Giay-chung-nhan-hun-trung-la-gi-00.jpg

Việc làm giấy chứng nhận hun trùng xuất nhập khẩu (Fumigation Certificate) là bước rất quan trọng nhằm bảo vệ hàng hóa, sản phẩm và tránh những rủi ro trong quá trình vận chuyển hoặc thông quan. Đây cũng là một trong những loại giấy tờ cần thiết trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu mà doanh nghiệp cần chuẩn bị. Bài viết dưới đây của Finlogistics sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn về loại chứng nhận này.

Giay-chung-nhan-hun-trung-la-gi
Chứng nhận hun trùng được áp dụng phổ biến trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa


Tìm hiểu giấy chứng nhận hun trùng là gì? 

Trước khi tìm hiểu chi tiết về giấy chứng nhận hun trùng, chúng ta sẽ cần làm rõ một chút khái niệm về hun trùng hàng hóa dưới đây.

#Khái niệm hun trùng

Hun trùng hàng hóa là biện pháp xịt hoặc phun những loại hóa chất đặc biệt (Bromua), nhằm loại bỏ các loài côn trùng, các vi sinh vật sống kí sinh bên trong hàng hóa và container vận chuyển. Hàng hóa, container, khoang tàu, kệ hoặc các thùng gỗ sẽ trở nên sạch và hạn chế bị ô nhiễm trong quá trình vận chuyển.

Giấy chứng nhận hun trùng (tiếng Anh: Fumigation Certificate) là một trong các loại giấy tờ được cấp phép cho hàng hóa trước khi xuất nhập khẩu, chịu trách nhiệm bởi những đơn vị chức năng có thẩm quyền. Đây là chứng từ bắt buộc cần có đối với một số mặt hàng xuất nhập khẩu, nhất là hàng nông sản; hàng dễ bị mối mọt, nấm mốc,… Nhiều quốc gia cũng có những quy định nghiêm ngặt về việc khử trùng hàng hóa, sản phẩm trước khi nhập khẩu.

Giay-chung-nhan-hun-trung-la-gi
Việc hun trùng đầy đủ sẽ đảm bảo hàng hóa hạn chế tình trạng bị hư hỏng và mối mọt gây thiệt hại 

#Cơ quan cấp phép chứng nhận

Lô hàng sau khi đã được xịt, phun thuốc khử côn trùng sẽ được các đơn vị, cơ quan có chức năng hoặc những công ty dịch vụ do Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn quản lý,… cấp giấy chứng nhận hun trùng (kèm đóng dấu và chữ ký).

#Danh sách hàng hóa phải hun trùng

Thông thường những mặt hàng cần phải hun trùng đều thuộc nhóm hàng hóa dễ bị nấm mốc, mối mọt, nhiễm các mầm bệnh và cần phải được bảo quản trong điều kiện độ ẩm thấp. Cụ thể:

  • Mặt hàng nông sản có nguồn gốc từ thực vật, đã chế biến thành dạng khô như: gạo, cà phê, tiêu, chè, hạt điều, họ đậu,…
  • Mặt hàng có nguồn gốc từ gỗ như: hàng mây tre đan, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng gỗ chưa xử lý bề mặt,…
  • Sản phẩm bao bì đóng gói các mặt hàng gốm sứ, hàng dễ vỡ có nguồn gốc từ gỗ như: Pallet gỗ, kiện gỗ,…

Hơn nữa, một số mặt hàng khác cũng phải được hun trùng theo quy định cụ thể của mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ. Vì vậy, khi xuất nhập khẩu hàng hóa, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ những quy định của từng nước nhằm bảo đảm hàng hóa hợp lệ khi thực hiện thông quan.

Giay-chung-nhan-hun-trung-la-gi
Những sản phẩm khô có nguồn gốc từ thực vật và gỗ đều nên ưu tiên làm chứng nhận hun trùng

Những hình thức hun trùng hàng xuất nhập khẩu

Có khá nhiều đơn vị, cơ quan phụ trách công việc hun trùng và làm Fumigation Certificate cho hàng hóa xuất nhập khẩu hiện nay. Việc triển khai công việc này cũng được diễn ra nhanh chóng, không tốn quá nhiều thời gian. Hai hình thức hun trùng hàng hóa phổ biến nhất có thể kể đến như:

  • Đối với hàng lẻ (LCL): phun trực tiếp hóa chất lên trên kiện hàng
  • Đối với hàng chứa trong container, hầm tàu hoặc kho kín: bơm hóa chất dạng khí vào và ủ một thời gian

Chi phí đối với mỗi lần hun trùng hàng hóa là từ 300.000 – 500.000 VNĐ/Pallet, mức giá này sẽ có thay đổi tùy thuộc vào từng loại và nồng độ hóa chất được sử dụng.

Mẫu chứng nhận hun trùng gồm những gì?

Một số nội dung chính trên giấy chứng nhận hun trùng bao gồm những thông tin như sau:

  • Description of Goods (mô tả hàng hóa, nội dung tương tự trên Invoice và B/L)
  • B/L No (mã số B/L)
  • Weight (trọng lượng hàng hóa)
  • Quantity (số lượng hàng hóa)
  • Means of Conveyance (thông tin về phương tiện vận chuyển)
  • Has been fumigated with (tên loại thuốc khử trùng được sử dụng)
  • Dosage: (liều lượng thuốc hun trùng)
  • Duration of Exposure (thời gian chờ thuốc ngấm)
  • Place of Fumigation (địa điểm thực hiện hun trùng)
  • Date fumigated (thời gian khử trùng, thông thường trước ETD một vài ngày)
  • Consignee (người nhận lô hàng)
Giay-chung-nhan-hun-trung-la-gi
Một mẫu giấy chứng nhận hun trùng

Hướng dẫn quy trình hun trùng hàng hóa

Các doanh nghiệp đang cần xin chứng thư hun trùng cần chuẩn bị kỹ bộ hồ sơ và thực hiện đúng theo quy trình sau đây.

#Hồ sơ xin cấp chứng thư hun trùng

Để có thể được cấp Fumigation Certificate, bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

  • Hóa đơn thương mại (Invoice)
  • Phiếu đóng gói (Packing List)
  • Vận đơn đường biển (B/L)

(*) Lưu ý:

  • Thời gian hun trùng phải diễn ra trước ngày hàng hóa được bốc xếp lên phương tiện vận tải
  • Những thông tin trên giấy chứng nhận hun trùng phải trùng khớp với thông tin ở trên B/L
  • Chứng nhận hun trùng chỉ được phát hành cho các tổ chức và doanh nghiệp, không dành cho cá nhân

#Quy trình hun trùng hàng xuất nhập khẩu

Trước khi tiến hành đóng gói bao bì hàng hóa, sản phẩm, doanh nghiệp cần liên hệ với đơn vị hun trùng để kiểm tra hàng hóa, kèm địa điểm và thời điểm cụ thể. Đồng thời, doanh nghiệp scan vận đơn B/L cho đơn vị hun trùng để họ nắm được những thông tin cần thiết để có thể cấp giấy chứng nhận.

Sau đó, doanh nghiệp nhận giấy chứng nhận hun trùng (bản sao y) và kiểm tra kỹ thông tin đã chính xác hay chưa, rồi mới bắt đầu ký xác nhận. Nếu có sai lệch cần báo ngay với đơn vị hun trùng để thay đổi, chỉnh sửa. Sau khoảng 1 – 2 ngày, tính từ khi phun thuốc, đơn vị hun trùng sẽ gửi giấy chứng thư hun trùng (có đóng dấu) cho doanh nghiệp.

Giay-chung-nhan-hun-trung-la-gi
Các bước đăng ký hun trùng và nhận chứng thư không quá khó khăn đối với các doanh nghiệp

>>> Xem thêm: Giấy kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) là gì?

Kết luận

Nói chung, trước khi xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt tại các quốc gia Châu Âu, các doanh nghiệp cần xác định kỹ lô hàng đó có cần phải làm hun trùng không. Nếu cần hỗ trợ đăng ký hun trùng cho hàng hóa của mình, bạn hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên viên của Finlogistics để được tư vấn và hỗ trợ giải quyết một cách nhanh chóng, tối ưu nhất.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Giay-chung-nhan-hun-trung-la-gi


Thu-tuc-nhap-khau-may-hut-bui-00.jpg

Máy hút bụi là loại thiết bị quan trọng trong cuộc sống hiện đại ngày nay, giúp giữ gìn môi trường sống sạch sẽ và an toàn. Nhu cầu sử dụng tăng cao, khiến cho thủ tục nhập khẩu máy hút bụi từ nước ngoài về trở nên được quan tâm hơn bao giờ hết. Hiểu được điều đó, Finlogistics sẽ hướng dẫn giúp bạn đọc tất tần tật quy trình thủ tục và những điều cần chú ý khi nhập khẩu máy hút bụi qua bài viết dưới đây.

Thu-tuc-nhap-khau-may-hut-bui
Máy hút bụi ngày nay được bày bán rất đa dạng mẫu mã, công dụng và giá thành


Quy định Nhà nước đối với thủ tục nhập khẩu máy hút bụi

Các chủ hàng muốn thực hiện thủ tục nhập khẩu máy hút bụi các loại về thị trường để kinh doanh cần tham khảo và theo dõi kỹ những Văn bản pháp luật Nhà nước dưới đây:

  • Thông tư số 39/2018/TT-BTC (sửa đổi và bổ sung): quy định thủ tục Hải Quan; kiểm tra và giám sát Hải Quan; quản lý thuế xuất nhập khẩu
  • Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg: quy định đối với những phương tiện hoặc thiết bị bắt buộc phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu
  • Nghị định số 43/2017 NĐ-CP: quy định về nội dung, cách ghi và quản lý Nhà nước đối với nhãn dán hàng hóa lưu thông tại thị trường Việt Nam
  • Quyết định số 614/QĐ-BKHCN: công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với sản phẩm máy hút bụi nhập khẩu
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP: quy định liên quan đến một số điều của Luật Quản lý Ngoại thương
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP: quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải Quan
  • Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN: liên quan đến việc Công bố sản phẩm hàng hóa thuộc nhóm 2 do Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm quản lý

Các Văn bản pháp luật hiện hành nêu rõ, mặt hàng máy hút bụi không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm xuất nhập khẩu. Do vậy, các chủ hàng có thể tiến hành thủ tục nhập khẩu máy hút bụi về Việt Nam tương tự như các loại hàng hóa thông thường khác. Tuy nhiên, việc dán nhãn hàng hóa và thực hiện đăng ký kiểm tra chất lượng trước khi thông quan cần được chú trọng.

Thu-tuc-nhap-khau-may-hut-bui
Quá trình nhập khẩu máy hút bụi đòi hỏi chủ hàng phải tham khảo kỹ các Thông tư, Nghị định mới nhất liên quan

Mã HS code máy hút bụi và thuế suất nhập khẩu

Việc chọn lựa, xác định mã HS code máy hút bụi trước khi tiến hành nhập khẩu hàng hóa là công việc ưu tiên hàng đầu. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp đẩy nhanh được quá trình làm hồ sơ, thông quan, cũng như tránh tình trạng áp sai HS code, dẫn đến bị Hải Quan phát hiện và xử phạt theo quy định. Dưới đây là bảng mã HS tham khảo của một số loại máy hút bụi hiện hành:

MÃ HS CODE

MÔ TẢ SẢN PHẨM

8508.1100

Máy hút bụi công suất không quá 1.500 W và có túi hứng bụi hay đồ chứa khác với sức chứa không quá 20 lít

8508.1910

Máy hút bụi sử dụng trong gia đình

8508.1990

Máy hút bụi có gắng động cơ điện khác

8508.6000

Máy hút bụi không gắn động cơ điện

Dựa theo từng mã HS và Biểu thuế xuất nhập khẩu 2025, các doanh nghiệp cần hoàn thành những loại thuế phí như sau:

  • Thuế nhập khẩu hàng hóa ưu đãi: 0 – 25%
  • Thuế GTGT (VAT) đối với sản phẩm máy hút bụi: 10%
  • Thuế nhập khẩu hàng hóa ưu đãi đặc biệt (với C/O form D): 0%
  • Thuế nhập khẩu hàng hóa ưu đãi đặc biệt (với C/O form E): 0 – 5%
Thu-tuc-nhap-khau-may-hut-bui
Việc chọn lựa mã HS cần dựa trên những đặc điểm, tính chất, cấu tạo, công dụng,… của sản phẩm

Bộ hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu máy hút bụi

Để tiến hành thủ tục nhập khẩu máy hút bụi, các chủ hàng cần chuẩn bị danh sách bao gồm các loại giấy tờ cần thiết sau đây:

  • Tờ khai Hải Quan nhập khẩu lô hàng máy hút bụi
  • Hợp đồng (Sales Contract); Phiếu đóng gói (Packing List)
  • Hóa đơn (Commercial Invoice); Vận đơn (Bill of Lading)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ từ nước xuất khẩu máy hút bụi (nếu có)
  • Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm máy hút bụi
  • Catalogs hoặc bất kỳ tài liệu khác (do Hải Quan yêu cầu)

Ngoài ra, các chủ hàng cần chú ý: Hồ sơ kiểm tra chất lượng máy hút bụi có 02 hình thức chính: nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại quầy và hồ sơ nộp online qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Vì là giấy tờ bắt buộc phải có, nên khi có số tờ khai thì bạn cần tiến hành đăng ký hồ sơ kiểm tra chất lượng ngay, nhằm tránh kéo dài thời gian thông quan.

Thu-tuc-nhap-khau-may-hut-bui
Trong số các loại giấy tờ kể trên thì tờ khai, Invoice, Bill of Lading và Packing List là quan trọng nhất 

>>> Đọc thêm: Hướng dẫn thực hiện thủ tục nhập khẩu máy hút mùi các loại

Lời kết

Hy vọng nội dung trong bài viết trên của Finlogistics sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu máy hút bụi. Liên hệ ngay với đội ngũ chuyên viên của chúng tôi nếu cần hỗ trợ xử lý giấy tờ khó hoặc thông quan, vận chuyển hàng hóa qua Hải Quan. Finlogistics luôn sẵn sàng mang đến cho khách hàng dịch vụ xuất nhập khẩu chất lượng và uy tín hàng đầu.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-may-hut-bui


Nhap-khau-my-pham-00.jpg

Việc nhập khẩu mỹ phẩm vào thị trường Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể. Để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động nhập khẩu này, Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại tự do. Mục tiêu chính của những Hiệp định này là giảm bớt thuế nhập khẩu hàng mỹ phẩm xuống mức 0 – 5%. Nếu chưa kịp nắm bắt cơ hội đầy hứa hẹn này, thì bây giờ là thời điểm tốt nhất để bạn tìm hiểu kĩ hơn về quy trình làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng này!

Nhap-khau-my-pham


Hướng dẫn thủ tục công bố nhập khẩu mỹ phẩm

Mỹ phẩm là những chất hoặc chế phẩm được sử dụng trên các bộ phận bên ngoài của cơ thể con người (như da, tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh sản bên ngoài), răng và niêm mạc miệng. Chúng có chức năng làm sạch, mang lại hương thơm, thay đổi những đặc điểm hoặc hình thức bên ngoài, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ hoặc duy trì sức khỏe, vẻ đẹp của cơ thể.

Việc đăng ký và công bố mỹ phẩm nhập khẩu tại Việt Nam được thực hiện bởi Cục Quản lý Dược, trực thuộc Bộ Y tế Việt Nam. Đây là đơn vị Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận và đưa ra những quy định an toàn đối với mỹ phẩm. Tất cả các doanh nghiệp nhập khẩu và xuất khẩu mỹ phẩm đều bắt buộc phải làm Công bố sản phẩm, trước khi tiến hành bất kỳ hoạt động xuất nhập khẩu nào. Bộ hồ sơ Công bố mỹ phẩm sẽ bao gồm:

  • Giấy phép đăng ký hoạt động kinh doanh hàng hoá của doanh nghiệp
  • Phiếu công bố lưu hành hàng hoá, sản phẩm mỹ phẩm
  • Giấy chứng nhận cho phép hàng hoá lưu hành tự do (CFS)
  • Giấy ủy quyền của chủ sở hữu sản phẩm đối với doanh nghiệp nhập khẩu
  • Bản thành phần phần trăm của lô hàng mỹ phẩm
  • Bảng nội dung, thông tin chi tiết liên quan tới sản phẩm mỹ phẩm

Thành phần của sản phẩm mỹ phẩm Hàn Quốc nhập khẩu thay đổi theo từng tháng, từng năm. Vì vậy, trước mỗi lần nhập một lô hàng mới, các doanh nghiệp cần kiểm tra lại chi tiết thành phần của sản phẩm. Bất kỳ sự thay đổi nào cũng đều cần phải làm lại Công bố mỹ phẩm mới cho lô hàng. Điều này tránh trường hợp, khi hàng hoá cập cảng, Hải Quan đề xuất mở container để kiểm hoá thực tế và bị phạt.

Nhap-khau-my-pham

>>> Đọc thêm: Quá trình nhập khẩu serum cần trải qua các bước thủ tục nào?

Mã HS và thuế suất đối với mỹ phẩm nhập khẩu

Việc chọn lựa chính xác mã HS code trước khi nhập khẩu mỹ phẩm không chỉ giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quá trình thông quan, xử lý giấy tờ mà còn giảm bớt thời gian, chi phí không đáng khi áp sai mã HS.

Mã HS code

Mã HS là loại mã phân loại của hàng hoá theo quy chuẩn quốc tế, được sử dụng để xác định mức thuế suất khi xuất nhập khẩu hàng hoá. Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định rõ cấu tạo, thành phần thực tế và kết quả giám định tại Cục kiểm định của Hải Quan để có thể chọn lựa được đúng mã HS của lô hàng mỹ phẩm.

Hầu hết những mặt hàng mỹ phẩm nhập khẩu về thị trường Việt Nam đều có mã HS thuộc Tiểu mục 3304: “Mỹ phẩm hoặc những chế phẩm dùng để trang điểm và những chế phẩm dưỡng da (ngoại trừ dược phẩm), bao gồm cả những chế phẩm dùng để chống nắng hoặc bắt nắng; những chế phẩm dùng cho móng tay hoặc móng chân” và Tiểu mục 3401: “Những sản phẩm làm sạch”. Bảng mã HS code chi tiết của một số loại mỹ phẩm nhập khẩu thông dụng như sau: 

MÃ HS CODE

MÔ TẢ HÀNG HOÁ

SẢN PHẨM

THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI

3304

Mỹ phẩm hoặc các chế phẩm để trang điểm và các chế phẩm dưỡng da (trừ dược phẩm), kể cả các chế phẩm chống nắng hoặc bắt nắng; các chế phẩm dùng cho móng tay hoặc móng chân.

3304.1000

– Chế phẩm trang điểm môi

Son môi, son dưỡng,…

20%

3304.2000

– Chế phẩm trang điểm mắt

Bột nhũ mặt, phấn trăng điểm mắt, phấn kẻ mắt….

22%

3304.3000

– Chế phẩm dùng cho móng tay và móng chân

Nước sơn móng tay, tinh dầu dưỡng móng, dung dịch tẩy móng tay,…

22%

– Loại khác:

3304.9100

– – Phấn, đã hoặc chưa nén

Phấn phủ trang điểm, phấn trang điểm, phấn thơm, phấn lót trang điểm, phấn má,…

22%

3304.99

– – Loại khác:

3304.9920

– – – Kem ngăn ngừa mụn trứng cá

Gel trị mụn, kem chống mụn, kem dành cho da mụn, kem dưỡng da trị mụn trứng cá, kem trị mụn, kem trị mụn trứng cá,...

10%

3304.9930

 – – Kem và dung dịch (Lotion) bôi mặt hoặc bôi da khác

Kem dưỡng da ban đêm, kem dưỡng da ban ngày, kem dưỡng da chân, kem dưỡng da chống nắng, kem dưỡng da làm săn chắc cơ thể, kem dưỡng da tay, nước hoa hồng,...

20%

3304.9990

– – – Loại khác

Bộ sản phẩm dưỡng da, nhũ tương, mặt nạ, serum,...

20%

3401.3000

– Các sản phẩm và chế phẩm hữu cơ hoạt động bề mặt dùng để làm sạch da, dạng lỏng hoặc dạng kem và đã được đóng gói để bán lẻ, có hoặc không chứa xà phòng

Sữa rửa mặt, gel rửa mặt…

27%

Nhap-khau-my-pham

Thuế nhập khẩu mỹ phẩm

Mặt hàng mỹ phẩm cũng áp dụng mức thuế giá trị gia tăng (VAT): 10% cùng một số loại thuế suất khác nhau, tùy thuộc vào từng quốc gia xuất khẩu. Mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi khi nhập khẩu mỹ phẩm hiện hành dao động trong khoảng từ 10 – 27%.

