Nhap-khau-tien-chat-cong-nghiep-00.jpg

Nhập khẩu tiền chất công nghiệp là quá trình phức tạp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ chặt chẽ những quy định pháp luật, đặc biệt là trong lĩnh vực hóa chất. Việc nhập khẩu mặt hàng này nhằm phục vụ cho sản xuất công nghiệp, tuy nhiên cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro nếu không được thực hiện đúng cách. Qua bài viết dưới đây, Finlogistics sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các bước xin cấp giấy phép nhập hàng tiền chất công nghiệp, đừng bỏ lỡ nhé!

Nhap-khau-tien-chat-cong-nghiep
Tiền chất công nghiệp là nguồn nguyên liệu không thể thiếu trong sản xuất hoá chất công nghiệp


Tiền chất công nghiệp là gì?

Nhiều doanh nghiệp làm thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu tiền chất công nghiệp nhưng lại chưa nắm rõ đây là mặt hàng như thế nào, có bao nhiêu loại và mức độ nguy hiểm ra sao. Hãy cùng Finlogistics phân tích một chút về tiền chất công nghiệp dưới đây nhé.

Nhap-khau-tien-chat-cong-nghiep
Doanh nghiệp nhập khẩu tiền chất công nghiệp cần hiểu rõ về loại hàng hoá này

Khái niệm và phân loại

Tiền chất công nghiệp là những hóa chất được dùng làm nguyên liệu, dung môi hoặc chất xúc tác trong quá trình sản xuất và nghiên cứu khoa học, phân tích kiểm nghiệm. Đồng thời, đây cũng là các hóa chất quan trọng trong quá trình điều chế và sản xuất chất ma túy, do Chính phủ quy định. Việc nhập khẩu tiền chất công nghiệp được phân loại theo mức độ nguy hiểm như sau:

Nhóm 1

Các hóa chất thiết yếu được dùng trong quá trình điều chế và sản xuất chất ma túy

Nhap-khau-tien-chat-cong-nghiep

Nhóm 2

Các hóa chất được dùng làm dung môi hoặc chất phản ứng trong quá trình điều chế và sản xuất chất ma túy.

Nhap-khau-tien-chat-cong-nghiep

Điều kiện để kinh doanh tiền chất công nghiệp

Doanh nghiệp muốn kinh doanh và nhập khẩu tiền chất công nghiệp phải đáp ứng theo những điều kiện được quy định tại Khoản 2, Điều 9, Nghị định số 113/2017/NĐ-CP. Trong quá trình kinh doanh, bạn phải bảo đảm những yêu cầu được quy định tại Điều 4, 5, 6 và 7 của Nghị định và điều chỉnh, bổ sung theo Điều 11a, Nghị định số 82/2022/NĐ-CP, bao gồm các điều kiện sau:

  • Doanh nghiệp phải có đầy đủ chứng từ, hóa đơn mua bán,… chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của các loại tiền chất công nghiệp; có phiếu xuất nhập kho;…
  • Doanh nghiệp phải lập sổ theo dõi riêng từng loại tiền chất công nghiệp, bao gồm những thông tin: tên, địa chỉ, số điện thoại, mã fax của doanh nghiệp nhập khẩu; tên, số lượng mua – bán – tồn kho, mục đích sử dụng của tiền chất công nghiệp;…
  • Doanh nghiệp phải có các biện pháp để thắt chặt quản lý và kiểm soát tiền chất công nghiệp và phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra tình trạng thất thoát.
Nhap-khau-tien-chat-cong-nghiep
Doanh nghiệp muốn kinh doanh tiền chất công nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ chứng từ cần thiết

Lý do phải xin giấy phép nhập khẩu tiền chất công nghiệp

Theo Nghị định số 113/2017/NĐ-CP, khi doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu tiền chất công nghiệp thì bắt buộc phải có giấy phép nhập khẩu mặt hàng này. Đây chính là điều kiện tiên quyết để thông quan tiền chất công nghiệp. Doanh nghiệp chỉ cần xin giấy phép nhập khẩu đối với các loại hóa chất nằm trong Danh mục tiền chất công nghiệp nhóm 1 và nhóm 2

