Thu-tuc-nhap-khau-may-say-cong-nghiep-00.jpg

Máy sấy công nghiệp là dạng thiết bị được sử dụng để làm khô số lượng lớn đồ dùng cá nhân như: quần áo, khăn tắm, khăn trải giường, vải vóc, hàng dệt may,… Thủ tục nhập khẩu máy sấy công nghiệp về Việt Nam được quan tâm rất nhiều, nhằm phục vụ nhu cầu trong các khách sạn, bệnh viện, nhà hàng, tiệm giặt là,… Vậy quy trình nhập khẩu loại máy này như thế nào? Mời bạn đọc xem bài viết dưới đây của Finlogistics để hiểu rõ hơn nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-may-say-cong-nghiep
Máy sấy công nghiệp được sử dụng rất nhiều trong khách sạn, bệnh viện, nhà hàng,…


Căn cứ pháp lý khi làm thủ tục nhập khẩu máy sấy công nghiệp

Trước khi đi tìm hiểu thủ tục nhập khẩu máy sấy công nghiệp, bạn cần nằm rõ đặc điểm của 02 dạng máy sấy, được sử dụng phổ biến hiện nay, bao gồm: 

  • Dạng thứ nhất: Máy sấy công nghiệp dùng điện để làm nóng bộ tản nhiệt và tỏa nhiệt trong buồng sấy, giá rẻ và khá được ưa chuộng trên thị trường. Tuy nhiên, loại máy này đòi hỏi phải có nguồn điện ba pha để hoạt động.
  • Dạng thứ hai: Máy sấy công nghiệp dùng hơi nước để làm nóng bộ tản nhiệt và tỏa nhiệt trong buồng sấy, giá đắt hơn so với loại máy sử dụng điện. Loại máy này yêu cầu phải có nồi hơi, tùy thuộc vào công suất hoạt động của từng máy. Hơn nữa, dạng thứ hai này cũng cần có nguồn điện ba pha để hoạt động.

Căn cứ theo Phụ lục I của Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, mặt hàng máy sấy công nghiệp không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm xuất nhập khẩu, do đó các doanh nghiệp có thể tiến hành các bước nhập khẩu như bình thường. 

Thu-tuc-nhap-khau-may-say-cong-nghiep
Doanh nghiệp nhập khẩu máy sấy công nghiệp tương tự như những mặt hàng thông thường khác

Mã HS code máy sấy công nghiệp và thuế nhập khẩu

Bạn cần chọn lựa chính xác mã HS code máy sấy công nghiệp để nộp đúng số thuế nhập khẩu bắt buộc đối với Nhà nước, cũng như tránh trường hợp Hải Quan bắt phạt. Theo đó, máy sấy công nghiệp có mã HS thuộc Chương 84: Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy móc và thiết bị cơ khí; những bộ phận của chúng. Dưới đây là bảng mã HS và thuế nhập khẩu chi tiết mà bạn nên tham khảo:

MÃ HS CODE

MÔ TẢ SẢN PHẨM

THUẾ GTGT (VAT)

THUẾ NK THÔNG THƯỜNG

THUẾ NK ƯU ĐÃI

8451

Các loại máy (trừ máy thuộc nhóm 84.50) dùng để giặt, làm sạch, vắt, sấy, là hơi, ép (kể cả ép mếch), tẩy trắng, nhuộm, hồ bóng, hoàn tất, tráng phủ hoặc ngâm tẩm sợi, vải dệt hoặc hàng dệt đã hoàn thiện và các máy dùng để phết hồ lên lớp vải đế hoặc lớp vải nền khác, dùng trong sản xuất hàng trải sàn như vải sơn lót sàn; Máy để quấn, tở (xả), gấp, cắt hoặc cắt hình răng cưa vải dệt

8451.2100

– – Sức chứa không quá 10kg vải khô mỗi lần sấy

8%

22,5%

15%

8451.2900

– – Loại khác

8%

4,5%

3%

Ngoài ra, lô hàng máy sấy công nghiệp còn bắt buộc phải dán nhãn mác hàng hóa nhập khẩu, bao gồm những thông tin cụ thể như sau:

  • Tên, phân loại sản phẩm
  • Nguốc gốc xuất xứ của máy sấy
  • Thông tin về đặc điểm, cách sử dụng máy sấy
  • Thông tin về cá nhân, tổ chức liên quan đến sản phẩm
Thu-tuc-nhap-khau-may-say-cong-nghiep
Việc xác định chính xác mã HS mặt hàng máy sấy công nghiệp rất quan trọng

Bộ hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu máy sấy công nghiệp

Hồ sơ Hải Quan nhập khẩu máy sấy công nghiệp các loại thường bao gồm bản scan hoặc bản gốc của những giấy tờ quan trọng sau đây:

  • Tờ khai Hải Quan máy sấy công nghiệp
  • Vận đơn (Bill of Lading – B/L); Hóa đơn (Commercial Invoice)
  • Phiếu đóng gói (Packing List); Hợp đồng (Sales Contract)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) máy sấy công nghiệp từ nhà sản xuất
  • Một vài loại giấy tờ cần thiết khác (nếu có)
Thu-tuc-nhap-khau-may-say-cong-nghiep
Khách hàng cần hỗ trợ xử lý các loại giấy tờ thông quan Hải Quan có thể liên hệ đến cho Finlogistics

Các bước trong quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy sấy công nghiệp

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy sấy công nghiệp lần lượt bao gồm các bước cơ bản như sau: 

#Bước 1: Khai báo tờ khai Hải Quan

Doanh nghiệp sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ gồm: Hợp đồng, Invoice, phiếu đóng gói, vận đơn, chứng nhận C/O, thông báo hàng cập bến và xác định chính xác HS code máy sấy công nghiệp thì có thể tiến hành nhập các thông tin khai báo lên trên Hệ thống của Hải Quan qua phần mềm chuyên dụng (ECUS5/VNACCS).

#Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan 

Hệ thống Hải Quan sẽ tự động báo lại kết quả phân luồng tờ khai sau khi khai báo xong. Lúc này, bạn chỉ việc đi in tờ khai ra và mang kèm cùng với bộ hồ sơ nhập khẩu tới Chi cục Hải Quan gần đó để mở tờ khai. Tùy theo từng mà luồng xanh, vàng hoặc đỏ mà doanh nghiệp sẽ thực hiện các bước mở tờ khai phù hợp.

#Bước 3: Thông quan tờ khai Hải Quan

Nếu kiểm tra toàn diện bộ hồ sơ không có lỗi gì, phía Hải Quan sẽ cho phép tờ khai được thông quan. Sau đó, doanh nghiệp có thể đóng thuế phí nhập khẩu cho tờ khai để sang bước thông quan lô hàng máy sấy công nghiệp nhập khẩu của mình.

#Bước 4: Đưa hàng về kho bảo quản & sử dụng

Tờ khai khi được thông quan thì doanh nghiệp tiến hành bước thanh lý tờ khai và hoàn thành nốt các thủ tục cần thiết để vận chuyển máy sấy công nghiệp về kho bảo quản & sử dụng.

Thu-tuc-nhap-khau-may-say-cong-nghiep
Các bước thực hiện nhập khẩu máy sấy công nghiệp cần chấp hành theo đúng quy định pháp luật

>>> Đọc thêm: Thủ tục nhập khẩu nồi hơi công nghiệp cần chú ý những vấn đề gì?

Lời kết

Như vậy, bài viết hữu ích trên của Finlogistics đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin liên quan đến quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy sấy công nghiệp. Nếu bạn muốn xin tư vấn xuất nhập khẩu hoặc cần hỗ trợ thông quan hàng hóa, hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi qua hotline/Zalo càng sớm càng tốt để được báo giá tốt nhất, cũng như trải nghiệm chất lượng dịch vụ uy tín hàng đầu.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-may-say-cong-nghiep


Cac-khu-cong-nghiep-vinh-long-00.jpg

Vĩnh Long là tỉnh thành nối giữa sông Hậu và sông Tiền và nằm trong khu vực kinh tế đồng bằng sông Cửu Long. Với nhiều tiềm năng phát triển, các khu công nghiệp Vĩnh Long luôn được đánh giá cao và nhận được nguồn vốn đầu tư lớn của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Bài viết này của Finlogistics sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về một số khu công nghiệp nổi bật của tỉnh Vĩnh Long, cùng theo dõi đến cuối nhé!

Cac-khu-cong-nghiep-vinh-long


Cập nhật danh sách các khu công nghiệp Vĩnh Long mới nhất

Dưới đây là danh sách chi tiết các khu công nghiệp Vĩnh Long mà Finlogistics muốn giới thiệu đến cho bạn đọc:

Khu công nghiệp Hòa Phú

Nằm tại xã Hòa Phú, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, KCN Hòa Phú có tổng diện tích là 259,33 ha, do Công ty Cổ phần Hòa Phú làm chủ đầu tư. Bên cạnh đó, KCN này còn là một trong các khu công nghiệp Vĩnh Long nhận được sự đầu tư lớn từ những doanh nghiệp nước ngoài như: Nhật Bản (Acecook, Hatchando, Towa), Hàn Quốc (Sung Jin, CJ Vina) hay Singapore, Trung Quốc, Hà Lan,…

Đây cũng là điểm giao thoa của nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch, do nằm dọc theo QL1A. Do đó, KCN Hoà Phú có thể tiếp nhận và vận chuyển hàng hoá đến nhiều tỉnh thành và những khu công nghiệp khác như: Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau,…

KCN Hòa Phú nhận được sự đầu tư từ đa dạng ngành nghề như: lương thực thực phẩm chế biến, trái cây thành phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng, hàng dược phẩm, mỹ phẩm hay vật liệu xây dựng;… Hòa Phú còn thuộc danh sách các khu công nghiệp tại Vĩnh Long ít gây ô nhiễm môi trường nhất.

>>> Đọc thêm: Cập nhật danh sách các khu công nghiệp ở Bình Dương mới nhất

Cac-khu-cong-nghiep-vinh-long

Khu công nghiệp Cổ Chiên

Cái tên tiếp theo trong danh sách các khu công nghiệp ở Vĩnh Long chính là KCN Cổ Chiên, tọa lạc ngay tại xã Mỹ Phước, huyện Mang Thít. KCn này do Ban quản lý dự án Đầu tư Xây dựng các khu và tuyến công nghiệp Vĩnh Long làm chủ đầu tư, với tổng diện tích đạt khoảng 200 ha.

KCN Cổ Chiên được thiết kế khá hiện đại, với hệ thống giao thông nội bộ riêng biệt, cùng diện tích cây xanh lớn và hệ thống cấp thoát nước thải đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hơn nữa, Cổ Chiên còn được định hướng sử dụng nguồn công nghệ cao, hiện đại và thân thiện đối với môi trường.

Vì vậy, KCN Cổ Chiên đã thu hút được nhiều nhà đầu tư về lĩnh vực: cơ khí lắp ráp, sản xuất đồ phụ tùng và linh kiện điện tử,…. Ngoài ra, đây cũng là khu công nghiệp phát triển về mặt hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng dệt may, da giày,  thực phẩm chế biến hay các sản phẩm nông nghiệp,…

Khu công nghiệp Bình Minh

Một cái tên nổi bật không thể bỏ qua trong số các khu công nghiệp Vĩnh Long chính là KCN Bình Minh. Được xây dựng tại xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, KCN này được đầu tư bởi Công ty Cổ phần Địa Ốc Hoàng Quân Mê Kông, với quy mô diện tích là 131,6 ha. Không những thế, KCN Bình Minh nằm giữa trung tâm khu vực đồng bằng sông Cửu Long, với hạ tầng giao thông thuận lợi cùng nguồn tài nguyên và nhân lực dồi dào.

KCN Bình Minh đang tiếp nhận đầu tư từ nhiều loại hình công nghiệp phổ biến như: lương thực thực phẩm chế biến, trái cây đóng hộp, các loại ngũ cốc; dụng cụ sản xuất, thiết bị – máy móc phục vụ sản xuất công – nông nghiệp. Ngoài ra, KCN này còn có thêm một số ngành như: sản xuất thiết bị y tế, dược liệu,… và làm kho hàng, bến bãi.

Cac-khu-cong-nghiep-vinh-long

>>> Đọc thêm: Tìm hiểu chi tiết về các khu công nghiệp Bà Rịa Vũng Tàu

Khu công nghiệp Bình Tân

KCN Bình Tân nằm trong danh sách các khu công nghiệp tại Vĩnh Long, có trụ sở tại xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, với diện tích đạt 400 ha. Vị trí địa lý của Bình Tân rất thuận lợi, giáp với QL54 và chạy dọc theo sông Hậu. Hiện tại, KCN Bình Tân đang tập trung phát triển những loại hình công nghiệp như: hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, dệt may, dược phẩm – mỹ phẩm, bao bì, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng,…

Khu công nghiệp Đông Bình

Trong danh sách các khu công nghiệp ở Vĩnh Long tại huyện Bình Minh, còn có thêm KCN Đông Bình, được xây dựng tại xã Đông Bình và Đông Thành, với tổng vốn đầu tư hơn 1000 tỷ VNĐ cùng diện tích đạt 350 ha. KCN này được bố trí một số loại hình công nghiệp điển hình như: trái cây, rau củ quả chế biến; thủy sản chế biến; công nghiệp chăn nuôi, sản xuất bao bì, chế biến dược phẩm hay công nghiệp hóa chất,….

