Thu-tuc-nhap-khau-khuon-kim-loai-00.jpg

Khuôn kim loại được sử dụng rất nhiều trong các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhằm phục vụ cho những hoạt động của doanh nghiệp. Vậy các bước thủ tục nhập khẩu khuôn kim loại diễn ra như thế nào? Nhà nước ban hành những Chính sách nào liên quan đến quá trình nhập khẩu mặt hàng này? Nên chọn mã HS code nào cho khuôn kim loại?… Tất cả những thắc mắc trên sẽ được Finlogistics giải đáp giúp bạn ngay trong bài viết này.

Thu-tuc-nhap-khau-khuon-kim-loai
Khuôn kim loại giúp các doanh nghiệp có thể tạo hình các vật liệu theo thiết kế sẵn cụ thể


Quy định Nhà nước đối với thủ tục nhập khẩu khuôn kim loại

Khuôn kim loại là sản phẩm thuộc vào Danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu về Việt Nam. Do đó, các chủ doanh nghiệp muốn làm thủ tục nhập khẩu khuôn kim loại cần dựa trên nhưng Văn bản pháp luật sau đây:

  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi & bổ sung (quy định về quy trình thực hiện thủ tục và giám sát Hải Quan, thuế suất xuất nhập khẩu,…)
  • Thông tư số 103/2015/TT-BKHCN (quy định về Danh mục các loại hàng hóa, sản phẩm xuất nhập khẩu)
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP (quy định về một số điều trong Luật quản lý ngoại thương)
  • Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg (quy định về việc nhập khẩu các loại thiết bị, máy móc hoặc dây chuyền công nghệ cũ đã qua sử dụng)
  • Thông tư số 09/2024/TT-BXD (sửa đổi & bổ sung một số định mức xây dựng tại Thông tư số 12/2021/TT-BXD)

Theo đó, khuôn kim loại nhập khẩu được áp dụng cho cả sản phẩm mới và mặt hàng cũ đã qua sử dụng. Đối với hàng mới, khuôn kim loại cần phải đăng ký làm Công bố hợp quy theo quy định nhằm bảo đảm lô hàng đủ điều kiện để có thể lưu thông trên thị trường. Đối với hàng cũ, doanh nghiệp cần phải có thêm Chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng và Chứng thư giám định máy móc.

Thu-tuc-nhap-khau-khuon-kim-loai
Các doanh nghiệp nhập khẩu khuôn kim loại bắt buộc phải làm Công bố hợp quy và Kiểm tra chất lượng hàng hóa

Mã HS code khuôn kim loại và thuế suất nhập khẩu

Việc tìm hiểu sản phẩm để xác định chính xác mã HS code khuôn kim loại cực kỳ quan trọng. Điều này giúp các doanh nghiệp hạn chế tình trạng áp sai mã HS, nộp đầy đủ thuế phí và tránh bị Hải Quan xử phạt.

#Mã HS code

Khuôn kim loại nhập khẩu là sản phẩm thuộc Phần XVII, Chương 84, phân nhóm 8480 (Hộp khuôn đúc kim loại; mẫu làm khuôn; đế khuôn; khuôn dùng cho kim loại (ngoại trừ khuôn đúc thỏi), cac-bua kim loại, thủy tinh, khoáng vật, cao su hoặc Plastic).

  • 8480.1000: Hộp khuôn đúc từ kim loại
  • 8480.2000: Đế khuôn

– Khuôn dùng để đúc kim loại hoặc cac-bua kim loại:

  • 8480.4100: Loại phun hoặc nén
  • 8480.4900: Loại khác
  • 8480.7190: Khuôn đúc kim loại cũ đã qua sử dụng

#Thuế nhập khẩu

Theo Biểu thuế xuất nhập khẩu 2025, thuế suất khuôn đúc kim loại nhập khẩu sẽ tùy thuộc vào từng mã HS code cụ thể như sau:

  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10%
  • Thuế nhập khẩu hàng hóa thông thường: 0 – 7,5 %
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi hàng hóa đặc biệt (C/O form E): 0%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi hàng hóa đặc biệt (C/O form AK): 0%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi hàng hóa đặc biệt (C/O form D): 0%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi hàng hóa đặc biệt (C/O form AJ): 0%
Thu-tuc-nhap-khau-khuon-kim-loai
Doanh nghiệp nhập khẩu cần xác định rõ mã HS của mặt hàng khuôn kim loại trước khi thông quan

Hướng dẫn quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu khuôn kim loại

Để thực hiện thủ tục nhập khẩu khuôn kim loại theo quy định Nhà nước, các doanh nghiệp cần thực hiện theo thứ tự các bước như sau:

#Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ Hải Quan hợp lệ

Để quá trình nhập khẩu khuôn kim loại diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ chứng từ, giấy tờ thông quan đầy đủ, bao gồm:

  • Tờ khai Hải Quan nhập khẩu khuôn kim loại
  • Sales Contract, Commercial Invoice, Packing List, Bill of Lading (B/L),…
  • Các loại giấy phép nhập khẩu, Chứng nhận hợp quy,…
  • Giấy chứng nhận xuất xứ C/O với điều kiện đáp ứng theo quy định.

#Bước 2: Đăng ký làm công bố hợp quy theo quy định

Khuôn kim loại nhập khẩu là sản phẩm được quản lý bởi Bộ Công Thương (theo Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg). Doanh nghiệp tiến hành đăng ký công bố hợp quy tại phòng thử nghiệm do BCT chỉ định hoặc những cơ quan ban ngành có thẩm quyền. Bộ hồ sơ đăng ký gồm có: Phiếu đăng ký hợp quy, giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp, tài liệu kỹ thuật (viết bằng tiếng Anh và tiếng Việt),…

#Bước 3: Khai báo và truyền tờ khai Hải Quan

Sau đó, doanh nghiệp tiến hành khai báo thông tin liên quan đến khuôn kim loại Hải Quan bằng hệ thống VNACCS. Trên tờ khai sẽ hiển thị đầy đủ những thông tin về người xuất khẩu, người nhập khẩu, tên hàng hoá, HS code, mức thuế cần nộp,… Tờ khai được truyền chính thức đến cho Hải Quan và sẽ được phân luồng (màu xanh, vàng và đỏ).

#Bước 4: Lấy mẫu test và gửi đến phòng thử nghiệm

Doanh nghiệp tiến hành lấy mẫu test của lô hàng khuôn kim loại nhập khẩu rồi gửi đến phòng thử nghiệm để kiểm tra. Sản phẩm sẽ được cấp giấy chứng nhận hợp quy nếu không có sai sót, sau từ 3 – 5 ngày làm việc.

Bước 5: Thanh lý tờ khai nhập khẩu và nộp thuế phí

Khi đã có bộ chứng từ đầy đủ và hợp lệ, doanh nghiệp đem tới cơ quan Hải Quan tại cửa khẩu để tiến hành thanh lý tờ khai. Cuối cùng, các chủ hàng chỉ cần đóng thuế phí nhập khẩu theo quy định và vận chuyển hàng hóa về kho.

Thu-tuc-nhap-khau-khuon-kim-loai
Quá trình nhập khẩu khuôn kim loại trải qua khá nhiều bước thủ tục khác nhau

Thủ tục nhập khẩu khuôn kim loại cần lưu ý những gì?

Để làm thủ tục nhập khẩu khuôn kim loại, các chủ hàng cần lưu ý một số điều để tránh xảy ra sai sót và tổn thất như sau:

  • Khuôn kim loại cần phải được xác định là hàng mới 100% hay hàng cũ đã qua sử dụng.
  • Việc chọn lựa đúng HS code cần dựa theo đặc điểm, tính chất, thành phần cấu tạo cũng như công dụng của từng loại khuôn đúc.
  • Khi khai tờ khai, chủ hàng cần ghi rõ sản phẩm mới hay đã qua sử dụng (theo Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg)
  • Khuôn kim loại cần phải được dán nhãn hàng hóa theo quy định Nhà nước.
  • Người nhập khẩu hàng hóa có trách nhiệm nộp đầy đủ thuế phí nhập khẩu hàng hóa trước khi tung ra thị trường bày bán, kinh doanh.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết quy trình nhập khẩu máy móc cũ về Việt Nam

Lời kết

Như vậy, bài viết trên của Finlogistics đã giúp bạn đọc tìm hiểu và tham khảo chi tiết các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu khuôn kim loại. Đây là mặt hàng cho phép nhập khẩu cả hàng mới và cũ, tuy nhiên cần xin giấy phép nhập khẩu và chứng nhận hợp quy theo đúng quy định pháp luật. Nếu bạn là chủ doanh nghiệp mới hoặc đang gặp vấn đề trong khâu xử lý hàng hóa, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline để được tư vấn kỹ lưỡng và hỗ trợ kịp thời nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-khuon-kim-loai


Thu-tuc-nhap-khau-may-phun-suong-00.jpg

Máy phun sương được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, từ việc cải thiện chất lượng không khí đời sống hàng ngày cho đến ứng dụng trong hoạt động công nông nghiệp. Để hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu máy phun sương cũng như những quy định Nhà nước có liên quan, hãy cùng với Finlogistics tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-may-phun-suong
Máy phun sương là thiết bị được nhiều gia đình sắm sửa vì sở hữu nhiều công năng đặc biệt


Thủ tục nhập khẩu máy phun sương dựa trên cơ sở pháp lý nào?

Tất tần tật các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu máy phun sương được quy định cụ thể trong một số Văn bản pháp luật Nhà nước dưới đây:

  • Thông tư số 39/2018/TT-BTC (bổ sung và sửa đổi một số điều về thủ tục Hải Quan; kiểm tra, giám sát & quản lý; thuế xuất nhập khẩu)
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP (quy định liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế dưới những hình thức xuất khẩu hoặc nhập khẩu)
  • Quyết định số 3810/2019/QĐ-BKHCN (quy định các  thiết bị làm mát không khí bằng hơi nước có công suất không quá 125 W phải kiểm tra chất lượng theo QCVN4:2009/BKHCN)
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP (quy định đối với những hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức độ xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả)
  • Nghị định số 111/2021/NĐ-CP (quy định những nội dung, hướng dẫn cách ghi và quản lý Nhà nước về nhãn dán đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, lưu thông tại Việt Nam)

Theo đó, mặt hàng máy phun sương nhập khẩu tương tự như những hàng hóa thông thường khác. Tuy nhiên, khi thông quan Hải Quan, các doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Loại máy phun sương cũ đã qua sử dụng nằm trong diện bị cấm nhập khẩu theo quy định Nhà nước
  • Máy phun sương cần phải được dán nhãn hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 111/2021/NĐ-CP
  • Doanh nghiệp cần xác định chính xác mã HS code của máy phun sương để nộp đúng số thuế và tránh bị phạt
Thu-tuc-nhap-khau-may-phun-suong
Doanh nghiệp nhập khẩu máy phun sương cần tham khảo và tuân thủ theo quy định pháp luật

Mã HS code máy phun sương và thuế suất nhập khẩu

Việc xác định và chọn lựa chính xác mã HS code máy phun sương là cực kỳ quan trọng trong quá trình nhập khẩu. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (VAT) và một số chính sách khác liên quan.

#Mã HS code

Để có thể chọn được mã HS code một cách chính xác, bạn cần phải nắm vững những đặc điểm cơ bản của hàng hóa, sản phẩm, ví dụ như: thành phần, chất liệu và tính chất kỹ thuật,… Dưới đây là bảng mã HS tham khảo của Finlogistics cho các doanh nghiệp quan tâm: 

MÃ HS CODE

MÔ TẢ SẢN PHẨM

8424.3000

Máy phun sương sử dụng để tưới cây hoặc dùng trong sân vườn

8509.8090

Máy phun sương tạo độ ẩm sử dụng trong gia đình

Lưu ý sản phẩm được nhắc đến trong bài viết này là loại máy phun sương tạo độ ẩm, được dùng trong gia đình (8509.8090)
Thu-tuc-nhap-khau-may-phun-suong
Hiện nay có ít nhất 02 loại máy phun sương, do đó doanh nghiệp cần phân biệt rõ để tránh áp sai HS code

#Thuế nhập khẩu

Dựa theo Biểu thuế xuất nhập khẩu 2025 mới nhất, mặt hàng máy phun sương nhập khẩu cần phải nộp đầy đủ những loại thuế cơ bản như sau:

  • Thuế nhập khẩu máy phun sương thông thường: 37,5%
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi hàng hóa với C/O form E: 0%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi hàng hóa với C/O form D: 0%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi hàng hóa với C/O form AJ: 0%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi hàng hóa với C/O form AK: 0%

Bộ hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu máy phun sương

Trước khi tiến hành thông quan Hải Quan, các chủ hàng cần chuẩn bị kỹ lưỡng bộ hồ sơ để tối ưu thời gian và tránh việc hàng bị lưu kho lưu bãi. Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu máy phun sương được quy định rõ trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư số 39/2018/TT-BTC (sửa đổi và bổ sung) như sau:

  • Tờ khai Hải Quan máy phun sương
  • Vận đơn (Bill of Lading – B/L); Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Phiếu đóng gói sản phẩm (Packing List); Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract);
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O) máy phun sương của nhà sản xuất (nếu có)
  • Catalogs chi tiết về sản phẩm (nếu có) cùng một số chứng từ khác (nếu Hải Quan yêu cầu)
Thu-tuc-nhap-khau-may-phun-suong
Tờ khai, Invoice, B/L và Packing List là những giấy tờ quan trọng nhất trong hồ sơ thông quan Hải Quan

>>> Xem thêm: Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu máy lọc nước chi tiết

Kết luận

Nếu là một chủ hàng và đang quan tâm đến các bước làm thủ tục nhập khẩu máy phun sương về thị trường nội địa để bày bán, kinh doanh thì bài viết này của Finlogistics là dành cho bạn. Hãy gọi hoặc liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên viên xuất nhập khẩu của chúng tôi để được tư vấn chi tiết và trải nghiệm dịch vụ Logistics chất lượng, an toàn, tối ưu hàng đầu bạn nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-may-phun-suong


Thu-tuc-nhap-khau-may-phat-dien-00.jpg

Máy phát điện là loại thiết bị có thể biến đổi cơ năng thành điện năng thông thường, với nguyên lý cảm ứng điện từ. Nhiều quốc gia từ châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan,… đang tích cực sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này đi khắp thế giới, bao gồm cả thị trường Việt Nam.

Do đó, thủ tục nhập khẩu máy phát điện cũng nhận được sự quan tâm đáng kể của các chủ hàng. Bài viết dưới đây mà Finlogistics sắp chia sẻ sẽ giúp ích rất lớn cho nhiều doanh nghiệp đang muốn nhập khẩu mặt hàng này, hãy cùng theo dõi nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-may-phat-dien
Mặt hàng máy phát điện về Việt Nam được nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau


Thủ tục nhập khẩu máy phát điện được Nhà nước quy định như thế nào?

Để quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu máy phát điện các loại được tiến hành một cách thuận lợi, các doanh nghiệp cần tham khảo kỹ một số Văn bản pháp luật có liên quan sau đây:

  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC, đã được sửa đổi & bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC (quy định về thủ tục Hải Quan, kiểm tra và giám sát Hải Quan và thuế xuất nhập khẩu hàng hóa)
  • Quyết định số 583/QĐ-TCHQ (ban hành Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu có rủi ro về phân loại hàng hóa)
  • Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg (quy định về việc nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị hoặc dây chuyền công nghệ cũ đã qua sử dụng)
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP (quy định về việc xử lý vi phạm hành chính trong Hải Quan)
  • Thông tư số 90/2024/TT-BTC (ban hành quy chuẩn quốc gia đối với mặt hàng máy phát điện dự trữ)

Theo những Văn bản ở trên, mặt hàng máy phát điện nhập khẩu không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm nhập về Việt Nam, tương tự như những mặt hàng thông thường khác. Tuy vậy, khi nhập khẩu mặt hàng này, bạn cũng cần chú ý những điểm sau:

  • Mặt hàng máy phát điện cũ đã qua sử dụng có tuổi thiết bị dưới 10 năm mới được phép nhập khẩu
  • Doanh nghiệp phải tuân thủ quy định dán nhãn hàng hóa (theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)
  • Việc chọn lựa và xác định chính xác mã HS code để nộp đúng thuế phí và tránh bị cơ quan chức năng phạt.
Thu-tuc-nhap-khau-may-phat-dien
Có khá nhiều Văn bản Nhà nước quy định về việc nhập khẩu máy phát điện các loại

Mã HS code máy phát điện và thuế suất nhập khẩu

Các doanh nghiệp muốn xác định được mã HS code thì cần phải căn cứ theo cấu tạo, kích thước, chất liệu, chứng năng,… của sản phẩm đó. Bạn chỉ cần xác định được nguyên tắc hoạt động và công dụng là có thể xác định được HS code máy phát điện. Dưới đây là bảng tổng hợp mã HS và thuế nhập khẩu ưu đãi của các loại máy phát điện hiện hành:

MÔ TẢ SẢN PHẨM

MÃ HS CODE

THUẾ NK ƯU ĐÃI

Máy phát điện xoay chiều, công suất không quá 12,5kVA

8501.6110

20%

Máy phát điện xoay chiều, công suất từ 12,5kVA đến không quá 75kVA

8501.6120

20%

Máy phát điện xoay chiều, công suất từ 75kVA đến không quá 150kVA

8501.6210

7%

Máy phát điện xoay chiều, công suất từ 150kVA đến không quá 375kVA

8501.6220

7%

Máy phát điện xoay chiều, công suất từ công suất trên 375kVA nhưng không quá 750kVA

8501.6300

0%

Tổ máy phát điện và động cơ đốt trong, công suất không quá 75kVA

8502.1100

15%

Tổ máy phát điện và động cơ đốt trong, công suất công suất trên 75kVA nhưng không quá 125kVA

8502.1210

10%

Tổ máy phát điện và động cơ đốt trong, công suất trên 125kVA nhưng không quá 375kVA

8502.1220

10%

Ngoài ra, thuế suất nhập khẩu thông thường và thuế GTGT (VAT) đối với máy phát điện nhập khẩu đang ở mức 10%. Doanh nghiệp cũng có thể xin chứng nhận C/O từ nhà sản xuất để được hưởng những mức ưu đãi về thuế khác.

Thu-tuc-nhap-khau-may-phat-dien
Doanh nghiệp cần chọn lựa đúng mã HS cho lô hàng máy phát điện của mình để tránh nộp thiếu thuế phí

>>> Xem thêm: Tổng hợp các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu động cơ điện

Bộ hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu máy phát điện

Những chứng từ cần thiết để tiến hành nhập khẩu mặt hàng máy phát điện các loại bao gồm:

  • Tờ khai Hải Quan máy phát điện
  • Hợp đồng thương mại (Sales Contract); Danh sách đóng gói (Packing List – P/L)
  • Hóa đơn thương mại (Invoice); Vận đơn hàng hóa (Bill of Lading – B/L)
  • Chứng nhận xuất xứ C/O từ nước xuất khẩu sản phẩm (nếu có)
  • Catalog sản phẩm (nếu có) và các tài liệu cần thiết khác nếu được yêu cầu

Những giấy tờ này doanh nghiệp sẽ cung cấp để làm thủ tục thông quan cho mặt hàng máy phát điện một chiều, xoay chiều, một pha, ba pha,… Quan trọng nhất vẫn là tờ khai, Invoice, B/L và chứng nhận xuất xứ C/O.

Thu-tuc-nhap-khau-may-phat-dien
Hồ sơ nhập khẩu máy phát điện cần được chuẩn bị trước khi tiến hành thông quan Hải Quan

Các bước tiến hành thủ tục nhập khẩu máy phát điện chi tiết

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy phát điện các loại bao gồm trình tự các bước như sau:

#Bước 1: Khai báo tờ khai nhập khẩu

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ nhập khẩu như: hợp đồng, hóa đơn Invoice, phiếu đóng gói P/L, vận đơn B/L, chứng nhận xuất xứ C/O,…. cũng như có thông báo hàng cập bến và mã HS code, bạn có thể tiến hành nhập liệu thông tin trên Hệ thống Hải Quan bằng phần mềm khai quan ECUS5/VNACCS.

#Bước 2: Mở tờ khai nhập khẩu

Hệ thống sẽ tự xác định và phân loại tờ khai theo một trong 03 luồng xử lý: xanh, vàng hoặc đỏ. Tùy theo từng luồng tờ khai, lúc này bạn sẽ đi in tờ khai và kèm theo bộ hồ sơ máy phát điện nhập khẩu đã chuẩn bị đến Chi cục Hải Quan để hoàn tất việc mở tờ khai.

#Bước 3: Thông quan lô hàng nhập khẩu

Các cán bộ Hải Quan sẽ chấp thuận cho thông quan tờ khai nếu không có gì sai sót. Doanh nghiệp khi này có thể thanh toán đầy đủ thuế phí nhập khẩu cho tờ khai để hoàn tất quá trình thông quan lô hàng máy phát điện.

#Bước 4: Nhận hàng và chuyển về kho

Để hoàn tất thủ tục thông quan, bạn sẽ cần thực hiện các bước cần thiết để có thể nhận hàng máy phát điện nhập khẩu về kho bãi bảo quản và sử dụng.

Thu-tuc-nhap-khau-may-phat-dien
Quy trình nhập khẩu máy phát điện qua Hải Quan giống như nhiều mặt hàng thông thường khác

Nhập khẩu máy phát điện cần lưu ý những vấn đề gì?

