Hop-dong-ngoai-thuong-00.jpg

Ngoại thương được xem là những hoạt động buôn bán và trao đổi hàng hóa trên thị trường quốc tế theo nguyên tắc ngang bằng giá cả đã quy định. Trong đó, hợp đồng ngoại thương là một trong những giấy tờ quan trọng nhất trong việc thực hiện thỏa thuận mua bán giữa các đối tác với nhau. Vậy khái niệm, đặc điểm cụ thể cùng những nội dung xoay quanh bản hợp đồng này như thế nào? Cần chú ý những gì khi tiến hành hoàn tất các thủ tục hợp đồng ngoại thương? Tất cả sẽ được Finlogistics bật mí dưới đây!!! 

Hợp đồng ngoại thương
Hợp đồng ngoại thương

(02/11/2023)


 

Tổng quan chung về Hợp đồng ngoại thương

Khái niệm

Hợp đồng ngoại thương hay còn được gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu, một thỏa thuận pháp lý giữa bên mua và bên bán giữa các quốc gia khác nhau. Trong đó, hợp đồng này quy định bên bán phải cung cấp đúng và đủ hàng hóa, sản phẩm và gửi lại những chứng từ, giấy tờ liên quan đến cho bên mua. Còn nghĩa vụ của bên mua sẽ là trả cho bên bán các chi phí cho lô hàng đó.

Hợp đồng ngoại thương được xác định trên một văn bản chính thức, gồm các điều khoản và điều kiện có sẵn trong Văn bản mẫu cụ thể và chứng thực bằng chữ ký của hai bên. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, hợp đồng sẽ xác định rõ vai trò và trách nhiệm của hai bên:

  • Bên mua hàng: sẽ nhận hàng hóa và thanh toán đầy đủ số tiền chi phí cho bên bán hàng.
  • Bên bán hàng: giao hàng hóa đúng và đủ số lượng cũng như chất lượng theo thời gian quy định.

– Ví dụ điển hình về Hợp đồng ngoại thương

Một công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam xuất khẩu 10 tấn vải thiều sang cho doanh nghiệp đối tác tại Nhật Bản. Trong khi ký kết hợp đồng mua bán loại trái cây này, thì hai bên đã ký kết một bản Hợp đồng ngoại thương, ghi những điều khoản giao dịch. Cụ thể, hợp đồng này được phân thành hai bản bằng tiếng Việt và tiếng Nhật và đều có hiệu lực pháp lý như nhau.

– Hợp đồng ngoại thương có hiệu lực từ khi nào?

Theo nguyên tắc, hợp đồng bằng văn bản đương nhiên sẽ có hiệu lực khi bên cuối cùng tiến hành ký vào hợp đồng, trừ khi cả hai bên đều thống nhất hợp đồng sẽ có hiệu lực vào thời điểm khác.

– Trước khi ký Hợp đồng ngoại thương thì hai bên mua bán cần lưu ý những bước sau

  • Khi ký kết Hợp đồng ngoại thương, doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ về đối tác của mình: thông tin về doanh nghiệp đối tác càng rõ ràng thì sẽ hạn chế được những rủi ro trong hoạt động giao dịch thương mại. Do đó, cần quan tâm tới những yếu tố quan trọng như lịch sử hình thành, ngành nghề kinh doanh, kênh website, trụ sở văn phòng,… Có thể tạo các buổi gặp mặt trực tiếp hoặc trực tuyến, tiến hành tham quan nhà xưởng hoặc nhờ bên thứ 3 tiến hành giám định về năng lực tài chính của đối tác.
  • Những yếu tố về Luật pháp khi đưa vào trong Hợp đồng ngoại thương: Hợp đồng ngoại thương chính là căn cứ pháp lý quan trọng để giải quyết các mẫu thuẫn phát sinh giữa các bên mua bán trong quá trình trao đổi. Vì vậy, việc dựa vào Luật pháp để soạn thảo Hợp đồng xuất nhập khẩu là rất cần thiết. Hơn nữa, việc áp dụng Luật quốc gia hay tuân theo tập quán thương mại quốc tế cũng cần được quy định cụ thể, rõ ràng trong hợp đồng.
  • Xác định rõ ràng loại hình Hợp đồng ngoại thương phù hợp trước khi soạn thảo: cần sử dụng đúng loại Hợp đồng xuất nhập khẩu như: hợp đồng dài hạn, hợp đồng ngắn hạn, hợp đồng gia công, hợp đồng tư vấn, hợp đồng chuyển giao công nghê,…
  • Xác định người lập Hợp đồng ngoại thương: cần lưu ý đối với những bản hợp đồng quan trọng nên giành quyền chủ động trong việc thành lập hợp đồng, thông thường người giành quyền chủ động lập hợp đồng sẽ có thể thể hiện được đầy đủ những mong muốn của phía doanh nghiệp trên bản hợp đồng
Hợp đồng ngoại thương
Hợp đồng ngoại thương

Đặc điểm

Đối với Hợp đồng ngoại thương sẽ có một vài đặc điểm khác với những loại hợp đồng khác sau:

  • Chủ thể của hợp đồng sẽ là bên mua hàng và bên bán hàng, họ có thể là thể nhân, pháp nhân hoặc trong trường hợp đặc biệt chính là Nhà nước.
  • Đối tượng của hợp đồng phải là hàng hóa, sản phẩm.
  • Nội dung của hợp đồng sẽ là toàn bộ nghĩa vụ và trách nhiệm của hai bên trong việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, sản phẩm cũng như việc giao hàng cho bên mua hàng và thanh toán chi phí cho bên bán hàng.
  • Hình thức của hợp đồng có thể bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng những hành động cụ thể.
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa chính là bản hợp đồng song vụ và có cam kết rõ ràng giữa đôi bên.

Xem thêm: Việc sử dụng bảo hiểm hàng hóa cần chú ý những vấn đề gì?

Phân loại

Theo đó, Hợp đồng ngoại thương sẽ được phân làm hai loại hình chính:

+ Theo hình thức kinh doanh của đôi bên: hợp đồng xuất nhập khẩu, hợp đồng gia công hàng hóa, hợp đồng tạm nhập tái xuất, hợp đồng chuyển giao công nghệ,…

+ Theo thời gian quy định bên trong hợp đồng:

  • Hợp đồng dài hạn (có thời gian thực hiện trong thời gian dài và được chia thành nhiều lần giao hàng trong khoảng thời gian đó).
  • Hợp đồng ngắn hạn (có thời gian thực hiện ngắn hơn và thường được giao hàng trong một lần).
Hợp đồng ngoại thương
Hợp đồng ngoại thương

Hướng dẫn chuẩn bị và soạn thảo Hợp đồng ngoại thương

Bố cục cụ thể của Hợp đồng ngoại thương

Phần mở đầu hợp đồng

  • Tên hợp đồng và mã số hợp đồng
  • Thời gian thành lập hợp đồng
  • Thông tin cá nhân của bên mua hàng và bên bán hàng

Nội dung chính của hợp đồng

  • Mô tả chi tiết về hàng hóa, sản phẩm bao gồm: số lượng, chất lượng, giá thành, đơn vị tính, quy cách đóng gói, tổng số tiền của lô hàng,…
  • Những điều kiện để tiến hành giao hàng, thanh toán chi phí, bảo hiểm bảo hành, hình thức vận chuyển, cảng xuất cảng nhập,…

Phần cuối của hợp đồng

  • Thời gian quy định có hiệu lực của hợp đồng
  • Chữ ký và đóng dấu mộc của phía đại diện hai bên

Những nội dung chính trong Hợp đồng ngoại thương

Nội dung của bản Hợp đồng ngoại thương sẽ có khá nhiều thông tin cực kỳ quan trọng mà cả bên bán lẫn bên mua cần phải chú ý. Nếu thiếu đi phần nội dung nào đó thì có thể sẽ ảnh hưởng đến những quyền lợi của một trong hai bên. Do đó, trước khi đưa ra hợp đồng, doanh nghiệp cần kiểm tra thật kỹ những mục sau: 

  • Commodity: Phần mô tả tổng quan về hàng hóa, sản phẩm.
  • Quality: Phần mô tả về chất lượng của hàng hóa, sản phẩm.
  • Quantity: Phần đưa ra số lượng hay trọng lượng, dựa vào đơn vị tính toán được quy định sẵn cho hàng hóa, sản phẩm.
  • Price: Đơn giá cần được ghi rõ ràng, dựa trên những điều kiện về thương mại đã chọn lọc, cũng như tổng số tiền trong hợp đồng cần được thanh toán đầy đủ.
  • Shipment: Phần này mô tả thời gian cũng như địa điểm giao hàng.
  • Payment: Phương thức thanh toán, chú ý phải là phương thức quốc tế mới có thể tiến hành thanh toán.
  • Packing and Marking: Nêu ra những quy cách đóng gói đối với bao bì, cũng như phần nhãn mác của hàng hóa, sản phẩm.
  • Warranty: Nêu ra tất cả những nội dung chính sách bảo hành hàng hóa, sản phẩm của bên bán hàng.
  • Insurance: Bên bán hàng sẽ có những chính sách bảo hiểm cho hàng hóa, sản phẩm dành cho bên mua, dựa vào bên nào sẽ mua, mua theo những điều kiện như thế nào, đến nơi nào để có thể khiếu nại và đòi lại tiền bồi thường bảo hiểm?,…  
  • Arbitration: Những quy định, luật lệ của hợp đồng và đối tượng (trọng tài) nào sẽ được chọn để giải quyết cho cả hai bên khi xảy ra vi phạm hợp đồng.
  • Claim: Điều khoản về những trường hợp muốn khiếu nại trong quá trình giao dịch, mua bán hàng hóa, sản phẩm.
  • Force Majeure: Điều khoản về những trường hợp, tình huống bất khả kháng hoặc được miễn trách nhiệm, chỉ có thể hủy bỏ hoặc không tiếp tục thực hiện hợp đồng.
  • Penalty: Phần mô tả những quy định về việc phạt và bồi thường hàng hóa, sản phẩm trong trường hợp xảy ra các vấn đề vì có một bên nào đó vi phạm hợp đồng.
  • Other terms and conditions: Những quy định khác được thêm vào bên ngoài các điều khoản ở trên.

Xem thêm: Quá trình xin giấy phép nhập khẩu mới nhất có khó hay không?

Hợp đồng ngoại thương
Hợp đồng ngoại thương

Vài lưu ý khi soạn thảo Hợp đồng ngoại thương

Để có thể soạn thảo ra một bản Hợp đồng ngoại thương chỉn chu và đúng quy tắc, thì bạn cần lưu ý một vài điểm như sau: 

  • Do những sự khó khăn, trở ngại về khoảng cách địa lý, ngôn ngữ bất đồng nên hai bên mua bán cần phải đạt được thỏa thuận chung, trước khi tiến hành ký kết hợp đồng, nếu có bất kỳ sự thay đổi gì thì đôi bên sẽ lại mất thêm nhiều khoản chi phí để sửa đổi.
  • Khi thực hiện đàm phán hợp đồng cần phải thống nhất tất cả những vấn đề có liên quan đến việc trao đổi, mua bán hàng hóa. Những điều khoản mà Pháp luật mà quốc gia hai bên cấm thì không được nêu ra, vì nếu các bên có những quy định khác nhau sẽ dẫn đến bản hợp đồng bị vô hiệu.
  • Hợp đồng mua bán nên ghi rõ ràng, đầy đủ ý nghĩa và tối ưu văn phong, tránh sử dụng những từ ngữ bị tối nghĩa hoặc có nhiều ý nghĩa, cách hiểu khác nhau nếu trong trường hợp xảy ra tranh chấp.
  • Bên ký và đóng dấu phải có thẩm quyền, nếu không thì bản hợp đồng cũng coi như vô hiệu.
  • Nếu bên đối tác thực hiện soạn thảo Hợp đồng ngoại thương, thì cần phải đọc kỹ càng và hiểu rõ những quyền và nghĩa vụ của mình, để tránh vi phạm hợp đồng, có thể thêm bớt điều khoản để có lợi hơn cho mình và tránh rơi vào trường hợp xảy ra sai sót hoặc bất lợi.
  • Ngôn ngữ được sử dụng trong hợp đồng phải là ngôn ngữ mà cả hai bên mua bán đều thông thạo hoặc nếu không thì có thể sử dụng hợp đồng song ngữ.