Thuế nhập khẩu = Giá trị hàng hoá x Thuế suất nhập khẩu

Ngoài ra, để được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, doanh nghiệp cần xin C/O form E, C/O form VK hoặc C/O form AK, tuỳ vào từng quốc gia sản xuất ra sản phẩm mỹ phẩm. Dưới đây là bảng thuế suất chi tiết của một số mã HS:

MÃ HS CODE

MÔ TẢ SẢN PHẨM

THUẾ NK ƯU ĐÃI THÔNG THƯỜNG

THUẾ NK ƯU ĐÃI TỪ HÀN QUỐC

THUẾ NK ƯU ĐÃI TỪ CÁC NƯỚC ASEAN

THUẾ NK ƯU ĐÃ TỪ TRUNG QUỐC

THUẾ GTGT (VAT)

3401.3000

Sữa tắm

27%

20% 

(C/O form  AK hoặc VK)

0% 

(C/O form D)

0% 

(C/O form E)

10%

3305.1090

Dầu gội đầu

15%

0% 

(C/O form  AK hoặc VK)

0% 

(C/O form D)

0% 

(C/O form E)

10%

3304.9930

Sữa rửa mặt

20%

10% 

(C/O form AK  là 20%, dùng C/O form VK là 10%)

0% 

(C/O form D)

0% 

(C/O form E)

10%

3304.9930

Sữa dưỡng thể

20%

10% 

(C/O form AK  là 20%, dùng C/O form VK là 10%)

0% 

(C/O form D)

0% 

(C/O form E)

10%

3304.9930

Kem dưỡng da

20%

10% 

(C/O form AK  là 20%, dùng C/O form VK là 10%)

0% 

(C/O form D)

0% 

(C/O form E)

10%

3304.1000

Son, son môi

20%

10% 

(C/O form AK  là 20%, dùng C/O form VK là 10%)

0% 

(C/O form D)

0% 

(C/O form E)

10%

3304.9990

Mặt nạ dưỡng da

20%

10% 

(C/O form AK  là 20%, dùng C/O form VK là 10%)

0% 

(C/O form D)

0% 

(C/O form E)

10%

3305.9000

Thuốc nhuộm tóc

20%

10% 

(C/O form AK  là 20%, dùng C/O form VK là 10%)

0% 

(C/O form D)

0% 

(C/O form E)

10%

Nhap-khau-my-pham

Chi tiết thủ tục thông quan Hải Quan hàng mỹ phẩm nhập khẩu

Sau khi hoàn tất Công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu, các doanh nghiệp bắt đầu vận chuyển hàng về cảng, khai báo và làm các bước thủ tục thông quan Hải Quan. Đặc biệt, hàng mỹ phẩm thường hay bị Hải Quan kiểm hoá thực tế để đối chiếu xem có khớp với Công bố mỹ phẩm hay không.

Bộ chứng từ Hải Quan nhập khẩu

  • Tờ khai hàng hoá mỹ phẩm nhập khẩu
  • Hợp đồng ngoại thương, Invoice
  • Packing List, Vận tải đơn B/L
  • Phiếu Công bố sản phẩm (được Cục quản lý Dược cấp số tiếp nhận và còn liệu lực)
  • Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O): 01 bản chính hoặc C/O điện tử nếu muốn được hưởng thuế ưu đãi nhập khẩu đặc biệt

Đây đều là những giấy tờ quan trọng nhất để làm thủ tục thông quan hàng hoá qua Hải Quan. Sau khi xuất trình đầy đủ bộ hồ sơ, phía Hải Quan sẽ tiến hành kiểm tra và thông quan tờ khai ngay tại thời điểm làm thủ tục.

Nhãn dán sản phẩm mỹ phẩm

Sau khi đã thông quan hàng hoá, các doanh nghiệp cần bổ sung thêm nhãn phụ để đảm bảo những nội dung có trên nhãn đầy đủ hơn so với quy định, trước khi tung hàng hoá ra ngoài thị trường. Thông tin đầy đủ trên nhãn phụ cần có bao gồm:

  • Tên và chức năng chính của mỹ phẩm
  • Công thức thành phần hoá học hoàn chỉnh
  • Catalogs hướng dẫn sử dụng sản phẩm
  • Thông tin quốc gia sản xuất (nơi sản xuất)
  • Tên và địa chỉ của cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm bày bán sản phẩm (bằng tiếng Việt)
  • Khối lượng hoặc trọng lượng tịnh của hàng hoá
  • Thời gian sản xuất hoặc hạn sử dụng (hạn sử dụng tốt nhất đến ngày…)
  • Cảnh báo an toàn khi sử dụng
  • Số lô sản xuất hàng hoá

Nhap-khau-my-pham

>>> Đọc thêm: Hướng dẫn chi tiết thủ tục nhập khẩu kem nền, phấn nền và phấn nước

Chi phí và cách thức vận chuyển mỹ phẩm nhập khẩu

Ngoài bước làm Công bố và thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm ra, thì chi phí và cách thức vận chuyển hàng hoá cũng quan trọng không kém. Những yếu tố này đóng vai trò lớn trong toàn bộ quá trình nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp.

Cách thức vận chuyển

  • Đường bộ: Từ một số cửa khẩu chính như: Hữu Nghị (Lạng Sơn), Tân Thanh (Lạng Sơn), Hà Khẩu (Lào Cai), Móng Cái (Quảng Ninh) đối với hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc. Thời gian vận chuyển từ 03 – 07 ngày, không giới hạn về số lượng, khối lượng.
  • Đường biển: Từ một số cảng biển chính như: cảng Hải Phòng (miền Bắc) hoặc cảng Cát Lái (miền Nam). Thời gian vận chuyển khoảng 05 – 10 ngày (các nước thuộc ASEAN) và 20 – 40 ngày (các nước thuộc khối EU).
  • Đường hàng không: Từ một số sân bay chính như: Nội Bài (Hà Nội) hoặc Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh). Thời gian bay khoảng 01 – 03 ngày, áp dụng cho hàng hoá nhẹ, cần vận chuyển nhanh chóng.

Chi phí vận chuyển

Dựa theo đặc điểm, tính chất của lô hàng và cách thức vận chuyển lô hàng mỹ phẩm, Finlogistics sẽ tư vấn cho khách hàng chi phí vận chuyển hợp lý nhất.

Nhap-khau-my-pham

Tổng kết

Tóm lại, quá trình nhập khẩu mỹ phẩm vào thị trường Việt Nam đang ngày càng trở nên sôi động và cạnh tranh hơn bao giờ hết. Để có thể nhập khẩu thuận lợi và nhanh chóng, các doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ kiến thức, chứng từ, nắm vững và làm theo đúng quy định pháp luật. Hy vọng bài viết này của Finlogistics đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để nhập khẩu mặt hàng này, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Nhap-khau-my-pham


Thu-tuc-nhap-khau-thep-khong-gi-00.jpg

Thép không gỉ (Inox) là loại hợp kim có khả năng chống ăn mòn, chống oxi hóa rất tốt. Nhờ vào đặc tính quan trọng này, thủ tục nhập khẩu thép không gỉ ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Vậy quy trình nhập khẩu mặt hàng này liệu có đơn giản? Các doanh nghiệp cần xin giấy phép nhập khẩu gì hay không?… Finlogistics sẽ phân tích giúp bạn chi tiết ngay trong nội dung bài viết dưới đây.

Thu-tuc-nhap-khau-thep-khong-gi


Quy định pháp luật liên quan thủ tục nhập khẩu thép không gỉ

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 14/2017/TT-BCT vào ngày 28/08/2017 về việc bãi bỏ Thông tư số 12/2015/TT- BCT. Theo đó, các doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu thép không gỉ sẽ không cần phải xin giấy phép tự động từ Bộ Công Thương.

Theo Quyết định số 2711/QĐ-BKHCN, thép không gỉ phải làm kiểm tra chất lượng sau khi thông quan, dựa trên kết quả Chứng nhận giám định của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn cần chú ý về thuế chống bán phá giá theo Quyết định số 1656/QĐ-BCT. Thép không gỉ không nằm trong Danh mục hàng hoá bị cấm xuất nhập khẩu, do đó bạn có thể làm thủ tục nhập khẩu như bình thường.

>>> Xem thêm: Thuế chống bán phá giá thép nhập khẩu áp dụng như thế nào?

Thu-tuc-nhap-khau-thep-khong-gi

Mã HS code và thuế suất đối với thép không gỉ nhập khẩu

Trước khi tiến hành khai báo tờ khai và thông quan Hải Quan, các doanh nghiệp cần xác định rõ mã HS code của mặt hàng thép không gỉ nhập khẩu để nộp đúng và đầy đủ thuế phí cho Nhà nước.

Mã HS code

Với sự đa dạng về chủng loại, kiểu dáng và kích thước nên mặt hàng thép có rất nhiều mã HS khác nhau. Mã HS của thép và thép không gỉ được phân tại Chương 72 trong Biểu thuế xuất nhập khẩu 2025. Còn những sản phẩm làm từ thép sẽ thuộc Chương 73. Dưới đây là bảng mã HS thép nói chung và thép không gỉ nói riêng cho bạn đọc tham khảo:

MÃ HS CODE

MÔ TẢ SẢN PHÂM

Phụ lục II

7206

Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thỏi đúc hoặc các dạng thô khác (trừ sản phẩm có chứa sắt thuộc Nhóm 7203).

7207

Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm.

7208

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, được cán nóng, chưa phủ, mạ hoặc tráng.

7209

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, cán nguội (ép nguội), chưa dát phủ, mạ hoặc tráng.

7210

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng.

7212

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm, đã phủ, mạ hoặc tráng

7213

Sắt hoặc thép không hợp kim, dạng thanh và que, dạng cuộn cuốn không đều, được cán nóng.

7214

Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác, mới chỉ qua rèn, cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn nóng, kể cả công đoạn xoắn sau khi cán.

7215

Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác.

7216

Sắt hoặc thép không hợp kim dạng góc, khuôn, hình.

7217

Dây của sắt hoặc thép không hợp kim.

7219

Các sản phẩm của thép không gỉ cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên.

7220

Các sản phẩm của thép không gỉ được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm.

7224

Thép hợp kim khác ở dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác; các bán thành phẩm bằng thép hợp kim khác.

7225

Thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên.

7226

Sản phẩm của thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm.

7227

Các dạng thanh và que, của thép hợp kim khác, được cán nóng, dạng cuộn không đều.

7228

Các dạng thanh và que khác bằng thép hợp kim khác; các dạng góc, khuôn và hình, bằng thép hợp kim khác; thanh và que rỗng, bằng thép hợp kim hoặc không hợp kim.

7229

Dây thép hợp kim khác.

7306

Các loại ống, ống dẫn và thanh hình có mặt cắt rỗng khác, bằng sắt hoặc thép.

Phụ lục III

7207

Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm.

7210

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng.

7224

Thép hợp kim khác ở dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác; các bán thành phẩm bằng thép hợp kim khác.

7225

Sản phẩm của thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm.

7306

Các loại ống, ống dẫn và thanh hình có mặt cắt rỗng khác, bằng sắt hoặc thép (ví dụ: nối mở, hàn, tán đinh hoặc ghép bằng cách tương tự).

Thuế suất nhập khẩu

Khi tiến hành nhập khẩu thép không gỉ có mã HS là 7222.3010 về thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp cần hoàn thành đủ một số loại thuế phí như sau:

  • Thuế GTGT (VAT): 10%
  • Thuế nhập khẩu thép thông thường: 15%
  • Thuế nhập khẩu thép ưu đãi: 10%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (tùy theo từng quốc gia xuất khẩu)

Thu-tuc-nhap-khau-thep-khong-gi

Công bố tiêu chuẩn chất lượng đối với thép không gỉ nhập khẩu

Để làm thủ tục nhập khẩu thép không gỉ và các loại sản phẩm thép khác, doanh nghiệp cần phải đăng ký làm Công bố tiêu chuẩn, áp dụng phương pháp thử nghiệm không phá hủy (Thông tư số 58/2015/TTL-BCT-BKHCN).

Tiêu chuẩn này sẽ do các doanh nghiệp tự công bố, sau đó tiến hành Công bố hợp quy, đánh giá hàng hoá nhập khẩu có phù hợp so với quy chuẩn chất lượng Quốc gia và Tiêu chuẩn áp dụng khi kiểm tra chất lượng hay không. Trình tự làm công bố tiêu chuẩn áp dụng được quy định rõ tại Thông tư số 21/2017/TT-BKHCN gồm các bước cơ bản như sau:

  • Thành lập kế hoạch xây dựng TCCS
  • Biên soạn kế hoạch dự thảo TCCS
  • Lấy ý kiến chung cho dự thảo TCCS
  • Tổ chức hội nghị về dự thảo TCCS
  • Xử lý các ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo
  • Lập bộ hồ sơ dự thảo
  • Thẩm tra kỹ bộ hồ sơ dự thảo
  • Thực hiện Công bố và in TCCS

Thu-tuc-nhap-khau-thep-khong-gi

Thủ tục Công bố hợp quy cho mặt hàng thép không gỉ nhập khẩu

Các bước hoàn thiện thủ tục Công bố hợp quy cho hàng thép không gỉ nhập khẩu được ghi rõ dưới đây:

Bộ hồ sơ Công bố hợp quy hàng hoá

  • Bản công bố hợp quy (mẫu sẵn)
  • Báo cáo tự đánh giá (tên cá nhân/doanh nghiệp, SĐT liên hệ, thông tin về lô hàng, số hiệu kỹ thuật,…)
  • Bên nhập khẩu phải cam kết về chất lượng của sản phẩm thép phù hợp với các quy chuẩn về kỹ thuật đã được Công bố và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Cơ quan Pháp luật về chất lượng sản phẩm, đảm bảo kết quả tự đánh giá.
  • Báo cáo tự đánh giá có hiệu lực phải dựa trên việc nghiên cứu tại những phòng thí nghiệm đã được đăng ký hoặc dựa trên kết quả của những tổ chức uy tín.

Các bước kiểm tra chất lượng hàng hoá

Quá trình kiểm tra chất lượng thép không gỉ nhập khẩu dựa theo Thông tư số 58/2015/TTL-BCT-BKHCN, bao gồm 02 bước như sau:

#Bước 1: Đánh giá về mức độ phù hợp của lô hàng thép nhập khẩu từ Cơ quan chức năng có thẩm quyền.

#Bước 2: Kiểm tra Nhà nước về chất lượng đối với sản phẩm thép nhập khẩu. Bộ chứng từ trong hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng như sau:

  • Phiếu đăng ký kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu (4 bản theo mẫu sẵn)
  • Công bố hợp quy cho mặt hàng thép nhập khẩu
  • Hợp đồng cùng Danh mục hàng hoá (bản sao y)
  • Vận đơn B/L, hóa đơn và giấy chứng nhận xuất xứ C/O (bản sao y)
  • Tờ khai nhập khẩu hàng hoá
  • Ảnh mẫu của lô hàng hoặc bản mô tả sản phẩm
  • Mẫu nhãn hàng hoá nhập khẩu (có dấu hợp quy cùng nhãn phụ)
  • Chứng nhận lưu hành sản phẩm

>>> Xem thêm: Tham khảo dịch vụ vận chuyển sắt thép & kết cấu nhà thép tiền chế

Thu-tuc-nhap-khau-thep-khong-gi

Hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu thép không gỉ gồm những gì?

Các doanh nghiệp tiến hành làm thủ tục nhập khẩu thép không gỉ cần chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy đủ những giấy tờ, chứng từ quan trọng sau đây::

  • Tờ khai Hải Quan hàng thép không gỉ
  • Chứng nhận kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu
  • Phiếu đóng gói hàng (Packing List); Hợp đồng ngoại thương (Sale Contract)
  • Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice); Vận đơn đường biển (Bill of Lading)
  • Chứng nhận xuất xứ hàng hoá từ quốc gia xuất khẩu (nếu có)
  • Catalog (nếu có) cùng một vài chứng từ khác (nếu Hải Quan yêu cầu)

Kết luận

Trên đây là tất tần tật hướng dẫn các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu thép không gỉ mà Finlogistics muốn gửi đến cho bạn đọc quan tâm. Đây là mặt hàng cần làm Công bố sản phẩm và Kiểm tra chất lượng Nhà nước, do đó các doanh nghiệp cần chú ý để tối ưu hoá quy trình cũng như thời gian nhập khẩu. Nếu có vấn đề gì trong quá trình nhập hàng, bạn hãy gọi ngay cho chúng tôi qua thông tin hotline bên dưới để được đội ngũ chuyên viên hỗ trợ nhanh chóng và tận tình nhất.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-thep-khong-gi


Thu-tuc-nhap-khau-kinh-ap-trong-00.jpg

Kính áp tròng là loại kính chuyên dụng, tiếp xúc trực tiếp với giác mạc nhằm điều chỉnh các loại tật khúc xạ như: cận thị, viễn thị và loạn thị. Loại kính này có tính thẩm mỹ cao và tiện lợi hơn khá nhiều so với kính gọng thông thường. Finlogistics sẽ cung cấp thông tin các bước thủ tục nhập khẩu kính áp tròng một cách chi tiết, hợp pháp và hiệu quả nhất cho bạn đọc qua bài viết dưới đây.

Thu-tuc-nhap-khau-kinh-ap-trong


Cơ sở pháp lý khi thực hiện thủ tục nhập khẩu kính áp tròng

Thị trường kính áp tròng tại Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm đạt 10%. Nhu cầu làm thủ tục nhập khẩu kính áp tròng tăng cao chủ yếu do một vài yếu tố như:

  • Tỷ lệ người bị tật khúc xạ mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị,… ngày càng tăng cao.
  • Nhu cầu cải thiện thẩm mỹ, làm đẹp của người tiêu dùng ngày càng tăng lên.
  • Công nghệ sản xuất kính áp tròng phát triển mạnh, cho ra mắt nhiều sản phẩm với đa dạng tính năng, thiết kế, giá thành,… phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Theo đó, quy trình nhập khẩu kính áp tròng các loại sẽ phải tuân theo nhiều Văn bản pháp luật như sau:

  • Nghị định số 07/2023/NĐ-CP, có sửa đổi và bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP, về việc quản lý trang thiết bị y tế các loại.
  • Thông tư số 05/2022/TT-BYT thi hành một số điều của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP về việc quản lý trang thiết bị y tế các loại.

Mặt hàng kính áp tròng được xác định thuộc Nhóm thiết bị y tế loại B, áp dụng quy định về dán nhãn hàng hoá của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Các doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh thiết bị y tế mới được phép nhập khẩu mặt hàng này về thị trường trong nước. Ngoài ra, bạn còn phải đảm bảo chọn mã HS chính xác được xác định thuế suất và tránh vi phạm pháp luật.

Thu-tuc-nhap-khau-kinh-ap-trong

Xác định mã HS code và thuế suất của kính áp tròng nhập khẩu

Mã HS code (Harmonized System Codes) là hệ thống mã số được sử dụng nhằm phân loại hàng hoá toàn cầu, với 6 số đầu giống nhau cho cùng một mặt hàng. Mã HS code tham khảo đối với kính áp tròng nhập khẩu là 9001.3000. Ngoài ra, kính áp tròng không áp thuế giá trị gia tăng (VAT) theo quy định trong Thông tư số 26/2015/TT-BTC, còn thuế nhập khẩu ưu đãi là 5%.

MÔ TẢ SẢN PHẨM MÃ HS CODE THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI
Kính áp tròng 9001.3000 5%

Việc chọn lựa chính xác mã HS khi nhập khẩu rất quan trọng bởi nếu xảy ra sai sót, doanh nghiệp có thể gặp phải rủi ro như:

  • Bị phạt vi phạm khi khai sai mã HS (theo Nghị định số 128/2020/NĐ-CP).
  • Nếu phát sinh thuế nhập khẩu sẽ bị phạt từ 2 triệu VND đến gấp 3 lần số thuế phải nộp.

Thu-tuc-nhap-khau-kinh-ap-trong

Quy trình Công bố trang thiết bị y tế đối với kính áp tròng nhập khẩu

Do là trang thiết bị y tế loại B nên doanh nghiệp muốn bày bán kính áp tròng nhập khẩu này thì cần thực hiện phân loại hàng hoá, đăng ký làm công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố đủ điều kiện mua bán. Hơn nữa, mặt hàng này cũng không thuộc Danh mục cần xin giấy phép nhập khẩu.

