Nhap-khau-ban-ghe-tu-Trung-Quoc-00.jpg

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 235/QĐ-BCT ngày 13/2/2023 về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với việc nhập khẩu bàn ghế từ Trung Quốc vào Việt Nam. Điều này cũng chấm dứt việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá với vài sản phẩm bàn ghế từ Malaysia. Vậy thông tin chi tiết về vấn đề này như thế nào? Finlogistics sẽ cập nhật ngay cho bạn trong bài viết này, hãy theo dõi nhé!!!

Nhập khẩu bàn ghế
Nhập khẩu bàn ghế từ Trung Quốc

(07/09/2023)


 

Nhập khẩu bàn ghế: Sản phẩm bàn

Tên gọi và đặc tính cơ bản

Sản phẩm bàn trong thông tư nhập khẩu bàn ghế bị áp dụng thuế CBPG chính thức là loại bàn ở dạng đã được lắp ráp hoàn chỉnh hoặc chưa lắp ráp hoàn chỉnh. Định nghĩa chưa lắp ráp hoàn chỉnh” nghĩa là các bộ phận của bàn được tách rời và cần phải có quá trình lắp ráp các bộ phận như chân bàn, mặt bàn để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Sản phẩm hoàn chỉnh là bàn đã hoặc sẽ được lắp ráp với các bộ phận khác sẵn sàng cho việc sử dụng ngay lập tức hoặc có thể được lắp ghép thêm một số phần như hộc tủ, kệ…

Sản phẩm bàn nằm trong danh sách nhập khẩu bàn ghế nói trên có các đặc điểm sau: Mặt bàn được làm bằng gỗ MDF, HDF, LDF, Plywood, ván dăm (gỗ công nghiệp), bề mặt phủ melanin, dán giấy, phủ véc-ni hoặc laminate. Chân bàn được làm bằng gỗ công nghiệp hoặc kim loại. Đối với dạng bàn ghép, bàn module, kích thước trên được áp dụng cho phần bàn đơn trước khi ghép lại. Bàn có kích thước như sau:

  • Chiều dài: từ 990 mm đến 3.210 mm;
  • Chiều rộng: từ 590 mm đến 1.410 mm;
  • Độ dày mặt bàn (bao gồm lớp phủ): từ 12 mm đến 85 mm.
  • Chiều cao từ mặt đất đến mặt trên của mặt bàn: từ 675 mm đến 770 mm.

Mã số hàng hóa (Mã HS) và mức thuế nhập khẩu hiện hành

Sản phẩm bàn trong nhập khẩu bàn ghế bị áp dụng thuế CBPG chính thức được phân loại theo mã HS sau: 9403.30.00.

Mã số

Mô tả hàng hóa

Thuế ưu đãi

ATIGA

ACFTA

9403 Đồ nội thất khác và các bộ phận của chúng.

 

 

 

9403.30.00 Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong văn phòng

25%

0%

20%

Điều 1: Áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm bàn, ghế được phân loại theo các mã HS 9401.31.00, 9401.39.00, 9401.41.00, 9401.49.00, 9401.61.00, 9401.69.90, 9401.71.00, 9401.79.90, 9401.80.00, 9403.30.00 từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (mã vụ việc: AD16). Nội dung chi tiết được nêu tại Thông báo kèm theo Quyết định này.

Nhập khẩu bàn ghế
Nhập khẩu bàn ghế từ Trung Quốc

Xem thêm: Quy trình xuất khẩu hàng nội thất gỗ đi Nhật Bản chi tiết

Hàng hóa được loại trừ áp dụng thuế CBPG chính thức

Sản phẩm bàn thỏa mãn một trong các điều kiện sau đây được loại trừ khỏi phạm vi áp dụng thuế CBPG chính thức đối với hàng hóa nhập khẩu bàn ghế:

  • Các sản phẩm bàn có đặc điểm khác với mô tả tại mục phạm vi sản phẩm bàn bị áp dụng biện pháp CBPG
  • Bàn có mặt bàn hình tròn;
  • Bàn có chân bàn hoặc mặt bàn làm hoàn toàn từ gỗ tự nhiên;
  • Bàn có chân bàn hoặc mặt bàn làm hoàn toàn bằng chất liệu nhựa;
  • Bàn làm toàn bộ hoặc có ít nhất một bộ phận chính (chân bàn, mặt bàn, khung bàn) làm từ mây, liễu gai, tre hoặc các vật liệu tương tự;
  • Bàn có chức năng điều chỉnh độ cao mặt bàn với mức chênh lệch chiều cao cao nhất và thấp nhất tính từ mặt đất đến mặt trên của bàn tối thiểu là 95 mm;
  • Từng bộ phận riêng lẻ của của bàn mà không phải là nhóm bộ phận được đóng gói kèm với nhau để có thể lắp ghép thành bàn hoàn chỉnh tại chỗ;
  • Bàn có kích thước khác với kích thước của sản phẩm bàn đã nêu ở mục trên.

Nhập khẩu bàn ghế: Sản phẩm ghế

Tên gọi và đặc tính cơ bn

Sản phẩm ghế bị áp dụng thuế CBPG chính thức là ghế quay hoặc không quay, có thể điều chỉnh độ cao hoặc không thể điều chỉnh độ cao, có thể ngả hoặc không thể ngả, có thể hoặc không thể chuyển thành giường, ở dạng lắp ghép hoàn chỉnh hoặc đóng gói thành các bộ phận ghế đi kèm với nhau để lắp ghép tại chỗ.

Đối với sản phẩm ghế không điều chỉnh được độ cao và có mặt ghế cố định: ghế có chiều cao từ mặt đất đến mặt trên của mặt ghế ở vị trí thấp nhất của mặt ghế từ trên 450 mm đến dưới 600 mm. Đối với sản phẩm ghế có mặt ghế không cố định (tự động lật lại khi không sử dụng): ghế có chiều cao từ mặt đất đến mặt trên của mặt ghế ở vị trí thấp nhất của mặt ghế trong trạng thái sử dụng từ trên 450 mm đến dưới 600 mm.

Nhập khẩu bàn ghế
Nhập khẩu bàn ghế từ Trung Quốc

Mã số hàng hóa (Mã HS) và mức thuế nhập khẩu hiện hành

Sản phẩm ghế bị áp dụng thuế CBPG chính thức được phân loại theo mã HS sau: 9401.31.00, 9401.39.00, 9401.41.00, 9401.49.00, 9401.61.00, 9401.69.90, 9401.71.00, 9401.79.90, 9401.80.00. Bộ Công Thương có thể sửa đổi, bổ sung danh sách các mã HS của hàng hóa nhập khẩu bàn ghế bị áp dụng thuế CBPG chính thức để phù hợp với mô tả hàng hóa bị điều tra và các thay đổi khác (nếu có).

