thép chắc chắn, chất lượng tốt và có khả năng bảo vệ hàng hóa bên trong.
  • Thời gian vận chuyển hàng hóa linh động: Thông thường, những đơn vị vận tải sẽ tiến hành gom số lượng hàng đủ nguyên thùng container rồi mới tiến hành vận chuyển.

Những loại container trong quá trình vận chuyển đường bộ

Dưới đây là một vài loại container vận chuyển hàng đường bộ phổ biến, được thiết kế với nhiều chức năng, công dụng khác nhau để phù hợp cho đa dạng loại hàng hóa, sản phẩm cụ thể:

Container nhiệt

Đây là loại container phù hợp với những loại hàng hóa dễ bị hư hỏng và biến đổi chất lượng nếu như chịu tác động của thời tiết xung quanh như: trái cây, thực phẩm tươi sống,… Vì thế nên bên trong container sẽ được lắp thêm dàn lạnh với mức nhiệt độ khoảng âm 23 độ C.

Container đặc thù

Đây là loại container chuyên dùng để vận chuyển container bằng đường bộ với những loại hàng hóa có tính chất đặc thù, ví dụ như: xe máy, ô tô, xe tải, tàu biển hay các linh kiện điện tử khác,… Theo đó, loại container này sẽ được thiết kế và bảo đảm nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn ISO quốc tế.

Container bách hóa

Container bách hóa chính là loại được sử dụng phổ biến nhất trong vận chuyển hàng đường bộ, chuyên chở những mặt hàng khô, chủ yếu là mặt hàng bách hóa. Loại container này có khá nhiều kích thước và được ký hiệu dưới dạng: 10’DC, 20’DC, 40’DC,… Đồng thời, mặt sàn của loại container được làm bằng gỗ chống nước, kết hợp với thùng kín để ánh sáng không lọt vào bên trong và chỉ có một cửa để bốc xếp, tháo dỡ hàng hóa.

Vận chuyển container bằng đường bộ
Điểm mặt một số loại container phổ biến trong vận chuyển hàng đường bộ

>>> Xem thêm: Kích thước container xuất nhập khẩu hàng hóa

Container hàng rời

Loại container hàng rời này có thiết kế đặc biệt hơn so với những loại khác, với phần nắp ở bên trên để bóc xếp hàng vào và phần cửa bên hông để có thể lấy hàng hóa ra. Đặc biệt, loại container này còn được trang bị thêm hệ thống đảo ngược, cho phép hàng hóa bên trong tự di chuyển từ trên xuống dưới, khi đến cửa ra thì sẽ tự động lật nghiêng để có thể tháo dỡ dễ dàng hơn.

Container mặt bằng

Loại container mặt bằng sẽ phù hợp để vận chuyển container bằng đường bộ với những mặt hàng có tải trọng cao, ví dụ như: máy móc, thiết bị, sắt thép,… Để bốc xếp và tháo dỡ dễ dàng hơn, container mặt bằng chỉ có vách ngăn ở phía đầu và phía sau. Hai tấm vách này còn có thể cố định, tháo rời hoặc gập lên/ xuống theo ý muốn. Còn phía bên trên có thể phủ bạt để che chắn hàng hóa khỏi thời tiết bên ngoài.

Container bồn

Đây là loại container được thiết kế dựa theo tiêu chuẩn ISO quốc tế, với đa dạng kích thước như: 20 feet, 40 feet,… Trên phần mái container được lắp đặt miệng bồn để có thể đổ hàng hóa, sau khi đến nơi thì sẽ được rút qua ban xả hoặc qua miệng bồn bằng máy bơm chuyên dụng. 

Vận chuyển container bằng đường bộ phù hợp đối với loại hàng hóa như nào?

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên nắm rõ những loại hàng hóa phù hợp đối với hình thức vận chuyển container đường bộ để hạn chế, không phát sinh thêm các chi phí và rủi ro:

Loại hàng hóa được phép vận chuyển container đường bộ

Vận chuyển container theo đường bộ sẽ phù hợp với rất nhiều mặt hàng, chẳng hạn như:

  • Mặt hàng thủy hải sản: tôm cua, nghêu sò ốc hến, cá,…
  • Mặt hàng nông sản và hàng tiêu dùng thông thường: gạo, lúa mì, cà phê, bánh kẹo, thức ăn cho gia súc,…
  • Các loại thịt: thịt lợn, thịt gia cầm, thịt bò,…
  • Các loại trái cây chưa qua chế biến hoặc đã chế biến.
  • Mặt hàng chất lỏng: sữa, sơn nước, hóa chất,…
  • Mặt hàng vật liệu xây dựng: xi măng, gạch sỏi, than đá, kim loại,…