Bộ hồ sơ Công bố tiêu chuẩn

  • Văn bản Công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm nhập khẩu.
  • Chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 13485 (vẫn còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ).
  • Giấy ủy quyền của chủ sở hữu sản phẩm cho cá nhân, doanh nghiệp đứng tên Công bố tiêu chuẩn (còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ, trừ trường hợp dựa theo quy định tại điểm A, Khoản 1, Điều 25 của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP).
  • Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo hành do chủ sở hữu sản phẩm cấp, trừ loại kính áp tròng sử dụng một lần theo quy định hoặc có tài liệu chứng minh sản phẩm không có chế độ bảo hành.
  • Tài liệu mô tả tóm tắt kỹ thuật sản phẩm viết bằng tiếng Việt, kèm theo tài liệu kỹ thuật mô tả chức năng, thông số kỹ thuật do chủ sở hữu kính áp tròng nhập khẩu ban hành.
  • Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy theo quy định hoặc bản tiêu chuẩn của sản phẩm do chủ sở hữu công bố.
  • Tài liệu hướng dẫn sử dụng của sản phẩm kính áp tròng.
  • Mẫu nhãn dán được sử dụng khi lưu hành tại thị trường Việt Nam.
  • Chứng nhận lưu hành tự do – CFS (vẫn còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ).

Thu-tuc-nhap-khau-kinh-ap-trong

Trình tự làm Công bố trang thiết bị y tế

#Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ Công bố kính áp tròng nhập khẩu và nộp tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Sở Y tế nơi đặt cơ sở kinh doanh).

#Bước 2: Doanh nghiệp chờ xử lý hồ sơ Công bố tiêu chuẩn áp dụng và nhận lại kết quả Công bố. Sau đó, Sở Y tế sẽ đăng tải số Công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm kính áp tròng trên Cổng thông tin điện tử về Quản lý trang thiết bị y tế và hồ sơ công bố (trừ bộ tài liệu quy định tại Khoản 5, Điều 26, Nghị định số 98/2021/NĐ-CP).

>>> Xem thêm: Nội dung thực hiện Công bố thiết bị y tế loại B đầy đủ nhất

Bộ hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu kính áp tròng

Doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu kính áp tròng gồm các loại giấy tờ như sau:

  • Tờ khai Hải Quan sản phẩm kính áp tròng
  • Giấy phép phân loại trang thiết bị y tế loại B
  • Hợp đồng mua bán (Sales Contract); Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Phiếu đóng gói sản phẩm (Packing List); Vận đơn hàng hải (Bill of Lading)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ từ quốc gia xuất khẩu của kính áp tròng (C/O)

Thu-tuc-nhap-khau-kinh-ap-trong

Lời kết

Nếu đang quan tâm nhiều đến thủ tục nhập khẩu kính áp tròng thì những nội dung bài viết trên của Finlogistics là dành cho bạn đọc. Đây là loại trang thiết bị y tế loại B, do đó các cá nhân, doanh nghiệp cần chú ý khi nhập khẩu mặt hàng này. Nhằm hỗ trợ cho các khách hàng, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ thông quan, xử lý hàng hoá với tiêu chuẩn chất lượng hàng đầu, cùng mức phí cạnh tranh hấp dẫn. Liên hệ ngay hotline: 0963.126.995 để được tư vấn kỹ lưỡng nhất!  

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-kinh-ap-trong


Thu-tuc-nhap-khau-mascara-00.jpg

Mascara giúp tạo điểm nhấn cho đôi mắt và là sản phẩm trang điểm không thể thiếu của chị em phụ nữ. Việc thực hiện thủ tục nhập khẩu mascara tại Việt Nam hiện nay cũng đang khá sôi động, với nhiều thương hiệu trong nước và quốc tế cùng tham gia. Nếu doanh nghiệp của bạn đang muốn kinh doanh mặt hàng này, thì việc nắm rõ về quy trình và các bước nhập khẩu là điều rất quan trọng, Hãy cùng Finlogistics tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-mascara


Chính sách thực hiện thủ tục nhập khẩu mascara như thế nào?

Để làm thủ tục nhập khẩu mascara thành công, thì việc nắm rõ những quy định, chính sách của Nhà nước là điều rất quan trọng. Dưới đây là một số Văn bản pháp luật quy định việc nhập khẩu mặt hàng này:

  • Thông tư số 06/2011/TT-BYT
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC có sửa đổi và bổ sung trong Thông tư số 39/2018/TT-BTC
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
  • Thông tư số 32/2019/TT-BYT
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP

Dựa theo những Văn kiện ở trên, mặt hàng mascara nhập khẩu sẽ không thuộc Danh mục hàng hoá bị cấm nhập về Việt Nam. Tuy nhiên, khi thực hiện các bước nhập khẩu mascara, bạn cần chú ý một vài điểm sau đây:

  • Phải tuân thủ theo quy định dán nhãn hàng hoá (Nghị định số 43/2017/NĐ-CP).
  • Bắt buộc thực hiện đăng ký làm công bố mỹ phẩm trước khi nhập khẩu mascara.
  • Chọn lựa chính xác mã HS code để xác định thuế phí phù hợp và tránh bị vi phạm.

Hơn nữa, đối với những loại sản phẩm có in hình hoặc logo của các thương hiệu nổi tiếng đã được đăng ký bản quyền từ trước, thì doanh nghiệp nhập khẩu phải có giấy ủy quyền hoặc Văn bản chấp thuận từ phía nhãn hiệu thì mới được phép nhập khẩu.

Thu-tuc-nhap-khau-mascara

Xác định mã HS và thuế suất đối với mascara nhập khẩu

Việc xác định chính xác mã HS code là bước quan trọng nhất trước khi nhập khẩu hàng hoá. Bạn cần hiểu rõ về những yếu tố của sản phẩm như: chất liệu, thành phần, đặc tính cụ thể,… Dưới đây là thông tin về mã HS và thuế suất áp dụng cho mascara nhập khẩu:

  • Mã HS code mascara: 3304.2000
  • Thuế nhập khẩu hàng hoá ưu đãi: 22%
  • Thuế GTGT (VAT) đối với mặt hàng mascara: 10%

Ngoài ra, các doanh nghiệp nên xin chứng nhận xuất xứ C/O của quốc gia xuất khẩu từ nhà sản xuất sản phẩm để nhận được những ưu đãi đặc biệt về thuế suất hàng hoá.

>>> Đọc thêm: Cần chú ý những gì khi thực hiện thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm?

Thu-tuc-nhap-khau-mascara

Hướng dẫn chi tiết quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu mascara

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu mascara đòi hỏi các cá nhân, doanh nghiệp phải chấp hành theo những quy định của Hải Quan, cũng như về việc giữ an toàn và chất lượng mỹ phẩm. Bạn cần lên các bước kế hoạch chi tiết và cụ thể như sau:

#Bước 1: Xác định chính xác mã HS code

Như đã nói ở trên, để xác định mã HS code, bạn cần chọn lựa chính xác Danh mục sản phẩm và bảng thành phần có trong lô hàng mascara đó. Mỗi sản phẩm đều được phân loại dựa theo thành phần chính, loại hình cũng như mục đích sử dụng. Để chắc chắn hơn, bạn nên tìm kiếm mã HS tại cơ quan Hải Quan hoặc trong cơ sở dữ liệu mã HS quốc gia.

#Bước 2: Chọn lựa bên cung cấp sản phẩm uy tín

Để có thể lựa chọn được nhà cung cấp mascara nhập khẩu chất lượng và uy tín, bạn cần xem xét một số yếu tố quan trọng như sau:

  • Đảm bảo nhà sản xuất có độ uy tín cao và sản phẩm mascara đạt tiêu chuẩn chất lượng và phù hợp với thị trường mục tiêu.
  • Kiểm tra kỹ lưỡng về nguồn gốc và thành phần của sản phẩm mascara nhằm bảo đảm an toàn và tuân thủ theo các quy định đối với mỹ phẩm.
  • Đảm bảo nhà sản xuất có khả năng cung ứng đáng tin cậy và đáp ứng tốt nhu cầu hàng hoá của bạn.
  • Xem xét mặt bằng giá thành mascara nhập khẩu cũng như điều kiện thanh toán để bảo đảm cân nhắc giữa chất lượng và chi phí.
  • Nhà sản xuất có khả năng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xử lý những vấn đề về Logistic và vận chuyển sản phẩm.

Thu-tuc-nhap-khau-mascara

#Bước 3: Đăng ký làm công bố mỹ phẩm cho hàng hoá

Để tiến hành thủ tục công bố mỹ phẩm, bạn cần thực hiện một số bước cơ bản sau đây:

  • Đầu tiên, bạn phải xác định được cơ quan quản lý mỹ phẩm và tìm hiểu rõ về những quy định, biểu mẫu và yêu cầu cụ thể mà cơ quan này đề xuất cho doanh nghiệp.
  • Thu thập đầy đủ thông tin và chuẩn bị bộ tài liệu dựa theo yêu cầu của cơ quan quản lý, bao gồm: thông tin sản phẩm, quy trình sản xuất, bảng thành phần, quy cách bảo quản và sử dụng,…
  • Bạn cần tiến hành đăng ký sản phẩm mỹ phẩm theo quy định và cung cấp những thông tin cụ thể về: thành phần, đặc tính, công dụng, hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản,…
  • Cơ quan quản lý có thể tiến hành kiểm tra và đánh giá sản phẩm mascara nhập khẩu của bạn nhằm đảm bảo hàng hoá thực tế tuân thủ theo các quy chuẩn an toàn và chất lượng.
  • Sau khi hoàn tất các bước thủ tục, sản phẩm mascara sẽ được công bố và được phép lưu hành rộng rãi trên thị trường.

#Bước 4: Tiến hành lập hợp đồng mua bán hàng hoá

Để có thể lập được bản hợp đồng mua bán mascara nhập khẩu nhập khẩu, bạn cần tổng hợp đầy đủ những thông tin quan trọng sau:

  • Tên, địa chỉ cụ thể, thông tin liên hệ và mã số thuế (nếu có) của doanh nghiệp nhập khẩu và nhà sản xuất, giúp xác định rõ vai trò và trách nhiệm của đôi bên.
  • Xác định rõ ràng sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể được áp dụng trong hợp đồng (nếu có những chỉ tiêu về kỹ thuật, số lượng, chất lượng,… nên ghi rõ).
  • Những điều khoản về giá cả và hình thức thanh toán (bao gồm giá trị hợp đồng, cách thức tính giá, thời gian và phương thức thanh toán,…).
  • Những điều khoản vận chuyển và giao nhận (bao gồm quy trình vận chuyển, bảo hiểm hàng hoá, trách nhiệm khi xảy ra mất mát, hỏng hóc phát sinh,…).
  • Những điều khoản về quy cách bảo hành và đổi trả mascara nhập khẩu (bao gồm điều kiện và thời hạn bảo hành, quy định về việc đổi trả hàng,…).
  • Những điều khoản khi xảy ra tranh chấp (bao gồm cách giải quyết tranh chấp, cách bồi thường thiệt hại,…).

Thu-tuc-nhap-khau-mascara

#Bước 5: Xử lý thủ tục thông quan hàng hoá qua Hải Quan

Cuối cùng, các cá nhân, doanh nghiệp cần chú ý xử lý các bước thủ tục nhập khẩu mascara để có thể thông quan hàng hoá một cách nhanh chóng và thuận lợi:

  • Bạn cần phân loại lô hàng dựa theo hệ thống mã HS code của Hải Quan để quyết định mức độ kiểm tra và mức thuế nhập khẩu cần nộp.
  • Bạn cần chuẩn bị trước bộ chứng từ liên quan như: Sales Contract, Bill of Lading, Packing List, Invoice, C/O,… cùng một số giấy tờ quan trọng khác.
  • Thông qua hệ thống của Hải Quan, bạn tiến hành khai báo hàng hoá chính xác và đầy đủ dựa theo quy định và bộ chứng từ đã chuẩn bị.
  • Sau khi, lô hàng mascara nhập khẩu được kiểm tra và xác nhận thông quan, bạn hoàn thành bước thanh toán các khoản thuế phí theo quy định Nhà nước.
  • Hải Quan vẫn có thể tiến hành kiểm tra hàng hóa trước khi cho phép thông quan nếu có vấn đề phát sinh, do đó bạn cần thực hiện đúng theo các bước quy định xử lý.

Thu-tuc-nhap-khau-mascara

>>> Đọc thêm: Quy trình xử lý thủ tục nhập khẩu son môi các loại về Việt Nam

Lời kết

Trên đây là tổng hợp tất tần tật những thông tin và vấn đề mà các cá nhân, doanh nghiệp cần lưu ý khi muốn thực hiện thủ tục nhập khẩu mascara các loại về Việt Nam. Nếu có câu hỏi hoặc cần xử lý thông quan, vận chuyển hàng hoá, bạn đừng ngần ngại mà hãy liên hệ nhanh đến cho đội ngũ Finlogistics qua hotline: 0963.126.995  0243.68.55555 để được chúng tôi hỗ trợ kịp thời!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-mascara


Thu-tuc-nhap-khau-kem-nen-phan-nen-phan-nuoc-00.jpg

Thủ tục nhập khẩu kem nền, phấn nền, phấn nước đang ngày được các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn do nhu cầu làm đẹp và thị trường mỹ phẩm nở rộ và phát triển. Tuy nhiên, nhằm bảo đảm chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng, các doanh nghiệp cần tuân thủ chặt chẽ những quy định của Nhà nước khi nhập khẩu mặt hàng này. Để hiểu rõ hơn quy trình xử lý thủ tục, bạn đọc hãy tham khảo ngay những nội dung dưới đây cùng Finlogistics nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-kem-nen-phan-nen-phan-nuoc


Các chính sách thủ tục nhập khẩu kem nền, phấn nền, phấn nước

Trước khi bắt đầu thủ tục nhập khẩu kem nền, phấn nền, phần nước các loại thì doanh nghiệp cần phải hiểu rõ về những chính sách pháp lý của Nhà nước đối với mặt hàng đó. Theo đó, việc nhập khẩu kem nền, phấn nền, phấn nước các loại được quy định rõ ràng trong một số Văn bản pháp luật sau đây:

  • Thông tư số 06/2011/TT-BYT
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC; có sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
  • Thông tư số 32/2019/TT-BYT
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP

Theo đó, mặt hàng phấn nước, phấn nền, kem nền nhập khẩu không nằm trong Danh mục hàng hoá bị cấm khi về thị trường Việt Nam. Tuy vậy, trong quá trình làm xử lý nhập khẩu, bạn cần lưu ý những điểm quan trọng sau:

  • Kem nền, phần nền, phấn nước khi làm nhập khẩu phải đăng ký làm Công bố mỹ phẩm
  • Xác định chính xác mã HS code để nộp đúng số thuế và tránh bị Hải Quan bắt phạt
  • Bắt buộc phải dán nhãn hàng hoá (theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chú ý những mẫu sản phẩm có dán hoặc in logo của những nhãn hiệu, thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng đã đăng ký bản quyền trên thế giới. Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp phải có giấy ủy quyền hoặc văn bản chấp thuận từ phía hãng mỹ phẩm, mới được phép nhập khẩu.

Thu-tuc-nhap-khau-kem-nen-phan-nen-phan-nuoc

>>> Xem thêm: Cần lưu ý những vấn đề gì khi làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm?

Xác định mã HS và thuế phí phấn nước, phấn nền, kem nền nhập khẩu

Để xác định được chính xác mã HS code của phấn nước, phấn nền, kem nền nhập khẩu, các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đặc điểm, tính chất của hàng hoá như: thành phần, chất liệu, đặc tính,… Đây cũng là công việc đầu tiên mà bạn phải làm trước khi tiến hành các bước nhập khẩu. Bạn đọc có thể tham khảo bảng mã HS dưới đây:

MÔ TẢ MÃ HS CODE THUẾ NK ƯU ĐÃI
Phấn nền 3304.9100 22 %
Kem nền, phấn nước 3304.9930 18 %

Dựa theo Biểu thuế Xuất Nhập Khẩu 2025, mặt hàng phấn nền có mã HS là 3304.9100 và của kem nền, phấn nước là 3304.9930. Thuế nhập khẩu đối với kem nền, phấn nước là 18%, còn với phấn nền là 22%. Thuế GTGT (VAT) áp dụng cho hàng mỹ phẩm là 10%.

Thu-tuc-nhap-khau-kem-nen-phan-nen-phan-nuoc

Chi tiết các bước thực hiện thủ tục Công bố mặt hàng mỹ phẩm

Thông tư số 06/2011/TT-BYT quy định mặt hàng kem nền, phấn nền, phấn nước thuộc Danh mục hàng hoá cần phải làm Công bố mỹ phẩm, trước khi được nhập khẩu và lưu hành ra thị trường. Do đó, các doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu phấn nền, phấn nước, kem nền các loại cần chú ý để thực hiện.

Bộ hồ sơ làm Công bố mỹ phẩm 

Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ Công bố mỹ phẩm bao gồm những chứng từ sau đây:

  • Phiếu Công bố mỹ phẩm (mẫu sẵn)
  • Nội dung công bố: Bảng thành phần phần trăm (%) sản phẩm, công dụng của sản phẩm,… (bản mềm và bản cứng)
  • Giấy ủy quyền của nhà sản xuất sản phẩm cho cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh sản xuất của các cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS – Certificate of Free Sale)

Quy trình làm Công bố mỹ phẩm

Các cá nhân, doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu phấn nền, kem nền, phấn nước cần lưu ý quy trình đăng ký làm Công bố mỹ phẩm, bao gồm 02 cách: nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp hồ sơ trực tuyến thông qua Cổng thông tin điện tử quốc gia. Dưới đây là các bước trong quy trình nộp hồ sơ trực tuyến:

  • Bước 1: Tạo tài khoản trên Hệ thống (https://vnsw.gov.vn/) và chuẩn bị hồ sơ làm công bố mỹ phẩm
  • Bước 2: Chọn lựa cơ quan quản lý, nhập đầy đủ thông tin theo yêu cầu và nộp lệ phí theo quy định
  • Bước 3: Kiểm tra và nhận lại kết quả Công bố mỹ phẩm để chuẩn bị cho bước thông quan Hải Quan

Thu-tuc-nhap-khau-kem-nen-phan-nen-phan-nuoc

Hồ sơ thủ tục nhập khẩu kem nền, phấn nền, phấn nước gồm những gì?

Các doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu kem nền, phấn nền, phấn nước cần chuẩn bị kỹ lưỡng bộ hồ sơ với những chứng từ quan trọng như sau:

  • Công bố mỹ phẩm (chuẩn bị từ trước)
  • Tờ khai Hải Quan kem nền, phấn nền, phấn nước
  • Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Vận đơn đường biển B/L (Bill of Lading)
  • Danh sách đóng gói lô hàng P/L (Packing List)
  • Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract)
  • Chứng nhận xuất xứ C/O của quốc gia xuất khẩu (nếu có)
  • Catalogs sản phẩm (nếu có)

Trong số đó, quan trọng nhất là tờ khai, Invoice, B/L, C/O và hồ sơ Công bố mặt hàng mỹ phẩm, còn những chứng từ khác, doanh nghiệp sẽ cung cấp khi được phía Hải Quan yêu cầu.

Thu-tuc-nhap-khau-kem-nen-phan-nen-phan-nuoc

Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu phấn nền, kem nền, phấn nước chi tiết

Các bước xử lý thủ tục nhập khẩu phấn nến, kem nền, phấn nước cũng tương tự như những mặt hàng khác, được quy định cụ thể trong Thông tư số 39/2018/TT-BTC, sửa đổi và bổ sung cho Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

#Bước 1: Kê khai tờ khai Hải Quan

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các loại chứng từ xuất nhập khẩu, doanh nghiệp có thể nhập đầy đủ thông tin khai báo lên trên Hệ thống của Hải Quan qua phần mềm chuyên dụng.

#Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan

Sau khi khai xong tờ khai, Hệ thống của Hải Quan sẽ tự động trả về kết quả phân luồng tờ khai (màu xanh, vàng và đỏ). Khi có luồng tờ khai, bạn đi in tờ khai và mang kèm với bộ hồ sơ nhập khẩu đến Chi cục Hải Quan để tiến hành bước mở tờ khai. Tùy theo màu luồng mà bạn sẽ thực hiện các bước mở tờ khai phù hợp.

#Bước 3: Thông quan tờ khai Hải Quan

Kiểm tra xong bộ hồ sơ phấn nước, phấn nền, kem nền nhập khẩu, nếu không có gì thắc mắc, phía Hải Quan sẽ cho phép tờ khai thông quan. Lúc này, doanh nghiệp có thể đóng thuế phí nhập khẩu cho tờ khai để thông quan lô hàng. 

