Quá trình nhập khẩu hàng hóa là một chuỗi hoạt động kinh doanh rất phức tạp, yêu cầu doanh nghiệp phải nắm vững những quy định về pháp luật, cũng như các loại thuế nhập khẩu. Việc nắm vững các loại thuế phí sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tính toán được chi phí một cách chính xác và nhanh chóng, tránh phát sinh rủi ro và tuân thủ pháp luật. Bài viết dưới đây của Finlogistics sẽ hướng dẫn cho bạn cách tính các loại thuế phí nhập khẩu hiện nay!
Điểm mặt các loại thuế nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam
Dưới đây là các loại thuế nhập khẩu phổ biến và quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần nắm rõ và đóng đầy đủ nếu muốn nhập hàng về Việt Nam:
Thuế nhập khẩu
Đây là loại thuế đánh lên các loại hàng hóa nhập khẩu trên lãnh thổ Việt Nam. Mức thuế này sẽ phụ thuộc vào mã HS code, nguồn gốc xuất xứ (C/O) và những Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.
Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Thuế GTGT được tính gián tiếp theo giá trị gia tăng của các loại hàng hóa, dịch vụ. Doanh nghiệp cũng phải nộp thuế GTGT khi nhập khẩu hàng hoá, thông thường là 10%. Tuy nhiên, đối với một số loại hàng hoá đặc biệt, việc áp dụng thuế GTGT cũng sẽ khác nhau.
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Đây là loại thuế đánh lên một số loại hàng tiêu dùng đặc biệt, ví dụ như: xăng dầu, rượu bia, thuốc lá,… Mục đích nhằm hạn chế việc tiêu dùng những mặt hàng gây hại đối với sức khỏe và môi trường.
Thuế bảo vệ môi trường
Loại thuế này áp dụng đối với các loại hàng hoá, sản phẩm có khả năng gây ra ô nhiễm môi trường và được tính dựa theo hàm lượng các chất gây ô nhiễm có trong từng sản phẩm.
Thuế chống bán phá giá
Là một trong các loại thuế nhập khẩu áp dụng đối với các hàng hóa vào thị trường Việt Nam được bán với giá thấp hơn so với bình thường. Những hàng hoá, sản phẩm này có nguy cơ gây thiệt hại cho hoạt động sản xuất trong nước.
Thuế tự vệ
Đây là loại thuế bổ sung trong trường hợp hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam, gây ra nhiều thiệt hại, đe dọa hoặc ngăn cản sự phát triển của ngành sản xuất trong nước.
Thuế chống trợ cấp
Tương tự như thuế tự vệ, thuế chống trợ cấp cũng là loại thuế bổ sung trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào thị trường trong nước, gây ra nhiều thiệt hại, đe dọa hoặc ngăn cản sự phát triển của ngành sản xuất trong nước.
Những yếu tố ảnh hưởng tới các loại thuế khi nhập khẩu hàng hoá
Vậy đâu là những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến các loại thuê khi nhập khẩu hàng hoá về Việt Nam? Cùng tham khảo 4 yếu tố chính sau đây:
- Phân loại hàng hóa: Mỗi loại hàng hóa riêng sẽ có từng mức thuế phí nhập khẩu khác nhau.
- Xuất xứ hàng hóa: Hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia có ưu đãi thuế suất sẽ được hưởng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt.
- Giá trị Hải Quan: Giá trị Hải Quan của mỗi loại hàng hóa cũng là cơ sở để tính thuế phí.
- Trọng lượng hàng hoá: Một vài loại hàng hóa có trọng lượng lớn sẽ bị đánh thuế cao hơn so với mặt hàng thông thường.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tính thuế phí nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc
Hướng dẫn cách tính chi tiết các loại thuế nhập khẩu hàng hoá
Việc xác định mức thuế suất phải nộp khi tiến hành nhập khẩu hàng hóa phụ thuộc nhiều vào các yếu tố gồm: loại hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ, quy định pháp luật hiện hành,… Theo đó, trình tự tính toán các loại thuế nhập khẩu thường được thực hiện theo những bước như sau:
- Bước 1: Xác định và lựa chính chính xác mã HS code
- Bước 2: Tính toán mức thuế nhập khẩu cơ bản
- Bước 3: Tính toán các loại thuế phụ (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế chống bán phá giá, thuế bảo vệ môi trường,…)
- Bước 4: Tính toán mức thuế giá trị gia tăng (VAT)
- Bước 5: Tính tổng mức thuế phí phải nộp
1. Thuế nhập khẩu
Công thức: Thuế nhập khẩu = Trị giá tính thuế x Thuế suất |
2. Thuế tiêu thụ đặc biệt
Công thức: Thuế tiêu thụ đặc biệt = Trị giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt x Thuế suất |
3. Tính thuế bảo hộ/Thuế chống bán phá giá
Công thức: Thuế bảo hộ = Trị giá tính thuế nhập khẩu x Thuế suất thuế bảo hộ |
4. Thuế bảo vệ môi trường
Công thức: Thuế bảo vệ môi trường = Trị giá tính thuế x Thuế suất |
5. Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Công thức: Thuế VAT = (Trị giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt + Thuế bảo hộ + Thuế bảo vệ môi trường) x Thuế suất VAT |
Lời kết
Với các nội dung, thông tin liên quan cung cấp ở trên, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn nắm vững được những kiến thức cơ bản về các loại thuế nhập khẩu hàng hoá. Tuy vậy, công việc tính toán và xử lý các bước thủ tục Hải Quan vẫn còn nhiều khâu phức tạp, do đó bạn cần đến một đơn vị Logistics để hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hoá. Và Finlogistics chính là sự lựa chọn không thể tốt hơn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn về thuế phí nhập khẩu nhé!
Finlogistics
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0243.68.55555
- Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
- Email: info@fingroup.vn