Có một số điều quan trọng mà các doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu máy phát điện cần lưu ý như sau:

  • Hãy chuẩn bị các loại chứng từ đầy đủ, trước khi bắt đầu nhập khẩu nhằm tránh tình trạng lưu kho lưu bãi, cũng như giảm bớt những chi phí không cần thiết.
  • Phải chấp hành, tuân thủ theo quy định về việc đánh dấu nhãn dán trên hàng hóa khi nhập khẩu máy phát điện.
  • Máy phát điện cũ vẫn có thể được nhập khẩu, tuy nhiên tuổi sử dụng không được quá 10 năm.
  • Không được phép phân phối và buôn bán máy phát điện ra thị trường khi tờ khai vẫn chưa được thông quan.
Thu-tuc-nhap-khau-may-phat-dien
Những lưu ý quan trọng cần nắm rõ khi nhập khẩu mặt hàng máy phát điện

>>> Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử

Kết luận

Mong rằng với các bước làm thủ tục nhập khẩu máy phát điện trên đây, các doanh nghiệp đang quan tâm có thể tiến hành quy trình nhập khẩu qua Hải Quan một cách thuận lợi. Nếu cần tư vấn thủ tục nhập khẩu hoặc hỗ trợ vận chuyển hàng hóa nội địa hoặc quốc tế, hãy liên hệ ngay với tổng đài của Finlogistics. Đội ngũ chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ và phục vụ khách hàng 24/7.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-may-phat-dien


Thu-tuc-nhap-khau-may-say-cong-nghiep-00.jpg

Máy sấy công nghiệp là dạng thiết bị được sử dụng để làm khô số lượng lớn đồ dùng cá nhân như: quần áo, khăn tắm, khăn trải giường, vải vóc, hàng dệt may,… Thủ tục nhập khẩu máy sấy công nghiệp về Việt Nam được quan tâm rất nhiều, nhằm phục vụ nhu cầu trong các khách sạn, bệnh viện, nhà hàng, tiệm giặt là,… Vậy quy trình nhập khẩu loại máy này như thế nào? Mời bạn đọc xem bài viết dưới đây của Finlogistics để hiểu rõ hơn nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-may-say-cong-nghiep
Máy sấy công nghiệp được sử dụng rất nhiều trong khách sạn, bệnh viện, nhà hàng,…


Căn cứ pháp lý khi làm thủ tục nhập khẩu máy sấy công nghiệp

Trước khi đi tìm hiểu thủ tục nhập khẩu máy sấy công nghiệp, bạn cần nằm rõ đặc điểm của 02 dạng máy sấy, được sử dụng phổ biến hiện nay, bao gồm: 

  • Dạng thứ nhất: Máy sấy công nghiệp dùng điện để làm nóng bộ tản nhiệt và tỏa nhiệt trong buồng sấy, giá rẻ và khá được ưa chuộng trên thị trường. Tuy nhiên, loại máy này đòi hỏi phải có nguồn điện ba pha để hoạt động.
  • Dạng thứ hai: Máy sấy công nghiệp dùng hơi nước để làm nóng bộ tản nhiệt và tỏa nhiệt trong buồng sấy, giá đắt hơn so với loại máy sử dụng điện. Loại máy này yêu cầu phải có nồi hơi, tùy thuộc vào công suất hoạt động của từng máy. Hơn nữa, dạng thứ hai này cũng cần có nguồn điện ba pha để hoạt động.

Căn cứ theo Phụ lục I của Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, mặt hàng máy sấy công nghiệp không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm xuất nhập khẩu, do đó các doanh nghiệp có thể tiến hành các bước nhập khẩu như bình thường. 

Thu-tuc-nhap-khau-may-say-cong-nghiep
Doanh nghiệp nhập khẩu máy sấy công nghiệp tương tự như những mặt hàng thông thường khác

Mã HS code máy sấy công nghiệp và thuế nhập khẩu

Bạn cần chọn lựa chính xác mã HS code máy sấy công nghiệp để nộp đúng số thuế nhập khẩu bắt buộc đối với Nhà nước, cũng như tránh trường hợp Hải Quan bắt phạt. Theo đó, máy sấy công nghiệp có mã HS thuộc Chương 84: Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy móc và thiết bị cơ khí; những bộ phận của chúng. Dưới đây là bảng mã HS và thuế nhập khẩu chi tiết mà bạn nên tham khảo:

MÃ HS CODE

MÔ TẢ SẢN PHẨM

THUẾ GTGT (VAT)

THUẾ NK THÔNG THƯỜNG

THUẾ NK ƯU ĐÃI

8451

Các loại máy (trừ máy thuộc nhóm 84.50) dùng để giặt, làm sạch, vắt, sấy, là hơi, ép (kể cả ép mếch), tẩy trắng, nhuộm, hồ bóng, hoàn tất, tráng phủ hoặc ngâm tẩm sợi, vải dệt hoặc hàng dệt đã hoàn thiện và các máy dùng để phết hồ lên lớp vải đế hoặc lớp vải nền khác, dùng trong sản xuất hàng trải sàn như vải sơn lót sàn; Máy để quấn, tở (xả), gấp, cắt hoặc cắt hình răng cưa vải dệt

8451.2100

– – Sức chứa không quá 10kg vải khô mỗi lần sấy

8%

22,5%

15%

8451.2900

– – Loại khác

8%

4,5%

3%

Ngoài ra, lô hàng máy sấy công nghiệp còn bắt buộc phải dán nhãn mác hàng hóa nhập khẩu, bao gồm những thông tin cụ thể như sau:

  • Tên, phân loại sản phẩm
  • Nguốc gốc xuất xứ của máy sấy
  • Thông tin về đặc điểm, cách sử dụng máy sấy
  • Thông tin về cá nhân, tổ chức liên quan đến sản phẩm
Thu-tuc-nhap-khau-may-say-cong-nghiep
Việc xác định chính xác mã HS mặt hàng máy sấy công nghiệp rất quan trọng

Bộ hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu máy sấy công nghiệp

Hồ sơ Hải Quan nhập khẩu máy sấy công nghiệp các loại thường bao gồm bản scan hoặc bản gốc của những giấy tờ quan trọng sau đây:

  • Tờ khai Hải Quan máy sấy công nghiệp
  • Vận đơn (Bill of Lading – B/L); Hóa đơn (Commercial Invoice)
  • Phiếu đóng gói (Packing List); Hợp đồng (Sales Contract)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) máy sấy công nghiệp từ nhà sản xuất
  • Một vài loại giấy tờ cần thiết khác (nếu có)
Thu-tuc-nhap-khau-may-say-cong-nghiep
Khách hàng cần hỗ trợ xử lý các loại giấy tờ thông quan Hải Quan có thể liên hệ đến cho Finlogistics

Các bước trong quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy sấy công nghiệp

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy sấy công nghiệp lần lượt bao gồm các bước cơ bản như sau: 

#Bước 1: Khai báo tờ khai Hải Quan

Doanh nghiệp sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ gồm: Hợp đồng, Invoice, phiếu đóng gói, vận đơn, chứng nhận C/O, thông báo hàng cập bến và xác định chính xác HS code máy sấy công nghiệp thì có thể tiến hành nhập các thông tin khai báo lên trên Hệ thống của Hải Quan qua phần mềm chuyên dụng (ECUS5/VNACCS).

#Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan 

Hệ thống Hải Quan sẽ tự động báo lại kết quả phân luồng tờ khai sau khi khai báo xong. Lúc này, bạn chỉ việc đi in tờ khai ra và mang kèm cùng với bộ hồ sơ nhập khẩu tới Chi cục Hải Quan gần đó để mở tờ khai. Tùy theo từng mà luồng xanh, vàng hoặc đỏ mà doanh nghiệp sẽ thực hiện các bước mở tờ khai phù hợp.

#Bước 3: Thông quan tờ khai Hải Quan

Nếu kiểm tra toàn diện bộ hồ sơ không có lỗi gì, phía Hải Quan sẽ cho phép tờ khai được thông quan. Sau đó, doanh nghiệp có thể đóng thuế phí nhập khẩu cho tờ khai để sang bước thông quan lô hàng máy sấy công nghiệp nhập khẩu của mình.

#Bước 4: Đưa hàng về kho bảo quản & sử dụng

Tờ khai khi được thông quan thì doanh nghiệp tiến hành bước thanh lý tờ khai và hoàn thành nốt các thủ tục cần thiết để vận chuyển máy sấy công nghiệp về kho bảo quản & sử dụng.

Thu-tuc-nhap-khau-may-say-cong-nghiep
Các bước thực hiện nhập khẩu máy sấy công nghiệp cần chấp hành theo đúng quy định pháp luật

>>> Đọc thêm: Thủ tục nhập khẩu nồi hơi công nghiệp cần chú ý những vấn đề gì?

Lời kết

Như vậy, bài viết hữu ích trên của Finlogistics đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin liên quan đến quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy sấy công nghiệp. Nếu bạn muốn xin tư vấn xuất nhập khẩu hoặc cần hỗ trợ thông quan hàng hóa, hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi qua hotline/Zalo càng sớm càng tốt để được báo giá tốt nhất, cũng như trải nghiệm chất lượng dịch vụ uy tín hàng đầu.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-may-say-cong-nghiep


Thu-tuc-nhap-khau-cpu-may-tinh-00.jpg

CPU (Central Processing Unit – Đơn vị xử lý trung tâm) là một phần cực kỳ quan trọng trong máy tính hoặc các trang thiết bị điện tử thông minh. Vậy CPU có được phép nhập khẩu không? Thủ tục nhập khẩu CPU máy tính liên quan đến các Chính sách Nhà nước nào? Quy trình nhập khẩu mặt hàng này bao gồm những bước nào?… Finlogistics sẽ giải đáp tất tần tật những câu hỏi trên qua bài viết sau đây.

Thu-tuc-nhap-khau-cpu-may-tinh
CPU là một bộ phận rất quan trọng của máy tính và thiết bị điện tử


Những quy định pháp lý đối với thủ tục nhập khẩu CPU máy tính

Tương tự như những mặt hàng khác, CPU không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu. Chính sách liên quan đến thủ tục nhập khẩu CPU máy tính được quy định chi tiết trong một số Văn bản dưới đây:

  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi & bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC về quá trình nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam.
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP liên quan đến việc dán nhãn hàng hóa trên bao bì sản phẩm.
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định về Luật Quản lý Ngoại thương.
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP quy định về Mức xử phạt Hải Quan.
  • Thông tư số 04/2023/TT-BTTTT về Danh mục các sản phẩm thuộc quản lý của Bộ Truyền thông và Thông tin.

Để mặt hàng CPU máy tính nhập khẩu thuận lợi, các doanh nghiệp cần đáp ứng và tuân thủ đầy đủ những điều kiện pháp luật như sau:

  • Hàng nhập phải mới 100%, chưa qua sử dụng (hàng cũ đã qua sử dụng sẽ bị cấm nhập khẩu theo Thông tư số 05/2019/TT-BTTTT).
  • Mặt hàng CPU máy tính phải được đăng ký làm kiểm tra chất lượng trước khi nhập khẩu về thị trường.
  • Khi nhập khẩu CPU, doanh nghiệp buộc phải dán nhãn hàng hóa theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.
Thu-tuc-nhap-khau-cpu-may-tinh
Việc nhập khẩu CPU máy tính được quy định rõ trong nhiều Văn bản pháp lý

Mã HS code CPU máy tính và mức thuế suất nhập khẩu

Theo Biểu thuế xuất nhập khẩu 2025, mã HS code CPU máy tính thuộc Chương 84, cụ thể là 8471.4110 (Máy tính cá nhân, trừ loại máy tính xách tay của Phân nhóm 8471.30). Dựa theo HS code tham khảo, các mức thuế suất nhập khẩu mà doanh nghiệp cần phải đóng là:

  • Thuế GTGT (VAT): 10%
  • Thuế nhập khẩu là 5% hoặc 0% (nếu có C/O hợp lệ)
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt giữa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) form E: 0%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt giữa các nước ASEAN (ATIGA) form D: 0%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt giữa ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) form AJ: 0%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt giữa Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) form VJ: 0%
Thu-tuc-nhap-khau-cpu-may-tinh
Doanh nghiệp nhập khẩu CPU nên xin C/O từ nhà sản xuất để được nhận ưu đãi đặc biệt về thuế

Nhãn dán hàng hóa đối với CPU máy tính nhập khẩu

Việc nhãn dán hàng hóa nhập khẩu là yêu cầu bắt buộc trong quá trình giám sát và quản lý hàng hóa (Nghị định số 128/2020/NĐ-CP). Do đó, nội dung trên nhãn dán của CPU máy tính nhập khẩu phải chứa đầy đủ những thông tin được quy định trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, bao gồm:

  • Thông tin về bên xuất khẩu: tên cá nhân/doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại,…
  • Thông tin về bên nhập khẩu: tên cá nhân/doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại,…
  • Thông tin về hàng hóa: tên hàng, thông số kỹ thuật, thông số cảnh báo,…
  • Thông tin về nguồn gốc xuất xứ của lô hàng CPU máy tính 

Bộ hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu CPU máy tính

Trước khi tiến hành thủ tục nhập khẩu CPU máy tính, các doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ, bao gồm những giấy tờ cần thiết như:

  • Tờ khai Hải Quan nhập khẩu CPU máy tính
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh; Sales contract (Hợp đồng)
  • Packing List (Phiếu đóng gói hàng); Invoice (Hóa đơn thương mại)
  • Bill of Lading (Vận đơn); C/O (Giấy chứng nhận xuất xứ)
  • Hồ sơ kiểm tra chất lượng CPU máy tính
  • Catalogues, những giấy phép và chứng từ liên quan khác
Thu-tuc-nhap-khau-cpu-may-tinh
Hồ sơ nhập khẩu CPU máy tính chứa nhiều giấy tờ quan trọng

Hướng dẫn cụ thể quy trình làm thủ tục nhập khẩu CPU máy tính

Các bước nhập khẩu mặt hàng CPU máy tính đã được Finlogistics tổng hợp và hướng dẫn chi tiết trong những nội dung sau:

# Bước 1: Đăng ký làm kiểm tra chất lượng sản phẩm

Bạn cần chuẩn bị bộ chứng kiểm tra chất lượng gồm: Chứng nhận đăng ký kinh doanh, Hợp đồng, Invoice, B/L, Packing List,… cùng mẫu giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Sau đó, bạn mang hồ sơ đầy đủ đến Cơ quan đăng kiểm để xin xác nhận lên đơn đăng ký kiểm tra CPU máy tính nhập khẩu.

#Bước 2: Khai báo tờ khai Hải Quan

Tiếp theo là bước khai báo tờ khai về những thông tin của lô hàng trên Hệ thống Hải Quan điện tử (ECUS5), bao gồm: người xuất khẩu,người nhập khẩu, loại hàng hóa, mã HS code,… và kiểm tra thông tin ở trên chứng từ và trên hệ thống. Nếu tất cả thông tin đều chính xác thì bạn truyền tờ khai đến cho Cơ quan Hải Quan và lấy phân luồng tờ khai (màu đỏ, xanh và vàng).

#Bước 3: Lấy mẫu test để tiến hành thử nghiệm

Sau khi đã có kết quả phân luồng, bạn thực hiện các nghiệp vụ tùy theo từng loại màu luồng theo đúng quy định Hải Quan. Tiếp đó, bạn đưa mẫu test sản phẩm đến Trung tâm Kỹ thuật – Cục tần số vô tuyến điện để tiến hành kiểm tra chất lượng. Biên bản thử nghiệm mẫu test sẽ được trả về và lúc này bạn có thể xin giấy chứng nhận hợp chuẩn hợp quy sau khoảng ba ngày làm việc.

#Bước 4: Thanh lý tờ khai, thông quan hàng hóa

Sau khi lấy được kết quả kiểm tra chất lượng CPU máy tính nhập khẩu và giấy chứng nhận hợp chuẩn hợp quy, bạn mang tất cả bộ hồ sơ đến Hải Quan tại cửa khẩu để thực hiện nốt các bước thủ tục để hoàn tất việc thông quan lô hàng.

Thu-tuc-nhap-khau-cpu-may-tinh
Quy trình nhập khẩu CPU máy tính cần tuân thủ đúng quy định pháp luật

>>> Đọc thêm: Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi làm thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử?

Một vài lưu ý khi nhập khẩu mặt hàng CPU máy tính

Để quá trình nhập khẩu mặt hàng CPU máy tính được diễn ra an toàn, nhanh chóng và thuận tiện, các doanh nghiệp cần chú ý những điều sau:

  • Xác định rõ nguồn gốc, chất lượng sản phẩm cũng như các đối tác xuất khẩu uy tín.
  • Trước khi lô hàng CPU được nhập khẩu thì buộc phải dán nhãn hàng hóa.
  • Tuân thủ theo đúng những quy định về thuế phí đối với Cơ quan Nhà nước.
Thu-tuc-nhap-khau-cpu-may-tinh
Doanh nghiệp cần chú ý để không bị Hải Quan bắt phạt và thu giữ hàng hóa

Lời kết

Qua bài viết trên, Finlogistics mong rằng bạn đọc đã hiểu rõ những chính sách pháp lý và quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu CPU máy tính về Việt Nam. Liên hệ trực tiếp ngay cho chúng tôi qua hotline để được tư vấn, hỗ trợ xử lý nhập khẩu CPU nói riêng và nhiều hàng hóa khác nói chung.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-cpu-may-tinh


Thu-tuc-nhap-khau-trai-cay-00.jpg

Trước đây, trái cây các loại nhập khẩu từ các quốc gia như: Mỹ, Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc, New Zealand,… được coi là một mặt hàng đắt đỏ. Nhưng giờ đây, thủ tục nhập khẩu trái cây đã trở nên phổ biến hơn và xuất hiện rất nhiều tại thị trường Việt Nam.

Những hiệp định thương mại tự do FTA giữa Chính phủ Việt Nam với các quốc gia trên thế giới đã mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước. Vậy quy trình nhập khẩu mặt hàng trái cây cần trải qua những bước nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng Finlogistics để tìm hiểu thêm nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-trai-cay


Các Văn bản pháp lý quy định thủ tục nhập khẩu trái cây các loại

Doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu trái cây các loại nên tham khảo những Văn bản pháp lý do Nhà nước quy định dưới đây:

  • Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT
  • Thông tư số 34/2018/TT-BNNPTNT
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP
  • Thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT

Theo những Thông tư, Nghị định ở trên, các doanh nghiệp cần phải xin giấy phép nhập khẩu, trước khi đưa hàng trái cây về và làm bước kiểm dịch thực vật khi hàng cập cảng hoặc sân bay.

Thu-tuc-nhap-khau-trai-cay

Mã HS code cho hàng trái cây nhập khẩu

Mã HS code giữ vai trò quan trọng trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu trái cây nói riêng và cho mọi loại hàng hóa khác nói chung. Việc xác định chính xác HS code sẽ ảnh hưởng lớn đến mức thuế nhập khẩu, thuế GTGT (VAT) và một số chính sách nhập khẩu liên quan khác. Bạn có thể tham khảo mã HS của một vài loại trái cây phổ biến dưới đây:

  • Dừa (đã làm khô): 0801.1100
  • Chuối (kể cả chuối tươi, khô hoặc chuối lá): 0803
  • Ổi: 0804.5010
  • Dưa hấu: 0807.1100
  • Bơ: 0804.4000
  • Xoài: 0804.5020
  • Cherry (Anh đào): 0809.2100
  • Chanh: 0805.5000
  • Táo: 0808.1000
  • Cam: 0805.1010
  • Lê: 0808.3000
  • Việt quất: 0810.4000
  • Kiwi: 0810.5000
  • Măng cụt: 0804.5030

Thu-tuc-nhap-khau-trai-cay

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu bột trà xanh (Matcha) cần lưu ý những gì?

Bộ hồ sơ Hải Quan đối với hàng trái cây nhập khẩu

Các chủ hàng muốn tiến hành làm thủ tục nhập khẩu trái cây cần phải chuẩn bị bộ chứng từ theo quy định của Thông tư sửa đổi & bổ sung số 39/2018/TT-BTC. Danh sách những giấy tờ cần thiết bao gồm:

  • Tờ khai quan đối với hàng trái cây
  • Hợp đồng (Sales Contract); Phiếu đóng gói (Packing List)
  • Hóa đơn thương mại (Invoice); Vận đơn (Bill of Lading – B/L)
  • Giấy phép kiểm dịch thực vật (có dấu mộc)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ trái cây từ quốc gia xuất khẩu (nếu có)
  • Chứng nhận đạt chuẩn y tế của lô hàng (nếu có)

Đây đều là những tài liệu bắt buộc cần có để tiến hành thông quan cho mặt hàng trái cây nhập khẩu, quan trọng nhất vẫn là: tờ khai quan, Invoice, B/L và C/O. Những chứng từ khác có thể được Hải Quan yêu cầu bổ sung sau.

Thu-tuc-nhap-khau-trai-cay

Quy trình đăng ký kiểm dịch thực vật cho hàng trái cây nhập khẩu

Để tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật cho trái cây nhập khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu cần tuân theo một số yêu cầu sau đây:

  • Có giấy kiểm dịch thực vật từ quốc gia xuất xứ (Phytosanitary Certificate).
  • Quốc gia xuất khẩu phải nằm trong Danh sách được phép xuất khẩu sản phẩm nguồn gốc từ thực vật vào thị trường Việt Nam.

Dưới đây là các bước cơ bản thực hiện kiểm dịch cho mặt hàng trái cây:

#Bước 1: Khai báo hồ sơ đăng ký kiểm dịch

Bạn bắt đầu khai báo kiểm dịch cho lô hàng ở trên hệ thống Cổng thông tin một cửa quốc gia.

#Bước 2: Chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch

Hồ sơ kiểm dịch sẽ bao gồm:

  • Bộ hồ sơ nhập khẩu trái cây
  • Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật (mẫu sẵn bên dưới)
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật từ quốc gia xuất khẩu (bản gốc)
  • Giấy phép kiểm dịch thực vật (nếu có)

#Bước 3: Nộp hồ sơ tại Chi cục Kiểm dịch thực vật

Sau đó, bạn có thể nộp bộ hồ sơ trực tiếp tại Chi cục Kiểm dịch thực vật hoặc gửi qua đường bưu điện.

