Tin tức

Thủ tục nhập khẩu máy tập gym rèn luyện sức khoẻ bao gồm những bước nào?

Thủ tục nhập khẩu máy tập gym rèn luyện sức khoẻ bao gồm những bước nào?

5/5 - (218 bình chọn)

Bạn đang có kế hoạch đưa những thiết bị tập luyện hiện đại nhất về Việt Nam nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng trong các phòng gym, trung tâm thể hình hay kinh doanh online? Thủ tục nhập khẩu máy tập gym chắc hẳn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của bạn ngay lúc này. Vậy quá trình nhập khẩu có phức tạp, đòi hỏi nhiều giấy tờ hay tốn kém chi phí hay không? Hãy cùng giải đáp thắc mắc này cùng với Finlogistics qua bài viết sau.

Thu-tuc-nhap-khau-may-tap-gym

Các loại máy tập gym được thiết kế để hỗ trợ người dùng cải thiện sức khỏe, sức bền hoặc phục hồi chức năng


Những cơ sở pháp lý đối với thủ tục nhập khẩu máy tập gym

Nếu bạn đang quan tâm đến các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu máy tập gym thì nên tham khảo một số Thông tư, Nghị định quy định liên quan dưới đây:

  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP: quy định chi tiết một số điều nằm trong Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế
  • Thông tư số 39/2018/TT-BTC (sửa đổi & bổ sung một số điều của Thông tư số 38/2015/TT-BTC): quy định về giấy tờ & thủ tục Hải Quan; kiểm tra & giám sát Hải Quan; quản lý thuế xuất khẩu & thuế nhập khẩu
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP (sửa đổi & bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP): quy định về việc dán nhãn hàng hóa, sản phẩm (trong đó quy định sản phẩm máy tập gym nhập khẩu phải được dán nhãn phụ ghi bằng tiếng Việt)
  • Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN: quy định chi tiết việc thực hiện nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị hoặc dây chuyền công nghệ cũ đã qua sử dụng
  • Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg: quy định cụ thể về việc dán nhãn năng lượng đối với một số thiết bị, phương tiện, bao gồm các loại máy tập gym tiêu thụ điện năng lớn.

Tính đến thời điểm hiện tại, mặt hàng máy tập gym nhập khẩu mới 100% không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm tại Việt Nam hay cần phải xin giấy phép chuyên ngành phức tạp. Tuy nhiên, đối với máy tập gym cũ đã qua sử dụng thì việc nhập khẩu yêu cầu điều kiện nghiêm ngặt hơn. Theo Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN, các sản phẩm đã qua sử dụng chỉ được phép nhập khẩu khi:

  • Tuổi của thiết bị không được vượt quá 10 năm, tính từ ngày sản xuất cho đến ngày nhập khẩu
  • Việc nhập khẩu phải phục vụ cho mục đích kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ phòng tập gym, không được sử dụng cho mục đích thương mại đơn thuần (bán lại)
  • Sản phẩm có giấy kiểm tra chất lượng theo quy định của Nhà nước
Thu-tuc-nhap-khau-may-tap-gym

Các doanh nghiệp nhập khẩu máy tập gym cần phải nắm được những quy định pháp lý liên quan đối với sản phẩm

Mã HS code máy tập gym và thuế suất nhập khẩu chi tiết

Để tra cứu và lựa chọn mã HS code máy tập gym phù hợp, doanh nghiệp cần hiểu rõ cụ thể về sản phẩm mà mình đang nhập khẩu, bao gồm: cấu tạo, kích thước, chất liệu, chức năng,… Các loại máy tập gym thường có mã HS nằm trong Chương 95: “Đồ chơi, dụng cụ sử dụng cho các trò chơi và thể thao; những bộ phận & phụ tùng của chúng”. Dưới đây là bảng mã HS tham khảo chi tiết của mặt hàng máy tập gym:

MÃ HS CODE

MÔ TẢ SẢN PHẨM

Nhóm 9506

Dụng cụ và thiết bị dùng cho tập luyện thể chất nói chung, thể dục, điền kinh, các môn thể thao khác (kể cả bóng bàn) hoặc trò chơi ngoài trời, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác trong Chương này; bể bơi và bể bơi nông (Paddling Pools)

9506.99

- Loại khác

9506.9100

- - Các mặt hàng và thiết bị cho tập luyện thể chất nói chung, thể dục hoặc điền kinh

Dựa theo mã HS code ở trên, doanh nghiệp của bạn cần phải nộp các loại thuế nhập khẩu máy tập gym như sau:

  • Thuế nhập khẩu ưu đãi hàng hóa: 5% (theo Biểu thuế xuất nhập khẩu 2025)
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): 8 – 10% (tuỳ thuộc vào thời điểm và chính sách nhập khẩu)
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi hàng hóa đặc biệt lên đến 0%, nếu doanh nghiệp lấy được giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) từ các quốc gia/khu vực mà Việt Nam ký kết Hiệp định FTA như: ASEAN (C/O form D), Trung Quốc (C/O form E), Nhật Bản (C/O form AJ/VJ), Hàn Quốc (C/O form AK/VK), châu Âu (C/O form EUR.1),…
Thu-tuc-nhap-khau-may-tap-gym

Hoàn tất việc nộp các loại thuế phí trước khi thông quan Hải Quan là nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà Nước

Bộ chứng từ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu máy tập gym

Bộ hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu máy tập gym được ghi rõ trong Thông tư số 39/2018/TT-BTC (sửa đổi & bổ sung cho Thông tư số 38/2015/TT-BTC), thông thường bao gồm những chứng từ sau đây:

  • Tờ khai Hải Quan nhập khẩu máy tập gym
  • Hóa đơn thương mại (Invoice); Phiếu đóng gói sản phẩm (Packing List)
  • Hợp đồng mua bán (Sales Contract); Vận tải đơn (Bill of Lading/Air Waybill)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) máy tập gym từ nhà cung cấp (nếu có)
  • Catalogue hoặc Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm (nhằm xác định mã HS code)

Ngoài ra, đối với lô hàng máy tập gym nhập khẩu cũ đã qua sử dụng, bạn còn cần phải chuẩn bị thêm những giấy tờ cần thiết sau:

  • Báo cáo kết quả giám định chất lượng thiết bị
  • Giấy chứng nhận tuổi của thiết bị (còn giá trị đến thời điểm nộp)
  • Phiếu cam kết chỉ sử dụng cho mục đích kinh doanh
Thu-tuc-nhap-khau-may-tap-gym

Các loại chứng từ nhập khẩu máy tập gym cần được chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng trước khi tiến hành thông quan

>>> Xem thêm: Hướng dẫn thực hiện các bước thủ tục nhập khẩu máy chạy bộ mới nhất

Lời kết

Finlogistics hy vọng rằng những nội dung, thông tin chi tiết về thủ tục nhập khẩu máy tập gym ở trên sẽ là cẩm nang hữu ích cho quá trình kinh doanh của bạn. Việc nắm rõ những quy định pháp luật, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cũng như tuân thủ đúng theo quy trình không chỉ giúp lô hàng máy tập gym của bạn thông quan suôn sẻ mà còn có thể tối ưu hóa chi phí và thời gian. Liên hệ ngay đến Hotline/Zalo/Email để được đội ngũ chuyên viên của chúng tôi tận tình hỗ trợ nhé.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-may-tap-gym