Thu-tuc-nhap-khau-thep-00.jpg

Tìm hiểu các bước làm thủ tục nhập khẩu thép các loại

5/5 - (382 bình chọn)

Nhu cầu sử dụng và tìm hiểu thủ tục nhập khẩu thép tại Việt Nam ngày càng tăng cao, nhằm phục vụ phát triển đất nước, đặc biệt trong nhiều ngành công nghiệp chủ chốt như: xây dựng, đóng tàu, sản xuất xe hơi, chế tạo máy móc,…

Hơn hết, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu thép, bởi năng lực sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu. Nhằm giúp doanh nghiệp có thể hiểu rõ quy trình thông quan thép nhập khẩu, Finlogistics đã tổng hợp các bước chi tiết trong bài viết hữu ích dưới đây, cùng tham khảo nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-thep
Tìm hiểu thủ tục nhập khẩu mặt hàng thép chi tiết


Thủ tục nhập khẩu thép dựa vào những Thông tư, Nghị định nào?

Thép chính là một trong những mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất vào thị trường Việt Nam, chủ yếu tập trung phục vụ nhu cầu xây dựng, đóng tàu, sản xuất máy móc, xe ô tô,… Theo đó, quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu thép các loại đã được Nhà nước quy định rõ ràng tại những Văn bản Pháp luật dưới đây:

  • Quyết định số 1656/QĐ-BCT
  • Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN
  • Thông tư số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN
  • Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN
  • Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN
  • Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN
  • Thông tư số 14/2017/TT-BCT

Theo những Văn bản trên thì mặt hàng thép nhập khẩu mới không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu, do đó các doanh nghiệp có thể tiến hành nhập khẩu bình thường. Đối với mặt hàng thép dưới dạng phế liệu, nếu muốn nhập khẩu phải buộc phải có giấy phép nhập khẩu. Bên cạnh đó, thuế phí nhập khẩu của thép cũng khác nhau, thậm chí có một số loại còn phải chịu thuế chống bán phá giá.

Thu-tuc-nhap-khau-thep
Các bước nhập khẩu thép dựa vào Văn bản Pháp lý nào?

Thủ tục nhập khẩu thép vào thị trường Việt Nam chi tiết

Mã HS code thép các loại

Trước khi bắt đầu nhập khẩu thép vào Việt Nam, thì doanh nghiệp cần lưu ý xác định chính xác mã HS code thép các loại. Danh mục các loại sản phẩm từ thép phải tiến hành kiểm tra chất lượng đã được quy định tại phụ lục II, III của Thông tư số 58/2015/TTLT-BKHCN, bao gồm:

MÃ HS CODE THÉP

TÊN SẢN PHẨM

7201

Gang thỏi, gang đúc

7202

Hợp kim Ferro Silic FE, MN

7204

Thép phế liệu

7205

Hạt thép, bi thép, bột sắt, thép tấm hợp kim

7206 - 7207

Thép hợp kim làm khuôn, phôi thép SD295A, SD390, 3SP, 5SP

7208

Thép tấm, cuộn cán nóng không hợp kim (SS400, SAE1006,...)

7209

Thép cuộn, tấm cán nguội (SPCC,...)

7210

Thép mạ không hợp kim (kẽm, nhôm, mạ thiếc, mạ điện,...)

7211

Thép cán nóng, cán nguội loại 2, PO, băng

7212

Thép mạ (kẽm, nhôm, mạ thiếc, mạ điện,...) loại 2, băng

7213

Thép cuộn/cây tròn, wire rod, phôi thép đường kính lớn

7214 - 7215

Thép công cụ

7216

Thép hình U, I, V, Góc, L, hộp vuông

7217

Dây thép carbon, không hợp kim các loại

7218

Thép không rỉ dạng thỏi, khuôn, phôi

7219 - 7221 - 7222

Thép không rỉ cán nóng, cán nguội, dạng tấm, cuộn, que

7224

Thép đặc chủng (SKD11, S50C, thép hợp kim,...)

7225

Thép cán nóng hợp kim A36B, SS400, SPHC cuộn/tấm (hàng chính phẩm) có Crom hoặc Bo

7226

Thép hợp kim mã kẽm tấm/băng, thép Siliic định hướng và không định hướng

7227 - 7228

Thép tròn, thép hình hợp kim

7229

Dây thép hợp kim

Thu-tuc-nhap-khau-thep
Mã HS thép các loại rất đa dạng nên cần tìm hiểu kỹ lưỡng

Công bố hợp quy thép nhập khẩu

Mặt hàng thép các loại nằm trong Danh mục hàng hóa nhóm II, chịu quản lý của Bộ Khoa học & Công nghệ. Do đó, sau khi thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng, doanh nghiệp cần làm công bố hợp quy cho lô hàng thép của mình. Công bố sẽ dựa trên những quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cũng như tiêu chuẩn công bố áp dụng.

Công bố hợp quy chính là điều kiện bắt buộc khi muốn tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm thép các loại. Tất cả sẽ dựa trên kết quả tự đánh giá của doanh nghiệp hoặc kết quả đánh giá của tổ chức có thẩm quyền.