Khu công nghiệp An Định

An Định là một trong các khu công nghiệp ở Vĩnh Long, nằm tại xã An Phước, huyện Mang Thít. Với tổng đầu tư là 600 tỷ đồng, diện tích sử dụng của KCN An Định là 200 ha. Nơi đây tập trung một số loại hình công nghiệp như: nông sản, lương thực, thực phẩm chế biến; công nghiệp lắp ráp điện tử, sản xuất bao bì; dịch vụ kho bãi;…

Cac-khu-cong-nghiep-vinh-long

Kết luận

Như vậy, Finlogistics đã tổng hợp giúp bạn đọc danh sách cập nhật các khu công nghiệp Vĩnh Long nổi bật nhất hiện nay, hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn. Nếu có nhu cầu xử lý giấy tờ hoặc thông quan hàng hoá từ khu công nghiệp đi hoặc ngược lại, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0963.126.995 (Mrs.Loan). Finlogistics chuyên giải quyết các loại hàng hoá khu công nghiệp nói riêng và đa dạng các mặt hàng xuất nhập khẩu nói chung với tiêu chí nhanh chóng – an toàn – tối ưu chi phí!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Cac-khu-cong-nghiep-vinh-long


Cac-khu-cong-nghiep-binh-duong-00.jpg

Các khu công nghiệp Bình Dương chính là một trong những thương hiệu lâu đời trên thị trường đầu tư tại Việt Nam. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các chính sách ưu đãi, các ngành công nghiệp trong tỉnh đã gặt hái được nhiều thành quả quan trọng, trong đó có việc thu hút thành công một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nếu bạn đang tìm hiểu danh sách những khu công nghiệp tại Bình Dương, thì đừng vội bỏ qua bài viết tổng hợp dưới đây cùng Finlogisics nhé!

Cac-khu-cong-nghiep-binh-duong


Giới thiệu chung về các khu công nghiệp Bình Dương

Từ một tỉnh thuần nông với những cánh đồng bao la vào đầu thập niên 90, Bình Dương đã có một bước chuyển mình ngoạn mục kể từ khi tái lập tỉnh, trở thành một địa phương công nghiệp năng động. Sự ra đời của hàng loạt các khu công nghiệp Bình Dương, cùng với việc thu hút đầu tư nước ngoài, đã hoàn toàn làm thay đổi diện mạo của tỉnh, biến nơi đây trở thành một trong những trung tâm công nghiệp lớn của cả nước.

Bình Dương ngày nay đã trở thành thủ phủ công nghiệp của khu vực miền Nam nói riêng và của cả Việt Nam nói chung. Hiện tại tỉnh đang có có hơn 30 khu công nghiệp lớn nhỏ khác nhau, với tổng diện tích lên đến 12.670 ha và tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt 87,5%. Ngoài ra, Bình Dương còn có khoảng 12 cụm công nghiệp, với quy mô lên tới 790 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy ở mức 67,5%.

>>> Xem thêm: Những thông tin cụ thể về các khu công nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu

Cac-khu-cong-nghiep-binh-duong

Mô hình khu công nghiệp Bình Dương cũng đã trở thành hình mẫu về việc xây dựng cơ sở hạ tầng, khả năng thu hút vốn đầu tư, quản lý sản xuất cũng như bảo vệ môi trường cho những địa phương khác học tập. Một số khu công nghiệp nổi bật nhất ở Bình Dương có thể kể đến như: VSIP, VSIP II, Mỹ Phước, Đồng An, Sóng Thần 1, Sóng Thần 2,…

Hiện tại, các khu công nghiệp Bình Dương đang phải đối mặt với những thách thức lớn khi quỹ đất sử dụng hiện không còn nhiều. Tỷ lệ lấp đầy liên tục tăng cao, trong khi những thị trường khu công nghiệp mới nổi khác ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước lại đang sở hữu nguồn quỹ đất lớn, mật độ thưa thớt.

Cac-khu-cong-nghiep-binh-duong

>>> Xem thêm: Điểm mặt các khu công nghiệp nổi bật nhất tại Đồng Nai

Danh sách các khu công nghiệp Bình Dương mới nhất năm 2025

Dưới đây là bảng cập nhật thông tin danh sách 30 khu công nghiệp lớn nhất tại Bình Dương mà bạn đọc đang quan tâm, cùng tham khảo ngay nhé:

STT

TÊN KHU CÔNG NGHIỆP

MÔ TẢ CHUNG

VỊ TRÍ

QUY MÔ

CHỦ ĐẦU TƯ

NĂM THÀNH LẬP

CÁC NGÀNH NGHỀ CHÍNH

1

KCN Việt Nam - Singapore (VSIP)

KCN Việt Nam – Singapore là một trong những khu công nghiệp Bình Dương được thành lập từ khá sớm, sau khi có giấy phép đầu tư số 1498/GP và Quyết định số 870/TTg.

Phường Bình Hòa, TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương

500 ha

Cty Liên Doanh TNHH KCN Việt Nam – Singapore

1996

- Sản xuất lắp ráp và phụ tùng xe hơi
- Điện & Điện tử
- Cơ khí
- Dệt may
- Dược phẩm & Chăm sóc sức khỏe
- Thực phẩm & Đồ uống
- Công nghiệp phụ trợ
- Các ngành công nghiệp khác

2

KCN Việt Nam - Singapore II (VSIP II)

Đây là một dự án KCN khác của chủ đầu tư Công ty Liên Doanh TNHH KCN Việt Nam – Singapore tại Bình Dương.

Phường Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

345 ha

Cty Liên Doanh TNHH Khu Công Nghiệp Việt Nam – Singapore

2006

- Sản xuất lắp ráp và phụ tùng xe hơi
- Điện & điện tử
- Cơ khí
- Dệt may
- Dược phẩm & chăm sóc sức khỏe
- Thực phẩm & đồ uống
- Công nghiệp phụ trợ
- Các ngành công nghiệp khác

3

KCN Việt Nam - Singapore II-A (VSIP II-A)

Đây là dự án đầu tư thứ 3 của Công ty Liên Doanh TNHH KCN Việt Nam – Singapore, nhưng là một trong 03 khu công nghiệp có quy mô lớn nhất tại Bình Dương 

Xã Vĩnh Tân, thị xã Tân Uyên và xã Tân Bình, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

1000 ha

Cty Liên Doanh TNHH Khu Công Nghiệp Việt Nam – Singapore

2008

- Sản xuất lắp ráp và phụ tùng xe hơi
- Điện & điện tử
- Cơ khí
- Dệt may
- Dược phẩm & chăm sóc sức khỏe
- Thực phẩm & đồ uống
- Công nghiệp phụ trợ
- Các ngành công nghiệp khác

4

KCN Mapletree Bình Dương

KCN Mapletree Bình Dương hướng đến lĩnh vực công nghệ cao. Giấy chứng nhận đầu tư của KCN Mapletree được Ban Quản lý KCN Việt Nam – Singapore cấp với các ngành nghề thu hút đầu tư như sản xuất sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, các sản phẩm phần mềm, sinh học, dịch vụ công nghệ cao…

Phường Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

74,87 ha

Cty TNHH Kinh doanh đô thị Mapletree (Việt Nam)

2008

- Tiếp thị và thu hút các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm có hàm lượng chất xám cao
- Các viện nghiên cứu, công ty công nghệ,...
- Sản xuất thử kết hợp đào tạo chuyên gia cao cấp hay các công viên phần mềm
- Công viên sinh học
- Khoa học kỹ thuật gắn với sản xuất thử
- Dịch vụ công nghệ cao

5

KCN Bàu Bàng

Nằm ở huyện Bàu Bàng phía Bắc của tỉnh, KCN Bàu Bàng là một trong những khu công nghiệp được đánh giá còn nhiều tiềm năng của tỉnh.

Xã Lai Uyên và Lai Hưng, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương

997,74 ha

Tổng cty Đầu tư và Phát triển công nghiệp – TNHH Một thành viên (Becamex IDC)

2008

- Công nghiệp điện máy, điện công nghiệp và gia dụng
- Công nghiệp điện tử, tin học, thông tin truyền thông và viễn thông
- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và nông lâm sản
- Công nghiệp chế tạo máy, ô tô, thiết bị phụ tùng,...
- Cơ khí và cơ khí chính xác có xi mạ
- Công nghiệp gốm sứ, thủy tinh, pha lê,...
- Công nghiệp sản xuất các loại khí công nghiệp

6

KCN Bình An

KCN Bình An là một trong những khu công nghiệp ở Bình Dương có quy mô tương đối nhỏ, nằm ở khu vực tiếp giáp TP. Hồ Chí Minh

Phường Bình Thắng, TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương

25,90 ha

Cty Cổ phần Đầu tư phát triển Bình Thắng

2003

- May mặc
- Phụ liệu ngành may
- Bao bì giấy

7

KCN Bình Đường

KCN Bình Đường là một trong những khu công nghiệp đầu tiên tại Bình Dương khi được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định thành lập số 196/TTg, với quy mô khá nhỏ.

Phường An Bình, TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương

16,50 ha

Tổng cty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ - CTCP Thailexim

2003

- Đầu tư, xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu dân cư và khu đô thị, nhà ở công nhân,...
- Xuất nhập khẩu xăng dầu; mua bán nguyên liệu, nhiên liệu xăng dầu,...
- Thi công xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, hạ tầng kỹ thuật,...
- Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng làm việc, hội nghị, phòng họp, tổ chức các cuộc hội nghị, cho thuê kho bãi, nhà xưởng,...

8

KCN Đại Đăng

Đây là một trong những KCN hiện đại và được xem như thế hệ KCN thứ hai tại Bình Dương, nổi bật với mô hình khu công nghiệp hỗn hợp với hạ tầng giao thông hoàn chỉnh.

Phường Phú Tân, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

274,35 ha

Cty TNHH Xây dựng và Đầu tư Đại Đăng

2005

- Chế biến gỗ và trang trí nội thất
- Lắp ráp cơ khí
- Chế biến nông sản
- Điện và điện tử
- May mặc, bao bì, da giày,...
- Lắp ráp, sửa chữa máy nông lâm nghiệp và giao thông vận tải

9

KCN Đất Cuốc

Đây là một trong những KCN ở Bình Dương được đầu tư hạ tầng hiện đại, có nhà máy xử lý nước thải tập trung và có khả năng tiếp nhận đa ngành nghề đầu tư.

Xã Đất Cuốc, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

212,84 ha

Cty Cổ phần Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (BIMICO)

2007

- Sản xuất giấy, bột giấy
- Ngành thuộc da
- Các ngành có công đoạn giặt tẩy, nhuộm
- Các ngành sản xuất có công đoạn xi mạ
- Sản xuất hóa chất, pin - ắc quy, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, mực in,...
- Ngành chế biến gỗ: cưa, xẻ, sấy gỗ và sản xuất các sản phẩm từ gỗ
- Sản xuất, luyện cán sắt thép từ phôi thép
- Luyện cán và sản xuất các sản phẩm từ cao su
- Kinh doanh và phân loại phế liệu, phế thải
- Sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Ngành thực phẩm: chế biến thủy hải sản, nước chấm, bột ngọt, muối, dầu ăn, cồn, rượu bia nước giải khát, chế biến hạt điều,...
- Sản xuất gạch, ngói nung,...
- Sản xuất nguyên liệu, pha chế, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật
- Sản xuất phân bón
- Sơ chế, chế biến mủ cao su thiên nhiên
- Chăn nuôi gia súc gia cầm theo quy trình công nghiệp
- Sản xuất tinh bột từ khoai mì
- Xử lý chất thải công nghiệp nguy hại

10

KCN Đồng An

Đồng An là một KCN hoạt động từ sớm tại Bình Dương. KCN này đã hoàn thiện cơ cấu sử dụng đất 2 giai đoạn và hoàn thiện quy mô hoạt động.

Phường Bình Hòa, TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương

138,70 ha

Cty Cổ phần Thương mại - Sản xuất - Xây dựng Hưng Thịnh

1996

- Sản xuất linh kiện điện tử
- Công nghiệp gia công
- Chế biến hàng tiêu dùng, thực phẩm
- Công nghiệp cơ khí và vật liệu xây dựng

11

KCN Đồng An 2

Đây có thể xem là khu công nghiệp mở rộng của KCN Đồng An. KCN Đồng An 2 thuộc thế hệ quy hoạch thứ 2, khi chỉ mới đi vào hoạt động

Phường Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

158,10 ha

Cty Cổ Phần Thương Mại - Sản Xuất - Xây Dựng Hưng Thịnh

2006

- Sản xuất linh kiện điện tử
- Công nghiệp gia công
- Chế biến hàng tiêu dùng, thực phẩm
- Công nghiệp cơ khí và vật liệu xây dựng

12

KCN Kim Huy

Được cấp giấy chứng nhận đầu tư số 46221000042, KCN Kim Huy chính thức đi vào hoạt động trong năm 2006. Nằm ngay TP. Thủ Dầu Một, nên không khó hiểu khi đây là một trong những KCN Bình Dương có vị trí đắc địa nhất.

Phường Phú Tân, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

213,63 ha

Cty TNHH Phát Triển Khu Công Nghiệp Kim Huy

2006

- Công nghiệp may mặc, giày da cao cấp
- Công nghiệp sản xuất cơ khí lắp ráp
- Công nghiệp sản xuất các mặt hàng gỗ cao cấp
- Một số ngành nghề không gây ô nhiễm môi trường khác

13


KCN Mai Trung

KCN Mai Trung là một trong các khu công nghiệp ở Bình Dương nằm tại vị trí vùng lõi của tỉnh. Điểm yếu là khu công nghiệp tại Bình Dương này không có nhà máy xử lý nước thải và hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn chỉnh.

Xã An Tây, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

50,55 ha

Doanh nghiệp tư nhân Đầu tư xây dựng và Dịch vụ Mai Trung

2005

- Công nghiệp chế biến gỗ mỹ nghệ và trang trí nội thất
- Công nghiệp lắp ráp cơ khí
- Công nghiệp chế biến nông sản - thực phẩm
- Công nghiệp điện và điện tử
- Công nghiệp may mặc và giày da
- Công nghiệp nhẹ và bao bì
- Công nghiệp lắp ráp sửa chữa máy máy nông lâm nghiệp và giao thông vận tải

14

KCN Mỹ Phước

Đi vào hoạt động trong năm 2003, KCN Mỹ Phước góp phần tạo dựng nên một thị trường KCN tại Bình Dương hiện đại, hướng đến các ngành nghề công nghệ cao. Nằm ngay tại trung tâm huyện Bến Cát, KCN Mỹ Phước cũng có những lợi thế thuận lợi về vị trí địa lý, nằm ngay trục giao thông Quốc lộ 13.

Phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

376,92 ha

Tổng cty Đầu tư và Phát triển công nghiệp – TNHH Một thành viên (Becamex IDC)

2003

- Công nghiệp điện máy, sản xuất máy móc, thiết bị phụ tùng điện công nghiệp và điện gia dụng
- Công nghiệp điện tử, tin học, thông tin viễn thông,...
- Công nghiệp nhẹ: đồ chơi trẻ em, nữ trang giả, may, da giày, các sản phẩm gốm sứ, thủy tinh, pha lê,...
- Chế biến hàng tiêu dùng và xuất khẩu (thực phẩm, mì ăn liền)
- Các ngành gia công cơ khí như sản xuất, lắp ráp đồng hồ, các thiết bị, dụng cụ quang học,...
- Ngành cơ khí chế tạo, sửa chữa máy mọc, cơ khí xây dựng,....
- Công nghiệp sản xuất gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, trang thiết bị văn phòng, khách sạn, trang trí nội thất,...
- Các sản phẩm nhựa, kim khí, dụng cụ gia đình,...

15

KCN Mỹ Phước 2

Mỹ Phước 2 chính thức hoạt động vào năm 2006, sau KCN Mỹ Phước gần 3 năm. Đây cũng là một trong những KCN ở Bình Dương có quy mô gần 500 ha. KCN Mỹ Phước 2 được đầu tư hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh với nhà máy xử lý nước thải công suất 8.000 m³/ngày.

Phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

477,39 ha

Tổng cty Đầu tư và Phát triển công nghiệp – TNHH Một thành viên (Becamex IDC)

2006

- Công nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm
- Công nghiệp chế biến nông lâm sản
- Công nghiệp may mặc
- Công nghiệp dệt nhuộm
- Công nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ
- Công nghiệp điện máy, điện công nghiệp và điện gia dụng
- Công nghiệp chế tạo máy móc cơ khí xây dựng
- Công nghiệp sản xuất dược phẩm, nông dược, thuốc thú y,...
- Công nghiệp sản xuất nhựa
- Công nghiệp giày da
- Công nghiệp giấy và bao bì (không bột giấy)

16

KCN Mỹ Phước 3

Cùng chủ đầu tư với 2 KCN Mỹ Phước và Mỹ Phước 2, KCN Mỹ Phước 3 được đầu tư bài bản hơn với quy mô lớn hơn. KCN này được quy hoạch gồm cả khu vực cây xanh, hồ điều hòa, khu điều hành, dịch vụ…

Phường Mỹ Phước và phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

997,70 ha

Tổng cty Đầu tư và Phát triển công nghiệp – TNHH Một thành viên (Becamex IDC)

2006

- Công nghiệp điện máy, điện công nghiệp và điện gia dụng
- Công nghiệp điện tử, công nghệ tin học, phương tiện thông tin, viễn thông và truyền hình, công nghệ kỹ thuật cao,...
- Công nghiệp chế tạo xe máy, ôtô, máy kéo, thiết bị phụ tùng, lắp ráp phụ tùng,...
- Công nghiệp cơ khí, cơ khí chính xác,...
- Công nghiệp sợi, dệt, may mặc,...
- Công nghiệp da, giả da, giày da (không thuộc da tươi),...
- Công nghiệp nhựa
- Công nghiệp gốm sứ, thủy tinh, pha lê,...
- Công nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm
- Công nghiệp chế biến nông lâm sản
- Công nghiệp sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, nông dược thú y,...
- Công nghiệp cao su, xăm lốp, các sản phẩm cao su kỹ thuật cao (không chế biến mủ tươi),...
- Công nghiệp sản xuất các loại khí công nghiệp

17

KCN Nam Tân Uyên

Đi vào hoạt động từ năm 2005, KCN Nam Tân Uyên là một trong những KCN Bình Dương được đầu tư nghiêm túc ngay từ những năm đầu thế kỷ 21. Hiện tại, hạ tầng kỹ thuật của khu công nghiệp Bình Dương này đã hoàn thiện. 

Phường Khánh Bình, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

330,51 ha

Cty Cổ phần Khu công nghiệp Nam Tân Uyên

2005

- Công nghiệp chế biến nông sản, sản xuất thức ăn gia súc gia cầm,...
- Công nghiệp chế biến phục vụ phát triển nông nghiệp, chế tạo cơ khí, máy móc nông cụ, phân bón, chế phẩm về cao su,...
- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ trong nước và xuất khẩu như may mặc, chế biến đồ gỗ, đồ điện, đồ gia dụng, kim khí, đồ nhựa, các loại bao bì,...
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như: khai thác cao lanh, sản xuất gạch men, vật liệu trang trí nội thất, khung cấu kiện, tấm lợp, tấm bao che,...

18

KCN Nam Tân Uyên mở rộng

Đây được xem là phần mở rộng của KCN Nam Tân Uyên ra đời trước, theo Quyết định thành lập số 1285/TTg-KCN. KCN Nam Tân Uyên mở rộng có lợi thế về đa dạng ngành nghề nếu so với KCN Nam Tân Uyên trước đây. Tuy nhiên ở hiện tại, Nam Tân Uyên mở rộng vẫn đang xây dựng và chưa hoàn thiện. 

Phường Uyên Hưng và xã Hội Nghĩa, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

288,52 ha

Cty Cổ phần Khu công nghiệp Nam Tân Uyên

2009

- Nhóm dự án cơ khí: luyện kim, sản xuất các dụng cụ, chi tiết, thiết bị thay thế; sản xuất các thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp và công nghiệp
- Sản xuất ô tô các loại và xe gắn máy các loại
- Gia công và lắp ráp các loại máy móc thiết bị đặc chủng
- Đúc khuôn, cán và kéo kim loại
- Nhóm dự án chế biến lương thực, thực phẩm, nước giải khát: chế biến rau, củ, quả, ngũ cốc và các sản phẩm từ nông nghiệp
- Chế biến các sản phẩm từ sữa, gia súc và gia cầm
- Chế biến thủy hải sản
- Suất ăn công nghiệp
- Bánh kẹo các loại
- Thực phẩm ăn nhanh các loại, sản xuất bia, nước ngọt, nước giải khát các loại và nước uống tinh khiết
- Nhóm dự án sản xuất vật liệu xây dựng: cấu kiện bê tông, ống cống, bấc thấm xử lý nền móng,...
- Gạch nung lò tuynel các loại
- Đá hoa cương, đá granite, bột màu,...
- Nhóm dự án về dược phẩm, mỹ phẩm: sản xuất mỹ phẩm
- Sản xuất thuốc phụ vụ cho người và gia súc gia cầm (bao gồm thuốc đông và tân dược),...
- Sản xuất và chế biến chế phẩm sinh học
- Nhóm dự án về dệt (không nhuộm) và may mặc: sản xuất hàng may mặc, da (không thuộc da), giả da, sản xuất các sản phẩm dệt may (không nhuộm),...
- Các nhóm dự án khác

19

KCN Rạch Bắp

Với vị trí trung tâm tỉnh, KCN Rạch Bắp có khá nhiều lợi thế từ nguồn nhân lực, cho đến nguồn nguyên vật liệu dồi dào. Hạ tầng của KCN Rạch Bắp cũng đã hoàn chỉnh với hệ thống đường nội bộ trải thảm bê tông nhựa nóng, dây trung thế 22kV, hệ thống cấp nước với công suất 7.000 m³/ngày, nhà máy xử lý nước thải 6.000 m³/ngày,…

Xã An Điền, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

278,60 ha

Cty Cổ Phần Công Nghiệp An Điền

2005

- Công nghiệp chế biến nông lâm sản, đặc biệt là sản phẩm từ cao su
- Công nghiệp may mặc
- Công nghiệp sản xuất gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, trang thiết bị văn phòng,...
- Các ngành công nghiệp nhẹ như đồ chơi trẻ em, dệt (không nhuộm), da giày (không có công đoạn thuộc da),....
- Công nghiệp điện máy, sản xuất máy móc, thiết bị phụ tùng,...
- Các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, sửa chữa máy móc, cơ khí xây dựng,...
- Các sản phẩm nhựa dân dụng, dụng cụ gia đình,...

20

KCN Sóng Thần 1

Được thành lập từ năm 1995, Sóng Thần 1 là một trong số KCN Bình Dương sớm nhất có mặt trên địa bàn. KCN tại Bình Dương này có vị trí khá thuận lợi khi gần như kế cận TP. Hồ Chí Minh. Chưa kể trục đường sắt Bắc Nam đi ngang qua khu công nghiệp với Ga Sóng Thần nằm ngay cửa ngõ.

Phường Dĩ An, TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương

178 ha

Tổng cty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ - CTCP Thailexim

1995

- Cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị, lắp ráp và chế tạo các phương tiện giao thông vận tải, máy móc xây dựng, kết cấu xây dựng bằng bê tông và thép
- Công nghiệp chế biến nông, lâm sản bao gồm: chế biến cao su, điều, cà phê, thức ăn gia súc, gỗ,...
- Công nghiệp nhẹ bao gồm may mặc, điện, điện tử,...

21

KCN Sóng Thần 2

Khác với các KCN khác có cùng tên gọi và khác số thứ tự, KCN Sóng Thần 2 có chủ đầu tư hoàn khác so với Sóng Thần 1. Khu công nghiệp này cũng thành lập vào năm 1996, khá sớm so với các khu công nghiệp Bình Dương khác.

Phường Tân Đông Hiệp, TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương

279,27 ha

Cty Cổ phần Đại Nam

1996

- Dệt, may mặc, giày dép,...

- Điện tử, điện gia dụng,...

- Mây, tre, đồ gỗ, mỹ nghệ,...

- Gia công, chế tạo cơ khí,...

- Vật liệu xây dựng

- Chế biến lương thực, thực phẩmm,...

- Thủy tinh, gốm sứ,..

22

KCN Sóng Thần 3

Có chung chủ đầu tư với KCN Sóng Thần 2, Sóng Thần 3 đi vào hoạt động khá muộn, vào năm 2008. Hiện tại, hạ tầng kỹ thuật của Sóng Thần 3 vẫn chưa được hoàn thiện.

Phường Phú Tân, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

533,85 ha

Cty Cổ phần Đại Nam

2008

- Chế biến các sản phẩm từ lương thực, trái cây, thức ăn gia súc, bánh kẹo, bột mì
- Sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm
- Sản xuất hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, bao bì (giấy, nhựa, nhôm, thép), chế biến gỗ, in ấn, mực in, chiết nạp chất tăng trưởng thực vật, chiết nạp gas
- Sản xuất hoặc lắp ráp các thiết bị điện - điện tử, sản xuất lắp ráp xe đạp, phụ tùng xe đạp
- Cơ khí phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp
- Sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông
- Thủ công mỹ nghệ, dịch vụ

23

KCN Tân Đông Hiệp A

Nằm kề cận với TP. Hồ Chí Minh, đây là một trong số KCN tại Bình Dương có quy mô nhỏ. Khu công nghiệp này thu hút nhiều ngành nghề như: công nghiệp điện máy; công nghiệp điện tử; công nghiệp nhẹ; chế biền hàng tiêu dùng và xuất khẩu,…

Phường Tân Đông Hiệp, TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương

52,86 ha

Cty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh bất động sản Dapark

2000

- Công nghiệp điện máy, sản xuất máy móc, thiết bị phụ tùng điện công nghiệp và điện gia dụng
- Công nghiệp điện tử, tin học, thông tin viễn thông,...
- Công nghiệp nhẹ: đồ chơi trẻ em, nữ trang giả, may, da giày, các sản phẩm gốm sứ, thủy tinh, pha lê,...
- Chế biến hàng tiêu dùng và xuất khẩu (thực phẩm, mì ăn liền)
- Các ngành gia công cơ khí như sản xuất, lắp ráp đồng hồ, các thiết bị, dụng cụ quang học,...
- Ngành cơ khí chế tạo, sửa chữa máy mọc, cơ khí xây dựng,...
- Công nghiệp sản xuất gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, trang thiết bị văn phòng, khách sạn, trang trí nội thất,...
- Các sản phẩm nhựa, kim khí, dụng cụ gia đình,...

24

KCN Tân Đông Hiệp B

Tân Đông Hiệp B đi vào hoạt động từ năm 2001, tuy nhiên hạ tầng kỹ thuật của KCN này vẫn chưa hoàn thiện.

Phường Tân Đông Hiệp, TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương

162,92 ha

Cty TNHH Tập đoàn Đầu tư Và Xây dựng Tân Đông Hiệp

2001

- Công nghiệp điện máy, sản xuất máy móc, thiết bị phụ tùng điện công nghiệp và điện gia dụng
- Công nghiệp điện tử, tin học, thông tin viễn thông,...
- Công nghiệp nhẹ: đồ chơi trẻ em, nữ trang giả, may, da giày, các sản phẩm gốm sứ, thủy tinh, pha lê,...

25

KCN Thới Hòa

KCN Thới Hòa đi vào hoạt động từ năm 2004 với hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh. Đây là số ít KCN có hạ tầng giao thông khá tốt với đường rộng từ 25 – 62m, với 4 làn xe và tải trọng từ 40 – 60 tấn. Khu công nghiệp được đầu tư nhà máy cấp nước có công suất 80.000 m³/ngày đêm và nhà máy xử lý nước thải có công suất 16.000 m³/ngày đêm. 

Xã Thới Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

202,40 ha

Tổng cty Đầu tư và Phát triển công nghiệp – TNHH Một thành viên (Becamex IDC)

2004

- Công nghiệp may mặc (không dệt nhuộm), da giày (không thuộc da), gia công giấy bao bì (không sản xuất bột giấy),...
- Công nghiệp điện, điện tử, điện máy, sản xuất máy móc, cơ khí chế tạo, sửa chữa máy móc, cơ khí xây dựng, thiết bị phụ tùng,...
- Công nghiệp vật liệu xây dựng, gốm sứ, đồ gỗ gia dụng, nhựa kim khí, dụng cụ gia đình, trang thiết bị văn phòng,...
- Các ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm cây trồng, lâm sản, thủy sản,...