Một vài biểu mẫu Hợp đồng ngoại thương

Nhằm mục đích hoàn thảnh bản Hợp đồng ngoại thương một cách chính xác và chặt chẽ nhất trong từng điều khoản, quy định cũng như phương thức trình bày hay những thông tin cơ bản khác, thì bạn có thể theo dõi một vài mẫu Hợp đồng ngoại thương dưới đây:

Hợp đồng ngoại thương
Mẫu 1
Hợp đồng ngoại thương
Mẫu 2
Hợp đồng ngoại thương
Mẫu 3

Xem thêm: Những doanh nghiệp chế xuất năm 2023 nhận được ưu đãi thế nào?

Với những nội dung, thông tin chi tiết về khái niệm Hợp đồng ngoại thương mà chúng tôi gửi đến, hy vọng sẽ có ích cho bạn trong việc thỏa thuận mua bán hàng hóa với đối tác nước ngoài một cách suôn sẻ nhất. Bởi là loại giấy tờ quan trọng, nên bạn cần phải tìm hiểu kỹ các bước cũng như bảo quản tốt Hợp đồng này, để tránh những vụ việc không đáng có xảy ra. Nếu muốn biết thêm kiến thức về các loại hợp đồng trong Logistics hoặc những chủ đề khác liên quan, hãy liên hệ cho Finlogistics để được hỗ trợ giải đáp. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ cho khách hàng!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Hợp đồng ngoại thương

Θ Bài viết gợi ý:


Van-don-sach-00.jpg

Trên thực tế, ngành xuất nhập khẩu có rất nhiều loại vận đơn và được phân loại trong từng trường hợp cụ thể. Do đó, khái niệm về vận đơn sẽ được đưa ra phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác nhau. Thông thường, người ta hay nhắc đến vận đơn sạch, vận đơn gốc, vận đơn theo lệnh, vận đơn đích danh,… Tuy được nhắc khá nhiều, nhưng định nghĩa vận đơn sạch được hiểu như thế nào? Chắc hẳn đây cũng là thắc mắc chung của nhiều cá nhân, nhiều tổ chức, doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.

Với những đối tượng lần đầu tiên áp dụng loại hình vận chuyển hàng hóa bằng những phương thức thông dụng như: đường bộ, đường biển hay đường hàng không thì vận đơn sạch là tài liệu rất quan trọng, để đảm bảo mọi thử thông suốt dễ dàng. Nếu muốn hiểu thêm về khái niệm, nội dung cũng như những chức năng, lợi ích liên quan vận đơn sạch, thì bạn hãy tham khảo bài viết chia sẻ các thông tin hữu ích bên dưới của Finlogistics nhé!!!

Vận đơn sạch
Vận đơn sạch

(23/10/2023)


 

Tổng quát về các loại vận đơn (B/L)

Vận đơn sạch

Vận đơn sạch (hay còn gọi là Clean B/L) là viết tắt của cụm từ “Clean Bill of Lading”. Hiểu một cách đơn giản nhất, thì loại vận đơn này được xem như là một tuyên bố không có thiệt hại hay mất mát gì trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Tức là, hoạt động vận chuyển đã diễn ra một cách suôn sẻ và không gặp sự cố dẫn đến tổn hại về hàng hóa trong khi chuyển đi.

Thông thường, vận đơn sạch sẽ được bên chuyên chở cung cấp, ngay sau khi đã tiến hành kiểm tra kỹ càng hàng hóa. Nếu kiện hàng không bị thiệt hại, sai lệch hay hao hụt về số lượng hoặc chất lượng thì sẽ đạt đủ điều kiện để cấp vận đơn sạch.

Clean B/L là một loại vận đơn đường biển, đồng thời cũng là loại hợp đồng vận chuyển giữa bên gửi hàng, bên chuyên chở và bên nhận hàng. Vận đơn sạch sẽ giúp đảm bảo hàng hóa từ khi được gửi, bốc xếp lên tàu và vận chuyển luôn ở trong tình trạng tốt nhất, không có những thiệt hại hoặc khiếm khuyết nào bên ngoài.

Thêm vào đó, Clean B/L còn bảo đảm số lượng hàng hóa khi xếp lên tàu luôn bằng nhau và không sai lệch. Đặc biệt, vận đơn sạch còn được xem như là “bằng chứng” giúp cho bên nhận hàng xác minh lô hàng chuyển đến có đúng với thỏa thuận như ban đầu với bên gửi hàng hay không. Bởi vì, chỉ có những lô hàng đủ số lượng, đúng chất lượng và không bị thiệt hại hay mất mát gì thì mới có thể được cấp loại vận đơn này.

Bên cạnh những yếu tố trên, có một điều mà các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp xuất nhập khẩu đều cần quan tâm đó là vận đơn sạch sẽ không có các phê chú xấu của bên chuyên chở về tình trạng của hàng hóa khi hãng tàu tiếp nhận hàng hóa từ bên gửi hàng.

Xem thêm: Bill of Lading được hiểu thế nào trong vận tải đường biển và xuất nhập khẩu?

Vận đơn không sạch

Bên cạnh loại vận đơn sạch thì thuật ngữ vận đơn không sạch (Unclean B/L – Unclean Bill of Lading) cũng thường xuyên được nhắc đến nhiều, trong khi vận chuyển hàng hóa thông qua đường biển. Ngoài ra, loại vận đơn này còn có những cái tên khác là Foul Bill of Lading hoặc Clause Bill of Lading.

Vận đơn không sạch cho thấy sự thiếu hụt, mất mát và thiệt hại của lô hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Khi hàng hóa chuyển đi bằng đường biển gặp phải sự cố dẫn đến những thiệt hại cho chủ hàng hoặc lô hàng cung cấp không đúng như thỏa thuận ban đầu thì Unclean B/L sẽ được cấp phát.

Nói chung, việc nhận vận đơn không sạch có thể gây ra nhiều khó khăn đối với các chủ hàng, nhà xuất khẩu trong tương lai. Bởi vì, số lô hàng chuyển đi không đúng với thỏa thuận đối với bên nhận. Khi đó, việc thanh toán chi phí giữa hai bên gửi và nhận sẽ tương đối khó khăn hơn.

Thông thường, khi thực hiện vận chuyển hàng hóa, bên nhận hàng thường sẽ dựa vào loại hình thư tín dụng để thanh toán. Tuy nhiên, đa phần những ngân hàng hiện nay lại từ chối thanh toán cho những mẫu vận đơn không sạch.

Trong khi đó, bên gửi hàng lại muốn nhận lại được tiền như thỏa thuận ban đầu, thì đều phải thông qua hình thức thư tín để nhận lại. Vì vậy, nếu bên nhận hàng cấp một vận đơn không sạch thì bên gửi hàng có thể sẽ không nhận được hết tiền hàng thanh toán, nên rất dễ bị lỗ nặng khi thực hiện giao dịch mua bán.

Vận đơn sạch
Vận đơn sạch

Sự khác nhau giữa vận đơn sạch và không sạch

Thông qua hai khái niệm cụ thể của Clean B/L và Unclean B/L ở trên, chúng ta đều có thể nhận thấy sự khác nhau cơ bản giữa hai hình thức vận đơn như sau:

Vận đơn sạch Vận đơn không sạch
Chỉ được phát hành khi bên chuyên chở đã tiến hành kiểm tra hàng hóa chuyển đi đúng “nguyên đai nguyên kiện” như lúc ban đầu. Hàng hóa không bị thiệt hại, mất mát hay giảm chất lượng, số lượng so với ban đầu khi bên gửi hàng đã chuyển đi. Sẽ được phát hành khi hàng hóa vận chuyển gặp phải những sự cố như thiệt hại, mất mát hoặc chất lượng, số lượng không đảm bảo đúng như thỏa thuận giữa đôi bên.
Vận đơn sạch
Biểu mẫu vận đơn sạch

Xem thêm: Định nghĩa về Packing List (phiếu đóng gói) trong xuất nhập khẩu

Những lợi ích của vận đơn sạch

Đối với bên mua hàng

Khi nhận được một vận đơn sạch, bên mua hàng sẽ có cơ sở để yên tâm hơn khi lô hàng hóa của mình đã được phía bên bán giao cho đơn vị chuyên chở trong điều kiện tình trạng tốt nhất, đầy đủ về số lượng và không bị hư hại, rách vỡ, ẩm mốc, han gỉ,…

Hay có nghĩa là bên bán hàng đã hoàn thành đúng nghĩa vụ giao hàng. Khi tàu cập cảng tại quốc gia của bên mua, nếu hàng hóa có sự thiếu hụt về số lượng, chất lượng, hay có rách vỡ,… thì tờ vận đơn sẽ là một cơ sở pháp lý để bên mua hàng có thể khiếu nại đơn vị chuyên chở để đòi bồi thường thiệt hại.

Đối với bên bán hàng

Việc lấy được vận đơn sạch sẽ bảo đảm được bộ chứng từ gửi tới ngân hàng thanh toán theo phương thức thanh toán LC. Nếu vận đơn có phê chú xấu thì ngân hàng sẽ từ chối thanh toán cho bộ chứng từ. Để lấy được Clean B/L, thì bên bán cần tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về quá trình giao hàng, bảo đảm lô hàng hóa đều trong điều kiện và tình trạng tốt cả về số lượng lẫn chất lượng.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc xếp dỡ lên tàu hay khi vận chuyển thì lô hàng có thể bị rách, ẩm mốc, bẹp vỡ,…và có thể bị phê xấu vào vận đơn. Khi đó, bên bán cần phải:

  • Sau khi đã nhận biên lai thì thuyền phó ngay lập tức phải có biện pháp khắc phục bằng cách: thay thế hàng hóa (thay hàng hóa bị rách, vỡ, bẹp, gỉ,…) hoặc bổ sung số hàng còn thiếu. Đến khi thuyền trưởng tiến hành kiểm tra hàng hóa (khi hàng hóa đã được khắc phục xong) thì sẽ đổi biên lai, thuyền phó lấy vận đơn sạch do thuyền trưởng cấp.
  • Thông báo với bên mua hàng về việc lô hàng bị thiếu hụt hay tổn thất và thực hiện cam kết sẽ giao bổ sung chỗ hàng thiếu đó trong những đơn hàng sau. Đồng thời, đề nghị để đơn vị chuyên chở vẫn cấp vận đơn sạch để được phía ngân hàng chấp nhận thanh toán. Thường cách này sẽ chỉ áp dụng khi bên mua và bên bán đã có mối quan hệ thương mại lâu dài và thân thiết.

Tầm quan trọng của vận đơn sạch

Bằng chứng cho hợp đồng vận chuyển

Nhiều người cho rằng, vận đơn chính là bản hợp đồng giữa “bên bán” và “bên mua” hoặc là hợp đồng vận chuyển giữa “đơn vị vận chuyển” và “bên gửi hàng”, song điều này lại không hoàn toàn là chính xác.

  • Bản hợp đồng giữa “bên mua” và “bên bán” đã được thiết lập từ khi bên mua đặt hàng với bên bán và cả hai đã tiến hành thảo luận và đồng ý về những nội dung, thông tin và vấn đề chi tiết của giao dịch (ghi lại bằng lời nói hoặc văn bản).
  • Bản hợp đồng giữa bên gửi hàng và đơn vị chuyên chở đã được thiết lập từ khi bên gửi hàng hoặc nhà cung cấp dịch vụ hậu cần (bên thứ ba) của họ đã đặt chỗ với đơn vị vận chuyển để tiến hành vận chuyển lô hàng hóa.

Do đó, vận đơn chính là bằng chứng quan trọng của bản hợp đồng vận chuyển, được ký kết giữa “nhà cung cấp” và “đơn vị vận chuyển hoặc chủ sở hữu phương tiện vận chuyển hàng hóa” để có thể vận chuyển hàng hóa đúng theo hợp đồng giữa bên mua và bên bán.

Vận đơn sạch
Vận đơn sạch

Tài liệu tiêu đề

Về mặt kỹ thuật, thì vận đơn còn được xem là loại tài liệu tiêu đề, có nghĩa là bất cứ ai nắm giữ vận đơn đều có quyền sở hữu đối với lô hàng hóa (quyền yêu cầu được nhận hàng). Nhưng tiêu đề này lại có sự thay đổi, tùy thuộc theo cách vận đơn được ký gửi rõ ràng trước đó như thế nào.

