Thu-tuc-nhap-khau-Cau-thap-00.jpg

Hướng dẫn các bước làm thủ tục nhập khẩu cẩu tháp (Crane) mới nhất

5/5 - (96 bình chọn)

Nhu cầu xây dựng công trình ngày càng được quan tâm nhiều tại Việt Nam, điều này kéo theo nhu cầu nhập khẩu mặt hàng cẩu tháp, dùng trong việc xây dựng cũng ngày một tăng. Nhiều doanh nghiệp cũng đã nhảy vào lĩnh vực này, nhưng chưa nắm rõ các bước thủ tục nhập khẩu cẩu tháp ra sao? Hãy cùng với Finlogistics giải đáp cặn kẽ những thắc mắc kể trên qua bài viết đầy đủ này nhé!

Thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp (Crane)
Chi tiết các bước làm thủ tục nhập khẩu cẩu tháp (Crane) mới nhất


Thủ tục nhập khẩu cẩu tháp dựa trên cơ sở pháp lý nào?

Các doanh nghiệp muốn làm thủ tục nhập khẩu cẩu tháp về Việt Nam cần chú ý đến một số vấn đề quan trọng dưới đây để thông quan hàng hoá nhanh chóng.

Chính sách của Nhà nước

Cẩu tháp hay còn được gọi là cơ cấu cẩu, cần cẩu, cần trục tháp,… đây là loại thiết bị chuyên dụng, dùng để nâng đỡ và di chuyển các nguyên vật liệu trong việc xây dựng những công trình cao tầng. Thiết bị này kết hợp rất vững chắc, dễ dàng tháo lắp và có tính cơ động cao, có khả năng tải trọng những nguyên vật liệu xây dựng từ 40 m trở lên, với trọng tải từ 3 – 10 tấn.

Những bộ phận của cẩu tháp có thể tháo rời để thay đổi chiều cao, tầm với hoặc vận chuyển giữa những công trình. Cấu tạo được chia thành: phần quay và phần không quay, trong đó trục thân tháp chính là bộ phận quan trọng nhất. Chính sách nhập hàng hóa cẩu tháp được quy định tại những Văn bản Pháp luật sau đây:

  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi và bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC
  • Thông tư số 29/2016/TT-BXD
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CO
  • Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP

Căn cứ theo những Văn bản hành chính trên thì mặt hàng cẩu tháp mới và cũ sẽ không nằm trong Danh mục bị cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, khi tiến hành thủ tục nhập khẩu cẩu tháp, các doanh nghiệp cần phải tuân theo những điều kiện như sau:

  • Niên hạn của thiết bị có quy định và giới hạn cụ thể
  • Cẩu tháp phải có tem mác, nhãn dán theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP
  • Cẩu tháp nhập khẩu phải được tiến hành kiểm tra chất lượng kỹ càng
  • Xác định đúng mã HS code để nộp đúng chi phí thuế và tránh bị các Cơ quan chức năng phạt

Mã HS code

Mã HS code chính là một dãy số mã số đặc biệt, được dùng chung cho toàn bộ hàng hóa, sản phẩm trên toàn thế giới. Giữa các quốc gia khác nhau thì sẽ có sự khác biệt ở phần đuôi của mã HS. Vì thế, 6 số đầu của mã HS đều đại diện cho cùng một mặt hàng như nhau.

Theo đó, mã HS cẩu tháp nhập khẩu là 8426.2000. Mức thuế phí và thuế giá trị gia tăng sẽ tùy vào mã HS của mặt hàng để doanh nghiệp tiến hành nộp theo quy định của Nhà nước.

Thu tuc nhap khau Cau thap 02 Finlogistics https://www.finlogistics.vn
Việc xác định mã HS cẩu tháp rất quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng này

>>> Xem thêm: Hướng dẫn các cách xin giấy phép nhập khẩu hàng hoá mới nhất

Các bước đăng ký làm thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp chi tiết

Chuẩn bị bộ chứng từ nhập khẩu

Để có thể làm thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp thì trước hết, doanh nghiệp cần làm đăng ký kiểm định chất lượng cho thiết bị này, sau đó mới có thể tiến hành mở tờ khai Hải Quan nhập khẩu. Theo đó, bộ hồ sơ nhập khẩu Cẩu tháp đã được quy định rõ ràng trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC, sửa đổi và bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC:

  • Phiếu đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa
  • Tờ khai Hải Quan
  • Hóa đơn thương mại (Invoice)
  • Hợp đồng thương mại (Sales Contract)
  • Vận đơn hàng hải (B/L)
  • Chứng nhận xuất xứ/ Chứng nhận chất lượng (C/O – C/Q)
  • Danh sách phiếu đóng gói (Packing List
  • Chứng nhận giám định hàng hóa, sản phẩm
  • Catalogs (nếu có) và những chứng từ khác liên quan

Với những chứng từ dùng để làm thủ tục nhập khẩu cẩu tháp thì quan trọng nhất vẫn là tờ khai Hải Quan, sau đó là chứng thư giám định, hóa đơn thương mại, vận đơn đường biển,… Những chứng từ khác sẽ được phía Cơ quan Hải Quan yêu cầu bổ sung sau. Tờ khai Hải Quan sẽ được kê khai sau khi hàng hóa đã cập cảng.

Thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp (Crane)
Doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng bộ hồ sơ khi nhập khẩu cẩu tháp

Cách tính thuế nhập khẩu

Cẩu tháp mới hoặc đã qua sử dụng khi có thể đáp ứng được những điều kiện ở trên thì sẽ được phép nhập khẩu à nộp thuế như bình thường. Trong đó, thuế nhập khẩu là nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải hoàn thành đầy đủ đối với Nhà nước.

Đối với thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp xây dựng thì thuế nhập khẩu dành cho mặt hàng này đang áp dụng là 0% và thuế VAT8 – 10% (dựa theo mã HS 8426). Đặc biệt, từng bộ phận của cẩu tháp sẽ được Nhà nước áp mã riêng để đóng thuế nhập khẩu khác nhau, nhất là khung thân của cẩu tháp.

Khung thân này có thể dùng như một đốt thân thay thế, gắn thêm để tăng độ cao nhưng lại không được thiết kế để gắn với những trang thiết bị chuyển động. Như vậy, khung thân của cẩu tháp thuộc nhóm 7308 và áp dụng thuế nhập khẩu với mức từ 0 – 10%.

Quy trình các bước làm thủ tục nhập khẩu cẩu tháp

Tất cả các bước trong quy trình hoàn thành thủ tục nhập khẩu cẩu tháp đã được quy định cụ thể bên trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Theo đó, doanh nghiệp sẽ thực hiện theo thứ tự như sau:

Bước 1: Điền tờ khai Hải Quan

Sau khi đã có đầy đủ bộ chứng từ xuất nhập khẩu bao gồm: Hợp đồng, Commercial Invoice, Vận đơn đường biển, Packing List, Chứng nhận xuất xứ C/O, tờ thông báo hàng đến và mã HS của cẩu tháp đã xác định xong thì doanh nghiệp có thể nhập các thông tin khai báo lên trên hệ thống khai Hải Quan qua phần mềm.

Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan

Sau khi đã kê khai xong tờ khai Hải Quan, thì hệ thống Hải Quan sẽ trả về kết quả phân luồng đối với tờ khai. Khi đã có luồng tờ khai thì doanh nghiệp sẽ tiến hành in tờ khai và mang bộ hồ sơ nhập khẩu đến Chi cục Hải Quan gần nhất để có thể mở tờ khai khi làm thủ tục nhập khẩu cẩu tháp.

Khi đó, tùy theo phân luồng màu xanh, vàng và đỏ mà doanh nghiệp sẽ thực hiện những bước mở tờ khai phù hợp. Các doanh nghiệp có thể mời nhân viên giám định của Cơ quan đăng kiểm xuống để kiểm tra hàng tại cảng hoặc tại kho bảo quản. Nếu không có vấn đề gì, thì doanh nghiệp làm các bước tiếp theo để xin được giải phóng hàng hóa.

Thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp (Crane)
Quy trình các bước cụ thể làm thủ tục nhập khẩu cho mặt hàng cẩu tháp

>>> Xem thêm: Kiểm tra sau thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu như thế nào?

Bước 3: Giải phóng hàng hóa

Sau khi đã kiểm tra xong bộ hồ sơ, nếu như không có gì thắc mắc thì các cán bộ Hải Quan sẽ chấp nhận cho phép giải phóng hàng. Doanh nghiệp lúc này có thể tiến hành đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai Hải Quan, để mang hàng hóa về bảo quản và kết thúc các bước thủ tục nhập khẩu cẩu tháp.

Bước 4: Mang hàng hóa về kho bảo quản và thông quan

Khi tờ khai Hải Quan được giải phóng thì doanh nghiệp tiến hành bước thành lý tờ khai và làm các thủ tục cần thiết để mang hàng hóa về kho chứa. Sau khi đã có chứng thư giám định thì làm nốt bước tải lên hệ thống một cửa quốc gia để hoàn thành bộ hồ sơ và thông báo ngay cho phía cán bộ Hải Quan để có thể thông quan tờ khai thành công.

Tổng kết

Trên đây là những nội dung quan trọng khi doanh nghiệp muốn làm thủ tục nhập khẩu cẩu tháp nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Để hạn chế rủi ro và rút ngắn thời gian làm các bước để thông quan mặt hàng này, bạn cần đọc kỹ những thông tin có trong bài hoặc liên hệ trực tiếp đến cho công ty Finlogistics.

Chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực làm thủ tục nhập hàng hóa, thông quan chứng từ, giấy tờ và vận chuyển nội địa lẫn quốc tế. Mọi lô hàng của bạn đều sẽ được giải quyết một cách nhanh gọn, tối ưu và chi phí tốt nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-cau-thap


Mục lục