Thu-tuc-nhap-khau-may-in-00.jpg

Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu máy in các loại mới nhất

5/5 - (168 bình chọn)

Máy in đóng một vai trò rất quan trọng trong những hoạt động kinh doanh, công việc cũng như cuộc sống cá nhân. Do đó, quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy in yêu cầu các doanh nghiệp phải tuân thủ về chất lượng, an toàn và quy chuẩn quốc tế.

Nếu bạn đang quan tâm đến quy trình nhập khẩu mặt hàng này thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Finlogistics sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết, giúp bạn hiểu rõ và thực hiện các bước một cách dễ dàng và hiệu quả nhất.

Thu-tuc-nhap-khau-may-in
Tìm hiểu chi tiết thủ tục nhập khẩu máy in


Thủ tục nhập khẩu máy in dựa vào những Chính sách pháp lý nào?

Quy định về các bước làm thủ tục nhập khẩu máy in được ghi rõ trong những Văn bản sau đây:

Cơ sở Pháp lý

  • Nghị định số 60/2014/NĐ-CP, ban bố ngày 19/06/2021
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC, ban bố ngày 25/03/2015; sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 39/2018/TT-BTC, ban bố ngày 20/04/2018
  • Quyết định số 2479/QĐ-BTTTT, ban bố ngày 29/12/2017
  • Thông tư số 16/2015/TT-BTTTT, ban bố ngày 17/06/2015
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, ban bố ngày 14/04/2017
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP, ban bố ngày 19/10/2020
  • Nghị định số 32/2023/NĐ-CP, ban bố ngày 09/06/2023
Dựa theo những Văn bản ở trên, thì máy in nhập khẩu không thuộc Danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp thực hiện thủ tục nhập khẩu mặt hàng này, cần lưu ý đến một số điểm như sau:
  • Hàng máy in cũ, đã qua sử dụng được giới hạn tuổi đời không quá 10 năm
  • Máy in muốn được nhập khẩu vào Việt Nam cần phải có giấy phép đóng dấu của Bộ Thông tin và Truyền thông
  • Khi nhập khẩu hàng máy in, doanh nghiệp cần phải tuân thủ quy định dán nhãn hàng hóa (dựa theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)
  • Doanh nghiệp cần xác định chính xác mã HS code để nộp đúng thuế phí và tránh bị cơ quan Hải Quan phạt

Các loại máy in cần xin giấy phép nhập khẩu

Việc xin giấy phép nhập khẩu khi làm thủ tục nhập khẩu máy in chủ yếu sẽ dựa vào công nghệ in của máy chứ không phụ thuộc vào mục đích sử dụng. Cụ thể, dưới đây là những loại máy in phải xin giấy phép nhập khẩu từ Cục Xuất bản:
  1. Loại máy in sử dụng công nghệ in kỹ thuật số như: máy in laser, máy in phun (tốc độ trên 50 tờ A4/phút, máy in có khổ in trên A3, máy in có tính năng đa màu.
  2. Máy in offset, letterpress, flexo, ống đồng,…
  3. Máy photocopy màu hoặc có tính năng photocopy màu.

Những loại máy in cần xin giấy phép nhập khẩu bao gồm cả những loại máy có chức năng bảo mật fax, điện báo mới,…

Còn lại, những loại máy in 3D, máy in nhiệt, máy in lưới (lụa) không cần phải xin giấy phép nhập khẩu.

Thu-tuc-nhap-khau-may-in
Các doanh nghiệp cần phải xin giấy phép nhập khẩu cho một số loại máy in

Mã HS máy in và dán nhãn hàng hóa

Trước khi nhập khẩu mặt hàng máy in về Việt Nam, bạn cần chú ý lựa chọn chính xác mã HS máy tin và tuân thủ quy định dán nhãn hàng hóa.

Mã HS máy in nhập khẩu

Mã HS code đóng một vai trò rất quan trọng khi nhập khẩu mọi loại hàng hóa. Bởi đây là cơ sở cho việc áp thuế nhập khẩu, thuế VAT và những chính sách khác liên quan đến hàng hóa nhập khẩu. Các doanh nghiệp phải hiểu rõ các đặc điểm, tính chất của sản phẩm như: nguyên liệu, thành phần,… để chọn đúng mã HS code.

Thu-tuc-nhap-khau-may-in
Bảng mã HS code chi tiết mặt hàng máy in

Dán nhãn hàng hóa

Tuy việc dán nhãn lên hàng hóa nhập khẩu là một quy định không mới nhưng từ sau khi Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ra đời thì đã được giám sát một cách chặt chẽ hơn.

