Trong hoạt động kinh tế thương mại với thị trường Châu Âu, CO form Alà loại chứng từ xuất nhập khẩu không thể thiếu, giúp chứng minh được nguồn gốc, đảm bảo tính hợp pháp cho hàng hóa. Để đi sâu tìm hiểu thêm về loại CO mẫu A này, hãy cùng xem qua bài viết sau đây do Finlogistics tổng hợp lại dưới đây nhé!!!
CO form A
(23/08/2023)
Nội dung chính
CO form A là gì?
CO form A là chứng từ quan trọn để hàng hóa của doanh nghiệp có thể xuất khẩu sang Châu Âu. Văn bản này do chính GSP (Generalized System of Preferences – Hệ thống ưu đãi phổ cập) cấp phép. Thông qua CO mẫu A, hàng hóa xuất khẩu sẽ được hưởng thuế GSP của đất nước nhập khẩu.
Ưu đãi thuế GSP bao gồm 28 thành viên thuộc khối EU, Canada, Nga, Belarus, New Zealand và Nhật Bản. Thông tin các nước sẽ được ghi chú cụ thể tại mặt sau CO mẫu A. Do đó, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sẽ được cấp CO form A nếu nhập khẩu sang các nước kể trên và đáp ứng được tiêu chí xuất xứ theo quy định.
Nội dung được kê khai trong CO form A
Chứng nhận xuất xứ form A bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
Đơn vị xuất khẩu (tên, công ty, địa chỉ, tên quốc gia xuất khẩu,…)
Đơn vị nhập khẩu (tên, công ty, địa chỉ, tên quốc gia nhập khẩu,…)
Thông tin vận tải như: hình thức vận chuyển, tên phương tiện, số chuyến, hành trình, thời gian và số vận đơn
Ghi chú chi tiết từ cơ quan cấp CO mẫu A
Số thứ tự sản phẩm trong lô hàng
Thông tin nhãn, số hiệu thùng hàng (nếu có)
Tên và mô tả chi tiết về lô hàng
Tiêu chuẩn xuất xứ hàng hóa:
Xuất xứ thuần túy từ Việt Nam
Xuất xứ không thuần túy từ Việt Nam
CO form A
Trọng lượng thô và khối lượng, số lượng khác của lô hàng
Chứng từ định mức tiêu hao nguyên vật liệu theo % cụ thể
Hóa đơn mua bán nguyên vật liệu (áp dụng với nguyên vật liệu trong nước) hoặc tờ khai Hải Quan nhập khẩu nguyên vật liệu (áp dụng với nguyên vật liệu nhập từ nước ngoài)
Đơn đăng ký cấp CO mẫu A: doanh nghiệp khai báo online và in ra từ website hoặc hệ thống đang sử dụng
Mẫu CO form A
Thời gian và nơi cấp
CO form A sẽ do Phòng Công nghiệp & Thương Mại Việt Nam (VCCI) cùng Bộ Công Thương cấp phép miễn phí theo thời gian như sau:
Cấp ngay trong ngày khi doanh nghiệp nộp hồ sơ hoàn chỉnh và hợp lệ. Với một số trường hợp cần thiết, thời hạn này có thể kéo dài tối đa 03 ngày.
Cấp trong vòng 07 ngày với trường hợp cần xác minh cơ sở sản xuất, đơn vị cấp phép sẽ thông báo quy trình cụ thể cho bên xuất khẩu.
Quy trình cấp phép
Bước 1: Doanh nghiệp thực hiện khai báo hồ sơ trên hệ thống và scan các tài liệu kèm theo.
Bước 2: Sau khi hoàn thành khai báo, VCCI sẽ cấp số CO mẫu A. Doanh nghiệp tiếp nhận số CO mẫu A và chỉnh sửa hồ sơ (nếu cần thiết) trước khi có xác nhận của cán bộ đơn vị cấp CO.
Bước 3: Doanh nghiệp tiến hành gửi hồ sơ đến VCCI.
Bước 4: VCCI tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp.
Bước 5: Cán bộ tiến hành xét duyệt hồ sơ. Lưu ý: Trong trường hợp hồ sơ bị từ chối, doanh nghiệp tiến hành chỉnh sửa bổ sung và quay lại nộp hồ sơ như ở bước 3.