Mã số

Mô tả hàng hóa

Thuế ưu đãi

ATIGA

ACFTA

9401 Ghế ngồi (trừ các loại thuộc nhóm 94.02), có hoặc không chuyển được thành giường, và bộ phận của chúng.

 

 

 

  – Ghế quay có điều chỉnh độ cao

 

 

 

9401.31.00 – – Bằng gỗ

25%

0%

5%

9401.39.00 – – Loại khác

25%

0%

5%

  – Ghế có thể chuyển thành giường, trừ ghế trong vườn hoặc đồ cắm trại

 

 

 

9401.41.00 – – Bằng gỗ

25%

0%

0%

9401.49.00 – – Loại khác

25%

0%

0%

  – Ghế khác, có khung bằng gỗ:

 

 

 

9401.61.00 – – Đã nhồi đệm

25%

0%

0% [1]

9401.69 – – Loại khác:

 

 

 

9401.69.90 – – – Loại khác

25%

0%

0% [2]

  – Ghế khác, có khung bằng kim loại:

 

 

 

9401.71.00 – – Đã nhồi đệm

25%

0%

0% [3]

9401.79 – – Loại khác:

 

 

 

9401.79.90 – – – Loại khác

25%

0%

0% [4]

9401.80.00 – Ghế khác

25%

0%

0% [5]

Xem thêm: Nhập hàng từ Trung Quốc uy tín và giá tận gốc mới nhất

Hàng hóa được loại trừ áp dụng thuế CBPG chính thức

Sản phẩm ghế thỏa mãn một trong các điều kiện sau đây được loại trừ khỏi phạm vi áp dụng thuế CBPG chính thức đối với việc nhập khẩu bàn ghế:

  • Các sản phẩm ghế có đặc điểm khác với mô tả tại mục phạm vi sản phẩm ghế áp dụng biện pháp CBPG;
  • Ghế làm toàn bộ từ các chất liệu nhựa;
  • Ghế làm toàn bộ hoặc có ít nhất một bộ phận chính (mặt ghế, ốp dưới mặt ghế, tựa ghế, chân ghế, khung ghế) làm hoàn toàn từ mây, liễu gai, tre hoặc các vật liệu tương tự;
  • Ghế có chân ghế làm bằng chất liệu nhôm;
  • Từng bộ phận riêng lẻ của ghế mà không phải là nhóm bộ phận được đóng gói kèm với nhau để có thể lắp ghép thành ghế hoàn chỉnh tại chỗ.
  • Ghế có chức năng điều chỉnh độ cao, có chiều cao cao nhất tính từ mặt đất đến mặt trên của mặt ghế (tại điểm thấp nhất của mặt ghế) lớn hơn hoặc bằng 600mm.
Nhập khẩu bàn ghế
Nhập khẩu bàn ghế từ Trung Quốc

Nhập khẩu bàn ghế: Mức thuế CBPG chính thức

STT

Tên tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu

Mức thuế CBPG chính thức

 

(Cột 1)

(Cột 2)

SẢN PHẨM BÀN

1

Tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

35,20%

SẢN PHẨM GHẾ

1

Tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

21,40%

 

Nhập khẩu bàn ghế: Hiệu lực và thời hạn áp dụng thuế CBPG chính thức

Hiệu lực

Thuế CBPG chính thức có hiệu lực kể từ ngày Quyết định áp dụng thuế CBPG chính thức có hiệu lực.

Thời hạn áp dụng

Thời hạn áp dụng thuế CBPG chính thức đối với việc nhập khẩu bàn ghế là 05 năm kể từ ngày Quyết định áp dụng thuế CBPG chính thức có hiệu lực (trừ trường hợp được thay đổi, gia hạn theo Quyết định khác của Bộ trưởng Bộ Công Thương).

Nhập khẩu bàn ghế: Hoàn thuế chống bán phá giá tạm thời

Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu bàn ghế hoặc hàng hóa không thuộc diện áp thuế CBPG chính thức theo Quyết định này được hoàn lại thuế CBPG tạm thời đã nộp theo Quyết định số 1991/QĐ-BCT ngày 30 tháng 9 năm 2022 và Quyết định số 2958/QĐ-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2022 trên cơ sở quy định Pháp luật.

Nhập khẩu bàn ghế
Nhập khẩu bàn ghế từ Trung Quốc

Xem thêm: Những lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc

Quý khách hàng, doanh nghiệp có nhu cầu, nhập khẩu bàn ghế, vận chuyển hàng hóa quốc tế – nội địa và làm thủ tục thông quan Hải Quan, có thể liên hệ với Finlogistics để được tư vấn các bước và hỗ trợ kịp thời. Tự hào là đơn vị Forwarder hàng đầu tại Việt Nam, chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp các dịch vụ xuất nhập khẩu với chất lượng đảm bảo, uy tín và với chi phí tối ưu nhất!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Nhập khẩu bàn ghế

Θ Bài viết gợi ý: 


Nhap-khau-Kem-danh-rang-01.jpg

Việc sử dụng những loại Kem đánh răng nhập khẩu đã không còn xa lạ đối với nhiều người. Những loại Kem đánh răng với đầy đủ mẫu mã, công năng và giá thành đang chiếm được vị trí lớn trong thị trường nội địa. Do đó, việc nhập khẩu Kem đánh răng đang được nhiều bên doanh nghiệp quan tâm và tiến hành.

Nhưng quy trình và thủ tục đầy đủ thông quan hàng hóa qua Hải Quan khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp khúc mắc. Không những vậy, những quy định về thuế nhập khẩu hay hồ sơ đăng ký sản phẩm tiêu dùng như Kem đánh răng, cũng khiến nhiều người đau đầu. Hãy cùng Finlogistics tìm hiểu chi tiết về những bước cần thiết trong việc nhập khẩu mặt hàng Kem đánh răng qua bài viết này nhé!!!

Nhập khẩu Kem đánh răng
Nhập khẩu Kem đánh răng

(29/08/2023)


 

Nhập khẩu Kem đánh răng: Công bố Mỹ phẩm

Trước hết, doanh nghiệp cần hiểu rõ mặt hàng Kem đánh răng được Bộ Y tế coi là một mặt hàng Mỹ phẩm. Đây cũng là loại hàng hóa có điều kiện khi thực hiện nhập khẩu, phải chịu sự quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế.

Bước đầu tiên để làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa Kem đánh răng đó là làm Công bố Mỹ phẩm. Theo đó, trước khi nhập khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam thì doanh nghiệp muốn nhập khẩu cần phải hoàn thành các thủ tục liên quan đến Công bố mỹ phẩm, dựa theo Thông tư số 06/2011/TT-BYT. Phiếu Công bố Mỹ phẩm này sẽ có giá trị 5 năm, kể từ ngày được Cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Vì vậy, các cá nhân, doanh nghiệp muốn tiến hành nhập khẩu Kem đánh răng cần phải làm Công bố Mỹ phẩm, trước khi nhập hàng về thị trường Việt Nam.

║Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu Serum dành cho người mới năm 2023

Nhập khẩu Kem đánh răng
Nhập khẩu Kem đánh răng

Nhập khẩu Kem đánh răng: Thủ tục Hải quan

Sau khi có công bố mỹ phẩm cho mặt hàng kem đánh răng, hàng hóa cập cảng, hoặc sân bay, khách hàng khai báo Hải Quan điện tử trên phần mềm ECUS/VNACCS. Thông thường hàng mỹ phẩm hay bị kiểm hóa để đối chiếu hàng thực tế so với công bố mỹ phẩm có khớp nhau hay không.

Lưu ý: Khi sử dụng Công bố Mỹ phẩm để làm Thủ tục thông quan Hải Quan:

  • Bảng thành phần có thể được tinh chỉnh và cập nhật thêm/bớt các hoạt chất mới. Doanh nghiệp cần thống nhất với nhà cung cấp, phải thông báo về bất kỳ sự thay đổi nào dù là nhỏ nhất của bảng thành phần. Bất kể sự thay đổi liên quan, doanh nghiệp đều phải tiến hành làm lại Công bố Mỹ phẩm mới.
  • Tránh trường hợp, khi hàng cập cảng, phía Hải Quan đề xuất mở container để kiểm hóa sản phẩm. Nếu thành phần trên nhãn dán gốc của sản phẩm không khớp trên Công bố thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính, từ khoảng 30 đến 50 triệu VNĐ. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày xử phạt, doanh nghiệp buộc phải bổ sung được Công bố bản mới. Nếu quá hạn 30 ngày, phía doanh nghiệp vẫn không xuất trình được Công bố bản mới, thì Hải Quan sẽ tiến hành thủ tục để tái xuất lô hàng.