#Bước 4: Mở tờ khai nhập khẩu và lấy mẫu test kiểm dịch

Tại bước này, bạn tiến hành mở tờ khai nhập khẩu và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền đến lấy mẫu test kiểm dịch thực vật tại cảng/sân bay.

#Bước 5: Nhận chứng thư và bổ sung cho Hải Quan

Kết quả kiểm dịch sẽ được bổ sung vào Chứng thư cho Chi cục Kiểm dịch thực vật và Hải Quan xem xét và đánh giá đạt hay không.

Thu-tuc-nhap-khau-trai-cay

Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu trái cây thông quan Hải Quan

Sau khi thực hiện kiểm dịch thực vật xong và nhận được Chứng thư, doanh nghiệp sẽ tiến hành bước thông quan Hải Quan như sau: 

#Bước 1: Khai báo tờ khai Hải Quan

Sau khi chuẩn bị xong đầy đủ bộ chứng từ nhập khẩu (Hợp đồng, Invoice, Packing List, B/L, C/O và xác định rõ mã HS của lô hàng trái cây cần nhập, bạn có thể nhập các thông tin khai báo lên trên Hệ thống phần mềm khai quan.

#Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan

Tiếp theo, Hệ thống của Hải Quan sẽ tự động phân luồng tờ khai theo ba luồng màu: đỏ, xanh và vàng. Bạn đi in tờ khai ra và mang kèm cùng bộ hồ sơ nhập khẩu tới Chi cục Hải Quan tại địa phương để mở tờ khai, tùy theo từng màu phân luồng.

#Bước 3: Thông quan lô hàng trái cây

Nếu hồ sơ không có vấn đề gì, Hải Quan sẽ chấp thuận cho phép thông quan tờ khai. Lúc này, bạn có thể đóng thuế phí nhập khẩu cho tờ khai để có thể thông quan hàng hóa nhanh chóng.

#Bước 4: Chuyển lô hàng về kho bảo quản, phân phối

Tờ khai sau khi được thông quan, thì bạn sẽ cần tiến hành các bước thanh lý tờ khai và hoàn tất nốt những thủ tục cần thiết để có thể vận chuyển hàng về kho bãi.

Thu-tuc-nhap-khau-trai-cay

Những lưu ý cần thiết khi làm thủ tục nhập khẩu trái cây

Có một số điểm quan trọng mà các doanh nghiệp cần lưu ý trong quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu trái cây các loại về Việt Nam như sau:

  • Việc nộp đầy đủ thuế phí nhập khẩu là trách nhiệm của các doanh nghiệp.
  • Bạn cần tìm hiểu và chọn lựa chính xác mã HS code của từng loại trái cây.
  • Bạn nên đàm phán với nhà xuất khẩu yêu cầu cung cấp C/O để được hưởng ưu đãi đặc biệt về thuế phí
  • Mặt hàng trái cây khi nhập khẩu về nội địa phải thực hiện nghiêm chỉnh công tác kiểm dịch thực vật và kiểm tra về y tế nếu loại trái cây đó thuộc Danh mục phải kiểm tra y tế.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn từng bước làm thủ tục nhập khẩu nho khô mới nhất

Tổng kết

Các doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu trái cây cần ghi nhớ kỹ quy trình xử lý và những điều cần lưu ý, nhằm thông quan Hải Quan một cách nhanh chóng và thuận lợi. Nếu cần hỗ trợ xử lý giấy tờ khó hoặc vận chuyển hàng hóa quốc tế – nội địa, bạn đừng quên số hotline của Finlogistics: 0963.126.995 (Mrs.Loan). Đội ngũ chuyên viên của chúng tôi sẽ tư vấn và giúp bạn thông quan lô hàng trái cây một cách an toàn và tối ưu nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-trai-cay


Thu-tuc-nhap-khau-noi-hoi-cong-nghiep-00.jpg

Nồi hơi công nghiệp thường được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy, xí nghiệp,… nhằm mục đích chế biến và sản xuất sản phẩm, hàng hóa. Do đó, có nhiều doanh nghiệp muốn tìm mua và làm thủ tục nhập khẩu nồi hơi công nghiệp về để sử dụng hoặc kinh doanh. Vậy chi tiết các bước nhập khẩu mặt hàng nồi hơi này như thế nào. Hãy để Finlogistics giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc qua những nội dung dưới đây nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-noi-hoi-cong-nghiep


Thủ tục nhập khẩu nồi hơi công nghiệp dựa trên cơ sở pháp lý nào?

Quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu nồi hơi công nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải chuẩn bị kỹ lưỡng giấy tờ và tuân thủ theo những quy định pháp lý của Nhà nước. Bạn có thể tìm hiểu và tham khảo một số Văn bản pháp luật liên quan dưới đây:

Dựa theo những Văn bản nói trên, các doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu cần chú ý một số nội dung như sau:

  • Sản phẩm nồi hơi công nghiệp không thuộc Danh mục bị cấm nhập khẩu do Nhà nước quy định.
  • Nồi hơi nhập khẩu nếu có công suất trên 16 Bar sẽ có Bộ Công thương quản lý nhằm tiến hành các bước kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu.
  • Nếu sản phẩm nồi hơi có hiệu suất dưới 16 Bar thì không cần phải tiến hành kiểm tra hiệu suất năng lượng.
  • Sản phẩm nồi hơi công nghiệp cũ đã qua sử dụng có thời gian sử dụng không quá 10 năm mới được phép nhập khẩu về Việt Nam.

Thu-tuc-nhap-khau-noi-hoi-cong-nghiep

Mã HS nồi hơi công nghiệp và thuế suất nhập khẩu

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại nồi hơi công nghiệp khác nhau khiến cho các doanh nghiệp nhập khẩu nồi hơi gặp nhiều khó khăn để có thể chọn lựa chính xác. Dưới đây là bảng mã HS nồi hơi công nghiệp các loại tham khảo mà Finlogistics tổng hợp:

MÃ HS CODE

MÔ TẢ SẢN PHẨM

THUẾ SUẤT NHẬP KHẨU

Nồi hơi tạo ra hơi nước hoặc tạo ra hơi khác

8402.1110

Nồi hơi dạng ống nước với công suất hơi nước trên 45 tấn/giờ. Hoạt động bằng điện

0%

8402.1120

Nồi hơi dạng ống nước với công suất hơi nước trên 45 tấn/giờ. Không hoạt động bằng điện

0%

8402.1211

Nồi hơi dạng ống nước với công suất hơi nước trên 15 tấn/giờ nhưng không quá 45 tấn/giờ. Hoạt động bằng điện

5%

8402.1219

Nồi hơi dạng ống nước với công suất hơi nước không quá 15 tấn/giờ. Hoạt động bằng điện

5%

8402.1221

Nồi hơi dạng ống nước với công suất hơi nước trên 15 tấn/giờ nhưng không quá 45 tấn/giờ. Không hoạt động bằng điện

5%

8402.1229

Nồi hơi dạng ống nước với công suất hơi nước không quá 15 tấn/giờ. Không hoạt động bằng điện

5%

Nồi hơi tạo ra hơi khác, kể cả loại nồi hơi kiểu lai ghép 

8402.1911

Nồi hơi với công suất hơi nước trên 15 tấn/giờ. Hoạt động bằng điện

3%

8402.1919

Nồi hơi với công suất hơi nước dưới 15 tấn/giờ. Hoạt động bằng điện

3%

8402.1921

Nồi hơi với công suất hơi nước trên 15 tấn/giờ. Không hoạt động bằng điện

3%

8402.1929

Nồi hơi với công suất hơi nước dưới 15 tấn/giờ. Không hoạt động bằng điện

3%

8402.2010

Nồi hơi nước quá nhiệt hoạt động bằng điện

0%

8402.2020

Nồi hơi nước quá nhiệt không hoạt động bằng điện

0%

8403.1000

Nồi hơi nước sưởi trung tâm trừ các loại thuộc nhóm 84.02

0%

Bộ phận nồi hơi

8403.9010

Thân, vỏ hoặc vỏ bọc nồi hơi

0%

8403.9090

Các bộ phận khác của nồi hơi

0%

Đối với mặt hàng nồi hơi công nghiệp, mức thuế suất nhập khẩu được Nhà nước quy định như sau:

  • Thuế nhập khẩu thông thường mặt hàng nồi hơi: từ 4,5 – 7%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng nồi hơi: từ 0 – 5%
  • Thuế GTGT (VAT) mặt hàng nồi hơi: 10%

Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng có thể xin nhà sản xuất Giấy chứng nhận xuất xứ C/O để được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, lên đến 0%, tương ứng với những form C/O như: form E (ASEAN – Trung Quốc), form D (ASEAN với nhau), form AJ (ASEAN – Nhật Bản), form JV (Việt Nam – Nhật Bản), form AK (ASEA – Hàn Quốc),…

Thu-tuc-nhap-khau-noi-hoi-cong-nghiep

>>> Đọc thêm: Thủ tục nhập khẩu máy may công nghiệp cần lưu ý những gì?

Bộ chứng từ làm thủ tục nhập khẩu nồi hơi công nghiệp

Theo quy định pháp luật về thủ tục nhập khẩu nồi hơi công nghiệp, các doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ thông quan Hải Quan, gồm những giấy tờ như sau:

  • Tờ khai quan mặt hàng nồi hơi công nghiệp
  • Hóa đơn thương mại (Invoice); Phiếu đóng gói hàng (Packing List)
  • Vận đơn hàng hải (B/L); Hợp đồng thương mại (Sales Contract)
  • Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm nồi hơi
  • Chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O từ quốc gia xuất khẩu nồi hơi
  • Catalogs sản phẩm (nếu có) và một vài chứng từ quan trọng khác

(*) Lưu ý: Bạn nên chuẩn bị bộ chứng từ cho hàng nồi hơi nhập khẩu trước khi tiến hành các bước thủ tục Hải Quan, điều này sẽ giúp quá trình thông quan diễn ra nhanh chóng và giảm bớt thời gian lưu kho lưu bãi. Nếu cần tư vấn, hướng dẫn xử lý chứng từ các loại, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Finlogistics qua hotline: 0963.126.995 (Mrs.Loan)

Thu-tuc-nhap-khau-noi-hoi-cong-nghiep

Hướng dẫn quy trình làm thủ tục nhập khẩu nồi hơi công nghiệp

Các doanh nghiệp cần làm đăng ký thủ tục kiểm tra chất lượng cho sản phẩm nồi hơi trên 0,7 Bar. Tuy nhiên, để không tốn thời gian đăng ký thủ tục, bạn nên làm song song quy trình thủ tục kiểm tra chất lượng và thủ tục nhập khẩu nồi hơi công nghiệp qua Hải Quan.

#Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng nồi hơi

Đầu tiên, doanh nghiệp lên Hệ thống quốc gia để tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng. Bộ hồ sơ cần có bao gồm: phiếu đóng gói (Packing List), Hợp đồng, tờ khai hàng hóa nhập khẩu,…. Còn với tờ khai quan, bạn lên Cổng thông tin điện tử VNACCS/VCIS để làm đăng ký thủ tục nhập khẩu (miễn phí). 

Ngoài ra, bạn sẽ cần nộp hồ sơ để tiến hành kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu (nếu sản phẩm nồi hơi trên 16 Bar). Ngoài những chứng từ nêu trên thì bạn sẽ cần nộp thêm một bản báo cáo về thông số kỹ thuật của sản phẩm nồi hơi. Bạn bắt buộc phải nộp đầy đủ các loại chứng từ liên quan trong vòng 30 ngày, kể từ khi lô hàng nhập cảng, nếu không sẽ Hải Quan bắt phạt. 

#Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan

Kết quả tờ khai sẽ được trả về từ Hệ thống Hải Quan điện tử. Sau đó, bạn chỉ cần in tờ khai và mang kèm cùng bộ hồ sơ xuống đến Hải Quan để tiến hành mở tờ khai. Những chứng từ liên quan phải bao gồm cả giấy đăng ký kiểm tra chất lượng (có dấu xác nhận) và hồ sơ đăng ký kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu (có dấu xác nhận). Nếu việc mở tờ khai lâu hơn 15 ngày, bạn có thể sẽ phải nhận phí phạt.

#Bước 3: Thông quan lô hàng nồi hơi

Phía Hải Quan sẽ kiểm tra kỹ bộ chứng từ có liên quan, nếu không xảy ra thiếu sót gì thì doanh nghiệp có thể hoàn tất thông quan lò hơi nhập khẩu và nộp thuế nhập khẩu cần thiết. Nhiều trường hợp tuy thiếu giấy tờ nhưng bạn vẫn có thể đưa hàng hóa về kho, nhưng cần phải bổ sung sớm nhất cho Hải Quan, nếu không muốn bị phạt hành chính và tốn thời gian.

#Bước 4: Thanh lý tờ khai, vận chuyển hàng về 

Sản phẩm nồi hơi khi được thông quan thành công, thì bạn cần báo cho Trung tâm giám định để tiến hành kiểm tra hiệu suất tối thiểu và làm chứng thư hợp chuẩn hợp quy cho lô hàng. Sau khi đã có chứng thư, bạn nộp bổ sung cho Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công Thương là xong các bước.

Thu-tuc-nhap-khau-noi-hoi-cong-nghiep

Vài điều cần lưu ý khi đối với nồi hơi nhập khẩu

Thủ tục nhập khẩu nồi hơi công nghiệp rất nghiêm ngặt và có nhiều quy trình chặt chẽ, vì vậy bạn cần lưu ý một số điều như sau:

  • Niên hạn sử dụng của sản phẩm nồi hơi cũ không được vượt quá 10 năm
  • Linh kiện của sản phẩm nồi hơi cũ đã qua sử dụng thì không được phép nhập khẩu về Việt Nam
  • Doanh nghiệp cần nộp đầy đủ thuế phí nhập khẩu đối với Nhà nước
  • Có hai mã HS code đối với sản phẩm nồi hơi tạo ra hơi nước và nồi hơi tạo ra hơi khác
  • Nồi hơi có công suất trên 16 Bar phải đăng ký làm kiểm tra hiệu suất tối thiểu

Finlogistics – Dịch vụ hỗ trợ thủ tục nhập khẩu nồi hơi công nghiệp uy tín

Dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp nhập khẩu nồi hơi công nghiệp của Finlogistics có gì đặc biệt? Hãy cùng tham khảo chi tiết dưới đây nhé:

  • Tư vấn chi tiết, đầy đủ về những quy định pháp lý liên quan
  • Hỗ trợ chuẩn bị bộ hồ sơ, chứng từ liên quan đến hàng hóa
  • Nộp hồ sơ Hải Quan và tiến hành khai báo
  • Hỗ trợ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa, sản phẩm
  • Đại diện nộp thuế nhập khẩu thay khách hàng
  • Thực hiện vận chuyển lô hàng về kho bãi của khách hàng

Thu-tuc-nhap-khau-noi-hoi-cong-nghiep

>>> Đọc thêm: Tất tần tật quy trình làm thủ tục nhập khẩu van công nghiệp mới nhất

Lời kết

Như vậy, bài viết trên của Finlogistics đã đi sâu tìm hiểu và khái quát giúp bạn đọc về quy trình các bước làm thủ tục nhập khẩu nồi hơi công nghiệp các loại. Nếu doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu làm thủ tục, xử lý giấy tờ cho mặt hàng này, đừng ngần ngại mà gọi ngay đến cho đội ngũ chuyên viên của chúng tôi bằng số hotline chính thức: 0963.126.995 (Mrs.Loan).

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-noi-hoi-cong-nghiep


Thu-tuc-nhap-khau-may-in-nhiet-00.jpg

Máy in nhiệt chính là loại thiết bị in ấn sử dụng công nghệ in nhiệt trực tiếp, nhằm tạo những thông tin lên bề mặt giấy cảm nhiệt hoặc Decal cảm nhiệt, mà không dùng đến bất kỳ loại mực in nào. Vậy các bước thủ tục nhập khẩu máy in nhiệt được quy định như thế nào? Hãy cùng với Finlogistics tìm hiểu rõ hơn quy trình cũng như những điều cần lưu ý khi nhập khẩu mặt hàng này nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-may-in-nhiet
Khác với máy in thông thường, máy in nhiệt không sử dụng bất kỳ loại mực nào


Thủ tục nhập khẩu máy in nhiệt dựa vào chính sách nào?

Những chính sách đối với việc thực hiện thủ tục nhập khẩu máy in nhiệt được quy định chi tiết trong một số Văn bản Nhà nước dưới đây:

  • Nghị định số 60/2014/NĐ-CP quy định đến tuổi máy in nhiệt cũ đã qua sử dụng không được vượt quá 10 năm.
  • Thông tư số 16/2015/TT-BTTTT quy định đến thủ tục và những điều kiện nhập khẩu máy in nhiệt.
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi & bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC nêu rõ quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy in nhiệt và kiểm tra chất lượng hàng hóa.
  • Quyết định số 2479/QĐ-BTTTT quy định về các loại giấy phép cần thiết khi nhập khẩu máy in nhiệt.
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định về việc dán nhãn hàng hóa nhập khẩu, áp dụng đối với máy in nhiệt.
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP cung cấp hướng dẫn cụ thể về các bước nhập khẩu máy in nhiệt.

Tùy vào từng Văn kiện, những quy định trên có thể liên quan đến tuổi máy, giấy phép, dán nhãn hàng hóa,… cũng như các bước nhập khẩu máy in nhiệt chi tiết. Lưu ý, doanh nghiệp cần tiến hành làm kiểm tra chất lượng cho máy in nhiệt, trước khi thông quan hàng hóa.

Thu-tuc-nhap-khau-may-in-nhiet
Doanh nghiệp nhập khẩu máy in nhiệt cần tuân thủ đúng theo quy định pháp luật

Mã HS máy in nhiệt và thuế suất nhập khẩu

Trước khi tiến hành nhập khẩu, bạn cần chọn lựa chính xác mã HS máy in nhiệt để xác định mức thuế nhập khẩu cần nộp cho Nhà nước. Mã HS tham khảo như sau:

  • 8443.3290 (máy in nhiệt có dùng mạng)
  • 8443.3990 (máy in nhiệt không dùng mạng)

Theo đó, máy in nhiệt nhập khẩu chịu mức thuế suất ưu đãi là 0%, còn thuế GTGT (VAT) là 10%. Ngoài ra, hàng hóa nhập khẩu cần phải có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành (Nghị định số 43/2017/NĐ-CP): 

  • Tên hàng hóa
  • Tên, địa chỉ của bên sản xuất
  • Nguốc gốc, xuất xứ hàng hóa
  • Model, mã hàng hóa (nếu có)
  • Những nội dung khác (theo tính chất của từng loại sản phẩm)
Thu-tuc-nhap-khau-may-in-nhiet
Khác với máy in thông thường, máy in nhiệt không sử dụng bất kỳ loại mực nào

Bộ hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu máy in nhiệt

Bộ hồ sơ Hải Quan đối với máy in nhiệt nhập khẩu bao gồm một số chứng từ quan trọng sau đây:

  • Tờ khai Hải Quan máy in nhiệt
  • Hóa đơn thương mại (Invoice); Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract)
  • Vận đơn (B/L – Bill of Lading); Danh sách đóng gói (P/L – Packing List)
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O) máy in nhiệt từ nước xuất khẩu (nếu có)
  • Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng máy in nhiệt
  • Catalogs sản phẩm và một vài giấy tờ khác liên quan (nếu có)
Thu-tuc-nhap-khau-may-in-nhiet
Bộ hồ sơ Hải Quan cần hoàn thiện trước khi tiến hành nhập khẩu để tránh tình trạng lưu kho lưu bãi

>>> Xem thêm: Hướng dẫn các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu máy in mới nhất

Tạm kết

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất khi làm thủ tục nhập khẩu máy in nhiệt mà các doanh nghiệp đang quan tâm. Nếu có phản hồi gì về nội dung bài viết hoặc có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này, bạn hãy liên hệ ngay hotline/Zalo dưới để được Finlogistics tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng và an toàn nhé.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-may-in-nhiet


Thu-tuc-nhap-khau-khoa-cua-thong-minh-00.jpg

Thủ tục nhập khẩu khóa cửa thông minh từ nhiều quốc gia như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức,… đang nhận được sự quan tâm và tìm hiểu rất nhiều. Là loại thiết bị hiện đại được tích hợp công nghệ tiên tiến, khóa cửa thông minh cho phép người sử dụng có thể mở khóa bằng nhiều phương thức khác nhau như: vân tay, mật mã, thẻ từ hoặc thậm chí là điện thoại.

Tuy nhiên, việc nhập khẩu mặt hàng này không hề đơn giản, yêu cầu các doanh nghiệp phải tuân thủ theo từng bước và quy định pháp lý của Nhà nước. Nhằm đảm bảo hàng hóa cập bến một cách nhanh chóng và thuận lợi, bài viết dưới đây của Finlogistics sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quá trình xử lý và thông quan mặt hàng khóa cửa thông minh.

Thu-tuc-nhap-khau-khoa-cua-thong-minh


Thủ tục nhập khẩu khóa cửa thông minh dựa trên cơ sở pháp lý nào?

Việc thực hiện thủ tục nhập khẩu khóa cửa thông minh tại thị trường Việt Nam bị ràng buộc bởi nhiều chính sách, quy định pháp lý của Nhà nước, bao gồm:

  • Quyết định số 1171/QĐ-BKHCN
  • Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN
  • Thông tư số 39/2018/TT- BTC
  • Thông tư số 05/2018/TT-BTC
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP
  • Văn bản số 43/2021/TT-BTC

Theo đó, mặt hàng khóa cửa thông minh không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu về nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần phải chắc chắn rằng khóa cửa thông minh nhập khẩu là sản phẩm mới 100%, chưa qua sử dụng. Ngoài ra, khi tiến hành làm thủ tục, bạn còn cần phải lưu ý đến những vấn đề sau đây:

  • Doanh nghiệp buộc phải dán nhãn hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, bao gồm các thông tin đầy đủ về: nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, thông tin chi tiết của sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa,…
  • Doanh nghiệp cần chọn lựa chính xác mã HS code xác định đúng mức thuế suất cần nộp và tránh nguy cơ bị cơ quan chức năng phạt.

