Quy trình các bước nhập khẩu hoá chất đường bộ mới nhất
Nhập khẩu hoá chất đường bộ được xem là quá trình tương đối phức tạp và quan trọng. Nhiều doanh nghiệp gặp thách thức trong việc bảo đảm hóa chất được nhập khẩu và sử dụng một cách an toàn và tuân thủ pháp luật. Do đó, khi tiến hành nhập khẩu mặt hàng nguy hiểm này, bạn cần tìm hiểu thật kỹ và chấp hành đúng quy trình theo quy định. Finlogistics sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các bước nhập khẩu mặt hàng hoá chất bằng đường bộ qua bài viết này, đừng vội bỏ qua nhé!
Vài nét về nhập khẩu hoá chất đường bộ
Trước khi tìm hiểu kỹ hơn về quy trình nhập khẩu hoá chất đường bộ, chúng ta hãy cùng khái quát một chút về khái niệm hoá chất dùng trong công nghiệp nhé.
Hoá chất và tiền chất công nghiệp
Theo Điều 4, Bộ luật Hóa chất năm 2018: “Hóa chất là đơn chất, hợp chất hoặc hỗn hợp chất do chính con người tạo ra hoặc khai thác từ những nguồn nguyên liệu tự nhiên và nhân tạo”. Mỗi hóa chất được ký hiệu bởi một dãy số tương ứng và duy nhất (mã CAS – Chemical Abstracts Service).
Theo Khoản 5, Điều 3, Nghị định số 113/2017 NĐ-CP: “Tiền chất công nghiệp là các loại hóa chất được dùng làm nguyên liệu, dung môi hoặc chất xúc tác trong quá trình sản xuất, phân tích, kiểm nghiểm và nghiên cứu khoa học, đồng thời cũng là hóa chất không thể thiếu trong quá trình sản xuất, điều chế ma túy”. Trong đó:
- Nhóm 1: hóa chất thiết yếu dùng trong quá trình điều chế và sản xuất chất ma túy
- Nhóm 2: hóa chất được sử dụng làm chất phản ứng hoặc làm dung môi trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy
Danh mục sản phẩm không phải là hóa chất
Khi nhập khẩu hoá chất đường bộ, doanh nghiệp cần phân biệt giữa các sản phẩm hoá chất và sản phẩm khác. Vậy những sản phẩm nào không được xem là hoá chất?
- Thực phẩm; dược mỹ phẩm; chế phẩm công nghiệp dùng để diệt khuẩn, diệt côn trùng,…
- Thức ăn trong chăn nuôi; thuốc thú y; thuốc bảo vệ thực vật; phân bón sinh học, phân bón hóa học, phân bón hữu cơ; nông sản, lâm sản hoặc hải sản đã qua chế biến;…
- Vật liệu xây dựng; chất phòng xạ; chất tẩy rửa gia dụng; sơn, mực in, keo dán;…
- Xăng dầu và các sản phẩm điều chế từ xăng dầu
Hồ sơ nhập khẩu hoá chất đường bộ gồm những gì?
Việc khai báo hoá chất thông thường sẽ cần thực hiện trước khi tàu cập bến khoảng 2 ngày, để không mất thời gian chờ đợi. Doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ bộ hồ sơ khai báo nhập khẩu hoá chất đường bộ, bao gồm những loại giấy tờ quan trọng sau:
- Mẫu đăng ký khai báo hóa chất (theo Thông tư số 40/2011/TT-BCT)
- Phiếu an toàn hoá chất (MSDS)
- Packing List, Commercial Invoice
Đối với hàng phi thương mại không có Invoice, thì doanh nghiệp có thể sử dụng giấy báo hàng cập cảng, thay cho Hóa đơn thương mại.
Doanh nghiệp cần chú ý, nơi đăng ký khai báo hóa chất là Cục hóa chất, thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Khi khai khai báo hóa chất thành công, doanh nghiệp tiến hành hoàn tất các bước thủ tục thông quan hàng hóa như bình thường.
