Hàng OOG (Out Of Gauge) và những điều mà bạn cần biết
Hàng OOG hay còn gọi là hàng hóa quá khổ quá tải, là một thuật ngữ tuy đã được sử dụng khá lâu, nhưng đối với một số người thì vẫn còn khá mới mẻ, mơ hồ hoặc đã biết nhưng chưa hiểu rõ tường tận. Vì vậy, Finlogistics sẽ chia sẻ một vài kiến thức cơ bản và quan trọng nhất về hình thức vận chuyển loại hàng quá khổ này trong xuất nhập khẩu nhé!
Khái niệm chung về hàng OOG
Trước tiên, chúng ta phải hiểu rõ định nghĩa hàng OOG là gì. Theo đó, OOG (viết tắt của Out of Gauge) là thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. “Out Of Gauge” nhằm chỉ những mặt hàng có kích thước hay trọng lượng tổng thể vượt quá so với tiêu chuẩn được cho phép, để vận chuyển bằng những phương tiện vận tải hay container thông thường.
Hàng hóa OOG sẽ sử dụng những loại container đặc biệt như: Open Top hoặc Flat Rack. Hầu hết những mặt hàng OOG được vận chuyển bằng container chuyên dụng Flat rack sẽ có kích thước 20 feet hoặc 40 feet. Loại container này có thể chở được những loại hàng có kích thước lớn, cồng kềnh, với trọng lượng rất nặng và vượt quá mức quy định của những loại container thông thường.
Đặc điểm dễ nhận biết của loại container này là có phần sàn được làm bằng thép khá dày, để chở các loại hàng siêu trường siêu trọng. Chúng được sử dụng linh hoạt với những loại hàng hóa cỡ lớn quá mức cho phép, có thể tháo rời và lắp ráp ổn định, chắc chắn vào các container loại Flat rack.
>>> Xem thêm: Hàng công trình dự án (Project Cargo) có gì đặc biệt?
Các phương pháp để xác định hàng OOG
Việc xác định hàng OOG thường được thực hiện dựa theo những quy định và quy chuẩn vận chuyển hàng hóa của từng quốc gia hoặc khu vực riêng. Dưới đây là một vài phương pháp phổ biến dùng để xác định hàng quá khổ:
- Kích thước tiêu chuẩn: Mỗi quốc gia hoặc khu vực đều có các quy định về kích thước tiêu chuẩn dành cho việc vận chuyển hàng hóa, thông qua những phương tiện vận tải như: xe container, xe tải, xe lửa, tàu biển, máy bay,… Mặt hàng quá khổ sẽ được xác định dựa trên việc so sánh kích thước tổng thể thực tế của mục hàng với giới hạn đã được quy định.
- Trọng lượng tiêu chuẩn: Ngoài kích thước, thì trọng lượng cũng là một yếu tố rất quan trọng khi muốn xác định hàng hóa quá khổ. Nhiều quy định về trọng lượng tối đa dành cho từng loại phương tiện vận tải thường được đưa ra, nhằm hạn chế việc hàng hóa có thể vượt quá giới hạn trọng lượng tiêu chuẩn này.
- Kiểm tra hành lang giao thông: Để xác định hàng hóa OOG, một phương pháp thực tế khác được đưa ra đó là kiểm tra hành lang giao thông trên những tuyến đường dự kiến phương tiện chuyên chở hàng hóa đi qua. Nếu hàng hóa không thể vượt qua hạ tầng giao thông như cầu, cống,… hoặc không thể di chuyển một cách an toàn và hợp pháp trên đường, thì loại hàng hóa này có thể được xem là hàng quá khổ.
- Đánh giá chuyên gia: Trong một số trường hợp, thì việc xác định hàng hóa OOG có thể yêu cầu sự đánh giá khách quang từ các chuyên gia về vận chuyển. Họ sẽ có nhiều kinh nghiệm và kiến thức để đưa ra những đánh giá chính xác về tính chất quá khổ của loại hàng hóa, dựa trên những thông tin cụ thể về kích thước, trọng lượng và tuyến đường vận chuyển của xe.
Kích thước trung bình của container chứa hàng OOG
Dưới đây là bảng thông số kích thước trung bình của các loại thùng container dùng để chứa và vận chuyển hàng hóa quá khổ quá tải:
Thông số kỹ thuật | 20’ Flat Rack Container | 40’ Flat Rack Container |
Tổng trọng lượng tối đa | 21,440 kgs | 25,000 kgs |
Trọng lượng bì | 2,560 kgs | 5,480 kgs |
Kích thước | Chiều dài | Chiều rộng | Chiều cao |
20’ Flat Rack External | 6.06 m (20’) | 2.44 m (8’) | 2.90 m (9’6”) |
20’ Flat Rack Internal | 5.80 m | 2.29 m | 2.66 m |
40’ Flat Rack External | 12.19 m (40’) | 2.44 m (8’) | 2.90 m (9’6”) |
40’ Flat Rack Internal | 12.00 m | 2.29 m | 2.66 m |
Lưu ý khi sử dụng Flat Rack cho vận chuyển hàng OOG
Doanh nghiệp và đơn vị vận tải cần lưu ý những gì khi dùng container Flat rack cho hoạt động vận chuyển hàng hóa OOG? Cùng tìm hiểu dưới đây:
- Doanh nghiệp cần nắm rõ để tính toán được mức chi phí phù hợp trong việc điều phối chuỗi cung ứng.