Hơn nữa, việc dán nhãn hàng hóa còn giúp Cơ quan hành chính quản lý hàng hóa, xác định được nguồn gốc xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm. Do đó, dán nhãn lên hàng hóa là một trong những khâu cực kỳ quan trọng, không thể thiếu khi làm nhập khẩu máy in.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết thủ tục nhập khẩu bình ắc quy mới nhất

Các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu máy in chi tiết

Finlogistics sẽ giải đáp giúp bạn quy trình xử lý hồ sơ và các bước thông quan Hải Quan khi làm thủ tục nhập khẩu máy in qua nội dung dưới đây.

Thu-tuc-nhap-khau-may-in
Doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu cần phải chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ cần thiết

Chuẩn bị bộ hồ sơ máy in nhập khẩu

Danh sách những loại chứng từ cần thiết khi nhập khẩu các loại máy in bao gồm:
  • Tờ khai Hải Quan
  • Hợp đồng thương mại (Sales Contract)
  • Danh sách đóng gói (Packing List)
  • Hóa đơn thương mại (Invoice)
  • Vận đơn hàng hải (B/L)
  • Chứng nhận xuất xứ C/O (nếu có)
  • Catalogs (nếu có) hoặc bất kỳ tài liệu khác nào mà phía Cơ quan Hải Quan yêu cầu

Trong số các loại giấy tờ này, thì tờ khai Hải Quan, Invoice, B/L và C/O là những tài liệu quan trọng nhất. Còn những tài liệu khác sẽ được cơ quan Hải quan có yêu cầu bổ sung cụ thể sau.

Quy trình thực hiện thủ tục thông quan

Dựa theo quy định của Nghị định 32/2023/NĐ-CP, thì máy in là mặt hàng nhập khẩu có điều kiện. Do vậy, để nhập khẩu mặt hàng này cần phải có giấy phép nhập khẩu. Theo đó, quá trình làm thủ tục cho máy in nhập khẩu bao gồm các bước chi tiết sau đây:

#Bước 1. Khai tờ khai Hải Quan

Sau khi doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ những tài liệu, giấy tờ xuất nhập khẩu như: hợp đồng, Invoice, P/L, B/L, C/O, thông báo hàng đến,… và mã HS máy in các loại, thì có thể tiến hành nhập liệu những thông tin vào hệ thống Hải Quan, thông qua phần mềm kê khai chuyên dụng.

Thu-tuc-nhap-khau-may-in
Quy trình thông quan mặt hàng máy in các loại như thế nào?

#Bước 2. Mở tờ khai Hải Quan

Sau khi đã hoàn tất bước khai tờ khai Hải Quan, hệ thống của Hải Quan sẽ phân loại tờ khai theo một trong 03 luồng: xanh, vàng hoặc đỏ. Tùy theo luồng tờ khai, doanh nghiệp sẽ đi in tờ khai và mang bộ hồ sơ nhập khẩu tới Chi cục Hải Quan để mở tờ khai.

#Bước 3. Thông quan hàng hóa

Sau khi đã kiểm tra xong bộ hồ sơ và hàng hóa thực tế, nếu không có vấn đề gì phát sinh, thì các cán bộ Hải Quan sẽ cho phép thông quan tờ khai máy in nhập khẩu. Lúc này, doanh nghiệp có thể thanh toán thuế phí nhập khẩu để hoàn tất quá trình thông quan hàng hóa.

#Bước 4. Nhận và bảo quản hàng hóa

Sau khi đã hoàn thành thủ tục thông quan, doanh nghiệp sẽ tiến hành nốt các bước cần thiết để nhận lại hàng và đưa về kho để bảo quản, sử dụng.

Thu-tuc-nhap-khau-may-in
Các bước thông quan Hải Quan mặt hàng máy in các loại không khác gì so với những hàng hóa khác

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu van công nghiệp cần chuẩn bị những gì?

Một vài lưu ý khi thực hiện thủ tục nhập khẩu máy in

Trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu máy in, các doanh nghiệp cần chú ý đến một số lưu ý quan trọng sau đây:

  • Những đối tượng được phép nhập khẩu máy in gồm có: Cơ sở in ấn; Doanh nghiệp có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu trang thiết bị ngành in ấn; Cơ quan, tổ chức khác có tư cách sử dụng trang thiết bị in ấn phục vụ công việc nội bộ.
  • Các loại giấy phép nhập khẩu máy in sẽ được cấp theo cho từng mặt hàng cụ thể (dựa theo mã định danh).
  • Đối với mặt hàng linh kiện máy in nhập khẩu thì không cần phải xin giấy phép.
  • Hàng máy in chỉ được phép thông quan khi doanh nghiệp đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nước.

Tổng kết

Như vậy, trên đây là tất tần tận quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu máy in mà các doanh nghiệp đang quan tâm tìm hiểu. Hy vọng rằng bài viết này của Finlogistics đã mang lại những thông tin hữu ích cho bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn nhận báo giá dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu các mặt hàng, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp qua hotline hoặc email của chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng nhất nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-may-in


Mục lục