
Những nội dung quan trọng nhất khi tiến hành thủ tục nhập khẩu bánh trung thu
- Admin Finlogistics
- 04/07/2025
Mỗi khi tiết trời chuyển mình sang thu, thị trường bánh trung thu trong nước lại trở nên sôi động, đặc biệt hơn nữa với sự góp mặt của những hương vị thơm ngon, độc đáo từ nước ngoài. Nhu cầu làm thủ tục nhập khẩu bánh trung thu nhập khẩu cũng ngày càng tăng cao, do được nhiều doanh nghiệp quan tâm và tìm hiểu chi tiết.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ các bước nhập khẩu bánh trung thu một cách đầy đủ và chính xác. Nếu bạn đọc đang băn khoăn về những quy định pháp lý, các loại giấy tờ chứng từ liên quan hoặc các bước thông quan hàng hóa, thì đừng vội rời mắt khỏi nội dung dưới đây do Finlogistics tổng hợp lại nhé.

Bánh trung thu là loại bánh truyền thống được nhiều người yêu thích, thường được thưởng thức trong dịp Tết Trung thu
Thủ tục nhập khẩu bánh trung thu dựa theo các cơ sở pháp lý nào?
Dưới đây là một số Văn bản pháp luật có liên quan mới nhất đến các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu bánh trung thu từ nước ngoài về Việt Nam, các doanh nghiệp nên tham khảo và chấp hành đầy đủ:
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12: quy định và điều chỉnh toàn bộ những hoạt động liên quan đến An toàn vệ sinh thực phẩm, bao gồm cả việc nhập khẩu các loại bánh trung thu nguồn gốc từ nước ngoài
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP: quy định cụ thể việc thực hiện một số điều nằm trong Luật an toàn thực phẩm, liên quan đến thủ tục Tự công bố hàng hóa, sản phẩm và một số trường hợp cần đăng ký Kiểm tra Nhà nước về chất lượng, đặc biệt khi làm thủ tục nhập khẩu bánh trung thu
- Thông tư số 52/2015/TT-BYT: quy định cụ thể về việc Kiểm tra Nhà nước về An toàn vệ sinh thực phẩm đối với các loại thực phẩm nhập khẩu và hồ sơ, thủ tục cấp giấy Chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu do Bộ Y tế quản lý
- Nghị định số 182/2025/NĐ-CP, chỉnh sửa đổi & bổ sung một số điều cho Nghị định số 134/2016/NĐ-CP: quy định chi tiết một số điều và những biện pháp thi hành Luật Thuế xuất nhập khẩu hàng hóa
Đối với mặt hàng bánh trung thu nhập khẩu, các cá nhân, doanh nghiệp bắt buộc thực hiện thủ tục tự Công bố sản phẩm, KHÔNG cần phải đăng ký Kiểm tra chất lượng (theo hình thức Kiểm tra Nhà nước đối với từng lô hàng) hay Công bố hợp quy.