Thu-tuc-nhap-khau-khoa-cua-thong-minh

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu đèn LED bao gồm những bước làm nào?

Mã HS code khóa cửa thông minh và thuế suất nhập khẩu

HS code khóa cửa thông minh nhập khẩu giúp xác định được tên gọi, mô tả cấu tạo, đặc điểm, tính chất, công dụng, quy cách đóng gói và những thuộc tính khác nhau của sản phẩm. Dưới đây là bảng mã HS và thuế suất chi tiết đối với khóa cửa thông minh mà bạn nên tham khảo:

MÃ HS CODE

MÔ TẢ SẢN PHẨM

THUẾ NK THÔNG THƯỜNG

THUẾ NK ƯU ĐÃI

THUẾ GTGT

8301.4020

Khóa cửa

37,5%

25%

10%

8301.4090

Loại khác

37,5%

25%

10%

(*) Lưu ý: Theo Biểu thuế XNK 2025, khóa cửa thông thường và khóa cửa thông minh nhập khẩu được xếp cùng một mã HS code (8301.4020), với mức thuế nhập khẩu ưu đãi là 25%, còn thuế VAT là 10%.

Thu-tuc-nhap-khau-khoa-cua-thong-minh

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu khóa cửa thông minh

Bộ hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu khóa cửa thông minh được quy định rõ trong Thông tư số 39/2018/TT-BTC, bao gồm những giấy tờ quan trọng sau:

  • Tờ khai Hải Quan khóa cửa thông minh
  • Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract); Hóa đơn thương mại (Invoice)
  • Danh sách đóng gói (Packing List); Vận đơn hàng hải (Bill of Lading – B/L)
  • Chứng nhận xuất xứ của khóa cửa thông minh (C/O – Certificate of Origin) (nếu có)
  • Catalogs (nếu có) và những chứng từ khác nếu phía Hải Quan có yêu cầu

Trong số các loại chứng từ này, tờ khai Hải Quan, Invoice và B/L là những tài liệu quan trọng nhất mà các doanh nghiệo cần chú ý. Những tài liệu khác sẽ cần bổ sung sau khi Hải Quan yêu cầu.

Thu-tuc-nhap-khau-khoa-cua-thong-minh

Quy trình các bước chi tiết làm thủ tục nhập khóa cửa thông minh

Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu khóa cửa thông minh nói riêng và những hàng hóa khác nói chung được quy định cụ thể trong Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Dưới đây là một số bước cơ bản mà các doanh nghiệp cần nắm:

#Bước 1: Khai báo tờ khai Hải Quan

Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ cần thiết, xác định mã HS và có thông báo hàng đến, thì có thể tiến hành nhập thông tin trên Hệ thống của Hải Quan (ECUS5/VNACCS). Người nhập khẩu cần phải có đủ kiến thức và kinh nghiệm để nhập thông tin lên phần mềm. Nếu không, bạn có thể sẽ gặp phải những rủi ro không thể sửa chữa, gây tốn kém thời gian và chi phí để khắc phục.

#Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan

Hệ thống của Hải Quan sẽ tự động trả lại kết quả phân luồng tờ khai (màu xanh, vàng và đỏ) sau khi bạn hoàn thành khai báo. Bạn tiếp tục in tờ khai và nộp kèm với bộ hồ sơ thông quan tại Chi cục Hải Quan để có thể mở tờ khai. Thời gian mở tờ khai chậm nhất phải trong vòng 15 ngày, nếu không tờ khai của doanh nghiệp sẽ bị huỷ và bị phạt.

#Bước 3: Thông quan lô hàng khóa cửa thông minh

Cơ quan Hải Quan sẽ chấp thuận thông quan tờ khai khóa cửa thông minh nhập khẩu, nếu như kiểm tra thấy ko có vấn đề gì. Sau đó, bạn có thể tiến hành nộp thuế nhập khẩu, thanh lý tờ khai,… để hoàn tất bước thông quan lô hàng khóa cửa thông minh.

#Bước 4: Vận chuyển về kho để bảo quản & sử dụng

Sau khi tờ khai đã được phép thông quan, doanh nghiệp có thể hoàn tất các bước thủ tục cần thiết cuối cùng để thực hiện vận chuyển lô hàng về kho bãi để sử dụng.

Thu-tuc-nhap-khau-khoa-cua-thong-minh

Một vài lưu ý với mặt hàng khóa cửa thông minh nhập khẩu

Finlogistics đã tổng hợp lại những điều quan trọng mà bạn nên lưu ý trong quá trình thông quan mặt hàng khóa cửa thông minh nhập khẩu:

  • Doanh nghiệp cần hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ về thuế phí, theo quy định Nhà nước.
  • Việc tuân thủ đầy đủ quy định về việc dán nhãn hàng hóa là cực kỳ cần thiết.
  • Mặt hàng khóa cửa thông minh hiện nay đang chịu mức thuế VAT ở mức 10%.
  • Mã HS cần chọn lựa chính xác để tính đúng số thuế và tránh bị Hải Quan phạt tiền.
  • Doanh nghiệp nên đăng ký làm công bố phân loại thiết bị y tế, trước khi tiến hành nhập khẩu

>>> Xem thêm: Hướng dẫn quy trình xử lý thủ tục nhập khẩu máy in mới nhất

Lời kết

Trên đây là những thông tin hữu ích về thủ tục nhập khẩu khóa cửa thông minh mà Finlogistics muốn mang đến cho bạn đọc tìm hiểu và tham khảo. Nếu bạn đang gặp vấn đề trong quá trình xử lý hàng hóa hoặc thông quan Hải Quan mặt hàng khóa cửa hoặc bất kỳ hàng hóa nào khác, hãy liên hệ nhanh chóng với chúng tôi qua hotline/Zalo để được tư vấn MIỄN PHÍ và sử dụng dịch vụ xuất nhập khẩu uy tín, chất lượng hàng đầu hiện nay.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-khoa-cua-thong-minh


Thu-tuc-nhap-khau-may-thoi-khi-00.jpg

Máy thổi khí là loại thiết bị quan trọng trong một số ngành công nghiệp như: nuôi trồng thủy hải sản, xử lý nước thải,… Để làm thủ tục nhập khẩu máy thổi khí về thị trường Việt Nam, các cá nhân, doanh nghiệp cần phải nắm rõ những quy định pháp lý và chuẩn bị bộ hồ sơ cần thiết. Finlogistics sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn đọc các bước nhập khẩu sản phẩm này qua Hải Quan một cách nhanh chóng và tối ưu nhất, cùng theo dõi nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-may-thoi-khi


Chính sách Nhà nước đối với thủ tục nhập khẩu máy thổi khí

Tất tần tật quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu máy thổi khí được Nhà nước quy định cụ thể trong một số Nghị định, Thông tư và Văn bản pháp luật như sau:

  • Thông tư số 05/2018/TT-BTC về quy định đối với xuất xứ hàng hoá, sản phẩm
  • Thông tư số 39/2018/TT- BTC về quy định đối với thủ tục Hải Quan.
  • Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg về quy định đối với việc nhập khẩu dây chuyền máy móc, thiết bị công nghệ cũ đã qua sử dụng.
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP về quy định đối với việc xử phạt hành chính trong Hải Quan.
  • Văn bản số 43/2021/TT-BTC về quy định đối với việc quản lý tài chính và thuế quan.
Dựa vào những Văn bản nêu trên, mặt hàng máy thổi khí nhập khẩu sẽ không nằm trong Danh mục bị cấm. Do đó, khi tiến hành làm nhập khẩu mặt hàng này, các cá nhân, doanh nghiệp cần lưu ý:
  • Sản phẩm nhập khẩu bắt buộc phải dán nhãn hàng hoá (Nghị định số 43/2017/NĐ-CP), bao gồm những thông tin đầy đủ về: nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, thông tin chi tiết về sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ,…
  • Hàng máy thổi khí cũ đã qua sử dụng cần phải thực hiện giám định tuổi (không được phép vượt quá 10 năm), cùng một số tiêu chí và yêu cầu khác (Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg)
  • Mã HS code cần chọn lựa chính xác nhằm xác định đúng mức thuế suất và tránh rủi ro bị Hải Quan phạt.

Thu-tuc-nhap-khau-may-thoi-khi

Mã HS code máy thổi khí và thuế suất nhập khẩu

Việc xác định chính xác HS code máy thổi khí trước khi làm thủ tục nhập khẩu sẽ giúp các doanh nghiệp tránh tình trạng áp sai mã HS, ảnh hưởng đến mức thuế phí cần nộp. Dưới đây là bảng mã HS và thuế suất chi tiết cho các loại máy thổi khí mà bạn đọc nên tham khảo:

MÃ HS CODE

MÔ TẢ SẢN PHẨM

THUẾ NK THÔNG THƯỜNG

THUẾ NK ƯU ĐÃI

THUẾ GTGT

 

– – – Mức công suất không quá 125 kW:

 
 
 

8414.5930

– – – – Máy thổi khí (SEN)

22.5%

15%

8%

 

– – – Loại khác:

 
 
 

8414.5950

– – – – Máy thổi khí (SEN)

15%

10%

8%

Thu-tuc-nhap-khau-may-thoi-khi

>>> Đọc thêm: Dịch vụ giám định máy móc cũ đồng bộ mới nhất năm 2025

Bộ hồ sơ Hải Quan đối với máy thổi khí nhập khẩu

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu máy thổi khí được ghi rõ trong Thông tư số 39/2018/TT-BTC, bao gồm một số chứng từ quan trọng sau đây:

  • Tờ khai Hải Quan máy thổi khí
  • Hợp đồng ngoại thương; Hoá đơn thương mại (Invoice)
  • Danh sách đóng gói, Vận đơn đường biển B/L
  • Giấy chứng nhận xuất xứ máy thổi khí C/O (nếu có)
  • Catalogs sản phẩm (nếu có) và một số chứng từ khác

Trong danh sách các loại chứng từ này, thì tờ khai Hải Quan, Invoice và vận đơn B/L là những tài liệu quan trọng nhất mà bạn cần chú ý. Các chứng từ khác sẽ được phía Hải Quan yêu cầu bổ sung sau.

Thu-tuc-nhap-khau-may-thoi-khi

Hướng dẫn chi tiết các bước làm thủ tục nhập khẩu máy thổi khí

Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu máy thổi khí đã được quy định rõ ràng trong Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Dưới đây là một số bước thực hiện cơ bản mà bạn đọc cần nắm:

#Bước 1: Khai báo tờ khai Hải Quan

Doanh nghiệp sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ thông quan, xác định rõ mã HS sản phẩm và có thông báo hàng đến, thì có thể tiến hành nhập thông tin khai báo trên Hệ thống của Hải Quan (Ecus5). Nếu bạn chưa có kinh nghiệm hoặc kiến thức kê khai thì không nên tự khai, bởi sẽ gặp phải nhiều sai sót khó sửa chữa, gây mất thời gian và chi phí để có thể khắc phục.

#Bước 2: Mở tờ khai hải quan 

Hệ thống của Hải Quan sẽ tự trả về kết quả phân luồng tờ khai (màu xanh, vàng và đỏ). Tiếp theo, bạn đi in tờ khai và nộp lại kèm với bộ hồ sơ nhập khẩu tại Chi cục Hải Quan để tiến hành bước mở tờ khai máy thổi khí nhập khẩu. Doanh nghiệp nên mở tờ khai càng sớm càng tốt, chậm nhất trong vòng 15 ngày, tính từ ngày khai báo. Nếu để hạn quá, tờ khai của bạn sẽ bị hủy và có thể bị Hải Quan bắt nộp phí phạt.

#Bước 3: Thông quan hàng hoá

Nếu kiểm tra bộ hồ sơ không thấy có vấn đề gì, Hải Quan sẽ chấp thuận cho phép thông quan tờ khai máy thổi khí nhập khẩu. Lúc này, bạn có thể tiến hành nốt bước thanh toán thuế phí, thanh lý tờ khai cũng như hoàn tất thông quan hàng.

#Bước 4: Vận chuyển hàng về kho để bày bán

Sau khi tờ khai đã được thông quan, bạn cần hoàn thành những thủ tục cần thiết để có thể vận chuyển lô hàng máy thổi khí về kho bãi của mình để sử dụng hoặc bày bán ra thị trường.

Thu-tuc-nhap-khau-may-thoi-khi

Những lưu ý cần thiết khi làm thủ tục nhập khẩu máy thổi khí

Dưới đây là tổng hợp các lưu ý, kinh nghiệm quan trọng mà Finlogistics muốn xin chia sẻ đến cho bạn đọc tham khảo:

  • Mặt hàng máy thổi khí nhập khẩu chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) ở mức 10%.
  • Doanh nghiệp nhập khẩu cần tuân thủ tốt nghĩa vụ nộp thuế phí theo quy định Nhà nước.
  • Việc tuân thủ quy định về việc dán nhãn hàng hoá (Nghị định số 43/2017/NĐ-CP) là cực kỳ cần thiết.
  • Doanh nghiệp nên tìm hiểu và lựa chọn chính xác mã HS giúp tính đúng thuế và tránh các khoản phạt không đáng có.

>>> Đọc thêm: Tìm hiểu dịch vụ Hải Quan hàng máy móc cũ và mới mới nhất trọn gói

Kết luận

Tóm lại, thủ tục nhập khẩu máy thổi khí là quá trình phức tạp và đòi hỏi các doanh nghiệp phải chuẩn bị kỹ lưỡng về hồ sơ, chứng từ cũng như chấp hành đúng theo quy định của pháp luật. Nếu bạn cần tư vấn chuyên môn hoặc hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hoá các loại, hãy liên hệ trực tiếp ngay cho đội ngũ của Finlogistics để được trợ giúp.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-may-thoi-khi


Thu-tuc-nhap-khau-dau-goi-dau-00.jpg

Dầu gội đầu được xem như một phần thiết yếu trong quy trình chăm sóc cá nhân và làm đẹp. Nhu cầu đối với những sản phẩm chất lượng cao, nhất là các thương hiệu quốc tế, khiến thủ tục nhập khẩu dầu gội đầu về thị trường Việt được quan tâm hơn bao giờ hết. Nhằm giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề này, Finlogistics đã tổng hợp giúp bạn đọc những nội dung, thông tin hữu ích nhất trong bài viết dưới đây, cùng đón xem nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-dau-goi-dau


Thủ tục nhập khẩu dầu gội đầu dựa trên những quy định pháp lý nào?

Các cá nhân, doanh nghiệp mong muốn thực hiện thủ tục nhập khẩu dầu gội đầu cần tham khảo và tuân thủ theo quy định được ghi rõ trong một số Văn bản Nhà nước sau đây:

  • Thông tư số 39/2018/TT-BTC
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
  • Nghị định số 32/2019/NĐ-CP
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP
  • Nghị định số 98/2021/NĐ-CP
Có thể thấy rõ, mặt hàng dầu gội nhập khẩu không nằm trong Danh mục hàng bị cấm, nhưng khi tiến hành nhập khẩu, các cá nhân, doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo những quy định về Công bố mỹ phẩm. Cụ thể:
  • Những sản phẩm dầu gội đã có thương hiệu cần phải có giấy phép ủy quyền từ bên sản xuất mới có thể tiến hành nhập khẩu.
  • Doanh nghiệp phải đăng ký làm Công bố mỹ phẩm, theo quy định của Bộ Y tế trước khi bày bán sản phẩm ra thị trường.
  • Doanh nghiệp cần phải bảo đảm tuân thủ theo những quy định dán nhãn hàng hoá (theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)
  • Việc xác định đúng mã HS code của sản phẩm dầu gội đầu trước nhập khẩu rất quan trọng.

Thu-tuc-nhap-khau-dau-goi-dau

Mã HS code và thuế suất đối với dầu gội nhập khẩu

Các cá nhân, doanh nghiệp cần xác định chính xác mã HS dầu gội để áp thuế nhập khẩu thuận lợi. Theo Biểu thuế XNK 2025, sản phẩm dầu gội đầu thuộc Phần VI, Chương 33. Dưới đây là bảng mã HS và thuế suất các loại chi tiết mà bạn đọc nên tham khảo:

HS CODE

MÔ TẢ SẢN PHẨM

THUẾ NK THÔNG THƯỜNG

THUẾ NK ƯU ĐÃI

THUẾ VAT

3305

Những chế phẩm sử dụng cho tóc

 
 
 

3305.10

– Dầu gội đầu

 
 
 

3305.1010

– – Có khả năng chống nấm

22.5%

15%

10%

3305.1090

– – Loại khác

22.5%

15%

10%

Thu-tuc-nhap-khau-dau-goi-dau

Công bố mỹ phẩm đối với mặt hàng dầu gội đầu nhập khẩu

Theo quy định Nhà nước, sản phẩm dầu gội đầu nhập khẩu cần phải đăng ký thực hiện Công bố mỹ phẩm, trước khi được lưu hành ra bên ngoài thị trường.

Hồ sơ Công bố mỹ phẩm

Bộ hồ sơ đăng ký Công bố mỹ phẩm đối với mặt hàng dầu gội gồm những chứng từ cần thiết sau đây:

  • Phiếu đăng ký công bố mỹ phẩm (mẫu sẵn)
  • Nội dung công bố bao gồm: thành phần, tỷ lệ phần trăm và công dụng sản phẩm (bản mềm và bản cứng)
  • Giấy chứng nhận hàng hoá lưu hành tự do (CFS – Certificate of Free Sale)
  • Giấy phép ủy quyền của bên sản xuất dành cho cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu
  • Giấy đăng ký kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu dầu gội

Quy trình Công bố mỹ phẩm

Bạn có thể thực hiện công bố sản phẩm dầu gội đầu qua hai cách, đó là: nộp trực tiếp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp hồ sơ thông qua Cổng thông tin điện tử quốc gia. Dưới đây là quy trình nộp hồ sơ online:
  • Bước 1: Sau khi đã chuẩn bị kỹ bộ hồ sơ Công bố mỹ phẩm, bạn tạo lập tài khoản trên Hệ thống một cửa quốc gia (https://vnsw.gov.vn/).
  • Bước 2: Tiếp theo, bạn chọn cơ quan quản lý và nhập liệu đầy đủ thông tin theo yêu cầu, đồng thời đính kèm hồ sơ công bố lên Cổng thông tin. Lệ phí công bố sẽ được thông báo ngay khi nộp xong hồ sơ.
  • Bước 3: Cuối cùng, bạn nhận lại kết quả công bố từ Cổng thông tin một cửa.

Thu-tuc-nhap-khau-dau-goi-dau

Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu dầu gội đầu chi tiết

#Bước 1: Khai báo tờ khai Hải Quan

Để có thể thực hiện các bước thủ tục nhập khẩu dầu gội đầu, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và chi tiết theo quy định Thông tư số 39/2018/TT-BTC, bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Tờ khai Hải Quan dầu gội đầu
  • Phiếu Công bố mỹ phẩm có dấu xác nhận của cơ quan chức năng
  • Hoá đơn thương mại (Invoice); Danh sách đóng gói (Packing List)
  • Vận đơn (Bill of Lading); Hợp đồng thương mại (Sales Sontract)
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O) từ quốc gia xuất khẩu sản phẩm
  • Catalogs chi tiết về sản phẩm (nếu có)

Sau khi thu thập đầy đủ các chứng từ cần thiết và xác định chính mã HS, doanh nghiệp tiến hành nhập liệu thông tin khai báo lên trên Hệ thống của Hải Quan bằng phần mềm khai báo điện tử.

#Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan

Sau khi khai báo hoàn tất, Hệ thống sẽ phản hồi lại kết quả phân luồng tờ khai (xanh, vàng hoặc đỏ). Lúc này, doanh nghiệp cần đi in tờ khai và đưa hồ sơ nhập khẩu xuống đến Chi cục Hải Quan để mở tờ khai. Quá trình này sẽ thực hiện tuỳ theo từng phân luồng cụ thể.

#Bước 3: Thông quan tờ khai Hải Quan

Nếu hồ sơ dầu gội nhập khẩu kiểm tra không có vấn đề gì, phía Hải Quan sẽ cho phép tờ khai được thông quan. Doanh nghiệp lúc này có thể đóng thuế phí nhập khẩu cho tờ khai để hoàn thành thông quan lô hàng.

#Bước 4: Đưa hàng về kho bảo quản/sử dụng

Doanh nghiệp sẽ tiếp tục thanh lý tờ khai và hoàn tất nốt các bước cần thiết để có thể vận chuyển hàng về kho. Để sản phẩm dầu gội được phép lưu thông trên thị trường, các doanh nghiệp cần chú ý thực hiện việc tự công bố sản phẩm theo những quy định về An toàn thực phẩm.

Thu-tuc-nhap-khau-dau-goi-dau

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết các bước thủ tục nhập khẩu serum mới nhất

Vài điều cần lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu dầu gội đầu

Vậy khi làm thủ tục nhập khẩu dầu gội đầu, các cá nhân, doanh nghiệp cần chú ý những vấn đề nào?

  • Lô hàng dầu gội chỉ được phép thông quan khi doanh nghiệp hoàn thành đầy đủ thuế phí.
  • Mặt hàng dầu gội phải được đăng ký làm Công bố mỹ phẩm trước khi nhập khẩu, nhằm tránh phát sinh chi phí lưu kho bãi.
  • Việc dán nhãn sản phẩm là bắt buộc, nhằm bảo đảm đầy đủ thông tin theo quy định pháp luật.
  • Việc chọn lựa chính xác HS code cực kỳ quan trọng, giúp doanh nghiệp áp đúng thuế suất và tránh bị Hải Quan bắt phạt.
  • Một số chứng từ như CFS, giấy ủy quyền,… phải được cơ quan lãnh sứ quán hợp pháp hóa đóng dấu xác nhận.
  • Các doanh nghiệp nên yêu cầu nhà sản xuất cung cấp C/O, nếu muốn được hưởng những ưu đãi về thuế nhập khẩu (nếu có).

