Quy trình xuất khẩu hàng nội thất gỗ đi Nhật Bản chi tiết
Trong 03 tháng đầu năm 2022, thị trường xuất khẩu hàng nội thất đã tăng 6% so với cùng kỳ năm 2021. Trong tháng 5 năm 2022, tiềm năng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng nhanh chóng. Đặc biệt, mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ sang thị trường Nhật Bản chiếm tỉ trọng rất lớn. Vậy chi tiết nội dung này là gì, hãy tìm hiểu sâu hơn với Finlogistics trong bài viết này nhé!
Tổng quan thị trường xuất khẩu hàng nội thất gỗ và sản phẩm gỗ đi Nhật Bản
Nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Nhật Bản trong 4 tháng đầu năm 2022 đã đạt 264,8 nghìn tấn, trị giá 96,4 tỷ Yên (tương đương 756,8 triệu USD), giảm 9,1% về lượng nhưng tăng 7,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Nhật Bản nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ thị trường Việt Nam đạt 67 nghìn tấn, trị giá 23,1 tỷ Yên (tương đương 181,4 triệu USD), giảm 11,6% về lượng và tăng 7,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 25,3% tổng lượng nhập khẩu, giảm 0,7 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021.
Do đó, lượng xuất khẩu hàng nội thất, đặc biệt là sản phẩm gỗ từ Việt Nam sang Nhật Bản đang tăng mạnh. Dưới đây là kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường thế giới:
>>> Đọc thêm: Hàng quá cảnh đường bộ là gì?
Chính sách xuất khẩu hàng nội thất đồ gỗ
Kiểm tra xem mặt hàng nội thất bằng gỗ này có thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu hay không. Ngoài ra, còn phải xem các loại gỗ này có thuộc Phụ lục I CITES phân bố tự nhiên tại Việt Nam được liệt kê tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP thì không được phép xuất khẩu hàng nội thất. Kiểm tra xem mặt hàng xuất khẩu hàng nội thất này có phải làm kiểm tra hun trùng hay là không.
Thủ tục xuất khẩu hàng nội thất đồ gỗ
Kê khai AFR (quy định khai báo trước, được hiểu là phí khai Manifest điện tử đối với các hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản) bắt đầu từ tháng 3/2014. Hạn chót để khai AFR chậm nhất trước 24h, tính từ giờ tàu rời cảng xếp hàng. Việc kê khai hồ sơ lâm sản để xuất khẩu hàng nội thất bao gồm:
- Nếu mua nguyên liệu từ các nhà máy chế biến gỗ trong nước cần có hóa đơn bán hàng theo quy định của BTC và bảng kê lâm sản có xác nhận của Cơ quan Kiểm lâm
- Nếu mua nguyên liệu gỗ từ nước ngoài cần phải có tờ khai nhập khẩu nguyên liệu đầu vào
Hồ sơ Hải Quan
Doanh nghiệp xuất khẩu cần chuẩn bị bộ hồ sơ Hải Quan thông quan xuất khẩu hàng nội thất, bao gồm những giấy tờ quan trọng sau:
- Tờ khai Hải Quan xuất khẩu
- Bản kê lâm sản
- Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Hoá đơn đầu vào khi mua nguyên liệu gỗ tự nhiên từ các nhà máy, xí nghiệp
- Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List)
- Vận tải đường biển (Bill of Lading)
- Hợp đồng ngoại thương (Sale Contract)
- Chứng nhận hun trùng lô hàng
Các sản phẩm nội thất được làm từ gỗ công nghiệp như MDF hay MFC, thủ tục xuất khẩu được thực hiện tương tự như hàng hóa thông thường.
