Van-chuyen-hang-di-lao-00.webp

Hai hình thức vận chuyển hàng đi Lào được dùng phổ biến hiện nay là tiểu ngạch và chính ngạch. Tùy theo giá trị và khối lượng hàng hóa, doanh nghiệp cần chọn lựa loại hình vận tải phù hợp. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin quan trọng về dịch vụ giao nhận hàng hóa đi Lào như: hình thức, chi phí, thủ tục,… Đồng thời, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đơn vị vận chuyển uy tín, giúp bạn yên tâm khi gửi hàng.

Van-chuyen-hang-di-lao
Tìm hiểu quy trình vận chuyển hàng đi Lào đối với những doanh nghiệp mới


Một số điều cần lưu ý khi chọn lựa đơn vị vận chuyển hàng đi Lào

Các doanh nghiệp luôn mong muốn tìm được đơn vị vận chuyển hàng đi Lào giá rẻ và uy tín. Tuy nhiên, thị trường hiện nay có khá nhiều công ty vận tải với dịch vụ và giá cước khác nhau, khiến nhiều người cảm thấy bối rối. Hiểu được điều này, Finlogistics gửi tới bạn một số tiêu chí để chọn được đơn vị vận chuyển phù hợp:

  • Chọn các đơn vị có địa chỉ, số điện thoại, giấy phép kinh doanh,… rõ ràng và hợp tác với những hãng chuyển phát lớn.
  • Dịch vụ giao hàng đúng hạn là yếu tố mà một đơn vị vận chuyển uy tín cần có.
  • Đơn vị có kinh nghiệm vận chuyển hàng đi Lào từ Việt Nam hoặc ngược lại.
  • Các gói dịch vụ và đội ngũ nhân viên của đơn vị vận chuyển có chuyên nghiệp không?
  • Số lượng xe tải, xe container chở hàng đi Lào có nhiều và đa dạng không?
  • Tuyến đường vận chuyển hàng sang Lào nào của đơn vị là mạnh nhất?
  • Bảng giá cược gửi hàng hoá đi những khu vực tại Lào như thế nào?
  • Dịch vụ hậu mãi, chăm sóc khách hàng của đơn vị vận chuyển có tốt không?
  • Đơn vị có hỗ trợ đóng gói hàng hoá hoặc dịch vụ “Door to Door” không?
Van-chuyen-hang-di-lao
Việc lựa chọn đơn vị vận chuyển hàng hoá Việt – Lào cần lưu ý những gì?

>>> Xem thêm: Một số mặt hàng phổ biến nhập khẩu từ Thái Lan

Gửi hàng đi Lào bao gồm những loại mặt hàng nào?

Doanh nghiệp có thể gửi hàng đi Lào tất cả các loại mặt hàng đủ điều kiện, miễn không nằm trong Danh mục bị cấm theo Pháp luật Việt Nam và Lào, bao gồm:

  • Hàng máy móc thiết bị dùng trong công – nông nghiệp
  • Hàng máy móc cơ khí: máy cắt CNC, máy uốn ép kim loại,…
  • Hàng may mặc, hàng giày dép, hàng đồ chơi
  • Hàng công trình, xây dựng: máy ủi, máy đào, máy xúc,…
  • Hàng quá khổ quá tải, hàng siêu trường siêu trọng
  • Hàng sản xuất tiêu dùng: bánh kẹo, nước uống,…
  • Hàng đồ gia dụng, hàng giấy bao bì, carton,…
  • Hàng vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất,…
  • Hàng nông sản: lúa gạo, khoai sắn, bột mì, phân bón, thức ăn gia súc,…

Tìm hiểu phương thức vận chuyển hàng đi Lào phổ biến

Trước khi tiến hành vận chuyển hàng đi Lào, bạn nên tìm kiếm những thông tin về tuyến đường, hình thức cũng như thời gian vận chuyển để có thể lên kế hoạch và chọn đơn vị vận chuyển phù hợp.

Tuyến đường vận chuyển

Tuyến đường vận chuyển hàng hoá sẽ đi từ Hà Nội, Hà Nam, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương,… và thông qua các cửa khẩu quốc tế như: Mộc Bài, Lao Bảo, Cầu Treo, Cha Lo, Na Mèo, Bờ Y,… Địa điểm tập kết hàng hoá thông thường sẽ tại Viêng Chăn, Luang Prabang, Pakse, Savannakhet, Phongsaly, Huaphanh, Oudomxay, Sekong, Champasack,…

Van-chuyen-hang-di-lao
Các tuyến đường vận chuyển Việt – Lào hiện nay ngày càng nhiều và được mở rộng thêm

hình thức vận chuyển

Có 2 hình thức vận chuyển hàng hoá đi Lào phổ biến:

  • Vận chuyển hàng các loại trọn gói.
  • Vận chuyển hàng theo đường chính ngạch.

Do xuất nhập khẩu hàng hoá chính ngạch trải qua nhiều bước thủ tục để thông quan cửa khẩu nên bạn sẽ mất nhiều chi phí hơn một chút so với vận chuyển trọn gói. Hơn nữa, vận chuyển chính ngạch cũng yêu cầu các loại giấy tờ phải đầy đủ, đặc biệt là chứng nhận xuất xứ hàng hoá.

Thời gian vận chuyển

Thời gian vận chuyển hàng hoá từ Việt Nam sang Lào hoặc ngược lại sẽ mất khoảng từ 3 – 5 ngày (hàng nguyên cont) và khoảng từ 7 – 10 ngày (hàng lẻ LCL). Do đó, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm, bởi thời gian vận chuyển hàng hóa các loại đi Lào có thể được rút ngắn bớt nhanh chóng.

Các bước thủ tục vận chuyển hàng hoá đi Lào chi tiết

Để có thể vận chuyển hàng hoá đi Lào một cách nhanh chóng và thuận lợi, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ chứng từ Hải Quan bao gồm:

  • Hợp đồng mua bán, Invoice
  • Danh sách hàng hóa, CO form D hoặc MSDS
  • Kiểm dịch thực vật hoặc kiểm định chất lượng (nếu có)
  • Tờ khai xuất khẩu, Phiếu xuất kho chứng minh nguồn gốc hàng hóa,…
Van-chuyen-hang-di-lao
Doanh nghiệp cần chú ý làm thủ tục đầy đủ đối với những lô hàng đi Lào

Sau khi thực hiện khai và truyền tờ khai Hải Quan trên phần mềm EUSS5VNACCS, bạn chờ nhận kết quả phân luồng:

  • Luồng xanh: Hàng hóa được thông quan, không cần kiểm tra thực tế và hồ sơ chi tiết.
  • Luồng vàng: Hải Quan kiểm tra kỹ hồ sơ, không kiểm tra hàng hóa.
  • Luồng đỏ: Hải Quan thu giữ hàng để kiểm tra đối chiếu hồ sơ và kiểm hóa.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần chuẩn bị thêm một số loại giấy tờ khác, tùy theo từng loại hàng hóa và điều kiện nhập khẩu khác nhau. Tuy nhiên, khi lựa chọn dịch vụ của các đơn vị vận chuyển, khách hàng sẽ được hỗ trợ giải quyết, xử lý tất cả những vướng mắc gặp phải.

>>> Xem thêm: Nhập khẩu từ Singapore cần lưu ý những vấn đề nào?

