Hướng dẫn phân biệt các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ mới nhất
Nếu như đang làm trong lĩnh vực Logistics, thì chắc chắn bạn sẽ không còn xa lạ với các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ. Mỗi dòng xe đều có đặc điểm, công dụng và mức tải trọng khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện vận chuyển, loại hàng hoá cũng như yêu cầu của bên chủ hàng.
Việc phân biệt được các loại xe tải đường bộ cho phép các cá nhân và doanh nghiệp có thể tối ưu được chi phí, thời gian vận chuyển và chủ động lựa chọn giải pháp chở hàng phù hợp nhất. Hãy đọc kỹ bài viết này của Finlogistics để hiểu thêm về các loại xe tải đường bộ hiện nay nhé!
Phân biệt các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ theo tải trọng
Thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay có khá đa dạng các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ, phục vụ cho những mục đích và nhu cầu vận chuyển hàng hoá khác nhau. Dưới đây là một số cách giúp bạn phân biệt được một số loại xe tải chuyên chở hàng hóa phổ biến:
#Xe tải hạng nhẹ
Loại xe tải này thường có tải trọng dưới 3.5 tấn, nhưng cũng có thể thay đổi tùy theo các quy định Pháp luật của từng quốc gia khác nhau. Kích thước của những chiếc xe tải hạng nhẹ khá nhỏ gọn, do đó người điều khiển có thể di chuyển dễ dàng bên trong những khu vực bị hạn chế và phục vụ hiệu quả cho quá trình giao nhận hàng hóa.
Xe tải hạng nhẹ được thiết kế rất linh hoạt và dễ vận hành, khiến chúng phù hợp với đa dạng môi trường làm việc. Đây cũng là một trong các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ tiết kiệm nhiên liệu tối ưu nhất, giúp giảm thiểu chi phí vận chuyển cũng như không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Các cá nhân, đơn vị vận tải hàng hóa ví dụ như: dịch vụ giao hàng, cửa hàng thực phẩm,… hoặc những doanh nghiệp vừa và nhỏ khác thường xuyên sử dụng loại xe tải hạng nhẹ này để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa.
#Xe tải hạng trung
Có thể nói rằng, dòng xe tải hạng trung đóng một vai trò rất quan trọng trong ngành vận tải và Logistics hiện nay. Chúng đáp ứng phần lớn nhu cầu vận chuyển hàng hóa ở mức tải trọng vừa và lớn. Kích thước của loại xe này cũng lớn hơn so với dòng xe hạng nhẹ, giúp chúng có thể vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn và cồng kềnh hơn.
Ngày nay, những chiếc xe tải hạng trung được thiết kế để phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau, từ vận chuyển hàng hóa bên trong nội đô cho đến dịch vụ giao hàng giữa các tỉnh thành và vùng lân cận. Đây cũng là dòng xe thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và lớn trong số các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ hiện nay.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu kích thước container khi nhập hàng từ Trung Quốc
#Xe tải hạng nặng
Thôgn thường, xe tải hạng nặng sẽ có tải trọng từ 16 tấn trở lên, với khả năng vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn hơn rất nhiều so với hai dòng xe trước. Chiếc xe này được trang bị khối động cơ mạnh mẽ để vận chuyển nặng và di chuyển trên những đoạn đường đòi hỏi sức mạnh lớn và khả năng vận hành ổn định.
Xe tải hạng nặng cũng phù hợp để di chuyển trên những đoạn đường đồi núi gập ghềnh và địa hình khó khăn. Hơn nữa, so với các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ thì dòng hạng nặng cũng được chia thành nhiều loại như: xe tải đóng thùng, xe tải container, xe ben,…. nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của ngành vận tải, xuất nhập khẩu – Logistics.
Phân biệt các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ theo đặc điểm, công dụng
#Xe tải sử dụng thùng mui bạt
Là một trong các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ được sử dụng nhiều nhất, xe tải thùng mui bạt được thiết kế với khung kim loại kín và bảo vệ bằng một lớp vải mui bạt chống nước, có thể mở ra và cuốn lên. Thông thường thì dòng xe tải này được sử dụng trong việc vận chuyển các loại hàng hóa đóng gói chống mưa, nắng,….
Cấu tạo thùng mui bạt có thể cuốn lên hoặc mở ra một cách dễ dàng, giúp linh hoạt trong quá trình xếp dỡ hàng hóa. Nếu so với những loại thùng chở khác, thì thùng mui bạt thường nhẹ hơn, giúp xe giảm bớt tiêu thụ nhiên liệu.