Hồ sơ xin cấp giấy phép

Doanh nghiệp nhập khẩu cần chuẩn bị bộ hồ sơ xin cấp giấy phép như sau:

  • Văn bản đề nghị xin cấp giấy phép nhập khẩu tiền chất công nghiệp 
  • Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp nhập khẩu (bản sao y) 
  • Hợp đồng hoặc một trong những tài liệu sau: đơn đặt hàng, hóa đơn, bản ghi nhớ, thỏa thuận mua bán,… (bản sao y)
  • Báo cáo về tình hình nhập khẩu, mua bán và sử dụng tiền chất công nghiệp nhóm 1 (giấy phép được cấp lần gần nhất)
Nhap-khau-tien-chat-cong-nghiep
Mẫu hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu mặt hàng tiền chất công nghiệp

>>> Xem thêm: Nhập khẩu hoá chất đường bộ cần lưu ý những gì?

Thời hạn giấy phép còn hiệu lực

Giấy phép nhập khẩu tiền chất công nghiệp có thời hạn hiệu lực như sau:

  • Với tiền chất công nghiệp thuộc nhóm 1: Giấy phép nhập khẩu được cấp cho từng lô nhập khẩu, có thời hạn trong vòng 6 tháng, tính từ ngày cấp.
  • Với tiền chất công nghiệp thuộc nhóm 2: Giấy phép nhập khẩu sẽ có thời hạn trong vòng 6 tháng, tính từ ngày cấp.

Tạm kết

Hy vọng những thông tin ở trên về việc xin giấy phép nhập khẩu tiền chất công nghiệp sẽ giúp ích cho bạn khi kinh doanh mặt hàng này. Đây là loại hàng hoá nguy hiểm, cần các doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các bước nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng. Nếu bạn đang có nhu cầu kinh doanh tiền chất công nghiệp và muốn làm thủ tục nhập khẩu, Finlogistics sẽ tận tình tư vấn và hỗ trợ kịp thời, với tiêu chí nhanh chóng – an toàn – tối ưu. Liên hệ ngay!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Nhap-khau-tien-chat-cong-nghiep


Nhap-khau-hoa-chat-duong-bo-00.jpg

Nhập khẩu hoá chất đường bộ được xem là quá trình tương đối phức tạp và quan trọng. Nhiều doanh nghiệp gặp thách thức trong việc bảo đảm hóa chất được nhập khẩu và sử dụng một cách an toàn và tuân thủ pháp luật. Do đó, khi tiến hành nhập khẩu mặt hàng nguy hiểm này, bạn cần tìm hiểu thật kỹ và chấp hành đúng quy trình theo quy định. Finlogistics sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các bước nhập khẩu mặt hàng hoá chất bằng đường bộ qua bài viết này, đừng vội bỏ qua nhé!

Nhap-khau-hoa-chat-duong-bo
Việc nhập khẩu hoá chất đường bộ cần tuân theo quy định của pháp luật


Vài nét về nhập khẩu hoá chất đường bộ

Trước khi tìm hiểu kỹ hơn về quy trình nhập khẩu hoá chất đường bộ, chúng ta hãy cùng khái quát một chút về khái niệm hoá chất dùng trong công nghiệp nhé.

Hoá chất và tiền chất công nghiệp

Theo Điều 4, Bộ luật Hóa chất năm 2018: “Hóa chất là đơn chất, hợp chất hoặc hỗn hợp chất do chính con người tạo ra hoặc khai thác từ những nguồn nguyên liệu tự nhiên và nhân tạo”. Mỗi hóa chất được ký hiệu bởi một dãy số tương ứng và duy nhất (mã CAS – Chemical Abstracts Service).