26

KCN Việt Hương

Đây là KCN tại Bình Dương đã hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật với đường giao thông 2 làn đường, có trục chính 15m và giao thông nội bộ từ 8-15m. KCN này sử dụng hệ thống cấp nước từ tỉnh, trong khi đầu tư nhà máy xử lý nước thải có công suất 1.500 m³/ngày đêm.

Phường Thuận Giao, TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương

36 ha

Cty Cổ phần Việt Hương

1996

- Dệt, may mặc, giày da,...
- Thủ công mỹ nghệ
- Sản xuất hàng gia dụng
- Đồ chơi trẻ em
- Lắp ráp điện tử

27

KCN Việt Hương 2

Việt Hương 2 có quy mô lớn hơn và đi vào hoạt động từ năm 2007. KCN Bình Dương này vẫn tận dụng hệ thống cấp nước của tỉnh, trong khi đầu tư nhà máy xử lý nước thải có công suất 6.000 m³/ngày đêm.

Xã An Tây, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

250 ha

Cty Cổ phần Đầu tư phát triển Việt Hương

2007

- Ngành công nghiệp dệt, nhuộm, may mặc, thuộc da, da giày,...
- Ngành công nghiệp điện, điện tử, điện máy, sản xuất máy móc, cơ khí chế tạo, sữa chữa máy móc, cơ khí xây dựng, thiết bị phụ tùng,...
- Vật liệu xây dựng, gốm sứ, đồ gỗ gia dụng, nhựa kim khí, dụng cụ gia đình, trang thiết bị văn phòng,...
- Chế biến sản phẩm cây trồng, lâm sản, thủy sản,...

28

KCN Quốc tế Protrade

KCN Quốc tế Protrade là một trong các KCN Bình Dương đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trục chính của khu công nghiệp rộng 28 mét, 4 làn xe. Trong khi giao thông nội bộ có chiều rộng từ 22 mét và có 2 làn xe. So với các khu công nghiệp ở Bình Dương, Protrade cũng được đầu tư nhà máy cấp nước có công suất 15.000 m³/ngày đêm, cùng với nhà máy xử lý nước thải có công suất 4.000 m³/ngày đêm.

Xã An Tây, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

500 ha

Cty TNHH MTV Quốc tế Protrade

2007

- Điện và điện tử
- Sản phẩm chăm sóc sức khỏe, dược phẩm và thực phẩm (không chế biến thủy sản tươi sống)
- Cơ khí chính xác
- Công nghiệp và phụ tùng ô tô
- Công nghiệp hỗ trợ
- Công nghiệp nhẹ, sạch (không tiếp nhận các dự án dệt, nhuộm, chế biến giấy)

29

KCN Tân Bình

Tân Bình là một trong những KCN mới nhất, khi chỉ mới được phê duyệt quy hoạch từ năm 2010. Đến năm 2013, KCN Tân Bình mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. KCN này nằm gần tỉnh Bình Phước, khá thuận lợi với nguồn nguyên liệu gỗ và mủ cao su. Hạ tầng kỹ thuật khá tốt với trục chính rộng 38m, 6 làn xe, trong khi đường nội bộ rộng từ 24m với 4 làn xe.

Xã Tân Bình, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

352,5 ha

Cty Cổ phần Khu công nghiệp Tân Bình

2010

- Công nghiệp chế biến nông lâm sản, đặc biệt là sản phẩm từ mủ cao su như lốp xe, phụ tùng ôtô, xe máy, đồ gia dụng, đồ nhựa,...
- Các ngành công nghiệp sản xuất đồ gỗ, đặc biệt từ nguồn gỗ cao su
- Công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp, chế tạo cơ khí, máy móc nông cụ, phân bón,…
- Sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ trong nước và xuất khẩu như may mặc, đồ điện, đồ gia dụng, kim khí , các loại bao b́ì,…
- Sản xuất vật liệu xây dựng: vật liệu trang trí nội thất vật liệu xây dựng, khung cấu kiện, tấm lợp, tấm bao che,...
- Sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm,…
- Chế biến thực phẩm, hương liệu, hóa chất,…

30

KCN Phú Tân

Phú Tân được thay đổi khá nhiều chủ đầu tư trước khi Cty Cổ phần Đầu tư Phát triển Nam Kim mua lại toàn bộ dự án. Chính vì chậm triển khai nên hiện tại hạ tầng của khu công nghiệp Phú Tân vẫn chưa hoàn chỉnh.

Phường Phú Tân, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

107 ha

Cty Cổ phần Đầu tư Phát triển Nam Kim

2006

- Công nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm,...
- Công nghiệp sản xuất hàng mỹ nghệ, sản xuất gốm sứ, thủy tinh,...
- Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu, trang trí nội thất, nhựa kim khí,...
- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất dụng cụ gia đình và thiết bị văn phòng
- Công nghiệp điện tử, thiết bị điện, kim khí điện máy,...
- Công nghiệp hàng dệt may, dệt chỉ (không nhuộm), may mặc,...
- Chế tạo cơ khí công nghiệp (không xi mạ), các thiết bị phụ tùng lắp ráp cho máy móc sử dụng trong công nghiệp,...
- Sản xuất mặt hàng cơ khí như: mô tơ, lắp ráp xe, chế tạo cơ khí nông nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất đồ chơi,...
- Công nghiệp sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, sản xuất và in ấn bao bì giấy

Cac-khu-cong-nghiep-binh-duong

Kết luận

Mong rằng những thông tin đầy đủ trong bảng danh sách các khu công nghiệp Bình Dương ở trên sẽ có ích đối với bạn đọc. Nếu bạn đang có nhu cầu xử lý, vận chuyển và thông quan các loại hàng hoá từ khu công nghiệp đi hoặc ngược lại, thì đừng quên trải nghiệm dịch vụ chất lượng 5 sao tại Finlogistics. Đội ngũ chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng một cách tận tâm và chuyên nghiệp nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Cac-khu-cong-nghiep-binh-duong


Cac-khu-cong-nghiep-ba-ria-vung-tau-00.jpg

Bà Rịa Vũng Tàu được đánh giá là một trong những tỉnh thành địa phương đi đầu trong quá trình hình thành mô hình công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam. Các khu công nghiệp Bà Rịa Vũng Tàu có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai gần. Nếu bạn đọc đang tò mò về danh sách những khu công nghiệp này, hãy tham khảo nội dung dưới đây cùng Finlogistics nhé!

Cac-khu-cong-nghiep-ba-ria-vung-tau


Danh sách các khu công nghiệp Bà Rịa Vũng Tàu mới nhất năm 2025

Nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, các khu công nghiệp Bà Rịa Vũng Tàu có khá nhiều tiềm năng để củng cố và phát triển. Hiện nay, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang sở hữu cảng biển Cái Mép – Thị Vải. Đây là một trong số 19 cảng nước sâu lớn nhất trên thế giới, chuyên chở tới 40% sản lượng hàng hoá tại khu vực Đông Nam Bộ.

Bà Rịa – Vũng Tàu hiện có 17 khu công nghiệp, bao gồm 13 khu đã được thành lập và đi vào hoạt động, với tổng diện tích là 7.245 ha. 4 khu còn lại (KCN Dầu khí Long Sơn; KCN Vạn Thương; KCN Đô thị – Dịch vụ HD; KCN Mỹ Xuân B1 – Conac) đều đã có trong quy hoạch và đang đợi thu hút đầu tư, với tổng diện tích là 1.820 ha.

>>> Xem thêm: Danh sách các khu công nghiệp tại Đồng Nai

Cac-khu-cong-nghiep-ba-ria-vung-tau

Dưới đây là bảng danh sách chi tiết về thông tin của 17 khu công nghiệp tại Bà Rịa – Vũng Tàu mà bạn có thể tham khảo qua:

STT

TÊN KHU CÔNG NGHIỆP

MÔ TẢ

VỊ TRÍ

QUY MÔ

CHỦ ĐẦU TƯ

THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG

NGÀNH NGHỀ THU HÚT

1

KCN ĐÔNG XUYÊN

KCN Đông Xuyên được thành lập theo Quyết định số 639/QĐ-TTg và Quyết định phê duyệt quy hoạch KCN số 567BXD/KTQH.

Đường 30/04. phường Rạch Dừa, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

160,81 ha

Cty Đầu tư và Khai thác Hạ tầng KCN Đông Xuyên và Phú Mỹ 1 (Công ty IZICO)

31/10/2046

- Ngành công nghiệp dịch vụ dầu khí
- Ngành công nghiệp dịch vụ hàng hải
- Các ngành công nghiệp sạch tổng hợp

2

KCN PHÚ MỸ 1

KCN Phú Mỹ 1 được thành lập theo Quyết định số 213/QĐ-TTg và Quyết định phê duyệt quy hoạch KCN số 89/QĐ-BXD.

Phường Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

945,13 ha

Cty Đầu tư và Khai thác Hạ tầng KCN Đông Xuyên và Phú Mỹ 1 (Công ty IZICO)

20/10/2048

- Các xí nghiệp và kho bãi thuộc các ngành công nghiệp nặng gắn liền cảng
- Công nghiệp điện lực, hóa chất, phân bón, công nghiệp sản xuất thép, vật liệu xây dựng,...

3

KCN CÁI MÉP

KCN Cái Mép được thành lập theo Quyết định số 339/QĐ-TTg và Quyết định phê duyệt quy hoạch khu công nghiệp số 2005/QĐ-BXD.

Phường Tân Phước và phường Phước Hòa, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

670 ha

Tổng Cty Xây dựng Sài Gòn – TNHH Một thành viên

10/05/2052

- Các ngành công nghiệp nặng cần có cảng chuyên dụng như: xăng dầu, khí đốt, hóa chất, luyện kim,...
- Các ngành công nghiệp nhẹ
- Cơ khí chế tạo, sửa chữa tàu thuyền, chế biến nông sản và thực phẩm,...

4

KCN MỸ XUÂN A


KCN Mỹ Xuân A được thành lập theo Quyết định thành lập số 333/TTg; Quyết địn số 544/QĐ-TTg; Quyết định số 1248/QĐ–BXD và Quyết định số 1363/QĐ–BXD; Quyết định số 2841/QĐ-UBND.

Phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

302,40 ha

Tổng cty IDICO – CTCP

08/07/2052

- Sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất và chế tạo cơ khí chính xác; sản xuất và sửa chữa xe máy, thiết bị,...
- Công nghiệp dệt, điện, điện tử,...
- Chế biến sản phẩm công nghiệp và thực phẩm
- Các ngành công nghiệp khác không gây ô nhiễm môi trường

5

KCN MỸ XUÂN A2

KCN Mỹ Xuân A2 được thành lập theo Quyết định số 2205/GP:

- Giai đoạn 1 theo quyết định số 126/QĐ–BXD.

- Giai đoạn 2 theo quyết định số 2953/QĐ–UBND.

Phường Mỹ Xuân, thị Xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

422,22 ha

Cty TNHH Phát Triển Quốc Tế

2002 – 2052

Ngành da, may mặc, dệt nhuộm, ốc vít, cơ khí, gang thép, xử lý chất thải, đồ gia dụng, thiết bị y tế,...

6

KCN PHÚ MỸ II

KCN Phú Mỹ II được thành lập theo Quyết định số 1729/CP-CN; Quyết định số 2089/QĐ–UBND; Quyết định số 1130/QĐ–BXD và Quyết định số 3720/QĐ-UBND.

Phường Phước Tân và Phường Phú Mỹ,  thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

620,60 ha

Tổng cty IDICO – CTCP

29/06/2055

Ngành da, may mặc, dệt nhuộm, ốc vít, cơ khí, gang thép, xử lý chất thải, đồ gia dụng, thiết bị y tế,...

7

KCN MỸ XUÂN B1- TIẾN HÙNG

KCN Mỹ Xuân B1-Tiến Hùng thành lập theo Quyết định số 1479/QĐ-UBND; Quyết định phê duyệt quy hoạch KCN số 1118/QĐ-BXD và Quyết định số 2533/QĐ-UBND.

Phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

200 ha

Cty TNHH TM-SX Tiến Hùng

18/05/2056

- Công nghiệp chế tạo, sửa chữa và lắp ráp cơ khí
- Công nghiệp chế biến nông, lâm sản
- Công nghiệp sản xuất giày da, may mặc, văn phòng phẩm, đồ nhựa,…
- Công nghiệp lắp ráp điện tử và điện lạnh
- Công nghiệp vật liệu xây dựng
- Cùng một số ngành công nghiệp nhẹ khác

8

KCN MỸ XUÂN B1-ĐẠI DƯƠNG

KCNp Mỹ Xuân B1-Đại Dương được thành lập theo Quyết định số 1592/QĐ-UBND và Quyết định phê duyệt quy hoạch KCN số 2602/QĐ-UBND.

Phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

145,70 ha

Cty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Giải trí Đại Dương

01/12/2056

- Công nghiệp chế tạo, sửa chữa và lắp ráp cơ khí
- Công nghiệp chế biến thực phẩm công nghệ và đồ uống
- Công nghiệp dệt, giày da, may mặc, văn phòng phẩm, đồ nhựa,...
- Công nghiệp lắp ráp điện tử và điện lạnh
- Công nghiệp vật liệu xây dựng
- Cùng một số ngành công nghiệp không gây ô nhiễm khác…

9

KCN CHÂU ĐỨC

KCN Châu Đức thành lập theo Quyết định số 3600/QĐ-UBND và Quyết định phê duyệt quy hoạch KCN số 2532/QĐ-UB.