Hướng dẫn quy trình vận chuyển hàng đi Lào từ Việt Nam

Quy trình các bước vận chuyển hàng đi Lào được đúc rút lại như sau:

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu khách hàng

Khách hàng nếu có nhu cầu vận chuyển hàng hoá có thể liên hệ với đơn vị vận chuyển thông qua Hotline, Zalo, Email, Fanpage hoặc Website. Tại bước này, bạn cần cung cấp đầy đủ và chi tiết thông tin về hàng hóa, số lượng, thời gian, địa chỉ tập kết hàng,…

Bước 2: Tư vấn dịch vụ và giá cước vận chuyển

Dựa vào những thông tin mà khách hàng đưa, đội ngũ chuyên viên của đơn vị vận chuyển sẽ tiến hành hỗ trợ tư vấn và đưa ra những phương án phù hợp nhất. Sau khi trao đổi thống nhất, đơn vị sẽ gửi bảng giá gửi hàng đi Lào để hai bên ký kết hợp đồng. Tùy thuộc vào số lượng, chủng loại hàng hóa, quy cách đóng gói,… mà bảng giá này sẽ được chỉnh sửa sao cho sát với thực tế.

Van-chuyen-hang-di-lao
Quy trình các bước vận chuyển các loại hàng hoá đi Lào

Bước 3: Chuẩn bị hàng hoá và đóng gói

Sau đó, khách hàng chuẩn bị hàng hoá và các loại giấy tờ cần thiết liên quan để tiến hành đóng gói, đảm bảo đúng quy định an toàn vận chuyển. Khách hàng ký hợp đồng với đơn vị vận chuyển xong thì nhận biên bản bàn giao hàng hoá sau cùng.

Bước 4: Tiến hành vận chuyển hàng hóa

Đội ngũ nhân viên của đơn vị vận chuyển sẽ hoàn thiện nốt các bước khai báo thủ tục cần thiết để thông quan Hải Quan. Sau đó, đơn vị vận chuyển hàng đi Lào qua cửa khẩu và cập bến tại kho bãi tại địa điểm trong hợp đồng. Đơn vị vận chuyển sẽ gửi thông báo đến cho bên nhận hàng và bên giao hàng để kết thúc quá trình.

Tạm kết

Doanh nghiệp muốn vận chuyển hàng đi Lào nhanh chóng và thuận lợi thì nên chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và tìm hiểu kỹ các bước thủ tục. Việc lựa chọn những đơn vị vận chuyển uy tín cũng rất quan trọng. Không phải tìm đâu xa, Finlogistics cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hoá từ Lào về Việt Nam và ngược lại, với giá cước cạnh tranh. Khách hàng có nhu cầu hãy tham khảo dịch vụ của chúng tôi qua hotline 0963.126.995 để được tư vấn miễn phí!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Vận chuyển hàng đi Lào


Thu-tuc-nhap-khau-may-in-00.jpg

Máy in đóng một vai trò rất quan trọng trong những hoạt động kinh doanh, công việc cũng như cuộc sống cá nhân. Do đó, quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy in yêu cầu các doanh nghiệp phải tuân thủ về chất lượng, an toàn và quy chuẩn quốc tế.

Nếu bạn đang quan tâm đến quy trình nhập khẩu mặt hàng này thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Finlogistics sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết, giúp bạn hiểu rõ và thực hiện các bước một cách dễ dàng và hiệu quả nhất.

Thu-tuc-nhap-khau-may-in
Tìm hiểu chi tiết thủ tục nhập khẩu máy in


Thủ tục nhập khẩu máy in dựa vào những Chính sách pháp lý nào?

Quy định về các bước làm thủ tục nhập khẩu máy in được ghi rõ trong những Văn bản sau đây:

Cơ sở Pháp lý

  • Nghị định số 60/2014/NĐ-CP, ban bố ngày 19/06/2021
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC, ban bố ngày 25/03/2015; sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 39/2018/TT-BTC, ban bố ngày 20/04/2018
  • Quyết định số 2479/QĐ-BTTTT, ban bố ngày 29/12/2017
  • Thông tư số 16/2015/TT-BTTTT, ban bố ngày 17/06/2015
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, ban bố ngày 14/04/2017
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP, ban bố ngày 19/10/2020
  • Nghị định số 32/2023/NĐ-CP, ban bố ngày 09/06/2023
Dựa theo những Văn bản ở trên, thì máy in nhập khẩu không thuộc Danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp thực hiện thủ tục nhập khẩu mặt hàng này, cần lưu ý đến một số điểm như sau:
 
  • Hàng máy in cũ, đã qua sử dụng được giới hạn tuổi đời không quá 10 năm
  • Máy in muốn được nhập khẩu vào Việt Nam cần phải có giấy phép đóng dấu của Bộ Thông tin và Truyền thông
  • Khi nhập khẩu hàng máy in, doanh nghiệp cần phải tuân thủ quy định dán nhãn hàng hóa (dựa theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)
  • Doanh nghiệp cần xác định chính xác mã HS code để nộp đúng thuế phí và tránh bị cơ quan Hải Quan phạt

Các loại máy in cần xin giấy phép nhập khẩu

Việc xin giấy phép nhập khẩu khi làm thủ tục nhập khẩu máy in chủ yếu sẽ dựa vào công nghệ in của máy chứ không phụ thuộc vào mục đích sử dụng. Cụ thể, dưới đây là những loại máy in phải xin giấy phép nhập khẩu từ Cục Xuất bản:
  1. Loại máy in sử dụng công nghệ in kỹ thuật số như: máy in laser, máy in phun (tốc độ trên 50 tờ A4/phút, máy in có khổ in trên A3, máy in có tính năng đa màu.
  2. Máy in offset, letterpress, flexo, ống đồng,…
  3. Máy photocopy màu hoặc có tính năng photocopy màu.

Những loại máy in cần xin giấy phép nhập khẩu bao gồm cả những loại máy có chức năng bảo mật fax, điện báo mới,…

Còn lại, những loại máy in 3D, máy in nhiệt, máy in lưới (lụa) không cần phải xin giấy phép nhập khẩu.

Thu-tuc-nhap-khau-may-in
Các doanh nghiệp cần phải xin giấy phép nhập khẩu cho một số loại máy in

Mã HS máy in và dán nhãn hàng hóa

Trước khi nhập khẩu mặt hàng máy in về Việt Nam, bạn cần chú ý lựa chọn chính xác mã HS máy tin và tuân thủ quy định dán nhãn hàng hóa.

Bảng mã HS máy in 

Mã HS code đóng một vai trò rất quan trọng khi nhập khẩu mọi loại hàng hóa. Bởi đây là cơ sở cho việc áp thuế nhập khẩu, thuế VAT và những chính sách khác liên quan đến hàng hóa nhập khẩu. Các doanh nghiệp phải hiểu rõ các đặc điểm, tính chất của sản phẩm như: nguyên liệu, thành phần,… để chọn đúng mã HS code.

Thu-tuc-nhap-khau-may-in
Bảng mã HS code chi tiết mặt hàng máy in

Dán nhãn hàng hóa

Tuy việc dán nhãn lên hàng hóa nhập khẩu là một quy định không mới nhưng từ sau khi Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ra đời thì đã được giám sát một cách chặt chẽ hơn.

Hơn nữa, việc dán nhãn hàng hóa còn giúp Cơ quan hành chính quản lý hàng hóa, xác định được nguồn gốc xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm. Do đó, dán nhãn lên hàng hóa là một trong những khâu cực kỳ quan trọng, không thể thiếu khi làm nhập khẩu máy in.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết thủ tục nhập khẩu bình ắc quy

Các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu máy in chi tiết

Finlogistics sẽ giải đáp giúp bạn quy trình xử lý hồ sơ và các bước thông quan Hải Quan khi làm thủ tục nhập khẩu máy in qua nội dung dưới đây.

Thu-tuc-nhap-khau-may-in
Doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu cần phải chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ cần thiết

Chuẩn bị bộ hồ sơ máy in nhập khẩu

Danh sách những loại chứng từ cần thiết khi nhập khẩu các loại máy in bao gồm:
  • Tờ khai Hải Quan
  • Hợp đồng thương mại (Sales Contract)
  • Danh sách đóng gói (Packing List)
  • Hóa đơn thương mại (Invoice)
  • Vận đơn hàng hải (B/L)
  • Chứng nhận xuất xứ C/O (nếu có)
  • Catalogs (nếu có) hoặc bất kỳ tài liệu khác nào mà phía Cơ quan Hải Quan yêu cầu

Trong số các loại giấy tờ này, thì tờ khai Hải Quan, Invoice, B/L và C/O là những tài liệu quan trọng nhất. Còn những tài liệu khác sẽ được cơ quan Hải quan có yêu cầu bổ sung cụ thể sau.

