Thu-tuc-nhap-khau-may-say-cong-nghiep-00.jpg

Thủ tục nhập khẩu máy sấy công nghiệp trải qua các bước quan trọng nào?

4.9/5 - (86 bình chọn)

Máy sấy công nghiệp là dạng thiết bị được sử dụng để làm khô số lượng lớn đồ dùng cá nhân như: quần áo, khăn tắm, khăn trải giường, vải vóc, hàng dệt may,… Thủ tục nhập khẩu máy sấy công nghiệp về Việt Nam được quan tâm rất nhiều, nhằm phục vụ nhu cầu trong các khách sạn, bệnh viện, nhà hàng, tiệm giặt là,… Vậy quy trình nhập khẩu loại máy này như thế nào? Mời bạn đọc xem bài viết dưới đây của Finlogistics để hiểu rõ hơn nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-may-say-cong-nghiep
Máy sấy công nghiệp được sử dụng rất nhiều trong khách sạn, bệnh viện, nhà hàng,…


Căn cứ pháp lý khi làm thủ tục nhập khẩu máy sấy công nghiệp

Trước khi đi tìm hiểu thủ tục nhập khẩu máy sấy công nghiệp, bạn cần nằm rõ đặc điểm của 02 dạng máy sấy, được sử dụng phổ biến hiện nay, bao gồm: 

  • Dạng thứ nhất: Máy sấy công nghiệp dùng điện để làm nóng bộ tản nhiệt và tỏa nhiệt trong buồng sấy, giá rẻ và khá được ưa chuộng trên thị trường. Tuy nhiên, loại máy này đòi hỏi phải có nguồn điện ba pha để hoạt động.
  • Dạng thứ hai: Máy sấy công nghiệp dùng hơi nước để làm nóng bộ tản nhiệt và tỏa nhiệt trong buồng sấy, giá đắt hơn so với loại máy sử dụng điện. Loại máy này yêu cầu phải có nồi hơi, tùy thuộc vào công suất hoạt động của từng máy. Hơn nữa, dạng thứ hai này cũng cần có nguồn điện ba pha để hoạt động.

Căn cứ theo Phụ lục I của Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, mặt hàng máy sấy công nghiệp không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm xuất nhập khẩu, do đó các doanh nghiệp có thể tiến hành các bước nhập khẩu như bình thường. 

Thu-tuc-nhap-khau-may-say-cong-nghiep
Doanh nghiệp nhập khẩu máy sấy công nghiệp tương tự như những mặt hàng thông thường khác

Mã HS code máy sấy công nghiệp và thuế nhập khẩu

Bạn cần chọn lựa chính xác mã HS code máy sấy công nghiệp để nộp đúng số thuế nhập khẩu bắt buộc đối với Nhà nước, cũng như tránh trường hợp Hải Quan bắt phạt. Theo đó, máy sấy công nghiệp có mã HS thuộc Chương 84: Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy móc và thiết bị cơ khí; những bộ phận của chúng. Dưới đây là bảng mã HS và thuế nhập khẩu chi tiết mà bạn nên tham khảo:

MÃ HS CODE

MÔ TẢ SẢN PHẨM

THUẾ GTGT (VAT)

THUẾ NK THÔNG THƯỜNG

THUẾ NK ƯU ĐÃI

8451

Các loại máy (trừ máy thuộc nhóm 84.50) dùng để giặt, làm sạch, vắt, sấy, là hơi, ép (kể cả ép mếch), tẩy trắng, nhuộm, hồ bóng, hoàn tất, tráng phủ hoặc ngâm tẩm sợi, vải dệt hoặc hàng dệt đã hoàn thiện và các máy dùng để phết hồ lên lớp vải đế hoặc lớp vải nền khác, dùng trong sản xuất hàng trải sàn như vải sơn lót sàn; Máy để quấn, tở (xả), gấp, cắt hoặc cắt hình răng cưa vải dệt