Hóa đơn hàng hóa

Vận đơn được vận chuyển bởi đơn vị vận chuyển hoặc phía bên cung cấp dịch vụ hậu cần (bên thứ ba) của họ cho bên giao hàng để đổi lấy việc nhận vận chuyển hàng hóa. Vì thế, việc phát hành vận đơn theo cách này còn được xem như là một bằng chứng cho thấy bên vận chuyển đã nhận hàng hóa từ phía bên giao hàng theo thứ tự và tình trạng tốt rõ ràng, cụ thể (do bên giao hàng tiến hành bàn giao).

Xem thêm: Hóa đơn Invoice có chức năng gì trong hoạt động thương mại?

Như vậy, trên đây là tất tần tật những thông tin chi tiết và cần thiết về khái niệm cũng như những lợi ích của vận đơn sạch mang lại cho các bên trong hoạt động vận chuyển hàng hóa. Nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm thì hình thức vận đơn này hoặc mong muốn thực hiện vận chuyển hàng hóa quốc tế hay nội địa, thì bạn hãy liên hệ cho Finlogistics. Kinh nghiệm lâu năm và sự tận tình của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn giải quyết những vấn đề, khó khăn, với tiêu chí nhanh chóng, an toàn và hiệu quả!!! 

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Vận đơn sạch

Θ Bài viết gợi ý:


Hang-gia-cong-la-gi-00.jpg

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, những hoạt động kinh tế thương mại, đặc biệt là việc làm hàng gia công thương mại ngày càng trở nên phổ biến hơn. Nhiều cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp hiện nay cũng lựa chọn mô hình sản xuất này. Điều này mang lại nhiều lợi ích nhất định, bao gồm cả việc đạt được những mục tiêu lợi nhuận trong các hoạt động thương mại. Vậy thông tin chi tiết về mặt hàng gia công này như thế nào? Hãy để Finlogistics giải đáp giúp bạn trong bài viết tổng quan này nhé!!!

Hàng gia công là gì?
Hàng gia công là gì?

(06/10/2023)


 

Tìm hiểu chung về hàng gia công

Định nghĩa

Nói một cách khái quát, gia công là một hoạt động mà bên nhận gia công sẽ thực hiện một hoặc nhiều công đoạn sản xuất, để làm ra hàng hóa, sản phẩm theo những yêu cầu của bên đặt gia công. Đây chính là hoạt động dựa trên hợp đồng hợp tác giữa hai bên. Trong đó, có một số quy định yêu cầu đối với hàng hóa được gia công như: thời hạn gia công, kinh phí cho các hoạt động gia công và vài vấn đề ngoài lề khác.

Hàng hóa, sản phẩm mới được sản xuất thương mại theo Hợp đồng gia công được sẽ được gọi là hàng gia công. Tất cả các loại hàng hóa đều có thể được gia công, dĩ nhiên ngoại trừ những mặt hàng bị cấm cho mục đích thương mại. Hàng gia công cho những doanh nghiệp nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài, thuộc vào diện cấm kinh doanh và xuất nhập khẩu theo quy định của Pháp luật Việt Nam. Nhưng nếu được Cơ quan Nhà nước có phẩm quyền cho phép thì doanh nghiệp mới được phép nhận làm gia công.

Đặc điểm

Quyền sở hữu hàng hóa, bao gồm: quyền sử dụng, quyền chiếm đoạt, quyền sở hữu,… sẽ không chuyển từ bên thuê gia công sang bên thực hiện gia công. Hiểu một cách đơn giản hơn thì quyền sở hữu đối với những loại hàng hóa gia công chính là các quyền bán, quyền giao dịch,… Theo quy định ghi tại Điều 180, Bộ Luật Thương mại năm 2005, hàng gia công sẽ phải đáp ứng đủ những điều kiện sau đây:

  • Hàng gia công không thuộc vào những loại hàng hóa nằm trong diện bị cấm kinh doanh, ví dụ như: các chất gây nghiện; những loại hóa chất khoáng vật; mẫu vật của những loài động thực vật hoang dã được khai thác hoặc có nguồn gốc từ tự nhiên;… theo quy định Pháp luật
  • Hàng gia công thuộc vào diện bị cấm kinh doanh hoặc xuất nhập khẩu, chỉ có thể được thực hiện gia công khi người thuê gia công là doanh nghiệp nước ngoài, dùng để tiêu thụ ở nước ngoài. Mặt hàng này phải được các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép, ví dụ như: vật liệu nổ, vũ khí, đạn dược, trang thiết bị kỹ thuật quân sự; sản phẩm mật mã dùng để bảo vệ thông tin bí mật của Nhà nước; gỗ tròn, gỗ xẻ từ những loại từ gỗ rừng tự nhiên bên trong quốc gia;…

Những mặt hàng bị cấm nhập khẩu là loại hàng đã qua sử dụng, bao gồm: hàng dệt may, giày dép và quần áo; hàng điện tử điện lạnh;…

Xem thêm: Những thông tin về hàng quá cảnh đường bộ chi tiết nhất

Hàng gia công là gì?
Hàng gia công là gì?

Lợi ích

Hàng gia công không chỉ mang đến nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp gia công, mà còn có những lợi ích đặc biệt đối với nền kinh tế thị trường và những doanh nghiệp khác.

  • Hỗ trợ các tầng lớp công ty có thể học hỏi và tiếp cận với những công nghệ mới, tiến bộ khoa học để hiện đại hóa quy trình sản xuất và nâng cao hiệu suất lao động
  • Tận dụng tốt cơ sở sản xuất, thiết bị máy móc, nhà xưởng và những nguyên liệu sẵn có, để giúp các doanh nghiệp sử dụng “thương hiệu” và kênh phân phối hàng gia công bên trong và ngoài nước hiệu quả, tăng tỷ trọng hàng hóa, sản phẩm sản xuất trực tiếp, hàng xuất khẩu
  • Giảm thiểu tình trạng thất nghiệp và tăng thêm thu nhập của người lao động. Hoạt động gia công cũng sẽ giúp giảm chi phí thuê mướn nhân lực và thu lợi nhuận về cho doanh nghiệp, do chúng sẽ thu hút một phần lớn số lao động phổ thông giá rẻ trong khu vực
  • Thu hút vốn đầu tư cùng công nghệ hiện đại của các nhà đầu tư nước ngoài để thực hiện gia công

*) Những mặt hàng được gia công ở Việt Nam: sản phẩm dệt may (quần áo, giày dép,…); lắp ráp điện tử (máy tính, thiết bị, điện thoại,…);…

*) Công ty gia công: Đây là các công ty chuyên nhận gia công và thực hiện những công việc nhất định để tạo ra hàng hóa, sản phẩm theo đúng yêu cầu của bên đặt gia công.

Thông tin về hợp đồng hàng gia công

Khái niệm

Hợp đồng gia công là bản thỏa thuận chính thức giữa các bên trong quá trình gia công hàng hóa. Theo đó, bên nhận gia công sẽ thực hiện những đơn đặt hàng làm sản phẩm theo đúng yêu cầu của bên thuê gia công và bên thuê gia công sẽ nhận sản phẩm, trả tiền công theo thỏa thuận hợp đồng. Đối tượng của bản Hợp đồng gia công chính là những vật được xác định theo mẫu tiêu chuẩn mà các bên đã thỏa thuận hoặc có Pháp luật quy định sẵn, ví dụ như: Hợp đồng gia công đồ gốm sứ; Hợp đồng gia công quần áo, giày dép; Hợp đồng gia công cơ khí;…

Đặc điểm

Bản hợp đồng gia công có ba điểm chính cần hiểu kỹ, đó là:

+ Hợp đồng gia công là bản hợp đồng song vụ

Bên thực hiện gia công có quyền yêu cầu cho bên đặt gia công phải chuyển cho mình loại vật liệu đạt tiêu chuẩn về chất lượng, chủng loại cũng như tính đồng bộ và số lượng (có thể đi kèm vật mẫu, bản vẽ gốc để chế tạo). Bên gia công cũng cần yêu cầu bên đặt gia công nhận sản phẩm mới do mình tạo ra và trả tiền công theo như đã thỏa thuận của hợp đồng. 

+ Hợp đồng gia công là bản hợp đồng có đền bù

Số tiền mà bên thuê gia công phải trả cho bên nhận gia công chính là tiền công. Khoản thù lao này đã được hai bên thỏa thuận rõ ràng trong điều khoản chung của hợp đồng.

+ Hợp đồng gia công sẽ được vật thể hóa

Đối tượng sẽ được xác định trước theo mẫu và tiêu chuẩn đã thỏa thuận từ trước giữa các bên. Hoặc sẽ xác lập trước theo những quy định của Pháp luật hiện hành. Mẫu hoặc tiêu chuẩn của vật gia công chỉ được công nhận (được vật chất hóa hoặc trở thành hàng hóa, sản phẩm), ngay sau khi bên nhận gia công đã hoàn thành tất cả các thao tác gia công.

Xem thêm: Các bước nhập khẩu lô hàng Táo Đỏ từ nội địa Trung Quốc năm 2023

Hàng gia công là gì?
Hàng gia công là gì?

Quyền và nghĩa vụ

Đối với bên đặt gia công:

  • Giao một phần hoặc toàn bộ nguyên vật liệu gia công theo đúng như hợp đồng gia công hoặc giao kinh phí để bên gia công mua nguyên vật liệu theo số lượng, chất lượng và mức giá đã thỏa thuận
  • Nhận lại toàn bộ sản phẩm và tài sản gia công (bao gồm máy móc, thiết bị cho thuê hoặc mượn, nguyên vật liệu, vật tư, phụ liệu, phế liệu,…) sau khi đã thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp đã có các thỏa thuận khác
  • Cử người đại diện đến tới kiểm tra và giám sát quá trình gia công tại nơi nhận gia công hàng hóa. Có thể cử các chuyên gia đến hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng hàng gia công, theo như thỏa thuận trong hợp đồng gia công
  • Chịu trách nhiệm trước Pháp luật về tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của lô hàng gia công và toàn bộ nguyên vật liệu, máy móc thiết bị dùng để tiến hành gia công khi chuyển cho bên nhận gia công

Đối với bên nhận gia công:

  • Cung cấp một phần hoặc toàn bộ nguyên vật liệu để thực hiện gia công theo như thỏa thuận với bên đặt gia công về tiêu chí số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và giá cả
  • Nhận thù lao và những chi phí hợp lý khác theo như hợp đồng
  • Trường hợp nếu nhận gia công cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài, bên nhận gia công được quyền xuất khẩu tại chỗ những sản phẩm gia công, máy móc thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên vật liệu, phụ liệu, phế phẩm, phế liệu, vật tư dư thừa,… theo như ủy quyền trong hợp đồng của bên đặt gia công
  • Trường hợp nếu nhận gia công cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài, bên nhận gia công sẽ được miễn thuế nhập khẩu đối với các loại thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, phụ liệu, vật tư tạm nhập khẩu theo định mức quy định, để thực hiện bản hợp đồng gia công theo quy định của Pháp luật về thuế phí
  • Chịu trách nhiệm trước Pháp luật về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hóa, trong trường hợp nếu hàng gia công nằm trong danh sách cấm kinh doanh và xuất nhập khẩu

Quy trình thực hiện

Các doanh nghiệp thực hiện Hợp đồng làm hàng gia công theo các bước quy trình cụ thể như sau:

  • Hợp đồng thuê gia công ngoài cần phải được soạn thảo rõ ràng, thông thường sẽ bằng tiếng Anh và ngôn ngữ của những bên liên quan khác
  • Làm đơn xin thực hiện hợp đồng gia công nộp cho Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
  • Sau khi đã nhận được đơn, tiếp tục mô tả địa điểm sản xuất hàng gia công tương ứng với những gì đã nêu rõ trong hợp đồng
  • Cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ với những tài liệu quan trọng liên quan như: giấy chứng nhận thêm vốn đầu tư; tờ khai đăng ký nộp thuế; đăng ký dấu mộc;… .cùng những tài liệu liên quan đến hàng gia công khác
  • Cần chú ý văn bản thông báo hợp đồng gia công là bắt buộc
  • Nguyên vật liệu và máy móc thiết bị phải được tiến hành nhập khẩu theo yêu cầu đặt ra, để thực hiện gia công đúng theo quy trình.
  • Cuối cùng, kết hợp gửi hợp đồng gia công và thủ tục Hải Quan để xét duyệt

Xem thêm: Hàng hóa vận chuyển đường bộ năm 2023 gồm những loại nào?