Theo Khoản 5, Điều 3, Nghị định số 113/2017 NĐ-CP: “Tiền chất công nghiệp là các loại hóa chất được dùng làm nguyên liệu, dung môi hoặc chất xúc tác trong quá trình sản xuất, phân tích, kiểm nghiểm và nghiên cứu khoa học, đồng thời cũng là hóa chất không thể thiếu trong quá trình sản xuất, điều chế ma túy”. Trong đó:

  • Nhóm 1: hóa chất thiết yếu dùng trong quá trình điều chế và sản xuất chất ma túy
  • Nhóm 2: hóa chất được sử dụng làm chất phản ứng hoặc làm dung môi trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy

Danh mục sản phẩm không phải là hóa chất

Khi nhập khẩu hoá chất đường bộ, doanh nghiệp cần phân biệt giữa các sản phẩm hoá chất và sản phẩm khác. Vậy những sản phẩm nào không được xem là hoá chất?

  • Thực phẩm; dược mỹ phẩm; chế phẩm công nghiệp dùng để diệt khuẩn, diệt côn trùng,…
  • Thức ăn trong chăn nuôi; thuốc thú y; thuốc bảo vệ thực vật; phân bón sinh học, phân bón hóa học, phân bón hữu cơ; nông sản, lâm sản hoặc hải sản đã qua chế biến;…
  • Vật liệu xây dựng; chất phòng xạ; chất tẩy rửa gia dụng; sơn, mực in, keo dán;…
  • Xăng dầu và các sản phẩm điều chế từ xăng dầu
Nhap-khau-hoa-chat-duong-bo
Doanh nghiệp cần chú ý để không bị nhẫm lẫn hoá chất với những sản phẩm thông thường

Hồ sơ nhập khẩu hoá chất đường bộ gồm những gì?

Việc khai báo hoá chất thông thường sẽ cần thực hiện trước khi tàu cập bến khoảng 2 ngày, để không mất thời gian chờ đợi. Doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ bộ hồ sơ khai báo nhập khẩu hoá chất đường bộ, bao gồm những loại giấy tờ quan trọng sau:

  • Mẫu đăng ký khai báo hóa chất (theo Thông tư số 40/2011/TT-BCT)
  • Phiếu an toàn hoá chất (MSDS)
  • Packing List, Commercial Invoice

Đối với hàng phi thương mại không có Invoice, thì doanh nghiệp có thể sử dụng giấy báo hàng cập cảng, thay cho Hóa đơn thương mại.

Doanh nghiệp cần chú ý, nơi đăng ký khai báo hóa chất là Cục hóa chất, thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Khi khai khai báo hóa chất thành công, doanh nghiệp tiến hành hoàn tất các bước thủ tục thông quan hàng hóa như bình thường.

Nhap-khau-hoa-chat-duong-bo
Doanh nghiệp nên chuẩn bị bộ hồ sơ nhập khẩu hoá chất trước khi hàng cập cảng

>>> Xem thêm: Một số điều cần biết về Dangerous Goods – hàng hoá nguy hiểm

Các bước trong quy trình nhập khẩu hóa chất đường bộ chi tiết

Bước 1: Trước khi tiến hành nhập khẩu hóa chất đường bộ, doanh nghiệp cần xin phiếu MSDS từ phía Shipper (nhà xuất khẩu) để có thể check mã CAS. 

Bước 2: Việc check mã CAS hóa chất được quy định như thế nào tại Phụ Lục 1, 2 ,3 ,4 và 5, thuộc Nghị định số 113/2017/NĐ-CP?