>>> Đọc thêm: Lựa chọn Forwarder – Dịch vụ giao nhận hàng hóa
Mã HS code
Khi làm thủ tục xuất khẩu hàng nội thất, cần chú ý xác định đúng mã HS cho mặt hàng xuất khẩu dựa vào Biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành mới nhất năm 2022. Đối với sản phẩm nội thất từ gỗ, mặt hàng này có mã HS thuộc chương 94:
- 940350 – Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong phòng ngủ
- 940360 – Đồ nội thất bằng gỗ khác
- 940161 – Ghế khác, có khung bằng gỗ, đã nhồi đệm
- 940169 – Ghế khác, có khung bằng gỗ, loại khác
- 940190 – Bộ phận ghế ngồi (trừ các loại nhóm thuộc nhóm 94.02)
- 940390 – Các bộ phận của đồ nội thất khác
- 940340 – Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong nhà bếp
- 940490 – Khung đệm; các mặt hàng thuộc bộ đồ giường và các loại tương tự
- 940389 – Đồ nội thất bằng mây, liễu gai và các vật liệu tương tự (như tre, mây)
- 940330 – Đồ nội thất khác bằng gỗ được sử dụng trong văn phòng
- 940151 – Ghế ngồi bằng tre hoặc bằng song, mây
Shipping Mark
Đối với việc xuất khẩu hàng nội thất, cần chú trọng việc dán nhãn Shipping mark trên các kiện hàng để việc vận chuyển và làm thủ tục hải quan thuận lợi.
Chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Khi xuất khẩu, chính phủ Việt Nam không yêu cầu người xuất khẩu làm xuất xứ made in Vietnam cho hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, với khách hàng ở những quốc gia đã ký Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam (FTA) thì có thể sẽ yêu cầu làm chứng nhận xuất xứ theo form trong Hiệp định Thương mại tự do tương ứng để người mua được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định.
Đối với hàng hóa xuất đi Nhật Bản có các chứng nhận C/O thông dụng như AJ (ASEAN – Japan), VJ (Việt Nam – Japan) hay CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương).
Thủ tục xin C/O
Trường hợp người đề nghị cấp C/O xuất khẩu hàng nội thất lần đầu chưa có hồ sơ thương nhân thì phải đăng ký hồ sơ thương nhân, bao gồm:
- Đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp CO và con dấu của thương nhân
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có dấu sao y)
- Danh mục các cơ sở sản xuất ra HH đề nghị cấp C/O của thương nhân (nếu có)
Thủ tục xin C/O form AJ
Hồ sơ xin C/O form AJ xuất khẩu hàng nội thất, bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp C/O form AJ đã được khai hoàn chỉnh và hợp lệ (theo mẫu số 3)
- Mẫu C/O form AJ đã được khai hoàn chỉnh
- Bản sao tờ khai Hải Quan đã hoàn thành thủ tục Hải Quan, trừ các trường hợp xuất khẩu không phải khai tờ khai Hải Quan
- Bản sao Hóa đơn thương mại
- Bản sao Vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương
- Bản tính hàm lượng giá trị khu vực
- Kê khai chi tiết mã HS nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra
- NVL có NK đính kèm bản sao tờ khai Hải Quan nhập khẩu NVL hoặc hợp đồng, hóa đơn VAT đối với NVL mua trong nước
- Giấy phép xuất khẩu và các chứng từ khác (nếu có)
>>> Đọc thêm: Bộ chứng từ xuất nhập khẩu chi tiết mà bạn cần biết
Tiêu chí xuất khẩu hàng nội thất đồ gỗ
- Hàng hóa có xuất xứ thuần túy “WO”: Hàng hóa được sản xuất toàn bộ tại một lãnh thổ không sử dụng nguyên liệu đầu vào không xuất xứ
- Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy “NOW”: Được coi là đã trải qua công đoạn gia công hoặc chế biến đầy đủ khi đáp ứng quy tắc cụ thể mặt hàng. Quốc gia nào tạo nên “sự biến đổi cơ bản” của hàng hóa so với nguyên liệu đầu vào không xuất xứ, chính là quốc gia xuất xứ của hàng hóa.