>>> Xem thêm: Một số điều cần biết về Dangerous Goods – hàng hoá nguy hiểm
Các bước trong quy trình nhập khẩu hóa chất đường bộ chi tiết
Bước 1: Trước khi tiến hành nhập khẩu hóa chất đường bộ, doanh nghiệp cần xin phiếu MSDS từ phía Shipper (nhà xuất khẩu) để có thể check mã CAS.
Bước 2: Việc check mã CAS hóa chất được quy định như thế nào tại Phụ Lục 1, 2 ,3 ,4 và 5, thuộc Nghị định số 113/2017/NĐ-CP?
- Mã CAS thuộc Phụ lục 1: Danh mục hóa chất được phép sản xuất hoặc kinh doanh (có điều kiện) trong công nghiệp
- Mã CAS thuộc Phụ lục 2: Danh mục hóa chất bị hạn chế sản xuất hoặc kinh doanh trong công nghiệp
- Mã CAS thuộc Phụ lục 3: Danh mục hóa chất bị cấm sản xuất hoặc xuất nhập khẩu
- Mã CAS thuộc Phụ lục 4: Danh mục hóa chất thuộc hàng nguy hiểm, phải xây dựng kế hoạch để phòng ngừa và ứng phó những sự cố hóa chất có thể xảy ra
- Mã CAS thuộc Phụ lục 5: Danh mục hóa chất cần phải khai báo Hải Quan
Nếu mã CAS hoá chất vừa thuộc Phụ lục 5, vừa thuộc một trong những Phụ lục còn lại, doanh nghiệp sẽ phải vừa khai báo hóa chất và vừa đi xin các loại giấy phép theo quy định của từng Phụ lục.
Bước 3: Sau khi hoàn thành việc xin giấy phép và khai báo, doanh nghiệp tiến hành nốt bước thủ tục thông quan Hải Quan như những lô hàng thông thường khác.
Doanh nghiệp không phải khai báo nhập khẩu hóa chất đường bộ khi nào?
Có một số mặt hàng không cần phải thực hiện khai báo nhập khẩu hoá chất đường bộ, vậy đó là những sản phẩm nào?
- Hóa chất được sản xuất hoặc nhập khẩu nhằm phục vụ an ninh quốc phòng và ứng phó sự cố do thiên tai, dịch bệnh khẩn cấp.
- Hóa chất thuộc vào tiền chất ma túy, thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp và đã được cơ quan chức năng cấp phép sản xuất hoặc nhập khẩu.
- Hóa chất dưới 10kg/lần nhập khẩu, tuy nhiên không áp dụng đối với các loại hóa chất bị hạn chế sản xuất hoặc kinh doanh trong công nghiệp.
- Hóa chất là nguyên liệu dùng để sản xuất thuốc men (đã có Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc tại thị trường Việt Nam).
- Hóa chất là nguyên liệu dùng để sản xuất thuốc bảo vệ thực vật (đã có Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại thị trường Việt Nam).
- Hóa chất trong hỗn hợp chất thuộc vào Danh mục hóa chất cần phải khai báo có hàm lượng nhỏ hơn 0,1% (được bổ sung tại Nghị định số 82/2022/NĐ-CP).
Lời kết
Như vậy, bài viết của Finlogistics đã tổng hợp lại cho bạn những điều cần lưu ý khi thực hiện quy trình nhập khẩu hoá chất đường bộ. Đây là mặt hàng nguy hiểm, cần các doanh nghiệp nhập khẩu tiến hành một cách an toàn và đúng theo quy định pháp luật. Nếu có ý kiến phản hồi hoặc nhu cầu hỗ trợ, bạn đừng ngần ngại mà hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline bên dưới để được tư vấn và giúp đỡ. Chất lượng dịch vụ của Finlogistics chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng!
Finlogistics
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0243.68.55555
- Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
- Email: info@fingroup.vn