Hàng gia công là gì?
Hàng gia công là gì?

Trên đây là những thông tin, nội dung chi tiết và khái quát nhất về mặt hàng gia công. Các doanh nghiệp cần đọc kỹ bài viết này để hiểu rõ hơn loại hình sản xuất sản phẩm đặc biệt này. Nếu còn câu hỏi gì liên quan đến hàng gia công hoặc liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi – Finlogistics, qua kênh liên lạc bên dưới. Hãy để chúng tôi hỗ trợ và cung cấp cho bạn dịch vụ Logistics tiêu chuẩn, chất lượng, uy tín và ấn tượng nhất!!! 

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Hàng gia công là gì?

Θ Bài viết gợi ý:


Thanh-toan-LC-la-gi-00.jpg

Hiện nay, rất nhiều phương thức thanh toán quốc tế khác nhau được sử dụng thường xuyên, ví dụ như: thanh toán chuyển tiền, thanh toán nhờ thu trơn,… Trong đó, phổ biến và được sử dụng nhiều hơn cả vẫn là hình thức thanh toán chứng từ (Letter of Credit – LC). Vậy khái niệm thanh toán LC là gì? Có gì khác biệt so với những kiểu thanh toán khác? Hãy cùng đi tìm hiểu ở bài viết dưới đây với Finlogistics để hiểu kỹ hơn về hình thức thanh toán này nhé!!!

Thanh toán LC là gì?
Thanh toán LC là gì?

(11/10/2023)


 

Định nghĩa thanh toán LC là gì? 

Câu hỏi thanh toán LC là gì hoặc thanh toán LC đóng vai trò như thế nào? Đây là những thắc mắc luôn được những người mới làm trong ngành Logistics đặc biệt quan tâm. Thanh toán LC được xem là hình thức thanh toán phổ biến và được sử dụng nhiều bậc nhất hiện nay. Theo đó, hình thức này được hiểu như sau: ngân hàng sẽ thay mặt bên nhập khẩu cam kết với bên xuất khẩu hàng hóa trả tiền phí trong thời gian được quy định. Bên xuất khẩu sau khi đã hoàn tất xuất trình những chứng từ, giấy tờ phù hợp với quy định bên trong LC, thì sẽ được thanh toán tiền.

Đây cũng là phương thức thanh toán rất an toàn dành cho cả bên nhập khẩu và bên xuất khẩu. Bởi vì, bên xuất khẩu sẽ không lo xảy ra tình huống bị bùng tiền hay thanh toán thiếu. Nhưng đổi lại, hình thức thanh toán LC này sẽ phải tốn nhiều chi phí hơn so với những hình thức thanh toán khác. Thời gian thực hiện thanh toán cũng khá chậm. Do đó, thanh toán LC sẽ không phù hợp đối với các công ty nhỏ và có ít kinh nghiệm. 

Xem thêm: Điều khoản FOB và những điều quan trọng cần hiểu rõ

Thanh toán thư tín dụng chứng từ LC gồm bao nhiêu bên tham gia?

Việc thanh toán LC sẽ bao gồm những bên tham gia sau:

  • Bên xin mở tín dụng chứng từ (Applicant): bên mua (nhập khẩu hàng hóa) 
  • Bên được hưởng lợi từ thư tín dụng (Beneficiary): bên bán (xuất khẩu hàng hóa)
  • Ngân hàng phát hành thư tín dụng (Issuing bank): đây là ngân hàng đại diện cho bên nhập khẩu, có quyền cấp thư tín dụng cho bên nhập khẩu
  • Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising bank): đây là dạng ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư tín dụng hoặc ngân hàng của bên bán

Ngoài ra, còn một vài bên tham gia khác như: ngân hàng chiết khấu (Negotiating bank), ngân hàng xác nhận (Confirming bank), ngân hàng trả tiền (Reimbursing bank),… Điều này sẽ tùy thuộc vào yêu cầu của bên mua trong đơn xin mở LC và sự ủy nhiệm của phía ngân hàng mở LC.

Thanh toán LC là gì?
Thanh toán LC là gì?

Các bước làm quy trình thanh toán thư tín dụng chứng từ LC

Sau khi đã hiểu rõ thanh toán LC là gì? Hãy cùng tìm hiểu về quy trình thanh toán LC chi tiết như thế nào. Theo dó, bên bán và bên mua sẽ ký kết Hợp đồng ngoại thương với nhau. Trong bản hợp đồng đó, bên bán và bên mua phải chấp nhận các điều khoản của hình thức thanh toán LC. Quy trình để thanh toán thư tín dụng chứng từ LC bao gồm 9 bước như sau:

  1. Bên mua dựa vào việc ký kết hợp đồng với bên bán để làm hồ sơ xin mở tín dụng chứng từ LC và gửi đến cho ngân hàng phát hành (Issuing Bank). 
  2. Tiếp đó, ngân hàng phát hành (Issuing bank) sẽ tiến hành xem xét đề nghị. Nếu được chấp thuận, ngân hàng sẽ gửi thư tín dụng chứng từ cho ngân hàng thông báo (Advising bank), để gửi lại cho bên bán (bên xuất khẩu). Lưu ý, ngân hàng thông báo phải có quan hệ đại lý cùng với ngân hàng phát hành. Vì thế, ngân hàng thông báo mới có thể kiểm tra tính chân thực của nội dung thư tín dụng chứng từ. 
  3. Ngân hàng thông báo sẽ tiến hành đánh giá thư tín dụng chứng từ (LC) và chuyển thư bản gốc đến cho bên bán. Bên bán cũng cần kiểm tra khả năng đáp ứng của thư tín dụng chứng từ (LC), đồng thời có thể đề nghị chỉnh sửa thêm (nếu cần thiết).
  4. Sau đó, bên bán (bên xuất khẩu) cũng tiến hành kiểm tra thư tín dụng chứng từ (LC). Nếu mọi nội dung đã đúng xác thức, thì sẽ giao hàng hóa cho bên nhập khẩu.
  5. Sau khi đã giao hàng, bên bán (bên xuất khẩu) sẽ chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ hợp lệ để chuyển giao cho phía Ngân hàng thông báo (Advising Bank) và nên nhớ kèm theo Thông báo đòi tiền. 
  6. Sau khi đã nhận được bộ chứng từ, Ngân hàng thông báo có trách nhiệm tiến hành kiểm tra tính hợp lê của bộ chứng từ. 
  7. Sau đó, bộ chứng từ sẽ được chuyển cho Ngân hàng phát hành kiểm tra lần hai. Tiếp theo đó, Ngân hàng phát hành sẽ gửi kết quả kiểm tra đến cho Ngân hàng thông báo.
  8. Kết thúc quá trình này, Ngân hàng phát hành đã nắm bộ chứng từ hàng hóa trong tay. Nếu bộ chứng từ này có sai sót thì phía Ngân hàng thông báo có trách nhiệm yêu cầu bên bán chỉnh sửa. Nếu tất cả đều hợp lệ thì Ngân hàng thông báo có trách nhiệm thông báo đến cho bên bán (bên xuất khẩu) và tiến hành thanh toán.
  9. Khi Ngân hàng thông báo đã thanh toán xong cho bên bán (bên xuất khẩu), thì Ngân hàng phát hành cũng sẽ phát hành thanh toán đến cho bên mua (bên nhập khẩu).

Xem thêm: Quy trình nhập khẩu bằng đường biển hàng FCL như thế nào?

Thanh toán LC là gì?
Thanh toán LC là gì?

Hi vọng rằng, với những nội dung hữu ích ở trên, bạn đã có đáp án rõ nhất cho câu thắc mắc thanh toán LC là gì? Qua đó, để hiểu thêm hơn về hình thức thanh toán quốc tế phổ biến này, hãy để lại vài bình luận bên dưới để chúng ta cùng trao đổi nhé. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về chủ đề này hoặc những vấn đề liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu, có thể liên hệ trực tiếp đến cho Finlogistics để được giải đáp và hỗ trợ kịp thời.

Với gần chục năm kinh nghiệm, đơn vị chúng tôi chuyên giải quyết cho khách hàng những giấy tờ, chứng từ khó, làm thủ tục thông quan hàng và thực hiện vận chuyển quốc tế – nội địa với nhiều loại hình đa dạng: đường bộ, đường biển, đường hàng không,… Quý khách hàng và doanh nghiệp sẽ được đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, nhiệt tình và uy tín của chúng tôi hỗ trợ kịp thời và tối ưu nhất!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thanh toán LC là gì

Θ Bài viết gợi ý:


To-khai-xuat-nhap-khau-tai-cho-00.jpg

Việc làm tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ là điều bắt buộc mỗi khi tiến hành xuất hoặc nhập khẩu tại chỗ qua Hải Quan, nhằm mục đích kiểm soát số lượng, chất lượng cũng như khối lượng hàng hóa tốt nhất. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chưa hiểu về loại chứng từ này, đặc biệt là hình thức kê khai tại chỗ. Vậy mẫu đơn tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ cụ thể như thế nào? Các bước thực hiện kê khai ra sao? Cần lưu ý những gì khi kê khai chứng từ?…

Tất cả những thắc mắc kể trên của bạn sẽ được Finlogistics giải đáp ngay dưới bài viết chi tiết và hữu ích này. Hãy đọc kỹ từng phần để hiểu rõ hơn về quy trình làm tờ khai Hải Quan tại chỗ nhé!!!

(04/10/2023)


 

Xuất nhập khẩu tại chỗ được định nghĩa thế nào?

Hiểu một cách đơn giản, xuất nhập khẩu tại chỗ là một loại hình xuất nhập khẩu mà trong đó, các cá nhân, doanh nghiệp ở Việt Nam sẽ thực hiện mua – bán hàng hóa với những đối tác, khách hàng ở nước ngoài. Những lô hàng mua bán của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được giao nhận trực tiếp tại Việt Nam và tuân theo sự chỉ định, quy tắc của đối tác, khách hàng nước ngoài. Theo quy định hiện nay, đơn vị xuất nhập khẩu tại chỗ không chỉ là doanh nghiệp tại Việt Nam, mà còn có cả doanh nghiệp được rót vốn đầu tư từ nước ngoài.

Đối với hình thức làm thủ tục tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ thì các doanh nghiệp cần lưu ý 03 điểm như sau:

  • Hàng hóa, sản phẩm phải được mua bán đối với thương nhân nước ngoài
  • Địa điểm giao nhận hàng tại Việt Nam sẽ do hai bên tự thỏa thuận với nhau
  • Khách hàng nước ngoài sẽ cung cấp những thông tin về người giao nhận hàng

Các doanh nghiệp cần phải lưu ý rằng: doanh nghiệp hoặc đơn vị xuất nhập khẩu muốn ký kết hợp đồng mua bán với các đối tác nước ngoài thì trong hợp đồng phải ghi rõ ràng địa điểm giao nhận hàng tại Việt Nam, thông tin về người giao hàng tại Việt Nam,…

Theo Khoản 1, Điều 86, Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ sẽ bao gồm:

  • Hàng hóa, sản phẩm đã gia công; máy móc, thiết bị cho thuê hoặc mượn; nguyên vật liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công, được quy định tại Điều 4, Khoản 2, Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
  • Hàng hóa, sản phẩm mua bán giữa các doanh nghiệp nội địa với các doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp nằm trong khu phi thuế quan
  • Hàng hóa, sản phẩm mua bán giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các tổ chức, cá nhân nước ngoài không ở Việt Nam và được doanh nghiệp nước ngoài chỉ định giao nhận hàng hóa với những doanh nghiệp khác tại Việt Nam

Xem thêm: Giám định hàng hóa máy móc cũ đồng bộ mới nhất năm 2023

Tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ
Tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ

Các bước làm thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ

Đối với những loại hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ, thì thủ tục Hải Quan đã được quy định rõ ràng trong các văn bản Pháp luật hiện hành như sau:

Do đó, khi doanh nghiệp muốn thực hiện tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ để trình lên Hải Quan thì cần phải chuẩn bị đầy đủ những chứng từ quan trọng dưới đây:

  • Tờ khai Hải Quan
  • Bản hợp đồng ngoại thương (Sales Contract)
  • Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Chứng từ vận tải (vận đơn, phiếu kiểm kê, giấy chứng nhận kiểm định,…)
  • Những loại chứng từ cần thiết khác (nếu có)
  • Nếu hàng hóa, sản phẩm nằm trong Danh mục những loại hàng phải kiểm tra chuyên ngành thì doanh nghiệp cần chuẩn bị thêm chứng từ liên quan đến kiểm tra chất lượng

Khi làm các bước thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ, thì doanh nghiệp cũng cần xác định chính xác mã loại hình để kẹp cùng tờ khai Hải Quan. Một số mã loại hình trong xuất nhập khẩu tại chỗ bao gồm:

  • Mã loại hình A42: Chuyên tiêu thụ nội địa khác.
  • Mã loại hình E23: Nhập nguyên liệu gia công từ bản hợp đồng khác chuyển sang
  • Mã loại hình E41: Nhập hàng hóa, sản phẩm thuê gia công tại nước ngoài
  • Mã loại hình E21: Nhập nguyên liệu để gia công cho doanh nghiệp nước ngoài

Để hiểu rõ hơn về việc làm thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ, cần phải phân rõ ràng công việc của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu cũng như Cơ quan Hải Quan.