Quy trình thực hiện thủ tục thông quan

Dựa theo quy định của Nghị định 32/2023/NĐ-CP, thì máy in là mặt hàng nhập khẩu có điều kiện. Do vậy, để nhập khẩu mặt hàng này cần phải có giấy phép nhập khẩu. Theo đó, quá trình làm thủ tục cho máy in nhập khẩu bao gồm các bước chi tiết sau đây:
 

Bước 1. Khai tờ khai Hải Quan

Sau khi doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ những tài liệu, giấy tờ xuất nhập khẩu như: hợp đồng, Invoice, P/L, B/L, C/O, thông báo hàng đến,… và mã HS máy in các loại, thì có thể tiến hành nhập liệu những thông tin vào hệ thống Hải Quan, thông qua phần mềm kê khai chuyên dụng.

Thu-tuc-nhap-khau-may-in
Quy trình thông quan mặt hàng máy in các loại như thế nào?

Bước 2. Mở tờ khai Hải Quan

Sau khi đã hoàn tất bước khai tờ khai Hải Quan, hệ thống của Hải Quan sẽ phân loại tờ khai theo một trong 03 luồng: xanh, vàng hoặc đỏ. Tùy theo luồng tờ khai, doanh nghiệp sẽ đi in tờ khai và mang bộ hồ sơ nhập khẩu tới Chi cục Hải Quan để mở tờ khai.

Bước 3. Thông quan hàng hóa

Sau khi đã kiểm tra xong bộ hồ sơ và hàng hóa thực tế, nếu không có vấn đề gì phát sinh, thì các cán bộ Hải Quan sẽ cho phép thông quan tờ khai máy in nhập khẩu. Lúc này, doanh nghiệp có thể thanh toán thuế phí nhập khẩu để hoàn tất quá trình thông quan hàng hóa.

Bước 4. Nhận và bảo quản hàng hóa

Sau khi đã hoàn thành thủ tục thông quan, doanh nghiệp sẽ tiến hành nốt các bước cần thiết để nhận lại hàng và đưa về kho để bảo quản, sử dụng.

Thu-tuc-nhap-khau-may-in
Các bước thông quan Hải Quan mặt hàng máy in các loại không khác gì so với những hàng hóa khác

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu van công nghiệp mới nhất

Một vài lưu ý khi thực hiện thủ tục nhập khẩu máy in

Trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu máy in, các doanh nghiệp cần chú ý đến một số lưu ý quan trọng sau đây:

  • Những đối tượng được phép nhập khẩu máy in gồm có: Cơ sở in ấn; Doanh nghiệp có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu trang thiết bị ngành in ấn; Cơ quan, tổ chức khác có tư cách sử dụng trang thiết bị in ấn phục vụ công việc nội bộ.
  • Các loại giấy phép nhập khẩu máy in sẽ được cấp theo cho từng mặt hàng cụ thể (dựa theo mã định danh).
  • Đối với mặt hàng linh kiện máy in nhập khẩu thì không cần phải xin giấy phép.
  • Hàng máy in chỉ được phép thông quan khi doanh nghiệp đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nước.

Tổng kết

Như vậy, trên đây là tất tần tận quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu máy in mà các doanh nghiệp đang quan tâm tìm hiểu. Hy vọng rằng bài viết này của Finlogistics đã mang lại những thông tin hữu ích cho bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn nhận báo giá dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu các mặt hàng, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp qua hotline hoặc email của chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng nhất nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thủ tục nhập khẩu máy in


Hang-phi-mau-dich-00.jpg

Hàng phi mậu dịch là gì? Hiện nay, nền kinh tế phát triển kéo theo lượng hàng hóa được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều. Bên cạnh loại hàng hóa mậu dịch trong xuất nhập khẩu thì có một loại hình xuất nhập khẩu không dùng để kinh doanh, đó là hàng phi mậu dịch. Hãy cùng tìm hiểu về loại hàng hóa phi mậu dịch và so sánh giữa hai loại hàng này cùng bài viết dưới đây của Finlogistics nhé!

Hang-phi-mau-dich
Tìm hiểu hàng hóa phi mậu dịch là gì?


Định nghĩa hàng phi mậu dịch là gì?

Hàng phi mậu dịch (hàng PMD) là những loại hàng không phải chịu thuế phí khi nhập khẩu, xuất khẩu để sử dụng. Bên cạnh đó, các mặt hàng PMD cũng sẽ không được phép thực hiện mua bán và cũng không được khấu trừ thuế phí. Hàng PMD bao gồm:

  • Quà biếu, quà tặng của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi về cho các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam. Hoặc của các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam gửi ra cho các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài
  • Hàng hóa của Cơ quan đại diện ngoại giao và tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại những cơ quan, tổ chức này
  • Hàng hóa cho viện trợ nhân đạo
  • Hàng hóa tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu của các cá nhân đã được Nhà nước cho miễn thuế phí
  • Hàng mẫu không cần thanh toán
  • Các loại dụng cụ nghề nghiệp hoặc phương tiện làm việc được tạm xuất, tạm nhập có thời hạn của Cơ quan, tổ chức; của người xuất cảnh, nhập cảnh
  • Những tài sản di chuyển của các tổ chức, cá nhân
  • Hành lý cá nhân của người nhập cảnh được gửi theo vận đơn; hàng hóa mang theo bên người của người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế phí
Hang-phi-mau-dich
Định nghĩa và đặc điểm của hàng hóa phi mậu dịch

>>> Xem thêm: Dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói

Hàng phi mậu dịch có nộp thuế không?

Nhiều người thắc mặc liêu hàng phi mậu dịch có nộp thuế không. Đối với loại hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân nước ngoài về Việt Nam, bạn có thể tham khảo tại Quyết định 31/2015/QĐ-TTg:

1. Quà biếu, quà tặng được miễn thuế quy định tại Điều này là những loại mặt hàng không nằm trong Danh mục mặt hàng bị cấm nhập khẩu – xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu – nhập khẩu và không thuộc vào Danh mục mặt hàng chịu thuế phí tiêu thụ đặc biệt (ngoại trừ quà biếu, quà tặng dùng để phục vụ mục đích an ninh quốc phòng) theo quy định của Pháp luật.

2. Quà biếu, quà tặng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho cá nhân Việt Nam; quà biếu, quà tặng của các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam dành cho cá nhân ở nước ngoài sẽ có trị giá không được vượt quá 2 triệu VND hoặc có trị giá vượt quá 2 triệu VND.

3. Quà biếu, quà tặng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho tổ chức tại Việt Nam; quà biếu, quà tặng của các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam dành cho tổ chức ở nước ngoài sẽ có trị giá không vượt quá 30 triệu CND, sẽ được xét miễn thuế xuất khẩu – nhập khẩu và không phải chịu thuế VAT.

4. Trường hợp quà biếu, quà tặng được quy định tại Khoản 2, Khoản 3 của Điều này thuộc vào Danh mục mặt hàng chịu thuế phí tiêu thụ đặc biệt, dùng để phục vụ mục đích an ninh quốc phòng thì sẽ được miễn thuế phí xuất khẩu – nhập khẩu, không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế VAT.

5. Trường hợp quà biếu, quà tặng là mặt hàng thuốc cấp cứu, thiết bị y tế dành cho người bị bệnh nặng hoặc người gặp thiên tai hay tai nạn có trị giá không quá 10 triệu VND thì sẽ được miễn các loại thuế phí.