  • Mã CAS thuộc Phụ lục 1: Danh mục hóa chất được phép sản xuất hoặc kinh doanh (có điều kiện) trong công nghiệp
  • Mã CAS thuộc Phụ lục 2: Danh mục hóa chất bị hạn chế sản xuất hoặc kinh doanh trong công nghiệp 
  • Mã CAS thuộc Phụ lục 3: Danh mục hóa chất bị cấm sản xuất hoặc xuất nhập khẩu
  • Mã CAS thuộc Phụ lục 4: Danh mục hóa chất thuộc hàng nguy hiểm, phải xây dựng kế hoạch để phòng ngừa và ứng phó những sự cố hóa chất có thể xảy ra
  • Mã CAS thuộc Phụ lục 5: Danh mục hóa chất cần phải khai báo Hải Quan

Nếu mã CAS hoá chất vừa thuộc Phụ lục 5, vừa thuộc một trong những Phụ lục còn lại, doanh nghiệp sẽ phải vừa khai báo hóa chất và vừa đi xin các loại giấy phép theo quy định của từng Phụ lục.

Bước 3: Sau khi hoàn thành việc xin giấy phép và khai báo, doanh nghiệp tiến hành nốt bước thủ tục thông quan Hải Quan như những lô hàng thông thường khác. 

Nhap-khau-hoa-chat-duong-bo
3 bước trong quy trình nhập khẩu hoá chất đường bộ mà doanh nghiệp cần nắm

Doanh nghiệp không phải khai báo nhập khẩu hóa chất đường bộ khi nào?

Có một số mặt hàng không cần phải thực hiện khai báo nhập khẩu hoá chất đường bộ, vậy đó là những sản phẩm nào?

  • Hóa chất được sản xuất hoặc nhập khẩu nhằm phục vụ an ninh quốc phòng và ứng phó sự cố do thiên tai, dịch bệnh khẩn cấp.
  • Hóa chất thuộc vào tiền chất ma túy, thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp và đã được cơ quan chức năng cấp phép sản xuất hoặc nhập khẩu.
  • Hóa chất dưới 10kg/lần nhập khẩu, tuy nhiên không áp dụng đối với các loại hóa chất bị hạn chế sản xuất hoặc kinh doanh trong công nghiệp.
  • Hóa chất là nguyên liệu dùng để sản xuất thuốc men (đã có Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc tại thị trường Việt Nam).
  • Hóa chất là nguyên liệu dùng để sản xuất thuốc bảo vệ thực vật (đã có Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại thị trường Việt Nam).
  • Hóa chất trong hỗn hợp chất thuộc vào Danh mục hóa chất cần phải khai báo có hàm lượng nhỏ hơn 0,1% (được bổ sung tại Nghị định số 82/2022/NĐ-CP).

Lời kết

Như vậy, bài viết của Finlogistics đã tổng hợp lại cho bạn những điều cần lưu ý khi thực hiện quy trình nhập khẩu hoá chất đường bộ. Đây là mặt hàng nguy hiểm, cần các doanh nghiệp nhập khẩu tiến hành một cách an toàn và đúng theo quy định pháp luật. Nếu có ý kiến phản hồi hoặc nhu cầu hỗ trợ, bạn đừng ngần ngại mà hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline bên dưới để được tư vấn và giúp đỡ. Chất lượng dịch vụ của Finlogistics chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Nhập khẩu hoá chất đường bộ


mdsd-la-gi-00.jpg

Trong vận tải hàng hóa quốc tế, nhất là lĩnh vực vận chuyển hàng không, bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) thường được sử dụng khá nhiều. Qua bảng MSDS, đơn vị vận chuyển cùng nhân viên Ops sẽ biết mình đang làm việc với những hàng hóa nguy hiểm nào. Vậy MSDS là gì? Nó được sử dụng như thế nào?… Hãy cùng Finlogistics tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!  

mdsd-la-gi
Những điều cần biết về bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MDSD


MSDS là gì?

Cụ thể MSDS là gì? MSDS (Material Safety Data Sheet) là loại bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất và là dạng văn bản chứa những dữ liệu liên quan đến các đặc điểm, thuộc tính của một loại hàng hóa hóa chất nào đó.

