Thu-tuc-nhap-khau-may-chay-bo-00.jpg

Hướng dẫn chi tiết quá trình xử lý thủ tục nhập khẩu máy chạy bộ

4.9/5 - (104 bình chọn)

Máy chạy bộ là loại thiết bị hỗ trợ cho việc tập luyện đi bộ hoặc chạy bộ tại phòng tập hoặc tại nhà, được trang bị tốc độ và độ dốc khác nhau. Để có thể làm thủ tục nhập khẩu máy chạy bộ một cách thuận lợi, các doanh nghiệp cần phải có đủ kiến thức và chấp hành đúng theo quy định Nhà nước. Tất cả những thông tin cần thiết khi xử lý thông quan máy chạy bộ nhập khẩu đều sẽ được Finlogistics chia sẻ ngay bài viết dưới đây.

Thu-tuc-nhap-khau-may-chay-bo
Máy chạy bộ được rất nhiều người ưa chuộng bởi lợi ích mà sản phẩm này mang lại


Những chính sách liên quan đến thủ tục nhập khẩu máy chạy bộ

Hầu hết quy trình và điều kiện làm thủ tục nhập khẩu nhập khẩu máy chạy bộ đã được quy định rõ tại một số Văn bản pháp luật dưới đây:

  • Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg (quy định những phương tiện hoặc thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu)
  • Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN (liên quan đến việc công bố sản phẩm hàng hóa nhóm 2, do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý)
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC, sửa đổi và bổ sung bởi Thông tư số 39/2018/TT-BTC (quy định các bước thủ tục và giám sát Hải Quan, quản lý thuế suất xuất nhập khẩu)
  • Thông tư số 18/2019/QĐ-TTg (quy định về việc nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị hoặc dây chuyền công nghệ cũ đã qua sử dụng.)
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP (quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong xuất nhập khẩu)

Theo quy định, máy chạy bộ nhập khẩu không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu về Việt Nam. Tuy vậy, khi tiến hành nhập khẩu mặt hàng máy chạy bộ, các doanh nghiệp cần tuân thủ theo những điều khoản như sau:

  • Lô hàng máy chạy bộ cũ có thời gian sử dụng thiết bị không vượt quá 10 năm mới được phép nhập khẩu
  • Doanh nghiệp bắt buộc phải dán nhãn hàng hóa theo đúng quy định (Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)
  • Việc chọn lựa mã HS code chính xác sẽ giúp xác định rõ mức thuế cần đóng và tránh nguy cơ bị phạt.
Thu-tuc-nhap-khau-may-chay-bo
Các doanh nghiệp muốn nhập khẩu máy chạy bộ cần tham khảo kỹ các Văn bản quy định mới nhất

Mã HS code máy chạy bộ và thuế suất nhập khẩu

Việc tìm hiểu và xác định chính HS code máy chạy bộ là điều mà các doanh nghiệp nên thực hiện để hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, hạn chế bị Hải Quan phạt vì áp sai mã HS. Dưới đây là mã HS tham khảo của máy chạy bộ:

MÔ TẢ SẢN PHẨM MÃ HS CODE THUẾ NK ƯU ĐÃI
Máy chạy bộ 8405.1000 0%

Dựa theo Biểu thuế xuất nhập khẩu 2025, thuế nhập khẩu đối với mặt hàng máy chạy bộ là 0%, còn thuế GTGT (VAT) được giảm còn 8% (cho đến ngày 30/06/2025). Ngoài ra, doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu máy chạy bộ còn cần phải thực hiện dán nhãn lên hàng hóa, nếu không sẽ:

  • Bị phạt tiền theo quy định pháp luật, mức phạt chi tiết được quy định tại Nghị định số 128/2020/NĐ-CP.
  • Không được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do chứng nhận C/O có thể bị từ chối.
  • Hàng hóa có thể bị thất lạc hoặc hư hỏng do thiếu nhãn dãn cảnh báo trong quá trình bốc xếp và vận chuyển.
Thu-tuc-nhap-khau-may-chay-bo
Việc chọn lựa chính xác mã HS code và dán nhãn hàng hóa cho máy chạy bộ là điều cần thiết

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu máy chạy bộ gồm những gì?

Một bộ hồ sơ Hải Quan đầy đủ và chính xác sẽ giúp các doanh nghiệp xử lý thủ tục, thông quan một cách nhanh chóng và an toàn hơn. Dưới đây là các loại giấy tờ quan trọng trong hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu máy chạy bộ:

  • Tờ khai Hải Quan nhập khẩu máy chạy bộ
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List ~ P/L); Hợp đồng mua bán
  • Hóa đơn thương mại (Invoice); Vận đơn hàng hải (Bill of Lading ~ B/L)
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ C/O của máy chạy bộ (nếu có)
  • Catalogs, bản liệt kê hoặc mô tả chi tiết hàng hóa xuất xưởng
  • Những giấy tờ khác theo yêu cầu của Hải Quan (nếu có)
Thu-tuc-nhap-khau-may-chay-bo
Các chứng từ nhập khẩu máy chạy bộ cần được chuẩn bị trước khi tiến hành thông quan Hải Quan

Một vài lưu ý cần thiết khi nhập khẩu máy chạy bộ

Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu máy chạy bộ, bạn cần note lại một số lưu ý quan trọng dưới đây:

  • Doanh nghiệp cần hoàn thành đầy đủ thuế phí nhập khẩu cho Nhà nước.
  • Máy chạy bộ cũ đã qua sử dụng chỉ được phép nhập khẩu đối với sản phẩm dưới 10 năm và phục vụ cho kinh doanh, thể dục thể thao.
  • Các linh kiện của máy chạy bộ cũ đã qua sử dụng nằm trong Danh mục bị cấm nhập khẩu.
  • Những chứng từ gốc nên được chuẩn bị từ trước để tránh tình trạng hàng bị lưu kho, lưu bãi.
Thu-tuc-nhap-khau-may-chay-bo
Doanh nghiệp cần lưu ý kỹ một số vấn đề khi nhập khẩu máy chạy bộ

>>> Xem thêm: Chi tiết quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy lọc nước mới nhất

Lời kết

Trên đây là tổng hợp những nội dung hữu ích nhất dành cho những ai đang quan tâm, tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu máy chạy bộ các loại về để sử dụng hoặc kinh doanh phòng tập. Nếu cần sự hỗ trợ tối ưu trong quá trình xử lý giấy tờ hoặc thông quan, vận chuyển hàng hóa quốc tế – nội địa, bạn hãy nhanh tay liên hệ ngay với Finlogistics để được chăm sóc bởi đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm và nhiệt tình của chúng tôi nhé.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-may-chay-bo


Mục lục