6. Quà biếu, quà tặng trong định mức miễn thuế phí được quy định tại các Khoản 3, 4 và 5 của Điều này sẽ không áp dụng đối với trường hợp các tổ chức, cá nhân thường xuyên nhận một hay một số hàng hóa nhất định.”

Hang-phi-mau-dich
Hàng phi mậu dịch có nộp thuế không?

Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng phi mậu dịch

Quy trình nhập khẩu mặt hàng phi mậu dịch bao gồm những bước sau:

Bước 1: Kê khai thông tin tờ khai Hải Quan

Sau khi đã có chứng từ xuất nhập khẩu như: Hợp đồng ngoại thương, Non-commercial invoice, Packing List, Vận đơn đường biển (B/L), Chứng nhận xuất xứ (C/O),… và xác định mã HS code của mặt hàng nhập khẩu, doanh nghiệp nhập các thông tin khai báo lên trên Hệ thống của Hải Quan.

Bước 2: Mở và phân luồng tờ khai Hải Quan

Sau khi doanh nghiệp đã khai xong tờ khai Hải Quan, thì hệ thống của Hải Quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Khi đã có luồng tờ khai thì doanh nghiệp in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống đến Chi cục Hải Quan để có thể mở tờ khai.

Bước 3: Tiến hành thông quan tờ khai Hải Quan

Sau khi đã kiểm tra xong bộ hồ sơ, nếu không có xảy ra vấn đề gì thì cán bộ Hải Quan sẽ chấp nhận cho thông quan tờ khai. Chủ hàng lúc này có thể đóng thuế phí nhập khẩu cho tờ khai Hải Quan để có thể nhanh chóng thông quan hàng hóa. 

Bước 4: Đưa hàng hóa về kho bảo quản, sử dụng

Tờ khai đã được thông quan thì doanh nghiệp tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm các thủ tục cần thiết để có thể mang hàng về kho chứa.

Hang-phi-mau-dich
Quy trình nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch

Một vài lưu ý quan trọng khi nhập khẩu hàng phi mậu dịch

Khi làm thủ tục nhập khẩu hàng phi mậu dịch, các doanh nghiệp cần lưu ý những điểm như sau:

  1. Hàng PMD cũng phải đóng thuế phí nhập khẩu (nếu mặt hàng giá trị dưới 1 triệu VND thì không cần phải đóng thuế).
  2. Hàng PMD cũng được hưởng các mức thuế ưu đãi nếu có giấy C/O (chứng nhận xuất xứ).
  3. Thuế GTGT (VAT) nhập khẩu đối với hàng PMD sẽ không được khấu trừ. Loại thuế phí này được sẽ đưa vào cùng những chi phí khác trong bộ hồ sơ khai báo thuế phí.
  4. Hàng PMD có thể bán ra dưới dạng thanh lý tài sản và ghi nhận doanh thu khác cho doanh nghiệp.
  5. Hàng PMD có thể là hàng thanh toán hoặc không thanh toán thông qua ngân hàng (ví dụ: thanh toán hàng mẫu vật; hàng viện trợ nhân đạo thì không cần thanh toán).
  6. Hàng PMD đa phần là không phải kiểm tra chuyên ngành hoặc làm những chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy hoặc công bố sản phẩm như mặt hàng khác.
Hang-phi-mau-dich
Những lưu ý đối với hàng hóa phi mậu dịch

>>> Xem thêm: Thủ tục Hải Quan hàng hóa từ kho ngoại quan vào nội địa

Phân biệt hàng mậu dịch và hàng phi mậu dịch chi tiết

Hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch sẽ có những điểm giống nhau và khác nhau riêng:

Đặc điểm Hàng mậu dịch Hàng phi mậu dịch
Mục đích sử dụng Dùng cho kinh doanh và mua bán Dùng cho viện trợ, nhân đạo, biếu tặng, quảng cáo,…
Hợp đồng và thanh toán Cần hợp đồng và thanh toán bằng tiền Không cần hợp đồng và không cần thanh toán
Thuế phí Bắt buộc chịu thuế theo quy định Miễn thuế hoặc chịu mức thuế suất ưu đãi
Thủ tục Hải Quan Phức tạp Đơn giản
Giấy tờ Phức tạp Đơn giản
Giá trị Cao Thấp
Rủi ro Cao Thấp

Lời kết

Như vậy, bài viết này đã làm rõ khái niệm và những vấn đề cần chú ý xung quanh loại hàng phi mậu dịch. Trong trường hợp là doanh nghiệp chưa có đủ kinh nghiệm hoặc cần hỗ trợ, thì bạn có thể liên hệ với Finlogistics. Với nhiều năm xử lý loại hàng phi mậu dịch, chúng tôi sẽ cung cấp đến cho bạn dịch vụ nhanh chóng, uy tín và tận tâm nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Hàng phi mậu dịch


Ghep-cont-chinh-ngach-00.jpg

Vận chuyển đường tiểu ngạch hiện không còn giữ được sự ổn định như trước. Chi phí vận chuyển cũng tăng cao hơn và thường xuyên xảy ra sự cố,… Do đó, hình thức ghép cont chính ngạch là một giải pháp thay thế hoàn hảo và hiệu quả. Vậy ghép cont hàng chính ngạch là gì? Hãy theo dõi bài viết này của Finlogistics để biết thêm nhé!

Ghép cont chính ngạch
Tất tần tật những thông tin về hình thức ghép cont hàng hóa chính ngạch


Khái niệm ghép cont chính ngạch trong xuất nhập khẩu

Ghép cont chính ngạch, hay còn được gọi là hình thức vận chuyển hàng lẻ LCL trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Hiểu một cách đơn giản, thì sẽ có nhiều trường hợp một lô hàng không đủ số lượng hàng cần thiết để lấp đầy một thùng container. Lúc này, bên vận chuyển sẽ tiến hành gộp hoặc ghép những lô hàng khác có cùng điểm đến, để làm đầy container. Điều này giúp thuận tiện hơn cho quá trình giao – nhận hàng hóa.

Việc ghép chung hàng như vậy sẽ giúp cho các chủ kinh doanh và doanh nghiệp tối ưu chi phí hơn. Bên cạnh đó, còn giúp bảo đảm chất lượng của lô hàng, cũng như tính pháp lý. Hiện nay, thường có 03 hình thức ghép cont, bao gồm:

  • Ghép cont dựa theo khối lượng: Các mặt hàng có cùng chủng loại, đặc điểm với nhau sẽ được ghép chung trong một cont. Còn bên vận chuyển sẽ tiến hành kiểm tra và tính cước phí dựa trên tổng khối lượng hoặc thể tích rồi sau đó mới sắp xếp hàng vào container.
  • Ghép cont dựa theo trọng lượng: Thông thường sẽ không yêu cầu hàng hóa phải có cùng chủng loại với nhau.
  • Ghép cont dựa theo phần xe/ đoạn xe: Sẽ được tính dựa trên diện tích của hàng hóa khi đã đóng thùng hoặc diện tích tính theo sàn xe.

Điểm mạnh của hình thức ghép cont chính ngạch

Sở dĩ hình thức ghép cont chính ngạch ngày càng được nhiều công ty, doanh nghiệp và chủ kinh doanh ưa chuộng là bởi những ưu điểm đặc biệt sau đây:

Tiết kiệm chi phí

Thay vì phải chi trả cho toàn bộ phần chi phí vận chuyển của lô hàng, thì với ghép cont chính ngạch, cước phí vận chuyển của lô hàng sẽ được chia theo tỉ lệ cho tất cả của những bên cùng gửi hàng. Mỗi bên đều sẽ có trách nhiệm về những điều khoản và nghĩa vụ thanh toán chi phí vận chuyển. Điều này cũng giúp các chủ kinh doanh có thể tiết kiệm phần nào chi phí cho mình.