Thực tế không phải bất cứ hàng hóa nào cũng phải cần đến giấy chứng nhận MSDS, chúng chỉ được yêu cầu cung cấp khi lô hàng mang tính nguy hiểm cao và dễ cháy nổ. Hơn nữa, những sản phẩm dạng bột (thực phẩm chức năng, mỹ phẩm,…) nhiều khi cũng cần có chứng nhận MSDS để tiến hành kiểm tra mức độ an toàn đối với người sử dụng.

Cục An ninh hàng không tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đã đưa ra quy định các mặt hàng thực phẩm, thực phẩm chức năng hoặc mỹ phẩm dạng kem, lỏng, bột, nước,… đều phải cần bảng MSDS hóa chất. Chỉ khi doanh nghiệp cung cấp đầy đủ chứng từ thì lô hàng mới được phép xuất nhập khẩu, không có bất kỳ trường hợp ngoại lệ nào khác.

mdsd-la-gi
Bạn cần phải hiểu rõ khái niệm và chức năng sử dụng của phiếu MSDS

Mục đích sử dụng chính của bảng MSDS là gì?

MSDS được sử dụng nhiều trong hoạt động vận chuyển hàng hóa nói chung và đường hàng không nói riêng. Nếu vẫn chưa biết mục đích của bảng MSDS là gì thì bạn hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé:

Công dụng của bảng MSDS

Một số lợi ích dễ nhận thấy nhất khi sử dụng bảng MSDS như:

  • Dựa vào bảng MSDS hóa chất, bạn sẽ đưa ra được những giải pháp và phương thức vận chuyển hàng hóa phù hợp. Điều này không những giữ vai trò trong khâu di chuyển, mà còn giúp bảo đảm an toàn hàng hóa trong quá trình bốc xếp, vận chuyển. Đặc biệt khi xảy ra những sự cố bất ngờ cũng xử lý nhanh chóng và dễ dàng hơn.
  • Cung cấp cho bạn những cảnh bảo về những mối nguy hiểm tiềm ẩn trong quá trình sử dụng hóa chất, nếu như không tuân thủ theo những khuyến nghị và hướng dẫn trong quá trình thao tác.
  • Cung cấp cho bạn những nội dung, thông tin cần thiết để vận chuyển và sử dụng hàng hóa một cách an toàn.
  • Hỗ trợ cho các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng hóa chất có thể xây dựng được môi trường làm việc an toàn tối ưu cùng các biện pháp, trang thiết bị bảo hộ và những chương trình đào tạo an toàn lao động hiệu quả.
  • Cung cấp đầy đủ các thông tin trong những trường hợp xảy ra sự cố phơi nhiễm quá mức và đưa ra các đề xuất xử lý trong từng trường hợp cụ thể.

Đối với các loại hóa chất được xếp vào diện nguy hiểm thì bạn bắt buộc phải có phiếu MSDS hóa chất theo quy định. Nếu như không có phiếu an toàn hóa chất này, thì bên vận chuyển hàng hóa có quyền từ chối không đơn hàng của bạn.

mdsd-la-gi
Việc sử dụng bảng MDSD giúp đảm bảo an toàn trong quá trình xử lý và vận chuyển hàng hóa chất

Cách làm MSDS và trách nhiệm của các bên

Thường thì phiếu MSDS sẽ do bên bán hoặc bên cung cấp sản phẩm cung cấp như: công ty sản xuất, nhà phân phối, công ty thương mại, các cá nhân,… Cách làm MSDS hoàn chỉnh sẽ yêu cầu chính xác từ thông tin sản phẩm, tên gọi hóa chất cho tới đặc điểm, thành phần, độ sôi, nhiệt độ cháy nổ và phương thức vận chuyển phù hợp. Trách nhiệm của những bên liên quan như sau:

