
Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu phôi thép các loại gồm những bước nào?
- Admin Finlogistics
- 10/02/2025
Nhập khẩu phôi thép đã trở thành một lĩnh vực cực kỳ quan trọng, bởi nhu cầu sản xuất và tiêu thụ sắt thép các loại tại Việt Nam ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, trước khi quyết định nhập khẩu mặt hàng này, các doanh nghiệp cần tìm hiểu và nắm rõ một số thông tin cần thiết, bao gồm các bước thủ tục và chính sách Nhà nước liên quan. Để có cái nhìn chi tiết hơn, hãy theo dõi nội dung trong bài viết dưới đây cùng Finlogistics nhé!
Thủ tục nhập khẩu phôi thép dựa trên cơ sở pháp lý nào?
Trước khi làm rõ quy trình và chính sách nhập khẩu phôi thép, chúng ta hãy tìm hiểu sản phẩm này là gì? Phôi thép là một loại kim loại trung gian trong quá trình sản xuất sắt thép, thường ở dạng đúc hoặc cán nóng, có hình chữ nhật hoặc hình vuông. Phôi thép sử dụng làm nguyên liệu sản xuất đa dạng những sản phẩm thép khác nhau, như thép thanh, thép dây hoặc thép ống liền mạch.
Dựa theo quy định pháp luật hiện hành tại Việt Nam, phôi thép là mặt hàng không nằm trong Danh mục hàng hoá bị cấm xuất khẩu. Do vậy, các cá nhân, doanh nghiệp có thể nhập khẩu sản phẩm này tương tự như hàng hoá khác, tuy nhiên cần cung cấp những giấy tờ pháp lý trước khi đưa vào sử dụng.
Ngoài ra, phôi thép nhập khẩu còn thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Công thương và Bộ Khoa học và Công nghệ. Dưới đây là một số Văn bản của các cơ quan có thẩm quyền quy định đến việc nhập khẩu sản phẩm phôi thép mà các cá nhân, doanh nghiệp có thể tham khảo:
- Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN và Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN: quy định về các bước thủ tục kiểm tra Nhà nước, nhằm bảo đảm chất lượng của các loại thép nhập khẩu
- Thông tư số 14/2017/TT-BCT (thay thế cho Thông tư 12/2015/TT-BCT): quy định về việc thực hiện chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng thép tại Việt Nam
- Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN (Thông tư số 58) do Bộ Công thương và Bộ Khoa học và Công nghệ công bố
- Quyết định số 2968/QĐ-BCT: quy định việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu về thị trường Việt Nam
- Quyết định số 918/QĐ-BCT: quy định về việc gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với các sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu về thị trường Việt Nam
Cùng một số Văn bản pháp lý khác liên quan đến thủ tục nhập khẩu phôi thép như: Luật Hải quan số 54/2014/QH13, Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, Thông tư số 39/2018/TT-BTC, Quyết định số 1105/QĐ-BCT, Quyết định số 957/QĐ-BCT,…
>>> Xem thêm: Làm rõ chi tiết từng bước làm thủ tục nhập khẩu thép các loại
Mã HS code phôi thép và thuế suất nhập khẩu chi tiết
Trước khi tiến hành các bước nhập khẩu, bạn cần chọn lựa chính xác mã HS code phôi thép để có thể xác định rõ các loại thuế phí cần nộp cũng như những Chính sách nhập khẩu liên quan.