#Bước 4: Vận chuyển hàng về kho bãi

Khi tờ khai được thông quan thì bạn hoàn thiện nốt bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để vận chuyển lô hàng về kho bảo quan. (doanh nghiệp cần phải đăng ký làm Công bố mỹ phẩm mới được phép lưu thông kem nền, phấn nền, phấn nước ra ngoài thị trường).

Thu-tuc-nhap-khau-kem-nen-phan-nen-phan-nuoc

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu serum có gì khác với các hàng mỹ phẩm khác?

Một số lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu kem nền, phấn nền, phấn nước

Trong quá trình xử lý thủ tục nhập khẩu kem nền, phấn nền, phấn nước, Finlogistics đã đúc kết được nhiều bài học muốn chia sẻ rộng rãi cho các doanh nghiệp cùng tham khảo:

  • Lô hàng mỹ phẩm chỉ được phép thông quan sau khi đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế phí đối với Nhà nước.
  • Mặt hàng kem nền, phấn nền, phấn nước cần phải làm Công bố mỹ phẩm trước khi nhập khẩu để hạn chế tình trạng lưu bãi, lưu kho.
  • Một số chứng từ cho mặt hàng phấn nước, phần nền, kem nền nhập khẩu như: CFS, giấy ủy quyền của bên sản xuất sản phẩm,… phải có dấu mộc của Lãnh sự quán.
  • Thuế phí nhập khẩu của mặt hàng kem nền, phấn nền, phấn nước các loại khá cao, nên bạn cần yêu cầu bên bán cung cấp C/O để nhận được những ưu đãi về thuế.
  • Trong quá trình nhập khẩu, bạn cần thực hiện dán nhãn hàng hoá đúng theo quy định.

Kết luận

Quá trình thực hiện các bước thủ tục nhập khẩu kem nền, phấn nền, phấn nước đòi hỏi các cá nhân, doanh nghiệp phải có những kiến thức về: quy trình pháp lý, mã HS code, thuế suất cùng những thủ tục liên quan. Việc chuẩn bị đầy đủ chứng từ, tuân thủ theo các quy định của Hải Quan sẽ đẩy nhanh quá trình nhập khẩu và hạn chế phát sinh rủi ro không đáng có. Nếu có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng mỹ phẩm các loại về Việt Nam, bạn đừng quên liên hệ ngay với Finlogistics để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ nhiệt tình nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-kem-nen-phan-nen-phan-nuoc


Thu-tuc-nhap-khau-son-moi-00.jpg

Thủ tục nhập khẩu son môi về thị trường Việt Nam là một trong những vấn đề được khá nhiều cá nhân và doanh nghiệp trong nước quan tâm và tìm hiểu. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ và tuân thủ đầy đủ những chính sách và quy định liên quan đến mặt hàng này khi thực hiện nhập khẩu. Nếu bạn đọc đang quan tâm đến quá trình xử lý nhập hàng son môi, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Finlogistics nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-son-moi


Thủ tục nhập khẩu son môi dựa vào chính sách pháp lý nào? 

Các doanh nghiệp muốn thực hiện thủ tục nhập khẩu son môi về thị trường Việt Nam cần phải nắm được cũng như thực hiện đúng theo quy định hiện hành dưới đây:

  • Thông tư số 06/2011/TT-BY
  • Nghị định số 43/2017 NĐ-CP
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC
  • Thông tư số 39/2018/TT-BTC
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
  • Thông tư số 32/2019/TT-BYT
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP

Dựa theo những Văn bản pháp luật ở trên thì mặt hàng son môi nhập khẩu không nằm trong Danh mục hàng bị cấm nhập về Việt Nam. Do đó, bạn có thể thực hiện các bước nhập khẩu tương tự như những mặt hàng thông thường khác. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu làm thủ tục nhập khẩu, bạn cần đăng ký làm Công bố mỹ phẩm cho hàng hoá của mình.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết quy trình làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm

Thu-tuc-nhap-khau-son-moi

Mã HS code và thuế suất đối với son môi nhập khẩu 

Việc xác định chính xác mã HS code cực kỳ quan trọng, bởi điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ chứng từ, cũng như mức thuế nhập khẩu mà bạn cần phải đóng.

Mã HS code

Mã HS code sản phẩm son môi nhập khẩu được xác định dựa trên phân loại, đặc điểm, tính chất, công dụng,… của hàng hoá. Dựa theo Biểu thuế Xuất Nhập Khẩu 2025, son môi có mã HS tham khảo là 3304.1000.

Thuế nhập khẩu

Ngoài ra, các khoản thuế phí đối với mặt hàng bao gồm:

  • Thuế nhập khẩu hàng hoá ưu đãi: 20%
  • Thuế GTGT (VAT): 10%
  • Thuế nhập khẩu hàng hoá ưu đãi đặc biệt có C/O form D (từ các quốc gia ASEAN): 0%
  • Thuế nhập khẩu hàng hoá ưu đãi đặc biệt có C/O form E (từ Trung Quốc): 0%

Bộ hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu son môi

Căn cứ theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi và bổ sung, bộ hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu son môi bao gồm các loại chứng từ quan trọng như sau:

  • Tờ khai Hải Quan mặt hàng soi môi, Hồ sơ Công bố mỹ phẩm chi tiết
  • Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract), Phiếu đóng gói hàng hoá chi tiết (Packing List)
  • Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice), Vận đơn đường biển (B/L – Bill of Lading)
  • Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O) từ quốc gia xuất khẩu (nếu có)
  • Phiếu lưu hành tự do hàng hoá (CFS), Giấy ủy quyền của bên sản xuất son môi
  • Một số giấy tờ khác liên quan đến hàng hoá, sản phẩm (nếu có)

Thu-tuc-nhap-khau-son-moi

Tất tần tật quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu son môi

Sau khi các doanh nghiệp đã tìm được đối tác cung cấp hàng hoá tại những quốc gia xuất khẩu hàng đầu như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ,… và ký kết thành công hợp đồng, sẽ cần chuẩn bị kỹ lưỡng để thực hiện thủ tục nhập khẩu son môi về Việt Nam. Quy trình các bước thông quan lô hàng diễn ra như sau:

#Bước 1: Đăng ký làm hồ sơ Công bố mỹ phẩm
Doanh nghiệp có thể tự đăng ký làm hồ sơ Công bố mỹ phẩm trên Hệ thống một cửa quốc gia. Ngay khi có kết quả trả về, các cá nhân, doanh nghiệp có thể tiếp tục tiến hành thủ tục nhập khẩu. 

#Bước 2: Khai báo tờ khai Hải Quan 
Doanh nghiệp tiến hành khai báo tờ khai ở trên Cổng thông tin điện tử. Tất cả những thông tin khai báo cần phải dựa theo bộ hồ sơ nhập khẩu đã chuẩn bị và chờ kết quả phân luồng tờ khai.

#Bước 3: Mở tờ khai Hải Quan
Sau khi có kết quả phân luồng, doanh nghiệp đi in tờ khai và kèm bộ hồ sơ nhập khẩu đến nộp tại Chi cục Hải Quan. Tùy theo kết quả phân luồng lô hàng mà doanh nghiệp sẽ tiếp tục xử lý cho phù hợp: 

  • Đối với luồng xanh: Hàng hoá sẽ được Hải Quan cho phép thông quan ngay.
  • Đối với luồng vàng: Hải Quan sẽ kiểm tra lại chi tiết bộ hồ sơ và không kiểm tra hàng hoá thực tế.
  • Đối với luồng đỏ: Hải Quan sẽ tạm giữ và kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ, hàng hoá thực tế. 

#Bước 4: Đóng thuế và thông quan hàng hoá
Sau khi đã kiểm tra kỹ lưỡng bộ hồ sơ mà không phát hiện vấn đề gì, thì Hải Quan sẽ cho phép tờ khai được thông quan. Doanh nghiệp hoàn tất việc đóng thuế phí đầy đủ để tiến hành thông quan lô hàng. 

#Bước 5: Vận chuyển hàng về kho bảo quản

Cuối cùng, doanh nghiệp tiến hành đưa lô hàng về kho bãi của mình để bảo quản và chuẩn bị đưa ra thị trường tiêu thụ. Nên nhớ, hàng hoá chỉ được phép bày bán khi đã đăng ký làm Công bố mỹ phẩm.

Thu-tuc-nhap-khau-son-moi

>>> Xem thêm: Serum nhập khẩu cần trải qua các bước xử lý thủ tục nào?

Một số lưu ý cần thiết khi làm thủ tục nhập khẩu son môi

Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu son môi, bạn cần chú ý những điều quan trọng sau đây:

  • Doanh nghiệp cần đóng đầy đủ thuế phí theo quy định của Nhà nước đối với sản phẩm nhập khẩu.
  • Mã HS code cần lựa chọn chính xác để chuẩn bị đúng bộ hồ sơ, tránh tốn thời gian và bị Hải Quan phạt.
  • Doanh nghiệp nên xin C/O từ bên xuất khẩu để được hưởng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt (ưu tiên những đối tác đến từ các quốc gia có kí kết hiệp định thương mại với Việt Nam để được hưởng những ưu đãi).
  • Mặt hàng son môi các loại nhập khẩu về Việt Nam bắt buộc phải làm Công bố mỹ phẩm.
  • Giấy ủy quyền của bên sản xuất và phiếu CFS phải có dấu mộc của lãnh sự quán quốc gia xuất khẩu.

Kết luận

Trên đây là những nội dung, vấn đề mà các cá nhân, doanh nghiệp cần lưu lại khi thực hiện thủ tục nhập khẩu son môi về thị trường nội địa. Son môi là mặt hàng mỹ phẩm làm đẹp, do đó bạn cần làm Công bố mỹ phẩm trước khi tiến hành các bước xử lý nhập khẩu mặt hàng này. Nếu bạn đang tìm một đơn vị xuất nhập khẩu hỗ trợ thông quan các loại hàng mỹ phẩm nói riêng và hàng hoá khác nói chung, hãy liên hệ ngay với Finlogistics để được tư vấn sớm nhất nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-son-moi


Thu-tuc-nhap-khau-may-dieu-hoa-00.jpg

Máy điều hoà không khí ngày càng được nhập khẩu nhiều vào Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng của thị trường. Tuy vậy, không ít doanh nghiệp vẫn gặp phải vướng mắc khi làm thủ tục nhập khẩu máy điều hoà, bởi mặt hàng này nằm trong diện nhập khẩu có điều kiện. Bài viết dưới đây của Finlogistics sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về quy trình nhập khẩu để thông quan hàng hoá một cách nhanh chóng, thuận lợi và tuân thủ đúng quy định!

Thu-tuc-nhap-khau-may-dieu-hoa


Thủ tục nhập khẩu máy điều hoà dựa theo cơ sở pháp lý nào?

Doanh nghiệp cần phải trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức về xuất nhập khẩu, cũng như nắm chắc những quy định pháp luật có liên quan. Một số những Văn bản pháp lý khi làm thủ tục nhập khẩu máy điều hoà cần chú ý như sau:

  • Công văn số 1488/TĐC-ĐGPH
  • Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
  • Thông tư số 09/2019/TT-BKHCN
  • Công văn số 8984/TCHQ-TXNK
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP

Theo đó, mặt hàng điều hòa không khí thuộc vào danh mục hàng hoá được phép nhập khẩu vào Việt Nam, ngoại trừ những sản phẩm cũ đã qua sử dụng. Khi làm thủ tục nhập khẩu điều hòa không khí, các doanh nghiệp cần đăng ký dán nhãn năng lượng và kiểm tra chất lượng chuyên ngành tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế phí cho Nhà nước.

Thu-tuc-nhap-khau-may-dieu-hoa

Dưới đây là những yêu cầu kiểm tra chuyên ngành đối với mặt hàng điều hoà không khí các loại:

LOẠI ĐIỀU HOÀ

CHÍNH SÁCH CHUYÊN NGÀNH

GHI CHÚ

Kiểm tra chất lượng & chứng nhận hợp quy
(QCVN 9:2012/BKHCN
và sửa đổi 1:2018 QCVN)

Kiểm tra hiệu suất & công bố nhãn năng lượng
(TCVN 7830:2015)

Điều hòa 1 cụm (Điều hòa cửa sổ, điều hòa di động)

- TCVN 7830:2015 không áp dụng với điều hoà có ống gió, trừ loại có năng suất lạnh danh định nhỏ hơn 8 000 W và được thiết kế để làm việc ở áp suất tĩnh bên ngoài nhỏ hơn 25 Pa.

- Điều hoà có công suất quá 26.38 KW (90.000BTU) hoặc cường độ dòng điện > 25A thì không phải chứng nhận hợp quy.

- Máy điều hoà sử dụng điện 3 pha thì không phải áp dụng bất kỳ chính sách kiểm tra chuyên ngành nào.

Điều hòa 2 cụm (Split Air conditioner)

Điều hòa có 3 cụm trở lên (Điều hòa trung tâm, điều hòa multi)

Không

>>> Xem thêm: Chi tiết quy trình xử lý thủ tục nhập khẩu động cơ điện mới nhất

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì khi làm thủ tục nhập khẩu điều hoà?

Việc chuẩn bị sẵn sàng và đầy đủ các loại giấy tờ, chứng từ trước khi làm thủ tục nhập khẩu điều hoà các loại sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và thông quan hàng hoá qua Hải Quan nhanh chóng hơn.

Hồ sơ thông quan Hải Quan máy điều hoà nhập khẩu

Dựa theo Điều 16, Thông tư số 39/2018/TT-BTC, các loại chứng từ nhập khẩu bắt buộc đối với doanh nghiệp sẽ bao gồm:

  • Tờ khai Hải Quan sản phẩm máy điều hoà
  • Hoá đơn thương mại; Hợp đồng thương mại
  • Vận đơn đường biển; Chứng nhận xuất xứ; Danh sách đóng gói
  • Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng; Hồ sơ nhãn dán năng lượng
  • Catalogs sản phẩm (nếu có)

Đối với những trường hợp máy điều hoà nhập khẩu cần phải đăng ký kiểm tra chất lượng chuyên ngành, các doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị thêm:

  • Bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm nhập khẩu (đóng dấu xác nhận của Cơ quan kiểm tra có thẩm quyền).
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu hoặc Công văn xác nhận doanh nghiệp đã đăng ký làm Công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng.

Thu-tuc-nhap-khau-may-dieu-hoa

Mã HS code và thuế phí của máy điều hoà nhập khẩu

Các doanh nghiệp nhập khẩu có thể tham khảo bảng mã HS code và thuế phí tương ứng đối với mỗi loại sản phẩm máy điều hoà bên dưới:

MÃ HS CODE

MÔ TẢ SẢN PHẨM

THUẾ GTGT (%)

THUẾ NK ƯU ĐÃI (%)

THUẾ NK THÔNG THƯỜNG (%)

8415

Máy điều hòa không khí, gồm có một quạt chạy bằng mô tơ và các bộ phận làm thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, kể cả loại máy không điều chỉnh độ ẩm một cách riêng biệt

8415.10

– Loại thiết kế để lắp vào cửa sổ, tường, trần hoặc sàn, kiểu một khối (lắp liền trong cùng một vỏ, một cục) hoặc “hệ thống nhiều khối chức năng” (cục nóng, cục lạnh tách biệt):

8415.1020

– – Công suất làm mát không quá 21,10 kW

10%

30%

45%

8415.1030

– – Công suất làm mát trên 21,10 kW nhưng không quá 26,38 kW

10%

30%

45%

8415.1090

– – Loại khác

10%

20%

30%

– Loại khác:

8415.81

– – Kèm theo một bộ phận làm lạnh và một van đảo chiều chu trình nóng/lạnh (bơm nhiệt có đảo chiều):

– – – Loại khác:

– – – – Loại khác:

8415.8197

– – – – – Công suất làm mát không quá 21,10 kW

10%

25%

37.5%

8415.8198

– – – – – Công suất làm mát trên 21,10 kW nhưng không quá 26,38 kW

10%

25%

37.5%

8415.8199

– – – – – Loại khác

10%

20%

30%

8415.82

– – Loại khác, có kèm theo bộ phận làm lạnh:

– – – Loại khác:

8415.8291

– – – – Công suất làm mát không quá 26,38 kW

10%

27%

40.5%

8415.8299

– – – – Loại khác

10%

15%

22.5%

Hướng dẫn cụ thể quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy điều hòa

Các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu máy điều hoà không khí các loại cụ thể đã được Finlogistics tổng hợp chi tiết giúp bạn dưới đây, cùng tham khảo nhé:

#Bước 1: Khai báo tờ khai Hải Quan

Sau khi xác định chính xác mã HS code và chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ thông quan, bạn cần tiến hành khai báo tờ khai Hải quan trên Hệ thống khai quan online VNACCS/VCIS. Việc khai báo thông tin cần phải được tiến hành một cách cẩn thận, bởi vì có một vài nội dung sẽ không được sửa đổi nếu khai báo sai.

Thu-tuc-nhap-khau-may-dieu-hoa

#Bước 2: Đăng ký kiểm tra chất lượng

Máy điều hoà nhập khẩu nằm trong Danh mục cần tiến hành đánh giá và kiểm tra chất lượng trước khi thông quan, do đó bạn cần lưu ý thực hiện đăng ký theo quy định pháp luật.

  • B1: Doanh nghiệp đăng ký kiểm tra tại Hệ thống một cửa quốc gia để Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tiếp nhận hồ sơ.
  • B2: Sau 01 ngày xét duyệt hồ sơ, Chi cục sẽ lấy mẫu test, tiến hành kiểm tra và trả lại kết quả trong khoảng 05 ngày làm việc.
  • B3: Doanh nghiệp nhận lại kết quả và chứng nhận hợp quy, rồi tiến hành nộp bổ sung vào bộ hồ sơ nhập khẩu cho Hải Quan.

#Bước 3: Mở tờ khai Hải Quan

Sau khi khai báo xong, Hệ thống sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai cho doanh nghiệp (luồng đỏ, vàng và xanh). Tùy vào từng luồng được phân mà doanh nghiệp sẽ tiến hành làm các bước tương ứng. Tiếp đó, bạn mở tờ khai bằng cách đi in tờ khai và mang kèm với bộ hồ sơ đầy đủ đến Chi cục Hải Quan để thông quan hàng hoá.

#Bước 4: Hoàn tất thông quan hàng hoá

Doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ đã chuẩn bị kèm theo phiếu đăng ký kiểm tra chất lượng máy điều hoà nhập khẩu có xác nhận của Chi cục Tiêu chuẩn & Đo lường. Phía Hải Quan sẽ tiến hành kiểm tra kỹ giấy tờ, nếu không có gì sai sót thì bạn chỉ cần đóng thuế phí và vận chuyển lô hàng về bảo quản. Lưu ý, lúc này bạn vẫn chưa được phép thông quan chính thức, mà còn phải tiến hành lấy mẫu test và đánh giá chất lượng sản phẩm. 

Thu-tuc-nhap-khau-may-dieu-hoa

>>> Xem thêm: Các trường hợp được miễn kiểm tra hiệu suất năng lượng động cơ

#Bước 5 Thanh lý tờ khai Hải Quan

Khi đã nhận được kết quả đánh giá chất lượng, doanh nghiệp cần nộp bổ sung cho phía Hải Quan, kèm theo những chứng từ còn thiếu khác. Quy trình làm thủ tục nhập khẩu điều hòa không khí sẽ hoàn tất sau khi hoàn thành các bước ở trên.

#Bước 6: Đăng ký dán nhãn năng lượng

Theo đó, đối với sản phẩm điều hòa không khí được nhập khẩu với mục đích kinh doanh, doanh nghiệp sẽ cần phải đăng ký dán nhãn năng lượng (theo Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg). Nếu muốn đăng ký dán nhãn năng lượng thì bạn cần phải chuẩn bị những giấy tờ như sau:

  • Phiếu Công bố dán nhãn năng lượng đối với các loại thiết bị sử dụng năng lượng
  • Kết quả kiểm tra kiểm định chất lượng chuyên ngành sản phẩm ở bước #2
  • Mẫu nhãn dán năng lượng máy điều hoà (dự kiến)

Sau dó, bạn tiến hành đăng ký ở trên Hệ thống của Bộ Công Thương và chờ kết quả xét duyệt. Nếu thông qua thì bạn tiến hành in nhãn dán năng lượng và dán thẳng vào máy điều hoà nhập khẩu theo quy định. Dán nhãn cần bảo đảm được những thông tin như: tên nhà sản xuất, mã model, mức tiêu thụ điện năng, tiêu chuẩn áp dụng,… Sản phẩm điều hòa có nhãn dán mới được phép đưa ra thị trường để bày bán.