Bước 7: Sau khi hồ sơ hoàn thiện đầy đủ, VCCI duyệt cấp CO mẫu A và gửi thông báo cho doanh nghiệp.
Bước 8: VCCI ký, đóng dấu và gửi trả CO mẫu A cho doanh nghiệp.
Bài viết trên đã mang đến thông tin bao quát về nội dung, quy trình thực hiện CO form A. Nếu quý khách hàng và doanh nghiệp cần hỗ trợ đăng ký CO mẫu A hoặc bất kỳ hồ sơ, chứng từ xuất nhập khẩu nào, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ của Finlogistics để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể, nhanh chóng và chi phí tối ưu nhất!!!
Khái niệm CO CQ thường hay xuất hiện trong những bản hợp đồng mua bán thương mại. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về hai loại chứng nhận này. Vậy cụ thể khái niệm CO CQ là gì? Chúng có những chức năng hay thủ tục như thế nào? Hãy cùng với Finlogistics tham khảo những thông tin chia sẻ hữu ích trong bài viết dưới đây nhé!!!
CO CQ là gì?
(27/08/2023)
Nội dung chính
CO CQ là gì?
CO (viết tắt của Certificate of Original) là chứng nhận xuất xứ, còn CQ (viết tắt Certificate of Quality) là chứng nhận chất lượng. CO CQ là những chứng chỉ rất cần thiết đối với hình thức làm thủ tục Hải Quan trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa. Hai chứng chỉ này hoàn toàn khác nhau và có những chức năng khác nhau. Chúng là những tiêu chí quan trọng được đề cập tới trong bộ hồ sơ, chứng từ cho sản phẩm. Mỗi lô hàng có thể có một trong hai loại giấy tờ này hoặc có cả hai.
Giấy chứng nhận xuất xứ (CO)
Nguồn gốc hay xuất xứ của hàng hóa chính là một trong những vấn đề lớn mà khách hàng quan tâm. Đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, một số người thậm chí còn xác định nguồn gốc để xem hàng hóa có được hưởng mức thuế ưu đãi hay không. Ví dụ, nếu hàng có nguồn gốc từ các quốc gia trong khu vực ASEAN thì có thể được hưởng những ưu đãi đặc biệt về thuế phí.
Vai trò của giấy chứng nhận xuất xứ
Xác định nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa theo hợp đồng mua bán và chứng minh hàng hóa trong hợp đồng có xuất xứ rõ ràng và hợp pháp. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, CO giúp chứng minh hàng hóa đang thực hiện xuất nhập khẩu từ các quốc gia phù hợp quy định của Pháp luật từng bên.
Bên cạnh đó, xác định được xuất xứ hàng hóa còn giúp chống bán phá giá và áp dụng thuế chống trợ giá cho sản phẩm.
Một số mặt hàng sẽ được chứng nhận CO quyết định có đủ tiêu chuẩn để nhập vào thị trường Việt Nam hay không.
Thủ tục khi xin cấp CO
Để hoàn thành thủ tục xin cấp phép chứng nhận CO, doanh nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ cần thiết, ví dụ như đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế, kèm theo đó là bộ mẫu hồ sơ xin cấp phép chứng nhận CO, bao gồm:
Đơn cấp CO điền đầy đủ thông tin, đóng dấu có thẩm quyền của doanh nghiệp.
Những giấy phép liên quan như: bản giải trình quy định sản xuất, hợp đồng mua bán, chứng nhận nguyên vật liệu sản xuất,…
CO CQ là gì?CO CQ là gì?
Giấy chứng nhận chất lượng (CQ)
CQ chính là chứng nhận hàng hóa có đủ chất lượng phù hợp đối với tiêu chuẩn của nhà sản xuất hoặc tiêu chuẩn quốc tế hay không. Giấy chứng nhận này thể hiện cam kết của bên bán hàng với bên mua về chất lượng của sản phẩm. Ngoài ra, chứng nhận CQ không bắt buộc cần phải có trong bộ hồ sơ Hải Quan.
Tuy nhiên, có một số mặt hàng khi làm các bước thủ tục kiểm tra chất lượng của Nhà nước thì phải nộp CQ bên trong hồ sơ đăng ký. Trong hoạt động mua bán và xuất nhập khẩu hàng hóa thì định nghĩa CO CQ là gì còn được giải thích là hai loại giấy tờ cần có trong hợp đồng mua bán.