Lời kết

Thủ tục nhập khẩu dầu gội đầu yêu cầu các doanh nghiệp cần phải tuân thủ đầy đủ những quy định pháp lý, đặc biệt liên quan đến việc làm Công bố mỹ phẩm và An toàn thực phẩm. Nếu như doanh nghiệp của bạn mới lần đầu thực hiện hoặc đang gặp khó khăn trong quá trình nhập khẩu, hãy lưu lại số hotline/Zalo của đội ngũ Finlogistics: 0963 126 995 (Mrs.Loan). Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ mọi doanh nghiệp xử lý, thông quan và vận chuyển các loại hàng hoá một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-dau-goi-dau


Thu-tuc-nhap-khau-may-nen-khi-00.jpg

Do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng trong các ngành công nghiệp, dẫn đến thủ tục nhập khẩu máy nén khi từ nước ngoài về cũng ngày càng trở nên phổ biến hơn. Bài viết mới nhất dưới đây của Finlogistics sẽ hướng dẫn chi tiết giúp bạn về quy trình và những điều cần nắm khi nhập khẩu mặt hàng máy móc này!

Thu-tuc-nhap-khau-may-nen-khi


Những quy định của Nhà nước đối với thủ tục nhập khẩu máy nén khí

Để thực hiện tốt quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy nén khí, điều quan trọng nhất mà các doanh nghiệp cần nhớ đó là phải hiểu rõ những chính sách nhập khẩu áp dụng đối với mặt hàng này. Các quy định này được ghi rõ trong một số Văn bản pháp lý, bao gồm:

Dựa vào đó, có thể thấy sản phẩm máy nén khí thuộc Danh mục hàng hoá bị cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục nhập khẩu máy nén khí, cần lưu ý đến một số điểm như sau:

  • Máy nén khí cũ đã qua sử dụng tuy được phép nhập khẩu nhưng tuổi của thiết bị không được vượt quá 10 năm.
  • Doanh nghiệp không cần làm kiểm tra chất lượng khi tiến hành nhập khẩu máy nén khí.
  • Doanh nghiệp buộc phải dán nhãn hàng hoá theo quy định (Nghị định số 43/2017/NĐ-CP).
  • Nếu nhập khẩu riêng bình khí nén, doanh nghiệp cần có chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy, trước khi đưa vào sử dụng (không có văn bản áp dụng trong quá trình nhập khẩu hàng hoá).
  • Chọn lựa chính xác mã HS code máy nén khí để xác định mức thuế phải nộp và tránh bị Hải Quan phạt.

Thu-tuc-nhap-khau-may-nen-khi

Mã HS code và thuế suất chi tiết đối với máy nén khí nhập khẩu

Doanh nghiệp nhập khẩu máy nén khí các loại có thể tham khảo Chương 8414: Thiết bị bơm không khí hoặc bơm chân không, máy nén không khí hoặc chất khí khác và quạt; Nắp chụp hút tuần hoàn gió hoặc thông gió kèm theo quạt, có hoặc không có bộ phận lọc trong Biểu thuế xuất nhập khẩu 2025. Dưới đây là bảng mã HS máy nén khí nhập khẩu bạn có thể tham khảo qua:

MÃ HS CODE MÔ TẢ SẢN PHẨM
8414.3040 Máy nén khí sử dụng trong thiết bị làm lạnh, công suất làm lạnh > 21,10 kW hoặc dung tích làm việc từ 220cc trở lên (trong 01 chu kỳ)
8414.3090 Máy nén khí sử dụng trong thiết bị làm lạnh, loại khác
8414.4000 Máy nén không khí được lắp đặt trên khung và có bánh xe di chuyển

Theo bảng mã HS ở trên, các doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu máy nén khí cần nộp một số loại thuế phí sau đây:

  • Thuế suất nhập khẩu hàng hoá thông thường là: 10,5%
  • Thuế suất nhập khẩu hàng hoá ưu đãi là: 7%
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với máy nén khí là: 10%
  • Thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt từ Trung Quốc (có C/O form E) là: 0%
  • Thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt từ các quốc giá ASEAN (có C/O form D) là: 0%

Thu-tuc-nhap-khau-may-nen-khi

Hướng dẫn quy trình cụ thể thực hiện thủ tục nhập khẩu máy nén khí

Dưới đây là tổng hợp những bước cơ bản trong quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu máy nén khí mà các doanh nghiệp nên tham khảo:

#Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng máy nén khí

Để có thể đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ bộ tài liệu bao gồm:

  • Phiếu đăng ký kiểm tra chất lượng máy nén khí (04 bản gốc)
  • Hợp đồng mua bán (Sales Contract); Hoá đơn thương mại (Invoice Commercial)
  • Phiếu đóng gói chi tiết hàng hoá (Packing List); Vận tải đơn (Bill of Lading) (bản gốc hoặc bản scan)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) từ quốc gia xuất khẩu máy nén khí (bản scan)
  • Các chứng chỉ khác hoặc báo cáo kiểm tra hàng hoá (C/Q hoặc Test Report) (01 bản)
  • Bảng mô tả chi tiết về lô hàng (kèm theo hình ảnh thực tế)
Sau khi đã hoàn thiện xong chứng từ, doanh nghiệp nộp lên cho Sở Lao Động Thương Binh & Xã Hội. Doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy đăng ký kiểm tra có số đăng ký do cơ quan quản lý đóng dấu xác nhận, sau khoảng 1-2 ngày làm việc.

#Bước 2: Tiến hành xử lý thủ tục thông quan Hải Quan

Tiếp theo, doanh nghiệp bắt đầu truyền tờ khai điện tử qua Cổng thông tin trực tuyến của Hải Quan từ những thông tin trong bộ chứng từ thông quan máy nén khí nhập khẩu, bao gồm:

  • Phiếu đăng ký kiểm tra chất lượng máy nén khí (01 bản gốc)
  • Hoá đơn thương mại (Invoice); Vận tải đơn (B/L) (bản gốc hoặc bản scan)
  • Phiếu đóng gói chi tiết lô hàng máy nén khi (Packing List) (01 bản scan)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) từ đơn vị sản xuất máy nén khi (bản gốc)
  • Một số chứng từ có liên quan khác (khi Hải Quan yêu cầu)

Ngoài ra, nếu lô hàng cập cảng sớm, doanh nghiệp cần làm một công văn xin Hải Quan đưa hàng về kho bãi của mình để bảo quản, trong khi tiếp tục các bước thông quan.

Thu-tuc-nhap-khau-may-nen-khi

#Bước 3: Kiểm định hàng hoá và nộp bổ sung hồ sơ

Sau khi lô hàng máy nén khí nhập khẩu được chuyển về kho, Trung tâm kiểm định sẽ tiến hành lấy mẫu test thử nghiệm, diễn ra trong 3 – 5 ngày. Trung tâm kiểm định sẽ cấp giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm nhập khẩu của doanh nghiệp nếu đạt đủ tiêu chí.

Tiếp theo, doanh nghiệp cần nộp bổ sung những giấy tờ còn thiếu cho Sở Lao Động, Thương Binh & Xã Hội, bao gồm:

  • Giấy chứng nhận hợp chuẩn hợp quy do Trung tâm kiểm định cấp phép.
  • Tem phụ sản phẩm (nhằm xác định chính xác nguồn gốc và tuân thủ theo quy chuẩn chất lượng).
  • Những chứng từ khác (theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP) liên quan đến: chất lượng, an toàn hoặc quy trình sản xuất hàng hoá.

Khi doanh nghiệp đã nộp đầy đủ chứng từ máy nén khí nhập khẩu, Sở Lao Động, Thương Binh & Xã Hội sẽ tiến hành bước kiểm tra chất lượng, rồi cấp giấy thông báo kết quả kiểm tra chất lượng cho lô hàng máy nén khí.

>>> Xem thêm: Chi tiết quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy đóng gói mới nhất

Thu-tuc-nhap-khau-may-nen-khi

Lời kết

Finlogistics mong rằng với những thông tin hữu ích ở trên sẽ giúp cho các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy nén khí. Nhằm đáp ứng nhu cầu hỗ trợ xử lý thủ tục, giấy tờ nhập khẩu ngày càng cao của khách hàng, Finlogistics chúng tôi tự tin và luôn sẵn sàng mang đến dịch vụ uy tín và chuyên nghiệp nhất, cùng với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, dày dặn kinh nghiệm, luôn đặt cao lợi ích của khách hàng.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-may-nen-khi


Thu-tuc-nhap-khau-can-dien-tu-00.jpg

Cân điện tử với mức độ đo lường chính xác rất cao, thường xuyên được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như: sản xuất, y tế, thí nghiệm,… Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm được các bước thủ tục nhập khẩu cân điện tử như thế nào. Do đó, Finlogistics gửi tới bạn đọc hướng dẫn chi tiết tất tần tật về những quy định, quy trình xử lý thủ tục mặt hàng này qua bài viết hữu ích dưới đây.

Thu-tuc-nhap-khau-can-dien-tu


Một số quy định đối với thủ tục nhập khẩu cân điện tử

Các cá nhân, doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu cân điện tử cần nắm được những quy định pháp lý liên quan để giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể xảy ra. Dưới đây là những Chính sách nhập khẩu mặt hàng cân điện tử mà bạn nên tham khảo:

Ngoài ra, khi nhập khẩu mặt hàng cân điện tử, bạn cần chú ý đến một số vấn đề như sau:

  • Cân điện tử không thuộc Danh mục hàng bị cấm nhập khẩu về Việt Nam
  • Cân điện tử nhập khẩu thuộc quyền quản lý của Tổng cục Đo lường Chất lượng
  • Cân điện tử cũ đã qua sử dụng (thời gian dùng dưới 10 năm) được phép nhập khẩu
  • Doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá kiểm tra chất lượng cân điện tửtrước khi nhập khẩu
  • Bất kỳ hàng hoá nào, kể cả cân điện tử khi nhập khẩu đều phải dán nhãn
  • Doanh nghiệp cần xác định đúng mã HS cân điện tử để áp thuế chính xác

Thu-tuc-nhap-khau-can-dien-tu

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu đèn LED

Mã HS code và thuế suất đối với cân điện tử nhập khẩu

Mã HS code là một quy chuẩn dùng để phân các loại hàng hoá trên thế giới. Do đó, việc chọn lựa đúng mã HS của cân điện tử nhập khẩu sẽ giúp doanh nghiệp áp dụng mức thuế chính xác, tránh gặp rắc rối trong quá trình xử lý thủ tục.

#Mã HS code

Dưới đây là bảng tổng hợp mã HS của các loại sản phẩm cân điện tử hiện hành:

MÃ HS CODE

MÔ TẢ SẢN PHẨM

THUẾ NK ƯU ĐÃI

8423.1010

Cân điện tử được sử dụng để cân người hoặc trong gia đình

20%

8423.2010

Cân điện tử băng tải

0%

8423.3010

Cân điện tử dùng để cân trọng lượng cố định khi đóng gói vật liệu với trọng lượng xác định trước khi cho vào bao túi hoặc đồ chứa

0%

8423.8110

Cân điện tử dùng cho mục đích khác có trọng lượng cân tối đa không quá 30kgs

20%

8423.8231

Cân điện tử có thể dùng để cân hàng hóa từ 30kgs đến 1000kgs và sử dụng để cân xe có động cơ

7%

8423.8232

Cân điện tử có thể cân hàng hóa từ 30kg đến 1000kg cho các loại khác

7%

8423.8241

Cân điện tử có thể cân trên 1000kg đến 5000kg, dùng loại cân xe có động cơ

3%

8423.8242

Cân điện tử có thể cân trên 1000kg đến 5000kg, dùng được cho loại khác

3%

8423.8910

Cân điện tử khác

3%

#Thuế nhập khẩu

Các cá nhân, doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu cân điện tử chắc chắn phải chịu 02 loại thuế cơ bản, đó là thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT):

  • Thuế GTGT (VAT) cho sản phẩm cân điện tử: 10%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi cho sản phẩm cân điện tử là: từ 0 – 20%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, có C/O form D (từ các quốc gia khối ASEAN): 0%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, có C/O form E (từ Trung Quốc): 0%

Nếu bạn muốn được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thì nên yêu cầu bên bán hàng cung cấp đầy đủ Chứng nhận xuất xứ (C/O).

Thu-tuc-nhap-khau-can-dien-tu

Dán nhãn hàng hoá khi làm thủ tục nhập khẩu cân điện tử

Việc dán nhãn hàng hoá khi tiến hành thủ tục nhập khẩu cân điện tử là quy định bắt buộc của Nhà nước. Điều này không chỉ giúp giảm bớt rủi ro trong quá trình nhập hàng, mà còn bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp. Dưới đây là những thông tin chi tiết khi dán nhãn hàng hoá nhập khẩu:

#Những nội dung và vị trí cần dán

Những nội dung cơ bản cần có trên dán nhãn bao gồm:

  • Thông tin chi tiết của bên sản xuất sản phẩm
  • Thông tin chi tiết của đơn vị nhập khẩu sản phẩm
  • Thông tin chi tiết của sản phẩm cân điện tử: thông số, công năng,…
  • Nguồn gốc xuất xứ (C/O) của sản phẩm cân điện tử

Vị trí gắn nhãn dán nên để tại những vị trí dễ nhìn thấy, tạo sự thuận tiện và tiết kiệm thời gian kiểm tra của bên Hải Quan. Việc này cũng sẽ giúp lô hàng của bạn được thông quan nhanh hơn.

#Rủi ro khi không dán nhãn sản phẩm

Nếu như lô hàng cân điện tử nhập khẩu của bạn không dán nhãn, rất có thể sẽ phải đối mặt với một số rủi ro như sau:

  • Điều 22, Nghị định số 128/2020/NĐ–CP quy định về việc không dán nhãn hàng hoá khi tiến hành nhập khẩu có thể bị phạt hành chính. Mức phạt tùy thuộc vào từng đơn vị chịu trách nhiệm là cá nhân hay doanh nghiệp, có thể lên tới 60 triệu VNĐ.
  • Để được hưởng mức ưu đãi về thuế suất thì bạn cần phải có C/O. Tuy nhiên, nếu không có nhãn dán hàng hoá, thì chứng nhận của bạn sẽ bị bác bỏ.
  • Lô hàng của bạn rất dễ bị mất mát, thất lạc hoặc hư hỏng trong quá trình bốc xếp và vận chuyển.

Thu-tuc-nhap-khau-can-dien-tu

Hướng dẫn chi tiết các bước xử lý thủ tục nhập khẩu cân điện tử

#Bước 1: Khai báo tờ khai cân điện tử

Sau khi đã xác định rõ mã HS code và chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ cần thiết thì bạn bắt đầu khai báo tờ khai trên hệ thống VNACCS/VCIS. Dưới đây là những giấy tờ quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu cân điện tử:

  • Tờ khai Hải Quan cân điện tử
  • Hồ sơ đăng ký kiểm định chất lượng cân điện tử
  • Hợp đồng thương mại; Hoá đơn thương mại (Invoice)
  • Danh sách đóng gói hàng (Packing List); Vận đơn (B/L)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) từ bên sản xuất sản phẩm
  • Catalogs chi tiết về sản phẩm cân điện tử (nếu có)

#Bước 2: Đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm

Quy trình thực hiện đăng ký kiểm tra cân điện tử nhập khẩu, bạn có thể tham khảo dưới đây:

B1: Đăng ký kiểm tra hàng hoá

Sản phẩm cân điện tử thuộc Danh mục quản lý của Tổng cục Đo lường Chất lượng nên đây sẽ là nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm định chất lượng của bạn. Bạn có thể chọn lựa đăng ký trực tiếp hoặc thông qua hệ thống của Bộ Khoa học và Công nghệ. Bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra cần có như sau:

  • Tờ khai Hải Quan cân điện tử
  • Phiếu đăng ký kiểm tra chất lượng cân điện tử (theo mẫu)
  • Hoá đơn thương mại (Invoice); Hợp đồng mua bán (Contract)
  • Quy cách đóng gói; Vận tải đơn (B/L)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)

Ngoài ra, Tổng cục Đo lường sẽ không trực tiếp lấy mẫu test và kiểm định, do đó bạn sẽ cần đăng ký với một đơn vị khác được cấp phép để thực hiện kiểm định. Bạn cũng có thể tiến hành đăng ký kiểm tra song song cùng với việc khai báo tờ khai Hải Quan, nhằm bảo đảm tiến độ thông quan.

B2: Lấy mẫu test và tiến hành kiểm tra 

Tổng cục Đo lường sẽ xét duyệt hồ sơ của bạn sau 01 ngày làm việc. Sau đó, bạn mang bộ hồ sơ đăng ký có dấu xác nhận đến Chi cục Hải Quan để tiến hành các bước thông quan tiếp theo. 

Nếu hàng hoá của bạn đã được thông quan thì có thể liên hệ để đơn vị chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng đến lấy mẫu test. Bạn sẽ nhận được kết quả kiểm định sản phẩm cân điện tử nhập khẩu sau khoảng 4 – 5 ngày làm việc.

B3: Nhận kết quả 

Bạn nộp lại kết quả kiểm định lên hệ thống để bên Tổng cục Đo lường Chất lượng đánh giá. Nếu đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn, bên Tổng cục sẽ cấp cho bạn chứng nhận hợp chuẩn hợp quy. Lúc này, bạn chỉ cần đưa chứng nhận này cho bên Hải Quan để họ đóng vào cùng bộ hồ sơ cân điện tử nhập khẩu.

Thu-tuc-nhap-khau-can-dien-tu

#Bước 3: Mở tờ khai Hải Quan

Khi khai báo tờ khai thành công, hệ thống của Hải Quan sẽ tự trả về cho bạn kết quả phân luồng tờ khai (màu đỏ, màu vàng và màu xanh). Tùy vào từng kết quả phân luồng mà bạn có thể tiến hành các bước tiếp theo cho phù hợp. Sau đó, bạn in tờ khai và mang kèm bộ hồ sơ đến Chi cục Hải Quan đề tiến hành thông quan lô hàng.

#Bước 4: Thông quan lô hàng cân điện tử

Cán bộ Hải Quan sẽ kiểm tra kỹ hồ sơ cân điện tử nhập khẩu, nếu giấy tờ lô hàng không có vấn đề gì thì bạn chỉ cần hoàn tất việc đóng thuế và đưa hàng về kho bảo quản. Nếu chưa hoàn tất việc kiểm tra chất lượng thì bạn liên hệ với đơn vị chịu trách nhiệm để họ xuống lấy mẫu test.

#Bước 5: Thanh lý tờ khai và chuyển hàng về kho

Khi đã hoàn thành được các bước như ở trên, bạn chỉ cần nộp đầy đủ thuế phí và thanh lý tờ khai là lô hàng đã được thông quan thành công.

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu tủ lạnh mới nhất gồm những bước nào?

Thu-tuc-nhap-khau-can-dien-tu

Kết luận

Việc xử lý thủ tục nhập khẩu cân điện tử khá phức tạp đối với những doanh nghiệp mới và chưa có nhiều kinh nghiệm trong ngành. Do đó, giải pháp tối ưu cho vấn đề này chính là dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu của Finlogistics. Chúng tôi tự tin là một trong những đơn vị Logistics hàng đầu trong khu vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ gói dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói, với mức giá cạnh tranh nhất. Liên hệ ngay đến Tổng đài: 0963.126.995 (Mrs.Loan) để được hỗ trợ.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-can-dien-tu


Nhap-khau-phoi-thep-00.jpg

Nhập khẩu phôi thép đã trở thành một lĩnh vực cực kỳ quan trọng, bởi nhu cầu sản xuất và tiêu thụ sắt thép các loại ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, trước khi quyết định nhập khẩu mặt hàng này, các doanh nghiệp cần tìm hiểu và nắm rõ một số thông tin cần thiết, bao gồm những thủ tục và chính sách Nhà nước liên quan. Để có cái nhìn chi tiết hơn, hãy theo dõi nội dung trong bài viết dưới đây cùng Finlogistics nhé!

Nhap-khau-phoi-thep


Chính sách thủ tục nhập khẩu phôi thép các loại như thế nào?

Trước khi làm rõ quy trình và chính sách nhập khẩu phôi thép, chúng ta hãy tìm hiểu sản phẩm này là gì? Phôi thép là một loại kim loại trung gian trong quá trình sản xuất sắt thép, thường ở dạng đúc hoặc cán nóng, có hình chữ nhật hoặc hình vuông. Phôi thép sử dụng làm nguyên liệu sản xuất đa dạng những sản phẩm thép khác nhau, như thép thanh, thép dây hoặc thép ống liền mạch.

Dựa theo quy định pháp luật hiện hành tại Việt Nam, phôi thép là mặt hàng không nằm trong Danh mục hàng hoá bị cấm xuất khẩu. Do vậy, các cá nhân, doanh nghiệp có thể nhập khẩu sản phẩm này tương tự như hàng hoá khác, tuy nhiên cần cung cấp những giấy tờ pháp lý trước khi đưa vào sử dụng.