Quy tắc cụ thể của quá trình xuất khẩu hàng nội thất “PSR”: Áp dụng cho các HH cụ thể nằm trong danh mục riêng quy định tại Phụ lục II của Thông tư số 22/2016/TT-BCT
- Tiêu chí RVC hoặc LVC
- Tiêu chí CTC: CC, CTH, CTSH
- PE – sản xuất hoàn từ nguyên liệu có xuất xứ
Quy tắc chung:
- Tiêu chí RVC hoặc LVC
- CTH
- Tiêu chí tỷ lệ phần trăm giá trị: RVC >= 40%
Form AJ và VJ
Khi ký Hợp đồng mua bán, cần phải ràng buộc bên nhà sản xuất làm bảng kê hàng hóa xuất khẩu để xin được cấp CO đối với doanh nghiệp thương mại. Đối với doanh nghiệp sản xuất hàng hóa cần kê khai bảng kê chi tiết nguyên vật liệu dựa theo Thông tư số 05:
- Mua NVL nhập khẩu theo CO (FTA)
- Mua NVL nguồn gốc Việt Nam: Xuất trình hóa đơn VAT hoặc kê khai mẫu X (Phụ lục mẫu 10)
Các cảng biển chính ở Nhật Bản
- Cảng TOKYO: 7 đến 9 ngày
- Cảng KOBE: 7 đến 9 ngày
- Cảng NAGOYA: 9 đến 10 ngày
- Cảng OSAKA: 9 đến 10 ngày
- Cảng YOKOHAMA: 7 đến 9 ngày
- Cảng SHIMIZU: ~15 ngày
- Cảng HAKATA: ~15 ngày
Đóng gói thành phẩm
Việc xuất khẩu hàng nội thất bằng gỗ cần phải được đóng gói thật kỹ khi vận chuyển để tranh trường hợp hàng hóa bị trầy xước, rạn nứt hoặc va chạm với nhau. Cần bọc gỗ bằng màng ni lông dày hoặc màng bọc chuyên dụng dành cho đồ nội thất gỗ hoặc có thể bọc bằng vải dày.
Cố định hàng hóa bằng dây quấn để tránh trường hợp xô đổ, va chạm lẫn nhau trong quá trình vận chuyển. Hoặc một số mặt hàng có thể tháo rời được thì nên tháo rời từng sản phẩm, bộ phận và bọc màng cẩn thận, sau đó nên lót thêm các lớp giấy Carton để cố định hàng hóa.
Thanh toán trong xuất khẩu hàng nội thất đồ gỗ
>>> Đọc thêm: Hướng dẫn các bước thanh toán LC trong hoạt động xuất nhập khẩu
Những nội dung cần kiểm tra trong LC
Kiểm tra số hiệu và ngày mở LC
- Trường số 20 – Document Credit Number (số hiệu L/C)
- Trường số 31C – Date of Issue (ngày mở L/C)
Kiểm tra tên và địa chỉ của các bên liên quan
- Trường số 50 – Applicant (Nhà NK, người mở L/C)
- Trường số 59 – Beneficiary (Người hưởng lợi L/C, nhà XK)
- Trường số 57A – SWIFT CODE
Kiểm tra số tiền trên LC
- Trường số 32B – Currency Code
- Dung sai ở trường số 39A – Tolerance
Kiểm tra thời hạn giao hàng, ngày và nơi hết hạn, thời hạn trả tiền
- Trường số 31D – Date and Place of Expiry
- Trường số 44C – Latest Date of Shipment
- Giao hàng từng lần, trường số 44D
Kiểm tra về nội dung vận tải, giao nhận
- Term giao hàng
- Thông tin người nhận hàng
- Nơi nhận hàng
Kiểm tra các chứng từ yêu cầu của LC và cam kết trả tiền
Các khoản phí LCC (Local Charge) hàng xuất khẩu nội thất đồ gỗ
Đối với hàng hóa nội thất gỗ, 01 cont 40′, 60 khối, 21 tấn, cảng xuất Osaka, Japan. Term CIF, có làm CO gồm các chi phí như sau:
- O/F: $490/40′ INCLUDED BK
- LCC tại Việt Nam: DO: 900k /set , Seal: 205k/cont , THC: 4059k/40’, Telex release: 550k/bill, MNF: 650k/set
Trên đây là những thủ tục và quy trình xuất khẩu hàng nội thất gỗ đi Nhật Bản chi tiết dành cho các doanh nghiệp quan tâm. Nếu quý khách hàng mong muốn tiến hành xuất khẩu hoặc cần tư vấn thêm về bất kỳ nội dung, thông tin gì, có thể vui lòng liên hệ cho Finlogistics. Chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, xin chứng từ, giấy tờ khó,… sẽ hỗ trợ nhiệt tình cho khách hàng mọi lúc mọi nơi.
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0243.68.55555
- Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
- Email: info@fingroup.vn