Vai trò của giấy chứng nhận chất lượng
Theo đó, chứng nhận chất lượng CQ có một số vai trò cụ thể như sau:
Chứng minh hàng hóa, sản phẩm phù hợp với những tiêu chuẩn đã công bố.
Xác nhận chất lượng của hàng hóa có đáp ứng được như thông số kỹ thuật trong công bố hay không
Việc yêu cầu chứng nhận CO CQ cho hàng hóa, sản phẩm giúp đảm bảo nguồn gốc, chất lượng hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Hiểu rõ về CO CQ là gì sẽ giúp cho người làm thủ tục Hải Quan dễ dàng hoàn thành thủ tục xuất nhập khẩu cho các lô hàng. Ngoài ra, nếu có giấy chứng nhận CO CQ, các nhà nhập khẩu biết được rằng hàng hóa, sản phẩm có được hưởng các loại chính sách ưu đãi đặc biệt về thuế phí hay không.
Công ty Finlogistics chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế, vận chuyển nội địa, khai báo thủ tục Hải Quan, nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc chính ngạch,… Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc xin giấy phép, xin CO CQ các loại, tư vấn quy trình xuất nhập khẩu cho các khách hàng, chúng tôi sẵn sàng đem đến dịch vụ với chất lượng tốt và chi phí ưu đãi nhất. Còn chần chờ gì mà hãy liên hệ ngay với cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí!!!
CO form E là một trong những khái niệm quen thuộc đối với nhiều người trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Hầu hết các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong ngành đều cần phải biết về loại CO mẫu E này. Vậy đây chính xác là văn bản gì và có những lưu ý ra sao khi thực hiện các bước thủ tục này? Đừng bỏ qua bài viết hữu ích này của Finlogistics nhé để tìm hiểu thêm nhé!!!
CO form E
(22/08/2023)
Nội dung chính
CO form E là gì?
CO form E (CO mẫu E) là chứng nhận hàng hóa quan trọng của bộ chứng từ xuất nhập khẩu, thường được dùng nhiều trong hoạt động thương mại giữa Trung và khối ASEAN. Thực tế, đây là loại chứng từ cần thiết khi thực hiện nhập khẩu Trung Quốc chính ngạch.
Mục đích của CO form E là tham gia xác nhận lô hàng có được hưởng mức ưu đãi thuế theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) hay không? Ngược lại, mẫu văn bản này cũng sẽ xác nhận hàng hóa nhập khẩu nguồn gốc từ Việt Nam hoặc các nước ASEAN, nhờ đó phía nhập khẩu Trung Quốc sẽ nhận ưu đãi thuế tương tự khi nhập hàng.
Nội dung và tiêu chí xuất xứ CO form E
Nội dung chính
Nội chung chứng nhận xuất xứ – CO mẫu E sẽ bao gồm các chi tiết cơ bản như sau:
Thông tin bên xuất khẩu (tên, công ty, địa chỉ, tên quốc gia xuất khẩu…)
Thông tin bên nhận hàng/nhập khẩu (tên, công ty, địa chỉ, tên quốc gia nhập khẩu…)
Hình thức vận tải, số hiệu tàu/máy bay, tuyến đường sẽ đi qua và tên cảng dỡ hàng
Số lượng hàng hóa, chủng loại và mô tả cụ thể (bao gồm số lượng hàng và mã HS code). Lưu ý: Mã HS code do nước nhập khẩu cung cấp. Nếu hàng nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam thì mã HS code sẽ ghi theo Việt Nam
Tiêu chí xuất xứ, tỷ lệ % của từng nguyên liệu. Tiêu chí này đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng nhất định đến tính hợp lý của CO form E
Trọng lượng toàn bộ lô hàng và giá trị FOB. Lưu ý: Nếu hóa đơn ghi theo giá trị khác (CIF, EXW..) thì phải điều chỉnh cộng trừ theo đúng giá trị FOB rồi mới điền vào ô
Mong rằng những thông tin này đã giúp quý doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khái niệm, vai trò và quy trình xin cấp CO form E trong hoạt động thương mại. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu vận chuyển hàng hóa, làm thủ tục thông quan Hải Quan,… quý khách hàng và doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp cho Finlogistics. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Logistics, chúng tôi sẵn sàng cung cấp cho quý khách hàng cùng doanh nghiệp dịch vụ uy tín, chất lượng và tối ưu nhất!!!