Ngoài ra, các loại bánh trung thu nhập khẩu vẫn cần phải đáp ứng theo những tiêu chí kiểm nghiệm dựa trên các Tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam TCVN hiện hành về: yêu cầu kỹ thuật, phụ gia thực phẩm, giới hạn kim loại nặng, độc tố vi nấm, vi sinh vật,… Ví dụ: TCVN 12940:2020 (đối với bánh nướng); TCVN 12941:2020 (đối với bánh dẻo)

Vì là mặt hàng thực phẩm nên doanh nghiệp muốn nhập khẩu bánh trung thu cần kiểm tra kỹ các quy định pháp luật
Mã HS code bánh trung thu và thuế suất nhập khẩu chi tiết
Để tra cứu và xác định mã HS code bánh trung thu chính xác, các doanh nghiệp cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ: thành phần cấu tạo, hương vị, màu sắc, phụ gia,… và tuân thủ theo đúng quy trình phân loại hàng hóa của phía Hải Quan. Điều này rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến thuế suất, những quy định về kiểm dịch, an toàn thực phẩm, cũng như thông quan hàng hóa,…
#Mã HS code
Trong Nhóm 1905, mã HS code bánh trung thu phổ biến nhất là: 1905.90.90 hoặc 1905.90.40 (một dạng bánh bột nhào đặc biệt). Dưới đây là bảng mã HS chi tiết của một số loại bánh trung thu mà bạn có thể tham khảo:
MÃ HS CODE MÔ TẢ SẢN PHẨM CHƯƠNG 19 CHẾ PHẨM TỪ NGŨ CỐC, BỘT, TINH BỘT HOẶC SỮA; CÁC LOẠI BÁNH Nhóm 1905 Bánh mì, bánh bột nhào (Pastry), bánh nướng, bánh quy và các loại bánh khác, có hoặc không chứa ca cao; bánh thánh, vỏ viên nhộng dùng trong ngành dược, bánh xốp Sealing Wafers, bánh đa và các sản phẩm tương tự - 1905.90 Bánh mì, bánh ngọt, bánh nướng, bánh quy và các sản phẩm nướng tương tự, các loại khác và bánh pudding, có hoặc không chứa sôcôla, trái cây, hạt hoặc bánh kẹo - - 1905.90.90 Loại khác (bao gồm cả bánh trung thu)
#Thuế nhập khẩu
Dựa vào Biểu thuế xuất nhập khẩu mới nhất cùng mã HS tương ứng, các doanh nghiệp cần đóng các loại thuế nhập khẩu bánh trung thu sau đây:
- Thuế VAT (thuế GTGT) áp dụng hiện hành là 10%
- Thuế suất nhập khẩu ưu đãi thông thường là 30 – 45%
- Thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thường là 0% hoặc rất thấp, nếu bánh trung thu nhập khẩu từ những quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) và có giấy Chứng nhận xuất xứ (C/O) hợp lệ theo form của FTA đó.

Các doanh nghiệp nhập khẩu bánh trung thu có nghĩa vụ đóng đầy đủ thuế phí các loại cho Nhà nước
Thủ tục tự Công bố sản phẩm đối với bánh trung thu nhập khẩu
Tất cả các cá nhân, tổ chức sản xuất hoặc kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn (bao gồm cả bánh trung thu nhập khẩu), đều phải thực hiện tự công bố sản phẩm. Theo đó, quy trình thực hiện thủ tục tự Công bố sản phẩm dựa trên Nghị định số 15/2018/NĐ-CP và Thông tư số 52/2015/TT-BYT, bao gồm:
#Hồ sơ tự công bố sản phẩm
Các loại chứng từ cần được chuẩn bị đầy đủ và chính xác theo quy định tại Điều 5, Khoản 1 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP, bao gồm:
- Bản tự công bố sản phẩm (theo mẫu số 01, Phụ lục I): có chữ ký của chủ cơ sở hoặc người được ủy quyền và đóng dấu (nếu có)
- Giấy Chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam) hoặc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện (đối với các doanh nghiệp tại nước ngoài) có ngành nghề kinh doanh mặt hàng thực phẩm
- Nhãn dán sản phẩm lưu hành (theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và Nghị định số 111/2021/NĐ-CP bổ sung & sửa đổi): bản sao có chứng thực hoặc bản chụp dấu có xác nhận
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (còn giá trị trong vòng 12 tháng, đến ngày nộp hồ sơ): do Phòng kiểm nghiệm được chỉ định cấp phép, dựa theo tiêu chuẩn ISO 17025
- Mẫu test sản phẩm (nếu được yêu cầu): dùng để đối chiếu và kiểm tra khi Cơ quan quản lý cần đến
#Trình tự thực hiện tự Công bố
Bước 1: Kiểm nghiệm sản phẩm
Bạn lấy mẫu test bánh trung thu nhập khẩu hoặc mẫu từ lô hàng đang chuẩn bị nhập khẩu gửi đến Phòng kiểm nghiệm đã được chỉ định để tiến hành phân tích, kiểm tra tính phù hợp với các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ tự Công bố
Dựa vào kết quả kiểm nghiệm và những thông tin liên quan đến bánh trung thu nhập khẩu, bạn cần điền đầy đủ vào bản tự Công bố sản phẩm (mẫu 01) và chuẩn bị đầy đủ các loại chứng từ liên quan đã nêu ở trên.