Ngoài ra, phôi thép nhập khẩu còn thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Công thương và Bộ Khoa học và Công nghệ. Dưới đây là một số Văn bản của các cơ quan có thẩm quyền quy định đến việc nhập khẩu sản phẩm phôi thép mà các cá nhân, doanh nghiệp có thể tham khảo:

  • Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN và Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN: quy định về các bước thủ tục kiểm tra Nhà nước, nhằm bảo đảm chất lượng của các loại thép nhập khẩu.
  • Thông tư số 14/2017/TT-BCT (thay thế cho Thông tư 12/2015/TT-BCT): quy định về việc thực hiện chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng thép tại Việt Nam.
  • Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN (Thông tư số 58) do Bộ Công thương và Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Nhap-khau-phoi-thep

>>> Xem thêm: Làm rõ chi tiết các bước làm thủ tục nhập khẩu thép các loại

Mã HS code và thuế suất đối với phôi thép nhập khẩu

Trước khi tiến hành các bước thủ tục nhập khẩu phôi thép các loại, bạn cần chọn lựa chính xác mã HS code sản phẩm của mình để xác định rõ các loại thuế suất cần nộp cho Nhà nước.

Mã HS code

Mỗi loại phôi thép nhập khẩu sẽ có mã HS khác nhau. Đây sẽ là căn cứ quan trọng giúp bạn thuận lợi hơn trong quá trình kê khai giấy tờ pháp lý, trước khi đưa vào sử dụng thực tiễn. Dưới đây bảng mã HS phôi thép tham khảo:

STT

MÃ HS CODE

MÔ TẢ SẢN PHÂM

1

7201

Gang thỏi; gang kính dạng thỏi, khối hoặc dạng thô khác

2

7202

Hợp kim fero

3

7203

Các sản phẩm chứa sắt được sản xuất trực tiếp từ quặng, sản phẩm sắt xốp, dạng tảng, cục hoặc hình thù tương tự; sắt có độ tinh khiết từ 99.94% dạng tảng, cục và dạng tương tự

4

7204

Phế liệu và mảnh vụn; thỏi đúc phế liệu được nấu lại từ sắt hoặc hợp kim thép của sắt

5

7205

Hạt và bột của gang thỏi, gang kính, thép và sắt 

6

7206

Sắt và thép không hợp kim dạng thỏi đúc và các dạng thô khác (trừ sắt thuộc nhóm 72.03)

7

7207

Sắt, thép không hợp kim dạng bán thành phẩm

8

7208

Sắt thép không hợp kim cán phẳng, chiều rộng 600mm trở lên, cán nóng, chưa phủ, tráng hoặc mạ

9

7209

Sắt thép không hợp kim, cán phẳng, chiều rộng từ 600mm trở lên, ép nguội, chưa phủ, tráng hoặc mạ

10

7210

Sắt thép không hợp kim, cán phẳng, chiều rộng từ 600mm trở lên, đã phủ, tráng, mạ

11

7211

Sắt thép không hợp kim cán phẳng, chiều rộng dưới 600mm, chưa phủ, mạ, tráng

12

7212

Sắt thép không hợp kim cán phẳng, chiều rộng dưới 600mm, đã phủ, mạ, tráng

13

7213

Sắt, thép không hợp kim, dạng que, thanh, cuộn cuốn không đều, cán nóng

14

7214

Sắt thép không hợp kim, dạng thanh, que, chưa gia công quá mức rèn, kéo nóng, cán nóng, ép đùn nóng, xoắn sau khi cán

15

7215

Sắt, thép không hợp kim, hình thù ở dạng thanh, que 

16

7216

Sắt, thép không hợp kim, hình thù dạng góc, khuôn, hình

17

7217

Dây sắt, thép không hợp kim

18

7218

Thép không gỉ dạng thỏi đúc hoặc dạng thô; bán thành phẩm 

19

7219

Thép không gỉ cán phẳng, chiều rộng sản phẩm từ 600mm trở lên

20

7220

Thép không gỉ cán phẳng,  chiều rộng dưới 600 mm

21

7221

Thép không gỉ cán phẳng, chiều rộng dưới 600 mm

22

7222

Thép không gỉ dạng thanh, que, góc, khuôn và hình khác

23

7223

Dây thép không gỉ

24

7224

Thép hợp kim khác dạng thỏi đúc, dạng thô và các bán thành phẩm 

25

7225

Thép hợp kim cán phẳng, chiều rộng sản phẩm từ 600mm trở lên

26

7226

Thép hợp kim cán phẳng, chiều rộng dưới 600mm

27

7227

Thép hợp kim dạng thanh, que, cán nóng, dạng cuộn không đều

28

7228

Thép hợp kim dạng thanh, que, góc, khuôn, hình; thép hợp kim hoặc không hợp kim dạng thanh và que rỗng 

29

7229

Dây thép hợp kim khác

Hơn nữa, trong mỗi mã HS phôi thép nhập khẩu sẽ bao gồm các mã nhỏ hơn, được chia ra thành nhiều loại dựa trên đặc điểm, tính chất, kích thước, hình dáng, thành phần,… của sản phẩm.

Thuế nhập khẩu

Bên cạnh các loại thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT) cần nộp theo quy định Nhà nước, mặt hàng phôi thép còn áp dụng thêm những loại thuế suất sau đây:

  • Thuế tự vệ (theo quy định tại Công văn số 10704/BCT-QLCT và Công văn số 1099/BCT-QLCT, Quyết định số 2968/QĐ-BCT đối với các loại thép dài và phôi thép nhập khẩu).
  • Thuế chống bán phá giá phôi thép do Bộ Công thương quy định và công bố.
  • Thuế suất áp dụng đối với loại thép không gỉ cán nguội dạng cuốn hoặc dạng thấm được nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, Malaysia,… (được quy định tại Quyết định số 1656/QĐ-BCT)
  • Thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu (được quy định tại Quyết định số 1105/QĐ-BCT).
  • Thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép hình chữ H từ Trung Quốc (được quy định tại Quyết định số 957/QĐ-BCT).

Nhap-khau-phoi-thep

Hướng dẫn chi tiết quy trình làm thủ tục nhập khẩu phôi thép

Các bước xử lý thủ tục nhập khẩu phôi thép khá phức tạp, tùy thuộc từng quốc gia và những quy định cụ thể. Finlogistics sẽ trình bày một số bước cơ bản thường được nhiều doanh nghiệp vận dụng:

#Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Nếu bạn muốn biết loại phôi thép của mình có cần tiến hành kiểm tra chất lượng hay không thì có thể tra cứu phụ lục I, phụ lục II và phụ lục III của Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN. Cụ thể:

  • Phụ lục I: những sản phẩm thép không thuộc phạm vi điều chỉnh.
  • Phụ lục II: những sản phẩm thép cần phải được kiểm tra về chất lượng, dựa trên một số tiêu chuẩn khác nhau như: Tiêu chuẩn cơ sở, Tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn khu vực cũng như quốc tế,….
  • Phụ lục III: những sản phẩm cần phải được kiểm tra dựa trên Tiêu chuẩn Việt Nam, cũng như tiêu chuẩn của quốc gia xuất khẩu.

Các cá nhân, doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra Nhà nước về chất lượng nhập khẩu phôi thép tại Cơ quan Nhà nước làm thủ tục Hải Quan. Theo đó, bộ hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm các loại chứng từ sau:

  • Giấy đăng ký kiểm tra Nhà nước về chất lượng đối với mặt hàng phôi thép (Phụ lục V, Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN).
  • Giấy chứng nhận về sự phù hợp tiêu chuẩn hoặc Chứng thư giám định phù hợp với tiêu chuẩn (bản sao y có đóng dấu)
  • Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn hoặc Chứng thư giám định đạt tiêu chuẩn (bản sao y có đóng dấu)
  • Hợp đồng nhập khẩu, danh mục hàng hoá P/L, hóa đơn Invoice, vận đơn B/L, chứng nhận nguồn gốc xuất xứ C/O,… (bản sao y có đóng dấu)
  • Đối với các loại mã HS phôi thép nhập khẩu nằm tại phần mục 2 của phụ lục III cần bổ sung thêm bản kê khai thép nhập khẩu. (do Bộ Công thương xác nhận, tương tự giấy xác nhận nhu cầu nhập khẩu do Sở Công thương chấp thuận).

Nhap-khau-phoi-thep

#Bước 2: Xử lý thủ tục Hải Quan nhập khẩu

Bộ chứng từ thông quan nhập khẩu phôi thép hoàn chỉnh cần được chuẩn bị kỹ lưỡng, để nộp về cho cơ quan Hải Quan, bao gồm những loại giấy tờ quan trọng như sau:

  • Phiếu đăng ký kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng nhập khẩu, do Chi cục Tiêu chuẩn Đo Lường Chất Lượng xác nhận (bản gốc)
  • Phiếu Công bố hợp chuẩn hợp quy sản phẩm phôi thép được nhập khẩu (bản sao y)
  • Một số loại giấy tờ có liên quan khác, ví dụ như: Tờ khai Hải Quan nhập khẩu, Hợp đồng, hoá đơn sắt thép thương mại, danh sách hàng hoá, vận đơn B/L, Chứng nhận về nguồn gốc xuất xứ C/O,…

#Bước 3: Thông quan lô hàng qua Hải Quan

Sau khi đã hoàn thành xong bước kiểm tra chất lượng phôi thép nhập khẩu và chuẩn bị giấy tờ, các cá nhân, doanh nghiệp tiến hành khai quan Hải Quan bằng phần mềm Hải Quan điện tử ECUS5/VNACCS. Sau khi cung cấp đầy đủ nội dung, thông tin trên phần mềm kê khai, bạn đi in tờ khai cùng với bộ chứng từ và đến nộp cho Chi cục Hải Quan để đăng ký tờ khai.

Tùy thuộc vào kết quả phân luồng (luồng xanh, luồng vàng hoặc luồng đỏ), các cá nhân, doanh nghiệp sẽ tiến hành những công việc phù hợp tiếp theo.

#Bước 4: Đưa mẫu test đi thử nghiệm về mức độ hợp quy

Các cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu phôi thép cần đưa mẫu test sản phẩm đi thử nghiệm hợp chuẩn hợp quy tại một trong số những cơ quan Nhà nước dưới đây:

  • Cục Viễn thông, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông
  • Những Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận, trực thuộc các Cơ quan có thẩm quyền của Cục Viễn thông – Bộ Thông tin và Truyền thông
  • Sở Thông tin và Truyền thông hoặc Chi Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Bộ hồ sơ chứng nhận hợp chuẩn hợp quy phôi thép bao gồm những loại giấy tờ sau đây:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp đúng theo quy định pháp luật (bản sao y)
  • Bản công bố hợp chuẩn hợp quy đã được thiết kế theo mẫu quy định
  • Giấy chứng nhận hợp chuẩn hợp quy phôi thép do tổ chức chứng nhận ban hành (bản sao y)
  • Bản mô tả một số đặc điểm, tính chất nổi bật của sản phẩm phôi thép

#Bước 5: Nộp lại kết quả hợp quy cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Sau khi đã hoàn tất bộ hồ sơ hợp chuẩn hợp quy nhập khẩu phôi thép hoàn chỉnh, bạn nộp lại cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Nhap-khau-phoi-thep

>>> Xem thêm: Thuế chống bán phá giá thép nhập khẩu cập nhật mới nhất năm 2025 

Kết luận

Tổng kết lại, hy vọng những nội dung trong bài viết trên của Finlogistics đã mang đến cho bạn những thông tin, chia sẻ hữu ích về quá trình nhập khẩu phôi thép các loại. Nếu tham khảo và thực hiện theo đúng quy định pháp luật, các cá nhân, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc xử lý thủ tục và hạn chế những sai sót không đáng có. Nếu cần hỗ trợ khi xuất nhập khẩu mặt hàng thép, bạn hãy gọi ngay đến cho chúng tôi qua số hotline/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan) để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Nhap-khau-phoi-thep


Thu-tuc-nhap-khau-go-van-ep-00.jpg

Mặt hàng gỗ ván ép được nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Indonesia, Malaysia,… Để làm thủ tục nhập khẩu gỗ ván ép về thị trường Việt Nam, đòi hỏi doanh nghiệp phải có đầy đủ kiến thức và chấp hành đúng quy định pháp luật. Trong bài viết dưới đây, Finlogistics xin chia sẻ đến bạn đọc quy trình thủ tục và những điều cần nắm khi xử lý thông quan mặt hàng này!

Thu-tuc-nhap-khau-go-van-ep


Chính sách Nhà nước đối với thủ tục nhập khẩu gỗ ván ép

Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu gỗ ván ép, các doanh nghiệp có thể tiến hành như bình thường, mà không cần xin giấy phép và làm kiểm tra chất lượng hoặc kiểm dịch y tế. Quá trình nhập khẩu gỗ ván ép được quy định rõ ràng trong một số Văn bản pháp lý sau đây:

  • Thông báo số 5344/TB-TCHQ
  • Nghị định số 08/2015/NĐ-CP
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC, sửa đổi & bổ sung cho Thông tư số 39/2018/TT-BT
  • Nghị định số 102/2020/NĐ-CP
  • Thông báo số 296/TB-CTVN-HTQT

Theo đó, mặt hàng gỗ ván ép không nằm trong Danh mục hàng bị cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, doanh nghiệp muốn thông quan ván gỗ ép nhập khẩu cần phải lưu ý những điểm như sau:

  • Sản phẩm cũ, đã qua sử dụng sẽ bị cấm nhập khẩu về Việt Nam
  • Một số loại gỗ quý hiếm thuộc diện bị cấm nhập khẩu
  • Khi tiến hành nhập khẩu phải dán nhãn hàng hoá (Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)
  • Chọn chính xác mã HS code để xác định đúng thuế phí và tránh bị Hải Quan phạt.

Thu-tuc-nhap-khau-go-van-ep

Mã HS code ván MDF và thuế nhập khẩu

Trước khi tiến hành các bước nhập khẩu ván gỗ ép Plywood MDF, các doanh nghiệp cần tìm hiểu và chọn lựa chính xác mã HS code cho sản phẩm của mình. Điều này giúp quá trình thông quan hàng hoá diễn ra thuận lợi, hạn chế việc áp sai mã HS, gây tổn thất chi phí và thời gian. Dưới đây là bảng mã HS code ván MDF

MÃ HS CODE

MÔ TẢ HÀNG HOÁ

4411

Ván sợi bằng gỗ hoặc chất liệu có chất gỗ, đã hoặc chưa ghép lại bằng keo hoặc chất kết dính hữu cơ khác

4411.1200

Ván sợi có tỷ trọng trung bình (MDF) – Dày không quá 5 mm

4411.1300

Ván sợi có tỷ trọng trung bình (MDF) – Dày trên 5 mm nhưng không quá 9 mm

4411.1400

Ván sợi có tỷ trọng trung bình (MDF) – Dày trên 9 mm

4412

Gỗ dán, tấm gỗ dán veneer và các loại gỗ ghép tương tự

- Gỗ dán khác, chỉ bao gồm những lớp gỗ (trừ tre), mỗi lớp có chiều dày không quá 6 mm

4412.3100

Với ít nhất một lớp ngoài bằng gỗ nhiệt đới

4412.3300

Loại khác, với ít nhất một lớp mặt ngoài bằng gỗ không thuộc loài cây lá kim

4412.3400

Loại khác, với ít nhất một lớp mặt ngoài từ gỗ không thuộc loài cây lá kim chưa được chi tiết tại phân nhóm 4412.33

4412.3900

Loại khác, với cả hai lớp mặt ngoài từ gỗ thuộc loài cây lá kim

- Gỗ Veneer nhiều lớp (LVL):

4412.41

−− Với ít nhất một lớp ngoài bằng gỗ nhiệt đới

4412.4110

−−− Với ít nhất một lớp ngoài bằng gỗ tếch

4412.4190

−−− Loại khác

4412.4200

−− Loại khác, với ít nhất một lớp mặt ngoài từ gỗ không thuộc loài cây lá kim

4412.4900

−− Loại khác, với cả hai lớp mặt ngoài từ gỗ thuộc loài cây lá kim

(*) Lưu ý:

  • Nhóm mã HS 4411 áp dụng đối với sản phẩm ván sợi từ gỗ hoặc chất liệu có chất gỗ.
  • Nhóm mã HS 4412 áp dụng đối với sản phẩm gỗ dán, tấm gỗ dán veneer và các loại gỗ ghép tương tự.
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi dành cho ván gỗ ép là 8%, thuế GTGT (VAT) là 10%.

>>> Xem thêm: Quy trình xử lý thủ tục nhập khẩu ván gỗ nhân tạo chi tiết nhất

Thu-tuc-nhap-khau-go-van-ep

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu gỗ ván ép các loại

Bộ hồ sơ nhập khẩu gỗ ván ép được quy định rõ trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC, có sửa đổi & bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC, bao gồm những giấy tờ quan trọng sau:

  • Tờ khai Hải Quan mặt hàng gỗ ván ép
  • Hợp đồng ngoại thương; Hoá đơn thương mại
  • Phiếu đóng gói; Vận đơn đường biển
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O) từ quốc gia xuất khẩu
  • Catalog (nếu có) cùng một số chứng từ khác (khi Hải Quan yêu cầu)

Trong số những chứng từ ở trên, doanh nghiệp cần chú ý đặc biệt tới: tờ khai Hải Quan, vận đơn B/L, Invoice,… Đối với những loại chứng từ khác, doanh nghiệp sẽ cung cấp khi có yêu cầu từ phía Hải Quan.

Thu-tuc-nhap-khau-go-van-ep

Hướng dẫn các bước thủ tục thông quan gỗ ván ép nhập khẩu

Quy trình nhập khẩu gỗ ván ép plywood MDF thông quan Hải Quan như sau:

  • Bước 1: Thông báo và theo dõi quy cách đóng gói hàng hoá từ bên bán hàng.
  • Bước 2: Kiểm kê lại bộ chứng từ nhập khẩu, bao gồm: Hợp đồng, Invoice, Packing List,…
  • Bước 3: Lấy thông tin booking chi tiết từ phía đại lý hãng tàu: địa điểm xuất phát, đích đến, tên hàng, khối lượng, trọng lượng,…
  • Bước 4: Nhận thông báo hàng tới và lấy Debit Note từ hãng tàu, sau đó tiến hành thanh toán để nhận Lệnh giao hàng D/O.
  • Bước 5: Thực hiện truyền tờ khai Hải Quan thông qua phần mềm ECUS.
  • Bước 6: Nộp lại hồ sơ khai báo cho Hải Quan xử lý theo quy trình. Nếu hàng bị luồng vàng, luồng đỏ, doanh nghiệp cần tiến hành nộp hồ sơ và kiểm hoá thực tế hàng hoá cùng Hải Quan.
  • Bước 7: Sau khi thông quan hàng hoá, doanh nghiệp hoàn tất thủ tục để lấy hàng về kho bảo quản.
  • Bước 8: Lưu giữ lại tất cả giấy tờ, chứng từ liên quan đến lô hàng, bao gồm cả báo cáo thuế và tiến hành kiểm tra sau thông quan (nếu cần).

Thu-tuc-nhap-khau-go-van-ep

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu ngói lợp mái bao gồm những bước nào?

Một số lưu ý cần thiết khi làm thủ tục nhập khẩu gỗ ván ép

Dưới đây là những chia sẻ, lời khuyên làm thủ tục nhập khẩu gỗ ván ép mà các doanh nghiệp cần chú ý:

  • Doanh nghiệp nhập khẩu cần đóng đầy đủ thuế phí
  • Gỗ ván ép khi nhập khẩu không cần tiến hành kiểm dịch
  • Việc dán nhãn hàng hoá là bắt buộc (theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)
  • Cần xác định đúng mã HS code để nộp chính xác ố thuế và tránh bị phạt
  • Bởi vì thuế nhập khẩu khá cao, nên doanh nghiệp nên yêu cầu nhà sản xuất cung cấp C/O để được ưu đãi thuế
  • Giấy tờ, chứng từ gốc nên chuẩn bị từ trước, nhằm tránh tình trạng lưu kho bãi

Kết luận

Quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu gỗ ván ép sẽ trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn nếu các doanh nghiệp có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về chứng từ và làm theo đúng thứ tự các bước quy định. Nếu bạn cần sự trợ giúp, hãy gọi ngay đến cho Finlogistics qua hotline: 0963.126.995 (Mrs.Loan) để được tư vấn kỹ càng hơn. Đội ngũ của chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7, nhanh chóng và uy tín nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-go-van-ep


Thue-chong-ban-pha-gia-thep-00.jpg

Bạn đang quan tâm đến vấn đề thuế chống bán phá giá thép nhập khẩu các loại? Lô hàng nhập khẩu của bạn đang chịu sắc thuế này? Những băn khoăn lo lắng này hoàn toàn có cơ sở, bởi lẽ nhiều nhóm sắt thép phải chịu mức thuế chống bán phá giá khá cao. Bài viết dưới đây của Finlogistics sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quát nhất về loại thuế này, cũng như những quy định pháp lý liên quan, cùng theo dõi nhé!

Thue-chong-ban-pha-gia-thep


Tổng quan về thuế chống bán phá giá thép đối với doanh nghiệp nhập khẩu

Đầu tiên, bạn cần phải hiểu khái niệm thuế chống bán phá giá là gì? Điều 4, Luật Thuế xuất nhập khẩu năm 2016 nêu rõ: “Thuế chống bán phá giá là một loại thuế nhập khẩu bổ sung, được áp dụng khi hàng hoá bán phá giá nhập khẩu vào thị trường Việt Nam gây ra hoặc đe dọa, gây ra thiệt hại lớn cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành, phát triển của ngành sản xuất trong nước“.

Tại Việt Nam, thuế chống bán phá giá thép đóng vai trò then chốt trong chính sách bảo vệ ngành sản xuất thép nội địa. Thông qua việc áp thuế, các nhà sản xuất thép trong nước có thể duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Loại thuế này được áp dụng đối với sản phẩm thép nhập khẩu từ những quốc gia có hành vi bán phá giá, giúp tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn cho các doanh nghiệp trong nước.