Bên cung cấp

Phiếu chứng nhận MSDS sẽ yêu cầu đóng dấu mộc của công ty sản xuất hoặc phân phối sản phẩm đó. Nếu những thông tin trên MSDS không chính xác hoặc giả mạo, thì phía công ty sẽ phải chịu xử phạt theo quy định Nhà nước. Hơn nữa, bên cung cấp còn chịu một số trách nhiệm sau đây:

  • Bảo đảm có đầy đủ giấy MSDS hóa chất cho từng loại sản phẩm nhập khẩu hoặc bày bán để sử dụng.
  • Bảo đảm giấy MSDS không quá hạn ngày bán hoặc nhập khẩu 3 năm và được viết sẵn bằng cả 02 ngôn ngữ chính thức.
  • Bảo đảm phía người mua sản phẩm có bản sao giấy MSDS, tại thời điểm trước khi phía người mua nhận được sản phẩm.
  • Cung cấp tất tần tật các thông tin (thậm chí là bí mật thương mại ) cho đội ngũ y tế nhằm mục đích chẩn đoán và điều trị.

Tổ chức sử dụng

Bên cạnh nhà cung cấp, cách làm MSDS hoàn chỉnh cũng yêu cầu phía tổ chức sử dụng chịu nhiều trách nhiệm liên quan, bao gồm:

  • Bảo đảm phiếu MSDS của bên cung cấp được lấy trực tiếp từ nhà sản xuất.
  • Đánh giá lại bảng MSDS nhận được nhằm xác định ngày sản xuất sản phẩm.
  • Bảo đảm bảng MSDS được cập nhật thường xuyên, không quá 3 năm và không muộn hơn ~ 90 ngày đối với những thông tin hàng hóa chất nguy hiểm mới
  • Bảo đảm các bảng MSDS cần thiết đều phải có một bản sao đặt tại nơi làm việc.
  • Bảo đảm tất cả các nhân sự làm việc với sản phẩm hóa chất nguy hiểm đều phải đọc hiểu nội dung ghi trên MSDS hóa chất, cũng như mục đích và ý nghĩa của những thông tin đó.
  • Bảo đảm nhân sự hiểu rõ và nắm chắc quy trình sử dụng, lưu trữ an toàn, xử lý sản phẩm cũng như biết lên những phương án xử lí khi sự cố xảy ra.
  • Cung cấp tất tần tật các thông tin (kể cả bí mật thương mại) cho đội ngũ y tế nhằm mục đích chẩn đoán và điều trị.
  • Có thể tạo lập các bảng dữ liệu nhằm cung cấp thêm những thông tin hoặc thay đổi định dạng của MSDS hóa chất, miễn là không ít hơn so với những thông tin MSDS do nhà sản xuất cung cấp.
mdsd-la-gi
Các bên liên quan đều có trách nghiệm khi sử dụng bảng an toàn hóa chất MDSD

Người lao động

Đối với người lao động thì trách nhiệm của họ đối với bảng an toàn hóa chất MDSD là gì? những người tiếp xúc trực tiếp với các sản phẩm hóa chất cần phải tuân thủ theo những điều sau:

  • Phải nắm chắc toàn bộ hoặc một phần về bảng an toàn hóa chất MSDS.
  • Theo dõi công việc một cách an toàn hoặc áp dụng những biện pháp phòng ngừa theo chỉ dẫn của tổ chức.
  • Nắm được vị trí của các bảng MSDS và biết cách tìm những thông tin thích hợp về việc sử dụng an toàn và biện pháp sơ cứu kịp thời.

>>> Xem thêm: Hàng hóa nguy hiểm là gì? (Dangerous Goods)

Những nội dung chính của bảng an toàn hóa chất là gì?