Xã Suối Nghệ và xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, xã Sông Xoài và xã Châu Pha, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

1.556,14 ha

Cty Cổ phần Sonadezi Châu Đức

2058

- Lắp ráp, sản xuất linh kiện điện tử, máy tính và chất bán dẫn
- Cáp và vật liệu viễn thông
- Dược phẩm, thiết bị y tế
- Cơ khí chính xác, sản xuất máy lạnh, máy giặt
- Các phụ kiện của ô tô, sản xuất và lắp ráp ô tô
- Các ngành sản xuất vật liệu mới, công nghệ nano,...
- Các ngành nghề gia công chế tác vàng bạc, đá quý, kim cương và kim loại quý
- Lắp ráp xe đạp, xe máy, ô tô, các phương tiện vận tải chuyên dùng
- Chế biến nông sản, nông dược, thực phẩm, đồ uống,...
- Sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện ngành xây dựng
- May mặc thời trang cao cấp, giày da, dệt,...
- Sản xuất thiết bị bảo vệ an toàn

10

KCN PHÚ MỸ II MỞ RỘNG

KCN Phú Mỹ II mở rộng được thành lập theo Quyết định thành lập số 2504/QĐ-UBND; Quyết định phê duyệt quy hoạch KCN số 1704/QĐ-UBND và Quyết định số 3468/QĐ-UBND.

Phường Tân Phước và Phước Hòa, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

400,87 ha

Tổng cty IDICO – CTCP

25/07/2058

- Sản xuất thiết bị điện tử công nghiệp và điện tử chuyên dụng
- Sản xuất cấu kiện, linh kiện, phụ kiện,...
- Sản xuất vật tư điện tử, sản phẩm điện tử dân dụng
- Cơ khí chế tạo thiết bị phụ tùng
- Công nghiệp cơ khí lắp ráp
- Công nghiệp cơ khí sửa chữa
- Luyện kim, cán kéo, sản phẩm sau cán,...
- Sản xuất hóa chất tiêu dùng, mỹ phẩm, công nghiệp
- Sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật vi sinh
- Công nghiệp dệt may, dệt
- Sản xuất giày dép cao cấp
- Công nghiệp nhựa
- Công nghiệp gốm sứ thủy tinh

11

KCN DẦU KHÍ LONG SƠN

KCN dầu khí Long Sơn được phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch chung các KCN ở Việt Nam tại Văn bản số 841/TTg-CN; Công văn số 1203/TTg-KTN và Văn bản số 10152/UBND-VP.

Xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

 850 ha

Cty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại Dầu khí-IDICO

2058

- Gia công cơ khí

- Xử lý và tráng phủ kim loại

- Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm

- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác

- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

- Sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế

- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng

- Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan

- Xây dựng công trình công ích

- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng

- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

12

KCN ĐẤT ĐỎ

KCN Đất Đỏ được thành lập theo Quyết định số 2945/QĐ-UBND; Quyết định phê duyệt quy hoạch KCN số 1621/QĐ-UBND và Quyết định số 3212/QĐ-UBND.

Xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

496,22 ha

Cty Cổ Phần Khu Công Nghiệp Tín Nghĩa – Phương Đông

25/08/2059

KCN được xây dựng theo hướng đa ngành nghề, tập trung thu hút các dự án có công nghệ kỹ thuật cao, sử dụng ít lao động, không gây ô nhiễm môi trường (đặc biệt ưu đãi đầu tư công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ,...)

13

KCN MỸ XUÂN B1- CONAC

KCN Mỹ Xuân B1-Conac được thành lập theo Quyết định số 300/QĐ-TTg; Quyết định phê duyệt quy hoạch KCN số 1509/QĐ-BXD và  Quyết định số 118/QĐ-UBND.

Phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

227,14 ha

Cty cổ phần Đầu tư xây dựng dầu khí IDICO (IDICO-CONAC)

09/10/2062

- Công nghiệp vật liệu xây dựng
- Công nghiệp chế biến nông-lâm nghiệp
- Công nghiệp chế tạo, sửa chữa và lắp ráp cơ khí
- Công nghiệp nhẹ
- Công nghiệp lắp ráp điện tử, điện lạnh,...
- Cùng một số ngành không gây ô nhiễm và độc hại nặng

14

KCN ĐÁ BẠC

KCN Đá Bạc được thành lập theo Quyết định số 2367/QĐ-UBND và Quyết định phê duyệt quy hoạch KCN số 1059/QĐ-UBND.

Thôn Bàu Điển, xã Đá Bạc, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

295 ha

Cty Cổ phần Đông Á Châu Đức

25/05/2065

- Dự án Nhà máy Điện mặt trời Đá Bạc
- Dự án Nhà máy Điện mặt trời Đá Bạc 2
- Dự án Nhà máy Điện mặt trời Đá Bạc 3
- Dự án Nhà máy Điện mặt trời Đá Bạc 4

15

KCN CHUYÊN SÂU PHÚ MỸ III

KCN chuyên sâu Phú Mỹ III được thành lập theo Quyết định số 3565/QĐ-UBND và Quyết định số 2715/QĐ-UBND.

Phường Phước Hòa, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

1050,81 ha

Cty Cổ phần Thanh Bình Phú Mỹ

21/12/2077

- Công nghiệp nặng: Năng lượng, sản phẩm hoá học, luyện kim, cơ khí, giấy bao bì, xử lý chất thải rắn, lọc dầu, sản xuất phân bón, nguyên liệu khoan, công nghiệp vận tải thuỷ, chế biến khoáng sản, xi mạ, khuôn mẫu, hoá mỹ phẩm, vật liệu xây dựng,…
- Công nghiệp nhẹ: Sản xuất máy móc, thông tin liên lạc, điện tử, lắp ráp linh kiện ô tô, kéo sợi, may mặc, công nghiệp da giày, phát triển công nghệ cao, các loại hình công nghiệp sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, ngành cơ khí chế tạo máy, điện – điện tử, ngành hóa chất, công nghiệp công nghệ cao, cơ khí chế tạo, sản xuất lắp ráp ô tô, dệt may, chế biến nông thủy hải sản, sản xuất ngành dược phẩm,…
- Dịch vụ hậu cần công nghiệp và hậu cần cảng biển (Logistics)

16

KCN VẠN THƯƠNG

KCN Vạn Thương (tên cũ là KCN Long Hương) là một cụm các khu công nghiệp liên hoàn, hỗ trợ cho việc phát triển bền vững, hài hòa, giữa khu đô thị và các cụm công nghiệp, dựa theo Công văn số 5684/UBND-VP.

Xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

400 ha

Cty TNHH Phát triển hạ tầng Vạn Thương

2071

Điện và điện tử; công nghệ thông tin; cơ khí; thiết bị y tế; hóa dược; lương thực thực phẩm; các ngành nghề không gây ô nhiễm môi trường;...

17

KCN ĐÔ THỊ - DỊCH VỤ HD

KCN Đô thị – Dịch vụ HD được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung phần diện tích 450 ha KCN vào quy hoạch phát triển của tỉnh.

Phường Hắc Dịch, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

450 ha

Cty Cổ phần Đầu tư Phát triển KCN HD (liên danh của Cty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hamek – Cty Cổ phần Bất động sản Quang Anh – Cty Cổ phần Tập đoàn HVT)

2071

Các ngành nghề không gây ô nhiễm môi trường

Lời kết

Như vậy, bài viết của Finlogistics đã giúp bạn tìm hiểu và nắm chắc thông tin về các khu công nghiệp Bà Rịa Vũng Tàu hiện nay. Đây đều là những khu công nghiệp có quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu đầu tư và sản xuất của các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài quốc gia. Nếu bạn đang quan tâm đến việc xử lý và vận chuyển hàng hoá công nghiệp, hãy gọi ngay cho chúng tôi để các chuyên viên tư vấn và hỗ trợ kịp thời! 

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Cac-khu-cong-nghiep-ba-ria-vung-tau


Cac-khu-cong-nghiep-dong-nai-00.jpg

Đồng Nai là tỉnh đang dẫn đầu cả nước về hoạt đồng đầu tư những khu công nghiệp tập trung. Hiện nay, các khu công nghiệp Đồng Nai đã được quy hoạch với 39 điểm, tổng diện tích gần 19.000 ha. Trong đó, có khoảng 32 khu công nghiệp đang đi vào hoạt động chính thức. Hãy tìm hiểu danh sách 10 khu công nghiệp nổi bật nhất tại Đồng Nai qua nội dung dưới đây cùng Finlogistics nhé!

Cac-khu-cong-nghiep-dong-nai


Điểm mặt các khu công nghiệp Đồng Nai mới nhất năm 2025

Đồng Nai từ lâu đã trở thành địa phương thu hút đầu từ từ những công ty, doanh nghiệp cả trong và ngoài nước. Nhờ vào tính kết nối giữa hệ thống giao thông huyết mạch, những cảng biển, sân bay lân cận giúp những khu công nghiệp tại đây có tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Dưới đây là bảng danh sách những khu công nghiệp lớn nhất tại Đồng Nai mà bạn đọc nên nắm rõ:

STT

TÊN KHU CÔNG NGHIỆP

CÔNG TY ĐẦU TƯ HẠ TẦNG

NĂM THÀNH LẬP

TỔNG DIỆN TÍCH

TỶ LỆ LẤP ĐẦY

1

LỘC AN - BÌNH SƠN

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển V.R.G Long Thành

2010

497,77 ha

73,95%

2

DẦU GIÂY

Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Dầu Giây

2008

330,80 ha

60,57%

3

GIANG ĐIỀN

Công ty Cổ phần Sonadezi Giang Điền

2008

529,20 ha

43,11%

4

LONG KHÁNH

Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Long Khánh

2008

264,47 ha

91,38 %

5

ÔNG KÈO

Công ty Cổ phần Tổng Công ty Tín Nghĩa

2008

823,45 ha

89,55%

6

AGTEX LONG BÌNH

Tổng Công ty 28

2007

43,26 ha

100%

7

TÂN PHÚ

Công ty Cổ phần Tổng Công ty Tín Nghĩa

2007

54,16 ha

17,76%

8

BÀU XÉO

Công ty Cổ phần Thống Nhất

2006

499,80 ha

98,10%

9

THẠNH PHÚ

Công ty Cổ phần Sonadezi Long Bình

2006

177,20 ha

48,27%

10

XUÂN LỘC

Công ty Cổ phần Sonadezi Long Bình

2006

108,82 ha

80,76%

11

NHƠN TRẠCH I

Công ty TNHH một thành viên Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp IDICO (IDICO-URBIZ)

1997

446,49 ha

95,84%

12

NHƠN TRẠCH II

Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (Công ty D2D)

1997

331,42 ha

94,96%

13

NHƠN TRẠCH II - LỘC KHANG

Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Lộc Khang

2006

69,53 ha

84,09%

14

NHƠN TRẠCH II - NHƠN PHÚ

Công ty Cổ phần Địa ốc Thảo Điền

2005

183,18 ha

99,30%

15

NHƠN TRẠCH III

Công ty Cổ phần Tổng Công ty Tín Nghĩa

1997

697,49 ha
(Giai đoạn 1: 337 ha, Giai đoạn 2: 360,49 ha)

Giai đoạn 1: 100%, Giai đoạn 2: 85,07%

16

NHƠN TRẠCH V

Tổng Công ty Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam (IDICO)

2003

298,40 ha

100%

17

NHƠN TRẠCH VI

Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Khu công nghiệp Nhơn Trạch 6A; Công ty Cổ phần Tổng Công ty Tín Nghĩa; Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và VLXD Sài Gòn

2005

314,23 ha

65,95%

18

LONG ĐỨC

Công ty TNHH Đầu tư Long Đức

2004

281,32 ha

75,82%

19

ĐỊNH QUÁN

Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Định Quán

2004

54,35 ha

100%

20

AN PHƯỚC

Công ty Cổ phần Tổng Công ty Tín Nghĩa

2003

200,85 ha

53,59%

21

LONG THÀNH

Công ty Cổ phần Sonadezi Long Thành

2003

486,91 ha

84,56%

22

TAM PHƯỚC

Công ty Cổ phần Phát triển Khu công nghiệp Tín Nghĩa

2003

323,18 ha

98,59%

23

DỆT MAY NHƠN TRẠCH

Công ty Cổ phần Đầu tư Vinatex Tân Tạo

2003

175,60 ha

97,43%

24

BIÊN HÒA I

Tổng Công ty Cổ phần Phát triển Khu công nghiệp (Sonadezi)

2000

335 ha

100%

25

BIÊN HÒA II

Công ty Cổ phần Sonadezi Long Bình

1995

394,63 ha

93,97%

26

LOTECO

Công ty TNHH Phát triển Khu công nghiệp Long Bình

1996

100 ha

99,26%

27

SÔNG MÂY

Công ty Cổ phần Phát triển Khu công nghiệp Sông Mây

1998

473,95 ha
(Giai đoạn 1: 250 ha; Giai đoạn 2: 223,95 ha)

84,45% (Giai đoạn 1)

28

AMATA

Công ty Cổ phần Đô thị Amata Biên Hòa

1994

513,01 ha

90,86%

29

GÒ DẦU

Công ty Cổ phần Sonadezi Long Bình

1995

182,38 ha

91,08%

30

HỐ NAI

Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Hố Nai

1998

 Giai đoạn 1: 226 ha. Giai đoạn 2: 270,65 ha

82% (Giai đoạn 1)

31

SUỐI TRE

Công ty Cổ phần Sonadezi An Bình

2012

144,78 ha

82,68 %

32

CÔNG NGHỆ CAO LONG THÀNH

Công ty Cổ phần Đô thị Amata Long Thành

2015

410,31​ ha

93,62%

Cac-khu-cong-nghiep-dong-nai

Lời kết

Trên đây là những nội dung chi tiết về các khu công nghiệp Đồng Nai có quy mô lớn và quan trọng nhất. Hy vọng rằng bài viết của Finlogistics đã mang tới cho bạn đọc những thông tin có giá trị. Nếu muốn liên hệ với chúng tôi để xử lý, thông quan và vận chuyển các mặt hàng công nghiệp như: máy móc, điện tử, cơ khí, may mặc, thực phẩm chế biến, đồ gia dụng,… bạn hãy gọi ngay với số hotline bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất nhé! 