Mẫu đơn tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ chi tiết

Dưới đây là chi tiết một ví dụ về mẫu tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ mà các cá nhân, doanh nghiệp cần nắm rõ để thực hiện cho đúng:

HẢI QUAN VIỆT NAM

Cục Hải Quan: ABC

TỜ KHAI HÀNG HÓA, SẢN PHẨM XUẤT KHẨU (NHẬP KHẨU) HQ/2015/XK
Chi cục Hải Quan nơi đăng ký tờ khai: Q

Chi cục Hải Quan nơi cửa khẩu xuất hàng: P

Số tham chiếu: abc

Ngày, giờ gửi: 04/10/2023 – 09 giờ 30 phút

 

Số tờ khai: 123

Ngày, giờ đăng ký: 04/10/2023 – 10 giờ 00 phút

 

Công chức đăng ký tờ khai
1. Người xuất khẩu: Cao Xuân L

MST: 479557

5. Loại hình: hàng hóa, sản phẩm
2. Người nhập khẩu: Lê Văn M 6. Giấy phép số: 3561

Ngày 10/7/2023

Ngày hết hạn 10/12/2023

7. Hợp đồng mua bán hàng hóa

Ngày 05/08/2023

Ngày hết hạn 05/10/2023

 

8. Hóa đơn thương mại
3. Người ủy thác/ người được ủy quyền: Trần Văn T

MST: 046697

9. Cửa khẩu xuất hàng: QE 10. Nước nhập khẩu: Trung Quốc
4. Đại lý Hải Quan

Mã số thuế: 891462

11. Điều kiện giao hàng: Tốt

 

12. Phương thức thanh toán: tiền mặt trực tiếp/ chuyển khoản 13. Đồng tiền thanh toán: tiền nhân dân tệ 14. Tỷ giá tính thuế: SQP
Số thứ tự 15. Mô tả hàng hóa 16. Mã số hàng hóa 17. Nguồn gốc, xuất xứ 18. Lượng hàng 19. Đơn vị tính 20. Đơn giá nguyên tệ 21. Trị giá nguyên tệ
1

2

3

             
Cộng:  
Số thứ tự 22. Thuế xuất khẩu (nhập khẩu) 23. Thu khác
  a. Trị giá tính thuế b. Thuế suất (%) c. Tiền thuế   a. Trị giá tính thu khác b. Tỷ lệ (%) c. Số tiền
1

2

3

             
  Cộng:     Cộng:  
24. Tổng số tiền thuế và thu khác (ô 22 + 23) bằng số: 200.000.000 VNĐ

Bằng chữ: Hai trăm triệu Việt Nam đồng chẵn

25. Lượng hàng, số hiệu container
Số thứ tự A. Số hiệu container B. Số lượng kiện hàng C. Trọng lượng hàng hóa D. Địa điểm đóng hàng
1

2

3

4

         

 

 

Cộng:

   
26. Chứng từ, giấy tờ đi kèm 27. Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm trước Pháp luật về nội dung khai trên tờ khai

Ngày 04 tháng 10 năm 2023

(Người khai ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu mộc)

 

28. Kết quả phân luồng tờ khai và những hướng dẫn làm thủ tục Hải Quan

29. Các ghi chép khác

 

30. Xác nhận thông quan Hải Quan 31. Xác nhận của Hải Quan giám sát
Tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ
Tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ

Xem thêm: Dự án hàng hóa Táo Đỏ xuất khẩu từ nội địa Trung Quốc mới nhất

Hướng dẫn cách kê khai tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ chi tiết

Trong khi hoàn thành bản tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ, người kê khai cần lưu ý một vài chú ý cụ thể dưới đây:

Ô 01 (Người xuất khẩu): cần ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, mã fax, mã số thuế (nếu có) của doanh nghiệp xuất khẩu, số căn cước công dân hoặc hộ chiếu (đối với cá nhân)

Ô 02 (Nhà nhập khẩu): cần ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, mã fax, mã số thuế (nếu có) của doanh nghiệp nhập khẩu

Ô 03 (Người được ủy thác/ ủy quyền): cần ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, mã fax, mã số thuế của bên ủy thác cho doanh nghiệp xuất khẩu. Hoặc ghi họ tên, địa chỉ, số điện thoại, mã fax, mã số thuế của doanh nghiệp xuất khẩu. Bên được ủy quyền ghi thông tin số căn cước công dân hoặc hộ chiếu (đối với cá nhân)

Ô 04 (Đại lý Hải Quan): cần ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, mã fax, mã số thuế của đại lý Hải Quan, số và ngày hợp đồng của đại lý Hải Quan

Ô 05: Người khai tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ nhập loại hình xuất khẩu (nhập khẩu) tương ứng

Ô 06: Ghi số, ngày, tháng và năm của giấy phép do Cơ quan quản lý chuyên ngành cấp, đối với loại hàng hóa xuất khẩu (nhập khẩu) và ngày hết hạn của chứng từ (nếu có)

Ô 07: Ghi số, ngày, tháng và năm ký kết hợp đồng và ngày hết hạn (nếu có) của Hợp đồng hoặc phụ lục của Hợp đồng (nếu có)

Ô 08: Ghi số, ngày, tháng và năm của Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice – nếu có)

Ô 09: Ghi tên cảng hoặc địa điểm (được thỏa thuận trong Hợp đồng), nơi hàng hóa, sản phẩm được sắp xếp lên phương tiện vận tải để tiến hành xuất khẩu (nhập khẩu)

Ô 10: Ghi tên quốc gia hoặc vùng lãnh thổ của điểm đến cuối cùng được xác định, tại thời điểm mà hàng hóa được xuất khẩu (nhập khẩu), không bao gồm cả những quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà lô hàng đó được quá cảnh. Ngoài ra, áp dụng mã quốc gia và lãnh thổ (ISO 3166)

Ô 11: Ghi rõ những điều kiện giao hàng mà bên mua và bán đã thỏa thuận từ trước trong Hợp đồng thương mại

Ô 12: Ghi rõ phương thức thanh toán đã thỏa thuận bên trong Hợp đồng thương mại (ví dụ: LC, DA, DP, TTR hoặc hàng đổi hành,…) (nếu có)

Ô 13: Ghi mã của đồng tiền thanh toán (nguyên tệ) theo những thỏa thuận bên trong Hợp đồng thương mại. Nên áp dụng mã tiền tệ (ISO 4217) (ví dụ: đô la Mỹ là USD) (nếu có)

Ô 14: Ghi tỷ giá hối đoái quy đổi giữa nguyên tệ với đồng Việt Nam đã tính thuế (theo các quy định hiện hành tại thời điểm đăng ký tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ) bằng đồng Việt Nam (nếu có)

Ô 15: Ghi rõ tên hàng hóa, quy cách hàng hóa theo Hợp đồng thương mại và những chứng từ khác có liên quan đến lô hàng đó

  • Trong trường hợp lô hàng có từ 04 món hàng trở lên, thì ghi trên tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ theo phụ lục tờ khai. Trên phụ lục khai báo nên ghi rõ tên và quy cách chất lượng của từng loại mặt hàng
  • Đối với lô hàng chỉ áp dụng một mã, nhưng trong lô hàng lại có nhiều chi tiết, mặt hàng nhỏ khác thì tờ khai sẽ ghi tên chung của lô hàng và cho phép lập bảng kê khai chi tiết từng món (không cần khai phụ lục)

Ô 16: Ghi mã phân loại theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam: Trường hợp nếu lô hàng có từ 04 mặt hàng trở lên thì không ghi gì. Còn trên phụ lục tờ khai sẽ ghi rõ mã số của từng mặt hàng

Ô 17: Ghi tên quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất hàng hóa, sản phẩm. Mã quốc gia sẽ được chỉ định trong từng ISO được áp dụng. Nếu trường hợp lô hàng có từ 04 mặt hàng trở lên thì người khai thực hiện như ô thứ 16

Ô 18: Ghi số lượng, thể tích và trọng lượng của từng loại mặt hàng trong lô hàng theo tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ tại ô thứ 19. Trường hợp nếu lô hàng có từ 04 mặt hàng trở lên thì cách ghi cũng tương tự như ô thứ 16

Ô 19: Ghi tên đơn vị tính của từng loại mặt hàng theo quy định trong Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu hoặc thực tế giao dịch. Trường hợp nếu lô hàng có từ 04 mặt hàng trở lên thì cách ghi cũng giống như ô thứ 16

Ô 20: Ghi giá của đơn vị hàng hóa theo đồng tiền đã quy định tại ô thứ 13, căn cứ vào các thỏa thuận trong Hợp đồng thương mại, hóa đơn, LC hoặc những chứng từ khác có liên quan đến lô hàng đó. Trường hợp nếu lô hàng có từ 04 mặt hàng trở lên thì người khai thực hiện như ở ô thứ 16

Ô 21: Nhập trị giá nguyên tệ của từng loại mặt hàng xuất khẩu (nhập khẩu), là kết quả của phép nhân giữa số lượng và đơn giá. Trường hợp nếu lô hàng có từ 04 món trở lên thì trên tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ sẽ ghi tổng trị giá nguyên tệ của những mặt hàng đã khai báo trên phụ lục tờ khai. Còn trên phụ lục tờ khai sẽ ghi trị giá nguyên tệ cho từng loại mặt hàng

Ô 22

  • Trị giá tính thuế: người khai ghi trị giá của từng loại mặt hàng bằng tiền Việt Nam
  • Thuế suất phần trăm: ghi thuế suất tương ứng cùng với mã quy định tại ô thứ 16 theo biểu thuế xuất khẩu (nhập khẩu)
  • Nhập số thuế xuất khẩu (nhập khẩu) phải nộp của từng loại mặt hàng

*) Trường hợp lô hàng có từ 04 mặt hàng trở lên thì cách ghi tờ khai cụ thể như sau:

  • Trên tờ khai Hải Quan, người khai ghi tổng số tiền thuế xuất khẩu (nhập khẩu) phải nộp vào ô cộng
  • Phụ lục tờ khai sẽ ghi rõ trị giá tính thuế, thuế suất cũng như số thuế xuất khẩu (nhập khẩu) phải nộp của từng loại mặt hàng

Ô 23:

  • Giá trị phải thu khác: người kê khai nhập số tiền phải nộp khác
  • Tỷ lệ phần trăm: nhập tỷ lệ phần trăm của những khoản thu khác theo quy định Pháp luật
  • Số tiền: nhập số tiền cần thanh toán trong Hợp đồng

*) Nếu trường hợp lô hàng có từ 04 mặt hàng trở lên thì cách ghi sẽ như ô thứ 22

Ô 24: Tổng số tiền thuế và những khoản thu khác, người kê khai sẽ ghi tổng số tiền thuế xuất khẩu (nhập khẩu) và các khoản phí thu khác cụ thể bằng số và chữ

Ô 25: Khi người khai Hải Quan kê khai hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng container thì phải ghi đầy đủ số container, số kiện hàng container, trọng lượng hàng hóa bên trong container và nơi đóng gói. Nếu trường hợp có từ 04 container trở lên thì ghi cụ thể những thông tin trên phụ lục của tờ khai, không nên ghi trên tờ khai

Ô 26: Liệt kê những chứng từ đi kèm theo của tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ

Ô 27: Ghi ngày, tháng và năm kê khai; ký tên xác nhận, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu mộc vào tờ khai

Tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ
Tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ

Xem thêm: Lưu ý hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Bắc Âu năm 2023

Những lưu ý khi làm tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ

Xuất nhập khẩu tại chỗ có rất nhiều ưu điểm mạnh, nhưng để hình thức này diễn ra một cách suôn sẻ và hiệu quả, thì các doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau đây, khi làm thủ tục Hải Quan để mở tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ:

  • Tờ khai Hải Quan sau khi được đăng ký thì chỉ có giá trị làm thủ tục trong thời hạn tối đa là 15 ngày.
  • Trường hợp hợp hàng hóa, sản phẩm xuất nhập khẩu tại chỗ có chỉ định từ doanh nghiệp nước ngoài thì hàng tháng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại chỗ phải tổng hợp và lập danh sách những tờ khai đã được thông quan theo quy định mẫu 20/TKXNTC/GSQL phụ lục V, ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Sau đó, doanh nghiệp tiến hành gửi danh sách tờ khai này tới Cơ quan Thuế quản lý trực tiếp.
  • Khi làm các bước khai báo thông tin hàng hóa, sản phẩm để mở tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp cần phải đảm bảo tính chính xác về mặt thời gian trong hợp đồng mua bán đã ký kết và tuân theo trình tự Pháp luật.
  • Đối với những trường hợp đặc biệt, ví dụ như: bên làm thủ tục Hải Quan là doanh nghiệp cần được ưu tiên (doanh nghiệp nằm trong luồng siêu xanh), đối tác với doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp tuân thủ theo luật Hải Quan hoặc là đối tác cùng với doanh nghiệp, cũng tuân thủ theo luật Hải Quan thực hiện xuất nhập khẩu tại chỗ nhiều lần trong thời gian nhất định (cùng một hợp đồng, người mua và người bán) thì được phép giao nhận hàng hóa trước và mở tờ khai Hải Quan sau. Tuy nhiên, thời gian khai báo Hải Quan không được vượt quá 30 ngày, tính từ thời điểm giao nhận hàng hóa.
  • Người khai Hải Quan được phép đăng ký mở tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ duy nhất tại 01 Chi cục Hải Quan thuận tiện nhất với mình.
  • Trường hợp tờ khai xuất nhập khẩu cùng được mở tại một Cơ quan Hải Quan, mà tờ khai lại được phân luồng đỏ, phải qua kiểm tra hàng hóa thực tế và hoàn thành thủ tục khai báo thông quan, thì có thể vẫn được miễn kiểm tra hàng hóa thực tế theo quy định Pháp luật.
  • Trường hợp nếu đã quá hạn mở tờ khai nhập khẩu đối ứng thì doanh nghiệp sẽ chịu các hình thức xử phạt vi phạm theo Khoản 3, Điều 1, Nghị định số 45/2016/NĐ-CP.

Trên đây là những nội dung, thông tin cụ thể nhất khi các doanh nghiệp muốn làm tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ. Bạn cần đọc kỹ các bước hoàn thành và mẫu đơn chi tiết để làm thủ tục kê khai hàng hóa một cách hiệu quả. Nếu còn câu hỏi nào về tờ khai Hải Quan này hoặc bất kỳ vấn đề nào liên quan đến chứng từ, giấy tờ xuất nhập khẩu, thì Finlogistics chính là địa chỉ tin cậy giúp bạn giải quyết khó khăn. Chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, cam kết mang đến dịch vụ chất lượng, uy tín và tối ưu nhất cho khách hàng!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Contact Finlogistics

Θ Bài viết gợi ý:


Cong-bo-hop-quy-00.jpg

Chứng nhận công bố hợp quy là gì? Các bước làm thủ tục để đăng ký chứng nhận hợp quy như thế nào? Đây chắc chắn là những vấn đề nóng mà khá nhiều cá nhân và doanh nghiệp đang quan tâm tới. Vậy chi tiết ra sao, hãy cùng với Finlogistics tìm hiểu kỹ hơn ngay trong bài viết chia sẻ dưới đây nhé!!!

Công bố hợp quy
Công bố hợp quy

(09/09/2023)


 

Công bố hợp quy là gì?

Định nghĩa 

Công bố hợp quy (chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật) là hoạt động xác nhận, đánh giá đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Căn cứ pháp lý 

Để có thể lấy được Công bố hợp quy, các cá nhân, doanh nghiệp cần đọc kỹ những điều luật cho Nhà nước ban hành, nhằm quản lý và đánh giá quy chuẩn kỹ thuật của hàng hóa dưới đây:

Danh mục hàng hóa buộc phải làm Công bố hợp quy:

Thành phần đăng ký

  • Đăng ký kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu
  • Bản sao Hợp đồng, Danh mục hàng hóa (nếu có)
  • Bản sao (có xác nhận của tổ chức, cá nhân) vận đơn
  • Hóa đơn
  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
  • Chứng chỉ chất lượng của nước xuất khẩu (giấy chứng nhận chất lượng, kết quả thử nghiệm)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có)
  • Ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa có các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định)
  • Chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có)
Công bố hợp quy
Công bố hợp quy

Xem thêm: Incoterm là gì? Những thuật ngữ về Incoterm mới nhất

Quy trình làm việc của Cổng thông tin một cửa

Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân thực hiện công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (bao gồm: Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá; trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận; trường hợp chứng nhận hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận được chỉ định) nộp hồ sơ tới Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi tổ chức, cá nhân sản xuất đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Trong giờ hành chính vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ nghỉ). Cơ quan chuyên ngành xác nhận tổ chức, cá nhân đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của tổ chức, cá nhân.

Xử lý hồ sơ

Đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá hoặc tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận (sau đây viết tắt là tổ chức chứng nhận)

  • Trong thời gian 01 ngày làm việc, cơ quan chuyên ngành xác nhận tổ chức, cá nhân đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của tổ chức, cá nhân.
  • Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, tổ chức, cá nhân phải nộp kết quả tự đánh giá theo quy định hoặc sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật cho cơ quan chuyên ngành.

Đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận được chỉ định

  • Cơ quan chuyên ngành cấp Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu;
  • Sau khi có Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, tổ chức, cá nhân nộp bản sao y bản chính Thông báo này cho cơ quan Hải Quan để thông quan hàng hóa.

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo trình tự

  • Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công bố hợp quy, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (sau đây viết tắt là Chi cục) thông báo bằng văn bản đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định tới tổ chức, cá nhân công bố hợp quy. Sau thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày gửi văn bản đề nghị mà hồ sơ đăng ký Công bố hợp quy không được bổ sung đầy đủ theo quy định, cơ quan chuyên ngành có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.
  • Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ và hợp lệ, Chi cục ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân.
  • Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ nhưng không hợp lệ, Chi cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân về lý do không tiếp nhận hồ sơ.
Công bố hợp quy
Công bố hợp quy

Xem thêm: Packing List là gì trong hoạt động xuất nhập khẩu?

Quy trình làm việc công bố hợp quy của doanh nghiệp 

  • Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng
  • Bước 2: Làm thủ tục thông quan 
  • Bước 3: Đăng ký chứng nhận hợp quy
  • Bước 4: Tiến hành niêm phong mẫu
  • Bước 5: Mang mẫu đi thử nghiệm → trả phiếu kết quả
  • Bước 6: Nộp hồ sơ lên cơ quan chuyên ngành → Đóng phí và nhận chứng nhận 

Nếu quý khách hàng, doanh nghiệp đang quan tâm hay vẫn còn thắc mắc về vấn đề thủ tục đăng ký Công bố hợp quy hay các thủ tục khai báo Hải Quan khác, hãy liên hệ cho công ty Finlogistics để được đội ngũ tư vấn viên có chuyên môn hỗ trợ ngay. Chúng tôi luôn đảm bảo chất lượng dịch vụ và tối ưu chi phí dành cho khách hàng!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Công bố hợp quy

Θ Bài viết gợi ý:


Thu-tuc-dang-ky-tai-khoan-00.jpg

Nhằm thực hiện đúng quy trình làm thủ tục đăng ký tài khoản, các doanh nghiệp nên dựa theo Thông tư số 178/2015/TTLT-BTC-BNNPTNT-BTNMT-BYT đã liên kết với BNNPTNT, BTNMT để được hướng dẫn thực hiện cơ chế một cửa quốc gia. Để tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết hữu ích dưới đây của Finlogistics nhé!!!

Thủ tục đăng ký tài khoản
Thủ tục đăng ký tài khoản

(08/09/2023)


 

Đối tượng áp dụng thủ tục đăng ký tài khoản

Đối tượng của thông tư này bao gồm: Các tổ chức, cá nhân thực hiện xuất nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, quá cảnh hàng hóa lựa chọn phương thức thực hiện các thủ tục đăng ký tài khoản hành chính một cửa thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Cách thực hiện cơ chế một cửa quốc gia

  • Bước 1: Người khai, các cơ quan xử lý gửi thông tin về thủ tục hành chính một cửa tới Cổng thông tin một cửa quốc gia;
  • Bước 2: Cổng thông tin một cửa quốc gia tiếp nhận và chuyển tiếp thông tin đến các hệ thống xử lý chuyên ngành;
  • Bước 3: Các cơ quan xử lý tiếp nhận, xử lý thông tin, phản hồi trạng thái tiếp nhận, xử lý, trả kết quả xử lý tới Cổng thông tin một cửa quốc gia
  • Bước 4: Cổng thông tin một cửa quốc gia phản hồi trạng thái tiếp nhận, xử lý trả kết quả qua xử lý thông tin tới người khai thủ tục đăng ký tài khoản và hệ thống xử lý chuyên ngành có liên quan

Thủ tục của các Bộ được thực hiện trên Cổng thông tin một cửa 

Các thủ tục hành chính một cửa của BTC 

  • Các thủ tục Hải Quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa
  • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài; 
  • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ….

Các thủ tục hành chính một cửa của BNNPTNT 

  • Thủ tục đăng ký tài khoản cấp giấy chứng nhận chất lượng thức ăn Thủy sản nhập khẩu; 
  • Cấp giấy phép nhập khẩu giống cây trồng nông nghiệp; 
  • Cấp giấy phép nhập khẩu phân bón…
Thủ tục đăng ký tài khoản
Thủ tục đăng ký tài khoản

Các thủ tục hành chính một cửa của BTNMT

  • Đăng ký vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại; 
  • Xác nhận đăng ký nhập khẩu các chất HCFC…

Các thủ tục hành chính một cửa của BYT 

 

Xem thêm: Thuế nhập khẩu bàn ghế từ Trung Quốc vào Việt Nam năm 2023

Thủ tục đăng ký tài khoản sử dụng Cổng thông tin một cửa quốc gia

Trình tự thực hiện

  • Trường hợp người khai đã có tài khoản người sử dụng tại các hệ thống xử lý chuyên ngành có kết nối với Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai lựa chọn tài khoản sẽ sử dụng để truy cập Cổng thông tin một cửa quốc gia, gửi thông báo bằng văn bản đến đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia. Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia tiếp nhận thông báo, xử lý và hướng dẫn người khai sử dụng tài khoản đã chọn để truy cập Cổng thông tin một cửa quốc gia.
  • Trường hợp người khai làm thủ tục đăng ký tài khoản mới trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai nộp hồ sơ tại Cổng thông tin một cửa quốc gia.
  • Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia phối hợp với các cơ quan quản lý có liên quan xem xét hồ sơ và thông báo cho người khai. Sau khi nhận được thông báo hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người khai truy cập Cổng thông tin một cửa quốc gia, sử dụng chức năng đăng ký người sử dụng, khai báo đầy đủ và chính xác các thông tin tài khoản theo mẫu quy định tại Phụ lục II Thông tư liên tịch số 84/2013/TTLT-BTC-BCT-BGTVT.

Cách thức thực hiện

Trực tuyến (Nộp hồ sơ thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia)

Thời hạn giải quyết

Thời gian giải quyết là 05 ngày làm việc.

Thành phần hồ sơ

Người làm thủ tục đăng ký tài khoản truy cập Cổng thông tin một cửa quốc gia, sử dụng chức năng đăng ký người sử dụng. Khai báo đầy đủ và chính xác các thông tin tài khoản theo mẫu quy định tại Phụ lục II, Thông tư số 84/2013/TTLT- BTC-BCT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Quyết định số 48/2011/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thực hiện cơ chế Hải Quan một cửa quốc gia.