Thu-tuc-nhap-khau-may-dieu-hoa

Tổng kết

Như vậy, Finlogistics đã đưa bạn đi tìm hiểu tất tần tật những quy định và các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu máy điều hoà không khí các loại. Vì là sản phẩm nhập khẩu có điều kiện, do đó các doanh nghiệp cần chú ý đăng ký kiểm tra chất lượng cũng như dán nhãn đầy đủ, để thông quan Hải Quan dễ dàng và không bị phạt. Nếu cần đơn vị hỗ trợ và xử lý hàng hoá, bạn hãy nhấc máy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0963.126.995 (Mrs.Loan) để được các chuyên viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm giúp đỡ!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-may-dieu-hoa


Thu-tuc-nhap-khau-keo-deo-00.jpg

Kẹo dẻo là loại thực phẩm được nhiều người yêu thích hiện nay, đặc biệt là trẻ em. Do đó, thủ tục nhập khẩu kẹo dẻo đang được khá nhiều chủ hàng quan tâm và thực hiện. Tuy nhiên, để nhập khẩu được mặt hàng kẹo dẻo cần trải qua rất nhiều bước khác nhau, đòi hỏi người nhập khẩu cần tuân thủ đúng quy định pháp luật. Bài viết hữu ích của Finlogistics sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên, cùng theo dõi đến cuối nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-keo-deo


Quy định Nhà nước đối với thủ tục nhập khẩu kẹo dẻo

Các cá nhân, doanh nghiệp trước làm thủ tục nhập khẩu kẹo dẻo các loại cần tham khảo kỹ các quy định của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP; Thông tư số 38/2015/TT-BTC, sửa đổi và bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC và Nghị định bổ sung số 69/2018/NĐ-CP. Chi tiết như sau: 

  • Mặt hàng kẹo dẻo là sản phẩm không nằm trong Danh mục hàng hoá bị cấm nhập khẩu, nên có thể làm thủ tục nhập khẩu tương tư như những loại hàng hoá thông thường khác.
  • Tuy nhiên, kẹo dẻo nhập khẩu lại được xếp vào Danh mục hàng hoá thực phẩm thuộc quyền quản lý của Bộ Công Thương, nên cần phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Luật An toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Mặt hàng kẹo dẻo trước khi tiến hành nhập khẩu cần tiến hành làm các bước công bố sản phẩm tại các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Bộ Công Thương.
  • Mã HS code tham khảo của mặt hàng kẹo dẻo dựa theo Biểu thuế xuất nhập khẩu 2025 là 1704.9091.

Thu-tuc-nhap-khau-keo-deo

>>> Xem thêm: Quy trình xử lý thủ tục nhập khẩu bánh kẹo các loại dành cho doanh nghiệp

Đăng ký làm công bố sản phẩm kẹo dẻo nhập khẩu

Việc đăng ký làm công bố sản phẩm đối với mặt hàng kẹo dẻo nhập khẩu là bắt buộc. Do đó, các cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu cần chú ý thực hiện trước khi hàng hoá cập bến.

#Lý do cần đăng ký công bố kẹo dẻo

Kẹo dẻo là một trong những loại thực phẩm bắt buộc phải thực hiên thủ tục công bố sản phẩm, trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Nếu các cá nhân, doanh nghiệp không thực hiện công bố kẹo dẻo thì sẽ bị xử phạt từ 15 – 20 triệu VNĐ đối với một trong những hành vi sau đây:

  • Không thông báo, đăng tải hoặc niêm yết bản tự công bố sản phẩm theo quy định pháp luật
  • Không nộp bản tự công bố sản phẩm (01 bản) đến cho Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định
  • Không lưu giữ lại bộ hồ sơ tự công bố sản phẩm theo quy định pháp luật
  • Tài liệu trong hồ sơ tự công bố sản phẩm (ghi bằng tiếng Anh) không được dịch sang tiếng Việt và công chứng theo quy định pháp luật

#Hồ sơ thực hiện đăng ký công bố kẹo dẻo

Bộ hồ sơ tự công bố sản phẩm khi làm thủ tục nhập khẩu kẹo dẻo bao gồm những chứng từ quan trọng sau đây:

  • Bản tự công bố sản phẩm (theo mẫu sẵn)
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm, kiểm tra An toàn vệ sinh thực phẩm của kẹo dẻo
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh của cơ sở thực hiện công bố sản phẩm
  • Nhãn dán sản phẩm, bản chụp thực tế sản phẩm
  • Giấy phép cơ sở đạt đủ điều kiện tiêu chuẩn An toàn vệ sinh thực phẩm

Tài liệu trong bộ hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt. Nếu tài liệu viết bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và công chứng. Ngoài ra, tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm làm công bố.

Thu-tuc-nhap-khau-keo-deo

#Trình tự thực hiện các bước công bố kẹo dẻo

Bước 1: Các cá nhân, doanh nghiệp tự công bố sản phẩm kẹo dẻo nhập khẩu trên những phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình. Hoặc có thể niêm yết công khai tại trụ sở của cá nhân, doanh nghiệp đó và trên Hệ thống cập nhật thông tin dữ liệu về An toàn vệ sinh thực phẩm.

Bước 2: Ngay sau khi làm tự công bố sản phẩm, cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu được quyền kinh doanh và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về mức độ an toàn của sản phẩm đó. Nếu mặt hàng kẹo dẻo có sự thay đổi về tên, nguồn gốc xuất xứ hoặc thành phần cấu tạo thì cá nhân, doanh nghiệp cần phải tự làm lại công bố sản phẩm. Các cá nhân, doanh nghiệp đều phải thông báo bằng văn bản về bất kỳ nội dung thay đổi nào đến cho Cơ quan có thẩm quyền.

#Hồ sơ thực hiện thủ tục thông quan Hải Quan

Các cá nhân, doanh nghiệp cần chuẩn bị trước đầy đủ bộ hồ sơ thông quan kẹo dẻo nhập khẩu các loại như sau:

  • Tờ khai Hải Quan nhập khẩu
  • Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract)
  • Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)
  • Vận đơn (Bill of Lading – B/L)
  • Bản tự công bố sản phẩm

Thu-tuc-nhap-khau-keo-deo

Quy định nhãn dán khi làm thủ tục nhập khẩu kẹo dẻo

Khi làm thủ tục nhập khẩu kẹo dẻo, nhãn dán hàng hóa phải được thể hiện rõ ràng, đầy đủ trên bao bì thương phẩm của hàng hoá, không cần phải tháo rời. Nếu không được hoặc không thể mở bao bì bên ngoài, thì trên bao bì ngoài phải được dán nhãn, trình bày đầy đủ và rõ ràng những nội dung bắt buộc như sau:

  • Tên của sản phẩm
  • Tên và địa chỉ của cá nhân, doanh nghiệp chịu trách nhiệm về sản phẩm
  • Nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm

=> Kẹo dẻo nhập khẩu vào thị trường Việt Nam cần ghi rõ tên và địa chỉ của cá nhân, doanh nghiệp sản xuất và tên, địa chỉ của cá nhân, doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu.

=> Nếu nhãn dán chưa thể hiện đủ nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì cần phải có nhãn phụ ghi bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của sản phẩm. Những nội dung ghi bằng tiếng Việt bắt buộc phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn dán gốc.

Thu-tuc-nhap-khau-keo-deo

>>> Xem thêm: Tổng quan quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu bánh quy bơ

Lời kết

Thủ tục nhập khẩu kẹo dẻo các loại tuy có phần phức tạp, nhưng các cá nhân, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thực hiện thành công nếu nắm vững và tuân thủ theo các quy định pháp luật. Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian và công sức, các chủ hàng có thể tìm đến sự hỗ trợ từ những công ty chuyên cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu, điển hình là Finlogistics. Hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số hotline: 0243.68.55555 hoặc 0963.126.995 để được tư vấn MIỄN PHÍ và nhận báo giá tốt nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-keo-deo


Thu-tuc-nhap-khau-ly-giay-00.jpg

Bạn đang muốn kinh doanh các loại ly giấy, cốc giấy nhằm phân phối trên khắp thị trường Việt Nam nhưng chưa biết nhập nguồn như thế nào? Các bước thủ tục nhập khẩu ly giấy, cốc giấy khiến bạn gặp nhiều khó khăn? Thuế phí nhập khẩu mặt hàng này chưa thực sự rõ ràng?…  Bài viết dưới đây của Finlogistics sẽ hướng dẫn giúp bạn tổng quan quy trình nhập khẩu ly giấy, cốc giấy qua Hải Quan, đừng bỏ qua nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-ly-giay


Xác định mã HS khi làm thủ tục nhập khẩu ly giấy, cốc giấy

Trước khi bắt đầu các bước thủ tục nhập khẩu ly giấy, cốc giấy về Việt Nam, các cá nhân, doanh nghiệp cần lựa chọn và xác định rõ mã HS code của lô hàng. Việc này sẽ giúp lô hàng không bị Hải Quan bắt phạt vì áp sai mã HS, cũng như nộp đúng số thuế yêu cầu.

  • Mã HS code tham khảo của ly giấy, cốc giấy: 4823.6900
  • Thuế GTGT (VAT): 10%
  • Thuế nhập khẩu: Từ 0 – 20% (tùy theo quốc gia xuất khẩu hàng hoá mà chính sách về thuế của Việt Nam áp dụng cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, đa số nguồn hàng nhập ly giấy, cốc giấy đều từ Trung Quốc nên thuế nhập khẩu thường là 0%

>>> Xem thêm: Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu bánh quy bơ mới nhất

Thu-tuc-nhap-khau-ly-giay

Các bước tự công bố sản phẩm cốc giấy, ly giấy nhập khẩu

Dựa theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, quy định chi tiết về việc thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, mặt hàng cốc giấy, ly giấy nhập khẩu được xếp vào Danh mục sản phẩm dùng để chứa, đựng thực phẩm. Vì vậy, các cá nhân, doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký làm tự công bố sản phẩm.

Hồ sơ tự công bố sản phẩm

  • Thông tin chi tiết về sản phẩm (tên, thành phần, mục đích sử dụng,…) và doanh nghiệp (tên, địa chỉ, mã số thuế,…)
  • Bảng tự công bố sản phẩm có ký tên, đóng dấu của cá nhân, doanh nghiệp (mu 01, phụ lục I, ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP)
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm (thời hạn 12 tháng tính tới ngày nộp hồ sơ)

Trình tự tự công bố sản phẩm

  • Bước 1: Các cá nhân, doanh nghiệp tự công bố sản phẩm trên phương tiện truyền thông hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân. Sau đó, nộp 01 bản trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cho Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền được chỉ định.
  • Bước 2: Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, các cá nhân, doanh nghiệp được quyền sản xuất và kinh doanh sản phẩm, đồng thời chịu toàn bộ trách nhiệm về mức độ an toàn của sản phẩm đó.
  • Bước 3: Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền sẽ tiếp nhận bản tự công bố của các cá nhân, doanh nghiệp để tiến hành lưu trữ hồ sơ và đăng tải thông tin của cá nhân, doanh nghiệp và sản phẩm tự công bố lên trên trang thông tin điện tử của mình.

Thu-tuc-nhap-khau-ly-giay

Hồ sơ kiểm định Vệ sinh an toàn thực phẩm

Ngoài ra, các cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu cần hoàn tất hồ sơ kiểm tra, kiểm định Vệ sinh an toàn thực phẩm và gộp chung với bộ hồ sơ gửi Hải Quan để thông quan hàng hoá. Bộ hồ sơ bao gồm:

  • Phiếu đăng ký kiểm tra, kiểm định chất lượng An toàn thực phẩm
  • Bảng tự công bố sản phẩm ly giấy nhập khẩu
  • Packing List (Phiếu đóng gói lô hàng)
  • Một số chứng từ liên quan (Kết quả kiểm nghiệm vi sinh, hóa lý; Sổ nhật ký sản xuất;…)

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết các bước tự công bố trà túi lọc cho doanh nghiệp

Thủ tục nhập khẩu ly giấy, cốc giấy qua Hải Quan cần những giấy tờ gì?

Khi làm thủ tục nhập khẩu ly giấy, cốc giấy để thông quan Hải Quan, các cá nhân, doanh nghiệp cần chú ý chuẩn bị đầy đủ các loại chứng từ sau đây:

  • Giấy giới thiệu sản phẩm
  • Commercial Invoice (Hoá đơn thương mại); Bill of Lading – B/L (Vận đơn)
  • Certificate of Origin – C/O (Giấy chứng nhận xuất xứ); Packing List (Phiếu đóng gói lô hàng)
  • Phiếu xác nhận đạt yêu cầu của Cơ quan kiểm tra Nhà nước về chất lượng thực phẩm nhập khẩu

Thu-tuc-nhap-khau-ly-giay

Tạm kết

Việc thực hiện thủ tục nhập khẩu ly giấy, cốc giấy không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, mà còn góp phần vào sự phát triển của ngành sản xuất và dịch vụ tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, để quá trình nhập khẩu mặt hàng này diễn ra suôn sẻ và hiệu quả, các cá nhân, doanh nghiệp cần nắm vững những quy định, quy trình và chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ. Nếu bạn cần sự hỗ trợ hãy làm việc ngay với Finlogistics qua form liên hệ hoặc hotline: 0963.126.995 (Mrs.Loan).

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-ly-giay


Nhap-khau-san-nang-chong-tinh-dien-00.jpg

Thị trường nhập khẩu sàn nâng chống tĩnh điện hiện nay khá đa dạng, tùy theo mục đích sử dụng mà sản phẩm này có những lợi ích riêng biệt. Vậy quá trình nhập khẩu chi tiết mặt hàng này như thế nào? Doanh nghiệp có phải cần xin giấy phép nhập khẩu gì?… Hãy để Finlogistics giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc ở trên qua bài viết này nhé!

Nhap-khau-san-nang-chong-tinh-dien
Các bước nhập khẩu sàn nâng chống tĩnh điện mới nhất


Tìm hiểu sàn nâng chống tĩnh điện là gì?

Trên thực tế, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ sàn nâng chống tĩnh điện là gì? Sàn nâng chống tĩnh điện (sàn nâng kỹ thuật) là một loại sản phẩm có tính năng chống cháy, chống thấm nước và chống mài mòn. Loại sàn nâng này có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng của người dùng.

Sàn nâng chống tĩnh điệm có kiểu thiết kế ưu việt, cùng những tính năng tuyệt vời trong việc chống tĩnh điện, độ bền cực kỳ cao và tính thẩm mỹ cao. Do đó, sản phẩm này được lựa chọn sử dụng phổ biến trong những công trình xây dựng như: phòng mạng, phòng máy tính, phòng Server, khối văn phòng làm việc của nhiều doanh nghiệp, phòng điều hành sản xuất, kho trung tâm dữ liệu,…

>>> Đọc thêm: Tham khảo quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu van công nghiệp

Nhap-khau-san-nang-chong-tinh-dien
Tìm hiểu khái niệm và chức năng của sàn nâng chống tĩnh điện

Quy trình nhập khẩu sàn nâng chống tĩnh điện

Dưới đây là chi tiết quy trình nhập khẩu sàn nâng chống tĩnh điện các loại mà nhiều cá nhân, doanh nghiệp đang quan tâm và tìm hiểu:

Quy định pháp lý và chính sách nhập khẩu

Dựa theo chính sách Nhà nước, các loại sàn nâng chống tĩnh điện mới 100% không nằm trong diện bị cấm nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, đối với sản phẩm sàn nâng kỹ thuật cũ đã qua sử dụng thì các cá nhân, doanh nghiệp nên tham khảo thêm Quyết định số 18/2019/QĐ–TTg. Mặt hàng cũ chỉ được phép nhập khẩu về để phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp cần phải lưu ý, sàn nâng chống tĩnh điện (sàn nâng kỹ thuật) trong bài viết này khác hoàn toàn so với sàn nâng, bàn nâng theo mã HS ở Chương 8425 (loại sàn nâng, bàn nâng này cần phải làm kiểm tra An toàn lao động theo Thông tư số 22/2018/TT-BLĐTBXH).

Nhap khau san nang chong tinh dien 04 Finlogistics https://www.finlogistics.vn
Một số quy định pháp lý đối với mặt hàng sàn nâng chống tĩnh điện

Mã HS code và thuế nhập khẩu sàn nâng

Việc chọn lựa chính xác mã HS code sẽ giúp các cá nhân, doanh nghiệp xác định những chính sách liên quan và thuế suất nhập khẩu đối với mặt hàng đó.

Dựa theo Biểu thuế xuất nhập khẩu 2025, mã HS tham khảo của sàn nâng kỹ thuật các loại thuộc Chương 7308, 7610, 7619,… Tất cả những mặt hàng này đều có thuế suất nhập khẩu là 0% và thuế GTGT (VAT) là 10%.

Thủ tục thông quan hàng hoá Hải Quan

Bộ chứng từ thông quan Hải Quan thông thường sẽ bao gồm: Contract, Invoice, B/L, Packing List, C/O, Catalogs,… và kèm theo đơn đăng ký có dấu xác nhận của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Sau khi đã hoàn tất các bước thủ tục Hải Quan và nộp đủ thuế phí, các cá nhân, doanh nghiệp có thể vận chuyển lô hàng về kho bãi để bảo quản và sử dụng.

Nhap-khau-san-nang-chong-tinh-dien
Tất tần tật quy trình cụ thể nhập khẩu sàn nâng kỹ thuật

>>> Đọc thêm: Doanh nghiệp cần lưu ý những gì khi làm thủ tục nhập khẩu máy tiện?

Tạm kết

Như vậy, Finlogistics đã khái quát giúp bạn đọc quy trình nhập khẩu sàn nâng chống tĩnh điện về Việt Nam. Mặt hàng này khi nhập khẩu doanh nghiệp có thể làm thủ tục khai báo như bình thường, không cần phải xin giấy phép từ các bộ, ban ngành. Nếu đang gặp khó khăn trong việc xử lý thủ tục, bạn đừng ngần ngại mà hãy trao đổi ngay với chúng tôi qua đường dây nóng: 0963.126.995 hoặc 0243.68.55555 để được hỗ trợ kịp thời nhé! 

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Nhap-khau-san-nang-chong-tinh-dien


Thu-tuc-nhap-khau-tao-do-00.jpg

Táo đỏ sấy khô vùng Tân Cương hiện nay đang cực kỳ hot và được bày bán trên nhiều sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Tiktokshop,… bởi mùi vị thơm ngon và nhiều công dụng tuyệt vời. Vì vậy, nhu cầu làm thủ tục nhập khẩu táo đỏ sấy khô trong nước đã tăng lên mạnh mẽ, đặc biệt trong giai đoạn cận Tết năm 2025. Nếu bạn và doanh nghiệp đang quan tâm đến điều kiện và quy trình nhập khẩu mặt hàng này thì hãy theo dõi kỹ bài viết này nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-tao-do


Thủ tục nhập khẩu táo đỏ Tân Cương được quy định như thế nào?

Các cá nhân, doanh nghiệp mong muốn làm thủ tục nhập khẩu táo đỏ sấy khô Tân Cương có thể tham khảo những quy định được ghi rõ trong một số Chính sách pháp lý sau đây:

Hơn nữa, mặt hàng táo đỏ là loại thực phẩm phục vụ ăn uống cho con người, nên sẽ chịu sự quản lý về Vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, các cá nhân, doanh nghiệp cần tiến hành tự công bố sản phẩm và đăng ký kiểm tra An toàn thực phẩm để đảm bảo lô hàng được phép thông quan Hải Quan.