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs. Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Cac-khu-cong-nghiep-dong-nai


Cac-khu-cong-nghiep-hai-phong-00.jpg

Hải Phòng sở hữu nhiều lợi thế, với cửa ngõ hướng ra biển, hội tụ đầy đủ các phương thức vận tải như: đường bộ, đường biển, đường hàng không, đường thủy nội địa và đường sắt. Các khu công nghiệp Hải Phòng luôn được những nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao về tiềm năng và sức thu hút trong việc đầu tư và phát triển. Bài viết dưới đây của Finlogistics sẽ mang tới cho bạn đọc danh sách các khu công nghiệp đang hoạt động tại Hải Phòng, đừng vội bỏ qua nhé!

Cac-khu-cong-nghiep-hai-phong


Tình hình đầu tư phát triển của các khu công nghiệp Hải Phòng

Với chiều dài bờ biển lên đến 126 km, cùng hơn 100.000 km² thềm lục địa và xấp xỉ 4.000 km² diện tích biển, Hải Phòng chính là một trong những tỉnh thành phố ven biển có tiềm năng phát triển kinh tế biển lớn nhất tại Việt Nam. 

Các khu công nghiệp Hải Phòng được lên kế hoạch và xây dựng theo sự chỉ đạo và tạo điều kiện của Đảng, Nhà nước. Điều này giúp tạo nên một môi trường thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng phát triển. Đồng thời, đây cũng là tiền đề vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nói riêng và cả miền Bắc nói chung.

>>> Xem thêm: Danh sách các khu công nghiệp tại Bắc Giang

Cac-khu-cong-nghiep-hai-phong

Danh sách cập nhật các khu công nghiệp Hải Phòng mới nhất năm 2025

Finlogistics sẽ giúp bạn đọc điểm qua danh sách 10 trong số các khu công nghiệp Hải Phòng lớn nhất đang hoạt động và phát triển mạnh mẽ. 

Khu công nghiệp VSIP Hải Phòng

KCN VSIP Hải Phòng là một trong các khu công nghiệp Hải Phòng, được xây dựng theo mô hình đầu tư liên doanh giữa Công ty TNHH Becamex IDC (Việt Nam) với Tập đoàn Sembcorp (Singapore). Sở hữu diện tích hơn 1.600 ha, VSIP Hải Phòng có vị trí đắc địa, nằm gần cảng quốc tế Lạch Huyện và sân bay quốc tế Cát Bi. Đây chính là điều kiện cực kỳ thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. 

KCN này thu hút được khá nhiều dự án đầu tư từ doanh nghiệp nước ngoài, nhất là những nhà sản xuất trong lĩnh vực điện tử, cơ khí và chế tạo máy,… Được xem là một trong những khu công nghiệp hiện đại và tiên tiến bậc nhất tại Việt Nam, VSIP Hải Phòng đã đóng góp tích cực vào nền kinh tế và hoạt động công nghiệp của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.

Khu công nghiệp Nomura

Khu Công nghiệp Nomura – Hải Phòng (NHIZ) là một dự án trong số các khu công nghiệp tại Hải Phòng, liên doanh giữa Ủy ban nhân dân TP. Hải Phòng và Tập đoàn Nomura của Nhật Bản.

  • Tổng diện tích: 154 ha ( 124 ha đất công nghiệp, 30 ha cho cơ sở hạ tầng và những tiện ích khác)
  • Số lượng doanh nghiệp: 54 (48 doanh nghiệp đến từ Nhật Bản)
  • Số lượng công nhân: 26.428
  • Quỹ đất được phép khai thác hết

Cac-khu-cong-nghiep-hai-phong

Khu công nghiệp Nam Đình Vũ 

KCN Nam Đình Vũ được xây dựng tại khu vực Nam Đình Vũ, thuộc quận Hải An, TP. Hải Phòng. Với diện tích khoảng 1330 ha, đây là một trong các khu công nghiệp tại Hải Phòng quan trọng bậc nhất. 

KCN này sở hữu vị trí rất thuận lợi, nằm gần cảng biển quốc tế Lạch Huyện và cảng Cát Bà. Đây cũng là ưu thế để KCN có thể kết nối với các cảng biển trong khu vực miền Bắc và các quốc gia tại châu Á. 

Đặc biệt, đây là KCN duy nhất ở Hải Phòng có 04 phân khu chức năng tổng hợp đa dịch vụ riêng biệt. Những ngành nghề sản xuất tập trung chủ đạo bao gồm: điện – điện tử, cơ khí, dệt may, nội thất, thực phẩm và một số  ngành công nghiệp hỗ trợ khác. 

Khu công nghiệp MP Đình Vũ

Nằm tại bán đảo Đình Vũ, KCN MP Đình Vũ có nhiều ưu thế về mặt địa lý tự nhiên, án ngữ khu vực phía Đông thành phố với ba mặt giáp với biển. Đình Vũ có thể xem như là trung tâm trên tuyến giao thông đường biển và ven biển đi tới toàn bộ vùng trung du và đồng bằng Bắc bộ rộng lớn, giàu tài nguyên. Trong số các khu công nghiệp ở Hải Phòng, thì MP Đình Vũ có nhiều tiềm lực lớn, hiện vẫn đang phát triển với nhịp độ cao so với cả nước.

Cac-khu-cong-nghiep-hai-phong

Khu công nghiệp Tràng Duệ 

KCN Tràng Duệ nằm tại Huyện An Dương, TP. Hải Phòng với diện tích khoảng 600 ha. Vị trí của KCN này rất thuận lợi khi nằm trong vùng tam giác phát triển kinh tế trọng điểm phía Bắc, cách QL5A và cao tốc Hà Nội – Hải Phòng khá gần.

Hơn nữa, đây cũng là một trong các khu công nghiệp Hải Phòng được hưởng lợi từ những dự án quốc gia. Cơ sở hạ tầng tại đây đầy đủ và đạt tiêu chuẩn, với trục đường chính rộng đến 32m và đường nhánh rộng khoảng 23m. 

Tất cả nhà xưởng và văn phòng tại KCN Tràng Duệ được xây dựng đạt diện tích 4000 – 6000 m². Hệ thống điện nước, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống xử lý nước thải,… cũng được chủ đầu tư thiết kế đồng bộ, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp có thể hoạt động tốt tại đây.

Khu công nghiệp An Dương

KCN An Dương là một trong các khu công nghiệp tại Hải Phòng tiêu biểu nhất, với quy mô và cơ sở hạ tầng được đánh giá rất cao. Cùng với vị trí đắc địa, hạ tầng giao thông thuận tiện, KCN An Dương có thể kết nối đồng bộ với nhiều địa điểm trong ngoài khu vực, hỗ trợ vận chuyển hàng hoá thông suốt. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng của KCN này cũng có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của các xí nghiệp, nhà máy sản xuất.

Cac-khu-cong-nghiep-hai-phong

Khu công nghiệp DEEP C – Hải Phòng

Nằm trong danh sách các khu công nghiệp Hải Phòng, KCN DEEP C – Hải Phòng có tổng diện tích khoảng 1.700 ha, bao gồm ba khu công nghiệp chính: Deep C – Hải Phòng I, Deep C – Hải Phòng II và Deep C – Hải Phòng III. Cả ba khu này đều có vị trí địa lý rất thuận lợi, cơ sở hạ tầng hiện đại và sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hoạt động Logistics với cảng tổng hợp, kho bãi.

Khu công nghiệp Bến Rừng

  • Địa điểm: Khu Kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, xã Quang Trung, huyện An Lão, TP. Hải Phòng
  • Quy mô diện tích: 1965 ha
  • Thời hạn vận hành: 2020 – 2070 (50 năm)

Khu công nghiệp Cầu Cựu

  • Địa điểm: xã Quang Trung, huyện An Lão, TP. Hải Phòng
  • Quy mô diện tích: 107 ha
  • Thời hạn vận hành: 2020 – 2070 (50 năm)

Cac-khu-cong-nghiep-hai-phong

>>> Xem thêm: Danh sách các khu công nghiệp tại Vĩnh Phúc

Khu công nghiệp Đồ Sơn

Cuối cùng trong danh sách các khu công nghiệp ở Hải Phòng chính là KCN Đồ Sơn. Được đầu tư bởi liên doanh giữa Việt Nam và Hồng Kông, KCN Đồ Sơn được thiết kế và xây dựng theo hướng hiện đại và đáp ứng những yêu cầu khắt khe của những nhà đầu tư từ nước ngoài. Hải Phòng dự kiến sẽ đưa KCN này ra khỏi quy hoạch và chuyển đổi sang quỹ đất phát triển đô thị, thương mại và dịch vụ vào năm 2030.

Kết luận

Như vậy, Finlogistics đã giúp bạn đọc tổng hợp lại danh sách và thông tin của các khu công nghiệp Hải Phòng nổi bật nhất hiện nay. Nếu có nhu cầu xử lý, vận chuyển hàng hoá trong khu vực khu công nghiệp, bạn hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên viên của chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Cac-khu-cong-nghiep-hai-phong


Thu-tuc-nhap-khau-may-tien-00.jpg

Máy tiện (máy tiện CNC) là công cụ không thể thiếu trong ngành sản xuất công nghiệp, được dùng để cắt, mài, khoan,… vật liệu cứng. Để có thể mở rộng hoạt động kinh doanh sản xuất, không ít doanh nghiệp có nhu cầu làm thủ tục nhập khẩu máy tiện. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều gặp khó khăn tại khâu xử lý thủ tục thông quan cho mặt hàng này. Nếu bạn cũng đang gặp phải vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Finlogistics nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-may-tien


Thủ tục nhập khẩu máy tiện dựa trên cơ sở pháp lý nào?

Quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu máy tiện các loại khá khó khăn bởi vì ngoài những kiến thức cơ bản về lĩnh vực ngoại thương, các doanh nghiệp còn cần phải nắm rõ các quy định và điều khoản liên quan. Dưới đây là một số Văn bản quy định mà bạn có thể tham khảo:

  • Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN
  • Thông tư số 103/2015/TT-BTC
  • Công văn số 589/CT-TTHT
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC; sửa đổi & bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
  • Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg

Máy tiện, máy mài, máy CNC,… đều là các loại máy móc công nghiệp nằm trong diện khó xử lý thủ tục và thông quan nhập khẩu nhất. Ngoài kích thước, khối lượng lớn gây khó khăn trong quá trình vận chuyển thì việc chuẩn bị bộ hồ sơ, chứng từ cần thiết cũng không hề dễ dàng. Việc nắm rõ những quy định liên quan đến máy tiện nhập khẩu sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế sai sót và bảo đảm quá trình nhập khẩu được diễn ra suôn sẻ.

Thu-tuc-nhap-khau-may-tien

Mã HS code và thuế suất của máy tiện nhập khẩu

Dựa theo Biểu thuế Xuất Nhập khẩu, mã HS máy tiện các loại thuộc Chương 84 (Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy móc, trang thiết bị cơ khí hoặc những bộ phận của chúng), Nhóm 8458 {Máy tiện (kể cả trung tâm gia công tiện) để bóc tách kim loại}. Dưới đây là tổng hợp tất cả các mã HS code của máy tiện:

MÔ TẢ MÃ HS CODE THUẾ NK ƯU ĐÃI (%)
Máy tiện ngang, điều khiển số, công suất không quá 4 Kw 8458.1110 0
Máy tiện ngang, điều khiển số (loại khác) 8458.1190 0
Máy tiện ngang, có bán kính gia công tiện không vượt quá 300 mm 8458.1910 15
Máy tiện ngang loại khác 8458.1990 2
Máy tiện loại khác, điều khiển số 8458.9100 0
Máy tiện loại khác, có bán kính gia công không vượt quá 300 mm 8458.9910 15
Máy tiện loại khác 8458.9990 2

Khi tiến hành nhập khẩu máy tiện, các doanh nghiệp cần hoàn thành 02 loại thuế phí, bao gồm:

  • Thuế nhập khẩu ưu đãi hàng hoá: 0 – 15%
  • Thuế GTGT hàng hoá (VAT): 10%

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng có thể nhận được mức thuế ưu đãi nhập khẩu đặc biệt lên đến 0%, nếu như lô hàng xuất xứ từ các quốc gia có Hiệp định thương mại với Việt Nam. Để được hưởng mức thuế suất như vậy, doanh nghiệp cần chuẩn bị thêm chứng nhận xuất xứ (C/O) nhằm chứng minh rõ nguồn gốc của lô hàng.

Thu-tuc-nhap-khau-may-tien

Bộ hồ sơ đầy đủ khi tiến hành thủ tục nhập khẩu máy tiện

Dựa theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC, khi làm thủ tục nhập khẩu máy tiện, các doanh nghiệp sẽ cần chuẩn bị chi tiết những chứng từ quan trọng như sau:

  • Tờ khai Hải Quan mặt hàng máy tiện
  • Hợp đồng ngoại thương (Contract); Phiếu đóng gói máy tiện (Packing List)
  • Hoá đơn thương mại (Invoice); Vận đơn hàng hải (B/L – Bill of Lading)
  • Chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ của máy tiện – C/O (nếu có)
  • Những loại giấy tờ, chứng từ cần thiết khác (nếu có)

Trong số này, tờ khai Hải Quan, Sales Contract, Packing List và B/L là những chứng từ không thể thiếu để lô hàng máy tiện có thể thông quan một cách thuận lợi. Những chứng từ còn lại, doanh nghiệp có thể nộp bổ sung sau này, khi phía Hải Quan yêu cầu.