Hồ sơ làm Thủ tục Hải Quan để nhập khẩu Kem đánh răng gồm có:

  • Commercial Invoice, Packing List: Bản chụp (ký tên, đóng dấu, kèm chức danh và không đóng dấu: Sao y bản chính)
  • Bill of Lading (Vận đơn đường biển): Original bill, Telex bill hoặc Surrender bill
  • Hóa đơn cước biển và Hóa đơn CIC tại cảng Hải Phòng, Cát Lái,…
  • Hóa đơn phụ phí tại cảng xuất: Trường hợp mua giá EXW
  • Phiếu tiếp nhận Công bố Mỹ phẩm

Đó là những giấy tờ quan trọng cần thiết nhất để doanh nghiệp tiến hành làm thủ tục Hải Quan. Sau khi đã xuất trình đầy đủ hồ sơ, phía Hải Quan sẽ kiểm tra và thông quan tờ khai ngay tại thời điểm làm thủ tục Hải Quan.

Nhập khẩu Kem đánh răng
Nhập khẩu Kem đánh răng

Trên đây là một số vấn đề mà các cá nhân, doanh nghiệp cần lưu ý đến thủ tục nhập khẩu Mỹ phẩm nói chung và mặt hàng kem đánh răng nói riêng, trước và sau khi làm thủ tục nhập khẩu.

║Xem thêm: Thủ nhập khẩu Mỹ phẩm dành cho người mới năm 2023 

Nhập khẩu Kem đánh răng tại Finlogistics

Đơn vị Finlogistics cung cấp dịch vụ hỗ trợ thủ tục nhập khẩu Kem đánh răng chi tiết cho các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu như sau:

  • Mã HS code: 3306.1090
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 20%

*Lưu ý: Đối với mặt hàng Kem đánh răng nhập khẩu từ Hàn Quốc được phân loại là Quasi – drug (dược mỹ phẩm) theo Certificate of Free Sale (Chứng nhận lưu hành tự do) nhưng vẫn được cấp Công bố Mỹ phẩm để nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

Nếu quý khách hàng có thắc mắc về quy trình làm giấy tờ và thủ tục nhập khẩu Mỹ phẩm, thủ tục nhập khẩu Serum,… xin vui lòng trao đổi với Finlogistics để nhận được giải đáp và tư vấn sớm nhất!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Contact Finlogistics

Θ Bài viết gợi ý:


image16.jpg

Hiện nay, mỹ phẩm đang được xem là một trong những mặt hàng chăm sóc bán chạy hàng đầu tại Việt Nam, đặc biệt là dòng sản phẩm Serum. Do đó, việc nhập khẩu mỹ phẩm dùng để kinh doanh cũng là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp trong nước. Vậy thủ tục nhập khẩu Serum cần giấy phép gì? Nhà nước đưa ra những quy định quản lý việc nhập khẩu mặt hàng này như thế nào? Quy trình cụ thể bao gồm những bước nào?

Đừng lo, Finlogistics với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhập khẩu Mỹ phẩm cho doanh nghiệp trên khắp cả nước sẽ hỗ trợ bạn. Hãy xem bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!!!

Thủ tục nhập khẩu Serum
Thủ tục nhập khẩu Serum


Định nghĩa Mỹ phẩm nhập khẩu

Những quy định về thủ tục nhập khẩu Serum nằm trong Điều 2, Thông tư số 06/2011/TT của Bộ Y tế đã nêu rõ: sản phẩm Mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm, được dùng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (ví dụ: da, hệ thống lông tóc, môi, móng tay, móng chân và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng, niêm mạc miệng,…

Với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm; thay đổi hình thức, diện mạo; điều chỉnh mùi cơ thể; bảo vệ cơ thể hoặc giữ cho cơ thể trong điều kiện tốt nhất.

Các sản phẩm Mỹ phẩm nhập khẩu thông dụng bao gồm: lăn khử mùi, son môi, nước hoa, phấn mắt, kem dưỡng da, kem tẩy lông, mặt nạ, dung dịch vệ sinh, bộ sản phẩm chăm sóc da, kem đánh răng… Serum cũng nằm trong danh sách sản phẩm Mỹ phẩm được phép nhập khẩu.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chú ý một số sản phẩm không được coi là Mỹ phẩm (ví dụ như: cọ trang điểm, mực xăm vĩnh viễn, xịt chống muỗi,…) đã được quy định tại Công văn số 1609/QLD-MP của Cục Quản lý Dược vào ngày 10/02/2012.

Thủ tục nhập khẩu Serum 01
Thủ tục nhập khẩu Serum

Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu Mỹ phẩm dành cho người mới năm 2023

Căn cứ pháp lý làm thủ tục nhập khẩu Serum

Nhằm hợp thức hóa thủ tục nhập khẩu Serum, Hiệp định về hệ thống Hòa hợp ASEAN trong việc Quản lý thủ tục nhập khẩu Mỹ phẩm đã được thông qua, bao gồm các thông tư và công văn như sau:

  • Thông tư số 06/2011/TT của Bộ Y tế: Ban hành những quy định về quản lý Mỹ phẩm.
  • Thông tư số 32/2019/TT của Bộ Y tế: Thông tư được sửa đổi, bổ sung thêm Khoản 4, Điều 4 và phụ lục số 01 cho MP thông tư số 06/2011/TT ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về quy định về quản lý Mỹ phẩm.
  • Thông tư số 29/2020/TT của Bộ Y tế: Thông tư được sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một vài văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
  • Công văn số 1609/QLD-MP (ban hành ngày 10/02/2012): Công văn hướng dẫn phân loại các sản phẩm Mỹ phẩm và công bố những tính năng, mục đích sử dụng cho sản phẩm Mỹ phẩm.
  • Công văn số 4555/QLD-MP (ban hành ngày 12/03/2015): Công văn ghi rõ quy định về việc không được phép sử dụng những thành phần có nguồn gốc từ con người để dùng trong các sản phẩm Mỹ phẩm.

Hơn nữa, các doanh nghiệp mong muốn làm thủ tục nhập khẩu Serum cần phải đọc kỹ Công văn số 6777/QLD-MP (ban hành ngày 16/04/2018) và Công văn số 162/QLD-MP (ban hành ngày 15/01/2021): hai công văn cập nhật các quy định về việc thành phần chất sử dụng trong Mỹ phẩm.

Chính sách và thủ tục nhập khẩu

Công bố Mỹ phẩm

Việc nhập khẩu mặt hàng Mỹ phẩm, trong đó có thủ tục nhập khẩu Serum thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế. Do đó, khi nhập khẩu mặt hàng Mỹ phẩm, doanh nghiệp đầu tiên cần thực hiện việc Công bố sản phẩm Mỹ phẩm. Theo quy định của Thông tư 06/2011/TT do Bộ Y tế ban hành:

Trước khi đưa sản phẩm lưu thông ra thị trường, sản phẩm Mỹ phẩm phải được các Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cấp số tiếp nhận Phiếu làm công bố sản phẩm Mỹ phẩm.

  • Cơ quan thẩm quyền cấp phép: Cục Quản lý Dược, Bộ Y Tế, Phòng Quản lý Mỹ phẩm,…
  • Nộp phiếu trực tuyến tại Cổng vnsw.gov.vn
  • Thời hạn công bố: ~5 năm
  • Lệ phí giao nộp: 500.000 VNĐ/bộ
  • Thực hiện công bố Mỹ phẩm trước khi tiến hành nhập khẩu
  • Thời gian thực hiện: từ 15 – 90 ngày
Thủ tục nhập khẩu Serum
Thủ tục nhập khẩu Serum

Hồ sơ Hải quan

Với chính sách mặt hàng Mỹ phẩm như trên, doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu cần thông báo số Công bố Mỹ phẩm với Cơ quan Hải Quan. Các thủ tục và giấy tờ xuất trình vơi Hải quan giống như với những loại hàng hóa thông thường.