Thủ tục đăng ký tài khoản
Thủ tục đăng ký tài khoản

Khi sử dụng dịch vụ hải quan tại Finlogistics chúng tôi cam kết

  • Xử lý các thủ tục Hải Quan hàng xuất nhập khẩu theo từng yêu cầu về lô hàng đặc thù riêng biệt, đảm bảo tính đầy đủ, chính xác, nhanh chóng và hợp pháp.
  • Tư vấn miễn phí thủ tục đăng ký tài khoản, xin giấy phép,…
  • Giúp khách hàng kiểm tra và hoàn thiện bộ hồ sơ trước khi xuất nhập khẩu
  • Hạn chế tối đa những rủi ro phát sinh ngoài ý muốn, tránh thiệt hại chi phí khi làm thủ tục hải quan.
  • Cung cấp thêm những dịch vụ trọn gói vận chuyển khác. Từ đó có thể hoàn thiện quy trình vận chuyển cho khách hàng. 

Xem thêm: 10 bước thông quan vận chuyển quốc tế đường bộ mới nhất 

Nếu quý khách hàng, doanh nghiệp đang có nhu cầu tư vấn về các thủ tục đăng ký tài khoản trên cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc thủ tục Hải Quan hàng hóa, hãy liên hệ ngay với Finlogistics để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Chúng tôi chuyên cung cấp những dịch vụ vận chuyển hàng hóa nội địavận chuyển quốc tế bằng nhiều hình thức khác nhau, làm thủ tục thông quan tờ khai, làm giấy tờ chứng từ khó,… giúp giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thủ tục đăng ký tài khoản

Θ Bài viết gợi ý:


Kiem-dich-dong-vat-00.jpg

Đối với loại hàng hóa nhập khẩu là động vật thì bắt buộc phải kiểm dịch động vật trước khi tiến hành các bước nhập khẩu. Mục đích của việc kiểm dịch là dùng những biện pháp kỹ thuật để phát hiện, kiểm soát và ngăn chặn những động vật bị nhiễm dịch bệnh vào lãnh thổ Việt Nam. Vậy quy trình diễn ra như thế nào? Mời bạn theo dõi cùng với Finlogistics qua bài viết này nhé!!!

Kiểm dịch động vật
Kiểm dịch động vật trên cạn nhập khẩu

(06/09/2023)


 

Định nghĩa kiểm dịch

Kiểm dịch là công tác quản lý Nhà nước nhằm ngăn chặn những loài sâu, bệnh, cỏ dại nguy hiểm… lây lan giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài. Với hàng nhập khẩu có liên quan hoặc có nguồn gốc thực vật, kiểm dịch là để đảm bảo không cho mầm bệnh theo hàng hóa nhập khẩu đi vào nước ta. Với hàng xuất khẩu, công việc cũng tương tự. Nhưng là để chứng minh hàng đảm bảo điều kiện về kiểm dịch để xuất khẩu ra nước ngoài.

Các đối tượng phải thực hiện kiểm dịch động vật

Việc kiểm dịch động vật căn cứ dựa theo Thông tư số: 25/2016/TT-BNNPTNT, 35/2018/TT-BNNPTNT và 09/2022/TT-BNNPTNT.

Tất cả các động thực vật, sản phẩm dạng thô của động thực vật đều là các đối tượng phải kiểm dịch. Trừ những trường hợp đặc biệt được nhập khẩu nhằm mục đích nghiên cứu khoa học. Hoặc miễn trừ ngoại giao… thì phải có công văn hoặc quyết định của các ban ngành liên quan khác.

Kiểm dịch động vật
Kiểm dịch động vật trên cạn nhập khẩu

Quy trình kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu 

Đăng ký tài khoản trên hệ thống một cửa quốc gia

  • Vào trang vnsw.gov.vn đăng ký theo hướng dẫn.
  • Sau khi đăng ký xong vào cập nhật tài khoản kéo xuống BỘ NÔNG NGHIỆP”, chọn mục Nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật trên cạn” (cho các động vật và sản phẩm động vật trên cạn), chọn mục Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu”.
  • Hai tiếng sau khi cập nhật thì tài khoản sử dụng được.

Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu Thiết bị y tế mới nhất năm 2023

Đăng ký kiểm dịch động vật sản phẩm nhập khẩu

Những chứng từ, giấy tờ cần chuẩn bị như sau:

  • Bản sao đăng ký kinh doanh (có thể hiện doanh nghiệp được phép kinh doanh chế biến sp động vật nhập khẩu)
  • Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu của tổ chức, cá nhân (Theo mẫu 19, Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 25)
  • Đối với động vật, sản phẩm động vật thuộc đối tượng quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan khác, phải nộp văn bản hoặc giấy phép theo quy định
Kiểm dịch động vật
Kiểm dịch động vật trên cạn nhập khẩu

Đăng nhập vào hệ thống 01 cửa quốc gia, chọnBỘ NÔNG NGHIỆP”, chọn Nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật trên cạn” (cho các động vật và sản phẩm động vật trên cạn) chọn Thêm mới”, điền thông tin theo yêu cầu và cập nhật các chứng từ trên, trong khoảng 05 ngày làm việc. Nếu bộ hồ sơ hợp lệ thì cục thú y trả kết quả đồng ý kiểm dịch cho chủ hàng và cơ quan kiểm dịch cửa khẩu.

Đăng ký kiểm dịch động vật cho lô hàng cụ thể

Khi phát sinh lô hàng nhập khẩu, cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

Đăng nhập vào hệ thống 01 cửa quốc gia, chọn BỘ NÔNG NGHIỆP”, chọn Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu”, chọn Tạo mới” và điền thông tin yêu cầu, cập nhật Giấy kiểm dịch thực vật do cục thú y cấp, và giấy kiểm dịch đầu nước ngoài, sau khoảng 01 tiếng nếu chứng từ hợp lệ chuyên viên sẽ trả kết quả đồng ý kiểm dịch. Và cho 01 bản đơn xin kiểm dịch có số tiếp nhận và số vào sổ.

Cầm bộ chứng từ giấy giới thiệu, lệnh giao hàng, Bill of Lading. Công văn xin lấy mẫu. Đơn xin kiểm dịch lên đăng ký lấy mẫu kiểm dịch với chi cục hải quan cửa khẩu. Cầm giấy giới thiệu, hợp đồng, Commercial Invoice, Packing List, Bill of Lading, đơn xin kiểm dịch (bản sao). Kiểm dịch nước ngoài bản gốc lên chi cục thú y cửa khẩu để đăng ký với chuyên viên và hẹn ngày giờ đi lấy mẫu.

Kiểm dịch động vật
Kiểm dịch động vật trên cạn nhập khẩu

Xem thêm: Vận chuyển hàng hóa đường bộ qua biên giới – Finlogistics

Hẹn chuyên viên ở cảng, kho hàng mở hàng lấy mẫu. Sau khi lấy mẫu xong khoảng 24 giờ, chuyên viên sẽ trả kết quả đạt hay không đạt trên hệ thống 01 cửa quốc gia. Và trả 02 bản chứng thư kiểm dịch (01 gốc, 01 copy) tại Chi cục. Lên chi cục đóng lệ phí và lấy chứng thư về, kết thúc quy trình kiểm dịch.

Nếu quý khách hàng, doanh nghiệp có vấn đề hay thắc mắc gì về kiểm dịch động vật, thủ tục thông quan hàng hóa, hay vận chuyển nội địa – quốc tế, có thể liên hệ với Finlogistics để được giải đáp và tư vấn. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ mọi lúc mọi nơi, với chất lượng dịch vụ tốt nhất, kèm theo mức chi phí ưu đãi!!! 

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Kiểm dịch động vật

Θ Bài viết gợi ý:


Thu-tuc-nhap-khau-thiet-bi-y-te-00.jpg
Thủ tục nhập khẩu thiết bị y tế hiện nay là hoạt động cần thiết nhằm nâng cao cơ sở trang thiết bị y tế, tạo điều kiện thuận lợi chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam. Chính vì vậy, có rất nhiều doanh nghiệp quan tâm và muốn kinh doanh mặt hàng này nhưng chưa rõ quy trình và thủ tục thế nào. Bài viết này của Finlogistics sẽ đề cập đến những kiến thức cơ bản nhất về thủ tục nhập khẩu thiết bị y tế!!!
 
Thủ tục nhập khẩu thiết bị y tế
Thủ tục nhập khẩu thiết bị y tế
 

 

Căn cpháp lý về thủ tục nhập khẩu thiết bị y tế

Bỏ qua các bước về khâu thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, chữ ký số, tìm nhà cung cấp để làm thủ tục nhập khẩu Thiết bị y tế. Các doanh nghiệp cần phải nắm rõ được trước khi nhập khẩu hàng về Việt Nam, để tránh các chi phí phát sinh không đáng có.

Định nghĩa về Thiết bị y tế

Thiết bị y tế là các loi thiết b, vt tư cấy ghép, dng c, vt liu, thuốc thvà chất hiu chun in vitro, phần mềm (software) đáp ng đồng thi các yêu cầu sau đây:

A. Được sdng riêng lhay phối hp vi nhau theo chđnh ca chshu trang thiết by tế đphc vcho con người nhằm mt hoc nhiều mc đích sau đây:

  • Chn đoán, ngăn nga, theo dõi, điều trvà làm gim nhbnh tt hoc bù đắp tn thương, chấn thương
  • Kim tra, thay thế, điều chnh hoc hỗ trgii phẫu và quá trình sinh lý
  • Hỗ trhoc duy trì ssống
  • Kim soát sththai
  • Khkhun trang thiết by tế
  • Cung cấp thông tin cho vic chn đoán, theo dõi và điều trthông qua bin pháp kim tra các mẫu vt có nguồn gốc tcơ thcon người.

B. Không sdng cơ chế dược lý, miễn dch hoc chuyn hóa trong hoc trên cơ thể người. Hoc nếu có sdng các cơ chế này thì chmang tính chất hỗ trđđt mc đích quy đnh ti đim A khon này.

Xem thêm: ETA là gì? 5 yếu tố ảnh hưởng tới ETA trong xuất nhập khẩu

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu Thiết bị y tế

Quy trình nhập khẩu thiết bị y tế mới nhất
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu Thiết bị y tế

Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu Thiết bị y tế qua Hải Quan

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu Thiết bị y tế thông qua Hải Quan bao gồm:

  • Commercial Invoice
  • Packing List
  • Bill of Lading (Vận đơn đường biển), giấy báo hàng đến
  • Phân loại thiết bị y tế
  • Công bố thiết bị y tế loại A, B hoặc Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy lưu hành Thiết bị y tế C, D
  • Giấy tờ khác (nếu có)
Thủ tục hải quan thiết bị y tế
Thủ tục nhập khẩu Thiết bị y tế

Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu Serum dành cho người mới năm 2023

Trên đây là những thông tin, nội dung về quy trình làm thủ tục nhập khẩu Thiết bị y tế cho các cá nhân, doanh nghiệp quan tâm. Nếu cần giải đáp bất kỳ thắc mắc hay có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ vận chuyển hàng hóa thiết bị y tế hoặc mặt hàng khác, khách hàng có thể liên hệ cho Finlogistics. Chúng tôi sẵn sàng giải quyết mọi đơn hàng của khách hàng, với tiêu chí nhanh chóng, an toàn, chất lượng và tối ưu chi phí!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thủ tục nhập khẩu thiết bị y tế

Θ Bài viết gợi ý:


Xuat-khau-hang-noi-that-00.jpg

Trong ba tháng đầu năm 2022, thị trường xuất khẩu hàng nội thất đã tăng 6% so với cùng kỳ năm 2021. Trong tháng 5 năm 2022, tiềm năng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng nhanh chóng. Đặc biệt, mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ sang thị trường Nhật Bản chiếm tỉ trọng rất lớn. Vậy chi tiết nội dung này là gì, hãy tìm hiểu sâu hơn với Finlogistics trong bài viết này nhé!!!

Xuất khẩu hàng nội thất
Xuất khẩu hàng nội thất đồ gỗ sang Nhật Bản

(31/08/2023)


 

Tổng quan thị trường xuất khẩu hàng nội thất gỗ và sản phẩm gỗ đi Nhật Bản

Nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Nhật Bản trong 4 tháng đầu năm 2022 đã đạt 264,8 nghìn tấn, trị giá 96,4 tỷ Yên (tương đương 756,8 triệu USD), giảm 9,1% về lượng nhưng tăng 7,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Nhật Bản nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ thị trường Việt Nam đạt 67 nghìn tấn, trị giá 23,1 tỷ Yên (tương đương 181,4 triệu USD), giảm 11,6% về lượng và tăng 7,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 25,3% tổng lượng nhập khẩu, giảm 0,7 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021.