Thu-tuc-nhap-khau-tao-do

Xác định mã HS code và thuế suất nhập khẩu hàng hoá

Xác định chính xác mã HS code là bước rất quan trọng trong quá trình nhập khẩu bất kỳ loại hàng hoá nào. Khi chọn lựa được mã HS, bạn sẽ nắm được những chính sách và quy định về thuế suất nhập khẩu đối với mặt hàng đó. Theo đó, mã HS code tham khảo cho mặt hàng táo đỏ sấy khô nằm trong Phần II (Các sản phẩm thực vật), Chương 8 (Quả và quả hạch ăn được; vỏ quả thuộc chi cam quýt hoặc các loại dưa)

  • 0813: Quả khô (trừ các loại quả thuộc Nhóm 0801 – 0806); Hỗn hợp các loại quả hạch (Nuts) hoặc quả khô thuộc Chương này.
  • 0813.3000: Quả táo (Apples)
  • 0813.4090: Đối với mặt hàng táo tàu khô

Dựa theo Biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2024, táo đỏ Tân Cương sấy khô sẽ chịu mức thuế suất như sau:

  • Thuế GTGT (VAT): 0%
  • Thuế suất nhập khẩu thông thường: 45%
  • Thuế suất ưu đãi nhập khẩu đặc biệt giữa các quốc gia ASEAN và Trung Quốc (ACFTA): 0%

Thu-tuc-nhap-khau-tao-do

Hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu táo đỏ Tân Cương

Các cá nhân, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ Công bố sản phẩm, hồ sơ đăng ký kiểm tra An toàn thực phẩm và hồ sơ khai báo Hải Quan trong quá trình nhập khẩu tảo đỏ:

Hồ sơ tự công bố sản phẩm

  • Giấy phép đăng ký hoạt động kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp
  • Phiếu kết quả kiểm tra, kiểm nghiệm mẫu test sản phẩm
  • Nhãn chính và nhãn phụ của sản phẩm táo đỏ
  • Bản tự công bố sản phẩm do cá nhân, doanh nghiệp tự chuẩn bị

Hồ sơ kiểm nghiệm An toàn thực phẩm

  • Phiếu đăng ký kiểm tra, kiểm nghiệm Vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Hồ sơ tự công bố sản phẩm mặt hàng táo đỏ
  • Tờ khai Hải Quan nhập khẩu táo đỏ
  • Vận đơn (Bill of Lading); Hoá đơn thương mại (Invoice)
  • Hợp đồng ngoại thương; Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List)
  • Chứng nhận xuất xứ sản phẩm – C/O (nếu có)

Hồ sơ khai báo Hải Quan

  • Hoá đơn thương mại; Vận đơn; Phiếu đóng gói hàng hoá
  • Hợp đồng ngoại thương; Giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có)
  • Tờ khai Hải Quan nhập khẩu; Bản tự công bố sản phẩm táo đỏ 
  • Chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật 
  • Tem dán, nhãn mác của sản phẩm táo đỏ

Thu-tuc-nhap-khau-tao-do

>>> Xem thêm: Quá trình xử lý chi tiết dự án lô hàng Táo Đỏ xuất khẩu từ Trung Quốc

Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu táo đỏ sấy khô Tân Cương

Để có thể thực hiện thông quan một cách thuận lợi, các cá nhân, doanh nghiệp sẽ cần thực hiện đầy đủ các bước thủ tục nhập khẩu táo đỏ như sau:

#Bước 1: Tự công bố sản phẩm táo đỏ 

Bạn cần nộp mẫu test sản phẩm táo đỏ (khoảng 400 gram) để kiểm tra các chỉ tiêu theo TCVN và chuẩn bị hồ sơ công bố chất lượng. Sau khoảng 7 đến 10 ngày, bạn sẽ nhận được kết quả công bố. Nếu không đạt, bạn phải thực hiện kiểm tra sản phẩm táo đỏ nhập khẩu.

#Bước 2: Đăng ký kiểm dịch thực vật

Sau đó, bạn nộp bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật và nhận lại một bản giấy đăng ký kiểm dịch thực vật. Khi đã có giấy này, bạn tiến hành nộp bộ hồ sơ cho phía Hải Quan.

#Bước 3: Lấy mẫu test và kiểm tra an toàn thực phẩm

Bước này nên được thực hiện cùng với quá trình làm thủ tục Hải Quan. Nếu tờ khai thuộc luồng vàng, bạn sẽ cần xin đăng ký lấy mẫu kiểm dịch thực vật. Còn nếu tờ khai bị luồng đỏ, bạn phải kết hợp đồng thời kiểm hoá lô hàng với Hải Quan và lấy mẫu kiểm dịch.

#Bước 4: Đợi kết quả kiểm dịch sản phẩm

Khi đã lấy mẫu xong, bạn đợi Chi cục kiểm dịch kiểm tra mẫu test. Sau khi có kết quả chính thức, Chi cục sẽ đưa ra văn bản thông báo kết quả chính thức cho bạn.

#Bước 5: Thông quan hàng hoá táo đỏ

Nếu kết quả kiểm dịch đạt tiêu chuẩn, bạn liên hệ với cán bộ Hải Quan để tiến hành nốt các bước thông quan và đưa lô hàng về kho để đưa ra thị trường. 

Thu-tuc-nhap-khau-tao-do

Tại sao nên chọn Finlogistics làm đối tác nhập khẩu táo đỏ sấy khô?

Bạn đang gặp khó khăn không biết phải làm thế nào để hoàn thành các bước thủ tục Hải Quan, tự công bố sản phẩm hay kiểm dịch thực vật cho mặt hàng táo đỏ Tân Cương? Bạn đang tìm kiếm một đối tác Logistics uy tín và chuyên nghiệp, nhằm hỗ trợ đắc lực trong việc nhập khẩu mặt hàng này? Hãy để cho Finlogistics giúp bạn!

Finlogistics là đơn vị Forwarder, chuyên cung cấp các dịch vụ Logistics như vận chuyển quốc tế và nội địa, xử lý chứng từ,… Với hơn 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi đã xử lý thủ tục và làm kiểm dịch thực vật cho nhiều mặt hàng nhập khẩu, trong đó có mặt hàng táo đỏ sấy khô Tân Cương. Một số dịch vụ chất lượng mà khách hàng có thể nhận được như:

  • Kiểm tra Danh mục hàng hoá nhập khẩu và xin giấy phép kiểm dịch từ Cục Bảo vệ thực vật
  • Đăng ký lấy mẫu test kiểm dịch và kết quả kiểm nghiệm dựa theo TCVN
  • Tiến hành thủ tục thông quan và thanh toán thuế suất ưu đãi nhập khẩu
  • Hỗ trợ tìm kiếm nguồn hàng táo đỏ sấy khô vùng Tân Cương chất lượng cao, có giấy tờ và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và giá thành hợp lý
  • Thực hiện vận chuyển hàng hoá từ Trung Quốc về Việt Nam bằng đường bộ hoặc đường biển nhanh chóng và đảm bảo an toàn

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-tao-do


Thu-tuc-nhap-khau-xuc-xich-00.jpg

Xúc xích là loại thực phẩm được chế biến bằng phương pháp dồi thịt kết hợp với các loại gia vị. Những sản phẩm xúc xích được nhập khẩu thường đa dạng về loại hình và hương vị, với nhiều phiên bản đặc biệt hấp dẫn người tiêu dùng. Nếu doanh nghiệp của bạn đang quan tâm đến thủ tục nhập khẩu xúc xích các loại thì đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây của Finlogistics nhé! 

Thu-tuc-nhap-khau-xuc-xich


Chính sách của Nhà nước đối với thủ tục nhập khẩu xúc xích

Các doanh nghiệp muốn làm thủ tục nhập khẩu xúc xích về thị trường Việt Nam để kinh doanh cần phải nắm rõ và thực hiện đúng theo những chính sách pháp lý hiện hành dưới đây: 
  • Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT
  • Thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNT
  • Nghị định số 43/2017 NĐ-CP
  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP
  • Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi và bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP
Theo đó, mặt hàng xúc xích nhập khẩu không nằm trong Danh mục hàng hoá bị cấm. Tuy nhiên, khi tiến hành nhập khẩu, các doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm sau:
  • Lô hàng xúc xích cần đăng ký làm kiểm tra, kiểm định chất lượng và kiểm dịch động vật
  • Lô hàng xúc xích cần phải làm công bố An toàn vệ sinh thực phẩm

Thu-tuc-nhap-khau-xuc-xich

Mã HS code và thuế suất đối với xúc xích nhập khẩu

Việc xác định chính xác mã HS code rất quan trọng khi nhập khẩu hàng hoá, bởi điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tính toán mức thuế nhập khẩu mà doanh nghiệp cần đóng và toàn bộ hồ sơ chứng từ liên quan. Bạn có thể tham khảo mã HS của xúc xích thuộc Chương 16, cụ thể là Nhóm 1601. Dựa vào Biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2025, doanh nghiệp cần phải đóng những loại thuế như sau:
  • Thuế ưu đãi nhập khẩu xúc xích: 15%
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10%
  • Thuế ưu đãi nhập khẩu đặc biệt có C/O form D (từ các nước ASEAN): 0%
  • Thuế ưu đãi nhập khẩu đặc biệt có C/O form E (từ Trung Quốc): 0%

Bộ hồ sơ chi tiết thực hiện thủ tục nhập khẩu xúc xích

Căn cứ theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC, sửa đổi và bổ sung cho Thông tư số 38/2015/TT-BTC, bộ hồ sơ thực hiện thủ tục nhập khẩu xúc xích bao gồm các loại giấy tờ sau: 
  • Tờ khai Hải Quan hàng hoá; Hợp đồng thương mại (Sales Contract)
  • Phiếu đóng gói chi tiết hàng hóa (Packing List); Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Vận đơn hàng hải (Bill of Lading); Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ – C/O (nếu có)
  • Hồ sơ tự công bố Vệ sinh an toàn thực phẩm; Hồ sơ kiểm dịch động vật 
  • Các loại chứng từ quan trọng khác (nếu có)

Thu-tuc-nhap-khau-xuc-xich

>>> Đọc thêm: Doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu hạt hướng dương cần lưu ý gì?

Hồ sơ tự công bố An toàn thực phẩm cho xúc xích nhập khẩu 

Dựa theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, mặt hàng xúc xích nhập khẩu cần phải thực hiện tự công bố An toàn thực phẩm trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.

#Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ (viết bằng tiếng Việt)

  • Phiếu đăng ký công bố sản phẩm xúc xích
  • Chứng nhận lưu hành tự do (CFS – Certificate of Free Sale); Giấy chứng nhận xuất khẩu (C/E – Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (HC – Health Certificate)
  • Kết quả kiểm tra, kiểm nghiệm An toàn thực phẩm (doanh nghiệp tự đăng ký và đưa mẫu test cho cơ quan, trung tâm có thẩm quyền)

#Bước 2: Nộp hồ sơ và theo dõi cập nhật
Doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ đầy đủ cho Sở Y tế hoặc tiến hành kê khai trên Hệ thống một cửa quốc gia. Hồ sơ sẽ do cơ quan có thẩm quyền của Sở Y tế tiếp nhận và kiểm tra. Trong thời gian chờ đợi kết quả, doanh nghiệp nên thường xuyên theo dõi và cập nhật hồ sơ để kịp thời bổ sung nếu có vấn đề phát sinh. Thời gian có kết quả công bố An toàn thực phẩm thường là 07 ngày làm việc. 

#Bước 3: Nhận lại kết quả công bố sản phẩm
Thủ tục tự công bố An toàn thực phẩm cần phải tiến hành trước khi nhập khẩu, bởi vì thời gian đợi kết quả công bố thường sẽ khá lâu, lên đến 30 ngày. 

Thu-tuc-nhap-khau-xuc-xich

Quy trình chi tiết thực hiện đăng ký kiểm dịch động vật

Là sản phẩm có nguồn gốc từ thịt động vật như: lợn, bò, gà,… nên doanh nghiệp cần phải làm kiểm dịch động vật cho mặt hàng xúc xích nhập khẩu, theo quy định của Cục Thú y. Các bước kiểm dịch sẽ được thực hiện trước khi thông quan hàng hoá.

#Bước 1: Đăng ký kiểm dịch động vật 
Doanh nghiệp tiến hành đăng ký kiểm dịch ở trên Hệ thống một cửa quốc gia hoặc gửi bộ hồ sơ về cho Cơ quan có thẩm quyền của Cục Thú y. 

#Bước 2: Lấy mẫu test sản phẩm
Cơ quan có thẩm quyền của Cục Thú y sẽ tiến hành bước lấy mẫu test về để kiểm tra. Thời gian có kết quả kiểm dịch sẽ từ khoảng 3 – 5 ngày. 

#Bước 3: Nhận chứng thư và thông quan hàng hoá
Sau khi hoàn tất kiểm tra, nếu kết quả đạt thì doanh nghiệp sẽ nhận được chứng thư đạt tiêu chuẩn chất lượng kiểm dịch. Doanh nghiệp bổ sung chứng thư cho phía Hải Quan để thông quan hàng hoá. Ngược lại, nếu kết quả không đạt, lô hàng sẽ nhận được chứng thư thông báo không đủ tiêu chuẩn kiểm dịch và không được nhập khẩu vào Việt Nam. 

Thu-tuc-nhap-khau-xuc-xich

Quy trình chi tiết thực hiện thủ tục nhập khẩu xúc xích

Sau khi đạt được thỏa thuận mua bán, bên bán hàng và bên mua hàng tiến hành ký kết hợp đồng và làm thủ tục nhập khẩu xúc xích. Quy trình các bước nhập khẩu cụ thể được diễn ra như sau:

#Bước 1: Làm hồ sơ công bố An toàn thực phẩm và đăng ký kiểm dịch động vật

#Bước 2: Khai báo tờ khai Hải Quan
Doanh nghiệp khai tờ khai ở trên Cổng thông tin điện tử của Hải Quan. Những thông tin khai báo cần phải dựa vào bộ hồ sơ nhập khẩu đã chuẩn bị từ trước.

#Bước 3: Mở tờ khai Hải Quan
Doanh nghiệp mang bộ hồ sơ nhập khẩu cùng với tờ khai đến nộp tại Chi cục Hải Quan. Phía Hải Quan sẽ kiểm tra kỹ bộ hồ sơ và trả lại kết quả phân luồng. Tùy theo từng kết quả phân luồng mà doanh nghiệp xử lý hàng hoá phù hợp. Ở bước này, các doanh nghiệp cũng đừng quên đăng ký kiểm tra An toàn thực phẩm và kiểm dịch động vật để tiến hành lấy mẫu test và kiểm tra thực tế hàng hoá.

#Bước 4: Thông quan hàng hóa
Sau khi đã kết quả mẫu test xúc xích nhập khẩu và nhận được chứng thư đạt tiêu chuẩn kiểm dịch động vật, doanh nghiệp tiến hành bổ sung hồ sơ. Hải Quan sẽ kiểm tra lại hồ sơ lô hàng, nếu không có vấn đề gì thì tờ khai được phép thông quan. Tiếp theo doanh nghiệp hoàn tất việc đóng thuế phí cho Hải Quan để lô hàng được thông quan. 

#Bước 5: Nhận hàng và đưa về kho bãi 

Thu-tuc-nhap-khau-xuc-xich

Những lưu ý quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu xúc xích

Có một số điều mà doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu xúc xích cần chú ý như sau:

  • Doanh nghiệp cần hoàn thành nộp các loại thuế phí khi nhập khẩu và thông quan hàng hoá
  • Mỗi loại hàng hoá sẽ có mã HS code tương ứng khác nhau, do đó doanh nghiệp cần xác định chính xác mã HS để làm hồ sơ thủ tục, đồng thời hạn chế việc bị phạt do áp sai mã
  • Thuế nhập khẩu xúc xích thông thường sẽ khá cao, vì thế doanh nghiệp nên xin giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) của bên xuất khẩu để được hưởng mức thuế ưu đãi đặc biệt lên đến 0%

>>> Đọc thêm: Tất tần tật các bước thực hiện thủ tục tự công bố trà túi lọc mới nhất

Tổng kết

Với nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng lên, việc hiểu rõ và nắm vững các bước làm thủ tục nhập khẩu xúc xích sẽ giúp các doanh nghiệp tại Việt Nam tận dụng được cơ hội kinh doanh và mở rộng thị trường. Nhằm hỗ trợ xử lý thủ tục và giấy tờ, Finlogistics luôn là người đồng hành thân thiết và uy tín, giúp các doanh nghiệp thông quan hàng hoá một cách nhanh chóng và an toàn. Gọi ngay cho chúng tôi qua số điện thoại: 0963.126.995 (Mrs.Loan) để được đội ngũ chuyên viên nhiệt tình giải đáp mọi thắc mắc!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-xuc-xich


Thu-tuc-nhap-khau-banh-quy-bo-00.jpg

Bánh quy bơ là sản phẩm có nguồn gốc từ Pháp và được rất nhiều người tiêu dùng tại Việt Nam yêu thích. Do đó, ngày càng nhiều cá nhân, tổ chức muốn tìm hiểu thủ tục nhập khẩu bánh quy bơ để kinh doanh. Vậy chi tiết quá trình nhập khẩu mặt hàng được thực hiện như thế nào? Chính sách Nhà nước yêu cầu những loại chứng từ gì đối với sản phẩm bánh quy bơ?… Hãy cùng với Finlogistics làm rõ những nội dung sau qua bài viết dưới đây nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-banh-quy-bo


Quy định pháp lý đối với thủ tục nhập khẩu bánh quy bơ

Theo quy định, bánh quy bơ là mặt hàng không nằm trong Danh mục hàng hoá bị cấm nhập khẩu. Vì thế, các doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục nhập khẩu bánh quy bơ về Việt Nam để kinh doanh theo đúng luật pháp.

Tuy nhiên, theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, mặt hàng bánh quy bơ bắt buộc phải đăng ký tự công bố Vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm tra, kiểm định chất lượng Nhà nước, trước khi muốn nhập khẩu trong nước. Bên cạnh đó, bánh quy bơ còn thuộc Danh mục hàng hoá quản lý rủi ro, cho nên một vài trường hợp khi tiến hành nhập khẩu, phía Hải Quan sẽ yêu cầu tham vấn giá.

Thu-tuc-nhap-khau-banh-quy-bo

Mã HS và thuế suất của bánh quy bơ nhập khẩu

Các cá nhân, tổ chức cần tìm hiểu và chọn lựa kỹ mã HS code của sản phẩm bánh quy bơ nhập khẩu, để nộp đúng số thuế cũng như hạn chế bị Hải Quan kiểm tra, bắt phạt.

Mã HS code

Mặt hàng bánh quy bơ có mã HS thuộc Phần IV (Các loại thực phẩm chế biến sẵn; đồ uống, rượu mạnh và giấm; thuốc lá và nguyên liệu thay thế thuốc lá đã chế biến), Chương 19 (Các loại chế phẩm từ ngũ cốc, bột, tinh bột hoặc sữa; các loại bánh) và Phân nhóm 1905.

  • Bánh quy ngọt: 1905.31
  • Bánh quy ngọt không chứa cacao: 1905.3110
  • Bánh quy ngọt chứa cacao: 1905.3120

Việc xác định mã HS bánh quy bơ sẽ phụ thuộc vào thành phần, cấu tạo của hàng hoá thực tế tại thời điểm nhập khẩu. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể dựa vào Catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc đi giám định sản phẩm tại Cục Kiểm định của Hải Quan. Kết quả trả về sẽ được Cục Kiểm định sử dụng làm cơ sở để áp mã đối với sản phẩm.

Thuế suất nhập khẩu

Khi tiến hành thủ tục nhập khẩu bánh quy bơ về thị trường Việt Nam, các cá nhân, tổ chức cần phải nộp 02 loại thuế bắt buộc, chính là thuế suất nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT):

  • Thuế GTGT (VAT) của bánh quy bơ là: 10%
  • Thuế suất nhập khẩu ưu đãi của bánh quy bơ là 15%

Hơn nữa, nếu bánh quy bơ được nhập khẩu từ những quốc gia có ký Hiệp định FTA với Việt Nam, thì sẽ được hưởng mức ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu (phải đáp ứng được những điều kiện mà hiệp định đưa ra).

Thu-tuc-nhap-khau-banh-quy-bo

Quy trình làm công bố hợp quy đối với bánh quy bơ nhập khẩu

Đối với những lô hàng bánh quy bơ muốn nhập khẩu vào thị trường trong nước, các doanh nghiệp sẽ phải đăng ký tự công bố hợp quy theo Luật ATTP số 55/2010/QH12 và Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.

Hồ sơ công bố sản phẩm bánh quy bơ

Các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ cần chuẩn bị một bộ chứng từ đầy đủ để làm công bố sản phẩm, với những giấy tờ cụ thể sau đây:

  • Bản tự công bố sản phẩm bánh quy bơ (Mẫu 1, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP)
  • Bản kê khai thông tin chi tiết sản phẩm bánh quy bơ
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm với đủ tất cả chỉ tiêu theo quy định (trong vòng 12 tháng)
  • Mẫu test sản phẩm bánh quy bơ nhập khẩu
  • Nhãn dán, nhãn phụ và nội dung in trên nhãn sản phẩm
  • Bản kế hoạch giám sát định kỳ cho sản phẩm bánh quy bơ
  • Giấy phép chứng nhận lưu hành tự do – CFS (đối với sản phẩm nhập khẩu)
  • Giấy phép kinh doanh của cá nhân, tổ chức có ngành nghề kinh doanh thực phẩm
  • Giấy phép chứng nhận cơ sở sản xuất đạt đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Chứng chỉ phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành (ISO 22000 hoặc HACCP)
  • Bản dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt các loại giấy tờ khác nhau

Thu-tuc-nhap-khau-banh-quy-bo

>>> Đọc thêm: Một số điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục nhập khẩu bánh kẹo

Quy trình tự công bố sản phẩm bánh quy bơ

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ làm công bố sản phẩm theo quy định, doanh nghiệp sẽ thực hiện từng bước quy trình công bố sản phẩm bánh quy bơ nhập khẩu như sau:

  • Bước 1: Các cá nhân, tổ chức tự công bố chất lượng sản phẩm trên trang web hoặc phương tiện truyền thông của mình.
  • Bước 2: Nộp lại bộ hồ sơ lên Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại địa phương nơi doanh nghiệp đang hoạt động.
  • Bước 3: Cơ quan Nhà nước sẽ tiếp nhận bộ hồ sơ, lưu trữ và đăng tải những thông tin liên quan đến sản phẩm của cá nhân, tổ chức đó lên trang thương mại điện tử.
  • Bước 4: Các cá nhân, tổ chức sẽ tiến hành đăng nhập vào trang web và xem công bố về sản phẩm bánh quy bơ nhập khẩu của mình.