Hồ sơ Hải Quan nhập khẩu hàng hóa Mỹ phẩm thông thường sẽ bao gồm bản scan điện tử nộp online hoặc bản gốc nộp trực tiếp. Các giấy tờ làm thủ tục nhập khẩu Serum cụ thể như sau:

  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
  • Giấy giới thiệu
  • Bill of Lading (Vận đơn đường biển – B/L)
  • Certificate of Original (Giấy chứng nhận xuất xứ – CO, ví dụ: form A, form E,…)
  • Ngoài ra doanh nghiệp còn cần chuẩn bị thêm cho hồ sơ hải quan như: Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa), Chứng nhận lưu hành tự do, Thư ủy quyền, Bảng thành phần, Đăng ký kinh doanh, Chữ ký số,…

Nhãn mác hàng hóa

Theo thủ tục nhập khẩu Serum, cần có đầy đủ những nhãn mác theo quy định hiện hành của Bộ Y tế. Trong đó, nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện những nội dung sau:

  • Tên mặt hàng
  • Tên và địa chỉ của tổ chức hoặc cá nhân chịu trách nhiệm về mặt hàng
  • Xuất xứ, nguồn gốc của hàng hóa

Thông thường, các doanh nghiệp cần bổ sung nhãn phụ để đảm bảo những nội dung có mặt trên nhãn mác đầy đủ so với quy định của thủ tục nhập Serum, trước khi đưa hàng hóa ra ngoài thị trường.

Thủ tục nhập khẩu Serum
Thủ tục nhập khẩu Serum

Thủ tục nhập khẩu Serum của Finlogistics

Hiện tại, Finlogistics cung cấp và hỗ trợ thủ tục nhập khẩu Serum với đầy đủ các bước thông quan và hồ sơ bao gồm: 

  • Mã HS code: 3304.9930
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi lên đến 18%
  • Mặt hàng nhập từ Hàn Quốc có CO (chứng nhận xuất xứ) form KV, với thuế nhập khẩu 2%; hoặc CO form AK với thuế nhập khẩu 5%

Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu Thực phẩm chức năng năm 2023

Quý khách hàng, doanh nghiệp có nhu cầu làm thủ tục nhập khẩu qua Hải Quan hàng hóa Mỹ phẩm, đặc biệt là mặt hàng Serum, xin vui lòng liên hệ với đội ngũ dày dặn kinh nghiệm của Finlogistics để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời!!!

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Contact Finlogistics

Θ Bài viết gợi ý:


Quy-trinh-nhap-khau-hang-hoa-tu-Trung-Quoc-00.jpg

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc bao gồm những bước làm quan trọng nào? Những giấy tờ, chứng từ và thủ tục thông quan Hải Quan bao gồm những gì? Hãy cùng theo dõi bài viết để hiểu hơn về chủ đề hấp dẫn này với Finlogistics nhé!

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

(22/08/2023)

Nội dung chính


 

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc: Tiến hành đặt hàng

Trước hết, bạn hãy gửi giấy đặt hàng (Purchase Order – PO) cho nhà xuất khẩu hoặc gửi email. Trong giấy đặt hàng nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc, sẽ ghi đầy đủ những nội dung sau:

  • Thông tin “‘the Seller” bao gồm: tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, email, người đại diện
  • Thông tin “the Buyer” bao gồm: tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, email, người đại diện
  • Thông tin hàng hóa bao gồm: tên hàng hóa, số lượng, điều kiện để giao hàng, tổng chi phí
  • Điều kiện để giao hàng
  • Thời gian: ngày, tháng, năm và số hợp đồng
  • Điều kiện thanh toán bao gồm: thông tin tài khoản ngân hàng người hưởng thụ, điều kiện để thanh toán

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc: Thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm (nếu cần)

Phương tiện vận tải quốc tế

Trước đây:

  • Về an toàn: SEA < TRUCK < AIR
  • Về thời gian: AIR < TRUCK < SEA
  • Về chi phí: SEA < TRUCK < AIR

Hiện tại:

Chi phí và thời gian vận chuyển đường bộ và đường biển cũng ngang nhau. Thông thường, các hãng tàu sẽ hết chỗ sớm trước một tuần, nhất là khi rơi vào mùa cao điểm. Khi booking tàu để nhập hàng, bạn chỉ cần cung cấp thông tin cho dịch vụ vận chuyển FWD tại Việt Nam để lấy booking. Sau đó, họ sẽ liên hệ với đối tác của bạn để phối hợp đóng hàng theo kế hoạch và quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc đã được xác định trước đó.

Xem thêm: Quy trình 10 bước vận chuyển đường bộ quốc tế mới nhất

Mua bảo hiểm

Người nhập khẩu chỉ mua bảo hiểm trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc, theo điều kiện giao hàng nhóm E, F và nhóm C (trừ CIFCIP). Người xuất khẩu sẽ mua bảo hiểm nếu bán CIF, CIP. Có 3 điều kiện bảo hiểm A, B, C với phạm vi bảo hiểm từ cao nhất đến thấp nhất, tương ứng trách nhiệm của nhà bảo hiểm cũng sẽ giảm dần. Căn cứ vào loại hàng hóa, phương thức vận tải, khí hậu, mùa vụ… để mua loại bảo hiểm nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc phù hợp.

Mùa mưa bão các công ty nên mua bảo hiểm cho hàng hóa đi biển. Tỷ lệ phí bảo hiểm chỉ từ 0,05% giá trị bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm tối đa 110% giá trị CIF của lô hàng và có thể bao gồm:

  • Giá hàng
  • Cước vận chuyển
  • Thuế nhập khẩu
  • Phí bảo hiểm
  • Lãi ước tính
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Các loại chứng từ cần thiết để mua bảo hiểm trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc:

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc: Xin giấy phép nhập khẩu (nếu có)

Danh mục xuất nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc theo giấy phép, điều kiện – Phụ lục III – ban hành kèm Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2018 của Chính Phủ. Đối với hàng nhập có giấy phép: doanh nghiệp phải có giấy phép tại thời điểm đăng ký tờ khai Hải Quan và phải khai đầy đủ thông tin giấy phép trên tờ khai.

Thông thường thời gian xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc (ở Cục hoặc Bộ) là từ 07 đến 10 ngày làm việc, nếu đơn vị không có người đi nộp và nhận hồ sơ trực tiếp mà nộp qua bưu điện thì bạn nên cộng thêm thời gian gửi thư. Tiếp theo là kiểm tra thời gian tàu/xe chạy: thời gian tàu/xe di chuyển từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng có đủ để kịp xin giấy phép hay không.

Nếu tuyến xa, tàu/xe chạy từ 25 đến 35 ngày thì giấy phép sẽ có trước khi hàng về. Tuy nhiên, nếu đi tuyến gần thì bạn nên xin giấy phép trước khi cho hàng lên tàu/xe để hạn chế phát sinh chi phí tại cảng đến, do chưa có giấy phép. Ví dụ: phí lưu cont tại bãi – DEM, phí lưu bãi – Storage, hoặc phí chạy điện đối với hàng lạnh.

Thủ tục thanh toán, theo dõi tiến trình người bán chuẩn bị hàng hóa và chứng từ yêu cầu

Người mua tiến hành thủ tục thanh toán

Phương thức thanh toán

Các công ty Việt Nam muốn thực hiện quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc thường thanh toán bằng phương thức chuyển tiền bằng điện T/T. Thường là chuyển tiền trả trước toàn bộ hoặc trả trước một phần giá trị hàng hóa. Phần còn lại trả trước khi giao hàng(vì thường không đàm phán được với nhà cung cấp). Phương thức này sẽ bất lợi cho người mua vì chậm xoay vòng vốn và rủi ro cho người mua. Người bán nhận tiền nhưng không giao hàng hoặc giao chậm, giao thiếu, giao hàng không đạt chất lượng.