Bộ chứng từ xuất nhập khẩu bao gồm những loại hồ sơ quan trọng nào? Đây là câu hỏi chung của nhiều cá nhân và đơn vị khi tiến hành giao thương hàng hóa với đối tác nước ngoài. Hôm nay, Finlogistics sẽ tổng hợp lại những thông tin cần thiết để bạn cùng doanh nghiệp có được cái nhìn cụ thể và rõ ràng nhất, khi thực hiện các bước làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa nhé!!!
Bộ chứng từ xuất nhập khẩu
(21/08/2023)
Nội dung chính
Định nghĩa bộ chứng từ xuất nhập khẩu
Bộ chứng từ xuất nhập khẩu bao gồm những văn bản chứa thông tin về hàng hóa, phương thức vận tải, hình thức thanh toán và quy chế bảo hiểm. Từ đó, để làm căn cứ giao – nhận hàng, chi trả, khiếu nại hoặc bồi thường khi xảy ra mâu thuẫn giữa đôi bên. Một bộ chứng từ đầy đủ sẽ có nhiều loại chứng từ khác nhau. Chúng thực hiện chức năng, vai trò nhất định. Mục đích chung là giúp cho quá trình xuất – nhập hàng hóa, thanh toán diễn ra minh bạch, hợp pháp.
Bộ chứng từ xuất nhập khẩu gồm có những gì?
Một số bộ chứng từ xuất nhập khẩu thông thường
Sale Contract (Hợp đồng thương mại): Văn bản thỏa thuận giữa bên mua và bên bán về các nội dung liên quan đến thông tin đơn vị, thông tin hàng hóa, phương pháp giao hàng, thanh toán…
Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại): Văn bản do bên xuất khẩu phát hành để thực hiện thu tiền hàng hóa từ người mua. Chức năng chính của Commercial Invoice là chứng từ thanh toán. Do đó, nó cần thể hiện rõ số lượng, đơn giá, thông tin ngân hàng…
Packing List(Phiếu đóng gói hàng hóa): Văn bản thể hiện cách thức đóng gói hàng hóa. Thông qua đó, người đọc có thể hiểu được lô hàng gồm bao nhiêu kiện. Chúng có khối lượng, thể tích như thế nào?
Bill of Lading (Vận đơn): Chứng từ xác nhận hàng hóa đã được xếp lên phương tiện vận tải
Customs Declaration (Tờ khai hải quan): Chứng từ người sở hữu lô hàng hoặc đơn vị vận tải cần kê khai khi tiến hành xuất – nhập khẩu hàng hóa xuyên biên giới.
LC (Thư tín dụng): Chứng từ do ngân hàng phát hành dựa trên yêu cầu của người nhập hàng. Nó có vai trò tương tự như văn bản cam kết thanh toán cho người bán trong thời gian cụ thể.
CO form A/ CO form E (Giấy chứng nhận xuất xứ): Văn bản thể hiện nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Với một số loại hàng hóa đặc biệt, CO form E và CO form A giúp người mua/bán được giảm thuế hoặc hưởng thuế suất đặc biệt.
Proforma Invoice (Hóa đơn chiếu lệ): Sở hữu hình thức tương tự như hóa đơn. Nhưng không dùng cho mục đích thanh toán.
Insurance Certificate (Chứng từ bảo hiểm): Văn bản bao gồm đơn bảo hiểm, chứng nhận bảo hiểm. Tùy theo điều kiện vận tải (CIF hoặc FOB) mà việc mua bảo hiểm sẽ do người bán hay người mua đảm nhiệm.
Phytosanitary Certificate (Chứng từ kiểm định): Văn bản do cơ quan kiểm dịch động/thực vật cấp phép. Nó nhằm xác nhận lô hàng đã được kiểm định, ngăn ngừa lây lan dịch bệnh.
Bộ chứng từ xuất nhập khẩu
Những bộ chứng từ xuất nhập khẩu khác
Bên cạnh những văn bản, giấy tờ kể trên, các doanh nghiệp cần lưu ý một số bộ chứng từ xuất nhập khẩu quan trọng khác như:
MSDS – Material Safety Data Sheet (Phiếu an toàn hóa chất)
Nhìn chung, bộ chứng từ xuất nhập khẩu thường bao gồm nhiều loại văn bản. Và có sự khác biệt theo từng trường hợp nhất định. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi sẽ tư vấn giải pháp tiết kiệm, nhanh chóng và phù hợp nhất với nhu cầu giao thương hàng hóa của bạn.