Lưu ý: Khi nộp bộ hồ sơ công bố sản phẩm, các cá nhân, tổ chức sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mức độ an toàn của mặt hàng bánh quy bơ đối với người tiêu dùng.

Bộ chứng từ làm thủ tục nhập khẩu bánh quy bơ

Bất cứ loại hàng hoá nào nhập khẩu về Việt Nam đều phải thực hiện các bước thủ tục thông quan Hải Quan, mặt hàng bánh quy bơ cũng không ngoại lệ. Doanh nghiệp muốn làm thủ tục nhập khẩu bánh quy bơ sẽ phải chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ scan điện tử hoặc hồ sơ giấy với những giấy tờ quan trọng sau:

  • Kết quả kiểm tra, kiểm định chất lượng hàng hoá về vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Commercial Invoice (Hoá đơn thương mại); Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
  • Bill of Lading (Vận đơn đường biển); Certificate of Origin – C/O (Chứng nhận xuất xứ)
  • Một số loại chứng từ khác liên quan (nếu có)

Thu-tuc-nhap-khau-banh-quy-bo

Lời kết

Với những nội dung đầy đủ mà Finlogistics cung cấp ở trên, hy vọng rằng các doanh nghiệp đã có cái nhìn tổng quan hơn về thủ tục nhập khẩu bánh quy bơ. Nếu bạn cần biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần sự hỗ trợ trong quá trình nhập khẩu mặt hàng này, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với chúng tôi – đơn vị dịch vụ Logistics uy tín và chuyên nghiệp hàng đầu hiện nay.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-banh-quy-bo


Thu-tuc-nhap-khau-thuc-pham-dong-hop-00.jpg

Thực phẩm đóng hộp là sản phẩm được nhiều người ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Các chính sách và thủ tục nhập khẩu thực phẩm đóng hộp cũng là những yếu tố quan trọng để đưa được hàng chính ngạch về Việt Nam. Vậy cụ thể các bước quy trình xử lý thủ tục Hải Quan như thế nào? Định mức thuế suất đối với mặt hàng này ra sao?…  Hãy cùng với Finlogistics tham khảo nội dung dưới đây để hiểu hơn nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-thuc-pham-dong-hop


Những chính sách quy định khi làm thủ tục nhập khẩu thực phẩm đóng hộp

Căn cứ theo Nghị định số 05/2018/NĐ-CP hướng dẫn về Luật An toàn vệ sinh thực phẩm, thực phẩm đóng hộp phải là những sản phẩm được kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc xuất xứ và an toàn thực phẩm. Các doanh nghiệp muốn làm thủ tục nhập khẩu thực phẩm đóng hộp để kinh doanh sẽ phải tự làm Công bố sản phẩm, trước khi tung hàng hoá ra thị trường.

Hầu hết các mặt hàng thực phẩm đóng hộp đều thuộc Danh mục sản phẩm được phép nhập khẩu. Do vậy, khi tiến hành nhập khẩu và phân phối trong nước, các doanh nghiệp chỉ cần xuất trình đầy đủ bộ hồ sơ để làm thủ tục nhập khẩu. Ngoài ra, thực phẩm đóng hộp nhập khẩu cũng sẽ phải tiến hành làm kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (theo Quyết định số 818/QĐ-BYT) và kiểm dịch động vật (theo Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT).

Thu-tuc-nhap-khau-thuc-pham-dong-hop

Mã HS code và thuế suất đối với thực phẩm đóng hộp nhập khẩu

Các doanh nghiệp trước khi làm thủ tục nhập khẩu thực phẩm đóng hộp thì không nên bỏ qua việc chọn lựa chính xác mã HS code để xác định mức thuế nhập khẩu. Điều này cũng sẽ có ích cho doanh nghiệp khi áp dụng biểu thuế nhập khẩu ưu đãi từ nhiều nước khác nhau trên thế giới. Trong biểu thuế nhập khẩu năm 2024, thực phẩm đóng hộp được phân loại vào Phần IV – Chương 16, cụ thể thuộc các nhóm 1601, 1602, 1604 và 1605

  • Phần IV: Thực phẩm chế biến; đồ uống, rượu mạnh và giấm; thuốc lá và những loại nguyên liệu thay thế thuốc lá (đã qua chế biến). 
  • Chương 16: Những sản phẩm từ cá, tôm hoặc động vật giáp xác, động vật thân mềm hoặc động vật thuỷ sinh không có xương sống khác.

Do đó, để hoàn tất việc nhập khẩu thực phẩm đóng hộp về thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp cần phải nộp:

  • Thuế suất nhập khẩu hàng hoá
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT)

Thu-tuc-nhap-khau-thuc-pham-dong-hop

>>> Đọc thêm: Các khẩu xử lý thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng mới nhất

Quy trình kiểm tra kiểm nghiệm chất lượng đồ hộp nhập khẩu

Doanh nghiệp tiến hành đăng ký kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng đồ hộp nhập khẩu tại cơ quan Nhà nước đã được Bộ Công Thương chỉ định từ trước.

Trình tự các bước thực hiện

  • Bước 1: Doanh nghiệp nộp lại bộ hồ sơ yêu cầu kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm đóng hộp đến cho cơ quan Nhà nước, đã được Bộ Công Thương chỉ định.
  • Bước 2: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra sẽ xác nhận đơn đăng ký kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng. Nếu không xác nhận đơn đăng ký thì cơ quan sẽ gửi văn bản trả lời cho doanh nghiệp và trình bày rõ lý do.

Hồ sơ kiểm nghiệm chất lượng

  • Giấy đăng ký kiểm tra, kiểm nghiệm thực phẩm đóng hộp nhập khẩu theo mẫu sẵn (04 bản chính)
  • Bản tự công bố sản phẩm thực phẩm đóng hộp
  • Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đóng hộp đáp ứng điều kiện nhập khẩu, kèm theo bộ chứng từ kiểm tra chặt đối với những lô hàng được thay đổi phương thức kiểm tra (03 bản chính) 
  • Danh sách hàng hoá (Packing List), Vận đơn đường biển (Bill of Lading), Hoá đơn (Invoice),… (bản sao y)
  • Giấy tờ uỷ quyền của người chịu trách nhiệm chất lượng lô hàng hoặc các cá nhân, tổ chức làm công tác nhập khẩu lô hàng (nếu có) . 
  • Một số giấy tờ khác có liên quan: Phiếu kiểm tra của bên sản xuất (CA), Chứng nhận bán hàng tự do (Free Sales) hoặc Chứng nhận sức khỏe của sản phẩm (Health Certificate),… 

Thu-tuc-nhap-khau-thuc-pham-dong-hop

Chi phí kiểm nghiệm chất lượng

  • Kiểm tra thông thường: Khách hàng nộp phí đăng ký và tiến hành lấy đăng ký (dựa theo Thông tư số 117/2018/TT-BTC) : 300.000 VNĐ/lô hàng) . 
  • Kiểm tra chặt: Khách hàng nộp phí đăng ký 1.000.000 VNĐ/lô hàng + (số lượng mặt hàng x 100.000 VNĐ). Tối đa là 10.000.000 VNĐ/lô hàng. 

 Thời gian giải quyết hồ sơ

  • Kiểm tra thông thường: 01 ngày làm việc, tính từ khi nhận được bộ hồ sơ. 
  • Kiểm tra chặt: 07 ngày làm việc, tính từ khi nhận đầy đủ bộ hồ sơ để lấy mẫu test và thực hiện kiểm nghiệm. 

Quy trình chi tiết làm thủ tục nhập khẩu thực phẩm đóng hộp qua Hải Quan

Sau khi doanh nghiệp hoàn tất quá trình làm kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm thì chỉ còn khâu thông quan Hải Quan là kết thúc. Quy trình thủ tục nhập khẩu thực phẩm đóng hộp chi tiết như sau:

Bộ hồ sơ khai báo Hải Quan

  • Giấy giới thiệu – Bản chính
  • Bản tự công bố sản phẩm thực phẩm đóng hộp
  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại) – Bản sao y hoặc bản chính nếu bạn muốn nhận mức ưu đãi về thuế quan)
  • Bill of Lading (Vận đơn hàng hải) – Bản sao y
  • Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ – C/O) – Bản gốc hoặc bản điện tử (nếu bạn muốn nhận mức ưu đãi về thuế quan)
  • Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa) – Bản sao y (tuỳ từng trường hợp)
  • Kết quả kiểm tra, kiểm định Vệ sinh an toàn thực phẩm

Thu-tuc-nhap-khau-thuc-pham-dong-hop

>>> Đọc thêm: Tóm tắt quy trình làm thủ tục nhập khẩu nước mắm và nước tương

Quy trình thông quan hàng hoá chi tiết

  • Bước 1: Thực hiện tự công bố sản phẩm, trước khi tiến hành nhập khẩu lô hàng
  • Bước 2: Tiến hành đăng ký kiểm tra, kiểm định VSATTP khi lô hàng đến cảng nhập
  • Bước 3: Chuẩn bị hoàn tất đầy đủ bộ hồ sơ đồ hộp nhập khẩu và mở tờ khai Hải Quan
  • Bước 4: Sau khi đã có kết quả kiểm tra, kiểm định VSATTP thì nộp lại chứng nhận.
  • Bước 5: Cuối cùng, các doanh nghiệp hoàn tất việc nộp thuế phí và thông quan hàng hoá

Lời kết

Có thể thấy rằng, thủ tục nhập khẩu thực phẩm đóng hộp là quá trình đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ nghiêm ngặt theo những quy định về Vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ khâu tự công bố sản phẩm, kiểm tra kiểm định chất lượng cho đến xử lý thủ tục Hải Quan, mỗi bước đều đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng. Nếu bạn đang có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này hoặc bất kỳ loại hàng hoá nào khác, hãy gọi ngay cho Finlogistics qua số hotline bên dưới để được hỗ trợ!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-thuc-pham-dong-hop


Thu-tuc-nhap-khau-hat-huong-duong-00.jpg

Hạt hướng dương là một trong những đồ ăn vặt quen thuộc của nhiều người Việt, đặc biệt là trong những dịp lễ Tết. Nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp đã tiến hành thủ tục nhập khẩu hạt hướng dương từ nước ngoài về để kinh doanh. Vậy chi tiết các bước nhập khẩu mặt hàng hạt hướng dương này như thế nào?… Bạn hãy cùng Finlogistics xem chi tiết nội dung ngay bên dưới nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-hat-huong-duong


Thủ tục nhập khẩu hạt hướng dương được quy định như thế nào?

Do nhu cầu tại thị trường Việt Nam vô cùng lớn, nên các doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu hạt hướng dương chủ yếu từ những thị trường như: Trung Quốc, Nga, Ukraine, Bulgaria,… Theo quy định hiện hành, sản phẩm này không nằm trong Danh mục hàng hoá bị cấm xuất nhập khẩu, vì thế các doanh nghiệp có thể làm xử lý các bước nhập khẩu mặt hàng này về Việt Nam như bình thường.

Tuy không bị cấm nhập khẩu, song các doanh nghiệp sẽ phải tự đăng ký làm Công bố chất lượng sản phẩm (theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP). Ngoài ra, mặt hàng này cũng sẽ cần phải đăng ký làm Kiểm dịch thực vật và An toàn thực phẩm, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.

Thu-tuc-nhap-khau-hat-huong-duong

Mã HS code và thuế phí đối với hạt hướng dương nhập khẩu

Trước khi tiến hành thủ tục nhập khẩu hạt hướng dương, các doanh nghiệp phải chọn lựa chính xác mã HS code để nộp đúng số thuế, cũng như lưu ý về việc dán nhãn mác cho sản phẩm.

Mã HS code

Bất cứ mặt hàng nào muốn xuất nhập khẩu đều phải xác định được mã HS. Bởi đây chính là căn cứ chính để doanh nghiệp xác định chính sách, thủ tục nhập khẩu cũng như mức thuế phải nộp chi tiết.

Theo quy định Nhà nước, nếu doanh nghiệp muốn áp mã sản phẩm cần dựa trên cơ sở Catalogue, tài liệu kỹ thuật của sản phẩm (nếu có) hoặc thực hiện giám định tại Cục Kiểm định Hải Quan. Kết quả kiểm tra thực tế của phía Hải Quan và của Cục Kiểm định Hải Quan sẽ giúp bạn xác định được chính xác mã HS của lô hàng.

Bạn cũng có thể tham khảo Biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2024, mã HS hạt hướng dương nhập khẩu được quy định rõ tại Phần II, Chương 12, cụ thể là 1206.0000 (hạt hướng dương, đã hoặc chưa vỡ mảnh).

>>> Đọc thêm: Khi làm thủ tục nhập khẩu socola cần chú ý những điều gì?

Thuế nhập khẩu

Nói chung, khi nhập khẩu hạt hướng dương, các doanh nghiệp sẽ phải nộp hai khoản thuế chính là thuế GTGT (VAT) và thuế nhập khẩu ưu đãi. Đối với mặt hàng hướng dương có mã HS kể trên thì sẽ phải nộp số thuế cụ thể như sau:

  • Thuế suất nhập khẩu ưu đãi (theo quy định hiện hành): 10%
  • Thuế suất VAT (theo quy định hiện hành): 5%

Mặt khác, nếu lô hàng hạt hướng dương của bạn được nhập khẩu từ những quốc gia có ký Hiệp định FTA với Việt Nam thì có thể được hưởng mức ưu đãi về thuế quan lên đến 0%. Do đó, các doanh nghiệp nên lưu ý vấn đề này để không bỏ qua những ưu đãi thuế mà mình được hưởng.

Thu-tuc-nhap-khau-hat-huong-duong

Nhãn mác nhập khẩu

Theo quy định, hạt hướng dương nhập khẩu cần tuân thủ việc dán đầy đủ nhãn mác (tên lô hàng; thông tin của cá nhân/tổ chức chịu trách nhiệm; nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá và một số quan trọng nội dung khác). Ngoài ra, đối với mặt hàng là thực phẩm, thì nhãn dán cần bổ sung thêm những thông tin sau:

  • Ngày sản xuất và hạn sử dụng
  • Định lượng, thành phần hoặc thành phần định lượng, thành phần dinh dưỡng hoặc giá trị dinh dưỡng (nếu có)
  • Nội dung, hướng dẫn ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng và lộ trình thực hiện theo sự hướng dẫn
  • Nội dung cảnh báo, hướng dẫn sử dụng và bảo quản,…

Quy trình làm Công bố hợp quy đối với hạt hướng dương nhập khẩu

Việc làm Công bố chất lượng đối với hạt hướng dương nhập khẩu là bắt buộc, bởi đây là sản phẩm trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Các bước làm Công bố sản phẩm sẽ căn cứ dựa vào Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 và Nghị định số 15/2018/NĐ–CP, có quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

Bộ hồ sơ công bố hợp quy hạt hướng dương

Để thực hiện Công bố hợp quy đối với hạt hướng dương nhập khẩu, các doanh nghiệp sẽ cần chuẩn bị kỹ bộ hồ sơ như sau:

  • Phiếu đăng ký làm thủ tục công bố hạt hướng dương
  • Giấy phép kinh doanh ngành nghề kinh doanh thực phẩm của doanh nghiệp
  • Chứng nhận cơ sở sản xuất đạt đủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm kiểm tra thực tế sản phẩm hạt hướng dương

Thu-tuc-nhap-khau-hat-huong-duong

Quy trình Công bố chất lượng hạt hướng dương

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ Công bố tiêu chuẩn chất lượng đối với hạt hướng dương nhập khẩu, các doanh nghiệp sẽ thực hiện quy trình công bố bao gồm các bước như sau:

  • Bước 1: Doanh nghiệp tự thực hiện đăng ký Công bố sản phẩm hạt hướng dương
  • Bước 2: Doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ xin công bố chất lượng hạt hướng dương tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
  • Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền nhận bộ hồ sơ và tiến hành công bố sản phẩm trên trang website thông tin của họ.
  • Bước 4: Doanh nghiệp sẽ tiến hành đăng nhập vào website để xem thông tin công bố chất lượng sản phẩm của mình.

>>> Đọc thêm: Chi tiết quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu nho khô mới nhất

Bộ hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu hạt hướng dương

Nếu muốn làm thủ tục nhập khẩu hạt hướng dương về để kinh doanh, doanh nghiệp sẽ cần chuẩn bị một bản hồ sơ scan điện tử hoặc bộ hồ sơ gốc với đầy đủ những giấy tờ cụ thể sau đây:

  • Kết quả kiểm nghiệm kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm hạt hướng dương
  • Commercial Invoice (Hoá đơn thương mại); Bill of Lading – B/L (Vận đơn)
  • Packing List – P/L (Phiếu đóng gói hàng hóa); Certificate of Origin – C/O (Giấy chứng nhận xuất xứ, nếu muốn nhận ưu đãi thuế quan)
  • Những chứng từ quan trọng khác (nếu có)

Thu-tuc-nhap-khau-hat-huong-duong

Lời kết

Với nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng, việc làm thủ tục nhập khẩu hạt hướng dẫn sẽ còn tiếp tục nhận được sự quan tâm lớn của nhiều doanh nghiệp trong thời gian tới. Các bước nhập khẩu mặt hàng này cũng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ nghiêm ngặt theo những quy định của pháp luật. Nếu bạn có nhu cầu nhập khẩu hạt hướng dương hoặc bất kỳ mặt hàng nào khác về Việt Nam, hãy để Finlogistics cùng đồng hành và hỗ trợ bạn nhé. Liên hệ ngay để được chúng tôi tư vấn CHI TIẾT và MIỄN PHÍ!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-hat-huong-duong


Tu-cong-bo-tra-tui-loc-00.jpg

Để có thể lưu hành trên thị trường một cách hợp pháp, các doanh nghiệp cần thực hiện kiểm nghiệm và tự công bố trà túi lọc trước khi nhập khẩu. Quy trình này yêu cầu doanh nghiệp cần chấp hành đầy đủ các bước để tránh bị phạt. Trong bài viết này, Finlogistics sẽ hướng dẫn cho bạn cách hoàn thành đầy đủ các loại giấy tờ, thủ tục về việc tự công bố trà túi lọc, đừng bỏ qua nhé!

Tu-cong-bo-tra-tui-loc


Quy trình kiểm nghiệm và tự công bố trà túi lọc

Các bước tự công bố trà túi lọc các loại được căn cứ dựa vào Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, quy định chi tiết về một số điều của Luật An toàn thực phẩm, cùng một số quy định liên quan khác.

#Kiểm nghiệm sản phẩm trà túi lọc

  • Doanh nghiệp chuẩn bị sẵn mẫu sản phẩm trà túi lọc, sau đó lên chỉ tiêu để làm kiểm nghiệm sản phẩm.
  • Tiến hành kiểm nghiệm sản phẩm trà túi lọc tại cơ quan chức năng được Bộ Y Tế công nhận
  • Thời gian thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 07 ngày làm việc

Tu-cong-bo-tra-tui-loc

#Công bố chất lượng sản phẩm trà túi lọc

Sau khi doanh nghiệp đã hoàn tất bước kiểm nghiệm thì tiếp theo sẽ tự công bố trà túi lọc nhằm đánh giá tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Tổng thời gian thực hiện tự công bố sẽ diễn ra từ 10 – 12 ngày làm việc. Bộ hồ sơ làm công bố sản phẩm đầy đủ sẽ bao gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
  • Giấy kết quả kiểm nghiệm trà túi lọc trong thời hạn 12 tháng, tính tới ngày nộp hồ sơ (bao gồm các chỉ tiêu an toàn theo nguyên tắc quản lý rủi ro hoặc theo các quy chuẩn tương ứng do doanh nghiệp tự công bố)
  • Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất đạt đủ điều kiện An toàn thực phẩm

Tu-cong-bo-tra-tui-loc

Chi tiết trình tự thực hiện tự công bố trà túi lọc

Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị kỹ bộ hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm và nộp về Bộ phận tiếp nhận. Sau đó, Ban Quản lý An toàn thực phẩm hoặc Chi cục An toàn thực phẩm sẽ trả lại kết quả.

Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ công bố sản phẩm sẽ xử lý như sau:

  • Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định thì cán bộ sẽ tiếp nhận và in biên nhận hồ sơ cho doanh nghiệp.
  • Nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ theo quy định thì cán bộ sẽ hướng dẫn doanh nghiệp bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Trong thời gian 05 – 07 ngày làm việc, tính từ khi nhận đầy đủ bộ hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm, thì cơ quan Nhà nước có trách nhiệm sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ và đăng tải lên website Hệ thống.

Bước 4: Doanh nghiệp tiến hành đăng nhập vào website và có thể kiểm tra hồ sơ công bố sản phẩm của mình.

Tu-cong-bo-tra-tui-loc

>>> Đọc thêm: Tìm hiểu chi tiết quy trình làm thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng

Một vài lưu ý khi thực hiện công bố trà túi lọc

  • Những tài liệu trong bộ hồ sơ tự công bố trà túi lọc phải được thể hiện bằng tiếng Việt. Nếu có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và được công chứng rõ ràng (tài liệu bắt buộc còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố).
  • Nếu sản phẩm có sự thay đổi về tên, nguồn gốc xuất xứ hoặc thành phần cấu tạo,… thì doanh nghiệp phải tự công bố sản phẩm lại từ đầu. Đối với những sự thay đổi khác, doanh nghiệp cần có thông báo bằng văn bản về những nội dung thay đổi gửi đến cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền để chỉnh sửa.

Tạm kết

Trên đây là những nội dung cần thiết để các doanh nghiệp tự công bố trà túi lọc – một trong những sản phẩm đang khá hot trên thị trường hiện tại. Khách hàng có nhu cầu nhập khẩu hoặc xử lý thủ tục, giấy tờ mặt hàng này hoặc bất kỳ hàng hoá nào khác, hãy liên hệ ngay với Finlogistics. Chúng tôi tự tin với chất lượng dịch vụ cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình sẽ hỗ trợ khách hàng thông quan hàng hoá một cách nhanh chóng, hiệu quả và tối ưu chi phí!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone: 0963.126.995 (Ms.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Tu-cong-bo-tra-tui-loc


Thu-tuc-nhap-khau-may-hut-sua-00.jpg

Máy hút sữa là loại thiết bị gia dụng cần thiết đối với các bà mẹ bỉm sữa, giúp hỗ trợ hút, dự trữ và bảo quản sữa cho con rất hiệu quả. Thủ tục nhập khẩu máy hút sữa các loại từ nước ngoài về Việt Nam cũng được quy định trong nhiều Văn bản chính sách khác nhau. Vậy việc nhập khẩu máy hút sữa được thực hiện như thế nào? Hãy theo dõi đến cuối bài viết này để hiểu thêm nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-may-hut-sua


Những chính sách pháp lý liên quan tới thủ tục nhập khẩu máy hút sữa

Các cá nhân, doanh nghiệp quan tâm tới việc làm thủ tục nhập khẩu máy hút sữa cần phải tham khảo kỹ những quy định ghi tại một số Văn bản pháp luật sau đây:

  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi và bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC: quy định chi tiết về thủ tục quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá.
  • Thông tư số 39/2016/TT-BYT: quy định chi tiết về việc phân loại mặt hàng trang thiết bị y tế.
  • Thông tư số 14/2018/TT-BYT: quy định chi tiết về Danh mục các sản phẩm do Bộ Y tế quản lý.
  • Công văn số 4658/BYT-TB-CP: quy định chi tiết về việc hướng dẫn các bước thủ tục xuất nhập khẩu đối với những sản phẩm y tế.
  • Nghị định số 98/2021/NĐ-CP: quy định chi tiết về việc quản lý những sản phẩm y tế.

Dựa theo những Văn bản pháp lý ở trên, thì máy hút sữa là sản phẩm được phép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, máy hút sữa nhập khẩu cần phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện như sau:

  • Máy hút sữa phải làm đăng ký Công bố An toàn thực phẩm trước khi nhập khẩu.
  • Máy hút sữa phải được nhãn dán đầy đủ nội dung thông tin, theo quy định từ Nghị định số 43/2017/NĐ-CP (nếu nội dung trên nhãn dán là ngoại ngữ thì cần có bảng dịch tiếng Việt kèm theo).

Thu-tuc-nhap-khau-may-hut-sua

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu mặt hàng thiết bị y tế đầy đủ và đúng quy định

Mã HS code và mức thuế quy định đối với máy hút sữa nhập khẩu

Hiện nay, sản phẩm máy hút sữa nhập khẩu được phân làm 02 loại chính, bao gồm: máy chỉ sử dụng để hút sữa (máy thông thường) và máy có thêm chức năng hỗ trợ thông tắc và điều hoà tuyến sữa.

1. Đối với loại máy hút sữa thông thường: mã HS code thuộc Chương 84, phân nhóm 8413, cụ thể là 8413.2020. Các mức thuế suất nhập khẩu tương ứng với mã HS này như sau:

  • Thuế suất nhập khẩu hàng hoá thông thường: 30%
  • Thuế suất nhập khẩu hàng hoá ưu đãi: 20%

2. Đối với máy hút sữa có chức năng hỗ trợ thông tắc và điều hoà tuyến sữa: mã HS code thuộc Chương 90, phân nhóm 9018, cụ thể là 9018.9090. Các mức thuế suất nhập khẩu tương ứng với mã HS này như sau:

  • Thuế suất nhập khẩu hàng hoá thông thường: 5%
  • Thuế suất nhập khẩu hàng hoá ưu đãi: 5%

Ngoài ra, tất cả các sản phẩm máy hút sữa nhập khẩu đều phải chịu mức thuế GTGT (VAT)10%.

Thu-tuc-nhap-khau-may-hut-sua

Thực hiện Công bố phân loại sản phẩm trang thiết bị y tế

Do sản phẩm máy hút sữa có thêm chức năng hỗ trợ thông tắc và điều hoà tuyến sữa thuộc Danh mục trang thiết bị y tế, nên các cá nhân, doanh nghiệp cần phải đăng ký làm Công bố phân loại thiết bị y tế (dựa theo Nghị định số 98/2021/NĐ-CP và Thông tư số 05/2022/TT-BYT).

#Hồ sơ công bố phân loại thiết bị y tế

  • Văn bản đề nghị làm Công bố phân loại sản phẩm trang thiết bị y tế.
  • Catalogue có mô tả cấu tạo, chức năng, thông số kỹ thuật và tài liệu hướng dẫn sử dụng,…
  • Những giấy tờ có liên quan đến LOA, ISO, CFS,…

#Quy trình công bố phân loại thiết bị y tế

Nộp hồ sơ thông qua hệ thống điện tử của Bộ Y tế

Theo đó, máy hút sữa là trang thiết bị y tế thuộc vào nhóm B, là những mặt hàng có mức độ rủi ro trung bình thấp. Do đó, trước khi đưa sản phẩm ra thị trường bày bán, cơ sở công bố tiêu chuẩn phải nộp bộ hồ sơ công bố về Sở Y tế nơi đang kinh doanh.

Tiếp nhận phản hồi và hoàn tất bộ hồ sơ

Trong vòng 03 ngày làm việc, Sở Y tế sẽ đăng số Công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với mặt hàng máy hút sữa nhập khẩu trên Hệ thống điện tử. Ngoài ra, hồ sơ Công bố trang thiết bị y tế tại Sở Y tế sẽ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp phép số lưu hành mới
  • Bản phân loại các sản phẩm trang thiết bị y tế
  • Chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm hoặc Chứng nhận lưu hành tự do (CFS)
  • Chứng nhận đạt đủ điều kiện bảo hành do chủ sở hữu trang thiết bị y tế cấp phép hoặc Giấy ủy quyền từ phía chủ sở hữu
  • Một số tài liệu liên quan chi tiết đến sản phẩm: tên, công dụng, hướng dẫn sử dụng,…

Sau đó, các cá nhân, doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ đến Sở Y tế thông qua hệ thống điện tử. Nếu hồ sơ hợp lệ thì Sở Y tế sẽ cho phép cấp số lưu hành sản phẩm để được lưu hành trên thị trường bằng phiếu tiếp nhận.

Thu-tuc-nhap-khau-may-hut-sua

Thực hiện Công bố An toàn thực phẩm đối với máy hút sữa

Trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu máy hút sữa, các cá nhân, doanh nghiệp cũng phải làm Công bố An toàn thực phẩm. Bộ hồ sơ Công bố ATTP được quy định rõ tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP bao gồm:

  • Bản chính Công bố sản phẩm máy hút sữa
  • Chứng nhận lưu hành tự do, Chứng nhận y tế, Chứng nhận cơ sở đạt đủ điều kiện An toàn thực phẩm,…
  • Kết quả kiểm tra An toàn thực phẩm do cá nhân, doanh nghiệp tự đăng ký và test mẫu đối với cơ quan y tế
  • Catalogue ghi rõ thông số kỹ thuật của máy hút sữa

Quy trình thực hiện Công bố An toàn thực phẩm của máy hút sữa nhập khẩu bao gồm:

  • Hồ sơ giấy đăng ký làm Công bố An toàn thực phẩm sẽ được gửi về Bộ Y tế hoặc thực hiện trên Hệ thống một cửa quốc gia
  • Sau khi gửi xong hồ sơ, cơ quan chức năng sẽ phản hồi về tình trạng của hồ sơ và xác nhận Công bố lên trên hệ thống một cửa trong vòng 07 ngày làm việc, lúc này doanh nghiệp tiến hành nhận lại kết quả công bố

Thu-tuc-nhap-khau-may-hut-sua

Các bước chi tiết trong quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy hút sữa

Các cá nhân, doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu máy hút sữa cần thực hiện theo các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Đăng ký làm công bố phân loại thiết bị y tế và ATTP

Các khâu đăng ký cụ thể đã được nêu rõ ở trên. Đối với sản phẩm máy hút sữa thông thường, chỉ có chức năng hút sữa thì doanh nghiệp không phải thực hiện công bố phân loại thiết bị y tế.

Bước 2: Khai báo tờ khai Hải Quan đối với máy hút sữa nhập khẩu

Doanh nghiệp sau đó tiến hành khai báo thông tin nhập khẩu qua Hệ thống khai báo Hải Quan điện tử trực tuyến. Sau khi đã kiểm tra chính xác các thông tin trên tờ khai thì bắt đầu truyền tờ khai và lấy phân luồng Hải Quan tương ứng.

Bước 3: Nộp lại chứng từ và thanh lý tờ khai nhập khẩu

Sau khi đã chuẩn bị xong tờ khai và bộ hồ sơ nhập khẩu bao gồm: Invoice, Packing List, B/L, C/O và một vài chứng từ liên quan khác,… thì doanh nghiệp nộp lại cho cơ quan Hải Quan. Nếu kiểm tra thấy không có gì sai sót thì cán bộ Hải Quan sẽ cho phép lô hàng máy hút sữa nhập khẩu của doanh nghiệp thông quan.

Bước 4: Đóng thuế và vận chuyển lô hàng về kho để bảo quản

Sau đó, doanh nghiệp hoàn tất việc đóng thuế theo quy định Nhà nước, sau đó hàng hoá sẽ được thông quan hoàn toàn. Cuối cùng, doanh nghiệp liên hệ với đơn vị vận chuyển để đưa hàng hóa về kho bãi nhằm bảo quản và đưa ra thị trường sử dụng.

Thu-tuc-nhap-khau-may-hut-sua

>>> Xem thêm: Tìm hiểu các bước làm thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng

Một số lưu ý quan trọng đối với máy hút sữa nhập khẩu

Finlogistics với hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc xử lý thủ tục nhập khẩu máy hút sữa nói riêng và các mặt hàng khó khác nói chung, đã rút ra được những điều mà bạn nên lưu ý khi làm hàng dưới đây:

  • Bạn nên xác định chính xác công dụng của sản phẩm máy hút sữa, để lựa chọn đúng mã HS code và tránh gây ảnh hưởng đến mức thuế nhập khẩu.
  • Các loại máy hút sữa thông thường, chỉ có chức năng hút sữa thì phải là sản phẩm mới 100%, chưa qua sử dụng.
  • Các sản phẩm máy hút sữa nhập khẩu cần phải được đăng ký làm Công bố phân loại thiết bị y tế và An toàn thực phẩm, trước khi được nhập khẩu để hạn thế tình trạng lưu kho lưu bãi.
  • Doanh nghiệp cần hoàn thành nghĩa vụ thuế phí đúng và đầy đủ theo quy định của Nhà nước.

Tổng kết

Nếu doanh nghiệp của bạn lần đầu tiên làm thủ tục nhập khẩu máy hút sữa hoặc đang gặp “trouble” trong việc xử lý, làm hàng thì Finlogistics chính là người đồng hành đáng tin cậy, hỗ trợ bạn giải quyết tất cả các khó khăn, vướng mắc. Đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao và luôn nhiệt tình với khách hàng, cùng với dịch vụ chất lượng, tối ưu là những điểm mạnh mà công ty chúng tôi sở hữu. Bốc máy liên hệ ngay với Finlogistics qua hotline để được tư vấn MIỄN PHÍ bạn nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-may-hut-sua


Thu-tuc-nhap-khau-bot-tra-xanh-00.jpg

Bột trà xanh (Matcha) là một loại thức uống rất có lợi đối với sức khỏe, có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất; chống oxy hoá, vi khuẩn; đốt cháy chất béo của cơ thể; hỗ trợ quá trình chống ung thư;…. Với những đặc tính trên, thủ tục nhập khẩu bột trà xanh luôn được nhiều doanh nghiệp quan tâm và thực hiện, nhằm phân phối ra khắp thị trường. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về quy trình nhập khẩu mặt hàng này thì đừng vội bỏ qua bài viết này nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-bot-tra-xanh


Thủ tục nhập khẩu bột trà xanh được quy định như thế nào?

Bột trà xanh (Matcha) đóng gói là sản phẩm do Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn quản lý trực tiếp. Vì vậy, khi làm thủ tục nhập khẩu bột trà xanh, các doanh nghiệp cần đăng ký làm Công bố thực phẩm và Kiểm tra chất lượng sản phẩm, theo quy định pháp luật. Cụ thể, việc nhập khẩu mặt hàng bột trà xanh sẽ dựa trên một số Văn bản quy phạm sau đây:

  • Nghị định số 111/2021/NĐ-CP, sửa đổi & bổ sung một số điều trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP: quy định cách ghi nhãn hàng hóa tại Việt Nam và hàng xuất nhập khẩu
  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP: quy định chi tiết việc thi hành một số điều trong Luật an toàn thực phẩm
  • Thông tư số 196/2012/TT-BTC: quy định liên quan đến thủ tục Hải Quan điện tử đối với các loại hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại, bao gồm bột trà xanh Matcha nhập khẩu
  • Thông tư số 40/2012/TT-BNN: ban hành Danh mục các vật thể thuộc diện bắt buộc kiểm dịch thực vật
  • Thông tư số 194/2010/TT-BTC: hướng dẫn về các bước thủ tục kiểm tra và giám sát Hải Quan đối với các loại hàng xuất nhập khẩu, hàng quá cảnh,…

Theo đó, mặt hàng bột trà xanh không thuộc Danh mục bị cấm hoặc hạn chế nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Do đó, doanh nghiệp không cần phải xin giấy phép chuyên ngành mà tiến hành các bước như những mặt hàng thông thường khác.

Thu-tuc-nhap-khau-bot-tra-xanh

Mã HS code và thuế suất nhập khẩu của bột trà xanh nhập khẩu

Việc xác định và chọn lựa mã HS code cho hàng hoá nhập khẩu rất quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình thông quan của sản phẩm. Dựa vào Biểu thuế xuất nhập khẩu 2025, mặt hàng bột trà xanh nhập khẩu thuộc Chương 09, Nhóm 0902 (Chè, đã hoặc chưa được pha hương liệu), cụ thể là 0902.1090.

Khi tiến hành nhập khẩu mặt hàng này về Việt Nam, doanh nghiệp phải chịu 02 loại thuế, bao gồm

  • Thuế suất nhập khẩu hàng hoá: 40%
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10%

Hơn nữa, các doanh nghiệp khi nhập khẩu bột trà xanh có thể yêu cầu các loại chứng nhận xuất xứ (C/O) phù hợp của những quốc gia xuất khẩu để được hưởng mức ưu đãi về thuế lên đến 0%.

Thu-tuc-nhap-khau-bot-tra-xanh

Hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu bột trà xanh gồm những gì?

Trước khi bắt đầu thực hiện thủ tục nhập khẩu bột trà xanh các loại, doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ càng và đầy đủ bộ chứng từ thông quan Hải Quan. Theo đó, hồ sơ sẽ bao gồm các bản scan nộp điện tử hoặc bản gốc của một số giấy tờ quan trọng sau đây:

  • Phiếu Công bố thực phẩm; Giấy giới thiệu: Bản gốc
  • Certificate of Origin – C/O (Chứng nhận xuất xứ lô hàng): Bản gốc (hoặc bản điện tử)
  • Packing List (Phiếu đóng gói sản phẩm): Bản sao y (tuỳ từng trường hợp)

Thu-tuc-nhap-khau-bot-tra-xanh

Các bước chi tiết trong quy trình làm thủ tục nhập khẩu bột trà xanh

Nếu là doanh nghiệp nhập khẩu lần đầu và chưa có bản tự công bố sản phẩm thì bạn cần tiến hành theo các bước thủ tục nhập khẩu bột trà xanh như sau:

#Bước 1: Mua hàng và nhập khẩu lô hàng

  • Ký kết hợp đồng với bên xuất khẩu hàng hoá
  • Lựa chọn các phương thức vận chuyển về Việt Nam
  • Nhận thông báo hàng đến và thực hiện các bước thông quan hàng hoá tiếp theo

#Bước 2: Kiểm tra mẫu thử

Bạn đưa mẫu sản phẩm đi kiểm tra chất lượng. Sau khoảng thời gian từ 7 – 10 ngày, cơ quan kiểm tra có thẩm quyền sẽ trả lại kết quả mẫu thử và xuất chứng thư cho lô hàng.

#Bước 3: Thực hiện Tự công bố sản phẩm bột trà xanh

Bộ hồ sơ Tự công bố bột trà xanh nhập khẩu bao gồm các loại giấy tờ như sau:

  • Giấy phép đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp nhập khẩu
  • Phiếu kết quả kiểm định mẫu thử
  • Nhãn chính và nhãn phụ
  • Bản Tự công bố sản phẩm do doanh nghiệp chuẩn bị trước

#Bước 4: Hoàn tất thủ tục nhập khẩu và đăng ký kiểm tra An toàn thực phẩm

Ở bước này, bạn tiến hành thủ tục nhập khẩu tương tự như những hàng hoá thông thường khác và đừng quên đăng ký kiểm tra An toàn thực phẩm cho lô hàng.

Thu-tuc-nhap-khau-bot-tra-xanh

Một số lưu ý quan trọng đối với mặt hàng bột trà xanh

Vậy doanh nghiệp cần lưu ý những gì khi làm thủ tục nhập khẩu bột trà xanh? Đầu tiên, mặt hàng này bắt buộc phải có bản Tự công bố sản phẩm trước khi tiến hành nhập khẩu. Hơn nữa, bạn cũng cần phải kiểm tra kỹ bộ hồ sơ và hàng hoá thực tế để tránh phát sinh những chi phí không đáng có, ví dụ như: phí lưu kho lưu bãi, phí phạt áp sai mã HS code,…

Theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, việc dán nhãn mác là quy định bắt buộc đối với tất cả các loại hàng hoá, kể cả bột trà xanh, bao gồm:

  • Nguồn gốc xuất xứ của lô hàng bột trà xanh
  • Thông tin của người chịu trách nhiệm về lô hàng hóa
  • Một vài thông tin khác có liên quan trực tiếp đến lô hàng

>>> Xem thêm: Chi tiết các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu nho khô mới nhất

Tổng kết

Bột trà xanh là mặt hàng cần trải qua nhiều bước kiểm tra chất lượng và An toàn thực phẩm, trước khi được đưa ra thị trường bày bán. Do đó, các doanh nghiệp đang tìm hiểu các bước thủ tục nhập khẩu bột trà xanh cần chú ý để thực hiện cho đúng và tránh bị cơ quan chức năng phạt. Nếu cần hỗ trợ xử lý hàng hoá, bạn hãy liên hệ ngay với số hotline của Finlogistics ngay dưới để được tư vấn nhanh chóng và kịp thời, với giá cước cạnh tranh nhất nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-bot-tra-xanh