Phương thức nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc này chỉ nên dùng trong trường hợp hai bên đã hợp tác lâu dài, có sự tin tưởng. Trước khi tiến thành thanh toán T/T, khách hàng cần phải chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Hợp đồng mua bán có hiệu lực của hai bên.
  • Ủy nhiệm chi ngoại tệ và phí chuyển tiền.
  • Hợp đồng mua bán ngoại tệ (trong trường hợp tài khoản ngoại tệ của bạn không đủ, bạn cần mua ngoại tệ để thanh toán cho bên xuất khẩu)

Các bước thanh toán T/T để nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc:

Bước 1: Người mua đến ngân hàng của người mua lập lệnh chuyển tiền để trả cho người bán.
Bước 2: Ngân hàng người mua gửi giấy báo nợ đến người mua.
Bước 3: Ngân hàng người mua chuyển tiền cho ngân hàng người bán.
Bước 4: Ngân hàng người bán gửi giấy báo có cho người bán.
Bước 5: Người bán giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người mua.

Bên cạnh đó, sau khi nhận được được hàng, bạn cũng cần phải bổ sung thêm cho ngân hàng: tờ khai Hải Quan, vận đơn, hóa đơn thương mại,…

Xem thêm: Vận chuyển hàng hóa Trung – Việt nhanh chóng, an toàn mới nhất

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Hình thức thanh toán

Đối với các công ty có đăng ký kinh doanh, có thể đứng tên nhập khẩu, có hai hình thức thanh toán nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc:

  • Khách hàng chuyển tiền trực tiếp qua ngân hàng ở Việt Nam cho tài khoản nhận đô của nhà cung cấp: nếu nhà cung cấp có thể đứng tên xuất khẩu
  • Thanh toán hộ thông qua các công ty vận chuyển: nhà cung cấp thường là các xưởng sản xuất, không thể đứng tên xuất khẩu, không có tài khoản nhận đô. Khách hàng cần tìm một công ty vận chuyển Việt Nam có pháp nhân ở Trung Quốc đứng ra xuất khẩu và có tài khoản nhận đô.
  • Khách hàng sẽ chuyển khoản VND vào tài khoản công ty vận chuyển và công ty đó sẽ có pháp nhân đứng ra nhận đô, khách hàng phải trả phí ủy thác xuất cho công ty vận chuyển khoảng 1 – 2% giá trị hàng.
  • Thanh toán tệ cho nhà cung cấp

Lời khuyên đối với hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, khi muốn quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc. Chỉ cần mua chữ ký số (khoảng 1tr5/năm, phí gia hạn sẽ thấp hơn phí lần đầu) là có thể đứng tên nhập khẩu. Và vẫn được hoàn thuế như các công ty có đăng ký kinh doanh.

Chi phí chữ ký số sẽ thấp hơn nhiều so với khoản phí ủy thác nhập 1 – 2% giá trị hàng hóa phải trả cho công ty vận chuyển để họ đứng tên nhập hàng cho. Sau đó vẫn có thể thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp theo một trong hai hình thức trên.

Tiến trình người bán chuẩn bị hàng hóa và chứng người mua yêu cầu

Lưu ý đối với đường biển: trước khi đóng hàng, yêu cầu đầu xuất chụp hình container rỗng. Nhiều trường hợp khi hàng về tới Việt Nam, người nhận hàng kéo cont về kho rút hàng. Sau đó thì hãng tàu thông báo cont hư, cont dơ và yêu cầu người mua đóng tiền sửa chữa cont, vệ sinh cont.

Khi đó lại xảy ra tranh chấp và đổ lỗi cho nhau, xuất nói do nhập làm hư và nhập đỗ lỗi cho xuất lấy cont hư và dơ sẵn từ bên kia. Do đó bạn nên kiểm tra sơ bộ cont rỗng trước thông qua hình ảnh để tránh tranh chấp về sau. Sau cùng là đóng hàng xong bạn kiểm tra tình trạng chốt seal, để đảm bảo rằng hàng hóa không bị mất trong suốt quá trình vận chuyển.

Hợp đồng thương mại quốc tế

Trong bản hợp đồng thương mại quốc tế, bạn cần chú ý một số điều khoản trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc như sau:

  • Tên mặt hàng, số lượng, tổng tiền phải khớp với Invoice, Packing List, B/L
  • Nguồn gốc từ đâu, thông tin này rất quan trọng, nếu thiếu thì Cơ quan Hải Quan sẽ làm khó bạn
  • Điều khoản thanh toán về thời gian thanh toán, thời gian giao hàng, thời gian tàu bắt đầu chạy
Invoice (Hóa đơn thương mại)

Invoice có chức năng thanh toán giữa người mua và người bán, tính thuế, đối chiếu với chứng từ khác và là chứng từ bắt buộc phải cung cấp khi làm thủ tục Hải Quan. Vì vậy, cần chú ý kỹ về thông tin trong hóa đơn thương mại. Các số liệu với tờ khai Hải Quan, tên nhà cung cấp, tên số liệu, thông tin điều kiện thanh toán và điều kiện giao hàng phải khớp nhau. Thường thì Commercial Invoice được lập cùng/sau ngày hợp đồng được các bên ký kết và trước ngày xuất khẩu hàng hóa (ngày vận đơn)

Packing List (Phiếu đóng gói)

Phiếu đóng gói phục vụ cho việc làm thủ tục Hải Quan, để nhận hàng tại kho bãi, thể hiện quy cách đóng hàng, bao gồm số hộp/kiện, trọng lượng toàn bộ, trọng lượng tịnh, số khối của mỗi hộp/kiện.

Certificate of Quality (Chứng nhận chất lượng – CQ)

Người mua thanh toán nốt số tiền còn lại (nếu có)

Theo quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, phụ thuộc vào khả năng đàm phán, 90% nhà cung cấp sẽ yêu cầu thanh toán trước khi giao hàng.

Vận chuyển hàng hóa nội địa Trung Quốc Xin giấy chứng nhận xuất xứ

*Chức năng: Chứng minh rõ ràng nguồn gốc xuất xứ, hưởng ưu đãi thuế phí

  • Đối với đường bộ, người bán có thể xin CO trước hoặc cùng ngày với ngày xe khởi hành.
  • Đối với đường biển, người bán có thể xin CO sau hoặc cùng ngày với ngày tàu khởi hành.

Các thông tin trên CO phải khớp với hợp đồng, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, các doanh nghiệp cũng nên lưu ý CO 3 bên.

Xem thêm: Nhập hàng ủy thác từ Trung Quốc cần lưu ý những vấn đề gì?

