Hướng dẫn chi tiết các bước làm thủ tục nhập khẩu cáng y tế mới nhất
Sau khi Covid-19 qua đi, nhu cầu mua bán và sử dụng cáng y tế tăng đột biến, hỗ trợ rất lớn trong việc thuyên chuyển người bệnh. Mặt hàng cáng y tế ở Việt Nam đến từ khá nhiều quốc gia khác nhau như: Trung Quốc, Hoa kỳ, Nhật Bản,… Do đó, nhiều doanh nghiệp cũng muốn nhảy vào vào lĩnh vực này để tìm hiểu các thủ tục nhập khẩu cáng y tế, nhằm mục đích kinh doanh.
Những thông tin, nội dung trên các diễn đàn, mạng xã hội,… hiện nay về hàng hóa cáng y tế nhập khẩu vẫn còn khá ít và sơ sài, không đủ làm thỏa mãn nhu cầu của những nhà nhập khẩu. Nhận thấy điều đó, Finlogistics đã tổng hợp ngay cho bạn bài viết tổng quát và chi tiết nhất về vấn đề này dưới đây.
Thủ tục nhập khẩu cáng y tế dựa vào cơ sở pháp lý nào?
Các tổ chức, doanh nghiệp muốn làm thủ tục nhập khẩu cáng y tế thì nên đọc kỹ những cơ sở pháp lý sau:
- Thông tư số 14/2018/TT-BYT về danh mục các hàng hóa thiết bị y tế được xác định mã số
- Nghị định số 98/2016/NĐ-CP về việc quản lý trang thiết bị y tế
- Thông tư số 30/2015/TT-BYT về những quy định nhập khẩu trang thiết bị y tế
- Công văn số 5464/BYT/TB-CT hướng dẫn thực hiện quy định quản lý thiết bị y tế
Theo đó, hàng hóa cáng y tế nhập khẩu được phân loại là trang thiết bị y tế loại A (mức độ rủi ro thấp) và không cần phải xin Giấy phép nhập khẩu. Do đó, các tổ chức, doanh nghiệp cần hoàn thành kịp thời Hồ sơ phân loại A và Công bố tiêu chuẩn đối với trang thiết bị y tế loại A, rồi nộp lên Sở Y tế xét duyệt. Dưới đây là danh mục những mặt hàng thiết bị y tế loại A phổ biến:
Kính chì, áo chì dùng trong phòng chụp X-quang | Xe lăn | Nẹp ngoài cố định, dùng trong điều trị chấn thương chỉnh hình |
Băng y tế/ Gạc y tế/ Bông y tế | Bình hút dịch | Cọc truyền dịch |
Phim X quang dùng trong y tế | Bộ dẫn thức ăn qua ống thông | Tròng kính thuốc |
Ghế nha khoa (loại không đi kèm thiết bị) | Môi trường lấy mẫu bệnh phẩm và que lấy mẫu bệnh phẩm | Bộ dụng cụ phẫu thuật: Kìm, kẹp, kéo |
Khuôn Plastic lấy dấu răng | Bàn mổ, hoạt động bằng điện | Bàn khám/ Khung tập đi |
Găng tay | Bàn mổ, không hoạt động bằng điện | Bột bó/ Túi đựng nước tiểu |
Tất, vớ dùng cho người giãn tĩnh mạch | Bồn rửa tay vô trùng | Gel siêu âm |
Áo phẫu thuật | Cáng y tế | Máy ly tâm |
Khẩu trang y tế | Giường bệnh/ Bàn ăn di động | Hàng may mặc từ bông, loại có tính đàn hồi bó chặt để điều trị mô vết sẹo và ghép da |
Ống nghe y tế | Đồ nội thất giải phẫu bệnh | Đệm chống loét do tỳ đè |
Màn thử thị lực | Đèn mổ/ Túi hấp tiệt trùng | Băng dán vết thương, băng dính lụa |
>>> Xem thêm: Công bố thiết bị y tế loại A
Bộ hồ sơ Hải quan cáng y tế nhập khẩu
Mã HS code
Mỗi sản phẩm nhập khẩu đều phải được phân mã HS riêng, đóng vai trò quan trọng trong việc tính thuế suất và giá cả của hàng hóa đó. Theo đó, mã HS code của mặt hàng cáng y tế nhập khẩu là 8713.1000
Hồ sơ Hải Quan nhập khẩu
Các tổ chức, doanh nghiệp tiến hành chuẩn bị và hoàn thiện bộ hồ sơ Hải quan để nhập khẩu cáng y tế, với những phần chính sau đây:
- Phân loại trang thiết bị y tế loại A
- Công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế loại A
- Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
- Tờ khai Hải Quan
- Bill of Landing (B/L) / Air waybill (AWB)
- Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
- Catalogue hàng hóa (Tài liệu kỹ thuật)
- Certificate of Original (Chứng nhận xuất xứ – C/O)
- Những chứng từ, giấy tờ khác (nếu có)
Ngoài ra, bên nhập khẩu có thể sẽ phải chuẩn bị thêm những giấy tờ, tùy theo bên Sở y tế yêu cầu như: Giấy chứng nhận đạt quản lý tiêu chuẩn chất lượng, Giấy ủy quyền sở hữu trang thiết bị, Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo hành, Giấy chứng chứng nhận hợp chuẩn theo quy định,….
Tem nhãn dán (Model, Manufacturer, Made in) phải đúng chuẩn 100% như trên Công bố tiêu chuẩn, Commercial Invoice và Tờ khai Hải Quan).
Thuế nhập khẩu mặt hàng cáng y tế
Trước khi tiến hành các thủ tục nhập khẩu cáng y tế, thì hàng hóa phải là trang thiết bị y tế mới chuẩn 100%. Những thiết bị y tế đã qua sử dụng nằm trong Phụ lục I: “Danh mục hàng hóa bị cấm xuất khẩu và nhập khẩu”, kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, ban hành ngày 15/05/2018 của Chính phủ. Vì vậy, sản phẩm cáng y tế muốn nhập khẩu về thị trường Việt Nam trước hết phải là những thiết bị mới chưa qua sử dụng.
>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu thiết bị y tế
Khi nhập khẩu thiết bị y tế nói chung và cáng y tế nói riêng, bên nhập khẩu cần phải nộp thuế phí nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT) cho Nhà nước. Theo đó:
- Thuế nhập khẩu đối với cáng y tế là 0%
- Thuế VAT đối với cáng y tế nhập khẩu là 5% (tùy theo mã HS code)
Lời kết
Hy vọng bài viết này đã đem đến cho quý khách hàng và doanh nghiệp những thông tin, nội dung quan trọng về các bước thủ tục nhập khẩu cáng y tế mới nhất. Nếu muốn thực hiện nhập khẩu hay thông quan hàng hóa thiết bị y tế, quý khách hàng và doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp cho đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của Finlogistics để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời, với mức phí tối ưu nhất!
Finlogistics
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0243.68.55555
- Phone: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
- Email: info@fingroup.vn