Những quy định pháp lý khi thực hiện thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy
Thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy là một phần quan trọng không thể thiếu, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và sửa chữa các loại xe máy. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải tuân thủ theo những Chính sách, quy định và các bước xử lý thủ tục phức tạp. Vậy quy trình nhập khẩu mặt hàng phụ tùng xe máy này như thế nào? Hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của Finlogistics để tìm hiểu chi tiết hơn nhé.

Chính sách Nhà nước đối với thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy
Việc thực hiện thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy thường dựa trên một số Thông tư, Nghị định do Nhà nước ban hành, được quy định rõ trong các Văn bản pháp luật sau đây:
- Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung: quy định về các bước làm thủ tục Hải Quan; kiểm tra và giám sát Hải Quan; quản lý thuế xuất nhập khẩu;…
- Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT: quy định về Danh mục các mặt hàng có khả năng gây mất an toàn, chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước bởi Bộ Giao thông & Vận tải
- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP: quy định liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, dưới hình thức xuất nhập khẩu
- Nghị định số 128/2020/NĐ-CP: quy định về những hành vi vi phạm, hình thức và mức xử phạt, những biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt;…
- Thông tư số 55/2024/TT-BGTVT và Thông tư số 82/2024/TT-BCA: quy định về trình tự các bước làm thủ tục Chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dụng
Theo đó, mặt hàng phụ tùng xe máy không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu về thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp khi làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy cần phải lưu ý một số điểm như sau:
- Phụ tùng xe máy cũ đã qua sử dụng bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam
- Một số loại phụ tùng xe máy khi nhập khẩu bắt buộc phải kiểm tra chất lượng trước khi thông quan
- Việc xác định chính xác mã HS code để xác định thuế phí và tránh bị Hải Quan phạt cực kỳ quan trọng
- Trong quá trình nhập khẩu phụ tùng xe máy, doanh nghiệp cần tuân thủ những quy định về dán nhãn hàng hóa (theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)

Mã HS code phụ tùng xe máy và thuế suất nhập khẩu
Để có thể xác định chính xác mã HS code phụ tùng xe máy, các doanh nghiệp cần phải nắm rõ những đặc điểm của hàng hóa như: thành phần, chất liệu, công dụng, quy cách đóng gói,… Dưới đây là bảng mã HS tham khảo của các loại phụ tùng xe máy:
MÃ HS CODE MÔ TẢ HÀNG HÓA 4011.4000 Lốp xe mô tô, xe gắn máy 7009.1000 Gương chiếu hậu 7315.1110 Xích xe máy, loại xích con lăn 8407 Động cơ xe mô tô, xe gắn máy 8501 Động cơ xe mô tô, xe gắn máy điện 8512.2020 Đèn chiếu sáng, đèn xi nhan 8512.2091 Phụ tùng điện tử khác 8512.3010 Còi xe máy 8714.1010 Yên xe máy 8714.1020 Nan hoa xe máy 8714.1040 Bánh răng (Gearing), hộp số, bộ ly hợp và các thiết bị truyền động khác và bộ phận của chúng 8714.1050 Vành bánh xe máy 8714.1060 Phanh xe máy và bộ phận của chúng 8714.1070 Ống bô xả 8714.1090 Những phụ kiện xe máy khác
Việc áp sai mã HS code có thể gây ra nhiều rủi ro lớn cho doanh nghiệp như: kéo dài thời gian xử lý thủ tục Hải Quan; bị xử phạt theo quy định (Nghị định số 128/2020/NĐ-CP); hàng hóa bị lưu kho, chậm giao và phát sinh thêm thuế nhập khẩu;…
Theo đó, thuế suất đối với phụ tùng xe máy nhập khẩu bao gồm 2 loại chính: Thuế nhập khẩu thông thường (dựa theo từng mã HS code hàng hóa) và thuế GTGT (VAT) từ 8 – 10%. Ngoài ra, nếu bạn lấy được Chứng nhận xuất xứ C/O từ nhà sản xuất thì có thể được hưởng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt, lên đến 0%.

Bộ hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy
Bộ hồ sơ mà các doanh nghiệp cần chuẩn bị để làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy bao gồm những giấy tờ quan trọng sau:
- Tờ khai Hải Quan nhập khẩu phụ tùng xe máy
- Vận đơn hàng hóa; Hóa đơn thương mại (Invoice).
- Hợp đồng thương mại (Contract); Phiếu đóng gói hàng (Packing List)
- Chứng nhận xuất xứ (C/O) phụ tùng xe máy từ quốc gia xuất khẩu (nếu có)
- Hồ sơ kiểm tra chất lượng hàng phụ tùng xe máy
- Catalogs sản phẩm cùng một số loại giấy tờ cần thiết khác
Trong số các loại giấy tờ nay, tờ khai Hải Quan, vận đơn B/L và Invoice là quan trọng nhất, còn những chứng từ khác nộp lại cho Hải Quan khi có yêu cầu. Bộ hồ sơ kiểm tra chất lượng phụ tùng xe máy nhập khẩu sẽ được áp dụng đối với một số sản phẩm như: động cơ, bình ắc quy, vành bánh xe, lốp xe, gương chiếu hậu,…

>>> Xem thêm: Quy trình thông quan nhập khẩu dây chuyển lắp ráp xe máy về Việt Nam
Tạm kết
Quá trình làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm rõ các bước thủ tục và chấp hành nghiêm chỉnh theo quy định của Nhà nước. Finlogistics mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn đọc nắm vững một số quy định và đảm bảo xử lý thông quan Hải Quan một cách nhanh chóng và thuận lợi. Nếu cần một đơn vị Logistics hỗ trợ xuất nhập khẩu uy tín, bạn hãy nhấc máy liên hệ ngay đến cho chúng tôi để được trợ giúp nhé.
Finlogistics
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0243.68.55555
- Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
- Email: info@fingroup.vn