Kiểm tra chất lượng thép các loại

Phần lớn mặt hàng thép nguyên liệu khi làm thủ tục nhập khẩu đều phải tiến hành kiểm tra chất lượng. Quá trình này thuộc quản lý của Bộ Khoa học Công nghệ và được quy định theo Thông tư số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN. Sau đây là quy trình các bước kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu cụ thể:

Bước 1: Đăng ký trên hệ thống một cửa

Để có thể đăng ký được hồ sơ kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu, trước hết doanh nghiệp cần phải có tài khoản ở trên trang một cửa quốc gia (vnsw.gov.vn). Sau khi đã có tài khoản thì doanh nghiệp có thể tiến hành nhập liệu thông tin và đăng ký kiểm tra chất lượng cho lô hàng. Hồ sơ đăng ký sẽ được Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại mỗi địa phương quản lý

Bước 2: Lấy mẫu test và kiểm  chất lượng

Khi đã được chấp nhập hồ sơ ở trên cổng thông tin một cửa, doanh nghiệp có thể liên hệ với đơn vị kiểm tra chất lượng để tiến hành lấy mẫu và test thử. Việc chọn lựa đơn vị kiểm tra sẽ tùy thuộc vào doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn phải nằm trong danh sách đã được Bộ Khoa học Công nghệ cho phép.

Thu-tuc-nhap-khau-thep
Kiểm tra chất lượng là thủ tục bắt buộc khi muốn nhập khẩu các loại thép

>>> Xem thêm: Nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc cần làm thủ tục gì?

Bước 3: Nhận và tải kết quả kiểm tra lên trang

Sau khi đã có kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa, doanh nghiệp có thể tải kết quả đó lên cổng thông tin một cửa để hoàn thành bước thủ tục nhập khẩu thép tiếp theo. Kết quả kiểm tra này có thể do bên trung tâm kiểm tra thực hiện hoặc chính doanh nghiệp sử dụng tài khoản của mình để tải thông tin lên.

Theo đó, hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng được quy định tại Điều 6, Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN, bao gồm những chứng từ như sau:

  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
  • Công bố hợp quy đối với hàng hóa thép nhập khẩu
  • Hợp đồng (Contract); Danh mục hàng hóa (Packing List): bản sao y
  • Vận đơn đường biển (Bill of Lading); Hóa đơn (Commercial Invoice); Chứng nhận xuất xứ (C/O – Certificate of Origin): bản sao y có xác nhận của bên nhập khẩu
  • Ảnh mẫu hoặc bản mô tả hàng hóa (nộp cho cơ quan có thẩm quyền chứng nhận hợp quy)
  • Nhãn hiệu hàng nhập khẩu (đã được gắn dấu hợp quy) và nhãn phụ (nếu nhãn chính thiếu nội dung)
  • Chứng chỉ lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS)
Thu-tuc-nhap-khau-thep
Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng thép đầy đủ

Quy trình các bước nhập khẩu thép chi tiết

Bước 1: Khai tờ khai Hải Quan

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ xuất nhập khẩu, bao gồm: hợp đồng, Invoice, P/L, B/L, C/O, thông báo hàng tới và xác định được mã HS,… thì doanh nghiệp có thể tiến hành kê khai thông tin hàng hóa lên trên hệ thống của Hải Quan bằng phần mềm.

Sau khi đã có tờ khai Hải Quan, doanh nghiệp đăng ký hồ sơ kiểm tra chất lượng trên hệ thống một cửa. Tùy theo từng loại thép khác nhau, do có một vài loại không cần làm kiểm tra chất lượng.

Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan

Sau khi đã khai xong tờ khai, hệ thống của Hải Quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Ngay khi có luồng tờ khai, doanh nghiệp đi in tờ khai và nộp bộ hồ sơ nhập khẩu hàng hóa tại Chi cục Hải Quan để tiến hành mở tờ khai. Tùy theo loại luồng xanh, vàng hay đỏ mà doanh nghiệp sẽ thực hiện các bước làm thủ tục nhập khẩu thép các loại như: chữ I, H, L, V, Y, thép ống, thép tròn, thép không gỉ,… phù hợp.

Bước 3: Tiến hành hông quan hàng hóa

Sau khi cán bộ Hải Quan kiểm tra xong bộ hồ sơ, nếu không có gì thắc mắc, sẽ chấp nhập cho thông quan tờ khai. Doanh nghiệp lúc này có thể đóng thuế phí nhập khẩu để hoàn tất các  thông quan hàng hóa.

Bước 4: Đưa hàng hóa về kho

Khi tờ khai được thông quan thì doanh nghiệp chỉ cần tiến hành bước thanh lý tờ khai cũng như làm nốt các thủ tục cần thiết cuối cùng để mang hàng hóa về kho bảo quản và sử dụng.

Thu-tuc-nhap-khau-thep
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu các loại thép cần theo trình tự các bước

Một vài lưu ý quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu thép

  • Các doanh nghiệp có nghĩa vụ phải hoàn thành đầy đủ thuế phí đối với Nhà nước
  • Sản phẩm thép nguyên liệu có rất nhiều mã HS code khác nhau (cộng thêm thuế tự vệ và thuế chống bán phá giá), do đó doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ lưỡng trước khi tiến hành thủ tục nhập khẩu thép, để tránh phát sinh thuế phí khác ngoài dự kiến
  • Thuế Giá trị gia tăng (VAT) đối với mặt hàng thép nhập khẩu là 10%
  • Các doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các chứng từ trước khi tiến hành nhập khẩu hàng hóa để tránh tình trạng hàng lưu bãi, lưu kho gây phát sinh thêm chi phí.

Lời kết

Tóm lại, các doanh nghiệp muốn làm thủ tục nhập khẩu thép các loại cần đọc và tham khảo kỹ những hướng dẫn ở trên để thực hiện các bước cho đúng, tránh vi phạm quy định cũng như bị cơ quan chức năng phạt.

Nếu doanh nghiệp của bạn mới thành lập hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý thông quan mặt hàng này, hãy liên hệ cho Finlogistics. Công ty chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng dịch vụ Logistics trọn gói với cam kết NHANH CHÓNG – AN TOÀN – TỐI ƯU!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thủ tục nhập khẩu thép


Mục lục