Đảm bảo tính pháp lý

Với hình thức ghép cont hàng chính ngạch, thì toàn bộ hàng hóa bắt buộc phải được kê khai Hải Quan, cũng như đóng thuế phí đầy đủ. Điều này cũng nhằm mục đích đảm bảo tính pháp lý cho lô hàng, hạn chế bị các cơ quan quản lý Nhà nước kiểm tra, bắt giữ vì hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Ghép cont chính ngạch
Ghép cont hàng hóa chính ngạch có nhiều điểm mạnh mà các doanh nghiệp cần

Thời gian giao nhận nhanh

Hàng hóa được vận chuyển chính ngạch thường hạn chế được tình trạng tắc biên, thời gian vận chuyển cũng nhanh chóng, hiệu quả và ổn định hơn. Tùy theo từng phương thức vận chuyển thì thời gian giao nhận hàng cũng sẽ khác nhau. Trung bình sẽ từ 02 đến 05 ngày là lô hàng chính ngạch sẽ được vận chuyển từ bên Trung Quốc về đến Việt Nam.

Hàng hóa bảo đảm an toàn

Hình thức ghép cont chính ngạch sẽ yêu cầu công việc kiểm định hàng hóa phải diễn ra nghiêm ngặt và chặt chẽ. Lô hàng phải luôn được đảm bảo trong tình trạng tốt nhất. Ngoài ra, hàng hóa còn được đóng gói, sắp xếp cản thận, để hạn chế tối đa tình trạng móp méo, rơi vỡ hoặc hư hỏng…

Lô hàng sẽ được đóng vào thùng container, vận chuyển từ Trung Quốc và được bốc dỡ xuống khi cập bến tại Việt Nam, hoàn toàn không thông qua kho trung gian. Như vậy, lô hàng sẽ luôn được kiểm soát một cách tối ưu, cũng như tránh được những sự cố không mong muốn.

>>> Xem thêm: Nhập khẩu tiểu ngạch có gì đặc biệt?

Hạn chế của hình thức ghép cont chính ngạch

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, thì việc ghép cont chính ngạch cũng đang tồn tại một vài nhược điểm sau:

  • Thời gian chờ để vận chuyển lâu: Việc tìm kiếm và chờ đợi để ghép hàng lên container thường sẽ tốn thời gian khá lâu, nhất là trong trường hợp không có những lô hàng phù hợp để các bên tiến hành ghép.
  • Điều kiện vận chuyển khắt khe: Đối với những mặt hàng giả, hàng nhái thương hiệu đã được bảo hộ hoặc thuộc vào danh mục bị cấm hay hạn chế nhập khẩu thì sẽ không được phép thông quan. Ngoài ra, các điều kiện để vận chuyển hàng hóa ghép cont cũng sẽ khắt khe hơn rất nhiều, so với hình thức tiểu ngạch.
  • Trọng lượng của lô hàng: Yêu cầu tối thiểu cho mỗi lô hàng ghép cont là trọng lượng phải đạt 150 kg trở lên. Do đó, những chủ kinh doanh nhỏ lẻ thường sẽ không đạt đủ điều kiện để tiếp cận với loại hình dịch vụ này.
Ghép cont chính ngạch
Những hạn chế của hình thức ghép cont hàng hóa chính ngạch là gì?

Một vài chú ý quan trọng khi sử dụng ghép cont chính ngạch

Hình thức ghép cont chính ngạch thường phổ biến hơn so với vận chuyển đường biển, bởi vì không lo ngại những vấn đề tắc biên và hàng hóa sẽ được đảm bảo. Khi chuyển hàng thông qua phương thức này, khách hàng lưu ý:

  • Đầu tiên: Sẽ có rất nhiều mặt hàng bị cấm hoặc hạn chế việc vận chuyển chính ngạch bằng đường biển. Có thể kể đến một vài loại như hàng nhái, hàng thương hiệu đã được bảo hộ, hàng thuốc lá điện tử,… Bên cạnh đó, các loại hàng thuộc vào chất lỏng, hàng dễ gây gây cháy nổ, hàng nguy hiểm,… cũng nằm trong danh sách này.
  • Thứ hai: Hàng lẻ nếu như muốn ghép cont chính ngạch, thì chủ hàng phải yêu cầu với bên vận chuyển để tiến hành lấy chỗ. Sau khi đã yêu cầu đặt chỗ, thì hàng hóa mới được giao đến kho CFS, để bắt đầu đóng vào thùng container chung.
  • Thứ ba: Mọi loại hàng hóa đều phải được đóng gói, sắp xếp cẩn thận và an toàn, Những lô hàng nặng thì bắt buộc phải có “Pallet”. Chủ hàng cũng nên hạn chế đóng hàng bằng những chất liệu như gỗ tự nhiên. Hàng hóa của bên doanh nghiệp nào thì sẽ được dán “Shipping Mark” riêng, để tránh nguy cơ bị thất lạc trong quá trình vận chuyển và lưu kho.
  • Thứ tư: Hàng hóa nếu như vận chuyển bằng đường biển sẽ được tính cước phí nhỏ nhất là 1 khối (CBM). Đối với những đơn hàng dưới 0.5 CBM thì sẽ phải chịu mức phí vận chuyển tương đối cao.
  • Thứ năm: Các doanh nghiệp nên ghép cont chính ngạch với những lô hàng có một hoặc ít chủng loại hàng hóa. Bởi vì việc có quá nhiều mặt hàng khác nhau trong cùng một lô hàng sẽ tốn khá nhiều chi phí để khai báo Hải Quan và thường xảy ra nhiều rủi ro trong quá trình kiểm soát hàng hóa.

Việc thực hiện ghép cont chính ngạch sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp rất nhiều trong việc vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là hàng nhập khẩu. Đây cũng sẽ là hình thức thay thế cho việc vận chuyển hàng tiểu ngạch.

Bên cạnh đó, công ty Finlogistics với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hiện vận chuyển hàng tiểu ngạch và ghép cont chính ngạch, sẽ tận tình hỗ trợ các doanh nghiệp có nhu cầu. Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng, tối ưu và hiệu quả nhất!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Ghép cont chính ngạch

 


Thu-tuc-nhap-khau-van-go-nhan-tao-00.jpg

Ván gỗ nhân tạo là một mặt hàng được sử dụng ngày càng rộng rãi trong những công trình nhà ở, khách sạn, nhà hàng, công trình công cộng,… Để tiến hành thủ tục nhập khẩu ván gỗ nhân tạo về đến Việt Nam, các doanh nghiệp phải đáp ứng được những điều kiện nhất định.

Vậy đó là những điều kiện như thế nào? Các bước thủ tục nhập khẩu ván gỗ nhân tạo ra sao?… Tất cả sẽ được Finlogistics giải đáp kỹ lưỡng hơn trong bài viết dưới đây!

Thủ tục nhập khẩu ván gỗ nhân tạo
Thủ tục nhập khẩu ván gỗ nhân tạo


Căn cứ pháp lý đối với thủ tục nhập khẩu ván gỗ nhân tạo

Những quy định cụ thể về việc làm thủ tục nhập khẩu ván gỗ nhân tạo tại Việt Nam đã được quy định rõ ràng trong các Văn bản Pháp luật như: Luật Lâm nghiệp hay Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 75/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Hơn nữa các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng cần tuân thủ theo những quy định về việc làm Chứng nhận và kiểm định chất lượng ván gỗ nhân tạo, theo tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế như: FSC, CWPP hay PEFC,… Theo đó, các doanh nghiệp muốn làm thủ tục nhập khẩu ván gỗ nhân tạo cần chú ý những Văn bản sau:

  • Nghị định số 102/2020/NĐ-CP
  • Thông tư số 39/2018/TT-BTC
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC

Mã HS Code và thuế nhập khẩu ván gỗ nhân tạo

Mã HS code của ván gỗ nhân tạo thuộc vào nhóm 4412. Các doanh nghiệp có thể dựa vào độ dày của ván để áp mã HS chính xác nhất. Mặt hàng ván gỗ nhân tạo chịu mức thuế nhập khẩu ưu đãi là 8% và thuế giá trị gia tăng (VAT) là 10%.