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc: Thông quan xuất khẩu

Thường thì Trung Quốc muốn đẩy mạnh xuất khẩu nên sẽ dễ dàng thông quan xuất khẩu. Kiểm hóa của Hải Quan có nhiều hướng khác nhau, nhưng dưới đây là một số nội dung cơ bản sẽ được kiểm tra và thường hay xảy ra sai sót:

  • Kiểm tra tên sản phẩm: Có không ít trường hợp sai sót xảy ra với tên sản phẩm khi lựa chọn sử dụng tên khoa học hay tên thông dụng của sản phẩm; hoặc có sự sai lệch khi dịch tên sản phẩm tiếng Trung sang tiếng Anh.
  • Kiểm tra các thông số kỹ thuật: Lỗi hay xảy ra khi trên bao bì của nhà cung cấp in các thông số kỹ thuật không chuẩn thực tế; loạt sản phẩm có nhiều kích thước. Cần khai kích thước nhỏ nhất và lớn nhất; hoặc do sản phẩm kích thước không đồng đều giữa các bộ phận/các phần, cần khai báo cả phần lớn nhất và nhỏ nhất…
  • Kiểm tra số lượng: Kiểm tra tổng số lượng, lỗi hay mắc nhất là khai báo ít hơn so với thực tế
  • Kiểm tra trọng lượng: Lỗi hay xảy ra nhất là Net weightGross weight của hàng trên tờ khai chênh lệch so với trọng lượng thực tế từ 3% -5%
  • Kiểm tra số lượng kiện hàng: Hàng mẫu, hàng tặng vẫn phải khai báo Hải Quan
  • Kiểm tra Shipping Mark
  • Kiểm tra vấn đề vi phạm quyền sở hữu trí tuệ: Chú ý xem hàng nào có nhãn hiệu, hàng nào không và phân biệt giữa nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu nhái, hàng hóa được bảo hộ, logo, thẻ,… Trước khi tiến hành quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, bạn có thể tra trước xem Brand, hình ảnh in trên hàng hóa đã đăng ký bảo hộ hay chưa
  • Kiểm tra xuất xứ, phân loại: Kiểm tra độ chính xác của mã HS, cần chú ý với sản phẩm đa chức năng
  • Kiểm tra giá cả: Với mỗi mã HS ứng với từng loại hàng xuất nhập khẩu, cơ quan Hải Quan đều có mức giá trên hệ thống. Nhìn chung có hai mức, một là mức giá của cảng xuất khẩu; hai là mức giới hạn giá của quốc gia. Đối với việc nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc thì xem xét giá đặc biệt nghiêm ngặt, còn hàng xuất khẩu thì có nới lỏng hơn
  • Lấy mẫu và kiểm tra: Việc này tương đối hiếm, thường áp dụng với các sản phẩm hóa học cần được xét nghiệm trong phòng thí nghiệm chứ không thể đánh giá bằng mắt thường
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Quy trình nhập khẩu Hàng hóa từ Trung Quốc: Vận chuyển quốc tế

Kiểm tra số cont/seal: khi hàng về tới cảng Việt Nam bạn có thể đối chiếu lại so với cont thực tế, số cont/seal trên B/L. Nếu có thông tin nào sai lệch thì thông báo cho bên xuất hoặc công ty bảo hiểm để xác nhận trước.

Xem thêm: Thuế nhập khẩu được tính thế nào đối với hàng hóa Trung Quốc?

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc: Đăng ký chứng nhận liên quan đến lô hàng

Tùy thuộc vào từng loại hàng, mã HS code,.. các quy định của Nhà nước mà bạn phải đăng ký những thủ tục gì để được cấp các chứng nhận có liên quan. Nếu bạn không đăng ký các chứng nhận liên quan đến lô hàng. Thì lô hàng của bạn sẽ không được thông quan cũng như gặp khó khăn trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc với các cơ quan chức năng.

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc: Thông quan nhập khẩu

Đây là bước quan dễ xảy ra lỗi nhất trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc.

Chuẩn bị bộ chứng từ

Tùy thuộc vào từng mặt hàng mà sẽ có những yêu cầu về các chứng từ khác nhau. Về cơ bản, sẽ bao gồm các loại giấy tờ nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc như sau:

  • Sales Contract (Hợp đồng)
  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
  • Packing List (Phiếu đóng gói)
  • Certificate of Original (Giấy chứng nhận xuất xứ)
  • Certificate of Quality (Giấy chứng nhận chất lượng)
  • Bill of Lading (B/L – Vận đơn đường biển) hoặc Airway Bill (AWB – vận đơn hàng không)
  • Arrival Notice – Giấy báo hàng đến (đường biển)
  • Giấy phép quản lý chuyên ngành (nếu có)

Mở và thông quan tờ khai

Chữ ký số và cách đăng ký tài khoản khai báo Hải Quan

Khi một doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc về một mặt hàng nào đó. Thì làm tờ khai Hải Quan là một trong những bước bắt buộc phải thực hiện khi hàng đến cảng/ cửa khẩu. Nếu không truyền tờ khai Hải Quan thì mọi hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu đều bị dừng lại.

Hiện nay, để truyền tờ khai Hải Quan, doanh nghiệp sẽ thực hiện thông quan phần mềm. Có 2 phần mềm được sử dụng phổ biến nhất trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc là: Hệ thống phần mềm ECUS5VNACCS của công ty Thái Sơn và Phần mềm Hải Quan điện tử FPT.TQDT của FPT. Thông thường đa số doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu sẽ sử dụng phần mềm của bên Thái Sơn để khai Hải Quan điện tử.

Thiết bị chữ ký số hay còn gọi là USB Token: Doanh nghiệp có thể tiếp tục sử dụng CKS đang khai báo nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc, trên hệ thống Hải Quan điện tử V4 nếu hạn sử dụng vẫn còn hiệu lực.

  • Tài khoản khai báo VNACCS được đăng ký gắn liền với chữ ký số khai báo: Mỗi chữ ký số sẽ được đăng ký là một tài khoản khai báo VNACCS (User ID).
  • Tài khoản khai báo VNACCS giống như Account kết nối với Hải quan trên Cổng thông tin một cửa quốc gia www.customs.gov.vn. Một doanh nghiệp có thể đăng ký nhiều tài khoản khai báo khác nhau, mỗi tài khoản tương ứng với một chữ ký số.
  • Các tài khoản này được quản lý bởi một tài khoản gọi là Tài khoản quản trị. Để đăng ký và quản lý các tài khoản khai báo này, doanh nghiệp cần phải đăng ký Tài khoản quản trị trước.
  • Quy trình đăng ký tài khoản khai báo VNACCS
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Để đăng ký mới từ đầu tài khoản khai báo VNACCS trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, doanh nghiệp thực hiện theo các bước sau đây bằng cách gửi email cho Tổng cục Hải Quan hoặc liên hệ bên cấp chữ ký số họ đăng ký tài khoản, đây là cách dễ dàng và nhanh nhất:

+ Đăng ký tài khoản quản trị: để xác định đối tượng đăng ký (là doanh nghiệp nào) tài khoản này dùng để quản lý, đăng ký mới, sửa hoặc xóa các tài khoản khai báo VNACCS. Lưu ý, tài khoản quản trị không được dùng trong việc khai báo VNACCS. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều hơn một chữ ký số (nhưng cùng mã số thuế) thì khi đăng ký tài khoản quản trị có thể sử dụng một trong các chữ ký số đó để xác thực.

+ Đăng ký tài khoản VNACCS: là tài khoản sử dụng trong các giao dịch khai báo Hải Quan. Đăng ký tài khoản đồng nghĩa với việc đăng ký các chữ ký số được dùng trong khai báo đến hệ thống VNACCS của doanh nghiệp.

Mỗi chữ ký số sẽ là một tài khoản khai báo nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc, được gắn liền với một User ID, một tài khoản khai báo VNACCS bao gồm các thông tin sau:

  • User ID: tên tài khoản
  • Password : mật khẩu truy nhập
  • Terminal ID : mã số máy trạm, định danh máy trạm khai báo
  • Terminal access key: khóa truy cập, kết hợp với các thông tin trên dùng trong việc lấy phản hồi các thông điệp do cơ quan Hải Quan trả về.

– Thông tin của Chữ ký số: Serial number, Mã số thuế và thông tin nhà cung cấp chữ ký số. Thiết lập thông số khai báo trên phần mềm ECUS5VNACCS.