#Mã HS code
Mỗi loại phôi thép sẽ có mã HS code khác nhau. Đây sẽ là căn cứ quan trọng giúp bạn thuận lợi hơn trong quá trình kê khai giấy tờ pháp lý, trước khi đưa vào sử dụng thực tiễn. Dưới đây bảng mã HS phôi thép tham khảo:
MÃ HS CODE MÔ TẢ SẢN PHÂM CHƯƠNG 72 SẮT VÀ THÉP Nhóm 7207 Sắt hoặc thép không hợp kim dạng bán thành phẩm - - 7207.11.00 Phôi thép không hợp kim, có mặt cắt ngang hình chữ nhật (kể cả hình vuông), chiều rộng dưới hai lần chiều dày (thường là phôi vuông) - - 7207.19.00 Phôi thép không hợp kim, loại khác (thường là phôi tròn hoặc các hình dạng khác không thuộc mã HS 7207.11.00) - - 7207.20.29 Phôi thép không hợp kim, có hàm lượng Carbon từ 0,25% trở lên tính theo khối lượng, loại khác - - 7207.20.99 Phôi thép không hợp kim, có hàm lượng Carbon từ 0,25% trở lên tính theo khối lượng, loại khác Nhóm 7224 Thép hợp kim khác ở dạng thỏi đúc hoặc các dạng thô khác; bán thành phẩm của thép hợp kim khác - - 7224.90.00 Phôi thép hợp kim
Hơn nữa, trong từng nhóm mã HS code phôi thép sẽ bao gồm các mã nhỏ hơn, được chia ra thành nhiều loại dựa trên đặc điểm, tính chất, kích thước, hình dáng, thành phần,… của sản phẩm. Vì vậy, các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng để chọn lựa HS code phù hợp cho hàng hóa nhập khẩu của mình.
#Thuế nhập khẩu
Bên cạnh các loại thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT) cần nộp theo quy định Nhà nước, thuế nhập khẩu phôi thép còn bao gồm nhiều loại khác nhau, cụ thể:
- Thuế GTGT(VAT) là 10%
- Thuế tự vệ (theo Công văn số 10704/BCT-QLCT và Công văn số 1099/BCT-QLCT, Quyết định số 2968/QĐ-BCT)
- Thuế chống bán phá giá phôi thép do Bộ Công thương quy định và công bố
- Thuế suất áp dụng đối với loại thép không gỉ cán nguội dạng cuốn hoặc dạng thấm được nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, Malaysia,… (theo Quyết định số 1656/QĐ-BCT)
- Thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu (theo Quyết định số 1105/QĐ-BCT).
- Thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép hình chữ H từ Trung Quốc (theo Quyết định số 957/QĐ-BCT).
Hướng dẫn chi tiết quy trình làm thủ tục nhập khẩu phôi thép
Các bước xử lý thủ tục nhập khẩu phôi thép khá phức tạp, tùy thuộc từng quốc gia và quy định cụ thể. Finlogistics sẽ trình bày một số bước cơ bản thường được nhiều doanh nghiệp vận dụng:
#Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng tại Chi cục
Nếu bạn muốn biết loại phôi thép của mình có cần tiến hành kiểm tra chất lượng hay không thì có thể tra cứu phụ lục I, phụ lục II và phụ lục III của Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN. Cụ thể:
- Phụ lục I: những sản phẩm thép không thuộc phạm vi điều chỉnh.
- Phụ lục II: những sản phẩm thép cần phải được kiểm tra về chất lượng, dựa trên một số tiêu chuẩn khác nhau như: Tiêu chuẩn cơ sở, Tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn khu vực cũng như quốc tế,….
- Phụ lục III: những sản phẩm cần phải được kiểm tra dựa trên Tiêu chuẩn Việt Nam, cũng như tiêu chuẩn của quốc gia xuất khẩu.
Các cá nhân, doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra Nhà nước về chất lượng nhập khẩu phôi thép tại Cơ quan Nhà nước làm thủ tục Hải Quan. Theo đó, bộ hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm các loại chứng từ sau:
- Giấy đăng ký kiểm tra Nhà nước về chất lượng đối với mặt hàng phôi thép (Phụ lục V, Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN).
- Giấy chứng nhận về sự phù hợp tiêu chuẩn hoặc Chứng thư giám định phù hợp với tiêu chuẩn (bản sao y có đóng dấu)
- Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn hoặc Chứng thư giám định đạt tiêu chuẩn (bản sao y có đóng dấu)
- Hợp đồng nhập khẩu, danh mục hàng hoá P/L, hóa đơn Invoice, vận đơn B/L, chứng nhận nguồn gốc xuất xứ C/O,… (bản sao y có đóng dấu)
- Đối với các loại mã HS phôi thép nhập khẩu nằm tại phần mục 2 của phụ lục III cần bổ sung thêm bản kê khai thép nhập khẩu. (do Bộ Công thương xác nhận, tương tự giấy xác nhận nhu cầu nhập khẩu do Sở Công thương chấp thuận).