Nếu mặt hàng nhập từ khối ASEAN có CO form D, thì sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi đặc biệt lên đến 0%. Do đó, các doanh nghiệp nên dựa vào hàng hóa thực tế của mình để tiến hành áp mã HS code phù hợp.

Thủ tục nhập khẩu ván gỗ nhân tạo
Thủ tục nhập khẩu ván gỗ nhân tạo

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu bồn vệ sinh bệ xí

Các bước làm thủ tục nhập khẩu ván gỗ nhân tạo chi tiết

Sau khi đã tìm hiểu xong những chính sách liên quan và mã HS code, thuế nhập khẩu cho mặt hàng ván gỗ thì các doanh nghiệp có thể tiến hành làm thủ tục nhập khẩu ván gỗ nhân tạo như sau:

Bước 1: Xác định mặt hàng nhập khẩu

Việc đầu tiên mà doanh nghiệp phải làm đó là xem mặt hàng nhập khẩu thuộc vào diện bị cấm nhập khẩu hay không? Nếu như mặt hàng nằm trong danh sách cấm nhập khẩu, thì phải dừng ngay tất cả các hoạt động, thủ tục nhập khẩu ván gỗ nhân tạo.

Bước 2: Ký kết Sales Contract

Sau khi doanh nghiệp kiểm tra những thông tin hợp lệ và mặt hàng đạt đủ những yêu cầu mong muốn, thì cần lập bản Hợp đồng thương mại. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng, thể hiện cam kết giao dịch giữa hai bên bán và mua. Những thông tin có trên hợp đồng cần phải chính xác và đầy đủ. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tránh mắc những sai lầm không đáng có. Một vài thông tin mà bên nhập khẩu cần lưu ý như sau:

  • Thông tin chi tiết của bên bán và bên mua hàng
  • Tên của hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ
  • Số lượng, chất lượng và giá thành của lô hàng
  • Điều khoản Incoterm
  • Hình thức và những điều khoản thanh toán hàng
  • Đóng gói, giao hàng và những chứng từ, giấy tờ được yêu cầu

Bước 3: Kiểm tra chứng từ lô hàng

Các doanh nghiệp hoàn thiện bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu ván gỗ nhân tạo với các chứng từ sau đây:

  • Hợp đồng thương mại (Sales Contract)
  • Vận đơn (Bill of Lading)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)
  • Những giấy tờ liên quan khác
Thủ tục nhập khẩu ván gỗ nhân tạo
Thủ tục nhập khẩu ván gỗ nhân tạo

Bước 4: Thực hiện kiểm tra chuyên ngành (nếu có)

Nếu như lô hàng nhập khẩu của doanh nghiệp có tên trong Danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành thì đây chính là một thủ tục bắt buộc phải làm.

Bước 5: Khai/ truyền tờ khai Hải Quan

Các doanh nghiệp cần điền đầy đủ những thông tin của mặt hàng nhập khẩu khi khai báo với Hải Quan, để tránh những trường hợp sai sót xảy ra. Điều này có thể sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình thông quan hàng hóa nhập khẩu. Khi đã khai báo hoàn tất và được truyền tờ khai, thì hệ thống sẽ cấp số tự động về cho doanh nghiệp nếu như các thông tin chính xác và đầy đủ. Hãy kiểm tra lại những thông tin để chắc chắn rằng không có sai sót gì.

Bước 6: Lấy lệnh giao hàng

Lệnh giao hàng là một trong những chứng từ, giấy tờ rất quan trọng để bên nhập khẩu có thể lấy được lô hàng ra khỏi cảng và tiến hành vận chuyển về kho của mình. Lệnh giao hàng sẽ được lấy ngay sau khi tàu đã cập cảng. Hãng tàu hoặc đơn vị Forwarder sẽ gửi giấy báo hàng đến cho bên nhận hàng. 

Lưu ý: Nếu là hàng FCL, thì cần phải kiểm tra kỹ lại thời hạn được miễn phí lưu container. Nếu như hết hạn lưu miễn phí, thì doanh nghiệp cần đóng phí để gia hạn thêm.

Bước 7: Chuẩn bị bộ hồ sơ, chứng từ Hải Quan

Tùy vào kết quả của việc phân luồng tờ khai mà doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ, chứng từ làm thủ tục nhập khẩu ván gỗ nhân tạo sẽ khác nhau. Sẽ có 03 trường hợp xảy ra:

  • Đối với luồng xanh: hàng hóa sẽ được miễn kiểm tra chi tiết bộ hồ sơ, miễn kiểm tra hàng hóa thực tế khi doanh nghiệp chấp hành tốt theo những quy định Pháp luật Hải Quan. Mặc dù vậy, doanh nghiệp cũng nên chuẩn bị những hồ sơ cần thiết, phòng trừ trường hợp xảy ra các vấn đề ngoài ý muốn.
  • Đối với luồng vàng: Phía Hải Quan sẽ miễn kiểm tra hàng hóa thực tế, nhưng lại kiểm tra chi tiết đối với bộ hồ sơ. Do vậy, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ chi tiết nhất có thể và nắm vững những thông tin của lô hàng để quá trình kiểm tra diễn ra một cách thuận lợi.
  • Đối với luồng đỏ: Phía Hải Quan sẽ kiểm tra chi tiết bộ hồ sơ và cả hàng hóa thực tế. Đây chính là trường hợp bị kiểm tra gắt gao nhất, bắt buộc doanh nghiệp phải chuẩn bị thật kỹ những giấy tờ cần thiết và giấy tờ khác liên quan.
Thủ tục nhập khẩu ván gỗ nhân tạo
Thủ tục nhập khẩu ván gỗ nhân tạo

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu van khóa công nghiệp

Bước 8: Nộp thuế phí/ hoàn tất thủ tục nhập khẩu

Doanh nghiệp cần đóng một vài loại thuế phí trước khi hoàn tất các bước làm thủ tục nhập khẩu ván gỗ nhân tạo, bao gồm:

  • Thuế nhập khẩu hàng hóa
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT)

Ngoài ra, tùy vào một số hàng hóa mà doanh nghiệp cần nộp thêm những loại thuế khác như: thuế môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt,…

Bước 9: Làm thủ tục đổi lệnh/ vận chuyển hàng hóa về kho

Sau khi đã hoàn tất thủ tục nhập khẩu ván gỗ nhân tạo tại Hải Quan, thì bên nhập khẩu cần nộp phí và nhận phiếu EIR (phiếu giao nhận) để hàng hóa được bốc xếp lên xe và chở về kho để bảo quản. 

Trên đây là những nội dung thông tin hữu ích nhất về việc làm thủ tục nhập khẩu ván gỗ nhân tạo mà các doanh nghiệp đang quan tâm.

Nếu như quý khách hàng cần hỗ trợ làm thủ tục từ A đến Z khi nhập khẩu hàng hóa hoặc vận chuyển hàng hóa theo nhiều phương thức, hãy liên hệ cho Finlogistics. Chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, sẽ tận tình giải quyết mọi vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thủ tục nhập khẩu ván gỗ nhân tạo


Thu-tuc-nhap-khau-ong-nhua-PVC-00.jpg

Doanh nghiệp của bạn đang muốn tiến hành thủ tục nhập khẩu ống nhựa PVC để kinh doanh tại thị trường Việt Nam? Việc tìm hiểu về thuế phí nhập khẩu gặp nhiều khó khăn? Bạn vẫn chưa nắm được các bước thủ tục nhập khẩu và bộ chứng từ như thế nào?… Bài viết dưới đây của Finlogistics sẽ trả lời cho bạn tất cả những câu hỏi trên, hãy cùng theo dõi chi tiết nhé!