Do đó, lượng xuất khẩu hàng nội thất, đặc biệt là sản phẩm gỗ từ Việt Nam sang Nhật Bản đang tăng mạnh. Dưới đây là kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường thế giới:

Nguồn dữ liệu thống kê_1
Nguồn dữ liệu thống kê xuất khẩu hàng nội thất
Nguồn dữ liệu thống kê_2
Nguồn dữ liệu thống kê xuất khẩu hàng nội thất

Đọc thêm: Hàng quá cảnh đường bộ là gì? Thông tin chi tiết mới nhất

Chính sách xuất khẩu hàng nội thất đồ gỗ

Chính sách mặt hàng gỗ xuất khẩu
Chính sách xuất khẩu hàng nội thất

Kiểm tra xem mặt hàng nội thất bằng gỗ này có thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu hay không (Phụ lục I – Nghị định 69/2018/NĐ-CP) . Ngoài ra, còn phải xem các loại gỗ này có thuộc Phụ lục I CITES phân bố tự nhiên tại Việt Nam được liệt kê tại Nhóm IA – Các loài thực vật rừng tại khoản 1, Điều, 4 Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính Phủ thì không được phép xuất khẩu hàng nội thất. Kiểm tra xem mặt hàng xuất khẩu hàng nội thất này có phải làm kiểm tra hun trùng hay là không.

Thủ tục xuất khẩu hàng nội thất đồ gỗ

Thủ tục xuất khẩu đồ gỗ nội thất
Thủ tục xuất khẩu đồ gỗ nội thất

Kê khai AFR (quy định khai báo trước, được hiểu là phí khai Manifest điện tử đối với các hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản) bắt đầu từ tháng 3/2014. Hạn chót để khai AFR chậm nhất trước 24h, tính từ giờ tàu rời cảng xếp hàng. Việc kê khai hồ sơ lâm sản để xuất khẩu hàng nội thất bao gồm:

  • Nếu mua nguyên liệu từ các nhà máy chế biến gỗ trong nước cần có hóa đơn bán hàng theo quy định của BTC và bảng kê lâm sản có xác nhận của Cơ quan kiểm lâm
  • Nếu mua nguyên liệu gỗ từ nước ngoài cần phải có tờ khai nhập khẩu nguyên liệu đầu vào

Hồ sơ Hải Quan

Doanh nghiệp xuất khẩu cần chuẩn bị bộ hồ sơ Hải Quan thông quan xuất khẩu hàng nội thất, bao gồm những giấy tờ quan trọng sau:

(Các sản phẩm nội thất được làm từ gỗ công nghiệp như MDF hay MFC, thủ tục xuất khẩu được thực hiện tương tự như hàng hóa thông thường).

Đọc thêm: Hướng dẫn lựa chọn Forwarder – Dịch vụ giao nhận hàng hóa

Mã HS code

Khi làm thủ tục xuất khẩu hàng nội thất, cần chú ý xác định đúng mã HS cho mặt hàng xuất khẩu dựa vào Biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành mới nhất năm 2022. Đối với sản phẩm nội thất từ gỗ, mặt hàng này có mã HS thuộc chương 94:

  • 940350 – Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong phòng ngủ
  • 940360 – Đồ nội thất bằng gỗ khác
  • 940161 – Ghế khác, có khung bằng gỗ, đã nhồi đệm
  • 940169 – Ghế khác, có khung bằng gỗ, loại khác
  • 940190 – Bộ phận ghế ngồi (trừ các loại nhóm thuộc nhóm 94.02)
  • 940390 – Các bộ phận của đồ nội thất khác
  • 940340 – Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong nhà bếp
  • 940490 – Khung đệm; các mặt hàng thuộc bộ đồ giường và các loại tương tự
  • 940389 – Đồ nội thất bằng mây, liễu gai và các vật liệu tương tự (như tre, mây)
  • 940330 – Đồ nội thất khác bằng gỗ được sử dụng trong văn phòng
  • 940151 – Ghế ngồi bằng tre hoặc bằng song, mây

Shipping Mark

Đối với việc xuất khẩu hàng nội thất, cần chú trọng việc dán nhãn Shipping mark trên các kiện hàng để việc vận chuyển và làm thủ tục hải quan thuận lợi.

Chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Khi xuất khẩu, chính phủ Việt Nam không yêu cầu người xuất khẩu làm xuất xứ made in Vietnam cho hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, với khách hàng ở những quốc gia đã ký Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam (FTA) thì có thể sẽ yêu cầu làm chứng nhận xuất xứ theo form trong Hiệp định Thương mại tự do tương ứng để người mua được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định. Đối với hàng hóa xuất đi Nhật Bản có các chứng nhận CO thông dụng như AJ (ASEAN – Japan), VJ (Việt Nam – Japan) hay CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương). 

Thủ tục xin CO

Trường hợp người đề nghị cấp CO xuất khẩu hàng nội thất lần đầu chưa có hồ sơ thương nhân thì phải đăng ký hồ sơ thương nhân, bao gồm: 

  • Đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp CO và con dấu của thương nhân
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có dấu sao y)
  • Danh mục các cơ sở sản xuất ra HH đề nghị cấp CO của thương nhân (nếu có)
Thủ tục xin CO form AJ

Hồ sơ xin CO form AJ xuất khẩu hàng nội thất, bao gồm: 

  • Đơn đề nghị cấp CO form AJ đã được khai hoàn chỉnh và hợp lệ (theo mẫu số 3) 
  • Mẫu CO form AJ đã được khai hoàn chỉnh 
  • Bản sao tờ khai Hải Quan đã hoàn thành thủ tục Hải Quan, trừ các trường hợp xuất khẩu không phải khai tờ khai Hải Quan 
  • Bản sao Hóa đơn thương mại
  • Bản sao Vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương
  • Bản tính hàm lượng giá trị khu vực 
  • Kê khai chi tiết mã HS nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra 
  • NVL có NK đính kèm bản sao TKHQ nhập khẩu NVL hoặc hợp đồng, hóa đơn VAT đối với NVL mua trong nước 
  • Giấy phép xuất khẩu và các chứng từ khác (nếu có)

Đọc thêm: Bộ chứng từ xuất nhập khẩu mà dân ngành Logistics cần biết

Tiêu chí xuất khẩu hàng nội thất đồ gỗ

  • Hàng hóa có xuất xứ thuần túy “WO”: Hàng hóa được sản xuất toàn bộ tại một lãnh thổ không sử dụng nguyên liệu đầu vào không xuất xứ
  • Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy “NOW”: Được coi là đã trải qua công đoạn gia công hoặc chế biến đầy đủ khi đáp ứng quy tắc cụ thể mặt hàng. Quốc gia nào tạo nên “sự biến đổi cơ bản” của hàng hóa so với nguyên liệu đầu vào không xuất xứ, chính là quốc gia xuất xứ của hàng hóa.

Quy tắc cụ thể của quá trình xuất khẩu hàng nội thất “PSR”: Áp dụng cho các HH cụ thể nằm trong danh mục riêng quy định tại Phụ lục II của Thông tư số 22/2016/TT-BCT

  • Tiêu chí RVC hoặc LVC
  • Tiêu chí CTC: CC, CTH, CTSH
  • PE – sản xuất hoàn từ nguyên liệu có xuất xứ 

Quy tắc chung: 

  • Tiêu chí RVC hoặc LVC
  • CTH
  • Tiêu chí tỷ lệ phần trăm giá trị: RVC >= 40%
Công thức RVC
Công thức 1
Công thức RVC
Công thức 2

Form AJ và VJ

Cấu trúc form AJ và HJ
Cấu trúc form AJ và HJ

Khi ký Hợp đồng mua bán, cần phải ràng buộc bên nhà sản xuất làm bảng kê hàng hóa xuất khẩu để xin được cấp CO đối với doanh nghiệp thương mại. Đối với doanh nghiệp sản xuất hàng hóa cần kê khai bảng kê chi tiết nguyên vật liệu dựa theo Thông tư số 05:

  • Mua NVL nhập khẩu theo CO (FTA)
  • Mua NVL nguồn gốc Việt Nam: Xuất trình hóa đơn VAT hoặc kê khai mẫu X (Phụ lục mẫu 10)

Các cảng biển chính ở Nhật Bản

  • Cảng TOKYO: 7 đến 9 ngày
  • Cảng KOBE: 7 đến 9 ngày
  • Cảng NAGOYA: 9 đến 10 ngày
  • Cảng OSAKA: 9 đến 10 ngày
  • Cảng YOKOHAMA: 7 đến 9 ngày
  • Cảng SHIMIZU: ~15 ngày 
  • Cảng HAKATA: ~15 ngày

Đóng gói thành phẩm

Việc xuất khẩu hàng nội thất bằng gỗ cần phải được đóng gói thật kỹ khi vận chuyển để tranh trường hợp hàng hóa bị trầy xước, rạn nứt hoặc va chạm với nhau. Cần bọc gỗ bằng màng ni lông dày hoặc màng bọc chuyên dụng dành cho đồ nội thất gỗ hoặc có thể bọc bằng vải dày. Cố định hàng hóa bằng dây quấn để tránh trường hợp xô đổ, va chạm lẫn nhau trong quá trình vận chuyển. Hoặc một số mặt hàng có thể tháo rời được thì nên tháo rời từng sản phẩm, bộ phận và bọc màng cẩn thận, sau đó nên lót thêm các lớp giấy Carton để cố định hàng hóa.

Thanh toán trong xuất khẩu hàng nội thất đồ gỗ

Quy trình thanh toán L/C_1
Quy trình thanh toán LC xuất khẩu hàng nội thất_1
Quy trình thanh toán L/C_2
Quy trình thanh toán LC xuất khẩu hàng nội thất_2

Đọc thêm: Thanh toán LC là gì trong hoạt động xuất nhập khẩu?

Những nội dung cần kiểm tra trong LC

Kiểm tra số hiệu và ngày mở LC 

  • Trường số 20 – Document Credit Number (số hiệu L/C)
  • Trường số 31C – Date of Issue (ngày mở L/C)

Kiểm tra tên và địa chỉ của các bên liên quan

  • Trường số 50 – Applicant (Nhà NK, người mở L/C)
  • Trường số 59 – Beneficiary (Người hưởng lợi L/C, nhà XK)
  • Trường số 57A – SWIFT CODE

Kiểm tra số tiền trên LC

  • Trường số 32B – Currency Code
  • Dung sai ở trường số 39A – Tolerance

Kiểm tra thời hạn giao hàng, ngày và nơi hết hạn, thời hạn trả tiền

  • Trường số 31D – Date and Place of Expiry
  • Trường số 44C – Latest Date of Shipment
  • Giao hàng từng lần, trường số 44D

Kiểm tra về nội dung vận tải, giao nhận

  • Term giao hàng
  • Thông tin người nhận hàng
  • Nơi nhận hàng

Kiểm tra các chứng từ yêu cầu của LC và cam kết trả tiền

Các khoản phí LCC (Local Charge) hàng xuất khẩu nội thất đồ gỗ

Đối với hàng hóa nội thất gỗ, 01 cont 40′, 60 khối, 21 tấn, cảng xuất Osaka, Japan. Term CIF, có làm CO gồm các chi phí như sau:

  • O/F: $490/40′ INCLUDED BK 
  • LCC tại Việt Nam: DO: 900k /set , Seal: 205k/cont , THC: 4059k/40’, Telex release: 550k/bill, MNF: 650k/set

Trên đây là những thủ tục và quy trình xuất khẩu hàng nội thất gỗ đi Nhật Bản chi tiết dành cho các doanh nghiệp quan tâm. Nếu quý khách hàng mong muốn tiến hành xuất khẩu hoặc cần tư vấn thêm về bất kỳ nội dung, thông tin gì, có thể vui lòng liên hệ cho Finlogistics. Chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, xin chứng từ, giấy tờ khó,… sẽ hỗ trợ nhiệt tình cho khách hàng mọi lúc mọi nơi.

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Xuất khẩu hàng nội thất

Θ Bài viết gợi ý:


Phone
Mục lục