Nếu quý khách hàng và doanh nghiệp đang có nhu cầu làm các thủ tục Hải Quan, bộ chứng từ xuất nhập khẩu hay xin giấy tờ khó,…hãy kết nối với Finlogistics để được tư vấn và hỗ trợ tối đa. Chúng tôi có đội ngũ tư vấn viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình và luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng mọi lúc mọi nơi, với mức phí tốt nhất!!!
CO mẫu D được áp dụng cho hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước thuộc khối ASEAN, thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT. Đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước thuộc khối ASEAN vào Việt Nam thì CO form D giúp nhà nhập khẩu được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu (đa số các mặt hàng được ưu đãi thuế nhập khẩu giảm còn 0%). Đây là ưu thế lớn giúp thúc đẩy hoạt động giao thương xuất nhập khẩu giữa các nước ASEAN. Hãy cùng Finlogistisc tìm hiểu về CO mẫu D nhé!!!
Nội dung chính
CO mẫu D là gì?
CO là tên viết tắt của Certificate of Original, là loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, được cấp dựa trên Hiệp định thương mại tự do (FTA) ký kết đa phương hoặc song phương.
CO mẫu D được áp dụng cho hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN theo hiệp định CEPT.
Đối với những mặt hàng hóa được hưởng chính sách ưu đãi sẽ căn cứ vào mẫu giấy này để áp dụng theo thỏa thuận thương mại giữa các quốc gia.
Nội dung trên giấy chứng nhận xuất xứ CO mẫu D
(*) MẪU CO FORM D TỪ INDONESIA
CO mẫu D
Mục 1: Thông tin công ty xuất khẩu: Tên, địa chỉ, tel, fax
Mục 2: Thông tin công ty nhập khẩu: Tên, địa chỉ, tel, fax
Mục 3: Tên, số hiệu phương thức vận chuyển, ngày tàu chạy, cảng đi, cảng đến
Mục 4: Để trống
Mục 5: Số mục (có thể để trống)
Mục 6: Ký mã hiệu (có thể ghi số cont/seal hay số kiện đóng gói)
Mục 7: Mô tả hàng hóa: Số đơn hàng, số L/C, tên hàng, đóng gói, mã HS…
Mục 8: Tiêu chuẩn xuất xứ: Xem ở trang sau CO để chọn. Tùy loại hàng mà có từng tiêu chuẩn riêng.
Mục 9: Trọng lượng tổng và giá trị FOB của lô hàng (bằng số, bằng chữ)
Mục 10: Số và ngày của Invoice
Mục 11: Xác nhận của công ty xuất khẩu
Mục 12: Xác nhận của công ty nhập khẩu
Mục 13: Loại CO (Thông thường là Issued Retroactively)
*)Số Reference: Trước đây, số này do Bộ Công Thương tự đóng cho doanh nghiệp, nhưng quy định mới thì doanh nghiệp phải tự khai báo online trên hệ thống cấp CO của Bộ Công Thương và sau đó tự in số này trên form CO.
Một bộ CO mẫu D gồm có 3 tờ (Original, Duplicate và Triplicate) có giá 40k/bộ, mua ở tổ cấp CO của Bộ Công Thương. Trong trường hợp bộ chứng từ hợp lệ và đầy đủ, doanh nghiệp được cấp CO ngay trong buổi nộp hồ sơ xin cấp.
Trong trường hợp xin cấp lại CO, doanh nghiệp phải làm đơn xin cấp lại CO và nộp lại form CO đã được cấp cùng toàn bộ các giấy tờ cần thiết như đã liệt kê ở trên.
Thủ tục xin cấp CO mẫu D (bản giấy và bản điện tử)
Có 2 hình thức CO mẫu D là bản giấy và bản điện tử. Nội dung của mẫu CO mẫu D ở bản giấy và bản điện tử là giống nhau. Tuy nhiên, về cách xin và hồ sơ chuẩn bị thì sẽ có một số điểm khác biệt như sau:
CO mẫu D bản điện tử
CO mẫu D bản điện tử đang được áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đi các nước: Campuchia, Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan.