Truyền và phân luồng tờ khai

Sau khi có đầy đủ bộ chứng từ xuất nhập khẩu của quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc thì người khai Hải Quan lên tờ khai Hải Quan theo những thông tin trên hệ thống. Sau khi lên tờ khai đầy đủ thì mình truyền tờ khai lên hệ thống Hải Quan. Khi truyền số liệu, bạn sẽ nhận được thông tin phản hồi từ cơ quan Hải Quan.

Trường hợp hệ thống phát hiện thấy lỗi, sẽ có thông báo trên màn hình máy tính để bạn sửa lại, tính thuế nhập khẩu. Khi các bước thực hiện và số liệu sơ bộ hợp lệ, hệ thống sẽ trả về về số tờ khai hải quan, kết quả phân luồng. Hải Quan Việt Nam sẽ phân loại nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc dưới hình thức 3 luồng: Luồng xanh, vàng và đỏ. Mỗi luồng hàng được phân loại nói lên mức độ đánh giá của cơ quan Hải Quan đối với hàng hóa trong quá trình quản lý rủi ro.

Xem thêm: Hướng dẫn quy đổi tiền nhân dân tệ sang Việt Nam đồng mới nhất

  • Mức (1) – Luồng xanh: Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Đóng thuế xong thì có thể tiến hành thanh lý, nhận hàng;
  • Mức (2) – Luồng vàng: kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Nếu được yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì doanh nghiệp thực hiện theo yêu cầu và xuất trình hồ sơ giấy để cơ quan Hải Quan kiểm tra. Nếu lô hàng được chấp nhận thì được đóng thuế xong là thông quan, nếu cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa thì phải kiểm hóa giống như trường hợp bị luồng đỏ.
  • Mức (3) – luồng đỏ: Kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa. Hiên nay có hai cách để thực hiện kiểm hóa. Hải Quan trực tiếp xuống mở container ra kiểm tra thực tế hàng hóa, hai là thực hiện qua máy soi kiểm hóa.
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Có 3 mức độ kiểm tra thực tế trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc:

  • Kiểm tra thực tế không quá 5% lô hàng: được tiến hành nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật Hải Quan của chủ hàng. Nếu không có dấu hiệu sai phạm thì kết thúc kiểm tra; nếu có thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi xác định được mức độ vi phạm.
  • Kiểm tra thực tế 10% lô hàng: hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra thực tế nhưng cơ quan Hải Quan qua phân tích thông tin phát hiện thấy có dấu hiệu sai phạm. Tiến hành kiểm tra nếu không sai phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có thì tiếp tục kiểm tra
  • Kiểm tra toàn bộ lô hàng: đối với hàng hóa có chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật về Hải Quan

Một số trường hợp, chẳng hạn như sau khi máy tính xác định được hình thức, mức độ kiểm tra, nhưng cán bộ/nhân viên Hải Quan xét thấy việc xác định của máy tính là chưa chính xác (do thông tin về các quy định, chính sách hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục chưa được cập nhật đầy đủ). Cán bộ công chức Hải Quan sẽ đề xuất Lệnh hình thức và mức độ kiểm tra khác phù hợp hơn, việc phân luồng sẽ được ghi nhận lại (có ghi rõ lý do điều chỉnh). Sau đó chuyển cho lãnh đạo Chi cục Hải Quan xem xét và quyết định.

Tiếp theo, bạn có thể tiến hành mở tờ khai. Để thực hiện được bước này, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau cho quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc:

  • Giấy giới thiệu
  • Tờ khai phân luồng
  • Packing List
  • Bill of Lading
  • Các chứng từ cần thiết khác (CO, hóa đơn cước, giấy phép nhập khẩu,…)

Khi xuất trình hồ sơ nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc cho hải quan, nếu các chứng từ đã hợp lệ. Hải Quan sẽ tiến hành thông quan trên hệ thống. Một số trường hợp hàng hóa bị bẻ luồng:

– Có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật về thuế:

Hàng bạn có “mật báo” là hàng vi phạm hoặc hàng bạn nhập đang thuộc diện quản lý rủi ro, nhiều trường hợp mặt hàng này đã từng vi phạm trước đây nên cứ nhập về hoặc xuất đi thì mặc định là “có dấu hiệu vi phạm”.

Ví dụ: Hàng xuất nhập từ Úc, hàng thuốc lá, hàng phế liệu…

– Người khai Hải Quan không nộp được chứng từ theo yêu cầu của cơ quan Hải Quan hoặc qua kiểm tra các chứng từ, cơ quan hải quan chưa đủ cơ sở để xác định tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế:

Trường hợp này hay gặp ở tình trạng bộ hồ sơ thiếu chứng từ này thiếu chứng chừng kia, hoặc tên hàng phức tạp không thể xác định chỉ bằng đọc tên hàng, yêu cầu cần thêm catalogue hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa.

– Trường hợp cơ quan hải quan chưa đủ căn cứ để xác định tính chính xác của nội dung khai báo.

Trường hợp này do chứng từ khai báo không rõ ràng hoặc tên hàng khai không rõ ràng, thông tin khai báo không hợp lý, mâu thuẫn lẫn nhau.

Ví dụ: Bạn khai báo nhập 10 cái Iphone nhưng trọng lượng trên bill lại thể hiện tới 50kg hoặc hơn thì rõ ràng là có nghi vấn.

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Thanh lý tờ khai

Sau khi hoàn thành việc nộp thuế và tờ khai nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc được thông quan, bạn có thể tiến hành in mã vạch. Bạn phải nộp mã vạch + tờ khai đã thông quan cho Hải Quan giám sát ít nhất là 02 bộ. Hải Quan sẽ đóng dấu lên mã vạch và trả lại cho doanh nghiệp 01 bộ, còn 01 bộ Hải Quan sẽ giữ.

Các lỗi thường gặp khi làm thủ tục Hải Quan điện tử

– Khai sai các tiêu chí trên phần mềm VNACCS: có một số tiêu chí có thể chỉnh sửa bổ sung. Nhưng có một số tiêu chí không thể chỉnh sửa bổ sung mà phải khai lại tờ khai mới, dẫn đến việc quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc bị chậm trễ. Đặc biệt, nếu tờ khai đã được đóng thuế thì phải mất thời gian điều chỉnh thuế rất lâu.

– Áp mã số hàng hóa (HS code) chưa chính xác: do chưa nắm rõ nguyên tắc áp mã theo quy định. Có một số loại hàng cùng có mô tả ở nhiều nơi khác nhau trong biểu thuế có thể với thuế suất khác nhau gây lúng túng cho người khai Hải Quan.

Nhưng theo nguyên tắc mã số của hệ thống hài hòa (mã HS code) thì mỗi loại hàng hóa chỉ có một mã số duy nhất – vậy vấn đề ở đây là phải tìm cho được mã số phù hợp cho mặt hàng đó trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc.

Tâm lý của chủ hàng là áp vào mã HS code có thuế suất thấp nhất nhưng quan điểm của Hải Quan thì ngược lại – áp vào mã HS code có thuế suất cao nhất, do đó người khai Hải Quan cần có kiến thức chuyên môn để chứng minh việc khai báo của mình.

Xem thêm: Nhập hàng Trung Quốc cần kích thước container như thế nào?

Các lỗi trên chứng từ Hải Quan

– Các thông tin trên bộ chứng từ không khớp nhau: sai lệch về điều kiện giao hàng, số lượng, trọng lượng, các lỗi chính tả,… Đòi người khai Hải Quan phải kiểm tra kỹ bộ chứng từ xem sai sót đó do đâu. Thông báo cho các bên liên quan để có sự điều chỉnh đúng trước khi khai Hải Quan và nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc.

– Các lỗi thường gặp trên CO: trường hợp áp dụng tiêu chí RVC thì ghi trị giá FOB (USD). Nhưng một số trường hợp lại ghi trị giá khác (EXW, CFR, CIF,…), theo như trị giá trên hợp đồng và Invoice.

