Bao-ho-nhan-hieu-00.jpg

Những lưu ý về bảo hộ nhãn hiệu trong xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2024

5/5 - (138 bình chọn)

Bảo hộ nhãn hiệu là một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng, đáng lưu tâm đối với mọi doanh nghiệp. Nếu không thực hiện bảo hộ cho nhãn hiệu khi tham gia kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ không làm chủ được nhãn hiệu của chính mình.

Do đó, nguy cơ mất nhãn hiệu, bị làm giả, làm nhái hàng hóa hay thiệt hại khi xảy ra tranh chấp có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Hãy cùng với Finlogistics tìm hiểu kỹ hơn những lưu ý cần thiết khi làm bảo hộ độc quyền nhãn hiệu qua bài viết dưới đây nhé!

Bao-ho-nhan-hieu
Bảo hộ nhãn hiệu là gì?


Khái niệm nhãn hiệu trong xuất nhập khẩu hàng hóa

Khoản 16, Điều 4 của Bộ luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã giải thích kỹ càng về nhãn hiệu trong xuất nhập khẩu hàng hóa như sau:

“Nhãn hiệu chính là dấu hiệu dùng để phân biệt các loại hàng hóa hay dịch vụ của các cá nhân, tổ chức khác nhau”.

Có thể hiểu rằng, nhãn hiệu là một thuật ngữ chung dùng để chỉ cả nhãn hiệu hàng hóa lẫn nhãn hiệu dịch vụ. Trong đó, nhãn hiệu hàng hóa sẽ là những dấu hiệu của cá nhân hoặc doanh nghiệp (hoặc tập thể doanh nghiệp) dùng làm phân biệt các loại hàng hóa của mình với những hàng hóa cùng loại của các cá nhân, doanh nghiệp khác.

Dấu hiệu để làm nhãn hiệu phải nhìn thấy được dưới dạng: chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ,… hoặc kết hợp giữa những yếu tố đó và được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc khác nhau.

Việc giả mạo nhãn hiệu hàng hóa xảy ra thường xuyên và gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Những nhãn hiệu này có chứa những dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức khó để phân biệt với những nhãn hiệu đang được bảo hộ độc quyền, mà chưa được chủ nhãn hiệu cho phép.

Bao-ho-nhan-hieu
Tìm hiểu khái niệm nhãn hiệu trong xuất nhập khẩu hàng hóa

>>> Xem thêm: Việc sử dụng bảo hiểm hàng hóa cần chú ý những vấn đề gì?

Những điều kiện để thực hiện bảo hộ nhãn hiệu

Thứ nhất, việc bảo hộ nhãn hiệu sẽ được thực hiện nếu đáp ứng những điều kiện sau đây:

  • Là những dấu hiệu có thể nhìn thấy dưới dạng chữ cái, câu từ, hình ảnh, hình 3D hoặc kết hợp giữa những yếu tố đó và được thể hiện bằng màu sắc hoặc âm thanh (dưới dạng đồ họa).
  • Dấu hiệu đó có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của chủ sở hữu với những hàng hóa hoặc dịch vụ của chủ thể khác.

Thứ hai, nhãn hiệu có khả năng phân biệt nếu như được tạo thành từ một hoặc nhiều yếu tố dễ nhận biết và dễ ghi nhớ và không thuộc những trường hợp sau:

  • Những hình học đơn giản, chữ cái, chữ số hoặc những ngôn ngữ không thông dụng.
  • Những biểu tượng được quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa hoặc dịch vụ (bằng bất kỳ ngôn ngữ nào).
  • Những dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, chủng loại, chất lượng, số lượng, đặc điểm, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc những đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa hoặc dịch vụ.
  • Những dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý hoặc lĩnh vực kinh doanh của chủ nhãn hiệu.
  • Những dấu hiệu trùng hoặc giống đến mức gây nhầm lẫn với những nhãn hiệu của cá nhân, tổ chức khác đang được bảo hộ.
Bao-ho-nhan-hieu
Hồ sơ làm bảo hộ nhãn hiệu bao gồm những gì?