>>> Đọc thêm: Hướng dẫn cụ thể các bước thủ tục nhập khẩu thép ống mới nhất

Thue-chong-ban-pha-gia-thep

Cơ sở pháp lý và quy trình áp dụng thuế chống bán phá giá thép

Theo Luật Quản lý Ngoại thương và những quy định của WTO, Bộ Công Thương có thẩm quyền điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá thép nhập khẩu vào Việt Nam. Quá trình này bao gồm nhiều bước, từ việc tiếp nhận yêu cầu điều tra từ các nhà sản xuất trong nước, tiến hành điều tra để xác định có hay không hành vi bán phá giá, cho đến khi đưa ra quyết định áp thuế phí.

Quy trình điều tra chống bán phá giá thường sẽ bao gồm hai giai đoạn chính: điều tra sơ bộ và điều tra chính thức. Nếu có đầy đủ bằng chứng cho thấy sản phẩm thép nhập khẩu của doanh nghiệp bán phá giá gây thiệt hại cho ngành thép trong nước, Bộ Công Thương sẽ đưa ra quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá cho lô hàng.

Ảnh hưởng của thuế chống bán phá giá thép tới doanh nghiệp nhập khầu

Việc áp dụng thuế chống bán phá giá thép không chỉ làm tăng chi phí nhập khẩu cho doanh nghiệp, mà còn gây nên nhiều khó khăn khác như:

  • Chi phí nhập khẩu tăng cao: Thuế chống bán phá giá khiến giá bán thép nhập khẩu trở nên đắt hơn, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp sử dụng thép làm nguyên liệu.
  • Giảm sức cạnh tranh của thép nhập khẩu: So với sản phẩm thép sản xuất trong nước, thép nhập khẩu bị áp thuế sẽ kém cạnh tranh về giá bán. Điều này làm thay đổi cơ cấu của thị trường, gây khó khăn cho những doanh nghiệp nhập khẩu.
  • Phát sinh rủi ro trong quản lý thuế: Các doanh nghiệp nhập khẩu có thể đối mặt với nguy cơ bị truy thu tiền thuế hoặc phải làm thủ tục bổ sung, nhất là khi chính sách thuế chống bán phá giá thép sẽ được rà soát và thay đổi định kỳ.

Thue-chong-ban-pha-gia-thep

Những Quyết định hiện hành đối với thuế chống bán phá giá thép

Bộ Công Thương hiện nay đã ban hành và áp nhiều loại thuế chống bán phá giá thép các loại, nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau. Dưới đây là một số quyết định có liên quan và còn hiệu lực bạn có thể tham khảo:

  • Quyết định số 3390/QĐ-BCT áp dụng mức thuế từ 4,43 – 25,22% đối với sản phẩm thép cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc.
  • Quyết định số 1640/QĐ-BCT áp dụng mức thuế từ 22,09 – 33,51% đối với sản phẩm thép hình chữ H nhập khẩu từ Trung Quốc.
  • Quyết định số 3198/QĐ-BCT áp dụng mức thuế từ 2,53 – 34,27% cho các sản phẩm thép phủ màu (tôn màu) nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Bổ sung thêm bằng Quyết định số 2822/QĐ-BCT, gia hạn thêm 05 năm (từ ngày 24/10/2024 đến 23/10/2O29) về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
  • Quyết định số 3162/QĐ-BCT, áp thuế từ 3,07 – 37,29% đối với sản phẩm thép hợp kim và thép không gỉ nhập khẩu từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Đài Loan.
  • Quyết định số 3023/QĐ-BCT, rà soát và áp thuế từ 4,02 – 19,25% đối với sản phẩm thép mạ kẽm nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
  • Quyết định số 1535/QĐ-BCT, khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với các loại thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
  • Quyết định số 1985/QĐ-BCT, khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với các loại thép cán nóng từ Trung Quốc và Ấn Độ.

Tất cả những quyết định đối với thuế chống bán phá giá thép này là một phần trong chiến lược bảo vệ ngành sản xuất thép tại Việt Nam, nhằm hạn chế số lượng thép nhập khẩu giá rẻ, có nguy cơ gây thiệt hại lớn cho những nhà sản xuất trong nước.

Thue-chong-ban-pha-gia-thep

>>> Đọc thêm: Quy trình làm thủ tục nhập khẩu thép không gỉ gồm những bước nào?

Một số biện pháp ứng phó đối với thuế chống bán phá giá thép

Trước những thách thức của việc áp thuế chống bán phá giá thép nói chung, các doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng và linh hoạt để bảo vệ, duy trì hoạt động kinh doanh của mình:

  1. Theo dõi những chính sách, quy định mới: Việc cập nhật chính sách và quy định của Bộ Công Thương thường xuyên rất quan trọng, giúp các doanh nghiệp nắm bắt kịp thời những thông tin và điều chỉnh chiến lược nhập khẩu hợp lý.
  2. Chọn lựa nhà cung cấp uy tín, minh bạch: Doanh nghiệp nên hợp tác với những nhà cung cấp uy tín, có hồ sơ minh bạch, không bán phá giá và sở hữu quy trình xuất khẩu phù hợp, giúp giảm thiểu nguy cơ bị áp thuế chống bán phá giá.
  3. Tìm nguồn cung từ quốc gia không bị áp thuế: Việc đa dạng hóa nguồn cung từ những quốc gia không thuộc Danh mục bị áp thuế chống bán phá giá sẽ giúp các doanh nghiệp ổn định giá bán và duy trì sức cạnh tranh trên thị trường.
  4. Chuẩn bị kỹ hồ sơ chứng minh không bán phá giá: Khi được yêu cầu, doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng các loại giấy tờ, chứng từ nhằm chứng minh mặt hàng thép nhập khẩu không bán phá giá hoặc yêu cầu rà soát lại mức thuế nếu không phù hợp.
  5. Xem xét lại những yêu cầu rà soát định kỳ: Thuế chống bán phá giá thép thường được điều chỉnh sau một thời gian dài áp dụng. Do đó, doanh nghiệp nhập khẩu có quyền yêu cầu Bộ Công Thương rà soát và điều chỉnh lại mức thuế hợp lý nếu có bằng chứng cho thấy mặt hàng không còn bị bán phá giá.

Thue-chong-ban-pha-gia-thep

Tổng kết

Thuế chống bán phá giá thép chính là biện pháp tối ưu nhằm bảo vệ ngành sản xuất thép trong nước trước áp lực từ nguồn cung thép nhập khẩu giá thấp từ nước ngoài. Với những mức thuế áp dụng đối với mặt hàng thép các loại từ nhiều quốc gia, thuế chống bán phá giá ảnh hưởng không nhỏ tới chi phí nhập khẩu và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Liên hệ ngay với đội ngũ Finlogistics để được tư vấn và hỗ trợ các bước thủ tục nhập khẩu sắt thép các loại.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thue-chong-ban-pha-gia-thep


Nhap-khau-my-pham-00.jpg

Việc nhập khẩu mỹ phẩm vào thị trường Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể. Để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động nhập khẩu này, Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại tự do. Mục tiêu chính của những Hiệp định này là giảm bớt thuế nhập khẩu hàng mỹ phẩm xuống mức 0 – 5%. Nếu chưa kịp nắm bắt cơ hội đầy hứa hẹn này, thì bây giờ là thời điểm tốt nhất để bạn tìm hiểu kĩ hơn về quy trình làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng này!

Nhap-khau-my-pham


Hướng dẫn thủ tục công bố nhập khẩu mỹ phẩm

Mỹ phẩm là những chất hoặc chế phẩm được sử dụng trên các bộ phận bên ngoài của cơ thể con người (như da, tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh sản bên ngoài), răng và niêm mạc miệng. Chúng có chức năng làm sạch, mang lại hương thơm, thay đổi những đặc điểm hoặc hình thức bên ngoài, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ hoặc duy trì sức khỏe, vẻ đẹp của cơ thể.

Việc đăng ký và công bố mỹ phẩm nhập khẩu tại Việt Nam được thực hiện bởi Cục Quản lý Dược, trực thuộc Bộ Y tế Việt Nam. Đây là đơn vị Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận và đưa ra những quy định an toàn đối với mỹ phẩm. Tất cả các doanh nghiệp nhập khẩu và xuất khẩu mỹ phẩm đều bắt buộc phải làm Công bố sản phẩm, trước khi tiến hành bất kỳ hoạt động xuất nhập khẩu nào. Bộ hồ sơ Công bố mỹ phẩm sẽ bao gồm:

  • Giấy phép đăng ký hoạt động kinh doanh hàng hoá của doanh nghiệp
  • Phiếu công bố lưu hành hàng hoá, sản phẩm mỹ phẩm
  • Giấy chứng nhận cho phép hàng hoá lưu hành tự do (CFS)
  • Giấy ủy quyền của chủ sở hữu sản phẩm đối với doanh nghiệp nhập khẩu
  • Bản thành phần phần trăm của lô hàng mỹ phẩm
  • Bảng nội dung, thông tin chi tiết liên quan tới sản phẩm mỹ phẩm

Thành phần của sản phẩm mỹ phẩm Hàn Quốc nhập khẩu thay đổi theo từng tháng, từng năm. Vì vậy, trước mỗi lần nhập một lô hàng mới, các doanh nghiệp cần kiểm tra lại chi tiết thành phần của sản phẩm. Bất kỳ sự thay đổi nào cũng đều cần phải làm lại Công bố mỹ phẩm mới cho lô hàng. Điều này tránh trường hợp, khi hàng hoá cập cảng, Hải Quan đề xuất mở container để kiểm hoá thực tế và bị phạt.

Nhap-khau-my-pham

>>> Đọc thêm: Quá trình nhập khẩu serum cần trải qua các bước thủ tục nào?

Mã HS và thuế suất đối với mỹ phẩm nhập khẩu

Việc chọn lựa chính xác mã HS code trước khi nhập khẩu mỹ phẩm không chỉ giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quá trình thông quan, xử lý giấy tờ mà còn giảm bớt thời gian, chi phí không đáng khi áp sai mã HS.

Mã HS code

Mã HS là loại mã phân loại của hàng hoá theo quy chuẩn quốc tế, được sử dụng để xác định mức thuế suất khi xuất nhập khẩu hàng hoá. Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định rõ cấu tạo, thành phần thực tế và kết quả giám định tại Cục kiểm định của Hải Quan để có thể chọn lựa được đúng mã HS của lô hàng mỹ phẩm.

Hầu hết những mặt hàng mỹ phẩm nhập khẩu về thị trường Việt Nam đều có mã HS thuộc Tiểu mục 3304: “Mỹ phẩm hoặc những chế phẩm dùng để trang điểm và những chế phẩm dưỡng da (ngoại trừ dược phẩm), bao gồm cả những chế phẩm dùng để chống nắng hoặc bắt nắng; những chế phẩm dùng cho móng tay hoặc móng chân” và Tiểu mục 3401: “Những sản phẩm làm sạch”. Bảng mã HS code chi tiết của một số loại mỹ phẩm nhập khẩu thông dụng như sau: 

MÃ HS CODE

MÔ TẢ HÀNG HOÁ

SẢN PHẨM

THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI

3304

Mỹ phẩm hoặc các chế phẩm để trang điểm và các chế phẩm dưỡng da (trừ dược phẩm), kể cả các chế phẩm chống nắng hoặc bắt nắng; các chế phẩm dùng cho móng tay hoặc móng chân.

3304.1000

– Chế phẩm trang điểm môi

Son môi, son dưỡng,…

20%

3304.2000

– Chế phẩm trang điểm mắt

Bột nhũ mặt, phấn trăng điểm mắt, phấn kẻ mắt….

22%

3304.3000

– Chế phẩm dùng cho móng tay và móng chân

Nước sơn móng tay, tinh dầu dưỡng móng, dung dịch tẩy móng tay,…

22%

– Loại khác:

3304.9100

– – Phấn, đã hoặc chưa nén

Phấn phủ trang điểm, phấn trang điểm, phấn thơm, phấn lót trang điểm, phấn má,…

22%

3304.99

– – Loại khác:

3304.9920

– – – Kem ngăn ngừa mụn trứng cá

Gel trị mụn, kem chống mụn, kem dành cho da mụn, kem dưỡng da trị mụn trứng cá, kem trị mụn, kem trị mụn trứng cá,...

10%

3304.9930

 – – Kem và dung dịch (Lotion) bôi mặt hoặc bôi da khác

Kem dưỡng da ban đêm, kem dưỡng da ban ngày, kem dưỡng da chân, kem dưỡng da chống nắng, kem dưỡng da làm săn chắc cơ thể, kem dưỡng da tay, nước hoa hồng,...

20%

3304.9990

– – – Loại khác

Bộ sản phẩm dưỡng da, nhũ tương, mặt nạ, serum,...

20%

3401.3000

– Các sản phẩm và chế phẩm hữu cơ hoạt động bề mặt dùng để làm sạch da, dạng lỏng hoặc dạng kem và đã được đóng gói để bán lẻ, có hoặc không chứa xà phòng

Sữa rửa mặt, gel rửa mặt…

27%

Nhap-khau-my-pham

Thuế nhập khẩu mỹ phẩm

Mặt hàng mỹ phẩm cũng áp dụng mức thuế giá trị gia tăng (VAT): 10% cùng một số loại thuế suất khác nhau, tùy thuộc vào từng quốc gia xuất khẩu. Mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi khi nhập khẩu mỹ phẩm hiện hành dao động trong khoảng từ 10 – 27%.

Thuế nhập khẩu = Giá trị hàng hoá x Thuế suất nhập khẩu

Ngoài ra, để được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, doanh nghiệp cần xin C/O form E, C/O form VK hoặc C/O form AK, tuỳ vào từng quốc gia sản xuất ra sản phẩm mỹ phẩm. Dưới đây là bảng thuế suất chi tiết của một số mã HS:

MÃ HS CODE

MÔ TẢ SẢN PHẨM

THUẾ NK ƯU ĐÃI THÔNG THƯỜNG

THUẾ NK ƯU ĐÃI TỪ HÀN QUỐC

THUẾ NK ƯU ĐÃI TỪ CÁC NƯỚC ASEAN

THUẾ NK ƯU ĐÃ TỪ TRUNG QUỐC

THUẾ GTGT (VAT)

3401.3000

Sữa tắm

27%

20% 

(C/O form  AK hoặc VK)

0% 

(C/O form D)

0% 

(C/O form E)

10%

3305.1090

Dầu gội đầu

15%

0% 

(C/O form  AK hoặc VK)

0% 

(C/O form D)

0% 

(C/O form E)

10%

3304.9930

Sữa rửa mặt

20%

10% 

(C/O form AK  là 20%, dùng C/O form VK là 10%)

0% 

(C/O form D)

0% 

(C/O form E)

10%

3304.9930

Sữa dưỡng thể

20%

10% 

(C/O form AK  là 20%, dùng C/O form VK là 10%)

0% 

(C/O form D)

0% 

(C/O form E)

10%

3304.9930

Kem dưỡng da

20%

10% 

(C/O form AK  là 20%, dùng C/O form VK là 10%)

0% 

(C/O form D)

0% 

(C/O form E)

10%

3304.1000

Son, son môi

20%

10% 

(C/O form AK  là 20%, dùng C/O form VK là 10%)

0% 

(C/O form D)

0% 

(C/O form E)

10%

3304.9990

Mặt nạ dưỡng da

20%

10% 

(C/O form AK  là 20%, dùng C/O form VK là 10%)

0% 

(C/O form D)

0% 

(C/O form E)

10%

3305.9000

Thuốc nhuộm tóc

20%

10% 

(C/O form AK  là 20%, dùng C/O form VK là 10%)

0% 

(C/O form D)

0% 

(C/O form E)

10%

Nhap-khau-my-pham

Chi tiết thủ tục thông quan Hải Quan hàng mỹ phẩm nhập khẩu

Sau khi hoàn tất Công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu, các doanh nghiệp bắt đầu vận chuyển hàng về cảng, khai báo và làm các bước thủ tục thông quan Hải Quan. Đặc biệt, hàng mỹ phẩm thường hay bị Hải Quan kiểm hoá thực tế để đối chiếu xem có khớp với Công bố mỹ phẩm hay không.

Bộ chứng từ Hải Quan nhập khẩu

  • Tờ khai hàng hoá mỹ phẩm nhập khẩu
  • Hợp đồng ngoại thương, Invoice
  • Packing List, Vận tải đơn B/L
  • Phiếu Công bố sản phẩm (được Cục quản lý Dược cấp số tiếp nhận và còn liệu lực)
  • Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O): 01 bản chính hoặc C/O điện tử nếu muốn được hưởng thuế ưu đãi nhập khẩu đặc biệt

Đây đều là những giấy tờ quan trọng nhất để làm thủ tục thông quan hàng hoá qua Hải Quan. Sau khi xuất trình đầy đủ bộ hồ sơ, phía Hải Quan sẽ tiến hành kiểm tra và thông quan tờ khai ngay tại thời điểm làm thủ tục.

Nhãn dán sản phẩm mỹ phẩm

Sau khi đã thông quan hàng hoá, các doanh nghiệp cần bổ sung thêm nhãn phụ để đảm bảo những nội dung có trên nhãn đầy đủ hơn so với quy định, trước khi tung hàng hoá ra ngoài thị trường. Thông tin đầy đủ trên nhãn phụ cần có bao gồm:

  • Tên và chức năng chính của mỹ phẩm
  • Công thức thành phần hoá học hoàn chỉnh
  • Catalogs hướng dẫn sử dụng sản phẩm
  • Thông tin quốc gia sản xuất (nơi sản xuất)
  • Tên và địa chỉ của cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm bày bán sản phẩm (bằng tiếng Việt)
  • Khối lượng hoặc trọng lượng tịnh của hàng hoá
  • Thời gian sản xuất hoặc hạn sử dụng (hạn sử dụng tốt nhất đến ngày…)
  • Cảnh báo an toàn khi sử dụng
  • Số lô sản xuất hàng hoá

Nhap-khau-my-pham

>>> Đọc thêm: Hướng dẫn chi tiết thủ tục nhập khẩu kem nền, phấn nền và phấn nước

Chi phí và cách thức vận chuyển mỹ phẩm nhập khẩu

Ngoài bước làm Công bố và thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm ra, thì chi phí và cách thức vận chuyển hàng hoá cũng quan trọng không kém. Những yếu tố này đóng vai trò lớn trong toàn bộ quá trình nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp.

Cách thức vận chuyển

  • Đường bộ: Từ một số cửa khẩu chính như: Hữu Nghị (Lạng Sơn), Tân Thanh (Lạng Sơn), Hà Khẩu (Lào Cai), Móng Cái (Quảng Ninh) đối với hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc. Thời gian vận chuyển từ 03 – 07 ngày, không giới hạn về số lượng, khối lượng.
  • Đường biển: Từ một số cảng biển chính như: cảng Hải Phòng (miền Bắc) hoặc cảng Cát Lái (miền Nam). Thời gian vận chuyển khoảng 05 – 10 ngày (các nước thuộc ASEAN) và 20 – 40 ngày (các nước thuộc khối EU).
  • Đường hàng không: Từ một số sân bay chính như: Nội Bài (Hà Nội) hoặc Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh). Thời gian bay khoảng 01 – 03 ngày, áp dụng cho hàng hoá nhẹ, cần vận chuyển nhanh chóng.

Chi phí vận chuyển

Dựa theo đặc điểm, tính chất của lô hàng và cách thức vận chuyển lô hàng mỹ phẩm, Finlogistics sẽ tư vấn cho khách hàng chi phí vận chuyển hợp lý nhất.

Nhap-khau-my-pham

Tổng kết

Tóm lại, quá trình nhập khẩu mỹ phẩm vào thị trường Việt Nam đang ngày càng trở nên sôi động và cạnh tranh hơn bao giờ hết. Để có thể nhập khẩu thuận lợi và nhanh chóng, các doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ kiến thức, chứng từ, nắm vững và làm theo đúng quy định pháp luật. Hy vọng bài viết này của Finlogistics đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để nhập khẩu mặt hàng này, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Nhap-khau-my-pham


Thu-tuc-nhap-khau-thep-khong-gi-00.jpg

Thép không gỉ (Inox) là loại hợp kim có khả năng chống ăn mòn, chống oxi hóa rất tốt. Nhờ vào đặc tính quan trọng này, thủ tục nhập khẩu thép không gỉ ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Vậy quy trình nhập khẩu mặt hàng này liệu có đơn giản? Các doanh nghiệp cần xin giấy phép nhập khẩu gì hay không?… Finlogistics sẽ phân tích giúp bạn chi tiết ngay trong nội dung bài viết dưới đây.

Thu-tuc-nhap-khau-thep-khong-gi


Quy định pháp luật liên quan thủ tục nhập khẩu thép không gỉ

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 14/2017/TT-BCT vào ngày 28/08/2017 về việc bãi bỏ Thông tư số 12/2015/TT- BCT. Theo đó, các doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu thép không gỉ sẽ không cần phải xin giấy phép tự động từ Bộ Công Thương.

Theo Quyết định số 2711/QĐ-BKHCN, thép không gỉ phải làm kiểm tra chất lượng sau khi thông quan, dựa trên kết quả Chứng nhận giám định của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn cần chú ý về thuế chống bán phá giá theo Quyết định số 1656/QĐ-BCT. Thép không gỉ không nằm trong Danh mục hàng hoá bị cấm xuất nhập khẩu, do đó bạn có thể làm thủ tục nhập khẩu như bình thường.

>>> Xem thêm: Thuế chống bán phá giá thép nhập khẩu áp dụng như thế nào?

Thu-tuc-nhap-khau-thep-khong-gi

Mã HS code và thuế suất đối với thép không gỉ nhập khẩu

Trước khi tiến hành khai báo tờ khai và thông quan Hải Quan, các doanh nghiệp cần xác định rõ mã HS code của mặt hàng thép không gỉ nhập khẩu để nộp đúng và đầy đủ thuế phí cho Nhà nước.