Thủ tục nhập khẩu ống nhựa PVC
Tìm hiểu các bước làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng ống nhựa PVC


Chính sách làm thủ tục nhập khẩu Ống nhựa PVC

Hiện nay, mặt hàng ống nhựa PVC không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm xuất khẩu và nhập khẩu. Điều này cũng có nghĩa rằng các doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục nhập khẩu ống nhựa PVC, giống như bất kỳ loại hàng hóa thông thường khác.

Tuy nhiên, khi tiến hành mang ống nhựa PVC nhập khẩu về Việt Nam, các doanh nghiệp cần phải lưu ý phải thực hiện Công bố hợp quy theo quy định (dựa theo Thông tư số 15/2014/TT-BXD), do mặt hàng ống nhựa PVC thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Xây dựng.

Hơn nữa, các doanh nghiệp còn phải tuân theo Thông tư số 04/2023/TT-BXD, có hiệu lực từ 01/01/2024, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa và vật liệu xây dựng (QCVN 16:2023/BXD).

Mã HS và thuế đối với Ống nhựa PVC nhập khẩu

Mã HS code

Trong lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu nói chung, bất kỳ mặt hàng nào muốn xác định đúng chính sách, thuế phí và thủ tục nhập khẩu, thì việc đầu tiên là cần phải xác định HS code của mặt hàng đó. Ống nhựa PVC nhập khẩu cũng không ngoại lệ.

Mã HS này là một hệ thống mã số quốc tế được dùng nhằm mục đích phân loại hàng hóa. Việc xác định mã HS chính xác cho hàng hóa là rất quan trọng, vì điều này ảnh hưởng đến quy định về thuế phí và thủ tục Hải Quan.

Thủ tục nhập khẩu ống nhựa PVC
Doanh nghiệp cần xác định rõ mã HS code mặt hàng trước khi tiến hành nhập khẩu

Theo đó, mặt hàng ống nhựa PVC có mã HS thuộc vào Chương 39: Plastic và những sản phẩm làm bằng Plastic

Mã HS Mô tả Thuế VAT Thuế nhập khẩu ưu đãi
3917 Những loại ống, ống dẫn, ống vòi và phụ kiện dùng để ghép nối chúng (ví dụ: các đoạn nối, khuỷu, vành đệm,..) làm bằng Plastic.    
3917.2300  Ống nhựa làm bằng chất liệu Polyme từ Vinyl Clorua. 10 % 17 %

Thuế phí nhập khẩu

Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu ống nhựa PVC vào thị trường Việt Nam, bên nhập khẩu cần phải nộp đầy đủ thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT) theo quy định. Theo đó, mức thuế phải trả cụ thể sẽ phụ thuộc vào mã HS và số liệu hàng hóa mà doanh nghiệp cần nhập khẩu

Ví dụ:

  • Thuế VAT dành cho mặt hàng ống nhựa PVC là 10%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi hiện tại là 7% dành cho mặt hàng ống nhựa PVC

Trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ các nước có ký kết Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với Việt Nam, thì còn có thể được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Nhưng doanh nghiệp cần phải có Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) hợp lệ.

Nhãn mác nhập khẩu

Hàng hóa khi nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định Pháp luật hiện hành. Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện những nội dung, thông tin như sau:

  • Tên của hàng hóa
  • Tên, địa chỉ của cá nhân hoặc tổ chức chịu trách nhiệm
  • Nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa
Thủ tục nhập khẩu ống nhựa PVC
Nhãn mác rất quan trọng khi thực hiện thủ tục nhập khẩu ống nhựa PVC

Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu Ống nhựa PVC chi tiết

Quá trình nhập khẩu mặt hàng ống nhựa PVC có những bước gần tương tự như khi nhập khẩu hàng hóa thông thường, trừ việc phải tiến hành làm kiểm định. Dưới đây là tóm tắt quy trình thủ tục nhập khẩu ống nhựa PVC:

Bước 1: Thực hiện đăng ký kiểm tra hợp quy

Các doanh nghiệp khi nhập khẩu ống nhựa PVC cần phải đăng ký kiểm tra hợp quy tại một trong những Trung tâm Kiểm định được cấp phép đạt chuẩn.

Bước 2: Làm tờ khai/ chuẩn bị hồ sơ Hải Quan

Sau khi đã xác định được Trung tâm Kiểm định, thì bên nhập khẩu cần làm tờ khai Hải Quan và chuẩn bị bộ hồ sơ Hải Quan đầy đủ, bao gồm:

  • Giấy giới thiệu: Bản gốc của doanh nghiệp
  • Commercial Invoice (hóa đơn thương mại): Bản sao y của doanh nghiệp (đối với một số chi cục Hải Quan thì cần nộp bản gốc khi lô hàng ống nhựa PVC nhập khẩu áp dụng loại thuế ưu đãi đặc biệt với một số form C/O (ví dụ như form E)
  • Bill of Lading (vận đơn hàng hải): Bản sao y của doanh nghiệp
  • Certificate of Original (Giấy chứng nhận xuất xứ – C/O): Bản gốc hoặc bản online, nếu như bên nhập khẩu muốn được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
  • Trong một số trường hợp sẽ yêu cầu thêm Packing List (phiếu đóng gói hàng hóa): Bản sao y của doanh nghiệp
  • Đối với một số chi cục Hải Quan sẽ yêu cầu thêm Bản Thỏa thuận Phát triển Quan hệ đối tác Hải Quan – Doanh nghiệp: Bản gốc của doanh nghiệp

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký

Sau khi đã hoàn thành xong bộ hồ sơ, doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp hồ sơ cho Trung tâm Kiểm định, kèm theo đó là một bản đăng ký Chứng nhận hợp quy và phụ lục.

Tiếp đến, Trung tâm Kiểm định sẽ kiểm tra và đóng dấu xác nhận ở trên bản đăng ký kiểm định và trả lại cho doanh nghiệp 2 bản. Một bản sẽ có dấu kèm vào trong hồ sơ Hải Quan và một bản sẽ do doanh nghiệp lưu giữ.

Bước 4: Làm thủ tục Hải Quan

Sau khi hoàn tất các bước hồ sơ Hải Quan, thì doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ Hải Quan cho Cơ quan Hải Quan để thông quan. Phía Hải Quan sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ và quyết định xem lô hàng ống nhựa PVC nhập khẩu có đạt đủ điều kiện để thông quan hay không.

Thủ tục nhập khẩu ống nhựa PVC
Quy trình chi tiết làm thủ tục nhập khẩu ống nhựa PVC

Bước 5: Đưa hàng về kho/ lấy mẫu kiểm nghiệm

Cuối cùng, khi tờ khai đã được thông quan hoặc lô hàng được giải tỏa để di chuyển về kho, thì doanh nghiệp cần đưa hàng hóa về và thông báo cho bên Trung tâm Kiểm định để tới tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm. Nếu như khoảng cách xa thì doanh nghiệp chịu chi phí di chuyển cho cán bộ Trung tâm Kiểm định.

Bước 6: Công bố hợp quy đối với hàng hóa

Sau khi mẫu kiểm nghiệm được lấy và hoàn thiện, thì sau thời hạn quy định, Trung tâm Kiểm định sẽ cung cấp kết quả cuối cùng về lô hàng ống nhựa PVC nhập khẩu của doanh nghiệp. Nếu như sản phẩm đáp ứng tốt các yêu cầu, thì doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng thư hợp quy. Sau đó, doanh nghiệp cần sẽ thực hiện công bố hợp quy với Sở Xây dựng.