#Bước 2: Xử lý thủ tục Hải Quan nhập khẩu
Bộ chứng từ thông quan nhập khẩu phôi thép hoàn chỉnh cần được chuẩn bị kỹ lưỡng, để nộp về cho cơ quan Hải Quan, bao gồm những loại giấy tờ quan trọng như sau:
- Phiếu đăng ký Kiểm tra Nhà nước về chất lượng, do Chi cục Tiêu chuẩn Đo Lường Chất Lượng xác nhận (bản gốc)
- Phiếu Công bố hợp chuẩn, hợp quy mặt hàng phôi thép (bản sao y)
- Một số loại giấy tờ có liên quan khác, ví dụ như: tờ khai Hải Quan nhập khẩu, hợp đồng, hoá đơn, danh sách hàng hoá, vận đơn B/L, C/O,…
#Bước 3: Thông quan lô hàng qua Hải Quan
Sau khi đã hoàn thành xong bước kiểm tra chất lượng phôi thép nhập khẩu và chuẩn bị giấy tờ, các cá nhân, doanh nghiệp tiến hành khai quan Hải Quan bằng phần mềm Hải Quan điện tử ECUS5/VNACCS. Sau khi cung cấp đầy đủ nội dung trên phần mềm khai báo, bạn đi in tờ khai cùng với bộ chứng từ và đến nộp cho Chi cục Hải Quan để đăng ký tờ khai. Tùy thuộc vào kết quả phân luồng (xanh, vàng hoặc đỏ), doanh nghiệp sẽ tiến hành những công việc phù hợp tiếp theo.
#Bước 4: Đưa mẫu test đi thử nghiệm hợp quy
Các cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu phôi thép cần đưa mẫu test sản phẩm đi thử nghiệm hợp chuẩn hợp quy tại một trong số những cơ quan Nhà nước dưới đây:
- Cục Viễn thông, thuộc Bộ Thông tin & Truyền thông
- Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận, trực thuộc các Cơ quan có thẩm quyền của Cục Viễn thông – Bộ Thông tin & Truyền thông
- Sở Thông tin & Truyền thông hoặc Chi Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Bộ hồ sơ chứng nhận hợp chuẩn hợp quy phôi thép bao gồm những loại giấy tờ sau đây:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp đúng theo quy định pháp luật (bản sao y)
- Bản công bố hợp chuẩn hợp quy đã được thiết kế theo mẫu quy định
- Giấy chứng nhận hợp chuẩn hợp quy phôi thép do tổ chức chứng nhận ban hành (bản sao y)
- Bản mô tả một số đặc điểm, tính chất nổi bật của sản phẩm phôi thép
#Bước 5: Nộp lại kết quả hợp quy cho Chi cục
Sau khi đã hoàn tất bộ hồ sơ hợp chuẩn hợp quy nhập khẩu phôi thép hoàn chỉnh, bạn nộp lại cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu thuế chống bán phá giá thép nhập khẩu cập nhật mới nhất
Kết luận
Tổng kết lại, hy vọng những nội dung trong bài viết trên của Finlogistics đã mang đến cho bạn những thông tin, chia sẻ hữu ích về quá trình nhập khẩu phôi thép các loại. Nếu tham khảo và thực hiện theo đúng quy định pháp luật, các cá nhân, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc xử lý thủ tục và hạn chế những sai sót không đáng có. Nếu cần hỗ trợ khi xuất nhập khẩu mặt hàng thép, bạn hãy gọi ngay đến cho chúng tôi qua số Hotline/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan) để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Finlogistics
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0243.68.55555
- Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
- Email: info@fingroup.vn