Lưu ý: Toàn bộ thông tin phải được khai báo bằng tiếng Anh hoặc chọn những trường đang có sẵn trên hệ thống. Sau khi đăng nhập vào Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử tại địa chỉ ecosys.gov.vn bằng tài khoản và mật khẩu.
Khai báo CO mẫu D trên website Ecosy
Các bước xin cấp CO mẫu D bản điện tử
Bước 1: Khai báo hồ sơ
Doanh nghiệp chọn menu “Khai báo CO” để khai báo hồ sơ CO
Ở Tab CO, doanh nghiệp cần nhập các thông tin đầy đủ theo form mẫu. Trong đó một số ô có dấu * là trường bắt buộc nhập dữ liệu
Chọn CO mẫu D sẵn có trong hệ thống
Importing Country: Chọn nước nhập khẩu có tên sẵn trên hệ thống
Export Declaration Number và Export Declaration Attached: Nhập số hiệu tờ khai hải quan và các tài liệu đính kèm (nếu có)
Good consigned from: đây là phần dành cho thông tin Doanh nghiệp xuất khẩu, thông tin DN lấy từ hồ sơ doanh nghiệp
Exporter’s Business Name: Tên của Doanh nghiệp xuất khẩu Address line 1: Ghi địa chỉ tiếng Anh của nhà xuất khẩu (tối đa 70 ký tự) Address line 2: Ghi Quận/Huyện, Tỉnh/Thành phố. Thông thường Address line 2 không bắt buộc và chỉ ghi khi khi Address line 1 quá 70 ký tự
Consignee’s name: Tên đơn vị nhập khẩu hàng hóa
Address line 1: Ghi địa chỉ tiếng Anh của nhà nhập khẩu (tối đa 70 ký tự)
Address line 2: Ghi Quận/Huyện, Tỉnh/Thành phố. Thông thường Address line 2 không bắt buộc và chỉ ghi khi khi Address line 1 quá 70 ký tự
Country: nước nhập khẩu
Transport Type: Hình thức vận chuyển (chọn các hình thức có sẵn trong hệ thống)
Port of Loading: chọn các cảng trong nước (nước xuất khẩu) có sẵn trong hệ thống, có thể nhập các cảng đi trong trường hợp hệ thống không có sẵn.
Port of Discharge: chọn các cảng dỡ hàng (nước nhập khẩu) có sẵn trong hệ thống, chọn others nếu chưa rõ là cảng nào.
Vessel’s Name/Aircraft etc và Transportation document attached: Tên tàu và Bill vận chuyển (nếu có)
+ Chọn Add/ Update Items để khai báo phần hàng hóa.
Exporting/Importing HS Code: Chọn Mã HS xuất khẩu/nhập khẩu có sẵn trên hệ thống
Goods description: mô tả hàng hóa chi tiết
Origin Criterion: Chọn các tiêu chí xuất xứ có sẵn trên hệ thống
Quantity/ Unit: Số lượng hàng hóa (Chọn đơn vị tính có sẵn trên hệ thống)
Gross Weight/ Unit: Trọng lượng hàng hóa (Chọn đơn vị tính có sẵn trên hệ thống)
Invoice Number/ Date: Số và ngày hóa đơn
Mark and Number on package: Ghi ký hiệu trên thùng (Nếu không rõ thì ghi No Mark)
Package Quantity: Số thùng (Chọn đơn vị tính có sẵn trên hệ thống)
FOB value: Ghi rõ giá trị, mặc định là USD (Có thể chọn ngoại tệ khác)
Tích chọn hoặc không tích Show FOB Value on CO để thông báo cho chuyên viên phòng là có muốn hiển thị trị giá FOB trên CO giấy hay không
+ Chọn Save item sau khi khai báo để khai báo 1 dòng hàng. Nếu có nhiều dòng hàng hóa thì khai tiếp rồi lại ấn Add item.
+ Có thể ấn sửa hoặc xóa để sửa/ xóa dòng hàng hóa đã khai.
+ Khai báo Third Country Invoicing/Exhibition/ Back to back CO.
Third Country Invoicing: Khai báo chi tiết Company Name, Address, Country của bên hóa đơn thứ 3
Exhibition CO và Back to back CO cũng làm tương tự như trên
Bước 2: Tải lên các tệp đính kèm
– Khi khai báo CO mẫu D có mục để tải lên các tệp tài liệu đính kèm: Export Declaration Attached (đính kèm Tờ khai Hải quan), Transport document attached (đính kèm Số vận đơn), Document proving the origin status attached (đính kèm Bảng kê hàm lượng), Invoices Attached (đính kèm Hóa đơn).