Trên đây là toàn bộ những điểm cần lưu ý và quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu ống nhựa PVC chi tiết và đầy đủ nhất mà các doanh nghiệp quan tâm. Tuy không nằm trong Danh mục mặt hàng bị cấm, nhưng các bên nhập khẩu cần chú ý, đặc biệt là phần lấy mã HS và làm kiểm định sản phẩm để tránh bị các Cơ quan chức năng phạt.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang cần một đơn vị Forwarder uy tín, hỗ trợ thực hiện làm thủ tục và vận chuyển hàng hóa thì Finlogistics là một trong những cái tên hàng đầu!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thủ tục nhập khẩu ống nhựa PVC


Nhap-khau-chinh-ngach-00.jpg

Đối với những ai đã từng làm trong ngành xuất nhập khẩu nói chung, chắc hẳn đều đã từng tiếp xúc hoặc nghe qua cụm từ “chính ngạch”. Vậy nhập khẩu chính ngạch là gì trong Logistics? Hàng hóa nhập khẩu theo đường chính ngạch có gì đặc biệt?… Để trả lời cho những thắc mắc trên, hãy cùng với Finlogistics theo dõi ở bài viết thú vị dưới đây nhé!

Nhập khẩu chính ngạch
Tìm hiểu chi tiết về hình thức nhập khẩu hàng hoá chính ngạch


Chính ngạch là gì trong Logistics?

Trước khi đi đến với khái niệm “nhập khẩu chính ngạch”‘ thì chúng ta hãy cùng làm rõ chính ngạch là gì nhé. Chính ngạch là cụm từ dùng để mô tả hình thức mua bán trong thương mại và mang tính quốc tế cao. Bên mua và bên bán hàng hóa có thể ở hai quốc gia khác nhau, không nhất thiết rằng hai bên phải có cùng một đường biên giới với nhau.

Đây được xem là hình thức giao dịch, không chỉ dành cho các tổ chức, doanh nghiệp lớn mà nó dành cho tất cả mọi người, miễn có nhu cầu, khả năng và đáp ứng đầy đủ điều kiện pháp lý liên quan. Tại Việt Nam, hoạt động mua bán chính ngạch là hình thức mà những doanh nghiệp trong nước ký những hợp đồng thương mại với đối tác nước ngoài. Việc ký kết hợp đồng sẽ dựa vào các Hiệp định đã cam kết giữa những quốc gia với nhau.

Tìm hiểu chung về hình thức nhập khẩu chính ngạch

Khái niệm

Nhập khẩu chính ngạch được định nghĩa hình thức giao thương, mua bán tầm quốc tế, bằng các hợp đồng ngoại thương giữa những doanh nghiệp trong nước với các đối tác ở nước ngoài.

Việc giao dịch này sẽ phải tuân thủ theo Hiệp định thương mại đã được ký kết giữa những quốc gia, hoặc giữa quốc gia này với những khu vực, hiệp hội kinh tế khác theo thông lệ quốc tế quy định.

Đối với nước ta, những quốc gia có thể nhập hàng chính ngạch vào thị trường Việt Nam là những nước có chung đường biên giới sát với Việt Nam như: Trung Quốc, Lào và Campuchia.

Nhập khẩu chính ngạch
Hình thức nhập hàng chính ngạch phải tuân thủ các quy định Nhà nước

Phân loại

Những loại hàng hóa khi nhập khẩu chính ngạch về đến Việt Nam đều thuộc nhóm mặt hàng được Nhà nước cấp phép. Đặc biệt, những mặt hàng nằm vào Danh mục bị cấm thì tuyệt đối không được phép nhập về.

Hàng hóa nhập khẩu qua đường chính ngạch thường sẽ được kiểm tra kỹ càng theo đúng quy định của các cơ quan chuyên ngành, với những tiêu chí như: số lượng hàng hóa; chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; bộ chứng từ, giấy tờ hàng hóa;…

Hình thức này sẽ phù hợp đối với các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu mua hàng nhập với số lượng lớn. Tuy nhiên, cách nhập hàng thông quan chính ngạch cũng mất khá nhiều thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp. 

Điểm mạnh

  • Hàng hóa sẽ được đảm bảo đầy đủ tính pháp lý và minh bạch, nhờ đó có thể hạn chế những rủi ro khi bị Cơ quan chức năng thu giữ để kiểm tra
  • Giá trị hàng hóa nhập khẩu lớn và không bị giới hạn
  • Toàn bộ quá trình nhập khẩu hàng chính ngạch đều được ghi rõ ràng bên trong hồ sơ nhập khẩu, do đó sẽ tạo nên sự uy tín, chuyên nghiệp về quản lý hàng hóa đối với những khách hàng sau này
  • Phù hợp đối với những mặt hàng có giá trị cao, do mang tính vận chuyển quốc tế an toàn và được đảm bảo
  • Mức độ ổn định rất cao, bảo đảm quyền lợi giữa bên mua và bên bán bằng hợp đồng thương mại rõ ràng

Hạn chế

  • Quá trình làm thủ tục pháp lý sẽ khá phức tạp và tốn nhiều thời gian mới có thể thông quan được hàng hóa
  • Chi phí có thể cao hơn mặt bằng chung, do mức phí Hải Quan và những chi phí phát sinh bên ngoài khác
  • Hàng hóa chính ngạch sẽ bị Hải Quan kiểm soát chặt chẽ, do đó sẽ khó linh hoạt các loại mặt hàng

Nhập khẩu chính ngạch gồm bao nhiều loại?

Việc nhập khẩu chính ngạch được chia làm 02 loại hình chính và được sử dụng phổ biến hiện nay đó là: nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu thông qua ủy thác:

Hình thức làm trực tiếp

Với loại hình này, công ty hoặc doanh nghiệp sẽ phải đứng tên trực tiếp trong phiếu tờ khai Hải Quan, ghi tại mục người nhập khẩu. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải trực tiếp đứng ra đàm phán và giao dịch với bên bán hàng hóa tại nước ngoài, cũng như phải chuẩn bị toàn bộ các bước thủ tục để nhập khẩu. Do đó, nếu xảy ra bất kỳ rủi ro nào liên quan đến quá trình thông quan hoặc thuế phí thì doanh nghiệp sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm. 

Nhập khẩu chính ngạch
Có hai hình thức nhập hàng chính ngạch chính bao gồm: làm trực tiếp và thông qua ủy thác

>>> Xem thêm: Quy trình nhập khẩu hàng từ Trung Quốc gồm những bước nào?

Hình thức thông qua ủy thác

Theo đó, các doanh nghiệp sẽ phải nhờ đến một đơn vị cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu – Logistics chuyên nghiệp, để lo phần giao dịch và nhập khẩu hàng hóa, nếu muốn sử dụng loại hình nhập khẩu chính ngạch hàng hóa thông qua ủy thác. Đơn vị này cũng sẽ thay bạn lo hết tất cả những thủ tục Hải Quan cần thiết, đồng thời thông tin trên tờ khai nhập khẩu chính ngạch, cũng sẽ là tên của đơn vị Logistics đó. 

Doanh nghiệp chỉ cần cùng phối hợp với đơn vị trung gian này để làm chứng từ chứng nhận ủy thác cho họ. Sau đó, đơn vị này sẽ tiếp tục làm các bước thủ tục để thông quan tờ khai. Cuối cùng, doanh nghiệp sẽ nhận lại được hóa đơn đỏ hợp pháp của lô hàng nhập, cùng với những chứng từ nhập khẩu khác liên quan.

Phía doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian và công sức, nếu như sử dụng hình thức nhập khẩu chính ngạch ủy thác này. Và Finlogistics chính là cái tên hoàn toàn phù hợp để cho khách hàng tin tưởng và chọn lựa. Liên hệ ngay với chúng tôi để được xử lý và thông quan hàng hóa chính ngạch nhanh chóng, an toàn và tối ưu chi phí nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Nhập khẩu chính ngạch