Yêu cầu dán nhãn hàng hoá đối với máy tiện nhập khẩu

Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định rõ việc dán nhãn hàng hoá khi làm thủ tục nhập khẩu máy tiện. Điều này không chỉ giúp người sử dụng có thể nắm được những thông tin về hàng hoá, mà còn giúp việc kiểm tra của Hải Quan trở nên dễ dàng hơn. Khi dán nhãn, bạn cần bảo đảm ghi đầy đủ và chính xác những thông tin sau đây:

  • Thông tin chi tiết về nhà sản xuất (tên, địa chỉ và quốc gia xuất xứ,…)
  • Thông tin chi tiết về nhà nhập khẩu (tên, địa chỉ và thông tin của đơn vị nhập khẩu,…)
  • Thông tin chi tiết về hàng hoá (khối lượng, kích thước, dung tích và hướng dẫn sử dụng)
  • Nguồn gốc, xuất xứ của máy tiện các loại (C/O)

Thu-tuc-nhap-khau-may-tien

Tất tần tật quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu máy tiện các loại

Cùng với Finlogistics tham khảo qua các bước tổng quát làm thủ tục nhập khẩu máy tiện qua Hải Quan nhé:

#Bước 1: Khai tờ khai Hải Quan

Đầu tiên, sau khi đã chuẩn bị kỹ lưỡng bộ chứng từ, bạn lên Hệ thống của Hải Quan (VNACCS) để khai báo online hoặc đến Chi cục Hải Quan để khai báo trực tiếp. Việc khai báo tờ khai cần hoàn thành trong vòng 30 ngày, tính từ ngày lô hàng máy tiện cập cảng. Nếu quá thời hạn, bạn sẽ buộc phải trả thêm phí lưu kho bãi.

#Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan

Sau khi khai báo thành công, bạn sẽ nhận được kết quả phân luồng tờ khai (màu đỏ, vàng và xanh). Bạn đi in kết quả phân luồng và mang xuống cửa khẩu, kèm theo tờ khai để tiến hành bước mở tờ khai Hải Quan. Tuy vào màu phân luồng mà sẽ có quy trình mở tờ khai tương ứng khác nhau. Nếu quá hạn 15 ngày, tính từ ngày nhận mà bạn không mở tờ khai thì kết quả phân luồng sẽ bị hủy.

#Bước 3: Thông quan lô hàng nhập

Tiếp theo, bạn chỉ cần nộp lại bộ hồ sơ nhập khẩu đã chuẩn bị trước đó cho cán bộ Hải Quan. Nếu hồ sơ của bạn đầy đủ và không có lỗi gì, lô hàng máy tiện nhập khẩu của bạn sẽ được thông quan. Lúc này, bạn chỉ cần đầy đóng đủ thuế phí là có thể đưa hàng hoá về.

#Bước 4: Thanh lý tờ khai Hải Quan

Cuối cùng, bạn phải hoàn thiện tất cả các loại chứng từ còn thiếu và tiến hành thanh lý tờ khai. Đây cũng là một bước rất quan trọng để phía Hải Quan đóng hồ sơ và xác nhận rằng doanh nghiệp đã hoàn tất quá trình thông quan hàng hoá. 

Thu-tuc-nhap-khau-may-tien

Một vài chú ý quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu máy tiện 

Dưới đây là những lưu ý quan trọng giúp quá trình làm thủ tục nhập khẩu máy tiện các loại diễn ra nhanh chóng và an toàn hơn:

  • Mặt hàng máy tiện không thuộc Danh mục hàng hoá bị cấm nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.
  • Khi nhập khẩu máy tiện cũ đã qua sử dụng, bạn cần chứng minh tuổi của lô hàng không vượt quá 20 năm và buộc phải làm kiểm tra chất lượng hàng hoá.
  • Linh kiện, phụ kiện của máy tiện cũ đã qua sử dụng nằm trong Danh mục hàng hoá bị cấm nhập khẩu.
  • Doanh nghiệp cần xác định chính xác mã HS code của máy tiện để tính toán đúng số thuế phải nộp.
  • Các doanh nghiệp mới, chưa có kinh nghiệm không nên tự thực hiện nhập khẩu máy tiện mà hãy sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu của các đơn vị Logistics để giảm thiểu rủi ro và tối ưu thời gian, chi phí.

Thu-tuc-nhap-khau-may-tien

>>> Đọc thêm: Nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc, thiết bị có gì đặc biệt?

Lời kết

Như vậy, bài viết chi tiết của Finlogistics đã làm rõ các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu máy tiện các loại về Việt Nam. Đây là mặt hàng khó thông quan, do đó cần các doanh nghiệp chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật, cũng như chuẩn bị kỹ càng, đầy đủ chứng từ để quá trình xử lý hàng hoá diễn ra nhanh gọn và hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu hỗ trợ xuất nhập khẩu, bạn hãy liên hệ ngay với đội ngũ chuyên viên của chúng tôi qua hotline bên dưới nhé!

 

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-may-tien


Van-chuyen-may-moc-thiet-bi-cong-nghiep-00.jpg

Việc vận chuyển máy móc thiết bị công nghiệp thường sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với những mặt hàng thông thường khác. Bởi đây là những loại hàng nặng, cồng kềnh và cần thực hiện vận chuyển một cách nghiêm chỉnh và an toàn. Hơn nữa, các phương tiện vận chuyển cũng phải chuyên dụng và đáp ứng dựa theo các quy định vận tải. Nếu bạn đang tìm một đơn vị uy tín chuyên vận chuyển mặt hàng này thì đừng vội lướt qua bài viết này nhé!

Van-chuyen-may-moc-thiet-bi-cong-nghiep
Tìm hiểu về dịch vụ vận chuyển máy móc thiết bị công nghiệp mới nhất


Khái quát tình hình vận chuyển máy móc thiết bị công nghiệp tại Việt Nam

Việc vận chuyển máy móc thiết bị công nghiệp tại Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, do nhận được nguồn đầu tư FDI rất lớn từ các quốc gia khác. Hàng loạt khu công nghiệp, với đầy đủ các loại máy móc thiết bị, được xây dựng khắp các miền tổ quốc. Hơn nữa, các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là sản xuất công nghiệp được quan tâm, phát triển nên nguồn máy móc, thiết bị đóng một vai trò hết sức quan trọng. 

Tuy nhiên, bởi vì đặc trưng của máy móc, thiết bị công nghiệp có khối lượng lớn và cồng kềnh nên quá trình vận chuyển sẽ gặp rất nhiều khó khăn, hồ sơ Hải Quan cũng khá phức tạp. Điều này đòi hỏi các đơn vị vận chuyển phải có kinh nghiệm dày dặn và dịch vụ chuyên nghiệp để vận chuyển loại hàng hóa này một cách nhanh chóng, tối ưu và an toàn.

Van-chuyen-may-moc-thiet-bi-cong-nghiep
Máy móc thiết bị công nghiệp là mặt hàng được vận chuyển nhiều trong nước

Những phương thức vận chuyển máy móc thiết bị công nghiệp phổ biến

Dưới đây là một số phương thức vận chuyển máy móc thiết bị công nghiệp phổ biến và hiệu quả mà bạn có thể tham khảo để áp dụng cho lô hàng của mình:

Các phương thức vận chuyển hàng máy móc thiết bị

#Vận chuyển bằng tàu rời

Vận chuyển hàng rời (Break Bulk) được áp dụng cho các loại hàng hóa có kích thước lớn và cồng kềnh, không thể đóng vừa vào container. Có 2 loại tàu rời vận chuyển hàng thiết bị máy móc:

  • Tàu Gearless: Loại tàu không được trang bị cần cẩu hay cần trục, được sử dụng trong trường hợp tàu cập vào các cảng có thiết bị nâng hạ và bốc xếp hàng hóa.
  • Tàu Geared: Loại tàu được lắp thêm cần cẩu hay cần trục, giúp việc nâng hạ và khai thác hàng hóa tại bến cảng diễn ra dễ dàng, thuận tiện hơn.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu dịch vụ vận chuyển hàng rời bằng đường biển

#Vận chuyển container bằng đường biển

Với các loại thiết bị, máy móc kích thước nhỏ, có thể đóng gọn vào container thì sẽ áp dụng phương thức vận chuyển này để tiết kiệm chi phí cũng như nguồn lực. Một vài loại container phổ biến được sử dụng để vận chuyển máy móc thiết bị công nghiệp bằng đường biển như:

  • Container khô (Bách hoá)
  • Container hở mái (Open Top)
  • Container mặt bằng (Flat Rack)
Van-chuyen-may-moc-thiet-bi-cong-nghiep
Một số phương thức vận chuyển mặt hàng máy móc thiết bị công nghiệp phổ biến

#Vận chuyển bằng đường bộ

Việc vận chuyển theo phương thức đường bộ là bắt buộc đối với hàng hóa từ nhà máy tới bến cảng và ngược lại. Điều này cũng tương tự với hàng hóa vận chuyển trong nội địa từ nhà máy này đến nhà máy khác,… theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Nhưng quá trình vận chuyển máy móc thiết bị công nghiệp gặp khó khăn, do hầu hết là hàng quá khổ quá tải, nên đòi hỏi các đơn vị vận tải phải có kinh nghiệm và giấy phép vận chuyển đầy đủ. Các doanh nghiệp cần lưu ý khi tìm kiếm những đơn vị vận chuyển uy tín.

#Vận chuyển bằng đường sắt

Hình thức vận chuyển hàng máy móc thiết bị bằng tuyến đường sắt Bắc – Nam cũng được nhiều doanh nghiệp chọn lựa. Lợi thế của phương thức này chính là khả năng vận chuyển lớn, chi phí rẻ, an toàn và thời gian được bảo đảm.

Van-chuyen-may-moc-thiet-bi-cong-nghiep
Doanh nghiệp cần lựa chọn kỹ phương thức vận chuyển máy móc thiết bị công nghiệp

Với hệ thống phương tiện và đa dạng loại hình vận chuyển mặt hàng máy móc thiết bị công nghiệp, các doanh nghiệp có thể tối ưu được thời gian cũng như nhân lực vận chuyển, hạn chế những chi phí phát sinh không cần thiết trong quá trình vận chuyển.

Các lưu ý khi thực hiện vận chuyển máy móc thiết bị

Vậy có những lưu ý gì khi thực hiện quá trình vận chuyển hàng máy móc, thiết bị công nghiệp?

  • Xác định và phân loại đặc tính hàng hóa
  • Bao bọc và đóng gói hàng hoá cẩn thận
  • Tránh để hàng tiếp xúc trực tiếp với môi trường ẩm ướt, nắng nóng,…
  • Chằng buộc (Lashing) hàng cẩn thận để tránh va đập trong khi di chuyển
  • Cẩu bốc, nâng hạ cẩn thận khi giao nhận hàng
  • Bao bọc thùng xe cẩn thận hoặc xếp lên thùng kín
  • Đặt hàng trên các tấm pallet, không đặt trực tiếp trên sàn
  • Quấn màng co hoặc carton quanh hàng để tránh hư hỏng
Van-chuyen-may-moc-thiet-bi-cong-nghiep
Những lưu ý cần thiết khi thực hiện vận chuyển máy móc thiết bị công nghiệp

>>> Xem thêm: Nhập khẩu máy móc cũ về thị trường Việt Nam cần làm thủ tục gì?

Finlogistics – Công ty vận chuyển máy móc thiết bị công nghiệp uy tín

Hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các loại hình dịch vụ Logistics, đặc biệt là vận chuyển máy móc thiết bị công nghiệp, Finlogistics là một trong những đơn vị vận chuyển hàng đầu hiện nay. Với mối quan hệ rộng rãi với Hải Quan, các đơn vị vận tải hoạt động tại khu vực cảng, cũng như hợp tác với những công ty Logistics quốc tế lớn, chúng tôi luôn sẵn sàng đem tới cho khách hàng dịch vụ chất lượng và uy tín nhất.

Bên cạnh đó, Finlogistics còn sở hữu đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, nhanh nhẹn, nhiệt tình phục vụ khách hàng tất tần tật các dịch vụ vận tải quốc tế – nội địa hàng hoá. Liên hệ ngay với chúng tôi thông qua SĐT: 0963.126.995 (Mrs.Loan) để được hỗ trợ kịp thời 24/7 bạn nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Van-chuyen-may-moc-thiet-bi-cong-nghiep


Giam-dinh-dong-bo-may-moc-00.jpg

Bất kỳ hoạt động sản xuất nào muốn đạt được năng suất hiệu quả đều phải nhờ vào chất lượng của máy móc, thiết bị được sử dụng. Do đó, để đảm bảo máy móc, thiết bị đạt chất lượng tốt nhất thì doanh nghiệp cần phải làm giám định đồng bộ máy móc. Vậy có những lưu ý quan trọng gì khi thực hiện giám định? Câu trả lời sẽ được Finlogistics bật mí trong bài viết sau đây!

Giam-dinh-dong-bo-may-moc
Tổng quan về quy trình giám định đồng bộ máy móc


Giám định đồng bộ máy móc là gì?