Mã HS code

Với sự đa dạng về chủng loại, kiểu dáng và kích thước nên mặt hàng thép có rất nhiều mã HS khác nhau. Mã HS của thép và thép không gỉ được phân tại Chương 72 trong Biểu thuế xuất nhập khẩu 2025. Còn những sản phẩm làm từ thép sẽ thuộc Chương 73. Dưới đây là bảng mã HS thép nói chung và thép không gỉ nói riêng cho bạn đọc tham khảo:

MÃ HS CODE

MÔ TẢ SẢN PHÂM

Phụ lục II

7206

Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thỏi đúc hoặc các dạng thô khác (trừ sản phẩm có chứa sắt thuộc Nhóm 7203).

7207

Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm.

7208

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, được cán nóng, chưa phủ, mạ hoặc tráng.

7209

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, cán nguội (ép nguội), chưa dát phủ, mạ hoặc tráng.

7210

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng.

7212

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm, đã phủ, mạ hoặc tráng

7213

Sắt hoặc thép không hợp kim, dạng thanh và que, dạng cuộn cuốn không đều, được cán nóng.

7214

Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác, mới chỉ qua rèn, cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn nóng, kể cả công đoạn xoắn sau khi cán.

7215

Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác.

7216

Sắt hoặc thép không hợp kim dạng góc, khuôn, hình.

7217

Dây của sắt hoặc thép không hợp kim.

7219

Các sản phẩm của thép không gỉ cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên.

7220

Các sản phẩm của thép không gỉ được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm.

7224

Thép hợp kim khác ở dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác; các bán thành phẩm bằng thép hợp kim khác.

7225

Thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên.

7226

Sản phẩm của thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm.

7227

Các dạng thanh và que, của thép hợp kim khác, được cán nóng, dạng cuộn không đều.

7228

Các dạng thanh và que khác bằng thép hợp kim khác; các dạng góc, khuôn và hình, bằng thép hợp kim khác; thanh và que rỗng, bằng thép hợp kim hoặc không hợp kim.

7229

Dây thép hợp kim khác.

7306

Các loại ống, ống dẫn và thanh hình có mặt cắt rỗng khác, bằng sắt hoặc thép.

Phụ lục III

7207

Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm.

7210

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng.

7224

Thép hợp kim khác ở dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác; các bán thành phẩm bằng thép hợp kim khác.

7225

Sản phẩm của thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm.

7306

Các loại ống, ống dẫn và thanh hình có mặt cắt rỗng khác, bằng sắt hoặc thép (ví dụ: nối mở, hàn, tán đinh hoặc ghép bằng cách tương tự).

Thuế suất nhập khẩu

Khi tiến hành nhập khẩu thép không gỉ có mã HS là 7222.3010 về thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp cần hoàn thành đủ một số loại thuế phí như sau:

  • Thuế GTGT (VAT): 10%
  • Thuế nhập khẩu thép thông thường: 15%
  • Thuế nhập khẩu thép ưu đãi: 10%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (tùy theo từng quốc gia xuất khẩu)

Thu-tuc-nhap-khau-thep-khong-gi

Công bố tiêu chuẩn chất lượng đối với thép không gỉ nhập khẩu

Để làm thủ tục nhập khẩu thép không gỉ và các loại sản phẩm thép khác, doanh nghiệp cần phải đăng ký làm Công bố tiêu chuẩn, áp dụng phương pháp thử nghiệm không phá hủy (Thông tư số 58/2015/TTL-BCT-BKHCN).

Tiêu chuẩn này sẽ do các doanh nghiệp tự công bố, sau đó tiến hành Công bố hợp quy, đánh giá hàng hoá nhập khẩu có phù hợp so với quy chuẩn chất lượng Quốc gia và Tiêu chuẩn áp dụng khi kiểm tra chất lượng hay không. Trình tự làm công bố tiêu chuẩn áp dụng được quy định rõ tại Thông tư số 21/2017/TT-BKHCN gồm các bước cơ bản như sau:

  • Thành lập kế hoạch xây dựng TCCS
  • Biên soạn kế hoạch dự thảo TCCS
  • Lấy ý kiến chung cho dự thảo TCCS
  • Tổ chức hội nghị về dự thảo TCCS
  • Xử lý các ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo
  • Lập bộ hồ sơ dự thảo
  • Thẩm tra kỹ bộ hồ sơ dự thảo
  • Thực hiện Công bố và in TCCS

Thu-tuc-nhap-khau-thep-khong-gi

Thủ tục Công bố hợp quy cho mặt hàng thép không gỉ nhập khẩu

Các bước hoàn thiện thủ tục Công bố hợp quy cho hàng thép không gỉ nhập khẩu được ghi rõ dưới đây:

Bộ hồ sơ Công bố hợp quy hàng hoá

  • Bản công bố hợp quy (mẫu sẵn)
  • Báo cáo tự đánh giá (tên cá nhân/doanh nghiệp, SĐT liên hệ, thông tin về lô hàng, số hiệu kỹ thuật,…)
  • Bên nhập khẩu phải cam kết về chất lượng của sản phẩm thép phù hợp với các quy chuẩn về kỹ thuật đã được Công bố và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Cơ quan Pháp luật về chất lượng sản phẩm, đảm bảo kết quả tự đánh giá.
  • Báo cáo tự đánh giá có hiệu lực phải dựa trên việc nghiên cứu tại những phòng thí nghiệm đã được đăng ký hoặc dựa trên kết quả của những tổ chức uy tín.

Các bước kiểm tra chất lượng hàng hoá

Quá trình kiểm tra chất lượng thép không gỉ nhập khẩu dựa theo Thông tư số 58/2015/TTL-BCT-BKHCN, bao gồm 02 bước như sau:

#Bước 1: Đánh giá về mức độ phù hợp của lô hàng thép nhập khẩu từ Cơ quan chức năng có thẩm quyền.

#Bước 2: Kiểm tra Nhà nước về chất lượng đối với sản phẩm thép nhập khẩu. Bộ chứng từ trong hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng như sau:

  • Phiếu đăng ký kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu (4 bản theo mẫu sẵn)
  • Công bố hợp quy cho mặt hàng thép nhập khẩu
  • Hợp đồng cùng Danh mục hàng hoá (bản sao y)
  • Vận đơn B/L, hóa đơn và giấy chứng nhận xuất xứ C/O (bản sao y)
  • Tờ khai nhập khẩu hàng hoá
  • Ảnh mẫu của lô hàng hoặc bản mô tả sản phẩm
  • Mẫu nhãn hàng hoá nhập khẩu (có dấu hợp quy cùng nhãn phụ)
  • Chứng nhận lưu hành sản phẩm

>>> Xem thêm: Tham khảo dịch vụ vận chuyển sắt thép & kết cấu nhà thép tiền chế

Thu-tuc-nhap-khau-thep-khong-gi

Hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu thép không gỉ gồm những gì?

Các doanh nghiệp tiến hành làm thủ tục nhập khẩu thép không gỉ cần chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy đủ những giấy tờ, chứng từ quan trọng sau đây::

  • Tờ khai Hải Quan hàng thép không gỉ
  • Chứng nhận kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu
  • Phiếu đóng gói hàng (Packing List); Hợp đồng ngoại thương (Sale Contract)
  • Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice); Vận đơn đường biển (Bill of Lading)
  • Chứng nhận xuất xứ hàng hoá từ quốc gia xuất khẩu (nếu có)
  • Catalog (nếu có) cùng một vài chứng từ khác (nếu Hải Quan yêu cầu)

Kết luận

Trên đây là tất tần tật hướng dẫn các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu thép không gỉ mà Finlogistics muốn gửi đến cho bạn đọc quan tâm. Đây là mặt hàng cần làm Công bố sản phẩm và Kiểm tra chất lượng Nhà nước, do đó các doanh nghiệp cần chú ý để tối ưu hoá quy trình cũng như thời gian nhập khẩu. Nếu có vấn đề gì trong quá trình nhập hàng, bạn hãy gọi ngay cho chúng tôi qua thông tin hotline bên dưới để được đội ngũ chuyên viên hỗ trợ nhanh chóng và tận tình nhất.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-thep-khong-gi


Thu-tuc-nhap-khau-thang-may-00.jpg

Ngày nay, thang máy được ví như là cột sống của những tòa nhà cao tầng hay công trình lớn, bởi sự tiện lợi mà thiết bị vận chuyển này đem lại. Vậy các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu thang máy như thế nào? Doanh nghiệp cần xin các loại giấy phép nhập khẩu nào? Quy trình thông quan nhập khẩu mặt hàng này ra sao?… Finlogistics sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu và giải đáp tất cả câu hỏi trên trong khuôn khổ bài viết này, cùng theo dõi nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-thang-may


Thủ tục nhập khẩu thang máy được quy định pháp lý như thế nào?

Hiện nay có khá nhiều loại thang máy đến từ những thương hiệu khác nhau với đa dạng mẫu mã và giá cả như: Mitsubishi (Nhật Bản), Orona (Tây Ban Nha), Koyo (Nhật Bản),… Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu thang máy được quy định trong một số Văn bản Nhà nước như sau:

  • Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12
  • Công văn số 5488/TCHQ-TXNK
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC, sửa đổi & bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC
  • Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
  • Thông tư số 22/2018/TT-BLĐTBXH
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP

Theo đó, mặt hàng thang máy không nằm trong Danh mục hàng hoá bị cấm xuất nhập khẩu. Còn đối với thang máy cũ đã qua sử dụng vẫn được phép nhập, nhưng phải tuân thủ quy định trong Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg. Đặc biệt, thang máy nhập khẩu thì phải đăng ký làm kiểm tra chất lượng hàng hoá. Việc kiểm tra chất lượng thì phải được tiến hành cho cả thang máy cùng những bộ phận an toàn khác.

Thu-tuc-nhap-khau-thang-may

Mã HS code & thuế suất đối với thang máy nhập khẩu

Các cá nhân và doanh nghiệp cần chú ý chọn lựa chính xác mã HS code để nộp đúng số thuế và không bị Hải Quan bắt phạt. Sản phẩm thang máy nhập khẩu có mã HS tham khảo thuộc vào nhóm:

=> 8428.10: Thang máy và tời nâng theo kiểu gầu nâng

  • 8428.1031: Loại để chở người
  • 8428.1039: Loại khác

=> 8428.20: Máy nâng hạ và băng tải sử dụng khí nén

  • 8428.2010: Loại sử dụng trong nông nghiệp
  • 8428.2090: Loại khác

Khi nhập khẩu mặt hàng thang máy về thị trường Việt Nam, các cá nhân, doanh nghiệp phải chịu các loại thuế nhập khẩu bao gồm:

  • Thuế nhập khẩu hàng hoá thông thường: 15%
  • Thuế GTGT (VAT): 10%
  • Thuế nhập khẩu hàng hoá ưu đãi: 10%
  • Thuế nhập khẩu hàng hoá ưu đãi đặc biệt (tuỳ thuộc vào từng nước xuất khẩu)

Thu-tuc-nhap-khau-thang-may

Quy trình kiểm tra chất lượng hàng hoá đối với thang máy nhập khẩu 

Mặt hàng thang máy do Bộ lao động – Thương binh và Xã hội quản lý. Do đó, trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu thang máy, các cá nhân, doanh nghiệp cần nghiên cứu kĩ Thông tư số 22/2018/TT-BLDTBXH, về việc đăng ký làm kiểm tra chất lượng nhập khẩu trước khi thông quan.

#Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng thang máy

Bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm sẽ bao gồm:

  • Phiếu đăng ký kiểm tra chất lượng thang máy (theo mẫu có sẵn)
  • Chứng chỉ chất lượng có chứng thực (bản sao y)
  • Một số tài liệu kỹ thuật khác liên quan đến sản phẩm
  • Hợp đồng mua bán hàng hoá (bản sao y)
  • Danh mục hàng hoá đi kèm theo

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ thì cá nhân, doanh nghiệp có thể đến Sở Lao động, Thương binh và Xã hội để tiến hành bước đăng ký kiểm tra chất lượng thang máy nhập khẩu.

>>> Đọc thêm: Tìm hiểu thủ tục nhập khẩu động cơ điện – motor mới nhất

Thu-tuc-nhap-khau-thang-may

#Bước 2: Mở tờ khai và đưa hàng về kho bảo quản

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ xác nhận phiếu đăng ký (2 – 3 ngày). Sau khi đã có đơn đăng ký thì cá nhân, doanh nghiệp có thể tiến hành mở tờ khai Hải Quan và hoàn thiện các bước để vận chuyển lô hàng về kho bãi bảo quản.

#Bước 3: Kiểm tra chất lượng và công bố hợp quy

Việc kiểm tra chất lượng hàng hoá sẽ do cơ quan chức năng kiểm tra chuyên ngành thực hiện. Sau khi hoàn thành kiểm tra chất lượng theo những tiêu chuẩn quy định, cơ quan kiểm tra sẽ ra quyết định và cấp Chứng thư đạt chuẩn cho lô hàng. Sau đó cá nhân, doanh nghiệp sẽ bổ sung lại cho phía Sở Lao động, Thương binh và Xã hội. Lúc này, bạn có thể bổ sung vào bộ chứng từ nộp cho Hải Quan và tiến hành thông quan hàng hoá.

Bộ hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu thang máy

Thủ tục nhập khẩu thang máy yêu cầu các cá nhân, doanh nghiệp phải chuẩn bị kỹ bộ hồ sơ thông quan Hải Quan theo quy định tại Khoản 5, Điều 1, Thông tư số 39/2018/TT-BTC (sửa đổi cho Điều 16, Thông tư số 38/2015/TT-BTC). Bộ hồ sơ cơ bản bao gồm những giấy tờ quan trọng sau:

  • Tờ khai Hải Quan nhập khẩu thang máy
  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
  • Bill of Lading (Vận đơn đường biển)
  • Packing List (Phiếu đóng gói sản phẩm)
  • C/O các loại từ quốc gia xuất khẩu (nếu có)
  • Một số chứng từ liên quan khác (nếu có)

Thu-tuc-nhap-khau-thang-may

Kết luận

Như vậy, bài viết hữu ích trên của Finlogistics đã giúp bạn tìm hiểu và làm rõ các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu thang máy về Việt Nam. Bạn cần lưu ý khi check mã HS, làm đăng ký kiểm tra chuyên ngành cho sản phẩm cũng như chuẩn bị chi tiết bộ chứng từ để hạn chế việc bị lưu kho cũng như bị phạt tiền. Nếu cần hỗ trợ nhập khẩu, bạn hãy gọi ngay đến số hotline/Zalo bên dưới để được các chuyên viên của chúng tôi giúp đỡ và xử lý hàng hoá một cách nhanh chóng và an toàn nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-thang-may


Thu-tuc-nhap-khau-tham-tap-yoga-00.jpg

Thảm tập Yoga là một trong các sản phẩm được nhập khẩu khá nhiều về thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, nếu so với thảm trải sàn thì thủ tục nhập khẩu thảm tập Yoga lại có đôi chút khác biệt. Vậy sự khác biệt đó đến từ đâu? Doanh nghiệp cần chú ý như thế nào khi nhập mặt hàng này?… Bài viết dưới đây của Finlogistics sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật những thắc mắc này.

Thu-tuc-nhap-khau-tham-tap-yoga


Những quy định liên quan đến thủ tục nhập khẩu thảm tập Yoga

Quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu thảm tập Yoga trên thực tế không gặp quá nhiều khó khăn, bởi mặt hàng này không thuộc Danh mục bị cấm nhập khẩu hay có yêu cầu đặc biệt khi nhập khẩu về Việt Nam. Do đó, bạn có thể tiến hành nhập khẩu loại thảm này tương tự như những mặt hàng thông thường khác. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn cần phải tuân thủ theo một quy định trong những Văn bản dưới đây.

  • Quyết định số 08/2015/NĐ-CP
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi và bổ sung thêm tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC
  • Thông tư số 14/2015/TT-BTC
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP

Việc tuân thủ đầy đủ theo những quy định pháp lý không chỉ giúp các doanh nghiệp đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động xuất nhập khẩu, mà còn giúp giảm bớt những rủi ro không đáng có khi làm thông quan Hải Quan.

Thu-tuc-nhap-khau-tham-tap-yoga

Mã HS code và thuế suất đối với thảm tập Yoga nhập khẩu

Việc chọn lựa chính xác mã HS code là một phần không thể thiếu trong quá trình xử lý thủ tục nhập khẩu. Mã HS của thảm tập Yoga nhập khẩu thường thuộc vào Nhóm hàng hoá có liên quan đến sản phẩm cấu thành từ nhựa Plastic, thuộc Nhóm 39.18. Cụ thể, mã HS tham khảo của thảm tập Yoga như sau: 

MS HS CODE MÔ TẢ
3926.9099  Những sản phẩm làm bằng nhựa Plastic và các vật liệu khác của các nhóm từ 3901 đến 3914.
3918.9099 Thảm trải sàn làm bằng nhựa Plastic, có hoặc không tự dính, dạng cuộn hoặc dạng tấm rời để ghép…

Để có thể xác định mức thuế suất phải nộp, các doanh nghiệp cần căn cứ vào Nhóm sản phẩm, mã HS code. Thuế nhập khẩu đối với thảm tập Yoga bao gồm 02 loại sau đây:

  • Thuế Giá trị gia tăng – VAT: 10%
  • Thuế nhập khẩu hàng hoá: 18%

Tuy nhiên, nếu lô hàng của bạn xuất xứ từ những quốc gia có ký hiệp định thương mại với Việt Nam, thì sẽ nhận được hưởng mức thuế ưu đãi là 12%.

>>> Đọc thêm: Hướng dẫn chi tiết các bước làm thủ tục nhập khẩu ghế massage

Thu-tuc-nhap-khau-tham-tap-yoga

Các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu thảm tập Yoga bạn cần nắm rõ

Các doanh nghiệp có thể tham khảo nội dung các bước làm thủ tục nhập khẩu thảm tập Yoga như sau:

#Bước 1: Chuẩn bị chứng từ khai báo Hải Quan

Bạn cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng bộ hồ sơ với đầy đủ các loại giấy tờ, chứng từ được quy định tại Khoản 5, Điều 1, thuộc Thông tư số 39/2018/TT-BTC, bao gồm:

  • Tờ khai Hải Quan nhập khẩu (theo mẫu sẵn); Giấy phép nhập khẩu hàng hoá
  • Commercial Invoice – Hoá đơn thương mại; Packing List – Phiếu đóng gói lô hàng
  • Sales Sontract – Hợp đồng mua bán; Bill of Lading –  Vận đơn đường biển
  • Certificate of Origin (C/O) – Chứng nhận xuất xứ của thảm tập Yoga
  • Một số chứng từ khác liên quan hàng hoá (nếu có)

#Bước 2: Tiến hành khai báo Hải Quan

Tiếp đến, bạn hoàn tất việc khai báo Hải Quan trên tờ khai, thông qua phần mềm chuyên dụng. Thông tin khai báo sản phẩm thảm tập Yoga nhập khẩu cần phải bảo đảm chính xác và ăn khớp với bộ chứng từ kèm theo khi nhập khẩu.

#Bước 3: Thực hiện truyền tờ khai, mở tờ khai Hải Quan

Sau khi đã khai báo xong, bạn tiến hành truyền tờ khai cho Hải Quan và mở tờ khai. Tờ khai sẽ được Hải Quan phân luồng để bạn thực hiện các bước còn lại.

#Bước 4: Nhận kết quả và thực hiện các bước thông quan còn lại

Tờ khai thảm tập Yoga nhập khẩu sau khi truyền sẽ được cơ quan Hải Quan phân vào một trong ba luồng sau đây:

  • Luồng xanh: Hàng được phép thông quan, miễn kiểm tra thực tế và kiểm tra bộ hồ sơ.
  • Luồng vàng: Hàng chưa được thông quan mà sẽ thực hiện kiểm tra hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế lô hàng.
  • Luồng đỏ: Hàng chưa được thông quan, bắt buộc thực hiện kiểm tra hồ sơ và thực tế lô hàng.

Tùy thuộc theo luồng tờ khai, bạn thực hiện nốt các bước thông quan còn lại để lô hàng đủ điều kiện thông quan theo quy định pháp luật.

Thu-tuc-nhap-khau-tham-tap-yoga

>>> Đọc thêm: Quy trình xử lý thủ tục nhập khẩu vali các loại từ Trung Quốc ra sao?

Các lưu ý quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu thảm tập Yoga

Dưới đây là những lưu ý cần thiết khi làm thủ tục nhập khẩu thảm tập Yoga mà bạn cần biết:

  • Thảm tập Yoga không phải kiểm tra chuyên ngành nên sẽ được nhập khẩu giống với các loại mặt hàng thông thường khác.
  • Thuế suất nhập khẩu của thảm tập Yoga là 18%, nhưng sẽ giảm xuống còn 12% nếu bạn xin được Chứng nhận xuất xứ C/O.
  • Bạn cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ trước khi nhập khẩu hàng hóa, để tránh tốn kém thời gian chờ làm thủ tục thông quan.
  • Việc tự làm thủ tục nhập khẩu có thể gặp nhiều khó khăn đối với những người thiếu kiến thức và kinh nghiệm, do đó doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu của các đơn vị chuyên Logistics để tối ưu thời gian và bảo đảm an toàn cho lô hàng.

Thu-tuc-nhap-khau-tham-tap-yoga

Kết luận

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết về quy trình làm thủ tục nhập khẩu thảm tập Yoga mà Finlogistics muốn chia sẻ đến cho bạn đọc. Nếu bạn có nhu cầu nhập khẩu thảm tập Yoga hoặc các sản phẩm khác, bạn hãy nhanh tay liên hệ với tổng đài hotline của chúng tôi ngay bên dưới để biết thêm chi tiết. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, đội ngũ chuyên viên của chúng tôi có đủ tự tin cung cấp cho khách hàng một dịch vụ chất lượng tốt nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-tham-tap-yoga