– Cách tải lên tài liệu đính kèm:
Ở mục cần tải lên tài liệu đính kèm, click chọn biểu tượng {keywords} sau đó chọn file cần upload từ máy tính
Hệ thống hiển thị yêu cầu bạn nhập mã pin của thiết bị để ký lên file đính kèm
Chọn {keywords} trong trường hợp cần sử dụng lại file đính kèm đã từng upload
Danh sách các file upload lên được hệ thống tự động sắp xếp theo ngày. Doanh nghiệp có thể chọn ngày đã upload file, rồi click đúp vào file cần chọn để thực hiện chọn file
– Khi chọn file hoặc file đã upload thành công, link của file trên hệ thống sẽ được hiển thị ở ô bên cạnh.
Bước 3: Ký và gửi duyệt hồ sơ
Sau khi nhập đầy đủ dữ liệu cho hồ sơ khai báo CO mẫu D bạn click chọn nút {keywords} để gửi hồ sơ tới Phòng Xuất Nhập khẩu:
Sau khi Ký và Gửi duyệt hồ sơ CO xong, hồ sơ của doanh nghiệp sẽ được chuyển sang trạng thái GĐDN đã duyệt.
Trong trường hợp doanh nghiệp chưa muốn gửi ngay thì có thể ấn lưu để Lưu tạm. Trường hợp này Phòng xuất nhập khẩu sẽ không nhận được hồ sơ của doanh nghiệp.
Kiểm tra số CO đã được cấp trên hệ thống
Sau khi có số CO, doanh nghiệp xuất in đơn xin CO đã được cấp số và nộp cùng bộ hồ sơ theo yêu cầu của Cơ quan quản lý cấp CO
Như vậy, bạn đã hoàn thành bản kê khai CO mẫu D điện tử
Bước 4: Chỉnh sửa CO
Trong giao diện quản lý và tìm kiếm CO phần II, doanh nghiệp muốn chỉnh sửa hồ sơ nào có thể chọn nút {keywords} tại các dòng tương ứng để vào giao diện xem và chỉnh sửa hồ sơ.
Trường hợp CO ở trạng thái lưu tạm và GĐDN đã duyệt
– Trường hợp này, chuyên viên phòng Xuất Nhập khẩu vẫn chưa xử lý hồ sơ. Doanh nghiệp lúc này có thể sửa lại hồ sơ và chờ đợi kết quả phê duyệt từ phòng Xuất Nhập khẩu
Trường hợp CO đã được xử lý
– Trong trường hợp này, chuyên viên phòng Xuất Nhập khẩu đã xử lý hồ sơ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp vẫn có thể sửa hồ sơ, nhưng phải được chuyên viên phòng Xuất Nhập khẩu chấp nhận/từ chối những chỉnh sửa của hồ sơ..
– Nếu chuyên viên chấp nhận những yêu cầu chỉnh sửa của hồ sơ thì hồ sơ sẽ về lại trạng thái chờ duyệt, thông tin trên hồ sơ sẽ là thông tin mới sửa của doanh nghiệp.
– Nếu chuyên viên từ chối chỉnh sửa của hồ sơ thì trạng thái và thông tin trên hồ sơ sẽ như lúc chưa sửa.
– Số CO vẫn được giữ nguyên.
Bước 5: Hủy bỏ CO
– Khi có các vấn đề phát sinh, doanh nghiệp có thể yêu cầu hủy CO.
– Click vào Hủy CO và chờ phòng Xuất Nhập khẩu phê duyệt việc hủy CO của doanh nghiệp.
Bước 6: Quản lý và tìm kiếm hồ sơ CO
Để quản lý các hồ sơ khai báo CO mẫu D đã tạo, bạn chọn menu Khai báo CO / Tìm kiếm hồ sơ CO. Sau khi hồ sơ được duyệt và CO điện tử cấp thành công, hệ thống EcoSys sẽ gửi dữ liệu CO đã cấp qua Cơ chế một cửa quốc gia sang các nước thành viên ASEAN. Chủ hàng có thể kiểm tra bằng cách truy cập vào hệ thống một cửa của ASEAN.