Khái niệm

Giám định đồng bộ máy móc, thiết bị là việc sử dụng những phương pháp và trang thiết bị dùng để đo lường và đánh giá hàng hóa có phù hợp hay không. Máy móc, thiết bị sẽ được so sánh, kiểm tra đồng bộ với bộ chứng từ nhập khẩu như: phiếu đóng gói (P/L), hóa đơn thương mại (Invoice) hoặc hợp đồng cung cấp máy móc, thiết bị, tài liệu kỹ thuật, bản vẽ chế tạo, thiết kế,…

Việc thực hiện kiểm tra – giám định đồng bộ máy móc, thiết bị có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, mang lại những lợi ích thiết thực đối với bên mua, bên bán và người tiêu dùng cũng như những bên liên quan khác (như nhà thầu, đơn vị vận tải, công ty bảo hiểm,…). Đặc biệt, việc giám định máy móc còn rất hữu ích khi giải quyết các vấn đề tranh chấp thương mại có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, những cơ quan quản lý của Nhà Nước cũng cần có những kết quả giám định đồng bộ máy móc chính xác và khách quan để phục vụ cho những mục đích quản lý như: áp thuế phí, thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, thanh lý và quyết toán những công trình đầu tư, chống tình trạng gian lận thương mại,…

Đối tượng giám định

Các loại hàng hóa được làm giám định bao gồm: máy móc, thiết bị dùng trong dây chuyền hoạt động sản xuất; hệ thống máy móc, thiết bị đồng bộ; dây chuyền sản xuất hay tổ hợp thiết bị xuất nhập khẩu phục vụ cho những dự án công nghiệp;…

Giam-dinh-dong-bo-may-moc
Việc làm giám định đồng bộ máy móc có ý nghĩa rất quan trọng

Lợi ích của giám định đồng bộ với doanh nghiệp

  • Đáp ứng những nhu cầu của doanh nghiệp trong việc kiểm tra và giám định thực trạng của mặt hàng máy móc, thiết bị nhập khẩu.
  • Đem lại nhiều lợi ích thiết thực những nhiều bên liên quan khi muốn giải quyết những tranh chấp thương mại.
  • Củng cố và nâng cao uy tín và chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu dịch vụ giám định máy móc cũ đồng bộ tại Finlogistics

Mục đích của việc giám định đồng bộ máy móc nhập khẩu

  • Xác định và đánh giá hàng hóa máy móc, thiết bị, linh kiện của một dây chuyền nhập khẩu đồng bộ trong cùng hệ thống
  • Xác định và đánh giá chất lượng của máy móc, thiết bị mới 100%
  • Xác định rõ ràng nguồn gốc xuất xứ của mặt hàng
  • Xác định tình trạng thực tế và điều kiện hoạt động của dây chuyền máy móc, thiết bị kèm theo
  • Cấp giấy chứng nhận giám định đồng bộ và tình trạng hàng hóa thực tế
  • Hỗ trợ khách hàng và đơn vị vận chuyển thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu nhanh nhất
  • Hỗ trợ cơ quan Hải Quan có đầy đủ cơ sở dữ liệu để cho phép thông quan hàng hóa
  • Hỗ trợ các cơ quan quản lý của Nhà nước chống tình trạng buôn lậu
Giam-dinh-dong-bo-may-moc
Việc làm giám định đồng bộ cho thiết bị máy móc có nhiều mục đích khác nhau

Bộ hồ sơ đăng ký giám định đồng bộ máy móc cơ bản

  • Tất cả những bản tờ khai Hải Quan hàng máy móc, thiết bị nhập khẩu
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Vận đơn (Bill of Lading)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ của máy móc, thiết bị nhập khẩu (C/O)
  • Danh mục hàng hóa máy móc, thiết bị, linh kiện kèm theo (Packing List)
  • Những chứng từ liên quan khác (phiếu trừ lùi của Hải Quan,…)
  • Profile máy móc, thiết bị (catalogue, bản vẽ, chi tiết kỹ thuật,…)
Giam-dinh-dong-bo-may-moc
Bộ hồ sơ giám định đồng bộ thiết bị máy móc yêu cầu những gì?

Thực hiện giám định đồng bộ dây chuyền máy móc thông qua Finlogistics

Thông thường, khách hàng nhập khẩu hàng hóa máy móc và dây chuyền thiết bị từ nhiều quốc gia trên thế giới để đưa vào lắp đặt, vận hành và sản xuất trong khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, họ chưa (hoặc không nắm rõ) việc cung cấp cho cơ quan Hải Quan bộ chứng thư làm giám định đồng bộ máy móc nhập khẩu.

Hầu hết các loại máy móc, thiết bị nhập khẩu sẽ được tháo rời ra (trừ hàng quá khổ quá tải) và vận chuyển về Việt Nam chia thành nhiều chuyến (container) tại một hoặc nhiều cửa khẩu khác nhau mà không cùng thời gian, cảng biển,…

Hiểu được vấn đề này, Finlogistics với kinh nghiệm lâu năm trong việc xử lý thông quan hàng hóa, có thể hỗ trợ khách hàng thực hiện quy trình chứng nhận và giám định đồng bộ dây chuyền máy móc, thiết bị nhập khẩu. Qua hình thức giám định thực tế và kiểm kê lại bộ chứng từ nhập khẩu hàng hóa, chúng tôi sẽ thực hiện giám định và chứng nhận tính đồng bộ của hệ thống dây chuyền, máy móc, thiết bị nhập khẩu.

Giam-dinh-dong-bo-may-moc
Tại sao nên thực hiện giám định đồng bộ thiết bị máy móc tại Finlogistics?

>>> Xem thêm: Tổng hợp các đơn vị giám định máy móc cũ uy tín nhất hiện nay

Một số điểm mà doanh nghiệp nên chú ý khi thực hiện giám định hàng máy móc, thiết bị nhập khẩu:

  • Địa điểm thực hiện giám định đồng bộ (nơi mà máy móc, thiết bị nhập khẩu được lắp đặt và hoàn thiện)
  • Thời gian thực hiện giám định đồng bộ (ngày – tháng)
  • Người đại diện cho khách hàng nhập khẩu hàng hóa (tên, số điện thoại,…)
  • Giấy chứng nhận giám định đồng bộ máy móc, thiết bị của cơ quan Nhà nước

Lời kết

Có thể thấy rằng, giám định đồng máy móc, thiết bị là một trong những công việc quan trọng hàng đầu mà bạn cần phải thực hiện nếu muốn nhập khẩu mặt hàng này về Việt Nam. Nếu quý khách hàng muốn được tư vấn thêm hoặc cần giúp xử lý giấy tờ và giám định máy móc, thiết bị, hãy liên hệ ngay cho Finlogistics qua số liên lạc bên dưới. Đội ngũ chuyên viên của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn một cách tận tình, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Giam-dinh-dong-bo-may-moc


Giam-dinh-may-moc-cu-dong-bo-00.jpg

Máy móc cũ là một trong những mặt hàng được nhập khẩu khá nhiều về thị trường Việt Nam. Để quản lý mặt hàng này, các doanh nghiệp cần phải làm thủ tục giám định máy móc cũ đạt tiêu chuẩn chất lượng, theo quy định của Nhà nước. Dưới đây là một dự án thông quan thành công hàng hóa cần làm giám định đồng bộ của Finlogistics, mời bạn cùng các doanh nghiệp cùng đón xem!

Giám định máy móc cũ đồng bộ
Quy trình làm giám định đối với mặt hàng máy móc cũ đồng bộ


Giám định máy móc cũ đồng bộ dựa vào căn cứ pháp lý nào?

Việc giám định máy móc cũ được căn cứ theo Điều 6, Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg, quy định về những tiêu chí nhập khẩu đối với những máy móc, thiết bị đã qua sử dụng, như sau:

=> Niên hạn của thiết bị, máy móc không được vượt quá 10 năm. Đối với máy móc, thiết bị nằm trong một số lĩnh vực cụ thể, thì tuổi thiết bị được quy định chi tiết tại Phụ lục I, ban hành kèm theo Quyết định này.

=> Được sản xuất theo quy trình tiêu chuẩn:

  • Phù hợp với quy định và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức độ an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường xung quanh.
  • Trường hợp nếu không có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, liên quan đến máy móc, thiết bị nhập khẩu, thì mặt hàng này phải được sản xuất phù hợp với những chỉ tiêu kỹ thuật của tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc gia của một trong những nước G7 hoặc Hàn Quốc về mức độ an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường xung quanh.

Nội dung quá trình giám định máy móc cũ của Finlogistics

Công ty Finlogistics cung cấp dịch vụ thông quan Hải Quan, giám định mặt hàng máy móc cũ, đồng bộ dây chuyền và vận chuyển hàng hóa nội địa từ cảng Hải Phòng về Khu Công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh. Lô hàng cẩu tháp xây dựng, nhập khẩu từ Hàn Quốc về Bắc Ninh (tổng 19 container) bao gồm:

  • 17 container dạng thường
  • 01 container Flat Rack 40 feet
  • 01 container Open Top 40 feet

>>> Xem thêm: Dịch vụ Lashing chằng buộc hàng hóa có vai trò như thế nào?

Một số hình ảnh về lô hàng máy móc cũ nhập khẩu

Giám định máy móc cũ đồng bộ

Giám định máy móc cũ đồng bộ

Giám định máy móc cũ đồng bộ

Kết luận

Trên đây là những thông tin, hình ảnh và giấy tờ thủ tục giám định máy móc cũ, nhập khẩu từ Hàn Quốc về Việt Nam, do công ty Finlogistics thực hiện thông quan qua Hải Quan thành công. Nếu quý khách hàng, doanh nghiệp mong muốn nhập khẩu, làm giám định máy móc cũ hoặc bất kỳ hàng hóa nào khác, hãy liên hệ ngay tới cho Finlogistics. Chúng tôi cam kết đem tới dịch vụ an toàn, chất lượng và tối ưu nhất, không khiến quý khách hàng, doanh nghiệp phải thất vọng!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Giam-dinh-may-moc-cu


Nhap-khau-may-moc-00.jpg

Thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị cũ về đến Việt Nam có đơn giản hay không? Nhà nhập khẩu cần phải cần tuân thủ theo những quy định gì? Bài viết sau đây của Finlogistics sẽ cung cấp những nội dung, thông tin chi tiết cho các doanh nghiệp, về thủ tục nhập khẩu mặt hàng máy móc, thiết bị cũ theo Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg, hãy cùng đón xem nhé!

Nhập khẩu máy móc
Tổng quan các bước nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ


Thông tin quan trọng để nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ

  • Mã HS code: Chương 84 và 85
  • Tuổi máy: Để biết máy đó có thể nhập trong phạm vi bao nhiêu năm đã đưa vào sử dụng => Phụ lục I, Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg.
  • Thông thường, máy móc cũ có thể nhập về thường sẽ không quá 10 năm tuổi, tính theo năm sản xuất
  • Ngoài ra, có một số máy được nhập với thời hạn 15 – 20 năm (tra cứu chi tiết theo Phụ lục I, Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg.

*) Cách tính tuổi thiết bị (X): X = Năm nhập khẩu – Năm sản xuất

Tuổi thiết bị được tính theo năm, không tính theo tháng.

Ví dụ: thiết bị A được sản xuất tháng 01 năm 2008, nhập khẩu về cảng Việt Nam tháng 12 năm 2018.

X = 2018 – 2008 = 10 (năm)

  • Máy móc, thiết bị cũ phải phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật (QCVN) quốc gia về an toàn và tiết kiệm năng lượng.
  • Trường hợp không có QCVN, thì máy móc đó phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hoặc của các nước thuộc G7 hoặc Hàn Quốc.

Những quy định về việc nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ

  • Thông tin cần cung cấp: Đăng kí kinh doanh có ngành nghề liên quan tới máy móc, thiết bị cũ nhập khẩu về
  • Theo Quyết định 18 thì các doanh nghiệp chỉ có thể nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ về nhằm mục đích sản xuất hoặc cho thuê => Tờ khai truyền A12
  • Không được nhập máy móc, thiết bị cũ về Việt Nam với mục đích kinh doanh, thương mại
  • Name Plate: Khắc Laser trên kim loại hoặc tấm nhựa (dán giấy, số năm sản xuất có dâu hiệu bút lông tẩy xóa => không được Hải Quan chấp nhận)
  • Số serial và model của máy
  • Số serial: Mỗi máy có một số serial khác nhau, liên quan tới việc bảo hành, có thể dùng số serial để tra tuổi máy
  • Năm sản xuất: tháng + năm để có thể tính tuổi máy
  • Tên đơn vị sản xuất
  • Thông tin nguồn gốc, xuất xứ
Nhập khẩu máy móc
Một số quy định khi thực hiện nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ

Lưu ý: Máy móc, thiết bị cũ nhập khẩu về không đạt tiêu chuẩn sẽ không được phép thông quan và bị xử theo theo quy định Pháp luật.

>>> Xem thêm: Các bước trong quá trình giám định máy móc cũ đồng bộ

Hồ sơ nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng

Hồ sơ nhập khẩu và hoạt động giám định đối với máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng gồm những nội dung quan trọng sau đây:

  • Tờ khai Hải Quan
  • Hợp đồng thương mại (Sales Contract)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Danh sách đóng gói (Packing List)
  • Vận đơn (Bill of Lading)
  • Catalogue (nếu có) và các chứng từ khác nếu phía Hải Quan yêu cầu.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đóng dấu của doanh nghiệp.
  • Đơn đăng ký giám định được cấp bởi một tổ chức giám định
  • Công văn mang hàng về kho bảo quan theo mẫu 09/BQHH/GSQL, Hợp đồng thuê kho bãi, giấy tờ sử dụng đất.
  • Trường hợp không có QCVN, thì phải có giấy xác nhận năm sản xuất nhà máy tại nước xuất và có xác nhận của lãnh sự quán Việt Nam tại nước đó.

Quy trình nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng

Dưới đây là các bước trong quy trình nhập khẩu máy móc cũ:

  • Bước 1: Kê khai tờ khai Hải Quan
  • Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan
  • Bước 3: Thông quan tờ khai Hải Quan
  • Bước 4: Đưa hàng về kho để bảo quản
  • Bước 5: Đơn vị giám định tiến hành thủ tục giám định và trưng cầu giám định hàng hóa
  • Bước 6: Doanh nghiệp nộp bản trưng cầu giám định cho Hải Quan để thông quan hàng hóa

Lưu ý: Với những trường hợp hàng hóa không đủ điều kiện để nhập khẩu theo quy định của Điều 6, thì sẽ xử lý theo quy định của Luật Hải Quan.

Nhập khẩu máy móc
Quy trình nhập khẩu thiết bị, máy móc cũ như thế nào?

Lời kết

Trên đây là những quy định và các bước nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ về Việt Nam mới nhất. Nếu quý khách hàng, doanh nghiệp có vấn đề gì thắc mắc hoặc mong muốn thực hiện nhập khẩu mặt hàng này, có thể liên hệ trực tiếp cho đội ngũ tư vấn viên của Finlogistics để được hỗ trợ sớm nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến của khách hàng và cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu chất lượng và uy tín, với mức chi phí tối ưu nhất!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Nhap-khau-may-moc