- Đơn vị vận chuyển nên chọn loại container thích hợp, khi biết được trọng lượng cũng như kích thước của hàng hóa. Tùy thuộc vào đặc tính của mỗi loại hàng hóa, kích thước và khối lượng mà phải lựa chọn loại container phù hợp. Ngoài ra, việc vận chuyển bằng những loại container chuyên biệt cũng mất phí khá cao.
- Khi đã có được mối quan hệ tốt với phía hãng tàu, thì việc bốc xếp hàng hóa sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn, doanh nghiệp còn có thể lựa chọn được những vị trí phù hợp ở trên tàu.
- Nên kết hợp ăn ý với những người chuyên bốc xếp hàng hóa lên tàu, để hạn chế việc hàng hóa bị hư hỏng và va chạm không đáng có.
>>> Xem thêm: Vài điều quan trọng cần biết về chuỗi cung ứng lạnh – Cold Chain
Hàng OOG tác động như thế nào đến hoạt động Logistics?
Hàng quá khổ quá tải cũng tác động đáng kể đến quá trình vận chuyển cũng như hoạt động Logistics nói chung. Dưới đây là một vài tác động chính sau khi doanh nghiệp đã hiểu rõ hàng OOG là gì:
- Hạn chế việc vận chuyển bằng container: Hàng hóa quá khổ quá tải không thể vận chuyển được bằng loại container tiêu chuẩn do kích thước và trọng lượng vượt quá giới hạn của chúng. Điều này tạo ra một thách thức lớn trong việc vận chuyển, vì doanh nghiệp và đơn vị vận chuyển cần phải tìm những phương tiện vận tải khác phù hợp hơn để di chuyển hàng hóa.
- Yêu cầu loại phương tiện vận chuyển đặc biệt: Đối với loại hàng hóa OOG, đơn vị vận tải cần sử dụng những phương tiện vận chuyển chuyên biệt: như tàu rời, container mở hoặc loại xe tải đặc biệt. Điều này cũng đòi hỏi sự chuẩn bị và tổ chức kỹ lưỡng và chi tiết hơn, để đảm bảo an toàn, nhanh chóng và hiệu quả trong quá trình vận chuyển.
- Mức phí vận chuyển cao hơn: Bởi vì yêu cầu sử dụng những phương tiện vận chuyển đặc biệt, nên hàng quá khổ thường sẽ đi kèm với mức chi phí vận chuyển cao hơn khá nhiều so với mặt hàng thông thường. Những phương tiện đặc biệt sẽ này đòi hỏi sự chuyên nghiệp và kỹ thuật cao, cũng như những biện pháp bảo vệ và an toàn phù hợp.
- Khó khăn trong việc quản lý và xử lý hàng hóa: Hàng hóa OOG còn có thể gây ra khó khăn trong quá trình quản lý và xử lý hàng hóa. Hàng hóa quá khổ đòi hỏi sự chú ý đặc biệt nhằm để đảm bảo tính chính xác, chất lượng và hiệu quả trong việc định vị, đóng gói, vận chuyển và giao nhận hàng hóa.
- Ảnh hưởng tới chuỗi thời gian vận chuyển: Do yêu cầu quy trình đặc biệt và phức tạp hơn, nên hàng OOG có thể tốn nhiều thời gian hơn để vận chuyển, nếu so với những loại hàng thông thường. Việc phải xử lý và vận chuyển hàng hóa một cách cẩn thận, kỹ lưỡng và an toàn còn có thể làm gia tăng thời gian vận chuyển. Điều này gây ra sự chậm trễ trong chuỗi cung ứng sản phẩm.
- Cần tuân thủ theo những quy định và hạn chế về pháp lý: Hàng hóa quá khổ quá tải cần phải tuân thủ theo những quy định và bị hạn chế bởi pháp lý liên quan đến việc vận chuyển và an toàn giao thông. Việc không tuân thủ sẽ có thể dẫn đến những trường hợp vi phạm pháp lý, bị phạt tiền hoặc thậm chí tới mức bị ngừng vận chuyển hàng hóa.
Lời kết
Các doanh nghiệp đang gặp những vấn đề trong quá trình vận chuyển hàng OOG và khó khăn khi làm giấy tờ thông quan Hải Quan có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Finlogistics. Chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm xử lý hàng hóa quá khổ quá tải sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc nhanh chóng, uy tín và tối ưu nhất nhé!
Finlogistics
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0243.68.55555
- Phone: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
- Email: info@fingroup.vn