Bước 3: Nộp hồ sơ tự công bố
(*) Cơ quan tiếp nhận có thẩm quyền:
- Ban Quản lý An toàn vệ sinh thực phẩm (tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng): tiếp nhận Hồ sơ tự Công bố và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản Công bố sản phẩm
- Sở Y tế hoặc Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (tại các tỉnh hoặc thành phố khác không có Ban Quản lý An toàn vệ sinh thực phẩm riêng), nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
(*) Hình thức nộp hồ sơ:
- Nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa của Cơ quan tiếp nhận có thẩm quyền
- Nộp thông qua đường Bưu điện
- Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Y tế hoặc của các Ban Quản lý (Sở Y tế) địa phương
Bước 4: Kiểm tra và công khai thông tin
Sau khi đã nhận được hồ sơ tự Công bố đối với bánh trung thu nhập khẩu, Cơ quan tiếp nhận sẽ kiểm tra chi tiết tính đầy đủ và hợp lệ của bộ hồ sơ. Nếu mọi thông tin hợp lệ, cơ quan tiếp nhận sẽ tiến hành công khai thông tin về sản phẩm và doanh nghiệp trên Website của họ.
Lúc này, các doanh nghiệp sẽ được quyền lưu hành sản phẩm rộng rãi trên thị trường mà không cần phải chờ cấp Giấy xác nhận hay bất kỳ Văn bản hành chính nào khác (trừ khi được Cơ quan quản lý gửi yêu cầu điều chỉnh). Nếu hồ sơ chưa đạt, Cơ quan tiếp nhận sẽ thông báo cho bạn để chỉnh sửa & bổ sung.
#Một số lưu ý quan trọng khác
- Trách nhiệm của doanh nghiệp: Các cá nhân, tổ chức thực hiện tự Công bố sản phẩm phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn và hợp pháp của sản phẩm bánh trung thu nhập khẩu
- Kiểm tra hậu kiểm: Sau khi sản phẩm được bày bán trên thị trường, Cơ quan quản lý Nhà nước có thể tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất, nhằm đánh giá việc tuân thủ theo các quy định về An toàn vệ sinh thực phẩm. Trường hợp có vi phạm, doanh nghiệp của bạn sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật
- Thay đổi thông tin: Bất kỳ sự thay đổi nào liên quan đến tên sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, thành phần cấu tạo, công dụng sử dụng hoặc một vài thông tin khác đã tự Công bố, các doanh nghiệp đều phải thực hiện lại thủ tục tự Công bố hoặc gửi Văn bản thông báo chi tiết những thay đổi đến cho Cơ quan tiếp nhận
- Nhãn phụ sản phẩm: Bánh trung thu nhập khẩu bắt buộc phải có nhãn phụ viết bằng tiếng Việt, cung cấp đầy đủ những thông tin theo quy định về nhãn mác hàng hóa

Quá trình tự Công bố sản phẩm có khá nhiều bước mà doanh nghiệp nhập khẩu cần phải nắm rõ
>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết các bước làm thủ tục nhập khẩu bánh quy bơ
Lời kết
Việc nắm vững các bước chuẩn bị và thực hiện thủ tục nhập khẩu bánh trung thu chính là “chìa khóa” để doanh nghiệp của bạn có thể tuân thủ pháp luật và kinh doanh hiệu quả. Nếu bạn đang muốn nhập khẩu bánh trung thu nói riêng hoặc các loại bánh kẹo khác nói chung, phục vụ cho dịp Lễ Trung thu sắp tới, hãy liên hệ ngay cho Finlogistics để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn chi tiết và hỗ trợ từ A – Z nhé.
Finlogistics
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0243.68.55555
- Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
- Email: info@fingroup.vn