8451.2100

– – Sức chứa không quá 10kg vải khô mỗi lần sấy

8%

22,5%

15%

8451.2900

– – Loại khác

8%

4,5%

3%

Ngoài ra, lô hàng máy sấy công nghiệp còn bắt buộc phải dán nhãn mác hàng hóa nhập khẩu, bao gồm những thông tin cụ thể như sau:

  • Tên, phân loại sản phẩm
  • Nguốc gốc xuất xứ của máy sấy
  • Thông tin về đặc điểm, cách sử dụng máy sấy
  • Thông tin về cá nhân, tổ chức liên quan đến sản phẩm
Thu-tuc-nhap-khau-may-say-cong-nghiep
Việc xác định chính xác mã HS mặt hàng máy sấy công nghiệp rất quan trọng

Bộ hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu máy sấy công nghiệp

Hồ sơ Hải Quan nhập khẩu máy sấy công nghiệp các loại thường bao gồm bản scan hoặc bản gốc của những giấy tờ quan trọng sau đây:

  • Tờ khai Hải Quan máy sấy công nghiệp
  • Vận đơn (Bill of Lading – B/L); Hóa đơn (Commercial Invoice)
  • Phiếu đóng gói (Packing List); Hợp đồng (Sales Contract)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) máy sấy công nghiệp từ nhà sản xuất
  • Một vài loại giấy tờ cần thiết khác (nếu có)
Thu-tuc-nhap-khau-may-say-cong-nghiep
Khách hàng cần hỗ trợ xử lý các loại giấy tờ thông quan Hải Quan có thể liên hệ đến cho Finlogistics

Các bước trong quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy sấy công nghiệp

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy sấy công nghiệp lần lượt bao gồm các bước cơ bản như sau: 

#Bước 1: Khai báo tờ khai Hải Quan

Doanh nghiệp sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ gồm: Hợp đồng, Invoice, phiếu đóng gói, vận đơn, chứng nhận C/O, thông báo hàng cập bến và xác định chính xác HS code máy sấy công nghiệp thì có thể tiến hành nhập các thông tin khai báo lên trên Hệ thống của Hải Quan qua phần mềm chuyên dụng (ECUS5/VNACCS).

#Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan 

Hệ thống Hải Quan sẽ tự động báo lại kết quả phân luồng tờ khai sau khi khai báo xong. Lúc này, bạn chỉ việc đi in tờ khai ra và mang kèm cùng với bộ hồ sơ nhập khẩu tới Chi cục Hải Quan gần đó để mở tờ khai. Tùy theo từng mà luồng xanh, vàng hoặc đỏ mà doanh nghiệp sẽ thực hiện các bước mở tờ khai phù hợp.

#Bước 3: Thông quan tờ khai Hải Quan

Nếu kiểm tra toàn diện bộ hồ sơ không có lỗi gì, phía Hải Quan sẽ cho phép tờ khai được thông quan. Sau đó, doanh nghiệp có thể đóng thuế phí nhập khẩu cho tờ khai để sang bước thông quan lô hàng máy sấy công nghiệp nhập khẩu của mình.

#Bước 4: Đưa hàng về kho bảo quản & sử dụng

Tờ khai khi được thông quan thì doanh nghiệp tiến hành bước thanh lý tờ khai và hoàn thành nốt các thủ tục cần thiết để vận chuyển máy sấy công nghiệp về kho bảo quản & sử dụng.

Thu-tuc-nhap-khau-may-say-cong-nghiep
Các bước thực hiện nhập khẩu máy sấy công nghiệp cần chấp hành theo đúng quy định pháp luật

>>> Đọc thêm: Thủ tục nhập khẩu nồi hơi công nghiệp cần chú ý những vấn đề gì?

Lời kết

Như vậy, bài viết hữu ích trên của Finlogistics đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin liên quan đến quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy sấy công nghiệp. Nếu bạn muốn xin tư vấn xuất nhập khẩu hoặc cần hỗ trợ thông quan hàng hóa, hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi qua hotline/Zalo càng sớm càng tốt để được báo giá tốt nhất, cũng như trải nghiệm chất lượng dịch vụ uy tín hàng đầu.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-may-say-cong-nghiep


Mục lục