Vậy những nội dung cơ bản có trong bảng an toàn hóa chất là gì? Theo đó, bên sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm hóa chất cần chuẩn bị bảng dữ liệu an toàn bằng tiếng Anh và bao gồm ít nhất những phần như sau:

  • Tên gọi thương phẩm (hóa học) hoặc tên gọi khác/ Số đăng ký CAS, RTECS,…/ Tên nhà sản xuất, bên cung cấp/ Địa chỉ, hotline,…
  • Những thuộc tính lý học của hóa chất: màu sắc, mùi vị, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, điểm bắt lửa, điểm tự cháy, điểm nổ, tỷ lệ bay hơi, độ nhớt, áp suất hơi, tỷ trọng riêng, thành phần phần trăm trong không khí, khả năng hòa tan trong các loại dung môi,…
  • Thành phần, họ hóa chất, công thức hóa học và những phản ứng đối với các loại hóa chất khác như axit, chất oxi hóa,…
  • Độc tính cùng những biểu hiệu xấu đối với sức khỏe con người, liên quan tới mắt, da, cơ quan hô hấp, cơ quan tiêu hóa, khả năng sinh sản,… cũng như khả năng gây ung thư hay biến dị, đột biến gen,… Hoặc các triệu chứng gây ngộ độc cấp tính và kinh niên khác.
  • Những nguy hiểm chính về việc cháy nổ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người (theo thang đánh giá NFPA từ 0 – 4).
  • Trang thiết bị bảo hộ lao động cần phải sử dụng toàn thời gian khi làm việc cùng với sản phẩm.
  • Quy trình thao tác nghiêm chỉnh, đúng quy định theo bảng MSDS hóa chất khi làm việc với sản phẩm.
  • Sự hỗ trợ y tế khẩn cấp khi xảy ra tình trạng ngộ độc hay tai nạn trong thời gian sử dụng sản phẩm.
  • Những điều kiện tiêu chuẩn để bảo quản, lưu giữ sản phẩm hóa chất trong kho chuyên dụng (bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng khí, những hóa chất không tương thích,…) và những điều kiện khi tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm hóa chất.
  • Các cách xử lý phế thải có chứa hóa chất độc hại hoặc khi xảy ra rò rỉ hóa chất ra bên ngoài môi trường.
  • Những trang thiết bị, phương tiện và các quy chuẩn sử dụng trong việc phòng cháy chữa cháy.
  • Những tác động xấu đối với hệ thủy sinh vật và môi trường xung quanh.
  • Những thông tin vận chuyển: tên vận chuyển, thứ hạng nguy hiểm, chỉ số UN và nhóm gói.
  • Kiểm soát tình trạng phơi nhiễm/ Bảo vệ cá nhân (giới hạn phơi nhiễm đối với mỗi quốc gia cũng như các loại trang thiết bị bảo vệ cá nhân được Pháp luật khuyến nghị sử dụng).
mdsd-la-gi
Một số nội dung cơ bản thường có của bảng an toàn hóa chất MDSD

Hướng dẫn cách tra cứu bảng MSDS hóa chất

Để có thể tra cứu được thông tin MSDS hóa chất, chúng ta sẽ tiến hành các bước sau đây:

  • Bước 1: Truy cập vào đường link sau: http://www.sciencelab.com/msdsList.php
  • Bước 2: Nhấn tổ hợp phím Ctr +F rồi nhập tên hóa chất cần tìm
  • Bước 3: Download tài liệu về và phải đổi đuôi file thành .pdf

(*) Lưu ý: Nếu muốn dễ đọc và dễ tiếp cận hơn thì bạn nên dịch ra tiếng Việt.

Lời kết

Trên đây là tất cả những thông tin mà Finlogistics tổng hợp lại được, nhằm giải thích rõ cho bạn nắm được MSDS là gì, cũng như những công dụng, cách sử dụng và vài điều cần lưu ý. Đây là một trong những loại giấy tờ quan trọng hàng đầu khi thực hiện xuất nhập khẩu và vận chuyển mặt hàng hóa chất nguy hiểm tại các quốc gia, bao gồm cả Việt Nam. Do đó, bạn cần chú ý kỹ các bước khi làm bảng an toàn hóa chất cho sản phẩm của mình.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

MDSD là gì?