Loại hàng hóa không phù hợp đối với vận chuyển container đường bộ

Bên cạnh đó, một số mặt hàng không phù hợp để sử dụng dịch vụ vận chuyển container bằng đường bộ như:

  • Mặt hàng có giá trị kinh tế lớn và cần phải vận chuyển nhanh: vàng bạc, đá quý, đồ trang sức,…
  • Mặt hàng cần phải vận chuyển bằng tàu biển chuyên dụng: dầu thô, khí hóa lỏng, xe hơi,…
  • Mặt hàng có tải trọng rất lớn (khoảng vài chục nghìn tấn trở lên, chỉ thích hợp đối với loại tàu vận chuyển hàng rời): quặng vôi, phân bón,…
Vận chuyển container bằng đường bộ
Có nhiều loại hàng không phù hợp để vận chuyển container đường bộ

Cước phí vận chuyển container đường bộ được tính như thế nào?

Để có thể xác định được giá cước vận chuyển, thì thông thường các doanh nghiệp sẽ dựa vào một vài yếu tố chính như: 

  • Loại mặt hàng cần vận chuyển.
  • Loại thùng container vận chuyển. 
  • Trọng lượng, khối lượng và kích thước đầy đủ của hàng hóa.
  • Yêu cầu về loại phương tiện vận chuyển, hình thức vận tải.
  • Địa điểm gửi hàng và nhận hàng (tính khoảng cách vận chuyển).
  • Thời gian vận chuyển hàng hóa thỏa thuận.

>>> Nhấn tại đây để được tư vấn về dịch vụ, giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ

Các bước trong quy trình vận chuyển container bằng đường bộ chi tiết

Quy trình thực hiện vận chuyển container theo đường bộ bao gồm các bước sau đây:

  • Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu vận chuyển của các khách hàng có nhu cầu (khách hàng liên hệ với đơn vị giao hàng để nhận báo giá, nếu như đồng ý sẽ tiến hành ký kết hợp đồng vận chuyển).
  • Bước 2: Nhận hàng hóa từ người gửi (đơn vị giao hàng sẽ nhận bốc xếp hàng từ người gửi và di chuyển về kho chứa hàng).
  • Bước 3: Sắp xếp hàng hóa vào thùng container (đơn vị vận chuyển sẽ tiến hành thực hiện một số thủ tục, giấy tờ theo quy định Pháp luật, sau đó hàng hóa sẽ được bốc xếp lên loại container tương ứng và tiến hành vận chuyển đến điểm nhận).
  • Bước 4: Bốc dỡ hàng hóa tại địa chỉ nhận hàng (sau khi đã đến điểm đích hoặc điểm nhận hàng, thì đơn vị vận chuyển sẽ xếp dỡ hàng xuống, đồng thời cũng kiểm tra tình trạng của hàng hóa).
  • Bước 5: Giao hàng hóa đến người nhận (đơn vị vận chuyển đưa hàng đến kho hoặc địa chỉ của người nhận như cam kết ban đầu trong hợp đồng).
Vận chuyển container bằng đường bộ
Các bước trong quy trình vận chuyển hàng container bằng đường bộ

Tìm hiểu dịch vụ vận chuyển hàng container bằng đường bộ uy tín tại Finlogistics

Finlogistics là một trong những đơn vị hàng đầu, chuyên cung cấp dịch vụ Logistics và tư vấn các giải pháp chuỗi cung ứng toàn diện cho nhiều doanh nghiệp, công ty trong và ngoài nước. Với gần 10 năm kinh nghiệm trong ngành, cho đến nay, Finlogistics có thể đảm nhận toàn bộ quy trình vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là vận chuyển container bằng đường bộ, đường biển,…

Không những thế, ngoài hình thức vận tải container đường bộ, thì Finlogistics còn cung cấp nhiều hình thức vận chuyển khác nhau như: đường biển, đường hàng không,… nhằm phù hợp đối với từng loại hàng hóa và bảo đảm chất lượng của hàng hóa cho đến địa điểm nhận.

Lời kết

Trên đây là tổng hợp tất cả những thông tin tổng quan và chi tiết nhất về dịch vụ vận chuyển container bằng đường bộ. Hy vọng các doanh nghiệp có thể tham khảo và chọn lựa ra loại hình vận tải phù hợp nhất đối với từng lô hàng của mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn tham khảo chi tiết về dịch vụ, hãy liên hệ ngay với Finlogistics để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả nhất nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Vận chuyển container bằng đường bộ