Trong trường hợp CO được phát hành bởi bên thứ ba (third party) thì số Invoice phải là số của Invoice do bên bán hàng (Seller). Không phải số Invoice của người gửi hàng (shipper) phát hành và phải được đánh dấu (tick) vào ô “Third Party Invoicing”,… Nếu có các lỗi trên thì CO sẽ bị bác, không được xem xét chấp nhận.

Ngoài các lỗi về chứng từ, còn có thể gặp các lỗi khác khi kiểm tra quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc như: cont bị sai seal; hàng hóa không đúng chủng loại, thiếu hoặc dư số lượng. Hoặc không có tem nhãn, hoặc thể hiện xuất xứ, ngày sản xuất, hạn sử dụng không đúng hoặc không có,… Người khai Hải Quan cần có kinh nghiệm để xử lý các tình huống này theo cách nhanh nhất, tránh phát sinh những chi phí không đáng có và có thể mất thời gian rất lâu để bổ sung làm chậm quá trình thông quan hàng hóa.

Trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, có thể gặp trường hợp tình trạng hàng hóa bị bất thường (thường là hàng lẻ – LCL), ví dụ như:  kiện hàng bị móp méo, bể vỡ, có dấu hiệu bị khui mở bất thường,.. Đòi hỏi người khai Hải Quan phải kiểm tra và phối hợp kiểm tra với các bên liên quan để xử lý. Ngoài ra, trong quá trình thông quan, rủi ro bị tham vấn giá cũng cần dự tính phương án xử lý trước.

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Xem thêm: Nhập hàng hóa uy tín từ Trung Quốc với giá tận gốc mới nhất

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc: Lấy hàng hóa và đưa về kho

Sau khi đã hoàn thành xong thủ tục Hải Quan nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc, việc tiếp theo mà bạn cần làm là bố trí phương tiện vận tải bộ để đưa hàng về kho để kết thúc quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc. Thông thường, các chủ hàng sẽ thuê xe cont hoặc xe tải nhỏ rồi chuyển cho họ lệnh giao hàng mà đơn vị vận tải biển cấp. Nhà xe sẽ vào cảng thực hiện nốt thủ tục Hải Quan tại kho bãi rồi lấy hàng chở về địa điểm kho cho bạn.

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc: Giải quyết tranh chấp phát sinh

Hãy liên hệ tới Finlogistics để được tư vấn chi tiết nhất về quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc. Nếu bạn muốn xem hướng dẫn quy trình nhập khẩu cho các doanh nghiệp mới năm 2023 thì hãy nhấp tại đây.

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Θ Bài viết gợi ý:


hai-quan-trung-quoc-kiem-hoa-thi-kiem-tra-nhung-gi.webp

Nhìn chung, việc Hải Quan Trung Quốc kiểm hóa hàng xuất khẩu có nhiều hướng khác nhau, nhưng dưới đây là một số nội dung cơ bản sẽ được kiểm tra và thường hay xảy ra sai sót. Hãy cùng Finlogistics xem qua các bước kiểm tra hàng hóa xuất khẩu của phía Trung Quốc nhé!!!


 

Hải Quan Trung Quốc kiểm hóa hàng xuất khẩu loại tên sản phẩm

Có không ít trường hợp sai sót xảy ra với tên sản phẩm khi lựa chọn sử dụng tên khoa học hay tên thông dụng của sản phẩm; hoặc có sự sai lệch khi dịch tên sản phẩm tiếng Trung sang tiếng Anh.

Kiểm tra các thông số kỹ thuật

Lỗi hay xảy ra khi trên bao bì của nhà cung cấp in các thông số kỹ thuật không chuẩn thực tế; loạt sản phẩm có nhiều kích thước, cần khai kích thước nhỏ nhất và lớn nhất; hoặc do sản phẩm kích thước không đồng đều giữa các bộ phận/ các phần, cần khai báo cả phần lớn nhất và nhỏ nhất…

Hải quan Trung Quốc kiểm hóa hàng xuất khẩu mới nhất
Hải quan Trung Quốc kiểm hóa hàng xuất khẩu mới nhất

Kiểm tra về số lượng

Kiểm tra tổng số lượng, lỗi hay mắc nhất là khai báo ít hơn so với thực tế, đặc biệt là hàng hoàn thuế.

Hải Quan Trung Quốc kiểm hóa hàng xuất khẩu về trọng lượng

Lỗi hay xảy ra nhất là Net weight và Gross weight của hàng chêch lệch so với trọng lượng thực tế từ 3 – 5%. Nguyên nhân có thể do trên mỗi thùng carton đặt in theo yêu cầu của khách hàng có nhãn ghi net và gross nhưng hoàn toàn không khớp với khối lượng trên tờ khai Hải Quan.

Kiểm tra về số lượng kiện hàng

Lỗi hay mắc phải là không khai báo kiện hàng mẫu, hàng được tặng thường vào tổng số kiện hàng.

Kiểm tra phần Shipping Mark

Một số hàng có dán Shipping Mark, một số lại không, một số nhãn dán vận chuyển thể hiện thông tin hàng hóa, logo… nếu có thì đều phải thể hiện trên tờ khai Hải Quan.

Hải Quan Trung Quốc kiểm hóa hàng xuất khẩu vấn đề vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Khi Hải Quan Trung Quốc kiểm hóa hàng xuất khẩu, cần chú ý xem hàng nào có nhãn hiệu, hàng nào không và phân biệt giữa nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu nhái, hàng hóa được bảo hộ, logo, tag… Trước khi nhập hàng, bạn có thể tra trước xem Brand, hình ảnh in trên hàng hóa đã đăng kí bảo hộ hay chưa.

Hải quan Trung Quốc kiểm hóa hàng xuất khẩu mới nhất
Hải Quan Trung Quốc kiểm hóa hàng xuất khẩu mới nhất

Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ

Một số nhà xưởng sẽ thể hiện thông tin nguồn gốc hàng hoặc thông tin quảng cáo trên bao bì sản phẩm, đặc biệt là khi giao dịch ba bên.

Hải Quan Trung Quốc kiểm hóa hàng xuất khẩu việc phân loại 

Kiểm tra độ chính xác của mã HS, lỗi này thường xuyên xảy ra khi phân loại sản phẩm đa chức năng, ví dụ máy tính bảng có chức năng nghe gọi thì họ sẽ xếp vào loại điện thoại di động thay vì máy tính bảng.

Kiểm tra giá cả

Với mỗi mã HS ứng với từng loại hàng xuất nhập khẩu, cơ quan hải quan đều có mức giá trên hệ thống, nhìn chung có hai mức, một là mức giá của cảng xuất; hai là mức giới hạn giá của quốc gia, đối với hàng nhập khẩu thì việc xem xét giá đặc biệt nghiêm ngặt còn hàng xuất khẩu thì có nới lỏng hơn.

Hải Quan Trung Quốc kiểm hóa hàng xuất khẩu lấy mẫu và đánh giá 

Việc này tương đối hiếm, thường áp dụng với các sản phẩm hóa học cần được xét nghiệm trong phòng thí nghiệm chứ không thể đánh giá bằng mắt thường.

║Xem thêm: Dịch vụ thông quan tờ khai – Finlogistics

Công ty Finlogistics với nhiều năm kinh nghiệm trong việc xử lý hàng hóa xuất nhập khẩu, sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng và doanh nghiệp xử lý nhanh chóng và hiệu quả quá trình thông quan qua Hải Quan. Hơn nữa, các thủ tục, giấy tờ hay chứng từ đều được chúng tôi giải quyết nhanh gọn và tối ưu nhất!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Contact Finlogistics

Θ Bài viết gợi ý:


Phone
Mục lục