Bước 1: Doanh nghiệp cần khai báo lên hệ thống EcoSys của Bộ Công Thương. Nếu doanh nghiệp chưa có đăng kí thương nhân thì cần phải chuẩn bị hồ sơ thương nhân và xin cấp tài khoản trên hệ thống EcoSys.
Bước 2: Lấy số thứ tự và đợi được gọi tại quầy phù hợp.
Bước 3: Nộp hồ sơ cho cán bộ tiếp nhận. Hồ sơ sau đó sẽ được cán bộ CO kiểm tra và tư vấn cụ thể.
Bước 4: Được cấp số CO và nhận dữ liệu CO từ website.
Bước 5: Cán bộ phụ trách ký duyệt CO.
Bước 6: CO được đóng dấu. Cơ quan quản lý giữ 01 bản và 01 bản được trả về cho bên doanh nghiệp.
* Lưu ý: Thời gian được cấp CO mẫu D bản giấy là từ 01 đến 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đầy đủ bộ hồ sơ.
Các giấy tờ cần thiết để được cấp giấy chứng nhận xuất xứ CO mẫu D
Doanh nghiệp cần một số giấy tờ quan trọng để được cấp Chứng nhận xuất xứ – CO mẫu D như sau:
Vận đơn đường biển (B/L – Bill of Lading): Bản sao y (Phần lớn xuất hàng đi Đông Nam Á, nhà xuất khẩu dùng Surrendered Bill. Bộ công thương yêu cầu sao y Surrendered B/L chứ Draft B/L không được chấp nhận)
Tờ khai Hải Quan: Sao y bản chính (phải là Tờ khai Hải Quan thông quan)
Bản giải trình quy trình sản xuất: Sao y bản chính (Giải trình quy trình sản xuất ra sản phẩm từ các nguyên vật liệu đầu vào)
Bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu: Sao y bản chính (Thể hiện rõ trong sản phẩm có bao nhiêu % nguyên liệu A, bao nhiêu % nguyên liệu B…)
Hóa đơn mua bán nguyên vật liệu: Sao y bản chính (trong trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu trong nước) hoặc tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên vật liệu (trong trường hợp doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu)
Hóa đơn mua bán sản phẩm xuất khẩu: Sao y bản chính + mang bản gốc để đối chiếu (trong trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu là công ty thương mại, không trực tiếp sản xuất mà mua sản phẩm về đề xuất khẩu đi)
Đơn đề nghị cấp CO mẫu D: Mẫu Phụ lục 10 – Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2010/TT-BCT ngày 17 tháng 5 năm 2010 của Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
Các giấy tờ khác: như Giấy phép xuất khẩu; Hợp đồng mua bán; Công văn cam kết; Mẫu nguyên, phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu; hoặc các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm. Tuỳ từng mặt hàng, cán bộ CO sẽ hướng dẫn doanh nghiệp cung cấp các giấy tờ này
Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải khai online trên hệ thống cấp CO của Bộ công thương: ecosys.gov.vn. Sau khi cán bộ CO duyệt online và cấp cho doanh nghiệp mã số CO mẫu D thì doanh nghiệp in mã số đó lên trên form CO
Mẫu đơn đề nghị cấp CO
Các trường hợp cơ quan quản lý từ chối cấp CO mẫu D
Một số trường hợp bị cơ quan quản lý từ chối cấp CO mẫu D:
Hồ sơ đề nghị cấp CO không chính xác và không đầy đủ
Hồ sơ có nội dung không đồng nhất
Bộ hồ sơ cấp CO không đúng với địa điểm đăng ký hồ sơ
CO mẫu D khai bằng chữ viết tay hoặc đã bị tẩy xóa, không đọc được hoặc in bằng nhiều màu mực khác nhau
Hàng hóa không đảm bảo được tiêu chuẩn cũng như xuất xứ, không xác định được xuất xứ theo tiêu chuẩn
Hy vọng qua bài viết này các bạn đã hiểu thêm về CO mẫu D là gì, cách chuẩn bị hồ sơ và các nội dung thể hiện trên CO. Hiện tại,Finlogistics có nhiều năm kinh nghiệm trong việc xin CO ở VCCI và ở Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương, sẵn sàng hỗ trợ cho các doanh nghiệp ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh hoặc các tỉnh lân cận muốn xin cấp CO mẫu D cũng như cho tất cả các form CO hiện hành khác.