CO form B là gì? Nhu cầu vận chuyển và giao thương hàng hoá giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới đang ngày một tăng cao, cả về số lượng lẫn giá trị. Tuy nhiên, để thực hiện xuất khẩu các mặt hàng đi quốc tế thì doanh nghiệp cần phải xin phép CO form B. Thực tế, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về loại chứng từ này. Nội dung bài viết hôm nay của Finlogistics sẽ phân tích giúp bạn biết thêm về chứng nhận form B, cùng theo dõi nhé!
Tìm hiểu CO form B là gì?
Vậy cụ thể CO form B là gì? Đây là loại chứng nhận xuất xứ phổ biến, áp dụng cho các loại hàng hoá xuất khẩu sang tất cả các quốc gia, cấp theo quy định xuất xứ không được ưu đãi. CO form B do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Chi nhánh ủy quyền cấp phép.
Loại CO này sẽ được cấp phép cho hàng hoá có xuất xứ từ Việt Nam xuất khẩu sang các quốc gia khác nhau trên thế giới trong những trường hợp:
- Các nước nhập khẩu không có chế độ ưu đãi GSP
- Các nước nhập khẩu tuy có chế độ GSP nhưng lại không cho Việt Nam được hưởng mức ưu đãi
- Các nước nhập khẩu có chế độ ưu đãi GSP và cho Việt Nam hưởng ưu đãi, nhưng hàng hoá xuất khẩu lại không đáp ứng được những tiêu chuẩn do chế độ đặt ra
>>> Tham khảo: Những điều mà bạn cần lưu ý khi xin cấp phép CO form A
Bộ hồ sơ xin cấp phép CO form B là gì?
Thủ tục xin cấp phép CO form B bao gồm các loại giấy tờ quan trọng sau đây:
- Đơn đề nghị cấp phép CO mẫu B (kê khai đầy đủ, hoàn chỉnh và thông tin hợp lệ)
- Phiếu ghi chép hồ sơ CO mẫu B
- Mẫu CO mẫu B tương ứng (đã được kê khai hoàn chỉnh và chính xác)
- Tờ khai Hải Quan đã hoàn tất thủ tục (bản sao y có đóng dấu của doanh nghiệp). Nếu hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai theo quy định thì không phải nộp bản sao tờ khai
- Vận tải đơn hoặc các loại chứng từ vận tải tương đương (bản sao y có đóng dấu của doanh nghiệp)
- Hoá đơn thương mại (bản sao y có đóng dấu của doanh nghiệp)
- Quy trình sản xuất hàng hoá (bản sao y có đóng dấu của doanh nghiệp)
- Bản kê khai mã HS code chi tiết của những nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra
- Hợp đồng mua bán hoặc Hóa đơn VAT mua bán nguyên phụ liệu trong nước (bản sao y có đóng dấu của doanh nghiệp). Nếu không có Hợp đồng mua bán hoặc Hóa đơn VAT mua bán nguyên phụ liệu trong nước, bạn cần phải có phiếu xác nhận của bên bán hàng hoặc của chính quyền địa phương nơi sản xuất ra nguyên liệu và hàng hoá ấy.
- Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên phụ liệu sử dụng cho sản xuất hàng hóa (bản sao y có đóng dấu của doanh nghiệp)
- Giấy phép xuất khẩu các loại hàng hoá của doanh nghiệp (nếu có)
- Các loại chứng từ, tài liệu quan trọng cần thiết khác (nếu có)
Hướng dẫn các bước khai báo CO form B chi tiết
Ssau khi đã chuẩn bị kỹ lưỡng bộ hồ sơ cần thiết theo quy định cấp phép CO form B, thì dưới đây là hướng dẫn một số bước kê khai chứng nhận xuất xứ:
STT | KHAI BÁO NHỮNG NỘI DUNG CO THEO QUY ĐỊNH |
Ô số 01 | Khai báo thông tin liên quan: tên, địa chỉ,… của bên xuất khẩu |
Ô số 02 | Khai báo thông tin liên quan: tên, địa chỉ,… của bên nhận hàng (nếu là trường hợp nhận hàng theo chỉ định thì kê khai là TO) |
Ô số 03 | Khai báo thông tin về vận tải bao gồm: phương tiện vận tải (đường bộ, đường biển hoặc đường hàng không), cửa khẩu xuất – nhận hàng,… |
Ô số 04 | Khái báo thông tin về tên, địa chỉ,… của Cơ quan có thẩm quyền cấp phép CO form B |
Ô số 05 | Ghi chú của phía Cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận xuất xứ form B |
Ô số 06 | Khai báo thông tin về tên, nhãn hiệu, số loại, mô tả,… của hàng hoá |
Ô số 07 | Khai báo toàn bộ số lượng hoặc khối lượng của hàng hoá |
Ô số 08 | Khai báo số hóa đơn, ngày hóa đơn,… (nếu hàng hoá xuất đi không có hoá đơn thì cần ghi rõ lý do) |
Ô số 09 | Khai báo thông tin địa điểm và ngày phát hành CO form B |
Ô số 10 | Khai báo quốc gia mà hàng hoá xuất khẩu tới (quốc gia nhập khẩu) |
>>> Tham khảo: Tổng hợp một số quy định và điều kiện cấp phép CO form E
Những lưu ý cần thiết khi xin cấp CO form B
1. Trước khi tiến hành làm thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ form B, bạn cần phải tìm hiểu chi tiết về những tiêu chí để xin được loại chứng từ này.
2. Trong một vài trường hợp cần thiết phải làm rõ xuất xứ của lô hàng, Cơ quan có thẩm quyền cấp CO form B sẽ yêu cầu doanh nghiệp xuất trình thêm những giấy tờ khác, ví dụ như:
- Công văn giải trình một số vấn đề cụ thể
- Hợp đồng mua bán, L/C
- Những mẫu vật, mẫu hình,… của hàng hoá xuất khẩu
- Tiến hành kiểm tra thực tế quá trình sản xuất hàng hoá
3. Nhiều đơn vị xin cấp phép chứng nhận xuất xứ mẫu B lần đầu đều phải lập và nộp thêm hồ sơ xin cấp CO. Bên cạnh đó, những thay đổi trong quá trình hoạt động và sản xuất hàng hoá đều phải được thông báo kịp thời, để doanh nghiệp có thể bổ sung vào hoàn chỉnh hồ sơ.
4. Hồ sơ chứng nhận xuất xứ form B phải được lưu trữ đầy đủ tối thiểu là 05 năm, đồng thời doanh nghiệp nên lưu lại bản copy có dấu mộc đỏ do VCCI cấp.
Lời kết
Trên đây là tất tần tật những nội dung giải thích CO form B là gì, cũng như hướng dẫn chi tiết các bước chuẩn bị hồ sơ và xin cấp giấy phép. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp của bạn đang gặp khó khăn trong việc xử lý loại CO này hoặc bất kỳ mẫu CO nào khác, hãy liên hệ ngay đến cho Finlogistics. Chúng tôi cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng giải quyết hồ sơ và thông quan hàng hoá một cách uy tín, nhanh chóng và mức phí cạnh tranh hàng đầu.
Finlogistics
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0243.68.55555
- Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
- Email: info@fingroup.vn