Thứ ba, doanh nghiệp sẽ không được bảo hộ nhãn hiệu đối với những dấu hiệu trùng hoặc tương tự có thể gây gây nhầm lẫn với:

  • Quốc Kỳ, Quốc Huy hoặc Quốc Ca của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia khác.
  • Những biểu tượng, huy hiệu hoặc tên viết tắt, tên đầy đủ của các cơ quan Nhà Nước, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và quốc tế (trừ khi được cơ quan, tổ chức đó cấp phép).
  • Tên thật, biệt hiệu, bút danh hoặc hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc và danh nhân Việt Nam và quốc tế.
  • Những dấu chứng nhận, kiểm tra hoặc bảo hành của các tổ chức quốc tế (trừ khi được chính tổ chức đó đăng ký làm nhãn hiệu chứng nhận).

Thứ tư, quyền sở hữu công nghiệp đối với việc bảo hộ độc quyền nhãn hiệu sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ xác lập và cấp văn bằng bảo hộ cho doanh nghiệp nộp đơn đăng ký làm nhãn hiệu.

Bao-ho-nhan-hieu
Việc bảo hộ nhãn hiệu yêu cầu khá nhiều điều kiện đối với các doanh nghiệp

Vai trò của của việc bảo hộ nhãn hiệu đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Theo quy định Pháp luật hiện hành tại Việt Nam, doanh nghiệp không bị bắt buộc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, nhưng đây là điều cần thiết. Nhãn hiệu hàng hóa sẽ được xác lập quyền theo nguyên tắc “First To File” (nộp đơn đầu tiên). Do đó, việc bảo hộ nhãn hiệu chỉ có thể được thực hiện thông qua hình thức đăng ký, càng sớm càng tốt (trừ những nhãn hiệu nổi tiếng).

Hầu hết doanh nghiệp hiện nay đều nhận thức được vai trò quan trọng của việc sử dụng nhãn hiệu nhằm phân biệt hàng hóa, sản phẩm của mình với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức được việc bảo hộ độc quyền nhãn hiệu thông qua đăng ký có ý nghĩa to lớn đến như thế nào.

Nếu như doanh nghiệp không tiến hành làm bảo hộ nhãn hiệu, thì những doanh nghiệp khác có thể vô tình hoặc cố ý sử dụng những dấu hiệu trùng hoặc giống đến mức gây nhầm lẫn cho các mặt hàng, sản phẩm của họ. Điều này gây ảnh hưởng lớn tới uy tín và những mối liên hệ mà doanh nghiệp đã, đang và sẽ tạo dựng với các khách hàng và đối tác kinh doanh của mình. 

Theo quy định của hầu hết các quốc gia, hàng hóa của doanh nghiệp sẽ phải được gắn nhãn hiệu được bảo hộ ngay trong nước. Việc đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu sẽ giúp các doanh nghiệp tránh được những vấn đề trục trặc về pháp lý hay kiện tụng, từ đó yên tâm thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển thị trường bền vững để thu lợi nhuận.

Bao-ho-nhan-hieu
Những lợi ích của việc nhãn hiệu được bảo hộ đối với các doanh nghiệp

>>> Xem thêm: Khái niệm và tầm quan trọng của nhãn CE là gì trong xuất nhập khẩu

Nói chung, việc đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu cho hàng hóa, sản phẩm xuất nhập khẩu sẽ giúp doanh nghiệp như sau:

  • Đảm bảo khách hàng và đối tác có thể phân biệt hàng hóa, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp
  • Giúp cho doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt cho hàng hóa, sản phẩm hoặc dịch vụ của họ
  • Xây dựng một công cụ tiếp thị và cơ sở vững chắc để tạo nên uy tín và hình ảnh cho thương hiệu doanh nghiệp
  • Tạo cơ hội lớn để chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu hoặc nhượng quyền thương mại nhãn hiệu
  • Trở thành một bí mật kinh doanh mang nhiều giá trị
  • Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào việc duy trì và củng cố chất lượng hàng hóa, sản phẩm, từ đó đảm bảo quyền lợi và nâng cao trải nghiệm của người dùng.

Trên đây là những nội dung và thông tin liên quan đến vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trong hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.

Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về việc nhãn hiệu bảo hộ hoặc có nhu cầu xử lý, thông quan hàng hóa, hãy liên hệ cho Finlogistics để được các chuyên viên của chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, an toàn và tối ưu chi phí nhất nhé!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Bảo hộ nhãn hiệu


Mục lục