#Xe tải thùng kín
Xe tải thùng kín được trang bị một thùng chở hàng được làm kín để bảo vệ hàng hóa khỏi thời tiết, bụi bẩn,… bên ngoài và tăng thêm tính an toàn, bảo mật cho hàng hóa. Thùng kín được thiết kế cố định và chắc chắn, thường được làm từ nguyên vật liệu chống nước và tích hợp phần cửa mở ra.
Loại xe tải thùng kín này thường được các doanh nghiệp sử dụng để vận chuyển hàng thực phẩm hay hàng hóa nhạy cảm với nhiệt độ môi trường. Hoặc đối với mặt hàng dược phẩm, thùng kín cũng là sự lựa chọn an toàn và rất phù hợp.
#Xe tải thùng đông lạnh
Khác với các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ thông thường, dòng xe tải thùng đông lạnh sẽ được trang bị thêm hệ thống làm lạnh, gắn liền với xe nhằm duy trì nhiệt độ thấp để bảo quản hàng hóa tối ưu. Đây cũng là giải pháp vận chuyển phổ biến cho những loại hàng hóa nhạy cảm với nhiệt độ như thực phẩm đông lạnh, đông đá,…
Phân biệt các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ theo động cơ nhiên liệu
#Xe tải dùng nhiên liệu xăng
Loại xe tải sử dụng nhiên liệu xăng thường là những dòng xe hạng nhẹ hoặc hạng trung. Loại xe tải chạy xăng thường có khả năng tăng tốc tốt hơn và cũng là lợi thế khi cần phải di chuyển nhanh và linh hoạt trong quá trình vận chuyển hàng hoá.
#Xe tải dùng nhiên liệu dầu diessel
Các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ sử dụng nhiên liệu Diesel thường thuộc dòng xe tải cỡ lớn, xe container, xe tải hạng nặng,… Động cơ chạy dầu Diesel thường có tuổi thọ khá cao, độ bền tốt và có thể giảm bớt chi phí bảo dưỡng máy móc.
>>> Xem thêm: Phân loại các xe đầu kéo đường bộ chuyên dùng hiện nay
Quy định về tải trọng đối với các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ
Các doanh nghiệp và đơn vị vận tải cần lưu ý những quy định về tải trọng trong vận chuyện hàng hoá để có thể chọn lựa được loại xe phù hợp với lượng hàng hóa của mình. Dưới đây là một vài thông tin về kích thước tải trọng cơ bản của các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ hiện nay:
LOẠI XE | KÍCH THƯỚC THÙNG HÀNG (MM) | TẢI TRỌNG TỐI ĐA |
1 tấn | 3,400 x 1,700 x 1,500 | 2,1 tấn |
1,5 tấn | 4,310 x 1,800 x 1,700 | 3,15 tấn |
2 tấn | 4,310 x 1,800 x 1,700 | 4,2 tấn |
2,5 tấn | 4,350 x 1,800 x 1,700 | 5,25 tấn |
3,5 tấn | 4,700 x 1,900 x 1,800 | 8 tấn |
5 tấn | 6,200 x 2,000 x 2,000 | 10 tấn |
6,5 tấn | 6,200 x 2,000 x 2,000 | 12 tấn |
8 tấn | 8,000 x 2,350 x 2,500 | 15 tấn |
10 tấn | 9,700 x 2,350 x 2,500 | 18 tấn |
15 tấn | 11,000 x 2,350 x 2,600 | >20 tấn |
Do đó, nhằm tối ưu hóa thời gian vận chuyển và tránh lãng phí nhiên liệu và chi phí, bạn nên tham khảo các loại xe tải tuỳ theo tải trọng và kích thước được mô tả ở bảng trên để lựa chọn hợp lý.
Lời kết
Trên đây là một số những thông tin quan trọng về các loại xe tải trong vận chuyển đường bộ mà Finlogistics đã tổng hợp lại, mong rằng chúng sẽ hữu ích cho bạn. Nếu có nhu cầu vận chuyển đường bộ hoặc thông quan hàng hóa qua Hải Quan, xử lý giấy tờ khó,… hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ trọn gói và nhanh chóng nhất!
Finlogistics
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0243.68.55555
- Phone: 0963.126.995 (Ms.Loan)
- Email: info@fingroup.vn